Đoàn Kế Tường – Tưởng Năng Tiến

Ba’o Nguoi-Viet

March 6, 2025

Tưởng Năng Tiến

Nhà xuất bản Người Việt Books giới thiệu tập Ký của Đinh Anh Quang Thái “như nén hương lòng thắp tạ những nhân vật của một thời”: Hồ Hữu Tường, Hoàng Cơ Trường, Trần Văn Bá, Nguyễn Tất Nhiên, Như Phong Lê Văn Tiến, Đỗ Ngọc Yến, Nguyễn Chí Thiện, Đoàn Kế Tường, Nguyễn Ngọc Bích, Bùi Bảo Trúc, Trần Hồng Hà …

Tôi quen (hoặc biết) tất cả những tên tuổi vừa kể, trừ Đoàn Kế Tường. Huy Đức, đôi lần, có nhắc đến nhà báo này (trong Bên Thắng Cuộc) nhưng tôi không để ý vì chưa được đọc một tác phẩm nào của ông, và cũng chả bận tâm gì đến một ngòi bút quốc doanh.

Xem Ký Đinh Anh Quang Thái xong, tôi mới biết là mình hơi nông nổi. Đoàn Kế Tường không chỉ viết văn, viết báo mà còn là một nhà thơ với nhiều tác phẩm đã xuất bản từ lâu – ở miền Nam:

–Mùa Hoa Phượng (thơ, 1971)

–Ngày Dài Trên Quê Hương (ký, 1972)

–Lòng Ta Lá Rụng Ven Đường (thơ, 1974)

Ông cũng đã từng trải qua một kiếp nhân sinh với không ít nhọc nhằn, và lắm nỗi đắng cay:

Đoàn Kế Tường là một trong số tù nhân chính trị bị bắt sớm nhất, sau khi Cộng Sản chiếm miền Nam năm 1975. Anh bị bắt năm 1976, vì tham gia tổ chức phục quốc. Và một tội nữa: Làm báo trước 75, từng viết nhiều bài phóng sự chiến trường ca ngợi quân đội Việt Nam Cộng Hòa.

Đoàn Kế Tường tên thật là Đoàn Văn Tùng, sinh năm 1949 tại làng Đông Dương, xã Hải Dương, huyện Hải Lăng, Quảng Trị.

Theo lời Tường, năm 13 tuổi, do bố từng là lính cho Pháp nên Tường được vào học Trường Thiếu Sinh Quân-Vũng Tàu, sau đó vào Trường Bộ Binh Thủ Đức, ra trường chọn Lực Lượng Đặc Biệt, đóng ở Cao Nguyên, rồi đào ngũ về quê Quảng Trị, sau làm lính địa phương quân và do cơ duyên tình cờ, trở thành phóng viên địa phương của báo Sóng Thần. Tường gia nhập làng báo từ 1971 với các bút danh: Đoàn Kế Tường, Đoàn Thạch Hãn, Đoàn Thiên Lý, Đoàn Nguyễn, Cỏ Hoang…

Chúng tôi gặp nhau tại phòng 10 khu BC trại giam T30 Chí Hòa, khi tôi chuyển từ trại giam T20 Phan Đăng Lưu sang đây đầu năm 79. Đoàn Kế Tường hơn tôi 5 tuổi, bằng tuổi anh cả tôi. Dù vậy, không câu nệ, anh bảo “gọi nhau mày tao cho thân, anh anh tui tui nghe mệt thấy mẹ.” Tôi vẫn giữ lễ, nhưng ngày càng thân, nên sau tôi chỉ gọi anh là Tường. Và anh gọi tên tôi, xưng “tui”…

Sống chung lâu ngày, tôi biết Tường thường bị giằng co giữa thiện và ác. Lúc có thăm nuôi, Tường hào sảng lắm, đem phát cho những “con mồ côi” trong phòng. Tường bảo,“kệ mạ hắn, ăn cho đã rồi mai nhịn.” Đó là tính THIỆN của Tường.

Nhưng khi giỏ thăm nuôi trống không, Tường không nhịn được mồm. Lúc đó, tính ÁC lộ ra. Tường không ngần ngại “xoay sở” bằng nhiều cách để có tý muối, tý đường, tý thuốc lào. Tường còn táo tợn đến độ “kết bè” với vài bạn tù “bặm trợn” dọa nạt một số tù gốc Hoa có nhiều quà thăm nuôi hòng có thêm cái ăn chờ đợt nuôi kế tiếp…

Ra tù năm 84, tôi đi thoát, Tường vẫn đếm ngày tháng sau chấn song ở trại Chí Hòa. Và rồi Tường cũng được thả. Mừng bạn thoát tù, tôi gửi về chút quà nghèo cho Tường… Rồi nghe tin Tường làm cho báo Công An, ký tên Đoàn Thạch Hãn…  Bạn bè còn lại quê nhà nhắn tin, Tường “bệ rạc quá, viết nhiều bài bôi nhọ anh em phục quốc.”

Tác giả ca khúc nổi tiếng “Trả Nợ Tình Xa,” nhạc sĩ Tuấn Khanh, viết trong bài “Nhớ và Quên”: “Trong giai đoạn chỉ có một tờ báo với một giọng điệu nói mà không có nơi phản hồi, anh là một cây viết sáng giá, lấp lánh như một bảo đao. Văn của anh lạnh và khinh miệt khi nói về những người cùng thời với mình. Tôi đã suy nghĩ rất nhiều, bỏ nhiều thời gian để đi tìm hiểu về sự sắc bén của anh Hãn, để cuối cùng tâm nguyện rằng, dù phải chết, tôi cũng không chọn nghề viết, như cách của anh.”

Xa quê nhà nửa vòng trái đất, tôi không thể phán xét gì về bạn mình. Chỉ thầm nghĩ, cái ÁC trong con người Tường lại lấn cái THIỆN rồi. Tường chết bệnh ngày 3 Tháng Chín, 2014 trong bệnh viện ở Sài Gòn. Nhà báo Huy Đức báo ngay tin này cho tôi, và nói sẽ đến viếng Tường lần chót trước khi thi thể được đưa về với đất ở Hải Lăng. Huy Đức cho biết, ngoài vài người cháu và bạn bè văn nghệ, không có ruột thịt nào bên Tường lúc Tường ra đi…

Đọc bài viết của nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh, tôi mới biết Tường có lần tự phán “mình rất tiếc đã tự bôi đen đời mình quá nhiều.” Giá Tường được sống trong môi trường khác, tôi tin cái THIỆN trong anh sẽ lấn cái ÁC.

“Giá được sống trong một môi trường khác” thì rất nhiều người cũng khác, chứ chả riêng chi họ Đoàn. Nguyễn Khải, chả hạn, sẽ không  đợi đến lúc gần nhắm mắt xuôi tay mới dám mon men “đi tìm cái tôi đã mất.” Nguyễn Đình Thi cũng thế, cũng chả phải “tự phán” bằng những lời lẽ chua chát – vào lúc cuối đời:

Người tôi còn nhiều bùn tanh
Mặt tôi nhuốm xanh nhuốm đỏ

Tương tự, Hoài Thanh – chắc chắn – cũng đâu đến nỗi “vị người ngồi trên” suốt nửa đời sau. Chế Lan Viên cũng vậy, cũng sẽ chả phải “lựa ánh sáng trên đầu mà thay đổi sắc Phù Sa.

Điều không may của những nhân vật thượng dẫn chỉ vì họ đã không được “sống trong một môi trường khác,” tử tế hơn – chút xíu!

Huỳnh Ngọc Chênh vừa cho phổ biến một bức ảnh chụp chung của nhiều văn nghệ sỹ rất tăm tiếng (và tai tiếng) của Việt Nam, hồi thế kỷ trước, cùng với lời bình  phẩm:

“Nhiều người trong số nầy là tinh hoa của đất nước ở thế kỷ trước. Lẽ ra họ sẽ tiếp nối phong trào Duy Tân, tiếp nối Tự Lực Văn Đoàn góp phần tạo dựng ra một nền văn học nghệ thuật lẫm liệt cho đất nước. Rất tiếc, chế độ đã biến họ thành phân, và họ cam chịu như vậy để được sống… mòn.”

Văn Biển nhận xét: “Họ chỉ sám hối khi đã về già, đã hưởng bao nhiêu bổng lộc triều đình. Lúc đó may ra bạn đọc chỉ có lòng thương hại. May là người viết cuối đời cũng được bộc bạch ít nhiều. Lúc sắp chết mới bớt đi được cái hèn và nhát.”

(Hình: tác giả cung cấp)

Trước cường quyền và bạo lực thì “hèn” và “nhát” để bảo vệ lấy thân là phản ứng chung của nhân loại, chứ chả riêng chi của một giới người hay dân tộc nào cả. Uy vũ bất năng khuất không phải là một chọn lựa dễ dàng, nhất là khi phải đối diện với thứ nhà nước toàn trị (cùng tất cả những thủ đoạn ti tiện, đốn mạt, đê hèn và tàn ác) như chế độ hiện hành ở Việt Nam.

Tuy thế, cứ đổ hết lỗi cho môi trường, hay thể chế e cũng khó được sự đồng thuận của tất cả mọi người.

Tuấn Khanh: “Tất cả chúng ta đã hoặc đang là nạn nhân của chính trị. Nhưng chắc chắn chúng ta cũng có một phần trách nhiệm, không thể chối cãi trong những bước đi của đời mình.”

Phạm Xuân Nguyên: “Vấn đề ở đây không nên hoàn toàn đổ lỗi cho hoàn cảnh cho lãnh đạo. Nguyên nhân chính phải tìm ở trong mình … không một áp lực nào một quyền uy nào của bất kỳ ai bắt buộc được người cầm bút phải bẻ cong ngòi bút của mình nếu chính người cầm bút không tự bắt mình phải bẻ cong ngòi bút.”

Hữu Loan, cây gỗ vuông chành chạnh, có lẽ là minh chứng sống động nhất cho hai quan niệm vừa nêu. Phạm Duy lại là một minh chứng khác, hoàn toàn trái ngược.

Mà nào có riêng chi Phạm Duy. Sướng quá hóa tệ cũng là lẽ thường tình của thế nhân – theo như nhận xét của Lâm Bình Duy Nhiên về tập thể người Việt đang “tị nạn cộng sản” ở nước ngoài:

“Họ, bỏ mặc tất cả. Họ, có điều kiện vật chất nên chỉ chạy về vui chơi, hưởng thụ, mặc kệ đồng bào vất vả, bươn chải sống qua ngày trong cái nhà tù khổng lồ ấy…  Tiếc thay, những kẻ như thế ngày càng đông.”

Tôi tự xét mình cũng không khác chi (nhiều) với cái số đông “phú quí năng dâm” này, và cũng chả phải là kẻ có thể sống bất khuất trước cường quyền nên hoàn toàn chia sẻ với sự thương cảm của Đinh Quang Anh Thái với người bạn cùng tù: “Thương Tường. Thương mình…  Khốn nạn cái chế độ không có bộ mặt người đày đọa con người!”


 

VÌ SAO HƯ BỘ NHỚ ? -BS Lương Lê Hoàng

BS Lương Lê Hoàng

Nếu tưởng người già mới lẫn thì chưa đủ. Tình trạng sa sút trí nhớ đến độ “vừa nghe đã quên” của người trẻ từ lâu đã vượt xa mức báo động.

Ai chưa tin xin thử xem có bao nhiêu người nhớ nổi số… driver license ! Nhiều người quên tuốt luốt, quên giờ vào sở, quên luôn công việc, quên cả vợ con, đến độ sau giờ làm việc phải ngồi hàng giờ ở bàn nhậu để cố nhớ nẻo về nhà, thậm chí quên hết đến độ chỉ còn nhớ có mỗi ngày… lãnh lương!

