8 lý do khiến con bạn càng ngày càng ngốc

Image may contain: one or more people and people sitting
Image may contain: one or more people, people sitting and closeup
Image may contain: 1 person, eating, sitting and food
Image may contain: 1 person
Image may contain: 1 person, sitting and shoes
+4

Kimtrong Lam to Lương Văn Can 75.

8 lý do khiến con bạn càng ngày càng ngốc

Thanh Trúc •Thứ Năm, 13/09/2018 •

Các bậc cha mẹ đều hy vọng con mình ngày càng thông minh, tuy nhiên có rất nhiều phụ huynh lại phát hiện ra con mình trở nên ngày càng ngốc từ lúc nào không hay và cảm thấy không thể hiểu nổi vì sao.

Chuyên gia về giáo dục trẻ em của Mỹ phát hiện ra rằng có rất nhiều em nhỏ trong quá trình học, vì nguyên nhân nào đó mà dần dần sẽ sinh ra sự hoài nghi đối với việc học cũng như vì vậy mà đánh mất sự tự tin. Trong mắt người khác thì các bé chính là “ngày càng ngốc đi”. Chuyên gia gọi hiện tượng này là “ngốc thói quen”.

Đối với những trẻ đang mắc phải hiện tượng này, thì cha mẹ lại không biết được rằng nguyên nhân có lẽ chính là do bản thân họ gây nên.

1. Không cho con thua ở vạch xuất phát

Có những bậc phụ huynh vì để con “không thể thua ở vạch xuất phát” mà bắt đầu dạy tri thức với độ khó cao cho con quá sớm mà bỏ qua cảm nhận của bản thân trẻ.

Thế nhưng, dù con có nỗ lực thế nào cũng vẫn không đạt được tiêu chuẩn ngày càng nâng cao của bố mẹ. Mỗi lần thử đều thất bại, rất ít khi có được cảm giác “chiến thắng”.

Bản thân trẻ đã nỗ lực mà không thể thành công đương nhiên sẽ khiến trẻ ngày càng không tự tin, càng lúc càng không còn ý chí vươn lên. Trẻ sẽ cảm thấy rất thất vọng, không còn lòng tin vào bản thân. Cuối cùng, có thể trẻ sẽ trở thành một đứa trẻ vừa ngốc vừa hậu đậu.

Muốn trẻ thông minh lanh lợi, bạn hãy nói chuyện với con theo cách này

2. Không rèn luyện thói quen đọc sách cho con

Lời nói và hành động cũng như trình độ của phụ huynh trực tiếp quyết định trình độ của con, tầm ảnh hưởng của bố mẹ đối với con cái là vô cùng quan trọng.

Đọc sách có thể rèn luyện khả năng tư duy, nếu bố mẹ không thể tạo được cho con mình một môi trường đọc và học tốt, có thể con sẽ không có hứng thú với sách vở.

Thường xuyên đọc sách, suy nghĩ là phương pháp khiến con người ta thông minh, rèn luyện não phát triển. Nếu một mình lâu ngày không động não, có thể sẽ tăng nhanh tốc độ lão hóa não, khiến người thông minh trở nên trì độn. Trẻ cũng vậy, nếu trẻ chỉ biết cầm điện thoại thông minh chơi game cả ngày, không thường xuyên đọc sách cũng sẽ ngày càng trở nên ngốc nghếch.

Trẻ suốt ngày chơi game, không đọc sách, sẽ càng ngày càng ngốc. (Ảnh: digitaltrends.com)

Một trường công lập ở Florida thay thế bài tập về nhà của học sinh bằng 20 phút đọc sách
Muốn con thông minh? Các nhà khoa học nói hãy đọc sách cho trẻ theo cách này
Những lợi ích không ngờ của việc thường xuyên đọc sách
3. Cho con ăn quá no

Có rất nhiều bậc phu huynh sợ con ăn thiếu sẽ bị đói, cứ bắt con phải ăn thật nhiều. Họ chẳng biết rằng ăn quá no, người ta sẽ trở nên lười biếng, lười vận động, tế bào não cũng không nhanh nhẹn, cứ có cảm giác mơ mơ màng màng. Dân gian thường có câu “ăn quá no, đầu óc ngơ ngẩn”.

Nghiên cứu cho thấy ăn quá no trong một thời gian dài có thể sẽ xuất hiện vấn đề tế bào não lão hóa sớm hoặc giảm trí lực. Bên cạnh đó, chất lượng bữa sáng có quan hệ mật thiết đối với sự phát triển trí não, bữa sáng không những phải ăn mà còn phải ăn đầy đủ.

4. Thường xuyên để con thức khuya

Có nhiều ông bố bà mẹ thích thức khuya, để tránh con làm phiền mình nên cho con chơi điện thoại hoặc cho con xem TV cùng mình.

Còn các bé vì thức khuya dẫn đến thiếu ngủ sẽ xuất hiện hàng loạt vấn đề về sức khỏe, không chỉ suy giảm hệ miễn dịch, rối loạn nội tiết, các vấn đề về trao đổi chất trong cơ thể, mà còn có khả năng dẫn đến nhiều loại bệnh và dễ béo phì. Nếu trẻ thức khuya lâu ngày cũng là do bố mẹ thiếu trách nhiệm.

Có những cuộc nghiên cứu cho thấy thường xuyên thức khuya, ngủ không đủ giấc có thể dẫn đến tăng tốc độ lão hóa tế bào não, dù là người thông minh cũng có khả năng sẽ dần trở nên hồ đồ, ngớ ngẩn.

5. Dạy con bằng vũ lực hoặc bạo lực bằng lời nói

Có những bậc cha mẹ thường hay lớn tiếng trách móc, thậm chí là đánh con khi gặp phải vấn đề nào đó. Bởi vì sợ hãi bố mẹ nổi giận nên nhiều trẻ chỉ có thể lựa chọn im lặng. Lâu dần các bé sẽ hình thành tính cách hướng nội, khép kín, ít nói.

Thật ra thì cha mẹ đánh mắng con trẻ hoàn toàn không thể giải quyết được cốt lõi vấn đề, việc làm này sẽ chỉ khiến tâm hồn trẻ chịu tổn thương lớn hơn. Ngoài ra, có những cuộc khảo sát nhận thấy rằng những trẻ không bị cha mẹ xử phạt về thể xác có chỉ số IQ trung bình cao hơn 5 phần so với những trẻ thường xuyên bị đánh đập, cũng có nghĩa là việc đánh phạt trẻ có thể sẽ khiến trí thông minh của trẻ giảm xuống.

Cha mẹ thường xuyên la mắng con cái sẽ để lại hậu quả gì?

6. Chỉ cho phép học, không được chơi

Có những bậc cha mẹ đặt mọi kỳ vọng lên vai con trẻ. Chỉ cần thấy con học thì sẽ mỉm cười vui vẻ, hễ thấy con chơi liền đùng đùng nổi giận. Cũng có những bậc phụ huynh cho rằng “con chơi nhiều sẽ bị buông thả”, ngày nào cũng nhất định bắt con học, học, học, không cho con thời gian và tự do vui chơi.

Thật ra thì việc mà bố mẹ cần làm là giúp con tìm được sự cân bằng giữa “chơi” và “học”, học kết hợp với chơi. Hãy cùng con lập thời gian biểu hợp lý. Để con học cách kết hợp giữa việc học tập và nghỉ ngơi, cho trẻ cơ hội được giải tỏa áp lực, chỉ khi tâm trạng thoải mái thì mới có thể tiếp thu được kiến thức mới.

Các chuyên gia đề nghị rằng: Để con “chơi mà học, học mà chơi” có lợi cho sự phát triển trí não.

Kết quả hình ảnh cho Bố đã về
(Ảnh qua youergushi.info)

7. Không cho trẻ khóc

Có những ông bố bà mẹ nghe thấy tiếng con khóc là sẽ sinh ra các kiểu tâm trạng tiêu cực như: nóng giận, bất an, cáu kỉnh, lo lắng… nhất là ở nơi công cộng như thể mọi người đều đang nhìn bạn và nói: “Anh/chị làm bố mẹ kiểu gì vậy?”

Vì vậy nên khi con khóc, cha mẹ thường sẽ dọa con sợ để trẻ nín khóc với suy nghĩ chỉ cần con không khóc nữa thì sẽ hết phiền, mọi việc được giải quyết.

Trên thực tế, bạn không biết rằng khóc là quá trình hồi phục, tự chữa lành của con người.

Đặc biệt là bé trai, có rất nhiều bậc phụ huynh từ nhỏ đã dạy cho các bé trai tư tưởng rằng “con trai không dễ dàng rơi nước mắt”, khi gặp phải việc gì cũng phải nhịn, không được khóc.

Thế nhưng dù là bé trai thì cũng cần phải bộc phát cảm xúc.

Nếu trong quá trình trẻ khôn lớn, những cảm xúc tiêu cực lâu ngày không được bộc phát hoặc giải tỏa dần dần tích tụ lại ngày một nhiều thì làm sao trẻ có thể giữ được sự thông minh lanh lợi, ngoan ngoãn hiểu chuyện đây?

Đánh con để lại hậu quả gì? 4 chỗ không được đánh lên người trẻ
Dù có tức giận, cha mẹ cũng không nên đánh con ở 3 độ tuổi này
8. Quá nhiều tiêu cực khi nói về con

Rất nhiều phụ huynh quen miệng thường hay nói con mình ngốc trước mặt người ngoài hoặc với chính các con.

Trong cuộc sống, chúng ta thường hay nghe thấy những cuộc đối thoại như thế này:

Người mẹ A: “Đây là con của chị à, ôi, trông cháu rất là thông minh”.

Người mẹ B: “Thông minh gì đâu, con tôi ngốc lắm, chẳng thông minh được như con nhà chị”.

Kết quả hình ảnh cho bố mẹ chửi con trước mặt người khác
(Ảnh: mediabakery.com)

Kiểu như thế này, bố mẹ thường hay tỏ ra khiêm tốn trước mặt người khác, “nói xấu” con mình, tuy giữa người lớn đều tự hiểu, thế nhưng con trẻ còn nhỏ, các bé không thể phân biệt được hàm ý của người lớn, những gì trẻ nghe thấy được là “ngốc”. Những lời nói và hành động mà bố mẹ dùng với con sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe tâm lý của trẻ.

Trẻ suốt ngày bị chìm trong vô vàn những lời nói tiêu cực của bố mẹ thì sao có thể không tin rằng mình “thật sự rất ngốc” chứ?

Các bậc cha mẹ muốn con mình trở nên thông minh và thành công trong tương lai, hãy xem xét lại cách giáo dục con của mình và tránh xa 8 điều trên!

Thanh Trúc.

Làm sao để có thể tha thứ trong gia đình

Làm sao để có thể tha thứ trong gia đình

Bị tổn thương ít nhiều là điều dường như không tránh khỏi trong hầu hết đời sống các đôi vợ chồng và gia đình. Dù những tổn thương có được bộc lộ ra qua những lời lẽ tức giận và phê phán đi nữa hoặc được dấu kín trong âm thầm và lặng lẽ rút lui, chúng cũng gây hậu quả là xói mòn tình cảm và sự tin tưởng.

