Tình Người  – HUYÊN CHƯƠNG QUÝ-Truyen ngan HAY

  HUYÊN CHƯƠNG QUÝ

     Tác giả tên thật Quy Ly, tuổi trên 50. Nguyên là sinh viên tại Saigon, một mình vượt biên dường bộ tháng 11/1980 – qua Mỹ cuối tháng 4/ 1982. Công việc: Vài năm vẽ bìa sách cho nhà xuất bản Xuân Thu, vài năm làm bầu show ca nhạc. Hiện là cư dân quận Cam, làm nghề bảng hiệu. Bài viết về nước Mỹ thứ ba của ông nhiều chi tiết sống thực. Mong ông tiếp tục viết.

1.

“Em vì hiếu thuận với cha mẹ nên không trọn được tình với anh. Anh thứ lỗi cho em…” Câu nói này của Huyền tôi nghe hình như quen tai lắm, đâu đó trong các phim bộ Tàu, hay trong các vở tuồng cải lương của người Việt mình. Nhưng cũng rất đúng trong trường hợp của tôi với Huyền. Cha mẹ Huyền không bằng lòng cho Huyền lấy tôi, cho rằng tôi nghèo, không thân, không thế, không thể nào đem lại đời sống hạnh phúc cho Huyền. Chúng tôi chia tay trong nước mắt. Lần đầu tiên trong đời tôi khóc vì một cuộc tình buồn. Tôi phải rời khỏi Quận Cam này ngay. Tôi phải đi đâu thật xa. Thật xa. Để không còn nhìn thấy lại những con đường quen thuộc có tôi với Huyền cùng tay trong tay chung bước. Để không còn nhìn thấy lại căn tiệm cà phê của cha mẹ Huyền, có bóng dáng xinh đẹp của Huyền với đôi mắt bồ câu đen lay láy và nụ cười duyên dáng nở trên môi mỗi khi thấy tôi đến. Tôi hy vọng ở một nơi xa khuất, lạ chỗ, lạ người, tôi có thể dần quên đi Huyền. Vậy là tôi lên đường, với hành lý chỉ có một va li nhỏ quần áo và vỏn vẹn 300 đồng trong túi.

Trên đường phiêu lãng, tôi ghé San Jose để thăm một anh bạn sơ giao tên Phan, quen năm ngoái ở quán cà phê Dễ Thương, Quận Cam. Sẵn nhà còn trống một phòng nên ảnh bảo tôi hãy ở lại và kiếm việc làm, có tiền lương cuối tháng thì trả tiền nhà cho ảnh. Nghe theo lời ảnh, tôi vào làm bồi bàn cho một nhà hàng, lương 6 đồng một giờ. Ngày đầu làm việc, tôi bị mấy bạn làm chung đố kỵ vì nghe chị chủ khen tôi nhanh nhẹn. Họ đâm thọc với mấy chị trong bếp, khiến mấy chị thấy ghét tôi. Trong lúc đứng trong bếp chờ bưng thức ăn, có chị đứng quay lưng về phía tôi và nói móc:

– Đứng chật chổ thêm.

Một chị khác nói hùa theo:

– Có làm được gì đâu mà cũng khen.

Ngày hôm sau, trong lúc đang dọn bàn, tôi nghe vài bạn chụm lại nói với nhau:

– Nó chỉ lãnh tiền giờ, không có chia típ đâu. Coi chừng nó ăn cắp tiền típ của tụi mình đó.

Tôi biết cái nạn “ma cũ ăn hiếp ma mới” ở đâu cũng có, nên tôi cố gắng nhẫn nhịn, không đôi co với ai. Nhưng, một bạn khác còn chơi xấc hơn, trong lúc tôi bưng thau chén dĩa dơ đi ngang, đã thình lình đưa chân ra chặn bước chân tôi. Tôi ngã chúi về phía trước, nhưng may kịp lấy được thăng bằng, không bị té. Tôi không trách móc gì, chỉ lẳng lặng bưng thau chén dĩa vào trong bếp, nghe sau lưng có tiếng chị chủ la anh bạn đó:

– Mày còn chơi vậy lần nữa là tao đuổi mày ngay.

Cố gắng làm đến giờ đóng cửa, tôi xin nghỉ việc. Hai ngày sau, tôi vào làm cho môt nhà hàng khác, cũng bị nhiều chuyện phiền phức bởi sự sân si, ganh ghét. Tôi lại xin nghỉ. Tôi nghĩ, San Jose là thành phố đông người Việt nhất trên xứ Mỹ này, cả trăm ngàn người Việt đang được an cư lạc nghiệp, sao tôi có thể không được! Nghĩ vậy, tôi lại tìm việc làm. Bà bạn thân của anh Phan kêu tôi đi phụ bán chợ trời 2 ngày cuối tuần cho bả. Một người làm khác được bả trả 60 đồng một ngày. Riêng tôi, hai ngày qua cũng khuân vác, phụ bán hàng, rồi dọn dẹp, rất mệt, nhưng lại không được trả tiền công. Tôi hỏi, bả trả lời:

– Có ăn, có uống cả ngày là may rồi. Đang thất nghiệp mà đòi hỏi.

Tôi nói lại cho anh Phan biết, ảnh lại binh vực bà bạn của ảnh:

– Bả nói vậy không đúng sao? Nếu không, thì Quý chết đói. Tôi đâu có nuôi cơm Quý được. Nếu Quý không thích vậy thì đi đâu thì đi.

Chán cho tình đời. Tôi quyết định rời khỏi nhà anh Phong, đi San Francisco. Bấy giờ là đầu tháng 10, 1996.

2.

Từ bến xe Grey house, tôi kéo va li đi dọc theo đường 4 TH, hướng về những tòa nhà cao ngất ngưỡng. Tôi biết chỉ có Downtown mới có nhiều tòa nhà cao như vậy. Tôi nhìn đồng hồ, đã 9 giờ tối rồi. Khí trời mát mẻ. Bầu trời thăm thẳm, ngàn sao lấp lánh, có Chị Hằng sáng tỏ đang bay theo bước chân phiêu lưu của tôi. Phiêu lưu thật, vì tôi chỉ còn 100 đồng và chẳng quen biết ai ở San Francisco mà cũng cứ đâm sầm đến, để tìm một lãng quên tình cảm !

Trước mặt tôi là đại lộ Market, có nhiều cây cao dọc hai bên đường. Xe cộ chạy qua lại dập dìu. Ở giữa đại lộ có tuyến đường sắt dành cho xe điện. Một chiếc xe điện từ xa đang chạy đến. Tôi hỏi một người Mỹ đen đang đứng ở góc đường xe điện đó chạy đi đâu, anh cho biết chạy về Castro, khu dân Gay. Không phải chỗ của tôi. Tôi nhờ anh chỉ đường đi đến Chinatown rồi tiếp tục kéo chiếc va li đi. Từ lâu, tôi vẫn nghe bạn bè cho biết nước Mỹ có hai khu Chinatown lớn nhất, lâu đời nhất của người Hoa. Một ở New York và một ở San Francisco. Tôi nghĩ thầm, đến ở khu người Hoa chẳng ai biết mình, sống và làm việc với họ chắc dễ chịu hơn.

Đi theo đường Kearny qua khỏi đường California, tôi biết mình đã đi vào Chinatown, vì trước mắt là những cửa tiệm sáng trưng có bảng hiệu chữ Tàu. Tôi mừng rỡ bước nhanh hơn về phía trước. Cả khu phố Broadway sáng rực ánh đèn. Người Mỹ, người Hoa qua lại tấp nập ở hai bên đường. Tôi dừng lại, châm một điếu thuốc hút, nhìn ngó cảnh trời Chinatown về đêm thật đẹp, thật rộn ràng sức sống. Trước mặt tôi, nhiều tiệm Showgirl chạy đèn chớp chớp, có nhiều cô Mỹ trắng trẻ đẹp mặc quần áo hở hang đứng trước cửa, uốn éo thân mình mời khách qua đường. Một chị Mỹ đen thấy tôi hút thuốc thì đi đến xin. Tôi móc ra ngay 3 điếu đưa cho chị. Hai anh Mỹ đen khác đứng gần đó thấy vậy cũng chạy lại xin. Tôi cũng đưa mỗi anh 3 điếu. Một anh nói:

– You good men. Can you give me one dollar?

Tôi lại móc túi lấy cho mỗi anh một đồng , rồi hỏi chỗ nào có hotel rẻ tiền. Nhờ sự chỉ dẫn của họ, tôi có được một giấc ngủ thật ngon lành trong một hotel của người Hoa với giá 35 đồng một đêm. Hôm sau tôi đi tìm việc làm ngay. Khu chợ Tàu mới 9 giờ sáng đã đông nghẹt người Hoa qua lại hai bên đường. Đi không khéo có thể dẫm chân nhau hoặc đụng vào nhau. Tôi vào từng cửa tiệm để hỏi việc, nhưng đều bị từ chối. Chỗ thì chê tôi ốm yếu không làm được việc nặng. Chỗ đòi phải biết nói tiếng Hoa mới nhận. Nhiều chỗ khác cho biết đã đủ người rồi, kêu tôi cho số phone nhà, khi cần sẽ gọi. Tôi làm gì có phone nhà. Lại đi lòng vòng hỏi việc cho đến chiều, tối về lại hotel ở thêm một đêm nữa. Tôi bắt đầu lo lắng. Chỉ còn có 20 đồng, ngày mai mà không tìm ra việc làm thì biết ăn đâu, ở đâu…?

Thêm một ngày tìm không ra việc làm, tôi trở thành người Homeless. Buổi tối đầu tiên của đời không nhà, tôi ngủ trên lề đường 4 TH gần bến xe Grey house. Nửa đêm, trời trở lạnh, khí lạnh từ nền xi măng bốc lên thấm vào da thịt lạnh buốt khiến tôi phát run. Tôi ngồi dậy mặc thêm 5 cái áo vào người rồi nằm co ro cố ngủ tiếp. Giấc ngủ chập chờn nửa tỉnh, nửa mê. Đến sáng, ăn cái bánh ngọt xong tôi lại kéo chiếc va li đi vào Chinatown tìm việc làm. Các chủ tiệm thấy tôi kéo theo vali thì biết tôi là dân Homeless nên đều lắc đầu. Còn có 5 đồng, tôi vào một tiệm “food to go” ăn trưa, mua thêm vài cái bánh để tối ăn. Thế là cạn túi. Ăn xong, tôi hỏi chị chủ tiệm có cần thêm người làm không. Chị cũng lắc đầu và chỉ đường cho tôi đến hỏi việc ở khu thương mại của người Việt. Người Việt ở San Francisco không nhiều, khoảng mười mấy ngàn người, nên khu thương mại chỉ tập trung trên đường Larkin. Tôi kéo va li đi qua các cửa tiệm người Việt, chỉ nhìn nhìn mà không dám vào hỏi việc, vì mặc cảm đang bị homeless. Hoàng hôn đến, tôi lại về bến xe. Tôi bắt chước mấy người Mỹ homeless khác, tìm vài thùng carton ở thùng rác lót làm chổ nằm. Dù đã mặc thật nhiều áo, tôi cũng bị thức dậy lúc nửa đêm vì khí trời lạnh rét. Một chiếc xe dân chơi về đêm chạy ngang, không hiểu sao chạy chậm lại, ném lon bia đang uống vào người tôi rồi cười ha ha và vọt xe chạy nhanh. Trời đất ơi. Tên nào ác ôn thế! Sao mà khốn kiếp vậy! Tôi lầm bầm rủa thầm rồi cởi cái áo ướt nước bia ra, mặc thêm vài áo khác vào. Tôi không ngủ được nữa, ngồi co ro chịu đựng cơn lạnh đến sáng.

Tôi vẫn cứ ngồi co ro vậy cho đến mặt trời lên trên đỉnh đầu. Đói bụng quá. Làm sao đây? Một thời làm Bầu show ca nhạc, vui sướng tận cùng, bây giờ phải đi ăn xin sao? Tôi nghĩ thầm rồi bất chợt nước mắt tuôn trào. Khóc một hồi, tôi nằm dài ra trên tấm carton ngủ một giấc đến tối thì thức dậy. Tôi nhớ lại Quang, người bạn tốt thâm niên của tôi ở Houston, có dặn nếu bị gì thì phone cho Quang để Quang gửi tiền cấp cứu. Tôi đến một trạm phone công cộng, mấy lần nhấc phone lên rồi đặt xuống. Tôi thấy xấu hổ với bạn, nên thôi. Cái đói lại cồn cào bao tử tôi suốt đêm. Trưa hôm sau, thật may mắn, một anh Mỹ đen, cũng dân Homeless, đến ngồi bên tôi, hỏi:

– Are you hungry”

Tôi mau mắn trả lời:

– Yes. I am very hungry!

Anh Mỹ đen kéo tay tôi đứng dậy:

– Ok, go with me.

– Where are we go “

– Go to the church for eat.

Tôi mừng quá đi theo anh. Đến nơi, tôi đã thấy một hàng dài mấy trăm người Mỹ homeless đang chờ vào nhà thờ để ăn bữa cơm từ thiện. Đứng vào hàng rồi, nước mắt tôi tự nhiên lại ứa ra. Tôi đã thật sự là dân Homeless ở thành phố xa lạ này.

