httpv://www.youtube.com/watch?v=2QKjDzxLt_Y
Những Lỗi Phạm Nghiêm Trọng Trong Đời Sống Vợ Chồng | Bài Giảng Hay Của Đức Cha Khảm
httpv://www.youtube.com/watch?v=2QKjDzxLt_Y
Những Lỗi Phạm Nghiêm Trọng Trong Đời Sống Vợ Chồng | Bài Giảng Hay Của Đức Cha Khảm
NGƯỜI GIÀ LY HÔN
Nhiều phụ nữ tây phương cứ thấy hết hứng thú hay muốn tìm sự bình đẳng trong cuộc sống với người đàn ông hiện tại thì tự tin vui vẻ chia tay, khác với lễ giáo tập quán phương đông: đức hy sinh vì con cái, sự lệ thuộc kinh tế… khiến nhiều phụ nữ Á chấp nhận cuộc sống hôn nhân đau buồn, cho đến gần hết cuộc đời.
Có những cặp vợ chồng sống với nhau hơn nửa đời người nhưng vẫn ra tòa ly hôn bởi những lý do thật oái oăm, ngang trái. Chỉ tiếc là sau bao năm cùng chèo lái con thuyền hôn nhân, tuổi già của họ lại dậy sóng.
Con người ta khi đến tuổi trung niên, trải qua bao thăng trầm cũng là lúc ta thấu hiểu nhiều điều trong cuộc sống. Ở cái tuổi đã xế chiều đáng ra nhiều cụ ông cụ bà thường dành thời gian vui thú điền viên, dạy dỗ con cháu để hưởng hạnh phúc tuổi già. Thế nhưng, thực tế cuộc sống muôn hình vạn dạng, không phải lúc nào cũng diễn ra êm ả. Có những tình huống ly hôn ở tuổi xế chiều thật oái oăm, ngậm ngùi. Nhiều cặp đôi vẫn tưởng rằng sau ly hôn sẽ thấy thoải mái, cảm giác nhẹ nhõm vì được giải thoát khỏi rắc rối, và thời gian sẽ hàn gắn mọi nỗi đau, vết thương lòng sẽ lành miệng. Nhưng không, thời gian để bình ổn lại sau ly hôn của đàn ông ít nhất là hai năm rưỡi (theo một nghiên cứu của Hoa Kỳ – Ly dị, cơ may và nỗi đau – Judith.S Wallerstein). Tuy nhiên, đó chỉ là sự ổn định bên ngoài, những chấn thương tâm lý bên trong nội tâm vẫn âm thầm sưng tấy. Trong ấy về phần người phụ nữ thì nỗi đau âm ỉ ít nhất cũng 3 năm rưỡi (theo một nghiên cứu của Hoa Kỳ – Ly dị, cơ may và nỗi đau – Judith.S Wallerstein). “Mỗi cuộc ly hôn khai tử một nền văn minh nhỏ bé riêng tư của mỗi người” (nhà văn Pat Convoy). Ly hôn, khái niệm từng là nỗi ám ảnh của biết bao người, bao gia đình. Nó chứa đựng những nỗi đau đớn của chia lìa, mất mát, tổn thương. Thật khó có thể diễn tả trọn vẹn những cung bậc cảm xúc của người trong cuộc, từ thương yêu tới giận dỗi, nghi ngờ, đau đớn, dằn vặt, thao thức, tủi hờn, bực tức căm hận và cô đơn,… Đa số người vợ, người chồng sau ly hôn đều có tình trạng tâm lý cá nhân bất ổn.
Người tây phương thường gọi ly hôn ở người cao tuổi là ly hôn đầu bạc (silver splitter) hay ly hôn hiếm quý (diamond split). Việt nam ta gọi là ly hôn tuổi vàng hay thế nào đi nữa thì ngày nay thế hệ baby boomers, tức những vị vào hàng sáu đến hàng bảy như chúng ta có nhiều vụ ly hôn hơn trong khi đó chúng ta nghĩ đây là thời điểm bắt đầu của một cuộc sống hưởng thụ lúc về hưu. Nhiều nghiên cứu cho thấy khuynh hướng gần đây có nhiều vụ ly hôn đầu bạc, nhất là ở Hoa Kỳ, Anh quốc, Úc, Ấn độ và Canada cũng đang tiến dần theo khuynh hướng này. Người dân bắc Mỹ nghĩ rằng sống càng thọ chưa hẳn mang lại đời sống lứa đôi lâu dài hơn.
Người ta cảm thấy có cái gì dị thường oái oăm và ngặm ngùi khi thấy một cặp vợ chồng 75 tuổi đưa nhau ra tòa ly dị. “Theo kinh nghiệm cá nhân tôi thì ly hôn ở tuổi bạc đầu ngày càng thịnh hành”, theo một vị luật sư gia đình tên Diana Isaac của văn phòng luật sư Shulman Law firm ở Toronto Canada cho biết. Thống kê Canada chưa có dữ liệu chính xác về số lượng ly dị theo tuổi tác. Nhưng các thống kê gần đây rút ra từ các văn phòng luật sư cho thấy có sự thay đổi lớn. Tuổi trung bình ly dị từ năm 2008: đàn ông nhảy vọt từ 38 đến 44 tuổi và đàn bà từ 36 đến 41 tuổi. Văn phòng này đang kiểm lại dữ liệu có từ hơn 10 năm nay cho thấy là ly hôn tuổi bạc đầu đang tăng trưởng mạnh. Mười năm trước đó chỉ có 10% khách hàng trên 50 tuổi làm đơn ly dị so với 40% ngày nay. Đồng thời người ta thấy trên 60 tuổi có thay đổi nhiều hơn về vấn đề ly dị – tăng 50% so với 10 năm trước mặc dù đây vẫn còn là số lượng khách hàng ít hơn so với lứa tuổi khác. Theo bà Isaac thì người ta càng ngày càng sống thọ hơn và lứa tuổi ly hôn cũng tăng theo chiều hướng đó.
Tuổi thọ của dân Canada có tăng theo thời gian. Ví dụ từ năm 1921 đến 2005, tuổi thọ tăng từ 58.8 tuổi đến 78 tuổi cho đàn ông và từ 60.6 đến 82.7 cho đàn bà. Người ta ước đoán vào năm 2031 tuổi thọ đàn ông sẽ tăng lên 82 và 89 cho đàn bà.
Người ta vẫn nghĩ rằng tuổi thọ càng ngày càng tăng đồng nghĩa với việc sống chung với người bạn đời cũng sẽ lâu hơn. Điều này chưa chắc nói lên được hết sự thật về cuộc sống lứa đôi ở tuổi về chiều vì tính tình và cách suy nghĩ của hai người sẽ thay đổi theo thời gian, có thể vì khác biệt về đam mê/gu cá nhân, theo trách nhiệm và cách dạy dỗ con cháu, theo ảnh hưởng của bạn bè hay gia đình thân thuộc gần gũi, v.v…Lúc khởi đầu của một hôn nhân người ta tin là đã tìm đúng người phối ngẫu. Và khi ta trưởng thành hơn người ta mới thấy mình lầm lỡ. Từ đó ta chú trọng về cuộc sống còn lại là sống như thế nào để ta có nhiều hạnh phúc hơn.
Có nhiều cặp vợ chồng sau bao nhiêu sống chung và khi về hưu nhàn rỗi có thì giờ nghĩ cho riêng mình và tự hỏi là mình hiện tại có sống hạnh phúc chăng hay phải thay đổi cuộc sống mới để đạt nhiều hạnh phúc hơn. Có một người bạn phái nữ ở tuổi về chiều còn than phiền “Tôi sống khổ lâu rồi, giờ tôi cũng không còn sức đâu phục vụ ông nhà tôi nữa. Tôi xin rút lui, chia tay nhau để mỗi người đi con đường riêng cho thoải mái. Tôi hết thương ông rồi”.
Sống thọ hơn cũng đồng nghĩa với phẩm chất cuộc sống cao hơn và kỳ vọng của họ cũng cao hơn cho những năm còn lại của cuộc đời.
Việc tìm mục kết bạn trên mạng cũng ảnh hưởng không ít đến việc ly hôn.
Vợ chồng cùng bước vào giai đoạn khủng hoảng tuổi trung niên và có những lệch pha trong tâm sinh lý. Người vợ đến tuổi mãn kinh, không còn nhiều ham muốn, trong khi người chồng thì không trải qua hiện tượng này. Mâu thuẫn xảy ra khi một bên muốn còn một bên thì không có nhu cầu. Đặc biệt người đàn ông bước vào giai đoạn khủng hoảng giá trị, luôn cố gắng đi tìm giá trị bản thân, xem mình còn hấp dẫn không, còn khả năng chinh phục hay không. Lúc này, nhu cầu khẳng định cái tôi của người đàn ông rất lớn.
Ly hôn khi tuổi đã cao có những điểm khác biệt so với ly hôn khi còn trẻ. Nguyên nhân ly hôn có hai dạng khác nhau.
Dạng thứ nhất: hôn nhân đã rạn nứt từ thời còn trẻ, lẽ ra vợ chồng chia tay lúc ấy nhưng vì nhiều lý do mà họ tiếp tục chịu đựng để nuôi dưỡng con cái cho đến lúc trưởng thành. Lý do đầu tiên là họ thương con, có trách nhiệm với con nên không muốn con còn nhỏ mà phải chịu cảnh gia đình ly tán, họ muốn đợi đến khi con trưởng thành mới ly hôn. Một lý do khác là họ sợ ảnh hưởng đến uy tín, sĩ diện, công ăn việc làm, công danh sự nghiệp. Họ còn sợ phải phân chia tài sản. Vì vậy, các đôi vợ chồng đến già mới tính đến chuyện ly hôn…
Người trẻ tuổi ly hôn chịu nhiều áp lực về các vấn đề như trách nhiệm nuôi dạy con, việc tái hôn, vượt qua cú sốc về tâm lý… Người cao tuổi khi ly hôn sẽ phải đương đầu với những áp lực mang tính chất khác: dư luận xã hội không đồng tình, sự phản đối gay gắt của các con đã trưởng thành, v.v…
Phụ nữ trẻ ở bắc Mỹ ngày nay có trình độ học vấn cao hơn và kỳ vọng vào cuộc sống cũng như hôn nhân nhiều hơn. Vì thế, họ chờ đợi ở người chồng nhiều hơn. Đồng thời, họ cũng không có ý định tự trói mình trong mối quan hệ vợ chồng không có tình yêu. Nếu hôn nhân không hạnh phúc, họ nhanh chóng đâm đơn ly dị nhanh hơn thế hệ mẹ của họ.
Dạng thứ hai: mâu thuẫn và rạn nứt phát sinh khi vợ chồng cao tuổi vì các nguyên nhân như công việc làm ăn thua lỗ, ngoại tình (ở thời điểm hiện tại hoặc đã từ lâu nhưng đến hiện tại mới phát hiện), sự trái tính trái nết không thể dung hòa của cả hai do tuổi tác, bệnh hoạn, chồng ta vợ tây, v.v…vì vậy họ muốn ly hôn. Ngoài ra, nhiều cặp vợ chồng có thái độ thụ động trong suốt nhiều năm trời. Tình trạng vô cảm của họ trở nên gay gắt hơn khi con cái lớn khôn và đã có cuộc sống riêng của chúng. Nay họ không còn chia sẻ mục đích chung là nuôi dạy con cái nữa. Và đó là lý do những khác biệt giữa họ sớm trở thành xung đột khó hòa giải.
