TIN VUI CHO NHỮNG NGƯỜI SỢ VỢ

 TIN VUI CHO NHỮNG NGƯỜI SỢ VỢ

 

Trần Mỹ Duyệt

 

Trong đời sống hôn nhân vợ chồng “tương kính như tân”, có nghĩa là lúc nào cũng nên đối xử với nhau một cách tôn trọng, nhẹ nhàng và tế nhị như “thuở ban đầu”. Nhưng ngược lại, không hiểu tại sao sau khi đã thành vợ chồng, đã cưới nhau rồi phần đông đàn ông lại đổi cách sống, đổi thái độ, coi vợ như một thứ công dân hạng hai, một người mà phải lệ thuộc và coi chồng như chúa tể.

 

Quan niệm trọng nam khinh nữ, lối sống gia trưởng, và cung cách hành xử như thế hoàn toàn phản lại với vai trò, trách nhiệm và phẩm giá của người phụ nữ. Vì nam hay nữ, đàn ông hay đàn bà cũng đều do Thượng Đế tạo dựng: “Thiên Chúa đã tạo dựng con người theo hình ảnh Ngài. Ngài tạo dựng nên họ có nam và có nữ” (Sáng Thế Ký 1:27). Do đó, giá trị nhân bản, phẩm cách con người ngang nhau, bằng nhau và phải được tôn trọng như nhau.

 

Đối với những người hiểu biết, ý thức thì việc nhìn nhận bình quyền, việc tôn trọng nhau giữa vợ chồng là những gì cần và nên làm. Một số còn trào phúng hơn cho rằng: “Sợ vợ mới anh hùng”. Tại sao?

 

“Đàn ông sợ vợ, lẽ thường…

Vốn người quân tử nhún nhường vẫn hơn…

Đàn ông sợ vợ là khôn…

Nếu không ai sẽ nấu cơm quét nhà?”

 

Ít ra cũng phải là như vậy. Cứ tưởng tượng một ngày nào đó mở mắt ra mà thấy phụ nữ, đàn bà biến mất trên mặt đất, chắc chắn ngày đó sẽ là một ngày kinh hoàng nhất cho giới đàn ông con trai. Không chỉ là chuyện nấu cơm, rửa bát, quét nhà mà còn rất nhiều thứ khác mà thiếu bàn tay phụ nữ, thiếu người đàn bà, người đàn ông không làm được, hoặc có làm thì cũng chỉ là bất đắc dĩ.

 

Mặc dù người phụ nữ có bị nhiều thiệt thòi tại những nền văn hóa nơi mà vai trò người đàn ông được đề cao, nhưng không phải vì vậy mà hình ảnh của người phụ nữ hoàn toàn bị lu mờ.Socrates (469 BC – 399 BC), nhà triết học Hy Lạp đã có kinh nghiệm này khi ông phát biểu: “Hãy cứ lấy vợ đi. Nếu may mắn, bạn sẽ hạnh phúc; nếu không may, ít nhất bạn cũng là một triết gia” (By all means marry: If you get a good wife, you’ll become happy; if you get a bad one, you’ll become a philosopher.) Ai có dịp đọc Socrates thì đều biết, đây là câu nói diễn tả kinh nghiệm của chính bản thân ông.

 

Để khỏi bị cho là mất mặt hoặc mất giá qua những hành động quan tâm, lo lắng, và săn sóc vợ, giới đàn ông thường tự nhủ: Đàn ông ai lại sợ vợ, có sợ là sợ vợ buồn, sợ vợ yêu mình quá nên ghen tương tí thôi. Và sợ như vậy là cái sợ mà cả hai đều có lợi. Thí dụ, sợ vợ buồn, vợ quá lo lắng cho sức khỏe của mình mà chừa uống rượu, chừa hút thuốc, và chừa nhậu nhoẹt, la cà với người này người khác. Hoặc sợ vợ ghen mà hại cho sức khỏe, tàn phai nhan sắc nên mỗi khi ra đường, người chồng mắt nhìn nghiêm trang, không ngó ngang, liếc dọc, hoặc tối về không email, chat chít với em gái nuôi, em gái tinh thần hoặc cô bạn trong sở đang gặp khó khăn cần nhờ giúp đỡ… Cũng có thể sợ vợ la mắng làm gương xấu trước mặt con cháu trong nhà mà nhịn vợ, tập sống cho ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ. Rồi vì lo lắng cho sức khỏe của vợ nên giúp vợ một tay thay tã, tắm rửa, cho con bú, ru con ngủ, làm việc vườn tược, hút bụi nhà, đổ thùng rác, giặt quần áo, lau dọn nhà cửa… Nhất là để chăm chút cho sắc đẹp của vợ, mà chồng đi làm được bao nhiêu tiền đều đem về cho vợ shopping, mua sắm để mỗi khi ra đường “không xấu thiếp hổ chàng”. Tóm lại, những hình thức sợ trên là những hình thức “sợ vợ sống lâu”, và sợ như thế là sợ vợ mình chứ không sợ vợ hàng xóm.

 

Cứ tưởng sợ vợ chỉ là đề tài được bàn tán cho vui. Nhưng nó đã được nghiên cứu dưới cái nhìn tâm lý học. Một cuộc khảo cứu về ích lợi của người sợ vợ được giáo sư David Vogel thuộc đại học Iowa thực hiện. 

 

Ông đã khảo sát 72 cặp vợ chồng trung bình ở độ tuổi 33 và đã kết hôn được khoảng 7 năm. Họ thuộc các chủng tộc khác nhau như Âu, Á, Mỹ, và Phi châu. Trong phần khảo cứu, họ phải trả lời cho biết là họ có hài lòng trong mối tương quan vợ chồng, cũng như khả năng quyết định công việc trong gia đình hay không? Ngoài ra, họ cũng được gợi ý ghi lại những vấn đề mà họ không thể giải quyết nếu như không có sự hợp tác của chồng. Và kết quả được ghi nhận như sau:

 

Phân tích thêm nội dung cuộc khảo cứu, khi quay lại cảnh các đôi thảo luận về từng vấn đề này trong vòng 10 phút. Thí dụ, tiền bạc, tự do quyết định, việc nhà, thời gian bên nhau, giao hảo giữa gia đình và bạn bè, sinh lý, xã giao, cảm xúc bên nhau, con cái… Kết quả của cuộc khảo cứu này đã có những kết luận hết sức ngạc nhiên, đó là hầu như mọi đòi hỏi, yêu sách của các bà vợ đều đạt được mục đích, mặc dù trong lúc thảo luận, trao đổi đôi bên đều dùng những từ ngữ mang tính tiêu cực như trách móc, buộc tội, chỉ trích, rầy la, ép buộc thay đổi, ra lệnh; hoặc những thái độ như lạnh lùng, miễn cưỡng. Ngoài ra, những phụ nữ trong cuộc khảo cứu này lại không hề lắm lời như người ta tưởng. Theo Vogel phân tích sở dĩ phụ nữ được lắng nghe bởi vì họ truyền đi những thông điệp tích cực, và cũng có thể là do sự “nhịn nhục” và không muốn bị rầy rà của phía đàn ông. Một câu ví von diễn tả mối tương qua và “quyền hành” của người vợ trong gia đình là: “Đàn ông làm đại tướng, nhưng đàn bà làm nội tướng”. Ở một nghĩa nào đó, nội tướng thắng đại tướng. Ca dao Việt Nam cũng có câu: “Lệnh ông không bằng cồng bà”. Và đó cũng là lý do tại sao vai trò người phụ nữ trong gia đình được cho là “nội tướng”.  

 

“Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm”. Nếu người chồng lắng nghe vợ, hoặc tỏ ra nể vợ cũng là vì muốn cho gia đình được êm ấm. Trong một nghiên cứu khác, Murphy cũng khẳng định rằng “dấu hiệu của một cuộc hôn nhân lành mạnh là người chồng biết cách chiều theo ý vợ.” Trong bài khảo cứu “Tại sao đàn ông sợ vợ?” (Why do Men Fear their Wives?), tác giả Richard Jungst đã ghi lại một vài câu nói rất ý nhị, đầy tính trào phúng về những lý do tại sao người đàn ông lại sợ vợ, và thích sợ vợ:

 

“Với vợ, tôi luôn luôn nói câu sau cùng, ‘có phải vậy không cưng?’” 

(With my wife I always have the last word, isn’t that right honey?)

Và:

“Tôi nghĩ điều này OK, nhưng để hỏi lại xếp lớn cái đã”.

(I think that is OK, but let me check with the boss first.)

