Thánh Pancratiô (289 – 304)-Cha Vương

Một ngày trung tín trong việc nhỏ nhé. Hôm nay Giáo Hội mừng kính Thánh Pancratiô (289 – 304), vị tử đạo tí hon. Xin thánh nhân chuyển cầu cho chúng ta.

Cha Vương

Thứ 6: 12/05/2023

Oraciones A San Pancracio: Para Dinero, Trabajo, Ventas, Y Más

Chúng ta cần biết về một vị thánh tử đạo còn rất trẻ: Thánh Pancratiô. Ngài chết vào lúc mới 14 tuổi trong năm 304. Pancratiô là một thiếu niên rất đẹp trai và khỏe mạnh, luôn thắng các thiếu niên khác trong những trận đô vật. Một hôm Pancras thắng một thiếu niên ngoại đạo, người này rất tự phụ tự đắc. Để trả thù, hắn đi tố với hoàng đế rằng Pancras là người Công giáo. Thời đó, đạo Công giáo bị luật Rôma cấm đoàn.

Hoàng đế là bạn thân của cha Pancratiô (người cha này đã qua đời), nên muốn tha cho Pancratiô. Ông cố gắng làm mọi cách cho Pancratiô thay đổi ý . Hoàng đế nói:  Con chỉ cần dâng vài lời cầu nguyện với các thần của ta, và ta sẽ ban cho quyền bính trong đế quốc ta. Tuy Pancratiô sợ chết lắm, nhưng em không thể chối Chúa Giêsu. Pancratiô đáp lại: Nhờ phép rửa tội, tôi đã nên con Thiên Chúa. Tôi không bao giờ từ chối Chúa Giêsu, cho dù có được cả một đế quốc. Thế là Pancratiô đã bị xử tử hình.

Ngài đã tỏ ra can đảm biết bao khi bị điệu qua các đường phố như một một tên trọng tội. Ngài đã không hề kêu la khi quân lính đánh đòn, và không hề đổi ý khi nghe dân chúng chế nhạo. Trái lại, Pancratiô đã nghĩ đến Chúa Giêsu đang bị điệu qua các ngả đường Giêrusalem đến nơi Ngài bị đóng đinh. Trước khi Pancratiô bị một lưõi gươm chém đầu, Ngài đọc lời kinh này chứng tỏ sự bình an trong tâm hồn và sức mạnh Ngài có: “Lạy Chúa Giêsu, con cám ơn Chúa về đau khổ con sắp lãnh nhận. Con chấp nhận đau khổ này với lòng hân hoan, vì biết rằng cái chết của con sẽ đưa con về Thiên Đàng để ở với Chúa mãi mãi. Lạy Chúa Giêsu, xin cứu những kẻ sắp giết con!”

Ngài được chôn trong một nghĩa địa mà sau này mang tên của ngài. Thánh Pancratius được nước Anh đặc biệt sùng kính vì Thánh Augustine ở Canterbury đã dâng hiến một nhà thờ ở đây cho Thánh Pancratius, và thánh tích của ngài được tặng cho vua xứ Northumberland.

London's Must-Visit Historical Churches

Lời Trích: “Chúng sẽ bắt bớ và ngược đãi anh em, nộp anh em cho các hội đường và nhà tù, và chúng sẽ điệu anh em đến trước mặt vua quan vì danh Thầy. Ðó là cơ hội để anh em làm chứng. Hãy nhớ rằng, đừng lo nghĩ cách bào chữa, vì chính Thầy sẽ cho anh em tài ăn nói khôn ngoan khiến tất cả các địch thủ không tài nào chống đối hay bắt bẻ được” (Lc 21,12-15). (Nguồn: HĐĐMVN)

Lạy Thánh Pancratiô, xin cầu bầu cho con biết luôn luôn kiên trì trong đức tin.

Nguồn: Đỗ Dzũng


 

Thánh Đamien (3 -1-1840 – 15 – 4 -1889)

Chúc bình an đến bạn và gia đình nhé. Hôm nay Giáo Hội Hoa Kỳ mừng kính Thánh Đamien, vị anh hùng của người Hawaii. Mừng bổn mạng đến những ai chọn ngài làm quan thầy.

Cha Vương (cũng là Sinh Nhật của Cha)

Thứ 4: 10/05/2023

Cha Đamien của hòn đảo Molokai, Hawaii, tên là Joseph de Veuster sinh tại Tremelo, Bỉ vào ngày 3 tháng 1 năm 1840. Khi anh của ngài vào tu dòng Thánh Tâm, cha của Ngài chuẩn bị để Ngài nối nghiệp buôn bán của gia đình. Tuy nhiên, Ngài quyết định hiến thân mình cho Chúa. Năm 1859, Ngài vào tu tại một chủng viện ở Louvain và lấy tên là Đamien.

St. Damien of Moloka'i

Năm 1863, anh của Ngài được sai đi truyền đạo ở quần đảo Hawaii nhưng không may bị bệnh rất nặng. Đamien xin bề trên và được phép đi thay cho anh của mình.

Experiencing old Hawaii on Moloka'i | Molokai, Molokai hawaii, Hawaii ...

Ngài đến Honolulu vào ngày 19 tháng 3 năm 1864 và được phong chức linh mục vào ngày 21 tháng 5 năm 1864. Ngài được sai đến Big Island để bắt đầu công việc của một vị linh mục.

Father Damien of Molokai - Hawaii's First Saint - YouTube

Vào thời gian đó, chính quyền Hawaii quyết định ngăn chặn sự lây lan của bịnh cùi bằng cách trục xuất những người bị nghi ngờ là mắc bệnh cùi tới Kalaupapa trên hòn đảo Molokai – một nơi rất xa xôi và hẻo lánh được bao quanh với núi và biển. Những người bị bỏ rơi này xin được có một bậc tu trì đến để giúp đỡ họ về những nhu cầu tinh thần. Đức Cha Louis Maigret nói cho các cha nghe về vấn đề này và có vài cha xung phong đi trong vòng vài tháng. Cha Đamien là người đầu tiên ra đi vào ngày 10 tháng 5 năm 1873. Với lời xin của Ngài và của những người cùi ở Kalaupapa, Ngài đã ở lại Molokai.

