Lời Chứng Tôi Đã Trở Về Giáo Hội Công Giáo Như Thế Nào

Lời Chứng Tôi Đã Trở Về Giáo Hội Công Giáo Như Thế Nào

27/03/2013

nguồn:thanhlinh.net

Hai Giấc Mơ Kỳ Lạ Của Gió Lang Thang.

Trước khi kể về hai giấc mơ kỳ lạ, tôi (Gió Lang Thang) xin nói về mình một chút, đó là, tôi sinh ra trong một gia đình truyền thống Công Giáo, lớn lên khi học đại học tôi có theo một số giáo phái Tin Lành trong khoảng thời gian 6 năm, sau những biến cố cuộc đời, với những trăn trở, suy tư và cầu nguyện… tôi đã thực sự quy đạo và trở về với giáo hội Công Giáo Rô-ma. Có nhiều lý do khiến tôi trở về giáo hội Công Giáo, trong đó có cả những giấc mơ, tuy không phải là lý do chính nhưng cũng ảnh hưởng tới tôi, và tôi xin kể ra sau đây:

1-Giấc Mơ Thứ Nhất

Tôi nằm mơ thấy một người cầm gươm đâm xuyên qua bụng tôi, tôi thấy mình rỉ máu và thực sự cảm thấy đau đớn về thể xác (mặc dù trong mơ). Khi đó, tôi thấy bố tôi đang ở trên một chiếc thuyền vác một cây thánh giá rất nặng nề tiến đến kẻ dùng gươm đâm vào bụng tôi, tên này thấy thế sợ hãi liền bỏ chạy. Và ngay lập tức tôi thấy có một luồng ánh  sáng chiếu vào bố tôi, tôi thấy kỳ lạ chạy đến thì vết thương nơi bụng tôi được chữa lành.

Lời bàn: Bố tôi là một tín hữu Công Giáo tin kính Chúa và rất sùng đạo, ông đã cầu nguyện cho tôi rất nhiều khi tôi đi xa khỏi giáo hội Công Giáo.

2-Giấc Mơ Thứ Hai

Tôi nằm mơ thấy mình đi đến một ngôi nhà thờ nọ, bên ngoài nhà thờ có rất nhiều linh hồn bơ vơ và có một đám đông ma quỷ với hình thù kỳ lạ xấu xí bao quanh.
Tôi tự nhiên đọc kinh Kính Mừng (Kính mừng Maria đầy ơn phúc, Đức Chúa Trời ở cùng Bà, Bà có phúc lạ hơn mọi người nữ và Giêsu con lòng Bà gồm phúc lạ / Thánh Maria Đức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng con là kẻ có tội, khi nay và trong giờ lâm tử. Amen.). Khi tôi đọc đến đâu ma quỷ hoảng sợ bỏ chạy tán loạn đến đó… và tôi thấy rất nhiều linh hồn đến nắm tay và đi theo tôi. Tình cờ tôi gặp một người thanh niên vẻ mặt buồn thảm, tôi hỏi, “Sao anh không đọc kinh Kính Mừng”- Anh ta trả lời, “Tôi không đoc được!”. Và tiếp theo tôi đi dọc hành lang nhà thờ, tôi thấy một người thanh niên nọ chặn đường và nói với tôi, “Anh phải đến Quảng Trị”. Vừa nghe câu nói này tôi giật mình thức dậy.
Lời Bàn: Ngày hôm xảy ra giấc mơ thứ hai này, tôi có viết một bài viết xin lỗi Đức Mẹ Maria vì tôi thấy áy náy do trước đây khi tôi theo đạo Tin Lành có viết một bài đại ý là, “Chúng ta chỉ nên cầu nguyện với Chúa Jesus, không nên cầu nguyện với Đức Mẹ Maria và các thánh”, sau đó tôi thấy ân hận vì cảm thấy mình đã phát ngôn liều lĩnh, không đúng đắn,… nên tôi đã công khai xin lỗi Đức Mẹ và các thánh. Và đêm hôm đó xảy ra giấc mơ thứ hai như tôi kể trên.

Có một điều lạ là tôi không hiểu trong giấc mơ thứ hai, người thanh niên nói với tôi, “Anh phải đến Quảng Trị” là có ý gì? Tôi kể với mẹ tôi, mẹ tôi liền bảo, “Quảng Trị là nơi có linh địa đền thánh Đức Mẹ La-vang, Đức Mẹ đã hiện ra ở đây vào năm 1798” Tôi suy nghĩ có lẽ mình sẽ phải đến đây hành hương xin lỗi tạ tội chăng…

Trên đây là những điều tự thuật của tôi về hai giấc mơ kỳ lạ không thừa một từ, không thiếu một từ. Tôi đã suy nghĩ rất nhiều, nhưng xin phép không giải thích gì thêm, phần cảm nhận xin dành cho anh chị em và các bạn. Trong tình yêu thương của Chúa Giê-su Ki-tô và Mẹ Maria. Thân ái.

Gió Lang Thang (Vũ Thắng)

Facebook:   http://www.facebook.com/giolangthang123

Giáo Phận Orange có thêm 1,000 tân tòng dịp Phục Sinh

Giáo Phận Orange có thêm 1,000 tân tòng dịp Phục Sinh
March 27, 2013

nguồn:nguoi-viet.com

ORANGE, California (NV) – Đức Giám Mục Kevin Vann, giám mục Giáo Phận Orange, sẽ rửa tội cho 972 người Công Giáo tân tòng tại Nhà Thờ Chánh Toà, 566 South Glassell St., Orange, CA 92866, trong buổi tối lễ vọng Phục Sinh, 30 Tháng Ba, tới đây, thông cáo báo chí của giáo phận cho biết.

Đức Giám Mục Kevin Vann sẽ lãm lễ rửa tội cho gần 1,000 giáo dân Công Giáo tân tòng. (Hình: Dân Huỳnh/Người Việt)

Đây là số người được rửa tội tại lễ Phục Sinh đông nhất trong 36 năm lịch sử giáo phận.

“Giáo phận chúng ta vinh dự rửa tội được cho nhiều người vào thời điểm quan trọng này. Đây là dịp quan trọng nhất trong năm của giáo phận chúng ta,” thông báo trích lời Đức Giám Mục Kevin Vann nói.
Niềm tin của giáo dân tại Orange County, tương đương 40% dân số của quận hạt, là lý do có nhiều người xin rửa tội vào dịp Tuần Thánh, một tuần quan trọng nhất trong năm của Giáo Hội Công Giáo toàn cầu.

Lễ Vọng Phục Sinh bao gồm bốn phần theo quy định, với những nghi thức rất nghiêm trang.

Giáo Phận Orange do cố Giáo Hoàng Paul VI thành lập năm 1976, rộng 782 dặm vuông, dài 42 dặm dọc bờ biển miền Nam California. Giáo phận hiện có 57 giáo xứ và 247 linh mục, phục vụ 1.2 triệu giáo dân.

Chương trình Tuần Thánh tại Nhà Thờ Chánh Toà

1-Thứ Năm, 28 Tháng Ba
Thánh Lễ: 8:15 AM (Đức Giám Mục Kevin Vann chủ tế); 6 PM (song ngữ)

2-Thứ Sáu, 29 Tháng Ba
Thánh Lễ: 1:15 PM

3-Thứ Bảy, 30 Tháng Ba
Vọng Phục Sinh: 8 PM

4-Chủ Nhật, 31 Tháng Ba
Lễ Phục Sinh: 8 AM; 11 AM; 1 PM (tiếng Tây Ban Nha)

Trước khi chết Tổng Thống Chavez làm hoà với Giáo Hội và trở về với Chúa

Trước khi chết Tổng Thống Chavez làm hoà với Giáo Hội và trở về với Chúa
Nguyễn Long Thao

3/7/2013                                                  nguồn:Vietcatholic.net
Caracas, Venezuela, Thông tấn xã CNA của Giáo Hội Công Giáo Hoa Kỳ trích dẫn một nguồn tin đáng tin cậy ở Venezuela cho biết Tổng thống Hugo Chavez trước khi chết vì bệnh ung thư đã sám hối trở về với Giáo Hội Công Giáo và đã được chịu các phép bí tích sau cùng.

Khi thông báo cho quốc dân biết về cái chết của Tổng Thống Chavez vào ngày 5 tháng 3, Phó Tổng thống Nicolas Maduro nói Tổng Thống đã trở về với Chúa và ông đã dùng cụm từ “bám lấy Chúa Kitô (Clinging to Christ) để chỉ hành động của Tổng Thống Chavez trong những tuần lễ cuối đời. Vào lúc lâm chung Tổng Thống đã yêu cầu được phó linh hồn và xin nhận bí tích xức dầu.

Kể từ khi ông lên nắm quyền vào năm 1999, Tổng thống Chavez là một người hung hăng chống đối Giáo Hội Công Giáo. Ông chống lại chính sách công bằng xã hội của Kitô Giáo và muốn thiết lập một chính sách xã hội chủ nghĩa theo ý mình. Năm 2002, Tổng thống Chavez đã gọi các Giám Mục Venezuela là “khối ung nhọt” phá hoại các mục tiêu cách mạng của mình. Đồng thời ông nêu đích danh Tòa Thánh Vatican đừng can thiệp vào công việc nội bộ đất nước của ông.

Trong những năm gần đây, Tổng thống Chavez đôi khi tham dự nghi thức tôn giáo tại các nhà thờ của giáo phái khác. Rồi vào tháng Tư năm 2012, giới truyền thông rất ngạc nhiên khi ông xuất hiện tại một nhà thờ Công giáo ở quê hương minh là vùng Barinas để tham dự nghi thức Tuần Thánh. Ông đeo tràng hạt quanh cổ của mình và cầu nguyện xin cho được lành bệnh. Các ống kính truyền hình ngoại quốc thường chiếu hình ông Chavez cầm thánh giá hôn trước mặt các ký giả. Tháng Bảy năm ngoái, Tổng thống Chavez đã yêu cầu được gặp Hội Đồng Giám Mục Venezuela

Sau cái chết của Tổng thống Chavez, Đức Hồng Y Jorge Urosa của tổng giáo phận Caracas đang ở tại Rome tham dự bầu Giáo hoàng đã gửi lời chia buồn tới chính quyền Venezuela và yêu chính quyền áp dụng các điều khoản trong Hiến pháp để duy trì trật tự công cộng, hòa bình và đoàn kết nhân dân.

Nguyễn Long Thao

Bài học về sự thành công và hạnh phúc

Bài học về sự thành công và hạnh phúc

Quỳnh  Chi, phóng viên RFA

2013-02-15

Đối với nhiều người, câu chuyện của một bác sĩ trẻ người Singapore – Richard Teo Keng Siang không chỉ là một câu chuyện đầy cảm động và ý nghĩa mà nó ở một khía cạnh nào đó có thể làm thay đổi cuộc sống của họ.

Tải xuống – download

Bác sĩ Richard Teo (1972-2012)

Bác sĩ Richard Teo (1972-2012)

Danh vọng, tiền bạc không là tất cả

Nếu gõ từ Dr. Richard Teo trên công cụ tìm kiếm Google, sẽ thấy hơn 7 triệu kết quả trong vòng 0,28 giây. Trước khi mất vào tháng 10 năm ngoái, mặc dù là một bác sĩ có tiếng tại Singapore, ông Richard cũng không được nhiều người biết đến như vậy.

Những người biết đến ông đặc biệt là giới sinh viên Y khoa Singapore và những người có đức tin khi ông chia sẻ cuộc hành trình của chính cuộc đời mình trong những ngày tháng cuối đời chống chọi với căn bệnh ung thư phổi hiểm nghèo. Người ta biết đến ông, nhớ về ông không phải vì ông đã thành công trong việc tạo ra một câu chuyện cảm động từ chính cuộc đời mình mà là bài học ông rút ra từ bi kịch mà ông trải qua.

Nói chuyện tại một buổi lễ ở một nhà thờ Tin lành vào cuối tháng 11 năm 2011, giọng ông Richard đã bắt đầu trầm thấp và khàn đục. Nhưng chỉ hai tháng sau đó, nói chuyện tại một lớp nha khoa ở Singapore, giọng nói ông lại càng khó nghe ông như một mớ âm thanh ồn ào, sột soạt bởi lúc đó ông đang vật vã với đợt hóa trị lần 5.

Người đàn ông ốm yếu, không còn sinh khí, ăn mặc đơn giản nhưng lại cầm micro phone bày tỏ một cách tự tin trước bao  sinh viên nha khoa khiến nhiều người phải tò mò đặt câu hỏi “Bác sĩ Richard TeoKeng Sieng là ai?

“Tôi là một sản phẩm đặc trưng của xã hội. Tôi là sản phẩm đặc trưng mà giới truyền thông vẽ ra. Từ lúc còn trẻ, tôi bị ảnh hưởng và có ấn tượng rằng thành công là hạnh phúc. Và để thành công thì tôi phải giàu có”.

Tất cả đều diễn ra rất tốt đẹp. Thời vinh quang của tôi đã đến. Tôi ở tột đỉnh của sự nghiệp. Tôi có mọi thứ trong cuộc sống…Thế nhưng tôi đã lầm. Tôi không thể chế ngự mọi chuyện

Dr.Richard Teo

Thời còn ngồi ở giảng đường đại học, ông Richard là một trong những học sinh giỏi của trường đại học quốc gia  Singapore (NUS). Cũng như những thanh niên đầy hoài bão và tự hào về chính bản thân mình, ông Richard là mẫu người luôn ganh đua để đạt được những gì mình muốn: bạn gái, thể thao, học hành… Richard trở thành sinh viên trường y của
khoa giải phẩu mắt – một trong những chuyên khoa khó nhất – với học bổng nghiên
cứu của NUS.

Trong thời gian nghiên cứu, ông đạt được hai bằng phát minh về dụng cụ y khoa và tia lasers. Tuy nhiên, đây không   phải là những gì Richard hướng tới vì nó không mang đến cho ông sự giàu có.

“Sự thật thì những người có thu nhập trung bình không được gọi là anh hùng. Người ta tạo ra anh hùng từ những người nổi tiếng giàu có, từ những chính trị gia, từ người giàu có và nổi tiếng. Và tôi muốn trở thành một trong số họ”.

Chiếc Ferrari f70 Enzo 2012 (ảnh minh hoạ) The Motor Report

Chiếc Ferrari f70 Enzo 2012 (ảnh minh hoạ) The Motor Report

Richard dừng công việc của một bác sĩ chữa bệnh và trở thành một bậc thầy về sắc đẹp. Theo ông, đây chính là ngành hái ra tiền nhiều và nhanh. Một người có thể bỏ ra 30 đô la cho một lần đi bác sĩ nhưng vẫn than phiền. Tuy nhiên, họ lại sẵn sàng bỏ ra cả 10 ngàn đô là để hút mỡ mà lại vui vẻ.

