Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại lễ khai mạc đại hội Đảng 12 ở Hà Nội hôm 21/1/2016.
AFP
Cứ mỗi khi tình hình kinh tế, xã hội trở nên tồi tệ, các mâu thuẫn nội tại chuyển hóa thành gay gắt thì ĐCSVN (đảng Cộng sản Việt Nam) lại tìm cách đổi mới, cải cách, ra nghị quyết và kêu gọi tinh thần quyết tâm. Những cải cách ấy dù có chút tác dụng tích cực nhưng cũng chỉ là nửa vời.
Năm 1986, trước cuộc khủng hoảng kinh tế dẫn đất nước đến bên bờ vực thẳm, VN (Việt Nam) đã phát động đổi mới (mà thực chất là sửa sai). Cuộc đổi mới này tuy “đã thu được kết quả ban đầu, về sau ngày càng đuối sức, trở về cảnh trì trệ kéo dài, ngày càng nặng nề, để càng đổi mới càng tụt hậu và khủng hoảng nặng nề thêm mà vẫn không sao tìm ra lối thoát” (VOA). Nền kinh tế vẫn yếu kém và bế tắc như chúng ta đều thấy bởi đã kinh tế thị trường lại còn mang theo cái đuôi “định hướng xã hội chủ nghĩa”; bởi kinh tế nhà nước vẫn giữ vai trò chủ đạo và đặc biệt là bởi cải cách kinh tế nhưng không cải cách chính trị, chế độ vẫn là chế độ độc tài.
Cuối thập niên 80 và đầu thập niên 90 thế kỷ trước, hệ thống xã hội chủ nghĩa sụp đổ hàng loạt ở Liên Xô và Đông Âu, đồng thời khủng hoảng ngoại giao dẫn đến VN bị cô lập trên trường quốc tế. Để vớt vát phần nhỏ nhoi còn lại của khối xã hội chủ nghĩa (XHCN) và để cứu đảng, ĐCSVN phải xin bình thường hóa với TQ (Trung Quốc). Sự kiện này được đánh dấu bắt đầu bởi Hội nghị Thành Đô. Kết quả Hội nghị này ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống chính trị, kinh tế của VN. Việc bình thường hóa quan hệ với TQ tuy khắc phục được một số hậu quả của quá khứ nhưng từ đó VN phụ thuộc ngày càng nặng nề vào TQ về chính trị, kinh tế, mất thêm biển đảo và đất liền.
Và bây giờ, bức tranh về VN là một màu đen tối ở tất cả các mặt của đời sống xã hội. Kinh tế trì trệ, tham nhũng len lỏi vào từng con ốc trong guồng máy vận hành đất nước, quan chức tham lam hống hách và trơ trẽn, đạo đức xã hội suy đồi, cái ác lên ngôi, mọi giá trị bị đảo lộn, nỗi oan ức thống khổ của nhân dân ở đâu cũng nhìn thấy bởi sự khốn nạn của hệ thống tư pháp và quan chức.
Hệ thống chính trị như một ngôi nhà đã mục ruỗng và vì vậy, Hội nghị Trung ương 6 (khóa 12) lại đặt ra vấn đề đổi mới chính trị nhưng chỉ là sắp xếp tổ chức lại bộ máy sao cho tinh gọn để “hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.
Vấn đề tinh giản bộ máy cũng như chống tham nhũng không phải đến bây giờ mới nhắc tới mà đặt ra đã từ lâu, từ năm mươi hay sáu mươi năm có lẽ ít ai còn nhớ. Cũng nghị quyết, cũng hô hào, cũng quyết tâm, nhưng mỗi lần quyết tâm, thi đua đem lại kết quả thế nào thì… như đã biết.
Nguyên nhân của tình trạng này là mỗi lần cải cách, đổi mới ĐCSVN chỉ đưa ra được những biện pháp tình thế nhằm cứu vãn đảng. Cải cách nhưng vẫn phải giữ mục tiêu chủ nghĩa xã hội – thứ mà không ai hình dung được nó như thế nào, đã kinh tế thị trường lại phải định hướng XHCN, kinh tế nhiều thành phần nhưng vẫn phải kinh tế nhà nước là chủ đạo và cuối cùng là cải cách, đổi mới kiểu gì thì ĐCSVN vẫn phải độc quyền lãnh đạo. Đây là những mâu thuẫn mà ĐCSVN không muốn nhìn thấy. Nguyên nhân của sự nửa vời là ở chỗ ấy.
Thiết nghĩ khoảng thời gian đã quá dài, kể từ khi điều hành đất nước năm 1954 đủ cho ĐCSVN loay hoay, thử nghiệm với những thất bại đau đớn để thấy cần phải cải tổ chứ không chỉ cải cách nửa vời. Làm điều đó phải chấp nhận vứt bỏ quyền lợi ích kỷ, phi lý của cá nhân, của một nhóm lợi ích hay của một đảng phái để đi tới một nền chính trị dân chủ đa nguyên, xây dựng một nhà nước pháp quyền với mô hình tam quyền phân lập. Tiếc rằng, cho đến bây giờ, mấy chữ đa nguyên, dân chủ, nhân quyền vẫn còn là kỵ húy, “nhạy cảm” trong đảng CSVN và trong xã hội. Những người mạnh dạn nhất cũng mới chỉ manh nha đề cập đến việc tách đảng, đổi tên nước mà thôi. Nhiều người hoạt động dân chủ bị tống vào tù nhằm bịt tiếng nói của họ và xu hướng bắt bớ ngày càng gia tăng. Chỉ tính từ đầu năm 2017 đến nay đã có 24 người hoạt động bị bắt hoặc bị truy nã.
Hiện nay, giới dân chủ chưa ai đặt ra vấn đề phải xóa đảng cộng sản bằng bạo lực cho dù muốn hay không. Nói thẳng ra là việc này không làm được và không phù hợp với xu thế của thời đại. Mục tiêu của giới dân chủ hướng tới là dân chủ đa nguyên với chủ trương bất bạo động. Đa đảng là để cạnh tranh chính trị, kiểm soát quyền lực, tập trung trí tuệ và tâm huyết để đưa đất nước phát triển. Thế nhưng, người ta luôn mang vấn đề đa đảng ra làm con ngáo ộp để hù dọa nhân dân, bất chấp đa số nhân loại đi theo mô hình dân chủ đã chứng minh là không có con ngáo ộp ấy.
Sẽ chẳng có ai đòi loại trừ đảng CSVN nếu thực hiện đa đảng. Họ tha hồ thể hiện mình trong cạnh tranh. Họ vẫn tranh cử và tham gia điều hành đất nước như các đảng phái khác. Có điều số phiếu của họ phụ thuộc vào tín nhiệm của cử tri trong những cuộc bầu cử tự do mà thôi. Nếu họ làm không tốt, vẫn thể hiện như trước đó, nhân dân sẽ quay lưng lại với họ.
Loay hoay cải cách với đổi mới sẽ chẳng bao giờ đi đến đâu. Cái sự luẩn quẩn ấy giống như con kiến leo cành đa (leo phải cành cụt leo ra leo vào). Thử nghiệm mãi thì sức dân đã mệt mỏi, tinh thần đã chán chường, lòng tin đã cạn. Kinh tế thị trường vì có cạnh tranh thì mới thúc đẩy được sản xuất phát triển. Vì vậy không có lý do gì để chính trị không có đa đảng, trừ khi bị cưỡng ép. Một chế độ chính trị đa nguyên ở VN lúc này là lối thoát duy nhất cho đất nước, cho dân tộc. Nếu ĐCSVN tự tin ở mình thì sợ gì mà không dám cạnh tranh với các đảng phái khác?
Những oan hồn của cuộc chiếnSau khi đăng bài viết “Những oan hồn của cuộc chiến” của nhà báo Bùi Tín gửi, chúng tôi nhận được ý kiến phản hồi của nhà văn Nguyên Ngọc, cho rằng, trong bài viết, có một đoạn nhà văn Bùi Tín “bịa đặt”.
Chúng tôi đã chuyển thông tin đó cho nhà văn Bùi Tín và cũng đã nhận được phản hồi của ông. Cuối bài viết này là thông tin cập nhật nội dung trao đổi ý kiến giữa nhà văn Nguyên Ngọc và nhà báo Bùi Tín.
Xin các nhân chứng sống của cuộc chiến, những người đã từng đi B, cũng như các gia đình tử sĩ có con em bỏ mạng trong cuộc chiến, hãy đóng góp ý kiến, giúp làm rõ sự thật này.
Lính Mỹ truy bắt Việt Cộng tại Đà Nẵng, tháng Tư 1965. Nguồn: AP
Bộ phim Chiến tranh Việt Nam của các đạo diễn Hoa Kỳ gây nên nhiều tranh luận, ý kiến khác nhau của người Việt trong và ngoài nước.
Đó là điều tất yếu vì cuộc chiến tranh kéo dài gần 30 năm, liên quan đến nhiều nước, với những động cơ khác nhau, không thể làm thỏa mãn mọi người.