Người chồng về hưu cũng chẳng có lợi gì cho mối quan hệ vợ chồng rạn nứt. Thêm vào đó, người chồng ở nhà suốt ngày và còn can thiệp vào công việc nội trợ hằng ngày hoặc cuộc sống của vợ. Chúng tôi đã từng chứng kiến nhiều đôi vợ chồng lớn tuổi cải vã vì những chuyện lặt vặt trong nhà, chuyện nhỏ mà xé ra to…
Dù thuộc dạng nào, vợ chồng cao tuổi ly hôn cũng chỉ vì mong muốn được giải thoát khỏi cuộc hôn nhân không như ý, được sống bình an, thanh thản trong những năm tháng cuối đời, không bị ức chế… Đã chịu đựng gần hết cả cuộc đời, họ không muốn phải chịu đựng cho đến ngày nhắm mắt xuôi tay.
Ở cái tuổi gần đất xa trời, kề vai sát gối với nhau nhiều thập kỷ, nhưng nhiều cặp vợ chồng khi đưa ra lý do ly dị vẫn nói vì không hợp. Người không hiểu thì phì cười, còn người trong cuộc thì ngậm ngùi, chua xót…
Nói cho cùng, người cao tuổi có quyền tự giải thoát bản thân khỏi cuộc hôn nhân bất như ý để được tự do sống cuộc sống của chính mình, để thanh thản trong những ngày cuối đời. Một khi ly hôn là điều hợp lý và chính đáng thì đừng quá bận tâm đến dư luận hay thái độ phản đối của con cái.
Kéo dài cuộc hôn nhân trong đau khổ và ức chế, chịu đựng là tù ngục mà người ta hành hạ nhau. Một khi hôn nhân không thể cứu vãn và ly hôn là giải pháp cuối cùng và tốt nhất thì vẫn phải ly hôn dù tuổi đã cao. Hãy cứu lấy những tháng ngày cuối đời của chính mình. Đừng vì bất cứ ly do gì mà phải chịu đựng trong ức chế.
Nhằm mục đích củng cố đời sống lứa đôi cũng như làm giảm tình trạng ly hôn ở tuổi trung niên và xế chiều, theo chuyên gia tâm lý, vợ chồng nên hiểu được sự thay đổi tâm sinh lý của người bạn đời để có những đối xử phù hợp.
Hơn nữa ở Bắc Mỹ có nhiều tổ chức thiện nguyện do các tôn giáo thành lập, tổ chức các buổi trò chuyện thường xuyên thân mật và tư vấn cho nhiều cặp vợ chồng nhằm mục đích làm thăng tiến hôn nhân, để vợ chồng thành thật sống mà hiểu nhau hơn. Trong những buổi họp ấy người hướng dẫn viên, thường là các Cha sở hay các Sư Thầy khuyến khích vợ chồng thẳng thắn nói ra các vấn đề cá nhân gây ra xung đột trong gia đình để cả nhóm bàn bạc tìm giải pháp hòa giải rồi sau đó họ khuyên vợ chồng nên tâm sự với nhau nhiều hơn, cố gắng tìm ra những sở thích chung, dù có thể chỉ đơn giản là cùng nhau đi bộ buổi sáng hay cầu kỳ hơn là tham gia các chuyến du lịch cùng nhau. Đặc biệt người vợ nên quan tâm sát sao người chồng, trong vấn đề sinh lý cũng nên chiều chồng vì nghĩa vụ. Im lặng là cách giết chết mối quan hệ giữa người với người nhanh nhất, đặc biệt trong quan hệ vơ chồng. Có bất kì mâu thuẫn nào thì hãy nói ra với nhau, càng im lặng sự hiểu lầm càng nhân lên đến mức không thể cứu vãn, tất yếu tan vỡ.
Thật ra, cãi vã trong hôn nhân có khi còn đỡ hơn rất nhiều so với “chiến tranh lạnh”. Khi cãi ít ra mỗi người nói suy nghĩ của mình cho đối phương biết, nhờ đó hiểu hơn về người đối diện, dễ thông cảm và đi đến hòa giải.
Vợ chồng nên thông qua con cái để tác động đến người bạn đời, đánh giá cao vai trò làm cha, làm mẹ của người đó. Người đàn ông sẽ rất phấn khởi và sẽ cố gắng làm tốt trách nhiệm của mình với gia đình khi được vợ con thừa nhận và đánh giá cao. Vợ chồng nên để ý đến nhau, có giải pháp tức thì ngay khi người kia có biểu hiện khác thường, không nên thờ ơ, để đến khi câu chuyện trở nên nghiêm trọng ngã ngửa ra.
Câu hỏi được đặt ra: Như vậy con người sống càng thọ thì có hạnh phúc hơn không. Câu trả lời rất phức tạp và tùy thuộc vào nhiều yếu tố như sức khỏe, sự nhường nhịn lòng kiên nhẫn và sự hợp tính/hợp gu của vợ chồng, cuộc sống có mang lại niềm vui hài hòa giửa vợ chồng và với con cháu không…
Ví dụ một cặp vợ chồng nọ tưởng chừng yêu nhau thắm thiết, sống đến gần hết đời vì nhau, cuối cùng tình yêu năm nào chỉ vì phút cả giận mất khôn mà tự tay ném đi bao thứ tốt đẹp. Cũng tại một lần người đàn ông đánh mất lòng tin ở bà, thật khó khăn để lấy lại. Cuối cùng hai ông bà chia tay, ông move vào sống trong một viện dưỡng lão còn bà cũng ở một viện khác cho cuộc đời còn lại trong sự hẩm hiu oán hận…
Trong xã hội dân chủ bắc Mỹ ngày nay mọi người nhìn nhận việc ly hôn với con mắt cởi mở hơn. Bất kỳ lý do hay độ tuổi nào cũng có thể đưa nhau ra tòa. Ngay cả khi đã “gần đất xa trời” các cụ vẫn có thể đưa nhau ra tòa ly hôn. Nhưng khi nghe được và biết được sự thật đằng sau những vụ ly hôn đó, thì không chỉ có luật sư, gia đình con cháu mà bản thân người trong cuộc cũng không tránh khỏi những vết thương tâm lý khó lành, nhất là ở cái tuổi mong muốn và khát khao bình yên nhất…
Nguyễn Hồng Phúc
Cuối Hè 2018
TẠI SAO VỢ CHỒNG PHẢI NÓI CHO NHAU NGHE
Trần Mỹ Duyệt
Một trong những nguyên nhân dẫn đến việc gia đình đổ vỡ là vợ chồng không còn nói được với nhau, hoặc không muốn nói với nhau: hai vợ chồng sống trong im lặng. Theo văn chương chính trị là họ đang trong thời kỳ “chiến tranh lạnh”!
Nếu có dịp trao đổi và lắng nghe tâm sự của những cặp vợ chồng bất hạnh hoặc đang trên đà đổ vỡ, người ta sẽ được nghe hàng trăm câu chuyện, hàng ngàn lý do người này nói về người kia. Vợ phê bình, chê trách chồng, chồng ngược lại, cũng phê bình, chỉ trích vợ. Nhưng tất cả chỉ là một lối diễn tả độc thoại, hoặc nói trông trổng, nói bóng nói gió, nói theo kiểu: “nói đấy mà đây động lòng”. Rất tiếc theo tâm lý học, cũng như theo sinh lý học, Thượng Đế đã sáng tạo bộ óc con người để làm nhiều việc, ngoại trừ việc phải hiểu hoặc biết được vợ hay chồng mình muốn gì!
NGUYÊN NHÂN:
Dĩ nhiên trong tất cả những lý do đưa đến việc vợ chồng khắc khẩu, không lắng nghe nhau, không muốn nói và không nói được với nhau đều có sự góp mặt của cả hai người: người chồng cũng như người vợ.
Vợ chồng là hai nhân tố chính, ngoài ra còn có sự can thiệp, ảnh hưởng của cha mẹ, anh chị em, bạn hữu của hai bên.
1.Thiếu tìm hiểu tâm lý:
Nói theo tính cách chuyên môn hơn, thì cuộc sống vợ chồng thường gặp phải những khó khăn, những chuyện bất đồng là vì
tâm lý khác biệt giữa nam và nữ,
ảnh hưởng tâm lý giáo dục gia đình, tôn giáo, học đường, xã hội, trong đó bao gồm ảnh hưởng của công ăn việc làm, của môi trường sống và bạn bè.
Với từng ấy những phức tạp như vậy, ai dám nói mình hiểu chồng hoặc vợ 100%.
Ai dám nói mình biết vợ hay chồng mình muốn gì?
Người Việt Nam biểu cảm về sự hiểu biết ấy bằng một câu nói rất vô thưởng, vô phạt chưa nói tới là phản tâm lý: “Tôi đi guốc trong bụng ông ấy.” Cái lối “suy bụng ta ra bụng người” này rất nguy hiểm và cũng là nguyên nhân gây nên những bế tắc trong việc tìm hiểu, trao đổi giữa vợ chồng.
Sigmund Freud, cha đẻ của ngành Phân Tâm Học, sau 20 năm miệt mài nghiên cứu về tâm lý cũng phải thốt lên, đại khái: “Tôi mà biết đàn bà muốn gì, tôi chết liền!”.
Một cách tương tự, hiểu biết về ước muốn của đàn ông cũng không phải là việc làm dễ dàng.
Bên trong những nguyên nhân thường gây ra tranh cãi, bất đồng giữa vợ chồng còn có một ngãng trở rất khó vượt qua, đó là cái tôi.
Nhiều nhà tâm lý, nhiều bác sỹ tâm thần, nhiều nhà Tâm Lý Thần Kinh, nhiều Tâm Lý Gia Trị Liệu và Khảo Cứu không chỉ là những nạn nhân của sự cãi vã, tranh chấp trong gia đình, mà rất nhiều người đã phải chấp nhận đau thương của hôn nhân đổ vỡ không phải vì họ không biết tâm lý, không hiểu về sự khác biệt tâm lý nam nữ, nhưng chỉ vì cái tôi của họ qúa lớn.
Lớn đến độ không thể hạ mình xuống dù thấp hơn một chút, và người đối diện là vợ hay chồng dù cố gắng lắm cũng không có thể nhìn thẳng vào mắt họ để hiểu được những gì họ đang suy nghĩ trong đầu.
Đó cũng là hình ảnh thông thường cho những cặp vợ chồng mà cái tôi của người này to hơn cái tôi của người kia.
Hoặc cả hai cái tôi đều lớn như nhau.
Tôi phải đúng. Tôi phải vùng lên. Tôi phải cho nó biết tay.
Tôi. Tôi. Và tôi.
Như con cóc trong truyện ngụ ngôn của La Fontaine. Nó nhìn con bò rồi cứ phùng mang, trợn mắt hít vào cho căng phồng cái bụng đến độ nổ tung banh xác. Người có cái tôi quá lớn luôn luôn hành động như vậy cho mình hoặc cho vợ hay chồng mình. Họ phải làm sao cho đối phương phải phùng mang, trợn mắt, tức càng hông cho đến khi nổ tung ra qua tranh cãi, chửi bới nhau mới thôi.
Kết quả họ chẳng được gì, và người phối ngẫu cũng chẳng được gì ngoài trừ sự giận hờn, câm nín, và dè chừng nhau.
Như vậy, theo phân tâm học, họ chính là người ích kỷ dù là dưới cái nhìn tự tôn, tự tin, tự ty, hay tự kỷ. Những người vợ hoặc người chồng này không một chút nhường nhịn hay ít nhất là công bằng với nhau. Họ suy nghĩ, hành động, và trong tất cả chỉ vì họ, vì cái tôi, vì tự ái cá nhân, hoặc vì những đam mê của chính họ.