Thường, đó không là những vấn đề lớn, nhưng chỉ là những chuyện nhỏ nhặt hằng ngày tích tụ lại như những viên gạch đá dần xây nên bức tường, cho tới khi những người phối ngẫu cảm thấy mình bị vong thân đến mức không còn có thể ở gần bên nhau được nữa.

Tha thứ trong hôn nhân phục hồi lại sự hợp nhất ở đâu có chia rẽ. Tạo lại một cặp đôi từ hai con người phối ngẫu đang tức giận hay bị thương tổn. Phải trưởng thành ở một mức nào đó người ta mới có thể tha thứ sau khi bị xúc phạm, bởi lẽ điều đó có nghĩa rằng là một người phối ngẫu chọn đặt người bạn đời trước mặt mình. Việc ấy cho thấy người đó coi việc phục hồi lại mối quan hệ vợ chồng quan trọng hơn là minh giải ai đúng ai sai hay trả thù.

Tha thứ quả là khó khăn. Vì vợ chồng xúc phạm nhau hằng ngày trong chuyện nhỏ chuyện to nên họ phải thực hành sự tha thứ thường xuyên hầu giữ các vết thương tổn không nghiêm trọng thêm.

Ngôn ngữ bộc lộ cũng quan trọng: không chỉ nói “anh rất tiếc” nhưng là “em tha lỗi cho anh nhé!”, không chỉ là “không có gì” nhưng là “em tha thứ cho anh”. Khi thương tổn nghiêm trọng tới mức gây ra sự li thân, cách li, thì sự tha thứ cần thiết cho cả hai phía; nó giải phóng đôi bạn khỏi nỗi căm giận để mà làm lành yêu thương trở lại.

Thế nhưng, tha thứ còn là gì hơn nữa chứ không chỉ nói lên lời tha thứ. Gần gũi nhau về thể xác có thể làm dịu và chữa lành thương đau. Một chút hài hước có thể làm dịu bớt tình hình căng thẳng. Một chút lãng mạng cũng có thể làm mềm lòng con tin cứng cỏi nhất.

Hòa giải cũng tốt cho sức khỏe thể lí và tâm lí của mỗi người. Người ta viết nhiều về tác hại của tâm trạng giận dữ đối với sức khỏe. Nhiều người kể họ ngủ được sâu hơn, bớt căng thẳng, bớt đau bao tử, ít nhức đầu hơn khi để cho cơn giận dữ ra đi và chấp nhận tha thứ. Tha thứ làm giảm nguy cơ bị viêm loét, bị đau tim, và cao máu.

Tha thứ rất quan trọng trong gia đình. Trẻ nhỏ mà biết trong gia đình có căng thẳng, xung đột giữa cha mẹ, bị tác động nặng nề. Khi vợ chồng tha thứ cho nhau, bầu khí gia đình được cải thiện và con cái học gương thứ tha của cha mẹ.

Tha thứ cũng quan trọng trong cộng đoàn. Khi một nạn nhân tha thứ cho người tội phạm hại mình, sự kiện lan truyền ra nhanh chóng vì thái độ đáp trả thông thường là trả thù. Nhưng thách đố tha thứ công khai nhắc chúng ta nhớ đến lời mời gọi và gương của Chúa Giêsu hãy tha thứ cho kẻ xúc phạm đến ta.

Tha thứ đòi hỏi chấp nhận nguy cơ và can đảm. Tha thứ đòi hỏi ta phải có một niềm tin mạnh mẽ vào Thiên Chúa, và tin vào lòng tốt của người kia. Tha thứ đòi hỏi từ bỏ mình, và nhìn nhận rằng một cuộc hôn nhân được gầy dựng bởi tình yêu, với một lịch sử và một sự cam kết dấn thân, thì quan trọng hơn những dị biệt nhỏ (hoặc to). Điều đó không nhất thiết có nghĩa là chấp nhận hành động xúc phạm hay quên đi thương tổn. Tha thứ là nói rằng “Chúng ta quan trọng hơn tôi”.

Trong đức tin Công giáo, tha thứ và chữa lành là ân sủng của Bí tích hôn nhân. Nhiều cặp chỉ có thể tha thứ sau khi cầu nguyện xin Chúa ban ơn cho biết chấm dứt oán hận, xa lìa nhau. Tha thứ mang lại tự do, sự sống mới cho đôi bạn và cho mối quan hệ của họ.

TIẾN TRÌNH của sự tha thứ có thể đi qua các bước sau đây:

  1. Nhìn nhận mình bị xúc phạm và đau đớn.
    2. Chấp nhận (quyết định) tha thứ.
    3. Nhớ rằng tha thứ cần thời gian (là một tiến trình).
    4. Nhớ rằng tha thứ là ta ‘chết đi một ít’, không dễ dàng cũng không vui thích gì.
    5. Nếu thấy khó tha thứ cứ bước tới và nghĩ về gương tha thứ của các bậc thánh đức như Chúa Giêsu, Oscar Romero, Gioan Phaolô II, … để lấy thêm tinh thần.
    6. Hãy biết tha thứ cho bản thân.
    7. Tưởng nghĩ đến những điều bạn yêu nơi người bạn đời của bạn, và nhận ra mình còn cảm thấy yêu và cảm thương nàng/chàng.
    8. Nhớ lại có lúc nào ai đó đã từng tha thứ cho bạn, và đã biết ơn biết bao vì người ấy đã ân cần với bạn tha thứ cho bạn.
    9. Xét đến những hậu quả ngắn và dài hạn của sự việc chưa chấp nhận tha thứ.
    10. Cầu nguyện xin Chúa ban cho sự can đảm và tình yêu đủ để tha thứ.
    11. Ăn mừng việc hòa giải, và nhận biết ơn sủng ban cho mối quan hệ của bạn.
    12. Khi bạn có nhớ đến nỗi đau của vết thương cũ, hãy nhắc đi nhắc lại sự giao hòa, tha thứ đã làm, tình yêu đã đổi mới.

LỮ-Y

VỢ CHỒNG CẦN BIẾT TÔN TRỌNG VÀ BÀN HỎI VỚI NHAU

VỢ CHỒNG CẦN BIẾT TÔN TRỌNG VÀ BÀN HỎI VỚI NHAU

TRONG TỪNG VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI QUYẾT ĐỊNH

Thưa thầy,

Chồng của con rất thương yêu con và lo lắng cho gia đình, nhưng anh ấy có thói quen thích cái gì là tự đi làm mà không bàn hỏi với con một vấn đề gì hết, và con là người sau cùng biết chuyện ấy khi nó đã xảy ra bất luận tốt hay xấu.

Những lúc như vậy con hỏi tại sao anh không bàn với em, thì anh ấy nóng giận và bỏ đi không thèm nghe con phân tích đúng hay sai.

Xin thầy giúp ý kiến là con phải làm gì, và anh ấy phải làm gì để vợ chồng con có sự hòa hợp và biết tôn trọng nhau, hiểu nhau nhiều hơn?

Con cảm ơn thầy nhiều.
Con TV

Trả lời góp ý:

Trong đời sống vợ chồng, cha ông vẫn thường khuyên: “Tương kính như tân”. Có nghĩa là cả vợ lẫn chồng đều phải tế nhị, nhún nhường đối xử với nhau như những ngày đầu mới quen biết, mới là vợ chồng.

Kinh nghiệm sống này thật quí giá, và nó cũng không lỗi thời so với cái nhìn và lối sống của các cặp vợ chồng ở thời đại chúng ta. Trong lời thề hôn ước, trước khi trở thành vợ chồng, chúng ta đã thề hứa “yêu thương và tôn trọng anh/em cho đến mãn đời”.

Hai chữ yêu thương và tôn trọng là hai yếu tố cốt yếu làm nên ý nghĩa hôn nhân.

Vậy đã hứa thì phải làm. Hứa mà không làm là hứa lèo, là thất hứa.

Trong đời sống hôn nhân sự tôn trọng được diễn tả qua những trao đổi, chia sẻ, và khuyến khích nhau trong mọi vấn đề. “Chị ngã, em nâng”. Thất bại của anh là thất bại của em, và thành công của anh là thành công của em. Đúng với ý nghĩa câu: “Của chồng công vợ”.

Do đó, bàn hỏi nhau, chia sẻ với nhau, và cùng góp ý cho nhau là một cách sống hài hòa giữa hai vợ chồng. Trong thực tế, nguyên tắc “hai cái đầu vẫn hơn một cái đầu” luôn luôn đúng.

Có nhiều khi chỉ cần một ý kiến nhỏ của vợ hay của chồng mà kết quả trở nên khác.

Tuy nhiên trong thực hành vấn đề không đơn giản như nhiều người thường nghĩ, vì hai cái đầu thì có hai suy nghĩ khác nhau. Trường hợp của TV cũng không ngoại lệ. Để hóa giải nếp suy nghĩ và sống này của người chồng, chúng ta thử tìm hiểu xem đâu là nguyên nhân, và làm thế nào để có thể vợ chồng hòa hợp:

1-Có thể tập quán tự mình quyết định đến từ lối suy nghĩ của người chồng cho rằng bàn hỏi với vợ sẽ mang tiếng mình dốt, mình kém, hoặc không thông minh bằng vợ! Và nếu vậy thì mất mặt nam nhi, mất mặt trượng phu, mất mặtchồng.

2-Cũng có thể đấy chỉ là những quyết định, những việc làm nhỏ mọn mà người vợ vì ghen tương, vì muốn dành quyền kiểm soát nên cho nó là lớn lao rồi tự mình khó chịu với mình cũng như với chồng?

3-Và cũng có thể là trước đây khi người chồng bàn với vợ chuyện gì thì người vợ cứ bàn rùn, bàn ra, ngăn cản, hoặc muốn chồng theo ý mình.

Giải quyết vấn đề:

Nếu là sợ mất mặt, sợ mang tiếng thua kém vợ thì đó không phải là lý do để người chồng tự quyết những vấn đề trong gia đình. Như đã nói, gia đình là gia đình chung, thua được là thua được chung, và hạnh phúc là hạnh phúc chung.

Việc bàn hỏi, chia sẻ là việc nên làm và cần làm. Đặt trường hợp nếu những kết quả xảy ra không được như ý, ít nhất người chồng cũng không phải lãnh trách nhiệm một mình.

Nhưng có lẽ, và tôi chỉ nghĩ vậy thôi, đó là vì ghen tương, vì muốn kiểm soátchồng nên mọi chuyện lớn nhỏ chồng làm người vợ đều muốn biết hết.

Điều này đến từ tâm lý tự ty không đủ tin tưởng chồng, và cũng không đủ tin tưởng mình. Do sống trong tâm lý ngờ vực, người vợ thường hay cãi vã, tranh chấp những chuyện rất nhỏ mọn với chồng.

