httpv://www.youtube.com/watch?v=bDJdLCSJNRo
NHỮNG NGƯỜI KHÔNG NÊN LẤY LÀM CHỒNG
NHỮNG NGƯỜI KHÔNG NÊN LẤY LÀM CHỒNG
(Tâm lý hôn nhân)
Trần Mỹ Duyệt
Tục ngữ Việt Nam có câu: “Con gái mười hai bến nước” ám chỉ con đường hôn nhân tương lai “trong nhờ đục chịu” của nữ giới. Nhưng nếu ứng dụng vào hoàn cảnh hôm nay, con thuyền hôn nhân của người con gái Việt Nam có thể sẽ trôi vào một bến khác nữa, đó là bến “chồng nước ngoài”. Riêng ở bến này, với kinh nghiệm nghề nghiệp, theo tôi, có lẽ đục nhiều hơn trong. Tại sao? Tại vì ở đây, tình yêu và hôn nhân sẽ gặp những thử thách rất lớn do ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh từ giáo dục, văn hóa, lịch sử, ngôn ngữ và xã hội.
Nhớ lại trong một buổi gặp gỡ, anh chị em đang vui vẻ trao đổi về tình yêu, hôn nhân và gia đình, tự nhiên có anh nêu thắc mắc: “Có ai biết tại sao gái Việt Nam bây giờ đổ xô đi lấy ngoại quốc không vậy? Bộ trai Việt Nam tệ lắm sao?” Câu hỏi hơi thiếu tế nhị, động chạm đến cảm thức của giới phụ nữ, nên một chị đã đối đáp thẳng thừng: “Không chỉ là tệ mà còn hơn tệ nữa. Cờ bạc, cá độ, đá gà, say xỉn. Không cờ bạc, say xỉn thì lười biếng, gia trưởng, độc đoán, vô tâm, vô trách nhiệm. Còn vài đứa ỷ có tiền, có bạc của cha mẹ lại ăn chơi, xa xỉ, gái gú. Những thứ đàn ông, con trai ấy thì ở giá còn hơn lấy làm chồng.” Thấy câu chuyện có phần không vui, mọi người im lặng và chuyển đề tài.
Thật ra không phải đàn ông, con trai Việt Nam ở trong hay ngoài nước, mà mọi đàn ông, con trai trên thế giới nếu mắc phải những khuyết điểm như trên đều không nên lấy làm chồng. “Giang sơn dễ đổi bản tính khó dời!” Hôn nhân dựa trên những yếu tố như vậy không phải là một hôn nhân lành mạnh đem lại hạnh phúc.
Cứ cho rằng con gái Việt Nam thời nay không còn bị ràng buộc bởi những tục lệ phong kiến như “cha mẹ đặt đâu, con ngồi đó”, mà tự do chọn lựa người mình yêu thì thời gian hẹn hò được cho là những khoảnh khắc đẹp, lãng mạn, tình tứ, và hấp dẫn nhất. Thời gian tìm hiểu của hai người. Thời gian của lựa chọn và quyết định. Nhưng đây cũng là thời gian mà nhiều người con gái dễ bị nhầm lẫn, và đã có những quyết định sai lầm nhất!
Tục ngữ ca dao Việt Nam đã có câu: “Gái tham tài, trai tham sắc.” Hoặc “con trai yêu bằng mắt, con gái yêu bằng tai”. Bắt được tâm lý này, những chàng sở khanh thường dùng khí giới “đẹp trai không bằng chai mặt” để chinh phục. Kết quả là nhiều phụ nữ đã ngậm đắng nuốt cay, ân hận cả đời. Họ không tránh khỏi quyết định sai lầm, vì tránh được cái bẫy đẹp trai thì lại vướng vào cái bẫy có tài; và tránh được cái bẫy có tài thì lại khó tránh cái bẫy “chai mặt”.
Để giúp chị em phụ nữ có những chọn lựa sáng suốt trong lãnh vực tình cảm và hôn nhân, gầy đây trong một khảo cứu được phổ biến trên https://www.india.com › Lifestyle, ít nhất 6 loại đàn ông con trai được khuyên là “có ế cũng đừng lấy”. [1]
Người bạo hành (abusive):
Người có máu bạo hành thường không biết tự kiềm chế cảm xúc, sự nóng giận và bực tức. Con người ai cũng có những lúc mất bình tĩnh và không tự kiểm soát được bản thân, cảm tình, lời nói hay việc làm, nhưng không nên lấy một người mà người ấy luôn tỏ ra nóng nảy, bực bội, và bất mãn mọi chuyện từ nhỏ đến lớn, từ bình thường đến quan trọng. Nhất là vì do thiếu tự chế, thiếu bản lãnh mà dẫn đến cãi vã, “thượng cẳng chân, hạ cẳng tay” với người khác.
Nếu trong thời gian tìm hiểu, hẹn hò mà bạn may mắn nhận ra người yêu của bạn có những hành xử lỗ mãng, chửi thề, văng tục, nóng nảy, và tệ hơn là có lần đã lớn tiếng với bạn hoặc “tặng” bạn một bạt tai. Lời khuyên tốt nhất dành cho bạn trong trường hợp này là hãy: “Bỏ của chạy lấy người”.
Người tham công tiếc việc (work is life):
Chăm chỉ, siêng năng, chịu khó, và có chí cầu tiến là tốt, nhưng nếu lúc nào cũng coi công việc là chính, “làm ngày không đủ, tranh thủ làm đêm”, thì theo tâm lý, những người này mang hội chứng “nghiện việc”. Họ luôn dành thời giờ cho công việc và sẽ không có giờ cho gia đình, cho vợ con. Tình yêu, hôn nhân, gia đình, con cái đối với họ là thứ yếu, hoặc không cần thiết. Theo một khảo cứu 26% những người này thường xuyên có cảm tưởng bị “vắt sạch cảm xúc” do công việc.
Ngoài ra, trong đời sống vợ chồng, những người này sẽ không bao giờ để ý lắng nghe bạn, nếu bất quá thì chỉ trả lời “có” hoặc “không” cho qua chuyện. Họ cũng rất ít khi trao đổi hoặc bàn thảo gì với bạn. Bạn sẽ cảm thấy rất cô đơn trong căn nhà dù lớn hay nhỏ của mình. Ngoài việc chú tâm vào công việc, họ chỉ là một người đàn ông vô cảm.
Người tình tiền kiếp:
Bạn có tin là mình đã yêu một ai đó từ kiếp trước không? Một người mà chỉ vài lần chào hỏi xã giao, hoặc vài cuộc hẹn hò cùng nhau đi xinê hay uống càphê là đã tỏ ra như “hai ta đã gặp nhau ở tiền kiếp”. Điều đáng lưu ý ở con người này là họ cứ nằng nặc đòi cưới bạn cho bằng được. Đối với những đàn ông này, thành ngữ tiếng Anh có câu: “Easy come easy go” – cái gì đến dễ thì ra đi cũng dễ. Bạn đừng lầm tưởng đây là “tiếng sét ái tình” (coup de foudre).
Tính cách vội vàng, thiếu kiên nhẫn chờ đợi, cũng là một vấn nạn mà bạn cần đặt ra: Liệu có gì gài bẫy trong cuộc tình này không? Quá khứ người này có điều gì đáng nghi ngờ không? Tại sao lại quá vội vàng? Người này có trưởng thành về tình yêu và tâm lý không? Quan trọng hơn vẫn là người ấy sẽ không có đủ nhẫn nại và chung thủy để sống đời với bạn! Tiền kiếp thì không biết, nhưng nếu vội vàng tiến tới hôn nhân với những người như vậy sẽ dễ đi đến “tàn kiếp”!
Người áp đặt (over possessive):
Đây là lớp người đàn ông đáng sợ nhất mà phụ nữ thông minh không nên lấy làm chồng. Họ rất đa nghi nhưng cũng rất độc đoán và chiếm hữu. Họ sẽ bắt bẻ bạn, sẽ nghi ngờ bạn, và sẽ tra vấn bạn về tất cả những gì bạn làm. Thí dụ, các kiểu áo quần thời trang bạn mặc, bạn bè bạn giao tiếp, những phương tiện thông tin bạn dùng. Tất cả họ đều muốn kiểm soát và áp đặt theo ý họ. Với một người như vậy, bạn rất khó có thể sống một cách vui vẻ, thoải mái và hạnh phúc.
Trong văn hóa Việt Nam, những người như vậy được xếp vào hạng gia trưởng, chủ quan, và độc tài. Bạn sẽ không bao giờ là bạn, vì tất cả đều lệ thuộc vào một người mà người đó luôn luôn muốn bạn phải theo ý họ.
Người trăng hoa (Casanova):
Do điển tích Casanova là người có 5 vợ và hàng tá tình nhân. Điểm chính của loại người trăng hoa là không chung tình. Đối với họ, phụ nữ chỉ là món hàng, món đồ chơi mà họ hãnh diện có trong bộ sưu tập của họ. Họ tỏ ra rất khéo léo, đào hoa, lãng mạn khi chinh phục phụ nữ. Nhưng nếu để mình bị thu hút bởi cái nét đào hoa, và tin tưởng vào những lời hứa hẹn đường mật của những người này là một đại họa.
Bạn có thể tin vào lời hứa của những đàn ông, con trai này không? Sau đây là lời tự thú của một khách làng chơi đã đi vào văn học sử:
“Một trà, một rượu, một đàn bà,
Ba cái lăng nhăng nó quấy ta,
Chừa được thứ nào hay thứ nấy,
Có chăng chừa rượu với chừa trà.” [2]
Người bám áo mẹ (mama’s boy):
Yêu mẹ, lắng nghe và tôn trọng ý kiến của mẹ hoàn toàn khác với thái độ một người mà lúc nào cũng hành xử như một đứa trẻ bám áo mẹ.
Một người đàn ông, con trai trung bình ở tuổi 30 được cho là đã trưởng thành đầy đủ về mặt tâm lý. Với sự trưởng thành này, anh ta có thể tự mình giải quyết và tự lập được cuộc sống. Ngược lại, một người đàn ông, con trai mà lúc nào cũng mẹ, cái gì cũng mẹ, đi đâu cũng mẹ, không có mẹ không nấu được tô mì, luộc được quả trứng, giặt được cái áo, thì sau khi kết hôn, những “cậu ấm”, những “công tử” này làm sao có đủ khả năng bao bọc, lo lắng và nuôi được gia đình nhỏ của mình.
