Thánh Giacôbê (James)Tông Đồ.

Chúc một ngày zui zẻ, phẻ mạnh, và an lành trong Chúa và Mẹ nhé. Hôm nay 25/07 Giáo Hội mừng kính Thánh Giacôbê (James)Tông Đồ. Mừng quan thầy đến những ai chọn Thánh Giacôbê làm quan thầy hay có tên là James nhé.

Cha Vương

Thư’ 5: 25/07/2024

Thánh Giacôbê [Cả] là anh của Thánh Gioan Thánh Sử. Cả hai được Ðức Giêsu mời gọi khi họ đang trên thuyền đánh cá, làm việc với người cha ở biển Galilê. Trước đó, Ðức Giêsu đã gọi một đôi anh em khác cũng từ một hoàn cảnh tương tự, đó là Phêrô và Anrê. “Ði xa hơn một chút, Người thấy ông Giacôbê, con ông Zêbêđê, và người em là ông Gioan. Hai ông đang vá lưới ở trong thuyền. Người liền gọi các ông. Và các ông bỏ cha mình là ông Zêbêđê ở lại trên thuyền với những người làm công, mà đi theo Người” (Máccô 1:19-20).

Thánh Giacôbê là một trong ba người được ưu tiên chứng kiến Chúa Hiển Dung, được thấy con gái ông Giairút sống lại và có mặt trong giờ thống khổ của Ðức Giêsu trong vườn Giệtsimani.

Có hai biến cố trong Phúc Âm diễn tả tính khí của thánh nhân và người em. Thánh Mátthêu kể rằng mẹ của hai ông đến để xin cho họ được chỗ ngồi vinh dự trong vương quốc (một bên phải, một bên trái Ðức Giêsu). “Ðức Giê-su bảo: ‘Các người không biết các người xin gì. Các người có uống nổi chén Thầy sắp uống không?’ Họ đáp: ‘Thưa được’ (Mt 20:22). Sau đó Ðức Giêsu bảo, quả thật họ sẽ uống chén và chia sẻ sự thanh tẩy của Người trong sự đau khổ và cái chết, nhưng việc ngồi bên phải hay bên trái thì không phải là quyền của Ðức Giêsu – chỗ đó “được dành cho những người đã được Cha Thầy chuẩn bị” (Mt 20:23b).

Các tông đồ khác phẫn nộ khi thấy tham vọng của Giacôbê và Gioan. Sau đó Ðức Giêsu dạy họ bài học về sự khiêm tốn phục vụ: Mục đích của quyền bính là để phục vụ. Họ không được áp đặt ý muốn của mình trên người khác, hay sai bảo người khác. Ðây là vị thế của chính Ðức Giêsu. Ngài là tôi tớ của tất cả; sự phục vụ được giao phó cho Ngài là tuyệt đối hy sinh tính mạng mình.

Trong một trường hợp khác, Giacôbê và Gioan chứng minh rằng biệt hiệu mà Ðức Giêsu đặt cho họ – “con của sấm sét”- thì rất thích hợp với họ. Người Samaritanô không đón tiếp Ðức Giêsu vì Người đang trên đường đến Giêrusalem. “Thấy thế, hai môn đệ là ông Giacôbê và ông Gioan nói rằng: ‘Thưa Thầy, Thầy có muốn chúng con khiến lửa từ trời xuống thiêu huỷ chúng nó không?’ Nhưng Ðức Giê-su quay lại quở mắng các ông…” (Luca 9:54-55).

Hiển nhiên Thánh Giacôbê là vị tông đồ đầu tiên chịu tử đạo. “Vào thời kỳ ấy, vua Hêrôđê ra tay ngược đãi một số người trong Hội Thánh. Vua cho chém đầu ông Giacôbê, anh ông Gioan, và khi thấy việc đó làm vừa lòng người Do-thái, nhà vua lại cho bắt cả ông Phê-rô nữa” (CVTÐ 12:1-3a).

Chúng ta đừng nhầm lẫn Thánh Giacôbê với Thánh Giacôbê  con Alphê, Thánh Giacôbê hậu “anh em họ” của Đức Giêsu và sau này là Giám Mục Jerusalem cũng là tác giả Thư Thánh Giacôbê.

(Nguồn: Nhóm Tinh Thần, Hạnh Thánh)

Lạy Thiên Chúa toàn năng hằng hữu, Chúa đã ban cho thánh Giacôbê vinh dự là tông đồ đầu tiên đã chết để làm chứng cho Tin Mừng. Xin cho Hội Thánh tìm được sức mạnh nhờ gương tử đạo của thánh nhân, và nhờ Người cầu thay nguyện giúp, Hội Thánh được luôn nâng đỡ phù trì (Lời nguyện nhập lễ, lễ thánh Giacô-bê tông đồ).

From: Do Dzung

**************

Đường con theo Chúa -tinmung.net 

Nguyễn Phú Trọng: Một cuộc đời thất bại-JB Nguyễn Hữu Vinh-Blog RFA

Ba’o Tieng Dan

Blog RFA

JB Nguyễn Hữu Vinh

25-7-2024

Cái chết không bất ngờ

Cuối cùng thì cái chết cũng đến với ông Nguyễn Phú Trọng, kết thúc câu chuyện của thiên hạ cứ đồn đoán, suy diễn, theo dõi rồi các loại tin tức về sức khỏe của một “đầy tớ nhân dân” mà như chuyện trên cung trăng vậy. Ngày mai, ông Nguyễn Phú Trọng về với ba tấc đất, khỏi phải cố bám vào cái ghế bằng mọi cách ở cái tuổi cổ lai hy và sức khỏe cứ leo lét như đèn trước gió để chống lại cái bọn “tham quyền cố vị” leo vào trung ương đảng như lời ông ta đã hò hét bấy lâu nay.

Trước ngày “Quốc tang”, báo chí Việt Nam mấy hôm nay đã tổ chức tang lễ trên mặt báo cho ông Nguyễn Phú Trọng bằng đủ mọi bài viết, hình ảnh, lời lẽ mà qua đó, họ cố tình mô tả ông Nguyễn Phú Trọng về một con người, nhân cách, tình cảm… rồi thì thành quả, thắng lợi, di sản… đủ cách theo truyền thống cộng sản xưa nay. Điều gì thì không thể nói mạnh, chứ riêng việc ca ngợi, nịnh hót thì những người cộng sản là bậc thầy thiên hạ, dù họ luôn mồm kêu “Quét sạch Chủ nghĩa cá nhân”.

Hẳn nhiên là ai cũng biết rằng cái người Cộng sản nói với cái người Cộng sản làm là hai lĩnh vực hoàn toàn khác, thậm chí ngược nhau.

Thế nên, việc dàn báo chí đảng được lệnh rền rĩ mấy ngày nay trên mặt trận truyền thông, cho thấy rằng đảng đã cố gắng bằng mọi cách dựng lên một hình ảnh, một thần tượng để may ra vuốt mặt cho đảng đôi chút. Nhưng, nói, không thể làm thay đổi được một thực tế: Nguyễn Phú Trọng là một nhân vật điển hình cho sự thất bại, mọi mặt và mọi thời gian của cá nhân ông ta nói riêng và của Đảng CSVN nói chung.

Thất bại ở mọi lĩnh vực

Có lẽ, nhắc đến ông Nguyễn Phú Trọng, người ta nhắc đến chuyện đốt lò, chuyện “Chống tham nhũng”. Nó như một cái thương hiệu, như một nhiệm vụ tự ông ta đặt cho mình trong suốt thời gian leo lên đến những chiếc ghế quyền lực nhất trong hệ thống.

Tuy nhiên, người ta cũng nhắc đến Nguyễn Phú Trọng với một thời gian dài phụ trách Văn Hóa – Tư Tưởng, rồi chức vụ Phó rồi Trưởng Ban Lý luận Trung ương. Rồi Phó Bí thư, rồi Bí thư Thành ủy Hà Nội hai khóa liền. Không chỉ thế, ông ta còn là người đứng đầu Quốc hội và một thời gian giữ luôn chức Chủ tịch nước sau khi Trần Đại Quang đột tử.

Vậy thiên hạ nhớ về Nguyễn Phú Trọng qua những điều gì với các lĩnh vực đã làm?

Trước hết, cách đây đã 36 năm, với các cương vị phụ trách lĩnh vực Tư tưởng, Văn Hóa của Đảng, nhưng Nguyễn Phú Trọng đã không có dấu ấn gì trong lĩnh vực này nhằm tạo nên sự mạch lạc, rõ ràng về những vấn đề tư tưởng hay những nét đặc trưng nào về văn hóa để đảng lấy làm phương hướng lãnh đạo. Vẫn cứ dừa dựa những câu nói sáo rỗng và vô nghĩa nào là “đậm đà bản sắc dân tộc” mà người ta chẳng rõ cái bản sắc đó là gì? Còn cái gọi là “Văn hóa mới” rồi cụm dân cư “văn hóa” từ làng đến tổ dân phố, phường xã… ngày nay chỉ là chuyện tào lao. Đến nay, sau 36 năm kể từ khi ông ta phụ trách và lãnh đạo.

Ngày nay, nhìn lại đất nước Việt Nam trên mọi mặt thuộc lĩnh vực văn hóa, người ta nói một câu rất tổng quát và chính xác, đó là sự suy đồi. Sự suy đồi không hoàn toàn chỉ một lĩnh vực mà trong mọi mối quan hệ xã hội, thói quen, cách hành xử của người Việt đã dần xa lạ với truyền thống văn hóa được xây dựng, gìn giữ và xây đắp từ ngàn năm trong lịch sử dân tộc.

Mới đây, Bộ Văn Hóa phải xin khoản kinh phí 350.000 tỷ đồng để chấn hưng văn hóa là một minh chứng điển hình cho cái “Di sản” của ông Nguyễn Phú Trọng về văn hóa.

Đó là một thất bại.

Về Tư tưởng, với cách bám lấy bằng được vào Chủ nghĩa Mác – Lenin – Thứ mà thiên hạ vứt vào sọt rác lịch sự gần hai thế hệ nay bởi sự nguy hại của nó – bởi Đảng CSVN hết chỗ để nhờ dựa mà không có khả năng để tự trang bị cho mình một hệ tư tưởng, một chủ nghĩa mới nào khác.

Với chức vụ là Trưởng Ban Lý luận Trung ương, ông Nguyễn Phú Trọng có nhiệm vụ xây dựng hệ thống lý luận của đảng về phương hướng, đường lối, tư tưởng và lý thuyết về hệ thống chính trị hiện nay.

Tuy nhiên, ông ta đã “bó tay” khi thừa nhận rằng “Đến cuối thế kỷ này chưa chắc đã có Chủ nghĩa Xã hội” đã đành, mặt khác, ông cũng không thể định nghĩa xem cái Chủ nghĩa Xã hội mà đảng dẫn cả đất nước “tiến nhanh tiến mạnh, tiến vững chắc” lên đó, nhưng đến bây giờ vẫn chưa biết mặt ngang, mũi dọc của nó ra sao. Không chỉ có Chủ nghĩa xã hội, mà ngay cả “Con đường quá độ đi lên CNXH” mà đảng dẫn dân đi gần thế kỷ, nay cũng chưa biết nó là con đường gì.

Cái Chủ nghĩa Mác – Lenin, lấy giai cấp công nhân làm nòng cốt, là giai cấp tiên phong mà đảng là đội quân tiên phong trong đó… đã dần dần bị chính đảng CSVN phản bội. Chứng cứ là giai cấp công nhân ngày nay, chỉ còn là khái niệm của đảng và trong thực tế thì là đối tượng để đảng kết hợp với “bọn tư bản” bóc lột chính giai cấp mình.

Trước sự khủng hoảng về tư tưởng, đường lối, Đảng CSVN đã hoảng loạn và vơ váo bất cứ thứ gì miễn vá víu có lợi cho sự tồn tại của đảng. Ở đó mọi thứ hầm bà lằng, kể cả đi ngược với giáo lý Phật giáo, cũng được nhét vào cái gọi là Giáo Hội Phật giáo Việt Nam – một tổ chức quốc doanh, do nhà nước vô thần khuynh loát – và nó đã ngay lập tức thể hiện cái “tính đảng” của nó với đủ mọi thứ thối tha, bẩn thỉu của nó ẩn phía trong.

Các đảng viên mất niềm tin vào Chủ nghĩa Mác vô thần, đã vơ váo vào bất cứ điều gì khả dĩ có thể làm họ yên tâm sau những hành động tội ác về tham nhũng, về những hậu quả đã gây ra cho xã hội, cho đất nước.

Thậm chí, ngay cả bản thân Nguyễn Phú Trọng cũng đã thấy sự hoang mang và lúng túng cho chính bản thân mình về vấn đề tư tưởng. Điển hình là dù luôn cao giọng rằng: “Làm người, hãy là người Cộng sản”. Thế nhưng, những hình ảnh bị lộ ra đã cho thấy chính bản thân ông ta đã từ bỏ tư tưởng Cộng sản vô thần để “quy y cửa Phật” và được “làm phép” bởi sư quốc doanh Thích Thanh Quyết.

Đó là chưa nói đến những vấn đề lý luận cao siêu mà người dân đánh giá rất nhanh gọn về nó bằng cách phong tặng danh hiệu “Ủy Ban Lú lẫn Trung ương” còn người đứng đầu, được tặng xú danh “Trọng Lú”.

Đó là một thất bại nữa của Nguyễn Phú Trọng.

Ngay từ khi chiếm được cái ghế Tổng bí thư, điều mà người ta thấy ông ta quan tâm nhất và nói đến nhiều nhất là Chống tham nhũng. Để rồi từ đó đội ngũ thợ nịnh, đội ngũ tuyên truyền bốc thơm sáng tác ra cho ông ta các danh hiệu như “Người đốt lò” rồi chuyện củi tươi, củi khô… cùng với những phát ngôn mà nhiều khi nếu ai ngẫm kỹ thì chẳng hiểu nó đi theo hướng nào.

Nào là “không có vùng cấm, bất kể là ai”, nào là “Đánh chuột mà không để vỡ bình” rồi đến khi bắt bớ loạn xà ngầu không đủ cán bộ để làm việc thì lại trở giọng rằng “Nhân văn”, rằng thì “dính chàm thì xin nghỉ đi, hoặc trả lại tiền đi tôi tha cho, hoặc xử nhẹ cho”…

Nhưng, qua một quá trình dài hơn chục năm, điểm lại thành quả của cái gọi là “Chống tham nhũng” đó, người ta mới giật mình kinh sợ. Con số tổng kết của đảng đưa ra, chỉ có 10 năm dưới triều đại Nguyễn Phú Trọng, có 169.000 đảng viên bị kỷ luật, hàng chục, hàng trăm ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Trung ương, tướng tá và cán bộ đủ các cấp vào tù. Và những năm gần đây, mỗi năm, có khoảng vài chục ngàn đảng viên tiếp tục bị kỷ luật.

Chúng ta nên nhớ rằng: Con số đảng viên bị kỷ luật, chỉ là một phần nổi rất nhỏ của tảng băng chìm khối đảng viên băng hoại về mọi mặt trong đảng. Một đảng viên bị kỷ luật, nghĩa là có hàng chục đảng viên bị phát hiện và một đảng viên bị phát hiện, cũng có nghĩa là có hàng chục đảng viên “chưa bị lộ”. Điều đó cho thấy rằng nói: Một bộ phận “không nhỏ” trong đảng là những kẻ suy đồi, hư hỏng, cũng có nghĩa là số lớn trong đảng đã hư hỏng, suy đồi.

Và một đảng, chứa trong đó số lớn là suy đồi, là hư hỏng, là cướp trộm, tham ô, hủ hóa… thì đó là băng cướp, băng nhóm mafia chứ không thể coi là một đảng bình thường.

Chính vì thế, nạn tham nhũng càng ngày càng như căn bệnh ung thư di căn đi khắp cơ thể hệ thống chính trị. Liên tiếp hàng loạt những cuộc bắt bớ từ Nam đến Bắc, từ trung ương đến địa phương. Mà đã bắt là bắt cả ổ, cả cụm, cả lô từ lớn đến bé, từ Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Tỉnh đến Giám đốc, Phó Giám đốc sở, huyện… Chỉ riêng ngành Đăng kiểm qua một vụ bắt bớ, thì câu nói của Nguyễn Sinh Hùng được xác nhận là đúng: Lấy đâu người mà làm việc.

Người ta thấy hình ảnh của hệ thống này như một thây ma đã thối rữa và nhung nhúc trong đó là những đống dòi bọ, hễ đụng đến đâu là đổ ra từng đống dòi bọ, sâu mọt ở đó. Cả cơ thể không còn một chỗ nào lành lặn, từ Trung ương, từ các Ủy viên Bộ Chính trị cho đến những tên cán bộ tép riu ở thôn quê miền núi. Tất cả lao vào trào lưu tham nhũng không thể dừng lại.

Con số tiền của mà đám cán bộ ăn cướp từ ngân sách, từ tiền dân tăng lên theo cấp số nhân của những vụ án tham nhũng, từ tiền triệu, rồi trăm triệu và bây giờ là hàng ngàn tỷ đến triệu tỷ.

Những đại án như Việt Á, Chuyến bay Giải cứu, đều xuất phát và được triển khai nhanh chóng ngay dưới sự lãnh đạo sáng suốt và tài tình của Nguyễn Phú Trọng đang gay gắt hò hét chống tham nhũng. Cả những đại án lâu năm như Vạn Thịnh Phát, cũng phát sinh và lớn mạnh” dưới triều đại Nguyễn Phú Trọng. Tham nhũng từ hiện tượng đã trở thành “Quốc Nạn” và cho đến khi trở thành chuyện bình thường trong xã hội, trong hệ thống chính trị.

Đến tận khi chết, thì chính Nguyễn Phú Trọng đã giơ tay đầu hàng nạn tham nhũng ở đây. Những câu nói về “nhân văn” xử nhẹ, tha thứ… chỉ là những biểu hiện bất lực của cái gọi là chống tham nhũng, chỉ để chữa ngượng vì đã trót hò hét kiên quyết, triệt để, không có vùng cấm, bất kể ai hay củi khô củi tươi mà ông ta đã trót nói ra trong suốt quá trình đó.

Bởi làm sao chống được tham nhũng khi chính hệ thống chính trị này là nguồn gốc của sự nảy sinh ra tham nhũng. Khi quyền lực tuyệt đối, thì sự tha hóa cũng là tuyệt đối.

Tất cả những đảng viên khi bắt đầu phấn đấu để vào đảng thì mục đích của nó là để có cơ hội có chức, có quyền, và có cơ hội tham nhũng. Đó là một quy luật. Chừng nào, mà đảng còn cố bám vào quyền lực để  lấy làm mồi câu các quần chúng theo đảng, thì chừng đó, chuyện tham nhũng là quy luật và chống tham nhũng là chuyện nực cười.

Và thế là xuất hiện ca dao mới:

Ông Trọng có lò mới xây
Ông đem ông đốt những cây ông trồng
.

Đó là thất bại lớn nhất của Nguyễn Phú Trọng.

Rồi thời gian qua đi, người ta mới thấy một điều: Vẫn giữ những sự giáo điều, cổ hủ với cái tư tưởng Mác – Lenin, Nguyễn Phú Trọng chỉ nhăm nhăm việc bảo vệ đảng, bảo vệ quyền lợi của đảng cai trị trên đầu trên cổ nhân dân. Từ chính trị đến kinh tế từ đất đai, tài sản cho đến tinh thần, tư tưởng, quyền con người của người dân, tất cả đều bị coi rẻ dưới bàn tay Nguyễn Phú Trọng.

Chưa có thời nào mà những người bất đồng chính kiến bị bắt bớ, tù đày giam hãm nhiều như dưới thời Nguyễn Phú Trọng.

Chưa có thời nào, mà quyền mở miệng của người dân bị chặn một cách tuyệt đối như thời Nguyễn Phú Trọng.

Chưa có thời nào, mà dân quyền, nhân quyền bị chà đạp, văn hóa, tình người bị coi thường, coi rẻ, tệ nạn từ ma túy đến mại dâm cờ bạc, tham nhũng, cướp bóc của người dân nở rộ và đều đặn phát triển như dưới thời Nguyễn Phú Trọng.

Chưa có thời nào, mà hệ thống nhà tù của đảng chứa nhiều “cựu đảng viên” như hiện nay. Ở đó, có đủ một bộ máy khổng lồ, hoàn chỉnh từ thấp đến cao cho một chính phủ nếu cần thiết. Đi kèm vớ hệ thống tù nhân “Cựu đảng viên” này, là ngân khố đã thâm hụt hàng triệu, chục triệu tỷ đồng tiền máu xương của người dân. Đó là kết quả của hơn chục năm đứng đầu đảng để kiên quyết lựa chọn những người “có tài, có đức” vào đảng, vào trung ương của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Đó cũng là điển hình cho sự thất bại của cuộc đời Nguyễn Phú Trọng.


 

Cổ phiếu Tesla và Google giảm mạnh, phố Wall trải qua một ngày ảm đạm nhất từ năm 2022

Ba’o Dat Viet

July 25, 2024

Ngày 24/7 vừa qua, thị trường chứng khoán Mỹ chứng kiến một ngày sụt giảm mạnh mẽ khi chỉ số S&P 500 giảm 2,3%, đánh dấu mức giảm trong ngày lớn nhất kể từ tháng 12 năm 2022. Sự sụt giảm này xuất phát từ làn sóng bán tháo cổ phiếu của các nhà đầu tư, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ, dẫn đến việc nhiều công ty lớn bị ảnh hưởng nặng nề.

Một trong những tên tuổi lớn chịu tổn thất nặng nhất là Tesla. Cổ phiếu của hãng đã giảm tới 12,3% trong một ngày, đây là mức giảm lớn nhất kể từ năm 2020. Nguyên nhân chính là do Tesla công bố kết quả doanh thu quý giảm 45%. Sự sụt giảm này xảy ra trong bối cảnh công ty và các nhà sản xuất ô tô điện khác phải điều chỉnh giá thành sản phẩm để cạnh tranh trên thị trường. Cụ thể, việc giảm giá sản phẩm nhằm thu hút khách hàng đã ảnh hưởng đến lợi nhuận và doanh thu của Tesla, gây lo ngại cho các nhà đầu tư.

Cùng lúc đó, Alphabet, công ty mẹ của Google, cũng không thoát khỏi tình trạng giảm giá cổ phiếu. Giá cổ phiếu của Alphabet giảm hơn 5% do sự tăng trưởng doanh thu từ quảng cáo đang chững lại. Đây là một tín hiệu xấu cho thấy thị trường quảng cáo trực tuyến, vốn là nguồn thu chính của công ty, đang gặp khó khăn. Alphabet, giống như nhiều công ty công nghệ lớn khác, đang phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt và những thay đổi trong chính sách quảng cáo.

Tesla và Alphabet là hai trong số những công ty đầu tiên của nhóm “Magnificent 7” – bao gồm các gã khổng lồ công nghệ Mỹ – công bố kết quả kinh doanh cho các cổ đông. Trong vài tuần tới, các công ty còn lại của nhóm này, bao gồm Meta (sở hữu Facebook, Instagram và WhatsApp), Apple, Nvidia, Microsoft và Amazon, cũng sẽ lần lượt công bố kết quả kinh doanh. Kết quả của các công ty này sẽ được theo dõi sát sao vì chúng có thể tiếp tục tác động đến thị trường chứng khoán và ngành công nghệ nói chung.

Không chỉ Tesla và Alphabet, các công ty công nghệ khác cũng trải qua một ngày tồi tệ trên thị trường chứng khoán. Nvidia, công ty sản xuất chip đứng đầu trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI), chứng kiến cổ phiếu giảm hơn 6%, mức giảm tồi tệ nhất từ năm 2022. Điều này phản ánh những lo ngại về tình trạng dư thừa nguồn cung và sự cạnh tranh gia tăng trong ngành công nghiệp chip. Meta, công ty sở hữu Facebook, Instagram và WhatsApp, cũng chịu cảnh giảm 5% giá cổ phiếu, trong khi Microsoft và Amazon lần lượt mất 3,5% và 3% giá trị cổ phiếu.

Sự sụt giảm đồng loạt này cho thấy những thách thức mà các công ty công nghệ đang phải đối mặt. Các yếu tố bên ngoài như tình trạng kinh tế toàn cầu bất ổn, sự thay đổi trong hành vi tiêu dùng, và cạnh tranh gay gắt đã tạo ra áp lực lớn lên doanh thu và lợi nhuận của các công ty này. Trong tương lai gần, các nhà đầu tư sẽ tiếp tục theo dõi chặt chẽ các báo cáo tài chính và chiến lược kinh doanh của các công ty để đánh giá sức khỏe và tiềm năng của ngành công nghệ. (KTT)


 

CƠN KHÁT LƯƠNG THỰC – TGM Giu-se Vũ Văn Thiên

TGM Giu-se Vũ Văn Thiên

Trong bối cảnh xã hội hiện tại, khi có những cuộc xung đột căng thẳng ở nhiều cấp độ, thậm chí chiến tranh đã và đang xảy ra ở một vài quốc gia châu Âu, một thuật ngữ được lặp đi lặp lại thường xuyên, đó là “an ninh lương thực.”  Đây là một nhận định và cũng là cảnh báo của các nhà chuyên môn, khi thấy các cuộc cấm vận và những mâu thuẫn chính trị tại một số quốc gia vẫn đứng hàng đầu trong việc cung cấp lương thực cho thế giới.  Nỗi lo cơm bánh vẫn luôn ám ảnh con người, kể cả trong xã hội được gọi là “hiện đại và phát triển” của chúng ta.  Cơn khát lương thực luôn hiện hữu trong cuộc sống, cá nhân cũng như tập thể.

Lời Chúa của Chúa nhật hôm nay xoay quanh đề tài bánh ăn, hay lương thực, ở những khía cạnh khác nhau:

Trước hết, đức tin Do Thái giáo và Ki-tô giáo đều khẳng định: Thiên Chúa là nguyên lý của mọi phúc lành.  Ngài ban cho mưa thuận gió hòa và những điều kiện thuận lợi để cung cấp bánh ăn cho con người.  Tác giả thánh vịnh đã diễn tả: “Lạy Chúa, muôn loài ngước mắt trông lên Chúa, và chính Ngài đúng bữa cho ăn.  Khi Ngài rộng mở tay ban, là bao sinh vật muôn vàn thoả thuê” (Đáp ca).  Đức tin nói với chúng ta: những gì chúng ta đón nhận hằng ngày, những nhu cầu căn bản cho cuộc sống vật chất cũng như tinh thần đều là ân huệ Chúa ban.  Chúa Giê-su đã quả quyết: “Trước hết hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và đức công chính của Người, còn tất cả những thứ kia, Người sẽ thêm cho” (Lc 6,33).  Ý niệm cầu nguyện với Ông Trời và các thần linh để được mưa thuận gió hòa luôn luôn có trong tiềm thức và niềm tin bình dân của người Việt chúng ta.  Bài đọc I kể lại một phép lạ Thiên Chúa đã thực hiện qua trung gian ngôn sứ Ê-li-sa.  Với hai mươi chiếc bánh lúa mạch và chút cốm, vị ngôn sứ đã truyền cho tiểu đồng phân phát cho cả trăm người, mà vẫn còn dư.  Lòng tín thác cậy trông vào Chúa là điều kiện để phép lạ xảy ra.

Đức tin Ki-tô giáo cũng dạy chúng ta: sống trên đời, nếu chúng ta may mắn có được một cuộc sống ổn định hay dư dả về vật chất, đó là của Chúa ban, và chúng ta chỉ là người quản lý.  Thiên Chúa mới là sở hữu chủ chính thức của tài sản trên thế gian.  Vì vậy, mọi người tùy theo khả năng của mình, đều được mời gọi chia sẻ cho anh chị em.  Bác ái chia sẻ là một điểm nhấn nổi bật trong giáo huấn của Chúa Giê-su và của Giáo hội.  Ngôn sứ Ê-li-sa đã lấy hai mươi chiếc bánh người ta tặng cho ông vào thời điểm nạn đói đang hoành hành.  Ông không giữ cho riêng mình, nhưng chia sẻ cho mọi người, và phép lạ đã xảy đến qua nghĩa cử chia sẻ rộng rãi đó.  Thánh Gio-an kể lại trong Tin Mừng: trong đoàn người đến nghe Chúa Giê-su giảng dạy, có một em bé mang theo năm chiếc bánh lúa mạch và hai con cá.  Em bé ấy đã vui vẻ chia sẻ những gì mình có cho mọi người, và phép lạ đã diễn ra.  Đương nhiên, phép lạ đến từ quyền năng Thiên Chúa, nhưng lại dựa trên sự chia sẻ và cộng tác của con người.  Nếu hiểu mỗi người chỉ là người quản lý tài sản Chúa trao, và sau này chết chẳng mang theo được, thì người ta sẽ dễ dàng chia sẻ cho anh chị em.  Nếu các nước giàu chia sẻ cho các nước nghèo, thì lương thực trên thế giới sẽ đủ nuôi mọi người và nạn đói sẽ không còn hoành hành ở một số quốc gia châu Á và châu Phi nữa.

