NIỀM VUI PHỤC SINH

NIỀM VUI PHỤC SINH

Tôi rất thích câu Kinh Thánh: “Khi Chúa Giêsu thấy Maria Mađalêna khóc ở cửa mộ thì Ngài hỏi: Này chị, sao chị khóc?” (Ga 20:15).  Lúc đó Ngài không hỏi một câu văn hoa bóng bẩy.  Ngài muốn biết lý do chúng ta lo âu, khóc lóc và phiền muộn khi niềm hy vọng tiềm ẩn trong mọi sự – nếu chúng ta lưu ý.

Phục sinh mang ý nghĩa giải thoát, rầt ý nghĩa đối với một người như tôi, vì tôi luôn cảm thấy buồn sầu và tiêu cực.  Mừng lễ Phục sinh là dịp để chúng ta nói: “Vâng, lạy Chúa Giêsu, con tin.”  Khi làm vậy, hãy nắm bắt niềm hy vọng có sẵn đó.

  1. Tiến Lên Và Chạm Vào Ngài

Sau khi sống lại, Chúa Giêsu hiện ra với các môn đệ và nói: “Sao anh em phiền muộn?  Sao anh em nghi ngờ?  Hãy sờ vào Thầy và xem đây, ma không có xương thịt như anh em thấy Thầy.”

Nếu tôi là một trong số họ, tôi không chỉ phiền muộn mà chắc rằng tôi sẽ không đến gần sờ thử.  Tôi nghi ngại.  Nhưng tôi tìm thấy sự an tâm trong sự bảo đảm của Chúa Giêsu rằng sự phục sinh của Ngài là thật.  Chúa Giêsu là thật, sự phục sinh là thật, do đó mà các lời hứa của Ngài là thật.  Nghĩa là chúng ta khả dĩ tin Ngài khi Ngài nói với chúng ta rằng Ngài sẽ ở với chúng ta đến tận thế (Mt 28:20).

  1. Thiên Chúa Tốt Lành

Trước khi chịu chết, Chúa Giêsu nhắc lại rằng Ngài được sai đến nhân danh Chúa Cha.  Thật vậy, qua nhiều phép lạ, nhất là việc cho Ladarô sống lại, cho thấy tính tốt lành của Thiên Chúa: “Vì Cha yêu Con và cho Chúa Con thấy mọi sự Người làm, và Người sẽ cho Chúa Con thấy những việc vĩ đại hơn vậy, đến nỗi anh em có thể ngạc nhiên” (Ga 5:20).

Chân phước Angela Foligna, thế kỷ 14, là người mẹ và người vợ, rồi là người viết xuất chúng về các điều thần bí, đã viết: “Bước đầu tiên mà linh hồn phải có khi đi vào con đường yêu thương là biết Thiên Chúa qua chân lý, nhờ đó mà muốn đạt tới Thiên Chúa…  Biết Chúa qua chân lý là biết Ngài như chính Ngài, hiểu sự xứng đáng của Ngài, vẻ đẹp của Ngài, sự ngọt ngào của Ngài, sự tuyệt luân của Ngài, sức mạnh của Ngài, sự tốt lành của Ngài, bản chất cực tốt lành của Ngài.”

Tôi nghĩ rằng tin Chúa tốt lành là điểm phục sinh.  Thiên Chúa có tốt lành?  Có.  Chúng ta có thể nói vậy với niềm xác tín vào sự Phục sinh.

  1. Phó Thác

Hãy phó thác ý muốn và cuộc đời mình cho Chúa quan phòng.  Thánh Thomas Tiến sĩ viết: “Tính thánh thiện không gì hơn là quyết định dứt khóat, một hành động anh dũng của một linh hồn phó thác cho Thiên Chúa.  Nhờ ý muốn thẳng thắn mà chúng ta yêu mến Chúa, chạy về phía Chúa, đạt tới Ngài và sở hữu Ngài.”

Mỗi khi chúng ta nói với Chúa: “Hãy lấy điều đó khỏi con,” chúng ta đang sống niềm vui Phục sinh, vì chúng ta đang nhớ lời hứa của Chúa rằng Ngài sẽ cung cấp cho chúng ta, Ngài không bỏ chúng ta, và dù chúng ta nghi ngờ thì Ngài vẫn thực sự đáng tin.

  1. Loại Bỏ Sợ Hãi

Trong trình thuật của thánh Mát-thêu, thiên thần Chúa hiện ra với Maria và một Maria khác ở nơi mộ trống, rồi nói với họ: “Đừng sợ, vì tôi biết các chị đang tìm Giêsu bị đóng đinh.  Ngài không còn ở đây.  Ngài đã sống lại như Ngài đã nói.”  Sau đó Chúa Giêsu gặp các chị và lặp lại: “Đừng sợ!” (Mt 28:10).

Có thể điều Chúa Giêsu nói ở đây là đừng sợ.  Loại bỏ sợ hãi là điều không dễ làm.  Nhưng nếu chúng ta có thể loại bỏ sợ hãi, dù loại bỏ dần dần, chúng ta sẽ tránh xa nỗi buồn thập giá và đến gần sự tuyệt vời của ngôi mộ trống.

Cố tu sĩ Thomas Merton, dòng Trap, viết: “Nỗi sợ hãi thu hẹp lối vào trái tim, co rút khả năng yêu thương và làm đóng băng khả năng trao tặng chính mình.”

  1. Công Khai

Mệnh lệnh của Chúa Giêsu là rao giảng công khai.  Cho dù bạn có thể giống như kẻ khờ dại, cứ nói với người ta rằng sự sống lại đã xảy ra thực sự.  Không nhất thiết chúng ta phải là người rao giảng Tin Mừng từ xa.  Chúng ta khả dĩ làm và nói mọi thứ, ngôn ngữ và hành động của chúng ta luôn trở lại với sự Phục sinh, truyền niềm hy vọng cho mọi người chúng ta gặp.

  1. Khiêm Nhường

Nếu Chúa Giêsu là Thiên Chúa, và chỉ có một Thiên Chúa, điều đó nghĩa là không ai trong chúng ta là Thiên Chúa.  Đó là sự thật quan trọng khác về sự sống lại: Thiên Chúa trở nên con người, con người không thể trở nên Thiên Chúa.  Tôi biết tôi thường lẫn lộn hai điều đó, nhất là khi tôi nói qua điện thoại với nhân viên bảo hiểm y tế, vì tôi cảm thấy mình có quyền hơn người đó.

Thánh nữ Catarina Siena viết: “Hãy nhỏ bé và khiêm nhường.  Hãy nhìn vào Thiên Chúa, Ngài tự hạ làm con người.  Đừng làm mình bất xứng với những gì Thiên Chúa đã làm cho chúng ta.”  Với sự khiêm nhường, chúng ta sẽ có khả năng hơn nhờ sự phục sinh.  Điều đó như sự bù đắp những gì chúng ta không thể có, nhưng Thiên Chúa khả dĩ cung cấp cho chúng ta nếu chúng ta tin rằng ngôi mộ trống.

  1. Hành Trình Emmaus

Tôi luôn được đánh động bởi trình thuật của thánh Luca về hành trình Emmaus.  Hai môn đệ trên đường đi Emmaus, Chúa Giêsu đến gần và hỏi họ đang nói chuyện gì.  Một người nói: “Sao ông hỏi vậy?  Ông không nghe xôn xao chuyện gì ư?”  Và họ chợt nhận ra Ngài khi Ngài cùng ngồi ăn với họ.  Nhưng ngay khi họ nhận ra Ngài thì Ngài biến đi.

Hằng ngày chúng ta có dịp đi Emmaus nếu chúng ta đồng ý với thánh Leo Cả: “Chia sẻ sự phục sinh của Chúa Kitô là không bị ràng buộc bởi những gì tạm thời, nhưng chỉ ràng buộc bởi sự sống vĩnh hằng mà Ngài trao ban cho chúng ta…  Sự phục sinh đã khởi sự nơi Đức Kitô, và Ngài muốn dẫn chúng ta đến sự viên mãn của sự sống và sự chữa lành.”

  1. Cầu Nguyện Liên Lỉ

Trong trình thuật của thánh Luca, tôi thích câu: “Họ hỏi nhau: Lòng chúng ta không sốt sáng khi Ngài nói chuyện với chúng ta trên đường đi và giải nghĩa Kinh thánh cho chúng ta sao?” (Lc 24:32).

Hành trình tới Emmaus là lời cầu nguyện, các nhiệm vụ nhỏ mọn của chúng ta hằng ngày cũng là những lời cầu nguyện.  Thánh bổn mạng của tôi, Têrêsa Hài đồng, đã định nghĩa: “Lời cầu nguyện là điều bộc phát từ đáy lòng, là ánh mắt hướng về trời cao, là lời tạ ơn, là tình yêu giữa cơn thử thách và giữa niềm vui.”  Đó là cách cầu nguyện khi chúng ta sống niềm vui Phục sinh.

  1. Nhận Biết Chúa Trong Mọi Sự

Nếu mùa Chay là sống tĩnh lặng để lắng nghe tiếng Chúa thì lễ Phục sinh là ca vang Alleluia với Ngài.  Và nếu 40 ngày bắt đầu bằng thứ tư lễ Tro là tách mình ra khỏi ai đó, nơi nào đó và thương mình hơn thì lễ Phục sinh là đón nhận mọi người, mọi nơi, mọi thứ gì thúc đẩy sự tốt lành, vẻ đẹp và tình yêu thương.  Thánh GH Gioan-Phaolô II đã viết: “Chúng ta có thể tìm thấy Chúa trong mọi sự.  Chúng ta có thể hiệp thông với Ngài trong mọi sự và qua mọi sự.”  Thiên Chúa hằng sống và hiện hữu khắp nơi.

Hãy sống niềm vui Phục sinh ở mọi nơi và mọi lúc.  Hãy cầm lấy, tạ ơn, bẻ ra và trao cho người khác chính cuộc đời mình!

Therese Borchard

Kha Đông Anh 

(chuyển ngữ từ Beliefnet.com)

Với thể chế CS: ghế quyền lực càng cao thì nhân phẩm càng thấp!

From facebook:  Trần Bang
Với thể chế CS: ghế quyền lực càng cao thì nhân phẩm càng thấp!

“Sau 30 tháng 4 năm 1975, trận gió giáo dục mang tính chiến đấu của miền Bắc đã xô dạt những thư viện giáo dục nhân bản miền Nam. Và hệ quả của nó là suốt 42 năm, nền giáo dục càng lúc càng bệ rạc. Những quan chức giáo dục bị kỉ luật ở cấp thấp thì lại được thăng cấp, nhảy tót lên ghế trên để làm quản lý. Hiện tại, có nhiều quan chức giáo dục cấp tỉnh, với vị trí giám đốc sở giáo dục, nhưng nếu chịu khó kiểm tra kiến thức, trình độ và đạo đức của họ, dường như là có quá nhiều vấn đề để bàn.

Theo thầy Toàn, có người từng bị kỉ luật ở nhà trường vì nạn đề đóm nhưng sau đó lại được cất nhắc làm chuyên viên sở, rồi cuối cùng là giám đốc sở giáo dục, trong khi đó, người này từng ra đề thi sai nhiều lần vì không có kiến thức và ông ta chỉ giỏi duy nhất một điều, đó là biết làm được lòng cấp trên, biết đội trên đạp dưới.

Một nền giáo dục không có triết lý, không coi trọng dân chủ và không đề cao nhân cách đã và đang cho ra những đáp số xã hội đầy rẫy tội lỗi và cái ác. Thầy Toàn khẳng định rằng nếu như truy tìm nguyên nhân gây ra một xã hội hết sức manh động và vô cảm như hiện tại, nền giáo dục đã góp một phần rất lớn để xây dựng nên xã hội như đang thấy.

Nói cho cùng, một nền giáo dục chỉ lấy vật dục làm kim chỉ Nam và không coi trọng tính nhân bản, tính dân chủ, cộng thêm với sự thiếu thành thật và phiến diện sẽ không bao giờ là một nền giáo dục có khả năng hoàn thiện con người. Và những người trưởng thành trong nền giáo dục xã hội chủ nghĩa, nói cho cùng là nhờ vào niềm đam mê tri thức cũng như thiện căn có sẵn của họ chứ không phải do tác động của giáo dục.

Một nền giáo dục tốt phải là nền giáo dục có khả năng tác động, làm giàu nhân tính xã hội, ngược lại, một nền giáo dục tồi tệ là nền giáo dục luôn chịu lời nhắc nhở về nhân tính cũng như phẩm hạnh từ xã hội. Và nền giáo dục Việt Nam kể từ sau 30 tháng 4 năm 1975 đến nay là nền giáo dục như thế!

NHỮNG CÂU NÓI HAY VỀ NGÀY 30/4 CỦA NHỮNG NGƯỜI ĐÃ THỨC TỈNH.

From facebook:  Phạm Văn Dũng
NHỮNG CÂU NÓI HAY VỀ NGÀY 30/4 CỦA NHỮNG NGƯỜI ĐÃ THỨC TỈNH.

1/Nếu ngày 30-4-1975, bên chiến thắng là Việt Nam Cộng Hòa thì giờ đây trong khu vực châu Á, Việt Nam có thể chỉ thua duy nhất Nhật Bản về kinh tế, còn chắc chắn sẽ ngang bằng hoặc hơn Hàn Quốc về cả kinh tế và quân sự.
(Luật sư Nguyễn Văn Đài )

2/ ” Càng huênh hoang, bốc phét về đại thắng mùa xuân càng khơi dậy nỗi đau và lòng hận thù “

“30/4 là ngày đã giải phóng cho tôi , một công dân miền Bắc khỏi kiếp nô lệ của một thứ triết học chính trị ngoại lai”
( Nhạc sĩ Tô Hải )

3/”Vào miền Nam tôi khóc vì sao? Là bởi vì tôi hiểu đạo quân chiến thắng ở miền Bắc phụ thuộc vào một chế độ man rợ. Rất nhiều dân tộc văn minh bị tiêu diệt bởi một chế độ man rợ hơn, bởi vì họ hung hăng hơn.

Sau này tôi mới hiểu tôi cũng ngây thơ tôi khóc thế thôi. 30/4 tôi còn khóc vì một lý do khác nữa là vì chúng tôi bị lừa. Chúng tôi đi không nghĩ ngày về, nhưng mà chúng tôi tưởng chiến thắng quân ngoại xâm nhưng thực sự hoàn toàn là không phải. Và tất cả tuổi trẻ của chúng tôi đã bị tiêu huỷ đi. Và vì vậy mà tôi khóc, trong những giọt nước mắt của tôi có cái phần chung cho dân tộc và có phần riêng của chúng tôi, của những người bạn tôi đã chết và của bản thân tôi đã hy sinh tuổi xuân một cách vô ích.»

( Nhà văn Dương Thu Hương).

