S.T.T.D Tưởng Năng Tiến – Lê Thị Thanh Lâm

Ba’o Dan Chim Viet

Tác Giả: Tưởng Năng Tiến

04/01/2025

Trong lúc ông Tô Lâm đang ồn ào “giống trống lệnh” (phòng chống lãng phí) thì nhà báo & nhà văn Lưu Trọng Văn nhỏ nhẹ tâm sự: “Nhà lý luận Nhị Lê nói với gã … cái mà chúng ta đang lãng phí gây ra tổn thất lớn nhất chính là lãng phí niềm tin.”

Bộ thiệt vậy sao?

Sao các nhà (nhà báo, nhà lý luận, nhà văn .. ) lại cứ cố nói vớt vát (và nói lấy được) như vậy cà? Có còn ai tin tưởng tí gì vào cái chế độ hiện hành đâu mà lại đặt vấn đề lãng nhách và lãng xẹt, vậy Trời ?

Quý vị có thể quên, chứ quần chúng thì không! Sự việc vẫn còn sờ sờ ra đó, và đã hết chuyện hồi nào đâu mà sao họ lại nhanh quên đến thế:

Giữa thế kỷ trước, đã có bao nhiêu người dân Việt hốt hoảng bỏ hết ruộng vườn, làng mạc, mồ mả tổ tiên tất tả đi di cư từ Bắc vào Nam lánh nạn. Đến cuối thế kỷ,  có thêm bao nhiêu triệu người khác nữa, hớt ha/hớt hải đâm xầm ra biển để tìm tự do? Bao nhiêu kẻ đã chết đói, chết khát (chết chìm, chết đắm, chết đuối, chết trôi …) thi thể nổi lều bều trên Biển Đông suốt mấy thập niên liền?

Bẩy mươi năm sau, nếu tính từ 1954, vào hôm 5 tháng 7 năm 2024, thông tín viên Cao Nguyên (RFA) lại vừa tường thuật:

“Hiện tại có gần 6.000 người Việt đã luồn lách qua những cánh rừng, những hoang mạc đầy bất trắc gần biên giới đường bộ Mexico để leo rào vào Mỹ một cách bất hợp pháp. Họ đánh cược tài sản, tuổi thanh xuân và cả tính mạng của mình với hy vọng mơ hồ rằng sẽ định cư tại xứ cờ hoa”.

Nói chi đến xứ “cờ hoa”. Biết bao thanh niên thiếu nữ VN đã “đánh cược tài sản lẫn tuổi thanh xuân” trong những chiếc xe tải bít bùng mà chắc chắn là không kẻ nào biết là mình sẽ phiêu lưu đến đâu, nếu còn sống sót. Đâu cũng được miễn là không phải trở lại quê hương đất nước khốn khổ của mình thôi. Liệu có còn chút lòng tin nào nơi mà ngay cả những cái cột đèn cũng sẽ bỏ đi (nếu chúng có chân) mà quý vị lo chuyện “lãng phí” ?

Lắm vị thức giả rất hay quên (hay nhất định không chịu nhớ) chớ đám thường dân thì không. Ngoài việc ghi nhận mọi nỗi cùng cực/đắng cay của những đám nạn nhân tập thể (như vừa kể) chúng tôi cũng không quên vô số những mảnh đời nhỏ nhoi và mọi điều bất hạnh, bất công, bất chính đang xẩy ra cho họ.

Nhân vật chính trong câu chuyện hôm nay có tên là Lê Thị Thanh Lâm (L.T.T.L)  phu nhân của nhà hoạt động nhân quyền nổi tiếng Bùi Tuấn Lâm, người đã bị bắt giam vì đã giễu nhại cảnh “ăn bò dát vàng” của Bộ Trưởng Công An – Tô Lâm.

Ngày 25 tháng 5 năm 2023, ông bị kết án 5 năm 6 tháng tù giam và bốn năm quản chế trong khi vợ con và thân nhân bị hành hung thô bạo, ngay trước cổng tòa án. Cũng hôm đó, L.T.T.L còn bị “bắt cóc” về đồn công an, và nhân viên an ninh thành phố Đà Nẵng chỉ tay vào mặt bà, và nói: “Tao sẽ không để cho mẹ con mày được yên.”

Tất cả các cơ quan “chức năng” đã giữ đúng lời. Họ chưa bao giờ “để mẹ con được yên” từ đó đến nay.

Ngày 13 tháng 10 năm 2023, L.T.T.L cho biết:

Trại Giam Đà Nẵng ngăn cản không cho mẹ con tôi thăm gặp Bùi Tuấn Lâm?

Đã 2 tháng trôi qua, gia đình tôi vẫn chưa được thăm gặp ba của bọn trẻ.

– Trong tháng 9, không có cuộc gặp nào vì họ nói chồng tôi bị kỷ luật.

– Tháng 10, họ đồng ý cho thăm gặp lại nên đã nhận đơn từ ngày 2/10. Nhưng đến nay không giải quyết. Cán bộ trại giam nhận đơn của tôi đến hôm nay đã chặn luôn số điện thoại của tôi. Phó giám thị thì nói không nhận được đơn trình báo. Tất cả các phòng ban và cán bộ đều đùn đẩy qua lại cuộc thăm gặp này…

Mấy tháng sau, hôm 18 tháng 2 năm 2024, nhà báo Tuấn Khanh còn cho biết thêm:

Kể từ khi ông Bùi Tuấn Lâm đi tù, quán bún bò Ba Cô Gái nổi tiếng của gia đình cũng bị đóng cửa theo, chấm dứt phương thức sinh sống cuối cùng của gia đình. Bà Lâm chỉ còn cách buôn bán hàng online để tìm chút tiền lời nuôi con và đi thăm nuôi chồng. Phía công an hiểu rõ khó khăn của gia đình, và dựng một kế hoạch để đánh triệt đường sinh sống của người mẹ có ba đứa con nhỏ…

Mới đây, vào đầu Tháng Hai, bà Lâm nhận được một đơn mua hàng online của một người nói là sẽ đến tận nhà để nhận chứ không cần phải gửi. Bà đồng ý và đợi người đến lấy hàng, nhưng không hề biết đó là một cái bẫy của công an nhằm để kết tội bà mua bán trái phép.

Đúng hẹn, người gài bẫy của công an đến nhận hàng, thì lập tức cả chục người của chính quyền ập đến kiểm tra, lập biên bản và thu giữ “tang vật vi phạm.” mà tất cả chỉ là những hũ rong biển, mít sấy, vài chai xì dầu và ít lon sữa đặc. Họ bao vây bắt bà Lâm nhận tội bàn hàng gian gần bốn tiếng đồng hồ, ép ký vào biên bản.

Kẻ mua hàng chạy mất, cũng như khoá số điện thoại. Câu chuyện được kể lại, khiến ai cũng hiểu đây là một cái bẫy quá ấu trĩ.

Câu chuyện kế tiếp thì hoàn toàn không “ấu trĩ” tí nào và nghiêm trọng hơn nhiều, theo lời kể của chính nạn nhân, vào hôm 04 tháng 12 năm 2024:

“Cách đây tầm hơn 2 tháng, an ninh PA88 của thành phố Đà Nẵng đã vào tận trại Xuân Lộc Đồng Nai để gặp chồng tôi. Mặc dù chồng tôi đang thụ án và chẳng có gì cần phải làm việc với an ninh Đà Nẵng nữa. Chồng tôi có thể từ chối cuộc gặp, nhưng anh muốn nghe xem là họ sẽ nói gì với mình.

Cuộc gặp diễn ra giữa ba bên, 2 an ninh Đà Nẵng, cán bộ trại giam Xuân Lộc và chồng tôi. Tất cả cũng phải trên dưới 10 người, một con số chứng kiến khá đông… hai anh an ninh Đà Nẵng đặc biệt quan tâm tới công việc buôn bán của tôi, thậm chí tôi còn không biết họ ‘quan tâm’ hay đang hăm dọa khi nói rằng tôi đi giao nhận hàng coi chừng xui xui bị xe đụng…”

Khi ông Tô Lâm còn làm bộ trưởng công an thì L.T.T.L bị đe dọa (“không để cho mẹ con mày được yên”) đến khi ông ấy lên ngôi Tổng Bí Thư thì lời đe dọa này có nguy cơ sẽ biến thành hiện thực: “đi giao hàng coi chừng xe đụng”!

Lịch sử cổ kim, có lẽ, chưa bao giờ có một chính thể nào mà hèn hạ, ác độc, ti tiểu và ti tiện đến như thế cả. Đó là một chế độ bất nhân và đó cũng chính là điểm nghẽn (của điểm nghẽn) mà cái nhà nước vô nhân tính hiện hành vô phương tháo gỡ!


 

Dân đức và quan đức-Tưởng Năng Tiến

Ba’o Tieng Dan

Tưởng Năng Tiến

29-12-2024

Tui định đi Nhật nhiều lần nhưng chỉ “định” thế (cho đỡ buồn) chứ chưa bao giờ đặt chân tới Xứ Hoa Anh Đào cả. Chả phải vì tôi thiếu dịp may mà chỉ tại tôi nghèo thôi. Tiền rượu còn bữa thiếu (bữa không) mà nói đến chuyện viễn du làm chi, cho má nó khi.

Cứ sống mãi ở nhà (cơm nhà quà vợ) thì cũng chả sao, nếu bạn bè khá giả đừng cứ tung tăng đi đây/ đi đó, rồi lên Facebook kể lể tùm lum đủ chuyện khiến mình – đôi lúc – cũng nóng … như hơ!

Từ Nhật về, vừa bước vào cửa, nhà báo Từ Thức đã hớn hở kể chuyện (làm quà) khiến ai cũng phải xuýt xoa:

 “Loạng quạng, đánh rơi cái ví (portefeuille), trong đó có thẻ kiểm tra (ID/ carte didentité), carte bleue (credit card), 250 Euros và một số tiền Nhật mới đổi. Ra bót cảnh sát đầu đường. Nhân viên cảnh sát có vẻ mừng rỡ vì có việc làm.

Thường thường, cảnh sát Nhật ngồi buồn tênh, đi ra đi vào, không có ai thưa gởi gì, không có ẩu đả, ăn trộm, ăn cướp, ăn cắp, lừa đảo. Thỉnh thoảng vớ được một bà già té xỉu, chở tới bệnh viện. Hay đưa một ông cụ qua đường (đưa thực, không phải dìu ông già trước máy quay phim, quay phim xong đá đít ông già) hay chỉ lối cho một du khách tới một địa chỉ không có tên đường.

Một ông cảnh sát mở computer, coi danh sách những đồ vật lượm được trong thành phố. Một bà gọi điện thoại tới phi trường. Người thứ ba đứng coi, sẵn sàng phụ tá hai đồng nghiệp. Họ hơi thất vọng vì không tìm thấy gì, khuyên nên trở lại buổi chiều.

Chiều, trở lại, họ đã tìm được cái ví. Có người lượm được dưới ghế một xe bus, đưa cho tài xế. Giấy tờ, tiền bạc còn y nguyên. Xứ sở gì kỳ cục”.

Hết Từ Thức lại đến vợ chồng Huong Tran và Hon Viet. Cả hai đang lang thang khắp xứ Phù Tang, vừa đi vừa huyên thuyên đủ chuyện:

“Dân du lịch đi lạc có thể hỏi đường bắt cứ một người Nhật nào trên đường, dù không biết một chữ tiếng Anh, họ cũng sẽ tận tình giúp đỡ. Mặc dù đây là lần thứ 3 đi Nhật, thỉnh thoảng chúng tôi vẫn bị lạc.

Ngày đầu tiên đi tìm hotel, mặc dù có Google map nhưng vẫn đi lạc. May có cô bé mới đi làm ra, mình cho cô xem địa chỉ, cô ta coi Google map rồi đưa mình tới tận cửa hotel luôn. Cô bé này chỉ nói được vài chữ tiếng Anh. 

Tới Nagoya, lại cũng đi tìm hotel, dừng lại hỏi đường một vài người Nhật đang đứng truyền đạo, mấy cô xem Google map xong nói: Thôi để chúng tôi đưa ông bà tới hotel đó luôn. Và họ vui vẻ đưa tới tận cửa”.

Nghe mà không khỏi liên tưởng đến hình ảnh những bảng đòi tiền chỉ đường (ở đất nước mình) cùng với đề xuất 350.000 tỷ đồng để “chấn hưng phát triển văn hóa và xây dựng con người Việt Nam”, của Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch.

Mười lăm tỉ Mỹ kim đối với chính phủ hiện hành (nói nào ngay) chỉ là chuyện nhỏ, nếu so với con số 67,3 tỷ USD xây đường sắt cao tốc Bắc Nam, để sáng ăn điểm tâm ở Hà Nội và trưa nhậu sương sương ở Sài Gòn. Câu hỏi cần được đặt ra là liệu có thể “chấn hưng văn hóa” bằng tiền (?) và dân tộc này – sau nhiều thập niên “sống, chiến đấu, lao động và học tập theo gương bác Hồ vĩ đại – lại “xuống cấp” tới cỡ cần phải “tân trang” bằng nhiều đô la dữ vậy sao ?

Vấn đề cứ khiến cho tôi băn khoăn mãi, nên cuối cùng quyết định phải trở lại quê nhà vài bữa xem hư/thực ra sao? Qua Nhật thì mới lo tiền, chớ về Việt Nam đi tuốt tuồn tuột từ Bắc ra Nam (bằng xe hỏa) thuê nhà nghỉ loại ngủ chung chạ – nằm trên những cái giường đôi, gọi là ở dorm, như đám Tây con và chỉ uống Vodka (Hà Nội) thôi thì nào có tốn kém bao nhiêu.

Thế là bay thôi!

Ra khỏi phi trường Nội Bài, tôi bảo Taxi “cho về Yên Hoa” nhưng tài xế lại nghe ra “Yên Hòa”. Thế là xe chạy lòng vòng bằng thích. Cuối cùng rồi cũng đến nơi nhưng chú em nhất định không nhận số tiền hiển hiện trên máy mà hào sảng bớt hẳn một phần ba, với lý do giản dị: “Lỗi tại cháu nghe lầm, chứ đâu có đến cái giá đó.”.

Hôm ở Bồng Sơn (Bình Định) cũng vậy. Tôi đặt chỗ ngủ tại nhà nghỉ Tiến Vương. Bác xe ôm đã già quá cỡ (cỡ như tui) nên nghễnh ngãng nghe ra Tiến Phát. Thế là lại mất thêm một đoạn đường (dài) nhưng lại rất vui vì chúng tôi vừa đi vừa chuyện trò vô cùng rôm rả. Cả tiếng Anh lẫn tiếng Pháp tôi đều ngọng nghịu (chớ) còn tiếng Nam, tiếng Bắc, tiếng Huế, tiếng Thanh, tiếng Nghệ, tiếng Quảng thì tôi phát âm nhuần nhuyễn như nhau – kể cả Quảng Bình.

Tới nơi mới biết là mình lại gặp một tay “hảo hớn”, dù y nghèo ra mặt:

– Đúng rơ (ra) là trem hơi (trăm hai) nhưng lẫu (lỗi) tại tui nghe lộn nên cho tém (tám) chục lờ (là) được rầu (rồi).

Ông bạn đồng hương (và đồng thời) hào sảng của tôi ơi! Chúng ta đều gần đất xa trời lắm rồi, lẽ ra, ông không còn phải vất vả mưu sinh bằng một cái Honda tàn tạ như vậy nữa. Tôi thương ông (thương cả cái xe rệu rã) cùng tất cả mọi thứ, chả may, hiện hữu ở đất nước khốn khổ và khốn nạn này!

