Thánh Andre Bessette (1845-1937)-Cha Vương

Hôm nay 6/1 Giáo hội mừng kính thánh Andre Bessette (1845-1937), quan thầy của những người bị bỏ rơi và những người chăm sóc cho bệnh nhân. Một ngày ấm áp trong Chúa nhé.

Cha Vương

TIỂU SỬ: 

❦ Alfred Bessette sinh ngày 09 tháng 8 năm 1845 tại Québec, là con thứ tám trong một gia đình 12 anh em. Mồ côi cha mẹ sớm, Alfred phải trải qua nhiều đói khổ và bệnh tật, làm bánh mì, làm thợ giày, thợ rèn, lại mắc bệnh yếu bao tử không làm được việc nặng mà Alfred phải mang suốt đời. Ðiều làm cho ngài vượt thắng là sự cậy trông vào Chúa quan phòng và Thánh Cả Giuse.

❦  Gia nhập tu hội Các Thầy Thánh Giá (Congregation of the Holy Cross) và lấy tên là Thầy André

❦  Vì lý do sức khoẻ và học lực kém nên nhà dòng yêu cầu thầy đi về, nhưng trong sự tuyệt vọng, thầy đã xin đức giám mục sở tại can thiệp để được ở lại và được giao cho công việc khiêm tốn là gác cổng trường học Notre Dame ở Montreal, cùng với các nhiệm vụ phụ là dọn lễ, giặt giũ và đảm trách việc thư từ. Thầy Andre khôi hài rằng, “Khi tôi gia nhập cộng đoàn này, cha bề trên chỉ cho tôi cánh cửa ấy, và tôi ở đó suốt 40 năm.”

❦  Trong căn phòng nhỏ bé của ngài ở gần cổng trường, hầu như suốt đêm ngài quỳ gối cầu nguyện. Trên thành cửa sổ, trông ra đồi Royal, là bức tượng Thánh Giuse nhỏ, là người mà thầy hằng sùng kính ngay từ khi còn nhỏ. Khi được hỏi về điều ấy thầy trả lời, “Một ngày nào đó, Thánh Giuse sẽ được tôn kính một cách đặc biệt trên đồi Royal!”

❦  Khi biết có ai bị đau yếu, ngài đến thăm để cổ võ tinh thần cũng như để cầu nguyện với họ. Ngài cũng thường thoa lên bệnh nhân chút dầu lấy từ chiếc đèn luôn cháy sáng trước tượng Thánh Giuse trong nguyện đường của trường học. Từ đó tiếng đồn về sức mạnh chữa lạnh bắt đầu lan tràn.

❦  Rất tận tuỵ chăm sóc cho bệnh nhân. Thầy thường lập đi lập lại rằng “Ðâu có phải tôi chữa mà là Thánh Giuse.”

❦  Thầy Andre đã từ trần ngày 06 tháng 01 năm 1937 khi thầy 92 tuổi. Mặc dầu trời giá lạnh tuyết băng, hơn một triệu người đã tham dự  tang lễ của thầy.

❦  Đức Giáo Hoàng Phaolô VI đã công nhận các nhân đức anh hùng của Đấng Đáng Kính Andre Bessette ngày 12 tháng 6 năm 1978 và Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã tôn phong Chân Phước cho thầy Andre Bessette ngày 23 tháng 5 năm 1982.

❦ André Bessette đã được Đức Giáo Hoàng Benedict XVI phong thánh vào ngày 17 tháng 10 năm 2010. Mộ phần của thầy nằm sau bàn thờ chính trong nguyện đường Thánh Giuse tại Montreal, Canada.

NHÂN ĐỨC:

❦  Hết lòng cậy trông vào Chúa quan phòng và vào sự chuyển cầu của Thánh Giuse, nhất là trong lúc tuyệt vọng.

❦  Khát khao phục vụ Chúa bằng chính cuộc sống của mình

❦  Người gác cổng của Thiên Chúa. Thầy André biết cách nói về tình yêu của Thiên Chúa cách mãnh liệt đến độ thầy đã truyền niềm hy vọng cho mọi người gặp gỡ anh.

❦  Có khả năng thông cảm và tính hài hước nồng hậu với những người đến với ngài

❦  Ngài thường nói: “Bạn không được buồn”. “Thật là tốt để cười lớn một chút”. Đặc biệt với những người nghèo và bất hạnh, ngài đến với họ với một niềm vui nội tâm có tính lây lan.

CÂU NÓI:

❦ “Chính cây cọ nhỏ bé đã giúp nghệ nhân hoàn thành bức họa tuyệt mỹ.”

NOI GƯƠNG THÁNH NHÂN:

Tạo ra niềm vui trong công việc bằng cách nghĩ khác đi, và yêu thương nhiều hơn.

From: Do Dzung

******************************

Chúa Yêu Con Nhiều || Sáng tác : Nguyễn Như Thoại || Trình bày : Kim Tuyến 

Thánh Elizabeth Ann Seton Nữ Tu Hoa Kỳ (1774-1821)-Cha Vương 

Weekend ấm áp và bình an nhé! Hôm nay 04/01 Giáo Hội mừng kính Thánh Elizabeth Ann Seton Nữ Tu Hoa Kỳ (1774-1821). Mừng bổn mạng đến những ai chọn ngài làm quan thầy.

Cha Vương 

Thứ 7: 4/1/2025

TIỂU SỬ:

❦ Thánh Elizabeth Ann Seton có cha mẹ theo đạo Episcopan (Anh giáo).

❦ Lấy chồng lúc 19 tuổi với ông William Seton ở New york, con nhà giầu có. Hai người rất yêu nhau và sinh được 3 gái 2 trai. Góa chồng lúc 30 tuổi. Nhờ sự giúp đỡ của người bạn gia đình bà trở lại đạo Công Giáo 14/3/1805.

❦ Để có tiền nuôi con, bà đã mở trường nội trú Công giáo cho các thiếu nữ tại Baltimore, bang Maryland.

❦ Bà đáp lời tiếng Chúa gọi trong lòng, hiến mình cho Chúa, nên bà và mấy bà bạn cùng nhau lập tu viện, sau này trở thành Dòng Nữ tử Bác ái (Daughters of Charity). Hai con trai bà nhập lính hải quân, 2 con gái đi tu, một người chết trẻ, một người làm việc cho tù nhân. Ngày nay, hàng ngàn ngàn nữ tu Bác ái đang phục vụ trong các bệnh viện, nhà dưỡng lão, và nhà trường.

❦ Nữ Tu Bác Ái Người Mỹ và người ta tôn tặng cho Êlizabeth tước hiệu “Mẹ Seton”.

NHÂN ĐỨC:

❦ Hoàn toàn phó mình theo ý Chúa, vui chịu đau khổ, tôn kính Mình Thánh: Thánh Elizabeth Ann Seton không có ơn khác thường như làm phép lạ, nói tiên tri, in dấu thánh…nhưng bà có 2 điều đặc biệt là:  hoàn toàn phó mình làm trọn Ý Chúa, vui chịu đau khổ: mẹ chết, chồng chết, con chết, họ hàng ghét bỏ… Thánh nữ nổi bật về lòng tôn kính Mình Thánh Chúa, yêu mến Đức Mẹ…

❦ Đặc biệt nhất là thánh nữ thích việc viếng thăm những người nghèo khổ, đau yếu.

❦ Trong lá thư cho người bạn là bà Julia Scott, thánh nhân viết rằng ngài muốn đổi cả thế gian để sống ẩn dật ở “trong hang hay sa mạc. Nhưng Thiên Chúa đã ban cho tôi nhiều việc phải làm, và tôi hằng cầu xin và luôn luôn hy vọng được vâng theo ý Chúa hơn là ý riêng tôi.” Kiểu cách nên thánh của ngài là mở lòng cho mọi sự nếu chúng ta yêu mến Thiên Chúa và thi hành thánh ý Ngài.

CÂU NÓI:

❦ Thánh Elizabeth Seton thường nói với các nữ tu: “Tôi thiết nghĩ mục đích trước nhất trong công việc hàng ngày của chúng ta là thi hành thánh ý Thiên Chúa; thứ đến, thi hành điều ấy trong phương cách mà Ngài muốn; và thứ ba, thi hành điều ấy vì đó là ý Chúa.”

Đau khổ là những bậc thang dẫn tới Thiên Đàng.

❦ Tâm hồn chuẩn bị đón nhận Bí tích Thánh Thể phải được sáng bóng và trong suốt giống như một chiếc bình pha lê.

NOI GƯƠNG THÁNH NHÂN:

Trong đời sống hàng ngày mời bạn: 1) Luôn luôn tìm và thực thi thánh ý Thiên Chúa, 2) làm việc trong thánh ý Chúa muốn, 3) bạn làm những việc ấy vì đó là ý Chúa.

From: Do Dzung

***************************

Xin vang 

Thánh Thánh Ba-xi-li-ô Cả và Thánh Ghê-gô-ri-ô Na-di-en-Cha Vương

Chúc bình an! Sau những ngày yến tiệc linh đình, chịu khó vận động tay chân một tí để đốt calo nhé. Hôm nay Giáo hội mừng kính Thánh Thánh Ba-xi-li-ô Cả và Thánh Ghê-gô-ri-ô Na-di-en. Mừng bổn mạng đến những ai chọn các ngài làm qua thầy.

Cha Vương

Thứ 5: 02/01/2025

Thánh Ba-xi-li-ô Cả, giám mục, tiến sĩ Hội Thánh

TIỂU SỬ: Thánh Ba-xi-li-ô sinh tại Xê-da-rê miền Ca-pa-đô-xi-a năm 330, trong một gia đình Ki-tô giáo. Vốn là người tinh thông văn học lại nổi tiếng nhân đức, ban đầu thánh nhân chọn cuộc đời đan tu. Đến năm 370, người được cắt đặt làm giám mục cai quản nơi người sinh trưởng. Người tích cực chống lại giáo phái A-ri-ô, viết nhiều tác phẩm. Đặc biệt, người đã soạn thảo những quy luật cho đời sống đan tu, mà cho đến bây giờ, nhiều đan sĩ Đông Phương vẫn còn tuân giữ. Người hết sức chăm lo cho người nghèo. Người qua đời ngày 1 tháng Giêng năm 379.

NHÂN ĐỨC:

❦ Làm việc không biết mệt trong công việc mục vụ, chống chọi lại với nạn buôn thần bán thánh, giúp đỡ nạn nhân của hạn hán và đói kém, cố gắng thay đổi hàng giáo sĩ, nhấn mạnh đến tinh thần kỷ luật. Ngài không sợ lên án những điều xấu xa một khi đã thấy, và sẵn sàng ra vạ tuyệt thông cho những ai dính líu đến nạn mãi dâm ở Cappadocia.

❦ Thánh Ba-xi-li-ô là một người hết lòng chăm sóc cho những người nghèo. Có lần Ngài đã phát biểu: “Thực phẩm mà bạn không dùng là thực phẩm của người đói; quần áo bạn treo trong tủ là quần áo của người trần truồng; giày dép bạn không dùng là giày dép của người chân không; tiền bạc bạn cất giữ là tiền bạc của người nghèo; hành động bác ái mà bạn không thi hành là những bất công mà bạn đã phạm.”