4/”Dù không muốn nói ra, dù bây giờ ai nói ra đều bị coi là phản động, rằng đã có một cuộc giải phóng ngược trong ngày 30/4/1975, bên thắng cuộc đã được hoàn toàn giải phóng, trước tiên và trên hết là sự giải phóng về tư duy, ít nhất là đúng với mình”
( Nhà văn Nguyễn Quang Lập ).

5/ “Tôi nghĩ giá như trong cuộc chiến vừa qua, miền Nam thắng, thì có lẽ sẽ tốt hơn “.
( Nhà văn Nguyên Ngọc )

6/”Hóa ra những người chiến sĩ Giải phóng chúng tôi bấy lâu đã bị một thế lực nhân danh sự nghiệp Giải phóng ngấm ngầm trói buộc vào một guồng máy lấy xương máu chúng tôi và xương máu nhân dân để đúc thành ngai ghế “vua quan cách mạng” của họ.”

( Nhà thơ Bùi Minh Quốc)

7/ “Trống kèn ầm ỹ, pháo hoa khắp nơi, duyệt binh hoành tráng chỉ còn là màn khói mỏng che đậy những sai lầm và tội ác chồng chất cùng những bất công kinh khủng mà xã hội không còn có thể chịu đựng nổi.”
( Nhà báo Bùi Tín )

8/”Sự kiện 30-4-1975 tôi không phải là chứng nhân của sự kiện đó vì tôi sinh ra năm 1979, nhưng những gì tôi trực tiếp trải qua và chịu đựng trên đất nước Việt Nam thì tôi thấy đây là sự kiện hết sức là đặc biệt, cá nhân tôi nghĩ rằng đây là sự an bài nhục nhã của đức chúa trời dành cho dân tộc Việt Nam. “
( Luật sư Lê Thị Công Nhân ).

Dương Hoài Linh   

LƯỢC LẠI LỊCH SỬ VÙNG ĐẤT NAM BỘ

From facebook: Nguyễn Vô with Bich Nguyễn and 41 others.

THEO DÒNG LỊCH SỬ

BÀI 085: LƯỢC LẠI LỊCH SỬ VÙNG ĐẤT NAM BỘ

Về nguyên tắc của công pháp quốc tế, biên giới quốc gia đã được định hình trong những biến cố lịch sử từ khi nó được thế giới công nhận, không hồi tố. Đòi lại vùng đất mà cách đây hàng trăm năm đã được sát nhập vào quốc gia khác mà chủ yếu là do Tổ Tiên mình dâng hiến là không thể xem xét. Sam Rainsy chỉ lợi dụng vấn đề này để kích động tính dân tộc của người Khmer mà thôi.
Vào sáng thứ Ba 8/7/2014 khoảng 200 người tụ tập biểu tình trước Đại sứ quán Việt Nam ở thủ đô Phnom Penh của Campuchia.
Thực chất đấy là việc các thế lực đối lập cực đoan ở Campuchia mà đại diện là phái Sam Rainsy phối hợp với truyền thông phương Tây, có sự bảo trợ của Trung Quốc đang kích động một nhóm sinh viên biểu tình để phản đối ông Trần Văn Thông Đại sứ Việt Nam tại đây vì đã giải thích:
– Pháp vào Việt Nam năm 1858, năm 1863 vào Campuchia …
– Khi vào Đông Dương, Pháp không cắt đất Việt Nam cho Campuchia và cũng không cắt đất Campuchia cho Việt Nam. Cho tới khi nhân dân Đông Dương đấu tranh giành độc lập, khi rút khỏi Đông Dương Pháp cũng không cắt đất Campuchia cho Việt Nam.
Chúng yêu cầu: “Ông Thông phải xin lỗi công khai về việc ông ta hiểu lầm về lịch sử Kampuchea Krom, mà nay là một phần của miền Nam Việt Nam.” Thực chất, ông Thông đã nói đúng.
Để hiểu rõ vấn đề này, tôi xin LƯỢC LẠI LỊCH SỬ VÙNG ĐẤT NAM BỘ như sau:

1. VƯƠNG QUỐC CỔ PHÙ NAM
Vùng đất trù phú Nam Bộ của Việt nam ngày nay, từ khu vực Ðồng Nai đến Hà Tiên xưa thuộc Vương Quốc Phù Nam. Phù Nam là tên phiên âm tiếng Hán của từ Phnom có nghĩa là núi. Vương quốc Phù Nam là vương quốc đầu tiên hình thành tại Ðông Nam châu Á, tồn tại từ đầu thế kỷ thứ 1 đến thế kỷ thứ 6 sau Công nguyên.
Lịch sử quốc gia này được biết đến bắt đầu từ khoảng năm thứ nhất sau Công nguyên, tương đương với nhà Tây Hán Trung Hoa.
Theo truyền thuyết thì một vị giáo sĩ anh hùng (Brahman) người Ấn Độ tên là Kaundinya được thần linh chỉ đường xuống thuyền xuôi về hướng đông. Sau một cuộc hành trình đầy gian truân, thuyền của Kaundinya đến được đất liền của đồng bằng sông Cửu Long. Bỗng từ đất liền xuất hiện một mỹ nhân đi trên chiếc thuyền nan bơi ra chặn thuyền của Kaundinya lại. Mỹ nữ này là Nữ Chúa Soma, con gái của vua Rắn Hổ mười đầu. Trận thư hùng diễn ra giữa anh hùng và giai nhân. Nhờ phép thuật thần thông nên Kaundinya thắng trận. Nữ chúa Soma cầu hòa. Sau đó không lâu hai người yêu rồi cưới nhau sinh ra một người con trai. Người con trai này trở thành vị vua đầu tiên của Vương quốc Phù-Nam lấy hiệu là KAMPU.

Kinh đô trù phú của vương quốc được xây dựng tại thành Vyadhapura.
Vào năm 245 sau Công nguyên nhà Hán Trung Hoa sai sứ giả là K’ang T’ai đi kinh lý vương quốc Phù Nam. Ông đã mô tả là vương quốc này đã biết cách luyện kim, kinh đô Vyadhapura có xây thành bằng gạch kiên cố chung quanh, có hệ thống kênh đào để thuyền bè có thể đi xuyên qua lãnh thổ …
Trong vòng 300 năm sau ngày lập quốc, Phù Nam đã có một hạm đội chiến thuyền và quân lực hùng mạnh và đã chinh phục được hầu như toàn bộ những khu dân cư của vùng Mã Lai – Thái lan – Miên và nam Miến Ðiện để kiểm soát đường hàng hải của các thương thuyền giữa Trung Hoa và Ấn Ðộ.

Những thần dân của Phù Nam xưa thuộc giống người thổ da đen Khmer, Môn-Khmer, Miến, và dân đa đảo Malay-indônêsiên. Ngôn ngữ sử dụng thuộc hệ Ấn độ pha trộn với nhiều sắc thái, thổ ngữ địa phương.
Người nước Phù Nam theo đạo Bà La Môn và Phật giáo.
Vương quốc Phù Nam đạt đến sự cực thịnh dưới triều vua Kaundinya Jajavarman (478-514).
Vương quốc Phù Nam bị suy tàn bởi nội loạn và sự nổi dậy của dân tộc Khmer (một xứ phiên thuộc của Phù Nam), tràn sang từ vùng đất thuộc nước Lào bây giờ.
Một yếu tố khác góp phần vào sự suy tàn của Phù Nam là nền kinh tế của quốc gia đã đi xuống từ sau những tiến bộ về kỹ thuật hàng hải. Thuyền buôn vào thời điểm này đã có thể đi xa bờ và ít có nhu cầu ghé lại Óc Eo trên đường đi qua Trung Quốc.
Năm 539 vương quốc Phù Nam bị buộc phải triều cống cho người Khmer lúc đó là Vương quốc Chân Lạp.
Ðến năm 627 Phù Nam bị người Khmer dưới quyền vua Chân Lạp là Bhavavarman xóa hẳn tên trên bản đồ. Những thần dân của Phù Nam bị sát nhập vào vương quốc Khmer. Hoàng gia của Phù Nam dùng đường biển tị nạn sang đảo Java của Nam Dương (Indonesia).
Từ năm 550 trở về sau cho đến khi chúa Nguyễn bành trướng thế lực đến miền Nam, người Khmer cai trị xứ này theo niên hiệu các vị vua Chân Lạp. Ngày nay, người Khmer nhìn nhận các vương triều Phù Nam là tổ tiên của dân tộc Khmer và là một phần của lịch sử Khmer. Người Khmer còn được chúng ta biết đến qua nhiều danh xưng Cao Miên, Chân Lạp, Cam bốt và Kampuchia.

2. VƯƠNG QUỐC CHÂN LẠP LÀM CHỦ KHU VỰC MIỀN NAM VIỆT NAM (Từ thế kỷ thứ 7 đến thế kỷ 17 sau Công Nguyên):
Năm 600-611 có triều vua Mahendravarman tiếp theo là vua Isanavarman đóng đô tại Ankor Borey.
Năm 750 vua Jayavaman I mở rộng lãnh thổ, xây thêm đền đài, cho khẩn hoang và trồng lúa cùng các loại hoa màu dọc bờ sông Cửu Long xuống tới miền Tây Việt Nam ngày nay.
Khoảng năm 780 dòng Vương cũ của Phù Nam giờ thành Vương Triều Sailendra của đảo Java (Indonesia) trở nên hùng mạnh đã dùng binh lực chinh phục và buộc vương quốc Chân Lạp của người Khmer phải triều cống và lệ thuộc.
Từ năm 800 đến 887 nước chân Lạp dưới sự lãnh đạo của vua Jayavaman II (802-887) và Jayavaman III (850-887) đã giành lại được độc lập từ dòng Sailendra của Java. Vương quốc Chân Lạp được đổi tên là Kampuchia. Trong thời này những thế lực phong kiến có khuynh hướng chia đế quốc Chân lạp thành Lục Chân Lạp và Thủy Chân Lạp (Thủy Chân Lạp là vùng đồng bằng miền nam tức Phù Nam xưa).
Năm 803 Puskarak lên ngôi Vương Thủy Chân Lạp, lấy hiệu là Jayavaman II rồi tuyên bố độc lập. Tuy nhiên, Vương triều của đảo quốc Java không ngừng dòm ngó vương quốc Kampuchia của Jayavaman II. Trong suốt 50 năm trị vì ông đã dời đô 5 lần vì chiến tranh với Java. Khi Jayavaman III qua đời không con nối dõi nên một người bà con họ mẹ đã lên ngôi xưng vương hiệu là Indravaman I (877-889).

Vua Indravaman I là một vị vua anh hùng, có tài thao lược và cũng yêu nghệ thuật văn thư. Trong đời ông đã có công thống nhất Lục Chân Lạp với Thủy Chân Lạp và xây dựng thêm nhiều thành phố lớn, khuyến khích nông nghiệp và thương mại. Indravaman I cũng khởi đầu nới rộng Ðế quốc Khmer (Kampuchia), thay đổi bản đồ chính trị trên bán đảo Ðông Dương bằng những võ công nổi bật.
Con của Indravaman I nối sự nghiệp của cha xưng hiệu là Yaksovaman I (889-900).Yaksovaman I dời kinh đô từ Hari Hara Ley đến Yaso Tha Bura trên cao nguyên Bakheng. Chính vào thời điểm này, sự phú cường của Ðế quốc Kampuchia đã cho phép nhà vua khởi công nhiều công trình kiến trúc vĩ đại trong đó có:
– Angkor Wat (Ðế Thiên Ðế Thích): Là một công trình kiến trúc vĩ đại nhất của vùng Ðông Nam Châu Á.
– Đền đài Lo Ley.
– Đền đài Phnom Bok.
Những công trình này đa phần nhờ vào sức lực của hàng vạn tù binh và nô lệ bắt được từ những trận chiến chinh phạt Xiêm và Lào.

Suốt thế kỷ thứ 9 Ðế quốc Khmer-Chân Lạp có 6 triều vương đó là:
– Hashavaman I (900-922).
– Isanavaman II (922-928).
– Jayavaman IV (928-941).
– Harshavaman II (941-944).
– Rajendravaman II (944-968).
– Jayavaman V (968-1001).

Sau cái chết của Jayavaman V năm 1001, toàn lãnh thổ Chân Lạp rơi vào cảnh đại loạn kéo dài 9 năm.
Lãnh chúa Suryavaman I (1002-1050) đã đàn áp được những thế lực khác và thống nhất ngôi Vương tại Angkor Wat.
Từ năm 1050 đến 1177 đế quốc Khmer tiếp tục bành trướng. Phía bắc giáp Trung Hoa, phía nam giáp biển Xiêm La (Thái Lan), phía tây giáp Miến Ðiện, phía đông giáp Chiêm Thành.
Năm 1177 quân Chăm của Vương Quốc Chiêm Thành (Champa) xâm lăng và giết được vua Khmer là Tri-Bhuvanadit-yavarman khởi đầu cho quá trình suy tàn của đế quốc Khmer từ thế kỷ thứ 13.

Sự suy yếu của Ðế quốc Khmer vào thế kỷ 13 tạo cơ hội cho người Thái (Xiêm) nổi dậy giành độc lập. Danh xưng “Thái” có nghĩa là “tự do” không còn nô lệ nữa.
Quân đội người Thái đã tấn công đế đô Angkor (trong khoảng thời gian 1431-1432) và tàn sát hàng mấy vạn người để trả thù sự tàn bạo hà khắc mà người Khmer đã áp đặt lên họ trước kia. Sự tàn sát này khủng khiếp đến độ không còn ai sống sót để nhớ lại nơi chốn này. Vì vậy Ðế đô Angkor đã bị quên lãng bởi chính người Khmer trong suốt 500 năm … mãi đến thế kỷ 19, ông Henri Mouhot, người Pháp, trong lúc đi thám hiểm rừng sâu mới tìm lại phế tích Angkor Wat năm 1860.

Năm 1401 vua Chân Lạp Ponhea Yat dời đô về Phnom Penh (Nam Vang) đánh dấu một triều đại mới, chấm dứt kỷ nguyên Angkor. Chữ Phạn Ấn độ cổ Sanscrit không còn được sử dụng nữa. Lối chữ mới theo thể Pali giống Mã Lai được thay vào. Toàn thể những dòng dõi vương tôn, quí tộc cũ theo văn hóa Ấn Ðộ biết đọc, viết chữ Sanscrit đã bị người Thái tận diệt.
Năm 1528 vua Ong Chân I lại phải dời đô về Lovek (La Bích).
Ðến năm 1593 quân Xiêm lại tấn công La Bích.
Từ đó người Thái nắm quyền phế lập các vua chúa Khmer.

