Tẩy chay, vũ khí của chúng ta

Tẩy chay, vũ khí của chúng ta

Tạp ghi Huy Phương

Nguoi-viet.com

(Hình minh họa: NOAH SEELAM/AFP/Getty Images)

Ở Hoa Kỳ, chúng ta chỉ có một cộng đồng tị nạn người Việt ở hải ngoại, không có quân đội, không có chính phủ, không có ngân khoản khổng lồ trong ngân hàng, nhưng thật sự là chúng ta có vũ khí trong tay. Đó là quyền sử dụng đồng đô la và quyền tẩy chay!

Dư luận tố cáo một tiệm bún bò Huế ở Bolsa còn lưu luyến chơi nhạc VC “Trường Sơn Đông-Trường Sơn Tây” trong quán ăn này, chúng ta có quyền tẩy chay không đến quán này nữa. Mở quán ăn, chủ nhân cần có khách, nhưng khách có thể chọn quán bún bò khác hay nghỉ ăn bún bò vì không muốn chịu nhục.

Chúng ta có quyền tẩy chay các ca sĩ, các đoàn văn công, các cuộc trao đổi văn hóa từ trong nước gửi ra với mục đích giao lưu hay trao đổi, mà không cần phải biểu tình, treo cờ, giăng biểu ngữ, la ó, chửi bới. Cách tốt nhất là xa lánh, không mua vé, không tham dự dù có giấy mời, không thèm đăng quảng cáo lấy tiền, thì đương nhiên sân khấu sẽ tắt đèn và ca sĩ, văn công sẽ cuốn gói về nước. Còn nói hô hào chống Cộng, chồng đã bị cầm tù, con chết vượt biên, mà còn trang điểm, ra tiệm làm tóc, mua vé danh dự để được ngồi hàng đầu, mỗi khi có gánh hát, có văn công, “soái ca” đẹp mã sang đây trình diễn, thì nên về nhà đóng cửa, soi kính, xem lại chân dung và bản sắc của mình.

Chúng ta có quyền tẩy chay các ca sĩ có gốc gác tị nạn, bây giờ kêu gào danh nghĩa quê hương, đồng bào, hòa giải, về quê hương “hát trên những xác người” vì những thương nữ này không muốn nghe, muốn thấy, bịt tai, nhắm mắt trước những sự thật đau lòng. Vì sao khi họ trở lại đây, chúng ta lại tiếp đón họ, chấp nhận cho họ đứng trên sân khấu hải ngoại, miễn họ biết đổi màu da cho thích hợp với phông cảnh sân khấu của mỗi nơi.

Chúng ta có quyền tắt TV, không đi xem ca nhạc, không bỏ một đồng bạc để mua vé, đi xem những ca, kịch sĩ, những tên hề hai mặt, đi đi, về về, sẵn sàng cười vào sự vô cảm, ngu ngơ của hải ngoại.

Nếu có quán ăn, dịch vụ sống nhờ trên đất tị nạn mà có lối văn hóa “bún mắng, cháo chửi” kiểu Hà Nội thì cho chúng trở về nơi hang ổ của chúng.

Cộng đồng tị nạn Cộng Sản ở hải ngoại khi nghe tình cảnh của đồng bào trong nước hiện nay, mà nỗi oan khiên không kể hết, nên tẩy chay không gửi tiền, không du lịch Việt Nam, chứ không phải nuôi sống Cộng Sản mỗi năm lên hơn $10 tỷ, cuối năm “về quê ăn Tết,” với câu nhật tụng: “Việt Nam bây giờ đẹp lắm, vui lắm!”

Nói chung, chúng ta có vũ khí trong tay mà chưa biết dùng hay không muốn dùng.

Ở Việt Nam, vụ công ty nước ngọt Tân Hiệp Phát, sau khi tòa án tuyên phạt bảy năm tù đối với bị cáo Võ Văn Minh (Cái Bè, Tiền Giang), sau khi bị gài bẫy nhận 500 triệu đồng từ đại diện của Tân Hiệp Phát tại một quán giải khát, khi ông này tố cáo chai nước ngọt có ruồi chết. Bênh vực người cô thế, Tân Hiệp Phát đã bị làn sóng tẩy chay của dân chúng, không mua, không dùng sản phẩm của công ty này gồm tất cả 12 món hàng. Sơ khởi, Tân Hiệp Phát đã chịu thiệt hại nặng nề lên tới trên $90 triệu, và nếu dân chúng muốn chiến dịch tẩy chay này đi đến tận cùng thì Tân Hiệp Phát sẽ phải phá sản!

Tẩy chay được xem như là một thái độ bất hợp tác, không liên quan, không giao dịch nhằm đưa đối phương đến những khó khăn, gây thiệt hại cho bên bị tẩy chay. Phải nói là tẩy chay là một sức mạnh có thể làm kiệt quệ đối phương, gây ảnh hưởng không nhỏ, một cuộc chiến tranh không cần dùng đến vũ khí. Đối tượng của việc tẩy chay không chỉ là công ty kinh doanh tư nhân mà còn có thể một chính quyền thành phố hay tiểu bang.

Ở tầm mức lớn giữa một quốc gia với một quốc gia, đó là cấm vận.

Cấm vận là sự ngăn cấm quan hệ ngoại giao, viện trợ, buôn bán, đi lại, vận chuyển hàng hóa, trao đổi khoa học kỹ thuật… với một nước nào đó, được sử dụng như một sự trừng phạt chính trị do sự bất đồng về chính sách và hành động của quốc gia ấy.

Chúng ta thường nghĩ việc tẩy chay công ty kinh doanh tư nhân có ảnh hưởng đến số lượng hàng hóa bán ra, hay dịch vụ trực tiếp cho người tiêu dùng bị sút giảm, nhưng thực tế gây thiệt hại rất nhiều, vì ảnh hưởng gián tiếp từ việc giảm giá cổ phần của công ty. Chúng ta chưa quên Target đã mất $10 tỷ cổ phần trong năm vừa qua vì bị thành phần bảo thủ tẩy chay chính sách cho người đổi giới (transgender) tự chọn nhà vệ sinh trong các cửa tiệm của họ, và mới đây, chỉ vì vụ kéo lê một khách hành, ông David Đào vừa qua trên sàn máy bay của United Airline, hãng máy bay này đã mất $1 tỷ chứng khoán. Việc mất giá cổ phiếu là do ảnh hưởng hình ảnh công cộng (public image) của công ty này trước công chúng.

Người Mỹ gốc Phi Châu đã tẩy chay việc đi xe buýt tại Montgomery, Alabama, để khởi động một cuộc đấu tranh trên phạm vi toàn quốc nhằm xóa bỏ nạn kỳ thị chủng tộc; người Ấn Độ tẩy chay hàng hóa của Anh do Thánh Gandhi khởi xướng; người Do Thái thành công khi tổ chức tẩy chay Henry Ford ở Mỹ, vào những năm 1920; người Trung Quốc tẩy chay các sản phẩm của Nhật sau phong trào Ngũ Tứ; người Do Thái tẩy chay hàng hóa của Đức Quốc Xã ở Lithuania, Mỹ, Anh và Ba Lan trong năm 1933; Mỹ dẫn đầu cuộc tẩy chay Thế Vận Hội Mùa Hè 1980 tại Liên Xô, và cuộc tẩy chay chống lại chính quyền phân biệt chủng tộc apartheid tại Nam Phi…

Ngay tại Mỹ, trong năm qua, “đạo luật phòng vệ sinh,” HB 2 của North Carolina, chỉ cho học sinh sử dụng theo giới tính lúc mới sinh ra, chứ không theo giới tính sau khi đã thay đổi, đã bị “tẩy chay” làm cho tài chánh tiểu bang bị thiệt hại lớn, từ việc công ty tài chính PayPal ngưng đặt một cơ sở khiến tiểu bang mất $2.66 tỷ cho ngân sách, đến việc ca sĩ người Anh Ringo Starr hủy bỏ cuộc trình diễn, làm cho nhà hát của một thành phố bị thất thu $33,000 và tiểu bang này có thể mất thêm hàng trăm triệu đô la vì Hiệp Hội Thể Thao Đại Học (NCAA) không tổ chức các cuộc thi đấu tại đây, nơi thường đứng ra đăng cai các sự kiện này. NCAA dự trù tẩy chay dài lâu khi loan báo địa điểm các trận thi đấu các giải vô địch từ nay cho đến năm 2022, sẽ không dành cho North Carolina. Thiệt hại vụ này lên đến $87.7 triệu.

Ngày nay Trung Quốc đầu độc cả thế giới với thực phẩm bẩn, hàng hóa thô sơ cẩu thả, cứ kiểm soát ngay các vật dụng trong gia đình mình, những gì đã phát xuất từ Trung Quốc, đều có thể đưa đến chuyện giết người. Từ cái xe nôi kẹp cổ trẻ em, đến món đồ chơi nhiễm nặng chất chì, sữa và sữa bột trẻ em đã bị lẫn hóa chất melamine, và chúng ta phải biết rằng tất cả thứ hàng hóa sản xuất từ quốc gia này đều dính máu của các công nhân nô lệ vị thành niên, mọi tù nhân khổ sai, gái mãi dâm, dân nghiền ma túy và học viên Pháp Luân Công trong cái nhà tù đau đớn, mạt hạng vĩ đại này.

Chỉ riêng năm 2013, Walmart đã nhập cảng hàng hóa Trung Quốc lên đến $49,1 tỷ, điều này cũng có nghĩa là Walmart đã làm mất 400,000 việc làm của dân Mỹ trong thời gian đó.

Ngay việc Trung Quốc hiện nay đang trở thành một loại thực dân mới, gieo hiểm họa cho cả thế giới, lấy đi hàng triệu việc làm, vơ vét tài nguyên, bắt đi các dân tộc này, giết họ, triệt sản họ hay pha giống với người Hán, cũng đủ cho cả thế giới tẩy chay hàng hóa Trung Quốc, du lịch Trung Quốc. Những con buôn trong các siêu thị Á Châu tại Hoa kỷ sẵn sàng vì lợi nhuận với những món hàng rẻ, độc hại nhưng chúng ta quyết không đầu độc gia đình, con cháu chúng ta bằng thực phẩm Trung Quốc. Việc làm đó là tẩy chay!

Người Việt ở hải ngoại là những người mau quên. Sau Tháng Tư, 1975, không có gia đình nào không có người đi tù, không có người vượt biển, không có người khốn đốn vì chuyện đánh tư sản, đổi tiền, đuổi người đi vùng kinh tế mới, dãi dầu chốn chợ trời. Thế gian kêu gọi mọi người sẵn lòng tha thứ nhưng đừng quên, vậy mà người ta lại hay quên, đến nỗi trong tay có vũ khí mà chưa hề động thủ, thường than vãn mà không biết hành động, cuối cùng vì cái lợi của riêng mình, cái vui của gia đình mình mà quên hết cái đau của cộng đồng, cái khốn khổ của cả một dân tộc!

Nói như nhà thơ Nguyễn Chí Thiện: “Vì ấu trĩ, thờ ơ, u tối!” và: “Lỗi lầm tại ai? Xét ra tất cả. Mấy ai người đem hết tâm can?”

Học chữ để làm gì?

Học chữ để làm gì?

Tạp ghi Huy Phương

(Hình minh họa: Hoàng Đình Nam/AFP/Getty Images)

Chưa bao giờ cái học trở nên vất vả cho nhiều học sinh như ở Việt Nam ngày nay. Phải đi bộ mất cả nửa ngày đường mới đến được trường để học “cái chữ,” các học sinh ở các vùng cao nguyên của Bình Định vẫn phải đến trường.

Ai cũng mủi lòng khi trời trở lạnh, mà thấy các em đến trường mong manh trong chiếc áo mỏng, chân đất không giày dép, đầy bùn đất, đỏ ửng. Trường thì bốn bề gió lộng, không có vách che chắn. Phần ăn trưa mang theo chỉ có nắm cơm với muối.

Đến trường, học sinh phải tự đu dây kéo bè, ghe tự vượt sông đến trường và về đến nhà khi trời đã tối mịt. Trong một trường hợp “bi thảm,” 19 em học sinh trong 57 em học sinh trường Lãng Khê, Nghệ An, phần lớn là gái, chết không tìm được xác, trong buổi sáng mùa mưa năm 2007, nước sông chảy xiết, thuyền nhỏ, chở nặng chết máy, bị sóng đánh chìm.

Cha mẹ như vậy, ai không khỏi xót xa chạnh lòng vì thương con, không cho con đến trường thì ngu dốt, mà cho con đi học, mạng treo sợi tóc, khốn khổ trăm bề, trong khi việc đồng áng không ai làm phụ, cơm ngày hai bữa không đủ ăn, tiền trường không đóng đủ, không áo quần cho con trẻ, lấy gì ăn để cho các con đi học.

Kỳ Anh là một trong những địa phương chịu thiệt hại nặng nề do thảm họa cá chết và đổ chất thải do công ty Formosa gây ra, cả nghìn học sinh tại địa phương này không đến trường trong năm học mới. Các phụ huynh cho biết nguyên do là họ không đủ tiền đóng học phí cho con. Mức học phí cho mỗi em là 1.7 triệu đồng, chính quyền cho giảm miễn 400,000 đồng, nhưng lấy đâu ra 1.3 triệu đồng để đóng cho con em, vì ngư dân không kiếm ra tiền, ngay hạt muối làm ra cũng không bán được.

Ở những nơi khác thì không thiếu những tệ nạn vô đạo đức của các giới chức trong ngành giáo dục, từ giáo viên đổi điểm lấy tính dục, hiệu trưởng khai gian, lạm thu nhiều khoản ngoài quy định của học sinh nghèo, cắt xén tiền ăn trưa của học sinh…

Trong tình trạng khó khăn của đời sống và hoàn cảnh xã hội như thế, nhiều phụ huynh học sinh nản chí, không muốn cho con đến trường để kiếm “cái chữ” như cách nói của người thiểu số vùng cao.

Vào thời buổi này, học chữ để làm gì?

Hơn 200,000 cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp đang được Bộ Lao Động xây dựng đề án xuất khẩu lao động kiếm việc làm ở nước ngoài.

