Điều gì Thiên Chúa đã hứa thì Ngài cũng có đủ quyền năng thực hiện

Điều gì Thiên Chúa đã hứa thì Ngài cũng có đủ quyền năng thực hiện

Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt

Nơi một lớp tiểu học có 32 trẻ nữ. Cô giáo tên Gertrude. Cô là nữ cán bộ cộng sản cuồng tín và vô cùng thâm độc. Cô biến lớp học thành nơi đào tạo những đứa trẻ vô thần. Các trẻ là con em của các gia đình Công Giáo. Nhưng vì sợ hãi trước giọng nói chanh chua của cô giáo không một trẻ nào dám hé môi cãi lại.

Trong tư cách Cha Sở họ đạo – với ý thức sâu xa về hiểm họa cộng sản vô thần – tôi thường quy tụ tất cả trẻ em nơi nhà thờ vào mỗi Chúa Nhật để dạy giáo lý cho chúng. Tôi đặc biệt chuẩn bị cho chúng xưng tội và rước lễ lần đầu. Sau đó tôi nhắc nhở và hướng dẫn chúng thường xuyên lãnh hai Bí Tích Thánh Thể và Giải Tội.

Điều đáng nói là cô giáo Gertrude như được quỷ thần trợ lực khiến cô có thể nhận ra tức khắc đứa học trò nào sáng hôm đó đã rước Mình Thánh Chúa! Cô lăng mạ, chửi rủa và không để các trẻ đó một phút yên thân! Trong số các trẻ nữ nổi bật bé Angèle 10 tuổi. Angèle rất thông minh luôn dẫn đầu lớp. Nhưng bé không bị bạn bè ghen tương vì bé ngoan hiền và luôn luôn sẵn sàng giúp đỡ các bạn.

Một ngày, Angèle đến xin tôi cho phép rước lễ hàng ngày. Tôi hỏi: “Con có biết rõ điều con xin đưa đến hậu quả nào không?”. Bé thưa: “Con nghĩ là cô giáo khó lòng bắt lỗi con. Trái lại, con sẽ học hành chăm chỉ hơn nữa. Ngày nào được rước Đức Chúa GIÊSU ngày đó con cảm thấy có sức mạnh hơn. Rồi Cha bảo con phải làm gương sáng. Mà để làm gương sáng, con cần được Đức Chúa GIÊSU ban cho con sức mạnh!”.

Tôi chấp nhận lời xin của bé Angèle nhưng trong lòng mang nhiều lo lắng.

Kể từ ngày đó, lớp học trở thành hỏa ngục đối với cô bé mảnh khảnh ngoan hiền Angèle. Dầu có thuộc bài, làm bài giỏi giang đến đâu đi nữa, bé vẫn bị cô giáo hết lời nguyền rủa. Angèle trở thành đích điểm lăng mạ của cô giáo. Ngày nào cô bé cũng bị cô giáo gọi lên hạch hỏi đủ chuyện với thâm ý bắt bí khiến bé luôn câm miệng! Thật ra đây chỉ là trò chơi vừa ác độc vừa bần tiện. Bởi lẽ, trong trận chiến, người thắng trận vẫn luôn luôn là cô giáo!

May mắn thay bé Angèle vẫn can đảm đứng vững, ngày ngày đương đầu với sức tấn công vũ bão của cô giáo .. Bỗng nhiên một sớm một chiều, bé Angèle trở thành trẻ nữ nổi tiếng trong làng. Bé là biểu tượng cho sức mạnh tinh thần, cho kho tàng Đức Tin mà hết mọi tín hữu Công Giáo Hung-gia-lợi cố gắng bảo tồn.

Đúng ngày 17 tháng 12 cô giáo Gertrude nghĩ ra một trò chơi ác độc với dụng ý tiêu diệt hoàn toàn tâm tình tôn giáo của các trẻ nữ đối với Lễ Giáng Sinh linh thiêng và trọng đại.

Sáng hôm ấy, như thường lệ, cô gọi bé Angèle lên đứng trên bục. Cô lần lượt chất vấn: “Nếu mẹ em gọi em thì em làm gì?”. Angèle thưa: ”Nếu mẹ gọi thì em đến!”. – “Em đến vì em hiện hữu. Nhưng nếu mẹ gọi ông già râu xanh hay cô bé quàng khăn đỏ thì những người này có đến không?”. Cô giáo hỏi tiếp. Angèle rụt rè trả lời: “Những người này không đến vì họ chỉ là nhân vật trong chuyện thần thoại”. Cô giáo đắc chí nói: ”Em trả lời thật thông minh! Vậy thì, nếu bây giờ em gọi Đức Chúa GIÊSU Hài Đồng, Chúa có nghe tiếng em không?”. Như được sức mạnh thiêng liêng trợ giúp Angèle mạnh dạn thưa: “Có, em tin là Đức Chúa GIÊSU Hài Đồng nghe tiếng em gọi!”.

Cô giáo Gertrude hí hửng vì thấy bé Angèle rơi vào tròng thâm hiểm. Cô trịnh trọng nói với cả lớp:

– Bây giờ chúng ta làm thử. Mọi người cùng kêu to: “Xin Đức Chúa GIÊSU Hài Đồng đến!”. Một, hai, ba …

Cả lớp cúi đầu im lặng như tờ. Cô giáo cười đắc thắng:

– Thấy chưa? Không ai dám gọi vì các em biết rằng Đức Chúa GIÊSU Hài Đồng không đến! Chúa không đến vì Chúa không hiện hữu, giống y như không có ông già râu xanh hay cô bé quàng khăn đỏ!

Bỗng chốc như được thông truyền sức mạnh, bé Angèle phóng nhanh đến đứng giữa lớp và nói:

– Nào, chúng mình cùng gọi Chúa đến. Tất cả cùng nói: “Xin Đức Chúa GIÊSU Hài Đồng đến!”

Trong nháy mắt, cả 31 trẻ nữ đồng loạt đứng lên, chắp tay trước ngực và cùng kêu lên:

– Xin Đức Chúa GIÊSU Hài Đồng đến!

Và phép lạ xảy ra. Mọi ánh sáng trong phòng như dồn về phía cửa ra vào. Cánh cửa từ từ mở ra. Ánh sáng lan rộng rực rỡ và trở thành bầu lửa. Rồi trong bầu lửa xuất hiện Cậu Bé mặc áo trắng tinh. Cậu Bé chỉ mỉm cười khoan dung với các trẻ nữ nhưng không nói lời nào. Sau đó Cậu Bé biến đi cùng với bầu lửa. Cánh cửa từ từ khép lại.

Bỗng một tiếng thét kinh hãi vang lên. Cô giáo Gertrude – đôi mắt lộn trồng, gương mặt thất thần – hét lớn: ”Chúa đã đến! Chúa đã đến thật!”. Thét xong, cô đâm đầu chạy ra khỏi lớp và đóng sập cửa lại!

Câu chuyện đến tai tôi và trong tư cách Linh Mục chánh xứ, tôi có thể quả quyết:

– Chuyện đã thật sự xảy ra đúng theo lời các trẻ nữ kể lại!

Về phần cô giáo Gertrude, cô bị mất trí và được đưa vào nhà thương điên.

 … “Mặc dầu không còn gì để trông cậy, ông Abraham vẫn trông cậy và vững tin, do đó ông đã trở thành tổ phụ nhiều dân tộc, như lời THIÊN CHÚA phán: ”Dòng dõi ngươi sẽ đông đảo như thế”. Ông Abraham đã gần 100 tuổi, nhưng ông vẫn vững tin không nao núng, khi nghĩ rằng thân xác ông cũng như dạ bà Sara đều đã chết. Ông đã chẳng mất niềm tin, chẳng chút nghi ngờ lời THIÊN CHÚA hứa; trái lại, nhờ niềm tin, ông đã nên vững mạnh và tôn vinh THIÊN CHÚA, vì ông hoàn toàn xác tín rằng: điều gì THIÊN CHÚA đã hứa thì Ngài cũng có đủ quyền năng thực hiện. Bởi thế, ông được kể là người công chính (Roma 4,18-22).

 (Maria Winowska “Les Voleurs de Dieu”, Editions Saint Paul, 1989, trang 103-113)

Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt

 

Hoa hậu 22 tuổi hướng về Chúa!

Hoa hậu 22 tuổi hướng về Chúa!

Marta An Nguyễn chuyển dịch

Nói chuyện về Đức Giáo hoàng, về Thánh sử Luca, về triết gia Platon với Hoa hậu Thụy Sĩ là chuyện khá kỳ lạ. Vào đầu buổi phỏng vấn, cô Lauriane Sallin e sợ nói, “tôi không phải là chuyên gia về tôn giáo”. Nhưng lời e sợ này được thấy nhanh là không có căn cứ: cô gái Thụy Sĩ có khả năng trải rộng suy nghĩ nhất quán của mình về Chúa, đức tin công giáo và các liên hệ luân lý theo đó – và cả thẩm mỹ nữa.

Nói chuyện về Đức Giáo hoàng, về Thánh sử Luca, về triết gia Platon với Hoa hậu Thụy Sĩ là chuyện khá kỳ lạ. Vào đầu buổi phỏng vấn, cô Lauriane Sallin e sợ nói, “tôi không phải là chuyên gia về tôn giáo”. Nhưng lời e sợ này được thấy nhanh là không có căn cứ: cô gái Thụy Sĩ có khả năng trải rộng suy nghĩ nhất quán của mình về Chúa, đức tin công giáo và các liên hệ luân lý theo đó – và cả thẩm mỹ nữa.
Ngày 7 tháng 11 vừa qua, tại thành phố Bâle, cô được bầu làm tân Hoa hậu Thụy Sĩ. Cô trả lời không che giấu ngay cả hoài nghi và những câu hỏi tò mò. Nếu các câu hỏi về hiện sinh luôn ở trong lòng cô thì đức tin là kết quả của một suy nghĩ phát triển dần qua các thử thách trong đời mà cô gặp, nhất là sau cái chết của người chị cả Gặlle vào mùa xuân vừa qua vì bị ung thư óc.

Cô đã trả lời báo chí về các vấn đề tôn giáo mà cô quan tâm. Cô thấy điều gì hấp dẫn ở đó?

Lauriane Sallin: Về mặt văn hóa, tôn giáo là sợi chỉ mà người ta có thể lần theo đó, qua các thời kỳ, để tiếp cận được với các bối cảnh khác nhau của tư tưởng. Về mặt cá nhân hơn, từ lâu tôi đã tự đặt cho mình các câu hỏi về cuộc hiện sinh. Đã có một thời gian tôi cảm thấy mình đơn độc với loại chất vấn này, và rồi khi đọc sách vở, tôi khám phá ra nhân loại đã không ngừng đối diện với các thực tế này. Và ngay lập tức, tôi cảm thấy mình được bảo bọc che chở.

