Lễ rửa tội trong đêm Vọng Phục Sinh

Lễ rửa tội trong đêm Vọng Phục Sinh
ngày 30 tháng 03 năm 2013,
tại Giáo xứ Đức Kitô Ngôi Lời nhập thể Houston, Texas
22 tân tòng được làm con cái Chúa..
ORANGE, California (NV) – Đức Giám Mục Kevin Vann, giám mục Giáo Phận Orange, sẽ rửa tội cho 972 người Công Giáo tân tòng tại Nhà Thờ Chánh Toà, 566 South Glassell St., Orange, CA 92866, trong buổi tối lễ vọng Phục Sinh, 30 Tháng Ba, tới đây, thông cáo báo chí của giáo phận cho biết.
Đây là số người được rửa tội tại lễ Phục Sinh đông nhất trong 36 năm lịch sử giáo phận.
Đức Giám Mục Kevin Vann sẽ lãm lễ rửa tội cho gần
1,000 giáo dân Công Giáo tân tòng. (Hình: Dân Huỳnh/Người Việt)
Đa số vì muốn lập gia đình với anh chị em có đạo công giáo nên đi học lớp giáo lý tân tòng để rửa tội và sẽ làm phép hôn phối ở nhà thờ.
Nhưng không ít trường hợp” đi tìm Chúa” trong các lớp tân tòng để tìm hiểu đạo công giáo tìm hiểu Chúa Giêsu và giáo lý của Ngài giảng dạy. Hành trình đức tin không đơn giản chút nào. Từ lúc không biết gì về Chúa Giêsu, về Đức Mẹ Maria, làm sao trong 8, 9 tháng học hỏi, tìm hiểu Thánh Kinh mà tin và yêu mến Chúa Giêsu được, nếu người đó không có “ơn Chúa” đánh động trước, nghĩa là các tân tòng đã có ý niệm một phần nào tin có Thiên Chúa toàn năng, có đấng tối cao, đấng vô hình hướng dẫn cuộc đời mình. Người đó cũng muốn tìm chỗ dựa của đời sống tâm linh trước, dựa vào sức Chúa chứ không cậy vào sức mình,cậy vào tài năng riêng của mình.
Nhà thờ La vang ở Houston cũng ban bí tích thanh tẩy cho 12 tân tòng . Thông thường các nhà thờ khác cũng làm lễ rửa tội cho người lớn, các tân tòng nhân mùa lễ Phục sinh hằng năm.
* Nghi thức chào đón và tiếp nhận dự tòng:
Đức Ông hỏi: Anh chị muốn xin gì ở Hội Thánh?
Dự tòng trả lời: Thưa Cha chúng con xin đức tin.
Đức Ông tiếp tục hỏi: Đức tin làm gì cho anh chị?
Dự tòng: Đức tin đưa chúng con đến sự sống đời đời.
Đức Ông cũng như cộng đồng dân Chúa cầu nguyện cho các tân tòng:
“Hãy quyết phó thác đời sống hàng ngày của anh chị vào sự chăm sóc của Ngài để anh chị có được niềm tin nơi Ngài với tất cả tâm hồn của anh chị. Đây là đường lối Đức tin mà Chúa Kitô sẽ hướng dẫn anh chị trong tình yêu tới sự sống đời đời.”
Xin đức tin là xin Thiên Chúa ban ơn để chúng ta có đức tin, tin có Thiên Chúa toàn năng,
tin Chúa Kitô là con Thiên Chúa , tin có đời sống vĩnh cửu.
Trong đêm rửa tội các tân tòng được mặc áo trắng, trao nến trắng và nhận phép thêm sức luôn
Đức Ông xức dầu trên trán các tân tòng và nói: ‘Anh (chị) hãy nhận lảnh ấn tín ơn Chúa Thánh Thần’.
Hành trình đi tìm Chúa.
Từ cuối tháng 08 năm 2013 gần 30 người lớn tìm đến nhà thờ để tìm hiểu về đạo Chúa. Trong quá trình học đạo, các anh chị em tân tòng trong những tháng đầu theo học, khi học hỏi Thánh Kinh, thảo luận về Chúa, các anh chị thường không phát biểu. Có lẽ còn e dè, ngại ngùng cũng có thể chưa hiểu biết về Thánh Kinh hay chưa tin tưởng vào Thiên Chúa .?
Tuy nhiên, trải nghiệm suốt 5 tháng thảo luận, học hỏi cũng như sau khi tham dự khóa tĩnh tâm ở Palacios vào đầu tháng 02 năm nay, trong đêm thứ bảy có nghi thức rửa chân cho tân tòng, ngồi thinh lặng, nghiêm trang, chung quanh nến thánh giá, mỗi người đốt nhúm trầm hương, đốt ngọn nến của mình và cầu nguyện cùng Thiên Chúa.
Trong ba ngày tĩnh tâm ở Palacios, anh chị em tân tòng bắt đầu phát biểu nhiều hơn, có cảm nghiệm về Thiên Chúa và Đức Mẹ nhiều hơn.
Tân tòng diễn kịch trong ngày tĩnh tâm
Một hình ảnh sinh hoạt của Tân tòng.
Ngày Tết Quý Tỵ vừa qua, anh chị em tân tòng đi đến Nursing home để thăm các cụ già tàn tật, bịnh hoạn để thực thi đức bác ái .
Tân tòng đi thăm người già cả tàn tật ở Nursing home
Đêm thứ sáu ngày Chúa chịu nạn, anh chị em tân tòng diễn lại 14 chặng đường thương khó. Anh chị em mặc y phục của người Do thái xưa cách nay hai ngàn năm giống như thời Chúa Kitô. Cũng có quan Philatô, có lính La mã, có Đức Mẹ, có thánh Gioan, Simon đỡ thánh giá cho Chúa, Giuda ph ản bội Chúa, Madalena, Veronica, Pharisêu, Satan..
Chuẩn bị diễn 14 chặng đường thương khó
Các tân tòng đi gặp Đức Giám Mục
Giá trị của cầu nguyện.
Năm 1991 tôi rửa tội nhân ngày lễ Đức Mẹ hồn xác về trời 15 tháng 8 tại nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế Sài gòn với Cha Bạch văn Lộc. Năm 1992 hai con gái cũng rửa tội tại nhà thờ này để được gia nhập Hội Thánh Chúa.
Năm nay, 2013 tôi đã làm con cái Chúa được 22 năm.
Năm 2000 tôi có tham gia Khóa căn bản của Chương Trình Thăng Tiến Hôn Nhân Gia Đình do Cha Chu Quang Minh giảng, và sau đó tôi sinh hoạt trong chương trình này. Tôi vẫn nhớ câu nhắc nhở của Cha Chu Quang Minh như sau: “Mọi sự đều phải cầu nguyện và cầu nguyện trong mọi sự”.
Sự cầu nguyện liên lỉ của tôi, cũng như các nhà dòng Đa Minh, Dòng Chúa Cứu Thế, Dòng Đồng Công ở Missouri cầu nguyện giúp, bạn bè cầu nguyện thay nay Thiên Chúa đã nhậm lời. Kỳ này bà xã tôi đã đồng ý học đạo để tìm hiểu Chúa , tìm hiểu giáo lý Giáo Hội Công giáo hơn 7 tháng qua và đã chịu phép thanh tẩy vào ngày 30 tháng 03, lễ vọng Phục sinh vừa qua. Người nhận đỡ đầu là Sơ Lucy Nguyễn Lương dòng Nữ Đa Minh Việt nam .Tôi vẫn luôn luôn tự nhắc nhủ :”Anh em cứ xin thì sẽ được, cứ tìm thì sẽ thấy, cứ gõ cửa thì sẽ mở cho”. (Mt 7, câu 7) cũng như tôi luôn luôn cố gắng ca ngợi Chúa trong mọi hoàn cảnh vì tôi biết “quyền năng của tâm hồn biết ca ngợi”(1) Chúa sẽ nhậm lời khi ta ca ngợi hơn là ta than vãn, trách móc, lo âu.
Tạ ơn Thiên Chúa trong mọi hoàn cảnh vì đó là điều Thiên Chúa muốn trong Đức Giêsu
Kitô (1TX 5, 18).

Những sự kiện lịch sử trên, theo cá nhân tôi luôn luôn có bàn tay quan phòng của Thiên Chúa, Đấng tối cao đầy quyền năng là Thiên Chúa, đã tác động vào những biến chuyển lịch sử đó để thế giới không còn sự đối đầu giữa Mỹ và Liên sô, có thể đưa đến chiến tranh hạt nhân sẽ hủy diệt nhân loại.
Không có ơn Chúa thì con người không thể làm gì đuợc.
Hình ảnh lễ rửa tội trong đêm Vọng Phục Sinh tại Giáo Xứ Đức Kitô Ngôi Lời Nhập thể. ngày 30 tháng 03 năm 2013.
(1)Sách ” Quyền Năng Của Tâm Hồn Biết Ca Ngợi” LM Nguyễn Đức Mầu dịch.
Tác giả: Phùng văn Phụng

Xưng tội, Rước Lễ lần đầu của cháu ngoại.

Xưng tội, Rước Lễ lần đầu của cháu ngoại

Tác giả: Phùng văn Phụng 

http://translate.google.com/translate?hl=en&sl=vi&tl=en&u=http%3A%2F%2Fkeditim.net

  

Colby xúng xính trong bộ đồng phục quần dài đen, áo sơ mi trắng, có thắt nơ đỏ ở cổ áo. Con gái mặc đầm, đội khăn lúp trên đầu. Các cháu vui vẻ, hân hoan, nói cười ríu rít, trong khi các cô giáo lăn xăn, sắp xếp chỗ ngồi cho các em. Các em thực tập đọc bài đọc 1 và 2 cũng như đọc lời cám ơn quý Cha, quý thầy cô và cha mẹ, ông bà. Năm nay khoảng một trăm bảy mươi em xưng tội, rước lễ lần đầu. 

Các cháu trai ngồi bên phải, các cháu gái ngồi bên trái. Nhìn các cháu tuởng chừng như những “thiên thần bé nhỏ”. Khi rước lễ, theo sự hướng dẫn của thầy cô, từ trong hàng ghế, thứ tự đi ra đứng hàng dọc, chầm chậm đi lên gần cung thánh để được rước lễ lần đầu.

 Colby năm nay vừa đã được 9 tuổi là tuổi xưng tội, rước lễ lần đầu. Mỗi tuần ông ngoại đều chở hai cháu ngoại đi nhà thờ vì hai ngày cuối tuần hai cháu ngoại ở với ông bà ngoại để đi học đàn Piano, học Giáo lý, Việt ngữ ở Giáo xứ Đức Kitô Ngôi Lời Nhập thể

Trọn ngày thứ bảy, khi các em tĩnh tâm từ 8 giờ sáng cho đến ba giờ chiều thì phụ huynh cũng được hướng dẫn đến hội trường để tìm hiểu cách xưng tội để giúp con em mình.

Năm nay các cháu phải học thuộc Kinh Lạy Cha, Kinh Kính Mừng và Kinh Sáng Danh, Kinh 10 điều răn và Kinh ăn năn tội. Colby đọc thuộc lòng bằng tiếng Việt  Kinh Lạy Cha, Kinh Kính Mừng, Kinh Sáng Danh và Kinh 10 điều răn nhưng tới Kinh ăn năn tội thì Colby chỉ đọc thuộc lòng bằng tiếng Mỹ mà thôi.

Mỗi thứ bảy cháu về sống với ông bà ngoại. Ông ngoại tập dạy thêm cho Colby kinh 10 điều răn trước khi ngủ. Vậy mà hơn hai tháng cháu mới thuộc hết kinh 10 điều  răn. Còn Kinh ăn năn tội mặc dầu dạy cho Colby tiếng Việt nhưng Colby không thể đọc trọn câu kinh bằng tiếng Việt được. Colby được học cách:

 Xét mình

 Ăn năn tội  Dốc lòng chừa

 Xưng tội

 Đền tội.

Trong hội trường có nhiều phòng mỗi phòng có các Cha ngồi chờ các cháu vào xưng tội. Tất cả các em cùng lớp với Colby ngồi thứ tự theo hàng dọc, ngay ngắn trước phòng bên phải của hội trường chờ đợi xưng tội. Tôi đứng gần đó để chờ xem thái độ của Colby ra sao?

Sau khi xưng tội xong, Colby đi ra nắm tay ông ngoại kéo đến phòng Đền tội.

Phòng đền tội là một phòng tối ở bên phải của trường “Mẫu Tâm”. Cuối phòng có để bàn thờ Chúa chịu nạn, trên tường đèn thật sáng chiếu vào hình Chúa chịu nạn.

Colby quỳ xuống hai bàn tay chấp lại trước ngực, đọc kinh Lạy Cha. Ông ngoại cũng quỳ với cháu ngoại nghe cháu ngoại đọc kinh. Sau khi đọc kinh xong cháu đứng dậy cúi đầu và kéo ông ngoại ra khỏi phòng.

Xưng tội là làm hòa với Thiên Chúa thông qua Linh mục đại diện Chúa lắng nghe lời thú tội của hối nhân, để hướng dẫn, “advise” để con người trở lại thân thiết với Chúa, gần gủi Chúa hơn và cũng từ đó kết hợp với mọi người.

Cháu được rước lễ là được gặp gỡ Chúa trong mình Thánh Chúa để được thánh hóa, được ơn nghĩa Chúa trong đời này lẫn đời sau.

Cảm tưởng của ông bà, cha mẹ khi con cháu được rước lễ lần đầu thật vô cùng sung sướng và cảm động vì cháu đã lớn, đã biết phân biệt tội lỗi, được rước Mình Máu Thánh Chúa, được gần gũi Chúa, biết yêu mến Chúa và được Chúa yêu thương. Thiên Chúa sẽ hướng dẫn chăm lo cho đời sống hàng ngày của các cháu, cũng như các cháu biết tin tưởng  vào Thiên Chúa toàn năng. 

Bà nội(người thứ ba bên trái) kế là Michelle (chị của Colby) Colby (áo trắng, thắt nơ đỏ)

ở truớc nhà thờ Ngôi lời Nhập Thể

Xin cám ơn cô giáo Thảo, các thầy cô đã bỏ rất nhiều thì giờ công sức trong  nhiều năm qua để hướng dẫn dạy dỗ tiếng Việt và giáo lý cho các cháu để các cháu không quên cội nguồn là người Việt nam và biết kính Chúa, yêu người ngay từ thời còn nhỏ.

Phùng văn Phụng

 Ngày 05 tháng 06 năm 2010

Cựu Thủ Tướng Nguyễn Bá Cẩn

 

     Cựu Thủ Tướng Nguyễn Bá Cẩn (tên thánh là Phêrô)

                          (1930- 2009)

            Trong quyển “Đất nước tôi”, Hồi ký chính trị của Cựu Thủ Tướng Nguyễn Bá Cẩn, đuợc biết ông sinh tại Cần Thơ năm 1930. Năm 1951 động viên khóa 1 sinh viên Sĩ Quan Trừ bị Thủ Đức.1953 trúng tuyển khóa 1 Học viện Quốc Gia Hành Chánh. 1957 tốt nghiệp Thủ khoa khóa 1 Học Viện Quốc Gia Hành Chánh.