Với khả năng thiên phú của mình, Richard đã chuyển sang ngành phẫu thuật thẩm mỹ không quá khó khăn cũng như không quá khó khăn để ông mở một phòng mạch cho công việc này. Rồi chẳng mấy chốc Richarad trở thành triệu phú khi phòng mạch có thêm 1, 2, 3 rồi 4 bác sĩ. Lịch chờ đợi để được phẫu thuật từ 1 tuần kéo dài đến 3 tháng và Richard có
thêm cơ hội thu hút nhiều khách ở nước láng giềng Indonesia.

“Tất cả đều diễn ra rất tốt đẹp. Thời vinh quang của tôi đã đến. Tôi ở tột đỉnh của sự nghiệp. Tôi có mọi thứ trong cuộc sống”

Richard chia sẻ một cách thật thà, hơi phóng khoáng cộng một chút chua chát tại các buổi nói chuyện với các sinh viên, các anh chị em trong Chúa những lúc cuối đời. Chỉ trước đó vài tháng, ông  chưa nghi ngờ về thời mà ông gọi là vinh quang đó.

Tiền bạc dư dả, Richard đã sắm chiếc xe đắt giá Ferrari. Cuối tuần ông tiêu khiển tại các câu lạc bộ đua xe hơi. Richard xây dựng nhà cửa, có khu nghỉ mát và hòa nhập với những người giàu có và nổi tiếng. Ông từng giao du với những người thành công nhất trên thế giới,
những hoa hậu được nhiều người biết đến và thưởng thức những món ăn của các đầu
bếp nổi tiếng tầm thế giới.

Richard chia sẻ ông đã từng nghĩ mình chế ngự được mọi việc và có thể tạo nên mọi thứ với đôi tay của

Bác sĩ Richard Teo năm 40 tuổi (năm ông mất)

Bác sĩ Richard Teo năm 40 tuổi (nămông mất) Source Facebook

mình. Chính vì thế, trước khi mắc bệnh, ông chưa từng nghĩ mình cần bất cứ ai, kể cả Chúa.

“Thế nhưng tôi đã lầm. Tôi không thểchế ngự mọi chuyện.”

Tháng 3 năm 2011, Richard bắt đầu bị  đau lưng và kết quả xét nghiệm cho thấy ông bị ung thư phổi giai đoạn 4b – giai đoạn cuối. Ung thư đã lan tới não, cột sống và nội tuyến. Theo chuẩn đoán, ông  chỉ còn sống được 3-4 tháng. Dĩ nhiên với sự tự tin pha lẫn chút ngoan cố và hiếu thắng, Richard không tin những gì diễn ra trước mắt mình là thật. Ông chưa
qua tuổi 40, không uống rượu, chỉ hút thuốc khi xã giao, và ông tập thể dục 6
ngày một tuần. Và điều quan trọng hơn hết là ông giàu có. Ông từng nghĩ rằng
chỉ có người nghèo mới chịu khổ ải.

“Các em có biết, có lúc tôi hoàn toàn nghĩ mình đã chế ngự được cuộc sống, đã đạt đến tột đỉnh cuộc sống nhưng tiếp đó tôi mất tất cả”.

Richard rơi vào trạng thái chán nản  và tuyệt vọng. Ông luôn đặt câu hỏi “Vì sao phải là tôi?” Khi mắc bệnh, ông bất ngờ nhận ra rằng những thứ ông cất công theo đuổi như xe hơi đắt tiền, nhà lầu,  khu nghỉ mát lại không mang đến niềm vui cho ông khi ông xuống tinh thần. Nói
với sinh viên nha khoa vào tháng 1 năm 2012, ông chia sẻ:

“Vậy mà tôi đã tưởng những thứ này
là hạnh phúc. Không phải vậy. Tôi khoe khoang để lấp đầy sự kiêu hãnh và cái
tôi của mình. Chúng cũng chẳng mang lại niềm vui cho bạn bè, người thân như tôi
tưởng. Điều thật sự mang lại niềm vui trong 10 tháng cuối cùng là tiếp xúc với
người thân, bạn bè, những người cười và khóc cùng tôi”.

Sắp chết mới biết nên sống như thế nào

Lúc chia sẻ những lời cuối cùng này vào tháng 1 năm ngoái, Richard đã trải qua lần hóa trị thứ 5 – đau đớn và dằn vặt. Một trong những sự dằn vặt lớn nhất của bệnh ung thư là sự dằn vặt về tinh thần bởi họ sống mất hết hy vọng vì biết rằng chỉ một thời gian ngắn nữa họ sẽ
vĩnh viễn nằm yên dưới lòng đất. Là một bác sĩ, hơn ai hết Richard biết điều đó
và tuyệt vọng. Đến lúc này trở thành một bệnh nhân, ông mới thấu được nỗi đau
của các bệnh nhân ông từng tiếp xúc với sự vô cảm trước đó. Richard từng sống
và cho rằng chữa bệnh chỉ là một công việc và không cho bệnh nhân chút thông
cảm nào.

“Đừng nghĩ rằng người nghèo mới phải khổ. Điều này không đúng. Những người nghèo khó vốn không có gì. Họ dễ dàng chấp nhận. Do đó, họ hạnh phúc hơn các em và tôi.”

Richard nhận ra rằng càng tích tụ,
ông càng trở nên ham muốn và càng có động lực để đạt được. Thành công, giàu có
không có gì sai trái nhưng sự lệ thuộc và không thể kìm hãm lòng ham muốn mới
chính là vấn đề. Richard chia sẻ điều này sau nhiều năm ông miệt mài kiếm tiền
và hả hê với những món của cải mình đạt được.

“Mọi người đều biết rằng một ngày
nào đó mình sẽ chết, ai cũng biết thế. Nhưng sự thật không ai tin. Thật trái
ngược rằng, chỉ khi sắp chết thì mình mới biết nên sống như thế nào. Tôi biết
điều này khi bệnh hoạn nhưng đó là sự thật và tôi đang trải qua”.

Đoạn video clip ghi lại buổi nói
chuyện của Richard trước các sinh viên mặc dù không thật rõ nét nhưng cũng đủ
để người ta thấy được sự xúc động nơi người bác sĩ trẻ. Ông Richard nói rằng
ông đã trả một giá đắt cho bài học phải sống thế nào.

Thật trái ngược rằng, chỉ khi sắp
chết thì mình mới biết nên sống như thế nào. Tôi biết điều này khi bệnh hoạn
nhưng đó là sự thật và tôi đang trải qua.

Bác
sĩ Richard Teo Keng Sieng

“Đừng quên khi thành danh, các em
đưa tay đến những người cần giúp đỡ. Bất cứ việc gì các em làm đều có thể mang
đến sự khác biệt cho họ. Bây giờ ở vị trí người tiếp nhận, tôi hiểu rõ. Đừng để
xã hội bảo ban các em cách sống. Điều này đã xảy ra với tôi. Tôi ngỡ như vậy là
hạnh phúc. Hạnh phúc thật sự không có được khi chỉ sống cho mình”.

Thời sinh viên, Richard được rửa tội
theo đạo Tin lành nhưng ông không đến nhà thờ và cho rằng tiền bạc sẽ mang lại
hạnh phúc. Ông từng sống và nghĩ rằng mình không cần Chúa vì bản thân ông có
thể tự tạo ra được những gì mình muốn. Sự ngoan cố và cao ngạo đã khiến ông
nghĩ rằng những điều kì diệu xảy ra đối với ông là do trùng hợp. Sự sống của
ông kéo dài nhiều tháng trước khi mất trước sự ngạc nhiên của nhiều bác sĩ được
ông giải thích là do trùng hợp. Tuy nhiên, đã có quá nhiều sự trùng hợp xảy ra
trong những tháng cuối đời khiến ông bị thuyết phục. Ông chưa bao giờ đọc Kinh
thánh nhưng trong một giấc mơ chập choạng lại thấy dòng chữ Hebrews 12: 7-8.
Tỉnh dậy, ông tìm trong Tân ước và thấy lời Chúa nói rằng:

“Ví bằng anh em chịu sửa phạt ấy là
Đức Chúa Trời đãi anh em như con, vì có người nào làm con mà cha không xử
phạt?Tôi nghĩ niềm vui sướng thật sự là khi biết Thượng Đế. Đây là điều quan
trọng nhất mà tôi học hỏi được”,
Richard
chia sẻ.

Câu chuyện của ông Richard không chỉ
gây xúc động trong những người tin Chúa:

“Mình tên Hải Đường. Cách đây 2
tháng mình có đọc câu chuyện này. Mình nghĩ nó mang ý nghĩa thực hơn là cảm
động. Nó phản ánh chân thực giáo lý Vô thường & Nhân quả trong nhà
Phật,  nhắc nhở con người sống trọn vẹn với cái tâm trong sạch và lành
thiện trong từng khoảnh khắc để tạo an lạc cho mọi người và cho chính mình”,
một bạn theo đạo Phật tên Hải Đường cho biết.

Còn bạn Ngọc Nguyên (Tp.HCM) chia
sẻ: “Mình tên Ngọc Nguyên, mình đọc được câu chuyện này vào đầu năm. Mình rất
xúc động. Mình nghĩ trong cuộc sống chúng ta nên quý trọng những gì mình có.
Quan trọng hơn hết là phải kính trọng đấng Thiêng liêng bởi dù có giỏi đến đâu
thì mình cũng chỉ là một nhân tố rất nhỏ trong vũ trụ mà thôi”.

Bác sĩ Richard Teo Keng Sieng mất
vào ngày 18 tháng 10 năm ngoái, hưởng thọ 40 tuổi. Câu chuyện của ông được lan
truyền trên mạng như một điển hình cho sự thành công và hạnh phúc. Đó cũng là
một câu chuyện điển hình của sự phụ thuộc vào vật chất, chuyện của những bác sĩ
đặt y đức sau đồng tiền và là một câu chuyện cảm động về lòng kính phục, khiêm
nhường trước đấng siêu nhiên.

Có lẽ không quá thiếu lý khi cho
rằng người ta thường biết cái giá của mọi thứ nhưng lại hiếm khi biết được giá
trị của nó. Steve Jobs – người sáng lập thương hiệu máy tính Apple từng viết
rằng “Tôi và khi 23 tuổi, tôi đáng giá 1 triệu đô la. Khi 24 tuổi tôi đáng giá
10 triệu đô la. Khi tôi 25, tôi đáng giá 100 triệu đô la. Nhưng điều đó không
quan trọng lắm vì tôi không làm vì tiền”. Có lẽ không phải ai cũng nghĩ như
Steve Jobs. Và chắc chắn rằng không phải ai cũng tin rằng mình sẽ ra đi mãi mãi
một ngày nào đó để sống xứng đáng cho cuộc đời.

Liên lạc với tác giả tại: Quynhchi@rfa.org.

 