Hàng chục nghìn thanh niên cần có tiếng Triều Tiên, tiếng Nhật, tiếng Anh… để xuất ngoại kiếm việc làm, liệu có cần học tiếng Việt?

Quyền cao chức trọng trong xã hội này, chỉ cần lươn lẹo, luồn lọt, mềm lưng, phe đảng, hiến vợ, đâu cần đến kiến thức chuyên môn hay văn bằng thích hợp. Hoạn lợn như Đỗ Mười, bẻ ghi đường ray như Lê Duẫn gặp thời cũng là bậc Đế Vương, học luật trong rừng, đọc một tiếng Anh cơ bản “Made” chưa xong, cũng làm được Tể Tướng.

Thời nay có nên dạy con chữ trung tín, thật thà, để con chết đói không, hay nên dạy con mánh mung, luồn lọt!

Thời buổi sản sinh ra nhiều bí thư, chủ tịch, đại gia, thì đàn bà con gái, Trời cho có cái nọ, chẳng cần có thêm “cái chữ” làm gì!

Ở xứ “địa linh nhân kiệt” như đất Thanh Hóa, cô Trần Quỳnh Anh xuất thân chỉ là nhân viên tạp vụ (lao công tạp dịch) của liên đoàn lao động tỉnh, học vấn cỡ lớp Ba trường làng, nhờ nghệ thuật “lên giường” cũng được bí thư tỉnh ủy bổ nhiệm làm trưởng phòng nhà và bất động sản Sở Xây Dựng Thanh Hóa, một chức vụ dành cho những ứng viên có bằng đại học, tài sản không dưới triệu đô la. Nhờ thân xác Quỳnh Anh lại được ưu ái học thạc sĩ “tại chức,” được cử đi học lớp cao cấp lý luận chính trị để “làm hạt giống đỏ,” “cán bộ nguồn” và sắp sẵn vào vị trí phó rồi giám đốc Sở Xây Dựng Thanh Hóa nay mai, mà chẳng thấy đảng nói gì.

Ngay một tờ báo mang tên là Giáo Dục Việt Nam cũng công nhận: “Dù là do gì đi nữa thì phải thấy rằng, từ khi vòng 1 của các kiều nữ Việt căng tròn và đẫy đà hơn thì tên tuổi của họ cũng lên như ‘diều gặp gió.’ Một nhân vật ‘lừng danh’ của Việt Nam là Ngọc Trinh, xuất thân từ thị trấn Tiểu Cầu, tỉnh Trà Vinh, trong một gia đình nghèo, học hành dở dang, nhưng nhờ cao 1m72, nhờ vòng số 1, số 3 phổng phao, eo thon, da trắng cũng trở thành “Nữ Hoàng Nội Y,” “Hoa Hậu Trang Sức,” “Người Đẹp Ăn Ảnh,” “ Siêu Mẫu Việt Nam.” Dù thiên hạ có ganh ghét gọi cô là” “chân dài não ngắn” hay “hoa hậu ao làng” gì gì đi nữa, giờ đây Ngọc Trinh cũng là chủ nhân khối tài sản hàng trăm tỷ đồng, nghĩa là có trong tay hằng triệu đô la, có đủ mọi thứ mà mỗi cô thiếu nữ Việt Nam lớn lên đều mơ ước.

Có nhan sắc như hoa hậu Lưu Thị Diễm Hương, thì dù trong thời gian ở Đại Học Hoa Sen, học hành quá tệ, bị 7 môn thi với điểm 0 và nhiều điểm 3, bị báo chí “lắm chuyện, ganh tỵ” phanh phui ra, thì cũng có sao đâu? Hoa hậu Thùy Dung chưa tốt nghiệp phổ thông, làm học bạ giả, cũng có sao đâu? Cái dốt không làm cho vòng eo con gái lớn ra, cũng không làm cho vòng ngực nhỏ lại kia mà.

Học chữ để làm gì, rốt cuộc sinh viên cũng… lên giường!

Các cụ ta ngày xưa vẫn khuyến học con cái bằng lời khuyên: “Ấu bất học, lão hà vi?” (nhỏ không học, lớn lên làm gì!). Ngày nay, dưới chế độ này, “Trí thức không bằng cục phân, chẳng bằng năm năm thẻ đảng!”

Xin các cụ đừng lo, ca dao thời đại lại có câu: “Học cho lắm tắm cũng ở truồng, học bình thường cũng cởi truồng rồi mới tắm!” Thời nay nghề ở truồng lại làm ra nhiều tiền hơn nghề mặc quần áo!

HẠNH PHÚC CÓ THẬT

 HẠNH PHÚC CÓ THẬT

 * Huy Phương

 

 

 

 

 

 

Đức Khổng Tử đi chơi núi Thái Sơn, gặp ông Vinh Khải Kỳ ngao du ngoài đồng, mặc áo cừu, thắt lưng dây, tay gẫy đàn cầm vừa đi vừa hát. Đức Khổng Tử hỏi:

“Tiên sinh làm thế nào mà thường vui vẻ như thế?” 

Ông Vinh Khải Kỳ nói:

“Trời sinh muôn vật, loài người quí nhất mà ta được làm người. Trong loài người đàn ông quí hơn đàn bà mà ta được làm đàn ông. Người ta sinh ra có đui què, non yểu mà ta hoàn toàn khỏe mạnh, nay đã chín mươi tuổi. Đó là ba điều đáng vui, có gì mà phải lo buồn”. 

Đó là chuyện xưa bên Tàu. Chuyện nay bên Mỹ thì tôi vừa nhận được một thiệp Giáng Sinh, xin lược ghi lại vài câu hay hay để trình các bạn:

  1. Nếu bạn có thức ăn trong tủ lạnh, quần áo mặc trên người, một mái nhà để nương náu và một nơi để nghỉ ngơi, bạn đã giàu có hơn 75% dân số trên quả đất này. 
  2. Nếu bạn có tiền gởi trong ngân hàng, để trong ví và tiền lẻ rải rác đâu đó trong nhà, bạn đã ở trong 8% những người giàu có trên địa cầu này. 
  3. Nếu sáng nay thức dậy, bạn thấy khỏe mạnh hơn là đau ốm, bạn đã có phước hơn cả một triệu người sẽ không sống qua tuần lễ này. 
  4. Nếu bạn chưa bao giờ trải qua cơn dằn vật của đói khát, nguy hiểm của chiến tranh, lẻ loi vì tù đày hay đau đớn vì bởi tra tấn, bạn là người có phước hơn 500 triệu người trên hành tinh này. 
  5. Nếu bạn có thể đi đến nơi thờ phượng theo tôn giáo của bạn mà không sợ bị sách nhiễu, bắt bớ, nhục hình hay thậm chí bị mất mạng thì bạn đã có phước hơn 3 tỉ người trên thế giới này. 
  6. Nếu song thân của bạn còn sống và còn ở với nhau, trường hợp này rất hiếm hoi ngay tại nước Mỹ này. 
  7. Nếu bạn có thể đọc những dòng chữ này, bạn hạnh phúc hơn hai tỉ người khác mù chữ trên quả đất này.  

Và trong kinh Phật, chúng ta cũng đọc được những câu như sau: 

  1. Hạnh phúc thay, ta sống không hận thù giữa đám người thù hận.
  2. Hạnh phúc thay, ta sống mạnh khỏe giữa những người đau yếu.
  3. Hạnh phúc thay, ta sống không khao khát (dục lạc) giữa những người khao khát. 

Con người ta thường lạc quan hơn là bi quan: hy vọng trúng số độc đắc hơn là nghĩ mình sẽ chết chiều nay (số người chết vì tai nạn, bệnh tật trong ba ngày chờ xổ số ở Cali là hằng nghìn trong khi người trúng số độc đắc chỉ là một, hoặc đôi khi không có người nào).

Tuy vậy khi nhìn lại mình, hầu hết đều cho mình là khổ nhiều hơn là hạnh phúc. Chúng ta thường than cuộc đời buồn chán phải uống rượu, hút thuốc hay đánh bạc để giải sầu. Nào chuyện làm ăn khó khăn, nhà cửa bề bộn, chủ sở càu nhàu, gia đình xào xáo, mới bị ticket, con hư, bạn bè không tốt, trời hôm nay lạnh quá, kẹt xe trên xa lộ, bill ngập đầu…

Trời ơi, sao bao nhiêu chuyện khổ sở thế này? Tôi là người khổ nhất trên thế giới này… Bạn coi, có ai khổ hơn tôi không? 

Thật tình, các bạn, những người hôm nay giở trang báo này ra, tình cờ ghé thăm mục Tạp Ghi của chúng tôi, dù bạn đang ngồi trong xe, đứng ngoài đường, nơi chỗ làm việc, hay nằm nhà thì bạn là những người hạnh phúc nhất. Hạnh phúc vì những điều chúng tôi mạn phép ghi lại ở trên: 

  1. Mạnh khoẻ, mắt còn rõ và đọc được sách báo, có cơm ăn, có xe đi.
  2. Không thì cũng có tiền lên xe bus, có một mái nhà hay có thêm một hai người thân để tối nay có thể về nghỉ ngơi.
  3. Sum họp, trong ví chắc chắn là có tiền.
  4. Không nhiều thì ít, ăn được bát phở còn thấy ngon miệng, không bị ai hăm dọa, mắng nhiếc, đánh đập…

Ôi, quá sung sướng, hạnh phúc được làm người như bạn. 

Hiện nay chúng ta không làm ruộng mà có đủ cơm ăn, hơn hẳn những nông dân chân lấm tay bùn ở Việt Nam. Chúng ta không phải là phu mỏ mà có than đốt mùa đông, hơn cả triệu phu mỏ nghèo đói bất hạnh ở Trung Quốc. Chúng ta không dệt vải mà có áo quần mặc ấm, hơn cả trăm nghìn công nhân ngành dệt khốn khổ ở Bắc Hàn. 

Vậy mà cứ tới mùa Giáng Sinh vẫn có người đi theo Chúa khóc lóc, lải nhải: 

“Chúa ơi ! Chúa ơi ! Người ta lại bỏ con rồi, Chúa ơi !” 

Chúa bỗng quay lại nói với người ấy rằng:

“Con nhìn thế giới này chiến tranh, dịch bệnh, đói nghèo, tai ương, chết chóc, thù hận… Con có biết con là người hạnh phúc nhất không.

Hiện nay trên trái đất này có 800 triệu người bị vợ hay bạn gái đánh đập, mắng nhiếc hay khinh bạc mà không thể dứt ra, riêng con lại được nàng bỏ đi thì còn than vãn nỗi gì?

Nỗi khổ của con có đáng thá gì mà phải kể. Thôi về đi, chớ có theo ta mà rên rỉ mãi! 

Hy vọng đến đây, bạn có thể nở một nụ cười. Thêm một điều chứng minh rằng bạn đang hạnh phúc. Rồi ra bạn sẽ thấy được niềm hạnh phúc của mình, và xin nhắc nhở với mọi người là chúng ta đang sống trong hạnh phúc mà chúng ta không hề hay biết. Cũng xin bạn san sẻ hạnh phúc ấy với những người chung quanh bạn.

* Huy Phương

Chuyển từ Hùng Đỗ & Hồ Xưa

Những điều hối tiếc

 Những điều hối tiếc

Huy Phương

Chúng ta thường tiếc nuối những gì chúng ta đã đánh mất: thời gian, tuổi trẻ, sức khỏe, tiền bạc và tình yêu. Có lẽ, lúc về già người ta tiếc nuối nhiều hơn, vì thời gian đã trôi qua, không còn níu kéo lại được, cũng như những sự lỗi lầm không thể đảo ngược. Còn với tuổi trẻ, như ở độ tuổi 30, họ có nhiều cơ hội để “làm lại cuộc đời,” bổ túc những gì mình đã thiếu sót, sống và làm những gì mình yêu thích mà chưa có cơ hội thực hiện.

Chúng ta thử nhìn tổng quát qua một cuộc khảo sát do hệ thống truyền hình UKTV Gold Anh Quốc thực hiện trên 1,500 người 65 tuổi và 1,500 người tuổi từ 20 đến 30, lẽ cố nhiên đây là những điều hối tiếc của những thần dân của Nữ Hoàng Anh Quốc, khác với những điều hối tiếc của chúng ta, những người Việt Nam, nếu có. Vì “Gold” là một băng tần hài hước của nước Anh nên có thể quý vị sẽ cho những điều hối tiếc này, có lẽ có phần nhảm nhí!

Hầu hết những người về già ở Anh Quốc đều tỏ ra hối tiếc rằng mình đã không làm “chuyện ấy” nhiều hơn một tí, trong lúc còn trẻ trung. Bây giờ già rồi, có muốn làm cũng không được, vì “kho đạn Long Thành không bồi hoàn cấp số đạn không sử dụng đúng thời gian.” Nếu bây giờ cho những người này “đi lại từ đầu,” hơn 70% số người 65 tuổi cho biết sẽ dành nhiều thời gian hơn để ân ái.

Ít hơn sự tiếc nuối về tình dục, 57% số người được phỏng vấn, nghĩ rằng, trước kia, mình đã không dùng thời gian để đi du lịch thế giới nhiều hơn. Bây giờ mắt đã mờ, chân yếu. có khi phải chống gậy, đi xe lăn, mang tã lót, chuyện đi chơi xa chỉ còn là chuyện không bao giờ thực hiện được. Thôi xin giã từ những chuyến bay, những đêm vui, những bữa ăn bên bờ biển, hay những buổi leo núi, những phong cảnh tuyệt vời của thế giới.

43% tiếc rằng mình đã không đổi nghề. Theo thống kê của Văn Phòng Lao Động Úc, hơn 50% người đổi nghề sau 5 năm, 20% mỗi năm làm một nghề. Ở Mỹ, tính trung bình, trong cuộc đời của một người Mỹ, họ đổi nghề 11.7 lần. Một đời người làm việc, khoảng 40 năm, thì chưa đầy 4 năm, người Mỹ đã đổi qua một nghề khác. Thiên hạ đổi nghề xoành xoạch như vậy, thì còn gì nữa mà hối tiếc!

