Dáng lụa- Thái Tuấn

Dáng lụa- Thái Tuấn

Với Bộ sưu tập mới cao cấp, đột phá, lần đầu tiên được thiết kế trên công nghệ in hiện đại – Digital, đặc biệt được giới thiệu trong chương trình Paris By Night 106. Trúc và Sen và hai hoa văn được thiết kế, sắp xếp theo bố cục mới trên từng chiếc áo dài. Lấy cảm hứng theo từng dòng thời gian trong ngày: Sáng – Trưa – Chiều – Tối, mỗi bộ trang phục là một cách thể hiện với những cảm xúc khác nhau, mang lại nét độc đáo cho cả Bộ sưu tập.

Bộ sưu tập “Dáng Lụa” còn khắc họa nên bức tranh hòa quyện giữa hiện đại và
truyền thống. Cho dù ở nơi đâu và trong hoàn cảnh nào, giá trị văn hóa truyền
thống dân tộc vẫn luôn tồn tại trong lòng người Việt Nam
.

 

Chiếc áo ngàn năm

Chiếc áo ngàn năm
ÁO DÀI THƯỚT THA
Tóc xõa bờ vai, đôi mắt huyền

Áo dài tha thướt dáng nàng tiên
Hương hoa ngan ngát hòa theo gió
Em đến trần gian xóa muộn phiền.

Hồng Phúc
Một biểu trưng của Việt Nam
Khác với kimono của Nhật Bản hay hanbok
của Hàn Quốc, chiếc áo dài Việt Nam vừa truyền thống lại cũng vừa hiện đại.
Trang phục dành cho nữ này không bị giới hạn chỉ mặc tại một số nơi hay dịp mà
có thể mặc mọi nơi, dùng làm trang phục công sở, đồng phục đi học, mặc đi chơi
hay mặc để tiếp khách một cách trang trọng ở nhà. Việc mặc loại trang phục này
không hề rườm rà hay cầu kỳ, những thứ mặc kèm đơn giản: mặc với một quần lụa
hay vải mềm, dưới chân đi hài, guốc, hay giày gì đều được; nếu cần trang trọng
(như trang phục cô dâu) thì thêm áo choàng và chiếc khăn đóng truyền thống đội
đầu, hoặc một chiếc miện Tây phương tùy thích. Đây chính là điểm đặc biệt của
thứ trang phục truyền thống này.

Gió bay khép nép đôi tà áo.
Hò hẹn lâu rồi em nói đi !

(thơ Đinh Hùng)
Chiếc áo dài hình như có cách riêng để tôn đẹp mọi thân hình. Phần trên ôm sát thân nhưng hai vạt buông thật mềm mại trên đôi ống quần rộng. Hai tà xẻ chít trên vòng eo khiến cho cử chỉ người mặc thật  thoải mái, lại tạo dáng thướt tha, tôn vẻ nữ tính, vừa kín kẽ vì toàn thân được bao bọc bởi lụa mềm, lại cũng vừa khiêu gợi vì chiếc áo làm lộ ra sống eo.

Chiếc áo dài vì vậy mang tính cá nhân hóa  rất cao: mỗi chiếc chỉ may riêng cho một người, dành cho riêng người đó; không thể có một công nghệ “sản xuất đại trà” cho chiếc áo dài. Người đi may phải lấy số đo thật kỹ. Khi may xong phải qua một lần mặc thử để sửa nhỏ nữa mới hoàn thiện.
Tháng giêng em áo dài trang nhã
Tỉnh lỵ còn nguyên nét Việt Nam
Đài các chân ngà ai bước khẽ
Quyện theo tà lụa cả phương đông
(Nguyễn Tất Nhiên)
…Áo trắng đơn sơ, mộng trắng trong,
Hôm xưa em đến, mắt như lòng,
Nở bừng ánh sáng, em đi đến,
Gót ngọc dồn hương, bước tỏa hồng…
(Áo Trắng, thơ Huy Cận)
Có phải em mang trên áo bay
Hai phần gió thổi, một phần mây
Hay là em gói mây trong áo
Rồi thở cho làn áo trắng bay
(Nguyên Sa)
Ngày nay, áo Dài xuất hiện khắp nơi trên  thế giới. Những phụ nữ Việt Kiều biểu lộ tình cảm với quê hương qua chiếc áo dài. Nhiều du khách nước ngoài đã có những ấn tượng rất tốt về tà áo Dài VN. Họ cảm thấy được đón tiếp rất nồng hậu khi những tà áo Dài bay bay trước gió ở phi trường. Thật tiếc cho những ai đến VN mà không mang về một chiếc áo Dài làm kỷ niệm và để khoe với những ai chưa từng đến VN!
Sưu tầm trên net
Phu Nguyen (504) 722-0115