Đây là một dịp bổ ích và lý thú để công luận có thể được dịp phát biểu thêm, soi tỏ thêm nhiều điều mới mẻ, những góc tối của cuộc chiến, từ đó có thể bổ xung cho nhau nhiều hiểu biết mới để soi tỏ thêm quá khứ, hiện tại và tương lai của các bên tham chiến trong mối quan hệ quốc tế phức tạp hiện nay.
Một số nhà báo, làm phim truyền hình người Việt, người Pháp, Hoa Kỳ, Đức… phỏng vấn tôi nhân dịp này. Tôi đã phát biểu ý kiến của mình.
Với tư cách là một nhân chứng sống, từng tham dự cuộc chiến từ ngày đầu đến ngày cuối, ở miền Bắc cũng như ở miền Nam, ở chiến trường Cam-bốt cũng như ở Lào, tôi có nhiều suy nghĩ, kỷ niệm về cuộc chiến tranh, nay có dịp để nói lên những điều quan trọng bị khỏa lấp mà bộ phim hoành tráng của các nhà làm phim Hoa Kỳ không đề cập đến.
Nhiều bạn hỏi tôi, nếu tôi tham gia một bộ phim khác về Chiến tranh Việt Nam, tôi sẽ nói lên những điều gì? Tôi có khá nhiều điều cần phát biểu về cuộc chiến, khi tưởng nhớ, ngẫm nghĩ lại về cuộc chiến. Qua bài báo này trước hết, tôi muốn nói đến những oan hồn của cuộc chiến.
Tôi có một số người thân, ông chú, các anh chị em họ Bùi vốn là đảng viên Quốc Dân Đảng và Đại Việt Quốc dân đảng đã bị Việt Minh chụp mũ cho là Việt gian, bị bắt giam sau Cách mạng tháng Tám. Tiêu biểu là ông Bùi Nhữ Uyên chú ruột tôi từng theo cụ Nguyễn Thượng Hiền, người cùng làng sang Nhật Bản vận động cho phong trào Đông Du và sau đó về Trung Quốc, tham gia Việt Nam Quang Phục hội của Cụ Phan Bội Châu. Chú tôi bị bắt năm 1946, bố tôi (Bùi Bằng Đoàn) lúc đó là trong Ban Thường trực Quốc hội can thiệp với ông Hồ chí Minh, ông Hồ lệnh cho chính quyền tỉnh Hà Đông thả ngay chú tôi, nhưng đúng vào đêm lệnh thả đến nhà giam ở Vân Đình thì chú tôi mất vì «đau bụng» khẩn cấp. Bạn tù cùng giam cho rằng chú tôi bị trại giam đầu độc.
Những oan hồn tôi không thể quên. Việt Minh từ hồi đó coi tất cả các đảng yêu nước chống Pháp là Việt gian, như Quốc Dân đảng, Đại Việt, Việt Nam Quang Phục hội, Việt Nam Cách mạng đồng minh, đệ tứ (Trostkyt)… Họ phê phán rất mạnh cụ Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh, coi là sai lầm thân Tàu, chuộng Pháp.
Tôi còn nhớ trước năm 1940 – 1941 số đảng viên Quốc dân đảng rất đông, vượt con số đảng viên đảng CS Đông dương ở các nhà giam, ở Côn Đảo. Rất nhiều giáo viên tiểu học các xã, huyện, trí thức nông thôn tham gia phong trào Quốc dân đảng của Nguyễn Thái Học. Rất nhiều trung nông, phú nông, cả địa chủ nhỏ có học tham gia đảng này, về sau bị Cải cách ruộng đất kiểu Mao vu cáo là địa chủ ác bá, là việt gian, bị sát hại gần hết, theo thống kê khi sửa sai con số oan hồn này lên đến hơn 15.000.
Ngoài số nói trên cần kể đến oan hồn của các nhà yêu nước Tạ Thu Thâu, Phan Văn Hùm – lãnh đạo nhóm Troskyt, tướng Nguyễn Bình và nhà sử học Trần Huy Liệu – nguyên là đảng viên Quốc dân đảng, cụ Đặng Văn Hướng – nguyên Bộ trưởng không bộ do ông Hồ phong chức và cụ Nguyễn Khắc Niêm, thân sinh ông Nguyễn Khắc Viện, chủ tịch Hội Việt kiều yêu nước ở Pháp – 2 cụ đều bị tàn sát trong Cải cách ruộng đất.
Cũng cần ghi thêm trong danh sách các oan hồn những cán bộ cộng sản có ít nhiều thức tỉnh đã bị thải loại, ra rìa, như tướng Đặng Kim Giang, tướng Nguyễn Vịnh, các đại tá Đỗ Đức Kiên, Lê Trọng Nghĩa, Lê Minh Nghĩa, Hoàng Minh Chính… trong vụ án «xét lại», Trần Dần, Hoàng Cầm, Phùng Quán… trong vụ Nhân văn Giai phẩm, Trần Xuân Bách, Trần Độ, Nguyễn Hộ, Nguyễn Cơ Thạch, Võ Nguyên Giáp… từng có tư duy độc lập chống lại một số chủ trương chính sách của đảng.
Các đồng đội của tôi vào Nam chiến đấu theo lời nguyện «sinh Bắc tử Nam để giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc», chết vài chục vạn, hơn 300.000 tử sĩ hiện chưa tìm ra thi hài mộ chí, cũng là những oan hồn, nỗi đau lòng uất hận của hàng vài triệu bố mẹ, anh chị em ruột thịt. Đó là những oan hồn vì khi chiến đấu, tự nguyện hy sinh, các đồng đội của tôi đều mang theo hy vọng rồi gia đình mình, bố mẹ anh chị em mình, đồng bào mình sẽ được hưởng độc lập tự do, an bình, phồn vinh hạnh phúc. Những hy vọng thiêng liêng ấy đến nay vẫn còn xa vời. Ngược lại đất nước còn bị ách Bắc thuộc từ sau mật đàm Thành Đô năm 1990, tự do tư tưởng, ngôn luận còn bị cấm đoán, trừng phạt, an ninh của nhân dân, nông dân, trí thức, nhà kinh doanh tự do bị đe dọa, các chiến sỹ yêu nước, đòi tự do cho nhân dân bị tù đầy, chênh lệch giàu nghèo tồi tệ hơn thời phong kiến, thực dân, đảng cộng sản biến thành lực lượng kìm hãm đà tiến bộ, phát triển của đất nước, mắc nợ hàng triệu oan hồn đã hy sinh do những lời đường mật giả dối.
Tôi có nhiều anh em, cháu, – con các bà chị ruột và chị họ vào Nam chiến đấu và hy sinh ở Đức Phổ, Quảng Ngãi, Bình Định nay vẫn chưa tìm ra thi hài, mộ chí. Đã đến lúc phải nói thẳng ra là gia đình và các cháu đã bị lừa. Họ đưa ra Luật nghĩa vụ quân sự, tuyên truyền về vinh quang trai thời loạn là sinh Bắc tử Nam, cưỡng bức các cháu bỏ học cầm súng, bắt ký các bản tình nguyện nhập ngũ, buộc bố mẹ phải ký tên «vinh dự hiến con cho Tổ quốc», trong khi con cháu các quan lớn hầu hết đều được xuất ngoại học tập ở Liên Xô, Trung Quốc , Ba lan, Đông Đức, Tiệp… Một sự bất công khổng lồ. Bố mẹ các cháu tôi lo nghĩ tiếc thương con, ban đêm xụt xùi khóc, nhưng vẫn phải tỏ ra vui vẻ khi tiễn con vào Nam. Các cháu đều miễn cưỡng ký giấy «tình nguyện vào Nam chiến đấu, đâu cần xin có mặt» theo ý nguyện (cưỡng bức) của Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh. Cả một khoa học bịp bợm thành hệ thống.
Tôi đã từng nhiều lần vào Nam cùng các đơn vị, vào Bình Trị Thiên, rồi vào Tây Nguyên – Kon Tum, Gia Lai, vào Bình Định, Buôn Ma Thuột, Bình Long, Sài Gòn… có những điều ít ai biết, đó là tình trạng cực kỳ phi lý, thương tâm, oan trái, từ khi lên đường vào Nam, các cán bộ chiến sĩ đều bị cắt đứt liên lạc một cách tuyệt đối với bố mẹ, anh chị em, bạn bè, vài năm, có khi hàng chục năm, mà không có một lá thư được nhận hay được gửi về nhà. Sự bặt tin thật là buồn đau độc ác. Đây là một nét độc đáo của cuộc chiến ở miền Nam Việt Nam. Cuộc chiến tranh không có thư từ của người cầm súng, đằng đẵng từ khi lên đường, cho đến khi trở về, lành lặn hay bị thương nặng nhẹ, hay thành người tàn tật suốt đời. Hoặc có khi tử trận, nhưng giấy báo tử để chậm vài năm là thường, vì chiến tranh khốc liệt, tử sỹ nhiều, đơn vị giải thể, tiêu tùng hết, nhiều đơn vị sát nhập vào nhau, sổ sách mất, cháy, chỉ huy thuyên chuyển liên miên, không có nền nếp chính quy, kiểu du kích, đại khái, lem nhem.
