Lạc vào chốn bồng lai của sắc tím hồng

Lạc vào chốn bồng lai của sắc tím hồng
Sự đa dạng sắc màu của thiên nhiên không chỉ tạo ra vẻ trẻ trung tươi mát của màu lục, vẻ hiền hòa thanh bình của màu xanh hay vẻ rực rỡ nồng nàn của màu đỏ. Sắc tím đậm chất thơ cũng khắc họa lên những bức tranh thiên nhiên đẹp như trên thiên đường hay trong truyện cổ tích.
Một màu tím ngát trải dài ở một khu vườn Nhật Bản, khung cảnh đẹp như trên thiên đường
Cực quang tím hồng – một trong những hiện tượng thiên nhiên đẹp nhất trên thế giới
Một khoảnh khắc hoàng hôn rực trong sắc tím
Một con đường đan kết bằng hoa tím, nơi tổ chức đám cưới lý tưởng cho những cặp tình nhân
Cánh đồng hoa tím trải dài đến tận chân trời
Sắc tím hồng nhạt của hoa sakura luôn được xem là nét đẹp tình tứ nhất vào mùa xuân
Với sắc tím hồng đậm, sakura vẫn khiến khung cảnh thơ mộng và diễm lệ như thế này
Một góc yên bình và vẫn đầy chất thơ
Chiếc cầu Moss Bridges tại Ireland khi trải lên tấm thảm tím hồng đẹp như chốn bồng lai
Một thác nước trong hang động ở Chattanooga,Tennessee
Thử tưởng tượng một ngày bạn được chèo thuyền thăm đảo Skye ở Scotland, bạn sẽ choáng ngợp trong sắc tím hùng vĩ này
Một góc nên thơ khác ở xứ sở Phù Tang
Con đường trải hoa tím hồng đi vào xứ sở thần tiên
Màu tím hoa Fuji ở Nhật Bản đẹp đến  mức làm xao lòng du khách
Màu tím nhẹ phủ lên trên ngôi nhà và  chiếc cầu tạo ra một khung cảnh chỉ có trong cổ tich
Anh chị Thụ & Mai  Và
Nguyễn Kim Chúc gởi

SỐNG NĂM ĐỨC TIN : TÍN THÁC

SỐNG NĂM ĐỨC TIN : TÍN THÁC

Lm. Giuse Trần Đình Long

Dòng Thánh Thể

Ngày 11/10/2012 toàn thể Giáo Hội bắt đầu cử hành và sống Năm Đức Tin theo lời mời gọi của Đức Giáo Hoàng Benedicto XVI trong tự sắc Porta Fedei “Chúng ta mong ước Năm Đức Tin sẽ khơi dậy nơi mỗi tín hữu khát vọng tuyên xưng Đức Tin trong sự toàn vẹn và với
một niềm xác tín được đổi mới, trong niềm tín thác và hy vọng. Năm này sẽ là một cơ hội thuận lợi để tăng cường việc cử hành Đức Tin trong phụng vụ, nhất là trong phép Thánh Thể, vốn là chóp đỉnh mà hoạt động của Giáo hội hướng tới, đồng thời là nguồn mạch tuôn trào sức mạnh của Giáo hội. Đồng thời, chúng ta ước mong việc làm chứng bằng đời sống của các tín hữu sẽ tăng tiến trong sự khả tín. Tái khám phá nội dung Đức Tin được tuyên xưng, được cử hành, được thể hiện qua đời sống; cầu nguyện và suy tư về chính việc làm của lòng tin, đó là nhiệm vụ mỗi tín hữu phải thực hiện, nhất là trong Năm Đức Tin này.”

Một trong những điểm mà chúng ta có thể suy tư về chính việc làm của Đức Tin, đó là Sống Đức Tin trong niềm Tín Thác vào sự quan phòng của Thiên Chúa.

Khi đề cập đến việc tín thác vào sự quan phòng của Thiên Chúa, Đức Giêsu nói : “Không ai có thể làm tôi hai chủ, vì hoặc sẽ ghét chủ này mà yêu chủ kia, hoặc sẽ gắn bó với chủ này
mà khinh dể chủ nọ. Anh em không thể vừa làm tôi Thiên Chúa vừa làm tôi tiền của được” (Mt 6, 24).

Đức Giêsu lại nói tiếp : “Anh em đừng lo lắng tự hỏi : ta sẽ ăn gì, uống gì, hay mặc gì đây ? Tất cả những thứ đó, dân ngoại vẫn tìm kiếm. Cha anh em trên trời thừa biết anh em cần
tất cả những thứ đó. Trước hết hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và đức công chính của Người, còn tất cả những thứ kia, Người sẽ thêm cho” (Mt 6,31-33).

Một em bé cần một ổ bánh mì, nếu có 5000 đồng, nó sẽ có một ổ bánh mì thơm ngon dòn nóng một cách dễ dàng. Nhưng nếu nó đọc một kinh Kính Mừng mà trong tay không có 5000 đồng, chắc chắn nó không thể nào có được một ổ bánh mì như mơ ước. Điều này hiển
nhiên, vì một lời kinh không phải là cái máy chế biến ra bánh mì. Hơn nữa quyền năng của Thiên Chúa không phải để cho người ta thử thách, như ma quỷ đã thách thức Đức Giêsu trong hoang địa : “Nếu ông là con Thiên Chúa, thì truyền cho những hòn đá này hoá bánh đi!” (Mt 4,3). Thế nhưng hôm nay vẫn còn có người nói, “nếu không có tiền thì lấy đâu ra bánh mì ?” Ở Liên Xô thời ông Stalin, cái trò lừa bịp ấu trĩ này người ta đã thường làm ở các lớp mẫu giáo để phủ nhận Thiên Chúa và đánh lừa trẻ em.

Sống Đức Tin trong niềm Tín Thác vào Chúa quan phòng ngày hôm nay vẫn gây nhiều thắc mắc cho một số đông người có đạo và cũng là đầu đề cho những người vô thần châm chích Hội Thánh. Họ cho rằng đây là những lời dạy tiêu cực đối với lao động. Thực sự Lời
Chúa ít khi nghe êm tai lắm. Kinh thánh nói “Lời sắc như gươm hai lưỡi, nó cắt vào tận hồn phách người ta”.

Trước khi suy niệm việc Sống Đức Tin trong niềm Tín Thác vào Chúa quan phòng hôm nay chúng ta cũng nên ghi nhận một sự việc sau đây. Khi Đức Giêsu nói “Thịt Ta là của ăn, Máu Ta là của uống”, thì người Do Thái la ó rồi bỏ đi không thèm nghe nữa. Nhưng khi nghe bài giáo huấn về niềm Tín Thác vào Chúa quan phòng này, thì người Do Thái không la ó gì cả. Họ yên lặng, nghĩa là họ đón nhận bởi vì dân Do Thái đã trải nghiệm cuộc sống bốn mươi năm chẳng làm ăn gì cả cứ lang bang trong sa mạc cát nóng mà Giavê Thiên Chúa nuôi họ, bụng không hề đói, áo xống không sờn rách, giầy dép đầy đủ, chân không hề bị phỏng suốt bốn mươi năm như thế.