CUỐI ĐỜI THANH THOÁT

CUỐI ĐỜI THANH THOÁT

Suy ngẫm về cuộc sống

Ngày tuyệt vời nhất chính là NGÀY HÔM NAY

Điều dễ làm nhất chính là BỚI MÓC LỖI LẦM CỦA NGƯỜI KHÁC

Điều xấu hổ nhất chính là TỰ MÃN QUÁ ĐÁNG

Trở ngại lớn nhất của cuộc đời chính là NỖI LO SỢ

Sai lầm lớn nhất chính là TỪ BỎ MỤC ĐÍCH CAO ĐẸP CỦA MÌNH

Chướng ngại lớn nhất ngăn cản bạn đến thành công là CÁI TÔI ÍCH KỶ

Cảm giác mãn nguyện nhất là khi LÀM HẾT LÒNG VỚI CÔNG VIỆC CỦA MÌNH

Người hay bất hòa nhất là NGƯỜI HAY PHÀN NÀN

Sự vỡ nợ tồi tệ nhất là ĐÁNH MẤT NHIỆT HUYẾT, NIỀM TIN CỦA MÌNH

Nhu cầu lớn nhất của con người là CẢM NHẬN CUỘC SỐNG

Quà tặng quý giá nhất bạn có thể trao tặng cho mọi người chính là LÒNG KHOAN DUNG

Điều đáng để bạn phải suy nghĩ nhiều nhất bây giờ không phải CÁI CHẾT mà là SỐNG NHƯ THẾ NÀO?

Điều vô giá mà bạn cần và có thể chia sẻ là TÌNH YÊU THƯƠNG…

Anh Trần Quang Minh gởi

Tình yêu cứu thế

Tình yêu cứu thế

(Lc 3,15-16, 21-22)

Thiên Phúc

Một vị quan lớn mở tiệc mời nhiều người đến dự. Tất cả các người được mời đều ăn mặc sang trọng và dùng xe đi đến. Trong số ấy có một người khách già. Rủi thay, vì già yếu nên ông cụ này khi xuống xe đã trượt chân té vào vũng bùn. Khách đến dự tiệc thấy vậy phá lên cười.

Xấu hổ và cảm thấy mình không xứng đáng, ông quyết định quay về. Gia nhân nài nỉ cách mấy ông cũng không chịu ở lại dự tiệc. Khi đó vị quan chủ tiệc bước ra sân, đi tới chỗ vũng nước đó, rồi cũng cố tình té ngã vào vũng nước. Thế là áo quần của ông quan cũng dơ dáy y như cụ già kia. Mọi người chung quanh chẳng ai dám cười
nhạo nữa. Sau đó, vị quan lớn cầm tay ông cụ đưa vào phòng tiệc. Ông cụ chẳng
còn lý do nào để chối từ.

***

Chỉ có hành động cố tình té ngã của vị quan lớn kia, mới có thể đưa ông cụ vào bàn tiệc.

Con Thiên Chúa trên tầng trời cao thẳm, lại hạ mình xuống làm kiếp phàm nhân.

Đấng thánh thiện vô cùng, lại khiêm nhu đứng xếp hàng bên những tội nhân.

Đấng xoá tội trần gian, lại hoà mình trong đoàn người tội lỗi.

Đấng thanh sạch vô biên, lại chịu dìm mình trong dòng sông “sám hối”.

Đấng sẽ làm phép rửa trong Thánh Thần, lại xin chịu phép rửa của Gioan.

Chính hành vi rất mực khiêm hạ của Đấng Cứu Thế đã cho thấy tình yêu sâu nặng của Thiên Chúa dành cho con người.

Chính thái độ tự huỷ tột cùng của Đấng Cứu Thế đã cho thấy tình yêu dấn thân của Thiên Chúa đối với con người cát bụi chúng ta.