3. VỊ THẾ CHÚA NGUYỄN VÀ THẾ LỰC CỦA NGƯỜI VIỆT TẠI THỦY CHÂN LẠP (Từ thế kỷ 17-18 sau Công Nguyên):
Một biến cố chính trị tại phương đông, miền cực nam nước Ðại Việt đã làm thay đổi tình thế lúc đó, là sự xuất hiện của chúa Nguyễn Hoàng, truyền nhân của Nguyễn Bặc, Nguyễn Trãi và Nguyễn Kim.
Chính sách Nam Tiến của các chúa Nguyễn sau đó nhằm để chống lại thế lực của chúa Trịnh ở Thăng Long tạo nên áp lực to lớn cho hai quốc gia lân bang là Champa và Chân Lạp.
Trong khoảng thời gian từ năm 1611-1653 vương quốc Champa đã bị dồn nén bởi thế lực của chúa Nguyễn nên co cụm lại một vùng nhỏ từ Nha Trang đến Phan Thiết.
Sau một thời gian ở Xiêm làm con tin, Chey Chetta II về Chân Lạp lên ngôi vương năm 1618. Tân vương cải cách mọi việc và mang lòng không phục người Xiêm. Chey Chetta II dời đô về Oudong (Long Úc), thuộc tỉnh Kompong Luông. Tân vương tổ chức quân đội có thực lực. Mấy năm liền không thấy Chân Lạp dâng phẩm vật triều cống, Xiêm vương mang quân tấn công vào Chân Lạp 2 lần đều bị quân của Chey Chetta II đẩy lui.
Tuy nhiên về lâu về dài Chân Lạp sẽ không thể đương đầu với quân Xiêm. Chey Chetta II quyết định nhờ vào thế lực của chúa Nguyễn Ðàng Trong, lúc đó là Sãi Vương Nguyễn Phúc Nguyên (1613-1635).

Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên đã quyết định gả Hoàng Nữ Ngọc Vạn cho vua Cao Miên năm 1620. Hoàng nữ Ngọc Vạn được tấn phong Hoàng Hậu với tước hiệu là Somdach Prea Peaccayo dey Preavoreac.
Chúa còn hai Hoàng nữ khác là Ngọc Khoa gả cho vua Chiêm Pô Romê và Hoàng nữ Ngọc Hoa lại gả cho một thân vương người Nhật.

Năm 1620, dưới sự bảo trợ của Hoàng hậu Ngọc Vạn, lưu dân người Việt từ Ðàng Trong ồ ạt theo đường biển vào lập nghiệp tại vùng Thủy Chân Lạp.
Họ làm nghề nông, buôn bán, tiểu công nghiệp, đánh cá, thợ rèn .v.v..
Chỉ 3 năm sau, tức năm 1623 lưu dân Việt định cư tại Thủy Chân Lạp lên đến 20,000 người. Sãi vương liền viết thư cho “con rể” xin mượn vùng đất tại Prey Nokor (Sài Gòn) và Kas Krobey (Bến Nghé) để tiện việc thu thuế người Việt tại đây. Vua Cao Miên chấp thuận.
Sau khi quốc vương Cao Miên băng hà (chỉ sau 5 năm lấy vợ Việt), toàn vùng Bà Rịa giáp giới Chiêm Thành, Kâmpéâp Srekatrey (Biên Hòa), Prey Nokor (Sài Gòn) và Kas Krobey (Bến Nghé) đều thuộc quyền người Việt cai trị và thu thuế.

Từ sau khi vua Chey Chetta II băng hà, các hoàng tử con của các bà phi người Chân Lạp liên tiếp lên làm vua: Ponhea To (1629-1630), Ponhea Nu (1630-1640). Sau cái chết mờ ám của vua Ponhea Nu, năm 1640 quan phụ chính Prah Outey (là hoàng thúc của vua) đưa con mình là Ang Non I (1640-1642) lên ngôi.
Vào năm 1642 một người con của vua Chey Chetta II liên hiệp với người Mã Lai nổi dậy giết toàn gia hoàng thúc Prah Outey để lên ngôi xưng hiệu Ponhea Chan I (1642-1659). Sử Việt gọi vị vua này là Nặc Ông Chân.

Các hoàng thân thuộc phe cánh Ang Non I vào cung bà Hoàng Thái Hậu Ngọc Vạn xin cầu viện chúa Hiền Vương Nguyễn Phúc Tần (1648-1687). Chúa Hiền nhân cơ hội có lời yêu cầu nên hưng binh chinh phạt Chân Lạp vào tháng 10 năm 1658.
Quân Chân Lạp thua to tại ngoài khơi Bà Rịa và trận Gò Bích.
Chúa Hiền đưa Hoàng tử So con trai bà Thái hậu Ngọc Vạn lên ngôi vua lấy hiệu là Batom Réachea (1658-1672). Vào thời điểm này triều đình Chân Lạp đã hợp thức hóa chủ quyền của nhà Nguyễn tại Ðồng Nai.

Năm 1672 vua Batom Réachea bị ám sát. Con trai là Ang Chey tức Nặc Ông Ðài lên nối ngôi. Tân vương dựa thế lực người Xiêm mang quân lấn ép vùng Ðồng Nai. Lưu dân người Việt kêu cứu triều đình chúa Nguyễn. Chúa Hiền Vương Nguyễn Phúc Tần sai các tướng Nguyễn Dương Lâm cùng với Nguyễn Diên Thái và Văn Sùng mang quân tới tận Oudong hỏi tội Nặc Ông Ðài rồi đưa Ang Saur tức Nặc Ông Thu hiệu Chey Chetta IV, em của Nặc Ông Ðài lên ngôi Chính Vương ở Oudong Lục Chân Lạp.
Chúa Hiền lại đồng thời cho Ang Non tức Nặc Ông Nộn con trai thứ của bà Ngọc Vạn và vua Chey Chetta II làm Thứ Vương vùng Ðồng Nai – Mô Xoài. Vua Nặc Ông Nộn đóng đô tại Sài Gòn tức Prey Nokor. Lúc đó là năm 1674. Cả hai vị vua Chân Lạp đều phải triều cống xưng thần với chúa Nguyễn tại Kim Long. Vua Nặc Ông Nộn ở Sài Gòn đến khi chết năm 1691 thì toàn quyền cai trị tại đây thuộc về chúa Nguyễn.

4. CÁC DI THẦN NHÀ MINH VỚI VÙNG ĐẤT BIÊN HÒA, MỸ THO THỦY CHÂN LẠP:
Vào năm 1679 tức năm Khang Hy thứ 18 nhà Ðại Thanh, cựu thần của nhà Minh vì kháng cự lại quân Thanh đến xin hàng phục nhà Nguyễn.
Bọn di thần nhà Minh gồm có: Tổng binh Long Môn Dương Ngạn Ðịch, Phó tướng Hoàng Tiến, và Tổng Binh các phủ Cao, Lôi, Liêm là Trần Thượng Xuyên, Phó tướng Trần An Bình … mang 3000 binh lính, thủ hạ và gia quyến trên 50 chiến thuyền đến cửa Tư Dung và Ðà Nẵng xin được làm thần dân của chúa Nguyễn. Chúa Hiền chấp thuận cho giữ nguyên binh hàm, chức tước rồi truyền cho vua Cao Miên cho phép người Minh vào định cư ở xứ Ðồng Nai và sau đó đến Cần Thơ.

Nhờ đợt di cư này mà ảnh hưởng của nhà Nguyễn tại đất Thủy Chân Lạp ngày càng lớn. Các tướng nhà Minh giờ làm quan cho triều đình nhà Nguyễn. Họ cũng góp phần xông pha trận mạc mở rộng lãnh thổ cho nhà Nguyễn, nổi bật là Thống Binh Trần Ðại Ðịnh con của Trần Thượng Xuyên triều chúa Ninh Vương.
Người Minh vốn cùng văn hóa với người Việt nên hợp nhau khai hoang khẩn đất, lập chợ, xây dựng phố phường, buôn bán tấp nập. Những nơi như Gia Ðịnh, Biên Hòa, Thủ Ðức, Cần Thơ không mấy chốc trở nên sầm uất. Triều đình nhà Nguyễn lại được dịp có thêm dân, thêm đất và thêm thuế thu nhập.

Hiền Vương Nguyễn Phúc Tần băng hà năm 1687 ở ngôi 39 năm, Nghĩa Vương Nguyễn Phúc Thái (còn gọi là Trăn) lên thay (1687-1691). Nghĩa Vương dời đô về Phú Xuân (Huế).
Trong thời gian chúa mới lên ngôi có một di thần nhà Minh là Hoàng Tiến giết chủ tướng là Dương Ngạn Ðịch ở Mỹ Tho rồi tự xưng là Phấn Dũng Hổ Oai Tướng Quân thống lĩnh quân sĩ Long Môn người Minh đóng đồn ở Ðịnh Tường. Hoàng Tiến thả quân qua Cao Miên cướp của giết người. Vua Cao Miên là Nặc Ông Thu bất bình vì việc làm sai quấy này và ngờ là chủ ý của Thiên Vương nhà Nguyễn. Vua Nặc Ông Thu quyết định bỏ triều cống và chuẩn bị binh lính chống lại triều đình nhà Nguyễn.

Tháng Giêng năm 1690 Chúa Nghĩa sai lão tướng là Vạn Long mang quân đến Rạch Gầm dàn trận. Vạn Long dùng kế bắt được Hoàng Tiến rồi xua quân qua Cao Miên đánh thốc tới Nam Vang và Long Úc (thành Oudong). Vua Cao Miên cả sợ dâng 30 thớt voi, 150 lạng vàng, 600 lạng bạc, 6 con tê giác để xin hòa và giữ lệ triều cống như xưa. Quan quân nhà Nguyễn rút về Phú Xuân tháng 8 năm đó.
Chúa Nghĩa không thọ lâu, ngài băng hà năm 1691 thọ 43 tuổi.

Năm 1698 chúa Minh Vương Nguyễn Phúc Chu (1691-1725) sai Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh đi đánh Cao Miên và kinh lược mấy tỉnh miền Nam. Lễ Thành Hầu chia cắt giới phận, canh cải địa điền, kiểm kê nhân khẩu, lập sổ đinh điền cho có nề nếp. Lúc đó toàn miền Nam có dân số 40.000 gia đình (hộ) đất đai mở ra 1.000 dặm.

5. MẠC CỬU VỚI VÙNG ĐẤT HÀ TIÊN
Năm 1671 có người Minh tên là Mạc Cửu quê ở Lôi Châu, Quảng Ðông (Trung Quốc) mang gia quyến và binh lính 400 người và 10 chiếc thuyền di cư sang Thủy Chân Lạp, đổ bộ lên bờ biển Panthaimas vịnh Thái Lan.
Mạc Cửu đến Oudong xin yết kiến vua Nặc Ông Thu và ở lại hợp tác giữ chức Óc Nha cho đến năm 1681.
Lúc ấy thấy chính sự Chân Lạp rối ren, ông xin vua Chân Lạp cho đi khai khẩn vùng đất hoang Panthaimas. Vua thuận cho. Mạc Cửu chiêu tập đám cướp biển lại mở sòng bạc, chiêu mộ dân phiêu bạt chạy trốn nhà Thanh về lập nên 7 xã là: Mán Khảm (Peam), Long Kỳ (Ream), Cần Bột (Kampot), Hương Úc (Konpong Som), Sài mạt (Cheal Meas), Linh Quỳnh (Rạch Giá) và Phú Quốc (Koh Tral). Thủ phủ đặt tại Hà Tiên tức Căn Khẩu. Mạc Cửu đặt tên vùng đất của mình là “Căn Khẩu Quốc”.
Lãnh địa này thuộc Chân Lạp nhưng vua Chân Lạp không đủ sức cai quản nên được qui chế tự trị. Không bao lâu Căn Khẩu Quốc của Mạc Cửu trở nên giàu có, người đi vào buôn bán, cờ bạc, đổi chác tấp nập.

Thấy kinh tế vùng Căn Khẩu nổi lên như sóng, vua Xiêm chuẩn bị thôn tính vùng đất này.
Năm 1678 quân Xiêm tràn sang cướp phá bắt Mạc Cửu và gia quyến về Muang Galapuri (Vạn Tuế Sơn). Hai năm sau nhân lúc nước Xiêm có loạn ông mang quyến thuộc trốn về lại Căn Khẩu. Ông lại bắt tay khôi phục lại Căn Khẩu. Mạc Cửu nhiều lần xin triều đình Chân Lạp cứu nhưng Vương triều Chân Lạp lúc đó quá yếu, tự giữ mình còn không xong nên từ chối không thể giúp được gì cho họ Mạc.

Năm 1711 Mạc Cửu cùng đoàn tùy tùng là Trương Cầu, Lý Xá mang vàng lụa đến gõ cửa Khuyết ở Huế xin thần phục chúa Minh Vương Nguyễn Phúc Chu (1691-1725). Mạc Cửu được giữ chức Tổng Binh toàn quyền cai trị xứ Căn Khẩu mà không phải nộp thuế cho triều đình.
Nghe được tin này vua Xiêm cho 20.000 quân tấn công Căn Khẩu Quốc, một thuộc địa mới của nhà Nguyễn. Mạc Cửu thua chạy về Gia Ðịnh xin triều đình Huế cứu giúp.
Quân Triều Nguyễn đánh đuổi người Xiêm đi và trả lại toàn vẹn đất đai cho Mạc Cửu cai trị, nhưng đổi tên Căn Khẩu thành Hà Tiên Trấn với mục đích lưu lại dấu ấn của triều đình họ Nguyễn.

Mùa hạ năm 1735 Mạc Cửu chết, hưởng thọ 81 tuổi. Ninh Vương Nguyễn Phúc Thụ (có sử ghi là Trú:1725-1739) phong ông làm Khai Trấn Thượng Trụ Quốc Ðại Tướng Quân, tước Cửu Lộc Hầu.
Ðến đời Minh mạng được phong làm Thần hiệu là Thọ Công Thuận Mỹ Trung Ðẳng Thần.

Năm 1738 chúa Nguyễn Phúc Thụ ban cho dòng họ Mạc “Thất Diệp Phiên Hàn” (Bảy chữ quý tộc: bảy đời rào giậu cho quốc gia), lấy bảy chữ “Thiên, Tử, Công, Hầu, Bá, Tử, Nam” nối đời làm chữ lót, lấy năm chữ “Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ” trong Ngũ hành tương sinh, khởi đầu từ Bộ “Kim” để đặt tên và thêm Bộ “Ấp” vào chữ “Mạc” để tỏ ý không phải họ “Mạc” của Đăng Dung.
Do theo phương pháp đặt tên đó chúng ta thấy như sau về các thế hệ của họ Mạc, mỗi thế hệ dùng một hay vài người làm ví dụ:

1- Con trai Mạc Cửu là: Mạc THIÊN Tứ
2- Con của Thiên Tứ là: Mạc TỬ Thiêm, TỬ Duyên, TỬ Dung, TỬ Hoàng, TỬ Thượng, TỬ Sanh (Tử này có nghĩa là con).
3- Con của Tử Sanh là: Mạc CÔNG Du, CÔNG Tài (CÔNG Thê là con của TỬ Thiêm).
4- Con của Công Du là: Mạc HẦU Lâm.
5- Con của Hầu Lâm là: Mạc BÁ Bình.
6- Con của Bá Bình là Mạc TỬ Khâm (chữ tử nầy viết và đọc y như chữ tử bên trên, nhưng có nghĩa là tước thứ tư: Tử Tước, trên Nam tước).
7- Con của Tử Khâm là Mạc Nam Lan (bà Nam Lan tuyệt tự hết người thừa kế nhưng cũng vừa tròn bảy chữ vua ban).

