PHỤ NỮ NGU NGỐC VÀ PHỤ NỮ THÔNG MINH

PHỤ NỮ NGU NGỐC VÀ PHỤ NỮ THÔNG MINH

  1. Phụ nữ ngu ngốc chăm chăm vào khuyết điểm của đàn ông.
    Phụ nữ thông minh tán thưởng ưu điểm của đàn ông.
  2. Phụ nữ ngu ngốc cãi nhau với đàn ông mọi lúc mọi nơi, khiến cho đàn ông mất mặt.
    Phụ nữ thông minh giữ thể diện cho đàn ông trước mặt người ngoài.
  3. Phụ nữ ngu ngốc không ngừng bới móc quá khứ.
    Phụ nữ thông minh cùng đàn ông tạo dựng tương lai.

4.Phụ nữ ngu ngốc hạ thấp đàn ông. Cô ta quên rằng hạ thấp đàn ông cũng chính là hạ thấp bản thân.
Phụ nữ thông minh tán thưởng đàn ông. Cô ta hiểu rằng tán thưởng đàn ông cũng chính là tán thưởng bản thân.

  1. Phụ nữ ngu ngốc tự cho mình nhìn thấy bản chất đàn ông.
    Phụ nữ thông minh sẵn lòng thông cảm tha thứ cho đàn ông.
  2. Phụ nữ ngu ngốc sẽ nói: “Anh cút đi”!
    Phụ nữ thông minh sẽ nói: “Anh không được phép rời bỏ em”!
  3. Phụ nữ ngu ngốc xem đàn ông như cung tên, kéo càng căng, mũi tên bay càng xa.
    Phụ nữ thông minh xem đàn ông như cánh diều, thong thả giữ lấy dây diều trong tay.
  4. Phụ nữ ngu ngốc quá đề cao cái tôi của mình.
    Phụ nữ thông minh khôn khéo gửi gắm và dựa dẫm.
  5. Phụ nữ ngu ngốc không rời đàn ông nửa bước.
    Phụ nữ thông minh hiểu được lúc gần lúc xa.
  6. Phụ nữ ngu ngốc chỉ biết giặt giũ nấu ăn, nhưng quên mất làm đẹp bản thân.
    Phụ nữ thông minh cũng biết giặt giũ nấu ăn, nhưng không quên làm đẹp bản thân.
  7. Phụ nữ ngu ngốc mang đến cho đàn ông áp lực và kìm nén.
    Phụ nữ thông minh đem đến cho đàn ông động lực và hứng thú.
  8. Phụ nữ ngu ngốc khiến đàn ông thất bại trong những giọt nước mắt của cô ta.
    Phụ nữ thông minh khiến đàn ông thành công trong nụ cười rạng rỡ của cô ta.
  9. Phụ nữ ngu ngốc đả kích đàn ông.
    Phụ nữ thông minh cổ vũ đàn ông.
  10. Phụ nữ ngu ngốc là luôn thể hiện mình thông minh trước đàn ông.
    Phụ nữ thông minh nhiều khi biết giấu đi sự thông minh trước đàn ông.
  11. Phụ nữ ngu ngốc đọc xong và bĩu môi.
    Phụ nữ thông minh đọc xong mỉm cười và like.                                                     Minh Hà                                                                                                                          From Truong Le

Xin quý nương nhường 1 bước!

Xin quý nương nhường 1 bước!

 

Tác giả Laura Doyle. (Hình:lauradoyle.org)

Muốn bảo vệ hạnh phúc trong hôn nhân, xin quý bà hãy nhường lui một bước!

The Surrendered Wife (Người Vợ Hàng Phục) của tác giả Laura Doyle là một cuốn sách bestseller bán chạy nhất. Ngay chỉ trong tháng đầu tiên, số bán đã đạt con số 100,000 bản. Đây là một quyển sách độc đáo bàn về cách bảo vệ hạnh phúc trong cuộc sống vợ chồng.

Với tác phẩm The Surrendered Wife, hơn 150,000 phụ nữ tin rằng họ không những cứu vãn được mối quan hệ vợ chồng, mà cá nhân họ còn được trân trọng và ngưỡng mộ suốt đời. Báo chí và các đài truyền hình quan trọng Hoa Kỳ đều hết lời ca tụng tác phẩm của Laura Doyle.

Laura Doyle là một tác giả có sách bán chạy nhất của New York Times. Sách của bà đã được dịch ra 28 thứ tiếng ở 27 quốc gia. Tác giả là người đã sáng lập ra “Laura Doyle Connect,” một công ty huấn luyện quốc tế, huấn luyện cho phụ nữ những khả năng hầu đưa đến những mối quan hệ dịu dàng, say đắm.

Bà Laura Doyle đã xuất hiện CBS News, Dateline NBC, The Today Show, Good Morning America và The View. Bà đã có bài in trên The Huffington Post, Tạp chí Phố Wall, Thời Báo New York, Thời Báo Los Angeles, The Washington Post, The London Telegraph và là cây bút thường xuyên của The Huffington Post. Laura Doyle hiện sống ở New Port Beach, California, có cuộc hôn nhân dài 26 năm với chồng là John Doyle.

Nguyên nhân ra đời của tác phẩm “Người Vợ Hàng Phục”

Bà Laura Doyle thú nhận là từ khi lấy chồng lúc 22 tuổi, bà đã có thói quen thường xuyên kiểm soát chồng một cách gắt gao, không ngớt ra lệnh, chỉ trích, gắt gỏng, nói xỏ xiên, bới móc những chuyện nhỏ nhặt của chồng, hạ nhục ông chồng về bất cứ sự sơ suất nào, xem chồng như một đứa trẻ, nếu ông ta làm không đúng như ý bà.

Vì vậy, càng ngày giữa hai người càng có khuynh hướng xa cách. Vợ chồng không còn những mối tương quan đằm thắm thuở ban đầu, họ mất dần đi sự đồng cảm, tình yêu giữa vợ chồng càng ngày càng phai nhạt. Mới 4 năm, từ một đôi vợ chồng hạnh phúc, cả hai bên hầu như đều chán nhau và chuyện ly dị chắc chắn sẽ đến với họ một ngày không xa.

Thay vì dễ dàng ra tòa để xé tờ hôn thú, Laura Doyle bỗng quyết tâm thay đổi lại cách sống, hy vọng làm mọi cách để cứu vãn hạnh phúc gia đình mình. Bà theo những khóa tâm lý trị liệu, học hỏi qua sách vở, đi tìm nguyên nhân sự đỗ vỡ, xa cách. Bà tiếp xúc với những cặp vợ chồng thật sự gắn bó yêu thương nhau và đang có cuộc sống hạnh phúc để học hỏi cách đối xử, ngôn ngữ và tình yêu, kinh nghiệm từ nơi họ. Bà ghi nhớ và học hỏi kinh nghiệm, những gì có thể hàn gắn sự đổ vỡ của vợ chồng bà. Cuối cùng, là Laura Doyle đã cứu vãn được hạnh phúc của mình.

Bà muốn đem những kinh nghiệm và bài học hôn nhân của mình, việc sửa đổi lối sống của mình, viết thành sách để giúp bạn bè của mình, những người đã trải qua hoàn cảnh của mình không tìm ra lối thoát.

Xích lại gần nhau và bỏ bớt cái tôi của mình

Phải chăng tăng trưởng theo nữ quyền trong xã hội, người phụ nữ trong gia đình càng ngày càng lấn lướt, khống chế, kiểm soát chồng trên mọi phương diện.

Bà Laura Doyle đã quyết định chấm dứt giai đoạn “gà mái đá gà cồ,” bỏ thời hoạnh họe, thống trị, coi chồng như tôi tớ, hiếp đáp, xỏ mũi chồng như trước?

Laura Doyle đề cao sự quay trở về nguồn với những giá trị đạo đức ngày xưa trong đời sống lứa đôi. Chồng là người chỉ huy và vợ là người tuân hành, kiểu “phu xướng, phụ tùy của Đông phương.

Từ bỏ vai trò một người phụ nữ trí thức, cấp tiến, thích chỉ huy, ra lệnh, kiểm soát, thống trị, coi thường và sai khiến chồng thẳng tay, “xem chồng như tấm thảm chùi chân- doormat” ngoài ngạch cửa, nay thì Laura Doyle đã tự nhìn nhận trở thành một người biết ăn năn hối cải, trở thành một người vợ hiền lành, nhu mì. Bà hồi tâm và đã thấy tránh vợ chồng đi đến chỗ đổ vỡ hạnh phúc gia đình, chỉ có một cách duy nhất là mình, chính mình, cần phải thay đổi cách cư xử với chồng, mềm mỏng, lắng nghe, bỏ quyền chỉ huy và trở thành một người vợ yếu đuối, cần che chở, được chồng quý mến.

Từ đó, cả hai người đều cảm thấy hạnh phúc bên nhau. Chồng bà, sau một thời gian, trở nên vui vẻ tự tin trở lại, và bắt đầu quan tâm đến trách nhiệm gia đình, thương yêu, trân trọng bà hơn. Riêng bà cũng thấy lòng thấy thanh thản, hạnh phúc hơn xưa. Được như vậy, chính nhờ bà đã biết thay đổi cách suy nghĩ, thái độ và biết cách ứng xử tốt đẹp với chồng.

Theo sự suy nghĩ của Laura Doyle, bà đã ngộ ra chân lý: phải tự mình thay đổi chính bản thân mình chớ đừng mong đợi hay bắt buộc sự thay đổi ở người khác.

Bà tự xem mình là một người vợ biết hàng phục và quyết định chia xẻ những kinh nghiệm này cho tất cả chị em phụ nữ đang mấp mé bên vực thẳm ly dị, đổ vỡ của gia đình, qua tác phẩm “The Surrendered Wife.”

Người phụ nữ lội ngược dòng

Trong thời đại nữ quyền đang được đề cao, người phụ nữ đã ra khỏi cánh cửa gia đình, bước vào xã hội, đang giữ các chức vụ lãnh đạo đất nước như Tổng thống, Thủ Tướng… ở trong gia đình thì chưa biết ai thuần phục ai, ý tưởng của Laura Doyle hình như quá ngược dòng và quá mới lạ đã làm nhiều người bàng hoàng và sửng sốt, chưa nói đến thái độ tức giận của giới phụ nữ cánh “Nữ Quyền” thì đả kích và chống đối hết lời “The Surrendered Wife.”

Tác giả đã đi khắp nước Mỹ để tổ chức những nhóm học tập workshop, seminar, những buổi hội thảo, quảng bá những ý kiến mới, lập ra những hội đoàn các người vợ hàng phục để trao đổi kinh nghiệm và học hỏi lẫn nhau về cách bảo vệ hạnh phúc gia đình.

Bà Laura đã đưa ra thái độ “hàng phục” cần thiết cho những người vợ, nhưng không biết liệu quý bà có chịu cho không?

– Biết kính trọng chồng.

– Ngoan ngoãn vâng lời chồng bất cứ việc gì từ nhỏ đến việc lớn.

– Không bao giờ ngắt lời, hay gắt gỏng với chồng.

– Không tìm cách hạ thấp phẩm giá của chồng bằng cách kiểm soát, ăn hiếp, xài xể, cằn nhằn, nặng lời với chồng.

– Không còn tìm cách kiểm soát chồng (nhiều bà lục cả ví tiền, thư tín, kiểm soát chi thu của chồng, ghi số milleage xe hơi của chồng.)

– Đối xử với chồng như một người trưởng thành, không xem ông như là một đứa trẻ con.

– Để cho chồng mình được tự do lựa chọn quần áo, cà vạt, giày dép.. theo ý ông, cũng không ép buộc chồng phải ăn uống như ý mình muốn.

– Đừng đóng vai trò tài xế phụ băng sau (backseat driver) để chỉ trích, chê bai, phê phán cách lái xe của chồng.

– Phải tin tưởng chồng về bất cứ chuyện gì, từ vụ sex đến việc quản lý tài chánh gia đình.

– Hãy chiều chồng, cả nể khi cần cho chồng vui lòng.

Trong các cuộc mạn đàm, hội thảo trên truyền hình, phát thanh, tác giả “The Surrendered Wife” khuyên những người vợ:

– Dành nhiều thời gian để vợ chồng vui sống, ngưng tranh chấp, cãi cọ, gây lộn, cằn nhằn, về ba cái vụ tiền bạc.