Nhưng hôm nay chúng ta không sống bằng cảm nghiệm thực tiễn như người Do Thái, mà chúng ta sống bằng cảm nghiệm Đức Tin (ăn uống máu thịt Con Thiên Chúa). Tuy vững chắc hơn người Do Thái nhưng cũng làm một số người chao đảo. Vì hôm nay vấn đề gay gắt
nhất là lo lắng cho cuộc sống vẫn còn đó. Đành rằng, “Có làm thì có ăn. Tay làm hàm nhai, tay quai hàm trễ!” Câu này rất đúng thôi. Chỉ có kẻ trây lười biếng nhác mới nghĩ khác. Nhưng làm đến tối tăm mặt mũi, lo đến xanh mặt mà vẫn chưa đủ ăn, cái đó mới bi đát. Thế mà lời Đức Giêsu lại nói : “Thầy bảo cho anh em biết : đừng lo cho mạng sống : lấy gì mà ăn; cũng đừng lo cho thân thể : lấy gì mà mặc. Mạng sống chẳng trọng hơn của ăn, và thân thể chẳng trọng hơn áo mặc sao ? Hãy xem chim trời : chúng không gieo, không gặt, không
thu tích vào kho; thế mà Cha anh em trên trời vẫn nuôi chúng. Anh em lại chẳng quý giá hơn chúng sao ? Hỏi có ai trong anh em có thể nhờ lo lắng mà kéo dài đời mình thêm dù chỉ một gang không ?… Vậy nếu hoa cỏ ngoài đồng nay còn, mai đã quẳng vào lò, mà Thiên Chúa còn mặc cho đẹp như thế, thì huống hồ là anh em, ôi những kẻ kém tin ? “ (Mt 6,25-33).

Lời Chúa còn đó, nhưng sự thúc bách của đời sống thực tiễn cũng vẫn còn đó. Những kẻ tin hôm nay vẫn phải chiến đấu với những dằn vặt trong đời sống hàng ngày, gay gắt đến độ mà Kinh Thánh gọi là sự quằn quại rên xiết nơi mình “muôn loài thọ tạo cùng rên xiết và
quằn quại như sắp sinh nở “(Rm, 8.22t). Nếu kẻ tin mà không mở toang đời mình cho Đức Giêsu Kitô thì sẽ thấy vấn đề cơm ăn áo mặc, nhà ở nó khẩn trương đến độ Lời Chúa có thể bị vấp phạm ngay nơi chính bản thân mình.

Không chịu làm, cứ ở đó mà kinh kệ thì gây cớ vấp phạm cho người khác, bởi vì Thiên Chúa của chúng ta có nói “Ta là Thiên Chúa của kẻ sống”. Những kẻ sống thì làm việc, còn những
kẻ chết thì không làm việc. Kẻ chết là kẻ không tin vào Thiên Chúa mà tin vào  tiền bạc. Việc làm của những kẻ tin vào tiền bạc chẳng đáng giá gì trước mặt Chúa.

Sau khi phục sinh, Đức Giêsu hiện ra với Nhóm Mười Hai và nói với Tôma “hãy ở
như người thành tín” (Ga 20, 27). Chúng ta là Kitô hữu, chúng ta là những kẻ thành tín nhờ lòng tin vào Đức Kitô. Về phần những người cuồng tín thì họ nói “Không làm lấy gì mà ăn ?” Họ tin vào sức lực, tin vào việc làm của mình, tin vào tiền bạc. Gọi là cuồng tín, bởi vì lòng tin của họ đến độ có những câu “với sức người sỏi đá cũng thành cơm”.

Hãy nhìn những biến cố ngay trước mặt chúng ta đang làm rung chuyển cả thế giới. Những dân tộc, những quốc gia trong bao nhiêu năm trời đã cuồng tín đến độ chỉ tin vào sức lao động vào sức mạnh của những bàn tay vàng, tay thép, ngày hôm nay những dân tộc ấy
đang rã rời, tơi tả vì có làm mà không có ăn, vì kinh tế sụp đổ, nói rõ ra rằng, vì đói ăn thiếu mặc. Cũng vậy khi một cộng đoàn không tin vào Thiên Chúa, mà chỉ tin vào tiền của, vào quyền lực trần gian thì hậu quả là phân hoá rã rời, rồi hết muốn nhìn nhau nữa.

Kitô hữu là những người có một đức tin lành mạnh, mỗi ngày được trưởng thành nhờ sự canh tân đổi mới của Thánh Thần. Vậy chúng ta không thể là những người cuồng tín được. Chúng ta thành tín, vì chúng ta một lòng một dạ tin vào Đức Giêsu. Như Đức Giêsu đã
một lòng một dạ tin vào Cha, tín thác vào Cha, nên Người đã phục sinh. Hôm nay
Đức Chúa Phục Sinh đang cầm vận mệnh các dân các nước và vận mệnh của từng người. Giêsu Kitô là Chúa, một Đức Chúa đã từng chịu dãi dầu như chúng ta, vì thế Ngài là Đức Chúa biết xót thương. Trước Philatô, đại diện quyền lực thế gian, Ngài nói : “Ta là vua!” Nhưng trước nỗi thống khổ của đoàn dân chúng bơ phờ đông đảo, Ngài nói : “Ta là đấng chăn chiên tốt lành”. Đức Chúa nhân hậu ấy không chỉ biết rõ những nỗi cơ hàn của chúng ta về cơm ăn áo mặc nhà ở bệnh tật, mà còn xót xa cả nỗi khốn cùng của chúng ta, vì thấy chúng ta thiếu vắng Thiên Chúa trong cuộc đời của mình, mà vì thiếu vinh quang Thiên Chúa nên các nỗi cơ hàn về thân xác kia lại càng làm cho chúng ta lo âu, sợ hãi xao xuyến
gấp bội.

Đức Chúa ấy nói : hãy xem chim trời, có con nào chết đói đâu. Hãy ngắm nhìn hoa huệ, có bông nào meo mốc đâu ! Chúng đáng là gì mà Cha anh em còn nuôi ăn mặc đẹp cho như thế ? Đừng có lo, đừng có hốt hoảng ! Hỡi đoàn chiên nhỏ bé, ai trong anh em chỉ lo mà có thể làm cho đời mình dài thêm ra một gang nữa không ! Vậy thì anh em đừng có lo mà nói rằng ! Ta sẽ ăn gì ! Sẽ lấy gì mà mặc ! Cha biết anh em cần các điều ấy mà ! Có một điều anh em phải lo mà lo trước hết mà anh em lại không lo đó là “Hãy tìm nước Thiên Chúa và sự công chính của ngài (cứ tìm Thiên Chúa đi) các điều lo kia Cha sẽ ban cho anh em”.

Lời Chúa không thể tranh cãi, không thể lý luận, chỉ có tin hay là không tin.
Nếu tôi tin và đặt đời tôi vào bàn tay quan phòng của Thiên Chúa, tôi mới thấy
quyền năng của Ngài và mới biết được Ngài yêu thương và chăm sóc tôi biết bao
nhiêu. Nếu không tin thì tôi sẽ chẳng thấy xảy ra sự gì của Ngài trong đời tôi,
mà những lo âu, xao xuyến, bất an, của tôi vẫn còn đó. Vì với khả năng hạn hẹp
của tôi, làm sao mà làm nó tan biến, làm sao mà cất nó ra khỏi đời tôi và ra
khỏi gia đình tôi được.

