S.T.T.D Tưởng Năng Tiến – Nhân Văn Giai Phẩm

Ba’o Dan Chim Viet

Tác Giả: Tưởng Năng Tiến

Cuối năm 1973, nhà văn Bùi Ngọc Tấn được thả khỏi tù. Lúc đến văn phòng làm thủ tục giấy tờ phóng thích, ông chợt nhìn thấy tác phẩm của mình trên bàn giấy của những nhân viên công an ở trại:

“Tên hắn in trên bìa sách chứng tỏ điều đó. Như có một ma lực, hắn bước đến chỗ ấy. Hắn buộc miệng kêu to như gặp lại con mình:

  • Thưa các ông các bà, đây là sách tôi viết.

Mọi người ngơ ngác…

  • Cái gì? Anh nói cái gì?

Hắn cầm lấy cuốn truyện. Bìa có đóng dấu trại. Hắn nhìn mãi vào những tên hắn in trên bìa sách. Thật không tin được. .. Hắn lắp bắp như người ngẹn thở:

  • Quyển sách này của tôi.

Cô trung sĩ nhìn giấy tờ của hắn. Rồi lại nhìn tên hắn in trên bìa sách. Cô đưa tờ lệnh tha cho ông Thanh Vân đọc. Ông ngẩng lên nhìn hắn chăm chú từ đầu đến chân. Rồi với giọng hiểu biết:

  • Anh lại Nhân văn Giai Phẩm chứ gì?

Báo cáo ông, Nhân văn Giai Phẩm có từ năm 1956, tôi bị bắt năm 1968.

  • Thế anh bị bắt về tội gì? ( Bùi Ngọc Tấn. Chuyện Kể Năm 2000, tập I. CLB Tuổi Xanh, Hoa Kỳ: 2000, 127- 129).

Từ 1956 đến 1973 là một khoảng thời gian khá dài, đủ dài để nhà nước CHXHCNVN biến bốn từ “Nhân Văn Giai Phẩm ” thành một … tội danh : “Anh lại Nhân văn Giai Phẩm chứ gì?”

Và thêm mười năm sau nữa thì “Nhân Văn đã hoàn toàn bị tẩy sạch” – theo như tường thuật nhà phê bình văn học Thụy Khuê , trong phần lời tựa tác phẩm (*) của bà :

Năm 1984, khi trở về Hà Nội, tôi muốn tìm lại, dù chỉ một dấu vết nhỏ, chứng minh sự hiện diện của Nhân Văn Giai Phẩm trong lòng người dân Bắc. Nhưng vô ích. Tất cả đều đã bị xóa sổ. Kín đáo dò hỏi những người thân trong gia đình sống ở Hà Nội, thuộc thế hệ ‘phải biết’ Nhân Văn, xem có ai còn nhớ gì không? Nhưng không, tuyệt nhiên chẳng ai ‘nghe nói’ đến những cái tên như thế bao giờ: linh hồn Nhân Văn đã bị xóa trong ký ức quần chúng, và như vậy, ‘nọc độc’ Nhân Văn đã hoàn toàn bị tẩy sạch.

Ðó là lý do chính khiến vài năm sau, khi thực sự bước vào nghề cầm bút, tôi đã coi Nhân Văn Giai Phẩm là một trong những nghi vấn văn học hàng đầu, cần phải tìm hiểu. Bài viết đầu tiên của tôi về phong trào Nhân Văn Giai Phẩm, đăng trên nguyệt san Văn Học, California, số 27, tháng 4 năm 1988; tiếp theo là những buổi phát thanh trên đài RFI, trong nhiều chương trình từ 1991 đến 2004, trong số đó có những buổi phỏng vấn các tác nhân chính của phong trào: Lê Đạt, Hoàng Cầm và Nguyễn Hữu Đang.

Cuốn sách này tổng kết công việc tìm kiếm và thu thập các dữ kiện xung quanh phong trào Nhân Văn Giai Phẩm trong hơn 20 năm, từ 1988 đến ngày nay.”

Thụy Khuê mô tả thành quả “công việc tìm kiếm và thu thập các dữ kiện xung quanh phong trào Nhân Văn Giai Phẩm trong hơn 20 năm” của mình bằng tên gọi (khiêm tốn và giản dị) chỉ là một cuốn sách. Thực ra, đây là một công trình biên khảo (dầy đến 957 trang giấy) và chỉ cần xem qua thư mục cũng như phần phụ lục – gồm 164 trang – cũng đủ khiến cho bất cứ ai còn quan tâm đến phong trào Nhân Văn cảm thấy ấm lòng, và bồi hồi xúc động.

Trong buổi tọa đàm bỏ túi – tại toà soạn Diễn Đàn Giáo Dân, vào sáng hôm 03/ 03/ 2012 – những người hiện diện (Trần Văn Cảo, Nguyễn Đình Cường, Nguyễn Chí Thiện, Trần Nguyên Thao, Trần Phong Vũ … ) đều lặng nhìn tác phẩm, còn thơm mùi mực của Thụy Khuê, với rất nhiều xúc cảm. Cái cảm xúc của những kẻ được chứng kiến cảnh một chiếc tầu chìm (mang theo hàng ngàn sinh mạng, cùng với những di sản vô giá) đã nằm im lìm dưới lòng đại dương – hơn nửa thế kỷ qua – vừa được trục vớt ra khỏi biển sâu.

Nhờ vào sự tận tụy của Thụy Khuê, và một số những đồng nghiệp của bà (trong cũng như ngoài nước: Lại Nguyên Ân, Phạm Thị Hoài …)  những tiếng kêu uất nghẹn và những mảnh đời oan khuất – tưởng đã tiêu trầm với thời gian (nay) vẫn còn tươi rói và nguyên vẹn, gần như không thiếu một ai (**).

Thụy Khuê chia tác giả của Nhân Văn Giai Phẩm ra làm hai thành phần khác biệt:

“Loạt bài chính luận trực tiếp định hướng tư tưởng của các nhà trí thức và loạt bài sáng tác dấn thân nói lên khát vọng tự do của các văn nghệ sĩ. Hai thể loại này đan cài và bổ sung cho nhau, tạo nên làn sóng đấu tranh toàn diện cho tự do dân chủ và tự do tư tưởng.”

Cả hai, tất nhiên, đều phải trả giá bằng những đòn thù hung bạo và ti tiện như nhau. Trong khuôn khổ của một trang sổ tay, chúng tôi xin phép sẽ không nhắc đến tên những hung thủ hay thủ phạm (họ không đáng gì để chúng ta phải bận tâm) và chỉ ghi lại đôi nét chính, về vài ba nhân vật (theo thứ tự alphabétique) mà số phận bi đát nhất so với những người đồng cảnh, qua ngòi bút của Thụy Khuê:

– “Thụy An (1916 – 1989) là một khuôn mặt nổi trội, bị kết án nặng nề nhất. Trường hợp của bà giống như một bi kịch Hy Lạp, và cho đến nay, chưa mấy ai hiểu được những khúc mắc ở bên trong.”

“Thụy An là ai?

“Là phụ nữ duy nhất, không viết bài cho NVGP, nhưng tên bà bị nêu lên hàng đầu trong ‘hàng ngũ phản động’, bà bị quy kết là ‘gián điệp quốc tế’, lãnh án 15 năm tù cùng với Nguyễn Hữu Đang…”

“Về việc bà chọc mù mắt, dư luận chính thức loan rằng bà bị tai nạn ở mắt, khi đi lao động cải tạo. Chúng tôi hỏi nhà thơ Lê Đạt, người rất thân với bà trong suốt hành trình Nhân Văn Giai Phẩm: có phải trong Hỏa Lò chị Thụy An tự chọc mù mắt ? Lê Đạt lặng lẽ gật đầu, không thêm một lời nào cả…”

“Tháng 10/1974 Thụy An được thả theo diện ‘Đại xá chính trị phạm trong hiệp định Paris’, cùng với Nguyễn Hữu Đang. Bà bị trả về quản thúc ở Hoà Xá. Trên đường giải về làng, khi bị đẩy xuống xe tù, bà bị ném đá. Bà mất ngày 10/6/1989, tại nhà riêng ở đường Lê Văn Sỹ, Sài gòn.”

– “Phùng Cung (1928-1998) đại diện cho tất cả những người bị tù không có án, thậm chí không có lý do, hoặc lý do mơ hồ, khó hiểu, trong danh sách hàng trăm người bị xử lý nặng, hoặc hàng ngàn người, đã ‘liên hệ’ xa gần với NVGP, với nhóm ‘Xét lại chống đảng’ những năm sáu mươi. Mỗi cá nhân là một trường hợp, là một chân dung bị xoá, bị đưa đi biệt tích, trong cô đơn, đau khổ…”

“Dưới mắt Phùng Cung, chính sách đấu tranh giai cấp của đảng cộng sản, được mô tả dưới dạng phân chia giai cấp giữa Chó và Người. Giai cấp mà ông gọi là chó thuộc thành phần những kẻ ‘úp mặt hôn mê liếm lộc’, những kẻ ‘cưỡng bức ngữ ngôn’, những kẻ ‘tình nguyện trọn kiếp bút nô’, những kẻ ‘ngợi ca tội ác’… Và trong bối cảnh, chó đô hộ người, các công tác dò thám, hãm hại, thủ tiêu, đạt đỉnh điểm. Sự triệt tiêu văn hoá trở thành quốc sách. Chưa một ngòi bút nào đi xa đến thế trong việc mô tả xã hội độc trị…”

“Bài Nghe đêm gói trọn nỗi cô đơn cuối đời của con người bị lưu đầy, vì chữ nghĩa, từ tuổi thanh niên đến lúc đầu bạc:

Đêm chợt nghe
Trong gối vọng tiếng ru
Lắng tai mới rõ
Tiếng tóc mình chuyển bạc …

Đó là sự cô đơn của kẻ một mình một ngựa trên hành trình mở nước và dựng nước về phía văn hóa, tình nước và tình người.”

– “Nguyễn Hữu Đang (1913-2007) là một trong những khuôn mặt trí thức dấn thân tranh đấu cho tự do dân chủ can trường nhất trong thế kỷ XX. Là cột trụ của phong trào Nhân Văn Giai Phẩm, Nguyễn Hữu Đang đã bị bắt, bị cầm tù, bị quản thúc và mất quyền tự do phát biểu trong 49 năm, từ tháng 4/ 1958 đến tháng 2/2007, khi ông mất…”

“Sau thời kỳ quản thúc ở Thái Bình, được về sống tại Cầu Giấy, ngoại ô Hà Nội, ông vẫn bị ‘chăm sóc’ kỹ càng. Điện thoại của ông, cũng như của các thành viên cựu Nhân Văn đều bị kiểm soát, nhưng riêng ông, ông không được phục hồi quyền phát biểu, tức là không được quyền trả lời phỏng vấn công khai như những người khác…”

“Nguyễn Hữu Đang là một khuôn mặt chính trị, văn hoá và đấu tranh, hiếm có trên chính trường Việt Nam dưới chế độ cộng sản. Một người theo đảng từ lúc 16 tuổi, hiểu rõ hơn ai hết quy luật tuân thủ của một cán bộ cộng sản. Nhưng ông đã đi ra ngoài trật tự ấy. Nguyễn Hữu Đang luôn luôn giữ vị trí tự do trong hành động cũng như tư tưởng của mình. Chính trong tư thế tự do ấy, ông đã đứng lên lãnh đạo phong trào Nhân Văn Giai Phẩm, đã tạo được một thời kỳ sôi nổi, trong vòng bốn tháng, trí thức và văn nghệ sĩ, dám nói, dám viết những điều mình nghĩ, dám chủ trương cải tiến xã hội Việt Nam thành một nước dân chủ theo đà tiến của thế giới bên ngoài.”

“Nhưng Nguyễn Hữu Đang đã thất bại. Sự thất bại của Nguyễn Hữu Đang cũng là sự thất bại chung của một dân tộc. Và hậu quả kéo dài đến ngày nay: nước Việt là một trong những nước cuối cùng, ở thế kỷ XXI, vẫn còn chưa biết nhận diện, để đòi hỏi những quyền cơ bản và tất yếu nhất của con người, đầu tiên là quyền tự do tư tưởng.”

Công trình biên khảo của Thụy Khuê không chỉ giới hạn vào phong trào Nhân Văn. Trong phần lời tựa, bà cho biết thêm :

“Trong quá trình làm việc, có những ngã rẽ bất ngờ: khảo sát về Phan Khôi, tôi thấy sau khi đi Pháp về, Phan Châu Trinh giao cho Phan Khôi nhiệm vụ viết lại lịch sử đời mình, từ đó, phải tìm hiểu về những ngày Phan Châu Trinh ở Pháp, dẫn đến mối tương quan giữa Phan Châu Trinh và Nguyễn Ái Quốc/Hồ Chí Minh, người tự nhận là lãnh tụ đầu tiên của phong trào Việt kiều Yêu Nước.”

“Tôi tìm đọc nguyên văn tiếng Pháp các bài viết ký tên Nguyễn Ái Quốc, mới thấy tác giả những bài viết này phải là người biết tiếng Pháp rất sâu và có văn tài; không thể là người mà Trần Dân Tiên mô tả trong cuốn hồi ký ‘Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch’. Vậy có một sự giả mạo lịch sử quan trọng cần phải tìm hiểu đến nguồn cội. Đó là lý do tại sao có phần biên khảo về Vấn đề Nguyễn Ái Quốc trong cuốn sách này.”

“Sự giả mạo lịch sử quan trọng” này, và công việc “tìm hiểu đến nguồn cội” của Thụy Khuê đã đưa đến lời khẳng định của bà, ở đầu chương 16, như sau:

“Tiểu sử Hồ Chí Minh là một bí mật. Chỗ nào ông muốn viết (hoặc sai người viết), chỗ nào giấu đi hoặc thêm thắt vào, đều có chủ đích rõ ràng. Và ông không hề ngần ngại nhận mình là tác giả những bài viết và những công trình không phải của ông. Trong phạm vi khảo luận này … chỉ chú ý đến thời kỳ Nguyễn Tất Thành ở Pháp, từ 1919 đến1923. Thời gian này, ông tự nhận mình là Nguyễn Ái Quốc và chính những bài báo ký tên Nguyễn Ái Quấc/Quốc đã xây dựng nên huyền thoại Hồ Chí Minh.”

Về cú “knockout” vô cùng ngoạn mục này của Thụy Khuê (kể như đã chấm dứt vĩnh viễn sự nghiệp giả trá của một nhân vật lịch sử vào bậc quan trọng nhất ở Việt Nam) chúng tôi xin…

03/2012

—————

(*) Nhân Văn Giai Phẩm & Vấn Đề Nguyễn Ái Quốc, biên khảo của Thụy Khuê, sách dầy 976 trang, bìa cứng, Tiếng Quê Hương xuất bản năm 2012, giá bán 40 M.K, có thể đặt mua theo địa chỉ sau: Tủ Sách Tiếng Quê Hương, P.O.Box 4653, Fall Church, VA  22044, email:  info@tiengquehuong.com

(**) Theo chỗ hiểu biết của chúng tôi, trong  công trình biên khảo này, chị Thụy Khê đã không nhắc đến một số tên tuổi quen thuộc khác, cũng có liên quan ít nhiều đến phong trào Nhân Văn như Bùi Quang Đoài, Thanh Châu, Hoàng Huế, Hoàng Yến, Hữu Loan,  Tạ Hữu Thiện … Tuy nhiên, nếu nói theo Lê Đạt (“…ở đất nước Việt Nam, những người đau khổ vì Nhân Văn chắc rất nhiều, không thể đếm xuể được”) thì sự sai sót – dù vì bất cứ lý do gì – là điều rất khó tránh khỏi.


 

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến – Dư âm của lễ Tạ ơn

Ba’o Dan Chim Viet

Tác Giả: Tưởng Năng Tiến

Báo Nhân Dân trang trọng loan tin: “Lễ kỷ niệm 100 năm ngày ký Hiệp ước đình chiến kết thúc cuộc chiến tàn khốc trong lịch sử nhân loại, đã diễn ra tại Khải Hoàn Môn trên đại lộ Champs Elysée ở trung tâm thủ đô Paris. Tham dự sự kiện này có 72 nguyên thủ và lãnh đạo quốc gia.”