“Bởi thế người đàn ông sẽ bỏ cha mẹ mình mà luyến ái với vợ mình, và cả hai trở nên một.” (Genesis 2:24) Phụ nữ có thể mến, và kính trọng một người bạn trai biết hiếu kính cha mẹ, nhưng không nên lấy một người chỉ biết bám gấu áo mẹ. Nếu lấy người này, bạn sẽ chẳng khác gì thay thế cho người mẹ đẻ để chiều chuộng, săn sóc, và lo lắng cho một thằng con trai lớn nhưng vô tích sự.
Người ông thầy bảo cưới:
Đây là loại đàn ông thứ 7, loại mà theo văn hóa và phong tục Á Đông, đặc biệt là Việt Nam, là những người mà mấy ông, mấy bà thầy bói, tử vi hay tướng số bảo lấy.
Bạn lấy chồng, sinh con, đẻ cái là chọn lựa và quyết định hoàn toàn của bạn. Không có một thầy bói, thầy tử vi hay tướng số nào có thể làm điều này thay bạn. Những gì họ nói chỉ mang tính cách tư vấn, tham khảo chứ không phải là định mệnh. Trong thực tế, họ không sống thay cho bạn để chịu hậu quả do những lời khuyên ấy.
Với cái nhìn tâm lý và sự phát triển về kiến thức, khoa học ngày nay, quyết định yêu hay cưới dựa vào ngày lành, tháng tốt, dựa vào hợp tuổi là những gì mê tín, nhảm nhí. Hạnh phúc là do tự bạn. Bạn mới là người làm chủ những quyết định của mình. Ý thức này sẽ giúp bạn sáng suốt hơn trong những lựa chọn có liên quan đến tương lai, đến hạnh phúc hôn nhân của đời mình:
“Thừa tiền thì đem mà cho
Đừng dại xem bói rước lo vào mình.” [3]
Trần Mỹ Duyệt
From: TU-PHUNG
Bỏ vợ và Bố vợ …
Bỏ vợ và Bố vợ …
Hôm qua nhà vợ có đám giỗ, vợ bảo nhà không làm cỗ, chỉ bày chút hoa quả cúng tổ tiên thôi. Anh về cũng được, nếu bận thì thôi. Vợ nói thì nói vậy, tôi tự thấy vẫn nên về.
Vợ chồng tôi sắp ly hôn, sau 2 năm yêu nhau và 16 năm chung sống. Chúng tôi đến với nhau từ thời tôi còn hai bàn tay trắng. Hai vợ chồng trầy trật tạo dựng sự nghiệp, cuối cùng rồi cũng có ngày phát triển như hôm nay. Nhưng khi kinh tế đã đủ đầy thì tình yêu cũng thay đổi.
Thực ra là do tôi đã nguôi dần cảm xúc với vợ. Tôi ngoại tình và tự thấy cuộc sống hôn nhân quá tẻ nhạt. Sống chung thực ra chỉ làm vợ tôi thêm đau khổ, vậy nên tôi nghĩ ly hôn là giải pháp. Vợ tôi ngày xưa rất cá tính và ương bướng, giờ làm ăn nên cũng trở nên khá gan lì. Cô ấy tất nhiên không chịu, nhưng sự im lặng kéo dài cũng khiến cô ấy ngột ngạt. Phụ nữ thực ra không giỏi chịu đựng như người ta tưởng, nhất là về phương diện tình cảm, nếu không níu được họ vẫn biết sẵn sàng buông.
Bố mẹ vợ đón tôi vẫn bằng nụ cười như mọi khi nhưng có vẻ hơi khách khí. Có lẽ vì biết chúng tôi sắp chia tay nên họ đón tôi như khách, không cho tôi động tay động chân việc gì. Mẹ vợ nhìn tôi lạnh nhạt, còn bố vợ đối với tôi vẫn thân tình niềm nở.
Bố vợ tôi là người ít nói. Từ ngày làm rể ông, chưa bao giờ tôi thấy ông can thiệp vào chuyện gia đình con cái. Nhưng lần này có vẻ như ông muốn nói. Ông bảo: Từ trước giờ bố vẫn đối với tôi như hai người đàn ông với nhau. Nhưng hôm nay bố muốn nói chuyện với tôi là tư cách bố vợ. Giọng ông chậm rãi, đều đều, nhỏ đủ để tôi nghe:
“Ngày xưa hồi cái Bống nó yêu con, bố mẹ không đồng ý. Bố mẹ chỉ có mình nó là con, bao yêu thương chăm sóc dồn cho nó cả. Tính nó từ bé đã ương bướng vì được bố mẹ nuông chiêu, cưng như hoa như trứng. Bố vẫn nghĩ nó lớn lên trong đủ đầy sẽ không thể nào chịu được khốn khó. Ngày nó nói yêu con và muốn lấy con, bố đã cản ngăn, không phải vì chê con mà vì sợ con gái bố nông nổi. Nó quen ăn sung mặc sướng, con thì thiếu thốn khổ nghèo. Nó vốn quen đón đưa, con thì một mái nhà để ở cũng không có. Nó yêu con, tưởng tình yêu là vĩ đại lắm, tưởng phong ba gì cũng vượt được, nhưng khi đối mặt với thực tại cơm tiền có chịu nổi không? Bố chỉ sợ nó lấy con rồi, được dăm bữa nửa tháng sẽ chạy về nhà than rằng con không quen chịu khổ, như vậy sẽ rất thiệt thòi cho con.
Dù vậy nó vẫn kiên quyết lấy, nó khóc lóc suốt ngày, nó quỳ lạy van xin. Làm cha mẹ, không thể thấy con mình yêu sống yêu chết mà nỡ can ngăn. Thôi thì nó lớn rồi, tự làm tự chịu.
Các con về với nhau, nhà phải đi thuê. Ba lần bảy lượt bố nói các con về sống chung, nó bảo không về. Nó không muốn con cảm thấy xấu hổ vì cậy nhờ nhà vợ, ăn không dám ăn, nói không dám nói. Rồi trong lúc khốn khó, con tập tành kinh doanh. Nó cũng nghỉ việc nhà nước hỗ trợ con. Nó mang bầu trong thời gian làm ăn nhiều thất bại. Đôi bận nó về nhà, người lả đi vì suy nhược, nhưng nó giấu con, không muốn con nghĩ ngợi mông lung.
Cuối cùng thì có công trồng cây cũng đến ngày hái quả. Các con dần có của ăn của để. Đứa trước lớn lên, đứa sau ra đời. Bố mẹ nhìn vào, cảm thấy hạnh phúc vì con mình đã trưởng thành, cứng cáp.
Lâu rồi nó về nhà, mấy lần trốn trong nhà tắm khóc. Mẹ con biết mới cố tra hỏi, nó bảo chồng con ngoại tình. Nó bảo nó không khóc trước mặt chồng, không muốn tỏ ra yếu đuối. Bố cũng không ngờ đứa con gái cá tính và bướng bỉnh ngày xưa nay lại trở nên yếu mềm như vậy. Từ bé tới lớn, người có thể làm nó khóc cũng chỉ có con.
Người ta nói, khó khăn thử thách lòng chung thủy của đàn bà. Giàu có thử thách lòng chung thủy của đàn ông. Khó khăn không làm lung lạc ý chí và tình yêu của vợ con, nhưng tiền bạc đã làm con thay đổi.
Bố không biết rốt cuộc là con gái bố đã làm sai điều gì với con, nó không biết ăn ở hay đối nhân xử thế tệ bạc? Nó ăn chơi trác táng hay bỏ bê chồng con? Là nó không tốt ở chỗ nào, hay chỉ vì đơn giản là con khát thèm sự mới mẻ?
Con nhìn xem, người phụ nữ đầu ấp tay gối với con 16 năm qua. 16 năm tuổi thanh xuân đẹp nhất cuộc đời nó dành để cùng con mưu sinh bươn chải. 16 năm nó bận bịu cho chồng cho con đến quên cả đòi hỏi. Giờ đến khi kinh tế đủ đầy rồi thì lại đối diện với cảnh chia ly. Người phụ nữ đã vì con mà từ bỏ đầy đủ ấm êm. Vì con mà cam tâm chịu khổ. Vì con mà mạnh mẽ, cũng vì con mà yếu đuối. Cuối cùng con lại làm khổ nó chỉ vì một người phụ nữ chưa một ngày vì con mà hao tâm tổn sức.
Người phụ nữ con đang yêu hiện tại, bố nghĩ nó chẳng có gì hơn vợ con, ngoại trừ tuổi trẻ. Tuổi trẻ vợ con cũng đã từng có, nhưng nó đã dành hết cho con rồi. Tiền bạc mà người phụ nữ kia đang được hưởng từ con, cũng có một phần mồ hôi và nước mắt của vợ con trong đó.
Là đàn ông bố biết, bản năng chinh phục ẩn giấu trong mỗi người. Nhiều khi chúng ta nhìn con mồi nằm gọn trong hang của mình rồi thì thèm khát những con mồi đang tung tăng ngoài kia. Ta thường đứng bên này đồi rồi ngó sang bên kia đồi xuýt xoa “ở bên kia cỏ sao mà xanh thế”. Thực tế thì đứng núi này chắc chắn sẽ thấy núi khác cao hơn.
Bố không muốn trách móc con. Nhưng bố là bố, cũng như con đối với con của mình. Làm bố, không thể thấy con mình khổ đau mà làm ngơ, không thể thấy con mình chịu ấm ức mà không lên tiếng. Làm bố của một cô con gái, ngay cả khi thấy nó cười vẫn cảm thấy bất an”.
Chưa bao giờ tôi thấy bố vợ tôi nói nhiều như vậy, cũng chưa bao giờ ông uống nhiều như vậy. Cả buổi tôi không nói một lời nào, chỉ sợ mỗi câu mình nói ra sẽ trở nên vô duyên vô dụng.
Vợ tôi từ đâu chạy ra, giật chén rượu trên tay bố: “Bố ạ, bố đừng uống nữa, đừng nói những chuyện vô nghĩa như thế nữa. Con đã giữ đúng lời hứa với bố ngày xưa, dù khổ cực đến đâu cũng không phụ anh ấy. Bố xem con gái bố mạnh mẽ thế này, con có khóc đâu mà bố lại khóc”.
Trong giây phút ấy theo lời kể của ông, bao nhiêu ký ức hiện về trong trí nhớ như một cuộn phim quay chậm lại từng chi tiết. Người ta vẫn thường nói “khi bình yên, người ta thường quên đi những lời thề trong giông bão”, quả không sai.