Chuyện gì cũng có lý do. Bộ nhớ mau hư thường vì nạn nhân chính là thủ phạm do thiếu nhiều thứ, cùng lúc lại thừa vài món trong cuộc sống thường ngày. Đó là:

* Thiếu ngủ:

Không kể người lỡ chọn nghề trực đêm, thiếu ngủ vì thức quá khuya dường như là “mốt” của nhiều cư dân trong các thành phố. Kẹt một điểm là chất lượng của trí nhớ gắn liền với độ sâu của giấc ngủ, theo kết quả nghiên cứu ở Đại học Schleiweg- Holstein. Nhưng nếu tưởng như thế chỉ cần dùng thuốc ngủ để ngủ cho được nhằm tăng cường trí nhớ thì lầm. Thuốc an thần tuy tạo được giấc ngủ nhưng não bộ đồng thời cũng mê một lèo khiến bộ nhớ quên luôn công việc.

* Thiếu nước:

Não lúc nào cũng tiêu thụ không dưới 20% năng lượng của cơ thể riêng cho chức năng tư duy. Não vì thế rất cần nước và chất đường sinh năng. Theo chuyên gia ở Đại học Erlangen, uống không đủ nước trong ngày lại thêm bữa ăn chiều thiếu chất ngọt là một trong các lý do khi tín hiệu thần kinh vừa nhập vào lại ra ngay, cứ như nước đổ đầu vịt.

* Thiếu dầu mỡ:

Chất béo loại cần thiết cho cấu trúc của tế bào thần kinh như 3-Omega, Acid Linoleic… là món ăn chính của não bộ. Đừng tưởng kiêng cử là béo tốt cho não. Trái lại là khác. Tất nhiên đừng để tăng chất mỡ máu vì đó là yếu tố bất lợi cho hoạt động của bộ não. Nhưng thiếu mỡ cũng tai hại tương tự.

* Thiếu dưỡng khí:

Thêm vào đó, não không thể dán tín hiệu thần kinh, dù là hình ảnh hay âm thanh vào bộ nhớ nếu tế bào thiếu dưỡng khí vì thiếu máu. Chính vì thế mà nhiều thầy thuốc khuyên dùng cây thuốc có công năng cải thiện hàm lượng dưỡng khí trong não bộ ngay cả cho người chưa phát hiện triệu chứng “đụng đâu quên đó”.

* Thiếu vận động:

Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy người cao tuổi nếu vận động thể dục thể thao trong ngày thì ít quên hơn người không vận động. Theo các nhà nghiên cứu về lão khoa ở Hoa Kỳ, vận động trong ngày là điều kiện để bộ não không thiếu dưỡng khí trong đêm. Cũng không cần hình thức thái quá, nhẹ nhàng thôi, như đi bộ, bơi, chạy xe, khí công…, miễn là ngày nào cũng có.

* Thiếu tập luyện:

Muốn não “bén nhọn” như xưa mà không tập luyện chẳng khác nào chưa học bài. Chơi ô chữ, sudoku, học ngoại ngữ, vẽ tranh…, kiểu nào cũng tốt, càng nhiều cách giải trí càng hay, miễn là đừng ngồi yên mỗi ngày nhiều giờ trước máy truyền hình vì đó là hình thức tai hại cho bộ não.

* Thừa Stress:

Bôi sạch bộ nhớ là một trong các phản ứng phụ của nội tiết tố nẩy sinh trong tình huống Stress. Biết vậy nên tìm cách pha loãng Stress bằng thể dục thể thao, thiền định, kiểu nào cũng được, miễn vui là chính. Thêm vào đó, đừng tự đầu độc cơ thể và bộ não bằng thuốc lá, rượu bia, thịt mỡ… Với bộ não “ngập rác” thì quên là cái chắc vì đâu còn chỗ nào để nhớ!

* Thừa chất oxy-hóa:

Hàm lượng chất gây rỉ sét tế bào sản sinh từ rối loạn biến dưỡng, độc chất trong môi trường ô nhiễm, khói thuốc lá, độ cồn, phụ gia trong thực phẩm công nghệ, hóa chất trong dược phẩm… càng cao, tế bào não càng mau già trước tuổi. Cầm chân chất oxy-hóa bằng hoạt chất kháng oxy-hóa vì thế là biện pháp chủ động để bộ nhớ đừng mau “hết đát”.

Hãy đừng “đem não bỏ chợ” qua lối sống chẳng khác nào có thù sâu với não bộ. Nếu đối xử với não bạc bẻo thì đừng trách có lúc “có vay có trả”

BS. LƯƠNG LỄ HOÀNG

From: taberd-6 & NguyenNThu             

CƯỚI NHAU THÌ DỄ SỐNG HẠNH PHÚC BÊN NHAU MỚI KHÓ-Lm. Trần Chính Trực


1-Ba nhu cầu chính của người chồng:

– Được kính trọng.

– Thích dịu dàng.

– Được ủng hộ, được thừa nhận, được thấu hiểu.

        1. Ba nhu cầu chính của người vợ:

– Cảm giác an toàn.

– Lãng mạn.

– Được cưng chiều và dỗ dành.

        1. Ba vấn đề lớn trong cuộc sống:

– Vấn đề kinh tế.

– Vấn đề giới tính.

– Vấn đề giao tiếp.

        1. Ba nhiều:

– Quan tâm đến nhau nhiều hơn.

– Tìm ưu điểm của đối tác.

– Nói nhiều chuyện tích cực.

        1. Ba ít:

– Ít bắt lỗi.

– Ít chỉ trích.

– Ít hiểu lầm.

        1. Bốn điều vợ chồng nên làm:

– Nghĩ về điều tốt của đối phương.

– Tán thưởng sở trường của đối phương.

– Thông cảm điều khó xử của đối phương.

– Bao dung khuyết điểm của đối phương.

        1. Bốn câu nói khi vợ chồng ở bên nhau:

– Thật xin lỗi, anh/em sai rồi.

– Em tin tưởng anh (Anh tin tưởng em).

– Em/anh thấy vinh dự và tự hào về anh/em .

– I love you.

        1. Bốn điểm chung của vợ chồng:

– Cùng mục tiêu phấn đấu.

– Cùng một môi trường sống.

– Cùng mối quan tâm về cuộc sống.

– Có cùng những người bạn.

        1. Ba điều phải luôn ghi nhớ

– Chuyện nhà không chọn đúng hay sai, mà chỉ có hạnh phúc.

– Nhà là nền móng và linh hồn, cả hai đều nằm trong tay người phụ nữ cùng với đối tác của mình.

– Sức mạnh vĩ đại nhất trên thế giới là tình yêu, vũ khí mạnh nhất là cảm động.

Đạo vợ chồng là môn học cao sâu và là cả một nghệ thuật, mà vợ và chồng, những người chủ gia đình học cả đời cũng không xong.

Lm. Trần Chính Trực

From: ctkd-k & NguyenNThu


 

NIỀM VUI TRẮC ẨN – Lm. Minh Anh, Tgp. Huế

  Lm. Minh Anh, Tgp. Huế

“Phải chăng đó là cách ăn chay mà ta ưa chuộng?”.

“Là ‘những sinh vật’ nửa vời, chúng ta bị lừa dối bởi đồ uống, tình dục và tham vọng… đang khi niềm vui vô hạn được tặng ban thì bạn và tôi lại chối từ. Khác nào một đứa trẻ ngu ngốc chỉ muốn tiếp tục nướng những chiếc bánh bùn trong khu ổ chuột vì không hiểu được đề nghị của cha nó về một kỳ nghỉ ở một khu du lịch biển. Chúng ta dễ hài lòng với những gì mình có, để rồi, đánh mất một niềm vui lớn hơn!” – Clive Lewis.

Kính thưa Anh Chị em,

Ý tưởng của Lewis được gặp lại qua Lời Chúa hôm nay khi các đồ đệ của Gioan hỏi Chúa Giêsu tại sao các môn đệ của Ngài không ăn chay. Nói đến chay tịnh, chúng ta thường nghĩ đến việc ép xác, một điều gì đó đòi hỏi những cố gắng bên ngoài; nhưng nói đến chay tịnh, còn phải nói đến niềm vui – ‘niềm vui trắc ẩn’ – một niềm vui lớn hơn!

Isaia chỉ ra cách thức để có niềm vui đó. “Là mở xiềng xích bạo tàn, tháo gông cùm trói buộc, trả tự do cho người bị áp bức”; “Chia cơm cho người đói, rước vào nhà những người nghèo; thấy ai mình trần thì cho áo che thân!”. Ai làm như thế sẽ cảm nhận sâu sắc một niềm vui lớn hơn – ‘niềm vui trắc ẩn’ – của Đấng Trắc Ẩn; và linh hồn họ có thể hoà nhập vào quỹ đạo xót thương của Ngài – bài đọc một. “Một tấm lòng tan nát giày vò, Ngài sẽ chẳng khinh chê!” – Thánh Vịnh đáp ca.

Với câu chuyện Tin Mừng, Chúa Giêsu đưa ra lý do việc các môn đệ không cần ăn chay; ăn chay khi có Ngài là không bình thường! Ngài là Chú Rể và miễn là Ngài hiện diện, đó là thời gian ăn mừng. Và còn hơn thế! Bằng cách cư xử của Ngài, Chúa Giêsu đã chỉ ra một điều gì đó sâu sắc hơn, quan trọng hơn, cụ thể là vươn ra những người khác bằng lòng trắc ẩn; mang niềm vui, sự an ủi và chữa lành cuộc sống người khác. Việc ăn chay có thể rất ích kỷ, như trường hợp của những người biệt phái, ‘Xem tôi thánh thiện biết bao!’. Chúa Giêsu mong đợi nhiều hơn thế. Vì vậy, điều quan trọng nhất vẫn là vươn tới trong tình yêu thương đối với tha nhân. Không có điều đó, việc ăn chay không có giá trị!

Bạn và tôi được kêu gọi hướng đến ‘niềm vui trắc ẩn’ – niềm vui phục vụ. Vậy mà chính những mời mọc từ ‘những chiếc bánh bùn’ tưởng chừng như vô hại đó – ăn chay để chu toàn bổn phận, hài lòng đạo đức – lại thiêu rụi ước muốn quy hướng về Chúa. Mùa Chay, mùa điều chỉnh thái độ, không dễ dãi thoả lòng với những gì bên ngoài và quyết tâm tìm cho mình một niềm vui lớn hơn.

Anh Chị em,

“Phải chăng đó là cách ăn chay mà ta ưa chuộng?”. Tin Mừng mời chúng ta tự vấn, “Việc ăn chay của tôi có giúp ích cho người khác không? Nếu không thì đó là giả tạo, không nhất quán và nó đưa bạn vào con đường sống hai mặt, giả vờ là một Kitô hữu công chính – như những người Pharisêu hay người Sađốc – nhưng từ bên trong, tôi không phải vậy. Hãy cầu xin ơn nhất quán: nếu tôi không thể làm điều gì đó để yêu thương khi ăn chay, tôi sẽ không làm. Tôi sẽ chỉ làm những gì tôi có thể với sự nhất quán của một Kitô hữu đích thực!” – Phanxicô.

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, dạy con biết tìm cho mình một niềm vui lớn hơn – ‘niềm vui trắc ẩn’ – khi con cầu nguyện, ăn chay và làm việc bác ái trong những ngày hồng phúc này!”, Amen.

(Lm. Minh Anh, Tgp. Huế)

From: KimBang Nguyuen

****************************************************

Thứ Sáu sau Lễ Tro

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mát-thêu.

14 Khi ấy, các môn đệ ông Gio-an tiến lại hỏi Đức Giê-su rằng : “Tại sao chúng tôi và các người Pha-ri-sêu ăn chay, mà môn đệ ông lại không ăn chay?” 15 Đức Giê-su trả lời: “Chẳng lẽ khách dự tiệc cưới lại có thể than khóc, khi chàng rể còn ở với họ? Nhưng khi tới ngày chàng rể bị đem đi rồi, bấy giờ họ mới ăn chay.” 