Rebel with a Cause: Father Damien on Molokai - the low countries

Ngài đã mang những tia hy vọng tới chốn địa ngục đầy thất vọng này. Ngài đã trở thành nguồn an ủi và sự khuyến khích cho đàn chiên của ngài bằng cách trở thành vị bác sĩ cho linh hồn và thể xác của họ không kể sắc tộc và màu da. Ngài đã trở thành tiếng nói của những người câm và xây dựng một cộng đoàn nơi những người cùi tìm ra những lý do mới để sống. Một nơi không luật pháp đã trở thành một nơi thống trị bởi luật yêu thương.

Sau khi Ngài bị nhiễm bệnh cùi vào năm 1885, cha Đamien đã có thể cảm thông hoàn toàn với những bệnh nhân cùi. Ngài thường nói, “Chúng ta, những người cùi”. Cha Đamien trở thành một chứng nhân tình yêu của Chúa cho mọi người. Sức mạnh của Ngài đến từ Thánh Thể như chính Ngài đã viết: “Chính nơi chân bàn thờ là nơi chúng ta có thể tìm thấy sức mạnh chúng ta cần khi bị bỏ rơi . . .” Chính nơi này Ngài đã tìm ra sức mạnh và sự khuyến khích để phục vụ anh chị em cùi. Vì những tia hy vọng và sự âm thầm phục vụ người là “vị truyền giáo hạnh phúc nhất trên thế gian”, và là một đầy tớ trung thành của Chúa và nhân loại.

A Catholic Mom in Hawaii: Feast of St. Damien of Molokai - Photos and ...

Cha Đamien đã qua đời ngày 15 tháng 4 năm 1889 sau 16 năm sống và phục vụ giữa những bệnh nhân cùi. Xác Ngài đã được chuyển về Bỉ năm 1936 nơi người được chốn cất trong nhà dòng Thánh Tâm tại Louvain. Ngài đã được biết đến khắp thế giới. Năm 1938, quá trình xin phong cho Ngài làm Á Thánh được giới thiệu tại Malines, Bỉ. Đức Giáo Hoàng Phaolô thứ VI đã kí nghị định “anh hùng của sự trinh tiết và thương yêu” vào ngày 7 tháng 7 năm 1977.

Qua Cha Đamien, Giáo Hội có một tâm gương cho những người tìm được ý nghĩa trong Kinh Thánh và cho những người mong ước đem Tin Mừng của Chúa đến cho người nghèo. Năm 1955, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II phong Cha Đamien làm Á Thánh tại Burssels. Vào ngày 11 tháng 10 năm 2009, Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI phong thánh cho Ngài. Ngày mừng kính thánh Đamien là ngày 10 tháng 5 hằng năm.

Statue Père Damien - ARTE GROSSÉ USA

Hai Phép lạ đã được Tòa Thánh công nhận là do lời cầu xin của Chân Phước Damien:

(1) Ngày 13 tháng sáu, 1992, ĐGH Gioan Phaolô II công nhận Phép lạ xẩy ra năm 1895 cho một Nữ tu người Pháp, tên là Simplicia Hue, nằm chờ chết vì bịnh ruột. Nhờ làm tuần 9 ngày cầu xin Cha Damien cứu chữa, nên qua một đêm, liền hết bịnh.

(2) Phép lạ thứ hai xẩy đến cho một phụ nữ người Hawai’i bị ung thư, tên là Audrey Toguchi. Năm 1997, bà được Bác sĩ Walter Chang cho biết: chứng ung thư tế bào đã lan khắp chân, và phổi. Không thể chữa lành được. Và hồ sơ bệnh trạng được lưu trữ tại ”Hawaii’i medical Journal, October 2000”.  Toà Thánh đã công nhận là hai phép lạ thật, và cần thiết để ĐGH Benêđitô XVI tuyên bố Chân Phươc Damien lên bậc Hiển Thánh.

Thánh Tông Đồ Philipphê và Giacôbê

Chúc bình an đến bạn và gia đình. Hôm nay 3/5 Giáo Hội mừng kính trong thể 2 thánh Tông Đồ Philipphê và Giacôbê. Mừng bổn mạng đến những ai chọn các ngài làm quan thầy nhé.

Cha Vương

Thứ 4: 03/05/2023

Thánh Philipphê là người xứ Bethsaida. Ông là một trong những người đầu tiên được Đức Giêsu kêu gọi. Chính ông đã mách cho Nathanael Tin mừng lớn lao này: “Đấng mà sách luật Môsê và các ngôn sứ nói tới, chúng ta đã gặp. Đó là ông Giêsu, người Nazareth”. Thấy bạn mình còn hoài nghi, ông đã giục: “Cứ đến mà xem”. Nathanael sau khi đã gặp Đức Giêsu và nghe Ngài nói thì đã tin. Philipphê đã xuất hiện nhiều lần trong Phúc âm: Lúc Chúa Giêsu làm phép lạ hóa bánh ra nhiều; làm trung gian cho những người ngoại giáo muốn gặp Đức Giêsu. Philipphê cũng là người đã xin Đức Giêsu: “Lạy Ngài, xin chỉ cho chúng con thấy Cha, thế là đủ cho chúng con”. Người ta nghĩ rằng ông đã đem Tin mừng đến cho người Scythen sau ngày lễ Ngũ tuần và chết rất thọ ở Hiérapolis, tại Phrygie.

