Vụ chìm phà: thủ tướng Nam Hàn từ chức

Vụ chìm phà: thủ tướng Nam Hàn từ chức

Chủ nhật, 27 tháng 4, 2014

Đơn từ chức của ông Chung còn chờ được tổng thống phê chuẩn

Thủ tướng Nam Hàn Chung Hong-won đã đề nghị được từ chức trong bối cảnh chính phủ nước này bị chỉ trích về cách xử lý thảm họa chìm phà Sewol.

Trong một tuyên bố, ông Chung nói ‘tiếng kêu gào của thân nhân những người mất tích vẫn khiến tôi mất ngủ hàng đêm’.

Phà Sewol chở theo 476 người – đa số là học sinh và giáo viên – chìm ngoài khơi Nam Hàn hôm 16/4.

Các thợ lặn đã trục vớt được 183 thi thể, trong khi những người mất tích được cho là đã chết.

Các thân nhân phẫn nộ đã liên tục chỉ trích điều mà họ cho là sự chậm trễ của chiến dịch cứu nạn.

‘Nhận trách nhiệm’

“Điều đúng đắn mà tôi phải làm là nhận lãnh trách nhiệm và từ chức với tư cách là người lãnh đạo nội các,” ông Chung phát biểu trên truyền hình.

“Thay mặt chính phủ, tôi xin lỗi vì đã có nhiều vấn đề từ việc ngăn chặn thảm họa cho đến xử lý sớm.”

“Có quá nhiều những sự bất thường vẫn diễn ra ở mọi ngóc ngách trong xã hội chúng ta và những việc làm sai trái. Tôi hy vọng những vấn nạn thâm căn cố đế này sẽ được sửa chữa và những tai nạn như thế này sẽ không bao giờ xảy ra một lần nữa,” ông nói thêm.

“Điều đúng đắn mà tôi phải làm là nhận lãnh trách nhiệm và từ chức với tư cách là người lãnh đạo nội các.”

Thủ tướng Nam Hàn Chung Hong-won phát biểu trên truyền hình

Tuy nhiên, Tổng thống Nam Hàn Park Geun-hye vẫn chưa có câu trả lời ngay liệu bà có chấp nhận đơn từ chức của ông Chung hay không.

Một phát ngôn nhân đảng đối lập đã mô tả hành động này của ông Chung là ‘hoàn toàn vô trách nhiệm’ và là ‘sự lảng tránh trách nhiệm một cách hèn nhát’.

Sau khi thảm họa xảy ra, Thủ tướng Chung đã bị la ó phản đối và bị ném chai nước khi ông đến thăm thân nhân các nạn nhân.

Hôm Chủ nhật ngày 27/4, các thợ lặn đã phải đương đầu với điều kiện thời tiết khắc nghiệt để đưa thêm nhiều thi thể bị kẹt trong thân phà ra ngoài.

Một người phát ngôn của lực lượng tuần duyên Nam Hàn cho biết gió lớn khiến biển động làm cho các nỗ lực cứu hộ thêm khó khăn.

“Tình hình rất khó khăn do thời tiết, nhưng chúng tôi vẫn tiếp tục tìm kiếm bằng cách tận dụng những lúc biển lặng,” ông nói và cho biết có 93 thợ lặn tham gia tìm kiếm hôm 27/4.

Tất cả 15 thành viên thủy thủ đoàn có liên quan đã bị giam giữ và sẽ đối mặt với cáo buộc xao lãng trách nhiệm.

Do thiết kế phà?

Đông đảo thợ lặn đã được huy động để trục vớt các thi thể

Hôm 25/4, các thợ lặn đã tìm thấy 48 thi thể mặc áp phao trong một căn phòng trên phà vốn có sức chứa chỉ 30 người.

Những hành khách này nhồi nhét vào bên trong căn phòng này và tất cả đều mặc áo phao, một sỹ quan của hải quân Nam Hàn cho biết.

Việc có nhiều nạn nhân trong một căn phòng cho thấy nhiều hành khách đã chạy vào phòng khi phà bị nghiêng, các phóng viên nhận định.

Hiện vẫn chưa rõ nguyên nhân thảm họa.

Tuy nhiên các công tố viên được cho là đang điều tra việc điều chỉnh thiết kế của phà có làm cho nó trở nên không vững hay không.

Các yếu tố khác cũng đang được xem xét là cú rẽ của phà cũng như sức gió, dòng chảy và khối lượng hàng trên phà.

Hiện giờ đã có thông tin rằng các khoang ngủ của phà đã được điều chỉnh vào khoảng từ năm 2012 cho đến 2013. Các chuyên gia cho rằng việc này đã tác động đến sự cân bằng của chiếc phà.

Underwater mother Mary Statue

Underwater mother Mary Statue

Malaysia flight searching team found underwater mother Mary Statue. it’s a Miracle
httpv://www.youtube.com/watch?v=-WGVqMgCYP8

Every year, thousands of persons who are not afraid to dive, go there underwater to pray. It’s near Philippines. The Mother Mary statue was placed there years ago to prevent bad persons to kill thousand of fishes underwater with dynamites. And it did work as they knew that this statue was there so they did stopped their activity. Ave Maria.

Bộ công an Việt Nam đòi truy tố phóng viên Ban Việt Ngữ BBC

Bộ công an Việt Nam đòi truy tố phóng viên Ban Việt Ngữ BBC
Friday, April 25, 2014

Nguoi-viet.com

HÀ NỘI (NV) .- Bộ Công an CSVN qua ông Trung tướng Hoàng Kông Tư tuyên bố đã “khởi tố vụ án” để truy tố một phóng viên của Ban Việt Ngữ đài BBC London về tội “vu khống.”

Trung tướng Công an Hoàng Kông Tư, Thủ trưởng Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an CSVN tại một buổi lễ ở Hải Dương. (Hình báo Hải Dương)

“Ngày 25/4/2014, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã khởi tố vụ án hình sự về tội Vu khống theo Điều 122 Bộ luật hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.” Ông Hoàng Kông Tư nói trong cuộc phỏng vấn của tờ Công An Nhân Dân (CAND) như vậy trong một phản ứng nhanh chóng bất ngờ và không che giấu sự tức giận cao độ đối với một bài viết của ký giả Nguyễn Hùng trên blog của đài BBC Tiếng Việt.

Ông Tư nói tiếp trong cuộc phỏng vấn đó là “Quá trình điều tra, nếu xác định phóng viên Nguyễn Hùng đang làm việc ở Ban Việt ngữ đài BBC ở Vương quốc Anh là tác giả bài báo thì Cơ quan An ninh điều tra sẽ tiến hành các thủ tục cần thiết yêu cầu cơ quan tư pháp Vương quốc Anh hỗ trợ triệu tập phóng viên Nguyễn Hùng về Việt Nam để điều tra làm rõ những vấn đề liên quan đến vụ án Vu khống và xử lý theo quy định của pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.”

Ngày 24/4/2014, phóng viên Nguyễn Hùng viết một bài có tựa đề: “Dương Chí Dũng và những triệu đô la”. Trong đó, ông thuật lại những lời khai của ông Dương Chí Dũng trong phiên tòa hồi tháng Giêng vừa qua mà ông khai ra những số tiền ông đã phải hối lộ cho thượng tướng Công an Phạm Quý Ngọ tổng cộng hai lần $510,000 đô la.

Không những vậy, ông còn khai là chuyển số tiền 1 triệu đô la là tiền mà bà Trương Mỹ Lan, chủ nhân tập đoàn Vạn Thịnh Phát ở Sài Gòn nhờ ông cầm đến trao cho tướng Ngọ. Bà Mỹ Lan không trao tiền trực tiếp cho ông Dương Chí Dũng mà lại nhờ một người khác tên Tiệp cầm đến nhà ông Dũng để mang đến cho ông Ngọ.

Trong những lời của Dương Chí Dũng tại tòa, còn thấy thập thò khuôn mặt và lời phán của ông đại tướng Bộ trưởng Bộ Công An khuyên nhủ ông Dương Chí Dũng yên tâm. Ông Dương Chí Dũng hối lộ dùm bà Lan có lợi gì cho ông ta không là một chuyện khác, cũng như số tiền 1 triệu đô la đó là một vụ khác không dính gì đến vụ án mua ụ nổi. Nhưng lại được ông khai ở tòa được hiểu như lời tố cáo những ông trùm ở Bộ Công An ăn hối lộ của ông và những người khác các số tiền rất lớn mà người ta “tiền mất tật mang”.

