Bị cách ly, cụ bà Antoinette, 90 tuổi, được rửa tội tại phòng khách của bà

 Bị cách ly, cụ bà Antoinette, 90 tuổi, được rửa tội tại phòng khách của bà

Cụ Antoinette Faure, 90 tuổi góa chồng từ 4 năm nay, cụ rất hạnh phúc khi lãnh nhận phép rửa tội, rước lễ lần đầu và thêm sức vào ngày thứ sáu 13 tháng 11 vừa qua sau một năm chuẩn bị. Vì cách ly, buổi lễ cử hành… tại phòng khách của cụ!

Không có giới hạn tuổi để lãnh nhận bí tích rửa tội. Bà Antoinette Faure đã nói khi xin được rửa tội cách đây một năm. Bà chưa bao giờ rời thành phố Grenoble, nước Pháp, bà sống trong căn hộ nhỏ ở phía nam thành phố. Từ tuổi vị thành niên khó khăn do có mâu thuẫn với cha mẹ, bà là người tin dù không giữ đạo. Bà kể với báo Aleteia: “Khi tôi 15 tuổi, tôi bắt đầu đọc Kinh Thánh mỗi ngày, đọc Kinh Thánh làm tâm hồn tôi dịu lại. Chồng tôi cũng như tôi, chúng tôi không đi lễ, chúng tôi gặp nhau năm 1968”.

Năm ngoái, sau khi gặp một nhóm thanh niên ở Hội Le Rocher, bà Antoinette nhận ra mình chưa bao giờ dám xin rửa tội. Khi đó các bạn trẻ giới thiệu bà với linh mục Marc Burtschell quản nhiệm giáo xứ Thánh Gioan XXIII và là cha tuyên úy của Hội. Bà nói: “Tôi hỏi cha nghĩ gì về chuyện này, tôi biết là quá muộn để được rửa tội vì tôi đã già, nhưng cha nói không sao.”

Mẹ đỡ đầu là bà Ginette, người hàng xóm ở cùng tầng

Sau đó, công việc chuẩn bị bắt đầu và nhanh hơn dự kiến, linh mục Marc kể lại: “Việc này làm tôi suy nghĩ, tôi thấy bà rất đơn sơ, có đức tin vững vàng, bà đã trải qua bao nhiêu năm mà không dám hỏi, hoặc không ai nhận ra bà muốn rửa tội. Trong buổi nói chuyện với tôi, bà cho biết Kinh thánh đã củng cố đời sống hôn nhân của gia đình bà như thế nào trong suốt gần năm mươi năm chung sống. Mỗi sáng hai vợ chồng đọc cho nhau nghe một đoạn Kinh Thánh trước khi đi làm. Sau đó tôi nghĩ sẽ tiện hơn nếu cho bà rước lễ lần đầu cùng một lúc”. Sau đó linh mục Marc nói chuyện với Giám mục Guy de Kerimel, giáo phận Grenoble và xin Giám mục cho bà Antoinette được nhận phép thêm sức luôn.

Lễ rửa tội đã bị chậm trễ vì đại dịch, bây giờ lại bị cách ly lần thứ nhì, cuối cùng cha Marc đề nghị làm một buổi lễ nhỏ ở nhà của bà và bà đồng ý ngay, bà xin bà Ginette, người hàng xóm phòng bên làm mẹ đỡ đầu.

Cầm trên tay ngọn nến, cuối cùng bà Antoinette đã được rửa tội ngày thứ sáu 13 tháng 11, buổi lễ chỉ có bà Ginette và một người bạn khác tham dự. Cha Marc nói: “Tôi rất xúc động khi bà cụ lớn tuổi có cái bướu rất lớn trên lưng cúi đầu để nhận phép rửa.” Bà Antoinette nói thêm: “Tôi cảm thấy rất bình an và yên bình. Từ vài ngày nay thật tuyệt. Bí tích rửa tội mang đến cho tôi rất nhiều niềm vui, giúp tôi chống chọi với chứng đau thần kinh tọa và các cơn đau”. Bà kết luận: “Tôi đã có một cuộc sống khó khăn, nhưng tôi rất biết ơn về tất cả những chuyện vừa xảy ra. Tôi luôn nói lời cám ơn Chúa, nhưng bây giờ tôi còn nói nhiều hơn nữa khi tôi đã được rửa tội. Tôi không còn đi được, tôi rất đau, tôi phải cần xe đẩy nhưng tôi cám ơn Chúa vì những gì Ngài đã luôn làm cho tôi.”

Marta An Nguyễn dịch

Những hiện tượng lạ lùng xẩy ra sau khi Tôi tớ Chúa Luisa Picarretta chết

 Phép lạ

Những hiện tượng lạ lùng xẩy ra sau khi Tôi tớ Chúa Luisa Picarretta chết

Xác chết của bà chết trong tư thế ngồi trên giường, giống như lúc bà còn sống. Người ta cố gắng kéo xác bà cho thẳng ra để cho bà nằm xuống cho dễ nằm vào quan tài nhưng họ không thể làm được.

Vì bà chết ngồi nên người ta phải làm một quan tài đặc biệt cho bà. Xác bà không có mùi thối như những xác người khác. Tất cả những ai đi viếng xác bà ở Corato đều công nhận như thế. Có rất nhiều người ở xa tới Corato với mục đích được nhìn và đụng chạm đến xác bà với tay của họ.

Ai cũng đều ngạc nhiên vì lúc đó, ai cũng có thể rờ đầu bà cách dễ dàng. Họ cũng có thể kéo cánh tay bà lên phía này phía kia, cầm bàn tay bà để lác qua lắc lại. Họ có thể làm cho những ngón tay của bà chuyển động theo ý họ. Ngay cả mí mắt bà cũng được vạch ra. Đôi mắt bà vẫn tinh anh như người còn sống. Bà chết cách thanh thản giống như ngủ.

Có một nhóm bác sĩ đến xét nghiệm thể xác bà và tuyên bố rằng bà đã chết thật. Bởi vì nhóm người đến viếng xác bà quá đông nên người ta phải sắp hàng dài để viếng xác ”một vị thánh”. Chính quyền phải giữ xác bà trong 4 ngày. Điều kinh ngạc là xác không hư hoại, không hôi thối, không xình trương.

Chuyện lạ là trong lúc chết, bà Luisa cứ ngồi giống như lúc bà còn sống. Quan tài cũng để cho bà ngồi và chung quanh làm bằng kiếng nên ai ai cũng có thể nhìn thấy bà, trông bà giống như một hoàng hậu ngồi trên ngai vàng. Bà mặc áo trắng, với chữ Vâng Lời ở trên ngực.

Bà chính là Ngưòi Con Gái Nhỏ của Thánh Ý Chúa và chính Chúa muốn bà sống thinh lặng và khiêm nhường cho đến chết.

Có hơn 40 linh mục của Dòng Capitolo và hàng giáo phẩm địa phương hiện diện trong Thánh lễ. Có rất nhiều các nữ tu khiêng bà trên vai họ và rước đi, cùng với một số lượng khổng lồ dân chúng đến tiễn đưa bà dọc theo những con đường phố.

