
From facebook: Dien Hong Tran shared Võ Minh Triều‘s post.





Nhân dịp đầu năm học mới- xin gửi đến các bật phụ huynh học sinh và các cấp chính quyền trong hệ thống giáo dục của Việt Nam…
vậy mà các bác vẫn muốn xây tượng đài. ..là sao?
Nhân dịp đầu năm học mới- xin gửi đến các bật phụ huynh học sinh và các cấp chính quyền trong hệ thống giáo dục của Việt Nam…
vậy mà các bác vẫn muốn xây tượng đài. ..là sao?
NGU DỐT MỚI TIN VÀO ĐẠO THIÊN CHÚA ???
——————————–
“Chỉ những người ít học, mê muội, dốt nát mới tin vào đạo”. Giáo sư đại học kết luận bài học.
Nghe xong câu kết luận đó, cả lớp học im phăng phắc, còn lòng tôi thì bực tức mà không nói nên lời.
Sự bực tức này có lẽ một phần vì nội dung mà vị giáo sư giảng dạy không chỉ đang đụng đến đức tin của người Công giáo như tôi mà còn xúc phạm đến người có đạo.
Phần nữa, tôi đau vì không đủ khả năng để đứng lên bảo vệ Đạo của mình.
Sau khi nghe xong phần trình bày của vị giáo sư đại học mà tôi nghĩ là ông không có thiện cảm gì với người Công giáo, tôi về nhà cố đi tìm câu trả lời cho riêng mình.
Và khi đã tìm hiểu xong, tôi quyết định tìm gặp và đối thoại với vị giáo sư này.
Câu hỏi đầu tiên mà tôi đặt ra cho ông đó là
“Thưa Thầy, thầy có thể cho biết, đất nước nào hiện nay văn minh nhất, giàu có nhất, hùng mạnh nhất, tiến bộ nhất thế giới”.
Vị giáo sư trả lời ngay “ Nước Mỹ”.
Tôi nói liền “ Vậy, thầy có thể cho em biết hiện nay nước Mỹ có bao nhiều người tin vào Thiên Chúa?”
Vị Giáo sư nhìn tôi và hỏi “Em hỏi vậy là có mục đích gì?”.
Tôi đáp “Vì Thầy nói “Chỉ những ai ít học, mê muội, dốt nát mới tin vào Thiên Chúa” nên em mới hỏi thầy câu này.
Ông chần chừ một lúc rồi nói “ Nước Mỹ là nước có số người tin vào Thiên Chúa khá đông”.
“ Đúng vậy. Em được biết tại nước Mỹ có tới 86% tin vào Thiên Chúa, còn 14% nhận mình là vô thần mà. Chẳng lẽ 86% này cũng là những người mê muội, ít học phải không thầy?”
Hơn nữa, em còn thấy những bác học lừng danh như Bacon, Isaac Newton, Albert Einstein, Louis Pasteur, 31-Georges Lemaître (1894-1966) Linh mục Công Giáo, người khai phá ra thuyết Big Bang.
Max Planck (1858-1947) Đoạt giải Nobel về vật lý và là cha đẻ của thuyết Quantum mechanics. Blaise Pascal (1623–1662) Thần đồng toán học, vật lý, và Lý Thuyết.
René Descartes (1596–1650) Nhà bác học về Hình học và Những con số bất biến. Người hướng dẫn cuộc Cách Mạng Khoa học của phương Tây.
Roger Bacon (c.1214–1294), người áp dụng phương pháp thực nghiệm và các phương pháp khoa học tân tiến. Viết về Luật Thiên Nhiên, cơ khí, địa lý và quang học. Johannes Kepler (1571–1630) Nhà vũ trụ học, tính toán sự di chuyển của các thiên hà. –
Isaac Newton (1643–1727) Nhà khoa học và toán học vĩ đại nhất của mọi thời đại và biết bao nhiêu nhà bác học khác đều là những ki tô hữu tốt lành.
Rồi Louis Pasteur- nhà y khoa nổi tiếng nữa
Chẳng nhẽ, những nhà bác học này cũng là những người dốt nát và mê tín sao thầy? Em thấy tiền đề thầy đưa ra xem ra không ổn tí nào.
Vị giáo sư như chùng xuống một lúc rồi nói “ Tôi cũng chỉ nói những gì mà sách vở và bổn phận tôi phải nói. Vì đó là nghề của tôi”.
Tôi đáp lại “ Vâng nếu thầy nói vậy thì em hiểu rồi. Có điều em cảm thấy thầy không có tự do khi truyền giảng cho sinh viên những kiến thức thực sự của thầy.
Nhưng còn một điều nữa khiến em cũng đang thắc mắc”. Ông nhìn tôi và hỏi “ Em còn muốn hỏi điều gì”.
“ Vâng, cũng chỉ liên quan đến điều thầy nói ở lớp thôi. Em muốn hỏi thầy có cái gì giả dối, mê muội nó tồn tại được lâu không thầy”. Tôi đáp lại.
Người thầy của tôi lúc này thong thả nói “ Người ta vẫn nói sự thật trước sau gì cũng là sự thật, sự giả dối có lừa được một số người, một số lần rồi sẽ có ngày lộ diện em ạ”.
“Cám ơn thầy. Thầy nói chí phải. Sự thật ma vật không đổ thầy nhỉ. Nếu Đạo Công Giáo mà giả dối sao nó lại tồn tại lâu quá vậy.
Nó không chỉ tồn tại mà còn phát triển khắp cả thế giới và đứng vững một cách chắc chắn phải không thầy!”.
Người thầy gật đầu và nói với tôi “ Thầy cảm phục tinh thần của em. Em là người có chính kiến và dám sống cho chính kiến của mình.
Thầy tin rằng em sẽ làm được những điều tốt lành cho đất nước cho xã hội.
Chỉ tiếc những người có chính kiến và bản lãnh như em nơi sinh viên không có nhiều lắm. Chúc em thành công”.
Tạm biệt người thầy mà tôi đã làm phiền quấy rầy.
Tuy thời gian gặp gỡ không dài những tôi hiểu được phần nào nỗi đau của nhiều người, nhất là những giáo sư, thầy giáo, dẫu biết được sự thật mà không dám nói sự thật .
Ước mong sao nơi giảng đường trường đại học sẽ có những cánh cửa của tự do để tri thức thật được lên tiếng.
Mùa Xuân Hà Nội 2017
Sv Hoa Anh Đào
Nguồn:Facebook Lm Nguyễn Ngọc Nam Phong
CÒN CHẦN CHỜ GÌ NỮA MÀ KHÔNG TIN VÀO CHÚA & THÀNH TÂM CHẠY ĐẾN VỚI NGÀI ?
TÔI TỰ HÀO LÀ NGƯỜI CÔNG GIÁO
TÔI HÃNH DIỆN CÓ CHÚA LÀ CHA
Một bài báo của tờ Dân Trí tố cáo rằng, Bộ Công Thương CSVN đã cho nhập cảng than của Trung Cộng với giá cao gấp rưỡi giá than quốc tế. Bài báo này xuất hiện lúc 6 giờ 30 sáng Thứ Bảy 23/09, nhưng đã bị gỡ xuống ngay trong ngày, và nay chỉ còn được các báo ngoài luồng đăng lại.
Theo báo Dân Trí, trong 8 tháng đầu năm 2016, Việt Nam đã nhập cảng hơn 9.7 triệu tấn than. Trong ba thị trường cung cấp than cho Việt Nam là Nga, Trung Cộng và Indonesia, giá nhập than Trung Cộng đắt gần gấp rưỡi so với hai thị trường kia. Theo số liệu của Tổng Cục Hải Quan Cộng Sản Việt Nam, trong 8 tháng đầu năm 2016, Việt Nam nhập cảng than từ Nga khoảng 2.8 triệu tấn, với kim ngạch gần 180 triệu Mỹ kim; từ Trung Cộng 1.4 triệu tấn, với kim ngạch 100 triệu Mỹ kim; và từ Indonesia 1.8 triệu tấn, với kim ngạch 80 triệu Mỹ kim. Tính ra, mức giá nhập cảng than trung bình từ Nga là khoảng 63 Mỹ kim/ tấn, từ Indonesia là 44 Mỹ kim/ tấn, còn từ Trung Cộng là 71 Mỹ kim/ tấn, đắt gần gấp đôi giá than nhập cảng từ Indonesia.
Tờ Dân Trí cũng trích dẫn báo cáo từ Trung Tâm Dữ Liệu Hàng Hóa Thương Mại Quốc Tế của Hoa Kỳ, cho thấy từ đầu năm đến hết tháng 7 năm 2016, giá than xuất cảng trung bình của thế giới chỉ ở trong khoảng từ 50 đến 54 Mỹ kim/ tấn.
Huy Lam / SBTN
Đòi chế độ cộng sản bồi thường tài sản: Con đường thứ ba là con đường rộng nhất
Ts. Nguyễn Đình Thắng
Ngày 25 tháng 9, 2017
Ngoài con đường kiện ra toà và con đường giải quyết hành chính của Uỷ Hội FCSC, chúng tôi còn thực hiện con đường thứ ba: điều đình trực tiếp giữa nạn nhân và chế độ đã cưỡng đoạt tài sản, với sự theo dõi và hỗ trợ của chính quyền Hoa Kỳ. Con đường này có những lợi điểm sau đây:
(1) Các hồ sơ không hội đủ tiêu chuẩn cho 2 con đường đầu tiên có thể được giải quyết qua điều đình;
(2) Chúng tôi có thể đưa vào cuộc điều đình một số điều kiện liên quan đến người dân ở Việt Nam;
(3) Con đường này có thể làm khuôn mẫu cho các người Việt có quốc tịch Canada, Đức, Pháp, Úc… muốn đòi bồi thường tài sản.
Muốn chính quyền Việt Nam ngồi vào bàn điều đình, chúng tôi sẽ phải chứng minh rằng đấy là con đường ít tại hại và ít rủi ro nhất họ. BPSOS đã bắt đầu công cuộc này vào cuối tháng 7 vừa qua, qua việc đánh chặn thoả thuận giữa tiểu bang Virginia và 6 tỉnh thành Việt Nam. Tuần này, chúng tôi nới rộng nó ra toàn quốc và leo thang lên cấp liên bang.
Phương thức điều đình để đòi bồi thường tài sản không là điều mới lạ. Cách đây 20 năm, cộng đồng tị nạn Nicaragua ở Hoa Kỳ đã thành công trong việc ép chính quyền Nicaragua phải bồi thường trên 1 tỉ Mỹ kim tại bàn điều đình. Họ đã chọn con đường điều đình vì có đến 2/3 số tài sản thuộc các người tị nạn Nicaragua chưa là công dân khi bị tịch thu.