Họ không có can đảm nói ra những suy nghĩ ích kỷ ấytrước mặt vợ hoặc chồng.
Họ cũng không chấp nhận nếu vợ hoặc chồng chỉ cho họ lối suy nghĩ, hành động thiếu trưởng thành ấy.
Tóm lại, họ rất tự tôn nhưng lại cũng rất tự kỷ và tự ty.
Họ không dám đối diện với sự thật, dù cho sự thật ấy giúp họ thoát ra khỏi lối sống ích kỷ, khỏi suy nghĩ hẹp hòi mà họ đang gây ra cho vợ, cho chồng, cho gia đình họ.
Tóm lại, họ là người ngại nghe sự thật, luôn tránh né sự thật, và phản ứng của họ trước những sự thật thường là rất tiêu cực qua ngôn ngữ cũng như hành động.
Nhưng nếu bảo họ là không có tình cảm, không yêu dành cho vợ hay chồng, lập tức họ sẽ phản ứng mạnh mẽ. Họ nói họyêu vợ, yêu chồng, yêu con. Họ sẵn sàng hy sinh tất cả vì gia đình, vì các con. Và điều nay đúng một phần.
Cái không đúng còn lại chính là cái mà họ dành cho mình là cái tôi: Tôi trước giờ cũng vậy. Tôi giữ vững lập tường. Yêu hay không yêu tự hành động của tôi đã nói rõ.
Khi gặp một người chồng hay người vợ như vậy, đến các nhà tâm lý và chuyên gia về hôn nhân, gia đình cũng thấy rất khó khăn. Bởi vì nếu nói họ không yêu vợ hay chồng, hoặc con cái họ, lập tức họ phản đối. Họ cho là nhà tâm lý hoặc chuyên gia không biết họ, không hiểu họ.
Nhưng yêu như họ lại không phải là yêu.
Đó chỉ là một sự trao ban tình cảm.
Đó chỉ là một quan niệm và lối sống bình thường của một người gọi là vợ hay chồng đối với nhau. Nhưng họ cho đó là đầy đủ phận sự, và họ là người chồng hoặc người vợ tốt.
Yêu không chỉ dừng lại ở những suy nghĩ và hành động theo cảm tình, theo lối sống và quan niệm bình thường ai sao tôi vậy.
Yêu là phải biết hy sinh.
Không phải yêu một cách mơ hồ, yêu có điều kiện, tức là lúc nào thích thì yêu, không thích không yêu.
Nhưng phải yêu “cho đến chết” như Chúa đã yêu.
Tuy nhiên, cái chết ở đây trong tình yêu chân thật là vợ chồng chấp nhận nhường nhịn nhau, lắng nghe nhau, và sửa đổi phần nào lối sống cho phù hợp với nhau.
Cũng có thể nói : “Yêu là chết trong lòng một ít”.
Và trong đời sống thường ngày vợ chồng cũng chỉ cần những cái “ít” ấy với sự quan tâm là đủ hạnh phúc.
TRỊ LIỆU:
Với những khó khăn như vậy liệu hai vợ chồng có thể hóa giải được những xung khắc để kiến tạo một gia đình hạnh phúc không?
Thưa có.
1.Tâm linh:
Bạn nên tạo một nếp sống tâm linh để bù lại cho chồng hay cho vợ mình. Tóm lại, quan niệm về tâm linh luôn luônphải có một chỗ đứng vững vàng trong đời sống tinh thần của bạn.
Hãy nhớ lại dụ ngôn “Nước lã hóa rượu ngon”, và bạn tự biết mình phải làm gì, cần gì trong lãnh vực tinh thần. Hãy đến với Đức Trinh Nữ Maria khi bình rượu tình yêu của các bạn cảm thấy bị vơi cạn. Và hãy nói với Mẹ: “Chúng con hết rượu rồi!”
Không chỉ Thánh Kinh mới nhấn mạnh đến tâm linh, trong cái nhìn tâm lý trị liệu, những nhà tâm lý có nội tâm cũng khám ra bí quyết hạnh phúc và chữa lành ngay trong đời sống đạo và mối tương giao với Thiên Chúa. Nếu có dịp mời bạn đọc tác phẩm God, Faith, and Health của Jeff Levin, Ph.D.
Tóm lại, nếu chồng bạn không nghe bạn, vợ bạn cũng không nghe bạn thì bạn vẫn còn Chúa, còn Đức Trinh Nữ Maria luôn đồng hành và sẵn sàng nghe bạn.
Điều quan trọng là bạn có muốn tâm sự với các Ngài hay không?
Và có muốn lắng nghe các Ngài hay không?
Lắng nghe nhau là một nghệ thuật trong phương pháp trị liệu hôn nhân. Đã là nghệ thuật thì bạn phải trau dồi và học hỏikhông ngừng. Một trong những bài học căn bản của nghệ thuật trao đổi, tâm sự, chia sẻ giữa vợ chồng là bài học “lắng nghe”.
Chỉ khi lắng nghe bạn mới hiểu được người phối ngẫu của mình đang nghĩ gì và đang mong muốn ở bạn những gì? Nếu không lắng nghe, bạn rất dễ rơi vào võ đoán, kết án bừa bãi, tạo sự khó chịu, bực bội cho chồng hoặc vợ bạn.
Trong nghệ thuật lắng nghe, bạn cũng đừng bao giờ phớt lờ những gì vợ hoặc chồng bạn muốn nói hoặc đã nói. Hậu quả không hề nhỏ như bạn tưởng, vì từ những dồn nén tâm lý ấy sẽ nẩy sinh rất nhiều điều khó lường khi mà sự chịu đựng câm nín của người ta đã đến lúc cần phải được giải tỏa.
Về phần người nói dù là vợ hay chồng cũng phải theo nguyên tắc căn bản này, đó là:
“Lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”,
Và: “Nói ngọt nó lọt đến xương”.
Như vậy không phải hễ mình muốn gì là nói. Nói bất cứ lúc nào? Nói với bất cứ thái độ nào? Và nói bằng bất cứ ngôn ngữ nào? Đấy không phải là nói, mà là tra tấn lỗ tai, tra tấn trítưởng tượng, và tra tấn tình cảm của chồng hoặc vợ.
Để có những phần trả lời chuyên môn hơn, và để có một hiểu biết đầy đủ hơn về Tâm Lý Khác Biệt Nam Nữ, thế nào là Nghệ Thuật Nói và Nghe trong hôn nhân,
Mời bạn tham dự với chúng tôi một Khóa Nazareth tổ chức tại Tustin , CA
từ 6giờ chiều Thứ Sáu, ngày 14 tháng 9 – đến 5giờ chiều Chúa Nhật, ngày 16 tháng 9 năm 2018.
Để biết thêm chi tiết, bạn hãy liên lạc theo số điện thoại: 714-334-5369. Hoặc 949-344-5252.
Giải quyết mâu thuẫn trong đời sống vợ chồng
HTVD
“Ngày 01-6-2010, hầu như tất cả mọi phương tiện truyền thông như truyền thanh, truyền hình, internet và báo chí đều phát thanh, phát hình và đang tải một tin mà ảnh hưởng của nó đến rất nhiều người và mang một ý nghĩa hết sức quan trọng. Tin về việc ông Al và bà Tipper Gore quyết định chia tay. Nhiều lời bình luận và nhiều bán tán xôn xao về tin này. Nhưng câu hỏi mà các nhà bình luận vẫn không có câu trả lời thỏa đáng, đó là câu hỏi tại sao?
Tại sao một cuộc tình đầu, hai người yêu nhau hồi còn cắp sách đến trường, đến nay sau 40 năm chung sống với 4 người con lại có kết thúc như vậy.
Tại sao một cặp vợ chồng mà người chồng đã từng là Phó Tổng Thống, ứng viên tranh chức tổng thống và đoạt giải Nobel Hòa Bình, mà vẫn không có đủ yếu tố để giữ cho đến chết mối tình và hạnh phúc hôn nhân của mình.
Và Tại sao trong những năm sóng gió của tám năm Phó Tổng thống, của những ngày tháng tranh cử chức Tổng thống, cũng như suốt 40 năm qua đã không làm hạnh phúc họ phải tan vỡ, mà phải chờ đến giờ này ?…” (Theo TS Trần Mỹ Duyệt, bài ‘Những thách thức của sự trung thành trong đời sống hôn nhân’).
Ông bà ta thường nói: “Vợ chồng như đũa có đôi”. Thực vậy, vì khi kết hôn hai bạn tự nguyện cam kết sánh đôi cùng hội cùng thuyền và sống chung với nhau đến hết cuộc đời. Họ chấp nhận đầu gối tay ấp để bảo vệ hạnh phúc gia đình. Thế nhưng, thực tế cho thấy không phải bất kỳ cuộc hôn nhân nào cũng êm ái và phẳng lặng cả. Sóng gió có thể nổi lên bất cứ lúc nào. Và trong nhiều trường hợp, kết cục trở nên bi thảm, đó là xảy đến việc ly hôn ly dị.
“Một thống kê cho biết tỉ lệ ly hôn ở Việt Nam chiếm 31%-40%, trong đó tuổi thọ hôn nhân bình quân của thế hệ 8x đưa nhau ra tòa dao động trong khoảng… 30 tháng” (Theo TS Nguyễn Minh Hòa, ĐH KHXHNV TP.HCM – TTO 01-10-2008).
Một thực tế bi đát, xem ra đáng báo động!
Tuy nhiên, có thể nói bất kỳ cuộc ly hôn nào cũng có lí do riêng của nó. Không phải bỗng dưng mà người ta đưa nhau ra tòa. Câu nói trước tòa của đôi bạn thường là “Chúng tôi không hợp nhau…”, nhưng đó chỉ là cách nói chung chung. Chắc chắc trong đời sống vợ chồng, họ đã có những mâu thuẫn nào đó, có thể rất nhỏ nhưng kéo dài nhiều năm tháng khiến một trong hai hoặc cả hai người cảm thấy mệt mỏi, chán chường và muốn “ra riêng”. Có người bi quan đã nhận định thế này: “Cãi lộn chiếm phần lớn đời sống hôn nhân, phần còn lại không có gì đặc sắc” (Thornoton Wilder).
Vậy để giảm bớt căng thẳng và mâu thuẫn trong đời sống vợ chồng, chúng ta thử nghĩ đến một số giải pháp đơn giản nhờ đó hai bạn có đủ can đảm giải quyết những bất đồng giữa nhau, để có thể vững bước đồng hành đến cuối cuộc đời.
Nhận diện nguyên do gây mâu thuẫn
Trước hết phải khẳng định một điều: những mâu thuẫn bất đồng trong đời sống vợ chồng là chuyện tự nhiên, thường tình như tục ngữ VN có câu: “Chén bát còn có lúc xô xát, huống chi vợ chồng”. Do đó, đối với vợ chồng, vấn đề không phải là “giải phóng” hết mâu thuẫn bất đồng giữa hai người, nhưng là tìm ra những nguyên do nào gây nên những mâu thuẫn, bất đồng ấy để có giải pháp xử lý thích hợp. Mâu thuẫn có thể là do khác biệt về tính cách, tính tình. Có thể do cách suy nghĩ khác nhau về nhân sinh quan hay do sự đối lập trong cách phản ứng đối với những tình huống trong giao tiếp. Có thể là do bất đồng trong cách quản lý chi tiêu ngân sách trong gia đình. Có thể là do không cùng quan điểm trong việc nuôi dạy con cái. Cũng có thể do những trục trặc thầm kín trong “chuyện vợ chồng” vv. Nguyên do thì có nhiều. Nhưng điều quan trọng vẫn là hai bạn nên bình tĩnh xem xét vấn đề, khôn ngoan suy nghĩ và thận trọng quyết định. Căn bản vẫn là Tình Yêu. “Yêu nhau trăm sự chẳng nề, một trăm chỗ lệch cũng kê cho bằng” (Ca dao VN).
