
Làm cha mẹ cần biết: Nói cho con điều gì quan trọng nhất trong đời
Từ khi một đứa trẻ oa oa cất tiếng khóc chào đời, tới khi trưởng thành nên người, có quá nhiều điều các bậc làm cha mẹ cần biết để nuôi dạy con mình nên người. Nhưng dẫu làm gì, vĩ đại hay bình thường, điều quan trọng nhất vẫn là quá trình của sinh mệnh. 10 câu dưới đây là món quà tuyệt vời hơn cả nhà cao cửa rộng, của cải tích cóp mà phụ huynh cần dành cho con cái mình.
Rất nhiều đứa trẻ không biết ABCD là gì, nhưng lại biết thế nào là liên minh anh hùng. Rất nhiều đứa trẻ không quan tâm tới thành tích học tập tốt xấu, nhưng lại để tâm xem chiến tích có huy hoàng không.
Nhưng con à, có một điểm hy vọng con nhớ kỹ: Con trả tiền để chơi điện tử, nhưng trò chơi điện tử lại không trang trải cuộc sống cho con. Con trả tiền để đi học, việc học hành sẽ mang lại những điều bất ngờ trên cả mong đợi.
Được đi học là người may mắn, học giỏi là người hạnh phúc. Những kiến thức con học được chính là người bạn đồng hành cùng con suốt cuộc đời. Con người có thể tay trắng dựng nghiệp, nhưng không thể tay không tấc sắt. Đi học là một hành trình rất dài, bước đi sẽ mệt, nhưng nếu không đi chắc chắn con sẽ phải hối hận.
Con à, dẫu người khác nói hay thế nào thì suy nghĩ của con vẫn là điều quan trọng nhất. Có người hỏi: “Một đứa trẻ có chủ kiến, rốt cuộc là như thế nào?”
Câu trả lời được nhiều người đồng tình nhất là: “Có thể xử lý tốt những chuyện vụn vặt trong cuộc sống, dàn xếp ổn thỏa mối quan hệ giữa bạn bè, chuyện học hành, khiến cha mẹ có thể yên tâm.”
Cần phải biết rằng “nước nổi bèo trôi” là một hiện tượng đáng sợ. Khi con người gia nhập vào một đoàn thể nào đó, trí thông minh của họ sẽ sụt giảm nghiêm trọng. Vì muốn được mọi người công nhận, nên cá nhân đó nguyện ý vứt bỏ đúng sai, đổi trí huệ lấy cảm giác an toàn tìm được chốn đi về.
Rất nhiều người sẽ làm vậy, nhưng những đứa trẻ có chủ kiến sẽ không như vậy.
Vậy nên con phải luôn là chính mình và can đảm là chính mình. Con cần biết mình muốn nói gì, có nguyện vọng gì. Có câu hỏi rằng: “tuyết tan thì biến thành thứ gì?” Đáp án chuẩn sẽ là “tuyết tan sẽ biến thành nước”. Nhưng những đứa trẻ có chủ kiến sẽ đáp: “tuyết tan hóa thành mùa xuân”, lẽ nào lại sai hay sao?
Con à, thành tích rất quan trọng, nhưng hứng thú còn quan trọng hơn.
Khi còn nhỏ, trẻ con thường ham vui, đến tuổi trung niên ham học hỏi, tới khi về già thường thích thưởng trà.
Con người dẫu ở độ tuổi nào, cũng cần có chí hướng của bản thân. Hứng thú và yêu thích mới thể hiện tính cách thực của một người. Thành tích không nên là tiêu chuẩn duy nhất để bình xét về sự tốt xấu của một học sinh.
Gotthold Ephraim Lessing, nhà triết học, nhà văn người Đức, từng nói: “Ánh mắt tò mò thường có thể nhìn thấy nhiều thứ hơn họ mong đợi.” Một người trường kỳ chú tâm vào sở thích của bản thân, ắt sẽ xuất sắc hơn người trong một vài lĩnh vực nào đó. Nhưng đây chẳng phải là ý nghĩa của việc học hay sao?
Con à, thời này là thời đại trọng thành tích, nhưng so với thành tích, điều ba mẹ quan tâm hơn là sở thích, là thiên tính của con: Điều con yêu mến vĩnh viễn vượt xa thứ mà thành tích có thể đong đếm.
Người không có nhân phẩm chẳng thể có chỗ đứng trong xã hội.
Thời gian trước, một kỹ sư, thạc sĩ họ Dương người Thượng Hải hơn một năm đã trốn vé 480 lần, với số tiền 2 vạn tệ (hơn 65 triệu VNĐ), bị cảnh sát đường sắt Thượng Hải bắt giữ. Cư dân mạng cảm thán rằng: “Nhân phẩm thấp kém, thì học lực cao nữa cũng vô dụng.”
Người có nhân phẩm không tốt, hoặc ngụy quân tử chẳng thể bền lâu, bởi “cái kim trong bọc cũng có ngày lòi ra.” Những người có nhân phẩm tốt thường khiến người khác cảm phục. Có câu rằng: “Chiêm ngưỡng một người, bắt đầu từ dung nhan, tôn kính bởi tài hoa, hòa hợp nhờ tính cách, lâu bền vì thiện lương, thủy chung vì nhân phẩm.”
Dẫu trong thời đại nào thì nhân phẩm cũng sẽ vượt xa năng lực của con. Năng lực tốt, nhân phẩm tốt là người hữu dụng. Năng lực rất tốt, nhân phẩm rất tệ chẳng khác chi thứ độc dược hại người.
Vậy nên con ạ, dù khi nào, con cũng không được đánh mất nhân cách của mình.
Ai ai cũng mong muốn có được một cuộc sống viên mãn, nhưng thực tế lại không có sự hoàn mỹ thực thụ.
Một vị thái hậu dốc tâm chuẩn bị nhiều năm cho tiệc mừng thọ nhưng đến ngày kế hoạch lại bị hủy. Trong tâm bà rầu rĩ chẳng vui. Nha hoàn bèn hỏi thái hậu rằng: “Vì sao trên đầu của Thọ Thần lại có một cục bướu?” Thái hậu không hiểu, nha hoàn bèn tiếp lời: “Trên đầu có một cục bướu mới có thể chứa được phúc thọ ạ! Mẹ con nói rằng, mọi sự không nên quá đầy, cần phải lưu lại một chút tiếc nuối. Quá đầy thì sẽ hưởng hết phúc.”
Thái hậu nghe xong bừng tỉnh: “Dẫu là trên đầu Thọ Thần cũng có một cục bướu, huống một kẻ phàm nhân như ta?“
Dẫu chỉ là một câu chuyện vui, nhưng nói lên rằng dưới ánh nắng cũng có bóng râm, cuộc sống sao có thể hoàn thiện hoàn mỹ. Hạnh phúc là bởi biết đủ, nuối tiếc là điều thường thấy trong đời.
Con à, ba mẹ hy vọng con hãy nỗ lực thay đổi, hoặc nỗ lực tiếp nhận. Cảm nhận về hạnh phúc của con quan trọng hơn sự hoàn mỹ mà con theo đuổi.
Con à, so với việc sùng bái những minh tinh, ba mẹ hy vọng con có tín ngưỡng của riêng mình.
Có người từng nói: “Đây là thời đại thiếu hụt tín ngưỡng.” Có người lại nói: “Đây là thời đại chết vì giải trí.” Rất nhiều người sùng bái giới giải trí, thần tượng các minh tinh, trong số đó những người trẻ chiếm tuyệt đại đa số. Họ quan tâm tới từng buổi diễn, từng đĩa CD, từng bộ phim của minh tinh mà mình ái mộ. Thậm chí là từng ly từng tý trong cuộc sống của họ.
Trong thời đại ngày nay, theo đuổi các ngôi sao đã trở thành cuộc sống của rất nhiều người. Điều này bản thân nó cũng không có gì đúng sai. Nhưng con ạ, quan trọng hơn điều đó, ba mẹ hy vọng con có tín ngưỡng của mình.
Con người có thể ngưỡng vọng trời sao, nhưng con đường trước mắt chúng ta vẫn phải tiến về phía trước. Có người từng hỏi rằng: “Nếu cho bạn tự do, cho bạn tài hoa, cho bạn tuổi xuân, bạn có làm không?”
Câu trả lời thường là: “Tôi nhất định sẽ giống như những cái tên trong sách, như châu ngọc trong thiên hạ, như ánh sáng trên thế gian.”
Ngôi sao sáng rồi cũng tắt, lòng người sẽ có khi đổi thay, nhưng sự thiện lương và đạo lý làm người trong những tín ngưỡng chân chính mới là bất biến.
Con à, con không cần phải có những lý tưởng xa vời như vậy, nhưng cần có tín ngưỡng soi đường dẫn lối trên hành trình nhân sinh của mình.