Dù sao thì ngày mai tôi vẫn phải đến tòa án. Đến tòa để rút lại đơn ly hôn.
From: Do Tan Hung & KimBang Nguyen
Đàn ông thắng ai cũng tốt chứ đừng cố chiến thắng vợ mình
Đàn ông thắng ai cũng tốt chứ đừng cố chiến thắng vợ mình
Đàn ông thắng ai cũng tốt chứ đừng cố chiến thắng vợ mình
Phụ nữ lấy chồng, thiệt thòi đủ đường, chồng có thấu?
Phụ nữ lấy chồng, trước tiên là một thân một mình rời xa cha mẹ, anh chị em, rời xa căn nhà thân yêu để đến với một thế giới hoàn toàn xa lạ, chỉ có một điểm tựa duy nhất, ấy là chồng. Cuộc sống hơn 20 năm, bỗng chốc bị thay đổi trong nháy mắt.
Ở đó, cô ấy phải cố gắng làm hài lòng người khác, phải miễn cưỡng gượng cười, miễn cưỡng vui vẻ. Từ một cô gái tự do vô ưu vô lo, được bố mẹ chiều chuộng như công chúa nay lại phải nhìn sắc mặt người khác mà sống.
Rồi đến ngày vượt cạn, cam tâm tình nguyện đón nhận những cơn đau mà những người đàn ông mãi mãi không thể tưởng tượng ra nổi để sinh cho chồng một đứa con máu mủ. Để rồi sau đó như một điều hiển nhiên, thân hình cô ấy tàn tạ, ngực chảy xệ, bụng, đùi rạn nứt, phát tướng, mặt mũi phờ phạc…
Từ cô gái xinh đẹp, thon thả bao chàng trai si mê, theo đuổi, vì ai mà cô ấy phải hy sinh tất cả, nhan sắc ấy, kiêu hãnh ấy. Sau sinh, cô ấy tình nguyện bỏ đam mê, mơ ước, bỏ luôn những cuộc vui bạn bè để làm một người mẹ, người vợ chu toàn.
Cô ấy đã từng tiêu xài không cần suy nghĩ, chuyện gì cũng chẳng cần bận tâm. Nhưng giờ đây không có thu nhập, đến chi tiêu cũng phải lo nghĩ, sợ chồng chê tiêu xài hoang phí…
Những nỗi khổ này, đàn ông đã từng đặt mình vào để hiểu, để thấm, để thương vợ hơn chưa?
Vậy nên, đàn ông thắng ai cũng được đừng cố chiến thắng vợ mình
Phụ nữ bước vào hôn nhân, sinh con đẻ cái là đã lựa chọn đánh đổi tự do, đánh đổi nhan sắc và từ bỏ những cuộc vui để chấp nhận đứng sau, làm cái bóng cho một người đàn ông, chăm lo, săn sóc anh ấy.
Phụ nữ vốn chẳng ai muốn hơn thua với chồng, thậm chí còn luôn tình nguyện nhận thua chồng mọi thứ, từ việc kiếm tiền, đến trước mặt bạn bè, người thân cũng đều nói tốt cho người đàn ông ấy.
Vợ là người vì yêu thương chồng mà hy sinh mọi thứ, đừng xem vợ là kẻ thù, là đối tượng để nhất định phải chiến thắng, hơn thua!
Với đàn ông, có hai điều nhất định phải làm được, một là trách nhiệm làm trụ cột tài chính, mỗi tháng đều đưa tiền cho vợ, hai là trách nhiệm với cảm xúc của vợ mình. Nên nhớ, vợ là người vì yêu thương mình mà hy sinh cả thanh xuân, nhan sắc, tự do, tuyệt đối không phải đối thủ. Đàn ông hơn thua với ai cũng được nhưng tuyệt đối đừng bao giờ tìm cách hơn thua với vợ.
Vậy nên, đàn ông đừng hèn hạ đến mức muốn hơn thua, đố kỵ với vợ mình. Có tranh cãi, đừng nhất định phải có người thắng người thua. Nhường cô ấy một câu, cô ấy sẽ tự khắc cảm kích mà thay đổi. Đàn ông đừng tự cho mình cái quyền là trụ cột gia đình mà bắt vợ răm rắp nghe lời, làm theo ý.
Ở ngoài xã hội, hơn thua với người đời là điều bình thường. Nhưng khi ở nhà, đàn ông mà muốn sống chết hơn thua với vợ thì chỉ là người đàn ông thất bại. Suy cho cùng đàn ông tài giỏi đến mức nào cũng nên nhường nhịn vợ một chút. Trong hôn nhân, không có gì là mất mặt, không có gì là đáng xấu hổ khi nhẫn nhịn người bạn đời. Người đàn ông biết cách lấy lòng và yêu chiều vợ mới là người khôn ngoan.
Hoàng Bách | coocxe.com
From: TU-PHUNG
BÍ QUYẾT GIỮ HẠNH PHÚC GIA ĐÌNH -Lm Matthew Nguyễn Khắc Hy
httpv://www.youtube.com/watch?v=ynhstVK17tg
BÍ QUYẾT GIỮ HẠNH PHÚC GIA ĐÌNH -Lm Matthew Nguyễn Khắc Hy
KHÁC BIỆT GIỮA ĐÀN ÔNG BẤT TÀI VÀ ĐÀN ÔNG CÓ BẢN LĨNH
KHÁC BIỆT GIỮA ĐÀN ÔNG BẤT TÀI VÀ ĐÀN ÔNG CÓ BẢN LĨNH
So với việc gả cho một người đàn ông không có bản lĩnh, phải hạ thấp tiêu chuẩn cuộc sống của mình xuống, chi bằng cứ ở một mình, vui vẻ, tự do tự tại.
Nếu gả cho ai đó, vậy thì nhất định hãy “sáng mắt ra”, tìm lấy cho mình một người đàn ông có bản lĩnh để có thể dựa dẫm suốt đời.
Đàn ông, là trụ cột của một gia đình, đàn ông có bản lĩnh hay không, sẽ trực tiếp ảnh hưởng tới tương lai của cả một gia đình.
Đàn ông càng bản lĩnh, gia đình càng hạnh phúc, hòa thuận; đàn ông càng vô dụng, không khí gia đình càng u ám, buồn bã.
- Đàn ông có bản lĩnh, mạnh ở bên ngoài, Đàn ông bất tài, ra vẻ ở trong nhà
Ông trùm xã hội đen một thời của Thượng Hải, Trung Quốc, Đỗ Nguyệt Sanh từng có một câu nói nổi tiếng như này: “Người thượng đẳng, có bản lĩnh, không nóng nảy; người trung đẳng, có bản lĩnh, hơi nóng nảy; người hạ đẳng, không có bản lĩnh, vô cùng nóng nảy.”
Càng là đàn ông bản lĩnh, đạo đức, tâm thái và sự nhẫn nại của họ càng lớn, họ có thể kiểm soát được cảm xúc của bản thân, đặc biệt là sẽ không mang sự bực tức hay nóng giận theo cùng về đến nhà.
Ở bên ngoài, họ có thể là những trùm khởi nghiệp đang không ngừng nỗ lực vất vả phấn đấu, là những tinh anh có chút thành tựu nhỏ hay là những lãnh đạo của cả một tập đoàn lớn, ngày thường phải trải qua không biết bao nhiêu mưa gió bão bùng, hay những bực dọc không đâu, nhưng chỉ cần bước chân vào nhà thôi, họ sẽ trở thành một người chồng, một người ba dịu dàng.
Trong tâm lý của họ, nhà là nơi tránh gió, là chốn ấm áp và thoải mái nhất trong cuộc đời. Bất luận bên ngoài có phải chịu đựng bao nhiêu khổ sở vất vả, bao nhiêu mệt mỏi, chỉ cần về tới nhà, mọi thứ đều sẽ tan biến hết.
Đàn ông có bản lĩnh, mạnh ở bên ngoài
Còn người đàn ông vô dụng lại vừa hay ngược lại.
Ở bên ngoài, họ thấp cổ bé họng, làm gì cũng không xong. Khởi nghiệp không chịu được khổ, làm công thì không biết điều, sống kiểu cố gắng cho qua ngày.
Bản lĩnh của họ không lớn, nhưng sự nóng nảy thì vừa hay tỷ lệ nghịch. Đừng trông ở ngoài tỏ ra yếu đuối, thấp bé, một dạ hai vâng, một khi về tới nhà, họ sẽ trút hết những ấm ức và tức giận đó ra với vợ con.
Đàn ông đích thực là người che mưa chắn bão cho vợ con; đàn ông xấu xa chuyên tạo ra hỏa hoạn cho gia đình.
- Đàn ông bản lĩnh, thương vợ, Đàn ông bất tài, yêu bản thân
Đàn ông bản lĩnh thường có một gia đình hạnh phúc.
Họ có giáo dục, có lòng biết ơn, luôn ghi nhớ rằng đằng sau thành công của mình là những sự bỏ ra âm thầm của vợ, nó khiến họ phấn đấu vì vợ con và đồng thời yêu vợ con gấp bội.
“Gia hòa” mới có thể “vạn sự hưng”, đàn ông muốn thành công, gia đình trước tiên phải hạnh phúc, hòa thuận. Vì vậy, vị trí của gia đình trong lòng họ là vô cùng quan trọng.
Có bận rộn tới đâu, họ cũng sẽ dành thời gian ra để ở bên gia đình; có mệt mỏi tới đâu, họ cũng sẽ về nhà chia sẻ việc nhà với vợ con.
Họ hiếm khi tức giận với vợ, càng không tùy tiện đánh người ta, bởi lẽ họ biết, làm tổn thương tới người thân yêu, là biểu hiện của kẻ vô năng nhất.
Ngược lại, đàn ông vô dụng, họ luôn luôn chỉ biết yêu bản thân, bất kể là làm gì, họ đều sẽ nghĩ tới bản thân mình trước tiên.
Cãi nhau, trước giờ không bao giờ suy nghĩ tới cảm nhận của vợ, hai từ “nhượng bộ” không hề tồn tại, thay vào đó sẽ chỉ là những tiếng quát tháo cùng những hành động chân tay khiến người ta sợ hãi.
Công việc cũng không thấy bận rộn hơn vợ là bao, nhưng về tới nhà là như Phật sống, ngồi chềnh ềnh ra đó không biết làm gì. Không xem tivi thì chơi điện tử, không biết chia sẻ việc nhà với vợ, thậm chí tới con cái cũng lười quản.