Cùng với những giáo huấn về chia sẻ, Lời Chúa hôm nay hướng chúng ta về lương thực thiêng liêng Chúa ban cho các tín hữu.  Câu chuyện ngôn sứ Ê-li-sa và sự kiện Chúa Giê-su làm phép lạ nhân bánh ra nhiều đều là hình ảnh của Bí tích Thánh Thể.  Trong đêm tiệc ly, Chúa Giê-su đã thiết lập Bí tích Thánh Thể.  Người đã biến bánh thành Mình và rượu thành Máu Người.  Đây không phải là biểu tượng, cũng không phải là nghĩa bóng, mà là một thực tại.  Bí tích Thánh Thể, hay sự hiện diện của Chúa Giê-su trong Hình Bánh Rượu là tín điều, tức là điều phải tin đối với các Ki-tô hữu.

Sau cùng, Phụng vụ hôm nay dạy chúng ta sống mầu nhiệm Thánh Thể.  Bí tích Thánh Thể là mầu nhiệm của sự hiệp thông, hiệp thông với Chúa và với anh chị em mình.  Thánh Phao-lô trong Bài đọc II đã nói đến sự liên kết gắn bó giữa các Ki-tô hữu.  Vị Tông đồ dân ngoại đã dùng hình ảnh của một thân thể, để diễn tả cộng đoàn Ki-tô hữu.  Để có sự hiệp thông đích thực, thánh nhân khuyên các tín hữu Ê-phê-sô: “Anh em hãy ăn ở thật khiêm tốn, hiền từ và nhẫn nại: hãy lấy tình bác ái mà chịu đựng nhau…”  Vâng, bác ái, hiệp thông, chia sẻ… đó là những thông điệp mà Đức Giê-su đang hiện diện trong Bí tích Thánh Thể muốn nói với chúng ta.

Thánh Tê-rê-sa Can-cút-ta là một mẫu gương của thời đại chúng ta về lòng yêu mến Thánh Thể.  Trong đời sống cũng như trong sứ mạng, Mẹ đã khơi nguồn sức mạnh từ Nhà Tạm, nơi Chúa Giê-su hiện diện.  Đối với Mẹ Tê-rê-sa, Thánh Thể chính là tình yêu hy tế mà Thiên Chúa dành cho chúng ta, để được ăn vào và tiêu hóa, và trở thành một phần trong con người chúng ta.  Khi chúng ta đón rước Thánh Thể, thì chúng ta được Thiên Chúa ban sức mạnh để yêu mến những người khác, với cùng tình yêu mà Đức Ki-tô đã bày tỏ cho chúng ta.  Bằng cách này, Bí tích Thánh Thể giúp chúng ta mang tình yêu của Đức Ki-tô đến với người nghèo, và cảm nhận được sự hiện diện của Người nơi những người ấy.

Thánh nữ đưa ra một lời khuyên rõ ràng: “Tôi xin bạn hãy đến gần hơn với Thánh Thể và Đức Giê-su … Hỡi các linh mục giáo xứ, xin các cha yêu cầu các giáo dân chầu Thánh Thể trong các nhà thờ của mình bất cứ ở đâu có thể được.  Hãy chầu Thánh Thể ít nhất mỗi tuần một lần, sao cho sự dịu hiền của tình yêu có thể phát triển trong tâm hồn các cha, hầu chia sẻ tình yêu ấy cho những người khác.”

 TGM Giu-se Vũ Văn Thiên

From: Langthangchieutim


 

CHUNG CHÉN – Lm. Minh Anh, Tgp Huế

Lm. Minh Anh, Tgp Huế

“Các người có uống nổi chén Thầy sắp uống không?”.

“Cám dỗ của Kitô giáo không có thập giá – một Giáo Hội nửa vời không muốn đến nơi Chúa Cha muốn – là cám dỗ của chủ nghĩa chiến thắng. Ngày nay, chúng ta muốn chiến thắng mà không đi qua thập giá. Nhưng đó là một chiến thắng hoàn toàn thế tục, mà với nhiều người, nó là một chiến thắng hợp lý!” – Phanxicô.

Kính thưa Anh Chị em,

Tin Mừng lễ kính thánh Giacôbê tông đồ đặt chúng ta trước một tình huống; đúng hơn, một cám dỗ ‘không có gì lạ’ trong các cộng đồng Kitô giáo khác nhau, “Cám dỗ chiến thắng mà không đi qua thập giá!”; đang khi Chúa Giêsu lại muốn chúng ta ‘chung chén’ với Ngài, “Các con có uống nổi chén Thầy sắp uống không?”.

Thật vậy, Giacôbê và Gioan đã rất rộng lượng khi bỏ lại gia đình và chài lưới để đi theo Chúa Giêsu. Họ đã nghe Ngài công bố một Vương Quốc với lời hứa ban sự sống đời đời; thế nhưng, họ vẫn không hiểu được chiều hướng mới mẻ Ngài đặt ra. Chính vì điều này mà mẹ của họ đã yêu cầu Ngài một điều gì đó ‘đủ tốt’ nhưng ‘không vượt quá một tham vọng đơn giản’ của con người – chiến thắng – “Xin Thầy truyền cho hai con tôi đây được ngồi, một người bên hữu, một người bên tả Thầy trong Nước Thầy!”. Chúa Giêsu trả lời, “Các người không biết các người xin gì! Các người có uống nổi chén Thầy sắp uống không?”, Ngài thách thức họ cùng Ngài ‘chung chén!’.

Tương tự như vậy, bạn và tôi lắng nghe Chúa Giêsu, bước theo Ngài như các môn đệ đầu tiên, nhưng không phải lúc nào chúng ta cũng hiểu hết sứ điệp của Ngài. Bởi lẽ, một đôi khi, dẫu ở đấng bậc nào, chúng ta vẫn thường làm theo sở thích và tham vọng cá nhân của mình. Chúng ta quên rằng, khi đón nhận Chúa, chúng ta phải phó mình hoàn toàn cho Chúa, tuyệt đối tin tưởng vào Ngài; và rằng, chúng ta không thể nghĩ đến việc đạt được vinh quang nếu không chấp nhận thập giá.

Câu trả lời Chúa Giêsu đưa ra cho họ nhấn mạnh chính xác khía cạnh này: để được tham dự vào Vương Quốc, điều quan trọng là phải uống ‘chung chén’ của Ngài, tức là sẵn sàng cống hiến sức lực của mình, sống vì tình yêu Thiên Chúa và hiến thân đến cùng để phục vụ tha nhân với một thái độ thương xót như Ngài đã thể hiện.

Trong bài giảng đầu tiên ở triều đại mình, Đức Phanxicô nhấn mạnh rằng, để theo Chúa Giêsu, chúng ta phải vác thập giá, bởi vì “Khi chúng ta bước đi mà không có thập giá, khi chúng ta tuyên xưng một Đức Kitô mà không có thập giá, khi chúng ta xây dựng mà không có thập giá… chúng ta là những người trần tục; chúng ta là Giám mục, Linh mục, Hồng y, Giáo hoàng nhưng không phải là môn đệ Chúa Kitô!”.

Anh Chị em,

“Các người có uống nổi chén Thầy sắp uống không?”. Gẫm suy những lời này, thánh Gioan Kim Khẩu viết, “Chúa bảo, ‘Hãy nói cho Ta về những vinh quang và những chiếc vương miện!’; tôi nói với Ngài, ‘Lạy Chúa, không đâu! Chỉ toàn xung đột và lao nhọc. Vì đây không phải là mùa khen thưởng!’”. Quả thế, cuộc sống theo Chúa Giêsu là một cuộc sống uống ‘chung chén’ của Ngài, là đi con đường hiến thân phục vụ và hiến dâng mạng sống như Ngài. Bởi lẽ, đây không phải là mùa khen thưởng!

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, để con được biến đổi, xin giúp con biết tận dụng ân sủng Chúa ban; nhờ đó, con trở nên một môn đệ đích thực chứ không là một con người trần tục!”, Amen.

(Lm. Minh Anh, Tgp Huế)

From: KimBang Nguyen

********************

Ngày 25 tháng 7

Kính Thánh Giacôbê Tông Đồ, 

Thứ Năm Tuần XVI, Mùa Thường Niên

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mát-thêu.

20 Khi ấy, bà mẹ của các con ông Dê-bê-đê đến gặp Đức Giê-su, có các con bà đi theo; bà bái lạy và kêu xin Người một điều. 21 Người hỏi bà: “Bà muốn gì ?” Bà thưa: “Xin Thầy truyền cho hai con tôi đây được ngồi, một người bên hữu, một người bên tả Thầy trong Nước Thầy.” 22 Đức Giê-su bảo: “Các người không biết các người xin gì ! Các người có uống nổi chén Thầy sắp uống không ?” Họ đáp: “Thưa uống nổi.” 23 Đức Giê-su bảo: “Chén của Thầy, các người sẽ uống; còn việc ngồi bên hữu hay bên tả Thầy, thì Thầy không có quyền cho, nhưng Cha Thầy đã chuẩn bị cho ai, thì kẻ ấy mới được.”

24 Nghe vậy, mười môn đệ kia tức tối với hai anh em đó. 25 Nhưng Đức Giê-su gọi các ông lại và nói: “Anh em biết: thủ lãnh các dân thì dùng uy mà thống trị dân, những người làm lớn thì lấy quyền mà cai quản dân. 26 Giữa anh em thì không được như vậy: Ai muốn làm lớn giữa anh em, thì phải làm người phục vụ anh em. 27 Và ai muốn làm đầu anh em thì phải làm đầy tớ anh em. 28 Cũng như Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ và hiến dâng mạng sống làm giá chuộc muôn người.”


 

Những người năm cũ – Dư Thị Diễm Buồn -Truyen ngan

Dư Thị Diễm Buồn

Bọn nữ sinh chúng tôi thường đi học sớm. Kẻ đứng, người ngồi rải rác trong sân cỏ xanh để chờ ông cai trường mở cửa vào lớp. Chúng tôi đồng phục áo dài trắng, quần đen, hoặc quần trắng thướt tha lượn qua lượn lại nhởn nhơ như đàn bươm bướm trắng. Có đứa đùa giỡn, rược bắt, có đứa nói chuyện ồn ào, có đứa kể chuyện tào lao, có đứa chọc bạn, phá thầy. Và có đứa tư lự nhìn trời xanh mây trắng mà mộng, mà mơ ở tuổi xuân hồng.

Tôi là học sinh chuyển trường. Trung hoc Đệ nhứt cấp tôi học ở trường khác. Sang Đệ nhị cấp tôi được vào trường Trung học Đoàn Thị Điểm Cần Thơ. Lúc đó bà Trần Thị Nhơn quyền Hiệu trưởng. Dù được vào trường nữ trung hoc lớn nổi tiếng ở Tây Đô của miền Hậu Giang. Nhưng tôi vẫn nhớ về trường xưa, thầy cũ và bè bạn vui buồn có nhau, cùng lớp chung trường mà đã bao năm mài thủng ghế nhà trường đễ trau giồi kinh sử…

Ngôi trường mà bốn năm, từ lớp Đệ thất đến Đệ tứ tôi hai buổi đi về, nắng gội mưa chan đã cho tôi biết bao là kỷ niệm lúc thiếu thời. Trước sân trường cũ của tôi có khoảng sân đất rộng trồng nhiều cây anh đào. Mỗi năm vào mùa hoa anh đào nở, cả sân trường rợp màu hồng nhạt trên nền cỏ xanh mướt, dưới bầu trời quang đãng ngập nắng mai, và gió xuân phơi phới. Giờ ra chơi, chúng tôi thường ngồi dưới cội anh đào, tụm năm, tụm ba tán gẫu, đùa giỡn tung tăng.

Tôi vẫn nhớ rõ vào năm Đệ tứ niên, nhằm cuối mùa hoa anh đào nở. Một hôm đang đứng ở hiên trường nói chuyện với bạn bè, thì cô thư ký đến cho biết Hiệu trưởng gọi. Tôi lật đật vuốt lại mái tóc, sửa lại tà áo, nếp quần cho ngay thẳng rồi e dè đi theo sau cô.

Hiệu trưởng của chúng tôi là ông giáo già người miền Bắc. Ông đã làm Hiệu trưởng nhiều năm ở Tiểu học. Vợ ông là cô Như Mai cũng dạy học trò như chồng. Ông Hiệu trưởng nổi tiếng khó trời đất! Đứa nào vô phước được ổng gọi thì coi như khổ dài dài. Không bị “con-sin” vì dưới điểm trung bình hàng tháng, hay trong các lần thi Tam cá nguyệt, Lục cá nguyệt, thì cũng bị rầy về phạm kỷ luật, hay chuyện gì đó chớ hiếm thấy người nào “bị” gọi lên mà gặp chuyện tốt lành. Nhưng phải công nhận rằng, trường nào được ông hướng dẫn, và nhứt là các lớp của ông dạy. Chỉ số hàng năm học sinh thi đậu rất cao, cao hơn hẳn nhiều trường khác.

Mặt tôi nhăn nhó như con khỉ ăn phải ớt, nặng trĩu và dài ra như cái bị chín quai! Bởi tôi vừa sợ, lại vừa lo không biết việc gì sẽ xảy đến đây? Tôi tự trấn an cho mình “Phải bình tĩnh! Phải bình tĩnh!” Tôi làm động tác thở ra một hơi thật dài, rồi hít vào buồng phổi không khí mát mẻ trong lành để lấy bình tĩnh.

Nhưng tội nghiệp lắm! Thật sự, tôi không bình tĩnh chút nào hết! Vừa bước vào cửa phòng Hiệu trưởng, thấy ông trễ cặp mắt kiếng lão nhìn tôi từ đầu đến chân. Sợ quá, tôi vội chụp ngay vào thành cái ghế dựa trước mặt, lí nhí trong miệng:

–  Dạ thưa, Hiệu trường gọi con?

Ông không trả lời ngay, nhìn thẳng vào mặt tôi, hỏi:

–  Chị là Minh Thu học lớp Đệ tứ 1 đấy à?

Tôi run giọng, trả lời:

–  Dạ thưa Hiệu trưởng, con là Minh Thu, hoc lớp tứ 1.

Đôi mắt nghiêm khắc và sắc bén của ông làm tôi lính quính:

–  Chị có biết tại sao tôi gọi chị lên đây không? Chị năm nay bao nhiêu tuổi rồi?

Tôi lập bập trả lời:

–  Dạ thưa Hiệu trưởng, con 17 tuổi. Con không biết tai sao Hiệu trưởng gọi con?

Ông thẳng thừng nói một hơi:

–  Phải lo học hành, để sau nầy được vào các ngành nghề mình muốn. Có công ăn việc làm để trả ơn cho cha mẹ, và bản thân chị cũng được khỏe, không phải vất vả vì cày sâu, cuốc bẩm hay buôn gánh bán bưng… Mới nứt mắt mà chị đã bày đặt “có bồ có bịch” rồi phải không? Nếu có bồ thì nghỉ học ở nhà, để chỗ cho những người khác chuyên tâm vào học hành. Vả lại, luật của nhà trường không nhận thư tình, chị có biết không?

Tôi chới với, như trên trời mới rớt xuống! Ông nện luôn mấy câu:

–  Tôi có đỗ oan cho chị đâu. Chị hãy xem đi. Bức thư tình của chị đó!

Ông Hiệu trưởng lấy ra bức thư từ hộc tủ, có đóng con dấu bưu điện và đã mở ra rồi. Ông thảy trước mặt tôi. Mặc dù lúc đó tôi chưa có bồ, và tôi cũng không biết ất giáp gì về bức thư nầy! Nhưng tôi sượng sùng và sợ hãi đến nỗi đứng không muốn vững. May mà nhờ vịn vào cái ghế trước mặt, nếu không thì chắc tôi ngã quỵ rồi. Ông Hiệu trưởng không để cho tôi nói, hay phân bua lấy nửa lời. Ông đẩy lá thư đến gần tôi hơn, dằn từng tiếng:

–  Chị cầm về xem đi để mà hối lỗi. Lần nầy chị may mắn được tha, nhưng không có lần sau! Từ rày nếu ai gởi thư đến cho chị nữa thì chị sẽ bị đuổi học!

Tôi cầm lá thư, riu ríu đi trở về lớp mà nước mắt chảy ròng ròng!

Trong lớp học, thầy giáo vẫn đứng trên bục giảng bài. Hình như thầy không biết, và không đếm xỉa gì đến những chuyện lẩm cẩm của đám học trò. Các bạn trong lớp, đứa ưa thì nhìn tôi ái ngại, xót thương. Mấy đứa không ưa thì nhìn tôi với ánh mắt hả hê ra điều đắc ý. Mặc dù chúng không biết nguyên nhân gì tôi bị gọi lên gặp Hiệu trưởng.

Rồi cuối năm đó, lớp chúng tôi lo gạo bài để thi lấy bằng Trung học Đệ nhứt cấp. Và trước khi thi chúng tôi còn phải lo làm đơn chuyển trường. Vì trường chúng tôi không có Đệ nhị cấp. Bận rộn quá, tôi cũng đã quên mất bức thư ai đã gởi đến cho mình không đề tên người gởi, mà Hiệu trưởng cho đó là bức thư tình.

Cuộc chiến Quốc Cộng trên quê hương ngày càng sôi động. Cha, mẹ, anh, chị… không ngại gian lao ngoài việc xả thân chống giặc, còn lo cơm áo để cho con em mình an tâm cắp sách đến trường giồi mài kinh sử. Thời gian qua mau, học hết năm Đệ nhứt, chúng tôi rời trường như bầy chim lìa tổ. Xoãi đôi cánh mềm bay vào bầu trời bao la có đầy hương thơm, cỏ lạ, có cây lành cho trái ngọt. Dưới không gian bát ngát, thân thiện nồng ấm tình người của vùng đất tự do miền Nam rộng mở và chào đón chúng tôi.

Chúng tôi được người đi trước ươm mầm, uốn nắn diều dắt, chăm sóc dạy dỗ, tôi luyện trong vòng tay nhân ái, lễ nghĩa… Để chúng tôi có đủ khả năng trong các ngành, các nghề. Khi có thể đương đầu với bão táp chung quanh, thì chúng tôi rời ngành nghề chuyên môn ra tạo dựng vững chắc đời mình và giúp người.

Sau khi học xong nghề, tôi được về nhận việc ở Trung Tâm Y Tế Toàn Khoa Mỹ Tho. Đầu năm 1968 (sau Tết Mậu Thân). Thuở đó, Bác Sĩ Võ Văn Cẩn quyền Trưởng Ty Y Tế.

Trong dịp tình cờ tôi gặp lại thầy Hiệu Trưởng năm xưa đi khám bịnh. Ông vẫn điềm đạm, ít nói, dáng gầy gầy, tóc trắng nhiều hơn tóc đen và cặp mắt kiếng vẫn trễ xuống. Khi tôi chào, ông hỏi:

–  Xin lỗi, chị là ai tôi không nhớ?

Tôi không còn run sợ như xưa nữa, mà mỉm cười lễ phép trả lời ông:

–  Dạ thưa Hiệu Trưởng, con là Minh Thu học lớp Tứ 1.

Ông châu mày, mắt nhìn trời xa xăm như cố tìm nhớ lại. Bỗng ông “à” một tiếng! Nhưng ánh mắt ông vẫn nghiêm khắc và pha nỗi u buồn, nhìn sâu vào mắt tôi dịu giọng:

–  Tôi nhớ ra rồi, phải Minh Thu bị tôi rầy về bức thư nặc danh không? Lúc đó tôi cố tình rầy chị. Thật ra chị có tôi vạ chi đâu? Chắc chị giận tôi lắm phải không? Lâu quá rồi, chị còn nhớ nội dung bức thư đó không?

Tôi không ngần ngại, lanh lẹ đọc một hơi như đang trả bài thuộc long. Tôi đọc không sót một chữ:

“Em đứng nghiêng mình dưới nắng mai
Vịnh ngành sương đọng lệ hoa rơi
Cười nâng tà áo đưa lên gió
Em bảo hoa kia khóc hộ người”

–  Dạ thưa Hiệu Trưởng, trong thư chỉ vỏn ven có 4 câu thơ của Thế Lữ thôi, không còn một chữ nào khác. Con không có giận Hiệu trưởng, nhưng lúc đó con thấy thiệt là oan cho mình quá! Nay thì chuyện cũng đã qua rồi. Con nghĩ Hiệu trưởng rầy như vậy là có chủ tâm? Thưa Hiệu trưởng, cho đến bây giờ con cũng không biết thư đó của ai gởi cho con? Hiệu trưởng có biết không?

Ông thở dài:

–  Của Nguyễn Khương Tịnh lớp tứ 2. Chị còn nhớ Tịnh không? Đậu phần hai xong, nó vào trường Võ Bị Đà Lạt. Sau khi tốt nghiệp, Khương Tịnh được bổ nhiệm về binh chủng SĐ7/BB. Tổng hành dinh của Sư đoàn 7 ở đối diện cửa chánh bệnh viện nầy. Chị biết chứ?

Ông có vẻ xúc động ngừng nói. Tôi nhớ ra:

–  Da thưa Hiệu trưởng, có phải Khương Tịnh mà lần nào lễ lộc, hay bãi trường có mục văn nghệ, anh ưa hát bài “Mỗi Độ Thu Về”,  hoặc bài “Đường Xưa Lối Cũ” không?

Ông Hiệu trưởng gật đầu, tiếp:

–  Ờ, thằng đó thì nghệ sĩ lắm, nó ưa hát hò, và cũng thích viết lách. Khương Tịnh gọi tôi bằng bác ruột. Tôi biết, dạo đó thấy đám nữ sinh ngồi dưới cội anh đào nở rộ trước sân trường, nó chạnh lòng mượn thơ của Thế lữ để tỏ tình với chị. Nhưng hai người lúc đó còn quá trẻ, lại học giỏi. Thật tình tôi ngại chuyện tình cảm nam nữ dây dưa làm hỏng đường học vấn của hai người. Nên một mặt rầy chị và mặt khác ngăn cấm nó. Tội nghiệp! Một thanh niên ưu tú như vậy mà vắn số! Nó đã qua đời 6 tháng trước, trong lúc dẫn quân về truy lùng địch ở trận Bà Bèo (một địa danh nằm trong tỉnh Định Tường).

Tôi rời trường Trung học Đệ nhất cấp tính đến nay đã mười mấy năm rồi. Thật sự tôi không biết gì về việc nầy! Nay nghe thầy Hiểu trưởng kể lại tôi cảm thấy lòng mình xao động! Bùi ngùi thương tiếc thuở học trò và người bạn năm xưa.

Tôi chép miệng thở dài nhìn mưa bay bay trong bầu trời xám đục. Mưa lê thê cùng gió lành lạnh đầu xuân của vùng Hoa Thịnh Đốn, đã làm tan tác những cánh hoa anh đào tức tưởi tàn mau. Lòng tôi đang bồi hồi xúc động nhớ đến những chuyện ngày xưa dưới mái trường.

–  Mưa thế nầy, người ta cũng muốn bịnh, nói chi hoa anh đào không rụng hết sao được!

Tiếng nói bâng quơ, khi mắt vẫn không rời những hạt mưa rơi lác đác của chị Lành (hiền thê anh Hiền, nhóm TX), làm tôi quay về thực tế. Tôi hỏi chị:

–  Ủa anh Hiền đâu, mà chị ở đây?

Chị cười, nhưng mắt vẫn nhìn bầu trời mông lung ảm đạm:

– Ổng lạc đâu mất tiêu rồi. Tôi lạnh quá, thấy chị nên đến nhập bọn để cùng đi về.

Lúc khởi hành du ngoạn, chúng tôi có từng nhóm hẳn hoi, có người dẫn đầu cầm cờ nhiều màu sắc khác nhau cho phân biệt. Tôi từ vùng Sacramento đến (chỉ một người) nên tôi tự nhập vào toán cờ vàng.  Bởi màu cờ vàng hợp với tôi hơn.

Sau khi mỗi người nhận phần ăn trưa, giấy xe ra vào cửa để đi từ trạm xe ngừng gần nhứt của khách sạn. Nơi mà đồng môn và thầy cô tạm trú trong thời gian mấy ngày về dự đại hội. Hôm nay, chúng tôi đi thăm bảo tàng viện, tòa nhà Quốc Hội, xem diễn hành, và ngắm hoa anh đào ở vùng Hoa Thịnh Đốn đẹp nổi tiếng trên nước Mỹ nầy.

Trời chẳng chiều lòng người! Mưa rơi lách tách cả đêm rồi. Vậy mà sáng, mây đen phủ cả vùng trời Washington và mưa lại rơi nữa. Mưa rơi đều đều. Đoàn người du ngoạn của chúng tôi vẫn lên đường, không ngại gì mưa gió. Mưa vẫn tiếp tục rơi! Mưa rơi càng ngày càng nặng hột. Những người có dù, có áo che mưa cũng bị ướt loi ngoi thì nói chi người không đem theo dù che, áo phủ…

Chúng tôi đến bảo tàng viện thì coi như rã hàng vì đông người, và vì có rất nhiều vật trưng bày để cho du khách thưởng lãm. Trong toán, người thích xem thứ nầy, kẻ thích ngắm thứ kia… hoặc người muốn chụp hình lưu niệm nên không thể cứ chờ đợi nhau mãi. Chị hướng dẫn để mọi người đi riêng và dặn phải đến chỗ hẹn đúng giờ. Tôi biết thân, bởi mình vừa quê mùa lại vừa dốt, giống như Tư Ếch đi Sài Gòn. Tôi sợ lạc không biết đường về, cho nên bám sát đuôi vợ chồng sư huynh sư tỷ Thanh Bạch, Thầy Đàm, anh chị Chín (thầy và những đồng môn này từ Arizona qua)… cùng người hướng dẫn đoàn. Thế mà khi lên xe trở về khách sạn chỉ còn có mấy người: Thầy Đàm, chị Lành, một anh ở Atlanta, tôi, và hai vợ chồng anh chị (không nhớ tên) và người hướng dẫn thôi.

Tôi mừng vui và xúc động khi về đến khách sạn thì gặp lại cô Hiệu trưởng Trần Thị Nhơn. Cô ngồi giữa và học trò vây quanh nơi phòng tiếp tân của khách sạn.

Tôi không làm sao quên được, thuở đó cô dạy tôi môn Anh văn. Tôi đã rời trường từ năm 1965. Thời gian qua như chớp mắt. Cuộc đời theo vòng quay của kim đồng hồ và đổi thay theo vận nước nổi trôi! Mới đó, mà nay đã hơn 40 năm rồi còn gì? Tóc cô trắng phau phau. Chợt nhớ lại, tôi mỉm cười! Bây giờ mình cũng đã hai màu tóc, cũng là bà ngoại rồi chớ bộ!

Mỗi năm về dự Đại hội của đại gia đình cựu học sinh Trung học Phan Thanh Giản và Đoàn Thị Điểm (Cần Thơ), tôi được gặp lại những bạn cũ, thầy xưa, những nhân viên hành chánh có thời làm việc ở trường. Mặc dù những bạn không cùng lớp, những thầy không trực tiếp dạy lớp mình. Cho dù những hình ảnh đó, dáng dấp đó có thay đổi theo thời gian, theo năm tháng… Nhưng đã cho tôi sống lại những kỷ niệm ngọt ngào thân thương của thời son trẻ.

Năm nay, ngay vừa đến phi trường Washington Dullas, thì tôi gặp một số anh chị đến trước, trong đó có Thúy con chị Huệ (ở TX), và nàng Bé Xíu. “Nàng Bé Xíu thân mến của tôi ơi! Tôi không ngại ngùng hay mắc cỡ khi thú thật với các đồng môn của chúng ta rằng: Ngày xưa ở trường tôi sợ nhứt vì tánh liếng khỉ chọc bạn phá thầy của nàng. Một trong những tác phẩm đã phát hành, có đoạn nói về trường cũ, tôi không quên nhắc về nàng đó”.

Thuở còn là nữ sinh Đoàn Thị Điểm, nàng Bé Xíu của chúng ta tròn trịa, người thấp, nước da mịn màng, trắng hồng, tánh tình hồn nhiên, miệng cười xinh xắn, rất dễ thương. Tôi ngại và sợ nhứt là mỗi lần đi ngang qua mặt nàng. Không phải mình tôi ngại, mà gần như những đồng môn thuở đó hay bị nàng Bé Xíu khều, nắm áo dài, cột đuôi áo, hay nói câu chọc ghẹo…

Tôi nhớ không lầm có lần nàng Bé Xíu của chúng ta ghẹo chị bạn học (ở Sóc Trăng hay Cà Mau lên học ở trương ĐTĐ. Tôi không nhớ tên chị). Bọn nữ sinh chúng tôi thuở đó đi học đứa nào cũng đội nón lá, hoặc nón vải (rất ít). Còn chị bạn nầy thì luôn che cây dù màu đen, cán ngoéo. Vóc người chị ốm, cao, lưng hơi cong cong, miệng hơi hô, tướng đi hơi lom thom. Nhưng chị học giỏi lắm (về sau hình như chị được học bổng du học ở Mỹ?). Nàng Bé Xíu thân mến của chúng ta đứng trên lầu nhìn xuống thấy chị, bèn rống họng lên hát lớn: “Cái đít Ba Tàu thằng nào cũng như thằng nấy, bà già Tư Ếch đi đâu cũng xách cây dù”.

