|
Lương Y Mất Lương Tri
Lương Y Mất Lương Tri
trích: Vietbao.com
(07/12/2012)
Tác giả : Bác Sĩ Nguyễn Ý Đức
Cuối tháng 5, 2012 vừa qua, Hiệp hội Y sĩ nước Đức đã có một hành động đầy nhân tính và ngoạn mục. Họ đã công khai xin lỗi về những thử nghiệm mà các bác sĩ Đức quốc xã đã thực hiện với dân Do Thái trong các trại tập trung vào thời kỳ Hitler nắm quyền từ năm 1933-1945.
Theo Hội, đây không phải là hành động riêng rẽ của cá nhân y sĩ, mà liên quan tới các cấp đầu não của tập thể y sĩ thời đó. Trái với thiên chức cứu chữa bệnh tật thì các y sĩ này đã vi phạm quyền làm người của nạn nhân với nhiều thử nghiệm giả nhân giả nghĩa khoa học. Hội Cầu xin sự tha thứ của các nạn nhân còn sống hoặc đã mệnh một cũng như xin lỗi con cháu của những nạn nhân này.
Hậu quả của các Holocaust là 5 triệu người Do Thái bị tiêu diệt bằng nhiều phương thức tàn nhẫn vô nhân đạo.
Một trại tập trung bị lây bệnh chấy rận ư? Thì viên y sĩ bèn giải quyết bằng cách ra lệnh xịt hơi ngạt, để 700 nữ nạn nhân chết cùng với bọ hút máu.
Viên y sĩ riêng của Hitler thực hiện chương trình gây chết không đau cho người già, người bệnh bất khả trị, người mất trí, trẻ em tàn tật tại nhà dưỡng lão, bệnh viện, nhà tế bần bằng cách chích độc chất. Họ bị coi như ăn không ngồi rồi, vô dụng cho quân đội.
Một nữ bác sĩ chà đinh sét rỉ, mảnh vụn thủy tinh sắc bén lên vết thương của nạn nhân để đo lường sức chịu đựng với đau đớn.
Để tìm phương thức điều trị cóng giá, nạn nhân bị ngâm trong bể nước đá cả 3 giờ hoặc phơi trần ngoài trời trong thời tiết dưới không độ, rồi sưởi ấm nạn nhân với nhiều cách để so sánh hiệu quả.
Muốn tìm thuốc diệt trừ sốt rét thì bác sĩ chích vi khuẩn cho nạn nhân rồi dùng nhiều hóa chất khác nhau, tìm thuốc chữa bệnh.
Muốn biến nước biển thành nước uống được, bác sĩ bỏ đói nạn nhân, chỉ cho uống nước biển, gây thương tích rồi quan sát phản ứng.
Độc chất được bác sĩ chộn trong thức ăn của nạn nhân nhân rồi mổ cơ thể để so sánh tác hại, tìm độc chất mạnh dùng sau này.
Và nhiều thử nghiệm dã man khác.
Hành động của Hội Y Sĩ Đức được dư luận rất tán thưởng.
Phải chi những người gây ra đấu tố giết hại địa chủ, lập ra những trại tập trung tù đầy hành xác tại quê hương trước đây cũng có những lời SORRY tương tự thì lòng người chắc sẽ thuận hòa hơn, để cùng nhau góp phần xây dựng đất nước.
Cần nhớ để biết việc gì sắp xảy ra trong cơ thể.
Cần nhớ để biết việc gì sắp xảy ra trong cơ thể.
Có những triệu chứng tưởng chừng rất mơ hồ nhưng nếu không chủ quan, sớm nhận biết và được chẩn đoán đúng, nhiều khả năng giúp “thoát” được những căn bệnh hiểm nghèo. Dấu hiệu cảnh báo các bệnh hiểm nghèo
1. Dấu hiệu cảnh báo ung thư Khi ung thư vừa phát sẽ không thấy đau đớn hay có dấu hiệu nào, nên các xét nghiệm tầm soát là rất quan trọng. Khi ung thư phát triển theo các loại khác nhau, các dấu hiệu cảnh báo có thể xuất hiện. Tuy nhiên, những dấu hiệu này có thể xuất phát từ nguyên nhân khác. Nên đi gặp bác sĩ. Trong nhiều trường hợp phát hiện và điều trị ung thư càng sớm càng có nhiều cơ may chữa dứt bệnh Ung thư bàng quang: – Tiểu ra máu. Nước tiểu có màu đỏ sậm hay mờ nhạt, lợn cợn. – Đau buốt khi tiểu.. – Đi tiểu nhiều lần hay tiểu gấp Ung thư vú: – Cảm thấy có một cục u dày lên trong ngực, vùng xung quanh, dọc theo vùng xương cổ và dưới bầu vú hay vùng nách. – Thay đổi kích cỡ hay hình dáng bầu vú. |
– Chảy nước (không phải sữa) hay máu từ núm vú.