Tui lấy kính lúp xăm soi hoài nhưng không thấy mặt mũi của “lãnh đạo quốc gia” Việt Nam đâu ráo trọi. “Đại diện của dân tộc” này cũng khỏi có luôn, theo như lời phàn nàn của nhà báo Lưu Trọng Văn:

“Gã ngạc nhiên tại Paris trong lễ kỉ niệm 100 năm kết thúc Thế chiến lần thứ Nhất đại diện của dân tộc gã không được mời. Ngài tổng thống Pháp đã mời vua Ma rốc và lãnh đạo một số nước Bắc Phi để tri ân nhưng đã quên rằng giành lại hoà bình và độc lập cho nước Pháp trong Thế chiến này có hơn 100.000 người VN của tổ quốc gã… Chua xót cho những hương hồn dân Việt!”

Khi Thế Chiến Thứ Hai chấm dứt tôi vẫn chưa mở mắt chào đời nên không biết chi nhiều về những chuyện vào thuở đã xa lắc, xa lơ, hồi đầu thế kỷ XX. May là vừa đọc được một bài viết rất công phu (“Chiến Binh Gốc Việt Trong Lịch Sử”) của nhà văn Giao Chỉ:

“Khi Pháp thực hiện việc xâm lăng và cai trị Việt Nam (khi đó họ gọi là An Nam) để bình định thêm các thuộc địa và gây chiến với nhiều quốc gia khác, lực lượng binh lính người Việt được chiêu mộ để phục vụ cho mục đích chiến tranh này, dấu chân của họ đã in khắp các chiến trường Âu Phi. Không thể tưởng tượng con số thanh niên Việt trong 4 năm 1914-1918 đã có đến gần 100,000 ngưởi tham dự đại chiến thế giới lần I tại Pháp…

Thời kỳ đó thanh niên Việt Nam đi lính cho Pháp tham dự đệ nhị thế chiến dường như hiếm có các sĩ quan. Giỏi lắm chỉ là ông cai, thầy đội hay lên đến quan quản tức là thượng sĩ đã là cao cấp lắm. Riêng có trường hợp đại úy phi công anh hùng của quân đội Pháp là ông Đỗ Hữu Vỵ con trai của tổng đốc Nam Kỳ Đỗ hữu Phương.”

Wikipedia (tiếng Việt) cho biết thêm:

“Trong số những phi công đầu tiên của Pháp xuất xứ từ Đông Dương được ghi nhận có Phan Tat TaoCao Đắc Minh, Felix Xuân Nha (Nguyen Xuan Nha), Đỗ Hữu Vị, nhưng Đỗ Hữu Vị được xem là nổi tiếng nhất. Vì vậy, chính phủ Pháp cho in hình ông trên con tem phát hành khắp Đông Dương, lấy tên ông đặt cho nhiều trường học, nhiều đường phố ở các thuộc địa và chính quốc.”

Đỗ Hữu Vị từ trần vào năm 1916, hơn trăm năm sau nước Pháp vẫn còn “trường học, đường phố” mang tên ông. Như thế – kể ra – trí nhớ của  dân Tây cũng không đến nỗi bạc bẽo gì cho lắm, như bác Lưu Trọng Văn vừa mới than phiền. Ít nhất thì nó cũng đến nỗi “bạc” như dân Ba Đình, Hà Nội. Họ xóa sổ liền đám Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, ngay sau khi cuộc chiến Nam/Bắc vừa tàn.

Thân phận của những cán binh miền Bắc, hay còn gọi là lính bác Hồ, cũng không khác mấy:

“Lúc tôi tình nguyện vào Nam, số học sinh của cả bốn lớp 10 của trường chúng tôi vào chiến trường khoảng 120 người, vậy mà chỉ 2 người may mắn sống sót, là tôi và một người nữa. Tôi thì bị bom làm điếc tai bên phải; người còn lại là cậu Lương thì bị cụt một tay và trở nên ngớ ngẩn. Tất cả những bạn khác của tôi không ai sống sót.

Khi tôi đi tìm mộ của những bạn đã chết, tôi mới biết, trong những trận đánh mà bộ đội miền Bắc thua, thì người ta xóa sạch dấu vết và tên tuổi liệt sĩ không được ghi lại. Họ giải thích rằng dân tộc ta là dân tộc anh hùng phải chiến thắng quân thù, nhưng trận này chưa thắng cho nên không thể kiểm kê các liệt sĩ được. Cho nên hàng trăm người chết dưới đáy hồ, dưới đáy vực mà hoàn toàn không ai tìm được tung tích.” (Đinh Quang Anh Thái. “Giọt Nước Mắt Người Phụ Nữ Bên Thắng Cuộc.” Ký 2. Người Việt Books: Westminster, CA 2018).

Chế Lan Viên cũng ghi lại cái tâm cảm (gần) tương tự:

Mậu Thân 2.000 người xuống đồng bằng
Chỉ một đêm, còn sống có 30 …
Một trong ba mươi người kia ở mặt trận về sau mười năm
Ngồi bán quán bên đường nuôi đàn con nhỏ
Quán treo huân chương đầy, mọi cỡ
Chả huân chương nào nuôi được người lính cũ!

Rải rác trên Đường Mòn Hồ Chí Minh, theo G.S. Nguyễn Văn Lục: “Người ta phỏng đoán có khoảng 300.000 vừa là TNXP, vừa là cán binh bộ đội đã đào ngũ hay mất tích hoặc chấm dứt đời sống. Bệnh tật như kiết lỵ, sốt rét đã nhanh chóng hoàn tất cuộc đời của họ mà có thể chưa một ngày lâm trận. Thân xác chỉ còn là những bộ xượng lụi tàn, nằm chờ chết như một niềm an ủi cuối cùng.”

Nhặt nhạnh lại số hài cốt vương vãi khắp nơi, khi đất nước tôi không còn chiến tranh, là việc của những mẹ già lên núi tìm xương con mình hay của những … nhà ngoại cảm, những liên lạc viên (không khả tín gì cho lắm) giữa cõi âm và cõi dương – ở VN.

Trong cuộc chiến kế tiếp thì con số tử sĩ và thương vong “nhẹ nhàng” hơn. Theo Đại tá Phạm Hữu Thắng, chuyên gia về Campuchia thuộc Viện Lịch Sử Quân Sự, con số binh sỹ Việt Nam thiệt mạng là gần bốn chục ngàn người. Ông cũng khẳng định: “Trong tay tôi có con số thống kê của ngành Quân y, Tổng cục Hậu cần, số thương vong trong mười năm, cả bị thương và hy sinh là hơn 156.000.”

Trao đổi với BBC, trong cuộc tọa đàm hôm 25/9/2014, nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Huy đưa ra một số liệu khác: “Những con số đưa ra hiện nay cũng chưa chính xác lắm… Nhưng người ta nói khoảng 55.000 binh sỹ, tức là bộ đội cộng với thanh niên xung phong Việt Nam đã hy sinh trên chiến trường Campuchia thời gian đó.” Đây là “cuộc chiến bị lãng quên” (theo như cách nói của nhà báo Kevin Doyle ) nên – thực ra – cũng chả ai bận tâm chi nhiều đến hậu quả của nó, xá chi đến những bọ xương khô hay những thân xác bị tàn phế.

Kế tiếp nữa là chiến tranh biên giới Việt/Trung. Nó không “bị” nhưng “buộc” phải lãng quên, như cách nói của FB Hồ Hữu Hoành: “ Không có lấy bất cứ một bài học, một nội dung về nó trong sách giáo khoa, từ tiểu học cho đến đại học. Đã có thời, nhắc đến nó cứ như nói chuyện húy kỵ, đụng đến nhà vua… không dân tộc nào đau thương và đầy kinh nghiệm với chiến tranh như Việt tộc. Nhưng không có dân tộc nào, mà những kẻ ở thượng tầng sẵn sàng xóa bỏ lịch sử, kiến tạo một sự thật khác, như ở dân tộc này.”

Họ “xóa bỏ lịch sử, kiến tạo một sự thật khác” cách nào?

Báo Tiền Phong, số ra ngày 31 tháng 7 năm 2014 cho biết:

“Tháng 2.2011 trong chuyến đi thu thập tư liệu biên soạn lịch sử sư đoàn, đại tá Đỗ Phấn Đấu, Chính ủy hiện tại của Sư đoàn 337 mới phát hiện ra rằng cột bia chiến thắng Khánh Khê đã bị hư hại nhiều. Trên tấm bia nhiều dòng chữ đã bị phai mờ, có chỗ còn có dấu hiệu bị hủy hoại. Nơi đặt cột bia cũng nằm trong khu vực xây dựng công trình thủy điện mà nay mai sẽ không còn dấu tích.”

Bẩy năm sau, vào ngày 17 tháng 2 năm 2018, blogger Nguyễn Anh Tuấn cho biết thêm chi tiết: “… trong nỗ lực xóa bỏ ký ức tập thể về sự kiện này, người ta đã không chỉ đục bia, mà còn đục cả thơ… một hành vi không chỉ xảo trá với lịch sử, vô ơn với chiến sĩ mà còn đớn hèn và nhục nhã về chính trị.”

Đối với những kẻ “xảo trá với lịch sử, vô ơn với chiến sĩ” thì không có tư cách gì để đại diện cho dân tộc Việt Nam. Họ không được mời tham dự Lễ Kỷ Niệm Một Trăm Năm Kết Thúc Thế Chiến Thứ Nhất, theo tôi, là chuyện chả có gì đáng để phàn nàn cả.


 

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến – Tuệ Sỹ

Ba’o Dan Chim Viet

Tác Giả:  Tưởng Năng Tiến

 

Tôi sống hơi lâu, qua hai ba thế kỷ (và thể chế chính trị) nhưng chưa bao giờ nghe lắm lời than phiền về chùa chiền và tăng lữ như ở chế độ hiện hành:

– Thái Hạo: “Chùa, còn gọi là tịnh xá, là thiền môn, tức là chốn thanh tịnh để tu hành. Bất cứ chùa nào khuyến khích hay quảng bá nhằm thu hút dân chúng đến để thu tiền hoặc sử dụng các dịch vụ thì đều không phải chùa. Nó là các cơ sở kinh doanh núp bóng chùa. Kéo nhau đến những nơi như thế đều là đang tiếp tay và làm giàu cho bọn gian thương, vừa bị mất tiền, vừa bị cười vào mặt.”

– Tạ Duy Anh: “Thậm chí có thể nói rằng, nơi những cửa chùa mà tôi có dịp đến ‘ăn mày Phật’ giờ đây là nơi nhiều nhốn nháo nhất. Tràn ngập là xôi, thịt và những lời cầu khấn còn nặng mùi xôi thịt hơn nhiều lần.”

– Trần Tân: “Trước kia, tôi cũng hay đến chùa, tôi theo Đạo Phật, tôi kính Đức Thích Ca Mâu Ni, tôi còn kính cả Chúa cả Phật…. Tôi vãn cảnh chùa để hòa mình vào khung cảnh thanh tịnh, ăn chút cơm chay, cúng một số tiền nhỏ, vậy thôi… Nhưng từ khi thấy sư sãi giờ đã (không nói hoàn toàn) xa rời cuộc sống tu hành khổ hạnh mà họ coi tu hành là nơi kiếm ăn, hưởng lạc…  Tôi xin quay lưng với chùa.”

Ủa! Chớ chùa nào mà kỳ cục dữ vậy cà?

T.S Nguyễn Văn Huy tường thuật: “Hiện nay Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất chỉ còn giữ được khoảng 10% tổng số cơ sở đã có trước 1975. Tất cả những cơ sở còn lại được chính quyền cộng sản Việt Nam giao cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam quản lý.”

Hòa Thượng Thích Không Tánh cho biết thêm chi tiết: “Tính đến năm 2013, khoảng 10% các cơ sở trước năm 1975 của Giáo hội Thống Nhất còn thuộc quyền đảm nhiệm của Giáo hội. Số còn lại 90% đã bị chính quyền giao cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam quản lý.”

Nhà giáo Thảo Dân góp ý: “Cần phân biệt chùa chiền với những cơ sở kinh doanh tâm linh. Đánh đồng tất cả rồi hô lên ‘tôi quay lưng với chùa’, chính là một cách ứng xử vô thần, không phân định chính, tà hàm hồ, xôi thịt.”

Để tránh “đánh đồng tất cả” và có thể “phân biệt” được chính/tà tưởng cũng cần phải biết rõ rằng trong số 18.491 ngôi chùa hiện nay thì tuyệt đại đa số (14.500) đều do sư tăng quốc doanh “trụ trì.” Chính cái đám người này đã biến thiền môn thành những nơi “nhốn nháo, tràn ngập xôi thịt” (hay “nơi kiếm ăn, hưởng lạc”) khiến bao tín hữu chỉ vừa bước chân vào là vội vã quay lưng!

Vàng thau lẫn lộn

Những ngôi chùa đơn lẻ còn lại của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất –  GHPGVNTH – thường rất nghèo nàn và vắng vẻ vì không có những lễ hội, cúng tế mầu mè để lôi kéo khách thập phương. Phần lớn tăng ni ở đây không chỉ phải sống trong cảnh bần hàn mà còn thường xuyên bị đe dọa hay xách nhiễu:

Kể trên mới chỉ là vài ba câu chuyện nhỏ, tại địa phương. Ở bình diện quốc gia, còn có nhiều chuyện “kinh thiên động địa” hơn nhiều nhưng vẫn thường không được dư luận biết rõ hoặc quan tâm đúng mức. Từ năm 1981, GHPGVNTN đã bị nhà đương cuộc Hà Nội ngang nhiên giải thể và đặt ngoài vòng pháp luật. Họ lập ra tổ chức mới, mệnh danh là GHPGVN, một thành viên của Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam.

Người Phương Nam: Nghề Đi Tu - Đinh Lâm Thanh

Nói cách khác là nhà nước đã biến giáo hội thành bàn tay nối dài của Đảng. Tuy dài thật nhưng nó không thể che được mặt trời. Dù bị đe dọa/xách nhiễu thường xuyên, và bị chia rẽ/phân hoá đến tận cùng, GHPGVNTN vẫn không bị triệt tiêu như những kẻ đang nắm quyền bính ở VN mong đợi.

Ngày 1 tháng 9 năm 2022, Hội Đồng Giáo Phẩm Trung Ương GHPGVNTN công bố: “Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất không phải là một hiệp hội thế tục, do đó, không tự đặt mình dưới sự chỉ đạo của bất cứ quyền lực thế tục, không là công cụ bảo vệ sự tồn tại của bất cứ xu hướng chính trị, của bất cứ tổ chức thế tục nào; không hành đạo, hoằng đạo theo bất cứ định hướng ý thức hệ nào; duy chỉ một định hướng duy nhất: Thập phương Bạc-già-phạm nhất lộ Niết-bàn môn; một cứu cánh duy nhất là giải thoát.”

Qua hôm sau, hôm 2 tháng 9, VOA loan tin: “Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ trở thành lãnh đạo tối cao của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất.”

Trước sự kiện này, nhiều người đã không giấu được nỗi hân hoan.

Nhạc sỹ Tuấn Khanh:

“Việt Nam xôn xao tin tức về sự ra mắt của Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ, chính thức vào chức vụ Chánh Thư Ký – Xử lý thường vụ Viện Tăng Thống. Bậc minh sư lâu nay ẩn danh đột nhiên xuất hiện ở lễ nhận di chúc, ấn tín, và khai ấn từ Đệ ngũ Tăng Thống Thích Quảng Độ khiến những người yêu Phật giáo chân chính và tự do của Việt Nam đều vui mừng…

Sự có mặt của Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ chính là ngọn đuốc thắp sáng đức vô úy của những Phật tử và những người hướng Phật trong một thế giới chập choạng không còn rõ lằn ranh Ma-Phật. Nó là điểm tựa của tư duy Phật giáo trong lành trong thời pháp nạn. Ngài là hiện thân của tín ngưỡng, đạo pháp sống và chết vì quê hương và dân tộc. Ít nhất, ngài đang là điểm tựa của những người tỉnh thức.”

 

Tác giả Huỳnh Kim Quang, bỉnh bút của tờ Việt Báo, còn lạc quan hơn nữa:

“Đây không những là một tin rất hoan hỷ đối với cộng đồng Phật Giáo Việt Nam trong và ngoài nước, mà còn là bước ngoặt mở ra trang sử mới của GHPGVNTN.”

