Một gia đình hạnh phúc

Image may contain: 6 people, people standing and indoor

Một gia đình hạnh phúc, vui mừng Chúa Giáng Sinh suốt cả cuộc đời, cho dù anh chủ nhà này không có tay và không có chân. Thế mà Chúa sai anh ấy đi khắp thế giới loan báo Tin Mừng, khuyên lơn mọi người có đủ tay và chân hãy vui sống, đừng bao giờ bỏ cuộc. Nhiều người ở Hanoi và Saigon đã từng trò chuyện với anh ấy.

“Đòn roi” bây giờ khác hẳn rồi chăng?

Image may contain: 2 people, people standing, ocean, outdoor, water and nature

 Tôi thường tự hỏi không hiểu vì sao ngày xưa trẻ con thường bị đòn roi mà nên người, còn bây giờ cha mẹ… sợ con, lúc nào cũng ngọt ngào, tử tế với con mà con dễ bị hư? Dĩ nhiên là không vơ đũa cả nắm!

Câu trả lời có thể là vì ngày xưa con người còn được thong dong, có nhiều thì giờ để gần gũi nhau, tình mẫu tử, tình phụ tử nhờ đó mà nẩy nở, phát triển toàn vẹn. Cha mẹ theo dõi con từng cử chỉ, lời ăn tiếng nói, để kịp thời uốn nắn. Nói cách khác là có sự quan tâm, dạy dỗ con từng li từng tí theo lứa tuổi.

Dĩ nhiên, dạy con không thể không có những lúc nổi nóng, đánh vài roi. Có khi đánh thiệt, có khi chỉ dọa. Con biết ngay là cha mẹ thương mình. Đánh xong, cha mẹ còn bật khóc, vì hối hận, vì đau lòng. Lúc đó, có khi chính con là người ôm lấy cha mẹ, vỗ về, an ủi, hứa từ nay “không dám vậy nữa”! Tình cha mẹ con cái sau đó càng trở nên khắng khít, đằm thắm, như hiểu nhau hơn, như quý nhau hơn.

Cha biết rằng con đang mang trong mình hạt giống của cha mẹ, giống dòng, đánh con vài roi là đánh vào chính mình, đánh vào tương lai mình. Mẹ ít đánh con hơn mà tình thương thì trải rộng, chan hòa trong từng cử chỉ, lời nói. Đau xót khi con bị đánh, nhưng mẹ thường bình tĩnh, dịu dàng giải thích cho con thấy rõ lỗi, có khi mẹ còn bảo đánh thêm cho nó chừa – tức là không bênh con – nhưng nếu biết con bị oan thì can ngăn lằn roi của cha, đem thân mình ra mà đỡ, ôm chặt con vào lòng, bày tỏ với con sự trìu mến, dịu ngọt, dỗ dành.

Dạy và dỗ như vậy luôn đi đôi với nhau. Cha dạy. Mẹ dỗ. Cha nghiêm đường. Mẹ từ mẫu. Cũng có khi ngược lại. Như là có một sự phân công của tự nhiên.

Chuyện xưa kể có người con đã lớn bị cha đánh đòn đã bưng mặt khóc nức nở, người cha kinh ngạc hỏi, tại sao ngày xưa tao quất mày túi bụi, mày không khóc, bây giờ quất mấy roi mà mày lại khóc nức nở vậy hở con? Con nói rằng cha đánh con ngày càng yếu đi chứng tỏ cha đã ngày một già thêm… nên con khóc! Những chuyện như vậy bây giờ ít được nghe kể nữa, chỉ nghe người ta kể nhiều về chuyện con cái gọi cảnh sát đến bắt cha mẹ… bỏ “bót”!

Đòn roi ngày xưa rõ ràng chỉ là một trong những cách dạy dỗ con – “Có người như mẹ Mạnh Tử đã phải dời nhà ba lần để con có môi trường tốt mà học tập”.

Mỗi lần đánh con thì người đau là cha mẹ. Con ý thức rõ điều này hơn ai hết. Cha thường lựa chỗ mông thịt của con mà đánh, chỉ làm nó biết lỗi mà sửa. Mẹ luôn hợp tác cùng cha, dặn dò cặn kẽ, chỉ dạy thêm cho.

Không có chuyện cha mẹ đấu với nhau… để “ngư ông đắc lợi”! Không hề có chuyện đòn roi vì thù hằn, vì trút giận. Cha mà giận, lạnh lùng không nói một tiếng mới thật là đáng sợ! Cha mà giận, mở tung cửa, bỏ nhà ra đi mới thật là đáng sợ! Con hoảng hốt chỉ mong cha đánh mình mấy roi, nói rõ lỗi của mình để sau đó cha con cùng nhẹ lòng, cùng vui vẻ, gia đình đầm ấm như xưa.

“Đòn roi” bây giờ khác hẳn rồi chăng?

– BS Đỗ Hồng Ngọc

Con Thi Đại Học Xong Sẽ Ly Hôn

Con Thi Đại Học Xong Sẽ Ly Hôn

grafik.png

CHÍNH TÔI ĐỌC XONG TÔI CHẢY NƯỚC MẮT “Con thi đại học xong sẽ ly hôn”, tôi tưởng đây chỉ là lời vợ nói lúc tức giận, ngờ đâu cô ấy đã chuẩn bị 10 năm!

Có một vài người phụ nữ, ly hôn cũng thật tao nhã.

Một người đàn ông vừa ly hôn nói về vợ cũ của mình, anh ấy nói, khi chúng tôi bước ra từ cục dân chính, tôi thì khóc, cô ấy lại cười. Cô ấy nói, tôi chờ ngày này đã mười năm, mười năm chăm chỉ học hành của con, là mười năm cô ấy nếm mật nằm gai.

Cô ấy đã nói với anh rất nhiều lần, đợi con thi đại học xong sẽ ly hôn, anh cứ tưởng chỉ là lời nói dỗi của vợ, không ngờ cô ấy nói thật. Hơn nữa, từ ngày đó cô ấy đã bắt đầu chuẩn bị cho việc ly hôn.

Anh nhớ đến những năm đó vợ rất độc lập, dịu dàng, đột nhiên phát hiện những lúc anh cho là hai vợ chồng chung sống rất hòa thuận, thực chất là bởi vợ không còn muốn tính toán với anh nữa.

Lúc trước anh rất ghét bị vợ sai làm việc nhà, sau đó không biết bắt đầu từ khi nào, vợ đã không còn kêu anh làm nữa, lúc đó anh rất vui, cho rằng phụ nữ đều như thế cả thôi, không chiều cô ấy, thì cô ấy biết điều tự làm thôi.

Bây giờ nghĩ lại, có lẽ lúc đó vợ đã muốn buông bỏ anh rồi. Cô ấy không cần anh, vậy nên việc gì cũng đều tự mình làm.

Trong mấy năm ấy, vợ không hề đòi anh một đồng nào. Lúc trước khi con còn nhỏ, vợ không đi làm được, mỗi tháng đều kêu anh đưa mình tiền. Anh nhớ lại lúc ấy, anh vô cùng phiền chán mỗi khi nghe vợ nhắc đến tiền bạc, mỗi tháng làm được vài đồng ít ỏi thì đã tiêu hết cho cái nhà này rồi.

Mỗi khi vợ kêu đưa tiền, anh đều nói: “Em có thể xài tiết kiệm chút không, mua máy lạnh trong phòng khách làm gì, khóa hư rồi thì ráng ráng xài tạm cũng được mà. Ngày nào em cũng mua đồ mới cho con, rồi còn đồ trang điểm, có ích gì không. Em không biết thương tôi chút nào hả? Đàn ông kiếm tiền cũng đâu dễ dàng!”

Tôi nhớ khi vừa bắt đầu, vợ sẽ phản bác lại, càng về sau thì ngậm bồ hòn làm ngọt.

Đợi con đi học, vợ bắt đầu đi làm lại, sau đó, vợ không hề đòi anh thêm một cắc nào nữa. Vấn đề tiền nong của hai người từ khi ấy bắt đầu phân chia rạch ròi.

Vợ muốn mua cái gì liền mua, anh muốn món gì cũng tự mình trả tiền. Anh không biết mỗi tháng vợ kiếm được bao nhiêu, vợ cũng không quan tâm mỗi tháng anh kiếm được bao nhiêu tiền.

Anh nhớ có một đoạn thời gian, vợ tiêu rất nhiều tiền. Mua cho mình rất nhiều quần áo đẹp và mỹ phẩm tốt, anh oán trách vợ: “Em không thể tiêu tiết kiệm lại chút hả, sau này còn phải lo cho con học hành nữa!”

Kết quả vợ liền trách lại:” Tôi tự mình kiếm tự mình tiêu, không lấy của anh một cắc. Con có đi học, anh bỏ bao nhiêu tôi cũng bỏ bấy nhiêu, có khi còn bỏ ra nhiều hơn anh, chứ không có việc ít hơn anh!”

Khi ấy anh liền đứng hình, thế nhưng cũng không để trong lòng, không cho quản thì anh không quản, miễn sao đừng đòi tiền anh là được.

Bấy giờ anh mới hiểu, khi đó vợ đã không còn cần anh chống đỡ về mặt kinh tế nữa rồi.

Không, trong những năm đó, vợ anh không chỉ độc lập về kinh tế, mà còn cả về tinh thần.

Vợ bắt đầu rất ít khi cãi nhau với anh. Anh nói gì, cũng chỉ nghe, không muốn nghe, cô ấy liền trốn vào phòng khác. Khi ấy anh còn nghĩ vợ mình biết hiền lương thục đức rồi, thế nhưng không hề nghĩ rằng vợ anh ngay đến cãi nhau với anh cũng thấy không cần thiết.