NOI GƯƠNG THÁNH NHÂN:

❦ Hy sinh ít thời gian làm việc bác ái

❦ Bên vực cho sự thật, bài trừ văn hoá phẩm đồi trụy

===+===

Thánh Ghê-gô-ri-ô Na-di-en, giám mục, tiến sĩ Hội Thánh

TIỂU SỬ: Thánh Ghê-gô-ri-ô cũng sinh năm 330 gần thành Na-di-en. Người đi rất nhiều nơi để học hỏi, người đã kết thân với thánh Ba-xi-li-ô, đã chọn cuộc sống tu hành, nhưng sau đó thụ phong linh mục, rồi được chọn làm giám mục. Năm 381 người được đặt lên cai quản giáo phận thành Công-tăng-ti-nô-pô-li ; tuy nhiên, 18 tháng sau, vì có sự chia rẽ và bè phái trong địa phận, người lui về thành Na-di-en và qua đời tại đó ngày 25 tháng Giêng năm 389 hay 390. Hậu thế thường gọi thánh nhân là nhà thần học vì người vừa am tường đạo lý cao siêu, vừa có tài hùng biện.

NHÂN ĐỨC:

❦ Nhờ tài hùng biện và sự thánh thiện của Ngài, mà Ngài đã chinh phục được mọi người, đem lại sự bình an cho Giáo Hội lúc đó. Người ta đã phong tặng cho thánh nhân một cái tên hết sức thân thương: “Cha của những kẻ khốn cùng”.

NOI GƯƠNG THÁNH NHÂN:

❦ Giữ gìn vẻ chân thật trong lời ăn tiếng nói để đem lại sự tin tưởng và bình an trong môi trường sống hằng ngày của bạn.

From: Do Dzung

***************************

Sống trong tình Chúa – Gia Ân 

 Thánh Gioan Tông Đồ viết Tin Mừng, Người Do thái (Palestine) thế kỷ I-Cha Vương 

 Bạn biết không? Mùa Giáng không chỉ một ngày 25/12 nhưng nó bắt đầu từ Thánh lễ Vọng Giáng Sinh được cử hành vào ban chiều ngày 24 tháng 12 trước/sau giờ Kinh Chiều I (theo Sách Kinh Thần Vụ) cho đến hết Chúa Nhật sau ngày 9 tháng Giêng là lễ kính Chúa Giê-su chịu phép rửa. Vậy ta hãy tiếp tục mừng vui đi nhé. Merry Xmas!

Cha Vương 

Thứ 6: 27/12/2024

Hôm nay 27/12 Giáo Hội mừng Lễ Kính trọng thể Thánh Gioan Tông Đồ viết Tin Mừng, Người Do thái (Palestine) thế kỷ I. Mừng quan thầy đến những ai cho thánh nhân làm quan thầy.

Thánh của đức ái: Gioan là người Betsaida,  xứ Galilea,  con của ông Jebede làm nghề đánh cá trên biển hồ Tibêria (Génézaret). Gia đình khá giầu, vì ông có thuyền, có lưới, có người làm thuê (Mc 1,20). Mẹ ông là bà Salomê rất nhiệt thành với việc truyền đạo Chúa, bà đã theo Chúa, góp công góp của cho Chúa nhiều (Mt 27, 56Lc 8,3).

Tin mừng theo thánh Matthêu kể, ngài được Chúa Giêsu gọi theo khi đang vá lưới với cha và anh Anrê. Gioan tông đồ trẻ nhất trong Nhóm 12. Ngài độc thân, vui tính, hăng say, nên Chúa rất thương, cho lên núi Tabor, vào vườn Giessimani, được theo Đức Mẹ trên đường lên núi Canvê, được Chúa nhờ trối lại Mẹ Người , và cho làm con Mẹ thay Chúa,  đứng kề bên thánh giá khi Chúa tắt thở.  Ngài cũng là người chứng về sự sống lại của Chúa,  khi đã quan sát mồ Chúa và các khăn liệm còn để lại. Ngài đã viết Phúc  m thứ 4 mạc khải về thần tính Chúa Giêsu.  Ngài được ơn thị kiến nhiều mầu nhiệm cao siêu về sự sống đời đời và về Thiên Chúa.  Ngài viết 3 bức thư và viết những điều mầu nhiệm trong sách Khải Huyền.

Theo truyền khẩu, sau khi Chúa đã về Trời, ngài được hân hạnh sống với Đức Mẹ bên Epheso, nước Turkey ngày nay. Ngài qua Roma, bị ngâm vạc dầu sôi đời vua Domiciano mà không bị chín. Bị đày ra đảo Pasmo, theo tài liệu thánh Irene, người ta biết mấy điều vui vui như sau:

– Một hôm ngài gặp Cêrinhtô là người rối đạo. Hắn hỏi ngài có biết hắn là ai không? Người trả lời: Tôi biết anh là con cái ma quỷ đã từ lâu.

– Khi về già vẫn nuôi một com chim để chơi vui. Người ta ngạc nhiên, nhưng Người nói: Sau khi làm việc nhiều, cần phải cho tinh thần giải trí.

– Người nuôi một thằng nhỏ, yêu thương săn sóc như mẹ thương con, lớn lên nó hư thân đi làm tướng cướp. Dầu già lão, Người cũng đi tìm nó, khuyên răn nó trở lại mới nghe.

– Người được Chúa yêu thương cách riêng, nên suốt đời giảng giải về đức Bác ái.

Người ta kể, tại thành Epheso, khi ngài đã già lắm, không đi lại dễ dàng, giáo dân phải khiêng ngài ra ngồi trên ghế bành, nơi giáo dân tụ họp thờ phượng Chúa. Ngài không giảng nhiều điều, mỗi lần ngài giảng Kinh Thánh, ngài chỉ nói:” Các con thân yêu, hãy thương mến nhau”. Các giáo dân có mặt nghe mãi, phát chán, xin ngài giảng đề tài khác, ngài nói : “Các con thân yêu, đây là giới răn riêng của Chúa Giêsu, là lệnh Chúa truyền, các con thực hành chỉ một điều này, như thế là đủ”. (Thánh Giêrônimô, bình luận về thư gửi người Galata, chương 1,6).

Thánh Gioan không chết tử đạo như các tông đồ khác, nhưng. Ngài qua đời tại Ephêso khi đã được 94 tuổi. Hiện nay làng Ayasolouk thành Epheso còn mộ Người tại đó.

(Nguồn: Dân Chúa)

Để kính nhớ ngài, mời bạn  suy niệm một câu Kinh Thánh yêu thích nhất của Bạn hôm nay.

From: Do Dzung

***************************

GIÁNG SINH QUAY VỀ – Ca khúc Kim Hân 

Thánh Tê-pha-nô, tử đạo tiên khởi.-Cha Vương

Chúc mừng Giáng Sinh! Hôm nay Giáo Hội mừng kính Thánh Tê-pha-nô, tử đạo tiên khởi. Mừng bổn mạng đến những ai chọn ngài làm quan thầy nhé.

Cha Vương

Thứ 5: 26/12/2024

Sách Công Vụ Tông Ðồ kể rằng: “Thưa anh em, anh em hãy tìm trong cộng đoàn bảy người được tiếng tốt, đầy Thần khí và khôn ngoan. Còn chúng tôi, chúng tôi sẽ chuyên lo cầu nguyện và phục vụ Lời Thiên Chúa. Ðề nghị trên được mọi người tán thành. Họ chọn Ông Tê-pha-nô, một người đầy lòng tin và đầy Thánh thần, cùng với các Ông phi-líp-phê, pơ-rô-khơ-rô, Ni-ca-no, ti-môn, Pác-mê-na và ông Ni-cô-la, một người ngoại quê An-ti-ô-khi-a đã theo đạo Do Thái. Họ đưa các Ông ra trước mặt các Tông Ðồ.

Sau khi cầu nguyện, các Tông Ðồ đặt tay trên các Ông(Cv 6, 3- 6 ). Ðó là việc chọn lựa bảy phó tế tiên khởi giúp việc các Tông Ðồ, trong đó có Tê-pha-nô. Thánh Tê-pha-nô là một người đầy Thánh Thần và khôn ngoan, đã không ngừng rao giang về Ðức Giêsu phục sinh. Thiên Chúa qua việc đặt tay của các Tông Ðồ đã tuyển chọn Tê-pha-nô làm phó tế, sách Công Vụ Tông Ðồ viết tiếp: “Ông Tê-pha-nô được đầy ân sủng và quyền năng, đã làm những điềm thiêng dấu lạ lớn lao trong dân“( Cv 6, 8 ). Vì ghen ghét Tê-pha-nô, không tranh luận được với Ông, nên nhiều phe nhóm đã xúi dân vu khống Tê-pha-nô khiến cho Ông bị bắt. Tuy nhiên, Tê-pha-nô là người của Chúa, nên toàn thể cử tọa trong Thượng Hội Ðồng đều nhìn thẳng vào Ông Tê-pha-nô, và họ thấy mặt Ông giống như mặt thiên sứ( Cv 6, 15 ). Ðược đầy Thánh Thần, ông đăm đăm nhìn trời, thấy vinh quang Thiên chúa, và thấy Ðức Giêsu đứng bên hữu Thiên chúa. Ông nói:” Kìa, tôi thấy trời mở ra, và Con Người đứng bên hữu Thiên Chúa.”( Cv 7, 55-56 ). Họ lôi Ông ra ngoài thành mà ném đá.

THÁNH TÊ-PHA-NÔ THA THỨ CHO NHỮNG KẺ GIẾT CHẾT MÌNH

Cảm nghiệm sâu xa Lời Chúa:”.đừng sợ những kẻ chỉ giết được thân xác mà không giết được linh hồn”, thánh Tê-pha-nô đã chấp nhận sự vu khống của những kẻ ghen tỵ, thù hằn Ngài, Ngài đã làm một cử chỉ rất đẹp, rất thánh thiện:” Họ ném đá Ông Tê-pha-nô, đang lúc Ông cầu xin rằng: ” Lạy Chúa Giêsu, xin nhận lấy hồn con “( Cv 7, 59 ). Rồi Ông quỳ gối xuống, kêu lớn tiếng:” Lạy Chúa, xin đừng chấp họ tội này”. Nói thế rồi, Ông an nghỉ ( Cv 7, 60 ).

Lạy Chúa, thánh Tê-pha-nô, vị tử đạo đầu tiên đã biết cầu nguyện cho những kẻ bách hại mình như Chúa Kitô dạy. Hôm nay, mừng thánh nhân được rước về trời, chúng con nài xin Chúa ban ơn để chúng con hằng noi gương thánh nhân để lại mà yêu thương ngay cả địch thù (Lời nguyện nhập lễ, lễ thánh Tê-pha-nô),

(Linh mục Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT)

Tuy bạn không bị bách hại vì đạo như Tê-pha-nô, nhưng bạn có thể thực hiện việc hãm mình hy sinh nho nhỏ để dâng lên Chúa Hài Nhi nhé.

From: Do Dzung

*************************

Hương Lan – Dâng Chúa Hài Nhi – Gloria II.

 

THÁNH GIUSE VÀ CÂU CHUYỆN GIÁNG SINH –  Rev. Ron Rolheiser, OMI

St Joseph Oratory Montreal Photograph by Pierre Leclerc Photography

Đền thờ thánh Giuse ở thành phố Montreal, Canada.

 

 Rev. Ron Rolheiser, OMI

Có vô số người, vương cung thánh đường, nhà thờ, đền thánh, chủng viện, tu viện, thị trấn và thành phố được đặt tên Thánh Giuse. 

Quê hương Canada của tôi nhận ngài làm đấng bảo trợ.