Vâng, chính Thiên Chúa đã có sáng kiến tuyệt vời là tình nguyện hoá thân làm kiếp phàm nhân:

Để chia sẻ thân phận đói nghèo, khổ đau, bệnh hoạn của con người.

Để nếm cảm nỗi ray rứt khắc khoải của tội nhân.

Để thấu hiểu niềm khao khát đổi mới trong lòng người tội lỗi.

Vâng, chính Con Thiên Chúa đã thực hiện những phép lạ thật ngoạn
mục ngay trước mắt con người,

Người đã muốn nên anh em với chúng ta để chia sẻ những gì Người đã nhận
từ Cha: “Mọi sự của Cha là của Con”.

Người đã muốn chung phận con người để chia sẻ phận Con Thiên Chúa:
“Phàm là con cái thì chung huyết nhục, nên Người cũng chung phần huyết
nhục với chúng ta” (Dt 2,14).

Người đã muốn chung phần khổ đau, để có thể cứu giúp những ai đau khổ: “Vì bản thân Người đã trải qua thử thách và đau khổ, nên Người có thể cứu giúp những ai bị thử thách”(Dt 2,18).

Chiêm ngắm Đấng Cứu Thế cúi mình chịu phép rửa, chúng ta hiểu được thế nào là Tình Yêu: Một Tình Yêu vui lòng tự huỷ để cùng đồng hành với anh em cho đến cùng, một Tình Yêu sẵn sàng chia sẻ trọn vẹn cho anh em, một Tình Yêu chấp nhận cúi xuống để nâng anh em chỗi dậy cùng bước về nhà Cha.

Chiêm ngắm Đấng Cứu Thế cầu nguyện với Cha nơi dòng sông Giođan, chúng ta hiểu được thế nào là Hiệp Thông: Chính trong giây phút Hiệp Thông sâu đậm này mà Người cảm nhận được đầy tràn Thánh Thần và nghe được tiếng Cha âu yếm: “Con là Con của Cha. Hôm nay, Cha đã sinh ra Con” (Lc 3,22).

Ngày nay, chúng ta đã chịu phép Rửa của Đức Kitô trong Thánh Thần, chúng ta được mời gọi Hiệp Thông thân mật với Ba Ngôi Chí Thánh, chúng ta cũng được mời gọi lên đường phục vụ anh em, nhất là những anh em đang cần một Tình Yêu chia sẻ, đỡ nâng và trao ban trọn vẹn: Tình Yêu Cứu Thế!

***

Lạy Chúa, trong con mắt Chúa chúng con là tất cả. Xin cho chúng con luôn nhìn anh em bằng cái nhìn của Chúa, và yêu thương anh em chúng con bằng tình yêu trọn vẹn của Người. Amen.

 

Việc phong thánh Chân Phước Gioan Phaolô II sắp xẩy ra

 
Việc phong thánh Chân Phước Gioan  Phaolô II sắp xẩy ra

Bùi Hữu Thư
 
1/11/22013

nguồn: Vietcatholic.net

Chân Phước Gioan Phaolô II

Hồng Y Re cho rằng điều này sẽ được công bố trong năm 2013 hay 2014

ROME, ngày 11, tháng 1, 2013 (Zenit.org) – Bộ trưởng về hưu của Thánh Bộ Giám  Mục nói Chân Phước Gioan Phaolô II có lẽ sẽ được phong thánh trong năm nay  hay năm tới.

Đức Hồng Y Giovanni Battista Re tiên đoán như vậy khi giới thiệu trong tuần
này tác phẩm “Il Papa e il Poeta” (Đức Giáo Hoàng và Thi Sĩ, do một chuyên gia Vatican viết là ông Mimmo Muol.

Đức Hồng Y nói: “Nếu không được trong năm nay thì sẽ trong năm tới . Ngài giải thích là đã có thêm một phép lạ được gán cho sự cầu bầu của Đức  Giáo Hoàng người Ba Lan, “chắc chắn là có một phép lạ có giá trị cho  việc phong thánh cho ngài.”

Các chuyên gia của Bộ Phong Thánh đang duyệt xét các phép lạ này.

Đức Hồng Y nói: “Thời gian duyệt xét có thể rất ngắn ngủi,” thánh  bộ phong thánh đang nghiên cứu ba hay bốn phép lạ “để đánh giá xem phép  lạ nào vững vàng nhất.”

