Quan chống tham nhũng bị bắt vì tham nhũng

Lmdc Viet Nam

*** Quan chống tham nhũng bị bắt vì tham nhũng.

Thế mới hay, nhà cầm quyền độc tài CSVN thối nát khắp mọi nơi, từ trên xuống dưới.

-Sáng 15/3, theo báo Tiền Phᴏnց, Ông Nguyễn Ngọc Ánh – Chánh Thaпh tra tỉnh Lâм Đồng vừa bị Cục Cảnh sáτ điều tɾa tộɪ phạm về tham nhũng, kinh tế và buôп lậu (C03) Bộ Côռց aп khởi tố, bắt tạm giam ᵭể điều tra những sai phạm liên quan đến việc thanh tra ᵭất đai.

Một tuần tɾướᴄ đó, C03 đã ƿҺối hợp ѵớɪ Cônց aп Lâm Đồng triệu tập ôռց Nցuyễn Ngọc Ánh đến Làm vɪệc ѵề những sai phạm liên quan đến ᴄȏnց tác chỉ đạo, kết luận thanh tra trong quản lý, sử ɗụпɡ ᵭấτ, giao ᵭấτ, giao rừng tại Dự án xây dựпɡ Khu đô thị tại huγện Đứᴄ Trọng, Lâm Đồng.

Đến ngày 10/3, Cục Cảnh sáτ điều tɾa tộɪ phạm ѵề tham nhũng, kinh tế, buôп lậu đã khởɪ tố vụ án, bắt tạm gɪɑm ônց Nguyễn Ngọc Ánh – Chánh Thanh tɾa tỉnh Lâm Đồng ᵭể điều tra hành vi nhận hối lộ.

Cáᴄ cơ quan chứᴄ nănց còn đang mở rộng điều tra vụ án vì ᴄòn có mộτ số cá nhâп khác liên quan đến những sai phạm tại dự án này.

TL Freshnews

THƯ GỬI CÔ GIÁO

Bài viết đáng suy ngẫm, mời đọc

Lấy từ Bản Tin Đặc Biệt (Nam Nguyễn) ngày 11-Mar-2023

THƯ GỬI CÔ GIÁO

Kính thưa Cô,

Đến tận bây giờ, gõ những dòng E-mail trần tình này gửi đến Cô, em vẫn còn trách ông trời, phải chi cuối tiết “Lịch Sử” hôm ấy trời đừng mưa to thì giảng đường Đại Học không ai còn ngồi lại và Cô cũng đâu có thời gian trò chuyện khuyến khích sinh viên mình… Và, hôm nay, em cũng không phải gõ email này gửi Cô mà em biết khi đọc Cô sẽ không vui…

Em còn nhớ hôm ấy lời Cô nói: “Lịch sử là những gì diễn ra trong quá khứ, được tái hiện lại, trong hôm nay và ngày mai, phải trung thực, chân thật nhằm cho người sau biết và lấy đó làm kinh nghiệm, xấu xa sai trái thì tránh nếu tốt đẹp có ích thì tự hào để nhân bản thêm lên, vì vậy đề tài bài tham luận: ’37 mùa xuân Đại Thắng’ nói về ‘chiến công thần thánh’ của quân dân ta chống ‘đế quốc Mỹ xâm lược, cứu nước’ của mỗi bạn, cần phải gọt giũa đánh giá cho xứng tầm vĩ đại của dân tộc, trong khi chờ mưa tạnh, chúng ta cùng nói chuyện bên lề ngoài tiết học, các bạn còn điều gì lấn cấn chưa rõ ở chiều sâu và rộng của bài tham luận mà mỗi bạn sẽ phải hoàn thành, thì cứ hỏi Cô, xem như bạn bè thoải mái bày tỏ quan điểm khách quan và thắc mắc của mình để chúng ta rộng đường suy luận mà viết bài cho sắc sảo có tính thuyết phục cao, ở đây có nhiều bạn theo khoa ‘báo chí’ mà! Nào mời các Phóng Viên tương lai nói chuyện chuyên đề, chờ mưa tạnh…”.

Và Cô cười, nụ cười giao lưu rất thoải mái.

Em cũng nhớ, mình là người thứ tư, sau các bạn, vô tư ngập ngừng cười, nói với Cô: “Chiến tranh với Mỹ là có thật, nhưng nếu nói đó là chống xâm lược để cứu nước – thì không phải – thưa Cô! Em nghĩ như vậy…”

Sau lời nói, thoáng nhiên giảng đường im phăng phắc làm em chột dạ bối rối thấy mình tự nhiên như đông cứng lại tại chỗ ngồi… Em nhớ, nghe xong lời em Cô quay nhanh bước ra gần cửa sổ ngóng màn mưa ngoài trời một thoáng rồi trở lại. Cô nhìn em trong ánh mắt tuồng như rất giống ánh mắt mẹ em khi đi chợ nhìn người bán hàng trước khi trả giá mua. Cô nói với riêng em một câu ngắn gọn nhỏ thôi đủ cho em nghe: “Hình như bạn đùa không phải lúc…” rồi bình thản cô quay lên bục giảng lấy áo mưa, chần chừ chờ giảng đường thưa người, Cô ra về sau cùng. Không mang theo áo ưa nên em ngồi nán lại. Đi ngang qua, Cô dừng chân, như thầy giáo nhắc bài học trò, cô nói với em: “Bạn cần phải lên thư viện nhiều hơn, tìm trong sách, ở đó có nhiều câu trả lời cho vấn đề của bạn vừa nêu ra, tôi nghĩ, không khéo danh hiệu Đoàn viên Thanh niên CS/HCM ưu tú, xuất sắc, đối tượng của đảng nơi bạn sẽ lung lay…”

Thưa Cô,

Email này của em chắc chắn không phải là chất liệu để em trông đợi giữ cho chặt lại cái danh hiệu “ưu tú-xuất sắc” ấy, mà đơn giản em muốn chứng minh thông điệp – lời cô nói – lịch sử rất cần sự “trung thực, chân thật”.

Thưa Cô! Không phải vui đùa đâu ạ, mà em nói thật lòng: “Chiến tranh với Mỹ là có thật, nhưng nếu nói đó là chống xâm lược để cứu nước – thì… không phải vậy…” Xin phép cô, cho em giữ nguyên nhận định này của mình dù em biết có những di luỵ nhất định không mong đợi… Bởi vì có rất nhiều dẫn chứng để “ai đó có thể lừa dối một số người trong một lúc, và lừa dối hết mọi người trong vài lúc, nhưng không thể mãi mãi lừa dối được tất cả mọi người.” (Abraham Lincoln). Nói lên điều này em biết Cô sẽ phiền lòng. Nhưng…Thưa Cô! Em tìm thấy trong tác phẩm dịch từ nguyên tác Nhật Bản “12 người làm nên nước Nhật” của Giáo sư Tiến sĩ

Đặng Lương Mô (có thể Cô cũng biết!) Viện sĩ Hàn Lâm Viện Khoa học New York, năm 1992. Uỷ Ban Nhân Dân TP. HCM khen thưởng kiều bào có công với đất nước, năm 2003.

Trong danh sách “12 nhân vật mà người dân Nhật Bản tôn vinh” – 12 người đã lập nên một nước Nhật hùng mạnh ngày nay, chúng ta lưu ý đến người mang số 10 không phải là người Nhật:

(1) Thái tử: Shotoku,
(2) Chính khách: Hikaru Genji,
(3) Lý Thuyết Gia: Minamoto Yoritomo,
(4) Anh Hùng: Oda Nobunaga,
(5) Kỹ sư: Ishida Mitsunari,
(6) Nhà cải cách: Tokugawa Yeyasu,
(7) Triết Gia: Ishida Baigan,
(8) Chính Khách: Okubo Toshimichi,
(9) Nhà tư bản học: Shibusawa Ei-ichi,
(10) Thống Tướng Hoa kỳ: Douglas MacArthur,
(11) Giáo Sư lý thuyết gia: Ikeda Hayato,
(12) Doanh Nhân: Matsushita Konosuke.

Ông ta, chính xác là Thống Tướng quân đội Mỹ. Thật không hề dễ dàng chút nào cho gần hai trăm triệu con cháu “Thái Dương thần nữ” phải nhìn nhận một Tướng Lãnh khét tiếng của Mỹ, kẻ thù không đội chung trời của họ trong Đệ II Thế chiến trên Thái Bình Dương và khắp các mặt trận Châu Á, là Tư lệnh quân đội Mỹ chuẩn thuận văn bản đầu hàng của chính phủ Nhật Bản sau đó đại diện cho LHQ và chính phủ Mỹ chiếm đóng Nhật Bản… trở thành một Anh Hùng, ân nhân của Nhật Bản sau 2 quả bom nguyên tử của Mỹ cũng rơi trên lãnh thổ nước này gây nên nhiều tang thương.

Phải là người có nhiều công trạng thực tiễn mang lại một thành quả lớn lao mà giá trị của nó bao hàm đặc tính rõ rệt của chân, thiện, mỹ trong một nhân cách mà người Nhật ví như Anh Hùng (Anh hùng là bậc Chính Nhân Quân Tử) để nhân dân Nhật công nhận, tri ân sánh ngang hàng với Thái Tử và 11 người con cháu ưu tú của “Thần Nữ Thái Dương”.

“Nhân vô thập toàn” Thưa Cô! Tướng Mỹ Douglas MacArthur và quân đội của họ không phải là không có nhược điểm, nhưng bù lại họ tạo ra rất nhiều ưu điểm đôi khi vượt lên trên tập quán thông thường mà nhân danh những người chiến thắng đã xử sự với kẻ chiến bại, khiến những nhược hay điểm yếu không còn là đáng kể.

Cuối Đệ II Thế chiến, ở Đông Nam Châu Á, đạo quân Mỹ hùng mạnh do Tướng MacArthur chỉ huy đã đánh bại và quét sạch quân phiệt Nhật khỏi Indonesia, giải phóng Philippines, hỗ trợ bảo vệ cho Trung Hoa Dân Quốc tại đảo Đài Loan, rồi thay mặt LHQ giải giới vũ khí chiếm đóng Nhật Bản, Sau đó từ Nhật lại tiến qua giải phóng Cao Ly cứu Nam Hàn sắp bị Cộng Sản Bắc Hàn nuốt chửng. Nhưng thưa Cô! Quân Mỹ đổ máu xương giải phóng (đúng nghĩa giải phóng) các quốc gia này nhưng hoàn toàn không có tham vọng 1cm2 đất đai nào từ các lãnh thổ ấy.

Vì sao vậy? Còn bên kia bán cầu, cũng đạo quân Mỹ (xâm lược?) phối hợp với 2 (cựu đế quốc thực dân) Pháp và Anh chiếm đóng, giải giới, quân phát xít Đức, toàn quyền định đoạt số phận một nửa quốc gia Đức, nhưng sao họ không cùng nhau chia phần xâu xé Tây Đức, mà ngược lại, bảo trợ toàn diện (kẻ thù của họ ở đầu hôm) phát triển vững mạnh trên cái nền tự do dân chủ đến nỗi cảm hoá được phần phía Đông, giả từ CNXH thống nhất quốc gia trong yên bình êm ái?

Tại Nhật Bản, Tướng MacArthur và quân đội Mỹ đã áp dụng một chính sách chưa có tiền lệ trong lịch sử thế giới với Nhật Bản “quốc gia tù binh” của họ. Ông tôn trọng Thiên Hoàng Nhật Bản, không ép buộc thoái vị (dù LHQ và chính phủ Hoa Kỳ không cấm ông truất phế).

Chưa được Quốc Hội Mỹ chính thức phê chuẩn, nhưng trên cái nền Kế hoạch Marshall (Marshall Plan tên của Ngoại trưởng Mỹ George Marshall người đã khởi xướng) nhằm viện trợ tái thiết một nền móng kinh tế chính trị vững chắc hơn cho các quốc gia Tây Âu nâng cao mức sống và kiến thức của người dân để đẩy lui chủ nghĩa cộng sản sau Thế chiến II. Trong vòng 2 thập kỷ, nhiều quốc gia ở Tây Âu đạt được mức tăng trưởng và phồn vinh chưa từng có nhờ kế hoạch Marshall này.

Chính phủ Mỹ thông qua tướng MacArthur cũng có chủ trương tương tự với Nhật Bản, bên cạnh còn cải tổ hệ thống chính quyền, lãnh đạo, từ chính trị, kinh tế, tới sửa đổi hiến pháp, nghi lễ của hoàng gia, nhất thiết mỗi việc đều do một tay MacArthur quyết đoán, ông chỉ ra những khiếm khuyết trong thời chiến tranh mà giới lãnh đạo Nhật Bản đã có những sai lầm, ông đoan chắc cùng nhân dân Nhật khi Nhật Bản trở thành một nước dân chủ, quản lý một nền công nghiệp chiến tranh chuyển đổi qua thời bình một cách khoa học thì sẽ sớm giàu mạnh, không thua gì nước Mỹ, ông không ngần ngại nói với người dân Nhật rằng, Nhật Bản đã thua Mỹ vì kém về mặt vật chất kinh tế tài chính chứ không phải là tinh thần vì họ đã chiến đấu rất dũng cảm mà vẫn thua, nên đa số dân Nhật thuyết phục bởi sự cải tổ ấy. Ông chủ trương phá bỏ chủ nghĩa quốc gia dân tộc và chế độ phụ thuộc quá nhiều vào ảnh hưởng của Hoàng Gia, để Nhật Hoàng chỉ còn là biểu tượng. Nhật Bản cũng có một nền văn hoá tự do coi trọng sự lựa chọn của cá nhân như nước Mỹ, Thủ tướng và nghị viện do người dân trực tiếp chọn lựa qua lá phiếu của mình. Một vài chính khách Nhật còn hoài cổ nặng chủ nghĩa cực đoan dân tộc cho rằng Tướng MacArthur là một chính trị gia độc tài áp đặt, nhưng đại đa số người Nhật cho là sự độc tài ấy để cho một nước Nhật hùng mạnh chứ không là nước Mỹ. Rất ngẫu nhiên cái cách mà người Mỹ, tướng MacArthur đã thể hiện trong cuộc chấn hưng nước Nhật sau chiến tranh nó rất gần với tính cách tinh thần võ sĩ đạo của người Nhật (nhân ái, bao dung thay thù hận) nên mang lại ảnh hưởng mãnh liệt trong xã hội Nhật Bản ngày nay. Ở Châu Âu người ta ví von nước Mỹ có công khi biến Nhật Bản thành một Thuỵ Sĩ Viễn Đông! Vì vậy, Douglas MacArthur đã được mọi thành phần, khuynh hướng, chính đảng, từ Hoàng Gia đến thứ dân đều chọn làm người thứ mười trong “12 người lập ra nước Nhật” hùng mạnh từ trong điêu tàn đổ nát chiến tranh. Đây là người ngoại quốc duy nhất được chọn trong lịch sử nước Nhật.