Im lặng là vàng
Nguyên tắc đầu tiên mà các nhà tư vấn tâm lý khuyên ta thực hành, đó là khi gặp mâu thuẫn, cả hai cùng im lặng. Im lặng không có nghĩa là chịu đựng cách tiêu cực mà là bình tĩnh trước sự việc. Không nóng vội. Không bốc đồng. Không thành kiến. Im lặng là sự biểu lộ của lòng vị tha và bao dung. Có người đã nói: “Phân nửa những vấn đề trong hôn nhân được giải quyết bằng cách giữ im lặng”. Đúng vậy, vì khi xảy ra “vấn đề” nào đó giữa hai người với nhau, những tranh luận cãi cọ “bằng lời” đôi khi chỉ như đổ thêm dầu vào lửa. Kinh nghiệm dân gian là: “Chồng giận thì vợ bớt lời, cơm sôi nhỏ lửa một đời chẳng khê”. Và cũng có ý kiến này: “Phải có hai người mới đủ gây lộn, nhưng người có lỗi vẫn là người nói nhiều nhất” (It takes two to make a quarrel and the one in the wrong is the one does the most talking).
Nghệ thuật nhượng bộ
Trong lúc hai vợ chồng bất đồng, người nào biết cách nhượng bộ, người đó là người chiến thắng. Sự nhượng bộ sẽ đem lại hòa khí trong gia đình và nhất là có sức mạnh thuyết phục phía-bên-kia cũng nhượng bộ như mình. Ông bà ta khuyên, “một sự nhịn chín sự lành”, nghĩa là nếu biết nhịn nhục, ta sẽ dễ dàng làm lành với nhau và cuộc chiến sẽ mau chóng kết thúc…Tác giả André de Mission đã viết: “Tìm hiểu nhau ba tuần, yêu nhau ba tháng, cãi nhau ba năm và nhường nhịn nhau suốt quãng đời còn lại”. Trong đời sống gia đình, ai mà chẳng mong ước hòa khí. Nếu cả hai bạn đều có thiện chí muốn nhượng bộ để làm hòa với nhau, thì chắc chắn gia đình sẽ êm ấm. Văn hào Alfred Musset đã nói: “Trong tình yêu, niềm khoái lạc nhất là lúc làm lành với nhau sau khi cãi vã”.
Tham khảo ý kiến của người khác
Khi các bạn gặp “vấn đề” trong đời sống vợ chồng, các bạn nên tham khảo ý kiến của nhiều người khác. Là người trong cuộc, có thể các bạn sẽ nhìn “vấn đề” một cách phiến diện, chủ quan. Vì vậy ta nên tham khảo ý kiến của người khác. Người khác có thể là cha mẹ, gia đình đôi bên. Có thể là anh chị em trong gia đình. Có thể là thầy cô đã từng dạy dỗ mình. Có thể là bạn bè, đồng nghiệp. Và cũng có thể là cha giải tội hay người phụ trách đoàn thể bạn tham gia vv. Những người mà bạn tham khảo sẽ cho các bạn những ý kiến bổ ích, nhờ đó các bạn tìm được một giải pháp thích hợp cho hoàn cảnh và tình huống cụ thể của mình. Có khá nhiều đôi bạn đã làm lành được với nhau sau một vài cuộc xung đột nặng nề vì họ đã biết lắng nghe và thực hiện sự chỉ dẫn của những người ngoài cuộc…
Tìm sự động viên của con cái và người thân trong gia đình
Trong “cuộc chiến” giữa hai vợ chồng, đôi lúc ta cảm thấy đơn độc và thất vọng. Nhưng nếu có sự tiếp tay, động viên từ phía gia đình, nhất là từ con cái, ta sẽ được nâng đỡ, ủi an. Để tránh cãi vã kéo dài, con cái có thể giúp cha mẹ hòa giải với nhau. Vai trò của con cái thật là thuận lợi và đắc lực. Con cái càng lớn, tiếng nói của họ càng nặng ký. Vì vậy, nếu một trong hai bạn biết tranh thủ sự hỗ trợ của con cái thì bầu khí gia đình sẽ được cải thiện và dần dần lấy lại được hòa khí. Hạnh phúc thì ai cũng ước mong và không ai muốn mất đi cả. Con cái chúng ta sẽ hiểu được điều đó. Vì “Tất cả kho tàng trên trái đất này đều không thể sánh bằng hạnh phúc gia đình” (Caldéron).
Hãy biết mình
Cổ nhân có câu: “Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”. Trong mâu thuẫn vợ chồng, sở dĩ người ta khó làm lành với nhau là vì ai cũng nhận phần thắng về cho mình. Ai cũng nghĩ là mình phải và người kia trái. Ai cũng muốn đổ lỗi cho bạn mình trong khi mình cũng có lỗi. Vậy tốt nhất là mỗi người hãy tự biết mình. Bạn hãy tập thói quen “xét mình” vào buổi tối trước khi ngủ. Bảng “xét mình” sẽ chia làm hai cột, một bên là “Điểm mạnh/ tốt”, một bên là “Điểm yếu/ chưa tốt”. Dựa vào kết quả này, bạn sẽ thấy mình như thế nào, đang ở đâu, cần thay đổi gì…Cũng thế, nếu bạn đời của bạn cũng làm như bạn và cả hai cùng chia sẻ cho nhau biết về con-người-thực của nhau, thì lúc đó chắc chắn bạn sẽ có cái nhìn khác hơn về mình và về người bạn đời của bạn. Người đời khuyên: “Hãy vững tin vào những mặt mạnh của nhau và bỏ qua những mặt yếu của nhau”. Bí quyết để có hòa thuận lâu dài nằm ở chỗ đó.
Cầu nguyện
Đối với đôi bạn Công giáo thì đây là một bí quyết tuyệt vời. Bởi trước khi kết hôn họ đã phải cầu nguyện nhiều rồi, huống chi là khi đã bước vào đời sống hôn nhân gia đình. Đôi bạn phải cầu nguyện thường xuyên, liên lỉ vì hôn nhân là một biến cố cực kỳ quan trọng trong đời sống của một con người. Đó là ơn gọi và sứ mệnh mà Thiên Chúa đã ban và muốn chúng ta dấn thân thực hiện. Vậy cầu nguyện là một hành vi đạo đức không thể thiếu đối với đôi vợ chồng Ki-tô hữu. Đặc biệt là trong lúc gặp sóng gió, thử thách, các bạn càng phải cầu nguyện nhiều hơn nữa. Có người đã khẳng định: “Nếu gia đình cùng cầu nguyện, thì sẽ vững bền mãi mãi”. Thực vậy, khi cầu nguyện chúng ta sẽ lắng nghe và thực hành giáo huấn của Lời Chúa: “Anh em là những người được Thiên Chúa tuyển lựa, hiến thánh và yêu thương. Vì thế anh em hãy có lòng thương cảm, nhân hậu, khiêm nhu, hiền hòa và nhẫn nại. Hãy chịu đựng và tha thứ cho nhau, nếu trong anh em người này có điều gì phải trách móc người kia. Chúa đã tha thứ cho anh em, thì anh em cũng vậy, anh em phải tha thứ cho nhau” (Cl 3, 12-13)./.
Aug. Trần Cao Khải
From: Minh Tran & Chị Nguyễn Kim Bằng
https://keditim.net/?p=52519
httpv://www.youtube.com/watch?v=qxitdis4nGY&feature=share
LM Matthew Nguyen Khac Hy Song Tin Mung Trong Doi Song Gia Dinh
httpv://www.youtube.com/watch?v=SkHJAn83d6Q
Bài giảng quá hay và ý nghĩa – Cha Matthew Nguyễn Khắc Hy Đại hội thánh mẫu 2017
Vợ chồng ly dị sau 10 năm chung sống, con gái nhỏ viết lá thư khiến cả hai… lặng người
Con sẽ không chọn bố, không chọn mẹ và cũng không muốn chờ đến lúc có em mới thành mồ côi. Ngày mai, khi bố mẹ ly hôn, con sẽ thành trẻ mồ côi luôn.
Một cặp vợ chồng quyết định ly hôn sau 10 năm chung sống. Họ đã thường xuyên cãi vã nhau trong nhiều năm qua, không chịu đựng nổi, cả hai quyết định giải thoát cho nhau để đi tìm hạnh phúc riêng. Điều duy nhất khiến cả hai còn níu giữ nhau suốt 10 năm chính là cô con gái nhỏ của họ, nhưng rồi, cái tôi cá nhân vẫn chiến thắng, họ cho rằng chia tay sớm thì con chưa hiểu gì, sẽ dễ chấp nhận mọi việc hơn…
(Ảnh minh họa)
Một ngày trước khi hai người ra tòa, người mẹ vào phòng con gái nhỏ và bỗng thấy một lá thư con để lại dưới gối…
“Bố mẹ ơi,
Cô giáo con nói, những chuyện chúng ta không thể nói với nhau bằng lời thì nên dùng cách viết thư để có thể nói hết những gì mình muốn cho người khác nghe. Những ngày này, con có rất nhiều điều muốn nói với bố mẹ, nhưng bố cứ đi từ sáng đến đêm mới về. Con chỉ gặp bố trong mơ. Mẹ thì luôn buồn và khóc, con muốn lại gần nhưng con lại sợ. Nên, con đành viết thư.
Con nghe bà nội nói: “Trẻ con chả biết cái gì cả đâu.” Con muốn viết cho bố mẹ để nói với mọi người rằng, con biết tất cả mọi thứ.
Con biết ly hôn là gì.
Ở lớp con có bạn Minh Tú, có cả bạn Anh Khang, bố mẹ các bạn ý đều ly hôn lâu rồi. Minh Tú bảo với con ly hôn là mình không còn được sống cùng bố hoặc cùng mẹ nữa. Con sẽ phải chọn một trong hai. Nếu ở cùng bố thì không bao giờ còn thấy mẹ, còn nếu chọn sống cùng mẹ thì sẽ chẳng bao giờ được bố ôm vào lòng nữa.
Bạn bảo con nên suy nghĩ từ bây giờ xem yêu ai hơn để mà còn chọn. Nhưng con nghĩ mấy tháng vẫn không chọn được. Nếu đến ngày bố mẹ ly hôn con vẫn chọn không được thì con sẽ ra đi, con chẳng ở cùng ai cả để đỡ phải chọn.
Còn Anh Khang thì nói với con, ly hôn tức là con sẽ trở thành trẻ mồ côi, là không có bố cũng chẳng có mẹ đâu. Bố Anh Khang sau khi ly hôn đã cưới một cô rất xinh rồi sinh cho bạn ý một em gái. Em ý gọi bố Anh Khang là bố, gọi cô kia là mẹ, thế là bạn ý mất bố. Rồi không lâu sau, mẹ Anh Khang cũng cưới một chú khác và sinh một em bé trai khác. Vậy là bạn ý mất luôn cả mẹ.
Con đã suy nghĩ rất kĩ về vấn đề này. Và cuối cùng, con chọn làm trẻ mồ côi. Con sẽ không chọn bố, không chọn mẹ và cũng không muốn chờ đến lúc có em mới thành mồ côi. Ngày mai, khi bố mẹ ly hôn, con sẽ thành trẻ mồ côi luôn. Bố mẹ yên tâm nhé!