Hồng Y Re giải thích: “Các vụ chữa lành đang được định giá bới một ủy  ban gồm bẩy bác sĩ, là thành viên của một cơ quan y khoa chuyên về nội khoa,
có trách vụ xem xét tất cả mọi chi tiết.”

Giới chức Vatican đã về hưu cho hay các bác sĩ này được xếp hạng là “rất  cứng rắn và tỉ mỉ”, họ sẽ không coi một vụ chữa lành là một phép lạ nếu  có một bệnh tật tương đương có thể được trị liệu bình thường cũng có hiệu  quả.

Ngài nói: “Bẩy bác sĩ của uỷ ban này phải đồng ý đây là một trường hợp  không thể giải thích được, về phương diện nhân loại và khoa học.”

Pháp : phong trào chống luật hôn nhân đồng giới tính xuống đường

Pháp : phong trào chống luật hôn nhân đồng giới tính xuống đường

Từ vùng Var-miền Nam- kéo lên Paris phản đối dự luật cho phép hôn nhân đồng giới tính. Ảnh ngày 13/01/2013.

Từ vùng Var-miền Nam- kéo lên Paris phản đối dự luật cho phép hôn nhân đồng giới tính. Ảnh ngày 13/01/2013.

Reuters

Tú Anh

nguồn:RFI

Hàng trăm ngàn người Pháp chống « hôn nhân đồng giới tính » đã xuống đường tại Paris vào trưa ngày hôm nay 13/01/2013. Được hậu thuẫn của Giáo hội Công giáo và cánh hữu đối lập, đoàn biểu tình từ ba hướng kéo về trung tâm thủ đô để gây sức ép với chính phủ Pháp trước ngày quốc hội thảo luận dự thảo luật cho phép người đồng tính kết hôn chính thức và nhận con nuôi.

Dự luật hôn nhân đồng tính là một trong những lời hứa của ứng cử viên François Hollande sẽ được quốc hội đem ra thảo luận vào ngày 29/01/2013. Trong Liên Hiệp Châu Âu, hôn nhân đồng tính đã được luật pháp bảo đảm tại nhiều nước thành viên như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Hà Lan…

Giáo hội Công giáo Pháp và một phần cánh hữu đối lập hy vọng sẽ huy động ít nhất 800 ngàn người để gây sức ép. Nhiều vị giám mục Công giáo và lãnh đạo Hồi giáo cũng tham gia biểu tình.

Cảnh sát Pháp dự đoán số người tham gia sẽ không hơn 300.000.

Theo một kết quả thăm dò ý kiến , 56% người Pháp đồng ý với dự luật hôn nhân đồng tính nhưng chỉ có 50% ủng hộ việc cho phép các cặp đồng tính nhận con nuôi.

SƯỚNG và KHỔ

SƯỚNG và KHỔ

Có một đề thi dành cho các thí sinh đau khổ thuộc mọi lứa tuổi như sau: “Bạn
hãy chứng minh bạn khổ.

http://www.vncentral.com/news/wp-content/uploads/2012/05/Cuong-hiep-nguoi-minh-yeu-toi-dau-kho-tuyet-vong.jpg

 

Thí sinh thứ nhất, một người đàn ông chừng sáu mươi, chứng minh: Tôi lớn lên trong một gia đình nông dân nghèo. Bố mẹ tôi quanh năm ‘bán mặt cho đất – bán lưng cho trời’. Vì nhà nghèo nên tôi phải nghỉ học sớm để đi làm kiếm tiền mưu sinh. Nghĩ mà tủi thân!…

Thí sinh thứ hai, một phụ nữ trẻ, dẫn chứng: Tôi là người kém sức khoẻ. Từ nhỏ đã hay đau yếu. Mỗi lần trái gió trở trời là tôi lại xụt xịt. Rất khó chịu!…

Thí sinh thứ ba, một thanh niên tuổi chừng hăm mấy, viết ngay không chần chừ: Tôi chẳng có tài cán gì. Giữa đám đông bạn bè, tôi chẳng biết ca hát. Mấy đứa bạn cứ trêu chọc bảo tôi giọng ngang như cua bò. Bực tức và chán ghê!…

Thí sinh thứ tư toan đặt bút xuống viết thì khựng lại. Rồi anh suy nghĩ có vẻ rất căng thẳng. Cuối cùng, quyết định nộp giấy trắng.