Nhờ có nhà thờ ở đường Jones giúp cho ăn bữa trưa, tôi tạm thời giải quyết được cái bao tử lây lất qua ngày. Cứ ngày thì đến nhà thờ ăn trưa, tối về bến xe, nhịn đói, và ngủ trong trời giá lạnh. Tính ra đã bị homeless nửa tháng rồi. Một hôm, sau khi ăn trưa ở nhà thờ, tôi đến công viên ở khu Civic Center trên đường Larkin, ngồi trên ghế đá nhìn trời mây bao la mà buồn cho thân phận. Anh Mỹ trắng ngồi gần bên thấy tôi có chiếc va li mới hỏi:

– Are you Chinese” Where are you come from”

Tôi nhìn anh một lúc rồi trả lời:

– Yes, I am Chinese. I came from Orange County, South California. I have been here for 3 weeks. Now, I am homeless. No home, no money!

Anh cũng nhìn tôi một lúc rồi nói:

– Why you don’ t go to Social Office” They’ ll help you Food Stamps emergency and Voucher hotel for seven days.

Trong hoạn nạn, vì quá buồn, tôi đã quên mất chương trình An sinh Xã hội giúp người khốn khổ. Tôi cũng không ngờ ở thành phố San Francisco này lại có thêm chương trình giúp Voucher hotel cho người lỡ đường không có chỗ ở. Mừng quá, tôi nói:

– I don’t know where Social Office. May you help me?

– Ok. I help you. Go!

3.

Thần may mắn đã mỉm cuời với tôi. Anh Mỹ trắng tốt lòng dẫn tôi đến trước cửa Sở Xã hội, dúi vào tay tôi tờ giấy 10 đồng rồi bỏ đi ngay. Tôi cảm ơn anh nhiều lần. Anh đi đã hơi xa nhưng còn ngoái đầu lại nói: Good luck. Tôi thấy xúc động, nước mắt lại ứa ra. Từ khi thất tình Huyền đến những ngày homeless vừa qua, tôi trở thành “mít ướt”! Trời sinh ra con người cũng ngộ: Buồn khổ, đau thương thì khóc đã đành, cảm động, vui mừng cũng khóc.

Điền các thứ giấy tờ xong, tôi ngồi chờ khoảng một tiếng thì được gọi vào gặp cán sự phỏng vấn. Người tiếp tôi là một chị người Việt, tên Tường, khoảng 45 tuổi. Chị nói chuyện nhỏ nhẹ, dịu dàng. Nghe tôi kể hoàn cảnh cha mẹ, anh chị em ruột thịt đã chết hết trong chiến tranh Việt Nam, qua Mỹ một mình, bị thất tình rồi trải qua những ngày homeless, chị tỏ ra cảm thông:

– Tội nghiệp em quá. Chị ở San Fran này 20 năm rồi, lần đầu tiên mới thấy một người Việt bị homeless như em. Trông em ốm quá. Có bị bệnh không”

– Dạ, trong hơn nửa tháng qua, mỗi ngày em chỉ ăn có một bửa trưa ở nhà thờ. Tối lại lạnh quá nên ngủ không được. Nhiều hôm bị cảm sốt, cũng phải rán chịu đựng. Em bị khủng hoảng tinh thần, cảm thấy chán đời lắm.

Chị Tường thở dài rồi tiếp tục ghi chép hồ sơ. Sau đó, chị bảo tôi ký tên vài chổ trên hồ sơ và nói:

– Em được trợ cấp Food Stamps mỗi tháng 145 đồng để ăn uống. Còn đây là phiếu ở tạm Shelter 3 ngày. Nơi đó có tắm rửa, ăn uống, giường ngủ đàng hoàng, lại có bác sĩ MD mỗi chiều đến khám bệnh cho thuốc uống. Em hãy xin bác sĩ làm giấy chứng nhận em có bệnh. Sau 3 ngày, em trở lại đây để nhận Voucher ở Hotel 7 ngày, và cán sự phụ trách y tế sẽ phỏng vấn em lần nữa. Nếu được họ thông qua, em sẽ được trợ cấp tiền mỗi tháng 345 đồng để tiêu xài và mướn chỗ ở lâu dài, không còn lo homeless nữa.

Nóí xong, chị móc ví lấy ra tờ giấy 20 đồng đặt vào tay tôi. Chị nói:

– Đây là chút tấm lòng riêng của chị. Trong khi chưa có tiền trợ cấp, em giữ để tiêu xài lặt vặt. Chị chúc em từ nay về sau sẽ luôn gặp nhiều may mắn.

Tôi cảm động quá, chẳng biết nói gì, chỉ biết cảm ơn chị rồi đứng dậy. Chị tiễn tôi ra tới ngoài cửa văn phòng.

Shelter là nơi tạm trú ngắn hạn dành cho người Homeless. Mỗi Shelter có quy định riêng. Shelter dành cho phụ nữ thì cho ở từ một tháng trở lên, đến khi nào phụ nữ đó có đời sống ổn định. Shelter dành cho nam giới, tùy theo trường hợp, cho ở 3 ngày, một tuần, tối đa là một tháng. Có Shelter còn trống một số giuờng thì cho xổ số hàng đêm để người Homeless nào trúng số thì được vào ngủ, chỉ một đêm, hôm sau là phải đi. Shelter tôi ở có hai tầng, tọa lạc trên đường 10 TH gần đại lộ Market. Buổi chiều, người Homeless đã tụ về đông đảo, tụm năm tụm ba nói chuyện ồn ào trong phòng sinh hoạt. Đa số là Mỹ đen. Tôi làm thủ tục nhận giuờng ở tầng 2 xong là vội vàng đi tắm. Sau hơn nửa tháng dơ bẩn ngoài đường, giờ được tắm, cảm giác vui sướng không thể tả hết được. Tắm xong cũng vừa tới giờ ăn chiều. Đến 7 giờ tối, có bác sĩ và y tá đến khám bệnh. Vị bác sĩ và cô y tá trẻ đều có nụ cười luôn nở trên đôi môi, ân cần hỏi han từng bệnh nhân. Tôi cũng được khám và được cho thuốc uống. Tôi xin bác sĩ viết giấy chứng nhận bệnh cho tôi, ông vui vẻ làm ngay.

Tôi đã có 3 ngày sống thật an vui trong Shelter. Hết hạn, tôi lại kéo va li đến Sở Xã Hội. Lần này, người phụ trách hồ sơ của tôi là chị Liên, trông trẻ hơn chị Tường. Sau khi đưa cho tôi Voucher hotel 7 ngày, chị dẫn tôi qua phòng cán sự phụ trách về y tế cho họ phỏng vấn bệnh trạng của tôi. Thật may mắn, tôi được thông qua. Tôi trở lại bàn làm việc của chị Liên. Chị cười thật tươi và nói:

– Như vậy là anh Quý được hưởng tiền trợ cấp mỗi tháng 345 đồng rồi đó. Tiền này anh không phải trả lại. Tiền trợ cấp chỉ ngưng khi anh khoẻ mạnh và đi làm, có lợị tức sinh sống. Tôi có nghe chị Tường nói lại, về hoàn cảnh của anh. Tôi cũng thấy xót xa cho anh lắm. Anh ngồi chờ tôi hoàn tất hồ sơ cho anh nhé.

– Vâng, cảm ơn chị nhiều.

Khoảng nửa tiếng sau, chị Liên bảo tôi ký vài chỗ trong hồ sơ rồi cười thật vui vẻ:

– Chúc mừng anh qua cơn hoạn nạn. Anh đạo gì vậy”

– Tôi đạo Phật.

– Tôi thì đạo Công giáo. Đạo nào cũng tốt thôi. Tôi có cái này tặng anh.

Chị mở túi xách lấy ra một bao thư, rồi mở bao thư lấy ra một thánh giá nhỏ bằng vàng đưa cho tôi, chị nói:

– Đây là thánh giá vàng thật. Anh cất vào bóp để có được sự may mắn. Chúa sẽ luôn phù hộ anh. Còn 20 đồng trong bao thư là tấm lòng tôi, cũng giống như chị Tường vậy. Để anh tiêu lặt vặt. Vì một tuần sau anh mới nhận được tiền trợ cấp của chính phủ. Anh nhận cho tôi vui.

Tôi lại thêm một lần xúc động, nhưng cố gắng kềm nén không cho nước mắt trào ra. Một lúc sau, tôi mới nói được nên lời:

– Tôi thật không biết nói như thế nào để tỏ lòng biết ơn chị Liên và chị Tường. Tôi thật may mắn gặp được hai chị tốt quá. Một miếng khi đói bằng một gói khi no. Tôi sẽ luôn nhớ đến tình cảm tốt lành của hai chị dành cho tôi. Tôi kính chúc chị và gia đình luôn mạnh khoẻ, an vui. Tôi cảm ơn chị nhiều.

Chị Liên cũng tiễn tôi ra tới cửa. Chị dặn:

– Tôi phụ trách hồ sơ của anh, nếu có gì thắc mắc thì anh cứ gọi phone đến Sở Xã Hội, bấm thêm mã số của tôi thì sẽ nói chuyện được với tôi. Chúc anh nhiều may mắn.

Tôi cảm ơn chị và cúi đầu chào chị rồi kéo va li đi. Vừa ra khỏi Sở Xã Hội, tôi giơ thẳng cánh tay trái lên và hét lớn:

– Vui quá Trời ơi. Ông Bà, Ba Mẹ, Anh Chị Em của Quý ơi. Con vui sướng quá. Con hết homeless rồi… Hết homeless rồi. ..

Sau một tuần ở hotel, cũng vừa lúc tôi nhận được tiền trợ cấp 345 đồng và Food Stamps 145 đồng. Tôi lại may mắn xin được trợ cấp Housing của City San Francisco dành cho người lợi tức thấp, và tìm được một building cho mướn phòng theo chương trình Housing, chỉ 98 đồng một tháng. Cuộc sống ổn định, tôi có lại những ngày tháng an vui, lo học hành thêm để có được sự thăng tiến đời sống cho những năm tháng về sau này.

4.

Trong những ngày tháng êm đềm về sau này, tôi nhớ lại… Có lần trong giấc ngủ dưới gầm cầu xa lộ gần bến xe, tôi chợt cảm thấy một luồng hơi ấm từ dưới đôi chân chạy dần lên tới ngực, rồi tới đầu, giúp cho tôi chống lại được tiết trời San Francisco giá lạnh. Và Mẹ tôi hiện ra bên cạnh tôi, đẹp rạng rỡ như nàng tiên trong chuyện cổ tích tôi thường đọc thời thơ ấu. Mẹ âu yếm vuốt tóc tôi và dịu dàng nói: “Con đừng bao giờ chán nản cuộc sống dù có gặp muôn ngàn cay đắng, khổ đau. Con phải dũng cảm vươn lên, vượt qua những phong ba, bão tố để sẽ tìm thấy được bờ bến yên lành, hạnh phúc. Cuộc đời có lấy ở con cái này thì sẽ cho con có được cái khác. Con hãy luôn ghi nhớ ở hiền thì sẽ gặp lành. Số con có Ơn Trên Thiêng Liêng phù hộ. Sẽ có rất nhiều người tốt thương mến, giúp đỡ con trên những bước gian nan của cuộc đời. Sau này, khi có được sự thành công, con hãy trả ơn đời bằng cách luôn yêu thương tất cả mọi người, làm thật nhiều việc thiện cứu giúp những người bất hạnh, khổ đau khác. Và còn phải lo giúp Dân giàu Nước mạnh… Ví thử cuộc đời bằng phẳng cả, Anh hùng hồ dễ có mấy ai…”

Mẹ tôi ngâm khe khẽ hai câu thơ rồi biến mất. Tôi chìm vào giấc ngủ, một giấc mơ khác lại đến. Tôi thấy tôi bay bay trong không gian trong lành tràn ngập ánh sáng dìu dịu. Hồn tôi lâng lâng vui sướng. Tôi thấy thế giới này trở thành một Thiên Đàng. Tôi bay đi khắp cùng trái đất. Đâu đâu cũng có cảnh sắc đẹp tuyệt vời, cỏ cây tươi xanh, ngàn hoa khoe sắc thắm, tỏa hương thơm ngát, và chim muông nhảy nhót, líu lo bên cạnh con người. Con người ở khắp năm châu đều có cuộc sống an bình, thịnh vượng. Không còn có sự đe dọa của bom nguyên tử và những vũ khí độc hại tàn sát loài người. Không còn có những kỳ thị màu da, sắc tộc. Không còn có những tranh chấp lợi quyền, hận thù, ganh ghét giết hại nhau. Nhân loại sống với nhau thật hiền lành, hòa ái, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau cùng có được đời sống an lạc, vui sướng, hạnh phúc vĩnh cửu…

Giấc mơ đó bao giờ sẽ thành sự thật?