Hành trình nhân sinh thú vị hơn kết quả rất nhiều.
Có người nói rằng: “Thành công là một quá trình chứ không phải là đích đến. Quá trình thực hiện quan trọng hơn kết quả. Đời người cũng như vậy.”
Trước kia có một chàng trai trẻ tự xưng rằng mình đã thấu hiểu cõi hồng trần. Hàng ngày cậu ta không làm gì cả, lười nhác ngồi dưới gốc cây phơi nắng.
Một vị trí giả đi ngang qua, hỏi: “Chàng trai, thời cơ tốt thế này, sao cậu không đi kiếm tiền?”
Chàng trai đáp: “Chẳng có gì thú vị, kiếm tiền rồi lại phải tiêu.”
Vị trí giả lại hỏi: “Sao cậu không kết hôn?”
Chàng trai đáp: “Chẳng có gì thú vị, biết đâu lại phải ly hôn?”
Vị trí giả nói: “Sao cậu không kết bạn?”
Chàng trai đáp: “Chẳng có gì thú vị, kết bạn biết đâu lại trở mặt thành thù.”
Vị trí giả đưa cho chàng trai một sợi dây thừng nói: “Thế thì cậu treo cổ đi, dẫu sao cũng chết, chi bằng bây giờ chết quách đi cho xong.”
Chàng trai đáp: “Tôi không muốn chết.”
Vị trí giả tiếp lời: “Cuộc sống là một hành trình, không phải là kết quả.”
Sinh mệnh giống như một cuốn sách hay. Tin rằng những người đọc được nó, chắc chắn sẽ dừng lại lần giở từng chương mục, chứ không phải là mở ngay tới trang cuối, nóng lòng muốn biết kết cục ra sao.
Con à, sự mỹ hảo trong đời người nằm ở từng nụ hoa, từng phong cảnh, từng nụ cười. Hãy dừng lại và thưởng thức chúng.
Con à, so với việc yêu cầu người khác, ba mẹ hy vọng con có thể tìm kiếm nguyên nhân từ chính bản thân mình. Người giỏi xét mình thường sống có phẩm vị.
Epicurus, một nhà triết học Hy Lạp cổ đại từng nói: “Nhận ra sai lầm là bước đầu tiên cứu vớt bản thân.”
Con người khó tránh khỏi sai sót, sai sót không đáng sợ, điều đáng sợ là không biết phản tỉnh bản thân, sửa đổi lỗi lầm. Như vậy rất dễ đánh mất bản thân.
Con à, oán trách chẳng thể giải quyết được sự việc, nhưng cảm ơn thì có thể. Thay đổi người khác cũng không thể thay đổi thực trạng, nhưng thay đổi bản thân lại có thể. Phàm là mọi việc đều tìm nguyên nhân từ chính mình, con mới trở nên ưu tú hơn.
Con à, không có việc gì xứng đáng để con trả giá bằng cả sinh mệnh.
Theo “Báo cáo về tình hình sức khỏe nhân viên công chức thành thị tại Trung Quốc” cho biết: Tỷ lệ sức khỏe dưới mức tối ưu của giới cổ cồn trắng đạt 76%, 70% có nguy cơ làm việc quá sức; hàng năm số người đột tử lên đến 550.000 người; mỗi ngày có 10.000 người bị chẩn đoán mắc ung thư…
Con người có thể làm nhiều công việc, nhưng chỉ được sống một lần trên đời. Con à, đứng trước sinh mệnh, cha mẹ hy vọng con luôn đặt sức khỏe lên vị trí hàng đầu. Đừng coi tuổi trẻ như quân bài, chớ đặt cược sức khỏe vì ngày mai, có sức khỏe mới có tất cả.
Đi học rất vất vả, nhưng không đi học lại càng khổ hơn. Nỗ lực rất mệt, nhưng chỉ khi bây giờ dốc toàn lực, sau này mới có quyền lựa chọn. Buông bỏ một thứ hay một người nào đó rất khó, nhưng chỉ khi quá khứ qua đi, tương lai mới gõ cửa.
Trong đời có rất nhiều việc khó, nhưng dư vị đắng chát cuối cùng cũng ngọt ngào.
Con à, so với vui thú nhất thời, ba mẹ hy vọng con có được hạnh phúc bền lâu. Có lẽ cuộc sống sẽ chẳng như con mong muốn, có lẽ thật bất công, những chuyện không may cũng có thể xảy đến, nhưng nơi mà con muốn đến, hãy kiên trì bước tới cùng.
Lê Minh (biên dịch)
Bí quyết sống hạnh phúc của người Bắc Âu: Đơn giản, chậm một chút và yêu gia đình
Người Bắc Âu có thể nói là những người “biết sống” bậc nhất trên thế giới này. Họ sống tự nhiên, đơn giản, hạnh phúc – chính là những điều mà con người hiện đại mong muốn hướng tới.
Nếu để ý một chút, chúng ta sẽ nhận thấy, các quốc gia ở Bắc Âu không có nhà cao tầng, người dân ăn mặc rất mộc mạc, đi những chiếc xe cũ kỹ và ăn những món ăn đơn giản.
Sau 7 giờ tối, gần như trên đường đều rất yên ắng, không có cuộc sống “xa hoa trụy lạc” vào ban đêm, cũng không có những dịch vụ cao cấp lãng phí kích thích thần kinh con người. Vậy, hạnh phúc của những người dân Bắc Âu đến từ đâu?
Người Bắc Âu thường nhắc đến cụm từ “Chất lượng cuộc sống”. Đất nước Thụy điển có câu châm ngôn: “Tiền là thứ có thể để dành được còn thời gian thì không để dành được. Bạn sử dụng thời gian như thế nào thì nó sẽ quyết định chất lượng cuộc sống của bạn”.
Giữa 2 vế: cuộc sống đầy đủ nhà cao cửa rộng, tiền bạc và xe hơi sang trọng, so với cuộc sống có đầy đủ vợ chồng, con cái, sân vườn, người Bắc Âu lựa chọn vế thứ hai bởi vì thứ mà họ muốn là “phẩm chất” chứ không phải là “vật chất”.
“Nhanh một chút” rồi lại “nhanh một chút!”, sống như vậy, bạn có nghĩ rằng linh hồn của mình sẽ không theo kịp thể xác không? Người Bắc Âu lựa chọn cách sống “chậm một chút!” nhưng bạn có thể tìm được hạnh phúc thực sự từ đây.
Một ngôi làng tại Đan Mạch, đẹp như tranh vẽ
Đơn giản – Giảm ham muốn vật chất, trở về với tâm linh yên bình, thư thái
Môi trường thiên nhiên hà khắc khiến cho thói quen tiết kiệm đã trở thành điều tất nhiên ở đây: Cơm không thể không ăn, nhưng không nhất thiết phải ăn quá ngon. Tiền không thể không có, nhưng không nhất thiết phải có quá nhiều.
Cuộc sống đơn giản của người Bắc Âu rất dễ để nhận ra, ví dụ trong cách ăn mặc, bất luận giá cả như thế nào cũng cần phải phù hợp. Những phụ nữ 70-80 tuổi thường mặc áo khoác vàng nhạt kết hợp chân váy, đi giày nữ tính, khăn trùm đầu phong cách nữ hoàng Anh. Nhìn họ vừa nữ tính vừa trang nghiêm nhưng cũng không mất đi vẻ cuốn hút.
Trang phục truyền thống Bắc Âu
Ngoài ra, nếu nhà ai đó mới sinh em bé thì những nhà hàng xóm hay bạn bè đều sẽ mang những bộ quần áo cũ đã được giặt rũ thơm tho đến cho em bé sử dụng. Điều này là rất bình thường ở đây, có vẻ như nó cũng trở thành một thói quen lâu đời.
Nếu một anh chàng thanh niên, một ông lão hay một cô gái đang đi trên đường mà bất chợt gặp bạn bè, thì quán cà phê ở đầu đường hay cuối ngõ sẽ là lựa chọn đầu tiên của họ. Một cốc cà phê Cappuccino nồng nàn trong không gian tĩnh lặng sẽ khiến họ ấm áp và thân thiết hơn.
Những con đường ở các quốc gia Bắc Âu thường hẹp hơn đường ở nước Đức, phần lớn nó không phải những con đường thẳng mà là những ngõ, hẻm.
Người dân nơi đây chủ yếu sử dụng những loại xe ô tô cá nhân cỡ nhỏ. Rất nhiều người đạp xe đạp đi làm. Bảo vệ môi trường đối với họ không phải là một loại “mốt” mà là một sự “cao thượng”.