– Nên dịu dàng bày tỏ những điều mình mong muốn với chồng.

– Tạo ra những cơ hội tiếp xúc lãng mạn với chồng.

– Đừng ôm hết mọi việc vào mình, chia sẻ với chồng nhiệm vụ dạy dỗ con cái.

– Tái lập và vun bồi lại không khí êm đềm trong gia đình.

– Hãy si tình chồng và trở lại như những “ngày xưa thân ái.”

Đang ở vị thế Bà La Sát, quay chồng mòng mòng như quay dế, mà bỗng nhiên được khuyến cáo hãy quy phục để làm một người vợ hiền lành, dịu dàng, chiều chồng, ai mà chịu được? Như vậy là chịu lép vế, thua sút, làm tôi mọi đàn ông hay sao?

Nhà thơ Anh Quốc Alfred Tennyson (1809-1892) đã đưa ra quan điểm về vai trò của phụ nữ:

“Đàn ông chỉ huy, đàn bà vâng lệnh. Tất cả những điều khác đều là lầm lẫn! ( Man to command, and woman to obey. All else confusion!)

Ngày xưa ông bà ta cũng đã khuyến cáo: “Chồng giận thì vợ làm lành! Miệng cười chúm chím, thưa anh giận gì?”

Thôi xin quý nương hãy xuống ngựa quy hàng đi, gia đình được trong ấm ngoài êm thì loài người cũng mang ơn quý nương, được bình an dưới thế! (Huy Phương)

Hôn nhân không phải là giấc mơ, không phải ác mộng, mà là trường tu dưỡng bản thân

Hôn nhân không phải là giấc mơ, không phải ác mộng, mà là trường tu dưỡng bản thân

Khi bước vào hôn nhân, là phụ nữ ai cũng mong có được một mái ấm gia đình trọn vẹn nhất. Đặc biệt sau giai đoạn đầu của hôn nhân khi tình mới duyên say, thời gian còn lại thì vai trò của người phụ nữ là vô cùng quan trọng.

Có rất nhiều chị em phụ nữ sau một thời gian lập gia đình đều cảm khái thốt lên rằng: “Đàn ông trước và sau khi kết hôn quả là hai con người khác biệt, trước khi cưới thì cưng chiều hết mực, bảo sao cũng nghe, đôi khi muốn gì được đó. Còn sau hôn nhân thì hoàn toàn trái ngược”.

Hôn nhân là hai đường thẳng song hành, vợ chồng là đôi bạn cùng tiến, cùng nhau nỗ lực, cùng nhau trưởng thành. Đặc biệt là phụ nữ, muốn người đàn ông của mình yêu thương cả đời lại càng phải cố gắng nhiều hơn nữa, phải có bí quyết của riêng mình…

Đối với phụ nữ thì hôn nhân là chuyện cả đời. Vậy nên muốn có được một cuộc sống hôn nhân trọn vẹn, trước tiên phải học được cách làm người có hàm dưỡng.

Dưới đây là 4 câu nói có thể giúp phụ nữ thọ ích một đời.

Đàn ông và hôn nhân không phải là chỗ dựa bền vững nhưng lại là nơi nương tựa cuối cùng

Hôn nhân là mái ấm gia đình, là nơi cuối cùng để ta nương tựa, đó là điều không còn nghi ngờ gì nữa. Tuy nhiên, đàn ông và hôn nhân lại không phải là chỗ dựa vững vàng nhất. Có câu: “Dựa vào núi, núi đổ, dựa vào người, người chạy, chỉ có dựa vào chính mình mới đáng tin”.

Cuộc sống hiện đại, xã hội phức tạp, lòng người đa đoan, là phụ nữ muốn sống hạnh phúc thì không chỉ biết tề gia nội trợ, chăm con chiều chồng mà cần còn phải trang bị cho mình đầy đủ kiến thức về trong ngoài xã hội. Có được kiến thức xã hội, không chỉ giúp người phụ nữ bầu bạn được với chồng, thậm chí là tham gia tư vấn cho chồng mà còn giúp bản thân vững vàng trong xã hội.

Thường xuyên trau dồi kỹ năng sống, kiến thức xã hội, đặc biệt là tu dưỡng tính cách, nhân phẩm của bản thân để mình trở thành người có hàm dưỡng, đây chính là bí quyết giúp phụ nữ hạnh phúc.

Thường xuyên trau dồi kỹ năng sống, đặc biệt là tu dưỡng tính cách, nhân phẩm của bản thân… đây chính là bí quyết giúp phụ nữ hạnh phúc.

Lời hứa của đàn ông có thể nghe, nhưng không thể ỷ lại

Cổ nhân có câu: “Phụ nữ yêu bằng tai, đàn ông yêu bằng mắt”, trong đó lời nói của đàn ông thì thường như mật rót vào tai, luôn là điều khiến phụ nữ say đắm đến quên cả bản thân mình.

Tuy nhiên lời nói có hay, lời hứa dẫu có chân tình thì chị em phụ nữ cũng nên ghi nhớ rằng: vạn vật trên đời đều có thể đổi thay trong giây lát, chuyện gì cũng có thể xảy ra, không thể hoàn toàn ỷ lại, nếu không sẽ có lúc khiến cho bản thân phải chịu khổ. Đôi khi con người ta không phải không muốn giữ lời hứa, mà năm tháng khiến cho người ta thay đổi.

Phụ nữ thông minh thì cần hiểu người đàn ông của mình, hiểu được bản thân, dẫu sao cũng cần dựa vào chính mình mà chu toàn cuộc sống. Phụ nữ thông minh nên là người có thể biến cái không thể thành cái có thể, khiến bản thân thành động lực sống của đàn ông, là nguồn cảm hứng làm việc thực hiện ước mơ của chồng mình.

Tình yêu của đàn ông là khởi nguồn hạnh phúc của phụ nữ

Là phụ nữ thì ai cũng muốn người đàn ông của mình ngày càng yêu mình hơn. Khi hai người bước vào hôn nhân cũng giống như tìm bạn nhóm lửa. Lửa muốn cháy to thì cần sự cố gắng của cả hai, kẻ che gió, người kiếm củi, có như vậy thì mới được lâu bền.

Tình yêu của người đàn ông luôn là khởi nguồn hạnh phúc của phụ nữ. Tuy nhiên không phải chị em nào khi mới lấy chồng cũng có được cuộc sống như mong muốn. Phật gia có câu: “Muốn được phải mất”. Là phụ nữ điều đầu tiên cần học không phải là kiến thức xã hội, học vấn cao thâm mà là sự nhẫn nhịn. Muốn gia đình êm ấm thì sự nhẫn nhịn là yếu tố đầu tiên cũng như cuối cùng quyết định.

Gian nan thử thách lòng người, 
Muốn chồng yêu quý phải người nết na. 
Một là em học thứ tha, 
Hai là em học ấy là bao dung.
Bao dung cộng với nhẫn nhường, 
Dẫu chồng tài giỏi cũng thương muôn phần.

Muốn gia đình êm ấm thì sự nhẫn nhịn là yếu tố đầu tiên cũng như cuối cùng quyết định.

Bất luận cuộc sống có bề bộn bao nhiêu cũng không được quên chăm sóc bản thân

‘Gái yêu tai, trai yêu mắt’, đàn ông thường bị vẻ đẹp bề ngoài của phụ nữ làm cho say đắm trước khi bị trái tim người phụ nữ chinh phục. Xưa nay người ta thường nói ‘hôn nhân là nấm mồ của tình yêu’, điều này không hẳn đã đúng, nguyên nhân chủ yếu lại là đến tự thân mình. Có những cặp vợ chồng bên nhau trăm năm mà vẫn cứ như thuở đầu mới tìm hiểu.

Nhiều người khi ra ngoài thì ăn mặc chỉn chu đỏm dáng, má phấn môi son, còn ở nhà thì lại qua loa, đôi khi nhếch nhác khó coi. Hay như khi nói chuyện với người ngoài thì cung kính lễ nghĩa, còn với vợ chồng con cái thì lại cẩu thả buông từ. Đây quả là thiếu sót mà phần lớn nhiều người đều phạm phải. Cổ nhân có câu ‘vợ chồng tương kính như tân’, vợ chồng đối nhau như khách, dù có ăn ở cùng nhau con đàn cháu đống nhưng đối xử với nhau vẫn như khách quý thăm nhà, luôn dùng lễ mà đối đãi.

Là phụ nữ thì không chỉ đoan trang khi ra ngoài mà ngay cả khi ở nhà cũng cần học cách chăm chút bản thân, dẫu không quần là áo lượt thì cũng nên gọn gàng dễ coi, yêu quý chăm sóc diện mạo của chính mình. Không chỉ vậy mà lời ăn tiếng nói cũng cần dùng lễ mà đối đãi. Có như vậy mới nhận được sự tôn trọng của người khác, sự thương yêu ngày càng nhiều từ chồng.

Yêu thương bản thân cũng chính là yêu thương gia đình và người đàn ông của mình. Nhưng nếu như một người ngay cả bản thân mình còn không thể yêu thì sao có thể yêu thương người khác đây?

Vậy nên, phụ nữ thân mến, trong khi yêu thương, chăm sóc gia đình, chồng con thì cũng nên yêu thương và trân quý chính bản thân mình.

Minh Vũ

Image may contain: 1 person, sitting, outdoor and nature
Image may contain: one or more people, closeup and indoor

Hạnh phúc gia đình nhân phiên tòa chủ cà phê Trung Nguyên

Hạnh phúc gia đình nhân phiên tòa chủ cà phê Trung Nguyên

Dong Ten Viet Nam

Mấy ngày nay báo chí liên tục đưa tin về một phiên tòa liên quan đến gia đình “vua” cà phê Trung Nguyên. Nơi đó, người ta thấy bà Lê Hoàng Diệp Thảo hay ông Đặng Lê Nguyên Vũ đều có tình, có lý của riêng mình. Tuy nhiên, một thực tế có thể thấy là hạnh phúc gia đình của hai người đang gặp khủng hoảng. Ly hôn là điều họ đang phải đương đầu. Có nhiều lý do dẫn đến chuyện đau lòng này (chỉ có người trong cuộc mới biết rõ)! Không phải nghèo khó mới khiến gia đình lục đục, nhưng “người giàu cũng khóc” là điều người ta thấy trong phiên tòa này.

Có lẽ nhiều người cũng ước mong hai người có thể hàn gắn, hoặc ít là không dẫn đến chuyện ly hôn. Câu chuyện đau lòng này khiến tôi nghĩ đến các đôi vợ chồng. Đâu là bí quyết giữ được hạnh phúc gia đình? Chắc hẳn khi nên nghĩa vợ chồng, ai cũng có kinh nghiệm để làm sao cho gia đình mình được hạnh phúc. Thuận vợ thuận, thuận chồng không phải lúc nào cũng có được. Vậy khi sóng gió ùa vào con thuyền gia đình, đâu là điều để người ta bám víu? Là gia đình Công giáo, hẳn nhiều người đồng ý rằng cầu nguyện là một trong những bí quyết để gìn giữ hạnh phúc ấy. Chúa Giêsu chỉ cho ta bí quyết: “Hãy đến với Ta, hỡi tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, Ta sẽ cho nghỉ ngơi, bồi dưỡng” (Mt11, 28).

Tôi có dịp nghe nhiều gia đình (nghèo có, giàu có) kể về tình cảnh của họ. Mỗi khi cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt, họ chạy đến với Thiên Chúa để tâm sự với Người. Tức giận không hẳn vụt mất khi họ cầu nguyện, nhưng chính trong bầu khí thinh lặng và đối diện với Thiên Chúa, họ bình tĩnh để thấy đâu là điều cần thiết nên làm. Trong bầu khí đó, họ có thể tìm lại được tình nghĩa vợ chồng, thấy được điều sai, lẽ phải để biết trò chuyện với nhau. Kết quả là sau bao nhiêu lần khó khăn ấy, là bấy nhiêu lần họ cầu xin Chúa giúp cho họ có sức mạnh, để chấp nhận và làm hòa với nhau. Thế nhưng, chẳng phải ai cũng làm được như họ! Cầu nguyện là điều xa lạ với nhiều người.

