Khi Mẹ còn sống

Nhân dịp Mother’s Day sắp đến .

 Khi Mẹ còn sống
 

Khi mẹ còn sống, anh em là một gia đình; Khi mẹ qua đời, chúng ta chỉ còn là người thân.

Thứ tình cảm duy nhất không bao giờ vơi cạn có lẽ chỉ có thể là tình yêu thương của mẹ. Thứ vướng bận sâu thẳm trong trái tim của chúng ta đó chính là ngôi nhà đã sinh ra và nuôi dưỡng bạn…

Nếu như có ai đó hỏi bạn “Nhà bạn ở đâu”, bạn sẽ trả lời như thế nào? “ Nhà” rốt cuộc là căn phòng cũ dưới quê nơi cha mẹ đang chờ, hay là căn chung cư thành phố nơi mà ta đang ở?

Giống với nhiều người khác, năm 18 tuổi tôi lên đại học, từ lúc đó tôi bắt đầu rời xa ngôi nhà mang ý nghĩa truyền thống của mình. Thoáng chốc, tôi đã xa nhà được 12 năm.

Có mẹ là có gia đình

Hầu hết chúng ta đều có một tuổi thơ để nhớ về, một thứ hạnh phúc đáng để chúng ta nhớ lại. Thời niên thiếu hạnh phúc đó đến từ nụ cười của mẹ, đến từ sự trông nom chăm sóc của mẹ. Khi trong nhà không còn mẹ nữa thì bạn sẽ khó thấy được nụ cười xuất hiện trên khuôn mặt của mình nữa.

Thuở ấu thơ…

Khi còn nhỏ, cả ngày đùa nghịch ở bên ngoài, chỉ đến khi đói rồi, mệt rồi bạn mới biết đến hai từ “ về nhà”. Việc đầu tiên bạn làm khi về nhà đó là tìm mẹ, câu nói đầu tiên khi bước vào nhà đó là hét lên “mẹ ơi”.

Khi đó chỉ cần nhìn thấy bóng lưng bận rộn của mẹ, nghe được lời hồi đáp của mẹ là trong lòng liền yên bình lạ thường. Và thế là, bạn bắt đầu tìm đồ ăn. Ăn uống no say, rồi lại chạy đi chơi.

Đến khi lớn rồi, việc đầu tiên bạn làm khi bước vào nhà vẫn là tìm mẹ, chưa kịp đặt chiếc ba lô trên vai xuống đã tìm vội vã tìm mẹ khắp nơi. Mẹ nhìn thấy, bèn cười nói “ Đứa trẻ ngu ngốc này, sao không bỏ ba lô ra cho đỡ mệt”. Có lẽ mẹ không biết rằng, khi tìm mẹ thì chúng con không biết mệt là gì.

Khi bạn có gia đình nhỏ của mình rồi, rảnh rỗi là bạn lại nghĩ “đi đâu thì thích đây?” . Thế là bạn liền trở về nhà. Tôi vĩnh viễn không bao giờ có thể thoát ra được sự mong chờ được trở về ngôi nhà này.

Mở cửa nhà đi vào, mẹ không ở nhà, cha đón chúng tôi vào và cùng nhau nói những chuyện trong cuộc sống. Tuy nhiên ánh mắt của tôi vẫn thường xuyên nhìn ra cửa để chờ mẹ về.

Khi mẹ đẩy cửa bước vào, trong lòng tôi mới có được cảm giác chân thực. Cứ như vậy, cho dù là ở đâu, bất cứ nơi đâu bất cứ lúc nào, tôi luôn nghĩ đến muốn về thăm nhà, khi về đến nhà rồi thì tiếng gọi đầu tiên vẫn luôn là “mẹ”.

Đó chính là niềm hạnh phúc của cuộc sống.

Nơi nào có mẹ nơi đó chính là nhà…

Kỳ thực, gia đình và mẹ chính là như vậy, luôn khắc ghi sâu trong tận đáy lòng của mỗi một đứa con. Càng lớn, mọi người sẽ càng hiểu rằng, dẫu cho tuổi tác làm thay đổi diện mạo, dẫu cho thế gian này thay đổi lớn như thế nào, thì thứ duy nhất không bao giờ thay đổi chính là cảm giác không thể tách rời với ngôi nhà và tình yêu vô bờ bến, bất tận của người mẹ đối với mình.

Có mẹ bên cạnh bạn có thể vững tâm tự mình khám phá thế giới, yên tâm đặt ra lí tưởng của bản thân tiến lên phía trước. Bạn vốn không thể đi một mạch tới đích, nhưng khi mỏi mệt luôn có một bến đỗ yên bình đợi bạn đó là gia đình, ở đó có mẹ đang chờ mong bạn hàng ngày.

Khi bạn đã trở thành người quyền cao chức trọng có địa vị, đặc biệt là khi sự nghiệp của bạn đã có những thành tựu nhất định hoặc là bạn trở thành một người đầu đội trời chân đạp đất, có thể hô mưa gọi gió, lúc đó bạn sẽ vội vã đi tìm một chỗ dựa tinh thần cho mình. Mà chỗ dựa tinh thần an toàn nhất, lâu dài nhất và đáng tin cậy nhất vẫn là mẹ và gia đình của bạn.

Có một người phụ nữ như thế….

Có người nói rằng, sau sự thành công của một người đàn ông nhất định có bóng hình của một người phụ nữ vĩ đại. Nếu đúng là như vậy thì trong số những người phụ nữ đó đầu tiên chắc chắn phải là mẹ.

Vào thời khắc tòa tháp đôi của Mĩ sụp xuống, một thương nhân có khối lượng tài sản khổng lồ nhận thức được đây là ngày tận thế của mình, thứ mà ông ấy nghĩ đến không phải là tài sản phía sau mình, mà là muốn gọi cho mẹ để nói câu nói đẹp nhất trên thế giới này “Mẹ, con yêu mẹ!”.

Vào khoảnh khắc nguy hiểm nhất, tình yêu giữa người mẹ và con cái đã xua đi những đám mây ảm đạm để phát ra một thứ ánh sáng rực rỡ. Sự vĩ đại của nhân cách con người đã dừng lại ở thời khắc đó.

Có thể khẳng định, gia đình, mãi mãi không bao giời rời xa bạn! Cho dù là cách xa trăm núi nghìn sông, muôn trùng sóng bể thì bóng hình của mẹ luôn theo sát hành trình của bạn, sự tận tâm của mẹ chính là lý do để bạn vượt qua tất cả để trở về nhà.

Thứ tình cảm mà nhân loại không bao giờ lung lay một chút nào có lẽ đó chính là tình yêu thương của mẹ. Thứ vướng bận tận sâu trong trái tim của chúng ta đó chính là ngôi nhà đã sinh ra và nuôi dưỡng bạn. Chỉ cần có mẹ là có gia đình!

Đúng vậy! Khi mẹ còn sống, anh em là một gia đình; Khi mẹ qua đời, chúng ta chỉ còn là người thân! Những người còn có mẹ, cho dù bạn có bận đến mức nào nhưng nhất định phải sắp xếp thời gian để về nhà thăm mẹ, và hãy nói: Mẹ ơi! Con mãi yêu mẹ.

“Ta đi trọn kiếp con người

Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru”

From: TU PHUNG 

Thơ người cha gởi cho con

Con trai yêu dấu!

Đời người phúc họa vô thường! Không một ai biết trước mình sẽ sống được bao lâu. Có một số việc tưởng nên sớm nói ra thì hay hơn.

Cha là cha của con, nếu cha không nói với con, có lẽ không ai nói rõ với con những điều này!

Những lời khuyên để con ghi nhớ này, là kết quả bao kinh nghiệm xương máu, thất bại đắng cay trong cuộc đời, mà bản thân cha đã trải nghiệm. Nó sẽ giúp con tiết kiệm nhiều những nhầm lẫn hoang phí trên bước đường trưởng thành của con sau này.

Dưới đây là những điều con nên ghi nhớ trong cuộc đời:

– Nếu có người đối xử không tốt với con, đừng bận tâm cho mất thời giờ. Trong cuộc đời này, không ai có nghĩa vụ phải đối xử tốt với con, ngoại trừ Cha và Mẹ của con. Nếu có người đối xử tốt với con, ngoài việc con phải biết ơn và trân quý,  con cũng nên thận trọng suy xét, vì người đời làm việc gì thường có mục đích và nguyên nhân. Con chớ vội vàng xem đối phương là chân bằng hữu .

– Con có thể yêu cầu mình phải giữ chữ TÍN, nhưng không thể bắt người khác phải giữ chữ TÍN với mình. Con có thể yêu cầu mình phải đối xử TỐT với người khác, nhưng không thể kỳ vọng người khác phải đối xử TỐT với con. Con đối xử người ta thế nào, không có nghĩa là nguời ta sẽ đối xử lại mình như thế ấy, nếu con không hiểu rõ được điểm này, sẽ tự chuốc lấy buồn phiền cho mình mai sau.