“Giờ cao điểm” ở thủ đô Copenhagen, Đan Mạch
Hiệu suất cao – Làm việc để cuộc sống chất lượng hơn
Công việc của họ khá nhẹ nhàng, thời gian rảnh đủ để làm thêm một công việc khác. Nhưng họ lại không làm như thế mà là lựa chọn tới quán cà phê thưởng thức cùng bạn bè hoặc ngồi đọc sách.
Một quán cà phê ở Copenhagen, Đan Mạch
Nhưng mà bạn đừng nghĩ rằng, người Bắc Âu suốt ngày chỉ biết uống cà phê nhé! Điều kiện tiên quyết để họ được hưởng cuộc sống hạnh phúc là từ một thể chế phúc lợi do chính thái độ và hiệu suất làm việc của họ đem lại. “Đừng suy xét đến thu nhập, trước tiên hãy hỏi mình thích gì, công việc mình phải thích thì mới làm tốt được nó”, đây là quan niệm của người Bắc Âu, cho nên công việc đối với họ mà nói cũng không phải là một loại “đau khổ, giày vò”.
Vì đề cao hiệu suất, nên người Bắc Âu nghĩ mọi cách để sáng tạo, như vậy để họ có nhiều thời gian hơn cho việc nghỉ ngơi và cho gia đình. Chỉ cần nhìn vào số lượng giải Nobel hay những giải thưởng danh giá khác trên thế giới bạn sẽ thấy rõ điều này thôi!
Người Bắc Âu nổi tiếng là những người yêu du lịch. Họ thường xuyên đi để hưởng thụ, ngắm cảnh đẹp trong nước cũng như trên toàn thế giới.
Yêu gia đình – Vui chơi cùng con cái
Trong cuộc sống của người Bắc Âu, chỉ cần vừa có kỳ nghỉ là họ sẽ cùng gia đình tận hưởng những ngày vui đùa bên nhau, cùng tắm biển, tắm nắng, trượt tuyết, cưỡi ngựa…
Người Bắc Âu rất đề cao giá trị gia đình, người chồng trong gia đình sẵn sàng hủy bỏ những buổi gặp gỡ ăn uống với bạn bè sau giờ làm để dành thời gian cho vợ con.
Điều đầu tiên sau khi tan ca trở về nhà chính là mọi người dành thời gian cho gia đình. Họ cùng nhau nấu ăn, vui đùa, kể chuyện, có rất ít người ở lại bên ngoài. Cho dù là có muốn làm thêm thì họ cũng phải chọn thời gian để tránh ảnh hưởng đến gia đình.
Ví dụ, người chồng sẽ chọn đi làm tăng ca vào lúc 3 giờ sáng bởi vì họ cho rằng buổi sáng ít nhất còn có người vợ ở nhà dùng bữa sáng cùng các con. Như vậy, người chồng sẽ chỉ bị mất đi khoảng 1 tiếng đồng hồ là thời gian gia đình gặp gỡ nhau ăn sáng. Làm thêm giờ vào buổi sáng sớm, nghe thì có vẻ khó tin, nhưng điều này lại cho các ông bố có thêm thời gian vào buổi tối để gia đình được ăn tối cùng nhau.
Một người đàn ông tên là Fredrik nói: “Nếu như một ngày, tôi không nhìn thấy bọn em của tôi, không kể cho chúng một câu chuyện, không hôn lên đầu chúng thì tôi không thể làm được bất cứ điều gì!”.
Họ cho rằng, khoảnh khắc hạnh phúc nhất chính là những đứa trẻ leo lên đầu gối và ôm lấy cổ bố chúng, hôn một cái trước khi đi ngủ. Họ cảm thấy đây chính là một loại thành tựu, một loại hạnh phúc.
Đối với người đàn ông Bắc Âu mà nói, gia đình và con cái không phải là nền tảng giúp người đàn công tìm kiếm sự thành công, mà là một phần quan trọng nhất trong chất lượng cuộc sống của họ.
Mai Trà
From: Kristie Phan & KimBang Nguyen
Nếu mỗi người biết nghĩ cho người kia một chút, bao dung và nhường nhịn lẫn nhau một chút, gia đình sẽ êm ấm, hạnh phúc.
Còn đây là chuyên của anh Nam Kỳ lục tỉnh:
HÔN NHÂN BUỒN CHÁN
Những ngày này, tôi đang bất mãn về cuộc hôn nhân của mình, người chồng sáng sáng ra khỏi nhà từ lúc tôi chưa ngủ dậy, tối khuya mới trở về, nhưng thu nhập chẳng khá khẩm gì, tình cảm thì cứ nhạt dần, không còn khái niệm tặng quà, cũng chẳng còn niềm vui mỗi khi chồng đi làm về…
Khi nghe nỗi niềm tâm sự của tôi, mấy cô bạn gái thân nghiêm túc phân tích vấn về rồi kết luận: “Sống với nhau nhạt nhẽo như vậy thì nên giải thoát sớm đi”.
Chia tay hội chị em, trên đường về nhà, tôi bắt đầu suy nghĩ về việc ly hôn.
Bước vào nhà, nhìn căn phòng đơn giản mấy năm rồi không có gì thay đổi, tôi bỗng cảm thấy chán chường khó tả. Đón con về, nó đánh đổ cả sữa xuống sàn nhà, rồi nó bày bừa đồ chơi khắp nơi khiến căn nhà đã chật chội càng thêm bừa bộn. Tôi chỉ lo thu dọn cái bãi chiến trường ấy cũng đủ mệt bở hơi tai.
Đang vội vàng nấu cơm thì chuông điện thoại réo rắt, chồng báo tối nay về muộn, cả tuần nay anh ấy không về nhà ăn tối lấy một bữa. Tôi bực mình, thò tay nắm hai quai nồi định bắc xuống bếp thì bị rớt, tay tôi bị bỏng rộp cả lên. Miếng nhựa chống bỏng ở quai nồi đã rụng ra từ lâu, tôi đã nói với chồng năm lần bảy lượt, nhưng mãi vẫn chưa sửa.
Tôi tắt bếp, bước vào phòng, soi vào gương, đôi mắt trong trẻo ngày nào nay bỗng trở nên mờ nhạt và lấm tấm nếp nhăn. Cuộc sống gia đình thật đáng sợ, đã bao lâu rồi tôi không chăm sóc cho bản thân mình, mọi thứ chỉ xoay quanh căn hộ bé xíu và cậu con 3 tuổi. Tôi cần phải thoát khỏi cuộc sống vô nghĩa này, nhanh chóng rời xa khỏi đây.
Hai tiếng sau chồng tôi về, không thấy có cơm trên bàn, chỉ thấy tôi ngồi một mình trong bóng tối.
– Sao chưa nấu cơm?
– Sao phải nấu cơm? Tôi nấu đủ rồi, từ nay trở đi sẽ không nấu nữa. Sống thế này tôi không chịu được. Chúng ta ly hôn thôi.
– Anh nghe nhầm phải không? Em nói lại xem nào!
Lúc này con trai tôi bỗng cất tiếng khóc, anh ta chạy vội vào trong phòng bế con và cho nó uống sữa, ngạc nhiên hỏi dồn: “Sao đang sống tử tế lại đòi ly hôn?”. Tôi cười khẩy.
Tối đó, tôi cố ý ngủ riêng. Theo kinh nghiệm của các cô bạn, ly hôn không đơn giản, nhiều thứ ràng buộc như tình cảm, tài sản, thói quen, vì thế nhất định phải có nghị lực mới làm được. Để có thể tiến hành thuận lợi, tôi cần thực hiện 3 điều:
Thứ nhất không nấu cơm nữa, tách sinh hoạt của hai người ra.
Thứ hai không ngủ chung, không cho cơ hội làm lành.
Thứ ba, kinh tế riêng rẽ.
Nằm trên ghế sofa mãi mà không sao ngủ được, tôi bật dậy viết đơn ly hôn. Tôi người Bắc, chồng người Nam, cùng nhau đến thành phố biển này, mua được căn nhà đứng tên tôi. Chồng tôi có một cửa hàng làm ăn có vẻ không khá lắm, nhưng dù sao đó cũng là tài sản của anh ta. Như vậy chia ra tôi sở hữu căn nhà, anh ấy lấy cửa hàng cũng là hợp lẽ. Con trai tôi nuôi, anh ta gửi tiền trợ cấp hàng tháng là ổn.
Hôm sau, khi đưa cho anh ta tờ đơn ly hôn:
– Tôi muốn tự do!
Anh ta ngây người ra, tôi sốt ruột giục:
– Anh ký đi! – nói xong tôi liền cảm thấy mình có phần hơi quá đáng, liền đổi giọng – Lẽ nào anh không thấy chúng ta là người của hai thế giới? Chia tay tốt cho cả anh lẫn tôi…
Một tuần sau, anh gọi điện cho tôi và nói:
– Anh ký rồi, chiều nay cùng ăn với nhau một bữa nhé. Vẫn chỗ cũ, anh sẽ đưa đơn cho em.