Nhiều công ty doanh nghiệp Việt Nam và hợp doanh với ngoại quốc đang sử dụng tài sản do chính quyền cưỡng đoạt của công dân Hoa Kỳ gốc Việt (ảnh BPSOS)
Tấm gương Nicaragua
Năm 1979 nhóm kháng chiến quân Sandinista cướp chính quyền ở Nicaragua và lập tức quốc hữu hoá tài sản của các người có “máu mặt”. Trong đó có gần 5 nghìn tài sản của công dân Hoa Kỳ, và 23,000 của người Nicaragua. Ngay sau khi nhóm Sandinista lên nắm chính quyền, khoảng 20 nghìn người Nicaragua bỏ nước đến Hoa Kỳ tị nạn. Trong 10 năm sau đó, có thêm khoảng 100 nghìn người Nicaragua định cư Hoa Kỳ. Theo cuộc kiểm tra dân số gần đây nhất, năm 2010 dân số người Nicaragua ở Hoa Kỳ là 348 nghìn, bằng ¼ dân số người Việt ở Hoa Kỳ. Trong số người tị nạn Nicaragua, có khoảng 10 nghìn trường hợp bị chính quyền Sandinista tịch thu tài sản.
Tuy với dân số ít và hãy còn chân ướt chân ráo ở Hoa Kỳ, cộng đồng tị nạn Nicaragua đã vận động mạnh mẽ và hiệu quả. Trong những năm 1990, Hành Pháp Bill Clinton thương thảo với Việt Nam về thiết lập bang giao và lờ đi việc bồi thường tài sản cho người Mỹ gốc Việt, nhưng lại áp lực chính quyền Nicaragua bồi thường tài sản đã tịch thu của các người Nicaragua đang ti nạn ở Hoa Kỳ. Điểm cần lưu ý là, không như trường hợp ở Việt Nam, chính quyền Sandinista quốc hữu hoá ngay tất cả các tài sản mà họ tịch thu. Do đó, hầu như không người tị nạn Nicaragua nào có quốc tịch Hoa Kỳ khi bị mất tài sản. Thành ra, Uỷ Hội FCSC không thể can thiệp.
Cộng đồng Nicaragua tị nạn đã chọn giải pháp là vận động cả Hành Pháp và Quốc Hội Hoa Kỳ đe doạ trừng phạt nặng nề, bao gồm cúp viện trợ, ngưng phát triển mậu dịch và chặn mọi khoản vay của Ngân Hàng Thế Giới … nếu chính quyền Nicaragua không chịu giải quyết các đòi hỏi bồi thường tài sản của người tị nạn gốc Nicaragua. Để tăng áp lực, năm 1995 Quốc Hội Hoa Kỳ thông qua luật cho phép Hành Pháp trừng phạt Nicaragua nếu chậm trễ trong việc bồi thường.
Dưới áp lực ngày càng leo thang, chính quyền Nicaragua đồng ý ngồi vào bàn điều đình với toán đại diện cho các người tị nạn Nicaragua có hồ sơ đòi bồi thường. Cuộc điều đình diễn ra dưới sự quan sát chặt chẽ của Hành Pháp và Quốc Hội Hoa Kỳ. Tiến trình điều đình đến đâu bồi thường đến đó kéo dài 20 năm. Tháng 8 năm 2015, chính quyền Nicaragua giải quyết việc bồi thường cho hồ sơ cuối cùng của người tị nạn Nicaragua. Tổng cộng số tiền bồi thường vượt trên 1 tỉ Mỹ kim. Xem tường trình của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ về việc này: https://www.state.gov/e/eb/rls/othr/ics/2016/wha/254545.htm
Người tị nạn Nicaragua đã thành công vì họ không chỉ dốc sức vận động mà còn khôn khéo nhờ cộng đồng bạn là người Mỹ gốc Cuba, vốn có kinh nghiệm về đòi bồi thường tài sản, yểm trợ. Đó là bài học cho chúng ta. Cộng đồng tị nạn Nicaragua ít ỏi hơn chúng ta, mới mẻ hơn chúng ta nhưng đã gặt hái kết quả nhờ làm đúng cách.
Con đường thứ ba cho công dân Hoa Kỳ gốc Việt
Cộng đồng người Việt tị nạn có nhiều lợi thế hơn cộng đồng tị nạn Nicaragua. Thứ nhất, dân số người Việt đông gấp hơn 4 lần dân số người Nicaragua ở Hoa Kỳ; trên nguyên tắc cộng đồng Mỹ gốc Việt phải có nhiều ảnh hưởng đối với chính giới Hoa Kỳ hơn hẳng cộng đồng Nicaragua tị nạn. Thứ hai, tuyệt đại đa số tài sản của người Mỹ gốc Việt hội đủ tiêu chuẩn để được phán quyết bởi Uỷ Hội FCSC. Không như Nicaragua, chính quyền Việt Nam đã không quốc hữu hoá ngay các tài sản của người bỏ nước ra đi mà chỉ quản lý tạm thời; mãi sau này họ mới có chính sách quốc hữu hoá. Lúc ấy thì tuyệt đại đa số người Việt tị nạn và di dân đã trở thành công dân Hoa Kỳ.
Theo ước lượng của chúng tôi, khoảng 50% tổng số hồ sơ của người Mỹ gốc Việt có thể giải quyết qua con đường phán quyết của Uỷ Hội FCSC và 20% có thể điều kiện để kiện ra toà. Nghĩa là 30% tổng số hồ sơ chỉ có thể giải quyết bằng con đường thứ ba.
Ngoài ra, thể thức điều đình tạo cơ hội để hai bên thương lượng. Chẳng hạn, chúng tôi có thể đặt điều kiện là chính quyền Việt Nam phải đình chỉ các lệnh cưỡng chế đất đai ở Việt Nam cho đến khi hai bên cùng thoả mãn rằng tài sản của công dân Hoa Kỳ sẽ không bị xâm phạm. Nhắc lại, mọi vùng đất ở Việt Nam, kể cả ở trong Nam lẫn ngoài Bắc, đều có thể có tài sản của công dân Hoa Kỳ lẫn trong đó, tương tự trường hợp của Giáo Xứ Cồn Dầu, Đà Nẵng. Bởi vậy, mỗi lệnh cưỡng chế đều phải đi kèm với thủ tục loan báo ở Hoa Kỳ, và cho đủ thời gian để mọi công dân Hoa Kỳ có thể lên tiếng nếu bị ảnh hưởng. Khi ấy, chính quyền Việt Nam phải bảo đảm mức bồi thường cho công dân Hoa Kỳ sẽ tuân theo công thức của Hoa Kỳ hay quốc tế chứ không tuỳ tiện như hiện nay. Nếu vậy, chính quyền cũng sẽ phải áp dụng cùng mức bồi thường cho mọi người dân trong khu đất bị cưỡng chế. Trên đây một ví dụ về các điều kiện có thể đưa ra tại bàn điều đình và chỉ tại bàn điều đình chứ không thể tại toà án hay với Uỷ Hội FCSC.
Các giai đoạn của cuộc vận động
Cuộc vận động cho giải pháp điều đình sẽ được tiến hành song song với các vụ kiện ra toà và cuộc vận động Uỷ Hội FCSC mở chương trình cho người Mỹ gốc Việt. Cuộc vận động này gồm có:
(1) Vận động cắt viện trợ, chặn chương trình vay vốn quốc tế cho Việt Nam:
Luật pháp Hoa Kỳ có những biện pháp trừng phạt mạnh mẽ đối với quốc gia nào cưỡng đoạt tài sản của công dân Hoa Kỳ. Một trong những luật này là Tu Chính Án Helms (Helms Amendment) được Quốc Hội Hoa Kỳ thông qua ngày 30 tháng 4, 1994. Tu Chính Án này do Thượng Nghị Sĩ Jesse Helms (Cộng Hoà, North Carolina) đề xướng. Ngôn ngữ của Tu Chính Án Helms: http://uscode.house.gov/view.xhtml?req=(title:22%20section:2370a%20edition:prelim
Theo đó, Bộ Ngoại Giao phải phúc trình hàng năm cho Quốc Hội danh sách các trường hợp tài sản của công dân Hoa Kỳ bị cưỡng đoạt ở từng quốc gia và nỗ lực phối hợp giữa Hoa Kỳ và quốc gia ấy để giải quyết các đòi hỏi bồi thường của công dân Hoa Kỳ.
Luật này đòi hỏi Tổng Thống Hoa Kỳ ngưng viện trợ cho quốc gia nào không bồi thường công dân Hoa Kỳ cho các tài sản bị họ tịch thu mà được nêu lên trong bản phúc trình của Bộ Ngoại Giao. Không những vậy, Tổng Thống còn phải chỉ định đại diện của Hoa Kỳ tại các định chế tài chính và ngân hàng quốc tế ngăn chặn không cho quốc gia ấy vay vốn.
Cuộc vận động này bắt đầu trong tuần này. Chúng tôi sẽ phối hợp các “khổ chủ” mà chúng tôi đang có hồ sơ để liên lạc và yêu cầu các dân biểu và thượng nghị sĩ của họ đòi hỏi Hành Pháp Trump thực thi Tu Chính Án Helms.
(2) Đẩy lùi nỗ lực của Việt Nam để xin đặc quyền mậu dịch:
Luật Mâu Dịch (Trade Act of 1974) của Hoa Kỳ ngăn cản Tổng Thống không được cấp những đặc quyền thuế quan cho các quốc gia nào cưỡng đoạt tài sản của công dân Hoa Kỳ. Xem: https://fas.org/sgp/crs/misc/RL33663.pdf
Trước khi tham gia cuộc thương thảo Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Partnership, hay TPP), Việt Nam ráo riết vận động Hoa Kỳ cho hưởng Hệ Thống Ưu Đãi Thuế Quan Tổng Quát Hoá (Generalized System of Preferences, hay GSP) để được giảm thuế đánh lên các mặt hàng xuất cảng vào Hoa Kỳ. Nay Tổng Thống Trump đã rút Hoa Kỳ khỏi TPP, Việt Nam đang quay trở lại vận động các đặc quyền mậu dịch song phương với Hoa Kỳ.
Nếu Việt Nam không chứng tỏ là họ chấp nhận bồi thường hoặc điều đình việc bồi thường, họ sẽ không thể xin xỏ các đặc quyền về thuế quan. Chúng tôi bắt đầu xúc tiến nỗ lực này vào cuối tháng 6 vừa qua.
(3) Đánh chặn mọi nỗ lực đi cửa sau của Việt Nam để thu hút mậu dịch và đầu tư:
Bị sa lầy về cả GSP lẫn TPP, chế độ ở Việt Nam đã mở đường đối tác theo công thức kết nghĩa chị em giữa các thành phố Hoa Kỳ và Việt Nam. Gần đây, Bộ Ngoại Giao Việt Nam đạt được thoả thuận thư giữa 6 tỉnh thành Việt Nam với chính quyền Virginia về đầu tư và mậu dịch. Đây có thể xem như bước đột phá để mở đường cho các thoả thuận tương tự với nhiều tiểu bang khác của Hoa Kỳ.
