Boléro – dấu hiệu suy tàn của chế độ CSVN

From facebook:  Honolulu Nguyen

Boléro – dấu hiệu suy tàn của chế độ CSVN

Phạm Tín An Ninh

Có lẽ chưa bao giờ, kể cả thời VNCH, nhạc Bolero thịnh hành và được người trong nước mê mẩn như bây giờ, đặc biệt ở miền Bắc, nơi mà trước 1975 Bolero được dán cho cái nhãn “nhạc vàng” và không còn đất sống, một số người thích hát loại nhạc này đã bị tù đày 10-15 năm, để phải chết hay khốn khổ cả một đời, trường hợp Phan Thắng Toán (tức Toán Xồm) và Nguyễn Văn Lộc (Lộc Vàng) ở Hà Nội là những điển hình.

Bây giờ Bolero như trận cuồng phong, phá tan mọi thành trì, chiếm ngự tất cả mọi nơi, từ thành phố đến nông thôn, từ các “tụ điểm”, sân khấu “hoành tráng”nhất, len lỏi đến tận các hang cùng ngõ hẻm, “vùng sâu vùng xa”, kể cả trong các đám ma, đam cưới; làm mê mẩn từ người già đến con trẻ, từ những ông quan lớn, đại gia đến dân dã, bần cùng. Ở đâu cũng nghe Bolero.

Người ta không còn đếm được các chương trình tìm giọng hát cho loại nhạc này: “Hát Cùng Bolero”, “Thần Tượng Boleo”, “Solo Cùng Bolero”, “Tình Bolero”, “Tình Bolero Hoan Ca”… Những cuộc thi hát nhạc Bolero thu hút hằng vài chục ngàn thí sinh, đủ mọi thành phần, cán bộ, sĩ quan, thầy cô giáo, các em bé 7, 8 tuổi, đến từ “mọi miền đất nước”.

Từ những danh ca, “nghệ sĩ ưu tú”, “nghệ sĩ nhân dân” đến anh bán kẹo kéo dạo đều đua nhau hát và kiếm tiền bằng Nhạc Bolero. Và không cần biết cho phép hay không, họ hát đủ mọi đề tài: miền Nam thanh bình, tình yêu, tình lính, đời lính (VNCH), kể cả những bản nhạc chiêu hồi, như “đêm nay trăng sáng quá anh ơi, sao ta lìa cách bởi dòng sông bạc hai màu”, “miền Nam có nắng thanh bình có đồng lúa đẹp có tình quê hương, anh ơi mau sớm lên đường, bình minh còn đợi ruộng nương còn chờ…”v.v…

Trong cái khát khao Bolero ấy, thực chất chính là nỗi khát khao khung trời, con người, nếp sống, tình cảm, tấm lòng đối với quê hương đất nước của quân dân miền Nam thuở trước, và đặc biệt là tính nhân bản đã hoàn toàn thiếu vắng tại miền Bắc trên bảy mươi năm và tại miền Nam hơn bốn mươi năm dưới chế độ Cộng Sản.

Khi một ca sĩ hát, họ thả hồn vào từng lời ca, cùng bâng khuâng với những hình ảnh, tình tự trong nhạc phẩm, họ có cảm giác đang được sống trong cùng không gian và thời gian mê đắm ấy. Người nghe thì hồn như bay bỗng đến chốn thiên thai nào đó, họ đắm chìm trong cảm xúc của một thời hạnh phúc, mà người miền Nam đã mất đi trong tiếc nuối, và người miền Bắc thì khát khao nhưng chưa bao giờ được sống. Và như thế, một thiên đường Miền Nam trước 1975 thực sự đã sống lại trong lòng mọi người, thiết tha và mãnh liệt.

Văn chương hay âm nhạc là những phạm trù phản ảnh trung thực nhất cho một xã hội. Bolero, một loại nhạc bình dân, dù được ai đó gán cho cái tên nhạc “sến”, đã làm đúng vai trò ấy, đã suốt một thời thăng hoa qua cuộc sống chan hòa yêu thương, nhân bản, và nhạc Bolero cũng chính là tiếng than ai oán, bi phẩn của người dân miền Nam thời ấy, khi mà cuộc chiến phi lý và bẩn thỉu nhất do bọn người CS rừng rú gây ra để phá hoại đất nước, giết chết bao thế hệ thanh niên của hai miền, và tạo cảnh huynh đệ tương tàn, làm hệ lụy lâu dài cho cả một dân tộc.

Những thế hệ ở Việt Nam bây giờ có cảm xúc như thế nào khi nghe những bài Tám Điệp Khúc, Đêm Nguyện Cầu, Kẻ Ở Miền Xa, Hai Chuyến Tàu Đêm, Đường Xưa Lối Cũ, Sương Trắng Miền Quê Ngoại, Những Đóm Mắt Hỏa Châu…? Và trong tất cả những bài ca về lính mà họ đang say mê hát, họ có tìm được câu nào hô hào “sinh Nam tử Bắc” hay “thề phanh thây uống máu quân thù” như trong chính bài quốc ca CS?

Nhạc Bolero đã đè bẹp tất cả các loại nhạc “đỏ”, nhạc ăn cắp, bắt chước, lai căng của nhiều nhạc sĩ trong nước, viết theo lệnh đảng hay làm dáng, đua đòi “vươn ra biển lớn!” Ca sĩ thì “thặng dư giá trị” đủ hạng đủ cỡ, mà nhạc sĩ thì hiếm hoi như lá cuối mùa thu và cũng chẳng sáng tác được bao nhiêu ca khúc ra hồn, ngoài một vài bài của các nhạc sĩ Thanh Tùng, Bắc Sơn, Phú Quang, Trần Tiến, Phan Đình Điểu… và bài Phượng Hồng phổ từ thơ Đỗ Trung Quân.

Những ca sĩ miền Nam chuyên hát nhạc “sến” đã hết thời ở hải ngoại cỡ Chế Linh, Giao Linh, Phương Dung, Thái Châu, Tuấn Vũ… về Việt Nam làm nhiều show đã cháy vé, được ca ngợi đón tiếp như những ông bà hoàng Bolero, mang về quê hương những làn gió mới! Nhiều người được trang trọng mời ngồi ghế “nóng” làm giám khảo cho các kỳ thi tuyển lựa ca sĩ Bolero!

Ngày 30.4.75, trên đường vào “tiếp thu” miền Nam, bà Dương Thu Hương ngồi khóc bên vệ đường khi nhìn thấy một miền Nam văn minh, hiền hòa, trù phú gấp vạn lần miền Bắc. Bà đã nhận ra cả một quá khứ bị lừa dối. Một số trí thức miền Nam, như chú cháu Đỗ Trung Hiếu, Đỗ Hữu Ưng (ở cùng quê và học trung học cùng trường Võ Tánh-Nha Trang với người viết) khi bỏ miền Nam vô bưng, lòng nô nức đi làm “cách mạng”, nhưng đến khi được chuyển ra miền Bắc mới giật mình biết đã “lạc đường” nhưng quá muộn, đành phải “nín thở qua sông”.

Trước khi vô bưng, Đỗ Hữu Ưng từng theo học Khóa 11 Đốc Sự tại Viện QGHC thời VNCH. Sau 75, về “tiếp thu miền Nam” giữ chức chủ tịch của một huyện nào đó ở Sài Gòn, đã tìm gặp lại những đồng môn cũ, khuyến khích mọi người nên sớm tìm đường vượt biển, nhưng chẳng mấy ai dám tin! Ông chú gốc giáo sư thì làm đến chức ủy viên tôn giáo của thành ủy, nhưng bất mãn nên cùng đám Nguyễn Hộ, Trần Văn Trà lập ra Câu lạc bộ Kháng Chiến Cũ. Để phản ứng cho sự ăn năn hối hận của mình, hai chú cháu đã bị lột hết các chức tước, riêng ông chú phải nhận những bản án tù và đã chết dưới tay người đồng chí CS!

Nhiều thanh niên miền Bắc, điển hình là Nguyễn Viết Dũng, đang là một sinh viên giỏi, từng đoạt giải “Đường Lên Đỉnh Olympia”, với một tương lai tươi sáng, nhưng đã dám công khai treo cao cờ vàng ba sọc đỏ trên nóc nhà, mặc quân phục và mang phù hiệu QLVNCH như là một hình thức tôn vinh, luyến tiếc một chính thể, một quân đội chính danh đã bị bức tử. Bị cầm tù ra, anh con khắc trên cánh tay hai chữ “Sát Cộng” và rủ nhiều bạn bè tìm vào Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa thắp hương kính cẩn tưởng niệm những người lính miền Nam đã vị quốc vong thân. Những người mê hát, mê nghe nhạc Bolero, chắc hẳn ít nhiều đều mang trong lòng những hoài niệm, suy tư, cảm xúc như thế.

Những nhạc sĩ miền Nam, đang còn sống như Lam Phương, Lê Dinh, Song Ngọc… hay đã mất ở hải ngoại như Trần Thiện Thanh, Trịnh Hưng, Hoàng Thi Thơ, Duy Khánh, Nhật Ngân, Anh Bằng,… hoặc chết ở quê nhà trong nghèo nàn khốn khó như Trúc Phương, Thanh Sơn, Nguyễn Văn Tý… khi sáng tác những bản nhạc Bolero chắc họ không ngờ đã tạo thành những vũ khí vô hình nhưng ghê gớm, làm mê mẩn hàng mấy chục triệu người sống trong chế độ Cộng sản, có sức xoi mòn và làm sụp đổ chế độ tàn ác man rợ này.

Mặc dù bọn tà quyền vẫn đang sống thoi thóp, dựa vào bạo lực, và sự kết họp mong manh của đám đồng chí cùng băng đảng, để chia chác quyền lợi, tài sản cướp bóc của nhân dân và sẵn sàng “mỏi gối quì mòn sân Tàu phủ”, nhưng bên trong thực sự đã mục rữa, thối tha, chia bè kết nhóm để tranh giành, thanh toán lẫn nhau. Lòng dân sẽ thay đổi nhanh chóng khi Nhạc Bolero ngày càng xoáy sâu vào trí não và tâm hồn họ, cộng với một thực trạng xã hội rệu rã, xuống cấp ở tất cả mọi lãnh vực, tất yếu sẽ tạo thành một hệ quả khôn lường.

Cả một đất nước như đang bị ngón sóng thần Bolero tràn ngập, làm thay đổi não trạng và nỗi khao khát của con người, biết đâu sẽ dẫn đến việc sụp đổ cả thành trì của một chế độ từng lên án, tìm mọi cách để ngăn cấm, triệt tiêu nó. Thêm một chỉ dấu báo hiệu cho ngày tàn của CSVN.

4/9/2017

 V Phung Phung :  Bài viết rất chính xác. Hồi còn bị giam giữ ngoài Bắc, khoảng năm 1978-1979 ; ai hát nhạc vàng thì cấm ,có thể bị giam sà lim, tù trong nhà tù, nhưng khi tôi đi làm tạp dịch ở khu nhà cán bộ, tôi nghe nhiều bài hát nhạc vàng, nhạc bolero trong máy hát, băng dĩa…
Trong đầu tôi đã nghĩ ngay nhạc miền Nam đã ảnh hưởng ra miền Bắc. Không còn nghe ai hát nhạc cách mạng nữa như bản Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây. Nền văn minh miền Nam, âm nhạc đi vào lòng người của miền Nam đã ảnh hưởng, xâm nhập vào miền Bắc cộng sản. Cán bộ cộng sản lúc bấy giờ đã mê Nhạc vàng, nhạc Bolero miền Nam rồi.

Rồi Hết Chiến Tranh….

From facebook:  Van Pham added 3 new photos.

Chuyện Phiếm – Bi Hài đáng để Suy ngẫm…

Rồi Hết Chiến Tranh….

“Khi đất nuớc tôi không còn chiến tranh, trẻ thơ đi hát đồng dao ngoài đuờng.”
T.C.S

Hơn bốn mươi năm trước, khi cuộc chiến ở Việt Nam còn đang ở giai đoạn khốc liệt, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã mường tượng ra một viễn ảnh thanh bình làm say đắm lòng nguời: “Khi đất nuớc tôi không còn chiến tranh, trẻ thơ đi hát đồng dao ngoài đuờng.”

Sau cuộc chiến, quả nhiên, trẻ con có la cà và tụm năm tụm ba hơi nhiều trên đường phố. Chỉ có điều là tuyệt nhiên không nghe một đứa nào hát đồng dao; đã thế, phần lớn tụi nhỏ đều tham dự tích cực vào nhiều sinh hoạt không thích hợp cho lắm với tuổi thơ: bới rác, móc túi, ăn mày, bán cần sa, và nài nỉ mời khách mua… dâm – với một thứ ngôn ngữ sỗ sàng và sống sượng đến độ có thể làm đỏ mặt một người da đen hay da đỏ: “Chú ơi, chú chơi cháu đi…” (Hoàng Hữu Quýnh– Tôi Bỏ Đảng, Tập I: Bản Cáo Trạng Chế Độ Hà Nội, trang 140, 1989, trích từ Phản Tỉnh Phản Kháng Thực Hay Hư của Minh Võ, Thông Vũ xuất bản năm 1999).

Đó là những chuyện chỉ có tính cách “hiện tượng,’’ xẩy ra mấy thập niên về trước, khi hòa bình mới đuợc vãn hồi, và xã hội còn nhiều tệ đoan do tàn tích của chiến tranh và xã hội cũ để lại. Với thời gian, bản chất của chế độ cộng sản Việt Nam mỗi lúc được nhận biết rõ ràng hơn.

Từ Hà Nội, ký giả Huw Watkin tường thuật rằng “cứ năm đứa bé đang lê trên vỉa hè của ba mươi sáu phố phuờng là có một đứa… ăn xin. Bốn đứa còn lại, xem chừng, cũng bận: đánh giầy, năn nỉ người đi đường mua vé số, dắt mối, bán ma túy…”(“VIETNAM: CHILDREN SOLD INTO BEGGING, PIMPING AND DRUG DEALING”). Cũng vẫn theo y như lời Huw Watkin thì lực lượng trẻ con đi ăn mày, làm ma cô và bán ma túy… ở Việt Nam đang dần được đưa vào tổ chức (“… recent media reports that children are being increasingly used by organized begging gangs, pimps and drug dealers”).

Chuyện này thì thằng chả nói hơi… thừa! Ở một xứ sở mà nhà nước bao biện mọi chuyện, và lãnh đạo khắp nơi – kể cả chùa chiền, giáo đuờng hay thánh thất… – làm sao để cho trẻ em (những mầm non tương lai của tổ quốc) sống vô tổ chức được, cha nội?

Trong tương lai gần, lũ trẻ thơ bụi đời ở Việt Nam (dám) sẽ được đoàn ngũ hoá – và cho thắt khăn quàng có màu sắc khác nhau – để dễ điều phối. Đại loại như, khăn quàng xanh: đánh giầy; khăn quàng tím: dắt mối; khăn quàng trắng: ma túy; khăn quàng hồng: mãi dâm; khăn quàng nâu: ăn mày; khăn quàng đỏ: thu thuế và theo dõi hoạt động, cũng như tư tưởng, của những loại khăn quàng khác!

Chiến tranh Việt Nam kết thúc cũng chấm dứt luôn sự chia cách giữa hai miền Nam – Bắc. Viễn tuợng thống nhất (cũng) đã đuợc hình dung bởi nhạc sĩ Trịnh Công Sơn truớc đó, và cũng là một hình ảnh khiến cho không ít kẻ phải ước mơ: “Một đoàn tầu đi tỏa khói trắng hai bên đường…’’.