Những câu hỏi hiện sinh… Những câu hỏi nào?

Đặc biệt là câu hỏi về hạnh phúc và trong suốt thời gian chị tôi bệnh. Dù gặp tất cả những chuyện này, con người có thể có hạnh phúc không? Tôi đã đi qua nhiều giai đoạn khác nhau. Một vài tư tưởng gia cho rằng khái niệm hạnh phúc là không có. Nhưng nếu như vậy thì tại sao người ta sống? Tôi nghĩ hạnh phúc là điều có thể, nhưng phải biết chính xác thế nào là hạnh phúc. Cá nhân tôi, tôi tiếp cận với một vài nguyên tắc đầu tiên của đức tin kitô: sự tôn trọng, tình yêu cho người thân cận – không phải là người cách tôi 6 000 cây số, nhưng người ở bên cạnh tôi.

“Đứng trước cái chết của chị tôi,

tôi không thể cứ ở trong tình trạng tức thời.”

Như thế cô liên hệ vấn đề hạnh phúc với mệnh lệnh phúc âm “hãy thương nhau”?

Đúng. Tôi không thể nào hạnh phúc nếu tôi chỉ nghĩ đến tôi. Trong nhãn quan này, vấn đề tha thứ là chính yếu. Vào dịp lễ Phục Sinh, tôi đi lễ khi tôi còn rất đang giận một người. Lần đầu tiên trong đời, tôi đọc Kinh Lạy Cha mà tôi suy nghĩ từng chữ. “Xin Cha tha nợ cho chúng con như chúng con cũng tha kẻ có nợ con”. Trong hoàn cảnh này, tôi nhận ra tôi có chọn lựa. Tôi có thể nuôi hận thù và làm cho người kia không sống được. Nhưng đó là một việc làm vô tận, oán oán trùng trùng. Người ta có thể ghét ai và ghét suốt đời. Tôi chọn thái độ tha thứ: tôi không muốn mình là người hận thù.

 “Lần đầu tiên trong đời, tôi đọc Kinh Lạy Cha mà tôi suy nghĩ từng chữ tôi đọc”

Như vậy đức tin công giáo là một tiến trình phát triển dần dần?

Trong gia đình tôi, mọi người đều tin nhưng mỗi người mỗi cách. Chúa nhật nào cha tôi cũng đi lễ nhưng chúng tôi không nói với nhau nhiều về chuyện này. Đối với tôi, đức tin không phải là chuyện vì cha mẹ bắt, nhưng đó là một cái gì rất riêng tư. Nó thuộc về tôi. Nó được xây dựng dần dần qua các sách vở tôi đọc, từ các triết gia Aristote, Descartes đến Phúc Âm Thánh Luca. Tôi muốn tìm hiểu Phúc Âm này. Vì thế tôi phải đọc kỹ, nó đòi hỏi tôi phải cố gắng, nhưng đó là cách duy nhất để nắm được ý nghĩa của Phúc Âm.

Tôi cũng nhận ra, tôn giáo giúp tôi có một độ lùi về các sự việc trong một thế giới mà con người thường xuyên phải sống trong tức thời. Có một ngày, một người bạn nói một câu làm tôi chấn động: “Trong mỗi người, có một phần của Nước Chúa trong đó”. Đứng trước cái chết của chị tôi, đích xác là tôi không thể sống tức thời, trong những chuyện mình sống từng giây – vì người sống từng giây là chị tôi, chị sắp chết. Phải nhìn cái gì xa hơn và tư tưởng nhỏ này đã giúp tôi rất nhiều.

Cô không phẫn nộ chống Chúa? Làm sao cô hòa giải được cuộc hiện sinh với cái chết của chị cô?

Tôi không có cảm tưởng Chúa dính gì trong việc chị tôi chết. Mình phải biết mình đang nói chuyện với một Chúa nào. Với tôi, Chúa là khả thể. Chúa là Đấng giúp mình vượt lên. Tôi không hình dung một Thiên Chúa lại đi phạt. Nếu có Chúa, Chúa vượt lên hình phạt.

Thiên Chúa là Đấng giúp chúng ta vượt lên.

Ông biết đó, luật chơi thì rõ ràng: chúng ta sống và như thế thì chúng ta phải chết. Thảm kịch lớn không phải ở đó, nó ở trong ảo ảnh mà mình tự khắc cho mình, để mình tin chắc, mình không chết ở tuổi 24. Chị tôi bị bệnh từ khi chị 14 tuổi. Tôi nói việc này với người lớn và tôi thấy họ bối rối hơn tôi. Họ sợ không dám nói đến chuyện này. Một đứa trẻ, nó nhìn thẳng mọi sự trước mặt. Nó có thể khổ nhưng nó không che cái sợ này bằng cách tránh trong các khái niệm sai. Thế giới này cho rằng tốt hơn nên chết ở nhà già. Như thế là sai!

Bệnh tật là dự phần vào sự sống. Chị tôi đau, tôi không đặt câu hỏi đó là lỗi của ai. Chỉ là mình phải cố gắng sống cho đến giây phút cuối cùng.

Cô có cầu nguyện được không?

Được, nhưng một cách khá đặc biệt. Tôi cầu nguyện khi có chuyện gì khó khăn. Chúa là Đấng giúp chúng ta vượt lên. Từa tựa như trong phim Star Wars, mình có một nội thần lực (cười). Đó là cái nhìn lạc quan. Có những hoàn cảnh cực kỳ khó khăn trong cuộc sống nhưng một “tình trạng tốt nhất” (Optimum) là điều có thể có được. Để được như vậy, tôi cần được giúp đỡ, vì thế tôi cầu nguyện.

Cô có cầu nguyện để được là Hoa hậu Thụy Sĩ không?

Không.

Cô tự giác với đức tin công giáo của mình. Cô nhìn Giáo hội bây giờ như thế nào?

Tôi nghĩ nếu Giáo hội không nói một cách cụ thể những gì xảy ra trong thế giới ngày nay thì Giáo hội không còn tính hữu ích của mình. Trong nghĩa này, Đức Phanxicô là một may mắn cho Giáo hội. Tôi đã đọc Thông điệp “Chúc tụng Chúa” và tôi thấy khái niệm môi sinh toàn diện là cực kỳ hấp dẫn. Đức Phanxicô vượt quá cương vị mà bình thường người ta chỉ định cho một giáo hoàng. Đó là một người có suy nghĩ tự do, không tìm cách làm vừa lòng mọi người. Ngài nhìn những gì đang xảy ra trên thế giới và ngài cố gắng làm một cái gì.

Có một dễ dãi chắc chắn khi tự cho là bất khả tri.

Đôi khi người ta nghĩ một Giáo hội bất biến và thụ động. Đức Phanxicô năng động, ngài làm nhúc nhích mọi sự. Nhờ ngài mà Giáo hội suy nghĩ lại về cương vị của gia đình theo tình trạng ngày nay, chứ không phải như một vài người muốn nó phải là. Khi người ta nghe nói về gia đình tái tạo, về kết hợp đồng tính ở Thượng Hội Đồng thì người ta nghĩ rằng, mọi sự đang nhúc nhích.

Còn về vấn đề hôn nhân, tôi đọc và biết khái niệm của Giáo hội đã tiến triển theo dòng lịch sử. Tôi nghĩ đã có một thời mà hôn nhân đến sau khi sinh con. Và người ta đã chính thức hóa theo đó. Lịch sử dạy cho chúng ta nhiều chuyện.

Bởi vì cô vừa nói đến lịch sử, bây giờ chúng ta trở lại với lịch sử. Từ khởi đầu Kitô giáo, thẩm mỹ đóng một vai trò nền tảng trong Giáo hội. Cô có thấy một liên kết giữa cái đẹp và Chúa không?

Rõ ràng là có. Cái đẹp và sự hài hòa giữa các hình thể, nó luôn lôi cuốn và làm dịu mắt. Cũng như tôi đặt câu hỏi về hạnh phúc, tôi cũng tìm để hiểu cái đẹp là gì. Để nắm được ý nghĩa, phải vượt lên sự tạo hình. Theo tôi, nét đẹp là con đường tiến đến sự hài hòa, tiến đến “tình trạng tốt nhất” (Optimum) như tôi vừa nói ở trên. Nó phải hướng về đó.

Như thế một cô Hoa hậu Thụy Sĩ là như thế nào?

Đó là một cái gì toàn diện, vượt lên sự tạo hình. Thân thể của tôi là một trụ đỡ. Tôi cố gắng là một chút gì như bức phúng dụ để đưa mọi người đi xa hơn.

Về cái gì?

(Im lặng) Tôi muốn chuyển tải sự tự do suy nghĩ. Phải suy nghĩ. Rất nhiều người dính chặt hoặc chống đối cái gì đó chỉ vì nguyên tắc, họ không thể nào giải thích rõ lý do. Trong lãnh vực mà tôi quan tâm, có một sự dễ dãi chắc chắn để tự cho mình theo thuyết bất khả tri. Đó là vòng ảnh hưởng hiện đại ngăn không cho chúng ta biện minh: lúc mà người ta không tin ở Chúa, người ta không cần giải thích.

Như thế đức tin kitô là một loại “lật đổ”?

Gần như vậy. Và nó còn làm tôi thích mười lần hơn: tôi có tinh thần phản biện. Cùng một lúc, tôi cởi mở với việc có một ngày nhận thấy Chúa không tồn tại. Cởi mở đến đó. Tôi không có một sự thật độc quyền, có thể một người vô thần họ có lý của họ. Phận sự của tôi là không được ngừng suy nghĩ.

Lauriane Sallin

Tân Hoa hậu Thụy Sĩ 22 tuổi, người vùng Belfaux, ở hạt Fribourg. Cô học lịch sử nghệ thuật và tiếng Pháp ở Đại học Fribourg. Ngày 7 tháng 11-2015, cô được bầu là người đẹp nhất nước Thụy Sĩ. Một chức vị mà cô tặng ngay cho chị cả Gaelle của cô vừa chết vì ung thư óc mùa xuân vừa qua. Trong cương vị Hoa hậu Thụy Sĩ, cô là người trung gian cho tổ chức Corelina, một hiệp hội giúp các em bé bị bệnh tim.

Marta An Nguyễn chuyển dịch

Ngôi Lời Là Ánh Sáng Ở Giữa Thế Gian Và Thế Gian Nhờ Người Mà Có!

Ngôi Lời Là Ánh Sáng Ở Giữa Thế Gian Và Thế Gian Nhờ Người Mà Có!

 Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt

 

Cuộc đời tội lỗi con đã được tẩy rửa trong Máu Thánh Đức Chúa GIÊSU KITÔ – RV

 Thầy làm vườn Urbano nói với Cha Giáo Tập Bruno:

– Anh chàng đến xin tu này có dáng điệu trông giống tên côn đồ hơn là kẻ đi tìm kiếm THIÊN CHÚA!

