ĐỨC TIN: QUÀ TẶNG VÔ GIÁ CHO MỌI NGƯỜI

ĐỨC TIN: QUÀ TẶNG VÔ GIÁ CHO MỌI NGƯỜI

Tác giả: Maria Túc Lynh

Nhớ lại những năm tháng đầu tiên khi tìm đến với Chúa, ở vào thời điểm đó tôi chưa được lãnh nhận Bí tích Rửa tội.  Tôi đã nhiều lần thắc mắc về chuyện khấn xin mà những người có đạo, tức là người Công giáo, thường hay làm với một vị thánh đen đen
được gọi là Martino ở nhà thờ Đa Minh Ba Chuông. Từ khi biết đến ngôi thánh
đường này, tôi thường hay nghe người ta nói nhiều về những ơn mà vị Thánh này
thường ban cho những ai đến khấn xin với ngài.  Nghe đồn là có người trúng
được những tờ vé số với giải thưởng khá cao để cải thiện đời sống kinh tế; có
người được chữa khỏi những cơn bệnh nan y; lại cũng có những người gặp được ân
nhân cứu khỏi nhưng vấn đề nan giải trong cuộc sống… tất cả những điều huyền
nhiệm đó xảy ra chỉ sau khi họ tìm đến cầu khẩn cùng vị Thánh này.

Tuy nhiên, nhiều lần tôi cũng nghe hay chứng kiến những người Công giáo, khi hướng về vị Thánh này mà cầu khấn, họ thường hay xin cho mình  ơn được nhiều sức mạnh để “vui vẻ” mà đón nhận những hy sinh.  Với tôi thì đây là một điều khó có thể
hiểu và  không thể chấp nhận được.  Hy sinh thì theo tôi là một hành động
trái ngược với ý và bản tính tự nhiên của mình, cũng có thể do gượng ép, bị bắt
buộc, hoặc cũng có thể do vì quá yêu, quá thương người nào đó.  Theo tôi chỉ với những lý do đó, thì chúng ta mới có thể vui vẻ mà đón nhận mà hy sinh.

Đằng này thì tôi lại thấy người Công Giáo, xin ơn này cùng vị Thánh để vui vẻ chấp nhận những trái khoáy, những gian truân, những thứ tạm gọi là bất hạnh, mất mát do cuộc sống mang lại.  Với tôi, lúc đó đạo Công Giáo có nhiều điều bí ẩn, huyền nhiệm
lắm.  Thú thật là tôi rất tò mò, và cứ bị thôi thúc muốn tìm hiểu sâu thêm, thế nên cứ mỗi khi cùng mọi người đọc kinh kính Thánh Martino hay là hát kính vị thánh này thì tôi lại để tâm trí mình mien man suy nghĩ thêm.

Cho đến một ngày, cũng theo thói quen tốt lành tìm đến với Thánh nhân để cầu nguyện cùng với cộng đoàn thì tự nhiên tôi thấy trong lòng mình trỗi lên một cảm xúc xao xuyến rất lạ thường.  Tâm trạng xao xuyến đó cứ tiếp tục theo tôi cho tới ngày tôi lãnh nhận Bí tích Thánh Tẩy.  Vào những ngày đó, tuy chưa hiểu hết nhưng tôi đã
phần nào cảm nhận điều mà lâu nay mình và mọi người đã cùng khấn xin.

Điều tôi khao khát, xao xuyến, băn khoăn trong lòng, tôi đã được Chúa cho cảm nhận một cách rất rõ ràng. Tôi muốn chia sẻ, muốn nói ngay ở đây là Chúa đã chọn đúng thời gian thích hợp để cho tôi chứng kiến và giao tiếp với con cái của Người.

Chị là một giáo dân cũng đứng tuổi, ngày xưa chị từng là một tiểu thư xinh đẹp, ngoan hiền. Gia đình chị khá giả nên chị thấy rất yêu đời và vô tư đón nhận tất cả những gì
Chúa ban cho gia đình chị. Gia đình chị thuộc một gia đình giáo dân gương mẫu,
nên chị chưa bao giờ nghĩ rằng sẽ có ngày chị phải chạy đôn chạy đáo vì miếng ăn
cái mặc cho chồng con. Đến một ngày định mệnh, thì gia đình chị gần như suy sụp
hoàn toàn. Từ một tiểu thư chỉ biết ăn rồi học và vui chơi với bạn bè, giờ thì
phải chạy ăn sáng thì lo ăn chiều. Chồng chị lại là một tân tòng, nên cũng có
những xung đột làm chị rất đau lòng. Con cái thì ngoan ngoãn, nhưng cũng có lúc
gây khó khăn cho chị trong việc chị sống đạo. Có những khi ngồi nghe chị chia
sẻ, tôi thấy sao mà khó khăn để sống đạo quá. Nhưng chị có một niềm tin rất dễ
thương là, cứ sau mỗi dịp chị than thở chia sẻ cùng tôi, thì chị lại bảo là tạ
ơn Chúa và xin Chúa cho chị em mình đủ sức để vượt qua. Cuối cùng thì chị cũng
đã phần nào vượt qua những sóng gió, gia đình chị đã tìm thấy được một cuộc đời
mới với luồng sinh khí mới mà Chúa đã ban cho sau những ngày chị chịu thử thách
và hy vọng.

Người thứ hai là một bác lớn tuổi; bác này đã từng trải qua những thời kỳ khó khăn chung cùng với mọi người. Nhưng chỉ để vượt qua những khó khăn về cuộc sống, thì hai bác ấy có thể vượt qua. Đằng này hai bác ấy vừa lo cái ăn, cái mặc, mà lại vì không đủ điểu kiện đến nỗi đành lòng nhìn người con trai của mình chết trong cái thiếu
hiểu biết của người ta. Bây giờ thì hai bác ấy đã vượt qua được tất cả, thậm
chí còn dư đầy để có thể giúp đỡ người khác. Bác ấy bảo là những ngày ấy nếu
không có Chúa ban cho sức mạnh thì chắc chắn bác không thể nào vượt qua được
những khó khăn đó. Cho tới giờ phút này bác ấy vẫn ngày ngày tạ ơn và xin ơn
được đủ sức để sống cho trọn vẹn niềm tin của mình đợi ngày về với Chúa.

Người thứ ba là một người đàn ông trung niên mà tôi được phúc làm bạn với anh. Anh gần như là một bệnh nhân đối với tôi. Tôi nói thế là cứ mỗi khi anh đau đớn nhiều thì tôi luôn cầu xin Chúa và Mẹ của tôi xoa dịu và chữa lành. Chúng tôi đã được hồng ân như thế rất nhiều lần và chúng tôi rất hợp nhau. Duy có một điều là tư tưởng của
tôi và anh đôi lúc trái ngược nhau trong vấn đề xin ơn chữa lành. Lúc hay tin
anh đau đớn vì bệnh tật, tôi thì tích cực cầu xin Chúa và Mẹ cứu bạn con, chữa
bạn con, thì anh ta cứ cười hì hì tạ ơn Chúa đã cho con được dịp đền tội, tạ ơn
Chúa cho con được dịp hy sinh để cầu nguyện cho các linh hồn. Lúc đầu thì tôi
cũng thấy khó chịu, nhưng càng về sau thì tôi thấy rằng anh quả thật khôn
ngoan, vỉ anh được nhiều dịp đền hết những lỗi tội mà mình đã phạm và cầu cho
các linh hồn. Mỗi dịp như thế thì khi anh mất đi anh sẽ ở luyện ngục ít thời
gian hơn. Rồi bao nhiêu lần nghe anh chia sẻ về những đau khổ trong tinh thần,
nó làm cho anh thấy mất hết hy vọng, chán nản đến cùng cực. Những lúc như vậy anh
chỉ biết bám chặc vào Lòng Thương Xót Chúa, bám chặc vào những Lời Chúa dạy để
vượt qua. Giờ đây thì anh bảo rằng về đời sống đạo của anh tương đối ổn định và
không dễ gì bị mất hy vọng vào Thiên Chúa Tình Yêu của anh.

Người thứ tư là một chị nông dân, chị ở vùng quê thuộc miền đông của VN (Bà Rịa – Vũng Tàu). Trong một dịp tôi đi thăm người quen vào tháng 10 vừa qua, tôi lại được dịp tiếp xúc với đức tin rất đơn sơ và can đảm. Đức tin của chị đơn sơ như những hạt lúa, trái bắp hay củ khoai mì, mà gia đình của chị đã trồng trọt, canh tác. Tranh
thủ thời gian rảnh rỗi chờ lúa được phơi khô, chị đã chia sẻ với tôi thật nhiều
kinh nghiệm về cuộc sống đức tin vào Chúa của chị. Chị kể là chị đã không biết
bao nhiêu lần bị chồng bạo hành một cách rất nặng nề. Bao nhiêu lần chị đau khổ
vì chồng không thông cảm cho mình. Nhưng mỗi khi như thế thì chị lại nghĩ đến
Chúa, bám vào Chúa để chị cầu nguyện và hy vọng. Chị nói rằng có lần chị định
bỏ gia đình, mà đi tìm nơi khác sống vì quá đau khổ. Thế mà khi đi lễ chị xin
Lời Chúa thì được nhắc nhở là phải hy vọng và phải vững tin vào Chúa qua câu
Kinh  Thánh “… Không một thử thách nào đã xảy ra cho an hem mà lại vượt
quá sức loài người. Thiên Chúa là Đấng trung tín: Người sẽ không để anh em bị
thử thách quá sức; nhưng khi để an hem bị thử sức, Người sẽ cho kết thúc tốt
đẹp, để anh em có sức chịu đựng… (1Cor 10,13). Thế là chị vì tin vào Chúa của
chị, chị đã tìm thấy được sự an ủi và chở che của Chúa. Và giờ thì chị thú nhận
là chị đang thật sự bình an, cho dù chị có gặp việc gì khó khăn.

Cuối cùng là cậu bé 22 tuổi, tên là Phêrô T. thuộc Giáo Xứ Mai Khôi, Quận 5. Tôi xin phép nói về cậu bé này dài dòng một chút, không những vì cậu bé có những ơn đặc biệt mà Thiên Chúa dành cho mình, mà ngay chính người mẹ của cậu cũng được thật nhiều điều tuyệt vời từ lòng tin và tinh phó thác tuyệt đối của mình.

Cách đây không lâu, khi cậu bé đó mải mê đua đòi theo những trò chơi của thời đại. Cậu tham gia đua xe, theo bạn bè làm những viêc xấu. Mẹ cậu bé ấy, chị Terexa D. chia sẻ với tôi rằng. Ngày mà chị nghe tin con mình đau bệnh vì sau khi làm việc xấu với gia đình của bên ngoại, đến nỗi cả ông bà, dì rồi chính ba ruột cũng không chấp
nhận cho cậu ấy về nhà. Lúc đó chị Terexa D cũng đau lòng lắm, nhưng chị tin
rằng Chúa của chị còn thương con chị hơn chị, nên chị quyết định là không thể
nhượng bộ trước đưa con cứng đầu. Chị chỉ biết cầu nguyện và phó thác trong hy
vọng là Chúa sẽ giữ gìn con chị và chị vững tâm hơn khi chị biết rằng, chị còn
có Đức Mẹ luôn chăm sóc gia đình nhỏ của chị.  Đêm đêm mỗi khi cầu nguyện thì luôn chị lần chuỗi Mân Côi để cầu nguyện Mẹ Maria. Thật sự lúc đó chị cũng đâu biết rằng đứa con trai duy nhất của chị, sau những ngày tháng đi hoang. Cậu bé đó đã thấy hối hận và xin Chúa thật nhiều. Nhưng xin hoài mà không thấy Chúa nhận lời (theo lời cậu ấy nói với mẹ mình) là sẽ dẫn cậu ấy về với gia đình, vì cậu ấy thấy nhớ mẹ và cần tình yêu của gia đình. Thế là cậu ấy thủ thỉ với Mẹ Maria rằng: “ Mẹ ơi, con xin Mẹ dẫn con về nhà. Con hứa với Mẹ là con sẽ lần Chuỗi mỗi ngày để tạ ơn Mẹ”. Chỉ sau hai hoặc ba ngày gì đó thì cậu ấy đã được đón về nhà, trong vòng tay rộng mở yêu thương của gia đình- từ những người ngày trước nhất định sẽ không tha thứ và cho cậy ấy vô nhà. Bây giờ thì cậu bé ấy rất tuyệt vời, biết tìm nơi để học hỏi Lời Chúa, sống Lời Chúa và dễ thương hơn nữa là cậu bé đó ngày ngày lần Chuỗi Mân Côi để tạ ơn Đức Mẹ đã đưa về nhà và được mọi người yêu mến trở lại. Tôi đã gặp hai mẹ con chị Terexa D. ở Giáo Xứ Chợ Quán và thấy đúng đây là quyền năng tuyệt vời và phần thưởng thật quá sức tưởng tượng mà Thiên Chúa dành cho những người biết tin, biết phó thác và hy vọng như mẹ con chị.

Tôi thì đã cảm nhận được rât nhiều trong việc tốt lành, được gọi là đức tin này. Bao nhiêu lần tôi được thưởng bằng những niềm vui, sự bình an thật sự chỉ vì tôi tin vào Thiên Chúa của tôi. Những ai là tân tòng, những ai được thoát ra từ một tôn giáo khác
của gia đình mình thì sẽ hiểu, nếu tôi không tin vào quyền năng Chúa, tôi không
cố gắng sống để chứng minh cho những người trong gia đình, trong mối tương qua
xã hội hàng ngày rằng nhờ vào Thiên Chúa, nhờ vào chính cái chết tròn vẹn tình
yêu của Người mà chúng tôi được hiểu rõ hơn về chữ hiếu đạo, về chữ bác ái, về
tình yêu thương và sống sao để xứng đáng với Người thì có lẽ chúng tôi sẽ khó
lòng vượt qua trong những cảnh trái ý trái long với mình. Bao nhiêu lần tôi phiền muộn thì bao nhiêu lần tôi lần chuỗi Mân Côi, bao nhiêu lần tôi cô đơn thì bao nhiêu lần tôi chỉ nhìn Chúa của tôi mà khóc mà trút cạn. Để rồi sau những lời trần tình, tâm sự với Chúa và Đức Mẹ thì tôi liền lấy lại phong độ, can đảm vượt qua những thử thách. Như lời kinh “…xin cho con được mạnh sức đêm ngày vui đó hy sinh…” mà làm danh Chúa sáng hơn nữa qua những ơn Người đã ban cho tôi có thể làm được giữa đời thường.

Đức tin là một món quà vô giá, nhưng được Thiên Chúa tặng ban một cách vô điều kiện cho tất cả mọi người. Nhận hay không chỉ là sự tự do lựa chọn của con người, tin để được cảm nhận sự bình an, tin để được chữa lành cái thân xác yếu đuối bệnh tật, tin để được thêm lòng kiên trì và sức mạnh mà vượt qua những khó khăn trắc trở trong
cuộc sống … Có nhiều thứ mà chỉ khi ta tin thì ta mới có được, còn không tin
thì ta rất dễ rơi vào trạng thái thất vọng, nản lòng và luôn tìm mọi cách để trốn tránh đối diện với thực tế. Sự thật thì cũng đã có rất nhiều nhân chứng, vì không có đươc đức tin nên tìm đến cái chết trong sự giàu có và đầy danh vọng.

Phương cách để sở hữu được đức tin cũng rất dễ dàng và đơn giản, vì Chúa đã hứa là ban tặng cho tất cả nhân loại. Chúa không phân biệt dân tộc nào, từ bé đến lớn bất kể tuổi tác. Một ưu tiên nữa mà Thiên Chúa dành cho nhân loại, có thêm cách được sở hữu món quà này là Đức Maria. Đức Maria luôn luôn là Người dẫn đường, là Người sẽ bảo vệ và dành mọi quyền ưu tiên cho con cái mình bằng mọi cách trước Thiên Chúa.
Đức Maria sẽ đưa tất cả những ai yêu mến và tin vào Người đến với mọi điều tốt
đẹp nhất. Nhất là chỉ có Mẹ mới có thể đưa chúng ta đến với Chúa cách gần gũi
nhất và ngắn nhất. Nhân đây tôi cũng xin trích dẫn Lời Chúa đã hứa, để những
quý vị nào còn e ngại hay rụt rè vì nghĩ là mình chưa là người Công Giáo nên
không dám xin. Cứ nhìn vào những câu nói dưới đây, mà quý vị tự tin đến đón
nhận. Nhận để cùng chúng tôi nhìn cuộc sống nhẹ nhàng trong mọi hoàn cảnh khó
khăn. Nhận để sống trong những quyền năng và ơn nghĩa của Đấng Tối Cao. Nhận để
thấy rằng được làm con người là một điều tuyệt diệu và đầy thú vị, chứ không
đến nỗi như câu nói “khổ thân tôi đã làm kiếp con người”.