1958 Quận Trưởng Cái Bè, Định Tường.

1959 -1967 Phó Tỉnh Trưởng Định Tường, Phước Tuy và Long An.

1967-1971 Dân biểu Hạ Nghị Viện.

1971-1975 Chủ tịch Hạ Nghị Viên.

1975 Thủ tướng VNCH.

            Ký giả Hạnh Dương viết: “Trong cuộc phỏng vấn cựu Thủ Tướng Nguyễn Bá Cẩn đã cho hay rằng dưới chế độ Đệ Nhất Cộng Hoà của cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm, lúc ông làm Quận trưởng Cái Bè, Phó Tỉnh Trưởng Định Tường và Phó Tỉnh trưởng Phước Tuy, ông đã nhiều lần được đảng Cần lao yêu cầu ông trở lại đạo Công giáo, ông đã quyết liệt từ chối. Nhưng khi đến định cư tại Hoa Kỳ, sau khi con gái của ông tử thương vì tai nạn, ông đã buồn, khóc rất nhiều và mắt của ông gần như bị mù. Nghe nói Đức Mẹ Lộ Đức (Lourdes) tại Pháp là nơi linh thiêng và nhiều người khấn xin, đuợc Đức Mẹ chửa lành, nên phu nhân của ông đã đưa ông qua Pháp để đến cầu nguyện tại nơi Đức Mẹ hiện ra với chị Bernadette từ ngày 11-2-1858 đến ngày 16-7-1858 trong 18 lần khác nhau. …

            Cho đến nay sau ba lần khai mở hầm mộ của nữ tu này để khám nghiệm, làm thủ tục phong Thánh thì điều rất ngạc nhiên xác của nữ tu Marie Bernard này vẫn nguyên vẹn và mềm mại như người đang ngủ. Hiện nay thi thể của nữ tu được bỏ trong quan tài bằng kính trong suốt và để trong nhà nguyện cho mọi người đến kính viếng cầu nguyện.

            Cựu Thủ Tướng nói rằng ông chỉ đi theo đề nghị của vợ ông mà thôi chứ chẳng có tin tưởng gì. Nhưng sau khi thấy những điều kỳ diệu như thế nên ông đã cầu nguyện và không ngờ là sáng hôm sau, sau khi thức dậy, hai mắt ông bừng sáng như chưa hề bịnh tật gì. Và từ đó ông đã xin theo đạo Công giáo và được  thanh tẩy tại Lộ Đức ở Pháp và trở lại Hoa Kỳ đi nhà thờ mỗi ngày Chúa Nhật, rất sùng đạo, sống bình dị cho đến giờ phút ông vĩnh biệt gia đình và cộng đồng người Việt tự do tại Hoa Kỳ và Hải ngoại.

            Ông mất ngày thứ tư 20-5-2009.

            Thánh lễ cầu hồn cho linh hồn Phêrô tại nhà thờ Maria Goretti lúc 10 giờ ngày thứ tư 27 tháng 5 -2009,  và hạ huyệt tại nghĩa trang Oak Hill, San José.

nguồn: http://ngothelinh.tripod.com/Nguyen_Ba_Can.html

tác giả : Phùng văn Phụng

trong bài “Đức Tin Là Một Hồng Ân”

 sách: “Tâm Tình Gởi lại” cùng tác giả

 

Giáo Sư Nguyễn Khắc Dương.

Giáo Sư Nguyễn Khắc Dương.  

Nguyên là Giáo sư viện Đại Học Đà Lạt năm 1965-1976. Sinh ngày 24-9-1925 tại Vinh, nguyên quán Thịnh Xá, Hương Sơn, Hà Tỉnh.

Là bào đệ của Bác sĩ Nguyễn Khắc Viện một đảng viên nồng cốt của đảng Cộng sản Việt nam, thân phụ là Nguyễn khắc Niêm, nguyên Án Sát tỉnh Nghệ an vào năm 1930, về hưu  năm 1943 với phẩm hàm Hiệp Biện Thượng Thư. 

Năm 1938 đậu tiểu học, theo học chương trình Pháp tại trường Thiên Hựu, trường tư thục có giá trị nhất thời đó. Tác giả viết: “Cái quyết định của mẹ tôi là do sự xếp đặt của Thiên Chúa, có vậy mới biết đến Chúa Giêsu, mới là tín hữu của Ngài”. 

Sau tú tài II tác giả từ giả Huế về quê với tâm niệm mình là một Phật tử với ý nguyện sẽ xuất gia khi gặp dịp thuận tiện. Trên đuờng về quê tác giả ghé thăm anh Vương đình Lương, lúc ấy làm Hiệu trưởng trường tư thục Đậu Quang Lĩnh. Anh Lương mời cộng tác. “Thế là tôi lại trở về với môi trường tư thục Công giáo. Được trở về sống trong cái khí quyển mà tôi hấp thụ sáu năm tại trường Thiên Hựu Huế. Tôi như một cây héo rũ bỗng được hồi sinh. Ngoài các sinh hoạt chức nghiệp, tôi thường liên lạc với các linh mục, các đại chủng sinh giúp nhà xứ Nghĩa Yên. Dần dần tôi mới khám phá ra rằng chỉ có môi trường Công giáo mới hợp với con người tôi”. 

Vào năm 1948 tác giả quyết định gia nhập đại gia đình Công giáo. “Trong tâm tư thì như vậy, nhưng đi đến thực hiện quả là còn cách núi ngăn sông. Trước hết là những khó khăn trong tâm tư của chính mình nhất là cảm tưởng phải xa lìa tất cả, xa lìa gia đình, bạn bè, hàng xóm rồi cả mấy mươi năm truyền thống văn hóa.” Trở ngại khách quan khác lớn lao hơn nhiều:  “Đối với nhà nho cỡ lớn ở đất Nghệ Tỉnh có đứa con theo đạo là sự sĩ nhục… thằng con trai  đã bỏ truyền thống của cha ông để đi theo “Tây Dương Tả Đạo” nhất là tôi là con là cháu được khen là hiếu thuận.”   

Vào dịp Lễ Giáng Sinh năm 1948, tôi đến Đức Thọ  thăm gia đình anh Vương Đình Lương. Ngày hôm sau được Linh mục Vương Đình Ái mời dự bửa cơm mừng lễ với các giáo viên dạy trường Đậu Quang Lĩnh. Sau bữa cơm tôi thưa với Cha Ái về ý muốn lảnh nhận bí tích rửa tội.  

Và ngày Rửa tội là ngày 9 tháng 1 năm 1949, Linh mục rửa tội là Linh mục Nguyễn ngọc Bang  cha xứ Nghĩa Yên. Cha đỡ đầu là Linh Mục Vương đình Ái. 

Nguyễn Khắc Dương vào dòng Phanxicô sống đời dự tu đầu tiên khóa 1949-1950. Tháng 04 năm 1954 rời khỏi nhà dòng vì bị động viên vào trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức. Trong thời gian này thân phụ bị đấu tố, kết án 20 năm tù và đi cải tạo vài hôm thì từ trần.  

Sau hơn hai năm quân vụ, tháng 10 năm 1956 được tu viện Phanxicô cho sang Pháp học thần học tại Paris (1956-1957). Ra khỏi dòng, học Sarbonne 1957-1960, tốt nghiệp Cử nhân Triết học. Thử tu tại dòng Biển Đức ở Pháp, Bỉ, Thụy Sĩ (1961-1963) nhưng không thành vì lý do sức khỏe. Từ năm 1963 đến 1965 dạy học ở nhiều trường trung học Công giáo ở Paris. 

 Cuối năm 1965 Nguyễn Khắc Dương trở về Miền Nam Việt nam. Năm 1966 Linh Mục Nguyễn văn Lập Viện trưởng Viện Đại Học Đà Lạt mời ông lên dạy triết tại đó. 

Khi cộng sản tiếp thu Viện Đại học Đà lạt ông cũng bị đi học tập cải tạo 16 tháng. 

Năm 1975 đến 1986 đổi cư trú trên 10 lần, không nhà, không cửa, không tài sản, không vị trí gì cả trong Giáo hội cũng như trong gia đình và ngoài xã hội.  

Phùng văn Phụng

trích sách “Tâm Tình gởi lại”

nguồn: conggiaovietnam.net

Giáo sư Nguyễn Khắc Dương

của Đỗ Tân Hưng

 

Vài chuyện đáng suy gẫm?

                        Vài chuyện đáng suy gẫm?

                 (Ai không yêu thương thì không biết Thiên Chúa, vì Thiên Chúa là tình yêu.) 

                                                                                                                             (1 Ga 4,8)

                                                                                                 tác giả: Phùng văn Phụng

  Câu chuyện 1:

 Tuần rồi tôi có nhận được E.mail của người bạn nội dung như sau:

Tin khẩn: Cha qua đời con ở đâu?

Hải quân Trung tá Nguyễn thiện Nhựt (Noel) khóa 3 sĩ quan hải quân (Đệ Nhị Bắc Giải) từ trần tại bịnh viện Corner Stone (Houston) hơn hai tuần lễ nhưng không có thân nhân đến nhận xác. Được biết Niên Trưởng Nguyễn thiện Nhật có hai người con ở Cali nhưng không ai biết địa chỉ..

Xin Quý vị, Quý Niên trưởng và Chiến Hữu vui lòng giúp đỡ tìm kiếm…

 Trước năm 1975 Trung tá Nhựt đã phục vụ trong binh chủng hải quân của quân lực Việt nam cộng hòa. Tôi không biết Trung tá Nhựt có đi “cải tạo” không hay là ông đã di tản qua Mỹ trong những ngày cuối tháng tư năm 1975.Tại sao có những người cao niên sống ở nước Mỹ gặp nhiều chuyện buồn đến như vậy?. Con cái không thường xuyên thăm hỏi cha mình, cha bịnh, cha mất mà không hay biết.? Đạo làm người bình thường thăm hỏi cha mẹ khi ốm đau cũng không có. Nếu là người công giáo, chắc là người con đã quên điều răn thứ tư trong 10 điều răn của đạo Chúa là “Thảo kính cha mẹ” cũng như quên lời thánh Phao lô đã dạy: “Kẻ làm con hãy vâng lời cha mẹ theo tinh thần của Chúa vì đó là điều phải đạo. Hãy tôn kính cha mẹ … để ngươi được hạnh phúc và hưởng thọ trên mặt đất này”. (Ep 6:1-3)

 Câu chuyện 2:

 Tự tử tập thể ngay tại truờng.

 *Ba em nữ sinh Nguyễn thị Mỹ Hạnh, Lê thị Bích Loan, Nguyễn thị Cẩm Nhung học cùng lớp 7A trường trung học cơ sở (THCS) Phan Chu Trinh, xã Đắk Sắk, huyện Đắc Mil, tỉnh Đắc Nông. Cả ba là bạn thân nhau cùng học khá, giỏi. Ba em này rủ nhau tự tử vào sáng ngày 17 tháng 3 năm 2012 vừa qua ngay tại trường.

 *Trong năm nay, cuối tháng 2 vừa qua, một nữ sinh lớp 12 Trường Trung học phổ thông Lê Hồng Phong (Nam Định) bất ngờ thắt cổ tự tử tại khu ký túc xá của trường. Cũng cùng thời gian ấy một học sinh có học lực khá của trường THPT bán công Đông Hưng (nay là trung học phổ thông Đông Quan, Thái Bình) đã nhảy từ lầu 2 xuống sân trường tự tử chỉ vì lý do rất bình thường là bị cô giáo môn toán mắng.

 *Ngày 9-2 em H. học sinh lớp 9 trường THCS xã Cẩm Đền huyện Cẩm Giang 2 Hải Dương chỉ vì lén lấy trộm chiếc quần jean của cửa hàng bán quần áo. Khi bị bắt quả tang, cửa hàng gọi gia đình đòi  300,000 đồng. Thế là em H. nhảy sông tự tử.

 *Khoa cấp cứu bịnh viện Nhi đồng 2 ở Sài gòn ngày 29 tháng 2 đã cứu sống một nữ sinh lớp 8 trong tình trạng nguy kịch vì uống  hai vĩ thuốc panadol 500mg (20 viên) để tự tử. Lý do em buồn vì  cô giáo đối xử với em không công bằng, gia đình không cho em xài điện thoai di động.

 *Em L.T.D. học sinh lớp 11 trường Dân tộc nội trú, huyện Điện Biên Đông, ăn lá ngón chết chỉ vì hờn mát trước câu nói của bố “Con dùng điện thoại phải giữ cẩn thận nếu làm hỏng bố không có tiền sửa cho con đâu!”… (Trong bài Hội chứng chán sống và hội chúng khỏa thân của Văn Quang, Thời báo số 281 ngày 30-03-2012)

 *Theo nhà báo Bùi Tín trong bài “Người khổng lồ bệnh hoạn đăng trong đài VOA ngày 02-4-2012,  thì mỗi năm Trung Quốc có 287.000 người tự tử (thống kê năm 2000). Mỗi ngày Trung Quốc có 3.500 vụ phá thai.

 Hiện tượng tự tử của các em, các cháu còn nhỏ tuổi đã làm cho ông bà, cha mẹ phải suy nghĩ, do tình trạng tâm lý ích kỷ, chỉ nghĩ đến cá nhân, chỉ nghĩ về mình, do gia đình và xã hội đã dạy dỗ như thế nào đối với các em?. Chắc chắn là các em thiếu một đời sống tinh thần, thiếu một đời sống tâm linh, thiếu mục đích sống, không biết sống để làm gì? Các em không được dạy cần biết sống yêu thương, bác ái, sống vì người khác mà người gần gủi nhất là cha mẹ và bà con chòm xóm vv.. Nếu các em được dạy dỗ biết sống bác ái, biết sống cho tha nhân, có lẽ các em chắc đã không có hành động nông nổi như vậy.

Còn con số tự tử đáng báo động ở Trung Quốc đủ cho chúng ta thấy khủng hoảng niềm tin nơi con người thời nay. Thiếu tin tưởng vào Thiên Chúa toàn năng, vào đời sau vĩnh cửu con người mất phương hướng, không biết sống để làm gì, do đó tình trạng bơ vơ, chán sống thúc đẩy con người tự tử chăng?

 Truyện thánh Gióp trong Cựu Ước

 Truyện thánh Gióp kể rằng ông là người kính sợ Thiên Chúa và xa lánh điều ác. Ông có 7 người con trai và ba người con gái. Ông có một đàn gia súc gồm 7 ngàn chiên dê, ba ngàn lạc đà, năm trăm đôi bò….

Vậy mà một ngày kia … trong lúc bò của ông cày ruộng, lừa cái ăn cỏ bên cạnh. Dân Sơva đã xông vào cướp lấy chúng, dùng gươm giết chết hết các đầy tớ…

Người Can đê chia thành ba toán ập vào cướp lấy lạc đà chúng dùng gươm cũng giết hết các đầy tớ của ông. 

