Hạt giống Kitô trong đất Jrai

 


    Hạt giống Kitô trong đất Jrai (16)

    Đăng bởi pleikly lúc 2:54 Sáng 11/09/12

     

    VRNs (11.09.2012)
    – Gia Lai – Nếu chỉ nhìn người thuộc các sắc tộc thiểu số lá người bị
    thiệt thòi, không có cơ hội tiếp nhận các nền văn hóa văn minh trên thế
    giới, thì có nguy cơ bỏ qua những giá trị lớn lao do Thiên Chúa ban cho
    họ. Nhiều anh chị em thuộc các cộng đoàn  Công giáo người Kinh, khi được
    khuyên nên dành giờ đọc Thánh Kinh, thường trả lời là đọc không hiểu,
    nên không đọc. Nhiều linh mục cũng cho rằng đọc Thánh Kinh cao quá, chỉ
    nên khuyến khích các giáo dân đọc các sách giáo lý thôi. Nhưng đối với
    các anh chị em thuộc các sắc tộc thiểu số Tây Nguyên nói chung, và người
    Jrai nói riêng thì Thánh Kinh là một quyển sách cứu họ và cứunền văn
    hóa của họ.










     
     
     
     
    Giuse TRẦN SĨ TÍN, CSsR

    Nhân chứng sống của Lòng Chúa Thương Xót

    Nhân chứng sống của Lòng Chúa Thương Xót

                                                                          tác giả:  TRẦM THIÊN THU

    http://translate.google.com/translate?hl=en&sl=vi&tl=en&u=http%3A%2F%2Fkeditim.net

     

     Đây là câu chuyện có thật đã xảy ra với một người đàn ông Phi-luật-tân, rồi ông đã bỏ tất cả mọi sự và đi khắp nơi để làm chứng về Lòng Chúa Thương Xót (LCTX). Mời quý vị cùng đọc để hiểu và cảm nhận điều kỳ diệu…
    Có sự hứng thú và kinh ngạc vào sáng ngày 2-3-1993 tại bệnh viện Chong Hua, TP Cebu (Phi-luật-tân). Một người đàn ông tên là Stanley Villavicencio đã chết lâm sàng, nhưng bỗng dưng ngồi bật dậy và tự tay rút ống trợ thở ra khỏi mũi, rồi bước đi như người bình thường.
    Trước đó 3 ngày, tim ông đã ngừng đập, da đã tái nhợt từ đầu đến chân, và các cơ phận không còn dấu hiệu của sự sống. Các bác sĩ xác nhận ông không còn dấu hiệu của sự sống. Do đó gia đình đã chuẩn bị lo hậu sự, và sẽ an táng ông tại nghĩa trang Queen City Garden.
    Nhưng ông Stanley sống lại! Mọi người kinh sợ và chạy tán loạn. Ai cũng ríu người lại, kể cả vợ ông!
    Từ sự chết đến sự sống
    Điều gì đã xảy ra? Khi ông chết lâm sàng (chính xác là 3 ngày), ông Stanley cho biết ông đã gặp Chúa Giêsu. Ông nói rằng Chúa Giêsu mặc áo dài trắng sáng và ngực phát ra những tia sáng chói. Chúa cho ông thấy một màn hình lớn chiếu cuộc đời ông phát sáng. Khi ông làm điều gì sai thì “phim” chạy chậm lại, rõ từng chi tiết điều sai trái. Ông thấy Nhà nguyện Thánh Tâm bị người ta dùng làm nơi cờ bạc và rượu chè. Ông kể: “Một cận cảnh lớn về việc ham ăn ham uống của tôi được chiếu rõ trên màn hình!”. Sau đó ông nói: “Tại sao có cảnh này? Hẳn là trên trời không có ban kiểm duyệt vì nhìn rất xấu, nhưng dù tôi nhắm mắt cũng vẫn thấy cảnh đó”.
    Một lúc sau, Chúa Giêsu nói: “Hãy trở lại đó vì con vẫn còn nhiều việc phải làm. Nếu có sứ điệp nào cho con, Ta sẽ hiện ra với con trong giấc mơ”. Vì thế, sau 3 ngày, ông Stanley trở lại từ kẻ chết. Nhưng từ lúc đó, cuộc đời ông không như vậy nữa.
    Ông đã bỏ làm việc ở Aviation Security Command (AVSECOM) để bước theo tiếng gọi của Chúa Giêsu. Một quyết định khó khăn lúc đó, vì ông có tới 10 đứa con – trong đó ông có 3 con nuôi.
    Truyền bá Lòng Chúa Thương Xót
    Qua giấc mơ và đặc ngữ nội tâm, Chúa Giêsu đã hướng dẫn ông Stanley truyền bá việc sùng kính Lòng LCTX. Ông đã có hơn 30 lần gặp hoặc nói chuyện với Chúa. Chúa Giêsu đã nói với ông: “Này con, con sẽ làm chứng về lần đến cuối cùng của Ta”.
    Trường hợp của ông Stanley đã được Giáo hội điều tra và đã được công nhận là xác thực (declared authentic). Ông được sự giúp đỡ của ĐHY Ricardo Vidal và Đức ông Cristobal Garcia của GP Cebu, Đức ông Cristobal Garcia linh hướng cho ông.
    Từ một người bình thường và sùng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu, ông Stanley đã đi khắp thế giới để nói về LCTX. Ngoài các quốc gia ông tới, ông đã được mời tới Hoa Kỳ, Anh quốc, Ai-len, Hong Kong, Macau, và Trung quốc. Ông tới các nhà thờ và kết quả có nhiều người được chữa lành bệnh, thậm chí là có phép lạ xảy ra. Ông cũng đã làm nhân chứng trước mặt các hồng y và các giám mục tại Tòa Thánh.
    Trong thư gởi ĐHY Vidal đề ngày 25-11-2001, Trevor Collett ở miền Bắc Anh quốc đã viết về điều kỳ diệu từ buổi nói chuyện của ông Stanley. Trong thư có đoạn viết:
    “Lúc 3 giờ chiều, nhiều người đứng dậy cùng cầu nguyện với LCTX. Có một phụ nữ đã bỏ xưng tội 50 năm. Sau khi nghe ông Stanley nói chuyện, phụ nữ này rất vui mừng và quyết định xưng tội vào ngày hôm sau! Có nhiều người khác đã rước lễ nhiều năm mà không xưng tội đúng cách, thậm chí có một số người còn phá thai, nhưng sau khi nghe ông Stanley làm chứng, ai cũng quyết định xưng tội vào thời gian sớm nhất. Các phụ nữ trẻ đã có ý định phá thai nhưng lại đổi ý và giữ lại đứa con. Một người đàn ông Mỹ đã “săn” ông Stanley khắp nơi trên đất Hoa Kỳ và Ai-len, nay mới gặp được ông Stanley tại Birmingham (Anh quốc) nên quá đỗi vui mừng”.
    Ông Stanley đã đến nhiều tỉnh tại Phi-luật-tân. Trong số những người đầu tiên trở lại Công giáo nhờ kinh nghiệm “sống lại” của ông là một bác sĩ đã chứng kiến ông chết lâm sàng 3 ngày. Bác sĩ này là người theo dõi bệnh trạng của ông. Sau đó, bác sĩ này vào tu trong chủng viện và đã thụ phong linh mục.
    Phúc cho ai có lòng tin!
    Một lần ông Stanley đến nhà thờ giáo xứ Đức Mẹ Dâng Chúa Giêsu ở BF Homes Parañaque ngay trước Tuần Thánh. Ông đã thu hút người nghe bằng sự chân thật và thẳng thắn. Có những lần ông nói với nhiều người tội lỗi rằng họ có thể cảm thấy sức mạnh và quyền năng của Chúa trong con người khiêm nhường và bình thường. Ông nói: “Nhà thờ này là nơi thứ 4.779 tôi đã làm chứng về LCTX”. Trong khi hỏi đáp, một bé gái hỏi ông rằng Chúa Giêsu nhìn thế nào. Ông nói: “Guwapong-gwapo!” (rất đẹp trai).
    Thánh Faustina đã từng bật khóc khi nhìn thấy Chúa Giêsu, linh ảnh LCTX được vẽ lại theo hướng dẫn của Chị. Thánh Faustina nói với Chúa Giêsu: “Ai sẽ vẽ Chúa đẹp như chính Chúa?”. Ngài trả lời: “Không phải là đẹp về màu sắc hoặc hình ảnh, mà là vẻ đẹp của chính ân sủng”.
    Các thánh đã bỏ mọi sự mà theo Chúa khi các ngài thấy được Vẻ Uy Nghi của Chúa. Những cuộc gặp gỡ siêu nhiên đó đã làm cho các ngài thành những con người khác thường. Nhưng đa số đều là những con người bình thường. Chúng ta có cần gặp riêng Chúa Giêsu hoặc trải nghiệm khác thường trước khi chúng ta quyết định thay đổi cách sống hay không?
    Lạy Chúa Giêsu, chúng con tín thác vào Ngài! Tạ ơn Chúa đã gởi cho chúng ta một người Phi-luật-tân làm Tông đồ của LCTX.
    TRẦM THIÊN THU 

    (Chuyển ngữ từ All-About-The-Virgin-Mary.com)

    Cựu Thủ Tướng Nguyễn Bá Cẩn

     

         Cựu Thủ Tướng Nguyễn Bá Cẩn (tên thánh là Phêrô)

                              (1930- 2009)

                Trong quyển “Đất nước tôi”, Hồi ký chính trị của Cựu Thủ Tướng Nguyễn Bá Cẩn, đuợc biết ông sinh tại Cần Thơ năm 1930. Năm 1951 động viên khóa 1 sinh viên Sĩ Quan Trừ bị Thủ Đức.1953 trúng tuyển khóa 1 Học viện Quốc Gia Hành Chánh. 1957 tốt nghiệp Thủ khoa khóa 1 Học Viện Quốc Gia Hành Chánh.

    1958 Quận Trưởng Cái Bè, Định Tường.

    1959 -1967 Phó Tỉnh Trưởng Định Tường, Phước Tuy và Long An.

    1967-1971 Dân biểu Hạ Nghị Viện.

    1971-1975 Chủ tịch Hạ Nghị Viên.

    1975 Thủ tướng VNCH.

                Ký giả Hạnh Dương viết: “Trong cuộc phỏng vấn cựu Thủ Tướng Nguyễn Bá Cẩn đã cho hay rằng dưới chế độ Đệ Nhất Cộng Hoà của cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm, lúc ông làm Quận trưởng Cái Bè, Phó Tỉnh Trưởng Định Tường và Phó Tỉnh trưởng Phước Tuy, ông đã nhiều lần được đảng Cần lao yêu cầu ông trở lại đạo Công giáo, ông đã quyết liệt từ chối. Nhưng khi đến định cư tại Hoa Kỳ, sau khi con gái của ông tử thương vì tai nạn, ông đã buồn, khóc rất nhiều và mắt của ông gần như bị mù. Nghe nói Đức Mẹ Lộ Đức (Lourdes) tại Pháp là nơi linh thiêng và nhiều người khấn xin, đuợc Đức Mẹ chửa lành, nên phu nhân của ông đã đưa ông qua Pháp để đến cầu nguyện tại nơi Đức Mẹ hiện ra với chị Bernadette từ ngày 11-2-1858 đến ngày 16-7-1858 trong 18 lần khác nhau. …

                Cho đến nay sau ba lần khai mở hầm mộ của nữ tu này để khám nghiệm, làm thủ tục phong Thánh thì điều rất ngạc nhiên xác của nữ tu Marie Bernard này vẫn nguyên vẹn và mềm mại như người đang ngủ. Hiện nay thi thể của nữ tu được bỏ trong quan tài bằng kính trong suốt và để trong nhà nguyện cho mọi người đến kính viếng cầu nguyện.

                Cựu Thủ Tướng nói rằng ông chỉ đi theo đề nghị của vợ ông mà thôi chứ chẳng có tin tưởng gì. Nhưng sau khi thấy những điều kỳ diệu như thế nên ông đã cầu nguyện và không ngờ là sáng hôm sau, sau khi thức dậy, hai mắt ông bừng sáng như chưa hề bịnh tật gì. Và từ đó ông đã xin theo đạo Công giáo và được  thanh tẩy tại Lộ Đức ở Pháp và trở lại Hoa Kỳ đi nhà thờ mỗi ngày Chúa Nhật, rất sùng đạo, sống bình dị cho đến giờ phút ông vĩnh biệt gia đình và cộng đồng người Việt tự do tại Hoa Kỳ và Hải ngoại.

                Ông mất ngày thứ tư 20-5-2009.

                Thánh lễ cầu hồn cho linh hồn Phêrô tại nhà thờ Maria Goretti lúc 10 giờ ngày thứ tư 27 tháng 5 -2009,  và hạ huyệt tại nghĩa trang Oak Hill, San José.

    nguồn: http://ngothelinh.tripod.com/Nguyen_Ba_Can.html

    tác giả : Phùng văn Phụng

    trong bài “Đức Tin Là Một Hồng Ân”

     sách: “Tâm Tình Gởi lại” cùng tác giả

     

    Thánh Simon PHAN ĐẮC HÒA, Y sĩ

    Thánh Simon PHAN ĐẮC HÒA, Y sĩ

    (1774 – 1840)

    Lễ kính: ngày 12 tháng 12

                                                                                         Lm. Đào Trung Hiệu, OP

     

    Gương mẫu người tân tòng

    Phan Đắc Hòa sinh trong một gia đình ngoại giáo tại làng Mai Vĩnh, xã Mông thôn, tỉnh Thừa Thiên năm 1774. Thuở bé, cậu tên là Thu. Cha mất sớm, mẹ đưa chị em Hòa đến tá túc và làm công ở làng Lưỡng Kim, sau đó đến giúp một gia đình Công Giáo ở làng Nhu Lý, tỉnh Quảng Trị.

    Sống với người Công Giáo, nhìn thấy những gương sáng và được nghe nói về những điều cao đẹp của đạo mới này, cậu Hòa đem lòng cảm mến và xin phép mẹ cho mình theo học lớp giáo lý và gia nhập đạo. Khi ấy cậu mới chỉ là một thiếu niên 12 tuổi, cậu đã chọn thánh Simon làm bổn mạng. Yêu mến Chúa Kitô, cậu bé không dừng ở đó, mà còn muốn theo sát, phục vụ Chúa Kitô trong đời tu trì. Cậu đã vào chủng viện một thời gian, nhưng qua các cha bề trên, Simon Hòa nhận ra ý Chúa muốn cậu sống và làm chứng tá về Ngài ngay giữa lòng đời.