Để có thể Sống Đức Tin trong niềm Tín Thác vào Chúa quan phòng, chúng ta đặt hết lòng tin vào Cha trên trời và nghe lại lời tha thiết này : Giavê đã bỏ tôi ! Đức Chúa đã quên tôi. Mẹ nào lại quên con đẻ của mình, cạn lòng thương đối với đứa con dạ đã mang? Cho
dù chúng quên được nữa thì phần Ta, Ta sẽ không hề quên con đâu ?

Chúng con đặt hết lòng tin tưởng vào Cha trong Đức Kitô Chúa chúng con.

Lạy Chúa Giêsu, con tín thác vào Chúa. Amen.

Lm. Giuse Trần Đình Long

Dòng Thánh Thể

nguồn: Maria Thanh Mai gởi

Thánh Cecilia

Thánh Cecilia

22 Tháng Mười Một

(Thế kỷ III)

Mặc dù Thánh Cecilia  là vị tử đạo thời danh trong Giáo Hội Rôma, những câu chuyện quen thuộc về thánh nữ thì không thấy ghi chép trong văn bản chính thức. Vào thời tiên khởi
cũng không thấy dấu vết của sự tôn kính ngài. Chỉ có một mảnh đá thời thế kỷ thứ tư có ghi khắc tên của một nhà thờ mang tên thánh nữ, và ngày lễ kính được cử hành vào khoảng năm 545.

Theo truyền thuyết, Cecilia là một  thiếu nữ Kitô Giáo của giai cấp quyền quý kết hôn với một người La Mã tên là Valerian. Cecilia mặc áo nhặm, ăn chay, và thường cầu khẩn các thánh, các thiên thần, các trinh nữ xin họ gìn giữ sự trinh tiết của ngài. Và thánh nữ nói với
đức lang quân, ” Em sẽ tiết lộ cho anh một sự thật, nhưng anh phải hứa đừng nói với ai.” Và khi ông hứa, ngài nói: “Có một thiên thần luôn trông chừng em, và gìn giữ em khỏi bị ai đụng chạm đến.” Ông nói, “Em yêu dấu, nếu đó là sự thật, hãy cho anh thấy vị thiên thần ấy,” và ngài trả lời, “Anh chỉ có thể thấy nếu anh tin vào Thiên Chúa, và được rửa tội.”

Ngài gửi đức lang quân đến gặp Thánh Giáo Hoàng Urbanô để được rửa tội; và khi ông trở về nhà, ông thấy Cecilia đang cầu nguyện trong phòng, và cạnh đó là một thiên thần với đôi cánh rực lửa, tay cầm hai triều thiên bằng hoa hồng và hoa huệ đặt trên đầu của hai người, và biến đi. Sau đó, Tibertius, người em của Valerian, bước vào phòng và ông ngạc
nhiên khi ngửi thấy mùi hoa nồng nàn cũng như vẻ mỹ miều của các bông hoa.

Khi ông này được kể cho biết các chi tiết của câu chuyện, ông cũng muốn được rửa tội. Sau đó, cả hai anh em ông tận tụy hy sinh chôn cất các vị tử đạo mà thời ấy xảy ra hàng ngày, dưới quyền tổng trấn Turcius Almachius. [Không có tổng trấn nào mang tên này cả]. Họ bị bắt và bị đưa ra trước quan tổng trấn, và khi họ từ chối thờ cúng các tà thần họ đã bị
chém đầu.

Trong khi đó, Thánh Cecilia, qua lời rao giảng ngài đã đưa bốn trăm người trở lại đạo và được Ðức Giáo Hoàng Urbanô rửa tội. Sau đó thánh nữ bị bắt, và bị xử tử bằng cách trấn nước cho đến chết. Ngài bị dìm trong bồn nước một ngày một đêm, sau đó quan cho nổi lửa đun sôi bồn nước, nhưng thánh nữ không hề hấn gì. Khi tổng trấn Almachius nghe biết
điều này, ông sai người đến chặt đầu thánh nữ ngay trong bồn nước. Lý hình chém đến ba lần mà đầu thánh nữ vẫn chưa đứt. Hắn để mặc cho máu tuôn đổ. Ðám đông đổ xô đến để thấm máu trong khi ngài vẫn rao giảng cho họ. Ba ngày sau, ngài trút hơi thở cuối cùng, và được Ðức Giáo Hoàng Urbanô và các phó tế chôn cất.

Vào thời Phục Hưng, người ta thường vẽ ngài với đàn vĩ cầm và phong cầm nhỏ.

Lời Bàn

Như bất cứ Kitô Hữu tốt lành nào  khác, Thánh Cecilia dùng miệng lưỡi để ca ngợi Thiên Chúa với tất cả tấm lòng. Ngài tiêu biểu cho sự tin tưởng của Giáo Hội rằng thánh nhạc là một phần căn bản trong phụng vụ, có giá trị lớn lao hơn bất cứ nghệ thuật nào khác. Trong
thời đại hỗn độn của âm nhạc ngày nay, có lẽ chúng ta cần đọc lại những lời của Công Ðồng Vatican II dưới đây.

Lời Trích

“Hành động phụng vụ thêm cao quý khi các nghi thức thánh được âm nhạc trang trọng hóa, với sự phụ giúp của các thừa tác viên chức thánh và sự tham dự của giáo đoàn… Phải luôn luôn khuyến khích các ca đoàn, nhưng các giám mục và cha sở phải để ý rằng, bất cứ
lúc nào phụng vụ được cử hành với thánh nhạc, toàn thể giáo đoàn phải có thể góp phần tham dự cách tích cực vì đó là quyền lợi của họ… Bình ca phải có vị trí xứng đáng trong các nghi lễ, so với các loại nhạc khác. Nhưng điều đó không có nghĩa gạt bỏ các loại thánh nhạc khác, nhất là loại đa âm điệu… Thánh ca dành cho giáo dân phải khéo léo chọn lựa, để trong việc phụng tự và nghi lễ, họ có thể cùng góp tiếng hát”
(Sắc Lệnh Về Phụng Vụ, 112-118).

nguồn: Maria Thanh Mai gởi

Hàng triệu người đói trong lúc 40% thực phẩm ở Mỹ bị phí phạm

Hàng triệu người đói trong lúc 40% thực phẩm ở Mỹ bị phí phạm

image

WASHINGTON — Lễ Tạ Ơn là một lễ hội truyền thống mùa thu hoạch bắt nguồn từ quá khứ nông nghiệp của nước Mỹ. Nhiều người Mỹ mừng ngày này cùng gia đình và bạn bè quanh một bàn tiệc đầy các món như gà tây quay, khoai lang, rau xanh, sốt cranberry, bánh ngọt, bánh nhân và nhiều món khác.