 

Người đàn ông, theo tâm lý có khuynh hướng giải quyết cấp thời, mạnh bạo những đe dọa, khó khăn trong cuộc sống. Người đàn bà, trái lại, thích hợp với khuynh hướng nhẹ nhàng, và dịu dàng hơn trong những căng thẳng. Điều này phù hợp với quan niệm sống cho rằng “trong biển trần của xung đột, đàn ông chìm, nhưng đàn bà bơi” – “in the sea of conflict, men sink and women swim” (John Gottman).

 

Như vậy thì phái mày râu từ nay có lý do để sợ vợ. Sợ vợ mới anh hùng! Nói cho cùng, vợ mình mình sợ, có sợ vợ ai đâu! Nhất là trong cái sợ ấy phảng phất chút yêu thương, nuông chiều, nhường nhịn và dễ dãi. Vợ là xương sườn của chồng, không thuận thảo, lo lắng cho nó, nó đau lên một cái chỉ còn nước vô nhà thương! Và lúc này mới là lúc ứng dụng câu: “Sợ vợ sống lâu.”!   

Luật không được ly dị là Luật bất khả phân ly của Thiên Chúa ngay từ đầu.

V Phung Phung
Trong Phúc Âm, những người Pharisees muốn thử xem Chúa Giêsu có dạy khác với luật của Moses về vấn đề ly dị. Chúa thẳng thắn trả lời họ Luật không được ly dị là Luật bất khả phân ly của Thiên Chúa ngay từ đầu. Lý do ông Moses cho phép ly dị là vì lòng chai dạ đá của con người, chứ không phải trong ý định của Thiên Chúa. Nếu con người biết kính sợ Thiên Chúa, họ không bao giờ dám làm chuyện này.

Thầy Bạch gởi

Đừng làm 3 điều ngu ngốc này khi về già

Đừng làm 3 điều ngu ngốc này khi về già

  1. Tuổi già đừng quá cô đơn

Người sống trong thế giới này cần phải nhộn nhịp, cuộc sống sau 60 tuổi phải sống vui vẻ và thú vị hơn. Đi ra ngoài nhiều hơn, đừng để mình ở nhà, đừng để mình cảm thấy quá cô đơn. Hãy nói chuyện với bạn bè, chơi bài, tụ tập đám bạn học cũ để nhớ lại quá khứ, hoặc chơi với các cháu, tất cả những hoạt động này đều rất tốt.

  1. Già rồi đừng can thiệp vào cuộc sống của con cháu

Con cháu tự do con cháu sẽ có phúc, con cái lớn rồi phải cho chúng có không gian riêng, phải tin rằng chúng ưu tú, và có khả năng để xử lý tốt cuộc sống của mình.

Đặc biệt là sau khi con cháu kết hôn, càng cần phải ít can thiệp vào công việc của chúng, như vậy có thể làm cho gia đình hài hòa hơn, và mối quan hệ của con cháu sẽ càng thân thiết hơn.

  1. Già rồi đừng quá tiết kiệm

Sau 60 tuổi còn không tốt với bản thân một chút, bạn còn có ý định khi nào mới đối tốt với bản thân?

Cơm canh thừa hãy đổ đi, nấu một số rau tươi ăn sẽ tốt cho sức khỏe hơn, quần áo mười năm trước đừng mặc nữa, mua một vài quần áo mới cho bản thân đi. Cũng đừng ở nhà cả ngày, hãy đi du lịch để ngắm nhìn vẻ đẹp thế giới bên ngoài, làm cho cuộc sống thêm phần tươi đẹp hơn

S.T.

Đoàn sủng của Chương Trình Thăng Tiến Hôn Nhân Gia Đình

Liên Gia La Vang

 Mục đích: Yêu thương gần gũi bằng việc làm.

Nền tảng: Khiêm Nhường: Biết lỗi, Nhận lỗi, Xin lỗi, Sửa lỗi và Tha lỗi.

 
V Phung Phung Đau bịnh thì phải uống thuốc. Yêu thương gần gũi bằng việc làm là thuốc. Còn uống thuốc rất đắng này là khiêm nhường biết lỗi, khiêm nhường nhận lỗi, khiêm nhường Xin lỗi, khiêm nhường sửa lỗi, tha lỗi. Đó là việc làm để xây dựng gia đình bình an và hạnh phúc. Khó lắm. Phải nhờ ơn Chúa mà thôi. Xin Thiên Chúa giúp sức, cầu nguyện thật nhiều, mới có thể làm được.
Kiêu ngạo là bản chất của con người, vì ông bà Adam và Eve kiêu ngạo ăn trái cấm để bằng Thiên Chu’a, rồi con người cũng đã xây tháp Baben để lên tận trời. Vì kiêu ngạo, vì cái tôi quá lớn gây không biết bao nhiêu đau khổ trong gia đình và ngoài xã hội.

CÁM ƠN MẸ

CÁM ƠN MẸ

Người ta nói rằng trẻ em là tặng phẩm quý giá nhất.  Tôi tin rằng những người mẹ cũng là tặng phẩm cao quý nhất.  Những người mẹ là tặng phẩm yêu thương, hạnh phúc, niềm vui, lòng can đảm, chăm sóc và nâng đỡ.  Chúng ta không thể tự chọn mẹ hoặc gia đình để chúng ta sinh ra, nhưng mẹ của chúng ta chọn cách quan tâm chăm sóc chúng ta.  Tôi may mắn có được người mẹ là mọi thứ mà đứa con có thể hy vọng. 

Mẹ sinh tôi khi bà còn đang là sinh viên năm hai tại một trường đại học ở Nashville, Tennessee.  Bà có thể bỏ học để về nhà ở thành phố New York, nhưng bà không thể làm như vậy.  Có lần bà kể với tôi rằng tôi là nguồn cảm hứng và động lực thúc đẩy bà hoàn tất những gì bà đã khởi đầu.  Mẹ tôi vừa đi học vừa đi làm thêm để lo cho tương lai của tôi, và bà cũng muốn có tấm bằng đại học.  Khi tôi còn nhỏ, bà thường đem tôi theo đến lớp học cho tới lúc tôi lớn hơn để có thể vào nhà trẻ.  Tôi biết ơn mẹ vì mẹ đã quyết định làm gương cho tôi noi theo. 

Hàng ngày tôi vẫn thắc mắc rằng nếu không có mẹ thì không biết đời tôi sẽ ra sao.  Đời tôi sẽ khốn khổ chăng?  Chắc hẳn vậy.  Và câu hỏi đó đã được trả lời vào một ngày hè.  Đó là ngày mẹ tôi đi làm khi đang mang thai em tôi.  Hôm đó tôi rất phấn khởi!  Thế nhưng mẹ bị sảy thai và em tôi chết.  Hôm đó tôi cũng có thể mất luôn mẹ, nhưng thật may là mẹ còn sống.  Điều này khiến tôi suy nghĩ nhiều và nhận biết mẹ thực sự có ý nghĩa thế nào đối với tôi. 

Sau đó không lâu, cha mẹ tôi chia tay.  Đây là cú “sốc” đối với tôi.  Dù tôi mới 4 tuổi, nhưng tôi vẫn nhớ mãi ngày hôm đó, y như mới xảy ra hôm qua vậy.  Cảnh gia đình ly tan là cú “sốc” nặng đối với tôi, và tôi nguyền rủa em tôi, vì tôi cho rằng cái chết của em tôi đã khiến cha mẹ chia tay.  Giá mà nó còn sống, chúng tôi sẽ là một đại gia đình hạnh phúc! 

Dù cha mẹ tôi chia tay, nhưng hai người vẫn cùng nhau nuôi dưỡng tôi.  Mẹ tôi trực tiếp và đích thân lo cho tôi mọi thứ.  Vì tôi mà mẹ tôi vẫn giữ mối quan hệ tốt với cha tôi.  Điều này khuyến khích tôi không coi mẹ là điều dĩ nhiên phải có.  Đó là lý do tôi biết ơn mẹ tôi.  

Mẹ ơi, qua bao gian nan khốn khó, mẹ vẫn như một người bạn tốt nhất của con.  Mẹ động viên con theo đuổi ước mơ của mẹ, và mẹ dạy con những bài học sống qua các hành động của mẹ.  Mẹ ơi, con cảm ơn mẹ là nguồn cảm hứng để con đi theo con đường đúng trong cuộc sống, mẹ cũng đã giúp con có những cách chọn lựa đúng, và để con va chạm với những thử thách xem chừng như mạo hiểm vậy.