    Tuy không đạt được ước mơ, Simon Hòa vẫn thường xuyên liên lạc với chủng viện và các cha Bề trên. Sau khi lập gia đình và trở thành cha của 12 người con, Simon Hòa cố gắng chu toàn trách nhiệm nuôi dưỡng và giáo dục con cái, xứng đáng là ngày gương sáng tiêu biểu cho mọi gia đình trong làng. Sống đời giáo dân, ông Hòa hành nghề y sĩ: “Lương y như từ mẫu”. Nhiều người được ông chữa lành bệnh, nên dân chúng đồn đãi với nhau đến với ông rất đông. Nhờ đó ông có nhiều cơ hội giúp đỡ người nghèo khó. Nếu dư dả chút ít, ông liền đem đóng góp vào công việc từ thiện, xây cất thánh đường.

    Với đời sống đạo đức, ông lang y Hòa được đề cử làm Trùm họ. Trước mặt mọi người, ông đã thực thi chức năng một cách tốt đẹp: Ai ăn ở bất xứng, biếng trễ, ông tìm cách sửa chữa, hoặc răn đe dỗ dành, hoặc giải thích khuyên can. Ai cờ bạc rượu chè, ông nghiêm khắc sửa dạy. Thế nhưng ai cũng yêu mến chứ không oán ghét gì ông, bởi họ biết ông làm thế vì thương yêu họ và vì trách nhiệm, chứ không phải vì tư lợi. Ngoài ra, ông Simon Hòa còn sẵn sàng bênh vực, giúp đỡ người già nua tuổi tác, yếu đuối, các cô nhi quả phụ. Ông thấy thấm thía ý nghĩa của phúc thật tám mối, nhận ra hình ảnh Chúa Kitô nơi người khác, nhất là người nghèo khó. Có lần ông đích thân cúi xuống vực một người nằm kiệt sức bên đường, vác lên vai, đưa đến trạm canh, rồi cho người đem cơm nước để nuôi kẻ bất hạnh.

    Dư thừa can đảm

    Khi vua Minh mạng ra chiếu chỉ cấm đạo, Ông Trùm lang Hòa có dịp bày tỏ lòng can đảm của mình: ông sẵn sàng cho các linh mục ngoại quốc ẩn náu trong nhà, mặc dù biết rằng việc chứa chấp này đe dọa đến tính mạng của mình, cũng như của gia đình. Đức cha Cuénot Thể cũng trọ một thời gian tại nhà ông. Ông nhiệt thành lo liệu sắp xếp cho các linh mục có nơi trú ẩn. Nếu nhà mình không ổn, ông gởi các nhà ở nơi tương đối bình an hơn. Tối ngày 13.4.1840, khi đang trên thuyền Đức cha De la Motte Y đến làng Hòa Ninh, thuyền ông bị các quan phát hiện đuổi theo. Quân lính bắt ông và Đức cha Y đưa về huyện Dương Xuân, rồi giải về Qủang Trị giam hai tháng, và cuối cùng điệu về Huế.

    Suốt thời gian bị giam, lương y Hòa không những đã giúp đỡ anh em bạn tù bằng việc bốc thuốc chữa bệnh, ông còn khuyến khích họ trung thành với Chúa đến cùng. Cũng chịu khổ hình như mọi tù nhân, có khi còn hơn nữa, nhưng ông Simon vẫn kiên vững niềm tin. Các lần đòn đánh với vô số vết thương không làm ông nản chí, trái lại, ông còn lấy làm vui thỏa vì được hiệp thông với Đức Kitô chịu đóng đinh.

    Khổ hình và vinh phúc

    Ông Simon Hòa bị tra khảo đến 20 lần, có lẽ vì các quan tưởng dùng bạo lực, ông sẽ phải cung khai tung tích các vị thừa sai, nhưng “dã tràng xe cát biển đông”. Họ đã không đạt được ý nguyện, lại còn phải nghe ông thuyết giảng về chân lý đạo. Thế là họ trả đũa bằng đánh đập, bằng kìm kẹp và tra tấn dã man, cho tới khi người thày thuốc từ bi gục ngã không thể gượng dậy nổi. Nhưng niềm tin của lương y sĩ Hòa không thể ngã gục. Ông can đảm chịu mọi hình khổ đớn đau. Hơn nữa, ông quyết tâm hiến dâng mạng sống mình để làm chứng về đạo, dù phải hy sinh những điều thân thương qúi báu nhất đời. Khi các con đến thăm, ông khuyên nhủ: “Cha yêu thương các con và hắng chăm sóc các con. Nhưng cha phải yêu Chúa nhiều hơn, các con hãy vui lòng vâng ý Chúa, đừng buồn làm chi. Các con ở với mẹ, thương yêu nhau, và chăm sóc việc nhà. Từ đây cha không thể lo cho các con được nữa. Chúa muốn cha chịu khổ, cha xin vâng trọn”.

    Quả thật nỗi lòng y sĩ Simon Hòa lúc đó: “Yêu kính Chúa, nặng tình nhà, Trăm cay nghìn đắng, vẫn cam một lòng”.

    Năm 1840, vua Minh Mạng châu phê án xử trảm quyết, bêu đầu ba ngày. Khi điệu ông Hòa đi xử, các quan còn cố bắt ông quá khóa, dụ dỗ ông bỏ đạo, hay ít là cầm lấy ảnh quẳng đi để ông được tha, nhưng ông vẫn một lòng kiên quyết tuyên xưng niềm tin của mình.

    Vị lương y làng Nhu Lý đã vượt qua thử thách cuối cùng. Ông đã toàn thắng trong niềm tín thác vào Thiên Chúa ngày 10.12.1840 tại Cổng Chém, gần chợ An Hòa.

    Đức Giáo Hoàng Lêo XIII đã suy tôn y sĩ Simon Phan Đắc Hòa lên bậc Chân Phước ngày 27.5.1900. Ngày 19.06.1988, Đức Gioan Phaolô II suy tôn ngài lên bậc Hiển thánh.

    Lm. Đào Trung Hiệu, OP

    Chị Nguyễn Kim Bằng gởi

    Tĩnh Tâm Giới Trẻ Thánh Linh lần đầu tiên tại Đền ĐMHCG Houston, TX

    Tĩnh Tâm Giới Trẻ Thánh Linh lần đầu tiên  tại Đền ĐMHCG Houston, TX

    17-19 /08/2012

     

    http://translate.google.com/translate?hl=en&sl=vi&tl=en&u=http%3A%2F%2Fkeditim.net

    Giới trẻ là tương lai của Giáo Hội cần sự nâng đỡ đặc biệt để không xa cách Chúa , để có một tình yêu vô tư và trong sáng nơi Thiên Chúa. Vì lẽ đó, theo sự gợi ý của Cha Đạt , phụ trách ơn gọi Giáo Phận Houston và Cha Thu quản nhiệm Giáo Xứ Christopher, cùng với tinh thần hy sinh dấn thân  dám làm của Chị Vân , Chị Hóa. Các Cha trong phong trào Canh Tân Đặc Sủng Thánh Linh đã quyết định tổ Chức Khóa Thánh Linh bằng Anh Ngữ cho giới trẻ Houston tại đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp.

    Bắt đầu bằng các bài dance hâm nóng nhiệt huyết , tan băng.

    Cha Đạt , Giới trẻ với Chúa Thánh Thần , trình bày về sự cầu nguyện và một đời sống nên mạnh nhờ  liên kết với Chúa Thánh Thần .

    Cha Ben , hướng dấn Giới Trẻ trước những cám dỗ và đời sống tinh thần.

    Cha Chương dòng Don Bosco,  với tài kể chuyện về “ Ngôi nhà trên đỉnh gió hú” và “gương hy sinh của 117 Thánh Tử Đạo VN”  thật là hấp dẫn với các nhân vật Mọi Da Đỏ và Mũi đỏ.

    Cha Minh truyền  lửa Chúa Thánh Linh đến cho mọi người.

    Tiếp theo , phải kể đến phần chia sẻ theo Nhóm do các Cha , Các Sơ hướng dẫn: Có hai câu hỏi gợi ý đó là :

    1. Kinh nghiệm được gặp gỡ Chúa Giê Su của mình ?
    2. Chúa Thánh Thần đã tác động trong đời sống của Bạn như thế nào ?

    Kinh nghiệm của Nhóm nhỏ ( 8 người) mà Tôi là một thành viên  như sau:

    –   Một phật tử thuần thành  chia sẻ , Chị bị bệnh  mất ngủ và nhức đầu nan y , không chữa khỏi đã đến với Chúa trong Khóa Thanh Linh ,  Chị chỉ đến vì làm theo người bạn, “ để thử coi có hy vọng gì không” , sau khi đã đi khẩn cầu ở hầu hết các Chùa không thành công. Chúa không chỉ chữa cho Chị lành phần xác nhưng còn làm cho chị yêu mến Chúa quá đỗi. Anh Chồng không chấp nhận , nhưng đến khi con Anh vốn bị Tâm Thần từ lâu , được Chúa chữa khỏi lên cơn  thì nay cả gia đình đểu tin và xin làm con Chúa.

    –  Cha H chia xẻ , khi còn là môt thanh niên, trong một lần viếng nghĩa trang , nhìn vào tượng Mẹ bế Chúa tử nạn , ( Pieta), Anh Thanh Niên H,  được ơn bằng an và yêu mến Chúa choáng ngợp hồn , Anh H đã đi tu làm Linh Mục dòng Chúa Thánh Thể, Cha cảm thấy yêu thương các bệnh nhân và nay Cha H làm tuyên úy cho các bệnh viện tại Houston. Khi cầu nguyện cho bệnh nhân có những lần bệnh nhân được ơn Chúa an ủi và – thêm trông cậy Chúa.

    –    Một Anh thanh niên khác nói rằng , Anh đã theo đạo vì muốn lấy  vợ , nhưng điều xảy ra là cách đây một thời gian , anh đã tham dự một buổi cầu nguyện Thánh Linh , khi đó , Anh được Chúa bao bọc bằng một đức tin cháy sáng và yêu mến.  Kể từ hôm đó cho đến  hôm nay  thì Anh còn sốt mến Chúa hơn cả bà xã. Anh có biết đã lái xe 5, 6 tiếng đồng hồ để đến dự Khóa này. Đời sống Anh thay đổi , Anh luôn có niềm vui và bằng an trong Chúa.

    –     Sự hồi sinh năng lực truyền giáo , uy quyền mãnh liệt của Chúa Thánh Thần qua sự rao giảng trong các Khóa Thánh Linh cho anh chị em ngoài Đạo và Anh Chị Em Tân Tòng thật là đáng mừng.

    –    Một anh trung niên chia sẻ , sau khi dự Khóa Thánh linh tại Giáo Xứ Ngôi Lời vào năm 2008, anh đã có mối tương quan mới với Chúa. Do đó,  đối với anh thì Chúa là một thực tế , gần gũi hàng ngày , bất cứ khi nào bị cám dỗ về sắc dục hay các cám dỗ mà anh sắp thua và chiều theo điều xấu thì anh gọi tên Chúa Giê Su yêu dấu của anh , lập tức cơn cám dỗ tan biến tức thì , nó vỡ tan như “ bong bóng xà phòng” . Một triệu lần như một , khi trong mối liên kết với Chúa thì Chúa đã ra tay can thiệp bảo vệ ngôi đền của Chúa là thân mình của Anh . Thật là một kinh nghiệm gần gũi và quí giá !

    Nhiều lần , Các Cha đã mời Chúa Thánh Linh đụng chạm vào tâm hồn tham dự viên, kết quả là , Các Em trẻ  hầu hết đều được Chúa đụng chạm và có giây phút tuyệt vời , nghỉ ngời , tĩnh lặng trong Chúa hoặc hồi tâm và làm hòa với người mình giận hờn , làm hòa với Chúa như một người con.

    Tĩnh tâm giải quyết một vấn nạn của tuổi trẻ đó là hàn gắn lại những mối giây liên hệ trong gia đình , làm mới lại tình Cha Con, Anh Em qua sự tha thứ cho nhau và qua lòng mến Chúa đổ xuống cho tham dự viên. Có một cô gái , 16 tuổi  đã hết giận Cha Mẹ sau 3 năm dài không chấp nhận bất cứ ý kiến nào của Bố Mẹ trong các vấn đề có bạn trai sớm, muốn trang điểm sớm và trang điểm khi đi học, muốn ăn mặc theo model khi đi đến trường học.

    Các bạn trẻ Leader của các Nhóm rất mạnh mẽ, họ được ơn cảm nhận và biết được rằng ,  ai có nhu cầu cần hòa giải, cần giải tỏa và hai ba bạn đã đến  cùng đặt tay cầu nguyện với người đang cần sự liên kết . Họ đã làm một cách thành khẩn cho đến khi ơn đổi mới tâm hồn của Chúa ban xuống cho đương sự  thì các Leader trẻ mới chịu dừng lại và tạ ơn Chúa.

    Dưới đây  là tâm sự của một Bác tham dự đã gởi cho Vợ mình mấy lời sau khi dự khóa CTĐS: – Chưa bao giờ Anh cảm thấy hạnh phúc hơn lúc này khi Chúa can thiệp trực tiếp vào hạnh phúc của Gia Đình mình , làm mới lại mọi mối quan hệ : Bố Mẹ với Con và Chồng với Vợ. Y như là Chúa nắm lấy tay Anh và Con  mà bắt cả hai bắt tay nhau trước mặt của Chúa vậy. Có sự bằng an và an ủi lớn lao của Chúa bao phủ gia đình  chúng ta!

    Tuy Khóa không đông lắm vì là lần đầu tiên tổ chức cho giới trẻ nên chưa  có được sự kết hợp chặt chẽ với Life Teen của các Giáo Xứ nhưng về chất lượng thì rất là tuyệt vời. Tổng số tham dự vào khoảng chưa đến hai trăm người so với các kỳ tĩnh tâm khác lên đến trên một ngàn người, nhưng phải nói là ai tham dự cũng được tràn đầy bằng an và niềm vui chan chứa , đó là chưa kể đến khoảng hơn 20 người được ơn lành bệnh về phần xác : nhức đầu, thấp khớp, đau lá lách, mất ngủ, …

    Sau cùng phải nói là chỉ có 4 bác, 1 anh mà cho mọi người ăn ngon và dư đầy không thể tưởng được. Cám ơn tình yêu cụ thể của Chúa được các Bác, Các Anh tỏ ra trong việc cung ứng,  thết đãi các bữa ăn sáng , trưa , chiều, tối . Ơn Chúa trong Khóa này dồi dào như lượng thực phẩm bổ dưỡng, tươi ngon, dư đầy mà mọi người sử dụng . Xin Chúa ban một mùa xuân mới cho giới trẻ trong các Khóa Thánh Linh. Hơn ai hết Các Em vốn bị bế tắc trước ngưỡng cửa thiêng liêng cần đến các Khóa Thánh Linh vô cùng.