– Trên đời không phải không có người nào mà không thể thay thế được, không có vật gì mà nhất định mình phải sở hữu được. Con nên hiểu rõ ở điểm này. Nếu mai sau rủi người bạn đời không còn muốn cùng con chung sống, hoặc giả con vừa mất đi những gì trân quý nhất trong đời, thì con nên hiểu rằng: Đây cũng không phải là chuyện lớn lao gì cho lắm!

– Trên đời này chẳng hề có chuyện yêu thương bất diệt. Ái tình chỉ qua là một cảm xúc nhất thời. Cảm giác này tuyệt đối sẽ theo thời gian, hoàn cảnh mà thay đổi. Nếu người yêu rời xa con, hãy nhẫn nại chờ đợi , để thời gian từ từ gột rửa, để tâm tư mình dần dần lắng đọng thì nỗi đau thương cũng sẽ từ từ nhạt nhòa đi . Không nên cứ ôm ấp hoài niệm mãi cái ảo ảnh yêu thương, cũng không nên quá bi lụy vì tình.

– Đời người ngắn ngủi, nếu hôm nay con đã lãng phí thời gian, mai đây hiểu được thì thấy rằng quãng đời đó đã vĩnh viễn mất rồi! Cho nên càng biết trân quý sinh mạng của mình càng sớm, thì con sẽ được tận hưởng cuộc đời mình càng nhiều hơn. Trông mong được sống trường thọ, chi bằng con cứ tận hưởng cuộc đời mình ngay từ bây giờ.

– Cha không yêu cầu con phải phụng dưỡng cha trong nửa quãng đời còn lại. Ngược lại, Cha cũng không thể bảo bọc nửa quãng đời sau này của con, khi mà con đã trưởng thành và tự lập. Đây là lúc Cha đã làm tròn trách nhiệm của mình.. Sau này con có đi xe buýt hay đi xe hơi riêng; ăn súp vi cá hay ăn mì gói, tự con lo liệu lấy.

– Gia đình thân nhân chỉ là duyên phận một đời. Bất luận trong kiếp này chúng ta sống chung với nhau được bao lâu và như thế nào, nên trân quý khoảng thời gian sum họp, gia đình đoàn tụ. Kiếp sau, dù ta có thuơng hay không, cũng không chắc sẽ còn gặp lại nhau.

– Tuy có nhiều người thành công trên đường đời mà học hành chẳng đến đâu. Nhưng điều đó cũng không có nghĩa là không cần học hành mà vẫn thành công. Kiến thức đạt được do việc học hành, là vũ khí trong tay của mình. Ta có thể lập nên sự nghiệp từ hai bàn tay trắng, nhưng không thể thiếu sự hiểu biết. Nên nhớ kỹ điều này!

– Hơn mười mấy, hai mươi mấy năm nay, Cha tuần nào cũng mua vé số, nhưng đến nay, ngay đến giải 3 vẫn chưa từng trúng. Điều này chứng tỏ rằng: Muốn phát đạt phải siêng năng làm ăn, nỗ lực phấn đấu chứ không phải chờ đợi điều may mắn đến với con. Trên thế gian này không có buổi ăn trưa nào miễn phí cả. Nếu may mắn có đến với con, đấy là điều tốt, còn nếu không thì cũng chẳng có vấn đề gì, bởi tất cả phải dựa vào chính bản thân con.

– Con hãy BIẾT ƯỚC MƠ, nhưng để trở thành hiện thực thì ước mơ đừng xa rời thực tế, đừng hão huyền và ảo tưởng. Con phải LUÔN CÓ NIỀM TIN. Không chỉ là niềm tin vào chính bản thân mình mà con cũng cần có niềm tin vào mọi người, niềm tin vào cuộc sống. Nếu không có niềm tin, con sẽ chẳng thể làm được việc gì. Công việc, cuộc sống đôi lúc sẽ có những khó khăn, trở ngại đòi hỏi con phải LUÔN NỖ LỰC. Để có được những thành công thì không thể thiếu sự cố gắng và say mê, con ạ. Hãy nhớ rằng THÀNH CÔNG KHÔNG PHẢI LÀ MỘT ĐÍCH ĐẾN MÀ LÀ MỘT QUÁ TRÌNH. Vì thế, con hãy tiếp tục ước mơ, tiếp tục tin tưởng và không ngừng nỗ lực, con nhé.

(Sưu tầm)

Canadian TQĐ chuyễn bài 

Thân Kính ,

KHÓA CB #776: TƯỞNG KHÓA CHO QUA, KHÔNG NGỜ THẬT LỚN!

Thăng Tiến Hôn Nhân Gia Đình
KHÓA CB #776: TƯỞNG KHÓA CHO QUA, KHÔNG NGỜ THẬT LỚN!

Có khó khăn tới nửa giờ trước khi vào Khóa, thì Gió Chúa Thánh Thần đổi chiều 100%. Lý do là anh chị Thịnh&Nga ở USA luôn quảng bá tốt về Chương Trình bằng lời nói và việc làm. Cha Xứ tưởng Khóa tương tự các Buỗi Tĩnh Tâm. Anh chị thưa xin chịu các phí tổn dầu mấy ngàn usd cũng vui mừng… Cha Xứ chấp thuận để “xem sao.”

Chiều khai mạc Khóa (19-21/10/2019), người viết đến chào Cha Xứ Giuse Nguyễn Đức Lục. Ngài tiếp lịch sự, coi như cho phép là đủ. Tôi xin Ngài sẽ Rước Mình Thánh Chúa từ Nhà Thờ xuống Phòng Song Nguyền, bảo đảm đã dọn Nơi Chúa Ngự thật cung kính. Ngài rất Mộ Mến Mình Thánh Chúa, nhận ngay. Rước MTC vào PSN, rồi Ngài hiện diện tới đêm để Rước lại lên Nhà Thờ! Vì Chúa mà Cha Xứ chứng kiến những thay đổi của khóa viên!

Tối đầu tiên người đến sớm đến trễ, lại đẩy nhau lên trên để lỉnh xuống dưới… Rồi Chúa thương cho có người ứa nước mắt, ôm Thánh Giá, rồi ôm nhau để Xin Lỗi và hứa Sửa Đổi. Một cặp, ba cặp, nhiều cặp. Sáng hôm sau thật đông, lại vào khuôn khổ.

Cha Xứ Giuse tiết kiệm thời giờ để có mặt tối đa. Cha Tổng Linh Nguyền Gioan Trần Xuân Hùng và Cha Giám Nguyền Jerome Nguyễn Đình Công của Giáo Phận Xuân Lộc đến, trực tiếp nhiều việc, chứa chan nội tâm. Khóa mang lại Trời Mới Đất Mới cho người dự, cho toàn Xứ, và thật tốt cho cả Giáo Phận đông người Công Giáo nhất cho cả Giáo Hội Việt Nam.

Viết theo mắt thấy để xin Cảm Tạ Hồng Ân Thánh Gia ban, để Cảm Ơn bao nhiêu công khó của Quý Cha, Quý Anh Chị, của Anh Chị Thịnh&Nga! Còn nhiều điều cần viết, như Thánh Lễ Thệ Hôn Một Đời, Tuyên Thệ của Tân Ban Điều Hành, làm sao Sinh Hoạt lâu bền, v.v.

Lần nữa, xin Cảm Ơn từng người nhờ Thánh Gia phù trợ đã thành nên Khóa thâm sâu!
Bây giờ mời xem hình Cha Xứ Giuse, Cha TLN. Gioan Hùng, Cha TGN. Jerome Công, đông đảo Quý Anh Chị trong Khóa, và tìm dùm xem anh chị Thịnh&Nga ở đâu.
Xin cầu cho con nữa,Hết lòng Biết Ơn,
phêrô chu quang minh, s.j.

Image may contain: 14 people, people standing
Image may contain: outdoor
Image may contain: 11 people, crowd and shoes

Con Thi Đại Học Xong Sẽ Ly Hôn

Con Thi Đại Học Xong Sẽ Ly Hôn

CHÍNH TÔI ĐỌC XONG TÔI CHẢY NƯỚC MẮT

“Con thi đại học xong sẽ ly hôn”, tôi tưởng đây chỉ là lời vợ nói lúc tức giận, ngờ đâu cô ấy đã chuẩn bị 10 năm!

Có một vài người phụ nữ, ly hôn cũng thật tao nhã.

Một người đàn ông vừa ly hôn nói về vợ cũ của mình, anh ấy nói, khi chúng tôi bước ra từ cục dân chính, tôi thì khóc, cô ấy lại cười. Cô ấy nói, tôi chờ ngày này đã mười năm, mười năm chăm chỉ học hành của con, là mười năm cô ấy nếm mật nằm gai.

Cô ấy đã nói với anh rất nhiều lần, đợi con thi đại học xong sẽ ly hôn, anh cứ tưởng chỉ là lời nói dỗi của vợ, không ngờ cô ấy nói thật. Hơn nữa, từ ngày đó cô ấy đã bắt đầu chuẩn bị cho việc ly hôn.

