“LỜI MẸ HỨA” SẼ TỚI

 

“LỜI MẸ HỨA” SẼ TỚI

 

Mẹ đứng đó nơi cao nguyên lộng gió

Mắt Mẹ buồn lệ nhỏ giọt minh châu

Thương đàn con nên mắt Mẹ u sầu

Sự bất công nơi vùng sâu xa đó.

 

Thiếu nhi còm đói ăn quàng khăn đỏ

Nhiều bữa ăn cộng cỏ với củ khoai

Không dép giày tay lạo động đã chai

Đi thất thểu lòi vai manh áo rách…

 

Nước đang bẩn làm sao rửa cho sạch

Lòng ta buồn than trách, bởi vì đâu?

Mỏ Bô-Xít đào bới bởi giặc tàu

Trào bùn đỏ thương đau toàn thân Mẹ

 

Giọt lệ sầu từng ngày trôi lặng lẽ

Mãi xuống đời rồi sẽ lớn thành sông

Nước cuốn trôi chảy qua những cánh đồng

Màu đỏ thắm Cửu Long Giang ra biển

 

Còn đâu nữa bốn ngàn năm văn hiến

Biển Thái Bình diễn biến đau lòng Mẹ

Đón con về ôm lấy lòng quặn se

Từng đứa con xanh lè vì đói khát

 

Ôi ! vì đâu mà Giang Sơn rách nát

Lòng Mẹ đau như muối xát từng cơn

Những đứa con nghịch tử gây oán hờn

Gieo tang tóc chập chờn bao năm tháng

 

Tay vấy máu đồng bào chảy lai láng

Xác nó kia! chỉ táng, mà không chôn

Bởi dối gian nó bán cả linh hồn

Nên khi chết qủy không chôn xác nó

 

Bao nhiêu lâu nghịch tử còn nằm đó

Bấy nhiêu ngày khốn khó vẫn chưa qua

Ngày nào đó xác nó sẽ tan ra

Bón cho ruộng nước nhà ta xanh thắm

 

Em bé mong ngày đó không xa lắm!

Đời sẽ ngọt trái đắng sẽ qua đi

“Lời Mẹ hứa” chắc chắn sẽ thực thi

Hãy cầu nguyện vững tin ngày tươi
sáng.

 

Thanh sơn 10.11.2012

Maria Thanh Mai gởi

God Bless America ?

God Bless America ?

Huỳnh Quốc Bình

Chúa Ban Phước Cho Hoa Kỳ ?

“God Bless America” là lời chúc mà chúng ta thường nghe từ miệng các chính khách người bản xứ, nhất là các vị Tổng Tống Hoa Kỳ sau khi chấm dứt bài diễn văn, hay đọc một thông điệp nào đó để gửi đến dân chúng của mình. Lời chúc lành này cũng không khác chi lời chúc “Chúa ban phước” giữa những người có niềm tin vào Thiên Chúa dành cho nhau. Nói cho cùng những ai sử dụng các câu “God Bless America” hoặc “Chúa ban phước” nó cũng chẳng có ý nghĩa gì, nếu không muốn nói là “sáo ngữ” nếu họ nói vì thói quen, hoặc không nói thì sợ người khác cho rằng mình không “thiêng liêng”.

Chúa ban phước cho Hoa Kỳ ?

Sau cuộc bầu cử Tổng Thống Mỹ hôm ngày 6 tháng 11 năm 2012 vừa qua, một ông bạn
vong niên Việt Nam, gọi điện thoại và chia sẻ với tôi một điều khiến tôi chú ý và quyết định viết bài này. Ông cho biết, một buổi sáng sau ngày bầu cử, ông đi lễ nhà thờ; trong bài giảng luận, vị Linh Mục người Mỹ nói rằng:

“Mọi người hay chúc “God Bless Ammerica” nhưng làm sao Thiên Chúa có thể
ban phước cho một quốc gia có vị Tổng Thống và nhiều người dân ủng hộ cho những vụ giết người trực tiếp hay gián tiếp, làm những điều nghịch lại lời Chúa… Giống như vấn đề phá thai và tán đồng cho vấn đề hôn nhân đồng tính tại Hoà Kỳ…”

Theo tôi, sư nhận xét hay thắc mắc của vị linh mục vừa nêu rất đáng cho những ai nhận mình là Thiên Chúa Giáo (Công Giáo và Tin Lành) xét lại đức tin của mình, nếu người đó từng cầm lá phiếu ủng hộ cho những thành phần có chủ trương và đường lối nghịch lại Thánh Kinh.

Làm lợi cho ma quỷ :

Tôi thấy một số người cũng đến nhà thờ “xem lễ” hay “nhóm” thờ phượng Chúa đều đặn, nhưng lại rất hăng hái vận động người khác bỏ phiếu cho ứng viên Tổng Thống- Obama vì tin rằng ông sẽ làm một cuộc “cách mạng” về kinh tế cho Hoa Kỳ. Khi suy nghĩ như thế, chẳng lẽ họ đã quên lời khuyến cáo của Thánh Kinh rằngcon người không phải chỉ duy nhất cần vật chất, mà còn cần lời của Đức Chúa Trời nữa, hay sao?. (1)

Cần sự thay đổi :

Năm 2008 sau cuộc bầu cử Tổng Thống Hoa Kỳ, tôi có đáp chuyến bay qua miền Đông
Nam Hoa Kỳ. Trên chuyến bay chuyển tiếp từ phi trường thành phố Portland đến Chicago, tôi ngồi gần một phụ nữ Mỹ da trắng, tuổi khoảng ngoài năm mươi. Qua cuộc chuyện trò, tôi mới biết bà là một giáo sư của một Đại Học ở thành phố Chicago và là người có niềm tin vào Thiên Chúa. Vì thấy trên tay của bà có đeo chiếc lắc bằng kim loại được kết từ những mẫu tự “Alpabet” (hai mươi sáu chữ cái), nên tôi “tò mò” hỏi cho biết. Bà bèn giơ cánh tay lên cho tôi xem và giải thích:

“Đây là tên của Tổng Thống Barack Hussein Obama, là người tôi rất ngưỡng mộ và đã bỏ phiếu tín nhiệm ông vào chức Tổng Thống…”.

Vì tôi hỏi bà nên bà hỏi lại tôi:

“Ông nghĩ thế nào về ông Tổng Thống của mình?”.

Tôi không ngần ngại cho bà biết rằng Tổng Thống Obama mà người có tài hùng biện, có bằng cấp cao, có sự quyết tâm, nhưng rất tiếc ông không phải là vị Tổng Thống mà tôi mong đợi và bỏ phiếu tín nhiệm. Dù vậy tôi vẫn tôn trọng chức vụ của ông, bởi tôi tôn trọng lá phiếu của những cử tri đã chọn ông….”

Nghe tôi nói, bà chau mày và có vẻ không vui, nhưng vẫn giữ giọng từ tốn để hỏi
tôi:

“Ông có thể cho tôi biết tại sao ông không bỏ phiếu cho Obama, được không?” (Ít khi nguời Mỹ hỏi ai câu hỏi này).

Thay vì trả lời, tôi hỏi ngược lại bà:

“Don’t you know that Obama announces he supports same-sex marriage and Abortion?” (Bà không biết rằng ông Obama đã tuyên bố ủng hộ hôn nhân đồng tính và tự do phá thai hay sao?).