Rồi Thầy ghé tai Cha Bruno thì thầm:

– Cha nên cẩn trọng! Con đang chăm sóc mấy hàng cà chua bên dưới cửa sổ phòng khách. Nếu có gì nguy hiểm, Cha ra hiệu là con đến ngay!

Cha Bruno mỉm cười trả lời:

– Thầy an tâm! Đâu phải ai đến gõ cửa Đan Viện cũng đều phải là Thiên Thần cả! Vã lại, tôi quen việc thẩm định chân giả rồi!

Dầu nghe Cha Giáo Tập nói thế, Thầy làm vườn vẫn còn nghi ngờ. Thầy vặn lại:

– Cha cứ nhìn cái mũi méo xệch của anh ta thì đủ thấy. Sao giống cái tên chuyên nghề đấm đá quá! Do đó ..

Không để Thầy nói hết câu, Cha Bruno cắt ngang:

– Thôi được! Rồi chúng ta sẽ thấy! Vã lại Chúa đâu có phán xét chúng ta theo hình dạng bên ngoài mà theo các việc lành dữ chúng ta làm!

Nói xong, Cha Bruno đứng lên bước đến phòng khách. Nhìn qua cửa sổ, chàng trai quả trông giống một tên cướp! Cha Bruno nhủ thầm:

– Có lẽ Thầy Urbano có lý!

Vừa khi Cha Bruno bước vào, chàng trai giật mình đứng bật dậy như chiếc lò xo và tự giới thiệu cộc lốc:

– Bogdan Grela. Xin chào!

Cha Giáo Tập lịch sự đáp lại:

– Ngợi Khen Đức Chúa GIÊSU KITÔ!

Rồi Cha vui vẻ nói:

– Ơ kìa, anh không biết phải chào như thế nào cho đúng kiểu một tín hữu Công Giáo hay sao?

Sau mấy câu trao đổi, Cha Bruno biết ngay mình đang đối diện với tên đao phủ khét tiếng của nhà tù chính quyền cộng sản vô thần Ba Lan. Chính chàng đã treo cổ Cha Micae, vị Linh Mục bạn thân của Cha Bruno. Nhưng không mấy chốc sau đó, Cha Bruno đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Chàng trai bắt đầu nói với Cha Bruno về những ngày sau cùng của Cha Micae.

Cha Micae không giống bất cứ tử tội nào khác. Cha nhìn cái chết với đôi mắt an bình. Cha không coi con như kẻ thù nhưng như người con, hay đúng hơn, đứa con đáng thương. Một buổi chiều, sau khi phát xong bữa ăn tối, con đi thẳng vào phòng giam và hỏi Cha Micae:

– Ông có chuyện gì vui mà cứ mỉm cười với tôi như thế? Ông không biết là trong vòng 10 ngày nữa người ta sẽ treo cổ ông sao?

Cha Micae bình thản trả lời:

– Bị treo cổ đâu phải là một bất hạnh! Bất hạnh thật chính là sống bất hòa với THIÊN CHÚA!

Cơn giận bốc cao, con nói:

– THIÊN CHÚA ư? .. THIÊN CHÚA cóc cần! Nếu không, sao Chúa ông không can thiệp để ông khỏi bị treo cổ?

Cha Micae vẫn nhẫn nhục nói:

– THIÊN CHÚA không cóc cần đâu! Bằng chứng là để cứu chúng ta, Ngài đã bị treo xác trên Thánh Giá mà!

Nói xong câu này, Cha Micae cất tiếng cười vang! Gương mặt an bình, tiếng cười của Cha Micae làm con càng hăng tiết hơn nữa. Con nói:

– Thánh Giá dành cho ông chứ không phải cho tôi!

Cha Micae càng cười to hơn và nói:

– Thánh Giá chính là cho bạn. Nếu Chúa chết, chính vì bạn mà Chúa chết đó! Bởi vì Ngài yêu bạn!

Những cuộc đối thoại với Cha Micae dần dần làm con hồi tỉnh. Con lần lượt kể cho Cha nghe tất cả tội lỗi tầy trời của con: từ tội trộm cắp đến tội cướp của giết người. Cuộc sống ”dã man rừng rú” ấy biến con thành tên đao phủ lý tưởng cho chính quyền cộng sản vô thần Ba Lan!

Sau khi nghe con kể hết tội trạng, Cha Micae hiền từ nói với con:

– Máu Thánh Đức Chúa GIÊSU KITÔ sẽ rửa con sạch mọi tội. Con có bằng lòng lãnh bí tích Giải Tội không?

Dĩ nhiên con chấp nhận ngay.

Ngày hôm trước khi bị treo cổ, Cha Micae gọi con vào phòng giam và nói:

– Con có thể tìm cho Cha một ít rượu trắng và bánh mì Giáng Sinh (bánh mì không men truyền thống Ba Lan mùa Giáng Sinh) không? Cha ước ao cử hành Thánh Lễ cuối cùng trong cuộc đời Linh Mục của Cha!

Con đi tìm ngay rượu bánh và đem đến phòng Cha Micae. Trước khi cử hành Thánh Lễ, Cha Micae ban phép giải tội cho con và ôm hôn con. Con hỏi:

– Sao Cha lại có thể hôn con, một tội nhân đáng ghê tởm?

Cha trả lời:

– Nếu Cha không giống con, không phải vì công lao gì của Cha, nhưng hoàn toàn nhờ ơn Chúa gìn giữ. Con cũng như Cha, chúng ta đều được Chúa cứu chuộc nhờ Lòng Thương Xót vô biên của Chúa!

Trong Thánh Lễ, Cha Micae cũng cho con rước Mình và Máu Thánh Đức Chúa GIÊSU KITÔ. Sau Thánh Lễ, Cha Micae cho con địa chỉ của Cha và bảo con tìm gặp Cha, làm theo tất cả những gì Cha dạy bảo.

Nghe đến đây, Cha Bruno vô cùng xúc động. Cha nói:

– Cha tiếp nhận con như di chúc tinh thần của Cha Micae. Nhưng con nên nhớ kỹ điều này: cuộc đời tội lỗi con đã được tẩy rửa trong Máu Thánh Đức Chúa GIÊSU KITÔ. Từ nay, Cha khuyên con không được kể ra với bất cứ ai khác, ngoại trừ khi con quỳ trước Thánh Giá Đức Chúa GIÊSU KITÔ. Cha cũng khuyên con không được nghĩ tới dĩ vãng, ngoại trừ để dâng lời cảm tạ hồng ân vô biên THIÊN CHÚA Nhân Từ ban cho con.

 (Câu chuyện xảy ra tại một đan viện ở Ba Lan trong thời kỳ đất nước Ba Lan còn sống dưới ách cai trị độc tài của chính quyền cộng sản vô thần).

 … ”Ngôi Lời là Ánh Sáng thật, Ánh Sáng đến thế gian và chiếu soi mọi người. Người ở giữa thế gian, và thế gian đã nhờ Người mà có, nhưng lại không nhận biết Người. Người đã đến nhà mình, nhưng người nhà chẳng chịu đón nhận. Còn những ai đón nhận, tức là những ai tin vào danh Người, thì Người cho họ quyền trở nên con THIÊN CHÚA. Họ được sinh ra, không phải do khí huyết, cũng chẳng do ước muốn của nhục thể, hoặc do ước muốn của người đàn ông, nhưng do bởi THIÊN CHÚA” (Gioan 1,9-13).

 (Maria Winowska ”Les Voleurs de Dieu”, Editions Saint Paul, 1989, trang 114-121)

 Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt

Giá Trị Vô Giá Của Đau Khổ

Giá Trị Vô Giá Của Đau Khổ

 Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt

 

Con xin dâng những đau khổ của con lên Chúa qua tay Mẹ Rất Thánh của Chúa. Xin Chúa tha tội cho con. Xin cho con được trở về với Chúa

(Chứng từ của ông Phaolô Trần Quang Minh sống tại bang California bên Hoa Kỳ về cuộc đời và cái chết lành thánh của bào tỷ thân yêu)

Cách đây không lâu, tôi qua Úc để gặp mặt chị tôi lần cuối, vì bác sĩ nói cuộc sống của chị chỉ còn đếm từng ngày. Chị tôi có một người con bị bệnh thần kinh và một người chồng rượu chè cờ bạc. Mỗi khi say, anh thường chửi la gây gổ làm cho cuộc sống của chị phải đau khổ rất nhiều. Đến một ngày, chị mệt phải vào nhà thương. Bác sĩ cho biết chị bị ung thư gan, gan không còn làm việc, sẽ chết một ngày rất gần. Nghe tin dữ, chị bị tinh thần sụp đổ, Đức Tin lung lay và bắt đầu than thân trách phận.

Trên đoạn đường từ Mỹ sang Hồng Kông rồi từ Hồng Kông sang Úc, tôi mỏi mệt và buồn ngủ lắm, nhưng luôn cố gắng thức để cầu nguyện. Tôi nhớ đến đoạn đường xa xôi và khổ cực mà Đức Mẹ đã đi, để viếng thăm Bà thánh Isave. Khi vừa gặp Đức Mẹ thì Bà Isave tràn đầy ơn Thánh Thần. Tôi liền nài van, khẩn cầu Đức Mẹ: ”Xin Đức Mẹ hãy chiếm hữu lòng con để con đem ơn Thánh Thần đến cho chị con”.

Đến Úc, tôi vào ngay nhà thương để gặp chị. Câu nói đầu tiên là chị hỏi tôi: ”Em có bắc mối liên hệ được với Chúa không vậy?”. Tôi nhẹ gật đầu. Chị nói tiếp: ”Đời chị sao cứ khổ miết, khổ miết!”.   Tôi ở lại nhà thương để săn sóc chị vì chị bị căn bệnh ung thư hành hạ quá đau đớn. Chị nói với tôi: ”Trước đây, mỗi khi nghe đến trợ tử là chị chống đến cùng. Bây giờ chị mới thấy nó đúng!”. Có lúc chị tuyệt vọng la lên: ”Sao không có lối thoát vậy?”. Tôi xót xa nhìn chị và âm thầm cầu nguyện.