Nghĩ lại những năm đó, anh mới thấy mình muốn làm gì thì làm đấy, bất kể làm gì, vợ anh cũng không hề quan tâm. Có một buổi tối anh không về nhà, vợ cũng không hề gọi một cuộc. Khi ấy anh còn cao ngạo cười những tên bị vợ gọi giục, cảm thấy những người ấy thật không có bản lĩnh, bị vợ chỉnh đến mất cả tôn nghiêm.

Bây giờ nghĩ lại. vợ người ta là còn yêu, vợ anh khi ấy đã không còn yêu anh rồi. Khi ấy anh còn vô cùng cao ngạo, cảm thấy người phụ nữ này cũng biết im lặng rồi.

Anh lại nghĩ, những năm ấy vợ vì con cái mà không cãi nhau với anh, ôm đồm hết mọi việc cho con, còn anh thì vui vẻ một chút cũng không hề quan tâm.

Mười năm, vợ lo kiếm tiền, chăm con cái, lo hết việc nhà. Thậm chí ba mẹ vợ có việc gì, cũng không hề mở miệng nhờ anh giúp đỡ. Anh từng vì việc này mà dương dương tự đắc, cảm thấy vợ nên thế này mới phải.

Mỗi lần vợ nhờ việc nhỏ gì, anh liền cảm thấy phiền. Anh không muốn quan tâm đến bất cứ việc gì của vợ, chỉ muốn được phục vụ như hồi giờ, chỉ cần vợ không đòi tiền, vợ thích làm gì cũng được.

Có một lần vợ bệnh, liền gọi điện thoại cho anh. Anh nhớ rất rõ khi ấy đã nói những gì: “Nhà mẹ cô không có ai hả, không phải cô có tiền trong người sao, tìm tôi làm gì?”

Vợ anh không nói một lời liền cúp máy, sau đó vợ khỏi bệnh, anh cảm thấy có chút tội lỗi, tưởng rằng vợ sẽ khóc nháo, thế nhưng vợ lại vờ như chưa có gì xảy ra. Anh liền cảm thấy vợ cũng chỉ đến thế thôi, anh không quan tâm, cô ấy cũng có làm gì được anh đâu.

Anh chưa từng nghĩ đến, người vợ an phận thế này, khi ly hôn với anh lại vô cùng kiên định.

Loại kiên định này phải chăng được tích góp từ cuộc hôn nhân lạnh lẽo này?

Giống như có một lần cô ấy nói: “Anh sớm đã không còn là chồng tôi nữa, mà chỉ là bố của con tôi”.

Vậy nên, cô ấy đợi 10 năm, chuẩn bị 10 năm, đợi khi con thi xong đại học, trở thành người lớn rồi, liền dứt khoát ly hôn.

Nghĩ lại, anh thật không có điểm nào để vợ phải lưu luyến. Bởi vì trong cuộc hôn nhân này, đến bản thân cũng không hề nhớ ra được anh đã cho cô ấy những gì. Chỉ có duy nhất một đứa con, cũng chính là nỗi lưu luyến duy nhất của cô ấy.

Từ cục dân chính bước ra, anh khóc, bởi anh không thể tưởng tượng được trong tương lai, anh phải một mình giặt đồ nấu cơm, tự mình làm việc nhà, một mình đảm đương hết mọi việc. Cả đời sau anh cũng không thể uống được canh vợ nấu.

Còn vợ thì cười, vì hôn nhân đối với cô ấy, không có chút gì tốt đẹp. Ly hôn rồi, cô ấy chỉ bớt việc chăm sóc một kẻ tính tình không tốt mà thôi.

Đàn ông không nên chờ con cái lớn rồi, mới biết trân trọng vợ mình.

Khi con còn nhỏ, bạn tưởng rằng cô ấy sẽ không bao giờ rời bỏ mình. Khi bạn có lỗi lớn đến đâu, cô ấy cũng sẽ nhường nhịn bạn, bao dung bạn vì con cái.

Thậm chí bạn còn ngây thơ nghĩ rằng, vợ thì nên được răn dạy. Đối với cô ấy quá tốt, sẽ thành hư, đối với cô ấy không tốt, cô ấy mới biết ngoan ngoãn.

Bạn ỷ vào sau khi sinh, cô ấy không còn mạnh mẽ như trước, mà ức hiếp, ghét bỏ, nhìn không vừa mắt, chưa từng cho cô ấy chút quan tâm yêu thương.

Bạn ỷ vào tấm lòng yêu con của cô ấy, không muốn con phải sống trong gia đình không trọn vẹn, miệt thị, lạnh nhạt, thậm chí chỉ xem cô ấy như một bảo mẫu miễn phí.

Bạn nghĩ cô ấy cứ yếu đuối dễ ức hiếp như thế mãi sao?

Sao không nghĩ đến, khi đó cô ấy chỉ là không còn lựa chọn nào khác. Khi cô ấy tích góp đủ sức lực, khi cô ấy đủ mạnh mẽ, khi con cái đã trưởng thành, cô ấy sẽ không hề do dự rời bỏ bạn.

Bởi vì, một tên đàn ông chỉ yêu bản thân mình, nếu không vì con cái thì chẳng có gì đáng lưu luyến cả.

Cả phần đời còn lại với anh, thật sự mệt mỏi!

Cả phần đời còn lại không có anh, hạnh phúc làm sao!

P/S: nguồn copy

grafik.png

TẢN MẠN VỀ GIA ĐÌNH

 

TẢN MẠN VỀ GIA ĐÌNH

Gia đình là điểm tựa

Quan trọng nhất trong đời.

Là nấc thang, đòn bẩy

Nâng ta lớn thành người.

Gia đình là ân huệ

Thượng đế ban cho ta.

Là Tình Yêu, Tổ Ấm,

Dẫu ta trẻ hay già.

Gia đình không ít lúc

Làm nước mắt ta rơi.

Nhưng dẫu khi ta khóc,

Gia đình vẫn tuyệt vời.

Gia đình là trách nhiệm

Với mỗi một chúng ta.

Trách nhiệm với con cái

Và với bố mẹ già.

Nơi duy nhất ta thấy

Hạnh phúc và yên bình

Không phải ở đâu khác,

Mà chính là gia đình.

Gia đình cũng là chốn

Luôn chờ ta quay về,

Cả khi ta vấp ngã

Hay thất bại ê chề;

Là nơi ta có thể

Được thoải mái, tự do,

Không phải đeo mặt nạ,

Không phải giấu buồn lo…

Gia đình là như thế.

Gia đình của chúng ta.

Vậy hãy nâng niu nó.

Vì một lẽ, đó là

Không có gì gần gủi

Bằng tổ ấm gia đình.

Không có gì thân thiết

Bằng người thân của mình.

Image may contain: 1 person

Vợ hiền chồng ít bệnh, vợ tốt thắng thuốc hay

Vợ hiền chồng ít bệnh, vợ tốt thắng thuốc hay

  • Thiên Cầm
  • Thứ Ba, 29/09/2020 • 7.1k Lượt Xem
  • “Hiền thê phu bệnh thiểu, hảo thê thắng lương dược”, nghĩa là “Vợ hiền chồng ít bệnh, vợ tốt thắng thuốc hay”. Vợ chồng có quan hệ mật thiết không thể tách rời, ảnh hưởng khăng khít tới nhau. Trong cuộc sống, nếu có được một người vợ hiền đức, trí tuệ, thì người chồng chắc chắn sẽ được thọ ích rất lớn.

“Vợ hiền chồng ít bệnh, vợ tốt thắng thuốc hay” kỳ thực không chỉ nói riêng về chuyện chăm sóc người bệnh. Chữ “bệnh” còn ám chỉ những nỗi lo lắng, phiền muộn của người đàn ông. Đàn ông nếu thực sự là người chủ gia đình thì chắc chắn sẽ có rất nhiều mối âu lo, không chỉ đảm bảo cuộc sống, mưu sinh cho gia đình, mà còn phải gánh vác những công việc xã hội khác. Vậy nên nếu có được một vị hiền thê trợ giúp thì người đàn ông mới có thể đạt được nhiều thành tựu

Đứng từ quan điểm của cổ nhân thì hiền thê là người phụ nữ có đủ Công Dung Ngôn Hạnh. Hạnh là phẩm hạnh, ngôn là cách nói năng. Dung là dung mạo, tâm thái, sắc diện biểu hiện ra bên ngoài. Một người phụ nữ có gương mặt xinh đẹp, dáng vóc hơn người, nhưng kiêu ngạo, xem thường người khác cũng không được coi là có đức Dung. Công là những việc của phụ nữ trong cuộc sống gia đình.

Một người phụ nữ có đức hạnh thì ảnh hưởng của điều ấy là vô cùng vô tận. Điểm quan trọng nhất là người phụ nữ ấy sẽ đối đãi với mọi người bằng sự khiêm nhường, nhẫn nhịn và tâm thái dịu dàng; khéo léo trợ giúp chồng, nuôi dạy con. Thậm chí người phụ nữ ấy dù không mấy bước chân ra xã hội mà lại có sức ảnh hưởng tới toàn xã hội.