Giữa sự thừa mứa này, phần lớn người Mỹ sẽ kinh động khi biết rằng trên thực
tế, số thực phẩm bị phí phạm ở Hoa Kỳ nhiều đến mức nào. Theo một bản phúc
trình mới, khoảng 40% thực phẩm sản xuất ở nước này mỗi năm cuối cùng bị vứt
vào thùng rác.

image

Thông tín viên VOA Rosanne Skirble tìm hiểu về thực phẩm bị vứt đi ở nước Mỹ và về một tổ chức đang tìm cách thu hồi số thực phẩm bị bỏ đi để giúp những người không có đủ mà
ăn.

Ông Gregory Jones mỗi ngày nấu 5.000 bữa ăn cho D.C. Central Kitchen, một tổ chức bất vụ lợi ở thủ đô giúp nuôi ăn những người thiếu thốn. Vào ngày hôm nay, ông điều khiển những người tình nguyện lóc xương một loạt các con gà tây vừa nấu chín.

image

Ông Jones lấy những miếng gà rồi bỏ thêm đậu hạt và mì vào một cái nồi to đến độ ông phải dùng một cái thìa to như cái mái chèo để quậy đều.

Vừa dốc muối vào nồi, ông vừa ra lệnh cho dây chuyền sản xuất: “Các bạn ơi, bỏ phần da đi, chỉ lấy thịt thôi.”

image

Ông Gregory Jones mỗi ngày nấu 5.000 bữa ăn cho D.C. Central Kitchen, một tổ chức bất vụ lợi giúp nuôi ăn những người thiếu thốn.

​​Ông Jones yêu thích công việc này, và nói nó đã cứu vớt đời ông. Từng là một người nghiện ma túy, ông đã được đào tạo trong chương trình Nghệ thuật Nấu ăn của tổ chức Kitchen và
đã cai được ma túy từ đó.

Ông Jones cho biết: “Ðiều kỳ diệu của công việc này, và điều khiến tôi yêu thích công việc này là bạn có thể đền đáp lại những gì mà Thượng Ðế cao cả đã giúp tôi có được.”

Trưởng ban quản trị Mike Curtin cho biết câu chuyện của Jones là trọng điểm
trong nền tảng hoạt động của tổ chức – phí phạm là sai lầm.

Ông Curtin nói: “Sự phí phạm có thể là thực phẩm. Nó có thể là những đầu óc xây dựng. Nó có thể là những cái bếp không được sử dụng một cách hữu hiệu.”

image

Số lượng phí phạm không thể tưởng tượng được. Một báo cáo mới của Hội đồng Bảo vệ Tài nguyên Thiên nhiên uớc lượng hàng năm số thực phẩm còn tốt nguyên có thể ăn được trị giá tới 165 tỷ đôla thường bị người tiêu thụ ở nhà bỏ đi, hay không được dùng tới tại
các nhà hàng hoặc bị bỏ phí không thu hoạch tại các nông trại. Và báo cáo nêu ra rằng trong khi số thực phẩm này bị phí phạm, thì cứ 1 trong 6 người Mỹ bị thiếu ăn kinh niên hoặc không có tiền để mua thức ăn. Nhà khoa học phụ trách dự án của Hội đồng vừa kể, đồng thời là tác giả cuộc khảo cứu Dana Gunders nói đa số người Mỹ không nhận thức được vấn đề này.

Bà Gunders nói: “Thực là điều đáng kinh động khi nghĩ rằng chúng ta phí phạm nhiều thực phẩm như thế trong khi có thể nuôi ăn chính dân chúng của mình. Chúng tôi ước tính là nếu chỉ giảm thiểu mức phí phạm thực phẩm khoảng 15% thì cũng ngang với số lượng thực phẩm cần để nuôi sống 25  triệu người Mỹ. Những người bị thiếu ăn.”

image

Từ hơn 20 năm, tổ chức D.C. Central Kitchen đã hoạt động để thay đổi tình trạng đó. Những người lái xe hàng ngày đi thu nhận số thực phẩm thặng dư được hiến tặng từ các cửa hàng bách  hóa, các hãng buôn thực phẩm, nhà hàng và nông trại. Vào ngày hôm nay, một
chiếc xe tải tiến vào nông trại của ông bà Carl và Carol Brady ởMitchellville, Maryland để
nhận 2 tấn dưa chưa được thu hoạch.

image

Nông trại của ông bà  Carl và Carol Brady ở Mitchellville, Maryland tặng 2 tấn dưa cho
tổ chức D.C. Central Kitchen.

Bà Brady cho biết: “Tôi ghét phí phạm và chịu khó thêm một chút là tôi có thể làm một việc tốt bằng cách gom góp số dưa đó lại. Ðem cho thì mất công hơn, nhưng việc đó nằm trong
tiến trình. Tôi cần phải đưa số dưa ấy ra khỏi đồng. Nó cần phải đưa đi và sử
dụng cho bớt phí phạm.”

Lượng thực phẩm dư thừa của nhà nông đó trở thành bữa ăn ngày hôm sau khi nó
được đưa miễn phí đến các nhà tạm trú của những người vô gia cư, những trung
tâm từ thiện nuôi ăn được gọi là nhà bếp súp, và các chương trình ở trường học
như trung tâm huấn luyện sau giờ học mà bà Denise Lacey điều hành tại một khu
của những người có lợi tức thấp tại thủ đô Washington. Hôm nay, bà Lacey bỏ vào
đĩa các phần ăn to gồm thịt gà tây nóng, mì và sốt cà chua cho các em nhỏ đang
chờ được ăn và thường là không biết bữa ăn tiếp theo sẽ ở đâu ra.

image

Trẻ em được cung cấp một bữa ăn tại nhà bếp của tổ chức D.C. Central Kitchen

Bà Lacey nói: “Tôi chọn phục vụ bữa tối bởi vì nhiều em nhỏ trong khu này có thể không được ăn tối khi về nhà.”

Trở lại trụ sở D.C. Central Kitchen, giám đốc Mike Curtin tóm lược ngày làm
việc. Ông nói bằng cách thu góp thực phẩm, tổ chức này cũng thu góp lại những
cuộc đời, không tiêng cho những người mà họ phục vụ, mà cả cho nhân viên của
ông, một số bản thân đã trải qua những lúc sa cơ lỡ vận.

image

Ông Curtin nói tiếp: “Chúng tôi muốn mọi người hiểu để cho người khác đói là điều sai trái đến mức nào, thật là sai trái. Nhưng bằng cách dùng số thực phẩm, chúng ta có thể giải
quyết vấn đề đã gây ra tình trạng thiếu ăn và giảm bớt số người đói, chúng ta có thể đạt được sự thành công với tư cách một cộng đồng và trở thành một nơi tốt đẹp hơn.”

Ðầu bếp Gregory Jones cũng đồng lòng với các tư tưởng đó. Ông tươi cười nói: “Tôi đang làm một việc mà tôi vẫn hằng mong muốn. Nó đem lại một nụ cười trên gương mặt tôi.”

image

nguồn: Anh Lê Khôi gởi

Baomai.blogspot

 

 

Trẻ em chết ngoài đường : 8 quan chức Trung Quốc bị kỷ luật

Trẻ em chết ngoài đường : 8 quan chức Trung Quốc bị kỷ luật

Loại thùng rác ngoài đường phố, nơi phát hiện thi hài của các trẻ em (DR)

Loại thùng rác ngoài đường phố, nơi phát hiện thi hài của các trẻ em (DR)

Anh Vũ

RFI

Theo AFP hôm nay, tám quan chức địa phương của một tỉnh miền tây nam Trung Quốc đã bị kỷ luật sau khi xảy ra cái chết thương tâm của năm em nhỏ trên đường phố. Vụ việc còn làm dấy lên cuộc tranh luận về tình trạng phân hóa giàu nghèo trong xã hội Trung Quốc, cường quốc kinh tế thứ 2 thế giới.

