Phá 116 ha rừng phòng hộ, lãnh đạo nhận khuyết điểm, còn cưa 12 cây tràm tự chăm sóc và hết giá trị sử dụng thì 8 người dân bị kết án tù!

From facebook:  Đáp Lời Sông Núi shared Vu Hai Tran‘s post.
 
 
Image may contain: one or more people and people sitting
Image may contain: 4 people, eyeglasses
Image may contain: 2 people, text
Image may contain: outdoor

Vu Hai Tran added 4 new photos.Follow

 

Công lý Việt nam: Phá 116 ha rừng phòng hộ, lãnh đạo nhận khuyết điểm, còn cưa 12 cây tràm tự chăm sóc và hết giá trị sử dụng thì 8 người dân bị kết án tù!

Cách đây hơn 2 năm, tôi nhận bào chữa cho 8 bị cáo trong các phiên toà sơ thẩm lẫn phúc thẩm tại tỉnh Đồng Nai, bị buộc tội về việc cưa 12 cây tràm quá lứa, và do chính họ chăm sóc nhiều năm. Kẻ đẩy họ vào vòng lao lý là một giám đốc trung tâm lâm nghiệp, tại vị hơn 20 năm. Trong số 30 ha đất được coi là diện tích trồng tràm ở thành phố Biên Hoà, chỉ vài nghìn m2 đất của những hộ dân này (nhận khoán) còn cây tràm, diện tích đất còn lại đều đã xây xưởng hay nhà từ lâu. Khi những hộ dân này cưa 12 cây tràm, vị giám đốc này kết hợp với một doanh nghiệp đang lăm le mảnh đất này tố lên công an Biên hoà. 5 người bị bắt , 3 người tại ngoại về tội huỷ hoại tài sản. Phiên toà sơ thẩm xử họ án tù treo hoặc tù giam đúng bằng số ngày họ bị tạm giam. Họ kháng cáo kêu oan. Trong phiên toà phúc thẩm, đại diện Viện kiểm sát cho rằng không có thiệt hại trong vụ này, không thể kết tội họ được. Sau 5 ngày nghị án, toà vẫn tuyên họ có tội, y án sơ thẩm. Hiện nay họ vẫn tiếp tục kêu oan.

Mấy hôm nay, dư luận quan tâm các quan tỉnh Phú Yên cho phá 116ha rừng phòng hộ, bất chấp lệnh cấm của Thủ tướng, với lý do xây resort cho cuộc thi hoa hậu tới. Bị phát giác và phê phán, lãnh đạo tỉnh này nhận khuyết điểm, báo cáo Thủ tướng để quyết định theo hướng “trung ương cho phép thì làm”.

Không rõ các vị quan này có hiểu luật Việt nam không? Và liệu Việt nam có công lý không, khi phá 116 ha rừng phòng hộ thì bỏ qua cho các quan và đại gia, còn 12 cây tràm hết giá trị bị cưa thì kết tội cho 8 dân thường?

Mời các bạn cho ý kiến.

http://laodong.com.vn/…/mot-vu-an-ky-la-8-nguoi-bi-phat-tu-…
http://plo.vn/…/vu-pha-rung-phu-yen-nhan-khuyet-diem-truoc-…

 

Học gì qua từng giai đoạn của cuộc đời?

Học gì qua từng giai đoạn của cuộc đời?

Dòng Tên Việt Nam

 

 

 

 

 

 

 

 

Khi còn nhỏ, bé phải được dạy cho tính kỷ luật. Kỷ luật là biết đặt mình vào khuôn khổ, biết giới hạn bản thân, không để mình buông lỏng trong những sở thích và ý muốn. Đứa bé nào cũng thích chơi, thích thoải mái, cộng với ý thức chưa đủ trưởng thành và chưa thể nhận thức được sự việc. Kỷ luật sẽ giúp điều chỉnh con người và tính cách của bé. Hệt như khi muốn uốn cây theo hình thù như ý, người ta phải đưa cây vào một khuôn từ khi nó mới chớm. Sau này khi lớn lên, bé sẽ sống một cách có trật tự, không bừa bãi, không tuỳ hứng, nhưng biết làm chủ bản thân mình theo một khuôn mẫu đúng đắn mà mình đã được huấn luyện từ nhỏ. Kỷ luật không chỉ là nếp sống đúng giờ đúng giấc, nhưng còn là một thái độ biết trên biết dưới, biết mình ở đâu, biết mình cần phải làm gì từ những việc nhỏ nhất. Có kỷ luật, đứa bé như có được nền tảng vững chắc cho một hành trình huấn luyện lâu dài về sau.

Lớn lên một chút, đứa trẻ cần phải học cho được tính trung thực. Khi ý thức vừa mới được hình thành một chút, đứa trẻ cần được giáo dục để hướng ý thức ấy về sự thật, về điều hay lẽ phải, điều đúng đắn. Trung thực là thái độ yêu mến chân lý. Có thì nói có, không thì nói không, chỉ giữ những cái thuộc về mình chứ không tham lam thứ của người khác. Trung thực cũng là thẳng thắn, rõ ràng, không quanh co, lọc lừa, dối trá. Sự trung thực giúp đứa trẻ sống cách quang minh chính đại, không hình thành trong đầu mình những suy tính muốn chiếm đoạt cái này cái kia cho bản thân. Đứa trẻ sẽ học biết cách tôn trọng người khác, biết nghĩ cho người khác.

Thêm một chút nữa, nhất thiết phải tập cho các em một ý thức về sự cầu tiến. Ở cái tuổi chuẩn bị bước vào đời, không có khát khao vươn lên thì sẽ bị diệt vong như có ai đó đã nói rằng: sống một cuộc đời cũng hệt như đi xe đạp, không tiến tới thì sẽ té ngã. Thái độ cầu tiến sẽ giúp các em mở ra với thế giới bên ngoài vốn là một kho tàng rộng lớn những điều huyền bí đang chờ các em khám phá. Các em cần phải đi vào thế giới ấy, lục lọi từng ngóc ngách để hiểu biết và để biến mình thành một phần của nó. Trí khôn của các em sẽ được mở ra, hướng tới những điều mới lạ. Chính những điều ấy sẽ góp phần bồi đắp và làm cho con người các em thêm yêu cuộc sống. Bộ óc vô hạn của các em cần phải được khai thông bởi một khao khát học hỏi và tìm hiểu. Còn có sự cầu tiến thì còn có sự phát triển, sự lớn lên, còn có tầm cao mới để hướng đến.

Vào đời, người trẻ phải thủ đắc cho được sự tự tin vào bản thân. Chắc chắn sẽ có những vấp ngã, những thất bại. Nhưng không bao giờ để cho mình đánh mất niềm tin vào bản thân. Rằng mình là một thực thể duy nhất của vũ trụ này. Rằng không gì có thể khiến mình lụn bại. Rằng mình có thể làm được mọi thứ nếu mình có quyết tâm và dám liều mình thực hiện quyết tâm ấy. Phía trước luôn có một con đường. Sau đám mây đen là mặt trời rực rỡ. Cuối đường hầm là con lộ ngợp nắng với hoa. Tự tin đòi hỏi một thái độ lạc quan, không bao giờ bỏ cuộc, không bao giờ cho phép mình dừng lại, dám táo bạo ước mơ và nỗ lực thực hiện ước mơ ấy trong một sự suy xét cặn kẽ và biết mình. Vào đời, người trẻ sẽ đối diện với nhiều thứ mà trước kia họ không thấy và cũng không thể nghĩ tới. Họ sẽ nhận ra rằng cuộc đời không phải lúc nào cũng tươi đẹp và mọi thứ không phải luôn diễn ra như họ ước mong. Thậm chí nó đôi khi còn rất phũ phàng và cay đắng. Nhưng chính qua những điều đó mà họ sẽ học được nhiều bài học hay, họ sẽ được tôi luyện và trở thành một con người cứng cáp.