6. VÙNG ĐẤT MÉSO – LONGHOR (tức Mỹ Tho, Vĩnh Long)
Năm 1731 quân Chân Lạp đánh Gia Ðịnh. Ninh Vương sai Tướng Trương Phước Vĩnh và Cai Cơ Ðạt Thành cùng tướng quân Trần Ðại Ðịnh (con của Trần Thượng Xuyên người Minh) đem quân ra chống đỡ.
Cai Cơ Ðạt Thành bị quân Cao Miên giết ở Bến Lức. Trần Ðại Ðịnh mang quân bản bộ Long Môn đắp đồn Cây Mai ở Sài gòn để cầm cự. Cai đội Nguyễn Cửu Triêm đem quân cứu ứng đến Bến Lức, quân Miên lại rút về Tân An.
Tháng 4 năm 1731 Trần Ðại Ðịnh đánh vào Lovek (La Bích).
Cha con quốc vương Chân Lạp là Nặc Yêm (Ang Em) và Nặc Tha (Satha II) thua trận xin nhường đất Mésa (Mỹ Tho) và Longhor (Dinh Long Hồ tức Vĩnh Long bây giờ) để cầu hòa.
Chúa Nguyễn sai đo đạc, đặt thành Châu Ðịnh Viễn và dinh Long Hồ.

7. MẠC THIÊN TỨ NỚI RỘNG THÊM LÃNH THỔ CHO NGUYỄN VƯƠNG ĐÀNG TRONG:
Mạc Thiên Tứ cai trị trấn Hà Tiên rất thịnh vượng. Tứ mở văn đàn làm thơ, phổ nhạc, vịnh phú, lập Chiêu Anh Các để chiêu nạp nhân tài.
Về võ công Tứ cũng lẫy lừng không kém.
– Năm 1739 Tứ dẹp tan một trận tấn công của vua Cao Miên.
– Năm 1747 Tứ dẹp yên bọn cướp biển ở Long Xuyên.

Năm 1753 vua Cao Miên là Nặc Ông Nguyên (Ang Snguôn) hà hiếp người Chăm từ Chiêm Thành tị nạn Việt Nam qua Cao Miên, đồng thời thông mưu với chúa Trịnh ngoài Bắc để đánh úp chúa Nguyễn đòi lại đất đai đã mất.
Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát (1739-1765) sai Nguyễn Cư Trinh hưng binh đánh Cao Miên mùa hạ năm 1754. Binh triều vừa đi tới sông Vàm Cỏ thì quân địch cả sợ ra hàng. Nặc Nguyên chạy ra Vĩnh Long.
Ở vùng Vàm cỏ Nguyễn Cư Trinh chiêu dụ người Chăm tị nạn bây giờ không nơi nương tựa có tới 10.000 người và hộ tống họ đi về Ðồng Tháp Mười (Tà Vô Ân).
Ở đây phục binh của vua Cao Miên ùa ra đánh giết người Chăm chết mất 5.000 người. Quân tiếp ứng của ông Thiện Chính đến không kịp để cứu. Về sau Vũ Vương giáng chức ông Thiện Chính xuống làm Cai Ðội.
Nguyễn Cư Trinh cứu được 5.000 người Chăm cho về định cư ở núi Bà Ðen, Châu Ðốc. Nguyễn Cư Trinh lại tuyển người Chăm khoẻ mạnh đưa cho khí giới thúc họ đi tiên phong đánh quân Cao Miên trả thù. Quân triều Nguyễn đi sau ủng hộ. Thanh thế to lớn nên vua Cao Miên bỏ chạy xuống Hà Tiên nhờ Thiên Tứ cứu mạng.

Vua Cao Miên nhờ Tứ xin với Võ Vương cho dâng hai phủ: Tầm Bôn (Gò Công) và Lôi Lập (Tân An) để chuộc tội.
Chúa Nguyễn thuận cho và truyền cho nhập vào châu Ðịnh Viễn.
Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát cho vua Cao Miên Nặc Ông Nguyên về nước. Vua Nặc Ông Nguyên băng hà năm 1758.
Dòng họ vua Cao Miên tranh nhau làm vua. Mạc Thiên Tứ giúp cho Nặc Ông Tôn lên làm vua nên được tặng đất Tầm Phong Lâm (Meat Chruk) tức Châu Ðốc và Sa Ðéc.
Nội chiến ở Cao Miên vẫn không dứt. Các vua Cao Miên lại sang triều Nguyễn dâng đất cầu cứu. Thế là:
– Nặc Ông Thuận (Thommo Réchea) hiến Sóc Trăng, Bạc Liêu.
– Nặc Ông Tôn (Ang Tong) hiến hết đất từ núi Thất Sơn, Sa Ðéc, Kiên Giang và Long Xuyên về sau đều thuộc chủ quyền chúa Nguyễn.

Từ đây chấm dứt cuộc Nam tiến của dân tộc Việt nam.
Và như vậy vùng đất Nam Bộ đã thuộc về Việt Nam trước khi người Pháp xâm lược Đông Dương, nó không như luận điệu dối trá của các thế lực Samrensi tuyên truyền.
Về nguyên tắc của công pháp quốc tế, biên giới quốc gia đã được định hình trong những biến cố lịch sử từ khi nó được thế giới công nhận, không hồi tố. Đòi lại vùng đất mà cách đây hàng trăm năm đã được sát nhập vào quốc gia khác mà chủ yếu là do Tổ Tiên mình dâng hiến là không thể xem xét.
Sam Rainsy chỉ lợi dụng vấn đề này để kích động tính dân tộc của người Khmer mà thôi.

KHOAN VỀ ANH ƠI !…

From facebook:  Phan Thị Hồng‘s post.
 

KHOAN VỀ ANH ƠI !…

Thôi nhé khoan về thăm anh yêu ơi !
Quê nghèo bây giờ mịt mờ trùng khơi
Tôm cua cá ốc chết nằm la liệt
Có gì vui đâu mà về đây chơi !…

Thôi nhé khoan về thăm chốn quê xưa
Biển rộng sóng trào hôi thúi xông bừa
Giòi bọ lan tràn đục thân cá chết
Khổ ải chi bằng biển vắng chiều mưa !…

Thôi nhé khoan về biển ấm quê hương
Dẫu xa nhung nhớ thương sao là thương
Bây giờ ô nhiễm nước càng thêm độc
Cá chết tràn bờ biển cả đầy xương !…

Thôi nhé khoan về… khoan về nha anh
Nhớ chiều hai đứa dạo biển trời xanh
Tay đan trong tay tình yêu ngây ngất
Nhưng biển bây giờ chất độc bao quanh !…

Thôi nhé khoan về…em vẫn nhớ thêm
Khấn nguyện trời xanh đêm lại qua đêm
Cầu cho quê mẹ qua cơn hoạn nạn
Trăm họ thái bình cuộc sống êm đềm !…

Mai mốt anh về biển dệt thành thơ
Nhà nhà hạnh phúc cuộc sống như mơ
Mai mốt anh về tung tăng trong gió
Cánh diều ấm áp nụ cười trẻ thơ !…

Liverpool.29-4-2016
Song Như.

Tác giả Song Như – cô gái nhỏ trong hình – cùng cha mẹ đã nhiều lần viếng thăm miền Trung.
(hình chụp tại phi trường Đà Nẵng).

Nghĩ về 30.4.1975: hôm nay tôi kể 1 chút về Cộng Sản

From facebook: Trung Nguyen

My Post #147: Nghĩ về 30.4.1975: hôm nay tôi kể 1 chút về Cộng Sản ở giai đoạn 1975 cho đến 1980 để các bạn trẻ hiểu thêm về Cộng Sản vào thời đó.

Vào ngày 30.4.1975 Cộng Sản cướp miền nam VNCH. Sau khi họ cướp được chính quyền, Cộng Sản tiếp tục cướp tài sản của người dân miền Trung và miền Nam như là TV, tủ lạnh, máy giật áo quần, máy sấy áo quần, nồi cơm điện, tiền bạc, xe đạp, hon đa, vải, v.v…..Mỗi ngày rất nhiều xe nhà binh (xe bộ đội) chứa đầy đồ vật cướp từ miền Trung và Nam chở về miền Bắc. Cứ vậy suốt mấy năm liên tục.

Riêng gia đình của ba má tôi: Cộng Sản cướp hết 7 ngôi nhà lầu, 3 công xuởng, vàng, kim cương, tiền bạc, 2 xe hơi, tất cả hàng hóa xe đạp, tất cả hàng hóa xe honđa, tất cả hàng hoá vải, đồ vật trong nhà, v.v… Cộng Sản gắn cho gia đình là “đại tư bản”.

Cộng Sản rất là MỊ DÂN sử dụng danh từ “đại tư bản” nói với người dân là gia đình của ba má tôi được giàu có là vì bóc lột tiền bạc của cải từ người dân nghèo. Cộng Sản nói vậy để người dân nghèo ủng hộ chính sách đàn áp của chính quyền Cộng Sản. Gia đình tôi bị cho vào sổ đen ‘’đại tư bản”, thành phần xấu của chính quyền trong khi gia đình ba má tôi chưa bao giờ phạm tội, là một gia đình rất lương thiện làm ăn buôn bán ngay thẳng và hay thường giúp đỡ người dân kém may mắn.

Cộng Sản luôn hăm dọa bắt gia đình đi vùng kinh tế mới (vùng kinh tế mới là nơi vùng hoang vắng rất xa, cách vài trăm cây số. Nơi có nước độc, mìn va bom đạn) để làm cày ruộng nhưng ba má đút lót tiền bạc thường xuyên cho nên được miễn đi đến vùng kinh tế mới. Vì gia đình là “đại tư bản”, bị vào sổ đen, cho nên con cái bị trừ điểm để vào đại học. Bất cứ ai cũng đều bị bắt đi họp bị nhồi sọ mỗi đêm. Ba má anh chị đều bi cưỡng bắt đi họp mỗi đêm. Họ không bao giờ để gia đình được yên. Bất cứ làm gì mua gì họ cũng để ý dù đi mua đồ ăn sáng, ăn trưa hay ăn tối cũng đều bị để ý. Họ xây dựng một xã hội, không ai tin vào ai, vì có thể bị tố cáo lẫn nhau.

Anh lớn nhất của gia đình tôi là 1 bác sĩ và chị lớn nhất là dược sĩ nhưng Cộng Sản không cho anh chị hành nghề trong khi đó bác sĩ và dược sĩ là nghề để giúp và cứu người.

Mỗi đêm Cộng Sản bắt mọi người dân đi hội hộp, nhồi sọ. Thật ra nơi hội hộp là nơi để người này đấu tố người kia bị nghi kỵ lẫn nhau như là gián điệp, không ai tin ai. Đôi lúc họ kêu gọi tất cả mọi người dân tập trung ở sân vận động (nơi đá banh), bắt người dân đấu tố người nào đó hành hạ tại chổ rồi họ bắt người đó đi giết.. có lần có người bị bắn ngay tại chổ ở sân vận động…. thật là độc ác !

Chú của tôi là 1 sĩ quan VNCH, cấp bậc đại úy cảnh sát chuẩn bị bước sang thiếu tá. Ngày 30.4.1975, Cộng Sản nói với chú tôi và tất cả quân nhân VNCH là đi học tập “cải tạo” 3 tháng rồi sẽ được trở về nhà. Thật ra “cải tao” là từ mị dân của Công Sản. Cải tạo là nơi ngục tù, giam cầm, đàn áp, tra tấn và bị lao động như một kẻ nô lệ. Cộng Sản là kẻ xảo trá. Họ nói 3 tháng nhưng trên thực tế là hơn 3 năm. 7 năm, 9 năm, 12 năm, hay 17 năm mới được về nhà. Cuối cùng gần 15 năm chú tôi mới được về nhà.

Nói về tội ác của Cộng Sản thì 100 trang cũng không thể kể hết được.

THẰNG KHÙNG* (Thanh Ngang Trên Thập Tự Giá)

THẰNG KHÙNG (Phùng Quán)

THẰNG KHÙNG*
(Thanh Ngang Trên Thập Tự Giá)

Một buổi vào giữa trưa, tôi đang ngồi đun bếp, thì cửa liếp xịch mở. Tôi ngẩng lên, ngồi lặng đi một lúc khá lâu. Tôi bật gọi, cổ nghẹn tắc:

– Trời… Tuân!

Phải, người đang đứng trước mặt tôi là Nguyễn Tuân. Da mặt vàng úa và hơi phù nề. Cặp kính cận vành đồng rỉ xanh và hai gọng được thay bằng hai vòng dây gai xe. Cái miệng vẫn rộng nhưng không còn tươi nữa. Cặp môi nhợt nhạt vì thiếu máu. Như bừng tỉnh, tôi loạng choạng đứng dậy. Và hai chúng tôi ôm chặt lấy nhau lúc nào không biết. Phút chốc hai gương mặt dãi dầu, bầm dập khổ nạn trần gian, đẫm lệ. Tôi thì thầm qua nước mắt:

– Thế mà đã gần mười năm rồi… Mười năm tốt đẹp nhất của một đời người…

Tuân cười buồn:

– Chắc cậu không tin mình còn có ngày trở về?

– Ừ…, cậu gầy yếu quá… Người của sách vở, của mộng mơ… Cậu đâu được chuẩn bị để nhận một đòn chí mạng như vậy…

Tuân ngồi xuống cạnh bếp lửa, hơ hơ hai bàn tay gầy guộc, nói:

– Sức thích nghi vô tận cũng là một điều bí ẩn của con người, cậu ạ.

Tôi thổi cơm, rán cá, nấu canh chua. Hai đứa ngồi ăn ngay bên bếp.

– Nghĩ cho cùng, không có cái rủi nào lại không chứa sẵn ít nhiều cái may. – Tuân nói – Có lẽ nhờ vậy mà con người mới có thể tồn tại trong những hoàn cảnh nghiệt ngã nhất.

– Cậu thử nói cái may cậu tìm thấy trong mười năm qua xem nào – tôi hỏi.

