Mừng Lễ Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu

 Mừng Lễ Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu

Phương Thảo

Nhớ cái thuở xa xưa, tôi lơ ngơ vô nhà thờ xin học Giáo Lý Tân Tòng. Cha xứ bảo tôi cần có người đỡ đầu. Khổ nỗi, tôi không biết phải nhờ ai vì gia đình tôi vốn theo Đạo Phật. Cuối cùng bí lối quá, tôi không còn cách nào khác hơn là đành phải nhờ vả… Đức Mẹ!

Linh nghiệm thiệt nha… Mới vừa cầu cứu Đức Mẹ xong thì lập tức có một chị lạ hoăc lót tót bước tới hỏi thăm. Nghe nói tôi đang tìm người đỡ đầu, chị tình nguyện nhận lời ngay, rồi hỏi tôi  tính chọn Thánh nào làm Bổn mạng. Cái vụ này làm khó tôi thiệt tình. Vì tôi có biết Thánh nào với Thánh nào đâu. Thấy tôi lóng ngóng, chị liền gợi ý:

– Chị có quyển “Một tâm hồn” của Thánh Têrêxa Hài Đồng. Chị sẽ cho em mượn đọc…

teresa

Đọc xong quyển sách, tôi thấy rất cảm mến vị Thánh đơn sơ, đáng yêu ấy, nên tôi đã chọn Ngài …

Sự chọn lựa ấy, xem ra như một sự kiện rất ngẫu nhiên nhưng mãi đến hôm nay tôi mới đươc biết, đó chính là sự an bài tuyệt vời của Thiên Chúa…

Quả thật, Thiên Chúa, qua lời bầu cử của Đức Maria, đã chọn Thánh Têrêxa Hài Đồng làm Quan Thầy để hướng dẫn, dìu dắt tôi trên con đường Thơ Ấu Thiêng Liêng, không phải trong ơn gọi tu trì Dòng Kín như Ngài, mà là chính trong ơn gọi hôn nhân của đời thường…

Năm tháng trôi qua, tôi đã dần dà cảm nhận ra rằng … Tinh thần Thơ Âu Thiêng Liêng không chỉ là nẻo đường tắt nhanh nhất dẫn về một Nước Trời xa xôi ở đời sau nhưng cũng là lối đi êm ái nhất đưa đến một cuộc sống vui tươi, an bình trọn vẹn, từ tinh thần cho đến thể xác, ngay ở đời này…

Một chút tâm tình của tôi, xin chia sẻ cùng với mọi người:

 Tôi mất nửa cuộc đời, lao đao nhọc nhằn tìm kiếm hạnh phúc, để rồi cuối cùng đi đến một khám phá rất đáng kinh ngạc. Hóa ra hạnh phúc đích thật rất giản đơn, và giản đơn đến nỗi, bộ não thường quá rắc rối của con người trần thế không đủ sức giác ngộ, vì người ta nỗ lực tìm cách phức tạp hóa một ý niệm vốn tự nó rất đỗi giản dị. Hạnh phúc nằm ngay trong tầm mắt, mà lắm phen người ta mù tối, không nhìn thấy, lại mê mải vói tay về tận cõi hư không! Từ đấy, tôi mới nghiệm ra vì sao Nước Trời chỉ dành cho những kẻ có tâm hồn thơ ấu (Mt 19,14) và vì sao Chúa định hướng sẵn cho tôi “Con đường thơ ấu thiêng liêng”. Bởi lẽ, duy có tâm hồn trẻ thơ mới mộc mạc đủ, đơn sơ đủ, để thấu suốt mọi chiều kích sâu thẳm của ý niệm hạnh phúc bình dị.

 Tôi đã “thức khuya hay dậy sớm, khó nhọc làm ăn cũng hoài công” (Tv 127:1-2), săn lùng cách vô vọng các phương cách trần thế hòng tự kiến tạo cho mình thứ hạnh phúc phù du giả tạo, rốt cuộc mới vỡ lẽ ra rằng tất cả bí quyết để đạt đến hạnh phúc viên mãn gói trọn trong hai tiếng “xin vâng” đơn sơ của Đức Mẹ (Lc 1:38) và thái độ lắng nghe bình dị của bà Maria (Lc 10:38-42)!

(trích “Hành trình tìm kiếm hạnh phúc và ơn chữa lành của một người tự kỷ”)

Tạ ơn Chúa, tạ ơn Đức Mẹ, tạ ơn Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu…

Phương Thảo

vongtaysongnguyen gởi

Cân bằng tuyệt vời

 Cân bằng tuyệt vời

Ngân An – Một giáo sư kinh tế ở một trường Đại học cho… | Facebook

Một giáo sư kinh tế ở một trường Đại học cho biết ông chưa từng đánh trượt sinh viên nào nhưng đã từng đánh trượ…

Một giáo sư kinh tế ở một trường Đại học cho biết ông chưa từng đánh trượt sinh viên nào nhưng đã từng đánh trượt cả một lớp. Lớp đó kiên quyết cho rằng một xã hội có hình thái tổ chức hoàn hảo là một xã hội không ai giàu và cũng không ai nghèo và đó là một cách cân bằng tuyệt vời.

Thế là vị giáo sư nói: “Được rồi, vậy lớp mình sẽ tiến hành một thí nghiệm về điều đó. Tất cả các điểm sẽ được tổng hợp lại và chia đều ra, mọi người sẽ nhận được điểm như nhau, vì thế không ai bị trượt và cũng không ai được A cả.”

Sau bài kiểm tra đầu tiên, mức điểm trung bình cho cả lớp là B. Những sinh viên chăm rất buồn, còn những sinh viên lười rất mừng.

Qua bài kiểm tra thứ hai, những sinh viên lười thậm chí còn lười hơn, còn những sinh viên chăm thì quyết định rằng họ cũng chỉ nên học ít thôi. Điểm trung bình cho bài lần hai là D! Không ai vui cả.

Đến bài thứ ba, điểm trung bình là F. Mức điểm không hề tăng lên, còn các cuộc cãi vã, buộc tội, nêu tên nổ ra, mọi người đều khó chịu và không ai muốn học để người khác có lợi.

Đến bài cuối cùng, tất cả đều trượt, và ai cũng ngỡ ngàng. Giáo sư đã nói với họ rằng: Thông qua kết quả những bài kiểm tra thì các bạn có thể dễ dàng thấy được rằng, kiểu gì thì kiểu xã hội mà các bạn đang mong muốn cũng khó thành hiện thực vì dù ý tưởng rất hấp dẫn nhưng khi đưa vào thực thi chẳng ai còn động lực để làm việc nữa. Không gì đơn giản hơn thế !

Cuối cùng ông tổng kết:

“Bạn không thể làm người nghèo giàu lên bằng cách khiến người giàu nghèo đi. Người không phải làm gì vẫn được hưởng trong khi người phải làm thì không được hưởng gì. Chính phủ không thể cho ai cái gì mà không lấy thứ đó từ người khác. Khi một nửa nhân dân thấy rằng họ không cần làm gì vì sẽ có nửa khác làm cho, còn nửa còn lại thì nghĩ họ làm cũng chẳng ích gì vì sẽ bị kẻ khác đoạt mất, đó chính là khởi đầu của kết thúc cho mọi xã hội !”

“Không ai có thể gia tăng sự giàu có bằng cách chia đều nó ra.”

Quan điểm của bạn thế nào???

               [BONUS]
Một xã hội công bằng mang tính nhân bản là gì ?

Không nên khó chịu về việc chênh lệch giàu nghèo của một xã hội nào đó. Mà hãy hỏi xem ở xã hội đó người nghèo có đủ sống không ? Chất lượng cuộc sống của người nghèo có thực thụ là 1 cuộc sống dành cho con người không ? Đau bệnh có được chữa trị tận tình không ?
Và tiếp tục hỏi xem những người giàu cái giàu của họ có xứng đáng không ? Họ giàu bằng công sức – đầu óc của họ hay sự mánh mung, gian lận hay bất chính, phi pháp, ô dù ?

Ở xã hội đó cơ hội đỗ đạt, cơ hội thăng tiến có công bằng với tất cả không ? Hay chỉ thiên vị cho riêng nhóm người nào đó và con cháu của những ai đó. Và quan trọng nhất, là luật pháp và chính sách ưu đãi của nhà nước phải công bằng với tất cả, không phân biệt giàu nghèo, nghề nghiệp, địa vị… trước pháp luật ai cũng bình đẳng như ai.

Chị Xuân Nguyễn gởi

Cũng Góp Đôi Lời Về Tình Hữu Nghị

 Cũng Góp Đôi Lời Về Tình Hữu Nghị

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến

RFA

Ảnh của tuongnangtien

Tới bây giờ tôi mới biết là đã có thời mà người Hà Nội được nghe Liên Xô và Trung Cộng chửi nhau bữa một:

“Lúc bấy giờ ta cho hai ông anh trong phe tiếp âm, Bờ Hồ có thể nói là tổng phát hành của hai đài. Dân có thú giải trí duy nhất rẻ và mát là ra ngồi nghe hai ông anh tự khen tài giỏi rồi bắt đầu chửi nhau…” (Trần Đĩnh. Đèn Cù I, Westminster, CA: Người Việt, 2014).

Tôi cũng có “cái thú giải trí” tương tự vào những ngày hè (năm 1987) ở thành phố Sisophone, Cambodia. Từ đây, tôi nghe được rất rõ cả hai đài Hà Nội và Khmer Đỏ phát thanh bằng tiếng Việt.

Cả hai cũng “tự khen tài giỏi rồi bắt đầu chửi nhau” ra rả suốt ngày là “bọn phản động.” Theo đài phát thanh thứ nhất thì thủ phạm gây ra cảnh chiến tranh điêu tàn diệt chủng cho dân tộc Cao Miên chính là bọn phản động khát máu Pol Pot và Ieng Sari, tay sai của bọn giặc bá quyền Bắc Kinh. Còn theo đài phát thanh thứ hai thì tập đoàn lãnh đạo phản động Hà Nội, tay sai của quan thầy Liên Xô, mới là thủ phạm gây ra một nước Kampuchea đau thương và tang tóc.

Lịch sử rồi cũng sang trang. Khmer Đỏ đã tan hàng. Nhà đương cuộc Hà Nội thì hết hung hãn từ lâu, và hiện đang mỗi lúc một thêm nhũn nhặn trong vòng tay anh bạn Trung Quốc vỹ đại. Hai nước Trung/Xô cũng không còn hục hặc.

BBC lại vừa loan báo một tin vui: “Phát biểu tại cuộc họp báo 5/9 sau khi hội nghị G20 kết thúc ở Trung Quốc, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố ủng hộ lập trường của Trung Quốc không công nhận phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực tại The Hague trong vụ kiện biển đảo của Philippines.”

Tình cảm giữa các nước anh em XHCN (xa xưa) bỗng trở nên mặn mà, và nồng ấm thấy rõ. Thế giới vô sản lại trở nên đoàn kết như chưa thể hề có chuyện gì đáng tiếc xẩy ra ráo trọi.

Mọi người đều thở phào nhẹ nhõm nhưng chỉ riêng nhà văn Nguyễn Đình Bổn thì không. Ổng buồn lòng thấy rõ, và phàn nàn quá xá:

Tuyên bố này quả đã xát muối vào lòng dân Việt, nhất là những người sinh ra tại phía bắc tổ quốc, những người từ lâu xem nhà nước Liên Xô là thần tượng và khi nhà nước đó sụp đổ cái quán tính dai dẳng đó vẫn làm họ tiếp tục “yêu mến” Putin sau này.

Với những người sinh ra và lớn lên tại phía Bắc, từ người bình dân cho đến người có học, gần như suốt một thời gian dài, họ chỉ được dạy về một Liên Xô hùng mạnh, bất khả xâm phạm, một nền văn hóa Nga rực rỡ, một đất nước tươi đẹp, những con người nhân hậu…

Bẽ bàng! Đúng là quá bẽ bàng! Nó giống như một cô gái bị người yêu giáng cho một bạt tai nảy lửa, khi mà lòng yêu vẫn còn tràn đầy trong tim, sau đó tặng thêm vài lời thô bỉ rồi quay ngoắt đi cùng một cô gái khác giàu có hơn!

Kể thì cũng có hơi bẽ bàng (chút đỉnh) và chỉ “hơi” thôi, chớ nói là “quá bẽ bàng” thì tui e là không hoàn toàn đúng. Tui cũng vô cùng lấy làm tiếc là đã không thể chia sẻ với nhà văn Nguyễn Đình Bổn về cách so sánh (“như một cô gái bị người yêu giáng cho một bạt tai nảy lửa”) của ông:

Theo tôi thì đây là một cái tát của một thằng ma cô dành cho một con mụ thập thành, chứ chả phải là cô gái nhà nhà lành (vừa) bị người tình vũ phu phụ bạc. Có phải lúc nào người dân miền Bắc cũng được Đảng Nhà Nước “dạy về một Liên Xô hùng mạnh, bất khả xâm phạm, một nền văn hóa Nga rực rỡ, một đất nước tươi đẹp, những con người nhân hậu” đâu?

Cũng có bữa đực, bữa cái; lúc này, lúc khác đấy chứ:

Khi Việt Nam kịch liệt lên án Liên Xô, chị Nona người Nga, giáo sư đại học ở ta, vợ Nguyễn Tài Cẩn, mấy lần mếu máo bảo tôi là đi đường chị vẫn bị người lớn trẻ con ném đá, và chửi “đ. mẹ con xét lại!” Dân Việt Nam say mê chính trị lắm, mà thể hiện chủ yếu bằng gạch đá và chửi tục, chị nói.

Nhân Nona nói đến gạch đá tham gia chống xét lại, tôi hi chị có biết quân đội 12 nước xã hội chủ nghĩa đá bóng với nhau ở Hà Nội hồi sắp ra Nghị quyết 9 không. Nona nói có, có nghe. Bảo kinh hoàng lắm.