Hết giờ làm việc, tôi đi đến nhà hàng ven biển mà chúng tôi thường đến. Mấy hôm không gặp, trông anh gầy đi, ánh mắt ưu tư, râu đã được cạo nom sáng sủa hơn. Anh lặng lẽ đẩy cái phong bì đến trước mặt tôi, bỗng tôi thấy cay cay mắt, trong lòng có một cảm giác hoang mang khó tả.
– Đã đến rồi thì gọi chút gì ăn nhé, có thể đây sẽ bữa cơm cuối cùng của chúng ta.
Anh quay ra gọi người phục vụ:
– Cho một suất cơm thịt bò xào ớt, một bát canh ngao.
Đây đều là những món tôi thích nhất. Tôi ngồi im, anh bỗng nói với tôi:
– Bữa cơm cuối cùng này em có thể gọi cho anh món anh thích ăn không?
Tôi bỗng bối rối, tôi chẳng biết anh thích ăn món gì. Trước giờ anh đều rất dễ tính, món nào cũng ăn được, món nào cũng thấy ăn ngon lành.
– Anh thích món gì? Chẳng phải anh luôn ăn giống em hay sao?
Anh lại mỉm cười, nói chậm rãi:
– Thực ra, ngần ấy năm, anh luôn ăn những món mình không thích. Em quên rồi sao, anh là người miền Nam, anh thích chế biến kiểu miền Nam, hơi ngọt chút. Anh cũng thích ăn cay nhưng em không thích nên đành thôi.
Nghe anh nói, mặt tôi nóng bừng. Đúng là tôi chưa từng nghĩ đến việc hỏi anh thích ăn món gì. Lần đầu tiên biết anh thích ăn ngọt lại là lúc ly hôn, thật nực cười. Tôi muốn ứa nước mắt nhưng cố kìm lại.
– Anh quyết định rồi, nhà, cửa hàng, mọi đồ đạc trong nhà đều thuộc về em, anh chỉ mang theo mấy quyển sách và vài bộ quần áo thôi.
– Anh định đi đâu?
Hình như tôi thực sự chưa từng suy nghĩ nghiêm túc rằng chúng tôi sẽ sống như thế nào sau khi ly hôn.
– Bố mẹ và bạn bè anh ở miền Nam luôn giục anh về quê làm ăn. Nhưng do em thích biển nên anh chiều theo em. Ở đây gió biển mang mùi tanh của cá, ăn đồ biển anh cũng không thích, công việc cũng chẳng sáng sủa gì, đã làm em thiệt thòi…
– Anh nói gì thế? Em không phải ly hôn vì những thứ đó.
Tôi không ngăn được nước mắt.
– Ly hôn xong anh sẽ về Nam. Sau này em sống một mình nuôi con sẽ vất vả. Anh để lại tất cả cho em. Cửa hàng dạo này kinh doanh cũng khá hơn trước, em lấy tiền đó tích lại, đừng tiêu linh tinh, để phòng khi cần có cái mà tiêu.
– Vậy anh thì làm thế nào?
– Đàn ông quăng đâu chả sống, không như đàn bà con gái, cả tin lương thiện, dễ bị tổn thương.
Tôi bỗng trào nước mắt.
“Đừng khóc!” – Anh đặt tay lên vai tôi, cử chỉ quen thuộc, vậy mà không hiểu sao lúc sống bên nhau tôi lại không hề nhận thấy tình cảm của anh.
– Anh phải đi rồi. Em biết không, mỗi lần gia đình bên em tụ họp đông vui anh đều cảm thấy trống trải. Anh cũng rất nhớ ba mẹ, họ cũng già cả rồi…
Tôi bỗng thấy mình quá vô tâm. Anh là người đàn ông tốt, vậy mà đến tận giây phút này tôi mới biết sống với tôi, anh đã phải che giấu những cảm xúc không vui, những điều không hợp, chỉ vì tôi.
– Sao anh không nói những điều này sớm hơn?
– Anh muốn em sống vui vẻ, không phải bận lòng vì những việc vặt ấy.
Tôi thẫn thờ, một lúc sau tôi nói:
– Anh… Anh có thể không đi không?
Chúng tôi bước ra khỏi nhà hàng, bên ngoài gió biển rất mát, tôi ngồi sau xe của anh đi về nhà. Tôi ôm chặt lấy anh, cảm thấy thật hạnh phúc.
Sự việc vừa rồi đã cho tôi một bài học. Sau khi kết hôn, những lo toan chuyện cơm áo gạo tiền khiến người ta ngày càng không có thời gian quan tâm tới nhau, nhưng đó thực ra không phải vì họ đã thay lòng đổi dạ, mà bởi cuộc sống cần phải vậy. Nếu mỗi người biết nghĩ cho người kia một chút, bao dung và nhường nhịn lẫn nhau một chút, gia đình sẽ êm ấm, hạnh phúc.
Xã hội ngày nay ly hôn càng ngày càng dễ, chính vì thế, chúng ta càng cần trân trọng, giữ gìn hôn nhân phải không các bạn?
Nguồn: Sưu Tầm
From: TU-PHUNG
Mắt hay tim?
Gần nhà ngoại tôi có một đôi vợ chồng già bị mù. Họ đã có với nhau một đàn con cháu đông đúc. Nghe ngoại nói, năm nay hai cụ đã ngót nghét tám mươi tuổi.
Ngoại kể, ngày xưa, khi lấy nhau, người chồng ngồi xe bò đi đón vợ. Tuy cô dâu và chú rể đều không nhìn thấy gì, nhưng chú rể vẫn nhờ người cuốn đầy lụa điều lên chiếc xe và đầu con bò, như vậy cho giống đám cưới.
(Ảnh minh họa: rohan.hehagame.com)
Khi cô dâu vừa về nhà chồng, chú rể dắt tay vợ rà mò từ nhà trên xuống nhà bếp, khắp lượt các ngóc ngách trong gia đình. Rồi cũng từ đó, suốt hơn nửa thế kỷ, trong cái thôn nghèo chẳng mấy ai biết đến ấy, dù trời mưa hay nắng, người ta luôn nhìn thấy họ tay trong tay, lẳng lặng cùng nhau làm mọi việc.Trong cái thôn nghèo ấy, dù trời mưa hay nắng, người ta luôn nhìn thấy họ tay trong tay, lẳng lặng cùng nhau làm mọi việc…
(Ảnh minh họa: takungpao.com)
Có lẽ trong tất cả công việc thì khó nhất vẫn là múc nước từ giếng lên. Lần nào cũng thế, hai người họ đều dắt nhau đi. Người vợ sờ thấy cây gỗ ở cạnh giếng, một tay ôm chặt cây, còn tay kia níu chặt bàn tay chồng. Người chồng quỳ trên sàn giếng thả gầu xuống múc, kéo nước lên.
Có người nhìn thấy họ múc nước khó khăn ngỏ ý muốn giúp nhưng hai vợ chồng đều cảm ơn rồi từ chối. Họ bảo: “Các ông bà giúp được chúng tôi một lần, nhưng không giúp được chúng tôi một đời”.
(Ảnh minh họa: sunwui.wordpress.com)
Cứ như thế, hai vợ chồng luôn tay dắt tay nhau đi lấy nước cho đến khi đứa con đầu lòng có thể gánh được một gánh nước. Dân làng đều cảm thấy lạ lùng. Trong thôn cũng có nhiều trai gái trẻ từng vì đất trơn mà trượt chân ngã xuống giếng, nhưng đôi vợ chồng mù chưa lần nào té ngã. Càng lạ lùng hơn, dù không thể nhìn thấy nhưng vợ chồng họ vẫn có thể tìm ra nhau trong đám đông đang nói chuyện ồn ào.
Người chồng là một người thổi kèn trong ban nhạc ở thôn quê. Ông thường đến các đám cưới thổi những bài: “trăm con chim phượng hoàng”, “niềm vui đầy nhà” … Dù đi thổi kèn ở đâu, ông cũng có một yêu cầu, để người vợ mù của ông đi cùng. Ông nói, để vợ ở nhà một mình, ông không an tâm.
(Ảnh minh họa: sohu.com)
Mỗi khi tiếng kèn của người chồng cất lên, người vợ ngồi bên rất chăm chú nghe. Dường như những giai điệu ấy đều là ông thổi riêng cho bà. Người ta bảo, những lúc ấy, khuôn mặt người vợ mù thường đỏ ửng lên, khiến ai nấy đều cảm thấy người phụ nữ đang ngồi lặng lẽ kia xinh đẹp biết nhường nào.
Có lần, người chồng sơ ý bị ngã gãy chân. Những ngày chồng nằm bệnh viện, ba bốn hôm liền người vợ không ăn hột cơm nào vào bụng. Bà bảo, không có bàn tay quen thuộc kia, bà chẳng còn lòng dạ nào mà ăn.