Nàng Bé Xíu hát xong thì nhanh chân “vọt” mất! Bà Mừng (Giám Thị) từ đâu trờ tới. Thế là những đứa vỗ tay cười phụ họa, và những đứa lớ ngớ vô tội vạ như tôi đang đứng gần đó bị ghi tên và có giấy mời “cấm túc” thứ bảy phải vào trường làm bài, học bài và lượm rác, làm vệ sinh…

Trong chuyến đi dự đại hội của trường, ở Washington năm nay. Tôi có dịp được gặp những nhà văn, nhà thơ, nhà báo kỳ cựu, đã thành danh lúc còn ở trong nước và hải ngoại: Nguyễn Thị Ngọc Dung, Lê Thị Nhị, Tạ Quang Khôi, Uyên Thao, Hoàng Song Liêm, Vương Đức Lệ… Ông bà chủ nhiệm kiêm chủ bút, và ban biên tập tạp chí Thời Đại. Vợ chồng bác sĩ Cường, Yến (cặp vợ chồng nầy làm ở BV Chợ Rẫy và Từ Vũ ngày xưa). Sư huynh Hồ Thanh Sơn, sư huynh Cao Thanh Tùng và sư tẩu Phượng … Còn sư huynh Nguyễn Văn Thùy của chúng ta mấy năm rồi vắng bóng, có lẽ sư huynh đã lên núi rừng thâm sâu luyện bí kiếp. Để năm nay tái xuất ở đại hội với tập sách dầy mới xuất bản hơn 700 trang.

Tôi gặp những người năm cũ, luôn về dự đại hội hàng năm của trường. Cũng có những người năm cũ, mới đi dự đại hội lần đầu tiên… Những đồng môn ở phương trời xa xứ lạ từ: Úc, Pháp, Canada, Anh… Ở cố quốc Việt Nam năm nay cũng có 2 đồng môn qua tham dự (trong thời gian các anh đến Mỹ thăm gia đình). Cùng các đồng môn ở rải rác các tiểu bang trên nước Mỹ như: Texas, Atlanta, Seattle, Arizona, Nam Bắc California, và lẻ tẻ từ nhiều tiểu bang khác…

Đại hội năm nào cũng vậy, có cái vui và cũng có cái không vui. Nó tùy thuộc vào góc độ và cảm nhận của mỗi cá nhân. Nhưng trong chúng ta ai cũng biết, tự cổ chí kim đời vốn không có gì là tuyệt đối cả!

Hành trang tôi nhận được khi trở lại nhà sau mỗi lần đi dự đại hội là: Đặc san của trường, những tác phẩm của đồng môn mới phát hành, một vài tạp chí ở địa phương… Có khi còn được gói bánh phồng tôm, gói bánh tráng dừa, gói kẹo chuối… Của các đồng môn trong dịp về thăm quê hương mang qua để dành tặng. Trước khi lên xe ra phi trường, tôi còn đươc gói sôi lá cẩm, ly giấy tạm đựng cơm nhét vào giỏ xách để phòng hờ trên quãng đường xa cho tôi đỡ đói lòng của cô bạn học, của rể con anh bạn đồng môn, của bà chị dâu tặng. Cùng đầy ắp những lời thăm hỏi chân tình, những lời chúc phúc chúc lành của thầy cô và các đồng môn…

Đối với riêng tôi, những tình cảm đó trong những lần đại hội đã qua, thật sự quá đủ và trân quý vô cùng!

Tệ xá Diễm Diễm Khánh An

Dư Thị Diễm Buồn

https://www.namkyluctinh.org/tac-gia-tac-pham/a-b-c-d/du-thi-diem-buon/truyen-ngan/nhung-nguoi-nam-cu.html


 

Người Nam Kỳ – Lâm văn Bé

Lâm văn Bé

Người dân miền Thuận Quảng, sau gần 400 năm tiếp cận với nền văn hóa bản địa Phù Nam – Chân Lạp, với người Minh Hương, người Pháp, tác động bởi một môi trường thiên nhiên khắc nghiệt thuở ban đầu nhưng trù phú về sau đã tạo cho họ những nét đặc thù mà từ ngôn ngữ đến tâm tình lẫn tâm tính có nhiều khác biệt với tổ tiên của họ ở đàng ngoài.

Trước tiên, ngôn ngữ là một đổi thay lớn và nhanh chóng.

Chỉ một thế hệ, Nguyễn Ðình Chiểu, con của Nguyễn Ðình Huy gốc người quận Phong Ðiền ở Huế được bổ nhiệm vào Gia Ðịnh phò tá Lê Văn Duyệt, đã viết ra Lục Vân Tiên, một tác phẩm tiêu biểu của miền Nam với những lời văn nôm na, bình dân trái với văn phong Hán Học của ông cha.

Tiên rằng bớ chú cõng con,

Việc chi nên nỗi bon bon chạy hoài

hay

Phong Lai mặt đỏ phừng phừng

Thằng nào dám tới lẫy lừng vào đây

Nhiều nhà chánh trị, văn hóa nổi tiếng của Việt Nam và miền Nam vào thế kỷ 19 đa số là người Thuận Quảng hay người Minh Hương. Thí dụ Gia Ðịnh Tam gia gồm có Trịnh Hoài Ðức gốc người Phước Kiến (định cư ở Biên Hòa, tác giả bộ địa phương chí Gia Ðịnh Thành Thống Chí), Lê Quang Ðịnh gốc người Thuận Quảng (tác giả bộ Hoàng Việt Nhất Thống Ðịa Dư Chí), Ngô Nhân Tịnh gốc người Quảng Ðông.

Nhiều gia đình danh gia vọng tộc ở miền Nam, đặc biệt ở Gò Công, cũng là con cháu những người Thuận Quảng đã theo các đàn ghe bầu xuôi Nam lập nghiệp vào thế kỷ 17 như bà Từ Dũ, mẹ vua Tự Ðức là con của đại thần Phạm Ðăng Hưng, bà Ðinh Thị Hạnh, thứ phi của vua Thiệu Trị.

Ðến vùng đất mới, lưu dân Thuận Quảng mang theo những câu hò, điệu hát đàng ngoài nhưng lại được cải biên theo địa danh mới.

 

Bắp non mà nướng lửa lò

Ðố ai ve được con đò Thuận An

(Huế)

Bắp non mà nướng lửa lò

     Ðố ai ve được con đò Thủ Thiêm

(Gia Ðịnh)

 

Ru em théc cho muồi

Cho mẹ đi chợ mua vôi ăn trầu

Mua vôi chợ Quán chợ Cầu

Mua cau Bát Nhị mua trầu Hội An

Hội An bán gấm bán điều

Kim Bồng bán cải, Trà Nhiêu bán hành

(Quảng Nam)

Ðố ai con rít mấy chưn

     Cầu Ô mấy nhịp, chợ Dinh mây người

     Chợ Dinh bán áo con trai

Chợ trong bán chỉ, chợ ngoài bán kim

(Gia Ðịnh)

 

Chiều chiều ông Lữ đi câu

Bà Lữ đi xúc, con dâu đi mò

(Thuận Quảng)

 

Chiều chiều ông Lữ đi câu

Sấu tha ông Lữ biết đâu mà mò

(Nhà Bè)

 

Chiều chiều ông Lữ đi câu

Trâu tha gảy ách ngồi bờ khoanh tay

(Hốc môn)

 

Ngoài chuyện cải biên tiếng Việt, sự cộng cư giữa lưu dân Việt từ Ðàng ngoài với người Tàu, người Miên đã tạo thành một thứ ngôn ngữ pha trộn. Biết bao địa danh Nam Kỳ là nói trại từ tiếng Miên (Sốc Trăng, Trà Vinh, Bải Xàu, Chắc Cà Ðao …) danh từ tiếng Việt Miên ghép lại: cầu Mây Tức ở giữa Trà Vinh và Vĩnh Long (Mây: tiếng Việt, Tức: tiếng Miên=nước) hay Việt Miên Tàu: sáng say, chiều xỉn, tối xà quần … hay là nóp, bao cà ròn (tiếng Miên) thèo lèo, xá, gật, hủ tiếu, mì … (tiếng Tàu) và tiếng quần xà lỏn, hay tà lỏn (pantalon, Pháp).

Bàn về bản chất của người Nam Kỳ, tôi mượn hai tài liệu xưa:

Trong Gia Ðịnh Thành Thống Chí của Trịnh Hoài Ðức viết vào khoảng 1820 có đoạn:

Vùng Gia Ðịnh nước Việt Nam đất đai rộng, lương thực nhiều, không lo đói rét, nên dân ưa sống xa hoa, ít chịu súc tích, quen thói bốc rời. Người tứ xứ. Nhà nào tục nấy … Gia Ðịnh có vị trí nam phương dương minh, nên người khí tiết trung dũng, trọng nghĩa khinh tài …

John White, sau khi thăm viếng Sài Gòn trở về Luân Ðôn có viết trong quyển hồi ký A voyage to Cochinchina năm 1824 như sau:

Chúng tôi rất thỏa mãn với tất cả những gì chúng tôi nhìn thấy, mang theo cảm tưởng tốt đẹp nhứt về phong tục và tánh tình của dân chúng. Những sự ân cần, lòng tốt và sự hiếu khách mà chúng tôi thấy đã vượt quá cả những gì mà chúng tôi đã quan sát đến nay tại các quốc gia châu Á …

Tôi cố gắng tìm hiểu những đặc tính của người dân miền Nam mà hai tác giả đã nhận định như trên qua cái nhìn lịch sử và xã hội.

Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng

và biết bao ngạn ngữ Ðông Tây đã nói lên sự thích ứng của con người với ngoại cảnh.

Sự cộng cư giữa người Việt với người Tàu và người Miên đã khiến người Việt học được bản chất hiếu khách của hai sắc dân tộc nầy. Hơn thế, bản chất hiếu khách còn là một nhu cầu sinh tồn của mọi lưu dân trong vùng đất mới. Trước những khắc nghiệt của thiên nhiên, của bất trắc, lưu dân cần sống có nhau, tương trợ nhau. Tính hiếu khách chẳng qua là một sự lo xa, phòng thân bởi lẽ nếu hôm nay tôi giúp anh thì tôi hy vọng ngày mai anh sẽ giúp tôi khi tôi gặp khó. Do đó, chúng ta không ngạc nhiên khi mới gặp nhau, dù chưa quen biết nhau, dân miền Nam đều cơm nước trà rượu như đã là bà con cật ruột.

Ví dầu cầu ván đóng đinh

Cầu tre lắc lẻo gập ghình khó đi

Khó đi mượn chén ăn cơm

Mượn ly uống rượu mượn đờn kéo chơi

Có người còn giải thích tính hiếu khách, hào phóng của dân Nam Kỳ là do sự trù phú, màu mỡ của ruộng vườn và tài nguyên dễ kiếm được, kiểu làm chơi mà ăn thiệt của miền Nam. Giải thích như vậy có phần đúng, nhưng chưa đủ, bởi lẽ không phải ai giàu cũng hào phóng nếu không sẵn có lòng hào phóng.

Biểu hiện của tính hiếu khách là các tiệc tùng, hợp bạn. Dân Nam Kỳ hay ăn nhậu, đờn ca xướng hát. Nhưng phải hiểu rằng dân Nam Kỳ hôm nay là dân Thuận Quảng khi xưa. Xa quê cha đất tổ, người lưu dân, sau những giờ lao động cực lực hay sau những cơn hiểm nguy, cần có những phút giây để tâm sự hàn huyên với nhau, kể cho nhau nghe những kỹ niệm xưa để vơi phần nào nỗi sầu ly hương.

Từ những chung rượu cay ở bờ rừng đến những buổi tiệc linh đình ở đám cúng đình, đám giỗ có đờn ca xướng hát, người dân Nam Kỳ tìm trong những dịp gặp gỡ ấy để giải khuây, để kết bạn. Tiệc rượu là dịp bàn chuyện làm ăn, chuyện thế sự, do đó chúng ta không lấy làm lạ cái tiệm nước, quán rượu đầu làng là nơi tụ hợp quen thuộc của mọi người dân trong làng, từ ban hội tề cho đến thứ dân.

Sơn Nam trong cá tánh của miền Nam đưa ra thêm một lý giải khác về bản tánh hiếu khách, tứ hải giai huynh đệ của người miền Nam. Theo đó thì:

Thiên Ðịa Hội tạo ra một nếp sanh hoạt sâu đậm khá hấp dẫn, thực tế: ăn cơm nhà lo chuyện ngoài đường, sống chết nhờ anh em, tận tình giúp đỡ bạn. Trút tất cả tâm sự với bạn kết nghĩa thì không có gì đáng ngại, đã là bạn với nhau rồi thì làm sao có chuyện phản bội. Gặp chuyện bất bình, hoặc như bạn nào bị kẻ khác ăn hiếp thì nổi nóng, trả thù cho bạn vô điều kiện, đó là đạo nghĩa giang hồ, là điệu nghệ giữa anh em kết nghĩa, tứ hải giai huynh đệ (tr. 106).

Tưởng cũng nói thêm Thiên Ðịa Hội, là một thứ hội kín người Tàu phò nhà Minh, liên kết nhau với một kỹ thuật chặt chẽ để giúp đỡ nhau (những chùa miễu, xí nghiệp Tàu đều có tiền của Thiên Ðịa Hội) ảnh hưởng nhiều đến dân Minh Hương và cả dân Việt Nam trong suốt thế kỷ 19 từ thành thị đến nông thôn, là một đồng minh của các nhà ái quốc VN chống Pháp.

Những khía cạnh tiêu cực của bản tánh hào phóng là sự thiếu cần kiệm, hoang phí, mà Trịnh Hoài Ðức phê là thói bốc rời. Hiện tượng những Cậu Hai, Cậu Ba, Công tử Bạc Liêu, con của những đại phú hộ, thay vì dùng tiền rừng bạc biển để kinh doanh, thì lại đắm chìm trong việc ăn chơi cho đến khi sạch túi. Kết quả là đa số dân Nam Kỳ bị chôn chân ở ruộng vườn, ít bon chen trong thương trường, để nền kinh tế cho người Tàu thao túng.

Bản chất đôn hậu mộc mạc là một đức tính khác của dân Nam Kỳ và cũng bắt nguồn từ điều kiện sinh sống. Bản chất nầy cũng là một nhu cầu cần thiết trong cuộc cộng cư của dân tha phương. Trong một cộng đồng nhỏ, mọi người trước lạ sau quen tạo thành một đại gia đình quần tụ với nhau, do đó họ phải cư xử với nhau bằng tình nghĩa. Những hành động bất tín, bất nghĩa sẽ đưa đến một hình phạt nhục nhã là bị loại trừ ra khỏi cộng đồng, phải bỏ xứ mà đi. Người dân Nam Kỳ vì vậy nhớ ơn và trung thành chẳng những với người sống mà cả với người chết. Thông thường thì có đám giỗ, ngoài việc dọn mâm cơm cúng ông bà cha mẹ còn có mâm cơm bày ra trước cửa nhà để cúng đất đai, cúng những người đã ra đi trong công cuộc vở đất mới, cúng thần linh đất đai để những người nầy phù hộ.

Nói về sự phù hộ thì dân Nam Kỳ có không biết bao nhiêu thần hộ mạng bởi trên con đường lập nghiệp, họ gặp không biết bao nhiêu hiểm nghèo. Một con thú dữ, một con sông, một tiếng trời gầm, tất cả đều gieo cho họ sự sợ hãi. Trong nỗi bơ vơ, họ luôn cầu nguyện đất trời để phù hộ họ.

Tới đây xứ sở lạ lùng

Con chim kêu phải sợ, con cá vùng phải kinh

Ðạo Phật vô Nam vì vậy mà biến thể, mang thêm bản chất dị đoan, bùa chú, cộng thêm với bản chất mê tín của Phật giáo Théravada của người Miên và tục thờ cúng nhiều ông Thần, ông Thánh của người Tàu.

Dân Nam Kỳ do đó không phải là những tín đồ Phật giáo thuần thành. Việc đi chùa, hành hương, làm công quả, ngoài chuyện cầu nguyện, van vái còn mang thêm bản chất xã hội. Ðó là những dịp để bạn bè thân thích gặp gỡ nhau trong một khung cảnh linh thiêng. Chùa chiền trong Nam đa số không uy nghi, cổ kính như chùa miền Bắc và miền Trung, mà trái lại thường khiêm tốn, thu mình trong những tàng cây cổ thụ, có khi diện tích cây trái xung quanh lớn hàng chục lần ngôi chùa (các ngôi chùa Miên lại là giang sơn của các loài chim muông). Ði chùa, đi hành hương đối với dân Nam Kỳ, đặc biệt với phụ nữ còn là dịp đi vãng cảnh…

Không lấy làm lạ, là các ngày lễ hội truyền thống như Lễ Hội Bà Chúa Xứ (vía Bà) ở núi Sam Châu Ðốc (25 tháng tư), Lễ Hội Ðền Bà Ðen ở Tây Ninh (rằm tháng giêng), Lễ Hội Cúng Cá Voi ở các vùng ven duyên hải (ngày giờ tùy vùng), Lễ Hội Thánh Ðịa Hòa Hảo ở làng Hòa Hảo Long Xuyên (18 tháng năm âm lịch) … đã diễn ra trong nhiều ngày thu hút hàng trăm ngàn người, không những là tín đồ mà còn là du khách.

Sông nước bao la, kinh rạch chằng chịt và đồng ruộng cò bay thẳng cánh lại là những yếu tố qui định cá tánh của dân miền Nam.

Trái với dân cư vùng châu thổ sông Hồng bị bao vây bởi một hệ thống đê điều, làng mạc miền Bắc được thiết lập từ lâu đời nên bị bao bọc bởi những hàng rào, lũy tre, thân tộc liên kết chặt chẽ nhau qua các thế hệ, làng xã ở miền Nam thường thiết lập ven sông, chạy dài theo kinh rạch, không có lũy tre, hàng rào ngăn cách, dòng họ thân tộc chưa phát triển chằn chịt như ở miền Trung, miền Bắc. Nếu nói văn minh sông Hồng là văn minh đê điều thì văn minh đồng bằng sông Cửu Long là văn minh sông rạch.

Sông rạch đã qui định đời sống kinh tế, chính trị của Nam Kỳ. Chúng ta không ngạc nhiên khi người Pháp bắt đầu thiết kế các thành phố trong Nam, các dinh Chủ Tỉnh, hay các câu lạc bộ để ông tây bà đầm ra hứng mát đều được cất hướng ra sông, rồi chung quanh đó là trường tiểu học, nhà thương, trại lính và khám đường.

Sông rạch lại qui định tâm tính và tâm tình của dân miền Nam.

Ông Nguyễn văn Trung đã viết: Do đó về phương diện xã hội, miền Nam không có chị Dậu trong tắt đèn của Ngô Tất Tố, bị chà đạp ép bức mà vẫn chịu trận. Trái lại giai cấp điền chủ ở miền Nam không thể áp bức hay áp bức dễ dàng nông dân như ở Bắc Kỳ vì nếu không chịu nổi và nếu muốn, vợ chồng chị Dậu chỉ việc xuống ghe thuyền đi tìm một miền đất hứa khác. Ðầm lầy, ruộng hoang còn thiếu gì sẵn sàng đón nhận người đến vỡ đất lập nghiệp (NVT. Lục châu học. Ðặc san TH Mytho, năm 2000, tr. 145)

Sông rạch và đất nước bao la vì vậy đã tạo cho dân Nam Kỳ tánh khẳng khái, bộc trực, ít chịu cúi lòn, kém thủ đoạn. Tính lửa rơm, giận thì nói ngay, có khi hung hăng, nhưng rồi cơn giận cuốn đi theo sông nước, đồng ruộng bao la. Cái cá tính sẵn có ấy lại được tác động thêm bởi những ý niệm trung hiếu tiết nghĩa qua các truyện Tàu đã ảnh hưởng sâu đậm trong tâm tính của dân miền Nam vào suốt tiền bán thế kỷ 20 và truyện Tàu là một đặc thù của mảng văn học Nam Kỳ Lục tỉnh.

Nhưng bản chất cứng rắn nầy có khi là một khí giới yếu trong những hoàn cảnh cần sự dẻo dai, uyển chuyển, nhất là trong các sinh hoạt chính trị. Người ta thường nhắc đến ông Trần văn Hương với tất cả hai khía cạnh của đặc tánh nầy.

Một khía cạnh tiêu cực khác của sự bộc trực là tánh thiếu cẩn mật và thiếu tế nhị. Sự thẳng thắn đôi khi là một thất lợi trong cách ứng xử, làm vơi đi sự nể trọng của người khách khi người khách không cần biết hết tuốt tuột chuyện trong, chuyện ngoài của người chủ.

Ngoài ra, trong dân gian còn lưu truyền câu Ăn mặn nói ngay để diễn tả sự bộc trực của dân Nam Kỳ. Lịch sử di dân và cuộc sống của lưu dân giải thích phần nào cái bản tính nầy. Lưu dân trên đường xuôi Nam thường phải dùng ghe thuyền để vượt biển và chất mặn của nước biển đã thấm sâu vào huyết quản của lưu dân. Họ quen với múi mặn nên họ thích ăn mặn, thường trong bữa ăn thường có món kho và khô mặn. Chất mặn cần thiết cho họ có nhiều sức lực để dãi dầu mưa nắng, để chịu đựng với sự khắc nghiệt của thiên nhiên. Nhưng làm một phương trình giữa ăn mặn và nói ngay thì có lẽ còn phải phân giải.

Dân Nam Kỳ không những nói ngay mà còn hay nói lớn tiếng, thiếu trau chuốt. Phải hiểu rằng trên biển cả với sóng vổ ì ầm khi xuôi Nam, trong rừng sâu cây cối dầy đặc khi khẩn đất hay trên khoảng đất rộng người thưa, cò bay thẳng cánh, lưu dân khi cần phải nói với nhau phải nói ngắn gọn và nói to để vượt các chướng ngại cách trở. Nhu cầu truyền thông trong một khung cảnh thiên nhiên khắc nghiệt như vậy đã thay đổi phong cách truyền thông của người Thuận Quảng xưa.

Trong công tác khai hoang vở đất, thiên nhiên khắc nghiệt không phân biệt giới tính.

Người phụ nữ Thuận Quảng vào miền Nam phải gánh chịu tất cả những thử thách cam go y như nam giới. Người phụ nữ Nam Kỳ do đó đã được đào tạo và trưởng thành trong cùng một môi trường với nam giới. Tính khí, diện mạo, y phục của người phụ nữ miền Nam vì vậy có phần nào khác với người phụ nữ miền Trung và Bắc. Họ rắn rỏi hơn trong các sinh hoạt, từ gia đình đến xã hội, từ tình cảm đến tâm tình. Cách ăn mặc của họ cũng đơn sơ hơn, ít màu sắc hơn (người bán hàng rong ở đất Bắc, đất Trung vẫn mặc áo dài, còn đại đa số người đàn bà Nam Kỳ quần đen, áo bà ba đen, có khi còn quàng qua vai một cái khăn bàng hay khăn rằn theo kiểu người Miên).

Dân Nam Kỳ chắc vẫn còn nhớ đội đá banh phụ nữ vào khoảng 1940-1950.

Vì lẽ chế độ phụ quyền lỏng lẻo bởi sự suy tàn của Nho học và sự xâm nhập của Tây học, người phụ nữ miền Nam được khai phóng sớm hơn so với phụ nữ miền Trung và miền Bắc trong các tương quan gia đình xã hội. Một khía cạnh của sự khai phóng nầy là chế độ đa thê.

Chế độ đa thê mà xưa kia người Thuận Quảng dễ dàng chấp nhận nhưng khi vào Nam, chuyện vợ lớn vợ nhỏ, tuy vẫn còn, đặc biệt ở thôn quê thuận lợi cho chuyện nầy vì người đàn ông thường phải đi làm ruộng xa, đi thương hồ, nhưng chuyện đa thê thường bị xã hội chống đối.

Nếu vua Minh Mạng có đến 142 người con

Nhất dạ ngũ giao, tam hữu dựng (trong một đêm ngủ với 5 bà thì 3 bà có thai)

và Nguyễn Công Trứ, lúc 73 tuổi, lấy vợ lẻ thứ 10, cảm tác trong đêm tân hôn:

Tân nhân dục vấn: Lang niên kỷ ?

Ngũ thập niên tiền nhị thập tam

dịch nghĩa là:

Nàng muốn hỏi anh: chàng mấy tuổi?

Năm mươi năm trước mới hăm ba

thì vô Nam, các ông Thuận Quảng phải nhớ là:

Lập vườn thì phải khai mương,

Làm trai hai vợ phải thương cho đồng

và người đời chế giểu:

Sáng mai anh đi chợ Gò vấp

Mua một sấp nhiễu hết sáu chục đồng

Ðem về cho con hai nó cắt

Con ba nó may

Con tư nó đột

Con năm nó viền

Con sáu kết nút

Con bảy đơm khuy

Anh bước cẳng ra đi

Con tám níu, con chín trì

Ớ mười ơi! Sao để vậy còn gì áo anh.

Chuyện Nam Kỳ tính chắc còn nhiều điều phải nói, phải lý giải. Nhưng điều tôi muốn xin thưa với quý vị hôm nay là nếu xã hội miền Bắc và miền Trung đã thành hình và phát triển lâu đời thành những khuôn khổ chặt chẽ, đó là những môi trường tĩnh, thì đất Nam Kỳ vì là một vùng đất mới, vì là một môi trường động nên còn dễ dàng biến chuyển đổi thay.

Văn học Nam Kỳ

Bùi Ðức Tịnh trong bài Phần đóng góp của văn học miền Nam (Lửa Thiêng, Sài Gòn, 1974) đã viết:

Trong suốt giai đoạn chuyển tiếp từ văn chương cổ điển sang văn chương hiện kim và giai đoạn hình thành của nền quốc văn mới, nghĩa là từ 1865 đến 1932, hầu hết các tác phẩm xuất hiện của miền Nam đều bị coi như không có trong văn học VN.

Nguyễn Hiến Lê trong quyển Bảy ngày trong Ðồng Tháp Mười có thuật lại một cuộc đối thoại giữa tác giả và một người bạn, có cử nhơn luật, được tác giả mời từ Bắc vào viếng Sài Gòn. Sau đây là câu chuyện.

Anh bạn cầm tờ TÐ coi qua vài cái tựa chữ lớn rồi bỏ xuống nói:

–         Tôi không thể nào đọc báo trong nầy được.

–         Sao thế?

–         In sai nhiều quá. Hỏi ngã nhầm be bét, rồi ác, át, an, ang … không phân biệt, thật chướng mắt. Cây cau mà in là cây cao thì có chết tôi không chứ?

–         Còn báo người Bắc không in sai sao? S thì nhầm với X, Tr với Ch mà sao anh không thấy chướng?

–         Bề gì ngoài mình cũng in ít lỗi hơn. Còn nội dung thì bài vở ở đây tầm thường lắm, ít bài xã thuyết có giá trị. Nói chung, về văn học, Sài gòn kém Hà nội xa.

Hai nhận định nầy nói lên một thiên kiến tiêu biểu về việc đánh giá thấp nền văn học Nam Kỳ, cho rằng Nam Kỳ không có văn học, hay văn học kém, thiếu Nho học, và lai căng Pháp. Người Nam không biết viết văn,viết nôm na, sai chánh tả, thậm chí có nhà phê bình đất Bắc nhận định rằng Lục Vân Tiên chẳng phải là một tác phẩm văn chương. Thiên kiến trên dựa vào những tiêu chuẩn giá trị và sự thưởng ngoạn văn chương của người miền Bắc, vốn đã trải qua bao thế kỷ trui rèn trong nền Hán Học, từ sơ khai để trở nên bóng bẩy, chải chuốt, phù hợp với tâm tình và cách ứng xử khách sáo, trang trọng của người Ðàng Ngoài. Khi vợ chồng gọi nhau bằng hiền thê, hiền phụ, và bạn bè xưng tụng là hiền huynh, hiền đệ thì dĩ nhiên lời văn phải trau chuốt gắn liền với nếp sống ấy.

Trái lại, nếp sống của người lưu dân trong vùng đất mới, thuở mới đến khai hoang lập làng, phải chiến đấu thường xuyên với sơn lam chướng khí, cọp beo rắn rít, phải đương đầu với gian khổ hiểm nguy

Chèo ghe sợ sấu cắn chưn,

Xuống sông sợ đỉa, lên rừng sợ ma

Trong hoàn cảnh ấy, các lưu dân từ Thuận Quảng xuôi Nam còn đâu có thời giờ và ý chí mà nghĩ đến hành trang chữ nghĩa.

Nhưng khi nội chiến chấm dứt, khi đất hoang đã thành làng xóm, đời sống lưu dân được tương đối ổn định thì một mảng văn học đặc thù miền Nam đã bắt đầu được hình thành và phát triển từ giữa thế kỷ thứ 19.

Xa đất Bắc, xa cái nôi của Nho Học, tiếp cận với các văn hóa và ngôn ngữ người dân bản địa (Miên, Chàm) và người Minh Hương, lưu dân thường di động trong khoảng đồng ruộng bao la, trên sông nước kinh rạch, lội qua các khu rừng già ngập nước, người Việt vào Nam cần nói và viết sao cho dễ hiểu. Câu văn, câu nói nôm na, bình dân, ngôn ngữ của ruộng đồng là một nhu cầu truyền thông của người dân vùng đất mới. Qua nhiều thế hệ cần lao, tiếp cận với các ngôn ngữ địa phương không khoa cử, văn chương bóng bẩy, hán học vùng nguyên thủy Thuận Quảng đã biến hóa thành thứ văn chương nghĩ sao nói vậy. Do đó, văn chương miền Nam thiên về kể chuyện và trình diễn, thiên về đọc to để mình và để người khác cùng nghe với mình. Người Nam Kỳ nói thơ chớ không ngâm thơ.

