CHẶNG THỨ 4: Đức Chúa Giêsu gặp Đức Mẹ – Cha Vương

Chúc bạn ngày thứ 5 Mùa Chay được nhiều phúc lành và ân sủng của Chúa, Mời bạn tiếp tục đồng hành vời Chúa Giêsu qua việc suy niệm chặng thứ 4 của Đàng Thánh Giá hôm nay nhé.

Cha Vương

Thư 5, 3MC: 27/03/2025

CHẶNG THỨ 4: Đức Chúa Giêsu gặp Đức Mẹ

TIN MỪNG: Một lưỡi gươm sẽ đâm thâu tâm hồn Bà, để những tâm tư của nhiều người được tỏ lộ”. (Lc 2:35)

SUY NIỆM: Vì tội lỗi của nhân loại mà Chúa có thể làm tất cả! Vì Con mà Mẹ cũng có thể làm tất cả! Luật tự nhiên, không có cha mẹ nào chuẩn bị cho cái chết của con mình. Riêng đối với người mẹ thì chẳng nỗi mất mát nào lớn cho bằng mất đi đứa con yêu quý của mình, thế mà Mẹ Maria vẫn một lòng một dạ “xin vâng” nhìn con mình bị đối xử như kẻ gian ác và bị đưa đến nơi hành hình. Thật là một nỗi đau xé lòng!

XÉT MÌNH: Có bao giờ bạn thờ ơ lạnh nhạt với cha mẹ mình không? Trong đời sống gia đình, bạn có chu toàn bổn phận mà Thiên Chúa giao phó cho bậc làm cha mẹ: nuôi dưỡng và giáo dục con cái, đồng thời dạy cho chúng nên người Công Giáo, biết sống đạo tử tế và yêu thương tha nhân không? Mời bạn bỏ ra đôi phút, trong thinh lặng hãy tự xét mình và xin ơn hoán cải trong lối suy nghĩ, trong cách cảm nhận, và trong hành động của mình.

CẦU NGUYỆN: Lạy Chúa, trên đường thương khó Chúa bị cô đơn và bị bao nhiêu người bỏ rơi nhưng Mẹ của Chúa vẫn đứng đó để đồng cảm và đồng hành. Xin cho con biết nâng đỡ và an ủi các cha mẹ đang bị bỏ rơi vì tuổi già hoặc đang đau khổ vì con cái, và xin cho con biết chu toàn bổn phận làm cha mẹ, làm con để mang lại hạnh phúc cho gia đình và thế hệ mai sau. 

From: Do Dzung

**************************

MẸ ĐỨNG ĐÓ | LM KIM LONG | PHƯƠNG KÁT ft CHIRON TUẤN

Phụ nữ Philippines có thẻ xanh ở Mỹ 50 năm, vẫn bị ICE bắt

Ba’o Nguoi-Viet

March 27, 2025 ebo

SEATTLE, Washington (NV) – Gia đình một kỹ thuật viên phòng thí nghiệm tại đại học University of Washington lên tiếng sau khi bị Cơ Quan Thực Thi Di Trú và Quan Thuế ICE bắt giữ gần đây dù có thẻ xanh.

Lewelyn Dixon, 64 tuổi, thường trú nhân hợp pháp tại Hoa Kỳ trong 50 năm, bị bắt giữ tại phi trường ở Seattle và bị ICE tống giam sau khi viếng thăm quê hương Philippines vào cuối Tháng Hai. Phiên điều trần liên quan tới vụ bắt giữ được ấn định vào Tháng Bảy, nhưng thân nhân đang kêu gọi trả tự do cho Dixon và nói với NBC News rằng bà luôn luôn gắn kết những người trong gia đình lại với nhau.

ICE chưa lập tức trả lời yêu cầu bình luận từ NBC News.

Lewelyn Dixon. (Hình do Melania Madriaga cung cấp)

Lani Madriaga, cháu gái của Dixon cho biết bà đang bị giam tại Trung Tâm Di Trú ICE Khu Vực Tây Bắc ở Tacoma, Washington, tại đó bà kết giao với những người cũng đang bị giam giữ, đồng thời phiên dịch và giúp đỡ họ nói chuyện với luật sư trước khi diễn ra phiên điều trần.

Luật sư đại diện Dixon, Benjamin Osorio, cho biết dường như Cơ Quan Biên Phòng Hoa Kỳ USBP phát giác ra một bản án kết tội bà biển thủ công quỹ từ nhiều thập niên trước trong hồ sơ khi bà quay về Hoa Kỳ, dẫn tới hành động bắt giữ. Dixon từng nhận tội thực hiện hành vi phi bạo lực năm 2000, nhận lệnh bồi thường và phải bị tạm giam 30 ngày, hồ sơ tòa án cho thấy. Dixon hoàn tất bồi thường năm 2019.

Dixon từng làm việc với tư cách thủ quỹ kiêm giám sát hoạt động tại nhà băng Washington Mutual Bank, lúc đó bà “rút tiền mặt từ ngân khố trong tám lần riêng biệt” mà không được nhà băng cho phép, theo thỏa thuận nhận tội của Dixon. Bà rút tổng cộng $6,460.

Dixon chưa từng kể với gia đình về bản án, Madriaga cho biết, và nói rằng đó là “góc khuất u ám nhất” của Dixon.

Và dầu cho Dixon có đủ điều kiện nhập quốc tịch Hoa Kỳ từ lâu, Osorio cho biết, nhưng bà đã hứa với cha mình rằng bà sẽ giữ nguyên quốc tịch Philippines để có thể giữ gìn tài sản và đất đai ở Philippines.

Dixon tới Hoa Kỳ năm bà 14 tuổi, lập tức giúp Madriaga và anh chị em ổn định cuộc sống nơi xứ lạ quê người sau khi di cư.

Nhưng khi một người chị em của Madriaga ly hôn và thành một người mẹ đơn thân, Dixon dời qua Washington để phụ giúp săn sóc các cháu và phụ trả tiền mướn nhà. Nhiều năm sau đó, Madriaga cũng ly hôn và cho biết Dixon cũng tiếp tục chung sống để giúp đỡ các cháu.

Trong công việc, Dixon là một nhân viên tận tụy trong phòng thí nghiệm, Madriaga cho biết. Thậm chí ngay trong đêm xuống phi trường, Dixon cũng có lịch làm việc, Madriaga nói thêm. Dixon ngấp nghé dịp kỷ niệm 10 năm phục vụ phòng thí nghiệm, trong thời gian đó bà sẽ được hưởng lương hưu. Thân nhân gia đình đang lo lắng rằng Dixon sẽ mất cả công việc lẫn lương hưu sau khi vắng mặt quá lâu.

Susan Gregg, phát ngôn viên Bệnh Viện University of Washington, không giải thích thêm về trường hợp của Dixon, nhưng cho biết bà làm việc với tư cách kỹ thuật viên xét nghiệm tại bệnh viện này từ 2015.

Madriaga cho biết gia đình bà đang lên tiếng thay cho Dixon và cũng mong mỏi giúp đỡ những người khác tự bảo vệ khỏi tình cảnh tương tự. (TTHN)


 

Dịu dàng đến kì lạ

 Thao Teres

Thật đúng những con người thuộc trọn về Chúa, không ngại hôi, không ngại bẩn, không sợ lây nhiễm, chăm sóc người bệnh với cả trí óc và con tim. Cũng chỉ vì một điều: họ thấy Chúa nơi những con người đó.

(Mái ấm Thiên Ân (Hoàng Mai, Nghệ An) nơi cưu mang gần 30 em bại não, tâm thần, tự kỷ, thiểu năng trí tuệ. Các em không tự chủ được hoạt động nên các sơ hầu như phải lo mọi thứ: thay quần áo, vệ sinh, cho ăn. Các sơ cũng làm nhiều công việc để có kinh phí trang trải hàng tháng. Nhiều khi các em lên cơn đập phá đồ đạc, ném chất bẩn khắp nhà, nhưng các sơ vẫn âm thầm dọn dẹp không một lời trách móc.)

Make Christianity Great As Always

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến – Gia tài của đảng

Ba’o Dan Chim Viet

Tác Giả: Tưởng Năng Tiến

26/03/2025

Tôi tình cờ vừa được biết thêm (chút xíu) về sinh hoạt của giới thanh niên/sinh viên hiện nay, qua trang mạng của HaNoi University of Industry :

“Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội đã tổ chức tham quan, dâng hương tại các ‘địa chỉ đỏ’ – địa danh lịch sử cách mạng tại dải đất miền Trung …  Đây là hoạt động vô cùng ý nghĩa của Đại học Công nghiệp Hà Nội trong những ngày tháng tư lịch sử.