Đối với mình thì rất hào phóng, lấy tiền hai vợ chồng tiết kiệm ra mua xe, thay đồng hồ, nhưng đối với vợ lại vô cùng keo kiệt, tới một chiếc váy đắt tiền một chút cũng không nỡ mua.
Đàn ông bất tài, yêu bản thân
Đàn ông bản lĩnh, yêu vợ nhất; đàn ông vô dụng, yêu mình nhất.
Đàn ông bản lĩnh, cầu tiến
Đàn ông bất tài, ca thán
Có câu nói rất đúng rằng, nghèo vật chất không đáng sợ, nghèo tinh thần mới là đòn chí mạng.
Đàn ông muốn có bản lĩnh, nội tâm nhất định phải kiên cường, phong phú.
Xuất thân không tốt, không sao hết; gia đình bình bình, cũng chẳng đáng lo, khó khăn là chuyện bình thường, nó cũng không phải là cái hố mà bạn không bao giờ nhảy qua được, việc cần thiết nhất đó là phải thay đổi quyết tâm và dũng khí ở hiện tại.
Đàn ông thành công, sẽ không bao giờ ca thán.
Họ lạc quan, tích cực hướng về phía trước, luôn luôn mang trong mình nguồn năng lượng nhiệt huyết, tích cực, có thể bùng nổ bất cứ lúc nào.
Ông trời trước giờ không bao giờ phụ lòng người, càng nỗ lực, nhất định sẽ càng may mắn.
Đàn ông bản lĩnh, cầu tiến
Nhưng còn đàn ông vô dụng thì lại đang làm cái gì?
Không ca thán thì cũng là oán than.
Hôm nay than mình mệnh khổ, không được đầu thai vào gia đình giàu có, ba mẹ không cho được chút vốn nào.
Ngày mai ca thán xã hội bất công, bao nhiêu thịt cũng dành hết cho người khác ăn, bản thân đến cơ hội húp canh cũng không có.
Ngày kia ca thán vợ không tốt, không biết chia sẻ khó khăn với mình, không kiếm được nhiều tiền một chút để chia sẻ gánh nặng với chồng.
Đàn ông bất tài chính là loài sinh vật yếu đuối và tàn tật về tinh thần như vậy, chốt lại là một câu nói thôi: không phải tôi sai, là xã hội sai, ba mẹ sai, vợ sai, đều là mọi người không giúp được gì cho tôi!
- Đàn ông bất tài, ca thán
Ngày nay, vì sao ngày càng có nhiều phụ nữ không muốn kết hôn?
Nguyên nhân chí tử nhất, không phải vì họ không muốn kết hôn, mà là bởi họ sợ bị gả cho nhầm người.
Nếu phải gả cho một người đàn ông không có bản lĩnh, vậy thì thả rằng “ở vậy nuôi thân béo mầm”, vậy còn sung sướng hơn.
Tuyệt đối đừng để hôn nhân của bạn, trở thành nấm mồ chôn vùi thanh xuân và cả cuộc sống của bạn!
Điều hối hận nhất mà một người già nói với chúng ta: Việc lập kế hoạch là tốt nhưng cuộc sống nhiều “biến số”, quan trọng nhất là sống trọn vẹn từng ngày!
Theo internet
MÁI ẤM GIA ĐÌNH
Kẻ Đi Tìm
MÁI ẤM GIA ĐÌNH
Bài Tin Mừng hôm nay là một lời mời gọi người Kitô hữu phải chú ý đến việc giáo dục hôn nhân và gia đình kỹ càng hơn. Phải chú trọng đến đời sống đạo đức, nghĩ đến hạnh phúc kẻ khác cũng như của con cái hơn là sống ích kỷ, chỉ nghĩ đến việc thỏa mãn mình.
Một họa sĩ nọ, suốt đời mơ ước sẽ vẽ được một bức tranh đẹp nhất trần gian. Ông đến hỏi một vị giáo sĩ:
– Xin ngài cho con biết điều gì đẹp nhất trần gian?
Vị giáo sĩ liền trả lời:
– Tôi nghĩ rằng: Điều đẹp nhất trần gian là niềm tin, bởi vì niềm tin nâng cao giá trị con người. Ông có thể tìm thấy niềm tin bất cứ nơi nhà thờ nào có những người họp nhau để cử hành và chia sẻ cơm bánh cho nhau.
Nhà nghệ sĩ chưa thỏa mãn, tiếp tục cuộc điều tra, ông đặt ra một câu hỏi tương tự với một cô dâu. Cô dâu trả lời:
– Tình yêu là điều đẹp nhất trần gian, bởi vì tình yêu làm cho đắng cay nên ngọt ngào, mang lại tiếng cười thay cho tiếng khóc, biến nghèo nàn thành giàu sang, làm cho điều bé nhỏ trở thành cao trọng. Cuộc sống sẽ nhàm chán nếu không có tình yêu.
Vẫn chưa thỏa mãn với điều mơ ước, nhà nghệ sĩ đến gặp một người lính chiến từ trận mạc trở về. Được vấn kiến, người lính chiến trả lời:
– Hòa bình là điều đẹp nhất trần gian, chiến tranh là điều bỉ ổi, ở đâu có hòa bình, ở đó có cái đẹp.
Sau khi nghe những lời phát biểu trên đây, nhà họa sĩ tự hỏi? Làm sao có thể vẽ lại một lúc: Niềm tin, Tình yêu và Hòa bình. Về đến nhà, ông nhận ra niềm tin nơi ánh mắt con cái. Tình yêu trong cái hôn của người vợ. Chính niềm tin nơi con cái và tình yêu nơi người vợ làm cho tâm hồn ông tràn ngập hạnh phúc và an bình. Nhà nghệ sĩ chợt hiểu thế nào là điều đẹp nhất trần gian. Sau khi hoàn thành tác phẩm, ông đặt tên cho nó là: Mái ấm gia đình.
Mái ấm là mái nhà che mưa che nắng, là bốn vách che kín không để gió lùa vào, là chiếc thảm trên sàn nhà giữ cho khỏi giá băng, nhưng mái ấm gia đình không chỉ có thế mà còn hơn thế nữa. Đó là tiếng cười của em bé, tiếng hát của bà mẹ, sức mạnh của người cha. Đó là hơi ấm của những con tim biết yêu, là sự ân cần, là lòng chung thủy, là tình bằng hữu … Mái ấm gia đình là ngôi trường và là thánh đường đầu tiên cho tuổi thơ được học cho biết thế nào là điều ngay lẽ phải, thế nào là việc thiện, thế nào là lòng tử tế. Đó là nơi tuổi thơ tìm về khi đau khổ bệnh hoạn. Đó là nơi được chia sẻ niềm vui và xoa dịu buồn phiền. Đó là nơi cha mẹ được kính trọng và yêu thương. Đó là nơi những món ăn đơn sơ cũng trở thành cao lương mỹ vị, vì là giá trị của mồ hôi và nước mắt. Mái ấm gia đình là nơi được Thiên Chúa luôn chúc phúc.
Lạy Chúa, dù xiêu vẹo dột nát, xin cho căn hộ gia đình chúng con luôn là một mái ấm đứng vững với niềm tín thác vào tình yêu của Chúa và được xây đắp không ngừng bằng tình yêu thương giữa mọi người chúng con. Amen.
Nguồn: Giáo xứ Ba Thôn
Vợ chồng sống với nhau phải nhớ hai chữ tu khẩu.
Vợ chồng sống với nhau phải nhớ hai chữ tu khẩu.
Vợ chồng sống với nhau, muốn hạnh phúc thì nhất định phải biết nhẫn nhịn, bao dung, phải để ý lời ăn tiếng nói hàng ngày tránh làm tổn thương nhau.
“Tu trăm năm mới chung một chuyến thuyền, tu nghìn năm mới nên duyên vợ chồng”. Đó là câu nói dân gian về duyên phận nhân sinh, gặp nhau bởi chữ duyên, gắn kết đời nhau bởi chữ nợ, trân quý cơ duyên này cũng chính là trân quý bản thân mình vậy. Mối quan hệ vợ chồng chính là loại quan hệ sâu sắc nhất trong tất cả các loại duyên phận, con người nên trân trọng.
Cuộc đời này sẽ không còn giá trị thiết thực, khi con người sống không có tình cảm với nhau. Ta chỉ thương yêu quý mến lo lắng cho nhau thật sự khi nó là của riêng ta. Tình cảm con người được biểu hiện qua tâm lý cảm xúc buồn vui, thương ghét, giận hờn, lo lắng, sợ hãi, ganh tị, tật đố và tham muốn.
Vợ chồng chung sống với nhau có khi không hạnh phúc hay tan vỡ một phần do số mệnh, một phần do bản thân không trân quý. Thực tế trong cuộc sống chúng ta chỉ thương yêu người đem lợi ích về cho mình và sẽ vắng bóng tình thương khi quyền lợi không còn nữa. Tình yêu nam nữ luôn mang tính chất ích kỷ của sự chấp ngã, vì sự đam mê say đắm thân này.
Là vợ chồng, nhất định phải luôn ghi nhớ những điều sau:
Tốt hay xấu nằm ở trong suy nghĩ
Khi có cãi vã, không nên to tiếng hay tranh chấp mà nên trò chuyện một cách lý trí. Quan trọng nhất chính là, nếu bạn thật sự nghĩ cho nửa kia, hy vọng đôi bên hòa hợp, thì phần thiện ý này sẽ giúp hai người vượt qua được mâu thuẫn. Ngược lại, nếu điều nghĩ đến chỉ là tức giận và oán thán, thì làm sao cuộc hôn nhân có thể như ý bạn được?
Hóa giải duyên nợ
Vợ chồng đến với nhau, ràng buộc nhất chính là duyên nợ. Vì thế phải trân trọng nhau, có chuyện gì xảy ra cũng phải bình tĩnh, tìm cách giải quyết, đối diện với những bất công, oan ức để hóa giải ác duyên.
Hãy nhìn vào ưu điểm
Có nhiều cặp vợ chồng kết hôn lâu nên dường như quên mất nguyên nhân ban đầu đến với nhau, rồi thấy bạn đời của mình toàn khuyết điểm, từ đấy chỉ trích nhau, hôn nhân bất hòa. Đúng sai về mặt hình thức nhiều khi là không quan trọng. Nếu bạn nhìn vào mặt tốt nhiều hơn, khen ngợi nhiều hơn, thì hôn nhân tự nhiên cũng hòa hợp và ấm áp.