Đám tang của bà trở nên một cảnh tượng nhộn nhịp, huyên náo vì dân cư leo lên các mái nhà, ban công và cửa sổ của các tầng lầu để chiêm ngắm.

Thánh lễ an táng được cử hành ở nhà thờ Matrice Church. Cha Benedetto mô tả đám tang bà là một “chiến thắng đánh kính”.

Sau tang lễ, tất cả mọi người ở vùng Corato đi theo xác của bà Luisa đến nghĩa địa và ai ai cũng cố gắng đem về nhà một vật kỷ niệm gì đó của bà, chẳng hạn như một đóa hoa tang đã được đụng đến xác của bà. Vàì năm sau, xác của bà Luisa được đưa về nha thờ giáo xứ Santa Maria Greca và đặt trong một ngôi mộ chính giữa nhà thờ, và khiêm nhường chờ đợi ngày vinh quang của giáo hội.

Lúc sống, Vị Tôi Tớ Chúa là Bà Luisa Piccarreta chịu mọi sỉ nhục, bịnh tật, thống khổ và bách hại để trở nên một dụng cụ nhỏ bé trong tay Chúa, một linh hồn nạn nhân để đền tội cho những kẻ tội lỗi. Lúc chết, bà vẫn còn bị bách hại bởi những cá nhân lấy cớ điều tra vụ án phong thánh của bà.

Lạy Vị Tôi Tớ Chúa Luisa Piccarreta, xin cầu bầu cho gia đình chúng con được ơn hoán cải và biết đặt Thiên Chúa trên hết mọi sự. Amen.

Gx. Cần Giờ DCCT

THEO ĐẠO NHỜ GƯƠNG SÁNG

THEO ĐẠO NHỜ GƯƠNG SÁNG

Lm. Giuse Tạ Duy Tuyền

Trong bộ phim Tiểu Sử Thánh Têrêxa thành Lisieux đạo diễn đã chọn nữ diễn viên Lindsay Younce thủ vai Têrêxa.  Điều đáng nói là sau khi hoàn thành bộ phim, nữ diễn viên ngoại đạo này đã xin theo đạo Công Giáo.

 Cô nói: “Quá trình trở lại đạo công giáo của tôi đã bắt đầu ngay trước lúc tôi khởi sự cuốn phim, tuy nhiên tôi đã đợi cho xong phim rồi mới hòan thành quá trình đó.  Tôi nghĩ rằng việc được biết thánh Têrêxa đã dẫn tôi tới nhiều khía cạnh của đức tin công giáo mà tôi chưa được làm quen, đặc biệt là niềm vui phát sinh từ đau khổ khi bạn dâng nó lên Thiên Chúa như một của lễ.  Bạn xin cho được đau khổ, bạn thấy vui trong đau khổ và đó có thể là những điều nhỏ mọn mà bạn tiến dâng lên mỗi ngày.

 Điều mà cô cảm phục chính là thái độ sống nhịn nhục và phục vụ ân cần của thánh Têrêxa với nữ tu già Augustine.  Một người nữ tu rất khó thương, thế mà thánh nữ vẫn yêu thương và biến hành vi ấy thành của lễ cứu độ trần gian để rồi thánh nữ đã có thể nói: “Nếu có tình yêu thì dù cúi xuống nhặt một cái kim cũng đủ cứu độ thế giới.  Và ngài cũng nói: “ơn gọi của ngài là tình yêu.

Ở đời người ta rất cần gương sáng.  Gương sáng của người vợ có thể biến đổi người chồng nghiện ngập sa đọa thay đổi đời sống.  Gương sáng của cha mẹ sẽ dẫn dắt con cái đi trong chân thiện mỹ.  Gương sáng của người tín hữu có thể biến đổi người lương dân và giúp họ đón nhận tin mừng.

Nữ diễn viên Younce đã được ơn theo đạo Công Giáo nhờ đọc tiểu sử và nhập vai thánh Têrêxa, và có lẽ đời sống của chúng ta nếu sống đúng tinh thần Kitô hữu là sống cho tình yêu thì chắc chắn sẽ mang về cho Chúa biết bao linh hồn.

Nhưng đáng tiếc, vì cuộc sống phản chứng của chúng ta đã khiến bao người lương dân ngã lòng, thất vọng khi chúng ta sống thiếu công bình, bác ái, yêu thương.  Đôi khi chúng ta còn gây nên những bất đồng, khổ đau cho tha nhân như Đức Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô đã từng đại diện cho toàn thể Giáo hội xin lỗi anh em lương dân vì đời sống phản chứng Tin Mừng.

Hôm nay lễ khánh nhật truyền giáo là dịp cho chúng ta xác định ơn gọi của chúng ta là truyền giáo.  Giáo hội Chúa Kitô thiết lập để sai đi truyền giáo.  Người Kitô hữu là chi thể của Giáo hội cũng phải biết cộng tác vào chương trình truyền giáo theo khả năng và hoàn cảnh của mình.  Mỗi người có thể là tay chân, là môi miệng, là mắt, là tai… đều phải tỏa sáng Tin mừng trong khả năng của mình.

Có thể bạn là người nghèo thì hãy sống khó nghèo, đừng vì nghèo mà sinh đạo tặc hay sống xa lánh Giáo hội.  Hãy làm chứng cho thế giới biết rằng cuộc đời chỉ là một hành trình tiến về thiên quốc là nơi không còn đau khổ bởi đói, bởi hận thù chiến tranh, thế nên chúng ta hãy tin tưởng và bước đi trong hoàn cảnh của mình.

Có thể bạn là người giầu có, quyền thế hãy biết tận dụng ơn huệ Chúa ban để tôn vinh Chúa qua đời sống chia sẻ, cảm thông với những mảnh đời bất hạnh.

Có thể bạn là người bệnh tật, hay già nua, hãy dâng nỗi đau phần xác của mình để cầu nguyện cho Giáo hội, hãy cầu cho Giáo hội của Chúa có nhiều thợ lành nghề để mở mang Nước Chúa.

Có thể bạn là người khỏe mạnh, hãy cảm tạ Chúa bằng chính đời sống dấn thân cho Tin Mừng tùy theo khả năng của mình.

Người ta nói rằng bạn chỉ có thể làm gương sáng nếu biết đặt tình yêu vào công việc của mình.  Không có tình yêu sẽ không có những nghĩa cử đẹp cho đời.  Không có tình yêu chúng ta sẽ biến môi trường sống của mình thành một sa mạc khô cằn.  Chỉ có trong tình yêu chúng ta mới hết lòng quan tâm, chia sẻ và làm điều gì đó cho tha nhân.

Ước gì chúng ta luôn biết yêu mến Giáo hội, yêu mến công việc của Giáo hội để tùy theo hoàn cảnh chúng ta trở thành chứng nhân cho Nước Chúa.  Amen.

Lm. Giuse Tạ Duy Tuyền

Saint Theresa.jpg

Một thanh niên 15 tuổi xuân, đam mê máy tính và điện toán được tôn vinh Chân phước và Phép lạ chữa lành một bé trai 4 tuổi.

Một thanh niên 15 tuổi xuân, đam mê máy tính và điện toán được tôn vinh Chân phước và Phép lạ chữa lành một bé trai 4 tuổi.