Thưa cô!

Lại càng không thể nào đó là bản chất của đế quốc xâm lược thực dân (dù kiểu cũ hay mới) chỉ 6 năm (2/9/1945 – 28/4/1952) sau khi chiếm đóng, nước Mỹ đã trả lại sự độc lập hoàn toàn cho Nhật Bản sớm hơn thời gian trù bị, ngoài sự kỳ vọng của toàn dân Nhật và không hợp logic chút nào khi hiện nay, 2012, chính phủ và người dân Nhật vẫn còn đài thọ mọi chi phí cho gần 40.000 binh sĩ Mỹ hiện diện trên đất nước mình vì sự an toàn cho nền an ninh quốc gia, không ai vui vẻ trả tiền cho một đạo quân có bản chất “xâm lược” ăn ngủ hơn 2/3 thế kỷ trên đất nước mình! Và đạo quân “xâm lược” này chỉ đặt chân lên miền Nam VN, sau 20 năm có mặt tại Hàn và Nhật Bản, hai quốc gia nhờ họ mà “màu mỡ” về kinh tế hơn hẳn VN nhiều lần. Nhưng điều đáng để người VN suy ngẫm là quân Mỹ có mặt nơi đó mà không màng đến “xâm lược” thì họ xâm lăng một VN nghèo khó sau Pháp thuộc để làm gì, ngoài ý định cũng thông qua kế hoạch Marshall giúp VN, cụ thể là miền Nam VN phát triển giàu mạnh ổn định như Hàn Quốc, Nhật Bản hay Đài Loan?

Thưa Cô!

Làm sao biện minh? 45.000 quân “xâm lược” Mỹ vẫn hiện diện trên đất Hàn Quốc, một quốc gia khủng hoảng lương thực trầm trọng không đủ cơm gạo cho dân sau chiến tranh Nam Bắc nhưng hôm nay thì: Nhiều báo chí ở Việt Nam nói về đất nước này hay thường gọi là Kỳ tích sông Hàn hay Huyền thoại sông Hàn.

Hàn Quốc từ đống tro tàn của cuộc nội chiến Bắc Nam đã vươn lên thành một quốc gia phát triển hùng mạnh thịnh vượng hơn hẳn nửa kia ở phía Bắc nghèo nàn lạc hậu. GDP cán mốc 1.000 tỷ USD/năm cũng như nhiều tập đoàn lớn nổi tiếng như SamSung, LG, Hyundai, Kia, Daewoo… Nhưng, thành tựu đó họ có được là do đâu? Ngoài sự lãnh đạo sáng suốt của các nguyên thủ Hàn Quốc, thì sự hỗ trợ nhiệt tình như là một đồng minh của Mỹ trên tinh thần kế hoạch Marshall là yếu tố quyết định.

Kinh tế Hàn Quốc là nền kinh tế phát triển, đứng thứ ba ở châu Á và đứng thứ 10 trên thế giới theo GDP năm 2006. Kinh tế Hàn Quốc đã phát triển nhanh chóng, từ một trong những nước nghèo nhất thế giới (hạ tầng cơ sở, thiên nhiên, thổ nhưỡng kém xa Việt Nam) trở thành một trong những nước giàu nhất. Cuối thế kỷ 20, Hàn Quốc là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất trong lịch sử thế giới hiện đại. GDP (PPP) bình quân đầu người của đất nước đã nhảy vọt từ 100 USD vào năm 1963 lên mức kỷ lục 10.000 USD vào năm 1995 và 25.000 USD vào năm 2007. Bất chấp các ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á 1997, nước này đã khôi phục kinh tế rất nhanh chóng và vững chắc. Người ta thường nhắc đến sự phát triển thần kỳ về kinh tế của Hàn Quốc như là “Huyền thoại sông Hàn” đến nay huyền thoại này vẫn tiếp tục.

Với Đài Loan và Philippines: năm 1950, Không Đoàn 13 của Không quân Mỹ đã từng đóng tại Đài Loan. Tháng 12-1954, Mỹ và Đài Loan ký “Hiệp ước phòng thủ chung”, đặt Đài Loan vào sự bảo hộ của Mỹ. Cũng nằm trong quỹ đạo của kế hoạch Marshall, Đài Loan được hưởng nhiều quy chế ưu đãi thương mại từ nước Mỹ trong một thời gian dài, đưa nền kinh tế nhanh chóng phát triển ngoạn mục thành một con “Rồng” Châu Á mà ngay chính Trung Quốc cũng phải kiêng dè. Tại Philippines, quân đội Mỹ cũng từng hiện diện trong một thời gian dài. Hạm Đội 7 Thái Bình Dương chọn vịnh Subic là nơi đóng quân, và trước đó, năm 1935, Douglas MacArthur, được Tổng thống Philippines Manuel L.Quezon yêu cầu giám sát việc thành lập quân đội Philippines. Ông được phong hàm Thống tướng trong Quân đội Philippines (Field Marshal of the Philippine Army). Ông là sĩ quan cao cấp có tên trên danh sách của Quân đội Philippines ngày nay. Ông cũng là sĩ quan quân sự Mỹ duy nhất giữ cấp bậc thống tướng trong quân đội Philippines. Sau đó, tôn trọng quyết định của nhân dân Philippines vì sự độc lập toàn vẹn lãnh thổ, quân đội Mỹ đã rút khỏi vịnh SuBic. Nhưng ngày nay (2012), vì an ninh lãnh thổ đe dọa, Philippines yêu cầu, quân đội Mỹ vẫn quay lại thể hiện sự trách nhiệm trong hiệp ước hỗ tương…

Thưa Cô!

Với những gì thuộc thế giới quan mà kiến thức em tích luỹ được, thì dù rất muốn hãnh diện về “chiến công thần thánh” của quân dân ta chống “đế quốc Mỹ xâm lược cứu nước” nhưng: Lịch sử rất cần sự “trung thực” đến “chân thật” (lời Cô nói). Nên: Em cũng muốn tin – nhưng không thể, thưa Cô!

Em cám ơn Cô đọc email trần tình này và mong có lời chỉ giáo thêm của Cô.

Em kính chào Cô.
Lê Vũ Cát Đằng

From: Do Tan Hung& KimBang Nguyen 

Nhóm học giả Mỹ gốc Việt giới thiệu ‘cái nhìn mới’ về lịch sử Việt Nam Cộng Hòa

Nhóm học giả Mỹ gốc Việt giới thiệu ‘cái nhìn mới’ về lịch sử Việt Nam Cộng Hòa

18/03/2023

Hai cuốn sách sẽ được giới thiệu tại sự kiện ở Boston, Hoa Kỳ, vào ngày 19/3/2023.

Một sự kiện giới thiệu những công trình nghiên cứu của nhóm học giả người Mỹ gốc Việt nhằm “sửa sai”, “bổ sung” phần lịch sử đã bị giấu kín hay xuyên tạc về nền Cộng hoà tại Việt Nam, cuộc chiến Việt Nam và di sản của người Việt tại Mỹ sẽ diễn ra vào cuối tuần này (19/3) tại thành phố Boston, bang Massachusetts, Hoa Kỳ.

Bà Triều Giang (Nancy Bùi) – Chủ tịch Hội Hội Bảo Tồn Lịch Sử Và Văn Hóa Người Mỹ Gốc Việt – một thành viên trong ban tổ chức, cho VOA biết buổi thảo luận sẽ giới thiệu đến cộng đồng hai cuốn sách dự kiến sẽ là “sách giáo khoa mới” do các nhà nghiên cứu người Mỹ gốc Việt thực hiện.

Cuốn sách đầu tiên được giới thiệu là cuốn “Building A Republican Nation In Vietnam, 1920-1963” (“Xây dựng một quốc gia cộng hoà ở Việt Nam từ năm 1920 – 1963”) do Tiến sĩ – Giáo sư Tường Vũ, Trưởng khoa Chính trị học của Đại học Oregon, và Tiến sĩ – Giáo sư Nữ Anh Trần của Khoa Lịch sử Đại học Connecticut, làm chủ biên.

Cuốn sách thứ hai là “Toward A Framework For Vietnamese American Studies” (“Hướng tới xây dựng ngành học Người Mỹ gốc Việt – Lịch sử cộng đồng và ký ức”) do Tiến sĩ – Giáo sư Linda Ho Peché, Tiến sĩ – Giáo sư Alex-Thai Dinh Vo và Tiến sĩ – Giáo sư Tường Vũ chủ biên.

“Hai cuốn sách đầu tiên này cũng chưa thấm vào đâu so với lịch sử của người Việt tự do, của chiến tranh Việt Nam cũng như của người Mỹ gốc Việt chúng ta ở đây, mà trong nửa thế kỷ qua đã bị viết sai, viết sót hoặc viết xuyên tạc trong hầu hết sách giáo khoa, phim ảnh hoặc trên truyền thông”, bà Triều Giang nói với VOA.

Là một trong những học giả chính của các cuốn sách, Giáo sư Tường Vũ cho biết sở dĩ ông tham gia nghiên cứu về chủ đề trên vì khi “là người trong giới giảng dạy và nghiên cứu, tôi nhận thấy trong giới giảng dạy và nghiên cứu họ có quan điểm rất sai về Việt Nam Cộng hoà (VNCH), lịch sử Việt Nam và lịch sử Chiến tranh Việt Nam”.

Nhóm các nhà nghiên cứu - tác giả của hai cuốn sách mới về lịch sử Việt Nam.

Nhóm các nhà nghiên cứu – tác giả của hai cuốn sách mới về lịch sử Việt Nam.

“Xưa nay người Mỹ, phương Tây và ở Việt Nam sau năm 1975 họ không nhắc tới Việt Nam Cộng hoà nữa. Họ hay gọi thể chế đó là ‘nguỵ quân, nguỵ quyền’, là tay sai của Hoa kỳ thôi chứ không xem đó là một thể chế chính trị”, Giáo sư Alex Thái Võ, tác giả của cuốn sách thứ hai, giải thích thêm.

“Những người liên quan đến thể chế đó cũng không được nhắc tới. Khi họ ra nước ngoài, như ở Hoa Kỳ đây, thì khi người Mỹ hay người phương Tây họ viết về lịch sử Việt Nam nói chung và lịch sử của cuộc chiến nói riêng thì họ cũng mang tâm thế giống như chính quyền Việt Nam hiện tại, nghĩa là họ viết về những người liên quan đến VNCH thì họ chỉ xem những người đó chỉ là những con rối của Hoa Kỳ thôi, không có chính kiến, lập trường riêng và họ hay dùng những từ ngữ mang tính chất phỉ báng những con người và chính thể VNCH. Thành ra, chúng tôi mới làm ra bộ ba sách này”, Giáo sư Alex cho biết thêm.

“Sách Giáo khoa mới”

Cuộc hội thảo được tổ chức với hai mục tiêu chính, theo bà Trường Giang. Một là các tác giả muốn lắng nghe đóng góp và ý kiến của những người Việt lớn tuổi, những người được xem là “nhân chứng sống” trong giai đoạn chiến tranh Việt Nam hay trước đó cho mục đích nghiên cứu của họ.

“Và mục đích thứ hai là để cho những người trẻ mà bây giờ ở độ tuổi 50, 40, 30, 20 đang làm việc trong ngành giáo dục, truyền thông… để họ có thể tranh đấu để những cuốn sách sử này được dạy trong các khu học chính, các trường đại học nơi họ đang sinh sống và hơn nữa là được đưa vào thư viện của vùng đó”, bà Triều Giang nói thêm.

Ngoài ra, theo Giáo sư Tường Vũ, “Làm sao để giúp các thế hệ sau họ hiểu và tự hào về lịch sử của dân tộc, của gia đình? Làm thế nào để bảo tồn di sản đó lâu dài? Làm sao để cộng đồng Việt Nam có tiếng nói mạnh mẽ hơn, đoàn kết hơn? Làm sao để giải quyết những xung đột văn hoá và quan điểm chính trị giữa những thế hệ (người Việt) đến từ Việt Nam và thế hệ sinh ra và lớn lên ở Mỹ” cũng sẽ là những nội dung được bàn thảo trong chương trình.

Dự kiến, ngoài hai cuốn sách trên, cuốn thứ 3 của bộ sách, với nội dung viết về giai đoạn lịch sử từ 1963 – 1975, sẽ được xuất bản vào tháng 9 tới.

Các nhà nghiên cứu cho biết với bộ sách trên, họ mong muốn đưa ra quan điểm mới toàn diện hơn về lịch sử của Việt Nam nói chung và của VNCH, của cuộc chiến Việt Nam nói riêng, đã không được các sử gia phương Tây chú ý đến trong thời gian qua.

Việc hiểu rõ tư tưởng Cộng hoà và thời điểm nó du nhập vào Việt Nam là vô cùng cần thiết vì đây là nền tảng hình thành nên thể chế VNCH trong những năm sau đó, cũng là yếu tố rất cần thiết để hiểu và giải thích nguyên nhân vì sao hàng triệu người Việt đã bỏ nước ra đi tị nạn sau năm 1975, theo GS. Alex.

“Lịch sử này đã chìm khuất trong rất nhiều năm nên bây giờ đòi hỏi phải có những tài liệu mới, cách nhìn mới và cả sự can đảm để đưa cách nhìn này ra với giới học thuật của Mỹ”, GS. Tường Võ nói.

Ông cho biết trong thời gian qua, những cuốn sách của nhóm nghiên cứu cũng đã nhận được sự phản hồi tích cực, sự ủng hộ, khuyến khích từ giới học thuật Mỹ. Một số học giả Hoa Kỳ cũng bắt đầu đồng ý với những quan điểm và dữ liệu được trình bày trong sách.