Mẹ ơi, con chưa bao giờ hiểu được mẹ có ý nghĩa thế nào đối với con cho tới lúc con ngồi viết những dòng này.  Con muốn mẹ biết rằng con mãi mãi kính yêu mẹ.  Con hy vọng rằng khi con trưởng thành, con có thể là người mẹ tốt đối với con của con như mẹ đã là người mẹ tốt đối với con vậy. 

Trầm Thiên Thu 

(chuyển ngữ từ Thank You Mom)

Langthangchieutim gởi

 NÊN LÀM GÌ KHI VỀ HƯU

 NÊN LÀM GÌ KHI VỀ HƯU

Giai đoạn thứ nhứt

Sau khi đã về hưu, tuổi từ 60 đến 70, sức khoẻ cũng như điều kiện hãy còn tốt. Thích ăn gì thì ăn, thích mặc gì thì cứ mặc, thích chơi đùa gì thì cứ chơi đùa, chẳng nên tự bạc đãi mình, vì những ngày giờ này sẽ không còn là bao lâu nữa, cần phải nắm lấy (cơ hội). Nắm giữ một ít tiền, giữ lại căn nhà, biết tự an bài tốt cho con đường sau cùng của mình.

Tình trạng kính tế của con cái được tốt là của chính chúng, con cái hiếu thuận là phẩm hạnh tốt của chúng. Chúng ta chẳng nên cự tuyệt sự giúp đỡ của con cái, không nên cự tuyệt sự hiếu kính của chúng.

 Nhưng quan trọng nhứt là phải biết tự nương tựa vào chính mình, tự an bài tốt cho sinh hoạt của chính chúng ta.

Giai đoạn thứ hai

Qua hết đoạn tuổi bảy mươi (tức ở vào tuổi bát tuần) mà không có bệnh hoạn gì, cuộc sống hãy còn được tự do, đó là không có những vấn đề gì lớn xảy ra, nhưng phải nên nhớ rằng mình đúng là đã già rồi, thể lực và tinh lực sẽ không còn tốt nữa, các phản ứng tự nhiên của mình cũng sẽ từ từ xấu đi.

Nên ăn cơm chậm lại để đề phòng mắc nghẹn; đi đứng cần chậm lại để đề phòng bị té ngã.

Chẳng nên tranh hơn người, cần biết tự chăm sóc cho chính bản thân mình!

Đừng nên đi “quán xuyến” việc này việc kia, lo lắng sinh hoạt của con cái. Có người còn đi giữ cháu nội cháu ngoại nữa.

Cần phải biết “ích kỷ” một chút để, tự chăm sóc, trông coi chính mình.

Mọi việc phải biết để cho nó hòa theo tự nhiên, phải làm tí công việc quét dọn rác, phải biết cố gắng giữ gìn cho cái trạng thái sức khỏe của mình được lâu dài hơn.

Để cho cái năng lực tự chủ về cuộc sống của mình có thể kéo dài thêm, không phải nhờ vào sự chăm sóc của người khác, thì có phải là tốt hơn không?

Giai đoạn thứ ba

Sức khỏe đã suy yếu rồi, phải cần đến người giúp chăm sóc cho mình, việc này nhất định phải được chuẩn bị từ trước, tuyệt đại đa số con người ít ai tránh khỏi được cái cửa ải này.

Phải biết điều chỉnh tốt cho lòng mình, phải biết thích ứng với hoàn cảnh, sinh lão bịnh tử, với cái Tử là cái việc thường tình của đời người.

Ta cứ thản nhiên mà đối diện với nó, vì đó là cái đoạn cuối của đời người, chẳng có gì mà phải sợ nó, đã có chuẩn bị trước rồi, thì chẳng có chi mà cảm thấy phải khó chịu.

Hoặc là vào viện dưỡng lão, hoặc là mướn người đến nhà trông coi chăm sóc cho mình, lượng sức lượng tình mà làm, nhất định là phải có biện pháp.

Nguyên tắc là chẳng nên “làm khổ” con cái của mình, đừng để con cái mang nặng cái tâm lý không tốt, làm thêm nhiều công việc nhà, gánh nặng thêm sự tốn hao tài chánh hạn hẹp của gia đình.

Tự mình phải biết khắc phục thêm một chút, cái cuộc đời nầy của mình, cái gì khổ, cái gì khó khăn cũng đã qua rồi, hãy tin tưởng rằng cái đoạn đường nhân sinh cuối cùng cũng sẽ dễ dàng mà bước qua.

Giai đoạn thứ tư

Đầu óc ta minh mẫn, bệnh tật đeo mang không cách nào thoát khỏi, lúc mà cái phẩm chất của sinh mạng đến điểm tệ hại nhất, phải biết dám đối diện với cái chết, cương quyết không để người nhà phải lao khổ tái cứu sinh, không để bà con thân hữu phải chịu hứng chịu những hao tốn vô ích.

“Già rồi” trông cậy vào ai? Chính mình, chính mình, lại vẫn là chính mình.

Già rồi thì phải làm sao?

Tại sao lại có cái ý nghĩ nầy, đó là do bởi tôi luôn nhận thấy, người già trên 80, không cần phải hạn chế đồ ăn của họ phải thanh đạm, cũng không cần phải giảm cân, ăn được là quan trọng nhứt

Muốn ăn gì thì cứ ăn, có thể cho là ăn được những món ngon của thế gian nầy, để cho cuộc sống càng thêm vui sướng và thích thú. Hạn chế người già không được làm cái nầy, ăn cái kia là đi ngược lại cái nhân tính của con người, mà lại cũng chẳng có gì gọi là căn cứ khoa học cả.

Trên thực tế, càng ngày càng có nhiều hiển thị chứng cứ của khoa học là, người già cần ăn ngon thêm một chút, cần mập thêm một tí, để cho cơ thể họ có thêm năng lực để đối kháng bệnh tật, đối kháng tính trầm cảm.

Tôi mong ước là, các cụ lão niên đều có thể hưởng thụ được sự tốt đẹp của đoạn cuối con đường nhân sinh của chính mình, mà không phải lưu lại bất cứ một điều gì hối tiếc.

Có thể cũng đừng kỳ vọng chờ đợi để lại cho thế hệ kế tiếp.

Lời kết luận:

Câu nói đúng của tục ngữ: “biết lo về tài chánh thì không nghèo, có kế hoạch thì không rối rắm, có chuẩn bị thì không bận rộn”. Chúng ta với tư cách là lão niên “dự bị quân” đã có ý tốt chuẩn bị hay chưa?

Chỉ cần sự việc chưa xảy ra, phải có chuẩn bị cho tốt, sau nầy sẽ khỏi phải lo lắng cho cuộc sống ở tuổi xế chiều.

Thứ nhất: Lão Kiện

Sự chuẩn bị trước tiên là cái khả năng làm cho sức khỏe tốt ở tuổi già, ngày thường cần chú ý đến “tam dưỡng”:

1-ăn uống dinh dưỡng,
2-chú trọng bảo dưỡng,
3-phải biết tu dưỡng.

Thứ hai: Lão Cư

a/- Đối với sự việc cùng con cháu ở chung, phải rán nhẫn nhịn bằng cách im hơi lặng tiếng trong cuộc sống, chi bằng

b/- Vui sống hưởng thụ với cuộc sống đơn lẻ độc thân, bất luận là trong thành phố hay khu ngoại ô, những nơi thích hợp cho chính bản thân mình, đồng thời là nơi có những quán ăn gần nhà mà mình ưa thích nhứt.

Thứ ba: Lão Bổn

– Đã nuôi dưỡng được con cái, mà không thể có cách nào để dưỡng già. Là cha mẹ của người ta thì phải nhớ biết tự lập tự cường, chưa vào trong quan tài thì đừng bao giờ chia gia sản.

Thứ tư: Lão Hữu

– Có được một người bạn tốt, người hảo hữu cùng ăn chung và người bạn đời đều quan trọng như nhau, bình thường cần phải biết kết rộng thiện duyên, nhận thức nhiều về các loại bằng hữu, là để hưởng thụ được cái bí quyết của nhân sinh.

Nói tóm lại, dù bạn là một trường thọ lão ông hay lão phụ, cuối cùng, bạn cũng chỉ là một con người.

Cái câu nói nầy thật không bi thiết chút nào, lại cũng không có gì phải lo sợ, hoàn toàn do bạn tự an bài cách sống như thế nào, để coi bạn có hay không có cái tâm lý thành thục, có yêu thích cái gì đó thì rất đáng để bạn trực tiếp đi làm.