Cho đến chuyện quản lý tù binh Mỹ chặt chẽ, có sổ sách hàng ngày mà cuối cùng vẫn mất tích, không lý giải được, lên đến hơn 100 người, đủ biết công việc quản lý của quân đội thời chiến luộm thuộm ra sao.
Ở các nước văn minh, với quân đội hiện đại, họ rất quan tâm đến việc thông tin, thư từ gia đình quân nhân được chuyển nhanh nhất, chu đáo nhất đến tay chiến sĩ ngoài mặt trận. Đây là trách nhiệm, đền đáp thiết thực có ý nghĩa nhất những hy sinh của gia đình và các quân nhân. Ở Việt Nam, đảng Cộng sản cho việc cố tình bặt tin là biện pháp cưỡng bức để các chiến sĩ không còn suy nghĩ thao thức mong chờ thư đi từ lại, một lòng một dạ hy sinh chiến đấu cho những mục tiêu riêng của đảng. Đây là món rất độc của chiến tranh tâm lý. Vì nếu tự do thư từ, thông tin, các chiến sĩ sẽ kể về những trận đánh thiêu thân, cả đơn vị chết quá nửa như sau tết Mậu Thân thì hậu phương sẽ bị chấn động, rất nguy hiểm để kêu gọi tiếp những đợt «sinh Bắc tử Nam», mà phần lớn sẽ không trở về.
Ngoài hàng mấy chục vạn oan hồn trên đây, tôi không thể không nhắc đến vài vạn người chưa chết nhưng bị những oan khiên dằn vặt không kém các oan hồn kể trên. Họ rất đáng thương, nhưng xã hội đã lãng quên họ.
Đó là chừng 20.000 cán bộ, chiến sĩ Quân đội Nhân dân (theo thống kê chưa đầy đủ của Cục quân lực Bộ Tổng tham mưu) vào Nam bị chiêu hồi bởi Việt nam Cộng hòa, sau chiến tranh trở về gia đình ở miền Bắc, đã bị hỏi tội, bỏ tù, cải tạo, trả thù, bôi xấu, hạ nhục, hành hạ ra sao, bị gia đình xỉ vả, láng giềng khinh miệt, không sao ngẩng mặt lên được. Theo tôi biết, rất đông anh em đó ở Hà Nội, Hà đông, Thái Bình, Nam Định, Hải Phòng, Nghệ Tĩnh… Một số bảo mạng, cầu an, không chịu được gian khổ, căng thẳng, nhưng không ít có ý nghĩ lành mạnh, không đang tâm bắn vào anh em trong một cuộc huynh đệ tương tàn phi lý vô đạo nên đã chịu chiêu hồi, hy vọng khi chiến tranh kết thúc, không ai nỡ trị tội mình. Đã có nhà văn nào nói lên thảm cảnh của số anh em bị chiêu hồi rồi trở về quê quán này để tiếp tục bị oan khiên, kêu trời không thấu này. Đã có tổ chức xã hội nào cúi xuống nâng đỡ các số phận đen đủi này, tất cả chỉ là nạn nhân của một cuộc chiến tranh phi lý vô đạo do đảng Cộng sản gây nên vì những mục tiêu và cuồng vọng riêng.
Nếu tôi tham gia dựng lên những bộ phim về cuộc chiến tranh ở Việt Nam, tôi sẽ nói đến bản chất của chiến tranh, qua những mặt tối, những góc tối bị che dấu, bị che lấp, nhưng oan hồn, những nỗi oan trái chưa được biết, để có thể nói lên hết mặt trái của cuộc chiến tranh không anh hùng, chẳng oanh liệt, một cuộc nồi da xáo thịt, huynh đệ tương tàn đáng hổ thẹn, đáng sám hối. Tít bộ phim có thể là «Những oan hồn – hay mặt trái của chiến tranh», hay «Một cuộc chiến đầy dối trá», cũng có thể là «Cuộc chiến của những người nô lệ», vì đảng Cộng sản tự nguyện làm nô lệ cho học thuyết Mác – Lênin, rồi qua đó bắt nhân dân, quân đội làm nô lệ cho những tham vọng riêng của đảng, để cho đất nước lạc hậu, tàn lụi đổ nát, bất công như hiện nay.
Ông Đào Công Tiến, nguyên Hiệu trưởng Đại học Kinh tế Sài Gòn, một đảng viên cộng sản kỳ cựu rất có lý khi đề nghị mỗi ngày kỷ niệm 30/4 là một cuộc Sám hối và xin lỗi của đảng Cộng sản đã chủ động gây nên những tổn thất về sinh mạng, tài sản, thời gian của dân tộc đến mức quá sức chịu đựng của nhân dân, để lịch sử có thể sang trang, đất nước có một chế độ chính trị dân chủ, độc lập thật sự, lãnh thổ toàn vẹn, có nhân quyền, phát triển phồn vinh cho toàn xã hội.
____
Cập nhật lúc 11h20 ngày 5-10-2017: Chúng tôi có nhận được email của nhà văn Nguyên Ngọc, nội dung như sau:
“Kính gửi Ban biên tập Tiếng Dân,
Tôi vừa đọc trên Tiếng Dân hôm nay bài ”Những oan hồn của cuộc chiến” của ông Bùi Tín, thấy có đoạn trong file kèm đây là hoàn toàn sai, bịa đặt:
“Có những điều ít ai biết, đó là tình trạng cực kỳ phi lý, thương tâm, oan trái, từ khi lên đường vào Nam, các cán bộ chiến sĩ đều bị cắt đứt liên lạc một cách tuyệt đối với bố mẹ, anh chị em, bạn bè, vài năm, có khi hàng chục năm, mà không có một lá thư được nhận hay được gửi về nhà. Sự bặt tin thật là buồn đau độc ác. Đây là một nét độc đáo của cuộc chiến ở miền Nam Việt Nam. Cuộc chiến tranh không có thư từ của người cầm súng, đằng đẵng từ khi lên đường, cho đến khi trở về, lành lặn hay bị thương nặng nhẹ, hay thành người tàn tật suốt đời”.
Trong chiến tranh chống Mỹ, tôi đã ở chiến trường miền Nam 13 năm, biết rõ hoàn toàn không có sự cấm đoán ”độc ác” nào với việc liên lạc thư từ giữa những người chiến đấu ở miền Nam và người thân ở miền Bắc. Tất nhiên là liên lạc có khó khăn, do chiến sự, nhưng tuyết đối không có chuyện cấm đoán, thậm chí trái lại còn được khuyến khích. Rất dễ hiểu: để người cầm súng yên tâm chiến đấu. Cũng dễ hiểu những thư từ đó không được tiết lộ những bí mật quân sự mà mọi người lính đều biết.
Không biết ông Bùi Tín bịa ra chi tiết này để làm gì, sẽ chỉ khiến cho những điều khác do ông nói ra có thể đúng sẽ trở nên khó tin. Khách quan, trung thực, đứng đắn bao giờ cũng cần thiết.
Nguyên Ngọc”
_____
Cập nhật lúc 22h09 ngày 5-10-2017: Chúng tôi có nhận được email hồi âm của nhà văn Bùi Tín, nội dung như sau:
“Thân gửi cô Ngọc Thu và anh Nguyên Ngọc,
Rất cám ơn cô NT đã đăng bài và cho biết ý kiến của anh Nguyên Ngọc.
Tôi hơi bất ngờ vì tôi nghĩ anh Nguyên Ngọc cũng rõ cái tình cảnh không có thư từ liên lạc công khai, chính thức qua bưu điện Nam – Bắc ra sao. Sự bặt tin là phổ biến. Tôi đã sống với cả đại đội ở chiến trường miền Nam hàng tháng, đều là như thế. Anh em chỉ có thể gửi thư tay cho cán bộ, anh em bị thương trở ra miền Bắc đưa tay hộ. Hầu như 100% là thế.
Sao anh NN lại nói là thư từ được gửi bình thường?! Xin hỏi các anh em đi B mà xem. Các gia đình tử sỹ thì rõ.
Tôi có kinh nghiệm bản thân, 3 lần đi B – vào Nam là như thế. Đi 8 tháng, 1 năm rưỡi mà bặt tin. Vợ trẻ, con gái 6 tuổi, con trai 2 tuổi mà bằng bẵng 8 tháng không một tin nào. Gửi ai được? đành chịu. Tôi còn nhớ ghé qua Bộ Chỉ huy Quân khu 5 gặp anh Nguyên Ngọc, các bạn đi bắn con rộc – con vượn bao tử cho ăn cháo rộc. Còn nhớ mãi.
Tôi hiểu do chiến tranh, di chuyển, đơn vị cơ động, giải thể, sát nhập, giải tán … nên báo tử chậm một cách phổ biến. Cục Chính sách của Tổng cục Chính trị cho biết chậm trung bình là 18 tháng! Nhiều tử sỹ được anh em bạn từ miền Nam ra báo, sau mới được Bộ Quốc phòng báo chính thức.