Khi đã có chút tiếng tăm và thành công, người ta cần phải học một bài học vô cùng khó khăn: sự khiêm tốn. Khiêm tốn không phải là thu mình vào góc nhỏ, phủ nhận hết mọi điều tốt đẹp và cao cả mà mình đã làm, nhưng là một nhận thức đúng đắn về bản thân mình. Rằng những gì mình có chẳng là gì so với những gì mình chưa có, và ngay cả những gì mình đang có, không phải chỉ do công sức và tài năng của riêng cá nhân, nhưng còn có sự trợ giúp của người khác và đôi khi còn có chút may mắn Trời ban nữa. Rằng “thiên ngoại hữu thiên, nhân ngoại hữu nhân”. Núi này cao còn có núi khác cao hơn. Mình không phải là chóp đỉnh hay trung tâm của vũ trụ. Không bao giờ tự mãn về bản thân để rồi khép mình lại, không còn phấn đấu nữa và tự cho mình quyền phán xét cả nhân loại. Càng thành công, càng cần phải khiêm tốn. Khiêm tốn sẽ tạo thế cân bằng với thành công và giúp người ta tiến xa hơn trên những nấc thang mới.

Khi tuổi đã xế chiều, người ta đã thủ đắc cho mình không biết bao nhiêu kiến thức, kinh nghiệm nhờ trải qua những phong sương của cuộc đời và đối diện với trăm ngàn câu chuyện nhân tình thế thái. Lúc này, người ta cần phải học một bài học xem ra rất ngược ngạo so với những gì cuộc sống dạy họ: học cách buông bỏ. Nhớ lại quá khứ, người ta đã đổ không ít mồ hôi nước mắt để theo đuổi mục tiêu và có được điều mình muốn. Nhưng rồi, con người chợt tự hỏi mình: rốt cuộc mình phấn đấu có những điều ấy để làm gì? Khi tuổi đã cao, sức đã yếu, người ta bỗng yêu cái thân xác này, thấy nó đã tiều tuỵ đi quá nhiều vì thời gian, vì những tính toán, vì phải hao tâm gồng gánh bao nhiêu việc. Khi đôi chân không còn đứng vững, đôi mắt dần nhoà đi, người ta mới biết cuộc sống này chỉ là hư ảo, như mây như gió, như hoa cỏ một thời tuyệt sắc rồi một thoáng tàn phai. Giờ đây, cái cần nhất là sự bình an, thong dong, thoải mái. Chẳng cần thiết phải khư khư giữ lấy những cái mau qua, những hận thù, hay danh dự. Ý thức về sự buông bỏ giúp họ đặt xuống khỏi vai mình những gì cứ đeo đuổi và bám riết họ bấy lâu nay. Họ sẽ dễ tha thứ hơn, sống bao dung hơn, biết chia sẻ hơn, không chấp nhất, không câu nệ. Bất chợt, họ như bắt gặp được chân lý: cái quý nhất trên đời cũng chỉ hệ ở một chữ “tình”. “Tình” chính là cái tinh tuý của con người, cái làm cho con người là con người, cái duy nhất còn đọng lại khi tất cả mọi cái khác của con người tan biến hết. Vậy mà bấy lâu nay, vì mải mê chạy theo dòng xoáy của cuộc đời, họ đã lãng quên hay đánh mất nó. Ngộ ra được điều này, họ bắt đầu sống lại cuộc sống của mình, theo một cách thức sung mãn và tròn đầy nhất.

Cả một cuộc đời, chẳng bao giờ người ta có thể ngừng học. Học để biết cách sống, biết đưa vào cuộc sống mình những nguồn năng lượng dồi dào. Cuộc sống sẽ mãi luôn là một sự bắt đầu, một quá trình “làm mới lại” không ngừng của bản thân!

Pr. Lê Hoàng Nam, SJ

Ngày 30-4-1975 Đệ Nhị Cộng Hoà VN mất đi, người VNCH ( Miền Nam VN ) mất những gì? Được những gì?

From facebook: Trần Bang
Ngày 30-4-1975 Đệ Nhị Cộng Hoà VN mất đi, người VNCH ( Miền Nam VN ) mất những gì? Được những gì?

MẤT:
– Mất tư hữu đất đai
– Mất tự do kinh doanh, làm ăn
– Mất tự do đi lại, tự do cư trú
– Mất tự do ngôn luận, mất tự do biểu tình…không còn tự do báo chí, không còn tự do xuất bản, không còn tự do học thuật…
– Mất tự do lập hội, mất tự do hội họp…
– Mất tự chủ Đại Học
– Mất tự do tôn giáo, thờ tự ( Nghĩa trang Quân đội bị quân quản, nhiều cơ sở Tu viện phải đóng cửa, tài sản đất đai thuộc các tôn giáo bị cưỡng chiếm, hay buộc phải hiến tặng, cho mượn….)
– Mất tự do giáo dục ( mọi khoa học, giáo dục… bị bắt buộc nhìn qua lăng kính nhỏ hẹp, sai lầm, ảo tưởng của học thuyết Mác Lê Mao)… đóng cửa trường học tư…
– Mất tự do công dân, mất bình đẳng, bị phân biệt lý lịch khi tìm việc làm, khi đi học, khi chữa bệnh…
– Mất nền Tư pháp độc lập… Toà Án không còn được độc lập xét xử….
– Mất tự do bầu cử, mất tự do ứng cử, mất tự do tranh cử…

ĐƯỢC:
– Được xếp hàng cả ngày (XHCN) mua vài thứ nhu yếu phẩm
– Được ( bắt buộc) học tập chính trị ( chỉ một học thuyết Mác Lê ) hàng ngày, hàng tuần…
– Được “phấn đấu” vào đoàn, đội, hội của ĐCS?
– Được vào làm công ở Tập đoàn sản xuất, được vào công nhân quốc doanh…
– Được ăn bo bo
– Được biết tem phiếu, sổ gạo là gì.
– Được suốt ngày hát bài ” như có bác trong ngày vui đại thắng” dù bố, anh, ông đang đi tù không hẹn ngày về, không biết ở đâu…
– Được (bắt buộc) đi kinh tế mới (từ thành thị lên rừng khai hoang )
– Được mạo hiểm tính mạng, tài sản để… vượt biên.
– Được đi tù không án…
– Được làm chân gỗ cho các cuộc bầu cử, và được đi bầu cử giả vờ theo quy hoạch sẵn của ĐCS.
– Được bắt buộc hiến tặng tài sản, nhà cửa, đất đai, công ty, xí nghiệp, hãng xưởng…

P/s Nội dung tham khảo những người ( cả người theo CS và không CS) sống ở VNCH trước 30-4-1975. Ảnh chôm từ FB Nguyễn Huy Hoàng

 

Bác sĩ bị đâm chết ngay tại bệnh viện

Rạng sáng nay, thấy anh trai thiệt mạng sau khi cấp cứu, nam thanh niên 19 tuổi đã dùng dao bấm đâm chết nam bác sĩ 60 tuổi, một bác sĩ khác bị trọng thương.