Đừng xem nhẹ hôn nhân
Trong cả văn hóa phương Đông lẫn phương Tây, hôn nhân đều rất được xem trọng. Ở phương Tây, khi vào nhà thờ làm lễ, người ta cầu xin Chúa trời chứng giám cho lứa đôi. Ở phương Đông, trong ba lần bái lạy nơi hôn lễ, thì bái đầu tiên chính là bái thiên địa, hàm ý xin trời đất chứng giám cho hôn nhân. Vậy nên hôn nhân còn mang ý nghĩa như một lời thề hẹn thiêng liêng, rằng cả hai sẽ luôn ở bên nhau, vượt qua gian nan không oán trách.
From: TU-PHUNG
Cuộc Ly Hôn Và Bài Học Đáng Nhớ
Cuộc Ly Hôn Và Bài Học Đáng Nhớ
Những ngày này tôi đang bất mãn về cuộc hôn nhân của mình, người chồng sáng sáng ra khỏi nhà từ lúc tôi chưa ngủ dậy, tối khuya mới trở về, thậm chí nhiều hôm tôi lên giường đi ngủ một mình chẳng cảm nhận được có chồng ngủ bên cạnh.
Vậy nhưng thu nhập của chồng cũng chẳng khá khẩm gì. Tôi cảm thấy tình cảm vợ chồng giữa hai chúng tôi cứ nhạt dần. Không còn những cái ôm vội vàng, những cái hôn nhanh lên má, không còn khái niệm tặng quà, không còn nỗi hoan hỉ mỗi khi đi làm về…
Khi nghe nỗi niềm tâm sự của tôi, mấy cô bạn gái thân thiết nghiêm túc phân tích vấn đề và đưa ra kết luận: “Sống với nhau nhạt nhẽo như vậy thì nên giải thoát sớm đi”. Chia tay mấy cô bạn gái đó, trên đường về nhà tôi đã hạ quyết tâm.
Về đến nhà, nhìn căn phòng mấy năm rồi vẫn đơn giản không có gì thay đổi, bỗng cảm thấy chán chường khó tả. Đón con về, lấy sữa cho nó uống, nó đánh đổ cả sữa xuống sàn nhà. Tôi vội vớ cái giẻ lau sữa dưới sàn, nhận thấy căn phòng quá bừa bộn. Đang vội nấu cơm thì chuông điện thoại réo rắt, chồng báo tối nay lại về muộn.
Đang bực mình tôi thò tay nắm hai quai nồi định bắc xuống bếp thì kêu lên một tiếng rồi đặt vội xuống, tay đã bị bỏng rộp lên rồi.
Miếng nhựa chống bỏng ở quai nồi đã rụng ra từ lâu, tôi đã nói với chồng năm lần bảy lượt, nhưng mãi vẫn chưa sửa. Tôi càng thấy ý định ly hôn là đúng đắn.
Tôi tắt bếp, bước ra phòng ngoài, soi vào gương, đôi mắt trong trẻo ngày nào nay đã mờ nhạt đầy ấm ức, cuộc sống gia đình thật đáng sợ. Tôi cần phải thoát khỏi cuộc sống vô nghĩa này, nhanh chóng rời xa nơi này.
Hai tiếng sau chồng tôi về, không thấy trên bàn có cơm, chỉ thấy tôi ngồi một mình trong bóng tối:
– “ Sao chưa nấu cơm?”. Vừa nói anh vừa bước vào bếp.
– “Sao phải nấu cơm? Tôi nấu đủ rồi, từ nay trở đi tôi sẽ không nấu nữa. Sống thế này tôi không chịu được. Chúng ta ly hôn thôi”.
Trong bếp, chồng tôi đang ra sức rửa một cái chảo bị dính. Phản ứng đầu tiên là:
– “Em nói gì anh không nghe rõ?”, phản ứng tiếp theo là:
– “Anh nghe nhầm phải không? Em nói lại xem nào!”, cuối cùng anh ta cũng hiểu được ý của tôi.
Lúc này con trai tôi bỗng cất tiếng khóc, anh chạy vội vào trong phòng bế con và cho nó uống sữa, ngạc nhiên hỏi dồn:
– “Sao đang sống tử tế lại đòi ly hôn?”.
Tôi cười khẩy, bỗng thấy một niềm vui “báo thù”. Thấy chưa, không thèm để tâm đến cảm giác của tôi, bây giờ cho biết thế nào là đau khổ!
– Anh thấy tử tế nhưng tôi thấy chán và không muốn sống tiếp thế này nữa.
Tối đó, tôi cố ý ngủ riêng. Theo kinh nghiệm của các cô bạn, ly hôn không đơn giản, nhiều thứ ràng buộc như tình cảm, tài sản, thói quen, vì thế nhất định phải có nghị lực mới làm được. Để có thể tiến hành thuận lợi, tôi cần thực hiện 3 điều:
- Thứ nhất không đi chợ thổi cơm nữa, tách sinh hoạt của hai người ra.
- Thứ hai không ngủ chung, không cho cơ hội làm lành.
- Thứ ba, kinh tế riêng rẽ.
Nằm trên ghế sofa mãi mà không sao ngủ được, tôi bật dậy viết đơn ly hôn. Tôi nhẩm tính tài sản trong nhà. Tôi người Bắc, chồng người Nam, cùng nhau đến thành phố biển này, bắt đầu từ hai bàn tay trắng, nay đã ngoài 30, mua được hai căn nhà đều đứng tên tôi.
Chúng tôi ở căn có 3 phòng, còn căn nhỏ cho thuê mỗi tháng, chồng tôi còn có hai cửa hàng. Trong đơn ly hôn tôi viết rất rõ ràng: Hai căn nhà và con trai thuộc về tôi, cửa hàng thuộc về anh. Như vậy là hợp lý rồi.
Hôm sau, khi đưa cho anh ta tờ đơn ly hôn, tôi đồng thời đặt lên bàn ăn mẩu giấy:
– Tôi muốn tự do!
Anh ta ngây người ra, tôi sốt ruột giục:
– Anh ký đi! – nói xong tôi liền cảm thấy mình có phần hơi quá đáng, liền đổi giọng
– Chúng ta kết hôn chưa lâu, nhưng cũng sống với nhau 5, 6 năm rồi. Lẽ nào anh không thấy chúng ta là người của hai thế giới? Chia tay tốt cho cả anh lẫn tôi…
Một tuần sau, anh gọi điện cho tôi, giọng trầm buồn, anh nói:
– “Anh ký rồi, chiều nay cùng ăn với nhau một bữa nhé. Vẫn chỗ cũ, anh sẽ đưa đơn cho em”.
Anh gác máy rồi, tôi vẫn ngồi đờ đẫn trên ghế. Hết giờ làm việc, tôi lấy lại tinh thần đi đến nhà hàng ven biển mà chúng tôi thường đến. Mấy hôm không gặp, anh như gầy đi, ánh mắt ưu tư, râu đã được cạo nom sáng sủa hơn, anh lặng lẽ đẩy cái phong bì đến trước mặt tôi. Tôi chưa ngồi xuống đã thấy cay cay mắt. Tôi thật sự sắp phải rời xa người con trai này ư? Tôi bỗng cảm thấy hoang mang, lẽ nào cứ thế này mất anh ấy sao?
– Đã đến rồi thì gọi chút gì ăn nhé, có thể là vì đây là bữa cơm cuối cùng. Anh nhìn tôi khẽ mỉm cười, ánh mắt trong veo và dịu dàng, quay ra gọi người phụ vụ:
– “Cho một suất cơm thịt bò xào ớt, một bát canh ngao”. – Đây đều là những món tôi thích nhất. Tôi ngồi im, anh bỗng nói với tôi:
– Bữa cơm cuối cùng này em có thể gọi cho anh món anh thích ăn không?
Món anh thích ăn? Tôi bỗng bối rối, tôi chẳng biết anh thích ăn món gì…
– Anh thích món gì? Chẳng phải anh luôn ăn giống em hay sao?
Anh lại mỉm cười, nói chậm rãi:
– Thực ra, ngần ấy năm sống với nhau, anh luôn ăn những món mà mình không thích. Em quên rồi sao, anh là người miền Nam, anh thích ăn những món ăn chế biến kiểu miền Nam, hơi ngọt chút.
Nghe anh nói, mặt tôi nóng bừng. Đúng là ngần ấy năm tôi chưa từng nghĩ đến việc hỏi anh thích ăn món gì, lần đầu tiên biết anh thích ăn những món ngọt lại là lúc ly hôn, thật nực cười. Tôi muốn ứa nước mắt nhưng vẫn cố kìm lại.
– Anh quyết định rồi, nhà, cửa hàng, mọi đồ đạc trong nhà đều thuộc về em, anh chỉ mang theo mấy quyển sách và vài bộ quần áo thôi.
Nghe những lời từ biệt đó, tôi không nén được buột miệng hỏi: – “Anh định đi đâu?”.
Gần 2000 ngày đầu kề má ấp, đã từng thề thốt, đã từng yêu nhau, tôi thực sự chưa từng suy nghĩ nghiêm túc cuộc sống không có người đàn ông này sẽ như thế nào…
– Kì thực, trong ngần ấy năm sống ở đây, bố mẹ và bạn bè anh ở miền Nam luôn giục anh về quê làm ăn. Nhưng do em thích biển, thích lãng mạn, nên anh chiều theo em. Ở đây gió biển mang mùi tanh của cá, ăn đồ biển anh không thích, công việc cũng chẳng sáng sủa gì, đã làm em thiệt thòi…
– Anh nói gì thế? Em không phải vì những thứ đó. – Tôi không ngăn được nước mắt.
– Ly hôn xong anh sẽ về miền Nam. Sau này em sống một mình, lại nuôi con, em sẽ vất vả. – Anh rít một hơi thuốc, chậm rãi nói tiếp:
– Cho nên anh để lại tất cả cho em. Tiền cho thuê nhà và cửa hàng em nên tích lại, đừng tiêu linh tinh, để phòng khi cần có cái mà tiêu. Con đi học cũng cần nhiều tiền, đến lúc đó anh sẽ tìm cách lo tiếp. – Anh nói mắt vẫn nhìn ra bên ngoài cửa sổ, giọng nói da diết không giống của một người sắp ly hôn, mà giống sự lưu luyến bịn rịn của một người chồng sắp đi xa dặn dò lại vợ con.