Còn thánh Giacôbê mà chúng ta mừng kính hôm nay là Giacôbê hậu, con ông Alphê. Gọi là Giacôbê hậu để phân biệt với Giacôbê tiền, là con của ông Dêbêđê. Phân biệt này không mang ý nghĩa gì khác ngoài việc tránh sự nhầm lẫn. Khoa Thánh Kinh còn nghi ngờ không biết có phải Giacôbê hậu này có phải là “anh em của Đức Giêsu” và là tác giả của lá thư Giacôbê hay không? Nhưng Phụng vụ Rôma lại có sự đồng hoá và xác nhận. Trước khi các Tông đồ tản mác mỗi người một nơi, thì họ chỉ định thánh Giacôbê làm Giám mục Giêrusalem. Ngài là linh hồn của cộng đoàn Giêrusalem. Vì ngài đã làm cho nhiều người trở lại với Đức Giêsu nên bị bản án ném đá. Ngài đã chịu tử đạo đang khi quỳ gối cầu nguyện cho tên lý hình đang kết thúc đời Ngài bằng một thanh sắt giáng xuống trên người, trong thời điểm mừng lễ Vượt Qua. (Theo “Tự điển các thánh”, trang 268-269 và trang 159).

Noi gương thánh Philipphê và thánh Giacôbê, bạn có thể trở thành tông đồ của Chúa qua lối sống hằng ngày của mình hôm nay bằng cách làm những việc nhỏ với một con tim chân thành, với một thái độ cởi mở. Đây là một minh chứng hùng hồn và cụ thể nhất cho đức tin của mình đó.

Xin thánh Philipphê và thánh Giacôbê, cầu cho chúng con.

From: Đỗ Dzũng

Mai Thảo, Thanh Sử – Hãy Theo Thầy

Thánh Giuse Thợ-Cha Vương

Tháng 5 rồi bạn ơi! Tháng 5 là tháng hoa dâng kính Đức Mẹ Maria. Giáo Hội dành riêng tháng này để đặc biệt kính mến Đức Maria. Những lúc gian nan nguy khốn cũng như khi được an bình hạnh phúc, bạn luôn biết chạy đến cùng Mẹ để được an ủi, vỗ về, che chở và dâng lời cảm tạ. Trong khi làm công việc hằng ngày, mời bạn dâng lên Mẹ hoa hồng của lòng yêu mến, xin Mẹ dạy cho bạn biết yêu Chúa hết lòng và yêu anh chị em mình như Chúa đã yêu họ vậy. Hôm nay cũng là ngày kính Thánh Giuse Thợ, xin Thánh Giuse cầu bầu cho chúng con.

Cha Vương 

Thứ 2: 1/5/2023

Thánh Giuse Thợ: Hiển nhiên là để đối ứng với việc cử hành “Ngày Lao Ðộng” của Cộng Sản mà Ðức Giáo Hoàng Piô XII đã thiết lập ngày lễ Thánh Giuse Thợ vào năm 1955. Nhưng sự liên hệ giữa Thánh Giuse và ý nghĩa lao động đã có từ lâu trong lịch sử.

Trong nỗ lực cần thiết để nói lên nhân tính của Ðức Giêsu trong đời sống thường nhật, ngay từ ban đầu Giáo Hội đã hãnh diện nhấn mạnh rằng Ðức Giêsu là một người thợ mộc, hiển nhiên là được cha nuôi của Ngài huấn luyện, một cách thành thạo và khó nhọc trong công việc ấy. Nhân loại giống Thiên Chúa không chỉ trong tư tưởng và lòng yêu thương, mà còn trong sự sáng tạo. Dù chúng ta chế tạo một cái bàn hay một vương cung thánh đường, chúng ta được mời gọi để phát sinh kết quả từ bàn tay và tâm trí chúng ta, nhất là trong việc xây đắp Nhiệm Thể Ðức Kitô.

LỜI BÀN: “Sau đó Thiên Chúa đưa người đàn ông vào sống trong vườn Eden, để cầy cấy và chăm sóc khu vườn” (Sáng Thế 2:15). Thiên Chúa Cha đã tạo dựng nên mọi sự và muốn con người tiếp tục công trình tạo dựng ấy. Con người có phẩm giá là qua công việc, qua sự nuôi nấng gia đình, qua sự tham dự vào đời sống sáng tạo của Thiên Chúa Cha. Thánh Giuse Thợ có thể giúp chúng ta tham dự một cách sâu xa vào mầu nhiệm tạo dựng ấy. Ðức Giáo Hoàng Piô XII đã nhấn mạnh đến điều này khi nói, “Thần khí chan hòa trên bạn và mọi người phát xuất từ con tim của Ðấng vừa là Thiên Chúa vừa là con người, Ðấng Cứu Ðộ trần gian, nhưng chắc chắn rằng, không người lao động nào được thấm nhuần thần khí ấy một cách trọn vẹn và sâu đậm cho bằng cha nuôi của Ðức Giêsu, là người sống với Ngài một cách mật thiết trong đời sống gia đình cũng như làm việc. Do đó, nếu bạn ao ước muốn đến gần Ðức Kitô, một lần nữa chúng tôi lập lại rằng, ‘Hãy đến cùng Thánh Giuse'” (xem Sáng Thế 41:44). (Nguồn: Người Tín Hữu online)

CẦU NGUYỆN: Lạy Thiên Chúa tạo thành trời đất, Chúa đã muốn cho con người lao động để tiếp tục công trình của Chúa. Xin nhận lời thánh cả Giuse chuyển cầu, cho chúng con biết noi gương người để lại là chu toàn nhiệm vụ Chúa đã trao phó hầu được hưởng niềm vui Chúa đã hứa cho tôi tớ trung thành. Chúng con cầu xin… (Lời nguyện nhập lễ)

From: Đỗ Dzũng

THÁNH GIUSE GƯƠNG LAO ĐỘNG (Imprimatur). Quỳnh An – ST Phong Trần 

Thánh Catarina ở Siena (1347 — 1380)- ngày 29/04

Thanhlinh.net

Trong cuộc đời ngắn ngủi, Thánh Catarina đặt trọng tâm vào việc hoàn toàn phó thác cho Ðức Kitô. Ðiều đáng khâm phục về thánh nữ là ngài coi việc phó thác cho Chúa như một mục đích phải đạt được qua thời gian.