 

Vậy chính xác ông Giuse này là ai? 

Ngài là nhân vật lặng lẽ trong câu chuyện Giáng Sinh, với tư cách chồng của Đức Mẹ và nghĩa phụ của Chúa Giêsu, rồi sau đó, ngài không còn được nhắc đến lần nào nữa.  Hình ảnh của lòng mộ đạo bình dân có về ngài là hình ảnh của một người lớn tuổi, bảo vệ cho Đức Mẹ, người thợ mộc, khiết tịnh, thánh thiện, khiêm nhường, lặng lẽ, thánh bảo trợ hoàn hảo cho người lao động chân tay và những nhân đức thầm lặng, hiện thân của đức khiêm nhường.

Chúng ta thật sự biết được gì về ngài?

Trong phúc âm Thánh Matthêu, việc thụ thai Chúa Giêsu được báo cho Thánh Giuse thay vì cho Đức Maria.  Trước khi họ đến với nhau, Đức Maria đã có thai nhờ Chúa Thánh Thần.  Giuse, chồng bà là người ngay thẳng và không muốn làm cho bà phải hổ thẹn, nên đã quyết định âm thầm tuyệt hôn với bà, vừa lúc đó một thiên thần xuất hiện trong giấc mơ và bảo ngài đừng sợ cưới Đức Maria về làm vợ, rằng đứa bé trong bụng Đức Maria được thụ thai nhờ Thánh Thần.

At that time, the angel Gabriel was sent by God to by fernandadesa on ...

Đoạn này nói lên điều gì?

Hầu hết là những điều mang tính tượng trưng.  Thánh Giuse trong câu chuyện Giáng Sinh rõ ràng làm chúng ta liên tưởng đến Giuse trong Cựu Ước, cũng được báo mộng, cũng đi Ai Cập, cũng cứu gia đình.  Cũng như vậy, vua Hêrôđê rõ ràng là tái hiện vua Pharaô Ai Cập, cả hai đều cảm thấy bị đe dọa, đều giết con trai người Do Thái, nhưng Thiên Chúa đã bảo vệ mạng sống của họ, sẽ cứu họ.

The Church of Jesus Christ of Latter-day Saints

Nhưng sau tính biểu tượng đó, Thánh Giuse trong câu chuyện Giáng Sinh còn có câu chuyện riêng của ngài.  Ngài được cho là người “ngay thẳng,” theo các học giả, đây là cách gọi ngụ ý ngài tuân theo Lề luật của Thiên Chúa, tiêu chuẩn thánh thiện tối cao của người Do Thái.  Về mọi mặt, ngài không có gì đáng trách, ngài là gương mẫu của sự tốt lành, thể hiện qua việc ngài không muốn vạch trần để làm nhục Đức Maria, dù ngài quyết định sẽ âm thầm tuyệt hôn.

 

Về mặt lịch sử, chuyện gì đã xảy ra?

Theo những gì chúng ta có thể làm tái hiện, thì bối cảnh mối quan hệ giữa thánh Giuse và Đức Maria là như sau.  Phong tục hôn nhân thời đó là khi đến tuổi dậy thì, người phụ nữ trẻ sẽ được cha mẹ sắp xếp gả cho một người đàn ông, thường là lớn hơn vài tuổi.  Họ sẽ hứa hôn, về căn bản là thành vợ chồng, nhưng chưa sống với nhau và chưa có quan hệ tình dục trong vài năm.  Luật do thái đặc biệt nghiêm ngặt về chuyện hai người phải giữ khiết tịnh trong thời gian hứa hôn.  Trong thời gian này, người thiếu nữ sẽ tiếp tục sống với cha mẹ mình, còn người đàn ông sẽ đi dựng nhà và tìm một nghề nghiệp để có thể chu cấp cho vợ sau khi hai người sống chung.

Guardian Angel Gabriel Over Adoring Mary and Joseph Baby Jesus Figurine 15 In - Picture 1 of 4Thánh Giuse và Đức Maria đang ở giai đoạn này, là vợ chồng về pháp lý, nhưng chưa sống với nhau, thì Đức Maria có thai.  Thánh Giuse biết đứa con không phải của mình, như thế là có vấn đề.  Nếu ngài không phải là cha đứa trẻ, vậy ai là cha đứa bé?  Để giữ thanh danh của mình, ngài có thể yêu cầu điều tra công khai, và làm Đức Maria sẽ bị cáo buộc tội gian dâm, đồng nghĩa với cái chết.  Nhưng ngài quyết định “lặng lẽ tuyệt hôn,” nghĩa là tránh cuộc điều tra công khai có thể sẽ làm cho Đức Maria bị rơi vào tình cảnh khó xử và tình thế nguy hiểm.

Rồi sau khi được báo mộng, ngài đồng ý đưa Đức Maria về nhà mình làm vợ, đặt tên con như con của mình, như thế là nhận mình là cha đứa trẻ.  Khi làm như thế, ngài giúp Đức Maria không bị bẽ mặt, thậm chí còn cứu cả mạng sống cho Đức Maria, và ngài cho đứa trẻ sắp sinh ra có một vị thế được đón nhận về mặt tôn giáo, xã hội, vật chất, đồng thời nuôi dạy đứa trẻ.  Nhưng ngài còn làm một việc khác nữa, một việc không hữu hình bằng.  Ngài cho thấy người ta có thể là một tín hữu ngoan đạo, đầy đức tin vào mọi sự trong tôn giáo của mình, nhưng đồng thời lại mở lòng với một mầu nhiệm vượt quá tầm hiểu tôn giáo và nhân văn của mình.

Đây chính là vấn đề đối với nhiều tín hữu Kitô, kể cả Thánh Matthêu, vào thời điểm các Phúc âm được viết.  Họ là những người Do Thái tận tâm không biết làm sao để đưa Đức Kitô vào khung tôn giáo vốn có của mình.  Khi Thiên Chúa đi vào đời sống con người theo những cách mới mẻ thì không thể tưởng tượng nổi, con người phải làm gì?  Với một khái niệm bất khả thi, chúng ta phải làm thế nào?  Thánh Giuse là một gương mẫu.  Như thần học gia Raymond Brown nói: “Nhân vật chính trong câu chuyện sơ khai của thánh Matthêu là thánh Giuse, một người Do Thái tuân theo Lề luật nhưng nhạy bén.  Trong Thánh Giuse, thánh sử đã họa nên điều mà ngài nghĩ một người Do Thái (ngoan đạo thật sự) nên là, và có lẽ cũng là điều mà ngài đã sống như vậy.”

 


 

Về căn bản, Thánh Giuse dạy chúng ta cách sống trong lòng trung tín yêu thương với mọi sự

mà chúng ta bám vào về mặt nhân bản hay tôn giáo,

đồng thời chúng ta cũng mở lòng với mầu nhiệm của Thiên Chúa…

Và đây chẳng phải là thách thức thật sự của Giáng Sinh hay sao?

**********************************************************

Rev. Ron Rolheiser, OMI

From: Langthangchieutim

THÁNH GIOAN THÁNH GIÁ-Trích ĐGH Bênêdictô XVI,

Đây là vị “Tiến Sĩ Thần Bí,” nhà thần học vĩ đại của gia đình Cát Minh.  Thánh Gioan Thánh Giá để lại nhiều bài thơ đậm chất thần bí và giàu tư tưởng thần học, nhấn mạnh tới cuộc thanh luyện linh hồn.  Bốn tác phẩm nổi tiếng nhất của ngài vẫn còn ảnh hưởng mạnh mẽ đến ngày nay là “Đường Lên Núi Cát Minh,” “Đêm Tối,” “Bài Thánh Ca Thiêng Liêng” và “Lửa Tình Yêu Hằng Sống.”  Đức Bênêđictô XVI đã dành buổi tiếp kiến chung ngày 16 tháng 02 năm 2011 để nói về cuộc đời và tư tưởng của thánh nhân.

********************

Anh chị em thân mến,


Lần trước, tôi đã giới thiệu một nhà thần bí vĩ đại người Tây Ban Nha, thánh nữ Têrêsa Giêsu.  Hôm nay, tôi sẽ nói về một vị thánh quan trọng khác cũng là người Tây Ban Nha, bạn thiêng liêng của thánh nữ Têrêsa, đã cùng với thánh nữ cải tổ “Gia Đình Cát Minh”: đó là thánh Gioan Thánh Giá.  Ngài đã được đức giáo hoàng Piô XII tuyên phong là “Tiến Sĩ Hội Thánh” vào năm 1926, và theo truyền thống, ngài được biết đến với danh hiệu là vị “Tiến Sĩ Thần Bí” (Doctor Mysticus).

Gioan Thánh Giá sinh năm 1542 tại một ngôi làng nhỏ miền Fontiveros, gần Avila thuộc vùng Castille, là con của ông Gonzalo de Yepes và bà Catalina Alvarez.  Gioan sinh trưởng trong một gia đình rất nghèo.  Thân phụ của ngài, ông Gonzalo, vốn xuất thân từ dòng dõi quý tộc, nhưng sau đó bị trục xuất và không được nhìn nhận là một thành viên trong gia đình vì đã cưới cô Catalina, một thợ dệt lụa, thuộc tầng lớp thấp kém.

Gioan mất thân phụ khi còn ở độ tuổi rất nhỏ.  Lúc lên 9, ngài đã cùng với thân mẫu và người em trai là Francisco, di chuyển đến Medina del Campo, không xa Valladolid, một trung tâm thương mại và văn hóa của Tây Ban Nha thời bấy giờ.  Tại đây, ngài theo học ở trường Colegio de los Doctrinos, và đảm nhận vài công tác khiêm hạ cho các nữ tu của Tu viện và nhà thờ Mađalena.  Sau khi được chứng nhận có phẩm chất đạo đức tốt và kiến thức vững vàng, Gioan bắt đầu làm trợ tá cho bác sĩ ở Bệnh viện Conception, rồi tiếp tục theo học ở trường Cao đẳng của dòng Tên, mới được thiết lập ở Medina del Campo.  Gioan chính thức học ở trường Cao đẳng này năm mười tám tuổi và nghiên cứu các môn khoa học Nhân văn, Hùng biện, Cổ ngữ trong khoảng ba năm.  Lúc mãn chương trình học, Gioan có trực giác về ơn gọi tu trì.  Trong số rất nhiều dòng đang hiện diện ở Medina, ngài cảm thấy như được mời gọi đến với Anh Em Cát Minh.

El Colegio de Doctrinos - Página web de toledo-pintoresca

Mùa hè năm 1563, Gioan bắt đầu thời gian tập viện ở một tu viện Cát Minh trong thị trấn, nhận danh hiệu là Juan de San Mattia.  Một năm sau đó, ngài theo học tại trường Đại học danh tiếng Salamanca, nghiên cứu Nhân văn và Triết học khoảng ba năm.

Năm 1567, ngài được thụ phong linh mục và trở về Medina del Campo để cử hành thánh Lễ Tạ Ơn, với sự tham dự đông đảo của gia đình huyết thống.  Chính tại đây, lần đầu tiên Gioan gặp thánh nữ Têrêsa Giêsu.  Cuộc gặp gỡ này mang tính quyết định cho cả hai vị.  Têrêsa đã giải thích cho Gioan về kế hoạch cải tổ dòng Cát Minh của mình, bao gồm cả ngành nam của dòng, và đề nghị Gioan ủng hộ kế hoạch này nhằm “vinh danh Chúa hơn.”  Vị linh mục trẻ đã bị cuốn hút bởi ý tưởng của thánh nữ Têrêsa, đến nỗi can đảm trở thành người tiên phong trong kế hoạch cải tổ này.