Cũng như bao nhiêu địa danh hẻo lánh và nghèo nàn khác, thị xã Hoài Nhơn không có chỗ mô để đi (và cũng không có cái chi để nhìn) ngoài bãi biển Tam Quan hoang sơ, vắng ngơ (vắng ngắt) nhưng thơ mộng và an lành chưa từng thấy. Suốt đời tôi chưa bao giờ được đứng (bơ vơ) một mình giữa biển trời bao la xanh ngát, với tiếng sóng vỗ rì rào (dịu êm) như thế cả.

Sao mà bỏ đi cho được (chớ) nên tôi lưu lại Bồng Sơn tới đôi ba bữa. Thời gian đủ để tôi làm quen được một gia đình bán cơm, gần chỗ trọ. Tôi sinh trưởng ở Cao Nguyên (Lâm Viên) nên hoàn toàn không mặn mà gì với cá mắm (hay cá mú) dù đồ biển ở đây tươi lắm. Tôi nhờ họ làm cho món đậu rán chiên dòn, để chấm nước tương đen, ăn cùng với ớt đỏ.

Cô em không chỉ vui vẻ nhận lời mà còn cho thêm tôi một chén canh tép nữa. Không biết là nấu với thứ rau chi nhưng húp mát rượi và ngọt lừ hà, ngọt nhất là đôi lời “khuyến mãi” vô cùng mộc mạc và hết mực chân tình:

– Cứ en (ăn) đi. En hết lấy thêm. Tui không tính tiền keng (canh) đâu.

Người đâu mà tốt bụng nhưng xấu số. Chồng đi biển rồi đi luôn, vào một ngày biển động. Con trai lớn (lái xe tải) cũng theo cha sau một tai nạn giao thông, để lại bốn đứa con lau nhau lắt nhắt. Vậy là cô em (cùng đứa gái út, mới mười mấy tuổi) và con dâu bèn mở một cái quán cơm lụp xụp bên hè, sau khi cân nhắc kỹ rằng nếu không có lời thì cũng không lỗ lắm:

– Khéc (khách) không en thì nhờ (nhà) mình en chớ mớt (mất) chi mờ (mà) lo.

Nghe thiệt muốn ứa nước mắt!

Bữa cơm chiều cuối cùng, tôi kín đáo để lại một số tiền nho nhỏ (có lẽ chỉ đủ để mua vài bộ quần áo Tết cho mấy đứa bé mồ côi lam lũ, tết sắp đến nơi rồi) nhưng vừa quay lưng thì đã bị phát hiện ngay tại … hiện trường! Cô em tức tốc đuổi theo để trả lại cho bằng được tờ giấy bạc, đang nắm chặt trong tay, khiến tôi ngượng chín người:

– Ông chú cho nhiều quớ (quá). Tui cởm (cảm) ơn lém (lắm) nhưng nhờ (nhà) tui bớn hờng (bán hàng) chớ đâu en xin!

Mà nào có riêng chi mình tôi phải đỏ mặt. Lẽ ra, bọn thống trị – ở xứ sở này – cũng phải có kẻ còn biết ngượng (chớ) khi họ đọc được những mẩu tin ngăn ngắn hàng ngày:

– Thanh Niên: “Chị phụ hồ trả lại 150 triệu đồng nhặt được … Ba hôm trước, chị Dung mua tấm bạt nhựa ở tiệm tạp hóa của bà Nguyễn Thị Mai cách nhà khoảng một km. Lúc trải tấm bạt ra sân, chị bất ngờ thấy túi nylon đựng 150 triệu đồng. Khi chị báo với chồng, anh Thanh không chút đắn đo, hối thúc vợ đem số tiền trả lại cho chủ tiệm”.

– Tuổi Trẻ: “Phát hiện 180 triệu đồng và 1,3 lượng vàng trong chiếc tủ sắt cũ phế liệu vừa mua với giá 20.000 đồng, người đàn ông làm nghề thu gom ve chai nghèo khó đã liên hệ công an xã, trả lại cho người mất”.

– Vnexpress: “Chị Lê Thị Đại (ở xã Bình Đông, huyện Bình Sơn) cũng trả 19 triệu đồng nhặt được cho người mất. Khi được biếu lại 1,5 triệu để cảm ơn, chị Đại đã ủng hộ vào quỹ phòng chống Covid-19 của huyện”.

Trong khi người dân “biếu lại tiền” để “ủng hộ vào quỹ phòng chống Covid-19” thì giới quan chức các cấp (từ trung ương đến địa phương) đều lợi dụng nước đục thả câu bằng “những chuyến bay giải cứu” và những mũi “tiêm chủng phòng ngừa” để trấn lột thiên hạ, một cách vô cùng dã man, giữa cơn đại dịch.

Dân tộc này không cần đến hàng chục tỷ Mỹ Kim để “chấn hưng phát triển văn hóa và xây dựng con người Việt Nam” đâu. Họ chỉ cần loại bỏ cái đám quan chức vô nhân tính hiện hành, cùng cái cơ chế đểu cán/ gian trá/ độc ác và thối rữa … đã tạo ra bọn chúng thôi!


 

Từ Chung – Tưởng Năng Tiến

Ba’o Tieng Dan

Tưởng Năng Tiến

27-12-2024

Tác giả Võ Văn Quản vừa có bài viết hơi bất ngờ và khá thú vị (“Bốn Nhân Vật Dân Sự Xuất Sắc Của Việt Nam Cộng Hòa Có Thể Bạn Chưa Biết”) trên Tạp Chí Luật Khoa:

– Giáo sư Nguyễn Văn Bông

– Bộ trưởng Cao Văn Thân

– Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy

– Nhà báo Từ Chung

Xin được ghi lại đôi ba đoạn chính về nhân vật cuối:

“Từ Chung là biên tập viên, là cây bút của tạp chí Chính Luận, một trong những tờ báo độc lập được đón đọc và nể trọng nhất miền Nam Việt Nam thời điểm bấy giờ… Sự trỗi dậy của tờ báo phần lớn nhờ vào tầm nhìn và chủ trương của ông Đặng Văn Sung, một dân biểu có tiếng, và hoạt động quản trị của thư ký – biên tập viên Từ Chung.

Cuối năm 1965, sau nhiều loạt bài chỉ trích hành vi tấn công dân thường và các hoạt động quân sự không phù hợp của phe Việt Cộng, Đặng Văn Sung và Từ Chung nhận tối hậu thư của phe này: Một là im lặng – hai là chết.

Vài ngày sau khi nhận được tối hậu thư, Từ Chung thay mặt tòa soạn viết thư trả lời phe Việt Cộng đăng trên Chính Luận. Theo ghi nhận của ‘Vietnam Information Notes’ do Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ lưu trữ, Từ Chung khẳng định rằng Chính Luận là một tờ báo trung lập và từng vạch trần tất cả sai phạm của mọi bên trong chính trường miền Nam, song duy chỉ có Việt Cộng là đưa ra kiểu đe dọa vô pháp như vậy. Ông khẳng định: Các anh có thể giết chúng tôi, nhưng tinh thần của chúng tôi sẽ còn sống mãi. Ngày 30 tháng 12 năm 1965, sau hai năm quản lý tờ báo, Từ Chung bị Việt Cộng (nhiều khả năng là biệt động Sài Gòn) bắn chết ngay trước cửa nhà ông bằng bốn phát đạn”.

Nhà báo Thụy Giao cho biết thêm chi tiết: “Từ Chung là anh cả trong một gia đình gồm bảy anh em trai, thế nhưng chỉ có hai người anh lớn trong nhà là Vũ Mạnh Sơn Nhất Huy và Vũ Mạnh Sơn Nhị Hoàng vào được miền Nam, năm người em phải ở lại miền Bắc với cộng sản sau năm 1954. Từ Chung mất đi để lại một vợ trẻ và bốn con thơ, cháu lớn nhất mới 12 tuổi…

Từ Chung đỗ tú tài tại Hà Nội, vào Nam, ông được học bổng du học tại Thụy Sĩ năm năm và đậu bằng Tiến Sĩ Kinh Tế tại Fribourg năm 1961. Về nước, ông được Linh Mục Cao Văn Luận, Viện Trưởng Viện Ðại Học Huế mời giảng dạy tại trường Luật, và sau đó được mời làm ủy viên trong Hội Ðồng Cố Vấn Kinh Tế nhưng ông từ chối vì yêu nghề viết báo.

Từ Chung viết rất nhiều thể loại, từ điểm sách, văn chương, văn hóa đến chính trị, kinh tế v.v… nhưng nổi tiếng nhất là các bài xã luận về kinh tế. Từ Chung là người Việt Nam đầu tiên đã giản dị hóa môn học khô khan khó hiểu là kinh tế học, đưa môn học này về gần với quần chúng bình dân.

Những bài xã luận của Từ Chung về kinh tế được độc giả thuộc mọi trình độ khác nhau, từ các ông giáo sư đại học, các chuyên viên kinh tế thượng thặng đến các cậu sinh viên, các bà nội trợ đều thấu hiểu tường tận những biến chuyển kinh tế có ảnh hưởng trực tiếp đến mình. Những bài viết xã luận về kinh tế của ông thường được một số trí thức gọi đùa là ‘mục kinh tế chợ’ đã có ảnh hưởng rất lớn đến mọi tầng lớp giai cấp và thế hệ độc giả khác nhau. Về dịch thuật, Từ Chung có dịch cuốn ‘Bí Danh’ (Secret Name) của Lâm Ngữ Ðường”.

Ký giả Lê Thiệp kết luận: “Lập trường chống cộng của Chính Luận rất rõ rệt và đối với người Cộng sản thì đây là một mối nguy phải được dập tắt. Họ chọn cách dễ nhất là bạo lực. Ðặc công Việt Cộng đã bắn gục Từ Chung khi ông trên đường về nhà. Ba vị ký giả từng ký vào bản văn hứa sẽ không lùi trước nỗ lực đóng góp cho vận mệnh đất nước, ông Từ Chung là người đầu tiên đã trả giá cho nỗ lực đó bằng chính sinh mạng của mình”.

Từ Chung sinh năm 1924, bị giết chết vào ngày 30 tháng 12 năm 1965. Ba mươi hai năm sau, sau khi miền Nam thất thủ, người Việt tị nạn cộng sản vẫn tổ chức một buổi lễ long trọng để tưởng niệm ông – theo tường thuật của ký giả Cam Vũ:

Ba tờ báo Ngày Nay (Houston), Xây Dựng (San Jose) và Thế Kỷ 21 (Quận Cam) đã cùng nhau tổ chức một buổi tưởng niệm cố ký giả Từ Chung vào lúc 3 giờ chiều ngày 12 tháng Tư 1997, tại phòng sinh hoạt nhật báo Người Việt, thuộc thị xã Westminster, Quận Cam, California.

Phòng sinh hoạt chiều hôm ấy được trang hoàng đớn giản nhưng mỹ thuật và trang nghiêm. Trên nền phông trắng của sân khấu có treo một bức chân dung phóng lớn của Từ Chung với ghi chú: ‘Từ Chung (1924-1965)” bên cạnh là hàng chữ ‘Tưởng Niệm Từ Chung”, tất cả được nâng đỡ bởi sắc đỏ, xanh và trắng của một bình hoa lớn đặt ngay bên dưới. Khoảng 100 người đã ngồi hết các dãy ghế trong phòng.

Một câu hỏi đã được đặt ra trong bài bình luận của tờ Người Việt số ra ngày 12 tháng Tư 1997, viết rằng: “Nhiều người sẽ hỏi Từ Chung là ai, nhất là các bạn trẻ dưới bốn mươi tuổi. Chính vì câu hỏi đó mà chúng ta cần tổ chức lễ tưởng niệm và ghi nhận những đóng góp của Từ Chung vào việc tranh đấu xây dựng cho một nền báo chí tự do và có trách nhiệm ở trong nước ta.

Từ Chung đã bị đặc công CSVN ám sát năm 1965 ngay trước cửa nhà trong lúc đi làm công việc của một nhà báo. Lúc đó ông là Tổng Thư ký nhật báo Chính Luận. Tờ báo có lập trường chống Cộng này đã bị đe dọa nhiều lần, có lúc đã bị đặt bom.

Nhưng cái chết của vị Tổng Thư ký đương nhiệm là kết quả một hành động khủng bố tàn nhẫn và man rợ nhất. Những kẻ ra lệnh giết ông bây giờ còn sống ở Việt Nam. Họ muốn cái chết của ông sẽ làm cho những người làm báo và viết báo ở miền Nam run sợ và lùi bước, nhưng họ đã thất bại.

Từ Chung đã hy sinh như một chiến sĩ hy sinh trên chiến trường. Sự hy sinh của ông càng dũng cảm phi thường vì tay ông không một tấc sắt tự vệ. Cũng như nhiều người làm báo thời đó, Từ Chung biết cộng sản có thể giết ông bất cứ lúc nào, nhưng ông không lùi bước”.

Đúng như lời Từ Chung (“các anh có thể giết chúng tôi, nhưng tinh thần của chúng tôi sẽ còn sống mãi”) trước khi bị bắn gục, vào hôm 30/12/1965. Tinh thần bất khuất của thế hệ các ông vẫn “sống mãi” với nhiều người cầm bút đến sau. Xin ghi lại một số tên tuổi (theo thứ tự năm sinh) mà chúng tôi đã từng có hân hạnh được là độc giả̉:

Nguyễn Văn Hóa (1995) Huỳnh Thục Vy (1985) Đoàn Kiên Giang (1985) Trương Châu Hữu Danh (1982) Nguyễn Phước Trung Bảo (1982) Đường Văn Thái (1982) Nguyễn Văn Điển (1983) Huỳnh Thị Tố Nga (1983) Bùi Văn Thuận (1981) Nguyễn Viết Dũng (1986) Lê Hữu Minh Tuấn (1989) Nguyễn Anh Tuấn (1980) Nguyễn Thanh Nhã (1980) Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (1979) Phạm Đoan Trang (1978) Lê Dũng (1970) Lê Chí Quang (1970) Lê Anh Hùng (1973) Nguyễn Chí Tuyến (1974)  Nguyễn Lân Thắng (1975) Lê Trọng Hùng (1979) Phạm Thanh Nghiên (1977) Phạm Chí Dũng (1966) Vũ Quang Thuận (1966) Phạm Hồng Sơn (1968) Tạ Phong Tần (1968) Nguyễn Vũ Bình (1968) Nguyễn Văn Đài (1969) Nguyễn Minh Sơn (1963) Huy Đức (1962) Phạm Viết Đào (1952) Nguyễn Tường Thụy (1952) Phạm Thành (1952) Trần Đức Thạch (1952) …

Chúng tôi xin được vinh danh ông, một ngòi bút tài năng & bất khuất. Cùng lúc, chúng tôi cũng xin phép được gửi lời tri ân tất cả những người cầm bút (thuộc mấy thế hệ đến sau) đã dũng cảm tiếp tục nói thay cho cả dân tộc, về mọi tệ trạng ở Việt Nam, dù cái giá mà họ phải trả là chất chồng những năm tháng tù đầy.

Nguyễn Hữu Đang sinh năm 1913, Nguyễn Văn Hóa chào đời năm 1995. Nếu kể từ vụ án Nhân Văn Giai Phẩm thì đã 4 thế hệ người cầm bút ở VN bị đảng Cộng Sản bị cầm tù hay sát hại. Liệu cường quyền & bạo lực sẽ còn có thể “ngự trị” ở xứ sở này thêm bao lâu nữa?