Cuối tháng 7, chúng tôi đã thực hiện cuộc đánh chặn thoả thuận này bằng cách yêu cầu Thống Đốc và Quốc Hội Virginia đòi hỏi Việt Nam phải tôn trọng tài sản của người Mỹ gốc Việt sinh sống tại Virginia trước đã. Cuộc đánh chặn này được một số dân biểu và thượng nghị sĩ tiểu bang hậu thuẫn. Mục đích của chúng tôi là cho chế độ ở Việt Nam thấy mọi nỗ lực đi cửa sau của họ sẽ vấp phải chướng ngại là số tài sản của công dân Hoa Kỳ mà họ đã cưỡng đoạt không bồi thường.
Chúng tôi đang theo dõi những nỗ lực đi cửa sau tương tự ở các thành phố và tiểu bang Hoa Kỳ để sẵn sàng đánh chặn.
(4) Lôi cuốn sự quan tâm của những doanh nhân và nhà đầu tư Hoa Kỳ:
Cuối tháng 7 BPSOS đã gửi đến tất cả các phòng thương mại trong tiểu bang Virginia thông tin về tình trạng cưỡng đoạt không bồi thường tài sản của công dân Hoa Kỳ. Trong những tháng tới đây, chúng tôi sẽ tuần tự gửi thông tin đến các phòng thương mại ở từng tiểu bang Hoa Kỳ, cho đủ 50 tiểu bang.
Chúng tôi cũng khai thác mọi cơ hội để nêu lên tình trạng chính quyền Việt Nam cưỡng đoạt tài sản của công dân Hoa Kỳ. Chẳng hạn, trong số 8 danh sách mà chúng tôi đề nghị trừng phạt theo Luật Magnitsky Toàn Cầu, có trường hợp thành phố Đà Nẵng đã xâm phạm tài sản của 12 công dân Hoa Kỳ.
Tại sao chế độ ở trong nước chấp nhận điều đình?
Chính quyền Việt Nam sẽ chỉ chấp nhận ngồi vào bàn điều đình khi hiểu ra rằng nếu không điều đình thì sẽ bị thiệt hại nhiều hơn.
Trước hết, họ sẽ không muốn ra hầu toà vì sợ bị đối chất về yếu tố bạo tàn lồng trong chính sách cưỡng đoạt tài sản: bắt người đi tập trung cải tạo, đuổi người đi kinh tế mới, xoá trắng cả một cộng đồng bản địa hay tôn giáo, tra tấn, đánh đập, bỏ tù, sát hại… Khi yếu tố bạo tàn này bị phanh phui trước toà, nó không những trở thành một vế nhơ lớn cho chế độ về mặt dư luận, mà còn tăng rủi ro bị toà áp đặt mức phạt gấp 3 lần trị giá của tài sản phải bồi thường. Điều này đã xảy ra cho chính quyền Cuba trong vụ kiện của Ông Gustavo Villoldo, người Mỹ gốc Cuba, năm 2008 toà tiểu bang Florida phán quyết Cuba phải trả gấp 3 lần trị giá tài sản mà họ đã tịch thu, tổng cộng lên đến 1.2 tỉ Mỹ kim.
Chế độ ở Việt Nam cũng không muốn bị rơi vào thế bó tay trước các phán quyết của Uỷ Hội FCSC. Họ đã có kinh nghiệm không vui ấy khi năm 1986 Uỷ Hội FCSC đơn phương phán quyết Việt Nam phải bồi thường cho 192 hồ sơ người Mỹ bị cưỡng đoạt tài sản năm 1975. Năm 1995 Việt Nam đã phải chấp nhận bồi thường số tiền trên 208 triệu Mỹ kim mà không được phép phản bác, phân trần, giải thích hay kháng cáo. Thiếu hợp tác thì sẽ bị trừng phạt về mậu dịch, viện trợ và vay vốn các ngân hàng quốc tế.
Cộng vào đó là cuộc vận động đánh chặn mọi toan tính đi cửa sau, có thể ảnh hưởng đến nỗ lực của chính quyền Việt Nam nhằm đạt mức 6.7% về tăng trưởng kinh tế. Nay TPP không còn và thương ước mậu dịch tự do Liên Âu – Việt Nam bị đẩy lùi, chế độ ở Việt Nam sẽ cân nhắc việc ngồi vào bàn điều đình để giảm tổn hại. Điều kiện tiên quyết của họ, nếu có điều đình, chắc chắn sẽ là đình chỉ các vụ kiện và con đường giải quyết theo Uỷ Hội FCSC. Đấy sẽ là điều mà chúng tôi cùng với toán luật sư tư vấn sẽ phải cân nhắc.
Người Việt ở các quốc gia khác có thể đòi bồi thường?
Trong thời gian qua, chúng tôi đã nhận được email của nhiều đồng hương ở Canada, Pháp, Đức và Úc hỏi về cách thức để đòi bồi thường tài sản đã bị chính quyền Việt Nam cưỡng đoạt. Dĩ nhiên, luật pháp Hoa Kỳ chỉ binh vực và can thiệp cho lợi ích của công dân Hoa Kỳ. Và có lẽ Hoa Kỳ có luật mạnh mẽ nhất để bảo vệ tài sản của công dân.
Chúng tôi không rõ luật pháp của các quốc gia khác về bảo vệ tài sản của công dân. Ngay dù một quốc gia không có luật bảo vệ tài sản công dân, nạn nhân bị cưỡng đoạt tài sản vẫn có thể đòi hỏi chính quyền của mình can thiệp và ép chế độ ở Việt Nam phải điều đình việc bồi thường. Bảo vệ tài sản của công dân là trách nhiệm đương nhiên của một chính quyền dân chủ, và được ghi đúc trong Điều 17 của Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền viết:
(1) Mọi người đều có quyền sở hữu tài sản cá nhân cũng như tập thể.
(2) Không ai có thể bị tước đoạt tài sản của mình một cách tuỳ tiện.
Chính quyền của quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc không những phải tôn trọng mà còn phải bảo vệ quyền này của công dân. Do đó, khi công dân bị một quốc gia khác xâm phạm tài sản, chính quyền có nghĩa vụ phải can thiệp. Hơn nữa, cưỡng đoạt tài sản của công dân một quốc gia khác là vi phạm những cam kết quốc tế giữa các quốc gia thành viên của LHQ với nhau. Công pháp quốc tế đã đề ra một số nguyên tắc để ngăn chặn sự vi phạm ấy: nguyên tắc không kỳ thị, nguyên tắc “vì công ích”, nguyên tắc bồi thường đầy đủ… Tuy nhiên, chính quyền sẽ không tự động can thiệp nếu họ không được thuyết phục rằng một số đông công dân đã bị xâm phạm tài sản khi đã là công dân.
Trước khi vận động chính quyền sở tại, bước chuẩn bị là thu gom hồ sơ. Lý tưởng là có khoảng 100 trở lên và “khổ chủ” đã là công dân của quốc gia sở tại khi tài sản bị quốc hữu hoá. Trong một bài trước tôi đã giải thích là nhà, đất của những người bỏ nước ra chỉ bị quản lý tạm thời bởi nhà nước. Đến cuối năm 1991 mới có quyết định của chính phủ là nhà, đất đang được quản lý đều trở thành tài sản của nhà nước; tuy nhiên việc thực hiện quyết định này rất tuỳ tiện và qua loa. Mãi đến năm 2003, Quốc Hội Việt Nam mới ra nghị quyết yêu cầu Uỷ Ban Nhân Dân các cấp tỉnh, thành phải hoàn tất việc quốc hữu hoá các tài sản do nhà nước quan lý tạm thời. Thời hạn thự thi là từ tháng 10, 2005 đến cuối tháng 6, 2009. Năm 1991, nhiều người Việt đã trở thành công dân của các quốc gia định cư. Trong khoảng thời gian 2005 – 2009, phần lớn người tị nạn và di dân Việt Nam đều đã là công dân của các quốc gia định cư.
Đối với các đồng hương ở Pháp, Canada, Đức, Úc và những quốc gia khác nữa, tôi đề nghị những người có hồ sơ đòi bồi thường tài sản phối hợp với nhau theo quốc gia. Mỗi nhóm phối hợp cần bắt tay ngay vào việc phổ biến thông tin và thu thập hồ sơ, đồng thời nghiên cứu luật pháp và chính sách ở quốc gia mình về bảo vệ tài sản của công dân. BPSOS sẽ làm việc trực tiếp với các nhóm này để cập nhật thông tin và phối hợp hành động. Trong trường hợp chưa có nhóm phối hợp, đồng hương vẫn có thể gửi hồ sơ đến cho BPSOS qua email: taisan@bpsos.org. Chúng tôi sẽ lưu giữ hồ sơ và chuyển cho nhóm phối hợp khi được hình thành và nếu có sự đồng ý của chủ nhân của hồ sơ.
Con đường vận động sẽ không đơn giản. Tuy nhiên, nếu đi sau cuộc vận động ở Hoa Kỳ một bước thì có thể sẽ nhẹ đi gánh nặng nghiên cứu hồ sơ và nghiên cứu luật và thể thức quốc tế. Việc vận động cũng có thể sẽ nhẹ đi sau khi cuộc vận động của chúng tôi ở Hoa Kỳ tạo ra tiền lệ.
Lời kêu gọi
Cuộc vận động chính giới Hoa Kỳ cho giải pháp điều đình sẽ đòi hỏi một lượng lớn hồ sơ rải ra ở nhiều tiểu bang, thành phố, và địa hạt cử tri. Chúng tôi do đó rất cần sự hợp tác của đồng hương ở trên toàn lãnh thổ Hoa Kỳ. Quý vị nào có hồ sơ đòi tài sản, xin liên lác với chúng tôi qua email: taisan@bpsos.orghay qua số điện thoại: 703-538-2190. Dù không có hồ sơ, xin quý vị giúp chúng tôi chuyển thông tin này đến những người quen có hồ sơ. Xin cảm ơn.