Sau này, khi hai vợ chồng đều đã già và không cần đi ra ngoài nữa, họ bắt đầu trồng hoa trong sân nhà. Dù chẳng thể nhìn thấy được những đoá hoa tươi rực rỡ mình trồng lên, nhưng ông bà đều rất hạnh phúc mỗi khi đến mùa hoa nở.
Những người con của ông bà từng hỏi bố mẹ : “Nếu ông trời dành cho bố mẹ một cơ hội, liệu bố mẹ có muốn nhìn nhau bằng mắt không?”
Ông tự hào nói: “Dắt tay nhau một đời, có bao nhiêu đường vân trong lòng bàn tay mẹ con, đều đã in trong trái tim bố. Bố chưa từng trông thấy người đẹp nhất. Trong trái tim bố thì mẹ con là người đẹp hơn cả. Cần mắt để làm gì. Mắt là thứ tham lam nhất trần đời, nhìn cái gì cũng đánh giá tốt hay xấu, xinh hay không xinh; nhìn cái gì hay là muốn có cái đó. Trên mặt người ta có một vết sẹo cũng có thể để trong tim suốt đời.”
Còn bà thì trả lời: “Người ta nhìn người bằng mắt, bố mẹ nhìn người bằng trái tim. Tim sáng hơn mắt, thật.”
Bởi chúng ta có mắt. Nên khi chúng ta nhìn người, chỉ dựa vào mắt mà quên dùng trái tim.
Có lẽ người vợ mù đã nói đúng: Tim sáng hơn mắt. Nó là sáng nhất, thật nhất!
From: Bác Sĩ Hạnh Văn Phùng
Tôi an ủi anh bạn: “Có thể với cậu ấy anh là người quá thân thiết, nói lời cảm ơn thì dường như khách khí. Chẳng phải cậu ta đã nói đùa là anh hãy giúp lâu hơn chút nữa sao?”.
Chúng ta cũng vậy, rất dễ dàng phạm phải sai lầm tương tự: Đối xử với người ngoài thì cung kính, còn đối với thân nhân thì lại quá hà khắc. Chúng ta thường hay thể hiện phần bản tính xấu nhất trước mặt người thân thiết của mình.
Ví như những lúc tâm trạng không tốt, chúng ta có thể trút giận lên anh chị em thậm chí cả cha mẹ. Những lúc nghe cha mẹ nhắc nhở, chúng ta lại không ngừng oán trách phàn nàn, thậm chí lời nói ra cũng thiếu đi vài phần tôn kính. Nào là “Ba mẹ nói nhiều, con không chịu được nữa”, nào là “Cứ để con làm theo ý của con, ba mẹ nói nhiều quá con không chịu được”... Những lời nói vô tình của ta khiến cha mẹ đau lòng, cũng khiến bản thân lại mang tội bất hiếu.
Cha mẹ đã phải cực nhọc vất vả để nuôi dưỡng chúng ta khôn lớn thành người. Nhưng chúng ta thì sao? Những lúc cha vì chúng ta mà rong ruổi mưu sinh, còn mẹ vì chúng ta mà tận tình chăm sóc, có bao giờ chúng ta nói một câu “Cám ơn cha mẹ, cha mẹ cực khổ quá rồi”? Hay chỉ là những lời than phiền trách cứ: “Con không thích cha chạy xe ôm, không thích cha làm phu hồ!”, “Thức ăn mẹ xào mặn lắm, con chẳng thể nuốt trôi”… Có khi nào chúng ta thử nghĩ một chút, rằng nghe những lời than phiền ấy cha mẹ có đau lòng hay không?
“Vạn cổ tình thâm ơn cúc dục
Thiên thu nghĩa trọng đức sinh thành”
Sai lầm lớn nhất của chúng ta chính là thể hiện bản tính tồi tệ nhất và mặt xấu nhất trước mặt người thân quen, nhưng lại dành sự kiên nhẫn và bao dung cho những người xa lạ.
Khi đối đãi với người thân thiết, chúng ta thường hành động theo thói quen dưỡng thành tự nhiên: Chẳng biết lễ phép, không dịu dàng hòa nhã, quên mất phải kính trên nhường dưới. Nếu không phải là kêu la om sòm, không ngừng trách móc, thì cũng là lơ đãng chẳng quan tâm, ngó lơ chẳng trả lời.
Cũng bởi vì quan niệm rằng người thân vốn đã quá quen thuộc, nên chúng ta quên mất phải lễ phép lịch sự, để rồi dần dần mất đi sự kiên nhẫn, khoan dung và tôn trọng.
Muốn thương yêu, đầu tiên phải thấu hiểu
Khi con đã trưởng thành, nhiều bậc cha mẹ lựa chọn sống tách biệt với con cái. Lý do là vì họ sợ gặp phải mâu thuẫn, sợ rằng con cái quay ra dạy bảo chỉ dẫn họ đủ điều. Hai thế hệ luôn có quan điểm và cách sống khác nhau.
Trong gia đình thường xảy ra sự bất đồng giữa cha mẹ và con cái. Nhẹ thì trách móc, hậm hực, nặng thì bất mãn, không nhìn mặt nhau. Hiển nhiên cha mẹ nào cũng muốn con cái được hạnh phúc, và ngược lại, có đứa con nào lại không mong cha mẹ hạnh phúc? Ấy vậy mà hai bên lại gây khổ cho nhau!
Tại sao cha mẹ không hiểu con? Tại sao con không theo ý cha mẹ? Cũng bởi vì cả hai bên không thể thấu hiểu nhau mà cứ cố tình đưa cho người kia thứ mình cho là đúng.
Có một cặp vợ chồng cao niên, mặc dù con cái họ vô cùng hiếu thảo, mỗi tháng đều chu đáo gửi tiền phụng dưỡng, nhưng ông bà vẫn kiên quyết không sống cùng các con.
Hai ông bà nói: Người già không thể sống cùng với những người trẻ hiện đại vì cả hai bên đều có lối sống khác nhau. Ở cùng một chỗ sẽ chỉ phiền toái đôi bên, tốt hơn hết là nên ở riêng, thoải mái không bị ai ràng buộc.
Ông lão kể rằng, các con đều đối xử với ông rất tốt, cũng rất hiếu thuận. Nhưng khi ở trước mặt chúng ông cảm thấy mình như đứa trẻ mắc phải sai lầm nào đó. Ông sợ rằng chúng xem ông bà như con trẻ mà quay ngược lại giáo dục mình:
– Sao cha không đánh răng trước khi đi ngủ, miệng của cha sẽ mùi lắm.
– Sao cha không thích tắm, cổ áo đều bị đen dơ thế này.
– Người già không nên ăn quá nhiều thịt và đồ ngọt, dễ mắc bệnh.
– Sao cha mẹ lại chăm cháu theo cách đó, như thế là không đúng, phải như vầy, như vầy…
Cha mẹ nào cũng hy vọng được con cái thể hiện tình yêu thương. Nhưng đôi khi con cái vì quá thân quen mà đánh mất đi sự tôn trọng và lòng kiên nhẫn, quên đi tâm trạng và lòng tự ái của cha mẹ mình.
Người cao tuổi rất khát khao tình cảm, ai chẳng muốn con cháu quây quần ríu rít. Nhưng ngoài những khoản chu cấp về vật chất, họ còn mong muốn được tôn trọng. Họ hồi tưởng con mình của ngày xưa, ngây thơ vui vẻ mà nắm lấy vạt áo họ không muốn rời. Trong mắt cha mẹ con dù có trưởng thành đến đâu cũng vẫn là đứa trẻ, vậy nên bản năng bảo vệ con cái của cha mẹ vẫn rất mãnh liệt, sợ rằng không có mình thì con cái sẽ lầm đường, sẽ lạc lối.
Vì sao chúng ta không thể kiên nhẫn với người thân của mình? Là bởi vì chúng ta cho rằng người thân thiết nhất sẽ chẳng bao giờ rời bỏ mình mà đi. Cho dù chúng ta có phạm sai lầm, và dù có làm họ tức giận, họ cũng sẽ không bao giờ trách tội chúng ta.
Lúc còn bé, cha mẹ nói gì chúng ta đều cho là đúng, mỗi người con đều tin rằng cha mẹ là toàn năng, không gì không làm được. Đến khi trưởng thành, ta mới phát hiện thì ra cha mẹ cũng chỉ là người bình thường, cũng có lúc phạm sai lầm, có những chuyện lực bất tòng tâm. Thế rồi những mộng tưởng tan tành và sụp đổ, kèm theo đó là sự nổi loạn bên trong chính chúng ta. Nhưng rồi theo thời gian, không biết từ khi nào chúng ta không còn đối chọi với cha mẹ nữa, thậm chí còn thấy thương tâm khi nhận ra rằng cha mẹ đã già rồi, cũng cần người chăm sóc. Lúc ấy trong lòng mỗi người đều cảm thấy day dứt, ý thức trách nhiệm cũng được nâng cao.