Tôi hoàn toàn chia sẻ sự “hoan hỷ” và tinh thần lạc quan của tất cả mọi người, dù vẫn có chút băn khoăn là cá nhân Hòa Thượng Tuệ Sỹ sẽ không thể “mở ra một trang sử mới cho GHPGVNTN” như chúng ta mong đợi. Ông đơn độc quá. Tấm thân gầy guộc và bờ vai mong manh của vị cao tăng uyên bác e không đủ sức để gánh vác trọng trách này, giữa vòng vây thắt chặt của bạo quyền, và trước sự thờ ơ (hay ngu tối) của chúng sinh.

An tâm/hoan hỉ xoa tay vì Phật sự đã có người tài đức đứng ra đảm nhiệm, và quay lưng trước cửa thiền (mặc cho quỷ lộng chùa hoang) e không phải là cách ứng xử hoàn toàn đúng đắn của một phật tử giữa mùa pháp Nạn, hay một công dân trong cơn quốc nạn.

25/11/2023

——————–

Viết thêm: Chả hiểu sao mỗi khi nhìn thấy hình ảnh gầy guộc, mong manh của Thích Tuệ Sỹ là tôi lại nhớ đến ngay một nhân vật lịch sử khác – bà Aung San Suu Kyi. Họ sinh cùng thời, cùng vô tình lạc bước vào lịch sử, và cùng có một bờ vai mảnh dẻ/nhỏ nhắn như nhau.

Chiến thắng vang dội của đảng National League for Democracy(NLD) qua cuộc bầu cử 2015 khiến cho mọi người thở phào nhẹ nhõm, và toàn thể nhân loại yên tâm đặt hết mọi khó khăn/thách thức của Miến Điện lên bờ vai nhỏ bé của Suu Kyi. Bà đã không chu toàn được trọng trách (tất nhiên) và cũng đã nhận được hơi nhiều … gạch đá của đám đông!

Trước sự kiện này, nhà báo Rodion Ebbighausen (The Indian Express) bình luận: “Sau năm năm lãnh đạo của Aung San Suu Kyi thì rõ ràng là không có cây gậy thần nào giải quyết được những vấn đề của Myanmar cả. Quốc sự cần sự tham gia của tất cả mọi người. After five years of leadership of, it has become clear that is not a magic wand that will solve Myanmar’s problems. The nation’s politics needs to include everyone.”

So với Aung San Suu Kyi thì Thích Tuệ Sỹ cô đơn hơn nhiều lắm!


 

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến – Biết Tạ Ơn Ai

Viet Báo

 

Những ngày cận lễ, tôi hân hạnh nhận được qua email một bài viết về Ngày Lễ Tạ Ơn của nhà văn Giao Chỉ. Xin được trích dẫn đôi đoạn ngắn để chia sẻ cùng độc giả:

Quả thực người Mỹ đã có đầy đủ lý do để giữ gìn truyền thống với ngày Lễ Tạ ơn vào tháng 11 mỗi năm. Lịch sử ghi rằng vào năm 1620 có một nhóm gia đình người Anh theo Tin Lành đã đi tìm đất mới để sống đời tự do tín ngưỡng…

Trải qua một năm đầu với mùa đông khắc nghiệt, không đủ thực phẩm, không có đủ quần áo, không có nơi cư trú nên di dân đã phải chôn cất 46 người. Qua năm sau, mùa gặt 1621 thành công, di dân cùng dân da đỏ bản xứ tổ chức tiệc mừng lễ tạ ơn trên đất Mỹ.

Đó là ngày lễ hội đầu tiên tại Mỹ Châu và truyền thống còn mãi đến ngày nay…

Pilgrims Celebrated Thanksgiving Because Only 60% Died

Đạo luật quốc tịch của Hoa Kỳ ban hành 1790, hơn 200 năm trước đã có những lời vàng ngọc như sau: Bất cứ ai tị nạn đến Hoa Kỳ, sau khi được xác nhận sẽ hưởng quy chế nhập cư. Như vậy chúng ta hiểu một cách giản dị là nếu đã đến Mỹ thì sẽ có cơ hội trở thành người Mỹ. Căn cứ vào điều khoản của luật 1790, một đạo luật khác đã ra đời năm 1975 có tên là Indochina Migration and Refugee Act…

Khi miền Nam sụp đổ tháng 4-1975 đợt di tản đầu tiên của người Việt đã mở ra một đầu cầu quan trọng cho lịch sử di dân từ Châu Á. Những chuyến đi vô cùng mạo hiểm của thuyền nhân đã làm thành thiên anh hùng ca của con đường đi tìm tự do với hàng ngàn con tàu May Flower của dân Việt đã ra đi trong đó nhiều di dân không bao giờ đến được miền đất Hứa…​

Và dù 5 ăn 5 thua con tàu Mayflower Việt Nam đã ra đi từ khắp miền duyên hải có khi chỉ là những chiếc ghe nhỏ bé mong manh. Người Việt đã vì nhiều lý do để ra đi suốt bao nhiêu năm qua. Và danh từ Boat People trong tự điển thế giới đã không còn cùng ý nghĩa xưa cũ để chỉ những người sinh sống ở trên thuyền. Boat People ngày nay có nghĩa là người Việt đã đi tìm tự do bằng thuyền vượt biển Nam Hải.

Lịch sử các cuộc di dân của nhân loại đã đưa đến nhận định rằng Ta không thể lựa chọn sinh quán, nhưng ta có thể chọn lựa để sống ở miền đất mà chúng ta yêu quý. (You cannot choose the land you birth, but you can choose the land you love).

Nhận định này, tiếc thay, không hẳn đã hoàn toàn đúng với tuyệt đại đa số người Việt đang sống lây lất ở Cambodia. Phần lớn họ không được chính phủ sở tại xem là cư dân hợp pháp nên vẫn cứ là những boat people (bấp bênh sinh sống trên thuyền) ở Biển Hồ, và nhiều bến bờ khác nữa xuôi theo dòng sông Tonlé Sap.

Sau một chuyến đi thăm đồng hương ở đất nước này, nhà báo Văn Quang kết luận:

“Hầu hết là người Việt Nam lưu lạc qua Campuchia vì nhiều lý do khác nhau. Nhưng tựu chung họ là những người đi kiếm sống ở một vùng tưởng rằng đó là đất hứa… Trước hay sau họ cũng phải tìm đường đi thôi. Nhưng đi đâu, làm cái gì để sống là những hòn đá tảng níu chân họ lại. Rồi bao nhiêu đời vẫn cứ thay nhau lầm than cơ cực ở nơi xứ người này, không có lối thoát. Họ vẫn chỉ có một ý nghĩ, ở đây họ còn có chiếc thuyền, dù rách nát, nhưng họ vẫn có một nghề chài lưới kiếm sống qua ngày. Đi nơi khác, chẳng biết bấu víu vào đâu!”

Ảnh Nguyễn Công Bằng

Trong bản tường trình (The Situation of Stateless Ethnic Vietnamese in Cambodia của MIRO) tổ chức này đã ví von đám người Việt đang sinh sống nơi đây là “những kẻ đang sống ngoài cửa thiên đàng.” Ngay giữa thiên đàng của xứ Chùa Tháp (ngó bộ) cũng không hạnh phúc hay tự do gì cho lắm, nói chi đến thân phận của những kẻ còn “kẹt” ở bên ngoài.

Họ “kẹt” cái gì vậy Trời?

Xin thưa cái… quốc tịch Cambodia.

Nhà văn Giao Chỉ cho biết “Đạo luật quốc tịch của Hoa Kỳ ban hành 1790, hơn 200 năm trước đã có những lời vàng ngọc như sau: Bất cứ ai tị nạn đến Hoa Kỳ, sau khi được xác nhận sẽ hưởng quy chế nhập cư.” Cao Miên không phải là Mỹ Quốc nên xứ sở này không có luật lệ gì đàng hoàng và rõ ràng, cùng với những lời lẽ “vàng ngọc” như vậy.

Vô số người Việt sinh đẻ ở Miên còn chưa được cấp cái giấy khai sinh, nói chi đến những thứ xa xỉ như thẻ căn cước hay quốc tịch. Và không quốc tịch cũng có nghĩa là không có quyền tiếp cận với tất cả những dịch vụ và quyền lợi tối thiểu như người dân bản xứ: không y tế, không giáo dục, không có quyền sở hữu đất đai hay tài sản…

Thực ra thì những người dân trôi sông lạc chợ này cũng chả ai biết (hay dám) đòi hỏi quyền lợi gì ráo trọi. Tất cả chỉ mong được sống cho nó yên thân thôi nhưng sự mong muốn giản dị này – xem chừng – vẫn còn rất xa tầm tay của họ.

Chính phủ Cambodia đang tiến hành một cuộc kiểm tra dân số mà nhiều quan sát viên cho rằng mục đích chính của nó là nhắm vào đám dân Việt Nam đang ngụ cư ở đất nước này. Ông Sok Hieng – công nhân xây cất,  33 tuổi, sinh ở Nam Vang nhưng có bố mẹ gốc việt – bầy tỏ sự lo âu: “Tôi sợ rằng mình sẽ buộc phải rời khỏi Cambodia vì tôi chưa có thẻ căn cước. Khi tôi đến Việt Nam, họ coi tôi là người Miên; tôi ở giữa người Miên và người Việt.” (Sean Teehan & Phak Seangly. “Vietnamese wary of planned census.” The Phnom Penh Post ).

Nỗi lo sợ của Sok Hieng đã trở thành sự thực vào hai tháng sau, vân theo The Phnom Penh Post : “Chỉ trong vòng một ngày 142 người di dân bất hợp pháp Việt Nam đã bị trả qua biên giới – Census deportations hit 142 in single day.”

Cùng với sự bất an, nếp sống bấp bênh và nghèo khó là nét nổi bật trong sinh hoạt hàng ngày của đa số dân Việt ở Cambodia –  theo như tường trình của thông tín viên Quốc Việt, RFA:

“Hầu hết người Việt sống trên làng nổi, theo bờ sông đều không có đất đai sản xuất nên họ bắt buộc lăn lộn lén lút đi đánh bắt cá. Các gia đình đều muốn cho con em có nơi chỗ ăn học để vươn lên trong xã hội và đóng góp cho đất nước tuy nhiên tất cả đều không có khả năng.”

Nhiều năm trước, sau khi chia tay đồng bào mình ở Cambodia, nhà báo Văn Quang vẫn còn ngoái nhìn lại, với rất nhiều ái ngại:

“Hình ảnh những bà cụ già lưng còng lom khom trên chiếc ghe mỏng manh, những đứa trẻ con người Việt tháo láo mắt nhìn khách lạ, những gia đình 7-8 đứa con sống lúc nhúc trên chiếc ghe rách tơi tả còn bám theo tôi mãi.”

Đến nay chúng tôi mới lò dò đến xứ sở này, và kinh ngạc nhận ra rằng hình ảnh của “những bà cụ già lưng còng lom khom trên chiếc ghe mỏng manh, những đứa trẻ con người Việt tháo láo mắt nhìn khách lạ” vẫn còn nguyên vẹn như xưa. Thời gian, dường như, đã ngừng trôi trên những bến nước ở nơi đây.

Chúng tôi ghé làng nổi Kandal và Chong Kok, thuộc xã Phsar Chhnang – tỉnh Kampong Chhnang – nằm ở phần đuôi của Biển Hồ (nơi hiếm có khách du lịch nào lai vãng) và được  ông trưởng thôn cho biết: “nơi đây có 931 gia đình người Việt, nhân khẩu chính xác là 4,760, tất cả đều là người Việt hay gốc Việt.”

Người Miên và người Chàm không sống trên ghe, và họ có quyền lựa chọn một lối sống bình thường (trên bờ) như đa phần nhân loại. Số dân Việt Nam đang trôi nổi ở xứ Chùa Tháp thì không. Họ là thứ sắc dân vô tổ quốc (stateless ethnic Vietnamese, theo như cách gọi chính thức của các N.G.O đang hoạt động ở Cambodia) nên  không có quyền sở hữu tài sản hay đất đai, và buộc phải chấp nhận một nếp sống rất bồng bềnh, và vô cùng bấp bênh – như hiện cảnh.

Chúng tôi đi ghe vòng vòng thăm hỏi và trò chuyện với chừng chục gia đình người Việt, những thuyền nhân (boat people) ở Kampong Chhnang. Không ai chuẩn bị gì ráo trọi cho mùa Thanksgiving này cả. Họ hoàn toàn không có chút khái niệm gì về Lễ Tạ Ơn có lẽ vì không biết phải tạ ơn ai!


 

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến – Những cô giáo nhỏ

Ba’o Dan Chim Viet

Tác Giả: Tưởng Năng Tiến

Bữa coi phim Titanic tui khóc ướt áo luôn khiến mấy đứa nhỏ cười bò lăn, bò càng:

– Trời ơi, sao nghe nói “tuổi già hạt lệ như sương” mà ba lại nhiều nước mắt dữ vậy cà?

Sau con, tới vợ:

– Chắc tại cái tuyến nước mắt của ổng bị bể (ngang) nên nó mới tràn lan quá xá ể như vậy!

Tui (ra đường) hay đi tròng ghẹo thiên hạ nên (về nhà) bị mẹ con nó xúm lại chọc quê kể cũng… đáng đời. Tui không giận dỗi hay buồn phiền gì ráo mà chỉ cảm thấy mình cũng hơi kỳ.

Tui không chỉ yếu xìu trong chuyện làm tiền (cũng như làm tình) mà còn yếu ớt trong đủ thứ chuyện tào lao khác nữa. Tui đi mua hàng bị thối thiếu tiền nhưng sợ người bán ngượng nên đành nín lặng cho qua. Sáng sớm chạy tập thể dục, lỡ đạp nhằm con ốc sên (“nghe cái rốp”) là tui bần thần cho tới tận trưa luôn. Dọn vườn – có khi – lỡ tay làm gẫy một nhánh hoa, cũng khiến tôi đâm ra áy náy.

Nói tóm lại, và nói theo ngôn ngữ của tâm lý học phổ thông, là tui thuộc loại người đa cảm và có hơi nhiều … nữ tính. Đây không hẳn vì tính trời sinh đâu mà còn do ảnh hưởng của giáo dục từ những năm thơ ấu.

Không hiểu tại sao, và bằng cách nào, khi vừa đến tuổi cắp sách đến trường thì tôi (và năm bẩy thằng nhóc khác) lại được nhận vô trường nữ tiểu học Đoàn Thị Điểm – ở Đà Lạt. Thành phố này vốn sẵn nhiều bông, tui lại lâm vào cảnh “lạc giữa rừng hoa” nên trở thành “mong manh” là phải.

Các cô giáo của tôi đều là những phụ nữ xinh đẹp, dịu dàng, hiền lành và vô cùng tận tụy. Qua năm năm tiểu học, tôi được dậy dỗ kỹ càng nhiều điều cần thiết để thành người tử tế: phải rửa tay trước khi ăn, đánh răng trước khi ngủ, phải viết chữ (thay vì con số) ở đầu câu, phải xuống hàng sau mỗi đoạn văn đã đủ ý, phải vâng lời cha mẹ và anh chị, kính mến người già, tôn trọng thiên nhiên, thương mến súc vật, quí trọng bạn bè, yêu quê hương đất nước, thương người như thể thương thân…

Tuy không không thành công hay hiển đạt (gì ráo trọi) tôi vẫn sống được như một người đàng hoàng cho mãi đến hôm nay là nhờ luôn ghi khắc (và biết ơn) những gì đã được học hỏi vào thưở ấu thời. Hình ảnh của những cô giáo (thiên thần) của tôi cũng thế, cũng mãi mãi in đậm trong tâm trí của một kẻ tha hương – dù tóc đã điểm sương.

Trên con đường học vấn, tôi tự cho mình là một kẻ may mắn. Ít nhất thì cũng may mắn hơn rất nhiều những đứa bé thơ, hiện đang lớn lên ở đất nước Việt Nam:

– Cô giáo mầm non dùng dép đánh vào đầu trẻ

– Viết sai chính tả học sinh bị cô giáo đánh thâm tím mặt

– Giáo viên buộc học sinh uống nước giẻ lau bảng

– Thầy giáo cấp 1 bị tố dâm ô 9 học sinh lớp 3 …

– Phụ huynh biểu tình phản đối lạm thu

Như đã thưa, tôi vốn đa cảm và yếu đuối. Nghe tiếng vỡ vụn của một cái vỏ ốc sên dưới gót chân (lỡ bước) cũng đủ khiến tôi cảm thấy bất an nên không khỏi hoang mang, lo ngại cho những mầm non xứ sở vì những mẩu tin thượng dẫn.