Các thông tin về Chương Trình Đòi Tài Sản của BPSOS được lưu trữ tại: http://www.doitaisan.org
Bài liên quan:
Đòi bồi thường tài sản: Khi nào chính quyền Hoa Kỳ can thiệp?
http://machsongmedia.com/vietnam/50-doi-tai-san/1254-2017-09-19-16-01-56.html
Công dân Mỹ gốc Việt đòi tài sản: thể thức phán quyết hành chính
http://machsongmedia.com/vietnam/50-doi-tai-san/1250-2017-09-11-01-10-19.html
BPSOS công bố chương trình công dân Mỹ gốc Việt đòi tài sản
http://machsongmedia.com/vietnam/50-doi-tai-san/1245-2017-08-30-22-18-18.html
Đòi bồi thường tài sản bị cưỡng đoạt: Khai thác luật Hoa Kỳ
http://machsongmedia.com/vietnam/50-doi-tai-san/1246-2017-08-31-04-16-57.html
Đòi bồi thường tài sản bị cưỡng đoạt: Thế kẹt của chính quyền khi bị kiện
http://machsongmedia.com/vietnam/50-doi-tai-san/1247-2017-09-01-17-16-30.html
Đòi bồi thường tài sản bị cưỡng đoạt: Người ở trong nước có thể tiếp tay
http://machsongmedia.com/vietnam/50-doi-tai-san/1248-2017-09-05-01-10-13.html
Ngô Nhân Dụng
Cô Hồng Vân đã nói sự thật, một sự thật làm chấn động cả chế độ Cộng Sản ở Việt Nam. Hồng Vân đã trở thành một người “của nhân dân” kể từ giây phút cô viết lên sự thật này, ngày 3 Tháng Chín, 2017 tại thành phố Yokohama, Nhật Bản.
Nguyên văn lời cô viết trong facebook: “Người dân Nhật Bản được hưởng chế độ an sinh, tuyệt vời nhất. Chỉ thương người dân Việt Nam mình được hưởng toàn những điều giả dối… mà khủng khiếp nhất là thuốc chữa bệnh giả.”
Tất nhiên, nếu dùng lý trí phân tích đầy đủ hơn thì nhiều người sẽ dè dặt không hoàn toàn đồng ý với Hồng Vân, khi nhận xét Nhật Bản là “nhất thế giới” về an sinh xã hội. Dân chúng những quốc gia Bắc Âu vẫn thương hại phụ nữ Nhật, trong thực tế còn chưa được hoàn toàn “bình đẳng” với đàn ông. Các nhà nghiên cứu chính trị ở Pháp, Ðức, Mỹ, có thể tự hào là chế độ ở nước họ nhiều phần dân chủ tự do hơn nước Nhật. Dân Nhật Bản chắc không bao giờ bầu một người như các ông Obama, Trump, hay Macron lên lãnh đạo quốc gia. Vì hệ thống chính trị nước họ quá cứng nhắc, không cho phép cử tri có những phút “bốc đồng,” từ chối giới lãnh đạo cố hữu để chọn các ứng cử viên “bất thường,” như dân Mỹ, dân Pháp đã làm.
Nhưng cô Hồng Vân, 51 tuổi, sống ở Việt Nam và không nghiên cứu các chế độ chính trị; cô chỉ là một diễn viên, một nhà tổ chức, kinh doanh, làm “bầu sô” (show) trong sân khấu kịch Phú Nhuận. May mắn, cô chưa trở thành một người vô cảm. Chính vì vậy, những lời cô viết càng “Thật tình! Thật lòng!” xuất phát từ cảm xúc chân thành, không chịu ảnh hưởng của các định kiến chính trị. Ðối với một người sống nửa thế kỷ ở Việt Nam thì, quả thật, thấy người dân Nhật sống đã là “nhất” rồi.
Hồng Vân thốt lên: “Chỉ thương người dân Việt Nam mình được hưởng toàn những điều giả dối…” là hoàn toàn thành thật với chính mình.
Tuy nêu lên một thí dụ, “khủng khiếp nhất là thuốc chữa bệnh giả,” nhưng cô Hồng Vân không bàn về hàng hóa giả. Cô không nói “thương người dân Việt Nam mình” phải mua hàng giả mạo. Cô dùng một động từ tổng quát, trừu tượng, “hưởng.” Hưởng, không phải chỉ là mua thuốc hay mua máy điện tử! Nói “Hưởng” là nói về tất cả những thứ mình “hưởng!” Hơn nữa, cô lại dùng danh từ tổng quát, trừu tượng “Những điều…” Rõ ràng, cô nói về tất cả cuộc sống, tất cả xã hội Việt Nam!
Dân mình chỉ “hưởng toàn những điều giả dối.” Trong đó có những “nhà thương” thành “nhà ghét;” các thầy thuốc chỉ lo moi tiền của bệnh nhân; những thầy giáo, cô giáo phải lo lắng kiếm tiền cha mẹ học trò; những nhà thầu xây đập, dựng cầu chưa dùng đã sập đổ; tòa án không bảo vệ công lý; một chế độ độc tài chuyên chế tự xưng là dân chủ. Ngay cả một đảng tự xưng là Cộng Sản cũng chỉ tập làm tư bản, một thứ tư bản hoang dã khi thể chế dân chủ chưa thành hình. Ðó là một bản cáo trạng dành cho chế độ gian dối của Cộng Sản Việt Nam!
Ðảng Cộng Sản phải thấy đau! Nhưng đau mà không thể cãi được, vì những điều Hồng Vân nói ra ai cũng thấy rồi hết rồi. Ai cũng nghĩ như cô, mà không dám nói!
Ðảng Cộng Sản chỉ còn một cách đối phó với Hồng Vân là cho công an đe dọa sinh mạng và tài sản của cô và gia đình cô; rồi sai lũ bồi bút tấn công cô tới tấp!
Một tuần sau, ngày 10 Tháng Chín, khi đã về nước và nghe bọn bồi bút “dư luận viên” đang chửi cô trên các trang mạng xã hội, Hồng Vân viết tiếp, để chia sẻ cùng những đồng bào và khán giả ái mộ còn chưa vô cảm: “Hỉ-Nộ-Ái-Ố là những yếu tố cần và đủ để chứng minh rằng người đó chưa bị vô cảm, còn biết đau đớn và giận dữ với những việc xảy ra xung quanh mình.” Là một người chưa vô cảm cho nên phải đau đớn trước cảnh khắp nước dân oan mất đất, cảnh ngư dân mất nghiệp vì rác độc Formosa; còn nổi giận vì bè lũ tham quan đồng lõa với tư bản trong nước và ngoại quốc bóc lột đồng bào mình!
Hồng Vân phát nguyện: “Tôi yêu biết bao nhiêu mảnh đất hình chữ S nơi tôi được sinh ra và lớn lên. Từng ngày, từng ngày, bằng hết sức của mình tôi muốn làm cho nơi ấy tốt đẹp hơn và mọi người ở đấy đều hạnh phúc…” Và cô “xin cảm ơn các bạn, những con người vẫn còn đủ Hỉ-Nộ-Ái-Ố và đang đồng hành cùng Vân, hứa với nhau nhé đừng để mình trở thành người vô cảm.”
Những bồi bút đã được trả tiền để sống vô cảm nhất loạt chỉ trích Hồng Vân là người “vô ơn!” Một bồi bút đã nhắc lại thành ngữ: “Con không chê cha mẹ khó, chó không chê chủ nghèo” để đả kích Hồng Vân nói sự thật về cả xã hội chỉ được “hưởng toàn những điều giả dối.”
Dư luận viên này vẫn suy nghĩ theo lời mà trước đây nửa thế kỷ ai cũng phải nói thuộc lòng: “Nhờ ơn đảng!” Anh ta tự coi mình là con, đảng Cộng Sản là bố; nhìn mình như con chó, đảng là chủ. Nhưng 90 triệu dân Việt Nam biết sự thật: Ngược lại, dân mình đang là nạn nhân của một lũ “cướp ngày” đã 70 năm nay! Không ai tự nghĩ mình là chó hết!
Một độc giả Người Việt đã biện hộ cho Hồng Vân: “Hồng Vân tự bỏ sức lực ra diễn xuất chứ chính quyền có bỏ tiền ra nuôi đâu mà nói là ‘ăn cơm chính quyền, rồi vong ơn?’ Ai nói ra câu nói đó ra mà không suy nghĩ, khác nào là đầu người óc heo!”
Ðảng và nhà nước Cộng Sản đã tặng cho Hồng Vân danh hiệu “Nghệ Sĩ Nhân Dân,” sau khi cô đã thành công. Cô phải gia nhập đảng Cộng Sản vì ai sống trong những nước Cuba, Trung Cộng, Việt Nam đều biết rằng đó là một bậc thang “nghề nghiệp” phải bước qua, không có cách nào khác. Nhưng ai cũng nhớ nghệ sĩ cải lương Út Bạch Lan, trước khi qua đời, đã nói rằng bà “không cần những danh hiệu do nhà nước phong tặng.”
Một độc giả Người Việt viết: “Trước Hồng Vân, ông Thành Lộc, một nghệ sĩ kịch nghệ khác của Sài Gòn có danh hiệu Nghệ Sĩ Ưu Tú, cũng gây tranh luận trên mạng xã hội vì những phát ngôn ‘nói thẳng’ của ông về thực trạng xã hội Việt Nam.” Một vị khác kể thêm: “Nguyễn Phước Bảo Thức, chị Hồng Vân và anh Thành Lộc là những người can đảm nhất giới văn nghệ sĩ.” Ðộc giả Ny To ca ngợi: “Dám nói lên sự thật thì mới xứng đáng là nghệ sĩ của nhân dân,…”
Khi viết người Việt Nam phải sống với “toàn những điều giả dối,” Hồng Vân chưa thể nói đủ chi tiết. Trên Facebook của Người Việt Online, một độc giả đã dẫn lời một đảng viên Cộng Sản thức tỉnh, nói rõ hơn nhiều.
Ông Lê Minh Ðức nhìn lại cuộc chiến “chống Mỹ cứu nước” của đảng Cộng Sản: “Thế mà tất cả những gì ta hy sinh cho cuộc chiến 20 năm máu lửa đó, trong phút chốc bỗng biến thành trò cười rẻ tiền. Chủ nghĩa Cộng Sản sụp tan thành mây khói. Nay ta quay lại cầu xin nó (Mỹ), theo đuôi nó xây dựng chủ nghĩa tư bản, năn nỉ nó công nhận ta là kinh tế thị trường…. Hóa ra những gì ta làm trong quá khứ đều sai, đều ngu muội, đều vì ta có tầm nhìn không quá lũy tre làng.”
Ðó có phải là cảnh tượng “toàn những điều giả dối” như Hồng Vân thốt lên trong lúc sống thành thật với chính mình hay không?
Lê Minh Ðức thêm nhiều chi tiết về những gì xẩy ra trong thời chiến: “…ta giết chính đồng bào ta, ta trói đồng bào ta như trói gà, rồi ta chặt đồng bào ta làm ba khúc sau vườn. Ta dùng cuốc đập đồng bào ta vỡ sọ. Ta chôn sống đồng bào ta sau khi bắt chính họ đào huyệt… Ta tuyệt đối không nhắc lại chuyện đó. Ta tuyệt đối tìm cách quên rằng thằng đàn anh Trung Quốc đã giết đồng bào ta còn tệ hơn giết chó, máu chảy thành sông ở biên giới phía Bắc. Và ta vẫn tiếp tục thờ lạy nó.”
Và tự hỏi: “Ta là ai? Ta là đảng Cộng Sản Việt Nam. Ta là thứ cặn bã của dân tộc này. Ta là thứ mọi rợ đạo đức giả.”