Phải thừa nhận rằng đời sống gia đình trong thời đại hôm nay luôn có quá nhiều thách đố. Phải chăng trước thực tế ấy, Giáo Hội Việt Nam dành cả một năm để “đồng hành với các gia đình gặp khó khăn”. Những lộc thánh năm 2019 cũng nhắc nhớ ta điều ấy: Cầu nguyện cho đời sống gia đình. Khó khăn không chỉ trong đời sống kinh tế, làm ăn vất vả; nhưng trên hết, gia đình gặp khó khăn chính trong mối tương quan giữa vợ chồng, cha mẹ và con cái. Do đó, thật quan trọng biết bao để mỗi cặp vợ chồng biết cách, hoặc ưa thích cầu nguyện với Thiên Chúa. Không phải những lúc gặp thử thách hay mâu thuẫn mới cầu nguyện, nhưng chính khi hạnh phúc, cầu nguyện giúp họ càng gia tăng hạnh phúc hơn.

Vậy cầu nguyện bằng cách nào? Có người chia sẻ với tôi rằng: “Lúc buồn chị vào nhà thờ, ngồi đó và nhìn lên Chúa Giêsu, kể cho Chúa những chuyện đang xảy ra trong gia đình mình và xin Chúa giúp.” Hoặc, “Gia đình anh chị dù bận bao nhiêu cũng cố gắng cùng nhau tham dự thánh lễ ngày Chúa nhật.” Nói chung, họ biết cách sống với nhau trong bầu không khí thánh thiện, chan hòa. Từ đó, không chỉ mỗi thành viên có tương quan với Thiên Chúa, mà chính trong gia đình, họ cảm thấy hạnh phúc sống cùng nhau.

Đừng quên, tôn giáo nào cũng cho thấy cầu nguyện (hoặc tĩnh tâm) đều giúp cho con người (nói riêng), và đời sống gia đình được hạnh phúc hơn. Đó là bí quyết dường như quá khó trong thời đại hôm nay. Tôi biết nhiều vợ chồng công giáo quá để tâm đến chuyện làm ăn kinh tế mà quên lãng chuyện đạo nghĩa. Họ không quen trò chuyện với Thiên Chúa. Họ ít dành thời giờ cho nhau. Đó là một mối nguy cho hạnh phúc gia đình! Ngược lại, thật quý biết bao khi nhiều gia đình trẻ lấy Thiên Chúa là một trong những bận tâm chính trong đời sống của họ. Kết quả là khi sóng gió xảy đến, họ được Thiên Chúa trợ giúp, và cùng nhau vượt qua. Thế là mối tình của họ bền chặt hơn theo tháng năm.

Khi đọc những nhận xét về phiên tòa ly hôn trên kia, ta thấy nhiều người lấy làm tiếc vì sự đổ vỡ của hai doanh nhân thành đạt. Họ nhắc đến những năm tháng hạnh phúc cùng nhau. Tiếc là giờ đây, tiền bạc cũng chẳng mua được hạnh phúc vợ chồng. Dĩ nhiên, ly dị nào cũng khiến hạnh phúc gia đình đổ vỡ. Hơn nữa, con cái chẳng hạnh phúc gì khi thấy ba mẹ cách xa. Thấy chuyện người ta để nhắc nhớ chuyện mình: chuyện về hạnh phúc của mỗi vợ chồng. Theo dõi phiên tòa ấy cũng là dịp để người vợ, người chồng trong mỗi gia đình thêm yêu thương nhau hơn. Mỗi người mở lòng để hiểu nhau nhiều hơn. Là vợ chồng công giáo, họ còn có Thiên Chúa là Tình Yêu giúp tình yêu của họ thêm mặn nồng hơn. Để được như thế, họ cần cầu xin Thiên Chúa đến trong gia đình họ. Khi vui cũng như lúc buồn, Thiên Chúa biết cách để tạo cho từng gia đình có được hạnh phúc bình an.

Ước gì mỗi gia đình luôn cầu nguyện với Thiên Chúa. Đó là bí quyết để cùng nhau bồi đắp cuộc sống vợ chồng. Xin can đảm để Thiên Chúa thánh hóa đời lứa đôi, làm cho người vợ, người chồng mỗi ngày hiểu nhau hơn, yêu nhau hơn và sống hạnh phúc với nhau hơn. “Nguyện xin Giêsu thương mến, cho duyên tình mãi nở hoa. Nguyện xin Giêsu đến trong nhà, cho đời hòa tiếng ca.” Đó chẳng phải là lời cầu nguyện tuyệt vời của vợ chồng khi lãnh nhận bí tích hôn phối đó sao?

Giuse Phạm Đình Ngọc SJ

Sống để mà Yêu!

Sống để mà Yêu!

Có khoảnh khắc nào trong cuộc đời mà chúng ta dừng lại và tự hỏi mình rằng: “Ta sống để làm gì?”. Bao nhiêu năm trời bôn ba, xuôi ngược, chạy đua với thời cuộc, lo toan từng miếng cơm manh áo, để rồi giờ đây nhìn lại, ta được gì? Nhà cao, chức trọng? Tiền tài, danh vọng? Đó là những ai nhiều phước đức. Thất bại, bẽ bàng, chia ly, tan vỡ? Buồn nhiều cho những số phận hẩm hiu…

Có khoảnh khắc nào trong cuộc đời, mà chúng ta dừng lại và tự hỏi mình rằng: “Ta yêu để làm gì?”. Bao nhiêu năm trời lao đao lận đận, chạy đuổi theo tiếng gọi của trái tim, để rồi giờ đây nhìn lại, ta được gì? Vợ đẹp, con ngoan? Mái nhà đầm ấm? Đó là những ai nhiều phước đức. Nửa đêm thức giấc, nhìn quanh một mình? Buồn nhiều cho duyên kiếp đìu hiu…

Cuộc đời này có mấy ai dám bảo rằng, tôi sống mà chưa từng bao giờ yêu? Con mới chào đời, Mẹ đã yêu con. Khi bắt đầu cất tiếng khóc, con yêu bầu sữa Mẹ. Ba yêu tiếng bi bô khi con tập nói. Bà yêu đôi chân chập chững lúc cháu tập đi. Cu Tèo yêu chiếc diều giấy mỗi chiều lộng gió. Bé Tí yêu cô búp bê bằng gỗ chẳng muốn rời.

Trưởng thành hơn, tuổi trẻ thường yêu tiền, yêu sự nghiệp, yêu công danh, yêu vật chất. Chữ Yêu của tuổi trẻ gần như đồng nghĩa với yêu đời, bởi vì cuộc sống ở lứa tuổi này, đa số thường rất dễ yêu. Có thất bại, chán nản đi nữa, thanh niên thường cho rằng, mình còn nhiều thời gian để làm lại, và vì thế cuộc đời nào mất cái vẻ đáng yêu?

Bước vào tuổi trung niên, con người thường bắt đầu nhận ra được chân lý cuộc đời, qua mái tóc lắc rắc muối tiêu, khi đã trải qua bao nhiêu thăng trầm, với đủ vị đời ngọt bùi cay đắng. Có khóc, có cười, có đau, có sướng. Thế nhưng con người vẫn tiếp tục sống để mà yêu, yêu nửa đoạn đường đời vẫn còn trước mặt.

Qua tuổi xế chiều, người già vẫn yêu. Yêu kỷ niệm, yêu nét dễ thương của “ngày xưa hoàng thị”. Có người yêu quá khứ huy hoàng; có kẻ yêu mối tình xưa chưa một lần dám tỏ. Và cũng chính vì chữ yêu, mà người ta bám lấy cuộc sống, vì dầu gì, người già cũng vẫn có trái tim…

Không phải ai cũng may mắn trong cuộc sống tình yêu. Đâu phải dễ dàng cứ lớn lên rồi gặp người mình yêu; lại có phước được chung sống với người yêu mình; và lại còn có duyên bên nhau tới ngày răng long đầu bạc…

Con người cần tình yêu để mà sống, nhưng con người không có tình yêu vẫn phải sống. Ta sống vì đã mang thân xác con người. Ta sống vì bổn phận với người thân. Ta sống vì con người sinh ra, sinh mạng là quý báu. Cho nên ta sống để mà yêu, và ta yêu để có được niềm vui trong cuộc sống.

Bao nhiêu năm qua, nhiều người đã cố gắng đi tìm định nghĩa chung của hai chữ tình yêu. Nhưng hỡi ôi….

Làm sao cắt nghĩa được tình yêu?
Có nghĩa gì đâu một buổi chiều
Nó chiếm hồn ta bằng nắng nhạt
Bằng mây nhè nhẹ, gió hiu hiu…

Thế thì làm sao mới đúng nghĩa là Tình Yêu?

Có người nói: “Tình yêu chẳng có gì là khó hiểu”. Như khi đói được ăn thì thấy sướng; như lúc khát được uống thật là vui. Yêu là lâng lâng, là một cảm giác tuyệt vời mà ai yêu thời khắc biết…

Có kẻ bảo: “Tình yêu chẳng làm sao hiểu nổi”. Yêu ai yêu cả đường đi. Yêu làm con người ta mù quáng. Yêu thì trái ấu cũng tròn. Yêu khiến người thông minh cũng thành kẻ ngu si…

Tình yêu ngay chính nó cũng đã có rất nhiều mâu thuẫn. Ta yêu nhưng ta lại không biết làm sao yêu cho đúng với sự mong chờ ở nơi người ta yêu. Và cả chính người yêu ta, cũng không biết yêu ta đúng như ý mà ta mong muốn được yêu. Người ta hay nói con người có duyên lắm mới gặp được nhau. Và có phước lắm hai kẻ yêu nhau mới được sống đời mãi mãi. Còn bằng không, thì dẫu có muốn yêu cũng không được. Hay có được mà trái tim vẫn chẳng chịu yêu…

Và tình yêu đôi khi lại rắn mắc. Người ta bảo: “Theo tình, tình chạy. Bỏ tình, tình theo”. Ba người yêu nhau thì sẽ thành trò chơi cút bắt. Ba kẻ trốn tìm cứ mãi lẩn trốn loanh quanh…

Còn với những ai đã từng một lần dang dở, hay vẫn đang tìm kiếm nửa kia của đời mình, xin đừng vội nản. Vì nếu ta không được Yêu để mà Sống, thì ta hãy nên Sống để mà Yêu…

Tình yêu không chỉ giới hạn trong tình yêu trai gái. Thế giới bao la. Tình yêu cũng vậy. Ta yêu cha, yêu mẹ, yêu chị, yêu em. Ta yêu bạn yêu bè, yêu cỏ cây hoa lá. Yêu tiếng cười giòn của em bé không quen biết. Yêu cái miệng móm mém của cụ già đã rụng hết răng. Và ta yêu rất nhiều thứ chung quanh ta nữa.

Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta thường hay quên nói ba tiếng “I love You” với một người thân nào đó của mình. Phải chăng vì ta bận rộn? Hay là ta cho rằng chuyện đó không cần thiết mấy mà phải quan tâm. Khi yêu, người ta thường hay nghĩ rằng “người ấy” luôn luôn đủ thông minh để hiểu hết tất cả những gì mình làm, những gì mình nghĩ.

Khi yêu, người ta thường hay cho rằng, lời nói ngọt ngào cũng không quan trọng là bao. Miễn sao chúng ta hiểu ý nhau là đủ rồi. Vậy thì… bao nhiêu là đủ?

Tình yêu của bạn, bất kể là dành cho người yêu, người thân, người bạn, hay những người chung quanh, đôi khi hãy nên nói thành lời, đôi khi nên là những phút giây bên người ấy. Khi yêu, ta phải nên biểu đạt tình cảm của mình bằng mọi phương cách. Đối với nhiều người, phương pháp biểu đạt qua lời nói và hành động hàng ngày, là dễ dàng và cụ thể nhất.

Hãy nói lên lời yêu thương trong tim bạn, đến những người mà bạn đang yêu mến xung quanh mình.

Em ơi nghe chăng Tình yêu,
Tình yêu hát ở trong lòng
Như Xuân đang sang mênh mang
Như con tim yêu thương nồng cháy…

Hãy Sống để mà Yêu, Yêu thật nhiều và Yêu cho đúng ý người ta…

Nhân ngày lễ Tình yêu, xin cho tôi được một lần nữa – Sống để mà Yêu, qua lời nói chân thành nhất:

Tôi yêu bạn, yêu đời và yêu cả người dưng…

Hoàng Thanh.