Trao đổi với VnExpress.net, lãnh đạo bệnh viện đa khoa huyện Vũ Thư (Thái Bình) cho biết, bác sĩ bị thiệt mạng là Phạm Đức Giàu (60 tuổi, làm việc ở khoa ngoại) còn bác sĩ bị đâm trọng thương là Ngô Duy Hoàn (30 tuổi ở khoa hồi sức cấp cứu).

Ngày 30 Tháng Tư

Ngày 30 Tháng Tư

Phạm Đình Trọng (Danlambao) – Từ mấy năm nay, cứ gần đến ngày 30 tháng tư tôi đều phải rời căn hộ dịu mát, thoáng đãng, từ đó phóng tầm mắt ôm được cả một khoảng rộng Sài Gòn bừng sáng những tòa tháp cao tầng như những tòa ánh sáng. Từ mấy năm nay, cứ đến gần ngày 30 tháng tư tôi lại phải rời bỏ nếp sinh hoạt ổn định hàng ngày rồi hấp tấp khăn gói lưu vong khỏi Sài Gòn. Từ nhiều năm nay cứ đến ngày 29, 30 tháng tư cả đám an ninh cộng sản lại đến bủa vây quanh nơi tôi ở. Tôi phải lưu vong mấy ngày đó để thoát khỏi sự giam hãm.

Những ngày cả Sài Gòn giăng cờ, kết hoa, rực rỡ đèn đuốc chào mừng ngày 30 tháng tư được những người cộng sản gọi là ngày giải phóng miền Nam thì an ninh cộng sản lại đến giam cầm tôi ngay giữa “Sài Gòn giải phóng”.

Vậy thực sự ngày 30 tháng tư, năm 1975 có phải là ngày nửa dải đất phía Nam của tổ quốc Việt Nam được giải phóng không?

Giải phóng đích thực, giải phóng có giá trị lớn lao, thiết thực nhất phải là giải phóng con người, giải phóng tư duy, giải phóng sự sáng tạo của con người và giải phóng sức phát triển của xã hội.

Ngày 30 tháng tư năm 1975 cả triệu người Việt Nam dù yêu nước cháy bỏng cũng phải bỏ nhà cửa, bỏ tài sản, bỏ cả mồ mả ông bà, bỏ nước ra đi trốn chạy những người nhân danh là người yêu nước nhưng chỉ biết có ý thức hệ cộng sản, trốn chạy những người mang chuyên chính vô sản sắt máu vay mượn từ nước ngoài về nô dịch cả dân tộc. Ngày 30 tháng tư năm 1975 mang đến mất mát uất hận lớn như vậy cho cả triệu người Việt Nam làm sao có thể gọi là ngày giải phóng!

Với biến cố 30 tháng tư năm 1975, hàng trăm ngàn người dân miền Nam trở thành người tù trong những trại tập trung cải tạo, hàng triệu người thân của họ phải bỏ nhà cửa êm ấm, bỏ cuộc sống đầy đủ tiện nghi, lếch thếch đi lưu đày nơi đầu rừng cuối bãi hoang vu, khắc nghiệt với cái tên trá hình là đi xây dựng khu kinh tế mới.

Với biến cố 30 tháng tư năm 1975, nền công nghiệp non trẻ nhưng hiện đại, đầy sức sống và đang phát triển mạnh mẽ của miền Nam bị đánh sập. Những người chủ tài năng đã dựng nên cơ nghiệp cho gia đình, tạo ra nền công nghiệp tươi sáng cho đất nước phải giao nhà máy cho nhà nước cộng sản, giao tài sản mồ hôi nước mắt cho những cán bộ vô sản không có kiến thức kinh tế, không biết quản lí, điều hành sản xuất. Từ đó nhà máy hoạt động không hiệu quả, kinh doanh thua lỗ, sản xuất đình đốn, công nhân thất nghiệp. Sự dốt nát và vô trách nhiệm của những ông chủ vô sản đã tàn phá, xóa sổ cả một nền công nghiệp hiện đại đầy triển vọng rực rỡ của miền Nam.

Từ biến cố 30 tháng tư năm 1975, người kinh doanh lớn không được hoạt động. Chỉ còn những người buôn bán cò con, mua đầu chợ bán cuối chợ. Không còn kinh tế thị trường, chỉ còn nền kinh tế tự cấp tự túc từ thời mông muội xa xưa. Nghề thủ công và nghề làm ruộng cần sự cần cù, chịu thương chịu khó và sự sáng tạo cùng kinh nghiệm cá nhân thì hai nghề này phải vào hợp tác xã, chịu sự quản lí của cán bộ cộng sản quan liêu, tham nhũng và thành quả lao động bị mang chia đều, bình quân, làm cho người sản xuất không còn gắn bó với công việc, không còn cần đến sự cần cù, sáng tạo nữa. Miền Nam từ vựa lúa xuất khẩu gạo nay chính người làm ra hạt gạo cũng không có đủ gạo ăn. Người làm ra hạt gạo còn đói thì cả nước đương nhiên phải đói.

Từ biến cố 30 tháng tư năm 1975, con người miền Nam bị quản lí theo chế độ nô dịch, nền sản xuất miền Nam bị tàn phá và kìm hãm thì không thể coi ngày 30 tháng tư là ngày giải phóng miền Nam.

Ngày 30 tháng tư hàng năm, tôi cùng hàng ngàn người Việt Nam nói tiếng nói trung thực đòi tự do dân chủ, đòi những giá trị làm người đã bị bộ máy công cụ bạo lực nhà nước cộng sản Việt Nam đến bủa vây, giam cầm tại nhà thì ngày 30 tháng tư càng không thể là ngày giải phóng.

Ngày 30 tháng tư năm 1975 là ngày thống nhất đất nước, giang sơn thu về một mối ư? Đất nước thống nhất trước hết phải thống nhất trong lòng người. Từ 30 tháng tư năm 1975, người Việt Nam bị chia rẽ đau đớn và sâu sắc nhất chưa từng có trong lịch sử hiển hách bốn ngàn năm dựng nước của dân tộc Việt Nam. 

Ngay cả thời Pháp đô hộ Việt Nam với chính sách chia để trị, Pháp chia đất nước Việt Nam thành ba kì với ba chế độ chính trị khác nhau thì người Việt Nam ở Bắc Kì và người Việt Nam ở Nam kì vẫn thương yêu đùm bọc nhau trong tình cảm đồng bào ruột thịt. Câu ca dao thương yêu của ông bà từ ngàn xưa để lại vẫn được cả người Bắc Kì lẫn người Nam Kì mang ra dạy bảo con cháu: Nhiễu điều phủ lấy giá gương / Người trong một nước phải thương nhau cùng. 

Từ khi đảng cộng sản Việt Nam ra đời, văn hóa yêu thương của ông bà để lại đã bị thay thế bằng văn hóa hận thù. Dân tộc Việt Nam yêu thương bị phân chia thành giai cấp đối kháng, phân chia thành trận tuyến ta – địch. Người dân bị đẩy vào cuộc đấu tranh giai cấp giả tạo mà đẫm máu và triền miên. Người dân nói tiếng nói yêu nước thương nòi mà động chạm đến tội của đảng cộng sản làm mất đất đai tổ tiên, động chạm đến tội của đảng cộng sản tước đoạt những giá trị làm người của người dân liền bị đảng cộng sản cầm quyền đẩy sang thế lực thù địch. 