Ký giả Nguyễn Hùng viết lại lời khai ở tòa của ông Dương Chí Dũng, được đánh máy lại từ audio của báo Tuổi Trẻ, trong bài nói trên rằng “Anh Tiệp có nói là “Anh yên tâm đi, tôi đã gặp và báo cáo với anh Trần Đại Quang – Bộ trưởng Bộ Công an, để anh Quang có ý kiến với anh Ngọ. Và anh Quang sẽ điện cho anh, để anh Ngọ không can thiệp hay gây khó cho doanh nghiệp nữa. Thì sau đó ít ngày, sau một thời gian tôi không nhớ bao nhiêu ngày, tôi có đến thăm gia đình anh Quang. Và ngồi ở phòng khách có hai anh em, anh Quang rất tình cờ tự nói ra những chuyện đó. Chính anh Quang bộ trưởng nói ra và tôi cũng báo cáo lại với anh Quang là “Anh Ngọ có giới thiệu công ty như thế…”

Ông Nguyễn Hùng viết rằng những số tiền hối lộ cho ông Phạm Quý Ngọ và một số ông lớn ở Bộ Công An “đều không được công khai điều tra”, một phần hiểu là không thấy báo chí tại Việt Nam đưa tin gì cả đối với một loại tin dư luận quan tâm như thế này. Ông Nguyễn Hùng cũng viết “Theo ông Dũng, người đưa tiền của bà Lan cho ông tên Tiệp. Các nguồn tin nói đây là ám chỉ Thiếu tướng Trần Quang Tiệp, trợ lý Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang”.

Trong bài phỏng vấn của tờ CAND ông Hoàng Kông Tư nói rằng “Trước hết, tôi khẳng định thông tin này là hoàn toàn bịa đặt, vì trong quá trình điều tra, Dương Chí Dũng có khai người đưa tiền của bà Lan cho ông tên là Tiệc. Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã xác minh, làm rõ và xác định người tên Tiệc như Dương Chí Dũng khai là ông Ngô Xuân Tiệc, sinh năm 1961, thường trú tại 277 Phạm Văn Hải, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh, là Chủ tịch, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần đầu tư phát triển Tâm Sinh Nghĩa. Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã làm việc với ông Ngô Xuân Tiệc và ông Ngô Xuân Tiệc đã viết bản tường trình cam đoan, khẳng định hoàn toàn không có sự việc như Dương Chí Dũng khai.”

Trên tờ báo lề trái Dân Quyền của Diễn đàn Xã hội Dân sự, một bài bình luận đặt một số câu hỏi và nghi vấn : “bỗng nhiễn lôi ông doanh nhân Ngô Xuân Tiệc nào đó vào cuộc, trong lúc toàn bộ hai phiên tòa xử Dương Chí Dũng chưa hề đề cập và làm rõ có hay không nhân vật này, thay vì “anh Tiệc” nào đó mà Dương Chí Dũng khai. Vậy thì liệu vị lãnh đạo cơ quan điều tra, mà ở đây là tướng Hoàng Kông Tư có vi phạm khi để lộ bí mật điều tra hay không? Tại sao toàn bộ quá trình điều tra xác minh này không được đưa vào hồ sơ vụ án để xét xử trước tòa, làm rõ có phải Dương Chí Dũng đã khai man để chạy tội?”

“Lợi bất cập hại thứ hai là ông Ngô Xuân Tiệc có thể kiện vì đã bị tiết lộ bí mật đời tư, nhân thân của ông, làm ảnh hưởng tới cuộc sống của ông, gây dư luận nghi ngờ không đáng có với ông là có liên quan tới tội trạng của Dương Chí Dũng.”

“Lợi bất cập hại thứ ba, có ý nghĩa “chính trị” là bỗng nhiên đặt ra một khả năng sẽ phải diễn ra một phiên tòa gồm Dương Chí Dũng, ông Thiếu tướng Trần Quang Tiệp – Trợ lý của Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang và ông Ngô Xuân Tiệc kia. Và cho dù phiên tòa đó chưa hoặc không diễn ra, thì vụ này sẽ được thổi bùng lên trên hệ thống báo chí, mạng xã hội. Cái “án” chưa được làm rõ này sẽ treo lở lửng trên đầu thầy trò Thiếu tướng Trần Quang Tiệp rất lâu, có thể qua cả Đại hội 12. Bất lợi vô cùng cho “công tác nhân sự”!”

Ông Hoàng Kông Tư viện cớ “ám chỉ thiếu tướng Trần Quang Tiệp” đê hô hoán “khởi tố” phóng viên Nguyễn Hùng về tội vu khống. Từ Tháng Giêng đến nay, người ta không hề thấy có một nhân vật nào tên Ngô Xuân Tiệc lên tiếng trên mặt báo đòi cải chính chuyện ông ta bị lôi vào vụ án của anh em ông Dương Chí Dũng, cho đến hôm thấy báo CAND dẫn lời ông tướng Tư.

Trên một trang mạng có tên “nguyentandung.org” mà lâu nay không ai biết đích xác chính thức của ai nhưng các bài viết trên đó đều phục vụ cho “lề phải” thì cũng có ngay một bài viết sỉ vả ký giả Nguyễn Hùng và đài BBC “cố tình đánh lận con đen”.

Ngay từ đầu bài viết có tựa đề “Lợi dụng vụ Dương Chí Dũng, BBC và Nguyễn Hùng cố tình đánh lận con đen” đã cáo buộc “BBC đã cho đăng tải bài viết với nội dung xuyên tạc, bịa đặt trắng trợn: “Dương Chí Dũng và những triệu đô la” mà người chấp bút là Nguyễn Hùng, một kẻ phản động lưu vong, tư tưởng phá hoại đặc sệt. Điều nguy hại là, khi bài viết này đăng tải, người ta “rất tin” vào những gì được “đẻ” ra từ tay Nguyễn Hùng.

Bài viết của nguyentandung.org đó viết thêm một số chi tiết về công ty kinh doanh và cá nhân của ông Tiệc nào đó rồi sỉ vả “Tư cách, phẩm chất đạo đức của người cầm bút Nguyễn Hùng như thế nào, có lẽ thông qua việc này đã rõ!”

Có nhiều lời bình luận của độc giả trên tờ Dân Quyền và trên Dân Làm Báo. Có lời bênh các ông Công an thì ít mà lời dè bỉu thì nhiều.

“Quẫn trí, điên khùng, ngu dốt, dại dột quá rồi. Để bào vệ một Đại tướng CA nghi can có tội Bộ CA lại điên rồ đòi khởi tố cả thế giới văn minh. Lời khai của Dương Chí Dũng liên quan đến việc đưa nhận hối lộ cho bộ trưởng Trần Đại Quang phải được điều tra độc lập. Kết luận của cơ quan điều tra bộ CA dưới quyền của bộ trưởng đương chức là hoàn toàn không khả tín.” Một độc giả của Dân Quyền viết. “Việc dùng các kết quả đó để truy bức phóng viên và những người liên quan là ngờ nghệch, ngu ngốc. Việc đưa tin bài của phóng viên BBC là thận trọng khách quan sẽ được cả thế giới truyền thông bảo vệ. Bộ trưởng Trần Đại Quang còn liên quan trách nhiệm không thể thoái thác về hàng chục cái chết của người dân trong đồn công an, việc này có thể bị khởi kiện quốc tế… Khi đã vấy máu người sẽ đến ngày phải bị trừng phạt. Lưới trời bao là sợi lông không lọt.”

Cả guồng máy Công an nổi tiếng là tham nhũng nhất của chế độ độc tài đảng trị tại Việt Nam, nhưng với chế độ thì nó là chỗ dựa để tồn tại. Liệu ông Hoàng Kông Tư và chế độ của ông có đưa được ký giả Nguyễn Hùng về Hà Nội để hành tội hay không?  Không mấy ai tin. (TN)

 

Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II và thông điệp Lòng Thương Xót Chúa

Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II và thông điệp Lòng Thương Xót Chúa

Chuacuuthe.com

VRNs (27.4.2014) – Sài Gòn – “Tôi coi thông điệp này là một nhiệm vụ đặc biệt của mình. Đấng Quan Phòng đã chỉ định nó cho tôi trong bối cảnh hiện nay của con người, của Hội Thánh và thế giới.”(Đức Chân Phước Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, ngày 22 tháng Mười Một năm 1981)

Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II vào đầu năm 1940 đã biết đến thánh Faustina và những mạc khải được ban cho sơ từ Chúa Giêsu. Khi ấy, ĐTC đang là một sinh viên theo học một cách bí mật tại một chủng viện ở Krakow, để tiến tới chức linh mục.

Đức Gioan Phaolô II trong một lần chủ sự giờ Chầu Thánh Thể. Ảnh communio

Đức Gioan Phaolô II trong một lần chủ sự giờ Chầu Thánh Thể. Ảnh communio

Lần đầu tiên ngài nghe nói về những mạc khải tư này từ một chủng sinh khác tên là Andrew Deskur (Andrzej Maria Deskur), người sau này cũng trở thành một Đức Hồng Y. Andrew đã nói với ngài về thánh Faustina Kowalka, cũng như những thông điệp về Lòng Thương Xót Chúa mà sơ tuyên bố đã nhận được từ Chúa.