40% người già nuối tiếc tuổi trẻ tiêu pha xa xỉ, đã không dành dụm được chút tiền để lo cho tuổi già, bây giờ phải hối hận, (điều này có vẻ ngược lại với 19% đã hối tiếc mình đã không mạnh dạn chi tiêu cho những thứ xa xỉ.) Một năm tòa xử bao nhiêu vụ ly dị, xã hội xảy ra bao nhiều lần vợ chồng chém giết nhau, nhưng chỉ có 21% cho mình có lầm lẫn về hôn nhân!

Đối với những thanh niên tuổi từ 20 đến 30, khi các nhà nghiên cứu đặt những câu hỏi xem họ có mong muốn thay đổi điều gì từ những năm tháng trước đó hay không, kết quả cho thấy những người này quan tâm đến tài chính và chính trị hơn là những chuyện về sex hay là chuyện nghề nghiệp. Đứng đầu điều nuối tiếc của giới trẻ là nỗi lo về tài sản, 77% ước chi họ đã tích lũy tài sản sớm hơn. Hơn một nửa (56%) tiếc rằng mình đã lãng phí tiền bạc trong thời gian qua. Về chính trị, 45% hối hận mình đã bầu cho ông này, thay vì mình nên bầu cho vị khác. 44% nghĩ rằng mình phải được danh vọng hơn, 34% cho rằng mình chưa được đi nhiều nơi (còn nhiều thời gian để đi.) 32% nghĩ rằng mình đã sai lầm trong lần đầu nếm “trái cấm,” 30% hối hận đã không học tập chăm chỉ hơn, 29% cho rằng mình nhậu nhẹt hơi quá đà.

Đó là chuyện bên Anh.

Còn chúng ta, những người Việt thì sao?

Trong một đất nước Việt Nam mà chiến tranh, lưu lạc, đổi dời đã chia cuộc sống chúng ta ra làm trăm mảnh, và mỗi người có biết bao nhiêu điều hối tiếc. Nói về  những hối tiếc lớn trong cuộc đời thì trên thế giới này không ai có những nỗi hối tiếc khổ đau lớn lao như người Việt Nam, khiến cho những chuyện như đổi nghề, kế hoạch về tài chánh, học vấn, tình yêu… đều là quá nhỏ nhoi, trẻ con.

Tháng 4, 1975, nhiều người hối tiếc vì đã ngây thơ không hiểu gì về chế độ và con người Cộng Sản, đã ở lại đất nước, thay vì phải bỏ nước ra đi. Những người đã ra đi đến bến bờ tự do, nhưng 1,652 người đã quay lại Việt Nam trên con tàu Việt Nam Thương Tín, để cuối cùng bị còng tay đưa vào nhà tù, với niềm ân hận cay đắng dày vò, đeo đẳng suốt cuộc đời họ. Nhiều nhân vật đảng phái, quân đội hối hận đáng lẽ ra phải bỏ nước hay tự sát, còn hơn là bị giam cầm, bỏ đói và hạ nhục bởi những người thắng trận trong suốt một thời gian dài.

Hối tiếc vì lòng tin bị phản bội như Trần Độ, Nguyễn Thanh Giang, Nguyễn Trọng Vĩnh, Tô Hải, Lê Hiếu Đằng… vì suốt đời đi theo Cộng Sản mà“cả cuộc đời bị lừa dối và đi dối lừa người khác một cách vô ý thức” (Hồi ký của một thằng hèn – trang 53).

Đau khổ và đắng cay của những trí thức miền Nam như Dương Quỳnh Hoa: “Ngày nay, khi quyền lực nằm an toàn trong tay rồi, đảng đã xem nhân dân như là một kẻ thù tiềm ẩn.”

Trương Như Tảng tham gia sáng lập và giữ chức bộ trưởng Bộ Tư Pháp của chính phủ “bù nhìn” Cách Mạng Lâm Thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam: “Tôi đã là người Cộng Sản cả đời tôi. Nhưng bây giờ khi chứng kiến những sự thật về chủ nghĩa Cộng Sản và sự thất bại của nó, quản trị kém, tham nhũng, đặc quyền, áp chế,lý tưởng của tôi đã hết.”

Năm 1978, Trương Như Tảng xuống thuyền vượt biển và sinh sống ở Pháp. Tại đây ông đã viết cuốn hồi ký “Mémoire d’un Vietcong.”

Trí thức Nguyễn Mạnh Tường theo Cộng Sản từ năm 27 tuổi, đã từng “trải nghiệm gian khổ trong chiến tranh, trong cách mạng” suốt 40 năm. Nhưng rồi ông đau khổ nhận rằng: “Con cừu thì không thể lý luận với một con chó sói.”

Số phận ông đã được Việt Cộng quyết định: Bỏ cho chết đói giữa một sa mạc hận thù không lối thoát. Ông than thở: “Tôi đã là kẻ lữ hành trong chuyến đi qua sa mạc kéo dài từ năm 1958 đến năm 1990, hơn ba mươi năm dài đằng đẵng! Chìm trong vùng cát của sa mạc tuyệt vọng làm cạn khô dòng nước mắt, tôi đã lê tấm thân bị tra tấn bởi thiếu thốn cô đơn với quả tim rướm máu bởi nỗi buồn chua cay và vị đắng của mật!”

Cuối cùng, ông chết trong đói nghèo, bị dày vò, đau khổ vì sự lầm lẫn của mình.

Triết gia Trần Đức Thảo, cuối năm 1951, trở về Việt Nam tham gia kháng chiến, qua ngã London – Praha – Mạc Tư Khoa – Bắc Kinh – Tân Trào. Lúc đầu Trần Đức Thảo được trọng dụng theo chuyên môn, nhưng đến năm 1956, hai bài báo của ông trên hai tờ Nhân văn và Giai phẩm mùa Đông đã khiến ông phải ra khỏi “biên chế nhà nước,” nghĩa làbị đuổi việc, vợ bị Đảng sắp xếp cho kết hôn với người khác.Nhà triết học Trần Đức Thảo có thời gian đi lao động ở Tuyên Quang, chăn bò ở nông trường Ba Vì, coi như để “cải tạo tư tưởng.”Năm 1991, ông được Nguyễn Văn Linh cho đi Pháp, để bổ sung một số tư liệu khoa học và viết nốt mấy tác phẩm mà ông đã có đề cương. Sau khi hết trợ cấp, ông không về nước. Tại Paris, ông sống một cuộc đời cô đơn, nghèo khó, lúc nào cũng nơm nớp lo sợ như bị người theo dõi.

Tối ngày 23 tháng 4, 1993 tại nhà khách của sứ quán Việt Nam, số 2 Le Verrier, quận 5, triết gia Trần Đức Thảo, có triệu chứng bệnh như bị đầu độc và đã qua đời vào sáng hôm sau. Tuy vậy khi mất, ông được chính phủ CSVN gắn cho một cái huân chương Độc Lập, và tuyên bố “đã được đại sứ quán của nước ta tại Pháp tận tình chăm sóc!” Và 10 năm sau, họ lại dựng thây ma ông lên, truy tặng thêm cho một cái giải thưởng Hồ Chí Minh, và ca tụng “tư tưởng ông giống tư tưởng Hồ Chí Minh.” Bình tro của ông được đem về Việt Nam, vứt nằm lăn lóc dưới chân cầu thang, trong một cái nhà quàn ở Hà Nội,về sau mới được chôn cất ở Nghĩa trang Văn Điển, mà không phải Mai Dịch, vì chính quyền cho rằng ông “chẳng có công trạng” gì!

Trong phần đầu của bài này, bạn đọc đã thấy những cái “hối tiếc” vớ vẩn của con người, nếu so với  những hối tiếc của những con người Việt Nam trong “thời đại Hồ Chí Minh,” không còn là những hối tiếc nữa, mà là những mối hận,“mang xuống tuyền đài chưa tan!”

Huy Phương

‘Bóng ma’ nhạc vàng

‘Bóng ma’ nhạc vàng

Tạp ghi Huy Phương

Nguoi-viet.com

(Hình minh họa: Hoàng Đình Nam/AFP/Getty Images)

Theo tin báo chí trong nước, vào Tháng Ba năm nay, Cục Nghệ Thuật Biểu Diễn thuộc Bộ Văn Hóa Thông Tin-Du Lịch vừa quyết định “tạm thời dừng lưu hành năm ca khúc sáng tác trước năm 1975.” Đây là những nhạc phẩm đã được cấp phép trước đó, bây giờ lại có lệnh tạm dừng phổ biến.

Trong thời buổi này người ta khó để đi tìm một định nghĩa cho nhạc vàng, đã được nhìn lệch lạc qua lăng kính chính trị, nhất là sau năm 1975, sự thừa thắng và kiêu ngạo đã làm cho người Cộng Sản có cái nhìn ác độc thiếu công bình cho nền văn học tự do trước thời kháng chiến hay sau khi đất nước chia đôi, ở miền Nam. Nhạc vàng được những nhà cầm quyền miền Bắc gán ghép cho là thứ âm nhạc bệnh hoạn, sầu não, bi luỵ thiếu “chiến đấu tính.” Có người còn hồ đồ cho đó là thứ nhạc sến. Cường điệu thêm theo cách nói của Nguyễn Hữu Liêm là “cái âm điệu tủi thân bi đát,” hay là một loại “nước dừa tang thương bằng âm nhạc.”

Nhưng có lẽ chính xác hơn hết, chúng ta phải tìm đến định nghĩa của nhạc vàng của Jason Gibbs trên trang Talawas: “Âm nhạc Tây phương phi cộng sản cũng như âm nhạc thịnh hành ở đó trở thành một đối tượng quan tâm lo ngại trong chính sách văn hoá của những người cộng sản. Nhạc vàng – cái tên đặt cho loại nhạc không chính thống này – bị “gác” và cấm cho đến cuối những năm 1980…”

Sau khi đất nước chia đôi năm 1954, ở miền Bắc văn học được định nghĩa như là một công cụ cho chính trị, ca nhạc, văn sĩ được xem như là những cán bộ văn nghệ của chế độ, mệnh danh là “văn công.” Âm nhạc được mang một màu đỏ để cổ vũ tinh thần chiến đấu của chiến sĩ, phục vụ chiến tranh, truyền đạt những chính sách của nhà nước, khuyến khích tình yêu lý tưởng cộng sản, cũng có cả những bài hát trữ tình, thể hiện tình yêu quê hương đất nước hoặc cổ vũ lao động, xây dựng, nhưng không rời xa việc kết nối với lãnh tụ, đảng và chính sách.

Trong suốt 30 năm “kháng chiến đã thành công,” các nhạc sĩ lãng mạn lừng lẫy một thời không di cư vào Nam được, chấp nhận lột xác, kiểm thảo về quá khứ sai lầm, lên án các tác phẩm của mình để sống còn. Sau phong trào Nhân Văn Giai Phẩm nhạc tiền chiến bị cấm hẳn. Loại nhạc được lưu hành tại miền Bắc trong thời kỳ 1954-1975, được gọi là nhạc đỏ. Suốt 30 năm, miền Bắc không có nổi một bản nhạc ca tụng tình mẹ, cho tình yêu, nếu trước đó chưa chịu chia phần cho đảng! (*)

Ở Hà Nội năm 1971, một vụ án liên quan đến “nhạc vàng” được xem là “nghiêm trọng,” đó là vụ án “Toán Xồm – Lộc Vàng,” miền Bắc kết án những người này chủ trương phổ biến “văn nghệ đồi truỵ,” dùng các bản nhạc vàng bi quan, sầu thảm, lả lướt, lãng mạn để truyền bá lôi, kéo thanh niên…” Kết quả là hai người đàn ông, một chịu bản án một người 10 năm, một 15 năm tù. Một người còn sống, một người đã chết ngoài đường phố sau khi mãn hạn tù đày.

Tại miền Bắc, Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa với sự lãnh đạo của đảng Lao Động Việt Nam, tân nhạc cũng như điện ảnh, có nhiệm vụ chính là cổ vũ chiến đấu. Dòng nhạc “cách mạng” chiếm vị trí độc tôn, các nhạc sĩ lãng mạn hầu như không còn sáng tác.

Với đường lối cộng sản, ảnh hưởng âm nhạc của Trung Quốc và Nga ngày càng sâu đậm theo tỷ số ngày càng cao của các nhà soạn nhạc được gởi đi du học ở các nước cộng sản. Sau Tháng Tư, 1975, dân miền Nam, lần đầu tiên được nghe loại nhạc mang âm hưởng Trung Quốc, líu lo, được các giọng tenor và soprano hát như “Cô Gái Vót Chông,” “Bóng Cây Kơ-Nia,” “Tiếng Đàn Ta Lư…”

Ở miền Bắc người ta đã nghe thấy hàng chục bản nhạc ca tụng lãnh tụ Hồ Chí Minh và “đảng Cộng Sản quang vinh” ra rả trên đài phát thanh và truyền hình suốt ngày. Các nhạc sĩ mẫn cán dưới thời lãnh tụ Tố Hữu ra sức bình sinh, viết một hai bài dâng bác và đảng để biểu diễn lòng trung thành tuyệt đối, được lòng tin cậy của đảng, lại có thêm chút tem phiếu! Nếu Tố Hữu có 50 bài thơ viết về bác và đảng thì đàn em cũng phải có một hai bản nhạc ca tụng lãnh tụ và “đảng quang vinh.” Đó là “Việt Bắc nhớ Bác Hồ” (Phạm Tuyên), “Hồ Chí Minh Đẹp Nhất Tên Người ” (Trần Kiết Tường), “Đôi Dép Bác ” (Văn An), ” Nhớ Ơn Hồ Chí Minh” (Tô Vũ), “Lời Ca Dâng Bác ” (Trọng Loan), “Trồng Cây Lại Nhớ Đến Người” (Đỗ Nhuận), v.v… hay “Chào Mừng Đảng Lao Động Việt Nam” (Đỗ Minh), “Dưới Cờ Đảng Vẻ Vang” (Lưu Hữu Phước), “Vững Bước Dưới Cờ Đảng” (Phạm Đình Sáu), “Tiến Bước Dưới Cờ Đảng” (Văn Ký), “Dâng Đảng Quang Vinh” (La Thăng), “Từ Khi Có Đảng” (Nguyễn Xuân Khoát)…

Trong không khí ấy, người dân miền Bắc, nhất là lớp tuổi đi theo kháng chiến khi đã có trí khôn, bắt đầu tiếc nuối thời tiền chiến mơ mộng và thèm khát nói lên tiếng nói chân thật của trái tim. Người dân miền Bắc, qua những chiến lợi phẩm mà con cháu họ mang về từ miền Nam với những cuốn băng và cái máy cassettecủa “bọn đế quốc,” những bản nhạc, mới nghe qua, khá lạ lùng về lời ca, nhạc điệu, nhưng thật sự là gần gũi làm rung động tâm hồn của họ. Đó chính là loại nhạc vàng vẫn thường nghe nhà nước tuyên truyền là bệnh hoạn và vô cùng độc hại!