Thay vì trả lời, bà cũng hỏi ngược lại tôi bằng câu nói có tính cách thách đố:

“Do you think I do not know that?” (Ông nghĩ là tôi không biết chuyệt đó sao?), và bà nói tiếp: “Tôi biết chuyện đó, những tôi vẫn phải bỏ phiếu chọn ông ấy, vì tôi muốn Hoa Kỳ có sự thay đổi, Hoa Kỳ cần có một Tổng Thống không giống những Tổng Thống trong quá khứ. Mọi người cần sự thay đổi…”

Nói xong bà im lặng, và tôi thấy mình cũng không còn đủ ngôn từ (tiếng Anh), và
khả năng (tính thuyết phục) để giải thích thêm với người đàn bà Mỹ, trí thức và
“có đạo” này, nên cũng im lặng luôn. Khoảng hai tiếng đồng hồ sau, lúc máy bay
gần hạ cánh thì bà gợi chuyện lại, và nói với tôi:

“Ben, you are right, I forgot all about that. Thank you for pointing that
out”
(Ông Bình, ông nói đúng, tôi đã quên mất chuyện đó. Cảm ơn ông đã chỉ ra những điều đó)

Bốn cái vỏ xe mới :

Tôi có quen một anh Việt Nam, qua Mỹ trên hai mươi lăm năm. Sống ngoài đời anh
cũng là thành phần được cho là lanh lẹ, khó có ai dễ dàng gạt gẫm hay lấn lướt anh ta. Có lần anh “khoe” với tôi về chiếc xe cũ anh mới mua với giá tiền khoảng sáu ngàn Mỹ Kim. Xem xét qua chiếc xe, tôi cho anh biết rằng anh đã mua nó gần gấp đôi giá bình thường. Anh đồng ý là nhận xét của tôi không sai, nhưng “chê” rằng tôi chỉ thấy có phân nửa giá trị của chiếc xe. Tôi hỏi phân nửa giá trị còn lại mà tôi không thấy đó là gì? Thì anh cho biết là tôi hãy nhìn vào bốn cái vỏ xe thượng hạng và “mới toon” thì biết. Tôi chỉ cuời thông cảm và
nói:

“Bốn cái vỏ mới này nếu mua giá bình thường tối đa là sáu trăm Mỹ kim,
nếu mua lúc giá hạ thì khoảng bốn trăm thôi, như vậy ông vẫn còn hố trên hai
ngàn Mỹ kim…”.

Tới đây thì anh ta mới “té ngửa” và nhận ra rằng mình đã bị “hố”. Không phải do anh “ngu” mà bị hố, nhưng do “cái đầu” của anh lúc bấy giờ bị “mê hoặc” bởi bốn cái vỏ xe mới nên mới “lâm nạn”. Cũng may, anh này thuộc thành phần biết phục thiện, nên không “cãi chày cãi cối” để bảo vệ cái “khôn” của mình…
Nói chung, ai cũng có thể bị kẻ gian lừa. Người khôn ngoan có khi bị lừa theo cách “bình dân”. Người dại thường bị lừa theo kiểu “trí thức”. Chính vì sự bất toàn này của con người nên ngay cả Tổng Thống của một nước, mà cũng còn cần người khác cố vấn là vậy.

Vấn đề phá thai:

Nhiều bài viết, sách báo, tài liệu… lên án những ai chủ trương “phá thay” hay “nạo thai”, tức là làm công việc “giết thai nhi” (abortion). Vì khuôn khổ bài viết, tôi sẽ không dài dòng về chuyện này mà chỉ muốn nói rằng: “…….bất cứ hành động nào giết thai nhi cho dù còn non tháng, đều là những kẻ sát nhân cần bị lên án.”

Những ai ra vẻ “công bằng”, “tự do” khi trả lời theo kiểu “lách” để hốt phiếu cử tri, rằng họ “tôn trọng quyền quyết định của phụ nữ” chính là những kẻ giết người gián tiếp. Bọn chúng chính là tay sai của ma quỷ, chứ không có “công bằng”, “tự do” gì ráo. Nếu ngày nào những kẻ “sát nhân” đó đông hơn những người biết tôn trọng sinh mạng con người thì xã hội loài người sẽ ra sao? Ủng hộ hành động phá thai sẽ là việc làm khuyến khích thanh thiếu niên xem thường hôn nhân thánh khiết, không biết trân quý giá trị đạo đức con người, sống buông thả, và các hành động gian dâm bất chính ngày càng gia tăng.

Hôn nhân đồng tính :

Có nhiều bằng chứng cho thấy, sự luyến ái nghịch với lẽ tự nhiên (same-sex
marriage) đã tạo ra những bệnh tật quái ác. Đảo lộn những hôn nhân thánh khiết
mà Đức Chúa Trời đã định. Thánh Kinh Cựu Ước- Sáng Thế Ký 19 có đề cập đến
thành Sô Đôm, đó là thành bị Đức Chúa Trời huỷ diệt vì cả thành mang tội “luyến
ái nghịch với lẽ tự nhiên”.

Có người cho rằng, người ta có quyền tự do chọn lựa những điều mình thích và muốn người khác phải tôn trọng. Điều nầy mới nghe cũng có vẻ công bằng, nhưng chúng ta đừng quên rằng nếu tự do cái nầy được, thì tự do cái khác cũng có thể được. Điển hình cho thấy là Thánh Kinh đã khuyến cáo việc con người không được giao cấu với người cùng phái. (2), (3)

Những kẻ “làm nhục” Thập Tự Giá

Mất linh hồn :

Người ta có thể lấy lòng cử tri, vì muốn duy trì quyền lực trong giáo quyền, hoặc vì một quyền lợi nào đó để ủng hộ những điều nghịch với Thánh Kinh, nhưng con dân Chúa cần phải biết, Chúa Cứu Thế Jesus từng khuyến cáo rằng, linh hồn quý hơn cả thế gian. (4)

Kết luận :

Không có Chua nào lại ban phước cho một con người hay một đất nước xem thường mạng sống của người khác. Không một Thiên Chúa nào lại ban phước cho những cá nhân hay quốc gia nào có chủ trương hay đường lối nghịch lại Thánh Kinh, dù họ cũng có quyển Thánh Kinh trong tay. Là con dân Chúa chân chính, chúng ta phải bằng mọi cách, góp phần ngăn cản người khác có hành động giết người và giết chết thai nhi dù bất cứ lý do “chính đáng” nào, nếu đó không phải là để cứu mạng sống người mẹ của thai nhi. Chúng ta cần nói cho họ biết rằng hành động phá thai là mang tội giết người.

Chúng ta sẽ không ruồng bỏ những người có sự luyến ái với người cùng phái, nhưng chúng ta không thể ủng hộ việc làm của họ chỉ vì muốn chứng tỏ mình là người tôn trọng quyền tự do của người khác. Nếu xã hội này mọi người được tự do quá đà và hôn nhân thánh khiết mà Đức Chúa Trời đã định bị đảo lộn, thì bao nhiêu xáo trộn khác sẽ xảy ra. Ngoài những bệnh tật quái ác do những sự luyến ái bất thường tạo ra, thì sự truyến giống của loài người cũng sẽ bị tận diệt.