    Phần tôi , có niềm vui và bằng an nhẹ nhàng cứ lan tỏa lớn dần trong tâm hồn và sẽ ở cùng tôi trong su ốt tuần lế này. Cám ơn hồng ân của Chúa , Chúa thật là tuyệt vời.  Không thể nào tôi giữ kín niềm hạnh phúc này trong tâm , tôi phải chia sẻ ra với các bạn và mọi người.

    Francis Tran ,

    Lord the Incarnation Parish, Houston, TX

    PHÉP LẠ ĐÊM VỌNG LỄ ĐỨC MẸ HỒN XÁC LÊN TRỜI

    PHÉP LẠ ĐÊM VỌNG LỄ ĐỨC MẸ HỒN XÁC LÊN TRỜI
                                                            

                                                                                                 14/08/2012

                                                                                  nguồn: vietvatican.net

    … Câu chuyện xảy ra tại thành phố Milano, miền Bắc nước Ý.

    Cách đây đúng 90 năm – tối ngày 14-8-1922 – vào khoảng 11 giờ đêm cô Elvira Mazzoli vẫn còn miệt mài làm việc nơi tòa báo. Vị chủ nhiệm tờ tuần san ”Squilli di Risurrezione – Hồi Chuông Phục Sinh” rời văn phòng lâu lắm rồi, để lại công việc dang dở cho cô thư ký. Cô Elvira phải kết thúc số báo đặc biệt trước nửa đêm để giao cho nhà in. Tờ tuần báo phải lên khuôn ngay đêm nay, để sáng mai, lễ trọng Đức Mẹ MARIA Hồn Xác Lên Trời, tờ báo sẽ được phân phối cho các sạp bán báo.

    Lý do chậm trễ trong vội vã là vì vào phút chót, tờ báo nhận tin:
    – Đức Trinh Nữ Rất Thánh MARIA được long trọng tuyên phong làm Chủ Tịch Hội Giới Trẻ Phụ Nữ Công Giáo.

    Tin quan trọng đáng được thay đổi toàn bộ tờ báo để làm nổi bật vai trò của Vị Nữ Tân Chủ Tịch Thiên Quốc.

    Giờ đây chỉ còn vỏn vẹn một tiếng đồng hồ để kết thúc bài viết trước khi người thợ in đến nhận bản thảo. Đôi mắt nặng trĩu vì quá mệt, cô Elvira Mazzoli cố gắng đánh máy những hàng cuối cùng:
    – Chúng con xin lập lại lời dâng hiến của toàn thể Hội Đoàn cũng như của từng người chúng con cho Đức Trinh Nữ Vô Nhiễm Rất Thánh MARIA. Chúng con xin phó thác cho Mẹ cuộc sống nội tâm và công tác tông đồ của chúng con. Xin Mẹ thanh luyện chúng con. Xin Mẹ ban cho chúng con các nhân đức. Xin Mẹ cầu bầu cho chúng con ơn yêu mến Đức Chúa GIÊSU Con Mẹ. Cùng lúc, xin Mẹ cho chúng con biết làm cho những ai có dịp tiếp xúc với chúng con cũng được tăng thêm lòng kính mến Đức Chúa GIÊSU. Xin Mẹ cho chúng con ngày hôm nay biết sống trọn vẹn tư cách là giới trẻ Công Giáo để chuẩn bị cho mai ngày trở thành người vợ, người mẹ, người nữ tu và Phụ Nữ Công Giáo Tiến Hành.

    Vừa đánh máy, cô Elvira Mazzoli như nếm trước niềm vui của toàn thể độc giả cũng như của các Hội Viên Giới Trẻ Phụ Nữ Công Giáo, vào ngày mai, khi mỗi người hân hoan mân mê trong tay tờ tuần báo thân yêu. Nhưng nhất là, vui chừng nào khi biết rằng Đức Nữ Trinh Rất Thánh MARIA trở thành Vị Bảo Trợ Phong Trào Giới Trẻ Phụ Nữ Công Giáo vào chính ngày lễ trọng của Đức Mẹ, 15-8!

    Miên man với ý nghĩ này, cô Elvira Mazzoli ngủ thiếp đi lúc nào không hay biết. Trong giấc ngủ, cô làm ngã chiếc đèn dầu đặt trên bàn viết. Dầu chảy lan trên giấy và rơi xuống áo. Cùng với dầu, ngọn lửa theo nhanh bốc cháy. Trong khoảng ngắn, ngọn lửa có thể thiêu rụi căn phòng, biến cô Elvira Mazzoli thành ngọn đuốc sáng và bản thảo tờ Hồi Chuông Phục Sinh tan thành tro bụi!

    Thế nhưng, Vị Nữ Bảo Trợ Thiên Quốc của Phong Trào không mảy may cho phép điều này có thể xảy ra. Đức Mẹ MARIA ra tay uy quyền can thiệp. Và Phép Lạ đã xảy ra. Cánh cửa sổ đang đóng kín bỗng bị mở tung. Một luồng gió nhiệm mầu ùa vào, kịp thời thổi tắt ngọn lửa bắt đầu bốc cháy, trước khi ngọn lửa có thể thiêu rụi tất cả người và vật trong phòng.

    Nghe tiếng động của cánh cửa sổ bật mở, cô Elvira Mazzoli giật mình tỉnh thức.

    Rất nhanh sau đó, cô định trí và hoàn hồn khi thấy mình vừa thoát khỏi bàn tay tử thần trong đường tơ kẽ tóc! Không đợi chờ lâu, cô quỳ gối xuống đất, dâng lời cảm tạ Hiền Mẫu MARIA Thiên Quốc đã gìn giữ mạng sống cô an toàn.

    Mấy phút sau có tiếng chuông cửa reo. Đồng hồ cũng điểm 12 tiếng. Đúng nửa đêm. Người thợ in đến lấy bản thảo tờ Hồi Chuông Phục Sinh để cho lên khuôn. Khi cô Elvira Mazzoli trao bản thảo cho người thợ, tay cô vẫn còn run vì xúc động. Người thợ in nhận ra nét lúng túng xúc động của cô thư ký. Ông ân cần hỏi:
    – Cô Elvira, cô đang run rẩy! Cô có bị gì không? Cô có muốn tôi đưa cô về nhà không?

    Cô Elvira ôn tồn đáp lại:
    – Thưa ông Monti, tôi không bị gì hết. Ông đừng lo lắng cho tôi. Tôi chỉ mệt một chút thôi. Nhưng tôi muốn ở lại văn phòng chờ trời sáng. Tôi đã sẵn đề tài cho bài viết của số báo vào tuần tới!

    Ông Monti nhã nhặn nói:
    – Tùy ý cô! Nhưng cô nên cẩn thận đóng cửa sổ lại, kẻo bị gió độc nguy hiểm.

    Nói xong, người thợ in tốt lành cầm bản thảo mang đi.

    Còn lại một mình, cô Elvira Mazzoli đến đứng bên cửa sổ ngước mắt chiêm ngắm bầu trời đầy sao. Vừa nhìn trời, cô vừa sốt sắng đọc những lời kinh Kính Mừng MARIA, dâng lên Hiền Mẫu MARIA Thiên Quốc, với trọn tâm tình tri ân thảo hiếu. Sau đó, cô lặng lẽ ngồi vào bàn làm việc. Cô bắt đầu đánh máy bài viết cho số báo tuần tới:
    – Câu chuyện phép lạ xảy ra vào một đêm mùa hè, đêm đẹp nhất: đêm vọng lễ Đức Mẹ MARIA Hồn Xác lên Trời ..

    ĐỨC TRINH NỮ MARIA HỒN XÁC LÊN TRỜI

    Lạy Đức Trinh Nữ MARIA,
    Đức Bà Hồn Xác Lên Trời,
    nơi Mẹ, trong xác Mẹ và trong hồn Mẹ,
    hoàn tất chiến thắng của THIÊN CHÚA trên cái chết.
    Mẹ sống trong ánh sáng của Con Mẹ Sống Lại
    và Mẹ mở cho chúng con con đường Phục Sinh của Người.
    Lạy Đức Bà Hồn Xác Lên Trời,
    xin Mẹ canh giữ chúng con
    đưa cái nhìn và lòng chúng con
    hướng về chân trời của Vương Quốc THIÊN CHÚA,
    nơi Tình Yêu Chúa CHA sẽ chiến thắng
    mọi bạo lực, mọi biến dạng và mọi sợ hãi.
    Xin Mẹ ban cho Giáo Hội của Mẹ đang trên đường lữ thứ,
    giữa tăm tối và thử thách,
    biết cùng với Mẹ nhìn về Đức Chúa KITÔ
    để học biết tái sinh từ THIÊN CHÚA
    và để cho hành trình của chúng con được nâng đỡ
    bởi niềm hy vọng của cuộc sống mới này
    được hứa ban cho chúng con và đang chờ đợi chúng con.
    Lạy Đức Trinh Nữ MARIA,
    xin làm cho Chúa Thánh Linh có thể đặt
    trong xác và hồn chúng con
    niềm ước muốn thanh sạch, niềm ước muốn mạnh mẽ
    về cuộc sinh ra mới này mà Mẹ từng kinh nghiệm.
    Amen.

    (”Il Settimanale di Padre Pio”, 7 giorni di formazione e informazione cattolica, n.33, 10+17/8-2003, trang 25).

    Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt

    PHÉP LẠ CHỮA LÀNH CỦA CUỘC ĐỜI NỮ TU BRIEGE McKENNA

    PHÉP LẠ CHỮA LÀNH CỦA CUỘC ĐỜI NỮ TU BRIEGE McKENNA

    13/10/2011                                                   nguồn: thanhlinh.net

    Chuyện về cuộc đời của Nữ Tu Briege McKenna là một điều huyền diệu. Các bác sĩ đã báo cho biết Sơ sẽ phải di chuyển bằng xe lăn do căn bệnh thấp khớp. Sơ đã được chữa lành bởi phép lạ. Giờ đây, Sơ dùng quyền năng chữa lành Chúa ban cho Sơ để giúp nhiều người khác.

    Chúng ta thường nói điều gì Chúa cũng làm được. Riêng với Sơ Briege Mckenna, Sơ biết rằng Chúa có thể thực hiện điều mà con người cho là bất khả thi (không thể làm được). Nhiếu người tin rằng những phép lạ chỉ có trong lý thuyết mà thôi, nhưng với Sơ Briege, Sơ tin thực sự có phép lạ vì chính Sơ đã nhìn thấy phép lạ xẩy ra.

    Sơ Briege đã chứng kiến Chúa can thiệp bằng những cách nhiệm mầu nhất từ khi Sơ được chữa lành khỏi bệnh thấp khớp vào năm 1970. Sự việc Sơ được chữa lành đã dẫn Sơ đi đến nhiều vùng xa xôi trên trái đất này, từ những cuộc tụ họp rất đông người tại các quốc gia Châu Mỹ La tinh đến những buổi tĩnh tâm trong các vùng xa xôi hẻo lánh ở Đaị Hàn.

    Sơ Breige sinh ra tại làng Co Armagh miền bắc Aí Nhĩ Lan, đúng vào ngày Chúa Nhật lễ Chuá Thánh Linh Hiện Xuống năm 1946.

    Mồ côi mẹ vào năm mới 13 tuổi. Sơ nhớ rất rõ và thuật lại rằng: “đêm đó tôi khóc rất nhiều và tôi nghe thấy có giọng nói với tôi: “đừng sợ, ta sẽ che chở cho con”. Sáng hôm sau thức dậy, tôi biết tôi muốn được trở thành một nữ tu.”

    Sơ Briege gia nhập Dòng Nữ Tu Saint Clare tại tỉnh nhà. Sơ nhớ như in lễ khấn đầu tiên của sơ: ”Khi tôi qùy trong nhà nguyện đợi được gọi tên, tôi nhìn thấy Chúa Giêsu mặc áo chăn chiên đến cầm tay tôi và Chúa nói: “con hãy theo Ta”.

    Sơ Briege được sai đến làm việc tại nhiều tu viện khác nhau, nhưng đến năm 1965 Sơ đau đớn biết được mình đang bị chứng bệnh thấp khớp. Năm 1967, Sơ đến Florida trong lúc bệnh trạng càng tồi tệ trầm trọng, “Trong cơn đau, tôi khóc rất nhiều, bác sĩ nói tôi không có hy vọng được khỏi và chẳng bao lâu nữa tôi sẽ phải di chuyển bằng xe lăn.” Khi đó, Sơ Briege bắt đầu kinh nghiệm nỗi đau tâm linh kinh khủng, và lòng khô cháy. Sơ tiết lộ: ”Tôi còn tự hỏi “ Tôi có thực sự tin vào Chúa Giêsu hay không?“.

    Những gì kế tiếp xẩy ra sẽ bắt đầu một giai đoạn khác thường trong cuộc đời của người phụ nữ phi thường này. Sơ Briege giải thích: ”Tháng 12 năm 1970, tôi tham dự một cuộc tĩnh tâm. Tôi lắng nghe những chia sẻ về sức mạnh của lời cầu nguyện và quyền năng của Chúa Thánh Linh. Trong cuộc tĩnh tâm, tôi nhớ đã nhìn vào đồng hồ rồi nhắm mắt lại. Lúc đó là 9:15 sáng ngày 9 tháng 12 năm 1970. Lời cầu nguyện của tôi chỉ đơn giản như sau: ”Chúa Giêsu ơi, xin cứu chữa con.” Ngay lúc đó tôi cảm thấy như có một bàn tay đặt lên đầu tôi, tôi mở mắt và chẳng thấy ai cả, nhưng có một nguồn sức mạnh chạy trong toàn thân tôi . Tôi nhìn xuống. Các ngón tay tôi vốn bị cứng đờ nhưng không bị vặn vẹo như chân tôi. Các khuỷu tay tôi đau đớn. Tôi nhìn vào thân mình. Các ngón tay tôi trở nên mềm mại, đau đớn biến mất và khi nhìn xuống 2 bàn chân bị tật đang mang dép đã được chữa lành. Tôi nhẩy lên sung sướng và la lên: ”Giêsu, Chúa thực sự đang ở đây!”