Ngoài Boston, nhóm tổ chức sau đó sẽ tiếp tục đến các bang khác của nước Mỹ để giới thiệu sách và ghi nhận thêm ý kiến đóng góp từ cộng đồng người Việt ở những nơi này.

“Mọi người hy vọng trong vòng 10 năm nữa, từ 5 – 10 năm, với cái đà mà mình đang làm đây thì mình sẽ làm sáng được trang sử của mình. Bởi vì mình viết là mình có chứng cứ, nhân chứng sống, tài liệu đã bị ẩn, bị giấu đi thì bây giờ được những nhà nghiên cứu, những giáo sư này họ đưa ra để chứng minh và đưa sự thật vào trong lịch sử của Việt Nam, người Việt Nam tự do cũng như người Việt Nam đang sinh sống tại Hoa Kỳ và khắp nơi trên thế giới”, bà Triều Giang bày tỏ.

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến – Thái Hạo

Tác Giả: Tưởng Năng Tiến

Báo Đàn Chim Việt

18/03/2023

Bằng khoảng giờ này năm ngoái, nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên được mời đọc tham luận trong một buổi hội thảo (“Hoài Cố Nhân – Kỷ Niệm 100 Năm Ngày Sinh Nhà Văn Võ Hồng”) do đại học Phú Yên tổ chức. Diễn giả, tuy thế, đã không thể có mặt vì sự can thiệp “thô bạo” của chính quyền địa phương (vào giờ phút cuối) như tường thuật của chính ông – qua FB:

Nhưng sáng thứ Sáu (22/4/22) tôi nhận được điện gọi của người trong ban tổ chức báo là tuyên giáo tỉnh Phú Yên yêu cầu họ không được để tôi và hai người nữa (trong đó có nhà văn miền Nam cũ Nguyễn Lê Uyên tức Đoàn Việt Hùng) tham dự hội thảo, bài của cả ba không được đưa vào kỷ yếu. Lý do bên an ninh đưa ra, theo người của ban tổ chức cho biết, là do tôi tham gia“Văn Đoàn Độc Lập”.

Tôi không lạ và không bất ngờ trước sự việc này đối với mình. Nhưng đây là một hành động thô bạo của công an Phú Yên can thiệp vào một hội thảo khoa học quốc gia về một nhà văn nổi tiếng của tỉnh nhà… Tôi không buồn cho mình, chỉ buồn cho tỉnh Phú Yên…

Năm nay thì “nỗi buồn Phú Yên” đã dời qua Thanh Hóa,” và cũng vẫn “buồn” y như năm trước, chỉ có mỗi “nạn nhân” là khác thôi – theo như nguyên văn lời của người trong cuộc:

Theo thư mời từ ban tổ chức là Cty sách Quảng Văn, nxb Phụ nữ và một trường học trên địa bàn TP Thanh Hóa, bắt đầu từ sáng mai tôi cùng một số diễn giả khác sẽ có buổi trò chuyện với các em học sinh, phụ huynh và bạn đọc yêu mến sách vở.

Tuy nhiên tôi lại không thể có mặt.

Lý do: ban tổ chức gọi điện báo cho tôi biết rằng “có ý kiến của bên an ninh về ‘trường hợp’ khách mời Thái Hạo”, và đành phải thành thật xin lỗi… Tôi không muốn bình luận gì thêm về sự kiện này. Vì tự nó đã là một lời bình luận cô đọng nhưng đầy đủ và sâu sắc nhất

Tuy Thái Hạo “không muốn bình luận gì thêm về sự kiện này” nhưng đồng nghiệp/ thân hữu/ độc giả của ông thì không được mát tính (hay bình tâm) như thế, trước mọi sách nhiễu phi lý (kể cả việc bạo hành) đã từng xẩy ra cho nhà thơ của họ:

  • Thận Nhiên: “Giận dữ & cay đắng.”
  • Lao Ta:“Nếu những gì kể lại của nhà thơ Thái Hạo là sự thật 100%, thì đất nước mình, vốn rất ít đóng góp cho nhân loại những chuyện hay, nhưng lại kì tài trong việc tạo ra những chuyện chả ra gì.”
  • Nguyên Tống: “Thực sự chán, không hiểu họ đang định dẫn dắt xã hội về đâu?!”
  • Ninh Duy: “Số phận của nước Lỗ đã an bài. Không còn cơ hội đi về phía văn mi”
  • Nguyễn Trường Sơn: “Tôi luôn ước ao tư tưởng khai sáng được truyền bá và thực thi trên đất nước việt, chúng ta đã từng có Phan Châu Trinh và sẽ cần có những con người yêu nước như Thái hạo.”

Lời bình thượng dẫn khiến tôi nhớ đến đôi bài diễn thuyết hùng hồn của cụ Phan, gần trăm năm trước: “Đạo Đức Luân Lý Đông Tây” (19/11/1925) và “Quân Trị Chủ Nghĩa Dân Trị Chủ Nghĩa” (27/11/1925) tại Hội Thanh Niên Sài Gòn. Cả hai đều được ví von là hai quả bom nổ tung giữa thành phố Sài Gòn.”

Trước đó không lâu, chính xác là đúng trăm năm trước, Nguyễn An Ninh cũng đã từng có những hoạt động tương tự:

Ông tổ chức mít tính, diễn thuyết, viết báo, hăng hái đấu tranh với chính quyền thực dân bóc lột. Cuộc đời ông có hai lần diễn thuyết lớn. Lần đầu là đêm ngày 25/1/1923 với đề tài “Nền văn hóa Việt Nam”. Lần thứ hai là vào đêm 15/10/1923 với đề tài “Lý tưởng thanh niên An Nam.”

 Tiếng vang qua hai bài diễn thuyết của Nguyễn An Ninh đã tác động mạnh đến dư luận thanh niên và trí thức Sài Gòn, đã làm đau đầu chính quyền thống trị. Thống đốc Nam Kỳ lúc đó là Cognacq phải gọi ông lên dinh để mong bịt miệng. Dụ dỗ không thành, Cognacq đã ra lệnh cấm Nguyễn An Ninh diễn thuyết hay tụ họp bất cứ nơi đâu.  

Không thể tiếp tục đấu tranh bằng lời, ông chuyển sang đấu tranh bằng ngòi bút. Ông cho ra đời báo La Cloche Fêlée (Chuông rè) bằng Pháp văn với người quản lý Pháp lai tên Eugène Dejean de la Bâtie vào ngày 10/12/1923. Mặc dù lo sợ nhưng không cấm đoán được, viên Thống đốc Cognacq và nhà cầm quyền Pháp chủ trương đánh phá La Cloche Fêlée.

Bất cứ ai cầm tờ báo trên tay cũng bị mật thám theo dõi, bị đuổi học, đuổi việc. Chủ nhà in, thợ sắp chữ liên tục bị hăm dọa. Báo phải đổi nhà in, chủ báo Nguyễn An Ninh vừa là ký giả, vừa phụ xếp chữ với thợ, sửa bản vỗ, làm long tong. Sau khi in xong, đích thân Nguyễn An Ninh mặc đồ dài, tay ôm sấp báo đứng bán ở góc đường … (Lê Văn Thử. Hội Kín Nguyễn An Ninh: nxb Thế Giới, 2021).

Trăm năm sau – sau khi chủ nghĩa thực dân đã mồ yên mả đẹp, đất nước sạch bóng quân thù, xứ sở nước hòa bình, Bắc/Nam thống nhất, Nam/Bắc hòa lời ca … – thử hình dung xem: nếu nhà thơ Thái Hạo (sau khi bị bịt miệng) cũng thản nhiên “cho ra đời một tờ báo,” rồi “đích thân tay ôm sấp báo đứng bán ở góc đường …” thì sao há?

Bị hốt liền và đi tù là cái chắc, chứ chả phải xem/xét (sao/sáo hay há/ha) gì cả. Tội danh thì đã có sẵn rồi (“làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm chống nhà nước …”) điều luật cũng thế (không thiếu 88, 116, 117, 258 …) và chỉ đợi đến lúc đối tượng bị điệu ra tòa là chụp lên đầu thôi.

Phạm Chí Dũng, Lê Văn Dũng (Dũng Vova), Trương Văn Dũng, Nguyễn Thúy Hạnh, Phạm Thành, Nguyễn Lân Thắng, Bùi Văn Thuận, Nguyễn Tường Thụy, Phạm Đoan Trang … là những tù nhân lương tâm mới. Họ đều bị giam cầm về những cáo buộc mơ hồ (và hàm hồ) như thế.

L.S Trịnh Hữu Long nhận xét: “Có hằng hà sa số điều luật có vấn đề nghiêm trọng trong Bộ luật Hình sự nói riêng và luật Việt Nam nói chung, nhưng Điều 331 của Bộ luật Hình sự là một điều luật có vấn đề… đặc biệt nghiêm trọng. Nó đặc biệt nghiêm trọng vì nó hoàn toàn thừa thãi.”

Nhà báo Hiếu Chân thêm: “Tệ hại hơn nữa, điều 331 BLHS tạo ra tâm lý sợ hãi bao trùm xã hội, khiến cho người dân ngoảnh mặt che mắt trước những vấn đề chung,‘không nghe, không thấy, không biết’ vì các ý kiến, quan điểm của họ có thể không vừa lòng kẻ cầm quyền, có khi chuốc lấy tai họa!”

Thì hồi đó Nguyễn An Ninh cũng tù thấy mẹ luôn, chớ bộ không sao?

Đúng thế! Tuy thế, tuy là một người dân thuộc xứ sở bị trị – ít nhất – Nguyễn An Ninh cũng đã thực hiện được những quyền tự do căn bản: tự do ngôn luận, tự do di chuyển và cư trú … Ông qua lại Paris đều đều nhưng chưa bao giờ bị “công an cửa khẩu” tịch thu thông hành hay làm khó dễ gì ráo trọi. Chứ không bị cho “ăn bánh canh” hay bị hành hung khi bước chân ra khỏi nhà, như Thái Hạo bây giờ.

Tuy cũng bị mang tiếng ít nhiều là tàn ác nhưng cơ quan an ninh Deuxième Bureau (tụi Phòng Nhì của Pháp) vẫn còn tôn trọng luật lệ, chứ không dám hành động càn rỡ và vô thiên/vô pháp như đám công an cộng sản Việt Nam. Chả phải là vô cớ mà đã có lúc nhà thơ Nguyễn Chí Thiện phải buông lời cảm thán:

Ôi, thằng Tây mà trước kia người dân không tiếc máu xương đánh đuổi
Nay họ xót xa luyến tiếc vô chừng
Nhờ vuốt nanh của lũ thú rừng
Mà bàn tay tên cai trị thực dân hóa ra êm ả!

Có lẽ cũng không “êm ả” lắm đâu nhưng vẫn đỡ “sốc” hơn là cuộc sống trong một quốc gia Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc mà mọi người buộc “phải ngậm chặt miệng để giữ lấy sinh mạng” – theo như nguyên văn lời của nhà thơ Thái Hạo khi viết về loài cuốc, một giống chim đang dần tuyệt chủng tại Việt Nam!

 Tưởng nhớ Những người trong Gia đình Tư pháp Việt nam đã thiệt mạng dưới chế độ cộng sản dã man tàn bạo

 Nguồn: AIHƯULUATKHOA

LS Đoàn Thanh Liêm

Ngành Tư pháp của Việt nam Cộng hòa bao gồm hệ thống các Tòa án Dân sự, Tòa án Hành chánh, Tòa án Quân sự – với các nhân viên gồm Thẩm phán, Lục sự, Thư ký v.v… Giới Luật sư được tổ chức thành hai Luật sư Đòan Tòa Thượng Thẩm Sài gòn và Tòa Thượng Thẩm Huế.

Sau ngày 30 tháng 4  năm 1975, đa số các  vị Thẩm Phán thuộc Tối Cao Pháp Viện, các Thẩm phán thuộc Bộ Tư Pháp, các Thầm phán thuộc hai Tòa Thượng Thẩm Sai Gon, Huế và  các thẩm phán thuộc các Tòa Sơ Thẩm  đểu phải đi tù ” cải tạo” . Các Luật sư vì nằm ngòai guồng máy chánh quyền, nên không phải đi tù cải tạo. Tuy nhiên cũng có một số Luật sư bị đi tù vì lý do chính trị, điển hình như các Luật sư Trần Văn Tuyên, Nguyễn Lâm Sanh v.v…Ngòai ra có một số Giáo sư các Đaị Học Luật Khoa Việt Nam cũng bị đưa đi tù cải tạo như GS Bùi Tường Huân, GS Vũ Quốc Thông, GS Mai Văn Lễ.  Cựu Đại sứ VNCH tại Anh quốc LS Lê Ngọc Chấn,  vị Chưởng Khế tại Saigon Cụ Nguyễn Bích Lưu, cũng bị bắt đi tù cải tạo. Tất các vị trên đã qua đời sau khi ra tù.

Có khá nhiều Thẩm phán và Luật sư bị thiệt mạng trong các trại giam – cũng như lìa đời hay bị mất tích ngòai biển khơi trong các chuyến vượt biên. Năm 2015, nhằm kỷ niệm 40 năm (1975 – 2015) ngày Việt nam Cộng hòa bị bức tử, ta cần phải tổ chức những Lễ Tưởng niệm đối với những người đã thiệt mạng trong các nhà tù cộng sản hay đã chết hoặc mất tích trên đường vượt biên để tìm tự do. Riêng trong phạm vi của Gia đình Tư pháp, tôi ghi nhận được một số trường hợp của các nhân vật bị thiệt mạng trong các trại giam hay ngòai biển khơi – và xin được kê khai trong một danh sách sau đây:

Số người tuẩn tiết sau khi CS chiếm thủ đô Saigon

Trần Chánh Thành, Luật sư

Số người chết trong ngục tù cộng sản:

Dương Đức Thụy, Chánh Nhất Tòa Thượng Thẩm Saigon

Hồ Minh, Thẩm phán Tòa án Quân sự

Tống Đức Hoành, Thẩm phán Tòa án Quân sự Đà nẳng

Lê Sĩ Giai, Luật sư

Lưu Đình Việp, Chưởng Lý Tòa Thượng Thẩm Saigon

Nguyễn Mạnh Nhụ, Phó Chưởng Lý Tòa Thượng Thẩm Saigon

Nguyễn Ngọc Lời, Hội Thẩm Tòa Thượng Thẩm Saigon

Nguyễn Văn Doanh, Chánh Án Tòa Sơ Thẩm Pleiku

Ngô Quý Thuyết, Thẩm phán Tòa án Quân sự*

Ngô Văn Vũ, Chánh Án Tòa Án Hành Chánh

Phạm Văn Hiền, Chánh Nhất Tòa Thượng Thẩm Huế

Phạm Quang Cảnh, Luật sư (bị CS xử tử)

Trương Văn Trước, Chánh Án

Vũ Tiến Tuân, Chưởng Lý tại Tối Cao Pháp Viện

Vũ Trung Vịnh, Chánh Án???