Cháu Hưng 19 tuổi và cháu Hiệp 23 tuổi của tôi con 2 bà chị hy sinh ở Quảng Ngãi, Bình định đến nay vẫn không tìm ra mộ, thi hài. Cháu Hiệp học rất giỏi, là lớp trưởng. 2 cháu đi không có một lá thư, hy sinh không có một vật gì để lại.
Tôi thấy tất cả là sự thật. Xin làm một cuộc điều tra xã hội học công khai khách quan thì sẽ rõ.
Tôi nghi đây là một chính sách thâm độc khôn ngoan, do thiếu tình người. Mang tính cưỡng bức tinh vi.
Tôi luôn định cho mình sự trung thực trên hết, và cả cái quyền tự do phán xét có trách nhiệm.
Tôi rất quý anh Nguyên Ngọc về tính ngay thẳng, và sự gắn bó với lý tưởng Phan chu Trinh.
Có gì xin anh trao đổi thêm.
Quý mến,
Bùi Tín
Cô Ngọc thu có thể đăng lời nói lại trên đây. Cám ơn“.
_____
Cập nhật lúc 11h10′ ngày 6-10-2017: Chúng tôi có nhận được thư của nhà văn Nguyên Ngọc, nội dung như sau:
Thưa anh Bùi Tín,
Tôi vừa nhận được thư anh. Vì đã có quen biết anh, nên nói thật chuyện này khiến tôi buồn.
Ngay trong thư vừa gửi, anh đã tự mâu thuẫn. Đoạn trên anh vừa nói: “Tôi hiểu do chiến tranh, di chuyển, đơn vị cơ động, giải thể, sát nhập, giải tán … nên báo tử chậm một cách phổ biến”. Chỉ mấy dòng dưới anh đã viết ngược lại: “Tôi nghi đây là một chính sách thâm độc khôn ngoan, do thiếu tình người. Mang tính cưỡng bức tinh vi”. Lần này anh bảo anh “nghi”, còn lần trước, trong bài đăng trên Tiếng Dân, anh khẳng định và kết tội rất dứt khoát: “… đó là tình trạng cực kỳ phi lý, thương tâm, oan trái, từ khi lên đường vào Nam, các cán bộ chiến sĩ đều bị cắt đứt liên lạc một cách tuyệt đối với bố mẹ, anh chị em, bạn bè, vài năm, có khi hàng chục năm, mà không có một lá thư được nhận hay được gửi về nhà. Sự bặt tin thật là buồn đau độc ác”, và bảo đó là “một điều ít ai biết” nay anh phát hiện, tố cáo “một nét độc đáo của cuộc chiến ở miền Nam Việt Nam …” Sự phát hiện này quả thật rất ấn tượng đối với người chưa biết!
Anh đã ở Tổng cục Chính trị, rồi ở báo Quân đội Nhân dân và cả báo Nhân dân khá lâu, tôi tin anh biết rõ không có một chủ trương hay chính sách như vậy. Thư từ chậm, có khi hằng năm, mấy năm, là do, như chính anh biết và nói “chiến tranh, di chuyển, đơn vị cơ động, giải thể, sát nhập, giải tán”, sao anh lại bịa ra chuyện chủ trương, chính sách độc ác?
Tôi cũng nghĩ chắc chắn anh biết ta không phải là Mỹ, không hiện đại như họ, tổ chức liên lạc của ta khó hơn họ gấp trăm lần. Sao lại quy cái đó thành “cưỡng bức tinh vi”? Thật buồn!
Tôi ở quân khu 5 mười ba năm, tôi biết ở quân khu còn có cả một bộ phận quân bưu để lo việc thư từ cho cán bộ chiến sĩ. Cũng xin chú ý: nếu quả có một chủ trương cắt liên lạc một cách tuyệt đối giữa người đã vào chiến trường với người thân ở Bắc, thì đương nhiên người ta cũng sẽ kiểm soát chặt và ngăn cấm cả việc gửi thư tay. Mà việc này, thì anh biết quá rõ, không ai kiểm soát và ngăn cấm cả, còn được hoan nghênh, khuyến khích … Đây là lô gích rất thông thường, sao anh lại bịa chuyện khác?
Tôi luôn nghĩ việc phản đối, chống lại những sai trái, to lớn và quan trọng hơn nhiều, của đảng và nhà cầm quyền là đúng và cần thiết. Nhưng phải đường hoàng, đứng đắn, không bịa đặt để cố bôi nhọ thêm, chỉ có thể phản tác dụng.
Đôi lời xin nói lại. Mong anh hiểu.
Nguyên Ngọc
____
Cập nhật lúc 12h13′ ngày 6-10-2017: Ý kiến của nhà văn Nhật Tiến, như sau:
Kính anh Bùi Tín,
Theo đề nghị của anh, tôi xin đóng góp một chút dữ kiện. Hồi còn sinh thời, trước năm 1975, Nhật Tuấn em trai tôi cũng đã đi B và lặn lội vài năm trên đường Trường Sơn. Sau 1975, khi Nhật Tuấn vào Sài Gòn, anh em chúng tôi có dịp hàn huyên nhiều chuyện. Khi đề cập đến chuyện nhà, Tuấn có than rằng nhiều năm xa Bố (sống ở Hà Nội), vậy mà không bao giờ có dịp viết thư hỏi thăm vì trong cuộc chiến làm gì có chuyện thư từ qua lại. Ngay cả khi đồng đội có người bỏ xác trên chiến trường cũng không có chuyện thư từ báo tin về cho gia đình hay nữa. Như vậy có ai cho rằng “anh bịa đặt xấu xa” theo tôi là không đúng. Riêng tôi, vẫn theo dõi các bài anh viết, tôi rất cảm phục sự trung thực và tấm lòng của anh đối với đất nước.
Nhật Tiến
____
Ý kiến của ông Nguyễn Quốc Khải:
Cám ơn anh Bùi Tín.
Một số phim tài liệu về chiến tranh Việt Nam do quân đội Hoa Kỳ phổ biến mà tôi được xem cho thấy bộ đội miền Bắc không có phương tiện chuyên chở trong vùng rừng núi. Cho nên sau nhiều trận giao tranh, trước khi vôi vã rút lui, họ chỉ có thời giờ vội vã chôn vùi bộ đội tử thương trong nhửng mồ chôn tập thể trong rừng núi. Vì vậy chuyện mất xác là chuyện bình thường. Miến Bắc cố tình dấu con số thương vong.
Bộ Đội Việt Nam có nhiều binh tử trận và mất tích ở Campuchia, cho tới nay vẫn chưa tìm thấy hết. Do đó mà trong những lần các nhà lãnh đạo cao cấp của VN gặp lãnh đạo Campuchia đều thảo luận về ba vấn đề then chốt là (1)Tranh chấp biên giới; (2) Người gốc Việt sống ở Campuchia; và (3) binh sĩ Việt mất tích tại Campuchia theo các bài tường thuật của báo Việt Nam gần đây. Việt Nam chiếm đóng Campuchia từ 1978-1889. Trong 10 năm đã không hoàn tất được việc tìm kiếm này. Do đó, VN liên tục kêu gọi Campuchia giúp đỡ.
Thành ra, những lời anh kể phản ảnh đúng sự thật.
Nhân tiện xin gửi các anh chị hai bài báo mới. Bài tiếng Anh có nội dung như bài tiếng Việt nhưng phải cô đọng lại vì số chữ có giới hạn, nhắm vào độc giả Mỹ. Có thể một số anh chị đã có bài này rồi thì xin bỏ qua.
Nguyễn Quốc Khải
____
Cập nhật lúc 19h30′ ngày 6-10-2017: Chúng tôi có nhận được email của nhà báo Bùi Tín, nội dung như sau:
Anh Nguyên Ngọc nói các trạm Giao Liên hồi ấy nhận đưa thư của cán bộ chiến sỹ ra Bắc là điều tôi không hề thấy , dù đã qua mấy chục Trạm giao liên. Không có 1 trạm nào nhận chuyển thư riêng, chỉ chuyển công văn. Nên chỉ có thể gửi thư tay, mà hiếm lắm, vì người vào Nam thì đông, người ra Bắc thì quá hiếm. Tôi nghi và nghĩ rằng đây là một sự cố tình tinh vi.
Tôi biết, tự tin là tôi không xấu tính, bịa đặt vu cáo ai như anh Nguyên Ngọc nhận xét. Biết mà không nói, không dám nói là không nên, là có tội với dân, với nước, với đồng đội.
Tôi đi B 3 lần; đều bặt tin tuyệt đối. Tôi nhớ vợ, 2 con, 7 chị, 1 em ruột, 1con gái lên 6, 1 con trai lên 2, mong tin nhà khắc khỏai mà đành chịu. Tôi về nhà gầy ốm 52 cân chỉ còn 39 cân, vợ tôi khóc than buồn khổ, nhưng may mà còn sống. Không như 2 cháu tôi, ra đi cho đến hy sinh là biệt tăm tích.