Rồi có một trận cuồng phong từ bên kia sa mạc thổi thốc vào bốn góc nhà, nhà sập xuống đè trên đám trẻ, các con của ông, họ đang ăn uống chết hết…

Bấy giờ ông Gióp trỗi dậy xé áo mình ra, cạo đầu, sấp mình xuống đất, sụp lạy và nói:

“ Thân trần truồng sinh từ lòng mẹ, tôi sẽ trở về đó cũng trần truồng. ĐỨC CHÚA đã ban cho,

ĐỨC CHÚA lại lấy đi: Xin chúc tụng danh ĐỨC CHÚA!” . Satan hành hạ ông Gióp khiến ông mắc phải chứng ung nhọt ác tính từ bàn chân cho đến đỉnh đầu. Ông ngồi giữa đống tro lấy mảnh sành mà gãi. Khi bà vợ ông trách móc ông và nói với ông : “Ông hãy nguyền rủa Thiên Chúa và chết đi cho rồi.:” Nhưng ông Gióp đáp lại: …”Chúng ta đón nhận điều lành từ Thiên Chúa, còn điều dữ lại không biết đón nhận sao?” Ông Gióp không buông một lời nào trách móc phạm đến Thiên Chúa.

Nếu tin vào Thiên Chúa như thánh Gióp thì con người sẽ có thể chịu đựng được những khó khăn vui vẻ chấp nhận những thử thách trong đời sống hàng ngày.

 Câu chuyện 3:

 Chưa đầy 16 tuổi đã quay phim sex với người tình.

 Cô giáo của trường THPT Ngô Gia Tự (Vĩnh Phúc) nghi ngờ khi thấy các học sinh lớp 10 của trường chuyền tay nhau chiếc điện thoại trong giờ học, cô giáo đã thu giữ chiếc điện thoại này.

Kiểm soát chiếc điện thoại trong giờ học cô giáo mới tá hoả khi nhìn thấy trong điện thoại cảnh “nóng” dài 30 phút của một nữ sinh chưa đủ 16 tuổi với bạn trai. Nhân vật nữ trong clip là em N.T.A. (sinh năm 1996) học sinh lớp 10 của trường Ngô Gia Tự này.

Người tình, nhân vật nam trong clip sex này là P.V.C. sinh năm 1991 ở tại xã Xuân Lộc, huyện Lâp Thạch.

.. Điều đáng nói clip quay cảnh nóng trên đã nhanh chóng được chia sẻ qua con đường điện thoại với tốc độ kinh hoàng. Rất nhiều học sinh của trường đã lưu lại trong điện thoại để chụm đầu xem, bàn tán…thú vị!!!

Một chuyện khác khó tin và khôi hài hơn là em Chu Thị D…học lớp 12, trường THPT Diễn Châu 2 (Nghệ An) đang ngồi học trong lớp bất ngờ kêu đau bụng và được mọi người đưa đi bịnh viện: 15 phút sau nữ sinh dưới sự giúp đỡ của các bác sĩ  đã sinh hạ một bé gái. Sự việc xảy ra sáng ngày 11 tháng 3 vừa qua.(trong bài báo Hội chứng chán sống…đã dẫn)

 Trách nhiệm cho những việc làm đáng tiếc trên thuộc về ai? Gia đình (ông bà cha mẹ) hay xã hội (bà con chòm xóm, thầy cô giáo dạy học các em) hay nhà cầm quyền (có quan tâm lo lắng, làm gương mẫu trong đời sống hằng ngày) để các em bắt chước noi theo.

  Các em không biết Thiên Chúa là ai, không còn biết kính sợ Thiên Chúa nữa thì điều gì các em cũng có thể làm được cả. Còn cha mẹ chỉ lo làm ăn kiếm tiền, không quan tâm đến đời sống tâm linh cho chính mình và cho con cái vì “không ai vừa làm tôi Thiên Chúa, vừa làm tôi tiền của được”. Khi cha mẹ chỉ biết lo kiếm tiền, bỏ bê con cái, không lo dạy dỗ chúng sống có lý tưởng, biết yêu thương cha mẹ, anh chị em, biết yêu mến tha nhân, người đồng loại thì những vấn nạn trên càng xảy ra nhiều hơn nữa..

 Tôn giáo, tình yêu thương lẫn nhau… đã vắng bóng trong các gia đình này chăng?

 Những vấn nạn này làm cho những ai quan tâm đến giáo dục giới trẻ, đạo đức xã hội, tương lai dân tộc đáng suy gẫm?

 Phùng văn Phụng

Những tâm tình của các tân tòng sau đêm “Rửa tội”

Những tâm tình của các tân tòng sau đêm “Rửa tội”

nhân ngày lễ Phục sinh vừa qua.(28-04-2012)

                                                             Phùng văn Phụng ghi

 Ngày lễ Phục sinh vừa qua các nhà thờ Việt nam tại Houston đã làm lễ “Rửa tội” và Thêm sức cho khoảng gần 100 người lớn. Sau một thời gian trao đổi, học hỏi về Thiên Chúa, về Đức Mẹ, về Giáo hội Công giáo các anh chị em tân tòng đã thực sự làm con cái Chúa sau khi nhận Bí Tích Thanh tẩy này.

Chúa nhật vừa qua, các anh chị em thuộc giáo Xứ Đức Ki Tô Ngôi Lời Nhập Thể chia sẻ những cảm nghiệm sau khi “Rửa tội” làm con cái Chúa.

Tất cả các anh chị ngồi thành vòng tròn đa số đều nói rất hồi hộp, lo lắng nhưng sau khi rửa tội rồi rất vui mừng, có người cảm giác giống như đi trên mây, vui hơn ngày đám cưới nữa. “Happy” này không thể giải thích được. Chị Hương nói rằng:”Con cái đi theo chạy tung tăng. Mãi đến 3 giờ sáng mới đi ngủ được, phải chở con đi đến tiệm MacDonald mua đồ ăn vì quá đói.”

Có chị rất mong muốn được rửa tội, nhưng trục trặc giấy tờ của người chồng, nên phải chờ đợi khoảng 9 năm mới xong giấy tờ, kỳ này mới được rửa tội. Chị nói rằng chị rất vui vì chờ đợi quá lâu và chị nói “Ráng sống làm sao cho được lòng Chúa. Chị cũng mong muốn trở lại lớp kỳ tới để học hỏi thêm vì đức tin còn yếu”. Chị cũng mong muốn phó thác mọi sự, công ăn việc làm, chuyện gia đình, những khó khăn hàng ngày cho Chúa.

Một chị nhà ở South 45 đã hết sức cố gắng vừa đi học vừa đi làm mà mỗi sáng chúa nhật đều cố gắng đến nhà thờ để học đạo. Chị vừa vui mừng, vừa lo lắng bây giờ thì rất hảnh diện làm con cái Chúa.

Sau khi rửa tội có anh đã để đèn cầy và áo rửa tội ở gần giường ngủ để nhắc nhở mình làm thể nào giữ được sự trong trắng, ít lỗi lầm, ít phạm tội cầu mong Thiên Chúa tha thứ. Bây giờ ai nấy đều thấy vui hơn trước.

Thầy Bạch nói: “Chỉ mơ được rước Mình Máu thánh Chúa vì Mình Máu thánh Chúa nuôi dưỡng chúng ta để chúng ta có sức làm việc.”

Phùng văn Phụng ghi

28 April 2012

Cựu hoàng Bảo Đại

            Cựu hoàng Bảo Đại: (1913-1997). 

                                                                                            tác giả: Phùng văn Phụng

 Trong bài “Bất trắc và bất ngờ trong lịch sử ” đăng trên báo Dấn Thân, bộ 5 số 12 tác giả Linh Mục (1) Nguyễn Thái Hợp có viết: “Sau khi bị truất phế qua cuộc trưng cầu dân ý vào tháng 10 năm 1955 ông sống lưu vong tại Pháp.

Vào giai đoạn cuối đời ông sống đạm bạc ở Paris trong một căn hộ thuộc chung cư ở đường Fresnel, quận 16. Chung cư này nằm cạnh khu đồi của công viên Trocadero. Những ngày đẹp trời ông thường đi dạo chung quanh khu công viên Trocadero. Thỉnh thoảng cũng ghé vào nhà thờ Saint Pierre de Chaillot nằm gần đấy để thăm Linh Mục Argomathe, chánh xứ Chaillot, một chuyên gia về lịch sử, khởi đi từ những câu chuyện văn hóa và thời sự vô thưởng vô phạt. Cùng với thời gian, cuộc đàm đạo càng ngày càng đi sâu vào lảnh vực tư tưởng và tâm linh, đặc biệt về Kitô giáo. Cựu hoàng tìm gặp nơi niềm tin Kitô giáo ý nghĩa, niềm vui và lẽ sống ở đời. Chính vì vậy bất chấp ý kiến không đồng thuận của một số người, ông nhất quyết xin gia nhập Đạo Chúa. Ngày 17 tháng 4 năm 1988 ông chịu phép thanh tẩy tại nhà thờ Saint Pierre de Chaillot với tên Thánh là Jean Robert. Liền theo đó, ông chịu phép thêm sức và cử hành lễ hôn phối với bà Monique Baudot.

Năm 1995, chính Cựu hoàng Bảo Đại với tư cách là vị vua cuối cùng của nhà Nguyễn và đồng thời là người Công giáo đã xin yết kiến Đức Giáo hoàng Gioan Phao lô II đã chính thức thay mặt nhà Nguyễn nói lên lời xin lỗi Chúa và Giáo hội.Trong lá thư đề ngày 31 tháng 03 năm 1995 gởi cho Giáo hoàng Gioan Phaolô II để xin yết kiến, Cựu hoàng đã viết: “Đây là dịp hạnh phúc cho chúng tôi được quỳ bên cạnh Đấng kế vị thánh Phêrô để cầu nguyện cho Việt nam và Giáo hội đang chịu đau khổ ở đó. Và qua sự kiện chúng tôi đã chịu phép thanh tẩy đem lại cho đồng bào chúng tôi niềm xác tín vào tình thương vô biên của Thiên Chúa qua Đức GiêSu Kitô, Đấng an ủi những người đau khổ. Ngày 24-6-1995 ông và phu nhân được Đức Gioan Phaolô II tiếp kiến riêng tại Vatican…

Linh mục chánh xứ Chaillot cho biết sau khi gia nhập đạo Cựu hoàng Bảo Đại rất ngoan đạo. Ông thường đến nhà thờ cầu nguyện và đặc biệt sùng kính Đức Mẹ Maria.

Cuối tháng 6 năm 1997 cựu hoàng Bảo Đại được đưa vào Quân Y Viện Val De Grace ở Paris. Ông từ trần lúc 5 giờ sáng ngày 31- 7- 1997 hưởng thọ 84 tuổi.

Thánh lễ an táng được cử hành tại nhà thờ Saint Pierre de Chaillot ngày 5 -8-1997 với sự chủ sự của Linh Mục Guyard, đại diện Hồng Y Giám Mục Paris. Bài “Magnificat” mà ông thích nhất một lần nữa đã trang trọng ngân vang trong thánh đường theo đúng ý nguyện của người quá cố.

(1) Hiện nay là Giám Mục,  Chủ Tịch Uỷ Ban Công Lý và Hoà Bình của Hội đồng Giám Mục Việt Nam.

Đọc Hồi ký của Giáo Sư Vũ Quốc Thúc:Nhìn từ khía cạnh đời sống tâm linh.

     Đọc Hồi ký của Giáo Sư Vũ Quốc Thúc: Nhìn từ khía cạnh đời sống tâm linh.

                                                                                                    tác giả: Phùng văn Phụng

           Đọc xong cuốn “Thời Đại Của Tôi” “Đời Tôi trải qua các thời biến” do Người Việt xuất bản năm 2010, tôi đã nhìn thấy sự cố gắng phi thường, làm việc không mệt mỏi của Giáo Sư cùng với tấm lòng yêu mến quê hương đất nước thiết tha. Nhưng thời thế đã dẫn đưa con người tài năng hiếm có và có lòng với đất nước ấy phải rời bỏ nước Việt Nam yêu quí ra đi và sống định cư ở Pháp.

 Tôi đã học với Giáo Sư Vũ Quốc Thúc ở Đại Học Luật Khoa Sài Gòn niên khóa 1963-1964.

 Giáo Sư sinh năm 1920 tại Nam Định, Bắc Việt. Tiến sĩ Luật, Thạc sĩ Đại Học Kinh tế ở Pháp. Giám Đốc trường Luật Hà nội (1951-1954). Khoa Trưởng Đại học Luật Khoa Sài gòn (1957-1963). Giáo sư các Viện Đại học Đà Lạt, Sài gòn và Học Viện Quốc Gia Hành Chánh (1954-1975). Giáo Sư Viện Đại Học Paris XII (1978-1988)

 Từ năm 1946 đến 1975 từng giữ các chức vụ: Ủy Viên Hành Chánh Kháng Chiến cấp tỉnh, Bộ Trưởng Quốc Gia Giáo Dục, Thống Đốc Ngân hàng Quốc Gia , Cố Vấn Phủ Tổng Thống, Phó Chủ Tịch Hội Đồng Kinh Tế Quốc Gia, Quốc Vụ Khanh đặc trách Tái Thiết và Phát Triển…

  Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, Giáo sư cũng như hầu hết trí thức miền Nam đều rơi vào hoàn cảnh tuyệt vọng giống nhau. Thất nghiệp, bị theo dõi, bị làm khó dễ, nơm nớp lo sợ không biết lúc nào bị bắt đi cải tạo (đi tù) nếu còn ở ngoài đời. Đa số người trí thức miền Nam lúc bấy giờ đều sống trong lo âu, hồi hộp vì họ không ít thì nhiều đều có dính líu với chế độ cũ, mà cộng sản gọi là “ngụy quân, ngụy quyền”. Giáo sư Vũ Quốc Thúc không thể thoát khỏi tình trạng đó.

 Trong sách trên, Giáo Sư Vũ Quốc Thúc viết: “ Tôi không theo Thiên Chúa Giáo, nhưng cũng không phải là một Phật tử. Tôi theo đúng truyền thống Khổng giáo của gia đình không quy y Phật giáo, mặc dầu chấp nhận Phật giáo; không theo Thiên Chúa Giáo nhưng vẫn tôn trọng Thiên Chúa Giáo… Sau khi bị bắt vì mưu toan vượt biên tôi thấy tương lai của mình u ám vô cùng….

  Hằng ngày mặc dầu tôi không phải là tín đồ Thiên Chúa Giáo tôi đã đến nhà thờ Đức Bà.. Tôi cầu nguyện trước tượng Đức Mẹ, xin Đức Mẹ run rủi cho gia đình tôi được thoát khỏi Việt Nam toàn vẹn. ..Hôm chủ nhật đó nếu tôi không lầm là ngày lễ Pentecôte, tôi đã đạp xe lên nhà thờ Bình Triệu. (1)

 Tôi ngồi trước tượng Đức Mẹ và tôi lẩm nhẩm cầu nguyện…Khi tôi vừa dứt lời cầu nguyện bỗng thấy tượng Đức Mẹ sáng rực lên. Tôi cần phải nói rằng hôm đó trời ở ngoài cũng âm u vì vào mùa mưa…Khi tôi cầu nguyện xong bỗng thấy tượng Đức Mẹ sáng rực lên từ trên xuống dưới có lẽ khoảng vài giây đồng hồ thôi. Đặc biệt trên gò má tay mặt của bức tượng có một giọt nước mắt long lanh. Sau đó tôi nhìn kỹ thì trên gò má bức tượng không thấy có gì cả. Như  vậy, giọt nước mắt mà tôi nhìn thấy chỉ  là  một ảo ảnh. Từ  lúc đó  trở  đi, suốt buổi  chiều tôi thấy trong lòng hồi hộp như mình đang chờ  đợi một chuyện gì sắp xảy ra. (2)

Sau đó Giáo Sư mở đài BBC nghe lén, đã nghe thấy ông Raymond Barre một người cùng thi Thạc sĩ năm 1950 được Tổng Thống Pháp là Valéry Giscard d’Estaing cử làm Thủ Tướng và Giáo sư đã  thảo bức thơ gởi Thủ Tướng Pháp kể lại hoàn cảnh của mình đang lâm vào sự khốn khó, nhờ đó ông Raymond Barre mới biết và đã can thiệp với Thủ tướng Việt Nam lúc bấy giờ là ông Phạm văn Đồng để giúp đỡ gia đình của Giáo sư sang Pháp.