Cũng trong khoảng thời gian sơ nhận được những thông điệp từ Chúa, Karol Wojtyla bị buộc phải làm việc như một công nhân tại mỏ đá Zakrzowek và sau đó là tại nhà máy hóa chất Solvay, dưới sự chiếm đóng của các lực lượng Đức Quốc xã. Cả hai địa điểm này đều nằm gần tu viện của dòng Đức Mẹ Nhân Lành, nơi thánh Faustina được chôn cất lần đầu.

Chàng trai trẻ Karol Wojtyla thường đi bộ đến tu viện trong chiếc giày gỗ sau một ngày làm việc chăm chỉ. Sau này, khi trở thành linh mục và sau đó là một giám mục, ngài vẫn thường đến đây để cầu nguyện và tĩnh tâm. Sau khi thánh Faustina qua đời, chính Karol Wojtyla, trong vai trò là Tổng Giám Mục Krakow, là người đầu tiên xem xét việc đệ trình lên Thánh Bộ Tuyên Thánh trường hợp của thánh Faustina, như một nhân vật đáng được tuyên chân phước.

Trong thời gian diễn ra Công Đồng Vatican II, ngài đã tiếp cận với Đức Hồng y Ottaviani để trình bày mong muốn của các tín hữu Ba Lan, về việc nâng nữ tu Faustina lên bàn thờ. Đức Hồng y Ottaviani đã nói với ngài rằng, bước đầu tiên là phải thu thập tất cả các lời khai của những người biết sơ ấy khi họ vẫn còn sống.

Đức Tổng Giám Mục Karol Wojtyla sau đó đã ủy thác cho vị Giám mục phụ tá là Đức cha Julian Groblicki, trách nhiệm thu thập các thông tin để bắt đầu ‘Tiến trình Thông tin’ về đời sống và nhân đức của thánh Faustina. Tháng 9 năm 1967, tiến trình được hoàn tất, và vào tháng Một năm 1968, ‘Tiến trình tuyên Chân phước’ được khởi động. Vì kết quả tích cực từ ‘tiến trình thông tin’, các yêu cầu thông tin từ nhiều nơi, đặc biệt từ Ba Lan và cách riêng là từ Đức Tổng Giám Mục Wojtyla, đã được gửi đến Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin. Họ thắc mắc liệu những điều cấm trong Thông báo 1959 của Bộ vẫn còn hiệu lực hay chăng? Trong gần 20 năm, Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin đã cấm việc lan truyền cuốn nhật ký của vị nữ tu thần bí này. Để trả lời cho những yêu cầu thông tin trên, Bộ đã đưa ra một ‘Thông báo’ mới vào ngày 15 tháng Tư năm 1978, trong đó đề cập: “Thánh Bộ giờ đây đã có trong tay nhiều tài liệu nhiều gốc chưa được biết đến vào năm 1959, và đã xem xét những tình huống thay đổi một cách sâu sắc, cũng như đã cứu xét ý kiến ​​của nhiều Giám mục Ba Lan. Giờ đây Thánh Bộ tuyên bố, những điều cấm chứa trong ‘Thông báo 1959′ không còn mang tính ràng buộc.”

Vào Chúa Nhật thứ nhất Mùa Vọng, ngày 30 tháng 11 năm 1980, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã công bố thông điệp thứ hai của ngài ‘Dives in Misericordia’ (Đấng Giàu Lòng Thương Xót), trong đó ngài mô tả lòng thương xót của Thiên Chúa như là sự hiện diện của một tình yêu, thứ lớn hơn bất kỳ sự ác nào, cũng như lớn hơn mọi tội lỗi và cả cái chết. Cũng trong thông điệp này, ngài kêu gọi Hội Thánh dâng hiến chính mình trong việc khẩn cầu Lòng thương xót của Thiên Chúa cho toàn thể thế giới.

Việc công bố thông điệp thứ hai này có lẽ là sự kiện quan trọng nhất trong cuộc đời của Đức Thánh Cha, và trong mối liên hệ của ngài với thánh Faustina cũng như với thông điệp Lòng Thương Xót Chúa.

Trong vai trò là Tổng Giám Mục của Krakow, Karol Wojtyla đã bênh vực thánh Faustina khi uy tín của sơ và thông điệp Lòng Thương Xót Chúa bị đặt nghi vấn tại Rôma. Việc này xảy ra là do một bản dịch lỗi ‘cuốn nhật ký của sơ’ bằng tiếng Ý, được gửi đến Thánh Bộ Bảo vệ Đức Tin.

Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã nói rằng ngài cảm thấy “rất gần gũi với thánh Faustina và đã nghĩ về sơ, cũng như về thông điệp Lòng Thương Xót Chúa, khi ngài bắt đầu khởi sự thông điệp ‘Đấng Giàu Lòng Thương Xót’ (Dives in Misericordia).” Ngày 22 tháng Mười năm 1981, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã có chuyến tông du bên ngoài Rôma đầu tiên. Và vào ngày Lễ Chúa Kitô Vua, ngài đã viếng thăm trong một vài ngày Đền thánh Tình Yêu Thương Xót tại Collevalenza. Một hội nghị quốc tế cũng đã được tổ chức tại đây để cùng tìm hiểu thông điệp ‘Đấng Giàu Lòng Thương Xót’.

Sau khi cử hành Thánh Lễ, ngài đã tuyên bố công khai một cách mạnh mẽ về tầm quan trọng của thông điệp Lòng thương xót. Ngài nói: “Một năm trước, tôi đã công bố thông điệp ‘Đấng Giàu Lòng Thương Xót’. Điều đó đã khiến tôi đến ngôi Đền Tình yêu Thương xót hôm nay đây. Với sự hiện diện của tôi, tôi muốn xác nhận một lần nữa những thông điệp từ thông điệp đó. Tôi muốn đọc lại nó [cho anh chị em] và chuyển giao nó một lần nữa. Ngay từ ngày khởi đầu sứ vụ tại ngai tòa thánh Phêrô ở Rôma, tôi đã coi thông điệp này là một nhiệm vụ đặc biệt của mình. Đấng Quan Phòng đã chỉ định nó cho tôi trong bối cảnh hiện nay của con người, của Hội Thánh và của thế giới. Có thể nói chính xác rằng, chính bối cảnh này đã chỉ định thông điệp ấy cho tôi như một nhiệm vụ của tôi trước mặt Thiên Chúa.” (Trích từ bài giảng của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II tại Đền Tình yêu Thương xót tại Collevalenza, Ý, ngày 22 tháng 11 năm 1981)

Vào Chúa Nhật về Lòng Thương Xót của Thiên Chúa, ngày 10 tháng Tư năm 1991, hai năm trước khi Faustina được tuyên Chân phước, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã nói về thánh Faustina, liên kết thánh nữ với thông điệp của ngài và nhấn mạnh vai trò của thánh nữ trong việc mang thông điệp Lòng thương xót ra toàn thế giới, “Những lời trong thông điệp Đấng Giàu Lòng Thương Xót (Dives in Misericordia) đặc biệt gần gũi với chúng ta. Chúng nhắc lại hình ảnh của một vị Tôi Tớ Chúa, thánh Faustina Kowalka. Vị nữ tu giản dị này đã làm cho thông điệp Phục Sinh của Chúa Kitô Thương xót trở nên gần gũi hơn với toàn thế giới.”

Vào Chúa Nhật Thương Xót, ngày 18 tháng Tư năm 1993, thánh Faustina được ĐTC Gioan Phaolô II tuyên Chân phước tại quảng trường thánh Phêrô. Ngài bắt đầu bài giảng với một trích đoạn từ cuốn nhật ký của vị tân Chân phước: “Tôi cảm thấy sứ mạng của tôi sẽ không chấm dứt sau cái chết của tôi, nhưng đó sẽ là khởi đầu.” Và quả thật đúng như thế! Sứ mạng của chị vẫn tiếp tục và đang sinh hoa kết quả lạ lùng. Thật sự lạ lùng cách mà lòng sùng kính của chị đối với Chúa Giêsu nhân lành đang loan truyền ra khắp thế giới đương đại của chúng ta, và đem về rất nhiều linh hồn!

