“CHO MẸ GỌI ĐIỆN VỚI CON MỘT CHÚT THÔI…!”

Rất nhiều người cứ nghĩ báo hiếu với cha mẹ chỉ cần tiền là đủ, nhưng không phải là như thế…

Mỗi ngày, mẹ nhắn tin cho tôi: “Con có bận không cho mẹ gọi điện nói chuyện với con một tí, chỉ một dòng ngắn ngủi nhưng nước mắt tôi cứ thế mà chảy ra…!

Từ khi nào, cha mẹ gọi cho con của chính mình mà phải xin phép…!

Từ khi nào mà việc lắng nghe nhau khó khăn đến mức như thế này…?

Tôi đã làm gì để hằn lên tâm trí cha mẹ một rào cản như thế…? Ngày xưa, chỉ khi bị cha mẹ đánh đòn đau khi tôi có lỗi để dạy con, tôi mới khóc, còn bây giờ, chẳng ai rầy la mà sao nước mắt tôi cứ chảy ra…!

Với con, tôi vẫn kiên nhẫn giải thích từng chữ cái từng con số, thì với đồng nghiệp, dù tức giận đến đâu tôi vẫn nở nụ cười, nhưng riêng với cha mẹ mình, tôi lại chẳng ngại ngần mà nói: “Con bận…, rồi dập máy.”

Vì tôi biết,

– Nếu tôi có cúp máy với người ngoài, người ta sẽ không bao giờ làm việc với tôi.

– Nếu tôi cúp máy với cha mẹ, cha mẹ vẫn mãi chờ tôi, không oán hận, không hề trách móc một lời nào…

Chúng ta càng lớn càng muốn rời xa khỏi vòng tay của bố mẹ, nhưng phía cha mẹ càng già, lại càng muốn nương nhờ con cháu, chẳng phải vì mong được báo đáp, mà vì mắt không còn nhìn đã mờ, chân không còn đứng vững nữa rồi.

Ta cứ nghĩ kiếm được nhiều tiền để gởi về đã được gọi là báo hiếu, hãy nhớ là không cha mẹ nào cần tiền, cái cần là không khí đầm ấm của gia đình, là tiếng cười đùa của con cháu, là tiếng xuýt xoa khen chén canh bà nấu, là lời hỏi thăm chân thành, là vòng tay ôm lấy mỗi khi đi xa về nhà….

Báo hiếu thật ra không quá to lớn, báo hiếu chính là đặt cha mẹ ở vị trí quan trọng nhất trong lòng mình, luôn luôn biết lắng nghe và cần phải chia sẻ, chăm sóc cho sức khỏe và cảm xúc của họ…!

From: TU-PHUNG

ÐÀN ÔNG… ÐÀN BÀ – Nguyễn-Thượng-Chánh

           Nguyễn-Thượng-Chánh

Ðàn ông và Ðàn bà là cả 2 thế giới khác biệt nhau. Họ khác nhau về thể chất, về tinh thần, về cách suy nghĩ, cũng như về cách hành xử trong cuộc sống. Bởi vì những nguyên nhân này mà thường xảy ra biết bao nhiêu là chuyện hục hặc, hiểu lầm lẫn nhau, cơm không lành canh chẳng ngọt, khắc khẩu…Ảnh hưởng không nhỏ đến hạnh phúc cho biết bao gia đình. Bài viết này được phỏng theo tác phẩm nổi tiếng đã đạt số bán ra kỷ lục 8 triệu cuốn:”WHY MEN DON’T LISTEN & WOMEN CAN’T READ MAPS” by Barbara and Allan Pease (Broadway Books Store in New-York).

         Ở đây người viết không có chủ đích đánh gía hay phán xét sự tốt xấu của các hành động nơi phía người Ðàn ông cũng như tại ở người Ðàn bà. Tất cả các điều nêu ra dưới đây là kết quả nghiên cứu và nhận xét của giới y-khoa và của các nhà tâm lý học Tây-Phương. Ðúng hay sai đều do bạn đọc tự mình phê phán lấy.

Ðàn ông và Ðàn bà khác nhau về nhiều mặt như sau: về thể chất, về tinh thần về cách suy nghĩ cũng như đôi khi về cách giải quyết một vấn đề! Họ thường tuân thủ theo những quy luật khác nhau…Ðấy là chưa nói đến cá tánh bẩm sinh của từng cá nhân. Ngoài tôn giáo ra, sự giáo dục gia đình và kinh nghiệm sống cũng chi phối phần nào cách suy nghĩ và hành động của họ.

Mỗi khi người Ðàn ông đi vào Washroom là họ đã có mục đích rõ rệt và nhất định rồi. Về phần Ðàn bà thì không những xem Washroom là một nơi để giải quyết một nhu cầu của cơ thể mà còn là một nơi hẹn hò, để các bà tâm sự to nhỏ với nhau về đủ thứ chuyện và dĩ nhiên cũng là nơi chốn để làm duyên, để tô lại môi son thêm chút má hồng và chải lại mái tóc. Bạn có để ý không? Giữa buổi tiệc các bà có lệ là thường rủ nhau đi Washroom cùng một lúc. Và ngược lại, các ông nếu cần thì chỉ tự động đi có một mình mà thôi…Lúc xem TV, đến phần quảng cáo thương mại các ông thường bấm cái (remote control) lia lịa để đổi đài (channel), ngược lại các bà thì nhẫn nại hơn và vẫn tiếp tục xem phần quảng cáo cho tới hết một cách bình thản. Các bà thường phàn nàn các ông sao làm biếng kéo cái nắp (toilet) xuống mỗi khi đi”tè”xong, còn các ông thì càu nhàu tại sao các bà xong cái việc”kia”thì chẳng khi nào chịu dỡ cái nắp lên cho người ta nhờ một tí. Các bà thường hay tỉ mỉ từng ly từng chút, chi tiết qúa trời nên thường trách các ông sao qúa bừa bãi. Ðàn ông thường phải mất nhiều thời giờ để tìm được 2 chiếc vớ cùng màu bỏ lộn xộn không thứ tự trong ngăn tủ quần áo, nhưng ngược lại các CDs của họ đều được sắp xếp rất ư là thứ tự trên bàn. Ðàn ông phải mất cả buổi mới tìm ra xâu chìa khóa xe bị thất lạc đâu đó ngay tại trong nhà, còn Ðàn bà tìm ra ngay chỉ trong một thời gian rất là ngắn.