Một lần nữa nhạc sĩ Trịnh Công Sơn lại đúng, dù vẫn chưa đúng hết. Sau cuộc chiến, quả nhiên là có đoàn tầu Thống Nhất xuôi ngược Bắc – Nam. Điều đáng tiếc là hành khách lại luôn luôn ở tâm trạng bất an. Kẻ lo bị móc túi, nếu có tí tiền. Người lo bị công an xét hỏi và tịch thu hàng hoá, nếu là dân buôn lậu. Và tất cả đều lo sợ bị ném đá vỡ đầu. Những hòn đá xanh, to bằng nắm tay, được trẻ con dọc hai bên đuờng – đợi xe lửa đi qua – thi nhau ném vun vút vào cửa sổ!

Do vậy, tầu Thống Nhất đuợc “cải tiến” bằng cách rào kín mọi khung cửa bởi dây kẽm theo hình mắt cáo. Từ đó, nó trông y như những toa xe dùng để chở tù. Những đoàn tầu như thế mà đi phom phom, hớn hở hú còi, và hân hoan thơ thới, sung sướng ’’toả khói trắng hai bên đuờng’’ thì trông (e) hơi mỉa mai và (có phần) lố bịch!.

Trịnh Công Sơn chỉ gần hoàn toàn đúng khi mô tả thảm cảnh sau đây: “Khi đất nuớc tôi không còn chiến tranh, mẹ già lên núi tìm xuơng con mình…’’ Nói là “chỉ gần hoàn toàn đúng” vì cuộc chiến đã tàn từ lâu. Thế hệ của những “mẹ già lên núi tìm xuơng’’ đã qua nhưng chuyện đào bới hài cốt vẫn được tiếp tục bởi anh chị em, hay bạn đồng đội của những người đã khuất – theo như tuờng thuật của Rajiv Chandrasekaran, trên The Washington Post: ’’Vietnamese Families Seek Their MIAs.”

Bài báo mở đầu bằng một câu chuyện thương tâm. Ông Nguyễn Dinh Duy tử trận ngày 29 tháng 3 năm 1975. Suốt mấy muơi năm qua, chị của ông ta (Bà Thắm) vẫn không ngừng đi tìm kiếm xác em trong… vô vọng. Ông Duy chỉ là một trong 300.000 lính Bắc Việt chết trận mất xác – và kể như là mất luôn (Duy is one of about 300,000 North Vietnamese soldiers killed in the war whose remains have not been located – and likely never will be).

Tiếp theo là một câu chuyện cảm động về tình đồng đội: “Mỗi tuần một lần, ông Ban thức dậy lúc 5 giờ sáng, leo lên chiếc xe gắn máy màu xanh lá cây đã cũ, đi đến những nơi mà ông còn nhớ khi còn là một y tá trong quân đội. Trí nhớ của ông quả tốt; mười năm qua, ông tuyên bố, đã đào được 2.000 xác chết và đã nhận diện được một nửa trong số này…’’ Vẫn theo lời ông Ban: “Là kẻ sống sót, tôi tự thấy mình phải có bổn phận với những nguời đã chết (Being still alive, I feel responsible for the dead people).

Quan niệm sống của ông Ban, tiếc thay, không được chia sẻ bởi những người hiện đang nắm quyền bính ở Việt Nam – dù họ đều là những kẻ sống sót sau cuộc chiến vừa rồi. Khi bị chất vấn về thái độ vô trách nhiệm này, giới chức có thẩm quyền của Hà Nội, ông tướng Trần Bạch Đằng nào đó đã giải thích với phóng viên Rajiv Chandrasekaran như sau: ’’…tìm kiếm những binh sĩ quá tốn kém mà tiền thì phải dùng vào việc chăm lo cho cho những kẻ còn sống sót.’’ (Dang said the cost of searching for missing soldiers must be weighed against the need to care for the survivors of the war).

Vì đảng viên Cộng Sản Việt Nam là những nguời theo chủ thuyết duy vật nên không quan tâm đến những việc làm có tính cách duy tâm chăng? Nói vậy e không được ổn. Nhìn cái cách họ ’’thờ’’ ông Hồ Chí Minh thì biết. Họ có cả một Bộ Tư Lệnh để bảo vệ lăng ông ta mà. Họ đâu phải là những kẻ vô tâm và lo tốn kém.

Họ ướp xác ông Hồ và bảo trì cũng như bảo vệ nó tới cùng chỉ vì nó có giá trị như một thứ môn bài (patent) cho phép họ tiếp tục hành nghề cách mạng – hay ít nhất thì họ cũng tưởng hoặc mong như thế; còn 300.000 ngàn bộ xuơng của đám binh sĩ chết dấm chết dúi đâu đó, trong cuộc chiến vừa rồi, đâu còn một chút giá trị thực tiễn nào nữa khiến họ phải quan tâm.

Rõ ràng họ không phải là những người duy vật, cũng không phải là những kẻ duy tâm mà là những tên duy… lợi ! Hãy nhìn vào thực tế, xem cô nhi quả phụ hay bố mẹ của những kẻ đã hy sinh được “chăm lo’’ ra sao – từ nửa thế kỷ qua ?

‘’Lúc ấy nguời ta sợ nhất là nhìn thấy người phát thơ. Hàng ngày hàng trăm cái thơ báo tử để trong xắc cốt nguời cán bộ xã. Anh ta đi đến nhà nào là mang đau thương tang tóc đến nhà đó… họ sợ nhất là sau cái ’lễ truy điệu trọng thể để ’Tổ Quốc ghi công’ là họ bị đẩy ra lề xã hội, không ai nuôi dưỡng.’’ (sđd trang 136 -138).
“’Lúc ấy’’, qua đoạn văn vừa dẫn, là hình ảnh của xã hội miền Bắc vào thập niên 60 và đầu 70 – khi mà Đảng Cộng Sản Việt Nam còn cần động viên xương máu nguời dân cho chinh chiến. Cuộc chiến đã tàn. Bây giờ thì họ còn cần gì đến ai nữa? (Nói chi đến mộ phần của những tên “lính ngụy” ở Nghĩa Trang Quân Đội!)

Do đó, khi thấy một phế nhân lê la xin ăn trên hè phố Sài Gòn hôm nay đừng vội nghĩ đó là thương binh của quân đội miền Nam. Không nhất thiết như thế đâu. Bây giờ ăn mày là một cơ hội đồng đều (equal opportunity), không phân biệt tuổi tác, giới tính hay thành phần xã hội.

Ranh giới giữa kẻ thắng và người bại đã bị xoá nhòa từ lâu ở đất nước này. Nơi đây – trước đói rách, khủng bố và mọi bất công xã hội – tất cả đều bình đẳng. Việt Nam hôm nay chỉ còn một nhóm nguời thu tóm hết quyền bính, đất đai, cũng như sở hữu mọi tài sản xã hội, và cả một dân tộc bị trị vì đã bị lừa gạt trắng trợn – thế thôi.

Bài báo của Rajiv Chandrasekaran kết thúc bằng một tâm sự não lòng: “Tháng 4 năm nay khi cả nước đang chuẩn bị kỷ niệm 25 năm sau ngày ’giải phóng miền Nam’ và thống nhất đất nước nhiều gia đình đã đến nghĩa trang để thăm mộ thân nhân. Riêng bà Thắm thì có cảm tưởng mình bị bỏ rơi. Theo bà ta thì ’em tôi đáng lẽ phải nằm trong nghĩa trang liệt sĩ chứ đâu phải ở rừng sâu.’(My brother belongs in the Martyrs’ Cementery,’’ Tham said, ’’not out in the jungle’’).

Người ta có thể hiểu được tình thuơng yêu vô hạn của bà Thắm đối với người em vắn số nhưng thực khó mà chia sẻ với bà ta cái ảo tưởng rằng ông Nguyễn Dinh Duy là liệt sĩ. Cùng với hàng triệu nguời khác nữa, sự hy sinh của ông Duy – chung cuộc – chỉ đẩy cả một dân tộc vào cảnh lầm than và băng hoại.

Bà Thắm vẫn chưa nhận ra được rằng cái đuợc mệnh danh là cuộc chiến “chống xâm luợc’’ và “giải phóng miền Nam’’ vừa qua chỉ là những canh bạc bịp. Nhờ vào gian manh, thủ đoạn bạo lực, dã man và tất cả những mánh khoé lường gạt cần thiết nên Đảng Cộng Sản Việt Nam đã thắng. Còn nhân dân thì thua trắng tay.

Họ mất ráo mọi thứ, kể cả xương cốt của người thân, để đổi lấy… những bảng ghi công: Liệt Sĩ, Gia Đình Có Công Với Cách Mạng, Mẹ Việt Nam Anh Hùng… Hoặc giản dị hơn nữa là một cái bãi đất mênh mông (chi chít bia mộ) với bốn chữ “Nghĩa Trang Liệt Sĩ” treo ở cổng vào, và chấm hết.

Chỉ có thế thôi mà bà Thắm vẫn bị đứng ngoài. Bà ta có lý do để buồn, dù đó một nỗi buồn “không lấy gì làm chính đáng.’’ Buồn hơn nữa là gần một phần hai thế kỷ sau khi chiến tranh chấm dứt, một số nguời Việt ở hải ngoại – những kẻ có nhiều cơ hội để nhìn vấn đề một cách khách quan hơn – vẫn tiếp tục tranh cãi và xỉ vả lẫn nhau về những chuyện rất không cần thiết và cũng chả chính đáng tí nào.

Họ giống như những nguời đàn bà nhà quê đi chợ bằng xe lam. Trên xe bị một thằng lưu manh dụ chơi bài ba lá, lột hết tiền, và đuổi xuống xe. Thay vì xúm nhau, túm cổ thằng khốn nạn, vả cho nó rụng hết răng rồi lấy lại tiền thì họ quay ra xa xả đổ thừa lỗi lầm cho kẻ này nguời nọ; sau đó, họ cãi vã và xỉa xói lẫn nhau – bằng những ngôn từ nặng nề và thô tục đến độ khó ngờ.
Tuởng Năng Tiến

Image may contain: one or more people and outdoor
Image may contain: one or more people and outdoor
Image may contain: one or more people, child, outdoor and food 
 
 

Sự kiện chấn động sáng nay tại Giáo xứ Thọ Hòa, Gp Xuân Lộc

Ngày sắp tàn của độc tài toàn trị  chăng???
From facebook: Kim Loan Nguyen shared Thoai Huu Dinh‘s post.
Please share …
 
 

 
Thoai Huu Dinh added 2 new videos.Follow

 

Sự kiện chấn động sáng nay tại Giáo xứ Thọ Hòa, Gp Xuân Lộc (Xuân Thọ, Xuân Lộc, Đồng Nai): hãy xem lại clip đầu tiên do nhóm DLV mạo danh người Công giáo cầm đầu là Nguyễn Trọng Nghĩa và khoảng 20 người với băng rôn, loa, cờ đỏ sao vàng, vũ khí (súng ngắn, dùi cui điện, lựu đạn) có ít nhất một người phụ nữ tên Hạnh hung hăng, tùy tiện xâm phạm khuôn viên Giáo xứ và clip cuối cùng để thấy sự tương phản của sự kiện. Nghĩa và đồng bọn ban đầu tỏ ra côn đồ, bất chấp pháp luật, nói những lời lẽ thách thức,… nhưng với sự phản ứng thông minh, cương quyết, mạnh mẽ của giáo dân Gxu cuối cùng Nghĩa đã cúi đầu xin lỗi. Công an huyện Xuân Lộc và xã Xuân Thọ cũng có mặt chứng kiến…

Rất khâm phục anh chị em giáo dân Giáo xứ Thọ Hòa, một vùng quê nhưng rất hiểu biết pháp luật và lý lẽ cũng như cha Xứ đã không rơi vào bẫy kích động bạo loạn do nhóm DLV bày ra. Ngược lại đã cho họ thất bại ngay chính trong bẫy của họ.

Chưa từng thấy những kẻ nào ngu ngốc như nhóm DLV của “Nguyễn Trọng Nghĩa và các đồng chí” hôm nay, dám đem 20 người đến chọi với hàng ngàn giáo dân….chưa kể giáo dân các giáo xứ lân cận.

Hành vi của Nghĩa và các đồng chí hôm nay đã đủ yếu tố cấu thành tội gây rối trật tự công cộng có tổ chức và sở hữu trái phép vũ khí quân dụng. Đề nghị công an huyện Xuân Lộc, Đồng Nai khởi tố và bắt tạm giam ngay nhóm người này để xét xử đúng pháp luật.

Biên bản lập thừa nhận có 14 DLV nhưng chỉ có mặt 13, số còn lại bỏ trốn cùng với vũ khí bị giáo dân phát hiện…

1. Nguyễn Trọng Nghĩa (1983)
2. Trần Hiếu Nghĩa (1976) 
3. Trần Quốc Hùng (1967): người này khả nghi là an ninh chìm
4. Lê Thị Mỹ Hạnh (1987)
5. Phạm Thị Hiên (1985)
6. Trần Minh Phúc (2002)
7. Nguyễn Minh Triết (1982)
8. Nguyễn Văn Dũng (1988)
9. Nguyễn Phúc Phương (1984)
10. Trần Văn Phước (1968)
11. Phạm Minh Quân (1970)
12. Nguyễn Thị Thanh Bình (1968)
13. Phạm Minh Tuấn (1982)

P/s: – Trần Quốc Hùng (1967) mặc áo trắng bỏ ngoài quần đeo kính râm nhiều khả năng là công an chìm bảo kê cho nhóm của Nghĩa…
– nhóm DLV đã kịp tẩu tán chiếc xe ô tô chở họ đến.
– Nhiều giáo dân các Giáo xứ lân cận đã đến hỗ trợ.
– dù có vài DLV không trung thực và thái độ chưa nhận ra sai trái trong bản tường trình, nhưng hầu hết đều xin lỗi bà con giáo dân Gx Thọ Hòa. Đó chính là nhờ sự nhân ái của giáo dân chứ nếu không thì họ khó lòng ra được khỏi đó.

Nguồn video: Fbs Nguyễn Trọng Nghĩa và Duy Tan Nguyen

Giáo sư luật Harvard: ‘Chưa thể nói Trịnh Vĩnh Bình thắng kiện’

Giáo sư luật Harvard: ‘Chưa thể nói Trịnh Vĩnh Bình thắng kiện’

RFA
2017-09-01
 
Doanh nhân Trịnh Vĩnh Bình đòi chính phủ Việt Nam bồi thường 1,25 tỷ USD.

Doanh nhân Trịnh Vĩnh Bình đòi chính phủ Việt Nam bồi thường 1,25 tỷ USD.

RFA
 

Truyền thông mạng những ngày qua hồ hởi nhận định ông Trịnh Vĩnh Bình thắng trong vụ kiện đòi chính quyền Việt Nam bồi thường khoản tiền lên đến 1.25 tỷ USD.

Vụ kiện được cho là “thế kỷ” này có thật sự kết thúc chưa? Chính phủ Việt Nam cần phải làm gì hoặc rút ra bài học gì?

Thủ tục của vụ kiện đúng luật

Trước khi phiên toà diễn ra, khi còn được tiếp xúc với truyền thông một cách đúng luật, ông Trịnh Vĩnh Bình từng bày tỏ với RFA rằng ông tự tin sẽ thắng kiện trong vụ tái khởi kiện lần thứ hai này vì ông đã thực hiện đúng Hiệp thương giữa Hà Lan và Việt Nam. Ông cho biết là một doanh nhân sống và làm việc lâu năm ở Hà Lan, ông rất tôn trọng và giữ đúng những vấn đề liên quan đến luật lệ, khai thuế…

RFA đặt vấn đề về niềm tin thắng kiện của doanh nhân Trịnh Vĩnh Bình với Giáo sư Tạ Văn Tài, nguyên giảng viên luật trường Đại học Harvard, ông cho biết chính khi vụ kiện diễn ra, ông cũng cho rằng “khả năng thắng kiện là có.”