“Ở nơi nào mà thế giới có thể tìm thấy chỗ nương tựa và ánh sáng của hy vọng, nếu không phải là nơi Lòng Thương Xót Chúa?” đó là một trong những chủ đề của triều Giáo hoàng Gioan Phaolô II. Trong buổi đọc kinh ‘Lạy Nữ Vương Thiên Đàng’ (Regina Caeli), ngày 23 tháng 4 năm 1995, ngay sau khi kết thúc buổi cử hành Chúa Nhật Lòng Thương Xót tại nhà thờ Thánh Linh, ĐTC Gioan Phaolô II đã khuyến khích các tín hữu đích thân trải nghiệm Lòng thương xót của Thiên Chúa. Ngài nói: “một cách đặc biệt, hôm nay là ngày Chúa nhật tạ ơn, tạ ơn vì sự tốt lành của Thiên Chúa đã thể hiện ra cho con người trong toàn bộ mầu nhiệm Phục Sinh”.

“Đó là lý do tại sao Chúa nhật này còn được gọi là Chúa Nhật về Lòng Thương Xót Chúa của Thiẹn Chúa. Về cơ bản, lòng thương xót của Thiên Chúa, như qua kinh nghiệm thần bí của thánh Faustina Kowalka, người đã được nâng lên bàn thờ vào năm 2000, giúp chúng ta hiểu và tiết lộ một cách chính xác sự thật này: sự thiện chiến thắng trên sự dữ, sự sống mạnh hơn cái chết, và tình yêu của Thiên Chúa thì quyền năng hơn tội lỗi.”

“Tất cả điều này được biểu lộ trong mầu nhiệm vượt qua của Chúa Kitô, nơi đó Thiên Chúa xuất hiện trước chúng ta như một người Cha có trái tim nhân hậu, người không bỏ cuộc khi đối diện với sự vô ơn của con cái mình, và luôn sẵn sàng tha thứ.”

“Chúng ta phải đích thân trải nghiệm lòng thương xót này, để đến lượt mình, chúng ta cũng cảm thấy ước muốn có khả năng thương xót. Chúng ta hãy học cách tha thứ! Vòng trôn ốc của hận thù và bạo lực đã làm vấy bẩn vết máu lên hướng đi của rất nhiều cá nhân và quốc gia, cái chỉ có thể được phá vỡ bởi phép mầu của sự tha thứ.”

Khi ĐTC Gioan Phaolô II có chuyến hành hương đến đền Lòng Thương Xót Chúa tại Lagiewniki, Ba Lan, ngày 7 tháng Sáu năm 1997, ngài đã có một bài huấn đức rất cá nhân trước các nữ tu của Dòng Đức Mẹ Nhân Lành (hội dòng của thánh nữ Faustina), trong đó ngài suy niệm về Lòng Thương Xót Chúa, đưa ra một chứng từ cá nhân tuyệt vời của thánh Faustina và thông điệp của chị, “Tôi đến đền thánh này như một khách hành hương, để tham dự vào bài thánh ca bất tận tôn vinh Lòng Thương Xót Chúa. Tác giả thánh vịnh của Thiên Chúa đã xướng bài thánh ca ấy, đã biểu lộ những gì mà mọi thế hệ sẽ lưu giữ và tiếp tục lưu giữ, như hoa quả quý giá nhất của đức tin.”

“Không có gì khiến con người cần hơn là Lòng thương xót Chúa, đó là tình yêu rộng lượng, từ bi, tình yêu nâng con người lên trên sự yếu đuối của họ, để vươn tới chiều cao vô hạn là sự thánh thiện của Thiên Chúa. Tại nơi đây, chúng ta đặc biệt ý thức được điều này. Trên thực tế từ nơi đây, chính Đức Kitô đã chọn để truyền đi thông điệp của Lòng Thương Xót Chúa cho thế hệ chúng ta qua thánh nữ Faustina. Đó là một thông điệp rõ ràng và dễ hiểu đối với mọi người. Bất cứ ai cũng có thể đến đây, nhìn vào bức ảnh Chúa Giêsu đầy lòng thương xót này, trái tim của ngài phát ra tia sáng ân sủng, và thánh nữ Faustina đã nghe trong sâu thẳm linh hồn của Thiên Chúa rằng: “Đừng sợ, Ta ở với con luôn mãi.” (Nhật ký, 586)

“Và nếu người nào đáp trả với một trái tim chân thành, ‘Lạy Chúa Giêsu, con tín thác vào Chúa’, người ấy sẽ tìm được sự an ủi giữa những lo âu và sợ hãi. Thông điệp Lòng thương xót Chúa đã luôn luôn gần gũi và trở nên thân thương đối với tôi. Dường như lịch sử đã ghi khắc điều đó trong kinh nghiệm bi thảm của cuộc Thế chiến thứ hai. Trong những năm tháng khó khăn ấy, [thông điệp Lòng thương xót Chúa] là một hỗ trợ đặc biệt và là nguồn hy vọng vô tận, không chỉ cho người dân Krakow nhưng cho toàn thể quốc gia này. Đây cũng là kinh nghiệm cá nhân của tôi, cái mà tôi mang theo mình khi tiến tới ngai tòa thánh Phêrô, và theo một cách nào đó, điều ấy đã khuôn đúc nên hình ảnh của triều đại Giáo Hoàng này.”

Vào Chúa nhật Thương xót ngày 30 tháng Tư năm 2000, trước gần 250.000 khách hành hương và các máy quay của truyền hình thế giới, ĐTC Gioan Phaolô II đã tuyên thánh cho nữ tu Faustina Kowalka, ‘vị Tông Đồ vĩ đại của Lòng Thương Xót Chúa’. Ngài đồng thời cũng chấp thuận thông điệp Lòng Thương Xót Chúa và việc sùng kính này bằng cách tuyên bố, Chúa nhật thứ hai sau lễ Phục Sinh là ‘Chúa Nhật về Lòng Thương Xót của Thiên Chúa’ cho toàn thể Giáo Hội Hoàn vũ. Trong một bài giảng đặc biệt dưới triều giáo hoàng của mình, ĐTC Gioan Phaolô II đã lặp đi lặp lại ba lần rằng, thánh Faustina là một ‘món quà của Thiên Chúa ban tặng cho thời đại của chúng ta.’ Chị đã biến thông điệp của Lòng Thương Xót Chúa trở thành ‘cầu nối tiến tới thiên niên kỷ thứ ba.’ Sau đó ĐTC nói tiếp, “bởi hành động tuyên thánh cho nữ tu Faustina, tôi muốn truyền đi thông điệp này cho thiên niên kỷ thứ ba. Tôi muốn truyền nó cho tất cả mọi người, để họ có thể học và nhận biết tốt hơn gương mặt đích thực của Thiên Chúa và gương mặt đích thực của người thân cận. Trong thực tế, tình yêu Thiên Chúa và tình yêu dành cho người thân cận là không thể tách rời.”

Cổ vũ mọi người cùng đồng thanh với Đức Maria, Mẹ của Lòng Thương Xót, và với thánh Faustina, “người đã biến đời sống mình thành một bài ca của lòng thương xót”, để “ca tụng tình thương Chúa đến đời đời.” (Tv 89, 2) ĐTC kết thúc bài giảng với những lời sau đây, “Anh chị em thân mến, thánh Faustina là một một món quà của Thiên Chúa dành cho thời đại của chúng ta, một món quà đến từ miền đất Ba Lan dành cho toàn thể Hội Thánh. Ngài đã cho chúng ta biết về chiều sâu của Lòng thương xót Chúa; ngài giúp chúng ta sống kinh nghiệm đó và làm chứng về nó giữa anh chị em của chúng ta. Xin cho thông điệp của ánh sáng và hy vọng này được lan truyền ra khắp thế giới, thúc đẩy những tội nhân hoán cải, làm dịu đi sự kình địch và hận thù, và giúp các cá nhân cũng như các quốc gia thực hành tình huynh đệ.”

Những mạc khải tư cho thấy việc sùng kính Lòng Thương Xót Chúa, là một chỉ thị rõ ràng và mạnh mẽ được trao cho Hội Thánh. Chúng ta đã thấy trong lễ tuyên thánh của thánh nữ Faustina sự hoàn tất của mệnh lệnh này. Bằng việc tuyên thánh cho vị nữ tu, Hội Thánh đã thiết lập việc sùng kính Lòng Thương Xót Chúa cho tất cả mọi người. Vì vậy ngày hôm nay, cùng với Đức Chân phước Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, chúng ta hãy nhìn lên gương mặt của Chúa Kitô Phục sinh, chúng ta hãy cầu nguyện và nói lên với niềm hy vọng vững vàng rằng, Lạy Chúa Giêsu là Đấng Phục Sinh, con tín thác nơi Ngài.

Trong chuyến viếng thăm Ba Lan cuối cùng vào ngày 17 tháng Tám năm 2002, ĐTC Gioan Phaolô II đã cung hiến Vương Cung Thánh Đường Lòng Thương Xót Chúa, tiếp giáp với đền Lòng Thương Xót Chúa. Cũng vào thời điểm đó, ĐTC đã trao phó toàn thế giới cho Lòng Thương Xót Chúa.