May thay – tuần rồi – tôi tình cờ quen được một cô giáo trẻ, đang đi thăm người thân ở thủ đô Bangkok. Khi được hỏi về nghề nghiệp, cháu hãnh diện cho biết mình là một giáo viên dạy học tại một vùng quê thuộc tỉnh Nghệ An.

Tính cởi mở, và vẻ bặt thiệp, của người đồng hương khiến tôi bớt ngần ngại khi đặt những câu hỏi về tình trạng trẻ thơ bị ngược đãi hay bạo hành nơi trường học. Cháu xác nhận là có nhưng không nhiều lắm, và nói thêm rằng trở ngại lớn của nền giáo dục Việt Nam (hiện nay) là mức sống quá thấp nơi những thôn làng heo hút. Ở lắm chỗ, chuyện ăn mặc vẫn còn là vấn đề nên việc học hành gần như đang bị lãng quên hay bị coi như là điều xa xỉ.

Trước khi chia tay, chúng tôi trao đổi fb, email …  Có lẽ vì sợ tuổi tác khiến cho tôi khó cập nhật thông tin nên vài hôm cô giáo trẻ gửi cho tôi vài bài báo, rất cảm động, về công việc của nhiều bạn đồng nghiệp:

– Cô giáo bản nghèo, cống hiến tuổi thanh xuân cho học sinh vùng cao
– Cô giáo trẻ mang lời ca tiếng hát ra hải đảo
– Ngưỡng mộ cô giáo trẻ năng động, tâm huyết ở bãi bồi ven bờ sông Hậu
– Cô giáo 19 năm hi sinh hạnh phúc riêng vì học trò vùng cao

Tuần qua, tôi cũng tình cờ đọc được một đoạn văn ngăn (ngắn) nhưng đầy ắp tình cảm của nhà báo Mai Thanh Hải. Ông viết vì quá xúc động sau cái chết của một cô giáo vùng cao, bị lũ cuốn trôi:

Vẫn nhớ gương mặt em hòa lẫn cùng hơn 20 gương mặt giáo viên Mầm non toàn nữ, trong những ngày rét nhất, rét đến cứng đơ người của mùa rét 2011 năm trước, khi các em tập trung về điểm Trường chính Sàng Ma Sao (Bát Xát, Lào Cao) nhận áo ấm, thực phẩm, chăn màn của Gánh Hàng xén – “Cơm có thịt” cho bọn lít nhít đang ngồi yên ở điểm Trường Ki Quan San, đợi cô về.

Hôm ấy, mình phải ngủ lại điểm trường chính vì đường rừng bị sạt lở và lần đầu tiên, mấy thằng đàn ông bị “quây” rượu bởi hơn 30 cô giáo trẻ măng, vừa học xong đã phải lên trên bản dạy học, cả tháng may ra về Thị trấn được 1 lần.

Cuộc rượu về đêm, không say nổi bởi nghe các em thay nhau kể về cái cảnh thiếu thốn, chịu đựng và còn cả khát khao rất tầm thường của những thiếu nữ mới hơn 22-23 tuổi, đang ở phố thị, nhoằng cái phải lên rừng dạy học.

Sống cuộc sống không điện đóm, không tivi, không đài, không bạn bè, không tiếng người Kinh qua lại. Thiếu thốn từ hạt muối cho đến thanh củi, đêm nằm trong căn nhà tranh dột nát, gió lùa hun hút, không ngủ được vì lạnh, thành mất ngủ triền miên… Gần 2 năm, dự định gần Tết lại mang áo của Áo ấm biên cương lên Sàng Ma Sáo, gặp lại các em. Vậy mà!

Vĩnh biệt em, cô giáo Lý Thị Hồng (SN 1987, dân tộc Giáy, cư trú ở thôn Piềng Láo, xã Mường Hum, Bát Xát, Lào Cai) – Giáo viên thuộc phân hiệu Ki Quan San, Trường Mầm non xã Sàng Ma Sáo…

Họ hy sinh mọi thứ (kể cả tính mạng) nhưng họ chỉ được nhận lại khoản tiền thù lao vô cùng ít ỏi. Theo BBC: “Một nhà khoa học Việt Nam đưa ra đánh giá nói công an và quân đội có thu nhập chính thức cao nhất, còn nghề giáo và làm nông là thấp nhất nước này.” Bà Nguyễn Thị Kim Thanh – Trưởng Phòng GD, Sở GD-ĐT TPHCM – cho biết thêm chi tiết: “Tính ra, thu nhập của giáo viên mầm non còn thua cả người giúp việc!”

Ông Nguyễn Tiến Đạt, Phó Giám Đốc Sở GD-ĐT TPHCM, khẳng định: “Không đâu chăm lo mầm non tốt như ở nước ta!” Tôi e khó mà chia sẻ với sự lạc quan của vị Phó Giám Đốc Sở GD-ĐT TPHCM, trước thực trạng “thu nhập của giáo viên mầm non còn thua cả người giúp việc!”

Tuy thế, không ai có thể phủ nhận được sự tận tụy, cùng tấm lòng vị tha, của hằng vạn giáo viên trên khắp nẻo đường đất nước. Xin chân thành cảm ơn các em, các cháu – những cô gái Việt Nam vô danh và thầm lặng – đã vì những mầm non bất hạnh mà hy sinh, và trao trọn tuổi thanh xuân, để tương lai của xứ sở đỡ được phần đen tối.


 

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến – Lenin & cuộc cách mạng Tháng Mười

Ba’o Dan Chim Viet

Tác Giả:  Tưởng Năng Tiến

Duyên nợ của Lenin với đất nước Việt Nam, xem ra, mặn mà hơn ở bất cứ một nơi nào khác. Ngay tại chính quê hương của mình, có lẽ, ông cũng không bao giờ được nhi đồng Liên Xô dành cho những câu thơ ưu ái đến như thế này đâu:

Ông Lê Nin ở nước Nga
Mà em lại thấy rất là Việt Nam

Tượng đài Lenin được dựng tại nhiều nơi, tên của ông được đặt cho không ít những đường phố trên thế giới nhưng (chắc chắn) chỉ ở Việt Nam nó mới trở thành địa danh của sông/suối mà thôi:

Non xa xa, nước xa xa
Nào phải thênh thang mới gọi là
Đây suối Lê-nin, kia núi Mác
Hai tay xây dựng một sơn hà

(2/1941 – Thơ Hồ Chí Minh, NXB Nghệ An, 2005)

Thiệt là quá đã (và quá đáng) nhưng chưa hết!

Trước khi chuyển qua từ trần, Hồ Chủ Tịch còn không quên trăn trối là “sẽ đi gặp cụ Các Mác, cụ Lênin” – thay vì gặp ông bà tổ tiên của chính mình. Bởi vậy không có gì ngạc nhiên khi nhìn thấy hình ảnh của ông cũng được trưng bầy trang trọng khắp nơi, và băng rôn khẩu hiệu (“Chủ Nghĩa Mác Lê Nin Vô Địch Muôn Năm”)  được giăng mắc đến tận hang cùng ngõ hẻm ở đất nước VN.

Sông có khúc người có lúc!

Lenin không vô địch muôn năm, cũng chả vô địch được đến trăm năm. Cách Mạng Mùa Thu Cộng Sản (1989) đã xóa bỏ mọi “kỳ tích” của Cuộc Cách Mạng Tháng Mười (1917) và xoá sổ luôn “sự nghiệp vỹ đại” của ông.

Từ Moscova, ký giả Phương Đoàn tường thuật:

“Một điểm đặc biệt của chợ trời Nga là bày bán rất nhiều những gì thuộc về ‘tàn tích, tàn dư’ thời Xô Viết. Chân dung các lãnh tụ Cộng Sản như Lenin, Kark Marx… nằm la liệt giữa những đống xoong nồi lủng củng, giữa đám đất lầm bụi… khiến người xem thoáng có những suy tưởng so sánh chua xót, mỉa mai và hài hước về lý tưởng cao xa và thực tế trần trụi.

Những lá cờ nhung màu đỏ thêu chỉ vàng ca ngợi về những thành quả của Chủ Nghĩa Xã Hội với những câu khẩu hiệu đanh thép, tự tin về sự bất diệt của Marx-Lenin… giờ nằm lăn lóc trên các tấm ni lông sơ sài đặt trên mặt đất. Một quá khứ đầy hoang tưởng… Tôi bỗng nhớ lại thời điểm đứng ở Quảng Trường Ðỏ, vỗ vai nói với người đóng giả Lenin: ‘Nếu không có Lenin thật thì anh đã không phải làm Lenin giả để kiếm sống như vầy. Nước Nga xứng đáng nhiều lần hơn thế này.”

Tuy Lê Nin phải lê la kiếm ăn tại Moscova (và bị nguyền rủa, hay đập mẻ đầu, vỡ trán… ở nhiều nơi khác) từ mấy thập niên qua nhưng “uy tín” của ông ở VN thì vẫn không hề sứt mẻ – theo tường trình, với ít nhiều hậm hực, của nhà báo Từ Thức:

“Cái anh Lenin khát máu của một thời đại tưởng đã thuộc về dĩ vãng đó, tập đoàn cầm quyền Hà Nội đã dựng dậy làm bùa hộ mệnh…  Trong dịp tưởng niệm 100 năm Cách mạng Tháng 10, hiện tượng không đâu có, kể cả ở Nga, là cả tập đoàn lãnh đạo VN, không thiếu một mạng, đã kính cẩn xếp hàng tri ân và nguyện sẽ trung thành với chủ nghĩa Lenin.”

Ơ hay! Cái ông nhà báo này lạ nhỉ? “Cả tập đoàn lãnh đạo VN, không thiếu một mạng, đã kính cẩn xếp hàng tri ân và nguyện sẽ trung thành với chủ nghĩa Lenin” thì đã sao nào? Người ta ăn cây nào thì rào cây nấy chứ, đúng không?

Tôi chỉ thấy có mỗi một chuyện hơi sai – theo lời kể của nhà văn Nguyên Ngọc, trong tập bút ký (Đồng Bằng) sống động của ông – xin phép được ghi lại ngắn gọn sau đây, để rộng đường dư luận:

Và rồi lại có cả chuyện yêu đương, cũng lạ, bắt đầu từ anh chàng ngô nghê nhất trong chúng tôi về mặt này: Nguyễn Chí Trung. Trung yêu cô V., người Phú Thọ, là đàn chị ở đội múa chỉ thua cô Đào đã được học ít nhiều nghề biên đạo.

 Động lực và cách yêu của anh rất độc đáo. Anh muốn giúp V. trở thành đảng viên. Một buổi sáng biết văn công sắp đi công tác, anh dậy rất sớm, bồn chồn ra đón ở ngã ba đường đoàn sẽ đi qua, túi áo gói cẩn thận món quà quý định tặng V.

 Anh gặp được V. thật và trao quà, gói trong giấy trắng bong. V. cám ơn và mở ra: một cuốn Điều lệ Đảng! Về sau V. đã trở thành đảng viên thật. Rồi lại có trục trặc lớn về mặt này, nhưng là rất lâu sau, và lại có liên quan đến một nhân vật nguyên cũng từng ở chỗ chúng tôi, anh Phương, cục phó Cục Chính trị, người tôi được ở gần và rất kính trọng suốt thời đánh Mỹ.

 Anh Phương từng có một tiểu sử rất đẹp.

 Sau năm 1975 anh là thiếu tướng, phụ trách thanh tra ở Bộ Tư lệnh Quân khu 5. Và có việc anh xử lý một vụ liên quan đến cô V. văn công Nguyễn Chí Trung từng đón đường tỏ tình vào sáng tinh mơ âu yếm tặng một cuốn điều lệ Đảng…

Đoàn văn công tiên nữ duyên dáng và can trường trong chiến tranh của nhà Mỹ học Thái Minh Viên vậy mà đến hòa bình thì lại bị quên…Mà theo chỗ tôi biết, sau 1975 không có một chính sách nào đàng hoàng, chu đáo cho những người làm các nghề đó khi họ đã cống hiến khoảng tuổi đời nghề nghiệp dồi đào và đẹp nhất của họ trong chiến tranh.

 Một thế hệ mới, trẻ, đẹp, được đào tạo bài bản hơn, đã chiếm sân khấu, thay thế. Là tất yếu thôi. Còn họ? Bây giờ, đơn giản, họ thất nghiệp. Không ai, không tổ chức nào lo cho họ chẳng hạn đi học nghề, chuyển nghề.

 Cô Hồng thập lục vẫn rất tiểu thư có hôm đến chỗ tôi ngồi khóc kể “chuyên môn” của cô lúc này là đi dọn các nhà vệ sinh. Về sau cô đi xuất khẩu lao động ở Đức mấy năm, trở về có khá hơn đôi chút. Nói chung, tán lạc cả.

Cô V. lấy một anh làm đoàn trưởng, tìm được một chân nhân viên ở thư viện quân khu tại Đà Nẵng… Đại hội VI của Đảng 1986 được coi là đại hội đổi mới, nhưng tình trạng bao cấp còn kéo dài đến đầu những năm 90.

 Nhưng ở chỗ cô V. lại có một thứ rất giàu: những bộ toàn tập Lênin sang trọng, bìa cứng, màu nâu đậm, gáy chữ vàng nghiêm trang, dịch rất công phu, do Liên Xô in và cho không, thư viện lớn hàng trăm bộ, thư viện cỡ quân khu cỡ của cô cũng mấy chục bộ.

Vừa rồi tôi thử tìm đếm, ông ấy viết khỏe thế, mỗi bộ những 54 tập, trung bình mỗi tập khoảng 7-8 trăm trang. Mà ai cũng biết có ma nào đọc đâu. Chưng cho oai, cho phải đạo như anh Hoàng Ngọc Hiến nói ngày nào. Cho ra ‘kiên định’.

 Thỉnh thoảng cô V. lại phải vất vả lau mốc. Và tới lúc bao cấp túng bấn quá, tới bo bo cũng không đủ mà ăn, cô bèn đem bán bớt đi một bộ. Có ít đâu, ta đã nói rồi, ông ấy viết khỏe lắm, những 54 tập dày cộp. V. đã cẩn thận bóc hết bìa và xé hết những trang có ảnh lãnh tụ, cũng đã là một việc khá nặng nhọc.

Bán cho ai? Chỉ có thể các bà đồng nát. Giấy rất tốt, gói xôi không gì bằng. Thiếu đi một bộ cũng khó nhận ra. Kệ sách có hạn, chỉ chưng vài bộ, còn thì cất trong kho. Vậy mà vẫn có người tỉ mỉ đi soi đếm, và ‘chỉ điểm’.

Đời vẫn thế, loại ấy không thiếu. Sự việc bị tiết lộ. Xử vụ này là thanh tra quân khu, thiếu tướng Phương. Án phạt tối đa đối với một đảng viên. Bởi vì đây là kết luận của anh Phương, sau khi cân lên đặt xuống kỹ lưỡng mọi mặt. Phân tích rất đúng và nghiêm, không còn cãi vào đâu được. Không phải, không chỉ tội tham nhũng, còn có thể thông cảm nhẹ tay. “Đằng này,” anh Phương bảo, “nó bán cả chủ nghĩa kia mà!”.

Tôi ở Hà Nội nghe mà kinh ngạc, anh Phương, chính anh Phương tôi từng biết đã nói ra được câu ấy ư?”

Tôi thì không kinh ngạc nhưng cảm thấy vô cùng bất nhẫn, dù không rõ là với cái tội danh “bán cả nhủ nghĩa” thì cô V. đã phải lãnh cái “án phạt tối đa” nặng nề đến cỡ nào? Leninism được nhập cảng từ Nga bởi ĐCSVN nên giới lãnh đạo hiện nay muốn suy tôn, kỷ niệm, thờ cúng, xưng tụng (hay lợi dụng) kiểu gì cũng được – tuỳ nghi – vì họ có toàn quyền.

Nhưng mang cái chủ nghĩa (thổ tả) này quàng vào cổ của cả dân tộc Việt thì đâu có được. Cô văn công tên V., cũng như bao nhiêu lương dân khốn khổ và thấp cổ bé họng khác ở đất nước tôi, chả ai có liên quan hay dính dáng gì đến nó cả. Sao lại có thể bị kết án là “buôn bán đồ quốc cấm” được nhỉ? Đừng có suy bụng ta ra bụng người như vậy chứ!