Nói thơ là một sắc thái văn chương miền Nam thịnh hành từ thành thị đến thôn quê trong suốt 50 năm đầu thế kỷ 20, là một thú giải trí tao nhã của người có học lẫn ít học, và tác động nhiều đến tâm tình và lòng ái quốc của dân miền Nam. Người nói cứ trình bày các câu chuyện thường dưới thể lục bát theo lối nói thơ Vân Tiên. Vì câu chuyện bằng thơ thường dài hàng trăm câu, người nói và người nghe thường nằm trên võng, ngồi trên bộ ván hay dựa cột. Những chuyện thơ thường viết theo kiểu có hậu, tức là ơn đền oán trả, trang trải những giá trị luân lý, tiềm ẩn tinh thần ái quốc chống Pháp đã đi sâu vào tâm khảm của dân Nam Kỳ. Những chuyện thơ còn nhớ là: Bạch Viên Tôn Các, Chiêu Quân Cống Hồ, Lâm Sanh Xuân Nương, Mục Liên Thanh Ðề, Phạm Công Cúc Hoa, Thạch Sanh Lý Thông, Trần Minh Khố Chuối, Thoại Khanh Châu Tuấn …

Bởi lẽ cái đặc tính kể chuyện và trình diễn của văn chương của Nam Kỳ mà truyện Lục Vân Tiên, ngay khi còn ở thể văn Nôm chưa phiên âm ra chữ quốc ngữ thì truyện đã được phổ biến trong dân gian, kể cả những người không biết chữ cũng nói thơ Lục Vân Tiên và tác phẩm nầy đã được tái bản nhiều nhất.

Thanh Lãng đã nhận xét:

Lối văn trong Nam là một lối văn đơn sơ, mộc mạc, dùng hầu toàn chữ Nôm, cách đặt câu có vẽ vắn tắt, không xét gì đến cân xứng, đối chác2. Nói tóm lại, nó là thứ văn VN hơn, dân chúng hơn (Thanh Lãng – Biểu Nhất lãm văn học cận đại. Tự do, Sài Gòn, 1958, tr. 78)

Bởi lẽ quen thưởng thức lối văn cầu kỳ, những điển tích Hán văn hiểm hóc, người đọc và người nghe thường đánh giá thấp loại văn chương nôm na, bình dân của người Nam Kỳ Lục tỉnh.

Có người còn cho rằng viết văn xuôi chữ quốc ngữ có gì là khó, nhưng ở vào một thời điểm mà người ta dạy luân lý bằng diễn ca, dạy tiếng Pháp bằng diễn ca, dạy võ bằng diễn ca, thậm chí đi ăn xin cũng kêu van ngân nga có ca, có kệ, câu đối bằng trắc thì viết văn xuôi, muốn cho nó thông cũng thật là khó. (Bằng Giang: Văn học Quốc ngữ ở Nam Kỳ 1865-1930, NXB Trẻ, Hà Nội 1972, tr. 376)

Ngoài tính chất thực tiển phù hợp với nhu cầu ngôn ngữ và truyền thông của người dân Nam Kỳ, văn chương quốc ngữ, sở dĩ được phát triển dễ dàng hơn trong Nam là nhờ sự đóng góp tích cực của giới truyền giáo Thiên Chúa, vốn đã phổ biến và sử dụng ngôn ngữ nầy từ thời Alexandre de Rhodes (1593-1660) để truyền đạo.

Trong cuộc Nam Tiến, để có thể giữ đạo trước chánh sách cấm đạo của chúa Nguyễn và nhà Nguyễn, nhiều làng giáo dân đã giăng buồm bỏ xứ vào lập nghiệp ở vùng đất mới, đặc biệt các vùng cù lao ven sông Tiền, sông Hậu hay cửa sông, cửa biển (Cái Mơn, Cái Nhum, Mặt Bắc, Thom, Mõ Cày, Sóc Trăng, Ba Thắc …).

Nhiều tác phẩm nghiên cứu, tiểu thuyết tiên phong viết bằng chữ Quốc ngữ theo cấu trúc của Tây phương đã xuất hiện trong các xóm đạo từ giữa thế kỷ 19 và những tác giả tiêu biểu của thời kỳ nầy đều là tín đồ thiên chúa giáo như Huỳnh Tịnh Của (1830-1908: 26 tác phẩm), Trương Vĩnh Ký (1837-1898: 111 tác phẩm) Nguyễn Trọng Quản (1865-1911),  Trần Thiên Trung (bút hiệu của Trần Chánh Chiếu 1867-1919).

Riêng Huỳnh Tịnh Của và Trương Vĩnh Ký (nói, viết được 15 sinh ngữ và từ ngữ Tây Phương) đều xuất thân từ Ðại Chủng Viện Poulo Pénang (Mã Lai).

Một yếu tố khác cũng không kém quan trọng là văn chương chữ quốc ngữ lại được chánh quyền bảo hộ khuyến khích, mục đích cho người dân đọc được dễ dàng các thông cáo, nghị định của chánh phủ, bước đầu đưa đến việc dùng chữ Pháp, mục tiêu tối hậu của chánh sách đồng hóa (chữ quốc ngữ chỉ được sử dụng chính thức ở miền Bắc từ 1913 trong khi ở miền Nam đã sử dựng từ nửa thế kỷ trước).

Trong ý đồ ấy, người Pháp đã mở thêm nhiều trường dạy quốc ngữ và chữ Pháp, hô hào giúp đỡ ngưới dân đi học, cốt để đào tạo một đội ngũ công chức thừa hành, hỗ trợ cho công cuộc cai tri của chánh quyền thuộc địa Pháp. Nhưng trong một thời gian dài lúc ban đầu, đa số người nhà giàu, vì lo sợ mất con khi con học tiếng Pháp thì nghĩ rằng Pháp sẽ bắt đưa về Pháp  và các thuộc địa Pháp ở Phi Châu nên có hiện tượng những con nhà giàu mướn con nhà nghèo đi học thay thế. Kết quả là tại Nam Kỳ, đầu thế kỷ 20, một số trí thức đỗ đạt xuất thân từ bần cố nông. Ý thức văn hóa và chính trị của lớp người nầy làm thay đổi phần nào bộ mặt nông thôn miền Nam và là một lực lượng trí thức quan trọng kháng Pháp.

Trong một hoàn cảnh đặc thù như vậy, mảng văn học Nam Kỳ đã phát hiện và phát triển mạnh mẽ từ năm 1865 cho tới khi đất nước qua phân năm 1954. Những mảng văn học nầy bị bỏ quên vì không được biết hay bị bỏ qua vì được biết nhưng bị đánh giá thấp nên không xét tới (Nguyễn văn Trung, Giới thiệu Lục Châu học, tr. 1).

Truyện thầy Lazarô Phiền (chuyện một thầy giảng vì không đáp lại mối tình của một người đàn bà nên bị người đàn bà nầy trả thù bằng cách cáo gian vợ của thầy giảng ngoại tình. Thầy giảng ghen và thuốc vợ chết. Vợ chết rồi thầy mới biết là vợ chết oan. Thầy bị lương tâm cắn rứt cuối cùng cũng chết) của Nguyễn Trọng Quản, một tiểu thuyết tình cảm viết theo lối Tây Phương đã được xuất bản ở Sài Gòn từ năm 1887, có thể được xem như mở đầu cho tiểu thuyết tình cảm viết theo tiểu thuyết tây phương trong lịch sử văn học nước ta (Ðịa lý văn hóa TPHCM, qu. 2 tr. 234) nhưng các nhà nghiên cứu văn học vẫn nhứt quyết là Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách, xuất bản ở Hà Nội năm 1924 là quyển tiểu thuyết đầu tiên viết theo thể loại nầy.

Nhiều tiểu thuyết cảm tác theo Tây Phương của Hồ Biểu Chánh (1885-1958), một trong số nhà văn viết nhiều tiểu thuyết nhất VN, 64 tựa trong 50 năm cầm bút (cảm tác chớ không phải phóng tác vì từ cốt chuyện, ông đã viết ra một tiểu thuyết mà khung cảnh và nhân vật đều hoàn toàn khác với cốt truyện nguyên tác, và ông đã thành tín ghi lại tên quyển sách từ đó đã đưa ông đến việc sáng tác, điều ít có của nhà văn thời nầy (thí dụ Chúa tàu Kim Qui, cảm tác từ Le Comte de Monte Christo của Alexander Dumas; Cay đắng mùi đời – Sans famille của Hector Malot; Chút phận linh đinh – En famille của Hector Malot; Ngọn cỏ gió đùa – Les misérables của Victor Hugo; Thầy thông ngôn – Les amours d´Estève của A. Theuriet: Vì nghĩa vì tình – Fanfan et Claudinet của De Courcelle; Ở theo thời – Popage của M. Pagnol…) đã lần lượt được xuất bản ở Sài Gòn cũng bị bỏ quên hay bỏ qua.

Theo ông Nguyễn văn Trung trong Lục Châu học, ông nhận định rằng loại tiểu thuyết lịch sử ở miền Nam đã xuất bản từ 1910, đi trước miền Bắc ít ra là 30 năm và phong phú, hấp dẫn điển hình như Giọt máu chung tình của Tân Dân Tử (Nguyễn Hữu Ngỡi).

Những tiểu thuyết tình cảm của Lê Hoàng Mưu (1879-1941), Nguyễn Chánh Sắt (1869-1947), Phú Ðức (1901-1970), Bửu Ðình, Phạm Kiên … không được nhắc đến.

Trong lãnh vực báo chí, nhiều tờ báo quan trọng ở Nam Kỳ, có một lịch sử lâu năm được phổ biến ra cả Bắc Kỳ, như Gia định báo (1865-1909 do Ernest Potteaux làm tổng tài rồi sau giao lại cho Trương Vĩnh Ký), Thông loại khoa trình (1888), Nam Kỳ địa phận (1909-1945); Nông cổ mín đàm (1901-1924 nhiều chủ bút, trong số có Lương Khắc Ninh, Trần Chánh Chiếu, Nguyễn Chánh Sắt), Lục Tỉnh Tân văn (1907-1943 do H. F. Schneider sáng lập, Trần Chánh Chiếu rồi Nguyễn An Vĩnh, Lê Hoàng Mưu làm chủ bút) cũng bị liệt vào thứ yếu so với Nam Phong.

Trong loạt bài du ký Một tháng ở Nam Kỳ đăng trong Nam Phong, Phạm Quỳnh trong đó có khen nhưng có chê:

Một địa hạt Nam Kỳ mà bấy nhiêu báo cũng nhiều lắm vậy. Cứ lấy cái lượng mà xét thì đủ thật khiến cho Bắc Kỳ Trung Kỳ phải thẹn với Nam Kỳ rằng về phương diện ngôn luận còn thậm kém xa quá. Nhưng cái phẩm có được xứng đáng với cái lượng không. Ðiều đó chưa dám chắc vậy.

Ðể nhận xét về các sách dịch thuật truyện Tàu từ đầu thế kỷ 20 vô cùng phát triển ở miền Nam (những dịch giả quan trọng là các chủ bút hay phụ bút cho nhiều tờ báo ăn khách lúc đó như Nguyễn Chánh Sắt, Trần Phong Sắc, Nguyễn An Cư, Nguyễn Liên Phong … nên truyện dịch của họ được đăng ngay trong báo hay in từng tập phổ biến dễ dàng trong dân chúng, gây thành một phong trào), lưu hành ra Trung Bắc và được độc giả Trung Bắc ưa thích, Phạm Quỳnh cũng trong Nam Phong đã nặng lời:

Nghề làm sách trong Nam Kỳ cũng thạnh lắm … Cái số sách xuất bản ở NK không biết bao nhiêu mà kể. Nhất là các loại dịch các tiểu thuyết Tàu cũ như Tam Quốc, Thủy Hử, Chinh Ðông, Chinh Tây, Phản Ðường, Tùy  Ðường, Ðông Châu, Phong Thần … nếu thu thập nhau lại thì làm được cái thư viện nhỏ. Nhưng những tiểu thuyết Tàu từ tám mươi đời đó, văn chương đã chẳng ra gì mà truyện thì toàn oái đản của mấy bác cuồng nho bên Tàu, ngồi không bịa đặt ra để khoái trá bọn hạ lưu vô học, thế mà dịch nhiều như vậy, thịnh hành như vậy, nghĩ cũng kinh thay. Không trách cái tư tưởng quốc dân những chìm đắm trong sự mê hoặc không cùng, có khi còn sinh ra những việc xuẩn động trong xã hội cũng vì đó …

Nếu chúng ta nghe hai câu văn:

–         Tao mà có cà phê cà pháo gì mậy, ờ mà các chả đang làm cà phê trong cái quán chỗ đám hát Sơn đông đó, nhưng mà khoan đã, để tao dằn bụng chén cháo gà rồi mình lên đường

–         Cầm hào bạc ra phố mà cắt tóc nhanh lên, nhỡ bố về trông thấy thì khốn đấy !

thì chúng ta biết được rằng không gian và thời gian đã có khả năng biến hóa con người, và Nam Kỳ hay Bắc Kỳ đều là sản phẩm của một môi trường lịch sử và địa lý.

Tóm lại, Nam Kỳ có một nền văn học đa dạng, phong phú từ hơn 150 năm nay. Mảng văn học nầy là phản ảnh tiếng nói, tâm tình và tâm tính của người Việt từ Ðàng Ngoài, sau gần 400 năm lập quốc ở phương Nam, hòa tụ với văn hóa Minh Hương và văn hóa bản địa, văn hóa tây phương để biến trở thành một mảng văn hóa độc đáo mang sắc thái đặc biệt của một địa phương Nam Kỳ.

Văn chương bóng bẩy, cầu kỳ, trọng Hán học của vùng Ðất cũ và văn chương mộc mạc, bình dân, hướng về chữ quốc ngữ của vùng đất mới, cả hai đều là văn chương.

Không có thứ văn chương sang, văn chương hèn, văn chương tốt, văn chương xấu.

Lâm văn Bé

(Bản tin HAH NÐC&LNH-Canada, số 19)


 

CSVN kết án chuyên gia năng lượng sạch Ngô Thị Tố Nhiên 3 năm rười tù giam

Ba’o Dat Viet

July 24, 2024

Một tòa án tại Hà Nội đã bí mật xét xử và kết án nhà hoạt động môi trường Ngô Thị Tố Nhiên, nhưng thông tin này không được công khai rộng rãi. Theo tổ chức nhân quyền Dự án 88, phiên tòa diễn ra vào ngày 27/6, một tháng trước chuyến thăm của Josep Borrell, người đứng đầu chính sách đối ngoại của Liên minh Châu Âu. Tại phiên tòa, bà Nhiên, cựu Giám đốc Điều hành của Sáng kiến Doanh nghiệp Xã hội Chuyển đổi Năng lượng Việt Nam (VIETSE), bị kết án 3 năm 6 tháng tù giam với tội danh “chiếm đoạt, mua bán, tiêu hủy con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức” theo Điều 342 của Bộ luật Hình sự.

Dự án 88 nhấn mạnh rằng phiên tòa được tiến hành một cách kín đáo, không có sự tham dự của công chúng, và bản án vẫn chưa được công bố. Bà Nhiên bị bắt giữ vào ngày 15/9/2023, sau các vụ bắt giữ lãnh đạo của những tổ chức xã hội dân sự khác liên quan đến môi trường và biến đổi khí hậu. Công an chính thức khởi tố bà Nhiên sau đó 5 ngày. Tổ chức này cũng cho rằng có nhiều bằng chứng cho thấy việc bắt giữ và kết án bà Nhiên có động cơ chính trị, bao gồm cả việc cách ly bà trong thời gian tạm giam.

Ngô Thị Tố Nhiên là nhà hoạt động khí hậu thứ sáu bị Chính phủ Việt Nam kết án tù kể từ năm 2021, sau các nhà hoạt động như Đặng Đình Bách, Mai Phan Lợi, Ngụy Thị Khanh, Bạch Hồng Dương, và Hoàng Thị Minh Hồng, với các tội danh liên quan đến “trốn thuế.” Michael Altman-Lupu, nhà nghiên cứu nhân quyền tại Dự án 88, cho rằng việc kết án bà Nhiên cùng với các nhà hoạt động khác đã làm suy giảm khả năng giám sát quá trình chuyển đổi năng lượng của xã hội dân sự Việt Nam.

Dự án 88 cũng cho biết vụ bắt giữ bà Nhiên là một phần của chiến dịch đàn áp xã hội dân sự theo Chỉ thị 24, do Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam ban hành vào tháng 7/2023. Chỉ thị này coi hoạt động chính sách, tài trợ nước ngoài và các nhà cải cách là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia. Theo Ben Swanton, Đồng giám đốc Dự án 88, việc vi phạm nhân quyền của Chính phủ Việt Nam đã vi phạm các điều khoản của Hiệp định Thương mại Tự do EU-Việt Nam và Hiệp định Đối tác Chuyển đổi Năng lượng Công bằng do EU dẫn đầu. Swanton kêu gọi Borrell ưu tiên đảm bảo thả các tù nhân chính trị và bãi bỏ Chỉ thị 24 trong chuyến thăm Việt Nam.

Trước khi bị bắt, bà Nhiên đứng đầu VIETSE, tổ chức tư vấn năng lượng độc lập duy nhất hoạt động trong nước. VIETSE có sứ mệnh đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng của Việt Nam hướng tới một xã hội trung hòa carbon và đóng vai trò là cầu nối giữa Chính phủ Việt Nam với các đối tác quốc tế. Tuy nhiên, tổ chức này đã bị đóng cửa ngay sau khi bà Nhiên bị bắt.

Dự án 88 cho biết việc bà Nhiên bị bắt giữ cũng xảy ra trong bối cảnh Hà Nội đang từ bỏ các cam kết quan trọng về chuyển đổi năng lượng. Phóng viên đã liên hệ với Bộ Ngoại giao Việt Nam để xác nhận về bản án và yêu cầu bình luận, nhưng chưa nhận được phản hồi.


 

Hà Nội đã xa lầy sau chiến thắng và phản bội lại giới trẻ miền Nam đã hy sinh trong chiến tranh biên giới với Campuchia

Ba’o Dan Chim Viet

Tác Giả: Nguyễn Văn Lục

24/07/2024

Chiến tranh trước sau rồi cũng chấm dứt cách này cách khác như chúng ta đã thấy. Nhưng sau 1975, sự  thật mới chính là sự thật được phơi bầy.

Trong chiến tranh, họ đã dẫn đưa đất nước vào một cuộc chiến tranh tàn phá vô tiền khoáng hậu. Con người trong XHCN những năm chiến tranh, theo nhà văn Nguyễn Khải chỉ biết có hai điều: Căm thù và Hy sinh.

Một cuộc chiến mà một bên dùng mọi kỹ thuật tân tiến nhằm đè bẹp đối thủ, khi không được thì rút lui. Một bên dùng mạng người đối chọi với vũ khí bằng mọi giá phải chiến thắng, phải hy sinh.

Lê Duẫn hãnh diện nói với người đại diện Trung quốc là nếu cần hy sinh một triệu người VN, ông cũng dám làm.

Võ Nguyên Giáp, trong dịp hội thảo tại Hà Nội về chiến tranh với người Mỹ mặc dầu nhìn nhận: “The most atrocious in human history“. Đó là một cuộc chiến tàn khốc nhất của lịch sử nhân loại. Nhưng mặt khác, Võ Nguyên Giáp để trả lời Mc Namara vẫn tự biện hộ như sau:

Lessons are important. I agree. However, you are wrong to call the war a  “tragedy”. Maybe it was a tragedy for you, but for us the war was a noble sacrifice. We đid not want to fight the United States, but you gave us no choice”.(Tôi đồng ý là những bài học qua cuộc chiến này thật quan trọng. Nhưng ông đã lầm khi gọi đó là một bi kich.  Nó có thể là bi kịch đối với các ông. Nhưng nó không phải là một bi kịch đối với chúng tôi. Phần chúng tôi, cuộc chiến ấy vẫn là một hy sinh cao cả, măc dầu chúng tôi không muốn chiến tranh với người Mỹ, nhưng chúng tôi đã không có chọn lựa nào khác).(3)

(3) Mc. Namara đã đến Hà Nội vào năm 1995 để gặp đại tướng Võ Nguyên Giáp. Những câu trích dẫn trên được phát biểu trong dịp này. Cuốn sách gây tranh luận nhiều nhất của ông là cuốn In retrospect- The tragedy and lessons of Viet Nam. Tôi đánh giá viên Bộ trưởng quốc phòng này là cực thông minh, nhưng thiếu tính chuyên nghiệp.

Phần nhận định của vị đại tướng về cuộc chiến thiếu hẳn tính nhân bản.

Người cộng sản thiếu sự chân thật và củng thiếu tính nhân bản. Đó là những đức tính  cần  có nơi bất cứ con người nào như tôi sẽ dần dần chứng minh sau này.. Trong những yếu tố làm người miền Nam trở thành kẻ thua cuộc, ngoài chính sách thay đổi của người Mỹ, tình trạng rối loạn chính trị những năm cuối còn một yếu tố đạo đức ít được ai nói tới: cái tình con người, cái tính nhân bản trong cuộc chiến và thể hiện rõ nét nơi các nhà văn miền Nam.

Chúng ta thua cuộc, bởi vì chúng ta chân thật chính trị và quá con người trong chiến tranh.

Sự chân thật không có trong thuật ngữ người cộng sản. Cho đến bây giờ, họ vẫn làm film ca ngợi trận Điện Biên Phủ trên không. Ai cũng biết rằng bom đạn Mỹ có thể biến Hà Nội trong 12 ngày đêm thành một Hisroshima thừ hai. Vậy mà nó đã không xảy ra. Bom đạn quả là không có mắt. Jane Fonda đã có thể không còn có mặt trên trái đất này. Nhạc sĩ Tô Hải đã không thể ngồi ung uống cà phê nghe nhạc ở Bờ Hồ Hoàn Kiếm. Chỉ vì ông thừa biết rằng không nơi nào an toàn hơn Hà Nội trong 12 đêm kinh hoàng ấy.

Bây giờ họ mạnh miệng nói như thế đốí với người Pháp, người Mỹ. Họ đã thắng. Nhưng họ lại dấu cái đã thua.

Nhưng nay với đầy đủ tài liệu về cuộc chiến tranh-nhìn từ trong cuộc-. Người ta mới thấy lộ ra cái yếu kém và sự lệ thuộc viện trợ của Trung Quốc của cộng sản Bắc Việt như thế nào. Các cuộc tiếp xúc của họ với Trung Quốc qua những nhân vật lãnh đạo như Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng, Lê Duẩn, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Duy Trinh, Hoàng Văn Thái, Hoàng Văn Hoan, Hoàng Tùng, Lê Đức Thọ, Xuân Thủy hành xử như những học trò, kẻ bề dưới đối với bề trên và họ thay nhau lần lượt nhiều lần sang cầu cạnh, bợ đỡ, xin xỏ, nhận lời chỉ giáo của Mao Trạch Đông của Đặng Tiểuu Bình, Chu Ân Lai, Trần Nghị.

Đọc những thảo luận, trao đổi với lãnh đạo Trung Quốc cho thấy họ hèn.(1)

Cuộc chiến ấy với sự hy sinh vô bờ bến sức người, sức của không hào hùng, không lý tưởng như người ta mong đợi! Nó có nhiều mặt trái của nó và người ta mới hiểu được cái hệ lụy lệ thuộc Tầu phải trả giá như thế nào với 9 lần Trung Quốc gây chiến tranh lớn nhỏ.

Chính quyền đả dấu nhẹm những cuộc xung đột này ..Dân chúng hoàn toàn mù tịt.

Năm 1990, Nguyễn Văn Linh, như một hàng thần nối lại quan hệ Việt-Trung, bình thường hóa quan hệ với người láng giềng Trung Quốc. Dù được nối lại, cái quan hệ ấy không bình thường. Nó có tính áp đặt, tính lệ thuộc,lúc nào cũng ở thế phải nhẫn nhục, chịu thiệt thòi như trong các cuộc đàm phán về biên giới đất và biển.

Họ có thể đã thắng được Mỹ, nhưng thua Tầu.

Cuối cùng thì cái giá đắt nhất mà người cộng sản phải trả sau 1975 là những món nợ đối với Trung Quốc!  Nợ không thể trả và trả không bao giờ là vừa.

Thế giới bên ngoài chỉ thấy họ đã thắng Pháp, thắng Mỹ. Người ta thấy họ đã làm nổi những điều “quá sức người” không ai làm được trong thời chiến. Trong thời bình, họ đã trả thù để bù đắp lại những hy sinh, những thiếu thốn mà họ họ đã chịu đựng trong thời chiến.

Trước chiến tranh, họ là những “chiến sĩ”. Sau chiến tranh, họ tự biến mình thành những kẻ ” hôi của”.

Cái giá của kẻ thua như người Mỹ phải trả đã là một nhẽ. Dù sao họ- người Mỹ- đã rút ra khỏi một cách an toàn. Kẻ thắng cuối cùng đưa đất nước vào chỗ mạt rệp. Hay nói nhẹ nhàng như Bùi Tín, thành tich thì ít mà lỗi lầm thì nhiều chẳng khác gì một phản bội. Phản bội ai? Phản bội những kẻ đã hy sinh, đã nằm xuống và phản bội cả môt thệ tuổi trẻ TNXP miền Bắc.

Phần bài viết này của tập sách đặt nặng vấn đề nhân bản trong chiến tranh và được xin kính tặng những người thanh niên, thiếu nữ miền Bắc. Vì họ là những người xác tín rằng cuộc chiến đã qua là một lý tưởng đời họ. Nhưng cuối cùng họ chẳng được gì. Họ thua thiệt và mất tất cả sau chiến tranh- nhất là mất tuổi trẻ-.

Cuộc chiến tranh thắng lợi ấy cuối cùng là một phản bội phũ phàng đối với tuổi trẻ miền Bắc. Thay vì  bắt tay xây dựng, đưa đất nước đi lên ngang tầm “chiến thắng thời đại”-. Họ dìm cả đất nước trong sự nghèo đói và một tương lai vô vọng trong suốt 11 năm triều đại Lê Duẩn.

Họ chỉ nhằm vơ vét và trả thù ở bình diện cá nhân và cả nhà nước. Cá nhân thì chiếm nhà, chiếm cửa. Nhà nước thu vén của cải ngân hàng, kho tàng, hãng xưởng, vật tư  ùn ùn chở về Bắc.

Nhưng việc trả thù Người miền Nam là đê tiện nhất. Người ta chỉ nói tới chuyện đi học tập của sĩ quan, công chức miền Nam.

Nói thế là chưa đủ.

Trong chiến tranh chống Mỹ, họ hy sinh và ” nướng” thanh niên, thiếu nữ miền Bắc.

Khi phát động chiến tranh sang Campuchia, họ đã xử dụng con em miền Nam như từ thành phố Hồ Chí Minh, chạy dài xuống Mỹ Tho, Long An, Trà Vinh, Long Xuyên vv.  Và Bùi Tín đã tiết lộ một cách bẽ bàng:

” Thì ra gánh nặng của cuộc chiến tranh này đè lên vai một tầng lớp xã hội nằm ngoài quyền lực ..! Con cái của các quan lớn nhỏ hình như không phải sinh ra để làm cái ” nghĩa vụ quốc tế cao cả này như chính cha anh họ không ngớt loan truyền ..”(2)

Đây là điều ít ai lưu tâm để ý tới. Sách vở trong và ngoài nước hầu như không nhắc tới tên cuộc chiến này cũng như những tổn hại mà nó gầy ra.

Sự tiết lộ của Bùi Tín cho thấy cái dã tâm của Hà Nội. Trong số 16 binh sĩ bị thương trên cùng chuyến bay khởi hành từ sân bay Pochentong về thành phố Hồ Chí Minh cùng với Bùi Tín. Tất cả đều  là con em các gia đình nông dân miền Nam ..

Không một ai là con đảng viên, cán bộ khác.

Chỉ 16 binh sĩ bị thương gốcc gác là miền Nam dĩ nhiên chưa đủ để kết đoán một điều gì.

Nhưng từ đó, người ta có quyền đặt vấn đề, tự hỏi có 52 ngàn liệt sĩ bị chết thảm và 200.000 bị thương tật trong cuộc chiến tranh làm “nghĩa vụ quốc tế” sang Campuchia với những mộ bia nằm rải rác từ Siêm Rệp đến Bat tam bang, ở Pai Lin, Xăm Lốt đến Bến Sỏi, Hồng Ngự, Long An, có bao nhiêu con em miền Nam đã làm vật hy sinh?

Có mộ bia nào của con cái cán bộ nằm ở phía Bắc? Tỉ lệ thiệt hại giữa binh đội cộng sản từ Bắc vào và binh lính mới tuyển mộ ở miền Nam là bao nhiêu?