Người ta kể chuyện sau khi vào thăm Sài Gòn sau năm 1975, món quà quý nhất mà nhà thơ Huy Cận mang về Bắc là băng nhạc cassette thu thanh băng nhạc “Ngậm Ngùi” thơ của ông, do Phạm Duy phổ nhạc, với tiếng hát của nhiều ca sĩ miền Nam. “Ngậm Ngùi” là bài thơ trước chiến tranh, mà chế độ miền Bắc đã khai tử, người lớn không ai còn nhớ, và trẻ con chưa hề biết!

Cũng không phải ngẫu nhiên mà những năm gần đây, nhiều ca sĩ hải ngoại đã thay phiên nhau về nước hát nhạc vàng, và đã được người trong nước đón nhận khá nồng nhiệt. Chương trình của những ca sĩ hải ngoại như Tuấn Vũ, Thanh Tuyền, Giao Linh, Khánh Hà, Phi Nhung, Hương Lan, Ý Lan… tổ chức với mật độ dày đặc và thường xuyên hơn ở Hà Nội và Sài Gòn. Thái độ thích nghe loại nhạc này của trong nước thu hút nhiều ca sĩ hải ngoại về hát. Nhiều công ty ca nhạc trong nước cũng phấn khởi với những chương trình ca nhạc bán hết vé của các ca sĩ hải ngoại. Đó là nỗi khao khát được nghe loại nhạc vàng “bệnh hoạn” “độc địa” của một thời để giải toả cái khộng khí u uất giam cầm của những loại nhạc ca tụng lãnh tụ và đảng.

Có bao nhiêu bài hát được ca sĩ hải ngoại về hát ở trên sân khấu trong nước, đã được “cho phép” hay “bị cấm,” khó ai có thể kiểm chứng được, nó tuỳ lúc, tuỳ thời, tuỳ người và tuỳ…tiện. Vì “tuỳ tiện” nên nhiều ca khúc bị cấm mà người ta không hiểu vì sao bị cấm. Mỗi lần mùa Xuân tới, bản “Ly Rượu Mừng” dân chúng hát nát ra mấy chục năm nay để thay cho loại nhạc “mừng Xuân, mừng Đảng,” mà cho tới nay chính phủ mới cho phép dùng. Nhưng hãy coi chừng, một ngày kia, chính quyền nhức đầu sổ mũi lại cấm hát thì biết thếnào mà lần! Để ăn chắc, mỗi lần đang hát thì bị công an lên sân khấu lập biên bản, từ nay cứ làm đơn xin duyệt, mỗi lần xin duyệt tốn thêm chút cà phê, thuốc lá; nhưng đã có cái khuôn dấu rồi, vẫn chưa ăn chắc, vì chính quyền, tổ chức, vốn ba đầu sáu tay, rừng nào cọp nấy! Cũng có cô ca sĩ và bài hát được xử dụng ở Hà Nội những không được trình diễn ở Huế.

Chính quyền Cộng Sản lại là những anh nhát gan, sợ ma. Thôi thì vì trào lưu thanh niên trong nước muốn mặc quân phục VNCH, hát nhạc thời chiến trước năm 1975, thì ta cấm hẳn nhạc lính đi, nhưng vì sao cứ nói đến mùa Thu là ngại người ta nhớ đến ngày cướp chính quyền. Mùa thu chết của Phạm Duy lấy ý từ bài thơ của nhà thơ Pháp Apollinaire (1880-1918) thì theo Nguyễn Lưu, bài này là “đỉnh cao chống Cộng của Phạm Duy, với một bút pháp sâu cay, đểu giả…”

Ngay như những công dân chính thức CHXHCN Việt Nam là Phạm Duy và Trịnh Công Sơn, người đã được nhà nước Cộng Sản vinh danh, đặt tên đường, một số nhạc của họ giờ này vẫn chưa được phép phổ biến, nghĩa là đang còn bị xếp loại cấm hát. Theo BBC, mặc dầu Phạm Duy đã trở về Việt Nam định cư từ năm 2005, tuy nhiên, cho tới nay, mới khoảng 1/10 số bài hát của ông được phép biểu diễn ở trong nước. Với Trịnh Công Sơn, bài “Nhớ Mùa Thu Hà Nội,” cũng bị cấm hai năm, những người Cộng Sản “chẻ sợi tóc làm tư” để tìm những gì mà họ cho là ẩn ý trong từng lời hát!

Nhạc vàng đi ngược lại đường lối, chủ trương của đảng, ru ngủ làm mất sức sản xuất, lao động và học tập của dân chúng, hay là chỉ vì nó dễ ghét, vì lòng ganh tỵ vì được quá nhiều người thích.

Lấy kính hiển vi soi rọi vào năm bài hát vừa bị cấm hay mới bị cấm trở lại, thấy cũng không có lính, không có cờ, không có mùa Thu mà vẫn bị cấm, nên trên facebook có người mới hát nhại rằng: “Có đường không cho đi, cấm đi người vẫn đi, hỏi tại sao cấm đi?”

Chuyện buồn cười hơn là cả một bài hát vớ vẩn, “Đừng Gọi Anh Bằng Chú” của Diên An, cũng bị lên danh sách cấm. Thì ra đây là chuyện thù vặt, bài này nguyên là của nhạc sĩ Anh Thy, một quân nhân hải quân VNCH, tác giả những bài hát lính như “Hải Quân Việt Nam,” “Hải Đăng,” “Hoa Biển,” “Lính Mà Em,” “Tâm Tình Người Lính Thuỷ…” Có lẽ vì gặp khó khăn với chế độ trong nước, nên ca khúc này được đổi tên tác giả là Diên An. Cái tồi của trong nước là không dám nói thẳng vì Anh Thy là lính VNCH nên bản nhạc phải cấm. Anh đã là lính VNCH thì dù anh có viết những bài không dính líu gì đến lính, tôi vẫn cấm anh! Đó là đường lối chủ trương “hoà hợp hoà giải minh bạch” của đảng!

Có những thứ đã chết mà người ta tôn vinh, xây lăng cho nó, nó vẫn chết, nhưng có những thứ người ta muốn chôn vùi, huỷ hoại, nó vẫn đội mồ sống dậy.

________________________

(*)Trái tim anh chia ba phần tươi đỏ.

Anh dành riêng cho đảng phần nhiều.

Phần cho thơ và phần để em yêu… (Tố Hữu)*

Cuộc cách mạng phát xuất từ vỉa hè!

Cuộc cách mạng phát xuất từ vỉa hè!

Tạp ghi Huy Phương

Mẹ của Mohamed Bouazizi đứng trước nhà với tấm bảng có hình con trai. (Hình minh họa: ETHI BELAID/AFP/Getty Images)

(Từ đường phố Tunisia đến đường phố Việt Nam bao xa?)

Sau Tháng Tư, 1975 vài năm, sau khi Cộng Sản chiếm Sài Gòn, họ muốn “làm sạch” thành phố này, bằng đe dọa, hăm he và ép buộc người dân phải bỏ nhà cửa lên đường đi vùng “kinh tế mới.”

Nhưng chỉ sau một thời gian ngắn, dân tình quá cơ cực, lại liều chết trở về thành phố cũ. Mất cửa, mất nhà, những người này lấy hè phố làm nhà, ban ngày làm thuê, buôn bán kiếm sống, tối đến, cả gia đình vất vưởng ngủ trên vỉa hè.

Những anh em quân chính miền Nam, sau khi đi tù về, cũng phải lăn lưng ra đường kiếm sống, lề đường là nơi sinh hoạt, mua bán của những quầy vé số, thuốc lá lẻ, quán cà phê cóc, sách báo cũ, ve chai… Đã trải qua cùng chungmảnh đời cơ cực ấy, tôi và một người bạn, đóng một cái xe gỗ, bày bán sách báo ở trước cửa bệnh viện Chợ Rẫy. Đây là nơi có nhiều bệnh nhân và thân nhân của họ từ các tỉnh về nuôi bệnh, cần mua một cuốn sách nhỏ đọc giải khuây, hay mua một tờ báo để đọc xong, lót làm chỗ nằm ngoài hành lang.

Sát với xe báo của chúng tôi là hàng của một ông già bán nước sôi và một gia đình bán hàng cơm. Mỗi lần nghe tiếng kêu có công an đến là tất cả chúng tôi cùng phải chạy. Đẩy một sạp báo có bánh xe tương đối dễ, nhưng tình cảnh ông cụ bán nước sôi và cô hàng cơm thì quá thê thảm, đôi lúc lửa củi, nước sôi và cả nồi canh, cơm bị đổ tháo trong lúc phải di tản khi thấy bóng “áo vàng” vừa dừng xe lại, quơ cái dùi cui lên và sẵn sàng đập đổ tất cả những gì gọi là chiếm dụng lòng lề đường.

Đã 40 năm rồi, cái cảnh mua bán trên lề đường, không thấy giảm sút mà còn nhộn nhịp hơn xưa. Với một số vốn nhỏ, gánh cháo, gánh chè, mớ rau, con gà, con vịt, không những chỉ có những người phụ nữ cơ cực, mà cả những người tuổi trẻ mạnh khỏe, nhưng không nghề không nghiệp cũng xuống đường, với chiếc xe kem, xe bánh mì, mớ trái cây, quầy vé số… Tất cả đều nghèo khổ, rách rưới như nhau, và buổi cơm chiều của những gia đình đều tùy thuộc vào đồng tiền người mẹ, người cha và cả những đứa con nhỏ thất học, sống trên lề đường mang về chiều nay! Hè phố là công sở, là nơi kiếm tiền nuôi thân, cũng là nơi tận đáy cùng tủi nhục của thân phận con người. Những cái “xe cây” của công an, dân phòng sẵn sàng tịch thu đem về trụ sở phường khóm những gánh hàng, những chiếc xe gắn máy, những món hàng bày bán, nói chung là một cơ nghiệp của một gia đình.

Không thể nào một sớm một chiều quét sạch lề đường, khi dân tình còn đói khổ, công nhân không có việc làm, nông dân phải bỏ ruộng đồng tràn về thành phố, dân miền Bắc bỏ vào miền Nam lập nghiệp. Tầng lớp trung lưu tại Việt Nam còn có khả năng bỏ nước ra đi làm thuê, ở đợ (oshin) hoặc kiếm phương lấy chồng vì còn có khả năng vay mượn, cầm cố để có tiền đóng dịch vụ, bôi trơn cho các viên chức chính quyền. Báo chí trong nước loan tin có tuổi trẻ văn bằng cử nhân cũng không kiếm ra việc làm nuôi thân, phải xếp hàng đi “xuất khẩu lao động” thì dân chúng thất học, nghèo đói, không nghề nghiệp, chỉ có một con đường cùng là xuống đường lấn chiếm… hè phố!

Không những lấn chiếm hè phố mà còn làm xấu mặt hè phố Sài Gòn với những đám người chèo kéo, thậm chí nắm tay, níu áo du khách để bán cho bằng được những món quà lưu niệm rẻ tiền.

Thành ra, giải quyết chuyện làm sạch hè phố chỉ là lối giải quyết đầu ngọn mà không phải chuyện nghiên cứu để làm tận gốc, đôi khi thành ra một trò cười, công an dẹp đằng này thì người mua bán chạy đằng kia, khi công an đi rồi thì đâu lại vào đấy!

Để hiện thực hóa ước mơ biến quận 1 của Sài Gòn thành “Singapore thu nhỏ” (!) bắt đầu từ ngày 16 Tháng Giêng năm nay, chính quyền mở cuộc chiến đòi vỉa hè cho người đi bộ, lập lại trật tự đô thị. Chỉ không đầy một tháng, tại quận 1, công an lập biên bản phạt 875 trường hợp, thu một số tiền gần 500 triệu đồng. Bồn cây, tường gạch, tượng đá còn bị đập bỏ, thì còn nơi nào cho dân buôn thúng, bán bưng?

Chỉ tiếc là trong hàng chục nghìn trường hợp dân nghèo bị ghì đầu, lôi kéo, tịch thu hàng hóa trên hè phố Việt Nam chưa có ai tự thiêu để chống cường quyền như trường hợp của anh Mohamed Bouazizi ở Sidi Bouzid, một thành phố cách thủ đô Tunis 172 dặm.

Anh Mohamed Bouazizi, 26 tuổi, có bằng cấp đại học, (không khác gì chuyện Việt Nam) nhưng không tìm ra việc làm, phải đi bán trái cây dạo và bị công an tịch thu xe bán trái cây vì anh không có giấy phép hành nghề và không có tiền để hối lộ. Quá uất ức, Mohamed Bouazizi đã tự thiêu vào ngày 17 Tháng Mười Hai, 2010. Anh Bouazizi hét to khi ngọn lửa đang bốc cháy: “Chấm dứt nghèo đói, chấm dứt thất nghiệp!”

Cũng tại thành phố này, bốn ngày sau, một người bán hàng rong khác là ông Moncef Ben, 56 tuổi, cũng tự thiêu. Đây là tiếng gào thét nói lên nỗi thất vọng cùng cực của tầng lớp nghèo khổ trong xã hội và ngọn đuốc người đã đốt lên ngọn lửa phẫn nộ của dân chúng Tunisia.