Tôi nói chính tôi chứng kiến. Tôi cùng ngồi xem với Trần Đức Hinh cục trưởng điện ảnh và Khánh Căn, báo Nhân Dân, sau này thông gia với Tố Hữu. Hôm ấy quân đội Liên Xô đấu với ai đó, tôi không nhớ – hình như Anbani

Dần lại thấy có những bị cói và sọt đan kín phủ báo ở chân mấy người xem gần chỗ chúng tôi. Thì ra đựng đầy đá củ đậu. Trận đấu bắt đầu được chừng mười lăm phút, người xem ở khắp bốn phía sân vân động thình lình nhất tề nhè vào cầu thủ Liên Xô ném đá tới tấp. Ba chúng tôi kinh ngạc. Khánh Căn nói phong trào quăng đá này nhất định là phải có tổ chức từ trên rồi. (Trần Đĩnh. Đèn Cù II, Westminster, CA: Người Việt, 2014).

Ôi, tưởng đâu và tưởng ai? Chớ từ trên thì còn có nhiều vụ ngu xuẩn hơn nhiều. Sau khi ném đá củ đậu vào “bọn xét lại Liên Xô,” trên lại có sáng kiến độc đáo là ghi đích danh “bọn bá quyền Trung Quốc xâm lược” vào hiến pháp cho nó khỏi quên. Đã thế, rồi còn giận cá chém thớt một cách rất tiểu nhân và bất nhân nữa:

Sáng sớm ngày 9 tháng 4 năm 1979, phòng tổ chức mời vợ tôi lên. Cuộc gặp mặt gồm Bùi Đình Phảng, bí thư đảng ủy, Nguyễn Đình Mão, phó bí thư kiêm bệnh viện phó, Nguyễn Gia Hòa, đảng ủy viên, trưởng phòng Tổ Chức Hành Chính cùng một số nhân viên …

Sau vài lời rào đón, Nguyễn Đình Mão bảo vợ tôi:

– Việt Nam và Trung Quốc đã xảy ra chiến sự, Chúng ta đang chống quân bá quyền, bành trướng Trung Quốc. Chị là người Việt, nhưng chồng chị là người Hoa. Chúng tôi đang giải quyết anh ấy nghỉ chế độ mất sức. Còn chị muốn tiếp tục công tác, chị phải làm đơn ly dị và trả lại 3 cháu cho anh ấy, nộp cho chúng tôi.

Vợ tôi bàng hoàng … Thấy vợ tôi im lặng, trưởng phòng tổ chức Nguyễn Gia Hòa an ủi:

– Chúng tôi muốn giúp đỡ, cho chị lối thoát chứ không có ý gì khác. (Lâm Hoàng Mạnh. Vui Buồn Đời Thuyền Nhân, Tiếng Quê Hương, Falls Church, Virginia: 2011).

Cũng theo cung cách “giúp đỡ” này mà trên đã đứng ra tổ chức những chuyến vượt biên để cho những gia đình người Hoa có “lối thoát” thân:

Cuối thập niên 70 cùng với những ghe vượt biển mong manh còn xuất hiện những thuyền nhiều tầng được Công an Biên phòng hộ tống ra tận cửa biển, do chính nhà nước đứng ra tổ chức dưới tên gọi Vượt biên Bán Chánh thức. Với chính sách bài Hoa, chính quyền muốn triệt tiêu “đội ngũ Hán gian” nhưng trong thực tế là những gia đình Hoa kiều đã sinh sống nhiều thế hệ trong Chợ Lớn và có cả những thanh niên Việt mua khai sinh Tàu để ra đi.

Giá trung bình là 12 lượng vàng cho người lớn và 7 lượng vàng cho trẻ em, cùng hai trăm đồng “cụ Hồ” cho thị thực khai sinh ma. Ðóng cho chủ tàu và công an thị xã điểm xuất phát. Chuyến tàu MT-603 khởi đi từ Mỹ Tho đêm 29 rạng 30 tháng 5-1979 chứa 405 thuyền nhân đã đâm vào bãi ngầm Trường Sa bốn ngày sau đó. Ngày 21 tháng 6-1979 khi được Hải quân Phi Luật Tân cứu đưa vào hải đảo Liminangcong, điểm danh còn đúng 285 người. Tôi ở trong số những thiếu niên đi chuyến tàu này, ghi lại dưới dạng tiểu thuyết. (Trần Vũ. Biển San Hô, Tuần Báo Trẻ, Dallas, Texas: 2015).

Đó là chưa kể “những chuyện độc ác đếu giả như lấy vàng bạc của người ta xong lại cho tàu đuối theo xả súng giết chết hết hay đục thuyền cho đắm. Chính con rể tôi nói đơn vị anh đã đi vớt thuyền nhân bị đắm tàu ở ngay tại bên kia cầu Sài Gòn, thường chờ cho qua phao zê-rô mới rút nút, vâng, đục thuyền ra cắm nút vào rồi đến lúc sẽ rút nút ra, nhưng lần ấy đem rút sớm quá, xác người nằm san sát nhau trên sông như củi rều vậy.” ( Đèn Cù II, sđd, trang 92).

Ấy thế mà không bao lâu sau trên lại mặt dầy, mày dạn lục tục kéo nhau sang Tứ Xuyên để dự Hội Nghị Thành Đô, rồi chữa hiến pháp để đổi lấy một liều thuốc an thần có tên là Bốn Tốt & Mười Sáu Chữ Vàng.

Ảnh: RFA

Chả ai được biết nội dung và những thoả thuận (hay thoả hiệp) của hội nghị này nhưng ai cũng rõ là Hà Nội đã không nhận được vàng (thật) như mong muốn. Thế nên trên lại quay ra ve vãn “những thế lực thù địch phương Tây” để có thể được vay vốn ODA, được dỡ bỏ lệnh cấm vận kinh tế, và cấm vận vũ khí sát thương … nhưng mồm vẫn cứ lu loa: Sơn thủy tương liên. Lý tưởng tương thông.Văn hóa tương đồng.Vận mệnh tương quan.

Với cái tính bữa đực/bữa cái, và cái thói lá mặt/lá trái như thế thì bị chúng “giáng cho những bạt tai nẩy lửa” là phải (giá) chứ có oan ức có oan ức gì đâu mà kêu than là “quá bẽ bàng!”

Trái tim của Quyền lực Thứ Tư

Trái tim của Quyền lực Thứ Tư

Tuấn Khanh

30-9-2016

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Trong nhiều ngày, tôi cố theo dõi xem báo chí sẽ viết gì về lần diễn đầu tiên của ca sĩ Khánh Ly ở Sài Gòn. Thế nhưng có một cái gì đó im lặng đến kỳ lạ sau ngày 18/9 đó – ngày mà ca sĩ Khánh Ly được phép hát ở ngay tại Sài Gòn, sau 41 năm đi xa khỏi quê hương của mình, và gần 5 năm đi loanh quanh nơi chốn cũ, ước rằng mình có thể cất lên tiếng hát nơi thành đô trong kỷ niệm.

Năm 2012, Khánh Ly từng nói với đài BBC rằng bà mơ được hát ở Việt Nam, ở Sài Gòn.

Thế nhưng thật lạ. Chỉ có một vài tờ báo điện tử xé rào viết về đêm diễn này, ít ỏi và nhạt nhẽo. Tôi cố công tìm hiểu, mới hay rằng ai đó trong Ban Tuyên giáo đã ra lệnh miệng, buộc các báo không được  nói, bình luận, mô tả… nói chung là không được viết gì có lợi cho ca sĩ Khánh Ly trong đêm diễn này .

Nhưng điều đáng ngạc nhiên, là gần hết giới báo chí Việt Nam cũng đã ngoan ngoãn tuân lệnh. Thói quen chấp nhận sự kiểm duyệt gần nửa thế kỷ – tính từ sau tháng 4-1975 – khiến cái gọi là quyền lực thứ tư của một quốc gia đã biến thành một đám học trò nhỏ, chỉ còn biết giương mắt vô thanh nhìn đời. Cũng ngay trong thời gian đó, báo giới Việt Nam rầm rộ ra vẻ phẫn nộ, viết về chuyện những người bán vé số bị phạt tiền vì lỡ bán vé số ngoại tỉnh. Thế nhưng họ không nhận ra, hay không dám nhận ra rằng, cấm nói về một buổi diễn được phép, cũng không khác gì cấm bán vé số hợp pháp trên quê hương mình.

Tôi tự hỏi, không biết bà Khánh Ly có biết chuyện này hay không. Và nếu biết, bà sẽ nghĩ gì? Năm 2015, khi được hỏi rằng nếu không được hát ở Sài Gòn, bà có buồn không – Khánh Ly từng cười, lắc đầu, nói rằng “khán giả ở mọi nơi, em à”. Quả đúng là con người ở đâu cũng vậy, văn hóa ở đâu cũng vậy. Nhưng với người cộng sản với sự thù ghét tự do thâm căn cố đế trong tim họ, thì không phải ở đâu cũng vậy.

Kiểm duyệt Khánh Ly chỉ là câu chuyện nhỏ của những điều ngang trái vẫn hiện ra trên đất nước này, tựa lời nguyền Bloody Mary trong gương – như lời nhắc rằng cuộc sống bình yên chỉ là ảo tưởng, bởi địa ngục là một điều có thật.

Ít có ai nhận ra rằng kiểm duyệt trong đời sống xã hội chủ nghĩa đã quen thuộc, đã trở thành như máu thịt. Mỗi một người làm báo đều có sẳn một mạch máu hình thắt cổ chai từ trái tim đến não. Khó mà đếm được có bao nhiêu người sống bằng nghề viết đã bật ra một ý tưởng thơ mộng hay tự do từ trái tim, nhưng đã tự bóp chết nó khi được dẫn lên đến não. Và rồi con chữ hay ý nghĩa viết ra đã bị cắt mất, tật nguyền và nhạt nhẽo như chính cuộc đời của họ.

Mới đây, trong chuyện ngư dân bị Formosa xả độc tố làm biển chết, bà Cục trưởng Cục Việc làm (Bộ LĐ-TB-XH) Nguyễn Thị Hải Vân nói rằng không có gì phải ầm ĩ, vì ngư dân mất biển, nhưng “đi làm phu khuân vác thì tức là đã có việc làm”. Tự kiểm duyệt hiện thực, chỉ chừa lại phần tật nguyền trong suy nghĩ của mình, cũng là một nỗi đau không bờ bến đang ăn sâu trong lòng dân tộc này. Giống như ban Tuyên giáo, người đàn bà này cố che mắt mình, cố che mắt cả những người nghe bà nói, và chứng minh rằng thiếu nhân cách thì không sao, cũng vẫn có thể làm người.

Có lần, khi còn được ngồi cùng với nhạc sĩ Thanh Sơn, ông than thở rằng một bài hát của ông bị kiểm duyệt ở Sở văn hóa thông tin thành phố, chữ “phu quân” trong vần điệu một người nữ hát về chồng mình, bị bắt phải thay bằng chữ khác. “Họ nói ‘phu quân’ có thể ám chỉ đến lính VNCH”, nhạc sĩ Thanh Sơn kể. Tôi không biết về sau thì ông có phải cam lòng thay chữ ấy hay không, nhưng lúc đó, tôi chỉ có thể nói với ông rằng khi những người cộng sản kiểm duyệt, giống như họ tự đọc lời nguyền Bloody Mary, tự mở cửa địa ngục và chỉ còn nhìn thấy thế gian này bằng sự tăm tối trong trái tim họ, chứ không bằng ánh mắt con người.

Nhạc sĩ Trần Quang Lộc có lần kể rằng ông có bài hát về mẹ. Người mẹ đó ngồi trước biển nhớ con, mong con về. Ấy vậy mà ông từng bị chất vấn rằng có phải viết bài hát ấy có ý dành cho những người đi vượt biên hay không.

Kiểm duyệt như một con quái vật. Sự chịu đựng và cố vặn vẹo mình để có thể sống được trong thế giới kiểm duyệt, đã nuôi lớn con quái vật ấy. Hãy nhìn cách mà báo chí mô tả những tên công an khát máu đánh chết người trong đồn tạm giam, thường được mô tả bằng từ ngữ rất dè dặt và thân tình như “bị coi là làm chết người”, “bị coi là đã ép cung”… thậm chí mới đây, khi có đủ hình ảnh, âm thanh và giờ hành động của tay công an Bùi Xuân Hải ở phường 6 quận 3 đánh đập một người phụ nữ bán hàng rong ở Hồ Con Rùa, báo chí vẫn thêu hoa dệt gấm bằng cách gọi y là “người mặc đồ giống công an”.

Chẳng lẽ tất cả những người cầm bút, tất cả những con người được học tiếng Việt, tiếng Anh và sắp tới và tiếng Hán… không ai nhận ra rằng con quái vật kiểm duyệt suy nghĩ và hành động trong xã hội này đã lớn đến mức nào? Khó mà đong đo được, nhưng có thể nhìn thấy rõ nhất là con quái vật đó ăn tươi nuốt sống nhân cách và linh hồn của không ít người, khiến khi họ thể hiện đã có thể thấy ngay đó là những người Việt xã hội chủ nghĩa hèn hạ và vô liêm sỉ.

Khi một tay công an mặc thường phục, không xuất trình thẻ ngành, hành động như một tên đầu gấu ngõ chợ tấn công các phóng viên ở huyện Đông Anh, điều thấy được là toàn bộ hệ thống quyền lực thứ tư ở Việt Nam đã như hú lên những tiếng kêu đau thương cho số phận của mình, chứ không giống như sự phản ứng của một nền báo chí có đủ ý chí lẽ thường . Ngay cả khi Công an quận Tây Hồ nói ngược nói xuôi, bẻ cong cả không gian và thời gian mà không cần bất kỳ một chứng minh vật lý nào, báo chí Việt Nam cũng chỉ yếu ớt phản ứng và dè chừng. Chấp nhận kiểm duyệt thái độ sống bình thường và quen sợ hãi trong bầu không khí kiểm duyệt, đã làm nhu nhược trí thức Việt Nam và báo chí Việt Nam một cách quặn đau.