Cầu xin Thiên Chúa cho mọi người biết quý trọng mạng sống con người, có tình
yêu thương thật, yêu cả những ai có sự luyến ái không tự nhiên… Nhưng xin Chúa
cho chúng ta không vì quyến lợi cá nhân, vì muốn đạt danh vọng đời này mà lại
ủng hộ những việc làm nghịch với Thánh Kinh. A-men!

Huỳnh Quốc Bình

Viết xong ngày 8 tháng 11 năm 2012, tại Salem, Oregon, USA

(503) 949-8752

email: [email protected]

Ghi Chú:

1. Chúa Cứu Thế Jesus phán: “..Người ta sống chẳng phải chỉ nhờ bánh mà
thôi, song nhờ mọi lời nói ra từ miệng Ðức Chúa Trời.” (Ma-thi-ơ 4:4)

2. “Chớ nằm cùng một người nam như người ta nằm cùng một người nữ; ấy là một
sự quái gớm.” (Lê-vi ký 18:22)

3. “Ðức Chúa Trời đã bỏ mặc họ cho sự tình dục xấu hổ; vì trong vòng họ,
những người đờn bà đã đổi cách luyến ái tự nhiên ra cách khác nghịch với tánh
tự nhiên. Những người đờn ông cũng vậy, bỏ cách luyến ái tự nhiên của người đờn
bà mà un đốt tình dục người nầy với kẻ kia, đờn ông cùng đờn ông phạm sự xấu
hổ, và chính mình họ phải chịu báo ứng xứng với điều lầm lỗi của mình.” (Rô-ma
1:26-27).

4. “Người nào nếu được cả thiên hạ mà mất linh hồn mình, thì có ích gì? Vậy
thì người lấy chi mà đổi linh hồn mình lại? (Ma-thi-ơ 16: 26).

nguồn: Anh chị Thụ, Mai gởi

 

TRẮC NGHIỆM MẾN CHÚA VÀ THA NHÂN

Đời sống Tâm Linh #19

TRẮC NGHIỆM MẾN CHÚA VÀ THA NHÂN

(Ngày Chung thẩm theo Mt 25, 31-46)

* Chuyện kể: Một câu chuyện cổ của Ái Nhĩ Lan có từ khi vua chúa còn cai
trị về một ông vua hành khất như sau:

Ông này không có con cái nối ngôi, nên ông sai các hầu cận đi tìm một người nối ngôi trước khi ông từ trần. Với điều kiện là người ấy phải có hai đức tính quan trong là mến Chúa và yêu người. Một thanh niên thấy mình có hai đức tính trên nên quyết định đến gặp vua; nhưng anh nghèo quá, không có bộ đồ coi được để đến gặp vua. Anh liền cầu nguyện và xin được một bộ đồ và ít vật liệu cần dùng để lên đường. Sau gần một tháng, anh tới cung điện nhà vua; nhưng lại gặp một người ăn xin ngồi bên vệ đường, ông ta run rẩy van nài xin anh giúp đỡ: “Tôi đói và lạnh, xin anh cho tôi bộ quần áo để mặc và chút lương thực để ăn.” Anh xúc động trước cảnh tượng này, liền cởi bộ quần áo ấm áp của mình để ra, lấy bộ quần áo tả tơi của người ăn xin mặc, anh cũng cho ông ta hết những đồ ăn cần thiết.

Sau đó anh bước vào cung vua chẳng còn gì cả, bọn lính liền ngăn chặn bắt anh đợi chờ. Sau một thời gian thật lâu anh mới được vào. Với tư thế khúm núm không dám nhìn lên
vua, khi được lệnh, anh quá ngạc nhiên nói với vua: “Ngài chính là người ăn xin bên vệ đường tôi gặp lúc nãy? – Nhà vua trả lời: Đúng rồi! – Anh hỏi : “Sao ngài lại làm như vậy đối với tôi? – Vua trả lời: “Tôi muốn làm như vậy xem anh có thực lòng mến Chúa và yêu người không?

* Cảm nghiệm : Câu chuyện có tính cách giả tưởng; nhưng đó là bài học thật qúy giá cho bạn và tôi như trong đoạn phúc Âm sau :

“Vì xưa ta đói các ngươi đã cho ăn, Ta khát, các ngươi đã cho uống, Ta là khách lạ, các ngươi đã tiếp rước. Ta trần truồng, các ngươi đã cho mặc, Ta đau yếu, các ngươi đã thăm nom, Ta ngồi tù, các ngươi đã đến thăm?”. Bấy giờ những người công chính sẽ thưa rằng: “Lạy Chúa, có bao giờ chúng con đã thấy Chúa đói mà cho ăn, khát mà cho uống; có bao giờ đã thấy Chúa là khách lạ mà tiếp rước; hoặc trần truồng mà cho mặc?”. (Mt 25, 35-38)

Chúa Giêsu đã kết thúc toàn bộ Giáo huấn của Ngài với tôi bằng một dụ ngôn trên. Tôi tự hỏi mình: Tôi là người lành hay là kẻ dữ? Tôi sẽ hưởng sự sống muôn đời hay vào chốn cực hình muôn kiếp?

Phó tế: GBM. Nguyễn Định Sưu Tầm

 

GIỮA LÒNG HẬN THÙ VÀ THA THỨ

Đời Sống Tâm Linh # 24

GIỮA LÒNG HẬN THÙ VÀ THA THỨ


(CảmnghiệmSống CN31TN-B)

* Chuyện kể: Trong thế chiến thứ hai, Corrie Ten Boom và em gái của bà là Betsie đã bị lính Đức bắt vì tội che dấu những người Do thái. Hai người đã bị đưa đến trại tập trung của Đức quốc xã. Với sự hành hạ dã man, Betsie em bà đã chết thật đau khổ và tàn nhẫn!

Còn bà Corrie sống sót trở về, đến năm 1947 bà chia sẻ đức tin của mình trong nhà thờ ở Munich, bà nói về ơn tha tội lớn lao của Thiên Chúa cho bà và sự mình tha thứ cho người khác. Ngay sau đó, một trong số những người đã nghe bà chia sẻ tìm đến gặp bà, bà kinh hoàng nhận ra đó là một trong những tên lính Đức dã man đã hành hạ bà và người em gái Betsie. Anh ta vội chạy lại thưa với bà: Tôi đã trở thành Kitô hữu, đã nhận biết tội lỗi của mình. Anh ta liền quì xuống dang rộng hai tay xin bà tha thứ cho. Lúc đó bà Corrie phải chiến đấu mãnh liệt với những cảm xúc “giữa lòng hận thù và tha thứ”, giữa những
căm phẫn trong lòng và những lời dạy của Lời Chúa, của Kinh Thánh : “Còn Thầy, Thầy bảo anh em: “Hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi anh
em.”
(Mt 5, 44)

Có lẽ trong đời, chưa bao giờ bà phải đối diện với một tình huống khóxử đến thế! Nhưng Corrie nhớ lại Lời Chúa, bà biết mình phải tha thứ, bà lặng lẽ cầu nguyện: “Lạy Chúa! Xin giúp con, không có tình yêu Chúa, con không thể làm nổi sự tha thứ này.” Rồi bà dơ tay đỡ kẻ thù đứng dậy.!