Phỏng dịch và thêm một số chi tiết từ bài viết của tác giả Val Conlon

Đức Thiện, VRNs

 

Hạnh phúc vì Tin

Hạnh phúc vì Tin

Chuacuuthe.com

VRNs (26.04.2014) – Biến cố tử nạn của Đức Giêsu chỉ mới diễn ra trong 3 ngày, các môn đệ còn vẫn chưa hết bàng hoàng, hoảng sợ thì đã nhận được tin báo Ngài sống lại. Như vậy, để tin việc phục sinh ấy chẳng dễ chút nào. Nhất là đối với các môn đệ, những người đã tận mắt chứng kiến cuộc bắt bớ của Ngài từ trong vườn Giệtsimani cho đến cái chết đau thương trên núi Sọ. Nỗi tang tóc, ảm đạm vẫn còn chưa ngớt trong các ông, họ tụ họp với nhau mà phải cửa đóng then cài vì rất đỗi hoảng sợ.

Khó tin chẳng phải không thể tin, vì hằng ngày theo chân Đức Giê suđi rao giảng, các ông không ít lần chứng kiến phép lạ của Ngài khi cho người đã qua đời được trở về từ cõi chết. Nhưng có lẽ phần lớn là do quá sợ trước cái chết của Thầy mình, chen lẫn sự tuyệt vọng.

Sự hiện diện của Đức Giêsu trong lúc này giữa các ông thật là một niềm an ủi lớn lao, cả vật chất lẫn tinh thần. Không những được tận mắt chứng kiến, sờ tận tay người mà tưởng rằng đã vĩnh viễn rời xa họ, mà còn được củng cố niềm tin và sức mạnh vào lý tưởng, vào con đường họ đã chọn, đã đi.

Đức Giêsu đã trỗi dậy thật từ cõi chết khẳng định sự toàn thắng của thế giới sự thiện trước bóng tối tội lỗi và sự ác mà thế gian đã cướp mất. Ngài đã trả lại cho con người hạnh phúc nguyên thủy và bình an đích thực, nguồn bình an đến từ Thiên Chúa: “Bình an cho anh em!” (Ga 20, 21a)

Khi đã lãnh nhận được nguồn bình an đích thực từ Thiên Chúa, Đức Giêsu mong muốn chúng ta cũng can đảm ra đi loan báo và làm chứng tin vui cứu độ cho mọi người: “Như Chúa Cha đã sai Thầy thì Thầy cũng sai anh em.” (Ga 20, 21b)

Ông Tôma vì vắng mặt nên đã không tin, ông đòi hỏi: “Nếu tôi không thấy dấu đinh ở tay Người, nếu tôi không xỏ ngón tay vào lỗ đinh và không đặt bàn tay vào cạnh sườn Người, tôi chẳng có tin.” (Ga 20, 25) Tám ngày sau, Đức Giêsu đã hiện ra cho ông thỏa mãn yêu cầu: “Đặt ngón tay vào đây, và hãy nhìn xem tay Thầy. Đưa tay ra mà đặt vào cạnh sườn Thầy. Đừng cứng lòng nữa, nhưng hãy tin.” (Ga 20, 27)

Nỗi hoài nghi, ngờ vực của Tôma cũng chính là tâm trạng của mỗi người chúng ta trong cuộc sống thường nhật. Mỗi khi gặp gian nan, thử thách, đau khổ, thất bại, chúng ta cũng mất niềm tin vào Thiên Chúa và hoài nghi lòng thương xót, tình yêu quan phòng của Ngài. Nhất là trong thời đại ngập chìm sự ác của thế giới ngày nay, người ta như còn không tin vào sự hiện diện của Thiên Chúa nữa, bởi sức mạnh của đồng tiền và quyền lực đang mỗi ngày xâm chiếm địa cầu. Bóng tối che khuất ánh sáng, ánh trăng “tội lỗi” của thế gian che khuất ánh sáng chân lý của mặt trời. Biết đến khi nào mọi người mới biết cất lên lời tuyên tín: “Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con!” (Ga 20, 28)

Chỉ vì đã được thấy nên Tôma mới tin, thật là phúc cho những ai, không thấy nhưng vẫn tin! (x. Ga 20, 29)

Lạy Chúa, không ai có thể lên đến mặt trời vì sức nóng tột độ của nó, con người cũng không thể nào diện đối diện với Ngài vì ánh sáng sự thiện tuyệt hảo nơi Ngài chỉ vì bất toàn, tội lỗi. Biết mình không thể chạm tới nhưng con vẫn tin. Tin vào sự toàn thắng của chân lý. Niếm tin ấy đã cho con sức mạnh tồn tại giữa bóng đêm tội lỗi đầy bất công này. Nhưng niềm tin của con còn yếu kém quá, mỏng manh và leo lắt như ngọn đèn trước gió. Xin giúp con có được nguồn bình an phục sinh đích thực, để con tin rằng Thiên Chúa đã sống lại vì con và cho con. Cho dù ngày sau có phải ra sao, nhưng hôm nay con vẫn là kẻ diễm phúc vì đã tin và can đảm tuyên tín niềm tin!

M. Hoàng Thị Thùy Trang.

Về cấm xuất cảnh và hủy hộ chiếu

Về cấm xuất cảnh và hủy hộ chiếu

Chuacuuthe.com

VRNs (26.04.2014) – Sài Gòn – VN Tuần qua – Thưa quý vị, trong thời gian vừa qua, nhà cầm quyền đã và đang lạm quyền, bất chấp pháp luật cấm xuất cảnh các nhà hoạt động đấu tranh Dân chủ ở VN như Nhà báo Phạm Chí Dũng, Nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh, nhiều Bloggers như Blogger Hoàng Vi, Blogger Châu Văn Thi, Blogger Huỳnh Trọng Hiếu… cũng như nhiều vị Chức sắc Tôn Giáo… Tất cả những người bị nhà cầm quyền không cho xuất cảnh thì không hề nhận được một thông báo nào cho biết họ bị nhà cầm quyền cấm xuất cảnh, lý do vì sao họ bị cấm xuất cảnh, và họ bị cấm xuất cảnh từ khi nào. Tất cả những người này, chỉ được biết họ không được xuất cảnh khi họ khi làm thủ tục ở sân bay, khi mà họ đã chuẩn bị cho công việc làm ăn của họ, cũng như mua vé máy bay…

Để quý vị hiểu rõ hơn những quy định cấm xuất cảnh của nhà cầm quyền được quy định như thế nào, đặc biệt nhà cầm quyền đã “tùy tiện” áp dụng pháp luật, “tùy tiện” cấm xuất cảnh… công dân VN. Sau đây, VNTQ rất hân hạnh được tiếp chuyện với cha Giuse Đinh Hữu Thoại về chủ đề này.

Con xin chào cha.

Pv.VRNs: Thưa Cha, với tư cách Hội trưởng Hội những người bị cấm xuất cảnh, Cha có thể cho mọi người rõ về các qui định cấm xuất cảnh của nhà cầm quyền Việt Nam?

Lm Đinh Hữu Thoại: Thực ra, cũng nói rõ, Hội trưởng chỉ là để các anh chị em liên lạc, thông tin khi cần thiết, không phải chức vụ gì ghê gớm…Trước khi đi vào trả lời câu hỏi của HT, tôi hỏi ngược lại, HT có thể chia sẻ lại sự kiện HT bị cấm xuất cảnh thời gian gần đây như thế nào?

Pv.VRNs: Dạ, như Cha và nhiều người đã biết, con bị nhà cầm quyền ngăn chặn xuất cảnh đi Hoa Kỳ để thực hiện sứ vụ truyền thông của Truyền thông Chúa Cứu Thế vào tối ngày 13.04.2014. Tại Sân bay Tân Sơn Nhất, Thượng tá Vũ Xuân Ái và nhiều công an, an ninh và những người mặc thường phục khác đã giữ con trái phép tại căn phòng nhỏ, cưỡng bức không cho con rời khỏi phòng, tịch thu hộ chiếu mà không chiu lập Biên bản tịch thu mặc dù con yêu cầu. Sau khi đạt mục đích ngăn chặn xuất cảnh, nghĩa là khi máy bay đã bay, họ lại cưỡng bức con rời khỏi căn phòng…bằng nhiều “biện pháp nghiệp vụ” như dọng thẳng tay vào cổ của con, lôi kéo, lăng mạ…xúc phạm thân thể, danh dự nhân phẩm công dân…đối xử như tội phạm trước mặt nhiều hành khách trong và ngoài nước.