“Có phải cha mẹ hứa nhau từ kiếp trước
Tạc lại hình con nguyên vẹn trái tim người”
Tình cảm thật sự rất mong manh, bất kể là tình thân, tình bạn bè, tình yêu hay là hôn nhân đều rất mong manh dễ vỡ. Đừng đợi cho đến khi có vết nứt thì mới bắt đầu hàn gắn, bởi một khi đã xuất hiện vết nứt thì dù cho bạn có làm bất kì điều gì cũng khó mà khôi phục trở lại hình dáng ban đầu.
Ngay cả những người thân thiết nhất, nếu như chúng ta có những lời nói vô tình hay hành động thiếu tôn trọng cũng sẽ dễ làm họ bị tổn thương.
Thế nên, dù như thế nào, thì hãy tinh tế, cẩn trọng trong lời nói và hành động của bản thân mà chăm sóc yêu thương họ nhiều hơn. Đây không chỉ là cách thể hiện sự trân trọng người thân yêu mà cũng là cách đối nhân xử thế của một người trưởng thành chân chính.
Tuệ Liên
Theo Cmoney
Nỗi buồn lớn nhất của tuổi già là phải thận trọng với con mình
Con lớn lên, nhiều kiến thức hơn, dần thiếu kiên nhẫn và xem thường cha mẹ, khiến họ trở thành một “con nhím” thận trọng.
Một độc giả gửi đến mục tâm sự của Sina câu chuyện của mình: “Tôi mua cho mẹ một chiếc điện thoại thông minh. Mẹ nhờ tôi dạy cách sử dụng. Tôi đã chỉ cho bà cách tải các ứng dụng, sau đó bật máy tính lên để chuẩn bị làm việc. Thế rồi mẹ vào, bà lại hỏi về một phần mềm mới. Lát sau, khi tôi đang xoay sở với đống việc, bà ở bếp than thở vọng ra rằng bà không thể dùng được chiếc máy mới. Dòng ý tưởng công việc bị cắt ngang khiến tôi bực dọc, tôi chạy vào bếp và gắt lên với mẹ. Bà ngước lên nhìn tôi khổ sở: “Hay là thôi, mẹ vẫn dùng điện thoại cũ”. “Tùy mẹ, mẹ muốn thế nào cũng được”, tôi sốt ruột bước ra ngoài, để mẹ một mình với cái điện thoại đời mới.
Đêm khuya hôm ấy, khi chuẩn bị đi ngủ, tôi nhận được tin nhắn của mẹ: “Con à, mẹ đã già. Mẹ quên nhanh điều người khác nói. Mẹ cũng không nhớ cả điều mẹ đã nói. Lúc nấu cơm, có khi mẹ quên cả cắm phích. Con có thể kiên nhẫn hơn với mẹ không?”.
Những dòng mẹ viết làm mắt tôi ướt nhòe. Tôi biết, mẹ không dám nói chuyện trực tiếp với tôi nên đã nhắn tin. Tôi dằn vặt mình: Giá có thể kiên nhẫn hơn một chút nữa.
Những ngày sau đó, mẹ không hỏi tôi về điện thoại nữa. Tự bà đã mày mò, tìm hiểu cách tải ứng dụng”.
Độc giả bày tỏ, anh biết mẹ anh đã tổn thương. Anh chia sẻ: “Điều đáng buồn nhất không phải là thái độ của tôi, mà là thông điệp tôi đã truyền tải qua thái độ ấy, nó nhắn nhủ với mẹ lại rằng: Mẹ đã già rồi, và đang dần trở nên vô dụng”. Giờ đây, khi bình tĩnh nhìn lại, anh cảm thấy day dứt, vì đã để lại những vết sẹo trong lòng đấng sinh thành.
Nỗi buồn lớn nhất của cha mẹ khi họ già đi, chính là buộc phải trở nên thận trọng hơn với con mình.
Thủa ấu thơ, trong mắt trẻ, mẹ cha là người biết mọi thứ, mạnh hơn tất cả. Cha mẹ là hai ngọn núi, che chở, mang lại bình yên cho đứa con.
Nhưng có một ngày, những “ngọn núi” ấy không còn sừng sững nữa. Đó là khi bố mẹ về già. Họ có nhiều điều không dám hỏi, không dám đề cập với con. Lý do đơn giản, tuổi tác khiến họ dễ tổn thương hơn. Đó còn là vì con cái dần thay đổi, trở nên thiếu kiên nhẫn, nhiều kiến thức hơn và dần xem thường người cha, mẹ. Điều đó biến cha mẹ thành một “con nhím” thận trọng.
Bộ phim truyền hình nổi tiếng của Trung Quốc Gia đình hạnh phúc từng lấy đi nước mắt của nhiều người, vì những thông điệp mà nó mang lại. Nội dung phim xoay quanh một thanh niên giỏi giang, là bác sĩ của một viện lớn, tuy nhiên anh không thăng tiến được vì nhiều đồng nghiệp khác có gia đình bề thế, địa vị hơn. Một ngày, trong nỗi thất vọng vì mất đi vị trí tiềm năng, anh về nhà trách cứ bố mình: “Bố mỗi ngày cứ hỏi con có đói không? Bố chỉ lo được cho con chuyện đói, no, không thể nào lo cho con được sự nghiệp”. Lời phàn nàn của đứa con làm người bố trống rỗng, đau khổ. Ông nói: “Là bố sai rồi, là bố không có khả năng đem lại cho con những điều tốt đẹp hơn”.
Sự đồng hành của cha mẹ trong mọi giai đoạn cuộc đời của con giống như một bức tường ngăn giữa con và “Thần Chết”. Bất kể là lên 3, lên 5, hay 40, 60, bạn luôn cảm thấy cái chết ở rất xa chúng ta, khi cha mẹ còn ở bên. Tuy nhiên, khi đấng sinh thành về với cát bụi, những cảm xúc sẽ hoàn toàn thay đổi. Người con cảm thấy mình đã bước sang một giai đoạn mới của cuộc đời, thấu hiểu rõ nỗi đau mất mát bởi sự mong manh của đời sống, họ trở nên già dặn hơn, cô độc hơn, và yếu đuối hơn, khi thiếu đi chỗ dựa quan trọng. Đó là lúc, con cái hiểu được giá trị trọn vẹn của cha mẹ mình.
Để tránh làm bố mẹ tổn thương, con đừng:
– Đổ lỗi cho sự “bất tài” của cha mẹ
Bạn có thể trách bố mẹ không có khả năng đem lại điều bạn muốn, nhưng đừng quên rằng họ đã trao cho bạn khả năng. Việc bạn đạt được điều bạn muốn hay không, một phần lớn phụ thuộc vào năng lực của chính mình.
– Phàn nàn về những phàn nàn của cha mẹ
Lời phàn nàn có thể khiến bạn bực dọc, nhưng họ làm vậy vì thực lòng yêu thương và mong muốn bạn tốt đẹp hơn.
– Cau có về sự chậm trễ của cha mẹ
Khi còn nhỏ, chúng ta dựa vào cha mẹ để bước đi. Giờ bố mẹ đã già, phải dựa vào con cái để di chuyển. Mỗi khi họ chậm chạp, lề mề, hãy nhớ về thủa ban sơ của mình, bạn cũng không khác gì như vậy.
– Ghét bỏ khi bố mẹ ốm
Sinh lão bệnh tử, con người không ai thoát khỏi quy luật tự nhiên ấy. Khi cha mẹ còn trẻ, họ chăm sóc bạn từng tí, bên bạn khi bạn ốm đau. Lúc họ về già, đây là lúc quay lại vòng tuần hoàn ấy.
Thùy Linh (Theo Aboluowang)
From: lucie1937
Gia đình vĩnh viễn là bến đỗ bình yên, là chốn về ấm áp của mỗi người. Dẫu bản thân ở bên ngoài phải chịu bao nhiêu ấm ức, bất luận đêm hôm khuya khoắt thì ngọn đèn trong gia đình vẫn luôn được thắp sáng vì bạn. Mỗi người đều mong muốn gia đình mình hạnh phúc, giàu sang, nhưng một gia đình hưng vượng như vậy quả thực là điều không dễ. Những gia đình đó thường có 4 “bảo vật” dưới đây.
Phàm mọi việc “lùi một bước biển rộng trời cao”. Trong cuộc sống chẳng thể nào mọi sự đều thuận lòng như ý, sẽ khó tránh khỏi những khi bất đồng ý kiến với người khác. Không chỉ khi chung sống với bạn bè mới cần tới lòng khoan dung, mà khi ở cùng người nhà lại càng nên như vậy.