* Một phút suy tư: Tha thứ lỗi lầm cho cho người khác không chỉ là một sự kêu gọi; nhưng còn là một mệnh ! Mệnh lệnh này lại được ràng buộc như một điều kiện, nếu bạn muốn được sự tha thứ của Chúa. Bạn có kẻ thù nào lớn hơn kẻ thù của cô Betsie chăng?

Hãy cầu nguyện bằng tất cả tấm lòng vâng phục, vì khi cầu nguyện được là dấu chắc chắn bạn có lòng tha thứ. Hơn nữa, khi bạn nhịn nhục được là bạn đã có lòng tha thứ đi theo, vì những người hạnh hạ, làm khổ bạn cũng là con cái một Cha trên trời. Do đó, chỉ có tình yêu Chúa thật trong TÂM, mới giúp ta thực hiện điều này.

* Lời Chúa quả quyết: Đừng lấy ác báo ác, đừng lấy nguyền rủa đáp lại lời nguyền rủa; nhưng hãy chúc phúc. Vì anh chị em được Thiên Chúa kêu
gọi là để thừa hưởng lời chúc phúc. (I Pr 3, 9)

Phó tế: GB. Maria Nguyễn Định Sưu Tầm

 

ĐỪNG !!!

Đừng để nhìn thấy 1 nụ cười rồi mới cười lại !

Đừng đợi đến khi được yêu thương mới yêu thương lại !

Đừng đợi đến khi cô đơn mới nhận ra giá trị của tin nhắn !
Đừng đợi đến khi có 1 công việc thật vừa ý rồi mới bắt đầu làm!
Đừng để có thật nhiều rồi mới chia sẻ đôi chút !
Đừng để đến khi làm người khác buồn rồi mới xin lỗi !
Ðừng hạ thấp giá trị của mình bằng cách so sánh bản thân mình với người khác !
Mỗi chúng ta là một con người khác nhau và đều có những giá trị khác
nhau.

Ðừng mãi mê theo đuổi những mục tiêu mà người khác cho là quan trọng, vì chỉ có bạn mới hiểu rõ những mục tiêu nào là tốt cho mình !
Ðừng ngại học hỏi ! Kiến thức là một tài sản vô hình và sẽ là hành trang vô
giá theo bạn suốt cuộc đời.

Ðừng ngại mạo hiểm để làm những điều tốt ! Ít nhất, bạn cũng học được cách sống dũng cảm với những lần mạo hiểm.
Ðừng nên phí phạm thời gian hoặc những lời nói thiếu suy nghĩ ! Cả hai thứ ấy
một khi đã qua đi hay thốt ra thì không thể nào bắt lại được.
Đừng để cuộc sống đi qua mắt bạn chỉ vì bạn đang sống trong quá khứ hay tương lai ! Bằng cách sống cuộc sống của mình ngày hôm nay, vào lúc này, bạn đang sống tất cả mọi ngày trong cuộc đời.
Đừng quên hy vọng ! Sự hy vọng cho bạn sức mạnh để tồn tại ngay khi bạn đang bị bỏ rơi.
Đừng đánh mất niềm tin vào bản thân mình ! Chỉ cần tin là mình có thể làm được và bạn lại có lý do để cố gắng thực hiện điều đó.
Đừng lấy của cải vật chất để đo lường thành công hay thất bại! Chính tâm hồn
của mỗi con người mới xác định được mức độ “giàu có” trong cuộc sống
của mình.
Đừng để những khó khăn đánh gục bạn! Hãy kiên nhẫn, rồi bạn sẽ vượt qua !
Đừng do dự khi đón nhận sự giúp đỡ ! Tất cả chúng ta đều cần được giúp đỡ ở bất kỳ khoảng thời gian nào trong cuộc đời.
Đừng chạy trốn mà hãy tìm đến tình yêu ! Đó là niềm hạnh phúc nhất của bạn.
Đừng chờ đợi những gì bạn muốn, mà hãy đi tìm kiếm chúng !
Đừng từ chối, nếu bạn vẫn còn cái để cho !
Đừng ngần ngại thừa nhận rằng bạn chưa hoàn hảo !
Đừng e dè đối mặt thử thách ! Chỉ khi thử sức mình, bạn mới học được can đảm.
Đừng đóng cửa trái tim và ngăn cản tình yêu đến, chỉ vì bạn nghĩ không thể nào tìm ra nó ! Cách nhanh nhất để nhận tình yêu là cho, cách mau lẹ để mất tình yêu là giữ nó quá chặt, cách tốt nhất để giữ gìn tình yêu là cho nó đôi cánh tự do.
Đừng đi qua cuộc sống quá nhanh đến nỗi bạn quên mất mình đang ở đâu và thậm chí quên mình đang đi đâu !
Đừng quên nhu cầu cảm xúc cao nhất của một người là cảm thấy được tôn trọng !
Đừng ngại học hỏi ! Kiến thức là vô bờ, là một kho báu mà ta luôn có thể mang
theo dễ dàng.
Đừng sử dụng thời gian hay ngôn từ bất cẩn ! Cả hai thứ đó đều không thể lấy
lại.
Đừng bao giờ cho là bạn đã thất bại khi những kế hoạch và giấc mơ của bạn đã
sụp đổ ! Vì biết được thêm một điều mới mẻ thì đó là lúc bạn tiến bộ rồi.

Đừng ngồi một chỗ mà ngáp dài và than vãn, hãy bắt tay làm một
việc gì có ích, là bạn sẽ thấy cuộc sông đẹp.

Đừng quên mỉm cười trong cuộc sống !

Đừng quên tìm cho mình một người bạn thực sự, bởi bạn bè chính là điều cần
thiết trong suốt cuộc đời !
Và cuối cùng,

Đừng quên ơn những người đã cho bạn cuộc sống hôm nay với tất cả những gì
bạn cần ! Bởi vì con cháu đời sau của bạn sẽ xem bạn như tấm gương của chúng.

Cuộc sống không phải là một cuộc chạy đua, nó là một cuộc hành trình mà bạn có thể tận hưởng từng bước khám phá…


Hãy cho đi rồi bạn sẽ nhận được thật nhiều! Gửi thông điệp này đến những
người mà bạn yêu quý. Và đừng quên gửi lại cho tôi nếu tôi vẫn là 1 người bạn
của bạn! Bạn nhận được tin nhắn này…. thì hãy cười đi nhé! Vì ít nhất đâu đó
quanh đây… có một người nhớ đến bạn…

Trầm Hương Thơ sưu tầm và viết thêm

Đâu là nơi duy nhất người Việt Nam không bị khinh?

Đâu là nơi duy nhất người Việt Nam không bị khinh?

Nhân đọc bài viết của một người Nhật nhận xét về người Trung Quốc mà phần bình luận
đăng trên Bauxite Việt Nam có liên hệ với đặc tính của người Việt Nam hiện nay,
tôi muốn góp nhặt mấy mẩu chuyện tai nghe mắt thấy sau đây.

Năm 2006, một công ty của người gốc Việt ở Mỹ thuê tôi về Việt Nam làm một
nghiên cứu cho một dự án đầu tư kinh tế. Vài người quen đưa tôi đi làm việc với
chính quyền một vài tỉnh để tìm hiểu các kế hoạch kinh tế của địa phương. Đi
đến đâu, tôi cũng nhận được một lời khuyên tương tự là, tôi nên đưa theo một
người Mỹ trắng, dù người đó là một nhân viên bảo vệ hay là một lao công cho
công ty tôi ở Mỹ, miễn sao người đó nói “xí bô xí ba” gì đó, rồi tôi
dịch ra tiếng Việt, thì tôi mới được tiếp đón nồng hậu và nhiệt tình!