Kết quả cuộc thi: Ba thí sinh đầu tiên được 1 điểm an ủi vì đã có… công viết. Còn thí sinh thứ tư thì phải lên gặp thầy để trình bày rõ lý do tại sao lại để giấy trắng.

Trong giờ sửa bài, giáo sư nhận xét chung:

+ Các bạn không được điểm cao vì bài các bạn không thể hiện được tư duy sâu sắc. Các bạn chỉ liệt kê những điều không như ý xảy ra trong cuộc đời. Ai cũng làm được như thế. Thực ra nó không đủ chứng minh rằng các bạn khổ vì góc nhìn đó quá hẹp.

Rồi giáo sư quay sang thí sinh thứ tư và hỏi:

+ Tại sao bạn để giấy trắng?

– Thưa giáo sư, thoạt đầu tôi cũng có khuynh hướng vội vàng liệt kê như các bạn kia. Nhưng tôi chợt giật mình…

+ Sao bạn lại giật mình?

– Dạ, xin cho phép tôi đứng lên trước mọi người để trình bày được dễ dàng hơn.

Thế rồi cậu khập khiễng bước lên trên. Quay xuống nhìn mọi người, cậu nở một nụ cười thân thiện. Người ta thấy mặt cậu một bên bị nám đen. Cậu nói:

– Hồi tôi còn nhỏ, bố mẹ phải đi làm ngoài đồng, chỉ có chị tôi và tôi ở nhà. Một hôm, chị đang nấu cơm thì bị cháy nhà. Như quý vị thấy, tôi bị phỏng nặng, bây giờ vẫn còn dấu cháy trên mặt. Năm tôi lên bảy, bố tôi qua đời. Một buổi tôi đi học, một buổi tôi phải đi bán vé số ở khu chợ gần nhà để phụ mẹ. Cách đây ít năm, trên đường đi nhà thờ về, có một chú kia nhậu say lái xe tông vào tôi khiến chân tôi bị tật từ hồi đó. Bây giờ mỗi khi trời trở lạnh, chân tôi cũng khá đau. Gần đây, tôi thú thật là tôi yêu một
người con gái, nhưng tôi thế này thì làm sao xứng với người ta được!

Trong phòng lúc ấy có nhiều người. Giọng cậu yếu ớt nhưng ai cũng nghe rõ vì bầu khí lặng im đến lạ thường.

+ Nhưng sao bạn không viết những điều đau khổ này vào bài thi?

– Dạ không, vì tôi giật mình. Tôi giật mình khi tôi chợt nhớ lại lời của bạn tôi trong nhà thờ hôm Chúa Nhật. Anh ấy nói với mấy người nghèo khổ rằng: “Anh em thật có phúc.” Thế là tôi khựng lại để suy nghĩ.

Rồi tôi nhận ra: để chứng minh tôi thực sự khổ thì tôi phải chứng minh cho được rằng tôi không có gì để hạnh phúc.

Mọi người càng chăm chú. Vị giáo sư lên tiếng:

+ Hay! Xin lỗi bạn, tôi không phải là Kitô hữu, vậy cho tôi hỏi anh bạn gì gì đó của bạn nói như thế nào về việc may phúc khiến bạn thay đổi cách nhìn như thế?

http://img.tamtay.vn/files/photo2/2009/12/2/21/348544/4b1677ae_4d9a2289_jesus-children.jpg

– Dạ thưa giáo sư, bạn tôi tên là Giêsu. Anh ấy nói: “Mắt anh em thật có phúc vì được thấy những điều đang thấy, tai anh em thật có phúc vì được nghe những điều đang nghe. Nhiều người mong mỏi được như anh em mà không được.” (Mt 13:16-17).

Thưa giáo sư, lúc ấy tôi chợt nhìn thấy và nghe được nhiều điều may mắn trong cuộc sống của tôi.

Tôi có mẹ có chị. Nhà chúng tôi tuy chẳng kín cổng cao tường nhưng đùm bọc nhau
ấm áp. Tôi có trái tim biết rung động. Tôi có lòng quảng đại. Tôi có lương tâm. Tôi có bạn bè nói chuyện. Tôi có nhiều người cầu nguyện cho tôi. Tôi được đi học. Tôi có trí khôn để nhận ra trong cái xui có cái hên, tức là trong nghịch cảnh có ân sủng.