Thanh Quảng sdb

10/Oct/2020

Một thanh niên 15 tuổi xuân, đam mê máy tính và điện toán được tôn vinh Chân phước (Á thánh) và Phép lạ chữa lành một bé trai 4 tuổi.

Assisi Ý Lễ phong Chân phước được diễn ra tại Vương cung thánh đường Thánh Phanxicô ở Assisi vào ngày 10/10/2020, Thánh lễ Phong chân phước được Đức Hồng Y Agostino Vallini, hiệu tòa Vương cung thánh đường Thánh Phanxicô chủ sự trước cả trăm ngàn người tham dự.

Đầy tớ Chúa Carlo Acutis được tôn vinh lên hàng Chân phước nhờ phép lạ chữa lành cho một em bé tên Mattheus ở Brazil khỏi một dị tật bẩm sinh nghiêm trọng của các tuyến tiêu hóa… Bà mẹ bé và bé tha thiết cầu nguyện cùng Tôi tớ Chúa Acutis chữa lành.

Bé Mattheus sinh năm 2009 với một tình trạng nghiêm trọng khiến bé khó ăn và bị đau bụng trầm trọng. Bé không thể giữ bất kỳ thức ăn nào trong bao tử và liên tục bị nôn mửa.

Khi Mattheus gần bốn tuổi, bé mới nặng 20 pound (khoảng 12 ký), và sống bằng thức ăn Vitamin dinh dưỡng (thuốc hay bột), một trong những thứ mà cơ thể bé có thể tiếpp nhận. Bé không mong sống lâu…

Mẹ bé, bà Luciana Vianna, đã liên nỉ cầu nguyện cho bé được chữa lành.

Một hôm, Cha Marcelo Tenorio, người bạn thân của gia đình, đọc thấy trên mạng về cuộc đời của Tôi tớ Chúa Carlo Acutis; đang được vận động cầu nguyện để cậu được phong chân phước. Vào năm 2013, cha ấy đã xin được một thánh tích từ người mẹ của cậu và cha mời các tín hữu tham dự thánh lễ và buổi cầu nguyện đặc biệt tại giáo xứ, cha khuyến khích họ cầu nguyện cùng Đầy tớ Chúa Carlo Acutis thể hiện ơn lành mà họ mong ước.

Mẹ của bé Mattheus nghe biết về buổi lễ cầu nguyện này. Bà tha thiết xin Tôi tớ Chúa Acutis cầu thay nguyện giúp cho người con nhỏ bé của bà. Trong những ngày trước ngày lễ cầu nguyện, bà Vianna đã làm một tuần cửu nhật kính Tôi tớ Chúa Acutis, và cho con trai và gia đình hay để hiệp ý cầu xin Đầy tớ Chúa Acutis chữa lành cho bé.

Vào ngày lễ và buổi cầu nguyện, bà đưa bé Mattheus và các thành viên gia đình đến giáo xứ tham dự.

Cha Nicola Gori, vị linh mục tổ chức buổi cầu nguyện này nói với truyền thông Ý về những gì đã xảy ra tiếp theo đó:

Cha Nicola nói: “Vào ngày 12 tháng 10 năm 2013, nhân ngày kỷ niệm bảy năm, Tôi tớ Chúa là Carlo qua đời, một em trẻ, bị bệnh bẩm sinh các tuyến đường tiêu hóa, đến cầu nguyện, khi được chạm vào chân dung của Tôi tớ Chúa Carlo bé Mattheus đã khấn xin được ơn chữa lành, với một tâm tình cầu nguyện đơn thành như sau: ‘Xin cho con không bị nôn ói nhiều như hiện nay…’ Việc chữa lành đã được bắt đầu ngay lập tức, đến mức thể lý của bé được biến đổi!”

Trên đường về nhà sau Thánh lễ, bé Mattheus nói với mẹ rằng bé đã được khỏi bệnh. Bé xin được ăn khoai tây chiên, cơm, đậu và thịt bò bít-tết, những món ăn yêu thích của các anh em bé.

Bé ăn tất cả mọi đồ ăn trong đĩa của mình, mà không bị nôn ói nữa. Bé bắt đầu ăn uống bình thường vào ngày hôm sau, và các ngày kế tiếp. Bà Vianna đưa bé Mattheus đi các bác sĩ chuyên khoa đã và đang theo dõi bệnh tình của bé, tất cả đều sửng sốt trước sự chữa lành này của bé.

Mẹ của bé Mattheus nói với truyền thông Brazil rằng bà biết đây là một phép lạ Chúa thực hiện để tôn vinh Tôi tớ Carlo Acutis của Chúa.

Bà nói với các phóng viên rằng: “Trước đây, tôi không sử dụng điện thoại di động, tôi không ưa công nghệ điện toán! Tôi tớ Chúa Carlo đã thay đổi lối suy nghĩ của tôi, vì chính Tôi tớ Chúa đã xử dụng nó để loan báo về Chúa Giêsu Thánh Thể, và tôi mong ước lời chứng của tôi sẽ là một lời cổ súy, mang lại niềm hy vọng cho các gia đình khác. Hôm nay tôi mới ý thức rằng mọi phát minh mới đều tốt, nếu chúng ta biết sử dụng chúng cách tốt đẹp!”

LẦN ĐẦU TIÊN MỘT LINH MỤC ĐƯỢC CHỊU CHỨC TẠI NHÀ TÙ

LẦN ĐẦU TIÊN MỘT LINH MỤC ĐƯỢC CHỊU CHỨC TẠI NHÀ TÙ

“Lần đầu tiên trong phòng giam, tôi cảm thấy mình là một người tự do. Ở đó tôi đã gặp Chúa ”, Cha Gabriel Everardo Zul Mejía, 35 tuổi, thú nhận như vậy. Cha từng là một tội phạm và hôm nay là một linh mục chuyên chăm sóc cho các phạm nhân.

Thụ phong Linh mục tại nguyện đường của nhà tù

“Đối với tôi, nguyện đường trong nhà tù là nơi thích hợp nhất để cử hành thánh lễ truyền chức Linh mục cho tôi. Tôi muốn mọi người ở đây tham dự thánh lễ chịu chức của tôi, những người mà đã giúp đỡ tôi rất nhiều khi tôi ở sau song sắt. Và khi làm Linh mục tôi xin đến đây để giúp các phạm nhân khác nhận ra lòng thương xót,” Cha Gabriel, linh mục người Mexico có lẽ là người đầu tiên trên thế giới chịu chức trong nhà tù, chia sẻ.

Trại tù Apodaca nằm ở quận Monterrey khá khắc nghiệt và điều kiện sinh hoạt ở đây khá tồi tàn. Trọng một cuộc nổi loại đòi điều kiện sống tốt trong phòng giam xảy ra vào năm trước, có gần 40 tù nhân đã bị giết.

Anh Gabriel đã bị giam trong nhà tù này. Anh phạm tội quậy phá trong một băng nhóm thanh niên . Từ nhỏ, anh là một đứa trẻ cá biệt. Khi đến tuổi thanh niên, anh quyết định thoát ra khỏi vòng tay chăm sóc của gia đình.