    Từ ngày đó Sơ Briege không còn bị thấp khớp nữa và đi thực thi sứ mạng tông đồ đầy nhiệt tình và hăng hái ít ai sánh ví kịp.

    Sự việc được chũa lành của Sơ Briege làm các bác sĩ không thể hiểu được, nhưng Sơ Briege không cần một sự giải thích nào cả, vì với Sơ, đó là do sự tác động của bàn tay chữa lành của Chúa.

    Sự khỏi bệnh một cách kỳ diệu chỉ là khởi đầu một cuộc sống mới của Sơ Briege. Chẳng những Sơ đã được chữa lành mà lại còn được Chúa ban cho ơn chữa lành nữa.

    Sơ Briege không muốn thi hành việc chữa lành, và trong thâm tâm hoàn toàn không hề nghĩ đến điều đó, nhưng Chúa chẳng hề trả lời không cho câu trả lời của Ngài. Sơ nói:  “Trong một buổi cầu nguyện, tôi không hề nói về chữa ơn lành, nhưng khi tôi đứng dậy, một phụ nữ chạy lên và nói: ”Xin lỗi Sơ, tôi có đôi lời muốn nói với sơ. Đó là Sơ đã được ban cho ơn chữa lành. Sơ biết như vậy nhưng Sơ sợ không được người ta chấp nhận mà đúng lý ra là Sơ phải sợ ý Chúa mới phải.” Tôi nhìn bà ta và nói: ”Suốt đời tôi chưa từng gặp bà, xin cho biết bà là ai?” Người đàn bà đã được Chúa Thánh Linh tác động để nói lên điều đặc biệt về Sơ Briege.

    Sơ Briege thực sự hân hoan quý nhận những đặc sủng của Chúa ban, và qua Sơ, Ngài đã làm nhiều điều kì diệu. Con người rất dễ kiêu hãnh về những đặc sủng như vậy, nhưng Sơ Briege lại hạ mình xuống khi nói cách khiêm tốn: ”Tôi chẳng làm được điều gì, tất cả đều do quyền năng chữa lành của Chúa. Ngài đã dùng tôi như một công cụ của Ngài.”

    Bất cừ đi tới đâu, Sơ cũng gặp rất nhiều người cần được chữa lành. Chúa ban nhiều ơn rất đặc biệt qua các việc tông đồ của Sơ, và sơ có một chương trình làm việc rất bận rộn trên khắp thế giới, để đem quyền năng Chúa đến cho những người Sơ gặp gỡ. Trước cuộc họp đông đủ các Giám mục tại Tòa Thánh cũng như trước hàng ngàn người tập trung tại một sân banh thể thao ở Châu Mỹ La Tinh, Sơ nói rất tự tin an bình.

    Trong công tác tông đồ của mình, Sơ chú trọng đến các linh mục khi nói: ”Bởi vì thiên chức linh mục đang bị tấn công tàn ác, có lẽ hơn bao giờ hết chúng ta cần có sự khuyến khích và nâng đỡ các linh mục.”

    Khi làm việc tông đồ, Sơ Briege có dịp đến thuyết giảng tại các chủng viện nơi đào tạo giới trẻ để trở thành linh mục.

    Tất cả những nơi Sơ đặt chân tới đều có một mục đích như thế, một chủng sinh đã mô tả Sơ như “một bảng chỉ đường dẫn đến Chúa”

    Trong một lần cầu nguyện trước Mình Thánh Chúa, Sơ đã được mặc khải về chức linh mục. ”Lúc đó, Chúa cho tôi thấy rằng tôi không thể chỉ ngồi yên để phê phán về thiên chức linh mục”.

    “Khi nhận bí tích truyền chức thánh, linh mục tuyên hứa với Chúa xin vâng để trở nên ling mục cho tôi, cho bạn và cho tất cả mọi người chúng ta”.

    Chúa Giêsu dẫn tôi nhìn thấy hình những hình ảnh lần lượt diễn ra trước nhà tạm. Rồi tôi thấy trong ánh mắt Chúa lễ truyền chức một linh mục.”

    “Khi chúng ta nhìn vào một tấm tranh thảm thêu đẹp đẽ treo trên tường, chúng ta chỉ nhận ra kết quả công lao của người nghệ sĩ”.

    Chúng ta đâu có thấy được công lao và lòng yêu nghệ thuật đặt vào tấm thảm đó. Tuy nhiên, nếu nhìn vào mặt trái của tấm thảm chúng ta sẽ thấy nhiều sợi màu, nhiều mũi khâu và nhận ra phải mất nhiều công lao để hoàn tất công trình nghệ thuật đó.”

    Cũng vậy, khi chúng ta nhìn vào một linh mục, chúng ta thấy có cả sức mạnh cũng như yếu đuối. Nhưng chúng ta không nhận ra đằng sau con người đó, Thiên Chúa bằng tình yêu và trung tín đánh động tâm hồn bằng ơn gọi và dẫn dắt người đó đến khi được nhận lãnh thiên chức linh mục. Khi được mặc khải những diễn tiến về chức linh mục tôi đã phải khóc òa.”

    Tôi có cảm tưởng, tất cả các thần thánh trên trời đều ca ngợi lòng nhân hậu của Chúa đối với nhân loại bằng cách từ muôn thế hệ đã chọn người thay mặt Chúa ở giữa muôn dân của ngài.”

    Qua kinh nghiệm này, tôi có một sự hiểu biết mới về chức linh mục. Tôi có một tình yêu mới và sự ngưỡng mộ sâu xa đối với bí tích truyền chức thánh. Tôi nhận ra rằng các linh mục cần được rất nhiều lời cầu nguyện và an ủi”. Điều này làm cho Sơ Briege bắt đầu sứ mạng loan truyền linh mục trong ơn gọi. “Sơ nói nhiều khi các linh mục nản chí vi các ngài không được hỗ trợ đầy đủ, linh mục cũng là con người với đầy đủ những yếu đuối, các ngài cần sự trợ giúp liên tục của chúng ta.”

    Sơ Briege McKenna là một phụ nữ tuyệt vời, một người đặt Chúa Giêsu trên hết trong đời mình, và phần thưởng cao qúy nhất của Sơ là đem nhiều người về với Chúa.

    Chính Sơ  đã nói: ”Tôi nhận ra rằng không ai có thể làm điều gì hơn là trở nên một bảng chỉ đường dẫn người ta đến với Chúa, giúp tha nhân nhận ra Chúa trong tâm hồn họ và để Chúa ban muôn ơn lành cho họ.”

    Sơ Briege quả thực là một nhân chứng tuyệt vời về quyền năng Chúa giữa thế giới văn minh; Chúa đã làm nhiều việc trọng đại cho nhân loại qua công tác tông đồ của Sơ.

    Lời chứng của Têrêsa Hài Đồng Giêsu Thu Hương

    Lời chứng của Têrêsa Hài Đồng Giêsu Thu Hương

    Sat, 15/10/2011 – 18:59    nguồn:  thanhlinh.net

    Lạy Chúa! đã rất nhiều lần con cầu nguyện và xin Chúa cho con trở nên nhân chứng của Ngài giữa cuộc sống này. Và con tin rằng hôm nay cũng theo ý Chúa, con hiện diện nơi đây, gửi bài viết này như một lời chứng cho tình yêu của Ngài. Nguyện xin Chúa Thánh Thần soi sáng và hướng dẫn con trong giờ phút này.

    Các bạn yêu quý, vâng Chúa, chính Chúa đã thánh hóa và thay đổi tâm hồn tôi, chữa lành bệnh cho tôi, ban cho tôi một công việc như ý muốn và luôn luôn yêu thương, gìn giữ tôi trong cuộc sống đầy khó khăn, thử thách này. Cũng vào mùa Phục sinh 8 năm trước đây, tôi chính thức trở thành con chiên của Chúa qua bí tích rửa tội. Ngày đó quả là một ngày thiêng liêng với mỗi người Công giáo nhưng với tôi lúc đó, ngoài giây phút long trọng khi đốt nến và đọc lời hứa trước Chúa và toàn thể giáo dân thì cảm xúc trong tôi không có gì là đặc biệt nếu không nói là còn có phần lo sợ. Lo sợ vì về muộn sẽ bị mẹ la. Tôi nhớ rằng tôi rửa tội vào ngày vọng Phục sinh, có nghĩa là buổi lễ kết thúc khá muộn (10h hay 11h đêm gì đó). Với gia đình tôi, giờ này là giờ cấm. Thêm nữa tôi rửa tội và theo Chúa vì tôi chuẩn bị kết hôn với một người Đạo gốc, điều này cha mẹ tôi biết và không ngăn cấm nhưng cũng không hề thoải mái khi biết tôi muốn được kết hôn thì phải rửa tội để theo Chúa và bỏ đạo của cha mẹ tôi – đạo Phật. Cũng cần nói thêm mẹ tôi là người rất tin vào Phật pháp và luôn muốn tôi sẽ theo bà. Trước khi rửa tội mỗi lần đến lớp học giáo lý tôi gần như phải năn nỉ mẹ,phải cố gắng hoàn thành mọi công việc trong gia đình sớm để kịp giờ đi học và tuyệt đối là không bao giờ dám về muộn.

    Tôi dài dòng như vậy một chút để các bạn thấy con đường đến với Chúa của tôi không hề suông sẻ chút nào. Với tôi, lúc đó Chúa vẫn còn xa lạ lắm, tôi hiểu mơ hồ về Chúa qua những bài giảng cúa các thầy trên lớp. Khi bước ra khỏi lớp tôi gần như quên tất cả. Tôi suy nghĩ đơn giản “thuyền theo lái, gái theo chồng” và tôi theo Đạo gần như để làm hài lòng cha mẹ bên đó mà thôi. Tôi đã từng có ý nghĩ thử thách Chúa, xem những điều tôi mong muốn Chúa có cho tôi không? Và quả thật những điều tôi mong đã thành hiện thực và ngạc nhiên hơn nữa là cuối khóa học của lớp tân tòng năm đó, khi làm bài thu hoạch: bạn hiểu thế nào về Chúa Giêsu, bài của tôi được điểm cao nhất, được Cha sứ đọc mẫu trước Nhà thờ và toàn thể dân Chúa. Sau đó cũng vì Cha sứ yêu cầu tôi hợp tác với Nhà thờ để viết một vài bài về cảm xúc của tôi đối với mẹ Maria. Cha sứ rất hài lòng về bài viết của tôi. Dần dần kết hợp với việc theo nhà chồng đi Nhà thờ, tôi cảm thấy Chúa gần gũi hơn. Ngoài giờ tham dự Thánh lễ, tôi hay lắng nghe gia đình nhà chồng nói về Đạo, về Chúa. Và cứ từng bước, từng bước như vậy, Chúa đã đi vào tâm hồn tôi lúc nào không rõ, không phải vô tình mà là Chúa đã “cố tình” yêu tôi ngay cả khi lòng tôi chưa mến Người.

    Sau vài năm chung sống, gia đình nhỏ bé của chúng tôi tan vỡ vì không hiểu nhau, vì phản bội lại lời hứa đã nói trước Chúa ngày nào. Tôi dọn về sống tại nhà cha mẹ đẻ. Tôi đau khổ, khóc lóc, tiều tụy vì suy nghĩ, vì đau đớn và tôi bỗng quên cả Chúa. Tôi muốn trốn tránh mọi người, trốn tránh cuộc sống và thế là tôi trốn tránh luôn cả Chúa. Tôi không còn đi nhà thờ như trước, không còn chạy đến Chúa, đến Mẹ Maria mà cầu nguyện sốt sắng nữa. Dường như tôi đã mất niềm tin vào tất cả. Có lúc tôi hỏi Chúa rằng: tại sao Chúa không thương con, tại sao Chúa lại để con khổ như vậy? Chẳng có ai trả lời tôi cả, tôi lại càng thất vọng nhiều hơn. Tôi cảm thấy mình cô đơn hơn bao giờ hết. Rồi một ngày tôi quyết định sẽ đi thật xa thành phố tôi đang sống để quên đi tất cả và tôi sẽ làm lại từ đầu. Cách ngày tôi lên đường khoảng nửa tháng, một đêm tôi nằm mơ thấy một giấc mơ lạ. Trong giấc mơ tôi đứng trên một đỉnh đồi vắng trong đêm tối. Thật khó để tại lại khung cảnh lúc đó như thế nào nhưng thật lạ là trong tâm tưởng và suy nghĩ của tôi thì dường như đó chính là ngọn đồi mà Chúa đã tử nạn năm nào. Tôi đứng đó một mình trong đêm vắng nhưng tôi không hề run sợ. Từ phía trời xa thấp thoáng một đám mây sáng, đám mây đó thấp dần, thấp dần xuống và trên đám mây đó là Mẹ Maria. Mẹ rất đẹp và thật giống với bức tượng Mẹ mà tôi vẫn tôn kính tại nhà tôi khi trước. Xung quanh Mẹ là ánh sáng chan hòa, sáng lắm. Nhưng lạ thay là ánh sáng đó dịu dàng, không hề làm tôi chói mắt. Mẹ ở cách tôi một đoạn khá xa nhưng tôi thì nhìn rõ Mẹ. Mẹ không nói gì chỉ nhìn tôi trìu mền, hiền từ. Còn tôi thì ngạc nhiên đến mức không thể nói gì chỉ biết thốt lên: Mẹ Maria. Được vài phút Mẹ cùng đám mây dần bay lên cao và mất hút vào bầu trời đen thăm thẳm, lặng lẽ và nhẹ nhàng như khi Mẹ đến vậy. Tỉnh giấc tôi nhận ra đó là một giấc mơ lạ nhưng rồi lo chuẩn bị cho chuyến đi, tôi cũng quên luôn.

    Sau đó không lâu, tôi chuyển đến sống tại Sàigòn với chị gái. Chồng chị cũng là người Đạo gốc và chị cũng theo chồng như tôi. Vậy là sáng chủ nhật nào cũng vậy, tôi theo anh chị đến nhà thờ và như có một động lực nào tôi không rõ nhưng tôi không bỏ qua bất cứ một buổi Thành lễ nào vào chủ nhật dù bận rộn và mệt mỏi đến đâu. Vậy là dần đần tôi đã trở lại Đạo và cái động lực mà tôi không rõ đó chính là lời mời gọi của Mẹ, của Chúa. Mẹ và Chúa đã dang tay ra khi tôi vấp ngã, khi tôi tưởng chừng mình cô đơn, không người nâng đỡ, khi tôi sẵn sàng quên Chúa, quên Mẹ, chạy trốn bạn bè, người thân. Vậy là khi tôi tưởng Chúa và Mẹ đã bỏ rơi tôi, thì chính Người lại ở trong tôi, ban cho tôi nghị lực sống. Không những Người không trách phạt tôi vì tội bỏ quên Người mà Người còn ban cho tôi, rất nhiều, rất nhiều nữa là khác. Cuộc sống của tôi từ đó thay đổi, tôi xin được việc làm, tôi kiếm được tiền để lo cho cuộc sống mà không phải phụ thuộc vào người thân nữa. Tôi thầm cảm ơn Chúa và cảm ơn Mẹ. Lúc này niềm tin của tôi đã vững vàng hơn nhưng từ trong sâu thẳm tôi vẫn chưa dám phó thác hết mọi điều cho Chúa.