Thằng Khùng – Phùng Quán

Thằng Khùng -Phùng Quán
(Cha chính Nguyễn văn Vinh – Giáo-phận  Hà nội ]
Thằng Khùng (viết lại theo lời kể của nhà thơ Nguyễn Tuân)
“… Anh ta vào trại trước mình khá lâu, bị trừng phạt vì tội gì, mình
không rõ. Người thì bảo anh ta phạm tội hình sự, người lại bảo mắc tội chính
trị. Nhưng cả hai tội mình đều thấy khó tin. Anh ta không có dáng dấp của kẻ
cướp bóc, sát nhân, và cũng không có phong độ của người làm chính trị. Bộ dạng
anh ta ngu ngơ, dở dại dở khùng. Mình có cảm giác anh ta là một khúc củi rều,
do một trận lũ cuốn từ một xó rừng nào về, trôi ngang qua trại, bị vướng vào
hàng rào của trại rồi mắc kẹt luôn ở đó. Nhìn anh ta, rất khó đoán tuổi, có thể
ba mươi, mà cũng có thể năm mươi. Gương mặt anh ta gầy choắt, rúm ró, tàn tạ,
như một cái bị cói rách, lăn lóc ở các đống rác. Người anh ta cao lòng khòng,
tay chân thẳng đuồn đuỗn, đen cháy, chỉ toàn da, gân với xương.
Trên người, tứ thời một mớ giẻ rách thay cho quần áo. Lúc đầu mình cứ tưởng anh
ta bị câm vì suốt ngày ít khi thấy anh ta mở miệng dù là chỉ để nhếch mép cười.
Thật ra anh ta chỉ là người quá ít lời. Gặp ai trong trại, cả cán bộ quản giáo
lẫn phạm nhân, anh ta đều cúi chào cung kính, nhưng không chuyện trò với bất cứ
ai. Nhưng không hiểu sao, ở con người anh ta có một cái gì đó làm mình đặc biệt
chú ý, cứ muốn làm quen… Nhiều lần mình định bắt chuyện, nhưng anh ta nhìn mình
với ánh mắt rất lạ, rồi lảng tránh sau khi đã cúi chào cung kính.
Hầu như tất cả các trại viên, kể cả những tay hung dữ nhất, cũng đều
thương anh ta. Những trại viên được gia đình tiếp tế người để dành cho anh ta
viên kẹo, miếng bánh, người cho điếu thuốc.
Ở trại, anh ta có một đặc quyền không ai tranh được, và cũng không ai muốn
tranh. Đó là khâm liệm tù chết. Mỗi lần có tù chết, giám thị trại đều cho gọi
“thằng khùng” (tên họ đặt cho anh ta) và giao cho việc khâm liệm. Với
bất cứ trại viên chết nào, kể cả những trại viên đã từng đánh đập anh ta, anh
ta đều khâm liệm chu đáo giống nhau. Anh ta nấu nước lá rừng, tắm rửa cho người
chết, kỳ cọ ghét trên cái cơ thể lạnh ngắt cứng queo, với hai bàn tay của người
mẹ tắm rửa cho đứa con nhỏ.
Lúc tắm rửa, kỳ cọ, miệng anh ta cứ mấp máy nói cái gì đó không ai
nghe rõ. Anh ta rút trong túi áo một mẩu lược gãy, chải tóc cho người
chết, nếu người chết có tóc. Anh ta chọn bộ áo quần lành lặn nhất của
người tù, mặc vào rồi nhẹ nhàng nâng xác đặt vào áo quan được đóng bằng gỗ tạp
sơ sài.
Anh ta cuộn những bộ áo quần khác thành cái gói vuông vắn, đặt làm gối cho
người chết. Nếu người tù không có áo xống gì, anh ta đẽo gọt một khúc cây làm
gối. Khi đã hoàn tất những việc trên, anh ta quỳ xuống bên áo quan, cúi hôn lên
trán người tù chết, và bật khóc.
Anh ta khóc đau đớn và thống thiết đến nỗi mọi người đều có cảm giác
người nằm trong áo quan là anh em máu mủ ruột thịt của anh ta. Với bất cứ người
tù nào anh ta cũng khóc như vậy. Một lần giám thị trại gọi anh ta lên:
– Thằng tù chết ấy là cái gì với mày mà mày khóc như cha chết vậy?
Anh ta chấp tay khúm núm thưa:
– Thưa cán bộ, tôi khóc vờ ấy mà. Người chết mà không có tiếng khóc
tống tiễn thì vong hồn cứ lẩn quẩn trong trại. Có thể nó tìm cách làm
hại cán bộ. Lúc hắn còn sống, cán bộ có thể trừng trị hắn, nhưng đây
là vong hồn hắn, cán bộ muốn xích cổ, cũng không xích được.
Thằng khùng nói có lý. Giám thị trại mặc, cho nó muốn khóc bao nhiêu
thì khóc. Nhưng mình không tin là anh ta khóc vờ. Lúc khóc, cả gương mặt vàng
úa, nhăn nhúm của anh ta chan hòa nước mắt. Cả thân hình gầy guộc của anh ta
run rẩy. Mình có cảm giác cả cái mớ giẻ rách khoác trên người anh ta cũng khóc…
Trong tiếng khóc và nước mắt của anh ta chan chứa một niềm thương xót khôn tả.
Nghe anh ta khóc, cả những trại viên khét tiếng lỳ lợm, chai sạn, “đầu
chày, đít thớt, mặt bù loong” cũng phải rơm rớm nước mắt. Chỉ có nỗi đau
đớn chân thật mới có khả năng xuyên thẳng vào trái tim người. Mình thường nghĩ
ngợi rất nhiều
về anh ta. Con người này là ai vậy? Một thằng khùng hay người có mối
từ tâm lớn lao của bậc đại hiền?…
Thế rồi, một lần, mình và anh ta cùng đi lùa trâu xuống con sông gần trại cho
dầm nước. Trời nóng như dội lửa. Bãi sông đầy cát và sỏi bị nóng rang bỏng như
than đỏ. Trên bãi sông mọc độc một cây mủng già gốc sần sùi tán lá xác xơ trải
một mảng bóng râm bằng chiếc chiếu cá nhân xuống cát và sỏi. Người lính gác
ngồi trên bờ sông dốc đứng, ôm súng trú nắng dưới một lùm cây. Anh ta và mình
phải ngồi trú nắng dưới gốc cây mủng, canh đàn trâu ngụp lặn dưới sông. Vì mảng
bóng râm quá hẹp nên hai người gần sát lưng nhau. Anh ta bỗng lên tiếng trước,
hỏi mà đầu không quay lại:
– Anh Tuân này – không rõ anh ta biết tên mình lúc nào – sống ở đây
anh thèm cái gì nhất?
– Thèm được đọc sách – mình buột miệng trả lời, và chợt nghĩ, có lẽ
anh ta chưa thấy một cuốn sách bao giờ, có thể anh ta cũng không biết đọc biết
viết cũng nên.
– Nếu bây giờ có sách thì anh thích đọc ai? – anh ta hỏi.
– Voltaire! – một lần nữa mình lại buột miệng. Và lại nghĩ: Nói với
anh ta về Voltaire thì cũng chẳng khác gì nói với gốc cây mủng mà mình đang
ngồi dựa lưng. Nhưng nhu cầu được chuyện trò bộc bạch với con người nó cũng lớn
như nhu cầu được ăn, được uống… Nhiều lúc chẳng cần biết có ai nghe mình, hiểu
mình hay không. Đó chính là tâm trạng của anh công chức nát rượu Marmeladov bất
chợt nói to lên những điều tủi hổ nung nấu trong lòng với những người vớ vẩn
trong một quán rượu tồi tàn, mà Dostoievsky miêu tả trong “Tội ác và Trừng
phạt”.
Anh ta ngồi bó gối, mắt không rời mặt sông loá nắng, hỏi lại:
– Trong các tác phẩm của Voltaire, anh thích nhất tác phẩm nào?
Mình sửng sốt nhìn anh ta, và tự nhiên trong đầu nảy ra một ý nghĩ kỳ lạ: một
người nào khác đã ngồi thay vào chỗ anh ta… Mình lại liên
tưởng đến một cậu làm việc cùng phòng hồi còn ở Đài phát thanh, tốt
nghiệp đại học hẳn hoi, đọc tên nhạc sĩ Chopin (Sôpanh) là Cho Pin.
Mình trả lời anh ta:
– Tôi thích nhất là Candide.
– Anh có thích đọc Candide ngay bây giờ không?
Không đợi mình trả lời, anh ta nói tiếp:
– Không phải đọc mà nghe… Tôi sẽ đọc cho anh nghe ngay bây giờ.
Rồi anh ta cất giọng đều đều đọc nguyên bản Candide. Anh đọc chậm rãi, phát âm
chuẩn và hay như mấy cha cố người Pháp, thầy dạy mình ở trường Providence. Mình
trân trân nhìn cái miệng rúm ró, răng vàng khè đầy bựa của anh ta như nhìn phép
lạ. Còn anh ta, mắt vẫn không rời dòng sông loá nắng, tưởng chừng như anh ta
đang đọc thiên truyện Candide
nguyên bản được chép lên mặt sông…
Anh đọc đến câu cuối cùng thì kẻng ở trại cũng vang lên từng hồi, báo đến giờ
lùa trâu về trại. Người lính gác trên bờ cao nói vọng xuống:
“Hai đứa xuống lùa trâu, nhanh lên!”.
– Chúng mình lùa trâu lên bờ đi! – anh nói.
Lội ra đến giữa sông, mình hỏi anh ta:
– Anh là ai vậy?
Anh ta cỡi lên lưng một con trâu, vừa vung roi xua những con trâu khác, trả
lời:
– Tôi là cái thanh ngang trên cây thập tự đóng đinh Chúa .
Rồi anh ta tiếp:
– Đừng nói với bất cứ ai chuyện vừa rồi…
Giáp mặt người lính canh, bộ mặt anh ta thay đổi hẳn – ngu ngơ, đần
độn như thường ngày.
Cuối mùa đông năm đó, anh ta ngã bệnh. Nghe các trại viên kháo nhau
mình mới biết.
Thằng chuyên gia khâm liệm e đi đong. Thế là nếu bọn mình ngoẻo, sẽ không còn
được khâm liệm tử tế và chẳng có ai khóc tống tiễn vong hồn…
– những người tù nói, giọng buồn.
Mình gặp giám thị trại, xin được thăm anh ta.
Giám thị hỏi:
– Trước kia anh có quen biết gì thằng này không?
Mình nói:
– Thưa cán bộ, không. Chúng tôi hay đi lùa trâu với nhau nên quen nhau thôi.
Giám thị đồng ý cho mình đến thăm, có lính đi kèm. Anh ta nằm cách ly trong
gian lán dành cho người ốm nặng. Anh ta nằm như dán người xuống sạp nằm, hai
hốc mắt sâu trũng, nhắm nghiền, chốc chốc lại lên cơn co giật…
Mình cúi xuống sát người anh ta, gọi hai ba lần, anh ta mới mở mắt,
chăm chăm nhìn mình. Trên khoé môi rúm ró như thoáng một nét cười.
Nước mắt mình tự nhiên trào ra rơi lã chã xuống mặt anh ta. Anh ta thè
luỡi liếm mấy giọt nước mắt rớt trúng vành môi. Anh ta thều thào nói:
– Tuân ở lại, mình đi đây… Đưa bàn tay đây cho mình…
Anh ta nắm chặt bàn tay mình hồi lâu. Một tay anh ta rờ rẫm mớ giẻ
rách khoác trên người, lấy ra một viên than củi, được mài tròn nhẵn
như viên phấn viết. Với một sức cố gắng phi thường, anh ta dùng viên
than viết vào lòng bàn tay mình một chữ nho. Chữ NHẪN .
Viết xong, anh ta hoàn toàn kiệt sức, đánh rớt viên than, và lên cơn co giật.
Người lính canh dẫn mình lên giám thị trại với bàn tay có viết chữ Nhẫn ngửa
ra. Người lính canh ngờ rằng đó là một ám hiệu.
Giám thị hỏi:
– Cái hình nguệch ngoạc này có ý nghĩa gì? Anh mà không thành khẩn khai báo,
tôi tống cổ anh ngay lập tức vào biệt giam.
Mình nói:
– Thưa cán bộ, thật tình tôi không rõ. Anh ta chỉ nói: tôi vẽ tặng cậu
một đạo bùa để xua đuổi bệnh tật và tà khí.
Nghe ra cũng có lý, giám thị trại tha cho mình về lán…
Phùng Quán
________
Ghi Chú:
(*) THẰNG KHÙNG trong tù này là Cha Chính Vinh, tức là Linh mục Gioan Lasan
NGUYỄN VĂN VINH (1912-1971), của Nhà thờ lớn Hà Nội.  Bài viết của Phùng
Quán đã kể lại chuyện thật những năm, những ngày cuối trong ngục tù của Ngài.
Xin mời đọc thêm (bài kèm theo dưới đây) tiểu sử của Cha Vinh để chúng ta biết
thêm nhiều chi tiết về cuộc đời Ngài; và cũng để hiểu thêm gương phụng sự Chúa
của Ngài…. Linh mục Gioan Lasan NGUYỄN VĂN VINH, Cha chính Hà Nội, (1912 – 1971).
Tấm gương can trường.
Linh mục Gioan Lasan NGUYỄN VĂN VINH*
Cha Gioan Lasan Nguyễn Văn Vinh chào đời ngày 2 tháng 10 năm 1912 tại làng Ngọc
Lũ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam.
Cậu Vinh, một thiếu niên vui vẻ, thông minh, có năng khiếu nghệ thuật bẩm sinh
về âm nhạc, ca hát. Cậu biết kính trên, nhường dưới, trong xứ đạo, ai cũng quý
yêu. Cha xứ Ngọc Lũ thời đó là Cố Hương, một cha người Pháp tên là Dépaulis
giới thiệu cậu lên học tại trường Puginier Hà Nội. Năm 1928, cậu học Tiểu Chủng
viện Hoàng Nguyên, Phú Xuyên, Hà Tây.
Năm 1930, thầy Vinh được cố Hương dẫn sang Pháp du học. Năm 1935, thầy vào Đại
Chủng viện St Sulpice, Paris. Ngày 20-6-1940, thầy được thụ phong linh mục ở
Limoges .
Chiến tranh thế giới xảy ra, cha Vinh phải ở lại Pháp và tiếp tục học tập.
Ngài học Văn Khoa – Triết tại Đại Học Sorbone, học sáng tác và hòa âm tại Nhạc
viện Quốc Gia. Ngài phải vừa học vừa làm. Vóc dáng nhỏ nhắn dễ thương của ngài
đã làm cho nhiều người Pháp tưởng lầm ngài là phụ nữ nên cứ chào: “Bonjour
Madame!”
Nhưng ẩn trong cái dáng vóc nhỏ bé đó là một tâm hồn rộng lớn, sau đôi mắt sáng
là tính cương trực, dưới nụ cười là ý chí sắt son.
Sau khi tốt nghiệp cử nhân Văn Triết ở Sorbone, ngài gia nhập dòng khổ tu Biển
Đức tại Đan Viện Sainte Marie.
Sau 17 năm du học, năm 1947 cha Vinh về nước, nhằm góp sức xây dựng Giáo Hội
Công Giáo Việt Nam vững mạnh về mọi mặt. Khi ấy, Đức cha François Chaize –
Thịnh, Bề trên Giáo phận đã bổ nhiệm ngài làm cha xứ Nhà Thờ Lớn Hà Nội. Ngài
xin Bề trên lập dòng Biển Đức ở Việt Nam, nhưng không thành.
Cha Vinh, dù tu học ở Pháp nhưng luôn có tinh thần yêu nước, độc lập, không nệ
Pháp. Năm 1951, Nhà Thờ Lớn Hà Nội tổ chức lễ an táng cho Bernard, con trai
tướng De Lattre de Tassigni. Trong thánh lễ, tướng De Lattre kiêu căng đòi đặt ghế
của ông trên cung thánh và bắt chuyển ghế của Trần Văn Hữu, Thủ tướng Việt Nam
xuống dưới lòng nhà thờ. Vì lòng tự trọng dân tộc, danh dự quốc gia, cha Vinh
cương quyết không chịu.
Tướng De Lattre rất tức giận, gọi cha Vinh tới, đập bàn quát tháo, đe
dọa. Cha Vinh cũng đập bàn, lớn tiếng đáp lại, quyết không nhượng bộ, nhưng Thủ
Tướng ngại khó nên tự nguyện rút lui. Sau vụ đó, để tránh căng thẳng, Đức Cha
Khuê đã chuyển cha Vinh làm giáo sư của Tiểu Chủng Viện Piô XII, phụ trách Anh
văn, Pháp văn, âm nhạc, triết học; ngài khiêm tốn vâng lời. Ngài cũng giảng dạy
Văn Triết ở trường Chu Văn An.
Năm 1954, Đức cha Trịnh Như Khuê cho phép cha Vinh và cha Nhân đưa chủng sinh
đi Nam, nhưng cả hai đều xin ở lại sống chết với giáo phận Hà Nội, dù biết hoàn
cảnh đầy khó khăn, nguy hiểm. Đức Cha Khuê bổ nhiệm ngài làm Cha Chính, kiêm
Hiệu Trưởng trường Dũng Lạc.
Ngài tổ chức lớp học giáo lý cho các giới, có những linh mục trẻ thông minh,
đạo đức cộng tác, như cha Nguyễn Ngọc Oánh, cha Nguyễn Minh Thông, cha Phạm Hân
Quynh. Lúc đầu, lớp học được tổ chức thành nhóm nhỏ tại phòng khách Tòa Giám
Mục, về sau, con số người tham dự tăng dần, lớp học được chuyển tới nhà préau,
và ngồi ra cả ngoài sân. Lớp học hiệu quả rất lớn, những tín hữu khô khan trở
thành đạo đức nhiệt
thành, ảnh hưởng lan tới cả giới sinh viên và giáo sư đại học, nhiều
người gia nhập đạo. Sau chính quyền ra lệnh ngừng hoạt động vì lý do an ninh.
Khi cha Vinh đang làm Hiệu Trưởng Dũng Lạc, Chính phủ ra chỉ thị phải treo ảnh
lãnh tụ thay vào ảnh Thánh Giá ở các lớp học. Ngài không tuyên đọc chỉ thị cũng
không tháo bỏ Thánh giá, nên năm 1957, trường bị đóng cửa.
Thời bấy giờ, Đại học Y khoa Hà Nội thiếu giáo sư, nên đã đề nghị Đức Cha Khuê
cử cha Vinh đến trường dạy La tinh. Nhiều sinh viên cảm phục ngài. Một hôm, Chu
Ân Lai, thủ tướng Trung Quốc đến thăm trường, thấy bóng dáng chiếc áo chùng
thâm linh mục, ông nói với đoàn tháp tùng:
“Đến giờ này mà còn có linh mục dạy ở Đại Học quốc gia ư?” Ít lâu sau trường
Đại học Y khoa không mời cha dạy nữa.
Biết tài năng và kiến thức âm nhạc của ngài, nhiều nhạc sĩ ở Hà Nội
tìm cha Vinh tham khảo ý kiến và nhờ xem lại những bản nhạc, bài ca họ mới
viết.
Cha Vinh, một trong những nhạc sĩ tiên phong của Thánh nhạc Việt Nam, và là một
nhạc sĩ toàn tài. Ngài chơi vĩ cầm và dương cầm thật tuyệt, chính ngài là người
Việt Nam đầu tiên chơi vĩ cầm ở Hà Nội.
Ngài có năng khiếu đặc biệt về âm nhạc, lại được học tập chu đáo nên
đã sáng tác và để lại nhiều nhạc phẩm thánh ca tuyệt vời. Cha Vinh
trình bày bản hợp tấu “ Ở Dưới Vực Sâu ” nhân cuộc đón tiếp phái đoàn Việt Nam
do ông Hồ Chí Minh dẫn đầu sang dự Hội Nghị Fontainebleau năm 1946.
Ngài cộng tác với Hùng Lân sáng tác “Tôn Giáo Nhạc Kịch Đa-Vít.” Sáng tác nhiều
nhạc phẩm lớn: “Mở Đường Phúc Thật,” “Tôn Vinh Thiên Chúa Ba Ngôi,” “Ôi GiaVi,”
“Lạy Mừng Thánh Tử Đạo.” Ngài phổ nhạc cho các Ca Vịnh 8 , Ca vịnh 16, Ca vịnh
23, Ca vịnh 41, Ca vịnh 115 và nhiều bài hát khác như Đức Mẹ Vô Nhiễm, Thánh
Tâm Giêsu. Ngài còn viết những bài
ca sinh hoạt: Sao Mai, Đời Người, phổ nhạc bài “Bước Tới Đèo Ngang” của Bà
Huyện Thanh Quan.
Hằng tuần ngài đến dạy nhạc, xướng âm và tập hát bên chủng viện Gioan.
Cha Vinh có giọng nam cao, âm hưởng thanh thoát, lôi cuốn. Ngài tổ chức và chỉ
huy dàn đồng ca trong nhiều cuộc lễ và rước kiệu lớn như cuộc Cung Nghinh Thánh
Thể từ Hàm Long về Nhà Thờ Lớn Hà Nội.
Năm 1957, Nhà nước muốn tỏ cho dân chúng trong nước và thế giới thấy là ở Việt
Nam đạo Công giáo vẫn được tự do hành đạo và tổ chức được những lễ nghi long
trọng, tưng bừng. Dịp Lễ Noel, chính quyền tự động cho người đến chăng dây, kết
đèn quanh Nhà Thờ Lớn, sau lễ họ vào đòi nhà xứ Hà Nội phải thanh toán một số
tiền chi phí lớn về vật liệu và tiền công.
Năm 1958 cũng thế, gần đến lễ Noel, không hề hỏi han, xin phép, một số người
của Nhà nước ngang nhiên đưa xe ô tô chuyển vật liệu, tự động bắc thang, chăng
dây treo bóng điện màu trang trí ở mặt tiền và trên hai tháp Nhà Thờ Lớn. Cha
xứ thời đó là cha Trịnh Văn Căn bảo vệ chủ quyền Giáo Hội trong khuôn viên cơ
sở tôn giáo, không đồng ý, nhưng họ cứ làm. Để phản đối, cha Căn liền cho kéo
chuông nhà thờ cấp báo, giáo dân kéo đến quảng trường nhà thờ rất đông ủng hộ
cha xứ, hai bên to tiếng.
Cha Căn gọi Cha Vinh ra can thiệp, sau một hồi tranh luận không kết
quả, cha Vinh kéo những người của Nhà nước đang leo thang chăng đèn xuống, rồi
chính ngài leo lên thang, hai tay đưa cao trước mặt, hai bàn tay nắm lại, hai
cườm tay đặt lên nhau, làm dấu hiệu còng tay số 8, và nói lớn:
“Tự do thế này à!”
Vụ giằng co lộn xộn kéo dài suốt buổi sáng, công cuộc trang trí không thành.
Cha Căn, cha Vinh cùng một số giáo dân bị cơ quan an ninh thẩm vấn, đem ra xét
xử. Tòa án Hà Nội tuyên án: Cha Trịnh Văn Căn, Chính xứ Nhà Thờ Lớn, người chịu
trách nhiệm tổ chức lễ Noel năm 1958 chịu án 12 tháng tù treo.
Cha Chính Nguyễn Văn Vinh chịu án 18 tháng tù giam, với tội danh: “Vô cớ tập
hợp quần chúng trái phép, phá rối trị an, cố tình vu khống, xuyên tạc chế độ,
gây chia rẽ trong nhân dân” (!).
Sau phiên tòa, cha Vinh bị đưa đi giam ở Hỏa Lò, sau bị chuyển đi
nhiều trại giam khác như Chợ Ngọc, Yên Bái, cuối cùng là trại “Cổng Trời”, nơi
dành riêng cho các tù nhân tử tội.
Khi cha Vinh mới đến trại Yên Bái, ngài còn được ở chung với các tù nhân khác,
nhiều giáo dân, chủng sinh, tu sĩ đến xin cha giải tội, vì thế
ngài bị kỷ luật, phải biệt giam, bị cùm chân trong xà lim tối. Mấy
tháng sau được ra, ngài lại ban phép giải tội. Cán bộ hỏi:
“Tại sao bị cùm, bị kỷ luật, được ra, anh tiếp tục phạm quy?”
Ngài đáp:
“Cấm là việc của các ông, giải tội là việc của tôi, còn sống ngày nào, tôi phải
làm bổn phận mình!”
Ở tù đói rét là đương nhiên, lúc nào cũng đói, hằng ngày mỗi bữa một
bát sắn độn cơm, ăn với lá bắp cải già nấu muối, khi chia cơm phải cân đong
từng chút một… Một lần cha Vinh nhận được gói bưu kiện do cha Cương, quản lý
Nhà Chung Hà Nội, gửi lên, trong đó có ít thức ăn, lương khô và vài đồ dùng cá
nhân, ngài đem chia sẻ cho anh em trong nhóm, cả Công giáo lẫn lương dân, ăn
chung, dùng chung. Anh em tù hình sự thân thương gọi ngài là “Bố.”
Ngay trong nhà tù, cha Vinh vẫn can đảm bảo vệ người bị áp bức, có lần một tổ
trưởng đánh đập tù nhân, ngài lên tiếng bênh vực, liền bị người tổ trưởng này
xông đến giang tay đánh, ngài đưa tay gạt, anh ta ngã khụy. Từ đó trong trại có
tiếng đồn cha Vinh giỏi võ, mọi người phải nể vì.
Một cán bộ cao cấp ở Hà Nội lên Cổng Trời gặp cha Vinh, nói: “Đảng và Chính phủ
muốn anh được tha về, nhưng với điều kiện phải cộng tác với linh mục Nguyễn Thế
Vịnh (Chủ tịch Ủy Ban Liên Lạc Công Giáo). Nếu anh đồng ý, anh có thể về Hà Nội
ngay bây giờ với tôi”. Ngài khẳng khái đáp: “Ông Vịnh có đường lối của ông
Vịnh. Tôi có đường lối của tôi”.
Vì không khuất phục được ngài, nên bản án từ 18 tháng tù giam, không qua
một thủ tục pháp lý án lệnh nào, đã biến thành 12 năm tù kiên giam, xà lim,
biệt giam và án tử.
Năm 1971, khi ngài từ trần không ai được biết, một năm sau, chính
quyền mới báo cho Đức Cha Khuê và cha Cương quản lý Nhà Chung: “Ông Vinh đã
chết. Không được làm lễ áo đỏ cho ông Vinh!”
Suốt đời mình, trong mọi tình huống cha Chính Vinh làm tròn trách vụ của mình. Ngài
đã mạnh mẽ rao giảng Tin Mừng và làm chứng cho đức tin, khi thuận tiện cũng như
khó khăn. Vượt mọi thử thách gian khó, không chịu khuất phục trước cường quyền,
luôn trung kiên với Thiên Chúa và Giáo
Hội.
Cha Chính Gioan Lasan Nguyễn Văn Vinh là một chứng nhân của thời đại, một linh
mục Công Giáo Việt Nam can trường, hậu thế kính tôn và ghi ân ngài.
TGP Hà Nội – 2013
BBT (Theo HĐGMVN)
From: Đỗ Tân Hưng