Ðàn bà thường không thấy ánh đèn phực lên ngay trước mặt báo hiệu xe sắp hết xăng, nhưng họ thấy ngay chiếc vớ hôi bẩn vất bừa bãi trong góc kẹt tại căn phòng. Các ông thường trách các bà về cách lái xe, còn các bà thì không hiểu tại sao các ông lại rất thích đậu xe kiểu song song (parallel parking) bằng cách vừa nhìn kính chiếu hậu vừa chui vô chỗ đậu hẹp bé tí mới thích thú.

Ðàn ông có khiếu xác định vị trí trong không gian, họ đọc bản đồ rất nhanh và tìm ra hướng Bắc rất dễ dàng.Nhờ năng khiếu này mà thuở tạo thiên lập địa, người Ðàn ông mới có thể đi săn thú trong rừng để nuôi sống gia đình. Ðàn bà nếu có xem bản đồ, thì họ thường xem ngược lại. Lỡ có lạc đường, các bà thường mau mau ngưng xe lại các trạm xăng để hỏi thăm, còn các ông thì ít chịu làm như vậy để khỏi bị chê là mình qúa yếu qúa dở…Các ông thường hay ráng chạy loanh quanh cả tiếng đồng hồ để tìm đường, miệng thì lẩm bẩm:”Hình như tôi có thấy chỗ này rồi, hay là nói sắp tới rồi…chỉ gần đây thôi”.

Ðàn bà thường có thị giác ngoại biên rộng lớn (Wider peripheral vision), Ðàn ông thì có thị giác hẹp hơn nhưng lại thấy rất xa (Narrow tunnel vision). Bởi vậy, nếu có lái xe đường xa, người ta thường khuyên nên để cho các bà lái xe lúc ban ngày sáng tỏ, còn các ông thì nên lái xe lúc về ban đêm tăm tối vì họ có thể nhận thấy các xe khác từ xa ở phía trước lẫn tại phía sau.

Ðàn bà xem việc đi chợ, đi Shopping hay đi Window-shopping là một cái thú tiêu khiển, một cách để giảm bớt Strees mặc dù không cần phải mua một món hàng nào cả. Ngoại trừ mấy năm đầu vừa mới cưới vợ về, Ðàn ông thường tò tò theo chân bà xã cho bả ấy vừa vui lòng vừa hãnh diện với thiên hạ là có một ông chồng hết mực là”galăng”tay trái lẫn tay phải hết sức bận bịu với hàng chục cái túi xách nách mang…Nhưng lần lần mươi năm sau đó thì các ông rất ngại cái món này, nó vừa mỏi cẳng, vừa bực mình và nó cũng vừa mất công mất thời giờ qúa đi thôi. Trong các tiệm bán thời trang cũng như trong các thương xá người ta thường thấy có băng có ghế cho các ông và cho các cụ ông ngồi chờ các bà, các cụ bà. Ðàn ông nếu có muốn mua một món gì thì họ đã biết họ thích cái gì rồi, cho nên đi thẳng vào tiệm mà mua một cái”rụp”khỏi mất công lê bước hết tiệm này đến tiệm khác.

Ðàn bà rất tinh ý, và có lẽ có giác quan thứ 6 gì đó, người Ðàn bà có khiếu bắt mạch và hiểu rất dễ dàng ý nghĩa của các sự thay đổi trên nét mặt của Ðàn ông. Các ông đừng có mong dối gạt các bà được đâu, nếu có muốn nói dối thì hãy dùng phoné, viết thơ, hoặc gởi email thì có thể dễ thành công hơn là phải chạm mặt (face to face) thẳng với các bà. Ðàn ông không có cái khiếu này như ở Ðàn bà.

Ðàn bà cũng rất thính tai hơn Ðàn ông. Nửa đêm, nếu cháu bé khóc oẹ oẹ ở bên phòng cạnh thì thường các bà hay liền. Nước”lavabo” nhiễu lỏn tỏn thì các bà biết ngay, còn các ông thường thì ngủ khò khò. Não của Ðàn ông chỉ”program” để làm mỗi lần một việc mà thôi, chỉ xử dụng có 1 bán cầu não(thường là phía trái)để suy nghĩ. Mỗi khi ngừng xe lại để đọc bản đồ là họ cần phải vặn nhỏ cái “radio” xuống rồi mới có thể đọc được. Ðang xem TV mà bà xã hỏi chuyện thì có ông nào nghe đâu. Bởi vậy lúc các ông xã đang lái xe xin các bà đừng nên nói đừng nên đặt hỏi gì hết, có thể gây nguy hiểm đó! Ngược lại ở Ðàn bà, mỗi khi suy nghĩ họ thường xử dụng cả 2 bán cầu não(phía phải và phía trái), và nhờ vậy các bà có thể dễ dàng làm được nhiều việc cùng một lúc. Ðàn bà có thể vừa đọc sách vừa nghe “radio” vừa nấu nướng hoặc vừa nói chuyện điện thoại…v.v. Các bạn có để ý không, trong các siêu thị tại quày trả tiền các cô thâu ngân viên, mắt vừa nhìn các món hàng tay thì bấm máy lia lịa, đôi khi vừa làm vừa trả lời khách hàng hoặc vừa viết và vừa nói phoné kẹp nơi cổ. Nếu hỏi bất thình lình phía nào là tay phải, phía nào là tay trái, các bà thường hay lộn nếu họ không nhìn vào chiếc nhẫn đeo trên tay. Các ông thường phàn nàn các bà là miệng thì bảo người ta quẹo trái nhưng trong đầu họ thật sự muốn mình quẹo mặt. Ðàn ông thán phục Ðàn bà về cách bắt chuyện giữa đám đông hay trong các buổi tiệc. Mặc dù toàn là khách lạ nhưng các bà vẫn có cách trao đổi với nhau về đủ thứ chuyện, người này khen qua người kia khen lại, nói đẩy đưa dây dưa qua lại quên thôi. Các bà cho rằng các ông thường hay lạnh nhạt về tình cảm, ít thố lộ tâm sự và có vẻ kín đáo e dè trước đám đông. Các bà nghĩ rằng Ðàn bà có nhiều tình cảm hơn Ðàn ông, còn các ông thì cho rằng bọn họ cũng rất tình cảm nhưng ít bộc lộ ra ngoài. Tuy nhiều lúc thấy người Ðàn ông im lặng nhưng thật sự chính lúc đó họ nói một cách âm thầm cho chính họ. Ðàn ông không thích ai cho mình ý kiến này nọ. Sự ít nói của người Ðàn ông có thể bị người Ðàn bà hiểu lầm là không còn được người tình hay người chồng yêu thương mình nữa.