From: ngocnga_12 & NguyenNThu

Hãy Già Một Cách Khôn Ngoan

Hãy Già Một Cách Khôn Ngoan

  1. Đây là lúc mà ta phải tiêu hết số tiền mà ta đã để dành.

    Hãy tiêu chúng đi và tiêu một cách hoan hỉ.

    Hãy đừng đưa tiền đó cho những người mà họ không có một ý nghĩ gì về tại sao ta đã khó khăn mới kiếm được.

    Hãy đặc biệt lưu ý tới những người cùng huyết tộc với các chương trình về cách kiếm tiền khó khăn như thế nào mà quý vị đã làm để có chúng.

    Bây giờ cũng là thời gian không thuận lợi cho các đầu tư khác mặc dù việc đầu tư này có ít rủi ro. Đầu tư vào giai đoạn này chỉ mang lại lo âu và nhiều chuyện khó khăn. Đây là lúc mà quý vị cần tận hưởng một cách im lặng.

    2. Hãy đừng lo nghĩ tới tài chánh của con cháu.

    Xin hãy ngưng lo nghĩ về tình trạng tài chánh của con cháu mình và đừng cảm thấy tội lỗi về cách mà bạn tiêu tiền do chính mình làm ra. Quý vị đã nuôi chúng trong nhiều năm và đã chỉ dẫn cho chúng tất cả những gì mà quý vị biết. Quý vị đã giúp chúng về học vấn, thực phẩm, nhà ở và tiền túi. Bây giờ chính là lúc chúng phải lo kiếm tiền để tự túc.

    3.-Hãy giữ sức khỏe.

    Tập thể dục vừa phải như đi bộ mỗi ngày, dinh dưỡng đầy đủ và hãy ngủ đều đặn Ở tuổi này, quý vị rất dễ bị bệnh và muốn được khỏe mạnh thì cần nhiều cố gắng khó khăn hơn.Vì thế quý vị phải giữ mình ở tình trạng tốt và hãy lưu ý tới các nhu cầu về sức khỏe.Hãy giữ liên lạc với các bác sĩ bằng cách khám bệnh định kỳ, thực hiện các xét nghiệm mặc dù quý vị vẫn cảm thấy bình thường. “Cẩn tắc vô ưu”, cổ nhân vẫn dạy ta vậy.

    4-Luôn luôn mua vật dụng tốt nhất.

    Luôn luôn mua vật dụng tốt nhất và đẹp nhất cho những người thân.Phần thưởng mà quý vị mua những quà với tiền của chính mình thật là vô giá. Vào một ngày nào đó, một trong số những người thân của quý vị sẽ nhớ đến nhau và khi đó thì tiền chẳng cung cấp một điều quý giá gì cho nhau, vì vậy hãy cùng nhau tiêu tiền khi quý vị còn có thể sống với nhau.

    5-Hãy bỏ qua những điều lặt vặt.

    Trong đời sống, hãy bỏ qua những điều nhỏ nhặt.Quý vị đã từng vượt qua những điều như vậy trong suốt cuộc đời. Quý vị đã từng có những kỷ niệm vui buồn nhưng hiện tại mới là điều quan trọng. Hãy đừng để quá khứ dìm quý vị xuống và đừng để tương lai làm quý vị sợ hãi. Hãy tận hưởng với những gì của hiện tại. Quý vị hãy quên đi những chuyện lặt vặt.

    6- Luôn luôn làm sống lại tình yêu.

    Dù quý vị ở vào tuổi nào, luôn luôn làm sống lại tình yêu và sự thơ mộng. Hãy yêu mến người bạn đồng hành của quý vị, yêu đời sống, yêu gia đình quý vị, yêu hàng xóm, yêu chó hoặc yêu mèo và luôn luôn nhớ rằng: “Một người đàn ông chẳng bao giờ già khi ông ta có sự thông minh và tình thân ái”.

    7-Hãy mạnh dạn tự kiêu…

    Hãy mạnh dạn và tự kiêu từ tâm hồn tới thể xác.Đùng ngưng tới tiệm hớt tóc, chăm sóc móng tay móng chân, đi khám bệnh ngoài da và đi nha sĩ, giữ đầy đủ đồ làm đẹp. Khi quý vị đã tự giữ mình thì quý vị sẽ cảm thấy kiêu hãnh và tự tin.

    8. Đừng để ý tới bề ngoài.

    Ở tuổi của quý vị hãy đừng để ý tới vẻ bề ngoài. Không có gì lố bịch hơn là một người ở tuổi quý vị lại mặc quần áo của giới trẻ. Quý vị đã tạo ra một cái gì thích hợp với quý vị thì xin hãy giữ lấy nó và kiêu hãnh với nó. Đó là một phần của quý vị.

    9. Luôn luôn theo dõi xung quanh.

    Đọc nhật báo, coi internet và đọc tin tức.Hãy có một điện thư còn hoạt động và cố gắng dùng một trong những điều của xã hội. Quý vị sẽ rất ngạc nhiên gặp những người bạn cũ. Giữ liên lạc với những gì đã xẩy ra và những người mà quý vị đã biết là điều quan trọng dù quý vị có già.

    10. Hãy tôn trọng thế giới trẻ

    Hãy tôn trọng giới trẻ và ý kiến của họ. Và hy vọng rằng họ sẽ kính trọng quý vị. Họ có thể không có cùng quan điểm với quý vị nhưng họ sẽ là tương lai và hướng thế giới về phía họ. Hãy góp ý mà chẳng nên chỉ trích và hãy cố gắng mà nhắc nhở họ rằng sự khôn ngoan của quá khứ bây giờ vẫn còn áp dụng.

    11.Đừng bao giờ dùng câu: “Vào thời của tôi”.

    Ngày của quý vị là bây giờ.Bao lâu mà quý vị còn sống, quý vị là một phần của hiện tại. Quý vị có thể trẻ hơn, nhưng quý vị vẫn là quý vị. Hãy vui lên và tận hưởng cuộc đời.

    12.Một số quý vị sẽ trìu mến những năm huy hoàng trong khi đó thì nhiều vị trở nên cay đắng và gắt gỏng.

    Đời sống quá ngắn để bận tâm với những điều nhỏ nhen.Hãy chia xẻ với những người tích cực và vui vẻ. Điều này sẽ mang lại niềm vui cho chính quý vị và thời gian sẽ dễ chịu hơn. Sống với người yếm thế sẽ làm quý vị già hơn và khó mà sống với người khác.

    13. Hãy đừng bỏ ý định sống với các con.

    hoặc các cháu, nếu hoàn cảnh tài chính cho phép. Thực vậy, sống với nguời thân là điều tốt nhưng chúng ta có nếp sống riêng tư. Chúng thích sống cuộc đời của chúng và ta cần cuộc sống của ta.Nếu chẳng may mà quý vị mất người bạn đường (chúng tôi chia buồn cùng quý vị), hãy kiếm một người sống cùng và giúp lẫn nhau. Và cả khi đó nếu quý vị thấy thật cần sự giúp đỡ và không muốn sống một mình.

    14. Hãy đừng từ bỏ các thú vui.

    Nếu quý vị không có thì hãy tạo ra một thú vui khác.Quý vị có thể đi du lịch, nấu ăn, đọc sách báo và khiêu vũ.Quý vị có thể nuôi một chú mèo, một con chó, làm vườn, đánh bài, chơi domino, quần vợt.Quý vị có thể vẽ, làm việc thiện nguyện hoặc chỉ sưu tầm một loại đồ vật nào đó.

    Hãy kiếm điều gì mà quý vị thích và tận hưởng niềm vui với chúng.

    15. Hãy nhận lời mời mặc dù quý vị không muốn.

    Hãy tới các lễ rửa tội, hội họp, ra trường, ngày sinh nhật, đám cưới và hội thảo.

    Hãy ra khỏi căn nhà và gặp những người quen từ lâu mà quý vị chưa gặp lại.

    Hãy trải qua điều gì mới hoặc cũ nhưng hãy đừng bực mình nếu không được mời.Một vải hoạt động như vậy bị giới hạn vì phương tiện và quý vị nhớ cho rằng không phải ai cũng mời được như vậy.

    Điều quan hệ là đôi khi hãy ra khỏi căn nhà. Hãy tới viện bác cổ hoặc đi lang thang trong vườn bách thảo. Điều cần là hãy tạm thời ra khỏi căn nhà một khoảng thời gian ngắn.

    16. Hãy tiết kiệm lời nói.

    Nghe nhiều, nói ít. Có nhiều trong số quý vị liên tục nhắc lại quá khứ mà không để ý người khác có thích nghe không.

    Hãy nghe trước và trả lời câu hỏi sau nhưng đừng quá kéo dài câu chuyện trừ khi được yêu cầu.

    Hãy nói với giọng nhã nhặn và nên trành than phiền hoặc chỉ trích nhiều quá trừ khi cần.

    Hãy cố gắng chấp nhận hoàn cảnh khi việc xẩy ra. Mọi người đều trải qua những hoàn cảnh như vậy và nhiều người khó chịu vì phải nghe các lời than phiền. Vậy thì hãy cố gắng tìm các điều tốt để nói.

    17. Đau và khó chịu thường xuất hiện ở tuổi cao.

    Không nên cố bám lấy nó và cho nó là một phần của cuộc sống mà mọi người phải trải qua. Hãy cố gắng giảm thiểu sự đau nhức và sự khó chịu ra khỏi trí óc.Chúng không phải tự nhiên mà quý vị có, chúng là những gì thêm thắt mà đời sống thêm vào cho quý vị. Nếu quý vị bận tâm đến nó, quý vị sẽ mất vai trò của quý vị. Hãy tha thứ.

    Nếu quý vị bị người khác làm tổn thương, hãy quên đi. Nếu quý vị làm người khác buồn, hãy xin lỗi. Đừng kéo dài sự bất mãn với chính mình. Nó chỉ làm quý vị cảm thấy mất vui và cay đắng. Ai phải cũng thế thôi.

    Có người đã nói: “Giữ sự bực tức thì cũng giống như uống chất độc và hy vọng rằng người đó sẽ chết”.

    18. Hãy tận hưởng niềm tin mãnh liệt nếu quý vị đã có.

    Nhưng xin đừng cố thuyết phục người khác.Họ sẽ tự quyết định và quý vị sẽ bất mãn.Hãy sống với điều mà mình tin.

    19. Hãy cười to lên.

    Và cười thật nhiều.Cười về mọi thứ.Hãy nhớ quý vị là một trong những người có may mắn.Quý vị đã thu xếp để có một nếp sống, một nếp sống kéo dài.Nhiều người không bao giờ đạt được tuổi đó, chưa bao giờ hưởng trọn cuộc đời..Nhưng quý vị đã đạt được điều đó.Như vậy thì tại sao quý vị không vui cười to lên? Hãy mỉm cười trong bất cứ hoàn cảnh nào.

    20. Đừng để ý tới lời bình phẩm của người khác về quý vị và đôi khi không thèm để ý tới những gì họ nghỉ về mình.

    Họ sẽ luôn luôn bình phẩm và quý vị nên tự kiêu hãnh và những điều tốt mình đã thực hiện. Hãy để họ nói và đừng quan tâm.Họ không hiểu tý gì về quý vị, về các ký ức của quý vị và đời sống của quý vị. Có nhiều điều cần ghi lại vậy thì hãy viết và đừng phí thì giờ về những gì mà ngưởi khác có thể gán cho quý vị. Bây giờ là lúc cần nghỉ ngơi và sống hạnh phúc càng nhiều càng tốt./.

    Bác sĩ Nguyễn Ý-Đức

    Texas-Hoa Kỳ 

10 bức tranh về sự đổ vỡ trong hôn nhân và nỗi đau của người ở lại.

10 bức tranh về sự đổ vỡ trong hôn nhân và nỗi đau của người ở lại.

Tác giả Thụy Sỹ Stephan Schimitz đã khắc họa góc khuất trong hôn nhân mà con người phải đối mặt. Cuộc sống đâu chỉ có vui vẻ, chúng ta còn chịu nhiều áp lực khó nói thành lời.

  1. Ở quá lâu trong cô đơn, người ta cảm thấy bế tắc, tuyệt vọng.

Đôi lúc, họ cần một nơi để nương tựa, thoát khỏi sự tù túng, buồn chán thường ngày.

  1. Đến khi bước vào cuộc sống hôn nhân, có quá nhiều thứ xảy ra mà bạn không lường trước được.