 

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến –  Nguyễn Văn Vinh

Ba’o Dan Chim Viet

Tác Giả: Tưởng Năng Tiến

26/12/2024

Ngôi chùa duy nhất mà tôi biết rõ từng viên gạch (và từng gốc cây/bụi cỏ) có tên là Linh Sơn Tự, trên cao nguyên Lâm Viên. Thuở ấu thơ, khi còn “lon xon như con với mẹ,” tôi vẫn thường theo bà đi lễ – đều đặn – vào những ngày rằm và mùng một.

Ðây là đất Phật nên bà yên tâm để tôi tha thẩn khắp nơi, suốt buổi, trong khi bận rộn việc công quả. Tôi cũng bận luôn. Bận tìm rau cho rùa ăn, bận bắt chuồn chuồn (bươm bướm/bọ cánh vàng) bận trèo cây, bận hái hoa trà, bận ngồi nhong nhong trên đôi rồng đá nằm chầu – song song – bên những bậc thang dẫn vào chính điện.

Cho đến khi biết đọc, và có thể đi giang hồ (vặt) một mình thì tôi thôi không theo mẹ lên chùa nữa. Chán thấy bà luôn! Với thời gian, và qua những bộ chuyện kiếm hiệp của Kim Dung (cùng trí tưởng tượng hơi quá phong phú của tôi) thì Linh Sơn Tự mỗi lúc càng thêm nhỏ lại, quá nhỏ nếu so với Thiếu Lâm Tự chót vót trên đỉnh Tung Sơn, ở bên Trung Quốc!

Xa Linh Sơn Tự, tôi cũng xa luôn quí vị chư tăng mà mình chưa có cơ hội để gần trong những tháng ngày thơ ấu. Ðã thế, sách sử còn khiến cho tôi dành rất ít tình cảm cho quí vị quan chức, tăng lữ và quí tộc. Những giới người này thường (rất) dễ bị hư hỏng trong mọi thời đại, và khắp các nơi, chứ chả riêng chi ở Việt Nam.

Tôi không nhớ là mình đã từng xưng “con” với một vị tu sĩ nào ráo trọi. Tôi chỉ có thể là con Phật, con Chúa, và là con của bố mẹ mình thôi.

Rồi cũng như bao nhiêu người khác, với thời gian (dường như) mỗi lúc tôi lại… “nhích” lại gần với tôn giáo hơn – một chút! Khi Lê Trí Tuệ chưa bị bắt đi biệt tích, có lần, tôi hỏi em:

-Sao địa chỉ email của Tuệ lại dùng bốn chữ Thanh Minh Thiền Viện (thanhminhthienvien) viết liền vậy?

-Dạ tại đây là nơi đang giam lỏng Hòa Thượng Quảng Ðộ, và em thì rất quí mến ngài anh ạ.

Tôi cũng đã từng thấy ảnh của một người bạn trẻ khác – Nguyễn Vũ Bình – chụp chung với Hòa Thượng Quảng Ðộ khi ngài còn tại thế. Nhìn một vị cao tăng, vào tuổi cửu tuần, hiền hòa và an nhiên đứng cạnh mấy bạn thanh niên (không dưng) khiến tôi rưng rưng cảm động. Bây giờ, nếu còn có cơ hội được diện kiến ông – chắc chắn – tôi cũng sẽ cung kính chắp tay đảnh lễ và nhỏ nhẹ xưng “con” như tất cả mọi người khác thôi!

Cách đây chưa lâu, tôi cũng có cái tâm cảm tôn kính tương tự, khi tìm hiểu về trại Cổng Trời và được biết thêm (đôi điều) về cuộc đời của một vị tu sĩ khác – Cha Gioan Lasan Nguyễn Văn Vinh – qua lời của bạn đồng nghiệp Mặc Lâm và nhà thơ Tuân Nguyễn:

Mặc Lâm:

“Tiếng chuông Nhà Thờ Lớn Hà Nội giục giã vang lên chỉ một ngày trước Lễ Giáng Sinh năm 1959. Không phải báo hiệu sự ra đời của Chúa Giê Su, mà tiếng chuông kêu cứu với giáo dân vì nhà thờ đang bị một nhóm người đến phá rối.

Câu chuyện vỡ lở ra sau đó cho thấy nhóm người đến phá nhà thờ do chủ trương quá khích của một nhóm người và kết quả là Linh Mục Trịnh Văn Căn, Linh Mục Nguyễn Văn Vinh, cùng một số giáo dân bị quy tội phá rối trị an. Linh Mục Căn chịu 12 tháng tù treo, Linh Mục Vinh chịu 18 tháng tù giam vì tội “Vô cớ tập hợp quần chúng trái phép, phá rối trị an, cố tình vu khống, xuyên tạc chế độ, gây chia rẽ trong nhân dân.” (Mặc Lâm. “Trại Giam Cổng Trời”. RFA – 24/12/2010).

Có thể nói cha chính Vinh là nạn nhân đầu tiên trong chính sách xóa sổ thầm lặng đạo Công Giáo mà chính quyền Hà Nội hướng tới. Linh Mục Nguyễn Văn Vinh do quá cương quyết và không chịu khuất phục đã âm thầm chịu chết sau đó, trong trại giam Cổng Trời.”

Ngài sống, và chết, ra sao, sau 12 năm (chứ không phải 18 tháng) bị giam ở trại Cổng Trời?

Tuân Nguyễn kể lại như sau:

“Anh vào trại trước mình khá lâu, bị trừng phạt vì tội gì, mình không rõ. Người thì bảo anh phạm tội hình sự, người lại bảo mắc tội chính trị. Nhưng cả hai tội mình đều thấy khó tin. Anh không có dáng dấp của kẻ cướp bóc, sát nhân, và cũng không có phong độ của người làm chính trị.

Bộ dạng anh ngu ngơ, dở dại dở khùng. Mình có cảm giác anh là một khúc củi rều, do một trận lũ cuốn từ một xó rừng nào về, trôi ngang qua trại, bị vướng vào hàng rào của trại rồi mắc kẹt luôn ở đó. Nhìn anh, rất khó đoán tuổi, có thể 30, mà cũng có thể 50.

Ở trại, anh có một đặc quyền không ai tranh được, và cũng không ai muốn tranh. Ðó là khâm liệm tù chết. Mỗi lần có tù chết, giám thị trại đều cho gọi “thằng khùng” (tên họ đặt cho anh) và giao cho việc khâm liệm.

Với bất cứ trại viên chết nào, kể cả những trại viên từng đánh đập anh, anh đều khâm liệm chu đáo giống nhau. Anh nấu nước lá rừng, tắm rửa cho người chết, kỳ cọ ghét trên cái cơ thể lạnh ngắt cứng queo, với hai bàn tay của người mẹ tắm rửa cho đứa con nhỏ.

*********

Anh nằm cách ly trong gian lán dành cho người ốm nặng. Anh nằm như dán người xuống sạp nằm, hai hốc mắt sâu trũng, nhắm nghiền, chốc chốc lại lên cơn co giật. Mình cúi xuống sát người anh, gọi hai ba lần, anh mới mở mắt, chăm chăm nhìn mình. Trên khóe môi rúm ró như thoáng một nét cười. Nước mắt mình tự nhiên trào ra rơi lã chã xuống mặt anh. Anh thè lưỡi liếm mấy giọt nước mắt rớt trúng vành môi. Anh thều thào nói:

-Tuân ở lại, mình đi đây. Ðưa bàn tay đây cho mình.

Anh nắm chặt bàn tay mình hồi lâu. Một tay anh rờ rẫm mớ giẻ rách khoác trên người, lấy ra một viên than củi, được mài tròn nhẵn như viên phấn viết. Với một sức cố gắng phi thường, anh dùng viên than viết vào lòng bàn tay mình một chữ nho. Chữ NHẪN. Viết xong, anh hoàn toàn kiệt sức, đánh rớt viên than (Phùng Quán, “Người Bạn Lính Cùng Tiểu Ðội.” Ba Phút Sự Thực. NXB Văn Nghệ: Sài Gòn, 2007).

Cha Nguyễn Văn Vinh qua đời vào năm 1971. Chữ NHẪN mà ngài viết bằng than (vào lòng bàn tay của một nhà thơ) hồi gần nửa thế kỷ trước, đến nay mới được chứng nghiệm qua “sự cố môi trường Formosa” cùng cách hành sử của nhị vị linh mục Ðặng Hữu Nam và Nguyễn Ðình Thục.

Hai ông hiện cũng đang bị “đấu tố” về những tội danh tương tự như cha Vinh 50 năm trước (vô cớ tập hợp quần chúng trái phép, phá rối trị an, cố tình vu khống, xuyên tạc chế độ, gây chia rẽ trong nhân dân…) nhưng thời thế và tình thế thì hoàn toàn đã khác. Chữ NHẪN đã chín với thời gian.

Bây giờ nhà nước không còn có thể ngang nhiên bước vào nhà thờ, còng tay tu sĩ, và đẩy vào tù cho cho đến chết (luôn) như trước nữa. Dù đã vận dụng mọi thủ thuật và thủ đoạn (bẩn thỉu) trong gần cả năm qua nhưng chuyện tìm cách bắt giữ cha Nam và cha Thục, xem ra, mỗi lúc một thêm vô vọng!

2017


 

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến – Gấu bông/cọp giấy & bộ đội cụ Hồ

Ba’o Dan Chim Viet

Tác Giả: Tưởng Năng Tiến

25/12/2024

Từ Điển Thành Ngữ Tiếng Việt giải thích “khôn ba năm dại một giờ” như sau:  “Chỉ sơ suất một chút mà phải gánh chịu hậu quả nặng nề; người phụ nữ khôn ngoan, đứng đắn chỉ vì nhẹ dạ cả tin trong chốc lát mà đánh mất cái quý giá nhất của đời người… Ý nói chỉ sơ suất một chút mà khổ cả đời; người phụ nữ khôn ngoan, đứng đắn nhưng vì nhẹ dạ trong chốc lát mà trót dại, mắc sai lầm trong quan hệ (nam nữ…).”

Mắc mớ gì mà “khổ cả đời,” hả Trời! “Nhẹ dạ trong chốc lát” thì đã làm sao? Chuyện nhỏ như con thỏ thôi mà. Đêm rồi lỡ ham vui chút xíu thì sáng bữa sau nuốt một hai viên morning after pills là kể như xong. Loại thuốc này bán hà rầm, không cần toa bác sỹ, và rẻ rề hà!

Thể lý là như thế. Còn về mặt đạo lý cũng vậy, cũng không có gì nghiêm trọng ráo trọi, theo như quan niệm từ xưa của người dân Việt: Lẳng lơ thì cũng chẳng mòn/ Chính chuyên cũng chẳng sơn son để thờ.

Ấy thế nhưng đàn ông mà chuyên chính, độc tài, và ham mê quyền lực quá độ thì chỉ cần dại một phút (hay một giây) thôi là cả sự nghiệp kể như … đi đứt. Sự xốc nổi của Putin trong “chiến dịch quân sự đặc biệt” vừa qua là một thí dụ điển hình cho kiểu dại dột này.

Thiên hạ – bỗng nhiên – nhận diện được một con “ngáo ộp” mà lâu nay họ vẫn ngỡ là người hùng của nước Nga, và khả năng tác chiến (vô cùng giới hạn) của lực lượng quân đội ở xứ sở này, cùng với rất nhiều lời dè bỉu. Bởi nhiều quá nên xin phép chỉ ghi lại năm ba, theo thứ tự alphabétique:

  • Lê Khắc Ái: “Ở Nga, người ta bắt đầu nhận ra rằng đội quân ‘ngầu’ của họ là fake: “Đó là một cú sốc đối với họ.”
  • Trần Khánh Ân: “Hiện nay, một trong những lý do mà các quan sát viên nhấn mạnh đó là sự lúng túng về việc tiếp liệu cho đoàn quân tại Ukraine và có thể không thể tiếp liệu được nữa, đồ ăn của lính Nga là đồ ăn hết hạn, có những người lính trên đường hành quân đã tự phá hỏng phương tiện của mình.”
  • Ngô Nhân Dụng: “Bao lâu nay ông Putin vẫn làm cho thế giới tưởng rằng ông chỉ huy một quân đội hùng mạnh, cuộc kháng chiến của dân Ukraine cho thấy đạo quân của Putin quá yếu… Khi cuộc chiến chấm dứt, Vladimir Putin sẽ hiện nguyên hình là một người hùng làm bằng giấy, hay bằng rơm theo lối nói của người Việt. Sẽ đến ngày anh hùng rơm phải ra tòa vì tội ác chiến tranh.”
  • Văn Phạm Hùng: “Té ra NGA chỉ là cường quốc quân sự hạng 2 đểu mà thôi.”
  • Lưu Thủy Hương: “Cuộc chiến ở Ukraine phơi bày một sự thật tệ hại: Nạn tham nhũng đã hủy hoại thực lực của quân đội Nga.”
  • Mạnh Kim: “… những gì đang diễn ra cho thấy hình ảnh có phần nhếch nhác của quân đội Nga như đang chứng kiến là kết quả tất yếu của ‘tiến trình’ tham nhũng qui mô và kéo dài.”

Những lời chê trách của quí vị thức giả thượng dẫn khiến tôi liên tưởng đến một siêu cường (khác) tai tiếng hơn nhiều:

Muốn biết “quân đội Trung Quốc cam kết tiếp tục chống tham nhũng” có hiệu quả ra sao thì cứ thử “xúi” Tập Cận Bình tấn công Đài Loan xem có dám không? Hổng dám là cái chắc sau khi thấy tấm gương bồng bột và dại dột của Putin. Chả phải vô cớ mà cựu TT Đài Loan, Thái Anh Văn, lạc quan tuyên bố: “Nhìn Ukraine kháng cự với quân Nga, chúng ta càng thêm tin tưởng vào khả năng của chính mình.”

Thế còn “nhỡ” Trung Cộng lại muốn “dậy” cho Việt Cộng thêm “một bài học” nữa, như hồi 1979 thì sao?

Chả có “trăng sao” gì đâu mà lo. Hôm 5 tháng 2 năm 2014, South China Morning Post cho biết hơn 70 phần trăm quân nhân Tầu hiện nay là con một, và đặt câu hỏi: “Liệu họ có quá yếu đuối để đáp ứng được tham vọng quân sự của Bắc kinh không? Soldiers of the one-child era: are they too weak to fulfill Beijing’s military ambitions?

Câu trả lời có thể tìm được, cùng ngày, trên trang mạng Quartz: “Lính thuộc thế hệ một con hèn yếu không có tinh thần chiến đấu. Soldiers from the one-child generations are wimps who have absolutely no fighting spirit.”

Dù Việt Nam không theo “chính sách một con” nhưng đám bộ đội cụ Hồ hiện nay (xem chừng) cũng chả mạnh mẽ gì hơn thế. Họ bị bắt vào quân ngũ để nuôi lợn và trồng rau, chứ có được huấn luyện gì về quân sự đâu. Bởi thế, bây giờ mà đụng trận và nghe hô “xung phong” thì lính ta (và lính Tầu) đều vứt súng và bỏ chạy là cái chắc!