Tôi đã tìm thấy Chúa nhờ những người bạn tù của tôi

Anh chia sẻ: “Mẹ tôi liên tục cầu nguyện cho tôi trở về nhà và gặp được Chúa. Trong nhiều năm, lời cầu nguyện của bà đã được nhậm lời. Tôi đã gặp được Chúa khi tôi ở trong nhà tù.”

Chính trong nhà tù, anh nhận được lòng thương xót và khám phá về tình yêu Thiên Chúa dành cho anh. Anh bắt đầu cầu nguyện từ trong phòng giam, sau song sắt. Đó là lần đầu tiên kể từ thời ấu thơ anh cầu nguyện trở lại.

Anh xúc động nói rằng: “Nghịch lý thay, chính trong nhà tù, tôi bắt đầu cuộc đối thoại với Chúa. Tôi nghe Chúa nói với mình: “Ta không bỏ rơi con. Ta biết con. Ta sẽ ở bên cạnh con trong chốn này!” Anh thú nhận: “Không ngờ những năm tưởng rằng bị đánh mất lại gặt được hiệu quả nhất trong đời. Chính trong phòng giam mà lần đầu tiên trong đời, tôi cảm thấy mình là người tự do.”

Anh bắt đầu đối xử tốt với các bạn tù và họ cũng đối xử tốt lại với anh. Anh chăm cầu nguyện hơn, đọc Sách Thánh và thỉnh thoảng gặp gỡ cha tuyên úy nhà tù trao đổi về tâm linh. Và anh bắt đầu thay đổi…

Sau khi thụ án xong, anh quyết định đến gõ cửa chủng viện, dù trong lòng có nhiều nỗi sợ hãi. Anh sợ mình không được tiếp nhận. Ngoài sức tưởng tượng, Chủng viện đã mở rộng cửa đón anh.

Trở lại nhà tù

Anh là người yêu âm nhạc, tiếng Latinh và thể thao, đặc biệt là bóng đá. Anh còn là người cởi mở, dễ tạo được các mối quan hệ. Anh đã tận dụng những ưu điểm này trong quá trình đào tạo tại Chủng viện. Và anh là một Thầy chủng viện luôn tích cực tham gia vào mục vụ giới trẻ.

Thầy Gabriel cũng là người hay đi giúp đỡ những bệnh nhân và những người bị bỏ rơi. Sau một thời gian được đào tạo tại Chủng viện, Thầy được phép tham gia vào công việc mục vụ trong nhà tù nơi Thầy đã thi hành án trước đó . Thầy Gabriel đến lại nhà tù hầu như vào thứ bảy hàng tuần để giúp mục vụ tại đây. Thầy đã làm sinh động đời sống phụng vụ và tâm linh ở nhà tù, nhưng trên hết, Thầy hỗ trợ gia đình và con cái của các tù nhân, và tổ chức các sự kiện thể thao và xã hội cho chúng. Thầy đã hướng dẫn chúng không được đánh mất hy vọng.

Một dấu hiệu mạnh mẽ về tình yêu Thiên Chúa

Anh em cùng lớn gồm 10 Thầy được tiến chức Linh mục tại Nhà thờ chính tòa quận Monterrey, riêng Thầy Gabriel xin được thụ phong tại Nhà tù. “Tôi muốn được thụ phong trong nhà tù vì ở đó tôi đã gặp Chúa,” Thầy thú nhận. Thầy Gabriel đã nhận được sự đồng ý của Đức cha Giáo phận và Đức cha đã tấn phong cho Thầy tại nguyện đường của nhà tù.

Hôm lễ chịu chức Linh mục tại nguyện đường nhà tù có gia đình, thân hữu Thầy đến dự đông đảo, và đặc biệt là sự tham dự của các phạm nhân tại nhà tù.

Cha Gabriel nhấn mạnh: “Hôm lễ Thứ Năm Tuần Thánh, Đức Thánh Cha Phanxicô đã rửa chân cho các tù nhân. Tôi nghĩ rằng việc truyền chức linh mục tại nhà tù cũng sẽ là một dấu hiệu mạnh mẽ của tình yêu Thiên Chúa.”

Sau khi thụ phong linh mục, Cha Gabriel được gửi về coi xứ. Tuy nhiên, Cha vẫn đến thăm các tù nhân ở Apodaca thường xuyên. Cha nhấn mạnh: “Ở đó, tôi khám phá ra lòng thương xót của Chúa và trở nên tự do, và đây là điều tôi muốn chia sẻ với tất cả những ai hiện đang ở trong tù.”

Khi được hỏi về ước mơ của mình, Cha Gabriel thừa nhận rằng, cha muốn giúp cho những đứa trẻ cá biệt và những thanh niên tham gia các băng đảng quay về nẻo chính.

Gx. Cần Giờ – DCCT

THÁNH TERESA CALCUTTA, NGƯỜI MẸ LÒNG THƯƠNG XÓT

THÁNH TERESA CALCUTTA, NGƯỜI MẸ LÒNG THƯƠNG XÓT

Vị nữ tu Teresa thành Calcutta qua đời ngày 05.09.1997 đã được Hội Thánh tôn phong lên hàng Chân Phước ngày 19.10.2003, và ngày Chúa Nhật 04.09.2016 được tôn kính trên bàn thờ trong Hội Thánh Công Giáo là đấng Hiển Thánh.

Cuộc đời 87 năm trên trần gian của mẹ Thánh Teresa gắn bó với số phận của những người nghèo vừa về miếng ăn lương thực, quần áo, thuốc men chữ bệnh, nhà cửa, và vừa về gía trị nhân phẩm con người cùng đau khổ tinh thần của họ nữa.

  1. Gia đình, nôi nuôi dưỡng lòng thương xót

 Mẹ Thánh Teresa mở mắt chào đời bên nước Albania, vùng phía Đông Âu châu, nằm trong liên bang Nam Tư Cộng sản cũ thời Thống Chế Tito.  Albania là một nước nhỏ đại đa số dân cư theo Hồi giáo, đạo Công Giáo chỉ là một thiểu số trong xã hội này.  Gia đình Mẹ Teresa là một gia đình khá giả nếp sống bậc trung lưu có cuộc sống hạnh phúc, theo đức tin Công Giáo truyền thống đạo đức.

Buổi sáng nào người mẹ gia đình Drana của Teresa cũng đều đưa ba người con của bà đi nhà thờ đọc kinh cầu nguyện dâng Thánh lễ.  Buổi chiều tối gia đình tụ tập lại lần chuỗi mân côi, dù bận rộn hay có khách.  Vì với gia đình đó là điều quan trọng hơn cả.

Ngay từ khi con còn nhỏ, người mẹ gia đình Drana đã dậy các con mình sống bác ái lòng thương xót theo phương hướng Phúc âm của Chúa: “Những gì các con làm cho một người bé nhỏ hèn mọn nhất trong các con, chính là các con làm cho Thầy” (Mt 25,40).