Ví dụ: Vì lớn lên trong cảnh khó khăn, tôi thấy mình biết cảm thương với người nghèo hơn. Vì mang tật nguyền trên mình, tôi hiểu được nỗi đau của tha nhân. Vì thấy mình giới hạn, tôi đặt niềm tin vào Chúa nhiều hơn. À, cuối tuần nào tôi cũng được cùng mẹ và chị đi Lễ với bà con chòm xóm để nghe Lời Chúa.

Vì thế tôi không thể chứng minh là tôi khổ.

nguồn: Anh Nguyễn v Thập gởi

__._,_._

Người Tây Tạng tự thiêu đầu tiên của năm 2013 để phản đối Trung Quốc

Người Tây Tạng tự thiêu đầu tiên của năm 2013 để phản đối Trung Quốc

Người Tây Tạng tự thiêu (ảnh tư liệu)

12.01.2013

nguồn: VOA

Một người đàn ông Tây Tạng đã thiệt  mạng sau khi tự thiêu để phản đối sự cai trị của Trung Quốc tại những khu vực của người sắc tộc Tây Tạng.

Người đàn ông — tên Tsebey, trong độ tuổi 20, đã thiệt mạng tại địa điểm phản
kháng trong vùng Tang Sở ở mạn đông Tây Tạng.

Các nhà hoạt động Tây Tạng nói rằng đây là vụ tự thiêu đầu tiên trong năm 2013.

Từ năm 2009 tới nay, hơn 90 người Tây Tạng đã tự thiêu để phản đối sự chiếm
đóng của Trung Quốc.

Sự gia tăng gần đây của những vụ tự thiêu xảy ra trùng với nhiều cuộc biểu tình
chống Trung Quốc, bất chấp sự hiện diện đông đảo của các lực lượng an ninh
Trung Quốc.

Bắc Kinh tố cáo lãnh tụ tinh thần Tây Tạng đang sống lưu vong, Đức Đạt Lai Lạt
Ma, khích động những vụ tự thiêu để thúc đẩy phong trào đòi độc lập cho Tây
Tạng. Vị tu sĩ đoạt giải Nobel Hòa bình này phủ nhận tố cáo vừa kể.

 

Liên Hiệp Quốc quan ngại về việc kết án tù 14 nhà hoạt động nhân quyền ở Việt Nam

Liên Hiệp Quốc quan ngại về việc kết án tù 14 nhà hoạt động nhân quyền ở Việt Nam

Logo Phủ Cao ủy nhân quyền Liên Hiệp Quốc

Logo Phủ Cao ủy nhân quyền Liên Hiệp Quốc

Thanh Phương
nguồn: RFI

Hôm qua, 11/01/2013, phát ngôn viên Phủ Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc OHCHR đã bày tỏ mối quan ngại về việc tòa án Việt Nam buộc tội và kết án tù 14 nhà hoạtđộng Công giáo và Tin Lành trong phiên xử sơ thẩm ngày 08 và 09/01 vừa qua ở thành phố Vinh.

Trong phiên xử đó, 14 người nói trên bị khép vào tội « hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân », chiếu theo điều 79 Bộ Luật Hình sự, do họ bị cáo buộc là đảng viên đảng Việt Tân, mà chính phủ Việt Nam xem là một tổ chức khủng bố. Ba người lãnh án nặng nhất là Lê Văn Sơn, tức Paulus Lê Sơn, Hồ Đức Hòa và Đặng Xuân Diệu, mỗi người bị tuyên án 13 năm tù giam và 5 năm quản chế. Những người còn lại lãnh án từ 3 đến 8 năm tù giam và từ 2 đến 4 năm quản chế. Chỉ có một người được hưởng án treo.

Trong cuộc họp báo hôm qua tại Genève, phát ngôn viên OHCHR, ông Rupert
Colville ghi nhận rằng : « Mặc dù Việt Tân là một tổ chức đấu tranh ôn hòa
cho cải tổ dân chủ, chính phủ Việt Nam lại xem đây là một ”tổ chức phản
động”. Trong số những người bị buộc tội, không một ai đã tham gia vào những hành vi bạo lực
».