Và sau cùng cũng là do tâm lý tự ty cộng với tính ích kỷ mà mỗi lần chồng muốn nói gì, bàn gì thì người vợ luôn bàn rùn, bàn ra, bàn ngang. Thay vì lắng nghe, góp ý lại la làng la xóm, nói năng lung tung gây mất hòa khí.

Điều này được phản ảnh trong câu tự thú: “Những lúc như vậy con hỏi tại sao anh không bàn với em, thì anh ấy nóng giận và bỏ đi không thèm nghe con phân tích đúng hay sai.”

Tại sao người chồng lại nóng giận bỏ đi không thèm nghe phân tích đúng sai từ người vợ?

Phải có vấn đề trong cung cách nói năng và lý luận của vợ?!

Nếu vậy thì lỗi là từ suy nghĩ và lối sống của người vợ. Và trong trường hợp này, người vợ là người cần phải sửa hơn, đó là:

Biết lắng nghe, góp ý và khuyến khích chồng một cách khách quan, nhất là biết tôn trọng ý kiến và quyền quyết định của chồng.

“Sau lưng người đàn ông thành công, luôn có bóng dáng người đàn bà biết lắng nghe và chia sẻ”.

Ca dao Việt Nam cũng có câu: “Thuận vợ thuận chồng tát biển Đông cũng cạn”.

Chúc vợ chồng TV hạnh phúc và thuận thảo,

Trần Mỹ Duyệt

Khoa học chứng minh: Chồng càng ‘sợ vợ’ hôn nhân càng hạnh phúc bền vững!

    Khoa học chứng minh: Chồng càng ‘sợ vợ’

          hôn nhân càng hạnh phúc bền vững!

          (đọc bài phía dưới để biết lý do)

Cánh mày râu vẫn hay nghĩ rằng nghe vợ càm ràm là sợ vợ, là bị bạn bè người khác xem thường. Nhưng khoa học đã chứng minh những người đàn ông biết lắng nghe ý kiến của vợ hay nói cách khác chồng càng ‘sợ vợ’ hôn nhân càng hạnh phúc và ít bị ly dị hơn các đôi vợ chồng bình thường.

        Thật ra là nhường vợ, chứ không phải là sợ vợ .

    Mà đôi khi cũng như là sợ, vì sợ vợ buồn, hoặc khóc.

 ảnh minh họa

Nghiên cứu chỉ ra rằng đàn ông biết lắng nghe ý kiến của vợ, chồng càng ’sợ vợ’ hôn nhân càng hạnh phúc và ít bị ly dị hơn các đôi vợ chồng bình thường.

Kết quả trên là một nghiên cứu dài hạn với 130 cặp vợ chồng của tiến sĩ tâm lý John Gottman. Theo đó chuyên gia tâm lý dẫn chứng trường hợp của Lauren và Steven là một điển hình.

Steven bảo với vợ rằng tối nay anh sẽ cùng nhóm bạn đi chơi xa. Vợ Lauren đáp cô muốn chồng ở lại tới sáng mai để giúp dọn dẹp vì nhà sắp có khách. Anh chồng đáp “không” và trách vợ chẳng nhớ lịch chuyến đi của mình. Vậy là cả hai cãi vã, người bật khóc, kẻ bỏ đi.

Theo chuyên gia tâm lý, các đôi thường trục trặc khi họ móc nối sự tiêu cực này tới sự tiêu cực khác thay vì cố gắng giảm leo thang xung đột. Tiến sĩ Gottman giải thích trong cuốn sách “7 nguyên tắc để hôn nhân thành công” rằng 65% nam giới thường làm tăng sự tiêu cực trong cuộc cãi vã.

Phản ứng của Steven không thể hiện rằng anh lắng nghe những lời phàn nàn của vợ. Thay vì vậy, anh tỏ ra phòng vệ và phàn nàn trở lại: “Tại sao em không nhớ kế hoạch của anh?”

Theo đó 4 điều tối kỵ: Chỉ trích, phòng thủ, khinh thường và câm lặng – là những dấu hiệu cho thấy người đàn ông đang kháng lại sự ảnh hưởng của vợ tới mình.

4 điều trên không phải là sự nhúng nhường của nam giới vì phải có hai người mới giúp hôn nhân thành công và người vợ cũng cần đối xử tôn trọng chồng. Tuy nhiên nghiên cứu của tiến sĩ Gottman chỉ ra rằng phần lớn các bà vợ đều đã thực hiện việc đó, chỉ có đàn ông không như vậy. Cụ thể nghiên cứu cho thấy 81% khả năng một cuộc hôn nhân sẽ tan vỡ khi người đàn ông không chịu nghe ý kiến của vợ.

Từ lúc chưa trường thành đàn ông đã khác phụ nữ

Mọi người có để ý không khi chơi trò chơi, các cậu bé thường tập trung vào chiến thắng chứ không phải cảm xúc hay người cùng đội. Nếu bị thương, cậu ta sẽ bị phớt lờ và cuộc chơi vẫn phải tiếp tục. Ngược lại với các bé gái, cảm xúc thường luôn được ưu tiên. Khi một bé gái khóc và nói “tớ không chơi với cậu nữa”, trò chơi kết thúc và chỉ bắt đầu lại khi các bé làm hòa. Theo tiến sĩ Gottman, “sự thật là cuộc chơi của các bé gái đã là sự chuẩn bị xa cho hôn nhân và cuộc sống gia đình bởi trẻ tập trung vào mối quan hệ”.

Có nhiều phụ nữ không ý thức được kỹ năng xã hội này và cũng không nhiều nam giới nhận thức sâu sắc về người khác. Theo thống kê, chỉ có 35% đàn ông có trí thông minh cảm xúc. Còn lại thì chẳng ai được điều này như phụ nữ cả.

Theo đó những người chồng thiếu trí thông minh cảm xúc từ chối sự ảnh hưởng của vợ bởi họ sợ mất quyền lực và không sẵn sàng chấp nhận sự chi phối của người khác với mình. Họ luôn quan tâm đến tâm trạng của vợ vì tôn trọng và nâng niu vợ. Mặc dù người đàn ông này không thể hiện ra cảm xúc của mình như cách vợ làm, anh ta sẽ học cách để kết nối tốt hơn với vợ. Khi vợ cần nói, anh ta sẽ tắt TV và lắng nghe. Anh ta sẽ dùng từ “chúng mình” thay vì “anh”. Anh ta sẽ hiểu thế giới nội tâm của vợ, tiếp tục bày tỏ sự ngưỡng mộ vợ và thể hiện điều đó cho vợ thấy. Mối quan hệ, sex, cuộc sống của người đàn ông sẽ tệ hơn rất nhiều nếu thiếu trí thông minh cảm xúc.

Mặc khác người chồng thông minh sẽ là người cha tốt hơn bởi anh ta không sợ thể hiện các cung bậc tình cảm, đồng thời sẽ dạy con biết tôn trọng cảm xúc và chính mình. Khi tạo được sự gắn bó với vợ, người vợ sẽ tìm đến chồng khi lo lắng, phiền muộn, vui mừng và tất nhiên, cả lúc nổi hứng. Khi xung đột nảy sinh, chìa khóa là hiểu quan điểm của vợ và sẵn sàng thỏa hiệp. Hãy tìm xem những điều nào cả hai vợ chồng có thể cùng thống nhất, thay vì bới sâu vào điều khác biệt, mâu thuẫn. Vậy chồng càng sợ vợ hôn nhân càng hạnh phúc vững bền là một minh chứng có “cớ” lắm đúng không ạ.

From: tiennkhuat  & NguyenNThu

HẠNH PHÚC ĐƠN GIẢN… LẮM THÔI!

HẠNH PHÚC ĐƠN GIẢN… LẮM THÔI!

Bên trong miếng dưa chứa đựng một bài học lớn về cách ứng xử trong gia đình, khi trái tim đã nguội lạnh, con phải từng chút từng chút sưởi ấm cho nó, mỗi ngày đều luôn nhớ ủ ấm cho nó. Ngược lại khi trái tim đang ấm áp, con từng muỗng từng muỗng nước lạnh đổ vào nó thì một ngày nào đó nhất định sẽ khiến nó nguội lạnh.

—–

Vào buổi trưa một ngày nọ, tôi tan làm trở về nhà, nóng quá đến nỗi đầu chảy đầy mồ hôi, mở tủ lạnh ra xem, không ngờ bên trong có nửa quả dưa hấu mát lạnh, tôi mừng rỡ và vội lấy ra ăn một cách ngon lành.

Đúng lúc này vợ tôi cũng trở về, vừa đi vào cửa nhà cô ấy vừa than thở:“Chết khát mất, nóng chết mất!”, mở tủ lạnh ra, cô ấy ngẩn cả người ra.

Tôi bảo với vợ là miếng dưa hấu đó tôi ăn rồi, nét mặt cô ấy thoáng một chút không vui, vội vã cầm ly đi rót nước uống, vừa nhấc ấm nước lên, bên trong cũng không còn một giọt nào.

Thế là cô ấy đột nhiên phát cáu: “Anh cũng không biết đun lấy một chút nước, về nhà lâu như thế làm gì ?” Tôi cũng giận dữ: “Sao cái gì cũng đều là tại tôi thế?”. Vì chuyện này mà hai chúng tôi chiến tranh lạnh mất một tuần mới hòa giải được.

Thứ bảy, tôi một mình trở về nhà bố mẹ tôi, họ vừa thấy tôi liền hỏi: “Sao một tuần nay bố mẹ không nhìn thấy vợ con rồi?”. Tôi liền đem câu chuyện giận dữ kể cho họ nghe từ đầu đến cuối. Mẹ tôi nghe xong liền trách mắng tôi, làm việc không nên chỉ có nghĩ đến bản thân mình mà không để ý đến người khác.

Tôi không cho là đúng: “Chỉ là ăn hết nửa quả dưa hấu thôi mà, có cái gì ghê gớm đâu.”

Bố tôi vừa cười vừa nói: “Con không cần phải biện bạch cho bản thân nữa, ngày mai là chủ nhật, cả hai đứa cùng tới đây một chuyến.”

Ngày hôm sau, tôi cùng vợ chở con trở lại nhà bố mẹ tôi.

Vừa vào cửa, bố tôi liền sai tôi đi mua dấm chua, đợi đến lúc tôi mua trở về, bố tôi nói vợ tôi đã đưa con ra ngoài rồi, nói xong bố tôi liền bê ra một nửa quả dưa hấu đưa cho tôi rồi nói:“Nhìn con nóng quá đầu chảy đầy mồ hôi rồi, mau ăn miếng dưa hấu giải khát đi.”

Nửa trái dưa hấu cũng chừng bốn năm cân, ông đưa cho tôi một cái thìa: “Ăn không hết thì để phần thừa còn lại cho vợ con về ăn”, tôi cầm lấy cái thìa rồi ăn lấy ăn để, ăn chưa đến một nửa, bụng đã căng lên rồi.

Lúc cả nhà ăn cơm, bố tôi mang ra hai miếng dưa hấu đặt lên bàn rồi nói với tôi: “Con xem xem chúng có gì khác nhau?”