Blogger Người Buôn Gió tâm sự:

Tôi đi lính năm 1990, thời thế lúc đó thay đổi nhiều. Biên giới Tây Nam người ta đã rút quân về, biên giới phía Bắc đã quan hệ bình thường. Thời của làm ăn kinh tế, các sĩ quan quân đội tận dụng chúng tôi để làm kinh tế cho họ. Đám lính chúng tôi đi đào mương, đào móng nhà, phụ hồ…rặt toàn công việc dùng đến sức lao động thô sơ. Bữa ăn chỉ có rau kho, rau nấu và một hay may lắm là hai miếng thịt to bằng đốt ngón tay út…

Lúc cầm giấy ra quân về nhà, bố tôi xem tờ giấy đục lỗ nói.

– Có tờ giấy mà 2 chỉ vàng.

 Tôi ngạc nhiên hỏi bố vàng nào. Bố tôi mới kể là lúc tôi và các bạn trốn, đơn vị cũng đến nhà tìm. Bố tôi có nói nhỏ ông cán bộ quân lực liệu lo cho tôi. Ông ấy nhận lời. Hôm tôi lên làm phục vụ cho cán bộ quân lực được vài hôm. Ông quân lực đến nhà báo cho bố tôi biết là đã lo tôi như vậy, vài tháng nữa sẽ cho tôi về nhà. Khi nào có giấy ra quân vào lĩnh. Lúc tôi về nhà là bố tôi đưa ông một chỉ vàng, khi ông gọi tôi vào lấy giấy ra quân là đã cầm của bố tôi một chỉ vàng nữa.

Ngoài việc “ăn không từ một thứ gì,” đám tướng lãnh VN – hiện nay – còn rất “tâm tư” về một vấn đề “thiết thân” khác nữa: sinh hoạt tình dục. SBTN cho hay:

Tướng quân đội CSVN trao đổi thuốc kích dục trong trụ sở quốc hội. Báo mạng VietNamNet trong nước là cơ quan truyền thông đầu tiên đăng bức ảnh đại tướng Ngô Xuân Lịch, đương kim bộ trưởng Bộ Quốc Phòng CSVN, và thượng tướng Võ Trọng Việt, đương kim chủ tịch Ủy Ban Quốc Phòng Và Và An Ninh của Quốc Hội, trao tay nhau một chiếc hộp màu đen bọc giấy bóng.

Dư luận trên mạng xã hội lập tức chú ý tới bức ảnh này, vì khi được phóng lớn, chiếc hộp màu đen này không là gì khác hơn loại thuốc Ottopin xuất xứ từ Nhật Bản, có tác dụng cường dương và trị yếu sinh lý cho nam giới. Báo VietNamNet sau đó đã phải cắt bỏ phần ảnh liên quan đến hộp thuốc, nhưng các blogger Việt Nam đã kịp lưu lại ảnh gốc.

Giới lãnh đạo không chỉ yếu về sinh lý mà còn (rất) yếu về tâm lý nữa. Cố Bí Thư Quân Ủy Trung Ương Nguyễn Phú Trọng đã đi vào lịch sử bằng một câu nói để đời: “Nếu để xảy ra đụng độ gì thì tình hình bây giờ bất ổn thế nào, chúng ta có ngồi đây mà bàn việc tổ chức đại hội Đảng được không?”

Cầu an là tâm lý phổ biến của nhân loại chứ chả riêng gì ông cố ổng Bí Thư. Nhờ thế nên Vladimir Putin và Tập Cận Bình mới có cơ hội diễu võ dương oai, và lăm le muốn lấn lướt thiên hạ cho mãi đến nay. Nay thì ai cũng biết hình ảnh Gấu Nga (dữ dằn) chỉ là sản phẩm của tuyên truyền và Cọp Tầu (vằn vện) chỉ là cọp giấy mà thôi, trừ đám dân Ba Đình Hà Nội. 


 

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến – Tiếng nước mình

Ba’o Dan Chim Viet

Tác Giả: Tưởng Năng Tiến

17/12/2024

Giữa khe cửa trước nhà, bữa rồi, thấy có gài một mẩu giấy quảng cáo – với dòng chữ in đậm – trộn lộn cả hai thứ tiếng Việt/Anh: “Under New Management. Tăng Cường Ẩm Thực. Tăng cường giờ mở cửa tới midnight. Đọc nghe hơi chương chướng nhưng tui cũng hiểu được liền, và còn đoán được luôn tác giả: cha nội Hải Ký Mì Gia – ở ngay ngã tư đầu đường – chớ còn ai vô đó nữa!

Tiệm này “chuyên trị” mì gà chiên và mì vịt tiềm. Thỉnh thoảng, tui vẫn ghé qua và lần nào cũng có trao đổi với chủ nhân đôi câu chào hỏi (xã giao) nên biết cái kiểu nói chuyện và hiểu ý của ổng mà: “Tiệm có quản lý mới. Thực đơn phong phú hơn. Từ đây sẽ mở cho tới tận khuya.”

Ông chủ người Minh Hương, sinh trưởng ở Bạc Liêu, vượt biên hồi đầu thập niên 1980. Dân Việt gốc Hoa, sống ở Mỹ gần nửa thế kỷ mà vẫn viết được “tiếng nước tôi” như vậy là ngon lành cành đào rồi – đúng không?

Tôi đã từng “đụng chuyện” với một vị “người Hoa gốc Tầu” nữa kìa. Ổng viết tiếng Việt (theo kiểu gu gồ) đọc mà muốn khóc bằng … tiếng Tây luôn. Thằng chả (chắc) là chủ nhân của một hãng làm thức ăn khô của Đài Loan hay Hồng Kông gì đó, và sản phẩm được bầy bán ê hề ở California, bao bì cũng in một dòng chữ trộn lộn cả hai thứ tiếng Việt/Anh: Chuẩn Bị Con Cá Mực – Prepared Cuttlefish!

Cái gì vậy, hả Trời? Thông minh tới cỡ tui mà phải mất mấy chục giây mới hiểu (té ra) là … Khô Mực Ăn Liền. Thiệt là thầy chạy!

Tiếng Việt, cũng như dân Việt – trên bước đường lưu lạc – tránh sao khỏi những cảnh ngộ bi hài hay những mảnh đời tơi tả. Kampuchea là nơi không thiếu những cảnh tình này. Nhà báo Ngy Thanh đã từng cảm thán: “Người ta bảo sông có khúc, người có lúc. Thế mà, khúc đời nào của Việt Kiều Cambodia cũng nhiêu khê. Thời nào của họ cũng là thời mạt vận.”

Việt ngữ ở đây cũng thế, cũng “mạt vận” chả khác chi người.

Theo tường trình của MIRO (Minority Rights Organization) thì có khoảng năm phần trăm, hay 750.000 người gốc Việt đang sinh sống ở Xứ Chùa Tháp. Đây là nhóm dân thiểu số đông nhất ở đất nước nhỏ bé này. Phần lớn đều không có được một tờ giấy lận lưng (không khai sinh, cũng không căn cước) nên không được quyền tiếp cận với bất cứ dịch vụ xã hội nào cả. Họ cũng không có quyền sở hữu tài sản hay đất đai gì ráo. Bởi vậy, rất nhiều kiều bào ở Miên hiện vẫn sống trong những túp lều tranh (lều bều như mấy dề lục bình) trên mặt Biển Hồ – Tonlé Sap.

Chắn chắn không nơi nào trên trái đất này mà dân Việt phải sống lam lũ và thảm thương đến thế. Y tế cũng như giáo dục đều là những điều xa xỉ, nói chi đến chuyện báo/đài hay một cái trường (Việt Ngữ) cho những đứa bé luôn trôi nổi bấp bênh.

Vậy mà chả hiểu nhờ vào cơ duyên nào đó, năm 2008, bỗng dưng có vài người Việt từ Canada lặn lội đến tận làng Kampong Luong (Kampong Luong Floating Village) làm tặng cho dân ấp Koh Ka Ek một ngôi trường tử tế.

Mãi đến năm 2014, tôi mới theo chân sư Minh Trí (người sáng lập Hội Vì Dân – Vidan Foundation) lò dò tìm đến chốn này. Tới nơi thì trường học đã nằm chỏng chơ trên cạn vì nổi hết được rồi.

Sau khi gắn vô mấy chục cái thùng phuy nhựa mới (mỗi cái cỡ 25 Mỹ Kim) và dặm thêm một mớ lồ ô hai bên cạnh sườn (không có tre để giữ cân bằng nó sẽ bị bồng bềnh) rồi sửa sang lại chút đỉnh thì kể như êm. Tụi nhỏ lại có cơ hội đến trường ê a (“mờ a ma sắc má” – “ba a ba huyền bà”) như trước.

Năm 2012, lại có thêm một cơ duyên kỳ diệu nữa, người Việt từ Perth (Australia) cũng lặn lội đến tận làng Kandal – thuộc xã Phsar, tỉnh  Kampong Chhnang – để xây tặng cho đồng bào mình một ngôi trường bề thế, tốn kém cả trăm ngàn Mỹ Kim chứ không phải ít.

Vài ba năm sau, sư Minh Trí cũng đưa tui đến đây luôn. Chúng tôi đều hân hoan khi nhìn thấy ba lớp học được dựng trên những cột xi măng vuông vắn và vững chắc, bên trong được trang bị bàn ghế đàng hoàng. Chỉ kẹt cái là nó không có điện, cũng không có nước nên WC vô phương sử dụng.

Chuyện nhỏ thôi (so với tiền của và công sức của bao nhiêu người VN tại Úc) nên chúng tôi hăng hái bắt điện, bơm nước, gắn quạt máy, và còn lát xi măng luôn cả cái nền để vào mùa khô học sinh có chỗ chơi đùa.

Từ đó –  theo sự cắt đặt của nhà sư – tôi vẫn thường trở lại thăm non hai cái trường này (cùng dăm ba lớp học ở vài nơi khác nữa) để mang sách vở bút viết cho học sinh, và chút tiền trợ cấp cho mấy vị giáo viên.

Tới đâu, tôi cũng đều “lớn tiếng” lập đi lập lại cái quan niệm rất thực tiễn và cấp tiến của mình : Xin quý thầy cô đừng quá quan tâm đến Việt Ngữ. Thay vào đó hãy dùng thời giờ dậy các em làm được mấy phép tính (cộng – trừ – nhân – chia) căn bản, và đọc được tiếng Miên để sau này chúng có thể sinh tồn một cách dễ dàng hơn nơi đất nước này.

Cái quan niệm “đúng đắn và cấp tiến” đó, mới đây, vừa bị thử thách (một cách vô cùng nghiêm trọng) khi tôi ghé qua lớp học ở Bati – nằm trong khuôn viên của Chùa Ông Quan Đế, thuộc huyện Peam Ro, tỉnh Prey Veng – vào tháng 11 năm rồi. Đây là một nơi hết sức đặc biệt vì người Việt chả những có chùa (và ban trị sự) mà còn có cả hội đồng hương tề luôn nữa.

Tôi được coi là khách quý, đến tự phương xa, và được hân hạnh họp mặt với tất cả quý vị chức sắc địa phương. Họ đều thuộc vào hàng lão hạng nên tôi rất nhỏ giọng khi lập lại quan niệm (cố hữu) của mình là con cháu chúng ta cần học toán và học tiếng Khmer để sinh tồn, chứ không phải là Việt Ngữ. Mỗi đứa trẻ chỉ được tới trường vài ba năm thôi, mất thời giờ học tiếng Việt làm chi khi mà cái cơ hội đọc được một tờ báo (hay viết một cái thư) bằng Việt Ngữ kể như là bằng không. Chỉ cần sắp nhỏ vẫn nói chuyện bằng tiếng nước mình là cũng đã tốt lắm rồi, chớ…”

Tôi chưa dứt lời mà không khí buổi họp đã trầm hẳn xuống. Những ánh mắt, và những nụ cười chứa chan thiện cảm mà mọi người đã dành cho tôi từ lúc ban đầu (bỗng) tan biến hết trơn. Rồi một vị lão nhiêu, chắc cũng đã bát tuần, mới nhỏ nhẹ đáp lời:

“Chúng tôi lại có chút suy nghĩ khác. Người Việt ở nơi đây từ đời này qua đời nọ nên bây giờ ai cũng đen thủi, đen thui y như người bản xứ. Ngó qua thiệt khó nhận ra là “Duồn” ai là “Miên” nữa. Sự khác biệt chỉ còn ở cái tiếng nước mình thôi. Bởi vậy, khi đã có cơ hội cắp sách đến trường thì ưu tiên là phải dậy bầy trẻ đọc viết tiếng mẹ đẻ cái đã, chớ còn nói như ông thì …”

Ông anh cũng chưa dứt lời nhưng tôi đã cảm được sự đồng tình của mọi người hiện diện. Rồi có lẽ vì quá xúc động (hay quá bất nhẫn) ổng đưa tay gạt nước mắt và ngồi phịch xuống ghế, tựa như là muốn đứng cũng không nổi nữa!

Những “giọt lệ như sương” của vị đồng hương cao niên khiến tôi chợt nhận ra sự nông nổi và thiển cận của mình. Cùng lúc, tôi cũng “ngộ” được đôi điều quan trọng khác:

Nào phải là tình cờ mà những người Việt từ Bắc Mỹ, từ Úc Châu đều đã cất công tìm đến Cambodia để làm trường học. Cũng đâu phải là vô cớ mà chỉ riêng ở tiểu bang California (Hoa Kỳ) đã có đến cả chục Trung Tâm Dậy Việt Ngữ và hầu như ở khắp mọi nơi trên thế giới, nơi đâu có dân Việt là có những lớp học cho trẻ Việt cùng với sự tham gia (tự nguyện) của hàng vạn giáo viên – từ nửa thế kỷ qua.

Khi Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ cho phép giảng dậy Việt Ngữ ở một số trường trung học và đại học tại quốc gia này thì giản dị chỉ vì đó là chủ trương nhân bản và bao dung (đa văn hóa) của xứ sở này. Còn mọi cố gắng, chắt chiu, thương khó để bảo tồn tiếng mẹ đẻ của hàng triệu người dân Việt, đang lưu lạc ở khắp bốn phương (có lẽ) là do sự thôi thúc tiềm ẩn từ vô thức.

Đây là phản ứng tự nhiên từ vô thức tập thể (collective uncounciousness) của cả một giống nòi (trong cơn quốc biến) khi ngôn ngữ của họ đang “bị tha hóa, bị thao túng, bị phá sản một cách có hệ thống” –  theo như lời báo nguy của nhà giáo và nhà báo Thái Hạo.

Lời báo động muộn màng này cũng đã giúp tôi hiểu ra lý do mà sư Minh Trí – sau khi xuất gia, từ bỏ mọi hoạt động chính trị – đã hết lòng tận tụy chăm lo cho những lớp học Việt Ngữ, ở Kampuchea, cho đến … hơi thở cuối!


 

Vong Quốc – Tưởng Năng Tiến

Ba’o Tieng Dan

13/12/2024

Tưởng Năng Tiến

13-12-2024

Tập bút ký Quê Hương Ngày Trở Lại – xuất bản năm 2019 – của nhà phê bình văn học & xã hội Thụy Khuê, có đôi đoạn (hơi) nhạy cảm:

“Khi miền Nam thua trận năm 1975, nhiều người Việt phải bỏ nước ra đi, không ít người kêu than ‘mất nước’. Kêu như thế là chưa hiểu gì về đất nước: Đất nước ta là một tập hợp sông núi, con người, văn hoá và lịch sử ngàn năm, nó có cái vinh quang cũng có cái ô nhục, bởi nó là tổ tiên ta, ta phải gánh tất cả, bởi nó đã ở trong ta, trong dòng máu…

Vì thế, nước không bao giờ mất, chỉ thay đổi chế độ. Nhà Tây Sơn, nhà Nguyễn không phải là chủ đất nước, họ là những người cai trị đất nước trong một thời đại. Nhìn như thế, ta sẽ thấy lòng an nhiên tự tại, một niềm hãnh diện mở ra tới vô cùng, bóp chết những thương đau, thù hận”.