– Trước hết, mình có dịp suy gẫm thêm về cuốn tiểu thuyết mình định viết, vì đã viết được hai chương đầu như cậu biết. Thực tế mười năm đã chỉ cho mình thấy nội dung cuốn tiểu thuyết của mình quá hiền lành, quá nông cạn. Theo mình, nếu không có mười năm lưu đày ở Sibir, tài năng của Dostoievsky không đạt đến độ viên mãn như vậy. Mình tin, nếu viết lại, cuốn tiểu thuyết của mình sẽ hay hơn, sâu sắc hơn rất nhiều. Nó sẽ là Kỷ niệm ngôi nhà những người chết của mình. Hai nữa, nhờ mười năm qua mình đã tự học được tiếng Nga. Bây giờ mình có thể đọc được Dostoievsky từ nguyên bản. Nhưng điều may mắn này mới là quan trọng hơn cả : trong mười năm qua, mình đã sống giữa những con người vô cùng phong phú và phức tạp, chất liệu sống vàng ròng cho các nhà văn. Mình chỉ đơn cử với cậu một người…

“… Anh ta vào trại trước mình khá lâu, bị trừng phạt vì tội gì, mình không rõ. Người thì bảo anh ta phạm tội hình sự, người lại bảo mắc tội chính trị. Nhưng cả hai tội mình đều thấy khó tin. Anh ta không có dáng dấp của kẻ cướp bóc, sát nhân, và cũng không có phong độ của người làm chính trị. Bộ dạng anh ta ngu ngơ, dở dại dở khùng. Mình có cảm giác anh ta là một khúc củi rều, do một trận lũ cuốn từ một xó rừng nào về, trôi ngang qua trại, bị vướng vào hàng rào của trại rồi mắc kẹt luôn ở đó. Nhìn anh ta, rất khó đoán tuổi, có thể ba mươi, mà cũng có thể năm mươi. Gương mặt anh ta gầy choắt, rúm ró, tàn tạ, như một cái bị cói rách, lăn lóc ở các đống rác. Người anh ta cao lòng khòng, tay chân thẳng đuồn đuỗn, đen cháy, chỉ toàn da, gân với xương.

Trên người, tứ thời một mớ giẻ rách thay cho quần áo. Lúc đầu mình cứ tưởng anh ta bị câm vì suốt ngày ít khi thấy anh ta mở miệng dù là chỉ để nhếch mép cười. Thật ra anh ta chỉ là người quá ít lời. Gặp ai trong trại, cả cán bộ quản giáo lẫn phạm nhân, anh ta đều cúi chào cung kính, nhưng không chuyện trò với bất cứ ai. Nhưng không hiểu sao, ở con người anh ta có một cái gì đó làm mình đặc biệt chú ý, cứ muốn làm quen… Nhiều lần mình định bắt chuyện, nhưng anh ta nhìn mình với ánh mắt rất lạ, rồi lảng tránh sau khi đã cúi chào cung kính. Hầu như tất cả các trại viên, kể cả những tay hung dữ nhất, cũng đều thương anh ta.

Những trại viên được gia đình tiếp tế người để dành cho anh ta viên kẹo, miếng bánh, người cho điếu thuốc. Ở trại, anh ta có một đặc quyền không ai tranh được, và cũng không ai muốn tranh. Đó là khâm liệm tù chết. Mỗi lần có tù chết, giám thị trại đều cho gọi “thằng khùng” (tên họ đặt cho anh ta) và giao cho việc khâm liệm. Với bất cứ trại viên chết nào, kể cả những trại viên đã từng đánh đập anh ta, anh ta đều khâm liệm chu đáo giống nhau. Anh ta nấu nước lá rừng, tắm rửa cho người chết, kỳ cọ ghét trên cái cơ thể lạnh ngắt cứng queo, với hai bàn tay của người mẹ tắm rửa cho đứa con nhỏ.

Lúc tắm rửa, kỳ cọ, miệng anh ta cứ mấp máy nói cái gì đó không ai nghe rõ. Anh ta rút trong túi áo một mẩu lược gãy, chải tóc cho người chết, nếu người chết có tóc. Anh ta chọn bộ áo quần lành lặn nhất của người tù, mặc vào rồi nhẹ nhàng nâng xác đặt vào áo quan được đóng bằng gỗ tạp sơ sài. Anh ta cuộn những bộ áo quần khác thành cái gói vuông vắn, đặt làm gối cho người chết. Nếu người tù không có áo xống gì, anh ta đẽo gọt một khúc cây làm gối. Khi đã hoàn tất những việc trên, anh ta quỳ xuống bên áo quan, cúi hôn lên trán người tù chết, và bật khóc. Anh ta khóc đau đớn và thống thiết đến nỗi mọi người đều có cảm giác người nằm trong áo quan là anh em máu mủ ruột thịt của anh ta. Với bất cứ người tù nào anh ta cũng khóc như vậy. Một lần giám thị trại gọi anh ta lên:

– Thằng tù chết ấy là cái gì với mày mà mày khóc như cha chết vậy?

Anh ta chấp tay khúm núm thưa:

– Thưa cán bộ, tôi khóc vờ ấy mà. Người chết mà không có tiếng khóc tống tiễn thì vong hồn cứ lẩn quẩn trong trại. Có thể nó tìm cách làm hại cán bộ. Lúc hắn còn sống, cán bộ có thể trừng trị hắn, nhưng đây là vong hồn hắn, cán bộ muốn xích cổ, cũng không xích được.

Thằng khùng nói có lý. Giám thị trại mặc, cho nó muốn khóc bao nhiêu thì khóc. Nhưng mình không tin là anh ta khóc vờ. Lúc khóc, cả gương mặt vàng úa, nhăn nhúm của anh ta chan hòa nước mắt. Cả thân hình gầy guộc của anh ta run rẩy. Mình có cảm giác cả cái mớ giẻ rách khoác trên người anh ta cũng khóc… Trong tiếng khóc và nước mắt của anh ta chan chứa một niềm thương xót khôn tả. Nghe anh ta khóc, cả những trại viên khét tiếng lỳ lợm, chai sạn, “đầu chày, đít thớt, mặt bù loong” cũng phải rơm rớm nước. Chỉ có nỗi đau đớn chân thật mới có khả năng xuyên thẳng vào trái tim người. Mình thường nghĩ ngợi rất nhiều về anh ta. Con người này là ai vậy? Một thằng khùng hay người có mối từ tâm lớn lao của bậc đại hiền?…

Thế rồi, một lần, mình và anh ta cùng đi lùa trâu xuống con sông gần trại cho dầm nước. Trời nóng như dội lửa. Bãi sông đầy cát và sỏi bị nóng rang bỏng như than đỏ. Trên bãi sông mọc độc một cây mủng già gốc sần sùi tán lá xác xơ trải một mảng bóng râm bằng chiếc chiếu cá nhân xuống cát và sỏi. Người lính gác ngồi trên bờ sông dốc đứng, ôm súng trú nắng dưới một lùm cây. Anh ta và mình phải ngồi trú nắng dưới gốc cây mủng, canh đàn trâu ngụp lặn dưới sông. Vì mảng bóng râm quá hẹp nên hai người gần sát lưng nhau.

Anh ta bỗng lên tiếng trước, hỏi mà đầu không quay lại:

– Anh Tuân này – không rõ anh ta biết tên mình lúc nào – sống ở đây anh thèm cái gì nhất?

– Thèm được đọc sách – mình buột miệng trả lời, và chợt nghĩ, có lẽ anh ta chưa thấy một cuốn sách bao giờ, có thể anh ta cũng không biết đọc biết viết cũng nên.

– Nếu bây giờ có sách thì anh thích đọc ai? – anh ta hỏi.

– Voltaire! – một lần nữa mình lại buột miệng. Và lại nghĩ: Nói với anh ta về Voltaire thì cũng chẳng khác gì nói với gốc cây mủng mà mình đang ngồi dựa lưng. Nhưng nhu cầu được chuyện trò bộc bạch với con người nó cũng lớn như nhu cầu được ăn, được uống… Nhiều lúc chẳng cần biết có ai nghe mình, hiểu mình hay không. Đó chính là tâm trạng của anh công chức nát rượu Marmeladov bất chợt nói to lên những điều tủi hổ nung nấu trong lòng với những người vớ vẩn trong một quán rượu tồi tàn, mà Dostoievsky miêu tả trong Tội ác và trừng phạt.

Anh ta ngồi bó gối, mắt không rời mặt sông loá nắng, hỏi lại:

– Trong các tác phẩm của Voltaire, anh thích nhất tác phẩm nào?

Mình sửng sốt nhìn anh ta, và tự nhiên trong đầu nảy ra một ý nghĩ kỳ lạ: một người nào khác đã ngồi thay vào chỗ anh ta… Mình lại liên tưởng đến một cậu làm việc cùng phòng hồi còn ở Đài phát thanh, tốt nghiệp đại học hẳn hoi, đọc tên nhạc sĩ Chopin (Sôpanh) là Cho Pin.

Mình trả lời anh ta:

– Tôi thích nhất là Candide.

– Anh có thích đọc Candide ngay bây giờ không?

Không đợi mình trả lời, anh ta nói tiếp:

– Không phải đọc mà nghe… Tôi sẽ đọc cho anh nghe ngay bây giờ.

Rồi anh ta cất giọng đều đều đọc nguyên bản Candide. Anh đọc chậm rãi, phát âm chuẩn và hay như mấy cha cố người Pháp, thầy dạy mình ở trường Providence. Mình trân trân nhìn cái miệng rúm ró, răng vàng khè đầy bựa của anh ta như nhìn phép lạ. Còn anh ta, mắt vẫn không rời dòng sông loá nắng, tưởng chừng như anh ta đang đọc thiên truyện Candide nguyên bản được chép lên mặt sông…

Anh đọc đến câu cuối cùng thì kẻng ở trại cũng vang lên từng hồi, báo đến giờ lùa trâu về trại. Người lính gác trên bờ cao nói vọng xuống: “Hai đứa xuống lùa trâu, nhanh lên!”.

– Chúng mình lùa trâu lên bờ đi! – anh nói.

Lội ra đến giữa sông, mình hỏi anh ta:

– Anh là ai vậy?

Anh ta cỡi lên lưng một con trâu, vừa vung roi xua những con trâu khác, trả lời:

– Tôi là cái thanh ngang trên cây thập tự đóng đinh Chúa.

Rồi anh ta tiếp:

– Đừng nói với bất cứ ai chuyện vừa rồi…

Giáp mặt người lính canh, bộ mặt anh ta thay đổi hẳn – ngu ngơ, đần độn như thường ngày. Cuối mùa đông năm đó, anh ta ngã bệnh. Nghe các trại viên kháo nhau mình mới biết.

Thằng chuyên gia khâm liệm e đi đong. Thế là nếu bọn mình ngoẻo, sẽ không còn được khâm liệm tử tế và chẳng có ai khóc tống tiễn vong hồn… – những người tù nói, giọng buồn.

Mình gặp giám thị trại, xin được thăm anh ta.

Giám thị hỏi:

– Trước kia anh có quen biết gì thằng này không?

Mình nói:

– Thưa cán bộ, không. Chúng tôi hay đi lùa trâu với nhau nên quen nhau thôi.

Giám thị đồng ý cho mình đến thăm, có lính đi kèm. Anh ta nằm cách ly trong gian lán dành cho người ốm nặng. Anh ta nằm như dán người xuống sạp, hai hốc mắt sâu trũng, nhắm nghiền, chốc chốc lại lên cơn co giật…

Mình cúi xuống sát người anh ta, gọi hai ba lần, anh ta mới mở mắt, chăm chăm nhìn mình. Trên khoé môi rúm ró như thoáng một nét cười. Nước mắt mình tự nhiên trào ra rơi lã chã xuống mặt anh ta. Anh ta thè luỡi liếm mấy giọt nước mắt rớt trúng vành môi. Anh ta thều thào nói:

– Tuân ở lại, mình đi đây… Đưa bàn tay đây cho mình…

Anh ta nắm chặt bàn tay mình hồi lâu. Một tay anh ta rờ rẫm mớ giẻ rách khoác trên người, lấy ra một viên than củi, được mài tròn nhẵn như viên phấn viết. Với một sức cố gắng phi thường, anh ta dùng viên than viết vào lòng bàn tay mình một chữ nho. Chữ NHẪN.

Viết xong, anh ta hoàn toàn kiệt sức, đánh rớt viên than, và lên cơn co giật.

Người lính canh dẫn mình lên giám thị trại với bàn tay có viết chữ Nhẫn ngửa ra. Người lính canh ngờ rằng đó là một ám hiệu.

Giám thị hỏi:

– Cái hình nguệch ngoạc này có ý nghĩa gì? Anh mà không thành khẩn khai báo, tôi tống cổ anh ngay lập tức vào biệt giam.

Mình nói:

– Thưa cán bộ, thật tình tôi không rõ. Anh ta chỉ nói: tôi vẽ tặng cậu một đạo bùa để xua đuổi bệnh tật và tà khí.

Nghe ra cũng có lý, giám thị trại tha cho mình về lán…

Phùng Quán ghi theo lời kể của Nguyễn Tuân**

 

Thằng Khùng trong tù này là Cha Chính Vinh, tức là Linh mục Gioan Lasan Nguyễn Văn Vinh (1912-1971) của Nhà thờ lớn Hà Nội.)

** Nguyễn Tuân có bút hiệu là Tuân Nguyễn. Anh vẫn muốn giữ tên mình làm bút hiệu nhưng vì đã có nhà văn Nguyễn Tuân, tác giả “Vang Bóng Một Thời” nên anh đành đổi ngược là Tuân Nguyễn.

Linh mục Gioan Lasan NGUYỄN VĂN VINH (1912 – 1971)
Cha chính Hà Nội
Tấm gương can trường

Cha Gioan Lasan Nguyễn Văn Vinh chào đời ngày 2 tháng 10 năm 1912 tại làng Ngọc Lũ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam.

Cậu Vinh, một thiếu niên vui vẻ, thông minh, có năng khiếu nghệ thuật bẩm sinh về âm nhạc, ca hát. Cậu biết kính trên, nhường dưới, trong xứ đạo, ai cũng quý yêu. Cha xứ Ngọc Lũ thời đó là Cố Hương, một cha người Pháp tên là Dépaulis giới thiệu cậu lên học tại trường Puginier Hà Nội. Năm 1928, cậu học Tiểu Chủng viện Hoàng Nguyên, Phú Xuyên, Hà Tây.

Năm 1930, thầy Vinh được cố Hương dẫn sang Pháp du học. Năm 1935, thầy vào Đại Chủng viện St Sulpice, Paris. Ngày 20-6-1940, thầy được thụ phong linh mục ở Limoges.

Chiến tranh thế giới xảy ra, cha Vinh phải ở lại Pháp và tiếp tục học tập. Ngài học Văn Khoa-Triết tại Đại Học Sorbone, học sáng tác và hòa âm tại Nhạc viện Quốc Gia. Ngài phải vừa học vừa làm. Vóc dáng nhỏ nhắn dễ thương của ngài đã làm cho nhiều người Pháp tưởng lầm ngài là phụ nữ nên cứ chào: Bonjour Madame! Nhưng ẩn trong cái dáng vóc nhỏ bé đó là một tâm hồn rộng lớn, sau đôi mắt sáng là tính cương trực, dưới nụ cười là ý chí sắt son.

