QUÊ NGHÈO – Phạm Duy – THÁI THANH – BP
httpv://www.youtube.com/watch?v=JPCEiqDKs20&feature=em-uploademail
httpv://www.youtube.com/watch?v=JPCEiqDKs20&feature=em-uploademail
Tay Trái của Chúa (La Main Gauche de Dieu)
Vũ Huy Thiện
11/30/2012
Nhân đọc bài “La Main Gauche De Dieu” của bạn Huyền trong Đặc San Hè ATN 2011, bất giác bao nhiêu kỷ niệm đều thức dậy trong tâm tư, mà bấy lâu vẫn ấp ủ trong lòng:
Buổi trưa hôm ấy, một ngày trời âm u ảm đạm, đứng trước cảnh núi rừng trùng
trùng điệp điệp của vùng rừng núi Hoàng Liên Sơn, và sau khi hoàn thành xong
chỉ tiêu ấn định của cán bộ cai tù, tôi ngồi xuống nghỉ chân vài phút. Vừa ngồi
xuống, thì kìa, phía dưới trước mặt, một cái nón lá cũ tả tơi, cùng với mấy
miếng quần áo cũ rách mà ai đó đã để lại, Bất thần trong tôi, bùng lên cái ký
ức về anh chàng phi công Mỹ trong phim nói tiếng Pháp với tựa đề: “La Main
Gauche de Dieu”, được trình chiếu tại rạp Rex Sài gòn khoảng năm 1969 hay 1970
(không nhớ rõ lắm): trong mơ tưởng, tôi như thấy rõ anh ta đang lượm lên cái áo
chùng thâm của vị linh mục xấu số, anh mặc vào người để giả làm một Linh Mục,
rồi ung dung tới một giáo xứ nhỏ bé nơi vùng rừng núi này. Tôi mỉm cười thấy
anh đã hoàn thành tốt tác vụ của một linh mục chủ chăn, đã biến giáo xứ này
thành một nơi sầm uất thờ phượng Chúa.
Tự so sánh anh chàng Phi công với chính mình: anh chàng phi công này giống tôi
ở chỗ, là người công giáo, là một quân nhân, đã từng là chú bé giúp lễ, còn
tôi, tôi cũng là người công giáo, cũng là một quân nhân, đã từng là chú bé giúp
lễ; nhưng tôi hơn anh ta nhiều vì tôi đã từng được Giáo Hội Công giáo nuôi
dưỡng và dậy dỗ để trở thành linh mục, và nếu không tura (danh từ để chỉ những
người tu xuất), thì chắc chắn giờ này đây tôi đã là linh mục thứ thiệt rồi. Anh
trong hoàn cảnh giáo xứ không có linh mục, tức là không có cánh tay Mặt của
Thiên Chúa, vì thế, bất đắc dĩ anh trở thành cánh tay trái của Thiên Chúa, anh
đã thành công. Bây giờ đến lượt tôi, cũng trong hoàn cảnh không có linh mục,
không có cánh tay phải của Chúa nơi trại giam này. Phải làm gì bây giờ? Tôi có
thể thành công như anh ta không?
Tôi thầm thĩ cầu xin: “Lạy Chúa, xin cho con biết ý Chúa, biết mình phải làm
gì?” tôi liền thề hứa với Chúa: “Lạy Chúa, con xin hứa cố gắng hết sức sống đẹp
lòng Chúa và làm những gì Chúa muốn”. từ trong tận đáy lòng tôi có tiếng:
“ngươi có còn “chối” Ta nữa không? Ngươi có “hứa Lèo” không đây?”
Chả là vì vào năm 1948, khi quân Pháp tấn công miền Bắc, mọi người phải tản cư,
nhà xứ Yên Mỹ trong đó có tôi cũng tản cư. Trên đường khi đang cùng đi với một
nữ tu để tới “lán” (danh từ chỉ những căn lều nơi tản cư), tôi bị một tên công
an bắt giữ, họ dẫn đi suốt buổi chiều và đêm hôm đó tới một nhà tù có lẽ từ
thời Pháp để lại, nó kín cổng cao tường và xây kiên cố.
Vừa bước vào cánh cửa nhỏ bên hông, tên công an đứng sẵn, nắm ngực tôi, ấn vào
cánh cổng lớn bằng gỗ, tôi vội vàng kêu lên: “Giêsu…Ma…”
“Mày kêu Giêsu hả?” tên công an nạt to.
Tôi vội chối ngay: “thưa không ạ.” Đấy là lần chối Chúa mà suốt đời không bao
giờ tôi có thể quên được. Và đấy cũng là kinh nghiệm đau thương của cả cuộc đời
tôi.
Được dẫn vào một căn phòng nhỏ tường cao, không có cửa sổ, không có gì khác
trong phòng ngoài tấm phên đan bằng nứa vuông vít chứng 2 mét mỗi bề, được nằm
chung với một thanh niên, mà mãi tới sáng tôi mới biết anh ta là một thanh niên
công giáo thuộc giáo xứ Nội Bài.
Đêm ấy tôi không thể chợp mắt vì sợ hãi, lo âu… Ngồi dậy đọc kinh, sau khi đọc
hết năm chục kinh mùa thương, tôi cầu khấn Mẹ Hằng Cứu Giúp và hứa với Mẹ khi
được tha về,hằng ngày sẽ đọc ít là năm chục kinh…
Hai ngày sau được tha về, giữ lời hứa được ít ngày, rồi ba bảy hai mốt ngày,
lời hứa ấy đã thành lời “Hứa Lèo”. Đó là lý do mà tiếng lương tâm vừa cảnh giác
tôi.
Giật mình trở lại với thực tại, tôi đứng dậy đi về trại giam với quyết tâm lần
này không hứa lèo nữa.
Thế rồi từ hôm ấy, cùng với một nhóm anh em công giáo trong trại tù Hà Tây,
chúng tôi thường chia sẽ với nhau câu chuyện người phi công Mỹ này và về vai
trò của mình, bàn tay trái của Chúa. Còn phần mình, ước ao được trở thành ngón
tay út của “La Main Gauche De Dieu”. Nhờ đó, chúng tôi gặt hái được những thành
quả đáng mừng, nhiều người chưa biét Chúa bây giờ họ đã học đạo và đã chịu Phép
Rửa để trở thành Kitô hữu, nhất là trường hợp đặc biệt sau đây:
LỄ ÐỒNG TẾ RỬA TỘI TRONG TRẠI TÙ CỘNG SẢN Hà Tây.
Câu Chuyện khó tin, nhưng có thật. Chắc ai cũng biết rằng trong chế độ vô thần
cộng sản, họ không công khai tuyên bố cấm đạo, nhưng trên thực tế, họ làm đủ
mọi cách, và dùng đủ mọi phương tiện có thể, để hủy diệt hay cấm cản các hoạt
động của đạo Công giáo. Đấy là nói về xã hội bên ngoài. Vâng, còn trong các
trại tù thì hoàn toàn không thể có các hoạt động tôn giáo với họ được. Thế
nhưng, nó đã xẩy ra ngay trong trại tù Hà Tây gần Hà Nội. Rất nhiều lần và
nhiều anh em Tân tòng đã được rửa tội. Thường là kín đáo và bởi những giáo dân
chúng tôi thực hiện.
Hôm ấy đúng ngày lễ nghỉ, tất cả các tù nhân được nghỉ lao động. Trong không
khí vui vẻ, mọi người đang tu tập từng nhóm nhỏ để chuyện trò, uống nước trà,
hút thuốc “lào” thứ thuốc thông dụng nhất trong tù. Thì trong góc của căn buồng
phụ, một nghi lễ Rửa Tội đã diễn ra. Ðây là một nghi thức Rửa Tội đặc biệt
trong trại tù Hà Tây, một buổi lễ vô tiền khoáng hậu. Vâng , nó quá đặc biệt vì
:
– Tôi chưa hề nghe ai nói đến một thánh lễ đồng tế trong nhà tù cộng sản,
– hơn nữa đây lại là một thánh lễ đồng tế do 3 linh mục và có kèm theo nghi lễ
rửa tội.
Nhóm tổ chức chúng tôi đã liên lạc được với 3 Linh mục tuyên úy mới được đưa về
đây, xin các ngài tới cử hành các nghi thức Thánh lễ và ban Bí tích rửa tội cho
một tù nhân.
– Chủ Tế: Cha Nguyễn Văn Bỉnh (gốc Giáo phận Bắc Ninh),
– Ðồng tế: Cha Phan Quốc Túy (gốc điạ phận Phát Diệm, đội trưởng đội Tuyên Úy)
và Cha Hưởng
-Tín hữu tham dự khoảng mươi người gồm các bạn bè của anh Lý, trong đó có Anh
Nguyễn Hữu Thế (hiện ở Atlanta), Anh Hà Lý Luận hiện đang ở Kansas và tôi…,
người được Anh Lý chọn làm Bõ Đỡ Đầu…
Sau khi nguyện kinh, nghi lễ rửa tội cho anh Võ Minh Lý bắt đầu.