đây là một góc khuất của cuộc chiến mọi người cần biết, ngẫm nghĩ cho cuộc đấu tranh hiện tại.
Bằng chứng tội ác của bọn cộng sản gian manh. Chúng bảo rằng đem theo lương thực cho một tháng, nhưng nữ Thiếu Tá Cảnh Sát Quốc Gia Nguyễn Thị Thanh Thuỷ bị chúng lưu đày đến 13 năm.
Công an tỉnh Hòa Bình vừa bắt khẩn cấp thầy giáo Đào Quang Thực (1960) với cáo buộc “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”, theo điều 79 BLHS.
Thầy Thực l…à giáo viên trường Tiểu học Triệu Phúc Lịch, huyện Đà Bắc (Hòa Bình) vừa có quyết định nghỉ hưu trước tuổi hồi tháng 7.2017, vẫn chưa được lãnh chế độ. Việc thầy bị bắt khá bất ngờ với các nhà hoạt động, vì không ai biết gì về Đào Quang Thực!
Theo gia đình cho hay, đang ăn giữa bữa trưa ngày 5.10 thì CA ập vào đọc lệnh bắt và khám xét nhà đến 17h00, sau đó còng tay đưa thầy đi. Kết quả sau khi khám nhà là 3 tờ giấy viết tay, trong đó có một đơn xin vào đảng Tân Thời. Tui có tìm hiểu và google nhưng không có tên đảng nào như vậy (!?). Ngoài ra CA còn thu giữ 1 mũ sắt helmet chống đạn, cây súng hai nòng treo trên tường và bộ đồ rằn ri mà thầy hay chụp post FB (hình dưới). —
Tại một comment, thầy Thực viết: “Những người nằm xó bếp không dám thở to, không dám nói bằng tiếng đạo nghĩa mà chỉ biết khom lưng, quỳ gối. Lúc nào cũng sợ, mặt mình bẩn không lau thì đợi ai lau cho.”
– Gia tăng việc bắt bớ, chỉ tính từ đầu 2017 đến nay, các nhà hoạt động và bất đồng chính kiến bị nhà cầm quyền bắt nhiều hơn các án chính trị trong cả 5 năm nhiệm kỳ của cựu TT Nguyễn Tấn Dũng cộng lại!
Ngoc Vu is feeling tiếng NHỤC càng vang xa…. xa mãi.Follow
Làm báo thì nên đưa tin cho chính xác nhé.
Phó phòng ăn cắp ở Nhật thì phải ghi rõ là ăn cắp, chứ lại ghi là : gặp sự cố là như thế nào ? Nhật Bản là Đất Nước vô cùng văn minh và lịch sự,nếu ko làm gì sai trái thì họ vô cùng mến khách. Làm gì có chuyện họ mời về đồn công an làm việc ?
Bà mịa … đội quần vì nhục mà….. ..Đi đâu cũng để lại tiếng xấu tiếng nhục cả… ở trong nước quen thói ăn cắp của Dân rồi, nên có đi đâu thì bản chất vẫn ko thay đổi.
Nhục nhã ê chề chưa ???
Công an đang điều tra xem đây chỉ là vụ cướp hay thanh toán nhau. (Hình: Báo Tuổi Trẻ)
HẬU GIANG (NV) – Giữa khuya, khi chiếc xe hơi chở 3 người đang chạy trên đường từ Sài Gòn xuống tới Hậu Giang, bất ngờ bị nhóm người chặn đường xịt hơi cay, cướp tiền rồi đốt luôn xe hơi, khiến 3 người bị phỏng nặng.
Ngày 5 Tháng Mười, công an tỉnh Hậu Giang loan báo, đang phối hợp các đơn vị nghiệp vụ Bộ Công An điều tra vụ cướp táo tợn xảy ra tại quốc lộ 61C, đoạn qua xã Nhơn Nghĩa A, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang.
Báo Tuổi Trẻ cho biết trước đó, khoảng 23 giờ khuya 4 Tháng Mười, ông Trần Văn Ri (54 tuổi), bà Võ Thị Chiến (42 tuổi) cùng ngụ quận 6, Sài Gòn, là giám đốc và phó giám đốc công ty Kiên Bình, huyện Bình Chánh ngồi trên xe hơi 7 chỗ do tài xế Cai Văn Trung (35 tuổi), lái hướng từ Cần Thơ về Vị Thanh.
Khi xe chạy đến địa điểm trên thì bị một nhóm 4-6 người đi trên xe máy từ phía sau chạy lên chặn đầu. Các nghi can dùng bình xịt hơi cay xịt vào mặt 3 người trong xe. Bà Chiến bị một người trong nhóm đâm rồi cướp túi xách bên trong có khá nhiều tiền. Sau đó nhóm người này tưới xăng lên xe hơi rồi châm lửa đốt.
Bà Chiến ngoài bị phỏng còn có vết thương thấu bụng. (Hình: Báo Người Lao Động)
Theo báo Người Lao Động, rạng sáng 5 Tháng Mười, bệnh viện Chợ Rẫy đã cấp cứu cho 3 nạn nhân trên đều bị phỏng do lửa xăng gây ra. Ông Ri bị phỏng 70% cơ thể hiện đang được chăm sóc tại phòng cách ly đặc biệt; bà Chiến bị phỏng độ 40% cơ thể kèm theo vết thương thấu bụng, còn ông Trung bị phỏng 10% vùng lưng và tay.
Ông Trung cho biết, tối 4 Tháng Mười, ông lái xe chở ông Ri và bà Chiến xuống nhà máy của công ty ở tỉnh Kiên Giang. “Khoảng 23 giờ, khi xe đang chạy ngang tỉnh Hậu Giang thì bất ngờ có 3 người đi xe máy cúp đầu xe hơi. Tôi chưa hiểu chuyện gì xảy ra thì nhóm người lạ mặt này xịt hơi cay vào mặt tôi. Tôi bung cửa ra và thấy xe đang bị cháy. Chúng tôi được người dân đưa ra khỏi xe,” ông Trung nói.
Có tin cho rằng vụ đốt xe do mâu thuẫn trong việc làm ăn. Tuy nhiên, theo ông Lê Văn Huệ, phó trưởng công an huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang cho biết: “Về thông tin do mâu thuẫn nên xảy ra thanh toán nhau bằng cách phóng hỏa đốt xe, chúng tôi đang phối hợp với Phòng Cảnh Sát Hình Sự công an tỉnh Hậu Giang để điều tra.” (Tr.N)
Tảng đá thợ xây nhà loại bỏ lại trở nênđá tảng góc tường (Mt 21 : 42)
Tảng đá bị loại bỏ này là hình ảnh của một ngôn sứ đích thực.
Trước hết Ngôn sứ, người là ai??
Trong cuốn “Thánh Gioan Thánh Giá ”, tôi rất thích thú khi biết nguồn gốc của thuật ngữ Ngôn Sứ trong tiếng Hipri: (trang 20-21)
· Ro’eh : Người nhìn thấy
· Nabhi : Người công bố, Người làm chứng
Sứ điệp đầu tiên của vị Ngôn sứ là cuộc sống của ông,
là kinh nghiệm riêng tư của ông về Thiên Chúa,
chính kinh nghiệm riêng tư này chứng tỏ ông là một ngôn sứ đích thực
Như vậy, ngôn sứ đích thực phải là người nhìn thấy.
Nhìn thấy gì?
Nhìn thấy Chúa thực sự sống động trong lòng mình và niềm hạnh phúc mình đang vui hưởng,
lúc đó mình mới công bố điều mình đã khám phá, đã cảm nghiệm, đã sống ngay trong đời sống bình thường của đời mình.
Nhưng thực tế cho thấy, khi ngôn sứ chia sẻ kinh nghiệm riêng tư của mình về Thiên Chúa ..thì hầu như chẳng ai chịu đón nhận.
Họ có thể nói thẳng ra rằng:
– Không đủ thuyết phục, vì khác với điều họ đã được dạy từ thủa còn thơ…
–Lạ tai quá, khó có thể chấp nhận… so với niềm tin truyền thống.
–Coi chừng lạc đạo đến nơi rồi… vì nó khác với gì họ đang tin tưởng.
Tại sao vậy?
Đơn giản chỉ vì, những điều anh ta chia sẻ chẳng giống ai…thậm chí có vẻ còn khác với niềm tin của mọi người từ trước tới nay
Thí dụ như :
Ai cũng coi Chúa là đấng cao sang uy quyền, phải vừa Kính vừa Sợ (như sợ cọp)!!
Anh ta lại cảm nhận Thiên Chúa là nguồn sống Thần linh.
Hoặc là: Ai cũng tin : Chúa ngự trên trời hoặc trong phép Thánh Thể
Anh ta lại cứ một mực quả quyết rằng : Chúa sống ngaytrong lòng mình…
Chính vì thế người ta hè nhau loại trừ anh ta bằng nhiều kiểu khác nhau:
Nghe cho vui, chẳng hề quan tâm..tôi cứ vừa Kính vừa Sợ Chúa… giống như người khác cho chắc ăn – ai sao tôi vậy –có vẻ giống đàn cừu quá nhỉ???