“Đúng thế. Cái thế mạnh về thủ tục của ông Trịnh Vĩnh Bình là ổng đã đầu tư dựa vào Hiệp định Thương mại đầu tư giữa Việt Nam và Hà Lan. Hiệp định này chắc chắn đã qui định rằng nếu có tranh chấp thì đưa ra Toà Trọng tài Quốc tế. Ông ấy đi theo đúng hiệp định  đó mà làm vụ kiện nên có những đường đi chắc chắn về thủ tục”.

Vào đầu những năm 1990, ông Trịnh Vĩnh Bình từ Hà Lan về Việt Nam đầu tư vào một số dự án ở Sài Gòn và một số tỉnh phía Nam.

EC5D031A-2A06-4C29-9444-D63C1953F488_w900
Bộ sưu tập xe của ông Trịnh Vĩnh Bình RFA

“Ông ấy đi theo đúng hiệp định  đó mà làm vụ kiện nên có những đường đi chắc chắn về thủ tục” – GS Tạ Văn Tài

Cho đến năm 1998, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu bắt ông Trịnh Vĩnh Bình với cáo buộc đưa hối lộ và vi phạm các qui định về quản lý- bảo vệ đất đai. Ông bị tuyên án 11 năm tù sau đó và tòa buộc ông Trịnh Vĩnh Bình phải đóng tiền phạt và tịch thu toàn bộ tài sản của ông ở Việt Nam.

Vào năm 2000, ông vượt thoát khỏi Việt Nam trở về lại Hà Lan.

Năm 2003, ông Trịnh Vĩnh Bình khởi kiện nhà nước Việt Nam tại Trung Tâm Trọng Tài Thương Mại ở Stockholm, Thụy Điển, đòi bồi thường trên 150 triệu đô la.

Tuy nhiên vào năm 2006, tại Singapore Việt Nam thương lượng với ông này ngưng vụ kiện và cam kết trả lại tài sản cũng như tạo điều kiện để ông Trịnh Vĩnh Bình trở lại đầu tư ở Việt Nam…

Thời điểm này, theo lời của Giáo sư Tạ Văn Tài, phía chính phủ Việt Nam, mà điển hình là một vài lãnh đạo cao cấp lúc đó cũng đã công nhận rằng cần phải trả lại số tài sản của doanh nhân Trịnh Vĩnh Bình.

“Tức là ổng có một phần cái chính nghĩa mà chính Việt Nam hồi đó công nhận do lời khuyến cáo của các Thủ tướng Phan Văn Khải, Võ Văn Kiệt, Nguyễn Thị Bình chống lại các cường hào ác bá địa phương. Nhưng sau 7 năm không thấy thực hiện cái thoả ước ký tại Singapore nên ổng mới kiện lại.”

Trong một lần trả lời RFA những vấn đề liên quan đến vụ kiện, Giáo sư Nguyễn Vi Khải – thành viên Ban nghiên cứu, cố vấn Thủ tướng Phan Văn Khải khi đó, hiện là Viện phó Viện Nghiên cứu các vấn đề phát triển (VIDS) cho biết.

“Thủ tướng có văn bản gửi xuống cho các ngành an ninh, Bộ trưởng công an lúc đó là ông Lê Minh Hương, để xem xét sự việc và tìm nguyên nhân giải quyết theo luật pháp. Khoảng hai lần Thủ tướng yêu cầu Bộ Công An giải trình.”

Tuy nhiên những cam kết không được phía Việt Nam thực hiện nên đến năm 2014, ông Trịnh Vĩnh Bình quyết định kiện Việt Nam lại lần nữa. Và lần này ông thuê Hãng luật Hoa Kỳ King & Spalding LLP cãi cho ông.

“Có đại diện ngoại giao Việt Nam nói chuyện với tôi. Tôi nói rằng muốn giữ thanh danh của chính phủ để quyến rũ tiếp tục giới đầu tư, thì nên giải quyết vụ Trịnh Vĩnh Bình một cách thoả đáng, nhất là theo thoả hiệp đã ký ở Singapore. Chính tôi đã nói với họ như vậy.” – GS Tạ Văn Tài

‘Chưa thể nói là thắng kiện’

Hôm 27 tháng 8, mạng xã hội tràn ngập hình ảnh và video của ông Trịnh Vĩnh Bình bước ra khỏi trụ sở Tòa Trọng Tài Quốc Tế, tại 112, đường Kleber, Quận XVI, Paris với gương mặt rạng rỡ và hai tay đưa cao dấu hiệu chiến thắng. “Vụ án thế kỷ” được nhiều người nhận định phần thắng nghiêng về phía doanh nhân Trịnh Vĩnh Bình.

Tuy nhiên, Giáo sư luật Tạ Văn Tài không nghĩ như thế. Ông có cách phân tích dựa theo cơ sở luật pháp của Toà Trọng tài Quốc tế.

“Đồng bào ở hải ngoại suy đoán mà thôi rằng chiến thắng rồi thì tôi nghĩ là hơi vội vàng, vì có thể ông ấy đang hào hứng giơ tay thôi. Mà theo thủ tục trọng tài thì hai bên không được nói gì để còn đi đến thoả hiệp.

Trọng tài nghĩa là họ đâu có xử án theo kiểu toà án, mà họ nghe 1 bên xong rồi họ nghe bên kia, nhiều khi là mỗi người 1 phòng, rồi họ tìm cách họ hoà giải.

Nếu không hoà giải được lúc ấy họ mới đưa ra một bản án trọng tài.

Thế thì tôi nghĩ rằng nó chưa xong đâu, vì theo nguồn tin tôi biết, các bên còn phải nộp hồ sơ thêm. Mà nộp hồ sơ thêm nghĩa là chưa có bản án.”

“Tôi nghĩ rằng nó chưa xong đâu, vì theo nguồn tin tôi biết, các bên còn phải nộp hồ sơ thêm. Mà nộp hồ sơ thêm nghĩa là chưa có bản án.” – GS Tạ Văn Tài

Về phía chính phủ Việt Nam, cho đến chiều ngày 30 tháng 8, tại buổi họp báo chính phủ thường niên, Việt Nam lần đầu tiên lên tiếng thừa nhận về vụ kiện.

Bộ Trưởng-Chủ Nhiệm Văn Phòng Chính Phủ, Phó Thủ tướng Mai Tiến Dũng, trả lời Báo Tuổi Trẻ trong nước rằng Việt Nam đang chờ phán quyết của Tòa Trọng Tài Quốc Tế ở Paris về vụ ông Trịnh Vĩnh Bình, một công dân Hà Lan gốc Việt, kiện chính phủ Hà Nội đòi bồi thường 1 tỷ 250 triệu đô la.

“Quan điểm của Chính phủ, Thủ tướng là tạo môi trường kinh doanh rất bình đẳng cho các doanh nghiệp nước ngoài vào trong nước. Hiện nay tòa án quốc tế đang xem xét, với việc tranh chấp, vi phạm điều luật. Như các báo đều biết, vì vấn đề bảo hộ đầu tư nên một địa phương, một cơ quan nào vi phạm hoặc không thực hiện đúng cam kết, không thực hiện đúng điều luật thì nhà đầu tư nước ngoài đều kiện Chính phủ. Vậy cho nên hiện nay vấn đề này tòa án đang xem xét, chúng ta phải đợi”.

Chính phủ Việt Nam phải làm gì?

Theo dõi trên mạng xã hội, chúng tôi nhận thấy trong vụ kiện thế kỷ này, vấn đề được nhiều người tranh luận nhất là chính phủ Việt Nam nên làm gì ngay lúc này để hình ảnh và uy tín về môi trường đầu tư của Việt Nam với thế giới sẽ không bị ảnh hưởng?

Giáo sư Tạ Văn Tài nói rằng chính một vị đại diện ngoại giao Việt Nam cũng đặt vấn đề này với ông và hỏi về phương cách giải quyết tốt nhất lúc này. Thuật lại câu trả lời của mình, ông cho biết.

“Có đại diện ngoại giao Việt Nam nói chuyện với tôi. Tôi nói rằng muốn giữ thanh danh của chính phủ để quyến rũ tiếp tục giới đầu tư, thì nên giải quyết vụ Trịnh Vĩnh Bình một cách thoả đáng, nhất là theo thoả hiệp đã ký ở Singapore. Chính tôi đã nói với họ như vậy.”

Rất nhiều phản ứng trong dư luận cho rằng Việt Nam đã và sẽ chịu một dư âm rất xấu đối với thương trường quốc tế. Một số khác đặt câu hỏi rằng liệu với Hội nghị thượng đỉnh các nền kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương APEC 2017 sắp diễn ra cuối năm nay, Việt Nam sẽ hội nhập kinh tế toàn cầu và nhận sự ủng hộ của cộng đồng thương mại quốc tế như thế nào?

Viết cho các cha mới: Duyên Trời

Viết cho các cha mới: Duyên Trời

Tinmungchonguoingheo 

 Lm.Jos Tạ Duy Tuyền

GNsP (24.07.2017) – Đồng Nai – Có nhiều bạn trẻ ngày nay nói với tôi rằng: cha ơi con muốn đi tu, khi tôi hỏi lí do tại sao thì có bạn nói rằng “vì con thấy ở đời ngao ngán quá!”, có bạn nói: tu cho nó sướng . . . và các bạn có hàng vạn cái nhìn khác nhau về đời tu.

Cách riêng ai cũng nghĩ tu là cõi phúc, nhưng có điều “cái phúc” này lại chẳng ai muốn đi. Bằng chứng là số người đi tu ít hơn nhiều so với người lấy vợ. Số người đi tìm hiểu bạn gái nhiều hơn gấp vạn lần so với số người tìm hiểu đời tu. Nhưng có một điều chắc chắn là người đi tu nhìn vẫn thảnh thơi, đỡ vương bụi trần hơn người lập gia đình.

Thực vậy, nhìn từ bên ngoài, người ta luôn thấy đời tu rất đẹp, hệt như một Thiên Đường tại thế. Suốt ngày ăn diện đẹp đẽ, chân tay trắng trẻo, bước đi khoan thai… dường như chẳng phải lo lắng gì bụi trần. Có Chúa lo hết rồi . .. Và nơi các linh mục tu sĩ chúng ta còn thấy nhiều tấm gương tận tụy hy sinh phục vụ người nghèo, người cơ nhỡ, người khuyết tật . . . chúng ta thấy: ôi cuộc đời họ đẹp làm sao!

Thế nhưng, chỉ có những ai sống trong đời tu mới có thể hiểu rõ được sống đời tu thật không dễ tí nào. Đời tu tuy đẹp đấy, nhưng để có thể sống trọn vẹn lý tưởng này, chẳng con người nào có thể tự sức mình mà sống được. Ấy là bởi vì sống đời tu là sống giữa nghịch lý vô cùng căng thẳng của kiếp người. 

Người đi tu là người sống giữa thế gian nhưng không được để mình bị thế gian đụng đến. Họ có đôi chân chạm đất nhưng đầu thì hướng thẳng về trời cao. Họ chọn đời hiến dâng không phải để trốn đời, hận đời, nhưng là để vào đời và yêu mến đời nhiều hơn. Người đi tu cũng vẫn còn đó những ham muốn danh lợi thú nhưng vì Nước Trời họ sẵn sàng dâng hiến tất cả. Họ phải trải rộng tình thương của mình cho người khác, nhưng lại không được để con tim dành riêng cho một người. Họ phải yêu người nhưng không được giữ lại riêng cho mình một ai. Họ yêu nhưng không được nắm giữ. 

Thời gian qua trên mạng Facebook lan truyền bài hát Duyên Phận được linh mục An Bình chế lời, nghe qua sao thấy đời tu hình như đi ngược lại với lẽ thường tình.

Phận làm con trai chưa một lần yêu ai

Giờ lại đi tu thiên hạ nói sao mà khờ dại

Đường đời thênh thang bầu cua tôm cá tối lai rai tới vũ trường.

Chính vì lối sống hưởng thụ này nên người đi tu rất khó toàn tâm tu. Thế nên, anh mới than.

Tội gì đi tu rồi ngày ngày lu bu

Lần hạt đọc kinh mà thấy đâu nghe lời Chúa gọi

Những khi trời mưa một mình ôm gối

Lòng thầm tự hỏi chắc đi tu có được không?

Chưa tu lần nào biết ra làm sao

Tu đã khó phải hy sinh, mà đôi khi còn không biết bề trên có đón chào mình hay không?

Biết trong đường tu có đón chào

Câu kinh nỉ non nguyện xin thẳm sâu

Nguyện đời con xin theo Chúa dài lâu.

Dẫu cho đời con, lắm phiên lầm than

Khấn xin bình an ơn Chúa ban

Cho con thủy chung để con được mong

Nhờ ơn Chúa chắc con sẽ thành công.

Nhưng đã tu là phải tu cho trọn, đã đi là phải đến dầu có nhiều khó khăn.

Rồi ngày khấn hứa con giật mình kêu lên

Một niềm tin yêu giờ bước lên cung điện tuyệt vời.

Một đời xin vâng giờ xin thánh hiến trái tim con cho Vua Trời.

Bỏ lại sau lưng lời ngọt mật khen chê

Địa vị công danh quyền thế cao nay xin bỏ lại

Bước theo đường tu một đời dâng hiến

Làm thành men muối ướp nhân gian cho đời vui.

Quả thực, đời tu là đi ngược vào trào lưu xã hội. Người đi tu thật khác người, và không bình thường. Người bình thường phải yêu, phải chơi thâu đêm suốt sáng nhưng người đi tu lại từ chối yêu một người để tìm tình yêu cho mọi người và còn phải lần hạt đọc kinh đang khi bạn bè vui hát nhảy nhót nơi vũ trường.

Như vậy, người đi tu là từ bỏ, là hi sinh, là chiến đấu với bản thân để dành trọn vẹn linh hồn và thân xác cho Thiên Chúa. Người đi tu là tìm niềm vui trong cái phúc có Thiên Chúa ngay từ đời này. Ngay từ đời này họ đã cảm nghiệm được Thiên Chúa là gia nghiệp, nên họ chọn Chúa và sống trọn vẹn cho Thiên Chúa. Sống cho Thiên Chúa nên họ không tìm niềm vui cho riêng mình mà họ tìm niềm vui nơi Thiên Chúa, họ phục vụ vì Thiên Chúa, và sống vì Thiên Chúa mà phục vụ tha nhân.

Nhân loại ngày nay đang cần những con người như vậy để cân bằng thế giới chủ nghĩa cá nhân thực dụng. Họ phải sống làm sao giữa một thế giới đang hô hào chuyện hưởng thụ vật chất, sống trụy lạc và tự do cá nhân, người đi tu lại chủ trương chọn khó nghèo, khiết tịnh và vâng phục người khác? Họ phải sống làm chứng nhân cho Chúa dù có mất mát, thua thiệt nhưng phần thưởng rất lớn trên quê trời.