 

Nguyễn Kim Bằng gởi

 

 

TIN VÀ LÀM CHỨNG CHO CHÚA

TIN VÀ LÀM CHỨNG CHO CHÚA

LM ĐAN VINH

1. BÁC TÀI XẾ TẮC-XI LÀM CHỨNG CHO CHÚA:

Một vị linh mục sau chuyến du lịch Đài Bắc trở về đã thuật lại một
cách truyền giáo của một bác tài xế xe tắc-xi tại đây như sau:

“Ngày nọ, tôi đón tắc-xi từ khách sạn đi sang trung tâm thành phố Đài
Bắc mua quà lưu niệm. Tôi rất ngạc nhiên khi thấy trong xe có dán một
tờ giấy ghi mấy dòng chữ như sau: “Bạn có thể thấy một vài quyển
sách về tôn giáo ở hộc bên hông xe. Trong khi xe đang chạy, bạn có thể
đọc sách và nếu thích, bạn có thể mang sách theo khi rời khỏi xe mà
không phải trả tiền mua sách”. Tôi tò mò tìm hộc sách và thấy một
chục cuốn sách mỏng bằng tranh, nội dung về cuộc đời Đức Giê-su in
trên giấy trắng khá đẹp, một ít sách truyện tranh các thánh và các
danh nhân tôn giáo, một ít cuốn là những mẩu chuyện sống đức tin giữa
đời thường… Ngoài ra, phía trên kính chiếu hậu trước mặt tài xế
cũng có treo một ảnh Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp nhỏ. Tôi mở lời hỏi bác
tài xế:

– Này bác tài, xin vui lòng cho biết: Hành khách đi xe của bác có ai
quan tâm đến hộc sách đạo của bác không?

– Ồ, có chứ! Có nhiều người đã lấy ra xem, và có người còm cầm theo
mang về nhà nữa.

Tôi hỏi tiếp:

– Bác có cảm tưởng gì khi thấy người ta đọc sách đạo do bác giới
thiệu?

– Tôi cảm thấy rất vui anh à! Anh biết không: tôi là người tín hữu công
giáo nhưng không có nhiều giờ để đi lễ nhà thờ. Vì tôi phải luôn chạy
xe kiếm sống. Do đó, đây là cách làm công tác tông đồ của tôi. Tôi
rất mừng vì đã có thể làm được hai việc một lúc: Vừa lái xe nuôi gia
đình lại vừa rao giảng Tin Mừng mà không bị mất thêm thời giờ. Tôi nghĩ
rằng tôi đang làm một việc thật tuyệt vời!

2. ANH EM SẼ LÀ CHỨNG NHÂN CỦA
NHỮNG ĐIỀU NÀY:

Tin mừng Chúa Nhật hôm nay cho thấy Chúa
Giê-su Phục Sinh đã hiện đến với các Tông Đồ đang bị giao động. Sau khi trấn an
các ông, Người đã chứng minh cho các ông thấy Người không phải chỉ là bóng ma,
nhưng là con người bằng xương bằng thịt thực sự, qua việc ăn uống trước mặt các
ông. Cuối cùng sau khi các ông đã tin Người đã từ cõi chết sống lại, Đức Giê-su
chỉ thị cho các ông và cho mọi tín hữu sau này: “Chính anh em sẽ là chứng
nhân của những điều này”(Lc 24,48).

3. PHẢI LÀM CHỨNG NHƯ THẾ NÀO ? :

Ngày nay các tín hữu chúng ta dù không thấy Chúa, nhưng vẫn có thể thi hành sứ
mệnh làm chứng cho Người bằng các phương thế như sau:

+ Làm chứng bằng việc thuật lại cho người khác về cuộc đời và lời
rao giảng của Đức Giê-su như bà Maria Mác-đa-la đã làm (Ga 20,18). Việc truyền
đạt này mọi tín hữu đều có thể làm, nhưng khó thuyết phục được người nghe tin
theo (x. Lc 24,11).

+ Làm chứng bằng cách để Chúa ngỏ lời với người khác qua miệng chúng
ta: Đức Giê-su đang sống và hiện diện nơi ta, và ta có bổn phận chia sẻ
sự xác tín, niềm vui và bình an hạnh phúc mình đang cảm nghiệm được
cho tha nhân. Cách làm chứng này đã được Nhóm Mười Một Tông đồ áp
dụng. Sau khi đón nhận ơn Thánh Thần, Tông đồ Phê-rô đã rao giảng và làm chứng
về Đức Giê-su như sau: “Chính Đức Giê-su đó, Thiên Chúa đã làm cho sống lại. .
Về điều này tất cả chúng tôi xin làm chứng. Thiên Chúa Cha đã ra tay uy quyền
nâng Người lên, trao cho Người Thánh Thần đã hứa, để Người đổ xuống. Đó là điều
anh em đang thấy đang nghe…” (Cv 2,32-33). Cách làm chứng hùng hồn đầy xác tín
này của Tông Đồ Phê-rô đã thuyết phục được tới ba ngàn người xin tòng giáo
(x. Cv 2,41).

+ Làm chứng bằng lối sống hy sinh quên mình, vị tha bác ái noi gương cộng đòan
tín hữu thời Hội Thánh sơ khai như sách Công vụ thuật lại: “Các tín hữu chuyên
cần nghe các Tông Đồ giảng dạy, luôn luôn hiệp thông với nhau và cầu nguyện
không ngừng. Mọi người đều kính sợ, vì các Tông Đồ làm nhiều điềm thiêng dấu lạ.
Tất cả các tín hữu hợp nhất với nhau và để mọi sự làm của chung. Họ đem bán đất
đai của cải, lấy tiền chia cho mỗi người tùy theo nhu cầu. Họ đồng tâm nhất
trí, ngày ngày chuyên cần đến Đền Thờ. Khi làm lễ bẻ bánh tại tư gia, họ dùng bữa
với lòng đơn sơ vui vẻ. Họ ca tụng Thiên Chúa, và được tòan dân thương mến. Và
Chúa cho cộng đòan mỗi ngày thêm những người được cứu độ” (Cv 2,42-47).

+ Cuối cùng, làm chứng cho Đức Giê-su bằng việc sẵn sàng chịu bách hại
vì đức tin, quyết không hèn nhát bước qua thập giá để khỏi chết, noi
gương các anh hùng tử đạo. Nhờ đó, các thánh Tử đạo đã được gọi là các
“Chứng nhân đức tin”. Đây là phương cách truyền giáo rất hữu hiệu như lời
Téc-tuy-li-a-nô khẳng định: “Máu các vị Tử đạo là hạt giống phát sinh
các Ki-tô hữu”.

4. LẠY CHÚA GIÊ-SU PHỤC SINH.

Mỗi lần hiện ra với các môn đệ,
Chúa đều dùng Kinh Thánh để giúp các ông tìm ra thánh ý Thiên Chúa và
giải thích cho các ông về con đường “Qua đau khổ vào vinh quang”, đồng
thời chứng minh Chúa đã thực sự sống lại từ cõi chết, đúng như lời
Thánh kinh. Xin giúp chúng con ý thức giá trị của Lời Chúa trong việc sống
đạo và truyền đạo, hầu khi gặp bất cứ biến cố vui buồn sướng khổ nào trong
cuộc sống, chúng con cũng biết tìm kiếm thánh ý Chúa. Xin cho chúng con biết
năng hội hiệp nhau học sống Lời Chúa hằng tuần, biết lắng nghe Lời Chúa
khi dự lễ, để nhờ lời Chúa hướng dẫn, đức tin của chúng con sẽ ngày càng
lớn lên và nhờ ơn Thánh Thần tác động, chúng con sẽ chu tòan được sứ mệnh Chúa
trao cho Hội Thánh: “Chính anh em là chứng nhân của những điều này” (Lc
24,48). -AMEN.