Người miền Nam sau 1975 bị khai thác đến tuyệt sản, tuyệt gốc. Nếu người cha trong gia đình có chức tước thì đi tù cải tạo. Vợ con ở lại có nhiều phần bị lạm dụng, lấy làm bé quan chức, cán bộ miền Bắc. Con cái lý lịch ” ngụy” không được tuyển chọn vào lớp 10 trung học. Gia đình còn tiên của thì  bị đánh tư sản hay đổi tiền cho trăng tay luôn.

Đồng bằng sông Cửu Long mà dưới thời Pháp thuộc đã được Sơn Nam nhận xét như sau:

“Thiên nhiên ưu đãi, lương thực và thực phẩm có thừa, công việc nhàn rỗi, áo quần nhà cửa chữ nghĩa còn thiếu, nhưng so sánh với một số địa phương khác thì đồng bằng sông Cửu Long quả là nơi “lạc thô”.

” Nhiều dìa cá ở xa đường giao thông, cá nổi đầu lên như ” mù u chín rụng”, nhưng chẳng ai khai thác, gặp năm cá sụt giá. Tát nước, khiêng hoặc gánh cá tới bến nước để bán thì tốn, kém, lỗ tiềng công. Dìa ây” để dành cho người vùng trên đến mót, lượm, tát chia hai với chủ. Vịt nuôi không cần cho ăn, mùa hạn, dưới rạch, đầy cá nhỏ, vịt thả rong, chiều tối về chuồng”.(3)

Vậy mà chỉ sau 25 năm cuộc chiến, báo Đi Tới chạy dài một cái tít : 25 năm sau cuộc chiến, trẻ em đồng bằng sông Cửu Long vẫn chân ướt, chân không tới trường.

Tệ hơn nữa, các em bé gái 9, 10 tuổi thuộc các tỉnh dọc biên giới vơi Cao Mên bị bán sang Cam Pu Chia

Tôi cũng đọc Thiên Thần trong địa ngục, ký sự Cam Bốt của Ngô Tịnh Yên … để thấy rằng tất cả trẻ nữ bị bán sang làm nô lệ tình dục ở Siemrap đều từ các tỉnh biên giới VN với Cao Mên.

Việc xuất cảng gái sang làm vợ dân Đài Loan, Trung Quốc, Nam Hàn đều phần lớn là con dân miền Nam cả.

Còn lại những thành phần  tương đối khá giả, không thuộc điện bị truy dập, thành phần công dân bậc 2  nhà nước cộng sản qua Bô Nội vụ cho xuất cảng sang các nước thứ ba, bất kể sự sống chết của họ.

Viết đến đây thôi, tôi phải tự thú và nhận thấy rằng người miền Nam của VNCH đều ít nhiều là những con người tử tế, bị hy sinh.

Trước khi bàn đến vấn đề gì sau 1975 thì việc trước tiên là phải nói đến hậu quả của cuộc chiến kéo dài 21 năm ấy. Nó khủng khiếp nhiều lần hơn Điện Biên Phủ mà nghĩ lại đến rùng mình. Dân tộc đã phải hy sinh nhiều quá.

Sự hy sinh ấy ngày nay xét về nhiều lẽ là không cần thiết. Nhưng người ta không thể làm một điều gì để có thể thay đổi được quá khứ và nhất là chuộc cái tội làm hàng triệu người vì thế đã phải nằm xuống.

Trừ một điều là người chiến thắng làm mọi cách để cho đất nước lớn lên và người dân được an bình, hạnh phúc. Họ đã không làm được

Không làm được điều ấy thì chiến thắng nào đi nữa để làm gì? Đó là câu hỏi mà người cộng sản ngọng nghịu không trả lời được.

Biểu tượng trong chiến tranh là các thế hệ tuổi trẻ miền Bắc đã hy sinh trọn vẹn thông qua Nhật Ký Đặng Thùy Trâm và Nguyễn Văn Thạc (4) cũng như những trang hồi ký của thanh niên miền Bắc đã hy sinh để lại trên chiến trường .

NVT được gửi vào chiến trường miền Nam từ 9-4-1972.

Chỉ một năm sau, một mảnh đạn đã cắt ngang đùi trái của NVT, nhưng vì không đủ phương tiện cầm máu, Thạc hy sinh trong chiến trường Quảng Trị.

Tôi cũng có được một mảng Hồi Ký mang tên Journal du Viet Cong inconnu và Nhật ký của Lê Văn Minh do nữ ký giả người Ý Oriana Fallaci ghi lại trong cuốn La vie, La guerre et puis Rien .. Những nhật ký này mà phần chắc là tác giả của nó đã chết và được người Mỹ thu nhặt rồi được phân phối cho các ký giả.

Trong đó Lê Văn Minh, một người lính việt cộng viết những dòng cuối cùng vì biết chắc cái chết sẽ đến như sau|:

Quand je serai mort moi aussi. Parce que désormais il ne me reste plus rien, Tuyet Lan. Tout m’est égal, Tuyet Lan. Ils m’ont demandé d’aller en patrouille et j’y vais. Pour mourir” (Rồi anh cũng sẽ chết như em. Bởi vì đối với anh bây giờ chẳng còn gì hết. Tuyet Lan . Anh bất cần tất cả. Người ta vừa ra lệnh cho anh phải đi tuần tiễu, anh đi ngay .. Để chết).(5)

Những trang Nhật ký của Lê Văn Minh, sinh ngày 25/3/ 1942 tại tỉnh Quảng Bình do một đội tuần tiễu của sư đoàn 3 Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ tìm thấy ở Quảng Trị.

Đối với chính quyền cộng sản trong nước thì nhật ký Đặng Thùy Trâm, Nguyễn Văn Thạc được coi là biểu tượng cao cả và hy sinh của cuộc chiến tranh này.  Nó trở thành như một làn gió mát quét nhẹ những lớp bụi bẩn đã làm hoen ố khuôn mặt đất nước. Nói riêng Đảng và nhà nước đều mát lòng, mát dạ. Hãnh diện ra mặt.

Hai người thanh niên, thiếu nữ trên được coi là những anh hùng nằm trong danh sách anh hùng đủ loại. Và đất nước này có một nhà máy không đâu có: nhà máy sản xuất anh hùng.

Anh hùng thì nhiều. Nhưng liệu trong cả nước hiện nay, chúng ta có thể tìm ra được một người- chỉ một người thôi- sống trong sạch, không ăn bẩn? Chắc là không.

Chỉ cần một nhà lãnh đạo thôi đủ để cứu đất nước này, nhưng tìm không ra, kiếm không thấy.

Vì thế, tôi đọc Nhật ký ĐTT, thay vì hãnh diện, tôi chỉ thấy ngượng cho những người lãnh đạo vì họ đã làm mất mặt Đặng Thùy Trâm.

Phần Đặng Thùy Trâm, tôi tội nghiệp cho sự hy sinh cao đẹp ấy và nay họ dùng nhật ký của cô như món hàng thế chấp tương lai cho chế độ. Tôi cũng chỉ nhận thấy sự bất nhẫn đối với con người, sự phản bội đối với tuổi trẻ miền Bắc đã bị hy sinh.

Khi cuốn sách của Đặng Thùy Trâm được xuất bản, tôi đã có một ý tưởng ngộ nghĩnh là mang đối chiếu nó với cuốn Bóng Đè của Đỗ Hoàng Diệu. (6)

Cả hai tác giả đều là những phụ nữ sinh ra và lớn lên ở miền Bắc. Đều còn trẻ. Đều khát vọng mãnh liệt. Chỉ khác một điều ĐTT là một phụ nữ sinh trong thời chiến tranh. ĐHD sinh ra sau chiến tranh.

Nhưng Đặng Thùy Trâm phải gánh chịu cả một “quá khứ phi phàm”, làm vật tế thần cho một cuộc hiến tế thần thánh cho lý tưởng ” giải phóng miền Nam”. Miền Nam có cần đến sự giải phóng đó không? Đó là câu hỏi thứ hai cần đặt ra trong lúc này.

Phần Đỗ Hoàng Diệu, thế hệ lớp sau phải gánh chịu “Cái tội tổ tông” của cha ông để lại. Đó là cái tội cộng sản, di sản để lại từ thời Staline, Mao Trạch Đông và mặt trái của các cuộc chiến thắng.

Nếu xét về mặt văn chương thì Đặng Thùy Trâm là người “đúc chữ”, thuộc bài còn Đỗ Hoàng Diệu là người”phu chữ”, sáng tạo.

Nếu ĐTT dấn thân không thắc mắc, tin tưởng thì Đỗ Hoàng Diệu lật ngửa vấn đề, bóc trần. Người ta gọi tên đó là dòng ” Văn Học tự vấn” bằng một thứ ngôn ngữ trần trụi, thông minh đến đểu cáng:

“Ông nội bị đấu tố hồi cải cách ruộng đất chết thảm trên tổ kiến lửa. Sáng mai bà nội chỉ tìm thấy vài cọng tóc ở nơi cột trói, xác không biết đi đường nào”.(7)

Thế cho nên cuộc chiến này phải được nhìn lại vừa bằng trái tim và vừa bằng cái đầu. Trái tim để chia sẻ và cái đầu để phân biệt thị phi.

 Chúng ta sẽ phải đương đầu với hai thực tại chiến tranh với sát hại và lý tưởng hòa bình tưởng như trái cựa làm lương tâm con người phải bối rối và bất an.

Bởi vì tự cội gốc cuộc chiến tranh này cho đến bây giờ cũng chưa dứt khoát đặt được tên nó là gì? Nó dựng lên nhiều chiêu bài, nó đánh lừa dư luận thế giới sau đó, nó phản bội kháng chiến miền Nam. Sau chiến tranh, nó xử sự như những tên thuộc địa kiểu mới. Tập sách này đi lại những chặng đường lịch sử như chuyện kể từng ngày, từng biến cố lớn nhỏ và những lời lên tiếng phản biện của những nhà văn, những người bất đồng chính kiến. Nó là những trang sử cần được bật mở chẳng khác gì bật mở tấm nắp ván thiên của chiếc quan tài quá khứ  mà không thể nào tránh khỏi những mùi xú uế xông ra.

Đã có hằng trăm, hằng ngàn những người chính trực, những người còn có lòng với đất nước lên tiếng mỗi ngày. Tôi xin nguyện làm người chuyển giao những những ý kiến ấy theo thứ tự thời gian.Tiếng phản kháng của họ và tiếng kêu của dân oan đã thấu tới Trời Xanh!!

Nhưng nói về hai chữ cộng sản thì sẽ không bao giờ là cùng.

Cùng nhau nhìn lại vì thế cho thấy có hai thế hệ nhà văn như ở trên. Một người hy sinh, phục vụ ” lý tưởng”.  Quên mình.  Đánh mất tuổi trẻ. Mà họa chăng trong muôn người may ra có một vài người.

Một người “sáng suốt”, can đảm dám sẵn sàng nhổ vào mặt mặt cái quá khứ ấy. Và có hàng ngàn người như ĐHD vẫn nhổ như thế đều đều mỗi ngày trên các báo mạng.

Đỗ Hoàng Diệu ngang tàng. Khinh bỉ. Đòi lại tuổi trẻ đã bị vùi dập.

Một bên là thứ sách hồng, một bên là sách đen. Một bên là tô hồng, lý tưởng, một bên bôi đen.

Bóng Đè của Đỗ Hoàng Diệu xuất hiện đá lăn chiêng những thần tượng dởm, mục rữa. Như một thứ văn chương ngược dòng. Nhà văn đào xới mồ mả quá khứ lên như một lời nguyền rủa.

Đỗ Hoàng Diệu viết như một trả giá, đòi một món nợ tinh thần mà xã hội ấy, lịch sử ấy đã một thời lừa dối, phỉnh gạt thế hệ thanh thiếu niên. Hơn 300 sinh viên cùng học với Thạc, tuổi 19 đôi mươi bị vứt ra chiến trường làm mồi cho bom Mỹ. Chính ước muốn viết lột trần xã hội, đánh tụt giá thị trường những điều phô trương phỉnh gạt của chính quyền cộng sản hiện nay mà Đỗ Hoàng Diệu viết Bóng Đè- Một chính quyền tự cho phép mình muốn làm gì thì làm- nhưng lại tự đóng cửa, tự bịt tai, bịt mắt, bất chấp  tiếng dân oan, chìm đắm trong sự tự cao vĩ cuồng và sự dốt nát.

Cho nên phần hồ sơ chiến tranh VN còn để lại nhiều điều nghi vấn, cần xét lại, cần khai quang vạch lối mở đường bằng sự cân bằng giữa lương tâm và lòng tự trọng trên nền tảng tôn trọng sự thật.

Cuộc chiến tranh ấy sau cùng bao giờ cũng để lại nhiều thứ, mà đa phần là những thứ thua thiệt và mất mát cả. Chiến tranh là hủy diệt mà kẻ yếu chết trước, chừa lại kẻ mạnh. Rồi người trẻ chết thay cho người già. Người dân giả chết thay cho kẻ làm chính trị và binh sĩ chết thay cho các viên tướng.

Chiến tranh cuối cùng là The Last resort, nơi hẹn hò của nhà làm chính trị và tướng lãnh. Chúng phởn phơ tự mãn và tự sướng với những thành quả gặt hái được. Chúng soi gương chỉ thấy có chính mình ..

Và họ đã quên những người đã nằm xuống.

Phải quên mới sướng được. Vì thế đã có một dòng nào, một chương nào trong những cuốn sách của tướng  Võ Nguyên Giáp, Trần Văn Trà, Văn Tiến Dũng dành đôi chút tưởng niệm những kẻ đã hy sinh vì họ, cho họ ..

Trong khi mọi vinh quang cuối cùng dành cho các ông Hồ Chí Minh, ông Võ Nguyên Giáp, Lê Duẩn và đảng Cộng Sản.

Hãy cùng nhau nhìn lại cho thấy cuộc chiến tranh tàn bạo như thế nào từ hai phía và đồng thời rút ra được bài học cũng từ hai phía ..

Mất mát trong chiến tranh chủ yếu là về người sau đó về của, về xã hội, về đạo đức. Mất mát có thể cả về phía người thắng lẫn người thua. Chỉ tính bằng con số ít ra hơn 2 triệu người Việt cả hai phía đã chết mà phần lớn là dân chúng.

Dù sao, con số 2 triệu vẫn chỉ là những con số trừu tượng, nó không nói lên được điều gì. Nó không đủ sức gợi cho ta những thảm cảnh người chết đủ kiểu, đủ hoàn cảnh. Nó vô tình, vì nó chỉ là con số. Con số 01 và con số 2.000.000 xét về mặt toán học hay lượng tính thì lớn lắm như thể từ hai cực âm và dương.

Nhưng xét về mặt bản thể của cái chết như một bóng ma(ontological specters) thì một cái chết cũng đã đủ mang trọn vẹn ý nghĩa của cuộc nhân sinh như trong cảnh ma quái được diễn tả trong Chinh Phụ ngâm khúc là: Hồn tử sĩ gió vù vù thôi. 

Chinh Phụ Ngâm được coi như là tác phẩm “độc đáo” trong văn học Việt Nam nói về chiến tranh.

Nhưng đã có nhiều Chinh Phụ Ngâm khác trong cuộc chiến này.

Trước đây Bernard Fall với Hell in a very small place và nhất là Street Without Joy, Phố buôn hiu nói về trận Điện Biên Phủ trong đó 172.000 binh si bị thương hay để xác tại trận. Nó hao hao giống cái tâm cảnh Hồn tử sỉ gió vù vù thổi. Nó gợi nhớ đến những quang cảnh đồi trọc chỉ còn vương khói lửa đạn, những căn nhà cháy dở còn trơ trụi kèo cột, những khu phố, những con đường dẫn vào làng vắng bóng người, nhất là vắng tiếng nô đùa của trẻ thơ.

Nói cho cùng, dù viết dựa trên những con số và tài liệu, nó cho thấy hậu quả của chiến tranh vượt khỏi những tính toán của các nhà quân sự và sự bi thảm không thể nào tính toán hết được.

Đó là bi kịch của chiến tranh.

Khi viết những dòng này, tôi lần dở lại các bút ký chiến tranh-đặc biệt từ phía miền Nam như một cách bù khuyết cho những tài liệu vô hồn để trực diện với chiến tranh.

Và đọc những hồi ký này, tôi nhận ra tính nhân bản trong chiến tranh về phía  miền Nam- một điều đi ngược với tinh thần gây hận thù từ phía miền Bắc.

Trong nỗi khốn cùng, trong những chết chóc đau thương, trong khói lửa mịt mùng vẫn lóe lên tình người, tình đồng đội và tình đông loại mà việc giết đối thủ chỉ là điều bất đắc dĩ.

Trường hợp Phan Nhật Nam và các tác phẩm của ông.

Chẳng hạn trước tiên là nhật ký chiến tranh của Phan Nhật Nam. Trong Dọc đường số 1, viết trong lúc ở tù, PNN có tham vọng viết được một truyện dài chiến tranh như tầm cỡ cuốn À L’Ouest, rien de nouveau hay như một La vingt cinquième heure. Mục đích của PNN khi viết cuốn sách là để cho những người vô danh và cho những người lính dù, đặc biệt là người lính già. Tại sao lại là người lính già nhỉ ?

Nhật ký ấy nói về chiến tranh mà bàng bạc tính nhân bản khác hẳn Những trui rèn trong lửa đỏ đầy hận thù và khát máu của những người phía bên kia:

Người ta còn nhớ những viên đạn đích đáng của tuổi trẻ Sài gòn dành cho tên Từ Chung vào cuối năm 1965 và tên Chu Tử vào tháng tư/ 1966″.(8)

Vậy mà một người chưa bao giờ khoác áo chiến y như tôi đang đọc nghiền ngẫm để mà bất lực, mà chỉ để buồn, mà chia xẻ tâm trạng người lính nơi chiến trường.

Tôi đọc câu chuyện Đứa bé ở Đông Hà, từ trang 147 mà “Cha đi lính, mạ bị thương nằm ở Quảng Trị mà tác giả nhìn chiếc “áo trắng học trò cùng hai khuôn mặt ngây thơ ngơ ngác giữa một đám lính ồn ào lòng chợt nhói lên một sót thương se sắt”.

 Cái người lính VNCH dù thế nào đi nữa vẫn còn một con tim.

Nói về chiến tranh  mà thực ra PNN nói tới rất nhiều về tình tự con người- về người vợ lính, về một thành phố hư hại, về hững ngày dài trên quê hương…

 Nhưng chỉ ngay trang bên cạnh là cảnh trái ngược, một bộ mặt khác của chiến tranh cũng được PNN vẽ lại. Hai anh lơ xe đang ” hành hạ” một người phụ nữ đi xe nhờ :”

Xe chạy qua Đèo Cả lúc ba giờ sáng, ánh trang bạc thếch soi xuống lòng xe một khoảng nhỏ, dưới kia bãi Đại Lãnh đẹp như một cảnh thủy mạc.(…) Và tôi thức giấc không phải vì hơi gió lạnh luồn qua, nhưng vì tiếng nấc của ngươì đàn bà bị cưỡng ép phải làm tình quá độ, với tiếng cười khoái trá của hai gã lơ xe lực lưỡng.

-Đ..m, đĩ ở Quảng Ngãi chỉ có ba chục một cái, cho mày đi xe, tệ lắm cũng đỡ hai trăm, khóc cái con c…”.(9)

 Tôi cũng đọc PNN trong Mùa hè đỏ lửa nơi mà ông viết lại như sau:

Kinh khiếp hơn Ất Dậu, tàn khốc hơn Mậu Thân, cao hơn bão tố, phá nát hơn hồng thủy … Mùa hè năm 1972, mùa hè máu, mùa hè của sự chết và tan vỡ toàn diện, mùa hè cuối đáy điêu linh.

 Dân tộc ta sao nỡ quá đọa đầy… !!

Cộng quân chơi trò chơi máu, mở đầu những ngày hè đỏ lửa, trận cuối cùng đã kết thúc 12 năm chiến tranh ” giải phóng” đã cạn lực“(10)

Ở một chỗ khác, PNN mô tả cảnh tượng của cuộc chiến ở mức độ tàn bạo không bút mực nào tả xiết, nó vượt sự chịu đựng của con người. Ông viết:

Tôi đang ở cây số 9 từ Quảng Trị kể đến, vùng thôn Mai Đẳng, xã Hải Lâm. Không thể dùng một chữ, một tĩnh từ, không thể nói, khóc, la, trước cảnh tượng trước mặt, chỉ có thể im lặng, chỉ có thể nghiến răng, bặm môi, dù răng vỡ môi chảy máu tươi, tay luống cuống mắt mờ nhạt, mũi phập phồng.. (..) Tôi không còn là người đang sống vì sống là sống cùng với người sống, chia sẻ vui buồn, đau đớn lo âu với người sống. Chung quanh tôi, trước mặt chỉ còn một hiện tượng, một không khí – chết . Phải chỉ có sự chết bao trùm vây cứng. Chỉ có nỗi chết đang phơi phới bừng bừng che kín không gian” .(11)

Và tôi cũng cố gắng đọc tiếp trích đoạn lá thư của chị Nguyễn Thị Hàng, giáo viên ở Nghệ An viết gửi anh Lê Văn Hựu, địa chỉ là 271003 TB 04, thuộc cánh quân của  Trung Đoàn 124 phối hợp với đại đội 1/117 Trung đoàn 203 thiết giáp. Thư mở đầu:

“Anh ơi, xa anh đi, em nhớ lắm, em thương anh lắm, anh nói, anh cười, anh trìu mến thương, em làm sao quên được “.

  Nhưng người yêu Lê Văn Hựu của Nguyễn Thị Hằng đã chết, chết ngay trận đầu tiên sau sáu tháng vuợt Trường Sơn vào Nam giải phóng (12)

Tôi cũng không thể nào lợi dụng sự rộng lượng và sự kiên nhẫn của người đọc để trích dẫn hết những sách bút ký chiến tranh khác mà vì trách nhiệm người cầm bút tôi đã sưu tập đủ như Nhật Ký An Lộc, bác sĩ Nguyễn Văn Quý, Vượt Trường Sơn của Phan Nghị, Về R của Kim Nhật và nhất là bộ sách 5 cuốn của Xuân Vũ như Mạng người lá rụng,  Xương trắng Trường Sơn, Đến mà không đến(nằm trong bộ bốn cuốn Đường Đi không đến), Đồng Bằng gai góc và Đường Đi không đến.

Đọc những mẩu chuyện ghi của Xuân Vũ chỉ thấy tội cho những chiến binh miền Bắc biến thành vật hy sinh cho một chủ nghĩa giáo điều.

Tôi chỉ xin trích dẫn một câu trong muôn vàn ý tưởng trong bộ sách của Xuân Vũ qua nhân vật nữ tên Phương là:

Đêm nào anh nấu nước cho Phương ngâm chân, Phương cũng phàn nàn, càng ngày càng nặng lời và day dứt hơn. Một hôm Phương nói thẳng ra rằng, nếu dè như thế này thì Phương đã không đi. Phương đã nói rất thực lòng. Và đó cũng chính là nỗi lòng của hàng vạn người trên đường này. Nếu biết thế này thì chắc chắn không ai đi. Thà ở lại miền Bắc làm tên cán bộ mất tinh thần, làm tên lính đào ngũ còn hơn “.(5)

Ở chỗ khác, Ngạc, một binh lính trẻ đã tự tử :

Anh em chuẩn bị hành quân, Ngạc soạn ba lô lấy đồ mới ra mặc, bộ Đông Xuân Ngạc chưa xỏ tay chân vào lần nào. Anh em tưởng Ngạc phục thiện và tự nguyện tiếp tục hành quân, nào ngờ trong lúc anh em đang loay hoay nấu nướng thì ” đoàng”, Ngạc nằm thẳng trên võng, người mặc quân phục, cây AK và chỉ một viên, từ cằm trổ lên giữa sọ.

 Tôi và Thu đứng dậy tạm biệt anh lính, như tạm biệt một sự đau thương đã hóa thành người. Trời ơi! Trời đất ơi ! Sao lắm chuyện thế, mà chuyện nào cũng ghê rợn. .., oái ăm tàn tận, nghe như bịa chứ không có thật. Vậy mà vẫn là sự thật “.(13)

Những nỗi lòng như thế, những bi cảnh như thế những người lãnh đạo cộng sản có “máu lạnh” không hề biết tới và họ đã lừa cả một thế hệ thanh niên xông vào vòng lửa đạn và hứa rằng chiến trường chỉ kéo dài trong vài tháng hay cùng lắm là một năm.

Trước những thách đố của một cuộc chiến được gọi là “giải phóng” và một cuộc rút quân có chiến thuật của Hoa Kỳ ra khỏi cuộc chiến, miền Nam trước 1975 cũng sôi động lên vì chính sách “Việt Nam Hóa chiến tranh” kéo theo một số đông các thành phần có học như sinh viên,  giáo sư, nhà văn,  kỹ sư, các chuyên viên bị động viên.

Từ nay, chỉ còn là người Việt đánh người Việt.

Tôi nghĩ lại đây là giai đoạn tủi nhục và đau xót nhất cho người lính miền Nam.

Nhưng nhờ đó, chúng ta có dịp được đọc những vần thơ tiêu biểu cho giai đoạn đó, trong đó tâm trạng chán chường bắt đầu xuất hiện nơi nhừng người lính ” không chuyên nghiệp”.

Nó không có cái hào hùng, niềm hãnh diện hay tự hào tiêu biểu của những người lính tiểu đoàn dù 1 và tiểu đoàn 6 dù của PNN. Nó không có những địa danh tiêu biểu của chết chóc như Đồng Xoài, Bình  Giả, An Lộc, Khe Sanh, cổ thành Quảng Trị .

Trường hợp Nguyên Sa, Trần Bích Lan và những người lính trẻ.

Nó chỉ còn là những tâm sự, nỗi lòng của một người cầm súng không chuyên nghiệp như trường hợp nhà thơ Nguyên Sa Trần Bích Lan.

Nó tiêu biểu cho một thái độ khác về chiến tranh, một bộ mặt khác về chiến tranh không còn giống như trước nữa  mà không cần đặt vấn đề đúng sai, phải trái.

Nó đi vào văn chương một cách tự nhiên bởi vì họ là những người cầm bút, những nhà thơ. Chỉ có vậy.

Dù thế nào thì nó cũng là chứng tích chiến tranh của một giai đoạn sắp đến hồi chung cuộc.

Người đọc tìm thấy ở đây Số phận và sinh mệnh sống chết của người lính miền Nam cũng thật long đong và thật mong manh. Nó có cái long đong của xa lìa, mất mát, bất trung và mong manh vì mất mát. Nguyên Sa rơi bỏ tháp nhà làm thơ tình còn làm thơ nói về ngươi lính.

Những tình cảm như của một Nguyên Sa không thể nào tìm thấy được trong thơ văn chiến tranh ở miền Bắc.

Nó có thể cũng rất gần với chúng ta, với con người về cảm thức về chiến tranh. Nó rất thật và sống động và chỉ có thể rất hiếm hoi .

Nếu không viết lại ở đây thì không còn có cơ hội để mọi người được biết tới nữa:

 “Không nói tao sợ mày phiền

Nói ra với rượu tao buồn gấp hai

em mày đi lấy chồng rồi

 gặp tao ngoài ngõ ngậm ngùi nhìn nhau

tao nhìn tao thấy mày đau

Nó nhìn nó thấy trong tao có mày”.

Đáng nhẽ, tôi phải dành riêng một bài viết về Nguyên Sa mới phải. Cái thấm thía của ông về chiến tranh mặc dù chỉ là ” kinh nghiệm quân trường” cũng đủ làm ông thức tỉnh.  Xin trích bài thơ mang tên: Xin lỗi về những lầm lẫn dĩ vãng.

 – Bây giờ khẩu garang ta mang trên vai

Bây giờ khẩu trung liên bar ta mang trên vai

Ta mới biết rằng những thỏi sắt đó nặng như thế

Ta mới biết rằng trong cuộc đời dạy học ta là thằng dốt nát

Trong mười mấy năm ta làm bao nhiêu tội lỗi

Trong mười mấy năm ta không nói cho học trò ta biết

Anh em ta và quê hương ta

Vác những thỏi sắt nặng như thế

Từ bao nhiêu năm nay

Bây giờ nằm kích ở ven ruộng sương xuống ướt vai

Bây giờ đứng gác đêm ở rừng giá gió lạnh thấu xương

Ta mới biết rằng sương gió lạnh như thế

Ta muốn kêu to lên ta là một thằng dốt nát

Ta là một thằng dốt nát

Vì mỗi ngày trong mười mấy năm dĩ vãng

Ta không viết trên giấy trắng mực đen cho những người yêu thơ ta

Anh em ta và quê hương ta đã đứng như thế từ bao nhiêu năm!!(14)

Nhưng niềm đau hơn nữa khi có dịp đưa tiễn một người thân thiết như- anh em-bè bạn- chồng, con cái và có khi cả người tình với nước mắt tiễn đưa.

Đó là cảm nghiệm về những cái chết như thể. Nó không phải là những xung động từ bản năng sinh tồn của người lính ngoài mặt trận, cận kề cái chết ..

Nó những cảm nghiệm- có thể là một cảm nghiệm tôn giáo về cái chết, về sự bất lực như : Từ dưới vực sâu kêu lên Chúa tôi: De profundis clamavi ad te Domine.