Sau khi tốt nghiệp cử nhân Văn Triết ở Sorbone, ngài gia nhập dòng khổ tu Biển Đức tại Đan Viện Ste Marie.

Sau 17 năm du học, năm 1947 cha Vinh về nước, nhằm góp sức xây dựng Giáo Hội Công Giáo Việt Nam vững mạnh về mọi mặt. Khi ấy, Đức cha François Chaize – Thịnh, Bề trên Giáo phận đã bổ nhiệm ngài làm cha xứ Nhà Thờ Lớn Hà Nội. Ngài xin Bề trên lập dòng Biển Đức ở Việt Nam, nhưng không thành.

Cha Vinh, dù tu học ở Pháp nhưng luôn có tinh thần yêu nước, độc lập, không nệ Pháp. Năm 1951, Nhà Thờ Lớn Hà Nội tổ chức lễ an táng cho Bernard, con trai tướng De Lattre de Tassigni. Trong thánh lễ, tướng De Lattre kiêu căng đòi đặt ghế của ông trên cung thánh và bắt chuyển ghế của Trần Văn Hữu, Thủ tướng Việt Nam xuống dưới lòng nhà thờ. Vì lòng tự trọng dân tộc, danh dự quốc gia, cha Vinh cương quyết không chịu. Tướng De Lattre rất tức giận, gọi cha Vinh tới, đập bàn quát tháo, đe dọa. Cha Vinh cũng đập bàn, lớn tiếng đáp lại, quyết không nhượng bộ, nhưng Thủ tướng ngại khó nên tự nguyện rút lui. Sau vụ đó, để tránh căng thẳng, Đức Cha Khuê đã chuyển cha Vinh làm giáo sư của Tiểu Chủng Viện Piô XII, phụ trách Anh văn, Pháp văn, âm nhạc, triết học; ngài khiêm tốn vâng lời. Ngài cũng giảng dạy Văn Triết ở trường Chu Văn An.

Năm 1954, Đức cha Trịnh Như Khuê cho phép cha Vinh và cha Nhân đưa chủng sinh đi Nam, nhưng cả hai đều xin ở lại sống chết với giáo phận Hà Nội, dù biết hoàn cảnh đầy khó khăn, nguy hiểm. Đức Cha Khuê bổ nhiệm ngài làm Cha Chính, kiêm Hiệu Trưởng trường Dũng Lạc.

Ngài tổ chức lớp học giáo lý cho các giới, có những linh mục trẻ thông minh, đạo đức cộng tác, như cha Nguyễn Ngọc Oánh, cha Nguyễn Minh Thông, cha Phạm Hân Quynh. Lúc đầu, lớp học được tổ chức thành nhóm nhỏ tại phòng khách Tòa Giám Mục, về sau, con số người tham dự tăng dần, lớp học được chuyển tới nhà préau, và ngồi ra cả ngoài sân. Lớp học hiệu quả rất lớn, những tín hữu khô khan trở thành đạo đức nhiệt thành, ảnh hưởng lan tới cả giới sinh viên và giáo sư đại học, nhiều người gia nhập đạo. Sau chính quyền ra lệnh ngừng hoạt động vì lý do an ninh.

Khi cha Vinh đang làm Hiệu Trưởng Dũng Lạc, Chính phủ ra chỉ thị phải treo ảnh lãnh tụ thay vào ảnh Thánh Giá ở các lớp học. Ngài không tuyên đọc chỉ thị cũng không tháo bỏ Thánh giá, nên năm 1957, trường bị đóng cửa.

Thời bấy giờ, Đại học Y khoa Hà Nội thiếu giáo sư, nên đã đề nghị Đức Cha Khuê cử cha Vinh đến trường dạy La tinh. Nhiều sinh viên cảm phục ngài. Một hôm, Chu Ân Lai, thủ tướng Trung Quốc đến thăm trường, thấy bóng dáng chiếc áo chùng thâm linh mục, ông nói với đoàn tháp tùng: “Đến giờ này mà còn có linh mục dạy ở Đại Học quốc gia ư?”. Ít lâu sau trường Đại học Y khoa không mời cha dạy nữa.

Biết tài năng và kiến thức âm nhạc của ngài, nhiều nhạc sĩ ở Hà Nội tìm cha Vinh tham khảo ý kiến và nhờ xem lại những bản nhạc, bài ca họ mới viết.

Cha Vinh, một trong những nhạc sĩ tiên phong của Thánh nhạc Việt Nam, và là một nhạc sĩ toàn tài. Ngài chơi vĩ cầm và dương cầm thật tuyệt, chính ngài là người Việt Nam đầu tiên chơi vĩ cầm ở Hà Nội. Ngài có năng khiếu đặc biệt về âm nhạc, lại được học tập chu đáo nên đã sáng tác và để lại nhiều nhạc phẩm thánh ca tuyệt vời. Cha Vinh trình bày bản hợp tấu ‘Ở Dưới Vực Sâu’ nhân cuộc đón tiếp phái đoàn Việt Nam do ông Hồ Chí Minh dẫn đầu sang dự Hội Nghị Fontainebleau năm 1946.

Ngài cộng tác với Hùng Lân sáng tác ‘Tôn Giáo Nhạc Kịch Đa-Vít’. Sáng tác nhiều nhạc phẩm lớn: ‘Mở Đường Phúc Thật’, ‘Tôn Vinh Thiên Chúa Ba Ngôi’, ‘Ôi GiaVi’, ‘Lạy Mừng Thánh Tử Đạo’. Ngài phổ nhạc cho các Ca Vịnh 8 , Ca vịnh 16, Ca vịnh 23, Ca vịnh 41, Ca vịnh 115 và nhiều bài hát khác như Đức Mẹ Vô Nhiễm, Thánh Tâm Giêsu. Ngài còn viết những bài ca sinh hoạt: Sao Mai, Đời Người, phổ nhạc bài ‘Bước Tới Đèo Ngang’ của Bà Huyện Thanh Quan.

Hằng tuần ngài đến dạy nhạc, xướng âm và tập hát bên chủng viện Gioan. Cha Vinh có giọng nam cao, âm hưởng thanh thoát, lôi cuốn.

Ngài tổ chức và chỉ huy dàn đồng ca trong nhiều cuộc lễ và rước kiệu lớn như cuộc Cung Nghinh Thánh Thể từ Hàm Long về Nhà Thờ Lớn Hà Nội.

Năm 1957, Nhà nước muốn tỏ cho dân chúng trong nước và thế giới thấy là ở Việt Nam đạo Công giáo vẫn được tự do hành đạo và tổ chức được những lễ nghi long trọng, tưng bừng. Dịp Lễ Noel, chính quyền tự động cho người đến chăng dây, kết đèn quanh Nhà Thờ Lớn, sau lễ họ vào đòi nhà xứ Hà Nội phải thanh toán một số tiền chi phí lớn về vật liệu và tiền công. Năm 1958 cũng thế, gần đến lễ Noel, không hề hỏi han, xin phép, một số người của Nhà nước ngang nhiên đưa xe ô tô chuyển vật liệu, tự động bắc thang, chăng dây treo bóng điện màu trang trí ở mặt tiền và trên hai tháp Nhà Thờ Lớn. Cha xứ thời đó là cha Trịnh Văn Căn bảo vệ chủ quyền Giáo Hội trong khuôn viên cơ sở tôn giáo, không đồng ý, nhưng họ cứ làm. Để phản đối, cha Căn liền cho kéo chuông nhà thờ cấp báo, giáo dân kéo đến quảng trường nhà thờ rất đông ủng hộ cha xứ, hai bên to tiếng. Cha Căn gọi Cha Vinh ra can thiệp, sau một hồi tranh luận không kết quả, cha Vinh kéo những người của Nhà nước đang leo thang chăng đèn xuống, rồi chính ngài leo lên thang, hai tay đưa cao trước mặt, hai bàn tay nắm lại, hai cườm tay đặt lên nhau, làm dấu hiệu còng tay số 8, và nói lớn: “Tự do thế này à!” Vụ giằng co lộn xộn kéo dài suốt buổi sáng, công cuộc trang trí không thành.

Cha Căn, cha Vinh cùng một số giáo dân bị cơ quan an ninh thẩm vấn, đem ra xét xử. Tòa án Hà Nội tuyên án: Cha Trịnh Văn Căn, Chính xứ Nhà Thờ Lớn, người chịu trách nhiệm tổ chức lễ Noel năm 1958 chịu án 12 tháng tù treo. Cha Chính Nguyễn Văn Vinh chịu án 18 tháng tù giam, với tội danh: “Vô cớ tập hợp quần chúng trái phép, phá rối trị an, cố tình vu khống, xuyên tạc chế độ, gây chia rẽ trong nhân dân” (!).

Sau phiên tòa, cha Vinh bị đưa đi giam ở Hỏa Lò, sau bị chuyển đi nhiều trại giam khác như Chợ Ngọc, Yên Bái, cuối cùng là trại “Cổng Trời”, nơi dành riêng cho các tù nhân tử tội.

Khi cha Vinh mới đến trại Yên Bái, ngài còn được ở chung với các tù nhân khác, nhiều giáo dân, chủng sinh, tu sĩ đến xin cha giải tội, vì thế ngài bị kỷ luật, phải biệt giam, bị cùm chân trong xà lim tối. Mấy tháng sau được ra, ngài lại ban phép giải tội. Cán bộ hỏi: “Tại sao bị cùm, bị kỷ luật, được ra, anh tiếp tục phạm quy?” Ngài đáp: “Cấm là việc của các ông, giải tội là việc của tôi, còn sống ngày nào, tôi phải làm bổn phận mình!”.

Ở tù đói rét là đương nhiên, lúc nào cũng đói, hằng ngày mỗi bữa một bát sắn độn cơm, ăn với lá bắp cải già nấu muối, khi chia cơm phải cân đong từng chút một… Một lần cha Vinh nhận được gói bưu kiện do cha Cương, quản lý Nhà Chung Hà Nội, gửi lên, trong đó có ít thức ăn, lương khô và vài đồ dùng cá nhân, ngài đem chia sẻ cho anh em trong nhóm, cả Công giáo lẫn lương dân, ăn chung, dùng chung. Anh em tù hình sự thân thương gọi ngài là ‘bố’.

Ngay trong nhà tù, cha Vinh vẫn can đảm bảo vệ người bị áp bức, có lần một tổ trưởng đánh đập tù nhân, ngài lên tiếng bênh vực, liền bị người tổ trưởng này xông đến giang tay đánh, ngài đưa tay gạt, anh ta ngã khụy. Từ đó trong trại có tiếng đồn cha Vinh giỏi võ, mọi người phải nể vì.

Một cán bộ cao cấp ở Hà Nội lên Cổng Trời gặp cha Vinh, nói: “Đảng và Chính phủ muốn anh được tha về, nhưng với điều kiện phải cộng tác với linh mục Nguyễn Thế Vịnh (Chủ tịch Ủy Ban Liên Lạc Công Giáo). Nếu anh đồng ý, anh có thể về Hà Nội ngay bây giờ với tôi”. Ngài khẳng khái đáp: “Ông Vịnh có đường lối của ông Vịnh. Tôi có đường lối của tôi”.

Vì không khuất phục được ngài, nên bản án từ 18 tháng tù giam, không qua một thủ tục pháp lý án lệnh nào, đã biến thành 12 năm tù kiên giam, xà lim, biệt giam và án tử. Năm 1971, khi ngài từ trần không ai được biết, một năm sau, chính quyền mới báo cho Đức Cha Khuê và cha Cương quản lý Nhà Chung: “Ông Vinh đã chết. Không được làm lễ áo đỏ cho ông Vinh!”.

Suốt đời mình, trong mọi tình huống cha Chính Vinh làm tròn trách vụ của mình. Ngài đã mạnh mẽ rao giảng Tin Mừng và làm chứng cho đức tin, khi thuận tiện cũng như khó khăn. Vượt mọi thử thách gian khó, không chịu khuất phục trước cường quyền, luôn trung kiên với Thiên Chúa và Giáo Hội.

Cha Chính Gioan Lasan Nguyễn Văn Vinh là một chứng nhân của thời đại, một linh mục Công Giáo Việt Nam can trường, hậu thế kính tôn và ghi ân ngài.

TGP Hà Nội

Thầy Uông Đại Bằng gởi

Việt Nam chịu thiệt nhiều nhất trong Bộ Quy Tắc ứng xử biển Đông

Việt Nam chịu thiệt nhiều nhất trong Bộ Quy Tắc ứng xử biển Đông

 
 ASEAN sắp họp để thông qua Bộ Quy tắc Ứng xử trên Biển Đông (COC) và nhiều khả năng sẽ không đề cập đến Quần đảo Hoàng Sa. Theo phân tích của tạp chí Forbes, đó sẽ là viễn cảnh tệ hại nhất đối với quá trình đòi lại chủ quyền biển đảo của Việt Nam.
Trung Quốc cho xây dựng các công trình quân, dân sự trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa (ảnh: Amusingplanet.com)
Trung Quốc cho xây dựng các công trình quân, dân sự trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa (ảnh: Amusingplanet.com)

Tuần này, các nhà lãnh đạo 10 nước ASEAN (Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á) đang họp tại Philippine, có thể trọng tâm các cuộc thảo luận là về giải quyết tranh chấp Biển Đông bằng biện pháp hòa bình.

Bốn nước thành viên ASEAN gồm Brunei, Malaysia, Philippines và Việt Nam đều có tuyên bố chủ quyền tại các hòn đảo và vùng nước giàu tài nguyên trên Biển Đông. Trong khi, Trung Quốc cho rằng toàn bộ diện tích  3,5 triệu km2 vùng biển này đều nằm dưới quyền kiểm soát của họ.

Sau nhiều năm thảo luận, trong cuộc họp lần này các nước ASEAN mong muốn có thể chốt đưa ra Quy tắc Ứng xử (COC) vào tháng 6 tới, sau đó sẽ rà soát lại lần nữa vào cuối năm nay hoặc đầu năm 2018 trước khi áp dụng chính thức.

COC là một bộ các quy tắc ràng buộc nhằm mục đích giảm các rủi ro khi các bên hành xử trong vùng biển tranh chấp. Các bên liên quan đều né tránh không thảo luận sâu thêm về COC suốt từ khi họ ký kết vào Tuyên bố Ứng xử (DOC) năm 2002 nhằm khởi động đàm phán COC toàn diện.

 

Theo đánh giá của Tạp chí Fobes, nếu COC được thông qua lần này, bên chịu thua thiệt nhất sẽ là Việt Nam.