 

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến – Trương Tửu

Ba’o Dan Chim Viet

Tác Giả: Tưởng Năng Tiến  

Ngoại và mẹ tôi đều rất hảo rượu nên mâm cơm gia đình không bao giờ thiếu chai/ lọ và ly/cốc … Được nuôi dưỡng trong cái không khí luôn nồng nàn hơi men như thế nên tôi cũng uống rất đều, và bắt đầu lê la hàng quán, ngay từ lúc thiếu thời.

Quanh bàn rượu, đôi lần, tôi được nghe kể về bà Vương Nhuận Chi (phu nhân của nhà thơ Tô Đông Pha) mà không khỏi sinh lòng hảo cảm:

“Mười năm chia tay bạn, chiều tối chợt bạn xuất hiện. Mở cửa, tay nắm chặt tay, chẳng kịp hỏi tới nhà mình bằng thuyền hay bằng ngựa. Cũng chẳng kịp mời ngồi ghế hay ngồi giường. Hàn huyên qua loa, vội chạy vào nhà trong, thấp giọng hỏi vợ rằng :

  • Mình liệu có đấu rượu của Tô Đông Pha không?

Vợ tươi cười rút cành trâm vàng đang cài trên đầu trao cho. Thế là đủ ba ngày cơm rượu…”

Chỉ cần một bữa “cơm rượu” thế thôi (nếu có) cũng đủ cho tôi tri ân người bạn đời của mình cho đến khi nhắm mắt. Nói chi tới ba ngày, hay sáu bữa. Vương Nhuận Chi quả là một tấm gương sáng soi cho nữ nhi (hậu thế) chỉ tiếc có điều là nó đã mờ dần với thời gian.

Bà đã vĩnh biệt dương gian cả ngàn năm rồi. Nay, mấy ai còn nhớ đến người phụ nữ rút cành trâm vàng ̣ để mua rượu đãi bạn của chồng (dễ dàng) như thế?

May mắn và gần gũi hơn, mới ngày qua, tôi lại vừa biết thêm về vị nữ lưu tuyệt vời khác nữa:

Tên bà là Nguyễn Thị Lai (1916-1996) con gái đầu của cụ Nguyễn Xuân Giới chủ một hiệu may nhỏ tại phố Tiên Tsin – nay là phố Hàng Gà – Hà Nội. Khi lập gia đình với nhà văn Trương Tửu bà được cha mẹ chia hồi môn cho một cửa hàng tạp hoá nhỏ đầu phố Hàng Điếu – Cửa Đông để bán hàng xén. Cuộc đời bà chỉ lặng lẽ làm nội trợ phía sau chồng con.

 Ngày rằm tháng giêng năm nay, kỹ sư Trương Quốc Tùng con trai của ông bà kể cho tôi nghe về nghị lực của người mẹ khi trải qua “cơn bão” Nhân văn Giai phẩm quét tới… Giáo sư Trương Tửu không còn dạy Đại học, ông bẻ bút về nhà. Không lương, không biên chế, mọi nguồn thu nhập của gia đình dồn hết lên đôi vai bà Lai.

 Giáo sư Trương Tửu mở phòng khám Đông y châm cứu thì cơ quan chức năng yêu cầu đóng cửa vì không có chuyên môn y khoa. Lúc này 45 tuổi, tối tối bà Lai đi học lớp Trung cấp Đông y bền bỉ và tốt nghiệp, được cấp bằng xuất sắc. Bà đứng tên đăng ký hành nghề, mở hiệu Đông y bắt mạch, kê đơn, bốc thuốc, châm cứu. Tiếng lành đồn xa, cửa hiệu lúc nào cũng đông khách.

 Kỹ sư Trương Quốc Tùng trầm ngâm nhớ tới lời kể của người thân trong gia đình (thời gian này ông đang đi học tại CHDC Đức) có những bữa cơm, bà Lai chỉ ăn cơm không. Bà nói: Nhai kỹ thấy cơm bùi và rất ngọt.

Kỳ thực, người vợ, người mẹ ấy nhường phần thức ăn ít ỏi trên mâm cơm cho chồng, cho con nhỏ… Khó khăn chồng chất nhưng không bao giờ bà có một lời oán thán! ( Người Vợ Nhân Văn. FB  Son Kieu Mai – 02/28/2021 ).

Ngay bên dưới bài viết này là phản hồi của độc giả Lệ Thúy“Tại sao nguoi chồng khong cố gắng vật lộn để khắc phục hoàn cảnh, lai cứ phải là bà vợ, vừa chăm con nội trợ lại lăn lộn kiếm tiền, chồng để ngắm ? Bởi đảm đang thế nên đàn ông cứ ươn hèn…”

Trương Tửu bị mắng là “ươn hèn” không phải là chuyện ngẫu nhiên. Người đời nay không mấy kẻ biết về ông, kể cả những nhân vật học thức – theo nhận xét của PGS.TS. Nguyễn Thị Bình :

“Ông thuộc số tên tuổi mà thế hệ chúng tôi (cùng một số thế hệ trước và sau chúng tôi nữa) được nghe nói đến nhiều nhất nhưng lại ít rõ ràng nhất. Trong suốt một thời kỳ dài, chúng tôi không sao hiểu nổi ông là ai giữa những lời kết án nặng trịch trên giấy trắng mực đen và vô số câu chuyện đồn thổi vừa đầy niềm thán phục vừa không thiếu ngậm ngùi cay đắng.”

Nỗi “cay đắng” này có thể được lý giải gẫy gọn như sau:

“Năm 1984, khi trở về Hà Nội, tôi muốn tìm lại, dù chỉ một dấu vết nhỏ, chứng minh sự hiện diện của Nhân Văn Giai Phẩm trong lòng người dân Bắc. Nhưng vô ích. Tất cả đều đã bị xóa sổ. Kín đáo dò hỏi những người thân trong gia đình sống ở Hà Nội, thuộc thế hệ ‘phải biết’ Nhân Văn, xem có ai còn nhớ gì không? Nhưng không, tuyệt nhiên chẳng ai ‘nghe nói’ đến những cái tên như thế bao giờ: linh hồn Nhân Văn đã bị xóa trong ký ức quần chúng, và như vậy, ‘nọc độc’ Nhân Văn đã hoàn toàn bị tẩy sạch. (Thụy Khuê. Nhân Văn Giai Phẩm & Vấn Đề Nguyễn Ái Quốc. Tiếng Quê Hương: Virgninia, 2012).

Công việc “tẩy sạch” cá nhân Trương Tửu cũng đã được “đội ngũ văn nghệ cùng giới trí thức miền Bắc thực hiện một cách hơi quá nhiệt tình (bởi cả đám môn sinh cũ của ông) mà “viện sỹ” Phan Cự Đệ là một gương mặt tiêu biểu :

“Với một lập trường chính trị phản động, thù địch với tư tưởng xã hội chủ nghĩa, với những quan điểm văn nghệ tư sản lỗi thời, với một phương pháp giảng dạy hoàn toàn duy tâm chủ quan, cơ hội, chúng ta có thể kết luận rằng: trong mấy năm qua, Trương Tửu đã tỏ ra không xứng đáng một tý nào với cương vị giáo sư một trường Đại học.”

Thời thế, may thay, không đứng về phía những kẻ xu thời. Do đó, ngay đến  Wikipedia (vốn luôn được biên soạn theo khẩu vị Hà Nội) cũng đã đề cập đến Trương Tửu một cách công bằng và khách quan hơn. Nó chỉ “gài” có mỗi một câu sai với sự thực thôi: “Đầu năm 1958, bị buộc thôi việc vì dính líu đến vụ Nhân văn giai phẩm. Sau đó, ông chuyển sang nghiên cứu y học và sống bằng nghề Đông y.”

Sự thực thì đúng là Trương Tửu định xoay sở sống bằng nghề Đông Y nhưng đâu có được Đảng và Nhà Nước để cho yên phận. Bởi thế nên mới có cảnh bà Nguyễn Thị Lai phải “nhường phần thức ăn ít ỏi trên mâm cơm cho chồng, cho con nhỏ… Khó khăn chồng chất nhưng không bao giờ bà có một lời oán thán!”

Trường hợp của L.S Nguyễn Mạnh Tường cũng vậy, cũng được Wikipedia Hà Nội “biên tập” một cách nhập nhèm, lấp liếm tương tự: “Sau vụ Nhân văn Giai phẩm, ông được chuyển sang làm chuyên viên nghiên cứu văn học nước ngoài tại Viện nghiên cứu phương pháp và chương trình giáo dục thuộc Bộ Giáo dục, và là cộng tác viên của nhà xuất bản Giáo dục.”

Nghe cứ y như thiệt vậy, nếu chính người trong cuộc không có cơ hội lên tiếng:

“Thảm cảnh đầu tiên mà tôi và gia đình phải chịu đó là cái đói… Tôi muốn dạy tiếng Pháp tại nhà. Nhưng vừa mới bắt đầu là đã có một đám công an, chắc chắn là đã được bọn gián điệp và điềm chỉ quanh tôi báo động cho họ, xuất hiện và bảo cho tôi là dưới chế độ cộng sản không có gì là tư nhân mà được cho phép, dù chỉ là việc dạy học của những ông thầy tận tụy.” (Nguyễn Mạnh Tường, Un Excommunié – Hanoi, 1954 -1991: Procès d’un intellectuel. Trans Nguyễn Quốc Vĩ – Kẻ Bị Mất Phép Thông Công Hà Nội, 1954-1991: Bản Án Cho Một Trí Thức).

 Tôi mới chỉ có dịp được biết thêm về Trương Tửu qua những bài tiểu luận viết với công tâm của vài vị thức giả thôi (Thụy KhuêLê Hoài NguyênĐỗ Ngọc ThạchLại Nguyên Ân…) nhưng cũng đã có được một hình ảnh về một Trương Tửu khác.

“Ai kiềm chế được quá khứ, kẻ đó kiểm soát được tương lai. Ai kiểm soát được hiện tại, kẻ đó kiềm chế được quá khứ – Who controls the past, controls the future; who controls the present, controls the past.” Khi viết dòng chữ trên, trong tác phẩm Nineteen Eighty – Four, vào năm 1948, George Orwell đã có thể hình dung ra được tất cả những thủ đoạn ma mãnh (của những chế độ toàn trị) trong việc ngụy tạo lịch sử.

Điều mà George Orwell không ngờ tới là kỹ thuật truyền thông tân tiến ngày nay đã đưa nhân loại bước vào Thời Đại Thông Tin. Ở thời đại này, mọi cố gắng đánh tráo dĩ vãng đều trở thành vô vọng, và chỉ tạo ra được những trò hề lố bịch mà thôi.


 

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến – Nguyễn Tường Thụy

Ba’o Dan Chim Viet

Tác Giả:  Tưởng Năng Tiến

Số năm tháng tôi nằm trong tù chắc ít hơn thời gian mà nhà thơ Nguyễn Chí Thiện ngồi trong nhà mét (W.C) và có lẽ cũng chỉ bằng thời gian ngủ trưa của nhà văn Vũ Thư Hiên, ở trại Bất Bạt – Sơn Tây.

Bởi vậy, sau khi đọc tác phẩm Hỏa Lò và Đêm Giữa Ban Ngày của hai ông (rồi đọc thêm Chuyện Kể Năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn, Thung Lũng Tử Thần của Vũ Ánh, và Trại Kiên Giam của Nguyễn Chí Thiệp) thì tôi tự hứa là không bao giờ viết lách gì vể chuyện nhà tù, trại tù hay người tù nào cả.

Chớ có dại mà múa rìu qua mắt thợ!

Tôi giữ được lời hứa này rất nhiều năm cho mãi đến nay, ngày cưới của con gái nhà văn Nguyễn Tường Thụy (NTT) vào hôm 24 tháng 10 năm 2023, Một trong những vị quan khách được mời, T.S Nguyễn Xuân Diện, cho biết:

Anh Tường Thuỵ đang chấp hành án tù ở trong nam, nên một mình chị Lân thay anh gả chồng cho con gái út. Anh chị em đến rất đông đủ khắp mặt. Xa thì có Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa và các bạn từ Hải Phòng lên. Mạn Tây Hồ thì có hai nhà văn Phạm Viết Đào, Nguyễn Nguyên Bình. Bạn trẻ Đỗ Cao Cường từ Hải Phòng lên, bạn già Nguyễn Quốc Trung từ Thạch Thất xuống. Toàn là bạn bè của anh Tường Thuỵ. Già nhất hội là cụ Khánh (Châm) năm nay tròn 90 tuổi, cựu tù Quản Bạ không án, lặn lội từ Lĩnh Nam tới dự.

Có 6 bác trai đã tu nghiệp tại các đại học Quản Bạ, Ba Sao, Hoả Lò, Yên Định… phong độ ngời ngời. Lại có 6 bác gái đang nuôi chồng ăn học là các bác: Phạm Thành, Phạm Văn Trội, Trịnh Bá Phương, Lê Dũng, Đỗ Nam Trung, Trương Dũng. Ai cũng ăn mặc đẹp và rất tươi tắn. Hội phụ nữ nên kết nạp họ hoặc tặng huy chương giỏi việc nước đảm việc nhà cho họ.

Nghe nói, trước đám cưới bên an ninh đã đoán rằng đám biểu tình viên sẽ tụ tập tại đám cưới rất đông, nên họ có gặp mẹ cô dâu dặn dò rằng khách của cô chú ko được hô khẩu hiệu Đả đảo Tập Cận Bình, nếu hô là an ninh ập vào liền đấy!
Lúc Trọng thay mặt bố Tường Thuỵ dắt em gái lên trao cho chú rể, mình nhớ và thương lão Thuỵ quá! Phải chi hôm nay lão có mặt ở đây trong ngày trọng đại của con gái út của lão thì lão vui lắm.

 Tiếng chép miệng của Nguyễn Xuân Diện (“phải chi hôm nay lão có mặt ở đây trong ngày trọng đại của con gái út”) khiến tôi chợt nhớ đến một câu chuyện cũ, hơi khó tin, qua lời kể của một chứng nhân thế giá – dịch giả & nhà văn Nguyễn Ước:

“Nhà thơ Lê Nhược Thuỷ tức Lê Hữu Huế vừa tốt nghiệp ban Việt Hán Ðại học Sư phạm Huế năm 1972 và đã có nghị định bổ dụng thì bị bắt vì hoạt động cho ‘phía bên kia’. Trong thời gian bị giam ở Nhà lao Thừa phủ Huế, anh được cho ‘đi phép’ 48 tiếng đồng hồ để làm lễ thành hôn với chị Ph.H. tại Trung tâm Sinh viên Phanxicô Xaviê.

Lúc ấy tôi là Chủ tịch Sinh viên Công giáo nên được hân hạnh đứng chủ hôn đám cưới có tên là Từ Ân đó. Sau khi anh Lê Nhược Thuỷ vào tù lại, chị Ph.H. lên Pleiku, tới nhiệm sở chỉ định của chồng, xin cho chồng được hoãn trình diện vì đang bận ở tù. Chị được Hiệu trưởng mời ở lại dạy Triết. Còn anh Lê Nhược Thuỷ, sau khi ra tù, lên nhận nhiệm sở, an toàn dạy Văn cho tới năm 1975.”

Lúc sinh thời, L.S Lê Hiếu Đằng cũng đã thuật lại một mẩu chuyện “khó quên (và khó tin) không kém:

“Tôi đã từng tham gia phong trào đấu tranh Sinh viên học sinh Huế lúc còn học đệ nhị, đệ nhất Quốc học Huế và đã từng bị bắt giam ở lao Thừa Phủ Huế gần một năm với Lý Thiện Sanh (nay là bác sĩ định cư ở Úc)…

Nhắc đến đây tôi có một kỷ niệm khó quên: ba tôi và mẹ Lý Thiện Sanh nóng lòng vì đã đến kì thi Tú tài II nhưng chúng tôi vẫn bị nhốt trong tù. Vì vậy ông bà làm đơn hú họa xin hai chúng tôi ra thi. Thế mà chính quyền Thừa Thiên-Huế lúc đó lại giải quyết cho ra thi.”

Tuy Lê Hiếu Đằng và Lý Thiện Sanh bị bắt giam vì tham gia vào những phong trào do nhà nước cộng sản miền Bắc giật dây nhưng “chính quyền Thừa Thiên-Huế lúc đó” vẫn chỉ coi họ như những thiếu niên bồng bột, chứ không phải là phần tử nguy hiểm cần phải trừng phạt (hay trừng trị) nên không có lý do gì để ngăn chận đường con đường học vấn của cả hai.