Ðối với chuyện chăn gối, các bà thường trách các ông thiếu sự lãng mạng, sao cho chỉ muốn vụ”đó” một cách nhanh chóng, nhào vô là làm liền để các ông có thể hạ hỏa gấp rút rồi sau đó nằm lăn ra ngủ khò quên cả người đang nằm bên cạnh, còn các ông đôi khi trách các bà hơi thụ động và thiếu sáng kiến hay ho hơn.

Nói tóm lại, theo Allan Pease thì:”MEN WANT TO HAVE SEX, BUT WOMEN WANT TO MAKE LOVE”. Ðàn ông thường trách Ðàn bà hay nói nhiều, nói dai và hay so sánh qúa. Nói chuyện mới đã đành đi, đàng này chuyện cũ đã nói nhiều lần rồi nhưng các bà vẫn có thể hâm nóng lại và đem ra nói nữa.Ở người Ðàn bà, các dữ kiện, tín hiệu, thông tin bên ngoài được cất giữ trong não của họ một cách khá lộn xộn. Cách duy nhất để các bà đem vấn đề ra ngoài là phải nói nó ra và phải nhìn nhận nó, bởi vậy Ðàn bà nói nhiều hơn Ðàn ông là lẽ thường. Các bà cần nói ra để bớt căng thẳng tinh thần, để làm giảm Strees, các ông phải ráng nghe mà thôi chớ đừng bao giờ đề nghị thêm một giải pháp nào hết cho vấn đề mà các bà tuôn ra, các bà chỉ cần có người ngồi nghe chớ không phải các bà muốn tìm cách giải quyết vấn đề đâu. Ở Ðàn bà, việc nói chuyện và việc tâm sự là cách duy nhất để họ làm bạn với nhau, tuy cả ngày đã đi Shopping với bà bạn mà khi vừa về đến nhà các bà cũng còn chuyện để nói với nhau qua điện thoại cả hàng giờ đồng hồ nữa, còn các ông mỗi khi cần nói chuyện là họ đi thẳng vào vấn đề. Ở người Ðàn ông các tín hiệu thông tin bên ngoài được cất giữ riêng rẽ trong những ngăn riêng biệt trong não bộ. Cuối ngày các ông đem nó ra ngoài rất dễ dàng để giải quyết.

Việc nói nhiều của các bà thường làm cho các ông bực mình không ít, nhưng đó là dấu hiệu tốt có nghĩa là các bà còn thương, còn quan tâm đến các ông, cần người chia xẻ các vui buồn khổ cực trong cuộc sống vợ chồng. Trong trường hợp các bà im lặng thì các ông phải đề phòng là sẽ có điều chẳng lành sắp xảy ra đó còn tệ hơn nữa là các bà phớt tỉnh”Ăng-lê” không thèm đếm xỉa đá động gì đến các ông và xem các ông như”Nơ-pa” không dòm ngó gì nữa, coi như không có thì đó là dấu hiệu sắp tan rã rồi khó tránh khỏi!!!

Tóm lại dù Ðông hay Tây, dù Xưa hay Nay, Ðàn bà vẫn là Ðàn bà còn Ðàn ông vẫn là Ðàn ông:

      CHỒNG GIẬN THÌ VỢ BỚT LỜI.

      CƠM SÔI BỚT LỬA CHẲNG ÐỜI NÀO KHÊ,

      ÐẦU TÔM NẤU VỚI RUỘT BẦU.

      CHỒNG CHAN VỢ HÚP, GẬT ÐẦU KHEN NGON…                                

Nguyễn-Thượng-Chánh                             

 Kinh Hôn Nhân Gia Đình

Nhân ngày lễ Thánh Gia Thất, xin mời đọc kinh này để hy vọng tìm thấy bình an, hạnh phúc 

Lạy Thánh Gia, xưa Thánh Cả Giuse đã dẫn đưa Mẹ Maria và Chúa Giêsu trốn sang Ai Cập. Thánh Gia đã chia sẻ những tân toan trong đời sống gian nan.

Xin cho gia đình chúng con:

Biết CẢM THÔNG và SỐNG theo Lời Chúa dạy trong Thánh kinh,

Biết LẮNG NGHE  KÍNH TRỌNG NHAU, lúc vui cũng như khi buồn,

Biết NHẪN NHỤC và HÒA GIẢI. khi tính tình và cách cư xử khác nhau,

Biết HIẾU NGHĨA và CHUNG THỦY, từ trong gia đình cho đến ngoài xã hội,

Biết lấy GƯƠNG LÀNH, mà dưỡng dục con cái.

 GIÊSU – MARIA – GIUSE

Đời chúng con sóng gió ba đào, xin Thần Linh Chúa ban ơn CAN ĐẢM, KIÊN TRÌ.

Gia đình chúng con TRẺ GIÀ XUNG KHẮC, xin ban ơn QUẢNG ĐẠI, THỨ THA, để chúng con AN VUI CHẤP NHẬN LẪN NHAU.

Giáo Hội Chúa cần nhiều tín hữu NHIỆT THÀNH SỐT MẾN,

xin cho chúng con biết PHỤNG SỰ, TIN YÊU, để cùng nhau XÂY DỰNG NƯỚC CHÚA MUÔN ĐỜI.