Việt Nam, với tư cách là thành viên ASEAN có tuyên bố chủ quyền Biển Đông sẽ muốn có một quy tắc ứng xử hoặc bất kỳ một văn kiện liên quan nào đó phải bao gồm Quần đảo Hoàng Sa. Nhưng Trung Quốc không đồng ý điều này. Bắc Kinh đã kiểm soát toàn bộ 130 đảo nhỏ trong Quần đảo Hoàng Sa, nằm ở phía Tây Nam HongKong từ năm 1974. Khi đó, chiến tranh Việt Nam đang leo thang căng thẳng với sự thất thế của chính quyền miền Nam (Việt Nam Cộng Hòa), Trung Quốc đã thực hiện một trận đánh chớp nhoáng chiếm toàn bộ Quần đảo Hoàng Sa từ tay Việt Nam Cộng Hòa. Hiện tại, Cộng hòa XHCN Việt Nam vẫn tuyên bố chủ quyền trên Quần đảo Hoàng Sa, nhưng đã mất hoàn toàn quyền kiểm soát trên thực chất.

Chính vì đã hoàn toàn kiểm soát Quần đảo Hoàng Sa nên Trung Quốc dùng mọi biện pháp để ngăn cản không cho tàu thuyền Việt Nam hoặc bất cứ nước nào khác đến gần quần đảo này. Nếu COC đề cập tới Quần đảo Hoàng Sa tức sẽ có hàm ý rằng một quốc gia khác có thể tiếp cận các rạn đá ngầm, đảo san hô và các vùng nước xung quanh quần đảo. Do đó, Trung Quốc nhất quyết phản đối COC nhắc tới Quần đảo Hoàng Sa và thực tế suốt 6 năm qua nước này vẫn tìm cách ngăn cản ASEAN thông qua COC vì lo sợ rằng sẽ làm ảnh hưởng đến sự kiểm soát của Trung Quốc trên Biển Đông.

 

Việt Nam cùng 3 thành viên ASEAN khác và Trung Quốc cùng tuyên bố chủ quyền của mình và đang chia sẻ kiểm soát trên các đảo nhỏ tại một quần đảo khác ở Biển Đông, quần đảo Trường Sa. Các nước đều đang cho thăm dò tìm kiếm tài nguyên khoáng sản như khí và dầu mỏ dưới đáy biển ở khu vực đảo do mình kiểm soát.

Đặc thù ở Trường Sa là nhiều nước cùng kiểm soát, nên nếu Trung Quốc không muốn thông qua một quy tắc ứng xử chung cho việc di chuyển an toàn trong vùng biển này, họ cũng sẽ gặp nhiều nguy cơ rủi ro tương tự như các nước khác.

Giáo sư chính trị học Carl Thayer của Đại học New South Wales, Úc cho biết: “Không ai có thể buộc Trung Quốc rút khỏi Hoàng Sa. Điều khả dĩ nhất chúng ta có thể hy vọng là Việt Nam sẽ dùng biện pháp tài phán, chẳng hạn như kiến nghị lên Tòa Trọng tài Thế giới The Hague”.

Việt Nam đang cố gắng có mối quan hệ tốt hơn với Trung Quốc bất chấp hai nước có hàng loạt các tranh chấp lãnh thổ trên đất liền và biển đảo hàng nhiều thế kỷ qua.

Tâm lý chống Trung Quốc vẫn còn rất cao trong đa số người dân Việt Nam. Nhưng chính quyền Hà Nội vẫn đang đàm phán song phương với Bắc Kinh về vấn đề lãnh thổ trên biển bên ngoài khuôn khổ ASEAN và vẫn hưởng những lợi ích kinh tế như nhập khẩu giá rẻ và số lượng lớn khách du lịch Trung Quốc.

Cho dù, giờ đây Trung Quốc có thể tạm làm yên lòng các nước ASEAN có yêu sách chủ quyền trên biển bằng cách hỗ trợ và đầu tư. Nhưng, có thể cuối cùng họ vẫn sẽ phải đối mặt với sức ép từ chính phủ Hoa Kỳ vì những hành động quá mức của mình. Trong suốt nhiều thập kỷ qua, Bắc Kinh đã liên tục mở rộng kiểm soát biển, bao gồm cả việc xây dựng các hòn đảo nhân tạo sẵn sàng lắp đặt hệ thống radar và các hạ tầng quân sự, máy bay chiến đấu.

Việt Nam và các nước thành viên ASEAN đang có 4 ngày họp tại Philippines, kết thúc vào thứ Bảy 29/4, có lẽ sẽ không đưa vấn đề Hoàng Sa vào COC, ngay cả khi Việt Nam cố gắng thuyết phục. Các nước kiên định ủng hộ Trung Quốc có Cambodia và Lào, ngay cả nước Chủ tịch ASEAN năm nay là Philippines cũng sẽ bỏ qua tranh chấp biển để ủng hộ Trung Quốc. ASEAN là một tập thể luôn theo đuổi sự đồng thuận toàn bộ và không muốn gây rạn nứt nội khối, cũng như với các nước bên ngoài.

COC mà không có điều khoản đề cập tới Quần đảo Hoàng Sa sẽ cho phép Trung Quốc tăng cường ảnh hưởng nhiều hơn đến quần đảo này, nơi mà Bắc Kinh đang xây dựng một thành phố nhỏ, cùng nhiều cơ sở hạ tầng quân sự.

Ông Collin Koh, chuyên gia nghiên cứu về an ninh hàng hải tại Đại học Kỹ thuật Nanyang ở Singapore, cho biết: “Tôi không nghĩ rằng Trung Quốc sẽ muốn có điều đó trong quy tắc ứng xử, bởi vì tôi nghĩ rằng đối với Trung Quốc Hoàng Sa là một vấn đề song phương giữa nước này và Việt Nam, và tôi thậm chí còn thấy rằng một số quốc gia ASEAN có thể cũng không muốn đề cập tới Hoàng Sa trong COC bởi vì họ biết đó là một yếu tố phức tạp không cần thiết”.

Xuân Thành/ theo Forbes

Bảo vệ và phát triển linh vật Voọc Chà Vá Chân Nâu – biển tượng và thực thể vô giá của Tp. Đà Nẵng.

From facebook:  Phan Thị Hồng added 7 new photos — with Hoa Kim Ngo and 20 others.
Bảo vệ và phát triển linh vật Voọc Chà Vá Chân Nâu – biển tượng và thực thể vô giá của Tp. Đà Nẵng.

Nếu bạn không lên tiếng, sau này con cháu chúng ta sẽ không biết đến Sơn Trà là một báu vật vô giá do thiên nhiên ban tặng cho đất nước Việt Nam.

Tại Đại học Sư phạm Đà Nẵng chiều 28.4 đã diễn ra hội thảo ‘Giải pháp bảo tồn và phát triển bền vững bán đảo Sơn Trà’.

Tại đây đại diện cơ quan chức năng đã nêu ra con số đang lưu ý là từ năm 2008, diện tích khu bảo tồn thiên nhiên của Sơn Trà đã giảm đến 40%.

Hội thảo do Trung tâm Con người và thiên nhiên (PanNature), Trung tâm Bảo tồn đa dạng sinh học Nước Việt Xanh (GreenViet) và Nhóm nghiên cứu – giảng dạy môi trường – tài nguyên sinh vật (DN-EBR) thuộc Đại học Đà Nẵng phối hợp tổ chức.

“Sự bùng nổ của du lịch đang đặt áp lực và đe dọa sự bền vững của hệ sinh thái bán đảo Sơn Trà”, thông cáo tại hội thảo cho hay.

Từng là 1 trong 10 khu rừng cấm của VN từ năm 1977 và đến năm 1992 được đổi tên thành Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà (với tổng diện tích 4.439 ha), đến nay diện tích rừng ưu tiên bảo tồn đa dạng sinh học tại bán đảo này đã giảm đi gần một nửa.

TS.Vũ Ngọc Long (Viện Sinh thái học miền Nam) khẳng định bán đảo Sơn Trà là vùng chuyển tiếp giữa lục địa và biển, là một hệ tự nhiên tiêu biểu trên toàn cầu có vị trí quan trọng.

Ông Huỳnh Tấn Vinh – Chủ tịch Hiệp hội Du Lịch Đà Nẵng – khẩn thiết:

– “Xây dựng và đưa voọc chà vá chân nâu thành biểu tượng linh vật của Đà Nẵng tương tự như gấu trúc, kiwi, kanguru của các nước khác để thu hút du khách đến Đà Nẵng.

– “Quy hoạch Sơn Trà thành nơi tham quan giải trí để bảo tồn cảnh quan tự nhiên với sự đòi hỏi nghiêm ngặt về quy chế ứng xử của du khách. Hạn chế tối đa việc sử dụng phương tiện cơ giới lưu thông gây tiếng ồn và ô nhiễm”.

PGS.TS. Võ Văn Minh (Đại học Đà Nẵng) nhận định:

– “Cần giữ nguyên hiện trạng hệ sinh thái tự nhiên; tạm dừng các hoạt động phát triển chưa đủ căn cứ pháp lý.

– “Hướng đến mở rộng phạm vi không gian để đề xuất công nhận khu dự trữ sinh quyển thế giới và có bộ máy quản lý cụ thể.

– “Tất cả các quyết định liên quan đến Sơn Trà cần thực hiện tham vấn rộng rãi các bên liên quan đúng quy định pháp luật”, PGS. TS Võ Văn Minh kiến nghị.

Tất cả các bài tham luận đều mong muốn ngăn chận những bàn tay cố tình băm nát Sơn Trà thành tài sản riêng, mà không biết đến hệ sinh thái có giá trị vô song và Vương quốc duy nhất (có thể quản lý và bảo vệ) đàn Voọc Chà vá chân nâu qúy giá của cả thế giới.

Hơn nữa, núi Sơn Trà là một báu vật vô giá thuộc một quận nội thành, mà thiên nhiên ban tặng cho đất nước Việt Nam.

Với tốc độ “cướp rừng” như thế, liệu sau này con cháu chúng ta có còn ai biết đến Sơn Trà đã từng là một thắng cảnh sơn thủy hữu tình, có một không hai trên thế giới hay chúng chỉ nhìn thấy toàn là đồi trọc và các biệt thự của các chủ nhân ông!

Hình ảnh: Núi Sơn Trà – Đà Nẵng. (Ảnh : Nghệ sĩ nhiếp ảnh Hoang Ha và các tác giả khác).

Image may contain: mountain, sky, tree, outdoor and nature
Image may contain: one or more people, people standing, sky, cloud, twilight, outdoor and nature
Image may contain: mountain, sky, outdoor and nature
Image may contain: mountain, sky, outdoor, nature and water
Image may contain: bird
+3
 
 

Ba Dũng, La Thăng, Bá Tỵ ơi, ngồi đó mà đợi chết hay sao?

From facebook: Hoa Kim Ngo and Thanh Tran shared Thành Phạm‘s post.
Image may contain: 2 people, suit
No automatic alt text available.

Thành Phạm added 2 new photos — with Minh Tuan Nguyen 

 Ba Dũng, La Thăng, Bá Tỵ ơi, ngồi đó mà đợi chết hay sao?

Ba Dũng không thể không run khi thấy Nguyễn Phú Trọng cùng phe nhóm đã sờ đến gáy Đinh La Thăng. Mức kỷ luật chỉ là cảnh cáo. Cảnh cáo là một trong 7 bậc xử lý kỷ luật của Luật lao động hiện hành. Nếu chỉ ở cấp độ chính quyền xử lý thì Thăng còn đang thoát. Nghĩa là chức vụ vẫn còn nguyên. Còn bên Đảng căn cứ vào mức kỷ luật cảnh cáo để xử lý tiếp thì tôi không biết Thăng sẽ còn bị thế nào nữa? Như khai trừ khỏi đảng, chẳng hạn. Mà khai trừ khỏi đảng thì các chức vụ khác cũng teo và con đường Thăng đi bóc lịch dài ngày là khó thoát. Khai trừ đảng để thịt Thăng, điều này có xảy ra không? Chỉ có Nguyễn Phú Trọng và vây cánh chủ chốt của ông ta mới biết được. Ba Dũng bây giờ đang ở vòng ngoài cũng chỉ đoán già, đoán non, khó mà biết chính xác số phận Thăng sẽ có một hạ hồi như thế nào?.

Tôi đoán, Thăng sẽ khó thoát, không chỉ dừng lại ở mức bãi nhiệm chức rồi vô hiệu hóa mà ở mức nặng hơn. Nguyễn Phú Trọng, cách đây độ vài tháng đã bắn tín hiệu: “Kỷ luật một vài người để cứu vạn người”, là Trọng nhằm bắn vào Thăng. Việc Phú Trọng chỉ mới kỷ luật Thăng ở mức độ “cảnh cáo”, là Phú Trọng tạo cảm giác cho Thăng đã thóat nạn để Thăng bỏ ý định quậy đến mức công khai chống lại Phú Trọng. Cách làm này của Trọng không có gì mới mà chỉ là biểu hiện thực hiện theo đúng kịch bản mà ông ta đã tuyên bố: “Giết chuột nhưng phải giữ cái bình”. Nếu Thăng không tỉnh táo nhận ra chiến thuật từng bước, từng bước của Phú Trọng, để Thăng phòng vệ và quyết đấu, Thăng sẽ bị Nguyễn Phú Trọng dần dần lột từng cái áo, cái quần cho đến khi Thăng bị phơi trần truồng ra rồi sau đó Trọng mới từ từ đưa Thăng vào lò nấu cao.
Nếu Thăng không đủ mạnh, đủ mưu lược, quyết đoán trong phòng vệ nhất định Thăng sẽ bị Phú Trọng đưa vào lò nấu cao toàn tính.

Thăng đến số rồi Thăng ơi! Chưa kể đến những oán hận trong đấu trường quyền tiền diễn ra trong mấy năm nay mà Trọng và phe Trọng đã phải chịu nhiều cay đăng vì Thăng và đồng sự; chỉ xét ở hình thức hiện tại thì Thăng đã vào số phải làm vật hiến tế cho Nguyễn Phú Trọng và phe cánh rồi. Vì, Nguyễn Phú Trọng không thể cứ muối mặt chiến thắng như chiến thắng những chú gà đã chết khi cách chức mấy vị chức sắc mà hiện tại họ không còn giữ chức đó nữa. Cứ diễn mãi cái trò thắng gà chết đó, chỉ tổ cho thiên hạ đàm tiếu chê cười. Và thực tế thiên hạ đã đàm tiếu, đã phỉ nhổ vào mặt Nguyễn Phú Trọng về cái trò kỷ luật “đá thắng gà chết” này rồi. Nguyễn Phú Trọng, còn chút liêm sĩ trong người, không thể không gỡ chút ít sĩ diện bằng cách phải giết ít nhất một con “gà” còn đang sống nào đó. Thăng, số phân rủn rui thế nào lại trở thành con “gà” sống bị hiến tế trong tay Phú Trọng. Hơn nữa, diệt Thăng, là Phú Trọng vừa dọn vật cản, vừa rằn mặt những kẻ còn lừng khừng không ủng họ Trọng tiếp tục làm thêm nửa khóa nhiệm kỳ tổng bỉ thư đảng sẽ quyết định trong tháng 5 tới đây.