Tương tự, dù nhà thơ Lê Nhược Thủy bị bắt giam vì “hoạt động cho phía bên kia” nhưng “bên này” vẫn không xem ông như là kẻ tử thù mà chỉ là một người bất đồng chính kiến. Do đó, ông vẫn được chính quyền miền Nam đối xử một cách rất mực nhân văn: cho phép rời nhà tù 48 tiếng đồng hồ để làm lễ cưới, và sau khi hết hạn giam dữ thì vẫn lên Pleiku nhận nhiệm sở để đi dậy học như thường.

Nguyễn Tường Thụy, tiếc thay, không có cái may mắn để được sống trong một bối cảnh xã hội văn minh và “bình thường” như thế. Tuy là một cựu chiến binh, và dù hòa bình đã tái lập gần nửa thế kỷ ở Việt Nam, chuyện ông có thể được “tạm tha” vài tiếng đồng hồ (để tham dự lễ cưới của con) là điều bất khả dưới chê ́độ Đảng trị hiện nay.

Why?

Cô giáo Thảo Dân có sẵn câu trả lời: “Đảng dek có sự tự tin nào hết … Chẳng bao giờ tin dân.”

Thì dân cũng thế. Họ cũng chả đời nào tin Đảng. Tác giả hồi ký Lời Ai Điếu, nhà văn Lê Phú Khải, tường thuật:

“Sáng sớm ngày 14/09/1985 tôi đang ở bến đò Cà Mau chờ đi Năm Căn thì nghe tin đổi tiền. Mới tối hôm trước Đài Tiếng nói Việt Nam (cơ quan tôi làm việc) còn nói ‘Không có chuyện đổi tiền, đồng bào đừng nghe kẻ xấu tung tin đổi tiền’, vậy mà sáng hôm sau … chính cái đài ấy lại hô hào nhân dân đến các trạm đổi tiền để đổi tiền. Một bà già lớn tuổi ngồi cùng ghe đã chỉ tay lên cái loa đang loan tin đổi tiền ở trên bờ chửi, cái đài này nó nói dóc còn hơn con điếm.

Lê Phú Khải chấm dứt cuốn sách bằng câu: “Tôi đã phải sống với ‘con điếm’ ấy cả đời người!”

Hôn nhân cưỡng bách giữa dân tộc Việt Nam với “con điếm ấy” đã kéo dài gần cả thế kỷ rồi, và e sẽ không thể nào tiếp tục mãi như thế nữa. Mọi sự đều có giới hạn, kể cả bạo lực của cường quyền và những lời tuyên truyền dối trá. Với thời gian, cả hai đều không còn tác dụng.

Ngày 05 tháng 01 năm 2021, ba thành viên của Hội Nhà Báo Độc Lập Việt Nam bị kết án rất nặng nề:

  • Tiến sĩ Phạm Chí Dũng, Chủ tịch Hội NBĐLVN, 15 năm tù, 3 năm quản chế.
  • Ông Nguyễn Tường Thụy, Phó Chủ tịch HNBĐLVN, 11 năm tù và 3 năm quản chế.
  • Ông Lê Hữu Minh Tuấn, Biên tập viên Vietnamthoibao.org, 11 năm tù và 3 năm quản chế.

Tổng cộng gần 40 năm tù nhưng không làm cho những người trong cuộc nao núng hay khiếp sợ. Cùng ngày, nghĩa là ngay tức khắc, Hội Nhà Báo Độc Lập Việt Nam vẫn thản nhiên tuyên bố: “Sẽ tiếp tục hoạt động dựa trên tôn chỉ, mục tiêu thành lập Hội nhà báo độc lập, nhấn mạnh đối thoại, phản biện ôn hòa để đưa đất nước, dân tộc đi lên văn minh, hiện đại.”

Cùng lúc, RFA đi tin: “Nhà báo Nguyễn Tường Thụy, một blogger của Đài Á Châu Tự Do đã xé bỏ đơn kháng cáo, sau khi bị buộc phải viết theo hướng dẫn của viên công an.”

Đài Little Saigon TV cho biết thêm: “Vợ ông Thụy cho rằng năm nay ông đã 72 tuổi, ‘khó có thể ở tù đủ án’. Tuy nhiên ông Thụy cho biết trong bức thư gửi cho bà rằng ông nhất định không nhận tội để giảm án…  Người ta chỉ sống một lần. Nếu cho tôi làm lại, tôi vẫn làm như thế thôi.”

Tuy chồng bị giam cầm (và “khó có thể ở tù đủ án”) bà Phạm Thị Lân, phu nhân của nhà văn NTT, vẫn chu toàn được trách nhiệm của một người làm mẹ. Đám cưới của cháu Thuỵ Châu đã tổ chức chu đáo đến độ khiến mọi người đều phải ngạc nhiên và thán phục:

  • Nguyễn Xuân Nghĩa: “Tiệc cưới đàng hoàng không thua kém gì ở các gia đình có đủ cả chồng lẫn vợ. Tôi nhận ra một chút hãnh diện trong khuôn mặt chị. Hãnh diện vì không chỉ chị có trách nhiệm với chồng trong các chuyến thăm nuôi tận một nhà tù trong Nam Bộ mà còn với một ngày hoàn hảo, là ngày vui nhất trong cuộc đời con gái, như gia đình anh & chị không bị chia ly.”
  • Nguyễn Xuân Diện: “Anh Tường Thuỵ đang chấp hành án tù ở trong nam, nên một mình chị Lân thay anh gả chồng cho con gái út. Anh chị em đến rất đông đủ khắp mặt. Lâu lắm rồi, anh chị em bác cháu mới gặp được nhau. Vui mà thương nhau lắm.”
  • Đặng Bích Phượng: “Một số người được mời dự đám cưới, đã được công an ‘hỏi thăm’ từ hôm trước. Gia đình cô dâu cũng bị dọa dẫm, nếu trong đám cưới mà hô hào phản đối Tập Cận Bình sang VN, là an sẽ ập vào ngay đấy…. Đồng cỏ mênh mông nhà chúng mài, ập vào rồi thì chúng mày làm gì” ?

Tôi không hiểu cái cụm từ mới lạ này (“đồng cỏ mênh mông nhà chúng mài”) nên chỉ đoán chừng đây là một câu mắng nhiếc, cùng với một lời thách thức: “ập vào rồi thì chúng mày làm gì” ?

Không khí tươi vui và thân mật trong ngày vui của hai cháu Thụy Châu – Đức Bằng, và “phong cách ngời ngời” của những khách mời (theo như nguyên văn cách dùng từ T.S Nguyễn Xuân Diện) thì xem chừng đây không phải chỉ là thách thức riêng của cá nhân nhà hoạt động xã hội Đặng Bích Phượng mà còn là sự biểu lộ thái độ sẵn sàng đối đầu của cả một giới người – giới tinh hoa – với chế độ toàn trị hiện hành.

Họ là ai?

Nhà báo Lê Hữu Minh Tuấn cho biết: “ (họ)…  có thể chưa phải là tinh hoa về học thức và địa vị xã hội nhưng chính họ là mầm mống xây dựng một xã hội văn minh, đạo đức, dân chủ, và tự do hơn trong tương lai.”


 

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến – Trần Danh San

Báo Đàn Chim Việt

Tác Giả:  Tưởng Năng Tiến

Nơi chương 33, trong cuốn Đèn Cù I (Trần Đĩnh, Người Việt Books 2014) tôi đọc được câu: “Bị đánh đuổi sau Nhân văn – Giai phẩm, Nguyễn Mạnh Tường đói quá – có lần lả đi ở đường Trần Hưng Đạo…”

Bộ thiệt vậy sao?

Thiệt chớ!

Chính người trong cuộc cũng khẳng định vậy mà:

“Chúng tôi có một con chó do bạn bè cho. Nó rất khôn và chúng tôi yêu nó lắm. Nhưng nó đã già và chúng tôi không còn khả năng mua cho nó thịt và những thức ăn tăng sức, nó không còn sức đứng lên trong chuồng, ngẩng đầu nhìn tất cả chúng tôi, với một ánh mắt tin yêu của loài vật, chắc chắn với những dòng nước mắt và một nỗi buồn sâu thẳm vì đã đến lúc phải rời chủ. Chúng tôi bật khóc khi nó nấc những hơi thở cuối cùng…” (Nguyễn Mạnh Tường, Un Excommunié – Hanoi, 1954 -1991: Procès d’un intellectuel. Trans Nguyễn Quốc Vĩ – Kẻ Bị Mất Phép Thông Công Hà Nội, 1954-1991: Bản Án Cho Một Trí Thức).

Ủa! Sao luật sư ở bên Tây về (với hai cái bằng tiến sỹ lận) mà đói dữ vậy cà?

Theo nhiều người thì vì Nguyễn Mạnh Tường có “dây dưa” với nhóm Nhân Văn nên bị trừng trị. Cũng không ít kẻ nghĩ rằng ông bị chế độ hiện hành “chôn sống” vì đã trót dại lên tiếng (“Qua Những Sai Lầm Trong Cải Cách Ruộng Đất – Xây Dựng Quan Điểm Lãnh Đạo”) trong một phiên họp của Mặt Trận Tổ Quốc, vào hôm 30 Tháng Mười, 1956.

Thực ra, số phận của Nguyễn Mạnh Tường (nói riêng) và đám luật sư miền Bắc (nói chung) đã được “an bài” trước đó:

“Ngày 17-11-1950, Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 158-SL, quyết định việc bổ sung cán bộ công nông vào ngạch thẩm phán và thăng bổ các thẩm phán toà án nhân dân huyện lên toà án nhân dân tỉnh… Từ đây, theo ông Vũ Đình Hòe : ‘các thẩm phán huyện, đa số là đảng viên cộng sản, chỉ qua lớp chính trị và nghiệp vụ’. Quan điểm lựa chọn thẩm phán chủ yếu ‘đứng trên lập trường nhân dân’ của Hồ Chí Minh đã ảnh hưởng lâu dài đến nền tư pháp Việt Nam.” (Huy Đức. Bên Thắng Cuộc, tập II. OsinBook, USA: 2012).

Muốn biết cái nền tư pháp công nông hóa của bác Hồ “ảnh hưởng lâu dài” ra sao, xin xem qua dáng điệu và cử chỉ của một vị thầy cãi (được “mời bào chữa” cho ông Hoàng Minh Chính) sau khi nhân vật này bị bắt lại, vào năm 1996:

“Hôm xử Chính tôi không ra đứng ở cổng toà mà đến Hồng Ngọc tối trước. Đang trò chuyện thì ông luật sư K. gia đình mời bào chữa cho Chính đi vào. Một cái bóng lúp xúp. Cụp vai, cúi đầu thì thào dăm ba câu, cái dáng sợ bị nghe trộm, nhòm trộm. Tuy nhớn nhác nhưng ông trung thực, trước sau chỉ khe khẽ chối (nhưng lại gắt): Tôi không cãi được… ý gia đình như thế thì không cãi được đâu.

Hà, con gái cả Chính kêu lên: Thế thì im hả bác? Lúng túng giây lát ông luật sư lại gắt giọng nhưng vẫn thì thào: Không cãi được mà. Tôi hỏi thế nghĩa là gia đình nhận tội thì cãi được? Ông nói: Đã nhận thì cần gì cãi. Rồi lúp xúp đi ra. Ông biết trong bóng tối quanh đây đầy những con mắt lúc này đang theo đõi chặt. Rồi máy ghi âm. Có khi chụp ảnh nữa. Qua tư thế ọp ẹp, ông cố để lộ rõ ông đầu hàng Nhà nước.” (T. Đĩnh, s.đ.d., tập II, chương 27).

Giới luật sư ở miền Nam thì không thế: không “nhớn nhác,” không “lúp xúp,” không “cụp vai,” không “thì thào” gì sất. Đã thế, họ còn nói rất to (“bằng loa phóng thanh”) cho cả bàn dân thiên hạ nghe luôn:

Sau sự kiện giới trí thức Tiệp Khắc ban hành Hiến Chương 77 chống lại nhà cầm quyền Cộng Sản Tiệp Khắc, tại Sài Gòn, trong vòng đai lửa của chế độ mới, hai Luật Sư Trần Danh San và Triệu Bá Thiệp không thể im lặng. Cả hai đồng hoàn thành văn bản “Tuyên Ngôn Nhân Quyền Của Những Người Việt Nam Khốn Cùng”.

Hai anh và nhóm trí thức bất khuất gồm hơn mười luật sư, giáo sư, kỹ sư trước 1975 hành nghề tại Huế và Sài Gòn đã hẹn nhau chia làm hai ngã tiến theo hai đường tập trung trước Nhà Thờ Ðức Bà vào chiều ngày 23 Tháng 4, 1977. Trần Danh San dùng cái loa phóng thanh qua một máy ghi âm nhỏ đọc lên bản ‘Tuyên Ngôn Nhân Quyền của Những Người Việt Nam Khốn Cùng’ đến cùng đồng bào Sài Gòn, cũng của miền Nam lẫn miền Bắc đang mong chờ lần phục sinh từ bãi lầy cộng sản…

Trong trại giam Phan Đăng Lưu anh nhận đòn tứ trụ với sức chịu đựng tưởng chừng như không thực: Với thân hình cao không quá “một thước-sáu” nhận đòn đánh hội đồng từ bốn tên lực lưỡng chuyên nghiệp tra khảo người.

Sau những trận đòn chạm tới điểm chết, sau những tháng kiên giam nơi hầm tối của anh, viên cán bộ trưởng trại Phan Đăng Lưu có câu hỏi: Anh có ngừng chống đối không? Trần Danh San trả lời chắc chắn: Chống đối là điều tất nhiên! Câu trả lời được nhiều bạn tù nơi Phan Đăng Lưu năm ấy hiện nay đang cư trú tại vùng Nam Cali nghe rõ. (Phan Nhật Nam. “Trần Danh San, Tiếng Hò Khoan Đã Tắt”).

Chưa hết đâu!

Sau đó, khi ở A20 – nơi còn được A-20 Nguyễn Chí Thiệp mệnh danh là Trại Kiên Giam – Trần Danh San còn tham gia vào việc làm báo chui (underground press) nữa chớ:

“Anh đã chấp nhận đánh đu với tử thần để vừa cung cấp cho mọi người những thông tin cập nhật, những bài viết giúp họ mở mang kiến thức, kiên định lập trường, vừa giữ vai trò điều hợp một số hoạt động đấu tranh ở trong trại.

Sau khi Vũ Văn Ánh bị cùm trong xà lim rồi bị tuyên phạt ‘biệt giam vô thời hạn’, tôi được chỉ định làm ‘thư ký tòa soạn’ cho tờ báo. Nhiệm vụ của tôi là tuyển chọn bài, sửa chữa chút đỉnh chính tả, văn phạm rồi giao cho Hải Bầu, Ngọc Đen lên khuôn; sau đó tôi kiểm soát lại lần cuối và phát hành.

Trần Danh San kín đáo giao cho tôi một bài viết rất hay: Vì Sao Chúng Ta Tranh Đấu. Tôi đã giao cho Hải Bầu, Ngọc Đen đăng trong Hợp Đoàn số 4. Bài viết được nhiều anh em tù, đặc biệt là những anh em tù chính trị có án, ưa thích.” (Phạm Đức Nhì. “Nén Nhang Cho Một Anh Hùng”).

Đến tờ Hợp Đoàn số 5 thì cả đám lần lượt … vô cùm. Riêng Vũ Ánh, Trần Danh San, Nguyễn Chí Thiệp thì bị cùm hơi lâu khiến A-20 Nguyễn Thanh Khiết đâm ra sốt ruột và xót ruột:

Sáu năm biệt giam

ba muỗng nước, ba muỗng cơm

chưa lần lung lay ý chí

một đời anh – một đời sĩ khí

bước thấp, bước cao cắn nhục mà đi

ngọn bút hiên ngang

thay làn tên mũi đạn

giữa trại thù nét mực chưa phai

Dù thế, dù “sáu năm biệt giam/ ba muỗng nước/ ba muỗng cơm” nhưng Trần Danh San vẫn không hề nao núng:

“Tôi nhớ trại trưởng phân trại E của A-20, Lê Đồng Vũ mà chúng ta gọi là Tư Nhừ vì hắn mang lon thiếu tá công an, giọng lúc nào cũng nhừa nhựa như thằng say rượu, không biết nó sẽ rút cây K-54 ra bắn mình lúc nào, hỏi khích…: ‘Thế nào, anh San còn bẻ gậy chống trời nữa không’. Trần Danh San đáp tỉnh bơ: ‘Tất nhiên, cán bộ.’ Câu chuyện về bạn có thể viết được một cuốn tiểu sử rất dày về đời tư, đời công và đời tù của một nhà tranh đấu.”  (Vũ Ánh. “Bài Điếu Văn Cho Trần Danh San Một A-20 Vừa Ra Đi Vĩnh Viễn”).