“…Tất cả những ai đang vất vả mang gáng nặng nề, hãy đến cùng tôi, tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng. Anh em hãy mang lấy ách của tôi, và hãy học với tôi, vì tôi có lòng
hiền hậu và khiêm nhường. Tâm hồn anh em sẽ được nghỉ ngơi bồi dưỡng. Vì
ách tôi êm ái, và gánh tôi nhẹ nhàng”. (Mt 11, 28-30).

“…Anh em cứ xin thì sẽ được, cứ tìm thì sẽ thấy, cứ gõ cửa thì sẽ mở ra cho. Vì hễ ai xin thì nhận được, ai tìm thì sẽ thấy, ai gõ cửa thì sẽ mở ra cho…” (Mt 7, 7-8)

Là một tân tòng nên có lẽ những cảm nhận về đức tin của tôi rất đơn sơ. Trong bài viết này, với tâm tình chia sẻ với những quý vị chưa hiểu sâu sắc về Đạo Công Giáo. Đạo Công Giáo là một Đạo hy vọng, những người đạo Công Giáo thường là những con người tự nhận biết là mình yếu đuối, luôn dựa dẫm vào Người Cha duy nhất của mình để sống. Luôn cần tới Lòng Thương Xót của Người Cha mình để hy vọng và tin tưởng tuyệt đối vào Người Cha đầy quyền năng của mình. Có một lần tôi được nghe một linh mục nói vui rằng: Những người đạo Phật là những người mạnh mẽ vì gần như họ luôn dựa vào chính mình.

Tôi xin chân thành cám ơn quý vị đã đành thời gian quý báo để đọc bài viết trải lòng của tôi. Rất mong quý vị sẽ đồng cảm và chia sẻ cùng chúng tôi-những người Công Giáo yếu đuối, những tâm tình, những khó khăn mà chúng tôi đã đang và sẽ gặp trong cuộc sống chung với quý vị.

Nguyện xin Thiên Chúa Tình Yêu và đầy quyền năng ban xuống cho chúng con một sức mạnh tuyệt vời nhất, sức mạnh biết chấp nhận gian truân, sức mạnh biết nhẫn nhịn, sức mạnh biết can đảm chấp nhận mình chỉ là một tạo vật nhỏ bé và yếu đuối. Hòng để chúng con có thể vượt qua tất cả mà làm cho Danh Chúa được lan tỏa vì con cái Chúa rất dễ thương và đáng yêu.

Sàigon 2012

Maria Túc Lynh

nguồn: Maria Thanh Mai gởi

“Ở ĐÂY BUỔI CHIỀU, QUANH NĂM MÙA ĐÔNG…”

Chứng Nhân Chúa Kitô


“Ở ĐÂY BUỔI CHIỀU, QUANH NĂM MÙA ĐÔNG…”
Lm. Vĩnh Sang, DCCT

Giáng Sinh năm nay tôi chọn trải nghiệm ở cao nguyên Pleiku với  anh em tôi và với đồng bào người dân tộc J’rai.
Tuy nhiên khi bàn bạc, anh em lại mời tôi đến vùng cuối của cao nguyên trên  quốc lộ 51 từ Chư Sê ( Pleiku ) về Tuy Hòa, một vùng trũng của Ceoreo ( Cheo  Reo ) Phú Bổn quanh năm nóng bỏng da người, nghe nói một năm chỉ có khoảng 12  cơn mưa. Vì biết mình sẽ viếng thăm vùng nóng này nên tôi không mang theo áo  lạnh, kết quả bất ngờ trời trở lạnh, tôi co ro ngồi sau chiếc xe hai bánh của  người thanh niên dân tộc, vượt qua những con đèo ngoằn ngoèo trong sương đêm,  trong từng cơn gió thốc thổi của núi đồi, cái lạnh lẽo của cao nguyên theo  tôi về tận phố thị cho đến hôm nay.

Cùng với cái lạnh là cái đói, thú thật h ôm nay mới dám nói mình “bị bỏ đói”. Trong trí tưởng  tượng tôi sẽ được đưa đến một buôn làng nào đó, sau lễ đêm sẽ là liên hoan,  dù biết rằng người dân tộc rất nghèo nhưng chắc cũng đươc một cái gì đó để ăn  mừng Chúa Giáng Sinh, được “soan” ( kiểu vũ riêng của người J’rai ) bên ánh  lửa bập bùng cùng tiếng cồng chiêng, thật lãng mạn. Nhưng thực tế khác hẳn.  Sau cơm trưa chúng tôi ăn với những người giúp việc, toàn cơm và rau rừng ở  Krongpa, từ đó không có gì nữa cho đến trưa hôm sau.
Vào lúc 16g00 chiều tôi lên xe và cứ như vậy  tôi dâng Thánh Lễ Giáng Sinh tại ba điểm khác nhau cho đến nửa đêm, mỗi điểm  cách nhau từ 15 – 20km ( Trung Tâm này có 7 Giáo Điểm ). Đường đi vô cùng khó  khăn, bụi mù, quanh co, gập ghềnh và hiểm trở. Khi trời còn sáng, tôi nhận ra  nỗi nghèo khổ cùng cực của người dân, bản làng sơ xác. Họ nói với tôi họ đói  lắm, không có gì để làm, không có gì để ăn !
Anh em tôi cũng chạy dâng Thánh Lễ khắp nơi, bếp lạnh tanh khi   nửa đêm tôi trở về. Không hề có tiệc Giáng Sinh ê hề thịt rượu, không hề có  tiếng nhạc du dương réo rắt, không hề có những ánh đèn nhấp nháy kiêu sa. Đêm đó, tôi đã dâng lễ trong những ánh đèn tù mù, tôi chuẩn bị sẵn bản văn tiếng  J’rai để dâng lễ, nhưng bản văn ấy đã được soạn và in ra trong môi trường  tràn đầy ánh sáng, tôi đã phải đọc một cách khốn khổ trong ánh đèn tù mù giữa
buôn làng “Bethlehem”. Tôi hiểu và cảm thông phần nào nỗi vất vả của anh em  tôi.

Điều kỳ diệu tôi được chứng kiến là Tin Mừng đang triển nở trên  vùng đất nghèo khó này, Linh  Mục phụ trách ( Ama Mạnh DCCT ) khoát tay  về một vùng đồi núi trùng điệp và nói: “Còn biết bao nhiêu người chưa biết  Chúa ở những cánh rừng phía này, bên hữu ngạn sông Pa”.
Trung Tâm Krongpa được hình thành như một câu  chuyện trong mơ, năm 1987 một người dân tộc có tên là Ama Niem nghe radio,  ông thắc mắc về Đức Kitô là ai và ông quyết định lên đường đi tìm Đấng Kitô.  Ông chia gia đình đi làm hai hướng Đông và Tây, chính ông theo hướng Đông.  Sau một thời gian ông gặp được cha Nguyễn Văn Phán ( Ảnh bên trái ), một nhà  truyền giáo DCCT ở Ceoreo cách đó hơn 35 cây số, khi ấy cha Phán đang bị nhà
cầm quyền địa phương giới hạn không cho đi đâu cả. Ông Ama Niem được dạy Đạo,  tĩnh tâm 10 ngày với cha Phán ở Ceoreo rồi trở về làng mình với một cuốn Tân  Ước trên tay. Từ đó, Tin Mừng phát triển cho đến hôm nay, Trung Tâm Krongpa  được tách khỏi Trung Tâm Ceoreo, có 7 Giáo Điểm và số Kitô hữu trên 3.000  người.

Ama Niem đem Tin Mừng về làng, nhưng Ama Thuoc mới là người làm
Tin Mừng lan tỏa nhanh chóng. Xuất thân là cán bộ xã, Ama Thuoc nhận ra nhiều  điều sai trái và lung lay niềm tin vào xã hội, khi cầm trên tay cuốn Tân Ước  bằng tiếng J‘rai, Ama Thuoc bảo: “Chỉ có người yêu mến mình nhiều lắm mới bỏ  công ra để dịch cuốn sách này sang tiếng của mình, người trân trọng tiếng của  mình là người đáng tin”, từ đó Ama Thuoc chăm chú học Đạo. Ông là người có uy  tín trong làng nên đã cảm hóa rất nhanh nhiều người theo Đạo.

Ama Hua lại đóng một dấu ấn thứ hai trong  lich sử truyền giáo trên rẻo cao nguyên này. Được biết Chúa, Ama Hua lên  đường đi thăm bà con, chỉ bằng con đường đi thăm bà con họ hàng, ông đã đem  Tin Mừng đi gieo vãi khắp nơi làm sinh sôi nảy nở thêm nhiều Hạt Giống Đức  Tin ở các bản làng khác.
Chúng ta học được gì trong công cuộc truyền giáo này ?
–      Các phương tiện  truyền thông đã vượt không gian, vượt mọi ngăn cách, đem Tin Mừng vào tận  những vùng sâu vùng xa.
–      Gìn giữ và phát  triển văn hóa dân tộc bản địa giúp truyền tải Tin Mừng hiệu quả,
–      Và  vai trò tích cực quan trọng của các Thừa Sai Giáo Dân, toàn là Dự Tòng và Tân  Tòng !
Đến một chốc lát với cộng đồng Giáo Dân dân tộc, sống và chứng  kiến nỗi nghèo khổ của anh em, nghe những câu chuyện cụ thể hấp dẫn về việc  loan báo Tin Mừng. Tôi nhớ một đoạn thư của Thánh Phanxicô Xaviê gởi cho
Thánh Inhatiô Loyola:

“Tại các miền ấy, có nhiều người không được  làm Kitô hữu chỉ vì không có ai làm cho họ trở thành Kitô hữu. Nhiều lần tôi  đã có ý định đi tới các đại học ở Châu Âu, trước hết là đại học Paris, mà kêu
gào khắp nơi như một kẻ mất trí và thúc đẩy những người chỉ nghiên cứu học  thuyết hơn là thực hành bác ái rằng: Tiếc thay, chỉ vì lỗi các ông mà biết  bao linh hồn thay vì lên thiên đàng lại phải xuống hỏa ngục.

Ước chi họ miệt mài với văn chương chữ nghĩa  thế nào thì họ cũng miệt mài với công việc tông đồ này như vậy, để có thể trả  lẽ với Thiên Chúa về học thuyết của họ cũng như các nén bạc đã được trao phó  cho họ”…
Lm. VĨNH SANG, DCCT, 28.12.2012

( Tựa đề lấy theo lời bài hát “Còn chút gì để nhớ”, nhạc Phạm Duy, thơ Vũ Hữu  Định )

Ephata 542

KHUÔN MẶT THÁNH .. KHĂN LIỆM THÀNH TORINO

KHUÔN MẶT THÁNH .. KHĂN LIỆM THÀNH TORINO

Soeur Jean Berchmans Minh Nguyệt

… Xin kể lại câu chuyện đẹp nhất, tuyệt diệu
nhất đã làm xáo trộn tâm lòng cùng biến đổi cuộc đời tôi.

Một buổi tối khi mở máy
truyền hình, tôi bỗng thấy hiện lên tấm hình Khuôn Mặt Thánh. Khuôn Mặt thật
lớn, chiếm trọn màn ảnh. Tức khắc tôi nhận ra ngay Khuôn Mặt Thánh của Chúa
Giêsu Kitô ..

Thật lạ lùng, bởi vì trước đó, tôi không hề nghe nói về “Chiếc Khăn Liệm thành Torino” (Bắc Ý). Tôi cũng không bao giờ đọc Phúc Âm hay Kinh Thánh. Vậy mà vừa trông thấy “Khuôn Mặt Thánh”, tôi biết đó chính là Khuôn Mặt của Chúa Giêsu .. Khuôn Mặt chỉ xuất hiện vỏn vẹn vài giây, vì chương trình truyền hình kết thúc, nhưng trong vài giây ngắn ngủi ấy, đủ để tôi nhận ra Khuôn Mặt Chí Thánh của Chúa Giêsu! Muôn vàn cảm tạ hồng ân Thiên Chúa!

Tôi thầm nghĩ: hẳn phải có sách viết về Khuôn Mặt Thánh này, bởi vì đài truyền hình đã dành trọn chương trình để trình bày! Từ đó, tôi lưu ý tìm kiếm cuốn sách viết về “Chiếc Khăn Liệm thành Torino”.

Quên giới thiệu tôi là một thanh niên lêu lỏng chơi bời, lười học, biếng làm và chuyên nghề ăn cắp vặt. Tôi ăn cắp đủ thứ: sách báo, đĩa hát, băng nhạc v.v.

Một ngày, tôi vào tiệm hàng lớn ở Bruxelles, thủ đô vương quốc Bỉ. Tôi đi thẳng đến chỗ bán sách. Tình cờ tôi trông thấy cuốn sách mang tựa đề:

“Phải chăng đây là Khuôn Mặt của Chúa Kitô?”. Tác giả là Ian Wilson. Trang bìa
in hình Khuôn Mặt Thánh của Chúa Giêsu, Khuôn Mặt mà đã có lần tôi nhận ra trên
màn ảnh truyền hình.. Cùng chính lúc ấy, đôi mắt tôi chạm đúng Đôi Mắt của Chúa
Giêsu. Thật là “cú đứng tim”. Cú đứng tim thứ hai!.. Thế rồi tật xấu ăn cắp nổi
lên. Tôi hơi do dự vì tự nhủ: “Đây là cuốn sách đạo, nói về Chúa, mình không
nên ăn cắp”. Dầu lý luận như thế, tôi vẫn đưa tay “chộp nhanh” cuốn sách và dấu
vào cặp… Nhưng người canh tiệm đã trông thấy và tôi bị bắt quả tang! May mắn
thay mọi chuyện được giải quyết êm đẹp sau đó.

Ngày hôm nay khi hồi tưởng, tôi vẫn còn lấy làm lạ tại sao mình lại bị bắt quả tang như thế! Kể từ giây phút đó, tôi bỏ hẳn tính ăn cắp vặt. Tôi đem bán tất cả những vật tôi đã ăn cắp, lấy tiền giúp đỡ người nghèo. Quả thật, Khuôn Mặt Thánh của Chúa Giêsu đã biến đổi hẳn tâm lòng tôi!

Tôi để dành tiền và mua bức ảnh có Khuôn Mặt Thánh Chúa Giêsu in trên Tấm Khăn Liệm thành Torino. Tôi treo bức ảnh trên tường trong phòng riêng. Mỗi buổi tối, tôi quỳ trước bức ảnh và cầu nguyện thật lâu. Vừa cầu nguyện tôi vừa khóc như một đứa con nít. Tôi thật lòng ăn năn thống hối và xin Chúa Giêsu tha thứ mọi tội lỗi. Tôi đau đớn vì thấy mình trong bao năm qua đã xúc phạm đến Chúa Giêsu cách nặng nề.. Hạnh phúc thay, tôi cảm nhận Chúa Giêsu đã tha tội và tuôn đổ Tình Yêu của Người trên tôi, như một người đổ đầy nước vào bình chứa! Tôi thưa cùng Chúa:

“Con xin cám ơn Chúa, ôi Chúa Giêsu Kitô là Đấng Cứu Độ, là Đấng Chăn Chiên
Nhân Lành, là Vị Vua và là Chúa của chúng con. Lạy Chúa, con xin cám ơn Chúa,
vì Chúa đã cứu con. Chúa đã chịu chết vì con nên giờ đây con muốn hy sinh vì
Chúa. Chúng con muốn xưng tụng Chúa là Vua, là Chúa Tể Trời Đất, là Đấng Sáng
Tạo muôn loài và là Đấng ban phát sự sống. Chúng con muốn Chúa ngự trị trên chúng
con”.

Trước khi kết thúc chứng từ tôi mạn phép gửi tới các tín hữu Công Giáo vài
điều:

– Xin mọi người cầu nguyện không ngừng và đặc biệt cầu nguyện cho thế giới. Xin tất cả sốt sắng lần chuỗi Mân Côi hằng ngày.

– Xin những người không tin hãy hoán cải và thay đổi lối sống. Xin các tín hữu năng lãnh nhận các bí tích Giải Tội và Thánh Thể.

– Xin các tín hữu Công Giáo năng đi nhà thờ tham dự Thánh Lễ và rước Mình Thánh Chúa với trọn lòng kính mến.

– Xin mọi người năng đến viếng và chầu Thánh Thể, hầu thờ lạy Chúa Giêsu hiện diện thật sự trong Thánh Thể. Chúa Giêsu ngự đó và đợi chờ, tiếp đón mọi người. Ngài mong mỏi mọi người đến dự tiệc bàn thánh với Ngài.

(Danile-Ange, “IVRE DE VIVRE”, Le Sarment/FAYARD, 1987, 169-185).