Anh nhớ đến những năm đó vợ rất độc lập, dịu dàng, đột nhiên phát hiện những lúc anh cho là hai vợ chồng chung sống rất hòa thuận, thực chất là bởi vợ không còn muốn tính toán với anh nữa.

Lúc trước anh rất ghét bị vợ sai làm việc nhà, sau đó không biết bắt đầu từ khi nào, vợ đã không còn kêu anh làm nữa, lúc đó anh rất vui, cho rằng phụ nữ đều như thế cả thôi, không chiều cô ấy, thì cô ấy biết điều tự làm thôi.

Bây giờ nghĩ lại, có lẽ lúc đó vợ đã muốn buông bỏ anh rồi. Cô ấy không cần anh, vậy nên việc gì cũng đều tự mình làm.

Trong mấy năm ấy, vợ không hề đòi anh một đồng nào. Lúc trước khi con còn nhỏ, vợ không đi làm được, mỗi tháng đều kêu anh đưa mình tiền. Anh nhớ lại lúc ấy, anh vô cùng phiền chán mỗi khi nghe vợ nhắc đến tiền bạc, mỗi tháng làm được vài đồng ít ỏi thì đã tiêu hết cho cái nhà này rồi.

Mỗi khi vợ kêu đưa tiền, anh đều nói: “Em có thể xài tiết kiệm chút không, mua máy lạnh trong phòng khách làm gì, khóa hư rồi thì ráng ráng xài tạm cũng được mà. Ngày nào em cũng mua đồ mới cho con, rồi còn đồ trang điểm, có ích gì không. Em không biết thương tôi chút nào hả? Đàn ông kiếm tiền cũng đâu dễ dàng!”

Tôi nhớ khi vừa bắt đầu, vợ sẽ phản bác lại, càng về sau thì ngậm bồ hòn làm ngọt.

Đợi con đi học, vợ bắt đầu đi làm lại, sau đó, vợ không hề đòi anh thêm một cắc nào nữa. Vấn đề tiền nong của hai người từ khi ấy bắt đầu phân chia rạch ròi.

Vợ muốn mua cái gì liền mua, anh muốn món gì cũng tự mình trả tiền. Anh không biết mỗi tháng vợ kiếm được bao nhiêu, vợ cũng không quan tâm mỗi tháng anh kiếm được bao nhiêu tiền.

Anh nhớ có một đoạn thời gian, vợ tiêu rất nhiều tiền. Mua cho mình rất nhiều quần áo đẹp và mỹ phẩm tốt, anh oán trách vợ: “Em không thể tiêu tiết kiệm lại chút hả, sau này còn phải lo cho con học hành nữa!”

Kết quả vợ liền trách lại:” Tôi tự mình kiếm tự mình tiêu, không lấy của anh một cắc. Con có đi học, anh bỏ bao nhiêu tôi cũng bỏ bấy nhiêu, có khi còn bỏ ra nhiều hơn anh, chứ không có việc ít hơn anh!”

Khi ấy anh liền đứng hình, thế nhưng cũng không để trong lòng, không cho quản thì anh không quản, miễn sao đừng đòi tiền anh là được.

Bấy giờ anh mới hiểu, khi đó vợ đã không còn cần anh chống đỡ về mặt kinh tế nữa rồi.

Không, trong những năm đó, vợ anh không chỉ độc lập về kinh tế, mà còn cả về tinh thần.

Vợ bắt đầu rất ít khi cãi nhau với anh. Anh nói gì, cũng chỉ nghe, không muốn nghe, cô ấy liền trốn vào phòng khác. Khi ấy anh còn nghĩ vợ mình biết hiền lương thục đức rồi, thế nhưng không hề nghĩ rằng vợ anh ngay đến cãi nhau với anh cũng thấy không cần thiết.

Nghĩ lại những năm đó, anh mới thấy mình muốn làm gì thì làm đấy, bất kể làm gì, vợ anh cũng không hề quan tâm. Có một buổi tối anh không về nhà, vợ cũng không hề gọi một cuộc. Khi ấy anh còn cao ngạo cười những tên bị vợ gọi giục, cảm thấy những người ấy thật không có bản lĩnh, bị vợ chỉnh đến mất cả tôn nghiêm.

Bây giờ nghĩ lại. vợ người ta là còn yêu, vợ anh khi ấy đã không còn yêu anh rồi. Khi ấy anh còn vô cùng cao ngạo, cảm thấy người phụ nữ này cũng biết im lặng rồi.

Anh lại nghĩ, những năm ấy vợ vì con cái mà không cãi nhau với anh, ôm đồm hết mọi việc cho con, còn anh thì vui vẻ một chút cũng không hề quan tâm.

Mười năm, vợ lo kiếm tiền, chăm con cái, lo hết việc nhà. Thậm chí ba mẹ vợ có việc gì, cũng không hề mở miệng nhờ anh giúp đỡ. Anh từng vì việc này mà dương dương tự đắc, cảm thấy vợ nên thế này mới phải.

Mỗi lần vợ nhờ việc nhỏ gì, anh liền cảm thấy phiền. Anh không muốn quan tâm đến bất cứ việc gì của vợ, chỉ muốn được phục vụ như hồi giờ, chỉ cần vợ không đòi tiền, vợ thích làm gì cũng được.

Có một lần vợ bệnh, liền gọi điện thoại cho anh. Anh nhớ rất rõ khi ấy đã nói những gì: “Nhà mẹ cô không có ai hả, không phải cô có tiền trong người sao, tìm tôi làm gì?”

Vợ anh không nói một lời liền cúp máy, sau đó vợ khỏi bệnh, anh cảm thấy có chút tội lỗi, tưởng rằng vợ sẽ khóc nháo, thế nhưng vợ lại vờ như chưa có gì xảy ra. Anh liền cảm thấy vợ cũng chỉ đến thế thôi, anh không quan tâm, cô ấy cũng có làm gì được anh đâu.

Anh chưa từng nghĩ đến, người vợ an phận thế này, khi ly hôn với anh lại vô cùng kiên định.

Loại kiên định này phải chăng được tích góp từ cuộc hôn nhân lạnh lẽo này?

Giống như có một lần cô ấy nói: “Anh sớm đã không còn là chồng tôi nữa, mà chỉ là bố của con tôi”.

Vậy nên, cô ấy đợi 10 năm, chuẩn bị 10 năm, đợi khi con thi xong đại học, trở thành người lớn rồi, liền dứt khoát ly hôn.

Nghĩ lại, anh thật không có điểm nào để vợ phải lưu luyến. Bởi vì trong cuộc hôn nhân này, đến bản thân cũng không hề nhớ ra được anh đã cho cô ấy những gì. Chỉ có duy nhất một đứa con, cũng chính là nỗi lưu luyến duy nhất của cô ấy.

Từ cục dân chính bước ra, anh khóc, bởi anh không thể tưởng tượng được trong tương lai, anh phải một mình giặt đồ nấu cơm, tự mình làm việc nhà, một mình đảm đương hết mọi việc. Cả đời sau anh cũng không thể uống được canh vợ nấu.

Còn vợ thì cười, vì hôn nhân đối với cô ấy, không có chút gì tốt đẹp. Ly hôn rồi, cô ấy chỉ bớt việc chăm sóc một kẻ tính tình không tốt mà thôi.

Đàn ông không nên chờ con cái lớn rồi, mới biết trân trọng vợ mình.

Khi con còn nhỏ, bạn tưởng rằng cô ấy sẽ không bao giờ rời bỏ mình. Khi bạn có lỗi lớn đến đâu, cô ấy cũng sẽ nhường nhịn bạn, bao dung bạn vì con cái.

Thậm chí bạn còn ngây thơ nghĩ rằng, vợ thì nên được răn dạy. Đối với cô ấy quá tốt, sẽ thành hư, đối với cô ấy không tốt, cô ấy mới biết ngoan ngoãn.

Bạn ỷ vào sau khi sinh, cô ấy không còn mạnh mẽ như trước, mà ức hiếp, ghét bỏ, nhìn không vừa mắt, chưa từng cho cô ấy chút quan tâm yêu thương.

Bạn ỷ vào tấm lòng yêu con của cô ấy, không muốn con phải sống trong gia đình không trọn vẹn, miệt thị, lạnh nhạt, thậm chí chỉ xem cô ấy như một bảo mẫu miễn phí.

Bạn nghĩ cô ấy cứ yếu đuối dễ ức hiếp như thế mãi sao?

Sao không nghĩ đến, khi đó cô ấy chỉ là không còn lựa chọn nào khác. Khi cô ấy tích góp đủ sức lực, khi cô ấy đủ mạnh mẽ, khi con cái đã trưởng thành, cô ấy sẽ không hề do dự rời bỏ bạn.

Bởi vì, một tên đàn ông chỉ yêu bản thân mình, nếu không vì con cái thì chẳng có gì đáng lưu luyến cả.

Cả phần đời còn lại với anh, thật sự mệt mỏi!

Cả phần đời còn lại không có anh, hạnh phúc làm sao!

P/S: nguồn copy

 From: TU-PHUNG

Cuộc sống sẽ thay đổi tốt hơn khi chúng ta biết nhìn nó khác đi.