LM
ĐAN VINH

From: hnkimnga &

Anh chi Thu & Mai goi

Lm. Chân Tín: Luồng gió mới – Đời sống tu trì (21)

Lm. Chân Tín: Luồng gió mới – Đời sống tu trì (21)

Đăng bởi lúc 2:15 Sáng 27

nguồn: Chuacuuthe.com

VRNs (27.01.2013) – Sàigòn

Đời sống tu trì

Ngày 21 tháng này, Giáo hội sẽ mừng lễ Đức Mẹ dâng mình vào đền thánh: Giáo hội tưởng niệm và nêu cao gương mẫu cuộc đời tận hiến của Trinh nữ Maria cho Thiên Chúa. Từ giây phút đầu tiên cho đến hơi thở cuối cùng của đời Người, Đức Mẹ luôn luôn thuộc trọn về Chúa, sống cho Thiên Chúa và việc làm của Người đều hướng về Chúa. Người đón nhận tất cả nỗi thống khổ, thử thách, để sáng danh Chúa trên trời. Người đã hiến dâng dạ trinh khiết trong con đường khó nghèo và vâng phục để phụng sự Thiên Chúa và nhân loại. Lòng tin, lòng cậy và lòng mến chiếu rạng trong cả
cuộc đời Người.

Mẹ Maria đã để lại tấm gương tận hiến cho tất cả những ai dâng mình cho Chúa trong đời sống tu trì. Vì thế, nhân dịp lễ Mẹ về, chúng tôi muốn dành Nguyệt san tháng này, để nêu lên một vài khía cạnh của đời sống tu trì, ngõ hầu gây một mối thông cảm giữa anh chị em sống ngoài đời và những người sống trong tu viện.

Nói đến vấn đề tu trì,con người thế kỷ 20 chúng ta vẫn còn nhiều quan niệm lỗi thời. Có kẻ giàu trí tưởng tượng cho rằng tu viện là nơi nương nấu của những tâm hồn tan vỡ: Đi tu là tìm cái u tịch của chốn thánh để thoa dịu các vết thương lòng khi ai có ý
muốn đi tu, họ liền nghĩ đến một khối tình nào đã đổ vỡ.

Có người cho rằng đi tu chỉ vì số phận hẩm hiu, hết tương lai, bị đời từ chối. Họ tưởng rằng đau khổ thất bại là một yếu tố cần thiết của một ơn kêu gọi tu Dòng và chỉ cần đời đóng cửa là tu viện sẽ mở cửa.

Vẫn biết đôi khi nhờ thất bại con người sẽ mở mắt nhìn thấy những giá trị siêu nhiên và Thiên Chúa đại lượng sẽ lãnh nhận tất cả những gì người ta dâng với lòng thành, kể cả một cuộc đời tàn phế, nhưng nếu đi tu chỉ vì tàn phế, chắc rằng họ sẽ không ở lâu
trong tu viện.

Cũng không thiếu người nghĩ rằng đi tu là một lối thoát nợ đời, cũng êm đẹp: Ở đời, nhiều lo âu về tinh thần cũng như vật chất. Đã có gia đình, phải lo cho gia đình, phải thức khuya dậy sớm, phải đổ mồ hôi trán để nuôi vợ con. Còn người đi tu, chỉ một
thân một mình cơm áo mặc đã có nhà dòng lo, thoát khỏi mọi bận rộn, sống một
cuộc đời nhàn hạ, tâm hồn được bình an thoải mái.

Tất cả những quan niệm trên đều sai lạc: Đi tu không phải vì tâm hồn đã quá đau khổ, quá chán đời không thiết gì với cuộc sống, muốn chôn mình vào nơi thanh vắng để dễ than vắn thở dài. Đi tu cũng không phải vì số phận quá hẩm hiu, bị đời từ chối, không
làm ăn nên nỗi, phải nhờ chốn tu viện an thân lúc về già. Đi tu cũng không vì
hèn nhát, chỉ vì thoát nợ đời, khỏi bận rộn âu lo, khỏi phải chiến đấu.

Vậy thế nào là tu? Tu tức là sống cuộc đời tận hiến cho Chúa, bằng ba lời khấn khó nghèo, trinh khiết và vâng lời, để hoàn toàn tin yêu và phụng sự Chúa. Trên phương diện ba lời khấn khó nghèo, tinh khiết và vâng lời sẽ phân biệt đời sống tu trì với đời
sống ngoài đời. Trên phương diện nội tâm, đời sống tu trì cốt ở chỗ tận hiến
cho Chúa. Thiên Chúa là một bản vị mời gọi người ta đi đến chỗ sống thân mật
với một tình yêu độc nhất vô nhị là Người. trước tiếng gọi tha thiết, thầm kín,
huyền diệu của Thiên Chúa, con người đại độ trút bỏ lòng ham muốn của cải,
khoái lạc và tự do để bước vào con đường tu của ba lời khấn. Tiếng mời gọi ấy,
trong hết mọi chặng đường tu hành về sau, lại còn vang lên mãi, thúc giục từ bỏ
mỗi ngày một thêm, biến đời sống mình làm một của lễ cho Chúa.

Nhưng người tu sĩ chưa phải là thánh. Họ cũng còn là người với những tính xấu của họ, với những yếu đuối, những trượt ngã trên con đường tu thân. Bao lâu họ còn là người bấy lâu họ còn bị tiền tài danh vọng, khoái lạc, tự do tấn công họ. Và trong cuộc chiến đấu gay go ấy, người tu sĩ có lúc thắng có lúc bại. nhưng với ơn Chúa, họ chiến đấu mãi và mong một ngày kia cởi bỏ hẳn con người cũ, con người tội lỗi để luôn mặc
lấy con người mới là chính Chúa Giêsu. Lúc ấy con người và Thiên Chúa sẽ hợp
nhất hoàn toàn trong tình yêu bất diệt, cùng đích của đời sống tu trì.

Nguyệt san Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp

Số 174-11/1963

Chúa Yêu Thương Tôi

Chúa Yêu Thương Tôi
Giuse Thẩm Nguyễn
1/14/2013
Tôi bất chợt bị những cơn đau hành hạ vì chứng không tiêu và xình bụng. Bác sĩ
và y tá đẩy tôi vào phòng Emergency và thế là tôi đã phải nằm trong bệnh viện
mất bốn ngày. Nhờ Chúa thương tôi lại ra viện và trở về nhà để kịp đón Lễ Giáng
Sinh.
Trong những đau đớn, Chúa đã cho tôi nhận diện có Ngài bên cạnh tôi. Tôi cảm
thấy rất an tâm và sẵn sàng chấp nhận nỗi đau vì tôi phó thác số phận tôi trong
tay Chúa. Rồi những đêm nằm trong bệnh viện, với sợi dây nylon thọc từ mũi
xuống bao tử để hút những chất còn lại trong bao tử ra ngoài, những sợi dây
lằng nhằng để truyền nước biển, truyền thuốc nối liền với những cây kim đâm vào
da thịt…rồi dây đo huyết áp, cứ vài phút cánh tay mình lại bị đo áp huyết một
lần. Tiếng sè sè phát ra từ máy sưởi cứ đều đều vang lên trong đêm thâu tĩnh
mịch. Trong hoàn cảnh như thế làm sao tôi có thể ngủ được. Nằm yên ở một thế
nằm nhất định trong nhiều giờ, người nó mệt mỏi làm sao… Ước gì được tháo tất
cả những sợi dây vướng víu ấy để tự do lăn phải, lăn trái hay nằm co quắt mà
ngủ thì sướng biết mấy. Một ước mơ đơn giản thế mà đêm nay mơ ước ấy tôi cũng
không thực hiện được !
Bây giờ là một giờ sáng, vợ và các con tôi đã về nhà cả rồi, chỉ còn mình tôi
trong bệnh viện. À thì ra, những người thân của tôi dù có yêu tôi đến thế nào
đi nữa, cũng có lúc họ cũng phải rời bỏ tôi. Và tôi, cũng có lúc tôi cũng phải
từ giã họ, phải từ giã tất cả, của cải, danh vọng, toan tính….để một mình đi
về với cát bụi… Chỉ có Chúa là Đấng luôn ở bên cạnh tôi và đêm nay Người đang
chăm sóc cho tôi. Tôi bắt đầu đọc kinh Mân Côi và kinh Lòng Thương Xót Chúa.
Đọc xong cả ngần ấy kinh mà vẫn chưa tới hai giờ sáng. Thời gian đêm nay thật
dài khi mình không ngủ được. Tôi cố nhằm mắt lại và bắt đầu tâm sự với Chúa.
Chúa cho tôi cảm nghiệm là Chúa đang bên cạnh thôi. Chúa âu yếm nhìn tôi và ôm
tôi vào lòng dù tôi là kẻ tội lỗi. Chúa chẳng chấp gì tội của tôi dù đôi khi
chính tôi đã đẩy Chúa ra khỏi tâm hồn tôi bằng cách liều mình phạm tội . Những
nỗi đau của tôi không đáng gì với việc Chúa chịu nạn chịu chết trên cây Thánh
Giá, nhưng Chúa lại rất quan tâm đến nỗi đau nhỏ nhoi ấy của tôi. Chúa xót xa
khi tôi quặn đau và chính Chúa đã an ủi tôi như người mẹ hiền dỗ dành đứa con
thơ quấy khóc trong đêm khuya. Không ai biết tôi đau ra sao dù vợ tôi , dù con
tôi đã cố gắng để chia sớt bằng cách cầm tay tôi , vỗ về tôi. Sự quan tâm của
những người thân yêu đã an ủi tôi rất nhiều, nhưng chính Chúa mới là người biết
tôi đau đớn ra sao. Ngài luôn ở bên tôi, không những chia sẻ với tôi mà còn
quan tâm và nâng đỡ những người thân yêu của gia đình tôi trong giờ phút hoang
mang lo lắng này.
Tôi cảm nghiệm được tình yêu cao vời Chúa đã dành cho tôi. Chúa cúi xuống rất
gần đến nỗi tôi có thể nghe được nhịp đập từ con tim của Chúa. Tôi nghe được
tiếng thổn thức từ trái tim Ngài, nỗi đau của người Cha bị chính những đứa con
mình sinh ra phản bội. Chúa xót xa cho bao gia đình tan vỡ, cho những đứa con
đi hoang quên đường về, cho bao kẻ đang đắm chìm vào tội lỗi trong dịp kỷ niệm
Chúa Giáng Sinh. Chúa buồn lắm khi loài người đang từng bước loại Chúa ra khỏi
cuộc đời mình, ra khỏi nhà mình, ra khỏi học đường và ra khỏi xã hội của mình.
Chúa cô đơn lắm khi bao Thánh Đường vắng bóng giáo dân, bao nhà chầu trên thế
giới chỉ vỏn vẹn với ngọn đèn leo lét lạnh lùng. Chúa đau đớn lắm vì những chủ
chiên phản bội và Chúa rơi lệ vì loài người đang xô nhau vào con đường lầm lạc:
phá thai, trợ tử, đồng tính, dâm loạn, hận thù, chiến tranh….
Tôi biết chính Chúa đã dựng lên tôi giống hình ảnh của Chúa. Thân xác tôi là
một cỗ máy vô cùng tinh vi được Chúa luôn ghé mắt nhìn đến. Tất cả các cơ phận
đều hoạt động nhịp nhàng và ăn khớp chặt chẽ với nhau và chỉ cần một chút sai
lệch là tôi thành phế nhân ngay.
Hôm nay tôi phải nằm trong bệnh viện vì phần ruột dưới bao tử đã vô cớ không
làm việc theo đúng chu trình tiêu hóa. Sau khi thức ăn được nhai kỹ qua miệng
vào bao tử, thì bao tử sẽ tiết ra chất kích tố nào đó để tiêu hóa thức ăn. Do
sự chuyển động của từng khúc ruột, thức ăn được chuyển qua ruột để nuôi cơ thể,
chất cặn bã thì được đưa ra ngoài. Nhưng những khúc ruột của tôi hôm nay không
thèm chuyển động nữa, chúng cứ nằm ỳ ra như muốn đình công. Thế là thức ăn
trong bao tử xình lên, nó không đi xuống ruột được thì nó đòi đi ngược lên và
tìm cách ra ngoài theo đường miệng. Lúc đó tôi rất khó chịu, ợ chua, ói mửa và
bụng thì xình lên, óc ách đau đớn. Nhìn lại thân phận mình, tôi biết thân xác
tôi là cái bình sành tạm bợ, được bọc trong cái vỏ trứng, nó rất mong manh dễ
vỡ thế mà đôi khi tôi đã hành động như thể thân tôi là đá để mang trong lòng
mình tính kiêu ngạo của nguyên tổ Adam. Tôi tưởng là mình có thể làm được mọi
sự và tôi đã sống như thể là tôi sẽ sống mãi. Đêm nay thì tôi nhận ra thời gian
của tôi có ngần có hạn, tuổi trẻ của tôi đang hết và tuổi già đang quấn quít
với bệnh tật. Tôi biết rằng sự sống hay chết của tôi nằm trong tay Chúa, cho
nên tôi chẳng lo gì. Điều tôi quan tâm là yêu mến Chúa, sống như Chúa dạy và
đem tình yêu của Chúa đến cho mọi người. Tôi chỉ cần làm đẹp lòng Chúa thôi,
thế là đủ, vì Ngài là tất cả, là cùng đích của đời tôi.
Qua sự chăm sóc và lo lắng của vợ tôi, của các con tôi, tôi cảm nghiệm được
tình yêu mà gia đình đã dành cho tôi. Chính trong lúc này, tôi mới thấy tôi cần
gia đình nhiều hơn. Tôi nhận ra sự quan phòng của Chúa. Ngài đã cho tôi sinh ra
và rồi lại đặt để tôi trong một mái gia đình hạnh phúc như thế này, tôi đã sống
hoàn toàn hạnh phúc. Sự ngọt ngào yêu thương trong gia đình phản ánh tình yêu
bao la mà Cha Giêsu luôn dành sẵn cho tôi. Tôi trân quý sự hy sinh của vợ tôi,
tôi vui mừng vì những lo lắng mà các con tôi đã dành cho tôi… Tôi cũng nhận
ra Chúa luôn đồng hành với tôi qua việc quý cha, quý tu sĩ nam nữ, quý anh chị
trong các hội đoàn, bạn bè thân hữu đến thăm hỏi, gọi điện thoại an ủi và nhất
là hiệp lời cầu nguyện cho tôi. Tôi thấy mình hạnh phúc vô cùng, niềm hạnh phúc
không mua được bằng tiền tài, quyền lực mà được xây dựng bằng quan hệ yêu
thương. Tôi nguyện với Chúa rằng tôi sẽ dùng thời gian còn lại của đời mình để
đáp lại tình yêu thương ấy bằng cách quan tâm, chăm sóc yêu thương mọi người
như Chúa đã yêu thương và chăm sóc cho tôi. Tình yêu ấy phải trổi vượt hơn là
sự đáp trả mà là tình yêu vô vị lợi, một tình yêu cho đi không tính toán, một
tình yêu tự hiến theo gương yêu thương của Thày Giêsu .
Thế rồi qua mấy ngày nằm trong bệnh viện, tôi đã được chữa lành và ra về. Tôi
tin rằng việc tôi phải nằm bệnh viện là một dấu chỉ Chúa rất yêu tôi, là một
món quà đặc biệt Chúa dành cho tôi. Nhân cơ hội này, tôi được nếm thử tình yêu
thương ngọt ngào của Chúa qua tình yêu gia đình, của người thân, của bạn bè.
Con cảm tạ Chúa vì Chúa luôn dành cho con sự tốt đẹp nhất vượt qua sự mơ ước
tầm thường của loài thụ tạo như con.
Lạy Chúa, con yêu mến Chúa.
Giuse Thẩm Nguyễn

Một Thị Kiến Mầu Nhiệm Về Thiên Đàng

Một Thị Kiến Mầu Nhiệm Về Thiên Đàng

11/01/2013

Tác giả: Nguyễn Thị Thân

nguồn:Thanhlinh.net

Tôi xin kể lại với một giấc mơ huyền diệu, để chứng tỏ rằng là Chúa Cứu Thế đã ban cho tôi được thấy thị kiến cảnh Thiên Đàng để Niềm Tin về Ngài và Cha của chúng ta ở trên Trời luôn vững vàng, dù có phải trãi qua bao nhiêu thiên tai, những biến cố đau thương về chiến tranh, bịnh tật, và tai nạn, v…v! Chúng ta phải vững lòng tin vì Cha chúng ta ở trên Trời vẫn luôn đồng hành, luôn bảo vệ và che chở cho các con ở nơi trần thế nầy.