Maria Thanh Mai gởi

Lời chứng của Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt về Cha Px.Trương Bửu Diệp

Lời chứng của Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt về Cha Px.Trương Bửu Diệp
Thực hiện lúc 10 giờ sáng ngày 16.8.2012 – tại Đan Viện Châu Sơn – Ninh Bình
DTGMKiet.jpg

nguồn: conggiao.info
Nhân có công việc ở Miền Bắc, chúng tôi lợi dụng cơ hội ghé thăm Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô quang Kiệt. Thật cảm động, ngài không những đã ưu ái đón tiếp mà còn vui lòng trả lời cuộc phỏng vấn của chúng tôi về Cha PX Trương bửu Diệp. Xin ghi lại cuộc phỏng vấn nầy để chia sẻ.
Lm. Phêrô Trần thế Tuyên: Xin chào Đức Tổng, con và hội Những Người Ái Mộ Cha PX Trương bửu Diệp rất hân hạnh được Đức Tổng vui lòng trả lời phỏng vấn của chúng con. Sức khỏe của Đức Tổng hiện nay ra sao?
Đức TGM Giuse Ngô quang Kiệt: Cám ơn Cha và anh chị em, sức khỏe tôi đã khá hơn, nhưng còn rất mong manh. Bệnh bớt đi nhưng vẫn luôn rình rập trở lại. Phải hết sức cảnh giác để ngăn ngừa. và phải biết sống chung với bệnh tật.
Lm. TTT: Sống và làm việc lâu năm tại miền Tây Nam Bộ chắc chắn Đức Tổng có biết về Cha PX Trương bửu Diệp. Xin Đức Tổng cho chúng con biết cảm nghĩ của Đức Tổng về Cha PX. Trương bửu Diệp.
ĐTGM NQK: Phải thú thật lúc đầu tôi không biết rõ về tiểu sử của Ngài nên không mấy quan tâm. Đặc biệt những năm tháng khó khăn tôi rất cảnh giác về những hiện tượng lạ lùng nên ít chú ý tới những đồn thổi về phép lạ. Nhưng sau này, càng hiểu biết về Ngài tôi càng thấy mến phục Ngài. Và qua gặp gỡ những người được ơn lạ tôi càng xác tín về sự thánh thiện của Ngài.
Lm. TTT: Xin Đức Tổng chia sẻ với chúng con về những xác tín đó.
ĐTGM NQK: Tôi thấy sự thánh thiện của Ngài qua 4 khía cạnh:
Thứ nhất, ngài sống chan hòa với người dân. Cứ ngắm bức chân dung của Ngài đã
thấy Ngài không những có nét mặt của một người đơn sơ bình dị mà qua trang phục
ta càng thấy sự đơn sơ khó nghèo của một người tôi tớ Chúa. Đọc tiểu sử Ngài
càng thấy Ngài yêu thương dân nghèo, thăm hỏi từng người, đặc biệt những người
nghèo khổ. Và không ngần ngại chia sẻ vật chất với những ai lâm cảnh túng
thiếu.
Thứ hai, ngài là người mục tử tốt lành. Ngài chăm sóc đoàn chiên được trao
phó cho ngài gề mọi phương diện. Khuyến khích ơn gọi. nêu gương cầu nguyện.
Giúp đỡ khi túng cực. Ngài cũng biết rõ từng con chiên trong đoàn chiên của
Ngài nên tình yêu thương càng cụ thể sống động hơn. Ngài tích cực bảo vệ đoàn
chiên, không tìm an hưởng cho mình, ở lại để sống chết với đoàn chiên. Và thật
cảm động ngài đã liều chết chống lại sói dữ để cứu đoàn chiên. Thật là một mục
tử nói gương Chúa Giêsu đến tận cùng.
Thứ ba, ngài đã dám hy sinh tính mạng vì dân. Đây là một tấm gương hiếm có.
Chúng ta đã có 117 vị thánh tử đạo dám chết vì Chúa. Nhưng Cha PX Trương bửu
Diệp gây ấn tượng mạnh nơi tôi vì Ngài dám chết cho dân. Chết để cứu dân. Chết
vì con người. Điều này khiến Ngài gần với Chúa Giêsu hơn.
Thứ tư, ngài không nói nhiều nhưng làm nhiều. Có lẽ nhiều người sống cùng
thời với Ngài đã được nghe ngài giảng dậy, khuyên nhủ, khích lệ. Nhưng tôi chưa
được đọc bài nào của ngài viết ra còn lưu lại. Tuy nhiên những việc Ngài làm và
đời sống của ngài là một quyển sách lớn in đậm trong tâm trí mọi người. Nhất là
cái chết đầy can đảm vì yêu thương của Ngài giá trị hơn tất cả những bài giảng
hùng hồn nhất.
Và hiện nay ngài vẫn còn bày tỏ lòng yêu thương của ngài đối với đoàn chiên nghèo khổ bơ vơ túng cực qua các phép lạ ngài làm.
cha-Truong-Buu-Diep.jpg
LM. TTT: Đức Tổng thấy tấm gương của Cha PX Trương bửu Diệp còn thích hợp với thời đại mới hôm nay không?
ĐTGM NQK: Tôi thấy tấm gương của Ngài thích hợp với thời nay hơn bao giờ hết.
Xã hội hôm nay đang tồn tại một hố ngăn cách rất lớn giữa con người với con người, giữa người giầu với người nghèo, giữa người quyền thế và người bình dân. Hố ngăn cách nầy đang có xu hướng ngày càng sâu rộng thêm. Rất cần những trái tim nhân hậu, những tấm lòng chia sẻ, những con người sống đơn sơ chan hòa với người dân như Cha PX Trương bửu Diệp.
Người dân nghèo hôm nay như đàn chiên không người chăn dắt. Trong một xã hội ngày càng trọng tiền của, chức quyền, người nghèo đang trở thành nạn nhân của những bất công mà không ai ngó ngàng bệnh vực. Rất cần những mục tử nhân lành như cha PX Trương bửu Diệp để chăm sóc cho đoàn chiên bơ vơ tất tưởi của thời đại nầy.
Thời đại hôm nay ghi đậm đấu ấn của hưởng thụ và cá nhân chủ nghĩa. Người ta ít
quan tâm tới người khác. Càng không có ai dám chết vì người khác. Rất cần những
trái tim biết yêu thương con người như cha PX Trương bửu Diệp không những dám
sống cho dân mà còn dám chết cho dân.
Thời thông tin bùng nổ người ta nói quá nhiều mà làm quá ít. Viết quá hay nhưng không thực hành. Diễn văn quá hứa hẹn nhưng thực hiện không có bao nhiêu. Rất cần những tấm gương như cha PX Trương bửu Diệp nói ít làm nhiều, không hứa hẹn suông nhưng hành động cụ thể.Ngài là chứng nhân sống động nên đã trở thành thầy dậy. Thời đại chúng ta đang cần những bậc thầy như ngài.
LM TTT: Đức Tổng nghĩ sao về tiến trình vận động phong thánh cho cha PX Trương bửu Diệp.
ĐTGM NQK: Tôi mong chờ ngày Cha PX Trương bửu Diệp được tôn vinh trên bàn thờ. Thực ra hiện nay ngài đã được tôn vinh trong lòng mọi người rồi. Nhưng cần một tôn phong chính thức không phải vì ngài nhưng vì xã hội hôm nay. Tấm gương của Ngài sẽ góp phần biến đổi xã hội này nên tốt hơn. Tôi cầu nguyện và cầu chúc cho công việc của cha được thuận lợi và thành công.
LM TTT: Chúng con xin cám ơn Đức Tổng đã dành thời giờ chia sẻ với chúng con về
cha PX Trương bửu Diệp. Kính chúc Đức Tổng mạnh khỏe thể xác và còn mạnh khoẻ
hơn về tinh thần để cầu nguyện nâng đỡ chúng con.
Văn phòng cáo thỉnh

Lời chứng về Lòng Thương Xót Chúa

Lời chứng về Lòng Thương Xót Chúa
15/12/2012                               nguồn: Thanhlinh.net
Tác giả: Paul Nguyễn

LỜI CHỨNG VỀ LÒNG CHÚA THƯƠNG XÓT.
Vào những ngày cuối tháng 09/2012, trong một buổi sáng tôi chợt cảm thấy mắt
phải của tôi xuất hiện một đốm đen lớn. Tiếp theo một màn đen  kéo nhanh
xuống trên mắt sau hai đến ba ngày. Tôi vội tới BS tư chuyên khoa mắt để khám,
BS chẩn đoán thoái hóa pha lê thể (do trước đó tôi cũng đã điều trị Lasik do
mắt cận 8 độ và phẫu thuật Phaco thay thủy tinh thể) đồng thời cho thuốc nhỏ và
thuốc uống .
Nhưng hai ngày sau màn đen trong mắt kéo nhanh hơn che gần phân nửa mắt, tôi
quyết định tới BV mắt Sài gòn. Sau khi kiểm tra, BS kết luận mắt tôi bị bong
võng mạc, một chứng bệnh khá nguy hiểm có thể gây mù nếu không chữa trị sớm. BS
giải thích cặn kẽ và yêu cầu tôi phải phẫu thuật sớm.
Quả thật tôi rất lo, nhưng niềm tin vào Cha trên trời và Mẹ Maria đã giúp tôi
luôn cầu nguyện với Người. Tôi mong muốn gặp được vị BS giỏi để chữa trị, vì
qua thông tin trên mạng Internet, bong võng mạc là do các yếu tố: cận thị nặng,
tiểu đường, tiền sử chấn thương và có khi phải phẫu thuật tới lần thứ hai hoặc
ba hoặc hơn, nhất là phải tuân thủ nghiêm ngặt ở các tư thế sau khi mổ. Phẫu
thuật nhiều lần thật sự là mối lo về thời gian và chi phí.
Tôi trở lại phòng khám BS tư lúc ban đầu, vì BS cũng là người nhà của người bạn
giới thiệu, dẫu sao cũng là BS giỏi chuyên khoa khúc xạ tại BV mắt TP. Mang
chứng từ y tế của BV mắt Sài gòn tới, sau khi xem xét BS đề nghị tôi tới BV mắt
TP kiểm tra. Hai ngày sau tôi có mặt tại BV và BS viết giấy giới thiệu gặp BS D
hội chẩn, đây là vị BS chuyên khoa Dịch kính – võng mạc, nổi tiếng và đã tu
nghiệp tại ngoại quốc.
Kết quả chẩn đoán: Bong võng mạc và BS yêu cầu hôm sau phẫu thuật ngay.
Cảm tạ Chúa và Mẹ Maria đã yêu thương giúp cho tôi gặp được một BS giỏi điều
trị.
Ngày 04/10/2012 tôi vào BV để phẫu thuật và làm giấy cam kết cho việc phẫu
thuật lần hai hoặc lần ba nếu kết quả không tốt, trước đó tôi nhờ các anh chị
trong nhóm LTX của Chúa thuộc nhà thờ Tân Định và DCCT cầu nguyện. Tôi cũng tới
trước hang đá Đức Mẹ Lộ Đức tại nhà thờ DCCT và trước tượng Thánh Giuse tại GX
của tôi để cầu nguyện cho ca mổ được kết quả tốt đẹp.
Nằm trên giường mổ, sau khi đã gây tê, hồi hộp lắm nhưng vẫn cẩu nguyện với
Chúa và Mẹ bằng chuỗi kinh LTX và kinh Mân côi. Khoảng 1giờ 10 phút ca mổ kết
thúc, trong lúc phẫu thuật tôi minh định rằng chính Từ mẫu Maria qua bàn tay
của vị BS nữ kia đã mổ và xử lý các tình huống trong mắt tôi, còn người nam kỹ
thuật viên kia lúc khâu, đóng vết mổ là hiện thân qua bàn tay của Cha Jesus rất
kính yêu. Và mọi sự kết thúc tốt đẹp.
Những lần tái khám và sử dụng thuốc, đến nay đã hơn hai tháng, mắt phải đã ổn
định dù thị lực có thể không bằng lúc trước. Đôi khi tôi rất lo lắng vì võng
mạc không dính do sự co kéo của pha lê thể hoặc sự phát triển của mô xơ trong
mắt sẽ làm bong võng mạc. Có những lúc như vậy tôi chợt tỉnh và tự trách mình .
Tại sao lại yếu đức tin như vậy, miệng thì nói “ Lạy Chúa Giêsu con tín thác
vào Chúa” nhưng sao lòng cứ vẫn băn khoăn, tại sao tôi không tin vào một Thiên
Chúa quyền năng nhưng giàu lòng thương xót, tại sao tôi không tìm sự bình an
nơi Mẹ Maria rất kính yêu luôn bảo vệ và hằng che chở cho tôi mỗi khi tôi đến
với Người.
Lạy Thiên Chúa và Mẹ Maria của con, con thành tâm cầu xin sự tha thứ vì thân
phận thụ tạo hèn mọn nơi con người yếu đuối của con.
Và bây giờ tôi tìm lại sự lạc quan và tín thác trong tình yêu thương nơi hai
Đấng.
“Thánh Thánh Thánh chí Thánh.
Đấng đã có , hiện có và đang đến.
Amen! xin kính dâng Thiên Chúa lời chúc tụng và Vinh quang
Sự khôn ngoan và lời tạ ơn
Danh dự uy quyền và sức mạnh
Đến muôn thưở muôn đời. Amen”
Ngợi khen Đấng đầy ơn phúc, Thiên Chúa ở cùng Mẹ, Cảm tạ Mẹ Maria, Đấng ban phát mọi ơn lành Amen.
Xin gửi đến anh chị và các bạn những lời nguyện sau đây, hãy tin tưởng và hãy
đến với Chúa Giêsu và Mẹ Maria trong những khi  thể xác bệnh tật và đau đớn.
KINH NGUYỆN CHỮA LÀNH
Lạy Cha chí thánh, Đấng toàn năng, hằng hữu. Con chúc tụng và ngợi khen Cha
Đấng ngự trên trên trời đã ban Con Một Cha là Chúa Giêsu yêu dấu đến thế gian
để cứu chuộc con. Chúa Giêsu khi còn ở thế gian đã chữa lành mọi bệnh tật và
giải thoát những người bị quỷ ám. Giờ đây, con cậy nhờ Danh Chúa Giêsu cao cả
và quyền năng vô biên của Ngài giải thoát con khỏi mọi bệnh tật thể xác.
Lạy Chúa Giêsu, xin dủ lòng thương xót nhìn vào mắt con với đôi mắt nhân từ của
Chúa, xin chạm vào thương tích của con với bàn tay chữa lành của Chúa, hầu thân
xác con được lành mạnh. Xin cho con một trái tim luôn biết tạ ơn và ca ngợi
tình thương của Chúa. Xin Chúa dùng con là nhân chứng sự chữa lành của Chúa, và
cho con luôn biết loan truyền kỳ công của Chúa đến muôn đời. Amen.
KINH NGUYỆN ĐỨC MẸ LỘ ĐỨC
Lạy Đức Nữ Đồng Trinh Vô Nhiễm. Mẹ Của Lòng Thương Xót, là Sức Khỏe của những người bịnh, là Nơi Trú Ẩn Của những người tội lỗi, nguồn An ủi của những người mang thương tích. Mẹ biết những nhu cầu, những khó khăn và nỗi thống khổ của con.
Xin Mẹ thương xót nhìn đến con.
Khi Mẹ hiện ra tại hang đá Lộ Đức, Mẹ đã vui lòng chọn nơi ấy làm đền thánh cao cả. Để qua đó Mẹ ban muôn vàn ơn huệ, và đã có nhiều người đau khổ nhận được ơn chữa lành, Cả về phần tâm linh và thể xác. Lạy Mẹ, vì thế nay con đến với lòng tin tưởng vô biên, Để khẩn xin lời cầu bầu Từ Mẫu của Mẹ.
Lạy Mẹ yêu dấu, xin Mẹ ban cho con những ơn con xin, Qua Chúa Giêsu KiTô, Con Mẹ, Chúa chúng con. Lạy Đức Mẹ Lộ Đức, xin cầu cho chúng con. Amen.
Ngày 15/12/2012

Paul Nguyễn.

Một tân tòng giữ lời hứa với Đức Mẹ

Mt tân tòng gi li ha vi Đc M

Phan Văn Sỹ

12/11/2012
nguồn: Vietcatholic.net

Rửa Tội Cho Một Tân Tòng Trong Cơn Nguy Kịch hay Người Thợ
cuối cùng Vườn Nho Nhà Chúa “

Vào lúc 4:00 PM. Ngày 6 Tháng 12 năm 2012, những ngày bước vào Mùa Vọng, cha Giám Đốc Đền Thánh Mẹ La Vang Las Vegas Giuse Đồng Minh Quang cùng một số anh chị em thuộc hai Hội Đòan Các Bà Mẹ Công Giáo và Hội Hồn Nhỏ thuộc Cộng Đòan Đức Mẹ La Vang đã đến nhà anh Hồ Long tại số 5592 W. Twain Avenue
Las Vegas NV. 89103 để cùng tham dự buổi lễ Rửa Tội đặc biệt cho anh Long.