Giêsu-Maria-Giuse, con mến yêu, xin thương cứu các linh hồn.

Giêsu-Maria-Giuse, con mến yêu, xin thương cứu các gia đình.

Giêsu-Maria-Giuse, con mến yêu, xin thương cứu gia đình con. Amen.

Lễ kính Thánh Gia thất – Cha Vương

Chúc bình an! Hôm nay Giáo Hội mừng lễ kính Thánh Gia, cầu mong gia đình bạn luôn hạnh phúc và bền vững trong Chúa Ki-tô, thánh cả Giuse, và Mẹ Maria nhé.

Cha Vương

Thứ 6: 30/12/2022

TIN MỪNG: Khi các nhà chiêm tinh đã ra về, thì sứ thần Chúa hiện ra báo mộng cho ông Giu-se rằng: “Này ông, dậy đem Hài Nhi và mẹ Người trốn sang Ai-cập, và cứ ở đó cho đến khi tôi báo lại, vì vua Hê-rô-đê sắp tìm giết Hài Nhi đấy!” (Mt 2:13)

SUY NIỆM: Gia đình nào cũng gặp những khó khăn, khủng hoảng trong đời sống, do công ăn việc làm khó khăn, con cái hư hỏng, cha mẹ bất hoà… Phương thế vượt qua không phải là giận ghét, bạo lực, nghi kỵ, nhưng là TÌNH YÊU, tình yêu dựa trên đức ái. Chỉ có tình yêu mới “cứu vãn” được gia đình, một tình yêu dựa trên lòng đạo đức, vâng giữ điều răn Chúa dạy. Mời bạn suy niệm lời của Thánh Phaolô nhắc nhở bạn về đời sống gia đình theo tinh thần của Chúa. Đừng để tinh thần của thế tục lừa dối Bạn nhé. “Thưa anh em, anh em là những người được Thiên Chúa tuyển lựa, hiến thánh và yêu thương. Vì thế, anh em hãy có lòng thương cảm, nhân hậu, khiêm nhu, hiền hoà và nhẫn nại. Hãy chịu đựng và tha thứ cho nhau, nếu trong anh em người này có điều gì phải trách móc người kia. Chúa đã tha thứ cho anh em, thì anh em cũng vậy, anh em phải tha thứ cho nhau. Trên hết mọi đức tính, anh em phải có lòng bác ái: đó là mối dây liên kết tuyệt hảo. Ước gì ơn bình an của Đức Ki-tô điều khiển tâm hồn anh em, vì trong một thân thể duy nhất, anh em đã được kêu gọi đến hưởng ơn bình an đó. Bởi vậy, anh em hãy hết dạ tri ân. Ước chi lời Đức Ki-tô ngự giữa anh em thật dồi dào phong phú. Anh em hãy dạy dỗ khuyên bảo nhau với tất cả sự khôn ngoan. Để tỏ lòng biết ơn, anh em hãy đem cả tâm hồn mà hát dâng Thiên Chúa những bài thánh vịnh, thánh thi và thánh ca, do Thần Khí linh hứng. Anh em có làm gì, nói gì, thì hãy làm hãy nói nhân danh Chúa Giê-su, và nhờ Người mà cảm tạ Thiên Chúa Cha. Người làm vợ hãy phục tùng chồng, như thế mới xứng đáng là người thuộc về Chúa. [Xin lưu ý: Quan niệm văn hóa thời bấy giờ trong đó vợ phải phục tùng chồng, con cái phục tùng cha mẹ, và nô lệ phục tùng chủ nhân của họ. Nhưng câu này không phải thế, Thánh  Phaolô đề cập tới việc phục tùng lẫn nhau hơn là sự cầm quyền của đối tượng này trên đối tượng khác, “hãy coi ai là ‘boss’ của ai nè”. Vợ chồng, vì thế, sẽ phục tùng lẫn nhau khi mỗi bên bắt chước tình yêu tự hiến của Đức Ki-tô đối với Hội Thánh. “Vì lòng kính sợ Đức Ki-tô, anh em hãy phục tùng lẫn nhau” (5:21)] Người làm chồng hãy yêu thương chứ đừng cay nghiệt với vợ. Kẻ làm con hãy vâng lời cha mẹ trong mọi sự, vì đó là điều đẹp lòng Chúa. Những bậc làm cha mẹ đừng làm cho con cái bực tức, kẻo chúng ngã lòng.” (Côlôsê 3:12-21)

Câu/chữ nào đánh động bạn nhất, tại sao? Hãy chia sẻ cảm nghĩ của bạn với vợ, chồng, con, bạn bè, v.v… trong gia đình.

LẮNG NGHE: Thiên Chúa đã xuất hiện trên mặt đất và sống giữa loài người chúng ta. (Br 3,38)

CẦU NGUYỆN: Lạy Chúa Giêsu, gương mẫu của gia đình Thánh Gia dạy cho con biết tất cả hạnh phúc gia đình đều bắt nguồn từ việc tuân hành thánh ý Chúa. Xin cho các bậc phụ huynh và những người con cháu trong gia đình luôn biết chu toàn bổn phận của mình để gia đình được hạnh phúc, Thiên Chúa được vinh danh, xã hội luôn an bình.

THỰC HÀNH: Tránh ngôn từ dằn vặt, chỉ trích xem ai là người có lỗi trong gia đình, và hãy dặn lòng tập sống khoan dung hơn.

From: Đỗ Dzũng

Tan vỡ ở tuổi bạc đầu

 Giận giữ như sóng ngầm…

“Mấy chục năm ở chung, tôi chỉ biết sống cho ông, cho các con. Giờ gần cuối đời rồi, hãy để tôi được sống cho mình”. Đó là lời tuyên bố lạnh lùng, cay nghiệt mà bà Hương đã nói với ông Bình trước khi dọn ra ở riêng.