Khi lập gia đình rồi, người ta mới biết kết hôn chính là “đào hố tự chôn mình”

  1. Sau khi kết hôn, người ta lại mong mỏi tự do, một sự giải thoát.

Áp lực gia đình, cuộc sống rồi gánh nặng cơm áo gạo tiền khiến tình yêu không được như thuở ban đầu. Người ta không biết nên lựa chọn giữa tự do hay tiếp tục cuộc sống này?

  1. Hôn nhân suy cho cùng là bản hợp đồng mà vợ chồng là người ra điều kiện, thỏa thuận với nhau để xây dựng cuộc sống.

Đôi khi, nó cũng như sợi dây trói buộc khiến họ trở nên ức chế. Tiền bạc không mua được hạnh phúc, nhưng chính là thử thách lớn nhất cho tình yêu, có thể vượt qua nó hay không không phải ai cũng làm được.

Hôn nhân suy cho cùng là bản hợp đồng mà vợ chồng là người ra điều kiện, thỏa thuận với nhau để xây dựng cuộc sống. Đôi khi, nó cũng như sợi dây trói buộc khiến họ trở nên ức chế. Tiền bạc không mua được hạnh phúc, nhưng chính là thử thách lớn nhất cho tình yêu, có thể vượt qua nó hay không không phải ai cũng làm được.

  1. Gia đình chỉ trở nên hoàn hảo khi có đủ cha mẹ, con cái.

Đừng cố tìm lý do giải thích khi bạn cố tình từ bỏ gia đình để theo đuổi hạnh phúc khác. Có thể bạn mở rộng vòng tay, giúp một người hạnh phúc. Nhưng đổi lại, có hơn hai người phải đau khổ, trong đó có người từng cùng bạn đầu ấp tay gối, và những đứa con từng chứng kiến cha mẹ chúng vui vẻ bên nhau.

  1. Tình yêu không thể xây dựng bằng sự dối trá.

Nếu cảm thấy hết tình, hãy chấm dứt với đối tượng cũ để bắt đầu cuộc sống mới. “Tôi sợ người yêu buồn nên không dám nói lời chia tay”, câu nói ích kỷ, ngụy biện khiến mọi thứ trở nên phức tạp và hỗn loạn. Đôi khi, buông bỏ là cách giải thoát.

  1. Khi một người cố tình dứt bỏ, họ cảm thấy mọi thứ thật bình thường. Nhưng nỗi đau người ở lại, đó là vết thương lòng khó chữa lành.

Tình yêu, trong tâm trí của mỗi người là thứ gì đó thiêng liêng, hạnh phúc. Khi một người cố tình dứt bỏ, họ cảm thấy mọi thứ thật bình thường. Nhưng nỗi đau người ở lại, đó là vết thương lòng khó chữa lành.

  1. Ly hôn, thứ tưởng chừng như đơn giản nhưng là điều khiến cả hai phải khổ đau.

Ly hôn, thứ tưởng chừng như đơn giản nhưng là điều khiến cả hai phải khổ đau. Dù còn tình cảm hay không cũng mất thời gian khá dài để quên đi điều đó. Người ở lại, chắc sẽ đau buồn, nhưng người ra đi chưa chắc đã vui vẻ.

  1. Tâm hồn của những người phải nói lời chia tay sẽ vỡ vụn, phải mất nhiều thời gian để “thu dọn tàn tích” và hàn gắn vết thương lòng.

Chia tay khiến người ta buồn chán, đau khổ. Tâm hồn họ sẽ vỡ vụn, phải mất nhiều thời gian để “thu dọn tàn tích” và hàn gắn vết thương lòng. Dù có bế tắc, tuyệt vọng, bạn phải đứng lên đi tiếp, vì còn cả tương lai ở phía trước.

  1. Cuối cùng, con cái chính là nguồn hạnh phúc lớn nhất cuộc đời người làm cha mẹ.

Cuối cùng, con cái chính là nguồn hạnh phúc lớn nhất cuộc đời người làm cha mẹ. Dù ngoài kia có bao sóng gió, chướng ngại, chỉ cần có con bên cạnh, người ta cảm thấy cuộc sống tươi đẹp biết bao, hạnh phúc và yên bình, cùng con tiến về phía trước.

 Ảnh: Stephan Schimitz

 From: ngocnga_12 & NguyenNThu

BA ĐIỀU ĐÁNG QUÍ NHẤT TRONG CUỘC SỐNG

BA ĐIỀU ĐÁNG QUÍ NHẤT TRONG CUỘC SỐNG

Trần Mỹ Duyệt

Trong đời của mỗi người chúng ta điều gì là đáng quí nhất? Sắc đẹp? Tiền tài? Danh vọng? Quyền lực? Dục vọng? Bỗng nhiên trong đầu tôi xuất hiện một câu nói mà tôi đã đọc được ở đâu đó: “Trên đời có ba thứ mà bạn phải trân quí. Thứ nhất là Đức Tin (Faith), thứ hai là gia đình (Family), và thứ ba là bạn hữu (Friends). Rất tiếc, con người ngày nay không đếm xỉa đến những điều này, căn cứ trên lối sống và suy nghĩ rất tự nhiên, đặt nặng những giá trị vật chất. Như vậy, đức tin, gia đình và tình bạn giữ vai trò gì trong đời sống của mỗi chúng ta?…

Đức tin (Faith): Chúng ta chả ai thấy Đức Tin của mình hay của người khác. Nhưng chắc chắn một điều là phải có “đức tin”. Gần đây mọi người đều có dịp đọc và phê phán về câu nói bất hủ, ngạo mạn nhưng cũng rất ấu trĩ của tổng thống Phi Luật Tân, ông Rodrigo Duterte. Đại khái ông thách thức rằng nếu ai chứng minh cho ông biết có Chúa thì ông sẽ tin. Thách thức này làm tôi cũng nhớ lại một câu chuyện giữa một ông nhà giầu và một cậu bé nghèo.

Ông nhà giầu đi nghỉ mát tại một bờ biển đẹp. Trên balcon, cứ mỗi sáng nhìn xuống ông lại thấy một cậu bé vội vàng đi qua trên con đường trước ngôi biệt thự giầu có, đầy tiện nghi của ông. Tò mò, một sáng nọ, ông đã đứng trước cửa đợi sẵn chờ cậu bé đi qua. Gặp cậu bé, ông liền hỏi:

-Này em bé. Sao sáng nào em cũng vội vã đi trên con đường này vậy?

-Thưa ông, cháu đi đến nhà thờ dự lễ.

Nhìn cậu bé bằng một cái nhìn có vẻ thương hại, người nhà giầu nói:

-Làm gì mà có Chúa.

-Có chứ. Cậu bé đáp lại.

-Thế em chỉ cho ta Chúa ở đâu, ta sẽ thưởng.

Bằng một xác tín mãnh liệt của một đức tin chân thành, trong sáng. Em liền nói với người đang thách thức mình:

-Dễ thôi. Ông cứ nói với người phi công chở ông lên thật cao, thật cao trên bầu trời kia rồi ông mở cửa nhảy ra khỏi máy bay thì ông sẽ gặp Chúa liền!!!

Không biết ông nhà giầu kia có hiểu được điều em bé nói hay không. Nhưng trong thực tế tôi cho rằng rất nhiều người không nhận ra chân lý này, tổng thống Phi Luật Tân là một thí dụ. Chính Chúa cũng đã nói về những người này: “Chúng có mắt mà không thấy, có tai mà không nghe”.

Đức tin không chỉ đem lại sự sống đời đời cho những kẻ tin nhận. Nó còn là một bảo đảm cho cuộc sống và những việc làm lương thiện của con người. Chúng ta vẫn thường nghe: “Trời xanh có mắt”.

Gia Đình (Family):

Nhạc sĩ Phanxicô đã lột tả tâm tình của một người con khi hướng về gia đình trong đó có cha mẹ, anh chị em với lời cầu xin cho đấng sinh thành  như sau:

  1. Con ra đời có mẹ cha là trời cao biển lớn bao la, từng ngày qua giữa tuổi ngọc ngà, con là nụ hoa bé nhỏ trong nhả, nhờ công cha nhờ nghĩa mẹ con khôn lớn trong muôn lời ca.

ĐK. Xin ơn trên gội xuống muôn nhà giúp mẹ cha ngày tháng an hòa, bao nhọc nhằn sinh trái đơm hoa. Xin cho con ở giữa gia đình, sống làm sao đền đáp ân tình ơn biển trời ghi khắc trong tim.

  1. Nuôi con bằng sữa tình yêu và dạy con bằng tiếng thương yêu. Là nụ hoa bé nhỏ dại khờ con nhờ mẹ cha mới trở nên người, bàn tay cha giòng sữa mẹ xin ghi nhớ không bao giờ quên.

(Cầu cho cha mẹ – Phanxicô)

Còn qua bài Lòng Mẹ, nhạc sĩ Y Vân đã diễn tả về tình người mẹ đối với con mình bằng những tâm tư sâu lắng và những hình ảnh phong phú. Và cho dù là thế, nó vẫn chưa đủ để nói lên tình thương bao la của người mẹ (người cha) đối với con cái mình, cũng như tấm lòng người con mỗi khi nghĩ về mái ấm gia đình:

Lòng Mẹ bao la như biển Thái Bình rạt rào,
Tình Mẹ tha thiết như giòng suối hiền ngọt ngào,
Lời Mẹ êm ái như đồng lúa chiều rì rào.
Tiếng ru bên thềm trăng tà soi bóng Mẹ yêu.

Lòng Mẹ thương con như vầng trăng tròn mùa thu.
Tình Mẹ yêu mến như làn gió đùa mặt hồ.
Lời ru man mác êm như sáo diều dật dờ.
Nắng mưa sớm chiều vui cùng tiếng hát trẻ thơ.
………..
Dù ai xa vắng trên đường sớm chiều về đâu.
Dù khi mưa gió tháng ngày trong đời bể dâu.
Dù cho phai nắng nhưng lòng thương chẳng lạt mầu.
Vẫn mong quay về vui vầy dưới bóng mẹ yêu.

Không ai lại không nhận ra tình yêu của mẹ cha đối với con cái. Còn nữa, tình anh chị em, tình ông bà, cô chú, bác… Một bầu trời hạnh phúc mà tuổi thơ không thể thiếu để có thể lớn lên, phát triển, và hạnh phúc giữa cuộc đời.

Trong thực tế, những đứa con mất cha, mất mẹ, mồ côi cha mẹ, hoặc bị cha mẹ bỏ rơi là những đứa trẻ bất hạnh nhất. Muốn cảm được điều này, chúng ta chỉ cần nghe tâm sự của những đứa trẻ bụi đời, hoặc những dòng ký ức của những em vị thành niên trong trại tù, những em đang bị giam trong các trại hay nhà thương tâm thần. Người ta sẽ đi từ ngõ ngàng này đến ngỡ ngàng khác, và sẽ không khỏi ngạc nhiên trước những nụ cười rạng rỡ hạnh phúc khi nghe các em nói về cha mẹ, về gia đình, đặc biệt là khi các em biết rằng mình sắp sửa được về với gia đình..

Với kinh nghiệm nghề nghiệp tôi không tin rằng những hình ảnh, những ký ức đẹp đẽ về gia đình lại có thể bị chết trong lòng ngay cả đối với những bệnh nhân tâm lý hoặc tâm thần. Vì tôi vẫn thấy những hình ảnh ấy, những kỷ niệm ấy nơi mỗi bệnh nhân mà tôi vẫn có dịp gặp gỡ, giao tiếp.

Và khi nói về gia đình, chúng ta cũng không thể nào quên được người bạn đường của mình, người mà chúng ta đã “bỏ cha mẹ và luyến ái” để rồi cả hai trở nên một xương, một thịt. Để rồi từ sự kết hợp ấy, tình yêu làm nẩy sinh những hoa trái là những đứa con đến trong đời mang lại rộn rã những tiếng cười của trẻ thơ.

Bạn hữu (Friend): “Không ai là một hòn đảo!” Thomas Merton, nhà chiêm niệm, tư tưởng gia đã viết một câu rất ý nghĩa kể cả về tâm lý, tâm linh, và xã hội.