Tôi rất bối rối, cẩn thận nhìn đi nhìn lại, một nửa là tôi vừa mới ăn, một nửa còn lại cũng là đã được ăn, nhìn một lúc lâu, cũng nhìn không ra kết quả gì, đành phải lắc đầu.

Bố tôi chỉ vào miếng dưa hấu nói:“Một nửa này là con ăn, còn nửa kia là vợ con ăn, bố đều nói cho hai đứa là, “nếu như ăn không hết, thì để phần thừa còn lại cho người kia ăn”. Con nhìn vợ con ăn như thế nào? Là dùng thìa xúc từ bên cạnh rồi vào phía bên trong, ăn hết một nửa, nửa còn lại để nguyên không động tới. Nhìn miếng của con xem, bắt đầu xúc từ chính giữa, ăn hết phần thịt ở chính giữa, để phần bên cạnh cho người khác ăn, người nào mà chẳng biết phần thịt ở chính giữa ngọt chứ? Từ việc nhỏ này mà xét thì thấy vợ của con có tấm lòng hơn con nhiều.”

Mặt tôi bỗng nhiên đỏ lên.

Bố tôi nói ý tứ sâu xa: “Cả một đời của hai người, liệu có thể có bao nhiêu việc to tát? Tình cảm vợ chồng thể hiện ở chỗ nào? Là thể hiện ở một giọt dầu, một thìa cơm, một thìa canh trong cuộc sống hàng ngày. Lần trước con vì việc ăn dứa hấu mà cãi nhau với vợ, lại còn bao biện hót như khướu, điều đó rõ ràng là con không đúng. Nếu như đổi lại là vợ con về nhà trước, nhất định nó sẽ để phần cho con một nửa.”

“Đừng xem đây là việc nhỏ, nó có thể phản ánh ra tấm lòng của một người, bên trong miếng dưa chứa đựng một bài học lớn về cách ứng xử trong gia đình, khi trái tim đã nguội lạnh, con phải từng chút từng chút sưởi ấm cho nó, mỗi ngày đều luôn nhớ ủ ấm cho nó. Ngược lại khi trái tim đang ấm áp, con từng muỗng từng muỗng nước lạnh đổ vào nó thì một ngày nào đó nhất định sẽ khiến nó nguội lạnh.”

“Con thử suy ngẫm xem, nếu như vợ con cũng giống như con, làm mọi việc đều không nghĩ đến con nữa, lâu dần, con sẽ thấy thế nào?”

Thực sự là một câu nói thức tỉnh một người trong mộng như tôi, tôi bỗng nhiên phát hiện ra rằng, thường ngày khi trở về nhà, đôi dép được để gọn gàng, nước trà đã để sẵn trên bàn, chiếc ô được để sẵn ngoài cửa ra vào khi trời mưa, đó đều là thể hiện tình cảm yêu thương của vợ tôi, nhưng còn tôi thì sao, lại cứ tùy tiện, coi như không nhìn thấy, không hiểu được những điều đó mà còn suy bụng ta ra bụng người.

Nghĩ ra những điều đó, tôi hổ thẹn vô cùng, tôi vội vàng bưng sủi cảo đã lạnh ra đưa cho vợ: “Cái này không còn nóng nữa rồi, em ăn trước đi!”

Vợ tôi cười: “Anh chỉ giả bộ một chút trước mặt bố mẹ thôi.”

Bố tôi cũng cười: “Có thể hạ quyết tâm đóng giả như thế cả đời thì là người chồng tốt rồi.”

Tình yêu thương phải được thể hiện qua lại giữa đôi bên với nhau, hãy cảm thông với một nửa của bạn, đừng cho rằng mọi chuyện là họ cố tình gây sự với mình, mà hãy suy ngẫm tìm sai sót của bản thân mình.

HẠNH PHÚC ĐƠN GIẢN… LẮM THÔI !

  • Hạnh phúc không phải là ở trong một căn nhà lớn bao nhiêu mà là bên trong căn nhà có bao nhiêu tiếng cười hạnh phúc.
  • Hạnh phúc không phải là lái một chiếc xe rất sang trọng, mà là người lái xe có thể bình an trở về nhà.
  • Hạnh phúc không phải là yêu một người vô cùng xinh đẹp, mà là yêu một người có vẻ mặt cười sáng lạng.
  • Hạnh phúc không phải là cười vui, thấm thiết bên nhau, mà trong đầu chứa một bồ nghi ngờ, suy nghĩ tiêu cực đối với người bên cạnh.
  • Hạnh phúc không phải là nghe được bao nhiêu lời nói ngọt ngào, mà là lúc tổn thương có thể có người nói với bạn rằng: “Không sao cả, có anh ở đây rồi.”

Phan Nguyên Luân… thực hiện

 From: Vuisongtrendoi gởi

Nghĩ về Cha Mẹ

Nghĩ về Cha Mẹ

(Hình minh họa: Getty Images)

Huy Phương

“Cha Mẹ đối với con cái là bổn phận,

(Lâm Ngữ Đường)

Nhân dịp lễ Vu Lan, chương trình Quê Nhà- Quê Người trên Người Việt TV vừa rồi, chúng tôi đã thực hiện một chương trình mang tên “Gửi Con Yêu Dấu.” Tên chương trình chính là tên của một bài thơ. Trong bài thơ này, tác giả đã thay lời Cha Mẹ viết cho con, mong con hãy hiểu những gì ngày xưa khi còn tuổi ấu thơ Cha Mẹ đã làm gì cho con, để con nhớ mà đối xử tử tế với Cha Mẹ lúc về già.

Trên đời này, khi nhắc lại công ơn cả Cha Mẹ, tôi nghĩ đứa con nào cũng xúc động thấy mình chưa đền đáp được “công lao dưỡng dục,” “ơn nghĩa sinh thành” của Cha Mẹ, phần lớn suốt đời hy sinh cho chúng ta. Trong văn hóa Á Châu, người ta luôn đề cao đến chữ Hiếu và luôn nhắc nhở đến công ơn của Cha Mẹ, nhưng trong văn hóa phương Tây, những gì con cái đối với Cha Mẹ là “đặc ân” Cha Mẹ được nhận, chứ không phải “bổn phận” con cái phải lo.

Với khái niệm này, trong đoạn góp ý cho TV Show vừa qua, một khán giả đã viết cho chúng tôi nêu lên mấy điểm:

“- Cha Mẹ có sự chọn lựa về việc sinh ra con cái, trong khi con cái không có cái quyền chọn lựa trong việc mình sinh ra đời, nên Cha Mẹ phải có trách nhiệm lo cho con cái là chuyện tự nhiên.

– Bảo là con cái phải lo cho Cha Mẹ vì khi nhỏ Cha Mẹ lo cho nó, là đặt cái quan hệ giống như là một cuộc trao đổi, ‘tao gãi lưng mày, mày gãi lưng tao!’

– Thiên hạ không có can đảm nhắc tới chuyện già như thế nào là quá đủ và cứ bằng mọi giá kéo dài cuộc sống, không hạnh phúc, đầy khổ sở và là một gánh nặng cho tất cả mọi người!”

Nói chung con cái không có bổn phận gì đối với Cha Mẹ, vì cuộc sống không phải là một sự trao đổi và không nên sống quá già để trao gánh nặng cho người khác (con cái chẳng hạn)!

Quan điểm này chẳng có gì lạ! Con cái vị thành niên, giờ học đi lang thang ngoài đường bị cảnh sát xét hỏi Cha Mẹ chúng là ai, và Cha Mẹ nếu có bỏ bê con cái thì sẽ bị ra toà, và mất quyền nuôi con. Nhưng Cha Mẹ bị vứt bỏ ngoài đường sẽ không bị tra vấn con cái họ ở đâu?

Vào Tháng Bảy và Tám năm 2003, Châu Âu hứng chịu trận nóng hơn 41 độ C (khoảng 106 độ F), cao nhất trong vòng 500 năm trở lại. Riêng tại Pháp, 14 nghìn người đã thiệt mạng trong trận nóng dữ dội này, chủ yếu là người lớn tuổi. Nếu con cái di du lịch xa không kịp về để lo mai táng Cha Mẹ chết vì nóng thì chính phủ sẽ chôn giùm, nhưng nếu trẻ con chết thì người ta sẽ truy tìm ra Cha Mẹ là ai?

Quan niệm con cái chẳng có bổn phận gì với Cha Mẹ trong thời đại này không phải chuyện hiếm. Ngay trong cộng đồng người Việt ở hải ngoại này, chuyện con cái đồng tình cùng dâu rể, thẳng tay đuổi Cha Mẹ ra khỏi nhà – ngôi nhà Cha Mẹ đã làm thủ tục để cho con – là chuyện thường tình. Những vị này đã khóc không hết nước mắt và ân hận đã vì tình thương trao hết tài sản cho con. Họ không đòi hỏi những đứa con phải trả hiếu, nuôi Cha Mẹ như ngày trước Cha Mẹ đã nuôi con, nhưng chưa bao giờ phải nghĩ rằng họ phải lâm vào một hoàn cành xót xa như vậy!

Ở độ tuổi 60, những bậc Cha Mẹ ở Hoa Kỳ thường rơi vào tình trạng “tổ trống” (empty nest) khi con cái đã “đủ lông, đủ cánh” để bay xa, chỉ còn lại hai vợ chồng đơn chiếc trong căn nhà rộng rãi thênh thang. Tôi nói “đơn chiếc” là vì hầu hết các bậc Cha Mẹ trong hoàn cảnh này ai cũng cảm thấy buồn bã. Họ chờ một tiếng điện thoại reo của những đứa con gọi về, những ngày lễ cuối năm vẫn mong có lần gặp lại con cái. Những căn phòng trống trải vẫn còn treo những bức ảnh thời thơ ấu, lá cờ kỷ niệm của trường trung học, những “trophy” thể thao của con, không suy chuyển. Và tội nghiệp, dù có đổi qua một căn nhà khác, Cha Mẹ vẫn muốn có một căn nhà, nhiều hơn hai phòng để dành cho dịp con cái ngày trở về thăm viếng Cha Mẹ.

Nhưng với những đứa trẻ, con cái thì không!

Có một thời, ở quê nhà, ông bà, cha mẹ, con cái thường sống chung dưới một mái nhà, có khi cả bốn thế hệ (tứ đại đồng đường). Trái với xã hội cũ, bây giờ khi chúng ta hội nhập vào xã hội Mỹ, hầu hết cũng phải làm quen với cảnh con cái trưởng thành lớn khôn, sống xa Cha Mẹ và nghĩ là không có bổn phận gì với bậc sinh thành.

Nếu nói rằng, ngày trước Cha Mẹ lo cho con, bây giờ Cha Mẹ già yếu, con cái lo lại cho Cha Mẹ là một sự trao đổi song phương, kiểu “tao gãi lưng mày, mày gãi lưng tao” là một ví von quá tàn nhẫn, hết cả tình người, chứ đừng nói gì đến quan hệ giữa Cha Mẹ và con cái.