Pháp đô hộ chia nước ta thành ba kì chỉ là vạch ranh giới trong không gian, chia địa lí hành chính trên giấy tờ. Đảng cộng sản chia dân tộc Việt Nam thành giai cấp đối kháng là chia rẽ trong lòng dân tộc, chia rẽ, li tán trong lòng người. Đặc biệt từ 30 tháng tư năm 1975 sự chia rẽ này càng độc ác, man rợ khi chuyên chính vô sản, hận thù giai cấp đã ào ạt, quyết liệt tước đoạt tự do, tước đoạt mạng sống của hàng triệu người dân miền Nam ở tầng lớp tinh hoa, những trí thức, những nhà chính trị, những quan chức nhà nước và sĩ quan quân đội Việt Nam Cộng Hòa.

Từ 30 tháng tư năm 1975, chuyên chính vô sản, đấu tranh giai cấp đã làm cho người Việt hận thù người Việt sâu sắc, hàng triệu người Việt yêu nước thương nòi bị đẩy sang thế lực thù địch và hàng triệu người Việt yêu nước phải bỏ nước ra đi đã coi ngày 30 tháng tư năm 1975 là ngày quốc hận thì làm sao có thể coi ngày 30 tháng tư năm 1975 là ngày thống nhất lòng người.

Chia rẽ, li tán làm cho dân tộc Việt Nam suy yếu. Kẻ thù truyền kiếp của dân tộc Việt Nam là nhà cầm quyền bành trướng Đại Hán liền nhân cơ hội cướp hàng ngàn kilomet vuông đất biên cương của Việt Nam, cướp cả quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam thì không thể coi ngày 30 tháng tư năm 1975 là ngày thống nhất đất nước, giang sơn thu về một mối như sự khoa trương, lấp liếm của bộ máy tuyên truyền nhà nước cổng sản Việt Nam.

Ngày 30 tháng tư hàng năm những người cộng sản Việt Nam vui mừng vì ngày đó năm 1975 họ đã đánh thắng cả dân tộc Việt Nam, đã nô dịch được cả dân tộc Việt Nam, họ đã mang hận thù giai cấp đánh tan tác, li tán cả dân tộc Việt Nam. Còn những người Việt Nam chân chính phải nhận lấy nỗi buồn lịch sử, phải nhận lấy trách nhiệm lịch sử: Đấu tranh đưa dân tộc Việt Nam thoát khỏi nô dịch cộng sản và giành lại những mảnh đất thiêng liêng của tổ tiên người Việt đã bị mất mát, sang nhượng cho bành trướng Đại Hán dưới thời cộng sản. 

29.04.2017 

Phạm Đình Trọng

danlambaovn.blogspot.com

Hành trình ‘tự diễn biến’ trong giới du học sinh Việt

Hành trình ‘tự diễn biến’ trong giới du học sinh Việt


Du học sinh thường không tránh khỏi những 'cú sốc tư tưởng' nhất định khi ra nước ngoài.

Du học sinh thường không tránh khỏi những ‘cú sốc tư tưởng’ nhất định khi ra nước ngoài.

Có một quá trình “tự diễn biến” trong giới du học sinh Việt Nam ở nước ngoài, mà ngay cả bản thân họ không phải lúc nào cũng nhận thấy.

Theo nhận xét của một chuyên viên tư vấn cho sinh viên nước ngoài ở Mỹ, khi mới bước chân ra “biển lớn,” du học sinh Việt thường khá thụ động và khép kín vì rào cản ngôn ngữ trong giao tiếp với người bản xứ. Tuy nhiên, ngay cả với cộng đồng người Việt Nam, du học sinh Việt cũng không tránh khỏi những “cú sốc tư tưởng” nhất định.

Từ ‘Cộng Sản mới sang…’

Mới đến thành phố Houston, Texas, Mỹ, học được 8 tháng, Như Quỳnh chia sẻ với VOA rằng nhiều bạn bè của cô khi mới sang thường bị cộng đồng người Việt địa phương gọi là “Cộng Sản mới sang”.

“Bạn em nói khi đi đăng ký học lái xe thì ông thầy dạy lái xe, có tư tưởng chống Cộng, nói ‘con này ở bên đó là Cộng Sản, dân Cộng Sản mới qua.’ Lời nói làm cho bạn em tủi thân, vì dù răng, Cộng Sản hay không Cộng Sản thì cũng là người Việt Nam”, Như Quỳnh kể lại.

Tự nhận “vẫn còn rất yêu quý nước Việt Nam”, Như Quỳnh nói “người Việt ở Mỹ có tư tưởng không tốt về Việt Nam là điều bình thường”, và như vậy là “sai lệch”.
… đến tự so sánh

Hầu hết du học sinh Việt Nam mà VOA phỏng vấn đều cho biết khi còn ở trong nước, họ hoàn toàn không để ý đến “ý nghĩa” của ngày 30/4 như các khẩu hiệu, tuyên truyền được lặp lại hàng năm. Họ chỉ đơn giản tập trung vào kế hoạch “ăn chơi” là chính. Nhưng khi ra khỏi Việt Nam, những cuộc biểu tình của cộng đồng gốc Việt vào ngày này lại mang đến “một góc nhìn khác” về ngày được gọi là “giải phóng”.

Mặc dù mình vẫn nói mình là xã hội dân chủ, công bằng, văn minh… Hồi đi học được học như vậy, nhưng khi sang bên này mới thấy không phải như vậy. Khi sang đây, mình thấy ở bên đây mới thực sự là dân chủ.

Quỳnh Võ, một du học sinh vừa tốt nghiệp cao học tài chánh ở Pháp, nói: “Ngày xưa thì 30/4, 1/5 là được nghỉ làm nên mừng muốn chết. Toàn là tuyên truyền không! Theo công cuộc tuyên truyền thì mình thấy nhiều cái cũng nhảm. Mình biết vậy nhưng biết nói gì hơn. Giờ qua đây lại thấy một góc khác: ngày quốc hận!”

Góc nhìn khác không chỉ dừng ở các sự kiện lịch sử, mà còn trong những sự việc hàng ngày khi người trẻ Việt Nam bỗng nhiên được đặt vào một thế giới khác và có cơ hội so sánh.

Thanh Hương, một du học sinh mới sang thành phố Brisbane, bang Queenland, Úc, học chương trình MBA được 2 năm, giải thích về kết luận “Việt Nam không thực sự tự do như mình nghĩ”:

“Mặc dù mình vẫn nói mình là xã hội dân chủ, công bằng, văn minh… Hồi đi học được học như vậy, nhưng khi sang bên này mới thấy không phải như vậy. Khi sang đây, mình thấy ở bên đây mới thực sự là dân chủ. Cái gì cũng có luật lệ rõ ràng, được quyền tự do thật sự, được bảo vệ rõ ràng, từ quyền cho phụ nữ hay tất cả về y tế, giáo dục…, nhất là về quyền con người. Bên này mọi điều đều minh bạch, rõ ràng, được xử lý nghiêm bằng luật. Còn ở Việt Nam thì không như vậy.”