– Thay đổi màu sắc hay cảm giác ở da vú. Núm vú, hay quầng vú (vùng thâm xung quanh núm vú). Da vú bị co rút, nhăn hay có vảy.
Mặc dù hiếm, đàn ông vẫn có thể bị ung thư vú và nếu thấy một cục trong vú nên đi gặp bác sĩ.
Ung thư đại tràng, trực tràng:
– Thay đổi thói quen đi cầu
– Táo bón. Đi cầu nhiều lần và hay phân lỏng bất thường.
– Cảm thấy ruột luôn đầy.
– Máu nằm trong hay ngoài phân. Có thể màu đỏ sậm hay đỏ tươi.
– Phân ra hẹp hơn bình thường.
– Bao tử phình to, đầy hay co rút.
– Thường sình hơi.
– Sụt cân không lý do.
– Mệt mỏi thường xuyên.
Ung thư thận:
– Tiểu ra máu
– Một khối ở vùng hông
– Đau mơ hồ vùng lưng hay vùng hông
– Ho không rõ nguyên nhân trên ba tuần
Ung thư phổi:
– Ho kéo dài, có thể là ho vì hút thuốc trở nên nghiêm trọng hơn.
– Tức ngực. Có người bị đau lưng.
– Khàn tiếng.
– Thở đứt quãng hay khò khè.
– Viêm phổi hay viêm cuốn phổi nhiều lần.
– Ho ra máu.
– Mệt mỏi, ăn không ngon, sụt cân.
– Cảm thấy vai, cánh tay, bàn tay yếu đi.
Ung thư buồng trứng:
Thường không có triệu chứng sớm. Khi có triệu chứng, các dấu hiệu bao gồm:
– Sưng nề hay khó chịu vùng bụng dưới
– Cảm thấy đầy bụng sau bữa ăn nhẹ. Sụt cân và chán ăn
– Đầy bụng, khó tiêu, buồn ói
– Tiêu chảy, bón hay tiểu nhiều lần
– Chảy máu từ âm đạo
Thường thì ung thư đã phát tán ở thời điểm phát hiện
Ung thư tuyến tiền liệt:
Ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn sớm thường không có triệu chứng. Nếu có, các dấu hiệu này là:
– Đi tiểu nhiều lần, nhất là về đêm
– Khó tiểu, nhất là lúc bắt đầu, khó giữ lại nước tiểu hay không tiểu được
– Dòng nước tiểu yếu hay bị gián đoạn
– Đau hay cảm giác rát bỏng khi đi tiểu
– Đau khi phóng tinh
– Máu trong nước tiểu hay tinh dịch
– Đau kéo dài hay cứng vùng phía dưới lưng, hông hay bắp đùi.
Ung thư tinh hoàn:
– Một khối ở tinh hoàn
– Cảm giác nặng ở bìu
– Đau âm ỉ vùng bụng dưới hay ở hang
– Đột ngột có nước ở bìu
– Đau hay khó chịu một bên tinh hoàn hay bìu
– Vú to lên hay nặng
Đàn ông từ 15 tuổi trở lên nên tự khám tinh hoàn đều đặn để phát hiện khối u hay thay đổi kích thước, hình dạng tinh hoàn
Ung thư họng:
– Khàn tiếng hay thay đổi giọng nói
– Khối ở vùng cổ hay cảm giác có một cục trong họng
– Ho kéo dài
– Khó nuốt. Cảm giác nặng hay rát bỏng khi nuốt
– Thường xuyên bị khó tiêu và nóng ngực. Hay bị ói hay nghẹn.
– Đau trong ngực hay trong họng
2. Những dấu hiệu cảnh báo tiểu đường:
1/3 người bị tiểu đường không biết mình mắc bệnh. Nên đi gặp bác sĩ ngay nếu có ít nhất một trong các dấu hiệu sau :
– Tiểu nhiều lần
– Khát quá mức
– Đói quá mức
– Sụt cân bất thường
– Mỏi mệt
– Bứt rứt
– Mờ mắt
Ở tiểu đường loại 1, các triệu chứng diễn ra nhanh chóng hơn. Với loại này, cơ thể không tạo được Insulin hay số lượng rất ít
Ở tiểu đường loại 2, các triệu chứng diễn ra chậm hơn. Cơ thể không tạo ra đủ Insulin hay tạo ra không đúng cách. Loại này thường gặp ở người trên 40 tuổi, béo phì và không tập thể dục.
Tiền tiểu đường xảy ra trước khi bị tiểu đường loại 2. Chẩn đoán và điều trị loại này giúp không bị tiểu đường loại 2.
Tiểu đường có thể diễn ra âm thầm không triệu chứng. Phát hiện và điều trị sớm giúp giảm nguy cơ biến chứng
3. Những dấu hiệu cảnh báo lên cơn đau tim (heart attack):
– Khó chịu ở ngực. Thường diễn ra trên vài phút hay biến mất rồi bị lại, cảm giác giống như đè ép, nặng ngực hay đau.