 

50 năm nhìn lại di sản VNCH  30-4-1975-2025

Ba’o Dan Chim Viet

Tác Giả: Nguyễn Văn Lục

07/03/2025

Lúc này đã bước vào mùa xuân của năm 2025, đánh dấu một khởi đầu chặng đường 50 năm mất miền Nam, 30 tháng tư 1975 sắp tới.  Kể từ đó đến nay, nhiệt kế xem ra vẫn hừng hực lửa của hận oán và mất mát.  Vẫn chưa bao giờ có một tiếng nói chính  thức về cái mà người ta thường rêu rao Hòa hợp và hoà giải dân tộc. Tuyên truyền có thể có, thực tế là không.

Có một điều gì đó ngăn cản hầu như không thể vượt qua!!

Điện Biên Phủ đã qua, chia đôi đất nước, ta vẫn còn một nửa. 30 tháng tư, 1975, mất cả nước với nhiều tên gọi, nhiều chính sách vô nhân đạo như một trả thù của kẻ chiến thắng.

Làm sao quên được những lời nhục mạ như: ngụy quân, ngụy quyền. Chính sách  học tập cải tạo không ngày về. Có những người chịu đựng 17 năm tù, người khác chết rũ tù có đi mà không bao giờ trở lại.

Chính sách cải tạo hằng trăm ngàn quân  dân cán chinh mà thực tế không cải tạo được lấy một người.

Có cần phải nhắc lại hàng trăm ngàn người đã phải đi học tập cải tạo tại miền Bắc trên những vùng cao, hiểm trở, đồi núi lạnh lẽo rét buốt, phải lao động cực khổ, đói ăn, chết dần chết mòn không?

Đó là chính sách  về cái chết từng ngày, chết mòn nhục nhã và đau khổ thay vì một phát súng giải thoát.

Tưởng rằng cuộc chiến đã tàn cuộc!! Cuộc chiến với xác người, thiệt hại vật chất đã qua. Nhưng một cuộc chiến quá khứ vẫn như tro tàn âm ỉ. Hận oán vẫn ngút trời dễ dầu gì quên được!!

  • Ngay đối với kẻ thắng cuộc, nhiều người cảm thấy như bị lừa đảo…Thật vậy, cảm giác ngỡ ngàng đến sửng sốt với những kẻ chiến thắng khi vào tiếp thu miền Nam vẫn còn đó. Hình ảnh anh bộ đội khi quay về Bắc làm quà cho con là một con búp bê và chiếc khung xe đạp.

Thấm thía và nhục nhã lắm thay!!

Chưa bao giờ có một tiếng nói chính thức về cái mà người ta rêu rao, tuyên truyền về miền Nam. Họ kinh ngạc như những anh mán rừng bởi vì họ đã đem cả tuổi trẻ hy sinh và đánh cuộc , cuối cùng chỉ là nỗi thất vọng ê chề khi họ vào miền  Nam- như trường hợp nhà văn nữ Dương Thu Hương.

Sau này, bà đã kể lại nỗi thất vọng khi thấy miền Nam trù phú, tự do như thể ngoài sức tưởng tượng của bà. Sau này, bà đã viết tố cáo sự lừa bịp, dối  trá trong cuốn tiểu thuyết: Thiên Đường mù để tố cáo sự giả trả ấy.

Bà còn phẫn nộ tự nhận mình nay là kẻ làm giặc chống lại chế độ.

Ngày hôm nay, hàng triệu thanh niên miền Bắc đã “-sinh Bắc tử Nam”, chúng ta hãy  thực tình ngay thẳng nhìn lại những lời tuyên truyền dối trá “ đánh cho Mỹ cút ngụy nhào, từng là mục tiêu của sự chế riễu và khinh rẻ miền Nam. Thực tế chỉ là cuộc chiến  ủy nhiệm  như lời tuyên bố của Lê  Duẩn: “ Ta đánh Mỹ là đánh  cho Liên Xô, đánh cho Trung Quốc, cho các nước xã hội chủ nghĩa và cả nhân loại;”

( Xem Vũ Thư Hiên: Đêm giữa ban ngày, trang  422.):

50 năm đã qua, nhưng nỗi đau còn nguyên vẹn, nặng trĩu trong tim họ, mặc dù họ không phải là nguyên nhân những nỗi đau ấy.

Trong 20 năm, từ 1975 đến 1995, Mỹ đề ra chính sách cấm vận nhằm cô lập Việt Nam, cộng thêm những chính sách hà khắc của nhà nước, dân chúng đói ăn, cơm độn khoai sắn bo bo..đã buộc hàng triệu người liều mình đi ra biển…Cái mà sau này người ta gọi là “ Boat people”.   Sau này đã có bao nhiêu người đến được bến bờ tự do, bao nhiêu người  bị hải tặc Thái Lan hãm hiếp? Thật không kể xiết!!!

Trong khi đó, chính quyền Hà Nội qua thứ trưởng  ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn vẫn kêu gọi hòa hợp, hòa giải dân tộc qua Nghị Quyết 36? Hòa giải với ai? Với người đã chết hay người còn sống? Với thương phế binh VNCH? Với quá khứ của nền Đệ I Và Đệ II cộng Hòa?

Thực tế cho thấy, các thương phế binh này đã bị bỏ rơi, chỉ nhờ vào sự tương trợ của các tổ chức hải ngoại quyên góp tiền gửi về trong nhiêu năm quá.

Tất cả số phận quân dân miền Nam đã sống cô lập bên lề xã hội cộng sản.

Tôi  chỉ cần nêu ra một trường hợp cụ thể  là trong lãnh vực tôn giáo như Phật giáo kể từ năm 1981 đã trở thành Phật giáo nhà nước dưới sự kiểm soát của chính quyền không nói làm gì.

Riêng công giáo còn có cái tiếng là tự chủ, độc lập dưới cái dù che của Vatican. Tuy nhiên, điều cần và đủ là họ chỉ được nói và phát biểu hoàn toàn trong phạm vi nhà thờ. Ngoài ra là một cấm kỵ không có văn bản, họ không bao giờ dám đề cập xa gần đến Đệ I  và Đệ II  cộng hòa.

Các giám mục cai quản hiện nay phải biết im lặng, không dám phê phán về tệ nạn xã hội xảy ra hằng ngày trước mắt họ..

Đó là bàn tay bạo lực được che đậy, dấu kín. Muốn yên thân, họ phải câm lặng như những loại chó câm- chó không biết sủa- một từ ngữ của giám mục người Pháp, đức cha Seitz, (Kim) trong Les chiens Muets

Chó là để sủa, chó không biết sủa có còn là chó không?.

  • Hai mươi năm miền Nam nhập cuộc và 30 năm sau giải phóng.

Tôi xin được lấy lại lời của triết gia  E. Mounier như một cột mốc khởi điểm tóm gọn tinh thần của miền Nam tự do:

Đôi khi lịch sử cũng ban thưởng cho kẻ cứng đầu, và một hòn đá tảng đặt đúng chỗ, có thể chuyển hướng cả một dòng sông.”

Miền Nam là những ai trong mỗi chu kỳ lịch sử? Nhiều lắm kể sao cho xiết. Vấn đề là: Liệu có thể kiếm ra được ai là hòn đá tảng có thể chuyển hóa cả một dòng sông?

Hãy cùng nhau nhớ lại về mặt lịch sử, chính trị. Hai miền Nam-Bắc trở thành hai thực thể đối đầu. Sự ngăn cách không hẳn chỉ nằm ở dòng sông Bến Hải  mà còn in sâu trong tâm thức người dân miền Nam, bên này người Việt quốc gia chống ý thức hệ cộng sản bên kia, chủ nghĩa cộng sản vô thần..

Mà thực tế cùng là người Việt, cùng máu đỏ da vàng, nhưng không còn nhìn nhận nhau là người Việt nữa. Chỉ có bạn, đồng chí hay kẻ thù!!!Lẳn ranh thật rõ ràng và dứt khoát không có cơ may nào nối lại.

Hòn đá tảng mở đầu cho miền Nam xoay ngược tình thế lịch sử, chính trị, văn hóa, kinh tế, xã hội, giáo dục chính là ông Ngô Đình Diệm.

Từ một chế độ thực dân, phong kiến thối nát, bóc lột và hại dân, ông Diệm biến nó trở thành một chế độ dân chủ cộng hòa.

Cần nhắc với  nhau rằng khi ông Diệm nhận chức Thủ tướng về nước, miền Nam đang ở bên bờ vực thẳm về chính trị, kinh tế, bị khuynh đảo bởi nhiều thế lực cả bên trong lẫn bên ngoài..

Lúc ấy, chỉ cần ổn định tình thế là đủ trở thành vị cứu tinh. Stephan Pan, trong Viet Nam crisis đã nhận xét không sai: “Ngo Đinh Diêm assumed the prime ministership in 1954 when his country was facing economic chaos, political íntasbility and external subversion, not on a massive scale, but on a scale that kept increasing intensity. He led South Viêt Nam through this initial crease, changed it from a  the first national monarchy in a republic and built the first national loyalty íts people ever know.

Đến lượt nhà văn đại diện cho giới trí thức miền Nam lúc bấy giờ, Mai Thảo đã hãnh diện tuyên bố: “Sài gòn, thủ đô văn hóa miền Nam. Sài gòn thay thế cho Hà Nội, từ một đô thị miền Nam trở thành một thủ đô tinh thần của toàn thể đất nước, Saigòn sáng tạo và suy tưởng”

( Tạp chí Sáng Tạo, số đầu 1956).

Bên cạnh Sáng Tạo, còn nhiều báo chí, tập san ra đời như  Tạp chí Văn Hóa Á Châu của giáo sư Nguyễn Đăng Thục, Quê Hương của giáo sư Nguyễn Cao  Hách, Tin Sách của giáo sư Thanh Lãng, Luận đàm của hội Giáo chức với các cụ  Thẩm Quỳnh và Nghiêm Toản, tạp chí Bách Khoa của của Huỳnh Văn Lang, Hiện Đại của thi sĩ Nuyên Sa, Thế kỷ 20 của giáo sư Nguyễn Khắc Hoạch..

Trong 20 năm ấy, miền Nam đã hình thành một sắc thái văn hóa riêng, một nền giáo dục chuyên môn và nhất là tinh thần làm việc, về ý thức dân chủ, về ý thức tự do về những giá trị nhân bản.

Và nhất là quyền con người.

Tâm thức ấy, lý tưởng ấy đã khắc sâu, truyền thừa chẳng những trong 20 năm miền Nam mà còn là hành trang khi đối đầu với thế lực với kẻ thắng cuộc trong suốt hành trình 30 năm còn lại sau này.

Tuy nhiên, trong thế đối đầu với cộng sản, chọn lựa giữa tranh đấu cho dân chủ của một miền Nam dân chủ, tự do và tác động sống còn vẫn là chọn lựa đối đầu với cộng sản phía bên kia thật sự không dễ dàng gì!!  Phải hy sinh điều gì, dân chủ hay độc đoán?

Vì thế, trong viễn tượng đường dài, ngay trong tình huống thất vọng thua cuộc, giới trí thức miền Nam vẫn hoàn tất vai trò nhân chứng, vai trò phản biện, vai trò tố cáo và cả vai trò tiên tri cho cả giai đoạn sau 30 tháng tư. Nên nhớ cho bởi khát vọng tự do, dân chủ đã thấm đẫm trở thành máu thịt với khát vọng xóa bỏ mọi thứ độc tài đảng trị, khát vọng về công bình xã hội, khát vọng về một cuộc cách mạng cho người nghèo, vì người nghèo, khát vọng chấm dứt phân ly, thù hận trong cộng đồng dân tộc vẫn là khát vọng  chung của đất nước.

Tình hình miền Nam sau 1954, mỗi ngày thêm ổn định như nhận định của giáo sư Vũ Văn Mẫu: “Quá khứ trong sạch của Ngô Đình Diệm khi làm việc quan, tính tình khí khái của ông khi từ chức Thượng Thư Bộ Lại trong nội các đầu tiên của Bảo Đại.”

Trong giai đoạn này, chính phủ Ngô Đình Diệm đã giải quyết vấn đề định cư cho cả  triệu người di cư từ miền Bắc vào Nam, giải quyết vấn đề các giáo phái, ổn định kinh tế và quan trọng là: phát triển đào tạo giáo dục.