5,972 Mother Teresa Photos and Premium High Res Pictures - Getty Images

Rồi hằng tuần, người mẹ Drana của Teresa có thói quen thăm hỏi những người bệnh nạn trong khu phố, và mang cho những người nghèo quần áo cũng như thực phẩm cần thiết.  Bà muốn con mình ngay từ nhỏ đã biết cùng đồng hành với những người như thế.  Bà thường nói với các con mình: “Các con có phúc lắm, có nhà ở đẹp, có đầy đủ lương thực và quần áo.  Các không con thiếu gì.  Nhưng các con không được quên có nhiều người phải sống trong hoàn cảnh thiếu ăn, có những trẻ em không có quần áo, khi đau bệnh, chúng không có thuốc trị bệnh cần thiết để chữa bệnh.”

Đời sống gương sáng của người mẹ Drana đã ghi khắc dấu vết sâu đậm trong tâm khảm đời sống của Teresa ngay từ nhỏ.  Có lần Teresa lúc nhìn lại thời nhỏ còn ở nhà với mẹ mình đã tâm sự: “Tôi không biết phải nói gì hơn nữa, gương sống của mẹ tôi, hay nếp sống đạo đức chăm chỉ đi nhà thờ cầu nguyện của mẹ tôi đóng vai trò ảnh hưởng rất quan trọng cho ơn kêu gọi của tôi trưởng thành chín mùi.”  Chính trong bầu khí chan chứa lòng thương xót đó của gia đình với những người chung quanh Teresa đã lớn lên và trở thành vị Thánh, người mẹ lòng thương xót sau này giữa lòng xã hội con người.

  1. Con đường lòng thương xót

 Lúc Teresa lên 12 tuổi đã cảm nghiệm thấy mình có ơn kêu gọi vào sống tu trì trong nhà Dòng, và còn hơn thế nữa cảm nghiệm ra ơn kêu gọi trở thành một nhà truyền giáo sang Ấn Độ, bên Á Châu.

Năm 18 tuổi Teresa đã nói với mẹ mình và cha sở ý muốn đi truyền giáo sang Bengale bên Ấn Độ để cùng làm việc với các Cha Dòng Tên Chúa Giêsu đang sinh sống nơi đó.  Nhưng để thực hiện được ý muốn đó, Teresa phải nhập Dòng Đức mẹ Loreto ở bên Dublin nước Ái nhĩ Lan.  Các nữ tu dòng Đức mẹ Loreto thời đó cũng đang hoạt động truyền giáo bên Bengale.

Teresa nghe theo tiếng gọi con đường đó và trở thành nữ tu của Dòng Loreto, rồi năm 1928 được sai sang Ấn Độ đến vùng Himalaja sống thời gian nhà tập tu luyện, sau đó đến Calcutta học thêm và trở thành cô giáo môn lịch sử, địa lý trường trung học St. Mary’s High School của nhà Dòng.

Nữ tu Teresa làm công việc trí thức dạy học ở trường học nội trú với nhiệt tâm đầy đủ trách nhiệm, nhưng tâm hồn luôn nghĩ đến việc truyền giáo cho những người nghèo nhất nơi những người nghèo bên Ấn độ, mà vị nữ tu ngày đêm ấp ủ hoài bão lúc nào cũng mơ tưởng mong muốn được sống được làm.  Vị Nữ tu Teresa tâm sự: “Tôi là cô giáo, đây là một nếp sống mới với tôi.  Ngôi nhà trường nội trú này rất đẹp cùng thuận lợi cho các học sinh.  Tôi yêu thích việc dậy học.  Tôi chịu trách nhiệm trông coi cả nhà trường, các nữ học sinh yêu mến tôi…”

Nhưng trong khu nhà trường nội trú đó, vị nữ tu Teresa không gặp được một ai là người nghèo đói bị bệnh hoạn, bị bị bỏ rơi ngoài đường phố.

Ngày 10 tháng Chín 1946 nữ tu Teresa đáp xe lửa đi Darjeeling vùng phía Tây Bengale, nơi xưa kia Teresa đã sống thời gian nhà tập, đi tĩnh tâm.  Khi xe lửa đến nhà ga thành phố Calcutta, vị nữ tu cô giáo trường nội trú nhìn thấy tận mắt cảnh từng đám đông người nghèo, người đau khổ thiếu thốn nghèo khổ, bệnh tật đui què sống chen chúc vất vưởng ngoài đường, những bà mẹ trẻ bồng bế cõng con không quần áo trên lưng, trên vai ăn xin ngoài phố xá… thật là một cảnh hãi hùng thương tâm với vị nữ tu trẻ tuổi Teresa.  Tâm hồn vị nữ tu Teresa bồi hồi dao động vì cảnh tượng quá thương tâm như thế

Tâm hồn con mắt vị nữ tu Teresa càng mở ra to lớn hơn, và nữ tu Teresa đã có quyết định quay ngược lại với ơn kêu gọi mà chị đã cảm nghiệm được từ lúc còn ở quê nhà bên Albania: muốn trở thành nhà truyền giáo sống cho người nghèo khổ cùng cực bên Ấn Độ!

Chính mẹ Thánh Teresa sau này đã tâm sự nói về quyết định quay ngược lại tận căn rễ của mình: “Trong đêm hôm đó mắt tôi đã mở ra nhìn thấy cảnh thương tâm cùng cực của con người nghèo khổ xấu số, và tôi cảm thấy tận sâu thẳm sự gì là căn bản ơn kêu gọi của tôi.  Đó là tiếng gọi mới của Chúa nói với tôi, một ơn kêu gọi trong lòng ơn kêu gọi.  Chúa kêu gọi tôi không được từ bỏ đời sống là nữ tu, nhưng hãy thay đổi nếp sống.  Có thế mới phù hợp nhiều hơn với tinh thần phúc âm, với tinh thần truyền giáo, mà Chúa ký thác ban gửi cho tôi…  Tôi cảm nghiệm ra rằng Chúa muốn tôi bỏ nếp sống thanh bình yên lặng tiện nghi nhà Dòng của tôi, mà đi ra ngoài đường sống phục vụ những người nghèo khổ.  Với tôi sứ mạng đã rõ ràng: Tôi phải đi ra khỏi nhà Dòng và sống với những người nghèo khổ cùng cực.  Chúa đã gọi tôi đến sống với những người không có sự gì ở thành phố Calcutta này…. Cuộc tĩnh tâm của tôi ở Darjeeling là những ngày suy nghĩ về sứ mạng ơn kêu gọi mới của tôi, mà tôi đã tiếp nhận trên đường tới đây.  Sau đó về lại Calcutta, tôi quyết định thay đổi nếp sống đời tu.”  Con đường dấn thân cho lòng thương xót với con người cùng khổ, cùng đinh trong xã hội Calcutta bên Ấn Độ bắt đầu từ quyết định thay đổi ra đi đến với họ của mẹ Thánh Teresa.

  1. Nhà Dòng lòng thương xót: Dòng thừa sai bác ái.

Con đường thay đổi nếp sống của nữ tu Teresa để ra đi sống với và cho người nghèo cùng khổ không đơn giản dễ dàng.  Vì phải vượt qua những chặng thử thách có phép chấp thuận của nhà Dòng Loreto cho nữ tu Teresa ra đi, phép của Đức Giám Mục Calcutta, phép của Thánh bộ giáo sỹ tu sỹ bên Roma, và sau cùng phép phê chuẩn của Đức Thánh Cha cho mẹ Teresa lập Dòng mới như mẹ thỉnh nguyện xin.