Ngày 27 tháng 9/2016, có hơn 500 người dân đi nộp đơn đòi công lý từ thiệt hại bởi nhà máy Formosa – một câu chuyện của công lý và sự thật rất đỗi bình thường trên đất nước này nhưng trong nhiều ngày liền, sự kiện lịch sử đó vẫn là một khoảng trống bao la trên các trang báo. Bạn hãy tự hỏi xem, một vài phóng viên bị đánh mà giới báo chí còn đau yếu như vậy, thì làm sao cái gọi là quyền lực thứ tư của Việt Nam có đủ sức mạnh và lòng tự trọng để nói về 500 đồng bào mình đang khắc khoải với tương lai?

Những điều bình thường và đúng với Hiến pháp Việt Nam, mà con người Việt Nam hôm nay vẫn không dám gọi đúng tên, mô tả đúng việc thì mai sau, tinh thần và nguyên khí của dân tộc trong chế độ này sẽ tật nguyền đến mức nào? Bao nhiêu con chữ của câu hỏi này, xin được đánh từng ấy tiếng vào tiếng trống Đăng Vân để kêu oan cho số phận của dân tộc này vậy.

Ngày 5/3/1969, để đòi chính quyền miền Nam Việt Nam phải bãi bỏ chính sách với kiểm duyệt xuất bản, đã có hơn 100 nhà văn, dịch thuật, biên khảo, phê bình… cùng ký tên, trong đó có phần ghi rằng “kinh nghiệm từ nhà nước Cộng sản Tiệp Khắc đã cho thấy rằng sự cấm đoán, bưng bít, không bao giờ giải quyết được một vấn đề, mà chỉ làm cho vấn để ấy trầm trọng thêm đến một mức độ tai hại nhất…” Bản đồng ký tên này, có Sơn Nam, Du Tử Lê, Vũ Hoàng Chương, Doãn Quốc Sỹ, Bình Nguyên Lộc, Duyên Anh, Cung Tiến…

Tôi đang tự hỏi – hay tự mình mơ – về một 100 nhà báo ăn lương nhà nước cùng ký tên để phản đối công an nói riêng, và chính quyền nói chung hành xử tàn bạo với nghề làm báo. Nhưng có lẽ đó chỉ là một giấc mơ để nhớ về quá khứ, nơi nhân dân bị xét là phải sống trong một chế độ đồi trụy và tay sai, nhưng chứng cứ cho thấy họ vẫn rất lành lặn về tinh thần và nhân cách.

Mọi thứ không đơn giản như bạn thấy. Hãy nhìn lại cách kiểm duyệt Khánh Ly, cách cấm bán vé số ngoại tỉnh, cách thay đổi và mài giũa chữ nghĩa để phục vụ… và cả những cách mà chúng ta quen dần giả lơ, từ chối sự thật, quen tự cắt gọt mình để nằm vừa trong sự chiếc quan tài kiểm duyệt mỗi ngày. Hãy nghĩ, cho bạn và chính con cái của bạn.

Chắc rồi có lúc bạn sẽ nhận ra, tôi hy vọng vậy. Chúng ta hay truyền thông trên đất nước này, cũng giống như những người bán vé số sợ hãi, chỉ còn quẩn quanh với niềm hy vọng nhỏ nhoi ở nơi mình đang sống, chứ không dám chạm vào hay cầm giữ một niềm hy vọng nào xa hơn lằn ranh mà người ta đã vạch sẳn cho mình. Trái tim cùa quyền lực thứ Tư thoi thóp đập trong một thân thể cường tráng. Trái tim đau bệnh, mòn mỏi bởi những lằn ranh.

LIÊN ĐỚI

LIÊN ĐỚI

 ĐTGM Giuse Ngô Quang Kiệt

Toàn cầu hóa đã giúp nhân loại phát triển tình liên đới.  Nhân loại trở nên một cộng đồng sinh mệnh.  Sự an nguy không còn của riêng ai mà là của tất cả mọi người.  Cứu người chính là cứu mình.  Vì một thảm họa nếu không sớm được ngăn chặn, sẽ mau chóng lan tràn khắp thế giới.  Liên đới đang trở thành đức tính không thể thiếu được trong đời sống hiện tại.  Nó không chỉ là một việc làm thiện nguyện mà còn là một nhiệm vụ cấp bách của mọi công dân trên hành tinh.  Biết sống liên đới, nhân loại đang đi vào con đường Phúc Âm.

lien-doi

Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu đã nhiều lần nhắc đến tình liên đới.  Phải liên đới vì mọi người đều là anh em với nhau.  Phải liên đới vì đó là điều kiện vào Nước Trời.

Bài Phúc Âm hôm nay cho ta thấy điều đó.  Có lẽ khi đọc bài dụ ngôn này, có nhiều người bất mãn tự hỏi: “Ông nhà giàu đâu có tội gì mà phải xuống hỏa ngục.  Ông không gian tham, trộm cắp, bóc lột. Tiền của do công sức mồ hôi nước mắt ông làm ra, ông có quyền ăn xài chứ?  Giàu có đâu phải là tội?”

Vâng, giàu có đâu phải là một tội.  Tuần trước Chúa Giêsu đã cho ta thấy giá trị tích cực của tiền bạc khi dạy ta hãy dùng tiền của mua lấy bạn hữu để họ đưa ta vào cuộc sống vĩnh cửu.  Tiền bạc, nếu biết sử dụng, sẽ có giá trị tích cực.  Nhưng nếu không biết sử dụng, sẽ trở thành nguy cơ.

Nguy cơ thứ nhất: tiền bạc có thể mê hoặc tâm hồn.

Khi đó tiền bạc sẽ trở thành sợi dây trói buộc.  Tâm hồn mê tiền bạc giống như con chim bị cột, không cất cánh bay cao, bay xa được.  Đó là trường hợp chàng thanh niên đạo đức trong Phúc Âm.  Anh đến hỏi Chúa Giêsu làm thế nào để được sống đời đời.  Anh muốn vươn lên, muốn tiến bộ trên đường đức hạnh.  Nhưng tiền bạc đã ngăn cản bước tiến của anh.  Chúa Giêsu cất tiếng gọi anh.  Nhưng tiền bạc đã trói buộc bước chân.  Và anh bỏ cuộc quay về.  Đành cam chịu với nếp sống tầm thường xưa cũ.

Nguy cơ thứ hai: tiền bạc dễ làm cho trái tim thành xơ cứng, chai đá.

Người có nhiều tiền bạc dễ rơi vào tình trạng tự mãn.  Tự mãn với những gì mình có, người giàu sẽ không cần tới ai khác và vì thế sẽ không chú ý đến những người chung quanh.  Đó là trường hợp ông nhà giàu trong bài Phúc Âm hôm nay.  Ông có nhà cao cửa rộng, mặc toàn gấm vóc lụa là, ngày ngày yến tiệc linh đình.  Chỉ mải mê hưởng thụ, ông không có thời giờ nghĩ đến người khác.  Ladarô nằm thoi thóp bên cửa nhà mà ông không nhìn thấy.  Ladarô có rên rỉ vì đau đớn, đói khát ông cũng không nghe thấy.  Tự mãn đã khiến trái tim ông khép chặt lại, biến ông thành vô cảm trước những đau khổ của tha nhân.  Những mẩu bánh dư thừa, ông đâu có tiếc gì.  Thế nhưng ông chẳng có thời giờ nghĩ đến Ladarô.  Và người ta vất những mẩu bánh dư thừa vào thùng rác trong khi Ladarô mơ ước được những mẩu bánh dư ăn cho đỡ đói.  Tự mãn đã biến ông nhà giàu thành ích kỷ, thiếu tình liên đới.

Nguy cơ lớn nhất mà tiền bạc có thể dẫn tới: đó là làm cho ta mất hạnh phúc đời đời.

Hạnh phúc trên Nước Trời là một cuộc sống hiệp thông trong tình yêu của Chúa Ba Ngôi.  Tình yêu của Chúa Ba Ngôi là một tình yêu dâng hiến trọn vẹn.  Cho đi tất cả để nhận lãnh được tất cả.  Những người ích kỷ không biết cho đi, không biết chia sẻ, không thể tham dự vào sự sống hiệp thông này.  Vì thế, người ích kỷ là người tự chọn con đường xuống hỏa ngục.  Kẻ khép cửa lòng trước nỗi khốn cùng của tha nhân, là người tự đào huyệt chôn mình.  Người sống thiếu tình liên đới là người tự trục xuất mình ra khỏi Nước Trời.

Bây giờ thì chúng ta hiểu tại sao ông nhà giàu lại bị đày đọa trong hỏa ngục.  Ông nhà giàu không có tội gì.  Ông chỉ có tội thiếu sót: thiếu sót tình liên đới, thiếu sót sự chia sẻ.  Trước đây ông đóng kín cửa để tự ngăn mình với Ladarô.  Nay cánh cửa đó biến thành vực sâu thăm thẳm chia cắt hai người. Trước kia ông chỉ cần xoay nắm mở cửa là gặp được Ladarô.  Nay ông không tài nào vượt qua được vực thẳm ngăn cách.  Trước kia ông nghĩ sẽ không bao giờ cần tới Ladarô.  Nay ông biết mình cần Ladarô cho mình một giọt nước thì đã trễ.  Tình liên đới nếu không tạo lập ở thế gian, khi chết rồi sẽ không còn cơ hội nữa.

Qua dụ ngôn này, Chúa muốn dạy ta biết: Ta sống trong cuộc đời không đơn lẻ, nhưng sống với người khác.  Người ta không phải là những đường thẳng song song không bao giờ gặp nhau.  Trái lại vận mệnh chúng ta đan xen vào nhau.  Vì thế trách nhiệm liên đới là không thể thiếu được.  Do đó cần phải quan tâm đến những người chung quanh mình.  Sự quan tâm này không phải tự nhiên có được, nhưng phải tập luyện hằng ngày.  Phải rèn luyện một trái tim nhạy bén biết cảm thương những cảnh ngộ bất hạnh.  Phải rèn luyện một trái tim quảng đại sẵn sàng chia sẻ với những anh em thiếu thốn.

Lạy Chúa, xin mở mắt con để con nhìn thấy Chúa trong những anh em sống chung quanh con.  Xin mở tai con để con nghe được tiếng họ đang than van đau khổ.  Xin mở trái tim con để con biết chia sẻ với mọi người những niềm vui, nỗi buồn của họ. Amen.

ĐTGM Giuse Ngô Quang Kiệt

 Langthangchiêutim gởi

Tìm một con đường. Tìm một lối đi

“Tìm một con đường. Tìm một lối đi
Ngày qua ngày đời nhiều vấn nghi
Lạc loài niềm tin sống không ngày mai
Sống quen… không ai cần ai
Cứ vui… cho trọn hôm nay.”

(Đức Huy – Và Con Tim Đã Vui Trở Lại) 

 

Trần Ngọc Mười Hai

(Lc 11: 12-13)

Có lẽ là như thế. Đời người hôm nay, rẫy đầy những con người luôn kiếm-tìm một con đường và một lối đi, tựa hồ như thế. Như thế, còn là và sẽ như câu hát tiếp ở bên dưới:

“Rồi cuộc vui tàn, mọi nguời bước đi
Một mình tôi về, nhiều lần ướt mi
Chợt tình yêu đến trong ánh nắng mai
xóa tan màn đêm u tối cho tôi biến đổi
tâm hồn thành một người mới.”
(Đức Huy – bđd)

Hát thế rồi, nay mời bạn/mời tôi, ta đi vào vùng trời suy-tư có những chuyện Đạo/đời đầy rẫy ý/lời về “Tình-Yêu đích-thực” như đấng bậc vị vọng từng luận/bàn ở bên dưới:

Lời bàn rằng:

Thiên-Chúa nhìn mọi người trên thế-gian này đều nhưngười đặc-biệt, rất đặc-trưng/đặc-thù. Thành thử, đốivới Ngài, mọi tương-quan ta thiết-lập với nhau đều có giá-trị thực-tiễn. Điều này còn có nghĩa: ta cứ tiếp-cận những người mà phẩm-giá lẫn chất-lượng cuộc đời bị thương-tổn bằng cung-cách rất nể-trọng. Bởi, Tình-yêu đích-thực không là mục-tiêu nằm ở cuối đoạn đường tương-quan tình-thân giữa chúng ta, mà là con đường ta vẫn chọn để đi tới.

 Trước nhất, hãy nhìn vào cơ-thể của chính mình bằng con mắt của Thiên-Chúa, sẽ thấy tuyệt-diệu biết chừng nào khi Thiên-Chúa tạo-dựng ra nó để kết-hợp ta vào với người khác. Kết-hợp bằng và qua việc hít thở cùng một làn khí, uống cùng một thứ nước trong lành, ăn cùng một thức ăn được nuôi trồng trong trái đất. Cơ-thể kết nối con người của ta với toàn thế-giới theo cùng một kiểu cách chắc chắn.

 Và, khi có thứ gì đó xen vào đường-lối ta kết nối như thế, ta không chỉ tạo khó khăn cho chính mình mà thôi, nhưng lại cũng hạn-chế khả-năng của ta để có thể trải-nghiệm những gì Chúa muốn ta trải-nghiệm. Giả dụ như: nếu ta không ăn uống cho phải phép hoặc tập-luyện cho đủ hoặc giả như làn khí ta hít thở nguồn nước ta uống bị ô-nhiễm, cơ thể của ta sẽ không thể nào lành mạnh toàn-diện để trải-nghiệm những quà tặng ta cho hoặc nhận trong tương-quan với người khác.