Tác giả viết không có chi sai. Tuy thế, “sau khi miền Nam thua trận năm 1975”, lắm kẻ ở vùng đất này (e) khó có thể chia sẻ cái quan niệm bao dung và khoáng đạt thượng dẫn.

Tập bút ký đầy ắp những tài liệu lịch sử khả xác và khả tín (được viết bởi một ngòi bút tài hoa) đã được đăng tải làm 10 kỳ trên trang Văn Việt. Sau đó, tác phẩm này còn được phổ biến trên trang TV&BH thêm hai kỳ nữa (và chỉ 2 thôi) với lời giải thích của ban biên tập:

“Đến kỳ 3, chúng tôi quyết định không tiếp tục giới thiệu loạt bài này trên TV&BH nữa. Lý do tại sao, xin kính mời quý độc giả cùng theo dõi bài viết dưới đây của nhà văn Khuất Đẩu, người có gốc gác ở Khánh Hòa, Nha Trang, hiện đang sinh sống ở Việt Nam”.

Bài viết này: “Thụy Khuê Trở Lại Quê Hương Để Làm Gì”, mở đầu bằng những câu chữ hơi gay gắt:

“Kính thưa bà Thụy Khuê,

Tôi xin mạn phép được viết những dòng này, sau khi đọc xong bài bút ký của bà nhan đề là: Quê hương ngày trở lại (kỳ 3)

Tôi xin nói ngay rằng, đó không phải là một bài viết ca ngợi quê hương, như tôi lầm tưởng, mà chỉ để chửi và dạy khôn người dân Việt Nam (trong đó có tôi)”.

Phần kết luận cũng thế, cũng không được thân thiện, hay nhẹ nhàng (hoặc dịu dàng) gì cho lắm:

“Nói đến tài liệu thì bà là nhất. Nhưng nói tới tình cảm, nhất là tình yêu quê hương thì, xin nói thực, bà hãy còn ‘hô khẩu hiệu’ lắm”.

Tôi không quen Khuất Đẩu, và chỉ biết ông qua tác phẩm (Lão Tiền BốiNhững Tháng Năm Cuồng NộNgười Giữ Nhà Thờ Họ …) cùng những bài viết đã được phổ biến rộng rãi trên nhiều trang mạng. Tác giả nguyên là nhà giáo, trước khi trở thành nhà binh, thuộc bên bại cuộc. Tôi cũng thế (cũng là một tên lính thất trận) nên chủ quan tin rằng mình có thể hiểu được, phần nào, cái tâm trạng (phẫn uất) của người đồng cảnh!

Vào những ngày tháng cuối cùng của cuộc chiến Việt Nam, không ít đồng đội của chúng tôi bỗng mất liên lạc vô tuyến với thượng cấp. Vô cùng hoang mang, họ tìm đường trở về đơn vị. Gần đến nơi, tất cả đều bàng hoàng và kinh sợ khi thấy lá cờ đỏ sao vàng đang phất phới giữa sân bộ chỉ huy.

Không ít người đã tự xử ngay tại chỗ. Số đông còn lại thì đi tù. Có kẻ đi đến chục năm, và khi về thì mất ráo cả nhà cửa lẫn vợ con. Ở vào hoàn cảnh đó, thật khó để có thể giữ được cho mình “lòng an nhiên tự tại” – dù đất nước có mất đi tấc đất nào đâu mà còn hoàn toàn thống nhất!

Trong nhiều hoàn cảnh khác cũng thế, cũng khó mà khỏi bật tiếng kêu “vong quốc”, dù nghe có chút chút cải lương. Xin ghi lại một câu chuyện nhỏ (qua một mẩu tin ngắn) đọc được trên Báo Công An Nhân Dân, số ra ngày 31 tháng 7 năm 2020:

“Lúc 6h30’ cùng ngày, Tổ công tác của Trạm kiểm soát thuộc Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Vĩnh Xương phối hợp với Chi cục Hải Quan Cửa khẩu quốc tế Vĩnh Xương phát hiện hàng chục đối tượng (gồm người lớn và trẻ em), di chuyển từ phía Campuchia qua tuyến biên giới tỉnh An Giang, trên 8 thuyền máy.

Tổ công tác tiến hành dừng phương tiện, dẫn giải người, phương tiện về Trạm kiểm soát Biên phòng cửa khẩu quốc tế xác minh, điều tra, làm rõ.

Qua lấy lời khai, được biết có 7 hộ gia đình với 41 khẩu (20 người lớn, 21 trẻ em) sống tại tỉnh Siem Reap và tỉnh Pur Sát (Campuchia). Do hoàn cảnh sống khó khăn nên có ý định trốn về Việt Nam sinh sống tại tỉnh Đồng Tháp và Tây Ninh. Tất cả đều không có giấy tờ hợp pháp, không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc Việt Nam.

Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Vĩnh Xương đã tiến hành lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính về hành vi xuất, nhập cảnh trái phép bằng hình thức cảnh cáo đối với 14 đối tượng là chủ hộ gia đình, cho làm cam kết không tái phạm”.

Đêm vẫn còn dài nên xin phép được ghi thêm một câu chuyện nữa, qua lời kể của đôi bạn đồng hương:

“Năm 1993, Yến chết thảm ở tuổi 21. Đám tang của Yến diễn ra trong một ngày mùa đông buồn thảm. Cái buồn thảm không giống những nỗi buồn tôi từng chứng kiến trong các đám tang khác khi còn ở Việt Nam.

Lần cuối cùng người ta thấy Yến đi với một gã người Campuchia khoảng một tuần trước. Khách đã thỏa thuận và chi tiền trước với chủ chứa để ‘bao’ Yến trong hai ngày. Nhưng ba, rồi bốn ngày vẫn không thấy Yến về.

Linh tính có điều gì chẳng lành xảy ra với cô nên hai người chị kết nghĩa là Hương và Trầm bỏ tiền nhờ người đi tìm. Để có thêm tiền chi trả việc tìm bạn, tất nhiên Hương và Trầm phải ‘làm thêm’, tức là tiếp khách nhiều hơn ngày thường.

Người ta tìm thấy xác của Yến (khi ấy đã không còn nguyên vẹn do thương tích, do côn trùng bâu kín thân thể) bị vứt ở chân núi Mô Păng. Vì chủ chứa – một mụ đàn bà người Việt có nước da bợt như xác chết, không cho làm tang ở đấy, thành ra mấy người thợ mộc hàng xóm phải đi kiếm gỗ, dựng tạm cho cái chòi tại khu đất trống để có chỗ kê quan tài.

Đám tang lèo tèo vài ba người hàng xóm thất nghiệp trong đó có tôi, ngồi dự cho đỡ tủi. Yến có thằng con trai lên bốn tuổi, tên là Hên. Thấy mẹ chết, nó gào khóc, tiếng khóc tôi chưa từng nghe thấy bao giờ: 

Ụ má mày, mày xí gạt tao. Mày hứa đưa tao về quại mà mày hổng đưa. Mày bỏ tao mày đi. Choi me hặn…hặn tau na… cùm ngợp. (Đù má mày…mày đi đâu… đừng chết) … Dậy đưa tao về quại! (Phạm Thanh Nghiên. “Chuyện Kể Của Chồng”. Tiếng Dân – 05/08/2020).

Bà Yến từ trần vào năm 1993, khi Hên mới vừa lên 4. Tính đến năm nay thì cậu bé năm xưa nay đã trở thành một người ở tuổi trung niên. Tôi băn khoăn tự hỏi: Nếu vẫn còn sống sót, chả hiểu người đồng hương có còn muốn về quê ngoại hay không? Và “lỡ” muốn thì cách sao mà về được nhỉ?

Lịch sử của một triều đại, hay một chế độ, có thể kéo dài đến vài thế kỷ nhưng kiếp người thì chỉ tính bằng năm. Trong những năm tháng đó, không phải ai cũng có chỗ tạm cư (trong cơn quốc biến) và có điều kiện để hồi hương bằng thông hành, chiếu khán, cùng ngoại tệ.

Với những kẻ lâm vào bước đường cùng, không có một mảnh giấy lận lưng, không được một đồng xu dính túi (và cũng chả tìm được chỗ nương thân) thì chuyện nước/non – xem ra – không chỉ xa vời mà còn hơi xa xỉ!


 

Vì đời mà đi -Tưởng Năng Tiến

Ba’o Tieng Dan

Tưởng Năng Tiến

3-12-2024

Thuở sinh tiền, có bữa, Nguyễn Thụy Long tự nhiên nổi nóng:

“Lâu lâu tôi cũng đi uống cà phê, có những quán cà phê cũng ngon nhưng nhạchttps://baotiengdan.com/2024/12/03/vi-doi-ma-di/ ầm ỹ quá. Tôi yêu cầu nhà hàng cho nghe một bản nhạc nhẹ, cô phục vụ hỏi lại:

– Bác muốn nghe nhạc ‘sến’ hả?

Tôi nhìn kỹ lại người vừa nói với tôi … chỉ là một đứa ranh con, mặt mũi còn non choẹt … tôi giận cành hông”. (Nguyễn Thụy Long. “Hương Cà Phê”. Tuần báo Viet Tribune – 24/05/2013).

Ông văn sĩ, ngó bộ, hơi … dễ giận. Ông bác sĩ, xem ra, dễ chịu hơn nhiều:

“Thấy tôi đứng loay hoay tìm kiếm mãi trên các kệ đầy nhóc băng đĩa ngổn ngang, cô bé bán hàng đến gần hỏi:

– Bác muốn kiếm loại nào?

– Nhạc. Nhạc xưa.

Cô đọc vài cái tên gì đó…

– Không. Xưa hơn nữa kìa. Chừng nửa thế kỷ trước. Có không?

– Bác chờ con lấy.

Một lúc, cô mang ra một cái… giỏ, đúng hơn là một cái rổ to, hình chữ nhật, chứa hàng ngàn đĩa CD, buộc dây thun từng cọc, nói: Bác lựa đi. Tôi giật mình thấy trên thành rổ dán mấy mảnh giấy viết tay bằng chữ in khá to: SẾN GIÀ NAM… Tôi đoán đây là loại nhạc “sến” dành riêng cho nam giới “già”!  (Đỗ Hồng Ngọc – “Sến Già Nam“, ngày 03/03/2013).

Tôi cũng già chát (từ lâu) nhưng chưa già bằng hai ông văn sĩ và bác sĩ nên đã có lúc phải trở thành chiến sĩ. Lính thì thằng nào chả hát nhạc vàng, nhạc sến, hay nhạc lính. Lính mà em?

Khác với nhạc đỏ (loại nhạc đã chết nhưng chưa chôn) nhạc vàng tuy đã từng bị nhà nước hiện hành vùi dập (và vùi lấp) nhưng vẫn nhất định không chịu chết mà còn sống hùng, sống mạnh, rồi đang tràn lan “khắp bốn vùng chiến thuật” – theo như tường thuật của một người cầm bút khác (Đoàn Nhã Văn) trên trang FB của ông, vào hôm 12 tháng 12 năm 2023:

“Qua những gì đã thấy trong thời gian ngắn, tôi chứng nghiệm: Nhạc vàng hiện hữu ở đồng bằng, leo lên miền núi, chạy xuống vùng biển, lẫn trong thành phố, ra ngoài ngoại ô. Nó ăn sâu vào tâm khảm của những thanh niên mới lớn, bất kể ở Sài Gòn, Hải Phòng, Hà Nội, Tuyên Quang, Đồng Văn, v.v… bất kể chất giọng cao, thấp, đục, rè. Nó được hát bởi anh tài xế, chị làm ngân hàng, anh bộ đội phục viên, những người ca sĩ trẻ tuổi, và cả những thương gia thành đạt …”.

Tui cũng hát liên miên (hẳn nhiên) nhưng chỉ cho chính mình nghe (thôi) khi lái xe trên những đoạn đường dài. Bữa nay phá lệ, tôi ca vài bài cho thiên hạ nghe chơi để biết thế nào là nhạc sến và nhạc lính. Có thể vì tuổi đời nên giọng của tui e không còn mùi mẫn như xưa (nữa) nhưng bảo đảm là chưa dở:

Mình vui được sao nếu chưa thanh bình

Từng đoàn người trai đi viết sử xanh

Thì gian nhà xinh vắng vắng đi mình anh

Cũng thôi chớ buồn em nhé

Tiễn đưa nhớ ngày đăng trình… (Hoài Linh –  “Nếu Một Mai Anh Giã Biệt Kinh Kỳ”)

Tình và buồn dễ sợ chưa? Nếu chưa (phê) thì nghe thêm bản khác nha:

Đường phố khuya rồi

Chênh chếch bóng trăng soi

Uống cạn hết ly này

Ghi nhớ mãi đêm nay …

Còn riêng mình tôi vai ba lô về khu chiến

Nghe đường dài thêm. (Song Ngọc –  “Chúng Mình Ba Đứa”)

Tiếp tục chương trình là bài mà tui ca tới nhất, cỡ Trường Vũ hay Tuấn Vũ mà nghe là đỏ mặt liền (vì mắc cở) và giải nghệ cấp kỳ:

Mùa mưa lần trước anh về đây ghé thăm tôi

Tình xưa bạn cũ gặp nhau đêm ấy mưa rơi

Tách cà phê ấm môi

Mình ngồi ôn lại những phút vui trôi qua mất rồi

Nhiều khi chờ sáng nghe lòng thao thức canh thâu

Đường ga nhỏ bé nằm đợi mong đã bao lâu

Tiếng còi đêm lướt mau

Đoàn tàu đi về mãi mà bạn thân tôi nơi đâu …. (Lê Minh Bằng – “Hai Mùa Mưa”).

Tuổi già hạt lệ như sương mà lần nào tui cũng vừa hát vừa muốn ứa nước mắt. Bạn đi luôn thì tất nhiên là buồn lắm (rồi) nhưng nếu trở lại trên đôi nạng gỗ thì còn buồn hơn nữa:

 Em hỏi anh, em hỏi anh, bao giờ trở lại

Xin trả lời, xin trả lời, mai mốt anh về

Anh trở về anh trở về trên đôi nạng gỗ

Anh trở về, anh trở về bại tướng cụt chân … (Linh Phương & Phạm Duy – “Kỷ Vật Cho Em”)

Đôi khi, tôi không chỉ buồn mà còn cảm thấy hơi cay (và đắng) nữa:

Mây mù che núi cao
Rừng sương che lối vào
Đồng ruộng mông mênh nước
Đêm đêm nằm đường ngăn bước thù
Áo nhà binh thương lính, lính thương quê
Vì đời mà đi
… (Trúc Phương – “Trên Bốn Vùng Chiến Thuật”)

Tôi cộng tác với tuần báo Trẻ (tờ báo có nhiều ấn bản nhất tại Hoa Kỳ) gần hai chục năm qua. Sự gắn bó lâu dài này không chỉ vì tấm lòng yêu nghề (và thái độ thân thiện cởi mở) của ban biên tập mà còn vì chút tình riêng. Mỗi tuần Trẻ đều dành hẳn một trang báo, để trân trọng giới thiệu đến độc giả hai ba vị thương phế binh (Việt Nam Cộng Hòa) đang sống trong cảnh rất ngặt nghèo ở quê nhà.