Cha Bỉnh chủ tế đã đổ nước trên đầu anh Vicentê đệ Phao Lô Võ Minh Lý với nghi
thức thật đơn giản, vì sợ công an họ biết, sẽ gặp rắc rối, tuy nhiên, chúng tôi
ai nấy đều cảm thấy rất sốt sắng, và cảm động.
Tiếp theo sau Bí Tích Rửa tội là Thánh lễ đồng tế.
Thánh lễ đã cử hành khá trang nghiêm và đơn giản.
Thánh lễ vừa chấm dứt, nước trà, bánh keo được dọn ra để mừng cho Anh Lý, anh
nguyên là Giám Ðốc phòng tình báo đường dây Bắc Việt thuộc Phủ Tổng Thống Việt
Nam Cộng Hoà, hiện nay anh và vợ con đang ở Sarcramento California.
Kể từ hôm ấy, anh đã là một Kitô hữu, một chứng nhân nhiệt thành của Chúa Giêsu
Kitô.
Cảm ơn Chúa, thánh lễ chấm dứt một cách suông sẻ, không một rắc rối nào xẩy ra.
Nhưng trong khi chúng tôi đang vui vẻ uống trà và thưởng thức bánh kẹo thì được
tin báo cho biết, một viên công an trực trại đang đi vào, (trước thánh lễ chúng
tôi bố trí 2 trạm gác: 1 tại cổng khu vực, và một tại ngay trước cửa sổ của căn
phòng này), y đi từ cổng khu vực, rảo bước nhanh qua một sân rộng, không nói năng
hay hỏi han ai điều gì mà vào thẳng cửa buồng lớn bên ngoài rồi vào tới chỗ
chúng tôi đang ngồi. Mọi người đều im lặng khi viên công an xuất hiện.
Y hỏi: “Các anh lày đang nàm gì ở đây”.
Anh Hà Lý Luận (có biệt danh là Nhái) đáp: “Hôm nay ngày nghỉ chúng tôi gặp
nhau uống nước trà, hút thuốc!”
Viên công an ra lệnh: “giải tán ngay, còn Anh Túy , Anh Hưởng và anh Bỉnh (ba
cha tuyên úy) về ngay buồng của các anh…cứ ninh tinh…nàm thì nười… ninh tinh
thì giỏi”.
Cha Túy đáp: “Chúng tôi uống nước xong về ngay”
Viên công an: “Không được, phải về ngay nập tức.”
Thế là mọi người giải tán trong niềm tri ân Thiên Chúa vì – công an đã được tin
trễ, nên khi mọi nghi lễ chấm dứt và đã sang tới phần mừng vui, tiệc trà thì họ
mới tới .
Cảm tạ Chúa nhiều hơn nữa vì khi được tha về, anh Lý đã kiên trì giữ vững đức
tin và anh còn đưa cả vợ anh và hai con cùng chịu phép rửa tội tại một xứ đạo
tại California. Mùa hè năm 2007 có dịp sang California , tôi đã ghé thăm Anh
tại Sacramento, ở chơi với Anh hai ngày. Những ngày này, tôi thật vui mừng vì
thấy hạt giống đức tin của Anh đã truyền đạt cho các con Anh, vì cứ mỗi tối
trước khi đi ngủ, tôi thấy các con Anh đều chạy đến trước bàn thờ đọc vài ba
kinh gì đó rồi mới đi ngủ. Thấy thế lòng tôi hân hoan một nỗi vui mừng không thể
tả nổi… Nỗi vui mừng càng tăng khi tôi cũng được gặp lại Anh Triệu Huỳnh Võ
cũng ở gần đó, Anh nguyên là Thứ Trưởng Thông Tin Chiêu Hồi của Chế độ Việt Nam
Cộng Hoà, và Anh Võ cũng đã là một người theo Chúa trong tù, Anh và vợ con cũng
Anh theo Chúa. Cảm tạ ơn Chúa muôn ngàn lần…..
Bây giờ đây chúng tôi Nhóm bạn hữu luôn cầu nguyện cho Anh Lý và thành thật
chúc mừng anh. Ðặc biệt nguyện xin Thiên Chúa đổ tràn muôn ơn lành hồn xác
xuống cho anh và gia đình để luôn xứng đáng là Con Dân Chúa trong mọi hoàn cảnh
của cuộc sống.
(Hồi ký của người tù cải tạo Vũ Huy Thiện)
30 Tháng Tư, ngày định mệnh.
Cha Stêphanô Chân Tín vừa qua đời lúc 16:15, ngày 01.12.2012
Đăng bởi pleikly lúc 6:02 Chiều 1/12/12
VRNs (01.12.2012) – Sài Gòn – ChaChân Tín vừa qua đời lúc 16:15, ngày 01.12.2012, tại Nhà hưu dưỡng – Tỉnh DCCTN, số 38 Kỳ Đồng, Sài Gòn.
Sau đây là thông tin chính thức từ Văn phòng Tỉnh DCCT VN, VRNs xin kính chuyển đến quý vị độc giả gần xa. Kính xin quý vị cầu nguyện cho cha Chân Tín và loan tin cho những người cần biết.
———
CHA STÊPHANÔ NGUYỄN TÍN (CHÂN TÍN), DCCT
Sinh ngày 15.11.1920, tại làng Vạn Xuân, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên-Huế
Ngày 02.08.1944: Khấn lần đầu trong DCCT
Ngày 06.06.1949: Lãnh sứ vụ Linh mục
được gọi về nhà Cha lúc 16g15 ngày 01 tháng 12 năm 2012, hoàn tất hành trình 92
năm ở trần gian, 68 năm tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế, 63 năm thi hành sứ vụ Linh mục.
Thánh lễ nhập quan cử hành lúc 16 giờ 30, ngày Chúa Nhật 02.12.2012.
Nghi thức di quan cử hành lúc 21 giờ 00, thứ Hai 03.12.2012.
Thánh lễ an táng cử hành lúc 6 giờ 00, thứ Ba 04.12.2012, tại Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Sài Gòn.
Địa chỉ: 38 Kỳ Đồng, Phường 9, Quận 3.
Điện thoại: (08) 38437715, Ext. 105
Email: [email protected]
Hoả táng tại Bình Hưng Hoà.
Xin hiệp lời cầu nguyện cho Cha Stêphanô Chân Tín.
Xin miễn phúng viếng vòng hoa các loại.
Khoa học và Đức tin, hai phân tử sơ đẳng trong cuộc sống con người
Đăng bởi pleikly lúc 1:23 Sáng 1/12/12
VRNs (01.12.2012) – Avvenire – Phỏng vấn giáo sư Ugo Amaldi, vật lý gia thuộc Trung Tâm Nghiên Cứu Năng Lượng Nguyên Tử Âu châu ở Genève bên Thụy Sĩ
Ngày 16-11-2012 giáo sư Ugo Amaldi, chuyên viên vật lý thuộc Trung tâm nghiên
cứu năng lượng nguyên tử Âu châu ở Genève bên Thụy Sĩ, đã nhận Giải thưởng quốc
tế về nền văn minh công giáo tại Viện bảo tàng công dân Bassano del Grappa tỉnh
Vicenza, bắc Italia. Lý do giải thưởng là vì ”tình yêu đối với khoa học và tình
yêu đối với đức tin”.
Giáo sư Ugo Amaldi sinh năm 1934, đậu tiến sĩ Vật lý năm 1957 tại đại học Roma và chuyên nghiên cứu trong lãnh vực gia tốc các phân tử. Từ năm 1960 giáo sư thuộc nhóm các khoa học gia của Trung tâm nghiên cứu năng lượng nguyên tử Âu châu tại Genève bên Thụy Sĩ. Từ năm 1982 giáo sư cũng dậy môn vật lý nguyên tử tại đại học Milano bắc Italia. Giáo sư cũng là tác giả của nhiều sách và các bài khảo luận liên quan tới khoa học và đức tin, và trong các năm qua đã tham dự nhiều hội nghị và các cuộc thảo luận về đề tài khoa học và đức tin. Sự kiên trì của giáo sư đã giúp hoàn thành việc xây dựng Trung tâm quốc gia xạ trị ung thư (CNAO) khánh thành ngày 15
tháng 2 năm 2010 tại Pavia.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn bài phỏng vấn giáo sư về tương quan giữa khoa học và đức tin.
Hỏi: Thưa giáo sư Amaldi, khoa học có gì để dậy cho đức tin không?