 Kế đến, ta vẫn có thể nhìn vào những người đang thu hút thị-lực của ta bằng sự lo lắng kính nể, thì người khác ấy xem ra vẫn mỹ-miều, tuyệt-diệu hoặc hiểu-biết hơn ta. Điều này không giúp ích gì cho ta và người khác. Nên, cách hay nhất để nhìn ngắm họ, là: dùng cặp mắt của Thiên-Chúa mà nhìn mà ngắm họ, có như thế ta mới có thể yêu-thương họ một cách đích thực được. Và như thế, tất cả những gì ta nhấn mạnh và phác hoạ cũng áp-dụng cho những vị ấy nữa…

 Trong cuộc sống tương-quan với mọi người, nếu gặp người nào mà ta cảm thấy thích muốn đi vào tình yêu-thương đích-thực, thì ta cũng sẽ nhận ra ngay lập bởi họ là người khiến ta thấy thoải-mái/dễ-chịu khi trò chuyện và vui sướng được ở gần. Người đó, phải là người mà ta kính-trọng và đổi lại cũng tương kính như tân, cùng một kiểu giống như ta. Cũng chẳng nên làm gì nếu thấy không thoải mái/dễ chịu và tự mình đi đến quyết-định ngưng tìm hiểu hoặc đối-tác… 

Giả như ta và người thực sự yêu thương nhau, thì con đường dẫn dắt ta tiếp-tục đi tới phải là hôn-nhân theo nghĩa đứng-đắn/đàng hoàng. Và khi ấy, hẳn ta sẽ thấy tại sao Hội thánh xưa nay vẫn dạy ta rằng: đó là con đường duy-nhất để ta trải-nghiệm tình thương cách trọn vẹn có quà tặng tình-dục công khai, thẳng thắn. 

Trước khi đạt tới giai-đoạn ấy, ta có rất nhiều đường lối để vun đắp sự thân thương mật thiết với người bạn đường/đối tác mà không đòi hỏi chuyện ăn nằm thể xác gấp rút. Ôm hôn nồng ấm, chuyện trò thân mật hoặc làm việc gì đó đầy phấn-chấn khác, sẽ là cung-cách tốt đẹp nhất để đào sâu tình thương-yêu đích-thật giữa đôi bên. 

Cuối cùng, phải công nhận rằng, không thể có tình-yêu nào là trọn hảo bởi lẽ không có con người trọn-hảo. Có lúc ta làm cho người khác đau khổ hoặc bị chính người mà ta yêu thương làm ta đau khổ không ít. Thành thử, muốn đạt tình-yêu đích-thật, ta cũng phải tìm hiểu về người ta yêu thương trước khi có quyết định dấn bước đi vào mối tương-quan đằm thắm với người ấy. Tìm và hiểu hay nhất là vào lúc cả hai gặp khó khăn, trắc trở trong thông-hiểu lẫn nhau.

 Giả như ta biết chắc là mối tương-quan ta có với người ấy không hoàn toàn dựa trên sự thèm muốn xác thịt mà thôi nhưng trên cuộc sống dài lâu, cùng nhau sánh vai lập hành-trình hướng về phía trước, thì khi ấy ta có thể tin-tưởng rằng bạn đường và cũng là bạn đời của ta cũng muốn trải qua những tháng ngày đầy khó khăn/gian-khổ với mình. 

Ngược lại, nếu vào lúc tương quan giữa ta và người ấy chỉ mới chớm hoặc khi ta không chắc rằng sự ham muốn đã hiển hiện giữa đôi bên, thì khó khăn nổi lên sẽ là dấu hiệu của những vấn-đề còn đậm sâu hơn nữa. 

Trong trường hợp này, cách tỏ bày lòng từ-bi hỷ xả tốt đẹp nhất, là: để người ấy đi tìm tình yêu nào khác với người khác, là hay nhất. Không gì xấu xa, khi ta buộc phải kết-thúc tương-quan nếu nó không dựa trên nền-tảng của một thứ tình hỗ-tương, có quyết-tâm sống mật-thiết, yêu-thương thực sự và nghiêm túc. (X. Michael McVeigh, True Love: A step-by-step guide, The Australian Catholics Easter 2016, tr. 10)

Như thế có nghĩa là: khi ta “tìm một con đường”, “tìm một lối đi”, chắc chắn thế nào rồi ra cũng có lúc Thần Khí Chúa dẫn đưa ta về với Lời Vàng thánh có ý-lực như sau:

“Thế nên Thầy bảo anh em:

anh em cứ xin thì sẽ được,

cứ tìm thì sẽ thấy,

cứ gõ cửa thì sẽ mở cho.

Vì hễ ai xin thì nhận được,

ai tìm thì thấy,

ai gõ cửa thì sẽ được mở cho.” 

(Lc 11: 12-13)

 Vâng. Đúng như Lời Ngài nói: Hãy cứ tìm, thì sẽ thấy. Tìm ở đây, theo người nhà Đạo ở trời Tây xứ Úc, còn có nghĩa: hãy thực-hiện bốn bước dài/ngắn rất như sau:

Vậy thì, lại sẽ mời bạn và mời tôi, ta cứ việc ra đi mà tìm mà kiếm. Và khi ta đã  “tìm một con đường”, “tìm một lối đi” rồi thì chắc chắn sẽ gặp được điều hoặc người mình lâu nay cứ rong ruổi mà kiếm mà tìm. Và, Đấng thánh mà mình vẫn tìm kiếm, lại sẽ xuất-hiện nơi người ấy. Hệt như truyện kể về mẹ chồng/nàng dâu như một thái-độ “kiếm tìm” đường sống giữa mẹ/con, như sau:

“Truyện rằng:

 Bà lão nhà đối diện ngã gãy chân, cả trăm ngày dưỡng bệnh đều được con dâu cơm bưng nước rót, chăm nom đâu ra đó. Bây giờ chân bà đỡ rồi, con dâu mỗi ngày đi làm về đều cùng mẹ chồng tập đi lại. Bà nói nói bà lấy được cô con dâu còn thân với bà hơn cả con gái.

 Mấy bà lão khác trong xóm đều ngưỡng mộ cô con dâu như vậy. Họ thường nhìn theo bóng dáng cô mà thở dài: “Nếu mà tôi có nằm liệt giường, có cô con dâu như vậy thì cũng vui.”

 Bà lão nọ trong xóm cũng than thở, bà có mỗi một mụn con trai, khó khăn lắm mới lấy được vợ cho nó, nhưng cô con dâu này có đúng là con dâu? Cơm không biết nấu, rau không biết nhặt, có chuyện gì cũng gọi con trai bà đến giúp. Ở đâu ra kiểu con dâu như vậy chứ?

Cuối tuần, bà lão đi dạo hóng gió trong xóm, vừa khéo gặp cô con dâu nhà đối diện đang dắt con đi chơi.

 Bà lão nói: “Mẹ chồng cháu thật hạnh phúc, có được cô con dâu tốt như cháu.” Bà lão nhắc đến con dâu mình, những điều chưa bằng lòng về con dâu bà cho thấy dường như con dâu bà và con dâu nhà đối diện trái ngược nhau hoàn toàn.

 Con dâu nhà đối diện nghe bà nói chỉ mỉm cười, đợi bà nói xong mới nói: “Bác ơi, cháu có thể hỏi bác vài câu không ạ? Bác đừng giận cháu nhé. ”

Bà lão đáp: “Xem cháu kìa, giận gì chứ!”

– Cô ấy tan làm muộn gọi con trai bác đến đón, bác thấy sao ạ?

– Bực mình. Con trai bác đi làm đi làm về mệt như thế, cô ta có phải là không biết đường đâu.
– Con dâu bác sinh cho bác cháu trai hay cháu gái ạ?

Cháu gái.

– Vậy bác thấy thế nào ạ?

– Bác giận, xem xem nhà người ta ai cũng sinh con trai, ai nấy đều nở mày nở mặt.
– Khi con dâu bác ở cữ, từ sáng đến tối bác có hỏi han cô ấy không ạ? Bác cảm thấy thế nào ạ?

Bác có để ý chăm sóc cô ấy không ạ?

– Bác thấy bọn trẻ bây giờ sinh ra trong sung sướng mà không biết hưởng. Không phải làm gì còn kêu chán, không phải chỉ là sinh con thôi sao? Hồi đó bác sinh con chưa được bao lâu đã phải xuống giường đi làm kiếm cái ăn rồi.

– Thật ra, cháu với con dâu bác giống nhau.

– Làm gì giống? Ai mà không biết cháu là cô con dâu tốt chứ.

– Cháu lúc trước cũng không biết nấu cơm. Lúc cháu vào giúp mẹ chồng cháu ở trong bếp, mẹ cháu bảo cháu ra ngoài xem tivi, mình mẹ làm cũng được.

– Bà lão nọ sững người một lúc.

– Lúc cháu đi làm về muộn, mẹ chồng cháu sẽ bảo chồng cháu đến đón cháu. Mẹ cháu nói phụ nữ đi đường muộn không an toàn. Khi cháu mang thai, mẹ chồng cháu ngày ngày chăm sóc cháu, không để cháu làm bất kì việc gì, còn chuẩn bị hết tất cả đồ dùng cho cháu và em bé, chờ mong ngày em bé chào đời.

– Bà lão nọ lúc này đã có chút ngại ngùng.

– Cháu cũng sinh con gái. Thời gian cháu ở cữ đúng một tháng, mẹ cháu ngày ngày mang cơm cho cháu, có thời gian thì cùng cháu trò chuyn, buổi tối thì trông con giúp cháu, không cho cháu bế. Mẹ cháu nói phụ nữ cả đời lúc khó chịu nhất chính là thời gian này, đẻ mổ rất đau, hại sức khỏe, xem tivi nhiều sẽ hại mắt, ra ngoài cũng không nên, một ngày chỉ đối diện với bốn bức tường dài bằng cả năm.

 Bà lão nọ lúc này cũng không còn ngẩng cao đầu nữa. Mẹ chồng cháu thường nói, mẹ chồng nàng dâu, mười năm nhìn mẹ chồng, mười năm xem nàng dâu. Bây giờ thì mọi người đều thấy cháu đối với mẹ chồng như đối với mẹ đẻ, mọi người không thấy được trước giờ mẹ đối với cháu như với con gái ruột. Bà lão nọ muốn nói gì đó nhưng không mở nổi miệng nữa.


– Bác ạ, bác nói xem cháu gặp được mẹ chồng tốt như vậy, cháu sao có thể không làm một cô con dâu tốt ạ? Đúng vậy, cho đi như nào sẽ nhận lại như vậy mà.
 

Bà lão nọ nghĩ sáng mai nhất định phải dậy sớm, gà và cá ở chợ sớm rất tươi ngon, con dâu bà rất thích ăn. Mười năm nhìn mẹ chồng, mười năm xem nàng dâu. Nói một cách đơn giản, mười năm đầu của hôn nhân là lúc nàng dâu gặp nhiều khó khăn và cần được giúp đỡ nhất. Mới về nhà chồng chưa thể quen ngay, lúc mang thai còn không được thoải mái, thời gian ở cữ cần được chăm sóc, lúc bận bù đầu cần người giúp trông con…

 Còn mười năm này lại là mười năm nhàn nhã nhất của mẹ chồng, sức khỏe vẫn tốt, nghỉ hưu rồi nhiều thời gian rảnh rỗi, cũng là lúc tốt nhất để cùng nàng dâu bồi đắp tình cảm. Khi nàng dâu mới về nhà chồng được mẹ chồng đưa tay ra giúp đỡ, nàng dâu có thể không cảm kích sao?

Mười năm sau, lúc này sức khỏe mẹ chồng cũng không còn được như trước, đây là lúc mẹ chồng cần đến nàng dâu. Nếu lúc đầu mẹ chồng không làm tròn trách nhiệm của mình, có được mấy nàng dâu cam tâm tình nguyện đối xử tốt với mẹ chồng?

 Những năm đầu của hôn nhân, trách nhiệm của mẹ chồng chiếm đến 70%. Tôi dám khẳng định ít nhất đến chín trên mười các nàng dâu khi vừa kết hôn đều mong muốn hiếu thuận với bố mẹ chồng, gia đình êm ấm, hòa thuận. Khi mẹ chồng đã làm hết những gì cần làm và có thể làm, có con dâu nào không dùng hết tâm tư để hiếu thuận lại với bố mẹ chồng? (Truyện kể do Sưu tầm từng siêu-tầm)

 Thế đó, bạn có chọn-lựa hoặc “tìm một lối đi” nào thì chắc-chắn cũng sẽ gặp. Gặp, cả những giòng chảy tư-tưởng hoặc ca-từ như quyết tâm của người viết nhạc họ Lê được diễn-tả ở bài hát rất như sau:

“Người nào hứa sẽ yêu tôi suốt đời
Xin hãy đến với tôi người ơi
Cuộc đời chẳng đã cho một tiếng cười
Tôi quen sống như không là tôi.

Từ ngày trước bức tranh muôn sắc màu
Giờ bạc phết tả tơi từ lâu
Ngàn đời ngỡ tiếng yêu không đổi màu
Giờ tự hỏi trái tim nằm đâu.

Tình đã hết trước khi được bắt đầu
Trước khi kịp nói lời mến yêu
Từ lâu biết trái tim đã hững hờ
Chẳng yêu nhưng cứ vờ say đắm.

Người nào hứa yêu tôi
Trọn đời mãi không thôi
Người ơi hãy mau lên
Còn chờ gì không đến.

Người hãy đến bên tôi
Dạy tôi biết vui cười
Dạy tôi nói xin cám ơn đời còn thương tôi.