Sao Trần Danh San lại quyết liệt và ngang tàng đến thế?

Câu trả lời có thể tìm được qua câu tâm sự của chính ông với một người bạn đồng tù: “Phải cho thế hệ sau biết để các em, các cháu có thêm nghị lực, dũng khí đi tiếp con đường chúng ta đi.”

Với ít nhiều chủ quan, tôi tin rằng không ít quí vị luật sư của thế hệ đến sau (Đặng Đình Bách, Nguyễn Văn Ðài, Lê Công Ðịnh, Võ An Đôn, Lê Trần Luật, Lê Thị Công Nhân, Lê Quốc Quân, Nguyễn Bắc Truyển …) đều đã được thừa hưởng cái “dũng khí” từ những người đi trước như Nguyễn Mạnh Tường, Trần Danh San…


 

Hoài Cổ – S.T.T.D -Tưởng Năng Tiến

Tưởng Năng Tiến

Tôi xa quê đã lâu, lâu đến nỗi không còn có thể nói hay đọc được tiếng mẹ đẻ một cách lưu loát và trôi chẩy nữa. Trên đường lưu lạc, có hôm, tôi lỡ bước đến Ayutthaya – nơi được vua U Thong chọn làm kinh đô của Xiêm La, từ thế kỷ XIV.

Nhìn thành quách, đền đài, phế tích điêu tàn giữa ánh nắng chiều mà không khỏi bùi ngùi, và chợt nhớ đến bài thơ (“Thăng Long Hoài Cổ”) của Bà Huyện Thanh Quan:

Tạo hoá gây chi cuộc hý trường
Đến nay thấm thoắt mấy tinh sương
Dấu xưa xe ngựa hồn thu thảo
Nền cũ lâu đài bóng tịch dương
Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt
Nước còn cau mặt với tang thương …

Vì vốn liếng biết tiếng Việt nghèo nàn (và vì cách dụng từ có khuynh hướng hàn lâm của tác giả) nên tôi không dám chắc là đã hiểu hết được cái tâm cảm áo não của bà, sau một cuộc bể dâu. May mắn là ngay bên dưới bài thơ thượng dẫn còn có thêm vài câu chú thích, tuy ngắn gọn nhưng khá tường tận:

“Thăng Long là kinh đô nước ta từ đời nhà Lý đến đời nhà Lê, đến đời Minh Mệnh nhà Nguyễn thì đổi ra tỉnh Hà Nội. Đi qua cố đô, Bà huyện Thanh Quan, đại biểu cho giai cấp sĩ phu Bắc Hà, bâng khuâng trước sự di đô đổi triều, đau lòng trước sự tang thương.”

Thì ra là thế!

Tôi vốn không sính chuyện thơ văn (và cũng chả có tinh thần nghinh tân hay hoài cựu gì sất cả) nên hoàn toàn không cảm thấy “bâng khuâng” chi hết, “trước sự di đô đổi triều tang thương” xẩy ra trong thời đại của chính mình. Điều may mắn là dân Việt không chỉ toàn cái thứ thất phu và vô cảm như tôi nên mọi diễn biến thời cuộc, cùng tâm tình của thế nhân, đều đã được giới “sỹ phu Bắc Hà” ghi nhận:

  • Lê Phú Khải: “Ngày vui ngắn chẳng tày gang, không khí hồ hởi vui tươi sau chiến thắng Điện Biên Phủ, sau hòa bình lập lại 1954 ở Hà Nội cũng như toàn miền Bắc mau chóng nhường chỗ cho những ngày ảm đạm, u ám của những cuộc ‘đấu tranh giai cấp’, của cải cách ruộng đất, của cải tạo tư sản, đấu tố …”
  • Nguyễn Khải: “Một nửa nước được độc lập nhưng lòng người tan nát tài sản một đời chắt chiu của họ bị nhà nước tịch thu hoặc trưng thu khiến họ trở thành những người vô sản bất đắc dĩ. Tầng lớp trí thức chẳng có tài sản gì ngoài cái đầu được tư duy tự do, thì cái đầu cũng bị nhà nước trưng thu luôn.”
  • Nguyễn Văn Luận: “Hà Nội im lìm trong tiết đông lạnh giá, người Hà Nội e dè nghe ngóng từng ‘chính sách’ mới ban hành… Hà Nội đói và rách, khoai sắn chiếm 2 phần tem gạo, 3 mét vải ‘cung cấp’ một năm theo ‘từng người trong hộ’. Mẹ may thêm chiếc quần ‘đi lao động’ thì con nít cởi truồng.”
  • Bùi Ngọc Tấn: “Quản lý chặt dạ dày, hộ khẩu, duy trì tình trạng thiếu đói cả ở nông thôn và thành phố, chia nhau từng mét chỉ, nửa cây kim, nửa cái bát sành…”

Cuộc hý trường kế tiếp, xẩy ra 21 năm sau (năm 1975) cũng thê lương và thảm thương không kém: Nam Kỳ Khởi Nghĩa tiêu Công Lý/ Đồng Khởi lên rồi mất Tự Do! Tuy đã mất tự do và công lý nhưng nhiều người cầm bút vẫn còn giữ được lương tâm, và đã khẳng khái nói lên mọi cảm nghĩ chân thật của mình, dù thuộc bên thắng cuộc:

  • Nhà văn Dương Thu Hương: “Vào miền Nam tôi khóc vì sao? Là bởi vì tôi hiểu đạo quân chiến thắng ở miền Bắc phụ thuộc vào một chế độ man rợ.”
  • Nhà thơ Phan Huy: “Tôi đã khóc ròng đứng giữa thủ đô/ Giận đảng giận đoàn bao năm phỉnh gạt.”
  • Nhà báo Trần Quang Thành: “Những người chóp bu của Cộng sản đã lừa dối nhân dân Việt Nam và lừa dối cả nhân dân toàn thế giới.”
  • Nhà báo Huy Đức: “Có một miền Nam không giống như miền Nam trong sách giáo khoa của chúng tôi.”

Nó khác ra sao?

Ông Châu Hiển Lý (bộ đội tập kết) cho biết:  “Sự bẽ bàng còn lớn hơn vinh quang chiến thắng. Hòa bình và thống nhất đã chỉ phơi bày một miền Bắc xã hội chủ nghĩa thua kém miền Nam, xô bồ và thối nát, về mọi mặt. ‘Tính hơn hẳn’ của chủ nghĩa Mác-Lênin trở thành một trò cười. Sự tồi dở của nó được phơi bày rõ rệt cùng với sự nghèo khổ cùng cực của đồng bào miền Bắc.”

Với thời gian, cùng với sự “tồi dở” và “thối nát về mọi mặt” mỗi lúc được “phơi bầy rõ rệt” hơn, dân Việt đều trở nên hoài cổ ít nhiều. “Bao giờ trở lại ngày xưa?”(hay “Ngày xưa ơi biết bao giờ trở lại?”) có lẽ là lời than thở đầu môi, sau mỗi cuộc hý trường ở đất nước này:

Nguyễn Đình Toàn (1936 – ) : Sài Gòn ơi! Ta mất người như người đã mất tên/ mất từng con phố đổi tên đường/khi hẹn nhau ta lạc lối tìm/ ôi tình buồn như đã sống thêm (Sài Gòn Niềm Nhớ Không Tên).

Hoàng Anh Tuấn (1932 – 2006) : Mưa hoàng hôn, năm cửa ô sầu hắt hiu trong ngục tù/ Tủi thân nhớ bao ngàу qua/ Mưa ngùi thương nhòa trên giòng sông Hồng Hà/ Ôi còn đâu vàng son mùa thơ hiền hòa/ Đau lòng Tháp Rùa, Thê Húc bơ vơ, Thành Đô xác xơ! (Mưa Sài Gòn Mưa Hà Nội).

Vũ Thành (1926 – 1987) : Rồi đây dù lạc ngàn nơi / Ta hướng về chốn xa vời/
Tìm mộng xưa lãng quên tháng ngày tàn phai/ Nghẹn ngào thương nhớ em … Hà Nội ơi! 
(Giấc Mơ Hồi Hương).

Tuy kẻ mất người còn nhưng Nguyễn Đình Toàn, Hoàng Anh Tuấn, Vũ Thành … đều thuộc về một thế hệ đã qua. Họ có “dĩ vãng vàng son” để mà hoài cổ, và đó là chuyện thường tình. Điều bất thường là lớp trẻ bây giờ cũng thế, cũng có khuynh hướng … nhìn lui!

Ngày 4 tháng 10 năm vừa qua, nhà báo Lê Anh Hùng đã ghi lại một bức ảnh của chính ông, trong bộ cánh rất chỉnh tề và lịch sự, cùng với câu hỏi: “Bao giờ cho đến ngày xưa?”

Ngày xưa nào?

Lê Anh Hùng sinh năm 1973. Ông chào đời chưa bao lâu thì “cả nước đã quy về một mối, một mối hận thùmột mối đau thương! Tuổi thơ, cũng như tuổi trẻ của ông (e ) đều không êm đềm hay tươi vui lắm. Vậy mà ông vẫn hoài cảm (hay hoài cổ) thì nghĩ cũng hơi kỳ. Cuộc sống (xem chừng) mỗi lúc một tệ hại hơn với tất cả mọi người dân Việt, bất kể tuổi tác hay thành phần – trừ đám lãnh đạo ở đất nước này:

  • Nguyễn Phú Trọng: “Nhìn tổng quát, đất nước có bao giờ được như thế này không?”
  • Nguyễn Thị Kim Ngân: “Đất nước này được như thế này, ngẩng mặt lên nhìn với bạn bè năm châu bốn biển như thế này, vai trò vị thế như thế này đó là do chúng ta duy trì được sự ổn định chính trị và trật tự an toàn trong cả nước.”
  • Nguyễn Xuân Phúc: “Việt Nam tuy là nước có thu nhập thấp nhưng có chỉ số hạnh phúc cao thứ 5 thế giới.”
  • Nguyễn Mạnh Hùng: “Tôi có một niềm tin rằng người Việt Nam sẽ làm ra những thứ mà thế giới chưa từng làm”.

Sự tự tín, lạc quan và tin tưởng (hay hoang tưởng) của họ không khỏi khiến tôi nhớ những câu than trách của nhà báo Nguyễn Thông : “Đám cai trị xứ này cũng không hẳn là mù mắt, nhưng sự mù đầu mù óc, mù tư duy, suy nghĩ thì quá rõ. Như các cụ xưa bảo, đường quang chẳng đi lại đâm quàng bụi rậm. Quờ quạng cây gậy lý luận khua khoắng dò đường, chỉ đâm vào ngõ cụt.”

Sau cả nước “đâm quàng vào bụi rậm” rồi toàn dân lại “đâm vào ngõ cụt” thì hỏi ai mà không hoài cổ?

Tưởng Năng Tiến


 

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến – Bùi Tuấn Lâm

 Ba’o Đàn Chim Việt

Tác Giả: Tưởng Năng Tiến

Trang Tuổi Trẻ Kon Tum có mục (“Mỗi Tuần Một Câu Chuyện Đẹp”) khá hấp hay. Tuần này, chuyện kể về một người già độc thân rộng rãi và hào phóng:

Quán bún bò 199 là chỗ dựa tài chính vững chắc giúp ông Lâm Kim Hùng (66 tuổi, Đồng Nai) nuôi hàng chục sinh viên nghèo hiếu học. Quán của ông vừa là nơi ăn ở miễn phí vừa là nơi tạo công ăn việc làm cho các bạn kiếm thêm thu nhập…

May mắn trong việc kinh doanh, quán bún bò mang lại nguồn thu nhập ổn định. Thế nhưng, vì sống một mình, nên khoảng lợi nhuận ấy quá dư giả so với cuộc sống bình thường của ông. Nhận thấy cứ để dành tiền mãi cũng chẳng được gì nên ông quyết định giúp đỡ cho những người có hoàn cảnh khó khăn.

Đối với ông, việc này không phải là làm thiện nguyện mà chỉ là ông đang trả “nợ đời”. Vì cuộc đời đã cho ông công ăn việc làm, có điều kiện hơn nhiều người nên ông mong muốn san sẻ bớt với những ai khó khăn hơn.

Tôi cũng biết một ông chủ quán khác bún bò hào sảng khác, tên Bùi Tuấn Lâm (BTL) ở Đà Nẵng. Nhân vật này cũng rất thường hay “trả nợ đời” bằng cách “san sẻ”, dù hơi nặng gánh gia đình:

Tối nay, ông lại ngang quán mình.

 Nhưng lúc nào ông cũng lướt đi qua rất nhanh. Và lần nào cũng vậy, mình phải chạy theo gọi ông mới quay lại. Nhưng không phải lúc nào ông cũng nhận. Có khi ông nói người ta mới cho ông tô cơm chiên ăn rồi, có khi lại nói có người cho tô cháo rồi, ông no rồi, con giữ lại bán đi. Khi nào đói ông lấy.

Và hôm nay thì ông nhận. Biết ông cả hơn hai tháng nay, từ ngày mở quán. Nhưng ít khi nói chuyện nhiều, vì ghé lấy rồi đi. Nay ông đứng đợi chiên gà lại cho nóng. Nên nói chuyện hỏi thăm, mới biết hằng ngày ông đi bán đến 2, 3h sáng. Và sau đó thì ghé công viên 23-9 ngủ tạm ở gầm cầu.

 Nghe mà xót.

 Gởi đồ cho ông, rồi lại dặn. Như những lần trước con nói, nay con nhắc lại ông nha, ông cháu mình vui vẻ quý mến nhau. Nên cứ đi ngang qua quán con thì ghé vào lấy đồ ăn nha, không ngại ngùng gì hết, cứ xem như con cháu. Tiền thì con không có, nhưng đồ ăn thì con luôn có nghen ông…

Cảm ơn con.

 Dạ con chào ông, chúc ông ngon miệng.

 Rồi nhìn ông lầm lũi bước đi, tự nhiên cay cay. Nghĩ lại mình còn sướng quá ấy chứ. Cảm tạ Chúa, vì nay con mở hàng món mới được tốt lành. Xin cho con buôn bán được thuận lợi, để qua đó con có thể làm được những chuyện bé nhỏ như này, và có tiền đặng còn trả nợ nghen Chúa.

 Lạy Chúa con yêu mến Ngài. Amen.

 Peter Lam Bui 26/05/2020

Phóng viên Bùi Thư (BBC) tường thuật: “Bên cạnh bán bún bò, ông Bùi Tuấn Lâm còn tổ chức bữa ăn 0 đồng cho những người có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn.”

Ngoài tính hào hiệp, BTL còn giầu chất hiệp sỹ và nghệ sỹ nữa. Ông là thành viên của Câu Lạc Bộ Bóng Đá No-U, luôn góp công góp sức giúp đỡ cho các gia đình tù nhân lương tâm, thường tham dự vào những cuộc biểu tình chống ngoại xâm, và hay đăng tải những bài viết liên quan đến việc bảo vệ môi trường.

Tất cả những hoạt động của ông đều không “được lòng” nhà nước (hiện hành) nên BTL bị sách nhiễu thường xuyên, và đôi lúc còn bị bạo hành. FB Hoang Vu cho biết:

“Vì lẽ đó, công việc làm ăn và chỗ trọ của Phêrô Bùi Tuấn Lâm ở Sài Gòn luôn bị công an làm khó dễ, hạch sách đủ kiểu… Sau khi lập gia đình, nhắm không thể trụ lại ở thành Hồ, Lâm Bùi đành đưa vợ về quê nhà là Đà Nẵng để tìm kế sinh nhai.