Anh Hồ Long bị bệnh ung thư phổi giai đọan ba, bác sĩ điều trị đã bó tay không
thể chữa trị vì ung thư lan rộng khắp nơi, lên cả não bộ. Anh gọi điện thọai
cho chúng tôi ngỏ ý muốn theo đạo. Anh kể lại khi còn ở Việt Nam, nhiều lần đến
nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế ở đường Kỳ Đồng và khấn xin nhiều việc tại núi Lộ
Đức. Anh được Đức Mẹ nhận lời, anh hứa với Đức Mẹ nếu anh nhận được những ơn Mẹ chuyển cầu, anh sẽ theo đạo.

Cuộc đời dong duổi bôn ba nhiều nơi, nay qua đến nước Mỹ, đã nhiều lần anh đến
tham dự Thánh Lễ tại Đền Thánh Mẹ La Vang Las Vegas. Lời hứa năm xưa vang vọng
trong tâm khảm anh, không ngờ anh lại gặp lại Mẹ năm xưa tại Đền Thánh. Anh ao
ước được rửa tội để theo đạo như lời anh đã hứa với Mẹ năm xưa, vì anh rất mến
yêu Mẹ và biết ơn Mẹ vì những ơn Mẹ chuyển cầu trao ban.

Cha Giám Đốc đã nhờ một số anh chị em trong Hội Hồn Nhỏ và Các Bà Mẹ Công Giáo
đến gặp gỡ anh và hướng dẫn anh về giáo lý cũng như phép đạo, biết là anh bệnh
nặng, khó qua và không thể kéo dài việc hướng dẫn. Ban Giáo Lý sau hai lần đến
thăm và hướng dẫn anh rồi về trình cha Giám Đốc xin quyết định, vì sức khỏe anh
càng ngày càng suy sụp, sợ anh ra đi sớm, không kịp cứu linh hồn anh. Cha Giám
Đốc đã quyết định hôm nay đi cùng một số giáo hữu đến để cử hành Bí Tích Rửa
Tội cho anh.

Điều cảm động nhất là sau khi Rửa Tội, cha Giám Đốc hỏi anh có gì muốn nói không ? Anh súc động kể hành trình gặp gỡ Mẹ khi ở Việt Nam đến Dòng Chúa Cứu Thế để khấn xin ơn và được Mẹ nhận lời. Anh nói nguyện sẽ theo và giữ đạo suốt đời, nguyện xin Vâng như Mẹ để theo Chúa, mặc dù cuộc sống rất vắn vỏi. Khi anh chị em ban Giáo Lý đến hướng dẫn anh, tặng anh bức tượng Đức Mẹ có giây đeo, anh vui mừng kính cẩn chòang đeo ngay vào cổ như nhận được một báu vật quí giá anh yêu mến.

Thấy đức tin của anh và lòng yêu mến Đức Mẹ của anh, hai Hội Hồn Nhỏ và Các Bà
Mẹ Công Giáo đã chung mua bức tượng Đức Mẹ La Vang đem đến nhà tặng anh. Cha
Giám Đốc sau khi rửa tội cho anh đã làm phép bức tượng và trao bức tượng cho
anh, anh kính cẩn, trân quí ôm trên lòng, mặc dù sức khỏe thật yếu, không nâng
nổi đầu lên để nhận phép rửa tội.

Sau nghi thức rửa tội, mọi người ra về và dâng lời nguyện xin cho anh: “ Xin cho anh được ơn chữa lành hoặc vâng theo thánh ý Chúa “. Trên đường về Đền Thánh Mẹ để cùng nhau tham dự giờ chầu Thánh Thể và hiệp dâng Thánh Lễ, chúng tôi vẫn tiếp tục dâng lời cầu nguyện cho anh và chia mừng với anh vì anh là người thợ vườn nho cuối cùng vẫn được nhận lãnh 1 đồng tiền công như người thợ làm vườn từ sáng sớm./.

Mùa Vọng năm 2012

Phan Văn Sỹ

TRẢI NGHIỆM DẤN THÂN CỦA MỘT TÂN TÒNG

TRẢI NGHIỆM DẤN THÂN CỦA MỘT TÂN TÒNG

(Trích tập san GHXHCG số 4)

►Mẩu Bút Chì

nguồn: conggiaovietnam.net

Người ta thường bảo rằng những người tân tòng được Chúa đặc biệt yêu thương. Đó là một màu nhiệm, tôi không hiểu thấu. Nhưng tôi biết chắc một điều: tôi là một tân tòng và tôi được Thiên Chúa yêu thương quá đỗi.

Tôi biết Chúa khi đã trưởng thành, đó là ơn Người ban cho tôi theo nghĩa Người cho tôi có cơ hội trải nghiệm hai trạng thái tâm linh: Sống chưa biết Chúa và sống có Chúa.

Khi chưa biết Chúa, tôi chưa biết khái niệm “dấn thân”, chỉ biết “ở hiền gặp lành”, “làm phước gặp may”, “bố thí’, “từ thiện”…, nghĩa là mở lòng THI ÂN với đời.

Khi đón nhận bí tích thanh tẩy, quả là tình thương và ân sủng Chúa đổ đầy hồn xác tôi. Chúa gần tôi như hơi thở. Người nghe lời thủ thỉ của tôi và tỏ hiện cho tôi biết lòng thương xót của Người. Đã có thời tôi khao khát: nếu chưa lập gia đình, tôi nguyện sẽ
đi tu. Tôi đắm chìm trong nguyện cầu, Thánh Lễ,  Lời Chúa và sự hướng tâm nên Thánh. Tâm hồn tôi tràn ngập bình an, thanh khiết.

Thời ấy, tôi dự lớp Kinh  Thánh mấy khóa liền, nên cầu nguyện rất thạo và Lời Chúa gần như nằm lòng. Ưu tiên số một cho đời sống tâm linh, các thực thể trần gian, các mưu cầu vật chất đối với tôi dường như rất nhẹ. “Ai muốn theo Ta phải từ bỏ chính mình” –  tôi muốn từ bỏ tất cả để đi theo Ngài trọn vẹn. Với lòng sốt sắn ấy, Chúa đã dùng tôi để hoán cải nhiều tâm hồn khô khan nguội lạnh, và đưa nhiều người trở về nhận biết Chúa, trong đó có bà, cha mẹ và một số anh chị em ruột của tôi. Linh hồn tôi chứa chan vui sướng, và không ít lần nước mắt ràn rụa trong niềm cảm tạ.

Nhưng rồi tôi phải đối mặt  với nhiều sự xung đột trong cuộc sống: có người ngưỡng mộ, ước muốn được như tôi, nhưng gánh nặng cơm áo trĩu vai, đầu tắt mặt tối lo không trọn, thời gian đâu nghiền ngẫm Kinh Thánh, tham gia nhóm cầu nguyện, chia sẻ Lời Chúa hay làm công việc bác ái như tôi. Và họ buồn lòng lắm, cứ như là cánh cửa Nước Trời đã đóng lại trước mắt. Nhưng cũng có người diễu cợt rằng tôi sống như “người cõi trên”, xa rời thực tế… Những ý kiến ấy cũng không mấy quan trọng, mà quan trọng là chồng và con tôi dần dà thấy không vui, muộn phiền khi tôi thường
xuyên vắng nhà, đi cầu nguyện, chia sẻ Lời Chúa khi gần khi  xa, bỏ lỡ công ăn việc làm cũng như không thể chu toàn bổn phận gia đình cho tươm tất. Bởi lúc ấy trong nhận thức của tôi, ngoài việc đem lời Chúa đến với mọi người (theo nghĩa đen), tất cả là thứ yếu. Có lẽ tôi đã hiểu quá cạn nghĩa của hai tiếng “từ bỏ”“nên Thánh” trong Lời Chúa.

Lương tâm tôi giằng xé dữ dội. Làm sao cho trọn vẹn? Lời Chúa mời gọi tôi dấn thân, loan báo Tin Mừng, nhưng tôi cũng được dạy rằng gia đình bé nhỏ yêu thương của tôi cũng là một ân huệ của Chúa. Nhưng quả thực tôi không tìm ra con đường để dung hòa giữa sự hướng thượng của tâm linh với những đòi hỏi của thực tại trần thế, giữa
những nhu cầu kinh tế, vật chất và những ước muốn dấn thân phục vụ con người,
phục vụ thiện ích chung. Có lúc tôi đã thật sự lâm vào khủng hoảng – cho đến
lúc tôi học biết GHXHCG.

GHXHCG dạy tôi biết rằng tôi không cần phải đi đâu xa để loan báo Tin Mừng hay dấn thân phục vụ, mà hãy loan báo và dấn thân ngay trong công việc, nghành nghề, gia đình của mình: “Nếu người ta xã thân làm việc với lòng tin, cậy, mến của các môn đệ Đức Kitô, thì ngay cả kinh tế và tiến bộ cũng có thể biến thành những địa điểm cứu độ và thánh hóa” (x. số 326 sách Tóm lược HTXH). Giáo huấn cũng dạy tôi rằng lao động là một phương tiện để nâng cao phẩm giá con người, hãy sử dụng lao động như cách thế diễn tả tình yêu và cộng tác vào ơn cứu độ Thiên
Chúa (Chương VI sách tóm lược HTXH).

Tôi nghiệm ra một điều: chắc chắn Giáo hội và xã hội đang cần tôi chung sức, chung trí, nhưng cũng chắc chắn rằng tôi không thể hướng đến sự nên Thánh trước khi tôi làm một con người tử tế, sống tròn những bổn phận mà Chúa đã trao ban cho tôi. Và tôi không thể nên Thánh, nếu như tôi không tham gia xây dựng xã hội trần thế này cho được ổn định, an sinh hơn. Trước khi Chúa Giêsu đến phán xét lần thứ hai, thì người nghèo  vẫn được ký thác cho tôi. (“Nghèo” ở đây không đơn thuần là nghèo vật
chất mà còn là tình thương, tinh thần, tự do, văn hoá, tín ngưỡng… ) Ngài mời
gọi tôi dấn thân cho những thiện ích giúp người, giúp đời, mà Thiên Chúa là “sự
thiện tối thượng”.

Dấn thân cho công ích không còn đơn thuần là một “việc đạo đức” tuỳ hứng hay một “ước muốn hướng thượng”, mà là sự thúc giục của lương tri, của tình đồng loại trong tôi. Đó còn là một trách nhiệm ràng buộc tôi phải cam kết với Thiên Chúa. Và GHXH chính là phương thế giúp tôi diễn tả, cụ thể hóa Lời Chúa trong đời sống hôm nay, bằng những ngôn từ hiện đại của kinh tế, lao động, môi trường, nhân phẩm, quyền con người.v.v…

Con đường dấn thân của tôi như thế đó, nó gập ghềnh theo từng bước trưởng thành tâm linh và ý thức của tôi.

Xin Chúa nhân từ  luôn ở cùng con, để dù con có xiêu vẹo nghiêng ngả, Ngài cũng sẽ đưa con đến cùng đích cuộc đời.

Tác giả: Mẩu Bút Chì

Tưởng Niệm Bác sĩ Richard Teo (1972-2012)

Tưởng Niệm Bác sĩ Richard Teo (1972-2012)

Dưới đây là bản ghi lại cuộc nói chuyện của Bác sĩ Richard Teo, một triệu phú 40 tuổi, là một bác sĩ giải phẩu thẩm mỹ, bị ung thư phổi thời kỳ 4 đến chia sẻ với khóa nha D1 về kinh nghiệm sống của mình vào ngày 19/1/2012.  Anh vừa qua đời cách đây vài ngày vào 18/10/2012.

Chào tất cả các em .  Giọng tôi hơi bị khàn một chút, mong các em chịu khó
nghẹ.  Tôi xin tự giới thiêu, tôi tên là Richard và là một bác sĩ.  Tôi sẽ chia sẻ vài suy nghĩ về cuộc sống của mình và rất hài lòng khi được các giáo sư mời đến đây.  Hy vọng sẽ giúp các em cách suy nghĩ khi bắt đầu theo ngành để trở thành nha sĩ giải phẫu cũng như suy nghĩ về những việc chung quanh.

Từ lúc trẻ, tôi là một sản phẩm đặc trưng của xã hội ngày nay, một sản phẩm khá thành công mà xã hội đòi hỏi.  Hồi nhỏ tôi lớn lên trong một gia đình có mức sống dưới mức trung bình.  Tôi được bảo ban bởi người chung quanh và môi trường
rằng thành công thì hạnh phúc.  Thành công có nghĩa là giàu có.  Với suy nghĩ này, tôi trở nên cực kỳ ganh đua ngay từ nhỏ.

Không những chỉ cần đi học ở trường giỏi, tôi cần phải thành công trong mọi lãnh vực – từ các hoạt động tập thể đến chạy đua, mọi điều.  Tôi cần phải đoạt được cúp,
phải thành công, phải được giải, giải quốc gia, mọi thứ.  Tôi rất ganh đua.  Tôi vào trường y và trở thành bác sĩ.  Chắc một số em biết rằng trong ngành y, giải phẫu mắt là một trong những chuyên khoa khó vào nhất.  Tôi cũng vào được và được học bổng nghiên cứu của NUS phát triển tia laser để chữa bịnh mắt.

Trong khi nghiên cứu tôi có hai bằng phát minh- một về dụng cụ y khoa và một về tia lasers. Nhưng các em có biết không, tất cả các thành tựu này không mang lại cho tôi sự giàu có.  Sau khi hoàn tất MOH, tôi quyết định rằng theo đuổi ngành phẫu thuật mắt mất quá nhiều thời gian trong khi ra ngoài làm tư kiếm được nhiều tiền hơn.  Nếu các em để ý, vài năm qua, ngành thẩm mỹ đang lên, kiếm được khối tiền.  Vì vậy tôi quyết định bỏ ngành giải phẫu mắt giữa chừng và nhảy qua mở trung tâm giải phẫu thẩm mỹ trong tỉnh.

Các em có biết, rất mâu thuẫn, một người có thể không vui vẻ  khi trả $20 cho một bác sĩ tổng quát, nhưng cũng chính người đó không ngần ngại trả $10,000 để hút mỡ bụng, $15,000 cho sửa ngực, vv… và vv .  Không cần phải suy nghĩ nhiều,  phải không?  Tại sao lại muốn thành bác sĩ tổng quát mà không là bác sĩ thẩm mỹ?  Do vậy, thay vì chữa bịnh, tôi quyết định trở thành người sửa sắc đẹp.  Công việc làm ăn rất khấm khá.  Bịnh nhân mới đầu chờ đợi một tuần, rồi 3 tuần, sau lên một tháng, 2 tháng, đến 3 tháng. Quá nhiều bịnh nhân.  Tôi choáng váng.   Tôi mướn một bác sĩ, hai bác sĩ, ba bác sĩ, rồi bốn bác sĩ.  Chỉ trong vòng năm thứ nhất, chúng tôi đã lên hàng triệu phú.  Nhưng chẳng thế nào là đủ vì tôi trở nên mê muội.  Tôi bắt đầu khuếch trương tới Nam Dương, thu hút các “tai-tais” những người muốn có cuộc giải phẫu trong chớp mắt. Cuộc sống thật lên hương.

Tôi làm gì với mớ tiền dư thưà?  Cuối tuần tôi tiêu khiển ra sao?  Thông thường
tôi đến tụ tập tại câu lạc bộ đua xẹ hơi.  Tôi sắm riêng cho tôi một chiếc xe đua.  Chúng tôi đến Sepang ở Mã Lai và đua xe.  Cuộc sống của tôi là thế đó.  Với mớ tiền măt, tôi sắm chiếc Ferrari.  Lúc đó chiếc 458 chưa ra, chỉ có chiếc 430.  Một người bạn học cũ của tôi làm ngân hàng.  Anh ta mua chiếc màu đỏ mà anh mong muốn từ lâu.  Tôi sắm chiếc màu bạc.

Tôi làm gì sau khi có  chiếc xe?  Đến lúc mua nhà, xây cửa.  Chúng tôi bắt đầu tìm
kiếm đất để xây nhà nghỉ mát. Tôi đã sống cuộc đời như thế nào?  Chúng tôi nghĩ rằng phải cần hòa nhập với những người giàu có, nổi tiếng.  Chúng tôi bắt đầu giao tiếp với mỹ nhân, người giàu sang và danh tiếng, như hoa hậu thế giới hay người sáng lập mạng internet, ăn uống ở mọi nhà hàng kể cả nhà hàng nổi tiếng của đầu bếp Michelin.