Nhìn hình ảnh đồng đội của mình đang ngồi trên xe lăn, hay nằm thoi thóp trong một gian nhà tồi tàn nào đó – lắm lúc – tôi không khỏi băn khoăn tự hỏi: “Liệu có còn ai nhớ đến những kẻ đã từng vì đời mà đi không vậy?

Tất nhiên là có nhưng chắc ít thôi và ít lắm. Tôi không dám trách đời hay oán hận chi đâu, nếu chưa muốn nói là ngược lại. Tôi biết nhiều tổ chức, hội đoàn, cá nhân (trong cũng như ngoài nước) đã hết lòng chăm lo cho số thương phế binh (bất hạnh) này nhưng chỉ e là không đủ thiếu chi và không còn kịp nữa.

Người trẻ nhất mà tôi biết rõ (vì chúng tôi cùng đơn vị) là Hạ Sĩ Nguyễn Văn X. Ông sinh năm năm 1956, nhập ngũ năm 1974 (bị thương cùng năm) vừa lìa trần tuần trước. Phần lớn chúng tôi đều trên tuổi đó và lắm kẻ (cho đến khi nhắm mắt) vẫn chưa bao giờ nhìn thấy một món quà nào – từ bất cứ ai – dù Đại Nhạc Hội Cảm Ơn Anh Thương Phế Binh đã được tổ chức (rất thành công) khá nhiều lần, từ mấy thập niên qua!


 

Sổ Tay Thượng Dân K’ Tien  – Y Quynh Bdap

Ba’o Dan Chim Viet

Tác Giả: Tưởng Năng Tiến

03/12/2024

Về địa danh ở Việt Nam, thỉnh thoảng, tôi vẫn nghe thiên hạ than phiền. Nhà báo Nguyễn Thông càm ràm: “Khi người Pháp vào xứ này, họ đem theo nền văn minh phương tây ‘khai hóa” bản địa, trong đó có văn hóa, giáo dục, ngôn ngữ. Điều không thể phủ nhận là họ đã tổ chức cực tốt bộ máy hành chính, quản lý rất rành mạch, hợp lý các vùng miền, tỉnh thành, địa phương trên cả nước. Việc phân chia một cách có hệ thống khoa học các đơn vị hành chính, tên gọi các cấp độ từng đơn vị là ví dụ rõ nhất.

Suốt bao nhiêu năm, những danh từ chung để gọi vùng đất nào đó đã được dùng ổn định, nhất quán, tạo nền nếp trong đời sống xã hội. Chỉ tới khi chính quyền cộng sản thay thế mới dẫn tới những đổi thay trong cách gọi, mà thay theo hướng rối rắm, tùy tiện, phức tạp”.

Nhà báo Nguyễn Tý cũng thế: “Tên tỉnh ‘Đắk Lắk’ có quá nhiều cách viết: Đác Lắc, Đắc Lắc, Đắc Lắk, Dak Lak, Đắk Lắk … ! Báo Pháp Luật TP.HCM viết Dăk Lăk, báo Tuổi Trẻ, Thanh NiênNgười Lao Động và Công An Nhân Dân đều viết Đắk Lắk…  Báo Nhân Dân viết Ðác Lắc …”.  (“Tên Tỉnh ‘Đắk Lắk’ Có Quá Nhiều Cách Viết”. Tuổi Trẻ Online – 15/05/2010).

Hơn một thập niên đã trôi qua. Cả đống nước sông, nước suối, nước cống, nước mương, nước rãnh, cùng nước mắt đã lặng lẽ chẩy qua cầu và qua cống. Không biết tới nay quý vị nhà báo, nhà nước, nhà văn đã thống nhất được cách viết về địa danh này (chưa ?) chớ còn mấy ông giao thông/vận tải thì nhất trí hết rồi.

Hiện nay, trên quốc lộ 27, mọi cột chỉ cây số đều ghi là Đắk Lắk (D.L) tuốt. Nhìn qua những cái ụ xi măng nho nhỏ, hình chữ U lật ngược, bám chặt bên đường (hơn trăm năm nay) thì biết ngay đây là “tàn tích” do thực dân Pháp để lại. Nhà nước cách mạng chỉ bôi cái từ Darlac của bọn chúng đi, và thay bằng tên mới  (“sáng tác”) thôi.

Ngoài chuyện này ra thì mọi thứ đều vẫn nguyên như cũ, vẫn cái mặt lộ hẹp chỉ tầm 6 mét, vẫn những khúc quanh nguy hiểm chết người, vẫn những đoạn xuống cấp (sạt lở trầm trọng) cùng sự “vô tư” cố hữu của mọi giới chức từ trung ương xuống địa phương.

Đường đến DL tuy có hơi nhiêu khê nhưng đây là một địa danh rất đáng viếng thăm vì nó thuộc về “Không Gian Văn Hóa Cồng Chiêng, trải dài trên 5 tỉnh Tây Nguyên (Kon TumGia LaiĐắk LắkĐắk Nông và Lâm Đồng) theo như ghi nhận của Wikipedia – Hà Nội:

“Chủ thể của không gian văn hóa này gồm nhiều dân tộc khác nhau: Ê đêJaraiBa NaMạLặc… Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại vào ngày 25 tháng 11 năm 2005… Hiện tại, ở các vùng có cồng chiêng như ở Tây nguyênLễ hội Cồng chiêng được tổ chức hàng năm là một hoạt động vừa có ý nghĩa bảo tồn bản sắc văn hóa vừa là một sản phẩm du lịch ăn khách”.

Té ra – từ mấy thập niên qua – kiệt tác này chỉ tái hiện mỗi năm một lần để quay phim tuyên truyền (thôi) chớ không có thiệt đâu. Đừng có nghèo mà ham, nha mấy Tám.

Hèn chi mà tôi vượt Đèo Chuối, đến Đạ Huoai, qua Định Quán – B’lao, Djiring,  Finom – rồi leo đèo Prenn lên Đà Lạt và tới tuốt Buôn Ma Thuột luôn (qua không biết bao nhiêu núi rừng trùng điệp) mà không thấy cái cồng hay cái chiêng nào ráo trọi!

Người bản địa cũng không, không một mống nào, dù chỉ riêng D.L vốn là nơi sống chung hương của 47 sắc tộc (Ê Đê, Nùng, Tầy, M’nông, Mông, Thái, Mường …) khác nhau. Nếu họ không rút vô rừng sâu thì cũng chạy ra nước ngoài tị nạn hết  (trơn) rồi. Còn chạy có khỏi tay “chính quyền cách mạng” hay không thì lại là chuyện khác!

Ông Y Quynh Bdap (Y.B) là một trường hợp tiêu biểu cho cái tình thế oái oăm và đắng cay như thế. Ông sinh năm 1992 tại D.L, một trong những địa phương thuộc loại nghèo, nơi hiện có “54 xã trong tình trạng đặc biệt khó khăn”, và lợi tức bình quân đầu người là 41,00 triệu đồng (tương ứng với 1.781 USD) nếu tính theo Mỹ Kim bản vị.

Không chỉ nghèo khó, D.L (và cả vùng đất Tây Nguyên) còn phải đối diện với vô số vấn đề nan giải về đất đai, văn hóa, xã hội và môi trường nữa. Nhà văn Nguyên Ngọc, một già làng khả kính và khả tín, nhận định:

  1. Dân số Tây Nguyên tăng nhanh, đột ngột, với cường độ lớn… Đầu thế kỷ XX, các dân tộc bản địa chiếm 95% dân số. Đến năm 1975, tỷ lệ này là 50%. Hiện nay người bản địa chỉ còn 15-20% trên toàn địa bàn…
  2. Sự tan vỡ của làng Tây Nguyên. Từ sau năm 1975, quyền sở hữu tập thể truyền thống của cộng đồng làng đối với đất và rừng nghiểm nhiên bị xoá bỏ, tất cả đất và rừng đều bị quốc hữu hoá …
  3. Môi trường bị tàn phá nghiêm trọng. Cho đến nay, trừ một vài vùng nhỏ như một ít khu vực quanh núi Ngok Linh, vùng Komplong…, có thể nói về cơ bản rừng Tây Nguyên đã bị phá sạch, hậu quả về nhiều mặt không thể lường.
  4. Người bản địa bị mất đất. Việc mất đất, không phải trong một xã hội bình thường mà là từ tay người dân tộc bản địa sang tay người nơi khác đến là người Việt, đã khiến vấn đề đất đai trở thành vấn đề dân tộc. Đây chính là nguyên nhân trực tiếp của sự mất ổn định nghiêm trọng đã và đang diễn ra ở Tây Nguyên.
  5. Văn hoá Tây Nguyên bị mai một. Việc mất rừng, tan vỡ của làng, cơ cấu dân cư bị đảo lộn lớn và đột ngột, người bản địa bị mất đất và mất gốc rễ trở thành lang thang trên chính quê hương ngàn đời của mình… tất yếu đưa đến đổ vỡ về văn hoá.

Tình trạng “đảo lộn, thua thiệt, mai một và đổ vỡ” của Tây Nguyên đã xẩy ra từ nhiều thập niên qua nhưng mãi đến năm 2019 người dân nơi đây mới có cơ hội lên tiếng, qua một tổ chức xã hội dân sự (Montagnards Stand for Justice – MSFJ – Người Thượng Vì Công Lý) mà Y.B là một trong những thành viên sáng lập.

MSFJ chủ trương đòi hỏi những quyền căn bản về con người và đất đai cho cộng đồng bản địa bằng phương thức ôn hòa (“MSFJ emphasizes non-violent efforts to secure basic human and land rights for the community”) nhưng đã bị đáp trả một cách vô cùng thô bạo. Y. B phải bỏ trốn qua Thái Lan, rồi bị cảnh sát Thái Lan bắt giữ (theo yêu cầu của nhà nước Việt Nam) và bị cáo buộc là kẻ chủ mưu trong vụ tấn công vào năm 2023 tại D.L – quê quán của ông.

 Báo chí VN đang đồng loạt loan tin cứ như thể là YB đã bị dẫn độ và sẽ bị lãnh án trong trong tương lai gần nhưng sự thực thì không (hay chưa) như thế. RFA vừa tường thuật:

“Tòa Hình sự Thái Lan hôm 30/9 đã ra phán quyết dẫn độ ông Y Quynh Bdap về Việt Nam theo đề nghị của Chính phủ Việt Nam. Các chuyên gia Liên Hiệp Quốc lo ngại ông Y Quynh Bdap sẽ có thể bị ‘mất tích, tra tấn hoặc đối xử tàn tệ hoặc trừng phạt, giam giữ tùy tiện, nếu bị dẫn độ về nước’. Các chuyên gia cho rằng giới chức chính quyền Thái có thể từ chối thực hiện phán quyết của tòa vì Thái Lan và Việt Nam không ký kết một hiệp dịnh về dẫn độ.

Hồi tháng 1 năm nay, ông Y Quynh Bdap và 99 người khác đã bị tòa án lưu động ở Đắk Lắk xét xử sau vụ nổ súng vào hai trụ sở chính quyền ở tỉnh này vào tháng 6/2023 khiến chín người chết. Ông Y Quynh Bdap đã bị kết án (vắng mặt) tù 10 năm với cáo buộc tội ‘khủng bố’ trong vụ tấn công này. Tuy nhiên, ông Y Quynh Bdap đã bác bỏ cáo buộc này”.

Nếu bị dẫn độ, Y.B chắc chết – chết chắc! Tính mạng của ông hiện nay tùy thuộc và trông cậy không ít vào Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc, và giới hoạt động nhân quyền. Trước tình cảnh này, tôi chỉ còn chút hy vọng (mong manh) rằng nhân loại vẫn còn đủ bao dung để chừa cho những người dân bản địa không may một sinh lộ (hẹp). Chớ chả lẽ thiên hạ chỉ quan tâm vào việc bảo vệ chó mèo, cây cỏ, và những động vật hoang dã thôi sao?


 

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến – Võ Thị Sáu

Ba’o Dan Chim Viet

Tác Giả: Tưởng Năng Tiến

27/11/2024

Nhà báo Thái Hạo xem chừng rất buồn lòng vì một câu nói của giáo sư Hoàng Ngọc Hiến (“cái nước mình nó thế”) nên lớn tiếng than phiền: “Sự trì trệ, hỏng hóc … của một quốc gia, một tổ chức hay một cá nhân, tất thảy đều có nguyên nhân của nó. Vấn đề là phải tìm ra, chỉ ra, phân tích ra, dám nhìn thẳng vào sự thật và khuyết điểm mà sửa chữa hoặc làm lại, chứ không phải buông một câu ‘cái nước mình nó thế’ rồi xong”.

Tôi có nghe G.S Hoàng Ngọc Hiến (HNH) nói nguyên văn như vậy thật, qua một cuộc phỏng vấn do nhà văn Phạm Thị Hoài và T.S Trương Hồng Quang thực hiện, đã lâu, trên trang Pro&Contra (*). Hôm đó, ngoài cái câu cửa miệng (“cái nước mình nó thế”) ông còn phát biểu đôi điều rất lý thú và cũng khó quên không kém:

“Guồng máy ở Việt Nam trông thì hùng hậu nhưng chẳng ai hết lòng làm một việc gì, chẳng ai tha thiết, ráo riết làm một việc gì nữa. Đã lên đến chức này chức nọ thì người ta đều phải tính, mình được gì ở cái chức ấy. Làm gì cũng che chắn, cho qua chuyện thì thôi, không ai tự nguyện dốc lòng làm gì. Qua loa cả thôi.”

Mà quả là đúng thế thật chứ không phải bỡn. Cứ nhìn vào những phông bạt, cùng cung cách nặng phần trình diễn của giới quan chức VN (khi “trồng cây nhớ Bác”) và nghe qua nhận xét của bàn dân thiên hạ là biết liền hà: Mười cây chết chín một cây gật gù!

Tuy thế, tôi e là nhiều người đã đánh giá Đảng CSVN hơi thấp khi đồng ý với khẳng định thượng dẫn (“làm gì cũng che chắn, cho qua chuyện thì thôi, không ai tự nguyện dốc lòng làm gì”) của HNH.

Ngó tưởng vậy chớ hổng phải vậy đâu. Tưởng như vậy là tưởng tầm bậy, tưởng bở, tưởng lầm, tưởng tào lao, tưởng trật lất, và … tưởng năng thối! Có đôi ba chuyện mả cái nhà nước toàn trị hiện hành luôn làm tới nơi, tới chốn, làm đâu ra đó, làm hết lòng, hết dạ, hết mình,hết sức với chủ trương nhất quán và xuyên suốt từ thế kỷ này sang thế kỷ khác, chứ không theo cái cung cách (qualoa – rement) như thường thấy. Bữa nay hổng rảnh mấy nên chỉ nói sơ về cái chủ trương và chính sách ngu dân thôi nha.

Kết quả (hay hậu quả) của nó ra sao khó mà đánh giá (trong vài ba câu chữ) nhưng có thể nhìn thấy được qua hình ảnh của vài bạn trẻ, đang chế giễu lá quốc kỳ VNCH, vừa được phổ biến rộng rãi trong mấy ngày qua.