Mấy hôm sau, giờ phút thuận tiện đến. Trong phòng chỉ còn tôi với chị. Tôi quỳ xuống, cầm tay chị rồi nhìn thẳng vào mắt chị và nói: ”Chị không còn thời gian nữa. Chị phải sửa soạn tâm hồn để trở về với Chúa”. Chị trả lời: ”Chị không biết trở về làm sao? Không biết nói gì với Chúa!”. Tôi nói với chị: ”Dễ lắm! Chị có nhớ dụ ngôn người con hoang đàng không? Phúc Âm không kể nó bỏ đi bao lâu, nhưng chắc phải nhiều năm. Ngày ngày người cha nhìn ra xa xăm trông ngóng. Vì vậy khi nó còn ở đàng xa thì cha nó đã thấy nó. Ông chạy tới ôm lấy nó hôn lấy hôn để. Già đâu còn sức để mà chạy, vậy mà ông đã phải chạy”. Chị tôi nói: ”Tại vì ông quá thương nhớ nó”. Tôi tiếp lời chị: ”Hiện tại ngay bây giờ, Chúa cũng đang trông ngóng chị, đang ước ao được ôm chị vào lòng, hôn lấy hôn để”. Nghe đến đây, nét mặt chị tôi lộ vẽ xúc động.

Tôi liền bảo chị: ”Chị hãy nhớ lại tất cả những khổ cực chị đã chịu để lo cho con, cho thằng Nguyên, những khổ cực chị phải chịu với chồng và nhất là những đau khổ của căn bệnh hiện tại chị đang chịu. Chị phải ‘muốn thật là muốn’ nó đã xảy ra cho chị!”. Ơ Hơ!!! Chị tôi trố mắt kinh ngạc nhìn tôi. Tôi giải thích cho chị nghe: ”Chớ thằng trộm dữ nó đâu có muốn đâu, nhưng nó cũng phải vác thập giá, rồi nó cũng chết, rồi nó rơi xuống hỏa ngục”. Nghe đến ”rớt xuống hỏa ngục” thì tôi thấy chị giật mình hoảng sợ. Tôi lại nói tiếp: ”Còn người trộm lành, đâu phải chỉ nhờ vào câu nói với Chúa: ‘Khi nào lên Trời xin Ngài nhớ đến con’ mà ông ta được vào thiên đàng ngay đâu. Ai có tội cũng phải đền tội. Sở dĩ ông được lên thiên đàng ngay là ở câu ông nói với tên trộm dữ: ‘chúng ta bị như vầy là đáng tội’. Câu nói đó có nghĩa là ông ta đã bằng lòng chịu những đau khổ ông đang chịu để đền tội cho những tội lỗi ông đã phạm. Khi chết mình không còn tự do để lựa chọn nữa. Bây giờ còn sống còn tự do, nếu mình thực lòng bằng lòng chịu khổ, chịu nhục, để đền tội, thì khi chết, những đau khổ mình phải chịu dưới luyện ngục, sẽ được giảm đi rất rất là nhiều lần. Vì vậy người trộm lành không còn cần phải xuống luyện ngục để đền tội nữa, vì ông đã đền tội đủ rồi”.

Rồi hai chị em bắt đầu cầu nguyện. Chị chậm rãi lập lại theo tôi: ”Lạy Chúa, lạy Đức Mẹ, con xin bằng lòng chịu tất cả những đau khổ đã xảy ra trong cuộc đời con, đau khổ với chồng, với con và nhất là căn bệnh ung thư đang làm cho con phải đau đớn tột cùng, để đền bù những tội lỗi con đã phạm, làm đau lòng Chúa, làm buồn lòng chồng của con, con của con cũng như anh em con. Con xin dâng tất cả những đau khổ của con lên Chúa qua tay Mẹ Rất Thánh của Chúa. Xin Chúa tha tội cho con. Xin cho con được trở về với Chúa”.

Sau đó chị đã đọc Kinh Ăn Năn Tội chậm rãi, sốt sắng. Niềm Vui và Bình An rạng ngời trên khuôn mặt của chị.

Tôi nói tiếp với chị: ”Còn ông Simon đang đứng coi, bị quân dữ bắt vác đỡ Thánh Giá cho Chúa, nhưng khi kê vai vác rồi thì ông vác rất nhiệt tình”. Vậy chúng ta cùng cầu nguyện: ”Lạy Chúa, con xin lỗi Chúa vì từ bấy lâu nay con chỉ muốn Chúa chia sẻ cho con bình an và hạnh phúc của Chúa, còn những lúc đau khổ thì con để Chúa phải cịu một mình. Xin Chúa cho con từ nay được cùng chia sớt đau khổ với Chúa, được cùng vác Thánh Giá với Chúa”.

Lúc đó tôi ước gì mọi người nhìn thấy được khuôn mặt, ánh mắt của chị khi chị cứ lẩm bẩm lập đi lập lại: ”Cho con được cùng chia sớt đau khổ với Chúa, được cùng vác Thánh Giá với Chúa”. Tôi chưa từng thấy ai cầu nguyện một cách thiết tha, chân thành như vậy. Chị nói: ”Cầu nguyện như vầy tốt quá, từ giờ trở đi, cứ theo những ý này mà cầu!”. Tôi liền nói với chị: ”Những đau khổ chị đang chịu đây, nếu mà là chị chịu, thì chẳng giúp ích gì được cho ai, nhưng nếu là Đức Chúa GIÊSU đang chịu, thì lại là một chuyện hoàn toàn khác, sẽ cứu được rất rất là nhiều linh hồn”.

Rồi chị tôi và tôi cùng cầu nguyện như sau: ”Lạy Chúa, lạy Đức Mẹ, con chỉ là người tội lỗi, hèn hạ, chẳng ra gì, nhưng để chứng tỏ quyền phép của Chúa, không phải Chúa và Mẹ thích dùng những gì hèn hạ nhất, chẳng ra gì nhất, để làm những chuyện lớn lao của Chúa sao? Vậy thì con đây, con xin dâng đời con lên Chúa qua tay Đức Mẹ, từ nay đời con không còn là của con nữa. Con không còn làm chủ cuộc đời con nữa. Con cũng không còn làm theo những gì con muốn nữa. Xin Chúa hãy dùng con để tiếp tục chịu trăm ngàn đau khổ, nhục nhã, xấu hổ một cách vô cùng bất công để đền tội cho nhân loại, để cứu các linh hồn, để làm cho mọi người nhận biết Tình Yêu bao la của Chúa mà trở về cùng Chúa”.

Vài ngày sau, chị kiệt sức. Bác sĩ cũng không hiểu tại sao với liều thuốc morphine tối đa như vậy mà cũng không làm giảm đi chút nào đau đớn của chị. Tôi thấy cứ một chút chị lại yếu ớt đưa tay lên làm dấu Thánh Giá. Và chị đã ra đi trong vòng tay yêu thương của Đức Chúa GIÊSU và Đức Mẹ MARIA.

 … ”Ai yêu cha yêu mẹ hơn Thầy, thì không xứng với Thầy. Ai yêu con trai con gái hơn Thầy, thì không xứng với Thầy. Ai không vác thập giá mình mà theo Thầy, thì không xứng với Thầy. Ai giữ lấy mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai liều mất mạng sống mình vì Thầy, thì sẽ tìm thấy được. Ai đón tiếp anh em là đón tiếp Thầy, và ai đón tiếp Thầy là đón tiếp Đấng đã sai Thầy. Ai đón tiếp một ngôn sứ, vì người ấy là ngôn sứ, thì sẽ được lãnh phần thưởng dành cho bậc ngôn sứ; ai đón tiếp một người công chính, vì người ấy là người công chính, thì sẽ được lãnh phần thưởng dành cho bậc công chính. Và ai cho một trong những kẻ bé nhỏ này uống, dù chỉ một chén nước lã thôi, vì kẻ ấy là môn đệ của Thầy, thì Thầy bảo thật anh em, người đó sẽ không mất phần thưởng đâu” (Mátthêu 10,37-42).

 Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt

Người đẹp thành danh đã từ bỏ tất cả để làm Nữ tu

Người đẹp thành danh đã từ bỏ tất cả để làm Nữ tu

Người đẹp thành danh đã từ bỏ tất cả để làm Nữ tu

Điều gì đem lại hạnh phúc cho con người? Điều gì khiến cho cuộc đời đáng để sống?

Điều gì đem lại hạnh phúc cho con người? Điều gì khiến cho cuộc đời đáng để sống?
Là tiền bạc? Danh vọng? Nổi tiếng? Thành công sự nghiệp?
Tất cả chúng ta đều biết câu trả lời, ngay cả khi chúng ta không thích, đó là không phải tất cả những chuyện trên. Tất cả những chuyện ở trên sẽ chóng qua. Chỉ có một sự, hay chính xác hơn là một người, có thể cho chúng ta hạnh phúc, là Chúa Giêsu Kitô.
Đây là cách duy nhất để hiểu được quyết định của người phụ nữ này. Ngay giữa sự nghiệp thành công, cô đã bỏ tất cả để theo đuổi Chúa Kitô một cách tập trung hơn nữa trong đời sống tu trì.
Tất nhiên, chúng ta có thể theo Chúa Giêsu mà không nhất thiết phải vào dòng tu. Có người có ơn gọi kinh doanh, có người có ơn gọi làm trong ngành giải trí, lập gia đình …. Nhưng có người được kêu gọi sống đời sống tu trì triệt để, và họ là lời nhắc nhở cho chúng ta biết điều gì là thực sự quan trọng nhất.

Olalla Oliveros – ‘Thiên Chúa không bao giờ lầm …’

Olalla Oliveros là một người mẫu thành danh ở Tây Ban Nha, đã đóng nhiều phim và quảng cáo, trong nước cũng như quốc tế.
Rồi cô đến Fatima, và có được một sự theo lời cô là ‘cảm nghiệm động đất.’ Cô nói là cô thấy trong đầu hình ảnh cô mang áo nữ tu, một chuyện mà ban đầu cô xem là khá ngớ ngẩn.
Nhưng cô không thể giũ hình ảnh này ra khỏi đầu. Cuối cùng, cô kết luận là Chúa Giêsu gọi cô từ bỏ cuộc sống huy hoàng hiện thời và trở thành một nữ tu.
Cô đã nhận rằng, ‘Thiên Chúa không bao giờ lầm. Ngài đã ngỏ ý muốn tôi theo ngài, và tôi không thể từ chối.’

Hiện giờ, cô đang ở trong dòng Thánh Michael.
J.B. Thái Hòa chuyển dịch

Mẹ Teresa ‘có phép màu nhiệm thứ hai’

Mẹ Teresa ‘có phép màu nhiệm thứ hai’

AFP

Giáo hoàng Francis đã công nhận phép màu nhiệm thứ hai được cho là do Mẹ Teresa thực hiện, mở đường để vị nữ tu dòng Công giáo La Mã được phong thánh trong năm tới.

Phép màu nhiệm được nhắc tới là việc chữa lành cho một người đàn ông Brazil mắc chứng u não hồi 2008, Vatican nói.

Mẹ Teresa qua đời năm 1997 và đã được ban chân phước vào năm 2013, bước đi đầu tiên dẫn tới việc được phong thánh.