Lm Đinh Hữu Thoại: Trở lại vấn đề, phải nói là nhà cầm quyền Việt Nam có “tài” trong cách dùng từ ngữ. Về xuất – nhập cảnh, Điều 13 Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền khẳng định: 1. Mọi người có quyền tự do di chuyển và cư trú, trong phạm vi biên giới của quốc gia. 2. Mọi người đều có quyền rời khỏi lãnh thổ bất kỳ nước nào, kể cả nước của mình, và quyền trở về xứ sở. Điều 23 Hiến pháp Việt Nam 2013 cũng qui định giống như vậy là: .Công dân có quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước. Có điều họ thêm cụm từ: Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định. Chính đây là cái mà nhà cầm quyền cần để vận dụng khi cần thiết. Họ có thể tùy tiện đưa ra các văn bản gọi là “qui định pháp luật” do chính họ ban hành, chỉ nhằm bảo vệ nhà cầm quyền, tùy tiện hạn chế quyền tự do của công dân, mà đối với nhà cầm quyền, chỉ đơn giản là “không thích”, “không muốn” cho người này, người kia xuất cảnh. Cũng vậy, để tránh né cụm từ “cấm xuất cảnh” dễ bị lên án, họ dùng cụm từ “chưa được xuất cảnh”, mà thực tế còn nặng hơn cấm xuất cảnh. Bởi vì, nếu cấm, công dân sẽ biết rõ để tránh né… Đằng này, họ “chưa cho” mà không thông báo nên nhiều khi công dân chuẩn bị công việc làm ăn, mua vé máy bay… và chỉ biết mình không được xuất cảnh khi làm thủ tục ở sân bay.

Pv.VRNs: Cha có nói đến việc “tùy tiện” áp dụng pháp luật, “tùy tiện” cấm xuất cảnh…Cha có thể nói rõ hơn không ạ?

Lm Đinh Hữu Thoại: Tại Điều 21 Nghị định 136/2007/NĐ-CP của Chính phủ về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt nam qui định 7 trường hợp Công dân Việt Nam ở trong nước chưa được xuất cảnh là:

1. Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc có liên quan đến công tác điều tra tội phạm.

2. Đang có nghĩa vụ chấp hành bản án hình sự.

3. Đang có nghĩa vụ chấp hành bản án dân sự, kinh tế; đang chờ để giải quyết tranh chấp về dân sự, kinh tế.

4. Đang có nghĩa vụ chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nghĩa vụ nộp thuế và những nghĩa vụ khác về tài chính trừ trường hợp có đặt tiền, đặt tài sản hoặc có biện pháp bảo đảm khác để thực hiện nghĩa vụ đó.

5. Vì lý do ngăn chặn dịch bệnh nguy hiểm lây lan.

6. Vì lý do bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội.

7. Có hành vi vi phạm hành chính về xuất nhập cảnh theo quy định của Chính phủ.

Như vậy cái tùy tiện nằm ở khoản 6 này. Tất cả các trường hợp kia đều rõ ràng, phải có các quyết định, bản án…xác định, còn khoản 6 thì không rõ ràng. Hành vi thế nào, mức độ ra sao, cần phải có dấu hiệu, chứng cứ cụ thể nào để xác định là chưa được xuất cảnh vì để “bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội”? Không có một tiêu chí rõ ràng, dẫn đến tùy tiện của cơ quan chức năng…nhà cầm quyền có thể “thích” hoặc không “thích”, thấy “cần” hoặc “chưa cần” cấm người này, người kia…hoàn toàn dựa theo suy đoán riêng cá nhân mà không dựa theo bất kỳ nguyên tắc pháp luật nào. Cái tùy tiện khác nữa nằm ở chỗ thực thi việc cấm xuất cảnh.Theo qui định, thẩm quyền quyết định chưa cho công dân Việt Nam xuất cảnh, đối với trường hợp “vì lý do an ninh…” thuộc về Bộ trưởng Bộ Công an (theo qui định tại điểm d khoản 1 Điều 22 Nghị định 136/2007/NĐ-CP).Thế nhưng, tôi được biết, chưa có trường hợp bị cấm xuất cảnh nào được cho xem quyết định của Bộ trưởng bộ công an, thậm chí, nhà cầm quyền còn trắng trợn vi phạm pháp luật khi ghi rõ trong Biên bản cấm xuất cảnh là “theo đề nghị” của công an này, công an kia…

Pv.VRNs: Còn việc thu giữ hộ chiếu, như trường hợp công an cửa khẩu Tân sơn nhất tịch thu hộ chiếu số B7395142 của con thì sao ạ?

Lm. Đinh Hữu Thoại: Đây cũng là việc làm tùy tiện, không tuân thủ qui định pháp luật. Cụ thể, Điều 24 Nghị định số 136/2007/NĐ-CP qui định: Người thuộc diện chưa được xuất cảnh, thì chưa được cấp giấy tờ có giá trị xuất cảnh, nhập cảnh Việt Nam. Trường hợp đã cấp thì Cục Quản lý xuất nhập cảnh – Bộ Công an thực hiện việc hủy giá trị sử dụng giấy tờ đó.Như vậy, không thể tịch thu hộ chiếu đã cấp, vì lẽ đơn giản đây là giấy tờ giá trị, hợp pháp do cơ quan có thẩm quyền cấp cho công dân.Không thể bị “tịch thu” mà chỉ có thể “hủy giá trị sử dụng” và cơ quan có thẩm quyền làm việc này là “Cục quản lý xuất nhập cảnh, bộ công an.” Công an cửa khẩu tịch thu hộ chiếu công dân là tùy tiện, trái pháp luật.

Thượng tá Vũ Xuân Ái luôn tùy tiện cấm công dân xuất cảnh và tịch thu hộ chiếu, với câu nói cũng rất tùy tiện "Tôi là luật!"

Thượng tá Vũ Xuân Ái – công an cửa khẩu TSN- luôn tùy tiện cấm công dân xuất cảnh và tịch thu hộ chiếu, với câu nói cũng rất tùy tiện “Tôi là luật!”

Cũng cần nhắc đến Chỉ thị số 29/2007/CT-TTg của Thủ tướng chính phủ về việc thực hiện cải cách hành chính trong công tác quản lý xuất cảnh, nhập cảnh của cán bộ, công chức, công dân có qui định: Giữ gìn và sử dụng hộ chiếu phổ thông đúng pháp luật là quyền và trách nhiệm của cá nhân được cấp hộ chiếu. Các cơ quan, đơn vị không thu giữ hộ chiếu phổ thông của cán bộ, công chức, viên chức, kể cả khi ở trong nước cũng như khi ở nước ngoài.

Hộ chiếu phổ thông của công dân chỉ bị thu giữ trong trường hợp người mang hộ chiếu vi phạm pháp luật Việt Nam, bị cơ quan có thẩm quyền quyết định thu giữ.

Ngay tại chỉ thị này, chúng ta cũng có thể thấy sự tùy tiện ra chỉ thị của ông thủ tướng.Trong khi Nghị định qui định “hủy giá trỉ sử dụng” hộ chiếu thì Ông ta tùy tiệnchỉ thị “thu giữ” hộ chiếu.Trong khi Điều 52 Hiến pháp 1992 và Điều 16 Hiến pháp 2013 qui định: Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật.Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội. Thế nhưng Ông ta lại tùy tiện chỉ thị: Các cơ quan, đơn vị không thu giữ hộ chiếu phổ thông của cán bộ, công chức, viên chức, kể cả khi ở trong nước cũng như khi ở nước ngoài, còn hộ chiếu phổ thông của công dân thì … bị thu giữ. Thế cán bộ, công chức, viên chức không phải là công dân à? Hay họ là công dân “siêu hạng”?

Nhưng cũng cần ghi nhận, tại chỉ thị này nói rõ “chỉ bị thu giữ khi vi phạm pháp luật và có quyết định thu giữ của cơ quan có thẩm quyền” mà trong trường hợp chúng ta đang đề cập, cơ quan có thẩm quyềnphải là “cục quản lý xuất nhập cảnh Bộ công an”.

Pv.VRNs:Vậy thưa Cha, trường hợp như của con, bị công an tùy tiện cấm xuất cảnh, tùy tiện tịch thu hộ chiếu thì con phải làm gì?

Lm Đinh Hữu Thoại: Thế HT đã làm gì?