Đến với các ‘địa chỉ đỏ’ trong những ngày này, các thế hệ cán bộ, viên chức được trở về với lịch sử hào hùng của dân tộc, cảm nhận sâu sắc hơn sự hy sinh anh dũng, lòng yêu nước và ý chí cách mạng của các thế hệ đi trước.”

Ngay tại Sài Gòn, “những địa chỉ đỏ” cũng đâu có ít. Báo Thanh Niên cho biết :

Bên phải góc đường Hai Bà Trưng – Lý Chính Thắng (TP.HCM) có một “địa chỉ đỏ” của chiến dịch Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968. Đó là quán phở Bình nổi tiếng của vợ chồng ông Ngô Toại (Ngô Duy Ái).

 Vì có vị trí chiến lược nên ngôi nhà số 7 Yên Đỗ (Lý Chính Thắng hiện nay) từ năm 1967 đã được chủ nhân cho cách mạng sử dụng làm cơ sở bí mật của Sở Chỉ huy tiền phương phân khu 6, tập kết các chiến sĩ biệt động để trực tiếp tham gia chiến đấu…

Ông Ngô Văn Lập, con trai ông Ngô Toại, nhớ lại: “Khi đó tôi mới 12 tuổi. Từ 20 tháng chạp năm 1968, mỗi khi có ai đến ăn phở đáp đúng mật khẩu theo quy định là tôi đưa họ lên tầng 2 cho các chú cấp cao …

Ngày 16.11.1998, ngôi nhà số 7 Lý Chính Thắng (quán phở Bình) được Bộ Văn hóa trao bằng xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia, trở thành niềm vinh dự cho gia đình ông Ngô Toại…Mang mấy tập hồ sơ dày cộp ra bàn, ông Ngô Văn Lập đưa chúng tôi xem bằng khoán điền thổ, trong tờ lược giải ngày 4.8.1967 có ghi rõ việc sang nhượng của chủ cũ cho ông bà Ngô Toại – Trần Thị Mỵ với giá tiền tương đương 3.600 lượng vàng.

Sau này, cả ba anh em tôi đều đi bộ đội, tham gia chiến trường Campuchia. Giải ngũ, tụi tôi về tiếp quản tiệm phở Bình buôn bán cho đến giờ kiếm sống mà không được hưởng chế độ gì. Bao năm qua vất vả, ba hộ gia đình chúng tôi gồm 16 người sinh sống trong khuôn viên quá chật hẹp do dành hết 1 tầng làm khu trưng bày di tích, phải cải tạo bếp ăn cũ ngày xưa để làm nơi trú ngụ.

Tôi bị bệnh nan y không có tiền chạy chữa, mà nhà cửa là di tích quốc gia nên không làm giấy tờ sở hữu hợp pháp để cầm cố ngân hàng vay mượn được. Mỗi khi tôi mang hồ sơ lên phường xin hợp thức hóa đều bị bác vì lý do “nhà đã xếp hạng di tích”, ông Lập bức xúc.

Ông Lập, tất nhiên, không phải là người đầu tiên hay duy nhất “bức xúc” như vậy. Quanh ông thiếu gì những kẻ đồng cảnh ngộ. Cách Phở Bình không xa là một “địa chỉ đỏ” khác – quán Thanh Bò Tơ, của Mẹ Việt Nam Anh Hùng Đỗ Thị Bê, ở  Hóc Môn – cũng đang lâm vào trường hợp oái oăm tương tự.

Quán vắng tanh. Hình chụp ghế úp vào bàn (chắc cho đỡ bụi) nhưng vì đây là “di tích quốc gia” nên không sang nhượng được. Trước tình trạng sống dở (chết dở) của chủ nhân, nhà báo Uyên Vũ góp ý :

“Ông Lập cứ xé quách cái quyết định di tích lịch sử đi, đồng thời đập bỏ cái bảng hiệu có ngôi sao vàng to tổ bố chẳng giống ai, rồi cho thuê mặt tiền để người khác kinh doanh những thứ bổ ích và sinh lợi. Chắc chắn ông sẽ có tiền chữa bệnh, có tiền thuê một chỗ khác sống cho thoải mái cuộc đời. Giữ mãi cái vòng kim cô làm gì!”

Rồi ra – có lẽ – cũng sẽ đến lúc chủ nhân của những cái địa chỉ đỏ trên toàn quốc buộc phải hành xử thế thôi (“đập bỏ cái bảng hiệu có ngôi sao vàng to tổ bố chẳng giống ai đi” – mẹ nó, sợ gì?) chứ cứ dính mãi với gia tài của Đảng thì chắc chết, chết chắc.

Tôi hoàn toàn đồng ý với đề nghị thượng dẫn nhưng vẫn còn rất băn khoăn về tình cảnh (thê thảm và bi đát hơn nhiều) của vô số những nạn nhân khác, nhất là phụ nữ. Tuy không có bất động sản bị in dấu (sao vàng) nhưng xác thân của chính họ thì đã mang đủ thứ thương tật về thể lý, cũng như tâm lý, không thể xóa nhòa.

Xin nghe qua mẩu chuyện nhỏ sau, về một cựu thanh niên xung phong – quê ở Nga Sơn, Thanh Hoá – đã từng “tình nguyện” phục vụ tại đường mòn Hồ Chí Minh :

Mỏi chân, chúng tôi rẽ vào một khu biệt thự kín cồng cao tường, vườn cây um tùm rồi ngồi xuống một chiếc ghế dài granito trông sang một vườn hoa nho nhỏ. Mất điện, tiếng máy nổ ầm ì ở trong mỗi biệt thự.

Như có trời xui, cách chúng tôi hai ba mét một phụ nữ ve chai ngồi tựa vào hông chiếc ghế dài trống không. Tôi bảo ngồi lên ghế thì lắc: “Cháu không quen ngồi vào thứ sang”. Cụ bạn bèn đến bên:

  • Bây giờ được ở trong các nhà thế này cô có quen không?
  • Không ạ!
  • Cô thấy nó đẹp không?
  • Đẹp… Nhưng cháu chỉ muốn Mỹ nó lại thả bom cho tan hết…

Chúng tôi trố mắt. Không ngờ tới câu trả lời dứt khoát, đanh thép này chút nào.

Người phụ nữ nói tiếp:“Thế hồi đánh nhau đâu có như thế này? Chả là đều nghèo như nhau cả thôi. Bây giờ đấy, đứa ăn chẳng có mà đứa thì sướng quá vua. Biết trước là ra một trời một vực thế này thì chả đi hy sinh làm gì.” (Trần Đĩnh. Đèn Cù II, Westminster, CA: Người Việt, 2014).

François Guillemot còn viết cả một thiên tiểu luận (Trực Diện Với Cái Chết Và Nỗi Đau: Vấn Đề Thanh Niên Xung Phong Trong Chiến Tranh Việt Nam (1950-1975) về “hàng vạn thân thể phụ nữ bị hủy hoại, tàn phai, tật nguyền, và chao đảo mãi mãi.” Công trình nghiên cứu này đã được Phương Hoà chuyển ngữ, và đăng thành nhiều kỳ trên diễn đàn talawas (*).

Chúng tôi xin phép ghi lại đôi câu để rộng đường dư luận, cùng với ước mong cũng được xem đây như một lời tri ân để gửi đến tác giả và dịch giả:

“Họ là những người đi trước mà về sau. Trước những trận đánh, họ luôn luôn đi trước để mở đường, xây dựng chiến tuyến, rồi trực tiếp tham gia chiến đấu, cuối cùng, họ lại chính là những người về sau thu dọn chiến trường, tải thương, chôn cất liệt sĩ.”

“Đối với những cựu TNXP tuổi đời chỉ khoảng 20, việc quay về đời sống dân sự ở quê nhà là rất phức tạp. Sự hy sinh, khắc kỷ, dũng cảm trong những năm tháng chiến tranh tương ứng với thương tật, đớn đau và rối loạn tinh thần trong thời gian hòa bình… Những người này trở thành 5 không, sau khi cha mẹ mất đi: ‘không chồng, không con, không nhà, không chế độ, và độc thân.”