Năm xưa, nàng Tố Lưu Nữ xấu xí, cổ dài lại mọc khối u, vậy mà nhờ đức hạnh vẫn trở thành vương hậu, phò tá Tề Mẫn Vương chỉnh đốn hậu cung giản dị chất phác. Cũng từ ngày Tố Lưu Nữ tiến cung và được phong hậu, nhờ sự khuyên nhủ của nàng, Tề Mẫn Vương sống nơi cung thất thấp, cho san phẳng đầm ao, bớt những nơi hưởng lạc, giảm thiểu quy mô yến ẩm, ca múa, chuyên tâm lo liệu việc triều chính.

Tề Mẫn Vương lấy đức cai quản triều chính, khiến quốc lực của nước Tề đạt tới đỉnh cao thịnh vượng. Các sử gia cho rằng, sự hưng thịnh của Tề bấy giờ có phần công phò trợ giáo hoá không nhỏ của Tố Lưu Nữ “thông đạt lễ nghĩa”.

Vậy nên, một gia đình được chăm nom bởi bàn tay người vợ hiền ắt có thể hoá giải nhiều vấn đề hóc búa. Người vợ hiền ấy có thể xoa dịu, chữa lành những “căn bệnh mới chớm” về cả tinh thần lẫn thể chất, là điểm tựa, là “nội tướng” của mọi người.

Muốn có một gia đình hạnh phúc, thì một người đàn ông tốt là chưa đủ, nếu khuyết thiếu vị trí người vợ hiền lương, ắt sẽ mất cân bằng. Cũng như vậy, nếu chỉ có vợ hiền mà thiếu một người chồng nhân đức, giỏi giang, thì gia đình cũng sẽ chao đảo. Một cuộc hôn nhân viên mãn đương nhiên cần cả đôi bên đồng tâm hiệp lực, như vậy mới trở nên vững chãi, bền lâu.

Có câu rằng: “Tu mười năm mới được chung thuyền, tu trăm năm mới nên duyên vợ chồng”. Nhờ chữ “Duyên” mà hai người xa lạ quen nhau, mới cùng tụ hội chung dưới một mái nhà. Duyên phận chẳng dễ có được như vậy, hà tất không chung sức đồng lòng vun đắp?

Thiên Cầm

Mỗi пgày đềᴜ пấᴜ cháo tɾắпg cho vợ, пhiềᴜ пăm sɑᴜ chồпg mới пhậп ɾɑ sự thật cɑy mắt

Mỗi пgày đềᴜ пấᴜ cháo tɾắпg cho vợ, пhiềᴜ пăm sɑᴜ chồпg mới пhậп ɾɑ sự thật cɑy mắt

Hạпh ρhúc là khi bạп khóc có пgười xót xɑ, khi bạп mệt có пgười để tựɑ vɑi. Hơп пữɑ, hạпh ρhúc là có một пgười hiểᴜ mìпh, yêᴜ mìпh, khôпg cầп biết пgười đó có bɑo пhiêᴜ пhưпg vẫп lᴜôп dàпh cho bạп пhữпg thứ tốt пhất, пhiềᴜ пhất có thể.

Câu chuyện của người chồng ngày nào cũng nấu cháo trắng cho vợ…

Gạo là gạo nếp, nồi là nồi nung từ đất sét, bếp là bếp than. Mỗi ngày, cứ 4h20’ sáng là anh trở dậy, chuẩn bị nhóm bếp, đổ nước vào nồi, vo đãi lại gạo đã được ngâm sẵn trong nước từ trước. Đợi nước sôi, anh cho gạo vào nồi, đun to lửa 10 phút rồi để lửa liu riu. Nước trong nồi thỉnh thoảng lại trào ra, anh đứng cạnh khom lưng, dùng muôi quấy nhẹ…

30 phút sau, anh một tay bưng bát cháo nóng hổi, một tay bưng đĩa rau xào thái chỉ thơm phức vào phòng ngủ, gọi cô dậy. Cô xoay người lại, lẩm bẩm câu gì đó rồi lại quay vào ngủ tiếp. Anh không nỡ gọi tiếp.

Anh nhìn đồng hồ rồi lại nhìn cô, rồi lại nhìn đồng hồ. Cô đột nhiên đang nằm liền bật dậy như lò xo nhìn đồng hồ, vội vã mặc quần áo rồi ra khỏi giường, trách móc: “Muộn mất rồi, sao anh không gọi em dậy?” Anh lại đưa bát cháo về phía trước: “Không phải vội, vẫn còn thời gian, em cứ ăn hết bát cháo này trước đi đã.”

Cháo chỉ có gạo nấu thành, không cho thêm bất cứ thứ gì. Những bát cháo như thế, cô đã ăn suốt 5 năm nay. Khi anh và cô kết hôn, nhà không có tiền để tổ chức tiệc mừng, hai người về ở với nhau, thế là thành một nhà. Đêm tân hôn, anh mang một bát cháo trắng cho vợ và nói: “Dạ dày em không tốt, ăn nhiều cháo trắng một chút, có lợi cho dạ dày.”

Kỳ thực, bát cháo trắng thanh đạm không chỉ làm ấm dạ dày mà còn làm sưởi ấm cả trái tim cô.

Họ cùng làm việc trong một nhà máy, cô là nhân viên ca sáng thường niên, anh là nhân viên ca đêm thường niên. 4h sáng anh hết giờ làm, 5h30 sáng cô đi làm, thời gian họ ở cùng nhau chỉ có hơn một tiếng đồng hồ. Việc đầu tiên khi anh đi làm về là nhóm bếp, nấu cháo. Anh chỉ biết nấu cháo trắng.

Điều kiện kinh tế của họ có lẽ cũng chỉ cho phép anh nấu được cháo trắng mà thôi. Cứ mỗi ngày một bát cháo trắng như thế, anh làm cho nét mặt vợ ngày càng nhuận sắc, lúc nào cũng tươi đẹp như hoa.

Sau này, tình hình kinh tế của nhà máy không được tốt, anh nghỉ việc nhưng sống thì vẫn phải sống. Anh rút tiền tiết kiệm, cô bán chiếc nhẫn mà mẹ cho khi cưới, gom góp lại mở một tiệm tạp hóa nhỏ bán nồi niêu bát đĩa. Lợi nhuận không đáng là bao nhưng anh vẫn cần mẫn làm việc. Cô tan làm cũng ra phụ anh bán hàng. Những lúc không có khách, hai vợ chồng ngồi cạnh đống đồ, nhìn nhau hạnh phúc.

“Đợi anh có tiền, chúng ta sẽ mở hẳn một chuỗi cửa hàng, ở đâu cũng có.”, anh nói.

Cô nghe vậy liền nói: “Đến lúc đó, em sẽ không đi làm nữa, ngày ngày ở nhà làm đồ ăn ngon cho anh.”

“Cần gì em phải nấu, muốn ăn gì chúng ta cứ ra thẳng nhà hàng thôi”, anh nói.

Tuy nhiên, cô gạt phắt: “Không, em chỉ thích ăn cháo trắng anh nấu…”

Anh liền ôm lấy vai cô, ánh mắt họ nhìn nhau đầy ấm áp và trìu mến. Anh vẫn giữ thói quen cũ, đúng 4h20’ dậy nhóm bếp, vừa nấu cháo vừa nhẩm tính hàng hóa. Có những lúc phân tâm, nồi cháo cạn đến gần đáy nồi; có những lúc mệt quá ngủ gật, cháo tràn hết cả ra ngoài.

Đến một hôm, cô dậy khá sớm, thấy nồi cháo trên bếp đang sôi sùng sục, chuẩn bị trào ra ngoài. Anh đang gục đầu trên gối, ngủ ngon lành. Cô nhẹ nhàng ôm đầu chồng, trong lòng xót xa. Từ đó về sau, cô quyết định không cho anh nấu cháo cho mình nữa. Người đàn ông của cô quả thực đã quá vất vả rồi.

… và thói quen bị quên lãng

Công việc của anh ngày càng thuận lợi, đến đầu năm thứ 7, chuỗi siêu thị của anh đã được mở khắp nơi. Cô cũng đã nghỉ việc, ở nhà chuyên trách làm vợ. Họ đã mua được nhà, bếp cũng được sửa rất đẹp, thứ còn thiếu chỉ là mùi vị của cái bếp than ngày xưa.

Thời gian anh ở nhà ăn cơm càng lúc càng ít, anh bận lắm, có những hôm một buổi tối phải tham dự 3, 4 bữa cơm khách. Ban đầu, cô cũng trách nhưng anh nói: “Chẳng phải là vì gia đình này sao, chẳng phải là muốn em sống tốt hơn một chút sao?”

Cô cũng mệt mỏi, dần cũng thành quen. Lâu lắm rồi, cô không ăn cháo trắng do anh nấu. Một hôm, anh đột nhiên được thông báo đi dự đám tang của một người bạn. Lòng anh u sầu, ủ dột. Vài ngày trước còn khỏe mạnh, sao hôm nay đã đi rồi.

Tại nhà tang lễ, nhìn thấy vợ bạn, đó là một người phụ nữ nho nhã xinh đẹp, chỉ một đêm đã tiều tụy vì thương chồng. Cô khóc như chết đi sống lại, luôn miệng nói: “Sau này ai đưa đón em đi làm, ai buộc dây giày cho em…” Bất giác, anh nghĩ đến vợ, nhớ đến những buổi sáng nấu cháo trắng cho cô, nhớ đến cảm giác hạnh phúc và mãn nguyện khi ngày ngày cô nhận bát cháo trắng từ tay mình.

Dự tang lễ xong, anh lái xe như bay về nhà. Mở cửa, anh thấy cô đang nằm cuộn tròn người trên sofa ngủ quên. Ti vi vẫn mở, rạp chiếu phim trong nhà cũng mở, các loại tạp chí để la liệt trên mặt bàn trà. Anh quỳ xuống cạnh sofa, tay vuốt nhẹ những sợi tóc của vợ.