Cuộc sống sẽ thay đổi tốt hơn khi chúng ta biết nhìn nó khác đi.

Cuộc đời còn đó bao niềm vui, mấy ai hưởng trọn tháng năm dài? Hãy sống, nghe và thấu hiểu thế giới quanh mình để nhận ra rằng một tấm chân tình trong thiên hạ đáng giá hơn tất cả tài sản gộp lại.

Biết lắng nghe chính là một sự tu dưỡng

Một bà mẹ hỏi cậu con trai 5 tuổi của mình: “Nếu mẹ con mình cùng nhau đi chơi, cả hai đều rất khát nước nhưng lại quên không mang nước theo. Vừa may trong túi con có hai quả táo, lúc đó con sẽ làm gì?”. Đứa bé ngọ nguậy cái đầu suy nghĩ một hồi rồi trả lời: “Con sẽ cắn hai quả, mỗi quả một miếng”.

Đoán chắc rằng, khi nghe con mình trả lời như vậy, bạn hẳn sẽ rất thất vọng. Bà mẹ nghe thế, liền muốn giáo huấn con mình một trận, dạy đứa bé biết như thế nào mới phải đạo làm con. Nhưng khi vừa định mở miệng ra thì bà lại chợt đổi ý, nhẹ nhàng xoa đầu con trai rồi hỏi: “Con có thể cho mẹ biết tại sao mình lại làm vậy không?”. Cậu bé nhìn mẹ với ánh mắt ngây thơ, thánh thiện: “Dạ! Vì con muốn biết quả nào ngọt hơn để đưa mẹ ăn ạ!”. Nghe xong mắt mẹ cay cay…

Có một số việc cần nhìn cho kỹ, nghĩ cho thông hãy quyết định

Ông bố đang rửa xe ngoài sân, cậu con trai thấy vậy chạy ra chơi đùa. Cậu nhặt một viên đá nhỏ vẽ lên cánh cửa xe của bố. Ông bố thấy vậy tức giận, liền lấy cái chổi rửa xe đánh vào mông cậu con trai. Cậu bé bị bố đánh không may ngã xuống đất gãy tay, phải đưa đi bệnh viên băng bó. Khi bác sĩ băng bó xong, cậu nhìn bố nói: “Không sao đâu bố, bố đừng lo lắng nữa, tay gãy rồi sẽ liền lại thôi”. Ông bố vừa thương con giận bản thân nóng vội nên đi thẳng về nhà muốn đập nát cái xe cho rồi. Khi về tới nhà, ông nhìn thấy chỗ cậu con trai vẽ lên cánh cửa xe khi sáng dòng chữ: “Con yêu bố“.

Có những việc càng cố truy cầu càng không được

Trên thảm cỏ xanh ngát, hai mẹ con sư tử đang nằm nghỉ ngơi. Sư tử con hỏi mẹ: “Hạnh phúc ở đâu vậy mẹ?”. Sư tử mẹ nhìn con rồi cười nói: “Hạnh phúc trên đuôi của con”. Nghe vậy, sư tử con chạy tung tăng không ngừng đuổi theo đuôi của mình. Nhưng càng đuổi càng không được, dù làm cách nào cậu cũng không thể cắn được đuôi của mình.

Sư tử mẹ nhìn con cười: “Ngốc à! Hạnh phúc không phải có được bằng cách đó, chỉ cần con không ngừng tiến về phía trước thì hạnh phúc sẽ chạy theo con“.

Tình yêu của cha mẹ luôn là vô điều kiện

Có người con trai không nuôi nổi mẹ già của mình. Một hôm anh này quyết định cõng mẹ lên núi cao, định bỏ bà ở lại. Khi trời nhá nhem tối, người con trai nói muốn cõng mẹ lên núi đi dạo, người mẹ cố gắng bám chặt lên lưng con trai mình. Cậu con trai trên đường vừa đi vừa nghĩ: “Phải lên cao một chút, xa một chút, có như vậy mẹ mình mới không tìm về được”.

Nhưng khi đang đi, cậu con trai thấy mẹ mình vừa đi vừa giấu mình thi thoảng lại thả một vài hạt đỗ xuống đường. Cậu con trai tức giận hỏi: “Mẹ rắc đậu làm gì vậy hả?”. Người mẹ hiền từ nhìn cậu con trai với anh mắt bao dung vô độ: “Con trai ngốc, mẹ sợ con lát nữa con xuống núi một mình bị lạc”.

Tình yêu thương của cha mẹ dành cho con cái là vô bờ bến. Dù cho năm tháng qua đi, tình yêu đó vẫn không hề phai nhạt. Vậy nên có câu nói: “Mẹ 90 vẫn thương con 71”.

From: Tu-Phung

Trong mệnh có một thước, khó cầu được một trượng

Con người sống trên đời, ai cũng đều mong muốn có một cuộc sống đầy đủ, khỏe mạnh, giàu sang phú quý và thông thuận. Nhưng có không ít người vì cầu những điều này không được mà rơi vào thống khổ, oán trách trời đất. Đó là bởi vì họ không biết được rằng “trong mệnh chỉ có một thước thì khó cầu được một trượng”, biết sống thuận theo vận mệnh thì đời người mới được thong dong tự tại, tâm người mới được bình an.

vận mệnh
(Hình minh họa: Qua vietnamsummary.com)

Có không ít người đi chùa cầu vận mệnh thông thuận, địa vị cao, cầu công danh sự nghiệp, hôn nhân, con cái được như ý mình. Nhưng những điều này có phải cầu mà được không? Bởi vì người đi chùa chính là đã bước vào ngưỡng cửa của tôn giáo rồi, nên chúng ta hãy thử xem tôn giáo tín ngưỡng thời xưa nói những gì…

Tiền bạc của cải

Chúng ta vẫn thường nghe, Phật gia giảng rằng tiền bạc của cải là vật ngoài thân, khi sinh không mang theo đến, khi chết không mang theo đi. Người xưa quan niệm rằng chỉ cần có cái ăn, có cái mặc là đủ rồi. Một khi có ăn có mặc rồi mà vẫn thấy thiếu thì đó là lòng tham.

Cho nên, con người cần biết đủ, có cái ăn khi đói là được rồi, không cầu ăn ngon, người ta mặc sang, mình mặc đủ ấm, vậy là đủ rồi. Bên Phật gia giảng rằng, hết thảy phú quý nhiều hay ít đều là từ “Đức” của người ta mà sinh ra, cưỡng cầu cũng không được và than thân trách phận lại càng là sai lầm.

Địa vị

Giá trị của con người không phải được đánh giá dựa vào địa vị cao hay thấp. Một người chỉ cần đặt tâm làm việc phù hợp với Thiên lý, không làm việc ác thì cho dù là việc gì cũng đều là việc cao quý. Người làm quan chức to đến mấy hay thường dân áo vải đều là không có phân chia cao thấp.

Phật gia giảng, Thần Phật chỉ xét đến cái tâm con người. Cho nên, điều quan trọng nhất là tâm tính của một người như thế nào.

Hôn nhân

Hôn nhân đều là nhờ nhân duyên mà thành. Một người gặp gỡ và thành thân với một người, đều là có nguyên do. Người xưa tin vào Thần Phật, tin vào sự an bài sắp đặt của Thần Phật nên rất coi trọng hôn nhân.

Trên thế gian, con người không ai là hoàn mỹ cả, cho nên “nhắm một con mắt” để nhìn những khuyết điểm của nhau mà coi như không nhìn thấy, mở một con mắt để nhìn vào những việc tốt mà đối phương làm cho mình, cần quý trọng hết thảy những gì bản thân mình đang có. Hết thảy những cầu khẩn, mong muốn đều có thể do mình mà ra.

Cha mẹ

Người ta ví rằng, cha mẹ là người lập ra tài khoản tiết kiệm và trao cho con cái mà không cần thu hồi phí tổn. Dù cho cha mẹ không “thu hồi phí tổn”, không đòi hỏi nhưng con cái phải ghi nhớ công ơn và trả gấp bội.

Công ơn sinh dưỡng của cha mẹ, thậm chí đến tận khi cha mẹ rời xa, con cái cũng chưa trả hết được nợ. Hiếu thuận” với cha mẹ là phù hợp với đạo lý, còn trái lại tất sẽ bị trừng phạt. Nếu chưa làm tròn chữ Hiếu thì hãy làm tròn, đừng đợi đến khi cha mẹ ốm đau bệnh tật mới đi cầu khẩn, đừng đợi đến khi người đã đi rồi mới mâm cao cỗ đầy, nhang khói nghi ngút.

Con cái

Phật gia giảng: Con cái đến với cha mẹ là do ân và nợ. Con cái đến với cha mẹ ở kiếp này có thể để trả nợ kiếp trước, đòi nợ kiếp trước, trả ơn kiếp trước hoặc để cha mẹ trả ơn kiếp trước. Hết thảy sinh mệnh đều không vô duyên vô cớ mà gặp lại nhau, huống chi là sinh sống cùng nhau trong một gia đình?