Sau những năm tháng khảo sát điều tra, ngày 7.10.1950 Tòa Thánh đã phê chuẩn chấp thuận cho mẹ Teresa thành lập Dòng Thừa sai bác ái bên Calcutta Ấn Độ để giúp phục vụ người nghèo khổ cùng cực trong xã hội.

Thế là ơn kêu gọi phục vụ truyền giáo cho người nghèo của mẹ Teresa về phương diện pháp lý theo luật đạo thành sự.

Ơn kêu gọi hoài bão lòng mong ước đến sống truyền gíáo lòng thương xót giữa những người nghèo khổ, mà mẹ Teresa đã đón nhận ơn soi sáng từ Thiên Chúa nguồn tình yêu thương, giờ đây thành hiện thực cho đời mẹ.

Như các Dòng truyền thống trong Hội Thánh Công Giáo, Dòng của Mẹ Teresa cũng có ba lời khấn: khó nghèo, vâng lời và khiết tịnh, ngoài ra Dòng còn buộc các chị em nữ tu lời khấn thứ tư nữa: sống vị tha bác ái thương người.

Mẹ Teresa, vị sáng lập Dòng Thừa sai bác ái tâm sự: “Chúng tôi có trách nhiệm bổn phận với lời khấn phục vụ cho hết mọi người không đòi hỏi thù lao được trả công.  Lời khấn này có nội dung là chúng tôi không làm việc phục vụ cho người giầu có, không làm việc vì thù lao tiền bạc, chúng tôi không được nhận tiền bạc thù lao.”

Dòng Thừa sai bác ái của Mẹ Teresa chọn áo Sari dài phủ kín thân thể của phụ nữ Ấn Độ vẫn thường mặc hằng ngày.  Áo Sari mầu trắng bằng vải thô, bên vành áo có ba vạch mầu xanh da trời nói lên ý nghĩa mầu của bầu trời.  Phía bên trái áo Dòng Sari có gắn cây Thánh Giá Chúa Giêsu, để nhắc nhở người nữ tu nhớ đến Chúa Giêsu.

Mẹ Teresa cắt nghĩa về áo dòng Sari: “Chiếc áo Dòng Sari giúp người nữ tu cảm nhận mình là người nghèo giữa những người nghèo, nhận ra mình cũng là người bệnh tật đau khổ, là trẻ em, là những người già yếu bị bỏ rơi.  Và với chiếc áo Dòng Sari cùng chia sẻ đời sống không có gì thừa tự để lại cho thế giới.”

Chiếc áo Dòng áo Sari hèn mọn theo kiểu của người phụ nữ bình dân trong xã hội Ấn Độ nói lên sâu đậm căn tính lòng thương xót cùng đồng cảm với con người của Dòng Thừa sai bác ái do mẹ ThánhTeresa sáng lập.

  1. Dụng cụ lòng thương xót

 Mẹ Thánh Teresa lúc còn sinh thời đã thuật kể lại về nhà Dòng Thừa sai bác ái phục vụ cho người nghèo, trẻ con, người bệnh tật bị bỏ rơi trên toàn thế giới: Dòng chúng tôi có 3.500 chị em nữ tu nơi 95 quốc gia với 445 nhà, chúng tôi càng cần thêm nhiều ơn kêu gọi nữa do Chúa gửi đến…

Chúng tôi là dụng cụ của Thiên Chúa.  Những công việc phục vụ cho bác ái tình yêu là những công việc phục vụ cho hòa bình.  Chúng tôi không bao giờ có ý nghĩ về chính trị.  Chúng tôi chỉ muốn phục vụ giúp đỡ người nghèo khổ, vì họ cần đến tình yêu của chúng tôi…

Công việc dấn thân phục vụ người nghèo, người cùng khổ là chứng từ cụ thể cho đức tin.  Nó cắt nghĩa cho người người nghèo, người đau khổ về tình yêu Thiên Chúa trao tặng cho họ.  Ở Ấn Độ, một phóng viên người Hoa Kỳ quan sát tôi săn sóc người bệnh bị bệnh da lở loét rất nguy hiểm, anh ta nói với tôi: “Dạ, việc như vậy dù có cho tôi một triệu Mỹ kim, tôi cũng không làm!”  Tôi nói lại ngay: Đúng thế, tôi cũng chẳng làm dù có được một triệu Mỹ kim!  Nhưng tôi làm vì tình yêu Chúa.  Người nghèo khổ bệnh tật này với tôi là thân thể Chúa Giêsu Kitô…  Anh phóng viên nghe thế đứng yên lặng rất mủi lòng cảm động, và hiểu nhận ra sức mạnh nào đã kêu gọi cùng thêm sức nâng đỡ việc làm của chúng tôi…

Chúng tôi luôn nỗ lực cố gắng tìm đến nơi có những người lâm vào hoàn cảnh đau khổ mà không có ánh sáng niềm hy vọng.  Đó là nơi những người nghèo khổ, đói khát và bị bệnh tật, nhất là những người bị bỏ rơi sinh sống vất vưởng.  Chúng tôi đến những nơi đó do Chúa sai đến và chỉ cho chúng tôi việc phải làm…

Với Mẹ Thánh Teresa và Dòng của Mẹ, cầu nguyện với Chúa là suối nguồn kín múc sức mạnh cho việc làm bác ái lòng thương xót con người mà Chúa gửi sai đến: “Ngày sống làm việc của chúng tôi đặt trên căn bản cầu nguyện.  Dòng chúng tôi là Dòng chiêm niệm ở giữa lòng trần gian.  Vì thế cầu nguyện là căn bản đời sống nhà Dòng.  Chúng tôi luôn luôn cầu nguyện khắp mọi nơi đang khi làm việc cũng như lúc đi dọc đường.  Nếu chúng tôi không liên lỉ sống kết hợp với Chúa, chúng tôi đâu có thể có sức lực để sống dấn thân hy sinh phục vụ được.”

Khi người ta xin Mẹ tấm thẻ địa chỉ của Dòng, Mẹ Thánh Teresa rút trong túi áo Dòng Sari ra một mảnh giấy nhỏ rẻ tiền mầu xanh, trên có in dòng chữ bằng tiếng Anh:

“Chúa Giêsu vui mừng hạnh phúc đến với chúng ta,
khi sự chân thật muốn được loan truyền,
khi sự sống muốn được cho bừng lên chỗi dậy,

khi ánh sáng muốn được bật chiếu tỏa lan ra,
khi tình yêu muốn được yêu mến,
khi niềm vui muốn được tiếp tục cho đi,
khi hòa bình muốn được xây dựng lan tỏa gieo rắc.”  (Mẹ Teresa)

Xin Mẹ Thánh Teresa cầu cho chúng con!

Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long

MỘT LINH MỤC MÙ CON MẮT THỂ XÁC, LẠI SÁNG CON MẮT TÂM HỒN

Image may contain: 1 person
Lm Trần Chính Trực

MỘT LINH MỤC MÙ CON MẮT THỂ XÁC, LẠI SÁNG CON MẮT TÂM HỒN

(Ai gặp ngài dù một lần, đều để lại ấn tượng khó phai. Quê hương của ngài cách quê hương của tôi khoảng 20 km và tôi và ngài cũng đã nhiều lần gặp gỡ, hàn huyên)

Linh mục Phêrô Phạm Văn Dương, sinh ngày 6/6/1973, tại xứ Rú Đất, hạt Bảo Nham, giáo phận Vinh, thuộc địa bàn xã Long Thành, Yên Thành, Nghệ An.
Ngài là con thứ 3 trong gia đình làm nông nghiệp và có tới 10 anh chị em.
Cuộc đời dâng hiến của Ngài bắt đầu từ mốc gia nhập dòng Anh em Đức Mẹ Về Trời (AA) kể từ năm 1998.

Sau một thời gian học tập tại Việt Nam, năm 2002, thầy Dương qua Pháp.
Thật không may mắn, đến năm 2004, khi đường tu còn dang dở, đau thương ập đến với người tu sỹ trẻ tuổi khi thầy bị một loại virus đặc biệt tấn công khiến đôi mắt trở nên mù hẳn.

Con đường ơn gọi tưởng chừng chấm dứt. Giữa lúc đau khổ cuộc sống, thầy Phêrô Dương vẫn một lòng tin tưởng vào thánh ý Chúa.
Ngài rất lạc quan, cách nói chuyện vui vẻ, hay đùa, hay tếu ấy không bao giờ đầu hàng số phận.

Ngài được bề trên truyền chức vào ngày 14.10.2012 tại giáo xứ Hyppolyte, TGP Paris, Pháp quốc và chuẩn bị sứ mệnh phục vụ cộng đoàn tại Việt Nam.
Việc phong chức cho người khuyết tật hầu như “xưa nay hiếm”.

Hàng ngày, Cha vẫn tự dâng Lễ và làm các việc mà không hề cần ai trợ giúp, ngoại trừ việc dắt lên dắt xuống.

Những ai chứng kiến thì hoàn toàn nể trọng, cảm động và thán phục Cha.
Lời giảng của ngài xuyên thấm nhiều trái tim và nơi ngài, chúng ta sẽ thấy tỏ lộ lòng thương xót của Thiên Chúa.
Quả thật, như người đời ví von: “tàn nhưng không phế”. Ngài mù con mắt thể xác, nhưng rất sáng con mắt tâm hồn.

VIÊN CẢNH SÁT GIẢI CỨU MỘT PHỤ NỮ ĐỊNH NHẢY CẦU TỰ TỬ BẰNG VIỆC ĐỌC KINH THÁNH CHO CÔ TA NGHE

Giáo xứ Cần Giờ – DCCT
VIÊN CẢNH SÁT GIẢI CỨU MỘT PHỤ NỮ ĐỊNH NHẢY CẦU TỰ TỬ BẰNG VIỆC ĐỌC KINH THÁNH CHO CÔ TA NGHE

Hành động anh dũng của một viên sĩ quan cảnh sát Paraguay đã ngăn chặn được một người phụ nữ có ý định nhảy khỏi cầu và tự kết liễu đời mình, sau khi chị nghe viên sĩ quan đọc một đoạn Kinh thánh.

Vụ việc xảy ra vào Chúa nhật, ngày 9 tháng 8, tại cây cầu Costa Cavalcanti, nối Ciudad del Este và Hernandarias (Alto Paraná), nơi có nhiều trường hợp tự tử đã được ghi nhận.

Hôm đó, anh Juan Osorio thuộc Nhóm Đặc Vụ (GEO), đến hiện trường, tiếp cận và trò chuyện gần 30 phút với một phụ nữ đang muốn nhảy từ trên đỉnh cầu xuống.

Theo tờ Extra của Paraguay , người phụ nữ này đã phải đối mặt với cái chết của con gái mình, khiến cô rơi vào trạng thái trầm cảm.

Trong cuộc trò chuyện đầy xúc động, viên cảnh sát đã đọc cho chị nghe Tin Mừng theo thánh Gioan 1:51 “Thật, tôi bảo thật các anh, các anh sẽ thấy trời rộng mở, và các thiên thần của Thiên Chúa lên lên xuống xuống trên Con Người,” và cả hai đều khóc.

Viên cảnh sát kể rằng: “Tôi luôn mang theo cuốn Kinh thánh bên mình kể từ khi tôi bị bắn trong một cuộc đột kích. Tôi đã chọn chương 1 câu 51 của sách Gioan, vì tôi đã đọc nó trước đó. Và lúc ấy, tôi đã mở sách Kinh Thánh ra và đọc to cho cô ấy nghe.”

“Tôi đã cố gắng đối thoại với cô ấy bằng những câu Kinh Thánh. Mồ hôi tôi toát ra vì cự ly giữa sống chết rất bấp bênh. Tôi tiến lại gần hơn với cô ấy và nói với cô ấy, đưa tay ra nắm lấy tây tôi. Cô đã chịu nắm lấy tay tôi và với sự trợ giúp của những người khác tôi đã đưa cô ấy ra khỏi thành cầu.”

Gx. Cần Giờ – DCCT

Image may contain: one or more people, people standing, skyscraper, sky and outdoor

ĐỨC CHA VÀ CÔ TIẾP VIÊN HÀNG KHÔNG XINH ĐẸP

ĐỨC CHA VÀ CÔ TIẾP VIÊN HÀNG KHÔNG XINH ĐẸP

 

   Vào một ngày cuối năm 1965. Trên một chuyến máy bay đưa các Giám Mục người Mỹ trở về từ Ý sau khi đã dự Công Đồng Vatican 2, có một nữ tiếp viên hàng không rất xinh đẹp, tận tình và nhã nhặn phục vụ hành khách. Thế nhưng, trong suốt hành trình, cô tiếp viên hàng không trẻ đẹp này rất bực bội và rất mất tự nhiên vì có một người đàn ông, xem ra thiếu đứng đắn, cứ liên tục đảo đôi mắt chăm chú nhìn mình.

Càng đáng bất bình hơn, khi đó là một người đàn ông đã lớn tuổi. Cô lại càng khó chịu hơn, vì ngay sau đó cô được biết, người đàn ông ấy chính là Đức cha Fulton Sheen, Tổng Giám Mục thành New York, một con người nổi tiếng về khoa ăn nói, giảng dạy và đạo đức. Ngài là một Giám Mục tông đồ lừng danh nước Mỹ. Thật là quái gở không thể tưởng tượng! Một kẻ xem ra thiếu tư cách ấy, lại là con người của thành công, của sự nổi tiếng sao? Cô không hiểu nổi và thầm chê trách coi khinh vị Giám Mục già kia. Đến lúc chiếc phi cơ hạ cánh, kỳ quái thật, vị Giám Mục già bị coi là “thiếu đứng đắn” kia lại không xuống cùng lúc với các hành khách. Không hiểu ngài có toan tính gì mà lại đợi mọi người trên máy bay xuống hết, chỉ còn mỗi mình ngài là vị khách xuống sau cùng. Đã vậy, khi đến cầu thang máy bay, Đức Cha Fulton Sheen còn ghé sát mặt mình vào tai cô tiếp viên hàng không nói thầm thì những lời gì đó, ngoài cô gái, chẳng ai có thể nghe thấy…

   Câu chuyện đến đó, tưởng chừng kết thúc. Những tưởng sự khó chịu của cô gái tiếp viên hàng không rồi cũng trôi qua, cái nhìn tưởng như khiếm nhã của vị Giám Mục già rồi cũng chẳng còn ai nhớ, có chăng một ánh mắt dù khiếm nhã (theo như ý nghĩ của cô gái), thì cũng chỉ là một ánh mắt thoáng qua như bao nhiêu ánh mắt mà cô gái bắt gặp trong đời mình? Không phải thế. Mọi sự không trôi đi, không mất. 