Ngày còn trẻ, ông bà ra sức làm lụng, tích góp mua bằng được 2 cái nhà nghĩ để sau này cho hai cậu con trai. Nhưng khi các con học hành thành tài, chúng đều chọn thành phố làm nơi định cư. Ờ, thì tụi nhỏ chọn nơi phố hội làm chỗ cắm dùi cũng là quy luật tự nhiên, làm sau ông bà có thể cản chúng được. Mai này có thêm cháu chắc, tụi nó cũng sẽ có thêm cơ hội học hành thăng tiến hơn cái vùng quê nghèo này… Tự an ủi mình như thế, hai ông bà thấy phần nào nhẹ bớt buồn phiền và cũng dần quen với sự quạnh hiu, vắng vẻ.

Mọi việc nhà bà Hương, ông Bình cứ diễn ra suôn sẻ, chúng chỉ thực sự xáo trộn khi ông Bình chính thức nghỉ hưu. Suốt hơn 40 năm làm công chức trong vị thế của một trưởng phòng của mười mấy nhân viên. Ông ho một cái mọi người đã sợ, hôm nào ông không vui họ đã run… thì nay khi về hưu, cứ đi ra đi vào trong căn nhà quạnh quẽ, ông Bình thấy mình thành thừa thãi nên đâm ra hay cáu giận. Quen cung cách của một người làm sếp, bữa cơm nào bà lỡ tay nấu mặn là ông lập tức cằn nhằn. Ấm trà uống dở bà quên pha mới cũng trở thành nguyên cớ để ông bực bội…

Còn bà, suốt mấy mươi năm làm vợ đã quen với cảnh chồng sáng đi chiều về, bà ở nhà nuôi con, trồng rau nuôi gà, cơm nước… nên vợ chồng ít có thời gian ở bên nhau nên cũng ít cãi vã, kể cả việc ông đôi lần ‘trăng gió’. Vậy mà giờ đây, khi đã lên chức bà nội, bà Hương lại bị “soi mói” bởi ông chồng khó chịu. Bà cảm thấy mình như trở lại thời mới về làm dâu cứ co ro, khúm núm trước mẹ chồng. Thế là những uất ức bà mang chịu từ lâu nay bỗng ùa về.

Buồn bực và bất mãn, bà Hương cũng bắt đầu đá thúng đụng nia, lườm nguýt, chống đối chồng. Chỉ cần ông nói “Canh hơi mặn”, bà sẵn sàng nói ngay: “Có người nấu cho ăn là may lắm rồi. Những cô người tình thời trẻ của ông có còn bên ông thế này không?”.

Cứ thế, ông bà giống như mặt trăng, mặt trời. Ngày xưa khi ông bà còn trẻ, còn nhiều mối lo chung cho tương lai con cái, vẫn còn chia sẻ với nhau niềm vui thể xác… thì mọi bất đồng đều trở thành chuyện nhỏ. Nhưng nay khi con cái phương trưởng, khi những mối lo chung cũng như niềm vui thể xác không còn, ông bà trở thành 2 dấu lặng trái chiều.

Ngày bà quyết định dọn qua căn nhà thứ 2 ở. Cả ông và mấy đứa con chỉ nghĩ bà ra trông coi nhà cửa ít hôm thôi. Hôm chúng dẫn khách về quê ra tìm bà về cho đông đủ thì bà giận dỗi: “Mấy đứa con về đi, nói là tao bận không về”. Tưởng bà giận vì con ít thăm hỏi, chúng thuyết phục “xin nể mặt khách”, bà đành về.

Nhưng vừa chạm mặt ông thì hai bên đã muốn cự cãi nhau. Bắt đầu là câu nói của ông: “Hội phụ nữ gửi giấy mời cho bà, lần sau bà bảo họ gửi sang địa chỉ nhà kia nha”. Bà nổi sùng: “Ông yên tâm, tôi không làm phiền gì tới ông nữa đâu”. Khách khứa của con ngơ ngác, ái ngại, con cái thì được phen xấu hổ, bữa cơm hôm đó diễn ra nặng nề, không khí căng thẳng phả ra từ nét mặt “hình sự” của hai “tấm gương” cao nhất trong nhà.

Lúc khách khứa ra về, con cái họp bàn khuyên giải, thì bà tuyên bố: “Thực ra tao đâu phải ra đó trông nhà, tao và ông ấy ly thân”. Anh con trai lớn ngà ngà men rượu, lại phẫn uất vì xấu hổ nên cứ kêu trời: “Ba mẹ làm gì kỳ cục vậy. Hồi trẻ không sao, giờ già hết cả rồi lại đòi ly thân. Đúng là không còn ra thể thống gì”.

Nghe con trách móc, bà bật khóc bỏ đi một mạch ra khỏi nhà: “Mẹ đã vì anh em mày mà chịu đựng ông ấy gần hết đời. Giờ mấy con đã lớn, tự gây dựng được danh tiếng, ai thèm chấp người già. Giờ mẹ muốn sống cho mẹ. Không có cái nhà kia thì mẹ cũng ngăn đôi cái nhà này ra, chứ nhất định không sống chung nữa”.

Người già khó cứu

Lý giải cho tình cảnh cắn đắng nhau của các cặp vợ chồng già, các chuyên gia tâm lý cho biết nguyên nhân chính thường xuất phát từ những mâu thuẫn khi họ còn trẻ nhưng cố chịu đựng nhau. Khi về già, những sợi dây liên kết ngày mong manh dần, khiến họ chỉ muốn sổ lồng vì:

Tình dục: Là yếu tố cơ bản, đặc trưng phân biệt một cặp vợ chồng với những người có mối quan hệ khác dưới một mái nhà. Khi mâu thuẫn, vợ chồng trẻ còn ham muốn nhau sẽ dễ dàng dùng sex để làm lành. Nhưng về già, chuyện lệch pha hoặc cả hai cùng hết ham muốn thì chỉ càng khiến họ muốn “tách” rời nhau.