Phát ngôn viên OHCHR cũng bày tỏ quan ngại về việc các bản án đã được tuyên chỉ sau hai ngày xét xử. Theo lời ông Rupert Colville, vụ xử này, cũng như vụ bắt giam luật sư hoạt động nhân quyền Lê Quốc Quân cuối tháng 12 vừa qua, phản ánh xu hướng gia tăng hạn chế quyền tự do ngôn luận ở Việt Nam, đặc biệt là đối với những người chỉ trích chính phủ. Phát ngôn viên Phủ Cao ủy Nhân quyền LHQ kêu gọi chính quyền Hà Nội xem xét lại việc sử dụng Luật Hình sự để cầm tù những người chỉ trích các chính sách của chính phủ, cũng như xem xét lại toàn bộ những vụ vi phạm quyền tự do ngôn luận và lập hội ở Việt Nam.

Việc kết án tù nặng nề 14 nhà hoạt động Công giáo và Tin Lành đã bị các tổ chức nhân quyền quốc tế và một số nước phương Tây chỉ trích kịch liệt.

Trong thông cáo đưa ra ngày hôm qua, tổ chức Phóng viên không biên giới tuyên bố có thể chứng minh rằng blogger Paulus Lê Sơn, một trong ba người bị kết án nặng nhất, không hề tham gia một hoạt động nào của Việt Tân, khi ở Bangkok trong thời gian từ 25 đến 30/11/2011, đơn giản chỉ là vì lúc đó Lê Sơn dự một khóa huấn luyện do Phóng viên không biên giới tổ chức cho các blogger Đông Nam Á. Đối với Phóng viên không biên giới, rõ ràng là chính quyền Việt Nam đã sử dụng những « chứng cớ ngụy tạo » để kết án những blogger chỉ trích họ. Tổ chức này cực lực phản đối việc kết án Paulus Lê Sơn và bảy blogger khác, đồng thời yêu cầu trả tự do ngay lập tức cho họ.

Tiếp theo Tòa Đại sứ Hoa Kỳ ở Hà Nội, Bộ Ngoại giao Pháp hôm qua cũng vừa ra tuyên bố « lên án » việc chính quyền Việt Nam kết án tù nặng nề 14 nhà hoạt động Công giáo và Tin Lành. Phát ngôn viên bộ Ngoại giao Pháp Philippe Lalliot nhắc lại rằng : « Chính quyền Việt Nam đã có những quyết định tương tự trong những tháng gần đây ». Đối với ông Lalliot, những quyết định như vậy « vi phạm nghiêm trọng nhân quyền, đặc biệt là quyền tự do ngôn luận và tự do lập hội ». Phát ngôn viên
bộ Ngoại giao Pháp nhấn mạnh rằng các quyền tự do này được bảo đảm bởi Công ước
Quốc tế về các quyền Chính trị và Dân sự, mà Việt Nam tham gia.

S O S Á N H

S O  S Á N H
Khỏe không phải là nhấc lên Mạnh , mà là để Nhẹ xuống
Kính không phải là đối với Trên , mà là xử với Dưới .
Đẹp không phải là Hút người vào , mà là giữ người ở lại .
Xấu không phải là tại gương mặt , mà ở tại Cách sống
Khéo không phải là tạo điều To, mà là làm tốt điều Nhỏ .
Hay không phải là Ngạc nhiên , mà là sự Thú vị .
Buồn không phải là Bên ngoài , mà là ẩn Bên trong .
Mười nghịch lý thời đại .
1/- Ngày nay ta có nhà cửa to hơn, nhưng gia đình bé lại.
2/- Bây giờ là thời “thức ăn nhanh”, nhưng tiêu hóa chậm.

3/- Ta có nhiều hiểu biết hơn, nhưng kém xử sự.
4/- Thân xác to hơn, nhưng tâm hồn nhỏ lại.
5/- Ta có nội thất cao cấp, nhưng đạo đức thấp tè.
6/- Ta lên Cung trăng và trở lại, nhưng ngại băng qua đường thăm hàng xóm.
7/- Chúng ta quá vô tư và quá ít cười.
8/- Nhà cửa khang trang hơn, nhưng nhiều tổ ấm tan vở.
9/- Ta học kiếm sống, nhưng không có cuộc sống.
10/- Ta bận lo nhiều về số lượng, nhưng ít về chất lượng.

S.T.
Anh Nguyễn Chí Hoà gởi