Đây là điều mà Chúa và nhân loại đang cần nơi các linh mục hôm nay. Họ phải sống khác với người thời đại để nói cho nhân loại biết rằng còn một thế giới khác hạnh phúc hơn trần thế này. Người thời nay không cần các linh mục vào vũ trường hay đi tới các nơi chốn ăn chơi xa hoa mà họ cần các linh mục thánh thiện để cầu nguyện cho thế giới bớt đi những tội lỗi trụy lạc. Họ cần các linh mục dám sống từ bỏ công danh để làm chứng cho một xã hội đang tranh giành danh lợi thú dẫn đến thù hận, loại trừ lẫn nhau.

Hôm nay chúng ta mừng ba tân chức đã dám từ bỏ chốn xa hoa để dâng mình cho Chúa. Họ đã dâng hiến tuổi xuân để đọc kinh cầu nguyện, dấn thân phục vụ thay vì như các bạn cùng trang lứa tìm niềm vui cho riêng mình. Các cha mới đã:      

Bỏ lại sau lưng lời ngọt mật khen chê

Địa vị công danh quyền thế cao nay xin bỏ lại

Bước theo đường tu một đời dâng hiến

Làm thành men muối ướp nhân gian cho đời vui.

Cầu chúc cho quý cha luôn hạnh phúc trong đời tu để mang niềm vui và bình an đến cho nhân thế. Xin Chúa chúc lành cho những chọn lựa theo Chúa đầy can đảm của quý cha để từ nay quý cha mãi mãi mang ơn Chúa đến cho mọi người, cách riêng nhờ đời sống thánh thiện và hy sinh phục vụ, quý cha sẽ mãi là chứng nhân cho lòng thương xót Chúa giữa thế giới hưởng thụ hôm nay. Amen.

Lm.Jos Tạ Duy Tuyền

Khai thác Bauxite: Vấn đề Bảo tồn Văn hóa và Sắc tộc người thiểu số – Ảnh hưởng Văn hóa và Xã hội

Khai thác Bauxite: Vấn đề Bảo tồn Văn hóa và Sắc tộc người thiểu số – Ảnh hưởng Văn hóa và Xã hội

 
Mai Thanh Truyết (Danlambao) – Người thiểu số miền Cao nguyên rất nhạy cảm và có mặc cảm đối với người Việt. Với diện tích Cao nguyên ngày càng thu hẹp vì di dân, từ 1,4 triệu trước năm 1975 cho đến 4 triệu năm 2009, người Thượng có khuynh hướng ngày càng rút sâu vào hướng Tây, đôi khi vượt qua biên giới Lào và Cambodia.
 
Mật độ người Thượng trước năm 1975 chiếm khoảng 90%. Ngày nay, chỉ còn ước tính khoảng 400 ngàn người sinh sống ở vùng Cao nguyên Trung phần Việt Nam. Điều nầy nói lên việc khai thác quặng bauxite tại vùng nầy càng làm cho sự việc càng nghiêm trọng hơn đối với họ. Theo thống kê của World Bank năm 2008, tỷ lệ người Thượng hiện đang sống dưới mức nghèo đói là 72%.
 
Đối với những người ở lại bám đất, vì đất canh tác càng bị thu hẹp, gia đình có nguy cơ làm không đủ ăn. Do đó, các lao động chính của gia đình cần phải tha phương cầu thực. Vô hình chung, gia đình sẽ bị xáo trộn và có thể đưa đến ly tan. Con cái của họ, vì thiếu vắng cột trụ của gia đình có thể đi vào vòng sa đọa. Đây có thể là viễn ảnh của xã hội trong một tương lai không xa nếu, TC “thực sự” khai thác hay “chiếm đóng” Cao nguyên Trung phần Việt Nam.
 
Đứng về phượng diện địa lý, tỉnh Đắk Nông được bao bọc bởi tỉnh Đắk Lắc về phía Bắc, Lâm Đồng về hướng Đông Nam, tỉnh Bình Phước và giáp với biên giới Cambodia về hướng Tây. Gia Nghĩa là trị trấn của Đắk Nông, cách Sài Gòn 245 km, Phan Thiết 180 km. Còn Lâm Đồng được bao bọc bởi các tỉnh Đắk Lắc, Khánh Hòa, Bình Thuận, Ninh Thuận, Đồng Nai, và Sông Bé.
 
Tỉnh Đắk Nông chiếm diện tích 6.510 km2, có độ cao trung bình từ 600 đến 700m, nhưng cũng có nhiều nơi chiếm cao độ trên 1.900m. Về dân số, có 417 người năm 2007 gồm đa số 80% người Kinh (Việt Nam) và 31 sắc tộc thiểu số trong đó người M’nong, Tay, Ede chiếm đa số. Mật độ trung bình là 64 người/km2 và có 15% dân sống trong các thành phố. Thu nhập đầu người cho năm 2006 là 7,7 triệu/năm (~US$350).
 
Đắk Nông được bao phủ bởi rừng rậm chiếm 64%, trong đó gồm 87% là rừng thiên nhiên, 2% rừng trồng cây công nghiệp, và 11% đất hoang.
 
Nói về ảnh hưởng của xã hội và xáo trộn văn hóa một khi CSVN cho TC khai thác bauxite vùng nầy, chúng ta, trước hết có thể nêu một thí dụ điển hình ở tỉnh Pleiku ảnh hưởng lên người dân Jarai chỉ sau một thời Việt Nam phát triển vùng từ sau 1975.
 
1- Tỉnh Pleiku
 
Tiến sĩ Matthieu Guérin, Giáo sư Trưởng khoa Sử Hiện đại của Viện Đại Học Caen và chuyên viên nghiên cứu nền Văn hóa dân tộc Jarai tại Pleiku nhấn mạnh “Chỉ cần có 30 năm là đủ để hủy hoại toàn bộ khu “Rừng Muôn Thánh” (la forêt des mille génies). “Cuộc tàn phá bắt đầu ngay vào những ngày đầu những ngày “Thống Nhất” đất nước Việt Nam năm 1975″ đã gây sự chú ý của các thính giả trong buổi nói chuyện ở Đại học Sorbonne vào tháng 2/2009 về cuộc tàn phá rừng già và cướp đất ở Cao nguyên Trung phần Việt Nam.
 
Hiện tượng một nền nông nghiệp lương thực (của người dân tộc Jarai) được biến thành một nền nông nghiệp công nghệ và thương mãi dài hạn ngày nay đã lên đến một mức độ trầm trọng có nguy cơ đến tương lai của người Jarai. “Trước hoàn cảnh bị cướp đất có kế hoạch, người dân Jarai trước chỉ biết lùi sâu vào vùng rừng già. Nhưng ngày nay, gần như không còn rừng già nữa, và họ đang bị đưa vào bẩy sập. Không biết làm sao hơn, hoặc là chấp nhận số phận, hoặc bị đồng hóa vào dân tộc Kinh, hoặc là kêu gọi mở ra một cuộc đấu tranh đầy tuyệt vọng”.
 
Thật vậy, đây là một nền Văn hóa đang bị hủy hoại. Cách đây không bao lâu, người dân tộc Jarai di săn cọp trong những khu rừng già (của họ), câu cá trên những dòng nước chảy xiết, hái hoa, hái trái, đốt rừng làm rẩy… và dân tộc Jarai, những đứa con của rừng lớn lên, sanh hoạt trong rừng, và sống với rừng. Và còn hơn thế nữa, dân tộc Jarai có một mối tương quan đặc biệt và mật thiết với rừng, họ với rừng mà một, như những tài liệu nghiên cứu của nhà truyền giáo – nhân chủng học Jacques Dournes đã chứng minh. Nhưng ngày nay “Hãy tưởng tượng rằng trong vòng chỉ 30 năm ngắn ngủi, quý bạn đang nhìn thấy gia tài văn hóa của quý bạn đang bị tiêu hủy và trên đường sụp đổ” – Tiến sĩ Matthieu Guérin nói tiếp. “Đó là những gì hiện đang xảy ra với dân tộc Jarai. Nếu họ không hòa đồng, nếu họ không chấp nhận lối sống của người Kinh, và nếu họ không chấp nhận lối sống định cư, họ sẽ không còn nơi cư ngụ. Và để kết luận chúng tôi gọi đây là một loại diệt nhân chủng (ethnocide)”.
 
Ngày nay tại thành phố Pleiku, thủ phủ Tỉnh Gia Rai, có 200 ngàn người Việt gốc Kinh và 40 ngàn người dân tộc Jarai. Để so sánh, trước Đệ nhị thế chiến, tỷ số dân Thượng ở Tây nguyên Trung Phần Việt Nam là 93%.
 
Ngày nay nếu ta đến viếng Pleiku, từng một thời được nhắc đến như là một thành “phố núi cao” thơ mộng, của các “em Pleiku má đỏ môi hồng”, thì nay, không còn cảnh thiên nhiên nên thơ gần gũi để chỉ “đi năm phút đã về chốn cũ” nữa, mà sẽ chỉ thấy một thị xã tân thời, đầy những cao ốc, với những nạn kẹt xe, bụi bặm, ồn ào bởi những tiếng xe gắn máy, chúng ta chỉ tìm thấy bóng người Thượng, người dân tộc Jarai ở tụ tập (bị vất) bên ven bờ thành phố, trong những nhà tôn, vách ván trên nền đất nện tạo thành những khu nhà bình dân (ghetto) điêu tàn, dơ dáy…
 
Đừng nghĩ rằng tình trạng kinh tế của dân tộc Jarai khá hơn lúc trước vì nhờ nền kinh tế vùng Cao nguyên đã phát triển. Rất ít gia đình người dân tộc có điện vào nhà, và rất hiếm nhà người dân tộc có TV, ta có thể kết luận nhà người dân tộc Jarai sống cũng giống như giấc mơ của họ: tí ti, tạm sống qua ngày.
 
2- Giấc mơ thực sự của họ ư? 
 
Họ mong Nhà nước CSVN trả đất lại cho họ. Trả đất của tổ tiên họ cho họ. Và có thể cho phép họ được tự do thờ phượng, như Hiến Pháp nước “Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam” đã quy định. Họ có xin quyền Tự chủ không? Thật sự mà nói cũng có vài người có nghĩ đến, nhưng đó là một chuyện khác. Tuy không nói ra, nhưng trong thâm tâm họ, chắc chắn là họ xót xa vì mảnh đất quê hương họ bị giày xéo. Ước mơ giản dị nhất của người Jarai không gì khác hơn là được sống yên ổn làm ăn. Nhưng nào có được?
 
Trước những tình trạng đói khổ và những đòi hỏi nhân quyền này, rất dễ đưa đến những sự xung đột; và quả thật điều này đã xảy ra: Cuộc cưỡng chiếm đất của Nhà nước để quy hoạch cho công nghệ, một chuyện ép giá của một chủ xí nghiệp tư để mua đất,… và còn nhiều chuyện không được các cơ quan cầm quyền địa phương xử lý công bằng đã đem lại một cuộc nổi dậy và cuộc đàn áp dữ dội đổ máu vào năm 2001.
 
Trở qua vấn đề khai thác quặng bauxite tại Cao nguyên Trung phần Việt Nam, hay đúng hơn tại Tân Rai (Lâm Đồng) và Nhân Cơ (Đắk Nông), người Thượng là tiếng gọi chung để gọi toàn thể các dân tộc thiểu số vùng Tây Nguyên Trung phần Việt nam: Jarai, Bahnar, Rhadé, Sédang, Koho, Bru, Pacoh, Katu, Sré. Có tất cả là 31 dân tộc khác nhau gọi chung theo một từ chung (cấm) là Degar, có nghĩa là “những người con của rừng núi”.
 
Tưởng cũng nên nhắc lại rằng trước khi xảy ra “chiến dịch rêu rao” “khai thác quặng Bauxite” này của nhà nước CSVN, họ cũng đã từng bị chèn ép lấn đất, lấn rừng, cấm đạo rồi… Nhưng vì thấp cổ bé miệng họ đành nhẫn nhục chịu đựng, sau khi đã chống đối không xong. Cuối cùng, rất nhiều người đã phải bỏ rừng bỏ rẫy tìm đường ra đi. Ra đi trong uất ức và đau xót vì có lắm người đã phải để vợ, con ở lại. Hiện nay Canada là nơi đang đón nhận người tị nạn Jarai từ mấy năm nay. Cho đến bây giờ thì tình trạng cưỡng bức đã trở nên toàn diện, lộ liễu và có kế hoạch.
 
Vậy thì xin hỏi: Đằng sau tất cả mọi sự cưỡng chiếm đất đai của đồng bào thiểu số, và vụ “khai thác quặng bauxit” ở Cao nguyên Nam Trung phần là do thế lực nào thúc đẩy, và với mục đích gì?
 
Bài học ở Pleiku kể trên, cho thấy sự việc lại tái diễn ở hai vùng đất nêu trên (Tân Rai và Nhân Cơ) nhưng dưới một hình thức khác. Nói theo kiểu quân sự thì việc CSVN bề ngoài thì hô hào việc khai thác Bauxite (gọi là “DIỆN”) mà kỳ thực bên trong là nhà nước CSVN đã giao khoán cho TC toàn quyền khai thác hai vùng nầy (tức là “ĐIỂM”). Do đó, nhiều vấn đề không thuận lợi cho người địa phương tức người Thượng có thể nảy sinh trước sự hiện diện của một dân tộc ngoại quốc chiếm đóng và khai thác.
 
3- Tập quán người thiểu số ở Cao nguyên Trung phần Việt Nam
 
Người Thượng là tên gọi chung của hơn 20 sắc tộc thiểu số sống ở cao nguyên Trung phần Việt Nam. Ngày hôm nay, căn cứ vào Hiến chương LHQ vào năm 1986, họ còn có được tên gọi là “dân tộc bản địa” (indigenous people). Họ sống theo từng bản làng, canh tác và chăn nuôi vẫn còn mang tính cách du mục nghĩa là canh tác theo mùa. Sau mỗi mùa thu hoạch, họ di chuyển và canh tác ở một nơi khác. Thông thường, một chu kỳ đất của họ là ba năm, nghĩa là họ để cho đất nghị ban mùa rổi trở lại khai thác nghề trồng trọt.
 
Sau năm 1975, CSVN cho di dân từ miền Bắc vào. Khi thấy một mãnh đất trống nào do người Thượng vừa rời khỏi để đi canh tác ở một nơi khác, những người di dân mới tới chiếm đất, và họ giữ luôn để làm tài sản cho riêng họ. Chính vì vậy mà sau chu kỳ ba năm, người Thượng không còn nơi canh tác nữa.
 
Chu kỳ bị tắt nghẻn. Và đây chính là một trong những lý do khiến người Thượng phải “di chuyển” vào tận rừng sâu.
 
Ngay cả từ thời Đệ nhất và Đệ nhị Cộng hòa, chính phủ cũng đã thiết lập những khu “Sinh sống chính” cho đồng bào Thượng. Nhưng cũng có những lạm dụng của một số nhà cầm quyền địa phương và tướng lãnh, lợi dụng uy thế, chiếm một số không nhỏ đất đai dành cho người Thượng. Điều nầy cũng là nguyên nhân đẩy họ phải vào rừng sâu.
 
Và nguyên nhân sau cùng và tệ hại hơn cả là các dự án khai thác Bauxite ở Lâm Đồng và Đắk Nông… khiến cho người Thượng hầu như không còn đất sống. Rất nhiều bản làng “phải” trốn chạy qua Lào, hoặc Cao Miên và xin tỵ nạn tai Hoa Ky.. Tình trạng nầy vẫn còn tiếp tục cho đến tận hôm nay.
 
Người Thượng ở Việt Nam có nhiều phong tục, tập quán, cung cách sống và sinh hoạt đặc biệt khác xa với người Kinh (người Việt Nam). Nhiều chương trình phát triển miền Cao nguyên dưới thời Việt Nam Cộng Hòa cũng không đem lại sự ổn định hay làm tăng mức sống của người Thượng cũng vì không nghiên cứu tường tận nhu cầu thực sự của họ.
 