– Khó chịu ở nửa trên thân người. Có thể đau hay khó chịu ở một hay hai tay hay ở lưng, cổ, hàm hay vùng bao tử
– Thở gấp.Thường đi kèm với khó chịu ở ngực nhưng cũng có thể xảy ra trước đó
– Các triệu chứng khác. Bao gồm vã mồ hôi lạnh, buồn ói hay đầu óc quay cuồng
Triệu chứng thường gặp nhất ở cả nam lẫn nữ là đau hay khó chịu ở ngực… Nhưng phụ nữ thường có thêm các dấu hiệu khác như thở gấp, buồn ói và đau lưng hay đau hàm
Nếu có dấu hiệu cảnh báo đau tim, nên đi cấp cứu ngay
4. Những dấu hiệu cảnh báo đột quỵ (stroke):
– Đột ngột bị tê hay yếu ở mặt, tay hay chân, đặc biệt ở một bên người
– Đột nhiên bị lẫn lộn, khó nói chuyện hay nói bậy bạ vô nghĩa
– Đột ngột khó nhìn ở một hay hai mắt
– Đột ngột khó đi, chóng mặt, mất thăng bằng hay không phối hợp được
– Đột ngột nhức đầu dữ dội không rõ nguyên nhân.
Đây là hướng dẫn chung. Nếu bạn có nhiều nguy cơ bệnh tật, các xét nghiệm nên làm sớm hơn. Các xét nghiệm phụ trợ như tầm soát tiểu đường hay tăng nhãn áp cũng có thể cần thiết. Nên theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Câu chuyện cánh tay cụt
Stress huỷ hoại cuộc sống bạn như thế nào?
Stress huỷ hoại cuộc sống bạn như thế nào?
Trong cuộc sống bộn bề hiện nay, stress thực sự được coi là một sát thủ dấu mặt với những tác động có thể ngoài sức tưởng tượng.
Hiện nay ngày càng có nhiều người đã tự nhận rằng mình là một nạn nhân của stress. Cuộc sống căng thẳng và đặc biệt là lịch làm việc dày đặc đã khiến số người bị stress theo dạng này hay dạng khác ngày một cao.
Thực tế, cứ 5 người Mỹ thì có 1 người tuyên bố rằng họ cảm thấy “cực kỳ” căng thẳng. theo một nghiên cứu của Hiệp hội tâm thần Mỹ.
Những người bị căng thẳng quá độ thường cũng gánh chịu những tác động về sức khoẻ như trầm cảm, đau tim, v…v….đó thực sự là vấn nạn cần được giải quyết.
Dưới đây là những sự thật về stress có thể bạn chưa biết.
1. Cơ thể không thể phân biệt được stress nặng và stress nhẹ. Căng thẳng về kẹt xe cũng sẽ gây tổn hại tương tự như căng thẳng do li dị.
2. Stress có thể gây ra hiện tượng “ức chế vỏ não”, theo đó một vài phần của bộ não có thể ngừng hoạt động và khiến bạn không thể tiếp tục làm việc.
3. Một nghiên cứu đã chỉ ra: Kiếm tra thông tin trên Smartphone càng nhiều, càng dễ bị stress. Tuy nhiên đây được coi là một vòng quay luẩn quẩn vì khi một người càng cảm thấy lo lắng và stress, họ càng có xu hướng check thông tin trên điện thoại.
4. Email cũng gây ra những tác động bất lợi. Các nhà khoa học đã chứng minh rằng những người tránh xa email trong 5 ngày có nhịp tim đựơc cải thiện rõ rệt.
5. Nhịp tim và áp huyết tăng tỷ lệ thuật với stress, do đó có thể gây ra những cơn đột quỵ.
6. Nhiều người bị stress trở nên hoài nghi với những gì “nằm ngoài khuôn khổ” thông thường.
7. 75% chi phí sức khoẻ có liên quan đến các cơn ốm có tính chu kỳ, và stress là nguyên nhân số 1 gây ra những cơn ốm thất thường đó.
8. Những người cha trong gia đình nếu chịu nhiều áp lực trong việc trang trải sinh hoạt gia đình thường có xu hướng bị bệnh khớp.
9. Stress kéo dài sẽ làm gián đoạn phần lớn các quá trình trong cơ thể người, tăng nguy cơ bị các bệnh như: Tiểu đường, đau tim ,v…v….