Giáo sư Lý Chánh Trung ghi nhận dưới thời ông Diệm, năm 1954-1955 có 1000 trường tiểu học với 7000 lớp học. Qua năm 1961-1962 có 4172 trường tiểu học với 21.817 lớp học. Gần 200 trường trung học đã được xây dựng cho các tỉnh ly và quận lỵ. Ngay các vùng hẻo lánh, nghèo nàn như Gio Linh, Bồng Sơn, Cà Mâu, Trà Oạn vv.. đều có trường học.

Viện Đại học Sài gòn được trao trả ngày 11/5/1955. Hai năm sau thành lập Đại học Huế ngày 12/11/1957. Và năm 1958, đại học Đà Lạt.

Chính sự phát triển đồng  bộ về giáo dục từ tiểu học, trung học, đại học và các ngành chuyên môn là điều mà trong suốt thời kỳ chiến tranh Hà Nội đã không bao giờ thực hiện được.

Về an ninh, năm 1956, 80% cán bộ hạ tầng Việt minh bị triệt hạ. Trại tù Chí Lợi ở Bình Dương tập trung đến  6000 chính trị phạm cộng sản bị bắt giam.

Đặc biệt ở miền Trung, cán bộ cộng sản dưới thời của Ngô Đình Cẩn gần như bị trừ diệt toàn bộ cán bộ nằm vùng.

Đây là điều mà người Pháp không làm được trong suốt 9 năm chiến tranh Việt-Pháp.

Vào những năm đầu của chính thể ông Diệm, người ta có thể đi suốt ngày đêm từ Cà Mâu đến Bến Hải một cách an toàn. Thôn quê miền Nam tương đối an toàn.

Để tóm tắt giai đoạn này, xin trích dẫn nhận định của một sử gia trẻ tuổi Edward Miller như sau: “ Ngô Đình Diệm là người có hoai bão. Với tư cách lãnh đạo miền Nam từ 1954 đến 1963. Diệm mong muốn trở thành người lãnh đạo hàng đầu trong việc xây dựng chính quyền Quốc gia, ông cương quyết tìm ra một đường lối khác biệt với con đường mà Hồ Chí Minh và đảng cộng sản  Việt nam đang theo đuổi.” ( Ngô Đình Diệm was a dreamer. As ruler of South Viêt Nam from 1954 to 1963. Diệm aspired to greatness as nation builder and he was determined to find  an alternative to the path taken by Hồ Chí Minh and the Vietnamese Communists.)

Hay như ông  Denis warner, người Úc nhận xét: Diêm là The last Confucius- Nhà nho cuối cùng con lại.

  • Trung tướng Nguyễn Văn Thiệu

Khi chế độ Diệm sụp đổ, Hà Nội cho là thời cơ may đã đến bất ngờ với họ. Họ cấp tốc thi hành những biện pháp tức thời sau đây:

  • Chọn một số Trung đoàn đưa gấp vào Quân Khu V và Tây nguyên.
  • Mở rộng đường vận chuyển chiến lược 559
  • Đưa gấp vào chiến trường những vũ khí chống lại thiết vận xa M.113.
  • Bùi Tín có mặt trong đoàn cán bộ 24 người vào miền Nam quan sát tình hình tại chỗ.
  • Đưa đại tướng Nguyễn Chí Thanh trở lại quân đội để vào miền Nam nhận nhiệm vụ tổng tư lệnh và lên đường ngay tháng 12/1963.

Chính vì thế,  sau 1963, chính phủ quân nhân do tướng Thiệu cầm đầu đã gặp rất nhiều trắc trở tứ phía với sự xâm nhập từ miền Bắc vào Nam trên đường mòn Hồ Chí Minh. Nhiều dấu hỏi được đặt ra tại sao người Mỹ có mặt ở Việt Nam, tại sao họ rút lui, tại sao thua?

Câu trả lời đã có hồi đáp của TT. Nguyễn Văn Thiệu: “ Họ đã bỏ rơi chúng tôi. Họ đã bán đứng chúng tôi. Họ đã đâm sau lưng chúng tôi. Đó là sự thực. Họ đã phản bội chúng tôi. Một đồng minh vĩ đại đã  thất ước với một đồng minh nhỏ bé.” ( They abandoned us. They sold us out. They stabbed us in the back. It ís true. They betrayed us. A great ally failed a small ally.

( Trong” The ten thousand day war- Michal Mac lear, trang 395.)

Cuộc chiến ngày một thêm khốc liệt. 10 ngàn binh sĩ cộng sản đã trở thành tro bụi dưới bom đạn B.52 ở Khe Sanh, rồi tết Mậu Thân cũng vậy…

Cộng thêm vào đó, việc chống đối chiến tranh của giới văn nghệ sĩ miền Nam ngày càng lan rộng từ nhiều phía. Họ là những tên tuổi nổi tiếng là thành phần thiên tả, lực lượng thứ thú ba, đòi hỏi chấm dứt chiến tranh từ một phía như Nguyễn văn Trung, Lý  Chánh Trung, Nguyễn Đình Đầu, Huỳnh Công Minh, Phan Khắc Từ, vương Đình Bích, Ngô Công Đức, Hồ Ngọc Nhuận, Dương Văn Ba, Nguyễn Trọng Văn, Nguyễn Ngọc Lan, Chân Tín và nhiều người khác…

Sau này họ mới vỡ lẽ ra rằng, điều mà họ đòi hỏi tự do ngôn luận, tự do báo chí là những điều thật ra họ đã có sẵn trong túi áo của họ..

Cái mà người viết bài này dành bẽ bàng gọi tên nó là ảo tưởng của trí thức miền Nam và chúng ta có vẻ tất CẢ là NHỮNG KẺ VẼ ĐƯỜNG CHO HƯƠU CHẠY. Hay nói một cách bình dân là những kẻ tiếp tay, nối giáo cho giặc.

  • Một trang sử mới bắt đầu và mở ra: 30/4/1975- 25/5/2025

Tôi vẫn tin rằng: trong cái rủi có cái may. Lịch sử đôi khi cũng đem lại những cái bất ngờ đầy ý nghĩa và thú vị như một bù trừ, một báo hiệu tin lành..

  • Cuộc di cư. Chẳng mấy ai ngờ và tin rằng cuộc di cư đem lại những thành quả bất ngờ là thống nhất Nam Bắc một nhà. Nếu cuộc di cư năm 1954-1955 đã đem lại những thành quả đáng khich lệ khi một triệu người di cư vao miền Nam đã tạo ra hai dòng chảy văn học, hai nếp sống văn hóa, sức mạnh đoàn kết, ý chí vươn lên, hai giọng ngôn ngữ, hai nếp sống tôn giáo giữa Bắc và Nam.

Nó hòa quyện vào nhau như thể là một. Nó tạo ra sức mạnh của miền Nam với một quân đội được huấn luyện tại các trường hạ sĩ quan  Đồng Đế, chuẩn úy tại Thủ Đức và thiếu úy ở trường sĩ quan Đà Lạt và được được trang bị đầy đủ.

Sự quyết tâm rời bỏ quê cha đất tổ, bỏ lại tất cả lên đường vào Nam là một cuộc bỏ phiếu bằng đôi chân. Đã có gần 2 triệu đôi chân như thế, từ già trẻ lớn bé, từ người nông dân đến trí thức thành thị, từ giới nhà văn đến giới tu sĩ đã ơi ới gọi nhau lên đường vào miền Nam.

  • Một chiến dịch Passage to Freedom là niềm tự hào của người ra đi và sự mở rộng bàn tay đón tiếp của  con dân miền Nam.

Người miền Bắc cộng sản sau này chưa bao giờ được hưởng cái ân huệ ấy và sẽ không bao giờ xảy ra.!!

  • Cuộc di tản sau 1975.

Với cái tinh thần ấy, cuộc di tản của người miền Nam cũng sẽ nối tiếp con đường của cuộc di cư năm 1954 và nó còn mở ra nhiều cơ hội hơn thế nữa của thế giới tự do.

Tôi có dịp viết một bài về cuộc di tản ra chiến hạm chỉ huy Blue Ridge cùng với 30 chiến hạm đủ loại của Hạm đội 7 đang đậu sẵn ở ngoài khơi bờ biển VN , cách Vũng tàu khoảng 30 dặm vào lúc miền Nam đang hấp hối..

Các chiến hạm ấy đang chờ để đón lính Mỹ và người Việt Nam từ đất liền… Sứ mạng lần này không giống với 21 năm về trước tại vịnh Hạ Long.

Trên boong chỉ huy của chiến hạm của viên Đô Đốc hạm đội 7, người ta thấy tề tựu đông đủ các ký giả, nhà báo Mỹ đã từng có mặt trên các chiến trường Việt Nam như Stanlay Karnov, David Haberstam, Neil Seehan, John Kenneth Galbraith và nhiều người khác. Dầu vạy còn được biết 125  nhà báo trong số họ, đủ quốc tịch tình nguyện ở lại để tường thuật cơn hấp hối của miền Nam…

Bên cạnh đó, người ta còn nhận thấy có phụ tá trùm mật vụ Frank Snepp đã  vừa đến đây,  người mà trước đây đã hộ tống  tt. Nguyễn Văn Thiệu ra đi trước đó mấy ngàyự

  1. Snepp đến đây với mục đích là để đón tiếp một nhân vật quan trọng nhất-đại diện cho nước Mỹ- trong lúc này. Đó là đại sứ Martin. Ông là người Mỹ cuối cùng rời Việt Nam mà trên tay chỉ ẵm theo một gói nhỏ: Đó là lá cờ nước Mỹ.

Lá cờ đã được cuốn lên có nghĩa là nước Mỹ không còn ở đó nữa..!!.

Ngay khi vừa bước lên chân lên boong tàu vào lức 2 giờ 47, giờ Sàigon. Ông đại sứ đã nhận được một điện chúc mừng của H.Kissinger với nội dung như sau:” Với lời ngợi khen nồng nhiệt  vì ông đã chu toàn trách nhiệm Nước Mỹ đến như thế nào thì lúc ra đi cũng như thế!!

Trong khi đó, những con thuyền nhỏ như lá tre của dân tỵ nạn nhấp nhô trên mặt biển. Đó là những con thuyền đủ loại, đủ cỡ của những người Việt Nam đầu tiên bỏ chạy cộng sản. Họ là ai? Họ có thể là bất cứ ai. Số phận họ rồi sẽ ra sao? Chẳng ai tiên đoán được tương lai họ như thế nào ? Chỉ biết rằng con số được vớt đi trên biển là 100.000 người được vớt đi từ các chiến hạm trong tổng số 250.000 được đi bằng các phương tiện khác như máy bay..

Sự ra đi trên biển cả thật bi tráng và tuyệt vọng như số phận những lá tre trên một đại dương!!

Bằng mọi giá họ đã ra đi mà nay ngồi nghĩ lại, nhiều người đã không mường tượng nổi họ đã có thể làm được một điều như vậy!

Cứ như một phép lạ Hy Lạp. Cứ như sự đáp trả như một cát tát vào mặt người cộng sản. Cứ như một lời tố cáo trực tiếp: chúng tôi có mặt. Cứ như một tín hiệu cho thấy: đất lành chim đậu. Cứ như một dấu hiệu đâu là quê hương đích thực, đâu là bến đỗ, đâu là chỗ để về…

Nhưng cái Sô vớt người trên biển trong tuần lễ cuối cùng của tháng tư và đầu tháng năm của người Mỹ cũng nói lên được cái gì.

Người Mỹ có thể làm được tất cả mọi việc một cách quy mô, ngay cả việc trốn chạy.

Nhận xét ấy ăn khớp với điều mà Sir Robert Thompson, một chuyên gia về du kích dưới thời đệ I cộng hòa đưa ra lời tiên đoán trước đó vào ngay 23/3/1975 như sau:” Chúng ta sắp chứng kiến một cuộc đầu hàng chiến lược của Hoa Kỳ.. Cuộc  triệt thoái khỏi Đông Dương là cuộc rút lui lớn nhất thế giới từ khi Napoleon rút lui khỏi Moscou.”.