Trong thời gian tới, Hồng Vân sẽ chịu nhiều áp lực, cô sẽ phải xóa bỏ những lời lên án chế độ trên trang Facebook của cô. Cô có thể còn phải xin lỗi, phải “nói lại,” phải làm nhiều điều trái với lương tâm của cô. Nhưng ai cũng biết, những hành động đó chỉ minh chứng cho một sự thật mà Hồng Vân đã vạch trần, “dân mình phải sống toàn những điều giả dối!” Chúng ta có thể thông cảm với hoàn cảnh của cô!
Tạp ghi Huy Phương
Những người đọc sách miền Nam và ở hải ngoại ai cũng biết đến nhà văn Phan Nhật Nam, nhưng hôm nay, những người ở đây, ít ai biết đến cái tên Hữu Thỉnh.Hữu Thỉnh là bút hiệu của Nguyễn Hữu Thỉnh, y là một nhân vật như thế nào mà lãnh đạo Hội Nhà Văn CSVN suốt 15 năm?
Hữu Thỉnh sinh năm 1942 tại Vĩnh Phúc, 10 tuổi phải đi phu, làm đủ mọi thứ lao dịch cho các đồn lính Pháp. Mười hai tuổi mới được đi học. Nhập ngũ, làm lính Trung Đoàn 202, tham gia các công việc như chăn bò, học lái xe tăng. Sau năm 1975, Hữu Thỉnh học Sơ Cấp Thú Y, rồi làm trưởng Ban Chăn Nuôi, Phó Biên tập của Tạp Chí Thú Y. Đảng đặt để một ông Thừa Cung thời nay lên làm Hội trưởng Nhà Văn Việt Nam, thật là đúng quy cách, đường lối của đảng Cộng Sản đối với văn nghệ sĩ trong chế độ!
Hỗ thẹn vì mang danh hội viên Hội Nhà Văn Việt Nam, ngày 11 Tháng Năm, 2015, hơn 20 nhà văn, nhà thơ đã ký tên vào đơn tuyên bố từ bỏ Hội Nhà Văn Việt Nam. Đó là Nguyên Ngọc, Đỗ Trung Quân, Nguyễn Quang Lập, Nguyễn Huệ Chi, Phạm Đình Trọng, Võ Thị Hảo, Bùi Minh Quốc, Đặng Văn Sinh, Hoàng Minh Tường, Lê Hiền Phương, Ngô Thị Kim Cúc, Nguyễn Quang Thân, Thùy Linh, Vũ Thế Khôi, Ý Nhi, Dư Thị Hoàn, Trịnh Hoài Giang, Dạ Ngân, Nguyễn Duy, và Trần Kỳ Trung. Nghĩa là ra khỏi “chuồng trại” do một ông chuyên nghề thú y lãnh đạo!
Trong số 20 người, có bốn người cũng đồng thời tuyên bố rời bỏ cả Văn Đoàn Độc Lập: Nguyễn Quang Lập, Dạ Ngân, Nguyễn Duy và Trần Kỳ Trung.
Năm ngoái, 2016, tại Việt Nam, ông Hữu Thỉnh cho biết sẽ tổ chức một hội nghị, vào ngày Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2017, sẽ mời tất cả những nhà văn Việt Nam ở nước ngoài “kể cả những nhà văn phục vụ chế độ cũ” về tham dự. Đây là một “hội nghị hòa hợp dân tộc về văn học!”.Năm nay, ông Hữu Thỉnh giữ lời hứa tổ chức hội nghị này, và cuộc gặp mặt dự kiến khá trễ, sẽ diễn ra từ 20 đến 25 Tháng Mười, 2017, tại Hà Nội và một số địa phương ở phía Bắc.
Nếu không có lá thư mời của ông Hữu Thỉnh gởi ông Phan Nhật Nam, được người nhận công bố tại hải ngoại thì chúng ta cũng chẳng ai biết tới cái hội nghị văn nghệ hòa giải này. Vì chắc chắn đã có nhiều “văn nghệ sĩ” ở đây đã có thư mời về hòa hợp, và đã hí hửng cầm chiếc vé máy bay khứ hồi miễn phí trong tay rồi, nhưng đang “ngậm hột thị” không nói ra.
Tôi nghĩ là ông Hữu Thỉnh thiếu “điều nghiên” khi gửi thư mời cho nhà văn Phan Phật Nam, nếu ông biết rõ Phan Nhật Nam là một người lính miền Nam, tốt nghiệp khóa 18 Võ Bị Đà Lạt và đã chiến đấu trong binh chủng dù. Nếu ông biết Phan Nhật Nam, đã bị tập trung trong các trại tù Việt Cộng 14 năm trong đó có 7 năm 8 tháng bị kiên giam và trong những ngày tù khổ sai, đói khổ ở Bắc Việt, đã từ chối gặp thân phụ ông, người đã bỏ gia đình đi theo Cộng Sản, để nhận một vài điều ân huệ. Và nếu ông đọc hết các tác phẩm về chiến tranh của Phan Nhật Nam, để hiểu thế nào là chính nghĩa tự vệ của người lính miền Nam như thế nào!
Không lẽ bây giờ nhận lời ông, để tìm một vài ân huệ như được choàng vòng hoa tại phi trường, hay đứng chụp hình chung với những tên lãnh đạo đang bị cả dân tộc nguyền rủa, hay được ăn ngủ, chiêu đãi trong một cái khách sạn năm sao ở Hà Nội?
Chắc ông Hữu Thỉnh không biết hay không nhớ tới cái nắm cơm gạo thơm mà Hà Nội đã chiêu đãi Phan Nhật Nam trong chuyến đi Hà Nội chớp nhoáng vào Tháng Ba, 1973, và dụ Nam ở lại Hà Nội để gặp cha.
Tôi nghĩ ông Hữu Thỉnh đã chọn nhầm người. Mẻ lưới “hòa hợp” ông quăng ra chắc chắn thế nào cũng vớ được một mớ lòng tong, cá chốt, nhưng Phan Nhật Nam không phải loại này. Cộng Sản rải đậu, mè ra sân thì cũng lắm quạ, chim sẻ và cả bồ câu sẵn sàng sà xuống kiếm mồi, nhưng Phan Nhật Nam là loại chim quyên, chưa đến đỗi xuống đất ăn trùn, và dù có “mạt vận” đi nữa, thì anh hùng cũng còn phải giữ lấy nhân cách.
Ông cũng không cần mời đến Phan Nhật Nam, lâu nay cũng có những loại mà đảng Cộng Sản xếp vào loại “nghịch tử” nay đã tình nguyện “hồi đầu” rồi! Chúng không nhiều, nhưng ruồi nhặng nào cũng tìm đến mật hay cả rác rưởi hôi tanh.
Trong thư mời Phan Nhật Nam, Hữu Thỉnh đã nói rõ: “Trường hợp anh Nam, ban tổ chức sẽ lo chi phí toàn bộ đi về và thời gian tham gia cuộc gặp mặt.” Như thế thì đối với những nhà văn nhà thơ khác ở hải ngoại về “hòa giải,” mà tiếng tăm không bằng Phan Nhật Nam, chưa chắc đã được trang trải chi phí trong thời gian ở Việt Nam. Nhưng cứ nghĩ là được Hà Nội mời, về là có xe công an hụ còi dẫn đường, thì cũng bõ cho những ngày vất vả, lêu bêu ở xứ Mỹ này rồi.
Trong thư “mời” Phan Nhật Nam, và cũng có người dùng chữ “dụ dỗ,” ông Hữu Thỉnh đã lên giọng điệu tha thiết rằng: “Anh Nam ơi, tôi muốn nói thêm rằng, chúng ta đều không còn trẻ nữa. Tôi hình dung cuộc gặp này là rất có ý nghĩa cho những năm tháng còn lại của mỗi chúng ta. Tôi cũng dự đoán rằng, có thể có những khó khăn. Nhưng từ trong sâu thẳm thiên chức nhà văn, chúng ta cùng chọn Dân Tộc làm mẫu số chung để vượt qua tất cả.”Chính vì chúng ta đều không còn trẻ nữa, nên một nhà văn có lương tri, hay cả với một con người bình thường đều phải hiểu rằng, phải “Giữ cho đến lúc tuổi già, làm sao để sống cho ra con người!” Và những nhà văn Cộng Sản trong nước, suốt đời chỉ tuân phục ca tụng đảng vì miếng cơm manh áo, vì cái tem, cái phiếu, biết đảng hơn giang sơn, sống như đàn cừu, làm sao đi cùng đường với những nhà văn tự do ở miền Nam mà “cùng chọn dân tộc làm mẫu số chung”được?
Ông Hữu Thỉnh cũng thừa biết rằng đảng của ông từ hàng chục năm qua, vẫn coi chính phủ VNCH là Ngụy Quyền, những người lính VNCH là Ngụy Quân, hay dù nay có đổi giọng đi nữa thì vẫn là “chính phủ Sài Gòn, quân đội Sài Gòn” thì mặt mũi nào, đại diện cho ai để ông có thể mời mọc những người viết văn miền Nam về nước chung ly. Ly rượu còn pha nỗi hận thù, miệt thị, còn pha máu chiến hữu, đồng bào của chúng tôi không những trong cuộc chiến tranh chiếm đoạt, mà còn trong các trại tù khổ ải, và oan khuất trên Biển Đông.
Nhà văn Phan Nhật Nam đã nhắc lại cho ông Hữu Thỉnh toàn bộ thái độ của những người thắng cuộc đối với thương binh VNCH như câu chuyện xảy ra ở Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn mới đây, hay chính sách ác độc đối với Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa là nơi những người “lính Sài Gòn” đã nằm xuống. Phan Nhật Nam thách đố Hà Nội hãy “hòa hợp hòa giải” với những người đã chết, với người đang sống gượng sau thảm họa Formosa, và hãy hòa hợp, hòa giải với hàng vạn dân oan ở trong nước.
Nhưng quý ông trong nước cũng đừng quá bận tâm lo lắng. Không phải đến bây giờ, hải ngoại chưa chịu hòa hợp hòa giải với mấy ông. Cách đây mấy năm, cây cổ thụ âm nhạc như Phạm Duy cũng đã về xin hòa hợp rồi. Ca sĩ ở hải ngoại như Khánh Ly, Lệ Thu, Tuấn Ngọc, Chế Linh, Elvis Phương, Thái Châu, Phương Dung, Hương Lan, Trường Vũ, Phi Nhung, Quang Lê, Tóc Tiên, Đức Huy… về Việt Nam hát thường xuyên, đến đỗi lúc đầu, nghe tin CSVN cho phép Khánh Ly về hát, Phạm Duy đã ca tụng đây là một dấu hiệu đáng mừng của “hòa hợp hòa giải!” Rồi Hoài Linh, Chí Tài, Kiều Oanh, Việt Hương, Quang Minh, Hồng Đào cũng nối gót đàn anh, đàn chị. Tôi gọi lớp người này là những tên hề hai mặt.