Con cái thường trách Cha Mẹ ở mấy điểm: – Cha Mẹ vụng về không có khả năng, vô tích sự, – Cha Mẹ nói nhiều, – Cha Mẹ hay trách móc, – Cha Mẹ chậm chạp, – Cha Mẹ hay ốm đau.

“…Con tức giận có khi còn xấu hổ

Vì Mẹ Cha giờ ăn đậu ở nhờ.

Xin hãy hiểu và mong con nhớ lại

Những ngày xưa khi con tuổi ấu thơ.” (Gửi Con Yêu Dấu)

Bây giờ lớp trẻ sau này không ai muốn ở chung nhà với Cha Mẹ, vì đời sống cá nhân, cũng không có dâu, rể nào muốn sống chung với nhạc phụ, nhạc mẫu. Lúc còn mạnh khoẻ, ông đưa đón cháu đi học, chơi thể thao, học nhạc; bà lo chuyện bếp núc cơm nước cho cả nhà. Nhưng lúc về già, con cái không có thời gian và sức khoẻ để lo săn sóc, ẵm bồng Cha Mẹ, thì có một nơi cuối cùng là… nhà dưỡng lão.

Mấy ai thấy được: “Nuôi con mới biết lòng Cha Mẹ. Về già mới thấy mình bất hiếu!”

Muôn đời “Nước mắt chảy xuôi!”

THÁNH NỮ MONICA

THÁNH NỮ MONICA

(332-387)

Quan Thầy các bà mẹ Công Giáo)

Lễ Kính ngày 27 tháng 8 hàng năm

 Trần Mỹ Duyệt

Sinh năm 332, tại Thagaste, Numidia thuộc Đế Quốc Roma nay là Souk AhrasAlgeria. Qua đời năm 387 tại Ostia, Ý, Đế Quốc Roma. Thánh nhân được tôn kính trong Giáo Hội Công Giáo, Giáo Hội Chính Thống Tây Phương, Giáo Hội Chính Thống, Cộng Đồng Anh Giáo, và Tin Lành.

Monica cũng được biết tới như vị thánh nữ thành Hippo bởi vì ngài là mẹ của Thánh Augustine, Giám Mục Hippo. Thánh nữ được tôn kính vì nhân đức cao siêu Công Giáo, đặc biệt sự chịu đựng, hy sinh và trung thành với ơn gọi hôn nhân, gia đình.

Năm 22 tuổi, Monica đã kết hôn với Patricius Aurelius lớn hơn Monica 20 tuổi, và là người Roma ngoại đạo lúc bấy giờ nắm giữ một chức vụ hành chính tại Tagaste. Patricus được mô tả là người nóng nảy, có những hành vi ngang tàng, vô đạo, phản ảnh những gì của mẹ ông. ChínhAugustine cũng đã thuật lại rằng Patricius từng hành hung mẹ mình. Thêm vào đó, bà mẹ chồng không ưa gì Monica và thường gây cho thánh nữ không ít rắc rối. Mẹ chồng Monica là người thiếu nhân đức, luôn luôn làm đau khổ và thử thách đức nhẫn nhịn của Monica. Tuy nhiên, Monica vẫn ngày đêm cầu nguyện cho chồng, cho mẹ chồng. Những việc làm phúc, bố thí, cầu nguyện của thánh nữ tuy có làm chồng khó chịu, nhưng ông vẫn giữ được sự kính phục thánh nữ..

Nhờ sự hy sinh, hãm mình và cầu nguyện của thánh nữ, một năm trước khi qua đời, ông Patricius đã được ơn ăn năn trở lại. Qua kinh nghiệm của chính mình, Monica vẫn thường nói với  những phụ nữ không may mắn trong hôn nhân rằng, “Nếu có thể cầm giữ miệng lưỡi mình, chị em không chỉ tránh cho mình khỏi bị bạo hành, mà có thể, một ngày nào đó, hoán cải chồng mình trở nên một người tốt.

Monica có 3 người con, hai con trai là Augustine, Navigius, và một con gái là Perpetua. Khi còn bé, Augustine bệnh nặng, thập tử nhất sinh nên Monica đã xin chồng cho Augustine được rửa tội, nhưng khi Augustine khỏe lại, ông đã rút lại sự cho phép này. 

Niềm vui mừng và sự nhẹ nhàng của bà khi thấy con được khỏe lại, nhưng nó lại là điều khiến bà buồn vì sự lười biếng, bê tha của con mình. Còn nhỏ Augustine được gửi tới trường tại Madauros. Khi lên 17 tuổi, Augustine bắt đầu học về khoa tu từ học tại Carthage. Trong thời gian này, Augutine còn tin theo dị giáo Mani theo thuyết Nhị Nguyên (Macichaenism) và tằng tịu với một cô nhân tình. Biết điều này, Monica đã đuổi con ra khỏi nhà, tuy nhiên vẫn nghĩ đến tương lai con và hằng cầu cho con được trở lại và làm hòa với thánh nữ.   

Sau này Augustine đã trở nên một học giả và giáo sư, nhưng cuộc sống phóng đãng của ông mang đến cho người mẹ không ít tủi nhục. Một lần bà đã đến gặp một vị giám mục, và vị này đã khuyên bà: “Người con của những giọt nước mắt của mẹ sẽ không bị hư mất”. Trong suốt mười năm, Augustine sống với một cô nhân tình, Augustine đã trốn bà đến Roma, nghe vậy thánh nữ cũng đã đến Roma tìm con, nhưng khi đến nơi thì Augustine đã rời đi Milan. Không bỏ cuộc, thánh nữ lại tìm đến Milan. Trong thời gian dạy học tại Milan, Augustine đã gặp được Tổng Giám Mục Ambrosio, và với lới giảng khuyên của ngài, Augustine đã trở về với Giáo Hội sau 17 năm liên lỷ được mẹ luôn cầu cho mình. Lễ Phục sinh năm 387, Augustine cùng với con mình là Adeolatus được rửa tội tại thánh đường thánh Gioan tại Milan, lúc ấy Augustine được 33 tuổi.

Hai mẹ con vui mừng được 6 tháng tại Rus Cassiciacum (nay là Cassago Brianza). Sau ngày Augustine trở lại với niềm tin Phúa Âm và trở thành tín hữu Công Giáo, hai mẹ con đã lên đường về tại Phi Châu. Khi hai người dừng lại ở Civitavecchia và Ostia, thánh nhân đã qua đời tại Ostia hưởng dương 55 tuổi. Trước khi nhắm mắt, Monica đã nói với con là Augustine: “Hỡi con. Giờ đây không có gì trên thế gian có thể làm mẹ sung sướng. Mẹ không biết còn gì mẹ phải làm, hoặc tại sao mẹ vẫn còn ở đây, vì tất cả mọi điều hy vọng của mẹ giờ đây đã được thực hiện.”

Thánh nữ được an táng tại Ostia. Xác thánh của bà ở thế kỷ thế 6 đã được giữ kín tại thánh đường Santa Aurea ở Osta gần bên một thánh Aurea thành Ostia. Năm 1430, Giáo Hoàng Martin V ra lệnh đem hài cốt của Thánh nữ về Roma, và từ đó rất nhiều phép lạ do lời cầu bầu của thánh nhân.

Kinh cầu Thánh Monica

Lạy Thánh Monica,

Con cần lời cầu xin của người.

Con đang đau khổ, bị dày vò, và vô vọng.

Con rất ước mong con của con được trở về với Giáo Hội, được ơn ăn năn sửa mình, nhưng con biết con không thể làm được việc ấy một mình.

Con cần sự trợ giúp của Thiên Chúa.

Xin cùng với con cầu xin sức mạnh của Chúa ban tràn trên đời sống con của con.

Xin Chúa Giêsu biến đổi tâm hồn con của con, chuẩn bị một con đường trở về, và xin hoạt động của Chúa Thánh Thần tác động trong đời sống của con con.

Amen.   

From: Vuisongtrendoi gởi

Những hậu quả của ly dị

Những hậu quả của ly dị

Tác giả: Phùng Văn Phụng

Chúa Giê-su là nhà tâm lý đại tài cho nên Ngài đã giảng dạy: “Sự gì Thiên Chúa đã kết hợp loài người không được phân ly” (Mc 10,9)

I) Về phương diện tâm lý:

Sau một thời gian chung sống, nếu phải chia tay, hai người, chồng hay vợ đều rất đau khổ. Để hàn gắn vết thương lòng phải cần thời gian dài mới có thể trở lại bình thường được.

a)Trường hợp anh Nguyễn: Anh Nguyễn thôi người vợ thứ nhất đã có với nhau hai đứa con, lấy người vợ thứ hai và sống với người vợ thứ hai này khoảng gần 20 năm. Trong khi sống với người vợ mới, anh lúc nào cũng lo âu không biết đứa con 7, 8 tuổi của anh ở nhà có chịu học hành không? Khi bịnh hoạn ai lo cho nó. Trong lòng anh không lúc nào bình an.

Sống với người vợ mới, ban đầu, hai người rất thương yêu nhau, đi đâu cũng có nhau, rất hợp nhau từ việc du lịch, giải trí, ăn uống v.v… Những chỗ vui chơi như các “Club” ca nhạc, nhảy đầm hai người đều cùng nhau tham dự. Đi du lịch mỗi năm ít nhất một lần ở Âu châu, Mỹ châu hay về Việt nam thăm gia đình.

Tuy nhiên, theo thời gian tình cảm hai người cũng dần dần phai lạt vì sống lâu quá, sinh nhàm chán, vả lại hai người không có đứa con chung nào để ràng buộc lẫn nhau. Càng ngày sống gần nhau mà tâm hồn xa nhau.

Một hôm, anh Nguyễn quyết định đi về Việt nam một mình, người vợ sau này của anh, không còn muốn đi chung với anh về Việt nam nữa. Khi anh Nguyễn ra khỏi nhà thì người vợ cũng dọn tất cả đồ đạc về nhà sống với vợ chồng đứa con của mình. Đó là tình trạng hai người tự ý chia tay. Khi trở về Mỹ, anh phải sống cô đơn, sống một mình. Đêm nào anh cũng ra quán cà phê ngồi tán gẫu với bạn bè ba, bốn giờ khuya anh mới về nhà.

Anh không chịu nỗi cảnh nhà rộng rãi mà chỉ ở một mình, cô đơn. Anh đi tìm một nửa của anh để lấp chỗ trống cô đơn đó. Anh đi tìm tình yêu mới. Anh quen biết rất nhiều người. Họ giới thiệu cho anh nhiều người đàn bà khác, vài người ở Việt nam, vài người ở Mỹ. Tuy nhiên, anh không thể tìm được nửa kia của anh.

Hiện nay, anh vẫn cô đơn, sống một mình trong căn nhà rộng lớn.

b) Trường hợp chị Trần: Chị Trần đã thôi chồng sau khi hai người cãi nhau kịch liệt, chửi bới nhau thậm tệ, kêu tên cha mẹ hai bên ra mà chửi.

Sáu tháng sau, chị Trần lấy người khác đã chết vợ, khá giả, có tài sản, chủ tiệm grocery.