St Teresa of Avila | Communio

Hai vị có mấy tháng làm việc chung với nhau, cùng chia sẻ lý tưởng và soạn thảo kế hoạch, muốn bắt đầu tiến trình cải tổ bằng việc thành lập cộng đoàn Cát Minh không đi giày đầu tiên, tiến hành càng sớm càng tốt.  Và một cộng đoàn như thế đã chính thức xuất hiện vào ngày 28 tháng 12 năm 1568, tại Duruelo, một nơi hẻo lánh thuộc tỉnh Avila.

Cộng đoàn Cát Minh không đi giày theo tinh thần cải tổ này gồm có Gioan và ba bạn đồng hành.  Đời sống tu trì của họ có nhiều thay đổi, quay lại nếp sống nhiệm nhặt với bản Tu luật nguyên thủy, mỗi thành viên nhận lấy một danh xưng mới: từ đây Gioan lấy danh hiệu là “Thánh Giá,” và cho đến ngày nay, ngài vẫn được biết đến trên toàn thế giới với danh hiệu đáng kính này.

Cuối năm 1572, theo lời đề nghị của Têrêsa, Gioan trở thành cha giải tội và vị đại diện của đan viện Nhập Thể ở Avila, nơi Têrêsa Giêsu làm Bề trên.  Đây là khoảng thời gian hai vị đã cộng tác thân thiết và xây dựng tình bạn hữu thiêng liêng, làm phong phú tinh thần cho cả hai.  Những tác phẩm quan trọng nhất của Têrêsa cũng như của Gioan ra đời trong khoảng thời gian này.

Ascent of Mount Carmel by St John of the Cross - Book 1 - YouTube

Việc cải tổ dòng Cát Minh không dễ dàng, Gioan nỗ lực kêu gọi anh em cộng tác, và rồi ngài phải chịu nhiều đau khổ.  Chuyện tệ hại nhất xảy ra vào năm 1577, Gioan bị bắt giam trong ngục tại một Tu viện theo luật cũ, với một cáo trạng bất công.  Ở chốn lao tù, Gioan phải chịu túng thiếu và kìm kẹp cả về thể lý lẫn tinh thần.  Tại đây, ngài đã sáng tác bài thơ nổi tiếng, với nhan đề “Bài Thánh Ca Thiêng Liêng,” cùng với nhiều bài thơ khác.  Cuối cùng, vào đêm ngày 16 rạng sáng ngày 17 tháng 8 năm 1578, Gioan thực hiện một cuộc đào tẩu mạo hiểm và tìm đến trú ẩn tại tu viện của các nữ tu Cát Minh cải tổ trong thị trấn.  Thánh Têrêsa và các bạn hữu cùng chí hướng của ngài rất vui mừng vì Gioan được tự do, và sau đó, ngài ở lại đó ít lâu, đến khi bình phục sức khoẻ hoàn toàn, mới chuyển đến Andalusia, nơi đây ngài cư trú trong nhiều tu viện khác nhau khoảng 10 năm, đặc biệt ở Granada.

Gioan ngày càng được trao phó những chức vụ cao hơn trong dòng, cho đến khi ngài trở thành vị đại diện Tỉnh dòng và đã hoàn tất vài khảo luận về đời sống tâm linh.  Sau đó, ngài trở về vùng đất đã sinh trưởng, với cương vị là một thành viên trong ban tổng đại diện của gia đình Cát Minh Têrêsa, khi ấy đã có được sự tự trị hoàn toàn về mặt pháp lý.

Gioan đến sống ở Carmel Segovia, đảm nhận chức bề trên của cộng đoàn.  Năm 1591, ngài được cắt hết tất cả trọng trách và được bổ nhiệm đến một tỉnh dòng mới ở Mêxicô.  Trong thời gian chuẩn bị cho chuyến hành trình dài cùng với 10 bạn đồng hành, Gioan lui về một tu viện hẻo lánh ở gần Jaen, nơi đây ngài ngã bệnh nặng.

Thánh nhân đối diện với đau khổ bệnh tật bằng một thái độ bình thản và kiên nhẫn.  Ngài qua đời vào giữa đêm ngày 13 rạng sáng ngày 14 tháng 12 năm 1591, khi anh em còn đang nguyện kinh sáng.  Rời bỏ anh em, thánh nhân nói: “Hôm nay, tôi sẽ nguyện kinh trên Thiên Đàng.”  Thi thể của ngài được di dời đến Segovia.  Ngài được đức giáo hoàng Clêmentê X phong Chân phước vào năm 1675 và được đức giáo hoàng Bênêdictô XIII phong thánh vào năm 1726.

Gioan được xem là một trong những nhà thơ nổi bật nhất của nền văn chương Tây Ban Nha.  Bốn tác phẩm chính của ngài là “Đường Lên Núi Cát Minh,” “Đêm Tối,” “Bài Thánh Ca Thiêng Liêng,” và “Lửa Tình Yêu Hằng Sống.”

THE WORKS OF ST. JOHN OF THE CROSS [4-volume set] by St. John of the ...

Trong tác phẩm “Bài Thánh Ca Thiêng Liêng,” thánh Gioan Thánh Giá giới thiệu một tiến trình thanh luyện của linh hồn diễn ra từng bước.  Linh hồn phấn khởi khi dần đạt đến Thiên Chúa, cho tới khi cảm nghiệm được rằng, linh hồn yêu mến Thiên Chúa bằng một tình yêu mà Thiên Chúa đã yêu mến linh hồn.  Tác phẩm “Lửa Tình Yêu Hằng Sống” tiếp tục làm rõ quan điểm này, bằng cách mô tả chi tiết hơn tình trạng biến đổi, nên một với Thiên Chúa.

Thí dụ mà Gioan thường sử dụng là ngọn lửa: lửa cháy càng mạnh, càng thiêu huỷ mùn gỗ, thì càng bừng sáng cho đến khi tất cả thành một ngọn lửa lớn; cũng thế, Thánh Thần, Đấng thanh luyện và “tẩy rửa” linh hồn suốt thời kỳ đêm tối, cũng soi sáng và đốt nóng linh hồn, cho đến khi linh hồn hóa thành ngọn lửa.  Sự sống của linh hồn là lời tán dương không ngừng của Thánh Thần, Đấng vén mở cho chúng ta thoáng thấy phần vinh quang Thiên Quốc vì được kết hiệp với Thiên Chúa trong vĩnh cửu.

Tác phẩm “Đường lên núi Cát Minh” trình bày một hành trình tâm linh, khởi đi từ việc thanh luyện linh hồn, là điều vô cùng cần thiết để đạt tới đỉnh cao của sự trọn lành Kitô giáo, được biểu trưng hóa bằng đỉnh núi Cát Minh.  Hành trình thanh luyện này do con người đảm nhận, có sự tác động của ơn thánh, sẽ giúp giải thoát linh hồn khỏi mọi quyến luyến hay gắn bó với những gì chống lại thánh ý Thiên Chúa.

Ascent of Mount Carmel by St. John of the Cross, Paperback | Barnes ...

Để đạt đến sự hiệp nhất trọn vẹn trong tình yêu Thiên Chúa, thì linh hồn cần phải trải qua một hành trình thanh luyện, khởi đầu bằng việc thanh luyện các giác quan, rồi tiếp tục bằng việc sống ba nhân đức hướng Chúa: Tin, Cậy, Mến, hầu thanh luyện lý trí, ký ức và ý chí.

Tác phẩm “Đêm tối” mô tả khía cạnh “thụ động,” ở đó, Thiên Chúa can thiệp vào tiến trình thanh luyện linh hồn.  Thật vậy, chỉ cố gắng tự sức mình, con người không thể triệt tiêu căn nguyên sâu xa của những khuynh hướng và nết xấu nơi bản thân: tất cả những gì linh hồn có thể thực hiện là kiểm điểm chúng, nhưng không thể hoàn toàn bứng đi gốc rễ chúng.  Tiến trình này cần sự tác động đặc biệt của Thiên Chúa, Đấng thanh luyện triệt để linh hồn và chuẩn bị cho linh hồn những điều kiện xứng hợp nhất, hầu có thể nên một trong tình yêu của Người.

Thánh Gioan mô tả tiến trình thanh luyện này như là một tiến trình “thụ động,” mặc dù linh hồn chấp nhận đi vào, nhưng tiến trình này diễn ra nhờ được tác động nhiệm mầu của Chúa Thánh Thần, Đấng như một ngọn đuốc bừng cháy, đốt cháy mọi điều ô uế.  Trong tình trạng này, linh hồn chịu khuất phục trước mọi thử thách, như thể linh hồn ở trong đêm tối vậy.

Tri thức về hành trình tâm linh được tìm thấy trong các tác phẩm nổi tiếng nhất của thánh Gioan, giúp chúng ta tiếp cận những điểm nổi bật về đạo lý thần bí thâm sâu của ngài, mục đích là mô tả một con đường chắc chắn để đạt đến sự thánh thiện, đến tình trạng thành toàn viên mãn mà Thiên Chúa mời gọi tất cả chúng ta.

Theo Gioan Thánh Giá, tất cả những gì hiện hữu đều do Thiên Chúa dựng nên và tự bản chất là tốt lành.  Vì thế, qua các thụ tạo, chúng ta có thể nhận biết Thiên Chúa, Đấng đã khắc ghi nơi thụ tạo dấu tích của chính Người.  Trong mọi trường hợp, đức tin luôn là nguồn mạch giúp con người nhận biết Thiên Chúa đúng như Người là, xét trong nội tại, Một Chúa Ba Ngôi.  Tất cả những gì Thiên Chúa muốn là trò chuyện với con người, Thiên Chúa nói trong Đức Giêsu, là Lời đã mặc lấy xác phàm.  Đức Giêsu Kitô là con đường duy nhất và đáng tin cậy nhất dẫn chúng ta đến với Chúa Cha (x. Ga 14,6).  Bất kỳ thứ gì được tạo ra, thì hiển nhiên, chẳng là gì so với Thiên Chúa, và không có giá trị gì nếu ở ngoài Thiên Chúa; vì vậy, để đạt đến tình yêu tuyệt hảo của Thiên Chúa, mọi tình yêu khác phải được quy chiếu vào Đức Kitô mà đến với tình yêu Thiên Chúa.

Điều này dẫn tới lời khẳng định của thánh Gioan Thánh Giá về sự cần thiết phải thanh luyện và tự làm trống rỗng nội tâm, ngõ hầu được biến đổi trong Thiên Chúa, đó là cùng đích duy nhất của sự trọn lành.

Sự “thanh luyện” này không hệ tại ở việc loại bỏ đi mọi thứ thuộc về thể lý, hoặc không muốn dùng đến thế giới vật chất; trái lại điều làm cho linh hồn nên thanh khiết và tự do chính là loại bỏ đi sự lệ thuộc vào thế giới thụ tạo này một cách vô trật tự.  Mọi thứ phải được đặt trong Thiên Chúa như là trọng tâm và cùng đích của đời sống chúng ta.