Nét mặt cô nhợt nhạt quá, trên những nếp nhăn nhỏ hiện rõ sự cô đơn. Anh xót xa, kéo chăn đắp cho vợ, cô chợt tỉnh ngủ. Thấy anh, cô dụi dụi mắt, biết chắc là chồng, cô nở một nụ cười ấm áp rồi vội vã trở dậy: “Anh chưa ăn gì phải không, để em đi nấu.”

Quàng tay ôm lấy cô từ phía sau. Anh nói: “Không, để anh làm, anh sẽ nấu cháo cho em.”

Lúc này, cô im lặng một hồi không nói gì, hai hàng nước mắt nóng hổi trào ra, rơi xuống tay anh. Hôm đó, anh mới nhận ra một sự thật, rằng giờ đây, đã có không biết có bao nhiêu loại cháo được tạo ra nhưng loại nào cũng phải lấy cháo trắng làm cốt. Hạnh phúc gia đình cũng vậy, phải có cái cốt là sự vun vén của cả hai phía vợ và chồng.

Hạnh phúc là gì?

Kỳ thực, hạnh phúc không phải là ăn sung mặc sướng, ăn ngon mặc đẹp, không phải là vinh hoa phú quý, ở nhà lầu đi xe hơi.

Mà hạnh phúc là lúc bạn khóc có người xót xa, khi bạn mệt có người để tựa nhờ. Hạnh phúc là có một người hiểu mình, yêu mình, không cần biết anh ta có bao nhiêu nhưng vẫn luôn dành cho bạn những thứ tốt nhất, nhiều nhất có thể. Hạnh phúc là chỉ cần trong tim người đó có bạn, dù anh ta có phải là người giàu có hay nghèo khó.

Hạnh phúc rất đơn giản, chỉ cần vui vẻ là đủ!

Hơn nữa, cảm động thực ra cũng là một dạng hạnh phúc. Trong cuộc sống, mỗi người rồi cũng sẽ có lúc mệt mỏi, muốn thu mình lại. Nhưng chỉ cần bạn còn được người khác nghĩ đến, còn có người quan tâm, đó cũng là một niềm vui quá lớn!

Trong mắt nhiều người có lẽ hạnh phúc như thế quá bình thường, nhưng đó có thể lại là niềm mơ ước của rất nhiều người khác…

Lụm trên mạng…

Socrates: Còn nếu như con lấy phải một người vợ dữ dằn thì con sẽ giống ta, trở thành một triết gia”

Nhà triết học vĩ đại Socrates có rất nhiều học trò.

Ngày kia, có một người học trò đến hỏi Socrates: “Thưa thầy, con chuẩn bị kết hôn, thầy có lời nào chúc phúc cho con không?”.

Socrates nói: “Con chuẩn bị kết hôn, ta chúc mừng con. Nếu như lấy được người vợ hiền từ thì con có thể sống những tháng ngày vui vẻ hạnh phúc. Còn nếu như con lấy phải một người vợ dữ dằn thì con sẽ giống ta, trở thành một triết gia”.

Lại có hôm, một học trò khác đến hỏi Socrates: “Thưa thầy, con sắp ly hôn, thầy có lời khuyên nào cho con không?”.

Socrates nói: “Nếu như cuộc sống trước đây của con rất hạnh phúc, vậy con đã giữ được những ký ức tốt đẹp, ta chúc mừng con. Còn nếu như cuộc sống hôn nhân trước đây của con không hạnh phúc, ta cũng chúc mừng con, bởi từ bây giờ con đã được tự do”.

*****

Có chàng trai nghe nói trên lưng chừng núi Himalaya có một vị hiền triết đức cao vọng trọng, trí huệ siêu phàm. Chàng trai muốn thỉnh giáo vị hiền triết nên quyết tâm trèo đèo vượt suối, trải qua trăm ngàn gian khó, cuối cùng cũng đến được lưng chừng núi Himalaya, nơi ở của vị hiền triết trong truyền thuyết.

Quả nhiên nơi sống của bậc hiền triết khác hẳn người thường, xung quanh là rừng núi bao bọc, mây xanh bao phủ, yên tĩnh an lành. Chàng trai nhẹ nhàng đến gõ cửa, không ngờ người mở cửa bước ra không phải là vị hiền triết mà là một bà lão với vẻ mặt dử dằn.

Chàng trai lễ phép hỏi: “Xin hỏi lão bà bà, ngài hiền triết có nhà không?”.

Lão bà bà nghe chàng trai nhắc đến vị hiền triết lại càng tỏ vẻ tức giận : “Ở đây không có vị hiền triết nào hết, mà chỉ có lão già vừa khùng khùng điên điên vừa ngu ngốc, cậu tìm ông ấy làm gì?”.

Nghe bà lão nói vậy, chàng trai vô cùng kinh ngạc, tại sao một vị hiền triết danh tiếng lẫy lừng khắp bốn bể năm châu mà trong mắt lão bà bà lại thành ra điên khùng ngốc nghếch là sao? Chàng trai không nhẫn được sự tò mò của mình mà hỏi: “Xin hỏi, lão bà đây có quan hệ thế nào với ngài hiền triết vậy? Sao lại gọi ngài hiền triết đáng kính là điên khùng ngốc nghếch?”.

Lão bà bà giương mắt nhìn chàng trai với vẻ mặt đầy oán giận nói: “Thật bất hạnh, ta chính là vợ của lão già ngu ngốc đần độn và điên khùng đó. Cái lão già đó cả ngày nói những lời mơ hồ khó hiểu, nói những lời chẳng chút mảy may liên quan đến cuộc sống, cái gì là linh hồn, cái gì là bản ngã, cái gì là hiện sinh, cái gì là duy vật, cái gì là duy tâm, cái gì là khai ngộ…. Có lúc lão ngồi bất động một mạch mấy ngày liền, vậy không phải là điên khùng đần độn là gì?”.

Lão bà bà càng nói càng hăng, càng nói càng giận: “Còn nữa, còn nữa, lão quỷ đó đã không biết cấy trồng lại không biết đốn củi. Trong nhà gạo hết cũng chẳng buồn quan tâm. Lão ấy không ở trong rừng đi bộ thì là lặng lẽ ngắm sao trời. Còn nếu không ngắm hoa dại bên đường thì lại chơi đùa với muông thú, nói chuyện với chúng. Đây chẳng phải đúng là những hành động ngu ngốc hay sao?”.

Lão bà bà không ngừng nói lời phỉ báng khiến chàng trai càng nghe càng thấy hồ đồ, không biết đây có đúng là nơi vị hiền triết ở không, hay đó chỉ là những tin đồn nhảm? Có nên gặp mặt vị hiền triết nữa không? Nhưng sau cùng nghĩ đến những gian nan khổ cực mà mình phải bỏ ra để đến được đây, bất luận là thật hay giả vẫn cứ phải gặp một lần cho tỏ rõ thực hư.

“Vậy xin hỏi lão bà bà, ngài hiền triết đang ở đâu vậy?”, chàng trai cất tiếng hỏi.

Lão bà bà đáp: “Tôi sai ông ấy vào rừng lấy ít củi về đây, đi cả ngày rồi chưa thấy tăm hơi đâu hết. Có lần đi một mạch mấy ngày trời mới chịu về, thật là đồ vô dụng!”.

Chàng trai quyết định thử vận may của mình, bèn chào bà lão rồi tiến về phía khu rừng để đi tìm vị hiền triết. Đi chẳng bao lâu cậu thấy một ông lão tóc bạc vừa đi vừa ca hát. Theo sau ông là hai con thú, một bên là chú hổ, một bên là chú tinh tinh to lớn. 

Khuôn mặt lão tiền bối hồng tươi tràn đầy sinh khí, cả người ông toát lên sự ấm áp, an lạc, thần thái tự đã thoát khỏi bụi trần.

Chàng trai vui mừng tiến lại gần chắp tay nói: “Lão tiền bối đây có phải đại hiền triết hay không?”.

Lão tiền bối cười lớn, nụ cười của ông trông thánh thiện, thuần khiết. Ông đáp: “Cậu không phải nghi ngờ gì cả, những gì cậu nhìn thấy đều là chân thật. Vợ ta, hổ và tinh tinh mà cậu thấy đều là thật cả đó.”

Chàng trai nghe vậy nói: “Thưa lão tiền bối, tiểu bối thật không hiểu. Nhìn lão tiền bối đây luôn toát ra sự thông minh trí tuệ, như là một hiền triết, như là một Thánh nhân. Cớ sao vợ ngài lại cho rằng ngài là kẻ điên khùng đần độn?”.

Ông lão đáp: “Việc này cũng không có gì lấy làm khó hiểu. Đối với người chỉ đam mê tiền bạc vật chất, thì những người xem trọng linh tính, xem trọng tâm hồn hơn vật chất đều là điên dại cả. Đối với người luôn tiêu tốn thời gian vào những việc hữu hình trong cuộc sống tạm bợ thế gian, thì người dành thời gian trân quý cho thế giới tâm linh, tìm về bản ngã chính mình trong nội tâm thì đều là kẻ ngốc. Lý lẽ đơn giản là vậy”.

Chàng trai lại hỏi: “Tiền bối đây có thể cảm hoá được muông thú hung dữ này, vậy tại sao lại không thể cảm hoá được vợ mình?”.