Cho nên, đừng quá hy vọng, cũng đừng quá cưỡng cầu vào con cái. Bởi vì xét cho cùng, sinh mệnh của mỗi người là riêng biệt, ai cũng phải tự chịu về tương lai của sinh mệnh của mình, người khác khó quản được kể cả cuộc đời của cha mẹ, vợ chồng và con cái.

Bạn bè

Trên hành trình của đường đời, dù ít hay nhiều mỗi người đều sẽ gặp gỡ những người bạn thân hay sơ. Một khi bạn đã muốn rời đi thì không thể cưỡng cầu ở lại. Ở bên nhau hàng ngày chưa hẳn đã là bạn tốt, chỉ cần khi có việc cần giúp đỡ, những người bạn đều đến bên nhau thì là đáng trân quý nhất rồi.

Vận mệnh

Cổ ngữ có câu: “Mệnh lý nhất xích, nan cầu nhất trượng”, tức là trong vận mệnh chỉ có một thước thì khó cầu được một trượng. Câu nói này rất có đạo lý, đã nói hết ra những gì một người cần ghi nhớ.

Không cần phải cả đời tranh đấu ngược xuôi vô vị, bởi vì ông Trời đã sớm vì bạn mà an bài tốt hết thảy rồi. Trong đời nên có gì thì sẽ có thứ ấy, nên như thế nào thì sẽ là như thế ấy rồi. Nếu chỉ cưỡng cầu thì thật khó để có được, nhưng nếu chúng ta bắt tay vào làm việc thiện nhiều hơn thì có thể tích được đại đức và có được phúc báo, cải biến được tương lai.

Suy cho cùng, hết thảy những gì trong vận mệnh nên có thì sẽ có, tranh đoạt được rồi cũng sẽ mất đi. Cho nên, cùng người tranh giành, cùng người so đo thì chỉ làm tổn hại bản thân mà thôi. Một khi hiểu được đạo lý này, thì con người sẽ hiểu được “thuận theo tự nhiên” và đó mới là cách sống thông minh nhất, trí tuệ nhất và thoải mái nhất!

Đời người nên học được cách buông bỏ, xem nhẹ công danh, vật chất, tự hài lòng vui vẻ với vận mệnh của mình. Một khi làm được điều ấy thì những người xung quanh cũng đều “tâm bình khí hòa”, cuộc đời sẽ thản đãng và tự tại hơn.

An Hòa

M.TRITHUCVN.NET
Hết thảy những gì trong mệnh nên có thì sẽ có, tranh đoạt được rồi cũng sẽ mất đi. Cho nên, cùng người tranh giành thì chỉ làm tổn hại bản thân mà thôi.

Làm cha mẹ cần biết: Nói cho con điều gì quan trọng nhất trong đời – Trí Thức VN

Trí thức Việt Nam
10 câu dưới đây là món quà tuyệt vời hơn cả nhà cao cửa rộng, của cải tích cóp mà phụ huynh cần nói với con cái mình. Rất tốt cho hành trình sinh mệnh của các con!

Từ khi một đứa trẻ oa oa cất tiếng khóc chào đời, tới khi trưởng thành nên người, có quá nhiều điều các bậc làm cha mẹ cần biết để nuôi dạy con mình nên người. Nhưng dẫu làm gì, vĩ đại hay bình thường, điều quan trọng nhất vẫn là quá trình của sinh mệnh. 10 câu dưới đây là món quà tuyệt vời hơn cả nhà cao cửa rộng, của cải tích cóp mà phụ huynh cần dành cho con cái mình.

1. Đi học quan trọng hơn trò chơi điện tử

Làm cha mẹ cần dạy con những điều này
Làm cha mẹ cần biết nói cho trẻ về các tác hại của trò chơi điện tử (Ảnh: zhang kaiyv / Pexels)

Rất nhiều đứa trẻ không biết ABCD là gì, nhưng lại biết thế nào là liên minh anh hùng. Rất nhiều đứa trẻ không quan tâm tới thành tích học tập tốt xấu, nhưng lại để tâm xem chiến tích có huy hoàng không.

Nhưng con à, có một điểm hy vọng con nhớ kỹ: Con trả tiền để chơi điện tử, nhưng trò chơi điện tử lại không trang trải cuộc sống cho con. Con trả tiền để đi học, việc học hành sẽ mang lại những điều bất ngờ trên cả mong đợi.

Được đi học là người may mắn, học giỏi là người hạnh phúc. Những kiến thức con học được chính là người bạn đồng hành cùng con suốt cuộc đời. Con người có thể tay trắng dựng nghiệp, nhưng không thể tay không tấc sắt. Đi học là một hành trình rất dài, bước đi sẽ mệt, nhưng nếu không đi chắc chắn con sẽ phải hối hận.

2. Chủ kiến quan trọng hơn phục tùng

Con à, dẫu người khác nói hay thế nào thì suy nghĩ của con vẫn là điều quan trọng nhất. Có người hỏi: “Một đứa trẻ có chủ kiến, rốt cuộc là như thế nào?”

Câu trả lời được nhiều người đồng tình nhất là: “Có thể xử lý tốt những chuyện vụn vặt trong cuộc sống, dàn xếp ổn thỏa mối quan hệ giữa bạn bè, chuyện học hành, khiến cha mẹ có thể yên tâm.”

Cần phải biết rằng “nước nổi bèo trôi” là một hiện tượng đáng sợ. Khi con người gia nhập vào một đoàn thể nào đó, trí thông minh của họ sẽ sụt giảm nghiêm trọng. Vì muốn được mọi người công nhận, nên cá nhân đó nguyện ý vứt bỏ đúng sai, đổi trí huệ lấy cảm giác an toàn tìm được chốn đi về.

Làm cha mẹ cần dạy con những điều này
Làm cha mẹ cần biết dạy trẻ có chủ kiến riêng (Ảnh: Shutterstock)

Rất nhiều người sẽ làm vậy, nhưng những đứa trẻ có chủ kiến sẽ không như vậy.

Vậy nên con phải luôn là chính mình và can đảm là chính mình. Con cần biết mình muốn nói gì, có nguyện vọng gì. Có câu hỏi rằng: “tuyết tan thì biến thành thứ gì?” Đáp án chuẩn sẽ là “tuyết tan sẽ biến thành nước”. Nhưng những đứa trẻ có chủ kiến sẽ đáp: “tuyết tan hóa thành mùa xuân”, lẽ nào lại sai hay sao?

3. Hứng thú quan trọng hơn thành tích

Con à, thành tích rất quan trọng, nhưng hứng thú còn quan trọng hơn.

Khi còn nhỏ, trẻ con thường ham vui, đến tuổi trung niên ham học hỏi, tới khi về già thường thích thưởng trà.

Con người dẫu ở độ tuổi nào, cũng cần có chí hướng của bản thân. Hứng thú và yêu thích mới thể hiện tính cách thực của một người. Thành tích không nên là tiêu chuẩn duy nhất để bình xét về sự tốt xấu của một học sinh.

Gotthold Ephraim Lessing, nhà triết học, nhà văn người Đức, từng nói: “Ánh mắt tò mò thường có thể nhìn thấy nhiều thứ hơn họ mong đợi.” Một người trường kỳ chú tâm vào sở thích của bản thân, ắt sẽ xuất sắc hơn người trong một vài lĩnh vực nào đó. Nhưng đây chẳng phải là ý nghĩa của việc học hay sao?

Con à, thời này là thời đại trọng thành tích, nhưng so với thành tích, điều ba mẹ quan tâm hơn là sở thích, là thiên tính của con: Điều con yêu mến vĩnh viễn vượt xa thứ mà thành tích có thể đong đếm.

4. Nhân phẩm quan trọng hơn năng lực

Người không có nhân phẩm chẳng thể có chỗ đứng trong xã hội.

Thời gian trước, một kỹ sư, thạc sĩ họ Dương người Thượng Hải hơn một năm đã trốn vé 480 lần, với số tiền 2 vạn tệ (hơn 65 triệu VNĐ), bị cảnh sát đường sắt Thượng Hải bắt giữ. Cư dân mạng cảm thán rằng: “Nhân phẩm thấp kém, thì học lực cao nữa cũng vô dụng.”

Người có nhân phẩm không tốt, hoặc ngụy quân tử chẳng thể bền lâu, bởi “cái kim trong bọc cũng có ngày lòi ra.” Những người có nhân phẩm tốt thường khiến người khác cảm phục. Có câu rằng: “Chiêm ngưỡng một người, bắt đầu từ dung nhan, tôn kính bởi tài hoa, hòa hợp nhờ tính cách, lâu bền vì thiện lương, thủy chung vì nhân phẩm.”

Dẫu trong thời đại nào thì nhân phẩm cũng sẽ vượt xa năng lực của con. Năng lực tốt, nhân phẩm tốt là người hữu dụng. Năng lực rất tốt, nhân phẩm rất tệ chẳng khác chi thứ độc dược hại người.