Sự việc xảy ra tại thành phố Tất Tiết, tỉnh Quý Châu, hôm 16/11 vừa qua, một người dọn rác của thành phố đã phát hiện thấy 5 em nhỏ bị chết trong một thùng xe chứa rác sau một đêm trú ẩn trong đó để tránh rét. Dường như các em nhỏ này bị chết ngạt do khí monoxyde carbonne khi dùng than để đốt lò sưởi.

Những trẻ nhỏ này đều bỏ học, sống lây lất lang thang vì cha mẹ của các em phải đi kiếm sống ở những nơi xa. Không có ai chăm sóc, các em này phải đi lang thang khắp nơi tự kiếm ăn.

Cái chết của những đứa trẻ xấu số này đã gây xúc động mạnh trong dư luận xã hội. Trên các mạng Twitter của Trong Quốc bùng nổ những bình luận tỏ phẫn nộ trước thái độ bàng quang vô cảm của chính quyền và tình trạng phân hóa giàu nghèo ngày càng sâu sắc trong xã hội.

Đa số ý kiến trong dư luận đều cho rằng cái chết thương tâm của 5 em nhỏ là bằng chứng cho sự xuống cấp của chăm sóc xã hội và giáo dục ở Trung Quốc. Tuy nhiên, một số tiếng nói của cư dân mạng cũng đòi phải trừng phạt gia đình vô trách nhiệm đã để các em nhỏ phải lang thang kiếm sống.

Báo chí chính thức cho biết, đầu tuần này, chính quyền địa phương đã kỷ luật thải hồi và đình chỉ chức vụ 8 quan chức phụ trách các vấn đề xã hội và giáo dục của thành phố Tất Tiết. Thời gian gần đây dư luận xã hội ở Trung Quốc đều nhận thấy một thực tế đáng báo động đó là kinh tế phát triển, nhiều người giàu lên đồng thời kéo theo là sự phân hóa
giàu nghèo sâu hơn, trong khi các chính sách xã hội công cộng không được chăm
lo. Chính quyền Trung Quốc ngày càng tỏ ra vô trách nhiệm và vô cảm với số phận
của người dân nghèo.

 

Đức Giáo hoàng kêu gọi không nghe những lời tiên đoán về tận thế

Đức Giáo hoàng kêu gọi không nghe những lời tiên đoán về tận thế

Đức Giáo Hoàng Benedicto 16.

Đức Giáo Hoàng Benedicto 16.

RFI

Thụy My

Trong khi một số nhà tiên tri loan báo ngày tận thế là ngày 21/12/2012, Đức Giáo hoàng
Benedicto thứ 16 trong thánh lễ hôm nay 18/11/2012 tại Vatican đã kêu gọi các
tín đồ công giáo không nên dừng lại ở « sự tò mò về thời điểm và các lời dự báo
».

Từ cửa số bao lơn nhìn ra quảng trường Thánh Phêrô, Đức Giáo hoàng Benedicto 16 đã rao giảng bài Phúc âm trong ngày, trong đó Chúa Giêsu nói với các thánh tông đồ về ngày
Ngài lại xuống thế gian vào lúc tận thế, khi « bầu trời trở nên âm u » « các vì sao rơi rụng xuống từ trời ».

Theo Đức Giáo hoàng, thì Chúa Giêsu không hành động như một « nhà tiên tri » mô tả « ngày tận thế », mà ngược lại muốn giải thoát vĩnh viễn các môn đệ khỏi các lời tiên đoán
về thời điểm thế giới sẽ bị tận diệt.

Đức Giáo hoàng Benedicto 16 giải thích, Chúa Giêsu “muốn mang lại cho các tín đồ chiếc chìa khóa cho sự suy ngẫm sâu sắc hơn, đúng bản chất hơn, và nhất là chỉ ra con đường phải đi hôm nay và ngày mai để bước vào cuộc sống vĩnh hằng”. Ngài nói tiếp : « Tất cả rồi sẽ trôi qua, nhưng lời của Chúa không hề thay đổi ».

Lời cầu nguyện của một nhà giáo

Lời cầu nguyện của một nhà giáo

Lạy Chúa,

Chiều nay, cùng với cộng đòan Giáo xứ, chúng con, những nhà giáo đã và đang cống hiến cho sự nghiệp giáo dục, họp nhau trong nhà thờ này . Bên chúng con đây có các em  thanh thiếu nhi, là những học sinh của chúng con, các bậc cha mẹ mà tất cả đều trải qua một thời áo trắng học trò. Có cả các vị cao tuổi từng là thầy dậy của không ít thầy cô giáo hôm nay. Nhờ sự dạy dỗ của các vị mà hôm nay chúng con được vinh dự được nhận hai tiếng “ Đồng nghiệp “ thân thương.

Lạy Chúa,

Ai sinh ra đời mà không có thầy dạy, kể cả những người chưa từng đặt chân đến trường học, vì bệnh tật từ nhỏ hay vì thiếu điều kiện đến trường . Sinh thành là bởi cha mẹ, nhưng để  trở nên NGƯỜi đúng nghĩa, có lễ nghĩa, tri thức , đạo đức ắt phải có người dạy dỗ. Người dạy dỗ là Cha mẹ, người thân trong nhà, rồi bạn hữu, người trong xóm ngõ. Tuổi đến trường, được đi học có các cô giáo Mầm non, thầy cô tiểu học , trung học rồi đại học chăm sóc, chỉ dạy . Về phương diện đạo lý thì được các Soeurs, qúi Thầy, các Linh Mục, Anh chị Giáo lý viên, huynh trưởng dạy dỗ. Chính Chúa Giêsu, khi còn thơ ấu được Tin mừng thuật lại, Người đã từng ngồi nghe giảng dạy và đối đáp với các vị Thầy trong dân Do Thái,” Ai nghe  cậu nói cũng ngạc nhiên về trí thông minh và lời đối đáp của cậu”. Trong cuộc đời công khai, Chúa cũng chọn con đường của một Ngôn sứ. Những môn đệ của Gioan  chính là những học trò đầu tiên, sau đến nhóm Mười Hai và còn biết bao môn đệ khác . Chúa không chỉ là Thầy dạy về đạo lý, Người con là vị Thầy Thuốc chữa bệnh tâm hồn và thân xác con người.

Ngày hôm nay, những nhà giáo chúng con đang bước theo con đường Chúa đã dọn.
Bởi chính Chúa là Đường, là Sự thật và là Sự sống.  Chính việc truyền đạt tri thức, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội là mở mắt,  mở tai, mở lòng, mở trí cho con người. Truyền đạt đạo đức, nhân bản, luân lý là nâng con người trở nên giống hình ảnh Thiên Chúa, Đấng sáng tạo vũ trụ, tạo dựng con người  và muôn vật muôn lòai.