….Như trăng có khuyết, có tròn ; như ngày có mưa, có nắng ; như khí hậu có thời lạnh, thời nóng; ý nghĩa “tình người” cũng có hai mặt tương phản: xấu và tốt. Nhưng thường, người ta hiểu hai chữ “tình người” theo ý tốt: Lòng Bác Ái. Trường hợp tôi ở San Francisco, cũng vậy. Tôi đã gặp được những con người xa lạ không có tình thân thuộc, nhưng đã hết lòng giúp đỡ tôi vượt qua nghịch cảnh. Và, nhớ lại thời hoạn nạn vượt biển, vượt rừng của mấy triệu người Việt tỵ nạn, có tôi trong đó, cũng nhờ có Tình Người của hàng tỉ người dân nhiều nước trên thế giới, thể hiện Lòng Bác Ái thông qua Cao Ủy Liên Hiệp Quốc, Hồng Thập Tự Quốc Tế, đã cứu giúp tất cả chúng ta có được cơm no, áo ấm ở trại tỵ nạn, và nhận hưởng ánh sáng tự do, dân chủ ở các nước thứ ba, để từ đó được thăng hoa đời sống, hình thành Cộng đồng người Việt hải ngoại phát triển lớn mạnh như ngày nay. Riêng tại Mỹ, đã có hơn một triệu rưởi người Việt đang có được cuộc sống thành công, vui sướng. Xin trân trọng biết ơn nhân dân Mỹ, chính phủ Mỹ, Cao Ủy Liên Hiệp Quốc, Hồng Thập Tự Quốc Tế, cùng hàng tỉ con người có Lòng Bác Ái trên trái đất này. Và, xin được vinh danh hai chữ: Tình Người.

16/12/2008

Bắp thịt teo – Nguyen Thuong Vu

Nguyen Thuong Vu

 Đại Học Harvard Thông Báo về Sức Khỏe Tuổi Già : Bắp thịt teo.

     Bài này quan trọng cho sức khỏe khi tuổi già.

Các anh chị trong Y Giới thì đã biết rồi, chi mong các bạn hữu khác lưu ý tới thôi.

            Bắp thịt của chúng ta bắt đầu teo đi từ tuổi 35, nhưng sự teo bắp thịt trở nên trầm trong khi chúng ta về già.

Người ta ước lượng là từ 60 tuổi trở đi thì mỗi người chúng ta mất vào khoảng trung bình  3% mỗi năm, 30% tổng lượng bắp thịt mỗi 10 năm. 

Nếu chúng ta trên Forum vào khoảng 70 tuổi trở lên thì trong 10 năm qua, chúng ta mất 30% số lượng bắp thịt bị teo đi trên thân thể.

Sự teo bắp thịt  rất chậm nên đa số chúng ta không để ý.

Chúng chỉ biết đến khi có biến cố xẩy ra: chúng ta hay té, vập, và có thể gãy xương trong các trường hợp nặng, hay bị bầm má, u đầu ,trong các trường hợp nhẹ.

Làm sao làm cho sự teo bắp thịt chậm tới, hay không tới?

Tập thể dục mỗi ngày rất cần thiết, ít nhất cũng cố gắng đi bộ mỗi ngày 20 phút.

Thức ăn chúng ta ăn trong bữa cơm phải có đầy đủ chất đạm/ protein/

Nói một cách nôm na là phải có ăn thịt đầy đủ, ăn trứng, ăn các loại nuts và bean, đậu phụ vv… 

         Tôi ước mong các bạn hữu trên Forum sẽ nghe theo lời khuyên này.

Bệnh teo bắp thịt/ muscle Atrophy/ có tên khoa học là Sarcopenia.

Sarco chỉ về bắp thit, penia chỉ sư hao mòn, teo đi.

Bên lê cuộc bàn luận này, tôi có 1 người bạn thân, rất thành công về nghề nghiệp, được các bạn vô cùng kính trọng và yêu mến.

Người anh suốt đời mảnh khảnh, gầy và cao.:

Anh ăn uống rất từ tốn  không hẳn kiêng khem nhưng bản tính rất ít ăn các chất đạm, thit, trứng vv…

Sau khi chị qua đời thì anh buồn, lại càng không thiết tha ăn uống, nhất là thịt thả.

Trong thời gian 1-2 năm anh hay bị té vì bắp thịt teo đi, không đủ sức khỏe để đi lại như hồi trước

Rồi anh bị té hoài, có lần té phải kêu ambulance chở vào cấp cứu bệnh viện.

Các con cái của anh đã lập gia đình ở xa, nên rất lo cho Bố, chỉ sợ Bố té trong đêm khuya và đứt mạch máu trên đầu và chết.

Các cháu họp nhau, bàn với Bố và đồng ý đưa bố vào nursing Home để có người trông nom suốt ngày đêm.

Trong lòng anh bạn tôi không bằng lòng nhưng các cháu vì lo cho Bố nên khẩn khoản yêu cầu anh đi Nursing Home.

Cháu nào cũng ở xa cả tiếng đồng hồ, đứa nào cũng có gia đình nên không thể trông nom Bố 1 cách hoàn hảo cả.

Anh bạn  tôi buồn bã phải chấp nhân theo quyết định của  con cái.

Anh vào Nuring Home được 3-4 ngày, ngày nào củng kêu  điện thoại các con , các em , các bạn hữu để than phiền,  cô đơn quá, nói không tha thiết sống nữa.

Sau 3-4 ngày anh qua đời không biết tại sao.

Nhân viên vào phòng thăm  buổi sáng thì anh đã qua đời rồi.

Vì anh trên 90 tuổi nên không ai khám nghiệm tử thi gì nữa và anh được hỏa thiêu trong sư thương xót , ngậm ngùi của tất cả bạn hữu và gia đình.

Kể lể dài giòng vì không các anh chị để teo bắp thịt quá trầm trọng, ngày té 4-5 lần và có thể tử nạn.

  Rất thân mến

Nguyen Thuong Vu

From: giang pham & KimBang Nguyen

KHOM MÌNH –  Lm. Minh Anh, Tgp. Huế

 Lm. Minh Anh, Tgp. Huế

“Mọi người trong hội đường đầy phẫn nộ!”.

“Cánh cửa cuộc đời thật nhiệm mầu; nó trở nên thấp hơn một chút so với người muốn đi qua. Chỉ ai biết khom mình, người ấy mới có thể bước qua ngưỡng của nó!” – Anon.

Kính thưa Anh Chị em,

 Lời Chúa hôm nay minh hoạ ý tưởng trên, “Chỉ ai biết khom mình, người ấy mới có thể bước qua ngưỡng cửa cuộc đời!”. Thái độ biết ‘khom mình’ của tướng quân Naaman ngược hẳn thái độ “đầy phẫn nộ” của người Do Thái cùng thời Chúa Giêsu.

Naaman, một dũng tướng của vua Aram; tuy nhiên, cùng với danh vọng và quyền lực, ông phải vật lộn với bệnh phung hủi! Mã giáp của ông, trên thực tế, chỉ để che đậy một con người yếu đuối, tổn thương và tật nguyền! Naaman phải làm theo một đứa trẻ, tìm gặp người của Chúa; và ông phải khiêm tốn đến hai lần. Nghĩa là ông buộc phải nghe lời một bé gái ‘khác thường’, đi gặp một người xem ra ‘tầm thường’, làm theo một cách thức ‘lạ thường’; thế nhưng, nhờ hạ mình, ông được một phép lạ ‘phi thường’. Cuối cùng, ông đã bật lên một lời tuyên xưng không có ở đâu khác trong toàn bộ Thánh Kinh, “Nay tôi biết rằng: trên khắp mặt đất, không đâu có Thiên Chúa, ngoại trừ ở Israel!”. Rõ ràng, biết ‘khom mình’ là một điều kiện để hứng nhận ân huệ của Thiên Chúa vậy!

Ngược lại, trong bài Tin Mừng, dân thành Nazareth không thể tin một chàng thanh niên – từng có tên là Giêsu – con của một bác thợ mộc nghèo hèn là vị Thiên Sai. Họ cay cú với Ngài, nhất là khi Ngài cho biết, trong lịch sử, Thiên Chúa từng tỏ ra ưu ái người ngoài chứ không chỉ với người Do Thái. Họ bất bình vì họ đặt sự bảo đảm vào di sản và lời hứa của Thiên Chúa qua các tổ phụ; họ nghĩ rằng, vì là Do Thái, nên cách nào đó, Thiên Chúa phải chiếu cố họ hơn những người khác. Thiếu khiêm tốn, họ đánh mất ân huệ Chúa Giêsu mang đến; tệ hơn, đầy phẫn nộ, họ những muốn xô Ngài xuống vực!

Như vậy, sẽ là một chướng ngại lớn cho những ai không biết ‘khom mình’. Đó cũng là cách thức Con Thiên Chúa cứu độ chúng ta! Vì thế, cần thiết biết bao, để bạn và tôi nhận ra rằng, khiêm tốn, một điều kiện để múc lấy ơn Chúa! Mùa Chay, mùa lắng đọng lòng mình để nghe Lời Chúa, ngắm nhìn cách thức hành động của Ngài, Đấng huỷ mình ra không để chuộc lại chúng ta. Mùa Chay, còn là mùa khát khao Chúa; “Linh hồn con khao khát Chúa Trời, là Chúa Trời hằng sống!” – Thánh Vịnh đáp ca – Đấng ước mong chúng ta biết ‘khom mình’ như Ngài; qua đó, nhờ ơn Ngài, bạn và tôi cứu lấy mình, và cứu lấy những ai Chúa trao!

Anh Chị em,

 “Mọi người trong hội đường đầy phẫn nộ!”. Cả chúng ta vốn cũng có thể mắc những sai lầm của những người đương thời với Chúa Giêsu khi quên rằng, biết ‘khom mình’ là điều kiện tiên quyết trước mọi phước huệ của Chúa! Phước huệ lớn nhất của Chúa mà chúng ta có thể lãnh nhận – đặc biệt trong Mùa Chay này – là nhận ra lòng thương xót, luôn tha thứ của Ngài; nhận ra mình ‘cùi hủi’, tội lỗi, dễ phẫn nộ và hay cay đắng! Để từ đó, thật lòng sám hối trở về; và với ơn thánh, mỗi người chúng ta được biến đổi. Đó là tất cả những gì đáng mong đợi nhất cho một đại lễ  Phục Sinh vốn sẽ không hoài phí.

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, đừng để con coi thường một ai! Cho con biết cúi mình trước Chúa và ‘khom mình’ phục vụ Chúa trong anh chị em con!”, Amen.

(Lm. Minh Anh, Tgp. Huế)

From: KimBang Nguyen

**************************************

Thứ Hai Tuần III Mùa Chay

✠Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Lu-ca.

24 Khi đến Na-da-rét, Đức Giê-su nói với dân chúng trong hội đường rằng: “Tôi bảo thật các ông: không một ngôn sứ nào được chấp nhận tại quê hương mình.

25 “Thật vậy, tôi nói cho các ông hay: vào thời ông Ê-li-a, khi trời hạn hán suốt ba năm sáu tháng, cả nước phải đói kém dữ dội, thiếu gì bà goá ở trong nước Ít-ra-en; 26 thế mà ông không được sai đến giúp một bà nào cả, nhưng chỉ được sai đến giúp bà goá thành Xa-rép-ta miền Xi-đôn. 27 Cũng vậy, vào thời ngôn sứ Ê-li-sa, thiếu gì người phong hủi ở trong nước Ít-ra-en, nhưng không người nào được sạch, mà chỉ có ông Na-a-man, người xứ Xy-ri thôi.”

28 Nghe vậy, mọi người trong hội đường đầy phẫn nộ. 29 Họ đứng dậy, lôi Người ra khỏi thành -thành này được xây trên núi. Họ kéo Người lên tận đỉnh núi, để xô Người xuống vực. 30 Nhưng Người băng qua giữa họ mà đi.


 

Làm sao “vui để đợi chết” – Tác giả: Phùng Văn Phụng

Tác giả: Phùng Văn Phụng

Hắn cứ hay suy nghĩ vẫn vơ. Tới tuổi “bát thập” rồi, hắn luôn tạ ơn Chúa vì hắn còn sống, còn đi đứng được, còn ăn uống được, lại được sống ở nước Mỹ đầy đủ tiện nghi và tự do nhất thế giới. Dầu vậy, hắn cũng hiểu rằng, tới tuổi 80, 81 rồi hắn sẽ ngã bịnh nặng bất cứ lúc nào?

+ Sẽ bị bịnh gì chưa biết; cao máu, tiểu đường, cao mở, stroke rồi bị liệt, mất trí nhớ (Alzheimer)… Nếu khi bị Stroke hay Alzheimer hắn sẽ không thể nói cho con cháu nghe được nữa, nên hắn muốn viết trước vài suy nghĩ, để lại cho con cháu.

Hắn viết: “Sinh Lão Bịnh Tử đó là con đường ta phải trải qua trong cuộc sống nhân sinh này. Ta được sinh ra không được hỏi ý kiến vì ta chỉ là đứa trẻ nít, chưa biết gì. Khi già lão thì biết, sức khỏe càng ngày càng suy yếu, hay mệt nhọc, không còn làm việc nhiều được nữa. Chạy xe gần thì được. Chạy xe đi xa hơn 30 phút là thắm mệt. Đọc sách cũng không còn tha thiết như xưa nữa.

Sáng thức dậy, cứ muốn ngủ thêm, dậy không nổi, không thấy khoẻ như trước của tuổi U70”.

1)Có một điều không dự đoán được là:

+Chắc chắn là sẽ bị bịnh gì đó rất nặng, sẽ nằm nhà thương hay nằm tại nhà bao lâu rồi mới ra đi. Rồi cũng phải chịu đựng tình trạng không tự lo cho mình được? Không tự đánh răng được, không mặc áo quần được, không tự ăn uống được, không thể đi lại được chỉ nằm chờ chết là bao lâu?

+Sẽ chết như thế nào? Chết ở nhà hay ở nhà thương?