Thanh Hương dẫn chứng một sự kiện điển hình trong nước mà cô theo dõi từ bờ bên kia: “Ví dụ biểu tình Formosa. Người ta chỉ biểu tình để đòi lại quyền được bồi thường do biển bị nhiễm bẩn hoặc chỉ đòi làm minh bạch tại sao lại gây ra ô nhiễm môi trường như vậy thôi, em thấy biểu tình đúng như vậy mà vẫn để xảy ra bạo loạn trong biểu tình rồi chẳng đâu vào đâu hết. Còn bên này mà một sự việc gì đó không rõ ràng là người ta phải biểu tình, và người ta sẽ được cảnh sát hỗ trợ cho việc biểu tình.”

Trong khi vẫn ngầm phản đối quan điểm của cộng đồng người Việt ở Mỹ, Như Quỳnh cũng thừa nhận Mỹ tốt hơn Việt Nam. “Giả sử như ở đây có chương trình hỗ trợ cho người già giống như bảo hiểm Medicare, Medicaid… Mình đi học, nếu mình là resident (thường trú dân), thì cũng có những chương trình hỗ trợ giảm học phí cho người dân ở đây. Nó theo mục đích của người dân nhiều hơn. Nói chung là cái gì ra cái đấy, tính toán rất kỹ nên xã hội và cuộc sống em thấy tốt hơn Việt Nam nhiều”.
Và đắn đo, không về
Cho dù xung đột tư tưởng trong giới du học sinh, những người trẻ có cơ hội được sống ở cả hai bên “chiến tuyến,” là nặng hay nhẹ, thì đa số đều không mong muốn có một “chiến tuyến” nào giữa những con người mang dòng máu Việt. Quỳnh Võ chia sẻ: “Người trẻ hoặc là nhìn với góc độ ngày chiến thắng, hoặc nhìn với góc độ ngày quốc hận, thì cuối cùng, trong lòng Việt Nam sẽ có rất nhiều nước Việt khác nhau.”

… đó là sự điều chỉnh khi bạn phải thích nghi với cái mới. Có vẻ như, đối với tôi, họ đều trải qua các giai đoạn giống nhau cho tới khi họ sẵn sàng thích nghi với văn hóa Mỹ.

Quỳnh Võ và chồng đều là du học sinh từ Việt Nam sang Pháp. Cả hai đã có công việc làm ổn định và một mái ấm hạnh phúc với hai con nhỏ. Cô tâm sự về thay đổi quyết định trở về Việt Nam của gia đình mình:

“Thật ra ai có cơ hội ở lại thì họ ở lại hết. Có ai muốn sống với Cộng Sản đâu? Chẳng qua trước đây họ không nói ra thôi. Ví dụ như em, qua bên này thấy về mặt chuyên môn được làm việc sâu hơn, về học hành cũng được học thích hơn. Ngay cả một chuyện thực tế là bây giờ con cái em, mình có con rồi, con đi học trong một môi trường trong veo như vậy, tự nhiên về mặt cá nhân mình cũng đắn đo khi quyết định về dù đó là về cho con đi nữa”.

Giải thích về những thay đổi trong tư tưởng của du học sinh, cô Camila McTighi, chuyên viên tư vấn cho học sinh nước ngoài của Trường Cao Đẳng Cộng Đồng Bắc Virginia, Mỹ, đưa ra nhận xét chung: “Tôi có thể nói đó là sự điều chỉnh khi bạn phải thích nghi với cái mới. Có vẻ như, đối với tôi, họ đều trải qua các giai đoạn giống nhau cho tới khi họ sẵn sàng thích nghi với văn hóa Mỹ”.

Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản Việt Nam, Nguyễn Phú Trọng, gần đây liên tục đề cập đến mối nguy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong giới Đảng Viên, công chức chính quyền. Hồi đầu tháng 1/2017, ông Trọng yêu cầu Ủy Ban Trung Ương Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam xây dựng và thực hiện cơ chế bảo vệ, khuyến khích người dân phản ánh, tố giác, đấu tranh chống suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Nhưng có một hành trình “tự chuyển hóa” mà không cần có một cuộc vận động nào đang diễn ra trong giới du học sinh, trong đó có không ít người là thế hệ tiếp theo của những người Cộng Sản.

TT Trump: ‘Tiếc cuộc sống trước kia vì tưởng làm tổng thống thoải mái hơn’

TT Trump: ‘Tiếc cuộc sống trước kia vì tưởng làm tổng thống thoải mái hơn’

T
Tổng Thống Trump lúc nào cũng có Mật Vụ bảo vệ và “đi đâu một mình cũng không được.” (Hình: AP/Evan Vucci)

WASHINGTON, DC (NV) – Tổng Thống Donald Trump hôm Thứ Năm nhìn lại 100 ngày đầu tiên của ông ở Tòa Bạch Ốc với cái nhìn thèm muốn về cuộc sống trước khi làm tổng thống.

Trả lời cuộc phỏng vấn của phóng viên hãng thông tấn Reuters, tổng thống nói: “Tôi yêu cuộc sống trước đây, có nhiều thứ chờ đợi tôi. Ở đây tôi phải làm việc nhiều hơn. Tôi tưởng làm tổng thống sẽ được thoải mái hơn.”

Ông than rằng ở địa vị hiện tại ông có quá ít cuộc sống riêng tư và đến nay vẫn đang cố làm quen với việc được Mật Vụ bảo vệ suốt ngày đêm và đi đâu cũng có họ kè kè cạnh bên.

Ông Trump tâm sự: “Quí vị trở thành bị giam hãm ngay trong tổ kén của chính mình vì quí vị được bảo vệ quá kỹ, đến nỗi quí vị muốn đi đâu một mình cũng không được.”

Mỗi khi tổng thống rời Tòa Bạch Ốc, thường thường ông di chuyển trên một chiếc limousine hoặc một chiếc SUV. Ông nói ông tiếc những ngày được tự mình ngồi sau tay lái.

Tổng Thống Trump than tiếp: “Tôi thích lái xe nhưng bây giờ tôi không còn được tự lái nữa.”

Từ hồi bắt đầu tranh cử, ông thường xuyên đụng độ với các cơ quan truyền thông nên ông né không đến dự buổi dạ tiệc White House Correspondents’ Dinner được tổ chức tại thủ đô Washington vào đêm Thứ Bảy, vì ông có cảm tưởng ông bị giới truyền thông đối xử bất công.

Được hỏi trong tương lai ông có đến dự không, thì Tổng Thống Trump đáp: “Năm tới tôi sẽ có mặt, chắc chắn như vậy.”

Buổi dạ tiệc do White House Correspondents’ Association tổ chức, mà đặc phái viên Jeff Mason của Reuters giữ chức chủ tịch. (TP)

Sám hối tội ác chiến tranh, người cộng sản không làm được?

Sám hối tội ác chiến tranh, người cộng sản không làm được?

 Kính Hòa, phóng viên RFA

Bức tường khắc tên những chiến binh Mỹ tử trận ở Việt Nam, tại Washington, DC. Ảnh chụp ngày 11/11/2016. AFP photo

Kỷ niệm 42 năm ngày chiến tranh Việt Nam kết thúc, ngày 26 tháng tư tại đảo Jeju, Hàn Quốc, một bức tượng người mẹ ôm con mang tên Lời ru cuối cùng được khánh thành.

Theo báo chí Việt Nam thì bức tượng này hình thành trong trào lưu các cựu chiến binh Hàn Quốc nhìn nhận những hành động tội ác mà họ đã gây ra trong cuộc chiến Việt Nam.

Các cựu chiến binh Mỹ cũng có những hành động tương tự bấy lâu nay.