Khắp nơi, Tunisia đã đứng dậy, sinh viên, học sinh, luật sư, ký giả, công đoàn đã biểu tình chống lại nạn thất nghiệp, tham nhũng tràn lan và đời sống đắt đỏ trong suốt 23 năm dưới bàn tay sắt của Tổng Thống El Abidine Ben Ali. 74 tuổi. Trước sức ép của quần chúng, sau gần một tháng với nhiều biến loạn tại xứ sở Tunisia, tổng thống, người có tài sản dự đoán là 5 tỷ Euro, thoát chạy và xin tị nạn tại vương quốc Saudi Arabia, chấm dứt 23 năm độc quyền cai trị tại xứ này.

Cuộc cách mạng ôn hòa này được mệnh danh là cuộc Cách Mạng Hoa Lài, khởi đầu bằng một cuộc tự thiêu của một người bán hàng rong trên hè phố của thành phố Sidi Bouzid của Tunisia.

Việt Nam hiện nay có những điểm tương đồng, tức là có một chính quyền tham nhũng, độc tài, đàn áp dân chúng, không có tự do dân chủ. Dân chúng Tunisia dã đứng dậy, bao giờ thì đến Việt Nam?

Theo AFP: “Đó là một sự thở phào nhẹ nhõm cho 100% dân chúng Tunisia. Trong vòng 23 năm qua người dân bị nhốt trong chế độ này, không ai có quyền nói, đó là một chế độ tham nhũng, thối nát, thanh niên có bằng cấp tú tài trở lên không có việc làm đã phải chạy qua Pháp để sống. Chúng tôi đã gào lên trong sự vui mừng và giận dữ. Giận dữ vì gia đình Ben Ali đã ăn cướp tài sản của người dân Tunisia. Dân chúng Tunisia đòi ông Ben Ali và vợ của ông phải chết!”

Tài sản của Tổng Thống Zine Ben Ali được ước tính là vậy, còn tải sản của tập đoàn Cộng Sản Việt Nam cỡ Phan Văn Khải, Lê Đức Anh, Đỗ Mười, Lê Khả Phiêu, Nguyễn Mạnh Cầm, Võ Văn Kiệt, Nông Đức Mạnh, Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang, Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Xuân Phúc…cỡ bao nhiêu tỷ đô la?

Hè phố của ngọn lửa cách mạng của Mohamed Bouazizi phải là ngọn lửa của Việt Nam đọa đày, thống khổ từ bao nhiêu năm nay dưới sự cai trị của đảng Cộng Sản Việt Nam?

Vĩnh biệt loa phường!

Vĩnh biệt loa phường!

Tạp ghi Huy Phương

Nguoi-viet.com

(Hình minh họa: Hoàng Đình Nam/AFP/Getty Images)

Quảng Trị là một thành phố nhỏ miền Trung, giáp ranh với sông Bến Hải. Những năm dạy học ở đó, tôi thường đến thăm gia đình một người bạn đồng nghiệp mà ngôi nhà người bạn tôi thuê ở sát bên nhà máy phát điện, cung cấp điện lực cho cả nguyên thành phố nhỏ này. Tiếng động cơ nhà máy đèn ầm ì suốt ngày đêm, ở nhà bạn tôi, nhiều lúc nói chuyện với nhau, chúng tôi phải lớn tiếng người đối diện may ra mới nghe. Tôi không thể nào tưởng tượng ra vì sao gia đình người bạn tôi có thể sống, làm việc và ăn ngủ trong cái tiếng động ồn ào triền miên, mà không phải riêng ngôi nhà của bạn tôi, mà cả khu xóm này cùng phải chịu đựng chung một tình trạng như thế?

Khi nói đến tiếng động quanh năm của cái nhà máy đèn, bạn tôi chỉ mỉm cười nói nhỏ nhẹ: “Hồi mới ra đây, kiếm nhà thuê không có, mà ngày khai giảng đã gần kề, nên đành thuê đại cho có chỗ ở. Mới đầu cũng khó chịu, lâu rồi cũng quen đi!”

Cái gì lâu rồi cũng quen đi! Chúng ta thử tưởng tượng, như nhà chúng ta ở gần phi trường thường có máy bay lên xuống, hay nhà nằm cạnh đường xe lửa, mỗi đêm ngày thường có những chuyến tàu qua cùng với tiếng máy tàu sình sịch và tiếng còi tàu thét lên trong đêm. Nhưng ở đây, tiếng nhà máy đèn lại vang lên đều đặn, có khi lại dễ ru giấc ngủ chăng? Cũng như mọi thứ xẩy ra đều đặn, lâu rồi cũng quen đi!

Dễ thường, nếu bất chợt nhà máy đèn tắt tiếng, người bạn tôi chắc thức giấc và trăn trở không ngủ lại được.

Tôi nghĩ đến chiếc loa tuyên truyền oang oang đầu xóm, bám víu theo số kiếp con người phải chịu dưới chế độ Cộng Sản từ suốt hơn 70 năm nay, từ ngày những đôi dép râu vào Hà Nội, đến nay đã đến lúc cáo chung, có lẽ toàn dân bắt đầu khó ngủ! Từ nay, mỗi sáng, mỗi chiều không còn nghe tiếng loa gào thét nữa. Và cả cái chế độ này nữa, nó đeo đẳng theo số phận hẩm hiu của con người, chịu đựng lâu thành chai đá, sợ một ngày kia nó chết đi, là một sự bất bình thường cho những người đã quen thuộc, chai lỳ với nó chăng? Chỉ vì, như ông Khổng Tử nói: “Ở chung với người bất lương, như vào hàng cá ươn, tuy lâu mà chẳng nghe mùi hôi, vì mình cũng hóa theo nó vậy!”

Lớn lên trong thời Việt Minh, tôi còn nhớ đến cái loa và cái mã tấu. Một thứ để dọa nạt và một thứ để trấn áp! Loa thường ngày nay gắn thành cụm (chùm) mỗi cụm thường có hai đến ba loa, các cụm loa đặt cách nhau từ 400 đến 600 mét. Mỗi xã có từ 12 đến 20 cụm loa, ở các huyện thị trên toàn quốc có trung bình từ 300 đến 400 loa. Cả nước có 698 huyện, nên tổng số loa trong cả nước là 279,000 cái. Theo tài liệu của Giáo Sư Nguyễn Văn Tuấn nêu ra, thì trong cả nước Việt Nam hiện nay có 900,000 cái loa (http://press.anu.edu.au/wp-content/uploads/2013/11/Vietnam.pdf.)

Hệ thống loa tiếp cận dân số hơn 58 triệu người (chiếm 67.1% dân số Việt Nam). Như vậy, cứ hai người dân xã hội chủ nghĩa thì có hơn một người phải chịu cảnh đày đọa tra tấn của cái loa phóng thanh mỗi ngày. Con số loa nêu ở trên còn ít ỏi nếu so với loa thời nay. Xã Tả Phời, thuộc thành phố Lào Cai, theo quy định của Bộ Thông Tin và Truyền Thông, toàn phố đã lắp đặt 380 cụm loa, với tổng số 900 loa công cộng, chuyển âm thanh từ 85% 2010 lên 90% năm 2014, 100% (theo nghị quyết đại hội chi bộ 2010- 2015). Loa trong XHCN không những sắp đặt san sát, mà năng suất của loa càng ngày càng lớn đủ sức làm cho người dân chảy máu tai.

Vậy mà cũng có người ngậm ngùi tiếc cái loa phường, cho rằng nó loan tin chiến đấu, sản xuất, ngày lãnh lương hưu, báo tin hôm nay bán thịt ở đâu, gạo bán độn hay không độn… Loa phường hiện diện cùng một lúc với bộ đội Việt Cộng khi vào tiếp thu Hà Nội năm 1954. Từ đó một hệ loa tuyên truyền luôn luôn đi theo với hình ảnh nón cối dép râu và là một tai nạn thường trực xẩy ra, trở nên một tai nạn bình thường. Dân Hà Nội khi mô tả về tiếng loa phường dùng những chữ như oang oang, chát chúa, tru tréo, tuy làm những đứa trẻ phải khóc thét lên, những ông cụ già đang nằm trên giường bệnh phải thở gấp, nhưng những con chó sinh ra và lớn lên trong cái âm thanh bệnh hoạn ấy không còn phản ứng gì nữa.

Đối với những xã hội văn minh khác, như miền Nam trước đây, không phải không có loa, nhưng cái loa gắn trên chiếc xe thông tin chạy quanh thành phố báo một tin tức gì quan trọng cho dân chúng, rồi trở về nằm trong chỗ ở của nó. Không như cái loa phường, nó được gắn cố định trên đầu trên cổ nhân dân, gào thét mỗi ngày những chỉ thị, những chiến công, hay hồ hởi loan tin những xe gạo, miếng thịt về phường. Cái loa hạ xuống rồi, nhưng chắc những ông bà cụ đã sống trong cái xã hội này không quên được âm thanh của nó, không thích nó nhưng hãy còn nhớ đến nó.

Quả là ghê gớm, nói như miệng lưỡi tuyên huấn, loa phường đã hoàn thành “sứ mệnh lịch sử” của nó! Chúng ta cũng đừng lấy làm lạ nếu nay mai chính phủ này trao cho loa phường một “huân chương lao động” hay “huân chương kháng chiến” hạng nhất, hay đôi khi là thứ “huân chương dũng cảm” vì suốt đời đã chịu mưa chịu nắng đến rỉ sét, nghe tiếng chửi rủa của thiên hạ trong bao nhiêu năm qua, mà vẫn trơ mặt ra đó mỗi ngày.

Rồi đây, sau khi đã “hoàn thành sứ mệnh lịch sử,” 900,000 chiếc loa phường sẽ được hạ xuống, vứt lăn lóc trong kho hay đem bán ve chai. Trong “nỗi tiếc thương” đó, chúng ta ngậm ngùi nghĩ đến số phận của cái gọi là Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam đã xếp xó vào ngày 31 Tháng Giêng, 1976. Phải chi đảng Cộng Sản Việt Nam giờ đây cũng tuyên bố đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử, mà tắt thở thì dân tộc này vui biết mấy!

Một thời ‘Bình Dân Học Vụ’

Một thời ‘Bình Dân Học Vụ’

Huy Phương (Danlambao) – …Tiểu sử của đảng chính thức nói ông có bằng cử nhân kinh tế, trình độ ngoại ngữ thì ghi rõ: “Anh văn B, Nga văn B.” Nhưng qua những bài diễn văn, người ta thấy ông thường cắm đầu cắm cổ vào giấy mà đọc, phát ra những câu nói như “Ma Dze in Việt Nam,” và mới đây là “Cờ-Lờ-Mờ-Vờ và Cờ-Lờ-Vờ,” thì thiên hạ có quyền nghi ngờ những bằng cấp “tại chức” và trình độ học thức “bình dân học vụ” rất “lờ-mờ” của ông…

Bỏ qua những chuyện “công, tội, khen, chê” của những nhà viết sử dành cho giáo sĩ Alexandre Rhodes, chúng ta phải công nhận chữ Quốc Ngữ (tiếng nước ta) được thành hình là do công lao của ông.

Vào năm 1651, ông cho in cuốn từ điển Việt-Bồ Đào Nha-Latin (Dictionarium Annamiticum Lusitanum et Latinum) dựa trên các ký tự tiếng Việt của những giáo sĩ người Bồ Đào Nha và Ý trước đó. Có thể coi đây là sự kiện đánh dấu sự ra đời của chữ Quốc Ngữ. Về cách phát âm thì:

1-Những nguyên âm như chữ a, i, u, o, e thì đọc nguyên.

2-Những phụ âm như chữ s, r, m, b, p, đọc theo cách đọc của alphabet là et-sờ, er-rờ, em-mờ, bê, pê.

Nhưng theo kiểu sáng tạo của phong trào “Bình Dân Học Vụ” thời Việt Minh (1945) thì những chữ phụ âm, học sinh phải đọc là sờ, rờ, mờ, lờ, pờ (hay phờ-ph): “bờ-a-ba,” “mờ-a-ma, “ cờ-a-ca, sắc cá…”

“Bình Dân Học Vụ” là phong trào xóa nạn mù chữ trong quần chúng do chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (thời Việt Minh) phát động từ năm 1945. Vì có đến 95% dân chúng Việt Nam mù chữ, các lớp bình dân học vụ được mở khắp ngang cùng ngõ hẻm, tối tối, nam phụ lão ấu, ai “mù chữ” cũng thắp đèn đến lớp học, được mở ra trong các đình, chùa, miếu… Cũng vì “Bình Dân Học Vụ” học đêm, thời này đã có câu ca dao thời đại:

“Bình dân! Khổ lắm anh ơi!

Không đi thì dốt, đi thời bụng to.”

Năm 1945, người viết bài này mới lên 8 tuổi, còn học lớp Nhì (lớp 4) trường làng, nghĩa là đã biết đọc biết viết. Chúng tôi được phân công kiểm soát các o, các mụ đi chợ xem họ có biết chữ hay không? Để khuyến khích và kiểm soát việc chống nạn mù chữ của dân làng, đầu các con đường vào chợ đều có những trạm gác và những rào cản, làm bằng một thân tre bắc ngang ngõ vào chợ. Ai đến đó, đọc được chữ “a,” chữ “bờ,” chữ “cờ” thì chúng tôi mở cây tre chắn lên cho vào chợ. Thật ra đây chỉ là một chuyện kiểm soát tượng trưng, hình thức, vì nhiều bà đã vào bày hàng trong chợ từ sớm khi chúng tôi còn ngủ, hay khi người ta cần bán nải chuối, mớ rau để lấy tiền mua thức ăn về nhà, ai mà nỡ “cấm chợ, ngăn sông!” Do đó, ai “mù chữ” thì đứng chờ hay năn nỉ, khi không có người lớn đứng đó thì chúng tôi làm lơ cho qua.

Ban vận động “Bình Dân Học Vụ” đó đã đặt những câu có vần điệu cho dễ nhớ mặt chữ. Các bạn để ý các phụ âm ta vẫn thường đọc là “tê” được đọc là “tờ,” “en-lờ” được đọc là “lờ.”

– “i, t (tờ), có móc cả hai.

i ngắn có chấm, t (tờ) dài có ngang;

– e, ê, l (lờ) cũng một loài.