Hà Nội bắt đầu mê đám “chạy theo bơ thừa sữa cặn”, đám này bây giờ lại muốn chạy ngược trở về “hát cho đồng bào tôi nghe” để kiếm đô la! Ca sĩ gốc “chiến khu” như Thu Phương, Trần Thu Hà, Bằng Kiều… đi ra rồi lại đi vào, đi ngược về xuôi, không còn biết đâu mà lần!
Nhiều ca sĩ đã nhờ cộng đồng tỵ nạn nuôi ăn, nuôi mặc, thề thốt hết lời, người viết không dám đưa lên đây sợ ướt bẩn trang báo, cuối cùng cũng nuốt lời, trở về.
Gần đây, một số nhà văn, nhà thơ của miền Nam thời cũ (tôi không dùng chữ phục vụ chế độ cũ), mặc dầu họ đã là những cựu quân nhân, viên chức, thậm chí đã bị các ông cầm tù, đày ải trong các trại tập trung, cũng đã xin về hòa hợp hòa giải bằng cách “giao lưu” với những nhà văn trong nước, xuất bản, in sách, giới thiệu, ra mắt tác phẩm. Đổi lại, đám này cũng làm đầu cầu cho một nhóm thơ văn trong nước, hay dân thân Cộng nước ngoài, đến Mỹ in, ra mắt sách, đàn đúm, tiệc tùng để kiếm cách mua chuộc, “hòa giải!”
Hữu Thọ, một ông nhà báo cao cấp trong nước có câu nói: “Sĩ phu, trí thức thì không được hèn!”. Này Phan Nhật Nam! Có thể ông cũng bị nhiều người ghét, nhưng chớ làm người hèn cho thiên hạ khinh.
Một bông hoa cho ông, người xứng đáng mang danh hiệu nhà văn..
Tạp ghi Huy Phương
Cuối tháng rồi, tôi đọc một bài viết ngắn của Facebooker Nguyễn Trung Bảo mà cứ ngỡ như là vừa nhận được một tin vui:
“Cuối cùng thì chính trị cũng tìm đến với gia đình cậu trai kéo vĩ cầm ở bờ hồ Hoàn Kiếm, dù như mẹ cậu này viết trên Facebook rằng lâu nay muốn ‘tránh xa’ các chuyện liên quan đến chính trị. Những tranh luận về quyền của một công dân là gì khi đến nỗi việc chơi đàn ở nơi công cộng cũng bị cấm cản lại gặp sự phản biện rằng muốn chơi đàn thu tiền thì cần xin phép. Dù rằng, việc chơi đàn để nhận tiền từ người qua đường chẳng có gì lạ ở những nước khác nhưng với các cán bộ ở bờ hồ thì việc này vẫn cần phải có chỉ đạo.
Vượt lên những tranh cãi đó là một tín hiệu đáng mừng. Người dân đã ý thức được họ phải đòi hỏi để con cháu mình có một không gian văn hóa, sinh hoạt cộng đồng, và quyền tự do biểu đạt suy nghĩ trên phương tiện truyền thông. Phía các cán bộ bờ hồ, dù đã hiểu sức mạnh của facebook từ lâu nhưng lâu nay cứ cho đó là công cụ của ‘bọn phản động,’ thì bây giờ mới vỡ nhẽ dân thường cũng xài facebook chửi mình và làm ồn ào rộn chuyện. Đó chính là những tranh cãi-đối đầu diễn ra rất thường ở những xã hội có nhiều không gian cho dân sự. Điều này đến dù trễ nhưng đang đi rất nhanh với sự thúc đẩy của mạng xã hội.
Việt Nam không có đa nguyên đa đảng nên giới trung lưu ái quốc và tiến bộ hiện nay chỉ có thể nghĩ đến chuyện thay đổi kinh tế hay vật chất mà thôi. Bị bao bọc bằng các luật lệ về chính trị nguy hiểm nên họ chỉ có thể mơ đến chuyện làm giàu và làm sao để không va chạm với thể chế. Và đó là cái dở, là ngõ cụt của giới trung lưu tiến bộ và ái quốc. – Nguyễn Xuân Nghĩa
Một xã hội mà người được giao quyền nhìn đâu cũng muốn ra oai, muốn ‘trật tự’ im lặng thì đó hoặc là một nghĩa trang hoặc là một xã hội không có dân chủ.” – Trung Bảo
Qua đến phần phản hồi thì mới biết (hoá ra) là mình mừng hụt:
-Le Nguyen: Mẹ em ấy vừa đăng stt xin lỗi công an. Không hiểu sự thật là gì.
30 July at 03:05
Sự thật hoàn toàn đúng vậy. Báo Giao Thông, số ra ngày 30 Tháng Bảy, có bản tin (“Mẹ ‘cây vĩ cầm 15 tuổi’ bất ngờ xin lỗi công an trên Facebook”) ngăn ngắn:
“Tôi đăng dòng trạng thái này kính gửi lời xin lỗi sâu sắc tới các anh vì sự việc tôi đưa lên Facebook cá nhân tối ngày 28 Tháng Bảy. Do nóng vội và thương con một cách mù quáng, tôi đã đăng tải thông tin xúc phạm lực lượng an ninh các anh về sự việc diễn ra khi mà tôi là người không có mặt ở đó. Điều đó đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới các anh, làm ảnh hưởng uy tín và danh dự của các anh.”
Những lời xin lỗi (“sâu sắc”) thượng dẫn, nói nào ngay, cũng chả “bất ngờ” gì cho lắm. Ở Việt Nam mà đã đụng tới công an thì trước sau gì người dân cũng phải nhận lỗi cho rồi – nếu không thì lôi thôi lắm, lôi thôi lâu, và rất có thể là sẽ lôi thôi lớn. Đó là chưa kể những trường hợp nghiêm trọng phải bước vào đồn, rồi được khiêng ra vì đã tự tử mất rồi.
Thân mẫu của nghệ sĩ vĩ cầm 15 tuổi vội xin lỗi rối rít là chuyện cũng… đúng thôi nhưng chả hiểu sao tôi vẫn cảm thấy thoáng đôi chút buồn buồn. Rồi đột nhiên lại nhớ đến bài báo của một bạn đồng nghiệp, Lê Lô, viết hồi năm 2004:
“Người trung lưu Hà Nội sống giả dối, không biết điều đó có phải là phế phẩm của 70 năm đời ta có đảng không. Họ đãi tiệc, làm đám cưới với bề ngoài cực kỳ linh đình long trọng nhưng món ăn thì lỏng chỏng bình dân. Họ thích tiền nhưng cứ làm vẻ dửng dưng. Họ bắt tay người này nhưng mắt hướng về một người khác đứng ở gần đó có chức vụ cao hơn. Họ nói năng thưa gửi, nói sông dài biển rộng nhưng sau một giờ thì không ai hiểu ý họ muốn tả cái gì hay muốn gì. Trừ một thiểu số quá ít còn tất cả, những người ở ngoài chính quyền và cán bộ cấp trung như đang sống theo một thỏa hiệp bất thành văn, là không động đến chuyện chính trị, đến cơ chế cầm quyền, đến những phi lý trong cuộc sống.”
Tôi thì không tin rằng trong suốt “70 năm đời ta có đảng” mà Hà Nội vẫn còn giữ được giai cấp trung lưu. Chế độ bao cấp chấm dứt vào cuối thập niên 1980, từ đó đến năm 2004 là vừa vặn một thế hệ người. Một phần tư thế kỷ sống không cần sổ gạo và tem phiếu là khoảng thời gian (e) chưa đủ dài để tạo thành một tầng lớp trung lưu tử tế. Bởi thế, lời trách móc của ông bạn tôi (“người trung lưu Hà Nội sống giả dối”) chưa chắn đã hoàn toàn… “đúng người và đúng tội!”
Hơn 10 năm sau nữa, chính xác là vào hôm 14 Tháng Mười, 2016, một tác giả khác – Lê Dủ Chân – cũng có đôi lời phàn nàn (nghe) hơi na ná:
“Sau thời ‘đổi mới kinh tế,’ từ năm 1987 đến nay xã hội Việt Nam ngoài hai tầng lớp cai trị là đảng viên đảng Cộng Sản nắm toàn bộ quyền lực và tài sản quốc gia và bị trị là tuyệt đại bộ phận nhân dân vô sản đã hình thành một tầng lớp thứ ba, càng ngày càng lớn mạnh đó là tầng lớp tư sản trung lưu. Họ cũng thuộc lớp người bị trị nhưng nhờ vào lỗ hổng của chế độ sau thời mở cửa, nhờ vào kiến thức, kỷ năng sẵn có mà ăn nên làm ra và có thế đứng trong xã hội.
Thế nhưng, điều đáng buồn là giới tư sản trung lưu hình như đã quên đi mình cũng thuộc về gia cấp bị trị, quên đi mình mới chính là lực lượng nòng cốt phải nhận lấy trách nhiệm trước tổ quốc và nhân dân trong công cuộc tranh chống độc tài toàn trị, chống bất công xã hội đang diễn ra trên đất nước này!”
Không riêng gì Lê Dủ Chân, khuynh hướng chung đều tin rằng tầng lớp trung lưu là xương sống của nền dân chủ. Tiến Sĩ Alan Phan cũng chia sẻ quan niệm tương tự:
“Dựa trên kinh nghiệm của Âu, Mỹ, Úc, Nhật, Nam Hàn, Singapore,… tôi cho rằng tầng lớp trung lưu đã đóng góp rất tích cực vào sự phồn thịnh của các quốc gia này.
Trước hết, tầng lớp này là những ‘con kiến’ cần cù xây dựng ngày đêm trong công việc được giao phó để tạo một phân khúc sản lượng cao nhất của GDP. Vì tạo được thu nhập lớn theo số đông, họ cũng là những người dân đóng thuế nhiều nhất cho ngân sách quốc gia. Sự đóng góp của họ còn thể hiện qua nhu cầu tiêu dùng, vốn tiết kiệm trong các ngân hàng, quỹ đầu tư và các hoạt động thiện ích ngoài xã hội. Tầng lớp trung lưu thường bao gồm những người yêu nước nhất.”
Đó là kinh nghiệm của Alan Phan về thành phần trung lưu ở Âu, Mỹ, Úc, Nhật, Nam Hàn, Singapore … hay đâu đó kìa. Chớ còn ở Việt Nam nơi mà những kẻ có học, có chút của ăn của để là họ “tính” ngay đến chuyện bỏ nước ra đi; và cha mẹ của một cậu bé 15 tuổi “lỡ” chơi đàn vĩ cầm (nơi công cộng) đã phải cuống cuồng và rối rít xin lỗi công an thì vai trò của giai cấp trung lưu – xem ra – vẫn còn mơ hồ lắm.