Con cái: Là sợi dây chỉ ra cái chung vĩnh cửu nhất của hai người trong hôn nhân. Nên khi con cái còn nhỏ, trông chờ vào bố mẹ thì họ nín nhịn nhau, đôi khi có người chấp nhận hy sinh hạnh phúc riêng, niềm vui riêng vì chúng. Nhưng khi cha mẹ bạc đầu, con cái phương trưởng, chúng đã tự lập có mối quan tâm riêng thì đó chính là lúc cái tôi của họ người già bùng phát. Theo phân tâm học thì từ 60 tuổi trở đi, con người ta nhìn lại quá khứ để tổng kết. Do đó họ muốn “phục thù” hoặc “tự giải phóng” mình.

Công việc: Đây cũng là một vấn đề lớn khiến các cặp vợ chồng trẻ, trung niên “ít còn thời gian” để cãi nhau. Họ cùng mải lo cho những tham vọng thăng tiến nên cố giữ hôn nhân để ổn định. Có người giữ hôn nhân để lấy danh tiếng, tạo thuận lợi cho công việc. Nhưng khi về già, họ “không còn gì để mất” mới muốn ly hôn, giải thoát mình.

Thay đổi tâm tính: Về già tinh thần suy giảm và sự trái tính, trái nết kéo theo sức khỏe kém khiến họ kém chịu đựng, dễ nổi nóng. Vì vậy với những cặp vợ chồng có tình trạng này thì càng dễ cau có, tranh cãi.

Tình cảnh chung

– Hiện nay, Việt Nam cũng như nhiều quốc gia khác phải đối mặt với sự đổ vỡ, tranh cãi, ly hôn của những cặp đã qua 20 năm chung sống ngày càng tăng.

– Theo đánh giá của Liên Hiệp Quốc, tỷ lệ này ở Nhật những năm đầu thế kỷ 21 được cho là “ngang ngửa” với cặp vợ chồng trẻ.

– Số người Mỹ trên 60 tuổi, thậm chí 90 tuổi vẫn gia nhập đội ngũ ly hôn ngày càng nhiều.

– Tại Hàn Quốc, ly hôn ở các cặp vợ chồng có trên 20 năm chung sống chiếm tới 18,3%, con số này tăng 4 lần so với 24 năm trước.

From: TU-PHUNG

Nhớ ơn, ca ngợi công ơn tổ tiên

Hoang Xuan Ly

Lạy Chúa Giêsu, xin tha tội cho chúng con, xin cứu chúng con khỏi sa hỏa ngục, xin đem các linh hồn lên thiên đàng, nhất là những linh hồn cần đến lòng Chúa thương xót hơn. Amen

Các Bạn thân mến

Tục ngữ Việt Nam có câu: Con người có cố có ông, như cây có cội như sông có nguồn. Hay: con ai chẳng là con cha, cháu ai là chẳng cháu bà cháu ông. Hai chữ cội nguồn đã mang lại toàn bộ ý nghĩa của đạo làm con đối với các bậc sinh thành mà bất cứ ai sinh ra trong cuộc đời đều có bổn phận phải ghi nhớ và gìn giữ. Theo tháng năm, từ đông sang tây, từ bắc chí nam, đâu đâu cũng vang lên giai điệu về chữ hiếu như là lời báo đáp và ghi ơn tổ tiên mình.

Chính vì thế, hàng năm Giáo Hội công giáo đã dành trọn tháng 11 để tưởng nhớ những người quá cố, để sống lại đạo làm con. Người công giáo vẫn có thói quen tốt lành xin lễ cho ông bà tổ tiên, viếng nghĩa trang cùng với việc tảo mộ. Ngoài ra, trong ba ngày đầu năm, Giáo Hội Việt Nam đã dành ngày mồng hai tết để kính nhớ tổ tiên ông bà cha mẹ. Hòa lẫn với chủ đề kính nhớ tổ tiên, Giáo Hội cũng đã nhắn gửi tới từng người con phải biết yêu chuộng ý nghĩa thiêng liêng cao cả: con ơi giữ lấy lời cha, chớ quên lời mẹ nhớ mà ghi tâm.

Cũng thế, anh em Phật giáo hàng năm vào ngày rằm tháng bảy âm lịch cũng có mùa vu lan để báo hiếu. Vào dịp này, mỗi người đều xướng lên tám lòng biết ơn của mình. Có người không quen ăn chay trường, song vào thời điểm này, người ta thể hiện lòng hiếu đó bằng việc ăn chay trọn tháng bảy âm lịch, hay có những người bận rộn công việc đời thường vào dịp này họ cố gắng thu xếp thời gian để đến một ngôi chùa quen thuộc dự lễ cầu siêu cho linh hồn ông bà cha mẹ đã qua đời. Họ tin rằng nhờ đó, bổn phận của họ được chu toàn. Với truyền thống lâu đời của người phật tử là cầu mong để được đáp đền ơn tam bảo, báo hiếu cha mẹ sinh thành dưỡng dục…

Còn ở Mỹ, người ta không có tục thờ cúng tổ tiên bởi vì chữ hiếu nơi họ không được nâng lên thành đạo. Thế nhưng họ có những ngày mà người Việt Nam chúng ta chưa có. Họ đã chọn ra hai ngày trong năm để tưởng nhớ công ơn sinh thành của cha mẹ. Đó là ngày của mẹ (mother’s day) vào ngày chúa nhật thứ hai trong tháng năm và ngày của cha (father’s day) vào ngày chúa nhật thứ ba trong tháng sáu.

Quả là đã mang trong mình dòng máu linh thiêng của tổ tiên, dù là người công giáo, phật giáo hay bất cứ ai cũng đều thể hiện lòng biết ơn một cách trân trọng đối với các bậc sinh thành. Trở về cội nguồn tổ tiên, chúng ta một lần nữa nói lên lòng biết ơn sâu sắc, đối với cácbậc tiền nhân.

Vì thế, chúng ta cùng nhau thắp lên một nén nhang để cùng nhớ ơn, ca ngợi công ơn tổ tiên và cầu nguyện cho tất cả những ai đã từng một lần chắp cánh cho chúng ta buớc vào cuộc đời và sống trọn vẹn ý nghĩa của con người.

Hạnh phúc là gì đây?

Le Tu Ngoc

Hạnh phúc là gì đây?