Vậy nên con ạ, dù khi nào, con cũng không được đánh mất nhân cách của mình.

tổ chức cuộc sống, nền tảng gia đình, dạy con học đi đứng, Đầu tư cho con, đặt niềm tin vào con, trường mẫu giáo Nhật Bản, tự trọng
Làm cha mẹ cần biết nói cho trẻ tầm quan trọng của nhân phẩm (Ảnh: Shutterstock)

5. Hạnh phúc quan trọng hơn sự hoàn mỹ

Ai ai cũng mong muốn có được một cuộc sống viên mãn, nhưng thực tế lại không có sự hoàn mỹ thực thụ.

Một vị thái hậu dốc tâm chuẩn bị nhiều năm cho tiệc mừng thọ nhưng đến ngày kế hoạch lại bị hủy. Trong tâm bà rầu rĩ chẳng vui. Nha hoàn bèn hỏi thái hậu rằng: “Vì sao trên đầu của Thọ Thần lại có một cục bướu?” Thái hậu không hiểu, nha hoàn bèn tiếp lời: “Trên đầu có một cục bướu mới có thể chứa được phúc thọ ạ! Mẹ con nói rằng, mọi sự không nên quá đầy, cần phải lưu lại một chút tiếc nuối. Quá đầy thì sẽ hưởng hết phúc.”

Thái hậu nghe xong bừng tỉnh: “Dẫu là trên đầu Thọ Thần cũng có một cục bướu, huống một kẻ phàm nhân như ta?

Dẫu chỉ là một câu chuyện vui, nhưng nói lên rằng dưới ánh nắng cũng có bóng râm, cuộc sống sao có thể hoàn thiện hoàn mỹ. Hạnh phúc là bởi biết đủ, nuối tiếc là điều thường thấy trong đời.

Con à, ba mẹ hy vọng con hãy nỗ lực thay đổi, hoặc nỗ lực tiếp nhận. Cảm nhận về hạnh phúc của con quan trọng hơn sự hoàn mỹ mà con theo đuổi.

6. Tín ngưỡng quan trọng hơn sự sùng bái

Con à, so với việc sùng bái những minh tinh, ba mẹ hy vọng con có tín ngưỡng của riêng mình.

Có người từng nói: “Đây là thời đại thiếu hụt tín ngưỡng.” Có người lại nói: “Đây là thời đại chết vì giải trí.” Rất nhiều người sùng bái giới giải trí, thần tượng các minh tinh, trong số đó những người trẻ chiếm tuyệt đại đa số. Họ quan tâm tới từng buổi diễn, từng đĩa CD, từng bộ phim của minh tinh mà mình ái mộ. Thậm chí là từng ly từng tý trong cuộc sống của họ.

Trong thời đại ngày nay, theo đuổi các ngôi sao đã trở thành cuộc sống của rất nhiều người. Điều này bản thân nó cũng không có gì đúng sai. Nhưng con ạ, quan trọng hơn điều đó, ba mẹ hy vọng con có tín ngưỡng của mình.

Con người có thể ngưỡng vọng trời sao, nhưng con đường trước mắt chúng ta vẫn phải tiến về phía trước. Có người từng hỏi rằng: “Nếu cho bạn tự do, cho bạn tài hoa, cho bạn tuổi xuân, bạn có làm không?”

Câu trả lời thường là: “Tôi nhất định sẽ giống như những cái tên trong sách, như châu ngọc trong thiên hạ, như ánh sáng trên thế gian.”

Ngôi sao sáng rồi cũng tắt, lòng người sẽ có khi đổi thay, nhưng sự thiện lương và đạo lý làm người trong những tín ngưỡng chân chính mới là bất biến.

Con à, con không cần phải có những lý tưởng xa vời như vậy, nhưng cần có tín ngưỡng soi đường dẫn lối trên hành trình nhân sinh của mình.

Làm cha mẹ cần biết khuyến khích trẻ có tín ngưỡng để có sự ước thúc về mặt đạo đức (Ảnh: internet)

7. Hành trình quan trọng hơn kết quả

Hành trình nhân sinh thú vị hơn kết quả rất nhiều.

Có người nói rằng: “Thành công là một quá trình chứ không phải là đích đến. Quá trình thực hiện quan trọng hơn kết quả. Đời người cũng như vậy.”

Trước kia có một chàng trai trẻ tự xưng rằng mình đã thấu hiểu cõi hồng trần. Hàng ngày cậu ta không làm gì cả, lười nhác ngồi dưới gốc cây phơi nắng.

Một vị trí giả đi ngang qua, hỏi: “Chàng trai, thời cơ tốt thế này, sao cậu không đi kiếm tiền?”
Chàng trai đáp: “Chẳng có gì thú vị, kiếm tiền rồi lại phải tiêu.”
Vị trí giả lại hỏi: “Sao cậu không kết hôn?”
Chàng trai đáp: “Chẳng có gì thú vị, biết đâu lại phải ly hôn?”
Vị trí giả nói: “Sao cậu không kết bạn?”
Chàng trai đáp: “Chẳng có gì thú vị, kết bạn biết đâu lại trở mặt thành thù.”
Vị trí giả đưa cho chàng trai một sợi dây thừng nói: “Thế thì cậu treo cổ đi, dẫu sao cũng chết, chi bằng bây giờ chết quách đi cho xong.

Chàng trai đáp: “Tôi không muốn chết.”
Vị trí giả tiếp lời: “Cuộc sống là một hành trình, không phải là kết quả.”

Sinh mệnh giống như một cuốn sách hay. Tin rằng những người đọc được nó, chắc chắn sẽ dừng lại lần giở từng chương mục, chứ không phải là mở ngay tới trang cuối, nóng lòng muốn biết kết cục ra sao.

Con à, sự mỹ hảo trong đời người nằm ở từng nụ hoa, từng phong cảnh, từng nụ cười. Hãy dừng lại và thưởng thức chúng.

Làm cha mẹ cần biết nói cho trẻ quá trình quan trọng hơn kết quả (Ảnh: Shutterstock)

8. Xét mình quan trọng hơn soi người

Con à, so với việc yêu cầu người khác, ba mẹ hy vọng con có thể tìm kiếm nguyên nhân từ chính bản thân mình. Người giỏi xét mình thường sống có phẩm vị.

Epicurus, một nhà triết học Hy Lạp cổ đại từng nói: “Nhận ra sai lầm là bước đầu tiên cứu vớt bản thân.”

Con người khó tránh khỏi sai sót, sai sót không đáng sợ, điều đáng sợ là không biết phản tỉnh bản thân, sửa đổi lỗi lầm. Như vậy rất dễ đánh mất bản thân.

Con à, oán trách chẳng thể giải quyết được sự việc, nhưng cảm ơn thì có thể. Thay đổi người khác cũng không thể thay đổi thực trạng, nhưng thay đổi bản thân lại có thể. Phàm là mọi việc đều tìm nguyên nhân từ chính mình, con mới trở nên ưu tú hơn.

9. Sức khỏe quan trọng hơn công việc

Con à, không có việc gì xứng đáng để con trả giá bằng cả sinh mệnh.

Theo “Báo cáo về tình hình sức khỏe nhân viên công chức thành thị tại Trung Quốc” cho biết: Tỷ lệ sức khỏe dưới mức tối ưu của giới cổ cồn trắng đạt 76%, 70% có nguy cơ làm việc quá sức; hàng năm số người đột tử lên đến 550.000 người; mỗi ngày có 10.000 người bị chẩn đoán mắc ung thư…

Con người có thể làm nhiều công việc, nhưng chỉ được sống một lần trên đời. Con à, đứng trước sinh mệnh, cha mẹ hy vọng con luôn đặt sức khỏe lên vị trí hàng đầu. Đừng coi tuổi trẻ như quân bài, chớ đặt cược sức khỏe vì ngày mai, có sức khỏe mới có tất cả.

đau lưng
Làm cha mẹ cần nói cho con mình biết sức khỏe quan trọng hơn công việc (Ảnh: pxhere.com)

10. Hạnh phúc bền lâu quan trọng hơn vui thú nhất thời

Đi học rất vất vả, nhưng không đi học lại càng khổ hơn. Nỗ lực rất mệt, nhưng chỉ khi bây giờ dốc toàn lực, sau này mới có quyền lựa chọn. Buông bỏ một thứ hay một người nào đó rất khó, nhưng chỉ khi quá khứ qua đi, tương lai mới gõ cửa.

Trong đời có rất nhiều việc khó, nhưng dư vị đắng chát cuối cùng cũng ngọt ngào.

Con à, so với vui thú nhất thời, ba mẹ hy vọng con có được hạnh phúc bền lâu. Có lẽ cuộc sống sẽ chẳng như con mong muốn, có lẽ thật bất công, những chuyện không may cũng có thể xảy đến, nhưng nơi mà con muốn đến, hãy kiên trì bước tới cùng.

Lê Minh (biên dịch)

Bí quyết sống hạnh phúc của người Bắc Âu: Đơn giản, chậm một chút và yêu gia đình

Bí quyết sống hạnh phúc của người Bắc Âu: Đơn giản, chậm một chút và yêu gia đình

Người Bắc Âu có thể nói là những người “biết sống” bậc nhất trên thế giới này. Họ sống tự nhiên, đơn giản, hạnh phúc – chính là những điều mà con người hiện đại mong muốn hướng tới.