Thực là một “gia tài đồ sộ” mà “đến đời con chắc chắn chưa trả được” – theo như nguyên văn lời của nhà báo và nhà hoạt động xã hội Nguyễn Lân Thắng, trước khi ông bị bắt giam: “Người ta đã phản bội tất cả những gì đã hứa với dân để vun vén cho quần thần, cho gia tộc của họ. Tham nhũng tràn lan, đạo đức băng hoại, tài nguyên kiệt quệ, công nhân làm đĩ, nông dân ăn mày, trí thức hạ mình, tổ quốc lâm nguy, nợ nước ngoài đến đời con chắc chắn chưa trả được”

———————

(*) Chú thích của talawas: François Guillemot là chuyên viên nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia (CNRS), phụ trách kho tài liệu Việt Nam tại Viện Nghiên cứu Đông Á (IAO, Lyon, Pháp). Ông lấy bằng tiến sĩ về lịch sử tại Ecole pratique des hautes études (EPHE, Paris) năm 2003. Hiện ông nghiên cứu về những vấn đề văn hoá trong chiến tranh của người Việt, và về chủ nghĩa dân tộc phi cộng sản của người Việt, chẳng hạn như về Đảng Đại Việt. Tiểu luận này được thuyết trình lần đầu tại hội thảo quốc tế, “Bản sắc cơ thể ở Việt Nam: Chuyển hoá và Đa dạng”, tại Ecole normale superieure lettres et sciences humaines, Lyon. Tác giả cảm ơn Christopher E. Goscha, Agathe Larcher, Claire và William J. Duiker, Vatthana Pholsena, Tuong Vu, Edward Miller và Trang Cao đã giúp ông dịch (từ tiếng Pháp sang tiếng Anh) và hiệu đính tiểu luận này để đăng trên Journal of Vietnamese Studies vào mùa thu 2009.


 

TRỖI DẬY VÀ TRỞ VỀ – TGM Giu-se Vũ Văn Thiên 

TGM Giu-se Vũ Văn Thiên 

Chúa nhật thứ bốn Mùa Chay là điểm giữa của hành trình Mùa Chay, Phụng vụ khích lệ chúng ta: nếu có trải qua những khổ chế hy sinh của Mùa Chay, là vì chúng ta đang hướng về nhà mình, về với Cha, Đấng nhân hậu hằng yêu thương và chờ đợi chúng ta trở về.  Quả thực, hành trình Mùa Chay là hành trình trở về, dù phải trải qua hy sinh, nhưng luôn đong đầy niềm vui và hy vọng.  Cũng vì lẽ đó mà luật Phụng vụ cho phép các linh mục có thể mặc lễ phục màu hồng trong Chúa nhật này, vì màu hồng biểu thị cho niềm vui và hy vọng.  Lễ phục màu hồng như dấu hiệu của niềm vui đi kèm với lời hứa về lễ Phục sinh.  Truyền thống cũng gọi Chúa nhật thứ bốn Mùa Chay là Chúa nhật “Laetare,” tiếng La-tinh có nghĩa là “vui mừng.” 

Niềm vui trở về trước hết được diễn tả trong Bài đọc I trích sách Giô-suê.  Dân Do Thái sau bốn mươi năm lang thang trong sa mạc, nay đã trở về Ca-na-an, mảnh đất mà Thiên Chúa đã hứa cho các Tổ phụ.  Gọi là “trở về” vì đây chính là nơi ông Áp-ra-ham và vợ mình là bà Sa-ra đã sống và an nghỉ.  Trở về với Ca-na-an, người Do Thái về đất tổ của mình.  Chính Thiên Chúa ban cho họ đất này.  Họ không còn ăn những sản phẩm nhàm chán trong cuộc lữ hành, nhưng bắt đầu làm nhà định cư và được hưởng những thổ sản của địa phương.  Niềm vui của Dân Chúa thật tràn trề khi họ trở về đất hứa. 

Dụ ngôn “Người cha nhân hậu” trong Tin Mừng theo thánh Lu-ca là một trong những tuyệt tác văn chương của Kinh Thánh.  Dụ ngôn ấy vừa nói về lòng nhân hậu bao dung của người cha, vừa nêu bật niềm vui hân hoan của người con đã có thời đi hoang.  Dụ ngôn “Người cha nhân hậu” mang ý nghĩa đặc biệt trong Năm Thánh Hy Vọng 2025 này.  Từng chi tiết của câu chuyện có thể tìm thấy trong hoàn cảnh cuộc đời của mỗi cá nhân chúng ta.  Nói cách khác, mỗi người chúng ta có thể nhận thấy chính mình trong câu chuyện này. 

Có thể chúng ta là người con thứ đã có thời lầm lỗi, nay cảm nhận được hậu quả của tội lỗi cũng như sự sa vắng tình thương, nên trỗi dậy để quyết tâm trở về với cha mình.  Câu nói của người con thứ: “Thôi, ta đứng lên, đi về cùng cha, và thưa với người rằng: ‘Thưa cha, con thật đắc tội với Trời và với cha….”  Phạm tội trước hết là đắc tội với Trời, với Thiên Chúa.  Vì Ngài là Đấng dựng nên chúng ta, đồng thời dạy chúng ta sống tốt lành.  Phạm tội cũng là đắc tội với những người thân và anh chị em đồng loại, vì tội như một thứ bệnh truyền nhiễm, gây ảnh hưởng tiêu cực nơi môi trường sống và tác hại đến những người xung quanh.  Câu tự nhủ của người con thứ nói lên tình liên đới của con người do những hành động tốt hoặc xấu của một thành viên trong gia đình và xã hội. 

Có thể chúng ta là người con cả.  Quanh năm ngày tháng anh vẫn ở với cha mình.  Anh được coi là người hiếu thảo, tận tâm chăm lo giúp đỡ cha trong lúc tuổi già.  Nhưng nếu anh hiếu thảo với cha, thì lại ghen tương và cố chấp đối với đứa em ruột thịt của mình.  Khi người em trở về, ai cũng vui mừng phấn khởi thì anh lại buồn.  Có thể anh buồn vì người em đã làm cho gia đình khốn khổ, đó là cái buồn do sự cố chấp.  Cũng có thể anh buồn vì người em trở về sẽ đòi chia gia tài, đó là nỗi buồn do tham lam.  Dù vì lý do nào, người cha cũng không chấp nhận.  Ông luôn yêu thương cả hai đứa, đứa vẫn chăm sóc ông bấy lâu nay cũng như đứa bỏ nhà ra đi rồi đến lúc phá sản, vì đơn giản ông là NGƯỜI CHA. 

Nhân vật chính của dụ ngôn là NGƯỜI CHA.  Ông là hình ảnh của Thiên Chúa.  Chúa Giê-su kể dụ ngôn này sau khi những người Pha-ri-siêu và kinh sư xầm xì bàn tán vì thấy những người thu thuế và tội lỗi đến với Chúa và được Người đón tiếp.  Đối lại, Chúa Giê-su giảng một chuỗi ba dụ ngôn, gồm dụ ngôn con chiên bị mất; dụ ngôn đồng bạc bị đánh mất; và dụ ngôn người cha nhân hậu.  Thiên Chúa là Cha của những người Pha-ri-siêu, của những người kinh sư và cũng là Cha của những người thu thuế và người tội lỗi.  Người không nỡ bỏ một ai, như lời ngôn sứ Ê-dê-ki-en: “Ta sẽ không nhớ lại mọi tội ác nó (kẻ gian ác) đã phạm: nó sẽ sống nhờ việc công chính mà nó đã thực hành!  Chúa là Thiên Chúa phán: Có phải Ta muốn kẻ gian ác phải chết, chớ không muốn nó bỏ đàng tội lỗi và được sống ư?” (Ed 18,22-23). 

Khi cảm nhận được lòng nhân hậu bao dung của Thiên Chúa, chúng ta hãy trỗi dậy và vững tâm trở về, dù tội lỗi đến đâu.  Thánh Phao-lô khuyên chúng ta: “Ai ở trong Đức Ki-tô, đều là tụ tạo mới!”  Nếu chúng ta tự tin và can đảm trở về với Chúa, là vì chúng ta vừa xác tín vào lòng nhân hậu của Ngài, vừa cậy nhờ vào Đức Giê-su, vì “trong Đức Ki-tô, Thiên Chúa đã cho thế gian được hòa giải với Ngài” (Bài đọc II). 

Thiên Chúa là Cha, đang giang rộng cánh tay đón chờ các con cái trở về.  Xin cho chúng ta được hưởng niềm vui của sự trở về, để nhờ đó chúng ta được vững tin và phó thác, tiếp tục bước đi trong hành trình hy vọng.

 TGM Giu-se Vũ Văn Thiên

From: Langthangchieutim


 

Thằng lơ xe đò trong văn hóa Miền Nam – Truyen ngan HAY

Kimtrong Lam

(Bài rất dài nhưng đọc không uổng. Merci các bạn đã đọc tới sau chót bài!)

Đi xe đò mà không có lơ thì khỏi xuất bến. Anh lơ mang hành lý hàng hóa của khách lên mui, sắp xếp ghế cho khách, dẫn người già lên xe, là cái loa báo hiệu quảng đường khách sắp tới.

Lơ xe có quyền lực ghê lắm, có thể đuổi khách xuống nếu phát hiện đi chui.

Ai đi xe đò Sài Gòn Mỹ Tho sẽ gặp vầy:

“Sắp tới Tân Hương, bà con nào xuống chuẩn bị đồ đạc nghen!”