Về ở với nhau được vài tháng, xung đột trong gia đình xảy ra. Con cái của người chồng mới của chị phản đối kịch liệt. Chị cảm thấy không yên ổn và chị quyết định chia tay.

Chị đâu có thể sống một mình đuợc. Vài tháng sau, chị lại quen người khác, đã ly dị vợ. Anh này lớn hơn chị hai mươi tuổi, nhưng khá giả và có công ăn việc làm vững chắc.

Hai người lại sống với nhau. Nhưng hai tâm hồn không hợp nhau vì tuổi tác chênh lệch. Chị Trần thì ngắm vào tài sản của chồng mới, và anh chồng này không thể thoả mãn được nhu cầu về tiền bạc của chị. Lại một trận cãi nhau kịch liệt giữa hai người. Sau khoảng hai năm chung sống, hai người lại thôi nhau.

Chị Trần lại về Việt Nam ở và có ngay người tình mới. Người này cũng thôi vợ để hy vọng chị Trần bảo lãnh qua Mỹ sống. Cuối cùng rồi chị Trần không chịu bảo lãnh vì vừa tốn tiền bạc, vừa khó khăn về gíấy tờ, phải mất nhiều thì giờ, tiền bạc để lo hồ sơ bảo lãnh mà thực sự chị đâu có yêu thương gì anh này.

*   *   *

Nhiều cặp đôi vẫn tưởng rằng sau ly hôn sẽ thấy thoải mái, cảm giác nhẹ nhõm vì được giải thoát khỏi rắc rối, và thời gian sẽ hàn gắn mọi nỗi đau, vết thương lòng sẽ lành miệng. Nhưng không phải như thế, thời gian để bình ổn lại sau ly hôn của đàn ông ít nhất là hai năm rưỡi (theo một nghiên cứu của Hoa Kỳ – Ly dị, cơ may và nỗi đau – Judith.S Wallerstein). Tuy nhiên, đó chỉ là sự ổn định bên ngoài, những chấn thương tâm lý bên trong nội tâm vẫn âm thầm sưng tấy. Trong khi đó, về phần người phụ nữ thì nỗi đau âm ỉ ít nhất cũng 3 năm rưỡi (theo một nghiên cứu của Hoa Kỳ – Ly dị, cơ may và nỗi đau – Judith.S Wallerstein).

 Đa số người vợ, người chồng sau ly hôn đều có tình trạng tâm lý cá nhân bất ổn một thời gian dài.

Xem: Người già ly hôn

II) Về đời sống tâm linh:

Từ ngày chị Trần ly dị chính thức với chồng, chị rất sợ nhà thờ, chị không đi nhà thờ nữa. Tâm hồn chị bối rối về chuyện hai vợ chồng ly dị. Chị đã có mấy con trai vừa học giỏi, kháu khỉnh, chị không cùng chồng lo lắng, gần gũi con mà chị lại bỏ đi ở riêng, để một mình chồng chị lo cho các con. Chỉ cảm thấy mình không làm tròn bổn phận đối với con, không thương yêu săn sóc các con đầy đủ.

Chị mất niềm tin vào Thiên Chúa, chị cảm thấy ân hận, có lỗi với Chúa là đã không thực hiện lời Chúa dạy “Sự gì Thiên Chúa đã kết hợp loài người không được phân ly.” (Mc10,9)

Từ ngày ly dị tới nay, đã hơn bốn năm, chị bỏ nhà thờ, không xưng tội, chị không dám đến nhà thờ nữa. Lòng chị nặng trĩu ưu tư, vương vấn nhiều điều, chị không thể giải quyết được, chị tự cảm thấy xấu hổ với con của chị, chị cũng cảm thấy xấu hổ với Chúa, buồn bực với chính mình, cảm thấy thiếu bổn phận đối với con của chị, nên chị tự mặc cảm, tự trách mình, rồi chị bỏ nhà thờ, không dám đến với Chúa nữa.

III) Hậu quả đối với con cái.

Khi cha mẹ ly dị, mỗi người một nơi, tâm hồn các con bị xé làm hai, không biết theo cha hay theo mẹ. Buồn phiền chuyện gia đình phân ly, con đang học giỏi, cảm thấy không còn hứng thú trong việc học, không còn tha thiết học hành nữa.

Hằng ngày tin tức từ báo chí, đài phát thanh, trong cộng đồng Việt nam ở Mỹ hay ở Việt nam, xảy ra không biết bao nhiêu thảm cảnh gia đình do nguyên nhân từ tình trạng ly dị của vợ chồng mà ra.

 a)Sau phiên xử ly hôn, hai đứa con ôm chặt bà ngoại kêu khóc

Ông Xuyên nhớ lại: Tại phiên tòa xét xử hôm đó, cặp vợ chồng ấy chỉ chừng 30 tuổi, họ có 2 đứa con. Phiên toà xử ly hôn theo đúng luật, mỗi bên được nuôi 1 con. Khi phiên xử kết thúc, bố dắt đi con lớn, mẹ dắt đi đứa nhỏ nhưng 2 đứa bé cứ ôm chặt bà ngoại kêu khóc, xin bố mẹ hãy để 2 anh em ở với bà ngoại, khiến những người lớn có mặt tại phiên tòa đều chảy nước mắt và lặng đi. Sở dĩ 2 đứa trẻ đều không chịu đi theo bố hay theo mẹ, bởi từ nhỏ, chúng sống xa bố mẹ và ở với bà ngoại. Điều này, luật chưa quy định. Sau phản ứng của 2 đứa trẻ, người bố đành chấp thuận để lại cả 2 con cho mẹ nuôi, để 2 anh em chúng ở gần nhau.

 “Dù được bố chu cấp đầy đủ tiền nuôi dưỡng nhưng chắc chắn không người mẹ nào bù đắp nổi tình cảm của người cha cho những đứa con của họ”, ông Nguyễn Đức Xuyên, Chi cục trưởng Cục thi hành án huyện Nghĩa Hành, Quãng Ngãi, nhận định.

b)Hãy nghĩ đến con, trước khi ly dị (Bài của Đoan Trang)

Sau đây là những hậu quả của ly dị:

*Trẻ hiền lành trở nên hung hăng.

Trước khi cha mẹ chia tay nhau, Jessica, là một cô bé xinh xắn, đáng yêu, hết sức hiền lành, dịu dàng.

Từ một cô bé hiền lành nay trở nên dữ dằn, chỉ cần một người bạn làm gì phật ý một chút cũng làm bé nổi cơn tức giận- điều mà bé chưa từng biểu lộ trước đây. 

*Học hành sa sút. Do tâm hồn bất ổn, con cái không tập trung tinh thần trong việc học và trình độ học tập càng sa sút, kém đi.

*Trống vắng, hụt hẫng. Đứa trẻ thiếu vắng tình thương của cha hay của mẹ đứa trẻ cảm thấy cô đơn, hụt hẫng mất niềm tin vào tình yêu gia đình. Đứa trẻ mất niềm tin vào cha hay mẹ.

 *Cha mẹ ly dị, con không khỏe, thiếu hạnh phúc. Tất nhiên do tác động tâm lý, trẻ bị “sốc” khi cha mẹ ly dị vì niềm tin vào gia đình hạnh phúc không còn nữa. Tâm lý bất mãn, chán chường đè nặng lên tâm hồn thơ ngây của các đứa trẻ.

c) Hãy vì các đứa con:

Ly dị làm cho nhiều trẻ em lớn lên, không có được tâm trạng bình thường.

Anh T. rất giàu có chủ cây xăng, chỉ lo làm giàu không quan tâm đến con cái. Năm 2010 anh về Việt nam phải lòng với một người cùng quê của anh. Trở về Mỹ, anh quyết định thôi vợ để cưới cô ấy mặc dầu hai bên đều có gia đình riêng.

Cô ấy cũng ly dị chồng để làm đám cưới với anh.

Anh có đứa con trai đang làm ăn khá giả, khi biết chuyện ly dị của cha mẹ anh bị sốc.

Buồn chuyện gia đình, cha mẹ ly dị mỗi người sống một nơi, anh sa vào nghiên ngập, hút sách, bỏ bê công ăn việc làm đang phát đạt, cuối cùng cơ sở của gia đình anh phải bán.

Rồi bà vợ mất niềm tin vào ông chồng, bà vợ chán nản, buồn phiền không ngủ được, sinh ra bịnh ung thư bao tử và mất cách nay 2 năm.

Ông chồng bảo lãnh cô vợ mới từ Việt nam sang tưởng rằng hai người có hạnh phúc. Nhưng thực ra cô này muốn mượn đường để sang Mỹ, chứ không có yêu gì anh này đâu. Cho nên khi cô vợ sau có thẻ xanh, có quốc tịch, lại bỏ anh để lãnh gia đình của cô ấy, bảo lãnh chồng con từ Việt nam sang.

Kết: Theo thống kê ở Mỹ tỷ lệ ly dị là 50 phần trăm, có nơi lên đến 60, 70 phần trăm, ngay cả những người có đạo công giáo tỷ lệ ly dị của các cặp hôn nhân không phải là nhỏ. Thực tế thì những lý do tranh chấp để đưa đến ly dị, thường không phải là không giải quyết được. Cũng vì do cái tôi quá lớn, tự ái quá cao, chỉ có mình tôi là đúng, người kia sai. Thông thường do không chịu nhường nhịn nhau, to tiếng, cãi vả để trấn áp đối phương, chứng tỏ “chỉ có mình ta là đúng” và sau cùng là chia tay vì không nhường nhịn lẫn nhau được.

Tôi quen biết nhiều người, bây giờ, sau hơn 20 năm ly dị, anh (chị) thấy hối hận nói rằng “tại sao lúc đó mình không nhường nhịn được để xảy ra chuyện ly dị…

Vũ Văn An (Vietcatholic) viết:

“Thành thử con cái của ly dị đang gặp nguy cơ lớn. Chúng hiện chiếm 63 phần trăm các vụ tự sát của tuổi trẻ, 71 phần trăm các vụ mang thai lúc còn thiếu niên, 90 phần trăm các trẻ em vô gia cư và trốn chạy, và 70 phần trăm thiếu niên bị giam trong các viện. Chúng cũng chiếm tới 85 phần trăm các trẻ em bị rối loạn tác phong, 80 phần trăm kẻ hiếp dâm, 71 phần trăm bỏ học trung học, 75 phần trăm các thiếu niên trong các trung tâm lạm dụng hóa chất và 85 phần trăm thiếu niên ở trong tù. 

Khi sử dụng các con số thống kê trên, thiển nghĩ nên nhớ nhận định của Albert Einstein: “Không phải mọi điều có thể đếm, đều đáng đếm, và không phải mọi điều đáng đếm, đều có thể đếm”. (1)

(1)  xem: Tản Mạn chuyện Ly Dị: Con số thống kê

Tác giả: Phùng Văn Phụng

Tháng 08/2018

Bức thư đầu tiên của người vợ

Image may contain: one or more people
No automatic alt text available.