Đây chính là câu trả lời hay nhất mà tôi từng đọc được:

  1. Hạnh phúc không ở chỗ nhà của bạn rộng lớn bao nhiêu, mà là trong nhà bạn có bao nhiêu tiếng cười.
  2. Hạnh phúc không ở chỗ bạn lái chiếc xe sang trọng thế nào, mà là bạn lái xe bình an về được đến nhà.
  3. Hạnh phúc không ở chỗ bạn tích cóp được bao nhiêu tiền, mà là mỗi ngày thân tâm đều cảm thấy tự do, không ngừng làm những việc mình thích.
  4. Hạnh phúc không ở chỗ người yêu của bạn xinh đẹp thế nào, mà là nụ cười trên môi người yêu bạn có hạnh phúc hay không.
  5. Hạnh phúc không ở chỗ bạn làm quan bao lớn, mà là vô luận đi đến nơi nào, mọi người đều khen bạn là một người tốt.
  6. Hạnh phúc không ở chỗ ăn ngon ăn mặc đẹp, mà là không có bệnh tật tai ương.
  7. Hạnh phúc không ở chỗ những tràng pháo tay nhiệt liệt lúc bạn thành công, mà là lúc bạn cảm thấy chán nản có người nói với bạn rằng: Này bạn ơi, hãy cố lên!
  8. Hạnh phúc không ở chỗ bạn từng nghe bao nhiêu lời ngon tiếng ngọt, mà là lúc bạn đau buồn rơi nước mắt có người nói với bạn rằng: Không sao cả, có mình ở bên bạn đây.

Thiện Sinh

CHỌN CHỒNG

Chau Nguyen Thi

CHỌN CHỒNG

  • . Chọn một người đàn ông đẹp trai hào hoa thì phải chấp nhận anh ấy phong lưu.
  • . Chọn một người đàn ông biết kiếm nhiều tiền để được hưởng thụ thì phải chấp nhận anh ấy ít có thời gian chăm sóc cho gia đình.
  • . Chọn một người đàn ông ở nhà chăm sóc gia đình thì phải chấp nhận anh ấy ít biết kiếm nhiều tiền.
  • . Chọn một người đàn ông ngoan hiền, biết vâng lời thì phải chấp nhận anh ấy là trẻ con.
  • . Chọn một người đàn ông mạnh mẽ, kiên cường thì phải chấp nhận anh ấy ngang ngược.
  • . Chọn một người đàn ông phong trần thì phải chấp nhận anh ấy lãng tử, phiêu lưu.
  • . Chọn một người đàn ông giỏi giang và bản lĩnh thì phải chấp nhận anh ấy “gia trưởng”.
  • . Chọn một người đàn ông “nữ tính” thì phải chấp nhận anh ấy có tính “đàn bà”.

Làm gì có đàn ông nào vừa ngoan, vừa hiền, biết vâng lời, ở nhà quanh quẩn với gia đình, không biết ăn nhậu, không có bạn bè mà kiếm được nhiều tiền về cho gia đình vợ con ở nhà hưởng thụ sung sướng ? …

…. Miễn là đừng gặp phải ĐÀN ÔNG VÔ DỤNG là được !

Cái gì cũng có giá của nó !

Hãy vì hai chữ HẠNH PHÚC mà CHẤP NHẬN sự TƯƠNG ĐỐI.

Hạnh phúc ở tại tâm của ta mà có… đừng suy diễn và tự làm khổ nhau.

Chỉ cần một người ĐÀN ÔNG TỬ TẾ và CÓ TRÁCH NHIỆM là đủ.

(Từ fb của Nguyễn Học)

Ngẫm: Ước Mơ Của Con

NGẪM…!!!!

Ước Mơ Của Con

 

Sau bữa tối, một cô giáo tiểu học bắt đầu chấm bài cho học sinh. Chồng cô ngồi bên cạnh, dán mắt vào màn hình điện thoại di động, cố gắng phá vỡ kỷ lục trò Candy Crush Saga anh đã dày công nghiên cứu cả tháng trời. Bỗng nhiên, bầu không khí yên lặng bị phá vỡ bởi tiếng sụt sịt của người vợ. Thấy mắt cô đang rơm rớm, anh vội quay sang vợ hỏi nhỏ:

“Này em, sao tự dưng lại khóc? Có chuyện gì à?”

Người vợ thổn thức trong nước mắt: “Hôm qua em giao bài tập làm văn cho tụi nhỏ lớp 1, viết về chủ đề “Điều ước của con”… ”

“Anh hiểu rồi, nhưng vì sao em khóc?” – Người chồng tiếp tục gặng hỏi trong khi mắt vẫn không rời khỏi trò chơi đang đến hồi gay cấn.

“Bài văn cuối cùng này đã làm em khóc”.

Không giấu nổi sự tò mò, anh chồng bèn ngẩng mặt lên hỏi đầy ái ngại: “Bài văn của một đứa trẻ con cũng khiến em khóc được sao?”

“Anh nghe này…” – Người vợ chậm rãi đọc, nước mắt vẫn không ngừng rơi.

“Ước mơ của con là trở thành một chiếc điện thoại di động. Bố mẹ con yêu điện thoại di động lắm. Đến mức con cảm thấy bố mẹ quan tâm đến điện thoại còn hơn quan tâm đến con. Khi bố đi làm về, dù rất mệt mỏi nhưng bố vẫn chỉ ngồi bấm điện thoại di động chứ chẳng nhớ gì đến con. Khi bận bịu việc gì quan trọng, nếu bất chợt có chuông điện thoại reo, bố mẹ sẽ ngay lập tức nhấc máy nghe. Thế nhưng lúc con khóc thì bố mẹ lại chẳng sốt sắng đến thế. Bố mẹ thích chơi trò chơi trên điện thoại di động chứ chẳng muốn chơi cùng con. Khi nói chuyện với ai đó trên điện thoại, bố mẹ cũng chẳng bao giờ thèm nghe con nói gì, cho dù con có chuyện rất quan trọng muốn chia sẻ. Vì thế, con chỉ ước được làm một chiếc điện thoại di động”.

Sững lại vài giây khi nghe xong bài văn, người chồng rụt rè hỏi vợ:

“Trò nào viết bài này vậy em?”