Như ai cũng biết là cơn bảo Sandy đã xãy ra vào ngày 29 tháng 10, 2012. Cơn bảo lớn này đã xãy ra vài tiểu bang, nhưng riêng chỉ có tiểu bang New York và New Jersey là bị nặng nhất và đã gây rất nhiều thiệt hại về thiên mạng lẫn tài vật. Trong tình cảnh nầy, tôi chỉ biết cầu nguyện với Chúa mà thôi. Thì Chúa đã cho tôi thấy một giấc mơ huyền diệu sau đây.

Hai vợ chồng tôi đã đi về hưu trí sau 30 năm ở tiểu bang New York. Hiện giờ, chúng tôi thì đang ở chung với vợ chồng con trai và cháu nội đức tôn ở Maryland cho vui về tuổi già.Thì một hôm, ngày 5 tháng 11, 2012 vào 1 giờ khuya, tôi đang nằm ngủ và được thấy một giấc mơ thật là tuyệt dịu. Đang trong giấc ngủ, tự nhiên tôi ngửi thấy được mùi hoa hồng thơm nực nồng, bay tỏa khắp trong phòng tôi ngủ, mùi thơm này rất là đậm đà và tôi cảm thấy như hơi bị ngây ngất. Trong lúc ngây mê với mùi thơm đặc biệt này,  thì cùng lúc ở trong giấc mộng, tôi chợt nhiên được thấy một
vừng ánh sáng rất lạ, mà tôi chưa từng thấy bao giờ ở trên thế gian này cả. Tôi
không thể diển tả bằng lời nói được, một ánh sáng rất tinh khiết và êm dịu,
không có làm tôi bị chói mắt. Và trong lúc đó, tôi được thấy rất nhiều người trong
áng sáng đó, lẫn nam cả nữ, họ đi qua đi lại rất là bận rộn. Họ đều  mặc
quần áo màu trắng nhưng đặc biệt là họ không có cánh như Thiên Thần.

Thị Kiến này xẩy ra rất là nhanh, chỉ khoảng vài giây phút là tôi không còn được thấy nữa, nhưng riêng mùi hoa hồng kia thì vẫn còn thơm khá lâu, mãi cho đến khi tôi tỉnh dậy thì mới hết mà thôi. Sau khi thị kiến này, tôi cảm thấy rất là mệt và có linh cảm như là tôi sắp sửa ra đi với Chúa, nhưng khoảng một lúc sau thì tôi mới thấy khỏe lại và ngủ thiếp đi cho đến sáng.

Nhưng trong thời gian đang làm mệt, thì tự nhiên tôi chợt nghĩ tới Cha Việt Nam, Cha hiện giờ đang ở New York và chính Ngài đã lo và ban đầy đủ các Bí Tích cho vợ chồng tôi. Qua ngày hôm sau, tôi rất vui mừng vì tôi vẩn còn nhớ rõ điềm chiêm bao với những hình ảnh trên Thiên Đàng và mùi thơm đặc biệt của hoa hồng, như vẫn còn vương vấn trong người  tôi suốt. Tôi liền gọi cho Cha để hầu chuyện, nhưng Cha thì đang bị bịnh nên không có gặp Cha được. Sau đó, tôi liền gọi cho con gái lớn của tôi ở Texas và vài người Cô bạn thân để kể lại giấc mộng đó và để xin hỏi ý kiến.

Thì tất cả mọi người đều nghĩ rằng là mùi hoa Hồng đó là tượng trưng cho Mẹ MARIA (vì Mẹ thường hiện ra nhiều lần có bông hồng) và dẩn dắt cho tôi thấy cảnh ở trên THIÊN ĐÀNG.

Tôi thấy các vị Thánh, các Giáo Hội trên Thiên Đàng cũng đang bận rộn lo cho các con ở dưới trần gian nầy. Thì tự nhiên, tôi chợt nghĩ  ra đến những người Nam Nữ mặc áo trắng trong giấc mộng, đó chính là các quí vị Bác Sĩ, Y Tá giúp đỡ các bịnh nhân, giúp người già yếu để di tản, các ông cảnh sát, người cứu thương, người cứu hỏa, thấy giống y trong TV vậy đó v…v…!

Thì tôi mới hiểu biết rằng đó chính là Giáo Hội đang lữu hành, Giáo Hội nơi trần thế chúng ta đều mang hình ảnh của Cha Ta trên Trời, đang thể hiện Tình Yêu của Cha qua những chứng nhân sống động, còn phát quang yêu thương thì qua cử chỉ lời nói, việc làm, còn được lập công và đem những Công Đức nầy dâng lời cầu nguyện cho Giáo Hội ở nơi luyện ngục, các linh hồn đã và đang chờ chúng ta hiện còn sống cầu nguyện cho họ được sớm mau về với Cha trên Trời (vì nơi luyện ngục, các linh hồn không còn cơ hội để lập công nữa, và tháng 11 là tháng cầu nguyện cho họ).

Hai ngày sau, thì tôi gọi lại để thăm Cha và biết Cha đã khỏe lại. Sau đó, tôi mớì kể hết những gì tôi thấy trong giấc mộng và tôi được thỉnh ý kiến của Cha như sau:

***  Mùi thơm của hoa hồng đó chính là***

Nữ Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu”.

(Bà có nguyện là cho mưa hoa hồng rải xuống khắp thế gian.)

Nguyễn Thị Thân

 

 

Viết về em tôi, chàng Hiệp sỹ vừa mới đi xa

Viết về em tôi, chàng Hiệp sỹ vừa mới đi xa
WGPSG — Tháng giêng về trong cái rét cắt da cắt thịt từ đâu ập đến. Từng đoàn xe lăn lặng lẽ nối theo dòng người lầm lũi bước trong chiều mưa tiễn đưa chàng Hiệp sỹ trở về lòng đất mẹ Xã Đoài thân yêu. Phảng phất đâu đây là những nghẹn ngào, xúc động, bâng khuâng…
Như cơn gió thoảng qua, Phanxicô Xaviê Nguyễn Công Hùng, chàng Hiệp sỹ đầy nghị lực đã ra đi. Không một lời giã biệt, em lặng lẽ về bên Chúa trong phút đau thương.
Chỉ cách đây ít ngày, em còn hăng hái dẫn đoàn khuyết tật Nghị Lực Sống đón lễ Giáng sinh do Đức Cha Đệ tổ chức tại Thái Bình và hẹn mẹ sẽ về tham dự tuần chầu tại quê nhà Xã Đoài thế mà nay đã nhẹ nhàng, bình thản đi xa. Không ai có thể nghĩ rằng em ra đi vội vàng đến vậy.
Có thi sỹ nào đó từng phát biểu rằng: “Con người sinh ra không phải để tan biến đi như một hạt cát vô danh. Họ sinh ra để in dấu lại trên mặt đất, in dấu lại trong trái
tim người khác” [1]
. Những lời trên đây dường như đã phần nào họa lại hình ảnh tuyệt vời của người hiệp sỹ nhỏ bé của chúng ta.
Phanxicô Xaviê Nguyễn Công Hùng sinh ngày 26.6.1982 tại giáo xứ Chính tòa, xã Nghi Diên, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Từ năm lên hai tuổi, em đã vướng vào căn bệnh bại liệt để rồi từ đó cho đến cuối đời làm bạn với chiếc xe lăn.
Thế nhưng, cuộc đời em không vì thế mà ra lầm than, tăm tối. Em như ánh lửa hồng bừng sáng, đã cháy là cháy hết mình. Em đã sống trọn vẹn đời người đẹp đẽ và ý nghĩa. Đẹp trong sự vươn lên quả cảm và ý nghĩa trong tinh thần cao thượng. Và như lời Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp chia sẻ tại thánh lễ an táng thì lẽ ra xã hội phải đứng ra trợ giúp nhưng em đã làm ngược trở lại thi ân với bao người khuyết tật, cứu
trợ để bao mảnh đời “đủ áo, no cơm” và cống hiến xây dựng xã hội này nhân văn hơn, tốt đẹp hơn.
Cũng không phải đơn giản khi các phương tiện thông tin đại chúng đồng loạt phát đi bản tin đầy thương cảm sâu sắc về sự ra đi của Hiệp sỹ Công nghệ Thông tin Nguyễn Công Hùng. Riêng cộng đồng mạng thì đi từ cảm giác bàng hoàng, xôn xao đến ngậm ngùi, hụt hẫng, nuối tiếc và cuối cùng rã rời, bâng khuâng.
Em, một giáo dân trẻ của xứ Chính toà Xã Đoài, đã trọn vẹn phó thác niềm tin vào Thiên Chúa để làm nên những điều thực sự diệu kỳ. Số phận tưởng chừng bất hạnh đó đã trở nên muối men mặn nồng ướp đời và như là một quà tặng tự trời cao để gây thêm niềm hy vọng, lạc quan nơi những thân phận tột cùng đau khổ nhất.
Ví như hạt giống âm thầm gieo vào đất mẹ thế nào thì cuộc đời chàng trai đầy nghị lực cũng đã sống và hành động như vậy. “Nếu hạt lúa gieo vào lòng đất không chết đi, thì nó vẫn trơ trọi một mình; còn nếu chết đi, nó mới sinh được nhiều hạt khác”(Ga 12, 25).Hạt giống Công Hùng đã  chịu mục nát trong âm thầm và hy vọng để tiết xuân rạng rỡ, để rồi đây lớp lớp đàn em vươn mình trong nắng khoe tươi.
Niềm hạnh phúc trao ban đã cuốn Công Hùng dấn thân miệt mài trên con đường dấn thân vì cộng đồng. Hầu như khắp các tỉnh thành em đều đã đi qua và để lại dấu ấn đẹp đẽ. Chính em đã thay đổi cái nhìn của người đời về người khuyết tật.
Công Hùng đã không tìm cách để giữ lại “những gì tôi có, những gì tôi là” nhưng đồng cảm, sẻ chia với mọi người bất hạnh từ quê nhà xứ Nghệ nghèo khó đến vùng trung du Yên Bái; từ những thôn xóm miền tây Hà Tĩnh ra phố thị Hà thành, từ vùng tâm lũ Quảng Bình đến cả bản làng Sơn La mù tít xa xôi…
Tất cả xuất phát từ một cơ thể bại liệt hoàn toàn bất động, chỉ còn cái đầu với hai
ngón tay phải yếu đuối làm việc nhưng bù lại là một trí thông minh sắc bén, một
nghị lực tuyệt vời và một con tim Kitô hữu nồng nàn yêu thương.
Nguyễn Công Hùng vẫn luôn ưu tư lo lắng để có thể đóng góp nhiều hơn, nhiều hơn nữa. Có tờ báo viết rằng em mỗi đêm chỉ ngủ chừng 3 tiếng. Ấy không phải nói quá nhưng quả thật giống như con ong chăm chỉ, Hùng vẫn miệt mài làm việc và sáng tạo để trao cho đời những giọt mật thơm ngon.
Rồi đây, đời sẽ gác lại những danh hiệu, sẽ quên đi những ánh hào quang phù vân bọt bèo bề mặt nhưng giữ lại cho Phanxicô Xaviê sự gì tinh hoa nhất. Sinh thời, người bạn trẻ Công giáo nhỏ bé này vẫn hằng tâm niệm lời của thánh Phaolô tông đồ trong thư
gửi tín hữu Philiphê: “Tôi làm được mọi sự nhờ Đấng ban ơn thêm sức cho tôi”. (Pl 4,13).
Không phải điều gì khác nhưng đây mới thực sự là nguồn động viên an ủi giúp Hùng chọn lựa gương hy sinh phục vụ của Đức Kitô làm tâm điểm phấn đấu của đời mình. Chính đây mới làm nên nghị lực sống phi thường để vượt qua những đau đớn bệnh tật và khổ đau kiếp người để kiên vững, tin yêu và làm nên Hiệp sỹ Nguyễn Công Hùng của ngày hôm nay.
Khi hạt giống nghị lực của em bắt đầu nhiệm vụ cao cả trong đời mình là mang niềm tin người Kitô hữu làm chứng nhân giữa xã hội Việt Nam hôm nay thì một bóng cả, một tượng đài tinh thần bắt đầu được dựng lên trong tim triệu triệu người con đất Việt mang trong mình dòng máu Lạc Hồng không kể lương hay giáo, sang hay hèn, giàu hay nghèo, khuyết tật hay không.
Tạm biệt nhé Công Hùng, người Hiệp sỹ “của muôn thời” [2], người em họ bé bỏng.
Xin khép lại những gì còn dang dở trên bước đường hành hiệp để em bắt đầu bước vào cõi trường sinh: “Những hẹn hò từ nay khép lại, thân nhẹ nhàng tựa như mây…” [3]
Thánh lễ an táng và tiễn biệt Cố Hiệp sỹ CNTT Nguyễn Công Hùng