Ngồi chưa nóng đít là đã tới ngã ba Phú Mỹ, tới Tân Hiệp.

Ai đi xe đò Chợ Lớn Cần Đước sẽ nhớ giọng anh lơ:

“Tới Cầu Ông Thìn bà con ơi! Tới Kế Mỹ rồi.Tới cầu Mồng Gà rồi.

Tới Chợ Trạm bà con cô bác nào xuống chuẩn bị nghen!”

Nhớ cầu Nhị Thiên Đường, nhớ cầu Ông Thìn như răng bà già sắp rụng, nhớ cầu Mồng Gà và cầu Chợ Trạm trong bụi đỏ mù trời!

Nghề lơ xe là một nghề mà người Nam Kỳ nào cũng biết.

Mấy bà già kêu “Thằng lơ”. Mấy em tre trẻ kêu “Anh lơ”. Mấy em học sinh kêu “Chú lơ”.

Thông thường kêu là “Thằng lơ” là hết xi mum.

Đi dê gái, mới tán gái vài câu mấy em chảnh xí một cái: “Cái thứ lơ mà trèo cao, đỉa đòi đeo chưn hạc, xí không thèm!”

Lơ xe tưởng bình dân, ăn mặc lèng xèng vậy chứ là từ tiếng Pháp à!, nó là “Controleur” người soát vé trong tiếng Pháp.

Người Nam Kỳ nhớ chữ leur và biến thành “lơ xe”.

Người Nam Kỳ xưa xài hàng Tây không hà, kêu tài xế là sốp phơ (chauffeur), sốp phơ ôm cái bánh lái kêu là ôm vô lăng (volant).

Khi khách lên xe, anh lơ sẽ dộng vô thành xe nói lớn:

“Bà con cô bác ngồi ngay ngắn, giữ kỹ đồ đạc, xe chuẩn bị đề pa!”

Đề pa tiếng Pháp là départ có nghĩa là khởi hành, rồ máy xe chạy.

“Sài Gòn có bến Chương Dương

Có dinh Độc Lập, có đường Tự Do

Phường Chợ Quán, khóm Cầu Kho

Bến xe Lục Tỉnh, con đò Thủ Thiêm.”

Xin dông dài dẫn về thăm một chút cái bến Miền Nam của chúng ta.

Ở Miền Nam mình, nơi ghe tàu đậu nhiều bên sông kêu là bến, từ bến ghe,bến đò tới bến xe.

Sài Gòn có  Bến Nghé, có Bến Thành. Dạt qua Bình Dương Thủ Dầu Một có Bến Cỏ, Bến Củi là nơi bán cỏ cho ngựa ăn và bán củi.

Bến Cát là nơi tập trung ghe chở cát, Bến Súc là nơi buôn bán cây mà thuộc loại lớn, người Nam Kỳ kêu những cây lớn còn nguyên hình là cây súc.

Bến Thế Thủ Dầu Một là cái bến có trạm thâu thuế thuyền bè qua lại kêu là Bến Thuế, lâu ngày dân Bình Dương đọc thành Bến Thế.

Bây giờ chúng ta chạy về hướng Miền Tây.

Qua cầu Bình Điền, Chợ Đệm ta đụng Bến Lức, nơi có khóm nổi tiếng ngon ngọt, phải qua cái cầu khá lớn về dưới

Bến Lức là tên của sông Vàm Cỏ Đông chảy qua khúc này.

Bến Lức là bến sông có nhiều cây lứt và không loại trừ có xuất xứ từ gốc Khmer.

Trong sử Nguyễn, chữ tên Hán Việt của Bến Lức là Lật Giang.

Chúng ta về Mỹ Tho sẽ gặp cầu Bến Chùa, nó là cái bến có cái chùa gần đó, dễ hiểu.

Mỹ Tho là một cái trung tâm về Miền Tây, có ga xe lửa, có cầu tàu lục tỉnh, mọi thứ đều nằm trên Quai Galliéni (bến Trưng Trắc).

Năm xưa quan lớn Phan Thanh Giản từ Huế vể Bảo Thạnh Ba Tri thì phải ghé Mỹ Tho kiếm đò ở vàm sông Bảo Định này rồi lên ghe đâm ngang ra sông Cửa Tiểu và Cửa Đại rồi vô đến sông Ba Lai về Bảo Thạnh.

Thời Nguyễn bến đò nằm mé bên Chợ Cũ, Bến Tắm Ngựa, nằm cuối đường Trịnh Hoài Đức.

Mỹ Tho có cái bến tàu này là trạm sông lớn nhứt về các tỉnh Miền Tây, về Châu Đốc, về Cần Thơ, Cà Mau…..

Bến tàu lục tỉnh Mỹ Tho ngày đêm lúc nhúc người và người, tàu ghe chen chúc, tiếng réo gọi nhau rân trời.

Tại cầu tàu lục tỉnh, ngoài tàu khách còn có ghe thương hồ chất hàng lên chợ Mỹ Tho, lòng vòng đó có nhiều chiếc ghe nhỏ chèo bán đồ ăn, phần đông là những cô còn trẻ, dân Mỹ Tho kêu là “gái bán vàm”.

Và chúng ta qua Bến Tre.

“Bến Tre Bến Tre hỡi!

Có nhớ gã thương hồ

Khua dầm loang nắng đục

Lẩn thẩn sầu bán thơ?”

Có 2 lý giải về Bến Tre:

-Bến Tre xuất phát từ gốc Khmer là Srok Tre với nghĩa là Sóc Tre hay Bến Tre.

-Bến Tre có nguồn gốc Khmer là Sork Kompong Treay nghĩa là xứ bến cá

Xứ này cá đồng nhiều.

Ngày nay vẫn còn các địa danh tên cá như cầu Cá Lóc,nên chữ Sork Kompong Treay cũng nghe có lý.

Trên bờ Rạch Bến Tre có cái chợ Bến Tre.

Khi Pháp thành lập hạt tham biện Bến Tre đã đặt tỉnh lỵ ngay khu vực đất trung tâm của làng An Hội này, cái tên Bến Tre là lấy tên cái chợ Bến Tre này.

Xuống Cần Thơ có Bến Ninh Kiều.

Thời Pháp tên bến này là Quai de Commerce,dân gọi là Bến Hàng Dương. Năm 1958 ông tỉnh trưởng Cần Thơ vì mê bài “Bình Ngô đại cáo”, mê câu “Ninh Kiều máu chảy thành sông, tanh hôi vạn dặm-Tụy Động thây chất đầy nội, nhơ để ngàn năm” nên đặt tên là Bến Ninh Kiều.

Thiệt không hiểu nỗi vì sao lại lấy một địa danh có mùi máu tanh ngoài Bắc đặt tên cho một bến sông thơ mộng Cần Thơ?

Đó cũng là sai lầm.

Có lẽ muốn “lạ” hơn Sài Gòn vì Sài Gòn đã có Bến Bạch Đằng, Bến Hàm Tử, Bến Vân Đồn, Bến Chương Dương là tên những trận thủy chiến.

Nhưng Ninh Kiều là câu thơ máu.

Sài Gòn còn có Bến Lê Quang Liêm, Bến Tôn Thất Thuyết, Bến Trần Xuân Soạn, Bến Mễ Cốc, Bến Bình Đông, Bến Bình Tây, Bến Bãi Sậy.

Miền Tây nổi tiếng nhiều kinh rạch, nhiều cầu thì cũng nhiều đò, chỗ ghe rước khách kêu là bến đò.

Rồi chợ cũng cất sát sông,dễ hiểu là cho tàu bè chở hàng hóa lên chợ cho dễ, vậy là sau chợ sẽ có cái bến.

Cái chợ nổi tiếng nhứt Nam Kỳ, giàu có nhứt Lục Tỉnh là chợ Bến Thành, tên thiệt là chợ Sài Gòn, nằm trên cái bến ngay hào thành Sài Gòn xưa.

Bến xe đò Lục Tỉnh đầu tiên là bến xe bên hông chợ Bến Thành.

Chợ Bến Thành Tây viết là“ Le Marche Central”, dân Nam Kỳ kêu là chợ Bến Thành, chợ Sài Gòn hay chợ Mới.

Chợ Mới được hãng Brossard et Maupin xây dựng trên cái ao Bồ Rệt (Marais Boresse) từ năm 1912 đến năm 1914 thì hoàn tất.

Cái chợ nằm giữa bốn cái lộ.

Mặt tiền day mặt về hướng chánh Nam theo Kinh Dịch là con lộ Place Cuniac (Bùng binh Chợ Bến Thành -Công trường Cộng Hòa-Công trường Diên Hồng-Quảng trường Quách Thị Trang).

Mặt bắc chợ là Rue d’Espagne (Lê Thánh Tôn).