Sau khi anh ta tuyên bố gì đó, với tư cách huynh trưởng, tôi vẫn cảm thấy có bổn phận buộc phải giáo huấn các thành viên phải tuân theo những gì đã được dạy, không thể suy nghĩ khác, không thể sống khác kẻo vi phạm truyền thống từ xưa tới nay…
Hoặc sau khi anh ta chia sẻ điều gì đó có vẻ khác với điều tôi tin tưởng, tôi lập tức đứng lên để chấn chỉnh ngay kẻo sợ rằngcác thành viên đi lạc đường…
Còn chuyện các thành viên có lớn lên trong Chúa hay không, tôi chẳng quan tâm.
Bằng chứng là khi mới gia nhập cộng đoàn, các thành viên có vẻ phấn khởi vì nhận được một vài điều mới mẻ.
Nhưng….sau khi gia nhập cộng đoàn 10 năm, các thành viên vẫn dậm chân tạichỗ. Chia sẻ Lời Chúa hàng tháng vẫn cứ như vịt nghe sấm hoặc chia sẻ như những anh mù sờ voi…
Cùng lắm chúng tôi chỉ có vẻ đạo đức hơn người… nhưng con người nội tâm đích thực vẫn như trẻ suy dinh dưỡng trường kỳ…
Tóm lại, bỗng nhiên gặp một tay suy tư, ăn nói khác người, chúng tôi phải tìm cách triệtngay kẻo anh ta làm rối loạn cộng đoàn, khiến cho các thành viên hoang mang
Thực vậy, với chiêu bài bảo vệ sự ổn định cộng đoàn…
Chúng tôi cùng nhau quyết chí ra tayloại bỏ tảng đá này… không thương tiếc…
Vào lúc 18h ngày 5/10 (theo giờ Việt Nam), Hội đồng giải thưởng Nobel của Thụy Điển đã công bố giải Nobel Văn học 2017 thuộc về nhà văn Kazuo Ishiguro mang quốc tịch Anh.
Ông Kazuo Ishiguro sinh năm 1954 tại Nagasaki, Nhật Bản. Những tiểu thuyết của ông mang lại cảm xúc tuyệt vời, “khám phá những sâu thẳm huyền bí kết nối với thế giới”. Một số tác phẩm nổi tiếng của ông gồm Never let me go (Mãi đừng xa tôi), The Remains of the Day (tạm dịch Điều còn lại trong ngày).
Bắt đầu được trao từ năm 1901 đến nay, Giải Nobel Văn học đến nay được trao 109 lần nhưng có đến 113 tác giả nhận giải do có bốn lần hai người đồng đoạt giải. Cho tới thời điểm này, chỉ mới có 14 nữ văn sĩ đoạt Nobel văn học.
Năm ngoái, giải Nobel Văn học đã thuộc về nhà biên kịch, ca sĩ, nhạc sĩ nổi tiếng người Mỹ Bob Dylan vì đã tạo ra “những biểu đạt thi ca mới trong âm nhạc truyền thống của Mỹ”. Dylan, 75 tuổi, là một trong những nghệ sĩ có ảnh hưởng nhất tới nền âm nhạc nói riêng và văn hóa thế giới nói chung trong nhiều thập kỷ gần đây.
Giải Nobel Văn học là giải thứ 4 được công bố trong mùa Nobel năm nay. Tiếp sau giải Nobel Văn học, giải Nobel Hòa bình sẽ được công bố vào ngày 6/10. Giải Nobel Kinh tế sẽ được công bố vào ngày 9/10.
Phần thưởng cho các giải Nobel năm nay là 9 triệu krona Thụy Điển (tương đương 1,1 triệu USD). Lễ trao các giải Nobel 2017 sẽ được tổ chức tại thủ đô Stockholm của Thụy Điển vào ngày 10/12 để tưởng nhớ ngày mất của Alfred Nobel. Riêng giải Nobel Hòa bình sẽ do Na Uy trao tặng.
Một thanh niên bị mất việc làm. Trong lòng buồn bả, điện thoại về tâm sự với mẹ:
– Con bị đuổi việc rồi!
– Vì sao ?
– Ông chủ có người làm mới.
– Như vậy, không phải là con bị đuổi việc. Người ấy giỏi và lương thấp hơn con. Con hãy tỏ thái độ chân thành cảm ơn người chủ đã cưu mang con từ bấy lâu nay và nhìn nhận sự trải nghiệm mà con đã học hỏi được từ ông ấy.
Một tuần sau.
– Mẹ ơi! Ông chủ cũ gọi con về làm lại! – Con tính sao ? – Chổ làm mới của con lương cao hơn 2,5 lần, nhưng con cũng phải về giúp chủ cũ vài tuần cho qua cơn khó khăn! – Ừ! Tốt lắm! Mẹ hoan nghênh!
Có một bản tin gây nhiều xúc động, đó là: một thanh thiếu niên phạm pháp được trả tự do tạm thời, nhờ hạnh kiểm tốt trong thời gian bị giam tù. Vì không còn cha mẹ, nên em này được một người trong vùng nhận làm con nuôi và em được đối xử tốt đẹp như năm người con khác trong gia đình, không chút kỳ thị phân biệt. Cha mẹ nuôi cũng như anh chị em mới trong gia đình cố gắng làm hết mọi sự để giúp em cảm nhận được tình yêu thương chân thành trong gia đình mới.
Một hôm, em được phép cha mẹ cho đi tham dự buổi tiệc sinh nhật của người bạn với lời nhắn nhủ là “hãy trở về nhà trước 11 giờ khuya.” Nhưng 11 giờ, rồi 12 giờ và 1 giờ sáng mà em vẫn chưa về. Mọi người trong nhà đã đi ngủ, chỉ trừ cha mẹ nuôi của em canh thức đợi em về với nhiều lo lắng, cuối cùng 2 giờ sáng em mới về tới nhà. Không một lời giải thích hay xin lỗi cha mẹ nuôi gì cả, nhưng phần cha mẹ nuôi chỉ trách nhẹ em một câu: “Này con, lần sau con ráng về đúng giờ để cha mẹ không phải lo lắng đợi chờ con nữa.”
Sáng hôm sau, khi mọi người trong gia đình kẻ đi làm người đi học, chỉ còn lại mẹ nuôi ở nhà, và bất ngờ, người thiếu niên này dùng một khúc sắt từ sau lưng tiến lại đập đầu người mẹ nuôi của em. Trước toà án, em không chút hối hận và người cha nuôi của em trong cơn đau khổ tột cùng chỉ thốt lên một lời: “Nó đã giết chết người vợ thân yêu của tôi. Đây là một hành động vô ơn tột cùng.”
Sự việc trên có thể giúp chúng ta phần nào hiểu thấu được dụ ngôn: “Người tá điền và vườn nho” được nhắc lại trong bài Tin Mừng hôm nay. Đó là thái độ vô ơn tột cùng của những người giữ vườn nho đáng trách, họ đã khước từ và giết hại những người làm mà ông chủ sai đến, rồi cuối cùng họ cũng giết chết luôn cả người con của ông chủ.
Thái độ vô ơn tột cùng này cũng là một lời cảnh tỉnh cho mỗi Kitô hữu chúng ta hôm nay, qua đó nhắc nhở chúng ta hãy xét lại thái độ sống của mình đối với Thiên Chúa. Như ông chủ vườn nho, Thiên Chúa nhân lành luôn thông cảm và tha thứ những lỗi lầm của chúng ta, một khi chúng ta biết trở về với Ngài.
Mặt khác, Thiên Chúa trao cho chúng ta công việc chăm sóc vườn nho của Ngài, để chúng ta làm trổ sinh hoa trái tốt đẹp. Hơn nữa, Ngài đã không ngừng sai những sứ giả của Ngài đến để nhắc nhở chúng ta tích cực chăm sóc vườn nho cho Ngài. Vì thế chúng ta phải có bổn phận biết ơn là dâng lại cho Ngài những điều tốt đẹp, những chùm nho ngon ngọt của việc làm tốt mà chúng ta phải thực hiện trong cuộc sống hằng ngày. Nhưng, có thể thay vì dâng cho Ngài những chùm nho ngon ngọt, thì chúng ta lại có những thái độ thù nghịch chống lại Ngài, chống lại Thiên Chúa, chống lại những sứ giả mà Ngài đã sai đến với chúng ta.
Vậy, thử hỏi còn điều gì có thể làm được cho con người mà Thiên Chúa đã không làm để cứu rỗi, để hướng dẫn và ban hơn nữa cho chúng ta hay không?
Chính Ngài đã sai Con Một Ngài đến cứu rỗi chúng ta, và hy vọng con người sẽ không giết hại Con Ngài, nhưng sẽ lắng nghe lởi Người: “Đây là Con Ta yêu dấu, các người hãy vâng nghe lời Ngài.”