Có được cái sức khoẻ tốt hay hạnh phúc, cũng đừng hy vọng để lại cho con cái.

Các lão bằng hữu ơi, cần phải ghi nhớ là chúng ta đều là những con người của cái thế hệ cuối cùng hiếu thuận với cha mẹ, lại cũng là những con người của cái thế hệ thứ nhất bị con cái bỏ rơi.

Xin đừng có “nhân tại thiên đàng, tiền tại ngân hàng”, cái gọi là “một mình rất buồn tẻ”, “già rồi mà chẳng có ai phục dịch”, những tín hiệu phiến diện v.v và v.v… đã là những câu nói lỗi thời từ lâu rồi.

Hãy nhận thức cách rõ ràng là: tiền tài, giàu sang chỉ là những số tự mà thôi, danh lợi cũng chỉ là một đoản kỳ tạm hư vinh,cuộc sống mới đúng là cái toàn diện của đời người,

Hãy là cái người “vui sống hưởng thụ cái cảnh già độc thân”, thì cuộc đời mình sẽ có những mùa Xuân rực rỡ trở lại, với chính mình, điều kiện là: thân thể cường tráng, có tiền, có thì giờ, có bạn bè, lại cũng có cái không gian chuyên thuộc của riêng mình.

Có đủ sức độc lập tự chủ, có được cái lạc thú nhân sinh, chắc chắn là tự mình cung cấp cho mình cái công đức tối đại vậy.

 VD

From: KimBằngNguyễn gởi

TÂM SỰ CỦA NGƯỜI CHA ĐẠO ĐỨC CÓ ĐỨA CON GÁI DUY NHẤT GIA NHẬP DÒNG KÍN

TÂM SỰ CỦA NGƯỜI CHA ĐẠO ĐỨC CÓ ĐỨA CON GÁI DUY NHẤT GIA NHẬP DÒNG KÍN

Ông Matthew Wenke là một tín hữu Công giáo đạo đức.  Ông thường cầu nguyện cho ơn gọi tu trì, nhưng ông không nghĩ chính Nora, người con gái duy nhất dễ thương của ông lại theo ơn gọi này.  Nora gia nhập đan viện thánh Giuse của các nữ tu Passionist ở Kentucky và tháng 8 năm 2015, cô đã được lãnh tu phục và bây giờ được gọi là sơ Frances Marie.  Ông Wenke  đã trải qua những giờ phút đau lòng từ khi con gái cưng bày tỏ quyết định đi tu.  Ông đã phấn đấu và cầu nguyện rất nhiều để can đảm dâng con lại cho Chúa và cuối cùng ông đã có được niềm vui khi nhìn thấy con mình hạnh phúc trong ơn gọi đời thánh hiến.  Ông đã chia sẻ những suy nghĩ của mình về câu chuyện này.  Ông bắt đầu:

“Nếu con gái của những người khác thích đi tu, tôi sẽ không đặt câu hỏi gì cả.  Tôi sẽ tôn trọng quyết định của họ và thật lòng vui mừng cho họ.  “Đó là một ơn gọi cao trọng và đẹp đẽ!”, “Thật là một cuộc sống có ý nghĩa với mục đích thánh thiện!”, tôi không nghi ngờ chút nào về điều này.  Nhưng khi tôi nghe biết ý định vào dòng kín của con gái tôi, ngay lập tức tôi nghĩ: “Trời ơi, ba hy vọng con có ơn gọi … làm sao con có thể về thăm nhà thường xuyên?”  Suy nghĩ đầu tiên của tôi không phải là về việc hoàn thành ơn gọi và đời sống thiêng liêng của Nora.  Ý nghĩ đầu tiên của tôi là tôi có thể sẽ thiếu vắng sự hiện diện của con gái tôi trong nhà của mình, và sự đồng hành dịu dàng và vui tươi của nó.  Tôi nghĩ những điều này vì tôi biết về đời sống đan tu khi tôi đọc cuốn “Nhật ký một tâm hồn của thánh Têrêsa,” trong đó chị thánh kể khi vào đan viện, chị phải nói lời tạm biệt với người cha đang đau đớn và chị Celine.  Tạm biệt luôn là thời khắc khó khăn đối với tôi. 

Tôi quan sát sự tự tin và an bình thiêng liêng của Nora trong chọn lựa ơn gọi của nó, khi Nora lần đầu thăm các nữ tu dòng Passionist trong tuần phân định “Đến và xem” trong tháng 11 đến 12 năm 2013, rồi 3 tháng như thỉnh sinh từ tháng 2 đến 5 năm 2014.  Tôi đã lo sợ rằng phải tạm biệt với đứa con gái duy nhất của tôi.  Trong khi chờ đợi và cầu nguyện trong thời gian này, tôi tự hỏi: Tôi có nên thử giữ nó ở lại nhà?  Tôi có nên làm cho nó thấy có lỗi với sự đau đớn và buồn sầu của tôi?…  Tôi nghĩ ngợi về sự ích kỷ đó, sự kiểm soát và làm dụng quyền lực của tôi.  Tôi nghĩ về tội lỗi mà tôi cảm thấy nếu tôi nhìn vào con gái của tôi, bị gài bẫy bởi sự ích kỷ của tôi.  Ý tưởng này làm tôi hoảng sợ!  Tôi cảm giác thế nào nếu ai đó đã gài bẫy tôi bằng tình cảm, không cho tôi tự do chọn ơn gọi và cách sống của tôi?  Tôi biết là tôi có thể tức giận với người đó và cảm thấy đau đớn vì không đáp lại tiếng gọi yêu thương thu hút của Chúa.  Tôi nhìn vào con gái tôi: một linh hồn trong trắng.  Một phụ nữ có đời sống thiêng liêng sâu sắc, muốn phân định tiếng Chúa gọi một cách tự do.  Nó ao ước hòa mình với ý muốn của Chúa mà tôi đã cầu nguyện, cho mọi con cái của tôi … trở thành những môn đệ đích thực, chúng tôi phải mở lòng với mọi chọn lựa, không chỉ cho chúng tôi, nhưng cho tất cả những người chúng tôi yêu quý.

Khi Nora trở về nhà sau 3 tháng thỉnh sinh ở Kentucky, nó không bao giờ trở về hoàn toàn.  Thân xác nó ở nhà nhưng lòng nó thuộc về đan viện ở Kentucky.  Nó yêu chúng tôi như trước và cố gắng để ở nhà.  Tuy vậy, sau một hay hai ngày, nó nói với tôi, đây không còn là cuộc sống của nó nữa.  Nó nói: “Con không có cuộc sống ở đây nữa; con cần đến với công việc mà Chúa dành cho con và nó không phải là ở đây nữa.  Tôi bị sốc và phần nào mềm lòng bởi những lời của nó.  Nhưng tận đáy sâu, tôi biết sự thật về chúng.  Tôi bắt đầu chuẩn bị cho lần ra đi cuối cùng của nó vào cuối tháng 7, khi mà Nora sẽ bắt đầu năm đệ tử.  Vào cuối thời gian này, nếu nó vẫn cảm thấy được gọi vào tu đan viện, nó sẽ không bao giờ trở về nhà ở Olean, New York nữa.

Những lời của Nora nhắc tôi nhớ đến lời Chúa Giêsu nói với Mẹ Maria và thánh Giuse: “Cha mẹ không biết là con phải lo chuyện của cha con sao?”  Chắc chắn những lời này làm họ đau đớn một ít, nhưng ho biết sự thật thiêng liêng sâu sắc.  Giống Chúa Giêsu, Nora vâng lời theo kế hoạch ở với chúng tôi cho đến cuối tháng 7.  Từ tháng 5 cho đến 26 tháng 7, khi chúng tôi trở lại Kentucky, tôi đã cầu xin sự can đảm, đức tin và tình yêu để cho con gái tôi đi, để dâng lại cho Chúa đứa con gái mà Ngài cho tôi mượn gần 19 năm nay.  Đứa con gái duy nhất của tôi.  Thiên Chúa đã trao con của Người cho tôi.  Tôi có thể trao lại Nora xinh đẹp của tôi vào cánh tay Người không?

Tôi không dối các bạn là tôi đã khóc, đã khóc, không biết bao nhiêu lần, khi tôi nhìn vào đứa con gái đáng yêu của tôi đang lần hạt Mân Côi bên cạnh tôi mỗi tối.  Nước mắt tôi trào ra khi tôi nhìn nó trong giờ Kinh sáng hay kinh Truyền tin vào ban trưa.  Tôi nhớ tiếng nói và thật sự tập trung vào sự thật là nó đang ngủ vào ban đêm, an toàn trong phòng của nó, dưới mái nhà tôi.  Không có ngày nào trong hai tháng này mà tôi không tranh thủ có sự hiện diện của nó.  Tôi trân trọng thời gian với con gái tôi. 