Bà đã được trao giải Nobel Hòa bình vì những gì bà đã làm cho người nghèo trong các khu ổ chuột ở thành phố Kolkata (Calcutta) của Ấn Độ.

“Đức Thánh Cha đã cho phép Bộ Tuyên Thánh La Mã công bố công nhận phép màu nhiệm đã xảy ra từ việc cầu nguyện hồng phước Mẹ Teresa,” Vatican nói hôm thứ Sáu.

Bà được trông đợi là sẽ được phong thánh tại Rome trong tháng Chín tới.

Sơ Christie, phát ngôn nhân của Dòng Thừa sai Bác ái Mẹ Teresa, được thành lập năm 1950, nói với BBC rằng họ vô cùng vinh hạnh trước tin này.

“Hiển nhiên là toàn bộ chúng tôi tại Dòng Thừa sai Bác ái cảm thấy cực kỳ hạnh phúc. Nhưng chúng tôi vẫn chưa có bất cứ kế hoạch nào nhằm ăn mừng lời tuyên bố này,” bà nói.

AP

Một người để được Giáo hội La Mã phong chân phước đòi hỏi phải có một phép màu, còn tiến trình dẫn tới được phong thánh đòi phải có bằng chứng về ít nhất là hai phép màu.

Mẹ Teresa được phong chân phước năm 2003 sau khi Giáo hoàng John Paul II chấp nhận một phép màu được cho là nhờ bà mà có, quả là đúng.

Ngài nói rằng việc một phụ nữ Ấn Độ đã mất đi khối u bất thường là kết quả của sự tác động siêu nhiên của Mẹ Teresa khi đó đã quá cố, điều mà những người theo chủ nghĩa duy lý Ấn Độ tỏ ý không tin.

Không có mấy chi tiết về việc khỏi bệnh của người đàn ông Brazil, người mà Vatican nói là sự sống đã được cứu nhờ phép màu nhiệm thứ hai.

Danh tính của người đàn ông này không được tiết lộ, nhằm duy trì sự trung dung, thận trọng trong quá trình điều tra, Catholic New Agency nói.

Hãng tin tức của Giáo hội nói ông này đã khỏi bệnh u não một cách bất ngờ hồi 2008 sau khi vị tăng lữ của ông cầu xin Mẹ Teresa hãy có lời với Chúa.

Mẹ Teresa, tên thật là Agnes Gonxha Bojaxhi, chào đời tại Skopje, trước thuộc Đế chế Ottoman, nay là Macedonia, vào năm 1910. Gia đình bà là người Albania và là những người Thiên chúa giáo sùng đạo.

Bà đã dành cả cuộc đời cho việc chăm sóc những người nghèo khổ, bệnh tật tại Kolkata.

Tuy nhiên, những người chỉ trích bà thì cáo buộc bà phát triển đạo Công giáo theo đường lối cứng rắn, chấp nhận cả những nhà độc tài và nhận các khoản đóng góp quỹ từ họ.

Những người ủng hộ thì nói việc nhận quỹ là thỏa đáng, chuyện tiền đến từ nguồn gốc nào không quan trọng, bởi tất cả đều được dùng để giúp người nghèo.

Con người sống không có tín ngưỡng tựa như lạc lối trong sương mù

Con người sống không có tín ngưỡng tựa như lạc lối trong sương mù

Đọc & Suy ngẫm

Chính Tâm

Con người, bất kể là ai cuối cùng rồi cũng phải đối mặt với cái chết. Có người sợ hãi tột cùng, có người lại thảnh thơi đối mặt, vậy điều gì quyết định tâm thái của sinh mệnh tại thời điểm quyết định này?

vô thần, tín ngưỡng, niềm tin, Bài chọn lọc,

“Không có tín ngưỡng, lấy gì để cứu vớt linh hồn chính mình và người khác đây”. Ảnh: Internet

Người ta sống trên đời, với một số vấn đề nhất định thì có thể nói mạnh miệng, riêng chỉ khi đối mặt với tử vong thì lại không nói được gì. Dù là nông dân hay trí thức, giàu có hay nghèo hèn, đều sẽ phải một lần đối mặt với vấn đề này. Tại mỗi nền văn hóa khác nhau lại có cách tiếp cận khác nhau.

Với tư cách bác sĩ ngoại khoa, tôi đã rất nhiều lần cùng người thân của bệnh nhân ung thư giấu kín đi bệnh tình của họ, để tránh bản thân người bệnh sau khi biết rõ mắc bệnh nan y tinh thần sẽ sụp đổ.

Đôi khi chúng tôi cũng thử cho người bệnh biết rõ tình trạng của mình, để cho người đó chuẩn bị tinh thần, nhưng kết quả đại đa số người biết được sự thật, tinh thần suy sụp, vốn dĩ có thể sống được nửa năm, lại chỉ sống được một tháng.

Rất nhiều cán bộ lãnh đạo ngày thường hô lớn chủ nghĩa vô thần, tập hợp quần chúng lại để phát biểu, ba hoa khoác lác, nhưng khi mạng sống sắp mất đi lại lo sợ cuống cuồng, chạy vạy khắp nơi mong tìm “phương thuốc” để kéo dài thọ mạng.

Thế nhưng tại phương Tây, nếu không cho người bệnh biết về tình trạng của họ, thì đó là hành vi lừa gạt, hoàn toàn trái pháp luật. Bản thân người bệnh phải biết rõ bệnh tình của chính mình, nhất là bệnh nan y, họ cần biết rõ mình còn sống được bao lâu, như vậy họ có thể làm thêm một vài việc muốn làm lúc cuối đời, tự mình sắp xếp tốt thời gian quý giá còn lại.

Người phương Tây đại đa số là tín đồ Cơ Đốc giáo, họ đối với cái chết tương đối bình tĩnh, tin tưởng sau khi chết linh hồn đi đến Thiên đường hoặc còn có kiếp sau, đối mặt với tử vong cũng không phải sợ hãi.

Họ cũng thường nói: “Bạn chưa thấy qua Thiên đường, bạn có thể cho rằng Thiên đường không tồn tại, nhưng mà bạn cũng chưa từng chết, vậy làm sao bạn dám chắc người chết sẽ không có linh hồn đi tới Thiên đường hay Địa ngục đây?”

Tuyệt đại đa số người trong nước chúng tôi (Trung Quốc) không dám đối mặt với ung thư, chớ nói chi là đối mặt với cái chết, trong cuộc sống  tại điểm cuối của sinh mệnh hầu như ở trong sợ hãi và mờ mịt trôi qua. Cho dù có lời nói dối thiện ý của bác sĩ và người thân, nhưng đối mặt với tình trạng thân thể của mình ngày càng sa sút thì sự sợ hãi của họ càng ngày càng tăng lên.

Cùng là cái chết ấy, có người trong sợ hãi, mờ mịt mà chết đi, có người lại trong ao ước đến Thiên đường cùng mong tưởng tốt đẹp của kiếp sau mà rời khỏi dương gian.

Nhìn thấy người bệnh trong nước sợ hãi trước khi chết, lại thấy nhóm tín đồ Cơ Đốc kia bình tĩnh chờ đợi thời điểm rời khỏi nhân gian, tôi hiểu rõ: “Thì ra thống khổ lớn nhất của bệnh nhân Trung Quốc không phải trên thể xác, mà là ở tâm hồn”.

Khi nghe thấy ai đó có theo tín ngưỡng, đa số nói: “Cái gì đều không tin, chỉ tin tưởng khoa học”. Còn có người nói: “Tín ngưỡng có thể làm gì? Có thể tạo ra cơm ăn sao?”

Thế nhưng mà, với tư cách bác sĩ, tôi chân thành hỏi mọi người một vấn đề: Không có tín ngưỡng, bạn có thể bình tĩnh đối mặt với tử vong hay không? Không có tín ngưỡng, bạn lấy cái gì để cứu vớt linh hồn chính mình và người khác đây?”

Sinh tử không phải nói huênh hoang, người Trung Quốc hiện nay, tôi tự đáy lòng nói rằng: “Chúng ta cần tín ngưỡng, cần tín ngưỡng cao thượng đúng đắn”.

Tác giả: Lisa

Iris, dịch từ Kannewyork

CUỘC TĨNH TÂM TRONG MƯA BÃO. Bài 3

CUỘC TĨNH TÂM TRONG MƯA BÃO. Bài 3

 Phan Sinh Trần.

Như các bạn biết, nét son của các cuộc tĩnh tâm do đồng bào Việt Nam tổ chức trong các giáo xứ, đó là sự không thu tĩnh tâm phí, tiền chi trả cho việc thuê mướn, tổ chức, cũng như chỗ ở và thức ăn cho tham dự viên. Người Việt thường không thu vài trăm đô la cho ba ngày tĩnh tâm, thậm chí vài chục đô la cũng không, thế thì thiếu hụt ngân sách là điều không thể tránh khỏi phải không? Làm sao giải quyết? Đã có những Anh trong nhóm Thánh Linh lấy ra một phần trong số tiền khiêm tốn, vốn là tiền tiết kiệm về hưu 401K của mình để làm tĩnh tâm, cũng có những Chị trong Thánh Linh mà tôi biết rõ đã cà tới mấy cái thẻ tín dụng chi trả hơn năm ngàn đô cho một kỳ tĩnh tâm. Tấm lòng của họ thật là cao cả, cho dù họ rất lam lũ và nghèo hơn tôi, nghèo hơn chúng mình, họ nghèo hơn rất nhiều người… Tại sao họ làm điều có vẻ dại dột này? Vì họ thường có chung một nhận định là chỉ cần Chúa cho một hối nhân được ơn đổi mới, một bệnh nhân được chữa lành bệnh nan y thì cái giá chi phí cho một kỳ tĩnh tâm là rất rẻ rồi, thậm chí giá vô cùng rẻ.

Vấn đề là, Chúa có chịu thua lòng rộng rãi của họ không?

Chúa sẽ cho lại bao nhiêu trong một kỳ tĩnh tâm với các hy sinh, và chuẩn bị như thế?

Cuộc tĩnh tâm nào cũng có sự sắp đặt và an bài của Chúa Thánh Thần, cuộc tĩnh tâm trong mưa bão này lại càng có nhiều sự chuẩn bị của Chúa, Ngài như cùng tham gia, đồng hành với các Anh Chị.