Đáp: Các khoa học nghiên cứu các hiện tượng thiên nhiên, và trong
các sự kiện chúng không có gì để nói với đức tin. Tuy nhiên, các khoa học gia
có đức tin và những người đặt câu hỏi liên quan tới đức tin cảm thấy sự cần
thiết phải sát nhập đức tin vào quan điểm vật lý về thế giới một cách mạch lạc.
Mà khi làm như vậy họ phải đương đầu với các câu hỏi trong lãnh vực biên giới
giữa vài khẳng định của Kitô giáo và những gì họ biết liên quan tới thế giới
thiên nhiên. Đây là các khó khăn mà đôi khi những người không phải là các nhà
khoa học cũng có thể được soi sáng.
Hỏi: Giáo sư có thể đơn cử một thí
dụ cụ thể không?
Đáp: Vâng. Điểm trước hết liên quan tới vấn đề cái chết và sự khổ
đau. Theo đức tin kitô chúng là hậu qủa của tội lỗi. Nhưng một khoa học gia thì
coi cái chết và sự khổ đau là một điều cần thiết. Bởi vì nếu không có chúng,
thì cũng sẽ không có sự tiến triển, và hậu qủa là cũng sẽ không có tiến triển
của con người khôn ngoan với trí thông minh của nó. Đó là hai điều xem ra không
đồng ý với nhau. Đàng khác, người ta không thể không ngạc nhiên đối với sự phức
tạp và cái luận lý nằm ở bên dưới đa số các hiện tượng tự nhiên này, và điều
này là một rộng mở cho sự siêu việt đối với một khoa học gia có đức tin.
Hỏi: Tại sao trong cuộc tranh luận giữa khoa học và đức tin đã hầu như không có gương mặt của Đức Kitô, thưa giáo sư?
Đáp: Thật vậy và rất tiếc là trong các cuộc tranh luận ấy Đức Giêsu đã hầu như không bao giờ xuất hiện. Người ta thích nói tới Thiên Chúa Tạo Hóa hơn, là Đấng đã duy trì vũ trụ hiện hữu. Người ta không bao giờ gắn liền gương mặt của Chúa Kitô với các hiểu biết của các khoa học gia, và người ta cũng không bao giờ gắn liền các sự hiểu biết với Chúa Thánh Thần, mà như là khoa học và sự khôn ngoan thì thật là đúng đề tài. Nhưng tôi nghĩ lý do là nơi sự kiện tương quan cá nhân mà tín hữu có đối với Chúa Kitô koàn toàn khác hẳn với tương quan vô bản vị mà nhà khoa học có với các hiện tượng thiên nhiên, mà ông nghiên cứu. Họ di chuyển trên các bình diện khác nhau. Trái lại, Thiên Chúa Tạo Hóa gắn liền chặt chẽ với thiên nhiên, là đối tượng nghiên cứu học hỏi của khoa học gia.
Hỏi: Thưa giáo sư Amaldi, các cuộc thảo luận ngày càng thường xuyên về tương quan giữa khoa học và đức tin có khiến cho một tâm thức bén nhậy mới được chín mùi trong thế giới khoa hoc không?
Đáp: Kinh nghiệm riêng cho tôi biết rằng cuộc thảo luận này chỉ được coi là hay bởi những người đặt vấn đề đức tin, cả khi họ là những người không tin. Các người bất khả ngộ, và các người vô thần tiếp tục khó chịu coi tương quan giữa khoa học và đức tin là vô ích.
Hỏi: Trong cuốn sách cuối cùng tựa đề ”Ngày càng gần nhau hơn” giáo sư giải thích các lý do, qua đó các nhà vật lý học làm cho các phân tử gia tốc, có đúng thế không?
Đáp: Vâng, một cách nòng cốt có ba lý do. Thứ nhất để ngày càng
nghiên cứu trong chi tiết thế giới hạ nguyên tử; thứ hai, để tạo ra trong các
va chạm giữa các phân tử, các phân tử mới không hiện hữu trong thế giới bao
quanh chúng ta, nhưng chúng hiện hữu trong một phần tỷ giây sau vu nổ khai
nguyên vũ trụ, hầu nghiên cứu các tương quan gắn liền với các phân tử làm thành
vật chất. Và lý do thứ ba có lẽ là lý do hấp dẫn nhất được chỉ huy bởi ước muốn
tái dựng lại sự tiến triển của vũ trụ bắt đầu từ một phần tỷ giây ấy, hầu minh
giải sự hình thành các vì sao và các dải ngân hà đã xảy ra bao tỷ năm sau đó.
Hỏi: Thưa giáo sư, ngày mùng 4 tháng 7 năm nay 2012 Trung tâm nghiên cứu năng lượng nguyên tử Âu châu ở Genève bên Thụy Sĩ đã loan báo một khám phá ngoan mục. Đó là khám phá gì vậy?
Đáp: Người ta đã chứng minh được sự hiện hữu của một lãnh vực, một phương thế vô vật chất làm đầy toàn không gian, tác động trên nhau với các phân tử đi qua nó bằng cách làm cho vài phân tử chậm lại hơn các phân tử khác, và vì thế cung cấp cho chúng khối lượng lớn hơn hay nhỏ hơn.
Sự hiện hữu của lãnh vực này đã được minh chứng khi quan sát các dao động được định vị trí của nó, được tạo ra trong sự va chạm của các phân tử Higgs. Vì thế đối với các nhà vật lý các phân tử này gọi là Bossone Higgs, là một phương tiện, chứ không phải là mục đích nghiên cứu của họ. Một phương tiện cho phép khẳng định rằng không gian được hoàn toàn làm đầy bởi một môi trường, mà chúng tôi gọi là môi trường Higgs, nghĩa là cái gì trao ban khối lượng cho các phân tử.
Hỏi: Nói một cách cụ thể, đó là điều trao ban khối lượng cho thân thể của tôi và thân thể của giáo sư, có phải thế không?
Đáp: Vâng. Nếu các điện tử electron xoay quanh các hạt nhân của
thân thể tôi có một khối lượng và không bao giờ ngừng xoay, thì là bởi vì có
môi trường Higgs. Nếu thân xác tôi bị hủy bỏ, thì nó sẽ vỡ tan tành.
Hỏi: Vào năm 1992 giáo sư đã thành lập tổ chức Tera để chữa trị bằng các phản xạ adronic. Nó có nghĩa là gì thưa giáo sư?
Đáp: Mỗi năm có 120.000 người Ý được xạ trị với các tia hồng ngoại
tuyến X, nghĩa là được xạ trị chống lại các bệnh ung thư. Cùng với giải phẫu và
hóa trị, xạ trị là phương pháp chữa các bệnh ung thư. Tuy nhiên, các điện tử
proton và ion Carbon có khả năng chính xác hơn các tia hồng ngoại X, và vì thế
chúng cứu các tế bào và các cơ phận lành mạnh ở rất gần các tế bào ung thư. Đây
là điều xảy ra trong 10% các trường hợp. Năm 2003 Tổ chức Tera đã hoàn thành
tại Pavia dự án một máy tăng tốc các proton và ion Carbon. Được chế tạo bởi
”Trung tâm quốc gia xạ trị ung thư Italia” (CNAO) và ”Học viện quốc gia vật lý
nguyên tử Pavia” (INFN), máy này đã trị liệu cho một bệnh nhân ung thư đầu tiên
hồi tháng 9 năm 2011, và dự trù sẽ trị bệnh cho khoảng 1.000 bệnh nhân mỗi năm.
Hiện nay còn qúa sớm để có các số liệu kiểm chứng hiệu qủa của nó. Nhưng đây là
một lãnh vực trong đó người Nhật đã đi tiên phong, và trên toàn thế giới hiện
nay chỉ có một trung tâm khác như trung tâm tại Pavia đó là trung tâm
Heidelberg bên Đức.
Linh Tiến Khải
Radio Vatican – Tiếng Việt
7 thói quen của người tin vào Chúa
TRẦM THIÊN THU
Tiểu sử các thánh cho thấy các ngài luôn đặt niềm tin tuyệt đối vào Thiên Chúa. Có những câu chuyện về hành trình trong đời sống Kitô giáo: Nam và nữ, trẻ và già, giaó sĩ và giáo dân,… Nhưng tất cả đều có điểm tương đồng trong việc sống kết hợp mật thiết với Thiên Chúa. Đây là vài điểm nổi bật:
1. Chấp nhận đau khổ
Một trong những điểm nổi bật trong chuyện đời Tu sĩ Yun là người bị bách hại ở Trung quốc, được thuật lại trong cuốn “The Heavenly Man” (Người Đàn Ông Trên Trời). Sau khi bị hành hạ nhiều tuần bằng đủ kiểu: Bị điện giật, bị bỏ đói, bị đánh đập, bị kim xỏ vào móng tay, rồi bị căng chân tay ra treo trên cao, nhưng ngài vẫn không nao núng. Ngày hôm sau, ngài bị bỏ vào xà lim, nhưng ngài xin cho ngài cuốn Kinh thánh – một ý tưởng kỳ lạ. Ngài nài xin mãi, người ta cũng ném cho ngài cuốn Kinh thánh.