Mặt tây là Rue Schroeder(Phan Châu Trinh).

Phía đông là Rue Viénot (Phan Bội Châu).

Hai con lộ bên hông chợ được Pháp làm bến xe đò lục tỉnh.

Lộ cửa Tây Rue Schroeder (Phan Châu Trinh) là bến xe về Miền Tây. Lộ mé đông Rue Viénot (Phan Bội Châu) là bến xe đò về Miền Đông.

Lúc bấy giờ khu chợ Bến Thành là khu trung tâm Sài Gòn, xế bên có ga xe lửa Sài Gòn-Mỹ Tho thì hành khách từ xe lửa có thể đi bộ qua hông chợ Bến Thành lên xe đò đi các nơi.

Tới những 1940 vẫn còn bến xe hai bên hông chợ Bến Thành.

Sau đó Pháp cho tản bến xe ra khỏi khu vực chợ Bến Thành để giữ văn minh đô thị.

Bến Miền Tây về bến xe Lục Tỉnh Petrus Ký, bến xe Chợ Lớn Bình Tây.

Bến Miền Đông dời về bến xe Nguyễn Cư Trinh, bến xe Nguyễn Thái Học.

Tới những năm 1960 thì chuyển hết về bến xe Petrus Ký.

Rồi thì bến xe Petrus Ký quá tải, xe đi Miền Tây được dời ra Phú Lâm gọi là Xa cảng Miền Tây.

Các hãng xe đò ngày trước ở Sài Gòn rất mạnh, họ chạy xuống Miền Tây, ra Miền Trung, thành ra thuật ngữ “xe đò” vang danh thiên hạ.

Bến xe đò, bến xe lam, bến xe lô.

Xe lô là nói tắt từ “lô ca xông”, tiếng Pháp là location. Đây là loại xe chạy nhanh hơn xe đò, chở ít khách, hàng hóa hơn xe đò.

Xe lô xưa thường của hãng Citroen sản xuất, nó dài, tiêu chuẩn là 7 tới 8 hành khách, nhưng sốp phơ hay nhét trên 10 người cho đủ sở hụi.

Có cả thảy 20 tỉnh ở Nam Kỳ ghép thành vần:

“Gia, Châu, Hà

Rạch, Trà, Sa, Bến

Long, Tân, Sóc, Thủ, Tây, Biên

Mỹ, Bà, Chợ, Vĩnh, Gò, Cần, Bạc. “

Sau thêm Cấp là Vũng Tàu.

Bến xe đò thì không phải tỉnh nào cũng có,nhưng bến xe lam, bến xe lô thì tỉnh nào cũng có.

Tại Lục Tỉnh xưa có rất nhiều bến xe lam.

Mà đi xe lam cũ rất vui, ông lái xe lam phải khởi động bằng cái cây sắt chọt vô cái lỗ đầu xe mà quây nhiều vòng.

Sau thì có xe lam đạp máy tành tạch. Có nhiều khi không nổ máy khách phải hì hụi phụ đẩy.

Xe lam chở nhiều bị nhổng đít, cái đầu chổng lên trời hoài.

Trở lại đề tài “lơ xe”.

Muốn làm lơ xe phải có sức khỏe vì phải trèo lên trèo xuống từ mặt đất lên mui.

Lơ thường đứng hoặc ngồi bẹp dưới sàn vì ghế là của khách đi xe.

Làm lơ xe nhà thường nghèo, vì có nhà giàu nào cho con đi làm cái thứ “lơ xe”.

Tuy nhiên đã có nhiều cuộc tình giữa lơ xe trẻ và nữ hành khách đi xe đò thường, từ gặp rồi quen, giúp bưng đồ riết thương nhau luôn.

Sau 1975 khi cộng sản quản lý Miền Nam kiểu ngăn sông cấm chợ, mấy bà bán đường dài phải o bế ông bán vé xe và ông lơ xe.

Chơi “líp ba ga” với khách thì sẽ có tình thôi.

Trong lịch sử chánh trị thế giới có một ông chủ tịch nước Lào ngày xưa hoạt động nhờ nghề đi lơ xe đò, mà ông này có máu người Việt mới vui !

Hàng ngày không thể thiếu những chuyến xe đò đường dài nối các tỉnh, cũng như không thể thiếu anh lơ xe

Nhiều bà đi bộ ghét lơ xe, bả đi ngoài đường xe đò trờ tới, lơ xe ló cái đầu ra nẹt bả: “Đi đứng gì mà tè le ra đường, muốn ch-ết hả má?”

Bả bực quá chửi lại:

“Ch-ết bà n-ội mày, đồ…cái thứ lơ xe!”

Đúng là cái thứ lơ xe!

( Nhắc mà nhớ, trời ơi sao mà mới như hôm qua vậy cà?)

From: KimTrong Lam


 

LỢI KHÍ CỦA LỜI – Lm. Minh Anh, Tgp. Huế

Lm. Minh Anh, Tgp. Huế

“Ngày hôm nay, ước gì anh em nghe tiếng Chúa!”.

McCheyne viết cho Edwards, một tân linh mục, “Xét về độ tinh khiết và sự hoàn hảo của một dụng cụ, bạn sẽ thành công! Tuy nhiên, điều đó không đến từ những tài năng Chúa ban cho bằng việc bạn ‘nên giống Chúa Giêsu’ mỗi ngày! Giống Ngài, bạn trở nên một vũ khí khủng khiếp trong tay Thiên Chúa; bởi lẽ, bạn đã là một lợi khí của Lời!”.

Kính thưa Anh Chị em,

Lời Chúa hôm nay tiết lộ, “Việc trở nên một vũ khí khủng khiếp trong tay Thiên Chúa” là điều mà người môn đệ mọi thời phải ao ước! Giêrêmia, thời Cựu Ước; bạn và tôi, thời Tân Ước, chúng ta cần ‘mở miệng’ – nên một ‘lợi khí của Lời’ – nói cho mọi người thông điệp của trời, “Ngày hôm nay, ước gì anh em nghe tiếng Chúa; Người phán, ‘Các ngươi chớ cứng lòng!’” – Thánh Vịnh đáp ca.

Giêrêmia được gọi, được chọn, được sai đi tường thuật cho dân những gì Chúa nói với ông, “Ngươi sẽ nói với chúng tất cả những điều ấy!”; “Hãy bước theo mọi đường lối Ta truyền dạy!” – bài đọc một. Tin Mừng tường thuật việc Chúa Giêsu trừ một quỷ câm; trước khi được chữa, người câm dường như bị quỷ chiếm hữu hoàn toàn, đến nỗi anh mất khả năng nói; nhưng sau khi được lành, anh nói rành rọt!

Với sự kiện này, chúng ta tự hỏi, rất nhiều người đang rối bời trong cuộc sống; rất nhiều người đang thấy mình đi trên một con đường không lối ra, dẫn đến lầm lạc và huỷ hoại; không chỉ mất khả năng nói, họ còn mất khả năng nghe. Tắt một lời, rất nhiều người cần nghe Tin Mừng! Bạn và tôi vẫn thản nhiên nhìn họ bị trói buộc sao? Vậy điều gì cản trở bạn và tôi nói Lời của Chúa cách cởi mở, trung thực và rõ ràng?

Vậy phải chăng chính chúng ta ít nhiều cũng bị Quỷ Câm ám? Và dẫu không chịu tác động của quỷ ở mức tương tự, chúng ta vẫn thường bị nó cản trở cách này cách khác? Nó thường tìm cách tác động theo hướng khiến chúng ta sợ hãi loan báo Lời cách tự do, chân thành và tức thời; nó luôn áp lực, khiến chúng ta bối rối, do dự mỗi khi có cơ hội. Và dù hiếm khi rơi vào quyền lực của nó hoàn toàn, chúng ta vẫn thường bị nó tác động đến nỗi mất khả năng nói. Đang khi lẽ ra, chúng ta phải nói Lời bất cứ khi nào, với bất cứ ai, ở bất cứ nơi đâu!

Anh Chị em,

“Ngày hôm nay, ước gì anh em nghe tiếng Chúa!”, đó là sứ điệp chúng ta kêu mời; nhưng trước hết, là sứ điệp gửi cho chính bạn và tôi! Mỗi ngày Chúa Giêsu ban Lời, Ngài mong chúng ta trở thành những môn đệ tín trung biết lắng nghe Lời, được Lời biến đổi, hầu trở nên một ‘Lời Giêsu’ khác. Bấy giờ, trong tay Chúa, chúng ta là một vũ khí khủng khiếp, không phải để gieo tai rắc hoạ nhưng đem cho thế giới bình an và yêu thương! Điều này không tuỳ thuộc vào khả năng Chúa ban nhưng tuỳ thuộc hoàn toàn vào việc chúng ta có nên giống Chúa Giêsu không! Bị quỷ ám, chúng ta không có khả năng nói, không muốn nói; thậm chí, không dám nói… chỉ vì chưa nên giống Chúa Giêsu. Hãy để Ngài chữa lành, sử dụng bạn như một lợi khí thánh – ‘lợi khí của Lời’ – của sự thật và tình yêu!