Nếu để ý một chút, chúng ta sẽ nhận thấy, các quốc gia ở Bắc Âu không có nhà cao tầng, người dân ăn mặc rất mộc mạc, đi những chiếc xe cũ kỹ và ăn những món ăn đơn giản.

Sau 7 giờ tối, gần như trên đường đều rất yên ắng, không có cuộc sống “xa hoa trụy lạc” vào ban đêm, cũng không có những dịch vụ cao cấp lãng phí kích thích thần kinh con người. Vậy, hạnh phúc của những người dân Bắc Âu đến từ đâu?

Người Bắc Âu thường nhắc đến cụm từ “Chất lượng cuộc sống”. Đất nước Thụy điển có câu châm ngôn: “Tiền là thứ có thể để dành được còn thời gian thì không để dành được. Bạn sử dụng thời gian như thế nào thì nó sẽ quyết định chất lượng cuộc sống của bạn”.

Giữa 2 vế: cuộc sống đầy đủ nhà cao cửa rộng, tiền bạc và xe hơi sang trọng, so với cuộc sống có đầy đủ vợ chồng, con cái, sân vườn, người Bắc Âu lựa chọn vế thứ hai bởi vì thứ mà họ muốn là “phẩm chất” chứ không phải là “vật chất”.

“Nhanh một chút” rồi lại “nhanh một chút!”, sống như vậy, bạn có nghĩ rằng linh hồn của mình sẽ không theo kịp thể xác không? Người Bắc Âu lựa chọn cách sống “chậm một chút!” nhưng bạn có thể tìm được hạnh phúc thực sự từ đây.

Một ngôi làng tại Đan Mạch, đẹp như tranh vẽ

Đơn giản – Giảm ham muốn vật chất, trở về với tâm linh yên bình, thư thái

Môi trường thiên nhiên hà khắc khiến cho thói quen tiết kiệm đã trở thành điều tất nhiên ở đây: Cơm không thể không ăn, nhưng không nhất thiết phải ăn quá ngon. Tiền không thể không có, nhưng không nhất thiết phải có quá nhiều.

Cuộc sống đơn giản của người Bắc Âu rất dễ để nhận ra, ví dụ trong cách ăn mặc, bất luận giá cả như thế nào cũng cần phải phù hợp. Những phụ nữ 70-80 tuổi thường mặc áo khoác vàng nhạt kết hợp chân váy, đi giày nữ tính, khăn trùm đầu phong cách nữ hoàng Anh. Nhìn họ vừa nữ tính vừa trang nghiêm nhưng cũng không mất đi vẻ cuốn hút.

Trang phục truyền thống Bắc Âu

Ngoài ra, nếu nhà ai đó mới sinh em bé thì những nhà hàng xóm hay bạn bè đều sẽ mang những bộ quần áo cũ đã được giặt rũ thơm tho đến cho em bé sử dụng. Điều này là rất bình thường ở đây, có vẻ như nó cũng trở thành một thói quen lâu đời.

Nếu một anh chàng thanh niên, một ông lão hay một cô gái đang đi trên đường mà bất chợt gặp bạn bè, thì quán cà phê ở đầu đường hay cuối ngõ sẽ là lựa chọn đầu tiên của họ. Một cốc cà phê Cappuccino nồng nàn trong không gian tĩnh lặng sẽ khiến họ ấm áp và thân thiết hơn.

Những con đường ở các quốc gia Bắc Âu thường hẹp hơn đường ở nước Đức, phần lớn nó không phải những con đường thẳng mà là những ngõ, hẻm.

Người dân nơi đây chủ yếu sử dụng những loại xe ô tô cá nhân cỡ nhỏ. Rất nhiều người đạp xe đạp đi làm. Bảo vệ môi trường đối với họ không phải là một loại “mốt” mà là một sự “cao thượng”.

“Giờ cao điểm” ở thủ đô Copenhagen, Đan Mạch 

Hiệu suất cao – Làm việc để cuộc sống chất lượng hơn

Công việc của họ khá nhẹ nhàng, thời gian rảnh đủ để làm thêm một công việc khác. Nhưng họ lại không làm như thế mà là lựa chọn tới quán cà phê thưởng thức cùng bạn bè hoặc ngồi đọc sách.

Một quán cà phê ở Copenhagen, Đan Mạch 

Nhưng mà bạn đừng nghĩ rằng, người Bắc Âu suốt ngày chỉ biết uống cà phê nhé! Điều kiện tiên quyết để họ được hưởng cuộc sống hạnh phúc là từ một thể chế phúc lợi do chính thái độ và hiệu suất làm việc của họ đem lại. “Đừng suy xét đến thu nhập, trước tiên hãy hỏi mình thích gì, công việc mình phải thích thì mới làm tốt được nó”, đây là quan niệm của người Bắc Âu, cho nên công việc đối với họ mà nói cũng không phải là một loại “đau khổ, giày vò”.

Vì đề cao hiệu suất, nên người Bắc Âu nghĩ mọi cách để sáng tạo, như vậy để họ có nhiều thời gian hơn cho việc nghỉ ngơi và cho gia đình. Chỉ cần nhìn vào số lượng giải Nobel hay những giải thưởng danh giá khác trên thế giới bạn sẽ thấy rõ điều này thôi!

Người Bắc Âu nổi tiếng là những người yêu du lịch. Họ thường xuyên đi để hưởng thụ, ngắm cảnh đẹp trong nước cũng như trên toàn thế giới.

Yêu gia đình – Vui chơi cùng con cái

Trong cuộc sống của người Bắc Âu, chỉ cần vừa có kỳ nghỉ là họ sẽ cùng gia đình tận hưởng những ngày vui đùa bên nhau, cùng tắm biển, tắm nắng, trượt tuyết, cưỡi ngựa…

Người Bắc Âu rất đề cao giá trị gia đình, người chồng trong gia đình sẵn sàng hủy bỏ những buổi gặp gỡ ăn uống với bạn bè sau giờ làm để dành thời gian cho vợ con.

(Nguồn: investindk.com)

Điều đầu tiên sau khi tan ca trở về nhà chính là mọi người dành thời gian cho gia đình. Họ cùng nhau nấu ăn, vui đùa, kể chuyện, có rất ít người ở lại bên ngoài. Cho dù là có muốn làm thêm thì họ cũng phải chọn thời gian để tránh ảnh hưởng đến gia đình.

Ví dụ, người chồng sẽ chọn đi làm tăng ca vào lúc 3 giờ sáng bởi vì họ cho rằng buổi sáng ít nhất còn có người vợ ở nhà dùng bữa sáng cùng các con. Như vậy, người chồng sẽ chỉ bị mất đi khoảng 1 tiếng đồng hồ là thời gian gia đình gặp gỡ nhau ăn sáng. Làm thêm giờ vào buổi sáng sớm, nghe thì có vẻ khó tin, nhưng điều này lại cho các ông bố có thêm thời gian vào buổi tối để gia đình được ăn tối cùng nhau.

Một người đàn ông tên là Fredrik nói: “Nếu như một ngày, tôi không nhìn thấy bọn em của tôi, không kể cho chúng một câu chuyện, không hôn lên đầu chúng thì tôi không thể làm được bất cứ điều gì!”.

Họ cho rằng, khoảnh khắc hạnh phúc nhất chính là những đứa trẻ leo lên đầu gối và ôm lấy cổ bố chúng, hôn một cái trước khi đi ngủ. Họ cảm thấy đây chính là một loại thành tựu, một loại hạnh phúc.

Đối với người đàn ông Bắc Âu mà nói, gia đình và con cái không phải là nền tảng giúp người đàn công tìm kiếm sự thành công, mà là một phần quan trọng nhất trong chất lượng cuộc sống của họ.

Mai Trà

 From: Kristie Phan & KimBang Nguyen

HÔN NHÂN BUỒN CHÁN

Nếu mỗi người biết nghĩ cho người kia một chút, bao dung và nhường nhịn lẫn nhau một chút, gia đình sẽ êm ấm, hạnh phúc.

Còn đây là chuyên của anh Nam Kỳ lục tỉnh:

HÔN NHÂN BUỒN CHÁN

Những ngày này, tôi đang bất mãn về cuộc hôn nhân của mình, người chồng sáng sáng ra khỏi nhà từ lúc tôi chưa ngủ dậy, tối khuya mới trở về, nhưng thu nhập chẳng khá khẩm gì, tình cảm thì cứ nhạt dần, không còn khái niệm tặng quà, cũng chẳng còn niềm vui mỗi khi chồng đi làm về…

Khi nghe nỗi niềm tâm sự của tôi, mấy cô bạn gái thân nghiêm túc phân tích vấn về rồi kết luận: “Sống với nhau nhạt nhẽo như vậy thì nên giải thoát sớm đi”.

Chia tay hội chị em, trên đường về nhà, tôi bắt đầu suy nghĩ về việc ly hôn.