Dĩ nhiên, tiến trình thanh luyện rất dài và gian khó, đòi hỏi nỗ lực của bản thân, nhưng tác nhân thực sự vẫn là Thiên Chúa: điều có thể thực hiện ở phía con người là làm cho mình trở nên “sẵn sàng,” mở rộng tâm hồn đón nhận sự tác động của ơn thánh và không để cho bất kỳ rào cản nào xuất hiện ngăn trở ơn thánh.  Bằng việc sống các nhân đức Tin – Cậy – Mến, con người nâng bản thân mình lên và làm cho cuộc tận hiến của mình trở nên rất giá trị.  Tiến trình thanh luyện giúp tăng trưởng đức tin, đức cậy, và đức mến, từng bước kết hiệp với Thiên Chúa, cho tới khi linh hồn được chuyển biến trong Người.

Khi tiến trình thanh luyện đạt đến cùng đích, linh hồn được chìm ngập vào trong đời sống của Ba Ngôi, từ đó thánh Gioan Thánh Giá khẳng định rằng, linh hồn sẽ vươn lên tới chỗ yêu mến Thiên Chúa bằng một tình yêu giống với tình yêu mà Thiên Chúa đã yêu thương linh hồn, vì Người vẫn yêu thương linh hồn trong Thần Khí của Người.

Saint John of the Cross Painting by Diego de Sanabria - Pixels

Vì lý do này mà vị Tiến Sĩ Thần Bí khẳng định rằng, sẽ không có sự hiệp nhất thực thụ trong tình yêu với Thiên Chúa, nếu không đạt đến cực điểm trong sự hiệp nhất Ba Ngôi.  Ở giai đoạn cuối cùng này, linh hồn thánh thiện nhận biết mọi thứ nơi Thiên Chúa và không còn phải nhờ các thụ tạo để vươn tới Thiên Chúa nữa.  Giờ đây, linh hồn cảm thấy được chìm ngập trong tình yêu Thiên Chúa và hỷ hoan trong tình yêu Thiên Chúa mà không có gì cản trở.

Sau cùng, một câu hỏi đặt ra là: phải chăng thánh Gioan Thánh Giá, trong quan điểm thần bí trổi vượt, với rất nhiều đòi hỏi khác nhau của hành trình thanh luyện linh hồn hầu đạt đến đỉnh cao trọn lành, chẳng có bất cứ điều gì để nói với chúng ta hôm nay, những Kitô hữu bình thường, đang sống cuộc đời thường nhật, cùng với những điều kiện hết sức bình dị mà thôi?  Phải chăng thánh Gioan Thánh Giá là một khuôn mẫu điển hình chỉ dành cho một vài linh hồn ưu tuyển nào đó, vốn thực sự đủ khả năng đảm nhận hành trình thanh luyện này, hay chỉ dành cho những vị khổ tu thần bí mà thôi?

Để có câu trả lời, trước hết, chúng ta phải ghi nhớ rằng, cuộc đời của thánh Gioan Thánh Giá không phải luôn suôn sẻ, lướt trên “những đám mây thần bí”; đúng hơn ngài đã trải qua nhiều gian khổ, cụ thể và rõ ràng, vì là một nhà cải tổ dòng Cát Minh, ngài đã bị rất nhiều người chống đối, cả từ phía Bề trên tỉnh dòng, đồng thời, trong thời gian ở chốn lao tù do anh em hiểu lầm, ngài đã hứng chịu những lời nhục mạ cay nghiệt và bị hành hạ cách tàn bạo.

Tuy rằng, cuộc đời của thánh Gioan có nhiều đau khổ, nhưng trong thời gian mấy tháng ở tù, ngài đã viết một trong những tác phẩm tuyệt vời nhất của mình.  Và vì thế, chúng ta có thể hiểu rằng, hành trình với Đức Kitô, đồng hành với Đức Kitô, Con Đường, không phải là chất thêm gánh nặng cho cuộc đời của chúng ta, không phải là điều gì đó vốn làm cho gánh cuộc đời của chúng ta thêm nặng, nhưng là một điều gì đó hoàn toàn khác biệt.  Đó là nguồn ánh sáng, nguồn động lực giúp chúng ta mang lấy gánh nặng và bước trên hành trình này.

Giới thiệu chung về Thánh Gioan Thánh Giá - DÒNG CÁT MINH CHÂN TRẦN

Nếu ai đó cưu mang tình yêu cao cả nơi bản thân mình, thì tình yêu sẽ mang đến cho người ấy đôi cánh, nhờ thế, người ấy có thể đương đầu với tất cả những phiền muộn của cuộc đời dễ dàng hơn, bởi chất chứa trong mình nguồn ánh sáng vĩ đại; đây là niềm tin của chúng ta: được Thiên Chúa yêu thương và để cho chính mình được Thiên Chúa yêu thương trong Đức Giêsu Kitô.  Để cho chính mình được Thiên Chúa yêu là ánh sáng Thiên Chúa, giúp chúng ta mang lấy gánh nặng hằng ngày.

Và sự thánh thiện cũng không phải là một hành động quá khó khăn đối với chúng ta, nhưng phải hiểu rằng, thánh thiện chính xác là hãy “mở rộng”: mở rộng những cánh cửa của linh hồn để ánh sáng của Thiên Chúa chiếu vào, và đừng bao giờ lãng quên Thiên Chúa; vì chính khi rộng mở cho ánh sáng Thiên Chúa chiếu vào tâm hồn, con người đón nhận sức mạnh, tìm được niềm vui ơn cứu độ.

Chúng ta hãy cầu xin Chúa giúp chúng ta khám phá sự thánh thiện này, để chính chúng ta được Thiên Chúa yêu thương, vì Người là cùng đích và là ơn cứu độ đích thực của toàn thể nhân loại.

Trích ĐGH Bênêdictô XVI, 36 Thánh Tiến Sĩ (Tp. HCM: Nxb Phương Đông, 2017), tr. 400-412.

 

 From: Langthangchieutim


 

Thánh nữ Luxia, Người Ý  (- 304), Đồng Trinh tử đạo – Cha Vương

Hôm nay 13/12 Giáo Hội mừng kính Thánh nữ Luxia, Người Ý  (- 304), Đồng Trinh tử đạo. Mừng Lễ Bổn Mạng đến những ai chọn Thánh nữ làm quan thầy nhé.

Cha Vương

Thứ 6: 13/12/2024

Trong dụ ngôn 10 cô trinh nữ, chỉ có 5 cô được vào dự tiệc. Luxia, nghĩa là “Sáng”. Cô cầm đèn cháy sáng đến chết, giờ đây cô đang dự tiệc trên trời.

Như nhiều vị tử đạo ban đầu tại Rôma, người ta không biết nhiều về cô Sáng, nhưng biết quê cô ở đảo Sicily, và cô tử đạo đời vua Diocletianô. Tên cô được ghi trong kinh nguyện Thánh Thể I, chứng tỏ giáo hội rất tôn kính cô.

Người ta kể, cô khấn không lấy chồng, để giữ mình đồng trinh cho Chúa Kitô. Khi anh chàng ham muốn kết hôn với cô khám phá ra rằng, cô là người Công giáo, hắn tố cáo và cô bị bắt, đánh đập, nhưng cô quyết trung thành với người yêu của mình là Chúa Giêsu .

Người ta truyền tụng rằng: Khi quân lính đến bắt cô, người cô nặng như đống đá dính chặt vào đất. Quân lính sợ hãi, đổ dầu lên người cô mà đốt nhưng lửa cũng không hề đụng đến người cô. Chúng ngạc nhiên hỏi cô làm sao mà có sự lạ lùng như vậy, cô cho biết là Chúa Giêsu che chở cô. Cuối cùng chúng dùng gươm đâm vào cổ cô. Chúa Giêsu, Ðấng cô hằng yêu quí suốt đời đã đến đón cô lên Thiên đàng. Từ đó có nhiều huyền thoại được thêu dệt để ca tụng lòng can đảm của thánh nữ.

Lễ kính nữ thánh Sáng cử hành vào mùa Vọng, mùa trông đợi Chúa Giêsu là Ánh sáng muôn dân. Nơi quê hương người Scandinavian có lệ mừng lễ rất hay: một thiếu nữ mặc áo trắng, khăn quàng vai đỏ tượng trưng máu tử đạo, cô cầm cành lá dừa, đầu đội triều thiên có nhiều nến sáng.

Tại Thuỵ điển, người con gái nhỏ nhất trong nhà mặc như thánh nữ Luxia xưa, đầu đội khay đèn dẫn đầu đám rước đi quanh nhà. Sau đó cả nhà quây quần vui vẻ ca hát, ăn bánh ngọt và uống cà phê.

Tại Hungary, người ta trồng lúa mì trong một cái nồi nhỏ . Gần lễ Giáng Sinh, những mầm non trong nồi xuất hiện, nói lên sự sống sinh ra từ sự chết, sau đó nồi lúa mì được đem tới máng cỏ tượng trưng Chúa Kitô trong Thánh Thể.

(Nguồn: Dân Chúa)

❦  “Bây giờ tôi không còn gì để hy sinh, Tôi dâng hiến bản thân tôi làm của lễ sống động cho Thiên Chúa tối cao.”

(Trích Hạnh thánh Lucia.)

Bạn có gì để dâng hiến Chúa hôm nay? Thiết nghĩ làm một hy sinh nhỏ với hết con tim cũng đủ làm cho Chúa vui lắm đó.

*Xin thánh nữ Lucia cầu bầu cho chúng con.

From: Do Dzung

****************************

ĐẸP THAY NHỮNG BƯỚC CHÂN – GLV.GX XUÂN HIỆP

Thánh Nicôla giám mục, Turkey (- 343)-Cha Vương

Mừng quan thầy đến những ai mang tên Nick nhé!

Cha Vương

Thư 6: 06/12/2024

Hôm nay 06/12 Giáo Hội mừng kính Thánh Nicôla giám mục, Turkey (- 343) Vị thánh bênh vực công lý, bênh vực người nghèo, cho quà con nít: Nicholas sinh tại Patara thuộc tỉnh Lycia, thuộc Tiểu Á (Asia Minor), ngày nay gọi là nước Turkey (Thổ nhĩ kỳ). Sau khi cha mẹ chết, cậu đem hết tiền của cho người nghèo. Ông đi tới tỉnh Myra (ngày nay là Demre) khi giáo sĩ và giáo dân đang chọn giám mục mới. Người dân chọn Ông giữ chức vụ  giám mục thành Myra.

Vào đầu thế kỷ 4 này, đạo Công giáo đang bị bắt bớ dưới thời hoàng đế Dioletia. Giám mục Nicola cùng nhiều tín hữu bị quan tỉnh bắt giam, bị đánh đập, xiềng xích, vì ngài mạnh dạn giảng về chân lý đức tin  và sự tự do của đạo thánh. Tới khi vua Constantinô lên cầm quyền tha bắt đạo, ngài và giáo dân mới được tha về Myra… Ngài rất tốt lành và tử tế. Mọi hoạt động của đời ngài nhằm tôn vinh Chúa Giêsu Kitô, bênh vực cho công lí và người nghèo khó. Trẻ em khắp nơi quí mến Ngài.

Nhiều câu truyện nói về ngài khiến người ta khó biết chính xác giám mục Nicola đã giúp giáo dân trong địa phận Myra để tỏ lòng kính mến Chúa và phục vụ Chúa nơi tha nhân thế nào.

-Người ta kể, có 3 người bị kết án tử hình sai lầm, Ngài đã tìm đến quan kết án, cho ông biết rằng, vì nhận tiền hối lộ mà ông kết án sai, nên 3 người đã được tha về.

-Truyện khác nói: ngài cứu 3 em bé vô tội đã chết, được sống lại.