Tôi đã suy tư nhiều về cuộc sống chiêm niệm.  Trong khi tôi vẫn lo sợ nói lời chia tay với Nora, tôi có thể hiểu hứng thú và niềm vui của nó, và cả ghen tị với nó trong những lúc ồn ào hỗn loạn ở nhà hay khi làm việc.  Tôi nghĩ là một phần đời sống tinh thần của tôi sẽ liên kết với Nora khi nó đến ngôi nhà mới, và lời cầu nguyện của nó ở đan viện sẽ liên kết với lời cầu nguyện của chúng tôi ở nhà hay trong Thánh lễ.  Tôi cầu nguyện: “Chúa yêu quý, xin cho con can đảm, niềm an ủi và tình yêu sâu sa để chúng con thực hiện điều này.”

 Ngày 27 tháng 7 đã đến.  Tin mừng hôm đó thực thích hợp  – mọi người tìm kiếm những viên ngọc quý và mua thửa ruộng để sở hữu gia tài.  Nora đã tìm thấy tình yêu dành cho Chúa và ao ước cho Người tất cả và được Người sở hữu hoàn toàn!  Con gái tôi là kho tàng ít có… viên ngọc này sẽ được kết vào chuỗi của những viên ngọc quý.  Mỗi viên ngọc là duy nhất; không có viên nào đẹp hơn viên khác.  Tất cả làm thành sự hoàn hảo của chuỗi ngọc.  Tôi suy gẫm bài sách thánh này và quan sát nó với niềm vui, sự ngạc nhiên, niềm vui tỏa sáng của Nora khi trở lại đan viện.  Không có điều xấu nào có thể mang đến niềm vui, bình an và sự xuất thần rõ ràng mà Nora dường như đang cảm nghiệm.  Tôi cầu xin để cũng có thêm nhiều sự can đảm và niềm vui trong tôi.  Chúa đã ban cho tôi những điều này.  Tôi bị sốc vào buổi sáng Nora vào đan viện; niềm vui và tình yêu của nó lan truyền.  Tôi không thể nghĩ về chính tôi.  Tôi chỉ có thể nghĩ về niềm vui, sự vô vị lợi của con gái tôi và dâng nó cho  Chúa.  Không có điều gì buồn cả.  Nora vào nhà dòng với nụ cười và chúc lành của tôi và tôi vinh danh Chúa vì Người gọi con gái yêu quý của tôi.  Nó thuộc về Người.  Tôi và bạn cũng thế! (Aleteia  06/11/2016)

Hồng Thủy (VietVatican)

From: suyniemhangngay1 & Lucie 1937

…‘đợi người khác nói xong’

…‘đợi người khác nói xong’

Có một phẩm chất mà ai cũng cần phải học, được gọi là… ‘đợi người khác nói xong’

“Đợi tôi nói xong đã nào!”. Đây là một lời nhắc nhở, cũng là sự châm chọc về việc tôi và bạn quá nóng vội và muốn sớm gặt hái được thành quả. Khi Thượng đế tạo ra con người, vì sao chỉ có một cái miệng mà có tới tận hai cái tai? Là để chúng ta nói ít lại và lắng nghe nhiều hơn. Chúng ta cũng chẳng vội đến mức nước lên đến cổ hay đang xảy ra hỏa hoạn, mà sao ngay cả đợi người khác nói hết những gì họ muốn cũng chẳng được?

Câu chuyện người mẹ trẻ và quả táo

Người mẹ trẻ muốn kiểm tra thành quả về cách giáo dục con cái của mình. Cô vui vẻ đưa cho cậu con trai nhỏ hai quả táo. Tiếp đó, cô chờ đợi cậu con trai nhỏ sẽ tặng lại cho mẹ một quả. Nhưng cậu bé nhận lấy hai quả táo từ tay mẹ xong cũng chẳng thèm nhìn mẹ lấy một cái, mà cắn ngay mỗi quả một miếng.

Người mẹ trẻ vô cùng thương tâm, suýt nổi giận và định dạy cho cậu con một bài học về sự tham lam, ích kỷ. Ai ngờ được rằng đúng vào lúc này cậu con trai bé nhỏ cất tiếng ngọng líu ngọng lô: “Mẹ ơi, mẹ ăn quả này này. Con ăn thử rồi, không chua đâu!”.

Nước mắt của mẹ đột nhiên rớt xuống. Đôi khi chúng ta tức giận là vì không đủ kiên nhẫn và không có thời gian chờ đợi câu trả lời. Bởi phía sau sự lắng nghe là một tấm lòng ấm áp.

02653ai24310

(Ảnh minh họa: Dẫn theo giambeotunhien.net)

Nhờ biết lắng nghe tôi đã kịp thời cứu vãn được công việc và một cuộc hôn nhân

Thời gian trước, có một người bạn làm cùng tôi. Tôi tự cảm thấy mình đã dành hết tâm huyết cho công việc. Nhưng tới khi nghiệm thu anh ấy lại phê bình tôi và đưa ra đề xuất của mình. Điều này khiến tôi rất không vui. Bạn tôi gọi điện cho tôi vì muốn thay đổi ý kiến. Cậu ấy còn chưa kịp mở miệng thì tôi đã tuôn xối xả một tràng dài những lý do và suy nghĩ của mình. Sau đó hai người chúng tôi hầu như miệng ai nói thì tai người nấy tự nghe. Một lúc sau cả hai cùng tức giận và bỏ đi, kết quả là chẳng ai nói rõ được suy nghĩ của mình.

Bạn tôi sốt ruột hỏi rằng: “Chúng ta có thể nói chuyện không? Nếu không thì chúng ta chat nhé!”. Sau đó cậu đã nói rõ ràng mọi suy nghĩ của mình qua chat. Kỳ thực cũng có nhiều chỗ tôi cũng có thể tiếp thu, vấn đề đã được hóa giải trước cơn nguy nan. Sau chuyện này tôi thầm nghĩ, rất nhiều việc đã thành xôi hỏng bỏng không chỉ vì tôi không cho đối phương có cơ hội nói hết. “Đợi tôi nói xong đã nào”. Đây là một yêu cầu vô cùng nhỏ bé trong giao tiếp nhưng chúng ta lại thường quên mất sự tôn trọng cơ bản nhất này trong giao tiếp.

Em trai tôi mới lập gia đình, đang trong giai đoạn hai vợ chồng tìm cách hòa hợp với nhau. Vậy nên đôi vợ chồng trẻ ngày nào cũng cãi cọ. Cả hai đều rất khổ tâm, cãi qua cãi lại tới bước sắp phải ly hôn. Hôm qua cô gái gọi điện tới than thở với tôi. Tôi biết rằng, chẳng qua chỉ là những chuyện vụn vặt trong nhà, ví như cô ấy đã hy sinh rất nhiều mà anh chồng đáp lại chẳng được bao nhiêu. Tôi nhẫn nại lắng nghe cô ấy than thở và thể hiện sự đồng cảm và đồng tình một cách thích hợp. Cuối cùng cô gái vui vẻ quay về nhà nấu cơm cho chồng. Về sau cô gọi điện thoại tới khen ngợi tôi: “Chị quả thực là người biết an ủi người khác. Sau khi chị an ủi xong em mới thấy hóa ra chẳng có chuyện gì to tát cả”. Tôi mỉm cười rồi gác máy, thầm nghĩ, tôi đâu có nói lời nào, chỉ là cô ấy muốn than vãn một chút về nỗi ấm ức trong lòng mà thôi.

(Ảnh minh họa: Dẫn theo lacasadelcurioso.com)

Nghệ thuật lắng nghe và câu chuyện về đôi tri kỷ Bá Nha, Tử Kỳ

Tương truyền rằng Chung Tử Kỳ là một tiều phu đầu đội nón lá, lưng khoác áo lá, vai đeo dao quặp, tay cầm rìu. Trong lịch sử còn ghi chép lại rằng, một lần nọ Du Bá Nha gảy đàn bên sông Hán Giang, Chung Tử Kỳ nghe xong xúc động thốt lên rằng: “Vòi vọi như non cao, mênh mang như nước chảy”.

Từ đó hai người trở thành bạn tri kỷ, tâm giao. Sau khi Tử Kỳ qua đời, Bá Nha cho rằng trên đời này không còn ai có thể hiểu được tiếng đàn của mình. Nên từ đó về sau ông không bao giờ gảy đàn nữa.