Thánh Catarina, tên thật là Catarina Benincasa, sinh ở Siena và là người con út trong một gia đình có đến 23 người con. Ngay từ khi bảy tuổi, cô đã dâng hiến tâm hồn cho Ðức Kitô. Nơi cô sinh trưởng rất gần San Domenico, trung tâm truyền giáo của Dòng Ða Minh, và khi lớn lên cô bày tỏ ý muốn đi tu, nhưng gia đình lại muốn cô kết hôn. Ðể nói lên ý chí quyết liệt của mình, cô đã cắt tóc và sau cùng, với sự đồng ý của cha mẹ, Catarina gia nhập tổ chức Mantellate, là hội phụ nữ có liên hệ đến Dòng Ða Minh, họ mặc áo dòng nhưng sống ở nhà, phục vụ người nghèo và người đau yếu. Trong vòng hai năm liên tiếp cô không bao giờ rời phòng, trừ khi đi xem lễ và xưng tội, và cũng không nói chuyện với một ai ngoại trừ cha giải tội. Trong thời gian này, Catarina luyện tập tâm linh qua lối sống khắc khổ.

Sau đó, cô tự phá vỡ đời sống cô độc và bắt đầu hăng say chia sẻ công việc trong nhà, săn sóc người bệnh và giúp đỡ người nghèo. Tuy nhiên cô vẫn dành thời giờ trong thinh lặng và chiêm niệm.

Dần dà, người ta nhận thấy dường như Catarina đọc được tâm hồn của họ và dân chúng thuộc đủ mọi thành phần — giầu và nghèo, tu sĩ và giáo dân, thợ thuyền và lính tráng – bắt đầu tuốn đến với cô để được khuyên bảo. Từ đó một tổ chức tông đồ giáo dân được thành hình. Các lá thư của cô, hầu hết là các lời khuyên bảo tinh thần và khuyến khích các người mến mộ, ngày càng được công chúng đón nhận.

Vì sự hòa đồng với người đời một cách không sợ sệt cũng như lời nói bộc trực và uy quyền của một người hoàn toàn phó thác cho Thiên Chúa, Catarina đã bị dị nghị và dèm pha. Nhưng mọi điều cáo buộc cô đã bị bác bỏ trong Tổng Công Hội Dòng Ða Minh năm 1374.

Cô có ảnh hưởng rất lớn vì sự thánh thiện hiển nhiên, cũng như vì ảnh hưởng sâu đậm đối với đức giáo hoàng. Cô làm việc không biết mệt trong cuộc thập tự chinh chống với người Thổ Nhĩ Kỳ và trong việc hòa giải thành phố Florence với đức giáo hoàng.

Cô thành công trong việc thuyết phục Ðức Giáo Hoàng Grêgôriô XI trở về Rôma, nhưng không bao lâu đức giáo hoàng từ trần và Ðức Urbanô VI lên ngôi. Khi cuộc Ðại Ly Giáo bùng nổ, Ðức Urbanô VI mời Catarina đến Rôma, vì đức giáo hoàng cần sự hỗ trợ của cô. Năm 1378, cô đến Rôma và thường xuyên viết thư gửi các nhà lãnh đạo quốc gia và Giáo Hội để bảo vệ cho quyền giáo hoàng của Ðức Urbanô. Hàng ngày, cô đi bộ đến Ðền Thánh Phêrô và cầu nguyện cho sự hiệp nhất.

Một vài tuần trước khi chết, cô đang cầu nguyện trước một bức khảm ở Ðền Thánh Phêrô, cô trông thấy con thuyền của Thánh Phêrô dường như rời khỏi bức khảm và đậu trên vai của cô. Con thuyền xô cô ngã quỵ và người ta phải khiêng cô về nhà. Catarina hầu như bất toại cho đến khi từ trần, ngày 24 tháng Tư  1380, lúc ấy mới ba mươi ba tuổi.

Cô được Ðức Giáo Hoàng Piô II phong thánh năm 1461, và được coi là một trong những vị thần nghiệm và văn sĩ linh đạo của Giáo Hội. Vào năm 1970, Ðức Phaolô VI tuyên xưng thánh nữ là Tiến Sĩ Hội Thánh. Thánh Catarina là người phụ nữ thứ hai (sau Thánh Têrêsa ở Avila) được vinh dự này.

Trong khi các thư của Thánh Catarina thường được coi là cửa ngõ để biết đến con người của ngài, nhưng người ta thường nhắc đến tác phẩm “Ðối Thoại” mà ngài chỉ coi đó là “cuốn sách của tôi,” gồm các lời giảng dạy của thánh nữ để lại cho các người mến mộ. Cha Raymond, vị linh hướng của thánh nữ cho biết tác phẩm này ghi lại những lời đối thoại với Thiên Chúa khi ngài ngất trí.

Trích từ NguoiTinHuu.com

Thánh Máccô -25 /4

thanhlinh

Những gì chúng ta biết về Thánh Máccô thì trực tiếp từ Kinh Thánh Tân Ước. Ngài thường được coi là nhân vật Máccô trong Tông Ðồ Công Vụ 12:12 (Khi Phêrô thoát khỏi ngục và đến nhà mẹ của Máccô).