Trong niềm tiếc thương vô hạn,  chiều ngày 3/1/2013, một thánh lễ trang trọng và đầy an ủi dành cho gia đình  người thân Hiệp sỹ Phanxicô Xaviê Nguyễn Công Hùng đã được tổ chức tại nhà  thờ Chính tòa Xã Đoài, giáo phận Vinh.
Đức Giám mục Phaolô Nguyễn Thái  Hợp, vị lãnh đạo tinh thần của nửa triệu người Công giáo Nghệ An – Hà Tĩnh –  Quảng Bình, đã bỏ qua những công việc hết sức bộn về cuối năm để chủ tế thánh  lễ như để nói lên sự quan tâm đặc biệt dành cho người bạn trẻ này.
Đồng tế với Ngài còn có Cha Phêrô Nguyễn Văn Viên, Tổng đại diện giáo phận, Cha G.B Nguyễn Khắc Bá, Giám đốc Đại Chủng viện Vinh Thanh, Cha Phêrô Nguyễn Văn Hương, Chánh Văn phòng TGM.
Gần 20 linh mục, đông đảo quý thầy, quý sơ, quan khách chính quyền, đại diện các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức thiện nguyện, các cơ quan thông tấn – báo chí – truyền hình, thân quyến, ân nhân, thân hữu và bà con gần xa đã không quản ngại đường sá xa xôi và thời tiết khắc nghiệt để tiễn biệt người hiệp sỹ trở về lòng đất mẹ Xã Đoài thân yêu.
Hiệp thông chia buồn với tang quyến lúc này còn có điện phân ưu từ Nguyên TGM Giuse Ngô Quang Kiệt, Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ, giám mục Thái Bình; Đức Cha Đặng Đức Ngân, giám mục Lạng Sơn và rất nhiều linh mục, tu sỹ, giáo dân và bè bạn khắp mọi miền đất nước.
Trong bài chia sẻ thấm đẫm niềm xúc động của mình, Đức Cha Phaolô chủ tế đã khắc hoạ hình ảnh đáng khâm phục của người hiệp sỹ. Cuộc đời em là “dấu nối” trọn vẹn giữa đạo với đời và là chứng nhân sống động của Tin Mừng trong xã hội hôm nay.
Vị chủ chăn giáo phận cũng gửi lời chia buồn sâu sắc tới gia đình tang quyến
và cầu mong linh hồn Phanxicô Xaviê sớm đi vào giao ước tình yêu tuyệt đối để chung hưởng niềm vui bất tận của Nước Trời.
Sau thánh lễ, linh mục Phanxicô Xaviê Võ Thanh Tâm, quản hạt Xã Đoài đã cử hành nghi thức tiễn biệt người con yêu quý của giáo xứ Chính tòa. Thi hài Hiệp sỹ Nguyễn Công Hùng được an nghỉ tại nghĩa trang giáo họ Xã Đoài.
Chú thích:
[1] Trích lời Sukhomlinskij, thầy giáo người Nga.
[2] Trích lời Tiến sỹ Lê Thống Nhất trong bài thơ khi nhận được tin Hiệp sỹ Nguyễn Công Hùng ra đi.
[3] Trích bài hát “Như một lời chia tay” của cố nhạc sỹ Trịnh Công Sơn.
Maria Thanh Mai gởi

ĐỨC TIN: QUÀ TẶNG VÔ GIÁ CHO MỌI NGƯỜI

ĐỨC TIN: QUÀ TẶNG VÔ GIÁ CHO MỌI NGƯỜI

Tác giả: Maria Túc Lynh

Nhớ lại những năm tháng đầu tiên khi tìm đến với Chúa, ở vào thời điểm đó tôi chưa được lãnh nhận Bí tích Rửa tội.  Tôi đã nhiều lần thắc mắc về chuyện khấn xin mà những người có đạo, tức là người Công giáo, thường hay làm với một vị thánh đen đen
được gọi là Martino ở nhà thờ Đa Minh Ba Chuông. Từ khi biết đến ngôi thánh
đường này, tôi thường hay nghe người ta nói nhiều về những ơn mà vị Thánh này
thường ban cho những ai đến khấn xin với ngài.  Nghe đồn là có người trúng
được những tờ vé số với giải thưởng khá cao để cải thiện đời sống kinh tế; có
người được chữa khỏi những cơn bệnh nan y; lại cũng có những người gặp được ân
nhân cứu khỏi nhưng vấn đề nan giải trong cuộc sống… tất cả những điều huyền
nhiệm đó xảy ra chỉ sau khi họ tìm đến cầu khẩn cùng vị Thánh này.

Tuy nhiên, nhiều lần tôi cũng nghe hay chứng kiến những người Công giáo, khi hướng về vị Thánh này mà cầu khấn, họ thường hay xin cho mình  ơn được nhiều sức mạnh để “vui vẻ” mà đón nhận những hy sinh.  Với tôi thì đây là một điều khó có thể
hiểu và  không thể chấp nhận được.  Hy sinh thì theo tôi là một hành động
trái ngược với ý và bản tính tự nhiên của mình, cũng có thể do gượng ép, bị bắt
buộc, hoặc cũng có thể do vì quá yêu, quá thương người nào đó.  Theo tôi chỉ với những lý do đó, thì chúng ta mới có thể vui vẻ mà đón nhận mà hy sinh.

Đằng này thì tôi lại thấy người Công Giáo, xin ơn này cùng vị Thánh để vui vẻ chấp nhận những trái khoáy, những gian truân, những thứ tạm gọi là bất hạnh, mất mát do cuộc sống mang lại.  Với tôi, lúc đó đạo Công Giáo có nhiều điều bí ẩn, huyền nhiệm
lắm.  Thú thật là tôi rất tò mò, và cứ bị thôi thúc muốn tìm hiểu sâu thêm, thế nên cứ mỗi khi cùng mọi người đọc kinh kính Thánh Martino hay là hát kính vị thánh này thì tôi lại để tâm trí mình mien man suy nghĩ thêm.

Cho đến một ngày, cũng theo thói quen tốt lành tìm đến với Thánh nhân để cầu nguyện cùng với cộng đoàn thì tự nhiên tôi thấy trong lòng mình trỗi lên một cảm xúc xao xuyến rất lạ thường.  Tâm trạng xao xuyến đó cứ tiếp tục theo tôi cho tới ngày tôi lãnh nhận Bí tích Thánh Tẩy.  Vào những ngày đó, tuy chưa hiểu hết nhưng tôi đã
phần nào cảm nhận điều mà lâu nay mình và mọi người đã cùng khấn xin.

Điều tôi khao khát, xao xuyến, băn khoăn trong lòng, tôi đã được Chúa cho cảm nhận một cách rất rõ ràng. Tôi muốn chia sẻ, muốn nói ngay ở đây là Chúa đã chọn đúng thời gian thích hợp để cho tôi chứng kiến và giao tiếp với con cái của Người.

Chị là một giáo dân cũng đứng tuổi, ngày xưa chị từng là một tiểu thư xinh đẹp, ngoan hiền. Gia đình chị khá giả nên chị thấy rất yêu đời và vô tư đón nhận tất cả những gì
Chúa ban cho gia đình chị. Gia đình chị thuộc một gia đình giáo dân gương mẫu,
nên chị chưa bao giờ nghĩ rằng sẽ có ngày chị phải chạy đôn chạy đáo vì miếng ăn
cái mặc cho chồng con. Đến một ngày định mệnh, thì gia đình chị gần như suy sụp
hoàn toàn. Từ một tiểu thư chỉ biết ăn rồi học và vui chơi với bạn bè, giờ thì
phải chạy ăn sáng thì lo ăn chiều. Chồng chị lại là một tân tòng, nên cũng có
những xung đột làm chị rất đau lòng. Con cái thì ngoan ngoãn, nhưng cũng có lúc
gây khó khăn cho chị trong việc chị sống đạo. Có những khi ngồi nghe chị chia
sẻ, tôi thấy sao mà khó khăn để sống đạo quá. Nhưng chị có một niềm tin rất dễ
thương là, cứ sau mỗi dịp chị than thở chia sẻ cùng tôi, thì chị lại bảo là tạ
ơn Chúa và xin Chúa cho chị em mình đủ sức để vượt qua. Cuối cùng thì chị cũng
đã phần nào vượt qua những sóng gió, gia đình chị đã tìm thấy được một cuộc đời
mới với luồng sinh khí mới mà Chúa đã ban cho sau những ngày chị chịu thử thách
và hy vọng.

Người thứ hai là một bác lớn tuổi; bác này đã từng trải qua những thời kỳ khó khăn chung cùng với mọi người. Nhưng chỉ để vượt qua những khó khăn về cuộc sống, thì hai bác ấy có thể vượt qua. Đằng này hai bác ấy vừa lo cái ăn, cái mặc, mà lại vì không đủ điểu kiện đến nỗi đành lòng nhìn người con trai của mình chết trong cái thiếu
hiểu biết của người ta. Bây giờ thì hai bác ấy đã vượt qua được tất cả, thậm
chí còn dư đầy để có thể giúp đỡ người khác. Bác ấy bảo là những ngày ấy nếu
không có Chúa ban cho sức mạnh thì chắc chắn bác không thể nào vượt qua được
những khó khăn đó. Cho tới giờ phút này bác ấy vẫn ngày ngày tạ ơn và xin ơn
được đủ sức để sống cho trọn vẹn niềm tin của mình đợi ngày về với Chúa.

Người thứ ba là một người đàn ông trung niên mà tôi được phúc làm bạn với anh. Anh gần như là một bệnh nhân đối với tôi. Tôi nói thế là cứ mỗi khi anh đau đớn nhiều thì tôi luôn cầu xin Chúa và Mẹ của tôi xoa dịu và chữa lành. Chúng tôi đã được hồng ân như thế rất nhiều lần và chúng tôi rất hợp nhau. Duy có một điều là tư tưởng của
tôi và anh đôi lúc trái ngược nhau trong vấn đề xin ơn chữa lành. Lúc hay tin
anh đau đớn vì bệnh tật, tôi thì tích cực cầu xin Chúa và Mẹ cứu bạn con, chữa
bạn con, thì anh ta cứ cười hì hì tạ ơn Chúa đã cho con được dịp đền tội, tạ ơn
Chúa cho con được dịp hy sinh để cầu nguyện cho các linh hồn. Lúc đầu thì tôi
cũng thấy khó chịu, nhưng càng về sau thì tôi thấy rằng anh quả thật khôn
ngoan, vỉ anh được nhiều dịp đền hết những lỗi tội mà mình đã phạm và cầu cho
các linh hồn. Mỗi dịp như thế thì khi anh mất đi anh sẽ ở luyện ngục ít thời
gian hơn. Rồi bao nhiêu lần nghe anh chia sẻ về những đau khổ trong tinh thần,
nó làm cho anh thấy mất hết hy vọng, chán nản đến cùng cực. Những lúc như vậy anh
chỉ biết bám chặc vào Lòng Thương Xót Chúa, bám chặc vào những Lời Chúa dạy để
vượt qua. Giờ đây thì anh bảo rằng về đời sống đạo của anh tương đối ổn định và
không dễ gì bị mất hy vọng vào Thiên Chúa Tình Yêu của anh.

Người thứ tư là một chị nông dân, chị ở vùng quê thuộc miền đông của VN (Bà Rịa – Vũng Tàu). Trong một dịp tôi đi thăm người quen vào tháng 10 vừa qua, tôi lại được dịp tiếp xúc với đức tin rất đơn sơ và can đảm. Đức tin của chị đơn sơ như những hạt lúa, trái bắp hay củ khoai mì, mà gia đình của chị đã trồng trọt, canh tác. Tranh
thủ thời gian rảnh rỗi chờ lúa được phơi khô, chị đã chia sẻ với tôi thật nhiều
kinh nghiệm về cuộc sống đức tin vào Chúa của chị. Chị kể là chị đã không biết
bao nhiêu lần bị chồng bạo hành một cách rất nặng nề. Bao nhiêu lần chị đau khổ
vì chồng không thông cảm cho mình. Nhưng mỗi khi như thế thì chị lại nghĩ đến
Chúa, bám vào Chúa để chị cầu nguyện và hy vọng. Chị nói rằng có lần chị định
bỏ gia đình, mà đi tìm nơi khác sống vì quá đau khổ. Thế mà khi đi lễ chị xin
Lời Chúa thì được nhắc nhở là phải hy vọng và phải vững tin vào Chúa qua câu
Kinh  Thánh “… Không một thử thách nào đã xảy ra cho an hem mà lại vượt
quá sức loài người. Thiên Chúa là Đấng trung tín: Người sẽ không để anh em bị
thử thách quá sức; nhưng khi để an hem bị thử sức, Người sẽ cho kết thúc tốt
đẹp, để anh em có sức chịu đựng… (1Cor 10,13). Thế là chị vì tin vào Chúa của
chị, chị đã tìm thấy được sự an ủi và chở che của Chúa. Và giờ thì chị thú nhận
là chị đang thật sự bình an, cho dù chị có gặp việc gì khó khăn.

Cuối cùng là cậu bé 22 tuổi, tên là Phêrô T. thuộc Giáo Xứ Mai Khôi, Quận 5. Tôi xin phép nói về cậu bé này dài dòng một chút, không những vì cậu bé có những ơn đặc biệt mà Thiên Chúa dành cho mình, mà ngay chính người mẹ của cậu cũng được thật nhiều điều tuyệt vời từ lòng tin và tinh phó thác tuyệt đối của mình.

Cách đây không lâu, khi cậu bé đó mải mê đua đòi theo những trò chơi của thời đại. Cậu tham gia đua xe, theo bạn bè làm những viêc xấu. Mẹ cậu bé ấy, chị Terexa D. chia sẻ với tôi rằng. Ngày mà chị nghe tin con mình đau bệnh vì sau khi làm việc xấu với gia đình của bên ngoại, đến nỗi cả ông bà, dì rồi chính ba ruột cũng không chấp
nhận cho cậu ấy về nhà. Lúc đó chị Terexa D cũng đau lòng lắm, nhưng chị tin
rằng Chúa của chị còn thương con chị hơn chị, nên chị quyết định là không thể
nhượng bộ trước đưa con cứng đầu. Chị chỉ biết cầu nguyện và phó thác trong hy
vọng là Chúa sẽ giữ gìn con chị và chị vững tâm hơn khi chị biết rằng, chị còn
có Đức Mẹ luôn chăm sóc gia đình nhỏ của chị.  Đêm đêm mỗi khi cầu nguyện thì luôn chị lần chuỗi Mân Côi để cầu nguyện Mẹ Maria. Thật sự lúc đó chị cũng đâu biết rằng đứa con trai duy nhất của chị, sau những ngày tháng đi hoang. Cậu bé đó đã thấy hối hận và xin Chúa thật nhiều. Nhưng xin hoài mà không thấy Chúa nhận lời (theo lời cậu ấy nói với mẹ mình) là sẽ dẫn cậu ấy về với gia đình, vì cậu ấy thấy nhớ mẹ và cần tình yêu của gia đình. Thế là cậu ấy thủ thỉ với Mẹ Maria rằng: “ Mẹ ơi, con xin Mẹ dẫn con về nhà. Con hứa với Mẹ là con sẽ lần Chuỗi mỗi ngày để tạ ơn Mẹ”. Chỉ sau hai hoặc ba ngày gì đó thì cậu ấy đã được đón về nhà, trong vòng tay rộng mở yêu thương của gia đình- từ những người ngày trước nhất định sẽ không tha thứ và cho cậy ấy vô nhà. Bây giờ thì cậu bé ấy rất tuyệt vời, biết tìm nơi để học hỏi Lời Chúa, sống Lời Chúa và dễ thương hơn nữa là cậu bé đó ngày ngày lần Chuỗi Mân Côi để tạ ơn Đức Mẹ đã đưa về nhà và được mọi người yêu mến trở lại. Tôi đã gặp hai mẹ con chị Terexa D. ở Giáo Xứ Chợ Quán và thấy đúng đây là quyền năng tuyệt vời và phần thưởng thật quá sức tưởng tượng mà Thiên Chúa dành cho những người biết tin, biết phó thác và hy vọng như mẹ con chị.