Pv.VRNs: Thưa Con đã thực hiện quyền khởi kiện Thượng tá Vũ Xuân Ái về hành vi hành chính trái phép ngăn chặn con xuất cảnh và tịch thu hộ chiếu. Song song đó, con cũng đòi ông ta phải bồi thường vật chất và tinh thần đối với hành vi trái pháp luật do ông ta gây ra. Đồng thời, con cũng tố cáo hành vi vi phạm pháp luật hình sự tội “lạm quyền trong khi thi hành công vụ” theo Điều 282 BLHS do Ông ta không có quyền mà ngăn chặn con xuất cảnh, tịch thu hộ chiếu của con; tội “giữ người trái pháp luật” theo Điều 123 BLHS khi không có lệnh, quyết định gì mà công an cửa khẩu dưới quyền của ông Vũ Xuân Ái ra lệnh buộc con không được rời khỏi phòng làm việc của Ông Ái, cũng như lệnh cho thuộc cấp dùng các biện pháp cưỡng chế buộc con phải ở lại trong phòng…; và tội “làm nhục người khác” theo Điều 121 BLHS vì Ông ta ra lệnh cho thuộc cấp dùng các “biện pháp nghiệp vụ” dọng thẳng tay vào họng con, có lời lẽ và hành động xúc phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm con- như khống chế, đè cổ như tội phạm- trước mặt hành khách trong và ngoài nước…

Lm Đinh Hữu Thoại: HT đã thực hiện đúng quyền của mình khi bị xâm phạm tự do. “Chúng ta có quyềnvì chúng talà con người”. Dĩ nhiên, nhà cầm quyền sẽ không dám công khai xét xử, nhưng việc làm của chúng ta là cần thiết để phản kháng trước hành vi tội ác ngày càng công khai, trắng trợn…của những người nhân danh pháp luật.Chào mừng HT, một thành viên mới của Hội những người bị cấm xuất cảnh.

 

Tình yêu cứu rỗi và Tông đồ tân tòng

Tình yêu cứu rỗi và Tông đồ tân tòng

Chuacuuthe.com

VRNs (26.4.2014) – Hà Nội – Một “tân tòng một tuổi”, nghĩa là người này mới theo đạo được một năm, liệu có thể làm tông đồ cho Chúa được không? Xin thưa được! Đó là câu truyện về một cô gái trẻ không Công giáo từ một làng quê lên Sài Gòn kiếm sống. Cô quen một anh chàng tài xế và mang thai. Gia đình cô ở quê nhất định không chấp nhận đứa nhỏ và bảo phá. Còn tay tài xế kia cũng vội bỏ chạy với lời nhắn: “Hãy tự xử!” Nhưng cô gái trẻ đã can đảm giữ lại bào thai. Một ngày mưa gió tối trời, tay ẵm đứa con đỏ hỏn vừa rời khỏi bệnh viện phụ sản (cũng được miễn phí tất cả vì lấy đâu ra tiền trả!), cô gái lê bước trên con đường gần công viên Lê Thị Riêng (Q.10). Cô Chú Mười đang trên đường về nhà bỗng nhận thấy và dừng lại hỏi thăm. Thấy tình cảnh côi cút đáng thươngcủa hai mẹ con, coi như do Chúa gửi đến cho mình nên Cô Chú liền hết lòng giúp đỡ: nào tiền nhà ở, tìm việc, tiền ăn uống, sữa, thuốc, tiền học, nào là trông giữ đứa con cho mẹ đi làm, khi đau ốm,… Gia đình Cô Chú Mười đã thật sự trở thành mái ấm mới cho hai mẹ con. Còn gia đình ruột ở quê và họ hàng gần xa vẫn không hề quan tâm cứu giúp.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Giờ đây, sau năm năm với bao nhiêu truân chuyên không sao tả hết, nhưng nhất là tình thương và sự giúp đỡ không mệt mỏi của Cô Chú Mười, bào thai “chết hụt” kia (mà Cô Mười vẫn gọi là “bị ba người muốn giết”), nay đã là một cô bé gái năm tuổi xinh xắn bụ bẫm như một thiên thần, còn cô gái trẻ kia cũng đã chín chắn hơn rất nhiều. Cảm động tấm lòng vàng của ân nhân cứu mạng, cách đây một năm, hai mẹ con đã lãnh nhận bí tích Thánh Tẩy gia nhập Hội Thánh. Tháng năm này, hai mẹ con sẽ mừng “thôi nôi” một năm được làm con Chúa. Hạnh phúc trọn vẹn dù chưa đến với hai mẹ con, vì chưa được gia đình ruột nhìn nhận, nhưng được trở thành con của Chúa đã là một niềm vui rất lớn cho hai mẹ con. Nhờ đức tin vào Chúa, cô gái trẻ tân tòng đã tìm lại được niềm vui và hy vọng hạnh phúc trong cuộc sống. Giờ đây, cô không còn mơ ước gì hơn, chỉ mong mạnh khỏe làm việc kiếm đủ tiền trả tiền phòng trọ cho hai mẹ con.

Tuần Thánh vừa qua, như mọi khi, Cô Chú Mười cũng phải thu xếp để trông con cho cô tân tòng kia đi tham dự đầy đủ các buổi tĩnh tâm ở nhà thờ cũng như các nghi thức của Tuần Thánh. Từ khi theo đạo, cô này rất khao khát được hiểu biết nhiều về Chúa và đạo. Vài lần tôi cũng mua sách đạo cho hai mẹ con và họ rất thích. Cô con gái nhỏ rất sáng dạ, nghe mẹ đọc truyện trong các sách đó đã thuộc hết. Đặc biệt, lòng đạo đức của cô gái tân tòng cũng đã tác động đến người khác. Tuần Thánh vừa qua, khi nhận thấy những người đạo gốc cùng trọ chung nhà không đi lễ nhà thờ, cô gái trẻ này đã can đảm nhắc nhở họ hãy đi xưng tội và rước lễ. Dĩ nhiên, nhóm người đạo gốc kia đã quay lại cười cô gái tân tòng này. Nhưng dù sao, họ cũng phải nhìn nhận và thốt lên rằng cô gái tân tòng này quả thật rất sốt sắng và đạo đức!Đôi khi ta tự hỏi: Tân tòng và đạo gốc, chưa chắc ai hơn ai phải không?

Tôi tự hỏi không biết chuyện gì sẽ xảy ra với cô gái trẻ này nếu cô không được Cô Chú Mười giúp trong một đêm mưa tăm tối cách đây năm năm? Liệu chúng ta hôm nay có thể có một tông đồ tân tòng hay không?

LM. JM. Hà Ngọc Phú CSsR

http://nhomloichuadcct.blogspot.com

 

Đại Lễ Kính Lòng Thương Xót Chúa & Tín Thác Lòng Thương Xót Chúa

Trong tâm tình mừng “Đại Lễ Kính Lòng Thương Xót Chúa”

Phong Thánh ĐGH Gioan XXIII & ĐGH Gioan Phaolô II
Anh Phạm Trung gởi

Đại Lễ Kính Lòng Thương Xót Chúa – Lm Trăng Thập Tự & Phạm Trung

httpv://www.youtube.com/watch?v=FlLWTe0OKrs

Bài hát: “Đại Lễ Kính Lòng Thương Xót Chúa” Thơ: Lm Trăng Thập Tự – Nhạc: Phạm Trung
Thể hiện” Minh Tâm & Phong Thu. Slideshow: Sơ Maria Goretti Võ Thị Sương

Tín Thác Lòng Thương Xót Chúa

httpv://www.youtube.com/watch?v=0lUKirwmNlQ

Hãy mặc cho con bộ đồ màu đỏ

Hãy mặc cho con bộ đồ màu đỏ

Khi con chết, xin cô hãy mặc cho con bộ đồ màu đỏ. Bởi khi đang chơi với các bạn, con muốn mẹ dễ dàng nhận ra con.

Tác giả Cindy Dee Holms
(Mint dịch)

Công việc của tôi là chăm sóc những đứa trẻ mang trong người virus gây ra căn bệnh AIDS. Những mối quan hệ tôi có được với những đứa trẻ đặc biệt này chính là món quà vô giá đối với tôi. Tôi xin kể cho các bạn nghe câu chuyện về lòng can đảm của một cậu bé tên là Tyler.

Khi mới sinh, Tyler đã bị lây nhiễm HIV từ người mẹ. Từ lúc còn là một đứa bé sơ sinh, em sống được là nhờ vào rất nhiều loại thuốc. Đôi khi, em cũng cần phải được trợ giúp thở bằng oxy.

Thế nhưng, Tyler không chịu gục ngã trong bất kỳ một phút giây nào trước căn bệnh chết người này. Chúng tôi vẫn thường thấy cậu chơi đùa hay chạy nhảy dưới sân, vừa mang trên vai chiếc ba lô trĩu nặng thuốc men, vừa kéo lê theo mình chiếc xe đẩy chứa bình oxy để thở.

kid28-5293-1389950693.jpg
Ảnh minh họa: CMS.

Niềm vui trẻ thơ của Tyler đã mang lại cho cậu bé sức mạnh và khiến tất cả chúng tôi, những người biết cậu đều rất đỗi ngạc nhiên và xem đây là một kỳ tích. Mẹ của Tyler nhận thấy cậu bé chạy quá nhanh nên bà mặc cho cậu bộ đồ màu đỏ. Bằng cách ấy, mỗi khi nhìn ra cửa sổ để trông chừng Tyler chơi đùa trên sân, bà đều có thể dễ dàng nhận ra cậu ngay.