-Nhưng có một truyện nổi tiếng về một gia đình ở Myra, ông bố bị mất hết tiền bạc, không có đủ tiền cho 3 người con gái lập gia đình. Vào thời đó, người thiếu nữ phải có một số tiền hồi môn khi lấy chồng. Ông định tống con vào nhà tội lỗi. Giám mục Nicola nghe chuyện cảm thấy buồn cho cha con ông, ngài tìm cách giúp đỡ. Đêm kia, ngài xách túi vàng ném qua cửa sổ đang mở, nơi ông ta nằm, rồi ngài vội đi ngay, để ông ta không biết ai cho vàng. Ít lâu sau, ngài nghe tin cô lớn nhất đi lấy chồng.

Giám mục Nicola lại đến cho ít vàng nữa, lần này cô thứ hai lấy chồng. Thời gian sau, ngài lại đến ném túi vàng nữa qua cửa sổ rồi đi ngay, nhưng ông chủ nhà nghèo kia đã chờ sẵn, đuổi theo, bắt gặp ngài. Ông ta cám ơn rối rít về nghĩa cử cao đẹp của giám mục. Rồi người con thứ ba cũng được lên xe hoa nhờ món vàng đó.

Giám mục Nicola đã qua đời vào ngày 6 tháng 12 năm 343. Xác ngài được chôn trong nhà thờ lớn xây trên mộ Ngài tại Myra. Rất nhiều khách hành hương đã tới viếng mộ để cầu khấn vị thánh của tình bác ái. Nhiều bàn thờ, thánh đường trên thế giới mang tên thánh Nicola.   Chỉ riêng nước Anh đã có chừng 400 nhà thờ mang tên Nicola. Thánh Nicola là bổn mạng các thủy thủ và tù nhân.

Từ thế kỷ thứ 5, giáo hội phương Đông đã tôn kính vị thánh làm nhiều phép lạ này. Năm 987, vua Vladimir đã cổ động lòng sùng kính thánh Nicola cho dân Nga (Russia). Cùng với thánh Anrê, Ngài cũng là bổn mạng nước Nga.

Năm 1087, thủy thủ người Ý đã đem xương thánh ngài về thành Bari. Hàng năm tổ chức mừng Ngài. Thành Bari từ đó trở nên nổi tiếng, và là nơi hành hương cho cả  u châu. Năm 1100, các Xơ người Pháp phát bánh quà cho trẻ em nghèo vào lễ kính thánh Nicola (6-12), dần dần lan ra nhiều nơi trong  u châu. Thế kỷ 13, trẻ em Công giáo  u châu thích đóng vai “giám mục Nicola” và xin quà phát cho trẻ nghèo. Ngay cả thời nay, vào chiều áp lễ kính ngài, tại nước Hoà lan, Đức, Thuỵ sĩ, trẻ em đặt chiếc giầy ở một chỗ để lãnh quà, mong thánh Nicola bí mật đem quà đến cho.

Tại nước Mỹ và Anh, thánh Nicola được biết dưới danh hiệu Santa Claus. Người Công giáo Việt nam do ảnh hưởng tiếng Pháp, gọi là ông già Noel. (Nguồn: Dân Chúa)

Noi gương Thánh Nicholas đầy lòng bác ái từ nhân, mời Bạn hôm nay hãy làm một việc đúng theo tinh thần của Ngài nhé.

From:Do Dzung

**************************

TÂM TÌNH YÊU MẾN – Tuyệt Phẩm Thánh Ca Để Đời – Dành Cho Đời Sống Dâng Hiến

Tìm hiểu tiến trình tuyên thánh. Trường hợp của Cha Phanxicô Xaviê Trương Bửu Diệp

Tìm hiểu tiến trình tuyên thánh. Trường hợp của Cha Phanxicô Xaviê Trương Bửu Diệp

Đức Ông Robert Sarno, chuyên gia phục vụ trong Bộ Tuyên Thánh suốt 38 năm, sau khi đã là linh mục của giáo phận Brooklyn Hoa Kỳ, có bài viết nhan đề “Saints”, nghĩa là “Các Thánh” được đăng trên web site của Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ. Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.

Trong năm thế kỷ đầu tiên của Giáo hội, quá trình công nhận một vị thánh dựa trên sự tung hô của công chúng, nghĩa là dựa trên nguyên tắc vox populi, vox Dei – tiếng nói của người dân, tiếng nói của Chúa. Không có quá trình chính thức nào giống với các tiêu chuẩn chúng ta thấy ngày nay. Bắt đầu từ thế kỷ thứ sáu và kéo dài đến thế kỷ thứ mười hai, cần có sự can thiệp của giám mục địa phương trước khi một ai đó có thể được tuyên thánh. Sự can thiệp của Đức Giám Mục bản quyền thường bắt đầu bằng yêu cầu của cộng đồng địa phương xin Đức Giám Mục địa phương công nhận một ai đó là thánh. Sau khi nghiên cứu yêu cầu và tiểu sử viết tay, nếu thấy thuận lợi, Đức Giám Mục thường sẽ ban hành sắc lệnh, hợp pháp hóa nghi lễ phụng vụ và do đó tuyên thánh cho người đó.

Bắt đầu từ thế kỷ thứ mười, án tuyên thánh được tiến hành theo các bước như sau: danh tiếng của người đó lan rộng, có yêu cầu từ người dân xin giám mục địa phương tuyên bố người đó là thánh, và tiểu sử được viết ra để giám mục xem xét. Tuy nhiên, hiện nay, giám mục sẽ thu thập lời khai của những người biết người đó và những người đã chứng kiến phép lạ, và ngài sẽ cung cấp tóm tắt về vụ việc cho Đức Giáo Hoàng để vị mục tử toàn thể Hội Thánh chấp thuận. Sau đó, Đức Giáo Hoàng xem xét nguyên nhân, và nếu chấp thuận, ngài sẽ ban hành sắc lệnh tuyên bố người đó là thánh. Trường hợp đầu tiên được ghi chép về án tuyên thánh do một Giáo Hoàng chuẩn y là khi Đức Giáo Hoàng Gioan 15 vào ngày 31 Tháng Giêng năm 993 tuyên thánh cho Thánh Ulric. Khi Đức Giáo Hoàng Sixtô Đệ Ngũ tổ chức lại Giáo triều Rôma vào năm 1588, ngài đã thành lập Bộ Nghi lễ Thánh. Một trong những chức năng của bộ này là hỗ trợ Đức Giáo Hoàng xem xét các án tuyên thánh. Ngoại trừ một số cập nhật cho phù hợp với giáo luật, từ năm 1588, quá trình tuyên thánh vẫn như vậy cho đến năm 1917 khi Bộ Giáo luật phổ quát được ban hành.

Bộ luật năm 1917 bao gồm 145 điều luật (từ số 1999 đến số 2144) về án tuyên thánh, và yêu cầu phải tiến hành một quá trình giám mục và một quá trình tông tòa. Tiến trình giám mục bao gồm giám mục địa phương xác minh danh tiếng của người đó, bảo đảm rằng có tiểu sử rõ ràng, thu thập lời khai của nhân chứng và các tác phẩm do người đó viết ra. Tất cả những điều này sau đó được chuyển đến Bộ Nghi lễ Thánh. Tiến trình tông tòa bao gồm xem xét các bằng chứng được nộp, thu thập thêm bằng chứng, nghiên cứu án tuyên thánh, điều tra bất kỳ phép lạ nào được cho là đã xảy ra và cuối cùng chuyển án tuyên thánh lên Đức Giáo Hoàng để ngài chấp thuận.

Tiến trình này vẫn có hiệu lực cho đến năm 1983 với việc ban hành Bộ Giáo luật năm 1983 và các chuẩn mực mới cho các nguyên nhân tuyên thánh: Divinus Perfectionis Magister, Normae Servandae in Inquisitionibus ab Episcopis Faciendis in Causis Sanctorum và Sanctorum Mater, hay 2007. Tiến trình sửa đổi vào năm 1983 này cho các án tuyên thánh vẫn có hiệu lực cho đến nay và được trình bày chi tiết bên dưới.

Không có số lượng chính xác những người đã được tuyên thánh kể từ những thế kỷ đầu tiên. Tuy nhiên, vào năm 1988, để đánh dấu 400 năm thành lập, Bộ Tuyên Thánh đã xuất bản “Index ac Status Causarum” đầu tiên. Cuốn sách này và các phần bổ sung sau đó, được viết hoàn toàn bằng tiếng Latin, được coi là chỉ mục chính thức của tất cả các vụ án đã được trình lên Bộ kể từ khi thành lập.

Tiến trình tuyên thánh từ năm 1983 bao gồm các bước sau:

Giai đoạn I – Khảo sát cuộc đời của một ứng viên tuyên thánh ở cấp Giáo phận (hoặc Giáo phận chính thống Đông phương)

Phải mất năm năm kể từ thời điểm ứng viên qua đời trước khi án tuyên thánh có thể bắt đầu. Điều này là để cho phép cân bằng và khách quan hơn trong việc đánh giá trường hợp và để cho cảm xúc của thời điểm người ấy qua đời tan biến. Đức Giáo Hoàng có thể miễn trừ thời gian chờ đợi này.

Giám mục của giáo phận nơi người đó qua đời có trách nhiệm bắt đầu cuộc điều tra. Người thỉnh cầu (có thể là giáo phận, giám mục, dòng tu hoặc hiệp hội tín hữu) yêu cầu giám mục thông qua một người được gọi là Postulator hay cáo thỉnh viên, là người đề nghị mở cuộc điều tra.

Sau đó, giám mục bắt đầu một loạt các cuộc tham khảo ý kiến với hội đồng giám mục, các tín hữu trong giáo phận của mình và Tòa thánh. Sau khi các cuộc tham khảo ý kiến này hoàn tất và ngài đã nhận được ý kiến “nihil obstat”, nghĩa là “không có gì ngăn trở” từ Tòa thánh, ngài sẽ thành lập một tòa án cấp giáo phận cho án tuyên thánh. Tòa án sẽ điều tra về sự tử đạo hoặc cách ứng viên sống một cuộc sống với các nhân đức anh hùng, tức là các nhân đức đối thần về đức tin, đức cậy và đức mến, và các nhân đức cốt yếu về sự khôn ngoan, công bằng, tiết độ và lòng dũng cảm, và những nhân đức khác cụ thể đối với tình trạng sống của ứng viên. Các nhân chứng sẽ được triệu tập và các tài liệu do ứng viên viết và các tài liệu về ứng viên phải được thu thập và xem xét.

Giai đoạn II: Bộ Tuyên thánh

Sau khi cuộc điều tra của giáo phận hoàn tất, tài liệu sẽ được gửi đến Bộ Tuyên thánh. Ứng viên có thể được gọi là “Servus Dei” hay vị “Tôi Tớ Chúa”.

Người thỉnh nguyện cho giai đoạn này, cư trú tại Rôma, dưới sự chỉ đạo của một thành viên trong đội ngũ nhân viên của Bộ. Người thỉnh nguyện sống ở Rôma này cũng được gọi là Postulator hay cáo thỉnh viên ở cấp Tòa Thánh, chuẩn bị một ‘Positio’, nghĩa là một bản tóm tắt bằng chứng tài liệu từ giai đoạn giáo phận để chứng minh việc thực hành đức hạnh anh hùng hoặc sự tử đạo.