 Sự kiện này khiến không ít người buồn phiền và lo ngại:

  • Nguyên Tống: “Nhìn đám trẻ tỏ ra phấn khích khi thể hiện những hành động này trong bảo tàng, nơi trưng bày lá cờ này, mình thấy thương hại chúng và thương hại cho những kẻ giáo dục chúng.”
  • Dac Chien Truong: “Bác nói quá đúng ạ. Những đứa trẻ này đáng thương hơn giận, bởi chúng là sản phẩm của một nền giáo dục vô minh”!
  • Nghĩa Bùi: “Chế độ giáo dục miền Bắc đã huỷ hoại thành công khả năng suy nghĩ của nhiều thế hệ trẻ em cả ba miền”.
  • Sen Trang: “Họ bị nhồi sọ đặc đến độ nhầm tai hại mà thể hiện yêu nước bằng cách mạt sát, hành xử vô văn hoá, phản giáo dục. Như hành động của các bạn trẻ trên hình là một trong những ví dụ”.
  • Nguyễn Phúc: “Thương cho thế hệ trẻ và lo cho tương lai Đất nước. Trình độ và nhận thức của những người dẫn dắt cũng rất đáng quan ngại”.
  • Thuy Nguyen: “Những đứa trẻ không được giáo dục tử tế từ những người tử tế”.
  • Thảo Dân: “Mất khả năng tư duy đến mức vô minh. Vô minh là khởi thủy của cái Ác”.

Trước khi từ trần, Lưu Hiểu Ba cũng đã để lại một câu nói để đời: “The internet is truly God’s gift to the Chinese people”/ Internet thực sự là món quà Chúa ban cho người dân Trung Quốc.”

Tôi chỉ có dịp ghé qua Côn Minh (thủ phủ của tỉnh Vân Nam) đôi ba ngày nên không biết rõ là dân Tầu đã tiếp nhận God’s gift ra sao. Còn dân ta thì rõ ràng chả mặn mà gì cho lắm với món quà quý giá này nên ơn ích (xem ra) không được bao nhiêu.

Xin đan cử một thí dụ: Võ Thị Sáu (VTS) nhân vật mà tên tuổi được đặt cho vô số tên đường, tên trường ở khắp nước VN. Chừng 10 năm trước, trên nhiều trang mạng, và you tube bỗng có tin “động trời” là cô gái này bị bệnh tâm thần:

 Nhật báo Người Việt – phát hành từ California, số ra ngày 20 tháng 7 năm 2017 – có bài tường thuật chi tiết như sau:

Trang Facebook của Đoàn Dũng mới phổ biến một video clip dài năm phút, cảnh nhà thơ Nguyễn Duy và một số văn nghệ sĩ trò chuyện, trong đó Nguyễn Duy thuật lại những gì ông biết về nhân vật Võ Thị Sáu, một thần tượng do đảng Cộng Sản dựng lên.

 Nhà thơ cười lớn tiếng đến nỗi phải đứng dậy khi nhắc đến những điều bịa đặt trong sách của Nguyễn Quang Sáng về “anh hùng Võ Thị Sáu.” Một chi tiết được hai người công khai nói ra là Võ Thị Sáu bị bệnh tâm thần từ thời rất trẻ.

 Cuộc gặp mặt này có những nhà văn tên tuổi khác như nhà văn Nguyên Ngọc, nhà văn Phạm Xuân Nguyên, Tiến Sĩ Nguyễn Quang A (quay phim), nhà văn Lê Hoài Nguyên (tên thật là Thái Kế Toại) – cựu đại tá công an với chùm tóc bạc ngồi đối diện nhà thơ Nguyễn Duy. Đặc biệt, nữ diễn viên Mỹ Khanh, người đã đóng trong cuốn phim về Võ Thị Sáu cũng có mặt.

 Điều đáng kể nhất là hai nhà văn trong cuộc gặp gỡ đã khẳng định bệnh tâm thần của Võ Thị Sáu, một người gọi là “bị chập” và người kia nói thẳng là “điên.” Đây là một sự thật đã được tiết lộ từ nửa thế kỷ nay, khi những “đoàn quân” phóng viên, nhiếp ảnh, và quay phim đi tới vùng Đất Đỏ nghiên cứu về “thần tượng” Võ Thị Sáu. Khi phỏng vấn dân địa phương, họ thường nghe các người già cả cùng thời bà Sáu hỏi: “Con Sáu Khùng phải không?”

Riêng nhà thơ Nguyễn Duy, ông thuật lại lời gia đình, thân nhân của Võ Thị Sáu cho biết cô bé này được giao nhiệm vụ ném lựu đạn giết một tên Tây lai đi mua thực phẩm cho đồn Tây, nhưng giết hụt vì hắn bữa đó không đi chợ. Cô Sáu vẫn ném lựa đạn vào chợ, rồi bị bắt, đưa ra Côn Đảo và xử tử hình.

Người thân của cô cho Nguyễn Duy biết, sau năm 1975, người Tây lai này trở lại Đất Đỏ đón bà mẹ người Việt gốc Hoa, và anh ta giúp đỡ cho vùng này rất nhiều (có thể hiểu là một cách hối lộ để đưa mẹ qua Pháp dễ dàng hơn). Sau năm 1975, tên đường Hiền Vương ở Sài Gòn đã bị đổi thành Võ Thị Sáu…  Sau khi video trên được phổ biến, rất nhiều lời bình phẩm đã xuất hiện. Một độc giả Em Ba Sàm viết:“Một thần tượng bị sụp đổ!” Cô Maria Lê Thị Châu viết: “Mình đã bị lừa mấy chục năm rồi huhu!”

Dù “phát hiện động trời” của nhà thơ Nguyễn Duy đã được phát tán tràn lan, từ nhiều năm qua (bằng nhiều phương cách) nhưng cho đến nay vẫn không mấy ai biết là họ “đã bị lừa” đâu. Tôi mới ghé Côn Đảo (tuần rồi) nên biết là dân nơi đây vẫn còn nhiều người nhắc đến VTS với tất cả lòng cung kính và sự ngưỡng mộ.

Họ là dân ở đảo nên mù tịt thông tin chăng?

Không hẳn thế đâu!

Từ nhiều năm nay, những chuyến đi nghỉ mát (“kết hợp du lịch tâm linh”) đã mang hàng vạn du khách thập phương lũ lượt tìm đến Côn Sơn. Họ rầm rộ kéo nhau ra mộ Cô Sáu, khấn khứa lia lịa, và hương khói ngút trời luôn. Vấn đề nghiêm trọng đến độ chính quyền địa phương phải ra lệnh cấm (“kể từ 01/07/2024, cấm đốt vàng mã khi đi viếng Cô Sáu và các di tích khác”) để bảo vệ môi sinh.

Nền luân lý, đạo đức ở VN cũng cũng bị ô nhiễm trầm trọng bởi chính sách dối trá, lừa gạt, ma mị (và chủ trương ngu dân) từ hơn hai phần ba thế kỷ qua. Đến bao giờ thì người dân ở nơi đây mới thoát ra được cái kiếp nạn này?

——————

(*) Mười lăm năm trước, năm 2004, diễn đàn talawas mà tôi là người phụ trách chính có một cuộc phỏng vấn với Giáo sư Hoàng Ngọc Hiến nhân một lần ông ghé thăm Berlin. Tuy nhiên, ở phút cuối, ông đã đề nghị talawas hủy đăng bài, vì thời điểm chưa thích hợp. Ông qua đời đầu năm 2011. Trước đó không lâu, talawas cũng ngừng hoạt động. Nay tôi chính thức công bố toàn văn bài phỏng vấn dài gần một vạn chữ này trên trang lưu trữ cá nhân pro&contra của mình. Bài trên Pro&Contra ở link này: https://www.procontra.asia/?p=6179. Chú thích của nhà văn Phạm Thị Hoài.


 

Sổ Tay Thượng Dân K’Tien – Lớp Học Phùm Gi

Ba’o Dan Chim Viet

Tác Giả: Tưởng Năng Tiến

24/11/2024

Nhiều năm trước, báo Nhân Dân (số ra ngày 9 tháng 12 năm 2000) ái ngại đi tin : “Các dân tộc Ba Na, Cà Dong, Chu Ru, Cà Tu, Hà Nhì, Xê Đăng, Thổ Chỉ có từ hai đến ba học sinh đạt tiêu chuẩn. Đáng chú ý, mỗi dân tộc : Cơ Lao, Xtiêng, Giáy, Cơ-ho, Lào, La Chí chỉ có một học sinh đủ tiêu chuẩn cử tuyển vào học các trường đại học, cao đẳng.”

Mẩu tin ảm đạm (và hiếm hoi) thượng dẫn, ngó bộ, không tạo ra sự tin tưởng và an vui gì mấy cho những người dân đang sống trong một quốc gia Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc. Và chắc vì thế, từ đó đến nay, không thấy những cơ quan truyền thông của nhà nước Việt Nam đề cập đến tin tức liên quan tới người dân bản địa (“được cử tuyển vào học các trường đại học”) như trước nữa.

Tuy thế, độc giả vẫn có thể đoán được cuộc sống, cũng như tình trạng học vấn của học sinh miền núi, qua nhiều nguồn thông tin khác :

– Vnexpress: “Trẻ em vùng cao phong phanh trong giá rét. Có em còn đi chân đất, mặc mỗi một chiếc áo mỏng tang.”

– Đất Việt: “Không có thức ăn, hết măng ớt, các em học sinh vùng cao phải dùng bẫy bắt chuột làm thức ăn chống rét.”

Đời sống có những nhu cầu theo thứ tự ưu tiên sắp sẵn : ăn – mặc, ăn – học… Ăn/mặc đều thiếu thốn như thế thì học/hành ra sao?

Câu trả lời có thể tìm được trong một lớp học ở thôn Phùm Gi, thuộc Tây Nguyên, qua cuốn bút ký Nước Mắt Của Rừng của Amai B’Lan –  một cô giáo trẻ, đến từ miền xuôi :

“Phùm Gi cách buôn Nu khoảng sáu cây số thôi nhưng có tới hai kiểu đường. Hai cây số đầu là đường nhựa láng o, khoảng bốn cây số sau thì lởm chởm đá, ổ gà và mịt mù bụi bặm. Buôn nằm cạnh quốc lộ 25, bên cạnh con đường rách nát y như bản thân mình vậy.

Đi ngang qua nhìn vào buôn, sẽ thấy những ngôi nhà sàn nhỏ bé đứng cạnh nhau, rúm ró, buồn bã và nín nhịn. Cả buôn có khoảng 70 nóc nhà. Chín mươi chín phần trăm là người Jrai và một gia đình người Kinh đến bán tạp hóa giữa làng…

Cũng như những buôn khác, Phùm Gi sống bằng nghề nông. Trước kia họ trồng lúa, còn bây giờ chuyển qua trồng mì vì mì có giá hơn. Họ cũng trồng thêm lúa, mè, bắp, hột dưa và nuôi bò dê tăng thu nhập.

Nương rẫy Phùm Gi nằm bên kia sông Pa, dưới dãy núi cao ngất, vì đất bên này bán cho người Kinh hết rồi. Muốn lên rẫy, họ phải vượt sông bằng chiếc ghe nhỏ, hai tay hai mái chèo bơi đi như vịt, trông rất nguy hiểm.

Rẫy xa, bố mẹ đi làm từ sáng đến chiều mới về, mấy đứa nhỏ ở nhà tự tìm cái ăn. Nấu cơm được thì ăn, không thì chạy qua nhà hàng xóm ăn ké. Có bữa tôi thấy tụi nhỏ ăn xoài trừ cơm. Bí quá không kiếm được cái gì bỏ vào miệng thì nhịn. Ăn uống thất thường, thiếu chất, nên đứa nào đứa nấy cũng bụng ỏng đít beo, không lớn lên được mà cứ quắt lại.

Người Jrai thương con vô cùng nhưng lại không biết cách chăm sóc con cái. Họ để quần áo chúng rách rưới, đầu tóc dơ bẩn, mặt mày lem luốc. Mỗi chiều tắm xong, đám trẻ đứng trên những tảng đá cao ngóng bố mẹ từ bờ bên kia chèo về như những con chiên lạc không người chăn dắt…

Tối đến, tôi còn đang ăn dở chén cơm thì các em tới. Tất cả là 25 em cả trai lẫn gái, một con số khá ấn tượng trong buổi gặp đầu tiên. Đứa lớn nhất 19 tuổi và nhỏ nhất năm tuổi. Học cao nhất lớp tám và có tới một nửa chưa biết chữ là gì.

Các em tới, rất vô tư và tự nhiên ngồi xuống xung quanh tôi, líu lo như một đàn chim. Các em tới vì biết hôm nay có người đến buôn của các em và dạy một cái gì đó, chỉ vậy thôi.

Các em tới với đôi mắt to tròn, đen láy và hàng lông mi cong vút lúc nào cũng mở ra nhìn tôi. Các em tới, đi chân đất, mặc nguyên bộ quần áo còn ẩm ướt lúc chiều tắm bên sông Pa. Các em tới với hai bàn tay trắng, thừa sự háo hức nhưng đầy vẻ ngại ngùng.

Chúng tôi ngồi bên nhau, làm quen và phác họa rất nhanh chương trình học. Một tuần sẽ học năm buổi. Từ thứ hai tới thứ sáu. Lúc bảy giờ đến chín giờ tối vì ban ngày các em đều bận đi chăn bò. Sau giờ học sẽ sinh hoạt vòng tròn, tập hát, kể chuyện hay chiếu phim tùy nhu cầu.

Tôi biết trong buôn các em yếu nhất hai môn toán và tiếng Việt nên chỉ tập trung dạy hai môn đó. Ban ngày tôi rảnh, ai cần học cứ tới, tôi dạy hết. Bọn trẻ khoái chí, vỗ tay rần rần và hẹn tối mai rủ thêm bạn tới.

Khi bọn trẻ về hết và chỉ còn lại một mình trong ngôi nhà trống trải, thì tôi tự hỏi chính mình: ‘Thế là lớp học của tôi bắt đầu thật rồi sao?’ Bắt đầu mà chẳng có gì cả. Không bàn không ghế. Không phấn không bảng.

Không sách vở bút viết. Đến cả ánh sáng cũng nhờ nhợ như một vì sao xa. Chúa ơi, Chúa đã dẫn con tới đây thì xin Chúa cũng hãy chỉ bảo cho con biết con phải làm gì nhé. Và Chúa đã nhận lời.

Ngài chỉ cho tôi biết việc đầu tiên là tôi hãy quá giang xe về Ia R’siơm vào sáng hôm sau để mua sách vở, bút viết cho bọn trẻ, sau đó về nhà ama tìm một tấm ván làm bảng. Tôi không quên mang theo ít thuốc Panadol phòng ốm đau. Anh Wiêng xung phong làm xe ôm chở tôi về lại Phùm Gi với bao nhiêu thứ lỉnh kỉnh trên người…

Qua tới nơi mới biết còn thiếu một thứ rất quan trọng, đó là bàn học. Thế là cô trò hì hục vác những tấm ván ở chuồng bò nhà ami H’hot ra sông Pa cọ rửa, lau khô. Tôi mượn ba cái ghế nhựa nhà ami H’hot làm trụ mà vẫn không đủ, liền mượn luôn cả cái cối giã gạo của nhà bên cạnh. Vậy là có những cái bàn ngon lành. Tưởng thế là ổn, ai dè học trò đông quá, lên tới 35 em, không có đủ bàn, thành thử, khoảng một phần ba lớp học phải nằm, quỳ hoặc bò ra mà viết. Học trò của tôi viết trên những cái bàn thô kệch ấy. Những dòng chữ ngoằn ngoèo, đôi khi dơ bẩn, tẩy xóa tùm lum, duy chỉ có đôi mắt là sáng như sao và sự chăm chỉ đến tê người. Nhìn học trò lăn lóc viết, tôi như chết lặng.