Ngài viết: “Tôi quỳ xuống và khóc, tạ ơn Chúa ban cho món quà đó. Tôi không thể tin được là mơ ước của tôi lại thành hiện thực! Không tù nhân nào được phép giữ Kinh thánh hoặc bất kỳ thứ gì liên quan Kitô giáo, nhưng thật lạ, Thiên Chúa đã ban cho tôi cuốn Kinh thánh! Quá đó, Thiên Chúa cho tôi biết rằng dù kế hoạch độc ác của loài người dành cho tôi, nhưng Ngài vẫn không quên tôi và vẫn kiểm soát cuộc đời tôi”.
Những người tin vào Chúa như Tu sĩ Yun vẫn có cách nhìn trong suốt về sự đau khổ. Họ cho đau khổ không là điều tồi tệ nhất. Họ tập trung vào việc KHÔNG PHẠM TỘI chứ không phải KHÔNG ĐAU KHỔ. Họ muốn chính mình và người khác cùng vào Nước Trời.
2. Chấp nhận cái chết
Những người tin vào Chúa luôn có cái nhìn tập-trung-vào-Nước-Trời. Họ nghĩ tới sự vĩnh hằng chứ không chú ý ngày tháng theo lịch. Mục đích của họ không là kéo dài thời gian trên thế gian, mà muốn mình và người khác càng mau về trời càng tốt. Nếu Thiên Chúa rút ngắn cuộc đời họ ở thế gian thì họ chấp nhận ngay.
Câu chuyện về sự thoát chết kỳ lạ của Lm Goldmann trong Thế chiến II có một câu hỏi: “Nếu người ta không thoát chết thì sao?”. Lm Goldmann đã chỉ có thể trả lời bằng cách nói rằng Thiên Chúa cứu ngài thoát chết. Mà nghĩ cho cùng thì rồi ai cũng một lần chết. Phúc lành đã cứu ngài thoát chết để ngài cóthể tiếp tục sứ vụ là đem Tin Mừng tới cho những người Đức quốc xã. Cuối cùng ngài qua đời khi đang hoạt động ở Nhật, và chấp nhận rằng Thiên Chúa đem đến điều tốt lành khi ngài qua đời, mặc dù ngài chưa hoàn thành công việc.
3. Hằng ngày hẹn hò với Chúa
Chưa có ai tin vào Chúa mà lại không dành thời gian cầu nguyện hằng ngày. Họ thích cầu nguyện hằng ngày bất kỳ khi nào có thể, có khi hằng giờ. Hằng ngày họ tập trung vào việc cầu nguyện ngay cả khi nói chuyện với người khác hoặc làm việc, và đó
là cầu nguyện liên lỉ. Nhất là mỗi sáng thức dậy, họ tập trung dành cho Chúa
những giây phút đầu ngày trước khi làm bổn phận hằng ngày.
4. Khi cầu nguyện, lắng nghe nhiều hơn nói
Chúa Giêsu nhắc nhở khi cầu nguyện: “Khi cầunguyện, anh em đừng lải nhải như dân ngoại; họ nghĩ rằng: cứ nói nhiều là được nhận lời” (Mt 6:7). Ngài là người ít nói nên không muốn ai nói nhiều. Mẹ Angelica “bị” một người đàn ông đặt chiếc đĩa trước cửa xin 600.000 USD, khi ông ta trở lại mà không có thì sẽ rắc rối. Mẹ chạy vào nhà nguyện để cầu nguyện, và người đàn ông kia không bao giờ trở lại nữa. Mẹ cầu nguyện không vì ý muốn riêng, mà vì Mẹ nhận biết kế hoạch của Thiên Chúa.
5. Hạn chế chia trí
Trong những câu chuyện về “Người Buôn Lậu Của Chúa” (God’s Smuggler),
tác giả muốn nói về cách mà công việc của Tu sĩ Anrê vẫn tiếp tục trong thế kỷ
21 này: “Tôi chẳng coi việc chờ đợi là sự kỳ cục, dù điều đó làm gián đoạn cuộc điện đàm với người khác. Kỹ thuật làm chúng ta không thể tiếp cận nhu cầu và áp lực. Chúng ta phải im lặng và ưu tiên lắng nghe tiếng Chúa”. Thời gian im lặng là lúc chúng ta có thể khai hóa sự tĩnh lặng nội tâm và chờ gợi ý của Chúa Thánh Thần.
6. Xin cầu nguyện
Người ta có những câu chuyện dài về cách Thiên Chúa hành động trong cuộc đời họ là thường nói qua những người bạn đạo đức, gia đình tốt lành và các giáo sĩ thánh thiện. Nếu họ nhận biết Thiên Chúa kêu gọi họ, nhất là nếu điều đó quan trọng, họ sẽ xin các
Kitô hữu uy tín cầu nguyện cho họ về vấn đề đó để nhận biết Ý Chúa.
7. Hoàn toàn mau mắn vâng lời Chúa
Những người tin vào Chúa luôn lắng nghe trong thinh lặng. Khi xác định được Ý Chúa, họ hoàn toàn mau mắn vâng lời. Chính Đức Mẹ cũng đã ngại khi biết mình sẽ thụ thai trong khi mới đính hôn, nhưng khi nghe sứ thần Gabriel giải thích và biết được Ý Chúa, Đức Mẹ xin vâng ngay: “Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói” (Lc 1:38). Kinh thánh đã xác định: “Vâng lời trọng hơn của lễ” (1 Sm 15:22 và Tv 50:8-9). Đó là Ý Chúa thể hiện qua con người vậy.
Lạy Chúa Trời, chúng con đang cùng cả Giáo hội sống trong Năm Đức Tin, xin thêm đức tin cho chúng con, xin dạy chúng con biết lắng nghe Tiếng Chúa và mau mắn thi hành Ý Chúa.
Lạy Chúa Trời, xin đến cứu con, muôn lạy Chúa, xin mau phù trợ! (Tv 70:2), vì chúng con luôn khát khao Ngài.
Chúng con cầu xin nhân Danh Thánh Tử Giêsu Kitô, Thiên Chúa cứu độ của chúng con. Amen.
TRẦM THIÊN THU
(Biên soạn từ Conversion Diary)
nguồn: Maria Thanh Mai gởi
Anh Liu – một tài xế hành nghề “xe ôm” tại Jimo, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc đã
bị các nhân viên cảnh sát cảnh cáo vì không hề có giấy phép lái xe và điều
khiển xe gắn máy khi đã bị cụt hai tay. Các sĩ quan cảnh sát đã buộc anh Liu
phải dừng xe khi thấy anh chở khách quá tải, nhưng họ thật sự sốc khi thấy anh
đã bị cụt cả hai tay mà vẫn có thể điều khiển xe một cách dễ dàng.
Anh Liu đã bị cụt cả hai tay khi mới 10 tuổi do điện giật. Bố mẹ anh đã gửi anh tới
một rạp xiếc địa phương để “học nghề”, và tại đó anh đã được đào tạo để có thể
điều khiển xe gắn máy mà không cần phải có đầy đủ cả hai tay. Tại cơ quan cảnh
sát, anh Liu thừa nhận rằng rạp xiếc trước đây anh từng làm đã giải tán và anh
buộc phải quay sang làm nghề lái xe chở khách để kiếm sống, và hơn 10 năm nay,
anh chạy xe trong khi không hề có bất cứ loại giấy phép nào. Các sĩ quan cảnh
sát đã quyết định không phạt tiền, nhưng họ buộc anh Liu phải dừng ngay công
việc này, bởi nó có thể gây nguy hiểm cho anh và cho cả các hành khách nữa.
http://us.24h.com.vn/noel-2011-c64e2022.html cực
đỉnh
Nhìn ngắm tấm thiệp Giáng sinh đẹp đẽ trên đây, ít người có thể tưởng tượng rằng
chúng được vẽ bằng chân. Đây là các tác phẩm của Peter Longstaff (48 tuổi), một
nghệ sĩ Anh đã bị cụt cả hai tay. Những tấm thiệp của Peter Longstaff được anh
thể hiện rất sinh động, lúc thì mô tả những ngọn nến lung linh, khi lại mang
hình ảnh một con hươu ở xứ sở thần thiên trong mùa đông lạnh giá…
CON CHỒN và VƯỜN NHO
Tác giả: Thanh Thanh
Chuyện ngụ ngôn kể rằng: Một con chồn muốn vào một vườn nho, nhưng vườn
nho lại được rào dậu cẩn thận. Tìm được một chỗ trống, nó muốn chui vào nhưng
không thể được. Nó mới nghĩ ra một cách: nhịn đói để gầy bớt đi.