– Vậy anh thì làm thế nào?
– Anh tính rồi, đàn ông quăng đâu chả sống, không như đàn bà con gái, cả tin lương thiện, dễ bị tổn thương.
Nhìn ánh mắt thương cảm của anh đối với tôi, tôi bỗng trào nước mắt.
– “Đừng khóc, em yêu!” – Anh đặt tay lên vai tôi, cử chỉ quen thuộc, tôi thích cái vẻ đàn ông ấy của anh, vậy mà không hiểu sao lúc sống bên nhau tôi lại không hề nhận thấy, thậm chí còn cảm thấy ghét.
– Anh phải đi rồi. Em biết không, mỗi lần gia đình bên em tụ họp đông vui anh đều cảm thấy trống trải. Anh cũng rất nhớ bố mẹ, họ cũng già cả rồi…
Những lời đó khiến tôi xúc động vô cùng, tôi thấy mình quá vô tâm, bỗng tôi hiểu ra rằng tôi vẫn còn yêu thương anh và không thể xa anh. Đây là người đàn ông tốt. Tôi biết nhiều vụ ly hôn vợ chồng chửi bới lẫn nhau, trở nên thù ghét nhau vì tài sản, còn tôi chưa thấy vụ ly hôn nào như thế này, nghi thức chia tay thật dịu dàng, thật thâm trầm, thật độ lượng, một sự chia tay đầy ắp tình thương và sự lưu luyến. Đến tận giây phút này tôi mới biết sống với tôi, anh cũng phải che giấu những cảm xúc không vui, những điều không hợp, chỉ vì tôi.
– Như thế, sao anh không nói sớm? – Tôi nắm chặt tay anh, không còn quan tâm đến lòng kiêu hãnh của mình nữa.
– Anh yêu em, anh muốn em sống vui vẻ, không phải bận lòng vì những việc vặt ấy.
Tôi thẫn thờ, một lúc sau tôi nói:
– Anh… Anh có thể không đi được không?
Chúng tôi tay trong tay bước ra khỏi nhà hàng, bên ngoài gió biển rất mát, tôi ngồi sau xe máy của anh đi về nhà. Tôi ôm chặt lấy anh, cảm thấy thật hạnh phúc.
Sau này, bạn bè hỏi tôi: “Đã ly hôn xong chưa?”, tôi kể cho họ nghe bữa tối hôm đó và nói với họ: “Sự việc vừa rồi đã cho tôi một bài học. Hiện nay ly hôn ngày càng dễ, nhưng chính vì thế, biết giữ gìn hôn nhân mới là một việc khó, đòi hỏi phải có lý tính, trí tuệ, độ lượng và nhường nhịn”.
BỎ QUÊN!
Ai cũng phải đối diện với cái ngày như thế. Vậy nên chuẩn bị từ vật chất đến tinh thần để chấp nhận mọi sự việc có thể xảy ra… Buồn, cay đắng nhưng biết làm sao?
***
BỎ QUÊN!
Nghe tiếng điện thoại reng, Bích Lan bực mình cho là quảng cáo, nhưng vẫn dở phone lên gắt gỏng :
– Alo ! Cái gì mà gọi hoài vậy?
– Dạ, cho chúng tôi gặp ông Lợi, chúng tôi gọi hai ngày nay không ai bắt máy.
– Ông Lợi không có nhà.
– Chúng tôi rất cần gặp ông Lợi
– Ông Lợi đi làm hai giờ chiều mới về, có gì nói với tôi được không, tôi là người nhà ông Lợi,
– Xin bà làm ơn nói với ông Lợi đến nhà dưỡng lão CampBell đưa ông cụ về nhà vì dịch corona nhà dưỡng lão được lệnh phải đóng cửa.
Lan hoảng hốt nghĩ cái hoạ sắp tấp vào nhà, liền xuống giọng năn nỉ :
– Thưa bà, xin bà có cách gì tạm để ông già trên đó không, tốn mấy chúng tôi cũng xin chịu, nhờ bà làm ơn giúp cho chúng tôi, chúng tôi sẽ hậu tạ riêng bà.*
– Không được cô, tôi là nhân viên đâu có quyền hành gì, 19 người già trong viện xét nghiệm có 4 người dương tính, bị nhiễm virus, hiện cho nằm bịnh viện, số còn lại kết quả âm nên cấp tốc trả về nhà cách ly 14 ngày.
Đó là lệnh của ban phòng chống dịch. Hiện người ta về nhà hết, trừ ông cụ, bởi vậy cô phải báo cho ông Lợi biết, cấp tốc đến đưa ông cụ về. Thôi, cảm ơn cô.
Bỏ điện thoại xuống Lan sững sờ : – Làm sao bây giờ?
Lợi có một bà chị và một đứa em. Gọi phone bà chị, nhờ bà chị nhận ông già về tạm mấy ngày dịch hoành hành rồi sẽ tính sau :
– Chị nên đưa cha về một thời gian ngắn rồi sẽ tính, chị lo cho cha, bọn em chịu tất cả phí tổn cho chị
– Không được, nhà tui có một phòng, lớn nhỏ năm người ở, đưa cha về ở chỗ nào. Nhưng mà cậu mợ nghĩ sao, ba năm nay ổng đã ở yên rồi, thì để ổng ở tiếp cho hết đời, đem về làm gì ?
– Bây giờ người ta không cho ở nữa, tất cả viện dưỡng lão đều bị đóng cửa. Thôi để em thuyết phục chú út thử.
Chú út viện lý do hai vợ chồng chú cả ngày đi làm vì làm y tá ở bịnh viện nên dù mọi người đều phải ở nhà, hãng xưởng đều đóng cửa, nhưng hai vợ chồng chú không được ở nhà, thì làm sao có thì giờ chăm sóc ông già.
Trước lý do đó chị không thể năn nỉ câu thứ hai. Không còn cách gì nữa, năn nỉ ai cũng không được, chị liền nghĩ đến cách cuối cùng là im lặng xem như không được tin tức gì hết, và có thể cảnh sát xem như ông già không có thân nhân, và họ sẽ giải quyết theo hướng đó, hướng không có thân nhân.
Chị mỉm cười khen mình người sáng ý, thông minh. Chị biết rất rõ anh bạn của chồng chị, cách nay ba năm, có bà mẹ già ở Pháp sang thăm, bà bị bịnh, anh gấp rút đưa vào bịnh viện, độ vài tuần sau bà cụ qua đời. Bịnh viện liên lạc thân nhân mới hay là số phone giả, địa chỉ giả.
Chiều hôm đó Lợi về hơi sớm. Đường vắng quá, một vài người lớn tuổi đi bộ có vẻ ké né trên lề đường, đeo khẩu trang, ra dáng thận trọng nghiêm nghị khác những ngày thường.
Quang cảnh khác hẳn, hơi rờn rợn, hình như ma quái núp trong cỏ cây, nơi nào đâu xa lạ hoang vu, chứ không phải nơi anh thường đi ngày hai bận cắt cỏ cho một trường học gần nhà.
Anh vừa bước vào nhà, nghe điện thoại reng, trong phòng bên cạnh chị chạy ra nhưng không kịp.
– Alo ! dạ..dạ .. dạ vâng …dạ… dạ tôi đến ngay.
Vừa đặt điện thoại xuống, anh nói ngay :
– Bọn nó đuổi ông già về, bây giờ anh phải đi đón về.
Chị cố bình tĩnh, tuy giọng hơi run run :
– Thì anh ăn cơm rồi sẽ tính sau.
– Tính toán cái quái gì, nó bảo trước đây hai ngày họ về hết rồi, nếu chiều nay không ai đón về, nó báo cho cảnh sát biết và xem như xong nhiệm vụ.
– Hay là anh để cho cảnh sát nó giải quyết xem sao.
– Làm thế cha anh sẽ chết lạnh dọc đường cái trong đêm nay.
Bực mình anh vẫn giữ nguyên bộ quần áo cắt cỏ ra xe. Anh nghĩ cũng tại anh, năm đó ông già không chịu đi Mỹ lấy lý do già rồi đi làm gì, tiếng Anh không nói được không biết lái xe, hơn nữa, mẹ anh mới mất chưa giáp năm, bỏ đi thấy tội nghiệp quá.
Nhưng anh đã bảo cha anh nên đi, tuổi già ở Mỹ có đủ thuốc men, có bác sĩ giỏi, có binh viện tốt, nhất là tránh được cái nạn dùng thuốc giả, thuốc độc của Tàu.
Bà chị cả của anh, người em trai út và nhất là vợ anh, liên tục lén anh, viết thơ về khuyên ông già nên ở lại Việt Nam lo mồ mả cho mẹ mới mất, rồi sẽ gửi tiền, gửi thuốc Tây về cho ông.
Bởi vậy ông quyết định xoá bỏ hồ sơ H.O. Khi được tin xoá bỏ hồ sơ, anh phải cấp tốc về quê khuyên bảo ép buộc ông làm lại hồ sơ. Thế mà phải chờ đến trên mười năm, hổ sơ mới được tái xét, mới được ra đi.
Freeway 17 vắng quá, anh chạy hơi quá tốc độ nên chưa đến một giờ đã ra exit Campbell.
Theo con đường nhỏ đi sâu vào rừng rậm. Tuy chưa đến 4 giờ chiểu nhưng như sắp tối, vắng một cách kinh hoàng.
Anh nghĩ làm nhà dưỡng lão ở nơi này có khác gì một nhà tù nhốt mấy ông già gần đất xa trời.
Đậu xe phía trước, anh chạy vòng vào sân sau, không có một bóng người nào, phía trong hành lang xa, một ông già nhỏ thó ngồi bất động trên cái ghế dài bên cái xách tay bằng vải .
– Trời ơi ! cha tôi đây Trời ! Anh nhào tới ôm cha anh, ông già mỉm cười, nước mắt dầm dề
– Thấy con cha mừng quá. Hai hôm nay cha ở đây một mình. Nếu tối nay con không đến, cha mò lần ra đường cái. Trời còn thương cha.
– Cha ngồi đây lâu chưa ?
– Hồi sáng giờ. Bà y tá bảo cha dọn đồ ra ngồi chờ người nhà lên, họ đóng cửa.
Lợi xách túi vải nói :
– Con cõng cha ra xe, đường đi nhiều rễ cây dễ bị vấp ngã.
Ông giả lẩm nhẩm :
– Cha ở đây đúng ba năm 4 tháng 18 ngày.