+Khó khăn là ta phải đương đầu với bịnh tật. Khi bị bịnh nặng, ta sẽ buồn rầu chán nản, than thân, trách móc Chúa, gây gỗ với người chung quanh. Làm sao sống vui vẻ, không than thân, khóc lóc lúc bị bịnh nặng. Làm sao không gây sầu khổ, đau buồn, lo lắng cho con cháu, cho gia đình, cho người thân, bạn bè, bà con? Làm sao không gây lo lắng, khó khăn cho người chung quanh.Vô cùng khó.

Chỉ có thường suy nghĩ về sự bịnh hoạn, về sự đau đớn thể xác, sự đau khổ về tinh thần, sống dựa vào Chúa, nhờ ơn Chúa giúp sức, may ra mới chịu đựng được những đau đớn, khổ sở của bản thân mình?

2)Đối diện với đau khổ chúng ta phải có thái độ như thế nào?

+Để có thể chịu đựng được đau đớn thể xác và đau khổ về tinh thần? Làm sao chấp nhận những khó khăn, đau khổ đó ở đời này. Xem những đau khổ, khó khăn đó là món quà hy sinh, chịu đựng, dâng lên Chúa.

Ở Mỹ không có thiếu thốn về vật chất nhưng cũng không thoát khỏi sự đau khổ về tinh thần.

Ở Việt Nam nhiều người thiếu thốn về vật chất, gặp nhiều khó khăn, đau khổ. Còn những người giàu không thiếu thốn về vật chất, nhưng họ vẫn phải chịu đựng sự đau khổ về tinh thần, như con cái không chịu học hành, bỏ nhà đi bụi đời, chồng hoặc vợ ngoại tình, gia đình ly tán… 

Bịnh tật và sự chết không chừa một ai. Đó là quy luật sinh lão bịnh tử.

+Trước những vấn đề đau khổ đó thái độ của chúng ta như thế nào mới là quan trọng?

Trong bài: “Đối Diện Với Đau Khổ” (trích Bài học Kinh Thánh Hằng ngày)

“Khi đối diện với đau khổ, con người có khuynh hướng than thân trách phận, trách cả Đức Chúa Trời, thậm chí có người còn chối bỏ đức tin. Nhưng ông Gióp trong mọi đau khổ xảy đến vẫn không phạm tội và không hề nói lời nào trách móc hay phạm thượng với Chúa. Khi nhận biết sự tể trị của Chúa trên cuộc đời mình, chúng ta có thể sấp mình thờ phượng, cầu nguyện, và ngợi tôn Chúa ngay cả trong cơn khủng hoảng nhất xảy đến cho mình. Bạn từng đối diện với những đau khổ nào? Bạn đã phản ứng ra sao? Gương của ông Gióp nhắc nhở bạn điều gì?

Lạy Chúa, khi cuộc đời con chan đầy nước mắt, con vẫn tin rằng Chúa ngự trên cao, tình yêu Ngài vẫn phủ trùm mặt đất, và quyền năng Ngài vẫn tỏa vượt trăng sao”

https://www.facebook.com/BaiHocKinhThanhHangNgay/posts/1087260497958032/

3)Tuyệt vời là ở sự chịu đựng đau đớn, đau khổ.

Sống lạc quan, vui vẻ, tạ ơn Thiên Chúa trong mọi hoàn cảnh (Tx 5, 18). Tuyệt vời là ở sự chịu đựng đau đớn về thể xác, tuyệt vời là ở sự chịu đựng đau khổ về tinh thần. Không biết có làm được không?

Khi tâm hồn lạc quan, sống vui thì ngay lúc chết, sự vui vẻ lạc quan đó giúp cho linh hồn tràn ngập niềm vui để về với Chúa, hưởng phúc thiên đàng.

Phùng Văn Phụng

04 tháng giêng năm 2023

Xem thêm:

+Bài Học Tịnh Tâm

https://keditim.net/?p=124786

+Vui Để Đợi Chết

https://keditim.net/?p=93636


 

Tôi không muốn trở thành gánh nặng trong tuổi già.

Tôi không sợ già đi, không sợ những nếp nhăn khắc lên da những dấu vết của thời gian, cũng không sợ cơ thể dần buông lỏng như một tấm vải bay trong gió. Tôi không sợ mái tóc bạc hay những bước chân chậm rãi hơn sẽ đếm nhịp những ngày tháng của tôi. Tôi không sợ cô đơn, bởi tôi đã yêu nó, đã thuần hóa nó, đã biến nó thành của riêng mình. Nó là nơi trú ẩn, là đồng minh của tôi.

 Nhưng có một điều khiến tôi lo lắng, một cái bóng ẩn mình trong những năm tháng tôi chưa kịp sống: số phận. Kẻ chơi bài lão luyện đôi khi gian lận với những quân bài đã được đánh dấu, hôm nay có thể dọn sẵn cho bạn một ly rượu bên bàn ăn ấm cúng, nhưng ngày mai lại bỏ mặc bạn dưới cơn mưa, không áo choàng, không nơi nương náu.

Tôi không muốn trở thành gánh nặng, một tiếng thở dài cam chịu trên môi những người xung quanh tôi. Tôi không muốn đọc thấy trong ánh mắt họ hình ảnh sự yếu đuối và phụ thuộc của chính mình. Tôi không muốn cái tên của tôi trở thành biểu tượng của sự hy sinh đối với người khácTôi muốn là cơn gió, là làn gió nhẹ vẫn còn nhảy múa, dù cơ thể tôi có đau đớn. Tôi muốn tuổi già  ủa mình là một bài thơ tự do, là một tách cà phê thơm mùi ký ức, là một bức tranh chưa hoàn thành đang chờ nét màu cuối cùng.

 Tôi không sợ già đi. Tôi chỉ sợ lạc lối trong một số phận mà tôi chưa từng chọn.

 Thế giới văn chương

From: haiphuoc47 & NguyenNThu

Nếu các ông không sám hối, thì các ông cũng sẽ chết hết như vậy. (Lc 13:3)-Cha Vương

Ngày Chúa Nhật tràn đầy yêu thương và tha thứ nhé.

Cha Vương

CN, 3MC: 23/3/25

TIN MỪNG: Tôi nói cho các ông biết: không phải thế đâu ; nhưng nếu các ông không sám hối, thì các ông cũng sẽ chết hết như vậy. (Lc 13:3)

SUY NIỆM: Thời đại ngày nay mình thấy có 2 căn bệnh đang làm nhiều người điên đầu. Bệnh thứ nhất là bệnh mất trí nhớ. Bệnh thứ 2 là bệnh mất cảm thức về tội. Bệnh mất trí nhớ thì ai cũng biết rồi, mình cũng đang có triệu chứng đó bạn ạ. Theo mình càng quên thì càng bớt tội. 🙂 Còn bệnh mất cảm thức về tội là gì? Đây là căn bệnh của lương tâm. Một khi con người không còn khả năng để phân biệt được ranh giới giữa thiện và ác nữa thì điều xấu sẽ ngày càng được hợp thức hoá—“tốt thì nhận, sai thì cãi”—cãi cho ra đúng mới thôi. Điều này đi ngược với tâm tình Mùa Chay—“tốt thì nhận, sai thì sửa lại”—cố gắng sửa lại một sai trái để nhận được sự tha thứ nơi người mà họ xúc phạm. Đây là tâm tình và hành động của việc sám hối.

LẮNG NGHE:  Ai nói mình không có tội là kẻ nói dối. Nếu chúng ta nói là chúng ta không có tội, chúng ta tự lừa dối mình, và sự thật không ở trong chúng ta” (1 Ga 1:8).

CẦU NGUYỆN: Lạy Chúa, xin giúp con có một ý thức nhạy bén trước tội lỗi để con biết tránh xa những gì không thuộc về Chúa.

THỰC HÀNH: Có bao xao lãng bổn phận đối với tha nhân và hơn nữa đối với chính Thiên Chúa chưa? Đây là tội xao lãng (sin of omission). Mời bạn hãy cố gắng sửa đổi chính mình nhé.

From: Do Dzung

*******************************

Trở Về Bên Chúa 2 (Sáng tác: Lm. Nguyễn Văn Tuyên) – Kiều Oanh Nguyễn

CHẾT CHẬM – Lm. Minh Anh, Tgp. Huế

 Lm. Minh Anh, Tgp. Huế

“Thưa ông, xin cứ để nó lại năm nay nữa. Tôi sẽ vun xới chung quanh và bón phân cho nó. May ra sang năm nó có trái, nếu không thì ông sẽ chặt nó đi!”.

Người La Mã, đôi khi, xích tù nhân cạnh một xác chết cho đến khi mùi thối của tử thi hủy hoại họ. “Người sống và kẻ chết ‘tay trong tay’ cho đến nghẹt thở vì tử khí; họ kéo dài cuộc sống thê lương cho đến chết! Không có Chúa Kitô, chúng ta bị cùm vào tội lỗi như người tù bị cùm vào xác chết! Chỉ ăn năn sám hối thực lòng mới giải thoát chúng ta, vì cuộc sống bấy giờ, không chỉ là một sự tồn tại vô sinh nhưng còn là một cái ‘chết chậm!’.

Kính thưa Anh Chị em,

Lời Chúa Chúa Nhật hôm nay tiết lộ, Thiên Chúa không những không chấp nhận cái chết, mà Ngài càng không chấp nhận một sự tồn tại vô sinh – ‘chết chậm’ – nơi con cái Ngài!

Thiên Chúa không chấp nhận kiếp nô lệ đọa đày của Israel trên đất Ai Cập, Ngài sai Môsê đi giải thoát dân – bài đọc một. Với bài Tin Mừng, hình ảnh cây vả không sinh trái mang ý nghĩa tương tự, nó biểu tượng cho linh hồn mỗi người! Cũng có thể nó đang nô lệ – vô sinh – không có khả năng cho đi, không có khả năng làm điều lành! Và Chủ vườn quyết định chặt nó. May thay, người làm vườn – Chúa Giêsu – can thiệp, xin Chủ cho thêm một năm nữa. Và tất cả những gì Ngài làm bộc lộ cách hiển nhiên lòng thương xót của Thiên Chúa – “Đấng từ bi nhân hậu” – Thánh Vịnh đáp ca, cũng là Đấng không chấp nhận một cái ‘chết chậm’ ở con cái Ngài. Đấng luôn cho con người một cơ hội thứ hai, để mỗi người có đủ thời gian hoán cải.

Thông điệp thật rõ ràng, tất cả chúng ta cần thay đổi! Sự kiên nhẫn và lòng thương xót Chúa đồng hành với chúng ta, bất chấp sự cằn cỗi đang có ở đó. Hãy nhớ, Chúa Giêsu luôn làm tất cả những gì có thể để chúng ta hướng thiện. Việc xin hoãn lại của người làm vườn với kỳ vọng cây vả sẽ sinh trái, cho thấy tính cấp thiết của việc biến đổi! Hãy lưu ý, cây vả được trồng giữa vườn; nghĩa là được ưu tiên! Đó chính là linh hồn bạn và tôi. Đất chúng ta được trồng là ‘đất xót thương’ – ‘đất giàu nhất’ – để có thể sản sinh những hoa trái vốn được kỳ vọng. Mùa Chay, mùa sám hối, mùa cải tà quy chánh; đừng để mình ‘chết chậm’, tồn tại mà vô sinh!

Anh Chị em,

“May ra sang năm nó có trái, nếu không thì ông sẽ chặt nó đi!”. “Thời gian và khả năng hoán cải không phải là vô hạn; do đó, cần phải nắm bắt ngay lập tức; nếu không, khả năng đó có thể mất mãi mãi. Lời Chúa mời gọi chúng ta tự hỏi, tôi phải làm gì để hoán cải, để đến gần Chúa hơn, để “cắt bỏ” những điều không tốt?” – Phanxicô. Chúa Giêsu nhẫn nại biết bao với hy vọng chúng ta sẽ sớm sinh trái. Mỗi ngày, Ngài “cắt tỉa” chúng ta bằng Lời, “bón” chúng ta bằng Thịt Máu Thánh, “sưởi” chúng ta bằng lửa Thánh Thần, và “tưới” chúng ta bằng ân sủng. Cứ thế, Ngài chờ đợi và tiếp tục chăm bón; bởi lẽ, Ngài không chấp nhận một cuộc sống mà như đã chết nơi linh hồn mỗi người. Vậy còn chần chờ gì nữa, bạn và tôi hãy nắm bắt cơ hội – hôm nay – trở về với Chúa khi còn kịp!

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, giúp con chặt đứt mọi xích xiềng chết chóc thối tha, thật lòng sám hối, cắm rễ sâu vào ‘đất xót thương’ của Chúa để sinh trái, hầu Chúa không còn mỏi mắt!”, Amen.

(Lm. Minh Anh, Tgp. Huế)

From: KimBang Nguyen

***************************************

CHÚA NHẬT TUẦN III MÙA CHAY NĂM C

✠Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Lu-ca.

1 Lúc ấy, có mấy người đến kể lại cho Đức Giê-su nghe chuyện những người Ga-li-lê bị tổng trấn Phi-la-tô giết, khiến máu đổ ra hoà lẫn với máu tế vật họ đang dâng. 2 Đức Giê-su đáp lại rằng: “Các ông tưởng mấy người Ga-li-lê này phải chịu số phận đó vì họ tội lỗi hơn mọi người Ga-li-lê khác sao? 3 Tôi nói cho các ông biết: không phải thế đâu; nhưng nếu các ông không sám hối, thì các ông cũng sẽ chết hết như vậy. 4 Cũng như mười tám người kia bị tháp Si-lô-ác đổ xuống đè chết, các ông tưởng họ là những người mắc tội nặng hơn tất cả mọi người ở thành Giê-ru-sa-lem sao? 5 Tôi nói cho các ông biết: không phải thế đâu; nhưng nếu các ông không chịu sám hối, thì các ông cũng sẽ chết hết y như vậy.”