 Giáo sư Vũ quốc Thúc viết tiếp: “ Sự linh ứng của Đức Mẹ Bình Triệu khiến cho tôi tìm được lối thoát tình trạng bế tắc. Bổn phận của tôi rồi đây là phải thi hành đúng lời nguyện của mình trước Đấng Thiêng Liêng”.(3)

  GS Vũ Quốc Thúc đã gia nhập Giáo Hội Công Giáo (4)

 Hôm 8.4.2012, Lễ Phục Sinh, Giáo xứ Việt Nam Paris đã đón nhận 25 tân tòng nhập đạo, trong đó có Giáo sư Vũ quốc Thúc.

Ông muốn xin được rửa tội công khai và trang trọng theo đủ các nghi thức của Giáo hội, như mọi tân tòng khác, như một biểu lộ và dấu chứng làm chứng nhân, công khai công bố đức tin của mình.

Nhân dịp này trong niềm vui chung của cộng đoàn Giáo Xứ đại gia đình Thụ Nhân trên khắp thế giới và riêng tại Paris, các cựu Giáo sư, sinh viên và gia đình thuộc Viện Đại học Đà lạt đã tổ chức một bửa tiệc chúc mừng lễ rửa tội gia nhập Giáo Hội Công Giáo của Giáo sư Jean Paul Vũ Quốc Thúc, vừa để chúc mừng sinh nhật thứ 92 của Giáo sư. Trong bửa tiệc tiếp tân chúc mừng, Giáo sư  đã nhắc đến ba điều ông đã thấy và đã tin. Đặc biệt ông đã thấy ơn của Đức Mẹ.

           Phùng văn Phụng

             17-04-2012

 (1)   trang 540 Sách “Thời Đại Của Tôi” cuốn II

(2)   trang 542 Sđd

(3)   trang 543 Sđd (người viết in đậm và in nghiêng).

(4)   Trong bài Gs Vũ Quốc Thúc đã cùng 24 tân tòng khác gia nhập Giáo Hội Công Giáo của tác giả Trần văn Cảnh đăng trong Việt Catholic ngày 12 -04-2012     xem thêm

Những Cái Vỗ Tay Vô Thanh & Đức Tin Là Một Hồng Ân

 
NHỮNG CÁI VỖ TAY VÔ THANH     tác giả Đỗ Tân Hưng

 
Một tin tức gây sửng sốt cho các Kitô hữu tại Việt-Nam cũng như ở hải ngoại qua bài “BA MƯƠI NĂM CHO MỘT GIẤC MƠ” đăng trên Ephata số 110. Bài đó viết về giấc mơ của một Phật tử – bác sĩ Nguyễn Viết Chung – người mà trước đây rất cảm mến cuộc đời hy sinh của Đức Cha Jean Cassaigne, vi giám mục người Pháp đã gởi nắm xương tàn ở trại cùi Di Linh. Bác sĩ đã ôm ấp một giấc mơ từ ba mươi năm nay là được phục vụ các người xấu số như Đức Cha Jean Cassaigne.

Sau khi tốt nghiệp y khoa vào năm 1980, bác sĩ Nguyên Viết Chung đã tình nguyện phục vụ ở các trại phong cùi và tại đây bác sĩ Chung đã chứng kiến sự tận tụy hy sinh của các nữ tu nghĩa tử dòng Thánh Vinh-Sơn nên đã quyết định theo đạo Công giáo vào tháng 5 năm 1994 với tên thánh Augustinô. Vào tháng 8 năm đó, bác sĩ Chung xin vào tu dòng Thánh Vinh-Sơn và đã nhận lãnh thánh chức linh mục ngày 25 tháng 3 năm nay để có thể tận hiến đời mình một cách trọn vẹn hầu phục vụ các bệnh nhân phong cùi và liệt kháng.

Vì xúc động bởi mẩu tin đó, tôi đã nhờ người bạn thân ở Saigon liên lạc để kiếm giùm cuốn video Thánh lễ phong chức của cha Augustinô Nguyễn Viết Chung. Gần đây tôi đã được toại nguyện khi một linh mục trẻ về thăm Việt-Nam và vừa trở lại Canada đã mang sang cuốn video đó cho tôi. Được xem lại Thánh lể trang nghiêm và sốt mến mà trong đó một bác sĩ – trước kia là Phật tử – nay trong phẩm phục phó tế, đang hiên ngang tiến vào thánh đường họ đạo Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp ở Saigon và đã nằm phủ phục trước bàn thờ để nhân lãnh thánh chức linh mục.

Càng cảm động hơn nữa khi tôi được xem cuốn video thứ hai trình bày những hoạt động phục vụ của cha Chung ở tại các trại phong cùi và bệnh liệt kháng. Một quang cảnh đã gây ấn tượng mạnh nơi tôi là khi thấy cha Chung sau khi thăm viếng khám bệnh các bệnh nhân phong cùi xong thì đã đứng vòng quanh với các bệnh nhân đó mà có người đứng, người ngồi hay nằm trên giường hoặc giữa sàn nhà, vừa hát vừa vỗ tay… Thật đau xót khi thấy vài bệnh nhân mà đôi bàn tay không còn một ngón hay chỉ còn một vài nửa ngón mà cũng ráng vỗ tay theo nhịp điệu bài hát!

Trong những sách thiền có đề cập đến công án về “tiếng vỗ của một bàn tay” khiến người Tây phương khi nghiên cứu phải điên đầu về ý nghĩa của công án đó. Thông thường tiếng vỗ chỉ phát ra khi hai bàn tay chạm nhanh và chạm mạnh vào nhau, Cứ suy lý đó thi với một bàn tay không thể nào gây nên tiếng vỗ tay được.

Theo thường tình, phải có môi trường (tức không khí…) thì mới có âm thanh, và chỉ có những rung động hay đột xuất làm thay đổi áp suất của môi trường mới cho chúng ta âm thanh. Vậy một tay đập mạnh trong không khí sẽ cho chúng ta tiếng cọ xát (tức gió), nhưng nếu nhanh hơn vận tốc âm thanh sẽ cho chúng ta tiếng nổ siêu thanh Từ tiếng kêu của vô thanh tới tiếng nổ của siêu thanh đều có thể thực hiện được.
Như vậy không có tiếng vỗ của một bàn tay. Thế nhưng, mục đích của công án đó là để giúp chúng ta tìm sự thinh lặng của vũ trụ, đồng thời cho chúng ta thấy những giới hạn của con người trong những vòng lẩn quẩn của lý luận và của trí thức. Chúng ta phải cảm nghiệm được sự im lặng tuyệt đối hiện hữu trước chúng ta và sau khi chúng ta thôi hiện hữu.

Và như vậy, dưới nhãn quan của thiền gia, người nào nhận ra được chân lý đó sẽ có cơ hội gạt bỏ hết các tạp niệm để hoà mình với vũ trụ, làm một với vũ trụ, trở nên một phần tử cùng hiện hữu với vũ tru. Chỉ có thế chúng ta mới thấy mình và tha nhân là một. Do đó khi mình vượt lên trên mọi đối đãi, thị phi thì mình sẽ tìm về với tuyệt đối, chân như.

Vậy tiếng vỗ “vô thanh” của hai bàn tay mà năm ngón đã rơi rụng hết đã tạo thành những tiếng nỗ siêu thanh xuyên phá quả tim con người! Tiếng nỗ siêu thanh đó đã xuyên thấu con tim của một bác sĩ trẻ tuổi, khôi ngô tuấn tú khiến bác sĩ tỉnh ngộ mà tận hiến đời mình cho những con người xấu số đang mang lấy trong thân xác khổ đau của họ những thiếu sót trong thân thể khổ nạn của Đức Kitô.

Trước đây Phi-la-tô đã trình diện cho dân Do-Thái một Đức Kitô với thương tích đầy mình cùng chiếc mũ gai trên đầu rồi nói: “Nầy là người!” (Ecce homo). Qua cuôn video đó những vết thương đau của Đức Kitô đang hiển hiện qua các thân thể đớn đau của những người phong cùi và liệt kháng cũng được trình diện cho những người dự khán. Ngày xưa khi nói về Đức Kitô khổ nạn trên thập giá, tác giả Thánh vịnh đã viết: “Hởi người bộ hành, hãy đứng lại nhìn xem, có đau khổ nào lớn hơn nỗi đau đớn mà tôi đang chịu đây chăng!” Nỗi đau đớn của Đức Kitô còn đang tiếp nối trong những thân thể bị tàn phá bởi chứng phong cùi hay bệnh liệt kháng. Những tiếng vỗ của một bàn tay vì bàn tay kia đã cùn cụt hay tiếng vỗ của đôi bàn tay mà năm ngón đã rơi rụng hết có cảm động tâm can chúng ta như đã cảm động cậu Nguyễn Viết Chung ba mươi năm về trước không?

Cùng với Lm. Nguyễn Công Đoan, chúng ta cầu xin Chúa cho chúng ta được thực hiện trong đời sống mình những tâm tưởng sau đây để hàn gắn phần nào những thương đau của những con người xấu số, những phần thân thể còn đang bị thương tổn của Đức Kitô:

Lạy Chúa, xin cứ dùng con theo ý Chúa
Làm chân tay cho những người què cụt,
Làm đôi mắt cho ai phải đui mù,
Làm lỗ tai cho những người bị điếc,
Làm miệng lưỡi cho những người không nói được,
Làm tiếng kêu cho người chịu bất công…

(Trích bài thơ “Như Một Sự Tình Cờ”)

Tác giả: Đỗ Tân Hưng

 
ĐỨC TIN LÀ MỘT HỒNG ÂN 
nói về Lm. Nguyễn Viết Chung
 
Một ngày vào năm 1973, các báo ở Sài gòn đồng loạt đưa tin về cái chết của Jean Cassaigne, một người Pháp, nguyên là Giám Mục Sài gòn nhưng lại qua đời tại một trại phong ở Di Linh, một nơi đèo heo hút gió trên đường từ Sài gòn đi Đà Lạt. Nguyễn Viết Chung đọc tiểu sử của vị cố Giám Mục trên báo và không hiểu do đâu anh lại mong muốn được nên giống ngài ở chỗ phục vụ người cùng khổ cho đến hơi thở cuối cùng. Anh chẳng biết gì về Đạo Công giáo, thế mà Đức Cha Cassaigne lại là thần tượng của anh.

Năm 1974. Chung học Y Khoa Đại Học Sài gòn. Tại đây anh gặp người công giáo đầu tiên trong đời anh, giáo sư bác sĩ Lichtenberger người Bỉ, dạy môn Mô phôi học. Chung ngưởng mộ sự uyên bác khoa học vô song của ông. Các bài giảng vô cùng sinh động và phong phú của nhà khoa học uyên thâm một cách lạ lùng làm cho Chung mê mẫn. Chung kinh ngạc khám phá vị giáo sư khả kính này là một Linh Mục dòng tên. Anh thường cùng các bạn trường Y đến nhà thờ để xem Giáo sư Lichtenberger dâng lễ.
Những năm học Y khoa không phải là dễ dàng đối với Nguyễn Viết Chung anh phải làm thêm nhiều việc nặng nhọc kể cả đạp xích lô để kiếm tiền ăn học và phụ giúp gia đình.

Năm 1984, bác sĩ Chung khi đó 29 tuổi, xin được bổ nhiệm lên trại phong Di Linh  để thực hiện giấc mơ lớn nhất của đời anh. Nhưng theo đúng thủ tục hành chánh thì anh phải trình diện và chịu sự điều động của Sở Y tế Lâm Đồng. Bà trưởng phòng ngạc nhiên hỏi:

– Anh có điên không hay là anh bị cùi?

– Nếu tôi cùi thì bà đã thấy rồi.Còn có điên hay không thì tôi không biết, nhưng điều tôi biết là tôi mong muốn phục vụ những người cùi.

Từ ngày 01-7-1986 anh về làm việc tại phòng chống sốt rét của tỉnh Đồng Nai cho tới năm 1989. Từ năm 1990-1992 đổi về làm tại phòng xét nghiệm của bịnh viện da liễu Sài gòn. Ở đây anh xin học thêm chuyên khoa da liễu, vì anh không bao giờ anh quên mộng ước của mình.
Năm 1993 Bác sĩ Chung tình nguyện lên công tác tại trại Phong Bến Sắn, Bình Dương. Tại đây, anh làm việc hăng say như để đạt được tâm nguyện của mình giống như Đức Giám Mục Cassaigne trong việc phục vụ bịnh phong cùi. Anh hết sức tận tụy không nề hà. Nhưng dù như thế anh vẫn thấy mình thua xa các nữ tu nữ tử Bác ái trong việc yêu thương phục vụ người bịnh. Các nữ tu luôn nhẫn nại lắng nghe phục vụ người bịnh hết lòng, không bao giờ làm họ buồn tủi. Tinh thần hy sinh, quảng đại đó khiến cho anh cảm phục. Anh cho rằng muốn có được tinh thần yêu thương người nghèo khổ như thế, anh phải trở thành một người giống như các nữ tu. Anh chưa phải là người công giáo, nên anh không thể hiểu được tinh thần làm việc của các Sơ. Anh cũng muốn được phục vụ với tinh thần giống như các Sơ.

Ngày 28-8-1993 bác sĩ Chung đến gặp Cha Hoàng văn Đoàn, dòng tên, tại Bình Dương xin học giáo lý tân tòng. Ngày 15 tháng 5 năm 1994 bác sĩ Chung được cha chính xứ Bến Sắn, Linh mục Trần Thế Thuận làm lễ rửa tội cho anh tại nhà nguyện trại phong Bến Sắn. Nhưng bác sĩ Chung không hài lòng khi chưa được trở nên giống các Sơ để có thể yêu thương phục vụ người nghèo. Ở tuổi tứ tuần theo đuổi ơn gọi tu sĩ là một điều quá khó khăn.

Ngày 15.9.1994 bác sĩ Chung trở thành tập sinh lớn tuổi nhất của dòng Vinh Sơn nam số 40 đườngTrần Phú, Đà Lạt. Ngày lễ truyền tin 25.3.2003 Giáo hội trao tác vụ Linh mục cho thầy Augustinô Nguyễn Viết Chung qua lễ đặt tay của Giám mục Giuse Vũ Duy Thống tại nhà thờ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Sài gòn.