Hai địa điểm hiện đang được khai thác là Nhân Cơ, Đắk Nông nằm về phía Tây của thị xã Đà Lạt và cách trung tâm này khoảng 40 Km. Còn địa điểm Tân Rai ở xã Lộc Thắng nằm về phía Bắc của thị xã Bảo Lộc và cách 15 Km.
 
Ngày nay, CSVN lại áp dụng một chính sách áp đặt và cung cách cư xử với họ càng khắc nghiệt hơn hoàn toàn không ứng hợp với nguyện vọng của họ. Từ đó nảy sinh ra nhiều hệ lụy có thể gây ra sự đổ vỡ mối liên hệ Kinh-Thượng vốn đã không thể hiện một cách công bằng và bình đẳng.
 
Sau đây là những sự kiện và hệ lụy đang và tiếp tục xảy ra khi sự xâm nhập của TC vào công cuộc khai thác bauxite ở vùng cao nguyên.
 
– Việc chiếm đất để làm công trường khai thác hay xây dựng cơ xưởng của TC và Việt Nam, cũng như việc áp đặt và chuyển dời người thiểu số là một vần đề hệ trọng chứ không đơn thuần là một bài toán cần phải giải quyết như tịch thu đất đai và đền bù cũng như di dời người thiểu số.
 
– Việc chọn chỗ mới cho việc di dời theo quan điểm của CSVN chỉ là một việc đơn giản, nghĩa là tìm cho họ một vùng đất nào đó để họ ở, sinh sống, và “tìm miếng ăn”. Nhưng thực sự, người Thượng chú trọng nhiều đến phong tục, thổ nhưỡng, và nhất là truyền thống sinh hoạt thôn xóm ngay cả việc đào giếng hay làm cổng vào làng cũng là một việc hết sức tế nhị cần nghiên cứu. Nếu không, họ, sau khi bị tập trung lại, sẽ chỉ ở một thời gian ngắn rồi bỏ đi…
 
– Đối với việc di dời, ai là người chịu trách nhiệm trực tiếp? Đất đã khoán cho TC, mà sao trách nhiệm di dời lại để cho nhà cầm quyền địa phương, một cơ quan không có phương tiện tài chánh để thực hiện việc di dời cũng như đền bù thiệt hại. Địa phương chỉ có khả năng cung cấp “đất hoang” mà thôi, hoàn toàn không đủ nghiên cứu để cứu xét tính cách khả thi của đất cho nông nghiệp hay không, một việc cốt lỏi của sự sinh tồn của người Thượng. Do đó, sự di dời đã xảy ra từ 2006 đến nay vẫn còn tồn đọng và hiện tại vẫn còn hơn 500 gia đình người Thượng vẫn chưa được sắp xếp và đang còn trong vòng tranh chấp.
 
– So với phong tục đặc biệt của người Thượng, việc thay đổi nếp sống “văn minh” chưa hẳn làm cho họ có thêm nguồn phúc lợi và hạnh phúc; nhưng trái lại, có thể làm cho việc di dời trở nên phức tạp hơn. Kinh nghiệm của Việt Nam Cộng Hòa trong việc làm nhà mái tole, dẫn nước sinh hoạt vào nhà, làm nhà vệ sinh bên trong nhà hoàn toàn không ứng hợp với tập quán của họ. Việc rời bỏ các khu định cư để đi sâu vào rừng trước năm 1975 là một kinh nghiệm quý báu cho nhà cầm quyền hiện tại trong chính sách đối với người Thượng.
 
– Thêm một hệ lụy có nhiều xác suất xảy ra là tiền đền bù. Theo như tin tức Việt Nam thì số tiền đền bù không xứng đáng với tài sản, đất đai, nhà cửa và hoa màu của người Thượng bị di dời. Nhiều vụ kiện đang còn kéo dài ở Tân Rai vì đất mới được cung cấp và số tiền bồi thường không đủ để cất nhà giống như ngôi nhà cũ lấy chi để tạo dựng lại cuộc sống mới. Cũng như cần phải tính thêm những sự ăn chận, tham những, ép buộc của địa phương trong việc áp dụng chính sách di dời.
 
– Từ những yếu tố vừa kể trên chúng ta thấy không thể khoán cho địa phương mà cần phải có chính sách chung và thống nhất từ trung ương cũng như việc thực hiện cần phải có sự giám sát chặt chẽ, nghiên cứu địa chất tường tận, và nhất là cần nghiên cứu yếu tố tôn giáo… để từ đó giải thích rõ ràng cho người dân lý do vì sao họ phải dời đi nơi khác. Làm được như thế thì sự dời đổi sẽ bớt đi nhiều khó khăn và cuộc sống người dân sẽ bớt phiền toái ngõ hầu có thể sớm được ổn định trong cuộc sống mới.)
 
– Sau cùng, đối với sự tín ngưỡng và phong tục của người Thượng, vai trò của ông “Già Làng” rất quan trọng, vì là một ngôi vị tối cao của một làng. Mọi người già trẻ lớn bé đều phải thực hiện, làm đúng những mệnh lệnh, khuyến cáo của “Già Làng”, hoàn toàn không có một ngoại lệ nào. Do đó, nhà cầm quyền cần phải giải thích, thuyết phục chính sách di dân, đừng để Già Làng còn nhiều nghi ngờ ảnh hưởng không tốt đến việc di chuyển, dời đổi người dân. Điều quan trọng nhứt là đừng dối gạt niềm tin của người Thượng qua sự chơn chất của họ. Nếu sai phạm, mọi chính sách di dời sẽ bị đổ vỡ và họ sẽ rút vào rừng sâu…
 
Qua những yếu tố phân tích trên đây, chúng ta thấy quả thật người Thượng rất nhạy cảm trong cung cách đối xử hiện tại của CSVN. Ngày nay, với sự hiện diện của ngoại bang, người Hán, chắc chắn trong tương lai sự mâu thuẫn giữa hai sắc dân kể trên sẽ làm cho vùng cao nguyên Trung phần Việt Nam biến thái theo chiều hướng bất thuận lợi cho người Thượng.
 
4- Chính sách Hoa Kỳ và Việt Nam đối với người thiểu số
 
Đặc biệt có hai điểm cần lưu ý về chính sách đối với người Thượng từ sau 1975 về phía Hoa Kỳ và CSVN.
 
– Do chính sách muốn tạo ảnh hưởng, ngay từ sau khi Việt Nam hoàn toàn nằm trong tay CS, Hoa Kỳ bằng mọi phương tiện đã đẩy mạnh mức độ xâm nhập vào miền Cao nguyên Trung phần qua sự phát triển phong trào gia nhập vào đạo Tin lành của dân tộc thiểu số. Có thể nói, sau hơn 40 năm, Hoa Kỳ đã đạt được thành quả là lực lượng tín đồ Thượng hiện nay là một lực lượng đáng kể ở vùng này nhất là ở những thị xã hoặc thành phố.
 
– Trong lúc đó, CSVN cũng cố gắng ngay từ đầu đào tạo một tầng lớp cán bộ người Thượng đề làm nồng cốt cho công cuộc “quản lý” người thiểu số.
 
Cà hai chính sách nầy đã đào tạo một số nhân sự có trình độ, tuy ở hai chiều hướng và mục đích khác nhau, nhưng rốt ráo lại, tuyệt đại đa số người Thượng vẫn không gia nhập vào hai khuynh hướng trên và tiếp tục theo sự hướng dẫn của Già Làng mà rút sâu vào nội địa.
 
Kết quả tiên liệu cho tương lai qua những hiện tượng đã xảy ra ngay từ sau khi chiếm toàn cõi Việt Nam, sĩ số người Thượng sống trong vùng nầy bị giảm đi hằn. Họ đã trốn chạy vào rừng sâu, qua Cambodia và Lào. Và cuối cùng, nhiều người đã phải xin tị nạn chính trị tại nước thứ ba, như đã nói trên.
 
Trong một tương lai không xa nữa, viễn ảnh không còn sự hiện diện của nhiều sắc dân thiểu số sống trên Cao nguyên Trung phần Việt Nam qua việc khai thác bauxite của TC không phải là điều không tưởng. Và nóc nhà của Việt Nam, thảm thực vật che chở cho sức sống của người Việt sẽ bị hủy diệt cả về hệ sinh thái lẫn tính đa dạng xã hội của vùng này…
 
5- Kết luận
 
Để kết luận, việc “giúp đỡ” người Thượng là giúp đỡ kinh tế cho họ cải thiện đời sống, là giúp họ hiểu và khai triển khái niệm về sự tiến bộ của con người. Nhưng tuyệt đối, phải biết tôn trọng dị biệt văn hóa của người Thượng, không được áp đặt những gì đi ngược lại truyền thống của họ. Hơn nữa, nếu những người cầm quyền hiện tại, nếu còn một chút nhứt điểm lương tâm để thấy rằng không nên đặt họ, những đồng bào thiểu số, những người con của đất trời thiên nhiên vào hoàn cảnh hay tâm trạng của những kẻ “mất” quê hương để phải “sống mãi trong tình thương nỗi nhớ”. Nhớ về nơi chôn nhau cắt rốn, với cái “cảnh sơn lâm bóng cả cây già”, với “tiếng gió gào ngàn”, với “giọng nguồn thét núi” như Hổ Nhớ Rừng của Thế Lữ. Tội nghiệp cho những đồng bào thiểu số bơ vơ nầy đã bị chèn ép, đàn áp đến “ba tầng áp bức” và đã bị dồn đến chân tường!
 
Và rốt ráo hơn nữa là đừng để Vùng Cao nguyên Nam Trung phần việt Nam biến thành những khu “biệt lập người Da đỏ” (Indian reserve) kiểu Mỹ, chuyên biểu diễn Múa Vũ Văn Hóa cho các đoàn du khách ngoại quốc đến thăm viếng.
 
Thiết nghĩ, hình ảnh của Người Thượng hiện tại như đã mô tả ở phần trên sẽ là hình ảnh trong tương lai của họ ở Việt Nam, nếu còn sự cai trị của Cộng sản Việt Nam.
 
03/09/2017
 
Hội Khoa học & Kỹ Thuật Việt Nam (VAST)
 

Khi nào thì một dân tộc xem như đã mất nước?

Song Chi
2017-09-01
 

Công nhân đô thị đang sắp xếp các chậu hoa trang trí nhân 72 năm quốc khánh hôm 31/8/2017 ở một công viên tại Hà Nội

Công nhân đô thị đang sắp xếp các chậu hoa trang trí nhân 72 năm quốc khánh hôm 31/8/2017 ở một công viên tại Hà Nội

 AFP
 
 Khi nào thì một dân tộc xem như đã mất nước?

Khi độc lập về chủ quyền, sự toàn vẹn lãnh thổ lãnh hải bị xâm phạm thường xuyên mà nhà cầm quyền của nước đó chả dám phản ứng gì.

Khi những người lãnh đạo cao nhất quỵ lụy, coi kẻ thù là thầy, là bạn, còn nhân dân lả kẻ thù.

Khi các quan chức từ trên xuống dưới bắt tay hợp tác với giặc, mở toang cửa cho giặc vào thuê đất dài hạn khắp nơi từ Nam ra Bắc, rước giặc vào nhà làm ăn, xả rác, gây ô nhiễm môi trường và gây ra đủ mọi tác hại lâu dài cho đất nước, dân tộc.

Khi các quan chức từ trên xuống dưới chỉ biết chạy theo chức tước và tiền, chỉ biết vơ vét, chụp giựt cho đầy túi tham, bất chấp hậu quả gây ra cho đất nước, nhân dân.

Khi người dân chỉ biết chịu đựng, và chỉ biết lo làm ăn để vun vén cho bản thân và gia đình, chuyện chính trị, chuyện lớn đã có nhà nước lo, chính phủ lo.

Khi những người có tài có tâm thật sự với nước với dân thì không được sử dụng hoặc tệ hơn, bị xách nhiễu, tống giam vào tù với những bản án bất công, man rợ chỉ vì dám lên tiếng nói sự thật, còn những kẻ bất tài, cơ hội, bán nước buôn dân thì lại chiếm lấy những chỗ ngồi cao nhất để tiếp tục vơ vét và phá hoại.

Khi trí thức, nghệ sĩ cũng chỉ lo kèn cựa nhau cái danh hão, cái bổng lộc, hoặc khúm núm xum xoe dùng ngòi bút, tiếng hát, nét vẽ…để phục vụ nhà cầm quyền, còn giới trẻ thì mãi ăn chơi, hưởng thụ, khóc cười với những “thần tượng” showbiz, bóng đá hay chuyện đời tư của giới biểu diễn…

Khi nỗi đau về mọi chuyện bất công, phi lý, trái tai gai mắt xảy ra hàng ngày chỉ còn đủ sức làm cho người ta xúc động trong giây lát rồi quên; khi nỗi nhục đất nước bị tụt hậu, thua kém xa các nước khác, hình ảnh đất nước cho tới người dân trong mắt thế giới chỉ toàn là tiêu cực, xấu xa, nhưng cũng chỉ đủ làm cho người ta phẫn nộ, tủi hổ trong giây lát rồi quên…

Khi đối với tất cả, Tổ Quốc không còn là giang sơn phải gìn giữ nâng niu, quê hương không còn là ngôi nhà chung phải vun đắp cho một tương lai chung. Trái lại, quê hương chỉ là cái quán trọ, là nơi ở tạm, còn tương lai lâu dài lại nằm ở một đất nước khác.

Thì quốc gia ấy xem như đã mất, chỉ còn lại cái “vỏ” bên ngoài. Dân tộc ấy xem như đã lưu vong ngay trên chính quê hương mình.

Và đó chính là thành quả của đảng và nhà nước cộng sản sau 72 năm ngày 2.9 (2.9.1945-2.9.2017), ngày khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nay là nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

HỮNG ANH HÙNG “PHẢN ĐỘNG” NHẤT TRONG LỊCH SỬ VIỆT.

Image may contain: text
Dang Tuong

 

NHỮNG ANH HÙNG “PHẢN ĐỘNG” NHẤT TRONG LỊCH SỬ VIỆT.

5. Ngô Quyền: Không chấp nhận “hợp tác toàn diện” với Trung Quốc, dám cùng với “các thế lực thù địch” đứng lên đòi độc lập.

4. Nguyễn Trãi: Kích động nhân dân bằng bài “Bình Ngô Đại Cáo”. Không chấp nhận định hướng “ổn định lâu dài”.

3. Trần Quốc Tuấn: Kích động quân đội bằng bài “Hịch Tướng Sĩ”. Phá hoại “lý tưởng tương thông” giữa hai quốc gia.

2. Lý Thường Kiệt: Kích động nhân dân bằng bài thơ “Nam Quốc Sơn Hà”. Tổ chức xâm lăng Trung Quốc. Phá hoại tình “láng giềng hữu nghị”.

1. Trưng Trắc và tòng phạm Trưng Nhị: Không chấp nhận phương châm “văn hóa tương đồng, vận mệnh tương quan” do lãnh đạo Trung Quốc đưa ra. Phá hoại an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội.