Trở lại thành phố Sài Gòn, gặp một cậu “Việt kiều” 26 tuổi, sinh ở Mỹ, tốt nghiệp Cao học Anh ngữ tại Đại học Los Angeles (UCLA). Với nguyện vọng tha thiết được làm việc tại Việt Nam, cậu xin vào dạy tại một trung tâm Anh ngữ trực thuộc một trường Đại học lớn của Việt Nam. Ở đây, người ta trả lương theo giờ cho cậu ít hơn ba lần so với mấy người Tây ba lô. Họ nói, cho dù anh có trình độ và khả năng hơn hẳn mấy người Tây đó, nhưng vì anh là người “gốc Việt” nên không có… giá cao!

Bản thân tôi, trong một lần trú tại một khách sạn của công ty Du lịch Tp Hồ Chí Minh, có hôm tôi gọi tiếp tân yêu cầu cử người giúp sửa đường dây internet, gọi đến lần thư ba vẫn chỉ hứa hẹn. Sau đó, khi tôi gọi và nói chuyện bằng tiếng Anh, thì cô tiếp tân rối rít “Yes, sir” và vài phút sau, một nhân viên xuất hiện! Tương tự, vài lần đi máy bay Vietnam Airlines từ Đài Loan về Việt Nam, tôi đã rút được kinh nghiệm là phải sử dụng tiếng Anh nếu muốn được phục vụ tốt và lịch sự!

Hết biết! Người Việt tự kỳ thị nhau và bị kỳ thị ngay chính ở Việt Nam!

Thế còn người nước ngoài, họ nghĩ gì về Việt Nam?

Một người tôi quen, là cán bộ lãnh đạo của một cơ quan văn hóa thành phố Hồ Chí
Minh. Trong một bữa “nhậu,” ông ấy vừa nhai ngồm ngoàm cái đùi ếch, vừa thuyết trình với anh bạn người Mỹ bên cạnh tôi (tất nhiên tôi là thông dịchviên bất đắc dĩ), rằng Việt Nam tuy còn nghèo nhưng nhờ có độc lập nên giữ được phẩm giá. Ông lấy ví dụ, vừa rồi, trong một chuyến du lịch ở Mỹ, trong lúc ông bị lạc khi tham quan Hollywood, ông đã được hai viên cảnh sát Mỹ “hết sức lể phép, trân trọng, và nhiệt tình” giúp ông tìm đường. Họ luôn gọi ông bằng “sir,” tức là “ngài.” Ông kết luận, vì họ biết ông là cán bộ của Việt Nam, nên họ đã đối xử với ông một cách trọng thị như vậy!

Anh chàng Mỹ ngồi bên cạnh tôi tròn mắt và… không nói gì cả!

Nghe ông cán bộ này nói, tôi nhớ lại ba câu chuyện:

Năm 2005, tôi đưa cậu con trai 4 tuổi, trên đường về thăm Việt Nam, ghé lại tham quan và nghỉ ngơi ở Nhật ba ngày. Chúng tôi trú tại một khách sạn ở Tokyo.Thấy hai cha con chúng tôi trao đổi qua lại bằng tiếng Anh, hầu như tất cả nhân viên làm việc ở đây đều cư xử với chúng tôi một cách hết sức thân tình và trân trọng. Họ nghĩ chúng tôi là người Mỹ gốc Nhật. Thế nhưng, khi nghe tôi cải chính lại là người Việt Nam, thì thái độ họ thay đổi hẳn!

Một anh bạn tôi là một nhà giáo và một nhà báo nghiệp dư ở vùng Vịnh San Francisco kể rằng: Trong chuyến đi du lịch vùng Đông Âu như Ba Lan, Tiệp Khắc, Nga… anh luôn gặp rắc rối vì cái hộ chiếu Việt Nam của vợ anh. Lúc nào vào ra cửa khẩu của các nước này, thì cả đoàn du lịch 20 người có passport Mỹ đều cho qua một cách thoải mái, chỉ duy nhất vợ anh với hộ chiếu Việt Nam là bị tách ra vào phòng riêng xét hỏi. Lần nào anh cũng phải viết giấy bảo lãnh! Mà mấy nước này vốn là “anh em xã hội chủ nghĩa” của Việt Nam mấy năm trước đây!

Chuyện thứ ba, trong một lần du lịch tại Jakarta, Indonesia, tôi đi với một người bạn địa phương vào một câu lạc bộ khiêu vũ (dancing). Mấy cô vũ nữ nghe tôi nói chuyện bằng tiếng Anh thì vồ vập và tò ra rất tình cảm. Thế nhưng, khi nghe tôi nói là “người Việt Nam”, thì mấy cô dần dần lảng ra! Trời, ngay cả mấy cô… bán hoa mà cũng… đối với người Việt Nam như vậy!

Tôi định kể cho ông bạn cán bộ nghe ba câu chuyện này, nhưng lại thôi vì e là ông cũng không hiểu, và nếu hiểu ra thì không khéo ông lại qui cho tôi tội “theo đuôi đế quốc, xúc phạm dân tộc” thì mệt lắm!

Còn người Việt Nam xem người ngoại quốc thế nào?

Vợ chồng người bạn khác của tôi tại Hà Nội đều là “trí thức”, thuộc gia đình quyền thế và khá giả tham vấn tôi về kế hoạch mở một trường Mẫu giáo cao cấp, trong đó có qui định là chỉ nhận con em của người nước ngoài da trắng. Tôi hỏi lại vài lần chữ “da trắng” và xin được giải thích thêm. Họ nói rằng, ở Việt Nam đã có hai trường như vậy và đã tồn tại nhiều năm (?!), nói rõ là chỉ nhận học sinh người “da trắng.” Người ngoại quốc mà da màu
cũng không được, thậm chí ngay cả con cái cán bộ Việt Nam cao cấp hoặc đại gia cũng không được nhận. Vợ chồng anh bạn này khẳng định, tiền bạc chỉ là một vấn đề nhỏ, điều anh chị muốn là thể hiện “đẳng cấp” của anh chị, và của cơ sở do anh chị thành lập!

Tôi sống ở Mỹ, một đất nước do người da trắng thành lập và xây dựng nên, thế nhưng trên cả nước Mỹ, không nơi nào có một trường học với qui định như vậy cả! Nếu ai đó ở Mỹ mà có cái ý tưởng như vậy, thì có lẽ trước khi bị lôi ra tòa án cho phá sản, chắc chắn là sẽ bị dư luận ném xuống loại “đẳng cấp” man rợ! Tôi không biết thật sự ở Việt Nam đang có kiểu trường “quốc tế” như vậy không, nhưng chỉ riêng thái độ tận tụy phục vụ người “da trắng” của hai vị trí thức trẻ và quyền lực Hà Nội cũng đủ để nhận ra một thế hệ “quí tộc” Việt vô cùng… quái đản!

Kề lại những câu chuyện này, một người bạn của tôi nói rằng, trên thế giới hiện
nay chỉ có duy nhất một nơi mà người Việt Nam không bị khinh rẻ, đó là nước Mỹ!