Tôi đã có được mọi thứ trong cuộc sống, đến tột đỉnh của sự nghiệp và tất cả.  Đó là tôi của một năm trước đây.  Lúc ở trong câu lạc bộ thể thao, tôi nghĩ tôi đã chế ngự được mọi chuyện và đạt đến đỉnh vinh quang.

Nhưng tôi lầm.  Tôi không chế ngự được mọi chuyện.  Khoảng tháng 3 năm ngoái, đột nhiên tôi bắt đầu bị đau lưng.  Tôi nghĩ chắc tại tôi thường vận động manh.  Tôi đi đến SGH và nhờ bạn học làm MRI để xem chắc là không bị trật đốt sống hay thứ nào khác. Tối hôm đó, anh ta gọi tôi và cho biết tủy sống thay đổi trong cột sống của tôi.  Tôi hỏi như thế nghĩa là sao?  Tôi biết nó có nghĩa như thế nào nhưng  không thể chấp nhận sự thật.  Tôi gần như muốn nói “anh nói thiệt sao?” tôi đang sắp sửa chạy đi tập thể dục.  Ngày hôm sau chúng tôi có nhiều khám nghiệm hơn- PET scans- và họ tìm thấy tôi đang ở thời kỳ thứ tư của ung thư phổi. Tôi nghĩ “từ đâu mà ra thế này?”.  Ung thư đã lan tới não, cột sống và nội tuyến.   Các em biết, có lúc tôi hoàn toàn nghĩ mình đã chế ngự được tất cả , đã đạt đến tột đỉnh của cuộc sống, nhưng kế đó, tôi mất tất cả.

Đây là bản CT scan của phổi.  Nhìn vào, mỗi chấm đều là nang ung thư.  Và thật sự, tôi có cả chục ngàn nang trong phổi.  Tôi được cho biết, ngay cả với hóa trị, tôi cũng chỉ còn được 3,4 tháng tối đa.  Cuộc sống tôi bị nghiền nát, dĩ nhiên rồi, làm sao tránh
khỏi?  Tôi chán nản, tuyệt  vọng, tưởng rằng mình đã có mọi thứ trước đây .

Điều mâu thuẫn là mọi thứ tôi có được- sự thành công, cúp thưởng, xe cộ, nhà cửa, tất cả những thứ mà tôi nghĩ đã mang hạnh phúc đến cho tôi; khi tôi xuống tinh thần, tuyệt vọng, không mang đến cho tôi niềm vui.  Tôi chẳng thể ôm chiếc Ferrari mà
ngủ. Chuyện đó không thể xảy ra.  Chúng không mang lại một sự an ủi nào trong mười tháng cuối cùng của cuộc đời tôi.  Vậy mà tôi đã tưởng những thứ này là hạnh phúc; không phải vậy.  Điều thật sự mang lại cho tôi niềm vui trong mười tháng cuối cùng là tiếp xúc với người thân, bạn bè, những người chân thành chăm sóc tôi, cười và khóc cùng tôi.  Họ có thể nhìn thấy sự đau đớn, chịu đựng mà tôi phải trải qua.  Đây
thật sự mang lại hạnh phúc cho tôi.  Những thứ tôi sở hữu, đáng lý ra mang lại hạnh phúc, nhưng không. Nếu có, tôi đã cảm thấy vui khi nghĩ đến.

Các em có biết, Tết sắp đến.  Trước đây, tôi thường làm gì?  À, thì tôi thường lái chiếc xe hào nhoáng của mình một vòng, thăm viếng họ hàng, phô trương với bạn bè.  Tôi tưởng đó là niềm vui, thật sự vui.  Nhưng các em có nghĩ họ hàng, bạn bè tôi đang chật vật kiếm sống có thể chia sẻ niềm vui cùng tôi  khi thấy tôi khoe khoang
chiếc xe bóng loáng?  Chắc chắn là không.  Họ sống khó khăn, đi xe công cộng.   Thật sự những gì tôi làm chỉ khiến họ thêm ganh ghét, thậm chí có khi thành thù hận.

Những thứ này chúng ta gọi là đối tượng của sự ganh tị.  Tôi khoe khoang để lấp đầy sự kiêu hãnh và cái tôi của mình.  Chúng chẳng mang lại niềm vui cho bạn bè, người thân như tôi tưởng.

Để tôi chia sẻ với các em một câu chuyện khác.  Khi tôi bằng tuổi các em, tôi ở khu King Edward VII.  Tôi có một người bạn khá lạ lùng đối với tôi.  Cô ta tên là Jennifer.  Chúng tôi vẫn là bạn thân của nhau.  Khi chúng tôi thả bộ, nếu cô ta thấy một con ốc sên trên đường, cô ta sẽ nhặt nó lên và đặt lại trong thảm cỏ.  Tôi thắc mắc
tại sao phải làm như thế? tại sao phải để bẩn tay?  chỉ là một con ốc sên.  Sự thật là cô ta đã cảm được cho con ốc có thể bị đạp nát chết.  Đối với tôi, nếu không tránh đường thì đáng bị đạp nát, chỉ là luật tiến hóa thội.   Đối ngược nhau quá, phải không?
.Tôi được huấn luyện thành bác sĩ để có từ tâm, đồng cảm.  Nhưng tôi không có.  Sau khi tốt nghiệp y khoa, tôi làm việc ở khoa ung thư tại NYH.  Hàng ngày, tôi chứng kiến cái chết trong khoa ung thư.  Tôi nhìn thấy tất cả đau đớn mà bịnh nhân phải chịu đựng. Tôi thấy tất cả các thuốc giảm đau họ cứ vài phút phải bấm vào người.  Tôi thấy họ vật lộn với hơi thở cuối, thấy tất cả.  Nhưng đây chỉ là một công việc.  Tôi đến bịnh xá mỗi ngày lấy máu, cho thuốc nhưng bịnh nhân có “thật”  đối với tôi
không?  Không   Tôi chỉ làm công việc và nóng lòng về nhà để làm việc riêng của mình.

Sự đau đớn, chịu đưng của bịnh nhân “thật” không?  Không.  Dĩ nhiên là tôi biết tất cả các từ ngữ chuyên môn để mô tả về sự đớn đau mà họ phải trải qua, nhưng thật sự tôi không hề “cảm” được cho đến khi tôi trở thành bịnh nhân.  Mãi đến bây giờ, tôi mới thật sự hiểu được cảm giác của họ. Nếu các em hỏi tôi, nếu được làm lại cuộc đời, tôi có muốn thành một người bác sĩ khác không.  Tôi sẽ trả lời các em là Có.  Vì bây giờ tôi thật sự hiểu đươc họ.  Tôi phải trả giá đắt cho bài học này.

Ngay khi các em vào năm thứ nhất, bắt đầu hành trình để trở thành nha sĩ giải
phẫu, cho phép tôi thử thách các em hai điều.

Hiển nhiên, tất cả các em ở đây sẽ bắt đầu đi làm tư.  Các em sẽ thành giàu có.  Tôi bảo đảm với các em rằng, chỉ trồng răng, các em kiếm được bạc ngàn, mớ tiền không tưởng đươc.  Và thật ra, không có gì sai trái với thành công, giàu có, tuyệt đối không gì sai trái.  Điều phiền toái duy nhất là nhiều người chúng ta, như bản thân tôi, không thể kiềm chế được.

Tại sao tôi nói như vậy?  Bởi vì càng tích tụ, càng có nhiều, tôi lại muốn nhiều
hơn.  Càng ham muốn, tôi càng trở nên mê muội. Như tôi đã đề cập trước đây, tôi muốn sở hữu nhiều hơn, đạt tới đỉnh vinh quang như xã hội muốn đào tạo chúng ta.  Tôi trở nên mê muội đến nỗi mà chẳng còn việc gì thành vấn đề đối với tôi nữa.  Bịnh nhân chỉ là một nguồn lợi tức và tôi vắt cạn từng xu từ họ.

Nhiều khi chúng ta quên đi mình cần phục vụ ai.  Chúng ta lầm lạc đến nỗi chẳng phục vụ ai cả ngoài chính mình.  Điều đó đã xảy ra với tôi.  Dù là ở y hay nha khoa, tôi có thể nói với các em ngay bây giờ rằng, trong khi khám bịnh, đôi khi chúng ta khuyên bịnh nhân chữa trị bịnh không hẳn có, vùng xám không rõ rệt.  Và ngay cả khi không cần thiết, chúng ta cũng nói thêm.  Ngay tại thời điểm này, tôi biết ai là bạn tôi, chân thành lo lắng cho tôi và ai chỉ muốn làm tiền tôi bằng cách bán buôn “hy vọng” cho tôi.  Chúng ta đánh mất lương tâm vì chúng ta chỉ muốn kiếm tiền .

Tệ hại hơn, tôi có thể kể cho các em nghe, vài năm vừa qua, chúng tôi đã nói xấu đồng nghiệp, “đối thủ” của chúng tôi và không hề thấy khó chịu.  Nếu hạ thấp được họ
xuống để nâng mình lên, chúng tôi làm.  Điều đó đang xảy ra trong ngành y, nha và ở mọi nơi. Tôi thử  thách các em không để đánh mất lương tâm mình.  Tôi trả giá đắt cho bài học.  Và tôi hy vọng các em sẽ không bao giờ phải như vậy.

Điều thứ nhì, nhiều người trong chúng ta muốn số lượng bịnh nhân, dù ở bịnh viên công hay tư. Tôi có thể kể cho các em nghe, khi tôi làm trong bịnh viện, với chồng hồ sơ bịnh lý, tôi chỉ muốn làm cho xong càng nhanh, càng tốt.  Tôi chỉ muốn họ
ra khỏi phòng khám bịnh của tôi càng nhanh, càng tốt vì có quá nhiều bịnh
nhân.  Thực tế là vậy. Đây chỉ là một công việc, một công việc thường nhật.  Lúc đó, tôi có thật sự biết về cảm xúc của bịnh nhân của tôi như thế nào không?  Không.  Sự sợ hãi, nỗi lo âu của họ, tôi có thật sự hiểu điều gì họ đang trải qua không?  Không, mãi cho đến khi sự cố xảy ra với tôi.  Tôi nghĩ rằng đây là một lỗi lầm lớn nhất trong xã hội của chúng ta.

Chúng ta được huấn luyện để trở thành lương y, nhưng chúng ta không cảm được cho bịnh nhân.  Tôi không đòi hỏi các em phải xúc động, vì như vậy cũng không chuyên nghiệp, mà chỉ hỏi chúng ta có thật sự cố gắng tìm hiểu nỗi đau đớn của họ không?  Phần lớn là không, tôi có thể chắc chắn như vây.  Do đó, tôi thử thách các em luôn đặt mình vào cương vị của bịnh nhân.

Bởi vì sự đau đớn, nỗi lo lắng, sợ hãi rất thực với họ mặc dù không thực đối với các em.  Ngay hiện giờ, tôi đang chữa hóa trị lần thứ 5.  Tôi có thể cho các em biết nó rất kinh khủng.  Hóa trị là thứ mà các em không muốn ngay cả kẻ thù của mình phải trải qua vì bị hành, đau đớn, ói mửa.  Cảm giác khủng khiếp!   Và bây giờ, với chút năng lực còn lại, tôi tìm đến các bịnh nhân ung thư khác vì tôi thật sự hiểu được họ đau đớn, chịu đựng như thế nào.  Hơi muộn màng và ít ỏi !

Các em có cả tương lai sáng lạn phía trước với tất cả tài năng và nhiệt huyết.  Tôi thử thách các em, ngoài bịnh nhân của mình, hiểu thêm rằng có nhiều người ngoài kia đang thật sự đau đớn, thật sự khó khăn, đừng nghĩ rằng chỉ có người nghèo mới phải khổ. Điều này không đúng.  Những người nghèo khó vốn sẵn không có gì, họ dễ dàng chấp nhận.  Do đó, họ hạnh phúc hơn các em và tôi.  Nhưng có nhiều người đang đau khổ về tâm thần, thể xác, tình cảm, vật chất vv.vv..   Họ có thật.  Chúng ta lựa chọn làm lơ hoặc chúng ta không muốn biết đến sự hiện hữu của họ.

Do đó đừng quên, khi các em được thành danh, với tay đến những người cần sự giúp đỡ.  Bất cứ việc gì các em làm điều có thể mang đến sự khác biệt lớn cho họ.  Bây
giờ tôi ở vị trí của người tiếp nhận, tôi hiểu rõ, thấy khác khi có người thật sự chăm lo, khuyến khích mình.  Nhờ vậy mà tôi vẫn có thể nói chuyện với các em hôm nay.

Tôi sẽ ngưng với lời sau, trong cuốn sách có tựa đề là “Những ngày thứ ba với Morris”.  Có lẽ một số các em đã đọc cuốn này. Mọi người đều biết rằng sẽ có ngày phải chết, chúng ta ai cũng biết như vây.  Nhưng sự thật, không ai tin, vì nếu tin chúng ta đã sống một cách khác.  Khi tôi phải đối diện với cái chết, tôi lột bỏ mọi thứ, chỉ tập trung vào thứ thiết yếu.  Thật trái ngược rằng, chỉ khi sắp chết thì mình mới biết nên sống như thế nào.  Tôi biết điều này nghe bịnh hoạn nhưng đó là sự thật và tôi đang trải qua.

Đừng để xã hội bảo ban các em cách sống.  Đừng để môi trường bắt các em phải làm gì.  Điều này đã xảy ra cho tôi.  Tôi tưởng như vậy là hạnh phúc.  Tôi hy vọng các em suy nghĩ lại và sẽ tự quyết định cuộc sống của chính các em.  Không phải do người khác bảo ban mà là các em quyết định, sống cho mình hay mang đến sự khác biệt cho đời sống của người khác.  Hạnh phúc thật sự không có được khi chỉ sống cho mình.  Sự thật không như tôi đã tưởng.

Quan trọng nhất, tôi nghĩ  niềm vui sướng thật sự là khi biết Thượng Đế.  Không phải là chỉ biết về Thượng Đế khi như khi các em đọc Kinh Thánh- mà là bản thân biết đến Thượng Đế, tiếp cận với Ngài. Đây là điều quan trọng nhất mà tôi học hỏi được.

Tôi xin tóm lược, trong cuộc sống, chúng ta biết sắp xếp thứ tự trước sau càng
sớm, càng tốt.  Đừng giống như tôi.  Tôi không còn cách khác và đã phải trả giá đắt cho bài học.  Tôi phải quay lại tạ ơn Thượng Đế vì Ngài đã cho tôi cơ hội sống- tôi gặp 3 tai nạn lớn trong quá khứ- tai nạn xe hơi đua.  Tôi đua nhanh và xe muốn lật ngửa nhưng không hiểu sao vẫn sống sót.  Mặc dù tôi được rửa tội, đây chỉ là hình thức, nhưng sự kiện xảy ra đã cho tôi cơ hội trở về với Chúa .

Vài điều tôi học được:

1)   Tin tưởng vào Thượng Đế với cả tấm lòng.  Điều này rất quan trọng.

2)   Thương yêu và sống vì người khác, không chỉ cho bản thân mình.

Không có gì sai trái khi được giàu có cả.  Tôi nghĩ hoàn toàn tốt vì được Thượng Đế ban ơn .

Nhiều người được hồng ân với sự giàu có nhưng vấn đề là chúng ta không biết kiềm chế.  Có nhiều lại càng muốn có thêm.  Tôi đã đi qua, lỗ đào càng sâu, chúng
ta càng bị lún, đến nỗi chỉ biết phụng thờ của cải và quên cả việc chính.  Thay vì phụng thờ Thượng Đế, chúng ta thờ phượng sự giàu có.  Đây là bản năng con người và rất khó thoát khỏi.

Chúng ta thành danh, đi làm, hiển nhiên, bắt đầu gây dựng sự giàu có.  Tôi nghĩ, khi giàu sang và có cơ hội đến, các em nên nhớ, tất cả những thứ này không thuộc về
chúng ta.  Chúng ta không thật sự sở hữu và có quyền hành.  Những thứ này là quà tặng của Thượng Đế. Remember that it’s more important to further His
Kingdom rather than to further ourselves.