Cô nhét 2500 trẻ em vào quan tài, sau khi bị bắt, đánh gãy chân nhưng không nói sự thật, cuối cùng ai cũng rơi lệ

Cô nhét 2500 trẻ em vào quan tài, sau khi bị bắt, đánh gãy chân nhưng không nói sự thật, cuối cùng ai cũng rơi lệ

Daikynguyenvn.com

Trên thế giới có rất nhiều người dám quên mình vì người khác, âm thầm giúp đỡ mà không cần được đền đáp. Họ chỉ là những con người với thân phận rất đỗi bình thường nhưng việc họ làm quả thật vô cùng vĩ đại. Nữ y tá Irena Sendler người Ba Lan là một ví dụ, những việc cô đã làm trong cuộc đời thật xứng để con người trên thế giới truyền tụng và ngợi ca.

Irena Sendler sinh năm 1910 tại Warsaw, Ba Lan. Cha là bác sĩ duy nhất trong một thị trấn nhỏ, cả cuộc đời ông đều đi cứu giúp người nghèo. Ông bị lây bệnh khi đang điều trị thương hàn và qua đời vì chứng bệnh sốt phát ban khi Irena mới 7 tuổi. Sự hy sinh quên mình của cha đã trở thành tấm gương vĩ đại cho cuộc đời cô sau này. Một lý tưởng mà cha truyền lại khiến Irena nhớ mãi: “Hãy cứu giúp người cần giúp đỡ.

Trước khi cha qua đời, ông còn nhắn nhủ Irena rằng: “Nếu thấy người sắp chết đuối thì dù không biết bơi con cũng phải nghĩ cách cứu họ.

▼ Lớn lên, Irena đã đi theo bước chân của cha mình. Cô trở thành một y tá thuộc Bộ phúc lợi xã hội tại Warsaw với công việc phụ trách cung cấp đồ ăn và quần áo cho các gia đình. Thời điểm đó, làn sóng bài xích người Do Thái đã lan rộng khắp châu Âu, nhưng Irena không chấp nhận thành kiến phân biệt này. Cô luôn chủ động giúp đỡ những gia đình người Do Thái.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cuộc chiến tranh thế giới thứ II nổ ra, rất nhiều gia đình người Do Thái sống tại Warsaw bị quân chính phủ lúc đó do Đức quốc xã cầm đầu giam giữ. Thời điểm đó, Irena đã bí mật lấy đồ ăn cùng nhu yếu phẩm sinh hoạt để trợ giúp những người Do Thái này. Nhưng đến năm 1942, Warsaw có đến 50 ngàn người Do Thái bị xử quyết. Chứng kiến tình huống đau xót như vậy, Irena dứt khoát quyết định gia nhập Ủy ban viện trợ người Do Thái (Zegota), nhất tâm cứu tính mạng họ đến hơi thở cuối cùng.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 Irena đã mạo hiểm cả tính mạng mình, âm thầm thành lập mạng lưới cứu giúp em nhỏ người Do Thái chạy trốn. Cô dùng danh nghĩa nhân viên công tác xã hội tiến vào trại tập trung và bí mật mang theo các em nhỏ thoát ra ngoài, đồng thời cô còn tìm các gia đình nơi khác để gửi nuôi những đứa trẻ đáng thương này. Lúc đó cũng không có nhiều gia đình nguyện ý nuôi dưỡng những đứa trẻ xa lạ đó. Bởi lẽ, họ đều không biết tương lai xã hội sẽ như thế nào, ngay bản thân họ cũng còn khó bảo toàn.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

▼ Trong hoàn cảnh đó, Irena đã làm như thế nào để đưa những đứa trẻ ra khỏi trại tập trung của quân Đức quốc xã với chế độ canh phòng nghiêm mật?

Cô đã dùng thân phận y tá, giả làm cho các em xuất hiện hiện tượng bệnh lây nhiễm và dùng xe cứu thương đưa các em ra khỏi trại, nhưng theo sau cô lúc nào cũng một có bộ phận giám sát rất nghiêm. Cô đã phải để những đứa trẻ vào trong túi tử thi, túi rác, thậm chí trong quan tài và vụng trộm vận chuyển ra ngoài vùng kiểm soát.

Irena còn dạy cho những đứa trẻ này biết ứng xử với tư cách thân phận mới, địa vị và cầu nguyện Chúa. Cô còn yêu cầu các em đọc mặc niệm lời cầu nguyện một ngàn lần để tránh sai phạm khi bị kiểm tra. Cho dù những đứa trẻ đã được đưa ra khỏi trại tập trung, cô cũng mong rằng chúng còn có cơ hội đoàn tụ với người thân và biết về nguồn gốc của mình. Do đó, cô chỉ gửi nhờ nuôi các em tại các gia đình đó và lập nên một danh sách ghi tên thật, tên giả của các em và cất giấu rất kỹ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trong 18 tháng liên tục, Irena đã cứu được 2500 đứa trẻ người Do Thái thoát khỏi cái chết. Nhưng rồi sau đó, thật không may mắn cho Irena, cô cũng bị quân lính Đức quốc xã phát hiện và bao vây nhà cửa. Cô đã bí mật đưa chiếc chai đựng danh sách thân phận của các em cho đồng sự. Sau đó, cô bị đưa vào ngục giam và phải chịu đựng những trận tra tấn kịch liệt.

Dù phải chịu sự tra tấn tàn bạo, hai chân bị đánh đến gãy, nhưng cô cũng không tiết lộ danh tính của một đứa trẻ nào. Irena bị tuyên án tử hình. May mắn thay, một tổ chức bí mật của Ba Lan đã mua chuộc đao phủ, họ mới cứu được mạng cô. Cô bắt đầu cuộc sống với một thân phận mới nhưng chưa khi nào cô dừng việc cứu giúp người khác.

Irena luôn ghi nhớ những lời dạy của cha mình cho đến khi cô qua đời, đó là không bao giờ dừng giúp đỡ người khác. Bà đã nói: “Lúc đó sự tức giận quân Đức quốc xã còn mãnh liệt hơn nỗi sợ hãi trong tôi. Hơn nữa, cha tôi đã từng nhắn nhủ rằng, nếu thấy người sắp chết đuối thì dù không biết bơi con cũng phải nghĩ cách cứu họ. Hoàn cảnh của Ba Lan lúc đó thực sự thảm khốc.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Sau khi chiến tranh kết thúc, Irena đã lấy ra danh sách những em nhỏ được cứu sống năm đó và gửi cho Ủy ban cứu viện người Do Thái, để những đứa trẻ này đoàn tụ cùng người thân.

Khi được hỏi vì sao cô không nói gì về việc làm năm đó, Irena trả lời rằng: “Bởi vì theo lời dạy của cha, tôi cứu về những đứa nhỏ này. Ngay từ khi còn nhỏ, tôi đã mang trong mình tư tưởng như thế, mỗi người đều cần được giúp đỡ, không phân biệt tôn giáo sắc tộc. Những đứa trẻ lúc được cứu ra, chúng hãy còn quá nhỏ, việc làm đó đã cho thấy giá trị tồn tại của tôi ở thế giới này. Nhưng việc này cũng không đáng được khen thưởng như thế, bởi tôi thường bị lương tâm khiển trách vì đã không cứu thêm được nhiều người hơn nữa.

Tinh thần Irena đã chạm vào trái tim của rất nhiều người trên thế giới. Cuối cùng, bà đã mỉm cười tạm biệt kiếp nhân sinh ở tuổi 98 tại Ba Lan.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

▼ Năm 2007, Irena đã được nhận Huân chương danh dự tại Munich. Trong buổi lễ đã có sự hiện diện của rất nhiều đứa trẻ được bà cứu sống. Cũng cùng năm đó, bà được đề cử cho giải thưởng Nobel Hòa Bình.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trong cuộc sống nhân sinh đời người, Irena luôn lấy việc cứu giúp người là trách nhiệm của mình. Những việc vô cùng ý nghĩa mà bà đã làm, bà cũng cho đó là việc bình thường. Hơn nữa, bà còn tự trách rằng mình không có biện pháp để cứu thêm nhiều người hơn. Irena quả là người có trái tim vĩ đại, là người có hành động mang giá trị của chữ Thiện và lòng từ bi đáng quý biết nhường nào, thật đáng được người người trên thế giới ca ngợi.

San San

“Hôm nay cây quế trong rừng,

Suy Tư Tin Mừng trong tuần thứ 22 thường niên năm A 03/9/2017

(Mt 16: 21-27)

Từ khi ông Phê-rô tuyên xưng Đức Giê-su là Đấng Ki-tô, Con Thiên Chúa hằng sống, thì Đức Giê-su bắt đầu tỏ cho các môn đệ biết: Người phải đi Giê-ru-sa-lem, phải chịu nhiều đau khổ do các kỳ mục, các thượng tế và kinh sư gây ra, rồi bị giết chết, và ngày thứ ba sẽ trỗi dậy. Ông Phê-rô liền kéo riêng Người ra và bắt đầu trách Người: “Xin Thiên Chúa thương đừng để Thầy gặp phải chuyện ấy!” Nhưng Đức Giê-su quay lại bảo ông Phê-rô: “Xa-tan, lui lại đàng sau Thầy! Anh cản lối Thầy, vì tư tưởng của anh không phải là tư tưởng của Thiên Chúa, mà là của loài người.”

Rồi Đức Giê-su nói với các môn đệ: “Ai muốn đi theo Thầy, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo. Quả vậy, ai muốn cứu mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai mất mạng sống mình vì Thầy, thì sẽ tìm được mạng sống ấy. Nếu người ta được cả thế giới mà phải thiệt mất mạng sống, thì nào có lợi gì? Hoặc người ta sẽ lấy gì mà đổi mạng sống mình?

“Vì Con Người sẽ ngự đến trong vinh quang của Cha Người, cùng với các thiên sứ của Người, và bấy giờ, Người sẽ thưởng phạt ai nấy xứng việc họ làm.”

“Hôm nay cây quế trong rừng,

“bỗng nhủ cùng làn suối bạc,”

“xuân này tôi khoác áo nhung”

“mà bác vang lừng tiếng nhạc.”

(dẫn từ thơ Đinh Hùng)

Mai Tá lược dịch.

Có là cây quế trong rừng, cũng chỉ vang lừng tiếng nhạc với suối bạc, thôi. Nếu là cây quế trong Đạo, lại sẽ vang lừng cả tiếng thơm hay tiếng hát về vị thánh cả ở trình thuật hôm nay. Trình thuật, nay nêu rõ câu chuyện và công việc của thánh cả Phêrô để người người suy tư, bàn bạc.

Suy và bàn, tập trung vào đấng thánh có chỗ đứng quan yếu trong Giáo Hội là Phêrô thánh nhân, rất tông đồ. Thế đó, là vị thánh xuất thân từ ngành nghề có lưới có chài, và cá mắm. Đấng thánh sống ở Caphanaum xứ biển hồ, rất Galilê. Với ánh nhìn của thánh sử Luca, thì thánh Phêrô thuộc loại “chậm lụt” về văn chương, văn hoá với văn nghệ. Chậm và lụt, về khoa ăn nói, thưa gửi lẫn trần tình.

Thánh Mát-thêu nay cho thấy thánh cả Phêrô là lãnh tụ khá bình thường của nhóm hội đồ đệ theo Chúa giảng rao về Nước Trời. Nói khác đi, ngài là người giản dị, cứng cỏi và chậm hiểu.

Đức Giêsu từng nói với thánh nhân và đồ đệ đồng hành về kế hoạch do Cha đưa ra mà Chúa phải thực hiện cho bằng được ngang qua sầu buồn khổ đau và nỗi chết trên thập tự. Trong khi đó, thánh cả nhà Đạo vẫn nghĩ Thầy mình là Đấng Mêsia Thiên Sai tựa hồ Đavít xưa, tức: ứng viên siêu phàm cho chính trường Do thái. Để rồi, rất thất vọng khi Thầy Chí Ái bộc lộ kế hoạch Chúa Cha đề ra. Tức, Ngài sẽ bị thảm sát chết nhục, vốn vượt quá sức tưởng tượng của đồ đệ bình dân, chân chất.

Và rồi, thánh cả Phêrô lại cứ nghĩ rằng Thầy mình chỉ gặp ngày xui tháng hạn, nên mới sử dụng chức năng do Thầy tặng ban cho riêng mình. Đó là lúc thánh nhân tỏ ý phiền hà, và khuyến cáo Thầy. Sai lầm của thánh nhân là ở chỗ: không nhận chân được vị trí của mình. Tức, thay vì chỉ biết theo chân Thầy như các đồ đệ khác, nhưng lại “lanh chanh” “qua mặt” làm “kỳ đà cản mũi” Chúa.

Rất nhiều lần, Tin Mừng cho thấy chân tướng đích thật của thánh cả nhà mình là đấng thánh không ổn định về quan điểm/lập trường vốn chống đối những gì mình không hiểu hoặc không muốn xảy đến. Thánh nhân từng lẫn lộn nhiều thứ, như: việc đi trên nước việc xây 3 lều tạm để Chúa ở, khi thấy Thầy mình biến hình. Rồi, còn chối bỏ Thầy và anh em những ba lần. Sau này, còn để thánh Phaolô phải tái lập trật tự vì thánh cả nhà mình từ chối ngồi cùng bàn với dân ngoại.

Nay, thấy Thầy mình dùng ngôn từ gắt gao và dữ dằn mà quở mắng, thánh nhân không ngờ sao mình lại dám khuyến dụ Thầy bỏ ý định nghe lời Chúa Cha mà chấp nhận thất bại dẫn đến nỗi chết trên thập tự. Thật sự, thì thánh cả Phêrô chỉ muốn Thầy chọn con đường hoạn lộ, thênh thang mở, thay vì con đường nhỏ chỉ gồm mỗi con lộ tẻ hạn hẹp, là sự chết.

Nghĩ chuyện của thánh cả Phêrô trong vai trò lãnh đạo Hội thánh khiến ta suy về cung cách hành xử của thánh hội, trong quá khứ và hôm nay, không khác gì lối xử sự rất kẻ cả, kiểu “Đá Tảng” rất Phêrô. Hội thánh lâu nay quản cai dân con mình bằng cung cách phàm trần, như: quảng cáo rầm rộ, quyên góp tối đa, nặng phần trình diễn, theo sát bài bản ngành tâm lý chiến, đặt nặng công tác tiếp cận thị trường, thay vì chấp nhận thập giá đau thương, trầm lặng.

Trên thực tế, Hội thánh ngày nay chỉ muốn thiết dựng loại hình thừa tác rất bán buôn, thay cho công việc thừa tác đặt nặng lên cung cách phục vụ. Vẫn cứ chọn kiểu “mì ăn liền” nhanh gọn kiểu hưởng thụ. Trong khi đó, vẫn đặt gánh nặng trên lưng kẻ khác, thay vì chấp nhận thương đau cho chính mình. Hội thánh những muốn phô trương một giáo hội sùng mộ chuyện hình thức, không đích thực. Những muốn sống thoải mái, ăn trên ngồi chốc, được người người kính trọng, hầu hạ mà thôi.

Nhìn vào lịch sử, thì thánh cả Phêrô đã muốn thuyết phục Thầy hành xử theo kiểu người phàm, và tưởng rằng với vai trò Thầy trao ban, mình có thể khuyến dụ Thầy mình. Khuyên dụ Thầy bỏ rơi kế hoạch do Cha trao phó. Là, đừng làm nhiều chỉ cần làm “dân thường” nhà Đạo, mọi việc rồi cũng xong. Và, thánh cả vẫn muốn khuyên Thầy sống thực tế, để mọi việc rồi cũng qua đi và cũng đạt kết quả, thôi.