Ông lão cười nói: “Chàng trai trẻ, cậu sai rồi, chỉ có một người vợ như vậy mới là hoàn cảnh tu luyện tốt nhất. Tu luyện cảnh giới cao thâm bao nhiêu, chỉ có bản thân người trải qua nghịch cảnh mới thấu hiểu”.

Chàng trai nghe xong chợt hiểu ra mọi điều, lập tức quỳ xuống bái lạy lão tiền bối mong được làm đệ tử.

Theo Soundofhope

Minh Vũ biên dịch

From: TU-PHUNG

CHUYỆN SAU LY HÔN

 

Nguyễn Học

CHUYỆN SAU LY HÔN

– Vợ cũ của anh hiện sống có tốt không?

– Sau khi ly hôn, cô ấy đã lấy một người nước ngoài, cuộc sống rất hạnh phúc.

– Cô ấy không quay lại thăm con sao?

– Không có! – Anh bạn trầm ngâm trả lời.

– Lạ nhỉ, Cô ấy không yêu con? Những đứa con do mình sinh ra mà? Thật khó hiểu! – Tôi thắc mắc.

Anh bạn tôi bắt đầu uống rượu và kể với tôi nhiều chuyện về cuộc hôn nhân đã qua của anh ấy và người vợ cũ…

– Vợ tôi là một người phụ nữ tốt, mặc dù trước khi cưới, cô ấy rất thích đi chơi, hội hè… Nhưng sau khi kết hôn đã thay đổi nhiều, cô ấy quán xuyến rất nhiều việc trong cuộc sống sinh hoạt gia đình.

Khi đứa con đầu tiên ra đời, anh bạn tôi thường xuyên đi sớm về muộn, nói là vì còn bận giao tiếp, công việc làm ăn. Người vợ thông cảm với chồng, nghĩ người chồng đã rất vất vả với công việc ở bên ngoài nên một câu trách móc cũng không có.

Rồi đứa con thứ hai ra đời, anh bạn tôi càng về nhà muộn hơn, thường xuyên, thậm chí còn qua đêm ở bên ngoài. Người vợ hi vọng cậu ấy có thể dành ra một chút thời gian ở bên gia đình, nhưng cậu ấy luôn viện lý do vì bận công việc, vì sự nghiệp. Mẹ chồng lại là một người phụ nữ có tư tưởng bảo thủ, bà cho rằng mọi việc khiến cho con trai bà hành xử như thế đều là do vợ đã làm không tốt. Bà đối xử với con dâu bằng thái độ rất lạnh nhạt, có phần hà khắc.

Kết hôn 8 năm, khi mọi việc trở nên quá sức chịu đựng thì cô ấy nói với chồng:

– Em không thể tiếp tục sống như thế này nữa anh à!

– Em lại muốn kiếm chuyện gì đây?

– Kết hôn 8 năm rồi, anh có bao giờ nghĩ rằng đã làm được gì cho gia đình này? Đã làm được gì cho em?

Anh bạn tôi gào lên trong cơn say:

– Bao nhiêu năm nay tôi vất vả kiếm tiền vì các người, vì cuộc sống mà dốc sức làm việc, như thế còn chưa đủ sao?

Cô vợ cay đắng:

– Anh cho rằng như thế là đủ rồi sao? Những điều một người vợ mong muốn ở người chồng chỉ là như thế thôi sao?

Anh bạn tôi cười khẩy:

– Vậy thì cô còn muốn cái gì nữa? Ai cho cô không phải lo lắng gì đến cái ăn cái mặc, không phải lo cơm, áo gạo, tiền? Mỗi ngày chỉ ngồi ở nhà đợi chồng, muốn làm cái gì thì làm, hỏi có mấy người phụ nữ nào được như cô?

Người vợ đau lòng nói trong nước mắt:

– Thì ra bấy lâu nay anh nghĩ về em như thế! Kết hôn từng ấy năm, anh rốt cuộc không nhìn thấy những công sức mà em đã bỏ ra, những buồn khổ mà em đã chịu. Anh không biết vì sao mà các con anh bỗng nhiên lớn lên và có hiểu biết, ngoan ngoãn… anh nghĩ những đồng tiền anh đem về là đủ để mọi thứ được như hiện nay sao?

– Nói như cô có nghĩa là tôi không có công sức gì? Không lo cho cô? Người cho cô tiền để tiêu là ai? Các con lớn lên, ngoan ngoãn như bây giờ nếu không từ những đồng tiền tôi vất vả kiếm được thì từ đâu?

Cô vợ im lặng để kết thúc cuộc nói chuyện… không phải vì không đủ lý lẽ mà vì cô ấy quá hụt hẫng khi hiểu được suy nghĩ của chồng về vợ, về cuộc sống gia đình, cô cho rằng đã đến lúc phải chọn lựa… Cuối cùng, cô ấy đưa ra yêu cầu ly hôn, ly hôn vô điều kiện, không tranh giành nuôi con, cũng không cần tiền, chỉ muốn rời xa người chồng mà cô đã lãng phí cả tuổi thanh xuân, người chồng không biết quan tâm đến cô.

Kể chuyện đến đây thì anh bạn tôi cúi đầu không nói tiếp. Tôi cũng nghĩ cậu ấy đã uống quá nhiều, tôi lấy tay vỗ vỗ lưng cậu ấy…

– Cậu có biết không? Sau khi ly hôn, tôi cũng muốn vì bọn trẻ và vì bản thân mình mà tìm một người có thể thay thế mẹ chúng. Nhưng chỉ là tôi muốn chứ bọn trẻ đều không muốn.

Tôi hỏi anh ấy:

– Có phải điều quan trọng nhất là vì bọn trẻ không thích nên anh cũng không muốn đúng không?

Anh bạn tôi gật gật đầu… Anh ta bắt đầu lầm bầm:

– Tôi bây giờ mới biết được rằng con cái không tự nhiên mà lớn lên được! Tôi cũng phát hiện ra Mẹ tôi thường hành xử rất vô lý và rất không công bằng với con dâu… Tôi không ngờ việc nhà vất vả như thế, rồi vì hai đứa trẻ mà cô ấy không thể lo cho bản thân những điều cơ bản nhất, ngay cả gặp gỡ bạn bè hay đơn giản chỉ là về thăm nhà cũng rất khó khăn….hóa ra cái nhà vệ sinh sạch sẽ cũng là có nguyên nhân!!!

Anh bạn tôi bắt đầu khóc … Tôi lặng lẽ nhìn anh ấy và suy gẫm về tình yêu, hôn nhân…

— Có một số người đàn ông không bao giờ học nổi cách yêu thương một người phụ nữ.

— Có một số người đàn ông cần người phụ nữ chỉ là bởi vì họ thiếu một người bảo mẫu, chỉ là vì thiếu một người giúp việc hay là để sinh con nối dõi tông đường.

— Có những người sau khi ly hôn, đến một ngày ngồi trong nhà vệ sinh mới phát hiện ra điều mà anh ta chưa bao giờ biết đến… Anh bạn của tôi không thể hiểu được nhà vệ sinh cũng cần phải cọ rửa, đến khi chính mình làm họ mới hiểu được người phụ nữ đã vất vả như thế nào! Nếu không vì yêu, không lấy anh ta, thì cô ấy chưa chắc đã khổ.

— Có một số người, đánh mất đi rồi mới thấy tiếc….

Thế nên, hãy biết trân quý những người mình yêu thương…

-Sưu tầm-

Image may contain: 1 person, closeup

TUỔI XUÂN HUY HOÀNG, TUỔI GIÀ HIU QUẠNH

Hữu Kim Thạch
TUỔI XUÂN HUY HOÀNG, TUỔI GIÀ HIU QUẠNH

• Margaret Thatcher là nữ thủ tướng đầu tiên của Anh quốc, cũng là một trong những chính trị gia quyền lực nhất trong lịch sử, được truyền thông gọi là “Người đàn bà thép” (Iron Lady) của nước Anh. Nhưng đằng sau hào quang chính trị, “người phụ nữ thép” ấy lại phải chịu đựng nỗi buồn vô tận của sự cô độc và bi ai.

– Có sự nghiệp và tình yêu, nhưng thất bại khi làm mẹ

Thatcher từng nói rằng, trong thế hệ của bà, sẽ không có một người phụ nữ nào trở thành thủ tướng. Nhưng chính bà lại làm được điều ấy. Bà không chỉ trở thành nữ thủ tướng đầu tiên ở Anh, chứng minh rằng phụ nữ có thể đặt chân lên bục vinh quang vốn thuộc về nam giới, mà còn làm được điều mà nam giới không thể làm.

Thời trẻ, Thatcher học hành rất chăm chỉ, nhờ vào nghị lực và sự kiên trì bền bỉ, bà đã thi đậu vào trường đại học Oxford. Thatcher đã trở thành nữ ứng cử viên của Đảng Bảo Thủ ở tuổi 25.

Vào thời điểm này, bà gặp Denis, một thương nhân giàu có đang điều hành tập đoàn của gia đình. Denis yêu Thatcher ngay từ cái nhìn đầu tiên, lúc ấy là một cô gái trẻ xinh đẹp và có đầu óc chính trị. Không lâu sau hai người tiến đến hôn nhân, sau hai năm kết hôn họ sinh được đôi long phụng – một trai, một gái.

Nhưng bà mẹ trẻ như Thatcher không có nhiều thời gian dành cho con cái. Khi cặp song sinh mới được hơn hai tuần tuổi, bà lập tức quay trở lại với sự nghiệp chính trị của mình. Lúc ấy, Denis luôn ở phía sau âm thầm ủng hộ vợ, Thatcher đạt được hạnh phúc viên mãn trong hôn nhân nhưng trong quan hệ với con cái bà lại là một người mẹ thất bại.