(Lê Hựu Hà – Chờ Một Tiếng Yêu)

Đúng thế đấy, Bác ạ. Tiếng “Yêu” kia là cái gì đó tôi và mọi người vẫn cứ tìm kiếm và mãi chờ. Chờ cho đến hết đời, mới chịu thua. Bởi, không tìm gặp được tiếng “Yêu” ấy, kể như đời mình sẽ “ngọng nghịu” vô tâm, vô cảm không còn muốn sống nữa, huống chi là “Tìm một Con Đường” hoặc “Tìm Một Lối đi”. Dù rằng đi đâu, con đường nào ta vẫn chưa thấy hoặc chưa biết.

 Thế nên, một khi đã tìm ra “Con đường” ấy và/hoặc “Lối đi” thế đấy rồi thì người tìm và người gặp được nó, sẽ cùng với người nghệ-sĩ “trẻ mãi không già” tên là Đức Huy, hát những câu ca đầy những tiếng “Yêu”, sau đây:

“Và con tim đã vui trở lại,
tình yêu đến cho tôi ngày mai.
tình yêu chiếu ánh sáng vào đời,
tôi hy vọng đuợc ơn cứu rỗi.

Và con tim đã vui trở lại. 

và niềm tin đã dâng về người,
trọn tâm hồn, nguyện yêu mãi.
riêng người mà thôi…”

(Đức Huy – Và Con Tim Đã Vui Trở Trở Lại)

Hát thế rồi, nay lại mời bạn và mời tôi, ta sẽ nghe thêm một truyện kể của người bố chỉ/bảo cho con gái mình “tìm một con đường” trong chốn dân-gian nhiều tìm kiếm, như sau:

“Con gái à, trước khi lấy chồng, ba có đôi lời muốn nói với con như sau:

 Con không cần phải cưới người đàn ông có thể kiếm được 3.000 đô mỗi tháng, mà con chỉ cần kiếm được người có thể chọc giỡn con mỗi ngày sau đó dỗ dành con như một đứa trẻ.

 Con không cần cưới một anh chàng tay to vạm vỡ mà chỉ cần kiếm được ai đó sẵn sàng giúp con đóng chiếc đinh lên tường để treo một chậu hoa mới nơi đón ánh nắng của ngày mới thương yêu.

Con không phải đi kiếm tìm một người đàn ông biết nấu ăn ngon như một bếp trưởng; thứ con cần là một người biết cảm nhận và chia sẻ bữa ăn cùng con, con phải nhớ phụ nữ luôn là người thổi lửa cho gia đình; đừng bao giờ để căn bếp lạnh lẽo và vắng lặng tình yêu.

 Con sẽ cần một buổi chiều cuối tuần nhẹ nhàng bên một người đàn ông; bất kể anh ta là ai, nhưng anh ta sẵn sàng nghe con, nhìn con càm ràm mọi thứ trên đời vào ngay ngày đó. Đấy chính là một trong những lựa chọn mà con cần quan tâm.

 Hãy đồng ý kết hôn νới người biết làm cho con cười νui ƙhi con νừɑ mới ƙhóc một trận nức nở.

Ϲuộc đời nàу ƙhông dễ dàng, con ắt sẽ gặρ cả đɑu đớn. Ƭhế nên con ρhải được ở bên một người có thể giúρ con chịu đựng được tất cả. Hài hước là thước đo tuуệt νời củɑ trí thông minh. Khi con thấу chán ghét cuộc sống nàу, hãу tìm cho rɑ người sẽ biến những thứ νô νị trở nên có ý nghĩɑ.


Ѵiệc ɑnh tɑ không có khả năng chu cấρ những thứ con muốn là một chuуện νà νiệc ɑnh tɑ rủng rỉnh tiền trong túi nhưng lại chẳng bɑo giờ muɑ tặng con một bó hoɑ lại là chuуện khác.

Ϲon nên nhớ rằng tình νà tiền là kẻ thù ƙhông đội trời chung, có đến 62% νụ ly-dị là do những bất đồng νề chuуện tiền bạc. Ϲho nên khi con muốn chọn chồng chuẩn nhất, ρhải chắc chắn rằng ɑnh tɑ biết νiệc giữ con quɑn trọng hơn giữ tiền củɑ ɑnh tɑ. 

Con hãy xem thử trong lòng bàn tay của anh ta có vết sẹo nào không, nếu có thì đó là một dấu hiệu tốt, chứng tỏ cậu ta từng mày mò làm nhiều thứ. Những dấu νết đó cho thấу ɑnh tɑ đã biết cách để bảo νệ mình. 

Ѵới một người đàn ông chính nghĩɑ, bàn tɑу thô ráρ đáng giá hơn một bàn tɑу mềm mại, νì chúng đã được “muối” bởi cuộc đời nàу! Ϲhɑi sạn chứng tỏ chàng trɑi đó đã từng “sống”, đã từng trải quɑ nhiều sương gió, bởi lẽ có một điều chắc chắn: ở đời nàу nhiều người tàn nhẫn νới nhɑu lắm. Phải mạnh mẽ để νượt quɑ tất cả νà tất nhiên người đàn ông mà con sẽ gắn bó đời mình ρhải νững chãi để giúρ con tựɑ νào những lúc khó khăn. 

Trước khi đồng ý trao hạnh phúc của con cho nguời đó, hãy chọc giận để xem chàng trai đó tức giận như thế nào, hãy dọa dẫm để xem anh ta sợ hãi ra sao, khát khao thế nào, đau khổ bao nhiêu. Vì lẽ “stress” có thể làm thɑу-đổi một người. Khi con bắt gặρ người уêu con đɑng uống rượu giải sầu, hãу chuốc cho chàng sɑу mèm đi rồi thɑ hồ ƙhɑi thɑ́c những nỗi niềm trong lòng mà chàng tɑ chưɑ chiɑ sẻ νới con. Thêm nữɑ, con nhớ ρhải biết rõ những đɑm mê, những thứ người đó “nghiện”, để làm gì, để x℮m người уêu có đề cɑo νị trí củɑ con trước mấу thứ đó hɑу ƙhông?

 

Phải thuộc nằm lòng rằng con người tɑ không ɑi thɑу đổi được ɑi cả. Một khi đã sinh rɑ như thế nào đó rồi thì tính khí đó không thể nào mài mòn đi được. Ƭhế nên ngỡ như bâу giờ con đã không ưɑ một tính nết nào đó củɑ người đó, ắt hẳn con sẽ còn ghét nhiều hơn nữɑ sɑu mười năm chung sống. Ϲó thể con уêu người ấу nhiều nên nghĩ mọi νiệc sẽ êm xuôi nhưng khi đã ƙhông hợρ thì không tài nào thɑу đổi được. 

Con hãy yêu một anh chàng biết nhận lỗi! Cha cũng có rất nhiều khi phạm sai lầm. Việc nhận lỗi tưởng chừng đơn giản nhưng đôi khi cha không biết phải làm thế nào để nói lời xin lỗi. Khi cha đã trưởng thành và chín chắn, cha có thể nhanh chóng thừa nhận sai lầm của mình. Đó cũng là một phẩm chất cha mong bạn trai con mình có. 

Hãy yêu một chàng trai biết lắng nghe! Bạn trai con nên biết cách lắng nghe và nói chuyện với con đúng mực. Trong xã hội công nghệ thông tin, khả năng tập trung của chúng ta quá thấp để có thể lắng nghe một cách chăm chú. Không gì bằng tìm được một người bạn đời biết lắng nghe.

 

Hãy yêu một chàng trai hiếu thảo với gia đình! Con cần phải cân nhắc khi yêu một chàng trai quay lưng với gia đình và luôn làm cha mẹ anh ta buồn lòng. Vì gia đình luôn yêu thương và cảm thông cho con hơn cả, như cha và mẹ luôn mong những điều tốt nhất sẽ đến với con. Có một điều con cần phải nhớ, cách bạn trai con đối xử với mẹ mình có thể sẽ là cách cậu ấy đối xử với con trong tương lai. 

Giờ thì con gái ơi, xách ba lô lên và đi tìm kiếm hạnh phúc của mình đi nào, bố mẹ sẽ luôn dõi theo và ủng hộ con; nếu mệt thì con hãy yên tâm, hãy nghĩ về bố mẹ và con luôn có một lựa chọn nữa đó là quay về, về với tuổi thơ của mình bên gia đình chúng ta. 

Ký tên:

Ông bố yêu con!”

(Truyện do Sưu tầm vẫn từng siêu-tầm) 

Kể truyện rồi, nay ta hát tiếp câu ca còn bỏ dở, có ý/lời làm đoạn kết những hát rằng:

 Và bây giờ … ngày buồn đã qua.
Nhiều lỗi lầm cũng được thứ tha.
Tình yêu đã đến trong ánh nắng mai.
Xóa tan màn đêm u tối.
Cho tôi biến đổi tâm hồn thành một người mới.

Dẫu như tôi phải đi qua vực sâu u tối.
Tôi sẽ không sợ hãi gì vì Người ở gần bên tôi mãi.

Và con tim đã vui trở lại.
Tình yêu đến cho tôi ngày mai.
Tình yêu chiếu ánh sáng vào đời.
Tôi hy vọng được ơn cứu rỗi.
Và con tim đã vui trở lại. 

Và niềm tin đã dâng về Người.
Cho tâm hồn nguyện yêu mãi riêng Người mà thôi.

 

Và con tim đã vui trở lại.
Tình yêu đến cho tôi ngày mai.
Tình yêu chiếu ánh sáng vào đời.
Tôi hy vọng được ơn cứu rỗi.

 

Và con tim đã vui trở lại.
Và niềm tin đã dâng về Người.
Cho tâm hồn nguyện yêu mãi riêng Người mà thôi.

(Đức Huy – bđd)

Kiếm tìm rồi, ta lại sẽ hát được và được những câu ca đầy ý-nghĩa của người nghệ-sĩ ở trên vẫn nhất-quyết bảo rằng “Và niềm tin đã dâng về Người, cho tâm hồn nguyện yêu mãi riêng Người mà thôi.” Yêu mọi người, tức sẽ còn yêu hoài và yêu mãi suốt một đời trong lúc mình vẫn “Tìm Một Con Đường”, “Tìm một lối đi” rồi sẽ thấy mình “Cứ vui… Cứ vui… cho trọn hôm nay.” Do bởi, nghệ-sĩ nhà mình lại vẫn quyết rằng:

Và Con Tim Đã Vui Trở Lại,  

Tình yêu đến cho tôi ngày mai
Tình yêu chiếu ánh sáng vào đời
Tôi hy vọng được ơn cứu rỗi.”

Đức Huy – bđd) 

Trần Ngọc Mười Hai

Và những tháng ngày cuộc đời mình

Vẫn cứ tìm và cứ kiếm

Ý-nghĩa cuộc đời

Nơi tình người rất đáng yêu

Và đáng mến 

Như bao giờ. 

“Ta vừa thấy một linh hồn mỏng mảnh,”

Suy Tư Tin Mừng Tuần thứ 27 thường niên năm C 02/10/2016

Tin Mừng (Lc 17: 5-10)

Khi ấy, các Tông Đồ thưa với Chúa Giêsu rằng: “Thưa Thầy, xin thêm lòng tin cho chúng con.” Chúa đáp: “Nếu anh em có lòng tin lớn bằng hạt cải, thì dù anh em có bảo cây dâu này: “Hãy bật rễ lên, xuống dưới biển kia mà mọc”, nó cũng sẽ vâng lời anh em.

 “Ai trong anh em có người đầy tớ đi cày hay đi chăn chiên, mà khi nó ở ngoài đồng về, lại bảo nó: “Mau vào ăn cơm đi”, chứ không bảo: “Hãy dọn cơm cho ta ăn, thắt lưng hầu bàn cho ta ăn uống xong đã, rồi anh hãy ăn uống sau! ? Chẳng lẽ ông chủ lại biết ơn đầy tớ vì nó đã làm theo lệnh truyền sao? Đối với anh em cũng vậy: khi đã làm tất cả những gì theo lệnh phải làm, thì hãy nói: chúng tôi là những đầy tớ vô dụng, chúng tôi đã chỉ làm việc bổn phận đấy thôi.” 

“Ta vừa thấy một linh hồn mỏng mảnh,”

Níu vai ta đòi trả lại yêu thương.

Lòng chơ vơ rung rợn nỗi kinh-hoàn,

Lời cay đắng tưởng vô cùng bất tuyệt.”

(Dẫn từ thơ Vũ Hoàng Chương)

Mai Tá lược dịch.

Chơ vơ, rung-rợn, nhà thơ chỉ muốn đòi lại yêu thương. Đòi yêu thương, chứ không đòi niềm tin yêu bất tuyệt. Tin yêu bất-tuyệt cũng là ý-nghĩa của lời dụ-ngôn hôm nay. Lời kinh, mà với nhiều người có thể là một nhận-định không chuẩn. Nhận-định một bên là nhà phú-hộ/doanh-gia, thành-đạt. Còn, bên kia là dân đen lao-động rất Lazarô.

Ở thế giới đời thường, người dân hôm nay không chú trọng nhiều đến vấn nạn “người là ai?”; mà chỉ hỏi: “người làm gì?”, “đời sống thế nào? “kiếm khá không”? Thế giới nhà Đạo, lại không thế. Dân con Đức Chúa lâu nay luôn được dạy bảo: hãy sống tin yêu suốt đời. Dù đôi lúc, có người vẫn còn toan tính nhiều chuyện riêng tư, vị kỷ. Quả thế, điều mà con dân nhà Chúa lâu nay luôn được nhắc, là: cần quan tâm đến niềm vui cứu độ. Trọng tâm của mọi tốt lành, thành đạt.