Nguyện xin cho các thầy cô giáo còn đang miệt mà với phấn bảng hay đã lui về nghỉ sau
nhiều chục năm cống hiến cho sự nghiệp trồng người, dù đang phải vất vả, vật lộn với cuộc sống còn nhiều khó khăn về lương bổng, về áp lực công việc luôn giữ vửng Thiên chức Trồng người. Ý thức sứ mạng thiêng liêng mà Thiên Chúa trao, là tiếp tục nối dài cánh tay dẫn dắt và rao giảng của Thầy dạy Giêsu. Tiếp tục triển khai con đường  mà Đức Kitô đã vạch ra là đem lại ánh sáng chân lý, xây dựng nền văn minh tình thương, nền Văn hóa chân thật, trong sáng, lành mạnh, nhân bản. Xây dựng cuộc sống tươi đẹp hơn, một xã hội yêu thương
hơn,chan hòa hơn, công bằng hơn với  mong ước mọi người được sống và sống dồi dào hôm nay . Và ngày sau sẽ được cùng họp mặt trong Trường Chúa dạy đặng hưởng hạnh phúc vĩnh cửu trên Nước trời . AMEN .

Fx Đỗ Công Minh

nguồn: Maria Thanh Mai gởi

 

TÂM TÌNH BIẾT ƠN

 

TÂM TÌNH BIẾT ƠN

Cám ơn Người luôn nhớ đến con

Cho con biến đổi từ thân xác

Cho con niềm trung trinh tín thác

Dù biết tình con đã nhạt nhòa.

Cám ơn Người vẫn chưa quên

Một gã phong cùi mất tuổi tên

Mất luôn tất cả tình xưa cũ

Đời con phiêu bạt sống bên đường.

* * * * *

ten-lepersBạn thân mến! Hơn hai ngàn năm trước đây, tôi đã sinh ra và lớn lên trong vùng Samari bên miền đất Do Thái ngày nay.  Từ ngày khôn lớn, vì cuộc sống lam lũ nghèo đói, tôi đã phải bôn ba vất vả hàng ngày để kiếm sống, và cũng từ ngày đó, tôi đã mang trong người căn bệnh hiểm nghèo: bịnh phong cùi.  Ngày tháng trôi qua, căn bệnh không có thuốc chữa này đã lấy đi những ngón tay ngón chân của tôi, nó cũng làm cho khuôn mặt của tôi biến đổi thành dị hợm khó coi.

Vào thời đó, luật lệ và quan niệm của con người cho rằng người mắc bệnh phong là
người tội lỗi, là hiện thân của hình phạt mà Thiên Chúa đã giáng xuống. Người mắc bệnh phong cũng bị thân nhân và người đời ruồng bỏ, bị gạt ra khỏi cộng đoàn xã hội.  Hàng rào ngăn cách bởi luật lệ ngăn cấm tôi không được tiếp
xúc với những người không mắc bệnh.  Chính vì điều này mà những người mắc
bệnh phong như tôi đã phải liên kết với nhau để nâng đỡ nhau, sống quây quần
bên nhau làm thành một xã hội của những người phong cùi.

Một ngày kia, tôi nhìn thấy Giêsu trên đường đi. Tôi đã nghe người ta nói nhiều về Giêsu, về quyền năng mà Giêsu đã chữa lành cho các bệnh nhân, về tình yêu thương an ủi nâng đỡ mà Giêsu đã trao ban cho nhiều người, đặc biệt là những người nghèo khó và cùng khốn như tôi. Khi nhìn thấy Giêsu trên đường đi, nỗi vui mừng đã tràn ngập lòng tôi, với niềm
tin tưởng dâng cao, tôi tự nhủ:

– Phen này chắn hẳn tôi sẽ được cứu, sẽ được chữa lành !!!

Nhưng luật lệ đã ngăn cấm không cho phép tôi đến gần Giêsu.  Biết làm sao đây?  Tôi cùng
với những người bạn cùi, chúng tôi phải đứng xa xa và mạnh dạn cất tiếng kêu xin lòng thương xót của Giêsu:

– Lạy Thầy Giêsu, xin dủ lòng thương xót chúng tôi (Lc.17:13)

Giêsu đã vượt qua luật lệ, Ngài đã phá tan bức tường ngăn cách kỳ thị, Giêsu đã đến đứng bên cạnh tôi.  Trước mặt tôi là một Giêsu với gương mặt phúc hậu, với đôi mắt rưng
rưng ngấn lệ …Giêsu giơ tay đụng đến thân xác tàn tạ bệnh hoạn của mỗi người
chúng tôi.  Cuối cùng Ngài lên tiếng nói :

– “Hãy đi trìnhdiện với các Tư Tế” (Lc.17:14)

Tôi giơ bàn tay lên cao để nhìn.  Bàn tay vẫn như cũ, ngón tay vẫn còn bị mất, vết thương lở lói với máu mủ vẫn còn nguyên vẹn.  Căn bệnh vẫn còn đó trên thân xác này, thế
mà Giêsu lại bảo tôi đi trình diện với các tư tế để được khám xét, để được chứng thực là đã sạch bệnh.  Lạ quá nhỉ?  Tôi hoang mang phân vân không biết phải làm gì. Chẳng lẽ tôi không được Giêsu chữa lành hay sao?  Ngài không nghe tiếng tôi van xin; không dủ lòng thương xót cho con người cùng khốn của tôi hay sao?  Nhưng với niềm tin tưởng phó thác nhỏ bé trong tôi, tôi bước đi và làm theo lời Ngài chỉ dạy.  Nhưng lạ thay, trên đường đi
đến trình diện các tư tế, tất cả mười người chúng tôi đều được khỏi bệnh.  Niềm vui mừng hân hoan trào dâng trong lòng tôi. Giêsu đã nghe tiếng tôi nài xin.  Ngài đã dủ lòng thương tôi, đã chữa lành cho tôi. Giờ đây tôi mới hiểu ra là Ngài muốn có sự cộng tác của tôi để việc cứu chữa mà Ngài thực hiện nơi tôi trở nên trọn vẹn hơn, hoàn hảo hơn và nhiều ý nghĩa hơn… Giêsu ơi! Tình thương của Ngài sao quá bao la!!!

Trước khi gặp Giêsu, tôi là một gã phong cùi bị xã hội và con người coi là phường tội lỗi, bị thân nhân và người đời xa lánh ruồng bỏ, phải sống lang thang vất vưởng đầu đường xó chợ.
Sau khi gặp Giêsu, tôi được chữa lành và được biến đổi thành một con người mới, được hòa nhập vào cộng đoàn xã hội, không còn bị khinh chê, bị thân nhân và người đời ruồng bỏ nữa. Giêsu đã cải hóa con người tôi, Ngài đã làm tất cả những điều này vì yêu thương tôi.  Lòng biết ơn đã thôi thúc tôi quay về với Đấng đã cứu chữa tôi.  Tôi phải trở về gặp Ngài, xấp mình dưới chân Ngài để nói lời tạ ơn, để thấy mình được bao bọc bởi tình yêu thương, và cũng để làm mọi sự để đáp lại tình yêu đó.