 Nó gián tiếp gửi đến những thông điệp nhân bản- thông  điệp về nỗi đau của chiến tranh không phải từ người lính mà là tự người vơ, ngay cả người tình. Và có thể là nước mắt người tình trong đôi con mắt mệt lả với những sợi tóc buồn xõa che mặt hay có thể chỉ là những tiếng chửi thề  bực tức về sự phi lý cuộc đời kèm theo sự thương tiếc của bạn bè đồng đội:

Đây trước mắt chia lìa chất ngất

đứa quân trường đứa lính chiến một năm

 đứa lơ ngơ những ngày chờ chết

đứa vinh thăng dĩ vàng đâu màng.

Đồi Gia Hựu dài cơn đồng thiếp

thăm hỏi nhau mày còn mạnh giỏi

còn nguyên lành thân xác phàm phù

bao giờ giải ngũ bao giờ có phép

 lúc nào vào lính cho tao biết

vợ con mày mấy đứa ra sao

lũ tình nhân còn đầy nhân ngãi

bạn bè ta đứa nào còn đứa nào khuất

Nơi tao ở rừng cao tiếp núi

súng lăm le như cái chết cõi đêm chừng

chợt sáng sớm biết mình sống sót (15)

Và tâm sự của một người bạn trước cái chếtcủa bạn mình. Buồn và nỗi bất lực . Đành chửi thề.

Buổi chiều ở nghĩa trang Cà Đú

Thơ  Phạm Nhã Dự.

(Gọi linh hồn mày Tô Đình Sự)

Trở lại Phan Rang lần này nữa

Thăm mày, không biết ngắn hay lâu

Thăm mày, đù má mày đã chết.

Chiều nay sao gió nhiều mày nhỉ

gió nổi trong tao đến lạnh mình

đù má nhang mày sao chẳng cháy

đốt mãi que diêm đế cạn cùng….

Chẳng khóc được mày mà nước mắt tao rơi..

thăm mày đù má lòng buốt xót

ngó trời chỉ biết chửi thề thôi.(16)

Trong chiến tranh, nói về khát vọng hòa bình cũng là điề thiết thân, gần gũi. Tự thâm tâm, ai cũng mong đợi như thế:  về Hòa bình, về một ngày không chiến tranh.

Vì thế, tôi nhận ra trong thơ văn miền Nam, chiến tranh được nhìn trong một chiều kích không nhất thiết là phải chiến thắng, phải giết, phải sắt máu. Hãy đọc: mai mốt anh về không bằng chiến thắng. Bi kịch hơn nữa: Mai anh về trên đôi nạng gỗ, bại tướng về làm gã cụt chân.

Chỉ thấy khát vọng hòa bình như của một người mẹ trong bài Đêm Giáng sinh ở Việt  Nam của Hồ Minh Dũng:

Dù chỉ một ngày ngưng bắn đó con

cũng đem chiếc áo lành ra mặt

cũng ăn một bữa cơm cho no

cũng ngủ một giấc trên giường trên chiếu

khổ đau lúc này mẹ gói trong mo (17)

 Bộ mặt chiến tranh vì thế mang nhiều chiều kích, nhiều góc cạnh, ngay cả cả sự tình cờ và nó đên, nó mang đi không trừ một ai.

Nhiều cái chết đến như tình cờ không tiên đoán trước được từ nhiều phía trong chiến tranh. Đó có thể  là những người ngoại quốc từ một nơi xa xô nào đói đã đến đây và đã bỏ mình tại đây.

Những cái chết ngoài dự đoán và oan nghiệt. Những cái chết do sự trả thù của những người trong cuộc mà có thể tạm gọi là cái “trục của điều xấu”.

Thật vậy khi Trần Văn Đang, người đã đánh bom khách sạn Métropole rồi bị chính quyền VNCH  đem ra hành quyết. Trần văn Đang bị xử bắn  là việc liên quan đến Trần Văn Đang, liên quan đên hành vi tội phạm của anh .

Vậy mà cùng ngày hôm ấy, một binh sĩ Mỹ tên George Benneth cũng bị phia bên kia mang ra xử bắn. Giữa Trần Văn Đang và George Benneth có cùng một mẫu số chung để cái chết của người này là nguyên nhân cái chết của người kia.

Phải nói George Benneth đã chết oan uổng. Anh không đáng bị chết như thế vì anh không có tội già cả.

Cái chết của anh đơn giản là để trả thù ! Nó thể hiện đúng điều mà nhà văn Nguyễn Khải nói đến ở trên. Nó chỉ có hai mặt: Hoặc trả thù hoặc là phải hy sinh.

Khi tướng Thi ra lệnh bắn ba sinh viên Việt Cộng: Nguyễn Văn Lắm, Nguyễn Văn Châu và Phan Văn Cẩu thì đổi lại cộng sản trả đũa đem trung sĩ Kenneth Dorabach và đại úy Humbert Varsace hành quyết.

Đã thế, cái chết có thể đến với bất cứ ai và bất cứ lúc nào ngay cả những phóng viên nhà báo, không cầm súng, không giết người. Họ chỉ làm nhiệm vụ thông tin.

Tên của họ là: Pieter Kolenberg, tháng10, 1966. Huỳnh Thành Mỹ chết tại Cần Thơ, Dickic Chapelle, chết vì mìn ở Đà Năng. Charlie Chellapah rồi Sam Castan, Ronald Callagher, Felipha Schuler và nhất là nhà báo nổi tiếng Bernard Fall-tác giả nổi tiếng với Street Without Joy, (Phố buồn hiu) trúng mìn ở một khu rừng gần Huế ..

Vì thế, không lạ gì, mỗi ký giả lên máy bay quân sự đều phải trả lời một câu hỏi ra rất là “stupide” là trên một tờ khai tự ghi như sau: Khi cần thì xác của ông sẽ trao cho ai?(18)

Nói một cách triết lý như Graham Green viết là trong chiến phần lớn thời giờ là ta  chỉ biết ngồi chờ đợi một cái gì đến mà ta chưa biết trước được.

Câu hỏi đó làm khó chịu các nhà báo đi máy bay, nhưng nó lại là câu hỏi thực tế,  cần thiết trong một cuộc chiến không có tuyên chiến và không biên giới.

Tôi cũng nhân tiện đây nhắc nhở về môt bài Nhật ký hiếm hoi và kỳ cục ít ai biết  tới của nhà thơ Nguyên Sa mà nay ông đã quá vãng. Ông bị động viên sĩ quan Thủ Đức, ra trường với cấp bậc chuẩn úy. Thay vì được điều động ra chiến trường để đánh nhau thì oái ăm, ông được ưu đãi điều động về một nơi an toàn là tiếp nhận và chôn người chết ..Cơ quan Chung Sự Vụ.

 Nhưng chính ở nơi này mà ông từng ngày phải chứng kiến những cái chết bọc trong pông sô, nhiều cái đã thối rữa. Chắc hẳn có những cái chết không toàn thây, mất đầu, mất tay chân, sổ ruột gan như hàng vê mỗi ngày một nhiều ở Chung Sự Vụ ..Chưa kể  cạnh đó là thảm cảnh vợ con, cha mẹ người lính khóc than đến nhận xác chồng con.

Ở vai trò người trí thức, ở Nha Chung Sự Vụ, Nguyên Sa sẽ bị dày vò, khốn khổ từng ngày còn hơn ở ngoài mặt trận. Trong dịp này Nguyên Sa có viết một ký sự : Vài ngày làm việc ở Chung Sự Vụ, đăng trên tập san Hành Trình Từ số 17, thánh tư, năm 1971.

Trong tập nhật ký, Nguyên Sa đã phải kìm giữ, ngăn chặn những xúc động về những cảnh tượng đau lòng của thân nhân các tử sĩ. Ông cố gắng tỏ ra có “máu lạnh” mô tả  cảnh tang tóc như một thứ nghề chuyên môn với thứ ngôn ngữ đầy bi kịch tính. Ông gọi xác chết là hàng về. Gọi người chết là khứa. Nhìn cảnh những người vợ lính vừa khóc lóc nhìn cảnh liệm xác, vừa  phẫn uất chửi đổng ..Sau đây quang  cảnh và thủ tục liệm xác do Nguyên Sa ghi lại:

“Cài xong cái khuya áo. Chúng nó ở Sài Gòn ăn no ngủ kỹ, chúng nó xui anh đi ra nơi hòn tên mũi đạn, chúng nó đẩy anh vào chỗ chết, anh bỏ vợ bụng mang dạ chửa, anh ơi ..Tổ sư cha chúng mày ..

 Xong giây lưng. Bà này kỳ, bà chửi chúng con, chúng con cũng bị động viên, ăn cái giải rút gì.

 ” Nghe chưa”.

 Rồi, thằng Tâm sui. Bảo bà ấy chửi mấy thằng  to đầu đi. Kêu tên ra mà chửi. Bọn mình ăn nhằm gì”.

 Xong khuy quần, chải đầu chút chớ.

 ” Này, “

” Gì .”

” Khứa nào đấy

 Lược đây rồi.

 ” Quả phụ Binh nhất TâyHàng về hôm hăm hai. Mình phải siêu tần số đi Vũng Tàu đấy !!(19)

Lần đầu tiên, một thi si thay vì làm thơ tình, viết về cảnh liệm xác với giọng điệu đầy tính châm biếm để khỏa lấp, để xóa đi cái cảnh não nề ở nhà xác.

Số phận những người lính bất hạnh của miền Nam bị lao vào cuộc chiến là do sự khởi động chiến tranh xâm lược từ miền Bắc. Nhiều người trong số họ đã hy sinh và được chính phủ cho chôn cất tại Nghĩa Trang Quân Đội như một cử chỉ nhớ ơn họ.

Khi cộng sản miền Bắc chiếm trọn vẹn miền Nam thì số phận người sống đã đành được nói tới nhiều. Nhưng còn phần những người đã chết cũng không yên.

Đó là chính sách người sống đuổi người chết. Đó là chính sách cầm tù những xác chết năm ở Nghĩa Trang Biên Hòa, không cho ai ra vào, lai vãng tới, ngay cả thân nhân của người linh tử trận.

Họ lấy cớ để di dời các ngôi mộ ra khỏi thành phố như nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi,  Nghĩa địa Đô Thành, Bình Hưng Hòa mà không để lại một bia tưởng niệm .. .Riêng Nghĩa trang Quân Đội ở Biên Hòa thì giao cho quân khu 7 trông coi. Họ đóng cửa với bảng cấm : khu quân sự, cấm chụp hình cho một nơi chỉ có những mộ phần, nơi chôn cất 16 ngàn tử sĩ trong đó có các tướng như Đỗ Cao Trí nằm ngủ yên không hương khói ..Phải tới năm 2006, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mới ra quyết định:

” đồng ý chuyển mục đích xử dụng 58 hectare đất khu nghĩa địa sang xử dụng vào mục đích dân sự để phát triển kinh tế- xã hội “chỉ đạo việc quản lý khu nghĩa địa Bình An(tức Nghĩa trang quân đội Biên Hòa) bình thường như các nghĩa địa khác theo quy định của pháp luật“.(20)

 Câu chuyện Nghĩa trang quân đội năm 1975 nhắc nhở chúng ta lại một câu chuyện tương tự mà Jules Roy viết trong cuốn”Bataille de Dien Bien Phu,  nxb Julliard, 1963  Jule Roy viết:

” Ở đây, trước những mộ phần, cái biên giới thù nghịch không còn, sự kiêu hãnh cũng như cay đắng không còn, có chăng chỉ là những niềm thương của một người đối với người đã khuất”.

Jules vừa là nhà văn, vừa là đại tá trong quân đội Pháp. 9 năm sau trận Điện Biên Phủ, ông quay trở lại Việt Nam và đi tìm lại những đồng đội của mình đã năm lại ở đây trên các ngọn đồi Éliane, Béatrice thuở . Ở đấy, ông chỉ thấy có 500 ngôi mộ của nhừng ngưới línhcộng sản đã chết nằm chung bên cạnh đồi Éliane sau những trận đánh cuối cùng.

Ông phẫn nộ, ông cảm thấy bị xỉ nhục khi những người Pháp chết ở đây không có lấy một bia tưởng niệm. Ông cho đó là một xúc phạm đến quân đội Pháp và đi đến đâu, gặp ai ông cũng hỏi: Đâu là mồ của những người Pháp quanh các đồn lũy.

Không một câu trả lời.

” Cuối cùng Jules Roy yêu cầu “các ông” bỏ qua mối thù hận có thể có nuôi dưỡng trong thâm tâm các ông, và xin các ông dựng cho một cái đài kỷ niệm đơn giản thôi, cho tử sĩ Pháp. Thật vậy, các ông có quyền lên án cái lý tưởng của họ, nhưng cũng có bổn phận nghĩ đến các bà mẹ của họ. Đối với một người mẹ, không có lý tưởng tốt hay xấu, mà chỉ có những đứa con đã mất. Điều mà tôi xin các ông làm là tôi nhân danh tất cả các bà mẹ trên thế giới ..”.(21)

Sau 1975, câu chuyện của Jules Roy lập lại  cũng một cách như thế đối với người lính VNCH tại Nghĩa Trang Quân đội ở một mức tồi tệ hơn, mang tính cách trả thù.

Tượng người lính Thương tiếc ngay lối vào nghĩa trang đã bị giựt đổ sau hai tháng chiếm được miền Nam. Đầu anh cúi gục xuống đất trong thời giann mấy tuần lễ trước khi được chuyển đi nơi khác- Nơi đâu không biết. Anh- Tượng người lính thương tiếc-trở thành huyền thoại thương tiếc- anh đã từng ngồi ở đó một mình sau lưng anh là các đồng đội của anh đã chết và anh  không bày tỏ một ý nghĩa chính trị hay sự căm thù nào.

Đó chỉ là một bức tượng biểu hiện vong linh những người lính VNCH. Bức tượng trước sau chỉ là một bức tượng. Sự  hiển linh nếu có là do tấm lòng của những người còn ở lại. Phần tôi trước 1975,  thường đi lại con đường này mỗi tuần, mỗi lần nhìn bức tượng, lòng chợt buồn vì cũng có bạn bè tôi năm ở đó.

Chỉ có vậy. Nỗi buồn đó, nó nằm sâu trong tiềm thức của mỗi người dân VN.

Cùng lắm nó khơi dậy một nỗi buồn về thân phận con người đã nằm xuống. Càng ngày bức tượng Thương tiếc như có hiển linh, như linh hồn của 16 ngàn đồng đội anh mà mộ chí mỗi ngày thêm dài.

Ngày hôm nay Nghĩa Dũng Đài, Cổng Tam quan, Đền tử sĩ nay bỏ hoang phế cho cỏ mọc. 8 khu mộ đã bị đập phá, bể sứt, sập hầu hết như một thứ trả thù người đã chết.

Trong bài viết: Tướng Kỳ bị Nguyễn Tấn Dũng chặn đường về của Vũ Quí Hạo Nhiên có nhắc đên việc đại sứ Burghardt có đề nghị với chính quyền VN kết nối với cộng đồng VN tại Mỹ bằng cách:

” thậm chí mời cựu Phó tổng thống Nguyễn Cao Kỳ về thăm quê hương “.

Lúc đó, theo công điện này, ” PTT Dũng phản ứng đầy xúc cảm, cho rằng các các viên chức chế độ Sài Gòn cũ phải gánh chịu trách nhiệm đã đưa 1 triệu lính Mỹ vào và gây chết chóc cho 3 triệu người Việt Nam, họ là ” tội đồ” và sẽ không bao giờ được chào đón trở về.

Sau này, khi tướng Kỳ đã được phép về VN, ngay từ lần đầu tiên, ông đã đề cập tới việc sửa sang Nghĩa trang Quân Đội, nhưng những người ông gặp đều không muốn làm chuyện này. Họ cho rằng việc làm này “quá nhạy cảm” đối với phái bảo thủ và quân đội . Khi đó, ông Kỳ đã nói với họ:

” Nếu các ông muốn hòa giải với Việt Kiều, các ông phải hòa giải với người đã chết, trước đã”.(22)

Sau quyết định của ông Nguyễn Tấn Dũng được đưa ra, có những nỗ lực của một số người Viêt hải ngoại như của quý ông Vũ Văn Lộc và IRCC, Inc nhiều lần đề nghị tôn tạo Nghĩa Trang, nhưng đều bị từ chối.

Cuối 2008, nhóm Quốc Gia Nghĩa tử Heritage trực tiếp về VN công khai làm đơn tu bổ quy mô Nghĩa Trang, Nhưng cũng bị khắp nơi từ chối.

Chắc còn phải nhiều năm, nhiều thế hệ để Hà Nội có thể làm một cử chỉ dẹp nhân đạo đối với các tử sĩ ở Nghĩa Trang Quân Đội.

Cũng theo Vũ Quý Hạo Nhiên, khi ông Nhất Hạnh về VN tổ chức ba buổi lễ cầu siêu trong đó có nội dung cầu siêu cho các nạn nhân đã” thiệt mạng vô duyên cớ” trong chiến tranh. Dự tính sẽ là nhắc dến người chiến binh Mỹ cũng như những người Việt Nam bị chết vì những tai họa khác kể cả trại tù cải tạo và người vượt biên.

Họ nhất định không cho nhắc đến lính Mỹ, cấm nhắc đến tù cải tạo, cấm nhắc đến thuyền nhân.

Quả thực, bóng ma người chết vẫn ám ảnh tâm trí người cộng sản. Họ sợ người sống đã đành, họ sợ cả bóng ma của người chết. Ai dám bảo người cộng sản vô thần, họ còn mê tín tôn giáo lắm đấy chứ !!

Cuối cùng thĩ ông thiền sư đành lòng phải nhắc chung chung là cầu siêu cho tất cả “nạn nhân hai miền Nam Bắc” và nói là 6 triệu người đã thiệt mạng trong chiến tranh thì đều đã “chết vô duyên cớ”.

Và chắc hẳn nhiều người Viêt hải ngoại chưa quên những tấm bia tưởng niệm thuyền nhân đã bỏ xác trên biển tại các nước như Mã Lai Á, Indonesia đã bị áp lực của chính quyền cộng sản Hà Nội phá bỏ.

Trong khi đó, oái ăm thay là tại một số tỉnh như Quảng Ninh, Lạng Sơn, người ta ghi nhận có những nghĩa trang dành cho” liệt sĩ Trung Quốc” với những dòng chữ :đời đời nhớ ơn liệt sĩ Trung Quốc !!

 Về số phận những người lính phía bên kia mà biểu tượng là Dương Thu Hương trong đoàn Thanh niên xung phong.

Số phận của kẻ thua trận thì đã nhận đủ thứ thiệt thòi từ kẻ chiến thắng .

Nhưng kẻ thắng trận mà “xương trắng Trường Sơn “, mà “mạng người như lá rụng” mà ” Đương đi không đến’ thì cái lẽ thắng thua chẳng hiểu còn có nghĩa lý gì!!

Thắng mà bằng cái giá phải trả bằng một đổi lấy 5 lần! Dù lạc quan cách mấy- dù không nói ra- Sự thiệt hại và tổn thất về người về phía cộng sản là lớn lao. Người ta không thể dấu được sự thiệt hại ấy. Tuy nhiên, mọi người đều đồng ý với nhau là không có cách nào tính được con số thương vong  chính xác của cả đôi bên.

Theo ước tính của tài liệu của Mỹ:

– Phía người Mỹ có 52.227 người Mỹ bị giết .(23.000 nhiều hơn trong thời kỳ chiến tranh Triều Tiên).

– Phía quân đội Sài Gòn, con số chính thức là 188.000 người bị chết và 430.000 bị thương.

-Phía Bắc Việt là: 920.000 người chết.

– Phía thường dân trong miền Nam là 350.000 bị giết và 950.000 bị thương

-Có 300.000 trẻ em mồ côi.(23)

Đã thế, không thiếu trường hợp chết mất xác dưới những cơn mưa bom đạn trải thảm rải trên đầu. Số phận của họ nào chết bom đạn, chết vì đói ăn, vì bệnh tật như sốt rét ngã nước hay suy dinh dưỡng.

Họ, những lính cụ Hồ mới là những người línhchết đủ kiểu: chết trong rừng già, bên bờ suối, bờ ruộng, trong hầm trú ẩn, trên đường mòn Hồ Chí Minh. Trên những địa danh như  Pleime, Dakto, Hạ Lao, Mậu Thân Huế, Quảng Trị, Khe Sanh.

Theo  Peter Brush trong bài The Battle of the Khe Sanh, 1968

– Pháo binh Mỹ đã rót 158.891 quả đạn sang phòng tuyến địch

-Máy bay chiến đấu của lực lượng không quân số 7 đã xuất hành 9.691 chuyến bay

và thả 14.223 tấn bom và đạn Rockets .

-Máy bay của thủy quân  Mỹ xuất hành 7.078 chuyến bay và thả 17.015 tấn bom

-Máy bay từ các Hàng không mẫu hạm xuất hành 5337 lượt và thả 7.491 tấn bom ..

-Máy bay B.52 xuất hành 2.548 lượt và thả 59.542 tấn bom và trang bị xuống Khe Sanh

– Số binh lính tử trận về phía cộng sản vào khoảng từ 10.000 đến 15.000n người  trong trận Khe Sanh.

Tổng cộng chung có 14 triệu tấn bom đã được xử dụng tại VN.

Nhà báo Oriana Fallaci đã đi quan sát trận địa Khe Sanh cho biết: toàn bộ sư đoàn 325, niềm tự hào của tướng Giáp đã biến mất dưới những trận mưa bom của Mỹ và được gọi là :” Điện Biên Phủ thứ hai”t!!

” Và nhóm 50 người đầu tiên của đại đội Delta đã tới được những giao thông hào và ở đó người ta tìm thấy hàng chục khẩu moóc chê để lại, những dàn phóng rốc két, rồi liên thanh hạng nặng, những cái nón do Liên Xô chế tạo, thùng còn đầy đạn, nhiều ba lô và 400 cái xẻng mới ..”.(24)

Nhìn cái cảnh “để lại tại trận Khe Sanh” như Oriana Fallaci vừa mô tả cho thấy chiến tranh vừa tàn bạo, vô tình đến dửng dưng, đến vô nghĩa không hiểu được.

Bài viết này xin đưa ra một số chứng từ tiêu biểu nhất về số phận những thành phần Thanh niên xung Phong trên tuyến đường Trường Sơn ,trong đó có trường hợp của nhà văn Dương Thu Hương ..

Đường mòn Hồ Chí Minh được xây dựng từ năm 1950. Nhưng kể từ năm 1959, có chiến dịch cho bộ đội Việt Minh xâm nhập vào Nam mỗi ngày một nhiều. Đường mòn HCM trở thành con đường huyết mạch vận chuyển người và võ khí vào miền Nam. Năm 1964 có 12.000 người và 33.000 vào năm sau. Từ 1966 đến 1971, con số lên tới 600.000 quân đội Bắc Việt được chuyển vào Nam qua đường mòn này.

Hàng vạn TNXP đã được điều động để xây dựng trên tuyến đường này. Sự tuyên truyền khéo léo, che dấu đã cho thấy nhiều thanh thiếu niên đã tình nguyện xông pha vào “cõi chêt” vì bom Mỹ bỏ ngày đêm.

Họ đã chết bỏ xác tại trận hay chết cho chính tương lai tuổi trẻ của họ sau này- không chút đền bù- như một đồ dùng phế thải.

Viết về họ là xót thương cho tuổi trẻ VN.

Claude de Groulat đã dành hẳn chương XVIII trong sách của ông để nói về con đường mòn này. Đây là con đường chiến lược vận chuyển người và vũ khí, dài khoảng 4000  cây số, chằng chịt những đường nhánh, có nơi chỉ rộng độ một thước, có nơi có thể cho hai đường xe qua lại. Thời gian thuận lợi nhất cho việc vận chuyển là từ các tháng giêng đến tháng tư.

Để đi trọn con đường mòn này, thời gian phải mất là từ 3 đến 5 tháng . Số  lượng tổn hại trên đường mòn là 15% hoặc hơn thế nữa do bom đạn Mỹ, bệnh tật và đào ngũ.

Hàng ngày có khoảng 380 lượt máy bay C-119, C-130 hoặc B.52 thả bom suốt dọc con đường này ..Trong đó có bom hóa  học để đốt cháy rụi cây rừng mà một ngọn cỏ cũng không mọc được. Chưa kể các tín hiệu điện tử được gọi là Igloo White thả xuống mỗi khi có tiếng động hoặc sư vận chuyển của chân người hay xe cộ đi qua sẽ báo động cho trung tâm ở phi trường. Hoặc hệ thống Pave way dùng các tia sáng laser. Khi mục tiêu bị phát hiện, máy bay bắt được tín hiệu thì hệ thống Pave way giúp máy bay thả bom theo sự chỉ dẫn của hệ thống tìm ánh sáng ..(25)

Họ những TNXP là những kẻ hy sinh nhiều nhất, kẻ thiệt thòi nhiều nhất, kẻ không được hưởng chút ân huệ nào của chính quyền cộng sản.(TNXP).

Phải nói họ là những con vật thí cho sự thử thách giữa tiến bộ kỹ thuật và sức chịu đựng và sức xây dựng của bàn tay của con người. Đường mòn là một thứ Holocaust của chiến tranh hiện đại. Tất cả con đường đều được xây dựng bằng tay và ở  hai bên vệ đường có trồng tre,  che khuất đến nỗi máy bay không thể nào khám phá ra được.

Họ là những người đi trước mà về sau .. Trước những trận đánh, họ luôn luôn đi trước để mở đường, xây dựng chiến tuyến, rồi trực tiếp tham gia chiến đấu, cuối cùng, họ lại chính là những người về sau thu dọn chiến trường, tải thương, chôn cất liệt sĩ”.(26)

Có nhiều người trong bọn họ rời nghế nhà trường ở tuổi 13, 15 tuổi, trở thành TNXP” Giải phóng miền Nam” mà độ tuổi từ 13 đến 24 tuổi. Phần đông họ là các cô gái học sinh, không kiến thức quân sự, chưa một lần xa nhà, ban đêm vẫn còn sợ ma đã được nhanh chóng ném ra chiến trường.

Có những đơn vị cấp tốc được thành lập, không được trang bị, ngay một đôi dép cũng không có, hoặc có không đúng cỡ, đi chân đất, bàn chân phổng rộp .. . Một số đội viên đã ngã xuống ngay từ  những ngày đầu ở chiến trường vì bom đạn Mỹ, hoặc do rắn cắn chết mà chưa có một ngày cống hiến.

Khẩu phần ăn rất thất thường mặc dù trên nguyên tắc phải được ăn uống đầy đủ.  Tiêu chuẩn là 24 kg/đầu người. Thực tế khắt khe của chiến trường do phải di chuyển để tránh bom Mỹ nên thường ở trong tình trạng thường xuyên thiếu thốn lương thực, thuốc men  và quần áo.

Tháng chỉ được phân phát 4kg/đầu người. Thay vì 24 kg.

Có khi khát quá, họ thấy một hố bom thì vội vã múc uống cho đã khát và cho vào bi đông. Nhưng đến khi nhá đèn Pin mới phát hiện nổi lềnh bềnh xác người chết đa thối rữa .

Sự hy sinh của đội quân TNXP mà tỷ lệ nữ chiếm một nửa hoặc 70 đến 85% ..

Sự hy sinh của họ là vô bờ bến, bất kể đến quy luật thể lý của người phụ nữ như thời kỳ kinh nguyệt vv..

Trong chiến tranh, không ai có thời giờ nghĩ tới cái tới cái băng vệ sinh của người phụ nữ khi có kinh nguyêt.

Các cô gặp phải các trường hợp tắt kinh hoặc rối loạn kinh nguyệt hoặc đau đớn trong hoàn cảnh thiếu thuốc men và băng vệ sinh. Băng vệ sinh chỉ là  một miếng vải mà thôi. Về vấn đề vệ sinh vùng kín của phụ nữ ít được đề cập đến và chẳng ai muốn rắc rối đặt thành vấn đề.

Da dẻ các cô nổi ghẻ, tóc trên đầu đầy chấy rận. Các bộ phận kín trong cơ thể ngứa ngáy đến phát điên. Các cô gái còn thường xuyên bị các loại bò cạp, nhện rừng gây ra những vết cắn, nhức, sưng tấy. Các loại  bọ “đen và to”, các loại côn trùng đủ loại tham lam hút máu người gây ngứa ngáy, sưng tấy trên da thịt.

Thân thể mỏi mệt và ẩm ướt nơi các vùng kín là nơi lý tưởng thu hút bày muỗi và ruồi vàng nhiều vô kể. Tất cả đã khiến cho cơ thể nhiễm các cơn sốt làm mỏi mệt và tàn tạ dần dần.

Họ luôn sống trong một thế giới bị đe dọa bởi thiên nhiên và sự đe dọa từ trên trời.

Không được thuốc men, không được thường xuyên tắm rửa, các vùng kín như háng, nách, kẽ bàn tay, ngay cả đầu vú trở thành chỗ cho các nấm mọc. Các vùng ẩm ướt   bị quấy rầy bởi đủ thứ bệnh ngoài da dần dần ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tinh thần của các chiến binh.

Lãnh đạo Hà Nội “lo ngại”, nhưng những người lãnh đạo quân đội ở Hà Nội chỉ biết gửi thuốc đỏ để gửi cho họ. Thuốc đỏ nào có thể chữa trị được các nấm, các vùng da khô cháy nứt nẻ, các bệnh đường ruột và nhất là tinh thần căng thẳng đến kiệt sức.