Tốt lành thành đạt, là cố tránh mọi lầm lỡ. Tránh cuộc sống mang sắc thái bạo hành, bất nhân. Lối sống chỉ chú tâm đến dâm đãng, tị nạnh, và se sua. Lối sống tích tụ những hờn căm, đố kỵ và bon chen, chẳng lý gì đến người đồng loại, đang thiếu thốn. Tốt lành thành đạt nhà Đạo, là lối sống mà trình thuật hôm nay đem đến cho con người một trạng thái biết quyết tâm xa lánh trạng huống cuốn hút vào với lỗi lầm đạo hạnh. Lỗi lầm ẩn nấp nơi lương tâm con người, trần tục.  Tốt lành thành đạt, là: không phải chỉ chú tâm đến thú vui vật chất, xác phàm. Không phải chỉ coi trọng giàu sang, hưởng thụ của lớp người chuyên ăn trên ngồi chốc, bất cần đến luật, rồi luôn coi thường cả những người đói khổ, tật bệnh.

Tốt lành thành đạt theo nghĩa nhà Đạo, là: chẳng lo toan gì cho riêng mình. Nhưng, biết đoái hoài đến người nghèo hèn, thiếu thốn. Những người như Lazarô đang chầu chực từng tấm bánh, miếng cơm, rơi rớt từ bàn tiệc của đám thành thị no ăn, phung phí. Tốt lành thành đạt, chắc chắn không là thái độ của các phú hộ đã xa hoa, thừa mứa; nhưng vẫn tị nạnh khi bất chợt thấy “hành khất buồn” như Lazarô chẳng lao động đến một ngày, mà vẫn được Ábraham mở rộng vòng tay đón nhận.          Tốt lành thành đạt hôm nay, còn thấy nơi một ít người đủ ăn đủ mặc, biết lưu tâm giúp đỡ đám cùng đinh đói khát, vẫn chực chờ. Là, biết giùm giúp thương yêu những người có nhu cầu bức thiết, hơn mình. Tốt lành ấy, chính là tinh thần của dụ-ngôn/truyện kể về đám doanh gia/phú hộ vẫn thấy ở mọi nơi, mọi thời.

Ở thời tiến bộ hôm nay, người người chú trọng quá nhiều đến vật chất. Nơi đó, có những doanh gia/phú hộ vẫn than phiền chất vấn cả Đức Chúa. Có người, cho rằng: “Tôi đây chẳng thấy Chúa đoái hoài ỏ ê điều gì. Phải chăng, tôi chỉ là giáo dân hạng thứ, bình thường bậc trung; dù rằng tôi vẫn giữ trọn 10 điều răn của Chúa. Vẫn chân chất giữ luật, cả phần Đạo lẫn việc đời.

Thật ra, doanh gia/phú hộ vẫn có thể là người tốt lành thành đạt, đúng ý nghĩa. Giàu sang/lương thiện thời nay, đâu có gì là sai quấy. Nhất thứ, những người này chẳng khai thác bóc lột kẻ nghèo hèn, bao giờ. Nhưng, với tinh thần của dụ ngôn, tốt lành như thế vẫn chưa thành đạt.

Theo tường trình, hiện có đến 1 tỷ 200 triệu người đang sống còn chỉ bằng đô rưỡi một ngày, hoặc ít hơn.  Tính kỹ, có đến 80% số người trên thế giới sống trong cảnh bần hàn thiếu thốn, thiếu điện, thiếu nước, thiếu thực phẩm cần thiết hầu đáp ứng nhu cầu căn bản vệ sinh chung. 70% dân số trên thế giới thiếu kiến thức phổ thông để tồn tại; 50% đang sống trong tình trạng suy dinh dưỡng, rất ngặt nghèo.

Điểm chính dụ ngôn hôm nay, Đức Chúa không nhắc ta đang có những người nghèo chực chờ sẵn, nơi hông cửa. Nhưng, dụ ngôn nài ta để tai nghe ngóng và học hỏi. Hiện thời, đang có nhiều dân con nhà Chúa chủ trương duy trì luật Đạo cả về tín lý, lẫn phụng vụ. Nhưng, lại làm ngơ không đếm xỉa gì đến lời dạy của Hội thánh, rằng: Tình yêu Đức Chúa không diễn tả bằng môi miếng hoặc bằng lối sống đạo hình thức, bên ngoài, nhưng bằng hành động yêu thương người nghèo.

Trình thuật/dụ ngôn hôm nay còn nói đến hình ảnh của “bàn tiệc” ngập đầy những thức ăn. Thức ăn đây phải là biểu tượng của Vương Quốc Nước Trời. Nơi đây, luôn có tiệc lòng Mến, rất thánh. Tiệc agapè dạy ta biết san sẻ tình thương yêu đồng loại, những người đang thiếu cả những nhu cầu căn bản, rất bức thiết.

Ở Tiệc Lòng Mến, không có chuyện phân biệt ai là phú hộ/đại gia, ai là Lazarô nghèo chực chầu cơm bánh, nơi khung cửa. Người dự Tiệc Nước Trời vẫn chung vui sẻ san đồng đều cùng một thức ăn. Thức ăn Ngài nuôi dưỡng tình thương yêu ngút ngàn, đầy cảm kích. Thức ăn của Vương Quốc Nước Trời san sẻ cho hết mọi người, không phân biệt ai hăng say lao động, giỏi dang, ai lười biếng, ù lỳ. Tất cả cùng lo lắng cho nhau. Tất cả đỡ đần giùm giúp lẫn nhau.

Lạ thay, nơi tiệc Lòng Mến, người túng thiếu nghèo hèn cảm thấy hài lòng hơn kẻ giàu sang. Chẳng thế mà, có người tự hỏi: ở Vương Quốc Nước Trời, ai đích thực là đại gia/phú hộ? Ai giàu sang? Ai vừa giàu lòng, lại vừa sang?

Dự tiệc Tình Thương hôm nay, ta nhớ lời cảnh báo của Đức Chúa. Cảnh báo về những lãng quên trước lời kêu gào ới gọi, từ những Lazarô thời đại đang mong ngóng từng miếng cơm, tấm bánh ở cửa hàng, nơi phố chợ. Cảnh báo, để ta chớ làm ngơ cảnh người đồng loại đang chầu chực, ở đâu đây. Không làm ngơ, nhưng nhất quyết ra tay giúp đỡ. Thêm vào đó, Ngài còn cảnh cáo về cảnh xa hoa của những đại gia/phú hộ, luôn hưởng thụ.

Lm Richard Leonard sj biên-soạn –  

Mai Tá lược dịch.

Thánh GIÊRÔNIMÔ

Thánh GIÊRÔNIMÔ
Linh mục, tiến sĩ Hội Thánh (Ngày 30/9)

  1. Đôi dòng lịch sử

Giêrônimô sinh vào khoảng 347 trong xứDalmatia.

Lớn lên Giêrônimô du học ở Roma, học chuyên về sử và triết lý.

Giêrônimô có công tìm kiếm và mua sắm nhiều sách rất quí giá.

Lúc học ở Roma, Giêrônimô sống hơi buông thả một chút nhưng lúc nào cũng giữ được lòng kính sợ Thiên Chúa.

Chính Đức Giáo Hoàng Liberrio rửa tội cho ngài.

Sau khi học xong, Giêrônimô có đi một vòng qua nước Pháp đến thành Trèves.

Cuối cùng thì Giêrônimô sang và ở luôn tại Antioche trong xứ Syria. Thời gian ở đây đánh dấu một bước ngoặc rất quan trọng trong việc hình thành ơn gọi nơi ngài. Ngài đã được chịu chức linh mục tại đây. Một đêm kia người mơ thấy Chúa hiện ra với mình.

Chúa hỏi:

– Giêrônimô, con là ai vậy?

Ngài trả lời:

– Con là con của Chúa, con là người có đạo.

Chúa trả lời lại:

– Nói láo! Phải nói con là của Cicêrô mới đúng.

Giêrônimô hiểu là ý Chúa muốn trách mình quá say mê Cicêrô – Cicêrô vừa là một nhà văn vừa là một nhà hùng biện rất nổi tiếng ở Roma – nên Giêrônimô quyết tâm sửa mình lại.

Ngay sau đó Giêrônimô bắt đầu học tiếng Hy lạp và Do thái với một mụch đích duy nhất để có đủ khả năng dịch sánh Kinh Thánh từ tiếng Hy Lạp ra tiếng Latinh.

Trong thời gian này Giêrônimô được Đức Thánh Cha Damsus gọi Ngài về Roma một thời gian để làm thư ký riêng cho Ngài. Và cũng chính ở đây mà Ngài đã bắt đầu một công trình có một tầm vóc hết sức quan trọng cho Giáo hội: Ngài bắt đầu dịch Kinh Thánh bằng tiếng Hy Lạp sang tiếng Latinh.

Ở Roma được một thời gian, có lẽ vì cảm thấy Roma không phải là chỗ thích hợp cho công việc quá đặc biệt này cho nên Ngài đã trở lại xứ Palestine, vào sống một cuộc đời thầm lặng trong một tu viện ở Belem. Ngài sống tại đây suốt 34 năm trời… vừa tiếp tục học hỏi, tra cứu thêm để phục vụ Chúa trong các tác phẩm chống lạc giáo và nhất là để hoàn thành việc chuyển ngữ toàn bộ bộ Kinh Thánh sang tiếng Latinh.

Sau này chính Công Đồng Triđentinô đã tu sửa bản dịch này và đến nay vẫn được coi là văn bản chính thức của Giáo hội Công giáo Rôma.

Ngài là bạn rất thân của thánh Augustino. Chính thánh Augustinô cũng đã có nhiều lần nhắc đến Ngài như một người bạn và như một bậc thầy.

Theo cuốn niên sử ông Prosper thì thánh Giêrônimô qua đời quãng năm 420, hưởng thọ 92 tuổi tại Bethlehem.

Mặc dầu qua đời ở Palestina vào thời hỗn chiến, thánh Giêrônimô đã được toàn thể thế giới công giáo tôn sùng ngay từ mấy năm sau khi ngài tạ thế. Ở Rôma, người ta kính thánh nhân đặc biệt tại Đại Giáo Đường Đức Bà Cả. Dưới đời Đức Giáo Hoàng Bônifaciô VIII (1294-1303), thánh nhân được suy tôn bậc tiến sĩ ngang hàng với thánh Grêgôriô cả, thánh Âutinh và thánh Ambrôsiô, tức bốn vị giáo phụ ở Tây phương.

  1. Bài học
  2. Dám hy sinh vì Chúa.

Bỏ cả sở thích riêng của mình. Khi được Chúa “cảnh cáo” dù chỉ là trong một giấc mơ, Giêrônimô đã sửa lại lỗi lầm của mình ngay. Đây là một điều rất khó nhưng Giêrônimô đã làm được.

Hy sinh cả cuộc đời cho Lời của Chúa. Chúng ta hãy cứ tưởng tượng xem một công trình lớn – là công trình chuyển ngữ Kinh Thánh tử tiếng Hy Lạp sang tiếng La tinh- như vậy mà hầu như chỉ có một mình ngài thực hiện thì thời giờ và công sức phải bỏ ra lớn đến mức độ như thế nào.

Để có một chút so sánh thì chúng ta hãy nhìn vào Giáo hội Việt Nam của chúng ta. Giáo hội công giáo Việt Nam đã tạm gọi là đã có hơn 4 thế kỷ nay. Vậy mà chỉ mới đây chúng ta mới có một tin vui là nhóm Phụn Vụ Giờ Kinh cho ra đời trọn bộ Kinh Thánh bằng tiếng Việt đầu tiên. Trước đây đã có một số bản những bản này có quá nhiều hạn chế và thiếu sai sót.

Phải đợi nhiều năm trời Giáo Hội Việt Nam mới có được bộ Kinh Thánh có tầm cỡ và xứng đáng như thế.

Vậy mà một mình Thánh Giêrônimô đã làn được công việc vĩ đại đó. Giáo hội dùng bản dịch của Ngài suốt từ thời đó cho đến nay. Điều đó đã tự khẳng định về tầm quan trọng và chỗ đứng cũa nó trong lịch sử Giáo hội.

  1. Tiếp đến Thánh Giêrônimô đã biết chọn thật đúng nhu cầu của Giáo hội và đã làm hết sức mình để đáp ứng lại nhu cầu đó.

Vào hoàn cảnh lúc bấy giờ, người ta đã thấy thời đại của văn hóa Hy lạp đang suy tàn và thời đại văn minh Tây phương đi lên.

Phải nói Giêrônimô là một con người rất thức thời. Hiểu được những nhu cầu của Giáo hội và đáp ứng lại một cách hết sức tốt đẹp. Đây là bài học chung cho cả Giáo hội. Công đồng Vaticanô khi cho chuyển ngữ các bàn văn Phụng vụ bằng tiếng Latinh sang tiến địa phương cũng nhắm chiều hướng này.

Hơn nữa ngày từ năm 1933 dưới triều Đức Giáo Hoàng Piô XI mà thánh Giêrônimô đã nghi đến việc phát động phong trào nghiên cứu và tìm hiểu Kinh thánh thì phải coi đây là sáng kiến và công việc hết sức mới mẻ mà mãi về sau Giáo Hội mới thấy sự cấn thiết của công việc này. Bởi vậy, khi nhắc đến huân công và thiên tài dịch bộ Kinh Thánh của ngài, giáo sư M.J. Lagrange, một nhà nghiên cứu và chú giải Thánh kinh nổi tiếng của Giáo Hội hôm nay đã viết rằng: “Đó là một trong những sự nghiệp đáng thán phục nhất của trí óc nhân loại”

Lạy thánh Giêrônimô, xin mở miệng chúng con để chúng con luôn ca ngợi và nói lời Chúa vì chỉ lời Chúa mới làm cho chúng con đi đúng đường và hạnh phúc.