Nhưng, Đức Giêsu không đồng quan điểm với thánh cả Phêrô. Ngài tỏ bày cho thánh nhân bằng lời chân tình thời đại, rằng: “Nếu anh chọn quan điểm của các nhà chính trị chuyên lo cho người nghèo luôn bị áp bức, thì các người ở trên chỉ tạm thời theo anh, rồi họ sẽ dùng anh làm quân cờ để giảm hạ phẩm cách của anh và rồi sẽ vắt chanh bỏ vỏ, thôi. Nhưng, nếu anh thực tình lo cho người nghèo, anh không thể phản bội những người ấy, mà phải trung tín với họ. Giới cầm quyền ở trên có ghét bỏ hoặc xoá tên anh. Hãy để mặc Chúa lo, chỉ cần sống trung thực với chính mình và với họ, anh sẽ thành công.

Thánh Phêrô không nắm bắt được quan điểm của Chúa. Vậy, ai lĩnh hội được đây?

Đức Giêsu rất kiên trì. Ngài như đang nói với thánh Phêrô một điều tuy không lạ, nhưng vẫn quen: “Anh chưa là đá tảng, nhưng nếu trên đá đó có ai giống hệt như anh, thì cuối cùng ra Ta cũng sẽ và cũng có thể dựng xây thánh hội, do Ta muốn.”

Cuối cùng ra”, là ngôn từ mang trọn ý nghĩa này, là: khi ta học chấp nhận hậu quả do mình quyết tâm thi hành, thì như thế. Ta có thích làm thế hay không, chẳng vì thập giá là điều tốt hoặc đáng nể sợ. Nhưng, vì tình thương và sự quyết tâm luôn là những điều tốt đẹp nên làm cho kẻ mình thương yêu, muốn giúp. Thế nên, thánh cả phải xử sự theo đúng ý định của Chúa ngõ hầu mới trở thành đá tảng để mọi người dựa dẫm ngang qua con đường cam go của mình.

Có thể là, các “đá tảng” thánh hội lớn/nhỏ trong Hội thánh vẫn chưa đối xử với người hèn kém trong đời và với những người quyết tâm dấn bước theo mình, như thánh cả là vì chính mình chưa giáp mặt thực trạng thống khổ mà Chúa lĩnh chịu. Các thánh cả trong thánh hội lớn/nhỏ hôm nay đã và đang trở nên như cát vụn hơn là đá tảng cho mọi người dựa dẫm. Thứ cát vụn không thích hợp để làm nền cho bất cứ ai. Bất cứ thứ gì. Khi xưa, đấng-thánh-là-đá-tảng đã tham dự cuộc thống khổ đầy cứu độ của Chúa, đã khóc hết nước mắt cho nhân loại thế nào, thì các “đá tảng” của thánh hội lớn/nhỏ hôm nay, cũng phải làm như thế mới tiếp tay rải tràn ơn ấy đến với người ở dưới được.

Thánh cả Phêrô đã thực sự học được điều ấy, thấy rất rõ. Sách Công vụ kể rằng thánh nhân rời Giêrusalem vào niên biểu 43, tức 13 năm sau ngày Thầy mình chịu khổ hạnh trên đồi Calvary. Và, sau khi thoát khỏi ngục tù và rồi lưu lạc qua Antiôkia, thánh cả đã gặp nhiều khó khăn trong việc đảm trách các vụ việc mang tính chính trị của người theo Đạo vào thời đó. Cuối cùng ra, thánh nhân cũng về lại Rôma, mà sinh hoạt. Và, truyền thống Hội thánh công nhận rằng thánh Phêrô hiểu rõ ý định của Thầy nên đã chấp nhận tử đạo vào thập niên 60, ở La Mã. Chính ở nơi đây, các sử gia trong Hội thánh đã tìm ra địa điểm thánh cả chịu hành hình, và yên nghỉ. Khi ấy, là thời bạo chúa Nêrô hoành hành, bách hại.

Kịp đến thế kỷ thứ tư, hoàng đế Constantin mới ra lệnh xây một thánh đường trang trọng để tưởng nhớ thánh cả, ngay tại địa điểm ấy. Đó là Đền thánh Phêrô hiện tại, được xây ngay bên trên mộ phần của thánh nhân. Trong lịch sử, nhiều thánh tích của thánh cả Phêrô từng được cất giấu nơi mộ phần ngài cũng được bốc lên đặt bên trong bức tường của đền thờ. Ngay như bàn thờ kính thánh nhân cũng được đặt phía bên trên mộ phần của ngài. Và ở phía cao bên trên nóc, vẫn còn hàng chữ ghi rõ: “Này Phêrô, con là Đá tảng, trên Đá này Ta sẽ dựng xây thánh hội của Ta”.

Thánh Phêrô thực sự hiểu được ý nghĩa của lời Thầy phán bảo. Và, thánh hội vẫn đứng vững trên đá tảng của sự học hỏi, hiểu biết như thế. Thế nhưng, giống như thánh cả Phêrô, hội thánh còn phải làm nhiều việc hơn nữa mới đạt được điều mình học hỏi. Thánh hội, cần tìm ra những gì mà tình thương yêu người nghèo đòi mình phải làm. Nhất thứ, đừng bao giờ bỏ qua hoặc đặt nhẹ lập trường/quan điểm về những đòi hỏi dù gắt gao hơn thế nữa.

Trong tinh thần học hỏi này, cũng nên ngâm thêm lời thơ mang đầy tính những học và hỏi, như:

“Hôm nay gió bảo cùng mây:

Rời xa những miền tuyết trắng,

Tôi từ biển vắng về đây

Mừng hội Xuân này đẹp nắng.”

(Đinh Hùng – Âm Hưởng)

Âm hưởng, mà nhà thơ đời học được từ con người, sẽ là và vẫn là điều mà nhà Đạo cần ghi nhớ, để rồi sẽ không quên. Không quên lời dặn hãy rời xa “miền tuyết trắng” thoải mái, sướng vui, ngõ hầu sống thực ý định Cha mang đến. Bởi đó không chỉ là quyền tháo cởi, cột buộc mà là thực trạng “mừng hội Xuân này đẹp nắng”, rất Phêrô.

 Lm Kevin O’Shea CSsR biên-soạn –  

Mai Tá lược dịch.

“Thấy phố phường buồn xưa chưa nguôi “

Đêm Nhớ Về Sài Gòn -Trầm Tử Thiêng -Elvis Phương -NNS

httpv://www.youtube.com/watch?v=G7Rt8agI6sg

Chuyện Phiếm đọc trong tuần thứ 22 thường niên năm A 03/9/2017

 “Thấy phố phường buồn xưa chưa nguôi “
Những con đường thèm đôi chân vui,

đã bao lâu chờ đợi.”

(Trầm Tử Thiêng – Đêm Nhớ Về Sài Gòn)

(Thư Êphêsô 4: 26-27)

 Nhớ về Sàigòn”, vào ban đêm ư? Nhớ thì nhớ, sao lại cứ hát “thấy phố phương buồn xưa chưa nguôi”? Đường nào mà lại “thèm đôi chân vui”? À thì ra, tất cả cũng chỉ là thi-ca với âm-nhạc! Vui hay buồn, thèm một đôi chân, cũng là thèm niềm vui lui tới, rất ngóng tin như sau:

  “Đường im nghe quá khứ trong sầu.
Đường chia ly vẫn ngóng tin nhau.
Tình lẻ loi canh thâu.
Đêm nhớ về Sài Gòn.
Tiếng nhạc vàng gọi từng âm xưa.
Ánh đèn vàng nhạt nhòa đêm mưa.
Ai sầu trong quán úa.
Bóng mẹ hiền mờ mờ bên song.
Mắt người tình một trời mênh mông.
Gợi bao nhiêu cho cùng ..

Yêu em một khối tình quê
Yêu em từng bước tình si
Đêm đêm mộng thấy đường đi đường về
Ta như cậu bé mồ côi
Cố vui cuộc sống nhỏ nhoi
Cố quên ngày tháng lẻ loi để lớn.”

(Anh Bằng – bđd)

Ôi thôi thì, “tình quê” hay “tình si”, cũng chỉ là tình mê-ly “vui cuộc sống nhỏ nhoi”, “lẻ loi” với những tháng ngày để lớn.

Ấy chết, tình gì thì tình, có “yêu em” hoặc “yêu anh” hay không, thì cũng xin người yêu ấy đừng quá mê-ly để rồi có lúc cũng vì tình si hay tình gì đó, đến nỗi nổi sùng, tức giận hoặc điên tiết, như người thường ở huyện, và cả bậc chân tu ở chùa cũng đã thú thật qua bài phỏng vấn, như sau:

“Hôm ấy, các phóng viên tạp chí Time đã phỏng vấn Đức Đạt Lai Lạt Ma tại thành-phố New York vào tháng 5 năm 2010 với 10 câu hỏi. Các câu hỏi liên-quan đến chuyện tức giận, như sau:

 Câu hỏi 1: Ngài đã bao giờ cảm thấy tức giận, hoặc điên tiết chưa? Kantesh Guttal, Pune, Ấn độ

 Đức Đạt Lai Lạt Ma trả lời: Ồ, có chứ, tất nhiên rồi. Tôi là người mà! Nói chung, nếu một người mà không bao giờ tức giận, thì tôi nghĩ có điều gì đó đã sai. Anh ta bị hâm hâm trong đầu rồi. (Người dịch Phạm Thu Hương trích đăng trên mạng)

 Thế mới biết, nổi sùng, tức giận hoặc điên tiết vẫn chỉ là bẩy thứ tình-tự “hỉ, nộ, ái, ố, ai, hoan, lạc” nơi con người. Một trong bẩy thứ tình gộp thành bản-chất con người mà thôi. Dù người đó đã, đang và sẽ tu ở chùa hoặc nhà thờ, chốn “Niết Bàn”/“Thiên Đường” nhà Đạo vẫn có bấy lâu nay.

“Niết Bàn”/”Thiên đường” nhà Đạo thì vẫn là như thế ở đời thường, như truyện cười ở bên dưới:

“Từ hồi lấy nhau tới giờ, tôi làm cái gì ông ấy cũng cản, nào là: “Đừng mua đồ…”, “Đừng ăn diện…”, Đừng ngồi lê đôi mách với mấy người hàng xóm…”, tôi chán mấy chứ “Đừng” ấy lắm rồi. Sao chẳng bao giờ ông ấy nói: “Ừ, mua đi em”, “Ừ, làm đi em…”, chắc tôi phải dọn về nhà ba mẹ tôi ở quá!

Chồng:

-Ừ, Đi đi em!”

 Thế nghĩa là, không chỉ khi giận thì bạn và tôi, ta mới ra người mất bình tĩnh, vô nghĩa lý. Trong đời đi Đạo, lại cũng có những tình-huống lạ kỳ, khi người chồng hoặc vợ cứ là hờn-giận rồi kéo theo những đổ vỡ, khó khăn, như câu hỏi/đáp gửi về đấng bậc phụ trách mục “Giải đáp thắc mắc” rất nghe quen, sau đây:

“Thưa Cha,

Chồng con lâu nay vẫn hay tỏ ra tức giận đối với vợ con mình, nhiều lúc rất vô lý. Điều này làm chúng con đau lòng hết sức. Bản thân con, lâu nay vẫn tìm cách thông-cảm với những trường-hợp như thế, nên cứ tự bảo mình rằng; nỗi tức giận đã khiến chồng con thấy mình bớt trách-nhiệm trước mặt Chúa hơn, có phải thế không, thưa Cha? Xin Cha giảng-giải cho đôi điều về sự hờn giận để chúng con biết mà sống cho phải phép. Cảm ơn Cha rất nhiều.”

 Vâng. Cha/cố có giảng giải đôi điều cho kỹ lưỡng, thì bổn đạo người người mới biết đường sống lành thánh theo đúng đường-lối của Giáo hội. Và, lời cha/cố giảng-giải vẫn trơn-tru, như thế này:

“Đây là câu hỏi rất hay. Nó khớp với thắc mắc ta thường tự hỏi, là: làm sao cảm-xúc ở con người lại ảnh-hưởng lên bản-chất đạo-đức nơi hành-động của chúng ta. Các động-thái giận-dữ hoặc xúc cảm tạo nỗi niềm giận-hờn lẫn tình thương yêu, là việc đáp trả cho một số sự-kiện, cho người nào hoặc sự việc nào đó.

 Sách Giáo lý Hội thánh Công giáo định nghĩa nỗi niềm giận hờn như “cảm-xúc mạnh hoặc động-tác háu đói nhạy bén khiến ta nghiêng về hành-động hoặc không hành-động đối với thứ gì mình cảm thấy hoặc tưởng tưởng rằng đó là chuyện tốt hoặc xấu.” (X. Sách Giáo lý HTCG đoạn 1763).

Đó là phản-ứng của ta trước một số kích-thích-tố bên ngoài từng xảy đến với ta, hơn là những gì do ta làm. Tỉ như: để đối-ứng trước mối nguy-hiểm, ta thấy mình sợ hãi và đối đáp với điều tốt, ta thấy mình vui lên. Ta không thể tự giúp mình có được các cảm-xúc ấy. Bởi, chúng chỉ là cách-thức ta đáp trả trong hoàn-cảnh như thế, mà thôi.

 Khi sách Giáo lý Hội thánh nói đến cơn đói nhạy bén là muốn qui về các ý-nghĩa và tác-động lên con người. Cơn đói nhạy bén không là trí-năng và cũng không phải do ý-chí của ta tạo ra, tức sức mạnh cao hơn của bản vị con người. Ta có cùng một cơn háu bén nhạy với loài thú có mức độ thông minh cao là những thú vật cũng cảm nghiện sợ hãi, giận dữ, khát vọng, cùng sự mãn-nguyện, vv…

 Sách Giáo lý Hội thánh tóm tắt các cảm-xúc mạnh mẽ bằng những câu như:

“Cảm-xúc căn-bản nhất là tình thương, trổi lên do có thu hút từ sự tốt lành và hy vọng chiếm-đoạt nó; cảm-xúc này được thoả-mãn bằng lạc-thú và vui mừng về điều tốt lành mình có được. Sự việc hãi sợ sự dữ tạo thù ghét, ác-cảm và lo sợ sự dữ đang đe-doạ; cảm-xúc này chấm-dứt trong buồn phiền đối với một số sự dữ trong hiện tại hoặc nơi mối giận-dữ muốn chống lại nó.” (X. Sách GLHTCG đoạn 1765)

Vậy thì, làm thế nào mà các cảm xúc mạnh này ảnh hưởng trên hành-động của chúng ta được? Phải hiểu rằng chúng đơn-thuần chỉ là cảm-giác mà thôi, chứ không phải là hành-động do lòng muốn, tự thân, chúng không được coi là lỗi/tội và cũng chẳng là điều gì đáng khen thưởng hết.

 Cũng tựa hồ như khi ta cảm thấy đói hoặc lạnh-lẽo, điều đó không có gì là tội cả; và cũng chẳng có gì là tội hoặc lỗi cả khi ta cảm thấy tức-giận hoặc buồn phiền hết. Chỉ khi nào ta có tự do chọn làm điều gì đó hoặc không làm điều đó  thì khi ấy mới có thể là cảm-xúc tạo ảnh-hưởng lên tính-chất đạo-đức của hành-động ta làm, mà thôi.

 Trường hợp chồng của chị, anh cảm thấy tức-giận khi có gì đó làm anh nổi nóng và anh ta tỏ lộ cơn tức-giận của anh bằng lời nói, cái nhìn hoặc cử-chỉ, lại khác. Cần hiểu rằng có những bộc-lộ cơn tức-giận lại hợp-lý, chính-đáng như bậc cha mẹ hoặc thày/cô đôi lúc cũng cần tỏ ra như thế, nhưng dù sao cũng phải có mức-độ và tuỳ từng trường-hợp. 

