Ấu thời
( Câu chuyện thật cảm động thời Québec cận đại,. Ảnh hưởng tốt của một người bạn ấu thời in sâu tâm hồn tác giả, đã giúp ông sống với tâm linh hưóng chân thiện mỹ).
Khánh Giao phổ thơ
Thuở tôi còn bé, điện thoại hiếm,
nhưng cha tôi không kém người ta
có điện thoại ở trong nhà:
Đó là hộp gỗ bóng lòa vẹc-ni
trên bờ tuờng lối đi vào bếp
có ống nghe, treo nép bên hông.
Tôi thấp quá chỉ đứng trông,
say sưa nghe mẹ nói dông nói dài,
như chuyện trò với ai trong máy.
Lâu ngày tôi nghiệm thấy rõ ràng :
Trong máy có người ẩn tàng
tên là ‘’dịch vụ hỏi han, xin mời ‘’,
giống thần linh ẩn nơi bình cổ.
Thần và tôi gặp gỡ đầu tiên:
Trong dịp mẹ thăm láng giềng ,
tôi chơi lủi thủi, thói quen thường ngày,
ở tầng hầm loay hoay đục đóng,
vô ý búa đập trúng ngón tay.
Đau thấu trời làm sao đây?
Máu tụ giần giật ngón tay sưng dần
Mút ngón đau, khổ thân muốn khóc.
Đi loanh quanh rồi bước lên lầu.
Đi ngang điện thoại ngẫng đầu,
nhớ ra mình phải kêu cầu thần linh
Tìm cái ghế tôi rinh gần máy
vội leo lên cầm lấy ống nghe,
bấm nút dịch vụ, rè rè :
-“Bạn cần gì, tôi đang nghe đây nầy »
-“Bị búa dập ngón tay đau lắm,
‘’phải làm gì để giảm cơn đau?”
Đầu giây giọng nói lo âu:
-“Máu có chảy? người nhà đâu?một mình?”
-“Mẹ cháu sang láng giềng, nhà trống
Máu không ra, đau đớn quá chừng”.
-“Có biết mở tủ lạnh không?
“Lấy cục nước đá rồi dùng ấp lên
“ngón tay đau liền liền em nhé!”
Tôi làm theo thấy nhẹ cơn đau.
Nước đá lạnh thật nhiệm mầu
tê ngón tay, giảm cơn đau dần dần.
Từ đó tôi kết thân với máy
Hàng ngày nhờ giảng dạy đủ điều:
Hỏi bài sử ký, địa dư,
Mộng lệ An thành phố to nơi nao?.
Cả chuyện nhỏ nhặt tầm phào:
Sóc con tôi mới lượm vào để nuôi
-“Sóc con ăn gi?”, tôi van vĩ
Bà trong máy tỉ mỉ giải bày:
-“Ăn hạt dẽ và trái cây
Nếu sóc còn yếu, uống ngay sửa bò.”
Lần đầu tiên tuổi thơ mất mát:
Chim họa mi thường hát trong lồng,
nổi vui gia đình nức lòng,
bỗng chết tức tưởi, đống lông lù xù.
Quá buồn thảm, tâm tư chùng xuống,
tôi giải bày đau đớn với bà.
Cảm thông thất vọng sâu xa
bà tìm mọi cách để mà ủi an:
Cuối cùng bà nói rằng: “Paul nhớ
“rằng bên kia thế giới chúng ta
“Ở đó chỉ có tiếng ca
“Chim hát không dứt, chan hòa niềm vui”.
Nghe lời đó, lòng tôi bớt tủi
Đau thương được an ủi vỗ về:
Họa mi tôi hát say mê
Bên kia thế giới tràn trề niềm vui.
Lần chót bà giúp tôi viết đúng
chữ réparation lủng củng khó khăn,
kiên nhẫn dạy tôi đánh vần:
Bà đúng là bạn thiết thân không rời.
Năm 9 tuổi gia đình dời chỗ khác,
lên Baie Comeau, vì công tác ba tôi.