Van H Pham

Đọc câu chuyện này, một số bạn cho là hư cấu hoặc thời buổi này tìm đâu ra mẫu nguời như thế?!!! Nhưng nếu chúng ta là những người biết trân trọng qúa khứ thì sẽ hiểu vì sao?

************

TRUYỆN NGẮN….

Bức thư đầu tiên của người vợ

Vào một buổi tối, nhìn vào cơ thể thon thả, mảnh mai của người con gái đang nằm bên cạnh anh. Giây phút đó, anh thề rằng, anh nhất định sẽ mang lại hạnh phúc cho cô. Anh ta từ một kỹ sư xây dựng mới chân ướt chân ráo bước ra khỏi cánh cổng trường đại học,và sau đó xây dựng đội ngũ kỹ thuật của riêng mình.

Bây giờ, đã trở thành ông chủ một công ty xây dựng có tiếng tăm trong thành phố. Bên cạnh anh có quá nhiều cám dỗ. Trong khi đó, vợ anh ngày càng xấu đi, thân hình trở nên xồ xề, da dẻ cũng không hồng hào, mịn màng như trước. So với vô vàn kiều nữ bên cạnh anh, vợ anh thật quê mùa, ảm đạm. Sự hiện diện của vợ nhắc nhở quá khứ tầm thường, thấp kém của anh.

Anh nghĩ cuộc hôn nhân này nên chấm dứt ở đây. Anh gửi vào tài khoản của vợ 500 triệu, mua cho cô một ngôi nhà ở trung tâm thành phố nhộn nhịp. Anh không phải người đàn ông vô lương tâm. Vì vậy, nếu như không sắp xếp cuộc sống ổn thỏa cho vợ anh sau này, anh sẽ cảm thấy vô cùng tội lỗi…

Cuối cùng, anh chủ động đề nghị ly hôn. Vợ anh ngồi đối diện, trầm tư nghe anh giải thích lý do ly hôn. Đôi mắt ấy rất đỗi dịu dàng. Nhưng 20 năm làm vợ chồng, anh quá hiểu rõ về cô, đằng sau đôi mắt hiền dịu ấy, anh biết rằng trái tim cô đang rỉ máu. Anh chợt nhận ra mình thật tàn nhẫn.

Ngày vợ anh đồng ý rời khỏi nhà. Công ty phải giải quyết một vài vấn đề, anh bảo cô đợi ở nhà,trưa về anh sẽ giúp cô chuyển nhà,chuyển đến căn hộ chung cư anh mua cho. Đồng nghĩa với việc cuộc hôn nhân kéo dài 20 năm sẽ kết thúc tại đây.

Buổi sáng ngồi trong phòng làm việc ,anh bồn chồn,thấp thỏm . Đến trưa, anh vội vã về nhà. Căn nhà được dọn dẹp sạch sẽ, vợ anh đã đi mất rồi. Trên bàn đặt chiếc chìa khóa nhà anh mua cho cô , sổ tiết kiệm 500 triệu đồng và một bức thư cô viết cho anh.

Đây là bức thư đầu tiên mà cô viết cho anh: “ Em đi đây, em về nhà mẹ. Chăn em giặt phơi khô rồi đấy, cất ở ngăn cuối cùng bên trái tủ quần áo. Trời lạnh anh nhớ lấy ra đắp. Giày da tất cả em đều đánh xi rồi nhé, nếu anh không tự mình đánh được thì mang đến tiệm ông Tư đầu ngõ ấy. Sơ mi treo ở phía trên, vớ, thắt lưng ở trong ngăn kéo phía dưới tủ.Mua gạo nhớ mua gạo tám thơm của Thái Lan, anh nhớ vào siêu thị mua nhé, mua bên ngoài anh không thạo người ta bán hàng giả cho đấy. Dì Hai mỗi tuần đều đến dọn dẹp nhà cửa một lần, cuối tháng anh nhớ gửi tiền cho dì ấy. Còn nữa, đồ cũ cứ cho ông Tư đầu ngõ nhé, ông ấy gửi về quê cho bọn trẻ con,chắc chúng nó sẽ vui lắm. Dạ dày anh không tốt, em đi rồi anh nhớ uống thuốc đều đặn. Thuốc em nhờ người ta mua từ Quảng Bình, có lẽ cũng đủ dùng nửa năm. Anh ra ngoài thường quên mang theo chìa khóa nhà, em gửi một chùm ở chỗ bảo vệ , lần sau nếu quên thì đến đấy lấy nhé. Buổi sáng đi ra ngoài anh nhớ đóng cửa sổ, mưa tạt vào sẽ làm ướt nhà đấy. Canh cá lóc – món mà anh thích em để ở trong tủ lạnh. Anh về nhớ hâm lại rồi hãy ăn nhé. Gửi anh , người em yêu nhất”.

Những dòng chữ xiêu vẹo nhưng tại sao nó cứ như những viên đạn bắn vào trái tim anh, mỗi viên đều mang theo tấm chân tình xuyên thẳng vào ngực – đau nhói. Anh từ từ đi vào nhà bếp.Mỗi đồ vật ở đây đều lưu giữ dấu tay, hơi thở của cô. Anh chợt nhớ về 20 năm trước, anh làm ở công trường xây dựng dầm mưa dãi nắng. Những ngày tháng bần hàn của cuộc đời đều có cô bên cạnh. Nhớ lại bát canh cá lóc nóng hổi đã sưởi ấm trái tim anh trong những ngày mùa đông lạnh cắt da cắt thịt, nhớ lại giây phút anh đã từng hứa với lòng mình nhất định sẽ mang lại hạnh phúc suốt đời cho cô.

Anh quay người , nhanh chóng khởi động xe. Nửa tiếng sau, cuối cùng anh cũng tìm thấy cô đang đợi tàu trở về quê. Anh giận dữ nói: “ Em muốn đi đâu? Anh làm việc mệt mỏi cả ngày, về đến nhà ,đến cơm nóng cũng không có mà ăn. Em làm vợ như vậy à? Về nhà với anh ngay” Anh trông rất hung dữ và thô lỗ. Đôi mắt cô ướt nhòe, cô đứng lên, ngoan ngoãn theo sau anh đi về nhà . Giọt nước mắt xen lẫn niềm vui …… Cô không biết rằng, lúc này đi trước cô, anh đang dằn lòng cố kìm nén những giọt nước mắt…

Suốt quãng đường từ nhà đến đây, anh thực sự rất sợ, sợ không tìm thấy cô, sợ từ đây sẽ mất cô mãi mãi. Anh tự trách mình sao lại ngu ngốc đến vậy, hóa ra đánh mất cô ấy cũng giống như anh đánh gãy xương sườn của mình…Hai mươi năm đồng cam cộng khổ, hai người đã buộc chặt cuộc đời mình vào nhau, mãi mãi không thể tách rời.

Tại thời điểm sai lầm, địa điểm sai lầm, chỉ cần gặp được đúng người, tất thảy mọi thứ đều sẽ đúng!

Giàu có thực sự không phải số tiền trong thẻ ngân hàng, mà là nụ cười hạnh phúc trên khuôn mặt bạn. Tiền nhiều hay ít không quan trọng, quan trọng là tìm được một người toàn tâm toàn ý yêu thương bạn.

Trên thế giới này , hạnh phúc nhất là 3 từ “ta yêu nhau”. Hiểu được bản thân mình muốn gì, thế giới mới có thể hiểu được bạn

Một đứa trẻ mang tên là Kỳ Tích, hay sự kỳ diệu của tình mẫu tử.

Bang Uong

Một đứa trẻ mang tên là Kỳ Tích, hay sự kỳ diệu của tình mẫu tử.

Một thiếu phụ tên là Lê thị Cẩm Tú, 25 tuổi, ở Quảng ngãi, khi vừa mang thai thì mắc một chứng bệnh hiểm nghèo gọi là “co cơ tủy tiến triển” khiến cơ thể cô ngày càng teo tóp đến chỉ còn cân nặng 25kg, ba lần chết lâm sàng, toàn bộ cơ nơi cổ hầu như bị liệt, hoàn toàn không ăn uống được, tất cả việc dinh dưỡng phải truyền qua tĩnh mạch, thanh âm bị cắt đứt, phải khai phế quản để máy móc trợ thở, có lúc một ngày 3 lần co giật, 4 lần cấp cứu, nhưng khi bác sĩ khuyên cô bỏ con để giữ lấy mạng sống thì cô quyết liệt không chịu.

Cô từng ghi trong cuốn sổ tay của mình (vì không còn nói được) :”Em phải sống để con em chào đời rồi có phải chết cũng mãn nguyện!” Thế là từ đó, theo bác sĩ Phạm Ngọc Lân, GĐ BV Đa khoa Quảng ngãi, mỗi khi sinh mạng cô bị lâm nguy,” ngoài can thiệp y khoa, chúng tôi còn phải liên tục nói: ‘ Cố lên, Cẩm ơi, còn con nữa mà!’ Cảm giác như Cẩm nghe được và bản năng sống vì con đã giúp cô gái trẻ nhiều lần vượt qua cái chết . Thật sự là kỳ diệu!” Cái chết cũng không thể khuất phục được tình mẫu tử thiêng liêng, ý chí kiên cường của người mẹ trẻ quyết liệt bảo vệ cốt nhục của mình. Khi bác sĩ cho biết kết quả siêu âm con của cô nặng chưa tới 1kg, cô đã viết tin nhắn xin mẹ nấu cháo cho cô, và mặc dù các cơ nơi cổ gần như đã liệt nhưng cô vẫn ngoan cường nuốt cháo vào cơ thể, có bữa ăn đến 3 chén, để đến khi sinh thì cô cân nặng thêm được 10 kg và con nặng tới 1,9 kg. Chính vì vậy mà bố cô và cô đã quyết định đặt tên cho cháu bé là Kỳ Tích.

Thật là một kỳ tích ở một đất nước đang đứng trong hàng thứ ba thế giới về phá thai! Xin vô cùng cảm phục và ngưỡng mộ người mẹ trẻ Cẩm Tú ở Quảng ngãi. Xin những ai có ý định phá thai hãy soi gương của cô!

Rồi Cũng có lúc sẽ già đi

Rồi Cũng có lúc sẽ già đi

Bài viết rất chính xác, đọc vài lần thấm tận xương tuỷ để tu chỉnh cuộc sống của người trên 70, 80 để tìm an lạc mà không quạnh hiu, không làm khó người bên cạnh

Chúc mọi người an vui, 

Ai Rồi Cũng có lúc sẽ già đi

Giai đoạn 80 – 90 tuổi: Chuẩn bị tinh thần thật tốt

     Đến tuổi này, nỗi khổ nào bạn cũng đã từng nếm trải nên chắc hẳn chặng đường cuối cùng trong đời cũng sẽ trôi đi êm đềm. Lúc này sức khỏe của bạn không còn tốt nữa và đã phải cầu cứu tới người khác.

     Nhất định bạn phải chuẩn bị tâm lý trước. Đa số mọi người đều không tránh khỏi quan ải này. Bạn cần học cách điều chỉnh tốt tâm trạng của mình để có thể thích ứng nhanh nhất.