Thật mỉa mai, nhưng đó là sự thật! Tôi sống ở Việt Nam 30 năm, 15 năm ở Mỹ, và
đi đây đó khoảng chục nước, tôi công nhận điều anh bạn này nói. Ít ra, đây cũng
là điều an ủi cho những kẻ “tha hương” – người Việt ở Mỹ như chúng tôi. Và đó cũng là lý do, mà tôi đã bỏ ý định trở lại quê hương Việt Nam sau khi học hành xong ở Mỹ, như kế hoạch của tôi ngày ra đi!

 

Khánh Hưng

 

KINH CẦU KHIÊM NHƯỜNG

KINH CẦU KHIÊM NHƯỜNG
của Đức Hồng Y Raphael Merry Del Val
(1865-1930)
Quốc Vụ Khanh Toà Thánh dưới thời Thánh Giáo Hoàng Piô X
Ôi lạy Chúa Giêsu! hiền lành và khiêm nhường trong lòng, xin đoái nghe lời con cầu…
Lạy Chúa Giêsu, xin giải thoát con:
. Khỏi lòng ham muốn được quí trọng
. Khỏi lòng ham muốn được yêu mến
· Khỏi lòng ham muốn được tôn vinh
· Khỏi lòng ham muốn được ngưỡng mộ
· Khỏi lòng ham muốn được ca tụng
· Khỏi lòng ham muốn được ưu đãi hơn người
· Khỏi lòng ham muốn được tham vấn
· Khỏi lòng ham muốn được chấp thuận
· Khỏi nỗi sợ bị hạ nhục
· Khỏi nỗi sợ bị khinh chê
· Khỏi nỗi sợ bị khiển trách
· Khỏi nỗi sợ bị vu khống
· Khỏi nỗi sợ bị lãng quên
· Khỏi nỗi sợ bị giễu cợt
· Khỏi nỗi sợ bị xử bất công
. Khỏi nỗi sợ bị nghi kỵ
Lạy Chúa Giêsu, xin ban cho con ơn biết ước ao:
· Cho người khác được yêu mến hơn con
· Cho người khác được quí trọng hơn con
· Cho người khác được đề cao, trong ý kiến mọi người, còn con phải hạ xuống
· Cho người khác được tuyển chọn, còn con bị loại trừ
· Cho người khác được ca tụng, còn con bị lãng quên
· Cho người khác được ưa thích hơn con trong mọi sự
· Cho người khác được thánh thiện hơn con, miễn là con phải thánh thiện như con có thể.
Đức Hồng Y Raphael Merry Del Val thường đọc kinh này sau khi cử hành Thánh Lễ
Litany of Humility
Composed by Rafael Cardinal Merry del Val (1865-1930),

Secretary of State for Pope Saint Pius X

O Jesus! meek and humble of heart … Hear me.
From the desire of being esteemed … Deliver me, Jesus.
From the desire of being loved … Deliver me, Jesus.
From the desire of being extolled … Deliver me, Jesus.
From the desire of being honored … Deliver me, Jesus.
Fromthe desire of being praised … Deliver me, Jesus.
From the desire of being preferred to others … Deliver me, Jesus.
From the desire of being consulted … Deliver me, Jesus.
From the desire of being approved … Deliver me, Jesus.
From the fear of being humiliated … Deliver me, Jesus.
From
the fear of being despised … Deliver me, Jesus.
From the fear of suffering rebukes … Deliver me, Jesus.
From the fear of being calumniated … Deliver me, Jesus.
From the fear of being forgotten …Deliver me, Jesus.
From the fear of being ridiculed … Deliver me, Jesus.
From the fear of being wronged … Deliver me, Jesus.
From the fear of being suspected … Deliver me, Jesus.
That others may be loved more than I … Jesus, grant me the grace to desire it.
That others may be esteemed more than I … Jesus, grant me the grace to desire it.
That, in the opinion of the world, others may increase and I may decrease … Jesus,
grant me the grace to desire it.
That others may be chosen and I set aside … Jesus, grant me the grace to
desire it.
That others may be praised and I unnoticed … Jesus, grant me the grace to
desire it.
That others may be preferred to me in everything …Jesus, grant me the grace to
desire it.
That others may become holier than I, provided that I may become as holy as I
should… Jesus, grant me the grace to desire it.
Cardinal Merry del Val often recited it after the celebration of the holy Mass.

Vị Ðáng Kính Solanus Casey

Vị Ðáng Kính Solanus Casey

(1870-1957)

5 Tháng Mười Mt
Barney Casey là một linh mục nổi tiếng ở Detroit, Hoa Kỳ, dù rằng ngài không được phép
giảng và giải tội!
Barney xuất thân từ một gia đình ở Oak Grove, tiểu bang Wisconsin. Khi 21 tuổi, và sau
khi đã trải qua các công việc sinh nhai như đốn củi, giúp việc ở bệnh viện, tài xế xe công cộng và cai tù, ngài gia nhập Chủng Viện Phanxicô ở Milwaukee — nhưng không theo đuổi nổi vì việc học quá khó khăn đối với ngài. Ðến năm 1896, ngài gia nhập dòng Capuchin ở Detroit, lấy tên là Solanus. Một lần nữa, ngài phải vất vả với việc học.
Ngày 24-7-1904, ngài được thụ phong linh mục, nhưng vì kiến thức thần học được coi
là quá yếu nên Cha Solanus không được phép giảng và nghe xưng tội. Một tu sĩ
Capuchin biết rõ về ngài cho biết sự ngăn cấm khó chịu đó “đã khiến ngài trở nên cao cả và thánh thiện.” Trong 14 năm làm người gác cổng và dọn lễ ở Yonkers, Nữu Ước, dân chúng nhận ra tài ăn nói của ngài.
James Derum, người viết tiểu sử của ngài cho biết, “Dù ngài bị cấm không được
giảng dạy về tín lý, nhưng ngài có thể xuất khẩu những tư tưởng mà các cha
Capuchin gọi là feverino”. Nhiệt huyết tinh thần của ngài đã khiến người
nghe phải kinh ngạc.
Cha Solanus phục vụ tại các giáo xứ ở Manhattan và Harlem trước khi trở về Detroit,
là nơi ngài giữ việc gác cổng và dọn lễ trong vòng 20 năm ở Tu Viện Thánh
Bonaventura. Mỗi chiều thứ Tư hàng tuần ngài thi hành công việc mục vụ cho các
người bệnh. Một cộng tác viên cho biết, trung bình từ 150 đến 200 người chờ đợi
Cha Solanus ở văn phòng. Hầu hết người ta đến để xin cha ban phép lành, và
khoảng 40 đến 50 người xin lời khuyên bảo của cha. Nhiều người coi ngài là một
khí cụ của Thiên Chúa trong việc chữa lành và nhiều ơn khác. Họ nhận thấy sức
mạnh của sự cầu nguyện của ngài, một người có đức tin mạnh mẽ.
Những lời Cha Solanus chia sẻ về Thiên Chúa đã khích động các người nghe. Câu nói phổ
thông của ngài là “Hãy chúc tụng Thiên Chúa vì tất cả những công trình của
Người.”
Nhiều bạn hữu của Cha Solanus đã giúp dòng Capuchin mở nhà phát chẩn cho người nghèo
trong thời kỳ Ðại Khủng Hoảng. Và cho đến ngày nay sinh hoạt đó vẫn tiếp tục.
Vào năm 1946, vì sức khỏe yếu kém, Cha Solanus được thuyên chuyển về đệ tử viện
Capuchin ở Huntington, bang Indiana, là nơi ngài sống cho đến năm 1956. Ngài từ
trần ngày 31-7-1957 tại bệnh viện ở Detroit. Lời cuối cùng ngài thốt lên là:
“Con phó linh hồn con cho Chúa.” Người ta ước lượng khoảng 20,000
người đã đến viếng thi hài của ngài trước khi được mai táng trong nhà thờ Thánh
Bonaventura ở Detroit.
Vào năm 1960, một tổ chức lấy tên Cha Solanus được thành lập ở Detroit để giúp đỡ
chủng viện Capuchin. Vào năm 1967 tổ chức này có đến 5,000 hội viên – mà nhiều
người đã từng được ngài khuyên bảo cũng như an ủi. Ngài được tuyên xưng Ðáng
Kính vào năm 1995.
Lời Bàn
James Patrick Derum, người viết tiểu sử Cha Solanus nói rằng ngài kiệt quệ vì gánh
nặng của những người ngài phục vụ. “Ðã từ lâu, ngài hiểu rõ chân lý của lời Ðức Kitô là tình yêu Thiên Chúa và tha nhân hệ tại ở hành động. Sống chân lý này một cách nhiệt
thành và liên tục đã khiến ngài trở nên một con người tự do về tinh thần —
không bị nô lệ bởi những đam mê, bởi cái tôi, bởi lạc thú, và bởi sự than van
— để tự do phục vụ Thiên Chúa và đồng loại”
(Người Giữ Cửa Nhà Thờ
Thánh Bonaventura, trang 199).
Lời Trích
Trong một lá thư gửi cho người em là Cha Maurice Casey khi làm việc trong một bệnh xá
gần Baltimore và cảm thấy khó chịu với vị tuyên uý nhà thương này, Cha Solanus
viết: “Thiên Chúa đã có thể thiết lập Giáo Hội với sự trông coi của các thiên thần để không có gì sai trái hay khiếm khuyết. Nhưng Giáo Hội, như hiện nay, bao gồm và dưới sự trông
coi của những người tội lỗi tầm thường — kế vị ‘người đánh cá tầm thường ở
Galilê’ — thì ai có thể hồ nghi rằng, chính Giáo Hội là một phép lạ vĩ đại?”
nguồn: Maria Thanh Mai gởi