Khi gặp chuyện trái ý, những lời oán trách chỉ là thứ vô dụng. Sự việc đã xảy ra thì cần học cách tiếp nhận nó, chứ không phải một mực chỉ trích người nhà mình. Là những người thân thiết nhất trên đời, cha mẹ, vợ chồng, con cái, anh chị em bao dung lẫn nhau, gia đình mới có thể hạnh phúc.
Muốn thành tựu một gia đình, thu xếp ổn thoả mọi chi tiêu, thì cần có một quan niệm tốt về quản lý tài chính, và cần nhớ câu ca dao xưa: “Ai ơi bưng bát cơm đầy. Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.”
Không lo lắng việc nhà cửa thì không biết rằng mắm muối củi lửa đều đắt đỏ. Có lẽ hiện giờ bạn chưa có khái niệm chính xác về chuyện tiền nong, nhưng khi đã có gia đình nhỏ của mình, sau khi kết hôn bạn sẽ phải chăm sóc những thành viên khác trong gia đình. Cha mẹ dần dần già đi, những tiểu thiên sứ sẽ lần lượt ra đời.
Nếu bạn vẫn quen với cuộc sống độc thân như xưa, thì cuộc sống cơ bản trong gia đình sẽ không thể đảm bảo, giữa vợ chồng sẽ vì chuyện quy hoạch tài chính mà tiếng bấc ném qua, tiếng chì ném lại. Một gia đình như vậy, sao có thể giàu có và chung sống hài hoà được đây?
Cổ nhân có câu: “Bách thiện hiếu vi tiên”, trong trăm điều thiện hiếu đứng đầu. Con người có hiếu thì cuộc sống mới thuận. Người hiếu thuận ắt có phúc báo.
Tương truyền thời Xuân Thu có Lão Lai Tử vô cùng hiếu thuận. Năm 71 tuổi ông vẫn mặc quần áo sặc sỡ, đóng giả làm cậu bé ngây ngô đuổi gà, đánh đổ thùng nước khiến cha mẹ cười nghiêng ngả. Sau này Lão Lai Tử trở thành tấm gương điển hình về lòng hiếu thuận với cha mẹ.
Trong “Du Tử Ngâm” viết rằng: “Thuỳ ngôn thốn thảo tâm, báo đắc ba xuân huy”, nghĩa là ân tình của cha mẹ như ngọn cỏ dưới nắng xuân, chẳng thể báo đáp. Cha mẹ dành tất cả những điều tốt đẹp cho chúng ta, hết lòng vì chúng ta, dẫu báo đáp tới đâu thì cũng không bằng một phần vạn của nghĩa mẹ tình cha.
Con cái không có lòng hiếu thuận là nỗi bi ai lớn nhất của cha mẹ. Cả đời vất vả dưỡng dục con cái trưởng thành, đợi tới khi tóc bạc da mồi, không còn khả năng lao động, mà con cái bất hiếu, thì ngay cả nhu cầu cơ bản của cuộc sống cũng chẳng thể đảm bảo, gia đình sao có thể hạnh phúc được đây?
“Nhân ái hiếu đễ” là mỹ đức văn hoá truyền thống. “Đễ” là chỉ sự yêu thương giữa anh chị em trong gia đình. Họ đều là người thân, chung sống với nhau từ tấm bé, khó có thể tránh khỏi những lúc cãi cọ, nhưng chỉ là lời qua tiếng lại trong những việc vặt vãnh. Khi gặp đại sự, chẳng thể qua loa đại khái cho xong việc.
Một gia đình muốn hạnh phúc, thì anh chị em chung sống hài hoà là điều tất yếu. Khi anh em đồng sức đồng lòng, thì gia đình ấy mới có thể phát triển theo hướng mong đợi.
Trong cuốn “Mặc Tử – Khiêm Ái Thượng” có viết rằng:
“Cha chỉ yêu mình, không yêu con, cho nên làm hại con để lợi cho mình; Anh chỉ yêu mình, không yêu em, cho nên làm hại em để lợi cho mình; Vua chỉ yêu mình, không yêu bề tôi, cho nên làm hại bề tôi để lợi cho mình. Thế là vì sao? Tất cả đều sinh ra từ chỗ người ta không thương yêu lẫn nhau.
Mọi việc rối loạn trong thiên hạ đều do những việc ấy mà thôi vậy. Xét những việc ấy từ đâu mà ra? Tất cả đều phát sinh từ chỗ người ta không yêu thương lẫn nhau vậy.”
(Bản dịch của Trần Văn Chánh)
https://www.facebook.com/mutex.vn/videos/2011840295584416/?t=5
Sai lầm của chúng ta là nổi nóng với người thân nhưng lại khoan dung với người lạ
Tuệ Liên
Sai lầm lớn nhất của chúng ta chính là dễ dàng nổi nóng với người thân, nhưng lại kiên nhẫn và khoan dung với người xa lạ…
Một người bạn kể cho tôi câu chuyện anh vừa trải qua:
“Anh biết không, tôi dùng tất cả những gì mình có, từ khả năng, vật chất, cho đến tiền tài để giúp đỡ cậu bạn thân đang gặp rắc rối. Nhưng kết quả thì… anh đoán xem cuối cùng thế nào? Một lời cảm ơn cũng không có! Thế mà anh ta còn nói đùa với tôi rằng hãy làm nhiều thêm một chút. Tốt xấu gì cũng là do tôi bỏ tiền túi, vận dụng các mối quan hệ quen biết, hết sức mình giúp đỡ anh ta. Tôi không cầu mong anh ta phải mang ơn, nhưng ít nhất cũng phải nói một câu cảm kích chứ!”.
Tôi an ủi anh bạn: “Có thể với cậu ấy anh là người quá thân thiết, nói lời cảm ơn thì dường như khách khí. Chẳng phải cậu ta đã nói đùa là anh hãy giúp lâu hơn chút nữa sao?”.
Chúng ta cũng vậy, rất dễ dàng phạm phải sai lầm tương tự: Đối xử với người ngoài thì cung kính, còn đối với thân nhân thì lại quá hà khắc. Chúng ta thường hay thể hiện phần bản tính xấu nhất trước mặt người thân thiết của mình.
Ví như những lúc tâm trạng không tốt, chúng ta có thể trút giận lên anh chị em thậm chí cả cha mẹ. Những lúc nghe cha mẹ nhắc nhở, chúng ta lại không ngừng oán trách phàn nàn, thậm chí lời nói ra cũng thiếu đi vài phần tôn kính. Nào là “Ba mẹ nói nhiều, con không chịu được nữa”, nào là “Cứ để con làm theo ý của con, ba mẹ nói nhiều quá con không chịu được”... Những lời nói vô tình của ta khiến cha mẹ đau lòng, cũng khiến bản thân lại mang tội bất hiếu.
Cha mẹ đã phải cực nhọc vất vả để nuôi dưỡng chúng ta khôn lớn thành người. Nhưng chúng ta thì sao? Những lúc cha vì chúng ta mà rong ruổi mưu sinh, còn mẹ vì chúng ta mà tận tình chăm sóc, có bao giờ chúng ta nói một câu “Cám ơn cha mẹ, cha mẹ cực khổ quá rồi”? Hay chỉ là những lời than phiền trách cứ: “Con không thích cha chạy xe ôm, không thích cha làm phu hồ!”, “Thức ăn mẹ xào mặn lắm, con chẳng thể nuốt trôi”… Có khi nào chúng ta thử nghĩ một chút, rằng nghe những lời than phiền ấy cha mẹ có đau lòng hay không?
“Vạn cổ tình thâm ơn cúc dục
Thiên thu nghĩa trọng đức sinh thành”
Sai lầm lớn nhất của chúng ta chính là thể hiện bản tính tồi tệ nhất và mặt xấu nhất trước mặt người thân quen, nhưng lại dành sự kiên nhẫn và bao dung cho những người xa lạ.
Khi đối đãi với người thân thiết, chúng ta thường hành động theo thói quen dưỡng thành tự nhiên: Chẳng biết lễ phép, không dịu dàng hòa nhã, quên mất phải kính trên nhường dưới. Nếu không phải là kêu la om sòm, không ngừng trách móc, thì cũng là lơ đãng chẳng quan tâm, ngó lơ chẳng trả lời.
Cũng bởi vì quan niệm rằng người thân vốn đã quá quen thuộc, nên chúng ta quên mất phải lễ phép lịch sự, để rồi dần dần mất đi sự kiên nhẫn, khoan dung và tôn trọng.
Muốn thương yêu, đầu tiên phải thấu hiểu
Khi con đã trưởng thành, nhiều bậc cha mẹ lựa chọn sống tách biệt với con cái. Lý do là vì họ sợ gặp phải mâu thuẫn, sợ rằng con cái quay ra dạy bảo chỉ dẫn họ đủ điều. Hai thế hệ luôn có quan điểm và cách sống khác nhau.