Gặp lại Giêsu, Ngài trao cho tôi ánh mắt yêu thương trìu mến.  Ngài ân cần nhỏ nhẹ lên tiếng nói với tôi:

-“Không phải cả mười người đều được sạch sao? Thế thì chín người kia đâu? Sao không thấy họ trở lại tôn vinh Thiên Chúa, mà chỉ có người ngoại bang này?” (Lc.17:17-18)

Chín người kia đâu?  Họ đi đâu rồi?  Họ là những người Do Thái mà!  Họ là người “trong
đạo” và là người dân được Thiên Chúa tuyển chọn.  Ấy vậy mà họ không nhìn ra quyền năng Thiên Chúa đã làm trên cuộc sống và thân xác của họ hay sao?

Chín người kia đâu?  Họ đã cùng tôi đi chung một đoạn đường dài trong những năm tháng
đắng cay cuộc đời, họ đã cùng tôi chia sẻ tấm áo miếng cơm trong cuộc sống đầu đường xó chợ, và mới vài giờ trước đây, họ đã đi chung một con đường với tôi để đến trình diện các tư tế.   Nay được khỏi bệnh, có lẽ họ không còn tiếp tục sống chung với tôi, chia sẻ vui buồn sướng khổ với tôi như trước nữa.  Họ tách riêng ra và không thể cùng tôi đi chung một con đường.  Họ đã bị ngăn cản bởi hàng rào ngăn cách của kỳ thị “trong đạo-ngoại đạo” gây
ra. Họ được giải thoát khỏi bệnh tật nhưng họ lại bị nô lệ vào luật lệ và quan niệm khắt khe của người đời.

Chín người kia đâu?  Tôi không biết giờ này họ ở đâu, nhưng tôi biết chắc chắn một điều
là họ đã được khỏi bệnh như tôi, và họ đã quên người đã làm cho họ khỏi bệnh.  Chắc hẳn họ đã có lòng tin nên được khỏi bệnh, nhưng họ lại thiếu lòng biết ơn cần thiết của một con người.  Họ đã khỏi bệnh phần xác nhưng căn bệnh hiểm nghèo trong tâm hồn của họ vẫn còn cần được cứu chữa.

Trong sự kính trọng và vâng phục, tôi xấp mình dưới chân Giêsu để nói lên tâm tình tạ ơn.  Ngay lúc đó, Giêsu đã cúi xuống và nâng tôi lên. Ngài nói nhỏ vào tai tôi:

– “Ðứng dậy về đi ! Lòng tin của anh đã cứu chữa anh”. (Lc.17:19)

Tôi đứng dậy bước đi nhưng lòng còn mang nặng ơn nghĩa với Giêsu. Chân tôi bước đi nhưng lòng trí và ánh mắt của tôi cứ hướng về Giêsu. Tiếng Ngài cứ vang vọng trong tâm trí của tôi “ về đi…về đi ”. Ngài muốn tôi về với cuộc sống bình thường ngày xưa, về với gia đình làng xóm, về với cộng đoàn xã hội… “ về đi ” để làm chứng cho Ngài, để nói về Ngài cho những người xung quanh tôi, để rao truyền Tin Mừng và ân sủng mà Ngài đã trao ban cho tôi hôm nay. Tôi vừa bước đi vừa nói với Ngài trong thinh lặng: ”Vâng lời Ngài, con đi về…Nhưng Giêsu ơi! xin ở cùng con luôn mãi…”

* * * * *

Lạy Chúa! Xin cho con luôn ý thức để nhận ra những hồng ân mà Chúa đã ban cho con từng giây từng phút, để con cũng biết dâng lời cảm tạ từng phút từng giây.  Xin cho con  biết cảm nhận tình thương, sự hy sinh và cử chỉ yêu thương của những người chung quanh, để con biết đáp trả bằng chính tình yêu chân thành và sự hy sinh của con.  Xin cho con luôn sống tâm tình biết ơn; biết ơn Chúa và biết ơn người, để cuộc đời con luôn là một bài trường ca tri ân cảm mến.  Amen.

( Linh Xuân Thôn)

Anh chị Thụ & Mai  và langthangchieutim gởi

Kinh tin kính của Thánh Athanasia (*)

Kinh tin kính của Thánh Athanasia (*)
TRẦM THIÊN THU

Những ai được cứu độ, trước hết phải giữ đức tin Công giáo. Đức tin ấy nếu không giữ trọn vẹn và tinh tuyền; chắc chắn người đó sẽ chết đời đời. Đức tin Công giáo là: Tôn thờ một Thiên Chúa Ba Ngôi, và Ba Ngôi đồng nhất; không được xáo trộn Ba Ngôi hoặc phân
chia bản thể. Có một Ngôi Cha, Ngôi Con, và Ngôi Thánh Thần. Nhưng Chúa Cha,
Chúa Con và Chúa Thánh Thần là một; đồng vinh quang, đồng uy linh vĩnh hằng.
Chúa Cha cũng vậy, Chúa Con cũng vậy, và Chúa Thánh Thần cũng vậy. Chúa Cha
không được tạo dựng; Chúa Con không được tạo dựng; và Chúa Thánh Thần không
được tạo dựng. Chúa Cha vô cùng, Chúa Con vô cùng, và Chúa Thánh Thần vô cùng.
The Chúa Cha vĩnh hằng, Chúa Con vĩnh hằng, và Chúa Thánh Thần vĩnh hằng. Ba
Ngôi không là ba Thượng đế mà chỉ là một Thượng đế. Cũng không có ba Đấng không
được tạo thành, không có ba Đấng vô cùng, mà chỉ có một Đấng không được tạo
thành, và một Đấng vô cùng. Cho nên Chúa Cha cũng toàn năng, Chúa Con cũng toàn
năng, và Chúa Thánh Thần cũng toàn năng. Ba Ngôi không là ba Đấng toàn năng mà
chỉ là một Đấng toàn năng. Cho nên Chúa Cha là Thiên Chúa, Chúa Con là Thiên
Chúa, và Chúa Thánh Thần là Thiên Chúa. Ba Ngôi không là ba Thiên Chúa mà chỉ
là một Thiên Chúa. Cho nên Chúa Cha cũng là Chúa, Chúa Con cũng là Chúa, và
Chúa Thánh Thần cũng là Chúa. Ba Ngôi không là ba Chúa mà chỉ là một Chúa.

Chúng ta được thúc đẩy bởi chân lý Kitô giáo để nhận biết mỗi Ngôi bởi chính Ngôi đó là Thiên Chúa. Cho nên chúng ta bị Công giáo cấm hiểu có ba Thiên Chúa hoặc ba Chúa. Chúa Cha không được tạo dựng, nhưng được sinh ra. Chúa Con từ Chúa Cha, không được tạo
dựng, nhưng được sinh ra. Chúa Thánh Thần từ Chúa Cha và Chúa Con, không được
tạo dựng, không được sinh ra, nhưng phát sinh. Cho nên có một Chúa Cha chứ
không có ba Chúa Cha, có một Chúa Con chứ không có ba Chúa Con, và có một Chúa
Thánh Thần chứ không có ba Chúa Thánh Thần. Trong Ba Ngôi không có Ngôi vị nào
trước hoặc Ngôi vị nào sau, không có Ngôi vị nào cao hơn hoặc thấp hơn Ngôi vị
nào. Nhưng cả Ba Ngôi đồng vĩnh hằng và đồng đẳng. Để trong mọi sự, như đã nói
ở trên, đồng nhất trong Ba Ngôi, và Ba Ngôi đồng nhất, cùng được tôn thờ. Do đó
người được cứu độ, hãy để người đó suy nghĩ về Tam Vị Nhất Thể (Chúa Ba Ngôi).