ê đội nón chóp, l (lờ) dài thân hơn;

– o tròn như quả trứng gà.

ô thì đội mũ, ơ thời thêm râu.”

Ngày ấy dân tiểu tư sản thành thị thường dùng thành ngữ trình độ “Bình Dân Học Vụ” hay chữ “i-tờ-rít” để nói về những người dốt nát, ít học, thành phần cán bộ Việt Minh “răng đen mã tấu.”

Cả nước dưới thời Pháp thuộc hay miền Nam VNCH, học sinh miền Nam không dùng cách đọc “mờ-cờ-bờ.”

Hai câu “ca dao” khá tếu sau đây theo cách đọc của miền Nam, mà ngay từ hồi nhỏ chúng tôi đã thuộc nằm lòng là:

N K M H U Ơ (Anh ca em hát u ơ )

M K N H N R Q M (Em ca anh hát anh rờ cu em)

Hai câu này sẽ trở thành vô nghĩa khi nó đọc theo lối “Bình Dân Học Vụ” thời Việt Minh và sau này là Cộng Sản miền Bắc:

Nờ Kờ Mờ Hờ U Ơ

Mờ Kờ Nờ Hờ Rờ Cu Mờ

Mới đây xảy ra chuyện liên quan tới lối phát âm Lờ Cờ Bờ, là trong một cuộc hội nghị kỷ niệm 50 năm của Ngân Hàng Phát Triển Á Châu (The Asian Development Bank- ADB), ông thủ tướng CSVN đã phát biểu những câu nói mà thiên hạ ngơ ngác hoàn toàn không hiểu ông nói gì!

Câu nói của ông Nguyễn Xuân Phúc trên diễn đàn ADB như sau:

– “Mong ADB tiếp tục hỗ trợ, đồng hành cùng chính phủ Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác của khu vực như tiểu vùng Mekong, ACMRCS, Cờ-Lờ-Mờ-Vờ và Cờ-Lờ-Vờ về kết nối các nền kinh tế, hạ tầng giao thông, giảm nghèo bền vững và ứng phó với biến đổi khí hậu.”

Ông Nguyễn Xuân Phúc tập kết ra Bắc từ năm 1966 khi 12 tuổi (ông sinh năm 1954). Sau năm 1975, đảng đưa ông trở về quê cũ là đất Quảng Nam, có lẽ ông có chuyên môn kinh tế, sơ khởi cho ông làm chức vụ “cán bộ ban quản lý kinh tế.” Đây là thứ cán bộ, như sau năm 1975, chúng ta thường thấy xe khách dồn cục ở các trạm kinh tế, để mấy ông cán bộ xét hàng, nắn bóp thân thể người đi buôn, bắt đóng thuế, hay tịch thu gạo, thịt, đường của dân đi buôn hàng chuyến. Từ đó ông len được vào Bộ Chính Trị đảng Cộng Sản, leo lên tới chức phó thủ tướng rồi thủ tướng.

Tiểu sử của đảng chính thức nói ông có bằng cử nhân kinh tế, trình độ ngoại ngữ thì ghi rõ: “Anh văn B, Nga văn B.” Nhưng qua những bài diễn văn, người ta thấy ông thường cắm đầu cắm cổ vào giấy mà đọc, phát ra những câu nói như “Ma Dze in Việt Nam,” và mới đây là “Cờ-Lờ-Mờ-Vờ và Cờ-Lờ-Vờ,” thì thiên hạ có quyền nghi ngờ những bằng cấp “tại chức” và trình độ học thức “bình dân học vụ” rất “lờ-mờ” của ông.

Ví dụ như tên các tổ chức quốc tế như NATO (Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương) hay IOM (Tổ Chức Di Dân Quốc Tế) khi đọc phải dùng tiếng Anh hay một sinh ngữ thông dụng, chứ không thể đọc “Nờ-A-Tờ-O” hay “I-O-Mờ” thì người nghe cũng phải trố mắt ra. Mặt khác, trong bản văn, thư ký soạn diễn văn có thể viết tắt LHQ, nhưng ông thủ tướng phải biết để đọc nguyên chữ là Liên Hiệp Quốc, chứ không thể ngu đến mức đọc là “Lờ-Hờ-Cu” được. Hơn 41 năm ở hải ngoại này, tôi chưa nghe ai đọc VNCH là “Vờ-Nờ-Cờ-Hờ” cả, đó chính là trình độ học vấn.

Trong bài diễn văn của ông thủ tướng, cũng vì chủ quan “tại chức” ông đã không đọc trước, và người nào soạn diễn văn cho ông cũng ác độc, ông không hiểu những chữ viết tắt CLMV hay CLV là gì, nên đành đem cái trình độ “Bình Dân Học Vụ” (bờ-dờ-hờ-vờ) của ông ra mà giải quyết nhanh, gọn. Thay vì đọc nguyên chữ Cambodia-Laos- Myanmar-Vietnam hay Cambodia-Laos-Vietnam, vì không biết, nên ông phát ngôn đại là “Cờ-Lờ-Mờ-Vờ và Cờ-Lờ-Vờ” cho xong.

Trên Facebook nhiều vị đã ra sức bênh vực cho bài diễn văn của người cầm đầu chính phủ (Cờ-Hờ-Xờ-Hờ-Chờ-Ngờ-Vờ-Nờ) CHXHCNVN, nhưng theo tôi, ở Việt Nam bây chừ, chuyện này cũng thường thôi! Mới đây có chuyện một ông hiệu trưởng ở Sóc Trăng bị khiển trách vì cho một học sinh trình độ lớp 1 ngồi nhầm ở lớp 6.

Trong trường hợp ông Nguyễn Xuân Phúc ngồi nhầm chỗ, quý vị định khiển trách ai đây?

06.12.2016

Huy Phương

danlambaovn.blogspot.com

Chính Đảng Hay Băng Đảng?

Chính Đảng Hay Băng Đảng?

 Tạp Ghi Huy Phương

 bang-dang

Đảng viên đảng Cộng Sản Việt Nam tham dự đại hội lần thứ 12. (Hình: KHAM./AFP/Getty Images)

Ngày 13 Tháng Mười, Ngoại Trưởng John Kerry đến vùng Silicon Valley của California tham dự một cuộc hội thảo bàn tròn về an ninh cũng như vai trò của Internet đã và đang làm thay đổi thế giới, do tổ chức Virtuous Circle mời ông làm diễn giả. Tại đây, trong bài diễn văn, ông Kerry cho rằng tại Việt Nam hiện nay, không còn chủ nghĩa Cộng Sản, mà đó chỉ là một xứ độc tài đảng trị nhưng theo đuổi chủ nghĩa tư bản “cuồng nhiệt.”

Ông John Kerry nói trong buổi hội luận này như thế và cho rằng Việt Nam hiện chỉ là một nước hăm hở đuổi theo tư bản chủ nghĩa mà trong đó người dân tiếp cận được với Internet. Ông Kerry nhìn nhận rằng nước Việt Nam “theo thời gian, đang có dấu hiệu thay đổi,” nhưng bây giờ vẫn còn là “một nước độc tài độc đảng và vẫn còn đàn áp nhân quyền bên cạnh những vấn đề khác.” Ông cũng nói thêm: “Cộng Sản là một lý thuyết kinh tế, và bạn không thấy một chút hơi thở nào của chủ nghĩa Cộng Sản tại Việt Nam.”

Đảng Cộng Sản Việt Nam là đảng cầm quyền tại Việt Nam hiện nay đồng thời là chính đảng duy nhất được phép hoạt động trên đất nước Việt Nam. Theo cương lĩnh và điều lệ chính thức được công bố hiện nay, đảng Cộng Sản Việt Nam là “đại biểu trung thành” của liên minh giai cấp công nhân, nông dân và lấy chủ nghĩa Mác-Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động của đảng.

Bề ngoài, đảng Cộng Sản là một chính đảng, nhưng thực chất hiện nay là một băng đảng có phân chia ngôi thứ, cấu kết khắng khít với nhau vì quyền lợi.
Nói đến “chủ nghĩa” và “tư tưởng” thì liệu rằng 4.5 triệu đảng viên, 200 ủy viên trung ương, và 19 ủy viên Bộ Chính Trị đảng Cộng Sản Việt Nam hiện nay có tin rằng chủ nghĩa Cộng Sản đem lại no ấm cho nhân loại, Hồ Chí Minh là vị cứu tinh của dân tộc Việt Nam hay không? Tôi tin rằng tất cả đều không, nhưng những người này vẫn giả vờ dối trá với nhau, dối trá với cả nước, dối cả với mình, dối với vợ con, để giả vờ tin đảng. Không ai dám nói thật với ai, để vin vào sự gắn bó keo sơn vì quyền lợi thiết thân của họ. Đảng không còn thì số đông quyền lực này không còn gì để bám víu vào nhau như bầy nghêu, hà bám vào ghềnh đá.

Trong hội trường, dinh cơ, những người Cộng Sản hôm nay vẫn còn treo cờ búa liềm, hình Lenin, hình Karl Mark, và hình tượng Hồ Chí Minh, như thể họ tôn sùng và tin tưởng vào những hình ảnh ấy. Thực tế là không! Họ tự dối mình, với lương tâm mình, giả dối với đồng chí và quần chúng chung quanh mình, để có địa vị và được sống còn. Không ai có thể nói khác, cười khác đi, mà không theo đường lối đã quy định của đảng.

Họ cam phận hèn khi biết mình bị dối trá, bản thân mình cũng dối trá và cư xử với người khác cũng dối trá, y như Alexander Solzhenitsyn đã lên án: “Mình thà ở lại đàn làm một thằng hèn. Sao cũng được, miễn no bụng ấm lưng thì thôi…”

Nhưng dư luận gần đây cũng đã nêu lên câu hỏi: Chống Cộng? Bây giờ làm gì còn Cộng Sản mà chống? Không còn Cộng Sản để chống, nhưng phải chống lại với băng đảng và cái ác đang thống trị đất nước.

Băng đảng có cơ chế và qui luật của băng đảng, nhất là chuyện chia chác quyền lợi. Sau một vụ cướp nhà băng, việc đầu tiên của bọn cướp là kiếm chỗ để tụ họp chia tiền. Ngày xưa Việt Minh đi đánh đồn Tây, hay phục kích “con voi, “chiếm được đồn hay chiếm được xe là có gạo, có đường, có bơ, có thịt hộp, ai cũng hăng hái. Đánh thắng miền Nam, chiến lợi phẩm đầu tiên là 16 tấn vàng, trả nợ máu xương hay Bộ Chính Trị chia chác, bấu véo với nhau thì đã rõ. Rồi sau đó cơ man là gạo, đường, bột mì, sắt thép, xi măng, đồ điện khí, xe cộ, từ cái quạt máy, chiếc đồng hồ cho đến cái TV, bom đạn, máy bay, xe tăng… gấp triệu lần một lần đánh đồn Tây.

Đất nước “thu về một mối,” có quyền lực trong tay rồi, thì nhân dân, tài năng mà không có đảng, không ở trong băng đảng phải lo tìm đường bỏ nước ra đi. Tài năng của đất nước, chuyên viên cấp cao được đào tạo từ nước ngoài, trừ Liên Xô, không ai dùng. Chúng ta nhìn xem chuyện chia chác quyền lực của đảng Cộng Sản Việt Nam ra sao?

Theo cơ cấu của đảng, 19 ủy viên Bộ Chính Trị, đương nhiên nắm giữ tất cả những cương vị chủ chốt trong đảng và nhất là trong bộ máy chính quyền: Chủ tịch nước, thủ tướng, chủ tịch Quốc Hội, phó thủ tướng thường trực, bộ trưởng Bộ Quốc Phòng, bộ trưởng Bộ Công An, bộ trưởng Bộ Ngoại Giao, những người này được gọi là “các cán bộ chủ chốt của đảng và nhà nước.”

Hai trăm ủy viên trung ương đảng nắm giữ tất cả vị trí then chốt của quốc gia, không ai ngoài đảng được lọt vào như bí thư tỉnh, ủy ban nhân dân các tỉnh, thành, các bộ trưởng, thứ trưởng trong chính phủ, các tướng lãnh tư lệnh các binh chủng, các quân khu cho đến các ngành quan trọng của quốc gia như các đại học quốc gia, công ty hàng không, ngân hàng, đài truyền hình, thông tấn xã, viện kiểm sát nhân dân…

Việt Nam hiện nay có 4.5 triệu đảng viên Cộng Sản thì được phân phối, chia nhau trong các lãnh vực công quyền, từ chức giám đốc, trưởng ty, trưởng, phó phòng cho đến anh công an đứng đường thổi còi phạt mang đến cấp bậc trung tá, không một con muỗi ngoài đảng nào lọt được vào trong lưới quyền lực. Ai cũng có đặc quyền, đặc lợi, nên ai cũng ôm đảng và giữ đảng cho đến chết.

Đại hội đảng Cộng Sản lần thứ 11 năm 2011 chỉ có 3.6 triệu đảng viên, sang đến đại hội 12 năm 2016, số đảng viên tăng lên tới 4.5 triệu, rõ ràng là đảng có chủ trương lấy thịt đè người, tăng nhân sự, thêm vây cánh, thêm quyền lợi để giữ đảng.

Ali Baba chỉ có vây cánh là 40 tên cướp. Đảng nay có đến 4.5 triệu tên cướp. Câu thần chú của Ali để mở và đóng cửa hang động chứa kho tàng là: “Vừng ơi! Mở ra!” và “Vừng ơi! Đóng lại,” nay câu thần chú của đảng là: “Chủ nghĩa Mác- Lenin bách chiến bách thắng” và câu kinh nhật tụng là: “Hồ chủ tịch sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta!”

Xin nhắc lại câu nói của Ngoại Trưởng Hoa Kỳ John Kerry, có thể là một câu nói để đời: “Tại Việt Nam hiện nay, không còn chủ nghĩa Cộng Sản, mà đó chỉ là một xứ độc tài đảng trị nhưng theo đuổi chủ nghĩa tư bản ‘cuồng nhiệt.’”

Hiện nay chính đảng không còn, mà chỉ còn là băng đảng!