Một câu chuyện cảm động

Một câu chuyện cảm động
Anh hẹn chị ra quán cà phê trước nhà ga chính của thành phố Bremen. Câu đầu tiên khi gặp anh, chị nói trong sự cáu gắt, ông lại bán xe rồi hay sao mà lại đi tàu lên đây.

Anh cúi đầu trả lời lý nhí trong sự hổ thẹn, ừ, bán rồi, vì cũng không có nhu cầu lắm. Chị sầm mặt xuống, ông lúc nào cũng vậy, suốt đời không thể ngóc đầu lên được, hẹn tôi ra đây có chuyện gì vậy?
Khó khăn lắm anh mới có thể nói với chị điều anh muốn nhờ cậy. Chị cũng khó khăn lắm mới có thể trả lời từ chối anh, nhưng mà gia đình tôi đang yên lành, nếu đưa con bé về e rằng sẽ chẳng còn được bình yên.
Anh năn nỉ, nhưng thật sự là anh rất bối rối, con bé đã đến tuổi dậy thì, anh là đàn ông, không thể gần gũi và dạy dỗ chu đáo cho nó được, anh chưa bao giờ cầu xin em điều gì, chỉ lần này thôi, chỉ nửa năm hay vài ba tháng cũng được, em là phụ nữ, em gần nó, em hướng dẫn và khuyên bảo nó trong một thời gian, để nó tập làm quen với cuộc sống của một thiếu nữ, sau đó anh lại đón nó về.
Chị thở dài, ông lúc nào cũng mang xui xẻo đến cho tôi, thôi được rồi, ông về đi, để tôi về bàn lại với chồng tôi đã, có gì tôi sẽ gọi điện thông báo cho ông sau. Anh nhìn chị với ánh mắt đầy hàm ơn. Anh đứng dậy, đầu cúi xuống như có lỗi tiễn chị ra xe rồi thở dài, lùi lũi bước vào nhà ga đáp tàu trở lại Hamburg.
Anh và chị trước kia là vợ chồng. Họ yêu nhau từ hồi còn học phổ thông. Anh đi lao động xuất khẩu ở Đông Đức. Chị theo học Đại học Sư phạm Hà Nội 1. Ngày bức tường Berlin sụp đổ, anh chạy sang phía Tây xin tị nạn. Chị tốt nghiệp Đại học và về làm giáo viên cấp 3 huyện Thái Thụy, Thái Bình. Họ vẫn liên lạc và chờ đợi nhau.
Khi đã có giấy tờ cư trú hợp lệ, anh về làm đám cưới với chị, rồi làm thủ tục đón chị sang Đức.
Vừa sang Đức, thấy bạn bè anh ai cũng thành đạt. Đa số ai cũng có nhà hàng, hay cửa tiệm buôn bán. Chỉ có anh là vẫn còn đi làm phụ bếp thuê cho người ta. Chị trách anh vô dụng. Anh không nói gì, chỉ hơi buồn vì chị không hiểu, để có đủ tiền bạc và điều kiện lo thủ tục cho chị sang được đây, anh đã vất vả tiết kiệm mấy năm trời mới được. Nên không dám mạo hiểm ra làm ăn
“Đồ cù lần, đồ đàn ông vô dụng…”, đó là câu nói của miệng chị dành cho anh, sau khi anh và chị có bé Hương.
Bé Hương sinh thiếu tháng, phải nuôi lồng kính đến hơn nữa năm mới được về nhà.
Khi bác sĩ thông báo cho vợ chồng anh biết bé Hương bị thiểu năng bẩm sinh. Giông tố bắt đầu thực sự nổi lên từ đó. Chị trách anh, đến một đứa con cũng không làm cho ra hồn, thì hỏi làm được gì chứ. Anh ngậm đắng nuốt cay nhận lỗi về mình và dồn hết tình thương cho đứa con gái xấu số.
Bé Hương được 3 tuổi, chị muốn ly dị với anh. Chị nói, ông buông tha cho tôi, sống với ông đời tôi coi như tàn. Anh đồng ý, vì anh biết chị nói đúng. Anh là người chậm chạp, không có chủ kiến và không có chí tiến thân, sống an phận thủ thường. Nếu cứ rằng buộc sẽ làm khổ chị.
Bé Hương 3 tuổi mà chưa biết nói. Chị cũng rất thương con, nhưng vì bận bịu làm ăn nên việc chăm sóc con bé hầu hết là do anh làm. Vì vậy mà con bé quấn quít bố hơn mẹ.
Biết vậy nên chị cũng rất yên tâm và nhẹ nhõm nhường quyền nuôi dưỡng con bé cho anh khi làm thủ tục ly hôn.
Ly dị được gần 1 năm thì chị tái giá. Chị sinh thêm một đứa con trai với người chồng mới.
Thành phố Bremen là thành phố nhỏ. Người Việt ở đó hầu như đều biết nhau. Chị cảm thấy khó chịu khi thỉnh thoảng bắt gặp cha con anh đi mua sắm trên phố. Chị gặp anh và nói với anh điều đó. Anh biết ý chị nên chuyển về Hamburg sinh sống.
Chị không phải là người vô tâm, nên thỉnh thoảng vẫn gửi tiền nuôi dưỡng con cho anh. Trong những dịp năm mới hay noel, chị cũng có quà riêng cho con bé, nhiều năm, nếu có thời gian, chị còn đến trực tiếp tặng quà cho con bé trước ngày lễ giáng sinh nữa.
Thấm thoát đó mà giờ đây con bé đã sắp trở thành một thiếu nữ. Tuy chị không biết cụ thể thế nào. Nhưng chị biết dù con bé lớn lên trong tật nguyền hẩm hiu, nhưng anh rất thương nó. Chị cũng biết con bé gặp vấn đề trong giao tiếp, phải đi học trường khuyết tật. Nhưng con bé rất ngoan. Anh cũng không phải vất vả vì nó nhiều. Nó bị bệnh thiểu năng, trí tuệ