Ngày  3.4.2003, Linh Mục Nguyễn Viết Chung quay về trại phong Bến sắn dâng Thánh lễ tạ ơn trong sự hân hoan của các bịnh nhân phong với sự hiện diện của cha sở Bến sắn, người mà 9 năm trước đây đã làm lễ rửa tội cho cha. Vẫn thái độ khiêm nhường, yêu thương và cung kính với các người bịnh vẫn xưng mình là “con” khi nói chuyện với các bịnh nhân lớn tuổi.
Tháng 3 năm 2009 tôi có về Sài gòn có dẫn người cháu đến thăm Linh mục Nguyễn Viết Chung, cha dong dõng cao, hơi ốm, nói năng nhỏ nhẹ: “ “con” cũng chỉ là cái máng để hứng lấy tình yêu thương của mọi người để mang đến cho những người kém may mắn”. 

Nhà văn Hương Vĩnh có viết: “Ba vị đã tác động mạnh mẻ trên ơn gọi của cha Chung là Giám mục Jean Cassaigne, Linh mục Lichetenberger và Dì hai Loan ( phục vụ trại phong Bến Sắn 17 năm, chết vì bịnh ung thư ở tại trại này). Cả ba cùng có mẫu số chung – như lời cha Chung – đó là họ đã rao giảng Tin Mừng cho cha bằng cuộc sống chứ không phải bằng lời nói.
Trong bài “Nguyễn Viết Chung và tiếng gọi của Chân Thiện Mỹ” cố Giáo sư Trần Duy Nhiên đã viết trong đoạn kết của bài này như sau:

“Thiên Chúa đã đến trong cuộc đời Nguyễn Viết Chung bằng những bước đi nhè nhẹ. Nhưng mỗi lần Ngài đến là Ngài để lại dấu ấn sâu sắc trong một tâm hồn biết lắng nghe. Giữa bao nhiêu thần tượng trên thế gian. Nguyễn Viết Chung biết chắc lọc một vài khuôn mẫu định hướng cho cuộc đời mình: Đức Cha Cassaigne, Cha Lichtenberger, Dì Hai Loan.. đấy là chưa kể đến nhiều người khác trong đó có thân mẫu của mình một người mẹ đã suốt đời âm thầm chịu đựng cho đến khi mù lòa. Giữa các gương mặt ấy có một nhân vật gần giống như Nguyễn Viết Chung: Linh Mục Bác sĩ Marcel Lichtenberger. Thế nhưng con đường Chúa dẫn hai vị đi thì hoàn toàn trái ngược nhau. Năm 25 tuổi Cha Lichtenberger vì tình yêu Thiên Chúa thúc bách phải đến với những con người bất hạnh tại Trung Hoa. Và trước những thương tích của Chúa Kitô thể hiện trên hình hài các bịnh nhân, cha đã trở về ngồi lại trên ghế nhà trường để rồi trở thành bác sĩ năm 48 tuổi. Ngược lại, bác sĩ Nguyễn Viêt Chung tốt nghiệp bác sĩ năm 25 tuổi, thế rồi muốn chia sẻ trọn vẹn sự khốn cùng của bịnh nhân nên rốt cục đã gặp Chúa Kitô chiụ đóng đinh trong những con người bất hạnh. Và điều này khiến cho vị bác sĩ tận tâm kia từ bỏ mọi sự để trở thành Linh Mục của Chúa vào tuổi 48.”
 
KẾT LUẬN
 
Theo Vietcatholic news: Ngày 18.10.2009 Giáo phận Xuân Lộc đón nhận 1114 tân tòng và hơn 2000 người là thân nhân, họ hàng, bạn bè của các tân tòng. Chủ sự Thánh lễ, Đức cha Đaminh Nguyễn Chu Trinh, Giám mục giáo phận Xuân Lộc cùng đồng tế có Đức cha Micae Hoàng Đức Oanh, Giám mục giáo phận Kontum và hơn 50 cha trong giáo phận.
Ở mỗi giáo xứ hay mỗi nhà thờ hàng năm đều có làm lễ “Rửa tội” cho người lớn, thông thường con số cũng vài chục người. Trong số những người nhận Bí tích thanh tẩy, con số không nhỏ là những người trí thức.
Con đường đến với Thiên Chúa tình yêu, đến với Hội Thánh Chúa bằng nhiều cách khác nhau. Tất cả đều được Thiên Chúa yêu thương mời gọi tìm về suối nguồn tình yêu là Thiên Chúa toàn năng, để được an ủi, để được hạnh phúc đời này lẫn hạnh phúc vĩnh cữu đời sau, sau khi mất.
 
Phùng văn Phụng

 

__._,_.___

Lại một chuyến về thăm quê nhà

LẠI MỘT CHUYẾN VỀ THĂM QUÊ NHÀ

                                                                            tác giả: Phùng văn Phụng

Tôi quyết định vượt nửa vòng trái đất về thăm má tôi vì má tôi tuổi hạc đã quá cao. Năm nay đã được 69 tuổi rồi.Tháng 12 năm tới, năm 2012, má tôi được tròn 100 tuổi. Tôi cũng muốn thăm lại các người thân, bà con hai bên, thăm lại bạn bè cũ và nhân tiện gặp gỡ lại các bạn đồng nghiệp cũ cũng như các em cựu học sinh trường Lương văn Can. Tôi cũng muốn về thăm lại nhà tôi ở hồi còn nhỏ, chỗ tôi lần đầu tiên cắp sách đến trường, được mang tên trường tiểu học Rạch Núi.

Tôi về Việt nam vỏn vẹn có 5 tuần lễ. Sinh hoạt, ăn ngủ, sống ở trong căn nhà cũ .. khi tôi còn học lớp đệ nhất (lớp 12) trường Chu văn An hồi 1961. Cách nay đúng 50 năm, ở đây ba tôi dựng tạm một nhà lá để ba tôi và tôi cùng vài người tài xế xe lam ăn uống, sinh hoạt nghỉ ngơi sau một ngày làm việc mệt nhọc. Xung quanh nhà tôi ở chưa có ai cất căn nhà nào khác cả. Năm này má tôi vẫn còn sống dưới quê, bán tiệm tạp hóa nhỏ ở làng Đông Thạnh, Chợ núi.

Về Việt nam lần này, tôi đi hảng máy bay Singapore. Máy bay đi từ Houston sang Moscow (Nga) rồi từ Moscow đi Singapore và từ Singapore về Sài gòn. Thời gian đi từ Mỹ về Việt nam cũng như từ Việt nam sang Mỹ mất khoảng 26 tiếng ngồi trên máy bay, kể cả giờ chờ đợi để chuyển máy bay ở phi trường Singapore và phi trường Moscow mất thêm khoảng 6, 7 tiếng nữa. Hôm trở về Mỹ, 5 giờ chiều mới được vào để “check in”lấy vé lên máy bay, vậy mà đến 2 giờ trưa ngày hôm sau mới tới được phi trường “George Bush” ở Houston. Ngồi trên phi cơ gần hai đêm một ngày mới tới nơi. Nếu đi hảng khác như hảng “Continental” chẳng hạn, từ Houston vượt Thái Bình Dương sang Nhật, rồi về Sài gòn, thời gian sẽ ngắn hơn nhiều.
Sau khi rời phi trường Tân Sơn Nhất, vừa về đến nhà, tôi vội vàng gọi cho anh Hồ công Hưng báo tin tôi đã về tới Việt nam để hy vọng anh Hưng tổ chức buổi gặp gỡ các bạn đồng nghiệp cũ cũng như các em cựu học sinh trường Lương văn Can để cùng nhau tâm sự vui buồn với nhau.
Tháng 3 năm 2009, tôi có về dự cuộc họp mặt với các thầy cô cũ và các em cựu học sinh trường Lương văn Can, ra trường 1975 tại nhà hàng Đồng Diều ở quận 8. Tôi có gặp Huỳnh văn Cung. Chuyến về thăm nhà lần này (2011) tôi không còn gặp được Huỳnh văn Cung nữa. Khoảng năm 1985, sau khi Cung ra tù tôi có mời Cung đến nhà tôi ăn một bửa cháo. Tôi cũng ra tù trước Cung chừng hai năm. Về lần này, tôi cũng không còn gặp được bạn đồng nghiệp rất thân là Nguyễn Kim Hùng, cùng tốt nghiệp trường sư phạm, cùng đổi về dạy học tại Quận Đất Đỏ (Bà rịa) những năm 1964,1965. Sau này Hùng đổi về trường Nguyễn An Ninh, đã mất vì bịnh ung thư máu.

Đi thăm quê nội làng Tân Tập, quận Cần Giuộc Long An.

Tôi về Việt Nam lần này gặp mùa mưa bảo. Hai trận bảo liên tiếp theo nhau. Hết bảo số 5 thổi vào miền Trung kế tiếp là bảo số 6 thổi vào Hà nội, Hải phòng. Do đó miền Nam bị ảnh hưởng mưa nhiều.Tôi về thăm mộ ba tôi ở làng Tân tập, nằm sâu giữa ruộng, phải xắn quần lên tới đầu gối, lội dưới nước sình mới tới được khu đất chứa nhiều ngôi mộ có mộ ông bà, chú bác tôi … trong đó có mộ của ba tôi. Ba tôi được chôn cất ở đây từ năm 2005, hơn sáu năm rồi. Có tin đồn sẽ giải toả khu mồ mả này, sẽ phải bốc mộ dời di nơi khác. Nhà nước sẽ lập khu thương cảng, chừng nào lập, có lập cảng không, không ai biết. Ở vùng Tân Tập này người ta đã bỏ hoang ruộng đất rất nhiều. Đất xấu, năng xuất thấp, cỏ năng mọc đầy, giá nhân công cao nên họ bỏ ruộng hoang không trồng lúa. Một số bà con chuyển sang nghề nuôi tôm hy vọng còn lời chút đỉnh để sống. Đa số người dân vùng này lên Sài gòn làm công hay buôn bán lặt vặt để có tiền lo cái ăn, cái mặc và lo cho con cái học hành. Xe đò có thể chạy từ Chợ lớn xuống tới bờ sông Soi Rạp luôn. Kỳ trước (2009) đường đang làm, xe cộ chưa chạy được, tôi phải đi bộ từ ngả tư đến nhà tôi gần chợ Rạch Núi. Kỳ này xe đò 16 chỗ ngồi có thể chạy trên đường này và đậu trước nhà cũ của tôi. Nơi tôi đã sinh ra, đã lớn lên, đã học từ lớp một cho tới lớp 5. Thầy hai Lang, thầy ba Hương, ông đốc Kiệt v.v…đã dạy cho tôi biết đọc biết viết, dạy cho tôi có kiến thức, hiểu biết thông thường để ra đời làm ăn sinh sống và quý thầy cô cũng dạy cho tôi biết yêu mến cha mẹ, anh chị em, bà con thân thuộc, yêu quê hương đất nước qua các bài giảng trong sách Quốc văn Giáo Khoa Thư. Ngày nay đọc lại sách này vẫn còn xúc động, tình nghĩa thầy trò, bạn hữu, xóm giềng thân thương quý mến v.v. Tôi nhìn lại căn nhà cũ tôi ở hồi nhỏ, nay thuộc về chủ mới, chị mười Não con cô Bảy tôi. Căn nhà này ngày nay đã hoàn toàn đổi khác, không còn phảng phất chút gì của khung cảnh cũ mà tôi đã sống từ hồi tấm bé.

Đi thăm Nhà thờ Tắc Sậy và mộ Cha Phanxicô Trương Bửu Diệp.

Tháng 03 năm 2005 tôi có viếng nhà thờ Tắc Sậy và thăm mộ Cha Trương Bửu Diệp để cầu nguyện, xin ơn. Lúc đó nhà thờ cũ chưa xây. Mộ Cha ở sâu phía trong bên trái nhà thờ Tắc Sậy. Năm nay nhà thờ mới đã xây xong. Mộ của Cha được dời ra phía trước, xây cất khang trang hơn. Khách hành hương viếng mộ Cha Phanxicô càng ngày càng đông hơn. Nhà nghỉ, khách sạn, quán ăn phục vụ cho khách hành hương tươm tất sạch sẽ hơn nhiều so với năm 2005.
Cha Phanxicô sinh ngày 01-01-1897, thụ phong Linh mục năm 1924 tại Nam Vang. Tháng 03 năm 1930 là cha sở họ đạo Tắc Sậy. Năm 1945-1946 chiến tranh loạn lạc, bà con di tản, Cha bề trên địa phận kêu Ngài lánh mặt khi nào yên ổn lại trở về họ đạo, nhưng Ngài trả lời: “Con sống giữa đoàn chiên, nếu chết cũng chết giữa đoàn chiên”. Ngày 12 tháng 03 năm 1946, Ngài bị bắt cùng với trên 70 giáo dân thuộc họ đạo Tắc Sậy và cuối cùng Ngài đã hy sinh, chết thay cho những người giáo dân bị bắt chung.
Trong bản tóm lược tiểu sử của Cha có ghi :
Tận Hiến Cuộc Đời cho Thiên Chúa
Hy Sinh Kiếp Sống Giúp Con Người.

Ngày nào cũng có khách hành hương đến viếng nhà thờ Tắc Sậy và mộ Cha. Riêng ngày thứ bảy, chúa nhật càng đông khách hành hương. Đặc biệt, hằng năm vào những ngày 11 và 12 tháng ba dương lịch ngày Cha Trương Bửu Diệp qua đời là lúc nhiều người không kể lương giáo từ khắp nơi nô nức đến họ đạo Tắc Sậy, một họ đạo nhỏ nay thuộc giáo phận Cần Thơ, nằm trong địa bàn của xã Tân Phong, huyện Gia Rai, tỉnh Bạc Liêu.
Người ta đến đây để cầu nguyện với Thiên Chúa thông qua Cha Trương Bửu Diệp xin các ơn cần thiết cho bản thân, cho gia đình, cho thân nhân như xin được khỏi bịnh ngặt nghèo, làm ăn được may mắn, trôi chảy, cầu nguyện cho con cái chịu khó học hành, con hư hỏng trở về đường ngay v.v…hay cầu nguyện cho nhiều nhu cầu về đời sống tâm linh khác nữa. Con người ngoài đời sống vật chất cơm ăn, áo mặc, nhà ở còn đời sống tinh thần, đời sống tâm linh như sự đau khổ, bịnh hoạn, tật nguyền, sự sống, sự chết… con người cần đến Đấng Tối Cao là Thiên Chúa, là ông Trời nâng đỡ, an ủi, che chở, cứu giúp cho. Và ở đây có rất nhiều tấm bảng cũng như ghế ngồi của khách hành hương dâng cúng để tạ ơn Thiên Chúa, cám ơn Cha Trương Bửu Diệp cầu thay nguyện giúp những ơn lành mà Thiên Chúa đã ban cho bản thân và gia đình họ. 