Bước vào nhà, nhìn căn phòng đơn giản mấy năm rồi không có gì thay đổi, tôi bỗng cảm thấy chán chường khó tả. Đón con về, nó đánh đổ cả sữa xuống sàn nhà, rồi nó bày bừa đồ chơi khắp nơi khiến căn nhà đã chật chội càng thêm bừa bộn. Tôi chỉ lo thu dọn cái bãi chiến trường ấy cũng đủ mệt bở hơi tai.

Đang vội vàng nấu cơm thì chuông điện thoại réo rắt, chồng báo tối nay về muộn, cả tuần nay anh ấy không về nhà ăn tối lấy một bữa. Tôi bực mình, thò tay nắm hai quai nồi định bắc xuống bếp thì bị rớt, tay tôi bị bỏng rộp cả lên. Miếng nhựa chống bỏng ở quai nồi đã rụng ra từ lâu, tôi đã nói với chồng năm lần bảy lượt, nhưng mãi vẫn chưa sửa.

Tôi tắt bếp, bước vào phòng, soi vào gương, đôi mắt trong trẻo ngày nào nay bỗng trở nên mờ nhạt và lấm tấm nếp nhăn. Cuộc sống gia đình thật đáng sợ, đã bao lâu rồi tôi không chăm sóc cho bản thân mình, mọi thứ chỉ xoay quanh căn hộ bé xíu và cậu con 3 tuổi. Tôi cần phải thoát khỏi cuộc sống vô nghĩa này, nhanh chóng rời xa khỏi đây.

Hai tiếng sau chồng tôi về, không thấy có cơm trên bàn, chỉ thấy tôi ngồi một mình trong bóng tối.

– Sao chưa nấu cơm?

– Sao phải nấu cơm? Tôi nấu đủ rồi, từ nay trở đi sẽ không nấu nữa. Sống thế này tôi không chịu được. Chúng ta ly hôn thôi.

– Anh nghe nhầm phải không? Em nói lại xem nào!

Lúc này con trai tôi bỗng cất tiếng khóc, anh ta chạy vội vào trong phòng bế con và cho nó uống sữa, ngạc nhiên hỏi dồn: “Sao đang sống tử tế lại đòi ly hôn?”. Tôi cười khẩy.

Tối đó, tôi cố ý ngủ riêng. Theo kinh nghiệm của các cô bạn, ly hôn không đơn giản, nhiều thứ ràng buộc như tình cảm, tài sản, thói quen, vì thế nhất định phải có nghị lực mới làm được. Để có thể tiến hành thuận lợi, tôi cần thực hiện 3 điều:

Thứ nhất không nấu cơm nữa, tách sinh hoạt của hai người ra.

Thứ hai không ngủ chung, không cho cơ hội làm lành.

Thứ ba, kinh tế riêng rẽ.

Nằm trên ghế sofa mãi mà không sao ngủ được, tôi bật dậy viết đơn ly hôn. Tôi người Bắc, chồng người Nam, cùng nhau đến thành phố biển này, mua được căn nhà đứng tên tôi. Chồng tôi có một cửa hàng làm ăn có vẻ không khá lắm, nhưng dù sao đó cũng là tài sản của anh ta. Như vậy chia ra tôi sở hữu căn nhà, anh ấy lấy cửa hàng cũng là hợp lẽ. Con trai tôi nuôi, anh ta gửi tiền trợ cấp hàng tháng là ổn.

Hôm sau, khi đưa cho anh ta tờ đơn ly hôn:

– Tôi muốn tự do!

Anh ta ngây người ra, tôi sốt ruột giục:

– Anh ký đi! – nói xong tôi liền cảm thấy mình có phần hơi quá đáng, liền đổi giọng – Lẽ nào anh không thấy chúng ta là người của hai thế giới? Chia tay tốt cho cả anh lẫn tôi…

Một tuần sau, anh gọi điện cho tôi và nói:

– Anh ký rồi, chiều nay cùng ăn với nhau một bữa nhé. Vẫn chỗ cũ, anh sẽ đưa đơn cho em.

Hết giờ làm việc, tôi đi đến nhà hàng ven biển mà chúng tôi thường đến. Mấy hôm không gặp, trông anh gầy đi, ánh mắt ưu tư, râu đã được cạo nom sáng sủa hơn. Anh lặng lẽ đẩy cái phong bì đến trước mặt tôi, bỗng tôi thấy cay cay mắt, trong lòng có một cảm giác hoang mang khó tả.

– Đã đến rồi thì gọi chút gì ăn nhé, có thể đây sẽ bữa cơm cuối cùng của chúng ta.

          Anh quay ra gọi người phục vụ:

– Cho một suất cơm thịt bò xào ớt, một bát canh ngao.

Đây đều là những món tôi thích nhất. Tôi ngồi im, anh bỗng nói với tôi:

– Bữa cơm cuối cùng này em có thể gọi cho anh món anh thích ăn không?

Tôi bỗng bối rối, tôi chẳng biết anh thích ăn món gì. Trước giờ anh đều rất dễ tính, món nào cũng ăn được, món nào cũng thấy ăn ngon lành.

– Anh thích món gì? Chẳng phải anh luôn ăn giống em hay sao?

Anh lại mỉm cười, nói chậm rãi:

– Thực ra, ngần ấy năm, anh luôn ăn những món mình không thích. Em quên rồi sao, anh là người miền Nam, anh thích chế biến kiểu miền Nam, hơi ngọt chút. Anh cũng thích ăn cay nhưng em không thích nên đành thôi.

Nghe anh nói, mặt tôi nóng bừng. Đúng là tôi chưa từng nghĩ đến việc hỏi anh thích ăn món gì. Lần đầu tiên biết anh thích ăn ngọt lại là lúc ly hôn, thật nực cười. Tôi muốn ứa nước mắt nhưng cố kìm lại.

– Anh quyết định rồi, nhà, cửa hàng, mọi đồ đạc trong nhà đều thuộc về em, anh chỉ mang theo mấy quyển sách và vài bộ quần áo thôi.

– Anh định đi đâu?

Hình như tôi thực sự chưa từng suy nghĩ nghiêm túc rằng chúng tôi sẽ sống như thế nào sau khi ly hôn.

– Bố mẹ và bạn bè anh ở miền Nam luôn giục anh về quê làm ăn. Nhưng do em thích biển nên anh chiều theo em. Ở đây gió biển mang mùi tanh của cá, ăn đồ biển anh cũng không thích, công việc cũng chẳng sáng sủa gì, đã làm em thiệt thòi…

– Anh nói gì thế? Em không phải ly hôn vì những thứ đó.

Tôi không ngăn được nước mắt.

– Ly hôn xong anh sẽ về Nam. Sau này em sống một mình nuôi con sẽ vất vả. Anh để lại tất cả cho em. Cửa hàng dạo này kinh doanh cũng khá hơn trước, em lấy tiền đó tích lại, đừng tiêu linh tinh, để phòng khi cần có cái mà tiêu.

– Vậy anh thì làm thế nào?

– Đàn ông quăng đâu chả sống, không như đàn bà con gái, cả tin lương thiện, dễ bị tổn thương.

Tôi bỗng trào nước mắt.

“Đừng khóc!” – Anh đặt tay lên vai tôi, cử chỉ quen thuộc, vậy mà không hiểu sao lúc sống bên nhau tôi lại không hề nhận thấy tình cảm của anh.

– Anh phải đi rồi. Em biết không, mỗi lần gia đình bên em tụ họp đông vui anh đều cảm thấy trống trải. Anh cũng rất nhớ ba mẹ, họ cũng già cả rồi…

Tôi bỗng thấy mình quá vô tâm. Anh là người đàn ông tốt, vậy mà đến tận giây phút này tôi mới biết sống với tôi, anh đã phải che giấu những cảm xúc không vui, những điều không hợp, chỉ vì tôi.

– Sao anh không nói những điều này sớm hơn?

– Anh muốn em sống vui vẻ, không phải bận lòng vì những việc vặt ấy.

Tôi thẫn thờ, một lúc sau tôi nói:

– Anh… Anh có thể không đi không?

Chúng tôi bước ra khỏi nhà hàng, bên ngoài gió biển rất mát, tôi ngồi sau xe của anh đi về nhà. Tôi ôm chặt lấy anh, cảm thấy thật hạnh phúc.

Sự việc vừa rồi đã cho tôi một bài học. Sau khi kết hôn, những lo toan chuyện cơm áo gạo tiền khiến người ta ngày càng không có thời gian quan tâm tới nhau, nhưng đó thực ra không phải vì họ đã thay lòng đổi dạ, mà bởi cuộc sống cần phải vậy. Nếu mỗi người biết nghĩ cho người kia một chút, bao dung và nhường nhịn lẫn nhau một chút, gia đình sẽ êm ấm, hạnh phúc.

Xã hội ngày nay ly hôn càng ngày càng dễ, chính vì thế, chúng ta càng cần trân trọng, giữ gìn hôn nhân phải không các bạn?

Nguồn: Sưu Tầm

From: TU-PHUNG