Trong gia đình thường xảy ra sự bất đồng giữa cha mẹ và con cái. Nhẹ thì trách móc, hậm hực, nặng thì bất mãn, không nhìn mặt nhau. Hiển nhiên cha mẹ nào cũng muốn con cái được hạnh phúc, và ngược lại, có đứa con nào lại không mong cha mẹ hạnh phúc? Ấy vậy mà hai bên lại gây khổ cho nhau!
Tại sao cha mẹ không hiểu con? Tại sao con không theo ý cha mẹ? Cũng bởi vì cả hai bên không thể thấu hiểu nhau mà cứ cố tình đưa cho người kia thứ mình cho là đúng.
Có một cặp vợ chồng cao niên, mặc dù con cái họ vô cùng hiếu thảo, mỗi tháng đều chu đáo gửi tiền phụng dưỡng, nhưng ông bà vẫn kiên quyết không sống cùng các con.
Hai ông bà nói: Người già không thể sống cùng với những người trẻ hiện đại vì cả hai bên đều có lối sống khác nhau. Ở cùng một chỗ sẽ chỉ phiền toái đôi bên, tốt hơn hết là nên ở riêng, thoải mái không bị ai ràng buộc.
Ông lão kể rằng, các con đều đối xử với ông rất tốt, cũng rất hiếu thuận. Nhưng khi ở trước mặt chúng ông cảm thấy mình như đứa trẻ mắc phải sai lầm nào đó. Ông sợ rằng chúng xem ông bà như con trẻ mà quay ngược lại giáo dục mình:
– Sao cha không đánh răng trước khi đi ngủ, miệng của cha sẽ mùi lắm.
– Sao cha không thích tắm, cổ áo đều bị đen dơ thế này.
– Người già không nên ăn quá nhiều thịt và đồ ngọt, dễ mắc bệnh.
– Sao cha mẹ lại chăm cháu theo cách đó, như thế là không đúng, phải như vầy, như vầy…
Cha mẹ nào cũng hy vọng được con cái thể hiện tình yêu thương. Nhưng đôi khi con cái vì quá thân quen mà đánh mất đi sự tôn trọng và lòng kiên nhẫn, quên đi tâm trạng và lòng tự ái của cha mẹ mình.
Người cao tuổi rất khát khao tình cảm, ai chẳng muốn con cháu quây quần ríu rít. Nhưng ngoài những khoản chu cấp về vật chất, họ còn mong muốn được tôn trọng. Họ hồi tưởng con mình của ngày xưa, ngây thơ vui vẻ mà nắm lấy vạt áo họ không muốn rời. Trong mắt cha mẹ con dù có trưởng thành đến đâu cũng vẫn là đứa trẻ, vậy nên bản năng bảo vệ con cái của cha mẹ vẫn rất mãnh liệt, sợ rằng không có mình thì con cái sẽ lầm đường, sẽ lạc lối.
Vì sao chúng ta không thể kiên nhẫn với người thân của mình? Là bởi vì chúng ta cho rằng người thân thiết nhất sẽ chẳng bao giờ rời bỏ mình mà đi. Cho dù chúng ta có phạm sai lầm, và dù có làm họ tức giận, họ cũng sẽ không bao giờ trách tội chúng ta.
Lúc còn bé, cha mẹ nói gì chúng ta đều cho là đúng, mỗi người con đều tin rằng cha mẹ là toàn năng, không gì không làm được. Đến khi trưởng thành, ta mới phát hiện thì ra cha mẹ cũng chỉ là người bình thường, cũng có lúc phạm sai lầm, có những chuyện lực bất tòng tâm. Thế rồi những mộng tưởng tan tành và sụp đổ, kèm theo đó là sự nổi loạn bên trong chính chúng ta. Nhưng rồi theo thời gian, không biết từ khi nào chúng ta không còn đối chọi với cha mẹ nữa, thậm chí còn thấy thương tâm khi nhận ra rằng cha mẹ đã già rồi, cũng cần người chăm sóc. Lúc ấy trong lòng mỗi người đều cảm thấy day dứt, ý thức trách nhiệm cũng được nâng cao.
“Có phải cha mẹ hứa nhau từ kiếp trước
Tạc lại hình con nguyên vẹn trái tim người”
Tình cảm thật sự rất mong manh, bất kể là tình thân, tình bạn bè, tình yêu hay là hôn nhân đều rất mong manh dễ vỡ. Đừng đợi cho đến khi có vết nứt thì mới bắt đầu hàn gắn, bởi một khi đã xuất hiện vết nứt thì dù cho bạn có làm bất kì điều gì cũng khó mà khôi phục trở lại hình dáng ban đầu.
Ngay cả những người thân thiết nhất, nếu như chúng ta có những lời nói vô tình hay hành động thiếu tôn trọng cũng sẽ dễ làm họ bị tổn thương.
Thế nên, dù như thế nào, thì hãy tinh tế, cẩn trọng trong lời nói và hành động của bản thân mà chăm sóc yêu thương họ nhiều hơn. Đây không chỉ là cách thể hiện sự trân trọng người thân yêu mà cũng là cách đối nhân xử thế của một người trưởng thành chân chính.
Tuệ Liên
Theo Cmoney
From: Do Tan Hung & Kim Bằng Nguyễn
“Ly hôn đi, sống như này thật quá mệt mỏi!”.
Tác giả: Triệu Lệ
Vợ chồng cãi nhau xong, người chồng nói một câu khiến tất cả mọi người bất ngờ.
Vợ: Chúng ta ly hôn đi, sống như này thật không thể chịu được nữa!
Chồng nghe xong đáp lại cũng chẳng vừa: Không chịu được thì không chịu được, ly hôn thì ly hôn! Đấy, nhà cửa cho em, xe cộ cũng cho em, con cái cũng cho em nuôi tất! Tuy nhiên, em có thể mời anh làm bảo mẫu không? Em đi đâu cho anh đi theo đó!
Vợ đang uống nước nghe chồng nói vậy tí nữa thì sặc nước, cô đứng dậy bước ra khỏi cửa không nói lời nào. Chồng nhìn thấy vợ ra khỏi cửa vội vàng chạy ra hỏi: Em đi đâu vậy?
Vợ: Đi chợ mua sườn xào chua ngọt về nấu món mà anh thích ăn nhất.
***
Vậy đấy, mọi chuyện tưởng chừng như long trời lở đất, ai ngờ lại được hoá giải bằng một câu nói đơn giản như vậy. Thế mới biết, vợ chồng cãi nhau đôi khi cũng chẳng phải việc xấu. Cãi nhau đôi khi lại là việc rất ấm áp đúng không? Tình yêu chính là sự bao dung vô hạn cho người mình yêu.
Một người đàn ông có bao nhiêu tiền không quan trọng, quan trọng là họ có thể giao cho bạn toàn bộ những gì mà họ có. Thế nên, không cần tìm ‘soái ca’ mà cũng chẳng cần tìm triệu phú, chỉ cần tìm một người có thể bao dung được bạn là đủ. Còn nếu như chọn một người không thể thấu hiểu, bao dung những khuyết điểm của bạn, thì dù cho đó là ‘soái ca’ hay triệu phú thì cũng có ích gì? Cuộc sống chẳng thể tự tại, hạnh phúc.
Hạnh phúc lớn nhất của người phụ nữ không gì khác ngoài tìm được cho mình một người đàn ông có thể bao dung, cưng chiều mình, chứ không phải một người đàn ông so đo, tỵ nạnh với bản thân.
Nhà không cần lớn, ấm áp là được; tiền không cần nhiều, đủ tiêu là hạnh phúc. Cha mẹ già cùng nhau chăm sóc, con cái lớn cùng nhau bảo ban. Chồng không cần đẹp trai, một đời phong trần sương gió vẫn vững vàng là được. Con cái không cần ưu tú, chỉ cần vui vẻ, khỏe mạnh, hiểu đạo lý là toàn vẹn đủ đầy.
Và cuộc sống cũng chẳng cầu cả đời thuận buồm xuôi gió, bởi không có khó khăn sẽ chẳng hiểu lòng người. Một năm một lần cùng gia đình đi du lịch đó đây, không nhất thiết cứ phải nghỉ dưỡng 5 sao, chỉ cần không khí trong lành, đổi gió là thoả lòng.
Sống tự do tự tại, sống lương thiện tùy duyên, sống cười với tuế nguyệt, sống để khi về già không hối tiếc. Vợ có chồng, chồng có vợ, con cái có cha mẹ đủ đầy, bình an vui vẻ.
Tác giả: Triệu Lệ
Biên dịch: Minh Vũ
From: ‘Long1pham’ & Tu-Phung