Bởi vậy, lắng nghe không chỉ có thể khiến tâm hồn xích lại gần nhau hơn, mà còn là sự khởi đầu của những đôi tri kỷ.

Không biết lắng nghe đã khiến một hãng hàng không thiệt hại nặng nề

Năm 2008, nhạc sĩ Dave Carroll đi lưu diễn, chiếc đàn guitar của anh được vận chuyển theo đường hàng không của hãng United Airlines và bị gãy. Carroll bèn kiện công ty hàng không, nhưng không một ai lắng nghe anh ấy nói. Công ty hàng không cho rằng Carroll thích chuyện bé xé ra to. Nhưng đối với những người có tâm hồn mong manh như các nghệ sỹ thì chiếc đàn guitar cũng là một sinh mệnh thân thiết của anh. Cách xử lý của công ty hàng không khiến Carroll rất đau lòng.

Thất vọng với cách hành xử của hãng hàng không lớn thứ hai thế giới, tháng 6/2009, sau 9 tháng xảy ra vụ việc, nhạc sĩ Dave Carroll đã cho ra đời bài hát “United breaks guitars” (United làm vỡ đàn guitar). Bài hát này với giai điệu vui tươi được Dave và nhóm nhạc của anh dàn dựng, tung lên youtube với đoạn điệp khúc nghe có phần “cay đắng”: United, anh làm vỡ cây đàn guitar Taylor của tôi rồi!

Clip cũng được thể hiện hết sức hóm hỉnh, với hình ảnh những nhân viên của hãng United Airlines đủ mọi sắc thái cảm xúc. Chắc hẳn, ai xem clip cũng không khỏi mỉm cười thú vị. Bài hát không những vui tươi, lại còn…dễ thuộc!

Không ngờ rằng, chỉ trong hai tuần ngắn ngủi, số lượt truy cập bài hát này đã lên tới 5 triệu lượt. Điều mà không ai nghĩ tới rằng, ảnh hưởng phụ diện của video này đã khiến cổ phiếu của United Airlines giảm xuống 10% chỉ vẻn vẹn trong 10 ngày. Họ đã phải chịu tổn thất vô cùng lớn, tới 180 triệu đô la Mỹ, đủ để mua 51.000 chiếc guitar đền cho Carroll.

“Kỳ thực tôi chỉ cần có một người trong United Airlines đứng ra lắng nghe sự bất mãn của tôi, thừa nhận họ đã làm sai và nói với tôi một lời “Xin lỗi”, chỉ cần vậy thôi. Nhưng họ đã không làm như vậy”.

Cuối cùng Carroll đã nói ra nguyên nhân mà anh kiên quyết kiện hãng Hàng không Liên bang Mỹ cho bằng được: “Hãy đợi tôi nói xong đã”. Carroll chẳng qua chỉ cần được lắng nghe, được tôn trọng mà thôi

Rất không may cho United Airlines, Dave Carroll là một nhạc sĩ/ca sĩtài ba. Có hề gì, anh sáng tác nhạc! (Ảnh dẫn theo CafeF)

Các bậc phụ huynh và những đứa con ở tuổi dậy thì

Hiện nay có rất nhiều bậc phụ huynh than vãn rằng con cái mình bước vào thời kỳ tâm lý phản nghịch, căn bản là không biết nghe lời! Nỗi khổ ấy đã trở thành tiếng lòng của những bậc phụ huynh có con đang tuổi dậy thì. Nhưng tĩnh tâm nghĩ lại, kỳ thực sự oán trách này bản thân nó đã có vấn đề: Thử đóng cửa tự hỏi mình xem bạn có thực sự lắng nghe tiếng lòng của con không? Bạn có biết con mình đang nghĩ gì, mong muốn điều gì không? Bạn muốn hiểu con mình, nhưng lại không chịu lắng nghe chúng, mà chỉ muốn chúng lắng nghe bạn. Bạn cứ ở đó như cái máy nói, thì chúng sao có thể nghe lời bạn được?!

“Đợi tôi nói xong đã nào!”. Đây là một lời nhắc nhở, cũng là sự châm chọc về việc tôi và bạn quá nóng vội và muốn sớm gặt hái được thành quả. Khi Thượng đế tạo ra con người, vì sao chỉ có một cái miệng mà có tới tận hai cái tai? Là để chúng ta nói ít lại và lắng nghe nhiều hơn. Chúng ta cũng chẳng vội đến mức nước lên đến cổ hay đang xảy ra hỏa hoạn, mà sao ngay cả đợi người khác nói hết những gì họ muốn cũng không có?”. Đôi khi tôi tự nhủ với mình rằng đây là một căn bệnh, phải chữa.

Lắng nghe là sự tu dưỡng tâm tính

Đợi người khác nói xong là một loại năng lực, cũng là sự tu dưỡng tâm tính. Có một cách lắng nghe gọi là trầm tĩnh. Đó là một bầu không khí hài hòa, yên lặng và uy nghiêm, không lời nhưng cũng rất ấm áp, và đầy sức cuốn hút. Có một cách lắng nghe là quên mất cả bản thân mình, yên lặng nghe tiếng tuyết rơi, nghe tiếng gió luồn qua mái nhà, nghe tiếng chim hót buổi sớm mai, nghe một giai điệu du dương. Điều này cũng thể hiện cảnh giới và sự tu dưỡng của một người. Chỉ khi có được một nội tâm an hòa mới có thể hiểu được sự tĩnh lặng của năm tháng thật tuyệt vời.

Đợi người khác nói hết cũng là một phẩm chất của bậc trí huệ, chứ không phải nói thao thao bất tuyệt mới thể hiện mình là người có năng lực.

(Ảnh minh họa: Dẫn theo pinterest.pt)

Trí huệ của cha ông dạy chúng ta về nghệ thuật lắng nghe

Kỳ thực trí huệ về việc lắng nghe đã được ông cha ta gửi gắm trong chữ Nho, loại ký tự đã từng gắn liền với cuộc sống và sử sách của dân tộc Việt chúng ta thời xưa. Chữ “Thính聽” (lắng nghe) ở dạng chính thể gồm bộ “Nhĩ耳” (tai), bộ “Vương 王” (vua), chữ “Thập 十” (mười), chữ “Mục目” (mắt), chữ “Nhất一” và chữ “Tâm 心”.  Nếu ghép các bộ này vào nhau chúng ta sẽ hiểu được hàm ý mà ông cha ta muốn gửi gắm. Khi lắng nghe một ai đó, chúng ta phải khiến người ấy cảm thấy mình quan trọng như một vị vua (chữ Vương), và lắng nghe bằng đôi tai của mình (bộ Nhĩ). Đồng thời chúng ta còn phải dồn mọi ánh nhìn và sự chú ý tới họ (chữ Thập, chữ Mục). Nhưng như vậy vẫn chưa đủ, điều quan trọng nhất là phải dành trọn trái tim để cảm nhận những điều họ nói (chữ Nhất Tâm). Chỉ có như vậy chúng ta mới có thể lắng nghe trọn vẹn những thông điệp mà họ muốn truyền tải, mới biết cách thấu hiểu và trân trọng người khác.

Ngày nay, trong tiếng Hán hiện đại chúng ta cũng có chữ “Thính听” (lắng nghe) nhưng lại ở dạng giản thể. Và điều kỳ lạ là nội hàm của chữ này lại bị thay đổi hoàn toàn, đi ngược hẳn lại với những giá trị trong văn hoá chính thống (vốn được viết bằng chữ phồn thể/chính thể). Chữ “Thính听” giản thể gồm bộ “Khẩu口” (cái miệng) và bộ “Cân斤” (cái rìu). Đại ý là không phải dùng tai, dùng mắt, hay dùng tâm để lắng nghe như văn hóa truyền thống, mà là nghe bằng miệng, bằng những lời búa rìu sắc nhọn. 

Chữ Hán chính thể bị thay thế bằng chữ giản thể, kéo theo đó là giá trị giáo dục và nhân văn sâu sắc bị đánh cắp một cách tài tình. Văn vốn là phương tiên để giáo hoá con người, khi văn tự bị biến đổi mất đi nội hàm chân chính của nó, thay bằng một nội hàm khác hẳn thì đương nhiên giá trị giáo dục ấy bị thay đổi rồi. Vậy nên việc cắt lời người khác, để mau chóng biểu đạt suy nghĩ của mình, mới trở thành một thói quen quá phổ biến như bây giờ.