‘Positio’ trải qua một cuộc kiểm tra của chín nhà thần học bỏ phiếu về việc ứng viên có sống một cuộc sống anh hùng hay chịu tử đạo hay không. Nếu phần lớn các nhà thần học ủng hộ, thì án tuyên thánh được chuyển lên để các Hồng Y và giám mục là thành viên của Hội đồng thẩm định. Nếu phán quyết của các ngài là thuận lợi, thì vị trưởng Hội đồng sẽ trình bày kết quả của toàn bộ quá trình của án tuyên thánh lên Đức Giáo Hoàng, là người sẽ chấp thuận và ủy quyền cho Hội đồng soạn thảo một sắc lệnh tuyên bố một người là Venerabilis – hay Bậc đáng kính nếu họ đã sống một cuộc sống đức hạnh. Trong trường hợp tử đạo, như trường hợp Cha Phanxicô Xaviê Trương Bửu Diệp, ứng viên được tuyên bố là một Beatus hay Chân phước.

Giai đoạn III – Phong chân phước

Đối với việc phong chân phước cho một vị đáng kính, cần phải có một phép lạ được cho là do sự chuyển cầu của ngài, được xác minh sau khi ngài qua đời. Phép lạ cần thiết phải được chứng minh thông qua cuộc điều tra giáo luật thích hợp, theo một thủ tục tương tự như đối với các nhân đức anh hùng. Cuộc điều tra này cũng được kết thúc bằng sắc lệnh thích hợp. Sau khi sắc lệnh về phép lạ được công bố, Đức Giáo Hoàng sẽ ban hành lệnh phong chân phước, tức là cho phép việc tôn kính công khai có giới hạn – thường chỉ trong phạm vi quốc gia, giáo phận, vùng hoặc cộng đồng tôn giáo nơi vị chân phước đã sống. Với quyết định này, ứng viên sẽ nhận được danh hiệu Chân phước hay Á Thánh.

Đối với một vị tử đạo, không cần phép lạ. Do đó, khi Đức Giáo Hoàng chấp thuận positio tuyên bố rằng người đó đã tử đạo vì đức tin, thì danh hiệu Chân phước sẽ được ban cho vị tử đạo tại thời điểm đó.

Như thế từ ngày Thứ Hai, 25 Tháng Mười Một, sau khi Đức Thánh Cha nhìn nhận cuộc tử đạo của Cha Phanxicô Xaviê Trương Bửu Diệp, ngài được gọi là Chân Phước Tử Đạo Phanxicô Xaviê Trương Bửu Diệp.

Giai đoạn IV – Tuyên thánh

Để tuyên thánh, cần có một phép lạ khác cho cả các vị chân phước tử đạo và các vị chân phước đã sống một cuộc đời đức hạnh. Phép lạ này được cho là nhờ sự chuyển cầu của vị chân phước và đã xảy ra sau khi được phong chân phước.

Như thế, trong trường hợp của Cha Phanxicô Xaviê Trương Bửu Diệp, cần có một phép lạ xảy ra nhờ lời cầu bầu của ngài sau ngày 25 Tháng Mười Một, 2024.

Các phương pháp để khẳng định phép lạ cũng giống như các phương pháp được áp dụng để phong chân phước. Việc tuyên thánh cho phép Giáo hội hoàn vũ tôn kính vị thánh một cách công khai. Với việc tuyên thánh, vị chân phước sẽ có được danh hiệu là Sanctus hay là Thánh.

Đức Ông Robert Sarno

Bộ Tuyên thánh

Thành phố Vatican


 

PHANXICÔ XAVIÊ – VỊ THÁNH SAY MÊ CHINH PHỤC CÁC LINH HỒN – Fx. Hồng Ân

 Fx. Hồng Ân

Được mệnh danh là Phaolô của thế kỷ XVI, thánh Phanxicô Xaviê luôn luôn thao thức về số phận của những linh hồn chưa bao giờ được nghe Tin Mừng.  Lời Chúa Giêsu: “Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt lại ít” (Lc 10, 20) luôn vang vọng và thôi thúc trong tâm trí thánh nhân.  Thánh nhân đã xúc động cực độ khi thấy có rất nhiều người không được làm Kitô hữu chỉ vì không có ai làm cho họ trở thành Kitô hữu.

Phanxicô chào đời ngày 07/04/1506 tại lâu đài Javier (Javier Castillo) gần thành phố Pamplona, miền Navarra, Tây Ban Nha, trong một gia đình danh giá và giàu có.  Ngài là con út trong gia đình có năm người con.  Năm lên 19 tuổi, Phanxicô được gửi đến Paris học tại học viện Sainte – Barbe thuộc đại học Paris.  Sau khi tốt nghiệp văn chương và triết lý, Phanxicô được bổ nhiệm làm giáo sư triết lý tại đại học Paris.  Vị giáo sư trẻ Phanxicô sớm nổi tiếng và được ca tụng trong giới sinh viên đại học thời bấy giờ.

Những tưởng vị giáo sư trẻ Phanxicô sẽ còn tiến xa hơn trên con đường công danh và sự nghiệp, thế nhưng, qua trung gian của một người bạn chí thân – thánh Inhaxiô, câu Lời Chúa: “nếu được lời lãi cả thế gian mà mất linh hồn nào có ích gì?” (Mt 16,16) đã chinh phục và làm thay đổi hoàn toàn nơi vị giáo sư trẻ vốn thông minh và đầy tham vọng.  Kể từ đó, Phanxicô đã tùy thuộc hoàn toàn vào kế hoạch nhiệm mầu của Chúa và trở nên khí cụ đắc lực của Tin Mừng.

Ngày 15/08/1534, cùng với Inhaxiô và năm anh em khác, Phanxicô đã dâng lời khấn khó nghèo, trinh khiết và sống cộng đoàn để “cùng nhau phục vụ Chúa,” khai nguyên Dòng Tên (Société de Jésus).  Ngày lễ thánh Gioan Tẩy Giả 24/06/1537, tại Venise, Phanxicô được chịu chức linh mục.  Kể từ đó, ngài gia tăng việc ăn chay, hãm mình, suy niệm và thực hành bác ái nhằm không ngừng thánh hóa bản thân và chuẩn bị hành trang cho sứ vụ mà Chúa sắp trao phó cho ngài.

Được thúc đẩy và hun nóng bởi khát vọng và lòng say mê cho Danh Chúa được cả sáng (Ad majorem gloriam Dei) và cho nhiều linh hồn được cứu rỗi (Ad salutem aminarum), vị linh mục trẻ Phanxicô Xaviê đã khao khát được đến với khắp mọi nơi để đem Chúa đến cho mọi người.  Với con tim rực cháy lửa mến Chúa và cháy bỏng khát khao thu phục các linh hồn đã đưa Phanxicô Xaviê vượt đại dương đến với miền Viễn Đông xa xôi, đầy khó khăn và nhiều khác biệt.  Cũng nhờ lòng nhiệt thành truyền giáo đó, Phanxicô Xaviê đã can đảm gặp gỡ các vị lãnh chúa miền Á Đông, tiếp xúc với các tôn giáo truyền thống như Ấn giáo, Hồi giáo, Phật giáo và Khổng giáo.  Trên tất cả, ngài luôn trăn trở làm sao đem Chúa Giêsu và Tin Mừng tình yêu của Người đến với tất cả những ai chưa có cơ hội nhận biết Người.

Ngày 07/07/1543, thánh Phanxicô Xaviê lần đầu tiên đặt chân lên thành phố Goa, miền tây nam Ấn Độ – một vùng đất hoàn toàn xa lạ đối với ngài, nhưng thánh nhân đã ngày đêm thăm viếng và nâng đỡ đức tin cho những người nghèo, giúp đỡ những người thuộc đẳng cấp thấp nhất trong xã hội Ấn thời bấy giờ.  Ngài dành nhiều thời gian để di đến các làng mạc thăm viếng, khích lệ những người ốm đau bệnh tật, rửa tội cho trẻ em, dạy giáo lý cho người lớn và tổ chức các giờ kinh lễ.  Trong một lá thư viết từ Ấn Độ gửi cho thánh Inhaxio ở Rôma, thánh Phanxicô viết rằng: “Tại các miền ấy, có nhiều người không được làm Kitô hữu chỉ vì không có ai làm cho họ trở thành Kitô hữu.  Nhiều lần tôi đã có ý định đi tới các đại học Châu Âu, trước hết là đại học Paris, mà kêu gào khắp nơi như một kẻ mất trí và thúc đẩy những người chỉ nghiên cứu học thuyết hơn là thực hành bác ái rằng: tiếc thay, chỉ vì lỗi của các ông mà biết bao linh hồn không được cứu rỗi!” [1]

Nhờ sức mạnh của lòng mến, thánh Phanxicô Xaviê đã ngày đêm hăng say chinh phục các linh hồn, mặc dù ngài luôn bị những người theo Ấn giáo và Hồi giáo chống đối.  Trong thư gửi về Rôma cho các anh em Dòng Tên, ngài viết: “Tôi tin rằng, ai thực lòng yêu mến thánh giá Chúa Kitô sẽ tìm thấy an bình khi đương đầu với những thử thách” [2].  Trong một thư khác, thánh nhân viết: “Xin Chúa ban cho chúng ta được biết và nhận ra ý muốn rất thánh của Chúa, và khi đã nhận ra, xin Chúa ban dồi dào sức lực và ân sủng, để với đức mến, chúng ta chu toàn thánh ý Chúa ngay ở đời này” [3].  Và để sức mạnh của lòng mến sinh hiệu quả, theo thánh Phanxicô, lòng mến phải được cụ thể trong hành động ngay ở đời này, và sẵn sàng “đi đến bất cứ nơi đâu để có thể phục vụ Chúa” [4].

Là một nhà truyền giáo Tây phương, bị đặt vào thế lưỡng nan, hoặc phải bảo vệ quyền lợi của thực dân Bồ Đào Nha hay bênh vực cho người bản xứ Ấn Độ, nhưng nhờ ơn Chúa, thánh Phanxicô đã chọn con đường khác: liên kết ý muốn của con người theo ý muốn của Thiên Chúa, kết hợp phương tiện với mục tiêu hướng đến tình yêu đích thực và nhắm lợi ích các linh hồn.  Trọn vẹn ý muốn của thánh nhân để chỉ hoàn toàn phục vụ thánh ý Chúa và mưu ích cho các linh hồn, như trong lá thư gửi về Rôma đề ngày 20/09/1542, ngài viết: “xin Chúa ban sức mạnh cho chúng ta ở đời này để chúng ta phục vụ Chúa trong mọi sự như Chúa truyền dạy, và chu toàn thánh ý Chúa ở đời này” [5].

Niềm đam mê các linh hồn đã dẫn đưa thánh nhân mạo hiểm dấn thân vào những hoàn cảnh tối tăm bao trùm và dường như bị Chúa bỏ rơi, nhưng sau khi trải qua kinh nghiệm về “sự thing lặng của Thánh Thần” đó, thánh nhân đã đạt đến điểm tận cùng của ý Chúa và khám phá ra niềm an ủi thiêng liêng lớn lao từ bên trong tâm hồn nhờ chu toàn ý muốn rất thánh của Người.  Khi đến quần đảo Môrô ở Nam Dương (Indonesia ngày nay), ngài đã viết thư cho các anh em Dòng Tên ở Rôma đề ngày 20/01/1548, rằng: “Tôi nhớ ngày xưa chưa từng được an ủi thiêng liêng lớn lao và liên tiếp như trên đảo này, lại ít cảm thấy phải cực nhọc về phần xác […].  Thay vì gọi đó là Các Đảo Môrô, có lẽ nên gọi là Các Đảo Hi Vọng Vào Chúa thì hơn” [6].