Ở phía ngược lại, không có những hành động tương tự từ phía lực lượng của Đảng Cộng sản.

Tại sao?

Bắt đầu câu chuyện với chúng tôi, nhà báo Võ Văn Tạo hiện sống ở Nha Trang nói về chiến tranh:

“Chiến tranh nào cũng tội lỗi hết, chả có cuộc chiến tranh nào tránh được những sai lầm, cũng như chuyện gây ra tội ác, dù mục đích này hay mục đích khác, thì nó cũng đều gây tai nạn cho người dân, thương vong cho người dân. Đó là điều khó tránh trong những cuộc chiến tranh lớn”.

Ông Võ Văn Tạo từng tham gia chiến tranh Việt Nam trong hàng ngũ bộ đội cộng sản, từng tham dự chiến dịch khốc liệt 1972 tại chiến trường Quảng Trị.

Ông Hoàng Ngọc Diêu, hiện sống ở Úc, ra đi từ Việt Nam sau năm 1975, nhận định về hành động sám hối của các cựu chiến binh Hàn Quốc:

“Cúi đầu chấp nhận những việc mình đã làm sai trong quá khứ, là một hành động can đảm. Họ nhận được cái đúng và cái sai, chấp nhận, công khai với mọi người rằng họ đã làm một hành động sai. Theo tôi đó là một hành động rất nhân bản, bởi thật sự trong quá khứ họ đã làm những việc sai. Họ không dùng lý do chiến tranh để biện hộ cho họ”.

Lực lượng Hàn Quốc, hay còn gọi là Nam Hàn, tham gia chiến tranh bên cạnh lực lượng miền Nam Việt Nam và quân đội Hoa Kỳ, có hai sư đoàn đóng quân dọc theo các tỉnh miền Trung từ Quảng Ngãi cho đến Nha Trang. Ông Võ Văn Tạo là người quê ở vùng này nói rằng trong nhiều trận càn quét binh lính Nam Hàn đã giết chết nhiều dân thường.

Những hoạt động tưởng nhớ chiến tranh với cảm giác tội lỗi cũng xảy ra đối với quân đội Hoa Kỳ, khi một số cựu chiến binh trở về làng Sơn Mỹ tưởng nhớ trận thảm sát dân thường ở đây. Hay gần đây nhất người ta nói đến lời thú nhận phạm tội của ông Bob Kerrey, cựu dân biểu Hoa Kỳ đã từng chỉ huy một trận càn ở tỉnh Bến Tre làm chết nhiều dân thường.

Về phía bộ đội cộng sản, người ta hay nói đến biến cố Mậu Thân 1968, khi mà hàng ngàn người dân thường bị bắn chết và vùi chôn tập thể ở thành phố Huế.

Tuy nhiên cho đến nay không có một lời thú nhận nào về hành động đó từ phía Đảng Cộng sản Việt Nam, mặc dù theo ông Hoàng Ngọc Diêu, ngày càng có nhiều chứng cứ, hình ảnh và tư liệu chứng minh rằng có cuộc thảm sát Mậu Thân Huế 1968.

“Đó là một hành động che đậy thiếu can đảm, thiếu minh bạch của một nhà cầm quyền luôn tự xưng là đúng đắn và chính nghĩa. Có lẽ là với lý do bảo vệ cái họ cho là chính nghĩa nên họ không dám minh bạch những chuyện đó”.

Ông Võ Văn Tạo đưa ra một sự phân tích về thái độ khác nhau đối với quá khứ phạm tội ác chiến tranh như vậy từ hai phía:

“Tôi nghĩ rằng ở những nước có tự do ngôn luận thì lương tâm con người ta được trình bày một cách đầy đủ. Còn ở Việt Nam thì nó khác, những quyền ăn quyền nói, tự do, lương tâm,… đều bị bóp nghẹt hết. Tự do chính trị, tự do tư tưởng cũng thế. Nhà nước cộng sản Việt Nam luôn thực thi chính sách tuyên truyền một chiều, tô hồng tất cả những gì Đảng Cộng sản Việt Nam thực hiện hoặc chủ xướng, và bôi đen cái mà họ không thích. Điều đó dẫn đến chuyện hầu hết bộ đội của Việt Nam, sau cuộc chiến, không bao giờ tự vấn lương tâm rằng mình đã làm gì trong chiến tranh mà gây tội ác”.

Tuy nhiên ông Tạo nói rằng không phải người bộ đội cộng sản nào cũng hoàn toàn không tự vấn lương tâm như vậy. Ông kể lại câu chuyện người bạn của ông là ông Trần Đức Thạch đã nhận nhiệm vụ che giấu cuộc thảm sát dân thường tại chiến trường Xuân Lộc vào năm 1975. Lúc đó, sau khi bị một tổn thất nặng nề bị mất 250 tay súng, cộng với sự tuyên truyền của các chính trị viên rằng vùng Xuân Lộc là nơi sinh sống của những người gốc Bắc di cư, chống cộng quyết liệt, đơn vị của ông Thạch gây ra một cuộc thảm sát dân thường để trả thù. Ông Trần Đức Thạch bị ám ảnh và trở về chiến trường xưa thắp hương hối hận.

Tuy nhiên ông Võ Văn Tạo nói rằng trường hợp như ông Thạch là một trường hợp riêng lẻ rất hiếm hoi.

K.H.

Nguồn: http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/the-penitent-of-war-why-communists-cannot-do-that-kh-04272017080451.html

Vụ Đinh La Thăng: Ván cờ sinh-tử chỉ mới bắt đầu

Vụ Đinh La Thăng: Ván cờ sinh-tử chỉ mới bắt đầu


Đinh La Thăng (trái) và Nguyễn Phú Trọng.

Đinh La Thăng (trái) và Nguyễn Phú Trọng

Không bắn pháo hoa!

Lễ kỷ niệm 30 tháng Tư “giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước” năm 2017 đặc biệt chưa từng thấy: cùng vào cuối giờ chiều ngày 27/4 khi các tờ báo trong nước được Ủy ban Kiểm tra trung ương “phát lệnh nổ súng” để đăng nguyên bản kết luận kiểm tra hàng núi vụ việc bị xem là “rất nghiêm trọng” tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam) cùng trách nhiệm của đương kim ủy viên bộ chính trị Đinh La Thăng, một phó chủ tịch của chính quyền TP.HCM là bà Nguyễn Thị Thu đã như ngậm ngùi thông báo với báo giới “Ban bí thư không cho phép thành phố tổ chức bắn pháo hoa 15 phút vào đêm 30/4”, dù trước đó thành phố này đã làm văn bản xin “bắn”.

Không có lời giải thích nào từ Ban bí thư của ông Đinh Thế Huynh về việc không cho bắn pháo hoa, nhưng một phó giám đốc Sở Văn hóa – thể thao của TP.HCM đã tiết lộ: tùy vào tình hình thực tế, chính trị xã hội và mỗi giai đoạn khác nhau…

Hoàn toàn không phải lý do “tiết kiệm” cho số tiền chỉ khoảng một chục tỷ đồng chi phí bắn pháo hoa – chỉ bằng 1/340 so với khoản lỗ mà Trịnh Xuân Thanh đã gây ra tại PVC – một doanh nghiệp con thuộc Petro Vietnam từ thời ông Đinh La Thăng còn là Chủ tịch Hội đồng thành viên.