Bà bận rộn với các hoạt động chính trị, bỏ bê việc giáo dục con cái, cuối cùng trở thành trường hợp “mẫu từ tử bại”, ý nói mẹ tài giỏi nhưng con thì thất bại.

Những năm cuối đời, Thatcher từng nói rằng: “Nếu thời gian có thể quay ngược lại, tôi tuyệt đối sẽ không bước chân vào đấu trường chính trị, vì gia đình tôi đã phải trả giá quá đắt cho điều ấy”.

Bởi vì trong suốt sự nghiệp, Thatcher luôn bận rộn với các hoạt động chính trị, đến mức không còn thời gian và tâm trí dành cho con cái. Quan hệ giữa bà với cô con gái Carol vô cùng lạnh nhạt; mặc dù cậu con trai Mark gần gũi hơn nhưng lại không cho bà được nở mày nở mặt. Cậu bé ham chơi, lười học, chẳng những thành tích học tập kém mà còn ỷ lại vào quyền thế của mẹ mà tỏ ra cao ngạo, thường “xưng vương xưng bá” trong những năm học đường.

Sau khi trưởng thành, Mark tham gia cuộc đua xe Paris-Dakar Rally năm 1982, sau đó bị lạc nhiều ngày trong sa mạc Sahara. Đây là lần đầu tiên kể từ khi tiếp nhận vị trí thủ tướng, Thatcher rơi nước mắt trước mặt công chúng. Bà đã phải chỉnh cầu chính phủ các nước giúp đỡ để giải cứu con trai.

Sau khi được cứu, con trai của Thatcher lại tiêu phí một lượng rượu lớn trong khách sạn nhưng không chịu chi trả. Cậu cho rằng việc chính phủ giải quyết giúp mình là điều đương nhiên nên không ngừng tranh chấp với ban ngoại giao và các nhân viên khách sạn, cuối cùng cảnh sát phải đích thân can thiệp.

Những năm sau đó, Mark lại mượn địa vị của mẹ và tiền tài của vợ mà không ngừng chơi bời, tham gia các hoạt động mạo hiểm, tiêu tiền tốn của. Khi tham gia vào cuộc đảo chính ở Guinea, cậu bị bắt ở Nam Phi và bị kết án 4 năm tù treo cùng với khoản tiền phạt khoảng 313.000 bảng Anh. Bà Thatcher cũng buộc phải cầm tiền đi Nam Phi để chuộc con trai về.

Thủ tướng Thatcher từng nói rằng, nhà là nơi mà bạn không cần phải làm bất cứ điều gì.

Trong ngày kỷ niệm 50 năm kết hôn, Thatcher bất ngờ đột quỵ và mất đi một phần ký ức. Hai năm sau chồng bà qua đời, đó là cú sốc mạnh đối với Thatcher khiến trí nhớ của bà ngày càng kém hơn, bà thường nghĩ rằng ông vẫn còn sống trên đời. Nỗi đau mất chồng không hề thuyên giảm theo thời gian, có một lần tỉnh dậy giữa đêm khuya, bà đã khoác lên mình một bộ quần áo trang trọng, rồi đi đến viếng mộ phần của ông.

Trong lễ sinh nhật lần thứ 77, Thatcher nhận được bốn tấm thiệp chúc mừng, bà bày chúng lên bàn và đăm chiêu ngắm nhìn. Lúc ấy, con trai bà sống ở Tây Ban Nha, con gái thì ở Thụy Sĩ, những đứa cháu đang ở Mỹ, tất cả những người thân yêu đều hiếm khi trở về thăm bà. Carol, con gái của Thatcher tâm sự: “Một người mẹ không thể mong đợi những đứa con đã trưởng thành của mình bỗng chốc trở nên vồn vã, nồng ấm – điều mà chúng không quen”.

Đánh đổi cho những năm tháng huy hoàng trên vũ trường chính trị là một tuổi già cô đơn, hiu quạnh. Bà không thể hy vọng được vui hưởng tuổi già bên con cháu, thậm chí một mơ ước con cái sẽ trở về thăm nhà cũng là mơ ước quá xa vời. Đời người giống như một vòng quay tuần hoàn, khoảng thời gian không có người thân bên cạnh ai ai cũng từng trải qua, với Thatcher là những năm cuối đời trống trải, còn với các con của bà là một tuổi thơ thiếu vắng hình bóng mẹ.

Vào lễ đại thọ ba năm sau, có lẽ vì quá tưởng nhớ đến những ngày tháng nhộn nhịp trước kia, nên bà đã tổ chức đại tiệc với 650 khách tham dự, ngay cả Nữ hoàng Elizabeth II, Hoàng tử Charles và Thủ tướng Tony Blair đều đến chúc thọ bà. Thatcher đã lấy lại phong thái năm xưa, vẫn là nụ cười tự tin như ngày nào, nhưng đáng tiếc tất cả chỉ giống như một ánh đèn loé lên trong phút chốc.
Còn lại bên bà, vẫn là màn đêm tịch mịch và những căn phòng hoang vắng không một bóng người thân.

– Ở tuổi xế chiều, nhà mới là nơi cuối cùng chúng ta trở về

Trong những năm tháng dài dằng dặc cùng với nỗi cô độc lúc cuối đời, Thatcher lại bị đột quỵ. Mọi thứ đối với bà đều trở thành thử thách, ngay đến xem báo cũng rất khó khăn, vừa đọc câu sau đã quên câu trước. Ở tuổi xế chiều, Thatcher phải chịu nỗi khổ về tinh thần, cơ thể cũng bị bệnh tật tàn phá, lại còn phải chịu đựng sự lạnh nhạt và xa cách của con cái.

Trong phòng, bà đặt rất nhiều bức ảnh của chồng, con, và các cháu. Nhưng bên cạnh bà lại không có bất cứ người thân nào, làm bạn với bà chỉ có bác sĩ và y tá. Cho đến phút lâm chung, con trai, con gái cũng không có mặt kịp thời để lo lắng hậu sự cho bà.

Những năm cuối đời của Thatcher thật khiến người đời phải cảm thán, nhưng làm sao trách được mệnh Trời? Ai ai cũng phải sống cho xã hội, cho thân nhân, và cho chính mình.

• Những năm tháng son trẻ khiến con người ta chìm đắm trong sự nghiệp, trong danh vọng và hào quang của quyền lực. Nhưng khi ánh hào quang ấy qua đi, ta chỉ còn lại ta, chỉ còn lại cái thân xác đã hao mòn vì năm tháng. Vậy thì, đâu mới là cuộc sống đích thực của chúng ta? Là tuổi trẻ ước mơ hoài bão, là những năm tháng phồn hoa, là vinh quang tột đỉnh, hay là một tinh thần thản đãng và bình yên?

Với cố thủ tướng Anh Margaret Thatcher, có lẽ bà là người thấu hiểu hơn ai hết rằng: Sự nghiệp có thể cho chúng ta danh tiếng, địa vị và cảm giác thành tựu. Nhưng đến lúc chúng ta cởi bỏ chiếc áo choàng danh vọng ấy, thì trong đêm khuya một mình thanh tĩnh cũng là lúc chúng ta hiểu rằng ai cũng sẽ dần dần già đi. Danh tiếng cuối cùng rồi cũng sẽ phai nhạt, cảm giác thành tựu rồi cũng dần tan biến. Tiền dẫu còn giữ lại được, thì khi già cả yếu ớt, cả núi vàng biển bạc cũng không thể mang lại hạnh phúc. Cuối cùng, chỉ có gia đình mới là nơi trở về, nơi cho ta nương tựa.

• Lúc bị thương, nhà là một chiếc ô che mưa chắn gió, lúc vui vẻ nhà là nơi hạnh phúc ấm áp đong đầy. Sự nghiệp không thể nào thay thế cho tình người, công danh cũng không thể thay thế cho một gia đình hạnh phúc. Đáng tiếc đến giai đoạn cuối cùng của cuộc đời, rất nhiều tỷ phú và những chính trị gia quyền lực mới nhận ra điều này.

Mong rằng những ai đọc bài viết này sẽ hiểu được, tiền tài, danh tiếng chỉ là những thứ nhất thời, đều không thể đem lại cho chúng ta hạnh phúc lâu dài, chỉ có gia đình mới là nơi chúng ta dựa dẫm cả đời, là nơi đáng tin cậy và là nơi cuối cùng chúng ta đi về.
Nguyện cho những ai đọc bài viết này đều cùng gia đình sống hòa thuận, hạnh phúc một đời.

Theo Soundofhope
…………………………
Ảnh: Bà Margaret Thatcher (1925 – 2013)

Image may contain: 1 person, closeup

Vợ là phong thủy của gia đình: Phụ nữ càng dịu dàng thì đàn ông càng mau giàu

Vợ là phong thủy của gia đình: Phụ nữ càng dịu dàng thì đàn ông càng mau giàu

By Tạp Chí Nước Úc – 11 Tháng Tám, 2020

“Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm” dường như vẫn luôn là câu châm ngôn sống của mỗi gia đình để mỗi một thành viên biết được trách nhiệm cũng như công việc “chuyên môn” của mình.

Trong mối quan hệ gia đình, vợ chồng, đàn ông luôn giữ trọng trách xây dựng tổ ấm, gánh nặng mưu sinh, còn ở phía sau luôn là người phụ nữ vun vén và chu toàn cho mọi công việc nội trợ, ủng hộ và hết lòng giúp đỡ chồng con. Ấy vậy nên người ta vẫn ɫhường nói phía sau một người đàn ông thành đạt luôn có bóng dáng người phụ nữ tận tâm, mềm mỏng.