Thói quen cũ phải bỏ thôi,
vì điện thoại mới sáng ngời tối tân,
không có nút hỏi han dịch vụ,
vắng bà tiên ngày cũ thân thương.
Tuy bằng i-nốc sáng choang
để trên bàn thấp dễ dàng với tay
máy mới ấy không gây hứng thú
Tôi chỉ mơ máy cũ thân quen
Nhiều năm sau tôi phải lên
Mộng lệ An tiếp tục luyện rèn tương lai.
Chuyến máy bay ghé qua Québec,
hai gìờ sau mới tiếp hành trình.
Lang thang dãy phố một mình,
bổng đâu tìm lại bóng hình ngày xưa:
Tiệm đồ cổ vẫn xài đồ cổ
có điện thoại hộp gỗ thô sơ.
Lại gần không chút đắn đo
bấm nút “chỉ dẫn”; bất ngờ đầu kia
giọng quen thuộc ngày xưa đáp lại:
“chỉ dẫn đây”. Tôi trả lời ngay:
-“Đánh vần giùm cháu chữ nầy
Réparation, cháu thấy vừa gay, vừa dài »
Một thoáng yên lặng trôi qua
rồi giọng trong trẻo thiết tha hỏi rằng:
“ngón tay em chắc lành rồi hẳn?”
Tôi vui mừng: -“Bà vẫn như xưa
“Bà ơi những năm ấu thơ,
“bà rất quan trọng với tôi nhường nào.
“Mỗi ngày cùng với bà trò chuyện
“hết cô đơn yêu mến cuộc đời,
“tự tin, tâm trí thảnh thơi
“tuổi thơ dệt mộng nhẹ trôi êm đềm.
Bà trả lời:”rằng em có biết
“mỗi ngày tôi tha thiết trông chờ
“em gọi để được chuyện trò.
“Tôi không con cái bơ vơ giũa đời
“Điện đàm giữa em và tôi
“đem lại những phút vui tươi ấm lòng.
“Tôi xem em như con ruôt thịt
“Bấy lâu nay tha thiết trông chờ
“khắc khoải tiếng em trong mơ
“Hôm nay nghe lại: trời cho ơn lành.
Tôi trả lời:” Cháu hằng nghĩ đến
“Bà là Tiên thân mến tuổi thơ
“Khi nào có dịp bà cho
“Cháu gọi bà để chuyện trò thân thương”
Bà nói:-“Tôi ước mong em gọi
“Hỏi gặp ai, em nói Sally”
Ba tháng sau trở về Québec
Nhấn điện thoại giọng khác trả lời:
– “Bà Sally đâu rồi” tôi hỏi
-“Tôi lấy làm buồn mà nói ông rằng
“Sally làm bán thời gian
“Vì hay đau yếu những năm cuối đời
“Bà chết ba tuần rồi, tội nghiệp
« chỉ bạn bè thu xếp ma tang
« vì bà không có thân nhân.
Nghe tin dữ, tôi bần thần ngất ngây
định gác máy, đầu giây tiếp nối:
« Ông là Paul, xin lỗi, phải không?
buồn bã tôi trả lời : »Vâng »
-« Thế thì tôi đã trông ông lâu rồi.
« Sally trước khi qua đời gửi lại
« Một lá thư dặn phải mở ra
« Đọc cho ông nghe lời bà :
« Đây nầy : Paul nhớ lời ta tâm tình
« Bên kia thế giới mình đang ở
« Có thiên đường, không đau khổ chia ly
« Ở đó tiếng chim họa mi
“hát không dứt, sống sướng vui vĩnh hằng”
Tôi cám ơn lời trối trăn đằm thắm
mà Sally gửi gắm cho tôi
Để tôi ghi nhớ trọn đời
Ảnh hưởng giao tiếp giữa người với nhau
Lời Sally khắc sâu tâm khảm
từ ấu thơ dấu ấn tâm linh
hướng tôi theo một hành trình
chân, thiện, mỹ Sally dành riêng tôi.
Khánh Giao
Bác sĩ Phùng văn Hạnh gởi