Có thể cho rằng đây là lần đầu tiên TP.HCM kỷ niệm lễ 30/4 mà không được bắn pháo hoa, trong khi bầu không khí trước ngày này dường như không có gì bất thường về mặt an ninh. Cũng chưa thấy dấu hiệu nào để hình thành một “làng kháng chiến Đồng Tâm” tại thành phố này…

Vậy thì sợ gì mà không “bắn”? “Nội bộ” chăng?

Có vẻ “bài học Quân khu 9” vào thời gian trước đại hội 12 cùng vụ “tướng chữa bệnh” Phùng Quang Thanh vẫn còn nguyên ám ảnh.
Chiến thắng thứ hai
Một nỗi ám ảnh khôn nguôi đã đặc cách dành cho Tổng bí thư Trọng từ sau đại hội 12, cho dù ông đã lau được nước mắt trước đối thủ chính trị số một là ông Nguyễn Tấn Dũng.

Nỗi ám ảnh ấy còn đeo đẳng ghê gớm, đã trở nên cao trào mất ngủ bằng vụ biến mất cực kỳ thách thức của Trịnh Xuân Thanh. Cho dù ông Nguyễn Tấn Dũng đã cam kết trở thành “người tử tế”, vẫn còn không thiếu kẻ luôn chực chờ gây hậu họa cho ông Trọng.

Cuộc chiến “chống tham nhũng” của tổng bí thư cũng bởi thế đã dần hóa thân vào ân oán quyền lực và thể diện.

Nhưng phải mất đến một năm một quý từ sau đại hội 12 rạng rỡ thắng lợi, Tổng bí thư Trọng mời giành được chiến thắng thứ hai.

Bài bản được lặp lại phong cách của Vương Kỳ Sơn của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung Quốc mà ông Nguyễn Phú Trọng đã dẫn đoàn “học tập” vài năm trước: dù không có được nhân chứng Trịnh Xuân Thanh, cũng chẳng trưng ra lời khai nào của Vũ Đức Thuận – nguyên trợ lý của Đinh La Thăng, vẫn còn sờ sờ ra đó một núi hậu quả bị cho là trách nhiệm của ông Thăng thời còn tại vị nơi Petro Vietnam, chưa kể một “hình án” có dấu hiệu rất rõ là 800 tỷ đồng mà Petro Vietnam góp vào Ngân hàng Đại Dương của Hà Văn Thắm đã hoàn toàn biến mất.

Không phải Bộ Công an có vẻ khá chậm chạp ngay cả khi tổng bí thư đã “tự cơ cấu” vào Thường vụ đảng ủy công an trung ương vào tháng 9 năm 2016, mà Ủy viên bộ chính trị Trần Quốc Vượng của Ủy ban kiểm tra trung ương mới bắt buộc phải nổi lên như một Vương Kỳ Sơn của Việt Nam.

Khó mà hình dung khác hơn, cử chỉ Ủy ban Kiểm tra trung ương công bố kết luận về Petro Vietnam ngay trước khi Hội nghị trung ương 5 của đảng cầm quyền diễn ra là có chủ ý. Cùng nhận định “rất nghiêm trọng” của ủy ban này đối với vụ Petro Vietnam, việc Ủy ban Kiểm tra trung ương nêu đề nghị chính thức gửi Bộ chính trị và Ban bí thư về “kỷ luật đồng chí Đinh La Thăng” tất sẽ dọn đường cho Hội nghị trung ương 5 bỏ phiếu kỷ luật Bí thư TP.HCM.

Nếu thông tin dư luận về việc Ban bí thư đã thống nhất kỷ luật ông Đinh La Thăng với mức độ “cảnh cáo về mặt đảng” là đúng, mức kỷ luật tại Ban chấp hành trung ương thông thường sẽ không nhẹ hơn. Và chỉ cần có thế, đương nhiên chức bí thư thành ủy TP.HCM sẽ một sớm một chiều bị tước khỏi tay ông Đinh La Thăng. Để trong trường hợp khả quan nhất, ông Thăng cũng chỉ nhận được một chức vụ “làng nhàng” nào đó trong bộ máy trung ương – gần giống với đương kim Trưởng ban Kinh tế trung ương Nguyễn Văn Bình, nhưng có lẽ thấp hơn ông Bình.

Còn nếu nặng hơn, đó sẽ là “cách chức về mặt đảng”, thậm chí khai trừ đảng và mở đường đến truy cứu trách nhiệm hình sự liên quan những vụ việc tại Petro Vietnam. Khi đó thì đừng có nghĩ gì đến việc tồn tại trong Bộ Chính trị, thậm chí trong Ban chấp hành trung ương.

Báo nhà nước Việt Nam, bỉ bôi thay, đang rầm rộ khởi phát một chiến dịch “xét lại Đinh La Thăng”, cho dù chỉ mới năm ngoái chính những tờ báo này đã tung hô ông Thăng lên tới mây xanh, còn gần đây nhất lại câm bặt vụ nông dân Đồng Tâm, Hà Nội phản kháng triều đình.

Nếu vụ ông Đinh La Thăng diễn ra “đúng quy trình” và theo đúng tuyên ngôn “kỷ luật vài người để cứu muôn dân” của ông Trọng, bàn cờ chính trị Việt Nam sẽ được “tái cơ cấu” thấy rõ: cùng với ông Thăng, nhân vật thứ hai đã quá mang tai tiếng là Ủy viên bộ chính trị Nguyễn Văn Bình cũng có thể bị “xét lại”. Hoặc ở vào thế “quy thuận triều đình”, ông Bình sẽ ngồi yên tại Ban Kinh tế trung ương cho đến lúc đủ tuổi hưu.
Ván cờ sinh – tử bắt đầu!
Hội nghị trung ương 5 cũng bởi thế có thể mang đến triển vọng “phục thù” cho Tổng bí thư Trọng đối với thất bại không thể cơ cấu hai nhân vật Vương Đình Huệ và Nguyễn Bá Thanh vào Bộ Chính trị tại Hội nghị trung ương 7 – diễn ra vào tháng 5/2013.

Chiến thắng thứ hai của Tổng bí thư Trọng, dù khá muộn màng, vẫn mở toang cánh cửa để ông Trọng có dịp “hội kiến” với cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Có vẻ ông Trọng không còn “đường” nào khác.

Không phải đại hội 12. Giờ đây, ván cờ quyết định sinh – tử mới bắt đầu.

Khỏi phải nói, cũng có thể hình dung ông Nguyễn Tấn Dũng và “dây” của ông đang ở vào thế nguy biến đến thế nào.

Nhưng ông Dũng sẽ làm gì?

Tôi đã có một Việt Nam như thế……

Tôi đã có một Việt Nam như thế……

Ngày xưa tôi đã có một thành phố được mệnh danh là Hòn Ngọc Viễn Đông. Tuy nó còn thua xa những thành phố ở những nước phát triển, nhưng nó là điều gần nhất với văn minh mà đất nước tôi có. Ngày xưa tôi đã có một thành phố mà những người ở vùng khác luôn ngưỡng mộ và ao ước để trở thành một người dân ở đó. Thành phố đó tuy nhỏ nhưng luôn mở rộng cửa để đón người tứ xứ về làm ăn buôn bán. Người dân ở thành phố đó chẳng bao giờ quan tâm đến bạn từ nơi đâu tới, cha mẹ bạn là ai, bạn nói tiếng Việt với giọng bắc hay nam. Họ cũng không bao giờ phân biệt người khác qua cái hộ khẩu. Ngày xưa tôi đã có một thành phố là đầu tàu của cả nước, là sự tổng hợp của những văn hóa và tinh hoa của thế giới. Thành phố đó là nơi mọi người nhìn vào để học hỏi và noi gương. Ngày xưa, tôi đã có một thành phố như thế.