Trần Văn Tuyên, Thủ Lảnh Luật sư Đoàn Saigon

Số người chết hay mất tích trên đường vượt biên:

Đặng Như Kỳ, Luật sư
Đàm Quang Đôn, Luật sư
Đặng Ngọc Lân, Lục sự
Hùynh Văn Ngãi, Dự thẩm Tòa Sơ Thẩm Bình Tuy
Nguyễn Hữu Lành, Giáo sư Khoa trưởng Đại học Luật khoa Cần Thơ
Tô Lai Chánh, Thẩm phán Tòa án Quân sự*
Vương Quốc Cường, Chánh án Tòa Sơ Thẩm Quảng Ngãi
Vũ thị Bình Minh, Luật Khoa (Khóa 1964-1967)
. Tống Đức Hoành , Thẩm Phán Tòa án Quân sự Đà nẳng

Số người chết hay mất tích trong biến cố Mậu Thân tại Huế:

Bữu Thạnh, Ủy Viên Chánh phủ Tòa án Quân sự Huế *

Nguyễn Khoa Hoàng, Chánh án phòng

Nguyễn Khoa Kiêm, Luật sư

Ghi chú : Danh sách này chỉ có tính cách tạm thời, xin các bạn đồng nghiệp đồng môn bổ túc cho đày đủ và chính xác hơn. Xin đa tạ.

LS Đoàn Thanh Liêm

From TP Ngô Bút

Kính chị Ngọc Thụy,

Cảm ơn Chị đã chuyển tin và đã hỏi.  Thời gian phôi pha nên nhiều việc đã không còn nhớ chính xác.  Chỉ xin thưa với chị là chúng tôi đã biết mấy trường hợp sau đây:

  1. Hội thẩm Tòa Thượng thẩm Sài Gòn Nguyễn Ngọc Lời đã uống thuốc ngủ tự sát trong thời gian bị giam cầm ở trại cải tạo Long Thành vào khoảng cuối năm 1975 hay đầu năm 1976.  Tuy không ở chung nhà nhưng chúng tôi đã thấy tận mắt thi hài của bậc huynh trưởng xấu số nầy vào sáng hôm sau.  Có lẽ đây là Thẩm phán nạn nhân đầu tiên thiệt mạng trong trại tù của người cọng sản tại miền Nam.
  2. Thủ lãnh Luật sư đoàn Tòa Thượng thẩm Sài Gòn Luật sư Trần Văn Tuyên đã ngã xuống ngay trong buổi “tọa đàm” vào cuối tháng 10 năm 1976 tại trại cải tạo Hà Tây ở miền Bắc. Cùng với hơn một trăm người cùng cảnh ngộ, chúng tôi đã chứng kiến tại chỗ khi bậc tiền bối khả kính bị đột qụy và hôn mê.  Sau đó được chuyển đi bệnh viện, từ trần ở bệnh viện Hà Đông và an táng ở nghĩa trang bên ngoài trại.
  3. Thẩm phán Tòa Thượng thẩm Sài Gòn Dương Đức Thụy là bậc tiền bối của chúng tôi mà lâu ngày tôi quên chức vụ ở tòa.  Chỉ nhớ là thời gian cuối cùng được chuyển qua làm một trong các Cố vấn cho Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu.  Cụ Thụy cũng bị giam cầm với chúng tôi ở trại cải tạo Hà Tây.  Cụ qua đời sau một thời gian dài buồn rầu và bị suy nhược.Ngoài ba trường hợp trên, chúng tôi cũng đã nghe tin về nhiều đồng nghiệp đã qua đời trong trại cải tạo.  Một số đã được qúy anh kể lại.  Xin kể về cụ Chánh Nhất Tòa Thượng thẩm Huế Phạm Văn Hiền.  Bậc tiền bối trực tiếp của chúng tôi cũng đã qua đời vì bệnh tại một trong các trại cải tạo ở miền Bắc.

Nhờ hai anh Hiển và Thanh bổ sung cho sai sót của chúng tôi.  Thân chúc Chị cùng hai Anh vạn sự như ý.

Ngô Bút

________________________________________________________________

From TP Đặng Xuân Thanh

Dung nhu Anh But noi, Cu Hoi Tham Nguyen Ngoc Loi uong thuoc ngu tu sat o trai Long Thanh, Bien Hoa trong nam 1975 sau may thang vao trai. Cu Nguyen Ngoc Loi o chung cung mot buong voi chung toi .Cu Loi nam sat canh Anh TP Le Dinh Ngoc,con toi thi nam sat Anh Ngoc .

May thang dau, chung toi thay Cu co ve buon, it noi, duong nhu nghi dau xa xam va hut thuoc nhieu.

Mot buoi sang ( toi khong nho) moi nguoi trong buong deu day de chuan bi di lao dong, thi thay mung cua Cu Loi van chua ven len. Anh Nha Truong, hinh nhu ten NEN,  bao cao can bo trai,va than xac Cu Loi duoc chuyen len benh xa cua trai. Roi khong ai biet ho chon Cu Loi o dau?

Con Anh TP Truong Van Truoc, o trai Thanh Cam ,Thanh Hoa, thi bi tieu duong nang.Toi nho hom ay chung toi dang lao dong thi  thay can bo CS dua Anh len xe bo cho di Huyen Cam Thuy,Thanh Hoa de chua tri vi binh qua nang. Chung toi thay Anh  xanh xao va qua yeu ot, di khong noi va leo len xe bo khong duoc. Can bo CS bao anh em tu nhan khieng Anh len xe bo. Xe bo di.. ,roi sau do nghe tin anh mat!.

Ve Cu Nguyen Van Doanh, thi phan vi tuoi tac cao, phan vi thieu an lau ngay ,nen Cu Doanh kiet suc ma mat !.. Cu mat duoc may hom thi co 2 goi qua cua nguoi nha cua Cu goi den, nhung khong nguoi nhan! Phai chi hai goi qua do den truoc mot tuan, thi may ra Cu con song sot ve voi Gia Dinh!

Dang Xuan Thanh

_________________________________________________________________

From TP Lê Thế Hiển

Tôi chỉ biết một số vị Thẩm Phán đã chết trong ngục tù CS sau ngà VNCH bị bức tử 30 Tháng 4 năm 1975 như các vị DƯƠNG ĐỨC THỤY, PHẠM VĂN HIỀN , NGUYỄN VĂN DOANH , VŨ TIẾN TUÂN , NGUYỄN MẠNH NHỤ sau khi tôi đã ra tù năm 1983 vì khi được đưa ra miền Bắc tôi không ở cùng trại với các vị này.

Những vị này đều đã được liệt kê đầy đủ trong danh sách mà LS Đoàn Thanh Liêm lập ra.

TP DƯƠNG ĐỨC THỤY nguyên Bộ Trưởng Bộ Tư Pháp VNCH-Cố vấn Pháp Luât của TT Nguyen Văn Thiệu ở cùng buồng với tôi ở Trại Thủ Đức/Biên Hòa trước khi được đưa ra Miền Bắc năm 1976. TP Thụy lúc ấy đã có tuổi, người cao ráo gày gò, sức khỏe đã yếu. Tôi ẫn tự hỏi, không biêt ra ngoài Bắc làm sao TP Thụ có thể chịu đựoc cái lạnh thấu xương mà tôi đã từng biết thưở nhỏ.

TP PHẠM VĂN HIỀN nguyên là THAM LÝ(khi tôi làm việc ở Tòa Sơ Thẩm Huế/1965) rồi CHÁNH NHẤT Tòa Thượng Thẩm Huế(chứ không phải là CHƯỞNG LÝ) khi cụ đi tù CS. Cụ là một TP mẫu mực, thanh liêm , bình dị, một gương sáng cho những TP trẻ như chúng tôi thời ấy. Sau 75, cụ Bà và cô con gái út(2 con trai của cụ lúc ấy đang du học ở Đức, người con trai cả là một BS quân Y cùng đi tù với bố) lại ở cùng khu Bàn Cờ/SaiGon với vợ tôi nên cùng cảnh ngộ trong việc bàn thảo gửi quà và thăm nuôi bọn tù chúng tôi ở ngoài Bắc dù khác trại. Những việc này tôi có kể rõ trong các Email gửi TP NGÔ BÚT trong Mục KỶ NIỆM NGÀY XƯA/AHLK.

TP NGUYỄN MẠNH NHỤ nguyên PHÓ CHƯỞNG LÝ Tòa Thượng Thẩm Saigon, hàng năm thường hay xuống ngồi ghế Công Tố trong các phiên xử Đại Hình tại Tòa Sơ Thẩm Long Xuyên. Tôi là Chánh Án Tòa địa phưong LX nên cũng ngồi ghế Phụ Thẩm mà Chánh Thẩm là một vị Hội Thẩm Tòa Thượng Thẩm Saigon do Tối Cao Pháp Viện bổ nhiệm. Việc cụ TP Nguyễn Mạnh Nhụ mất sau 75 chắc chắn hai con của cụ(LS Nguyễn Hồng Nhuận và TP Nguyễn Hồng Nhuận Tâm o Cali) biết rõ hơn cả.

TP Nguyễn Văn Doanh nguyên Chánh Án Tòa Sơ Thẩm Pleiku thì cùng ở Trại Long Thành/Saigon với tôi trong 3 tháng 6,7,8/1975 trước khi tôi được chuyên về Trại Thủ Đức. Thời gian này, tinh thần TP Doanh rất yếu. TP Doanh thường tìm tôi nói chuyện, luôn luôn thắc mắc về chuyện sinh sống của vợ con ở nhà, nhất là thời gian học tập có kết thúc sớm như chính quyền CS nói trong thông cáo gọi đi trình diện không. Tôi chỉ biết an ủi là lúc này có lo cũng không làm gì được , phải nghĩ đến bảo vệ sức khỏe của minh là giải pháp tốt nhất. Tôi thấy TP Doanh là người cả lo và tôi tự hỏi nếu thời gian tu kéo dài thì TP Doanh có chịu nổi không.

TP VƯƠNG QUÓC CƯỜNG nguyên là Dự Thẩm Tòa Sơ Thẩm Ban Mê Thuột về thay thế tôi làm Chánh Án Tòa Sơ Thẩm Quảng Ngãi năm 1970 khi tôi được thuyên chu yển về Tòa Sơ Thẩm Long Xuyên. Khi TP Cường đi tù về thường rủ tôi đạp xe đạp lòng vòng trên đường phố Saigon bàn chuyện tìm đường vượt biên. Ít lâu sau, tôi được tin ông tìm được tuy ô ra đi nhưng nhà đợi mãi không có tin tức báo về. Sau có tin đồn là ông đã mất tích. Cho đến nay vẫn bặt vô âm tín về ông.

Ở Trại Long Thành/Saigon tôi cũng nghe tin một vị TP tự sát nhưng không rõ lắm. Việc này LS hỏi TP NGÔ BÚT chắc biết rõ hơn đấ. Sau cùng, tôi gởi  2 bài viết về những KỶ NIỆM CẢI TẠO để tùy nghi phổ biến nếu thấy được…..

Lê Thế Hiển

From LS Nguyễn Hữu Thống (trích từ bài Kẻ sĩ dấn thân vì đại nghĩa)

… Luật Sư Trần Danh San cũng ra người thiên cổ. Anh sáng lập phong trào đòi tự do nhân quyền cho Việt Nam.

Đồng thời với việc ban hành Hiến Chương 77 tại Prague, ngày 23-4-1977, Anh đã tuyên đọc tại khuôn viên Nhà Thờ Đức Bà Saigon “Bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền của Những Người Viết Nam Khốn Cùng”.

Kết quả Anh đã bị giam giữ 12 năm tại trại cải tạo cùng với các Luật Sư Nguyễn Hữu Giao, Trần Nhật Tân, Triệu Bá Thiệp, Vũ Hùng Cương và Thủ Lãnh Vũ Đăng Dung tại Luật Sư Đoàn Huế.

Trong thời gian này Luật Sư Khuất Duy Trác cũng bị bắt giam 12 năm, 6 năm về tội “tuyên truyền chống chế độ” và 6 năm về tội sĩ quan biệt phái. Sau khi Cộng Sản cướp chính quyền tại Miền Nam để thiết lập chế độc tài đảng trị, trong vòng 2 năm, từ 1975 đến 1977 có ít nhất 14 luật sư đã tuẫn tiết hay bị giam giữ.

Luật Sư Trần Chánh Thành đã quyên sinh không chịu khuất phục bạo quyền, Các vị khác đã đứng lên tố cáo Nhà Cầm Quyền Hà Nội vi phạm nhân quyền và những quyền tự do căn bản của người dân. Cuối năm 1975, trong vụ án Vinh Sơn, Luật Sư Nguyễn Khắc Chính bị kết án tù chung thân về tội “âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân”.

Qua năm 1976, Luật Sư Trần Văn Tuyên, Thủ Lãnh Luật Sư Đoàn Saigòn đã tuẫn tiết tại trại cải tạo Hà Tây. Sau đó, 3 người con trai Trần Vọng Quốc, Trần Tử Thanh và Luật Sư Trần Tử Huyền đã bị kết án 12 năm, 5 năm và 3 năm về tội “tuyên truyền chống chế độ”.

Đồng thời Luật Sư Thủ Lãnh Lý Văn Hiệp đã bị kết án 12 năm tù cũng về tội này.Ngoài ra, các Luật Sư Nguyễn Quý Anh và Nguyễn Hữu Doãn cũng bị giam 18 tháng về tội giả tạo nói trên. Trong số 14 luật sư nói trên, cho tới nay ít nhất có 6 vị đã ra người thiên cổ là các Luật Sư Trần Chánh Thành, Trần Văn Tuyên, Vũ Đăng Dung, Trần Danh San, Nguyễn Hữu Giao và Nguyễn Quý Anh.