Phaolô và Barnabas muốn đem theo Máccô trong chuyến truyền giáo đầu tiên, nhưng vì một vài lý do nào đó, Máccô đã ở lại Giêrusalem một mình. Trong cuộc hành trình thứ hai, Phaolô lại từ chối không muốn đem theo Máccô, bất kể sự nài nỉ của Barnabas, điều đó chứng tỏ Máccô đã làm phật lòng Phaolô. Sau này, Phaolô yêu cầu Máccô đến thăm ngài khi ở trong ngục, điều đó cho thấy sự bất hòa giữa hai người không còn nữa.

Là phúc âm đầu tiên và ngắn nhất trong bốn Phúc Âm, Máccô nhấn mạnh đến việc Ðức Giêsu bị loài người tẩy chay trong khi chính Người là Thiên Chúa. Phúc Âm Thánh Máccô có lẽ được viết cho Dân Ngoại tòng giáo ở Rôma — sau cái chết của Thánh Phêrô và Phaolô khoảng giữa thập niên 60 và 70.

Cũng như các thánh sử khác, Máccô không phải là một trong 12 tông đồ. Chúng ta không rõ ngài có biết Ðức Kitô một cách cá biệt hay không. Một số sử gia cho rằng vị thánh sử này đã nói đến chính ngài trong đoạn Ðức Kitô bị bắt ở Giệtsimani: “Bấy giờ một người trẻ đi theo Người chỉ khoác vỏn vẹn một tấm vải gai. Họ túm lấy anh, nhưng anh tuột tấm vải lại, bỏ chạy trần truồng” (Máccô 14:51-52).

Nhiều người khác cho rằng Máccô là giám mục đầu tiên của Alexandria, Ai Cập. Thành phố Venice, nổi tiếng với quảng trường San Marco, cho rằng Thánh Máccô là quan thầy của thành phố này; một vương cung thánh đường vĩ đại ở đây được coi là nơi chôn cất thánh nhân.

Dấu hiệu của Thánh Máccô là sư tử có cánh, do bởi đoạn Máccô diễn tả Gioan Tẩy Giả như một “tiếng kêu trong hoang địa” (Máccô 1:3), mà các nghệ nhân so sánh tiếng kêu ấy như tiếng sư tử gầm. Ðôi cánh của sư tử là vì người ta dùng thị kiến của Êgiêkien về bốn con vật có cánh mà áp dụng cho các thánh sử.

 Lời Bàn

Cuộc đời Thánh Máccô đã hoàn tất những gì mà mọi Kitô Hữu được mời gọi để thi hành: rao truyền Tin Mừng cứu độ cho mọi người. Ðặc biệt, phương cách của Thánh Máccô là qua sự viết văn. Những người khác có thể loan truyền Tin Mừng qua âm nhạc, nghệ thuật sân khấu, thi văn hay giáo dục con em ngay trong gia đình.

  Lời Trích

Hầu hết những gì Thánh Máccô viết đều có đề cập đến trong các Phúc Âm khác — chỉ trừ bốn đoạn. Sau đây là một đoạn: “… Chuyện nước trời cũng tựa như chuyện một người vãi hạt giống xuống đất. Ðêm hay ngày, người ấy có ngủ hay thức, thì hạt giống vẫn nẩy mầm và mọc lên, bằng cách nào, thì người ấy không biết. Ðất tự động sinh ra hoa màu: trước hết cây lúa mọc lên, rồi trổ đòng đòng, và sau cùng thành bông lúa nặng trĩu hạt. Lúa vừa chín, người ấy đem liềm hái ra gặt, vì đã đến mùa” (Máccô 4:26-29).

  Trích từ NguoiTinHuu.com

CHA THÁNH MAXIMILIAN KOLBE & BẢN THIẾT KẾ CON TÀU VŨ TRỤ BAY LÊN MẶT TRĂNG

Chiến sĩ Chúa Kitô

Thánh Maximilian Kolbe được biết đến là 1 vị linh mục thánh thiện với tấm gương hy sinh quên mình ở trại tử thần Auschwitz, nơi cha thuyết phục lính Đức Quốc xã giết cha thay vì một tù nhân khác đã có vợ con. Ngoài sự súng kính và tận tụy phi thường của mình đối với Chúa và Đức Mẹ Maria, cha thánh còn có niềm đam mê với khoa học vũ trụ.

Một trong những bạn học của Thánh Kolbe ở trường dòng sau này đã giải thích rằng Kolbe đã bị mê hoặc bởi phát minh của Anh em nhà Wright với nguyên lý khí động học của máy bay. Người ta thường thấy thánh nhân cùng các chủng sinh đang thiết kế các bản vẽ về tàu vũ trụ trên lý thuyết.

Trong cuốn tiểu sử “Maximilian Kolbe, Một con người dám chết vì người khác”, tác giả Bronislaus Strycznys cho biết, “Cha đã dự đoán trước được khả năng lên mặt trăng bằng tàu vũ trụ và ông ấy đã nghĩ ra nhiều phát minh phi thường.”

Niềm đam mê khoa học của Thánh Kolbe thể hiện qua những bản thiết kế nguệch ngoạc trông có vẻ đơn giản trong sổ tay của cha, nhưng thực tế hình dạng của chúng đã được cha tạo ra dựa trên các công thức tính toán và các thông số khoa học kỹ thuật !

Thánh Kolbe đã đi xa đến mức gửi bản thiết kế cho một tạp chí khoa học vào năm 1918. Lúc đó cha mới 24 tuổi nhưng lại có đầu óc sáng tạo, niềm đam mê khoa học cùng với một trí tuệ vượt trội. Một trong những giáo sư của cha ấy thậm chí còn gợi ý rằng cha nên đăng ký bằng sáng chế cho tàu vũ trụ của mình .

Các thông số kỹ thuật cũng như các bản vẽ gốc của cha được tìm thấy trong cuốn sách “Các tác phẩm của Thánh Maximilian Maria Kolbe, Tập II.”