10. Stress sẽ dẫn đến bị kích động.
11. Trong những sự kiện bi thương liên quan đến người thân chúng ta. Nguy cơ bị đau tim lên cao tới hơn 21 lần.
12. Một bà mẹ đang mang thai gặp nhiều stress có nguy cơ sinh con bị dị tật và chậm phát triển.
13. Trẻ con sớm bị căng thẳng quá độ sẽ gây nên những tác hại rất to lớn trong sự phát triển tâm lý trong tương lai.
14. Bị stress cũng dễ bị cảm cúm.
Với những tác hại kể trên, Stress được coi như một “sát thủ thầm lặng” trong cuộc sống. Trong cuộc sống hối hả và bộn bề ngày nay, đừng quá chạy theo công việc để rồi phải gánh chịu những hậu quả về sức khoẻ cũng như gia đình. Sinh hoạt điều độ, bố trí thời gian biểu hợp lý, đặc biệt là dành thời gian tập thể dục sẽ làm giảm nguy cơ căng thẳng xuống rất nhiều. Đừng tự biện hộ rằng “tôi không có thời gian”, người ta sẽ luôn có đủ thời gian cho những việc họ coi là quan trọng nhất.
Theo Cafef/TTVN/Foxbusiness/DVT
nguồn: từ Maria Thanh Mai gởi
Những bức ảnh xuất sắc về nghệ thuật chụp tốc độ chậm












Một câu chuyện về lòng kiên trì
Tôi là cựu giáo viên dạy nhạc tại một trường tiểu học ở DeMoines. Tôi luôn kiếm được lợi tức từ công việc dạy đàn dương cầm _ đó là một công việc mà tôi đã làm suốt 30 năm qua. Trong thời gian đó, tôi đã gặp nhiều trẻ em có những khả năng về âm nhạc ở nhiều cấp độ khác nhau. Tôi chưa bao giờ có hứng thú trong việc có học sinh thuộc dạng “cần nâng đỡ” mặc dù tôi đã từng dạy một vài học sinh tài năng. Tuy nhiên tôi cũng dành thì giờ vào những học sinh mà tôi gọi là “trơ nhạc”. Một trong những học sinh đó là Robby.
Robby đã 11 tuổi khi mẹ cậu thả vào lớp trong bài học dương cầm đầu tiên. Tôi thích những học sinh (đặc biệt là những cậu bé) bắt đầu ở lứa tuổi nhỏ hơn, và nói điều đó với Robby. Nhưng Robby nói rằng mẹ cậu luôn luôn mơ ước được nghe cậu chơi dương cầm. Vì vậy tôi đã nhận cậu vào học. Thế là Robby bắt đầu những bài học dương cầm đầu tiên và tôi nghĩ rằng đó là sự cố gắng vô vọng. Robby càng cố gắng, cậu càng thiếu khả năng cảm thụ âm nhạc cần thiết để tiến bộ. Nhưng cậu rất nghiêm túc trong việc ôn lại những bài học và những bản nhạc sơ đẳng mà tôi yêu cầu cất cả các học sinh của mình đều phải học. Sau nhiều tháng ròng rã, cậu miệt mài cố gắng và tôi vẫn cứ lắng nghe và cố động viên cậu. Cứ hết mỗi bài học hàng tuần, cậu luôn nói: “Một ngày nào đó mẹ em sẽ đến đây để nghe em chơi đàn”. Nhưng điều đó dường như vô vọng. Cậu không hề có một năng khiếu bẩm sinh nào. Tôi chỉ thấy mẹ cậu (một phụ nữ không chồng) ở một khoảng cách khá xa khi thả cậu xuống xe và chờ cậu trong một chiếc xe hơi cũ mèm khi đến đón cậu. Bà luôn vẫy tay và mỉm cười nhưng không bao giờ ở lại lâu.
Thế rồi một ngày nọ Robby không đến học nữa, tôi định gọi điện cho cậu nhưng thôi, bởi vì cậu không hề có chút năng khiếu nào, có lẽ cậu đã quyết định theo đuổi một con đường khác. Tôi cũng vui khi cậu không đến nữa. Cậu làm cho sự quảng bá trong việc dạy dỗ của tôi mất ưu thế! Vài tuần sau đó, tôi gởi đến nhà những học sinh của mình các tờ bướm thông báo cho buổi diễn tấu sắp tới. Trước sự ngạc nhiên của tôi, Robby (cũng đã nhận một tờ bướm) hỏi xem cậu có được tham dự biểu diễn hay không. Tôi bảo với cậu, buổi diễn chỉ dành cho học sinh đang học, vì cậu đã thôi học nên cậu sẽ không đủ khả năng thực hiện. Cậu nói rằng mẹ cậu đang ốm và không thể chở cậu đi học nữa, nhưng cậu vẫn luôn luyện tập. “Cô Hondorf… cô cho em diễn một lần thôi…”, cậu nài nỉ. Tôi không hiểu điều gì đã xui khiến tôi cho phép cậu chơi trong buổi trình tấu đó. Có thể là cậu đã tha thiết quá, hoặc là một điều gì đó trong tôi đã bảo mách tôi rằng điều đó là đúng.