Một vụ cần nói lại trong chuyến tàu vượt biển này là có một chiếc trực thăng do một vị tướng không quân chở theo một trung tướng quân đoàn đã đáp trực thăng xuống tàu chỉ huy Blue-Ridge. Một sĩ quan đã báo việc này lên vị đô đốc. Ông đã ra lệnh và nói vị thiếu tướng không quân nội dung như sau: Nói với y là đây không thuộc lãnh thổ VNCH mà là nước Mỹ ngoài biển. Và yêu cầu họ cởi bỏ quân phục cũng như lon chậu, đồng thời giữ im lặng, không được tuyên bố điều gì.

Được biết, sau đó vị tướng Không quân đã quỳ phủ phục xuống sàn tàu và thề rằng sẽ có một ngày ông sẽ trở về.

Quả thực, sau này ông đã quay trở về VN, nhưng không phải để phục quốc mà để bắt tay hòa giảo với chính quyền cộng sản..

  • Thế hệ người Việt thứ hai.

Phần những đồng bào may mắn đến được miền Đất Hứa đã hy sinh đời mình cho đời sau con cái, đã tận tụy làm ăn.. Con cái họ nay đã trưởng thành với phần đông thành công trên xứ người, không phụ lòng cha mẹ.

Cả một thế hệ tương lai đầy hứa hẹn như một biểu tượng  thành  công nơi xứ người trong sự hội nhập đem lại hãnh diện cho cá nhân gia đình mà còn góp phần vào gia tài chung của thế giới.

Chúng ta chỉ cần nhìn lại miền Nam Cali, nơi có gần một triệu người Việt sinh sống. Họ tạo  thành một sức mạnh kinh tế, xã hội, văn hóa. Đã có  các tướng lãnh trong nhiều binh chủng Hoa Kỳ, đã có ngững chuyên viên thượng thặng trong nhiều cơ quan chính phủ Hoa Kỳ.. Người Việt hải ngại ngày nay có quyền hãnh diện về những thành quả ấy.

Phần giới trẻ sẽ dần quên quá khứ và những gì chúng biết được, nghe kể lại từ cha ông chúng sẽ chỉ còn là những hoài niệm quá khứ mờ nhạt, lu mờ.

  • Và cái ngày hôm nay, sau 30 tháng tư, 1975, sau 50 năm.

Sau 50 năm, tôi và những người Việt di tản trên dưới 3 triệu người trên khắp thế giới tự hỏi chúng ta được gì? Và mất gì?

Câu hỏi rất thiết thực và xác đáng cần có câu trả lời. Phần tôi, không có tư cách gì đại diện thay cho hơn 3 triệu người ấy.

Nhưng tôi thành thực nghĩ rằng, khi ra đi, tôi đã mất trắng tất cả như một thứ ăn cướp ngày một cách công khai. Từ quê hương, nhà cửa, bạn bè, họ hàng và cả quãng đời tuổi trẻ miền Nam của tôi được lớn lên, được ăn học trở thành người thông tuệ.

Sang xứ người, tôi đã có lại tất cả mọi thứ, con cái tôi được ăn học đến nơi đến chốn mà nếu ở VN, rất có thể, chúng sẽ dở dang không ra ông ra thằng..

Phần trong giới quen biết, những người có căn bản học vị như bác sĩ, nha sĩ, dược sĩ, kỹ sư đều có cơ may trở lại nghề cũ, hội nhập và đời sống thu nhập cao…

Nghĩ lại những điều ấy, tôi thấy rằng món quà cao quý nhất mà đất nước này dành cho tôi và những người khác là Tương Lai.

Có thể có tương lai, có niềm hy vọng là có tất cả mà chính quyền cộng sản không hề có để ban phát.

Kỷ niệm 50 năm ngày mất miền Nam, thay vì nguyền rủa bóng tối, tôi an ủi thân phận mình vẫn còn chút gì và bằng lòng về những điều ấy cho riêng mình…

Tương lai với đầy triển vọng và hứa hẹn vẫn thuộc về chúng ta.


 

Mọi điều xảy đến trong đời đều là một phần của hành trình

Sống hạnh phúc mỗi ngày

Mọi điều xảy đến trong đời đều là một phần của hành trình – không sớm, không muộn, tất cả đều là sự sắp đặt hoàn hảo. Được yêu thương là một may mắn, nhưng bị tổn thương cũng là một bài học.

Người ta hay hỏi: “Liệu tôi có quý nhân phù trợ không?” Nhưng đôi khi, quý nhân lớn nhất trong đời chính là bản thân mình.

Hãy học cách nâng đỡ chính mình, để rồi từ đó lan tỏa giá trị cho những người xung quanh. Con người, suy cho cùng, là những tần số rung động, khi ta sống tốt hơn, ta cũng thu hút những điều tốt đẹp hơn.

Cách người khác đối xử với bạn chính là tấm gương phản chiếu nội tâm của bạn. Gặp ai, trải qua điều gì, đôi khi không phải là ngẫu nhiên – mà là những bài học được sắp đặt để bạn trưởng thành. Vì thế, đừng mãi ôm trong lòng những ai đã làm bạn tổn thương.

Đừng nghĩ ai nợ ai điều gì, mà hãy học cách buông bỏ, giữ lại sự thiện lành trong tim. Bởi vì, mỗi lòng tốt bạn trao đi, mỗi bao dung bạn giữ lại, một ngày nào đó, vũ trụ sẽ gửi lại cho bạn theo một cách dịu dàng nhất.

 

– sưu tầm

#songhanhphucmoingay


 

Sức mạnh ngàn cân của một chuyện cổ tích – Truyen ngan HAY

Nguyễn Thị Bích Hậu

Trong thế chiến 2, một diễn viên kịch người Đan Mạch đã tới nhà hát và kể cho khán giả nghe chuyện cổ tích của Andersen. Câu chuyện mang tên Hoàng tử độc ác. Truyện viết từ 1840, nghĩa là cách đó cỡ hơn 100 năm rồi. Nhưng sau đó Phát xít Đức biết được bèn cấm tiệt câu chuyện này vì chúng cho là ám chỉ tới nhà lãnh đạo tối cao của chúng. Người diễn viên đó lập tức bị bỏ tù.

Khi mình đọc chi tiết này trong một bài giới thiệu Truyện cổ Andersen, mình rất ngạc nhiên. Vì vậy mình đã tìm đọc câu chuyện này, bản bằng Anh ngữ và xin dịch ra Việt ngữ cho các bạn cùng đọc nhé:

>>>>>>>>

Ngày xửa ngày xưa có một hoàng tử độc ác, người dành cả trái tim và khối óc hướng đến việc chinh phục mọi quốc gia trên thế giới và đe dọa mọi người; ông ta tàn phá đất nước của họ bằng lửa và kiếm, và quân lính của ông ta giẫm nát mùa màng trên đồng ruộng và phá hủy những túp lều của nông dân bằng lửa. Chúng để ngọn lửa thiêu rụi cả lá xanh trên cành, và trái cây khô héo trên những cái cây đen cháy xém.

Nhiều bà mẹ nghèo đã chạy trốn, đứa con trần truồng trong tay, đằng sau những bức tường vẫn còn khói của ngôi nhà tranh; nhưng cũng ở đó, quân lính đã đi theo bà, và khi họ tìm thấy bà, bà đã trở thành nguồn thức ăn mới cho thú vui ma quỷ của họ; ma quỷ không thể làm những điều tồi tệ hơn những người lính này!

Hoàng tử cho rằng tất cả những điều này là đúng, và đó chỉ là tiến trình tự nhiên mà mọi thứ phải diễn ra. Quyền lực của ông ta ngày càng tăng lên, tên tuổi của ông ta được mọi người kính sợ, và vận may ủng hộ những hành động của ông ta.

Ông mang về nhà khối tài sản khổng lồ từ các thị trấn bị chinh phục, và dần dần tích lũy trong nơi ở của ông có một khối tài sản không nơi nào sánh bằng. Ông xây dựng những cung điện, nhà thờ và những tòa nhà tráng lệ, và tất cả những ai nhìn thấy những tòa nhà lộng lẫy và kho báu lớn này đều thốt lên đầy ngưỡng mộ: “Thật là một hoàng tử hùng mạnh!”

Nhưng họ không hề biết ông đã mang đến bao đau khổ vô tận cho các quốc gia khác, họ cũng không hề nghe thấy tiếng thở dài và than khóc vang lên từ đống đổ nát của các thành phố bị phá hủy.

Hoàng tử thường ngắm nhìn vàng bạc và những tòa nhà tráng lệ của mình với niềm vui thích, và nghĩ, giống như đám đông: “Một hoàng tử vĩ đại! Nhưng ta phải có nhiều hơn nữa—nhiều hơn nữa. Không có sức mạnh nào trên trái đất có thể sánh bằng và vượt qua như sức mạnh của ta”

Ông đã gây chiến với tất cả các nước láng giềng và đánh bại họ. Các vị vua bị chinh phục đã bị xích bằng xiềng vàng vào cỗ xe của ông khi ông cho chạy qua các con đường trong thành phố. Những vị vua này phải quỳ dưới chân ông và các cận thần của ông khi họ ngồi vào bàn ăn, và sống sót bằng những miếng thức ăn thừa mà họ để lại.

Cuối cùng, hoàng tử đã dựng tượng của riêng mình ở những nơi công cộng và ở trong các cung điện hoàng gia; thậm chí, ông còn muốn đặt tượng trong các nhà thờ, trên các bệ thờ, nhưng các linh mục đã phản đối ông, nói rằng: “Hoàng tử, ngài thực sự hùng mạnh, nhưng quyền năng của Chúa lớn hơn nhiều so với ngài; chúng tôi không dám tuân theo lệnh của ngài.”

“Được thôi,” hoàng tử nói. “Thế thì ta cũng sẽ chinh phục được Chúa.” Và trong sự kiêu ngạo và sự tự phụ ngớ ngẩn của mình, ông ta ra lệnh đóng một con tàu tráng lệ, con tàu có thể lướt trên không trung; nó được trang bị lộng lẫy và có nhiều màu sắc; giống như đuôi của một con công, nó được bao phủ bởi hàng ngàn con mắt, nhưng mỗi con mắt là nòng súng. Hoàng tử ngồi ở giữa con tàu, và chỉ cần chạm vào một lò xo là hàng ngàn viên đạn bay ra khắp mọi hướng, trong khi các khẩu súng lại được nạp đạn ngay lập tức. Hàng trăm con đại bàng được gắn vào con tàu này, và nó bay lên với tốc độ của một mũi tên hướng lên mặt trời.

Mặt đất nhanh chóng bị bỏ lại phía dưới, và trông giống như một cánh đồng ngô nơi những cái cày đã tạo ra nhiều luống cày ngăn cách những đồng cỏ xanh; chẳng mấy chốc nó trông giống như một bản đồ với những đường nét không rõ ràng trên đó; và cuối cùng nó hoàn toàn biến mất trong sương mù và mây.

Những con đại bàng bay lên cao hơn nữa vào không trung; sau đó Chúa đã phái một trong vô số thiên thần của mình chống lại con tàu.

Hoàng tử độc ác đã bắn hàng ngàn viên đạn vào thiên thần, nhưng chúng bật ra khỏi đôi cánh sáng chói của thiên thần và rơi xuống như những hạt mưa đá bình thường. Một giọt máu, chỉ một giọt duy nhất, chảy ra từ những chiếc lông vũ trắng của đôi cánh thiên thần và rơi xuống con tàu mà hoàng tử đang ngồi, thiêu rụi nó, và đè nặng lên nó như hàng ngàn tạ, kéo nó xuống đất một cách nhanh chóng; đôi cánh mạnh mẽ của những con đại bàng đã nhường chỗ, gió gầm rú quanh đầu hoàng tử, và những đám mây xung quanh – không rõ chúng có được hình thành bởi khói bốc lên từ những thành phố bị cháy không nhưng có hình dạng kỳ lạ, giống như những con cua dài hàng dặm, chúng duỗi càng ra sau ông ta, và vươn lên như những tảng đá khổng lồ, từ đó những khối đá lăn xuống, và trở thành những con rồng phun lửa.