Cùng với các tầng lớp trí thức khác như bác sĩ và gíao sư, giới luật sư đã đứng lên tranh đấu đòi tự do nhân quyền ngay từ khi Ðảng Cộng Sản thiết lập chế độ độc tài vô sản tại Miền Nam. Lý do là vì người luật sư có truyền thống bất khuất không chấp nhận chuyên chế và bạo hành.

Từ thời Napoleon giới luật sư vẫn là kẻ thù số một của các chế độ độc tài.

Thời Ðệ Nhất Cộng Hòa, Luật Sư Ðoàn Sàigòn đã phản kháng chính sách cưỡng bách học tập chính trị. Các luật sư đã công bố lập trường trên báo chí đòi phải có thuyết trình và thảo luận về đường lối và chính sách quốc gia, thay vì học tập một chiều như trong các chế độ độc tài toàn trị. Vì không có thuyết trình viên đủ sức thuyết phục, kết cuộc Chính Phủ đã phải hủy bãi chương trình học tập chính trị tại Luật Sư Ðoàn Sàigòn. Và Công Tố Viện đã thâu hồi khởi tố lệnh trạng về tội “nhục mạ nhà cầm quyền”. Do giáo dục và sinh hoạt nghề nghiệp trong môi trường đối thoại, người luật sư chấp nhận đối lập thường xuyên giữa luật sư và biện lý, luật sư và chánh án, luật sư và đồng nghiệp. Nhờ đối thoại, tranh luận, biện minh và thuyết phục để đi đến hòa giải, thỏa hiệp hay đồng thuận, người luật sư được hấp thụ tinh thần đấu tranh công khai, ôn hòa, bất bạo động trong việc đề xướng và tôn trọng Sự Thật và Công Lý.

Dầu sao, về lương tâm và chức nghiệp, người luật sư phải giữ chính trực, vô tư, ôn hòa và tình đồng nghiệp để duy trì hòa khí và tương thân tương kính, mà nếu thiếu vắng, pháp đình tôn nghiêm sẽ trở thành đấu trường hỗn loạn….

Cuộc tấn công của Nga vào Ukraine là một cuộc xâm lược

Báo Tiếng Dân

Phan Châu Thành

18-3-2023

Chiều qua, 17-03-2023, Tòa án Hình sự Quốc tế tại Hague đã quyết định đưa ra “lệnh bắt giữ” đối với tổng thống Nga Putin về những nghi vấn liên quan tới những tội ác chiến tranh tại Ukraina, đặc biệt là việc bắt cóc, di dời bắt buộc trẻ em Ukraina về Nga. Vậy Tòa án Hình sự Quốc tế – International Criminal Court, ICC – là cái gì?

Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC – https://www.icc-cpi.int/) là một bộ phận của Tòa án Quốc tế, có trụ sở tại Hague, Hà Lan là tòa án quốc tế được lập ra đầu tiên để xử những tội phạm liên qua tới 4 loại tội ác:

– Diệt chủng;

– Tội ác chống lại loài người;

– Tội ác chiến tranh;

– Xâm lược.

Tòa chỉ xét xử và buộc tội các cá nhân chịu trách nhiệm về tội ác, không phán xử quốc gia nơi mà cá nhân đó có liên quan. Nhiệm vụ của tòa là khiến những cá nhân gây ra tội ác phải đền tội trước pháp luật. Thành phần của hội đồng xét xử bao gồm 18 quan tòa, được chọn ra từ khắp mọi quốc gia trên thế giới thông qua việc ứng cử và bầu cử công khai, trong đó mỗi quốc gia chỉ được nhiều nhất một người. Các quan tòa hiện nay đến từ: Nhật Bản, Gujana, Bỉ, Ý, Botswana, Kenia, Bulgaria, Đức, Hàn Quốc, Ghana, Phần Lan, Litwa, Uganda…

Tòa án Hình sự Quốc tế không có án tử hình. Bản án cao nhất tòa có thể đưa ra là án chung thân, kẻ phạm tội sẽ được giao lại cho quốc gia đăng ký xin được giam giữ kẻ đó, thường là quốc gia mà kẻ tội phạm mang quốc tịch

Về lịch sử, tòa bắt đầu được hình thành từ sau Cuộc hội đàm Hòa bình tại Paris năm 1919 để kết thúc chiến tranh thế giới thứ nhất, rồi được củng cố và phát triển bởi sự ra đời của Liên hợp quốc sau thế chiến thứ hai, hoạt động theo những nguyên tắc được lập ra bởi tòa án Nuremberg, nơi xét xử những tội phạm chiến tranh trong thế chiến thứ 2, được tất cả các quốc gia Liên hiệp quốc công nhận.

Những đơn vị có thể đệ đơn về các vụ việc khiến tòa có thể xét xử bao gồm:

– Các quốc gia tham gia Công ước Rome (https://en.wikipedia.org/wiki/Rome_Statute)

– Kiểm sát viên của tòa

– Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc.

Tham gia Công ước Rome có 123 quốc gia, cả Nga và Mỹ đều đã ký Công ước nhưng chưa tạo ra luật để thực hiện (ratify) – xem bản đồ bên dưới. Nhưng bởi đã ký vào việc chấp nhận Công ước, bản án của Tòa có hiệu lực pháp luật trên những vùng lãnh thổ những nước tham gia, tuy chưa có hiệu lực thi hành bởi chưa có chế tài.

Ảnh: Wikipedia

Người đưa tổng thống Nga Putin ra Tòa án Quốc tế là kiểm sát viên Karim Ahmad Khan (người Anh gốc Pakistan), cũng là người đã thu thập được rất nhiều bằng chứng về các tội ác chiến tranh chống lại dân thường Ukraina, đặc biệt là việc di dân bắt buộc cũng như bắt cóc trẻ em Ukraina từ các vùng bị Nga chiếm đóng, đưa về các vùng sâu trong nội địa Nga nhằm mục đích “đồng hóa” số trẻ em này – là việc trái với luật pháp Quốc tế.

Bản án này đem tới cho tổng thống Nga Putin ba hậu quả chính:

– Ông ta khó có thể di chuyển ra khỏi lãnh thổ Nga, bởi tất cả 123 quốc gia đã ký Công ước đều có thể bắt giữ – theo lệnh đã ban ra của tòa án.

– Ngay cả tại Nga, một quốc gia đã ký Công ước này (tuy chưa thực hiện), trên lý thuyết, nếu một sự thay đổi về quyền lực: bị hạ bệ, đảo chính… thì việc Putin bị bắt giữ là hợp pháp, phù hợp với luật pháp Quốc tế, chứ không còn mang tính “lật đổ chính quyền dân sự”.

– Bởi mang tội danh “tội phạm quốc tế”, việc liên lạc của Putin với lãnh tụ các quốc gia khác sẽ khó hơn nhiều, bởi họ sẽ không thể làm việc, đối thoại với một tên “tội phạm quốc tế” mà không tính tới những hậu quả xấu có thể mang lại: bị cô lập, bị trừng phạt thậm chí là bị buộc tội bởi tham gia hỗ trợ, giúp đỡ kẻ “tội phạm quốc tế” – do việc giải thích cho vị trí “trung lập” như trước đây sẽ khó hơn.

(Nguồn tham khảo Al Jazeera – nguồn Hồi giáo và hoàn toàn không thân phương Tây: https://www.aljazeera.com/…/qa-what-the-icc-arrest…)

Đây là một chiến thắng rất lớn về pháp lý dành cho Ukraina, bởi từ nay, mọi luận điệu “giải trừ phát xít”, “giải trừ quân bị” mà phía Nga đưa ra đều không còn cơ sở pháp lý. Ngược lại, khẳng định cuộc tấn công của Nga vào Ukraine là một cuộc xâm lược, được lãnh đạo bởi một tên tội phạm quốc tế.

Do đó, lẽ phải chính thức thuộc về Ukraina.

Giấc mơ Mỹ – Giấc mơ Việt – Tuấn Khanh

Báo Tiếng Dân

Tuấn Khanh

18-3-2023

Câu chuyện thành công của diễn viên Quan Kế Huy khơi lại một cách sống động về hình ảnh của “giấc mơ Mỹ” – giấc mơ đã nuôi dưỡng hàng triệu người và bao thế hệ cập bến đất nước Hợp Chủng Quốc từ trước Thế chiến II, đặc biệt với người Việt Nam sau ngày 30 Tháng Tư 1975. Đó là điểm đến chung của nhiều con người, nhiều thành phần, và kể cả giấc mơ Mỹ có nhiều tầng nấc khác nhau.

Nhắc lại chuyện này, Thompson Nguyễn, thành viên Hội đồng của Forbes, cũng là một người xuất thân từ gia đình tỵ nạn sau 1975 và chạm được đến “giấc mơ Mỹ” của mình, tự nhận định rằng “Đối với những người nhập cư, giấc mơ này là được tự do làm việc ở bất cứ đâu họ muốn, mang lại một tương lai tốt đẹp hơn cho con cái họ, hoặc đơn giản là được an toàn trong cuộc sống hàng ngày của họ”.

Tự do, tương lai và an toàn – có thể đó là một tóm tắt khá đầy đủ, và mang tính chân lý của một phần nhân loại trên địa cầu này khi quyết định từ bỏ nơi sinh ra, và đi về nơi là họ tin rằng sẽ tìm thấy những điều tốt đẹp hơn. Nghe có vẻ xưa cũ như những người từ thời lập quốc Hoa Kỳ, viễn du tìm vàng hay chọn đất đai cư trú, nhưng thật ra, những con người mang giấc mơ Mỹ đó, mang theo sự cống hiến và đóng góp cho ước nguyện của họ cho quê hương mới.

Với ông Quan Kế Huy, ông đã sống, theo đuổi sự nghiệp với tài năng nghệ thuật của mình và được nhìn nhận, trở thành những tầng lớp ưu tú nhất của nước Mỹ, bất chấp ông từ đâu đến, màu da nào và thậm chí giọng nói tiếng Anh của ông luôn cho thấy ông là người nhập cư.

Loại trừ những giá trị của thuyết định mệnh, người ta nhìn thấy giấc mơ Mỹ được chia sẻ cho các nỗ lực và tư duy lớn. Thompson Nguyễn bộc bạch rằng “Điều mà cha mẹ tôi dạy tôi, là mọi người nên cảm thấy được trao quyền để theo đuổi ước mơ của mình. Tôi biết không ai dám chắc chắn với hành trình đến với giấc mơ Mỹ của mình, nhưng đằng sau những người dấn tới đều là sự gan góc và quyết tâm để thành đạt”.

Tôi có một anh bạn đang sống ở Lancaster, Pennsylvania, xuất thân từ Kiến Hòa (giờ là Bến Tre). Sau 1975, học dở dang Bách Khoa Phú Thọ, anh lên tàu đi tìm cuộc sống khác, mà cũng không hình dung giấc mơ Mỹ là gì. Mọi thứ chỉ bắt đầu với suy nghĩ tự do, tương lai và an toàn. Mất mấy năm mang mặc cảm là người nhập cư, và chỉ mong kiếm sống bằng nghề học sửa xe, thế rồi, một ngày qua cuộc trò chuyện với ông chủ người Mỹ, anh nhận ra rằng đến nước Mỹ luôn có hai thành phần thị dân: Kiếm sống và yên ổn sống bên lề của đời sống Mỹ, hoặc là dấn tới, tham gia vào mạch chính của đời sống Mỹ. Muốn có được giấc mơ đó, phải dấn tới.

Anh bạn đó kiên tâm đi học tiếng Anh để có thể học cao hơn ngành mà mình theo đuổi là hóa học và khoáng sản tự nhiên. Không cần diễn tả, cũng có thể biết được bao nhiêu là khó khăn và kể cả mặc cảm và những thách thức hội nhập. Những ngày ông thầy giảng nhanh, anh bàng hoàng không hiểu, phải vào thư viện mượn sách tự học lại.

Cảm giác sợ bị tụt hậu ám ảnh anh đến mức có lúc muốn khóc. Thế rồi, anh tốt nghiệp và được tuyển dụng trở thành chuyên viên nghiên cứu cấp cao của tập đoàn Alcoa – tập đoàn sản xuất nhôm toàn cầu tiên tiến nhất thế giới. Với hơn 12,000 nhân công của Alcoa, tên của anh bạn là một điểm sáng đặc biệt cho đến khi anh về hưu.

Những trường hợp như anh bạn Việt Nam đó có vô số trong những dòng người tỵ nạn từ Việt Nam, rách rưới, đói khát cập bến ở mọi nơi trên thế giới sau biến động ở quê hương mình. Có những người tỏa sáng trên truyền thông, nhưng cũng có những người im lặng biến mình thành những điểm tựa hãnh diện của thế hệ chọn ra đi khỏi thực địa hôm qua, và mang quê hương không thay đổi của mình trong trái tim, tìm về một cuộc sống mới tự quyết.

Một thống kê năm 2019 của Viện Gallup, cho thấy có đến 70% người trưởng thành ở Hoa Kỳ – thuộc các chủng tộc, giới tính, đảng chính trị và thu nhập – đều nhìn nhận rằng giấc mơ Mỹ là điều có thật, và có thể đạt được.

Bên cạnh đó, có đến 80% triệu phú tự lập là người nhập cư lẫn người Mỹ gốc. Trong danh sách 500 công ty thành công (Fortune 500), người ta tìm thấy có ít nhất một người sáng lập là người nhập cư hoặc con của người nhập cư, theo số liệu thống kê từ New American Economy. Và cho đến ngày hôm nay, Hoa Kỳ vẫn là điểm đến hàng đầu cho những người nhập cư có ước mơ lớn. Hiện có 20% người nhập cư trên thế giới đang ở Mỹ.

Giấc mơ Mỹ hôm nay rất dễ tìm thấy riêng trong cộng đồng Việt Nam hải ngoại, với đủ mọi ngành nghề để tạo nên sự an cư, thịnh vượng với suy nghĩ tự quyết của mình, bao gồm cả những người Việt nhọc nhằn khởi đầu cuộc đời trên đất Mỹ với nghề nail, vốn luôn bị sỉ nhục từ hệ thống tuyên truyền thân nhà cầm quyền.