Tôi đã trải qua và tôi biết rằng sự giàu có thiếu đức tin sẽ thành trống rỗng .  It is more important that you fill up the wealth, as you build it up subsequently, as professionals and all, you need to fill it up with the wealth of God.}

Chị Nguyễn Kim Bằng gởi

Tay Trái của Chúa(La Main Gauche de Dieu)

Tay Trái ca Chúa (La Main Gauche de Dieu)

Vũ Huy Thiện

11/30/2012

nguồn: Vietcatholic.net

Nhân đọc bài “La Main Gauche De Dieu” của bạn Huyền trong Đặc San Hè ATN 2011, bất giác bao nhiêu kỷ niệm đều thức dậy trong tâm tư, mà bấy lâu vẫn ấp ủ trong lòng:

Buổi trưa hôm ấy, một ngày trời âm u ảm đạm, đứng trước cảnh núi rừng trùng
trùng điệp điệp của vùng rừng núi Hoàng Liên Sơn, và sau khi hoàn thành xong
chỉ tiêu ấn định của cán bộ cai tù, tôi ngồi xuống nghỉ chân vài phút. Vừa ngồi
xuống, thì kìa, phía dưới trước mặt, một cái nón lá cũ tả tơi, cùng với mấy
miếng quần áo cũ rách mà ai đó đã để lại, Bất thần trong tôi, bùng lên cái ký
ức về anh chàng phi công Mỹ trong phim nói tiếng Pháp với tựa đề: “La Main
Gauche de Dieu”, được trình chiếu tại rạp Rex Sài gòn khoảng năm 1969 hay 1970
(không nhớ rõ lắm): trong mơ tưởng, tôi như thấy rõ anh ta đang lượm lên cái áo
chùng thâm của vị linh mục xấu số, anh mặc vào người để giả làm một Linh Mục,
rồi ung dung tới một giáo xứ nhỏ bé nơi vùng rừng núi này. Tôi mỉm cười thấy
anh đã hoàn thành tốt tác vụ của một linh mục chủ chăn, đã biến giáo xứ này
thành một nơi sầm uất thờ phượng Chúa.

Tự so sánh anh chàng Phi công với chính mình: anh chàng phi công này giống tôi
ở chỗ, là người công giáo, là một quân nhân, đã từng là chú bé giúp lễ, còn
tôi, tôi cũng là người công giáo, cũng là một quân nhân, đã từng là chú bé giúp
lễ; nhưng tôi hơn anh ta nhiều vì tôi đã từng được Giáo Hội Công giáo nuôi
dưỡng và dậy dỗ để trở thành linh mục, và nếu không tura (danh từ để chỉ những
người tu xuất), thì chắc chắn giờ này đây tôi đã là linh mục thứ thiệt rồi. Anh
trong hoàn cảnh giáo xứ không có linh mục, tức là không có cánh tay Mặt của
Thiên Chúa, vì thế, bất đắc dĩ anh trở thành cánh tay trái của Thiên Chúa, anh
đã thành công. Bây giờ đến lượt tôi, cũng trong hoàn cảnh không có linh mục,
không có cánh tay phải của Chúa nơi trại giam này. Phải làm gì bây giờ? Tôi có
thể thành công như anh ta không?

Tôi thầm thĩ cầu xin: “Lạy Chúa, xin cho con biết ý Chúa, biết mình phải làm
gì?” tôi liền thề hứa với Chúa: “Lạy Chúa, con xin hứa cố gắng hết sức sống đẹp
lòng Chúa và làm những gì Chúa muốn”. từ trong tận đáy lòng tôi có tiếng:
“ngươi có còn “chối” Ta nữa không? Ngươi có “hứa Lèo” không đây?”

Chả là vì vào năm 1948, khi quân Pháp tấn công miền Bắc, mọi người phải tản cư,
nhà xứ Yên Mỹ trong đó có tôi cũng tản cư. Trên đường khi đang cùng đi với một
nữ tu để tới “lán” (danh từ chỉ những căn lều nơi tản cư), tôi bị một tên công
an bắt giữ, họ dẫn đi suốt buổi chiều và đêm hôm đó tới một nhà tù có lẽ từ
thời Pháp để lại, nó kín cổng cao tường và xây kiên cố.

Vừa bước vào cánh cửa nhỏ bên hông, tên công an đứng sẵn, nắm ngực tôi, ấn vào
cánh cổng lớn bằng gỗ, tôi vội vàng kêu lên: “Giêsu…Ma…”

“Mày kêu Giêsu hả?” tên công an nạt to.

Tôi vội chối ngay: “thưa không ạ.” Đấy là lần chối Chúa mà suốt đời không bao
giờ tôi có thể quên được. Và đấy cũng là kinh nghiệm đau thương của cả cuộc đời
tôi.

Được dẫn vào một căn phòng nhỏ tường cao, không có cửa sổ, không có gì khác
trong phòng ngoài tấm phên đan bằng nứa vuông vít chứng 2 mét mỗi bề, được nằm
chung với một thanh niên, mà mãi tới sáng tôi mới biết anh ta là một thanh niên
công giáo thuộc giáo xứ Nội Bài.

Đêm ấy tôi không thể chợp mắt vì sợ hãi, lo âu… Ngồi dậy đọc kinh, sau khi đọc
hết năm chục kinh mùa thương, tôi cầu khấn Mẹ Hằng Cứu Giúp và hứa với Mẹ khi
được tha về,hằng ngày sẽ đọc ít là năm chục kinh…

Hai ngày sau được tha về, giữ lời hứa được ít ngày, rồi ba bảy hai mốt ngày,
lời hứa ấy đã thành lời “Hứa Lèo”. Đó là lý do mà tiếng lương tâm vừa cảnh giác
tôi.

Giật mình trở lại với thực tại, tôi đứng dậy đi về trại giam với quyết tâm lần
này không hứa lèo nữa.

Thế rồi từ hôm ấy, cùng với một nhóm anh em công giáo trong trại tù Hà Tây,
chúng tôi thường chia sẽ với nhau câu chuyện người phi công Mỹ này và về vai
trò của mình, bàn tay trái của Chúa. Còn phần mình, ước ao được trở thành ngón
tay út của “La Main Gauche De Dieu”. Nhờ đó, chúng tôi gặt hái được những thành
quả đáng mừng, nhiều người chưa biét Chúa bây giờ họ đã học đạo và đã chịu Phép
Rửa để trở thành Kitô hữu, nhất là trường hợp đặc biệt sau đây:

LỄ ÐỒNG TẾ RỬA TỘI TRONG TRẠI TÙ CỘNG SẢN Hà Tây.

Câu Chuyện khó tin, nhưng có thật. Chắc ai cũng biết rằng trong chế độ vô thần
cộng sản, họ không công khai tuyên bố cấm đạo, nhưng trên thực tế, họ làm đủ
mọi cách, và dùng đủ mọi phương tiện có thể, để hủy diệt hay cấm cản các hoạt
động của đạo Công giáo. Đấy là nói về xã hội bên ngoài. Vâng, còn trong các
trại tù thì hoàn toàn không thể có các hoạt động tôn giáo với họ được. Thế
nhưng, nó đã xẩy ra ngay trong trại tù Hà Tây gần Hà Nội. Rất nhiều lần và
nhiều anh em Tân tòng đã được rửa tội. Thường là kín đáo và bởi những giáo dân
chúng tôi thực hiện.

Hôm ấy đúng ngày lễ nghỉ, tất cả các tù nhân được nghỉ lao động. Trong không
khí vui vẻ, mọi người đang tu tập từng nhóm nhỏ để chuyện trò, uống nước trà,
hút thuốc “lào” thứ thuốc thông dụng nhất trong tù. Thì trong góc của căn buồng
phụ, một nghi lễ Rửa Tội đã diễn ra. Ðây là một nghi thức Rửa Tội đặc biệt
trong trại tù Hà Tây, một buổi lễ vô tiền khoáng hậu. Vâng , nó quá đặc biệt vì
:

– Tôi chưa hề nghe ai nói đến một thánh lễ đồng tế trong nhà tù cộng sản,

– hơn nữa đây lại là một thánh lễ đồng tế do 3 linh mục và có kèm theo nghi lễ
rửa tội.

Nhóm tổ chức chúng tôi đã liên lạc được với 3 Linh mục tuyên úy mới được đưa về
đây, xin các ngài tới cử hành các nghi thức Thánh lễ và ban Bí tích rửa tội cho
một tù nhân.

– Chủ Tế: Cha Nguyễn Văn Bỉnh (gốc Giáo phận Bắc Ninh),

– Ðồng tế: Cha Phan Quốc Túy (gốc điạ phận Phát Diệm, đội trưởng đội Tuyên Úy)
và Cha Hưởng

-Tín hữu tham dự khoảng mươi người gồm các bạn bè của anh Lý, trong đó có Anh
Nguyễn Hữu Thế (hiện ở Atlanta), Anh Hà Lý Luận hiện đang ở Kansas và tôi…,
người được Anh Lý chọn làm Bõ Đỡ Đầu…

Sau khi nguyện kinh, nghi lễ rửa tội cho anh Võ Minh Lý bắt đầu.

Cha Bỉnh chủ tế đã đổ nước trên đầu anh Vicentê đệ Phao Lô Võ Minh Lý với nghi
thức thật đơn giản, vì sợ công an họ biết, sẽ gặp rắc rối, tuy nhiên, chúng tôi
ai nấy đều cảm thấy rất sốt sắng, và cảm động.

Tiếp theo sau Bí Tích Rửa tội là Thánh lễ đồng tế.

Thánh lễ đã cử hành khá trang nghiêm và đơn giản.

Thánh lễ vừa chấm dứt, nước trà, bánh keo được dọn ra để mừng cho Anh Lý, anh
nguyên là Giám Ðốc phòng tình báo đường dây Bắc Việt thuộc Phủ Tổng Thống Việt
Nam Cộng Hoà, hiện nay anh và vợ con đang ở Sarcramento California.

Kể từ hôm ấy, anh đã là một Kitô hữu, một chứng nhân nhiệt thành của Chúa Giêsu
Kitô.

Cảm ơn Chúa, thánh lễ chấm dứt một cách suông sẻ, không một rắc rối nào xẩy ra.
Nhưng trong khi chúng tôi đang vui vẻ uống trà và thưởng thức bánh kẹo thì được
tin báo cho biết, một viên công an trực trại đang đi vào, (trước thánh lễ chúng
tôi bố trí 2 trạm gác: 1 tại cổng khu vực, và một tại ngay trước cửa sổ của căn
phòng này), y đi từ cổng khu vực, rảo bước nhanh qua một sân rộng, không nói năng
hay hỏi han ai điều gì mà vào thẳng cửa buồng lớn bên ngoài rồi vào tới chỗ
chúng tôi đang ngồi. Mọi người đều im lặng khi viên công an xuất hiện.

Y hỏi: “Các anh lày đang nàm gì ở đây”.

Anh Hà Lý Luận (có biệt danh là Nhái) đáp: “Hôm nay ngày nghỉ chúng tôi gặp
nhau uống nước trà, hút thuốc!”

Viên công an ra lệnh: “giải tán ngay, còn Anh Túy , Anh Hưởng và anh Bỉnh (ba
cha tuyên úy) về ngay buồng của các anh…cứ ninh tinh…nàm thì nười… ninh tinh
thì giỏi”.

Cha Túy đáp: “Chúng tôi uống nước xong về ngay”

Viên công an: “Không được, phải về ngay nập tức.”

Thế là mọi người giải tán trong niềm tri ân Thiên Chúa vì – công an đã được tin
trễ, nên khi mọi nghi lễ chấm dứt và đã sang tới phần mừng vui, tiệc trà thì họ
mới tới .

Cảm tạ Chúa nhiều hơn nữa vì khi được tha về, anh Lý đã kiên trì giữ vững đức
tin và anh còn đưa cả vợ anh và hai con cùng chịu phép rửa tội tại một xứ đạo
tại California. Mùa hè năm 2007 có dịp sang California , tôi đã ghé thăm Anh
tại Sacramento, ở chơi với Anh hai ngày. Những ngày này, tôi thật vui mừng vì
thấy hạt giống đức tin của Anh đã truyền đạt cho các con Anh, vì cứ mỗi tối
trước khi đi ngủ, tôi thấy các con Anh đều chạy đến trước bàn thờ đọc vài ba
kinh gì đó rồi mới đi ngủ. Thấy thế lòng tôi hân hoan một nỗi vui mừng không thể
tả nổi… Nỗi vui mừng càng tăng khi tôi cũng được gặp lại Anh Triệu Huỳnh Võ
cũng ở gần đó, Anh nguyên là Thứ Trưởng Thông Tin Chiêu Hồi của Chế độ Việt Nam
Cộng Hoà, và Anh Võ cũng đã là một người theo Chúa trong tù, Anh và vợ con cũng
Anh theo Chúa. Cảm tạ ơn Chúa muôn ngàn lần…..

Bây giờ đây chúng tôi Nhóm bạn hữu luôn cầu nguyện cho Anh Lý và thành thật
chúc mừng anh. Ðặc biệt nguyện xin Thiên Chúa đổ tràn muôn ơn lành hồn xác
xuống cho anh và gia đình để luôn xứng đáng là Con Dân Chúa trong mọi hoàn cảnh
của cuộc sống.

(Hồi ký của người tù cải tạo Vũ Huy Thiện)

ĐGM JEAN CASSAIGNE, Vị Tông Đồ Phong Cùi

ĐGM JEAN CASSAIGNE, Vị Tông Đồ Phong Cùi

Tác giả: Trầm Thiên Thu

Nguồn: Thanhlinh.net

Nhớ ĐGM JEAN CASSAIGNE, Vị Tông Đồ Phong Cùi

Hồi còn thiếu niên, tôi thường đọc báo Trái Tim Đức Mẹ và báo Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp. Có lần đọc bài viết về Đức cha Jean Cassaigne (thường gọi Cha Sanh), tôi đã thực sự ấn tượng. Cũng hồi đó, một lần đến nhà thờ Fatima Bình Triệu, tôi thấy có tượng ngài đứng với một bệnh nhân cùi ngồi bên chân ngài, tôi càng ấn tượng về ngài. Nhưng ngày nay không còn thấy bức tượng đó nữa.

Theo yêu cầu của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam về “tập kỷ yếu Năm Linh Mục”, Giáo Phận Đàlạt hoàn toàn nhất trí chọn Đức cha Cassaigne là chứng tá sống động về mầu nhiệm Giáo Hội “yêu thương và phục vụ”. Đây là những chứng từ sống độngvà rất gần gũi để giới thiệu về ông Tổ của công cuộc truyền giáo cho anh chị em Kơho Lâm Đồng và là Vị Sáng lập Trại Phong Di linh từ năm 1929.

NGƯỜI GIEO GIỐNG TỐT

Trong bản tường trình năm 1920, Đức Cha Victor Quinton Giám Mục Giáo phận Sàigòn đã nói đến ý định truyền giáo cho người Dân Tộc trên cao nguyên Djiring – Langbiang. Nhưng công cuộc truyền giáo này chỉ thực sự bắt đầu khi Đức Cha Dumortier đặt Cha Jean Cassaigne (tên Việt nam là Sanh), một linh mục thuộc Hội Thừa Sai Balê đến Di Linh năm 1927. Đức Cha Dumortier viết trong bản tường trình năm 1927 như sau:

“Chúa Quan Phòng đã sắp đặt cho tôi một vị tông đồ như ý để khởi sự công cuộc truyền giáo cho người Dân Tộc. Tôi thấy Cha Cassaigne được chuẩn bị tốt để chịu được gian khổ thiếu thốn. Vừa khi biết chương trình truyền giáo của tôi, Cha Cassaigne đã tình nguyện và bầy tỏ niềm vui khôn tả khi nghe tôi công bố việc bổ nhiệm Ngài vào công cuộc này“.

Thứ tư ngày 20-10-1926, Cha Cassaigne lên đường đến thí điểm truyền giáo Di Linh. Ngài đi từ Sàigòn đến Phan Thiết, rồi từ Ma Lâm lên Cao nguyên Di Linh. Nhưng gặp mưa bão càn quét vùng cao nguyên làm con đường từ Ma Lâm lên Di Linh hư hại nặng cho nên Ngài phải trở về Sàigòn.

Cho đến ngày 24-01-1927, Cha Cassaigne mới có thể từ Đàlạt chính thức đến nhận thí điểm truyền giáo Di Linh. Toà Giám Mục Sàigòn đã chuẩn bị cho Ngài một căn nhà mua lại của ông Ngô Châu Liên để làm cơ sở lập thí điểm truyền giáo.

Ngay trong buổi chiều đầu tiên đến vùng đất Di Linh, Cha Cassaigne đã nhìn thấy những người Dân Tộc lặng lẽ nghi ngại đi ngang qua nhà Ngài. Ngài đã nhìn thấy những anh chị em Dân Tộc được trao phó cho Ngài, cả một cánh đồng truyền giáo rộng lớn đang chờ đợi Ngài. Để có thể gặp gỡ những người Dân Tộc rụt rè nhút nhát trước những người xa lạ, Cha Cassaigne khởi sự bằng cách học nói tiếng của họ, một ngôn ngữ quá mới mẻ và không có chữ viết. Cha Cassaigne đã phải mầy mò ký tự từng chữ trong ngôn ngữ của họ. Công việc này đã cuốn hút vị Thừa Sai trẻ đầy nhiệt huyết. Vì thế, vào tháng 12-1929 Cha Cassaigne đã xuất bản tự điển Pháp – Kơho – Việt, đây là cuốn tự điển đầu tiên hình thành chữ viết cho ngôn ngữ Kơho, một công trình rất đáng trân trọng vì góp phần giữ gìn bản sắc dân tộc và phát triển cho người dân tộc Kơho.