Ngay từ trước đó 7,8 tuần công việc chuẩn bị thức ăn đã diễn ra sôi nổi rồi, cũng giống như những lần tĩnh tâm trước, các Chị tổ chức dứt khoát không thu tiền tĩnh tâm phí, nhưng mà sức lực, tài chánh khá cạn kiệt sau mấy năm liên tục với hai cuộc tĩnh tâm được tổ chức đều đặn trong mỗi năm, làm sao đủ sức làm? Tuy nhiên, các chị luôn tâm niệm là, nếu thực sự tĩnh tâm do ý Chúa muốn và đến từ Chúa thì Ngài sẽ có cách và sẽ cho ‘hôm nay lương thực hàng ngày” dùng đủ cho ba ngày tĩnh tâm…, và rồi … dấu lạ, kỳ công Chúa luôn lập lại, giống như những trường hợp đã diễn ra, trong suốt chiều dài lịch sử Giáo Hội, theo đúng triết lỳ : “công việc Chúa, cậy trông Chúa thì đã có …Chúa lo”.

Khi các chị đi vận động, Liễu gia trang, trang trại gia cầm, sẵn lòng tặng cho tĩnh tâm một trăm cân Anh gà đi bộ, rồi đến chợ Đông Hưng, chủ nhân vốn không cùng một tôn giáo, ân cần tặng mười mấy bao gạo loại 25 cân Anh, còn cá và tôm đã có các bác ngư phủ vùng Palasios, Freeport và Rockport cho, nhưng mà các Chị tổ chức rất ngại ngần vì các Bác mới cho cách đây chỉ có mấy tháng, không thể lạm dụng lòng tốt của các Bác, còn đang băn khoăn thì đã có phôn của các Bác gọi, nhắc nhở … “sắp tĩnh tâm rồi phải không? Có đủ thức ăn chưa?” và… Bác cho 200 cân Anh tôm thẻ loại lớn và cá… Quả đúng là Chúa có cách nhắc nhở các Bác về tĩnh tâm, Ngài cũng can thiệp động lòng người cho, ngay cả khi họ là người không có Đạo, ngay cả khi các chị lúng túng, rụt rè không biết cách vận động và “đi ăn xin” làm sao cho có kết quả, …

Có lẽ trong việc tổ chức tĩnh tâm, điều quan tâm hàng đầu là địa điểm họp mặt. Chúa an bài cho Nhóm Thánh Linh có được vị linh hướng và bảo trợ rất mạnh là Cha Lê Thu, Ngài luôn sẵn lòng và tích cực giúp đỡ một cách vô điều kiện cho các nhu cầu tốt đẹp của con cái Chúa từ mọi miền trên đất nước Hoa Kỳ muốn về họp mặt trong buổi tĩnh tâm Thánh Linh. Cha và Hội Đồng Giáo Xứ St. Christopher luôn mở rộng cửa đón chào các khóa Thánh Linh tại hội trường nhà Xứ.

NHA THO

Nhà thờ St. Christopher, Houston do Lm. Lê Thu, chánh xứ chăm sóc.

Chúng tôi còn nhớ cách đây mấy năm, có khi Ban Tổ chức phải trả năm bảy ngàn đô la cho tiền mướn hội trường ở một nhà thờ nọ, khi còn độ hơn một tuần trước ngày tĩnh tâm thì Chúa động lòng một cô gái trẻ tên H, cô chạy lại chị V trong ban tổ chức và nói, “ Em được ơn thay đổi nhờ các buổi tĩnh tâm, sinh hoạt này rất tốt. Em biết chị đang cần tiền lo tĩnh tâm phải không ? Em có cái này tặng chị” rồi cô chạy ra xe làm gì đó, một lúc sau, cô bước vào nơi chị V đang đứng với tấm chi phiếu một ngàn đồng. Về sau chúng tôi được người bạn gái thân nhất của cô H tâm sư, “ cám ơn Chúa, đây là một chuyện hi hữu vì từ xưa  tới nay, H rất cân nhắc và tiện tặn,  chưa bao giờ H cho ai số tiền nhỏ nào dù chỉ là mấy chục đô”. Thực ra điều đó có gì lạ đâu, sẽ chẳng có sự thay đổi đẹp đẽ trong lòng người nào mà Chúa không làm được. Cảm ơn Chúa đã ban ơn đổi mới cho chị H, và cho chúng ta nữa.

Điều kỳ diệu là Chúa làm cho mọi người trong ban tổ chức, vốn vỏn vẹn chỉ có dăm người, lại vừa cao niên, vừa ốm yếu, bệnh hoạn được một tình yêu dạt dào, họ luôn khao khát cho Anh Em mình được ơn đổi mới của Chúa, và họ không dừng ở đó mà làm cho ước ao thành hành động cụ thể, đó là tổ chức cho bằng được các buổi tĩnh tâm, hai lần trong một năm. Chị V trong ban tổ chức, người chủ xướng tĩnh tâm cho Houston đã mấy năm nay, vốn là người có tuổi, đã mổ tim, open-heart surgery, người ốm yếu, có lần đang rửa tôm đến quá nửa đêm chị choáng váng muốn xỉu, rồi các bác tuổi hạc gần bẩy mươi, đứng rang tôm đến hai giờ sáng, làm đến khuỵu chân, không đứng vững mà trong lòng họ vẫn vui, thật đúng là “đã có một tình yêu lớn hơn cả bệnh hoạn và sự yếu mệt, nhọc nhằn”…

Đã có một tình yêu lớn lạ bao phủ cả Cha và Con tham dự tĩnh tâm, tôi cho đây là phép lạ lớn nhất, vĩ đại nhất và có lẽ là mục đích chính của Chúa Thánh Linh cho các cuộc tĩnh tâm, khi Người đổ rượu say mến sốt sắng và lửa yêu thương ấm áp cho tham dự viên. Đó là thứ tình yêu mạnh mẽ, không sợ hãi, không ngại ngần trước các trở lực mà thánh Phao Lô đã diễn tả:

Ai có thể tách chúng ta ra khỏi tình yêu của Đức Kitô? Phải chăng là gian truân, bắt bớ, đói khát, trần truồng, nguy hiểm, gươm giáo?… Vì tôi thâm tín rằng sự chết hay sự sống, dù thiên thần hay thiên phủ, dù hiện tại hay tương lai, hay bất cứ sức mạnh nào, trời cao hay vực thẳm hay bất cứ tạo vật nào khác, không có gì có thể tách chúng ta ra khỏi tình yêu Thiên Chúa thể hiện cho chúng ta trong Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta” (Rm 8, 35-39).

–        Chúa Thánh Linh ơi, con xin cám ơn Ngài đã cho con được thấy các hoạt động dễ thương của “những lái buôn Nước Tròi”

Lòng rộng rãi của Chúa trong kỳ tĩnh tâm này rất lớn: Chúa cho nhiều ơn đổi mới cho hầu hết mọi người tham dự, Ngài chữa lành bệnh phần xác ngay tức khắc cho ba người bị bệnh nan y, mãn tính. Chúa ban ơn gọi cho một bạn trẻ, Chúa cứu một người khỏi tai nạn thảm khốc đang khi họ lái xe tham dự tĩnh tâm, Chúa nuôi trên ba trăm người ăn uống dư thừa trong ba ngày tĩnh tâm và còn nữa những ơn lành mà tôi không tiện kể hết…

Dư âm còn đọng lại trong lòng tôi sau kỳ Tĩnh Tâm thường là sự trong trẻo, thanh tịnh của tâm hồn và nhất là sự gia tăng nhịp đập tình yêu trong quan hệ mới mẻ của tôi với Chúa Giê Su kính yêu, lần này, nó kéo dài đến nay đã là tuần thứ 5 sau dịp tĩnh tâm. Tôi cần tĩnh tâm lắm các bạn ơi, vì trần thế này có đủ mọi níu kéo và vấy bụi vào tâm hồn làm cho tôi chao đảo, ghen tị, hiềm khích, cáu kỉnh và đam mê danh lợi, dục vọng. Tĩnh tâm trong Chúa thực sự thì nó hoàn toàn có thể làm cho ta nhận ra sự ố tạp của mình và được gặp gỡ Chúa. Khi đã được diễm phúc đón Chúa vào nhà tâm hồn, thì việc đầu tiên là Chúa tha thứ và tẩy rửa mọi tỗi lỗi cho sáng trắng như tuyết (Isaia 1:18). Rồi tiếp đến Chúa sửa bảo qua Lời Ngài,

–        còn nhành nào sinh trái thì Người tỉa sạch để nó sai trái hơn. Các con đã được tỉa sạch nhờ lời Thầy đã nói với các con. (Ga15:2).

Cuối cùng, Chúa Thánh Linh đổ đầy, rượu mến,

–        Tình yêu của Thiên Chúa tuôn đổ trong tâm hồn chúng ta nhờ Thánh Thần đã ban cho chúng ta (Rô ma 5:5).

Thời đại tội lỗi đầy dẫy này, lại cũng là thời của các Bạn Trẻ tha thiết yêu mến Chúa ?

TINH TAM 1TINH TAM 2

Chúa Thánh Linh đã làm một cuộc giải phẫu cho tôi, theo như cách giải thích của Cha Nguyễn Thiện Lãm, Ngài thay cho một trái tim đôi mươi, hay một trái tim thơ trong sáng, mạnh mẽ, và nồng nào yêu Chúa Giê Su, sâu sắc biết ơn trước sự hy sinh của Chúa Giê Su khi Ngài chết thế cho mình. Không có Chúa Thánh Linh thì cuộc giải phẫu tim đó làm sao xảy ra được, vì sau ba mươi, bốn mươi, thậm chí bảy mươi năm ở Đời, thì tim ta đã hóa ra chai đá cỡ nào, tim ta vô cảm và vị lợi cỡ nào, thế mà Chúa Thánh Thần làm cho nó trở thành trái tim thơ dành riêng tôn vinh Cha và dành riêng cho sự say mến Chúa Giê Su kính yêu. Do đó, không lạ gì khi tôi và các Bạn cứ đi tham dự tĩnh tâm Thánh Linh một năm mấy lần, giống như là đi về nhà Mẹ trong trường hợp của các Bạn Trẻ ở Dallas, giống như đi gặp người yêu trong trường hợp của anh Hiếu, và của nhiều người, giống như là đến với Lời dậy dỗ rất mạnh mẽ đầy quyền năng thuyết phục của Chúa trong trường hợp của Tôi và mọi người. Đó là chưa kể,  vào lúc cuối tĩnh tâm, khi ta nhận lấy câu Lời Chúa mà ta tình cờ rút ra từ tay các Linh Mục, câu Lời Chúa lạ thay, bao giờ cũng liên quan trực tiếp đến vấn nạn mà mình đang gặp, nhu cầu mà mình đang cần…

Còn đang vấn vương với Tĩnh tâm Thánh Linh thì tôi đã nhận được text message của Anh bạn mới quen, Anh Quyên, một người tham dự tĩnh tâm Thánh Linh lần đầu tiên, tin nhắn trong phôn :

–        Tiếc quá Anh T ơi, tĩnh tâm đã xong mà vẫn muốn ở lại trong Chúa, mãi thôi.