Hăng say dấn thân vì đức tin nơi các vùng đất xa lạ và khắc nghiệt, thánh nhân luôn ước ao nên giống Đức Kitô nhằm phục vụ các linh hồn được nhiều hơn.  Trong tâm trí thánh nhân, điều làm ngài thao thức mãnh liệt và thường trực nhất là những vùng đất và những con người chưa được nhận biết Đức Kitô.  Dù nhận thấy đầy dẫy những hiểm nguy phía trước, như ngài viết: “những nỗi sợ, những hiểm nguy, những đau khổ mà bạn bè nói tới, tôi kể là số không; tôi chỉ còn sợ Thiên Chúa” [7], nhưng thánh nhân vẫn một lòng tận hiến cho kế hoạch của Chúa qua những thúc bách trong chính tâm hồn ngài.  Trong một lá thư viết cho thánh Inhaxiô, đề ngày 01/02/1549, ngài viết: “Con thấy tâm hồn rất phấn khởi.  Con không ngại đi Nhật Bản, vì con cảm nhận trong tâm hồn mình cái gì đó dạt dào, mặc dầu con hầu như chắc chắn sẽ gặp nhiều hiểm nguy lớn lao hơn những gì con từng gặp xưa nay” [8].

Chuyện kể lại rằng, một đêm kia, trong lúc ngủ, thánh Phanxicô đã kêu lên: “mas, mas, mas.”  Và sau này, chính ngài giải thích: “Tôi thấy công việc truyền giáo quá mênh mông, nhiều mệt nhọc và nhiều ưu phiền gây nên bởi đói khát, giá lạnh, các chuyến ra đi, những vụ đắm tàu, những cuộc bách hại, những phản bội và nhiều hiểm nguy khác… được gửi đến cho tôi; vì lòng yêu mến mà chính Chúa ban cho tôi và với ơn trợ giúp của Người, tôi chịu đựng được.  Vì thấy chưa đủ, tôi xin Người ban thêm và luôn luôn thêm mãi; nên tôi đã thốt lên những lời ‘mas, mas, mas’, có nghĩa là: ‘nhiều hơn nữa, nhiều hơn nữa, nhiều hơn nữa.’”  Những lời “nhiều hơn nữa” của Thánh Phanxicô dường như là những thúc đẩy thần bí làm cho thánh nhân hoàn toàn tận hiến cho Chúa Kitô để ơn cứu độ của Người đến được với các linh hồn.

Lòng say mê các linh hồn không bao giờ vơi cạn nơi thánh Phanxicô, với ý Chúa nhiệm mầu, thánh nhân đã phải nhìn về đại lục Trung Hoa mênh mông với tình yêu lai láng và ước nguyện lớn lao, nhưng chưa thành hiện thực.  Rạng sáng ngày 03/12/1552, thánh nhân qua đời tại đảo Shanchuan (Trường Xuyên) nơi cửa ngõ của đất Trung Hoa.  Tháng 03/1553, xác ngài được đưa về Malacca (Malaysia) trong tình trạng vẫn tươi nguyên.  Và mùa Chay năm 1554, xác ngài được đưa về Goa (Ấn Độ), một lần nữa, quan tài được mở ra và xác ngài vẫn tươi nguyên như đang ngủ. 

Ngày 25/10/1619 Phanxicô Xaviê được Đức Phaolô V phong chân phước, và đến ngày 12/03/1622, Đức Grêgôriô XV nâng ngài lên bậc hiển thánh.  Năm 1748, thánh nhân được tôn phong làm Bổn Mạng của Phương Đông; và đến năm 1904, ngài được tôn phong làm Bổn Mạng công cuộc truyền bá Đức Tin.  Năm 1927, Đức Piô XI tôn phong ngài làm Bổn Mạng các xứ truyền giáo.

Chỉ với 46 năm tuổi đời, 15 năm linh mục, thánh Phanxicô Xaviê dù không sống lâu, nhưng ngài đã sống nhiều, sống hết và sống hoàn toàn cho Chúa và vì các linh hồn.  Cũng chỉ có hơn 10 năm ra đi truyền giáo, nhưng thánh nhân đã đi tới hơn 100 ngàn cây số, rửa tội cho khoảng 30 ngàn người tại Á Châu.

Thánh Phanxicô Xaviê là một Phaolô mới – một Ðại Tông Ðồ, là mẫu gương cho những người trẻ, đặc biệt cho các chủng sinh, linh mục và tu sĩ trong thời đại hôm nay về lòng khao khát đem Tin Mừng đến cho những người chưa nhận biết Đức Kitô.  Đã có rất nhiều nhà truyền giáo can đảm lên đường nhờ gương sáng và lời chuyển cầu của thánh Phanxicô Xaviê.  Trong chuyến viếng thăm mục vụ tại Ấn Ðộ tháng 02/1986, khi huấn từ cho các linh mục và nam nữ tu sĩ tại nhà thờ chính tòa Goa, nơi giữ xác không bị hư nát của Thánh Phanxicô Xaviê, sau khi thuật lại những chặng đường truyền giáo của thánh nhân, vị tông đồ không biết mỏi mệt của miền duyên hải Ấn Ðộ, của quần đảo Maluku (Indonesia), của Nhật Bản và của Trường Xuyên (đảo Shanchuan, Trung Hoa), Đức Gioan Phaolô II nói: “Ngày nay, các tông đồ của Tin Mừng phải theo bước chân của Nhà Truyền Giáo thời danh và nhiệt thành này để chiếu dọi ánh sáng Chúa Kitô cho mọi người dân của Lục Ðịa Á Châu này.”

 Fx. Hồng Ân
______________

[1] X. Bài đọc Kinh Sách, lễ kính thánh Phanxicô Xaviê, bài đọc 2.
[2] Bt 15, 15: Bút tích thánh Phanxicô Xaviê, tài liệu 15, đoạn 15.  Tất cả những điều thánh Phanxicô Xavier đã viết, và còn lưu lại, được gom trong bộ Bút tích thánh Phanxicô Xavier, (bản tiếng Việt của Hoàng Sóc Sơn, S.J.)
[3] Bt 48, câu kết.
[4] Bt 50, 2.
[5] Bt 15, câu kết.
[6] Bt 59, 4.
[7] Bt 78, 2.
[8] Bt 70, 10.


 

NHỮNG ĐẤNG BẬC ANH HÙNG – Lm. Giuse Phạm Thanh Liêm

Lm. Giuse Phạm Thanh Liêm

Không kể 117 vị tử đạo tại Việt Nam được phong thánh năm 1988 và Anrê Phú Yên được phong chân phước năm 1999, còn hơn một trăm ngàn vị đã anh dũng dâng hiến đời mình, chấp nhận cái chết để làm chứng lòng trung thành và gắn bó với Đức Yêsu, Đấng yêu thương con người dầu phải chết.

Họ là ai?

Họ là những người cha người mẹ, họ là những người con, họ là những người chồng người vợ, họ là thanh niên thanh nữ, là tráng niên, là bô lão, là chủng sinh, là binh sĩ, là quan là dân, là dì phước là linh mục.  Họ là những bậc tiền bối của dân con Việt Nam hiện nay.  Họ là những người “dường như” không sợ chết.  Họ chấp nhận gông cùm tra tấn, chấp nhận đòn vọt, đói khát, nắng mưa, bệnh tật, và sẵn sàng chấp nhận cái chết.

Họ là ai?  Phải chăng họ là những người điên nên không sợ chết?  Phải chăng họ là những người không còn biết trách nhiệm làm chồng làm cha làm con làm mẹ làm vợ làm dâu?  Phải chăng họ không biết trách nhiệm với vợ dại con thơ?  Phải chăng họ không còn ý thức bổn phận làm con phải sống để báo hiếu cha mẹ già yếu cần nương nhờ nơi họ?  Phải chăng họ không còn rung động trước tình cảm bao người thân dành cho họ, mà “ngoan cố” không chịu bỏ đạo để phải chết?

Không!  Họ là những người cha người chồng người vợ, vô cùng thương con thương vợ thương chồng.  Họ là những người con rất có hiếu và rất ao ước được sống để phụng dưỡng báo hiếu cha già mẹ yếu.  Họ là những người thông minh có thể làm quan, là những “anh hùng” sẵn sàng hiến mạng cho quê hương tổ quốc.  Họ là những người bình thường chứ không phải là những người điên, họ rất nặng “tình người” chứ không phải là những người “vô cảm.”  Họ chết vì người ta muốn giết họ, chứ không phải tự họ muốn chết; tuy vậy họ sẵn sàng đón nhận cái chết chứ không thể chối bỏ Thiên Chúa.

Tại sao họ kiên cường và anh dũng như vậy?

Họ là những người rất bình thường, nhưng Thiên Chúa đã làm những điều kỳ diệu nơi những con người yếu đuối mỏng manh.

Ai không sợ chết?  Ai không sợ đòn vọt, tù đầy, gông cùm xiềng xích?  Nhưng những bậc tử đạo “dường như” không sợ, vì có một giá trị nào đó cao hơn, một cái gì đó quý hơn mà cho dù tình yêu gia đình, cha mẹ, vợ con, và ngay cả mạng sống cũng không đánh đổi được.  Với họ, Thiên Chúa là nhất, Thiên Chúa trên tất cả, trên tình yêu gia đình, trên tương quan ruột thịt, và trên cả mạng sống mình.

Qua các bậc anh hùng tử đạo, người ta đọc thấy không phải “con người” anh hùng, nhưng chính “Thiên Chúa” đang thực hiện những điều kỳ diệu nơi những con người đơn sơ mong manh chất phác, làm họ như những “bức tường bằng sắt, như những bức vách bằng đồng” và kiên vững không gì khuất phục được.  Người ta có thể hủy diệt mạng sống các ngài, có thể giết các ngài, có thể nghiền nát xương thịt các ngài, nhưng không thể bắt các ngài làm theo ý họ.  Thiên Chúa vô hình đang hiện diện qua thực tại hữu hình.  Thiên Chúa hiện diện đó, rất rõ, dù người ta không nhìn thấy Ngài bằng mắt trần.

Sống cho đúng là con cháu của những bậc anh hùng

Chúng ta là con dân đất Việt, là con cháu của các đấng bậc anh hùng.  Phải sống sao để “con nhà tông, không giống lông cũng giống cánh.”  Xin cho chúng ta có tình yêu đối với Thiên Chúa, đối với Đức Yêsu, và sẵn sàng hy sinh tất cả vì Thiên Chúa.

Ngày nay người ta không còn nhiều dịp để “tử đạo” như ngày xưa, nhưng ngày nay người ta vẫn còn phải chọn giữa Thiên Chúa và tiền bạc danh vọng chức quyền; người ta vẫn phải chọn ưu tiên tương quan với Chúa trên những tương quan khác v.v…  Ngày xưa phải đổ máu để sống đúng, để làm chứng; ngày nay không còn dịp đổ máu thể lý, nhưng để sống đúng như những người con của Thiên Chúa, người ta vẫn phải đổ máu “vô hình,” vẫn phải hy sinh, phải chết “chính con người của mình” thì mới có thể sống trọn vẹn cho Thiên Chúa được.

 Lm. Giuse Phạm Thanh Liêm

From: Langthangchieutim