Qua các bản phác thảo của Cha Kolbe, cha đã dự đoán khá chính xác một con tàu vũ trụ thực tế sẽ có cấu tạo như thế nào… qua 51 năm sau. Đó là tàu vũ trụ Apollo bay lên Mặt trăng

Bản phác thảo có thể được xem tại trang web :https://www.cadblog.pl/index…/2020/12/15/swiety-innowator/ ,

trang này cũng cho biết niềm đam mê khoa học của Thánh Maximilian Kolbe cũng lan sang lĩnh vực sóng vô tuyến. Đài Radio Niepokalanow do Thánh Kolbe xây dựng đã trở thành đài phát thanh Công giáo đầu tiên ở Ba Lan vào năm 1938.

Vị linh mục người Ba Lan này thậm chí đã có kế hoạch truyền giáo qua truyền hình và phim ảnh, nhưng thật không may, những kế hoạch này đã bị phá vỡ khi Đức và Liên Xô bắt tay nhau xâm lược Ba Lan mở màn cho Thế chiến thứ II và Cha Kolbe tử đạo trong trại tù của Đức quốc xã.

Ngày 5/4 lễ kính Thánh Vincentê-Cha Vương

Hôm nay 5/4 lễ kính Thánh Vincentê, nguyện chúc quả tim bạn tràn đầy đức mến, để yêu và được yêu. Chúc mừng bổn mạng đến những ai nhận Thánh Vincentê làm quan thầy nhé.

Cha Vương

Thứ 4: 05/04/2023

Thánh Vincentê, “Vị thánh tý hon”, Mười bốn tuổi Vincent học thần học, cậu năng nguyện gẫm, nhất là rất sùng kính cuộc khổ hình, thương khó của Chúa Giêsu và có lòng biệt kính Mẹ Maria cách riêng, và sống bác ái với mọi người.

Vincent được Thiên Chúa phú bẩm cho ơn làm phép lạ ngay từ khi chưa lọt lòng mẹ. Một buổi nọ, bà Cônstânce (Mẹ ngài) đi thăm một phụ nữ mù theo thói quen đi làm việc bác ái – bố thí hàng tháng, và bà nói với chị ấy, “Con ơi, hãy cầu xin Chúa cho thai nhi mà mẹ đang cưu mang đến ngày sinh được bằng an nhé.” Người phụ nữ mù liền cúi áp đầu vào bụng bà Cônstânce rồi nói với thai nhi, “Xin Thiên Chúa chúc ban phúc lành cho em.” Lập tức, chị được khỏi mù, và lòng trí trở nên minh mẫn sáng láng, liền thốt lời tiên tri rằng, “Thưa bà, quả là một thiên thần bà đang cưu mang, bởi chính em đã chữa lành nỗi khổ đau cho con.”

Bạn muốn sống thánh giữa đời ư? Hãy noi gương vị thánh tí hon, năng nguyện gẫm, nhất là rất sùng kính cuộc khổ hình, thương khó của Chúa Giêsu và có lòng sùng kính Mẹ Maria.

Thánh Vincentê  nói, “Nếu bạn thực sự muốn giúp đỡ các linh hồn, bạn nên đến với Chúa trước với hết trái tim. Việc đơn giản là bạn hãy xin Chúa đong đầy quả tim bạn với đức bác ái, là tột bậc của tất cả các nhân đức; với lòng bác ái đó bạn có thể thực hiện những gì bạn mong muốn.”

NOI GƯƠNG THÁNH NHÂN:

Hôm nay hãy làm một việc bác ái với cả con tim nhất là làm cho những ai không đáng được bạn yêu thương. Xin Thánh Vincentê cầu bầu cho bạn và gia đình và cho cả thế giới được ơn hoán cải.

From: Đỗ Dzũng

https://www.youtube.com/watch?v=l1EDGm9He8Y

CHO CON BIẾT YÊU THƯƠNG – Lm Nguyễn Sang & Gia Ân 

Thánh Gioan Ai Cập (304?-394)

­Hôm nay Thứ 2, bạn cứ mơ ước thật nhiều đi nhé, nếu bạn cố gắng sống đạo đức Chúa không bỏ rơi bạn đâu. Hôm nay Giáo Hội mừng kính thánh Gioan Ai Cập (304?-394), ngoài lịch phụng vụ. Xin ngài cầu bầu cho chúng ta.

Cha Vương

Thứ 2: 27/03/2023

Con người mơ ước được sống kết hợp với Thiên Chúa đã trở nên một trong số các vị ẩn tu danh tiếng nhất trong thời đại của ngài. Thánh Gioan Ai Cập sinh vào khoảng năm 304. Người ta không được biết nhiều về thời niên thiếu của thánh Gioan ngoài công việc thợ mộc. Khi lên 25 tuổi, Gioan quyết định lìa bỏ thế gian vĩnh viễn để dùng đời sống mình hy sinh, cầu nguyện và tôn thờ Thiên Chúa. Thánh Gioan chính là một trong số những vị tu rừng nổi danh vào thời ấy.

Suốt 10 năm trời, Gioan là môn đệ của một ẩn sĩ cao niên đầy kinh nghiệm. Vị ẩn tu thánh thiện này chỉ dạy Gioan cách thức sống cuộc đời đạo đức. Thánh Gioan gọi ngài là “cha linh hồn.” Sau khi vị ẩn sĩ già này qua đời, thánh Gioan trải qua 4 hay 5 năm nữa sống trong các đan viện khác nhau. Thánh nhân muốn làm quen với lối sống và cách thức cầu nguyện của các đan sĩ. Sau cùng, Gioan tìm được một hang đá khá sâu. Khu vực ấy thật yên tĩnh và được bảo vệ thật an toàn khỏi những cơn gió và sức nóng của sa mạc. Gioan chia chiếc hang làm ba phần: một phòng khách, một phòng làm việc và một nhà nguyện nhỏ. Dân cư trong vùng mua thức ăn và những thứ cần dùng cho Gioan. Nhiều người cũng đến nhờ Gioan khuyên bảo về những vấn đề quan trọng. Ngay cả hoàng đế Thêôđôsiô I cũng hai lần đến xin Gioan lời khuyên, một lần vào năm 388 và lần khác năm 392.