Tôi thì đã cảm nhận được rât nhiều trong việc tốt lành, được gọi là đức tin này. Bao nhiêu lần tôi được thưởng bằng những niềm vui, sự bình an thật sự chỉ vì tôi tin vào Thiên Chúa của tôi. Những ai là tân tòng, những ai được thoát ra từ một tôn giáo khác
của gia đình mình thì sẽ hiểu, nếu tôi không tin vào quyền năng Chúa, tôi không
cố gắng sống để chứng minh cho những người trong gia đình, trong mối tương qua
xã hội hàng ngày rằng nhờ vào Thiên Chúa, nhờ vào chính cái chết tròn vẹn tình
yêu của Người mà chúng tôi được hiểu rõ hơn về chữ hiếu đạo, về chữ bác ái, về
tình yêu thương và sống sao để xứng đáng với Người thì có lẽ chúng tôi sẽ khó
lòng vượt qua trong những cảnh trái ý trái long với mình. Bao nhiêu lần tôi phiền muộn thì bao nhiêu lần tôi lần chuỗi Mân Côi, bao nhiêu lần tôi cô đơn thì bao nhiêu lần tôi chỉ nhìn Chúa của tôi mà khóc mà trút cạn. Để rồi sau những lời trần tình, tâm sự với Chúa và Đức Mẹ thì tôi liền lấy lại phong độ, can đảm vượt qua những thử thách. Như lời kinh “…xin cho con được mạnh sức đêm ngày vui đó hy sinh…” mà làm danh Chúa sáng hơn nữa qua những ơn Người đã ban cho tôi có thể làm được giữa đời thường.

Đức tin là một món quà vô giá, nhưng được Thiên Chúa tặng ban một cách vô điều kiện cho tất cả mọi người. Nhận hay không chỉ là sự tự do lựa chọn của con người, tin để được cảm nhận sự bình an, tin để được chữa lành cái thân xác yếu đuối bệnh tật, tin để được thêm lòng kiên trì và sức mạnh mà vượt qua những khó khăn trắc trở trong
cuộc sống … Có nhiều thứ mà chỉ khi ta tin thì ta mới có được, còn không tin
thì ta rất dễ rơi vào trạng thái thất vọng, nản lòng và luôn tìm mọi cách để trốn tránh đối diện với thực tế. Sự thật thì cũng đã có rất nhiều nhân chứng, vì không có đươc đức tin nên tìm đến cái chết trong sự giàu có và đầy danh vọng.

Phương cách để sở hữu được đức tin cũng rất dễ dàng và đơn giản, vì Chúa đã hứa là ban tặng cho tất cả nhân loại. Chúa không phân biệt dân tộc nào, từ bé đến lớn bất kể tuổi tác. Một ưu tiên nữa mà Thiên Chúa dành cho nhân loại, có thêm cách được sở hữu món quà này là Đức Maria. Đức Maria luôn luôn là Người dẫn đường, là Người sẽ bảo vệ và dành mọi quyền ưu tiên cho con cái mình bằng mọi cách trước Thiên Chúa.
Đức Maria sẽ đưa tất cả những ai yêu mến và tin vào Người đến với mọi điều tốt
đẹp nhất. Nhất là chỉ có Mẹ mới có thể đưa chúng ta đến với Chúa cách gần gũi
nhất và ngắn nhất. Nhân đây tôi cũng xin trích dẫn Lời Chúa đã hứa, để những
quý vị nào còn e ngại hay rụt rè vì nghĩ là mình chưa là người Công Giáo nên
không dám xin. Cứ nhìn vào những câu nói dưới đây, mà quý vị tự tin đến đón
nhận. Nhận để cùng chúng tôi nhìn cuộc sống nhẹ nhàng trong mọi hoàn cảnh khó
khăn. Nhận để sống trong những quyền năng và ơn nghĩa của Đấng Tối Cao. Nhận để
thấy rằng được làm con người là một điều tuyệt diệu và đầy thú vị, chứ không
đến nỗi như câu nói “khổ thân tôi đã làm kiếp con người”.

“…Tất cả những ai đang vất vả mang gáng nặng nề, hãy đến cùng tôi, tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng. Anh em hãy mang lấy ách của tôi, và hãy học với tôi, vì tôi có lòng
hiền hậu và khiêm nhường. Tâm hồn anh em sẽ được nghỉ ngơi bồi dưỡng. Vì
ách tôi êm ái, và gánh tôi nhẹ nhàng”. (Mt 11, 28-30).

“…Anh em cứ xin thì sẽ được, cứ tìm thì sẽ thấy, cứ gõ cửa thì sẽ mở ra cho. Vì hễ ai xin thì nhận được, ai tìm thì sẽ thấy, ai gõ cửa thì sẽ mở ra cho…” (Mt 7, 7-8)

Là một tân tòng nên có lẽ những cảm nhận về đức tin của tôi rất đơn sơ. Trong bài viết này, với tâm tình chia sẻ với những quý vị chưa hiểu sâu sắc về Đạo Công Giáo. Đạo Công Giáo là một Đạo hy vọng, những người đạo Công Giáo thường là những con người tự nhận biết là mình yếu đuối, luôn dựa dẫm vào Người Cha duy nhất của mình để sống. Luôn cần tới Lòng Thương Xót của Người Cha mình để hy vọng và tin tưởng tuyệt đối vào Người Cha đầy quyền năng của mình. Có một lần tôi được nghe một linh mục nói vui rằng: Những người đạo Phật là những người mạnh mẽ vì gần như họ luôn dựa vào chính mình.

Tôi xin chân thành cám ơn quý vị đã đành thời gian quý báo để đọc bài viết trải lòng của tôi. Rất mong quý vị sẽ đồng cảm và chia sẻ cùng chúng tôi-những người Công Giáo yếu đuối, những tâm tình, những khó khăn mà chúng tôi đã đang và sẽ gặp trong cuộc sống chung với quý vị.

Nguyện xin Thiên Chúa Tình Yêu và đầy quyền năng ban xuống cho chúng con một sức mạnh tuyệt vời nhất, sức mạnh biết chấp nhận gian truân, sức mạnh biết nhẫn nhịn, sức mạnh biết can đảm chấp nhận mình chỉ là một tạo vật nhỏ bé và yếu đuối. Hòng để chúng con có thể vượt qua tất cả mà làm cho Danh Chúa được lan tỏa vì con cái Chúa rất dễ thương và đáng yêu.

Sàigon 2012

Maria Túc Lynh

nguồn: Maria Thanh Mai gởi

“Ở ĐÂY BUỔI CHIỀU, QUANH NĂM MÙA ĐÔNG…”

Chứng Nhân Chúa Kitô


“Ở ĐÂY BUỔI CHIỀU, QUANH NĂM MÙA ĐÔNG…”
Lm. Vĩnh Sang, DCCT

Giáng Sinh năm nay tôi chọn trải nghiệm ở cao nguyên Pleiku với  anh em tôi và với đồng bào người dân tộc J’rai.
Tuy nhiên khi bàn bạc, anh em lại mời tôi đến vùng cuối của cao nguyên trên  quốc lộ 51 từ Chư Sê ( Pleiku ) về Tuy Hòa, một vùng trũng của Ceoreo ( Cheo  Reo ) Phú Bổn quanh năm nóng bỏng da người, nghe nói một năm chỉ có khoảng 12  cơn mưa. Vì biết mình sẽ viếng thăm vùng nóng này nên tôi không mang theo áo  lạnh, kết quả bất ngờ trời trở lạnh, tôi co ro ngồi sau chiếc xe hai bánh của  người thanh niên dân tộc, vượt qua những con đèo ngoằn ngoèo trong sương đêm,  trong từng cơn gió thốc thổi của núi đồi, cái lạnh lẽo của cao nguyên theo  tôi về tận phố thị cho đến hôm nay.

Cùng với cái lạnh là cái đói, thú thật h ôm nay mới dám nói mình “bị bỏ đói”. Trong trí tưởng  tượng tôi sẽ được đưa đến một buôn làng nào đó, sau lễ đêm sẽ là liên hoan,  dù biết rằng người dân tộc rất nghèo nhưng chắc cũng đươc một cái gì đó để ăn  mừng Chúa Giáng Sinh, được “soan” ( kiểu vũ riêng của người J’rai ) bên ánh  lửa bập bùng cùng tiếng cồng chiêng, thật lãng mạn. Nhưng thực tế khác hẳn.  Sau cơm trưa chúng tôi ăn với những người giúp việc, toàn cơm và rau rừng ở  Krongpa, từ đó không có gì nữa cho đến trưa hôm sau.
Vào lúc 16g00 chiều tôi lên xe và cứ như vậy  tôi dâng Thánh Lễ Giáng Sinh tại ba điểm khác nhau cho đến nửa đêm, mỗi điểm  cách nhau từ 15 – 20km ( Trung Tâm này có 7 Giáo Điểm ). Đường đi vô cùng khó  khăn, bụi mù, quanh co, gập ghềnh và hiểm trở. Khi trời còn sáng, tôi nhận ra  nỗi nghèo khổ cùng cực của người dân, bản làng sơ xác. Họ nói với tôi họ đói  lắm, không có gì để làm, không có gì để ăn !
Anh em tôi cũng chạy dâng Thánh Lễ khắp nơi, bếp lạnh tanh khi   nửa đêm tôi trở về. Không hề có tiệc Giáng Sinh ê hề thịt rượu, không hề có  tiếng nhạc du dương réo rắt, không hề có những ánh đèn nhấp nháy kiêu sa. Đêm đó, tôi đã dâng lễ trong những ánh đèn tù mù, tôi chuẩn bị sẵn bản văn tiếng  J’rai để dâng lễ, nhưng bản văn ấy đã được soạn và in ra trong môi trường  tràn đầy ánh sáng, tôi đã phải đọc một cách khốn khổ trong ánh đèn tù mù giữa
buôn làng “Bethlehem”. Tôi hiểu và cảm thông phần nào nỗi vất vả của anh em  tôi.

Điều kỳ diệu tôi được chứng kiến là Tin Mừng đang triển nở trên  vùng đất nghèo khó này, Linh  Mục phụ trách ( Ama Mạnh DCCT ) khoát tay  về một vùng đồi núi trùng điệp và nói: “Còn biết bao nhiêu người chưa biết  Chúa ở những cánh rừng phía này, bên hữu ngạn sông Pa”.
Trung Tâm Krongpa được hình thành như một câu  chuyện trong mơ, năm 1987 một người dân tộc có tên là Ama Niem nghe radio,  ông thắc mắc về Đức Kitô là ai và ông quyết định lên đường đi tìm Đấng Kitô.  Ông chia gia đình đi làm hai hướng Đông và Tây, chính ông theo hướng Đông.  Sau một thời gian ông gặp được cha Nguyễn Văn Phán ( Ảnh bên trái ), một nhà  truyền giáo DCCT ở Ceoreo cách đó hơn 35 cây số, khi ấy cha Phán đang bị nhà
cầm quyền địa phương giới hạn không cho đi đâu cả. Ông Ama Niem được dạy Đạo,  tĩnh tâm 10 ngày với cha Phán ở Ceoreo rồi trở về làng mình với một cuốn Tân  Ước trên tay. Từ đó, Tin Mừng phát triển cho đến hôm nay, Trung Tâm Krongpa  được tách khỏi Trung Tâm Ceoreo, có 7 Giáo Điểm và số Kitô hữu trên 3.000  người.

Ama Niem đem Tin Mừng về làng, nhưng Ama Thuoc mới là người làm
Tin Mừng lan tỏa nhanh chóng. Xuất thân là cán bộ xã, Ama Thuoc nhận ra nhiều  điều sai trái và lung lay niềm tin vào xã hội, khi cầm trên tay cuốn Tân Ước  bằng tiếng J‘rai, Ama Thuoc bảo: “Chỉ có người yêu mến mình nhiều lắm mới bỏ  công ra để dịch cuốn sách này sang tiếng của mình, người trân trọng tiếng của  mình là người đáng tin”, từ đó Ama Thuoc chăm chú học Đạo. Ông là người có uy  tín trong làng nên đã cảm hóa rất nhanh nhiều người theo Đạo.

Ama Hua lại đóng một dấu ấn thứ hai trong  lich sử truyền giáo trên rẻo cao nguyên này. Được biết Chúa, Ama Hua lên  đường đi thăm bà con, chỉ bằng con đường đi thăm bà con họ hàng, ông đã đem  Tin Mừng đi gieo vãi khắp nơi làm sinh sôi nảy nở thêm nhiều Hạt Giống Đức  Tin ở các bản làng khác.
Chúng ta học được gì trong công cuộc truyền giáo này ?
–      Các phương tiện  truyền thông đã vượt không gian, vượt mọi ngăn cách, đem Tin Mừng vào tận  những vùng sâu vùng xa.
–      Gìn giữ và phát  triển văn hóa dân tộc bản địa giúp truyền tải Tin Mừng hiệu quả,
–      Và  vai trò tích cực quan trọng của các Thừa Sai Giáo Dân, toàn là Dự Tòng và Tân  Tòng !
Đến một chốc lát với cộng đồng Giáo Dân dân tộc, sống và chứng  kiến nỗi nghèo khổ của anh em, nghe những câu chuyện cụ thể hấp dẫn về việc  loan báo Tin Mừng. Tôi nhớ một đoạn thư của Thánh Phanxicô Xaviê gởi cho
Thánh Inhatiô Loyola:

“Tại các miền ấy, có nhiều người không được  làm Kitô hữu chỉ vì không có ai làm cho họ trở thành Kitô hữu. Nhiều lần tôi  đã có ý định đi tới các đại học ở Châu Âu, trước hết là đại học Paris, mà kêu
gào khắp nơi như một kẻ mất trí và thúc đẩy những người chỉ nghiên cứu học  thuyết hơn là thực hành bác ái rằng: Tiếc thay, chỉ vì lỗi các ông mà biết  bao linh hồn thay vì lên thiên đàng lại phải xuống hỏa ngục.

Ước chi họ miệt mài với văn chương chữ nghĩa  thế nào thì họ cũng miệt mài với công việc tông đồ này như vậy, để có thể trả  lẽ với Thiên Chúa về học thuyết của họ cũng như các nén bạc đã được trao phó  cho họ”…
Lm. VĨNH SANG, DCCT, 28.12.2012

( Tựa đề lấy theo lời bài hát “Còn chút gì để nhớ”, nhạc Phạm Duy, thơ Vũ Hữu  Định )

Ephata 542