Trong con số hơn $19 tỷ kiều hối về Việt Nam năm 2022, chắc chắn có không ít tiền từ “nail tộc” – một loại ngôn từ miệt thị vô cớ quen thuộc. Thậm chí là tiền dư dả của người nghỉ hưu, do không có ai trong số họ bị đánh thuế 10% tiền thất nghiệp hay về hưu như những người công nhân nghèo khổ ở quê nhà.

Giấc mơ Mỹ, như Quan Kế Huy hay Thompson Nguyễn, có nghĩa là có mơ ước và nỗ lực đúng hướng, bạn sẽ làm được mà không bị một rào cản nào về thân phận, chính trị hay tôn giáo. Điểm đến là một lựa chọn của bản thân mà không bị định hướng hay thao túng bởi bất kỳ quyền lực nào, mà chỉ là ý chí cá nhân tuyệt đối.

Trong một chuyến đi xe ôm thời công nghệ mới ở Sài Gòn, tôi nghe anh lái xe kể về cuộc sống chật vật nhưng đầy ước mơ của anh, là làm sao để mở được một cái trường nhỏ dành riêng các đứa nhỏ bị sứt môi đã được chữa lành. “Hoặc là một chỗ sinh hoạt chung cho những đứa như vậy”, anh nói. Giấc mơ đó xuất phát từ việc con anh bị sứt môi, dù được giải phẫu nhưng những vết tích nhỏ còn lại khiến nó luôn bị bạn bè đồng lứa chọc ghẹo. “Những đứa nhỏ cùng hoàn cảnh, tìm thấy nhau sẽ tự tin và trở thành người có tâm hồn tự nhiên mạnh mẽ trong xã hội”, người chạy xe ôm mà tôi không còn nhớ tên, nói.

Lúc chia tay, tôi hỏi anh là liệu khi nào anh làm được. Người đàn ông nhỏ tuổi hơn tôi, sạm nắng và tóc đã bạc, thú thật là anh không biết khi nào mới làm được nhưng mỗi khi nhìn con, anh cứ ước mơ vậy. “Thì mình cứ mơ thôi”, anh cười, và chạy xe đi.

Có một loại giấc mơ Việt được gọi tên ngay trên đất nước mình, nhưng đích đến sao nghe xa xôi quá. Khi nghe tin thời sự thông báo nghề chạy xe ôm công nghệ bị đánh thuế hàng ngày 30%, rồi cuối năm lại có thể bị đánh thuế thu nhập thêm 10%, tôi càng hiểu ước mơ của anh xa vời hơn bao giờ hết, khi bữa cơm hàng ngày bị cắt xén tàn tệ đến vậy. Giấc mơ Việt hôm qua ắt giờ đã đổi chiều, chỉ mong sao cho gia đình không thiếu hụt bữa cơm hàng ngày.

Một nghiên cứu của Đại học Princeton tìm thấy ngay cả con cái của những người nhập cư nghèo nhất của Hoa Kỳ rồi cũng trở thành tầng lớp trung lưu sau một hay hai thập niên. Còn trên báo Lao Động Tháng Tư 2021, bài của tác giả Đào Tuấn có ghi là “Giấc mơ ngôi nhà và những đứa trẻ của công nhân, của dân nghèo trở nên ngày càng xa vời, khi nhà ở xã hội lọt tay những cán bộ đi xe tiền tỉ. Và khi giá nhà đất ngày càng cao, người lao động phải mất 28-30 năm tích lũy mới mua được”.

Thôi thì hãy để giấc mơ Mỹ và những câu chuyện thành đạt thần tiên xa vời đến và đi qua. Hãy nói đến giấc mơ Việt đầy thực tế vậy. Tôi nghĩ đến anh xe ôm với ước mơ thơm lành cho thế hệ mới, và chỉ biết cầu chúc cho anh – cũng như hàng triệu người Việt khác không đảng phái đang mơ – rằng có được tấm lòng tử tế với dân tộc mình, thì cũng là một giấc mơ Việt cao quý, dẫu tự do, tương lai và an toàn là những điều vẫn phải kiếm tìm ở hiện thực, có khi đến hết cả đời người.

_____

Tham khảo:

https://www.forbes.com/…/what-my-immigrant-parents…/…

https://news.gallup.com/…/americans-american-dream…

https://www.washingtonpost.com/…/millionairenextdoor.htm

https://www.pewresearch.org/…/key-findings-about-u-s…

Facebooker tại Cai Lậy, Tiền Giang bị bắt với cáo buộc theo chính phủ Đào Minh Quân

Đài Á Châu Tự Do 

Bà Phan Thị Thanh Nhã, sinh năm 1984, ngụ tại ấp Phú Hòa, xã Long Khánh, thị xã Cai Lậy, vào ngày 17/3 bị Công an Tiền Giang bắt với cáo buộc “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền”.

Cơ quan An ninh Điều tra thuộc Công an tỉnh Tiền Giang cho biết như vừa nêu. Cụ thể, theo cơ quan này thì từ cuối năm 2018 bà Nhã dùng tài khoản Facebook cá nhân theo dõi nhiều bài viết của người khác bị cho có nội dung chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Ngoài ra bà Phan thị Thanh Nhã được nói đã tham gia tổ chức Chính phủ Quốc gia Việt Nam Lâm thời (CPQGVNLT), trụ sở tại California do ông Đào Minh Quân làm tổng thống.

Cơ quan CSĐT cho biết thêm, sau khi tham gia tổ chức CPQGVNLT, bà Nhã đăng và chia sẻ trên tài khoản Facebook cá nhân 25 bài viết và video clip. Nội dung của những bài viết và video clip này bị cơ quan chức năng Việt Nam cho là xuyên tạc, bịa đặt, xúc phạm lãnh đạo Đảng, Nhà nước VN và kêu gọi người khác cùng tham gia tổ chức CPQGVNLT.

RFA.ORG

Facebooker tại Cai Lậy, Tiền Giang bị bắt với cáo buộc theo chính phủ Đào Minh Quân

KHỞI ĐI TỪ VỰC THẲM BẤT XỨNG – Lm. Minh Anh, Tgp. Huế

Lm. Minh Anh, Tgp. Huế

“Lạy Chúa, xin xót thương con là kẻ có tội!”

A. Simpson viết, “Cầu nguyện là sợi dây liên kết con người với Thiên Chúa, là cây cầu bắc qua mọi vùng vịnh, giúp bạn vượt mọi thung lũng hiểm nguy!  Chúa không cần những con người vĩ đại, Ngài cần những con người dám chứng tỏ sự vĩ đại của Ngài.  Vì thế, lời cầu mạnh mẽ nhất là lời cầu ‘khởi đi từ vực thẳm bất xứng’ của một linh hồn dám chứng tỏ sự vĩ đại của Ngài!”

Kính thưa Anh Chị em,

“Lời cầu mạnh mẽ nhất là lời cầu ‘khởi đi từ vực thẳm bất xứng’ của một linh hồn!”  Đúng thế, lời cầu của người thu thuế trong Tin Mừng hôm nay, “Lạy Chúa, xin xót thương con, vì con là kẻ có tội!” là một trong những lời cầu đó; nó cũng là cao điểm của dụ ngôn Tin Mừng này.

Thật trùng hợp, qua bài đọc thứ nhất, ngôn sứ Hôsê cho biết, Thiên Chúa thấu suốt lòng dạ con người; Ngài chỉ muốn một điều, tình yêu, “Ta muốn tình yêu, chớ không cần lễ tế.  Ta muốn sự hiểu biết Thiên Chúa hơn là của lễ toàn thiêu.”  Thánh Vịnh đáp ca cũng chỉ lặp lại ngần ấy!

Khác với điều Thiên Chúa muốn, người biệt phái trong dụ ngôn đã làm điều ngược lại; ông quá nặng về ‘lễ tế.’ Ông nghĩ, ông đã đến đúng nơi, quy về đúng hướng, và đang làm điều đúng đắn!  Thế nhưng, lời cầu của ông đã bị bóp méo, bởi ông chỉ độc thoại, mà không đối thoại.  Ông kể công với Chúa; tệ hơn, coi Ngài như ‘Con Nợ’ của mình; tệ hơn nữa, ông lấy ‘kỳ tích’ của bản thân để so sánh và khinh dể kẻ khác.  Thực ra, đó không phải là cầu nguyện; đó là diễn văn!  Dẫu ông không phải là người xấu; ông không phạm tội trọng, ông thuỷ chung và rộng lượng… nhưng chỉ có một điều, lòng kiêu hãnh của ông đã khiến ông mù loà đến độ xúc phạm Thiên Chúa, xúc phạm tha nhân.  Ông sống tôn giáo của mình một cách tối thiểu để không phạm tội; ông không biết rằng, Thiên Chúa không bao giờ thoả mãn ‘mức tối thiểu trần!’  Lời cầu nguyện ông là ‘vô trùng’, khi ông quên rằng, Chúa chỉ “muốn tình yêu, chứ không cần lễ tế!”

Đang khi nhân vật thứ hai của dụ ngôn cũng lên đền thờ, một người thu thuế!  ‘Vai phụ’ này “khi ra về thì được khỏi tội”, Chúa Giêsu đã tiết lộ!  Người này “khỏi tội” không phải vì đã làm những điều đúng đắn, nhưng vì đã khiêm hạ nhận ra rằng, mình đã làm những điều sai trái!  Lời cầu của ông ‘khởi đi từ vực thẳm bất xứng’ trước một Đấng Vĩ Đại Toàn Thánh.  Và có lẽ, ông đã nghe những gì người biệt phái tố cáo, và điều này càng làm ông tê tái hơn; từ đó, ông chìm vào đáy vực linh hồn khốn khổ của mình, và bòn chút tàn hơi, ông đấm ngực van vỉ, “Lạy Chúa, xin xót thương con là kẻ có tội!”  Lạ thay, điều này đẹp lòng Thiên Chúa, và Ngài thích thú với nó!

Anh Chị em,

“Lạy Chúa, xin xót thương con là kẻ có tội!”; “Chúa không cần những con người vĩ đại, Ngài cần những con người dám chứng tỏ sự vĩ đại của Ngài!”  Nhìn nhận mình tội lỗi là chứng tỏ sự vĩ đại của Thiên Chúa, Đấng cần tình yêu, lòng thống hối và quyết tâm chừa lỗi!  Đừng quên, “Lời cầu mạnh mẽ nhất là lời cầu ‘khởi đi từ vực thẳm bất xứng’ của linh hồn!”  Đến gần Chúa, chúng ta nhận biết sự vĩ đại và tốt lành của Ngài; đồng thời, nhận ra tội lỗi yếu hèn của bản thân.  Đây là điều làm cho lời cầu của chúng ta có kết quả; vì chỉ những ai tự nhận mình không có gì mới có thể nhận được tất cả; chỉ những ai trống rỗng mới có thể được lấp đầy.  Mùa Chay, mùa bạn và tôi nhìn lên thập giá Chúa Kitô; đồng thời, nhìn xuống lòng mình, ‘khởi đi từ vực thẳm bất xứng’ của linh hồn, và chân thành thưa lên, “Lạy Chúa, xin xót thương con là kẻ có tội!”

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, Chúa biết con hơn cả con biết con!  Mỗi khi con cầu nguyện, cho con không ‘khởi đi từ cái tôi dị hợm’ của con, nhưng ‘khởi đi từ vực thẳm bất xứng’ của linh hồn mình!” Amen.

Lm. Minh Anh, Tgp. Huế

From: Langthangchieutim

Sức khỏe tâm thần-Bác Sĩ Nguyễn Trần Hoàng

Báo Nguoi-viet

March 17, 2023

Mục này chỉ nhằm giải đáp các thắc mắc về sức khỏe có tính cách tổng quát. Với các vấn đề cụ thể, chi tiết của từng bệnh nhân, xin liên lạc với bác sĩ để được thăm khám trực tiếp. Nhiều thông tin thiết thực và bổ ích khác về sức khỏe cũng được phát trên đài Radio Chuyện Sáng Chủ Nhật ở vùng Orange County, California, vào mỗi sáng Chủ Nhật từ 6 đến 9 giờ, trong chương trình “Câu Chuyện Sức Khỏe Sáng Chủ Nhật.” Nhiều thông tin sức khỏe bổ ích khác cũng có thể tìm thấy trên các website www.nguyentranhoang.com và www.radiochuyensangchunhat.com. Quý vị có thể liên lạc bác sĩ qua email: drnguyentranhoang@gmail.com hoặc điện thoại (714) 531-7930.

Bác Sĩ Nguyễn Trần Hoàng

Những tình huống áp lực và stress có thể gây ra sự lo âu, căng thẳng và đe dọa đến sức khỏe tâm thần. (Hình: Philippe Lopez/AFP via Getty Images)

Hỏi:

Gần đây, tôi thấy hình như vấn đề rối loạn về tâm thần đang được chú ý hơn rất nhiều. Xin cho biết sức khỏe tâm thần là gì? Rối loạn tâm thần là gì? Tại sao các rối loạn tâm thần đang xảy ra nhiều và được chú ý hơn?

Đáp:

Để tìm hiểu về sức khỏe tâm thần, đầu tiên ta cần tìm hiểu từ căn bản về khái niệm sức khỏe.

Tổ Chức Sức Khỏe Thế Giới (WHO) định nghĩa sức khỏe như sau: “Sức khỏe là trạng thái tốt của một người về mặt tâm thần, thể chất và xã hội, và không chỉ là sự vắng mặt của bệnh hoặc tật bệnh.” Định nghĩa này khẳng định rằng sức khỏe là một khái niệm rộng hơn là việc không bị bệnh, mà đòi hỏi sự cân bằng và hài hòa giữa các khía cạnh tâm thần, thể chất và xã hội của một người. Nó cũng đưa ra một phương pháp tiếp cận tích cực cho sức khỏe, với việc tập trung vào việc tăng cường khả năng sống và đạt được tiềm năng tối đa của mỗi người, thay vì chỉ tập trung vào việc điều trị bệnh tật và tình trạng bất lợi.