Cái đói gặm mòn tuổi trẻ các cô gái. Đôi khi chỉ có cháo mà ăn. Muối đường thiếu và rau tươi thì hầu như không có. Họ phải tìm kiếm hái rau rừng. Vào mùa mưa thì măng rừng mọc rất nhiều trở thành nguồn rau chủ yếu.

Vậy mà Nguyễn Văn Đệ đã viết ca tụng về: Một thời oanh liệt của TNXP ..

Nhưng riêng Dương Thu Hương- kẻ trong cuộc, người đã nếm trải nghiệm đủ và viết như thế này:

” Tôi nằm xuống ván, gối đầu lên tay, đăm đăm nhìn kèo hầm. Dọc theo kẽ nứt của cây kèo, một đàn rệp béo mọng xếp hàng nằm nghỉ. Lũ rệp thời chiến là những ông Hoàng Bà Chúa. Chúng được tự do và luôn luôn no đủ. Người ta hiến máu cho chúng một cách vui vẻ, so với lệ phí của bom đạn thì đó chỉ là những khoản thuế còm” .(27)

Trường hợp 10 cô gái ở Đồng Lộc, tỉnh Hà Tĩnh đã bị hy sinh và được tôn vinh và được ghi lại như sau : ” Ngày 24 tháng bảy 1968, sau 18 lần địch đánh phá, một loạt quả bom đã thả trúng vào hầm, mười cô gái Đồng Lộc đã hy sinh vào lúc 5 giờ chiều, trong tư thế tay vẫn còn cầm dụng cụ sản xuất “.(28)

Hậu quả là đưa đến tình trạng là có mốt trong bọn họp hoặc tự tử, hoặc đào ngũ hay mất tích.

Người ta phỏng đoán có khoảng 300.000 vừa là TNXP, vừa là cán binh bộ đội đã đào ngũ hay mất tích hoặc chấm dứt đời sống.

 Bệnh tật như kiết lỵ, sốt rét đã nhanh chóng hoàn tất cuộc đời của họ mà chưa một ngày lâm trận. Thân xác chỉ còn là những bộ xượng lụi tàn, nằm chờ chết như một niềm an ủi cuối cùng ..

Cuối cùng  là một con số không kể xiết những người tự nguyện chấm dứt cuộc đời ..

Còn nếu không tự chấm dứt cuộc đời thì nhiều TNXP trở thành điên khùng, rồ dại như Dương Thu Hương viết trong tiểu thuyết Vô Đề:

Mấy cậu sốt rét ác tính điên rồ, cởi hết áo quần ra mà nhảy múa la hét” .

Phần ông Nguyễn Văn Đệ, trong Một thời oanh liệt của TNXP nhắc đến một tình huống dẫn đến Hội chứng sau đây:

“Có khi chị em đang xúm lại đọc một lá thư của gia đình gửi đến, bỗng một người xúc động khóc nấc lên, thế là cả tiểu đội, đại đội như có sự phản ứng kích động dây chuyền tất cả  đều la hét khóc toáng lên và cứ thế lan từ đại đội này sang đại đội kia. Họ khóc, họ kêu, họ chạy, họ nhảy, thậm chí trèo lên cây nói cười lảm nhảm hàng tiếng đồng hồ”.

Đó là hiện tượng cuồng điên tập thể . Võ Thị Hảo sau này đã viết truyện: Người xót lại của rừng cười ..

Sau chiến tranh, họ trở về  trong thân thể úa tàn, khô héo, da dẻ nhăn nhẻo, bệnh tật..và khuyết tập trong một tâm hồn đã đánh  mất tuổi thanh xuân và tuổi trẻ.

75% phần trăm số họ quay trở về nghề nông vì không có học thức, không có ngành nghề. và kéo lê cuộc sống không chồng, không nhà, không con, không chế độ và  sống đời sông độc thân vì không người đàn ông nào đoái hoài đến họ.

Vấn đề quan trọng nhất là giúp họ phục hồi lại nữ tính đã bị đánh mất trong những năm tháng trên đường Trường Sơn.

Nhưng đánh mất tuổi trẻ thì lấy gì phục hồi lại?

Nhưng ai cũng hiểu rằng điều đó chẳng bao giờ có cơ thực hiện nổi vì chế độ nay chẳng bao giờ quan tâm đủ đến họ.

Những chứng từ liên quan đến số phận các cô gái TNXP

Những phần viết sau đây hãy để cho họ cất lên tiếng nói- tiếng nói không hận oán- mà làm xao động lòng người. Trong cuộc chiến giữa đôi bên này, hãy khoan nói đến điều gì lý tưởng.

* Tiếng nói của Vụ Thi Vinh (29)

Cô là đại diện một trong số trên 10 ngàn TNXP tình nguyện đi công tác ở đường Trường Sơn. Trường Sơn làm nên cuộc đời cô. Cô đã nghĩ như thế. Đoàn của  chị Vinh được thành lập vào năm 1956. Nhiệm vụ của cô và các bạn là chặt cây, mở đường, làm đường và lấp đầy các hố bom và nguy hiểm hơn nữa làm nổ các quả bom đã rơi xuống mà chưa nổ.

Theo Vinh, chặt và đốn các cây rừng là một việc thập phần gian nan, vượt sức người (superhuman task). Trong trường hợp gặp cây lớn quá không cưa nổi, chúng tôi phải cho nổ mìn. Phải cần 20 người mới có thể cưa và chuyển dịch một cái cây lớn sang bên cạnh đường.

Tất cả đều làm bằng tay !!!

Phần lớn thì giờ làm việc là vào ban đêm. Ban ngày ngủ. Nhưng khi công việc khẩn cấp thì phải làm cả đêm lẫn ngày như lấp hố bom lại ..

Chẳng cần phải nói thì đời sống trong rừng là cực kỳ gian nan và vất vả . . Khi thiếu gạo thì phải tìm bất cứ cái gì có thể ăn được cho đỡ đói

*  Tiếng kêu của Nguyễn Thị Kim Chủy: We came home hairless with ghostly white eyes

Khi chúng tôi được trở về với gia đình thì đầu tôi đã rụng hết tóc và tròng mắt sâu hóm, trắng dã ..

Tôi đã tình nguyện đi lên Trường Sơn và đã ở đó trong 4 năm. Chúng tôi làm việc ở Quảng Bình, cửa ngõ đi vào Trường Sơn .. Chúng tôi hứng chịu nhiều bom đến độ có thể phân biệt được các loại bom qua tiếng nổ của nó.

Một lần, chỉ trong một ngày, chúng tôi hứng chịu 7 trận bom. Và thế là chúng tôi phải làm ngày, làm đêm để lấp các hố bom ..Người đội trưởng của tôi sai tôi đi xem xét nhóm TNXP khác ở cách chỗ chúng tôi làm khoảng 100 mét. Khi tôi gần đên chỗ họ thì tôi trông thấy những quả  bom đang rơi xuống trúng vào hầm tránh bom của đám bạn. Có 5 người thì 4 người chết, xác không toàn thây, không nhận diện được. Họ chỉ còn là một đống da thịt bầy nhầy. Chỉ có một người còn có thể nhận ra diện mạo. Cạnh đó có một bà chắc là đại diện chính quyền địa phương đến thăm chúng tôi. Bà cũng bị chết thảm trên tay bà còn nắm chặt một đứa bé khoảng hai tuổi. Chúng tôi đành chôn chung cả hai mẹ con.

Sau khi chôn cất mấy người xong .. Chúng tôi còn lại hai hố bom phải lấp .. Chúng tôi tiếp tục làm việc như thể không có việc gì xảy ra cả.

Khi còn ở nhà, tôi chưa hề bao giờ thức đêm cả. Nay công việc đòi hỏi phải làm ban đêm. Tôi mất ngủ và nhiều khi ngủ đứng, vừa đi vừa ngủ. Một lần, tôi ngủ như thê và ngã chúi vào một bụi cây, họ phải đến kéo tôi ra.

Sau chiến tranh tôi trở về quê ở ngoại ô Hà Nội. Tôi bị mắc bệnh sốt rét ngã nước như phần đông các đồng chí khác. Đầu rụng hết tóc, da bủng, đau nhức khớp xương. Và nhiều phụ nữ khác tuyệt đường sinh đẻ .

Tôi có người bạn trai ở cùng xóm, tôi biết rằng mình không còn đủ năng lục sức khỏe để lập gia đình, tôi đành xin chia tay anh .. Tôi rất buồn và đau khổ bởi vì nhà anh ở không cách xa nhà tôi lắm.

Nay, tôi chỉ cân nặng có 37 kí lô ..Tôi đã xin chị tôi một đứa con và nhận nó làm con nuôi .(30)

* Làng không chồng ở Tiên Hà

Riêng miền Nam thì kế thừa 200.000 con số do Hà Nội đưa ra gái mãi dâm mà miền Bắc không nhận. Cộng thêm một triệu quân nhân rã ngũ như những kẻ sống bên lề xã hội. Những vết thương chiến tranh đó chả bao giờ lành, nhất là trường hợp những sĩ quan bị đi học tập cải tạo nhiều năm. Đúng như lời viên chủ nhiệm báo Nhân Dân nói với Christine Pelzer White: “The war lasted thirty years, but it will take another twenty years before we will be able to overcome the legacy the problems it has left.” (Trích Christine Pelzer White, Interview with Nguyen Huu Tho, Journal of contemporary Asia, 1981, trang 130)

Mất mát đã là nhiều. Nhất là về mặt đạo đức, xã hội thì di sản để lại là khôn lường. Không tính bằng tiền được. Cũng không tính bằng con số được. Tang tóc khổ đau không lấy gì đo đếm được.

Người Mỹ đã dở sang trang khác. Nhiều người đã quên, nhất là những người làm chính trị.

Nhưng về phía người Việt nói chung. Mặc dầu giấy đã ngả màu, sờn rách. Họ không làm cách nào khác được nên vẫn dở đi, dở lại trang sách cũ. Chuyện cũ vẫn như nắm tro chấu ủ, âm ỉ và đôi lúc lại bùng cháy.

Có thể họ sẽ chẳng bao giờ quên, vì chính cái quá khứ ấy đã làm nên cuộc đời họ.

Nhưng những cơ may hàn gắn vết thương chiến tranh và phục hồi xứ sở lại do chính những người cộng sản đương quyền bỏ lỡ dịp may.
Ai đã nghĩ tới số phận những người này sau chiến tranh? Và nhất là số phận những tử sĩ và thương binh VNCH còn kẹt lại. Họ đã sống lê lất, vất vưởng bên lề một xã hội coi con người như cỏ rác.

Tương lại đã khép kín trước mặt họ và không một lối thoát nào mở ra cho họ.

Phần người Mỹ, tính đổ đồng có 2.8 lượt lính Mỹ đã từng chiến đấu ở VN trong hạn một năm. Nhưng nếu tính  binh lính và thủy thủ trên các Hàng Không mẫu hạm, trên các căn cứ quân sự hậu cần tại Thái Lan, Phi Luật Tân, đảo Guam thì ta phải cộng thêm 1. 2 triệu  nhân sự nữa.

Họ đã tìm đủ sách lược, bằng đủ mọi vũ khi thí nghiệm để Get in vào VN .. Như  xe bọc sắt M.113, súng cá nhân M.16, phản lực cơ Ạ.37, pháo đài bay B.52. Máy bay chuyên chở  C.119, C.130 và C.123. Rồi những Chopper H. 34, UH.I, Chinook. Một thứ Overwhelming fire power và họ đã hãnh diện về điều đó. Nhưng rõ ràng cho thấy rằng vũ khí chưa đủ trong cuộc chiến này

Quả thực cuộc chiến này không thể chỉ dựa trên sức mạnh quân sự và việc đếm xác chết mà thôi.

Mặc dầu vậy, người Mỹ, họ cũng đã đến chết ở đây.. Họ đã hy sinh xương máu và tuổi trẻ cho một lý tưởng VN độc lập, tự do và dân chủ .

Nhưng chỗ chôn họ lại ở một nơi nào khác. Họ có thể hy sinh, nhưng chỗ họ về để được tưởng nhớ thì lại ở một nơi nào đó trên nước Mỹ khác hẳn những người Pháp chết trong chiến tranh 1945-1954.

Người Pháp hy sinh ở đâu thì chôn ở đó.

Vì thế, ngày nay, không còn một dấu tích gì của người Mỹ trên mảnh đất miền Nam, dù chỉ là một tấm bia tưởng niệm.

Về thiệt hại vậtt chất thì 25 triệu mẫu đất trồng trọt bị bỏ hoang cầy xới lên vì bom đạn. Và phải mất bao nhiêu thời gian để lấy lên hết những tấn thuốc nổ nằm dấu đưới mặt đất? 12 triệu mẫu rừng bị tàn phá do 19 triệu tấn thuốc khai quang trải xuống. Chỉ nội B-52 thôi đã có 5000 lần xuất trận rải bom xuống An Lộc và Quảng Trị nhằm tiêu diệt quân đội Bắc Việt. Bà Marilyn B. Young viết tóm gọn trong The Viet Nam wars 1945-1990, trang 235, một câu: Nothing was left standing. Không còn thứ gì có thể tồn tại được nữa.

Đấy mới chỉ là nói thiệt hại về của.

Riêng người Mỹ, mỗi năm, họ bỏ ra từ 11 đến 17 tỉ mỹ kim chi phí cho chiến tranh Việt Nam, vào thập niên 1960, sau này cứ thế leo thang lên đến trên 20 chục tỉ, chiếm tỉ lệ 3% ngân sách. Nhưng vẫn không nhằm nhò gì khi họ phải chi ra 48% ngân sách cho chiến tranh thế giới thứ hai và 12% cho chiến tranh Triều Tiên.

9000 máy bay đủ loại bị bắn hạ trên chiến trường hai miền Nam- Bắc và Miên Lào. Riêng máy bay B-52, có 15 chiếc bị bắn hạ ở miền Bắc.

Về người thì có 879.000 trẻ mồ côi, 181.000 người bị thương tật, một triệu đàn bà góa. Nhưng dù sao, đây vẫn chỉ là những con số không nói lên được điều gì.

Riêng miền Nam thì kế thừa 200.000( con số do Hà Nội đưa ra) gái mãi dâm mà miền Bắc không nhận. Cộng thêm một triệu quân nhân rã ngũ như những kẻ sống bên lề xã hội. Những vết thương chiến tranh đó chả bao giờ lành, nhất là trường hợp những sĩ quan bị đi học tập cải tạo nhiều năm. Đúng như lời viên chủ nhiệm báo Nhân Dân nói với Christine Pelzer White: “The war lasted thirty years, but it will take another twenty years before we will be able to overcome the legacy the problems it has left.” (Trích Christine Pelzer White, Interview with Nguyen Huu Tho, Journal of contemporary Asia, 1981, trang 130)

Mất mát đã là nhiều. Nhất là về mặt đạo đức, xã hội thì di sản để lại là khôn lường. Không tính bằng tiền được. Cũng không tính bằng con số được. Tang tóc khổ đau không lấy gì đo đếm được.

Người Mỹ đã dở sang trang khác. Nhiều người đã quên, nhất là những người làm chính trị.

Nhưng về phía người Việt nói chung. Mặc dầu giấy đã ngả màu, sờn rách. Họ không làm cách nào khác được nên vẫn dở đi, dở lại trang sách cũ. Chuyện cũ vẫn như nắm tro chấu ủ, âm ỉ và đôi lúc lại bùng cháy.

Có thể họ sẽ chẳng bao giờ quên, vì chính cái quá khứ ấy đã làm nên cuộc đời họ. Ngoài những hoang tàn đổ vỡ do chiến tranh để lại, cạnh đó còn có một để lại rất quan trọng của người Mỹ và chính phủ VNCH sau 1975 mà cho đến nay ít người nhắc tới.

Những để lại như quà tặng

Cuộc chiến này rất là không bình thường. Không bình thường ngay cả khi rút lui. Có thể nói người Mỹ đã để lại toàn bộ tất cả những gì mang vào Việt Nam. Một sự để lại có chủ đích và có chiến lược? Vì thế, gần như toàn bộ cơ sở guồng máy chiến tranh của Mỹ còn nguyên vẹn đã được sang tay. (Trừ những máy bay F5 được yêu cầu bay sang Phi Luật Tân hoặc Thái Lan)

Một sự để lại làm chính những kẻ chiến thắng ngạc nhiên và thích thú. Trần Bạch Đằng, kẻ chiến thắng nay thừa hưởng tất cả những gì kẻ bại trận để lại. Ông ngồi trên xe hơi Mercedès-Benz do kẻ thua trận để lại, có tài xế lái. Chỉ có một điều khác biệt là nay có thêm điện thoại cầm tay. Ông ở một ngôi biệt thự gần tòa đại sứ Mỹ trước đây nay là cơ quan của tổng công ty dầu khí. Có hàng trăm ngàn căn nhà đủ loại để lại cho kẻ chiến thắng. Và họ thừa hưởng nguồn lợi từ những căn nhà đó mà có thể không cần phải tham nhũng. Đường bà Huyện Thanh Quan là nơi mà các quan chức lớn chiếm ngụ. Như nhà của cựu phó thủ tướng Vũ Đình Liệu, đối diện bên kia đường về phía tay phải là nhà của ông thủ tướng Dũng.

Ông Trần Bạch Đằng nói với ký giả Peter T. White như sau:

Trần Bạch Đằng
Nguồn: Vietnamnetvn

“The Amrericans left us a very good infrastructure, roads, bridges, a wonderful airport,” he says “Only now does Thailand have the infrastructure we had”. But it’s all gone to pot. “Our machines are rusty or gone, those with high skill in management and production have gone away. Now we must bring in Filipinos to help us train air controllers! Before, the Philipinos were trained by Vietnamese…”

(Trích Viet Nam, Hard to road to peace, Peter T. White, trong National geographic, trang 616)

Có thể vì thiếu chuyên viên không lưu ở phi trường Tân Sơn Nhất nên mãi đến ngày thứ ba 10/06/1975, đại sứ Pháp Merillon mới có chuyến bay thứ ba từ nước ngoài chở theo viên đại sứ và một số nhà ngoại giao còn sót lại.

Văn Tiến Dũng trong Đại thắng mùa xuân nhắc lại cái cảm tưởng của ông khi lái xe trên đường phố Sài Gòn, trên những đường phố lớn với những căn nhà và kho hàng rộng rãi. Những nhà băng, những tiền Đô la Mỹ, những khách sạn, những cửa hàng đồ sộ nối đuôi nhau như thể không ngừng.

Họ ngạc nhiên là phải. Để xây dựng bộ máy chiến tranh với con số nửa triệu quân Mỹ ở Việt Nam. Người Mỹ cần xây dựng các cơ sở hậu cần như kho chúa hàng, bến cảng cho tầu cập bến, phi trường tối tân cho các máy bay hạng nặng có thể đáp xuống, các căn cứ quân sự như Long Bình, Cam Ranh, v.v…

Không thể mở rộng cuộc chiến tranh quy mô nếu đường xá không đủ, doanh trại, kho hàng sân bay thiếu. Năm 1965, khi số lượng quân Mỹ vào Việt Nam gia tăng lên 184.000 binh lính. Hơn 120 con tàu chở đủ loại thiết bị chiến tranh phải nằm thả neo ở ngoài bến cảng Sài Gòn nằm chờ dỡ hàng trong nhiều tháng

Vì thế, chính quyền Mỹ đã quyết định ký các hợp đồng với các hãng như tập đoàn, tổ hợp RMK.BRG mà nhiều người Việt Nam, khoảng 11.000 người đã là nhân viên của tổ hợp này. Tổ hợp này đã nhận những hợp đồng xây cất lên đến 670 triệu đô la.

Cộng chung các căn cứ Long Bình, bến Tân cảng, phi trường Tân Sơn Nhất với các căn cứ quân sư như Cam Ranh, Đà Nẵng đã tiêu tốn một số tiền là 790 đô la khi hoàn thành.

Năm dự án vừa kể trên, dầu vậy cũng chỉ chiếm chưa đầy một nửa tổng số chi phí xây dựng mà Mỹ xây dựng để tiến hành chiến tranh ở Việt Nam. Vì vậy, cho đến khi mãn hạn hợp đồng, Viet Nam Builders (RMK-BRG đổi tên) đã đầu tư gần 2 tỉ đô la trải dài khắp miền Nam.

Kể từ đó, họ đã biến miền Nam thành một nơi có thể đủ sức tiếp tế với các cơ sở hậu cần để có thể chấp nhận 536.000 lính Mỹ vào cuối năm 1968. (Trích bài Kỳ tích xây dựng của Thập kỷ, tiến sĩ James M. Carter, BBC, 02/12/2008)

Tất cả những cơ cấu xây dựng hạ tầng trên nay để lại toàn bộ cho cộng sản vào tháng tư, 1975.

Văn Tiến Dũng còn ngạc nhiên không ít khi đến bộ Tông Tham Mưu quân lực VNCH với hệ thống máy vi tính hiện đại, tồn trữ đầy đủ danh bạ toàn thể sĩ quan và binh sĩ VNCH hàng triệu người, vẫn còn hoạt động. Tổng nha Cảnh sát quốc gia cũng còn để lại các hồ sơ cảnh sát mà nhiều hồ sơ có thể di hại cho những vị sĩ quan còn ở lại miền Nam.

Cộng sản sau này còn tiết lộ cho biết sau khi tiếp thu dinh Độc Lâp, họ thu tập được toàn bộ một tập hồ sơ mật, trong đó có 27 lá thư của TT Nixon gửi TT Nguyễn Văn Thiệu.

Ông Nguyễn Tiến Hưng trong The Palace File đã cho đăng lại toàn bộ những lá thư ấy, cộng thêm những lá thư của TT Ford với những lời chú thích viết tay của ông Thiệu với lời giới thiệu như sau:

T.T. Nguyễn văn Thiệu
Nguồn: vtc.vn

“The Palace File of letters, messages and proposals exchanged among President Richard M. Nixon, President Gerald R. Ford and President Nguyen Van Thieu from decmber 31, 1971 to March 22, 1975 was maintained by Thieu in his bedroom in the Independence Palace. The File is reproduced as Nguyen Tien Hung carried it from Saigon in 1975. There are 31 numbered letters from President Nixon to Thi, in which four are duplicates…

Hung did not imagine he would need copies of President Thieu’s letters to Nixon and Ford in his final appeal to The Congres, so he left them behind in the Palace, where they were captured by the North VietNamese. Some of the letter has been released by them, but Appendix A constitutes the full file Thieu personally guarded and entrusted to Hung. All the handwritten notes and marks were Thieu’s…

Tôi nghĩ đến điều này nhiều lắm và không thể trách người Mỹ được. Tôi tự hỏi tướng Kỳ mang theo được gì, tướng Cao Văn Viên, tướng Trần Thiện Khiêm và các ông Tổng bộ trưởng?

Trừ các cơ quan lệ thuộc Mỹ đã có kế hoạch di chuyển hoặc đốt bỏ các hồ sơ mật. Theo Vũ Quang Ninh, Giám Đốc đài phát thanh Tự Do của Mỹ, đài phát tuyến đặt tại Cồn Tề, cửa bể Thuận An có một đại đội địa phương giữ an ninh. Đài có 2 máy với công xuất cực mạnh 100 KHz. Đài có 8 tiếng phát thanh bằng tiếng Hoa, tiếng Pháp thì do Thanh Lan đọc, tiếng Mỹ do người Mỹ đọc. Vào ngày 22/03/75, người ta đã chuyển các máy móc của đài vào Sài Gòn tại số 7 Hồng Thập Tự. Riêng đài mẹ Việt Nam thiết lập năm 1972 thì còn nguyên vẹn, không kịp tháo gỡ. Các nhân viên trực thuộc đều được đưa trước ra đảo Phú Quốc.

Riêng ông Vũ Quang Ninh được tòa đại sứ Hoa Kỳ đưa vào tòa đại sứ Mỹ và rời Việt Nam ngày 29/04/1975.

Chỉ có toà Khâm sứ, do thư ký lúc bấy giờ là Đức ông Thụ, đã đóng thùng các hồ sơ và gửi về Roma, Ý gần một tháng trước khi mất miền Nam.

Chúng ta đã mất Sài Gòn. Nhưng là một Sài Gòn nguyên vẹn, nhìều khi đến vô trách nhiệm, trao cho lại cho chính quyền mới. Nhiều chỉ huy các cơ quan sau này đã trao trọn gói nhân sự, tổ chức, quyền hành cho những người đại diện đến từ miền Bắc và guồng máy hành chánh có thể hoạt động gần như bình thường.

Vì thế, không lạ gì, những đám cưới tổ chức sau 1975, người ta vẫn nhìn thấy những chiếc xe du lịch Plymouth Belvedere, đời 1958, mầu đỏ dài thòng của Mỹ. Bên cạnh chiếc xe Hoa kỳ là bảng hiệu chào mừng: Chào mừng ngày nhà giáo 20/01. Dinh Độc Lập chỉ bị hư cái cổng chính ra vào vì bị xe tăng cán xập. Cùng lắm, có một thay đổi nhỏ – thay lá cờ Quốc Gia bằng lá cờ MTGPMN trên nóc dinh Độc Lập. Hồ sơ, sổ sách trong dinh chắc còn nguyên vẹn. Thư từ tối mật còn để lại thì thứ gí được mang đi. Trừ những số tiền không biết là bao nhiêu đã được mang theo với ông Thiệu mà Frank Snepp đã nhận xét một cách có hậu ý: Khi di chuyển những chiếc valise lên máy bay, những chiếc valise nặng chĩu, nghe có tiếng lục cục, lạc cạc do sự va chạm của kim khí bên trong.

Khách sạn Majestic vẫn còn đó, nhưng khách hàng lúc bấy giờ là những người Liên Xô và từ các nước XHCN. Camp David của Mỹ cạnh trung tâm sân bay Tân Sơn Nhứt chỉ một chút tróc nóc nhỏ.

Căn cứ Cam Ranh, xây dựng từ tháng tư, 1967, được giao lại cho quân đội VNCH năm 1973, một tactical fighter base còn đó. Cộng sản chiếm miền Nam năm 1975. Và 4 năm sau, 1979, chính quyền cộng sản thỏa thuận cho Hải quân Sô Viết xử dụng Căn cứ Cam Ranh trong thời hạn 25 năm.

Xa lộ Biên Hòa còn đó.

Kết luận

Viết bài này nhắc nhở tôi đến một cuốn sách dịch cách đây gần nửa thế kỷ, cuốn Chúa đã khước từ. Truyện của Richard E. Kim, bản dịch của Lê Khắc Cầm.

Cuốn truyện nhắc nhở câu truyện một đơn vị quân đội Mỹ đóng tại Hán Thành (Seoul). Sự có mặt của quân đội Mỹ lúc bấy giờ là một phao cứu an toàn cho đám dân Thiên Chúa giáo tin tưởng và ăn mừng ca hát về ngày chiến thắng. Nhưng chỉ trong vòng một đêm, cả đội quân Mỹ hùng mạnh đã không báo trước rút đi một cách thầm lặng, để lại đám dân chúng tán loạn và mất tinh thần.

Đó là một kinh nghiệm đau thương về chiến tranh.

Nhưng kinh nghiệm đó được diễn tả lại trong câu truyện phải chăng là một lời cảnh báo cho bất cứ ai còn muốn đem vận mạng đất nước mình vào sự cam kết của người Mỹ ở Việt Nam.

Quả thực khi cần rút lui, họ có vô số gìải pháp như Việt Nam hóa chiến tranh. Và Hiệp định Ba Lê hoàn toàn không chấp nhận được. Ông Thiệu có lý để không chấp nhận Hiệp Định ấy, vì đó là cái thòng lọng treo cổ.

Chẳng hạn điều kiện rút quân thì Mỹ phải rút quân, còn quân đội của Bắc Việt thì không cần rút như Nixon giải thích trong No more Viet Nams, trang 152-153

“We knew there was no way to force them to concede this point (to maintain their troups in South Viet Nam). It is an axiom of diplomacy that one can win in the conference table what one could win on the battlefield… If we had stood firm in demanding North Vietnam’s withdrawal, there would have been no peace agreement by october 31.”

Để đạt được thỏa ước, Nixon không có con đường nào khác là hù dọa Bắc Việt và trấn an ông Thiệu bằng cách Nói dối. Ellsberg dành một chương trong cuốn sách của ông, điều mà ông gọi là “A lying machine”…

Cuộc chiến này đã bắt đầu như thế và đã chấm dứt như vậy ngoài mọi sự quyết định của người Việt Nam.

Điều mà chúng ta mong muốn là: No more Viet Nam.