Mấy hôm trước, mẹ nói với con, bố mẹ không hạnh phúc nên buộc phải chia tay. Đúng là con không hiểu hạnh phúc là gì thật.
Con nắm tay, một bên là bố, một bên là mẹ đi dạo bên bờ biển, con vừa hát vừa nhảy tung tăng. Giờ chỉ cần nhớ lại con cũng thấy thích lắm rồi. Bố mẹ ly hôn rồi, cả nhà mình có thể vẫn đi nghỉ mát như thế có được không? (Ảnh minh họa)
Con vẫn nhớ khi con học mẫu giáo. Mỗi buổi sáng bố mẹ đều đưa con đến trường, cả bố và mẹ. Hồi đó mỗi ngày, cả nhà chúng ta cùng đi ăn sáng, mẹ thường bảo bố ăn trước, mẹ đút cho con xong rồi mới ăn phần của mình. Khi đến trường, lần nào bố cũng bế con lên lớp vì sợ con nặng, mẹ bế con leo 3 tầng gác sẽ mệt. Lúc đó con còn bé tí, con không biết gì thật. Nhưng giờ con đã 9 tuổi, con nhớ lại khi đó, mẹ cười rất nhiều, bố cũng vui vẻ rất nhiều. Như thế không được gọi là hạnh phúc ạ?
Rồi con nhớ khi đó, mỗi buổi tối nhà ta thường nằm ở salon nghe nhạc. Nhà mình khi đấy nhỏ tí xíu, có mỗi một phòng làm tất cả mọi thứ từ nấu ăn đến đi ngủ. Mỗi tối lúc mẹ nấu cơm, bố sẽ bật nhạc rồi cùng con múa theo nhạc. Mẹ thì vừa nấu vừa cười đến chảy cả nước mắt vì 2 bố con. Con nghĩ lại hồi đó con vui lắm, như thế cũng không được coi là hạnh phúc ạ?
Khi con vào lớp 1, cả nhà mình đi Nha Trang nghỉ mát. Con nắm tay, một bên là bố, một bên là mẹ đi dạo bên bờ biển, con vừa hát vừa nhảy tung tăng. Giờ chỉ cần nhớ lại con cũng thấy thích lắm rồi. Bố mẹ ly hôn rồi, cả nhà mình có thể vẫn đi nghỉ mát như thế có được không?
(Ảnh minh họa)
Thư con viết dài rồi mà con cũng buồn ngủ quá. Bố mẹ quyết định ly hôn, con không thể cản được. Con cũng quyết định sẽ làm trẻ mồ côi giống bạn Anh Khang rồi. Bố mẹ cũng đừng cản con. Mẹ đã nói: ai cũng cần phải được hạnh phúc. Con cũng chưa hiểu ý mẹ lắm nhưng trẻ mồ côi không biết có hạnh phúc hơn được bây giờ hay không. Nếu không, con sẽ lại suy nghĩ lại sau.
Chào bố mẹ,”
Đọc xong lá thư của đứa con gái nhỏ, người mẹ ướt nước mắt đem sang cho chồng đang thu dọn hành lý xem. Cả hai nhìn nhau, nghĩ đến đứa con đáng yêu của mình và câu nói cứ xoáy mãi trong đầu họ. Ly hôn, bố mẹ sẽ tìm hạnh phúc mới, còn con… sẽ trở thành trẻ mồ côi!
From TU-PHUNG gởi
Có người đã nói: “Không có tình yêu thì không có gia đình” (Byron). Quả đúng vậy, ngôi nhà gỗ đá chỉ nhờ có tình yêu mới trở thành mái ấm gia đình.
Tuy nhiên để tình yêu được lâu bền, triển nở thì đòi hỏi người ta phải hy sinh, vượt qua nhiều thử thách, cam go. Những ai đã bước vào đời sống hôn nhân gia đình đều nhìn nhận rằng tình yêu trong cuộc sống lứa đôi nhiều khi chỉ còn là một thực tại mờ mờ ảo ảo và hạnh phúc không khác gì một cái bóng. Thế nên người ta đã than thở: “Hôn nhân là mồ chôn tình ái” (Chamfort) và “Tình chỉ đẹp khi còn dang dở!”.
Vì thế sẽ là bất hạnh nếu ta phải sống trong môi trường và bầu khí gia đình thiếu vắng tình yêu. Như một danh nhân đã nói: “Hôn nhân là con đường dắt ta vào địa ngục hay đưa ta vào thiên đàng” (Balzac). Tại sao lại có loại hôn nhân đem ta vào địa ngục? Vì cuộc hôn nhân ấy không có tình yêu. Gia đình trở nên lạnh lẽo, niềm tin biến thành khô cứng, hy vọng bị thui chột, nụ cười tắt lịm, và hạnh phúc thì biến mất…
Để thoát khỏi bi kịch này, tốt nhất là chúng ta nhìn vào thực tế, chấp nhận sự thay đổi, nỗ lực vượt qua mọi khó khăn nhờ tình yêu, nghị lực và sự hợp tác chân thành. Như có ý kiến sau: “Trong hôn nhân, gặp nhau là bước đầu, sống chung với nhau là bước kế tiếp, làm việc chung với nhau mới làm nên một gia đình êm ấm” (James Thurber). Khi thực hiện việc này, chắc chắn chúng ta sẽ gặp nhiều khó khăn. Kể cả phải đổ mồ hôi, sôi nước mắt. Kể cả mang lấy những thương tích trên mình. Để bảo vệ tình yêu và hạnh phúc gia đình, người ta không có con đường nào khác ngoài sự cảm thông và hi sinh.
Tình yêu trong gia đình vượt ra khỏi thứ tình yêu quy ngã, vị kỷ, để hướng tới một tình yêu vô vị lợi, bao dung và vị tha. Tình yêu ấy không đóng khung trong ngôn ngữ sáo rỗng hay qua những khái niệm trừu tượng, mà rất thực tiễn, cụ thể và sinh động. Tình yêu ấy sẽ được thể hiện và minh chứng qua sự hòa hợp, hòa điệu trong đời sống chung vợ chồng. “Thuận vợ thuận chồng tát bể Đông cũng cạn”…
Thực vậy, sự hòa thuận vợ chồng chứng tỏ tình yêu đã đạt mức trưởng thành và có ý nghĩa. Khi sống hòa hợp với nhau, vợ chồng không làm mất đi cái “Tôi” của riêng mình, trái lại điều đó sẽ giúp hai người bổ túc, hoàn thiện nhau. Xét một cách cụ thể thì sự hòa hợp ấy sẽ được thể hiện và minh chứng qua các việc sau:
1.- Tôn trọng sự khác biệt của nhau (giới tính, cá tính, sở thích…);
2.- Luôn tôn trọng nhau, biết trân trọng những ý kiến cá biệt của nhau;
3.- Thường xuyên bàn bạc, thảo luận các vấn đề chung, quan trọng trong gia đình;
4.- Nếu có tranh luận thì tranh luận trên tinh thần bình đẳng và cảm thông;
5.- Luôn biết áp dụng triệt để “Nghệ thuật nhượng bộ”;
6.- Hãy biến những mâu thuẫn, bất đồng thành sức mạnh để cải tiến và thăng tiến;
7.- Biết nhận ra những điểm mạnh của nhau, đồng thời biết bỏ qua những điểm yếu của nhau;
8.- Hãy nằm lòng điều này: “Phân nửa những vấn đề trong hôn nhân được giải quyết bằng cách giữ im lặng”.
Một mái ấm tràn ngập hạnh phúc luôn là một thực tại hiển nhiên đối với những ai khao khát hạnh phúc và sẵn sàng hành động vì tình yêu và vì người mình yêu thương. Nếu hôn nhân là kết quả của tình yêu chân chính thì gia đình là môi trường để tình yêu lớn lên và sinh hoa kết trái. Đúng như nhận định sau: “Hôn nhân không phải là điểm đến. Nó chỉ là một cuộc hành trình tiến đến một gia đình hạnh phúc, nơi đây tình yêu là điều quan trọng nhất”./.
Aug. Trần Cao Khải
50 NĂM CHỊU ĐỰNG
Elisabeth Nguyễn
Vợ chồng là sự kết hợp hai con người xa lạ, hai thể lý, tâm lý, tâm tính khác nhau. Qua quen biết, tìm hiểu nhau một thời gian, đi đến yêu thương và gắn bó với nhau bằng hôn nhân. Nhiều cặp vợ chồng lấy nhau do mai mối, do gia đình hai bên sắp đặt, nhưng cũng có những cặp dính nhau chớp nhoáng nhờ “coup de foudre” do con tim bị tiếng “sét tình yêu” đánh trọng thương… Biết nói sao đây? số Trời mà !!!
Thằng tôi đã mấy chục năm “Verheiratet“ (có gia đình) rồi mà vẫn chưa hiểu hết được tính nết của “bà xã xệ”, bà cụ thân sinh của lũ trẻ con nhà tôi (nay thì trẻ con cũng thành người lớn và thật sự bả càng xệ hơn lúc nào).
Hyppolite Taine đã nói một câu nổi tiếng về đời sống hôn nhân:
“Biết nhau ba ngày, quen nhau ba tháng, tìm hiểu yêu nhau ba năm, chịu đựng nhau trong ba chục năm và tha thứ nhau suốt đời”.
Ấy thế mà tôi đây đã chịu đựng đến 50 năm rồi, thế mới có khổ cho cái thân tôi không cơ chứ!.. Cứ theo như ngài Hippolite thì ông ta là người hạnh phúc hơn tôi nhiều đấy nhỉ. Thế thì cái thằng tôi từ nay sẽ tha hồ thênh thang mà tung hê mọi sự, chả phải chịu đựng gì nữa cả, vì chịu đựng tới mức “li huyền” rồi các bạn ạ!
Thằng tôi đây đã rất hân hoan mà chịu đựng! mà đã hân hoan thì sự chịu đựng nó nhẹ tênh như lông hồng ấy!!!
Bí quyết này của chàng Paul Xardal. “người ta sẽ không tin bạn nói nhiều, nhưng vì bạn thinh lặng để biết lắng nghe”.
Thằng tôi sẽ cho các bạn biết thằng tôi thực hành bí quyết này ra sao nhé. Cách tốt nhất bằng chính thân xác của mình, bạn làm mọi sự không nề hà, không ý kiến, không so đo, không nói năng, im lặng thi hành triệt để lệnh, để đạt kết quả cao theo chỉ thị ý muốn của đối tượng, song mình có làm lạc thì cũng là do lệnh lạc thôi. Mình cười hề hề là xong hết mọi chuyện, yên cửa yên nhà, tôi đã làm họ hài lòng, hết lẫy, hết hờn các đấng ạ
Số là… ngày xưa, ngày xưa… cái thời hoàng kim ấy mà… khi chúng tôi cưới nhau thì cũng như các đấng, đương nhiên, là có tình yêu hiện diện.