Về mặt tâm lý, có ai đó đã bao giờ trải qua những thời khắc cô đơn và buồn nản? Trong những giây phút ấy nếu là bạn, bạn cảm thấy thế nào? Thời gian như ngừng đọng, bầu trời tâm hồn trở nên tăm tối, sức sống và nghị lực như tiêu tan, và bạn không muốn sống nữa. Thực tế đã có nhiều người kết liễu cuộc đời mình vì sự cô liêu, đơn độc, không tìm được người bạn đường, bạn tình cùng chia sẻ cuộc sống. Những lúc như vậy, cuộc sống thật là vô nghĩa.

Còn về mặt tâm linh thì sao? Dĩ nhiên là sự trống rỗng tâm linh còn nguy hiểm, còn khủng khiếp hơn sự trống vắng tâm lý. “Buồn rầu làm héo hắt con tim”, và “Sự buồn nản là con đẻ của ma quỉ”. Những người không có niềm tin không những không tìm được ý nghĩa cuối cùng cho cuộc đời. Họ không biết mình từ đâu tới và sẽ đi về đâu. Lang thang giữa chốn lệ sầu, thất vọng và tuyệt vọng.

Niềm tin đưa con người tìm về uyên nguyên, về Thượng Đế, và dĩ nhiên trên hành trình đức tin, họ cùng đồng hành với các bạn đường.

Về mặt xã hội. Con người không thể sống được một mình.Bạn hữu là người gần gũi và chia sẻ với ta lúc vui cũng như khi buồn. Là người khuyến khích ta khi ta thấy mình nản chí, hoặc đang cần một nghị lực vươn lên cho những hoài bão. Là người sửa sai ta khi ta lầm lỗi. “Friend in need, friend indeed”. Câu truyện tình bạn Lưu Bình-Dương Lễ chỉ là một thí dụ trong nhiều mối tình bạn bất hủ nói lên rằng, thực sự ta không phải là một hòn đảo. Ca dao Việt Nam có câu: “Giầu vì bạn, sang vì vợ.”

Tóm lại, có ba thứ trên đời mà ta không bao giờ được coi thường, lơ là và khinh xuất. Ngược lại, phải yêu mến, trân quí, và duy trì phát triển, đó là niềm tin, gia đình, và tình bạn.

From: kl_nguyen7580 & NguyenNThu

Giáo dục con theo Tây phương

Giáo dục con theo Tây phương

Con trai tôi du học, sau khi tốt nghiệp thì định cư tại Mỹ, và đã kiếm cho tôi cô con dâu người Tây tên Susan. Hiện giờ, cháu trai Peter đã 3 tuổi. Mùa hè năm nay, con trai đăng ký visa “thăm người thân”. Thời gian 3 tháng tôi lưu lại Mỹ, con dâu Tây Susan có cách giáo dục con cái làm tôi đây – người mẹ chồng – phải đại khai nhãn giới.

Không ăn thì cứ nhịn đói

Mỗi buổi sáng, sau khi Peter thức dậy, Susan để phần ăn sáng lên bàn và bận rộn làm việc khác. Peter sẽ tự mình leo lên chiếc ghế, uống sữa, ăn bánh sandwich, sau khi ăn no, nó sẽ tự về phòng của mình, tự tìm quần áo trên tủ, rồi tự lấy giày, tự mình mặc lên. Bất kể chỉ mới 3 tuổi thôi, vẫn chưa phân biệt rõ ràng mặt trái hay mặt phải của bít tất, giày trái hay giày phải.

Có một lần, Peter lại mặc ngược chiếc quần lên người, tôi vội vàng chạy đến muốn thay lại cho cháu, nhưng đã bị Susan cản lại. Nó nói, nếu cảm thấy không thoải mái tự cháu sẽ cởi ra, và mặc lại; nếu nó không cảm thấy không có gì là không thoải mái, vậy thì tùy. Và nguyên ngày đó, Peter mặc cái quần ngược đó chạy tới chạy lui, Susan như không thấy gì hết.

Một lần nữa, Peter ra ngoài chơi với cháu nhà hàng xóm, chưa được bao lâu thì nó chạy thở hổn hển về đến nhà, nói với Susan: “Mẹ ơi, Lusi nói cái quần của con mặc ngược rồi, đúng không? Lusi là con nhà hàng xóm, năm nay 5 tuổi. Susan mỉm cười nói: “Đúng vậy, con có muốn mặc lại không?” Peter gật gật đầu, tự mình cởi quần ra, xem tỉ mỉ rồi, bắt đầu mặc lại. Từ lần đó về sau, Peter không bao giờ mặc ngược quần nữa.

Tôi đã không kiềm được mà nhớ lại, cháu gái ngoại của tôi lúc 5 – 6 tuổi chưa biết dùng đũa, lúc học tiểu học còn chưa biết cột dây giày, và bây giờ đang theo trung học dạng ký túc xá, mỗi cuối tuần là đem một đống quần áo dơ về nhà.

Có một buổi trưa, Peter giận dỗi, không chịu ăn cơm. Susan la rầy mấy câu, Peter giận hờn đẩy khay cơm xuống đất, thức ăn trên khay rớt đầy trên đất. Susan nhìn Peter, giọng nói nghiêm khắc: “Xem ra con đúng là không muốn ăn thật! Nhớ lấy, từ giờ đến sáng mai, con không được ăn gì hết.” Peter gật gật đầu, kiên quyết trả lời: “Yes!” Và tôi chợt cười thầm, hai mẹ con này cứng đầu như nhau!

Buổi chiều, Susan bàn với tôi, nhờ tôi nấu cho bữa tối. Tôi lại thầm nghĩ, nhất định Susan thấy sáng nay cháu không ăn gì hết, nên muốn buổi tối cháu ăn ngon và nhiều hơn. Tôi bèn trổ tài nấu ăn, làm món sườn chua ngọt mà Peter thích nhất, món tôm, và còn dùng mì Ý để làm món mì kiểu Việt Nam mà Peter rất thích, người nhỏ nhỏ như thế mà có thể ăn được một tô lớn.

Bắt đầu bữa cơm tối, Peter vui mừng nhảy lên ghế ngồi. Susan đến lấy đi dĩa và nĩa của con, nói: “Chúng ta giao ước rồi phải không, hôm nay con không được ăn gì hết, chính con cũng đồng ý rồi đó”. Peter nhìn nét mặt nghiêm túc của người mẹ, “òa” lên khóc, vừa khóc vừa nói: “Mẹ ơi, con đói, con muốn ăn cơm”. “Không được, nói rồi là phải giữ lời”. Susan không một chút động lòng. Tôi thấy đau lòng muốn thay cháu cầu xin, nói đỡ lời dùm, nhưng thấy ánh mắt ra hiệu của con trai tôi. Nhớ lại lúc mới đến Mỹ, con trai có nói với tôi: “Ở nước Mỹ, lúc cha mẹ giáo dục con cái, người ngoài không nên nhúng tay, bất kể là trưởng bối cũng không ngoại lệ”. Không còn cách nào, tôi chỉ còn giữ im lặng mà thôi. Bữa cơm đó, từ đầu đến cuối, Peter tội nghiệp chỉ ngồi chơi với chiếc xe mô hình, mắt trừng trừng nhìn ba người lớn chúng tôi ăn như hổ đói. Đến đó tôi mới biết dụng ý của Susan khi nhờ tôi nấu. Tôi tin rằng, lần sau, trong lúc Peter muốn giận hờn quăng liệng thức ăn, nhất định sẽ nghĩ đến kinh nghiệm bụng đói nhìn ba mẹ và bà nội ăn cao lương mỹ vị. Bụng đói không dễ chịu tí nào, huống chi là đối mặt với món mình thích ăn.

Buổi tối, tôi và Susan cùng đến chúc Peter ngủ ngon. Peter cẩn thận dè dặt hỏi: “Mẹ ơi, con đói lắm, giờ con có thể ăn món Việt không?” Susan mỉm cười lắc đầu, kiên quyết nói: “Không!”. Peter nuốt nước miếng, lại hỏi: “Vậy để con ngủ dậy rồi khi mở mắt con được ăn chứ?” “Đương nhiên được rồi”, Susan thật dịu dàng khẽ đáp. Peter đã cười tươi hẳn ra.

Sau bài học này, Peter rất tích cực ăn cơm, nó không muốn vì “tuyệt thực” mà lỡ bữa ăn ngon, và chịu cực hình bụng đói. Mỗi lần nhìn thấy Peter ngoạm từng phần lớn thức ăn, lúc miệng và mặt dính đầy thức ăn, tôi lại nhớ đến cháu ngoại, hồi bằng tuổi Peter; mấy người cầm tô cơm đí theo sau đuôi nó, dỗ dành, mà nó còn chưa chịu ngoan ngoãn ăn, mà còn ra điều kiện: ăn xong chén cơm mua một kiện đồ chơi, ăn thêm một chén thì mua thêm một kiện đồ chơi…

Ăn miếng trả miếng

Có một lần, chúng tôi dắt Peter ra công viên chơi. Rất nhanh, Peter đã cùng hai cô bé chơi nấu ăn với nhau. Cái nồi nhỏ bằng mủ, cái xẻng nhỏ, cái thau nhỏ, những cái chén nhỏ xếp đầy trên đường. Bất ngờ, Peter tinh nghịch cầm cái nồi bằng nhựa lên, đập rất mạnh lên đầu một cô bé. Cô bé bần thần một lúc trước khi oà khóc thật lớn. Cháu gái kia thấy tình hình vậy cũng òa khóc theo. Đại khái, Peter cũng không nghĩ đến hậu quả nghiêm trọng như vậy sẽ xảy ra, đứng qua một bên, trợn mắt nhìn. Susan đi tới. Sau khi hiểu được đầu đuôi sự việc, nó không quát nạt một tiếng, cầm lấy cái nồi ấy, gõ mạnh một cái lên đầu Peter. Peter không phòng bị, té ngã xuống bãi cỏ, khóc nức nở. Susan hỏi Peter: “Đau không? Lần sau có còn làm thế nữa không?” Peter vừa khóc vừa lắc đầu. Tôi tin rằng, lần sau nó sẽ không làm thế nữa.

Cậu của Peter tặng cho cháu một chiếc xe đạp nhỏ, Peter rất thích, khư khư giữ làm bảo bối không cho ai đụng vào. Lusi cô bé trong xóm, là bạn thân của Peter, đã mấy lần thỉnh cầu Peter cho chạy thử chiếc xe nhỏ này, Peter không đồng ý. Một lần, mấy cháu đang chơi chung với nhau, Lusi thừa lúc Peter không để ý, lén lén nhảy lên chiếc xe và đạp mau đi. Khi biết ra, Peter rất phẫn nộ, đến méc mẹ.

Susan đang ngồi nói chuyện và uống café với mẹ của những đứa nhỏ kia, liền mỉm cười trả lời con: “Chuyện của chúng con thì chúng con tự giải quyết, mẹ không xen vào được.” Peter bất lực quay đi. Một lát sau, Lusi chạy chiếc xe về. Vừa thấy Lusi, Peter lập tức chạy tới đẩy bạn té xuống đất, giật lại chiếc xe. Lusi ngồi bệt dưới đất, khóc ré lên. Susan ẵm Lusi dậy và dỗ dành một lát. Rất nhanh sau đó Lusi đã chơi vui vẻ lại với những bạn còn lại. Peter tự mình chạy xe tới lui một lát thì cảm thấy hơi nhàm chán, nhìn thấy những bạn kia chơi thật vui vẻ với nhau nên nó muốn tham gia chung. Nó chạy tới chỗ Susan, lầu bầu thưa: “Mẹ, con muốn chơi với Lusi và tụi nó”.

Susan không đả động gì và trả lời: “Con tự kiếm mấy bạn ấy vậy!” “Mẹ ơi, mẹ đi với con nhen”, Peter thỉnh cầu. “Chuyện này không được rồi, lúc nãy con đã làm cho Lusi khóc, giờ con lại muốn chơi với mọi người, vậy con phải tự đi giải quyết vấn đề”. Peter leo lên chiếc xe và chạy từ từ đến chỗ Lusi, lúc gần đến chỗ, thì nó lại quay ngược đi. Chạy tới lui mấy vòng như vậy, không biết từ lúc nào mà Peter và Lusi lại vui vẻ với nhau, hợp thành nhóm ồn ào.