6 Rồi Đức Giê-su kể dụ ngôn này: “Người kia có một cây vả trồng trong vườn nho mình. Bác ta ra cây tìm trái mà không thấy, 7 nên bảo người làm vườn: ‘Anh coi, đã ba năm nay tôi ra cây vả này tìm trái, mà không thấy. Vậy anh chặt nó đi, để làm gì cho hại đất?’ 8 Nhưng người làm vườn đáp: ‘Thưa ông, xin cứ để nó lại năm nay nữa. Tôi sẽ vun xới chung quanh, và bón phân cho nó. 9 May ra sang năm nó có trái, nếu không thì ông sẽ chặt nó đi.’”


 

Học người xưa cách đối diện với thị phi trong cuộc sống

Dưới đây là 2 câu chuyện nói về cách mà người thời xưa đối diện với những thị phi.

Câu chuyện thứ nhất:

Trong một buổi nhàn hạ, vua Đường Thái Tông hỏi chuyện vị quan cận thần là Hứa Kính Tôn rằng:

– Trẫm thấy khanh phẩm cách cũng không phải là phường sơ bạc. Sao lại có nhiều tiếng thị phi chê ghét như thế?

Hứa Kính Tôn trả lời:

– Tâu bệ hạ. Mưa mùa Xuân tầm tã như dầu, người nông phu mừng cho ruộng đất được thấm nhuần, kẻ bộ hành lại ghét vì đường đi trơn trợt. Trăng mùa thu sáng vằng vặc như gương treo trên bầu trời đêm, hàng thi nhân vui mừng gặp dịp thưởng du ngâm vịnh, nhưng bọn đạo chích lại ghét vì ánh trăng quá sáng tỏ. Trời đất kia vốn vô tư không thiên vị, mà cơn nắng mưa thời tiết vẫn bị thế gian trách hận ghét thương.

Còn hạ thần đâu phải một người vẹn toàn thì làm sao tránh khỏi tiếng chê bai chỉ trích.Cho nên ngu thần trộm nghĩ, đối với tiếng thị phi trong thế gian nên bình tâm suy xét, đừng nên vội tin nghe. Vua tin nghe lời thị phi thì quan thần bị hại. Cha mẹ tin nghe lời thị phi thì con cái bị ruồng bỏ. Vợ chồng tin nghe lời thị phi thì gia đình ly tán. Tiếng thị phi của thế gian nọc độc còn hơn rắn rết, bén hơn gươm đao, giết người không thấy máu.

Câu chuyện thứ hai:

Một lần, Phật đi giáo hóa ở vùng có nhiều người tu theo Bà La Môn giáo. Các tu sĩ Bà La Môn thấy đệ tử của mình đi theo Phật nhiều quá, nên ra đón đường Phật mà mắng chửi. Phật vẫn đi thong thả, họ đi theo sau không tiếc lời rủa xả. Thấy Phật thản nhiên làm thinh, họ tức giận, chặn Phật lại hỏi:

– Ngài có điếc không?

– Ta không điếc.

– Ngài không điếc sao không nghe tôi chửi?

– Này tín đồ Bà La Môn, nếu nhà ông có đám tiệc, thân nhân tới dự, mãn tiệc họ ra về, ông lấy quà tặng họ không nhận thì quà đấy về tay ai?

– Quà ấy về tôi chứ ai.

– Cũng vậy, ông chửi ta, ta không nhận thì thôi.

Trong kinh Phật viết rằng, khi người ác mắng chửi người thiện, người thiện không nhận thì người ác giống như người ngửa mặt lên trời phun nước bọt, nước bọt không tới trời mà rời xuống ngay mặt người phun. Có thọ nhận mới dính mắc đau khổ, không thọ nhận thì an vui hạnh phúc. Thế nên từ nay về sau nếu có nghe thấy ai đó nói lời không tốt về mình, chớ có thọ nhận thì sẽ được an vui.Theo Phật giáo, khẩu nghiệp là một trong những nghiệp nặng nề nhất mà một người có thể tạo ra. Vết thương bạn gây ra trên thân thể người khác còn có ngày lành nhưng vết thương gây ra bởi lời nói thì chẳng biết ngày nào mới lành lại được.Vì vậy hãy cẩn trọng với lời nói của mình, đừng gây ra thị phi vì vô ý thức, cũng đừng trách móc người khác chỉ vì lỗi lầm của họ bởi: “Every saint has a past, every sinner has a future”, nghĩa là “Vị thánh nào cũng có một quá khứ, và tội đồ nào cũng có một tương lai”.

Nguồn: giadinhonline


 

Đi thăm cháu ngoại ở Fort Lauderdale (Florida)-  Phùng Văn Phụng

Thứ bảy, ngày 01 tháng 03 năm 2025, tôi đã đi thăm cháu ngoại Michelle đang học tai trường Nova Southeastern University, ngành y. Nhân cơ hội đó vào thăm trường NSU luôn cho biết.

Cháu phải qua được ba kỳ thi nữa mới tới trường mới ở New York và cần học thêm hai năm nữa, đi thực tập ở các nhà thương, phòng mạch của các bác sĩ, để xem thích hợp với ngành nào, mới chọn, sẽ học về bác sĩ gia đình, bác sĩ gây mê hay điều trị trẻ con v.v…

Theo như cháu nói hiện có khoảng 200 sinh viên học ngành y tại trường này chỉ có 6 sinh viên là người Việt Nam.

Ngân sách của Nova Southeastern University là 590 triệu đô la (2019).

a)Đại học Nova Southeastern (NSU) là một trường đại học tư có cơ sở chính tại Fort Lauderdale-Davie, Florida, Hoa Kỳ. Trường đại học bao gồm tổng cộng 14 trường cao đẳng, hơn 150 chương trình học. Trường đại học NSU chuyên dạy về khoa học xã hội, luật, kinh doanh, y học chỉnh xương khớp (DO), y học allopathic (MD), dược, nha khoa, nhãn khoa, vật lý trị liệu, giáo dục và điều dưỡng. Tính đến năm 2019, đã 20.576 sinh viên theo học tại Đại học Nova Southeastern, với hơn 210.000 cựu sinh viên.

b)Với cơ sở chính nằm trên diện tích 314 mẫu Anh (127 ha) tại Davie, Florida,  

Trường đại học được thành lập vào năm 1964 với tên gọi là Đại học Công nghệ Tiên tiến Nova trên một bãi đổ bộ xa bờ của hải quân trước đây được xây dựng trong Thế chiến II và cung cấp các bằng cấp sau đại học về khoa học vật lý và xã hội. Năm 1994, trường đại học sáp nhập với Đại học Khoa học Sức khỏe Đông Nam và tên hiện tại.(1)

c)Sau khi tốt nghiệp để đi làm, đây chỉ là bước đầu, là nền tảng căn bản để kiếm tiền để sống. Giống như mới xây được cái nền nhà mà thôi. Còn việc xây dựng căn nhà như thế nào mới là quan trọng trong cuộc đời của mình.

Quan niệm sống như thế nào, đóng góp, đem lại lợi ích gì cho xã hội mới là quan trọng.

Xây dựng căn nhà nhân đức, biết yêu thương, sống vui vẻ, hoà đồng, bao dung với mọi người đó là vấn đề cần phải thực hành liên tục, luôn cố gắng mỗi ngày.

Khi ra đời làm việc là phải gặp những khó khăn và ngay cả những sự thất bại nữa. Khó khăn thì từ từ giải quyết, thất bại sẽ cho ta kinh nghiệm, vui vẻ đứng dậy đi tiếp chứ không phải khi gặp thất bại sẽ làm ta chán nản, bỏ cuôc, ngã gục. Cần cầu nguyện thường xuyên để có được ơn thiêng của Đấng Tối cao.

Sống cần có lý tưởng, có mục tiêu, có con đường tiến lên phía trước.

Lý Đông A (2) nói: “Nuôi tâm thì làm thiên tài, nuôi trí thì làm nhân tài, nuôi thân thì làm nô tài.”

 Phùng Văn Phụng ghi lại

Cuối tháng 03 năm 2025

Ghi chú:

(1) Nguồn Wikipedia: https://en.wikipedia.org/wiki/Nova_Southeastern_University

(2)Lý Đông A (1921-1947) là một nhà triết học, học giả, nhà cách mạng chính trị Việt Nam, sáng lập Đại Việt Duy Dân Cách Mạng Đảng

Hình chụp vợ chồng người viết với hai cháu ngoại ở trường NSU (03-2025)

Hình chụp vợ chồng người viết với cháu ngoại Michelle đang học trường này

(tháng 03 năm 2025)


 

Người không giữ mãi cơn giận, nhưng chuộng lòng nhân nghĩa- Cha Vương

Cuối tuần zui zẻ và bình an trong Chúa và Mẹ nhé.

Cha Vương

Thứ 7, 2MC: 22/3/2025

TIN MỪNG: Người không giữ mãi cơn giận, nhưng chuộng lòng nhân nghĩa, Người sẽ lại thương xót chúng ta, tội lỗi chúng ta, Người chà đạp dưới chân. Mọi lỗi lầm chúng ta, Người ném xuống đáy biển. (Mk 7:18c,19)

SUY NIỆM: Trong Giáo hội Công Giáo, Thứ Bảy là những ngày đặc biệt phụng vụ dành riêng kính Đức Trinh nữ Maria. Truyền thống dành riêng ngày Thứ bảy để tôn vinh Mẹ Thiên Chúa là một truyền thống cổ xưa, có từ hàng trăm năm trước. Từ điển Bách khoa Công giáo cho biết, một “Thánh lễ đặc biệt được chỉ định để kính Đức Trinh Nữ vào các ngày Thứ bảy – có từ thế kỷ X “. Việc chọn lựa này được kết nối với sự phục sinh của Chúa Giêsu vào ngày Chúa nhật và với đức tin vững vàng của Đức Maria vào ngày hôm trước. Vì Chúa Phục sinh xảy ra vào ngày Chúa nhật, chúng ta giữ ngày thánh này thay cho ngày Sabat như những người Do thái xưa đã làm. Tuy nhiên, chúng ta thánh hóa ngày thứ bảy để tôn vinh Đức Trinh nữ Maria vinh hiển, người luôn kiên vững trong đức tin đến trọn ngày Thứ bảy sau cái chết của Con Thiên Chúa.

    Tin Mừng hôm nay cho biết “Chúa chuộng lòng nhân nghĩa (nhân lành/thương xót). Vậy trong khi suy ngẫm về lòng thương xót của Thiên Chúa, ta cũng hướng về Đức Mẹ Maria, “Mẹ nhân lành… (Mẹ của lòng Thương Xót)”. (Kinh Lạy Nữ Vương). Chúng ta gọi Đức Maria là Mẹ của Lòng Thương Xót vì Mẹ là Mẹ của Chúa Giêsu con Thiên Chúa.  Là con cái của Mẹ, ở chốn khách đày, mời bạn hãy chạy đến Mẹ than thở kêu khẩn Mẹ thương.  “Trong nguy nan, lúc sầu khổ, khi băn khoăn, bạn hãy nghĩ đến Mẹ MARIA, bạn hãy kêu cầu Mẹ MARIA. Ước gì danh thánh MARIA không bao giờ lìa xa môi miệng bạn, tách rời khỏi con tim bạn; và để được Mẹ thương cầu bầu trợ giúp, bạn đừng quên bắt chước gương Mẹ. Bước theo Mẹ, bạn không lạc hướng; kêu cầu Mẹ, bạn không thất vọng; lĩnh ý Mẹ, bạn không sai lầm. Nếu Mẹ đỡ bạn, bạn sẽ không ngã; nếu Mẹ che chở bạn, bạn sẽ không sợ; nếu Mẹ dìu bạn, bạn sẽ không mệt; nếu Mẹ ủng hộ bạn, bạn sẽ đạt đến đích.”—Thánh Bernard (Bê-na-đô) ở Clairvaux.

LẮNG NGHE: Khi thấy thân mẫu và môn đệ mình thương mến đứng bên cạnh, Đức Giê-su nói với thân mẫu rằng: “Thưa Bà, đây là con của Bà.” Rồi Người nói với môn đệ: “Đây là mẹ của anh.” Kể từ giờ đó, người môn đệ rước bà về nhà mình. (Ga 19:26-27)

CẦU NGUYỆN: Lạy Mẹ Maria, Mẹ là người đầu tiên đón nhận, cảm nghiệm và sống Lòng Thương Xót của Chúa xin cầu bầu và trợ giúp con hôm nay và mãi mãi.

THỰC HÀNH: Đọc chậm và suy niệm Kinh Lạy Nữ Vương

From: Do Dzung

**************************

MẸ LÒNG THƯƠNG XÓT – Padre ZEZINHO, Brazil – Lời: QUANG UY, DCCT – Ca sĩ KIM TUYẾN và Nhóm CADILLAC

Tể tướng số 1 của Tần Thủy Hoàng là Lý Tư – Truyen ngan HAY

Nguyễn Thị Bích Hậu

 Tể tướng số 1 của Tần Thủy Hoàng là Lý Tư. Ông là người nước Sở, quê quán ở huyện Thượng Tài nằm trong vùng Hà Nam ngày nay. Hồi còn trẻ, Lý Tư chỉ làm viên quan nhỏ ở huyện nhà, nhưng lại thích học tập nên theo học Tuân Tử cùng với bạn học là Hàn Phi, và thích Pháp gia.