Những vị thánh danh tiếng như Augustinô và Giêrônimô đã viết sách nói về tinh thần thánh thiện của thánh Gioan. Trong số những khách tới thăm Gioan, có vài người đã trở nên môn đệ của ngài. Họ đã lưu lại nơi ấy và xây cất một nhà nghỉ. Họ trông coi nhà nghỉ để nhiều người có thể đến học hỏi sự khôn ngoan nơi vị ẩn sĩ này. Thánh Gioan được ơn tiên đoán những sự việc tương lai. Ngài có thể đoán biết được tâm hồn của những người tìm đến với ngài. Gioan có thể đọc được tư tưởng của họ. Khi Gioan xức dầu thánh trên những người mắc bệnh thể xác, họ thường được chữa lành.

Ngay cả khi nổi danh, thánh Gioan vẫn một mực giữ thái độ khiêm tốn và không bao giờ để cho mình được sống thoải mái dễ chịu. Thánh nhân chẳng khi nào dùng bữa trước lúc mặt trời lặn. Thức ăn của Gioan thường là rau quả sấy khô. Ngài không bao giờ dùng thịt hay những thức đã được nấu chín hoặc hâm nóng. Thánh Gioan tin rằng cuộc sống hy sinh hãm mình của ngài sẽ giúp ngài sống kết hợp mật thiết hơn với Thiên Chúa. Năm 394, thánh Gioan qua đời trong an bình, hưởng thọ 90 tuổi.

Chúng ta hãy cầu xin thánh Gioan ẩn tu chỉ cho chúng ta cách sống thân mật với Thiên Chúa. Thánh nhân sẽ giúp chúng ta quyết tâm để Thiên Chúa hoạt động trong và qua chúng ta. (Nguồn: Tin Mừng)

From: Đỗ Dzũng

Giêsu Con Mãi Yêu Ngài || Sáng tác : MỹLệ La || Trình bày : Kim Tuyến 

DÁM YÊU VỚI TẤT CẢ RỦI RO – Lm. Minh Anh, Tgp. Huế

Lm. Minh Anh, Tgp. Huế

“Giuse đã thực hiện như lời sứ thần truyền”.

Nghệ thuật Kitô giáo có khuynh hướng mô tả thánh Giuse như một cụ già. Tuy nhiên, một ngoại lệ rất nổi bật là bức “Giuse” của El Greco, một nghệ sĩ Tây Ban Nha, mô tả Giuse là một thanh niên cơ bắp, đáng tin cậy; trẻ Giêsu quấn lấy chân ngài. Điều này phù hợp với ngữ cảnh Tin Mừng và tính cách của Giuse; một người trẻ mạo hiểm, ‘dám yêu với tất cả rủi ro!’.

Kính thưa Anh Chị em,

‘Dám yêu với tất cả rủi ro’, đó cũng là những gì Tin Mừng ngày lễ thánh Giuse tiết lộ. Tình yêu luôn đòi hỏi mạo hiểm, và chuyện tình Giuse – Maria cũng không nằm ngoài quy luật đó!

“Maria đã thụ thai”. May thay, nhờ sự can thiệp của sứ thần, Giuse đã yêu với ‘đôi mắt mở to’, ‘đôi tai mở rộng’, để ‘dám yêu với tất cả rủi ro’ khi chàng “chỗi dậy, thực hiện như lời sứ thần truyền”.

Thông thường, cuộc sống không như chúng ta tưởng; đặc biệt trong yêu đương, thật khó để đi từ logic ‘phải lòng một ai’ sang logic một ‘tình yêu trưởng thành!’. Nhưng chính xác là, khi những hoài bão xem ra kết thúc, thì chính tại ngõ cụt ấy, tình yêu đích thực bắt đầu bước vào!

Thực tế, tình yêu không phải là những gì chúng ta kỳ vọng được người kia đáp ứng, phù hợp với trí tưởng tượng; thay vào đó, nó có nghĩa là tôi lựa chọn một cách hoàn toàn tự do để chịu trách nhiệm cho cuộc sống của người kia với bất cứ điều gì xảy ra. Đây là trải nghiệm cũng là bài học đắt giá của Giuse! Chàng đã đón nhận Maria với ‘đôi mắt mở to’, vì ‘dám yêu với tất cả rủi ro!’.

Trải nghiệm của Giuse cũng có thể là trải nghiệm của bạn và tôi; đó là một mối nguy có thể tồn tại trong hành trình tâm linh của bất cứ người nào! Khi mọi thứ yên ả, công việc xuôi may, cuộc sống tôi như đang thăng hoa; nhưng khi mọi thứ trở nên tồi tệ, đớn đau, nhục nhã… phủ lên tôi như quầng mây xám, liệu Chúa còn yêu tôi không? Và bấy giờ, Giuse, tấm gương cho chúng ta. Hãy vững tin vào Chúa! Giuse không dễ nản lòng, vì Giuse đã ‘dám yêu với tất cả rủi ro’.

Vậy nhờ đâu Giuse có thể tin? Một lương tâm trong sạch! Tin Mừng nói, “Giuse là người công chính”. Giuse yêu Maria, nhưng sự thật quá khắc nghiệt để có thể vượt qua; và dẫu quan tâm Maria, Giuse vẫn cảm thấy bị phản bội! Nhưng, với một lương tâm trong sạch, Giuse hy sinh ước mơ cưới lấy Maria làm vợ để ly hôn trong lặng lẽ. Và Thiên Chúa nhìn thấy sự trung thực này, Ngài thổ lộ cho Giuse sự thật về sự chính trực của người thiếu nữ. Một thông điệp ngắn trong mơ đủ để thuyết phục trái tim Giuse, và Giuse đã đón nhận tất cả với sự ngạc nhiên!