Xin hẹn anh chị Quyên, anh chị Kỳ và các bạn trong kỳ tĩnh tâm tháng ba, 2016 cũng tại giáo xứ St. Christopher.

Cám ơn Chúa về tình yêu thương, tuyệt đẹp mà Chúa Thánh Thần đã gieo vào trong lòng những Anh Chị Em của con!

 Phan Sinh Trần.

Niềm tin giản đơn đến bất ngờ

Niềm tin giản đơn đến bất ngờ

Vinhsơn Vũ Tứ Quyết S.J

Tạ ơn Chúa vì con bị HIV !

Đây là lời cầu nguyện “ngược đời” của một con người hạnh phúc trong khổ đau. Chị là một người giữa bao người. Chị bình thường trong một cuộc sống bình thường. Thế nhưng, một ngày đã tới, ngày mà chị biết mình bị nhiễm căn bệnh thế kỷ HIV. Chẳng mấy chốc, mọi người đều rời xa chị. Chị cô đơn đến tuyệt vọng. Chị kiệt sức. Chị muốn chết.

Phúc thay, chị được đưa đến mái ấm có các sơ chăm sóc. Dần dần, sức khỏe chị khá lên. Ngày qua ngày, niềm vui chị nhận được từ những người xa lạ, dần lớn lên trong chị. Lần đầu tiên trong đời chị biết Chúa Giêsu. Lần đầu tiên trong đời chị cảm nhận được tình thương mến lạ lùng từ những người tin vào Giêsu. Lần đầu tiên trong đời chị nhận ra ơn của Chúa ngay trong nghịch cảnh, nhận ra sức sống ngay trong sự tiều tụy. Sự kinh ngạc và niềm vui lớn tới nỗi chị thốt lên: “Nếu con không bị HIV, con nào biết Chúa trên đời. Vì con bị HIV như thế này mà con có dịp biết Chúa. Tạ ơn Chúa.” 

Vâng, con người bỏ rơi nhau, còn Chúa thì không bao giờ.

Tại sao con theo đạo Phật, mà Chúa lại bắt con vác thánh giá ?

Đó là lời “than trách khó hiểu” của một bà bị tai biến, hiện liệt nửa người, đang ở trong nhà dưỡng lão mà các sơ chăm sóc. Trước kia, bà vốn ở một mình. Nhìn khuôn mặt bà, nghe bà kể chuyện, tôi nhận thấy niềm tiếc nuối rất lớn về quá khứ. Bà nói: “Trước kia con đẹp lắm, làm ăn được lắm, có của ăn của để, bạn bè rất nhiều… Đến một ngày, con bị tai biến, liệt nửa người. Thế là, tiền bạc của con có dư thì cũng không cứu được con. Bạn bè con bỏ con hết, chẳng còn ai. Người thân của con thì ai họ cũng phải lo việc nhà của họ. Con còn lại một mình.”

“Cũng chẳng biết ở đâu, vì không có người chăm sóc, con đành ở trong nhà dưỡng lão này. Từ trước tới giờ, con sùng đạo Phật lắm. Khi vào đây ở, có các sơ, con mới biết Chúa. Các sơ có an ủi con thế này: Bà chịu khó vác thánh giá Chúa trao.”

Bà thắc mắc về số phận khó chấp nhận của mình, bà hỏi tôi: “Khi con bị tai biến, con đâu biết Chúa. Tại sao con theo đạo Phật mà Chúa lại bắt con vác thánh giá?” Nhìn bà, tôi nhủ thầm: “Bà ơi! Bệnh tật là một phần của đời người, chẳng ai tránh được. Chỉ có điều, mỗi người đối diện với bệnh tật một cách mà thôi. Bà buồn rầu và thất vọng không phải vì bà bị bệnh, mà là vì bà bị bỏ rơi và bị quên lãng, là vì bà chưa có sức mạnh từ bên trong, là vì bà chưa có những người thực sự thân thiết yêu thương.”

Cầu chúc bà có thể nhận thấy tình thương mến của những người đang sống với bà.

Đối diện với đau khổ và cái chết, mỗi người chọn cho mình một thế đứng. Tùy điểm tựa mà mỗi người vững vàng hay sụp đổ. Có một điều chắc chắn là ai cũng chết, cũng có một điều khá chắc chắc là hầu như người ta cứ nghĩ mình còn lâu mới chết. Giá trị đời người và giá trị con người, ngày càng bị lãng quên trong cuộc sống xô bồ.

Lạy Chúa Giêsu, xin cho con biết tìm điểm tựa nơi Ngài, để con sống một cuộc đời đáng sống và chết một cái chết bình an, và dù có chết thì con vẫn sống trong Ngài. Amen.

Vinhsơn Vũ Tứ Quyết S.J

Nụ hôn của Đức Giáo Hoàng đã giúp teo u não bé gái 1 tuổi

Nụ hôn của Đức Giáo Hoàng đã giúp teo u não bé gái 1 tuổi

Bé gái Gianna ở Pennsylvania (Mỹ) có một khối u não ở vị trí không thể phẫu thuật được. Sau khi Giáo Hoàng Phanxico hôn lên đầu bé, kì diệu thay khối u đã teo nhỏ đi trông thấy.

 

Bấm xem Video Thánh Ca

Giáo Hoàng Francis hôn lên đầu bé gái Gianna 1 tuổi hồi tháng 9 vừa qua, trong chuyến thăm của ông tới vùng Philadelphia. Chị Kristen Masciantonio, mẹ bé trả lời trên truyền hình địa phương: “Con bé đang khỏe lên và khá hơn trước. Nó đã biết hôn gió và chỉ trỏ vào các đồ vật”.

Joey và Kristen Masciantonio nói rằng nụ hôn của Giáo hoàng thực sự là “một phép màu”. So sánh phim chụp khối u giữa tháng 8 và tháng 11 cho thấy một sự chuyển biến rõ rệt. Nhà Masciantonio coi đây là một “sự can thiệp thần thánh”.

 Kết quả giữa tháng 8 và tháng 11 phim chụp não cho thấy kết quả khác biệt hoàn toàn.

Anh Joey Masciantonio trả lời trên truyền hình: “Năm ngoái thực sự là ác mộng của con bé. Tôi tin rằng phép màu này là do Chúa ban phước. Tôi chắc chắn Giáo hoàng là một sứ giả của Chúa trời”.

Theo Quang Minh – Daily Mail (danviet.vn)

httpv://www.youtube.com/watch?v=RiXWkF02sh8

Kinh Hòa Bình – Lm.JB.Nguyễn Sang

CUỘC TĨNH TÂM TRONG MƯA BÃO. (Bài 2)

CUỘC TĨNH TÂM TRONG MƯA BÃO. (Bài 2)

Phan Sinh Trần.

Điểm nổi bật của kỳ tĩnh tâm được tổ chức vào ngày 22 tháng 10 năm 2015 dưới sự bảo trợ của Linh mục chánh xứ St. Christopher Lê Thu, tại thành phố Houston, tiểu bang Texas là sự ưu ái nổi trội mà Chúa dành riêng cho các bạn trẻ, khác với những gì chúng ta thường than phiền và lo lắng ở đất Mỹ này, là tình thần đạo đức của giới trẻ, cho dù sự lo lắng đó khá chí lý, khi mà các bạn trẻ lao vào con đường vật chất, tiền tài không ai thiết tha mấy với cái mà ta hay gọi là tâm linh và tình yêu vô điều kiện.

Vâng, một điều có thể khẳng định đó là Tình yêu và sự ưu ái của Chúa dành cho các Bạn trẻ, vốn là những người được ơn nhiều nhất trong kỳ tĩnh tâm này.

Trước hết xin được ghi lại lời chứng của anh Dominic, một người thất thần giống như là homeless, anh khá tiều tụy trong bộ áo xám đen, quần đen, cả áo và quần đều nhầu nát. Anh có mái tóc mọc dài đến vai, râu cũng tua tủa dài, người khô khan, tiều tụy như môt lão bối trong tiểu thuyết kiếm hiệp, trong đầu tôi nảy ra ý nghĩ dí dỏm, rồi sẽ có ngày biết đâu Chúa sẽ có môt “thần điêu đại hiệp” mới của Chúa, ngay trong thời buổi hiện đại chăng ?

TINH TAM 1

Anh Dominic kể:

  • Tôi bị suy nhược thần kinh đã nhiều năm và cảm thấy lúc nào cũng có người nhìn tôi, họ ghét tôi và không muốn thấy tôi. Lòng tôi luôn buồn sầu và đau khổ, không còn thiết tha muốn làm gì cả.

Nhưng Chúa hôm nay đã thay đổi tôi, cho tôi cảm nhận được là Ngài yêu tôi, Ngài đã chết cho tôi và mong mỏi được tôi biết về điều đó. Còn mọi người ở đây đều vui vẻ với tôi, tôi có thể nói chuyện với họ. Chúa cho tôi lấy lại niềm tin, yêu để sống, cảm ơn Chúa. Tôi cảm thấy vui.

Thực sự là anh Dominic đã ra nhảy múa với mọi người cùng hô vang bài hát về thành Giê ri cô kiên cố, vào thời xa xưa, thành Giê ri cô trên đồi cao bao bọc bởi hai lớp tường dày, nhưng khi con cái Chúa đi vòng quanh mà ca tôn Chúa thì nó tự động sụp đổ ở một góc cho con cái Chúa tiến vào chiếm lĩnh:

  • Chúa phán một lời thì Jerico phải tan tành
  • Chúa phán một lời thì bao nhiêu thành lũy che mất ánh sáng trong tim anh Dominic cũng tan ra tro bụi và sức ấm của tình yêu Chúa long lanh chiếu sáng trong ánh mắt và trong lòng anh.

Vâng anh Dominic là một kỳ công của Chúa trong kỳ tĩnh tâm này.

Chúa cứ tăng dần sức nặng của quà tặng cho kỳ tĩnh tâm này, đố bạn đoán được Chúa sẽ cho món quà bất ngờ nào, món quà không thể dò thấu, hay đoán biết?

Không để bạn chờ đợi lâu, xin được ghi lại về lời chứng của Cha Phansico Xavie Trần An, Linh mục đan sĩ dòng Biển Đức, Đan viện Thiên An Huế.

Nhưng trước hết, xin mời Bạn tìm hiểu đôi dòng về tiểu sử của Cha.