Tình yêu là dầu nhớt pha chế vào bộ phận xe hơi, cho trơn máy mà chạy. Lúc đầu thì máy móc, dầu nhớt, các bộ phận nào cũng mới tinh xảo, hàng original nên cứ bon bon mà chạy, thiệt là lả lướt, biểu diễn toàn những chiêu đẹp tuyệt vời, nhưng lâu dần rồi máy móc trở nên mòn vẹt, dầu mỡ khô cạn, trơ ra những khuyết điểm…
Thế là cứ lúc nào sắp sửa hết dầu mỡ là vợ chồng cắng đắng nhau, tháp Babel tự ái cứ tự động, không thổi cũng phồng to như khinh khí cầu. Chả đứa nào nhường đứa nào, đứa nào cũng muốn tháp Babel của mình cao hơn để đè bẹp tháp Babel của đứa khác, thế là cái gia đình trở thành cái bãi tha ma, mặt ai nấy cứ như mặt đưa đám… mà đã đưa đám thì chắc chắn là có khóc lóc, có kể lể, có nước mắt ngắn nước mắt dài… có sầu buồn thảm thiết… và thế là thằng tôi bèn đưa chính cái thân xác ra mà chịu trận, mà lãnh đủ. Thằng tôi oai hùng phải vội vàng xì hơi khinh khí của mình, hạ tháp Babel của mình xuống để năn nỉ, ỉ ôi không thì có nguy cơ Lụt Hồng Thủy các cụ a!
Những lúc như vậy thằng tôi lại nhớ đến cái ngày… cái ngày mà thằng tôi trẻ trung, đẹp trai, hoạt bát… đã chiến thắng biết bao nhiêu chàng trai khác. Ôi, cái ngày xa xưa ấy… các cụ biết không, thằng tôi chỉ là một thằng công chức quèn thôi, thế mà thằng tôi đã chiến thắng biết bao nhiêu anh chàng đẹp trai trong Trường Quân Sự Chiến Tranh Chính Trị Dalat và những anh chàng sinh viên oai phong lẫm liệt Trường Đại Học Quân Sự Võ Bị Dalat. Những chàng trai của hai cái trường quân sự này nhan nhản đầy thành phố Dalat vào những ngày cuối tuần, họ diện bộ quân phục sinh viên sĩ quan, hãnh diện đeo hai cái Alfa mầu đỏ trên hai vai diễu quanh Khu Hòa Bình, diễu quanh bờ Hồ Xuân Hương, lượn quanh những hàng thông xanh biêng biếc trên Đồi Sân Cù… bên cạnh những tà áo dài đủ mầu tha thướt làm choáng ngợp không những dân chúng thành phố mà còn choáng ngợp biết bao cô gái xứ Hoa Đào của tôi, rồi kéo nhau vào nghỉ chân bên vườn hoa Bích Câu để mong kỳ ngộ các nàng.
Mà thật các cụ ạ, các chàng ấy sáng giá quá sức lẽ mình ấy chứ, làm thằng tôi những lúc ấy chẳng dám ló mặt ra. Thằng tôi thì chả có cái kilô gì…. Ậy! ậy… vậy mà chưa hết đâu các cụ! còn cái đám sinh viên nhí nha nhí nhô ở Viện Đại Học Thụ Nhân Dalat nữa chứ, các chàng này được có lợi thế là viện DH này ở gần ngôi trường Nữ Bùi Thị Xuân nên chúng nó dụ dỗ nhiều nàng xuân xuất sắc của Dalat chúng tôi. Thế có tức anh ách không cơ chứ!!! Cứ giờ tan trường là ngày nào các chàng ấy cũng đứng đầy cổng trường làm nghẽn cả lối đi… rồi thì „ … anh theo Ngọ về…“
Kể các cụ nghe nha. Cái thằng tôi chết tiệt này mới “lần đầu gặp em là tinh tú quay cuồng…” mới chết chứ, vì nàng chính là người tôi đã nhắm nhe từ khi nhìn thấy nàng trong tiệc sinh nhật của cô em họ tôi, học cùng lớp với nàng tại ngôi trường Bùi Thị Xuân mái đỏ tường hồng. Thằng tôi đem lòng say mê đến độ trí nhớ của tôi thường hướng đến nàng, lúc nào cũng nghĩ đến, song chỉ là nhắm nhe thôi, cứ đơn phương như vậy chứ chưa biết làm thế nào mà thắng nổi cái đám SVSQ Võ Bị và CTCT Dalat vây quanh nàng.
Các cụ ơi, các cụ có biết không? Ở đời có những cái may mình không thể ngờ các cụ ạ, “thánh nhân đãi kẻ khù khờ” nên thằng khờ tôi “sướng rên mé đìu hiu” hi …hi… Thánh nhân đãi một chiêu thật “tuyệt cú mèo”, người đẹp của tôi tự nhiên đem xác tới nạp mạng. Số là, tự dưng một hôm “trời hồng hồng sáng trong trong” tôi đang thảnh thơi với một tâm trạng rất vui vẻ yêu đời, cô thư ký vui vẻ cho biết hôm nay có người đến văn phòng để phỏng vấn, hồ sơ đã để sẵn trên bàn làm việc.
Người bước chân vào văn phòng tôi chính là người trong mộng… Tôi tươi cười bắt tay mời nàng ngồi mà trái tim tôi nó nhảy tưng tưng thế nào thì các cụ chắc hẳn đã từng… Tôi thăm hỏi nàng về gia đình, về việc học, về sở thích, về bạn bè v.v… và v.v… rồi sau đó tôi mới giở hồ sơ của nàng liếc sơ cái đơn xin việc và lý lịch các thứ… Tôi tiễn nàng ra cửa, bắt tay nàng, chúc nàng ra về bằng an và mỉm cười với một cái nheo mắt từ biệt. Khỏi phải nói các cụ cũng biết là khờ tôi sung sướng đến tột độ như thế nào!!!
Thế rồi ngày qua ngày, tôi cứ ngâm cái hồ sơ thân yêu ấy trong ngăn bàn, sáng sáng đều giở ra ngắm tấm hình nhỏ gắn ở góc tờ đơn xin việc. Ngắm nhìn mái tóc đen dài ôm lấy khuôn mặt trái xoan xinh xắn, đôi măt long lanh sáng tươi trên khuôn măt ngây thơ, miệng chúm chím xinh xinh và nhớ lại những trao đổi của nàng vừa qua và mỉm cười xoa tay sung sướng… Chỉ vì ngâm tôm hồ sơ mà nàng nóng ruột cứ đến thăm hỏi hoài và tôi cứ hẹn lần hẹn lữa và mỗi lần hẹn là thêm chút hy vọng cho nàng…
Nàng được chỉ định làm việc trong văn phòng bên cạnh nên chúng tôi luôn luôn có cơ hội gặp gỡ nhau, khi thì rủ nàng đi ăn trưa, khi thì rủ nàng đi uống cà phê hay đi ăn chè vào giờ tan sở v.v… và trái tim nàng chắc chắn xiêu xiêu theo cái thằng tôi. Và cứ như thế… như thế… rồi thì tôi đến nhà thăm hai cụ thân sinh nàng, nhà nàng chẳng ở cạnh nhà tôi nên cũng khá vất vả vì “yêu nhau mấy núi cũng trèo, mấy sông cũng lội, mấy đèo cũng qua”. Hai cụ lần đầu gặp tôi đã rất ưu ái… vì cái thằng tôi có ưu điểm số một rất hiếm hoi trong thời buổi này là „hòn đạn mũi tên“ nó chê, nó hổng thèm bén mảng…
Đấy, các cụ thấy khờ tôi có duyên không cơ chứ! Và thế là sau một năm, khờ tôi đem xe hoa rước nàng về dinh. Và từ đó, ôi! từ đó… cái hạnh phúc trăm năm đầu đời sao mà nó ngọt ngào như mật ong, hấp dẫn, duyên dáng và đẹp làm sao…hai tôi cứ dịu dàng nếm hưởng trọn vẹn hương vị tình yêu nồng thắm lan tỏa từ chính người mình yêu… ngụp lặn trong mối tình nồng ấm mà Thiên Chúa trao ban cho chúng tôi… như những giọt rượu quý đã được lưu giữ cả trăm năm, nó ngọt và thơm lừng cả nhà, cả phố, cả tỉnh các cụ ạ.
Và rồi… chả hiểu sao mà những năm kế tiếp khi có vài cu tí ra đời thì rượu nồng bớt ngọt, bớt thơm, bớt duyên dáng, tình yêu bớt nồng thắm, cơm canh bớt ngon… và… thế là nắng mưa gió bão bắt đầu len lỏi chiếm ngự. Mọi vấn đề bất đồng ý kiến cứ đều đều lên ngôi dài dài liên miên, đủ thứ chuyện…. nào là về sở thích, về cách nhìn sự việc, về văn hóa, chính trị… về việc quan trọng giáo dục con cái, sự giao thiệp v.v… và v.v…Đôi khi ý kiến về một cuốn phim vừa xem hay thảo luận về một mầu áo mà hai đứa cũng cãi nhau … giận nhau và người cau mày, nhăn mặt, bĩu môi hờn dỗi, nước mắt ngắn nước mắt dài là ai thì các cụ biết chắc chắn rồi, thì cái người “liễu yếu đào tơ” của khờ tôi chứ còn “ai trồng khoai đất này”.
Giờ đây liễu không còn yếu và đào chẳng còn tơ nữa… thế mà khờ tôi vẫn là cái thằng phải đưa lưng ra chịu trận, phải đưa tim ra chịu đựng, phải lấy trí óc ra đầu hàng vô điều kiện…phải mở miệng năn nỉ ỉ ôi… phải đền bồi thiệt hại nọ kia, phảiđưa tất cả trí tâm thân ra mà chịu đựng.
Phải… phải… phải… các cụ thấy thằng khờ tôi chịu bao nhiêu cái phải, sóng mới lặng, gió mới im. Thằng khờ tôi bây giờ cũng được ngậm mật mà mật gấu các cụ ạ. Mật gấu nó rất độc và đắng thấu trời xanh như thế nào các cụ đã hiểu!?
Ôi! Thằng khờ tôi chỉ biết thở một hơi dài hằng chục cây số ngàn…
Có lúc xuống tinh thần quá và trong lúc nóng giận không kiềm hãm được, thằng khờ tôi đã xách xe chạy lòng vòng mà không biết chạy đi đâu???
Và đã có nhiều ý nghĩ xấu xa chợt thoáng hiện trong đầuóc, đôi lúc liều lĩnh nghĩ suy không chín chắn, tôi muốn trả thù “con mẻ ” cho bõ “ghét”. Thiệt thằng tôi vừa khờ vừa hiền lành như con cừu non, chỉ tội nghiệp gặp phải con mẻ “Hà Đông Hà Bá” gì đâu bây giờ biến hình thành sư tử thò móng vuốt của gấu, cọp…??!!
Chả biết „thánh nhân đãi kẻ khù khờ“ chỗ nào mà thân tôi khốn khổ thế này!.
Lúc này tôi cảm thấy Chúa cho tôi vác cây thánh giá xương sườn nặng quá, cứng quá, nhưng nghĩ đến Chúa an bài vì “Người đã liên kết đôi bên… thành một. Người đã hy sinh thân mình để phá đổ bức tường ngăn cách là sự ganh ghét”.(Êp, 14).
Lòng tôi dịu lại; mềm nhũn như con chi chi, tôi mỉm cười cám ơn Chúa rồi bình an, bình tĩnh, bình tâm lái xe quay về nhà.
Thời gian này kéo dài cũng khá lâu trong đời, chắc Chúa muốn tập cho tôi biết nhẫn nhịn, biết chịu khó bằng lòng vì nàng, vì miệng tôi đã thề hứa với nàng khi nhận Bí Tích Hôn Phối trước mặt Chúa Từ Nhân: “Con xin nhận em (…) làm vợ và hứa sẽ giữ lòng chung thủy với em khi thịnh vượng cũng như lúc gian nan, khi bệnh hoạn cũng như khi khỏe mạnh, để yêu thương và tôn trọng em mọi ngày suốt đời tôi”.