     Sinh, lão, bệnh, tử là chuyện thường tình trong đời người, vậy hãy cứ thản nhiên mà đối mặt với nó. Đây chính là giai đoạn cuối cùng của cuộc đời, không gì có thể khiến bạn sợ hãi cả. Chỉ cần bạn chuẩn bị tâm lý sẵn sàng, mọi chuyện rồi sẽ nhẹ nhàng qua đi mà thôi.

     Tùy thuộc vào điều kiện và sở thích, bạn có thể vào viện dưỡng lão, hoặc thuê người giúp việc chăm sóc ở nhà. Nhưng có một nguyên tắc là bạn không được dày vò con cái.

     Bạn cũng đừng nên gây áp lực tâm lý, tạo thêm nhiều gánh nặng khác cho những đứa con của mình. Những gì có thể tự mình làm được thì bạn hãy cố gắng tự làm, đừng để con cái phải bận lòng.

4 việc cần chuẩn bị trước khi già đi

     Cứ mỗi một ngày qua đi cuộc sống của ta lại bị rút ngắn thêm 24 giờ. Có người nói, về già cần phải có 3 điều tránh và 1 điều muốn:

     Tránh bị sét đánh, tránh bị cắm ống thở bình ô-xy, tránh phải phẫu thuật cắt ống khí quản. Và muốn chiếc quan tài.

     Người xưa nói: “Biết quản lý tiền bạc thì không nghèo, có kế hoạch thì không loạn, giỏi chuẩn bị thì không bận”.

     Là người cao tuổi, phải chăng chúng ta cần chuẩn bị tốt hơn? Chỉ cần chuẩn bị trước, thì sau này bạn sẽ bớt phải lo lắng hơn. Nhưng cụ thể ta cần chuẩn bị những gì?

Việc đầu tiên chính là già mà vẫn khỏe

     Ba việc đơn giản, không phải đụng đến thuốc men mà vẫn đảm bảo sống khỏe chính là: Ăn đủ chất, chú ý giữ gìn sức khỏe và phải có sự tu dưỡng…

Việc thứ hai cần chuẩn bị là một nơi ở khi về già

     Nếu ở cùng con cháu mà phải sống một cuộc sống câm nín, nhẫn nhục để dung hòa sự khác biệt giữa các thế hệ chi bằng bạn hãy ra ở riêng, một mình hưởng thụ sự thanh thản, niềm vui đơn thân tuổi già.

     Dẫu là nơi đô thành nhộn nhịp hay là vùng ngoại ô yên bình, hãy sống ở nơi bạn cảm thấy phù hợp nhất với mình. Nhưng phải nhớ là gần đó có nhà ăn mà bạn yêu thích, có một nơi thư thái để bạn dưỡng già!

Việc thứ ba là kiếm tiền dưỡng già

     Bạn đã nuôi con nên không còn tiền tiết kiệm để dưỡng già? Thực ra là cha là mẹ chúng ta cũng nên tự thân vận động, nên tự lo liệu cho mình lúc tuổi già.

     Bạn hãy tiết kiệm một khoản tiền để có thể làm những gì mình muốn, đi những nơi mình thích khi về già. Điều này cũng không có gì đáng xấu hổ cả. Ngược lại con cái chúng ta còn bớt đi một phần lo toan khi gánh nặng cơm áo gạo tiền vốn đã rất áp lực trong cuộc sống hiện đại này.

     Bạn đã nuôi con khôn lớn, dựng vợ gả chồng cho chúng, cũng đã coi như làm tròn trách nhiệm của người làm cha làm mẹ với con cái mình. Nên số tiền dưỡng già nhất định nên phải có một khoản cho mình. Khi chưa vào quan tài thì bạn cũng chưa cần phải phân chia cho ai cả.

Trước khi bạn già hãy chuẩn bị cho mình một tín ngưỡng chân chính mang lại sự bình yên trong tâm hồn của bạn.

Việc thứ tư là tìm cho mình những người bạn già

     Hãy mở rộng lòng mình, kết thêm nhiều thiện duyên hơn nữa. Đây cũng là một bí quyết hưởng thụ cuộc sống của những quý tộc đơn thân.

     Hình ảnh những đôi vợ chồng luôn yêu thương quấn quýt bên nhau từ thuở còn son tới khi đầu bạc răng long quả thực khiến rất nhiều người phải ngưỡng mộ. Nhưng nếu cuộc hôn nhân không được mỹ mãn như bạn mong muốn thì hãy mỉm cười mà chấp nhận nó. Âu cũng là cái duyên cái nợ từ đời trước, con người cũng chỉ nên vâng mệnh trời mà thôi.

     Khi tâm hồn trống trải, ta mới cảm thấy cô đơn. Nhưng nếu bạn có thể lấp đầy trái tim ấy bằng tình yêu cuộc sống, bằng sự biết ơn và quan trọng nhất là tìm cho mình một tín ngưỡng chân chính cho tâm hồn nương tựa, bạn sẽ thấy hạnh phúc tới tận giây phút cuối đời.

     Có những điều lỗi thời, không hề đúng đắn nhưng vẫn khiến nhiều người dao động, nào là “Người ở thiên đường, tiền ở ngân hàng”, “Sống một mình rất cô đơn”, “Già rồi sẽ không có người chăm sóc”… Bạn phải nhận thức rõ rằng, tiền tài chỉ là vật ngoài thân, danh lợi chỉ là hư ảo trong chốc lát, trải nghiệm cuộc sống mới là toàn bộ kiếp người.

     Nếu buộc phải trải qua những tháng ngày cuối đời một mình, hãy làm một người “độc thân vui vẻ”. Chẳng phải có câu rằng, đời người hai lần trẻ con đó sao? Khi còn thơ bé chúng ta rất ngây ngô, trong sáng, chẳng truy cầu, chẳng phiền muộn. Tới khi bạc đầu, khi đã nhìn thấu sự đời, chúng ta lại học được cách buông bỏ, ít truy cầu, ít buồn khổ. Như vậy chẳng phải ta lại hồn nhiên như một đứa trẻ hay sao?    

Cuối cùng, xin hãy nhớ kỹ! Trước khi bạn già hãy chuẩn bị cho mình một sức khỏe tốt, một khoản tiền, những ngày tháng rảnh rỗi, những người bạn tốt, một không gian dành riêng cho mình và một tín ngưỡng chân chính mang lại sự bình yên trong tâm hồn của bạn.

From: TRUONG LE gởi 

GÓC SUY GẪM……

No automatic alt text available.
Image may contain: 2 people, people smiling, people standing

Van H Pham

GÓC SUY GẪM……

“Nếu các con tôi giỏi hơn tôi thì chẳng cần phải để nhiều tiền cho chúng. Nếu chúng kém cỏi thì có nhiều tiền cũng chỉ có hại cho chúng mà thôi”!!!

***********

GIÁO DỤC: – Ý thức tự chịu trách nhiệm về bản thân mình và năng lực để tự chịu trách nhiệm.

Có hai thứ cha mẹ cần trang bị cho con cái, và chỉ hai thứ đó là đủ

Tỉ phú Hong Kong Yu Pang-Lin vừa qua đời ở tuổi 93, để lại di chúc hiến toàn bộ tài sản trị giá khoảng 2 tỉ USD cho hoạt động từ thiện.

“Nếu các con tôi giỏi hơn tôi thì chẳng cần phải để nhiều tiền cho chúng. Nếu chúng kém cỏi thì có nhiều tiền cũng chỉ có hại cho chúng mà thôi” – ông Yu Pang-Lin khẳng định.

Yu Pang-Lin không phải là người đầu tiên trên thế giới “keo kiệt” với con nhưng lại hào phóng với xã hội. Người giàu nhất thế giới – Bill Gates – từng tuyên bố sẽ chỉ để lại cho con 0,05% tổng tài sản kếch xù của mình. Báo chí hỏi tại sao lại như vậy, ông trả lời đại ý: Con tôi là con người, mà đã là con người thì phải tự kiếm sống, không chỉ kiếm sống để phục vụ chính bản thân mình mà còn phải góp phần thúc đẩy xã hội. Đã là con người thì phải lao động. Tại sao tôi phải cho con tiền?

Nhưng cũng có những người con sẵn sàng từ chối thứ mà “đời bố hi sinh” để “củng cố” cho mình. Stephen Covey – người từng được tạp chí Time bầu chọn là 1 trong 25 nhân vật ảnh hưởng nhất thế giới, tác giả cuốn sách nổi tiếng 7 thói quen để thành đạt – viết di chúc để lại tiền cho con và ra đi năm 2012. Cả chín người con không ai nhận tiền. Họ lý giải rất giản dị rằng họ là những người bình thường và hoàn toàn có thể tự lao động, tự kiếm sống được.

Tương tự, tỉ phú Warren Buffett viết di chúc chỉ để lại 10% tài sản của mình cho con, còn lại là làm từ thiện. Tuy nhiên, ba người con, dù không phải quá giàu có, cũng từ chối và dành luôn số tiền đó cho từ thiện.

Những người cha kiên quyết không để lại tiền cho con hoặc những người con quyết liệt không nhận tài sản thừa kế chắc chắn không phải là những người không coi trọng đồng tiền, vì hơn ai hết họ đã phải đổ mồ hôi, công sức và trí tuệ cả đời để tạo dựng nên sản nghiệp. Tuy nhiên, họ cũng hiểu có một thứ còn quý giá hơn tiền, quan trọng hơn tiền, đó chính là trách nhiệm, mà trước hết là trách nhiệm với chính mình (tự mình phải chịu trách nhiệm về mình), rồi trách nhiệm với gia đình, cộng đồng, xã hội… Họ cũng ý thức được một cách sâu sắc ẩn họa của việc xài những đồng tiền không do chính mình làm ra.

Có người nói rằng có hai thứ mà cha mẹ cần trang bị cho con cái và chỉ hai thứ đó là đủ, còn không, nếu có để lại cho con thứ gì đi nữa mà thiếu hai thứ đó thì coi như chưa cho con gì cả. Hai thứ đó là: ý thức tự chịu trách nhiệm về bản thân mình và năng lực để tự chịu trách nhiệm.

Một con người biết trách nhiệm và có năng lực để thực hiện điều đó khi đi học sẽ học thực, học vì mình (và do đó sẽ khó có kiểu học đối phó; mua điểm, mua bằng; học vì cha, vì mẹ); khi đi làm sẽ làm hết mình, tự giác và luôn hướng tới hiệu quả cao nhất (và do đó sẽ không có kiểu làm “giả cầy”, thụ động; làm gian, làm dối như một vài trường hợp mà không khó cũng có thể nhận diện được ở nhiều cơ quan, công sở)…

Không để lại tiền cho con nhưng để lại cho con ý thức trách nhiệm và trang bị cho con năng lực để tự chịu trách nhiệm thông qua giáo dục làm người, giáo dục làm việc, ấy là đã để lại một sản nghiệp đồ sộ cho con rồi.