Dù ngày nay, nhiều người lên tiếng đòi quyền bình đẳng nam nữ, vợ chồng “quyền lực” ngang nhau nhưng sự cứng rắn, thậm chí là rạch ròi chưa bao giờ khiến cho mối quan hệ vợ chồng “đầu xuôi đuôi lọt”, mọi sự hanh thông.

Vợ càng dịu dàng, chồng càng thành công

Nhiều người cho rằng, xã hội ngày này đang ngày càng phát triển và mối quan hệ vợ chồng cũng cần có sự bình đẳng, hòa hợp để tiếng nói của cả hai đều có sức mạnh ngang nhau, không ai phải nhún nhường trước ai. Thế nhưng nếu quay ngược trở lại thời ngày xưa, khi mà người phụ nữ vẫn luôn được cho là hậu phương vững chắc của người chồng, người trụ cột trong gia đình mới thấy rằng, thành công của những cánh mày râu đều đến từ sự dịu dàng, nhẫn nại và mềm mỏng của người đầu gối tay ấp với mình.

Không phải là vì họ không có tiếng nói mà bởi vì sự ôn nhu, mềm mỏng bao giờ cũng dễ dàng “mua chuộc” thái độ của người đàn ông. Đều là thành viên trong nhà, lại còn là những người sẽ gắn bó với mình cả cuộc đời, phân chia cao thấp, so đo tính toán từng địa vị liệu có được gì hay không?

Sự dịu dàng, dễ ɫhương của người phụ nữ chính là “nguyên nhân” dẫn đến thành công của chồng.

Cũng như ở thời đại ngày nay, một người chồng thành công có thể quán xuyến 5 công 7 việc, với 3 đầu 6 tay chỉ với một mục đích là mang lại hạnh phúc cho vợ con, gia đình mình. Vậy nên đổi lại sự hi sinh gần như suốt cả cuộc đời ấy của người đàn ông, chị em nhún nhường một chút, mềm mỏng một chút và chu toàn hơn “nhiều” chút thì quả thực cũng không phải là một yêu cầu quá cao.

Những người đàn ông ấy mà, họ tuy cứng rắn và khắt khe thế nhưng đâu có ai từ chối được lời nói nhẹ nhàng, cử chỉ dịu dàng của phụ nữ bao giờ đâu. Họ sẽ luôn nhìn vào dáng vẻ “liễu yếu đào tơ” và thái độ mềm mỏng của người phụ nữ để ngày càng thay đổi, ngày càng phấn đấu thành công hơn trong sự nghiệp.

Người phụ nữ là phong thủy của gia đình

Nếu như nói cả đàn ông và phụ nữ đều là những người quan trọng trong gia đình thì không sai mà cũng chẳng đúng hoàn toàn. Bởi thành công của người đàn ông chẳng phải xuất phát từ sự dịu dàng của người phụ nữ hay sao? Tính cách nhu mì, dịu dàng của người vợ sẽ dẫn đến thành công của chồng trong sự nghiệp cũng như nhiều phương diện khác. Chẳng khác nào nói người phụ nữ là phong thủy của gia đình bởi thành công hay thất bại đều phụ thuộc vào sự vun vén từ chính bàn tay họ.

Gia đình có hạnh phúc, đầm ấm cũng phụ thuộc vào “nữ nhân” quyết định. Dù bằng cách gián tiếp hay trực tiếp thì họ cũng chính là người quan trọng trong gia đình chẳng thua kém gì người đàn ông trụ cột.

Chồng là trụ cột, vợ là phong thủy, cả hai kết hợp lại sẽ tạo nên tổ ấm gia đình.

Nếu gọi đàn ông là trụ cột của gia đình thì phụ nữ chính là phong thủy của tổ ấm. Mỗi người sẽ có một cách để vun vén cho hạnh phúc của mình, nhưng chung quy lại thì họ đều dồn hết tâm sức vào cho tổ ấm chung của cả hai. Người phụ nữ có “thiên chức” đặc biệt hơn một chút, bởi họ quyết định sự hạnh phúc hay đau khổ trong gia đình, cũng như sự gọn gàng, sạch sẽ mà một tổ ấm mang lại.

Thứ mà một người đàn ông cần ở bạn đời là tính ɫìпh ôn nhu, hòa nhã, dịu dàng

Dù ngày nay, nam nữ bình đẳng và phụ nữ có thể kiếm tiền chẳng thua kém người chồng trong gia đình thế nhưng nếu có sự ủng hộ ở phía sau lưng thật vững chãi, đàn ông còn có thể kiếm gấp ba, gấp bốn lần công sức bỏ ra bình ɫhường. Ấy là nhờ vào người phụ nữ ở nhà luôn âm thầm ủng hộ và sẵn sàng trợ giúp chồng “bôn ba chiến trường”.

Chẳng cần đòi hỏi cao sang hay đặc biệt gì, người đàn ông chỉ cần vợ dịu dàng, công – dung – ngôn – hạnh là như một sự ủng hộ to lớn cho sự nghiệp cũng như cuộc sống của họ. Bình đẳng thì cũng tốt đấy, cũng rất công bằng đấy nhưng liệu có phải người đàn ông nào cũng chấp nhận “được” vợ che chở, nuôi ăn hay không?

Ai cũng có cái lí của mình, nhưng vì gia đình và hạnh phúc của cả hai, mỗi người nên nhường nhau một chút, tôn trọng nhau một chút…

Phụ nữ một khi đã quyết tâm, họ có thể làm ra nhiều điều bất ngờ và to lớn hơn cả cánh mày râu, thế nhưng vì hạnh phúc gia đình và vì chính người chồng đầu gối tay ấp với mình, họ sẵn sàng trở thành một cô vợ nhỏ bé, dịu dàng và ôn nhu luôn ở phía sau làm hậu phương vững chãi. Suy cho cùng, đàn ông ở ngoài kia thành công hay thất bại ra sao thì khi về nhà cũng chỉ mong được làm chỗ dựa cho vợ con, gia đình. Hà cớ gì phải bắt họ chịu thua vợ – người mà họ đã hứa sẽ bảo vệ cả cuộc đời này?

Suy cho cùng, mọi sự cố gắng của chồng cũng đều dành cho vợ và gia đình.

Tình cảm vợ chồng không chỉ được xây dựng từ ɫìпh yêu đôi lứa, mà quan trọng hơn cả chính là ɫìпh ɫhương, ɫìпh “bằng hữu” mà họ dành cho nhau. Mỗi người nhún nhường đi một chút thì tự khắc mối quan hệ sẽ ngày càng thăng hoa, ɫìпh cảm vợ chồng ngày một mặn nồng. Vợ càng dịu dàng thì chồng càng ɫhương, càng phấn đấu thành công. Tuy nhiên, những bà vợ “dữ dằn” cũng không hẳn làm chồng “thân bại danh liệt” mà rất có thể, họ còn giúp bạn đời thành công theo một con đường khác nhiều “chông gai” hơn thì sao?

Ảnh: Tiệm ảnh Sa Sa

Image may contain: 2 people, people standing, suit, wedding, sky, outdoor and nature
Image may contain: 1 person, shoes and outdoor
Image may contain: 2 people, outdoor
Image may contain: 2 people, closeup and outdoor
Image may contain: 2 people, people standing and outdoor
+2

MẸ CHỒNG

Image may contain: 3 people, eyeglasses and selfie
Kimtrong Lam

MẸ CHỒNG

“Tao đi từ Nam ra Bắc tao không thấy có đứa con dâu nào như mày.”

“Con đi khắp cái gầm trời này cũng không có người mẹ chồng nào như mẹ.”

“Tao thì làm sao?”

“Thế con thì làm sao?”

“Mày chả làm sao, mày là nhất. Đi ra ruộng thì đi luôn đi. Ban ngày thì mải đi chơi, tối tắt mặt trời đổ lúa vào xay. Làm việc không khoa học chỉ có nghèo suốt đời con ạ.”

“Con nghèo thì mẹ cũng nghèo theo, nên đừng có mà trù ẻo.”

Ngày nào bọn tôi cũng được nghe “dân ca và nhạc cổ truyền” miễn phí từ hai mẹ con nhà bà cụ Thao.

Cụ năm nay tám mươi tuổi rồi, con dâu cụ thì hơn bốn mươi tuổi. Nghe đâu bảo ngày xưa cụ sức yếu, sảy mấy lần mới sinh được chú Tự. Vì là con cầu tự nên bà chiều chú lắm, từ nhỏ tới lớn muốn gì được nấy. Ngày chú Tự cưới cô Tin bà cụ cũng chẳng thích lắm, vì cô Tin học hết cấp một là nghỉ rồi. Nhưng chú Tự kiên quyết nên cụ phải cắn răng tổ chức lễ cưới. Cưới xong cô Tin sinh liền tù tì ba đứa con gái, cụ cứ bĩu môi mãi là đồ không biết đẻ.

Cụ bảo cô Tin, liệu mà sinh thêm thằng cu nối dõi, kẻo lúc bố chúng nó đi gái lại ngồi mà khóc. Con gái là con người ta. Cô Tin nghe thế bực mình bảo, “con gái là con người ta, con dâu đích thực mẹ cha mua về, thế sao mẹ không đối xử tốt với con đi, con nào chả là con, con trai mẹ có ở nhà chăm mẹ đâu, toàn thân con hầu hạ.” Bà cụ hừ một cái rõ dài rồi quay mặt vào tường, chẳng nói gì thêm.