Sau mấy ngày nhịn ăn, con chồn chui qua
lỗ hổng một cách dễ dàng. Nó vào được trong vườn nho. Sau khi ăn uống no nê,
con chồn mới khám phá rằng nó đã trở nên quá mập để có thể chui qua lỗ hổng trở
lại. Thế là nó phải tuyệt thực một lần nữa.
Thoát ra khỏi vườn nho, nó nhìn và suy nghĩ: “Hỡi vườn nho, vào trong nhà ngươi
để được gì?Bởi vì ta đã đi vào với hai bàn tay không, ta cũng trở ra với hai
bàn tay trắng”.
Khi bước vào trong trần thế này, con người muốn mở rộng bàn tay để chiếm trọn mọi sự. Khi nhắm mắt xuôi tay cũng đành phải ra đi với hai bàn tay trắng mà thôi.
………….
Một nhà vua kia trước khi chết dặn rằng: “Lúc chết, khi đặt vào quan tài, thì
nhớ khoét hai lỗ và để hai bàn tay của Trẫm ra bên ngoài nhé, để cho mọi người
thấy là ta không đem theo được thứ gì cả”.
Ai chẳng biết thế, nhưng không hiểu sao mọi người cứ tích góp thật nhiều. Đến
độ phải dành dật, mất cả tình nghĩa, đến cả sát hại lẫn nhau nữa.
Cuộc sống con người đáng lẽ phải hưởng được thật nhiều hạnh phúc, thì lại bận
tâm cho sự đời. Lòng trí trở nên rối bời, khắc khoải, chờ đợi, tìm kiếm, nắm
giữ, mất đi, buồn khổ, thất vọng, chán đời, trách Chúa.
Thiên Chúa không dựng nên con người để hành hạ, đoạ đày, nhưng là để hưởng, như
Ađam Eva xưa. Thế mà con người đâu có hài lòng, lại muốn hơn muốn nữa, cuối
cùng chính họ tự làm khổ mình. Và “cái đang có cũng bị lấy đi”. Chúa dạy
là:“Hãy làm giàu kho tàng ở trên trời, nơi mối mọt không làm gì được”.
Dường như cái tâm lý chiều sâu cũng là định luật bù trừ thì phải. Xưa nguyên tổ
đánh mất, thì nay ta tìm cách lấy lại. Lấy lại bằng bất cứ giá nào. Nên càng cố
ra sức tích tích trữ thật nhiều. Và coi đó như một bảo đảm cho đời mình. Và khi
con người vất vả gom góp, thì lúc phải chia sẻ, lìa bỏ càng khó và đau xót hơn
nhiều.
Thánh Phaolô tông đồ nói: “Thưa anh em, thời gian chẳng còn bao lâu nữa. Vậy từ
nay ai có vợ hãy sống như không có; ai khóc lóc hãy làm như không khóc; ai vui
mừng như chẳng vui mừng; ai mua sắm hãy làm như không có gì cả; kẻ hưởng dùng
của cải đời này, hãy làm như chẳng hưởng. Vì bộ mặt thế gian này đang biến đi”
(1Cr 7,29-30).
Về đạo đức, ta được động viên là hãy làm thật nhiều việc thiện, lập nhiều công
đức để được Chúa thưởng công.
Nhưng về mặt tu đức, ta lại được nghe rằng hãy gỡ bỏ mọi thứ hành trang, để
mình trở về số không. Số không nguyên tuyền tốt lành thuở ban đầu khi Thiên
Chúa dựng nên. Chính lúc này ta thực sự nhận lãnh mọi sự tốt lành Chúa đã sắm
sẵn.
Như Đức Giêsu, Ngài có tất cả, nhưng rồi lại tháo gỡ tất cả. Từ là Chúa, quyền
uy, oai phong, hoàn hảo, tốt lành, giàu có, đến sức sức khoẻ, thời gian, tài
đức, và cuối cùng là sự sống. Ngài đã thực sự trở nên số không khi bị treo trên
thập giá. Và chính lúc này, Thiên Chúa Cha tỏ cho biết thế nào là vinh quang,
thế nào là tất cả.
Nếu con người biết cái thực thực ảo ảo của thế gian, mà can đảm đi ngang qua
tất cả, thì sẽ gặp được Thiên Chúa, Đấng là tất cả.
Thanh Thanh
=====
BÀN TAY PHẢI CỦA CHÚA GIÊSU
Tại một nhà thờ bên Tây ban nha, có một tượng thánh giá cổ rất đặc biệt. Cánh
tay trái của Chúa Giêsu vẫn còn đóng vào gỗ, nhưng cánh tay phải thì rời ra và
đưa đến phía trước trong tư thế ban phép lành.
Người Tây ban nha kể về nguồn gốc của tượng thánh giá này như sau: Có một tội
nhân đến xưng tội với cha xứ ngay dưới cây thánh giá. Như thường lệ, mỗi khi
giải tội cho tội nhân có quá nhiều tội nặng, Linh mục này tỏ ra rất nghiêm
khắc. Ngài ra việc đền tội nặng cũng như ngăm đe nhiều điều.
Tội nhân ra về, lòng cảm thấy nhẹ nhàng. Nhưng tính nào tật ấy, không bao lâu,
người đó sa ngã lại. Lần này, sau khi anh xưng thú tội, vị Linh mục lại đe dọa
như sau: “Đây là lần cuối cùng tôi giải tội cho ông”.
Nhiều tháng qua đi, tội nhân lại đến quì dưới chân Linh mục cũng bên dưới cây
thánh giá và lại xin ơn tha thứ một lần nữa. Nhưng lần này, vị Linh mục đã dứt
khoát, và trả lời: “Ông đừng có đùa với Chúa. Tôi không thể ban phép giải tội
cho ông nữa”.
Nhưng lạ lùng thay, khi vị Linh mục vừa khước từ tội nhân, thì bỗng ông nghe
một tiếng thì thầm từ bên thánh giá. Bàn tay phải của Chúa Giêsu bỗng được rút
ra khỏi thánh giá và ban phép lành cho hối nhân. Vị Linh mục nghe được tiếng
thì thầm như sau: “Chính Ta là người đã đổ máu ra cho người này, chứ không phải
ngươi”.
Từ đó, bàn tay phải của Chúa Giêsu cứ ở mãi trong tư thế ấy, như không ngừng
mời gọi con người đến để ban ơn tha thứ.
(Trích trong sách Lẽ sống)
Nhìn vào thập giá, con thấy tội trần gian. Nhìn vào thập giá, con thấy tội của
con. Chối từ hồng ân, tuôn tràn từ Thiên Chúa, sống trong đam mê, chống lại
tình yêu. Đan tâm phản nghịch, đóng đinh Chúa từ nhân (lời bài hát Tình yêu
Thập giá).
Nhìn vào thập giá, ta biết Thiên Chúa đã chứng tình yêu vĩ đại thế nào.
Nhìn vào thập giá, ta biết rõ tình yêu lớn lao vô cùng của Chúa và biết rõ cái
phũ phàng của nhân loại.
Nhìn vào thập giá, ta biết được Thiên Chúa không bỏ rơi con người, mà còn mở
đường và cho ta cơ hội trở về. Vì thế, ta đừng sợ hãi, mà hãy can đảm nhìn lên
Chúa Giêsu, không phải để than phiền, trách móc hay thất vọng, nhưng là hối lỗi
ăn năn, và đừng đóng đinh Chúa lần nữa.
Nhìn vào thập giá, với cánh tay dang rộng, thì biết rằng dù con người có giết
Ngài, Ngài vẫn không khép kín từ tâm, đóng cửa bịt lối, mà tiếp tục dang rộng vòng
tay yêu thương để ôm lấy nhân loại.
Nhìn vào thập giá, ta sẽ cảm nếm được thế nào là ơn tha thứ của Ngài.
Nhìn vào thập giá, lời mời gọi khẩn thiết của Chúa là các con hãy tha thứ cho
nhau. Càng tha thứ nhiều, ta càng cảm nếm được ơn tha thứ của Chúa nhiều.
Nhìn vào thập giá, ta biết rằng chính Ngài là Đấng đổ máu ra vì con người, Đấng
duy nhất có quyền kết án hay tha bổng, chứ không phải do bác ái của con người.
Nhìn vào thập giá con thấy được tình yêu. Nhìn vào thập giá con người thấy được
hồng ân. Chúa từ trời cao, quên mình là Thiên Chúa. xuống nơi dương gian sống
vì tình yêu. Hy sinh thân mình chứng minh Chúa tình yêu. (lời bài hát Tình yêu
Thập giá)
Nhìn vào thập giá, ta biết đường đi lối về của mình trong hành trình tìm kiếm
Tình Yêu.