Ngày tháng xa xưa, chàng thanh niên hàng vàng Trần An, giầu có, biết đàn, biết hát, biết làm thơ, phong độ và phóng túng ăn chơi sa đọa, cuối cùng đã đi vào con đường nghiện ngập, tán gia bại sản vì nghiện. Sức khỏe cũng tiêu tán theo, kiệt quệ vì suyễn, vì chất độc ma túy phát tán trong gan, thận và các cơ quan trong cơ thể, cận kề cái chết sau nhiều lần cai nghiện không thành công, cuối cùng An đến dòng Biển Đức nhờ Chúa giúp cho mình được thoát chết, Chúa đã cứu anh An từ bỏ được xiềng xích của sự nghiện ngập và kêu gọi Anh.. Cuối cùng, anh đi tu, chuyên cần trau dồi và trở thành một linh mục đan sĩ của Chúa. Cha kể:

  • Ngày hạnh phúc nhất đời tôi là ngày mà Chúa xức dầu thánh trên tay tôi cho tôi một kẻ hoàn toàn bất xứng được làm môn đệ của Chúa, thật là quá sức tưởng tượng của tôi và cả gia đình Cha Mẹ, Chú Bác, Anh Chị Em, bạn bè của tôi.

TNH TAM 2

Cha An sẽ tạ ơn Chúa bằng cách nào đây, Ngài xin Đức viện phụ cho phép lập một nhà cai nghiện bằng liệu pháp tình yêu, Lời Chúa và lần hạt kinh mân côi kết hợp với lao động học nghề và sinh hoạt tinh thần, làm cho những con nghiện mà các phương pháp tâm lý và thuốc men tây y, đông y khác đã bó tay, không thể giúp họ về lâu về dài được khỏi bệnh. Một khóa viên, Simon Hà đã nói:

  • “Khi lần chuỗi Mân Côi tôi cảm nhận được sự bình an, ơn tha thứ và lòng thương xót của Thiên Chúa và Đức Mẹ. Trước đây, bàn tay tôi cầm dao đâm thuê chém mướn, trộm cắp để có tiền mua heroin, nay tôi quyết cầm tràng chuỗi để đền bù tội lỗi của mình”

Điểm độc đáo của trung tâm là, không thu chi phí cai nghiện khoảng từ một triệu rưỡi đến ba triệu đồng, tức là khoảng sáu mươi bảy đến một trăm ba mươi lăm đô một tháng kéo dài trong suốt từ một đến hai, ba năm. Đây là một số tiền không nhỏ ở Việt Nam. Trong số một trăm bệnh nhân đã thoát khỏi bệnh ra khỏi trung tâm cai nghiện này, hầu như chỉ có 3,4 người quay lại con đường cũ một khi đã vể nhà hội nhập vào xã hội, một con số làm các chuyên gia cai nghiện phải thán phục vì con nghiện cho dù đã khỏi bệnh, thường hay quay lại con đường cũ với tỉ lệ từ 40-60%.

Điều cao quí hơn đó là, đã có mấy trại viên sau khi ra trường, nay họ đi theo tiếng gọi của Chúa kính yêu và trở thành Đan Sĩ Biển Đức.

Tinh tam 3

                             Cha An cùng hát Thánh ca với những người cai nghiện tại nhà tĩnh tâm

Cha An chia xẻ:

  • Con đến Mỹ hai tuần, chưa được đi thăm viếng nơi nào thì Chúa an bài cho tham dự hai kỳ tĩnh tâm cuối tuần thật là tuyệt vời. Lòng con cũng reo vui, hợp tiếng ca ngợi Chúa vói các Bác, Anh Chị Em ở đây. Sự khác biệt là ở Nhà Tĩnh Tâm Thiên An thì các buổi thờ phượng thường tĩnh lặng, trầm lắng, còn ở đây thì việc thờ phượng Chúa lại phấn khởi, vui tươi, nhẹ nhàng mà cũng rất sốt sắng một cách sống động, lòng con lâng lâng trong sự cầu nguyện cảm ơn Chúa.

Chúa an bài cho Cha An đi dự tĩnh tâm vì Ngài đi sang Mỹ với cả một trời tâm sự mà cha gọi là 3 tảng đá khổng lồ đang đè nặng trên tâm tư và sức lực vốn rất cạn kiệt của Cha. Trong vòng một năm trời Cha phải chia tay cả Ông và Bà Cố về với Chúa, còn đang nuối tiếc thì nay Cha có thể sẽ phải chia lìa đứa con tinh thần là trung tâm cai nghiện vì bài sai đi phục vụ ở Trung Tâm Hướng Thiện Thiên An, tỉnh Quảng Trị, và sống bên ngoài Đan viện vốn ở Huế, gần đáo hạn ba năm mà Tòa Thánh cho phép. Cha không muốn xa lìa “Mẹ là Đan Dòng mà cũng không muốn xa Con là Trung Tâm Hướng Thiện Thiên An”. Cục đá to không kém là các món nợ tài chánh để duy trì trung tâm hoạt động sống còn vì trung tâm phục vụ cho lớp người ở cùng đáy xã hội hoàn toàn miễn phí theo lý tưởng Dòng. Tảng đá khổng lồ khác thì đè chẹn ngực Cha, đó là bệnh hen suyễn nặng phát tác mạnh mẽ làm cho cả đêm cha không thể thở và không ngủ được. Nó làm cho Cha cạn kiệt sinh lực và dần trỏ nên không còn chịu nổi.

Đến ngày Chúa Nhật, trong buổi tĩnh tâm cuối cùng, sau phần ca khen Chúa mạnh mẽ và thánh thoát, trong lúc cha An còn đang nhắm mắt cầu nguyện kết hợp vói Chúa và bị suyễn chèn ép trong ngực thì Cha chủ sự theo thứ tự đến cuối phòng, ở dãy ghế áp sát tường, đặt tay cầu nguyện cho Ngài, tiếp đến trong thánh lễ, khi được mời, Cha An đã làm chứng cho Chúa như sau:

  • …Khi được Cha đặt tay cầu nguyện cho con, con hơi bất ngờ nhưng con cũng hợp một ý với Cha, con chìm đắm trong sụ hiện diện của Chúa, tức thì như có một sức nóng, rất nóng bỏng ở trong ngực con, rồi sự đè chèn trong ngực như bị lôi ra cùng với sức nóng. Khi Chúa thăm viêng thì tâm hồn con không còn lo lắng, bồn chồn nữa.Nay con đã thở được cách nhẹ nhỏm, bình thường, không còn bị ngộp thở giống như tình trạng xảy ra cả đêm qua và sớm hôm nay, con nghĩ là Chúa đã chữa cho con khỏi bệnh. Gánh nặng trĩu trong tâm hồn con nay ở trong bàn tay quan phòng và yêu thương của Chúa, tâm hồn con nhẹ nhõm, vui mừng và thanh thản.

Con cảm thấy hạnh phúc trong sự ca hát ngợi khen thờ phượng Chúa với tinh thần rất sốt sắng, vui tươi, và được Chúa ban ơn.

Quả thực, không có điều gì mà vua tình yêu, Chúa Giê su của chúng ta không thể làm được kể cả việc Ngài biến đổi và làm cho Cha An kính mến trở thành một khí cụ bình an của Chúa. Lời Chúa đã minh định rằng:

Vinh phúc thay người kính sợ Chúa và hằng đi trên đường quang minh minh Thiên Chúa…  (Thánh Vịnh 127, 1)

Nều bạn muốn nối dài tình yêu của Chúa trong việc giúp sức cho Cha An và trung tâm hướng thiện Thiên An, ở Việt Nam xin mời bạn viếng thăm nhà tĩnh tâm, tọa lại ngay bên cạnh trung tâm hành hương thánh địa Đức Mẹ La Vang,

Trang ghi lại sinh hoạt của trung tâm Hướng Thiện Thiên An:

https://www.facebook.com/nhatinhtamhuongthien

ĐT : 0973166860- Email : [email protected]

Sau đây là câu chuyện về anh thanh niên tên Hiếu khoảng hai mươi bảy, hai mươi tám tuổi, người đã tham dự kỳ tĩnh tâm tổ chức tại hội trường nhà xứ thánh Christopher, Houston. Anh Hiếu đeo kính trắng, dáng người trầm lắng, điềm đạm, Anh vốn là một con cái Chúa thuộc hội thánh Tin Lành, trong lúc tìm hiểu Kinh Thánh, anh có cơ may tham dự tĩnh tâm và sinh hoạt với nhóm Canh Tân Đặc Sủng Công Giáo, được Chúa Thánh Linh đổi mới, từ chỗ nghi ngờ đến tin tưởng, từ chỗ ưu tư đến an bình nay anh gia nhập và thuộc về Hội Thánh Công Giáo.

Anh kể:

  • Con đi dự tĩnh tâm với ý định xin Chúa cho con biết mình phải làm gì theo ý định của Chúa dành riêng cho cuộc đời mình. Và khi đến đây thì ngay lập tức con đã được cảm thấy có sự hiện diện của Chúa Thánh Linh cách mạnh mẽ, tuy nhiên có một điều là ngay từ hôm thứ Sáu, trong buổi chiều đầy tiên của kỳ tĩnh tâm, khi Cha hướng dẫn đi đến, đặt tay cho, thâm chí trong những lần sau đó, từ xa khi Cha mới vừa giơ tay thì con đã được ơn nghỉ an trong Chúa, con cứ té ngả ra đất đã mấy lần rồi, không muốn cảm xúc thái quá đó. Con xin với Chúa cho con đừng té nữa. Hễ Cha đi về hướng con thì con tìm cách né qua chỗ khác. Cho đến sáng nay thì con hết đường chạy trốn vì Cha đi đến từng hàng ghế, con hết đường chạy trốn Chúa, con để cho Chúa thăm viếng con và chìm trong sự hiện diện của Chúa, điều tuyệt vời, điều kỳ diệu mà Chúa đã làm cho con lúc đó là Ngài cài cấy một tình yêu Chúa và tình yêu anh em dịu dàng trong lòng con. Trước đây thì con đi tìm Chân lý và đi theo Chúa vì đó là điều đúng và tốt cho con. Còn nay thì có thêm một lý do nữa con đi theo Chúa vì Ngài là người yêu của con. Từ đáy lòng con, rất biết ơn đấng đã yêu con đến độ Ngài chết đau đớn, trên thập giá, đền thay tội lỗi cho con, rồi Con cảm thấy Chúa đáng cho con yêu kính, con biết yêu Chúa không phải là chỉ bằng lý trí như trước đây nhưng còn bằng con tim, thậm chí say sưa Chúa như là người yêu. Con quyết định sẽ dâng cuộc đời con cho Ngài, đáp lại tiếng gọi của Ngài.

Ôi chao! Anh thanh niên tên Hiếu thật là một con cá lớn trong mẻ chài của Chúa Thánh Linh. Chúa ơi, chúng con xin cảm tạ Ngài về quà tặng này. Ngài ban cho nhiều quá, ơn thánh nối tiếp ơn lành. Lòng thương xót Chúa nối tiếp xót thương.

Thật là tuyệt vời được làm con Chúa !

Thật là tuyệt vời được yêu mến Chúa !

Happy