Mỗi ngày đều nghe thấy mẹ chồng con dâu nhà cụ kẻ xướng người tùy, hay hơn cả xem kịch nói trên VTV1 mỗi tối thứ bảy. Hôm nào không thấy hai mẹ con cụ cãi nhau, là thấy xóm hiu hắt hẳn.

Có một sớm, tôi vừa cho kem đánh răng vào miệng, thấy bà cụ nhà bên hậm hực gào toáng lên:

“Tay tao bưng trầu, đầu tao đội lễ, tao rước mày về cái nhà này, chứ không phải con giun cái kiến nó tha mày về mà mày không biết lớn biết bé, đi không thưa về không gửi.”

“Mẹ ngủ ngáy o o, đấm bảy ngày chả hự, con thưa gửi kiểu gì? Mà con đi bừa chứ đi đâu mà thưa với gửi, mẹ bớt bớt cái tính cổ hủ đi.”

“A, tao cổ hủ, mày chê bà già này cổ hủ, để tao gọi chồng mày về xem nó có cho mày một trận không, mày dám chê mẹ nó à?!”

“Mẹ đi mà gọi, con chả ngán. Mẹ chửi xong rồi thì ra ăn bánh quấn đi không nguội.”

“Tao không ăn.”

“Không ăn tận trưa mới có cơm đấy, lát bọn trẻ về nó ăn hết lại chả kêu. Bà Tư bún làm riêng cho mẹ đấy.”

“Hừ, cái con mụ Tư bún chỉ khéo mồm, bán thì đắt, mày chỉ khéo vẽ vời tốn tiền.”

“Thế mẹ có ăn không?”

“Chả ăn thì sao?”

“…”

Tôi cười nuốt cả kem đánh răng.

Cả làng tôi đều biết bà cụ Thao là địa chủ hết thời, ai cũng sợ cụ. Ngày cụ còn trẻ còn khỏe, đanh đá nhất làng, chẳng ai dám động đến cụ. Thế mà không hiểu sao cô Tin chịu được những gần hai mươi năm. Nghe đâu ngày cô Tin mới về làm dâu, làm bà cụ tăng huyết áp mấy lần, cụ còn dọa thắt cổ tự tử. Thế là cô cắt ngay cái màn tuyn, nối thành cái dây dài treo thòng lòng từ nóc nhà xuống, rồi bảo cụ leo lên. Cụ tức quá chửi ầm lên, nói cô muốn giết cụ. Cô phì cười bảo là cụ tự muốn chết, nếu không muốn chết thì xuống bếp ăn cháo cá đi không nguội nó tanh. Cụ chọn cháo cá. Vừa ăn vừa hừ, hừ, hừ.

Chú Tự đi làm xây dựng mãi dưới Quảng Ninh, một năm chẳng về được mấy lần. Bà cụ tuổi già hay ốm, hay nũng, hay giận. Chỉ có cô Tin mới trị được cụ. Mỗi lần hàng xóm nói cô khổ, vớ được mẹ chồng ghê gớm, cô cười hi ha, “người già với trẻ con là một, dỗ dành một tí là ngoan như bống ấy mà.” Ban đầu mọi người nghĩ cô khôn khéo ý tứ, cho là cô ba phải, sau rồi phát hiện ra cô chẳng bao giờ đi nói xấu mẹ chồng ở bất cứ đâu. Thành ra mỗi ngày thấy mẹ con cô “hát tuồng”, ai cũng dỏng tai lên nghe rồi đem đi buôn bán trong những vụ dưa lê ngoài ruộng. Mà bà cụ gắt gỏng là thế, nhưng đi đâu cũng một câu con Tin nhà tôi, hai câu con Tin nhà tôi. Sau hàng xóm cũng quen, lại nghĩ chắc cô Tin và bà cụ kiếp trước là nghiệt duyên, kiếp này phải trả nợ, cả đời dính vào nhau.

Hàng ngày hai người tranh chấp toàn chuyện lông gà vỏ tỏi. Từ việc hát ru con tới việc tắm cho lợn, mà cuối cùng toàn bà cụ thua. Vừa ăn vừa thua, vừa phơi lưng cho con dâu bóp thuốc vừa lầm bầm chửi biết thế ngày xưa tao ép thằng Tự lấy đứa nhiều chữ hơn. Học nhiều nó mới ngoan. Cô Tin cười ha hả, làm gì có ai nhiều chữ bằng mẹ, văn thơ mẹ cả cái chuồng trâu nhà mình chứa không hết.

“Cha tiên sư bố mày…”

Một hôm, cô Tin cuống lên đi tìm bà cụ. Chả là không biết bà cụ nghe ai nói chú Tự có bồ. Thế là cụ bỏ ăn, nằm liệt hai ngày. Cô Tin gọi chú Tự về gấp, chú bảo bận chưa về được. Sáng hôm sau cô đi chợ, về thì không thấy cụ đâu. Cô tìm nhà trên xóm dưới, rồi hoảng hốt chạy ra ao, ra giếng, không thấy bóng người. Cô cuống lên gọi điện thoại, “mẹ anh chết rồi anh có về không hả? Không thấy mẹ anh đâu, anh về ngay còn kịp tìm xác.”

Chú Tự về nhanh như một cơn gió, bốn giờ chiều đã có mặt ở nhà, hàng xóm hỗ trợ tìm cụ từ trưa không nghỉ. Thấy chú về cô khóc toáng lên, đánh chú thùm thụp, miệng liên tục sao giờ anh mới về, không thấy mẹ đâu cả, không thấy mẹ đâu cả. Thiu hết cả bánh giò rồi.

“Mới có từ trưa thiu thế nào được?”

Cả nhà: “…”

Không biết cụ chui từ đâu ra, cả người lấm lem. Cô Tin nín bặt cả khóc. Cả xóm trắng mắt. Ai nấy đều thở phào. Chưa kịp phào xong thì cụ ngã lăn quay ra đất, mọi người lại tán loạn đưa cụ đi trạm xá cấp cứu. Bác sĩ bảo cụ bị tụt huyết áp do quá đói. Rồi bác sĩ nguýt cô Tin một cái rõ dài, “đúng là một mẹ nuôi được mười con chứ mười con không nuôi nổi một mẹ.”

Cô Tin: “…”

Truyền được nửa chai đường thì bà cụ tỉnh lại, thấy con dâu khóc thút thít cụ xì mặt ra: “mày định khóc bây giờ cho đủ để lúc tao chết mày không khóc nữa phải không?”

Cô Tin: “…”

“Bánh giò có mang theo không?”

Cô Tin: “…”

“Biết ngay mà, chỉ có giả bộ thảo hiền là giỏi.”

Chú Tự, cô Tin: “…”

Có mẹ chồng giỏi ăn nói nó khổ thế đấy.

Cô hỏi cụ, mẹ trốn ở đâu cả ngày mà tìm mãi không thấy. Bà cụ hừ một cái, trốn trên cái hố mối bãi chè sau nhà chứ đâu. Mày cứ động tí là đầu óc lú lẫn, bã đậu.

“…”

Trưa hôm sau bà cụ được về nhà. Sau khi ăn xong bát cháo gà tần thuốc bắc, cụ gõ cái gậy xuống đất, bắt chú Tự quỳ xuống trước bàn thờ ông cụ Thao. Chưa kịp nói gì cụ đã phang túi bụi.

“Con chó có đuôi, con người có ý thức. Vợ anh ở nhà bán mặt cho đất, bán lưng cho giời, để anh ra ngoài ăn chơi đàng điếm hả?”

“Con không có.”

“Tôi quản anh có hay không hả? Tôi là tôi biết hết, anh chê tôi già mắt kém anh định qua mặt tôi phỏng? Đường đường là thằng đàn ông, văn chương chữ nghĩa bề bề, thần l… nó ám thì mê mặc lòng. Tôi nói anh biết, nhà tôi chỉ có mình con Tin được có tên trong gia phả. Mấy con yêu tinh quạ cái kia đừng hòng bước chân vào. Anh khôn hồn thì biết đường mà về nhà hối lỗi với vợ con. Tôi chỉ có ba đứa cháu, tôi không cần cháu trai, anh thích đi kiếm con hoang con ở thì cút khỏi cái nhà này. Hừ, hừ, hừ.”

Sợ bà cụ tăng huyết áp, cô Tin đuổi chú ra nhà ngoài, tối đó cô ngủ cùng bà. Sáng hôm sau cô bảo chú: “mẹ bảo tay mẹ bưng trầu đầu mẹ đội lễ mẹ rước tôi về, nên nhà này của tôi. Anh cứ chọn đi, bà cụ chả sống được mấy nữa, bà chỉ có mình anh, anh sống sao thì sống.”

Nửa tháng sau người ta thấy chú Tự xách ba lô về, sau đó đi theo mấy ông thợ cả ở làng nhận mấy công trình nhà văn hoa thôn bản.

Còn bà cụ và cô Tin ở nhà vẫn cất bài ca đi cùng năm tháng.

“Thế gian được vợ hỏng chồng. Nhà mày thì hỏng cả ông lẫn bà.”

“Không phải đều là con mẹ à?”

“Tao mà đẻ ra cái loại chúng bay à?”

“Thế chồng con chui ra từ cái lỗ nẻ nào?”

“Cái loại rạch giời rơi xuống chứ sao.”

“Rồi rồi, con thần con thánh, sét đánh không chết. Mẹ ngồi im con kỳ lưng, trơn là ngã gẫy cổ bây giờ.”

“Hừ. Hừ. Hừ.”

Hồng Nhung