TẤT CẢ CÂM NHƯ HẾN VỀ VỤ TRỊNH XUÂN THANH
Sau bài trên báo Văn nghệ Th.p HCM nói nước Đức ầm ĩ quá đáng vụ Trịnh Xuân Thanh, nửa chừng gỡ xuống, đến nay toàn bộ báo chí “chính thống” im ỉm. Một nhà ngoại giao bị trục xuất, nay Đức trục xuất tiếp một nhà ngoại giao khác tại Đại sứ quán VN ở Đức, cùng với tạm dừng quan hệ đối tác chiến lược. Gần 1.000 đơn vị phương tiện thông tin trong nước vẫn cứ “núp lùm”.
Không nhờ mạng xã hội tự do nhanh nhạy, mà đảng gọi mỉa mai là “báo lề trái” của bọn ăn không ngồi rồi, vô công rỗi nghề, người dân không thể biết quá trình diễn biến và nhiều góc nhìn khác nhau vụ này.
Đây, trang fanpage Đại sứ quán Đức tại VN ngày 22/9 nói rằng: điều tra chưa kết thúc; vụ này vi phạm trắng trợn luật pháp Đức luật pháp quốc tế và họ không bao giờ dung thứ; đến nay VN vẫn không xin lỗi kèm theo cam kết không vi phạm tương tự về sau; VN cũng không khẳng định xử lý kẻ gây ra vụ việc.
* Sao không thấy cơ quan chức trách nào của VN lên tiếng phản bác, cho đó là luận điệu xuyên tạc phản động?
Đây, trang face Lê Công Định viết: “Tư tưởng thiên tài của lãnh tụ thiên tài về ngoại giao nhân dân là biến bạn thành thù, biến đối tác chiến lược thành đối tác chiến tranh. Bravo (hoan hô)!”
* Có lẽ cần bổ sung: biến bạn thành thù và nhận thù làm bạn, biến đối tác chiến lược thành đối tác chiến tranh và biến dũng cảm đối đầu chiến tranh thành cúi đầu làm mất biển đảo còn bảo để con cháu đời sau lấy lại!
Đây, luật Sư Trần Vũ Hải viết: “Quan hệ Việt – Đức quá âm u, ảnh hưởng trực tiếp đến hàng chục vạn người Việt ở Đức và tâm tư tình cảm của hàng vạn người khác đã từng sống, học và lao động ở Đức…Chưa thấy chính quyền VN có động thái gì để giữ lấy quan hệ đối tác chiến lược với một nước đang dẫn dắt cộng đồng EU”.
* Sao không thấy người phát ngôn Bộ Ngoại giao VN lên tiếng “thật sự lấy làm tiếc…”?
Đây, bà Nguyễn Hoàng Ánh, giảng viên một trường ĐH ở Hà Nội viết: “Chui xuống đất cho bớt nhục! Khổ nỗi thằng biết nhục đã không làm, mà thằng làm lại không biết nhục!”
* Thôi, xin dừng – hết từ ngữ để nói gì thêm!
…
Báo chí “chính thống” vì sao câm như hến? Tuyên giáo đâu không đứng ra định hướng dư luận? Công an đâu không triệu tập những phát biểu trên đến đồn? Dư luận viên đâu không thấy “phản pháo”? Quản lý mạng nhà nước đâu không chặn đường truyền bịt miệng thế gian?
Thời đại “Thế giới phẳng” đã lâu, không còn chuyện bưng bít mãi rồi bảo “định hướng” là được.
L.P, tháng 9/2017
Một gia đình hưng thịnh sẽ luôn có những đặc điểm riêng biệt như một di ngôn, một nguyên tắc kỷ luật hay một tấm gương điển hình để con cháu học tập noi theo.
Tăng Quốc Phiên, tiến sĩ triều Đạo Quang, giữ chức vụ Thị lang các bộ Binh, Lễ, Lại, Hình, đồng thời là một nhà Nho lỗi lạc đã nói rằng, một gia đình có hưng thịnh hay không chỉ cần nhìn vào ba điểm dưới đây là biết rõ:
Thứ nhất: Nhìn xem con cháu ngủ đến mấy giờ? Nếu như ngủ đến lúc Mặt trời lên cao mới bắt đầu dậy thì gia đình này đang từ từ lười biếng mà đi xuống.
Thứ hai: Nhìn xem con cháu trong nhà có chăm chỉ làm việc hay không? Bởi vì thói quen làm việc sẽ ảnh hưởng đến cả đời của một ngừời.
Thứ ba: Nhìn xem con cháu có thường đọc sách kinh điển của các bậc cao nhân thánh hiền hay không? Bởi vì người không học sẽ không hiểu nghĩa và không biết đạo lý.
Nhìn lại lịch sử có thể thấy, rất nhiều gia đình giàu có đều bị “linh nghiệm” bởi câu “giàu không quá ba đời”, hay “thành đạt không quá ba đời”. Nhưng gia đình họ Tăng lại đời này tiếp nối đời sau mà sinh ra các bậc anh tài. Tăng Kỷ Trạch, Tăng Quảng Quân, Tăng Quảng Thuyên, Tăng Chiêu Luân, Tăng Hiến Thực… đều là những nhân vật kiệt xuất của lịch sử Trung Hoa.
Bí quyết của gia tộc họ Tăng “trường thịnh không suy” này là ở 4 câu di chúc do Tăng Quốc Phiên để lại.
1. Thận trọng thì trong tâm sẽ yên bình
Đạo lý tu dưỡng bản thân là phải hướng vào trong nội tâm. Trong nội tâm đã biết rõ thiện ác lại không thể tận lực hành thiện trừ ác thì chưa phải là thật tâm tu dưỡng. Chỉ chính mình mới biết rõ có đang tự lừa dối bản thân hay không, người ngoài nhìn thì khó lòng thấy rõ.
Mạnh Tử từng nói: “Trên không thẹn với trời, dưới không thẹn với lương tâm”. Cái gọi là dưỡng tâm, nhất định phải là “tâm thanh quả dục” (để tâm thanh tịnh, giảm bớt ham muốn dục vọng). Cho nên, người có thể tự thận trọng xét lại bản thân mình sẽ không bị cảm thấy áy náy.
Người nếu như không có việc gì phải áy náy, khi đối mặt với trời đất, quỷ thần, thì thần sắc sẽ an nhiên, bình thản. Tâm tình như vậy thì quả là vui sướng, là hạnh phúc nhất rồi! Đây cũng là phương thuốc tốt nhất, là đạo lý cần cố gắng đạt được nhất.
(Ảnh dẫn theo afamily.vn)
2. Cung kính thì thân thể sẽ khỏe mạnh
Trong nội tâm mà thuần khiết, bên ngoài chỉnh tề nghiêm túc, đây là công phu của “kính” (kính trọng, tôn kính, cung kính). Bước ra khỏi cửa giống như nhìn thấy khách quý, luôn kính trọng với người khác, đây là thể hiện của “kính”. Bản thân tu dưỡng khiến dân chúng bình an, trung thực kính cẩn mà khiến thiên hạ được thái bình, đây là hiệu quả của “kính”. Thông minh và trí tuệ đều là từ “kính” mà ra.
Nếu như dù ít hay nhiều người, việc lớn hay việc nhỏ, đều dùng lòng cung kính để đối đãi, không dám buông thả thì thân thể ắt sẽ khỏe mạnh.
(Ảnh dẫn theo pinterest.com)
3. Nhân từ sẽ khiến tâm tình vui vẻ
Khổng Tử giáo dục con người đều là dùng chữ “nhân” (nhân từ, nhân ái) làm trọng. Ông nói: “Dục lập lập nhân, dục đạt đạt nhân” (ý nói đến phương pháp hành nhân: Người đem lòng muốn sự nghiệp thành đạt của mình làm cho người khác giống y như cho mình vậy. Lấy những điều mà trong lòng mình mong ước để hiểu lòng mong ước của người khác).
Người có thể hành nhân sẽ không có tâm tranh giành và như thế trong tâm luôn thấy tự tại, vui vẻ, không bị vướng bận điều gì.
(Ảnh dẫn theo tiin.vn)
4. Lao động sẽ được quỷ thần tôn trọng
Người xưa quan niệm rằng, người mà ngày đêm không làm việc gì, an nhàn rảnh rỗi, trong khi có khả năng lao động mà lại sống dựa vào người khác là người bất hạnh, quỷ thần cũng không đồng ý. Người như vậy sao có thể sống được lâu dài?
Bậc thánh hiền xưa luôn là người cần cù, tận lực với dự định của bản thân, đọc sách và tu dưỡng, gia tăng trí huệ và mở mang kiến thức. Người thành công trong xã hội cũng luôn là người nỗ lực làm việc.
Người mà ngày đêm không làm việc gì, an nhàn rảnh rỗi, thì quỷ thần cũng không đồng ý. (Ảnh minh họa, dẫn theo news.zing.vn)
Di chúc của Tăng Quốc Phiên có ảnh hưởng mạnh mẽ và sâu sắc đến đời con cháu của ông. Sau khi Tăng Quốc Phiên mất, con trai của ông là Tăng Kỷ Trạch ra làm quan, làm ngoại giao. Tăng Kỷ Hồng cả đời nghiên cứu toán học. Sau khi cháu trai Tăng Quảng Quân của ông đỗ tiến sĩ đã làm việc ở viện hàn lâm.
Những đời sau của gia đình họ Tăng đều nghiên cứu học tập cao không tham gia binh nghiệp, thậm chí ít người ra làm quan. Tăng gia luôn ghi nhớ những lời di ngôn của Tăng Quốc Phiên, không tranh giành địa vị, giữ tâm trong sạch và duy trì gia thế: “Tăng gia trường thịnh không suy, đời đời có nhân tài”.
Giáo dục trong gia đình luôn là điều có tầm quan trọng và ảnh hưởng rất lớn đến sự trưởng thành nhân cách của mỗi con người. Hy vọng rằng bí quyết của gia tộc họ Tăng cũng sẽ hữu ích cho tất cả chúng ta!