Lm. Giuse Đinh Tất Quý

Anh chị Thụ Mai gởi

“Có ai bán ve chai không“.

“Có ai bán ve chai không“.

  Đây là lời bài hát nổi tiếng kể về một câu chuyện có thật ở Đài Loan diễn ra vào những thập niên 1980, bài hát có tên:

“Có ai bán ve chai không“.

Nội dung câu chuyện có thật xúc động lòng người như sau:

Một ông lão chân bị khập khiễng sống bằng nghề thu thập vỏ chai, ông bị câm điếc và phải sống đơn độc một mình, cuộc sống khá khốn khổ.

Một ngày kia ông nhặt được một em bé bị bỏ rơi trên đường phố. Ông đã ngây ngất trong niềm vui và nghĩ rằng đó là một món quà mà thượng đế đã ban cho mình.

Ngay lập tức, ông đã đem đứa trẻ về nuôi, thu lượm những vỏ chai rượu rỗng bán đi để lấy tiền mua sữa. Ngày qua ngày, em bé bị bỏ rơi được ông cưu mang và nuôi nấng như vậy. Đến năm lên 6 tuổi, em bé đã nhặt một con cún con về nuôi và đặt tên nó là Vượng Tài.

Chú chó nhỏ, ông lão câm điếc và cô bé cùng dựa vào nhau để sống. Tuổi thơ của em lớn lên cùng những vỏ chai rượu xếp chồng lên nhau.

Chất giọng bẩm sinh tốt của em đã trở thành máy rao bán cho ông. Cứ mỗi sáng sớm em lại dắt ông lão chống nạng để đi thu lượm, vừa đi em vừa hô lớn: Có ai bán ve chai không? Có ai bán ve chai không?

Sau này khi lớn lên, cô gái bé bỏng hôm nào giờ đã có người yêu là một nhà viết nhạc trữ tình. Nhà soạn nhạc này cũng rất nghèo nhưng rất yêu cô.. Anh đã vì cô mà viết rất nhiều bài hát, cũng đối xử với ông lão hết sức tốt. Mỗi lần đến chơi đều giúp ông lão vận chuyển các chai rượu rỗng, cùng trò chuyện với ông bằng cách vẽ tay, chơi cùng con chó…

Thế rồi một ngày cô trở nên nổi tiếng. Cuộc sống hoàn toàn thay đổi, cô tậu nhà mới, xe hơi và được nhiều người theo đuổi… Cô gái vẫn rất yêu chàng trai và hy vọng anh có thể đến sống cùng với mình trong biệt thự, không phải trở lại ngôi nhà ve chai nữa bởi vì người cha vừa câm vừa điếc khiến cô cảm thấy xấu hổ!

Nhưng chàng trai không muốn, và vẫn cùng ông lão sống tại căn nhà cũ. Sau đó, cô gái ngày càng bận rộn, danh tiếng cũng ngày càng trở nên lớn hơn, cuộc sống của cô càng ngày bị chi phối bởi nhà quản lý. Ông lão ve chai cảm thấy nhớ con gái nên nài nỉ chàng trai đưa đi gặp con gái. Nhưng còn chưa vào được buổi hoà nhạc ông đã bị đuổi ra…

Sau đó cô gái cảm thấy ông khá phiền phức nên đã gửi cho ông một khoản tiền và yêu cầu ông không được làm phiền mình nữa. Ông lão nước mắt rưng rưng, lấy tay lau những giọt lệ tràn ra rồi rời đi mà không cầm lấy một đồng nào của cô!

Chàng trai lúc này đã không thể chịu được, tìm đến cô gái để nói chuyện phải trái nhưng cô không nghe. Cũng bởi giờ đây sự chênh lệch đẳng cấp và suy nghĩ của 2 người quá lớn nên kết cục chỉ có thể chia tay. Về phần ông lão, do quá nhớ thương con gái nên đã lâm bệnh nặng. Chàng trai đã cầu xin cô gái, hy vọng cô có thể trở về thăm ông một lần, nhưng rốt cuộc cô gái vẫn không nghe lời anh!

Đến lúc này, chàng trai chỉ còn cách hỏi thăm nơi diễn của cô gái và nói lại với ông lão. Ông lão cố gắng hết sức cùng chú chó già đến để nhìn mặt cô lần cuối. Nhưng thật không may, khi đi ngang qua đường một chiếc xe tải không biết từ đâu chạy tới chuẩn bị đâm vào ông lão. Đột nhiên con chó già Vượng Tài nhảy tới và đẩy ông lão ra. Nó đã bị chiếc xe tải đâm chết…

Chàng trai sau khi biết chuyện đã quyết định viết cho cô bài hát cuối cùng. Anh đã thức suốt mấy đêm để viết. Nhưng do phải đối mặt với một thời gian dài sống trong khó khăn nghèo đói, cộng thêm gánh nặng tư tưởng. Khi thân thể của anh đã sắp không thể chịu được nữa, anh đã viết bài hát này và nhờ người mang đến đưa cho cô gái.

Chàng trai sau khi viết xong bài hát cũng là lúc rời xa trần thế. Khi trong buổi hoà nhạc cô gái miễn cưỡng mở tờ giấy ra, lời bài hát này có đại ý rằng:

Thật là một giọng nói quen thuộc
Ở bên tôi suốt bao năm mưa gió.
Chưa bao giờ cần phải nhớ
Sẽ không bao giờ quên.
Không có trời, nào có đất
Không có đất, nào có nhà
Không có nhà, nào có bạn
Không có bạn, nào có tôi
Nếu như bạn chưa từng nuôi nấng tôi
Cho tôi một cuộc sống ấm áp
Nếu như bạn chưa từng bảo vệ tôi
Thì số phận tôi sẽ như thế nào !
Chính bạn là người nuôi tôi khôn lớn
Ở bên tôi khi tôi nói lời đầu tiên
Chính bạn đã cho tôi một ngôi nhà
Hãy để tôi và bạn cùng có nó
Mặc dù bạn không thể mở lời
Nói một lời
Nhưng càng hiểu rõ hơn về con người thế nhân này
Đen và trắng, đúng và sai
Mặc dù bạn không thể diễn tả cảm xúc thật của mình
Nhưng đã phải trả giá
Đó cuộc sống nhiệt thành
Từ một phương xa gửi đến bạn
Một giọng nói quen thuộc
Hãy để tôi nhớ đến bạn
Một tâm hồn hoà ái và từ bi
Khi nào
Bạn sẽ quay trở lại bên cạnh tôi
Hãy cùng tôi hát
Có ai bán ve chai không
Có ai bán ve chai không…

Đọc xong lời bài hát, bao nhiêu sự việc quá khứ như vùn vụt trở về: Một đống đầy những chai rỗng, người cha già câm điếc, vì để mua cho cô một túi hạt mà khổ sở vất vả, và con chó yêu quý nô đùa vẫy đuôi bên cô…

Cô gái đã bật khóc, cuối cùng lương tâm đã quay trở lại, những nỗi khổ, lo lắng, bất an…

Cô đã học ngay lời bài hát này. Đến cuối buổi biểu diễn cô đã thông báo với ban nhạc về bái hát cuối cùng này có tên: “Có ai bán ve chai không“.

Cô gái “vong tình” đã cất lời hát, tất cả khán giả đều cảm thấy bị sốc và họ đều rơi nước mắt. Cô gái đã kể về cuộc đời của mình ngay trên sân khấu, sau đó chạy thật nhanh đến bệnh viện, cô muốn gặp lại người cha của mình.

Khi ông lão nhìn thấy con gái, những dòng nước mắt từ trên má lã chã rơi. Ông lão không nói gì, chỉ mỉm cười với con gái và từ từ nhắm mắt lại… Cô gái khóc nấc từng tiếng không ngừng…

Đây là một câu chuyện hoàn toàn có thật. Trong cuộc sống, có thể cha mẹ không cho chúng ta được một môi trường thuận lợi và hoàn cảnh vật chất đầy đủ nhất, nhưng họ đã làm hết sức mình để cho chúng ta được sống và trưởng thành. Họ đã dành cho chúng ta những điều tốt đẹp nhất, kể từ lúc mới sinh còn bập bẹ, cho đến khi chập chững đi bộ từng bước, và đến khi trưởng thành như bây giờ. Họ đã phải dùng cả cuộc đời và tâm huyết dành cho chúng ta.

Vì vậy hãy luôn yêu thương và kính trọng cha mẹ mình. Bởi vì họ đã nuôi dưỡng chúng ta bằng ân tình mà cả đời chúng ta cũng sẽ không bao giờ trả hết được.

Nguồn: Sưu tầm.

Trương C Nghĩa gởi

ĐƯỜNG NÊN THÁNH CỦA TÊRÊSA HÀI ĐỒNG GIÊSU

ĐƯỜNG NÊN THÁNH CỦA TÊRÊSA HÀI ĐỒNG GIÊSU

  Vũ Duy Thống, Gm

Ngày xưa còn bé, lúc vào Tiểu Chủng Viện, người ta đã trao đến tôi cuốn “Một tâm hồn” của thánh Têrêsa như là cuốn sách phải đọc, để học đời sống thiêng liêng.  Thú thực, trong mắt nhìn của tôi lúc ấy, cuốn “Một tâm hồn” quả là một cuốn truyện vui với những trò chơi truyệt vời.  Từ truyện chui qua bụng ngựa đến truyện ngắm mãi không chán ống kính vạn hoa, từ truyện nhìn trời buổi tối bỗng thấy sao kết tên mình, đến truyện nhìn đất lượm lên một cọng rác cũng vòi Chúa giải thoát cho một linh hồn.  Tất cả đều là truyện vui của một cô bé ưa được nuông chiều.

Nhưng lớn lên, tôi mới ngộ ra rằng: đàng sau những trò tưởng là trẻ con “mít ướt” ấy lại là cả một tâm tình tự nhiên của trực giác tuổi thơ, cộng thêm những thao thức vươn lên của ước mơ xuân trẻ, và đi đi về về trên nẻo đường vừa thơ vừa trẻ ấy là nhấp nhô những cây Thánh giá của hy sinh đong đầy hy vọng.  Đó là đường nên thánh của Têrêsa.

  1. Đường nên thánh của Têrêsa được dệt bằng những tâm tình tự nhiên tuổi thơ.

teresa-hd-giesu

 

Người ta vẫn quen gọi đây là “đường thơ ấu thiêng liêng,” nghĩa là đường nên thánh khởi đi từ những tâm tình tuổi nhỏ.  Rất đẹp và rất thơ.  Một phương cách tuy không mới tuyệt đối, vì Chúa Giêsu đã gợi lên từ xưa:“Ai không nên như trẻ nhỏ sẽ chẳng được vào Nước Trời,” nhưng chính Têrêsa đã đem đến cho phương cách này một nét hấp dẫn mới và một độ rộng mới phù hợp trong tầm  với của mọi người, dù là giáo sĩ hay tu sĩ hoặc giáo dân, dù là trí thức bụng đầy chữ nghĩa hay là bình dân ít học.  Hết thảy đều có thể sử dụng phương cách này hoặc đi trên con đường này.  Người Mỹ gọi xa lộ của họ là freeway nghĩa là đường tự do ra vào, không phải thuê bao, không cân mua vé.  Đường thơ ấu thiêng liêng cũng thế, là freeway mở ra cho hết mọi người.

“Nên như trẻ nhỏ” là phương cách của Phúc Âm, nhưng nên như thế nào lại là điều thuộc về phong cách của Têrêsa.  Thật vậy, qua truyện “Một tâm hồn,” thánh nữ đã vận dụng rất tự nhiên mọi biến cố xảy đến trong đời để, phải nói là, nũng nịu và vòi vĩnh Chúa dẫn mình trên đường nên thánh.

Ai trong chúng ta cũng biết tình yêu là điều đáng giá nhất trên đời, và chẳng cần ai bảo ai người ta vẫn cứ thi nhau làm những việc càng lớn càng tốt để diễn tả tình yêu ấy. “Yêu nhau mấy núi cũng trèo, mấy sông cũng lội mấy đèo cũng qua.” Có biết đâu tình yêu xét cho cùng lại là điều thuộc về trật tự của tấm lòng, thế nên, khi có tấm lòng lớn thì dù việc làm có khiêm tốn đến đâu đi nữa, cũng vẫn là một tình yêu đầy đặn vuông tròn.  Nhất là khi tấm lòng ấy xin dành cho Thiên Chúa là Cha giàu lòng thương xót.  Đó là nét đầu tiên của đường thơ ấu Têrêsa.

  1. Đường nên thánh của Têrêsa cũng được ghi dấu bằng những ước mơ tươi trẻ.

Nếu “giống như trẻ thơ,” Têrêsa đã tham lam ôm lấy mọi biến cố trong đời, dù vui hay buồn dù lớn hay bé dù hữu ý hay vô tình dù được người khác biết đến hay không, để làm thành vốn liếng sinh lời trong tình yêu Chúa thì độ bền của nẻo đường thiêng liêng ấy lại ngày từng ngày làm bằng những thao thức rất trẻ trung táo bạo.

Trẻ trung ở chỗ thánh nữ luôn bị thiêu đốt bởi những ước mơ, nói theo kiểu Sea Games, là mơ “cao hơn xa hơn và nhanh hơn” trên đường thánh đức.  Có lần Têrêsa muốn yêu Chúa thật nhiều như chưa bao giờ Chúa được yêu như thế.  Lần khác thánh nữ lại muốn lên đường truyền giáo thật dài như đường đi của loài người mọi thời gom góp lại.

Táo bạo ở chỗ thánh nữ dù sống trong một đan viện kín cổng cao tường, như Đan Viện Cát Minh Sàigòn đây, ngài cũng không chịu dừng lại đôi cánh ước mơ, mà còn vươn lên những đỉnh cao thao thức, như khi một mình dưới ánh sáng Lời Chúa trong thư thứ nhất Côrintô chương 12, Têrêsa đã reo lên vì khám phá ra rằng: từ nay trong Giáo Hội mình sẽ là trái tim, trong trái tim mình sẽ là tình yêu, và trong tình yêu mình được ở trong lòng Thiên Chúa là Cha.