Trạng thái tốt về mặt tâm thần là trạng thái mà tâm trí của một người được cảm thấy thoải mái, an tâm và có khả năng đối phó với các thách thức và căng thẳng trong cuộc sống. Nó bao gồm sự tự tin, sự hài lòng với bản thân, khả năng quản lý cảm xúc và căng thẳng, khả năng thiết lập mối quan hệ tốt với người khác và khả năng tìm kiếm và tận dụng cơ hội để phát triển bản thân. Trạng thái tốt về mặt tâm thần đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển và duy trì sức khỏe toàn diện của một người và cũng là một yếu tố quan trọng để đạt được sự cân bằng giữa các khía cạnh khác của sức khỏe như thể chất và xã hội.

Trạng thái tốt về mặt thể chất là trạng thái mà cơ thể của một người hoạt động hiệu quả và có khả năng đáp ứng nhu cầu về hoạt động hàng ngày, bao gồm cả các hoạt động vận động và các hoạt động thường ngày khác. Nó bao gồm một loạt các yếu tố như ngủ đầy và đủ, dinh dưỡng lành mạnh, vận động đều đặn và thường xuyên, và tránh các thói quen xấu như hút thuốc, uống rượu hay sử dụng các chất kích thích. Trạng thái tốt về mặt thể chất cũng bao gồm việc giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến lối sống, như bệnh tim mạch, tiểu đường, ung thư, bệnh phổi, và các bệnh khác. Điều quan trọng là tạo ra một lối sống lành mạnh và tích cực, giúp duy trì một cơ thể khỏe mạnh và tối ưu hóa sức khỏe của con người.

Trạng thái tốt về mặt xã hội là trạng thái mà một người có khả năng tương tác và giao tiếp hiệu quả với mọi người xung quanh và tham gia tích cực vào cộng đồng. Nó bao gồm việc có mối quan hệ tốt với bạn bè, gia đình và những người khác, đóng góp cho cộng đồng, cảm thấy có giá trị và được đón nhận trong xã hội. Trạng thái tốt về mặt xã hội cũng bao gồm việc tránh xa các tình huống cô lập, bất hòa và xung đột trong xã hội. Nó có liên quan mật thiết với sức khỏe tinh thần, vì nó tạo ra một môi trường xã hội tốt để hỗ trợ và khuyến khích một tâm trí khỏe mạnh. Trạng thái tốt về mặt xã hội có thể giúp giảm căng thẳng và tăng cường cảm giác hạnh phúc, sự hài lòng với cuộc sống và sự tự tin trong việc đối phó với các thách thức của cuộc sống.

Sức khỏe tâm thần, sức khỏe thể chất và sức khỏe xã hội là ba khía cạnh quan trọng và có liên hệ mật thiết với nhau trong sức khỏe toàn diện của con người.

Sức khỏe tâm thần ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất của con người ra sao?

Nếu ta có các vấn đề tâm lý như lo âu, trầm cảm hoặc căng thẳng, điều này có thể dẫn đến các vấn đề về sức khỏe thể chất như đau đầu, đau cơ, giảm chức năng miễn dịch và bệnh tim mạch. Mặt khác, nếu ta có sức khỏe tâm thần tốt, ta có khả năng đối mặt và giải quyết các tình huống căng thẳng trong cuộc sống một cách tích cực, đồng thời có thể có chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh hơn, dẫn đến sức khỏe thể chất tốt hơn.

Sức khỏe xã hội cũng ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần và sức khỏe thể chất. Nếu ta có mối quan hệ xã hội tốt, ta có thể cảm thấy được sự hỗ trợ và khuyến khích, giảm căng thẳng và tăng cường cảm giác hạnh phúc, cảm giác thuộc về, tăng khả năng chống lại bệnh tật. Nếu ta có mối quan hệ xã hội kém, ta có thể cảm thấy cô lập và bất hạnh, điều này có thể dẫn đến các vấn đề về sức khỏe tâm thần và thể chất như lo âu, trầm cảm và bệnh tim mạch.

Do đó, để có một sức khỏe toàn diện, cần phải chú ý đến cả ba khía cạnh sức khỏe tâm thần, sức khỏe thể chất và sức khỏe xã hội. Cần phải đảm bảo có một lối sống lành mạnh, có mối quan hệ xã hội tốt và giải quyết các vấn đề tâm lý một cách tích cực.

Sau khi đã hiểu một cách khái quát về khái niệm sức khỏe nói chung. Sau đây, ta sẽ tập trung phân tích chi tiết hơn về sức khỏe tâm thần.

Trạng thái tốt về mặt tâm thần là trạng thái mà tâm trí của một người được cảm thấy thoải mái, an tâm. (Hình: Dave Kotinsky/Getty Images for Project Healthy Minds)

Sức khỏe tâm thần là trạng thái tốt của tâm trí và cảm xúc của con người, bao gồm khả năng điều tiết cảm xúc, đối phó với áp lực trong cuộc sống, duy trì một tâm trạng tích cực và cảm thấy hạnh phúc. Nó được coi là một phần quan trọng của sức khỏe toàn diện và được xem như là sự cân bằng giữa khả năng chịu đựng và khả năng thích ứng với những tình huống khó khăn và áp lực trong cuộc sống.

Sức khỏe tâm thần có thể bao gồm một loạt các yếu tố, từ khả năng giải quyết các vấn đề, đối mặt với tình huống khó khăn, tinh thần tự tin, sự hài lòng với cuộc sống và khả năng tạo ra mối quan hệ xã hội tốt.

Sức khỏe tâm thần không chỉ là việc không có bất kỳ vấn đề tâm lý nào, mà còn bao gồm khả năng giải quyết các vấn đề tâm lý một cách tích cực và hiệu quả. Điều này có thể đảm bảo rằng một người có sức khỏe tâm thần tốt có thể hoàn toàn thích ứng và phát triển trong cuộc sống của họ, đồng thời cải thiện sức khỏe toàn diện của họ.

Một số yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần:

  • Stress và áp lực: Những tình huống áp lực và stress có thể gây ra sự lo âu, căng thẳng và đe dọa đến sức khỏe tâm thần.
  • Môi trường xã hội: Môi trường xã hội, bao gồm cả gia đình, bạn bè, cộng đồng, nền văn hóa và giáo dục, đóng một vai trò quan trọng trong sức khỏe tâm thần.
  • Di truyền: Di truyền cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần, với một số rối loạn tâm lý được cho là do di truyền.
  • Ăn uống và hoạt động thể chất: Cách ăn uống và hoạt động thể chất là những yếu tố quan trọng trong việc duy trì sức khỏe toàn diện, bao gồm cả sức khỏe tâm thần.
  • Ngủ: Việc có giấc ngủ đủ và tốt là rất quan trọng đối với sức khỏe tâm thần, do những người thiếu ngủ có thể bị ảnh hưởng đến tâm trí và cảm xúc của mình.
  • Sử dụng chất kích thích: Sử dụng các loại chất kích thích như thuốc lá, rượu và ma túy có thể gây ra sự rối loạn tâm lý và ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần.
  • Rối loạn tâm lý: Một số rối loạn tâm lý, bao gồm rối loạn lo âu, trầm cảm, bệnh tâm thần phân liệt, rối loạn thần kinh, cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần.
  • Bệnh lý và dịch tễ học: Một số bệnh lý và yếu tố dịch tễ học, bao gồm bệnh tim mạch, tiểu đường và béo phì, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần.

Tiếp viên của hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines vừa bị Hải quan bắt giữ vì vận chuyển thuốc lắc và ma tuý từ Pháp về Việt Nam.

Lmdc Viet Nam

*** Nóng: Tiếp viên của hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines vừa bị Hải quan bắt giữ vì vận chuyển thuốc lắc và ma tuý từ Pháp về Việt Nam.

* Mấy đứa tiếp viên, toàn con cháu cán bộ đấy…

Dân đen thì lãnh án tử còn con lãnh đạo thì…rút kinh nghiệm và khắc phục hậu quả…

– Truyền thông Nhà nước vào chiều ngày 16/3 cho biết lãnh đạo Cục Hàng không Việt Nam đã xác nhận thông tin này.

Một số báo cho biết có ba tiếp viên, một số báo khác viết là bốn tiếp viên bị bắt trên chuyến bay VN10 từ Pháp về Việt Nam. Những người này bị phát hiện xách hơn 10 kg thuốc lắc và ma tuý về Việt Nam. Chuyến bay được xác định là chặng bay CDG-SGN tức về Sài Gòn vào lúc 8 giờ 10 phút ngày 16/3/2023. Bốn người bị bắt giữ có tên viết tắt là Th,, Q., V. và N.

“Chúng tôi đã nắm được thông tin và đang yêu cầu Vietnam Airlines báo cáo cụ thể hơn về vụ việc này. Hiện vụ việc đang được lực lượng chức năng kiểm tra, làm rõ” – Truyền thông Nhà nước dẫn lời lãnh đạo Cục Hàng không Việt Nam (không nêu tên) cho biết.

Chuyện tiếp viên các hãng hàng không Việt Nam bị bắt giữ về vận chuyển ma tuý hay ngoại tệ trái phép đã từng được phát hiện trước kia.

Hồi tháng sáu năm ngoái, hãng tin 7 News của Úc cho biết chín tiếp viên hàng không của Việt Nam vừa bị bắt giữ tại Úc vì mang lậu số tiền là 60.000 đô la Úc bị nghi là tiền buôn bán ma túy.

Các tiếp viên này bị cáo buộc rửa tiền đồng thời bị nghi là đang vận chuyển tiền ma túy trái phép ra các tổ chức buôn bán ma túy ở nước ngoài.

Các tiếp viên này thuộc hai hãng hàng không của Việt Nam là Vietnam Airlines và Bamboo Airways, phục vụ trên các chuyến bay thẳng tới Úc

Tuy nhiên hãng Bamboo Airways sau đó khẳng định hãng và các cán bộ nhân viên của hãng không có liên quan đến vụ việc kể trên.

Vietnam Airlines sau đó xác nhận có chín tiếp viên của hãng này bị giới chức Australia thẩm vấn nhưng đã được thả ngay sau đó và không có bất cứ cáo buộc nào.

TL RFA.

https://www.youtube.com/watch?v=icOQ7aMXjfQ…

Phép Lịch Sự Tối Thiểu Của Người Tây Phương 

  1. Đừng gọi điện thoại cho ai hai lần liên tục. Nếu họ không trả lời có nghĩa là họ bận hay có việc khác quan trọng hơn mà họ đang phải lo.
  2. Nhớ trả lại món nợ tiền ngay cả trước khi người cho mượn nhớ hoặc hỏi lại bạn. Nó nói lên tư cách và nhân phẩm của bạn.
  3. Khi được bao đi ăn nhà hàng, đừng gọi một trong những món ăn đắt tiền trong thực đơn.
  4. Đừng hỏi những câu hỏi kỳ cục như: ‘Chưa có gia đình à?’, ‘Sao chưa có con?’, ‘Tại sao chưa mua xe? Hoặc ‘Sao chưa mua nhà?’ Đó không phải là vấn đề riêng tư của bạn.
  5. Luôn luôn giữ cửa cho người đang đi đến ở đằng sau bạn. Bất kể người ấy là đàn ông hay đàn bà, già hay trẻ. Nó không làm bạn nhỏ nhen hơn khi cư xử cách tử tế với một người khác nơi công cộng.
  6. Nếu bạn cùng đi xe “taxi, uber…” với một người bạn của bạn và họ trả tiền, thì lần tới bạn nhớ trả nhé.
  7. Luôn tôn trọng quan điểm của người khác. Hãy nhớ số 6 nơi bạn sẽ là số 9 của người đối diện. Hơn nữa, tham khảo thêm ý kiến thứ hai sẽ là điều luôn cần thiết.
  8. Đừng bao giờ cắt ngang khi người khác đang nói. Hãy để cho họ tỏ bày rồi mình nghe và sàng lọc tất cả câu chuyện.
  9. Nếu bạn trêu chọc một ai đó mà họ không tỏ vẻ tán thành, ngưng lại và đừng bao giờ làm thế nữa cả…
  10. Nhớ nói lời cám ơn khi người khác giúp bạn một điều gì.
  11. Khen tặng công khai. Chỉ trích riêng tư.
  12. Gần như không có một lý do nào để bạn khen chê dáng vóc người khác. Chỉ cần nói “Bạn nhìn quá tuyệt vời!” Nếu như người ấy muốn nói là họ mới giảm cân, họ sẽ nói.
  13. Nếu một ai đó cho bạn xem hình trong điện thoại của họ, đừng gạt qua phải hay trái, vì bạn sẽ không bao giờ biết hình gì sẽ xuất hiện tiếp.
  14. Nếu một đồng nghiệp của bạn nói họ có hẹn với một bác sĩ, đừng hỏi tại sao nhưng nên nói “Tôi hy vọng anh/chị sẽ ổn thôi”. Đừng đặt họ vào vị thế khó khăn khi phải nói cho bạn bệnh tình cá nhân của họ. Nếu họ muốn bạn biết, họ sẽ tự tỏ bày.
  15. Cư xử cách tử tế với một người quét dọn vệ sinh cũng như một giám đốc công ty như nhau. Không ai có ấn tượng cách bạn cư xử lỗ mãng với một người thấp kém nhưng họ sẽ để ý đến tư cách của bạn khi đối xử tử tế với người thấp hèn trong xã hội.
  16. Khi một người đang nói chuyện trực tiếp với bạn mà bạn mãi bận nhìn xuống điện thoại thì quá vô lễ.
  17. Không bao giờ khuyên răn hay góp ý khi người khác không hỏi.
  18. Khi gặp lại một người nào đó sau một thời gian xa cách, đừng hỏi tuổi tác hoặc lương bổng của họ.
  19. Đừng xen vào đời tư của người khác ngoại trừ nó ảnh hưởng đến bạn. Tránh xa nó ra.
  20. Lấy kính râm xuống nếu như bạn gặp và nói chuyện với một người trên đường phố. Đó là dấu hiệu bạn tỏ ra tôn trọng họ. Hơn nữa, mắt nhìn mắt cũng quan trọng như cuộc đối thoại của bạn vậy.
  21. Đừng bao giờ khoe khoang sự giàu sang của bạn với người nghèo; cũng vậy, đừng nói chuyện con cái của bạn nơi những người vô sinh.
  22. Sau khi đọc được một câu bình luận tốt, hãy dành thời gian mà cám ơn họ.