    Nhiều lúc tôi vẫn hoài nghi. Và cuộc sống của tôi thực sự thay đổi khi tôi nhặt được tấm hình “Lòng Thương Xót Chúa” trong một lần dọn nhà. Hai chị em tôi đi mua khung lồng tấm hình đó lại, mang cho Cha sứ làm phép và mang về nhà thờ. Đó cũng là lúc anh rể tôi mất đi vì một căn bệnh hiểm nghèo. Nghe mọi người nói, hầu như ngày nào tôi cũng lần chuỗi Lòng Thương Xót Chúa để xin Chúa mang linh hồn anh về bên Chúa. Và tôi cũng không ngờ tôi đã làm việc đó cho cả chính tôi. Tôi năng cầu nguyện hơn cho tôi, cho người thân và tất cả những ai là con cái Chúa. Tôi cũng xin Chúa thanh tẩy tâm hồn tôi, đừng để tôi phạm nghĩa cùng Chúa nữa. Tôi nhớ có một lần đến nhà thờ dự Thánh lễ xong, tâm hồn tôi trĩu nặng, tôi thèm được xưng tội và thật may mắn cho tôi hôm ấy có Cha ngồi tòa. Tôi bước đến xưng hết những tội lỗi tôi đã phạm trước kia và trong cả một thời gian dài xa vắng Chúa. Vừa xưng tội tôi vừa khóc, khóc như một đứa trẻ cho đến khi đứng trước Chúa đọc kinh sám hối tội lỗi tôi vẫn không kìm nén được những cảm xúc trong lòng mình. Nhìn lên tượng Chúa chịu nạn, tôi thấy tội lỗi mình lớn quá và lúc đó tôi đã cầu nguyện rằng: “Lạy Chúa, xin cho con vững lòng cùng Chúa luôn mãi và nếu như sau này vì một lí do nào đó con lại quên Chúa lần nữa thì xin Chúa hãy cất con về bên Người. Vì cuộc sống thì nhiều cám dỗ, thân phận con mỏng dòn, yếu đuối nhưng con không muốn làm đứa con bội nghĩa lần thứ hai”.
    Các bạn ạ, có lẽ Chúa đã nghe lời tôi – lời của một đứa con hoang đàng nay biết tìm về nguồn cội. Từ đó đức tin của tôi vững vàng hơn, dù có bất cứ điều gì tôi cũng chạy đến Chúa, phó thác trong tình thương của Đức Mẹ. Và một điều đặc biệt là mỗi lần đi Nhà thờ, nghe Cha giảng và nhìn lên tượng Chúa chịu nạn tôi lại thấy xúc động nghẹn lời. Lần nào cũng vậy ra về là nước mắt tôi rưng rưng. Tôi khóc vì điều gì vậy? Vì tội lỗi tôi quá lớn, mà Chúa thì yêu thương tôi quá nhiều.

    Cuộc sống của tôi cứ thế trôi qua trong đức tin mà tôi đã tìm lại được. Đến cuối năm 2008, tôi phát hiện ra mình có hai khối u nhỏ ở ngực. Thực ra căn bệnh này tôi đã mắc phải từ ngày tôi chưa lập gia đình nhưng tôi đã từng phẫu thuật 3 lần và kết quả rất khả quan vì đây là khối u lành tính. Tuy nhiên tôi biết mình không thể chủ quan, tôi quyết định đi khám. Bác sĩ cho tôi siêu âm màu và kết quả vẫn như 3 lần trước. Bác sĩ khuyên tôi nên uống thuốc cho giảm bớt, nếu sau 1 tháng mà không đỡ thì sẽ phẫu thuật. Tôi trở về, lòng có một chút nặng nề nhưng tôi nhớ rằng tôi còn có Chúa, có Mẹ và tôi cầu xin. Đúng hẹn, một tháng sau tôi quay lại, vẫn vị bác sĩ đó (một bác sĩ nổi tiếng ở bệnh viện Chợ Rẫy) siêu âm và nói rằng: bệnh tôi không hề đỡ, nên về nhà chuẩn bị một ngày gần nhất lên bệnh viện thực hiện ca phẫu thuật này. Vậy là tôi về nhà chuẩn bị tinh thần và tiền bạc cho ca tiểu phẫu này nhưng tâm trạng thì bình thản lạ. Thời gian để tôi chuẩn bị không lâu lắm, chỉ khoảng hơn 1 tuần. Ngày tôi lên bệnh viện để thực hiện ca phẫu thuật, bác sĩ dắt tôi đi siêu âm lại lần nữa. Thật là kì lạ kết quả báo rằng ngực tôi không hề có khối u nào hết, đó chỉ là viêm ngực bình thường, uống thuốc sẽ hết. Tôi cẩn thận hơn, đi chụp X-quang thêm 1 lần nữa và kết quả cũng giống như kết quả siêu âm ở bệnh viện. Tôi thật không tin vào những gì đã nghe được. Nhưng sau đó tôi hiểu rằng, Chúa đã nghe lời tôi cầu nguyện với Ngài và chính Ngài chứ không ai khác đã chữa lành căn bệnh đó cho tôi.

    Sau đó tôi tiếp tục đi làm, lòng không còn vương vấn đến căn bệnh đó nữa. Song một lần nữa tôi thấy buồn vì tôi đột nhiên bị mất việc mà lí do lại không phải do tôi gây nên. Buồn bã song tôi vẫn không quên chạy đến với Mẹ với Chúa. Một thời gian dài tôi đi kiếm việc làm mà không được, đâu đâu cũng từ chối tôi. Rồi một ngày có người quen nói rằng sẽ xin cho tôi vào làm việc trong Thành đoàn, lương không cao lắm nhưng tôi sẽ được vào biên chế, đảm bảo cho tôi có được những chế độ sau này nhưng với một điều kiện tôi vào vào Đảng. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc tôi phải quên đi Chúa đã từng hiện hữu trong cuộc sống của tôi, tôi phải bỏ Ngài. Tôi chưa kịp vui vì tìm được việc mới thì đã buồn vì sự lựa chọn đó. Điều đó đã làm tôi buồn bã không ít, song vì mọi người khuyên bảo, lại cũng vì cuộc sống mưu sinh tôi đã nghĩ: có lẽ tôi sẽ đi làm, tôi sẽ khai trong lí lịch là không có Đạo song tôi vẫn âm thầm theo Chúa thì cũng chẳng sao. Song những lúc một mình, suy nghĩ lại cả một chặng đường tôi theo Chúa, suy nghĩ về những lỗi lầm của mình và tình yêu của Chúa tôi không muốn bỏ Ngài. Tôi chạy
    đến Chúa cầu xin: “Lạy Chúa, con bối rối quá nhưng con thực sự không muốn bỏ Ngài, xin Chúa hãy chỉ cho con biết con đường con phải đi để không phải lỗi nghĩa với Chúa. Xin Chúa ban cho con một công việc tốt đẹp nhưng không phải theo ý con mà theo ý Chúa. Thánh Giá Chúa trao, con nguyện vác hết cuộc đời này chỉ xin Chúa đừng bỏ con. Con xin phó thác tất cả mọi sự trong con nơi Ngài”. Và tôi không ngừng đọc kinh Sáng Soi. Kỳ lạ thay, lòng tôi không còn nặng nề, lo âu như trước. Ngày hôm sau, người quen đó báo với tôi rằng công việc định xin cho tôi không thành công. Trái với tâm lý của một người bị chối từ công việc, tôi cảm thấy nhẹ nhàng, như trút đi được một gánh nặng và trong lòng mừng thầm vì tôi không phải lựa chọn nữa, tôi có thể công khai đến với Chúa mà chẳng ngại điều gì. Và cũng từ đó trong tôi luôn có một niềm tin to lớn rằng Chúa sẽ ban cho tôi một công việc tốt đẹp, tốt đẹp hơn những công việc tôi đã trải qua.  Và giờ đây, công việc đó tôi đang nắm trong tay. Tôi chẳng biết nói làm sao hết nỗi vui mừng của tôi và chắc chắn điều đầu tiền tôi sẽ làm là cảm tạ Thiên Chúa, cảm tạ Mẹ Maria đã cầu bầu giúp tôi.

    Câu chuyện của tôi hơi dài vì với tôi đó là cả 1 chặng đường nhiều cam go, thử thách để tôi có Chúa, đánh mất Người rồi lại tìm thấy Người.Giờ đây tôi vẫn không quên cầu nguyện mỗi ngày, làm sao để mình sống tốt hơn, đẹp hơn và biết yêu Chúa, yêu tha nhân như chính Chúa yêu tôi vậy. Cầu xin Chúa hãy dẫn dắt con bước đi con đường còn lại trong đức tin, đức cậy, đức mến. Và cho con luôn là một chứng nhân tình yêu của Chúa giữa cuộc sống đời thường. Xin cho những ai lạc lối như tôi sẽ sớm tìm về với Chúa, và những ai còn chưa biết Ngài cũng sẽ sớm tìm thấy Ngài trong cuộc sống. Tạ ơn Chúa, Tạ ơn Mẹ. Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần. Amen.

    Têrêsa Hài Đồng Giêsu Thu Hương

    Trở Về Cùng Thiên Chúa Quan Phòng

    Trở Về Cùng Thiên Chúa Quan Phòng

    15/10/2011                                  Phêrô Trang Như Thành

                                                                                   nguồn: thanhlinh.net 

    Câu chuyện sau đây tôi kể hoàn toàn có thật. Tôi hy vọng rằng nó sẽ giúp cho “những người con hoang đàng “sẽ trở về cùng Thiên Chúa là Cha yêu thương”. Tôi sinh ra và lớn lên trong một gia đình Công Giáo, thật ra đây là đạo của gia đình bên nội, còn má tôi theo đạo Phật. Tôi thì luôn luôn gần gũi với mẹ tôi hơn, nên từ nhỏ tôi luôn luôn đi chùa cùng mẹ, tôi cảm thấy rằng Chúa là giả giối còn Phật mới có thiệt, vì vậy mà mỗi khi bị cha bắt đi nhà thờ là tôi luôn luôn chống cự, còn nếu có đi thì cũng coi như là đi chơi mà thôi.Tôi luôn luôn chán ghét Chúa thậm chí có lúc nhìn lên bàn thờ nhà tôi mà chửi rủa Chúa.

    Tôi nhớ có một lần Giáng sinh tôi đã dùng lửa đốt tượng Chúa Hài Đồng đến cháy đen rồi còn quăng cả tượng Chúa xuống đất nữa chứ. Nhớ lại việc làm đó của tôi không biết lúc đó Chúa Hài Đồng có giận tôi hay không, nhưng chắc là ngài không giận tôi đâu vì ngài nhân từ lắm mà. Tôi nhớ tôi bất trung với Chúa cho đến khi tôi đã lãnh nhận Bí Tích Thánh Thể luôn. Nhưng các bạn biết không trong thời gian đó mỗi khi tôi bị bắt nạt tôi không biết kêu xin với ai, mỗi khi có khó khăn cũng không biết cầu xin với ai cho linh nghiệm, bởi vì dù tôi có xin Phật thì cũng không có hiệu quả nào. Rồi một lần, vào năm học lớp 6, tôi đã gian lận trong khi thi vẽ (tôi đã vẽ trước ở nhà). Tôi bị các bạn của tôi phát hiện và mách với thầy giáo. Lúc đó tôi sợ lắm vì lo thầy sẽ hạ đạo đức của tôi, trong thời gian đó, tôi thử cầu xin với Chúa chí nhân, và kết quả là Chúa đã nhậm lời tôi kêu khấn. Ngài đã giúp tôi không bị thầy giáo hạ đạo đức mà còn được đứng thứ 3 của lớp nữa đó. Tuy không bị hạ đạo đức nhưng khi tới ngày tổng kết, thầy giáo chủ nhiệm đã nói với tôi “Lần này thầy tha cho em nhưng em phải nhớ là không được làm như vậy nữa!” Bây giờ nghĩ lại tôi biết đó chính là lời nói của Chúa Thánh Thần khuyên tôi đấy.

    Trải qua sự việc đó, tôi đã bằt đầu tin vào Chúa chút xíu rồi. Tôi bắt đầu mua một cây Thánh Giá về mà đọc vài kinh vào buổi tối. Chúa từ nhân khôn khéo lắm. Ngài đã nuôi dưỡng đức tin của tôi từng chút từng chút một, một cách âm thầm nhưng thật hiệu quả. Nhưng đức tin của tôi lúc đó còn yếu lắm, tôi dễ bị ma quỷ xâm hại, nó đã dùng mọi cách để tôi khước từ Chúa. Nó làm cho tôi suy nghĩ sai lệch về Chúa, tôi không có ai để giảng giải về Chúa cho tôi, nhưng thật là may mắn Chúa đã cho tôi đến với ngài bằng nhiều cách như Chúa đã cho tôi hiểu biết về Chúa qua các Trang web như: www.dongcong.net  www.thanhlinh.net, nên từ đó tôi đã hiểu biết về Chúa nhiều hơn và ngày càng yêu Chúa gấp bội. Chúa đã cho tôi gặp nhiều thử thách bởi má tôi, má tôi biết tôi tin Chúa nên đã đánh đập tôi, chửi tôi là đồ đạo đức giả, má tôi chửi bới Chúa và Mẹ Maria. Những lúc đó tôi đã khóc thật nhiều và xin Chúa soi sáng cho má của tôi, nhưng với tâm hồn chai đá, má tôi đã không đón nhận Ngài cho tới bây giờ. Tôi không nản chí đâu vì tôi cũng đã trải qua biết bao năm mới có thề trở về với Chúa mà. Những điều trên đây tôi kể hoàn toàn là sự thật, tôi đã từng là người con hoang đàng nhưng nhờ Chúa mà tôi đã trở nên người con của Chúa. Thật diệu kì phải không các bạn!