   Bởi vào một buổi trưa, Đức Cha Fulton Sheen nghe tiếng gõ cửa, và sau đó là sự bất ngờ của Đức Cha khi ngài mở cửa. Trước mặt ngài là cô gái tiếp viên hàng không trẻ tuổi có sắc đẹp mặn mà trên chuyến bay hôm nào, đã từng có ánh mắt thiếu thiện cảm với ngài. 

  Cô gái lên tiếng chào Đức Cha và hỏi: “Thưa Đức Cha, Đức Cha có nhớ con không?” Đức Cha Fulton Sheen từ tốn trả lời: “Cha nhớ chứ. Con chính là cô gái tiếp viên hàng không trên chiếc máy bay đưa chúng tôi trở về từ Công Đồng Vatican II”. Cô gái nói tiếp: “Vậy Đức Cha có nhớ Đức Cha đã nói nhỏ vào tai con điều gì không?” Đức Cha trả lời: “Nhớ! Cha nhớ, Cha đã khen con đẹp lắm. Và cha hỏi con rằng, có bao giờ con đã cảm tạ Chúa vì Chúa đã ban cho con sắc đẹp tuyệt vời kia chưa?” Cô gái sung sướng nói tiếp: “Kính thưa Đức Cha, điều Đức Cha nói đã làm con băn khoăn nhiều. Cũng chính vì điều đó mà hôm nay con đến gặp Đức Cha. Vậy, theo ý Đức Cha, con phải làm gì để tạ ơn Chúa?” Hơi bất ngờ, Đức Cha Fulton Sheen lặng người suy nghĩ một chút. Sau đó Đức Cha dẫn cô gái tới trước tấm bản đồ thế giới treo trên tường, vẫn giọng nói ôn tồn, Đức Cha hỏi: “Có bao giờ con nghe nói tới một trại phong cùi nào ở Việt Nam mang tên là trại phong Di Linh chưa?” Cô gái ngước đôi mắt xanh như dò hỏi: “Kính thưa Đức Cha, có lần con đã đọc được trên báo. Con cũng đã được nghe ai đó kể một vài chuyện về trại cùi Di Linh.”

Đức Cha Fulton Sheen

  Đức Cha dõi mắt nhìn vào khoảng xa xăm trước mặt: “Này con, cách đây chưa lâu, cha nghe nói Đức Giám mục giáo phận Sài Gòn tên là (Maire Pierre Jean) Cassaigne (mất năm 1982 tại VN) đã từ chức Giám Mục Sài Gòn để đến phục vụ anh chị em trại phong Di Linh. Con có muốn cảm tạ Chúa bằng cách thử một lần đến trại phong Di Linh, gặp Đức Giám Mục Sài Gòn và ở lại với anh chị em bệnh phong khoảng sáu tháng không?” Quá bất ngờ trước lời đề nghị của Đức Giám Mục thành New York, cô gái không thốt lên một lời, lặng lẽ cúi chào Đức Cha rồi rút lui trong sự bàng hoàng của chính nội tâm của cô…

   Một lần nữa, người ta cứ tưởng rằng câu chuyện thật nhẹ nhàng, nhưng cũng thật mãnh liệt của Đức Cha Fulton Sheen và cô tiếp viên hàng không kia đã chấm dứt. Nhưng thật lạ lùng, chỉ bằng ấy lời đề nghị nhẹ nhàng, nhưng dứt khoát của Đức Cha, đã làm thay đổi hoàn toàn cuộc đời của cô tiếp viên hàng không xinh đẹp.

  Những tháng đầu năm 1966, người ta đọc thấy một bảng tin đáng khâm phục trên các phương tiện truyền thông của Sài Gòn: Một nữ tiếp viên hàng không rất trẻ, rất đẹp của một hãng hàng không Hoa Kỳ đã xin nghỉ nghề làm tiếp viên hàng không để đến trại phong Di Linh của Việt Nam, tình nguyện chăm sóc các bệnh nhân phong.

  Thật đẹp, đẹp làm sao. Chỉ chừng ấy lời của một vị Giám Mục khả kính thôi, tâm hồn quả cảm của một cô gái lãng du thích phiêu bồng khi chọn cho mình nghề tiếp viên, rày đây mai đó, đã có thể chấp nhận trút bỏ tất cả tương lai đẹp như chính cái vẻ đẹp của cô để sống, không phải sáu tháng, nhưng là suốt đời cho một lý tưởng cũng đẹp không kém: TẠ ƠN THIÊN CHÚA. Chỉ chừng ấy thôi, lời của một vị Giám Mục khả kính đã biến một cô chiêu đãi viên hàng không xinh đẹp thành một nữ tu. Bởi chính cô, sau một thời gian phục vụ anh chị em phong, đã tự nguyện khoác lấy chiếc áo nữ tu trong Hội Dòng Nữ Tử Bác Ái Vinh Sơn Việt Nam.

   Từ nay, bước vào đời sống tu trì, Người Nữ Tu, cô gái xinh đẹp ấy đã hoàn toàn trút bỏ mọi vướng bận của đời thường để yên tâm sống lý tưởng cảm tạ Chúa bằng việc phục vụ anh chị em phong Việt Nam. Người nữ tu đã từng làm tiếp viên hàng không ấy, đẹp quá. Chị đẹp, không chỉ là một sắc đẹp thân xác, mà chính là một vẻ đẹp lộng lẫy của tâm hồn. Người Nữ Tu ấy, không ai khác hơn, nhưng đó chính là Chị Louise Bannet. Chị đã tình nguyện ở lại trại phong Di Linh suốt đời. Nhưng biến cố của năm 1975 gây ra nhiều biến động, khiến Chị không thể tiếp tục ý nguyện của mình. Sau mười năm phục vụ người phong, Chị đã phải lên đường về nước. Một thời gian sau, Chị lại xin Nhà Dòng cho đi phục vụ bệnh nhân phong ở Tahiti.

Năm 1982, sau nhiều ngày bị căn bệnh ung thư quái ác hoành hành, Chị Louise Bannet đã qua đời giữa sự tiếc thương vô cùng của cộng đoàn anh chị em phong tại Tahiti. Và trong tình liên đới, cũng như trong lòng biết ơn của mình, cũng là chính lòng tiếc thương của các bệnh nhân phong Việt Nam nói chung và tất cả những ai từng sống tại trại phong Di Linh nói riêng,