Thật thế những kẻ vô tâm, bất nhân bất nghĩa đã làm việc bất nhân, thay vì dâng lời cảm lạ Thiên Chúa thì lại giết chết Con Thiên Chúa, giết chết người ân nhân vĩ đại của cuộc đời mình. Xin Chúa ban ơn biến đổi cho mỗi người chúng ta, giúp chúng ta luôn biết lắng nghe tiếng Chúa trong mọi hoàn cảnh sống của cuộc đời.
Lạy Mẹ Maria, xin Mẹ khẩn cầu Chúa ban cho mỗi người chúng con được bắt chước gương sống của Mẹ: Khiêm tốn, vâng phục, chấp nhận thưa “xin vâng” với Chúa trong mọi nghịch cảnh của cuộc đời: “Này tôi là tôi tớ Chúa, tôi xin vâng như lời Ngài truyền.” Nhất là chúng con xin Mẹ giúp cho mỗi người chúng con luôn luôn sống trong thái độ biết ơn Thiên Chúa, cố gắng hết mình để làm vườn nho mà Ngài đã trao phó cho mỗi người chúng con, để cây nho được trổ sinh nhiều hoa trái tốt đẹp. Xin Thiên Chúa gìn giữ mỗi người chúng con trong đức tin để chúng con luôn tin tưởng Người Con mà Ngài đã sai đến với chúng con.
Tuần rồi tôi có dịp đi thăm hai người, một người bạn đang nằm trong quan tài tại nhà quàn, và một bà cô đang nằm trong nhà dưỡng lão. Người bạn không biết tôi là ai đã đành, vì người ấy đã chết, nhưng bà cô còn sống cũng không biết tôi là ai vì bà đã mất trí nhớ! Người bạn này ngày hôm trước còn vui vẻ chuyện trò với bạn bè, nhưng sáng hôm sau, người nhà không thấy thức dậy, vào phòng thì thấy ông đã chết. Bà cô, một đời giàu có lẫy lừng, giờ cũng trắng tay, vào chỗ nghỉ cuối cùng cũng đã hơn năm.
Cả hai người không ai thấy khổ, một người đã qua bên kia thế giới, chỉ còn lại xác thân rồi cũng tan rữa trong lòng đất hay thành tro bụi rải xuống lòng biển, người còn lại phần trí nhớ đã là một khoảng không gian mờ mịt, chỉ sống theo bản năng, hít thở hay biết đói, đau, đâu còn nhìn ra mặt người quen nữa.
Trong khoảng thời gian gần đây, tôi thấy bạn bè, hay người quen biết bỏ thế giới nay ra đi khá nhiều, và nhiều lúc ra đi quá đột ngột. Những điều chúng ta thường nghĩ là không ngờ, nhưng lại xảy ra, nhiều lúc có cái cảm giác là chuyện phi lý, nhưng thật ra là chuyện rất thường vẫn xảy ra trong cuộc đời thường.
Mấy tuần trước, trong bữa ăn sáng với một người bạn cùng đơn vị cũ, bỗng dưng tôi chợt nhớ đến một anh bạn làm chung phòng, hơn 15 năm nay, sau khi bị stroke, chỉ quanh quẩn trong nhà. Tôi đề nghị với bạn, ăn sáng xong sẽ ghé qua thăm, kẻo lâu ngày quá không gặp bạn cũ. Bạn tôi chần chừ: – “Hay để bữa khác đi anh. Hôm nay tôi phải chạy về nhà có chút việc.”
Tuần sau, điện thoại reo, tôi mở máy, bạn tôi cho biết: – “Sơn chết rồi anh!” Tôi la lên: -“Đã nói mà, phải chi hôm nọ đi thăm thì đâu phải hối hận như bây giờ!” Bạn tôi còn vớt vát: -“Hôm đó đi thăm thì Sơn cũng đã vào bệnh viện rồi! Bây giờ thì đã quá trễ, tang lễ mới cử hành cách đây ba hôm. Theo sở nguyện của người chết, gia đình không đăng cáo phó!” Bạn tôi biết tin vì vừa đọc được tên Sơn trên trang phân ưu.
Tôi bắt đầu nổi cáu: “Thì ít ra vào bệnh viện, cũng gặp nó một lần trước khi nó chết!”
Tôi đăng một mẩu chia buồn ngắn ngủi trên một tờ nhật báo, mở đầu bằng câu: “Quá đỗi vô tình, được tin trễ….” Nhưng người chết đâu có xem được trang báo và biết cho nỗi hối tiếc của chúng tôi.
Nói ra thì buồn trong khi nhiều người đang vui! Mới nghe tin trễ, vợ một người bạn qua đời đã hai tháng nay, bà trối trăng, ngoài gia đình, đừng tin cho ai biết. Gọi một số bạn đi thăm thì lại nghe tin một người bạn tháng trước mới đưa vợ vào phòng cấp cứu, và nay đang ở trong nursing home. Thật cũng quá vô tình, trách cuộc sống bận rộn, hay trách mình ít khi nghĩ đến người khác, số phận thiệt thòi, bất hạnh hơn mình. Nghĩ đến việc gì, nên làm ngay, thời gian không đợi mình, và người bạn tôi cũng không còn thời gian để nằm chờ. Đã có thời gian nằm bệnh viện, rồi nơi phục hồi, tôi biết nỗi cô đơn của người bệnh là to lớn như thế nào.
Tôi được xem một cuốn phim Mỹ, trong đó một vị linh mục khuyên một người trai trẻ, nếu có cơ hội nên đi viếng thăm tang lễ của người quá cố, người bệnh trong nhà thương, người kém may mắn trong nhà tù. Đó là những việc lành. Và với tôi, xin thêm, những người già, kẻo không còn kịp nữa!
Hôm qua tôi vừa được điện thoại của một người bạn đã về hưu, nghĩa là cũng đã đến tuổi già, ở miền Đông nước Mỹ. Anh cho biết anh đang có một chương trình đi vòng quanh nước Mỹ và cả Canada để thăm những người bạn thân, bệnh tật và già yếu. Anh cho biết thêm, chỉ trong vòng nửa tháng, anh đã mất đi ba người bạn, lớn cũng như nhỏ tuổi, bệnh tật hay không, nên bây giờ có thời giờ nên thăm viếng, gặp gỡ nhau, kẻo“một mai bóng xế trăng lu, con ve kêu mùa hạ, biết mấy thu mới gặp chàng!”
Tôi biết ở Mỹ này, nhiều người vì sinh kế phải đi làm ở tiểu bang xa, không có thời gian trở về thăm cha mẹ. Vào những dịp Lễ Tạ Ơn, Giáng Sinh và Tết Nguyên Đán, cha mẹ vẫn ngóng đợi con về. Con thì có bao nhiêu công việc bận rộn ở sở, cuối tuần phải cắt cỏ, dọn dẹp nhà xe, đưa con đi học đàn, học võ, mùa hè phải đi “vacation,” vắng nhà không có ai săn sóc con chó, con mèo hay bầy cá Koi trong hồ, ai cho ăn.
Đến khi nghe cha mẹ mất mới hối hả, mua vé máy bay về phục tang và khóc lóc. Để làm chi nữa!
Chuyện kể, một cụ già, góa vợ, sống cô đơn, buồn rầu sau khi nghe điện thoại của con gái và các cháu nói rằng sẽ không trở về thăm cha vào dịp Giáng Sinh năm nay. Người con khác cũng hứa hẹn sẽ cố gắng để về thăm cha vào năm tới, thế nhưng đã ba mùa Giáng Sinh trôi qua, người cha vẫn cô đơn mòn mỏi ngóng đợi những đứa con về.
Những người con sau đó đột ngột được thân nhân báo tin cha qua đời, lúc này, họ mới bàng hoàng nhận ra mình có một người cha trên đời nay, và hôm nay cha đã không còn nữa. Lòng tràn đầy hối hận và đau đớn, mắt rướm lệ, những đứa con vội vàng trở về nhà để tham dự tang lễ.
Bước vào nhà, họ ngạc nhiên khi thấy một bàn tiệc đã sắp sẵn. Người cha già bất ngờ bước ra, và câu nói đầu tiên của ông là: “Xin thứ lỗi cho cha. Cha chẳng còn cách nào khác để gọi các con trở về thăm cha.”
Bày ra bông hồng trắng, bông hồng đỏ mà chi? Nhiều lúc chúng ta quên chúng ta còn cha mẹ ở ngay trong nhà, trong thành phố, trong một tiểu bang xa, hay cả trong một nhà dưỡng lão. Xin hãy thăm viếng, trang trải tấm lòng, lo lắng, đừng để một mai kia rềnh rang nghi lễ “làm văn tế ruồi!”
Một quyển sách viết về những khái niệm chính trị vừa xuất hiện tại Việt Nam. Sách có tên ‘Chính trị Bình dân’.
Vì sao tác giả lại đặt tựa cho cuốn sách như thế; và hiện nay người trong nước quan niệm ra sao về chính trị.
Tác giả quyển sách là nhà báo, đồng thời là một nhà hoạt động xã hội dân sự, cô Phạm Đoan Trang.