Triết gia Hylạp, ông Socrate tha thiết nói với mọi người: “Hỡi người, hãy tự biết mình…”, thế là chúng tôi phải tìm cách hâm nóng lại tình yêu, phải đến Garage Chúa mà cầu cứu ông thợ là cha Linh Hướng sửa sang, vô dầu mỡ cho trơn láng…
Ấy… bí quyết đấy, các cụ ạ … chúng tôi rủ nhau cùng đi dự khóa Linh Thao gia đình và trong khóa này hai chúng tôi đều được hướng dẫn có những giờ huấn đức, có giờ thinh lặng tự mình suy niệm Lời Chúa, lắng nghe Lời Chúa, êm ả sâu sắc vô cùng, trong thinh lặng mình mới có thể nhìn rõ lòng mình ra sao?
Bao nhiêu là giận hờn nhau vì cái cớ cỏn con chắng đáng gì, chỉ vì cái tự ái, lòng tự kỷ đã sinh ra bao nhiêu là thứ tội lỗi vấp phạm mà không biết, không cho đó là tội, đã bao nhiêu lần gieo cỏ lùng vào cuộc sống hôn nhân, và cái tội to nhất của hai chúng tôi là gieo cỏ lùng vào tâm hồn trong trắng của con cái…
Thật vậy, bây giờ chúng tôi mới nhìn thấy cái tai hại “ai làm cớ cho người khác vấp phạm thì cột vào cối đá mà ném xuống song”. Chúa Giêsu đã thì thầm với riêng với tôi như thế đó.
Buổi tối đến giờ hồi tâm, giây phút nầy là trọng tâm và là cái chìa khóa quan trọng nhất để thay dầu, đổi mỡ cho linh hồn đấy, các cụ ạ. Giờ linh thiêng và cảm động thế nào ấy… (ít ra là đối với tôi, các cụ không tin thì cứ tới thử một lần xem sao).
Với lại cha Linh Hướng trong giờ bàn hỏi đã chịu khó ngồi lắng tai nghe chúng tôi tâm sự, kể tội nhau. Cha dựa vào Lời Chúa tìm ra giải pháp khuyên lơn chúng tôi cân bằng cuộc sống hạnh phúc gia đình.
Trong không khí thiêng liêng đó tôi đã nắm tay nàng và xin nàng tha thứ… Chúng tôi cùng ôm nhau, tha thứ cho nhau trong nước mắt chan hòa niềm vui và hạnh phúc vô cùng.
Từ đó mỗi năm chúng tôi đều rủ nhau đi Linh Thao để nhìn lại mình dưới ánh sáng Chúa mà giữ gìn hạnh phúc. Chúng tôi học được kinh nghiệm của Thánh Augustino: “Thiên Chúa muốn đổ đầy mật ngọt cho anh em, nhưng lòng anh em đầy dấm chua, thì anh em sẽ đựng mật ngọt vào đâu. Anh em phải đổ hết, phải xúc sạch và lau rửa toàn bộ để xứng đáng nhận quà mầu nhiệm”.
Những năm dài sống bên nhau, chúng tôi đã từng mỗi ngày thêm vào cuộc sống chút ít yêu thương, chút ít can đảm, chút ít kiên nhẫn, chút ít vị tha, chút ít dí dỏm, chút ít bao dung, chút ít cười giỡn v.v… và v.v… thế mà hiệu nghiệm ra phết các cụ ạ.
Nhờ những chút chút ấy mà nắng mưa sóng gió gì cũng bớt bớt cả. Chúng tôi biết ơn Giáo Hội Công Giáo đã có những linh mục tổ chức các khóa tĩnh tâm giúp cho chúng tôi biết sống hạnh phúc, sống dồi dào, biết bao dung tha thứ cho nhau, biết nhìn vào những yếu đuối và thiếu sót của nhau để vươn tới ý nghĩa Chân Thiện Mỹ của con người.
Thiệt… bây giờ chúng tôi chả ai còn phải chịu đựng ai nữa vì „bà xã trưởng “ yêu quý của tôi mặc dầu vẫn xệ mà bả vẫn dễ thương dễ tính dễ yêu “như thuở ban đầu lưu luyến ấy”.
Vâng, bả thi thoảng cũng hờn hờn thằng tôi chút chút xong là quên ngay, bỏ qua ngay vì bả hiểu thông cảm “thằng già tôi hay giở chứng” lẩm cẩm….
Kinh nghiệm đời sống hôn nhân đã cho chúng tôi thấy mọi sư, mọi việc trên đời, chúng ta đặt tình thương yêu lên trên hết, chịu nhường nhịn, bao dung, tha thứ và vui chấp nhận mọi yếu đuối, mọi sự khác biệt của nhau thì mọi việc đều tốt đẹp cả, các bạn à.
Trong tiệc cưới ở Cana, miềm Galilê, Israel, Chúa Giêsu đã làm phép lạ biến nước lã thành rượu ngon. Vào dịp kỷ niệm Kim Khánh Hôn Phối vừa qua, chúng tôi noi gương Ngài, chúng tôi thánh hóa rượu nhạt nhẽo bao năm nay thành rượu ngon hảo hạng cho bà con và con cháu chúng tôi thưởng thức…
Hy vọng các bậc “nam nhi chi chí”, các “đấng mày râu nhẵn nhụi, áo quần bảnh bao” và „các cụ ”vai năm thước rộng, thân mười thước cao” đầy kinh nghiệm sống đời hôn nhân chia sẻ tâm sự vụn của mình cho thằng khờ này biết với để “đồng bệnh tương lân” với nhau nhé.
From: Tamlinhvaodoi
****************
GÓC SUY GẪM…
Vợ Chồng Yêu Thương Nhau: – Hãy Cứ Giả Khờ Mà Bao Dung Hết Thảy…
Vợ chồng tốt đều sẽ luôn giả ngu giả khờ với nhau, chính là bao dung cho nhau. Nếu như có thể bao dung hết thảy ưu điểm và khuyết điểm của người kia, thí đó mới là tình yêu thật sự!
Đã là vợ chồng thì chớ có làm khó dễ đối phương, chớ có bắt bẻ đối phương, chớ có chỉ trích đối phương! Hãy cứ làm vẻ ngốc nghếch mà đi cùng đường với nhau.
Ngốc nghếch, là bởi bản thân đã quyết định rồi, nhận định rồi, thì chính là không có gì cần phải tìm hiểu nữa, biết đến nữa, trau dồi nữa, hoàn thiện nữa! Có tiến bộ, thì ta hãy chấp nhận, còn nếu như không có, thì ta cũng nên chấp nhận! Tình yêu, chính là ở chỗ đó!
Suốt một đời nếu như có thể tìm được một người yêu thương chân thành, thì thật tốt đẹp biết mấy! Chớ có suy nghĩ hủy hoại, chuyện lớn đến đâu cũng đều không đáng để bạn làm như thế.
Đàn ông nổi nóng là chuyện bình thường, nhưng đàn ông có thể nổi nóng với bất cứ ai, chứ đừng nên nổi nóng với vợ. Bởi vì không kể tâm trạng bạn tốt xấu thế nào, người khác đều có thể quay lưng rời khỏi bạn, nhưng chỉ có người vợ sẽ luôn ở bên bạn, cùng bạn vượt qua những lúc tâm tàn ý lạnh.
Một đời này bạn có thể mất mát rất nhiều, nhưng người theo bạn đến cuối đời lại chỉ có một người. Trời lớn đất lớn, đều không vĩ đại bằng người phụ nữ bên cạnh bạn.
Mỗi một người chỉ có thể từ từ mà lĩnh ngộ thôi, bởi vì không có được mấy người có thể làm được tốt, vậy nên đừng có làm người chỉ biết nói mà không biết làm!
Vợ chồng đồng lòng tát biển Đông cũng cạn. Chuyện không có đúng sai, chỉ có hòa thuận hay không, gia đình hòa thuận mới có thể “vạn sự hưng”!
Gia đình là nơi nói những lời yêu thương, không phải là nơi nói lý. Nơi nói lý chính là ở chốn quan tòa.
Gia đình là nơi có gốc rễ và linh hồn, gốc rễ và linh hồn là do người phụ nữ nắm giữ.
Sức mạnh vĩ đại nhất trên đời này chính là tình yêu, vũ khí có sức mạnh nhất cũng chính là tình cảm thương yêu!
Lớn tiếng không rời bỏ, cãi vã không chia xa, mới là tình yêu thật sự!
Không phải mệt mỏi liền chia xa, không phải không hợp nhau liền rời bỏ. Mà là dẫu có mệt mỏi hơn nữa cũng muốn ở cùng nhau, dẫu có không hợp nhau cũng cũng cố gắng bên nhau. Mệt mỏi là bởi để mắt đến, không thích hợp là vì chưa đủ tình cảm yêu thương, tình yêu thật sự không có nhiều lý do như vậy.
Hai người ở cùng nhau thời gian lâu khó tránh khỏi cãi vã, người phụ nữ trong lúc giận dữ, lời nói ra đều mang tính sát thương, mà người đàn ông vẫn chịu ở lại và cãi nhau với bạn, cũng không muốn rời khỏi bạn nửa bước mới là người yêu thương bạn thật sự!
Khi bạn chê bai người phụ nữ bên cạnh không đủ xinh đẹp, bạn có từng nghĩ rằng có rất nhiều người đàn ông đều đang ngưỡng mộ tình cảm một lòng một dạ mà cô ấy dành cho bạn.
Khi một người phụ nữ trao cho bạn hết thảy mọi thứ, bạn nên biết rằng, điều cô ấy coi trọng không phải là vẻ ngoài đẹp trai của bạn, cũng không phải bạn có bao nhiêu tiền, mà là cô ấy đã chuẩn bị tinh thần đồng cam cộng khổ trọn đời với bạn.
Khi bạn chê bai người đàn ông bên cạnh bạn không được ưu tú, bạn có từng nghĩ rằng anh ấy làm việc không quản ngày đêm chính là vì để cho bạn (người mà anh ấy yêu thương hết mình) có được điều kiện sống khá hơn.
Khi một người đàn ông chịu gắng sức kiềm tiền vì bạn, thì bạn nên biết mãn nguyện, điều mà anh ấy coi trọng vốn không phải là vẻ đẹp của bạn, cá tính của bạn, mà là anh ấy không muốn làm khổ người phụ nữ bên cạnh mình.
Sống cùng nhau lâu rồi dần dần sẽ biến thành tình thân, cứ cho rằng hai người ở cùng nhau lâu rồi thì không còn mặn nồng như lúc ban đầu, vậy xin đừng quên rằng vẫn còn có cảm tình trong đó. Khi bạn muốn buông tay từ bỏ, thì có từng nghĩ rằng lúc đầu là điều gì đã khiến bạn cùng người ấy đi đến ngày hôm nay.
Ở bên nhau lâu rồi, cứ cho rằng không còn tình yêu thương như lúc ban đầu, thì cũng cần phải lựa chọn được ở gần nhau, điều này bạn đã làm được với đối phương chưa?
Phụ nữ biết yêu thương chăm sóc, đàn ông biết thông cảm quan tâm, mới là vợ chồng tốt luôn biết nghĩ cho nhau.
Vì người yêu thương bạn và người bạn yêu thương, hãy luôn nghĩ rằng cơ hội vụt đi thì cũng không nên nói những lời tổn thương nhau, cầu phải hiểu nhau hơn, chứ không nên luôn nghĩ đến chuyện từ bỏ!