Dạy dỗ chăm nom con cái là chuyện của cha mẹ

Song thân Susan biết tôi đang ở Mỹ, nên lái xe từ California đến thăm chúng tôi. Nhà có khách tới, Peter rất hào hứng, chạy lên chạy xuống. Nó lấy cái thùng đựng đầy nước, rồi xách đi tới đi lui trong nhà. Susan cảnh cáo nó mấy lần rồi, rằng không được làm nước văng lung tung trong nhà. Peter để ngoài tai. Cuối cùng Peter đã làm nước đổ hết ra nền. Chưa thấy mình làm sai, Peter còn đắc ý dẫm đạp lên vũng nước, làm ướt hết quần áo.

Tôi lập tức chạy đi lấy cây lau nhà để dọn dẹp. Susan giật lại cây lau nhà và đem đưa cho Peter, nói với nó: “Lau sàn cho khô, cởi đồ ướt ra và tự mình giặt sạch”, Peter không chịu vừa khóc vừa la. Susan không nói thêm lời nào, lập tức kéo nó đến phòng trữ đồ, đóng chặt cửa lại. Nghe từ bên trong tiếng khóc hoảng sợ của nó, tim tôi đau thắt lại, rất muốn chạy đến ẵm cháu ra. Bà ngoại của Peter lại cản tôi, nói: “Đó là chuyện của Susan”.

Một lát sau, Peter không khóc nữa, nó ở trong phòng trữ đồ hét thật lớn: “Mẹ ơi, con sai rồi!” Susan đứng ở ngoài hỏi: “Thế giờ con biết phải làm gì chưa?” “Con biết”. Susan mở cửa ra, Peter chạy từ phòng trữ đồ ra, nước mắt đầy mặt. Nó cầm cây lau nhà cao gấp đôi nó ra sức lau cho khô sàn nhà. Sau đó tự cởi quần áo dơ ra, xách trên tay, trần truồng chạy vô nhà tắm, hí hửng giặt đồ. Ông bà ngoại của nó nhìn vào thái độ kinh ngạc của tôi, thích thú mỉm cười. Sự việc này làm tôi cảm động vô cùng.

Ở rất nhiều gia đình Trung Quốc, cha mẹ giáo dục con cái thì thường phát sinh vấn đề “đại thế chiến”. Trẻ luôn luôn được ngoại nuông chiều, nội thì can ngăn, vợ chồng cãi nhau, gà bay chó chạy.

Sau này, tôi và ông bà ngoại của Peter trong khi trò chuyện có nhắc đến chuyện này, một câu họ nói đã gây ấn tượng sâu sắc cho tôi: “Con trẻ là con cái của cha mẹ chúng, trước tiên phải tôn trọng cách giáo dục của cha mẹ”.

Đứa bé tuy còn nhỏ, nhưng thường mang tính nghịch ngợm bẩm sinh. Nếu quan sát thấy các thành viên trong gia đình có mâu thuẫn, nó sẽ nhạy bén lợi dụng sơ hở. Việc này không cải thiện hành vi của nó, và chẳng ích lợi gì cho nó. Ngược lại còn làm cho vấn đề càng nghiêm trọng hơn, thậm chí còn gây ra những vấn đề khác.

Ngoài ra, nếu các thành viên trong gia đình xung đột, không khí gia đình không hòa thuận, trẻ sẽ có cảm giác bất an, sự phát triển tâm lý của nó sẽ bị ảnh hưởng bất lợi. Cho nên, dù ông bà cha mẹ bất đồng về cách giáo dục con cháu, hay là vợ chồng có quan niệm giáo dục khác nhau, cũng không nên để lộ sự mâu thuẫn trước mặt con cái. Ông bà ngoại của Peter ở lại một tuần và chuẩn bị về Cali. Hai ngày trước khi đi, ông ngoại của Peter rất nghiêm túc hỏi con gái mình: “Peter muốn chiếc xe đào đất, ba có thể mua cho nó chứ?”. Susan suy nghĩ rồi nói: “Ba mẹ lần này đã mua cho nó đôi giày trượt băng làm qùa rồi. Đợi đến Noel ba hãy mua chiếc xe đó cho nó!”

Tôi không biết ông ngoại của Peter nói như thế nào với thằng nhóc này, mà sau đó tôi dắt cháu đi siêu thị, nó chỉ tay vào món đồ chơi, khoe: “Ông ngoại nói, đến Noel sẽ mua tặng cháu cái này” với giọng thích thú và mong đợi.

Susan nghiêm khắc với con như vậy nhưng Peter lại yêu thương mẹ hết mực. Khi chơi ở ngoài, cháu hay thu thập một số hoa lá mà cháu cho là đẹp rồi trịnh trọng tặng mẹ. Người ngoài tặng quà cho cháu, cháu luôn gọi mẹ cùng mở quà; có thức ăn ngon, cháu luôn để phần một nửa cho mẹ.

Nghĩ đến nhiều đứa trẻ coi thường và lạnh nhạt đối xử đối với cha mẹ, tôi không thể không kính phục cô con dâu Tây này của tôi. Theo tôi, cách giáo dục con cái của bà mẹ Phương Tây này rất xứng đáng để các bà mẹ Phương Đông như tôi học theo…”

Nguồn: ST lụm lặt cõi face

From: vuisongtrendoi  

Vợ chồng muốn hạnh phúc bền lâu, hãy ghi nhớ “10 điều không nên” này

Image may contain: plant and flower

Luu Nguyen is with Thuy Nguyen and 91 others.

GIA ĐÌNH

Vợ chồng muốn hạnh phúc bền lâu, hãy ghi nhớ “10 điều không nên” này

Đạo vợ chồng vừa là môn học cao siêu vừa là cả một nghệ thuật mà vợ chồng dẫu học cả đời cũng không thể nắm vững hết được.

Bất kì ai cũng mong muốn một cuộc sống gia đình thuận hòa, hạnh phúc. Nhưng cùng với sự phát triển xã hội, tỷ lệ đổ vỡ của các gia đình ngày càng nhiều với rất nhiều nguyên nhân khác nhau, khiến không ít người tỏ ra lo ngại và e dè khi về chung một mái nhà.

Những nguyên tắc cơ bản, dễ nhớ sau đây sẽ giúp chúng ta duy trì, gìn giữ, bảo vệ và xây dựng hạnh phúc gia đình.

1. Không nên cãi nhau trước mặt người ngoài

Dân gian có câu: “Bát đũa còn có lúc xô”. Trong cuộc sống hôn nhân đôi khi khó tránh khỏi những va chạm xô xát, vì vậy, một điều cần hết sức chú ý là vợ chồng không nên cãi nhau trước mặt người ngoài. Có nhiều vấn đề không thể giải quyết, nếu tranh cãi sẽ càng thêm dầu vào lửa làm sự việc phức tạp hơn. Con người ai cũng có lòng tự trọng, không ai muốn mất thể diện ở những nơi đông người. Khi tranh cãi trước mặt người lạ, chắc chắn không ai muốn mình bị yếu thế nên từ đó càng làm tình hình trở nên tồi tệ hơn.

Bởi vậy, để xây dựng hạnh phúc gia đình, bạn nên giữ thể diện cho nửa kia của mình. Hãy luôn ghi nhớ: “Một điều nhịn chín điều lành”. Thái độ của bạn dành cho anh ấy (cô ấy) sẽ quyết định mức độ tôn trọng của người khác đối với người bạn đời của bạn. Nếu bạn coi thường bạn đời của mình, người khác cũng sẽ coi thường họ. Tục ngữ có câu: “Một bàn tay không thể tạo thành tiếng”. Vì vậy để làm được điều này, khi mâu thuẫn xảy ra cả vợ và chồng đều nên hướng nội xem bản thân sai sót ở đâu để nhận lỗi và khoan dung cho nhau.

2. Không nên cãi nhau trước mặt con cái

Vợ chồng to tiếng cần tránh cãi nhau trước mặt con cái, bởi trẻ con là vô tội, mà cãi nhau lại là việc giữa hai người. Nếu để con cái chứng kiến cảnh cha mẹ bất hòa, mức độ nhẹ sẽ để lại ám ảnh trong tâm hồn non nớt của trẻ; mức độ nặng sẽ làm ảnh hưởng tới việc học tập của con, thậm chí khi lớn lên chúng sẽ có thái độ tiêu cực về hôn nhân.

Mối quan hệ vợ chồng có tốt hay không cũng ảnh hưởng tới cảm giác yên ổn và sự hồn nhiên ngây thơ của con trẻ. Đây là điều mà bất cứ vật chất nào cũng không thay thế được. Nếu ngay cả trong mái ấm gia đình, trẻ cũng không cảm nhận được bầu không khí yêu thương, thì chính là vì cha mẹ đã vô thức làm tổn hại tới thế hệ tương lai.

Vậy mới nói, cha mẹ tốt là những người luôn biết tự lấy mình làm tấm gương mẫu mực cho con trẻ noi theo.

3. Không nên cãi nhau khi người ấy đang mắc bệnh

Tranh cãi một vấn đề dù to hay nhỏ cũng nên có một thời gian nhất định. Nếu như đối phương đang đau yếu hoặc đang ở trạng thái buồn chán căng thẳng, hoặc công việc đang trong nghịch cảnh không thuận lợi, thì người vợ hoặc chồng đều nên kìm chế cơn nóng giận của mình. Nếu trong những tình huống đó mà gây lộn cãi nhau chỉ càng làm tăng thêm mâu thuẫn giữa hai vợ chồng.

Bởi vậy, một người vợ tốt hay một người chồng tốt biết vun đắp cho hạnh phúc gia đình, thì ngoài việc yêu thương trân trọng người bạn đời cũng cần tôn trọng những cảm xúc của họ.

4. Không nên lật lại khuyết điểm cũ của đối phương

Không ai là hoàn hảo, bởi vậy các cặp đôi hạnh phúc luôn biết khoan dung cho điểm yếu và sai lầm người kia đã mắc phải. Họ không lấy đó làm thứ để đay nghiến mỗi khi bạn đời của mình mắc lỗi, thay vào đó họ sẽ bước tới để hỗ trợ sửa chữa sai lầm.

Một số cặp vợ chồng hễ cãi nhau là lại bới móc sai sót cũ của người bạn đời. Ví dụ trước đây họ mắc lỗi gì đó hoặc từng có người thứ ba, thì khi tranh cãi họ sẽ cố tình lấy đó làm cái cớ để chì chiết đay nghiến. Từ đó, càng làm tăng mức độ mâu thuẫn giữa hai người và càng đẩy người bạn đời rời xa mình hơn. Đây chính là độc dược phá hỏng hạnh phúc hôn nhân. Việc đã qua thì nên cho qua, đừng vì bất bình một việc nhỏ mà lôi ra những lỗi lầm cũ, khiến mọi việc từ chuyện nhỏ lại càng thêm phức tạp.

Vợ chồng nên học cách bao dung lẫn nhau, đừng lúc nào cũng quan trọng hóa và làm to chuyện. Người xưa thường dạy: “Vợ chồng một ngày nên nghĩa”, cho dù không còn tình cảm thì cũng còn tình nghĩa. Bởi vậy nên biết yêu thương, quan tâm, chăm sóc và nhượng bộ cho nhau thì gia đình mới có thể hòa thuận hạnh phúc.

5. Không nên làm cha mẹ hoặc người nhà vạ lây khi vợ chồng cãi nhau

Vợ chồng khi bất hòa tranh cãi đừng để người nhà hoặc cha mẹ của vợ (chồng) chịu vạ lây. Cho dù xảy ra bất kể chuyện gì thì đều là chuyện giữa hai người, vợ chồng cần tự giải quyết, tuyệt đối không được nhục mạ bạn đời và càng không nên dính dáng tới cha mẹ hai bên. Nguyên nhân bởi nhục mạ gia đình chồng (vợ) là điều bất kính nghiêm trọng nhất và tuyệt đối nên tránh. Cách tôn trọng người bạn đời là dùng hòa ái để đối xử chân thành với nhau. Kính trọng và yêu thương cha mẹ đối phương cũng như cha mẹ mình thì người bạn đời mới càng cảm kích và yêu thương bạn.

Vợ chồng cãi nhau là việc không thể tránh khỏi trong sinh hoạt, bởi vậy đừng quá đặt nặng nó trong tâm và cũng không cần để cha mẹ biết. Chỉ cần thêm một chút thời gian để chia sẻ và thông cảm lẫn nhau, khi cãi nhau hãy suy nghĩ cho đối phương một chút, hãy đặt mình ở vị trí của họ một chút để cảm thông bao dung và khắc chế cơn nóng giận.