Hoàng tử nằm nửa sống nửa chết trên tàu cho đến khi cuối cùng con tàu chìm xuống và đập mạnh vào cành cây lớn trong rừng với một cú va chạm khủng khiếp.

“Ta sẽ chinh phục Chúa!” hoàng tử nói. “Ta đã thề: ý muốn của ta phải được thực hiện!”

Và ông ta đã dành bảy năm để đóng những con tàu tuyệt vời để lướt trên không trung, và đã gắn những mũi tên từ loại thép cứng nhất để phá vỡ các bức tường của thiên đường. Ông đã tập hợp các chiến binh từ mọi quốc gia, nhiều đến nỗi khi họ được xếp cạnh nhau là đủ bao phủ không gian vài dặm.

Họ bước vào các con tàu và hoàng tử đang tiến đến gần tàu của mình, thì Chúa đã gửi một đàn muỗi – một đàn muỗi nhỏ. Chúng vo ve xung quanh hoàng tử và đốt mặt và tay của ông; ông tức giận rút kiếm ra và vung nó, nhưng ông chỉ chạm vào không khí và không đánh trúng những con muỗi.

Sau đó, ông ra lệnh cho những người hầu của mình mang những tấm vải che đắt tiền và quấn ông trong đó, để những con muỗi không thể tiếp cận ông được nữa.

Những người hầu tuân theo lệnh của ông, nhưng một con muỗi đã tự chui vào bên trong một trong những tấm vải che, bò vào tai của hoàng tử và đốt ông. Nơi đó cháy như lửa, và chất độc đã thấm vào máu của ông. Đau đớn tột độ, ông ta xé toạc cả chăn màn và quần áo, ném chúng đi thật xa, rồi nhảy múa trước mắt đám lính hung dữ, những kẻ lúc này đang chế giễu ông, vị hoàng tử điên loạn, kẻ muốn gây chiến với Chúa, và chỉ cần một con muỗi nhỏ tấn công cũng hóa rồ..


 

Cuộc đàm phán cuối cùng Truyen ngan HAY

Nguyễn Thị Bích Hậu

Một người đàn ông ngồi đối diện với quyền lực. Các ngón tay của anh ta siết chặt quanh tay ghế.

Kẻ bắt nạt không hề cố gắng che giấu sự khinh miệt của mình. Ông ta ngồi với vẻ cứng nhắc, đôi mắt rực cháy với cường độ dị thường, các ngón tay giật giật trên tay vịn ghế. Khi ông ta nói, đó không phải là một cuộc trò chuyện mà là một sự phun trào — những từ ngữ phun ra như đạn, sự khinh miệt đan xen qua từng âm tiết.

Sự bùng nổ không hề lắng xuống. Đó không phải là một bài phát biểu mà là một cuộc tấn công, được thiết kế không phải để thuyết phục mà để làm mất phương hướng, để khuất phục, để làm nhục.

Kẻ bắt nạt nghiêng người về phía trước, đập nắm đấm xuống bàn. Khuôn mặt ông ta đỏ bừng, giọng nói sắc nhọn hơn. Ông ta chuyển từ lời lăng mạ sang lời đe dọa, từ câu chuyện lịch sử sang sự vĩ đại.

Đất nước vĩ đại mà ông lãnh đạo sẽ không còn bị đối xử tệ bạc nữa, ông ta nói. Những ngày đó đã qua. Người dân đã chịu đựng đủ rồi. Lời nói của ông ta không phải là những lập luận — chúng là những sự phán quyết, sự xác quyết, là tuyên bố về diệt vong.

“Anh chẳng là gì cả”, kẻ bắt nạt nói, gần như là hét lên. Một trong những tên tùy tùng của ông ta cười khẩy. “Anh nghĩ mình độc lập sao? Anh chỉ là một kẻ thất bại, một nỗi ô nhục.”

Đằng sau ông, những viên tướng cao lớn đứng im lặng, bất động. Họ không cần phải lên tiếng; sự hiện diện của họ nói lên tất cả. Vị khách nhìn họ và hiểu những gì đang được đưa ra.

Đây không phải là ngoại giao. Đây là sự lựa chọn giữa khuất phục và hủy diệt.

Vị khách không được phép phản bác. Anh không nói cho đến khi cơn lũ chửi bới chậm lại, và ngay cả khi đó, lời nói của anh vẫn mang vẻ yếu ớt, không chắc chắn.

Anh cố gắng phản đối, khẳng định rằng anh và đất nước của anh không đáng bị đổ lỗi, rằng anh đã làm mọi cách có thể để duy trì hòa bình.

Phản ứng của kẻ bắt nạt là tiếng cười cay đắng, khinh thường, như thể chính ý tưởng đó là vô lý. Ông ta đột nhiên đứng dậy—giờ đây ông ta đi đi lại lại, lắc đầu, lẩm bẩm một mình trong cơn thịnh nộ. “Anh sẽ phải ký, hoặc chúng tôi sẽ hành động. Anh sẽ đồng ý, hoặc anh sẽ không còn tồn tại nữa.”

Không cần phải nói điều đó có nghĩa là gì. Vị khách đã nhìn thấy khuôn mặt của những người đàn ông phía sau mình. Anh biết rằng ngay cả khi mình ký vào văn bản, cuộc họp này không phải là một cuộc đàm phán mà là một cuộc khám nghiệm tử thi.

Anh không được đưa ra lựa chọn nào, chỉ có những câu hỏi.

Nếu anh đầu hàng, đất nước của anh sẽ chết dần chết mòn. Nếu anh kháng cự, đất nước sẽ chết nhanh chóng. Sẽ không có sự giúp đỡ nào đến.

Năm đó là năm 1938. Vị khách là thủ tướng Áo, Kurt Schuschnigg. Kẻ bắt nạt là Adolf Hitler. Địa điểm là Berghof, nơi ẩn dật trên núi cao của Hitler.

Sau sự kiện này mà trong lịch sử có tên gọi là Anschluss, nước Áo độc lập của anh bị ép buộc sáp nhập vào Đệ tam đế chế của Đức. Anh lập tức bị Gestapo bắt, bị đưa vào nhiều trại tập trung của Phát xít Đức khác nhau, bị hành hạ và biệt giam với muôn trùng đau khổ.

Cho tới tận 1945, ông mới được quân Đồng Minh giải cứu. Sau chiến tranh, ông đã dành hai mươi năm tiếp theo để giảng dạy khoa học chính trị tại Đại học Saint Louis, Mỹ và vào quốc tịch Mỹ năm 1956. Cuộc đời ông được viết lại trong cuốn sách Alone against Hiller ( Một mình chống lại Hitler), một cuốn sách chứa đầy những sự kiện bất công, đau khổ, máu và nước mắt. Ông mất vào 18/ 11/ 1977 (79 tuổi) tại quê cha đất tổ, vùng Mutters,Tyron, Áo.

Nhưng kẻ bắt nạt ông và bức ép dân tộc ông đã thất bại và chết trong thảm hại và nhục nhã, chỉ 7 năm sau khi hắn cướp nước ông. Hắn không bao giờ tưởng tượng được hóa ra hắn ác độc và hèn mạt đến thế nào, bị muôn đời phỉ nhổ.

________________________

Hình ông Kurt Schuschnigg và Hitler những ngày tháng cuối cùng ông làm Thủ tướng nước Áo độc lập, và ngày mà Hiler đưa quân tiến vào thủ đô Vienne 15/3/1938. Khi đó Gestapo đã tới bắt giữ ông lập tức và tống vào ngục.

Câu chuyện nói trên do mình dịch lại từ bản Anh ngữ trên mạng và bổ sung các thông tin và hình ảnh tư liệu lịch sử.

Một câu chuyện ngắn từ kiệt tác văn học Nga – Anton Chekhov

Trang Nguyen

Một câu chuyện ngắn từ kiệt tác văn học Nga – Anton Chekhov

Một lão nông dân chở người vợ ốm yếu của mình trên chiếc xe ngựa cũ kỹ, kéo bởi một con ngựa gầy guộc, băng qua quãng đường xa để đưa bà đến thành phố chữa bệnh.

Trên suốt chặng đường dài, ông bắt đầu nói chuyện, như thể đang tự tâm sự, nhưng cũng là để an ủi người vợ của mình. Bà đã sống với ông suốt bốn mươi năm, chịu đựng bao gian khổ, cực nhọc và hy sinh—cày cuốc trên cánh đồng, lo toan tất cả công việc gia đình.

Giờ đây, ông chợt nhận ra rằng mình đã nghiêm khắc với bà suốt bao năm qua. Ông hiểu rằng mình cần đối xử với bà bằng sự dịu dàng và yêu thương, cần để bà nghe những lời ân cần, ngọt ngào.

Ông nói với bà rằng mình đã sai, rằng cuộc đời cũng đã bất công với bà. Suốt bao năm, ông chưa từng dành cho bà một lời yêu thương, một nụ cười ấm áp như dòng nước trong, hay một khoảnh khắc dịu dàng!

Trên suốt quãng đường, ông nói trong nỗi ân hận và day dứt, những lời nói ấy như khắc sâu vào tâm hồn con người—như từng giọt nước rơi mãi lên phiến đá. Ông cố gắng bù đắp cho bà—bằng lời nói—cho những năm tháng bà thiếu thốn tình yêu, hơi ấm và sự quan tâm. Ông hứa rằng, từ nay về sau, ông sẽ làm mọi thứ để bù đắp cho bà…

Khi đến thành phố, ông xuống xe, lần đầu tiên trong đời bế bà trong tay để đưa đến chỗ bác sĩ. Nhưng bà đã không còn nữa. Bà đã lạnh giá, chỉ còn là một thi thể. Bà đã ra đi trên đường—trước khi kịp nghe những lời yêu thương và tiếc nuối của ông!

Câu chuyện khép lại—dưới ngòi bút của Chekhov—để lại chúng ta giống như lão nông kia, chỉ biết cất lên những lời yêu thương khi đã quá muộn.

Lời nói lúc này chẳng còn nghĩa lý gì nữa…

Chúng đã mất đi giá trị!

Chúng ta chỉ nhận ra giá trị của những người thân yêu khi họ đã không còn!

Tặng một bông hoa đúng lúc còn hơn dâng cả một vườn hoa khi đã muộn màng.

Nói một lời yêu thương vào thời điểm thích hợp còn hơn viết một bài thơ khi cảm xúc đã nguội tàn.

Không có ý nghĩa gì khi những điều tốt đẹp đến quá muộn—như một nụ hôn xin lỗi đặt lên trán của người đã khuất.

“Đừng trì hoãn những điều đẹp đẽ… vì có thể chúng sẽ không bao giờ trở lại.”

St và dịch: Trang Nguyen


 

Toàn văn bài phát biểu của Tổng thống Pháp Macron – Đặng Đình Mạnh, dịch

Ba’o Tieng Dan

France 24

Đặng Đình Mạnh, dịch

6-3-2025

Lời người dịch: Tổng thống Pháp Macron vừa có bài phát biểu quan trọng kéo dài 15 phút trước toàn quốc vào tối nay, trong đó ông tuyên bố sẽ cung cấp lá chắn vũ khí hạt nhân của Pháp “cho tất cả các đồng minh trên lục địa châu Âu”.

Ngày mai, các nhà lãnh đạo EU sẽ họp để quyết định về việc tái vũ trang của châu Âu. Hàng trăm tỷ euro sẽ được chi cho quốc phòng. Sau đây là bản dịch đầy đủ của bài phát biểu:

Tổng thống Emmanuel Macron. Nguồn: PA Media

***

“Tôi biết rằng các bạn thực sự quan tâm đến các sự kiện lịch sử đang làm rung chuyển trật tự thế giới.

Cuộc chiến ở Ukraine, đã khiến gần một triệu người tử vong và bị thương, vẫn tiếp diễn không ngừng.