Ngước cặp mắt dâng đầy nước lên nhìn chồng, cô nghẹn ngào:

“Con trai của chúng ta”.

From: Tham Nguyen & KimBang Nguyen

Duy trì hạnh phúc gia đình

Duy trì hạnh phúc gia đình 

Một tối nọ tôi và cha đi xem phim, bộ phim không hấp dẫn lắm nên hai cha con đã quyết định về sớm. Khi đến ngã rẽ gần nhà, cha tôi đột nhiên dừng lại, trông nét mặt ông rất khác, rồi ngay sau đó ông lấy tay che kín mắt tôi. Ông nói với tôi: “Con đừng nói, đừng nhìn nhé”. Tôi nghĩ cha đang đùa và muốn bỏ tay ông ra khỏi mặt mình, tuy nhiên cha vẫn cố lấy tay che hết mắt tôi và ông nói rất nghiêm: “Có một con quỷ rất đáng sợ, cha con mình ra ngay khỏi đây thôi!”.

Nghe đến quỷ là tôi đã sởn gai ốc rồi! Ma quỷ rất đáng sợ, quỷ sẽ bay tới và ăn thịt trẻ con như mấy câu chuyện tôi được nghe kể…, sợ quá nên tôi cứ để tay cha che hết mắt mình từ lúc đó tới khi về nhà. Về nhà rồi tôi vẫn còn run rẩy vì sợ.

Sau khi đã bình tĩnh lại, tôi hỏi cha: “Con quỷ cha nhìn thấy trên đường ban nãy trông nó như thế nào?”. Cha im lặng một lát rồi nói: “Con đừng hỏi, nếu biết con sẽ không thể thoát khỏi nó đâu”. Tôi về phòng nhưng vẫn thấy tò mò về con quỷ vừa rồi. Tôi gặp mẹ và kể cho bà nghe chuyện đó. Mặt mẹ tự dưng tái nhợt, bà mãi mới cất lời: “Cha con nói đúng đấy, không nên hỏi về chuyện này, nếu không con không thể thoát khỏi nó đâu”.

Sau lần ấy mỗi khi ra đoạn rẽ đó, tôi luôn nhìn xung quanh để xem có con quỷ nào xuất hiện hay không. Tuy nhiên tôi chưa bao giờ đối diện bất kỳ một con quỷ nào như tối hôm hai cha con bỏ bộ phim về nhà sớm. Cũng thật kỳ lạ, có đôi chút thay đổi trong gia đình tôi kể từ hôm ấy…

Trước đó cha mẹ hay cãi cọ và mẹ muốn ly hôn, sau hôm đó cha lại nói đồng ý li dị, nhưng mẹ không chấp nhận. Và lập tức không khí trong gia đình thay đổi đến kỳ lạ, hai người không còn cãi cọ nữa và tỏ ra hạnh phúc bên nhau, để cho chúng tôi trưởng thành trong mái ấm thực sự.

30 năm sau kể từ hôm ấy, cha mẹ tôi không còn cảnh mặt tưng bừng lớn tiếng quát tháo nhau….

Người cha 70 tuổi của tôi đã qua đời trong vòng tay yêu thương của vợ. Khuôn mặt ông nở nụ cười nhẹ nhàng. Lo an táng ông xong, tôi thu dọn di vật của cha và nhìn thấy cuốn nhật ký. Trong đó ông viết về cái đêm khi chúng tôi gặp “con quỷ”…, câu đố cuối cùng đã được giải đáp …

Trong nhật ký ông viết:

“Xem phim xong dắt con trai về nhà, bất chợt đến ngã rẽ vào hẻm nhìn thấy vợ mình cùng một người đàn ông lạ đang âu yếm nhau. Tôi cảm thấy như rơi xuống vực thẳm vì linh cảm của mình đã đúng. Tôi đã hết mực yêu thương vợ mình và cô ấy ngấm ngầm phản bội lại tôi và gia đình. Tôi thấy thương con trai, sự thật này quá tàn nhẫn với nó, có thể là bóng đêm ám ảnh suốt cuộc đời con trẻ. Con liệu có thể chấp nhận việc người mẹ yêu dấu của mình có hành vi như vậy!

Tôi không thể tưởng tượng nổi con trai mình sẽ như thế nào nếu biết việc này. Mặc dù cô ấy đã xử tệ với tôi, nhưng tôi cũng phải ghi nhận rằng cô ấy từng tốt với mình, và còn con trai yêu dấu của tôi nữa. Vì vậy tôi đành phải nói dối con về con quỷ đó …”

Sau khi đọc nhật ký của người cha quá cố, mắt tôi đẫm lệ. Cha đã che giấu sự thật để gìn giữ hình ảnh hoàn mỹ về mẹ trong trái tim con trai bà, cũng bởi vì vậy mà cha mẹ tái hợp để cứu vãn cuộc hôn nhân đang trên bờ vực sụp đổ của họ.

Tôi đi vào phòng, trìu mến ôm người vợ đang mang bầu của mình, tiếp đó tôi xóa sạch mọi thông tin về người bạn gái cũ cũng như những thông tin khác … Bởi vì tôi đã học được một điều thật quý giá qua câu chuyện “con quỷ”, lĩnh hội bài học làm người cha tốt.

Cha đã vì tình yêu thương với tôi mà dẹp bỏ nỗi giận dữ và tự ái nhẽ ra nên trút lên đầu mẹ để duy trì hạnh phúc gia đình. Bất kỳ ai trong hoàn cảnh gia đình có nguy cơ đổ vỡ cần phải xem xét lại bản thân và thông cảm cho đối phương với tấm lòng vị tha.

Không ai muốn chuốc lấy tổn thương về mình, nhưng cha đã làm vậy để cho tôi một cuộc sống hạnh phúc trong mái ấm gia đình. Xin hãy chia sẻ câu chuyện này tới mọi người để trên thế gian sẽ còn nhiều người cha tốt như thế, để các bậc phụ huynh luôn tìm cách giải quyết xung đột và cho những đứa con thơ một mái ấm hạnh phúc bên mẹ cha.

S.T.