Tháng 12-1937 Cha Cassaigne xuất bản cuốn: PHONG TỤC TẬP QUÁN người Dân Tộc Kơho, đây cũng là một công trình đầu tiên nghiên cứu về người Kơho, một công trình giúp cho Cha Cassaigne có thể hiểu và gặp gỡ được với những người Dân Tộc và từ đó nói về Chúa cho họ. Năm 1938 Cha cho xuất bản tập Giáo lý cho người Kơho.

Chính nhờ việc hiểu được ngôn ngữ và phong tục tập quán Kơho, Cha Cassaigne đã thực sự trở thành người khai phá, trở thành ÔNG TỔ CỦA CÔNG CUỘC TRUYỀN GIÁO cho người Dân Tộc, và Cha đã thành công trong việc  đem Ơn Cứu Độ đến cho rất nhiều người Dân Tộc thuộc các buôn làng trong miền Cao Nguyên Di Linh – Langbiang.

Hoa trái của công cuộc truyền giáo là vào chiều ngày áp lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm, 07.12.1927, Cha Cassaigne đã rửa tội cho bà Ka Trut, một bệnh nhân phong cùi thường xuyên nhận sự giúp đỡ của cha. Bà Maria Ka Trut qua đời ngày 20-12-1927 và được an táng ngày 22-12-1927 tại nghĩa trang của người Dân Tộc Di Linh.

Tin Mừng của Chúa đã được người Dân Tộc đón nhận vì họ cảm nghiệm được tình yêu Chúa qua những hành vi bác ái yêu thương của Cha cassaigne. Họ đã thực sự nhận ra Cha Cassaigne yêu thương họ qua việc Ngài yêu thương đón nhận và nuôi dưỡng những anh chị em phong cùi của họ, những con người bất hạnh vì gia đình và buôn làng sợ hãi bị lây nhiễm đã xua đuổi họ vào trong những khu rừng vắng để họ chết dần chết mòn trong nỗi đau thể xác và tinh thần.

Ngày 17-2-1929, Cha Cassaigne đã quy tụ những người bệnh nhân phong cùi và thành lập Trại Cùi Di Linh. Ngài đã xây dựng làng Cùi thành một gia đình ấm cúng che chở những bệnh nhân phong cùi bất hạnh để cho cuộc đời của họ được yên ủi sớm tối có nhau.

Nhưng cuộc sống của cha Cassaigne sắp thay đổi một cách bất ngờ. Ngày 20-2-1941, ngài nhận được một bức điện tín khiến ngài buồn bã. Thật là bất thường khi nhìn thấy ngài trong trạng thái này, đến nỗi người ta phải dò hỏi ngài. “Họ đã tấn công dồn dập bắt tôi làm Giám Mục”, ngài càu nhàu trả lời. Quả thật, Đức Giám Mục Sài-gòn vừa qua đời năm vừa rồi  và Tòa Thánh trong thời kỳ khó khăn này, tìm một người để kế vị và đã chọn vị Linh Mục của người phong cùi. Vị Thừa Sai phải rời bỏ Di Linh. Sự chia ly rất đau lòng cho cả hai phía: anh em Thượng và nhất là những bệnh nhân phong cùi mất người cha của họ; vị Linh Mục phải xa con cái ngài. Dù vậy vị Thừa Sai
không do dự khi vâng lời Tòa Thánh với đức tin và can trường: “Tôi là kẻ từng mơ thành một Thừa Sai tầm thường. Tôi, kẻ đã coi sự nghèo khó của mình là niềm hãnh diện và niềm vui, lại trở thành một hoàng tử của Giáo Hội. Nhưng, dù người ta sẽ thay y phục và chỗ ở của tôi, song chẳng ai thay được con người chất phác nơi tôi”. Những lời lẽ thật khiêm nhường. Khẩu hiệu Giám mục là “Bác Ái và Yêu Thương” đã nói lên điều đó.

Ngày 24-6-1941, ngay từ 7 giờ sáng, chuông các Nhà Thờ Sàigòn đồng loạt đổ vang, báo tin lễ tấn phong Đức Cha Cassaigne. Nghi lễ diễn ra ở Nhà Thờ Chính Tòa. Đám đông ken dày, có những bạn bè đến từ khắp nơi… và những anh em Thượng đi thành đoàn đại diện. Các anh em Thượng bận y phục ngày lễ; họ làm khách tham dự thấy vui thích, mặc dù nhiều người An Nam tỏ ra khó chịu trước cảnh tượng ấy. Nghi lễ Phụng Vụ dài, quá dài đối với anh em Thượng.

Họ liền rời chỗ để đi tham quan tháp chuông. Khi ra khỏi Nhà Thờ Chính Tòa và
bị đám đông xô lấn khiến họ hoảng sợ, họ liền trèo lên cây cao để nhìn đám
rước. Đức Cha Cassaigne mỉm cười khi nhìn thấy họ.

Tân Giám Mục bắt tay vào công việc. Đó là một con người đơn sơ. Lối vào Tòa Giám Mục rộng mở tự do và bất cứ ai cũng có thể gõ cửa văn phòng của ngài. Các nhân chứng ngày nay vẫn còn nhớ lại đã thấy ngài đi xe đạp hoặc xe Vespa thăm các khu nghèo ở Sàigòn. Ngài dong duổi khắp địa phận rộng lớn của Ngài.

Ngày 19-12-1954, vào dịp kỷ niệm thụ phong Linh Mục của Ngài, Đức Cha Cassaigne dâng Thánh Lễ Tạ Ơn. Nhưng trong khi cử hành Thánh Lễ, ngài thấy trên mặt da mình, chỗ phía trên cổ tay một chút, có một vết đỏ hồng màu rượu. Khi Thánh Lễ kết thúc, ngài lấy một cái kim châm vào chỗ ấy: hoàn toàn không cảm thấy đau ! Ngài hiểu đó là BỆNH CÙI. “Linh Mục dâng hiến tế Thánh Thể, cũng phải trở thành hy vật”, sau này ngài sẽ viết như thế. Công việc vất vả sáu tháng vừa qua đã làm cho các bộ phận cơ thể Ngài vốn mệt mỏi, lại bị suy yếu, đến nỗi bệnh cùi nằm phục từ lâu, nay phát tác.

Đức Cha Cassaigne giữ bí mật tin này, chỉ cho các bề trên của ngài biết. Thuốc điều trị do các bác sĩ cho, đã làm Ngài suy kiệt. Sẽ phải mau chấm dứt thôi ! Vết hồng lan rộng gấp đôi. Ngày 5-3-1955, Ngài viết cho cha bề trên Hội Thừa Sai Paris: “Tôi xin Cha cho phép tôi nộp đơn từ chức sang Tòa Thánh và rút lui về Trại Phong Di Linh, bên cạnh những con cái mà tôi yêu thương nhất và Chúa quyền uy, với lòng nhân ái vô biên, đã cho tôi được nên giống như họ“.

Lời cầu xin của ngài được chấp thuận và Tòa Thánh bổ nhiệm một Giám Mục kế vị Ngài, Đức Cha Simon-Hòa Nguyễn Văn Hiền, được tấn phong trong Nhà Thờ Chính Tòa của ngài ngày 30-11-1955. Ngày 02-12-1955, Đức Cha Cassaigne trở về Di Linh.

Từ đây, Đức Cha dành trọn cuộc đời còn lại để sống giữa những người con cái để âm thầm yêu thương và phục vụ Trại Phong Di Linh. Tháng 2-1973 Đức Cha bị té gẫy xương bên đùi phải, và chính vì vết thương này mà Ngài phải trải qua gần 8 tháng liệt giường. Bên giường bệnh, Đức Cha nói với người nữ tu chăm sóc Ngài và một số bệnh nhân thay phiên trực: “Suốt 47 năm dài (1926-1973), cha đã sống giữa các con, đã sống tại Việt Nam này và đã dâng hiến tất cả cho các con. Giờ đây cha không còn tiếc gì về sự dâng hiến toàn diện ấy. Việt Nam chính là quê hương thứ hai của cha, bởi vì Chúa muốn như vậy. Khi về với Chúa, cha vẫn ở với các con, các con đừng lo…”.

Thứ bảy ngày 20-10-1973, Đức Cha bắt đầu trở bệnh nặng với những cơn đau khiến phải phải thốt lên: “Tôi đau đớn lắm, tôi đau đớn quá”. Mười ngày trôi qua, vào lúc 10 giờ đêm ngày 30-10-1973, Đức Cha lãnh nhận bí tích Xức dầu lần cuối do cha sở họ Di Linh và rạng sáng hôm sau Đức Cha đã được Chúa gọi về hồi 01 giờ 25. Đức Cha được an táng bên nhà nguyện Trại Phong ngày 05-11-1973.

NẢY MẦM ĐỨC TIN

Cha Phanxicô Darricau, một linh mục thuộc Hội Thừa Sai Paris, đã viết về sự kiện Đức Cha Cassaigne trở lại làng cùi Di Linh như sau: “Ngài đã về và đã được đón tiếp trọng hậu, tôn kính. Nhưng nhà chưa xây ngay được nên ngài đã đến ở chung với tôi tại Ka-la, cách trại phung hai cây số. Nhà xứ của tôi nhỏ, không cung cấp nổi cho ngài một căn phòng riêng. Ngài cũng không muốn lấy phòng của một đồng nghiệp. Chúng tôi lấy tấm màn ngăn phòng ăn làm đôi, một bên là giường nhỏ của ngài, một bên là cái bàn ăn. Suốt trong 6 tháng, chúng tôi có niềm vui được sống chung với nhau. Sau đó ngài tới sống tại căn nhà dành riêng cho ngài ở trại cùi. Nhưng trưa nào ngài cũng về Ka-la dùng bữa với tôi, khẩu phần có khá hơn trong trại. Bao nhiêu sức lực còn lại ngài dành để phục vụ trại phong. Sức ngài giảm nhiều so với trước kia, do những đau đớn của căn bệnh…”.

Cha Christian Grison, người quản nhiệm cuối cùng của  Trung tâm Thượng Di-linh (từ 1965 đến 1975), người đã gần gũi với Đức Cha Cassaigne trong mười năm cuối cùng của ngài tại làng cùi Di-linh, đã viết về Vị Tông đồ người phong cùi như sau: “Tôi được phúc sống mười năm gần Đức Cha Cassaigne, vì thời gian đó tôi phụ trách xứ đạo thượng tại Di-linh. Tôi đã chứng kiến tình cảm ưu ái mà ngài khơi dậy khi ngài trở nên nhỏ bé với những kẻ nhỏ bé, trở nên phong cùi với những người phong cùi. Sự mến phục người ta dành cho ngài đó, không bao giờ ngài sử dụng vì lợi ích riêng của mình; tất cả được hướng về sự cứu trợ cho người phong cùi. Mối quan tâm duy nhất của ngài, tôi có thể nói là nổi ám ảnh đối với ngài cho đến khi ngài chết, đó là tìm nguồn tài trợ cho làng cùi.

Ngày 26-7-2007, bà Maria Nguyễn Thị Lệ, sinh năm 1938 tại Bắc Ninh đã đến viếng mộ Đức Cha và để lại chứng từ: “Tôi sinh sống tại khu phố III (ấp Tân Xuân) thị trấn Di Linh từ năm 1975 đến 1983. tôi bị bệnh thấp khớp và đặc biệt là bị đau buốt dây thần kinh tọa. Một bác sĩ cho biết bệnh tôi rất khó chữa, nhưng tôi cũng kiên trì chịu đựng và chỉ uống một số thuốc đau nhức thông thường nên chỉ giảm đau chốc lát, vì nghèo không có tiền đi bệnh viện. Năm 1983 tôi bị những cơn đau dữ dội, lết đi không nổi, đau đớn đến độ chán nản thất vọng vì bệnh tật, đau khổ vì hoàn cảnh nghèo khổ cơ cực, bữa no bữa đói… dầu vậy, tôi không bỏ Chúa, cố gắng bước đi chậm chạp, đau buốt với một bàn chân bị sưng tấy nặng nề.

Khoảng tháng 6/1983, sau giờ chầu Thánh Thể ban chiều, tôi đến trước tượng Đức Cha Cassaigne ở cuối nhà thờ vừa khóc vừa than vì sự đau đớn, nghèo nàn của mình và tôi thưa với Đức Cha: Cha ơi, thương con, kẻo con chết vì con đau đớn quá, con nghèo khổ chẳng có tiền chữa bệnh, con chỉ muốn chết cho yên, con xin Đức Cha cầu xin Chúa và Đức Mẹ cất bệnh đau đớn cho con, nếu đẹp lòng Chúa và Đức Mẹ; còn nếu không, thì xin Đức Cha thêm sức cho con để con chịu dựng cơn bệnh này cho nên. Từ từ, ngày qua ngày, con cảm thấy sự đau buốt giảm dần, và sau một thời gian con khỏi bệnh hẳn, đi đứng bình thường. Cuối năm 1983 con bỏ Di Linh về Đắc Nông với gia đình người con để làm ăn, cho đến nay là 24 năm con lành bệnh. Con xin tạ ơn Chúa tạ ơn Đức Cha Cassaigne. Con, Maria Nguyễn Thị Lệ”.

Một chứng từ khác do bác sĩ K’Đỉu chia sẻ bên phần một Đức Cha Cassaigne trong đêm canh thức dịp lễ Giỗ năm 2007:

“Dân gian thường nói: Không có mợ, chợ cũng đông! Nhưng với Trại Phong chúng con nói chung và bản thân con nói riêng, trải qua kinh nghiệm của cuộc sống, con đã nhận ra rằng: nếu không có sự hiện diện của Đức Cha Jean Cassaigne thì có lẽ không có Trại Phong Di Linh và chắc chắn cũng không có con trên cuộc đời này. Nhưng nhờ tình yêu thương của Đức Cha đã giúp ba mẹ con can đảm sống với căn bệnh đáng sợ mà còn được hạnh phúc vì được làm con Chúa.

Khi Đức Cha ra đi về với Chúa, thì con mới được 5 tuổi,  với thời gian đó và tuổi thơ, con chưa biết Đức Cha được bao nhiêu. Nhưng càng ngày qua các biến cố của cuộc đời, con đã nhận ra từng bước bàn tay yêu thương quan phòng của Chúa dìu dắt chúng con, như lời Đức Cha đã hứa: Trên thiên đàng, cha sẽ biết được nhiều, biết rõ hơn về nhu cầu của chúng con; cha sẽ cầu nguyện đắc lực và nhiều hơn gấp bội cho chúng con.

Với ngọn đèn rực sáng đức tin và tình bác ái mà Đức Cha đã thắp sáng bằng sự dâng hiến tất cả cho Chúa và cho chúng con, và với lời cầu bầu của Đức Cha bên cạnh Chúa mà con đã nhận được biết bao hồng ân trong cuộc sống: được dạy dỗ nuôi nấng, được yêu thương chăm sóc, và được học hành như bao người khác, có thể nói còn hơn nhiều người khác nữa. Nhờ tình thương và hồng ân của Đức Cha, nhờ những người đã tiếp nối vòng tay yêu thương của Đức Cha và nhờ những ân nhân xa gần mà ngày hôm nay, có thể nói được, là con đã thành đạt trong cuộc sống, có chỗ đứng trong xã hội: con đã là bác sĩ chuyên khoa ngoại, điều vượt ra ngoài mơ ước của con.

Đây là cảm nghiệm của riêng con, xin được chia sẻ như một chứng từ về tình yêu thương mà Đức Cha cố dành cho chúng con”.

TRẦM THIÊN THU

(Tổng hợp)

 

Chính nơi Thiên Chúa, con hằng cậy trông!

Chính nơi Thiên Chúa, con hằng cậy trông!

Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt

Ai kính sợ THIÊN CHÚA thì không sợ hãi gì, họ không run rẩy, vì chính nơi Người, họ hằng cậy trông.

Với mái tóc vàng óng ả, đôi mắt trong xanh, nước da trắng hồng, thân hình mảnh
khảnh và cao 1 thước 84, bà Adriana Karembeu quả đúng là người mẫu thời trang lý tưởng. Thế nhưng, từ nhiều năm qua, tên tuổi bà Adriana Karembeu còn được thế giới biết đến qua các dấn thân hoạt động thiện nguyện bác ái trong Hội Hồng Thập Tự. Bà được chỉ định làm Nữ Đại Sứ của Hội. Bà thường mang uy phục có gắn thêm huy hiệu Hồng Thập Tự. Ngoài ra, thế giới thể thao cũng chú ý đến bà vì bà là hiền thê của cựu cầu thủ túc cầu Đội Tuyển Pháp: ông Christian Karembeu.