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa Giêsu, đừng để con giống ‘một cán bộ’ hay bất cứ ai trừ một mình Chúa. Và như thế con sẽ là một vũ khí khủng khiếp trong tay Chúa!”, Amen.

(Lm. Minh Anh, Tgp. Huế)

FRom: Kim Bang Nguyen

**************************************

Thứ Năm Tuần III Mùa Chay

✠Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Lu-ca.

14 Khi ấy, Đức Giê-su trừ một tên quỷ, và nó là quỷ câm. Khi quỷ xuất rồi, thì người câm nói được. Đám đông lấy làm ngạc nhiên. 15 Nhưng trong số đó có mấy người lại bảo: “Ông ấy dựa thế quỷ vương Bê-en-dê-bun mà trừ quỷ.” 16 Kẻ khác lại muốn thử Người, nên đã đòi Người một dấu lạ từ trời. 17 Nhưng Người biết tư tưởng của họ, nên nói: “Nước nào tự chia rẽ thì sẽ điêu tàn, nhà nọ đổ xuống nhà kia. 18 Nếu Xa-tan cũng tự chia rẽ chống lại chính mình, thì nước nó tồn tại sao được?… bởi lẽ các ông nói tôi dựa thế Bê-en-dê-bun mà trừ quỷ. 19 Nếu tôi dựa thế Bê-en-dê-bun mà trừ quỷ, thì con cái các ông dựa thế ai mà trừ? Bởi vậy, chính họ sẽ xét xử các ông. 20 Còn nếu tôi dùng ngón tay Thiên Chúa mà trừ quỷ, thì quả là Triều Đại Thiên Chúa đã đến giữa các ông. 21 Khi một người mạnh được vũ trang đầy đủ canh giữ lâu đài của mình, thì của cải người ấy được an toàn. 22 Nhưng nếu có người mạnh thế hơn đột nhập và thắng được người ấy, thì sẽ tước lấy vũ khí mà người ấy vẫn tin tưởng và sẽ đem phân phát những gì đã lấy được.

23 “Ai không đi với tôi là chống lại tôi, và ai không cùng tôi thu góp là phân tán.”


 

ANH CHƯA TỪNG BỎ RƠI EM-Truyen ngan HAY

 Công Tú Nguyễn  –  Chuyện tuổi Xế Chiều 

MỘT CÂU CHUYỆN RẤT NHÂN VĂN

Tiền trong nhà ngày trước cha mẹ để lại đã tiêu hết, người anh trai không đành lòng để em gái ở nhà đợi chết, cậu dùng chiếc xe kéo tự chế của mình đưa em tới một bệnh viện lớn trên thành phố.

Bác sĩ bị tình cảm của hai anh em làm cho cảm động, sau khi họp bàn các bác sĩ quyết định miễn phí làm phẫu thuật cấy ghép thận, người hiến thận tất nhiên là người anh trai câm của cô bé.

Sau đó bác sĩ lại dẫn cậu anh trai vào phòng làm việc, thẳng thắn nói với anh:

“Nếu hiến thận của cậu cho em gái, thì cô bé có thể sống, nếu không hiến, em gái cậu sẽ nhanh chóng qua đời. tuy nhiên nếu trong cuộc phẫu thuật có gì sai sót, thì tính mạng của cậu cũng có thể là không giữ được”.

Người anh trai câm, sắc mặt tái nhợt, trong lòng nặng trĩu, đầy những suy nghĩ, và có chút do dự. Một lúc sau anh ngẩng đầu nhìn bác sĩ và gật đầu vẫn tiếp tục làm cuộc phẫu thuật này cho em gái. Bác sĩ vui mừng vỗ vai anh, bảo anh về nhà đợi.

Không ngờ, buổi chiều ngày hôm đó, người anh trai câm liền mất tích. Vị bác sĩ hỏi Tiểu Tiểu:

“Rốt cuộc anh trai cháu đã đi đâu? Lúc đi có nói gì với cháu không?”

Tiểu Tiểu nói: “Anh nói với cháu, phải về nhà 1 chuyến”.

Bác sĩ thấy có chút kỳ lạ, nhớ đến sắc mặt tái nhợt khi ông nói với người anh trai câm về sự cố không may xảy ra trong phẫu thuật. Ông cau mày nói:

“Sắp đến ngày phẫu thuật rồi, tại sao anh trai cháu còn về nhà làm gì?”

Tất cả đều đã chuẩn bị kỹ càng, chỉ cần đợi người hiến thận là xong, nhưng vào giờ phút này người anh trai câm lại bỗng dưng mất tích, khiến cả bệnh viện náo loạn.

Một ngày nữa lại trôi qua, người anh trai câm vẫn chưa xuất hiện. Tất cả ý tá, bác sĩ trong viện đều biết chuyện, tất cả mọi người đều không nói ra, nhưng trong lòng đều cho rằng anh nhất định vì sợ quá nên đã chuồn rồi.

Do lo lắng Tiểu Tiểu không chịu được sự đả kích này, bác sĩ và các y tá đều không dám nói trước mặt cô bé. Bất kể là như vậy, Tiểu Tiểu từ sắc mặt của mọi người cũng có thể đoán được ít nhiều, trên khuôn mặt của cô bé không còn những nụ cười vui tươi nữa, cả ngày cô bé đều khóc lóc.

Thời gian phẫu thuật cũng sắp đến, lúc đó, có một người vội vội vàng vàng chạy vào phòng bệnh. Thì ra đó chính là người anh trai câm đã mất tích mấy ngày qua của cô bé.

Tiểu Tiểu vừa nhìn thấy anh, dùng những động tác hình thái để nói chuyện với anh, một lúc sau cô bé bỗng khóc òa.

Mọi người có mặt trong phòng đều mơ hồ: “Rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì?”, cuối cùng vì cảm xúc của cô bé lên cao quá mà cuộc phẫu thuật phải hoãn lại.

Vị bác sĩ tò mò hỏi Tiểu Tiểu: “Tất cả mọi người đều muốn biết, vừa rồi, cháu và anh trai đã nói gì với nhau vậy?”

Tiểu Tiểu lau nước mắt, nghẹn ngào nói:

“Cháu hỏi anh trai về nhà làm gì, vì bác sĩ đã miễn phí tiền viện phí và chi phí phẫu thuật rồi, anh nói với cháu là mấy ngày qua anh về nhà để vào rừng kiếm củi, gánh nước. Với số củi và nước đó cháu có thể dùng trong vòng nửa năm”.

Bác sĩ ngạc nhiên hỏi: “Anh trai cháu sao lại làm như vậy?”

Tiểu Tiểu vừa cười vừa khóc nói:

“Cháu cũng hỏi anh như vậy, anh nói để nếu có lỡ xảy ra chuyện gì trong lúc phẫu thuật, nếu anh có qua đời thì cháu cũng không phải lo về việc không có củi đốt và nước dùng”.

Khi đó mọi người mới hiểu những ngày qua không phải vì anh muốn bỏ rơi em gái ở lại, một mình chạy trốn, mà là vì anh muốn chuẩn bị chu đáo cho cuộc sống của người em sau cuộc phẫu thuật nếu như anh không còn ở bên. Biết chuyện ai nấy đều cảm động trước tình cảm của anh dành cho em gái.

Được làm anh em trong cùng một gia đình là phúc phận của mỗi người. Hãy luôn yêu thương quý mến nhau, vì không phải ai cũng có may mắn hạnh phúc đó. Tình cảm anh em là một trong những tình cảm quý giá mà ai cũng nên trân quý.

P/S : Cảm ơn bạn đã đọc bài,nếu thấy hay và ý nghĩa thì đừng quên chia sẻ cho mọi người cùng đọc nhé !

*** Tại đây có nhiều câu chuyện thú vị! Hãy để lại biểu cảm để tôi biết bạn đã đọc. Bạn có thể Share, mời bạn fb nếu muốn!!!

St

TQ


 

 4 cảnh sát viên Texas tự tử chỉ trong 6 tuần

Ba’o Nguoi-Viet

March 26, 2025

HOUSTON, Texas (NV) – Hôm Thứ Năm, 20 Tháng Năm, bằng hữu, gia đình và đồng nghiệp quây quần bên nhau nói lời tiễn đưa Christina Kohler, cựu sĩ quan Văn Phòng Cảnh Sát Quận Harris HCSO, sau khi qua đời vào tuần trước, văn phòng giảo nghiệm tử thi Quận Harris kết luận bà đã tự tử.