Nhìn vào thập giá, ta biết được sức mạnh của tình yêu. Đàng sau thập giá là
hình bóng của vinh quang. Muốn có vinh quang phải đi xuyên qua thập giá.
Nhìn vào thập giá, ta thấy bầu trời tình yêu được mở ra cho mọi người chiêm
ngắm và đi vào.
Nhìn vào thập giá, con đường tuyệt vọng biến thành hy vọng, sự chết biến thành
sự sống, thất bại trở nên thành công, khờ dại trở thành khôn ngoan, tương đối
biến thành tuyệt đối, bất hạnh biến thành hạnh phúc, lo sợ trở thành vững tin,
nhút nhát trở thành can đảm, khép kín trở nên cởi mở, ích kỷ thay bằng vị tha,
cố chấp thay bằng bao dung, lười biếng thay bằng hăng say, và sẵn sàng chiến
đấu vì chân lý và sự thật, nhờ sức mạnh của cây thập giá.
Nhìn vào thập giá, ta biết được sức mạnh của sự dữ đã bị bẻ gẫy tan tành.
Nhìn vào thập giá, ta biết trời cũ đất cũ thay bằng trời mới đất mới. Nơi toàn
là ánh sáng vinh quang. Nơi không còn bất cứ áp lực nào có thể đe doạ ta được.
Nơi không còn phải lo miếng cơm manh áo hay nhà cửa, tiền bạc hay nghề nghiệp,
bệnh tật hay chết chóc… Vì mọi thứ tốt lành vĩnh cửu đã được dành sẵn cho ai
bước vào.
Nhìn vào thập giá, ta biết cửa hoả ngục bị đập tung, và cửa thiên đàng đã mở
toang.
Thì này con đây khấn xin khấn xin nơi Ngài. Xin Ngài dủ thương tha thứ muôn tội
khiên, và dìu đưa con vào suối nguồn hồng ân.
Vì thế, nói đến thập giá là nói đến Chúa Giêsu. Nói đến Chúa Giêsu là nói đến
thập giá.
Nếu ta đi tìm một Giêsu không thập giá, ta sẽ gặp toàn thập giá, mà không thấy Giêsu.
nguồn: Maria Thanh Mai gởi
XẢ . . .STRESS
(không phải uống thuốc)
Bs. Đỗ Hồng Ngọc
Không có stress có lẽ con người cũng không thể tồn tại. Thế nhưng, vượt ngưỡng đến một mức nào đó thì con người cũng…không thể tồn tại, bởi chính stress gây ra nhiều thứ bệnh về thể chất và tâm thần, nên rất cần biết cách “xả” stress trong cuộc sống đầy căng thẳng, âu lo hiện nay.
Stress là một phản ứng bảo vệ, khi cơ thể bị một mối đe dọa, mối nguy hiểm xảy đến cho nó. Người ta gọi nó là phản ứng (hay đáp ứng) “chiến đấu hoặc bỏ chạy” (fight or flight response), nghĩa là trong tình huống đó, chỉ có hai cách để chọn lựa: chiến đấu để sinh tồn hoặc bỏ chạy để… sinh tồn!
Lúc đó, cơ thể phải huy động toàn lực để đối phó. Não thùy sẽ ra lệnh tiết các kích thích tố cần thiết, nào adrénaline, nào norepinephrine, cortisol…ồ ạt đổ vào máu. Tim đập nhanh để bơm máu về các cơ bắp lớn, phổi hổn hển tăng tốc bơm oxy, đường huyết vọt lên cao nhằm tăng cường khẩn cấp năng lượng, đồng tử mắt nở to để nhìn cho rõ, tai vểnh lên, mũi phồng ra… Tóm lại, mọi thứ đều phải trong tư thế sẵn sàng. Trong lúc các mạch máu lớn chuyển máu đến các bắp cơ thì mạch máu nhỏ ngoại biên co thắt lại, để nếu có bị thương thì máu cũng không bị mất nhiều… Vì thế mà người bị
stress thường mặt mày tái ngắt, xanh lè, tay chân đơ cứng!
Stress cấp tính có những phản ứng mạnh hơn ta tưởng. Một người đang đứng trước chuồng cọp, thấy cọp sổng chuồng thì… phân, nước tiểu tóe ra mà không hay, tay chân bủn rủn, ngất xỉu. Nguy cơ qua đi, hiểm họa chấm dứt thì mọi thứ lại trở về trật tự cũ. Tim đập chậm lại, hơi thở điều hòa, bắp cơ buông xả. Nếu sự đe dọa không mãnh liệt nhưng cứ dồn dập, hết lớp này tới lớp khác, đến một lúc vượt quá mức chịu đựng gọi là “mất bù” thì sẽ tạo ra những hiệu ứng âm thầm gây tác hại không lường được lên thể chất và tâm thần của ta.
Thời đại ngày nay, con người ít có dịp chiến đấu một mất một còn trước thú dữ hay trước “hòn tên mũi đạn” như xưa. Nhưng con người ngày nay lại phải thường xuyên đối đầu với những “hòn tên mũi đạn” còn nguy hiểm hơn, kiểu “bề ngoài thơn thớt nói cười / bề trong nham hiểm giết người không dao”. Stress vượt qua ngưỡng lúc nào không hay và dẫn tới vô số bệnh tật mà bác sĩ cũng phải bó tay, đành gắn cho những cái tên mơ hồ như “rối loạn chức năng”, “mệt mỏi kinh niên”, “rối loạn thần kinh thực vật”… Đại học Y khoa Harvard ước tính có từ 60%- 90% bệnh nhân (ở Mỹ) tìm đến bác sĩ là do stress.
Stress liên quan đến rất nhiều bệnh lý như nhồi máu cơ tim, tăng huyết áp, tiểu đường, suyễn, đau nhức kinh niên, mất ngủ, dị ứng, nhức đầu, đau thắt lưng, một số bệnh ngoài da, ung thư, tai nạn thương tích, tự tử, trầm cảm, giảm miễn dịch v.v… Tóm lại là rất phức tạp. Bác sĩ nếu không quan tâm đúng mức – đau đâu chữa đó – thì chỉ chữa đựơc triệu chứng bên ngoài còn cái gốc sâu thẳm bên trong là stress vẫn không đựơc giải tỏa, bệnh vẫn cứ luẩn quẩn loanh quanh , chuyển từ “bệnh” này qua “bệnh” khác, và do đó, chất lựơng cuộc sống bị giảm sút rõ rệt! Nhiều khi ta tưởng
cholesterol xấu tăng cao trong máu là do thức ăn, nhưng không phải, do stress
nhiều hơn! Tiểu đường tưởng do ăn nhiều chất ngọt, thực ra do stress nhiều hơn.
Ta thấy đời sống càng căng thẳng, bệnh tiểu đường càng phát triển mạnh!. Ở nước
ta mới mấy năm trước, tiểu đường chỉ lai rai, bây giờ thì… “năm sau cao hơn năm
trước”, lan tràn cả ở thành thị lẫn nông thôn! Các nghiên cứu trên thế giới
cũng cho thấy vào thời kỳ khủng hoảng kinh tế, người làm việc ở những khu vực
dễ bị sa thải thì chết vi tim mạch, tai biến mạch máu não cao gấp đôi các khu
vực khác…!
Stress thay đổi từ người này sang người khác. Cùng một sự việc, với người này thì nổi điên lên còn với người kia chỉ là một trò cười, với người này là cả một sự sụp đổ, với người kia là một bài học… Cùng là con ông bà “viên ngoại họ Vương”, cùng “sắm sửa bô hành chơi xuân”, mà Thúy Kiều thì khóc sướt mướt, thở than, nằm mộng, làm mười khúc đoan trường đầy nước mắt trong khi Thúy Vân ngạc nhiên sao chị mình “kỳ cục” vậy! Hẳn là bên trong Thúy Kiều có cái gì đó khác với Thúy Vân, bởi bên ngoài thì cả hai đều “mười phân vẹn mười” cả!
Người dễ bị stress là người thường có tính quá lo lắng, cầu toàn, hay tự chỉ trích, thiếu quyết đoán, hay do dự… Nếu bị thêm sức ép từ bên ngoài thì dễ suy sụp, dễ bị vượt ngưỡng! Nhiều học sinh học giỏi mà thi rớt cho là “học tài thi phận” một phần chính là do stress! Gia đình kỳ vọng nhiều quá, tạo một áp lực vô hình, khiến em không còn là chính mình nữa!
Những dấu hiệu sớm để nhận biết stress là có vấn đề về trí nhớ như hay quên, mất định hướng, thường hoang mang…
Về cảm xúc thì dễ dao động, bứt rứt, dễ bị kích động, tâm tính bất thường, hay cáu gắt, lúc nào cũng có cảm giác bị tràn ngập, rất khó tìm được sự thư giãn. Trong lúc nghỉ ngơi mà vẫn cứ lo lắng, thậm chí còn lo lắng nhiều hơn!