Ôi! Có nơi đâu đi kiếm con chữ mà khổ sở đến vậy không hả trời?

Tôi phát cho mỗi em một cây viết và một cuốn vở, bắt các em viết tên của mình vào vở, khi học xong tôi thu bút vở lại, kẻo bọn trẻ mang về xé vở làm diều hết. Bữa sau tới học, tôi lại phát ra. Thế là bảo toàn được lực lượng. Cứ nhìn gương mặt háo hức nhận vở của bọn nhóc mà thấy vui lây.

Có nhiều em chưa biết viết, phải nhờ mấy bạn lớn viết hộ tên. Người Jrai có nhiều cái tên đọc muốn méo miệng mà vẫn không trúng, tiếng Việt cũng không biết phải viết thế nào. Những em chưa biết viết không theo kịp anh chị lớp lớn, tôi cho ngồi riêng ra một góc rồi cầm tay tập viết cho từng đứa. Có cầm tay bọn nhóc, có đặt mũi vào mái tóc cháy nắng và bộ quần áo khét lẹt, lấm lem bùn đất và sực nức mùi phân bò của bọn nhóc, mới thấy xót xa cho các em. Còn bọn trẻ thì cứ nắm chặt bút, mím chặt môi viết như sợ từng chữ bay đi mất.

Học xong, tôi cho sinh hoạt vòng tròn. Từ trước đến giờ, chưa có ai đến với các em, dạy dỗ các em và cho các em chơi các trò chơi mà đáng lí tuổi của các em phải được chơi… Qua một ngày vất vả ngược xuôi, sau dãi dầu mưa nắng, thì giờ đây, các em được tha hồ sống thật với bản tính hồn nhiên vô tư của tuổi thơ. Các em không còn vẻ lam lũ của những đứa trẻ chăn bò nữa, mà thay vào đó là những gương mặt linh hoạt, nụ cười rạng rỡ và ánh mắt lung linh.

Tôi thích đứng một mình nhìn các em ra về sau khi giải tán, vì lúc đó, men chơi còn chất ngất, khiến đứa này chọc ghẹo đứa kia, để rồi cả đám đuổi bắt nhau, tiếng cười giòn tan như bắp nổ rộn rã trên đường làng. Bóng bọn trẻ khuất lấp trong màn đêm rồi đậu xuống dưới một mái nhà, mang theo vào giấc ngủ nụ cười trên môi. Hôm nay trăng sáng, tha hồ chơi, gần mười giờ rưỡi các em mới chịu về.

Mấy chục cái miệng thi nhau chúc tôi ‘pit hiam’ (ngủ ngon) rồi ùa chạy đi trên con đường làng đầy ánh trăng, tiếng cười trong veo như nước suối cứ trầm bổng rồi tan theo núi rừng vào thinh không. Tối nào cũng có vài chục người chúc ngủ ngon. Không muốn cũng sẽ ngủ rất ngon, hỡi những thiên thần Jrai. (Amai B’lan. Nước Mắt Của Rừng. San Jose: Nhân Ảnh, 2013).

Trong giấc ngủ, tất nhiên, những thiên thần Jrai có thể mơ đến một ngày được bước chân vào ngưỡng cửa đại học – một thứ đại học có tầm vóc quốc tế, theo như lời của người đại diện của hội đồng sáng lập Dự Án Đại Học Tư Thục Trí Việt (Tri Viet International University Project) bà Tôn Nữ Thị Ninh :

“Gọi là trường quốc tế bởi vì sẽ dạy bằng tiếng Anh kể từ năm thứ 2, với lập luận rằng thanh niên Việt Nam thời hội nhập phải có tiếng Anh như là một ngôn ngữ làm việc của mình, ngoài tiếng mẹ đẻ…”

Tất nhiên, đây là một giấc mơ xa. Cũng xa vời (và mịt mờ) như cái chủ nghĩa xã hội mà Đảng và Bác (kính yêu) đã chọn. Tạm thời, ngày mai, khi vào lớp em hãy cứ nhẩn nha học phép toán xem 15 trừ 8 còn bao nhiêu (trước đã) để đỡ bị cái nạn hay bị người Kinh thối lộn tiền – khi đi mua muối!

2013


 

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến – Giải giới

Ba’o Dan Chim Viet

Tác Giả:  Tưởng Năng Tiến

20/11/2024

Ngày 31 tháng 10 vừa qua, RFA hân hoan thông báo: “Trại giam số 6 đồng ý mở cửa ‘chuồng cọp’, hai TNLT dừng tuyệt thực sau 21 ngày”. Danh từ “chuồng cọp” trong bản tin thượng dẫn khiến tôi nhớ đến một bài báo cũ (“Ký Ức Những Ngày Ở Địa Ngục Trần Gian”) xuất hiện hồi đầu năm nay, trên báo Nhân Dân, hôm 01/05/24.

Ký giả Dung Trần tường thuật:

Ngày bị đày ra Nhà tù Côn Đảo cùng nhiều chiến sĩ cách mạng khác, bà Phan Thị Bé Tư chưa tròn 20 tuổi… Có dịp về thăm lại Nhà tù Côn Đảo (huyện Côn Đảo, Bà Rịa – Vũng Tàu), đứng trước những chuồng cọp, trại giam, bà Tư không cầm được nước mắt. Nơi đây, mấy chục năm trước đã giam cầm hàng nghìn chiến sĩ cách mạng và đặt ra rất nhiều chế độ hà khắc. Là nữ tù chính trị nhưng bà Tư cùng các dì, các chị chưa ngày nào được nương tay.

Phụ nữ nhưng 52 ngày không cho tắm, bữa ăn thì toàn mắm thối, khô mục, gạo mốc, xin chút muối chúng cũng không cho. Đến nước uống mà chúng tôi phải giấu trong đáy quần, khi chúng phát hiện được thì đánh đập dã man”.

Chuyện kể của bà Phạm Thị Bé Tư (“phải giấu nước uống trong đáy quần”) khiến tôi nhớ đến cách chống khát của tù nhân ở trại kiên giam (A – 20 Xuân Phước) qua lời của một nhân chứng khả tín và khả kính:

Trời Tháng Giêng ở thung lũng tử thần lạnh như có ai cầm dao cắt vào da, nhất là khi trời vào tiết Xuân, gió hiu hiu làm lay động hàng dừa trong sân trại. Cái lạnh thiên nhiên cộng với việc thiếu đường và chất béo từ 9 năm qua khiến cho buổi sáng ngày 30 Tết Nguyên Ðán năm 1984 trở thành buổi sáng không thể nào quên được trong đời.

Chân tay anh em chúng tôi gần như tê liệt. Linh Mục Nguyễn Văn Vàng đứng như trời trồng trước cửa biệt giam số 5 khi ngài được trật tự mở còng cho đi tắm và làm tổng vệ sinh buồng giam. Một tu sĩ Công Giáo nhỏ con, lanh lẹ như một con sóc, nổi tiếng hùng biện và can trường như ngài mà chỉ mới hơn 3 năm bị cùm trong xà lim, thân xác không khác gì người tù Do Thái trong các trại tập trung của Ðức Quốc Xã hồi Thế Chiến Thứ Hai…

Linh Mục Vàng đứng lên được nhưng không thể nào bước đi được… Tôi cho ca nước của mình múc một ca, uống hết một nửa, một nửa đưa cho Linh Mục Vàng.

 Ngài uống hết rồi múc thêm một nửa ca nữa. Tôi hỏi ngài:“Bố vẫn còn khát hả?” Ngài trả lời:“Uống phòng xa.” Ðộng từ “phòng xa” anh em chúng tôi dùng để chỉ thời kỳ bị nhục hình bằng chính sách 2 muỗng cơm, hai muỗng nước, hai muỗng muối khi chúng tôi bị nhận chìm vào cơn khát của những người đi trong sa mạc nên mỗi khi bị gọi ra “làm việc” phải xin uống cho thật nhiều nước trước lúc bị dẫn trở lại buồng giam rồi đái ra để uống cho đỡ khát. (Vũ Ánh. Thung Lũng Tử Thần. Westminster, CA: Người Việt Books, 2014).

Uống nước giải để sinh tồn không phải là chuyện lạ lùng chi, đối với những kẻ đang chết khát. Dấu nước uống trong đáy quần mới là việc ly kỳ! Sự hoang tưởng của bà Phạm Thị Bé Tư cũng khiến tôi liên tưởng đến câu chuyện tù đầy (cũng rất hoang đường, và trở thành huyền thoại) của một phụ nữ khác: bà Phạm Thị Chiều, phu nhân của nhà thơ Giang Nam.

Nhà báo Trần Đăng, báo Thanh Niên, cho biết:

Bà chính là “cô du kích” trong bài thơ Quê hương nổi tiếng của Giang Nam, từng lay động nhiều thế hệ những người yêu thơ suốt 53 năm qua.

 “Cô du kích” trong bài thơ với tiếng cười “khúc khích” và đôi mắt “đen tròn” đã bị “giặc giết em rồi quăng mất xác”, còn bà Chiều thì vẫn gắn bó với nhà thơ Giang Nam đến tận hôm nay.

Sở dĩ có sự “vô lý” trên là do nhầm lẫn từ một nguồn tin của cơ sở trong thành báo ra. Nhà thơ Giang Nam nhớ lại: “Tôi và nhà tôi có cảm tình với nhau từ khi còn ở chiến khu Đá Bàn (Khánh Hòa) trong kháng chiến chống Pháp. Mãi đến năm 1955 chúng tôi mới cưới nhau.

Cuộc chiến tranh chống Mỹ mỗi lúc một khốc liệt, để tránh sự bố ráp của kẻ thù, tổ chức phân công cả hai chúng tôi vào hoạt động tại Biên Hòa. Chẳng bao lâu sau, vợ và con gái tôi bị địch bắt giam tại nhà tù Phú Lợi.

Giữa năm 1960, tôi nghe tổ chức thông báo rằng vợ con tôi bị địch sát hại trong nhà tù này. Quá đau đớn, trong một buổi tối ở rừng, tôi đã viết xong bài thơ Quê hương. Sau này tôi mới biết, thông tin trên là do nhầm lẫn.

Nhờ chút nhầm lẫn này mà Giang Nam trở nên nổi tiếng, qua mấy câu thơ được truyền bá, và xưng tụng (bởi cả một guồng máy tuyên truyền) khiến nhiều người nhớ:

Hôm nay nhận được tin em
Không tin được dù đó là sự thật
Giặc bắn em rồi quăng mất xác
Chỉ vì em là du kích, em ơi!
Đau xé lòng anh, chết nửa con người!

Nhà thơ thêu dệt chuyện “giặc bắn em rồi quăng mất xác” cho thêm phần lâm ly (bi đát) còn nhà nước thì dựng đứng ra “vụ thảm sát Phú Lợi” để làm “phông bạt” cho một màn kịch tuyên truyền:

  • Ngô Nhật Đăng: “Năm 58, ở miền Bắc có một sự kiện gây xúc động sâu sắc, đó là vụ ‘Đầu độc ở nhà tù Phú Lợi’, ‘Chính quyền Ngô Đình Diệm đã bỏ thuốc độc vào thức ăn, làm chết 4 ngàn tù nhân’. Đến năm tôi lên 6, 7 tuổi vẫn còn được nghe kể về nó, các cuộc mít-tinh đông đảo ở quảng trường Nhà hát lớn, ở nhà Đấu xảo, hàng chục ngàn người đầu chít khăn tang khóc ròng, thanh niên chích máu viết đơn xin vào Nam chiến đấu vv… Ở trường chúng tôi được học bài thơ ‘Thù muôn đời muôn kiếp không tan’ của Tố Hữu. Sau 75 mới biết, vụ này là bịa đặt, có mấy người ăn phải thức ăn thiu, bị ngộ độc thực phẩm, ông Diệm phải cho xe chở đi cấp cứu, thế là thành chuyện… “
  • Thái Bá Tân: “Tháng Năm năm Bảy Bảy/ Tôi đến nhà tù này/ Một khu nhà hoang vắng/ Xung quanh cỏ mọc dày/ Hỏi thì người ta nói/ Đó là chuyện tầm phào/ Không hề có chuyện ấy/ Không có thảm sát nào/ Vậy là những ngày ấy/ Chúng tôi, lũ học sinh/ Đã uổng công bỏ học/ Để tham gia biểu tình/ Khóc cho cái không có/ Căm thù cái hư vô”.
  • Nguyễn Đình Cống: “Tôi chỉ là người chứng kiến, tự mình không điều tra nghiên cứu như Thái Bá Tân. Thấy thông tin trái ngược nhau, nêu ra để các bạn tham khảo và suy nghĩ”.

Ti tiện, hèn hạ, lừa lọc, dối trá, bạc ác … đều là thuộc tính căn bản (và bất biến) của chế độ toàn trị hiện hành. Chớ còn phải “tham khảo” hay “suy nghĩ” cái con bà gì nữa! Ngay đến người quen (xa gần) của những tù nhân lương tâm mà còn bị sách nhiễu đủ điều, nói chi đến chính kẻ đang bị giam cầm.

Ngoài việc bị vu cáo rồi kết án hàng chục năm giam cầm, những tù nhân lương tâm (và thân nhân) còn phải ghánh chịu thêm một thứ “hình phạt bổ sung” nữa – theo như cách dùng từ của RFA: “Đại đa số họ bị chuyển đi thi hành án tù ở nơi xa gia đình. Người có gia đình ở miền Bắc thì bị chuyển vào trại giam ở miền Trung hay miền Nam, còn người ở miền Nam thì bị chuyển đi thi hành án ở miền Trung hoặc miền Bắc”.

Đó là chưa kể đến những chuồng cọp trong trại giam vừa bị phá vỡ vào tháng mười vừa qua, sau nhiều cuộc tuyệt thực dài ngày của tù nhân. Qua FB, bà Đỗ Thu (phu nhân của TNLT Trịnh Bá Phương) cũng đã phổ biến lời “cảm ơn chân thành” của những người trong cuộc:

Hiện tại chúng tôi đã kết thúc đợt tuyệt thực tập thể sau 3 tuần, sức khỏe chúng tôi đang dần hồi phục. Một lần nữa chúng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các bạn. Hẹn các bạn khi chúng tôi ra khỏi nhà tù nhỏ này, chúng tôi tin với sự quyết tâm và ý chí chúng ta sẽ gây dựng một Việt Nam dân chủ thịnh vượng, thượng tôn pháp luật và quyền con người. Phá bỏ nhà tù lớn đã giam hãm tư tưởng và tiềm năng phát triển của dân tộc Việt Nam trong nhiều thập kỉ qua.

Tôi đọc xong lời cảm ơn thượng dẫn mà đỏ mặt. Sao những người đang bị tù đầy    (những TNLT) thì vẫn quyết tâm sẽ “phá bỏ nhà tù lớn đang giam hãm tư tưởng và tiềm năng phát triển của dân tộc Việt,” còn vô số những kẻ đang ở bên ngoài song sắt lại đều “tự giải giới” (self disarm) ráo trọi như vậy – hả Trời? Bộ quê hương, đấ́t nước, xứ sở này chỉ của riêng họ hay sao?