Ngay từ lúc đó, Lý Tư đã là người đầy tham vọng. Có lần, ổng thấy chuột trong nhà vệ sinh gần văn phòng mình ăn đồ bẩn, hễ có người hoặc chó đến là sợ hãi bỏ chạy. Sau đó, Lý Tư lại đi vào kho thóc, nhìn thấy trong kho thóc có chuột, chúng ăn ngô dự trữ, sống dưới nhà lớn, không lo bị người hay chó quấy rầy. Lý Tư thở dài nói: “Tương lai của một người có tốt đẹp hay không cũng giống như loài chuột vậy, do hoàn cảnh sống quyết định!”.

Từ đó Lý Tư nuôi mộng thoát khỏi khung cảnh chật hẹp của vùng quê mình, của nước Sở mà khi đó vua đã suy yếu. Ông ta cho rằng “nhục nhã lớn nhất là địa vị thấp kém, buồn khổ lớn nhất là nghèo túng” nên đi vào nước Tần.

Lý Tư tìm cách vào làm người hầu cho tể tướng Lã Bất Vi thời vua Tần Chính. Sau đó từ từ leo lên chức thị giả vào hầu vua. Lý Tư xúi vua Tần nhất thống thiên hạ. Mà bí kíp chính là cần “nắm bắt cơ hội và đủ tàn nhẫn”. Tần Chính thấy hay quá bèn nghe theo, bổ Lý Tư làm quan trưởng sử, sau thành khách khanh. Rồi theo kế của Lý Tư phái người qua các nước lân cận để tiếp cận với các hoàng tử của họ. Hễ ai nghe thì cho vàng bạc châu báu còn ai không nghe thì ám sát.

Trong sự nghiệp làm quan ở nước Tần, Lý Tư từng 2 lần suýt bị “trục khách” (đuổi môn khách đang làm quan về nước) vì chính biến, nhưng nhờ tài ăn nói, thuyết phục mà được ở lại rồi càng ngày càng làm quan to, tới chức Thượng thư.

Khi đó, Tần Chính đọc sách của Hàn Phi Tử, bạn học của Lý Tư và là hoàng tử nước Hàn đầy tài hoa, thấy rất hay, bèn đánh nước Hàn. Nước này sợ mới cho Hàn Phi Tử qua làm sứ thần. Nhưng Lý Tư xúc xiểm nên Tần Chính đã giết chết Hàn Phi Tử.

Từ đó Lý Tư lên như diều gặp gió. Làm quan hơn 20 năm thì Tần vương thống nhất giang sơn, lên ngôi Hoàng đế Tần Thủy Hoàng, phong Lý Tư làm Thừa tướng. Lý Tư góp công lớn trong việc giúp Tần Thủy Hoàng dẹp loạn các nước chư hầu, cải cách bộ máy chính quyền, thống nhất văn tự, đo lường, tư tưởng. Những vụ án độc ác nhất mà Tần Thủy Hoàng làm cũng do ý tưởng mà Lý Tư dâng lên, ví dụ như đốt sách chôn nho. Tức là vì ý chí của Tần Thủy Hoàng và vì muốn củng cố địa vị của mình, Lý Tư cũng không màng tới cố quốc là nước Sở, chứ nói chi các chư hầu khác. Còn thân phận người dân thì ổng cho là con sâu cái kiến mà thôi.

Nhưng người tính không bằng trời tính. Khi Tần Thủy Hoàng qua đời, quanh hoàng đế chỉ có 3 người thân cận là Lý Tư, Triệu Cao và thứ tử Hồ Hợi. Trong khi di chiếu của Tần Thủy Hoàng muốn truyền ngôi cho thế tử Phù Tô.

Thái giám Triệu Cao không thích vậy, vì sợ mất địa vị, nên bàn với Lý Tư giả sửa chiếu chỉ, truyền ngôi cho Hồ Hợi.

Sau đó là một chương bi thảm của nhà Tần, vì rất nhiều con cái cháu chắt của Tần Thủy Hoàng bị giết để trừ hậu họa. Các phi tần bị chôn sống…

Hồ Hợi lên ngôi chỉ ham ăn chơi hưởng lạc, không quản triều chính. Kết quả thái giám Triệu Cao, người duy nhất vào tiếp kiến được với Hồ Hợi trở thành một dạng vua không ngai. Triệu Cao cứ lấy cớ vào trình vua, nhưng không nói gì tự quyết tất rồi truyền ra ngoài ý của mình, ai cũng sợ.

Lúc đó Lý Tư dâng sớ vạch tội Triệu Cao, can ngăn Hoàng đế thì đã muộn. Triệu Cao coi Lý Tư là cái gai trong mắt, vu cho ông tội làm phản, cùng con trai cấu kết với địch quốc để xưng vương.

Hồ Hợi nổi giận, giao Lý Tư cho Triệu Cao xử lý. Lý Tư và con trai phải chịu “ngũ hình” đầy thảm khốc. Mà tiếc thay tội này do chính Lý Tư là người đặt ra. Ba họ của Lý Tư cũng bị hại chết, b.ê.u đ.ầ.u ở cổng thành.

“Vào tháng 7 năm 208 TCN, Lý Tư bị kết án ngũ hình và bị chém đ.ầ.u trên phố Vân Dương ở kinh thành . Trước khi chết, Lý Tư quay lại nói với người con thứ: “Ta muốn cùng con ra khỏi cửa đông Thượng Tài ( tức quê cũ) dắt con chó vàng đi săn thỏ, mà làm sao được?” Sau đó, ông và con trai ôm nhau khóc.

Sau đó, Lý Tư và con trai bị g.iế.t, ba họ nhà ông chịu án chu di tam tộc đầy đau khổ. Người ta nói rằng Lý Tư đã hối hận về quyết định của mình trước khi chết, ông nói: “Ta từng là học trò của Tuân Tử với Hàn Phi, nhưng ta đã g.iế.t Hàn Phi. Bây giờ chuyện này xảy ra, chẳng phải là ý trời sao?”.

Lý Tư thật ra là một người kỳ tài, văn chương thời Tần đời sau đánh giá ông là số 1. Ông cũng hiểu cao học rộng, giỏi sáng kiến, áp dụng nhiều chính sách tốt làm cho nước Tần thống nhất thiên hạ. Tuy nhiên ông ta có bản tính là người tham lam, lại ma mãnh, sẵn sàng chà đạp lên bạn bè người thân để thăng tiến, coi rẻ quê hương bản quán. Vị quân vương nào gần ông thì càng bị kích động làm điều bạo tàn hơn là làm chuyện nhân nghĩa.  Vì thế nên cuối cùng thân bại danh liệt, mất hết dưới tay thái giám Triệu Cao.


 

Đồng bào tôi chết !-Câu Chuyện Vượt Biên Thương Tâm – Nguyễn Ngọc Ngạn

Đồng bào tôi chết !

(Chuyện xảy ra cho ông Nguyễn Ngọc Ngạn trong cuộc vượt biên)

50 năm sau 30.4.1975

Nghĩ gì về sự ” HÒA GIẢI DÂN TỘC ” chưa hề được thực thi  !
Hệ quả là đây :
“Những ngày trống vắng ở trại tị nạn Mã Lai chờ đi định cư, tôi suy nghĩ nhiều về nửa thế kỷ trầm luân của đất nước và nhận ra một điều đơn giản rằng: Trong xã hội Việt Nam, người đàn bà mới chính là thành phần chịu nhiều gian truân nhất – thời chiến tranh cũng như thời hậu chiến”.


Câu Chuyện Vượt Biên Thương Tâm:
TÀU KIM HOÀN MT065,
170 NGƯỜI CHẾT THẢM

Đời người, ai cũng có những kỷ niệm, đau thương hay hạnh phúc. Kỷ niệm đôi khi chỉ thoáng qua, mờ nhạt như áng mây bay ngang bầu trời, để lại chút hình ảnh bâng khuâng, nhưng cũng có khi hết sức sâu đậm, đến nỗi có thể coi là một biến cố, khả dĩ tạo thành khúc rẽ quan trọng cho cuộc đời. Đó là trường hợp của tôi với câu chuyện xảy ra hơn 20 năm về trước mà giờ này ngồi ghi lại, tôi vẫn thấy hiển hiện như mới hôm qua.

Ngày ấy, miền Nam vừa đổi chủ được 3 năm, tình hình chính trị còn cực kỳ khắt khe, đã thế, chính sách áp dụng lại không đồng nhất, mỗi phường mỗi tổ là một lãnh chúa, phát huy sáng kiến mà bức chế nhân dân.
Tôi ở trại cải tạo, cầm tờ giấy tha vào giữa năm 78, về trình diện Sở Giáo dục Thành phố cho đúng thủ tục, dù biết trước sẽ không được thu nhận trở lại nghề cũ. Không có nghề nghiệp biên chế, tôi chỉ được tạm trú 3 tháng tại Sài Gòn để thu xếp đi vùng kinh tế mới.

Thời gian này, miền Nam đang lên cơn sốt về phong trào vượt biên tìm tự do, những người ở vào hoàn cảnh của tôi, bị công an khu vực theo dõi và hăm dọa thường xuyên thì lại càng nôn nóng kiếm đường bỏ trốn, những người bạn tù chúng tôi ngày ngày đôn đáo gặp nhau, đề tài chính đem ra bàn bạc chỉ xoay quanh một chuyện duy nhất là vượt biên.

Thời gian trôi qúa nhanh, trong nháy mắt đã hết hạn tạm trú, tôi trở thành kẻ sống lậu không hộ khẩu tại thành phố, giữa lúc lao đao tuyệt vọng, không biết ngày nào bất ngờ bị bắt lại, thì một hôm em trai tôi giới thiệu cho tôi một đầu cầu qúy giá, đó là ông Ân, một người đàn ông trí thức, tuổi vừa 50, tính tình hiền hoà và đứng đắn.

Ông là nhân viên lâu đời của cơ quan viện trợ Hoa Kỳ trước 75, đồng thời góp phần chuyển âm Anh – Pháp cho hãng phim Cosunam ở Sài Gòn. Vì làm ăn chung với em tôi từ sau 75 nên ông có lòng tốt rủ em tôi cùng đi với ông trong chuyến vượt biển bán chính thức vốn dành riêng cho người Hoa đang rầm rộ đăng ký lúc đó. Thông cảm hoàn cảnh bấp bênh của tôi, em tôi giới thiệu tôi với ông, để xem ông có giúp gì được tôi chăng?

Đi bán chính thức lúc ấy đắt tiền lắm, vì đang là những đợt đầu, có người nộp tới 12 hoặc 14 cây vàng, vì phải qua nhiều trung gian, còn gía trung bình thì ít ra cũng phải 10 lượng một người. Tôi mới ở tù ra, làm gì có số tiền khổng lồ ấy!
Bà xã tôi bận con nhỏ, khi tôi đi tù thì cháu mới hơn 1 tuổi cho nên chỉ buôn bán vớ vẩn, đủ nuôi con và tiếp tế cho chồng là giỏi lắm rồi. Số vốn ít ỏi của vợ tôi lại cứ vơi dần sau mấy chuyến đi chui bất thành, con đường bán chính thức mua vé bằng cả chục lượng vàng, là điều vượt qúa sự kỳ vọng của tôi, trừ khi có một phép lạ.

Vậy mà phép lạ dường như đang xảy đến!

Hôm ấy, một buổi tối khoảng đầu tháng 11, gia đình em tôi đưa tôi lại quán bò 7 món Duyên Mai bên Chi Lăng, để gặp ông Ân lần đầu tiên. Tôi lúc này đang trốn chui trốn nhủi vì đã hết hạn nộp hộ khẩu từ lâu, phải xoay đủ mọi thứ giấy tờ lao động để qua mặt công an khu vực, nấn ná lưu lại thành phố được ngày nào hay ngày nấy.

Khu vực Công giáo tôi cư ngụ lại hay xảy ra những vụ bắt bớ bí mật, vì những tin đồn về các tổ chức Phục Quốc – cả thật lẫn giả — làm liên lụy đến khá nhiều người vô can. Trước năm 75, tôi có dạy một ít giờ tại hai trường tư thục Công giáo là Trung học Quang Minh ở nhà thờ Vinh Sơn đường Trần Quốc Toản, và Trung học Saint Thomas trên đường Trương Minh Giảng. Nhà thờ Vinh Sơn là nơi phát khởi vụ nổi dậy chống chính quyền đầu tiên sau 30 tháng 4 năm 75. Và linh mục Nguyễn Quang Minh bị bắt ngay sau đó. Cha Vàng ở trường Saint Thomas cũng đã bị bắt vì nghe đồn bị vu cáo có giấu vũ khí trong khuôn viên trường học.