Lợi mừng thầm, ông già mình tuy ốm yếu nhưng trí óc còn khá sáng suốt mới nhớ được số ngày tháng năm ở khu rừng này.
– Bọn con đều khoẻ mạnh hết chứ ?
– Dạ, vì bịnh dịch đang lan tràn nên ai ở nhà nấy không dám ra đường, nên mình con đi đón cha..
– Hai đứa cháu nội của cha lớn lắm hả, có đứa nào có vợ chưa ?
– Chưa cha, bọn nó còn nhỏ, còn đi học mà.
Lợi lái xe chạy chậm vì đoạn đường xấu, sợ xe xóc làm mệt cha già. Nghe tiếng thở đều đều ông già ngoẻo đầu qua một bên thiu thiu ngủ.
Lợi định tạm để cha già ở cách ly tại garage xe và anh định nghỉ cắt cỏ ít nhất 2 tuần để chăm sóc cha.
Anh nguyện lần này chính anh, chinh bàn tay anh, sẽ làm mọi thứ, từ nấu ăn, giặt dũ đến tắm rửa, đổ bô, lau cầu, không để ai nhúng vào, nhất là vợ anh.
Nhắc đến vợ, anh lo lắng rồi đây anh phải cố gắng chịu đựng, cố gắng nhịn nhục tối đa, để tránh những cuộc đổ vỡ cãi vã to tiếng. Nhất là không để cho ông già nghe được những lời cãi vã.
Anh chắc chắn phải làm được vì ông già sống ở garage biệt lập.
Bữa cơm tối hôm đó tuy rất đói nhưng anh ăn không ngon vì hình ảnh cha anh khi chiều làm anh rất xúc động, anh cảm thấy tội lỗi, một ông già gầy ốm một mình ngồi cheo leo ở bìa rừng vắng vẻ tiêu điều, vào một buổi chiều sắp tắt.
Tại sao một ông già phải bị đày đoạ như thế. Mâm ăn có 4 người, hai con anh ngồi một bên, vợ anh với anh một bên.
Hai đứa nhỏ và vợ anh mỗi người chăm chú vào chiếc Iphone, không để ý gì đến việc ăn uống.
Bỗng chị hỏi :
– Cha ăn uống gỉ chưa ?
– Cha mệt đang ngủ ngoài garage, anh đang nấu cháo cho cha*
– Chắc anh gặp cha đang lang thang ngoài đường cái chứ gì?
Anh giả vờ không hiểu câu nói móc của chị, vì khi ra xe đi đón ông già, anh bảo nếu không lên đêm nay, ông già có thể chết lạnh trên đường cái.
Anh bình thản trả lời :
– Không, ông già ngồi cheo leo một mình ở hè nhà dưỡng lão.
Hai đứa nhỏ thôi ăn đứng dậy, mỗi đứa rót một ly nước, lên lầu
Chị cũng thôi ăn, đứng dậy, anh liền bảo :
– Em ngồi lại anh có vài điều muốn bàn với em.
Chị ngồi xuống nhìn thẳng vào anh.
– Anh đem cha vể đây ở tạm một thời gian, có thể nửa năm, một năm để ổng ổn định sức khoẻ, anh sẽ dẫn ổng về lại Việt Nam ở với bà cô ruột anh cũng đang sống một mình với đứa cháu trong họ.
Anh sẽ làm hết mọi việc từ đi chợ, nấu ăn, rửa chén, dọn dẹp trong nhà, lau chùi cầu tiêu nhà cửa, v..v..anh chỉ tha thiết xin em một điều… một điều… là cố gắng vui vẻ với ông già trong lúc ổng còn ở nhà này với chúng ta.
Nghĩa là em sẽ không làm gì hết, cố nhiên việc chăm sóc ông già là việc của anh, nếu em… thấy không thể được thì cũng nên cho anh biết.
Không khí nặng nề im lặng. Chị đứng dậy, chậm chậm đi lên lầu. Khi chị đi rồi anh bực mình tại sao lại đặt vấn đề với chị một cách thẳng thừng thô bạo như vậy, vô tình đẩy chị vào thế chống đối, anh cảm thấy mình kém cỏi quá, làm vấn đề đáng lẽ đơn giản, hoá ra khó khăn phức tạp hơn.
Nhà anh có 4 phòng, trên lầu 3 phòng ngủ, 2 phòng tắm. Hai con hai phòng anh chị một phòng.
Tầng trệt 1 phòng ngủ 1 phòng tắm. Khi ông già chưa đến nhà dưỡng lão ông ở phòng dưới này. Để ông nằm một mình ở garage anh không yên tâm, đêm hôm có việc gì ông kêu không ai nghe, anh đặt một giường nhỏ để nằm cạnh ông già.
Lấy lý do vì dịch corona, cách ly xã hội, nên anh yên tâm để ông già ở Garage cho đến khi hết dịch.
Cũng với lý do đó anh giải thích cho ông biết vợ và hai con anh chưa dám ra garage là vì vậy…
Thật sự ông già hiểu hết sự việc, nhất là suốt hơn ba năm nay, ba chục người bị ***“lưu đày”*** *(chữ của các cụ ở nhà dưỡng lão Campbell )* ở chung với nhau. Hầu như họ chung một tâm trạng bị con tống họ ra khỏi nhà không phải vì tốn kém, vì người nào cũng có tiền già, tiền chánh phủ cấp cho tạm đủ sống, mà vì người càng già càng làm cuộc sống của chúng mất tươi trẻ, mất hạnh phúc, và cũng chính người già bị gán cho là cái ổ vi trùng, ổ bịnh tật.
Người già đồng nghĩa với dơ dáy. v..v… Tất cả họ, những người Việt nam ở trại Campbell, đều là cựu sĩ quan miền Nam Việt Nam sau ngày mất nước tháng Tư năm 1975, trung bình mỗi người chịu gần 10 năm tù cộng sản.
Vì cùng chung một tâm trạng, một ngôn ngữ họ thông cảm với nhau họ không quá chán nản quá cô đơn như ở các nhà dưỡng lão khác nói tiếng Anh là chính, nên người nào không nói được, chịu rất nhièu thiệt thòi, có khi bị đánh đập vì bị xem như bất tuân các mệnh lệnh của y tá y công.
Vì chia xẽ vì thông cảm vì cùng cảnh ngộ họ tránh được những cãi vã, những xô xát với nhau, nhưng họ mỗi ngày mỗi chuốc thêm những oái oăm, những nỗi buồn vì bất hạnh với gia đình, với con cháu.
Mỗi ngày họ phết thêm vào bức tranh tập thể đó, một nét buồn thảm ảm đạm. Thế cho nên họ thiếu hẳn niềm vui, người nào cũng mang một bộ mặt âu sầu buồn thảm.
Thậm chí có người than rằng ở tù tuy mất tự do, tuy nhục nhã, nhưng ít nhất một tháng, hoặc 6 tháng, có gia đình đến thăm nuôi, và gia đình còn thương xót, còn tôn trọng, còn kính nể người đang ở tù, và còn hi vọng người tù còn có ngày về để cùng xây dựng lại cuộc sống tạo lại hạnh phúc.
Trái lại vào trại dưỡng lão không mất tự do, nhưng gần như không cần tự do nữa, như bước vào giai đoạn cuối cuộc đời . Họ thật sự bi bỏ quên. Có người suốt năm không có người đến thăm.
Ông cho biết khi vào trại, tổng số là 30 người và gần 4 năm sau chỉ còn 19 người. Mười một người lìa trần vì buồn bã quá, vì chán nản đến cùng cực, vì tủi thân, vì bị bỏ quên, chứ không phải vì những bịnh nan y.
Có những người không chịu uống thuốc, có người phản đối đi bịnh viện.
Từ ngày đưa cha về nhà, anh thay thế vợ làm mọi việc trong nhà, anh mới biết rằng tuy công việc nhẹ, nhưng bực mình quá.
Quần quật từ sáng đến tối, không hết việc. Anh dọn cho cha anh và chính anh ăn ngoài garage, sợ cha buồn anh giải thích vì trong thời kỳ cách ly nên phải như thế. Vợ con anh ăn trong nhà.
Tuy ông hiểu điều giải thích của anh là đúng trong thời kỳ cách ly này, nhưng ông vẫn buồn buồn tủi thân. Ông mỉm cười tự thấy mình càng già càng khó tính, càng cô đơn càng khó tính.
Ông nghĩ đáng lẽ ở tuổi mình tuổi gần 80 phải dễ dãi, phải cởi mở, sao cũng xong cũng tốt. Ông nhớ lại cái đề tài này, trong nhà dưỡng lão, thường đem ra bàn luận với nhau trong nhóm anh em, và lúc nào ông cũng ở phe chỉ trích những người khó tính, và quả quyết vì tính xấu đó, mà con cháu nó không muốn sống gần với mấy người già, dù đó là ông bà nội ngoại.
Mấy người bạn của ông không đồng ý và cho rằng vì hai nền văn hoá Đông phương Tây phương đối lập nhau, nên mới có những bi kịch như vậy.
Rồi họ dẫn chứng ở Việt Nam chẳng hạn *(trừ dưới thời cộng sản) *đứa bé lên ba đã được cha mẹ dạy dỗ lễ độ chào hỏi, trong khi ở Mỹ trẻ con lên đại học chưa có thói quen chào hỏi.
Vấn đề này với ông, chưa ngã ngũ, chưa tìm ra câu giải đáp thoả mãn.
Từ ngày ra khỏi nhà dưỡng lão Campbell. ông sống một mình ở garage ông hay nghĩ đến người vợ quá cố của ông. Nếu bà còn sống, thì có lẽ đời ông không như thế này, không có chuyện ở nhà “lưu đày Campbell”.
Càng nhớ đến bà, ông càng thấy ở bà có phẩm cách cao quí, một người vợ tuyệt vời, một người đàn bà suốt đời chỉ biết hi sinh cho chồng cho con, một người kính trọng cha mẹ ông hơn cả ông kính trọng.
Có hôm trong giấc chiêm bao ông thấy bà ngồi cạnh giường ông, ông mừng quá ngồi dậy thì bà lặng lẽ đứng dậy ra đi im lặng không nói một lời.
Rồi những đêm tiếp theo, ông mong được gặp bà nhưng không thấy. Ông tính sẽ nói với anh lập bàn thờ thờ mẹ để đêm đêm có chỗ ông thắp cây nhang, tội nghiệp. Nhưng ý nghĩ này bị dập tắt ngay, vì ông, và bạn bè ông đều biết, có bao giờ bọn chúng chấp nhận bàn thờ.