Thay vì lắng nghe bằng cái Tâm, bằng cảm nhận từ trái tim như người xưa nhắn nhủ, thì con người ngày nay thường xuyên ngắt lời, chỉ muốn nói mà không đủ kiên nhẫn để lắng nghe, có nghe cũng là với tâm thái tranh đấu phản biện. Nội hàm của chữ giản thể mới dẫn đến một các biểu hiện văn hoá trở nên phố biến như: ‘chưa nói xong đã cãi xong’, ‘cướp diễn đàn’, ‘đốp lại’, ‘bật tanh tách’… Lời nói thay vì là phương tiện của sự thấu hiểu, thì nay là phương tiện để tranh đấu. 

“Đợi người khác nói xong”, điều tưởng chừng vô cùng đơn giản, sao giờ đây lại khó khăn đến vậy? Đó là hệ luỵ của lối sống chỉ biết nghĩ đến lợi ích của riêng mình, chỉ quen tranh giành để bản thân luôn là vị trí số 1 trong mắt người khác. Lắng nghe với thái độ khiêm nhường cầu thị trở thành thứ gì đó xa xỉ khó hình dung trong văn hoá người nhiện đại. Bằng cách đó nét đẹp của văn hóa tu dưỡng truyền thống ngày một bị lãng quên.

Người ta không ngừng than thở về chuyện xã hội thiếu vắng niềm tin, tình yêu thương, lòng nhân ái. Thực ra nếu chúng ta có thể quay trở về với những giá trị đạo lý truyền thống, biết ‘đợi người khác nói xong’, biết nghe bằng sự tập trung của đôi mắt, sự chân thành của trái tim như chữ ‘Thính’ mà ông cha ta để lại như một bài học uyên bác, thay vì nghe bằng ‘cái rìu’ như cách mà ĐCSTQ biến đổi văn tự truyền thống, thì hẳn rằng, chúng ta có thể thấu hiểu nhau nhiều hơn, và xã hội không thể thiếu vắng đi tình yêu thương và lòng nhân ái.

Nhã Văn 

Kinh Hôn Nhân Gia Đình

Các gia đình nào có vấn đề không giải quyết được. Mời đọc:

Kinh Hôn Nhân Gia Đình

Lạy Thánh Gia, xưa Thánh Cả Giuse đã dẫn đưa Mẹ Maria và Chúa Giêsu trốn sang Ai Cập. Thánh Gia đã chia sẻ những tân toan trong đời sống gian nan.

Xin cho gia đình chúng con;

Biết cảm thông và sống theo lời Chúa dạy trong Thánh Kinh;

Biết lắng nghe và kính trọng nhau, lúc vui cũng như khi buồn;

Biết nhẫn nhục và hòa giải, khi tính tình và cách cư xử khác nhau;

Biết hiếu nghĩa và chung thủy, từ trong gia đình cho đến ngòai xã hội;

Biết lấy gương lành mà dưỡng dục con cái.

Giêsu – Maria – Giuse:

Đời chúng con sóng gió ba đào, xin Thần linh Chúa ban ơn can đảm, kiên trì.

Gia đình chúng con trẻ già xung khắc, xin ban ơn quảng đại, thứ tha, để chúng con an vui chấp nhậ lẫn nhau.

Giáo hội cần nhiều tín hữu nhiệt thành, sốt mến, xin cho chúng con biết phụng sự, tin yêu, để cùng nhau xây dựng Nước Chúa muôn đời.

 Amen.

MỘT BÀI ĐỌC RẤT HAY

 

Ky Nguyen

Nên đọc chậm. Vừa đọc vừa suy nghĩ.

BBT

MỘT BÀI ĐỌC RẤT HAY

“Một ngày không có tiếng cười là một ngày lãng phí” (C. Chaplin)

Cứ 100 người đọc thì 99 người cảm thấy cuộc đời nhẹ nhàng và hạnh phúc hẳn lên: Vậy tại sao không chịu đọc lấy 1 lần!

Tôi vừa đọc một cuốn sách cũ, tôi đã học được nhiều bài học sâu sắc. Tôi cảm thấy nó là cách rất tốt để mọi người có thể sống một cuộc đời ít phiền muộn. Chính vì vậy, tôi muốn chia sẻ đôi điều mà tôi đã học được từ cuốn sách ấy với mọi người..!

1. Sự thanh tịnh nằm ở trong tâm

Kết quả hình ảnh cho bình yên thật
Cả đời làm việc, đến cuối cùng chỉ muốn bản thân được an nhàn để hưởng thụ cuộc sống. Bạn luôn muốn tìm kiếm sự thanh tịnh ở bên ngoài trong khi bạn không phát hiện rằng nó là cái mà ai cũng có thể đạt được mà chỉ cần lấy ra từ trong tâm. Nếu tâm của bạn bớt tham sân si, bớt ganh đua, ghen ghét… thì tự khắc bản thân sẽ thấy thật thanh thản và thấy đời bỗng nhẹ nhàng làm sao.

2. Tức giận chỉ là một cục than hồng có thể làm đau người khác, nhưng người bị bỏng đầu tiên chính là bản thân bạn

Sẽ có lúc bạn cáu gắt với mọi người nhưng bạn đâu ngờ điều đó lại làm hại chính bản thân mình. Đừng bao giờ nói bất kì câu gì khi bạn tức giận. Người ta thường nói : “Giận quá mất khôn”. Tôi nghĩ điều đó rất đúng, bởi tôi đã từng đánh mất một người bạn của mình chỉ vì nói ra những lời nặng nề kinh khủng khi bạn đó không làm tôi vừa ý. Lúc đó, tôi làm tổn thương người ấy để bây giờ tôi đánh mất một người bạn thân.

3. Suy nghĩ sẽ định hình con người bạn

Chúng ta nghĩ thế nào thì con người chúng ta như thế ấy. Bạn nghĩ bạn vô dụng, chắc chắn bạn sẽ không bao giờ làm nên trò trống gì vì bạn chẳng thèm hành động. Bạn nghĩ bạn thông minh, dĩ nhiên bạn sẽ thông mình vì tự bản thân sẽ biết cách tạo nên điều đó. Chỉ cần suy nghĩ tích cực thì mọi chuyện sẽ tốt đẹp thôi! Do đó, cuộc sống cũng sẽ ít buồn phiền, vì lúc nào bạn cũng cố biến mọi thứ bạn gặp phải trong cuộc sống thành niềm vui riêng cho mình.

4. Biết người là thông minh, biết mình là sự giác ngộ

Chiến thắng bản thân còn hơn là chiến thắng cả ngàn trận đánh. Đó là một bài học sâu sắc mà ai cũng cần biết. Tự chinh phục tâm chính mình chính là ải lớn nhất mà con người phải trải qua. Do đó, chúng ta phải tập thiền định để hiểu về chính bản thân mình. Biết được bản thân thích gì, làm gì để thỏa mãn nó chính là cách để bạn sống vui hơn mỗi ngày. Đừng tưởng đây là điều dễ thực hiện vì có người đã mất cả đời chỉ để làm điều này thôi đấy! Chính tôi cũng là người sẽ phải rèn luyện nhiều trong thời gian tới.

5. Thay thế đố kị bằng ngưỡng mộ

Còn đố kị thì tâm bạn sẽ còn buồn phiền. Thay vào đó, chúng ta nên đón nhận sự thành công của người khác bằng sự ngưỡng mộ. Tâm bình thản rồi lấy cái tốt của người khác để làm gương sẽ khiến bạn dễ dàng phấn đấu mà không có sự căm phẫn. Đố kị chỉ làm lòng người thêm nhơ bẩn, thậm chí vì đố kị con người có thể biến chất, trở thành người chuyên làm những hành động xấu xa mà đôi khi chính bản thân mình cũng không ngờ tới.

6. Nhân từ với tất thảy mọi người

Luôn luôn nhẹ nhàng với trẻ con, yêu thương người già, đồng cảm với người cùng khổ, nhân từ với kẻ yếu thế và người lầm lỗi. Một lúc nào đó trong đời, bạn sẽ rơi vào những hoàn cảnh đó. Động lòng trắc ẩn với mọi người, kẻ giàu cũng như người nghèo; ai cũng có nỗi khổ. Có người chịu khổ nhiều, có người chịu khổ ít.

Nhân từ để yêu thương và đồng cảm với họ. Vì mỗi người có một nỗi khổ riêng chỉ có họ mới thấu. Bởi vì bạn luôn nhìn người bằng con mắt nhân từ nên đời bạn sẽ luôn đẹp. Mọi thứ đều hoàn hảo. Tâm can được thanh lọc bởi những hành động mà bạn dành cho người khác.