Khi tôi ở trại cải tạo về, công an có gọi tôi ra và thẩm vấn về quan hệ của tôi với hai vị linh mục này. Có thể đó chỉ là những câu hỏi thủ tục về lý lịch nhưng cũng làm tôi hết sức lo sợ, bởi xã hội không có luật pháp rõ ràng, một khi công an nghi ngờ thì sớm muộn gì cũng vào tù. Bởi vậy, tôi càng nôn nóng muốn trốn đi.
Tối hôm ấy, gặp ông Ân ở nhà hàng, tôi bàng hoàng xúc động khi ông cho biết ông sẵn lòng đóng tiền cho vợ chồng tôi đi cùng chuyến với ông và em tôi, nghĩa là ông cho tôi vay 20 lượng vàng, qua Mỹ đi làm trả lại, vợ chồng tôi chỉ cần góp 5 lượng cho đứa con mà thôi! Tôi như người đi trên mây, buồn ngủ gặp chiếu manh, không ngờ đời mình có lúc gặp qúy nhân dễ dàng như thế này! Dĩ nhiên, qua trung gian em trai tôi, ông Ân mới dám tin là tôi sẽ trả ông sau khi đến Hoa Kỳ, nhưng dù sao đi nữa, việc ông giúp một người xa lạ như tôi, trong hoàn cảnh này, phải coi là một phép lạ mà tôi không mường tượng trước được, nhất là ở thời kỳ gạo châu củi quế năm 78.

Bà Ân ngồi cạnh chồng chỉ cười hiền hoà không có ý kiến gì. Lúc đó bà 39 tuổi, thua chồng hơn 10 tuổi, sáu đứa con, đứa nào cũng xinh xắn và ngoan hiền. Sau đó tôi còn được biết thêm, ông Ân cho tới 18 người vay tiền đi, tổng cộng là gần 200 lượng vàng!

Những ngày hồi hộp trôi qua rất chậm, tôi nôn nóng chỉ sợ chuyện bất trắc xẩy ra trước khi lên đường. Tôi vẫn hăng hái tham gia công tác thủy lợi tại địa phương hoặc tự nguyện dạy lớp bổ túc văn hóa ban đêm trong tổ dân phố để tránh sự chú ý của công an khu vực. Song song với những việc đó, tôi âm thầm mua giấy tờ, lấy tên giả, học nói dăm câu tiếng Hoa, và cuối cùng ra đi vào một ngày cuối năm khi sóng biển đang gầm thét dữ dội ngoài khơi.

Khi những chiếc ghe nhỏ đưa người ra thuyền lớn ở Kiến Hòa thì một chuyện bất ngờ xảy ra: công an cùng với chủ ghe đọc danh sách lên tầu, và quyết định bỏ lại 17 người đã đóng tiền, trong đó có toàn bộ gia đình em trai tôi gồm 4 người. Em trai tôi là người giới thiệu tôi đi, vậy mà phút chót lại bị ở lại. Tôi lên tầu hết sức hoang mang, ngờ ngợ linh cảm trước là sẽ có chuyện chẳng lành trên cuộc hành trình đầy sóng gió sắp tới.

Tầu đi bán chính thức chỉ được một lợi thế là không sợ bị bắt ở bến hẹn, nhưng luôn luôn chở quá trọng tải, có chuyến vừa ra tới cửa biển đã chìm. Chiếc thuyền gỗ tôi đi rất mong manh, mà chủ tầu và công an chất lên tới hơn 300 người, cố nhét càng nhiều càng tốt để thu vàng tối đa, họ gạch tên bỏ lại 17 người, để thay vào bằng những hành khách khác bằng lòng nộp nhiều vàng hơn.

Câu chuyện cảm động về con tàu mang số hiệu MT065 — Tiếng Việt

Đây là loại tầu đánh cá có hầm chứa nước đá để ướp cá, bây giờ được dọn sạch để đưa người vượt biển. Hơn 100 người đàn ông chúng tôi bị dồn xuống hầm, cấm không được leo lên, và chỉ có mỗi cái cửa vuông ở giữa tầu để ngày ngày bên trên ném thức ăn xuống. Đàn bà con nít thì được ngồi ở tầng trên cùng với thân nhân của chủ tầu và tài công, có nghĩa là từ lúc bước chân xuống tầu, tôi không được liên lạc với vợ con nữa. Tôi không biết trong số hơn 100 người đàn ông ngồi dưới hầm tầu có bao nhiêu người Việt; chỉ nghe tiếng chuyện vãn chung quanh toàn là tiếng Hoa.

Ông Ân với 3 cậu con trai tuổi từ 14 tới 18 ngồi dưới hầm bên cạnh tôi, vợ ông cùng cô con gái đầu lòng 19 tuổi, đứa áp út 13 và đứa con út 3 tuổi ở trên boong cùng với vợ con tôi. Vì là người Việt, không dám tranh cãi với đại đa số người Hoa, chúng tôi bị dồn vào cuối hầm tầu, ngồi chịu trận tại chỗ, nước lúc nào cũng ngập từ thắt lưng trở xuống, và có khi lên tới ngực, thức ăn cũng ít khi đến lượt mình, vì những người ngồi gần cửa lấy hết, lâu lâu mới quẳng vô phía chúng tôi cái bánh tét hay ổ bánh mì đã cứng như thanh củi. Tuy vậy, ai cũng tự an ủi là cuộc hành trình sẽ không lâu, cố gắng chịu đựng vài ngày là tới bến, tha hồ thong dong.

Sang đến ngày thứ tư, rồi thứ năm, tất cả đều mệt mỏi vì con thuyền nhỏ bị sóng nhồi liên tục, nước biển rỉ vào hầm tầu mỗi lúc một nhiều hơn mà chẳng ai buồn múc từng thùng đổ ra ngoài như hai hôm đầu. Chỗ tôi ngồi càng ngày càng thê thảm hơn, nước ngập tới ngực mà rác rến lại nổi lềnh bềnh chung quanh. Lá bánh chưng bánh tét, vỏ quít, vỏ bưởi cùng các thứ linh tinh trôi vật vờ, chẳng ai thèm vớt mà đem quăng xuống biển.

Vì quá chật chội, di chuyển rất khó khăn, nên ai cũng ngồi lì tại chỗ, đứng lên không nổi, đi tiểu luôn chỗ mình ngồi cho tiện. Trong hầm tầu, chúng tôi mất hết ý niệm thời gian, không ngày hay đêm, cũng chẳng biết tầu đang chạy hay đứng tại chỗ.

Đến ngày thứ năm, vì nóng bức qúa, có người ngộp thở ngất xỉu dưới hầm, tài công mới cho khoét một cái lỗ vuông mỗi bề hơn một gang tay ngay trên đầu tôi, nghĩa là phía dưới tầu, để lấy không khí từ trên lùa xuống cho hơn 100 người phía dưới. Vị ân nhân của tôi, ông Ân và các con, lúc đầu còn nói chuyện với tôi, sau mệt qúa, ai cũng nhắm mắt dựa vào nhau mà sống cho qua cuộc hành trình dài lê thê.

Bước sang ngày thứ bảy, buổi sáng tinh mơ, chắc chưa đến 6 giờ, tôi đang thiu thiu ngủ, thì nghe có tiếng gọi nhỏ:
– Anh Ngạn anh Ngạn ơi!

Tôi giật mình ngơ ngác ngước nhìn lên thì thấy bà xã tôi thò mặt qua cái lô thông hơi để tìm tôi. Tôi không nhận ra mặt vợ tôi vì trời còn tối thẳm, nhưng nhờ giọng nói tôi biết vợ tôi cần gặp tôi có chuyện khẩn cấp. Tôi hồi hộp tìm cách đứng dậy.
Tàu chật ních, lại thêm đã gần một tuần ngồi một chỗ, hai chân tê cứng dưới lớp nước mặn, tôi loanh quanh khá lâu mới đứng lên được. May cho tôi là quanh tôi mọi người còn đang ngủ cả, chứ nếu họ thức thì tôi khó lòng di chuyển, vì họ sẽ lôi lại và dí đầu tôi bắt ngồi xuống.

Bà xã tôi giục nho nhỏ:
– Lên đi anh! Lên đại đi! Chui lỗ thông hơi này lên đi!

Tôi lo lắng nhìn quanh. Lúc ấy tôi còn gầy yếu lắm, thời gian ở trại cải tạo bị sốt rét nặng kéo dài 21 ngày, bước đi phải nhờ người vịn, bạn bè cùng tổ cứ tưởng tôi là sắp phải đem tôi đi chôn trên đồi tranh ở Bù Gia Mập. Giờ này vượt biển, tôi vẫn chưa lại sức, mới chỉ lên cân được chút ít.

Nhà tôi lại bảo:
– Đêm qua bão lớn, cái áo của con bị rách tung rồi bay mất, nó phải cởi trần cả đêm lạnh tím cả người. Anh lên một chút đi.

Nghe nhắc đến đứa con hơn 4 tuổi, tôi vùng đứng lên, bước đại qua vào người đang ngồi ngủ, rồi chui liền lên. Cái lỗ nhỏ, phải lách người khó khăn, làm trầy sứt cả hai vai, nhưng tôi không có cảm giác gì lúc đó.

Từ hôm lên tầu, tôi vẫn mặc cái jacket nylon của Không Quân ngày trước và chiếc quần tây màu vàng đục, lúc ngồi dĩ nhiên phải cởi hết nút quần, kéo fermeture xuống cho thoải mái, bây giờ đứng dậy, vội vã dùng hai tay đu lên khỏi hầm tầu, có người nào đó đã nắm ống quần tôi kéo lại, làm tôi chỉ còn mỗi cái quần đùi khi lên tới tầng trên. Trời mưa không nặng hạt lắm nhưng gió biển thổi phần phật trong không gian mờ tối. Tôi cúi xuống ôm đứa con đang run cằm cặp.

Nhà tôi ưu tư bảo:
– Tầu sắp đắm mất, anh ạ!

Tôi đảo mắt nhìn quanh sau sáu ngày bảy đêm chui trong bóng tối dưới hầm. Chỉ một phút sau, tôi nhận ra ngay là mình sắp chết! Vợ tôi nói đúng, là bởi vì, khi ở dưới hầm, tôi cứ tưởng tầu đang chạy, hóa ra tầu bị bỏ neo đậu tại chỗ suốt cả đêm rồi, mặc cho gió mưa và sóng dữ cuối năm vùi dập. Tuy cùng ở trên tầu nhưng những tin tức bên trên không được thông báo cho người dưới hầm biết, sợ gây cảnh náo loạn, dẵm đạp lên nhau. Bởi vậy, tôi hoàn toàn không biết gì cả, cho đến bây giờ leo lên mới thấy kinh hoàng.

Tôi nhìn lại phía buồng máy: một cảnh tượng hãi hùng và thê lương: không có tài công, không có người phụ máy, chiếc tầu không người lái cứ bập bềnh nghiêng ngửa theo từng đợt sóng khổng lồ đưa vào, đẩy ra, phó mặc sinh mạng mấy trăm người cho đại dương. Với cơn sóng như thế này, tôi biết chắc tầu sắp vỡ. Đàn bà con nít, người đứng người ngồi lố nhố quên cả cái ướt lạnh, nhớn nhác hỏi nhau, không biết phải làm gì trong hoàn cảnh tuyệt vọng này.

Bà xã tôi bảo:
Tài công bỏ tầu từ nửa đêm rồi!

Bấy giờ tôi mới hiểu đầu đuôi câu chuyện:

Đêm qua, khi thuyền chúng tôi vào còn cách bờ Mã Lai khoảng nửa cây số thì có tầu cảnh sát Mã Lai ra đuổi, rồi họ dựng mấy cây đại liên và đèn pha trên bờ bắn ra xối xả. Mười mấy người tài công cùng với thân nhân chủ ghe đeo phao nhảy xuống bơi vào, nói là để điều đình rồi sẽ ra đưa tầu vô nhưng rồi họ đi luôn, không ai trở lại. Người ngoài khơi cứ đợi, người đã lên bờ thì bỏ mặc, đàn bà con nít trên boong không ai biết lái tầu, hơn 100 người ngồi dưới hầm thì tưởng tầu vẫn đang chạy bình thường!

Tôi biết mình sắp chết nhưng cố làm ra vẻ bình tĩnh bảo con tôi:
– Con ơi!, đằng nào tầu cũng sắp chìm, bây giờ con ôm lấy cổ ba, để ba nhảy xuống biển khơi, bơi vào.

Tôi không biết bơi, mà có biết thì cũng không còn sức bởi bờ ở qúa xa, tôi cố nhướng mắt nhìn mà chỉ thấy lờ mờ trong mưa. Đứa con trai hơn 4 tuổi quấn chiếc khăn quanh người ướt đẫm từ đầu xuống chân, run lẩy bẩy nhìn tôi im lặng gật đầu. Dường như nó cũng linh cảm thấy chuyện chẳng lành sắp đến cho nên chỉ nhìn tôi chia sẻ. Quanh tôi có vài cái bình nylon đựng nước ngọt đã uống hết nằm lăn lóc trên sàn. Tôi nắm bàn tay lạnh ngắt của vợ tôi và bảo:
– Em lấy cái bình nylon, ôm vào người rồi nhảy xuống, may ra sóng đánh vào bờ.

Thà nhẩy xuống trước chứ để tầu vỡ thì khó lòng mà sống được, vì cả trăm người sẽ níu chặt lấy nhau và cùng chết hết.

Vợ tôi nhìn tôi bằng ánh mắt ly biệt, đưa tay làm dấu đọc kinh. Tôi và con trai tôi cũng làm dấu thánh giá và cầu xin Chúa che chở trong cơn nguy khốn.