hạn chế, phát âm khó khăn. Tuy vậy nó vẫn biết tự chăm sóc mình trong sinh hoạt cá nhân. Thậm chí nó còn biết giúp anh một số công việc lặt vặt trong nhà.
Chồng chị đã đồng ý cho chị đón con bé về tạm sống với chị vài tháng, với điều kiện trong thời gian con bé về sống chung với vợ chồng chị, anh không được ghé thăm. Chị cũng muốn thế, vì chị cảm thấy hổ thẹn khi phải tiếp xúc với vẻ mặt đần đần dài dại của anh.
Vợ chồng chị đã mua nhà. Nhà rộng, nên con bé được ở riêng một phòng. Chị đã xin cho con bé theo học tạm thời ở một trường khuyết tật ở gần nhà. Con bé tự đi đến trường và tự về được.
Đi học về, nó cứ thui thủi một mình trong phòng. Đứa em trai cùng mẹ của nó, mẹ nó, và bố dượng nó rất ít khi quan tâm đến nó. Niềm vui duy nhất của nó là chờ điện thoại của bố. Nó phát âm không chuẩn và nói rất khó khăn, nên hầu như nó chỉ nghe bố nói chuyện. Bố dặn dò nó rất nhiều và thỉnh thoảng còn hát cho nó nghe.
Em trai nó học thêm Piano, nên nhà mẹ nó có cái đàn Piano rất đẹp để ở phòng khách. Có lần nó sờ và bấm bấm vài nốt. Mẹ mắng nó không được phá đàn của em. Nên từ đó nó không dám đụng đến nữa. Có hôm anh gọi điện thoại cho nó, nó nghèn nghẹn nói lỏm bỏm,.. đàn..đàn…klavia….con muốn… Anh thở dài và hát cho nó nghe.
Tháng đầu, hầu như ngày nào anh cũng gọi điện thoại cho nó. Rồi thưa dần, thưa dần. Cho đến một ngày anh không gọi cho nó nữa. Sau một tuần đăng đẳng không nghe anh gọi điện thoại. Con bé bỏ ăn và nằm bẹp ở nhà không đi học. Chị không biết gì cứ mắng nó dở chứng.
Một đêm, chị bỗng bật choàng dậy khi nghe tiếng đàn Piano vang lên. Chị chạy ra phòng khách, thấy con bé đang ngồi đánh đàn say sưa. Nó vừa đánh vừa hát thì thầm trong miệng. Chị cứ há hốc mồm ra kinh ngạc. Chị không thể tưởng tượng nổi là con bé chơi Piano điêu luyện như vậy. Chị chợt nhớ ra, đã có lần anh nói với chị, con bé ở trường khuyết tật có học đàn Piano, cô giáo khen con bé có năng khiếu. Lần đó chị tưởng anh kể chuyện lấy lòng chị nên chị không quan tâm
Chị đến gần sau lưng nó, và lặng lẽ ngắm nhìn nó đánh đàn. Chị cúi xuống và lắng nghe con bé hát thầm thì cái gì.
Chị sởn cả da gà, khi chị nghe con bé hát rõ ràng từng tiếng một, mà lại là hát bằng tiếng Việt hẳn hoi: “…Nhớ những năm xa xưa ngày cha đã già với bao sầu lo…sống với cha êm như làn mây trắng…nhớ đến năm xưa còn bé, đêm đêm về cha hôn chúng con….với tháng năm nhanh tựa gió..ôi cha già đi cha biết không…”.
Chị vòng tay ra trước cổ nó và nhẹ níu, ôm nó vào lòng. Lần đầu tiên chị ôm nó âu yếm như vậy. Chị thấy tay mình âm ấm. Nó ngừng đàn đưa tay lên ôm riết tay mẹ vào lòng ngực. Nó khóc. Chị xoay vai nó lại, nhìn vào khuôn mặt đầm đìa nước mắt của nó hỏi, con sao vậy hả con yêu của mẹ. Nó ngước nhìn mẹ nó rất trìu mến rồi chìa cho mẹ nó một tờ giấy giấy khổ A4 đã gần như nhàu nát.
Chị cầm tờ giấy và chăm chú đọc, rồi thở hắt ra nhìn nó hỏi, con biết bố con bị ung thư lâu chưa. Nó chìa 4 ngón tay ra trước mặt mẹ. Chị hỏi, 4 tháng rồi hả. Nó gật đầu.
Chị nhìn chăm chăm vào tờ giấy, và từ từ ngồi thụp xuống nền nhà, rũ rượi
thở dài.
Con bé hốt hoảng đến bên mẹ, ôm mẹ vào lòng, vuốt mặt mẹ, rồi vừa ấp úng nói vừa ra hiệu cho mẹ. Đại ý là nó diễn đạt rằng: -” Bố lên ở trên Thiên Đường rồi, mẹ yên tâm, con đã xin vào nội trú ở trường dưới Hamburg, ngày mai con sẽ về dưới đó, con không ở lại đây lâu để làm phiền mẹ và em đâu, con về ở tạm đây là vì bố muốn thế, bố muốn mình ra được nhẹ nhàng và yên tâm là có mẹ ở bên con..”
Chị cũng ôm nó vào lòng, vỗ vỗ vào vai nó và nói, con gái ngoan của mẹ, ngày mai nếu mẹ sắp xếp được công việc, mẹ sẽ đưa con về Hamburg….
Tôi nghe người ta kể chuyện lại chuyện đó, khi đi dự một cuộc biểu diễn nghệ thuật của học sinh khuyết tật và khiếm thị.
Khi thấy em gái đệm đàn piano cho dàn đồng ca, cứ khăng khăng đòi phải đàn và hát bài hát “Người Cha Yêu Dấu” bằng tiếng Việt trước, sau đó mới chịu đệm đàn cho dàn đồng ca tiếng Đức. Quá kinh ngạc nên tôi cứ gạn hỏi mãi người trong ban tổ chức. Cuối cùng họ đã kể cho tôi nghe câu chuyện như vậy.

06.12.11

tn
Nguồn: Anh Thập gởi