    Phêrô Trang Như Thành – Việt Nam

    Phép lạ Thánh Thể Hay Chúa cũng vào tù để ở với chúng tôi

    Phép lạ Thánh Thể
    Hay Chúa cũng vào tù để ở với chúng tôi

                                                                                                    Vũ Huy Thiện

                                                                                                          nguồn: thanhlinh.net

    Thánh Tư Ðen năm ấy (1975) đưa đến sự sụp đổ hoàn toàn chế độ Việt Nam Cộng Hòa. Nó đã đẩy chúng tôi vào trại giam mà họ mệnh danh “Trại cải Tạo”. Cái tên nghe thấy hấp dẫn, mà thực chất lại là những trại tù khổ sai không hơn không kém, để giam giữ những người thuộc chế độ VIỆT NAM CỘNG HÒA, đặc biệt là các Sĩ quan trong quân đội VNCH, trong đó có tôi, một sĩ quan thuộc binh chủng Pháo Binh Sư Ðoàn 18 Bộ Binh.

    Sau khi đưa gia đình về miền quê nội, tại Cái Sắn Rạch Giá, bị đưa vào Khám lớn Rạch Giá ngay đầu tháng 5 năm 1975…

    Sau những ngỡ ngàng và bàng hoàng vì mọi sự đã đổi thay gần như trái ngược hẳn…ăn uống thiếu thốn, chỗ ở chật chội và bẩn thỉu, những đêm dầu tiên không kiếm được chỗ nằm, tôi phải trải tấm chiếu nhỏ ngoài sân để ngủ (khám Lớn Rạch Giá là thế đấy…những ai đã từng vào đây năm 75 chắc hẳn phải nếm mùi ngủ ngoài sân…).

    Vừa nằm xuống, tôi đã thiếp đi lúc nào không rõ, mãi tới gần sáng giật mình thức giấc, thân xác mệt nhừ, mà tai thì chỉ thấy những tiếng thở dài não nuột, những tiếng sột soạt lăn qua lăn lại vì ngủ không được của các bạn đồng cảnh ngộ, lòng tôi quặn đau, đau vì nước mất nhà tan, vợ con nheo nhóc, còn bản thân thì lao tù khổ aỉ! Sự tủi nhục như càng chồng chất bội phần vì đám cán bộ được chỉ định công tác “cải tạo” các cựu quân nhân Cộng Hòa, đã quá ngu dốt và thất học, hầu hết nhưng tên cán bộ CS chỉ có một trình độ kiến thức thấp kém ngoài sự tưởng tượng của những người đang bị chúng “lên lớp.”

    Thế rồi tôi được chuyển xuống Cần Thơ mấy tháng sau đó và năm 76 ra Bắc.

    Trên đường ra Miền Bắc Xã Hội chủ Nghĩa họ nhốt chúng tôi chật cứng trên chiếc tàu chở hàng hóa hay súc vật…Ðây là một chuyến hải trình mà trên đời có lẽ chưa ai có thể tưởng tượng được!! (Cái cảnh lao tù này đã có nhiều người cùng cảnh ngộ mô tả khá chính xác, thiết nghĩ ở đây chúng tôi không dám nói thêm…)

    Quen dần với cuộc sống thiếu thốn về thể chất, về tinh thần tuy bớt nhớ nhà, nhưng lúc này hình như mọi người đều quay về với Ðấng Thiêng Liêng, vì thế đôi lúc chúng tôi không còn cảm thấy sợ hãi nữa, và đã tổ chức những phong trào quyên góp quà cáp… để tặng quà Giáng Sinh cho những tù nhân nghèo khổ nhất – những người không có thăm nuôi của gia đình, không phân biệt tôn giáo. Chính những hoạt động này mà Anh Nguyễn Lý Tưởng hiện là Chủ bút Báo Hiệp Nhất, đã từng bị “còng” (biệt giam) nhiều ngày… Hơn nữa, chúng tôi thường xuyên dậy Giáo Lý cho những người muốn tìm hiểu.

    Do đó nhiều buổi lễ rửa tội đã được diễn ra ngay trong trại tù cộng sản, từ cấp Tướng, cấp Tá, cũng như những người thuộc tầng lớp hành chánh và chính trị, có nghĩa là nhiều người đã tìm thấy Chúa, thuộc đủ mọi tầng lớp,… Thầy Sáu vĩnh viễn Vũ thành An cũng nằm trong trường hợp này do chính cụ Trần Khắc Khoan đổ nước rửa tội … nói đến đây chúng tôi xin được chúc mừng Thầy đã mạnh tiến và xin Chúa luôn gìn giữ Thầy hồn an xác mạnh để mạnh tiến hơn nữa hầu phục vụ Chúa và Giáo Hội.

    Sau nhiều năm “đói” – không có Linh Mục trong trại nên không hề có Mình Thánh Chúa – hầu như mọi người đều cùng một ao ước được rước Thánh Thể, thế là một ý nghĩ thoáng hiện trong tâm trí tôi : “Mình phải xin gia đình gửi Mình thánh Chúa trong kỳ thăm nuôi sắp tới”.

    Hôm ấy, một ngày đẹp trời, tên cán bộ gọi tên tôi và báo có người thăm nuôi!! Tôi cầu xin: “Lạy Chúa, chớ gì vợ con đem được Chính Mình Chúa cho chúng con!!”

    Vừa thấy vợ tôi trong căn phòng khách của trại tù, nhiều năm chưa được gặp, giờ đây trông nàng già đi vì vất vả, thay chồng nuôi con, lại phải nuôi cả chồng nữa, như hôm nay đây. Lòng trí tôi thổn thức như bay bổng trên mây…đây rồi, vợ tôi, người mà tôi hằng nhớ thương đây rồi… tôi ngây người trong ít phút không nói ra được lời nào… Nhất là khi được cho biết có đem theo Mình Thánh Chúa đựng trong một hộp sữa Guigoz đầy, nên tôi quá mừng mà chẳng còn thiết đến những thức ăn vợ tôi mang theo; vì thế vợ tôi hơi ngạc nhiên khi thấy thái độ của tôi khác hẳn với những người thăm bên cạnh mà nàng thấy trước mắt, họ ăn lấy ăn để mà chẳng màng gì tới vợ con vì đã thèm khát lâu ngày.

    Hết thời gian thăm nuôi, phải trở vào trại giam. Quá băn khoăn và hồi hộp khi nghĩ đến những tên công an sẽ xét, họ xét thật kỹ, làm sao dấu được hộp đựng Mình Thánh Chúa bây giờ đây!!!

    Tôi chỉ còn biết thầm thĩ cầu xin: “Lạy Chúa, con bất lực không bảo vệ Chúa được! Vậy xin Chúa tự bảo vệ lấy Mình Chúa”. Như có một sức mạnh, tôi không cảm thấy lo lắng nhưng mạnh dạn đi vào phòng khám xét.

    Khi lấy đồ ra để bị khám xét, tôi đặt tất cả mọi thứ dưới nền nhà, nhưng riêng hộp đựng Mình Thánh Chúa tôi mạnh dạn đặt ngay trên bàn trước mặt tên cán bộ công an. Cho tới bây giờ, tôi vẫn không hiểu tại sao tôi lại bình tĩnh thế!!

    Tên công an lục lọi khám xét đủ mọi thứ, ngay cả tube kem đánh răng chúng cũng thọc que vào ngoáy để đảm bảo không có gì trong đó, người tôi chúng sờ soạng nắn bóp đủ nơi từ vạt áo cho tới mọi nơi. Thế nhưng hộp đựng Mình Thánh Chúa thì hình như chúng không hề thấy nên không đụng chạm tới.

    Một tên nói: “xong rồi, anh đi vào”.

    “Lạy Chúa! Con cám ơn Chúa đã che mắt những tên công an này”.

    Lòng tôi hân hoan vì Chúa đã làm phép lạ tỏ tường để tự bảo vệ Mình khỏi bị hai tên công an cộng sản hành hạ Chúa, nếu chúng thấy.

    Chỉ mừng trong ít phút, tôi lại băn khoăn, làm thế nào tránh khỏi bọn chúng khi mà hàng tháng chúng đi khám xét nơi ngủ của từng người tù, trong khi chúng tôi đi lao động bên ngoài trại. Nghĩ thế, tôi lo lắng, nhưng chỉ còn biết phó mặc Chúa, tôi thầm cầu xin rằng: “Ðây chính là Thân Mình Chúa, chúng con cần có Chúa, nhưng xin Chúa tự lo lấy Thân Chúa chứ con biết làm sao bây giờ”.

    Chiều hôm đó, tôi lấy một miếng ván mỗi bề gần hai tấc làm bệ, một bề tựa cột nhà còn bề kia tựa vào tường, tôi dùng hai cái khăn mặt nhỏ che hai bên còn lại. thế là tôi có một “nhà tạm” dã chiến cho Chúa rồi đó! Với Hòm chầu tạm này Chúa đã ở với chúng tôi khá lâu… Từ đó về sau tôi thường thầm cầu nguyện: ”Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, vì ước ao có Chúa ở cùng, mà chúng con đã đem Chúa vào để ở tù chung với chúng con! Xin Chúa tha thứ cho chúng con!!”

    Kính thưa qúy vị và các bạn, quả đây lại là một phép lạ nữa! phép lạ này kéo dài khá lâu, nghĩa là từ đó cho tới khi chuyển trai và đến khi hết Minh Thánh thì chúng tôi được tha về…

    Vâng, tôi tin thực sự là phép lạ, vì như chúng tôi trình bày ở trên, tôi không hề cất dấu chỗ nào kín đáo, mà để ngay nơi đầu giường cạnh cây cột nhà, thế mà nhiều lần xét nhà, xét phòng nhưng họ vẫn không bao giờ đụng chạm tới Chúa được…

    Hơn nữa từ khi có Mình Thánh Chúa, mỗi Chúa Nhật, vào khoảng tám giờ tối, tất cả các anh em công Giáo trong buồng đều tụ tập lại, ngồi quây quần chung quanh hộp đựng Mình Thánh Chúa để cùng nhau dâng lễ và rước Mình Thánh Chúa. (Những ai đã từng sống tại Trại Hà Tây thuộc Đội Rau xanh và Đội Gạch thì đã chứng kiến những buổi lễ này.) Chắc Qúy vị cũng biết rằng trong trại tù cộng sản vấn đề ăng ten – danh từ để chỉ những chỉ điểm viên, chỉ điểm cho bọn cai tù, chỉ điểm cho bọn cai tù, họ báo cáo mọi hành vi của các tù nhân đi bán rẻ lương tâm, cam thân phận làm “ăng ten,” – nó nhiều như rươi ấy. Làm gì mà chẳng báo cáo cho tụi cai tù cơ chứ! Hoặc giả chúng tôi chỉ thực hiện một lần, hay một tháng thì không nói, đàng này cứ mỗi tuần và kéo dài cả hàng năm tụi công an vẫn chưa hề bao giờ đả động tới vấn đề này. Nói rằng chúng không biết lại càng vô lý, vì Mình Thánh của chúng tôi hình dáng vẫn y như Minh Thánh trong các nhà thờ (không ngụy trang). Trường hợp điển hình chứng tỏ chúng biết rất rõ thế nào là Mình Thánh Chúa, anh bạn chúng tôi, trước đó có đem theo một miếng nhỏ Mình Thánh và anh bọc trong miếng vải có giây để đeo nơi ngực, tụi công an nó khám được và anh đã bị còng nơi nhà kỷ luật, đó là trường hợp anh Đỗ Tiến Đức, hiện ở Houston Texas. Ðược chứng kiến phép lạ, nhưng tôi vẫn ôm ấp cho riêng mình hơn hai chục năm nay, tuy có vài lần thổ lộ với những người thân. Do đó, tôi thường thấy nỗi băn khoăn, bứt rứt trong lòng vì tôi đã không loan truyền để Vinh Danh Chúa Giêsu Thánh Thể. Nên hôm nay tôi nguyện xin Chúa rằng: “Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, chúng con đã đưa Chùa vào tù ở chung với chúng con! Và trong thời gian đó Chúa đã phải tự bảo vệ cho chính Thánh Thể Chúa…Vậy giờ này con viết ra để mọi người cùng tôn vinh Thánh Thể Chúa và thấy rằng Chúa sẵn sàng làm phép lạ cho kẻ Tin và xin Người.

    Hồi ký của người tù tên Vũ Huy Thiện

    Giáo Sư Nguyễn Khắc Dương.

    Giáo Sư Nguyễn Khắc Dương.  

    Nguyên là Giáo sư viện Đại Học Đà Lạt năm 1965-1976. Sinh ngày 24-9-1925 tại Vinh, nguyên quán Thịnh Xá, Hương Sơn, Hà Tỉnh.

    Là bào đệ của Bác sĩ Nguyễn Khắc Viện một đảng viên nồng cốt của đảng Cộng sản Việt nam, thân phụ là Nguyễn khắc Niêm, nguyên Án Sát tỉnh Nghệ an vào năm 1930, về hưu  năm 1943 với phẩm hàm Hiệp Biện Thượng Thư. 

    Năm 1938 đậu tiểu học, theo học chương trình Pháp tại trường Thiên Hựu, trường tư thục có giá trị nhất thời đó. Tác giả viết: “Cái quyết định của mẹ tôi là do sự xếp đặt của Thiên Chúa, có vậy mới biết đến Chúa Giêsu, mới là tín hữu của Ngài”. 

    Sau tú tài II tác giả từ giả Huế về quê với tâm niệm mình là một Phật tử với ý nguyện sẽ xuất gia khi gặp dịp thuận tiện. Trên đuờng về quê tác giả ghé thăm anh Vương đình Lương, lúc ấy làm Hiệu trưởng trường tư thục Đậu Quang Lĩnh. Anh Lương mời cộng tác. “Thế là tôi lại trở về với môi trường tư thục Công giáo. Được trở về sống trong cái khí quyển mà tôi hấp thụ sáu năm tại trường Thiên Hựu Huế. Tôi như một cây héo rũ bỗng được hồi sinh. Ngoài các sinh hoạt chức nghiệp, tôi thường liên lạc với các linh mục, các đại chủng sinh giúp nhà xứ Nghĩa Yên. Dần dần tôi mới khám phá ra rằng chỉ có môi trường Công giáo mới hợp với con người tôi”. 

    Vào năm 1948 tác giả quyết định gia nhập đại gia đình Công giáo. “Trong tâm tư thì như vậy, nhưng đi đến thực hiện quả là còn cách núi ngăn sông. Trước hết là những khó khăn trong tâm tư của chính mình nhất là cảm tưởng phải xa lìa tất cả, xa lìa gia đình, bạn bè, hàng xóm rồi cả mấy mươi năm truyền thống văn hóa.” Trở ngại khách quan khác lớn lao hơn nhiều:  “Đối với nhà nho cỡ lớn ở đất Nghệ Tỉnh có đứa con theo đạo là sự sĩ nhục… thằng con trai  đã bỏ truyền thống của cha ông để đi theo “Tây Dương Tả Đạo” nhất là tôi là con là cháu được khen là hiếu thuận.”   