6. Vợ chồng cãi nhau không nên đập vỡ đồ đạc

Khi cãi nhau không nên đập vỡ đồ đạc, bởi khi hai vợ chồng bất hòa xô xát, họ vốn dĩ đã lớn tiếng cãi cọ. Nếu cộng thêm tiếng đồ đạc bị đập vỡ sẽ giống như màn kịch sân khấu, không chỉ làm kinh động tới hàng xóm mà còn làm con trẻ sợ hãi. Hơn nữa đồ đạc trong nhà đều là tài sản, chỉ trong một phút nóng giận tự đập rồi lại tự phải đi dọn, điều ấy có đáng hay không? Vợ chồng không nên ganh đua cao thấp hay tìm cách thắng bại, bởi lùi một bước biển rộng trời cao.

7. Không nên nói lời làm tổn thương đối phương

Khi xung đột bất hòa, đôi khi vì bức xúc sẽ không tránh khỏi thốt ra những lời khó nghe. Không những vậy, một số cặp vợ chồng lại có thói quen mang vợ (chồng) đi so sánh với người khác, như: “Anh xem chồng người ta thế nọ thế kia.. còn anh thì đúng là đồ vô dụng”, “Cô xem vợ người ta thế nọ thế kia, đức hạnh thế nọ thế kia còn cô thì làm gì cũng không nên hồn…” Những lời nói kiểu như vậy chỉ làm mất đi sự tự tin và làm đối phương càng tổn thương hơn. Vì vậy muốn giữ gìn hạnh phúc gia đình, những lời nói này cần tuyệt đối tránh xa.

8. Không nên lấy cái chết để uy hiếp

Một số cặp vợ chồng vừa bất hòa xô xát liền mang cái chết ra để uy hiếp đối phương, như: “Tôi không muốn sống nữa”, “Tôi chết cho anh xem”… Đây là cách làm ngu ngốc nhất, vì vậy ngay cả trong lúc tức giận nhất cũng đừng nên thốt ra những lời kiểu này.

9. Không nên động tay chân đánh người

Khi cãi nhau hãy cố gắng khống chế thật tốt đôi tay của mình, cho dù hỏa khí có bốc lên tận đầu cũng cần lập tức khống chế và tìm cách hạ hỏa. Chỉ một cú bạt tai hay một cái tát sẽ làm tiêu tan ân tình bao nhiêu năm và mang lại ám ảnh không thể nguôi ngoai trong đầu đối phương. Động tay động chân cho dù chỉ là chạm đến da thịt nhưng tổn thương là tới tận tâm hồn. Vết thương ngoài da thịt lâu dần có thể lành nhưng những rạn nứt trong tâm thì khó có thể bù đắp lại. Bởi vậy xin bạn hãy luôn nhớ kỹ, động thủ chính là điều không nên nhất trong việc đảm bảo hạnh phúc gia đình.

10. Không nên dễ dàng nói “ly hôn”

Người xưa thường nói: “Nhân duyên là do trời định”, hai người có thể đến được với nhau thành vợ thành chồng là việc không hề dễ dàng và đơn giản. Đừng vì những xung đột dù là nhỏ nhất cũng thốt ra hai chữ ly hôn. Đây là từ ngữ rất mẫn cảm, bởi vậy một khi đề cập tới nó cũng dễ làm rạn nứt tình cảm vợ chồng và tăng thêm mâu thuẫn gia đình.

Là một người vợ người chồng tốt, hãy luôn nhớ rằng: Hôn nhân vợ chồng không đơn giản chỉ là việc của cá nhân hai người mà là của cả chỉnh thể, đừng nên dễ dàng nói buông bỏ là buông.

Bình Nhi

Tan vỡ ở tuổi bạc đầu

Tan vỡ ở tuổi bạc đầu

Giận giữ như sóng ngầm

“Mấy chục năm ở chung, tôi chỉ biết sống cho ông, cho các con. Giờ gần cuối đời rồi, hãy để tôi được sống cho mình”. Đó là lời tuyên bố lạnh lùng, cay nghiệt mà bà Hương đã nói với ông Bình trước khi dọn ra ở riêng.

Ngày còn trẻ, ông bà ra sức làm lụng, tích góp mua bằng được 2 cái nhà nghĩ để sau này cho hai cậu con trai. Nhưng khi các con học hành thành tài, chúng đều chọn thành phố làm nơi định cư. Ờ, thì tụi nhỏ chọn nơi phố hội làm chỗ cắm dùi cũng là quy luật tự nhiên, làm sau ông bà có thể cản chúng được. Mai này có thêm cháu chắc, tụi nó cũng sẽ có thêm cơ hội học hành thăng tiến hơn cái vùng quê nghèo này… Tự an ủi mình như thế, hai ông bà thấy phần nào nhẹ bớt buồn phiền và cũng dần quen với sự quạnh hiu, vắng vẻ.

Mọi việc nhà bà Hương, ông Bình cứ diễn ra suôn sẻ, chúng chỉ thực sự xáo trộn khi ông Bình chính thức nghỉ hưu. Suốt hơn 40 năm làm công chức trong vị thế của một trưởng phòng của mười mấy nhân viên. Ông ho một cái mọi người đã sợ, hôm nào ông không vui họ đã run… thì nay khi về hưu, cứ đi ra đi vào trong căn nhà quạnh quẽ, ông Bình thấy mình thành thừa thãi nên đâm ra hay cáu giận. Quen cung cách của một người làm sếp, bữa cơm nào bà lỡ tay nấu mặn là ông lập tức cằn nhằn. Ấm trà uống dở bà quên pha mới cũng trở thành nguyên cớ để ông bực bội…

Còn bà, suốt mấy mươi năm làm vợ đã quen với cảnh chồng sáng đi chiều về, bà ở nhà nuôi con, trồng rau nuôi gà, cơm nước… nên vợ chồng ít có thời gian ở bên nhau nên cũng ít cãi vã, kể cả việc ông đôi lần ‘trăng gió’. Vậy mà giờ đây, khi đã lên chức bà nội, bà Hương lại bị “soi mói” bởi ông chồng khó chịu. Bà cảm thấy mình như trở lại thời mới về làm dâu cứ co ro, khúm núm trước mẹ chồng. Thế là những uất ức bà mang chịu từ lâu nay bỗng ùa về.

Buồn bực và bất mãn, bà Hương cũng bắt đầu đá thúng đụng nia, lườm nguýt, chống đối chồng. Chỉ cần ông nói “Canh hơi mặn”, bà sẵn sàng nói ngay: “Có người nấu cho ăn là may lắm rồi. Những cô người tình thời trẻ của ông có còn bên ông thế này không?”.

Cứ thế, ông bà giống như mặt trăng, mặt trời. Ngày xưa khi ông bà còn trẻ, còn nhiều mối lo chung cho tương lai con cái, vẫn còn chia sẻ với nhau niềm vui thể xác… thì mọi bất đồng đều trở thành chuyện nhỏ. Nhưng nay khi con cái phương trưởng, khi những mối lo chung cũng như niềm vui thể xác không còn, ông bà trở thành 2 dấu lặng trái chiều.

Ngày bà quyết định dọn qua căn nhà thứ 2 ở. Cả ông và mấy đứa con chỉ nghĩ bà ra trông coi nhà cửa ít hôm thôi. Hôm chúng dẫn khách về quê ra tìm bà về cho đông đủ thì bà giận dỗi: “Mấy đứa con về đi, nói là tao bận không về”. Tưởng bà giận vì con ít thăm hỏi, chúng thuyết phục “xin nể mặt khách”, bà đành về.

Nhưng vừa chạm mặt ông thì hai bên đã muốn cự cãi nhau. Bắt đầu là câu nói của ông: “Hội phụ nữ gửi giấy mời cho bà, lần sau bà bảo họ gửi sang địa chỉ nhà kia nha”. Bà nổi sùng: “Ông yên tâm, tôi không làm phiền gì tới ông nữa đâu”. Khách khứa của con ngơ ngác, ái ngại, con cái thì được phen xấu hổ, bữa cơm hôm đó diễn ra nặng nề, không khí căng thẳng phả ra từ nét mặt “hình sự” của hai “tấm gương” cao nhất trong nhà.

Lúc khách khứa ra về, con cái họp bàn khuyên giải, thì bà tuyên bố: “Thực ra tao đâu phải ra đó trông nhà, tao và ông ấy ly thân”. Anh con trai lớn ngà ngà men rượu, lại phẫn uất vì xấu hổ nên cứ kêu trời: “Ba mẹ làm gì kỳ cục vậy. Hồi trẻ không sao, giờ già hết cả rồi lại đòi ly thân. Đúng là không còn ra thể thống gì”.

Nghe con trách móc, bà bật khóc bỏ đi một mạch ra khỏi nhà: “Mẹ đã vì anh em mày mà chịu đựng ông ấy gần hết đời. Giờ mấy con đã lớn, tự gây dựng được danh tiếng, ai thèm chấp người già. Giờ mẹ muốn sống cho mẹ. Không có cái nhà kia thì mẹ cũng ngăn đôi cái nhà này ra, chứ nhất định không sống chung nữa”.

Người già khó cứu

Lý giải cho tình cảnh cắn đắng nhau của các cặp vợ chồng già, các chuyên gia tâm lý cho biết nguyên nhân chính thường xuất phát từ những mâu thuẫn khi họ còn trẻ nhưng cố chịu đựng nhau. Khi về già, những sợi dây liên kết ngày mong manh dần, khiến họ chỉ muốn sổ lồng vì:

Tình dục: Là yếu tố cơ bản, đặc trưng phân biệt một cặp vợ chồng với những người có mối quan hệ khác dưới một mái nhà. Khi mâu thuẫn, vợ chồng trẻ còn ham muốn nhau sẽ dễ dàng dùng sex để làm lành. Nhưng về già, chuyện lệch pha hoặc cả hai cùng hết ham muốn thì chỉ càng khiến họ muốn “tách” rời nhau.

Con cái: Là sợi dây chỉ ra cái chung vĩnh cửu nhất của hai người trong hôn nhân. Nên khi con cái còn nhỏ, trông chờ vào bố mẹ thì họ nín nhịn nhau, đôi khi có người chấp nhận hy sinh hạnh phúc riêng, niềm vui riêng vì chúng. Nhưng khi cha mẹ bạc đầu, con cái phương trưởng, chúng đã tự lập có mối quan tâm riêng thì đó chính là lúc cái tôi của họ người già bùng phát. Theo phân tâm học thì từ 60 tuổi trở đi, con người ta nhìn lại quá khứ để tổng kết. Do đó họ muốn “phục thù” hoặc “tự giải phóng” mình.

Công việc: Đây cũng là một vấn đề lớn khiến các cặp vợ chồng trẻ, trung niên “ít còn thời gian” để cãi nhau. Họ cùng mải lo cho những tham vọng thăng tiến nên cố giữ hôn nhân để ổn định. Có người giữ hôn nhân để lấy danh tiếng, tạo thuận lợi cho công việc. Nhưng khi về già, họ “không còn gì để mất” mới muốn ly hôn, giải thoát mình.

Thay đổi tâm tính: Về già tinh thần suy giảm và sự trái tính, trái nết kéo theo sức khỏe kém khiến họ kém chịu đựng, dễ nổi nóng. Vì vậy với những cặp vợ chồng có tình trạng này thì càng dễ cau có, tranh cãi.

Tình cảnh chung

– Hiện nay, Việt Nam cũng như nhiều quốc gia khác phải đối mặt với sự đổ vỡ, tranh cãi, ly hôn của những cặp đã qua 20 năm chung sống ngày càng tăng.

– Theo đánh giá của Liên Hiệp Quốc, tỷ lệ này ở Nhật những năm đầu thế kỷ 21 được cho là “ngang ngửa” với cặp vợ chồng trẻ.

– Số người Mỹ trên 60 tuổi, thậm chí 90 tuổi vẫn gia nhập đội ngũ ly hôn ngày càng nhiều.

– Tại Hàn Quốc, ly hôn ở các cặp vợ chồng có trên 20 năm chung sống chiếm tới 18,3%, con số này tăng 4 lần so với 24 năm trước.

From: TU-PHUNG