Cô Phạm Đoan Trang cho biết ý tưởng thôi thúc cô viết quyển sách ‘Chính trị Bình dân’ bắt đầu manh nha khi cô tham gia vào các hoạt động dân sự, đấu tranh dân chủ cho Việt Nam, với những câu hỏi như là chính trị là gì? Dân chủ là gì? Tại sao những cuộc bầu cử ở Việt Nam không được coi là những cuộc bầu cử dân chủ? Tiếp theo đó cô nhận thấy rằng tại Việt Nam hầu như không hề có bất cứ tài liệu nào để trả lời những câu hỏi đó.
Tôi muốn xóa bỏ đi cái định kiến cho rằng chính trị là cái gì đấy của một nhóm thiểu số, tinh hoa, hay nói theo kiểu Việt Nam là có đảng và nhà nước lo. -Tác giả Phạm Đoan Trang.
Cô Phạm Đoan Trang nói với đài RFA:
“Triết học chính trị ở Việt Nam hoàn toàn chỉ là chủ nghĩa xã hội, được gọi là khoa học, của Karl Marx, rồi sau này có thêm ông Lenin, Stalin, rồi Mao Trạch Đông vào, nó là một mớ hổ lốn, cộng với chủ nghĩa trọng nhà nước. Nó rất hỗn loạn, và bỏ đi tất cả các triết lý, các chủ nghĩa còn lại.”
Tại Việt Nam ở miền Bắc sau năm 1954, và trên cả nước sau 1975, từ chính trị được nói đến rất nhiều. Đó là những lớp học chính trị thường xuyên được tổ chức cho viên chức, là những môn học gọi là chính trị chiếm đến 20 đến 25% thời gian học tập của sinh viên ở các trường đại học. Vậy điều này liệu có đi ngược lại với những gì nhà báo Đoan Trang nhận xét hay không? Cô nói rằng đó chỉ là cái được coi là chính trị ở Việt Nam:
“Cái hiểu về chính trị của Việt Nam bị bóp méo hoàn toàn, rất sai lệch. Người Việt Nam nghĩ về chính trị là nghĩ về công việc quản lý nhà nước của một thiểu số, của đảng cộng sản, tức là của các quan chức đảng cộng sản, nhà nước của đảng cộng sản. Còn lại tất cả những người không thuộc cái nhóm đấy đều là quần chúng. Làm chính trị được hiểu như là sự tranh giành quyền lực ở trên thượng tầng, các cuộc họp của các bác đấy, còn mình là dân đen biết gì! Học chính trị tức là học các đường lối chính sách của nhà nước.”
Cô nhấn mạnh rằng những hoạt động được gọi là chính trị ở Việt Nam hiện nay thực sự chỉ là việc tranh giành quyền lực với nhau giữa các nhóm khác nhau, tấn công và trả thù nhau, và điều này, theo Đoan Trang là một sự bạc bẽo của nền chính trị Việt Nam, và nó tạo thành một hình ảnh rất xấu trong cái nhìn của người dân:
“Chính vì thế chính trị khiến người dân nghĩ là cái gì đó rất là xấu, là bẩn. Người dân Việt Nam rất là mâu thuẫn, một mặt họ nhìn thấy đó là một cái gì đó cao sang lắm, của các đồng chí lãnh đạo cao cấp, một mặt họ lại nhìn chính trị như cái gì đó bẩn thỉu, xấu xa gớm ghiếc, độc ác nên tránh xa. Họ vừa kính vừa ghét, trong khi đó thì nó không phải thế như cách hiểu của họ, và làm chính trị cũng không phải là đấu đá, bạc bẽo với nhau.”
Người có học trẻ tuổi ở Việt Nam nhìn chính trị như thế nào?
Chúng tôi tìm đến một bạn trẻ tại Sài Gòn để trao đổi những vấn đề về chính trị. Bạn trẻ này có hai bằng đại học, đang làm công việc chăm sóc khách hàng cho một công ty kinh doanh. Bạn này không tham gia bất cứ một nhóm xã hội dân sự nào, cũng như không có hoạt động bất đồng chính kiến với đảng cộng sản cầm quyền hiện nay.
Câu hỏi đầu tiên của chúng tôi đặt ra cho bạn trẻ này là có biết ai là Thủ tướng Việt Nam hiện nay không. Bạn trẻ này vừa cười vừa trả lời:
“Từ thời Trần Đức Lương, Nông Đức Mạnh gì đó thì tôi không quan tâm nữa.”
Vậy bạn trẻ hiểu thế nào là chính trị?
“Chính trị là một bộ máy quản lý, hiểu nôm na như vậy, một bộ máy vận hành theo sự chỉ đạo của một số người lãnh đạo.”
Và tại sao bạn trẻ này lại không quan tâm đến những vấn đề chính trị?
Đối với những người dân lao động thì họ không biết đến luôn. Vừa nghe nói đến cán bộ phường xã thôi thì họ cũng đã sợ rồi, nghe tới chính trị thì chắc họ chạy luôn, nhất là nghe nói tới công an pháp luật gì đó, họ rất là sợ. -Một bạn trẻ làm việc tại Sài Gòn.
“Tôi thấy là theo dõi quan tâm đến những vấn đề đó thì bản thân mình cũng không làm được gì, không thay đổi được, vậy thì tại sao lại phải để tâm đến những vấn đề đó.”
Cũng như tất cả các sinh viên Việt Nam hiện nay, trong những năm đại học bạn sinh viên này cũng học rất nhiều những môn học chính trị.
“Người ta thấy các môn đó không có ích gì hết, chỉ tốn tiền đóng tiền học. Bản thân tôi thì hồi đó tôi thấy là chủ nghĩa Mác Lê Nin hay tư tưởng Hồ Chí Minh gì đó thì rất là hay, tuy nhiên nó có những cái không phù hợp với thực tế hiện tại, mà không có một người giảng viên nào khai sáng một cách thực tế. Đa số học mấy cái môn đó thì lên lớp thầy cô muốn nói gì thì thầy cô nói, còn sinh viên muốn học hay không là quyền của sinh viên, miễn qua là được rồi.”
Một hoạt động chính trị quan trọng nhất trong các xã hội dân chủ là bầu lên người đại diện cho mình để điều khiển bộ máy nhà nước. Tại Việt Nam cũng có bầu cử đại biểu Quốc hội, và các vị trong Hội đồng nhân dân các cấp, và mặc dù chỉ có một đảng lãnh đạo là đảng cộng sản, trong các cuộc bầu cử này, số người được chọn cũng ít hơn số người có trong danh sách ứng cử giống như tất cả các quốc gia khác, và mỗi công dân, trên nguyên tắc chỉ có thể quyết định cho sự chọn lựa của mình, không được bầu cử thay người khác.
Bạn trẻ nói với chúng tôi về cuộc bầu cử gần đây nhất:
“Cuộc bầu cử gần nhất đây, tôi cũng thay mặt chú thím đi, mà thực tế là chả biết ai cả, chỉ có một bảng danh sách, họ làm gì, chức vụ gì, hết. Còn thì chẳng ai biết họ cống hiến cái gì, công lao ra sao. Người dân đi bầu có nghĩa là coi hình, rồi đánh dấu vô, hết. Tôi có hỏi họ, không ai biết ai hết.”
Do công việc hàng ngày, bạn trẻ này thường xuyên tiếp xúc với người dân thuộc tầng lớp lao động, và có sự nhận xét rằng chính trị đối với họ là một điều quá xa vời:
“Quá xa vời luôn. Đối với những người dân lao động thì họ không biết đến luôn. Vừa nghe nói đến cán bộ phường xã thôi thì họ cũng đã sợ rồi, nghe tới chính trị thì chắc họ chạy luôn, nhất là nghe nói tới công an pháp luật gì đó, họ rất là sợ.”
Trở lại với nhà báo Phạm Đoan Trang, sau một thời gian tìm hiểu với sự trợ giúp của nhiều bạn bè nước ngoài, qua những chuyến đi du học, cô đã quyết định viết quyển Chính Trị bình dân, với mong muốn nó sẽ được phổ cập cho người dân Việt Nam hiểu những khái niệm chính trị và tham gia vào những sinh hoạt chính trị của đất nước. Cô nói tiếp:
“Tôi muốn xóa bỏ đi cái định kiến cho rằng chính trị là cái gì đấy của một nhóm thiểu số, tinh hoa, hay nói theo kiểu Việt Nam là có đảng và nhà nước lo. Tôi muốn cho mọi người biết là chính trị nó nằm trong cuộc sống, nó đơn giản như là cơm ăn áo mặc. Người bình dân nào cũng có thể nói về nó, một chuyện rất là bình thường.”
Tuy nhiên cô cũng nói rằng còn cũng phải có thời gian lâu để Việt Nam có một nền giáo dục thích hợp cho phép những khái niệm chính trị như vậy được phổ cập trong dân chúng. Trước mắt, chắc chắn quyển sách Chính trị Bình dân của nhà báo Đoan Trang không được xuất bản trong nước, nhưng Đoan Trang hy vọng rằng với nhiều phương tiện truyền thông nhanh chóng hiện nay, quyển sách sẽ đến được với nhiều người đọc, bằng mọi cách.