Theo Đại Kỷ Nguyên
DANH NGÔN ĐỂ ĐỜI
-Cuộc chiến gay go của ta rất cần sự ủng hộ của Trung Quốc, sao lại nói quay lưng sang chống bạn. Họ có giải phóng Hoàng Sa giúp ta, thì sau này cũng trả lại cho ta ( LÊ ĐỨC THỌ )
-Tôi thấy lo lắng lắm..Không biết tuyên truyền thế nào, chứ từ trẻ đén ngưòi già đều có khuynh hướng ghét Trung Quốc ; Ai tích cực cho Trung Quốc là ngại. Tôi cho rằng cái đó là nguy hiểm cho dân tộc ( PHÙNG QUANG THANH, Cựu Bộ trưởng Quốc Phòng )
-Nếu xẩy ra đụng độ gì thì tình hình thế nào ? Giờ ta có ngồi đây mà bàn tổ chức đại hội Đảng được không ? ( NGUYỄN PHÚ TRỌNG )
-Trung Quốc là người bạn láng giềng lớn, muôn hay không cũng phải ăn đời, ở kiếp với nhau. Có ai chọn được láng giềng đâu ? ( NGUYỄN PHÚ TRỌNG )
-Ta và Trung Quốc cần tình hữu nghị, hợp tác, đoàn kết để hai dân tộc cùng tiến lên chủ nghĩa xã hội ( NGUYỄN SINH HÙNG , cựu chủ tịch Quốc hội )
-Việc nước bạn Trung Quốc xâm phạm lãnh thổ ta, rồi đâm tầu, cắt cáp…Thực chất của vấn đề là, đó là cách hành xử của bố mẹ dạy con mình. Yêu cho con, cho vọt..Vậy sao phải bất bình ? ( NGUYỄN DUY CHIẾN, Phó Chủ tịch Ủy ban Biên Giới )
-Nhiều lần ta cũng nghĩ tới việc lấy lại ( Hoàng Sa ), nhưng trong lúc này chưa thể lấy lại được. Để đời con cháu chúng ta lấy lại .Trung Quốc bây giờ họ cũng như bất khà xâm phạm rồi. ( Thượng Tướng HUỲNH NGỌC SƠN , cựu phó chủ tịch Quốc Hội )
-Trung Quốc là anh, VN là em. Đánh Trung Quốc là hỗn ( Sư quốc doanh THÍCH CHÂN QUANG )
-Quan điểm giữa VN và nước bạn láng giềng TQ về tổng thể, trên các mặt, đang phát triển tốt đẹp. Chỉ còn vấn đề tranh chấp chủ quyền trên biển Đông ( PHÙNG QUANG THANH )
-Ta thế này thì bà con thấy ta ăn thua với họ sao được. Ai tài giỏi thì thử ra đó chỉ huy xem có thắng không ( Thượng Tướng HUỲNH NGỌC SƠN )
-Đối với TQ , hai điều ta không nên quên : họ đã từng xâm lược chúng ta nhưng không được quên họ đã nhường cơm xẻ áo cho chúng ta. Ta không thể là người vô ân bội nghĩa. ( Đại tá TRẦN QUANG THANH, Học viện Chính trị, Bộ Quốc Phòng )
-Trung Quốc không sợ bất kỳ quân đội nào trên thế giới. TQ chỉ sợ quân đội của đảng CSVN. Bọn đòi đa đảng là nhằm xóa sổ đảng CSVN . Trung Quốc không mong gì hơn là VN có đa đảng, vì ngay khi bọn đa đảng xóa sổ đảng CSVN, Trung Quốc sẽ xua quân đánh chiếm toàn cõi VN trong tám giờ làm việc (Đại biểu Quốc Hội HOÀNG XUÂN PHƯỚC )
-Không được mất chủ quyền, nhưng ưu tiên là giữ được môi trường hòa bình ( với Trung Quốc )
( Đại tá TRẦN QUANG THANH )
————————————————————————————
-Vấn đề nô lệ tùy thuộc trước tiên người nô lệ. Khi người nô lệ không còn là nô lệ trong tâm trí, họ sẽ thoát khỏi ách nô lệ ( Le problème de l’esclavage concerne, en premier lieu, l’esclave lui-même. Le jour où l’esclave cessera d’être esclave par esprit, il sera débarassé de l’esclavage. GOTSÉ DELTCHEV )
– Sự thụ động của người nô lệ có cái gì giống như cái lạnh lùng, u mê của người làm đĩ. ( La passivité de l’esclave a quelque chose qui ressemble à la froideur et à l’abbrutissement de la prostitution. GEORGE SAND )
BBC: Từ ngày lập quốc, tổ tiên ta đã để ý tới việc phân chia ruộng đất, làm sao cho đa số người dân được chia sẽ đất đai. Tới năm 207 trước Tây nguyên ( công Nguyên), theo phép tỉnh điền của Tầu, Triệu Đà đã phân chia đất đai: mỗi mảnh đất được chia làm 9 lô: lô ở giữa thuộc công điền, còn lại thì phân chia cho 8 gia đình, họp lại là một “tỉnh” (tsing).
Dần dần, vua chia cho mỗi thanh niên 100 mẫu (‘meou’) tương đương 3,600 mét vuông để canh tác. Khi tới 60 tuổi thì phải trả lại để chia cho người khác. Nhờ không có tích lũy đất đai nên sự cách biệt giầu nghèo không quá lớn, công bình xã hội thời ấy đã tiến bộ xa hơn ở nhiều quốc gia khác.
Đến đời vua Trần Thuận Tôn (năm 1388) thì có chiếu ấn định không người dân nào được sở hữu quá 10 mẫu. Dưới triều Nguyễn, các vua Gia Long, Minh Mạng đều làm luật cải cách điền địa. Nổi tiếng là Sứ thần đặc trách Phát triển Nông thôn tên là Nguyễn Công Trứ, ông có công lớn biến đổi vùng đất hoang vu miền duyên hải gồm Ninh Bình, Nam định, Hải Dương thành đất canh tác và phân chia cho nông dân (trong đó có gia đình của tác giả).
Thời Đệ Nhất Cộng Hòa
Tổng thống Ngô Đình Diệm cố gắng cải cách ruộng đất trong điều kiện chính trị, kinh tế thật khó khăn vào lúc mới thành lập nền Cộng Hòa. Ông đã mạnh dạn ký Dụ số 57 (tháng 10, 1956) nhằm khởi sự một cuộc cách mạng ruộng đất, nhắm vào nhiều lãnh vực: cải tổ quy chế tá điền, khai khẩn ruộng đất bỏ hoang, dinh điền, để cho dân khai thác; khuyến khích chủ điền tự ý phân chia điền sản để bán cho tá điền rồi chính phủ giúp nông dân tín dụng để mua đất. Thành quả của bước đầu đang được gặt hái trong “Năm Năm Vàng Son” (Xem Chương 13, Khi Đồng Minh Nhảy Vào) thì ông bị sát hại năm 1963. Trong hai năm tiếp theo, tình hình chính trị Miền Nam thật nhiễu nhương, làm mất đi cái đà của những tiến bộ kinh tế và xã hội, trong đó có sự dán đoạn của công cuộc cải cách điền địa.
Thời Đệ Nhị Cộng Hòa
Vừa lên chức Chủ Tịch Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia, Tướng Thiệu ký ngay Sắc Luật 020/65 ngày 8 tháng 10, 1965 để sửa đổi Dụ 57, “cấp quyền sở hữu thiệt thọ cho nông dân mua ruộng truất hữu.” Cùng một ngày vào năm sau, ông ký Sắc Luật số 021/66 “cấp quyền thực trưng vô thường trên những sở đất thuộc công sản Quốc gia tại các Dinh điền và Trại định cư cho những người đang thực sự khai khẩn.” (Chúng tôi may mắn sưu tầm được bản gốc của cả hai sắc luật này và in trong cuốn Tâm Tư TT Thiệu, trang 472-473).
Trong một chuyến đi Miền Tây vào tháng 2, 1966, ông tuyên bố ở Ba Tri (tỉnh Bến Tre) là ông không đồng ý với việc chính phủ cứ khư khư giữ đất lại. Ông tuyên bố: “Đất đai phải thuộc về người trồng cấy.” Chương trình được đại sứ Mỹ Bunker hết sức ủng hộ.
….
CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VỚI KHUÔN MẶT NGƯỜI
(Socialism with a human face)
Ngày 20/8/1968 phong trào “Spring Praha” ở Tiệp khắc bị dẹp tan bằng xe tăng và quân đội Liên Xô.
Năm 1987, khi bị hỏi về sự khác biệt giữa “Spring Praha” của Dubcek và “Perestroika” của Gorbachev, Bộ Ngoại Giao Liên Xô trả lời bằng một con số: “19 năm”!
*
Đầu thập niên 1960, sau 12 năm theo chế độ cộng sản Stalin, nền kinh tế Tiệp Khắc suy sụp, những người cầm quyền cộng sản đã tìm cách cải tổ kinh tế và nới lỏng các kiểm soát chính trị.
1968, tiến trình cải cách đã dẫn tới cao trào “Mùa Xuân Praha” (the Prague Spring) do Alexander Dubcek, một lãnh đạo cộng sản cấp tiến lãnh đạo.
Ông công bố chương trình cải tiến mang tên “Xã Hội Chủ Nghĩa Với Bộ Mặt Con Người” (Socialism with a human face).
Trong thời gian 8 tháng dễ thở này (01/1968 – 20/8/1968), Dubcek là hình ảnh của hy vọng cho người dân Tiệp Khắc.
Brezhnev, coi các cải tiến tại Tiệp Khắc là “quá nguy hiểm” cho thể chế cộng sản, nên tháng 8/1968 đã xua 500.000 quân với đông đảo xe tăng tràn vào Tiệp Khắc, đàn áp phong trào “Mùa Xuân Praha”. Ngày 20/8/1968 lãnh tụ Dubcek bị bắt giải về Liên Xô. Phong trào bị dìm chết. Tất cả những ai có khuynh hướng cải tiến đều bị thanh trừng, dân chúng sống thu mình lại để được an toàn.
***
Đúng 20 năm sau, ngày 21-8-1988 trước sự ngỡ ngàng của công an và nhà cầm quyền, 20.000 người đã xuống đường chống lại chế độ cộng sản, đòi dân chủ hoá thể chế.
Đây là cuộc phản kháng lớn nhất kể từ năm 1969. Cảnh sát đã dùng hơi cay để giải tán và bắt giữ 400 người.
Vài tháng sau, từ 15 đến 20/1/1989
một cuộc biểu tình lớn lại nổ ra ở Prague. Cảnh sát dùng dùi cui, hơi cay, vòi nước và chó dữ để dẹp biểu tình. Nhiều nhà bất đồng chính kiến bị tuyên án.
Lại vài tháng sau, ngày 01/5 hơn 2.000 thanh niên lại xuống đường đòi dân chủ và cũng bị đàn áp.
Ngày 17/5, 35.000 người bất đồng chính kiến đã ký tên vào một thỉnh nguyện thư yêu cầu phải “Thay Đổi Tận Gốc Không Khí Xã Hội Và Chính Trị”.
Sau đó tại Prague càng về sau càng dồn dập nổ ra các đợt biểu tình lớn (28-8, 17-11, 20-11, 27-11-1989).
Ngày 29/11, áp lực của dân chúng lớn đến mức chính quyền cộng sản buộc phải công nhận hủy bỏ quyền lãnh đạo.
Ngày 29/12/1989, Liên Bang Cộng Hoà Czech-Slovakia được chính thức thành lập, điều mà lẽ ra người Tiệp đã làm được từ 21 năm trước!
Theo Văn Lang