  1. Xem thêm loạt tài liệu Wilson Center, trên web anhbasam.
  2. Trích Bùi Tín, Hoa xuyên tuyết, trang 3
  3. Trích Sơn Nam, Đồng Bằng sông Cửu Long, Nét sin h hoạt xưa, trang 36-37
  4. Cùng thời với Nhật ký Đặng Thùy Trâm còn có cuốn : Mãi mãi tuổi hai mươi, Nguyễn Văn Thạc, nxb Thanh niên. NVT, sinh viên trường Đại Học tổng hợp, Hà Nội. Trong một lá thư gửi cho gia đình, Thạc viết:” Đơn vị con toàn sinh viên và cán bộ giảng dạy. Hình như có cả một sư đoàn sinh viên. Trường Tổng Hợp đi hơn 300 người, chia thành 3 đại đội. Con nghe nói sắp lấy thêm một số nữa(khoảng 3 trung đội) ở trường và tháng 11-1971, lại tiếp tục thêm một đợt..”
  5. Trích Oriana Fallaci, La vie, la guerre et puis Fien.. trang 163
  6. Đỗ Hoàng Diệu gửi truyện ngắn đầu tay ra Hải ngoại là chuyện Tình chuột, đăng trên Hợp Lưu số 74. Truyện ngắn Tình Chuột đã xác định được phong cách nhà văn của  ĐHD. Nhưng đến Bóng Đè thì cô dứt khoát đươc xếp vào thế hệ các nhà văn sau  Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài.
  7. Trích Bóng Đè,  Đỗ Hoàng Diệu, trang 8
  8. Trích Trui rèn trong lửa đỏ, Thành đoàn TNCS thành phố Hồ Chí |Minh, trang 110
  9. Trích Phan Nhật Nam, Dọc đường số 1, trang 11 và Đứa bé ở Đông Hà trang 148-149
  10. Phan Nhật Nam, Mùa hè đỏ lửa, trang 7
  11. Phan Nhật Nam, Mùa hè đỏ lửa, trang  173
  12. Trích Phan Nhật Nam,  Mùa hè đỏ lửa,  trang 130
  13. Trích Xuân Vũ, Đường Đi không đến, trang 95 và trang 337
  14. Trích Những năm sáu mươi, Thơ, Nguyên Sa, nxb Trình Bày
  15. Trích Bài thơ Thân tín đời của Tô Đình Sự, anh TĐS làm trước khi chết được in lại trong tạp chí Đi Tới, số 82 Bô mới, tháng 4,5,6/2005)
  16. Trích Đi Tới Ibid
  17. Miền Nam trong thời kỳ chiến tranh, công trình sưu tập của Trần Hoài Thư.
  18. Nhưng tự nó trong chiến tranh là một điều phi lý rồi . Không ai muốn mất thí ` giờ tìm hiểu tại sao thế này tại sao thế kia.
  19. Trích Nguyên Sa, nhật ký Chung Sự Vụ, đăng trên tập san Trinh Bày, số 17 và tiếp theo, năm 1971
  20. Trích tài liệu Nghiã trang quân đội trên Wikipedia .
  21. Trích trong tạp chí Hành Trình, số tháng 2/1965 trong bài viết: Kinh cầu hồn cho chiến trận Điện Biên Phủ, bản dịch Nguyễn Vũ Văn.
  22. Trích Bí mật Việt Nam qua hồ sơ WIK LEAKS, Vu Quy Hao Nhiên, Người Việt xuất bản, trang 99-101
  23. Trích L’Aigle et le Dragon, Claude de Groulat, trang 293-294
  24. Trích Oriana Fallaci La vie, la guerre et puis rien …trang 241
  25. Trích L’Aigle et le Dragon, Claude de Groulat, nxb Rossel, các trang từ 246-250.
  26. Trích bài viết của  Francois Guillemot: Trực diện nỗi đau và cái chết, Trương Hòa dịch, Talawas 2010 .
  27. Dương Thu Hương, tiểu thuyết Vô Đề, Stanton, CA, Văn Nghệ, trang 68
  28. Trích bài viết của F. Guillemot : 10 cô gái Ngã ba thuộc ty Giao thông Hà Tĩnh, Anh hùng quê hương 1975.
  29. Patriots, The Viet Nam War,  Chistian G. Appy, trang  103
  30. Trích Patriots. The Viet Nam war, Christian G. Appy, tran106

 

Thấy gì từ quyết định xử phạt Đàm Vĩnh Hưng-Viết Dũng/SGN

Ba’o Nguoi-Viet

July 23, 2024

Viết Dũng/SGN

Những ồn ào từ sự việc vợ chồng Ngọc Mai-Quốc Nghiệp chưa kịp lắng xuống thì tại Việt Nam, thiên hạ lại dậy sóng trước quyết định xử phạt kỳ lạ của UBND TP.HCM, khi vị phó chủ tịch Trần Thị Diệu Thúy ký quyết định xử phạt hành chính với ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng với số tiền phạt 27.5 triệu VNĐ, đồng thời đình chỉ biểu diễn trong vòng chín tháng, vì đã sử dụng trang phục để biểu diễn “trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc”!

Trái với ‘thuần phong mỹ tục’ của dân tộc, hay trái ý nhà cầm quyền?

Như báo Sài Gòn Nhỏ đã đưa, vợ chồng nghệ sĩ Ngọc Mai-Quốc Nghiệp chỉ vì đăng tải một video có ‘dính’ cờ vàng ba sọc đỏ vào trong khung hình, mà cũng bị công an TP.HCM vào cuộc điều tra, và Sở Văn Hóa Thông Tin TP.HCM cũng đòi sẽ chính thức ‘làm việc’ với vợ chồng nay khi họ trở về nước.

Điều đó không phải chuyện đùa. Bởi từ trước đến nay, nhà cầm quyền cộng sản dù lúc nào cũng dối trá trắng trợn về hòa giải, hòa hợp dân tộc, nhưng luôn phản ứng gay gắt trước những gì được cho là biểu tượng của “chế độ cũ.” Nghĩa trang Quân Đội Biên Hòa thì họ để hoang phế hàng mấy chục năm trước khi được chăm sóc sơ sài, những ai muốn vào nghĩa trang thắp hương cũng phải để lại giấy tờ tùy thân. Các chương trình chăm sóc thương phế binh VNCH, hay như chương trình ý nghĩa “Bên nhau đi nốt cuộc đời” thì bị họ tìm cách dẹp bỏ.

Với những ai dám thể hiện ra mặt sự ủng hộ chính thể cũ, Hà Nội luôn dành cho họ những bản án nặng nề: Tháng Mười Hai 2017, Tòa án tỉnh An Giang đưa ra tổng cộng đến 19 năm tù cho nhóm 5 thanh niên dám treo cờ vàng ba sọc đỏ trong ngày 30 Tháng Tư. Hay tôi cũng từng chịu hai án tù, mà án thứ nhất là do khi đi tuần hành bảo vệ cây xanh mặc đồ của đơn vị Biệt Cách Dù – Quân Lực VNCH; còn trong bản án thứ hai mà tòa tuyên, phần lớn cũng do những hành động đã cầm, cắm, căng, treo cờ vàng ba sọc đỏ của mình cùng những người đồng đội trên nhiều nơi trong lãnh thổ Việt Nam…

Nhưng với trường hợp vừa xảy ra với ông Đàm Vĩnh Hưng, lại là một điều rất khác: Ông bị xử phạt, chỉ bởi vì đeo những huy hiệu được cộng đồng mạng cho là “giống của VNCH” mặc dù ông đã khẳng định rằng những món đồ này “không mang ẩn ý như những bình luận trên mạng xã hội suy diễn.”

Trang phục của ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng trong Live Concert “Ngày em thắp sao trời” khi so sánh với trang phục của một nữ ca sĩ nước ngoài. (baomoi)

Dư luận nói gì?

Điều khiến cho dư luận dậy sóng đến từ việc xử phạt ông Huỳnh Minh Hưng (tên thật của ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng) bởi ông bị xử phạt vì đã “Biểu diễn nghệ thuật sử dụng trang phục, từ ngữ, âm thanh, hình ảnh, động tác, phương tiện biểu đạt, hình thức biểu diễn hành vi trái với thuần phong, mỹ tục của dân tộc; tác động tiêu cực đến đạo đức, sức khỏe cộng đồng và tâm lý xã hội.”

Nhiều người bày tỏ sự bất bình: Rõ ràng ông Hưng “không ở truồng, cũng không ăn mặc rách rưới, sao lại cho là trái thuần phong mỹ tục?,”“cái gì trái mắt cũng cho là trái thuần phong mỹ tục, trong khi nhiều thứ xấu hổ hơn thì không nghe nói tới!”… Facebooker Phan Thanh Mai đặt câu hỏi: “Em không hiểu nên hỏi chút ạ, huy hiệu mà anh Đàm đeo trái với thuần phong ‘Hoa Kỳ’ tục à các mẹ?”

Nhiều người bày tỏ, trước giờ không thích ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng, hay chưa bao giờ nghe nhạc ông này hát, nhưng khi ca sĩ này bị xử phạt chỉ vì nguyên do đeo huy hiệu được cho là giống của VNCH, thì họ bất bình. Ông Trần Bá Khánh viết: “Tôi bình sinh không thích Mr. Đàm, nhưng tôi phản đối cái luật rừng rú của nhà cầm quyền cộng sản.”

Facebooker Chinh Le bày tỏ quan điểm: “Mình rất yêu thích nhạc vàng của miền Nam từ xưa tới nay. Nhưng chưa bao giờ nghe nhạc do Đàm Vĩnh Hưng hát. Tuy nhiên đối với giới làm nghệ thuật nói chung và ca sĩ nói riêng, trang phục nên được họ tự do chọn lựa, miễn sao không quá lố bịch và phản cảm là được.

Đàm Vĩnh Hưng mặc trang phục như hình, chỉ là hình ảnh ước lệ mà thôi, thấy cũng rất bình thường. Vậy mà bị chế độ Cộng sản VN cấm, còn bị phạt tiền, thì thật là vô minh và quá đáng.

Một chế độ xã hội, mà cái gì cũng suy diễn, cũng sợ, rồi cấm đoán. Họ sợ từ bộ trang phục, tấm huy hiệu, huy chương chẳng biết là loại gì; họ sợ cả khi ai đó ví von tảng đá giống hình một người nào đó (Thích Minh Tuệ), mà đang được nhiều người ở VN quan tâm.

Một chế độ xã hội như thế, thì những câu khẩu hiệu “Độc lập, tự do, hạnh phúc…” chỉ là khẩu hiệu suông mà thôi.

Chế độ xã hội ấy, chẳng có chút quyền con người, nói gì đến tự do dân chủ !!!”

Vụ việc xử lý ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng cho thấy nhà cầm quyền bị ám ảnh dai dẳng bởi những gì liên quan đến chính thể cũ, mặc cảm vì tính không chính danh của chế độ hiện tại, và còn bị ám ảnh đến mức không những chỉ dừng lại ở mức độ xử lý những gì có liên quan trực tiếp đến VNCH, mà còn cả “những gì trông giông giống.” Vụ việc không chỉ nói lên cách hành xử lố bịch của nhà cầm quyền Việt Nam, mà còn mở ra một tiền lệ rất xấu, khi họ sẵn sàng và có thể quy kết để xử lý bất kỳ ai đi ngược với ý của họ.


 

Còn về biển Đông, di sản của TBT Nguyễn Phú Trọng là gì?

Ba’o Tieng Dan

Trương Nhân Tuấn

23-7-2024

Không thấy học giả nào bàn luận tới [di sản của TBT Nguyễn Phú Trọng về biển Đông], từ học giả quBốc tế đến học giả quốc nội. Di sản lớn nhứt là việc ra luật về “danh mục bí mật độ tuyệt mật của đảng” tháng 11 năm 2020. Theo văn bản này thì mọi vấn đề liên quan đến chủ quyền lãnh thổ, biển đảo… từ thời điểm đó trở thành “chuyện tuyệt mật của đảng”.

Từ đó đến nay, báo chí Việt Nam hầu như bị “giới nghiêm”, không nhà báo nào dám viết bài liên quan đến vấn đề biển, đảo nữa. Bất kỳ ai nói, hay viết về chuyện này có thể bị buộc vào tội “tiết lộ bí mật quốc gia”. Đây là tội rất nặng, chiếu theo Bộ luật Hình sự.

Vì sao ông Trọng không muốn dân chúng bàn luận về những vấn đề này? Theo tôi biết, không phải vì “trà Việt Nam không ngon bằng trà Trung Quốc”, mà vì ông Trọng quyết định giải quyết tranh chấp chủ quyền biển đảo giữa Việt Nam và Trung Quốc bằng cách “khai thác chung” với Trung Quốc.

Một cách nôm na, “khai thác chung” có nghĩa tương tự ruộng đồng của Việt Nam từ nay nông dân Việt Nam sẽ cầy cấy chung với nông dân của Trung Quốc. Lúa gạo không biết sẽ chia bằng cách nào?

Theo tôi thấy, Việt Nam nhượng bộ Trung Quốc trên mọi vấn đề ở Biển Đông. Việt Nam yêu cầu Repsol rút giàn khoan, bất chấp khoản tiền bồi thường hàng trăm triệu, thậm chí hàng tỉ, đô la, vì yêu sách của Trung Quốc. ExxonMobil cũng rút giàn khoan ở mỏ Cá voi xanh, có lẽ vì bị Trung Quốc đe dọa…

Theo tôi biết, qua một số tài liệu đến từ cuộc hội thảo về Biển Đông giữa học giả Việt Nam và học giả Trung Quốc, vùng khai thác chung còn có thể là vùng Tư Chính.

Việt Nam cũng hợp tác với Trung Quốc về dự án “hai hành lang một vành đai”. Hai hành lang Côn Minh – Hà Nội – Hải Phòng và Nam Ninh – Hà Nội – Hải Phòng. Vành đai là đường bờ biển từ mũi Quỳnh Châu (Trung Quốc) bao gồm các tỉnh trong Vịnh Bắc Việt.

Việt Nam cũng gia nhập dự án “Vành đai – con đường của Trung Quốc”. Việt Nam cũng cam kết với Trung Quốc việc “xây dựng cộng đồng chia sẻ tương lai”…

Theo tôi thì đây là di sản nặng nề nhứt của ông Trọng để lại cho thế hệ sau. Di sản không hẳn là tích sản mà còn có thể là tiêu sản (nợ nần…). Tiêu sản này chắc chắn sẽ di hại đến đời con, đời cháu… Không biết đến bao giờ Việt Nam mới có thể lấy lại quyền tự chủ, có thể “mời” Trung Quốc về nước…


 

Nguyễn Phú Trọng – ‘người cộng sản kiên định cuối cùng’ và di sản ‘đốt lò’

Theo BBC tiếng Việt

Một trong những câu hỏi được đặt ra mỗi khi có một lãnh tụ qua đời là di sản người đó để lại cho đất nước là gì. 

Nhìn lại sự nghiệp ông Nguyễn Phú Trọng trong gần ba nhiệm kỳ ở vị trí quyền lực nhất trong hệ thống chính trị Việt Nam, giới quan sát nhận định rằng một trong các di sản đáng chú ý của ông phải kể đến công cuộc “Đốt lò” mà ông bắt đầu thực hiện từ năm 2013.

David Hutt: Chiến dịch chống tham nhũng của Việt Nam 'nhằm hạn chế khu vực tư nhân' - BBC News Tiếng Việt

Nỗ lực này thành công hay thất bại?

Về con số, có 167.700 cán bộ, đảng viên đã bị kỷ luật, nhiều người bị xử lý hình sự trong giai đoạn 2012-2022, theo Tạp chí Tổ chức Nhà nước của Bộ Nội vụ. Con số này nếu tính tới thời điểm hiện nay (2024) chắc hẳn còn cao hơn nữa.

Hiệu ứng của chiến dịch này là khoảng 60.000 người từ chức chỉ trong giai đoạn 2021-2023 trong khi số cán bộ của khu vực công chỉ có khoảng 2,5 triệu.

Đốt lò kỳ 2: Tổng bí thư chống tham nhũng còn để 'khôi phục đạo lý XHCN' - BBC News Tiếng Việt

Chỉ riêng trong hai năm 2023 và 2024, hàng loạt lãnh đạo hàng đầu của Việt Nam đã mất chức, trong đó phải kể đến hai chủ tịch nước là ông Nguyễn Xuân Phúc (bị miễn nhiệm tháng 1/2023) và ông Võ Văn Thưởng (bị miễn nhiệm tháng 3/2024), hai phó thủ tướng là ông Phạm Bình Minh và Vũ Đức Đam (tháng 1/2023), và Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ bị miễn nhiệm ngày 2/5/2024.

Tiếp đó, vào giữa tháng 5, Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai cũng mất chức.

Đây được coi là các cơn địa chấn trong chính trường Việt Nam.

Nền kinh tế cũng chịu tác dụng phụ của các chiến dịch này. Hồi tháng 5/2024, Reuters ghi nhận các nhà đầu tư đã giảm lượng cổ phiếu nắm giữ trên thị trường chứng khoán Việt Nam tương đương gần 2 tỷ USD kể từ năm 2023, trong đó lượng bán ra nhiều nhất được ghi nhận trong những tuần biến động chính trị vào đầu năm 2024.

Ngày 16/5, Reuters trích dẫn một bức thư của Liên Hợp Quốc, Ngân hàng Thế giới và các nhà tài trợ phương Tây gửi tới chính phủ Việt Nam, trong đó nêu rõ rằng Việt Nam đã bỏ lỡ ít nhất 2,5 tỷ USD viện trợ nước ngoài trong ba năm qua và có thể mất thêm 1 tỷ USD nữa do những trì trệ của bộ máy hành chính.

‘Người cộng sản kiên định cuối cùng’

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì Hội nghị Quân ủy Trung ương - Báo Đại biểu Nhân dânNGUỒN HÌNH ẢNH,Báo Đại Biểu Nhân Dân.

Một số nhà quan sát cho rằng, khi nhìn vào tập thể nhân sự trong Bộ Chính trị hiện nay, Giáo sư Nguyễn Phú Trọng từng không thấy ai có vóc dáng và tư tưởng lãnh đạo – nhất là niềm tin vững chắc vào Đảng và chủ nghĩa Mác-Lênin.

Nhận thức được tình trạng rất bấp bênh và nguy khốn mà con tàu Đảng Cộng sản đang trải qua, ông Trọng đã nóng ruột và cương quyết tiếp tục cương vị nhiệm kỳ ba, dù việc đó có thể gây ra tai tiếng về tham vọng quyền lực trong bối cảnh sức khỏe ông suy giảm.

Dù di sản ông để lại là thành công hay thất bại thì ông Trọng vẫn được đánh giá là “người cộng sản kiên định cuối cùng của Đảng Cộng sản Việt Nam”, theo nhận định của Tiến sĩ kinh tế, nhà bất đồng chính kiến Nguyễn Quang A.

Trọng ra sách đốt lò BBQ | Đàn Chim Việt Online - Thông tin - Chính trị - Nghị luận

Chiến dịch đốt lò, biếm họa của Đàn Chim Việt.

Tiến sĩ Nguyễn Quang A nói với BBC:

“Ông Nguyễn Phú Trọng là một lãnh đạo bảo thủ, theo đường lối cứng rắn, kiên định với chủ nghĩa Mác-Lênin trong khi thực tế ở Việt Nam thì không còn có gì là Mác-Lênin nữa.

“Ví dụ, chủ nghĩa Mác-Lênin có nghĩa trong kinh tế thì quốc doanh là chính. Trong khi đó, hiện tất cả các doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam chiếm một phần tương đối nhỏ trong đóng góp cho GDP và trong tạo công ăn việc làm cho người dân.

“Không những thế, các tập đoàn kinh tế nhà nước từ 2006 đã làm cho đất nước này thụt lùi. Thế thì thực sự về kinh tế Việt Nam không có gì Mácxít-Lêninít cả.

“Bên cạnh đó, Việt Nam có Tổng Liên đoàn Lao động nhưng tất cả đình công ở Việt Nam đều bị coi là bất hợp pháp. Trong khi lẽ ra công đoàn phải bảo vệ công nhân khi họ đấu tranh với chủ tư bản, thì công đoàn Vệt Nam bảo vệ giới chủ tư bản. Cái này hoàn toàn không phải là chủ nghĩa Mác-Lênin.”

Cùng chung nhận định với ông Quang A, GS Carl Thayer từ ĐH New South Wale của Úc nói rằng “ông Nguyễn Phú Trọng sẽ được biết đến là người bảo vệ chủ nghĩa Mác-Lênin, chủ nghĩa xã hội.”

“Đó là xây dựng đảng thông qua các quy định, cải cách để lựa chọn cán bộ chiến lược, cử đi các tỉnh, đề bạt, rồi sử dụng chiến dịch chống tham nhũng để loại bỏ những người suy thoái,” GS Thayer phân tích.

Nhìn vào kinh nghiệm 30 năm ở Tạp chí Cộng sản, 5 năm làm tổng biên tập của tạp chí lý luận hàng đầu của đảng này, rồi làm chủ tịch Hội đồng lý luận Trung ương, Giáo sư Zachary Abuza từ trường National War College thuộc Đại học National Defense (Mỹ) nhận định ông Nguyễn Phú Trọng “là một nhà tư tưởng cộng sản trọn đời”.

GS Abuza nói với BBC rằng do các vị trí này đều mang tính lý thuyết nên ông Trọng là “người hầu như không có kinh nghiệm về mặt thực tiễn”.

Chiến dịch đốt lò ‘thất bại’

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

Bàn về một trong những di sản nổi bật nhất của ông Nguyễn Phú Trọng – chiến dịch chống tham nhũng hay còn gọi là “Đốt lò” – TS Nguyễn Quang A cho rằng nó đã “thất bại hoàn toàn”.

Ông phân tích:

“Quan trọng nhất là ông ấy không nhận ra bản thân ông ấy và hệ thống của ông ấy sinh ra tham nhũng. Như thế thì ông có đốt đến bao giờ cũng không hết củi.”

“Không giải quyết triệt để những vấn đề nội tại trong hệ thống thì không giải quyết được tham nhũng. Các vấn đề đó bao gồm thiếu tự do ngôn luận, tự do báo chí, xã hội dân sự, thiếu một nhà nước pháp quyền với một hệ thống tư pháp độc lập, không có một cơ chế cân bằng và kiểm soát quyền lực.

“Điều cơ bản là không ai có quyền ngồi xổm lên pháp luật.”

“Điều lệ Đảng quy định tổng bí thư không làm quá hai nhiệm kỳ. Tuy nhiên, như chúng ta thấy, ông Nguyễn Phú Trọng đã làm tới ba nhiệm kỳ… chứng tỏ là ông ấy không tôn trọng chính điều lệ của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Tiến sĩ Quang A cho rằng thực chất cách chống tham nhũng như vậy còn “có hại”.

“Nó cản trở bao nhiêu GDP của Việt Nam, cản trở bao nhiêu sáng kiến của từng địa phương, từng cá nhân.

“Vì mọi hoạt động của Việt Nam luôn cần thử nghiệm, được thì nhân rộng, sai thì chỉnh. Nhưng ai cũng sợ vào lò, không ai dám nói, không ai nêu sáng kiến. Thiệt hại này có thể đo lường bằng con số được.”

“Suốt từ mấy năm nay, bản thân ông Phạm Minh Chính và các lãnh đạo khác đều kêu là phải chống lại nạn trì trệ, không dám chịu trách nhiệm, không dám làm. Vì sao lại có nạn này? Vì họ sợ thành củi.”

Dù vậy, TS Nguyễn Quang A nói rằng theo quan điểm của chính ông Nguyễn Phú Trọng và của một bộ phận người dân Việt Nam thì chiến dịch đốt lò này đã thành công.

Theo TS Quang A, lý do là nhờ kỹ thuật tuyên truyền của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Giáo sư Zachary Abuza thì nhận định với BBC News Tiếng Việt rằng: “Chiến dịch đốt lò của ông Nguyễn Phú Trọng đã tàn phá và làm suy giảm tính chính danh của Đảng Cộng sản theo cách không thể ngờ đến, bởi vì đã phô bày nạn tham nhũng tràn lan ngay tại thượng tầng chính trị.”

Ông nói rằng chiến dịch này đã không chấm dứt tham nhũng vốn đã trở thành một nạn dịch tại Việt Nam.

Một nhà quan sát chính trị Việt Nam giấu tên cũng nói với BBC Tiếng Việt hôm 18/7 rằng theo ông, chiến dịch “đốt lò” của ông Trọng là thất bại do chỉ giải quyết phần ngọn mà không giải quyết phần gốc và đã để lại một nền chính trị bất ổn định và một nền kinh tế trì trệ.

“Nếu những năm 1990, các vụ tham nhũng lớn nhất cũng chỉ tới vài trăm triệu đồng thì tới nay đã lên hàng ngàn tỷ đồng. Tham nhũng không hết, không bao giờ hết mà chỉ chuyển từ hình thức này sang hình thức khác. Trong khi đó, Việt Nam đã và đang mất đi các nhà đầu tư lớn. Trong nước xảy ra tình trạng không ai dám quyết, như vậy thì làm sao xã hội phát triển được.

“Mặc dù ông Trọng cũng để lại một số dấu ấn cá nhân như là người đầu tiên đưa được các quan chức hàng đầu Bộ Chính trị ‘vào lò’, hay việc ông đã đón Tổng thống Joe Biden và chứng kiến hai nước Việt-Mỹ nâng quan hệ ngoại giao lên mức cao nhất, nhưng nhìn chung, di sản chống tham nhũng của ông là một đất nước đi xuống.”

Nhà nghiên cứu David Hutt từ Viện Nghiên cứu Trung Âu về châu Á (CEIAS) nhận định với BBC: “Trong nỗ lực cứu Đảng Cộng sản, ông Trọng đã để lại một di sản của việc phớt lờ tất cả các quy tắc và chuẩn mực vốn nhằm kiểm soát quyền lực và giới hạn nhiệm kỳ, tuổi nghỉ hưu, sự phân chia tứ trụ.

“Ông cũng đã giám sát việc tái tập trung quyền lực vào cơ quan trung ương đảng; làm suy yếu sự độc lập của bộ máy hành chính; thanh trừng các nhà kỹ trị và sự trỗi dậy của các lãnh đạo ngành công an.

“Tất cả nhân danh một chiến dịch chống tham nhũng nhằm cố gắng thay đổi bản chất con người thay vì thay đổi hệ thống chính trị đầy tham nhũng.

Ông để lại một Đảng Cộng sản ít hướng đến sự đồng thuận, ít cân bằng giữa các phe phái và mạng lưới quyền lực vùng miền, và ít có khả năng tự kiểm soát quyền lực của mình hơn – và dễ có nguy cơ bị một phe mạnh chiếm đoạt quyền lực hơn.”

Tin tức, sự kiện liên quan đến biem hoa - Tuổi Trẻ Online

‘Bài học cho các lãnh đạo mới’

“Sự ra đi của một lãnh đạo luôn là một dấu mốc trong lịch sử của một đất nước. Xấu đi hay tốt lên chưa biết, nhưng hi vọng những người mới lên sẽ học được bài học thất bại của ông Trọng để không lặp lại,” TS Nguyễn Quang A nhận định.

Về bức tranh một Việt Nam trong một kỷ nguyên mới với một lãnh đạo mới, ông Quang A nói với BBC rằng ông không võ đoán, nhưng dựa vào kinh nghiệm quốc tế thì ông thấy rằng “không có lý do gì để hi vọng nhưng cũng không có lý do gì để bi quan.”

Ông phân tích:

“Dựa trên những việc ông Tô Lâm đã làm ở Bộ Công an phóng chiếu ra, nếu ông ấy vẫn tiếp tục các hoạt động đàn áp khốc liệt, thì với cương vị chủ tịch nước, ông ấy sẽ tạo điều kiện cho những người thân cận ông ấy lên thì có thể suy ra tình hình không sáng sủa gì, rất ảm đạm.

“Nhưng tôi hi vọng với cương vị mới, và học kinh nghiệm của thế giới và của bản thân ông Trọng, chưa biết chừng sẽ có sự thay đổi.

“Vì những trường hợp như thế từng xảy ra ở các nước xã hội chủ nghĩa.

“Chẳng hạn, vào những năm cuối của chế độ XHCN ở Ba Lan, Đại tướng Wojciech Jaruzelski, Tổng tư lệnh Quân đội Nhân dân Ba Lan từng là người đàn áp phong trào công đoàn đoàn kết rất mạnh mẽ nhưng ông ấy cũng chính là người tích cực tham gia vào việc chuyển đổi dân chủ của Ba Lan.

“Cũng vậy, ông Tô Lâm, khi đã củng cố được quyền lực, dưới sức ép của quốc tế và người dân, và suy nghĩ riêng của chính ông, hoặc những quân sư của ông ấy có thể khuyên ông ấy, thì rất có thể lại có một sự tiến bộ nào đó trong dân chủ hoá, như nới lỏng đàn áp, cho tự do báo chí, trả tự do cho tù nhân lương tâm, một cách từ từ, có lộ trình.

“Vấn đề là quản trị tốt, phải có sự minh bạch, thượng tôn pháp luật, kiểm soát và cân bằng quyền lực, và quan trọng nhất là tư pháp phải độc lập.

Lý do để không bi quan, theo ông Quang A, là do ông tin rằng người dân Việt Nam “biết quyền của mình”. Đó là các quyền hiến định mà “họ chỉ cần thực hiện một cách xây dựng chứ không cần ai ban cho”.

“Việt Nam đã ký tham gia công ước của Liên Hiệp Quốc về Các quyền dân sự và chính trị từ 1982.

“Hiến pháp Việt Nam cũng nêu rõ việc tôn trọng quyền con người. Nếu chúng ta cứ chủ động lên tiếng thực hiện – không cần ai ban cho – quyền của mình một cách xây xựng – chúng ta sẽ tạo ra một rào cản, buộc lãnh đạo phải đi theo một hướng mà chính lãnh đạo đã tuyên bố, đó là phục vụ nhân dân,” Tiến sĩ Quang A nói.