Các triệu chứng về thể chất dễ nhận ra như nhức đầu, đau lưng, rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, chóng mặt.. Đặc biệt đau cột sống cổ hay cột sống thắt lưng. Cứ tưởng là loãng xương, là gai cột sống, là thoát vị điã đệm gì gì đó, thực ra gốc ở stress.
Người bị stress dễ bị bệnh vặt, cảm cúm triền miên vì sức đề kháng giảm sút đáng kể, dễ bị mất ngủ, tức ngực, tim đập nhanh và … dễ nổi mụn, nổi chàm trên da. Không có gì ngạc nhiên vì ở trong phôi thai, não và da vốn cùng xuất phát từ một lá mầm ngoai bì (ectoderme). Não mà bất an thì da cũng nhăn nhúm, nổi mụn, nổi chàm, chữa hoài không khỏi, thoa mỹ phẩm đắc tiền cũng vô ích. Não mà an vui thì da cũng tưoi nhuận, hồng hào, sáng láng.
Người bị stress còn hay có những hành vi bất thường như tự dưng thèm ăn, ăn hoài, lên cân đột ngột; hoặc bỗng nhiên bỏ ăn, sụt ký đột ngột…
Có người còn đi qua đi lại, đi tới đi lui, cắn móng tay, nhai nhóp nhép. Các huần luyện viện bóng đá, ông nào cũng hay đi qua đi lại, đi tới đi lui, nhai nhóp nhép “sinh-gom” hoặc phì phèo thuốc lá liên tục giữa lúc hai đội bóng vờn nhau trên sân. Họ bị stress. Nhưng đó là một thứ stress cấp, coi căng vậy mà hiền, chóng qua, hết trận đấu là xong, lại bắt tay nhau vui vẻ! Còn cái thứ stress nhai nhóp nhép kiểu “gặm một khối căm hờn trong cũi sắt”… mới là thứ stress nặng, mạn tính, triền miên, sinh đủ thứ
chuyện.
Phòng bệnh hơn chữa bệnh.
Nguyên tắc là đừng tự đòi hỏi mình phải luôn hoàn hảo, phải luôn luôn đúng!
Cũng đừng bao giờ so sánh mình với người khác. Con vịt là con vịt mà con gà là… con gà. Con gà mà dại dột so với con vịt thì sẽ chìm nghỉm trong nước! Lục súc tranh công không thể nào vui đựơc! Một khi đã so sánh thì dù hơn, dù kém, dù ngang bằng cũng đều khổ!
Nên tránh những kẻ chuyên “phun” nọc độc! Họ rất sung sướng khi “tiêm” được nọc độc cho kẻ khác. Tránh những kẻ nhỏ mọn, đố kỵ, “đâm bị thóc, thọc bị gạo”
Bói ra ma quét nhà ra rác, dị đoan mê tín… làm ta căng thẳng lo lắng vô lối. Một lời nói, một cử chỉ của thầy thuốc cũng có thể gây stress trầm trọng không ngờ. Bác sĩ vừa xem phim X quang vừa lắc lắc cái đầu đủ cho bệnh nhân thót tim, nhưng thực ra chì vì bác sĩ mỏi cổ do cả đêm thức coi bóng đá. Bác sĩ chỉ cần “phán” một câu mơ hồ như tim hơi lớn, gan hơi yếu, phổi hơi dơ… đủ cho bệnh nhân sống trong hoang mang ám ảnh dài lâu. Lời nói của bác sĩ không chỉ mang thông tin, mà còn truyền cảm xúc,
gây stress, bởi người bệnh luôn ở trong một trạng thái tâm lý rất nhạy cảm khi
tiếp xúc với thầy thuốc.
Có nhiều cách “xả” stress!
Nhậu nhẹt, hút thuốc lá, ma túy… cũng là một cách xả stress, nhưng rõ ràng là có hại, “chạy ô mồ mắc ô mả”!
Nhảy múa, ca hát, viết nhật ký, viết blog…. là những cách xả stress tốt. Nói chuyện tào lao (tám) cũng là một cách xả stress… , miễn là đừng có “chuyển lửa” từ người này qua người khác! Thực ra, nói ra đựơc với ai đó, một bạn thân thiết, một người có khả năng lắng nghe, một người sẵn sàng làm “thùng rác” cho mình thì mình sẽ cảm thấy nhẹ gánh! Không có bạn bè để tâm sự thì có thể tâm sự cùng tượng đá. Trải lòng ra một lúc, tượng đá cũng xiêu. “Ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau” là vậy! “Chửi chó mắng mèo”, “Giận cá chém thớt” cũng được. Đập bể mấy cái ly cái dĩa… cũng hay! Có điều nên chọn trứơc một ít ly tách, chén dĩa mẻ, để dành sẵn, khi nào cần thì đập nghe
vừa rôm rã vừa đỡ tốn kém!
Nguyên tắc chung là phải làm một cái gì đó cho năng lượng bị dồn nén trong stress có chỗ “xì” ra, thoát ra.
Ta vẫn thường nói “xả xú bắp”, “xả hơi” đó thôi…
Tóm lại, đừng có ngồi đó mà gậm nhấm, suy nghĩ vẩn vơ. Giặt đồ, nấu ăn, rửa chén, lau nhà gì cũng tốt. Chạy bộ, đánh đấm, la hét, khóc lóc… cũng đựơc. Đọc sách, xem phim càng hay, miễn là biết chọn phim, chọn sách!
Thấy người chồng trằn trọc mãi không ngủ được, lăn qua lộn lại cả đêm, người vợ hỏi có chuyện gì vậy anh? “Anh mắc nợ anh John hàng xóm một số tiền, hẹn ngày mai trả mà không có một xu dính túi!”. Người chồng đau khổ nói. Lập tức bà vợ tung mền dậy, chạy ra bờ rào gọi với sang nhà hàng xóm: “Anh John ơi, ngày mai chồng tôi chưa có tiền trả cho anh đâu nhé!”. Xong, bà quay vào bảo chồng: “Anh yên tâm ngủ đi, bây giờ là lúc để cho anh John trằn trọc”. Cô vợ đã rất thông minh! Cô đã “chuyển
lửa” từ chồng mình sang … chồng hàng xóm. Chắc chắn anh John sẽ trằn trọc cho
tới sáng, còn ông chồng cô sẽ ngủ ngon!
“Chuyển” như vậy vẫn chỉ là ở bên ngoài. Chuyển bên trong hay hơn. Chuyện xưa kể bà mẹ già có hai cô con gái, một cô bán dù, một cô bán giày vải. Cô bán dù sống nhờ những ngày mưa, cô bán giày làm ăn khá nhờ những ngày nắng ấm. Bà mẹ lo buồn cho cô bán giày suốt những ngày mưa và đau khổ cho cô bán dù ngày nắng ráo. Có người biết chuyện khuyên bà sao không làm ngược lại, mừng cho cô bán dù ngày mưa và mừng cho cô bán giày ngày nắng?
Não ta có một đặc điểm lý thú là không thể cùng lúc nghĩ tới hai việc. Đã nghĩ điều này thì quên điều kia. Và người ta đã “lợi dụng” đặc điểm này để dịch chuyển các điểm tập trung trên võ não từ vùng này sang vùng khác. Chẳng hạn đang giận sôi lên thì… xảy ra động đất hay cháy nhà, lập tức vùng “giận sôi” của vỏ não tắt ngấm để nhường chỗ cho vùng sợ hãi! Ta biết giận dữ hay sợ hãi đều tiêu tốn rất nhiều năng lượng. Nó
có thể làm ta kiệt sức, suy sụp, thở không ra hơi… Có thể chọn cách nào khác chuyển dịch hay hơn, có lợi cho sức khỏe hơn chăng?
***Có đó***.
Đó là cách thở sâu, thở bụng, đưa hơi xuống huyệt… đan điền (dưới rún chừng 4 cm). Nó giúp làm cho ta tĩnh tâm lại, nó chuyển dịch vùng căng thẳng ở vỏ não qua vùng êm ái của … cái rún, với điều kiện là phải để tâm quan sát xem cái hơi thở đó nó vào ra lên xuống ra sao.
Khi chú tâm vào hơi thở, lắng nghe hơi thở , quan sát nó, dòm ngó nó, nghiền ngẫm nó… thì ta đã đánh “lạc hứơng” cảm xúc ta rồi! Vỏ não khi đã tập trung vào hơi thở thì “quên” tập trung vào các chuyện linh tinh khác.