Tôi vừa đưa cho vợ tôi cái bình nylon, chưa kịp nói gì thêm thì một đợt sóng vĩ đại ấp tới làm chiếc tầu lật ngang, vỡ tung buồng lái ở tầng trên, tiếng người đồng thanh kêu rú lên bị tiếng gầm của sóng át đi. Buồng máy, kính cửa sổ, mui tầu, mái gỗ bọc tôn và bao nhiêu thứ ngổn ngang trên tầu đều rụng hết xuống biển, kéo theo qúa nửa hành khách gồm đàn bà và trẻ em.

Tôi té lăn trên sàn tầu trong khối nước mặn khổng lồ vừa ập tới, đôi tay quờ quạng bám víu bất cứ thứ gì để sống còn. Từ giây phút ấy, tôi không còn nhìn lại được vợ tôi lần nào nữa. Đứa con tôi cũng vuột khỏi tay tôi và văng xuống biển, tôi níu được một sợi dây nào đó trên tầu nên chỉ bị văng mất đôi mắt kính chứ chưa rơi hẳn xuống nước. Nhưng ngay sau đó, tôi chưa kịp hoàn hồn, chưa kịp đứng vững thì lớp sóng khổng lồ vừa đẩy vô bờ, lại rút ra mạnh hơn làm tầu lật ngang một lần nữa ra phía ngoài. Và lần này trên boong tầu không còn sót lại một ai, tất cả đều rụng xuống biển.

Những lớp ván, lớp kính và những gì chưa vỡ qua đợt sóng trước, lần này tan tành hết. Nhưng đau đớn hơn cả là chiếc tầu chìm dần xuống đáy biển mà hầm tầu lại chưa bể, cho nên hơn 100 người đàn ông ngồi với tôi suốt tuần lễ vừa qua đều chết ngộp hết trong hầm, trong đó có cả cha con ông Ân – người đã đóng tiền cho gia đình tôi đi.

Tôi rớt xuống biển, cố gắng vùng vẫy theo bản năng sinh tồn, mặc dầu không biết bơi. Trên mặt biển bao la, sóng nhồi khủng khiếp, tôi thấy từng mảng gỗ thật lớn của ván tầu, rồi thùng phuy, va li, nồi niêu, áo quần, thùng gạo và hàng chục thứ đồ lặt vặt khác trôi nổi theo triền sóng, đôi khi lao vào mặt mình, đàn bà con nít ngụp lên lặn xuống, bám lấy nhau mà cùng chết.

Tôi uống no nước, chìm sâu xuống, đụng phải bao nhiêu xác người còn bấu chặt không rời nhau. Tôi nín hơi ngoi lên được một chút để thở, rồi lại bị sóng cuốn đi không định được phương hướng. Là người Công giáo, trong lúc lâm chung tôi cố gắng đọc kinh sám hối để chuẩn bị lìa đời. đọc kinh nhưng không cầm trí tập trung được, tôi uất ức lắm, bởi thấy mình chết tức tưởi ở tuổi 32 sau khi đã trải qua qua bao nhiêu năm gian khổ.

Ngày còn trong quân đội, mấy năm tác chiến, tôi đã kề cận tử thần mà tại sao không chết ngay trên chiến trường cho xong? Tôi nhớ một lần hành quân ở Cái Bè, tôi đứng dưới đường mương bên gốc xoài, VC từ cánh đồng trước mặt bắn đạn pháo trúng ngọn xoài chỗ tôi đứng, miểng văng tung tóe làm bay mất cây súng Colt tôi đang đeo bên hông và cắt đứt sợi dây ống liên hợp máy truyền tin PRC-25 tôi đang nói chuyện với Bộ Chỉ Huy Hành Quân. Lúc ấy tôi thấy số mình còn lớn lắm, chỉ bị trầy sát nhẹ ở bên đùi. Rồi khi ở trại cải tạo Sông Bé, tôi lại bị sốt rét nặng nề đến kiệt sức, tưởng không còn sống nổi tới ngày được tha về, vậy mà cũng không sao! Tôi uất ức tự hỏi tại sao vượt biển gần đến nơi thì lại chết?

Thế rồi tôi uống no nước, đuối sức không vùng vẫy nổi, đành buông xuôi tay chìm xuống đáy bể, không biết gì nữa.

Khi tôi tỉnh lại trên bờ, thấy mình nằm sấp trên đống xác chết ngổn ngang. nước ộc từ trong bụng ra giúp tôi hồi sinh. Tôi mơ màng tưởng mình đang nằm chiêm bao. Đứa con trai 13 tuổi của ông Ân chạy lại lôi tôi dậy và nói:

– Chú Ngạn ơi! Tỉnh dậy! Tỉnh dậy! Đắm tầu, chú Ngạn ơi!

Tôi ngơ ngác nhìn nó, chưa nhận ra ai bởi qúa đuối sức và vì không có mắt kính.
Thằng bé lay tôi và nhắc lại:
– Chú Ngạn ơi! Đắm tầu! Ba cháu, chị cháu với 3 người anh của cháu chết hết rồi! Vợ chú với con chú cũng chết cả rồi!

Tôi vùng đứng dậy, đưa mắt nhìn quanh: lính Mã Lai đang đưa những người sống sót vào gốc dừa. Họ cũng như tôi là những người được sóng đẩy vào bờ và may mắn thoát khỏi tử thần, nhưng họ không được phép cứu những người bị ngộp nước như tôi. Nếu được cấp cứu, tôi tin chắc trong đám người nằm kia, ít lắm cũng có cả chục người sống dậy.

Lính Mã Lai không cho cứu là bởi vì những kẻ xa lạ và bất nhân ấy đang lột quần áo người chết để lấy vàng và dollars giấu trong gấu quần, gấu áo, cổ áo, vạt áo.
Moi của xong, họ lôi xác chết tập trung lại một chỗ chở xe mang đi chôn tập thể. Tôi từ gốc dừa bò tới, tìm trong đám 97 cái xác thấy con trai tôi đã chết hẳn. Tôi bế cháu lên và nhận ra ván tầu hoặc ghềnh đá đã đánh vỡ trán con tôi, còn để lại một vệt dài thật rõ. Còn vợ tôi thì sóng biển đánh trôi đi mất, không tìm được xác.
Mọi chuyện diễn ra chỉ trong chớp nhoáng. Ngoài kia, biển vẫn ầm ầm gào thét, chỉ thấy sóng xô chập chùng, không còn dấu tích gì của chiếc thuyền định mệnh.
Hôm sau, từ trại tạm cư, chúng tôi được đưa trở lại bãi biển. Thả bộ dọc xuống hướng Thái Lan, tìm thêm được một số xác chết nữa nhưng cũng không thấy vợ tôi. Tổng số 161 người chết, chỉ vào bờ được khoảng 100 cái xác, phần còn lại bị sóng đưa đi mất tích. Có hai nhà sư Mã Lai gốc Hoa đem vải và nhang đến làm lễ cầu siêu trước khi lính Mã Lai đem chôn tập thể.

Trên bãi biển Mã Lai dài thăm thẳm tôi dừng chân, ngồi dưới hàng dừa trông ra đại dương, nao nao mường tượng lại chặng đường đã qua, nhớ những buổi sáng Chúa Nhật vợ tôi lên thăm ở Khu Tiếp Tân trường Bộ Binh Thủ Đức, rồi những lần từ thành phố xuống miền Tây chờ tôi ở hậu cứ tiểu đoàn. Khi sinh con đầu lòng, tôi từ đơn vị hành quân, không kịp thay quân phục, vội vã đón xe về thăm ở Bảo Sanh Viện Đức Chính trên đường Cao Thắng. Nhớ hơn nữa là những lần vợ tôi gánh quả nặng trĩu đi tiếp tế cho tôi trong trại cải tạo, băng ngang 17 cây số đường rừng từ thị xã Phước Bình vào Bù Gia Mập. Tất cả đều đã qua đi, chỉ còn lại mặt nước mênh mông xanh thẳm trước mặt, từng cuốn mất bao nhiêu xác người đồng hương trên hành trình tìm tự do.
Vợ tôi mất đi ở tuổi 26 sau những tháng ngày vất vả vì chồng. Lấy tôi khi tôi đã vào quân đội, thường xuyên xa nhà, vợ tôi cũng giống như bao nhiêu người đàn bà khác trong thời khói lửa, chẳng mấy khi được gần chồng. Khi tôi được biệt phái về lại Bộ Giáo Dục, dạy học tại Sài Gòn, đã tưởng vợ chồng có thể sống đời dân sự yên ổn lâu dài, nào ngờ chỉ hơn một năm sau thì mất nước, bắt đầu cuộc sống mới lao đao gấp bội. Đoạn đường trầm luân ấy, có ngờ đâu cuối cùng lại kết thúc bi thảm bằng cái chết trên đại dương cùng với đứa con đầu lòng hơn 4 tuổi!
Tôi tin chắc cái chết của vợ tôi đã làm thay đổi hẳn cuộc sống của tôi. Nếu nói theo niềm tin thiêng liêng, thì chính vợ tôi đã cứu tôi vào phút chót, trước khi đắm tầu, bằng chứng là hơn 100 người đàn ông ngồi chung với tôi dưới hầm tầu đều chết cả vì ngộp nước. Em tôi – người giới thiệu tôi cho ông Ân – nếu đi cùng tôi chuyến ấy, chắc chắn cũng đã bỏ xác trên đại dương. Nhờ bị bỏ lại, nửa năm sau, em tôi cùng gia đình vượt biển thành công và gặp lại tôi tại Vancouver – Canada vào giữa năm 80. Bà Ân và hai đứa con nhỏ được sóng đánh vào bờ thoát chết, đi định cư ở Texas, tôi vẫn liên lạc cho đến khi trả xong 20 lượng vàng chồng bà cho tôi vay.

Tìm hiểu Du lịch Malaysia - Đảo Bidong

Biến cố hãi hùng của chuyến tầu định mệnh làm tôi càng vững tin rằng đời người có sự sắp đặt của định mệnh, hay nói theo đức tin Công giáo, thì đó là sự an bài của Thiên Chúa, còn đó rồi mất đó! Kiếp người mong manh như chiếc bách giữa dòng, cho nên các cụ ngày xưa thường ví là cuộc phù thế nhân sinh.
Vợ con tôi chết trước mặt tôi, hơn 160 người chết ngay bên cạnh tôi, mà một kẻ yếu đuối như tôi lại sống sót – đó phải là quyền năng của Thiên Chúa chưa muốn tôi lìa trần. Lúc ngồi trên tầu, ông Ân thường tâm sự với tôi: những ngày gần mất nước, gia đình ông đã có thể đi Mỹ dễ dàng, bởi ông làm việc cho cơ quan viện trợ Hoa Kỳ suốt hai mươi năm, nhưng ông thấy mình tuổi đã lớn, muốn ở lại quê nhà khi đất nước hết chiến chinh, nên ông từ khước quyền lợi di tản mà người Mỹ dành cho ông. Ba năm sau, đất nước qúa lầm than, mà chiến tranh vẫn không dứt, các con ông chuẩn bị bước vào tuổi nghĩa vụ quân sự phục vụ cuộc xâm lăng Kampuchia, thúc đẩy ông phải ra đi. Năm 75 ông từ chối di tản bằng máy bay, năm 78 ông phải trốn bằng thuyền, để rồi chính bản thân ông cùng với 4 đứa con lớn đều chết cả!

Có thể do những suy nghĩ về cuộc đời sau chuyến hải hành khủng khiếp mà tôi thoát nạn chỉ trong đường tơ kẽ tóc, tôi bắt đầu có những thay đổi lớn trong tâm tư. Tôi trở nên dễ tính, ít chấp nhất và không nuôi lòng thù ghét với bất cứ ai. Tôi tâm nguyện rằng cuộc đời mình hễ làm được điều gì cho cộng đồng, cho xã hội, cho tha nhân, tôi đều cố gắng để đền đáp lại phép lạ của Chúa đã cứu tôi trên biển.

Những ngày trống vắng ở trại tị nạn Mã Lai chờ đi định cư, tôi suy nghĩ nhiều về nửa thế kỷ trầm luân của đất nước và nhận ra một điều đơn giản rằng: trong xã hội Việt Nam, người đàn bà mới chính là thành phần chịu nhiều gian truân nhất, thời chiến tranh cũng như thời hậu chiến. Cảm thông cái thực tế chua xót ấy, cùng với nỗi nhớ thương người vợ mới mất, tôi bắt đầu viết truyện dài Những Người Đàn Bà Còn Ở Lại. Trong 3 tháng ở trại tạm cư, cuốn sách đầu tiên ấy, tuy kỹ thuật chưa cao nhưng chứa đựng nhiều cảm xúc. Nó là bậc thềm thứ nhất, là nấc thang khởi đầu, để rồi từ đó đến nay tôi đã có được gần 30 tác phẩm xuất bản.

Hai mươi năm đã qua, trên mặt báo chí Việt ngữ, tôi chưa hầ viết lại những dòng này để mô tả tỉ mỉ cái chết của vợ tôi với đứa con đầu lòng. Tuy vậy, từ thâm sâu, tôi vẫn tin chắc một điều rằng: chính cái chết của vợ tôi đã mở ra cho tôi một cánh cửa mới tôi chưa hề dự trù trong qúa khứ, đó là thế giới văn chương mà tôi miệt mài theo đuổi cho đến hôm nay.

Nguyễn Ngọc Ngạn                                                                                               From: KimBằngNguyễn