Căn bệnh đáng sợ ấy cuối cùng rồi cũng hạ gục ngay cả một cậu bé đầy nghị lực như Tyler. Cậu yếu dần, và bất hạnh thay, cả mẹ cậu cũng trong tình trạng như vậy. Đến lúc thấy cậu bé sống không được bao lâu nữa, mẹ Tyler trò chuyện và an ủi rằng bà cũng sắp chết và bà sẽ sớm bên cạnh cậu nơi Thiên đường.

Vài ngày trước khi qua đời, Tyler ra hiệu cho tôi đến gần bên giường của cậu và thì thầm rằng: “Con sắp chết rồi cô ạ. Nhưng con không sợ đâu. Khi con chết, xin cô hãy mặc cho con bộ đồ màu đỏ. Mẹ đã hứa là cũng sẽ đến Thiên đường với con. Khi mẹ đến, có lẽ lúc ấy con đang chơi với các bạn, và con muốn mẹ dễ dàng nhận ra con ngay”.

 

YÊU CHO ĐẾN CÙNG

YÊU CHO ĐẾN CÙNG

Thánh Gioan viết: “Chúa Giêsu đã thương yêu những kẻ thuộc về Người còn ở thế gian, và Người yêu họ đến cùng”.  “Yêu cho đến cùng” không phải chỉ có nghĩa là yêu cho đến giây phút cuối cùng mà còn có nghĩa là yêu hết mình.  Đức Giêsu đã dùng hết mọi phương thế để biểu lộ tình yêu của Người và của Cha Người cho chúng ta.

1. Tình yêu của Đức Kitô

Phương cách thứ nhất là mầu nhiệm Nhập thể: Đức Giêsu là Con Thiên Chúa, đồng bản tính, đồng quyền năng và đồng vinh quang với Chúa Cha.  Nhưng vì thương yêu loài người, Người đến sống giữa chúng ta.  Người đã mặc lấy thân xác loài người như thế, mục đích là chia sẻ thân phận yếu hèn khổ đau của loài người và đồng thời thông ban cho loài người thần tính của mình, tức địa vị là Con Thiên Chúa, và cùng với thân tính ấy là sự sống đời đời.  Chính Đức Giêsu đã nói với ông Nicôđêmô: “Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời” (Ga 3,16).  Qua mầu nhiệm nhập thể của Đức Giêsu, chúng ta thấy yêu là đến với loài người, là thông cảm, là chia sẻ.

Phương cách thứ hai mà Đức Giêsu đã dùng để biểu lộ tình yêu của Người, được cụ thể hóa nơi cử chỉ Người quì xuống rửa chân cho các môn đệ.  Rửa chân là công việc của người nô lệ trong nhà đối với chủ mình.  Đó là công việc hèn hạ nhất.  Việc rửa chân mà Đức Giêsu làm đây, là một dụ ngôn bằng hành động.  Nó diễn tả cuộc đời của Đức Giêsu: Người đã đến trong thế gian, không phải như một ông vua, ông quan, nhưng như một người nô lệ.  Chính Đức Giêsu đã nói: “Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ” (Mc 10, 45).  Thánh Phaolô cũng đã diễn tả rất rõ cuộc đời của Chúa Giêsu: “Đức Giêsu Kitô vốn dĩ là Thiên Chúa mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân, sống như người trần thế” (Pl 2, 6-7).

Thánh Phaolô đã dùng một tiếng rất mạnh: “Đã hoàn toàn trút bỏ”, nghĩa là coi mình là hư không; trong cụ thể, Đức Giêsu đã từ khước vinh quang, quyền lực khi còn sống ở trần gian.  Suốt đời Đức Giêsu không bao giờ nghĩ tới bản thân mình: Người đã không bao giờ làm phép lạ để có bánh ăn, có nước uống, hay để tìm danh dự cá nhân…  Người đã hiến tất cả thì giờ và sức lực của Người, để giảng dạy dân chúng, an ủi những kẻ liệt lào, chữa lành những người bệnh tật.  Cao điểm của cuộc đời phục vụ ấy là cái chết trên Thập giá, mà Đức Giêsu đã trình bày như một cái chết để phục vụ và để yêu thương: “Này là Mình Thầy sẽ bị nộp vì các con!  Này là Máu Thầy sẽ phải đổ ra để chuộc tội nhiều người”.  Hoặc Chúa còn nói: “Không có tình yêu nào lớn hơn là thí mạng sống mình vì bạn hữu.”  Nhìn cuộc đời của Đức Giêsu, được tượng trưng qua việc rửa chân, chúng ta hiểu ra rằng yêu là phục vụ, phục vụ đến độ hy sinh cả mạng sống mình cho loài người.  Đó là phương cách thứ hai để Đức Giêsu biểu lộ tình yêu của Người cho chúng ta.

Và đây là phương cách thứ ba:  Người đã lập ra Bí tích Thánh Thể để hiện diện mãi với chúng ta.  Khi người ta thương mến nhau, thì người ta muốn sống gần nhau mãi mãi, muốn giữ sự trung tín với nhau mãi mãi.  Chỉ vì muốn ở với chúng ta mãi mãi, mà Đức Giêsu đã lập phép Thánh Thể để hiện diện với chúng ta, để trở nên lương thực cho chúng ta, để tiếp tục đồng hành với loài người, với mọi người trong cuộc hành trình ở chốn sa mạc trần gian này.

Qua Bí tích Thánh Thể, chúng ta hiểu được rằng yêu là hiện diện với kẻ khác, giữ sự trung tín vững vàng với bạn hữu của mình.  Đức Giêsu Kitô đã yêu các bạn hữu của Người “cho đến cùng” là như thế đó

2. Noi gương Đức Kitô

Chúng ta là Kitô hữu, là môn đệ Đức Kitô, chúng ta đã cố gắng nên giống “Thầy và Chúa” của chúng ta hay chưa?  Chính trong ngày Thứ Năm Tuần Thánh, Chúa Giêsu đã ban giới răn mới cho các môn đệ: “Thầy ban cho anh em một điều răn mới là anh em hãy yêu thương nhau; anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em” (Ga 13, 34).  Vậy chúng ta phải thực hiện giới răn bác ái huynh đệ theo gương của Đức Giêsu (“Như Thầy đã yêu mến các con”).  Theo gương Đức Giêsu, thì trước hết yêu mến là đến với người đồng loại của mình: Chúng ta hãy tự vấn xem chúng ta đã quan tâm đến những người chung quanh chúng ta chưa?  Chúng ta đã chia sẻ cho họ phần nào hay chưa trên bình diện vật chất và trên bình diện tinh thần?

Tiếp đến, yêu mến và đặt mình trong tư thế tôi tớ để phục vụ.  Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta có chu toàn bổn phận của mình với tinh thần phục vụ hay không?  Trong cách cư xử, nói năng với người khác, chúng ta có khiêm tốn như một người tôi tớ không?  Hay chúng ta tự xem mình như người trên, như kẻ cả?  Sau hết, yêu mến là chấp nhận ở với kẻ khác, hiện diện với kẻ khác, cộng tác với kẻ khác, giữ sự trung tín vững vàng với kẻ khác

Theo khuynh hướng tự nhiên, khi chúng ta gặp một chút khó khăn với kẻ khác, là chúng ta muốn co rút lại, chia rẽ, đoạn tuyệt.  Chính vì chưa thấm nhuần tinh thần này của Đức Kitô, mà bao đôi vợ chồng khi gặp chút khó khăn, là nghĩ ngay tới việc ly thân, ly dị… Tình yêu của Đức Kitô mời gọi chúng ta phải giữ “chữ tín” đến muôn đời, nhất là trong đời sống gia đình, đời sống vợ chồng.

3. Đức Kitô – sức mạnh của chúng ta

Tình yêu của Đức Kitô không phải chỉ là mẫu mực mà còn là sức mạnh cho chúng ta.  Trong dụ ngôn về cây nho, được Chúa kể trong bài diễn từ chia tay, Chúa nói: “Cũng như cành nho không thể tự mình sinh hoa trái, nếu không gắn liền với cây nho, anh em cũng thế, nếu không ở lại trong Thầy.” (Ga 15, 4).  Chúng ta ở lại trong Đức Kitô, như trong thân cây nho, nhờ đức tin và nhờ vào việc tham dự vào Bí tích Thánh Thể.  Chiều hôm nay, khi tiến lên rước lễ, chúng ta hãy ý thức là chúng ta đang được tiếp nhận sức mạnh của Đức Kitô, nhờ đó chúng ta có thể yêu mến anh em chúng ta như chính Đức Kitô đã yêu mến chúng ta.

LM Norberto

From: ngocnga_12 & Anh chị Thụ Mai gởi