7. Tùy duyên

Bàn tay ta vun đắp, thành bại thuộc vào duyên,
Vinh nhục ai không gặp, có chi phải ưu phiền

Bài học sâu sắc cuối cùng mà tôi đã học được chính là để mọi thứ tùy duyên. Cái gì của mình thì nó sẽ thuộc về mình, còn cái gì không phải thì nó mãi mãi sẽ không thuộc về mình. Vì vậy, nếu muốn nắm bắt gì đó, đặc biệt là tình yêu thì hãy để tùy duyên.

Bạn có thể cố gắng theo đuổi nhưng có lúc bạn cũng phải biết buông bỏ nếu mọi chuyện đã quá giới hạn và không còn khả năng cố gắng. Cứ nắm giữ chỉ làm bạn đau khổ rồi vấn vương muộn phiền sẽ là điều không thể né tránh. Tâm sẽ nhẹ nhàng nếu bạn để mọi thứ tùy duyên. Đó là cách để bạn có thể chấp nhận cuộc sống dễ dàng hơn.

Hãy sống như hôm nay là ngày cuối cùng. Tôi đã làm được 4/7 điều rồi và thấy đời mình nó cũng thanh thản đi bớt phần nào. Đặc biệt, tôi thích nhất là điều cuối cùng. Tôi cũng mong rằng những điều này sẽ giúp ích cho bản thân mỗi bạn..!

Trên đời có một thứ dùng bao nhiêu tiền bạc cũng không thể mua nổi, đó là gì?
Tiền bạc có thể mua được rất nhiều thứ trên đời, ai cũng phải nhận rằng điều ấy đúng. Nhưng rất nhiều thứ không có nghĩa là tất cả. Sẽ có lúc bạn hiểu ra rằng, tiền có thể mua được hàng triệu chiếc đồng hồ nhưng không thể mua được một thứ, đó là…

Có một người rất keo kiệt, lúc nào cũng chắt bóp, bo bo, chẳng dám ăn tiêu gì. Tích cóp cả đời, anh ta cũng để dành được một gia tài lớn. Nhưng chẳng ngờ đời người như ánh chớp, tháng ngày đã tận, một hôm Thần Chết đột nhiên xuất hiện đòi mạng anh.

Đúng lúc ấy, anh ta mới nhận ra rằng mình chưa từng hưởng thụ chút gì từ số tiền đã tích cóp được, bèn nài nỉ: “Tôi chia một phần ba tài sản của tôi cho ngài. Ngài chỉ cần cho tôi sống thêm một năm để hưởng thụ thôi được chăng?”.

“Không được!”, Thần Chết lắc đầu, nghiêm nghị nói.

“Vậy tôi biếu ngài một nửa nhé. Ngài cho tôi nửa năm nữa, được không?”. Chàng trai tiếp tục khẩn khoản van lơn.

“Không được!”, Thần Chết vẫn không đồng ý, phũ phàng từ chối..

Anh chàng lại nói: “Vậy thì tôi xin giao hết của cải cho ngài. Chỉ cần ngài cho tôi sống thêm một ngày thôi, vậy được chứ?”.

“Không được!”. Lần này, Thần Chết vừa nói, vừa giơ cao chiếc lưỡi hái trên tay toan động thủ.

Người đàn ông tuyệt vọng, cầu xin Thần Chết lần cuối cùng: “Xin ngài cho tôi một phút để viết di chúc!”.

Lần này, Thần Chết gật đầu. Anh ta run rẩy, lấy chiếc bút viết ra dòng chữ trong nước mắt giàn giụa:

Xin hãy ghi nhớ, bao nhiêu tiền bạc cũng không mua nổi một ngày

Bao nhiêu tiền bạc cũng không mua nổi 1 ngày… Bạn thấy đấy, tiền bạc có thể mua được hàng triệu, hàng tỷ chiếc đồng hồ nhưng lại không thể nào mua nổi một giây, một phút nào cả.

Vậy mới hay:

Tiền mua được ngôi nhà nhưng không mua được một tổ ấm. Tiền mua được đồng hồ nhưng không mua được thời gian. Tiền mua được chiếc giường nhưng không mua được giấc ngủ. Tiền mua được sách nhưng không mua được kiến thức. Tiền mua được thuốc nhưng không mua được sức khỏe. Tiền mua được địa vị nhưng không mua được sự nể trọng. Tiền mua được máu nhưng không mua được cuộc sống. Tiền mua được thể xác nhưng không mua được tình yêu.

Xét kỹ ra, trong đời người, thời gian mới chính là điều quý báu nhất, đáng trân trọng nhất. Mỗi ngày trôi qua chỉ có 24 giờ. Người thông minh dùng 24 giờ ấy để làm nên sự nghiệp, cống hiến cho xã hội và tận hưởng cuộc sống. Nhưng người biếng lười thì phó mặc, buông xuôi, tiêu phí thời gian của mình vào những chuyện vô bổ.

Họ như con thuyền vô định trôi giữa biển, không mục tiêu, không bến bờ cũng không bánh lái. Thay vì chăm sóc cho cha mẹ, người thân, họ lại vùi đầu, dán mắt vào màn hình điện thoại, máy tính trong những trò vô bổ, phí phạm thời gian. Khi người khác làm việc, họ lại ngủ vùi. Và khi người khác bước chân trên những nấc thang thành công, họ mãi tụt lại phía sau trong những giấc mộng hư ảo.

Có cảm giác như công nghệ, khoa học càng phát triển thì thời gian của chúng ta càng bị cướp đi nhiều hơn. Ta tốn thêm thời gian để xem tivi, đón đợi tập phim mình yêu thích hay trận bóng mình mong chờ. Nhiều người ngày nhỏ ham đọc sách, là con ‘mọt sách’ đúng nghĩa nhưng rồi lớn lên đã đánh rơi thói quen tốt đẹp ấy. Giá sách của họ phủ đầy bụi còn chiếc điện thoại thì chẳng bao giờ rời tay.

Có thể bạn đã từng bắt gặp những cảnh tượng này, một nhóm bạn dẫn nhau ra quán cà phê, gọi đồ uống xong, hỏi chào vài ba câu rồi ai nấy chỉ mải cắm cúi bên chiếc smartphone. Không ai còn muốn nói chuyện với nhau nữa. Thỉnh thoảng họ quay sang cười trừ với nhau một câu, cứ đắm chìm trong thế giới ảo như thế.

Xã hội hiện đại và guồng quay của nó khiến nhiều người chẳng còn nổi chút thời gian tự chăm sóc bản thân. Nhiều bậc cha mẹ sáng sớm đi làm, tối mịt trở về nhà, quăng cặp tài liệu sang một bên và không còn để ý gì tới con cái của mình được nữa. Cũng có nhiều phụ huynh vì muốn có thêm thời gian cho mình mà không ngại ném cho con trẻ một chiếc iPhone, iPad, để chúng tự mày mò chơi. Quan hệ gia đình thành ra đổ vỡ tự lúc nào.

Thời gian mới chính là điều quý báu nhất, đáng trân trọng nhất.

Lại cũng có nhiều người cứ mãi cảm thấy bất mãn với cuộc đời mình, dành không ít thời giờ để than thân, trách phận, hận đất oán trời. Họ phàn nàn về tất cả, từ chuyện lương bổng ở cơ quan, quan hệ với sếp, đến chuyện vợ chồng bất hòa, con cái không nghe lời.

Kỳ thực, phàn nàn chỉ khiến bạn càng thêm mắc kẹt vào những chuyện phiền não. Đừng lãng phí thời gian lo nghĩ chuyện buồn. Bạn có quyền lựa chọn chỉ nghĩ đến điều tích cực phải không?

Vì sao người ta phải chết đi? Đó chẳng phải bởi thời gian đời người đã cạn, sinh mệnh đi đến chót cùng đó sao? Vậy thời gian chẳng phải là đáng quý nhất hay sao? Vậy nên, người xưa mới thường nói, đời người tựa như bóng câu lướt qua cửa sổ.

Đời người vô thường như vậy đấy, như ánh chớp lóe lên rồi vụt tắt giữa hư không. Trăm năm cũng biến thành chuyện hư ảo cả. Thời gian không thể mua thêm, không thể kéo dài, vậy chỉ có cách là tiết kiệm, dùng nó một cách khôn ngoan nhất. Hãy sống xứng đáng với sinh mệnh mà ông Trời đã ban cho mình.

Văn Nhược