Cung-cách tỏ bày sự tức-giận không là tội lỗi gì. Nhưng, khi cơn tức-giận vượt quá giới hạn trong nhiều hoàn-cảnh, thì đó mới là tội. Xem ra là trường hợp của chồng chị. Bởi, sự giận-dữ gây ảnh-hưởng lên ý-chí của ta bằng việc dẫn ta có hướng-chiều phản-ứng theo cung-cách mạnh mẽ hơn là vào lúc không tức-giận, do đó hạn-chế ta không xử-sự cho đúng và ở trong tình-trạng có tự do. 

Có nhiều tình-huống trong đó cảm-giác tức-giận mạnh mẽ đến độ trên thực tế, nó cất bỏ đi mọi lý-lẽ thích-hợp. Và lúc ấy, ta xử-sự một cách bốc-đồng rồi thoá-mạ và không tự kềm-chế được nữa. Rõ ràng là, khi sự thể như thế xảy đến thì ta không còn tự do để hành-động cho hợp lý khiến gây trở-ngại cho ta và từ đó trách-nhiệm phạm tội trước mặt Chúa được giảm bớt rất nhiều. 

Điều này không phải để gỡ tội cho sự giận-dữ đâu. Giả như người nào đó có vấn-đề liên-tục tỏ ra giận-dữ cách vô lối hoặc không kềm chế, thì người ấy phải tìm người giúp mình xử-trí các cơn giận. Cho dù bất kỳ ai bộc phát cơn giận cũng được giảm tội do có cảm-xúc giận-dữ, thì người ấy vẫn chịu trách-nhiệm trước mặt Chúa và gia đình để kiếm tìm sự giúp đỡ từ mọi người.

 Đằng khác, người nào biết rằng mình sẽ tỏ ra tức giận ngay lập tức, cũng nên rời khỏi nơi đó để hạ bớt và cầu nguyện cho mình được kiên-nhẫn và bình an, mới được. 

 Tóm lại, trường hợp chồng của chị lên cơn tức-giận như thế đã khiến anh ta ít  hoặc không có trách-nhiệm nhiều trước mặt Chúa.” (X. Lm John Flader, Question time: Passions: feelings we really need to control, The Catholic Weekly 20/8/2017, tr 33)                                               

Câu trả lời của đấng bậc nhà Đạo, bao giờ cũng thế, tức: rất nghe quen từ thuở ta từng chứng kiến từ thuở nhỏ, nay chớ nhiều. Nhớ gì thì nhớ, đừng nhớ các tình-tiết có giận hờn rồi khó ngủ. Chi bằng, ta cứ thơ thẩn/thẩn thờ mà hát tiết những ca-từ như sau:

“Để đêm đêm nhớ về Sài Gòn
Thấy mình vừa trở lại quê hương
Đã gặp người một trời yêu thương
cho lòng thêm chút ấm
Thấy bạn bè thèm ngồi bên nhau
Nhắc chuyện người chuyện đời thương đau

Tình chia trong đêm sầu ..”

(Trầm Tử Thiêng – bđd)

“Nhắc chuyện người, chuyện đời” không giận hờn/nổi đoá cũng là may. Về nỗi giận/hờn làm mất đoàn kết lẫn yêu thương, lời vàng hiển thánh cũng từng bảo:

“Anh em nổi giận ư?

Đừng phạm tội:

chớ để mặt trời lặn mà cơn giận vẫn còn.

Đừng để ma quỷ thừa cơ lợi dụng.”

(Thư Êphêsô 4: 26-27)

À thì ra, “ma quỷ thừa cơ hội lợi dụng” để làm mất hoà khí giữa gia đình, chòm xóm hay cộng đoàn gồm các thánh, rất linh thiêng. Về giận hờn làm mất hoà khí, lại có thêm truyện cười nhẹ để lại minh-hoạ lần nữa, như sau:

“Truyện rằng:

Có một lần, đài truyền hình nọ nhân nói về “Bí quyết giữ hạnh phúc gia đình”, bèn đi một đường phỏng vấn một cặp vợ chồng nổi tiếng rất thuận hòa vì hàng xóm chả bao giờ thấy họ to tiếng với nhau.

Phóng viên hỏi:

– Xin anh chị cho biêt bí quyết gì đã giúp anh chị có cuộc sống vợ chồng hạnh phúc như vậy?

Anh chồng trả lời:

– Hàng tuần tôi đều chở cô ấy đến công viên vài lần.

– Ồ, lấy nhau bao nhiêu năm mà anh chị vẫn lãng mạn như hồi còn yêu nhau vậy ư?

– Chúng tôi cãi nhau ở đó- anh chồng nói tiếp.

-!!!” (Truyện kể rút từ các bài viết ở trên mạng, rất vi-tính)

À thì ra, nhân câu chuyện hờn/giận giữa vợ chồng/chồng vợ, ta lại rút tỉa được các bài học về “Ba hạng người” ở trong đời như sau:

Có một thời, Đức Thế Tôn trú ở Bàrànasi, tại vườn Nai, đã dạy các Tỷ kheo bài học sau đây:

-Này các Tỷ kheo, có ba hạng người này xuất hiện ở đời.

-Thế nào là ba?

 Hạng người như chữ viết trên đá, 

hạng người như chữ viết trên đất,

hạng người như chữ viết trên nước.

 Thế nào là hạng người như chữ viết trên đá? 

Này các Tỷ kheo, có người luôn luôn phẫn nộ và phẫn nộ của người này tiếp tục kéo dài.  Ví như chữ viết trên đá không bị gió hay nước tẩy xóa nhanh chóng, được tồn tại lâu dài.

 Và này các Tỷ kheo, thế nào là hạng người như chữ viết trên đất? 

Ở đây, này các Tỷ kheo, có người luôn luôn phẫn nộ và phẫn nộ của người này không dài lâu. Ví như chữ được viết trên đất bị gió hay nước tẩy xoá mau chóng, không tồn tại lâu dài.

 Thế nào là hạng người như chữ viết trên nước? 

Này các Tỷ kheo, có người dẫu bị nói một cách kịch liệt, bị nói một cách ác độc, bị nói một cách thô lỗ, tuy vậy, vẫn dễ dàng hòa hợp, thân thiện và hoan hỷ. Ví như chữ viết trên nước được mau chóng biết, không tồn tại lâu dài.

Lại có ba hạng người chuyên làm việc Thiện

Người chưa hiểu đạo thì làm ít việc thiện.

Người đã hiểu đạo thì làm nhiều việc thiện.

Người thật sự thấm đạo thì làm gì cũng là thiện.

Và, cũng có ba hạng người chuyên-chăm tìm Đạo

Người không hiểu đạo thì sống trong đời.

Người muốn hiểu đạo thì vào sống trong chùa, thiền viện, hay nơi hẻo lánh.

Người đã hiểu đạo thì lại trở ra mà sống với đời. 

Hiểu các lý lẽ dẫn đến giận/hờn rồi dẫn đưa ta đi vào tìm hiểu nỗi niềm an-nhiên tự tại, tạo nếp sống thư-thái không giận/hờn, qua lời thơ rằng:

“Chiều hôm núi hỏi dòng sông

Sao trôi đi mãi mà không thấy về

Sông bèn róc rách, tỉ tê

Nghìn thu nước đã nguyện thề cùng mây.

 Rồi mai, mưa xuống đất này

Ấy thì ta lại sum vầy, thế thôi!

Chớ buồn cho cuộc chia phôi

Ngày sau trùng ngộ môi cười đẹp hơn.


Vô thường ấp ủ chân thường

Cõi Uyên, cõi tạm chưa từng vắng nhau.

Núi ơi! Nắng đã phai màu

Dòng thời gian chảy qua cầu vạn niên.

Trùng trùng trong cõi nhân duyên

Hẹn nhau dưới cội Chân Nguyên phút này.

Ơ kìa, nước đã thành mây!

Mưa rơi trên lá … chiều nay núi cười.


Đến, đi, sinh, diệt trò chơi!” 
(Trích thơ và truyện do An Trường kể)

Ngâm thơ của An Trường” và nghe kể rồi, nay mời bạn và mời tôi, ta lại trích thêm câu trả lời khác về nhân-sinh-quan của Đức Đạt Lai Lạt Ma do tạp chí Time đăng-tải tiếp như sau:

Câu hỏi 2: Thưa, làm thế nào mà ngài luôn lạc-quan và trung-thực khi có quá nhiều thù ghét trên thế-giới vậy? (Joana Cotar, từ Frankfurt, Đức Quốc)

Đức Đạt Lai Lạt Ma Trả lời: Tôi luôn nhìn sự kiện nào đó từ góc cạnh rộng lớn. Luôn có vấn-đề nào đó, nỗi chết chóc nào đó, hành-động tàn-sát hoặc khủng-bố nào đó hoặc bê-tha bê-bết ở mọi nơi, mọi ngày. Nhưng nếu bạn nghĩ toàn-bộ thế giới là như vậy, thì bạn đã sai. Vì trong số 6 tỉ con người sống trên thế-giới, những người gây rối chỉ là số ít….

Câu hỏi 5: Thưa, làm thế chúng tôi có thể dạy dỗ con em chúng tôi không được nổi giận? (Robbyn Rice, Grand Junction, Colorado, Hoa Kỳ)

Đức Đạt Lai Lạt Ma trả lời: Trẻ em luôn nhìn vào cha mẹ. Cha mẹ nên bình tĩnh hơn. Bạn có thể dạy con bạn rằng: bạn đang đối-diện với rất nhiều vấn-đề; nhưng bạn phải phản-ứng trước các vấn-đề đó với tinh-thần bình-tĩnh và có lý-trí. Tôi luôn có cái nhìn này về hệ-thống giáo-dục hiện-đại: chúng ta dành sự quan-tâm cho phát-triển não bộ, nhưng về sự phát-triển lòng tốt thì chúng ta rất ỷ lại…

Câu hỏi 8: Ngài nói gì với những người sử-dụng tôn-giáo như cái cớ để tạo bạo-lực hoặc giết người? (Arnie Domingo, (Thành phố Quezon, Philippines)

Đức Đạt Lai Đạt Ma trả lời: Có những người sùng-đạo, vô-tội bị lôi kéo bởi một số ngườ có quan-tâm khác hẳn. Quan-tâm của họ không phải là tôn-giáo mà là quyền-lực hay đôi khi là tiền bạc. Họ lợi-dụng niềm tin tôn-giáo. Trong trường-hợp này, chúng ta phải phân-biệt được: các điều ác đó không sinh ra bởi tôn-giáo…       

Câu hỏi 10: Ngài có tin thời-gian của ngài tại đây trên trái đất này đã là một thành-công không? (Les Lucas, Kelowna, British Columbia, Canada)

Đức Đạt Lai Lạt Ma trả lời: Hmm. Điều đó cũng tương-đối thôi. Thật quá khó để nói. Mọi cuộc sống của con người đều gồm một phần thất-bại, và một phần thành-công”… (Phạm Thu Hương dịch 10 câu hỏi dành cho Đức Đạt Lai Lạt Ma do tạp-chí Time đặt và đăng-tải ngày 19/5/2017)

Cứ nghĩ rằng bạn và tôi, ta cũng cảm-thông với Đức Đạt Lai Lạt Ma về những điều kể trên rồi, nay ta mời nhau hát lại đôi ba ca-từ của bài hát trích ở trên làm đoạn kết cho một bài “Phiếm” như sau:

“Thấy phố phường buồn xưa chưa nguôi

Những con đường thèm đôi chân vui,

đã bao lâu chờ đợi.

Đường im nghe quá khứ trong sầu.

Đường chia ly vẫn ngóng tin nhau.

Tình lẻ loi canh thâu.”

(Trầm Tử Thiêng – bđd)

Trần Ngọc Mười Hai

Vẫn lòng bào lòng rằng

chớ để mặt trời lặn mà cơn giận vẫn còn.

Đừng để ma quỷ thừa cơ lợi dụng”

 Tựa hồ lời Vàng từng căn-dặn ta như thế. 

MINH OAN CHO EM KIM TIẾN – ĐỒNG HƯƠNG, BỘ TRƯỞNG

From facebook:  Hoa Kim Ngo shared JB Nguyễn Hữu Vinh‘s post.
 
 
Image may contain: 1 person, smiling, closeup

JB Nguyễn Hữu Vinh  Follow

MINH OAN CHO EM KIM TIẾN – ĐỒNG HƯƠNG, BỘ TRƯỞNG

Mấy hôm nay mạng xã hội thật quá quắt.

Việc công ty dược nhập loại không chữa được ung thư về bán cho dân chữa ung thư gây nhiều tranh cãi.

– Thứ trưởng Bộ Y khẳng định: “Đó không phải thuốc giả mà là thuốc kém chất lượng”.
Nhiều người phản đối nhưng tôi cho là tay thứ trưởng này nói đúng. 
Vì nếu thuốc giả thì chắc ngoài vỏ bao bì phải ghi là “Thuốc giả” mới được, nhưng ở đây đâu có ghi. 

Việc đưa thuốc không chữa được bệnh vào chữa bệnh thì chỉ giống như việc đổ xăng cho xe chạy dầu hoặc việc dùng nước mùn thớt chữa bệnh cho người nôn mửa thôi chứ. 
Kết quả cuối cùng thì người ung thư cũng khỏi bệnh sau khi chết do… số phận. 

Quy trình đúng hiện nay sẽ là: DÂN LÀNH ===> FORMOSA ĐẦU ĐỘC ==> UNG THƯ ==> THUỐC DỞM ==> CHẾT ĐEM CHÔN.

2- Bộ trưởng Bộ Y là em Tiến bị cộng đồng kêu gọi từ chức là sự vô lý. Tại sao cứ đòi em từ chức khi đảng vẫn giao cho em làm. Cùng lắm thì em “chịu trách nhiệm chính trị” mà thôi. Chết dân chứ người nhà em và các quan chức nhà nước có chết đâu mà em phải từ chức. Em được giao nhiệm vụ chỉ phục vụ băng đảng thôi chứ. Bao lần kêu gọi mà e vẫn trơ cái mặt… nốt ruồi đấy thì làm đíu gì em?

3 – Em bộ trưởng Kim Tiến khẳng định không biết cái công ty buôn thuốc giả vì nó quá nhỏ và em không có ai là người nhà người thân ở đó. Thế mà nhiều người phản đối là do họ không hiểu em. Lý do:

– Những cái công ty to khủng đem lại nhiều quyền lợi nhất cho em, làm khốn đốn và dẫn cả mấy chục triệu người vào chỗ bần hàn khốn nạn rồi chết mà không thằng nào dám xử – do một thằng lú làm Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ – thì cái công ty con con hối lộ vài ba trăm tỷ chỉ là cái đinh.

– Báo chí moi ra khẳng định em chồng em Kim Tiến là Phó Giám đốc kinh doanh ở Cty đó rồi dân chửi em là dối trá, không nhận người thân. Đó là vì dân không hiểu ở nhà em. 
Bởi vì ở nhà chồng em, từ ngày chồng em lấy em thì trong gia đình anh em đã không nhìn mặt nhau từ lâu, đã đoạn tình tuyệt nghĩa, đã coi nhau là thế lực thù địch… Do vậy em quyết tâm nêu cao đạo đức cách mạng của người cộng sản là từ mặt chết không qua giỗ không đến.

Thế thì sao em phải nhận người thân hay người nhà?

Nói dại mồm chứ chẳng may bố chồng em chưa chết mà vào làm ở đó rồi bị lộ thì e cũng chối ngay: Tớ đéo biết thằng ấy là thằng nào.