Thánh Bernard viết, “Hãy nhớ đến vị tộc trưởng vĩ đại ngày xưa bị bán sang Ai Cập, bạn sẽ nhận ra rằng, thánh Giuse không chỉ nhận được tên của ông mà còn nhận được sự trong trắng, vô tội và ân phúc của ông nữa! Giuse Cựu Ước ‘giỏi đọc’ giấc mơ; Giuse Tân Ước ‘giỏi tin’ giấc mơ. Giuse Cựu Ước đã ‘tích trữ ngũ cốc’ cho một dân; Giuse Tân Ước ‘trông coi cầu nguyện,

“Lạy Chúa, đừng để con tìm cho mình bất kỳ một sự an thân nào. Cho con biết ‘mở to đôi mắt’, đầy ngạc nhiên thán phục đón nhận những gì Chúa muốn, để ‘dám yêu với tất cả rủi ro!’”, Amen.

Lm. Minh Anh, Tgp. Huế

Lễ trọng thể kính Thánh Giuse

Mến chúc bình an đến bạn và gia đình. Hôm qua 19/03, đáng lẽ ra Giáo hội mừng lễ trọng thể kính Thánh Giuse, bạn Đức Trinh Nữ Maria, nhưng bởi vì ngày 19 rơi vào ngày Chúa Nhật nên Giáo Hội dời qua ngày Thứ 2 để mừng kính Thánh Giuse quan thầy Giáo Hội hoàn vũ. Mừng bổn mạng đến những ai chọn ngài làm quan thầy nhé.

Cha Vương

Thứ 2: 20/03/2023

Thánh Giuse Bạn Ðức Trinh Nữ Maria, Phúc Âm đã ca ngợi Thánh Giuse là người “công chính”. Ý nghĩa của chữ “công chính” rất sâu xa. Khi Phúc Âm nói Thiên Chúa “công chính hóa” người nào, điều đó có nghĩa Thiên Chúa, là Ðấng cực thánh và “chính trực”, biến đổi người đó bằng cách cho họ được chia sẻ sự thánh thiện của Thiên Chúa, và bởi đó họ đáng được Thiên Chúa yêu mến.

Khi nói Thánh Giuse “công chính”, Phúc Âm muốn nói rằng ngài hoàn toàn mở lòng cho tất cả những gì Thiên Chúa muốn làm cho ngài. Ngài trở nên thánh thiện vì tự mở lòng cho Thiên Chúa. Với những gì còn lại chúng ta dễ phỏng đoán. Hãy suy nghĩ về tình yêu mà ngài đã theo đuổi và dành được con tim của Ðức Maria, và sự sâu xa của tình yêu mà hai người đã chia sẻ cho nhau trong cuộc hôn nhân. Khi Thánh Giuse quyết định từ bỏ Ðức Maria khi thấy người có thai, điều này không trái với sự thánh thiện của Thánh Giuse.

Phúc Âm có ghi lại một chữ quan trọng là ngài dự định thi hành việc này “cách âm thầm” vì ngài là “một người chính trực, nhưng không muốn tố giác bà để bị xấu hổ” (Mátthêu 1:19).

Người công chính thì đơn sơ, vui vẻ, hết lòng vâng lời Thiên Chúa – khi kết hôn với Ðức Maria, khi đặt tên cho Hài Nhi Giêsu, khi săn sóc gia thất ở Ai Cập, khi đem gia thất về lại Nagiarét, khi sống âm thầm trong bao năm trường với đức tin và dũng cảm. Vì Thánh Giuse không xuất hiện trong cuộc đời rao giảng công khai của Ðức Giêsu, nhiều sử gia tin rằng có lẽ Thánh Giuse đã từ trần trước khi Ðức Giêsu khởi đầu sứ vụ rao giảng.

Thánh Giuse là quan thầy của những người hấp hối, vì người ta cho rằng khi ngài từ trần có Ðức Giêsu và Ðức Maria ở bên cạnh, đó là điều mà tất cả chúng ta đều mong ước khi từ giã cõi đời.

Thánh Giuse còn là quan thầy của Giáo Hội hoàn vũ, của các người làm cha, các thợ mộc, và vấn đề công bằng xã hội. (Nguồn:  ns Người Tín Hữu online)

Hôm nay mời bạn cùng với mình dâng mình cho Thánh Giuse nhé:

Lạy Thánh Giuse yêu dấu, xin nhận con làm con của Cha. Xin Cha chăm lo phần rỗi con, xin trông chừng con ngày đêm, xin gìn giữ con khỏi các dịp tội, xin cho con được trong sạch hồn xác. Nhờ lời chuyển cầu của Cha với Chúa Giêsu, xin cho con được lòng khiêm nhượng, hy sinh và bỏ mình; một tình yêu nồng cháy dành cho Chúa Giêsu trong Bí Tích Thánh Thể; một tình yêu dịu ngọt dành cho Đức Maria – Mẹ con; một tình yêu vâng phục dành cho Đức Thánh Cha và Hội Thánh. Lạy Thánh Giuse, xin ở với con khi sống và lúc chết. Xin cho con được sự phán xét may lành của Chúa Giêsu – Chúa Cứu Thế nhân hậu của con. Amen. (Kinh Dâng Mình Cho Thánh Giuse)

From: Đỗ Dzũng

Giuse Chuyện Về Người – Sáng tác: Thế Thông – Trình bày: Lm Nguyễn Minh Tâm- Thánh Cả Giuse