Theo Secretlife
TRUYỀN THUYẾT VỀ NGƯỜI CHA
“Một cách bản năng, những đứa trẻ muốn được cảm nhận rằng cha chúng luôn ở phía sau chúng vững chãi như một quả núi, nhưng cũng vì người cha giống như ngọn núi, nên bọn trẻ phải ngước lên nhìn.”
Dorothy Thompson
Khi ông Trời bắt đầu tạo ra nguời cha đầu tiên trên thế gian, ngài chuẩn bị sẵn một cái khung thật cao. Một nữ thần đi ngang qua ghé mắt coi và thắc mắc: “Thưa ngài, tại sao nguời cha lại cao đến như vậy? Nếu ông ta chơi bi với trẻ con thì phải quỳ gối, nếu ông ấy muốn hôn những đứa con mình lại phải cúi nguời. Thật bất tiện!” Trời trầm ngâm một chút rồi gật gù: “Ngươi nói có lý. Thế nhưng nếu ta để cho nguời cha chỉ cao bằng những đứa con, thì lũ trẻ sẽ biết lấy ai làm tầm cao mà vươn tới?”
Thấy Trời nặn đôi bàn tay nguời cha to và thô ráp, vị nữ thần lại lắc đầu buồn rầu: “Ngài có biết đang làm gì không? Những bàn tay to lớn thường vụng về. Với đôi bàn tay ấy, nguời cha chật vật lắm mới có thể găm kim băng đóng tã, cài nút áo cho con trai, thắt chiếc nơ hồng cho con gái. Bàn tay ấy không đủ khéo léo để lấy những mảnh dằm nằm sâu trong da thịt mềm mại của trẻ.” Ông Trời mỉm cuời đáp: “Nhưng đôi bàn tay to lớn vững chãi đó sẽ dìu dắt bọn trẻ qua mọi sóng gió, cho tới lúc chúng trưởng thành.”
Vị nữ thần đứng bên cạnh nhìn Trời nặn người cha với một đôi vai rộng, lực luỡng. “Tại sao ngài phí thế?” nữ thần thắc mắc. “Thế người cha sẽ đặt con ngồi đâu khi phải đưa nó đi xa? Lấy chỗ đâu cho đứa con ngủ gật gối đầu, khi đi xem xiếc về khuya?” “Quan trọng hơn, đôi vai đó sẽ gánh vác cả gia đình,” ông Trời đáp.
Ông Trời thức trắng đêm để nặn cho xong nguời cha đầu tiên. Ngài cho tạo vật mới ít nói, nhưng mỗi lời phát ra là một lời quyết đoán. Tuy đôi mắt của nguời cha nhìn thấu mọi việc trên đời, nhưng lại bình tĩnh và bao dung. Cuối cùng khi đã gần như hoàn tất công việc, Trời thêm vào khóe mắt nguời cha vài giọt nuớc mắt. Nhưng sau một thoáng tư lự, Ngài lại chùi chúng đi. Thành ra người đời sau không mấy khi thấy được những giọt lệ hiếm hoi của nguời cha, mà chỉ có thể cảm và đoán được rằng ông ta đang khóc.
Xong việc, ông Trời quay lại nói với nữ thần: “Ngươi thấy đó, người cha cũng đáng yêu như nguời mẹ mà ta đã dồn bao công sức để tạo ra.”
Sưu tầm
****************************** ***********
Lời cầu nguyện của một người cha
Ôi lạy Thiên Chúa là Cha của con ở trên trời,
thật là một điều kỳ diệu khi Ngài gọi con làm một ngươi cha giống như Ngài ở dưới đất.
Chúa ơi, con chỉ là một đứa bé thơ trong sự hiện hữu của Ngài.
Chúa thì mạnh mẽ, con lại yếu đuối.
Chúa thật thánh thiện, con lại tội lỗi.
Chúa thật khôn ngoan và đầy yêu thương, con thường hay u tối và đầy ích kỷ
Cho dù với tất cả những bất toàn của con như thế,
nhưng Chúa vẫn mời gọi con làm một người cha ở trần thế.
Xin Chúa ban ân sủng để con có thể hướng dẫn gia đình của con
theo con đường của Chúa qua Giáo Hội,
bằng những lời nói, việc làm, và đời sống cầu nguyện hàng ngày của con.
Xin Chúa ban ơn để con có can đảm dám đẩy hai chữ “GIA TRƯỞNG”
ra khỏi con người của con, ngõ hầu mang lại sự yêu thương, bình an trong gia đình.
Chúa ơi, Xin ban thêm sức mạnh để con luôn biết đặt vợ và các con,
lên trên những khát vọng và những thú vui của riêng mình,
nhờ đó con có thể quan tâm đến nhu cầu của những người trong gia đình,
giống như Chúa đã quan tâm đến từng người chúng con.
Và những khi cần đến sự cứng rắn và kỷ cương trong đời sống gia đình,
xin giúp sức để con không nóng nẩy và thiếu kiên nhẫn,
nhưng ngược lại biết bình tâm, kiên nhẫn và động viên mọi người bằng một con tim
tràn đầy yêu thương giống như Chúa. Amen!
Phó Tế Giuse Nguyễn Xuân Văn
Ngày phụ mẫu – Father’s day
From: Langthangchieutim
CÁM ƠN MẸ
Người ta nói rằng trẻ em là tặng phẩm quý giá nhất. Tôi tin rằng những người mẹ cũng là tặng phẩm cao quý nhất. Những người mẹ là tặng phẩm yêu thương, hạnh phúc, niềm vui, lòng can đảm, chăm sóc và nâng đỡ. Chúng ta không thể tự chọn mẹ hoặc gia đình để chúng ta sinh ra, nhưng mẹ của chúng ta chọn cách quan tâm chăm sóc chúng ta. Tôi may mắn có được người mẹ là mọi thứ mà đứa con có thể hy vọng.
Mẹ sinh tôi khi bà còn đang là sinh viên năm hai tại một trường đại học ở Nashville, Tennessee. Bà có thể bỏ học để về nhà ở thành phố New York, nhưng bà không thể làm như vậy. Có lần bà kể với tôi rằng tôi là nguồn cảm hứng và động lực thúc đẩy bà hoàn tất những gì bà đã khởi đầu. Mẹ tôi vừa đi học vừa đi làm thêm để lo cho tương lai của tôi, và bà cũng muốn có tấm bằng đại học. Khi tôi còn nhỏ, bà thường đem tôi theo đến lớp học cho tới lúc tôi lớn hơn để có thể vào nhà trẻ. Tôi biết ơn mẹ vì mẹ đã quyết định làm gương cho tôi noi theo.
Hàng ngày tôi vẫn thắc mắc rằng nếu không có mẹ thì không biết đời tôi sẽ ra sao. Đời tôi sẽ khốn khổ chăng? Chắc hẳn vậy. Và câu hỏi đó đã được trả lời vào một ngày hè. Đó là ngày mẹ tôi đi làm khi đang mang thai em tôi. Hôm đó tôi rất phấn khởi! Thế nhưng mẹ bị sảy thai và em tôi chết. Hôm đó tôi cũng có thể mất luôn mẹ, nhưng thật may là mẹ còn sống. Điều này khiến tôi suy nghĩ nhiều và nhận biết mẹ thực sự có ý nghĩa thế nào đối với tôi.
Sau đó không lâu, cha mẹ tôi chia tay. Đây là cú “sốc” đối với tôi. Dù tôi mới 4 tuổi, nhưng tôi vẫn nhớ mãi ngày hôm đó, y như mới xảy ra hôm qua vậy. Cảnh gia đình ly tan là cú “sốc” nặng đối với tôi, và tôi nguyền rủa em tôi, vì tôi cho rằng cái chết của em tôi đã khiến cha mẹ chia tay. Giá mà nó còn sống, chúng tôi sẽ là một đại gia đình hạnh phúc!
Dù cha mẹ tôi chia tay, nhưng hai người vẫn cùng nhau nuôi dưỡng tôi. Mẹ tôi trực tiếp và đích thân lo cho tôi mọi thứ. Vì tôi mà mẹ tôi vẫn giữ mối quan hệ tốt với cha tôi. Điều này khuyến khích tôi không coi mẹ là điều dĩ nhiên phải có. Đó là lý do tôi biết ơn mẹ tôi.
Mẹ ơi, qua bao gian nan khốn khó, mẹ vẫn như một người bạn tốt nhất của con. Mẹ động viên con theo đuổi ước mơ của mẹ, và mẹ dạy con những bài học sống qua các hành động của mẹ. Mẹ ơi, con cảm ơn mẹ là nguồn cảm hứng để con đi theo con đường đúng trong cuộc sống, mẹ cũng đã giúp con có những cách chọn lựa đúng, và để con va chạm với những thử thách xem chừng như mạo hiểm vậy.
Mẹ ơi, con chưa bao giờ hiểu được mẹ có ý nghĩa thế nào đối với con cho tới lúc con ngồi viết những dòng này. Con muốn mẹ biết rằng con mãi mãi kính yêu mẹ. Con hy vọng rằng khi con trưởng thành, con có thể là người mẹ tốt đối với con của con như mẹ đã là người mẹ tốt đối với con vậy.
Trầm Thiên Thu (chuyển ngữ từ Thank You Mom)
****************************** **********
Lạy Chúa, xin cho con trở thành những bậc cha mẹ tốt lành và hoàn hảo.
Xin giúp con biết tìm hiểu con cái của con, biết nhẫn nại lắng nghe các cháu muốn nói gì, và thông cảm tìm hiểu những khúc mắc ưu tư tuổi trẻ của con mình.
Xin cho con biết lịch sự nhã nhặn với các con của con như con muốn các cháu luôn nhã nhặn lịch sự với con.
Xin cho con can đảm thú nhận những lỗi lầm của mình, và xin các con của con tha thứ cho con khi con đã hành động sai quấy đối với các cháu.
Ước gì con không bao giờ vô tâm phi lý va chạm tự ái của các con của con.
Xin cho hằng giờ hằng phút, bằng tất cả lời nói và việc làm, con chứng minh cho các con của con thấy sự thành thật và ngay thẳng sẽ phát sinh hạnh phúc.
Xin cho con biết trao tặng các con của con tất cả những điều mong ước phải lẽ, và giữ gìn con luôn luôn can đảm, biết từ chối bất cứ một đặc ân nào có thể làm hại các cháu sau này.
Xin cho con của con đừng bao giờ khinh khi bố mẹ vì thất học hoặc ngôn ngữ xứ người không thông, nhưng cho các cháu biết nhận ra cả cuộc đời của con vất vả khổ nhọc cũng chỉ vì để lo cho các các cháu có một cuộc đời tốt đẹp hơn của con.
Xin đừng để con của con quên giòng giống Lạc Hồng và quê hương Việt Nam, nơi tổ tiên bao đời gầy dựng, song cho các cháu luôn nhận thức được mình vẫn là người Việt Nam máu đỏ da vàng với bốn ngàn năm lịch sử dựng nước.
Cuối cùng, xin Chúa cất hết những mặc cảm đang đè nặng trong tâm hồn con vì dị biệt ngôn ngữ, vì mặc cảm phải luôn nhờ vả con cái, vì nhiều điều con còn ấm ức trong lòng không nói ra được.
Xin cho con biết xử sự công bình vô tư, ân cần và đồng hành với con cái để các cháu thực sự quý trọng con.
Xin cho con là bậc cha mẹ xứng đáng để các con của con yêu thương con và bắt chước con.
Và lạy Chúa, xin cho con một tâm hồn thanh thản, an bình và nhận ra được cuộc sống gia đình nơi đây là quà tặng Chúa ban cho con. Amen!
Sưu tầm