Đây là vụ tự tử thứ tư chỉ trong sáu tuần liên quan tới các cảnh sát viên đang làm việc và từng làm việc tại Quận Harris, trong đó có một cảnh sát viên gốc Việt, làm dấy lên mối lo ngại về tình trạng sức khỏe tâm thần của các sĩ quan thực thi công lực.

“Điều này làm nhiều người trong chúng tôi sửng sốt,” Jose Lopez, chủ tịch Hiệp Hội Huynh Đệ Cảnh Sát Quận Harris Khu Vực 39 cho biết.

Những cảnh sát viên của Quận Harris, Texas, chết vì tự tử, từ trái theo chiều kim đồng hồ: Christina Kohler, Maria Vasquez, Long Nguyễn, và William . (Hình: ABC 13)

Sĩ Quan Kohler 37 tuổi mất tích vào tuần trước. Sở Cảnh Sát Houston HPD ban hành một báo động công khai, nhưng nhà chức trách phát giác ra thi thể của bà hôm 13 Tháng Ba, nguyên nhân là tự tử.

Chưa dừng lại ở đó, chỉ ba ngày sau, cựu cảnh sát viên HCSO Harris Maria Vasquez, nghỉ việc vào Tháng Mười Hai, cũng chết do tự tử. Đầu tuần trước, một cựu cảnh sát viên khác, William Bozeman, cũng chết trong hoàn cảnh tương tự.

“Chỉ cần một người tự tử là quá nhiều rồi. Nhưng hai, ba thì sao? Chắc chắn là thảm họa,” Lopez nói, thừa nhận HCSO ngày càng lo sợ.

Lopez từng giúp đỡ đồng nghiệp vượt qua nỗi buồn bi thảm. Là người từng quen biết hai trong số những cảnh sát qua đời trong hơn hai thập niên qua, ông thấm thía được nỗi âu lo trong cộng đồng sau những vụ tự tử. Cựu cảnh sát viên Long Nguyễn, 58 tuổi, tự tử vào ngày 6 Tháng Hai, theo văn phòng giảo nghiệm tử thi.

Bác Sĩ Thomas McNeese, giám đốc Đơn Vị Sức Khỏe Hành Vi thuộc HCSO, nỗ lực gầy dựng các nguồn nhân lực chăm lo cho sức khỏe tâm thần của các viên chức. Thành lập năm 2020 dưới thời Cảnh Sát Trưởng Ed Gonzalez, đơn vị này tận tâm giúp đỡ các viên chức cũng như đảm nhiệm các công việc khác trong tất cả hoạt động, McNeese cho biết, đồng thời công nhận lãnh vực này chịu không ít gánh nặng cảm xúc.

Sĩ quan thực thi công lực và lực lượng ứng cứu khẩn cấp thường có tỷ lệ tự tử cao do áp lực lớn và những tình huống đau thương mà họ đối diện hàng ngày.

“Đó là kết quả giữa những gì họ chứng kiến trong lúc làm việc và những gì công việc đòi hỏi,” McNeese giải thích.

Mặc dù HCSO vẫn tập trung vạch ra các sáng kiến cho sức khỏe tâm thần, Lopez thừa nhận những thảm kịch gần đây đặt ra vô vàn câu hỏi hóc búa.

Nếu có ai đó đang giày vò với ý định tự tử hay lo cho một người bạn hoặc thân nhân, xin gọi cho Đường Dây Khẩn Cấp Phòng Chống Tự Tử Quốc Gia theo số 988 hoặc 1-800-273-TALK (8255), bảo mật 24 giờ một ngày, 7 ngày một tuần. (TTHN)


 

NHỮNG PHÉP LẠ CỦA THÁNH GIUSE…

 

 Những phép lạ sau thường được gắn liền với lòng tin mạnh mẽ của những người cầu xin. Thánh Giuse được kính nhớ như một vị thánh thầm lặng nhưng đầy quyền năng, luôn sẵn sàng giúp đỡ những ai kêu cầu Ngài .

 1/ Phép lạ cứu sống trong cơn bão:

 Vào thế kỷ 17, tại một ngôi làng nhỏ ở Pháp, một nhóm ngư dân bị mắc kẹt ngoài khơi trong một cơn bão dữ dội. Gió mạnh và sóng lớn đe dọa nhấn chìm con thuyền nhỏ của họ. Trong cơn tuyệt vọng, họ cùng nhau cầu xin Thánh Giuse, vị thánh được kính nhớ như người bảo trợ những người lao động và những ai gặp nguy khốn. Bỗng nhiên, một người trong nhóm nhìn thấy một bóng dáng mờ ảo đứng ở mũi thuyền, trông giống như một người đàn ông cầm cây gậy – hình ảnh thường được liên tưởng đến Thánh Giuse. Gió lặng dần, sóng yên ả trở lại, và con thuyền an toàn cập bến. Dân làng tin rằng Thánh Giuse đã can thiệp để cứu họ, và từ đó, họ xây một bàn thờ nhỏ để tôn kính ngài.

 2/ Phép lạ chữa lành bệnh tật 

Có một câu chuyện từ thế kỷ 19 ở Ý, liên quan đến một người đàn ông tên là Antonio, một thợ mộc nghèo khổ. Antonio bị bệnh lao phổi nặng, một căn bệnh không có thuốc chữa vào thời đó. Gia đình ông rất nghèo, và các bác sĩ nói rằng ông không còn sống được bao lâu. Vợ của Antonio, với lòng sùng kính lớn lao, đã cầu xin Thánh Giuse suốt nhiều đêm, đặt một bức tượng nhỏ của ngài bên giường bệnh. 

Một đêm, Antonio mơ thấy một người thợ mộc đến bên ông, đặt tay lên ngực ông và nói: “Hãy đứng dậy, con còn việc phải làm.” Sáng hôm sau, Antonio tỉnh dậy với sức khỏe hồi phục kỳ diệu, không còn dấu hiệu của bệnh lao. Ông sống thêm nhiều năm và dành cả đời để làm việc thiện, tin rằng Thánh Giuse đã chữa lành cho mình. 

  1. Phép lạ tìm được việc làm

Một câu chuyện hiện đại hơn xảy ra vào thế kỷ 20 tại Hoa Kỳ, trong thời kỳ Đại suy thoái kinh tế. Một người đàn ông tên là Joseph (tình cờ trùng tên với Thánh Giuse) mất việc làm, không thể nuôi gia đình 5 người con.

 Trong lúc tuyệt vọng, ông nghe một linh mục khuyên nên cầu xin Thánh Giuse, vị thánh bảo trợ của người lao động. Joseph bắt đầu cầu nguyện hàng ngày, xin Thánh Giuse giúp ông tìm được việc làm. Chỉ vài ngày sau, một người lạ đến gõ cửa nhà ông, nói rằng ông ta cần một người giúp việc trong xưởng gỗ của mình và đã nghe về Joseph từ một người bạn. Công việc này không chỉ giúp Joseph nuôi sống gia đình mà còn trở thành sự nghiệp lâu dài của ông. Ông luôn tin rằng đó là phép lạ từ Thánh Giuse. 

Lạy Thánh Cả Giuse, xin luôn ban cho chúng con Đức tin mạnh mẽ , sức khỏe và công ăn việc làm . Chúng con cầu xin Thánh Cả . Amen

From: ngocnga_12 & NguyenNThu


 

Chính Người đã mang lấy những đau khổ, đau đớn của chúng ta. (Is 53:4)- Cha Vương

Chúc bạn một ngày tràn đầy nhiệt huyết để sống đúng với tinh thần của Mùa Chay thánh. Hãy nhớ nhau trong lời cầu nguyện nhé.

Cha Vương

Thứ 4, 3MC: 26/03/2025

CHẶNG THỨ 3: Chúa Giêsu ngã xuống đất lần thứ nhất

TIN MỪNG: Sự thật, chính Người đã mang lấy những đau khổ của chúng ta, đã gánh chịu những đau đớn của chúng ta”. (Is 53:4)

SUY NIỆM: Ngã quỵ là dấu chỉ của sự yếu đuối mong manh. Chúa Giêsu ngã xuống đất không phải vì tội của Ngài nhưng là để dìm mình trong cát bụi cuộc đời. “Đấng chẳng hề biết tội là gì, thì Thiên Chúa đã biến Người thành hiện thân của tội lỗi vì chúng ta, để làm cho chúng ta nên công chính trong Người.” (2 Cr 5:21)

XÉT MÌNH: Có bao giờ bạn nghĩ đến những tác hại của tội đối với Chúa và anh chị em chung quanh bạn không? Thí dụ: Kêu tên Chúa cách vô cớ, xem thường hay dùng bất cẩn danh Chúa, chúc dữ cho người khác, chửi thề người khác, hay thề hứa gian dối với người khác, không giữ lời thề hứa làm ảnh hưởng đến người khác, không thành thật trong tư tưởng lời nói việc làm, mặc cảm xấu hổ về đạo hay là người Công giáo, hoặc xấu hổ làm dấu Thánh giá hay cầu nguyện ở nơi công cộng… Mời bạn bỏ ra đôi phút, trong thinh lặng hãy tự xét mình và xin ơn hoán cải trong lối suy nghĩ, trong cách cảm nhận, và trong hành động của mình.