Huy Phương

Câu chuyện buồn ngày Tạ Ơn

Câu chuyện buồn ngày Tạ ơn

Nguoi-viet.com

Hình minh họa. (Hình: AP Photo/Bree Fowler)

Tạp ghi Huy Phương

Năm rồi, tôi mất hai người bạn. Không phải họ chết thành ma chôn trong nghĩa địa hay thiêu ra tro gửi cho gió ngàn bay. Những người này còn sống, nhưng đối với tôi cũng như gia đình họ, xem như họ đã đi qua một thế giới khác! Năm nay, trong bữa ăn sum họp cuối tháng 11 tại Hoa Kỳ, những người chồng, người cha này không có mặt, vì vậy tôi muốn dành câu chuyện này cho những ngày cận kề của lễ Tạ Ơn.

Sang đến đây, anh bạn miền Đông tâm sự: “Không có nước Mỹ, thì giờ này con trai tôi đang ôm bình cà-rem ở chợ Cồn, làm sao mà trở thành kỹ sư như hôm nay!” Người bạn miền Tây thường nói nghĩ đến những ngày đạp xe đi giao mối cà phê giữa Sài Gòn nắng gắt, bữa đói bữa no, giờ hạnh phúc được nước Mỹ giang vòng tay đưa cả gia đình anh đến Mỹ. Sang Mỹ trong vòng hơn mười năm, anh nào cũng khá giả, có một ngôi nhà tươm tất, và mới chục năm trở lại đây, về hưu, ai cũng có đồng lương cao. Tôi không nghĩ là vì hưu cao, người ta có thể sống ung dung, dư dả ở ngoài nước Mỹ, nhưng đó có thể là một lý do tài chánh đã ảnh hưởng đến quyết định trở về Việt Nam của họ. Nếu họ còn độc thân, trơ trọi, mà còn cha mẹ già nơi đất quê hương, sự trở về của họ chắc cũng có lý do thông cảm.

Người bạn miền Đông của tôi, sau khi đi tù về, người vợ đã ra đi, bỏ lại bầy con dại, mà đứa nhỏ nhất mới lên ba tuổi. Trong những ngày ấy, một người đàn bà khác đã nhận kê vai gánh vác cuộc đời vô vọng rách nát của anh. Sang đến Mỹ, anh thành công trong thương mãi, về chiều, có một số lương hưu lớn, có thể sống dư dả đến cuối cuộc đời.

Anh bạn miền Tây của tôi, chân ướt chân ráo đến Mỹ, bắt đầu với một cuộc đời khá vất vả, nhưng may mắn sau đó, làm công nhân trong một hãng lớn, tiếng tăm của nước Mỹ. Các con của anh, ngày nay đều là những người thành đạt.

Đến tuổi về hưu, gia đình họ đều đổ vỡ sau những chuyến đi Việt Nam.

Nơi quê hương ngày trước, người bạn miền Đông gặp một người đàn bà tuy không phải thuộc loại nhan sắc, hay còn tuổi xuân sắc, nhưng chắc chắn là đẹp hơn, trẻ hơn vợ nhà, và lời lẽ hẳn là ngọt bùi, khêu gợi lại những thứ tình yêu thời trẻ dại. Sau một thời gian đắn đo, suy nghĩ, anh xẻ đôi căn nhà hạnh phúc ngày trước, quyết định làm lại cuộc đời bằng cách trở lại quê hương, sống với người đàn bà kia.

Bây giờ bạn bè cũ ở Việt Nam, sáng sáng gặp anh nhúm lửa, pha vợt cà phê đầu ngày, dọn bàn ghế cho khách ngồi theo nghề của nàng, và mỗi ngày, như lời tỏ bày chân thật, cần đến một viên viagra.

Người bạn miền Tây, đến tuổi “tri thiên mệnh” mới gặp người tri kỷ, mới ngộ ra được, thế nào là tình yêu. Để bù vào số tuổi, anh có số tiền. Họ là những người trong giới yêu thích văn nghệ, và người anh gặp hẳn là một nàng Thơ ngày xửa ngày xưa, thế là anh ra đi không trở lại. Tình yêu đâu phải dễ kiếm, thì ra lâu nay, cái thứ anh tưởng là tình yêu, chỉ là một thứ tình nào đó, mãi cuối cuộc đời anh mới được gặp mặt cái gọi là Tình Yêu (viết hoa) đích thực!

Thì ra lâu nay những người bạn của tôi không tìm thấy hạnh phúc. Người ta định nghĩa “hạnh phúc là một trạng thái cảm xúc của con người khi được thỏa mãn một nhu cầu nào đó mang tính trừu tượng. Hạnh phúc là một cảm xúc bậc cao, được cho rằng chỉ có ở loài người, nó mang tính nhân bản sâu sắc và thường chịu tác động của lý trí!” Những người bạn tôi đang sống ở một đất nước mà loài người cơ cực, ai cũng mong tìm đến. Những người bạn tôi đang có một mái ấm gia đình, đời sống cao hơn no đủ là dư dả, vợ không ngoại tình, con không hư hỏng& nhưng như vậy, chưa đủ cho tiêu chuẩn của một thứ gọi là hạnh phúc.

Trong một chừng mực nào đó, có lẽ hai người bạn của tôi tâm đắc với câu nói của George Sand: “Chỉ có một thứ hạnh phúc trên đời, là yêu và được yêu!” Và như vậy, lâu nay họ chẳng hề yêu ai và chưa bao giờ được yêu! Phải chăng thực sự, bạn tôi yêu sắc dục, và được yêu lại vì có tiền. Tôi cũng không ngờ rằng, đến lúc xế chiều, mà ngọn lửa tình yêu của hai người bạn tôi, bùng phát mạnh mẽ đến như vậy!

Lý Ngư trong Nhục Bồ Đoàn, một tác phẩm cổ bên Tàu về sắc dục, đã viết: “Theo lời các nhà nho xưa, thì cái vật dưới eo phụ nữ chính là cánh cửa sinh ra ta, mà cũng là cánh cửa chôn ta!”

Hai người bạn tôi không thể đem một người đàn bà khác không là vợ mình từ Việt Nam sang định cư tại Mỹ, trước sự chê trách của dư luận và sự quay mặt của gia đình, vậy tốt hơn là trở lại Việt Nam.

Tôi hy vọng rằng, một ngày kia, dù thế nào, hai người bạn tôi cũng không trở lại Mỹ, với một tấm thân tàn tạ để kiếm một chỗ trong bệnh viện hay đủ thuốc men dùng cho một giai đoạn hấp hối.

Đã hai năm, rồi tôi nghĩ đến ngày Lễ Tạ Ơn hôm nay trên đất Mỹ, có hai gia đình quạnh quẽ, buồn phiền và chắc bạn bè, thân thuộc cũng không ai nỡ nhắc lại tên của người bạn tôi đang ở xa. Tôi biết họ cũng như tôi, đã có những ngày tù đày nơi rừng thiêng nước độc, đã có một người vợ khốn khổ, tảo tần xuôi ngược, đã có những đứa con bất hạnh bơ vơ. Chúng ta tin tưởng gì ở một người lính thất trận, một người đã ngồi trong nhà tù tập trung, đã được thoát ra, còn bất cố liêm sỉ trở lại chốn xưa, vì một thứ gì đó dưới cái eo của đàn bà. Hai người bạn tôi đã quên rất nhiều thứ, trong đó có giá trị của gia đình, đạo lý và những điều ân nghĩa.

Tôi còn nhớ câu nói của MC Nguyễn Ngọc Ngạn: “…Một phần nữa vì người MC lâu đời của Thúy Nga là một cựu tù nhân chính trị, đã viết nhiều sách phê phán chế độ trong nước.” Tôi không đánh giá cao phẩm chất tất cả những người gọi là “cựu tù nhân chính trị!” Hai người bạn tôi, một người ở miền Tây, một người ở miền Đông, sau thời gian đến Mỹ, ai cũng có viết báo, in sách và đã không tiếc lời lên án chế độ Cộng Sản Việt Nam!

Phải biết đỏ mặt

 Phải biết đỏ mặt

Nguoi-viet.com

(Hình minh họa: Wikipedia.org)

Tạp ghi Huy Phương

Loài hoa trinh nữ (mimosa pudica) được chúng ta gọi là cây xấu hổ, mắc cỡ, cây thẹn, hàm tu thảo; là một loại thực vật có đặc điểm là, các lá kép gập vào trong và cụp xuống mỗi khi bị chạm vào để tự bảo vệ khỏi bị thương tổn, rồi mở lại vài phút sau đó. Loài cây có tên gọi khoa học là “pudica,” trong tiếng Latin nghĩa là “rụt rè” hoặc “co lại.” Loại cây này còn được biết đến qua những tên gọi thông dụng bao gồm cây nhạy cảm (sensitive plant), cây nhún nhường (humble plant), cây hổ ngươi (shameplant), đừng-chạm-tôi (touch-me-not…)

Chỉ tiếc là những người lãnh đạo đất nước Việt Nam hiện nay là những người không biết đỏ mặt hổ thẹn, cũng không biết cúi gầm đầu xấu hổ, ít ra cũng như cây hoa hổ ngươi.

Một người không thể kéo dài cuộc sống trong hổ thẹn, ở một quốc gia có liêm sỉ là ông Roh Moo-hyun, cựu tổng thống Nam Hàn, sáng 23 Tháng Năm, 2009, phải kết thúc cuộc đời bằng cách gieo mình xuống một vách đá sâu.

-“Tôi cảm thấy xấu hổ trước người dân của mình,” trước đó, ông Roh Moo-hyun thừa nhận khi phải đến Seoul theo triệu tập của tòa, vì một thân nhân của ông cầm $6 triệu ngay cả khi ông không còn là tổng thống.”

Nếu ông bị đưa ra tòa, tội như thế chỉ vài ba năm tù là cùng, nhưng ông không có can đảm chịu đựng sự xấu hổ, và cho phải sống là điều khó khăn cho ông.

Công chúng tin ông là một chính trị gia trong sạch, cái chết của ông được mô tả là gây xúc động cho cả nước, và là điều hãnh diện tuy thương tiếc của quần chúng. Bốn triệu người đổ về vùng quê nhà để viếng thi hài ông, khóc thương khi quan tài ông đi qua.

Nếu ai cũng biết xấu hổ mà tự tử, thì đất nước Việt Nam sẽ không còn một lãnh tụ nào còn sống cả, nhưng rất may là những lãnh tụ của Cộng Sản hiện nay không biết xấu hổ, không biết liêm sỉ, không có lương tâm, với những khuôn mặt dày, cứng mà thiên hạ gọi là mặt mo.

Vào năm 2002, dưới thời Thống Đốc Lê Đức Thúy, Ngân Hàng Nhà Nước in tiền nhựa (polymer) cho Việt Nam nhận hối lộ khoảng $2 triệu, số tiền này được công ty Securency của Úc giao qua công ty Company For Technology and Development của Việt Nam, mà công ty này là một công ty mẹ của BankTech, do ông Lê Đức Minh, con trai ông Lê Đức Thúy, làm giám đốc.”

Những vụ tham nhũng lớn lao của Việt Nam như vụ EPCO – Minh Phụng, vụ PMU18, vụ tham nhũng PCI, vụ tham nhũng đề án 112, vụ Nexus Technologies, vụ chia chác đất công ở An Hải, Hải Phòng, vụ Vinashin, Vinalines… làm thiệt hại cho đất nước bao nhiêu nhưng rồi cũng chẳng có ai ngồi tù, chỉ có nhân dân là chịu thiệt thòi. Nói như ký giả Huy Đức (Blog Oshin): “Ở những quốc gia không biết xấu hổ thì kết cục cũng có nhiều bi thảm; nhưng, người gánh chịu lại rất tiếc là thường ở phía nhân dân.”

Những việc đáng phải xấu hổ trong một quốc gia tự do, dân chủ thì trong chế độ Cộng Sản, bổ nhậm con cháu, gia đình vào chung các cơ chế công quyền, cấp lãnh đạo còn ngang nhiên bào chữa một cách vô liêm sỉ, như Phó Bí Thư Thành Ủy TP.HCM Nguyễn Thị Quyết Tâm tuyên bố: “Con lãnh đạo làm lãnh đạo là hạnh phúc của nhân dân!”

Vụ Formosa làm tổn hại cho cả dân tộc, thay vì đứng về phía nhân dân, chính quyền nhận đút lót tràn họng, cán bộ viên chức đứng về phía kẻ gây ra tội ác để bào chữa, bệnh vực cho chúng.

Người Việt ra nước ngoài ăn cắp làm xấu hổ cho đất nước thì những tùy viên đại sứ của đất nước cũng buôn lậu, bán visa, chẳng ai còn làm gương cho ai!

Thượng mặt dày thì hạ cũng mặt mo. Gần như cả nước từ ngày “miền Bắc vô đây” đã đánh mất không còn biết ngượng. Xe chở trái cây, hay bia rượu bị lật thì hầu như ngay lập tức, có hàng trăm người dân địa phương và khách qua đường nhảy vào hôi của, đem cả xe gắn máy, xe ba gác ra để cướp giật. Người đi xe máy bị cướp giỏ xách đựng tiền, tiền rơi tung tóe xuống đường, thì khách qua đường cùng một số dân phố, không giúp nhặt hộ tiền cho người bị cướp, lại không để lỡ một giây, lao vào tranh cướp công khai những tờ bạc.

Đạp lên đầu nhau để giành nhau ăn sushi miễn phí. Lên sân khấu cướp giật áo mưa từ tay các tình nguyện viên và nhân viên tòa đại sứ Hòa Lan. Người sống tranh nhau đi cướp lễ vật trong dịp cúng cô hồn Tháng Bảy. Đàn bà cũng leo qua hàng rào sắt và cọc nhọn để được vào hồ tắm tắm miễn phí. Cướp cơm dành cho bệnh nhân ung thư ở bệnh viện ung bướu TP.HCM. Toàn là những chuyện xấu hổ do đám đông không biết hổ thẹn hành động!