Từ lúc có 3 cô con gái xinh xắn, Lâm Bùi đã không còn tham gia phong trào đấu tranh như trước, chỉ lo kiếm tiền nuôi con bằng những công việc trang trí thiết kế tự do và bán quán Bún Bò BA CÔ GÁI. Những lúc rảnh rỗi thì Lâm Bùi mới lên facebook bình luận hài hước một số sự kiện thời sự, châm biếm những bất cập của cuộc sống…”

Cuộc sống ở VN hiện nay lại có quá nhiều điều “bất cập” để mà “bình luận” (hay giễu cợt) nên sự “hài hước” của BTL đã khiến ông bị bắt giam. Phil Robertson, thành viên của tổ chức Theo Dõi Nhân Quyền, tường thuật:

“Bùi Tuấn Lâm trở nên nổi tiếng vào tháng Mười một năm 2021 khi làm một đoạn video chế ghi hình bản thân bắt chước đầu bếp nổi tiếng có nghệ danh là Thánh Rắc Muối, người mấy ngày trước đã nổi như cồn ở Việt Nam sau khi rắc muối lên miếng bít tết dát vàng giá 2000 đô la và bón tận miệng cho bộ trưởng công an Việt Nam, Tô Lâm.

Trong đoạn video của mình, Bùi Tuấn Lâm thay miếng bít tết dát vàng bằng tô mì thường nhật với vài lát thịt và hành. Đoạn video này cũng được lan truyền rộng rãi, mang lại cho Bùi Tuấn Lâm cái tên lóng ‘Thánh Rắc Hành’ và tai tiếng cho ông bộ trưởng.

Người của ông bộ trưởng ra đòn trả đũa rất nhanh. Công an sách nhiễu và đe dọa Bùi Tuấn Lâm, 39 tuổi, theo dõi ông gắt gao, triệu tập và thẩm vấn ông, cũng như gây sức ép buộc ông đóng cửa quán mì bên lề đường của mình. Tháng Chín năm 2022, nhà hoạt động nhân quyền lâu năm bị bắt với cáo buộc ngụy tạo về ‘hành vi tuyên truyền chống nhà nước’ …. Tòa án kết án ông năm năm rưỡi tù giam cộng thêm bốn năm quản chế …”

Bản án này có hà khắc quá không?

Không đâu!

Vụ BTL và Tô Lâm không chỉ giản lược vào một cái án tù nặng nề mà còn nhiều màn “trả đũa” bẩn thỉu và ti tiện khác nữa, và chưa biết đến bao giờ mới có điểm dừng. Ngày 27 tháng 05 năm 2023, bà Lê Thanh Lâm cho biết:

Tôi không được vào tham dự phiên tòa. Tôi bị bạo lực, bị xúc phạm danh dự, bị xâm phạm thân thể. Hai em trai của chồng bị đánh bầm dập ngay trước tòa án.

Tôi không khỏi rùng mình khi nghĩ về những gì mà tôi và gia đình đã trải qua vào ngày diễn ra phiên toà xét xử chồng tôi là Bùi Tuấn Lâm. Tôi không nghĩ nơi mình đang đứng là trước cổng toà án và sau đó là UBND Phường mà lại bị chính những người của bộ máy công quyền hành xử thô bạo như thế.

Ngày 13 tháng 10 năm 2023 vừa qua, bà Lê Thanh Lâm  còn cho biết thêm:

Trại Giam Đà Nẵng ngăn cản không cho mẹ con tôi thăm gặp Bùi Tuấn Lâm?

Đã 2 tháng trôi qua, gia đình tôi vẫn chưa được thăm gặp ba của bọn trẻ.

– Trong tháng 9, không có cuộc gặp nào vì họ nói chồng tôi bị kỷ luật.

– Tháng 10, họ đồng ý cho thăm gặp lại nên đã nhận đơn từ ngày 2/10. Nhưng đến nay không giải quyết. Cán bộ trại giam nhận đơn của tôi đến hôm nay đã chặn luôn số điện thoại của tôi. Phó giám thị thì nói không nhận được đơn trình báo. Tất cả các phòng ban và cán bộ đều đùn đẩy qua lại cuộc thăm gặp này…

Thật khốn nạn!

Khốn nạn thì đã hẳn nhưng đôi ba câu hỏi vẫn cần được đặt ra: sao họ lại có thể khốn nạn đến thế được, và “họ” là ai vậy?

Xin thưa: họ là những người đeo đồng hồ mua bằng nhiều tỷ đồng, ở biệt phủ trị giá hằng trăm tỉ, trả học phí cho con nhiều gấp trăm lần tiền lương hàng tháng. Họ cũng là những kẻ có đủ nhẫn tâm ăn một miếng thịt bò dát vàng (trị giá “tương đương với tám tấn lúa khô”) trong khi suy dinh dưỡng vẫn là một vấn nạn lớn đối với rất nhiều trẻ thơ ở Việt Nam.

Quan niệm, thái độ, cũng như cung cách vị tha của BTL hoàn toàn tương phản với cuộc sống vị kỷ, bê tha và bất cận nhân tình của họ. Sự hiện diện cùng lối hành sử của ông đã khiến họ rất bận lòng. Bởi thế, họ đã tìm cách giam ông vào một nơi cho khuất mắt rồi nghĩ ra đủ trò đê tiện để hành hạ BTL và gia đình thân nhân của ông cho … thỏa dạ tiểu nhân.

Những kẻ ti tiểu, ác độc và bất nhân như thế thì ở đâu và thời nào mà không có. Điều không may của dân tộc VN là chúng lại đang “lãnh đạo” cái đất nước khốn khổ và bất hạnh này!


 

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến – Củ Chi & Wikipedia

Ba’o Dan Chim Viet

Tác Giả: Tưởng Năng Tiến

Cuối đời, tôi hơi hốt hoảng khi chợt nhớ ra rằng mình chưa được đi du lịch lần nào ráo trọi. Trước khi chuyển qua từ trần, có lẽ, cũng nên thử nghỉ hè một chuyến cho nó giống với (phần đông) thiên hạ!

Gọi điện thoại hỏi qua mấy hãng du lịch, và được khuyên rằng nếu không rành tiếng Anh tiếng Pháp thì đừng có bầy đặt qua Tây qua Úc làm chi (cho má nó khi) cứ qui cố hương cho nó chắc ăn. Thủ tục xin chiếu khán vào Việt Nam, bây giờ, thoáng lắm.

Những địa điểm họ đề nghị nên đến “tham quan” cũng đều vô cùng hấp dẫn:

  • Lăng Bác
  • Tượng Đài Mẹ Việt Nam Anh Hùng
  • Địa Đạo Củ Chi

Giữa tôi và ông Hồ Chí Minh không có mâu thuẫn gì lớn. Xích mích, đụng chạm, cãi cọ (nho nhỏ) cũng không luôn. Vào thăm lăng Bác âm u cho biết (nó âm u tới cỡ nào) cũng tốt thôi nhưng kẹt cái là phải ra tuốt luốt Thủ Đô Của Lương Tâm Nhân Loại thì xa xôi và lôi thôi quá. Đã thế, cứ theo dư luận thì nạn rạch hành lý của du khách ở phi trường Nội Bài “nổi cộm” hơn ở Tân Sơn Nhất rất nhiều lần (nên) tôi đành … thôi vậy!

Tượng Đài Mẹ Việt Nam Anh Hùng lớn nhất Đông Nam Á thì chắc chắn là một “kỳ quan” của thế giới rồi. Không được xem (qua) quả là điều đáng tiếc. Tuy nhiên, theo báo chí thì dù mới khánh thành nó đã bị bong gạch hết trơn rồi.

Thôi thì đi chỗ khác chơi cho nó lành. Tôi quyết định sẽ đi thăm Địa Đạo Củ Chi. Trước khi tới nơi tưởng cũng nên ghé Wikipedia coi qua chút đỉnh:

“Địa đạo Củ Chi là một hệ thống phòng thủ trong lòng đất ở huyện Củ Chi, cách Thành phố Hồ Chí Minh 70 km về hướng tây-bắc.

Hệ thống này được Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đào trong thời kỳ Chiến tranh Đông Dương và Chiến tranh Việt Nam. Hệ thống địa đạo bao gồm bệnh xá, nhiều phòng ở, nhà bếp, kho chứa, phòng làm việc, hệ thống đường ngầm dưới lòng đất.

Hệ thống địa đạo dài khoảng 200 km và có các hệ thống thông hơi vào các vị trí các bụi cây… tầng cuối cùng cách mặt đất 8-10m. Ðường lên xuống giữa các tầng hầm được bố trí bằng các nắp hầm bí mật. Bên trên nguỵ trang kín đáo, nhìn như những ụ mối đùn, dọc đường hầm có lỗ thông hơi. Liên hoàn với địa đạo có các hầm rộng để nghỉ ngơi, có nơi dự trữ vũ khí, lương thực, có giếng nước, có bếp Hoàng Cầm, có hầm chỉ huy, hầm giải phẫu… Còn có cả hầm lớn, mái lợp thoáng mát, nguỵ trang khéo léo để xem phim, văn nghệ.”

Trời, đất, qủi thần ơi – hồi đó – sao cán bộ cách mạng giỏi dữ vậy cà? Ở dưới tuốt địa đạo cả chục thước mà không ai bị ngộp nước ráo trọi; đã vậy, họ còn làm kho chứa vũ khí, bệnh viện giải phẫu, và rạp để chiếu phim hay trình diễn văn nghệ nữa kìa.

Vậy mà bây giờ hễ cứ mưa là thủ đô Hà Nội trở thành Hà Lội, và thành phố Hồ Chí Minh (rực rỡ tên vàng) cũng bớt rực rỡ rất nhiều vì lụt lội … Khoảng cách rất gần giữa Sài Gòn và Củ Chi (70 KM) và rất xa giữa “khả năng của chính quyền cách mạng” hồi thời chiến với thời bình khiến tôi hơi nghi ngại – nghi ngại về mức độ khả tín và khả xác của Wikipedia!

Lò dò thêm một chập tôi tìm ra được một nguồn tài liệu khác viết về Củ Chi, qua ghi nhận của một nhà văn – Xuân Vũ. Ông không có tên trong Wikipedia, tất nhiên, dù đã để lại cho đời “một gia tài văn chương đồ sộ gần 50 tác phẩm” – theo ghi nhận của nhà thơ Nguyễn Mạnh Trinh:

“Xuân Vũ (1930-2004) là một nhà văn mà các tác phẩm cả về lượng lẫn phẩm đều nổi trội. Ông viết nhiều thể loại, từ những hồi ký đến truyện dài, từ những truyện phong tục đồng quê của Nam Bộ thời xa xưa đến những truyện theo sát thời sự từ thuở kháng chiến chống Pháp đến lúc vượt Trường Sơn vào Nam…

Một bộ hồi ký gồm 5 cuốn mà Xuân Vũ viết qua ký ức của Dương Đình Lôi ‘2000 Ngày Đêm trấn Thủ Củ Chi’ cũng là một chứng tích của một cuộc chiến mà những chiến công tưởng tượng và những anh hùng là người có tên có tuổi thực nhưng được thổi phồng với những việc làm mà óc tưởng tượng cũng phải khó khăn lắm để sáng tạo ra.”

Họ “tưởng tượng” hay “sáng tạo” ra sao?

Xin xe qua đôi dòng ( “Lá thư gởi cho một nữ ‘dũng sĩ’ đất Củ Chi”) Xuân Vũ viết thay lời tựa cho tác phẩm của ông:

“Em Bảy Mô thân mến,

Bất ngờ anh bắt gặp một quyển sách tiếng Anh viết về địa đạo Củ Chi trong đó có đề cập tới em và hình em nữa. Xem xong quyển sách này anh cười phì vì nó hài hước và bịp bợm quá lẽ, anh không muốn nêu tên sách và tác giả ra đây vì họ không đáng cho anh gọi là nhà văn, mà họ chỉ đáng được gọi là những thằng bịp…

Anh tự hỏi tại sao tác giả quá ngây ngô để bị lừa một cách dễ dàng rồi trở lại lừa độc giả của họ một cách vô lương như thế. Nhưng cho dù họ bịp được toàn nhân loại đi nữa, họ cũng không lừa được anh và em, những kẻ đã từng đổ mồ hôi và máu trên mảnh đất này.

Riêng anh thì đã tử thủ mặt trận: Hai ngàn ngày đêm, không vắng mặt phút nào. Để nói cho độc giả biết rằng bọn Cộng Sản đã bày trò bịp thế gian một lần nữa, sau vụ đường mòn xương trắng và khuyên những người nhẹ dạ chớ có mắc lừa, anh quyết định viết quyển sách này.

Họ bảo rằng bề dài địa đạo là hai trăm dậm. Em có tin không? Sự thực Củ Chi có mấy khúc địa đạo còn tạm xài được trước khi Mỹ vô (1964) ? Quận Củ Chi là một quận nhỏ gồm mươi lăm xã cách Sài gòn hai chục cây số đường chim bay, nhưng nó là cửa ngỏ đi vào Sài gòn cho nên có hai bên Quốc Gia lẫn Cộng Sản đều tử chiến ở đây, một chiến trường khốc liệt nhất Miền Nam trong cuộc chiến tranh lần thứ hai của nước ta.

Nếu tính bề châu vi thì quận Củ Chi đo được chừng năm mươi cây số. Như vậy bề dài của địa đạo ít nhất bốn lần chu vi Củ Chi. Họ còn viết rằng địa đạo đã lập thành một vòng đai thép bao quanh căn cứ Đồng Dù và người cán bộ mặt trận có thể ở dưới địa đạo nghe nhạc đang đánh ở trên căn cứ này. Cụ thể là ông Năm Phạm Sang ngồi đàn dưới địa đạo mà nghe Bon Hope diễn kịch ở trên đầu hắn.

Quyển sách ma này nói láo, nói bậy hoặc nói nhầm hầu hết về những gì đã xảy ra ở Củ Chi trong vòng năm năm (1965-1970) anh và em có mặt ở đó. Nhưng ở đây anh chỉ nhặt ra vài ba điểm quá ư ngu xuẩn của tác giả mà một người đã dám cầm bút viết nên sách dù kém tài đến đâu cũng không thể có được.

Ví dụ họ viết rằng anh Tám Lê và vợ là Thị Thắm mổ xẻ thương binh dưới địa đạo. Xin hỏi: “Làm cách nào để đem thương binh xuống đó ? ” Nên biết rằng miệng địa đạo chỉ hẹp bằng cái khay trầu thôi. Người thường tuột xuống đó còn phải lách chứ không dễ dàng.

Thương binh, nếu nặng thì nằm trên cáng, còn nhẹ thì băng bó đầy mình làm sao tụt xuống được? Và nếu có tụt xuống được thì nằm ở đâu, dụng cụ gì, đèn đóm nào dùng cho cuộc giải phẫu.

Đó là chưa nói đến cái không khí ác độc ở dưới địa đạo. Người khỏe mạnh bất đắc dĩ phải xuống địa đạo thì chỉ trong vài tiếng đồng hồ là đã mệt ngất ngư rồi: vì không đủ dưỡng khí! Nếu bị kẹt vài giờ dưới đó thì con người đã trở thành miếng giẻ rách, còn khi bò lên được thì đã quên hết tên họ mình. Vậy sau khi được giải phẫu, thương binh phải sống dưới đó làm sao?

Đó là chưa kể những việc lặt vặt khác như thương binh phóng uế hoặc thủ tiêu những băng đầy máu me. Những người chưa từng ở địa đạo nghe mấy vị này mô tả chắc sẽ nghĩ rằng cuộc sống dưới địa đạo khỏe khoắn như ở trong nhà lầu có máy điều hòa không khí.

Xin thưa câu chuyện không đẹp tai cho lắm: Một lần nọ khi chui xuống địa đạo chúng tôi bị quân Việt Nam Cộng hòa chốt trên đầu không lên được. Rủi thay một nữ cán bộ có đường kinh. Nếu ở trên mặt đất thì dù không kịp dùng băng vệ sinh người đàn bà vẫn không toát ra mùi gì (xin lỗi) nhưng ở dưới địa đạo gặp trường hợp này mọi người đều ngặt mình như sắp chết vì cái mùi uế tạp kia. Người chưa từng ở địa đạo không thể biết rằng đánh một cái rắm dưới đó chẳng khác nào bỏ một trái bom nguyên tử…

Em Mô thân mến. Chúng ta hãy cùng nhau cúi hôn mảnh đất Củ Chi đau khổ của chúng ta hiện nay đang nhục nhã vì bị bọn Cộng Sản đem ra làm trò bịp thế gian…”

Cái gì chớ “bịp” thì là nghề của “bọn Cộng Sản” mà, và Wikipedia (tiếng Việt) thì đúng là mảnh đất lý tưởng để cho mấy ổng múa gậy vườn hoang.