Đêm biểu diễn đã đến. Trong hội trường đông nghịt những phụ huynh, bạn bè và họ hàng. Tôi bố trí cho Robby ở cuối chương trình trước khi tôi xuất hiện để kết thúc và cảm ơn những học sinh đã trình diễn. Tôi nghĩ rằng tất cả những rủi ro mà cậu có thể gây ra cũng là lúc kết thúc và nếu có bề gì thì tôi cũng có thể “chữa cháy” cho sự biểu diễn yếu kém của cậu bằng tiết mục “hạ màn” của tôi. Và buổi biểu diễn trôi qua không một trở ngại nào. Những học sinh đã luyện tập nhuần nhuyễn và trình bày rất tốt. Thế rồi Robby bước ra sân khấu. A? quần cậu nhàu nát và mái tóc như tổ quạ.
“Tại sao cậu lại không ăn vận như những học sinh khác nhỉ? Tôi nghĩ “Tại sao ít ra mẹ cậu lại không chải tóc cho cậu vào cái đêm đặc biệt như thế này chứ?”
Robby mở nắp đàn lên và bắt đầu. Tôi ngạc nhiên khi thấy cậu tuyên bố rằng cậu chọn bản Concerto số 21 cung Đô trưởng của Mozart. Tôi hoàn toàn bất ngờ khi nghe những gì tiếp theo đó. Những ngón tay của cậu lấp lánh, nhảy múa trên những phím ngà. Cậu đã chơi những giai điệu từ nhẹ nhàng êm dịu đến hùng tráng… thật có hồn và đầy điêu luyện trong sự phối âm tuyệt diệu của nhạc Mozart. Chưa bao giờ tôi nghe một đứa trẻ ở tuổi ấy trình bày nhạc Mozart hay đến thế. Sau 6 phút rưỡi cậu đã kết thúc trong một âm thanh huy hoàng mạnh mẽ và mọi người đều đứng lên vỗ tay. Không nén được lệ tràn trong mắt, tôi chạy lên sân khấu và vòng tay ôm lấy Robby trong hạnh phúc: “Cô chưa bao giờ nghe em chơi hay như thế Robby ạ. Làm sao em có thể làm được điều đó?”. Robby giải thích qua chiếc micro “Thưa cô Hondorf… cô có nhớ là em đã kể rằng mẹ em đang ốm? Thực ra, mẹ em đã bị ung thư và qua đời sáng nay. Mẹ em bị điếc bẩm sinh vì vậy đêm nay là đêm đầu tiên mẹ em nghe thấy em đàn. Em muốn làm điều gì đó thật là đặc biệt”.
Tối hôm ấy, trong hội trường không đôi mắt nào không nhỏ lệ. Khi những người ở Trại Xã Hội đưa cậu từ sân khấu trở về trại mồ côi tôi nhận thấy mắt họ đỏ và sưng mọng. Tôi chợt nghĩ, đời tôi nhiều ý nghĩa biết bao khi đã từng nhận một học sinh như Robby. Không, tôi chưa bao giờ nhận một học sinh nào “cần nâng đỡ”, nhưng đêm đó tôi trở thành người được nâng đỡ bởi Robby. Cậu là thầy của tôi và tôi chỉ là một học trò. Bởi vì cậu đã dạy cho tôi ý nghĩa của sự kiên trì, của tình yêu và niềm tin trong chính con người của chúng ta và điều đó có thể tạo ra cho người khác một cơ hội mà chúng ta không biết vì sao. Điều này càng đặc biệt ý nghĩa hơn khi sau này tôi biết Robby bị chết trong vụ nổ bom điên rồ tại tòa nhà Alfred P. Murrah Federal ở thành phố Oklahoma vào tháng 4 năm 1995 nơi cậu đang biểu diễn.
S.T.
( Từ Reader’s Digest)
từ: Nguyễn Phi Phượng gởi
|
Chứng nhân Cổng Trời Kiều Duy Vĩnh trở thành Kitô hữu
Chứng nhân Cổng Trời Kiều Duy Vĩnh trở thành Kitô hữu
LTCG (16.03.2011) – Kiều Duy Vĩnh là người từng trải qua 15 năm trong các trại tù cộng sản Việt Nam. Ông là cựu đại úy trong Quân Đội Viễn Chinh của Pháp. Năm 1960, ông Kiều Duy Vĩnh bị bắt vì tội “phản cách mạng”, cho đến năm 1970 mới được thả. Năm 1972, ông Kiều Duy Vĩnh lại bị bắt lần thứ hai cùng với nhiều người khác.
———————-
Vào ngày 14/3/2011 vừa qua, ông Kiều Duy Vĩnh, nhân chứng sống của một thời lịch sử đầy cay đắng của Bắc Việt đã trở thành một người Kitô hữu.