Anh vui vẻ hỏi cha :
– Hôm nay con đi chợ, cha muốn mua thứ gì, muốn ăn uống gì, con mua cho cha.*
– Không, không, khỏi mua gì con, cha ăn gì cũng được, nhà có gì ăn nấy.
Anh vừa ra xe, thì chị và hai đứa nhỏ đến cửa trong nhà xuống garage, chị nói lớn trong nước mắt :
– Hai cháu và con chào cha. Nhờ cha nói với ổng có cái thư để trên tủ lạnh. Ổng không cần vợ, không cần con, nên bọn con ra đi. Nói xong chị và hai đứa nhỏ lui vào nhà. Ông bối rối không kịp nói gì. Mệt quá ông nằm đừ lên giường cảm thấy khó thở. Ông mê man vào giấc ngủ hồi nào không biết.
Anh đặt mâm cơm lên bàn mới hay cha anh đang ngủ. Anh ngạc nhiên sao giờ này cha anh còn ngủ :
– Cha, cha, dậy ăn cơm rồi hãy ngủ cha.
Ông già ngồi dậy bần thần không biết ở đâu. Anh nói lớn :
– Hình như cha bị cảm phải không.*
*- Không, hơi mệt thôi, không sao đâu.
Ông ngồi dậy cố nuốt miếng cơm, nước mắt dầm dề :
– Vợ con với hai đứa nhỏ bỏ nhà đi rồi
– Cha nói cái gì vậy cha ?
Ông lặp lại :
– Vợ con bỏ nhà đi rồi. Nó có ra chào cha và dặn cho con biết có thư trên tủ lạnh.
Anh vội vàng chạy vào nhà. Thư viết : “Ông xem mẹ con tui không ra gì nên chúng tôi phải ra đi”.
Viết vội vã chữ nguệch ngoạc, chỉ một câu thôi, không ký tên không đề ngày. Tức qúa anh xé nát tờ thư, ngồi thừ xuống ghế nước mắt tuôn chảy, anh khóc. Anh ngồi như thế đến 1 giờ sáng, giật mình nghĩ đến ông già, anh vội bước ra garage cố điềm tĩnh dấu cha anh.
Cha anh nằm im lặng hình như chưa ngủ, vì ông già cựa mình và thỉnh thoảng ho. Anh nghĩ phải cố gắng bình thản trước cha anh. Mong hết cơn dịch anh sẽ đưa cha anh về Việt nam rồi anh sẽ đi tìm vợ con anh. Nhất định không để đổ vỡ gia đình. Anh nghĩ, lỗi do mình vì bất tài một phần và thiếu khéo léo tế nhị trong việc xử thế cho nên mới ra nông nỗi này.
*Nguyễn Liệu*
*San Jose
GIA ĐÌNH là “‘trường học đào tạo cho nhân tính được hoàn hảo và phong phú hơn’
GIA ĐÌNH là “‘trường học đào tạo cho nhân tính được hoàn hảo và phong phú hơn’
Ngày Chúa Nhật thật ấm áp và hạnh phúc trong Tình Yêu Thiên Chúa nhé.
CN: 01/05/2022
TIN MỪNG: Người [Chúa Giê-su] hỏi lần thứ ba: “Này anh Si-môn, con ông Gio-an, anh có thương mến Thầy không?” Ông Phê-rô buồn vì Người hỏi tới ba lần: “Anh có thương mến Thầy không?” Ông đáp: “Thưa Thầy, Thầy biết rõ mọi sự; Thầy biết con thương mến Thầy.” Đức Giê-su bảo: “Hãy chăm sóc chiên của Thầy. (Ga 21:17)
SUY NIỆM: Trong tông huấn FAMILIARIS CONSORTIO (nhiệm vụ gia đình trong thế giới ngày nay) của Đức Gioan Phaolô II có viết: GIA ĐÌNH là “‘trường học đào tạo cho nhân tính được hoàn hảo và phong phú hơn’: điều đó được thể hiện qua việc chăm sóc và tình yêu dành cho các em nhỏ, những người đau yếu, những người già cả, qua những việc phục vụ lẫn nhau trong đời sống hằng ngày, qua việc chia sẻ của cải, chia sẻ những niềm vui và nổi khổ.”
Bạn nghĩ gì về gia đình của bạn hôm nay? Dựa trên lời Chúa hỏi ông Phê-rô đến 3 lần “Con có thương mến Thầy Không” rồi Ngài bảo “Hãy chăm sóc chiên của Thầy” có bao giờ bạn nghĩ chính gia đình của bạn là đàn chiên và mỗi một phần tử trong gia đình là con chiên? Từ muôn thuở Chúa đã mời gọi con người bằng tiếng gọi yêu thương của Chúa. “Từ muôn đời Chúa đã yêu con, và còn yêu con mãi mãi…” Con người đáp lại tiếng gọi yêu thương của Chúa qua chính ơn gọi của của mình. Những ơn gọi đó là:
(1) Làm con Thiên Chúa,
(2) ơn gọi tu trì hoặc ơn gọi hôn nhân,
(3) Ơn gọi dâng hiến cuộc đời mình theo sát Chúa Ki-tô qua bậc sống độc thân với lời khấn Khiết Tịnh cam kết chỉ có Chúa là điều cần thiết duy nhất của đời mình. Nếu Chúa hỏi bạn 3 lần “con có thương mến Thầy không”? Bạn trả lời thế nào? Hiển nhiên nếu Chúa hỏi thì dễ trả lời rồi. Tuy vậy nhưng không phải vậy đâu bạn ạ. Điều mà Chúa muốn nghe nơi ông Phê-rô đáp là lời hứa của một tình yêu AGAPE, tình yêu siêu việt, là dạng cao hơn tình yêu bình thường, nó được hiểu là tình yêu Thiên Chúa dành cho con người và con người dành cho Thiên Chúa, nó luôn được thể hiện bằng hành động, hành động đó được thể hiện rõ ràng nhất trên thập giá. Không có tình thương nào cao cả hơn tình thương của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình. (Ga 15:13) Bạn hứa với Chúa điều gì hôm nay? Đừng hứa rồi để thất hứa nhé.
LẮNG NGHE: Nếu anh em yêu mến Thầy, anh em sẽ giữ các điều răn của Thầy. (Ga 14:15)
CẦU NGUYỆN: Lạy Chúa, con chỉ xin Chúa một điều hôm nay là xin giúp con hãy yêu anh em con như Chúa yêu con vậy.
THỰC HÀNH: Lập lại lời thề hứa ơn gọi của mình.
From: Đỗ Dzũng
Vợ chồng chính là ân nhân của nhau!
Vợ chồng chính là ân nhân của nhau!
Trong đời người, thành công lớn nhất không nằm ngoài cuộc hôn nhân mỹ mãn, và hạnh phúc lớn nhất cũng chẳng phải chính là một gia đình hạnh phúc sao
Tình cảm lớn nhất của một người là tình cảm vợ chồng, và sự kết nối ý nghĩa nhất cũng chính là sợi dây kết nối giữa vợ và chồng. Người ta ví hôn nhân giống như một tách trà. Khi vợ chồng êm ấm thuận hòa thì tách trà mang vị ngọt, khi bền lòng vượt qua bão tố thì tách trà nồng đượm hương thơm…Ngay cả những tách trà đắng thì cuối cùng vẫn để lại vị ngọt trên môi. Khi vợ chồng cùng nắm tay bước đến cuối con đường, thì hết thảy những khổ đau trong đời đều tỏa ra hương vị! Sau khi kết hôn, vì những điều vụn vặt trong cuộc sống mà vợ chồng không thể tránh khỏi ma sát hay va chạm. Khi chung sống lâu dài, người chồng có thể thấy vợ mình không còn xinh đẹp bằng những cô gái khác, còn người vợ cũng nhận ra rằng chồng mình không còn lịch lãm như xưa… Cũng có một số người, khi đã có trong tay tiền tài và địa vị sẽ đi tìm cho mình một bến đỗ mới mẻ hơn. Nhưng bạn đã bao giờ nhìn lại? Vợ mình khi xưa cũng là cô gái xinh đẹp trẻ trung, nhưng vì toàn tâm toàn ý với gia đình mới trở thành đóa hoa tàn úa? – Là người chồng, đừng bao giờ hỏi dáng vẻ yểu điệu thục nữ của vợ mình đã đi đâu mất?… Xin hãy quay đầu nhìn về phía các con, bởi vì cô ấy giờ đây đã là mẹ của các con mình rồi! – Là người chồng, cũng xin đừng bao giờ hỏi dung nhan xinh đẹp của vợ khi xưa đã đi đâu mất?… Là bởi vì cô ấy đã dốc sức chăm lo cho gia đình để bạn yên tâm gây dựng sự nghiệp lâu dài! – Là người chồng, xin đừng trách vợ tại sao không thích đi dạo phố như xưa? Tại sao không thường xuyên mua quần áo đẹp như xưa? – Cũng đừng trách cô ấy vì sao không được gọn gàng, chỉnh tề như thuở còn hò hẹn? … Đó là bởi vì người vợ giờ đây đã là người phụ nữ toàn tâm toàn ý cho chồng, cho con, cho gia đình, không còn thời gian cho bản thân nhiều như xưa nữa! Một người vợ tốt luôn vì gia đình, vì người chồng mà cam tâm tình nguyện làm hết thảy, không cần báo đáp. Đó chẳng phải là vì người chồng chính là người mà cô ấy yêu nhất trên đời, là người cô ấy coi trọng nhất hay sao? Người vợ, người chồng luôn là người mà đêm khuya nóng ruột chờ đợi khi bạn chưa trở về, là người không ghét bỏ và rời xa khi bạn nghèo khó, luôn lặng lẽ ở bên bạn, cổ vũ khích lệ bạn, hỗ trợ bạn cho đến khi công thành danh toại. Khi bạn sinh bệnh, họ sẽ là người thời thời khắc khắc ở bên để chăm sóc bạn không quản ngày đêm. Đó chẳng phải đã đủ là ân nhân của nhau rồi sao? Người vợ là con thuyền mang đến sự ấm áp cho chồng. Hãy luôn yêu thương và trân quý người vợ, người chồng của mình, Yêu thương là phải trân quý, đừng để đến khi mất đi mới nhận ra những điều tốt đẹp của họ, lúc ấy hối hận cũng đã muộn màng! NAM GIANG TU From: Truong Le |