Hoa Kỳ, đồng minh của chúng ta, đã thay đổi lập trường của mình về cuộc chiến này, ít ủng hộ Ukraine hơn và để lại nghi ngờ về những gì sẽ xảy ra tiếp theo.

Đồng thời, chính Hoa Kỳ có ý định áp thuế đối với các sản phẩm từ châu Âu.

Cuối cùng, thế giới tiếp tục trở nên tàn khốc hơn bao giờ hết và mối đe dọa khủng bố vẫn tiếp diễn không ngừng. Nhìn chung, sự thịnh vượng và an ninh của chúng ta đã trở nên bất ổn hơn.

Phải nói rằng chúng ta đang bước vào một kỷ nguyên mới. Cuộc chiến ở Ukraine đã diễn ra hơn ba năm. Ngay từ ngày đầu tiên, chúng ta đã quyết định ủng hộ Ukraine và trừng phạt Nga.

Và chúng ta đã đúng khi làm như vậy, bởi vì không chỉ người dân Ukraine đang dũng cảm chiến đấu vì tự do của họ, mà an ninh của chúng ta cũng đang bị đe dọa. Nếu một quốc gia có thể xâm lược nước láng giềng ở châu Âu mà không bị trừng phạt, thì không ai có thể chắc chắn về bất cứ điều gì nữa, và luật của kẻ mạnh nhất sẽ được áp dụng, và hòa bình không còn có thể được bảo đảm trên lục địa của chúng ta nữa. Lịch sử đã dạy chúng ta điều đó.

Ngoài Ukraine, mối đe dọa của Nga vẫn còn đó, ảnh hưởng đến các quốc gia châu Âu, ảnh hưởng đến chúng ta. Nga đã biến cuộc xung đột ở Ukraine thành một cuộc xung đột toàn cầu. Họ đã huy động quân đội Bắc Triều Tiên và thiết bị của Iran trên lục địa của chúng ta, đồng thời giúp các quốc gia này tiếp tục trang bị vũ khí cho mình.

Nước Nga của Tổng thống Putin đã vi phạm biên giới của chúng ta để ám sát những người đối lập và thao túng các cuộc bầu cử ở Romania và Moldova.

Họ đang tổ chức các cuộc tấn công kỹ thuật số vào các bệnh viện của chúng ta để ngăn chặn chúng hoạt động. Nga đang cố gắng thao túng ý kiến ​​của chúng ta bằng những lời nói dối lan truyền trên mạng xã hội.

Và về cơ bản, họ đang thử thách giới hạn của chúng ta. Họ làm như vậy trên không, trên biển, trên không gian và sau màn hình của chúng ta. Sự xâm lược này dường như không có giới hạn, và đồng thời Nga vẫn tiếp tục tái vũ trang, chi hơn 40% ngân sách cho việc này.

Đến năm 2030, họ có kế hoạch tăng cường quân đội hơn nữa, với 300.000 binh lính, 3.000 xe tăng và 300 máy bay chiến đấu.

Trong bối cảnh này, ai có thể tin rằng nước Nga ngày nay sẽ dừng lại ở Ukraine?

Khi tôi nói điều này và trong nhiều năm tới, Nga đã trở thành mối đe dọa đối với Pháp và châu Âu. Tôi vô cùng hối tiếc về điều này và tôi tin rằng về lâu dài sẽ có hòa bình trên lục địa của chúng ta với Nga chỉ khi nó một lần nữa được hòa bình.

Nhưng đây là tình hình mà tôi đang mô tả cho bạn, và chúng ta phải sống chung với nó. Đối mặt với thế giới nguy hiểm này, thật là ngu ngốc nếu chỉ đứng nhìn.

Không chậm trễ thêm nữa, chúng ta phải đưa ra quyết định cho Ukraine, cho sự an toàn của người Pháp, cho sự an toàn của người châu Âu.

Trước hết và quan trọng nhất là cho Ukraine. Tất cả các sáng kiến ​​đang giúp mang lại hòa bình đều đang đi đúng hướng. Và tối nay, tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn đối với họ.

Chúng ta phải tiếp tục giúp người Ukraine kháng cự cho đến khi họ có thể đàm phán với Nga một nền hòa bình vững chắc cho chính họ và cho tất cả chúng ta. Đó là lý do tại sao con đường đến hòa bình không thể liên quan đến việc từ bỏ Ukraine. Hoàn toàn ngược lại.

Không thể đạt được hòa bình bằng bất kỳ giá nào và dưới chế độ độc tài của Nga. Hòa bình không thể là sự đầu hàng của Ukraine. Không thể là sự sụp đổ của Ukraine.

Cũng không thể có nghĩa là một lệnh ngừng bắn quá mong manh. Và tại sao không? Bởi vì ở đây chúng ta cũng có kinh nghiệm trong quá khứ. Chúng ta không thể quên rằng Nga đã bắt đầu xâm lược Ukraine vào năm 2014 và sau đó chúng ta đã đàm phán một lệnh ngừng bắn tại Minsk.

Và Nga cũng không tôn trọng lệnh ngừng bắn đó. Và chúng ta không thể duy trì sự cân bằng do thiếu sự bảo đảm chắc chắn. Ngày nay, chúng ta không thể tin vào lời nói của Nga nữa.

Ukraine có quyền được hưởng hòa bình và an ninh cho chính mình. Và điều đó nằm trong lợi ích của chúng ta, nằm trong lợi ích của an ninh lục địa châu Âu. Đó là lý do tại sao chúng ta đang làm việc với những người bạn Anh và Đức của chúng ta và một số quốc gia châu Âu khác.

Đó là lý do tại sao bạn thấy tôi đã tập hợp một số người trong số họ lại với nhau ở Paris trong những tuần gần đây và gặp lại họ ở London vài ngày trước để củng cố các cam kết mà Ukraine cần.

Sau khi hòa bình được ký kết, chúng ta cần chuẩn bị cho Ukraine để nước này không bị Nga xâm lược một lần nữa. Điều này chắc chắn sẽ liên quan đến sự hỗ trợ lâu dài cho quân đội Ukraine.

Nó cũng có thể liên quan đến việc triển khai các lực lượng châu Âu. Các lực lượng này sẽ không đi chiến đấu ngày hôm nay, họ sẽ không đi chiến đấu ở tiền tuyến, nhưng họ sẽ ở đó sau khi hòa bình được ký kết để đảm bảo rằng nó được tôn trọng hoàn toàn.

Tuần tới, tại Paris, chúng tôi sẽ tập hợp các Tham mưu trưởng Quốc phòng của những quốc gia muốn đảm nhận trách nhiệm của mình về vấn đề này.

Đây là kế hoạch cho một nền hòa bình vững chắc, lâu dài và có thể kiểm chứng được, mà chúng tôi đã chuẩn bị với người Ukraine và một số đối tác châu Âu khác, và tôi đã bảo vệ kế hoạch này tại Hoa Kỳ hai tuần trước và trên khắp châu Âu.

Và tôi muốn tin rằng Hoa Kỳ sẽ vẫn ở bên chúng tôi, nhưng chúng tôi phải sẵn sàng nếu điều này không xảy ra.

Cho dù hòa bình ở Ukraine có đạt được nhanh chóng hay không, xét đến mối đe dọa từ Nga mà tôi vừa mô tả với các bạn, các quốc gia châu Âu phải có khả năng tự vệ tốt hơn và ngăn chặn mọi hành động xâm lược tiếp theo.

Đúng vậy, bất kể điều gì xảy ra, chúng ta cần trang bị cho mình nhiều hơn, chúng ta cần nâng cao thế trận phòng thủ của mình và chúng ta cần làm điều này vì chính hòa bình, để đóng vai trò răn đe.

Về vấn đề này, chúng ta vẫn cam kết với NATO và quan hệ đối tác của chúng ta với Hoa Kỳ, nhưng chúng ta cần phải làm nhiều hơn nữa, để củng cố sự độc lập của mình về mặt quốc phòng và an ninh.

Tương lai của châu Âu không nên được quyết định ở Washington hay Moscow.

Và đúng vậy, mối đe dọa đang quay trở lại phương Đông và sự ngây thơ của ba mươi năm qua, kể từ khi Bức tường Berlin sụp đổ, giờ đã kết thúc.

Ngày mai tại Brussels, tại cuộc họp Hội đồng đặc biệt giữa 27 nguyên thủ quốc gia và chính phủ, Ủy ban và Chủ tịch Hội đồng, chúng ta sẽ thực hiện các bước tiến quyết định.

Một số quyết định sẽ được đưa ra mà Pháp đã đề xuất trong nhiều năm.

Các quốc gia thành viên sẽ có thể tăng chi tiêu quân sự mà không cần tính đến khoản thâm hụt này.

Sẽ thống nhất tài trợ chung lớn để mua và sản xuất một số loại đạn dược, xe tăng, vũ khí và thiết bị tiên tiến nhất ở châu Âu.

Tôi đã yêu cầu chính phủ hành động để bảo đảm rằng điều này sẽ củng cố quân đội của chúng ta nhanh nhất có thể và đẩy nhanh quá trình tái công nghiệp hóa của tất cả các khu vực của chúng ta.

Trong vài ngày tới, tôi sẽ họp với các bộ trưởng và nhà công nghiệp có liên quan trong lĩnh vực này.

Do đó, Châu Âu Quốc phòng mà chúng tôi đã ủng hộ trong tám năm qua đang trở thành hiện thực.

Điều này có nghĩa là các quốc gia Châu Âu sẵn sàng hơn trong việc tự vệ và bảo vệ mình, cùng nhau sản xuất các thiết bị cần thiết trên đất nước mình, sẵn sàng hợp tác nhiều hơn để giảm sự phụ thuộc vào phần còn lại của thế giới.

Và đó là một điều tốt. Đức, Ba Lan, Đan Mạch, các quốc gia vùng Baltic và nhiều đối tác của chúng ta đã công bố những nỗ lực chưa từng có về mặt chi tiêu quân sự.

Vì vậy, trong thời điểm hành động cuối cùng cũng đang mở ra này, Pháp có một vị thế đặc biệt.

Chúng ta có quân đội hiệu quả nhất ở Châu Âu và, nhờ những lựa chọn của những người đi trước, sau Thế chiến thứ hai, chúng ta có khả năng răn đe hạt nhân.

Điều này bảo vệ chúng ta nhiều hơn nhiều so với nhiều nước láng giềng của chúng ta.

Hơn nữa, chúng ta không đợi đến khi cuộc xâm lược Ukraine mới nhận ra rằng thế giới là một nơi đáng lo ngại, và thông qua hai đạo luật lên chương trình quân sự mà tôi đã quyết định và các Quốc hội liên tiếp đã bỏ phiếu thông qua, chúng ta sẽ tăng gấp đôi ngân sách cho lực lượng vũ trang của mình trong gần mười năm.

Nhưng xét đến những mối đe dọa thay đổi và sự tăng tốc mà tôi vừa mô tả, chúng ta sẽ phải đưa ra những lựa chọn ngân sách mới và các khoản đầu tư bổ sung, những điều hiện đã trở nên thiết yếu.

Tôi đã yêu cầu chính phủ thực hiện việc này càng nhanh càng tốt. Những khoản đầu tư mới này sẽ đòi hỏi phải huy động cả nguồn tài trợ tư nhân và công cộng, mà không cần tăng thuế.

Điều này sẽ đòi hỏi cải cách, lựa chọn và lòng dũng cảm. Lực lượng răn đe hạt nhân của chúng ta bảo vệ chúng ta. Nó toàn diện, có chủ quyền và hoàn toàn là của Pháp.

Kể từ năm 1964, nó đã đóng một vai trò rõ ràng trong việc duy trì hòa bình và an ninh ở châu Âu.

Nhưng để đáp lại lời kêu gọi mang tính lịch sử của Thủ tướng Đức tương lai, tôi đã quyết định mở cuộc tranh luận chiến lược về việc bảo vệ các đồng minh của chúng ta trên lục địa châu Âu bằng lực lượng răn đe của chúng ta.

Dù có chuyện gì xảy ra, quyết định luôn nằm trong tay Tổng thống Cộng hòa, người đứng đầu lực lượng vũ trang.