Kiều Duy Vĩnh là cựu học sinh trường Bưởi – Chu Văn An. Ông gia nhập quân đội Pháp và học trường võ bị Đà Lạt cùng lớp với Phó Tổng Thống của chính quyền Sài Gòn – Nguyễn Cao Kỳ. Mới 27 tuổi, ông đã là sỹ quan nổi tiếng chinh chiến nhiều trận mạc. Sau khi những người cộng sản lên năm quyền vào năm 1954, cuộc đời ông đầy đau khổ với những biến cố rất lớn đã xảy ra với gia đình ông. Bố của ông bị tử hình vì là địa chủ, ông đã bị giam cầm 2 lần tổng cộng 17 năm tù, vợ và các con phải vượt lên để sống giữa những cảnh vùi dập đầy đau khổ.
Linh Mục Đa Minh Vũ Quang Mỹ đang ân cần hỏi thăm Bác Kiều Duy Vĩnh
Trong những ngày bị giam cầm, ông đã từng ở cùng với rất nhiều Linh Mục, tu sĩ công giáo, đặc biệt với cha chính Vinh, chính xứ Nhà thờ Lớn Hà Nội. Ông đã gặp rất nhiều tấm lòng khoan dung, nhân hậu và sự hi sinh vô bờ bến của các Anh chị em người công giáo.
Ông đã ghi lại những ngày tù cay đắng đó trong tác phẩm “Cổng trời Cắn Tỷ” và “Người tu sỹ tử vì đạo Đỗ Bá Lung”. Trong tác phẩm: “Cổng trời Cắn Tỷ”, ông đã kể lại hết sức chân thực sự sống sót của duy nhất 2 người là chính ông và ông Nguyễn Hữu Đang là người cầm đầu trong vụ “Nhân văn giai phẩm” trong số 72 người bị giam ở trại Quyết tiến (Cổng trời). Lý do sống sót được ông kể lại : “Tôi sở dĩ sống sót là vì tôi không phải là người theo đạo. Nếu tôi mà đeo Thánh giá ở ngực và biết câu Kinh thì tôi phải chết đã lâu rồi”. Thật vui là, sau 80 năm làm người, hôm nay ông đã được chịu phép rửa và trở thành một người Kitô hữu.
Trong tác phẩm của mình ông Vĩnh đã viết về những người bạn tù của mình như sau: “Tôi đã thật sự gặp các vị thánh tử vì đạo. Các vị thánh tử vì đạo bằng xương bằng thịt sống cạnh tôi nhiều năm… Tôi vốn xa lạ với các tên Phêrô, Phaolồ và Mađờlen. Nhưng cái tên Đỗ Bá Lung thì cho đến hết đời tôi không thể nào quên được”.
Đúng là “vị thánh” Đỗ Bá Lung đã “chết đi và sống lại” vẫn còn mãi trong tâm tưởng của ông Vĩnh nên vẫn tiếp tục theo dõi, nâng đỡ đời sống tâm linh cho ông Kiều Duy Vĩnh để đến hôm qua, khi tỉnh táo nhất là lúc ông yêu cầu xin được làm lễ rửa tội.
Cha Đa Minh Vũ Quang Mỹ, Chính xứ Tư Đình, đang trao nến sáng cho ông Vĩnh
Một người bạn tù là ông Nguyễn Ngọc Thu đã vội vàng đi chở Cha xứ Tư Đình là Cha Vũ Quang Mỹ (Cha Trí) đến nhà Ông Vĩnh để làm lễ rửa tội cho ông. Cha Trí đã chọn tên thánh cho ông Vĩnh là Phaolô, ngụ ý là ông đã trở về với Chúa trong cuộc đời làm người đầy sóng gió.
Sau khi chịu phép rửa và phép Xức dầu thánh, hôm nay chúng tôi sang thăm ông và thấy sức khỏe của ông tốt hơn. Một người đã nói: “Chúng tôi thấy bác ngày càng khỏe hơn trong khi cộng sản đang ngày càng yếu đi, để xem ai “đi” trước”. Dù không thể nói được, ông đã mỉm cười thật vui. Kính mong Thiên Chúa gìn giữ ông và giúp ông chóng bình phục.
Maria Nguyễn Ngọc Khánh
Chứng nhân Cổng trời Phaolô Kiều Duy Vĩnh đã được Chúa gọi về
Chứng nhân Cổng trời Phaolô Kiều Duy Vĩnh đã được Chúa gọi về trích: Nuvuongcongly.net
Gia đình thân tộc, bạn bè vừa cho biết tin ông Phao lô Kiều Duy Vĩnh đã được chúa gọi về lúc 4h chiều ngày thứ 7 ngày 7 tháng 7 năm 2012.
Thánh lễ an táng cử hành lúc 10h sáng nay 9/7/2012 tại nhà thờ giáo họ Ngọc Lâm. Thánh lễ an táng do Linh mục Đaminh Vũ Quang Mỹ chủ sự.