Bọn quan cướp ngày năm ba triệu đô la, không biết chùi mép mà còn nghênh ngang, thằng dân cướp lon bia, miếng shu shi về nhậu đâu có đáng gì mà phải xấu hổ! Bởi quan niệm như thế, nên từ trên xuống dưới, đất nước thành hỗn loạn.

Một thanh niên con một viên chức chính phủ, nhà lớn, xe cộ nghênh ngang, hàng ngày nhà có người lui tới quà cáp, sống cuộc đời xa xỉ, ít ra nó phải đặt câu hỏi là bố mình sống lương thiện không? Con một nhân viên hải quan, ngày nào cũng thấy cha đưa về, khi thì mớ vải, khi thì cái điện thoại mới, khi thì lọ phấn son… có bao giờ hỏi: “Ba ơi! Ba lấy cái này ở đâu, mà ngày nào cũng có vậy!” Ngay những đứa trẻ nhà ở gần quốc lộ, thấy cha mang về những thùng bia móp méo, nói là tranh nhau nhặt được từ một cái xe hàng gặp tai nạn, chúng có cảm thấy vui và cho việc làm của cha là đúng không?

Khi một con người đã đánh mất liêm sỉ, không biết tự trọng, chẳng bao giờ biết xấu hổ vì chẳng còn lương tâm. Khi những người cha không biết xấu hổ trước mặt con, vì không cắt nghĩa được những thứ của phi nghĩa đó do từ đâu mà có! Khi những người vợ và những đứa con hí hửng, vui vẻ chia với chồng, cha thứ chiến lợi phẩm vô đạo đó, thì còn ai biết xấu hổ, để cho cái đất nước này được đẹp đẽ hơn?

Tôi dành chỗ cuối cùng hôm nay để cho một thi sĩ lên tiếng, một thi sĩ trong nước mang tên Trần Mạnh Hảo và bài thơ nhan đề là: “Đất nước đến hoa còn xấu hổ!”

Một nhà nước như không còn ai biết ngượng
Lại mọc đầy hoa xấu hổ nơi nơi
Cây thẹn thùng nép cỏ
Lá nhắm hờ mắt gió trêu ngươi
Nói dối mọi nơi
Nói dối mọi điều
Nói dối quá làm hoa đỏ mặt
Muôn năm cái không có thật
Không có thật ở đâu ?
Ai áp giải nhân dân phải tìm ra ma xó?
Đất nước nằm mơ trên quả địa cầu
Đất nước khom lưng tìm thiên đường không có
Một thiên đường ý cuội mạo lòng dân
Hoa thay người xấu hổ
Kẻ gian manh mang mặt nạ thánh thần
Hoa xấu hổ mọc trong tờ hộ chiếu
Ra nước ngoài thương người Việt tủi thân
Sự trâng tráo làm vương làm tướng
Xấu hổ ơi xấu hổ mọc nơi nào?
Kẻ ăn cắp lên truyền hình dạy người tự trọng
Lê Chiêu Thống gào: phải yêu nước như tao…
Ai đang chọn quốc hoa giữa thời quốc nhục
Đất nước ơi xin thẹn với Tiên Rồng
Trong băng hoại hoa giữ mình nhân cách
Giữa lòng người hoa xấu hổ còn không?

Trần Mạnh Hảo

Xu thế ‘ghét người Hoa’

Xu thế ‘ghét người Hoa’

Nguoi-viet.com

(Hình minh họa: Guang Niu/Getty Images)

Tạp ghi Huy Phương

Hình như từ khi có người Việt thì đã có người Hoa rồi.

Theo sử sách Trung Quốc thì Việt cũng từ Hoa mà ra, từ Trung Quốc di cư về Nam, hoặc là người Minh là những kẻ thua cuộc, lánh nạn nhà Thanh mà ồ ạt đến Việt Nam.

Chẳng lấy làm lạ, không ở đâu là vắng bóng người Hoa, đến đỗi người ta nói: “Ở đâu có khói, thì ở đó có người Hoa!” Và ở đâu, họ cũng làm nghề buôn bán, từ lớn như một cửa hàng tạp hóa hay vải vóc, đến một xe mì gõ, một gánh chè “lục tào xá,” gánh ve chai hay một bình lạc rang. Thời thơ ấu, ở một tỉnh nhỏ miền Trung, tôi vẫn thường nghe cha mẹ nói đến việc người Hoa buôn bán ngay thẳng, không gian lận, giả dối, biết giữ chữ tín.

Người Việt Nam, tuy vì hoàn cảnh xã hội, phải sống chung với các sắc dân khác, nhưng không bỏ dược tinh thần kỳ thị, có khi mình không hơn ai nhưng vẫn tỏ ra lòng khinh rẻ người khác. Tây Mỹ hay dân tộc thiểu số đều được gọi bằng “thằng,” thằng Tây, thằng Mỹ, thằng Mọi “cà lơ.” Đen thì ví là “cột nhà cháy,” trắng thì gọi là “bạch quỷ,” mũi người ta cao hơn mình thì gọi là “thằng mũi lõ.”

Đối với người Hoa, dù đã sống đời trên đất Việt từ lâu, vẫn bị gọi là Chú Chệt, Ba Tàu. Cứ nhìn qua các thành ngữ hay văn chương bình dân, chúng ta thấy người Việt ít có lòng tôn trọng đối với người Hoa. Nói bậy thì gọi là “nói Tiều nói Quảng,” tử tế, đàng hoàng thì bị chê là “quân tử Tàu,” nói loanh quanh thì bị cho là “vòng vo Tam Quốc,” trước sau bất nhất thì bị coi là “đầu Ngô, mình Sở,” mỉa mai hơn nữa là thành ngữ “dáo Tàu đâm Chệt…”

Tuy vậy, gần cả thế kỷ nay, lớn lên tôi chưa nghe ai nói đến chuyện ghét Trung Quốc.

Cách đây một thế kỷ, người Hoa ở Việt Nam còn nói tiếng Hoa, giữ phong tục của họ như tục phụ nữ bó chân, đàn ông đuôi sam. Tuy có buôn bán sinh hoạt với người Việt nhưng người Hoa có hệ thống sinh hoạt cộng đồng riêng biệt chặt chẽ, như bang, hội, có trường học, rạp hát, đình chùa mang bản sắc Trung Hoa, các bảng hiệu, tiệm buôn mang đầy chữ Hán.

Ở trên cùng một đất nước, chịu bao nhiêu nghịch cảnh chiến tranh, bom đạn, chia lìa, tôi thấy chẳng bao giờ ghét người Hoa.

Bản sắc người Hoa ở Việt Nam phai nhạt dưới thời Đệ Nhất Cộng Hòa, khi chỉ một tháng sau ngày nền Cộng Hòa được thành lập, thủ tướng đã ban hành Dụ số 10, tiếp theo sau đó là Dụ số 48 quy định về Bộ Luật Quốc Tịch Việt Nam. Trong đó, điều 12 ghi rõ: “Tất cả những ai gốc Hoa sinh ra ở Việt Nam đều bắt buộc phải nhập Việt tịch, để được có quyền lợi và nghĩa vụ của công dân Việt Nam, hoặc nếu không chịu nhập tịch thì có thể xin hồi hương (về Đài Loan) trước ngày 31 Tháng Tám, 1957.” Điều này có nghĩa là từ đây, người Hoa cũng phải đóng góp xương máu để bảo vệ miền Nam.

Người Hoa phải Việt hóa tên họ, kể cả bí danh, trong những văn kiện chính thức. Tên hiệu các cơ sở thương mại, văn hóa, phải được viết bằng Việt ngữ.

Dụ 53 chỉ định chín nghề huyết mạch của nền kinh tế, mà ngoại kiều, hay các hội xã, công ty ngoại quốc không được hoạt động.

Phản ứng lại, các thế lực Trung Hoa trong và ngoài nước tẩy chay sản phẩm Việt Nam, và cả hàng hóa Mỹ ở Việt Nam, người Hoa ồ ạt rút hết tiền ký thác trong các ngân hàng, đồng tiền Việt Nam bị mất giá thị trường chứng khoán Hồng Kông, Hồng Kông từ chối nhận 40,000 tấn gạo mặc dù đã ký hợp đồng từ trước.

Không phải riêng Việt Nam, tại các nước Đông Nam Á, người Hoa ở đâu cũng dùng sức mạnh đồng tiền để thao túng thị trường, chuyên hối lộ và khuynh đảo các viên chức hành chánh tham nhũng, đóng thuế cho cả hai bên để thủ lợi và được yên thân.

Đến cuối năm 1974, người Hoa ở miền Nam Việt Nam kiểm soát hầu hết các cơ sở sản xuất của các ngành công nghiệp thực phẩm, dệt may, hóa chất, luyện kim, điện… và gần như độc quyền thương mại, xuất nhập cảng.

Tuy vậy, cuối cùng người Hoa cũng thúc thủ, dần dần đồng hóa với người Việt, nhiều người gốc Hoa, nhưng không nói nổi một câu tiếng Tiều, tiếng Quảng.

Người Hoa tại Việt Nam trở thành công dân Việt, được gọi là “người Việt gốc Hoa” từ đó cũng làm bổn phận công dân, đóng thuế, đi lính. Trong cuộc chiến chống Cộng Sản họ bị động viên ra chiến trường, tuy người Hoa có nhiều “lính ma, lính kiểng,” nhưng cũng cùng hoàn cảnh, không thấy ai ghét người họ.

Sau ngày 30 Tháng Tư, 1975, khi Việt Cộng chiếm miền Nam, Chợ Lớn là nơi tập trung nhiều người Hoa, một sớm một chiều, họ giương cờ đỏ Trung Quốc rợp trời, thời VNCH họ là người Hoa Đài Loan, thời Cộng Sản vào miền Nam, họ người Hoa Đại Lục, thì phải treo cờ Trung Quốc, hy vọng sẽ được chính quyền Bắc Kinh bao bọc.

Sợ lòng dạ Trung Quốc, và lực lượng người Hoa ở Chợ Lớn, coi như đạo quân thứ năm, và những người trong ruột con ngựa thành Troie, cuối cùng, cờ Trung Quốc phải được dẹp bỏ, người Hoa, nhất là tại Chợ Lớn, phải chịu chiến dịch trưng dụng tước đoạt tài sản của người giàu có, bắt bớ, cầm tù họ, mệnh danh là công cuộc “cải tạo công thương nghiệp” của những người thắng cuộc. Người Hoa cũng như người Việt ở miền Nam đã chịu ba lần đổi tiền tàn độc, vơ vét hết tài sản, trở thành trắng tay. Việt Cộng cũng dẹp hết tổ chức bang, hội của người Hoa. Cho đến năm 1978, khoảng 30,000 doanh nghiệp lớn nhỏ của người Hoa bị quốc hữu hóa, 250,000 ngàn người Hoa chạy sang Trung Quốc, năm 1979, qua biên giới phía Bắc, chúng ta gọi sự kiện này là nạn kiều. Người Hoa bị ép buộc trở về Trung Quốc, mặc dù cha ông họ qua Việt Nam đã nhiều đời, sinh đẻ ở đây, không còn liên lạc với dòng họ bên Trung Quốc, không biết tiếng Hoa, làm sao để trở về được, nhiều người thất vọng, tự sát.

Trước năm 1975, chúng ta có phiền hà chuyện người Hoa thao túng kinh tế miền Nam và mua chuộc nhiều quan chức trong chính phủ, nhưng thực tế không ai thù ghét họ, và sau năm 1975, họ cùng người Việt ở miền Nam là nạn nhân của Cộng Sản Bắc Việt. Họ cùng bị tù đày, phân biệt đối xử, cùng nhau xuống tàu vượt biển, nên cũng chẳng ai ghét người Hoa. Ở trong nhà tù Cộng Sản, chúng tôi gặp nhiều người gốc Hoa thuộc diện “phục quốc,” cũng không thiếu anh em người Hoa trong quân đội, đảng phái phải chịu cảnh tù đày.

Nhưng 40 năm qua, tình hình thay đổi rất nhiều, Trung Quốc, một kẻ đàn anh từng ra ơn cho Việt Cộng, từ xe tăng, súng đạn đến đôi dép râu, bánh lương khô, không thể nào để cho đất nước này thoát khỏi vòng tay của chúng, thường xách mé, miệt thị Việt Nam Cộng Sản là kẻ vô ơn, cần cho một bài học. Đảng Cộng Sản ngày nay không đủ sức mạnh, không có sự liên kết nào có thể đương đầu, không có trí tuệ, tỏ ra hèn nhát, quỵ lụy, để mất đảo, cho thuê đất thuê rừng với giá rẻ như cho không. Đảng Cộng Sản Việt Nam bị Trung Quốc lấn lướt, ngư dân bị đốt tàu, làm nhục, giới quân sự cũng bị đe dọa tránh xa vùng đất Trung Quốc chiếm cứ. Ngay cả trong hải phận của Việt Nam, người Hoa vẫn chủ động lấn lướt coi như đó là sân sau của chúng, coi dân Việt như như đứa con hư, một loại “nghịch tử” đòi phải “hồi đầu!”

Mặt khác, hàng hóa, thực phẩm Trung Quốc đầu độc cả thế giới, và nông dân Trung Quốc có tiền, thời mở cửa, đã gây ra một làn sóng du lịch vô văn hóa, từ cái ăn, đến cái ỉa, làm cho thế giới khinh miệt, coi rẻ. Người Việt trong nước và cả hải ngoại, trước tình thế này không làm sao tránh khỏi xu thế “ghét Hoa.”

Bản chất của mỗi con người từ lúc sinh ra không phải xấu, như nước từ nguồn hay nước sông biển. Xấu là vì nước đó nằm trong chai Trung Quốc hay lọ Việt Nam. Vì sao ngày nay, người ta ghét người Hoa và xem thường người Việt, câu trả lời rất đơn giản.

Ghét hay thương là chuyện của con tim và cả lý trí, nhưng hèn đến đỗi một tướng cầm quân mà “so vai rụt cổ” cho rằng: “Xu thế ghét Trung Quốc nguy hiểm cho dân tộc,” thì dân tộc này chắc chắn thuộc loại hèn hạ, chẳng ra gì!

Người Hoa, dưới sự phán xét của bạn, họ có đáng ghét không?