Cách đơn giản này có khả năng giải stress rất tốt. Tập luyện đúng mức, não thùy sẽ tiết ra một kích thích tố gọi là endorphine, một thứ á-phiện nội sinh, làm cho dịu nhẹ toàn thân, tạo sự sảng khoái, lâng lâng, mà không gây tác dụng phụ.
Thiền, yoga, dưỡng sinh, tài chí, khí công… đều là những cách làm cho thân tâm hợp nhất, làm cho ta quay trở lại với chính mình bằng cách lắng nghe hơi thở của chính mình (có thể kết hợp với động tác hay không cần động tác) đó thôi. Hiện nay các kỹ thuật này ngày càng được nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi ở các Trung tâm y khoa lớn trên thế giới để trị liệu các bệnh do stress gây ra, các chứng trầm cảm, tâm thần, lo âu, đau nhức…, kể cả nghiện rượu, thuốc lá, ma túy… một cách rất có hiệu quả.
BS Đỗ Hồng Ngọc
LÁ THƯ CUỐI CÙNG CỦA NGƯỜI LÁI XE TẢI
Một lần trên xa lộ, tôi thấy một nhóm cảnh sát hoàng gia Canada và vài người công nhân đang tháo gỡ phần còn lại của một chiếc xe tải bị mắc kẹt bên vách đá. Tôi đậu xe lại, nhập vào nhóm tài xế xe tải đang lặng lẽ quan sát đội công nhân.
Một cảnh sát bước lại chỗ chúng tôi chậm rãi nói: “Rất tiếc, người tài xế đã chết khi chúng tôi phát hiện ra anh ta. Có lẽ anh ấy bị lạc tay lái trong lúc trời có bão tuyết hai ngày trước đây. Thật khó để nhận ra người bị nạn nếu chúng tôi không may mắn thấy ánh nắng phản chiếu từ kính chiếu hậu”. Viên cảnh sát lắc đầu buồn bã, rút trong túi áo khoác một lá thư: “Đây này, các anh nên đọc cái này. Tôi đoán anh ấy đã sống được khoảng hai giờ trước khi chết vì lạnh”.
Tôi chưa bao giờ thấy cảnh sát khóc. Tôi nghĩ họ đã thấy quá nhiều cái chết và chứng kiến nhiều cảnh tượng hãi hùng nên họ không còn cảm giác gì trước những việc tương tự. Nhưng viên cảnh sát ấy đã lau nước mắt và đưa tôi lá thư. Đọc thư, tôi cũng như những người tài xế khác, không nói lời nào, chỉ lặng lẽ giấu những giọt nước mắt, trở về xe của mình.
Những từ ngữ trong thư như nung cháy tôi. Và sau nhiều năm, nó vẫn còn khắc sâu trong trí nhớ, như thể tôi đang cầm nó trước mặt. Tôi muốn chia sẻ lá thư đó với bạn, bạn bè của bạn và gia đình của họ.
Thư của Bill, tháng 12 năm 2000
“Vợ yêu quý của anh,
Đây là lá thư mà không người đàn ông nào muốn viết. Nhưng anh cũng đủ may
mắn khi có một ít thời gian nói lên những gì anh đã quên nói nhiều lần trước
đây.
Anh yêu em, em yêu ạ. Em đã từng nói đùa rằng anh yêu chiếc xe tải còn hơn cả yêu em bởi vì anh dành nhiều thời gian cho nó quá! Anh yêu cái khối sắt này vì nó cần cho chúng ta. Nó chứng kiến anh vượt qua những nơi khó khăn, những giờ khó nhọc. Anh đã có thể luôn kỳ vọng vào nó trên những chuyến hàng xa và nó luôn mau chóng giúp anh hoàn thành công việc. Nó không bao giờ làm anh thất vọng. Nhưng em có biết rằng anh yêu em cũng bởi những lý do đó. Em cũng đã chứng kiến anh vượt qua những thời khắc khó khăn.
Anh nhớ anh đã than phiền về chiếc xe cũ kỹ vậy mà anh không nhớ em cũng từng
than thở khi mệt mỏi trở về nhà. Anh quá lo nghĩ đến những rắc rối của mình đến nỗi không nghĩ gì đến em. Anh nghĩ về những thứ em đã phải từ bỏ vì anh: quần áo, du lịch, tiệc tùng, bạn bè… Em đã không bao giờ trách móc và vì lý do nào đó anh đã không bao giờ nhớ cám ơn em. Khi anh ngồi uống cà phê với bạn bè, anh luôn nói về chiếc xe và những khoảng tiền sửa chữa nó. Anh nghĩ anh đã quên mất em là người bạn đời của anh.
Sự hy sinh và phấn đấu của em cũng nhiều như việc anh cố gắng để có được một
chiếc xe mới. Anh rất hãnh diện về chiếc xe này và anh cũng rất hãnh diện về em. Nhưng anh chưa bao giờ nói với em điều đó. Anh cho đó là điều dĩ nhiên em đã biết. Nhưng nếu anh dành nhiều thời gian với em thay vì để chùi rửa, lau bóng chiếc xe thì anh đã có thể nói những lời thật lòng mình với em.
Nhiều năm tháng qua, trong những lần rong ruổi trên đường, anh biết những lời
cầu nguyện của em luôn theo anh. Nhưng lần này những lời đó không đủ. Anh đang đau quá. Anh đang trên chặng đường cuối cùng. Và anh muốn nói lên những điều mà lẽ ra anh phải nói nhiều lần trước đây. Những điều bị lãng quên vì anh quá quan tâm đến chiếc xe và công việc.
Anh đang nghĩ đến những ngày kỷ niệm của hai đứa hay ngày sinh nhật đã bỏ lỡ,
cả những vở kịch, những trận đấu hockey của các con mà em phải tham dự một mình
vì anh đang đâu đó trên đường. Anh đang nghĩ về những đêm em cô đơn và nghĩ đến anh đang ở đâu, công việc như thế nào. Anh đang nghĩ về những lúc anh muốn gọi cho em chỉ để nói lời chúc ngủ ngon nhưng vì lý do gì đó lại tiếp tục chạy xe. Anh nghĩ về những giây phút thanh thản, yên lành khi nghĩ đến em cùng các con. Những bữa cơm gia đình em dành nhiều thời gian để chuẩn bị và tìm nhiều lý do để giải thích với các con vì sao anh không ăn cùng. (Vì anh đang bận thay dầu cho xe, anh đang bận sửa xe, anh đang ngủ vì buổi sáng anh phải đi sớm,…). Luôn luôn có một lý do nào đó! Khi chúng ta lấy nhau, em không biết thay bóng đèn, nhưng chỉ hai năm sau em đã có thể sửa lò sưởi những khi trời bão trong khi anh đang chờ dỡ hàng ở Florida.
Anh đã phạm nhiều sai lầm trong đời nhưng nếu nói anh chỉ có một lần quyết định
đúng, anh nghĩ đó là khi anh hỏi cưới em.
Cơ thể anh đang đau. Nhưng tim anh thì đau hơn nhiều. Em không có mặt lúc anh ra đi, lần đầu tiên từ khi chúng ta có nhau. Anh thật sự thấy cô đơn và sợ hãi. Anh cần em nhiều lắm và anh biết đã quá trễ rồi. Anh nghĩ thật là tức cười, bây giờ tình yêu của anh thì đang ở xa anh ngàn dặm còn khối sắt vô tri đã sai khiến cuộc sống của anh nhiều năm nay thì đang ở đây. Nhưng anh cảm thấy em đang ở cạnh. Anh có thể cảm nhận tình yêu của em, trông thấy khuôn mặt em. Em đẹp lắm, có biết không? Anh nghĩ gần đây anh không nói với em điều đó dù em vẫn rất xinh đẹp.
Hãy nói với các con rằng anh yêu chúng rất nhiều . Anh sợ phải ra đi quá nhưng
giờ phút đó đã đến rồi em yêu ạ. Anh yêu em rất nhiều. Hãy nhớ chăm sóc bản thân và luôn nhớ rằng anh đã yêu em nhiều hơn bất cứ cái gì trên đời. Anh chỉ quên không nói với em điều đó mà thôi.
Anh yêu em!
Bill.”
“…Nếu bạn đang chờ đến ngày mai, tại sao lại không thực hiện mọi thứ ngay trong ngày hôm nay? Bởi nếu ngày mai không bao giờ tới, bạn sẽ phải hối tiếc rất nhiều vì đã không dành những giây phút hiếm hoi còn lại để sẻ chia một nụ cười, một cái ôm…
…Hãy giữ những người mà bạn thật sự yêu thương trong vòng tay của mình, thì
thầm vào tai họ, nói với họ rằng bạn yêu thương họ nhiều như thế nào…”
Thụy Khanh dịch
(Theo Chicken Soup Daily).
nguồn: Anh chị Thụ & Mai gởi