Kiều Duy Vĩnh là cựu học sinh trường Bưởi – Chu Văn An. Ông gia nhập quân đội Pháp và học trường võ bị Đà Lạt cùng lớp với Phó Tổng Thống của chính quyền Sài Gòn – Nguyễn Cao Kỳ. Mới 27 tuổi, ông đã là sỹ quan nổi tiếng chinh chiến nhiều trận mạc. Sau khi những người cộng sản lên năm quyền vào năm 1954, cuộc đời ông đầy đau khổ với những biến cố rất lớn đã xảy ra với gia đình ông. Bố của ông bị tử hình vì là địa chủ, ông đã bị giam cầm 2 lần tổng cộng 17 năm tù, vợ và các con phải vượt lên để sống giữa những cảnh vùi dập đầy đau khổ.
Trong những năm tháng lao tù, nhất là tại Trại giam Cổng trời, ông may mắn được sống cùng với một số linh mục, tu sĩ công giáo như cha Chính Vinh, tu sĩ Đỗ Bá Lung. Những tháng năm lao khổ đã được ông viết lại trong tập “Cổng trời Cẳn Tỷ”.
Ông đã viết về những bạn tù Công giáo bằng những lời lẽ đầy thán phục: “Tôi đã thật sự gặp các vị thánh tử vì đạo. Các vị thánh tử vì đạo bằng xương bằng thịt sống cạnh tôi nhiều năm… Tôi vốn xa lạ với các tên Phêrô, Phaolồ và Mađalena. Nhưng cái tên Đỗ Bá Lung thì cho đến hết đời tôi không thể nào quên được”.
Sau khi ra tù, ông tiếp tục chịu nhiều áp bức do bàn tay sắt của chế độ.
Ngày 14/3/2011, ông Kiều Duy Vĩnh, nhân chứng sống của một thời lịch sử đầy cay đắng của Bắc Việt đã trở thành một người Kitô hữu và chọn thánh Phaolo làm thánh quan thầy.
Hình ảnh đến thăm Chứng Nhân Cổng trời (Cổng Trời Cắn Tỷ) Phaolô Kiều Duy Vĩnh
Hồi Ký Phần 1 : Cổng Trời Cắn Tỷ
Trưa hôm nay chúng tôi sang Gia Lâm đến nhà người chứng nhân lịch sử tại trại giam cổng trời, chứng nhân còn lại 72 người trong trại giam cổng trời ngày ấy, nhân chứng của các Đức Thánh Tử Vì Đạo
Xem ông viết trong Hồi Ký của ông ở đây: Đức Thánh Tử Vì Đạo Thứ Hai Mà Tôi Được Gặp
Ông say sưa nói về tất cả những gì ông gặp và ông luôn luôn khảng định với chúng tối rằng tôi là chứng nhân, “Tôi nói sự thật…., tôi không nói sai”. Rồi ông nói với Cha Tư rằng Các Cha phải dạy cho mọi người trở thành “Người”, chứ đừng như người CS)…
Ông nhắc đi nhắc lại là phải làm một Đài ở Cổng Trời để Tưởng Nhớ Các Đức Thánh Tử Vì Đạo…
Những thao thức của ông Phaolô Kiều Duy Vĩnh cũng được Maria Nguyễn Ngọc Khánh viết trong bài : Chứng nhân Cổng Trời Kiều Duy Vĩnh trở thành Kitô hữu mà chúng tôi trích dẫn dưới đây.
Trong những ngày bị giam cầm, ông đã từng ở cùng với rất nhiều Linh Mục, tu sĩ công giáo, đặc biệt với cha chính Vinh, chính xứ Nhà thờ Lớn Hà Nội. Ông đã gặp rất nhiều tấm lòng khoan dung, nhân hậu và sự hi sinh vô bờ bến của các Anh chị em người công giáo.
Ông đã ghi lại những ngày tù cay đắng đó trong tác phẩm “Cổng trời Cắn Tỷ” và “Người tu sỹ tử vì đạo Đỗ Bá Lung”. Trong tác phẩm: “Cổng trời Cắn Tỷ”, ông đã kể lại hết sức chân thực sự sống sót của duy nhất 2 người là chính ông và ông Nguyễn Hữu Đang là người cầm đầu trong vụ “Nhân văn giai phẩm” trong số 72 người bị giam ở trại Quyết tiến (Cổng trời). Lý do sống sót được ông kể lại : “Tôi sở dĩ sống sót là vì tôi không phải là người theo đạo. Nếu tôi mà đeo Thánh giá ở ngực và biết câu Kinh thì tôi phải chết đã lâu rồi”. Thật vui là, sau 80 năm làm người, hôm nay ông đã được chịu phép rửa và trở thành một người Kitô hữu.
Đúng là “vị thánh” Đỗ Bá Lung đã “chết đi và sống lại” vẫn còn mãi trong tâm tưởng của ông Vĩnh nên vẫn tiếp tục theo dõi, nâng đỡ đời sống tâm linh cho ông Kiều Duy Vĩnh để đến hôm qua, khi tỉnh táo nhất là lúc ông yêu cầu xin được làm lễ rửa tội.