Kiểm soát vận mệnh của chúng ta, trở nên độc lập hơn, là điều chúng ta phải hướng tới không chỉ về mặt quân sự mà còn về mặt kinh tế. Đúng vậy, độc lập về kinh tế, công nghệ, công nghiệp và tài chính là điều cần thiết.

Chúng ta cũng phải chuẩn bị cho khả năng Hoa Kỳ có thể quyết định áp thuế đối với hàng hóa châu Âu, như vừa xác nhận đối với Canada và Mexico.

Quyết định khó hiểu này, đối với cả nền kinh tế Hoa Kỳ và của chúng ta, sẽ gây ra hậu quả cho một số ngành công nghiệp của chúng ta.

Quyết định này làm tăng thêm khó khăn cho thời điểm này, nhưng chúng ta sẽ không để nó trôi qua mà không có câu trả lời. Vì vậy, trong khi chúng ta chuẩn bị phản công với các đồng nghiệp châu Âu, chúng ta sẽ tiếp tục, như tôi đã làm cách đây hai tuần, làm mọi thứ có thể để thuyết phục họ rằng quyết định này sẽ gây tổn hại cho tất cả chúng ta.

Và, đúng vậy, tôi hy vọng sẽ thuyết phục và can ngăn Tổng thống Hoa Kỳ.

Nhìn chung, đây là thời điểm đòi hỏi những quyết định chưa từng có trong nhiều thập kỷ. Khi nói đến nông nghiệp, nghiên cứu, công nghiệp và tất cả các chính sách công của chúng ta, chúng ta không thể có những cuộc tranh luận giống như trong quá khứ.

Đó là lý do tại sao tôi đã yêu cầu Thủ tướng và chính phủ của ông, và tôi mời tất cả các lực lượng chính trị, kinh tế và công đoàn của đất nước, cùng tham gia với họ để đưa ra các đề xuất theo bối cảnh mới này. Các giải pháp của ngày mai không thể là thói quen của ngày hôm qua.

Đồng bào thân mến, trước những thách thức và những thay đổi không thể đảo ngược này, chúng ta không được nhượng bộ trước bất kỳ sự thái quá nào, cả sự thái quá của những kẻ hiếu chiến hay sự thái quá của những kẻ chủ bại.

Nước Pháp sẽ chỉ theo đuổi một con đường, đó là ý chí hòa bình và tự do, trung thành với lịch sử và các nguyên tắc của mình.

Đúng vậy, đây là điều chúng ta tin tưởng, vì sự an toàn của chúng ta, nhưng đó cũng là điều chúng ta tin tưởng, để bảo vệ nền dân chủ, một ý tưởng nhất định về chân lý, một ý tưởng nhất định về nghiên cứu tự do, về sự tôn trọng trong xã hội của chúng ta, một ý tưởng nhất định về quyền tự do ngôn luận không phải là sự trở lại của ngôn từ kích động thù địch, về cơ bản là một ý tưởng nhất định về chủ nghĩa nhân văn. Đây là những gì chúng ta bảo vệ và những gì đang bị đe dọa.

Châu Âu của chúng ta có sức mạnh kinh tế, quyền lực và tài năng để vượt qua thách thức của thời đại này. Và chúng ta có phương tiện để đối đầu với Hoa Kỳ, chứ đừng nói đến Nga. Vì vậy, chúng ta phải hành động như một, như những người châu Âu, và chúng ta phải quyết tâm bảo vệ chính mình.

Đó là lý do tại sao đất nước chúng ta cần bạn và cam kết của bạn. Các quyết định chính trị, thiết bị quân sự và ngân sách là một chuyện, nhưng chúng sẽ không bao giờ thay thế được sức mạnh của một quốc gia. Thế hệ của chúng ta sẽ không còn nhận được cổ tức của hòa bình nữa.

Chúng ta phải bảo đảm rằng con cháu chúng ta sẽ gặt hái được thành quả từ những cam kết của chúng ta vào ngày mai. Vì vậy, chúng ta sẽ cùng nhau đối mặt với tương lai.

Cộng hòa muôn năm!

Nước Pháp muôn năm!


 

Diễn viên Quý Bình qua đời ở tuổi 42

Những câu chuyện Nhân VănMy Lan Pham

VỢ DIỄN VIÊN QUÝ BÌNH: “ANH BÌNH PHÁT HIỆN MẮC UNG THƯ TRONG MỘT LẦN ĐI KHÁM SỨC KHỎE DO CÓ TRIỆU CHỨNG ĐAU ĐẦU KÉO DÀI…”

Diễn viên bị chẩn đoán mắc ung thư vào cuối năm 2020. “Anh Bình phát hiện mắc ung thư trong một lần đi khám sức khỏe do có triệu chứng đau đầu kéo dài. Nhận chẩn đoán mắc u não anh khóc, cảm thấy tuyệt vọng vì lúc đó bản thân còn trẻ, chưa lập gia đình, chưa có con”, Ngọc Tiền – vợ Quý Bình chia sẻ.

Vợ chồng Quý Bình quen nhau năm 2017 trong một chuyến công tác ở Phú Quốc. Khi ấy, Quý Bình bị lôi cuốn bởi sự mạnh mẽ của Ngọc Tiền – người sinh năm 1976. Quen một thời gian, họ mới phát hiện nhà cùng ở Hóc Môn (TP HCM), cách nhau chỉ vài cây số.

Đến giờ vẫn chưa muốn tin vào sự thật là chồng đã qua đời, vợ diễn viên Quý Bình nghẹn ngào biết bệnh tình anh trở nặng một tuần trước khi qua đời ở tuổi 42, sau 5 năm mắc un.g th.ư.

Tối hôm trước, diễn viên thấy mệt, được vợ đưa vào bệnh viện Đại học Y dược TP HCM để kịp thời cứu chữa, song không qua khỏi.

Theo chị chia sẻ, lo lắng vì sợ vợ không chịu được áp lực của dư luận nên chồng kín tiếng.

Gia đình xin miễn nhận phúng điếu, hoa tươi, vật phẩm, mong khách viếng không livestream hoặc sử dụng điện thoại.

Hoa Kỳ không thể đạt mục tiêu ngân sách nếu không cắt Medicaid

Ba’o NguoiViet

March 6, 2025

WASHINGTON, DC (NV) – Đảng Cộng Hòa tại Hạ Viện không thể đạt được kế hoạch ngân sách như ý muốn, vốn là con đường cần thiết để thông qua chương trình nghị sự lập pháp do Tổng Thống Donald Trump đề ra mà không ảnh hưởng đáng kể tới Medicare hoặc Medicaid, viên chức ghi chép ngân sách chính thức xác nhận hôm Thứ Tư, 5 Tháng Ba.

Đảng Cộng Hòa tại Hạ Viện thông qua một bản thảo ngân sách vào tuần trước, mở đường cho việc thông qua các chính sách ưu tiên của Trump trong vấn đề nhập cư, năng lượng và thuế. Bản thảo này yêu cầu Ủy Ban Năng Lượng và Thương Mại tại Hạ Viện giảm $880 tỷ trong nguồn ngân sách trong thẩm quyền.

Văn Phòng Ngân Sách Quốc Hội CBO, một tổ chức gồm có các chuyên gia cố vấn nội bộ phi đảng phái làm trọng tài cho tiến trình thông qua ngân sách, cho biết khi tách riêng Medicare, tổng ngân sách theo thẩm quyền của ủy ban là $8.8 ngàn tỷ trong 10 năm. Medicaid chiếm $8.2 ngàn tỷ trong số đó, hay 93%.

Nguồn tài trợ chăm sóc y tế cho thành phần lợi tức thấp Medicaid có thể gặp nguy cơ cắt giảm nhằm đạt mục tiêu ngân sách do Tổng Thống Donald Trump đề ra. (Hình minh họa: Tofiqu Barbhuiya/Pexels)

Khi loại Medicare và Medicaid ra khỏi ngân sách, ủy ban giám sát tổng cộng $581 tỷ, ít hơn nhiều so với mục tiêu $880 tỷ, theo CBO. Bản thảo nêu rõ các con số này là câu trả lời cho Dân Biểu Frank Pallone (Dân Chủ-New Jersey), thành viên cao cấp tại Ủy Ban Năng Lượng và Thương Mại, và Dân Biểu Brendan Boyle (Dân Chủ-Pennsylvania), thành viên cao cấp tại Ủy Ban Ngân Sách.

Điều đó khiến các thành viên Đảng Cộng Hòa lâm vào tình thế khó khăn. Quyết nghị ngân sách, được thông qua với tỷ lệ sít sao nhất tại Hạ Viện, nơi Đảng Cộng Hòa nắm khối đa số mỏng manh, là một kết quả không mấy vững chắc sau các cuộc đàm phán giữa các thành viên theo đường lối cứng rắn bảo thủ đòi giảm mạnh ngân sách, cũng như các nhà lập pháp Đảng Cộng Hòa ở các địa hạt chiến trường nói rằng họ không muốn giảm bớt ngân sách trong các chương trình y tế quan trọng cho các cử tri đảng phái.

Đảng Dân Chủ cũng biến hành động bảo vệ bảo hiểm y tế Medicaid thành trọng tâm trong cuộc tấn công nhắm vào chương trình nghị sự của Đảng Cộng Hòa theo định hướng đảng phái, tố cáo Trump rắp tâm giảm bớt ngân sách chăm sóc sức khỏe cho thành phần lao động nhằm bù qua phần giảm thuế cho giới giàu có. Dân Biểu Al Green (Dân Chủ-Texas), bị mời ra khỏi nghị trường Hạ Viện trong lúc Trump phát biểu trước Quốc Hội vào tối Thứ Ba sau khi liên tục ngắt lời tổng thống và hét lên, “Ông không có quyền động tới Medicaid!”

Gần đây Trump nói trong một cuộc phỏng vấn với Fox News, “Medicare, Medicaid, chúng tôi không hề động tới những chương trình đó.”

Medicare là chương trình cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho người cao niên. Medicaid mở rộng phạm vi bảo hiểm chăm sóc sức khỏe cho những người lợi tức thấp và người tàn tật.

Các thành viên Đảng Cộng Hòa tại Hạ Viện không đồng tình với Trump, sau đó đưa Medicaid vào kế hoạch cắt giảm. Chủ Tịch Hạ Viện Mike Johnson (Cộng Hòa-Louisiana), nói rằng Medicaid đang được đặt lên bàn cân nhằm kiểm soát ngân sách.

“Medicaid là một vấn đề nan giải vì rất nhiều trường hợp gian lận, phí phạm và lạm dụng,” Johnson nói với các phóng viên vào tuần trước. “Tôi nghĩ rằng riêng Medicaid, tình trạng gian lận đã lên tới $50 tỷ một năm. Đó là những đồng tiền xương máu của người đóng thuế. Tất cả đều cam kết bảo vệ các quyền lợi Medicare cho những người thực sự cần, xứng đáng và đủ điều kiện. Những gì chúng ta đang nói tới là loại trừ gian lận, phung phí và lạm dụng.”

Khi được yêu cầu chứng minh $50 tỷ gian lận một năm, văn phòng Johnson trích dẫn một số liệu thống kê từ Trung Tâm Dịch Vụ Medicare và Medicaid CMS rằng “tỷ lệ thanh toán sai quy định” tại Medicaid là $50.3 tỷ. Nhưng phúc trình nêu rõ rằng phần lớn các lỗ hổng không phải đến từ tình trạng gian lận.

“Năm 2023, trong số các khoản thanh toán sai quy định tại Medicaid, 82% là do thiếu hồ sơ,” CMS viết trong phúc trình 2023. “Các khoản thanh toán này thường liên quan tới các tình trạng trong đó một tiểu bang hoặc nhà cung cấp quản lý hành chánh không chặt chẽ và không nhất thiết là gian lận hay lạm dụng.”

Trump không nhắc tới Medicaid trong phần phát biểu trước phiên họp chung tại Quốc Hội hôm Thứ Ba. (TTHN)