Hơn nữa, để được ơn cứu độ đời đời, người đó cũng cần tin vào sự Nhập thể của Đức Giêsu Kitô. Đối với đức tin đúng mà chúng ta tin và tuyên xưng, rằng Đức Giêsu Kitô là Con
Thiên Chúa, là Thiên Chúa và là người; Thiên Chúa thuộc bản thể Chúa Cha, có
trước thế gian; và Con Người thuộc bản thể của Mẹ Ngài, sinh ra nơi thế gian.
Thiên Chúa hoàn hảo, và Con Người hoàn hảo, có linh hồn hợp lý và nhục thể tồn
tại. Đồng đẳng với Chúa Cha, khi là Thiên Chúa; và thua kém Chúa Cha khi là
nhân loại. Mặc dù là Thiên Chúa và Con Người, nhưng Ngài không là hai người mà
chỉ là một Đức Kitô. Là Một, không bởi sự biến đổi Thiên Chúa thành nhục thể,
mà bởi sự chấp nhận Con Người thành Thiên Chúa. Cùng là Một, không bởi sự lẫn
lộn bản thể mà bởi sự đồng nhất của Ngôi vị. Vì hồn và xác là một, cho nên
Thiên Chúa và Con Người là một Đức Kitô, Đấng chịu đau khổ để cứu độ chúng ta,
xuống ngục tổ tông, sống lại vào ngày thứ ba. Ngài lên trời, ngự bên hữu Chúa
Cha toàn năng, từ đó Ngài sẽ đến phán xét người sống và người chết. Khi Ngài
đến, mọi người sẽ sống lại, sẽ tường trình mọi việc mình đã làm. Những người làm
điều tốt sẽ hưởng sự sống đời đời, còn những người làm điều ác sẽ vào lửa đời
đời. Đó là đức tin Công giáo, nếu ai không tin thật và tin chắc thì không thể
được cứu độ.

TRẦM THIÊN THU

(Chuyển ngữ)

nguồn: Maria Thanh Mai gởi

Ngày tận thế

Ngày tận thế (Mc 13,24-32)

Chúa nhật 33 thường niên, năm B

Khi Ađam bị đuổi ra khỏi vườn địa đàng, ông phải khổ cực vất vả tìm kiếm miếng cơm manh áo.

Một lần kia, trên đường lao dịch, Ađam vấp phải cái xác bất động của Abel. Ông nâng con dậy, vác trên vai, đem về đặt trong lòng Eva. Ông bà lay gọi, nhưng Abel không đáp lại.
Trước đây, Abel đâu có trầm lặng như vậy! Eva nâng tay đứa con yêu quý lên, bàn tay lại rơi xuống vô hồn. Trước đây không hề thấy như thế bao giờ! Ông bà nhìn vào đôi mắt trắng đã vô tư một cách bí mật. Trước đây đôi mắt của Abel có vô tình như thế đâu? Ông bà rất đỗi kinh ngạc. Nỗi kinh ngạc càng tăng dần cho đến lúc ông bà chợt nhớ lại lời Ðức Chúa Trời: “Ngày nào ngươi ăn trái cây này, ngươi sẽ chết”. Ðó là cái chết đầu tiên trên thế giới.

***

Cái chết của Abel là cái chết đầu tiên trên trái đất. Còn cái chết cuối cùng của nhân loại sẽ là ai? Ở đâu? Vào lúc nào? Ðiều đó không ai được biết, và cũng không cần biết. Sách Tông đồ Công Vụ có viết: “Anh em không cần phải biết thời gian và kỳ hạn Chúa Cha đã toàn quyền sắp đặt” (Cv.1,7). Tin mừng hôm nay, Ðức Giêsu cũng quả quyết: “Còn về ngày hay giờ đó thì không ai biết được, ngay cả các Thiên sứ trên trời hay người Con cũng không hề biết, chỉ có Chúa Cha biết mà thôi”

(Mc.13,32). Khi được hỏi bao giờ đến ngày tận thế? Thánh Augustinô đã trả lời dứt khoát: “Việc này hoàn toàn nằm trong quyền năng của Chúa Cha”. Nói khác, ngài còn nói:
“Ðức Giêsu không cho biết ngày cuối cùng của ta, để ta luôn cảnh giác chờ đợi Người”.

Ðứng trước các tin đồn về ngày tận thế, thái độ sống thích hợp nhất của chúng ta là: Vì thân phận con người mỏng dòn và yếu đuối, chúng ta hãy sống trong “tỉnh thức và cầu nguyện”, trong niềm mong chờ “ngày Chúa đến sẽ xảy ra bất cứ lúc nào”.

Chúng ta không biết ngày tận cùng của thế giới nhưng chúng ta biết chắc ngày ấy phải đến. Ðó không phải là tai nạn trong chương trình của Thiên Chúa, nhưng đó là một ngày mà
Thiên Chúa dọn sẵn chỗ ở mới, một thế giới mới cho nhân loại. Nơi đó, công bằng
sẽ ngự trị, hạnh phúc sẽ ngập tràn, và niềm vui sẽ trọn vẹn cho những ai “bền đỗ đến cùng”. Với cái nhìn đầy tin tưởng, Seneca đã nói “Ngày mà bạn cho là cùng tận của mọi sự, lại là ngày khởi đầu của vĩnh cửu”.

Chúng ta không biết ngày nào Chúa sẽ đến trong vinh quang, nhưng chúng ta biết chắc: để được vào vương quốc ấy, con người phải nhìn lại chính mình, sắp xếp lại cuộc sống, và
tích cực xây dựng một gia đình nhân loại đầy yêu thương, công lý và hòa bình. Cha Mark Link viết: “Khi Chúa đến, Người không cân đo trí khôn chúng ta thông minh thế nào. Nhưng Người sẽ cân đo trái tim chúng ta yêu thương ra sao”.

Vì tình yêu là ngôn ngữ của Thiên đàng, nên chỉ những ai biết yêu thương mới được bước vào. Chính lòng nhân ái là tấm thẻ căn cước không thể thiếu của những công dân Nước Trời.

***

Lạy Chúa,

Xin hãy đến, cho những người được tuyển chọn tập họp chung quanh Người.

Xin hãy đến, để trong mọi biến cố kinh hoàng, chúng con vẫn một niềm cậy tin: Chúa là Ðấng cứu độ chúng con.

Trong giây phút định mệnh của mỗi người, xin cho chúng con nghe được tiếng Chúa: “Con sắp trở về cùng Cha”. Amen.

(Thiên Phúc, “Như Thầy đã yêu”)

“Be who God meant you to be, and you will set the world on fire.”

St. Catherine of Sienna.

nguồn: Maria Thanh Mai gởi