2. Nhưng nấu cao Thăng chưa phải là cái đích mà Nguyễn Phú Trọng nhắm đến trước khi nghỉ chức tổng bí thư. Đích nhắm đến của Nguyễn Phú Trọng vẫn là anh Ba Dũng. Óan thù giữa Phú Trọng với Ba Dũng là oán thù không đội trời chung. Thăng bị nấu cao, rồi tới đây đại tướng Đỗ Bá Tỵ về hưu, Ủy viên Bộ chính trị, Trưởng ban Kinh tế Nguyễn Bình bị vô hiệu hóa, thì là lúc Ba Dũng cũng theo đàn em mà vào chuồng Cọp của Phú Trọng. Tôi nghi Ba Dũng chưa lường đến viễn cảnh này. Vì Ba Dũng là dân Nam bộ khoáng đạt. Vì là dân Nam bộ khoáng đạt nên Ba Dũng và chả mấy người Nam bộ biết dân Bắc Kỳ, đặc biệt là dân vùng Cổ Loa thành, có bản tính thù dai như thế nào đâu. Người Tàu chọn Nguyễn Phú Trọng làm vua ở Việt Nam lâu dài, ngoài biết Phú Trọng ngu dốt, lú lẫn ra, họ còn biết rõ Phú Trọng có bản tính thù dai của dân Cổ loa thành. Chưa diệt được Ba Dũng, Nguyễn Phú Trọng không bao giờ từ bỏ chức vụ đang giữ. Mà Trọng biết thời gian còn tại vị của Trọng dài nhất cũng chỉ còn có hơn 2 năm nữa.

Ba Dũng, ông đừng trương mắt ếch lên nhìn ngó xem Phú Trọng sẽ lột da Đinh La Thăng từng bước như thế nào để ông tính toán việc phòng vệ. Đừng nghĩ Thăng chỉ bị cảnh cáo là xong việc. Nghĩ và đợi như vậy, thình lình có ngày, Phú Trọng sẽ có Tàu Cộng yểm trợ sẽ tóm ông như tóm một con lợn đực rừng rồi đẩy ông vào trong rọ. Ông và phe ông muốn sống, muốn tồn tại của cải thì phải hành động ngay tức thì. Trong những năm 2012, 2013, 2014, 2015 và đầu 2016, tôi đã khuyên ông nhiều lần, cần phải tổ chức đảo chính cung đình đi, trong lúc lực lượng của phe ông thừa khả năng để ông dám làm và sẽ ông chiến thắng. Nhưng vì ông quá sợ Tàu Cộng nên không dám làm. Dẫn đến phải chấp tay vái Phú Trong xin được “làm người tử tế”. Để rồi mỗi ngày ông sống là mỗi ngày ông nơm nớp lo sợ Phú Trọng đến diệt ông bất kỳ lúc nào.

Nay thời cơ sống và bảo toàn tài sản của ông vẫn còn. Vấn đề là ông có dám bỏ của cải của ông ra để thực hiện một cuộc đấu công khai với Phú Trọng hay không mà thôi. Nó hoàn toàn là ý chí vượt qua nỗi sợ của chính ông như những người đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam đã từng vượt qua. Ông hãy dũng cảm lựa chọn và kiên quyết đứng về phe nhân dân. Như vậy, được mất của đời ông gắn với sự tồn vong của dân tộc và đất nước sẽ có ý nghĩa hơn nhiều khi ông chỉ trương mắt ếch lên nhìn phe cánh từng đứa của ông bị Phú Trọng đưa vào lò nấu cao và người cuối cùng bị đưa vào lò nấu cao lại chính là ông.

* Chú giải thêm: Trong chế độ độc tài cộng sản, thằng quan nào cũng tham ô, tham nhũng, hà lạm quyền lực, đàn áp và cướp bóc. Vì vậy, thằng nào cũng đáng chết. Nhưng, chết một thằng chết nhiều thằng, dư luận thích, nhưng những cái chết đó có đem lại lợi ích gì cho xã hội hay không mới là điều tôi quan tâm. Vì, thằng này chết thằng kia lên, chúng lại đi theo đúng đường mà những thằng đàn anh trước đã đi thì chết hay sống của thằng nào cũng rứa. Có khi thằng mới lên, mức độ tham ô, tham nhũng, cướp bóc đàn áp dân lành còn khốc liệt hơn lớp đàn anh của chúng. Bởi lý do đó, khen hay chê trước một cái chết nào đó tôi thường phải lựa chọn. Cái chết đó có ích hay vô ích cho xã hội, được mất gì trước mắt cho xã hội.

Nhưng, để góp phần làm cho chế độ độc tài cộng sản tiến nhanh đến sự sụp đổ, tôi luôn cổ vũ cho chúng đánh nhau. Càng đánh nhau to càng tốt. Và tôi không đóng vai chỉ là khan giả khách quan ngồi xem. Tôi chọn một bên để cổ vũ. Người hay đội tôi chọn để khuyến khích biểu dương là người hay đội tôi tin tưởng họ tốt hơn người hay đội ở phía đối thủ. Phân biệt “ tốt” hay “ xấu” ở đây tôi luôn đem cán cân tồn vọng của đất nước để kiểm chứng. Trong mấy năm qua, tôi ủng hộ người và đội của Ba Dũng, phê phán đả kích người và đội của phe Phú Trọng. Cán cân tồn vong của đất nước cho tôi biết rằng, tham lam, phá hoại dân tộc và đất nước, bọn chúng đều như nhau, nhưng theo “án tại hồ sơ” thì biểu hiện bán nước, bán dân tộc cho Tàu Cộng của Phú Trọng và phe nhóm Phú Trọng hơn hẳn Ba Dũng và phe nhóm Ba Dũng.

42 năm qua dưới sự cai trị của cộng sản, người Việt Nam được gì?

42 năm qua dưới sự cai trị của cộng sản, người Việt Nam được gì?

Tác giả Phùng Văn Phụng

Hai triệu người Việt nam chết trong chiến tranh ba mươi năm, để xây dựng chủ nghĩa xã hội, mà TBT Nguyễn Phú Trọng than thở không biết cuối thế kỹ này có thực hiện được hay không nữa.?

Sau ba mươi năm chiến tranh gia đình nào cũng có người chết hay bị thương tật.

Một triệu người vượt biên trốn chạy cộng sản ra nước ngoài

Ước tính năm trăm ngàn người chết ở biển đông hay trong rừng sâu Campuchia, Thái lan.

Sau 42 năm cộng sản cai trị miền Nam, dân tộc Việt nam được gì?

  • Trước năm 1975 công kỹ nghệ miền Nam đang cất cánh hàng tiêu dùng đủ cho nhu c cùng làm không đủ sống.
  • Hỉện nay, VN không có tự do nghiệp đoàn. Trước năm 1975 có Tổng Liên Đoàn Lao Công Việt nam, Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam v.v….
  • Báo chí không có tự do. Không có báo chí tư nhân. Trước năm 1975 báo chí hoàn toàn tự do, báo chí có thể chỉ trích chính quyền  như các báo Tin Sáng, Đại Dân Tộc, Chính Luận, Sống Thần v.v …
  • Đại Học không được tự trị
  • Không có tự do kinh doanh
  • Không có tự do biểu tình
  • Không có tự do cư trú.
  • Không có tự do thành lập đảng phái. Trước năm 1975, các đảng phái được tự do hoat động, đối lập với chánh quyền như Đai Việt, Việt Nam Quốc Dân Đảng, Việt Nam Dân Chủ Xã Hội Đảng, Phong Trào Quốc Gia Cấp Tiến, đảng Tân Đại Việt v.v…
  • Không có tự do bầu cử và ứng cử. Ở miền nam trước 1975, bầu cử Thượng Viện rất nhiều Liên danh ra tranh cử. Bầu cử Hạ Nghị Viện, có đơn vị cần một người, có 5, 7 người ra tranh cử . Người dân có quyền đi bầu cử hay không đi bầu cử. Muốn thắng cử phải tranh đua quyết liệt chứ không như bây giờ, đảng cử dân bầu. Chưa bầu cử đã biết ai thắng cử rồi.
  • Bây giờ tam quyền nhập cục, dưới sự lảnh đạo của đảng cộng sản. Trước đây có Tối Cao Pháp Viện, Toà án, Tư pháp hoàn toàn độc lập với Hành pháp. Quốc hội thực sự do dân bầu, độc lập với Hành pháp. Ba cơ quan Hành pháp, Lập pháp và Tư pháp kiểm soát lẫn nhau.( Tam quyền phân lập)
  • Nhờ có báo chí đối lập, có dân biểu, nghị viên đối lập mà cơ quan hành pháp không dám làm bậy, bớt tham nhũng vì sợ báo chí và các thành phần đối lập phanh phui.
  • Hiện nay người dân Việt nam đi làm mướn ở khắp nơi trên thế giới qua Đại Hàn, Đài Loan, ngay cả qua Lào và Campuchia để làm mướn.
  • Phụ nữ qua Singapore, Mã Lai bán dâm.
  • Vẫn còn người Việt tìm cách trốn chạy khỏi Việt nam qua nhiều cách khác nhau.

Như vậy, hy sinh 2 triệu người trong chiến tranh, 500 ngàn chết vì vượt biên, gia đình nào cũng có người thân chết hay bị thương tật. Người dân hy sinh tất cả các quyền tư do căn bản như đã nói trên, cuối cùng dân tộc Việt nam được gì?

Việt nam từng là đất nước đứng đầu Đông Nam Á, thập niên 1960, Lý Quang Diệu mơ ước Singapore bằng được Sài gòn là mừng lắm rồi.

Sau 42 năm cộng sản cai trị, ở Việt Nam, mọi thứ đều tụt hậu,  đứng chót Đông Nam Á,  thua cả Lào và Campuchia.Tại sao?

Chỉ duy nhất một nhóm nhỏ cán bộ, đảng viên có chức, có quyền giàu có nhờ tham nhũng, tước đoạt tài sản của dân mà thôi.

Ghi thêm: Năm 1945 Nhật Bản thua trận, tất cả nhà máy đều tan hoang, 20 năm sau, 1965 thành một cường quốc.

Năm 1975, Việt cộng chiếm miền Nam, nhà máy còn nguyên, tại sao 42 năm sau Việt nam có tình trạng tụt hậu như ngày hôm nay.?

NIỀM VUI TRONG ĐAU KHỔ

NIỀM VUI TRONG ĐAU KHỔ

Một cặp vợ chồng vừa cho chào đời một đứa trẻ bị cụt cả tứ chi, đã có tâm sự thật cảm động như sau. Chúng tôi muốn nói với các bạn một điều: ngày đứa con đầu lòng của chúng tôi mới chào đời, nhìn con chúng tôi bị cụt cả hai tay hai chân chúng tôi xúc động mạnh lắm, những giọt nước mắt của đứa trẻ vừa mở mắt chào đời bị cụt tứ chi làm chúng tôi cảm thấy xót xa như dao cắt cõi lòng. Nhưng chúng tôi có thể nói bằng nụ cười của một đứa trẻ bị cụt tay chân từ lúc mới sinh. Không còn gì an ủi cho bằng ẵm lấy đứa trẻ bị cụt tay chân vào lòng, không còn gì sâu sắc hơn ánh mắt của đứa trẻ tật nguyền ấy. Chúng tôi có thể nói với các bạn rằng khi nhìn đứa bé tật nguyền ấy với cặp mắt tràn lệ sung sướng nó như muốn nói với bạn rằng: “Cám ơn ba má đã thương yêu con và đã muốn con được hạnh phúc”. Lúc đó, bạn sẽ bắt đầu hiểu những gì bạn chưa bao giờ hiểu trước đó.

Nếu bạn nhìn lên Chúa Giêsu chết treo trên thập giá, bạn sẽ nhìn lại và nhìn thẳng vào ánh mắt của Ngài, Ngài cũng hầu như không còn tay chân nữa, bởi vì cả hai tay chân Ngài đã bị đinh sắt đâm thâu, bị bất động và bị đóng chặt vào gỗ thánh giá. Rồi bạn hãy nhìn chăm chú không phải vào tay chân bị cụt mất của đứa con yêu dấu tật nguyền của bạn, nhưng bạn hãy nhìn vào ánh mắt của con, vào trái tim và vào tâm hồn của nó nếu bạn có thể nhìn được. Và rồi bạn sẽ sung sướng khám phá ra những gì cặp mắt của thân xác bạn không thể nhìn thấy, đó là người con yêu dấu bất hạnh của bạn đang chiếm hữu hạnh phúc bất diệt của thiên đàng.

***

Chứng từ của cha mẹ đứa bé tàn tật trên đây nói lên lòng tin vững mạnh vào Mầu Nhiệm Ðau Khổ. Ðó cũng là cách mà các tín hữu tiên khởi suy niệm khi nhớ lại lời giảng của Chúa Giêsu. Những lời nói thật chói tai nhưng có sức đánh động tâm hồn họ hơn cả: “Phúc thay ai sầu khổ vì họ sẽ được Thiên Chúa ủi an” (Mt 5:5) hay “Ai muốn theo Thầy phải từ bỏ mình vác thập giá mình mà theo Thầy” (Lc9:23).

Cái chết khổ hình thập giá của Chúa Giêsu đã làm cho dân Do Thái phải kinh ngạc: Qua những phép lạ lớn lao tay Ngài thực hiện, nào là cho bánh hoá nhiều, chữa lành bệnh tật, kẻ chết sống lại; thế mà đến lúc cuối đời, dù bị oan ức, tra tấn sỉ nhục và chết cách dã man trên thập giá, Ngài cũng không làm một phép lạ nào để tự cứu mình khỏi khổ đau.

Ngài đã lau khô nước mắt của những người đau khổ, đã biến những nỗi khổ đau thành niềm vui, nhưng Ngài không hoàn toàn khử trừ đau khổ khỏi mặt đất! Bởi vì mầu nhiệm của đau khổ và sự chết vẫn là một thực tại được tiếp diễn qua mọi thời đại. Nhưng việc Phục sinh khải hoàn của Chúa Giêsu chính là sự bảo đảm và là lời minh chứng hùng hồn về giá trị của đau khổ.

Ðau khổ không phải là cùng đích của đời sống con người, cũng chẳng phải là con đường cùng; nhưng đối với những kẻ tin vào sứ mệnh cứu độ của Chúa Giêsu thì bên kia bóng tối của sự chết và đau khổ, chính là ánh sáng của sự sống vĩnh cửu và của hạnh phúc bất diệt.

***

Lạy Chúa, con có thể tìm Chúa trong mọi nẻo đường và nơi các sự vật, con cũng có thể gặp Ngài ngay trong những đau khổ chồng chất của đời con. Vâng, con tin chắc rằng khi con gặp được Chúa là con gặp được sự ủi an, hạnh phúc và niềm vui. Xin Chúa giúp con luôn xác tín rằng ơn cứu độ của Chúa sẽ biến đổi những đau khổ chóng qua của con hôm nay thành hạnh phúc bất diệt cho con ngày mai trên Nước Trời. Amen.

Thầy Uông Đai Bằng gởi