Maria Nguyễn Ngọc Khánh
Xem thêm ở đây
Sau thời tù đầy ông đã viết những câu này!
Phút suy tư: Hãy cảm tạ Chúa vì bạn đang hạnh phúc
Phút suy tư: Hãy cảm tạ Chúa vì bạn đang hạnh phúc
Em bé chưa cao bằng cây lúa vừa khóc vừa gánh lúa. Khi ăn bát cơm ngon, bạn hãy nghĩ tới những người đã vất vả ngoài đồng cầy cấy.
Cõng gạch thuê sau mỗi giờ lên lớp để có tiền đi học. Công việc càng nặng nhọc, thì càng kiếm được nhiều hơn, nhưng cũng chỉ dao động từ 20 – 50.000/buổi. Khi bạn chê Ipad, Ipod đang có đã cũ hãy nhớ tới các em không có tiền mua bút giấy đi học.
Em gái bê đá. Khi nằm trên giường có máy quạt, hãy cám ơn vì bạn đang hạnh phúc hơn các em này.
Với bộ quần áo lấm lem, đen bẩn và đã sờn rách, em phải đeo gùi sau lưng đi kiếm miếng cơm ăn.
Mưu sinh ở bãi rác nhưng vẫn cười. Bạn hãy bằng lòng với cuộc sống và những gì bạn đang có.
Lục lọi khắp mọi nơi tìm một chút dư thừa. Khi quăng đi những đồ dư thừa, bạn có biết rằng nhiều người đang ước muốn cái bạn đang bỏ đi.
Hãy cảm tạ Chúa và biết ơn Ngài vì bạn đang hạnh phúc rất nhiều.
Maria Thanh Mai gởi
MỘT NGÔN SỨ ĐANG Ở GIỮA CHÚNG.
MỘT NGÔN SỨ ĐANG Ở GIỮA CHÚNG.
(Ed 2, 2 – 5) nguồn: conggiaovietnam.net
“Chúng vốn là loài phản loạn,
chúng có thể nghe hoặc không nghe,
nhưng chúng phải biết rằng có một ngôn sứ đang ở giữa chúng.” (c.5).
“Chúng vốn là loài phản loạn,”
Lạy Chúa, bản chất chúng là loài phản loạn,
chống lại Chúa và chống lại tình thương,
gieo rắc bạo tàn, gây ra bao đổ vỡ,
coi thường Chúa và xúc phạm thánh danh.
“chúng có thể nghe hoặc không nghe”,
Chúng có thể nghe hoặc có thể không nghe,
có thể thấy hoặc có thể không thấy,
biết hay không, ai hiểu được lòng chúng,
chúng muốn gì, chỉ có bóng tối hay.
“nhưng chúng phải biết rằng có một ngôn sứ đang ở giữa chúng.”
Có phải câu này Chúa dành cho con,
như đã nói với Edzekiel năm trước,
con phải chọn cho mình một con đường,
buộc con phải bước, dẫu phía trước hiểm nguy.
Con phải làm sao để họ biết Chúa đang ở giữa họ ?
Lm. Vinh Sơn Phạm Trung Thành, dcct.
Chúa nhật 14 TN. B
08/07/2012
Hiệp thông cùng giáo điểm Con Cuông – Vinh
******
Tác giả: Lm. Vĩnh Sang, DCCT
Lời tâm sự
Lời tâm sự
Thân gởi quý bạn đọc xa gần,
“Kẻ đi tìm” đến ngày hôm nay, 07 tháng 07 năm 2012, đã được tròn ba tháng. Là trang “Web” điện tử nghiệp dư mới thành lập nên còn lượm thượm, tài liệu không có nhiều nhưng lòng mong ước của người sáng lập là chuyển chở, gởi gắm thông tin, suy nghĩ, góp nhặt, sưu tầm bài vở có ý nghĩa hay những chuyện vui, bài thơ hay để cùng nhau là “Kẻ đi tìm”. Đi tìm gì đây? Tình yêu? Giàu sang? Danh vọng? Địa vị xã hội? Hay tìm “Hạnh phúc, vui vẻ” trong đời này, đời chúng ta đang sống và hy vọng sẽ có được “hạnh phúc, vui vẻ” trong đời sau, sau khi chúng ta mất.
Xin cám ơn tất cả tác giả có bài vở được trích vào “Web” này nhất là nhiều tài liệu từ Maria Thanh Mai gởi.
Tên “Kẻ đi tìm” là tên của một trong những tác phẩm của Linh mục Nguyễn tầm Thường suy niệm viết trên đường đi Hành Hương Đất Thánh, Giêrusalem.
“Kẻ đi tìm” đến ngày hôm nay đã có được 5900 lượt người vào đọc. Rất cám ơn các bạn đã đến với “Kẻ đi tìm” và xin các bạn đóng góp thêm ý kiến để “Kẻ đi tìm” càng ngày càng phong phú và có ý nghĩa hơn.
Người sáng lập