CẦU NGUYỆN: Lạy Chúa, vì tội lỗi của con mà Chúa phải chịu nhiều sự khốn khó và bị ngã xuống đất, xin ban ơn cho con để con biết giữ mình trong sạch cho đến chết, và đừng để con phạm tội lỗi gì mất lòng Chúa.

From: Do Dzung

***************************

Thập Giá Nói Gì – Hồng Duy (Sáng tác: Phanxico)

VHM gây quỹ tổ chức các hoạt động tưởng niệm Tháng Tư Đen – Lâm Hoài Thạch/Người Việt

Ba’o Nguoi-Viet

March 24, 2025 

Lâm Hoài Thạch/Người Việt

ANAHEIM, California (NV) – Đông đảo đồng hương đến dự tiệc gây quỹ tổ chức Tưởng Niệm 50 Năm Ngày Mất Chính Thể Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) và 50 Năm Chiến Dịch Gió Lốc USS Midway Museum, do Viện Bảo Tàng Di Sản Người Việt (Vietnamese Heritage Museum – VHM) mở chiều Thứ Sáu, 21 Tháng Ba, tại Golden Sea Restaurant, Anaheim.

Ban hợp xướng Lê Hồng Quang hát tại buổi gây quỹ do VHM để có kinh phí tổ chức các hoạt động tưởng niệm Tháng Tư Đen. (Hình: Lâm Hoài Thạch/Người Việt)

Theo ban tổ chức, đúng vào thời điểm này cách đây 50 năm, miền Nam Việt Nam trong cơn hấp hối, chính thể VNCH bị bức tử, và cả dân tộc rơi vào bóng tối của chế độ Cộng Sản. Hàng trăm nghìn người đã phải rời bỏ quê hương, dấn thân vào những chuyến đi đầy nguy hiểm tìm tự do, để bảo vệ những giá trị mà họ trân quý và để xây dựng một tương lai cho thế hệ mai sau.

Nửa thế kỷ trôi qua, những gian truân thử thách đã rèn luyện nên một cộng đồng người Việt tị nạn kiên cường, và gặt hái nhiều thành tựu đáng tự hào.

Đông đảo đồng hương tham dự tiệc gây quỹ của VHM. (Hình: Lâm Hoài Thạch/Người Việt)

“Chúng ta đã vươn lên và có thể hãnh diện khi điểm lại những thành quả đáng trân trọng này, từ từng cá nhân, từng gia đình. Chúng ta cùng hàng trăm nghìn người Việt tị nạn khắp nơi trên thế giới không chỉ vươn lên, mà còn giữ vững bản sắc bảo tồn văn hóa Việt, và tiếp tục đấu tranh cho tự do, nhân quyền,” họa sĩ Châu Thụy, sáng lập viên kiêm giám đốc điều hành VHM, tuyên bố.

Ông thêm: “Với sứ mệnh gìn giữ ngôn ngữ, văn hóa và lịch sử của dân tộc, VHM ra đời vào năm 2016, với mục tiêu bảo tồn lịch sử và di sản của người Việt tị nạn Cộng Sản. VHM không chỉ lưu giữ hiện vật, tư liệu mà còn là một trung tâm giáo dục, để thế hệ con cháu hiểu được quá khứ đau thương, biết trân trọng tự do mà họ đang có, và không bao giờ quên những hy sinh của thế hệ cha ông.”

Phần trình diễn của ca sĩ Thiên Tôn tại tiệc gây quỹ của VHM. (Hình: Lâm Hoài Thạch/Người Việt)

Bác Sĩ Lê Trung Pha, thành viên ban tổ chức, nói: “Lễ Tưởng Niệm Tháng Tư Đen đánh dấu 50 năm ngày mất chính thể VNCH và 50 Năm Chiến Dịch Gió Lốc của Đệ Thất Hạm Đội Hải Quân Hoa Kỳ. Buổi lễ sẽ diễn ra vào ngày 27 Tháng Tư, trên Hàng Không Mẫu Hạm USS Midway, San Diego, con tàu từng cứu vớt hàng nghìn đồng bào tị nạn Cộng Sản trong những giờ phút cuối cùng của miền Nam Việt Nam. Buổi lễ này cũng có những lời phát của của các cựu chiến binh trong QLVNCH.”

Ông Đặng Thanh Long, một thành viên khác trong ban tổ chức, cho hay: “Đây không chỉ là một buổi lễ mang tính lịch sử, mà còn là dịp để chúng ta truyền lại câu chuyện này cho các thế hệ trẻ Việt Nam tại hải ngoại, để họ hiểu được tinh thần bất khuất và những giá trị mà cộng đồng người Việt của chúng ta đã hy sinh để bảo vệ truyền thống bất khuất này.”

Ca sĩ Diễm Liên hát tại tiệc gây quỹ của VHM. (Hình: Lâm Hoài Thạch/Người Việt)

Trong số đồng hương đến dự có Giáo Sư Trần Huy Bích. Ông nói: “Trong tinh thần gìn giữ truyền thống văn hóa của người Việt tại hải ngoại, theo tôi, họa sĩ Châu Thụy và những thiện nguyện viên của VHM đã có công gây dựng rất công phu. Vì thế, tôi cũng có đóng góp một số tài liệu để tiếp phần duy trì viện bảo tàng này tại hải ngoại.”

Cựu Nghị Viên Diedre Thu Hà Nguyễn của Garden Grove, một thành viên ban tổ chức, nói: “VHM quyết tâm gìn giữ sự trung thực lịch sử, bảo tồn bản sắc văn hóa và phát huy sự trong sáng của ngôn ngữ Việt, mà ông cha đã truyền lại cho chúng ta. Hôm nay, chúng ta có bổn phận phải tiếp tục hun đúc tinh thần tự lực, tự cường, và lòng yêu quê hương, yêu tự do của các thế hệ đi trước. Trong sứ mệnh đó, sự thành công của VHM cũng là nhờ sự trợ giúp của các nhà hảo tâm và đồng hương tại hải ngoại.”

Xướng ngôn viên Leyna Nguyễn (bìa trái) nhận đóng góp tài chính của một người Dự tiệc. (Hình: Lâm Hoài Thạch/Người Việt)

Buổi tiệp bao gồm một chương trình văn nghệ rất sống động, với sự góp mặt của các ca sĩ có tiếng tăm như Diễm Liên, Thiên Tôn, Nam Trân, Tú Trinh, Leyna Nguyễn, Long Hồ, Lệ Hằng và ban hợp xướng Lê Hồng Quang cùng ban nhạc OG. Các MC bao gồm Diệu Quyên, Nguyễn Minh, Oscar Nguyễn, và Thu Hà.

Ngoài ra, còn có chương trình bán đấu giá những phẩm vật giá trị và phần xổ số gây quỹ.
VHM là tổ chức bất vụ lợi 501c (3), với mục đích bảo tồn và giới thiệu di sản của Người Việt tị nạn.

Họa sĩ Châu Thụy (bìa trái) chụp hình lưu niệm với gia đình họ Vương thắng đấu giá tượng “American Eagle” với giá $3,000. (Hình: Lâm Hoài Thạch/Người Việt)

Theo ban tổ chức, trong năm vừa qua, Giám Sát Viên Janet Nguyễn, khi còn là thượng nghị sĩ California, đã nói lên tầm quan trọng của sứ mạng gìn giữ di sản của người Việt tị nạn chúng ta. Bà là thượng nghị sĩ người Mỹ gốc Việt đầu tiên tại California, và đã tích cực góp phần vào việc gìn giữ di sản của người Việt tị nạn tại Hoa Kỳ, qua việc khởi xướng và giúp thông qua Dự Luật SB 895 vào năm 2018, nhằm đưa lịch sử người Việt tị nạn vào chương trình giáo dục tại các trường học của tiểu bang California.

Đồng thời, bà Janet Nguyễn đã tạo cơ hội cho VHM được phối hợp cùng Sở Giáo Dục Orange County (OCDE) trong ba năm qua, để tổ chức các buổi hội thảo nhằm góp phần hoàn thiện giáo trình mẫu (Vietnamese American Experiences Model Curriculum), và giúp quảng bá giáo trình này trong cộng đồng. [đ.d.]