                            Nhà thờ Tắc Sậy
Vài suy nghĩ thoáng qua?
* Nếu sống ở Mỹ, khi cảnh sát thấy trẻ em đi ngoài đường trong giờ học từ thứ hai đến thứ sáu, thì trẻ em đó sẽ bị bắt và gọi cha mẹ đến phạt sao không cho con em đến trường và bảo lảnh các em này về, vì ở Mỹ trẻ em đến tuổi đi học bắt buộc phải đến trường. Giáo dục ở bậc tiểu học và trung học hoàn toàn miễn phí. Miễn phí từ lớp một đến lớp mười hai. Phụ huynh học sinh không phải đóng bất cứ học phí nào. Nếu học sinh thật sự nghèo còn được cho ăn trưa miễn phí. Hàng ngày các em còn có xe “bus”đưa rước đến trường. Dầu nghèo, dầu giàu các em đều có cơ hội đồng đều đến trường để mở mang kiến thức. Con của nông dân hay ngư phủ đều có thể trở thành Bác sĩ, Luật sư hay bất cứ ngành nghề nào nếu các em có ý chí và chịu khó siêng năng học tập. Khi đến tuổi vào Đại học các em được vay tiền đóng học phí với lãi xuất nhẹ. Sau khi học thành tài, ra trường làm việc các em trả nợ sau. Ở Việt nam 12 năm đầu đóng nhiều thứ tiền quá nên có nhiều trẻ em phải bỏ học vì cha mẹ nghèo, thật là một thiệt thòi cho các em, từ đó nhân tài có thể bị mai một. Có một buổi sáng khoảng 10 giờ, tôi đã nhìn thấy một cháu khoảng 9,10 tuổi đi bán vé số, đáng lẽ giờ đó em phải đến trường học.
Buổi chiều, nhiều người đi bán vé số quá từ trẻ tuổi đến người lớn tuổi đều có. Đa số họ sinh quán từ miền Trung như Quảng Nam, Quảng Ngãi v.v… Ở Mỹ việc bán vé số dành cho các tiệm tạp hóa (grocery) bán bằng máy không cần người đi lang thang chào bán, cho nên đỡ rất nhiều nhân công.

* Sau 1975, vì không thể làm ăn sinh sống bình thường nên rất nhiều người phải bỏ đất nước Việt nam mà ra đi. Những kỹ nghệ gia, thương gia, bác sĩ, giáo sư những trí thức bị o ép, không được tự do làm việc, tự do phát triển khả năng nên họ tìm đất mới mà dung thân. Sự ra đi ồ ạt của giới trí thức, kỹ nghệ gia, thương gia, những người có tài, học vấn cao đã làm chảy máu chất xám. Các viên chức chế độ cũ bị tù đày (cải tạo) trên ba năm cũng đều được cho đi định cư tại nước ngoài. Đa số họ có trình độ văn hóa lớp 11 trở lên, đó là thành phần ưu tú của miền Nam Việt nam. Nếu ở đất nước cũ họ không được trọng dụng, là thành phần sống bên lề xã hội, nhưng qua đất nước khác, họ là thành phần đóng góp đáng kể vào xã hội mới. Con cái họ với “gene” di truyền của cha mẹ đã cố gắng học tập, chịu khó làm việc nên đã khá thành công trong xã hội mới. . Ngày nay những đứa con thuộc thành phần ưu tú đó đã tốt nghiệp ở các trường Đại học ở Mỹ, ở Âu Châu hay ở Úc. Hiện nay không khéo “cuộc di cư mới của những người con ưu tú” vẫn còn tiếp diễn, chảy máu chất xám vẫn chưa chấm dứt. Tất cả những học sinh giỏi sau lớp 12 hay sau bậc Cử nhân mà đi du học, nếu tốt nghiệp, nếu đậu Master hay PhD đều được các nước sở tại mời làm việc với lương bổng cao. Và dĩ nhiên, các sinh viên này sẽ ở lại nước mình đi du học thay vì trở về Việt nam làm việc. Muốn cho các em sau khi tốt nghiệp ở Đại học nước ngoài này trở về Việt nam làm việc, tài năng của các em phải được phát huy thực sự, các em phải được trọng dụng thực sự, lương trả cho các em phải tương xứng, lúc đó mới hy vọng lôi kéo được các em này trở về nước để phục vụ.Trước năm 1975, đa số các sinh viên đi du học đều trở về nước chứ ít khi họ chịu ở lại. Còn ngày nay đa số đều mong muốn ở lại nước sở tại sau khi tốt nghiệp hơn là trở về Việt nam mặc dầu đất nước Việt hơn 36 năm qua không có chiến tranh. Tại sao vậy?

* Trước cửa nhà tôi là chỗ sửa xe gắn máy và vá vỏ xe. Hai cháu nhỏ tuổi 9X đã văn tục, dùng ngôn từ đ.m. để tỏ thái độ giận dữ vì vỏ xe bị xẹp. Thế hệ trẻ tuổi của Sài gòn có thể phát ngôn thiếu văn hoá như thế sao? Tôi không thể tin rằng “văn hoá chửi thề” do miệng các cháu gái thế hệ 9X lại có thể xảy ra giữa Sài gòn được coi là “Hòn ngọc viễn đông” của Đông Nam Á này.

* Quán xá ăn uống quá nhộn nhịp nhất là về ban đêm. Chỗ nào cũng có thể bán quán nhậu được. Con đường Đào Cam Mộc, khoảng năm trăm mét đã mọc lên chừng 10 quán nhậu. Mà quán nhậu nào cũng đông khách. Có vẻ như dân Sài gòn ăn nhậu nhiều quá chăng?

* Một người cháu làm nghề điện lạnh đã đến một trường học để sửa chửa hệ thống máy lạnh của nhà trường. Anh ta than phiền là ông Hiệu trưởng đã đòi “lại quả” 10% số tiền mà anh đã nhận. Và anh Hiệu trưởng nói: “ anh đưa thẳng cho tôi không cần đưa bao thơ làm gì cả”. Và người cháu này đã nói một câu cũng đáng cho chúng ta suy ngẫm: “Thầy giáo gì mà lại đòi hối lộ.”
Thầy giáo gì mà lại đòi hối lộ? Có nghĩa là anh ta vẫn rất quý mến nhà giáo, là những kỹ sư tâm hồn hiện nay, anh ta hoàn toàn tin tưởng người làm giáo dục thường rất đàng hoàng, không tham lam, “nghèo cho sạch, rách cho thơm”, bởi vì thầy cô giáo không chỉ dạy dỗ cho các em nên người hữu dụng cho xã hội mai sau, nhưng nhà giáo còn phải là chứng nhân (làm guơng) cho các em học sinh mà còn làm gương tốt cho xã hội nữa. Cho nên nhiều người vẫn mong muốn: “Thời đại ngày nay không cần thầy dạy mà cần những chứng nhân”.

* Chạy vô đường ngược chiều được xem là bình thường. Khi gặp đèn đỏ xe vẫn chạy là bình thường vì nếu không chạy thì xe phía sau sẽ bóp còi. Xe gắn máy qua mặt rồi chận đầu xe đang chạy phía trước. Khi phải đậu lại vì đèn đỏ, nhiều xe chạy lấn tràn qua phía bên trái, chận đầu, cản trở xe ngược chiều không thể chạy lên được.v.v.. Ở Mỹ xe chạy theo “lane” của mình, muốn sang “lane” chớp đèn báo hiệu trước, rồi sang “lane”. Khi chạy xe ít dùng đến còi xe. Ở Việt nam đường hẹp, lưu lượng xe gắn máy quá nhiều, thường dùng còi xe inh ỏi, lúc nào cũng có vẻ bực mình, tôi có cảm tưởng như người Sài gòn muốn lao vùn vụt đi phía trước, để giải tỏa bớt sự nóng bức của thời tiết, bởi áp lực công việc, bởi nhiều thứ “stress” khác đè nặng lên tâm hồn con người Sài gòn ngày hôm nay.

Thăm Vĩnh hưng, Mộc hóa mùa nước nổi.

Lần đầu tiên thăm vùng nước nổi phải đi ghe máy để vào căn nhà của ông mười Mích, là thân hữu rất thân tình của anh Hưng. Căn nhà gạch lọt thỏm giữa vùng nước mênh mông ở Mộc Hóa gần biên giới Campuchia. Xung quanh toàn là nước phù sa màu gạch bùn. Chính phù sa này sau khi nước rút, đã giúp cho đồng bằng màu mở tốt tươi để bà con nông dân trồng lúa thu hoạch mùa màng năng xuất cao cũng như đem lại đủ loại cá tôm sau khi nước rút.
Xin xem “Về thăm lại Đồng Tháp Mười mùa nước nổi” tác giả Hồ Công Hưng.

Buổi tiệc tại nhà hàng 241:

Một buổi tiệc do anh Hồ Công Hưng và một nhóm Cựu Học sinh trường Lương văn Can tổ chức tại nhà hàng 241 vào trưa ngày 09 tháng 10 năm 2011. Gặp lại Thầy Hiệu Trưởng Uông Đại Bằng, Cựu Nghị viên Dương văn Long đã hồi phục rất nhiều sau trận tai biến cách nay mấy năm. Gặp lại rất nhiều thầy cô cũ, thầy Trương sui gia với người anh bạn dì ruột, thầy Đinh Trọng Kỳ, thầy Truyền, thầy Trọng v.v…Gặp lại rất nhiều Cựu học sinh Lương van Can mà nay đã đến tuổi U60, đã có sui gia, đã làm ông bà nội, ông bà ngoại. Không khí ấm cúng, yêu thương, lưu luyến của tình đồng nghiệp, thầy trò ngày xưa. Những mẫu chuyện vui buồn hơn 36 năm về trước được kể lại, được nhắc nhở như gói ghém tình nghĩa yêu thương gắn bó với nhau dường như không muốn chấm dứt.

– Ngày 21.10.2011 –
Phùng văn Phụng

Sơ Theresa Cecilia Đỗ Thị Thanh Hương

SƠ THERESA CECILIA ĐỖ THỊ THANH HƯƠNG

 Sáng thứ bảy, ngày 28 tháng 5 năm 2011, tôi đến nhà dòng Nữ Đa Minh Việt Nam số 5250  đường Gasmer để tham dự Thánh Lễ tiễn đưa Sơ Theresa Cecilia Đỗ Thị Thanh Hương  trở về nhà Cha khi mới tròn 36 tuổi (sinh ngày 20 tháng 04,1975 về với Chúa ngày 23 tháng 05,2011).

 Nhà nguyện chật ních người đến để cầu nguyện và tiễn đưa Sơ. Vì không đủ chỗ ngồi nên rất nhiều người phải đứng để dự lễ. Trên một ngàn năm trăm người tham dự Thánh lễ tiển đưa này.

 Sáng Chúa nhật 22-5 Sơ đi đến Giáo Xứ các Thánh tử Đạo Việt Nam để dạy Giáo Lý, giúp các em Thêm Sức. Sơ đã bị một em 19 tuổi, người Mễ, say rượu từ trong đường nhỏ vượt bảng “stop”, đụng phải Sơ. Vì bị thương tích quá nặng nên ngày hôm sau Sơ đã về với Chúa. Người bạn ngồi cạnh bên tôi đặt câu hỏi:

 ” Tại sao những người hiền lành, thánh thiện như Sơ lại ra đi sớm, trong khi có nhiều người rất ác, hung dữ, sống bê tha, luôn sống lường gạt người khác hay những người tham nhũng, hối lộ hoặc kẻ giết người không gớm tay, họ sống giàu có, sung sướng trên sự đau khổ của người khác mà lại sống lâu, 80, 90 tuổi mới chết.?” Những người đạo đức, hy sinh, đang dạy dỗ cho các em nên người, giúp cho sự thăng tiến xã hội tốt đẹp như Sơ Thanh Hương mà Chúa lại cất đi, còn bọn gian ác, Chúa lại để cho chúng nhởn nhơ sung sướng?

 Tối chúa nhật hôm sau, tôi lại đi tham dự buổi đọc kinh tại nhà quàn Thiện Tâm đường Bellaire cho cụ bà cố Agata Nguyễn thi Chi trong Giáo Xứ Ngôi Lời Nhập Thể có hai người con đi tu, một là Sơ đang phục vụ ở Congo, Phi châu và một người con trai đang là thầy sáu, hai tuần nữa sẽ chịu chức Linh mục.

 Cầm tập sách hướng dẫn cầu nguyện tôi đọc được ,trong bài đọc 1 đã trả lời câu hỏi trên của người bạn như sau:

 Sách Khôn Ngoan 4:câu 10: “Người công chính đẹp lòng Thiên Chúa,

nên được  Thiên Chúa yêu thương”

câu 13:  Người công chính nên hoàn thiện

 chỉ trong thời gian ngắn,

thì kể như đã hoàn tất một sự nghiệp lâu dài.

câu 14: “Tâm hồn họ đẹp lòng Đức Chúa,

nên Người vội đem họ ra khỏi nơi gian ác.

Người đời thấy thế mà không hiểu;

họ không nghĩ được rằng

đó chính là cách Người ban ơn,

thương xót những kẻ Người tuyển chọn

và viếng thăm các thánh của Người.

 Được biết gia đình Sơ Thanh Hương cùng Sơ bề trên nhà Dòng đã đến gia đình của anh người Mễ, người gây ra tai nạn để an ủi gia đình họ. Họ hết sức ngạc nhiên về sự tham viếng này, sự lo âu, bối rối vì đã gây tai nạn chết người cũng được an ủi phần nào. Đó là cử chỉ hành động thể hiện tình yêu thương và sự tha thứ mà Thầy chí Thánh Giê Su đã truyền dạy cho các môn đệ của Ngài.

 Phùng văn Phụng

Sau đây là bài viết “Tình Sử Dâng Hiến” của Sơ Đỗ thị Thanh Hương

“Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con.” Thiên Chúa hứa cho con sự sống, “để con yêu mến Chúa và làm cho Chúa được mến yêu” (Gn 20:28; Th. Thérèse Lisieux).

Con luôn giữ mãi kỷ niệm tình Chúa thương con qua biến cố 30 tháng 4, năm 1975. Mẹ con kể rằng, con sinh ra giữa bầu trời mịt mù khói lửa. Tại Bến Tre, miền Tây Việt Nam , người người chạy tán loạn. Mẹ cũng ôm con chạy ẩn núp từ hầm này sang hầm khác. Lúc bấy giờ, Mẹ hầu như đã kiệt sức vì mới sanh con, thân xác đau đớn rã rời bởi những mãnh mìn vụn bắn trúng. Nhưng vì con, Mẹ đã kiên trì chịu đựng để bảo vệ mạng sống cho con. Các cậu dì của con đã tưởng con chết, nhưng quyền năng vô biên vô tận của Thiên Chúa và tấm lòng hy sinh tột độ của Mẹ đã có sức ngăn cản sự chết để con được sống. Từ giây phút nhận lãnh bí tích Rửa Tội, con đã được gọi và chọn để sống sung mãn trong Thần Khí Thánh của Chúa.

Con lớn lên theo dòng thời gian. Khi trí khôn con bắt đầu nhận ra Chúa và hiểu được tình Chúa yêu con, tim con cũng bắt đầu rung nhịp yêu thương. Tiếng Chúa khẽ gọi hồn con, âm thầm, lắng đọng nhưng vang vọng thâm sâu. Tiếng gọi huyền nhiệm ấy mỗi lúc một gần và được xác tín từ lúc Đức Giám Mục Tomayo sức dầu thiêng hình Thánh Giá trên trán con, và đọc: “Hãy lãnh nhận Ấn Tín của Chúa Thánh Thần.” Dầu thiêng và Lời đã thấm nhập vào trí hồn con. Thánh Thần Chúa đến với con thật mạnh mẽ, tim con nóng ran, hồn trào dâng niềm hạnh phúc khó tả. Rồi Đức Giám Mục vỗ nhẹ trên má, chúc bình an và sai con ra đi làm chứng nhân, làm men muối cho đời! Ngỡ ngàng và ngạc nhiên, con tự hỏi mình có thể minh chứng được điều gì cho Chúa đây?