    Vào dịp Lễ Giáng Sinh năm 1948, tôi đến Đức Thọ  thăm gia đình anh Vương Đình Lương. Ngày hôm sau được Linh mục Vương Đình Ái mời dự bửa cơm mừng lễ với các giáo viên dạy trường Đậu Quang Lĩnh. Sau bữa cơm tôi thưa với Cha Ái về ý muốn lảnh nhận bí tích rửa tội.  

    Và ngày Rửa tội là ngày 9 tháng 1 năm 1949, Linh mục rửa tội là Linh mục Nguyễn ngọc Bang  cha xứ Nghĩa Yên. Cha đỡ đầu là Linh Mục Vương đình Ái. 

    Nguyễn Khắc Dương vào dòng Phanxicô sống đời dự tu đầu tiên khóa 1949-1950. Tháng 04 năm 1954 rời khỏi nhà dòng vì bị động viên vào trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức. Trong thời gian này thân phụ bị đấu tố, kết án 20 năm tù và đi cải tạo vài hôm thì từ trần.  

    Sau hơn hai năm quân vụ, tháng 10 năm 1956 được tu viện Phanxicô cho sang Pháp học thần học tại Paris (1956-1957). Ra khỏi dòng, học Sarbonne 1957-1960, tốt nghiệp Cử nhân Triết học. Thử tu tại dòng Biển Đức ở Pháp, Bỉ, Thụy Sĩ (1961-1963) nhưng không thành vì lý do sức khỏe. Từ năm 1963 đến 1965 dạy học ở nhiều trường trung học Công giáo ở Paris. 

     Cuối năm 1965 Nguyễn Khắc Dương trở về Miền Nam Việt nam. Năm 1966 Linh Mục Nguyễn văn Lập Viện trưởng Viện Đại Học Đà Lạt mời ông lên dạy triết tại đó. 

    Khi cộng sản tiếp thu Viện Đại học Đà lạt ông cũng bị đi học tập cải tạo 16 tháng. 

    Năm 1975 đến 1986 đổi cư trú trên 10 lần, không nhà, không cửa, không tài sản, không vị trí gì cả trong Giáo hội cũng như trong gia đình và ngoài xã hội.  

    Phùng văn Phụng

    trích sách “Tâm Tình gởi lại”

    nguồn: conggiaovietnam.net

    Giáo sư Nguyễn Khắc Dương

    của Đỗ Tân Hưng

     

    LINH MỤC THIÊN PHONG BỬU DƯỠNG (1907-1987)

    LINH MỤC THIÊN PHONG BỬU DƯỠNG (1907-1987)

     

                                                                            Tác giả Đỗ Tân Hưng

                                                                               nguồn: DungLac.org

    http://translate.google.com/translate?hl=en&sl=vi&tl=en&u=http%3A%2F%2Fkeditim.net

    Thuở nhỏ, tôi ở gần cầu Bến Ngự, bên kênh đào Phú Cam. Đối diện bên kia sông là nhà cụ Ưng Trình, thân sinh của linh mục Bửu Dưỡng. Tuy nhiên, tôi chưa lần nào được diện kiến cha Bửu Dưỡng vì vào thời điểm đó, cha ở Đà Lạt.
    Người em út cùng cha khác mẹ của linh mục Bửu Dưỡng là Bửu Tôn, học chung với tôi lớp “septième” ở Trường Providence Huế, do các linh mục Thừa Sai Paris đảm trách. Xét về tuổi tác, Bửu Tôn rất cách xa cha Bửu Dưỡng vì hồi đó, Bửu Tôn chỉ trên mười tuổi, nhưng cha Bửu Dưỡng đã ngoại tứ tuần. Bửu Tôn không theo đạo Công giáo.
    Tôi còn nhớ hồi đó, một bạn học của tôi đã hỏi Bửu Tôn: «Tại sao cha Bửu Dưỡng có đạo, còn mầy thì không». Bửu Tôn chỉ cười và nói: «Cũng không biết nữa». Sự « không biết» đó – hay nói theo ngôn ngữ nhà Phật là sự «vô minh» – đã đưa đẩy Bửu Tôn đi vào một ngã rẽ cuộc đời mang nhiều hệ lụy với cơn «biển động » ở miền Trung sau nầy. Kể từ năm 1963 trở đi, Bửu Tôn là một bộ mặt năng động trong phong trào đấu tranh Phật giáo của sinh viên Đại Học Huế.
    Trong quyển “Từ Ánh sáng Mặt Trời Tình Yêu” Tập II, Lê Ngọc Bích và Nữ tu Mai Thành, đã sưu tập tài liệu để viết về cuộc đời cha BỬU DƯỠNG, dưới nhan đề “Từ Ác Cảm Đến Hiến Thân”, được lược tóm như dưới đây. 

    TIẾT MỘT
    THỜI NIÊN THIẾU
    Dòng dõi hoàng tộc

    Cậu ấm Bửu Dưỡng thuộc dòng dõi hoàng gia triều Nguyễn, là cháu trực hệ đời thứ năm của vua Minh Mạng. Thân phụ là cụ Ưng Trình, đại thần Cơ Mật viện và đại thần Tôn Nhơn Phủ (1936) và Thượng Thư. Thân mẫu là cụ bà Trần Thị Như Uyển, cũng dòng dõi quan lại cấp Thượng Thư..
    Cậu Bửu Dưỡng là con trai thứ năm, sinh ngày 19/3/1907. Thiếu thời, cậu học trường Quốc Học Huế, rồi trường Cao Đẳng Hà Nội. Sau khi tốt nghiệp, cậu trở về Huế làm thông phán sở Bưu Chính cho đến lúc “duyên Trời” ấn định.
    Ác cảm với Đạo Công Giáo
    Sinh trưởng trong gia đình hoàng tộc, tôn sùng đạo Phật, linh mục Bửu Dưỡng viết trong “Cuộc hành trình của đời tôi” như sau:
    “Trước kia tôi rất ghét Kitô giáo và không muốn có một liên hệ nào dù xa dù gần với các linh mục hay người có đạo. Tôi không bao giờ đọc một cuốn sách báo nào dính dáng đến đạo Công giáo. Cái ấn tượng ghét đạo đã khiến tôi trở thành cực đoan một cách vô lý, đến độ mỗi khi nhìn thấy chữ ‘Thiên Chúa’, tôi cảm thấy khó chịu và nếu có thể, tôi sửa thành chữ ‘Trời’. Khi dạy học cho các trẻ em, tôi chống lại việc dùng chữ Thiên Chúa. Lòng ác cảm đã khiến tôi trở thành điên rồ.
    Có những thời gian tôi cảm thấy bất an trong đời sống, dường như tôi đang trải qua những cơn khủng hoảng của đời sống, cái tâm trạng nầy kéo dài trong suốt ba năm liền…Những lần tôi không giải trí với các bạn trong giờ giải trí, những đêm dài mất ngủ, những buổi chiều trống rỗng, sau khi nghe vài bản nhạc buồn…
    Tất cả những tâm trạng ấy đưa tôi đến việc tự hỏi: ‘Có phải Kitô giáo là một tôn giáo thật và tôi phải theo hay không?’ Tôi phải theo? Thật là một điều ngoài trí tưởng tượng! Không bao giờ! Dù nó đúng nó trật, nó hay…nhưng ‘ta về ta tắm ao ta, dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn’”.
    Ác cảm do thành kiến
    Nhưng dần dần thanh niên Bửu Dưỡng nhận thấy mình bất công đối với Kitô giáo và phải chăng Phật giáo có gốc Ấn Độ và Khổng Tử là người Trung Hoa, còn Chúa Giêsu đâu phải là gốc Âu châu mà là gốc Do Thái. Ác cảm của “Mệ Bửu Dưỡng” chẳng qua do thành kiến của người công tử hoàng gia của một nước bị Pháp đô hộ mà các nhà truyền giáo thời đó phần đông là người Pháp, còn rất xa lạ với phong tục và văn hóa Việt Nam.

    TIẾT HAI
    THỜI GIAN TÌM HIỂU
    Người bạn thân tên S.

    Trong bản tường thuật “Cuộc hành trình của dời tôi”, linh mục Bửu Dưỡng nhắc nhiều đến một người bạn thân tên S. trọ tại nhà mình vào năm cuối cùng bậc trung học. Hai người cùng học một lớp nhưng khác trường: cậu Bửu Dưỡng là học sinh trường Quốc Học còn anh S. thì học trường Pellerin của các thầy dòng Lasan, hiểu biết về đạo Công giáo, nhưng không phải là tín hữu Công giáo:
    “Chúng tôi nói chuyện với nhau rất hợp qua các đề tài học hành và giải trí, nhưng khi vô tình đề cập đến vấn đề đức tin, chúng tôi không tránh được việc cãi cọ, nói là cãi cọ không đúng lắm, thường tôi hay đáp trả bằng những lời lẽ khá nặng nề…Một buổi tối, chúng tôi như những thanh thiếu niên nói chuyện trong lúc nhàn rỗi…Rồi chẳng biết từ đâu, vấn đề tôn giáo xen vào, bắt nguồn từ những người coi tử vi và bói toán mà chúng tôi đã tìm gặp để nhờ xem về kết quả kỳ thi cuối năm.”
    Tôi mở đầu:
    “Mặc dù nhà Phật được quảng bá sâu rộng, nhưng Đức Phật không phải là Đấng Sáng Tạo. Chúng ta tin rằng Trời đã dựng nên và nuôi dưỡng chúng ta, nhưng chúng ta lại không thờ Trời. Chúng ta chỉ dâng lễ vật lên bàn thờ Phật và rồi sống theo ý riêng mình. Chúng ta cũng kính thờ Khổng Tử và tin tưởng vào tử vi và bói toán. Con người thật lạ lùng.”
    Anh S. phản ứng ngay:
    “Người Kitô hữu không giống vậy. Họ tin Thiên Chúa là Đấng Quan Phòng và Đấng Sáng Tạo. Họ không tin và thờ Thiên Chúa một cách vô lý như chúng ta. Giống như người Do Thái, nhưng người Do Thái vì giải thích Cựu Ước theo ý riêng của họ nên vẫn đang mong đợi Đấng Cứu Thế, trong khi người Kitô hữu tin Chúa Giêsu chính là Đấng Cứu Thế đã đến.
    “Thật ra nhiều thế kỷ trước khi Chúa Giêsu giáng sinh, các tiên tri trong thời Cựu Ước đã loan báo về thời gian và nơi chốn Ngài sẽ được sinh ra. Họ còn nói chi tiết hơn cả về đời sống khó nghèo, sự đau khổ và cái chết bi thảm của Ngài. Người Do Thái tin những lời tiên tri nầy, nhưng từ chối không tin vào con người Giêsu”.
    Những lời lẽ nầy khiến tôi suy nghĩ nhiều.
    Tiếp cận sách vở báo chí
    Ngoài anh S., cậu Bửu Dưỡng còn được biết Kitô giáo qua một số bạn bè khác và qua những cuộc tiếp cận đây đó hoặc qua sách vở báo chí…đã vô tình gợi lên nơi cậu ước muốn tìm hiểu Chúa Kitô.
    Nhân một ngày đẹp trời, sau khi đậu trung học, cậu thư sinh Bửu Dưỡng thích thú đến một tiệm sách mua hai cuốn “Le genie du Christianisme” (“Ưu tính của Kitô giáo”) của Chateaubriand và “Pensées” (“Tư Tưởng”) của Pascal. Cậu thư sinh mua không phải vì nội dung tư tưởng mà vì thích lối hành văn của hai tác giả nổi tiếng trong nền văn học Pháp.
    Mua rồi quên lãng cho đến một hôm khi chuẩn bị hành trang ra Hà Nội học Cao Đẳng, cậu Bửu Dưỡng mới mở ra đọc cuốn “Pensées” của Pascal: “Tôi chú ý vì đoạn văn có nhiều ý nghĩa. Đồng thời, cùng lúc ấy có một sức mạnh lạ thường nào đó chen vào tâm hồn tôi, thế là tôi quyết định đem hai cuốn sách đó đi theo”.
    Đọc những trang sách “Pensées” của Pascal, cậu Bửu Dưỡng không thể nào không khám phá ra chiều kích siêu việt và linh diệu của Kitô giáo…Tác phẩm nổi tiếng nầy là một tổng thể đồ sộ gồm những chủ đề cốt lõi, siêu linh, sâu sắc về tầm vóc vô biên của con người, về Thiên Chúa nhập thể, về bác ái và mầu nhiệm Thiên Chúa, mầu nhiệm Tình Yêu, về Chân Lý của trái tim, với lời bất hủ của Pascal: “Trái tim có những lý lẽ mà lý trí không biết đến”…
    Hẳn là qua những trang sách nầy, tâm hồn cậu Bửu Dưỡng đã cảm nghiệm đưọc một “sức mạnh lạ thường” thúc đầy cậu tiến xa hơn trên con đường tìm hiểu Kitô giáo….
    “Càng ngày tôi càng tin tưởng hơn vào chân lý nơi Giáo Hội Công giáo, nhưng tôi không nghĩ đến việc sẽ rửa tội. Mỗi lần ý nghĩ rửa tội xuất hiện là tôi vội xua đuổi nó ngay. Mỗi lần tôi nhìn những người Công giáo Việt Nam, tôi có cảm tưởng họ đang theo một tôn giáo ngoại bang, nó xa lạ khác thường với phong tục tập quán dân tộc nhiều quá, nó có vẻ ‘Tây’ quá”.
    Nhưng Ơn Chúa đã giúp cậu Bửu Dưỡng vượt qua những trở ngại bên ngoài đó để chạm đến cốt lõi Tình Yêu Thiên Chúa qua một cuộc gặp gỡ bất ngờ, đặc biệt là qua chứng từ của một nhà sư Phật giáo.