*** Sự cảm nhận vẫn là phương cách dễ nhất để có điều bạn chưa có.

Nguyên tác: Anh ngữ

Tác giả: Khuyết danh 

Phỏng dịch: Trịnh Tiến-Triển

Thánh Patrick (Patricio), Giám mục—385?-461

Mừng Lễ Thánh Patrick đến bạn và gia đình nhé! Đây là ngày lễ hội truyền thống của nước Ái Nhĩ Lan. Màu y phục thích hợp cho ngày hôm nay là màu xanh lá cây. Tối thiểu bạn phải mang một tí màu xanh trên người, nếu không có thì bạn sẽ bị thiên hạ nhéo cho bầm người luôn đó. Lưu Ý: Những ai sống trong Tổng Địa Phận Galveston-Houston, TX được phép ăn thịt trong ngày thứ sáu Mùa Chay hôm nay. Thành thật cảm ơn Đức Hồng Y DiNardo. Ăn nhậu xả láng để mừng Thánh Patrick đi bà con ơi!

Cha Vương

Thứ 6: 17/03/2023

Thánh Patrick (Patricio), Giám mục—385?-461. Truyền thuyết về Thánh Patrick thì quá nhiều; nhưng điều có ích lợi cho chúng ta là khi nhìn đến hai đức tính chắc chắn của ngài: khiêm tốn và dũng cảm. Chính thái độ cương quyết khi chấp nhận đau khổ cũng như thành công đã hướng dẫn cuộc đời của Thánh Patrick, một khí cụ của Thiên Chúa, để chiến thắng cho Ðức Kitô hầu như tất cả tâm hồn người Ái Nhĩ Lan.

Chi tiết về đời ngài thì không chắc chắn. Về nơi sinh trưởng của Thánh Patrick, có người cho là ở Kilpatrick, Tô Cách Lan, có người nói ở Cumberland, Anh Quốc. Cha mẹ ngài là người Rôma sống ở Anh Quốc với nhiệm vụ cai quản các bán đảo.

Khoảng 14 tuổi, chính ngài và phần lớn các nô lệ cũng như các quần thần của cha ngài bị hải tặc Ái Nhĩ Lan bắt và bán làm nô lệ để chăn cừu. Trong thời gian này, Ái Nhĩ Lan là đất của người Druid và ngoại giáo. Ở đây, ngài học ngôn ngữ và phong tục của dân tộc đang bắt giữ ngài.

Sáu năm sau, Patrick vượt thoát, có lẽ đến nước Pháp, và sau đó trở về Anh đoàn tụ với gia đình. Trong thời gian bị bắt tinh thần ngài thay đổi hoàn toàn. Ngài bắt đầu học làm linh mục, và được chịu chức bởi Thánh Germanus, Ðức Giám Mục của Auxerre.

Sau đó, khi 43 tuổi ngài được tấn phong giám mục. Trong một thị kiến, dường như “mọi trẻ con ở Ái Nhĩ Lan từ trong lòng mẹ vươn cánh tay” đến ngài. Ngài hiểu thị kiến này là một lời mời gọi đi rao giảng Tin Mừng cho người ngoại giáo Ái Nhĩ Lan. Ngài đến phía tây và phía bắc, là nơi chưa bao giờ đức tin được rao giảng ở đây, và ngài đã được sự bảo vệ của các vua chúa trong vùng và đã hoán cải rất nhiều người.

Ngài tấn phong nhiều linh mục, chia quốc gia này thành các giáo phận, tổ chức các công đồng, thành lập vài đan viện và tiếp tục thúc giục dân chúng sống thánh thiện hơn. Ngài chịu đau khổ vì bị các tăng sĩ ngoại giáo chống đối, và bị chỉ trích cả ở Anh và Ái Nhĩ Lan vì đường lối truyền giáo của ngài.

Trong 40 năm rao giảng và hoán cải, ngài đã làm nhiều phép lạ và đã viết Confessio nói về tình yêu của ngài dành cho Thiên Chúa. Ngài từ trần năm 461 ở Saul, County Down, Ái Nhĩ Lan là nơi ngài xây dựng nhà thờ đầu tiên.

Ngày nay cả toàn dân Á Nhĩ Lan qua các thời đại, nhớ công ơn người, ngày 17 tháng 3 được coi là ngày quốc lễ. Ái Nhĩ Lan, qua các vị thừa sai, các dòng tu đã đem Tin Mừng cho nhiều nước khác. (Nguồn: Nhóm Tinh Thần)

Thánh Patrick viết: “Khao khát của tôi là: dù không có khả năng chu toàn một công trình tốt đẹp và xứng đáng, tôi ước ao giống như những người được Chúa sai đi loan báo Tin Mừng làm chứng cho Người trên khắp thế giới.” (Trích “Lời tuyên xưng đức tin của thánh Patriciô Giám mục,” Bài đọc 2 Kinh Sách, ngày 17/3)

Ước mong bạn hãy noi gương thánh nhân luôn nuôi dưỡng khát khao làm điều tốt đẹp, rao giảng Tin Mừng trong mọi hoàn cảnh, và đưa mọi người đến gần với Chúa hơn mỗi ngày.

From: Đỗ Dzũng

VNTB – Trách Chi Những Anh Quan Sứ

16.03.2023

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến

Từ xứ Thái trở về, blogger Phạm Hồng Phong có mang theo một câu chuyện làm quà mà chỉ cần nghe qua cũng đã muốn ứa nước mắt:

Bay chuyến cuối cùng trong ngày, từ Don Muang về Tân Sơn Nhất. Gặp một nhóm hơn chục người đi tay không, quần áo nhàu nhĩ áo phông trắng thì thành cháo lòng, áo màu thì cáu bẩn, người đi tông, người đi chân đất, ồn ào, nhốn nháo lên máy bay tìm ghế ngồi. Tất cả đều rất trẻ, tuổi từ 20, đến 31.

Khá ngạc nhiên, hỏi ra mới biết anh em ngư dân Sông Đốc – Cà Mau bị cảnh sát biển Thái Lan bắt khi đang câu mực ở Vịnh Thái Lan, tịch thu thuyền, tài sản, án tù 3 tháng. Gia đình vay tiền chạy chọt, ngồi tù được 55 ngày, hôm nay được thả về.

Cầm vé trên tay nhưng không biết ghế của mình chỗ nào. Mình cùng mấy cô tiếp viên Air Asia hướng dẫn từng chỗ ngồi vì anh em đều lần đầu bị đi bằng máy bay.

Ngồi hỏi chuyện và nghe kể mới biết sự cơ cực từ ngày bị bắt đến khi được tha. Để được thả, gia đình phải tự tìm cò, qua Thái, liên hệ Đại sứ quán Việt Nam ở Bangkok, xuống Songkhla gặp cảnh sát, cai tù…Rổ giá để được tự do:

– Thuyền viên 12 -20 triệu/người

– Tài công 80 -120 triệu/người tùy tội nặng nhẹ, tùy hứng của cò và cảnh sát.

Tiền vé máy bay riêng, nghe anh em nói là mỗi người 8 triệu nộp cho đại sứ quán mua và làm thủ tục cho cả nhóm, ngồi xe tù, cảnh sát chở tuột ra sân bay, gọi tên từng thằng phát cho cuống vé. (Giá bình thường mua cận ngày thì tối đa cũng chỉ 150$~ 3 triệu ông cụ). Mình bảo anh em, có thể do tiền cò, lệ phí giấy thông hành ĐSQ cấp và xăng xe tù, xe áp tải của cảnh sát Thái nên mới hết 8 triệu, chứ vé mình mua trước đây 5 ngày có 1800 Bath ~ 1,2 triệu…

Câu chuyện làm quà của Phạm Hồng Phong khiến tôi nhớ đến bài viết (“Tình Đồng Hương Của Dũng Việt Nam”) trên Tuổi Trẻ Online của phóng viên Đình Dân:

Ở Philippines ngư dân ta đi biển gặp nạn được Dũng giúp đỡ rất nhiều’, ‘Không chỉ những người Việt đi biển gặp nạn ở Philippines biết tới Dũng, mà thậm chí nhiều thân nhân của họ đang sống ở quê cũng lưu trong điện thoại cầm tay cái tên Dũng Việt Nam’… 

Đó là những thông tin mà tôi nghe được từ nhiều người dân ở đảo Phú Quý. Và tôi đã có cơ hội gặp gỡ ‘Dũng Việt Nam’ nhân chuyến đi Philippines viết về vụ 122 ngư dân bị giam giữ tại đây…”

“Chiều 23-8, trời Palawan vẫn mưa suốt. Sáng mai là ngày diễn ra phiên tòa xét xử 122 ngư dân nên chiều hôm đó những người từ Việt Nam qua ai cũng bận rộn lo giấy tờ, thủ tục chuẩn bị hầu tòa. Anh Dũng cũng cuống cuồng vừa chạy xe vừa điện thoại liên tục để hẹn các luật sư ở Philippines nhằm thiết kế các buổi gặp gỡ với các luật sư từ Việt Nam qua. 

Vừa gặp luật sư xong, anh Dũng lại cùng anh Thoại – chủ DNTN Long Hải Long – vào nhà tù để mang thuốc tây và một ít tiền bà con ở đảo Phú Quý gửi cho người nhà của họ trong trại giam. Mưa to ướt hết áo, anh Dũng phải mượn áo một thuyền trưởng mặc vào để chạy tiếp…

 Ngày diễn ra phiên điều trần, từ sáng sớm anh Dũng đã ngồi trong chiếc xe ba bánh chờ dưới đường. Anh bảo chờ đi cùng 115 ngư dân từ nhà tù ra tòa án. Nhìn những ánh mắt âu lo qua song sắt của chiếc xe màu vàng bóp chặt khóa, anh Dũng ngậm ngùi: ‘Đồng hương mình cả. Mà toàn là ngư dân chân chất. Vợ con họ ở nhà mà thấy hình ảnh này chắc không cầm lòng được…’

Một số ngư dân ở Quảng Ngãi và Bình Thuận kể rằng từ năm 2004 đến nay, anh Dũng đã giúp đỡ khoảng 30 nhóm ngư dân Việt Nam bị mắc nạn và trôi dạt vào vùng biển của nước bạn. Anh nói anh giúp các nhóm ngư dân những việc như phiên dịch, làm cầu nối giữa những ngư dân bị nạn và chính quyền địa phương, giúp ngư dân từ việc làm giấy tờ cho đến đi chợ, mua card điện thoại… 

Anh Dũng nói có một câu chuyện mà anh sẽ chẳng bao giờ quên. Đó là vào đầu tháng 8 vừa rồi. ‘Hôm đó đã 22g đêm. Trời mưa to gió lớn. Tôi đang cho mấy đứa con đi ngủ thì nhận được điện thoại từ Việt Nam. Người đầu dây là anh Sơn – một chủ ghe ở tỉnh Quảng Ngãi: Dũng ơi, làm ơn cứu nạn cứu khổ giùm. 

12 ngư dân của tôi đang đánh bắt ở vùng biển nước mình thì bị bão đánh chìm ghe. Họ điện về nói đã trôi dạt mấy ngày nay theo hướng nam về vùng biển Philippines. Họ đang cố đu bám vào thuyền thúng trôi dạt giữa biển. Anh nhờ người ở đó cứu giùm, không để đến sáng mai lạnh quá họ chết hết. Ngay trong đêm, bằng tất cả mọi mối quen biết, anh Dũng xác định lại chính xác tọa độ nơi 12 ngư dân bị nạn rồi lập tức cầu cứu hải quân Philippines…

Ủa, cái ông Dũng này là ai mà sao rảnh rỗi và “bao la” dữ vậy cà? Xin hãy nán đọc thêm một đoạn ngắn nữa, về người đàn ông Việt Nam vô cùng nhân ái và tháo vát này:

Một lần khi anh Dũng đang mải miết phiên dịch cho các ngư dân ở tòa án đến nỗi quên đi đón vợ, thế là vợ anh tự thuê xe chở cả bao dép bán dở đến tòa án tỉnh để tìm. Lúc này tôi mới biết người đàn ông thông thạo ba thứ tiếng Việt, Anh, Philippines này là một người bán giày dép trên hè phố…

Coi: một người dân Việt lam lũ, vợ dại con thơ, đang lưu lạc nơi đất lạ xứ người mà chăm lo cho những đồng hương của mình từ A tới Z (cung cấp toạ độ nơi ngư dân bị bão đánh chìm thuyền cho hải quân Phi, tham vấn với luật sư bản sứ, làm cầu nối giữa những ngư dân bị nạn và chính quyền địa phương, vào tù thăm non tiếp tế cho đồng bào đang bị giam dữ, rồi cùng đi với họ ra toà …) như vậy thì các Toà Tổng Lãnh Sự và Đại Sứ Quán VN làm gì ?

Làm… tiền!

Chớ họ còn có lựa chọn nào khác nữa đâu, theo như nhận xét của blogger Hương Vũ: “Sống và làm việc cách công chính như nhân viên sứ quán các nước khác, nhân viên sứ quán VN chỉ còn cách cắn dép gặm không khí qua ngày.”

Bởi vậy, đừng ngạc nhiên (và cũng đừng buồn) khi thấy trên trang mạng xã hộ dân sự (Tôi & Sứ Quán) có những dòng chữ rầu rĩ thế này đây:

– Lãnh sự quán Việt Nam tại San Francisco xin lỗi và hoàn trả tiền lạm thu sau khi một thành viên Tôi và Sứ quán khiếu nại suốt 5 tháng.

– Thành viên Tôi và Sứ quán phản ánh lạm thu ở Đại sứ quán Việt Nam tại Ottawa, Canada tới các đại biểu quốc hội sau khi không nhận được phản hồi từ Bộ Ngoại giao Việt Nam và các cơ quan có thẩm quyền.

– Thành viên Tôi và Sứ quán phản ánh tình trạng lạm thu ở Đại sứ quán Việt Nam tại Paris tới Bộ Ngoại giao Việt Nam.

– Sứ quán VN ở Bỉ “chưa sẵn sàng đối thoại.

Ngay tại Việt Nam mà qui vị lãnh đạo có ai thiết tha gì đến chuyện bảo vệ ngư dân, ngư trường, biển đảo, môi trường, và sức khoẻ của người dân đâu (tất cả chỉ chăm lo vơ vét thôi) thì trách chi những anh quan sứ.