Theo con hiểu, lịch sử cứu độ đã là một lịch sử về một chuỗi lời hứa: Thiên Chúa đã hứa với ông Nô-e rằng cõi đất sẽ không bao giờ còn bị ngập trong đại hồng thủy nữa. Người đã hứa với ông Abraham rằng miêu duệ ông sẽ nhiều như sao trên trời, như cát ngoài bãi biển. Người đã hứa với ông Môsê là đưa dân Người ra khỏi đất nô lệ để sống như một người con tự do. Và cuối cùng, Ngài thực hiện lời hứa ban Đấng Cứu Thế qua việc hiến tế Con Một là Đức Giêsu Kitô để cứu chuộc loài người.

Ôi Thiên Chúa của con, là Thiên Chúa đã hứa và đã giữ lời. Vì con là con của Ngài, nên con cũng dám làm điều mà Cha con đã làm trước. Đó là, vào buổi ban mai của tuổi mười tám với đầy mộng mơ, con đã tự nguyện bước theo tiếng gọi huyền nhiệm để vào Tu Viện Thánh Đa Minh. Với bao năm rèn luyện, tu thân, học tập và những phút giây sống thân mật với Thiên Chúa, con hiểu được hạnh phúc không phải là một cảm hứng nồng nàn chống phai, hay chỉ bao hàm vỏn vẹn một khả năng biết vui với người vui và khóc với những ai buồn sầu. Nhưng con khám phá niềm hạnh phúc bất tận này vào những lúc mà dường như mọi sự là màu đen, khi con phải trải qua những cuộc chiến “xương máu” để lì Ở’ lại, và nên Một’ trong Tình Yêu Thiên Chúa (Jn.15:9).

Con đã gắng giữ lời giao ước: “Lúc bệnh hoạn cũng như lúc mạnh khỏe, lúc vui cũng như lúc bị ruồng bỏ.” Để rồi hôm nay, con nằm phủ phục để dâng hiến một tương lai tự con không biết trước, để chia sẻ những gì con “là”. Qua lời khấn Khó Nghèo, Vâng Lời và Khiết Tịnh, con đánh liều tự buộc mình trung thành, gắn bó với Chúa cho đến chết mà không biết tương lai sẽ ra sao? Con tin vào Chúa chứ không tin vào mình. Với niềm xác tín đó, con tự nguyện tuyên khấn trọn đời, trao mình vào tay Bề Trên, và ” cả những chị em đến sau, rồi còn cam kết vâng phục những người chưa chào đời .” Nữa (Timothy Radclift p.189).

Cha Timothy đã trích lời của Thánh Thomas Aquinas: ” Tuyên khấn, đây là một hành vi chứng tỏ lòng quảng đại triệt để, bởi vì trong khoảnh khắc chúng ta dâng hiến cuộc đời, chúng ta sẽ sống khoảnh khắc ấy liên tục qua dòng thời gian .” Chúa ơi, con như đã hiểu! Những năm dài thực tập sống khoảnh khắc cam kết trọn đời chung thủy, là tiếp nối sứ mệnh Đức Kitô làm chứng cho Lời Hứa Sự Thật. Lạy Chúa là Đấng đã hứa và giữ lời hứa. Chúa biết thế giới ngày nay đang bị đe dọa bởi nhiều sự thất tín, bội nghĩa vong ân, biết bao cuộc hôn nhân dỡ dang, đổ vỡ… Một khi lời hứa mất đi ý nghĩa, thì lời khấn trung thành cho đến chết có nghĩa gì? Chúa ơi, xin dâng lên Chúa tất cả chúng con là những người nam nữ sống đời tu trì cũng như sống đời phối ngẫu. Chúng con rất cần ơn Chúa để nổ lực thi hành sứ vụ, ơn gọi Chúa trao ban, và dám giữ lời cam kết thủy chung trọn đời. Hành vi trung thành giữ lời hứa này rất khó thực hiện. Những nếu ở lại’ với Chúa, chúng con sẽ nên chứng từ hùng hồn cho thế giới nhận biết có một Vì Thiên Chúa đang hiện diện, Đấng đã hứa và đã giữ lời hứa, đầy thành tín và yêu thương chúng con rất mực.

Nguồn: http://www.nutudaminh.org/vni/Unicode/BSN/Sr_Huong.htm

Đường gian truân đi đến tự do

Đường gian truân đi đến tự do.

(Đã đăng trên báo Người Việt ngày 16 March 2010)

Tác giả: Phùng Văn Phụng

Khoảng Tháng Giêng năm 1983, tôi trở về nhà sau gần tám năm đi tù cải tạo, xa gia đình. Nhìn dọc theo đường Phạm Thế Hiển bên kia cầu Chữ Y, hoàn toàn thay đổi, không còn nhìn ra được các chỗ quen thuộc trước đây.

Nhiều nhà lấn ra phía trước. Nhiều nhà lên lầu. Những nền trống lúc ra đi tôi thấy, nay được xây lầu, nhà mới. Bước vào nhà, tôi thấy bốn năm đứa nhỏ đang ngồi học, tôi không biết đứa nào là con của tôi. Một đứa trẻ đang ngồi học, chạy thẳng ra phía sau nhà nói: “Má ơi có ông nào kiếm má kìa?” Tôi đi theo, ra sau nhà, tôi thấy bà xã tôi đang nấu cơm. Tôi gặp cậu Bảy, tự nhiên nước mắt tuôn trào, tôi khóc!

Tôi không thể nào cầm được nước mắt. Tôi không ngờ còn sống để được gặp lại cha mẹ, vợ con, vì tôi cứ đinh ninh rằng tôi sẽ bỏ xác ở nơi rừng thiêng nước độc, khó hy vọng sống sót để về tới nhà.

Trước 1975, tôi là giáo sư trung học. Khi cải tạo về, tôi chưa được làm người dân bình thường. Tôi còn bị quản chế, đi đâu cũng phải khai báo, phải trình diện công an hàng tuần. Mỗi sáng thứ hai đem sổ trình công an, ghi rõ từng ngày đã làm gì, tiếp xúc với ai. Nội cái việc trình diện hàng tuần như vậy cũng đủ làm cho tôi không còn sáng suốt, không còn tâm trí để tính chuyện làm ăn. Mà làm ăn cái gì mới được, khi tôi không có đồng xu dính túi. Lúc này nhà cầm quyền cấm tư nhân làm ăn. Ngay cả bán cà phê còn phải bán chui nữa mà. Mọi thứ buôn bán đều phải vô hợp tác xã hết.

Người dân bình thường còn bị khó khăn trong công ăn việc làm, huống hồ gì tôi, người vừa về từ trại cải tạo. Tôi phải xoay sở, kiếm sống bằng nghề lao động chân tay.

Tôi quyết định đi… đạp xích lô

Anh Ðạt, bạn tù, trước ở chung cùng trại cải tạo với tôi ở trại Tân Lập, Vĩnh Phú về trước tôi mấy tháng, có chiếc xe xích lô cho mướn. Sáng sớm, tôi lấy bộ quần áo hơi tệ một chút. Áo sơ mi cũ. Quần tây cũ nhưng lành lặn.

Tôi đến nhà anh Ðạt mượn chiếc xích lô chạy thử, xem có hành nghề xích lô nổi không? Ðạp tới dốc cầu Nhị Thiên Ðường, tôi phải xuống xe, đẩy lên dốc. Nhưng chỉ là chiếc xe xích lô, không có người, nên tôi đẩy chiếc xe không lấy gì làm khó khăn. Tôi thấy vui vui, vì lần đầu tiên… đạp xích lô, dùng sức lao động của mình để kiếm sống.

Tôi đạp xe qua cầu Nhị Thiên Ðường, chạy đến bến xe Chợ Lớn, khu chợ Bình Tây để kiếm khách. Vì là lần đầu chạy xích lô, tôi đâu có biết, là người ta cấm rước khách trước cổng chợ.

Vừa đậu xe trước cổng, bảo vệ chợ đến lấy cái nệm trên xe để dùng cho khách ngồi. Thế là cái xe xích lô của tôi trống trơn. Tôi đạp xe không, chạy vòng vòng một hồi, đến ngã tư đường Nguyễn Trãi và Nguyễn Tri Phương, gặp khách gọi. Ðó là hai vợ chồng người Hoa mập mạp leo lên xe, bảo tôi chạy từ ngã tư, từ đường Nguyễn Trãi, chạy dọc theo đường Nguyễn Tri Phương để đi lên phía đường Vĩnh Viễn. Tôi không ngờ là đường lên dốc, tôi đạp không nổi vì ông bà người Hoa này quá mập. Chắc hai vợ chồng này cũng phải gần 160 hay 170 kí lô. Sau chuyến xe chở hai người Hoa đó, tôi thấy quá mệt, đành phải đem xe về trả lại cho anh Ðạt. Tôi biết sức mình không thể làm nổi nghề này. Ðêm đó, tôi trằn trọc suốt đêm, tim tôi đập nhiều, đập liên hồi, không ngủ được. Mãi đến mấy ngày sau mới bình tĩnh trở lại, sức khỏe mới bình thường.

Tôi lại đổi nghề, đi làm… thợ hồ

Anh Hai tôi nhờ tôi đi theo để sửa chữa ống cống ở Quận 11. Sáng sớm, tôi cùng anh Hai, mỗi người một chiếc xe đạp chạy qua Quận 11. Tôi xách theo một phần cơm đeo tòn ten ở ghi đông xe. Ðến nơi, tôi phụ anh Hai bốc dỡ các miếng “đan” vuông vức mỗi bề chừng tám tấc, khiêng ra khỏi miệng cống. Anh Hai tôi sửa chữa những chỗ hư hại. Sau đó hè hục khiêng đậy lại chỗ cũ. Sau một ngày làm việc ngoài trời nắng gắt, anh phát cho tôi một ngày “lương” là công tôi phụ giúp khiêng mấy tấm “đan.” Ngày hôm sau anh không nhờ tôi nữa vì tôi không làm nổi những việc nặng nhọc mà anh cần tôi giúp.

Thế là lại đổi nghề, tôi đi bán… vé số dạo

Anh Nguyễn Tấn Th. đang làm nghề bán vé số. Anh đặt cái bàn bán vé số ở chợ Phạm Thế Hiển. Trước năm 1975, anh tốt nghiệp Cao Học Hành Chánh, làm ở Nha Thuế Vụ, Bộ Tài Chánh.
Bây giờ anh thất nghiệp, lãnh vé số để bán, vừa bán lẻ, vừa giao cho các bạn hàng. Tôi đến nhà anh để nhận vé số về bán kiếm lời. Chỗ ngồi thì bà con đã sắp xếp hết rồi, tôi đâu còn chỗ nào chen chân vô được. Ðành phải đi bán dạo.

Lúc đó, tôi nghĩ phải đi thật xa ra khỏi khu vực Quận 8 thì mới hy vọng không gặp học trò cũ của mình. Tôi nghĩ, trước đây cũng từng đi dạy học, cũng là một giáo sư trung học, mà bây giờ đi bán vé số thì cảm thấy mắc cỡ quá, coi kỳ cục quá.

Sau khi anh Thời đưa sấp vé số cho tôi, tôi đâu dám mời bà con ở Quận 8. Tôi đi bộ qua đò Chánh Hưng, đi vòng qua chợ Xóm Củi cũng chưa dám bán, tôi đi dọc Kinh Tàu Hủ, bến Lê Quang Liêm, qua khỏi Bưu điện Chợ Lớn, khoảng khá xa, tôi hy vọng sẽ không còn gặp ai là người quen nữa.
Tôi đi một khoảng xa đến bến xe xích lô đạp, có mấy anh tài xế đang đợi khách. Tôi nghĩ trong đầu chắc là bán được rồi đó. Tôi liền lấy trong túi quần một cọc chừng năm sấp vé số để mời khách. Tôi vừa đưa sấp vé số, vừa nói:

– “Mời mấy anh mua giùm vé số.”

Vừa mời xong, có một người trong nhóm tài xế nói:

– “Chào thầy. Em là học trò trường Lương Văn Can, mời thầy uống cà phê, hút điếu thuốc.”

Tôi giựt mình, vội vàng đút thật nhanh mấy xấp vé số vào trong túi quần và em này kéo ghế mời tôi ngồi đưa ngay một điếu thuốc thơm đầu lọc, bấy giờ gọi là thuốc “có cán.” Tình nghĩa thầy trò, quí nhau lắm mới mời thuốc lá thơm. Uống vội chút cà phê, hút xong điếu thuốc. Tôi mắc cỡ, thấy ngại ngùng quá nên không dám tiếp tục đi bán nữa. Trở về nhà, tôi giao hết mấy xấp vé số cho đứa con gái út lúc đó chín tuổi, nhờ cháu đi đò qua phường Chánh Hưng bán tới xế trưa khoảng bốn, năm giờ chiều thì hết.

Thế là có nghề mới: giặt bao nylon

Tôi cùng anh Hoàng Văn Ð. đi đến các tiệm mua bán vật liệu phế thải, kiếm bao nylon dơ mà mua. Ðem giặt ở chỗ máy nước công cộng, phơi khô rồi đem đến các cơ sở sản xuất ra bao ny lon mà bán. Ngồi giặt bao nylon cho hết các chất bẩn như dầu mỡ, đất cát, bụi, giặt cho thật sạch cũng rất gian nan. Kiếm chỗ sân vận động để phơi cho thật khô rồi đem đến cho các tiệm làm bao ny lon bán. Nhưng họ ép giá, đòi giá quá thấp cho nên bán xong chỉ lấy lại được vốn là mừng rồi. Giặt sạch, phơi khô, công việc cả ngày mà không có lời nên đành bỏ cuộc, không tiếp tục làm nghề này được.

Chuyển sang nghề mua bán sách báo cũ

Tôi vào trong các tiệm phế liệu ở Quận 7 (cũ), mua bịch nylon, thấy họ có một số sách báo cũ, tôi lựa các sách tạm gọi là “coi được,” mua lại để ở nhà. Sắp xếp loại nào có giá trị đem ra đường Huỳnh Thúc Kháng để bán cho các gian hàng bán sách cũ. Tôi đi với đứa con gái lúc đó khoảng 13, 14 tuổi, ôm phụ giùm các cuốn sách.

Ra đến nơi, mới vừa ôm các cuốn sách để giới thiệu với các quày bán sách, thì bị bảo vệ đến tịch thu sạch trơn, không cho bán, mặc dầu các sách này chẳng phải là sách cấm. Họ nói rằng buôn bán không có giấy phép nên họ tịch thâu. Tôi đau lòng, rất buồn vì thầy giáo không đi dạy được, bán sách cũ cũng không cho. Làm gì để sống đây? Tôi chỉ còn có con đường hồi hương, về quê làm ruộng hay đi kinh tế mới cuốc đất trồng khoai. Ðó cũng là chủ trương của nhà nước lúc bấy giờ.