    TIẾT BA
    KHÚC RẼ CUỘC ĐỜI
    Lên núi Phước Sơn

    “Một ngày nọ, khi đến thăm ông nội tôi, tôi gặp một tu sĩ Phật giáo đang ở nhà ông tôi. Vị tu sĩ không ngớt lời ca ngợi những thầy tu dòng khổ hạnh truyền giáo Xitô (Cistercians) tại một ngôi nhà mới lập ở núi Phước Sơn, tỉnh Quảng Trị. Sự tìm hiểu của tôi về đời sống của họ đưa tôi đến sự khâm phục và cuối cùng dẫn tôi đến quyết định gia nhập Giáo Hội Công giáo.”
    Thượng tuần tháng 5/1928, cậu Bửu Dưỡng lên đường ra Quảng Trị, tìm lên vùng núi Phước Sơn, xin học giáo lý để nhận bí tích Rửa tội và…gia nhập dòng Xitô. Linh mục Bề Trên là Henri Denis (Cố Thuận) trực tiếp dạy giáo lý.
    Lễ Rửa tội được cử hành ngày lễ Đức Mẹ lên trời, 15/8/1928. Tân tòng Bửu Dưỡng nhận thánh danh Bonifacius, có nghĩa là “Bộ mặt đẹp”. Bề Trên Dòng chủ lễ, bên cạnh là thầy phó tế Tađêô Lê Hữu Từ – một vị giám mục tương lai. Quan khách dự lễ rất đông vì hôm đó cũng là ngày kỷ niệm 10 năm dòng Xitô được thành lập ở Phước Sơn. Trong các vị quan khách có sự hiện diện của cụ Thượng Thư Nguyễn Hữu Bài.
    Sau lễ Rửa tội, linh mục Bề Trên Dòng cử hành nghi thức mặc áo thỉnh sinh để tân tòng Bonifacius nhập dòng Xitô với tên Théophane mà chính thầy Bửu Dưỡng dịch là Thiên Phong. Đây là tên thánh của một linh mục truyền giáo người Pháp Theophane Vénard bị xử trảm ngày 2/2/1861 thời vua Minh Mạng. Thầy Bửu Dưỡng rất mộ mến vị thừa sai trẻ tuổi dũng cảm chịu tử hình vì trung thành với Thiên Chúa.
    Dòng Đa Minh chi nhánh Lyon
    Sau một năm ở tập viện Xitô Phước Sơn, tu sinh Bửu Dưỡng vì sức khỏe yếu, đau bao tử, bị chứng tê thấp, lại bị mụt nhọt ở chân, được Bề Trên cho về nhà nghỉ dưỡng bệnh tại gia đình ở Huế. Trong thời gian nầy, thầy Bửu Dưỡng có nhiều quan hệ với Dòng Chúa Cứu Thế, với ý muốn nhập dòng nầy, nhưng không thành…
    Trong khi dịch giùm cho các linh mục Dòng Chúa Cứu Thế một số bài giảng, thầy được đọc sách của Thánh Tôma Aquinô, thầy say mê triết lý và thần học của vị tiến sĩ nổi tiếng thuộc Dòng Đa Minh và có ý muốn theo chân ngài trong một dòng tu chuyên nghiên cứu và thuyết giảng đạo lý Kitô giáo.
    Linh mục Bề Trên Dòng Chúa Cứu Thế giới thiệu thầy với Dòng Đa Minh mới đến Hà Nội lập dòng và thầy được chấp nhận để thử một thời gian. Mọi sự đều êm xuôi. Thầy Bửu Dưỡng cảm thấy mình đi đúng hướng và được gởi đi du học tại Pháp ở Dòng Đa Minh chi nhánh Lyon.
    Sau một năm tập viện, ngày 26/11/1936, tu sinh Bửu Dưỡng là người Việt Nam đầu tiên của tỉnh Dòng Đa Minh Lyon được tuyên khấn dòng. Mặc dù mụt nhọt ở chân trở nên trầm trọng, thầy Bửu Dưỡng phải chịu giải phẩu cưa một chân, gắn chân giả. Bề Trên Dòng vẫn nhận phong chức linh mục cho thầy vì khả năng trí tuệ đặc biệt của thầy.
    Lễ phong chức được cử hành ngày 2/2/1940. Từ nay linh mục con dòng cháu giống của vua chúa triều Nguyễn không còn gì trăn trở băn khoăn mà thẳng đường trực chỉ dấn thân rao giảng Tin Mừng cứu độ của Chúa Giêsu cho đến trọn đời.
    Để vừa tạ ơn vừa tạ tội với vị tử đạo kiệt xuất Théophane Vénard – thánh quan thầy của mình – tân linh mục Bửu Dưỡng đã tìm về cái nôi sinh trưởng của ngài ở Saint Loup sur Thouet nước Pháp, dâng Thánh Lễ tạ ơn đất quê hương đã sinh ra thánh nhân và ngỏ lời xin lỗi cộng đoàn Công giáo nơi đây vì vua nước Việt Nam đã hành quyết một vị thánh trẻ tuổi hiến thân cho Thiên Chúa đến giọt máu cuối cùng.
    Linh mục Bửu Dưỡng tiếp tục học thần học ở Pháp và năm 1945 lấy bằng tiến sĩ thần học. Năm 1947, cha hồi hương về Việt Nam và vào tháng 2/1951, nhậm chức Bề Trên Tu Viện Đa Minh Hà Nội.

    TIẾT BỐN
    NHỮNG NĂM THÁNG PHỤC VỤ
    Hội cấp tế nạn nhân

    Đã từng mục kích những đau thương do chiến tranh thế giới thứ hai gây ra ở Âu châu, linh mục Bửu Dưỡng về Việt Nam giữa lúc khói lửa chiến tranh ác liệt. Giáo dân người Nùng, Thái, Tài, Mường từ giáo phận Lạng Sơn chạy về Hà Nội tị nạn khá đông.
    Linh mục Bửu Dưỡng tập họp những người thiện chí Công giáo cùng các tôn giáo bạn thành lập “Hội Cấp Tế Nạn Nhân Chiến Tranh” ra đời ngày 25/9/1949… Hội chỉ nhằm mục tiêu hỗ trợ cấp tốc nạn nhân chiến tranh, thăm viếng tù nhân ở các trại giam, can thiệp trả tự do và trợ cấp những gì cần thiết cho họ: giúp nhắn tin, chuyển thư từ, chuyển đồ tiếp tế của thân nhân gửi, thăm viếng, cấp thuốc cho bệnh nhân nghèo, lập khu tạm trú cho đồng bào tản cư, lập nhà cho cô nhi quả phụ…
    Những hoạt động của Hội vang dội ra nước ngoài. Hội Hồng Thập Tự Quốc Tế sang Hà Nội thăm viếng. Đức cố Giáo Hoàng Piô XII mấy lần gởi tiền giúp Hội. Năm 1951, linh mục Bửu Dưỡng sang Roma, được Đức Giáo Hoàng tiếp kiến và lắng nghe các hoạt động của Hội.
    Giáo xứ Du Sinh
    Sau hiệp định Genève, linh mục Bửu Dưỡng dẫn ba thầy trợ sĩ và ba sinh viên thỉnh tu vào Nam, tạm trú tại đường Pasteur Đà Lạt. Ngài lập một trại nhập cư mang tên là Du Sinh trên một vùng đồi diện tích rộng, gần thác Cam Ly, quy tụ những gia đình di cư ngày càng đông: 1000 người năm 1955 và 2500 người năm 1963…
    Linh mục Bửu Dưỡng giúp họ ổn định cuộc sống, rồi khởi công xây cất nhà thờ, khánh thành vào lễ Giáng Sinh 1957. Cha có nhiều sáng kiến trong việc thiết kế tháp chuông và tường thành với những hoa văn theo kiến trúc Á Đông. Tên “Du Sinh” cũng do chính ngài phiên âm Việt hóa tên Thánh “Giuse”, vừa diễn tả nguồn gốc “du hành” của những giáo hữu di tản từ Bắc vào Nam.
    Công tác mục vụ và giáo dục
    Không chỉ có nhà thờ, cha Bửu Dưỡng còn mở trường tư thục Mai Khôi, một trường dạy nữ công gia chánh, một nhà nuôi trẻ mồ côi, xây bệnh xá, đặt hệ thống dẫn nước. Tiếc thay những công trình giáo dục và xã hội trên đây không còn tồn tại. Vừa đảm trách giáo xứ, cha vừa nhận dạy học tại Đại Học Đà Lạt, Saigon, Huế.
    Ngày 27/8/1959, linh mục Bửu Dưỡng đi Roma yết kiến Đức Thánh Cha, qua Paris nghiên cứu các phương pháp giáo dục của Pháp rồi đi Mỹ tìm hiểu các dự án định cư người tị nạn chiến tranh, phát triển canh nông, các cơ sở văn hóa, xã hội để về quê hương xây dựng trại định cư mẫu mực hơn. Quả ngài là một mục tử vừa trí tuệ, vừa tận tụy lo lắng cho đoàn chiên cùng ngài “du hành” từ đất Bắc đến vùng cao nguyên Dalat.
    Năm 1964, ngài được chuyển về xứ đạo An Hòa (Đức Trọng) thay cho linh mục Henri Nerdeux đổi về Cần Thơ. Linh mục Bửu Dưỡng vừa là chánh xứ An Hòa, vừa dạy triết ở trường trung học Adran của các sư huynh Lasan Dalat.
    Đến năm 1969, ngài nhận phụ trách giáo xứ Tùng Nghĩa cũng là một xứ đạo nhập cư quy tụ các giáo dân người Thái, Nùng, Mán…Tại đây ngài hoàn chỉnh công trình của linh mục tiền nhiệm và triển khai một kiến trúc mới, gồm có tháp chuông, thành tường kiên cố, mua thêm đất nới rộng khuôn nhà thờ.
    Năm 1970, chuyển về Saigon, cha Bửu Dưỡng hợp tác với hội Minh Trí thành lập Đại Học Minh Đức, với năm phân khoa: Triết Lý, Y Tế, Kinh tế, Thương Mại, Khoa Học Kỹ Thuật, Kỹ Thuật Canh Nông. Không có môn nào mà ngài không quan tâm.
    Năm 1974, linh mục chịu đại tang cụ thân sinh Ưng Trình tạ thế. Mặc dù là linh mục, trong tang lễ, ngài vận khăn tang và mặc áo tang như mọi thành viên trong gia đình, với tinh thần tôn trọng nghi lễ phụng tự của truyền thống gia đình.

    TIẾT NĂM
    LÁ RỤNG VỀ CỘI
    Nước Trời vĩnh cửu

    Sau năm 1975, linh mục Bửu Dưỡng sống với cộng đoàn học viện Đa Minh ở Thủ Đức. Sức khỏe yếu dần, chân đi lại rất khó khăn nên ngài đến nghỉ tại “Gia Đình Na Gia” rồi chuyển đến một ngôi nhà giữa cánh đồng thoáng mát gần Bình Triệu. Mặc dù yếu mệt, ngài không ngừng tiếp khách, bàn luận, giảng giải với nhiều người đến thăm.
    Ngày 1/5/1987, sau khi tiếp chuyện hơn một giờ với một linh mục, trao đổi về vấn đề Giáo Hội, ngài trở về phòng và chết gục trên bàn giấy. Ngài quả là linh mục trung kiên bàn luận và diễn giảng cho đến hơi thở cuối cùng. Ngài hưởng thọ 80 tuổi.
    Thánh Lễ an táng được cử hành trọng thể tại nhà thờ Đức Mẹ Fatima Bình Triệu, với sự hiện diện của Đức Tổng Giám Mục Nguyễn Văn Bình, cha Nguyễn Văn Lập chánh xứ Bình Triệu, cha Ánh giám tỉnh Dòng Đa Minh là linh mục chủ tang, cha Lịch giảng, với sự hiện diện của Đức Cha Lãng, địa phận Xuân Lộc cùng với 80 linh mục, xung quanh rất nhiều cựu môn sinh, sinh viên, bạn bè thân hữu…Ngài được an nghỉ giữa anh em Đa Minh của ngài tại nghĩa trang Bình Hưng Hòa, có khoảnh đất dành cho Dòng Đa Minh.
    Di sản thiêng liêng và văn hóa
    Ngoài công trình đa dạng của cố linh mục về mục vụ, nghệ thuật kiến trúc, nhất là về mặt giáo dục và giảng dạy, ngài còn để lại một di sản thiêng liêng và văn hóa khá dồi dào gồm nhiều tác phẩm:
    –     Tôn giáo: Chúa Cứu thế: “Ngài là ai?” Ngài muốn gì? Ngài ở đâu?
    –     Triết học quan: Các triết lý Đông, Tây, Kim, Cổ, gồm ba cuốn: Quan niệm triết học (Triết học nhập môn). Quan niệm người đời (siêu hình, tâm lý, luân lý). Quan niệm đời người (đạo đức, xã hội, chính trị).
    –    Vấn đề đau khổ (đối chiếu các tư tưởng tôn giáo, triết học, văn nghệ và khoa học).
    –    Tứ Thư Giải Luận (phiên âm, dịch nghĩa, giải thích và bình luận Tứ Thư: Đại Học, Trung Dung, Luận Ngữ, Mạnh Tử.
    –    Tùng Thiện Vương (tiểu sử và thi văn): viết chung với thân phụ là cụ Ưng Trình.
    –    Sưu tập, giải thích ca dao, tục ngữ Việt Nam, sắp theo thứ tự A,B,C. Sưu tập nầy được thực hiện vào những năm cuối đời của ngài, nhưng còn dở dang…
    Nhận định
    Linh mục Bửu Dưỡng là một học giả hàn lâm của văn hóa Việt Nho và của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam, đi từ ác cảm đến hiến thân trọn vẹn cho Chân Lý Tin Mừng của Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa nhập thế.
    Theo linh mục Hoàng Đắc Anh, cựu Bề Trên Dòng Đa Minh nhánh Lyon ở Việt Nam, linh mục Bửu Dưỡng đã sống trọn vẹn đến tận cùng đặc sủng của Dòng Đa Minh thuyết giáo, đã say mê chiêm niệm, nghiên cứu, chấp bút và giảng dạy để loan báo Tin Mừng trọn đời, không ngừng nghỉ.
    Phải chăng linh mục Bửu Dưỡng là một tổng hợp Đức Tin và triết lý nhân bản, văn hoá Đông và Tây, Triết Lý nhân sinh và Thần Học siêu linh, khoa học và nghệ thuật, lý thuyết và thực hành…Suốt đời linh mục luôn hướng về thế giới siêu linh của Tin Mừng cứu độ phổ quát cho tất cả nhân loại mà không hề mất gốc Á Đông và Việt Nam mang dòng máu con Hồng cháu Lạc. Ngài vừa là một “Du Sinh” miệt mài rảo bước xây dựng Nước Trời ở trần thế, vừa là “Thiên Phong”, ngọn gió cao hướng về Nưóc Trời vĩnh cửu.

    Tác giả Đỗ Tân Hưng