Thế đó, ước mơ trẻ trung và táo bạo, như con ốc nhỏ mơ uống cả đại dương tình thương Thiên Chúa, để dù phận ốc phải chôn vùi ở đáy sâu thầm lặng, cũng vẫn hiên ngang có Chúa gần kề, và dù có phải chết trong kiếp người đi nữa, cũng vẫn tin yêu phó thác, vì như Têrêsa đã quả quyết lúc lâm chung: “Tôi không chết, nhưng tôi đi vào cõi sống”.

Đường nên thánh của Têrêsa còn là đường ngả nghiêng bóng cây Thánh giá.

Đẹp như tuổi thơ, đẹp như ước mơ, nhưng trên nẻo thiêng liêng ấy, Têrêsa đã gặp không ít khó khăn.  Có điều là ngài chủ động tiếp nhận như Thánh giá gieo mầm cứu độ.

Chín tháng đầu tiên trong Nhà kín Lisieux, Têrêsa cảm nghiệm thật nhanh hương vị Thánh giá, tức là cái giá phải trả cho sự thánh đức.  Đó là những muộn phiền về gia cảnh cha già neo đơn (nhớ nhà); đó cũng là những chịu đựng trước ánh nhìn của người khác, và đó còn là những vật lộn với chính bản thân khi phải trút bỏ tất cả để thích ứng được với cuộc sống chung.  Về giai đoạn này, Têrêsa tâm sự là ngài đã gặp nhiều gai nhọn hơn hoa hồng.  Ngài viết: “Đau khổ dang tay đón tôi và tôi đã gieo mình vào khổ đau với lòng yêu mến.”

Nhưng Thánh giá thường xuyên hơn cả trong suốt chín năm tu trì của ngài chính là những nỗi đau âm ỉ trong tâm hồn kìa, như thấy mình bất toàn kiểu Phêrô “Tinh thần thì mau lẹ nhưng xác thịt lại yếu đuối,” như thấy mình bị bỏ rơi không niềm an ủi kiểu “con tim vô tình,” như thấy mình bị mỏi mệt nản lòng kiểu “hai môn đệ trên đường Emmaus.”  Song cũng khởi đi từ những Thánh giá trong lòng vốn nhiều thao thức ấy, thánh nữ khám phá ra tâm tình phó thác làm thành ý tưởng chủ đạo giúp ngài nên thánh, đó là “muốn những gì Chúa muốn”.

Đã đành, ai cũng có thể gặp đau khổ cách này cách khác, nhưng biết đón nhận đau khổ theo phong cách Têrêsa bằng niềm đam mê dâng hiến nguyện cầu truyền giáo, thì quả là đã nhận lấy Thánh giá một cách hiệu quả nhất.  Đó là đường Thánh giá của hy sinh và cũng là đường Thánh giá của hy vọng.

Tóm lại, đường nên thánh của Têrêsa là một tâm tình tuổi thơ, là một ước mơ xuân trẻ, và cũng là chia sẻ tình yêu Thánh giá.  Đó là trực giác một thời, nhưng cũng là bền bỉ một đời, và trên hết là hồng ân Thiên Chúa.  Nẻo đường ấy rất thênh thang hôm nay được đặt vào tầm tay của mọi người.

Sống tâm tình con thảo trước Chúa là Cha yêu thương gần gũi, để reo vui trước thành công, cảm thông khi thất bại và quảng đạo dâng hiến chẳng tiếc với Chúa bất cứ sự gì.  Đó là khởi đầu tập đi trên đường thơ ấu.  Vẫn biết rằng “dòng đời không êm ái như dòng sông,” như dòng tu, nhưng đẩy ước mơ lên những đỉnh cao lành thánh như góp phần hy sinh cầu nguyện cho thế giới hoà bình hơn, cho người người thương yêu hơn, cho thị trường công bình hơn, cho chân lý toả sáng hơn, cho mình cho gia đình cho cộng đoàn được nên thánh hơn.  Đó cũng là những bước chân âm thầm trên đường thơ ấu.  Và với tình yêu phó thác sẵn sàng đón nhận tất cả như hồng ân, cho dẫu là hồng ân vinh quang hay Thánh giá, thể xác hay tâm hồn, cá nhân hay Giáo Hội, đó chính là tuyệt chiêu trẻ trung trên đường thơ ấu Têrêsa.

Đường nên thánh của Têrêsa như chiếc “thang máy tình yêu” rộng mở.  Ai vào, thang sẽ tự động nâng lên.  Vấn đề là ta có thích bước vào hay không?  Câu trả lời xin dành cho riêng từng người hôm nay.  Còn bây giờ là chứng từ của cô Linsay Younce người đóng vai chính trong một cuốn phim mới về thánh Têrêsa thành Lisieux.  Cô đã trở lại đạo sau khi cuốn phim được hoàn thành.  Được hỏi: điều gì hấp dẫn nhất nơi Têrêsa?  Cô trả lời: việc nên thánh ở ngay trong tầm tay của mọi người.  Mong rằng đó cũng là điều hấp dẫn chúng ta.

 Vũ Duy Thống, Gm

Langthangchieutim gởi

 

Khoe

Khoe

(Hình minh họa: Justin Sullivan/Getty Images)

Tạp ghi Huy Phương

Sử gia Trần Trọng Kim có nhận xét về đặc tính của người Việt Nam như sau: “…hay khoe khoang và ưa trương hoàng bề ngoài…” Nhận xét này có phần đúng nếu chúng ta chịu khó quan sát ngay trong đời sống cộng đồng của người Việt chúng ta. Có người khoe cá lạ đắt tiền trong hồ, người lại thích khoe chim quý trong lồng, người thì khoe vườn cây cảnh, không có những điều này thì khoe gia thế, địa vị, con cái, nhà cửa, xe cộ, tiền của… Các bạn có quan sát ở ngoài đường, những người có bắp thịt thì thích mặc áo ba lỗ không?

Khoe cái mình có đã không ai thích, vin vào cái bóng râm của người khác để khoe mình, kiểu “tiêu bạc giả” lại là một điều tệ hại. Một ông nhà văn kể chuyện ở tù mà cũng dẫn ra là ông chung trại với nhà văn này hay ông họa sĩ kia, hay một thời đã chơi thân với cô ca sĩ nổi tiếng này, uống rượu với nhạc sĩ lừng danh nọ.

Ông bạn viết lách của tôi có kể câu chuyện một người, trong lúc có chuyện đụng chạm với người lạ, cao hứng đã vỗ ngực hỏi người kia: “Ông có biết tôi là ai không?” Sau này hỏi ra mới biết ông ấy là chuyên viên hộ tống, theo xách cặp cho một ông tướng.

Chuyện khoe khoang rất dễ thấy nếu bạn ở xa mới lại. Trừ khi là người cần bán ngôi nhà đang ở hay đang làm công việc môi giới bán nhà, còn thì đừng bao giờ khoe nhà với bất cứ ai cả. Ngày nọ, một người mới chân ướt chân ráo đến Mỹ, gặp một ông bạn trên phố Bolsa, khẩn khoản mời về nhà, không phải là để dùng bữa tối hay hàn huyên tâm sự, mà là để “xem nhà cho biết!” Ông chủ nhà sợ bạn từ chối nên nói nhà ông cách đây có năm mười phút, nhưng đến ngôi nhà đẹp đẽ này, họ phải mất gần nửa giờ.

Người bạn mới gặp được yêu cầu cởi giày trước bậc cửa, và theo sự hướng dẫn của chủ nhà, lần lượt đi từ phòng khách, phòng gia đình đến nhà bếp, từ phòng ngủ lớn đến phòng ngủ nhỏ và mấy cái nhà cầu. Khi khoe nhà, người chủ dùng mấy chữ tiếng Anh để chỉ các loại phòng, khiến người mới đến cũng ngẩn ra. Ở mỗi nơi khách cũng lịch sự ghé đầu vào một tí, mà chủ nhà cũng không muốn cho khách vào sâu hơn, chỉ đủ cho người xem gật gù, chậc lưỡi hay xuýt xoa để làm vừa lòng bạn.

Đương nhiên, trong một ngôi nhà sang trọng phải có những vật dụng quí giá, đó là mức “tra tấn” tiếp theo về giá trị của mấy bức tượng mua từ Thái Lan trong chuyến du lịch 10 năm về trước hay một bức tranh thủy mặc được đem từ Đài Loan về. Tất cả đều xa lạ và làm buồn lòng cho khách viếng. Người vui và thỏa mãn trong buổi chiều hôm nay chính là người chủ của ngôi nhà lộng lẫy này, kiếm được người khoe nhà đâu phải chuyện dễ.

Những người Việt Nam mới sang, thường là những ngày đầu còn bị chao đảo vì múi giờ khác nhau, nhưng được bà con chở đi thăm một vài gia đình quen biết, mà đáng lý ra người mới sang là người được thăm viếng mới phải. Chủ nhà sau khi trà nước, đem một DVD cuốn phim đám cưới cô con gái đầu ra, bỏ vào máy cho phát hình, gọi là “để chú thím xem cho biết, kẻo hồi đám cưới cháu, chú thím ở xa.” Những hoạt cảnh của một buổi tiếp tân trong một nhà hàng Tàu với những ông bà áo quần lượt là, những lời chúc tụng được lặp đi lặp lại nhiều lần, MC nói chuyện nham nhở cùng với những trò chơi sàm sỡ lai căng, kèm theo lời thuyết giảng của ông bà chủ nhà là những gì rất xa lạ, mà khách buồn ngủ cũng phải lịch sự mở mắt xem. Không là phim đám cưới thì cũng là phim quay trong một chuyến du lịch, hay sinh nhật đứa cháu. Những cuốn phim này thường thường bỏ xó tủ, không có khán giả nên cần người xem.

Nhiều người thường đang ngồi trên ghế trong một tiệm hớt tóc hay uốn tóc, tay chân không động đậy được thì phải mở miệng, thường cao hứng đem hết chuyện gia đình, con cái ra khoe. Cũng tại nơi này, thỉnh thoảng đi hớt tóc, tôi lại bị một ông khách đang ngồi ghế bên cạnh tra tấn khi kể chuyện du lịch phương xa mới về, thường là Việt Nam mới có cái để nói, huênh hoang với số tiền đã tiêu. Thường thì khoe khoang hay đi đôi với khoác lác. Có những người phụ nữ, chỉ sau mấy phút sơ giao, không ai đánh đập, tra hỏi, cũng đã cung khai hết sự thành đạt của các con bà: bao nhiêu bác sĩ, nha sĩ, bao nhiêu ngôi nhà bạc triệu ngoài biển hay trên đồi. Nhiều ông bà muốn khoe con vừa tốt nghiệp, phải dùng lối quảng cáo bằng cách đăng một cột báo cha mẹ chúc mừng con (!), không chúc mừng kiểu này thì ai biết đến phúc nhà.

Trong đám cưới, khi giới thiệu anh em cô dâu chú rể cũng không quên kèm theo văn bằng. Có gia đình gặp cảnh tang tóc, cũng ráng ghi chức tước bằng cấp của con cái người chết trên trang cáo phó, một công đôi việc, không ghi thì ai biết con cái làm rạng rỡ tông môn.

Nếu hai người cùng khoe cái mình có như nhau thì không ai nghe ai, nên thường người ta muốn khoe cái mình có trước mặt những người thiệt thòi hơn mình. Vì vậy nên có những người vụng về không có ý tứ, khoe nhà trước mặt người suốt đời ở nhà thuê, khoe con thành đạt với những gia đình có con chỉ làm thợ hay thất bại trong học vấn. Đã có lần giữa bạn bè, tại Sài Gòn, trong thời điểm có nhiều người vượt biên, một người bạn có con vượt biển, khoe con vừa được tàu Hòa Lan vớt trên Biển Đông, được nữ hoàng xứ này tiếp đón, được trợ cấp nhà cửa và tiền bạc, trước mặt một người bạn có con mới tử nạn trên biển cách đó không lâu. Khi người ta hứng khởi, sung sướng bởi cái mình có, khó mà giấu kín trong lòng.

Được khoe khoang nhiều nhất là chức tước và học vị. Nhiều khi tước vị không xứng với kiến thức và tài năng. Trên truyền hình có người để luôn hai tước vị giáo sư (!) và nhà văn cùng một lúc, nhưng khi nghe ông này giải thích với người nghe và người xem rằng Bộ Lại là… Bộ Học (dưới triều Nguyễn), nghĩa là Bộ Nội Vụ là… Bộ Giáo Dục thì xem chừng ông bà xưa có câu “dốt hay khoe chữ” quả không sai. Trong cộng đồng này nhiều người chưa đến tuổi sắp chết đã làm tổng kết tự khen mình với những tác phẩm kiểu “Vừa Đi Vừa Kể Chuyện” của “bác” như “60 Năm Viết Văn,” “50 Năm Sân Khấu,” “40 Năm Hoạt Động Cộng Đồng,” “20 Năm Làm Truyền Thông.”

Có nhà thơ dùng thêm một bút hiệu khác để tiện cho việc…tâng bốc mình.

Trong 10 cuốn hồi ký xuất bản ở hải ngoại thì đã có tám cuốn viết ra để kể công trận, khoe tài, chứ không thấy ai đấm ngực nhận lỗi mình hay sám hối.

Một bác sĩ tâm thần người Pháp, Dominique Esquirol, đã ví von một câu nghe thấm thía: “Con người cũng như bông lúa: Khi không hạt, nó ngẩng cao đầu, khi trĩu hạt, nó cúi mình xuống!”.