Trở lại nghề cũ: đi dạy kèm

Phụ huynh học sinh cũ thương tình mời tôi đến nhà để dạy Toán, Anh văn cho con họ. Tôi làm nghề dạy kèm tư gia. Mỗi chỗ dạy chừng hai ba học sinh. Những lúc trời mưa, trời gió cũng đi xe đạp đến dạy. Dạy đâu được vài tháng các em cũng không chịu học nữa vì cái học lúc này không hấp dẫn các em. Bác sĩ ra trường lãnh tháng lương không bằng nghề vá xe đạp ở ven đường. Tôi lại chuyển nghề.

Ði bán bia, nước ngọt

Sau một thời gian dạy học không đủ sống, bà xã tôi có một người bạn dạy chung trường có cơ sở nước ngọt, cần người bỏ mối.

Họ cho mượn năm kết vỏ chai để tôi lấy hàng đi bỏ mối. Tôi đến các quán bán nước ngọt, bán bia, mời chào. Quán đầu tiên là quán… bà Ba, trên đường Liên Tỉnh số năm, dưới dốc bên phải cầu Nhị Thiên Ðường.

Thấy giá rẻ, cho mượn vỏ chai nữa nên bà Ba chịu liền. Tôi mừng quá, lần đầu giới thiệu hàng mới mà có người nhận ngay. Tôi vòng qua chợ Bông Sao, đi dọc theo đường Lộ Ðá Ðỏ hỏi bất cứ quán bán nước nào ven đường. Lúc này, chỉ có một người bỏ mối nước ngọt mà thôi, nên tôi không có gặp sự cạnh tranh nào đáng kể. Tôi ráng hết sức đi lấy hàng và giao hàng.

Có khi trời đang nắng, cái nắng gay gắt của buổi trưa Hè, tôi cũng phải chở nước ngọt bằng xe đạp, hai kết được ràng ở phía sau xe, hai giỏ xách để ở đàng trước chở được một kết nước ngọt, vị chi là ba kết trên xe.
Sau khoảng ba tháng chở nước ngọt bằng xe đạp, tôi bắt đầu bị cảm thường xuyên. Sau một thời gian cảm ho, nằm ngủ không được vì khó thở, tôi phải kê đầu gối lên cao mới ngủ được, mới thở được. Nhiều đêm ho và quá mệt, tôi đành phải đi bác sĩ. Người ta khám phá tôi bịnh lao và phổi có nước. Thế là phải vô bịnh viện Nguyễn Trãi nằm điều trị mất một tháng.

Về nhà phải uống thuốc mất một năm rưỡi nữa mới lành bịnh. Tôi còn nhớ, lúc đó vừa giao nước ngọt và bán thêm rượu bia, có tên là “bia lên cơn,” bia này được nấu bằng cùi thơm hay vỏ của trái thơm để vài ngày lên men, có gas uống cũng chóng mặt, cũng say. Bà con thích uống loại này vì… rẻ, còn bia hơi quá đắt, lại khan hiếm, nên không đủ cung ứng cho nhu cầu.

Ngoài “bia lên cơn,” còn có rượu nhẹ 36, là loại rượu pha cồn công nghiệp, uống vô nhức đầu chịu không nổi.

Lúc mới về, phó chủ tịch phường sai tôi đi đắp kinh.  Sáng sớm phải đội cái nón lá lên đầu, xách theo bình nước lã để uống và phải lội xuống sình để đắp bờ đê. Trong thực tế, họ cho người dẫn chúng tôi đến con kinh nhỏ gần ụ Nam Chành, bắt chúng tôi xuống sình để vét kinh, đào đất đắp lên bờ.
Người ở dưới ruộng, từ xa giữa ruộng, xắn một cục đất tạm coi là khá lớn, chuyền tay cho người thứ nhất đã rớt xuống một miếng, chuyền đến tay người thứ hai đã rớt thêm một miếng đất nữa đến khi miếng đất truyền đến người cuối cùng quăng được cục đất lên bờ thì nó chỉ còn bé tí tẹo.

Sau một buổi làm việc như vậy, số đất đem lên bờ chẳng còn bao nhiêu, chỉ làm cho đường đi càng dơ bẩn hơn mà thôi. Ðối diện với nhà tôi là công an phường. Cho nên sáng ngủ thức dậy là thấy công an rồi. Công an thường xuyên theo dõi xem tôi có liên lạc với sĩ quan của chế độ cũ để tổ chức phản động chống nhà cầm quyền hay không? Ðó là hình thức tù “lỏng” mà thôi. Tôi thì lúc nào cũng lo sợ, hồi hộp không biết sẽ bị bắt lại bất cứ lúc nào vì bất cứ lý do gì. Lòng tôi không yên. Lo âu hoài. Lo hết chuyện này đến lo chuyện khác. Lo làm ăn. Lo bị đói, không đủ ăn. Toàn gia đình làm việc cật lực mới sống được, mới tồn tại được. Theo luật bù trừ, con cái tôi vì phụ giúp buôn bán nên không còn chú tâm hoàn toàn vào việc học nữa. Còn riêng cá nhân tôi lo bán bia, bán nước ngọt nên không còn thì giờ dạy con cái học hành.

Cám ơn Thượng Đế, cám ơn mọi người.

Hành trình qua Mỹ thật cam go. Khi được cộng sản thả ra từ trại Nam Hà, thành phố Hà Nam Ninh về đến Sài Gòn, một thời gian ngắn khoảng vài tháng, tôi nhờ anh Nguyễn Gia Ph., một cựu giáo sư dạy cùng trường Lương Văn C. về trước tôi khoảng hai năm, cho tôi mẫu đơn để tôi điền đơn gởi sang Tòa Ðại Sứ Mỹ ở Bangkok, Thái Lan để xin định cư tại Hoa Kỳ. Trong thời gian này, ít ai dám làm đơn vì còn sợ cộng sản biết được có thể bắt bỏ tù trở lại vì đã ở tù rồi mà còn muốn theo kẻ thù là “Ðế Quốc Mỹ,” còn thích “bơ sữa” của kẻ thù. Như vậy là chưa… cải tạo được.

Tôi quyết định làm đơn rồi “lén,” gởi… chui, nhờ người làm trong bưu điện gởi giùm. Không có ai, không có chỗ nào dám nhận đánh đơn của mình. Tôi phải tự đánh máy lấy và tự gởi, lòng tôi lo âu không biết thơ của mình có tới Thái Lan không? Ðơn tôi có bị công an kiểm duyệt và tôi có bị làm khó dễ khi nộp đơn chui như vậy hay không?

Tôi gởi nhiều đơn, đơn nào cũng giống nhau cứ vài tháng lại gởi một cái đơn. Tôi cứ gởi đại nhiều lần, hy vọng thơ này lạc còn có thơ khác tới. Tôi cũng gởi cho bà Khúc Minh Thơ để bà gởi sang Bangkok can thiệp giùm tôi.
Ði dạy học trở lại thì nhà nước cộng sản không cho. Tôi hoàn toàn thất nghiệp. Tôi chỉ còn hy vọng lối thoát duy nhất này, đi Mỹ để giải quyết chuyện làm ăn, chuyện học hành của con cái, nhất là tôi có thể tìm được tự do.

Tôi được người cháu gọi bằng cậu, cháu ngoại bác Hai tôi ở làng Tân Tập nhận bảo trợ cho tôi từ năm 1983. Khi nộp đơn đi Mỹ, người cháu này lo giấy tờ cho tôi và được phía Mỹ chấp thuận từ năm 1984, được gọi là tờ “Loi.” Nếu có tờ giấy này, có thể dùng để xin xuất cảnh ở Việt Nam. Hành trình đi Mỹ của gia đình chúng tôi rất là gian nan. Tôi thường ra Sở Ngoại Vụ, trước dinh Ðộc Lập cũ, để nghe ngóng tin tức. Ôi thôi đủ thứ loại tin tức, thêu dệt đủ thứ về cuộc sống sung sướng, giàu sang ở Mỹ.

Tôi cùng với người bạn, là anh Quang, đi nộp đơn, nhưng vì anh ấy có bảo lãnh trước nên Sở Ngoại Vụ nhận đơn để làm giấy xuất cảnh, còn tôi chỉ có tờ “Loi.” không có ai bảo lãnh cả, nên họ không cho nộp đơn, bảo phải chờ thông báo sau.
Khi cho tù cải tạo nộp đơn, vì nộp trễ, tôi được lên danh sách HO 23. Lúc này có rất nhiều người khiếu nại bên phía Mỹ để xin đi sớm nêu lý do là nộp đơn quá lâu rồi, ở trong nước bị chèn ép, khó khăn, nguy hiểm. Tôi cũng có làm đơn khiếu nại. Cuối cùng tôi được “đôn” lên HO 19, đi trước khoảng một năm.
Trước khi ra đi, phải khám sức khỏe. Khi đi khám bịnh phải lo đủ thứ, lo đủ nơi. Phải lo khám trước ở nhà riêng của bác sĩ, chụp phổi trước xem có bị nám không? Chi tiền cho bác sĩ để đến khi khám bịnh chính thức sẽ được dễ dàng hơn. Khi đi phỏng vấn cũng phải bỏ vô hồ sơ vài chục ngàn đồng để được dễ dàng không bị các viên chức cộng sản làm khó dễ. Tôi quá sức hồi hộp vì sợ có điều gì trở ngại không? Tôi biết hồ sơ tôi rất tốt vì từ năm 1983 khi tôi làm đơn gởi qua Bangkok, Thái Lan, cho đến lúc được phỏng vấn không có gì thay đổi cả.Tháng cuối cùng trước khi tôi được lên máy bay, tôi bị cảm liên miên vì tôi quá lo lắng. Tôi thuộc diện phải giao nhà cho nhà nước quản lý. Tôi có khiếu nại. Họ ngâm hồ sơ không chịu giải quyết để tôi nóng lòng muốn đi Mỹ thì phải ký giao nhà cho họ.Tối hôm Chúa nhật tôi lên máy bay mà cả tuần cuối cùng đó, tôi thường xuyên lên sở nhà đất họ cũng không chịu trả lời, bảo tôi phải chờ.Tôi đã có giấy tờ đăng ký chuyến bay, đã có dịch vụ lo chuyên chở hành lý. Ðã hẹn ngày giờ chở gia đình tôi ra sân bay. Nhưng đến những ngày chót mà tôi cũng chưa có giấy chứng nhận không có nhà cửa. Nếu thiếu tờ giấy này tôi không thể nào lên máy bay được. Sáng thứ bảy, tôi đi cùng một nhân viên dịch vụ của tôi đứng đợi ở Sở nhà đất. Chúng tôi phải chung tiền cho họ vậy mà mãi đến chiều thứ bảy khi sắp đóng cửa, họ mới chịu đưa giấy tờ cho tôi. Trước đó mấy ngày, hôm thứ năm, tôi có nhận được giấy báo đình chỉ chuyến bay. Khi nhận được giấy đình chỉ chuyến bay tôi như người mất hồn không biết giải quyết ra sao? Vợ tôi thúc hối cứ ký giao nhà cho nhà nước để được đi sớm. Lòng tôi rối như tơ vò, tôi không thể làm như vậy được vì nhà này đâu phải là nhà của tôi đâu mà tôi ký giao, tôi chỉ đứng tên cái nền nhà giùm cho ba má tôi mà thôi.Tôi không thể ký giao nhà của ba má tôi được. Cơ sở đại lý bia thì đã bán lại cho em tôi rồi. Ðã cầm lấy tiền, đã thanh toán nợ nầng xong.Trong một tháng cuối cùng tôi không lúc nào yên ổn cả. Lo bán tiệm. Lo khám sức khỏe. Lo thăm viếng bà con, anh em, bạn bè. Lòng tôi ngổn ngang trăm mối, đầu óc quay cuồng bao nỗi lo âu.

Lần ra đi này lại thêm thử thách mới cho tôi, lại phải thay đổi nghề nghiệp nữa, rồi sẽ sống bằng nghề gì đây, lại bắt đầu bằng nghề mới ở tuổi 51, sức khỏe tôi không phải loại tốt cho nên nếu làm nghề gì nặng nhọc đâu có làm nổi. Ở quê hương mình tôi có thể nói tiếng Việt với nhau, làm ăn cũng có cơ sở rồi, phấn đấu gần 8 năm được một cửa hàng để buôn bán, một số khách hàng quen thuộc, sinh sống tương đối rất thoải mái so với người xung quanh như vậy là mình có phước lớn lắm rồi. Cho nên bạn bè mới nói làm ăn rần rần như vậy, còn muốn đi Mỹ làm gì nữa. Nhưng họ đâu hiểu rằng làm ăn như vậy, nhưng có gì chắc chắn đâu. Họ có thể đóng thuế thật cao lên, mình chịu không nổi mà bỏ cuộc hoặc rủi ro có truyền đơn hay có biến động gì họ có thể bắt mình vô tù ngay. Về tinh thần làm sao mà yên ổn được. Do đó, tôi phải dứt khoát ra đi, đi bất cứ xứ sở nào, nếu được đi Mỹ thì còn quí giá nào bằng.

Ngày ra đi mừng vui, lo âu lẫn lộn. Mừng vui vì thoát khỏi chế độ Cộng sản, được tự do đọc báo, đọc sách với mọi tư tưởng, mọi khuynh hướng. Tôi có thể nói về bất cứ điều gì mình cho là đúng, không sợ bị bắt bớ, bỏ tù. Nhưng tôi lo lắng không biết làm gì để sống đây. Anh văn không giỏi lắm, nghề nghiệp chuyên môn không có. Tôi cũng đành phó thác cho “Thượng Đế, Ông Trời” về tương lai của mình. Mặc dầu có lo lắng cho tương lai, nhưng sự ra đi thoát khỏi chế độ Cộng sản cũng là niềm vui đối với tôi và gia đình tôi, để giải quyết nhiều vấn đề cùng một lúc, nhà cửa chật chội sẽ được rộng rãi thêm ra vì vắng một gia đình. Con cái sau này có nghề nghiệp theo ý muốn. Tôi không còn bị sự kềm kẹp của công an. Tôi được hít thở không khí tự do đó chính là niềm ao ước thiêng liêng, quan trọng nhất trong đời tôi.

Hôm lên phi cơ ra đi, phi cơ vừa cất cánh, tôi cảm tưởng như mình vừa thoát khỏi cơn mơ. Tôi thành thật cám ơn tất cả những người thân yêu, bạn bè, thầy cũ, học trò cũ đã quan tâm nâng đỡ tinh thần tôi trong những ngày tháng khó khăn lúc tôi vừa mới ra tù. Tôi vẫn nhớ Bác sĩ Trạm tay cầm hai hộp sửa đến thăm tôi lúc tôi mới về. Tôi vẫn nhớ thầy Hoàn thầy dạy tôi hồi tôi học lớp 9 ở trung học, đã đến thăm tôi rất sớm. Các bạn của bà xã tôi đến ăn mừng tại nhà tôi. Con xin hết lòng tạ ơn Thượng Ðế đã quan tâm, nâng đỡ con, hướng dẫn gia đình con đi được đến bến bờ tự do.

Phùng Văn Phụng