Ngày xưa tôi có những anh cảnh sát khiến tôi luôn cảm thấy an toàn và trật tự. Tôi đã có những anh cảnh sát mà tôi luôn tin tưởng và luôn tìm đến khi có một vấn đề gì cần giải quyết. Họ không bao giờ đi vòng vòng kiểm tra tạm trú hay tạm vắng, hay đúng hơn là làm có cái thứ gì gọi là tạm trú tạm vắng đâu mà kiểm tra. Tôi đã có những anh cảnh sát nếu phải giữ gìn trật tự đường phố và vỉa hè, họ cũng không bao giờ đánh đuổi những người bán hàng rong. Họ chỉ nhắc khéo và mỉm cười. Và nếu họ phải kêu đi thì họ sẽ sẵn lòng phụ giúp dọn dẹp. Tôi đã có những anh cảnh sát không bao giờ đánh dân, những người sẽ luôn sẵn lòng hy sinh bảo vệ tôi. Tôi đã có những anh cảnh sát trên xa lộ mà tôi gọi là những con bồ câu trắng, đó là những anh cảnh sát xa lộ luôn sẵn lòng giúp tôi đẩy chiếc xe nếu nó bị hư dọc đường. Tôi đã có những anh cảnh sát mà tôi luôn ngưỡng mộ. Ngày xưa tôi đã có những anh cảnh sát như thế.

Ngày xưa thành phố của tôi có các bệnh viện chuyên chữa bệnh miễn phí cho người bệnh, nếu có viện phí cho dù có cao đến mức nào, thì cũng không từ chối chữa bệnh. Tôi đã có một hệ thống y tế không phân biệt giàu nghèo. Một hệ thống y tế dù phải hoạt động theo quy luật tài chính, nhưng không bao giờ để tiền làm cản trở y đức. Tôi đã có một hệ thống y tế sẵn lòng kêu một chiếc trực thăng để giải cứu bất cứ ai gặp nạn.  Tôi đã có những bác sĩ và y tá chuyên tâm làm việc và ít khi nào, nếu có, vòi tiền bệnh nhân. Ngày xưa, tôi đã có một hệ thống y tế như thế.

Ngày xưa tôi đã có những người thầy và người cô luôn dạy tôi cách làm người trước khi dạy tôi học thức. Tôi đã có những người thầy cô luôn tận tâm giảng dạy, luôn học hỏi để trao dồi kiến thức. Tôi đã có những thầy cô, tuy tư tưởng vẫn mang tính chất văn hóa Nho Giáo, những luôn cho tôi phát biểu, luôn cho tôi chỉ trích, luôn cho tôi không đồng ý. Tôi có thể công khai phản đối bài tập, tôi có thể biểu tình để đòi hỏi quyền lợi mà tôi cho rằng mình nên có. Tôi đã có những thầy cô luôn mang tầm hồn của những nhà học thức. Ngày xưa tôi đã có những người thầy và người cô như thế.

Ngày xưa tôi đã có những nhạc sĩ tài ba, những nhạc sĩ sáng tác những bài hát mà tôi nghe không bao giờ biết chán. Họ ít khi nào, hoặc chẳng bao giờ, đạo nhạc. Vì mỗi bài họ sáng tác là một tác phẩm nghệ thuật.

Ngày xưa tôi đã có những nhà sách bán đầy sách, mọi thể loại sách. Nơi đó là nơi tôi gọi là những thư viện tri thức. Nơi đó bán những cuốn sách của nhiều tác giả của nhiều quốc gia khác nhau. Nơi đó thậm chí bán những cuốn sách mà tôi không hề thích và đồng ý chút nào. Nhưng đã là nhà sách thì phải da dạng và phong phú. Ngày xưa tôi đã có những nhà sách như thế.

Ngày xưa tôi đã có một Tổng Thống khiến tôi cảm thấy hãnh diện. Ông ấy có thể nói tiếng Anh, đủ để hiểu, đủ để trả lời phỏng vấn của các phóng viên quốc tế, đủ để đàm phán với các nhà lãnh đạo quốc tế, đủ để cất lên tiếng nói cho tất cả người dân dù đa số người dân không bầu chọn ông ta. Ngày xưa tôi đã có một Tổng Thống khiến tôi tự tin để nói với các bạn bè quốc tế rằng “that is our President.” Ngày xưa, tôi đã có một Tổng Thống Như Thế.

Ngày xưa tôi đã có một Chỉ Huy Trưởng khiến tôi tự hào về lực lượng Quân Lực. Tôi đã có một Chỉ Huy Trưởng khiến tôi cảm thấy an toàn, cho dù đất nước vẫn còn trong thời chiến. Tôi đã có một Chỉ Huy Trưởng khiến tôi cảm thấy yêu nước để sẵn lòng mặc bộ quân phục để bảo vệ đất nước. Và cho dù có chết thì tôi cũng vinh dự. Ngày xưa, tôi đã có một Chỉ Huy Trưởng như thế.

Ngày xưa tôi đã có một Việt Nam khiến tôi muốn trở về. Khi tôi hoàn thành chương trình du học của mình, tôi không màn đi tìm việc làm ở nước sở tại, cũng chẳng quan tâm đến thẻ xanh hay thẻ đỏ, cũng chẳng mộng mơ hay để trở thành một công dân của nước khác, cũng không nghĩ đến việc mình nên ở hay về, vì điều duy nhất trong đầu tôi là trở về. Cho dù đất nước đó vẫn đang trong thời chiến, cho dù nơi ấy tôi phải làm việc nhiều lần hơn, cho dù nơi ấy có nhiều rủi ro hơn. Nhưng tôi chỉ muốn trở về, đơn giản, bởi vì nơi đó, đất nước Việt Nam đó, mảnh đất đó là nơi tôi gọi là nhà. Vì tôi chỉ muốn về nhà. Ngày xưa, tôi đã có một Việt Nam như thế.

Ngày xưa tôi đã có một nước Việt Nam khiến tôi tự hào. Tôi đã có một nước Việt Nam khiến tôi không thổ thẹn khi cầm hộ chiếu ra nước ngoài và không cảm thấy xấu hổ khi nói “I’m Vietnamese.”

Ngày xưa tôi đã có một Việt Nam như thế. Tôi đã từng có một Việt Nam như thế. Nhưng đó là quá khứ. Bởi vì bây giờ nước Việt Nam như thế đã không còn. Nhưng tôi lại muốn nó trở lại. Tôi muốn có một nước Việt Nam như thế. Bạn có thể gọi tôi hoang tưởng hay gọi tôi mơ mộng. Tôi không mơ mộng hay ảo tưởng. Tôi cũng không tôn vinh bất cứ thể chế hay chế độ nào. Tôi chỉ muốn có một nước Việt Nam như thế. Có thể bạn sẽ hỏi: “Vì sao? Để làm gì?” Đơn giản, bởi vì ngày xưa tôi đã có một nước Việt Nam như thế.

Ku Búa @ Café Ku Búa

PS: Tôi là một người sinh ra khi nước Việt Nam như thế đã không còn nữa.