Bà Adriana Karembeu – nhũ danh Sklenarikova – gốc người Slovak, một quốc gia
cựu cộng sản Đông Âu. Chính bà kể lại kỷ niệm thời thơ ấu nơi quê hương Slovak
và lý do đưa đẩy bà tham gia các công tác thiện nguyện của Hội Hồng Thập Tự.

Tôi sinh ra trong một gia đình thật hạnh phúc. Thân phụ tôi vô cùng nghiêm
khắc. Thân mẫu tôi có nhan sắc ”nghiêng thành đổ nước”. Ngày nay mặc dầu tuổi
cao mẹ tôi vẫn giữ nguyên sắc đẹp ”kiêu-sa” của một phụ nữ đứng tuổi.

Lúc nhỏ tôi ở với Ông Bà Nội vì song thân tôi vẫn còn theo đuổi việc học. Sau
đó tôi về sống với cha mẹ. Mẹ tôi là chuyên viên dinh-dưỡng-học. Với nghề
nghiệp, mẹ tôi phải du hành nhiều nơi, nhưng không bao giờ Mẹ xao lãng công
việc gia đình với nhiệm vụ làm vợ và làm mẹ. Mẹ tôi tự tay chăm sóc kỹ lưỡng
hai chị em tôi và thường chu toàn công việc nội trợ cho đến nửa đêm. Ngoài ra
mẹ tôi có biệt tài khâu may. Trong một xã hội cộng sản nghèo nàn của nước
Slovak, mẹ tôi đã khéo léo chế biến những kiểu áo tuyệt đẹp bằng những thứ vải
rẻ tiền. Có lẽ tôi chịu ảnh hưởng cách ăn mặc thật duyên dáng và rất hợp thời
trang của mẹ.

Bà Nội tôi là nữ y tá trong một Cô Nhi Viện. Lúc nhỏ, tôi thường theo Nội vào
Cô Nhi Viện hoặc theo Mẹ vào Nhà Thương. Đây là hai nơi lôi cuốn cái nhìn trẻ
thơ và để lại nơi tôi tâm tình nhân đạo tràn bờ. Vì thế, sau khi mãn bậc trung
học, tôi quyết định chọn ngành bác sĩ.

Lý do của việc chọn  lựa trước tiên đến từ tâm tình thảo hiếu. Tôi muốn làm vui lòng cha mẹ và muốn cha mẹ hãnh diện về tôi. Vào thời kỳ đó nơi xứ sở Slovak cộng sản của tôi thì
ngành bác sĩ là phân khoa khó nhất.

Và tôi đã thành công trong việc học vì tôi rất yêu thích ngành bác sĩ. Cho dẫu
khó khăn cách mấy, tôi cũng quyết chí theo đuổi. Ba năm học đã để lại nơi tôi
hai kho tàng: khoa học và kỷ luật. Chúng là hành trang quí hóa tôi mang theo
khi vào đời. Thật tuyệt vời!

Đang theo đuổi việc  học thì tôi bỗng lọt vào ”mắt xanh” của một Hãng Thời Trang của Paris, thủ đô nước Pháp. Họ tức khắc trao cho tôi vé máy bay đi Paris tham dự buổi trình diễn thời trang. Tôi hết sức do dự vì tính tình tôi vô cùng nhút nhát. Tôi luôn
mang mặc cảm mình không đẹp vì quá ốm và quá cao. Nhưng thân phụ tôi rất hài
lòng. Ba tôi khuyến khích tôi làm một chuyến du hành ”thử thời vận”! Và chuyến
du hành đầu tiên ấy đã chính thức đưa tôi vào nghề trình diễn thời trang.

Vào năm 1999, khi chiến dịch bãi bỏ mìn-chống-người được tung ra, tôi tức khắc
nhập cuộc. Trước đó tôi đã là nhân viên thiện nguyện của Hội Hồng Thập Tự. Nội
tôi và Mẹ tôi đều là nhân viên Hồng Thập Tự nên chuyện tôi trở thành nhân viên
thiện nguyện của Hồng Thập Tự được coi như là chuyện đương nhiên. Công tác của
Hồng Thập Tự cũng thích hợp với ước mơ ngày xưa của tôi là muốn trở thành nữ
bác sĩ khi tôi chọn ngành y khoa. Thêm vào đó, tự bản tính tôi rất nhạy cảm với
việc bảo vệ mạng sống con người và việc làm giảm bớt các đau đớn khổ sở của con
người. Ngoài ra, tôi thật hãnh diện minh chứng rằng nghề trình diễn thời trang
cũng giữ vai trò trọng yếu trong việc cổ động cho các lý do nhân đạo hoặc văn
minh tình thương.

Trong công tác nơi Hội Hồng Thập Tự điều làm tôi cảm động nhất chính là việc
chứng kiến tận mắt các dấn thân của các thiện nguyện viên. Nhiều người thức
trắng đêm hoặc hy sinh các ngày nghỉ cuối tuần để ra tay cứu giúp những người
lâm nguy, các anh chị em cần giúp đỡ. Trước mắt tôi, chính các thiện nguyện
viên này mới là những ”ngôi sao màn bạc” sáng chói nhất trong xã hội khổ đau
của con người.

… “Người bôn ba hiểu rộng biết nhiều. Kẻ giàu kinh nghiệm phát biểu thật
thông minh. Ai không từng trải thì hiểu biết nông cạn, còn người bôn ba thì
lanh lợi, tháo vát. Trong những chuyến du hành, tôi đã được thấy nhiều chuyện,
đã hiểu nhiều điều mà không thể nói hết. Đã nhiều lần tính mạng tôi lâm nguy,
nhưng nhờ kinh nghiệm, tôi đã thoát chết. Những người kính sợ THIÊN CHÚA sẽ được sống lâu dài, vì họ cậy trông vào Đấng cứu thoát họ. Ai kính sợ THIÊN CHÚA thì không sợ hãi gì, họ không run rẩy, vì chính nơi Người, họ hằng cậy trông. Phúc thay tâm hồn kẻ kính sợ THIÊN CHÚA! Họ nương tựa vào ai? Và ai nâng đỡ họ? THIÊN CHÚA để mắt trông nom những ai yêu mến Ngài. Ngài là khiên mộc vững chắc, là sức mạnh đỡ nâng, là tàn che gió nóng, là bóng mát giữa trưa. Ngài giữ gìn cho khỏi vấp ngã, và bảo vệ cho khỏi té nhào. Ngài nâng cao tâm hồn, sáng soi con mắt. Ngài ban sức khoẻ, sự sống và phúc lành”
(Sách Huấn ca 34,9-17).

Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt

(”Sélection du Reader’s Digest”, Mai 2006, trang 52-59)

Maria Thanh Mai gởi

Bà Maria Simma và các linh hồn nơi luyện ngục

Bà Maria Simma và các linh hồn nơi luyện ngục

TRẦM THIÊN THU

Có một phụ nữ người Áo, qua đời tháng 3-2004 ở tuổi 90, đã được nói chuyện với các linh hồn và bà giúp họ vơi đi các nỗi thống khổ mà họ phải gánh chịu. Đọc bài này, có thể bạn biết thêm nhiều điều bất ngờ và thú vị, nhờ đó mà thêm tín thác vào Lòng Chúa Thương Xót và hằng ngày tích cực cầu nguyện nhiều cho các linh hồn, nhất là trong Tháng Mưới Một này.

Phụ nữ đó là bà Maria Simma. Bà đã được nữ tu Emmanuel ở Medjugorje (Mễ Du) phỏng vấn năm 1997. Lúc đó, bà Maria 82 tuổi. Bà được ơn lạ là “tâm sự” với các linh hồn nơi Luyện ngục từ khi bà 25 tuổi, và từ đó bà thường xuyên được các linh hồn “ghé thăm”
cho bà biết nhiều thông tin về Luyện hình.

Bà Maria Simma là ai?

Bà Maria Simma là một phụ nữ giản dị, sống một mình trong căn nhà nhỏ ở ngôi làng Sonntag nhỏ bé thuộc miền sơn cước tại Áo quốc. Cả cuộc đời, bà sống đạo đứcnghèo
khó
và khiêm nhường.

Những câu hỏi và trả lời dưới đây đã được chọn lọc và tóm gọn từ cuốn sách về cuộc phỏng vấn giữa nữ tu Emmanuel và bà Maria Simma, có cả nhận xét của nữ tu Emmanuel về Luyện hình.

Làm sao bà có đặc sủng này?

Đó là năm 1940, khi mà Maria Smma 25 tuổi. Một đêm nọ, khoảng 3 hoặc 4 giờ sáng, bà thức giấc và thấy một người đàn ông lạ đi tới đi lui trong phòng của bà. Bà không sợ, và
hỏi: “Ông là ai? Ông cần gì?”. Không có tiếng trả lời. Người đàn ông vẫn đi tới đi lui. Bà la to: “Đi khỏi đây!”. Vẫn im lặng. Bà bật dậy ra khỏi giường túm lấy ông ta nhưng chỉ nắm vào không khí. Người đàn ông vẫn bước đi, bà túm lấy ông ta nhưng vô ích. Cuối cùng, người đàn ông bỏ đi. Đêm hôm sau, ông ta trở lại, bà Maria hỏi: “Ông muốn gì ở tôi?”.
Ông ta đáp: “Hãy xin cho tôi 3 Thánh lễ và tôi sẽ được giải thoát”. Bà Maria hiểu đó là một linh hồn trong Luyện hình. Bà đã xin 3 Thánh lễ cho linh hồn đó, và người đó không còn trở lại nữa. Từ đó, bà thường được các linh hồn khác “ghé thăm” để xin bà cầu nguyện cho họ. Bà biết nhiều điều khác về Luyện hình nhờ các linh hồn.

Các linh hồn cần những lời cầu nguyện nào?

Trong hầu hết các trường hợp, các linh hồn đều xin có Thánh lễ cầu cho họ. Họ cũng xin cầu nguyện cho họ bằng Chuỗi Mân Côi và Chặng Đàng Thánh Giá. Họ cần lời cầu nguyện của
chúng ta để họ có thể rút ngắn thời gian ở trong Luyện hình và được đưa vào Thiên đàng.

Điều gì giải thoát các linh hồn khỏi Luyện hình một cách hiệu quả nhất?

Chính Thánh lễ, vì Đức Kitô tự hiến mình vì yêu thương chúng ta. Đó là chính Đức Kitô dâng lên Thiên Chúa, vì Ngài là Của Lễ đẹp lòng Thiên Chúa nhất. Ngoài Thánh lễ và những cách cầu nguyện nói trên, các cách cầu nguyện khác cũng là những phương cách
hiệu quả, đó là dâng cho Chúa những đau khổ của chúng ta, việc đền tội, ăn chay, hy sinh và nhịn nhục. Những cách này không chỉ giúp các linh hồn nơi Luyện hình mà còn có thể giảm hình phạt nơi Luyện hình cho chính chúng ta, nghĩa là chúng ta “đền tội” trước để chúng ta có thể tiến thẳng vào Thiên đàng, hay ít ra cũng giảm thời gian thanh luyện cho chúng ta.

Đau khổ nơi Luyện hình có cực khổ hơn những đau khổ dữ dội nhất trên thế gian? Các linh hồn có vui và hy vọng giữa khổ hình?

Có. Đau khổ đó hơn những đau khổ dữ dội nhất trên thế gian này. Thật vậy, đau khổ đó cũng tương tự đau khổ trong Hỏa ngục, nhưng khác trong Hỏa ngục, vì trong Hỏa ngục vĩnh viễn không còn hy vọng được cứu thoát, các linh hồn trong Luyện hình biết rằng thời
gian sẽ đến khi sự thanh luyện của họ chấm dứt và họ sẽ được vào Thiên quốc.
Niềm hy vọng đó cho họ niềm vui mà giảm bớt đau khổ.

Tại sao các linh hồn nơi Luyện hình không thể tự cầu nguyện cho mình?

Các linh hồn nơi Luyện hình không thể tự cầu nguyện cho mình vì việc cầu nguyện phải được thực hiện khi còn sống. Ở Luyện hình, thời gian và lòng thương xót đã qua, đó
là thời gian của công lý. Tuy nhiên, Thiên Chúa quá nhân từ và thương xót, nên Ngài vẫn lắng nghe lời cầu nguyện nếu chúng ta cầu thay nguyện giúp các linh hồn. Đồng thời, các thánh trên trời cũng luôn cầu nguyện cho các linh hồn nơi Luyện hình.

Tại sao cần Luyện hình?

Nếu chúng ta sống trong ân sủng và sạch tội, chúng ta có thể tránh được Luyện hình và tiến thẳng vào Thiên đàng. Những người chết trong tội trọng, không muốn giải hòa với Thiên
Chúa và không chịu ăn năn trong giờ sau hết thì sẽ vào thẳng Hỏa ngục. Những người không chết trong tội trọng nhưng không sạch tội nhẹ hoặc còn vướng mắc tội nhẹ thì cũng sẽ được vào Thiên đàng nhưng họ cần phải được thanh luyện trước khi xứng đáng diện kiến Tôn Nhan Thiên Chúa.

Nữ tu Emmanuel có cách hay để giải thích về Luyện hình: Chúng ta hãy nghĩ rằng một ngày nào đó cửa mở ra, và một người lộng lẫy xuất hiện nổi bật và có vẻ đẹp chưa từng có trên thế gian này, tràn ngập ánh sáng chói lọi. Điều ngạc nhiên đó cho thấy rằng người đó vô cùng yêu thương bạn bằng một tình yêu mà bạn chưa hề biết đến. Và bạn cảm thấy rằng người đó rất muốn đến gần bạn. Cùng lúc đó, bạn cũng rất muốn đến gần người đó và ngả vào vòng tay của người đó. Nhưng bất ngờ bạn nhận ra mình chưa tắm rửa mấy ngày qua, cơ thể bốc mùi hôi, tóc bết vào nhau và quần áo dính đầy bụi bẩn. Lúc đó, bạn tự nhủ: “Không, mình không thể như thế này mà đến với người ấy. Mình phải tắm rửa, tắm thật kỹ, thay đổi quần áo, rồi mình sẽ trở lại và đến với người ấy”.

Luyện hình chính xác như thế đó. Đó là sự trì hoãn vì chúng ta chưa tinh tuyền, trì hoãn trước vòng tay yêu thương của Thiên Chúa khiến chúng ta rất đau khổ. Nghĩa là khi chết,
cuộc đời bạn sẽ được hiện rõ trước mặt bạn như trong một cuộn phim, và bạn sẽ
kinh ngạc khi bạn nhận ra mình bất xứng. Đột nhiên, chính bạn sẽ vội chạy vào
Luyện hình để thanh luyện vì bạn không muốn trì hoãn chút nào nữa. Chính linh
hồn nhận ra mình bất xứng nên vội vào Luyện hình mà tẩy rửa để có thể mau được
Thiên Chúa ôm vào lòng trong thời gian sớm nhất.

Chúa Giêsu có đến thăm Luyện hình? Còn Đức Mẹ và các thiên thần?

Theo bà Maria Simma, không linh hồn nào nói với bà về việc Chúa Giêsu có ghé vào Luyện hình hay không. Tuy nhiên, Đức Mẹ có tới thăm Luyện hình. Các thiên thần hộ thủ của các
linh hồn cũng đến đó, có cả Tổng lãnh thiên thần Micae đến an ủi các linh hồn. Ngoài ra, không có thánh nào khác đến đó.

Có cách nào trên thế gian để chúng ta có thể tránh vào Luyện hình và đi thẳng vào Thiên đàng?

Hãy sống trong ơn nghĩa với Chúa và xa tránh mọi tội lỗi. Nếu chúng ta lỡ phạm tội, hãy mau lãnh nhận Bí tích Hòa giải và thành tâm ăn năn sám hối. Hãy tuân giữ các Giới răn
của Chúa và các Giáo huấn của giáo hội, nhất là phải luôn MẾN CHÚA và YÊU NGƯỜI. Chúng ta được Thiên Chúa trao cho những khí cụ để được cứu độ như các Bí tích, lời cầu nguyện và việc đền tội. Chúng ta phải thực hành các nhân đức, nhất là các nhân đức BÁC ÁI và KHIÊM NHƯỜNG.

Lạy Thiên Chúa chí công và chí thiện, xin dủ lòng thương xót và tha thứ cho các linh hồn và chúng con. Amen

TRẦM THIÊN THU

(Chuyển ngữ từ All-About-The-Virgin-Mary.com)

Tháng cầu hồn – 2012

nguồn: Maria Thanh Mai gởi