Formosa thách thức sự kiên nhẫn của người Việt?

Formosa thách thức sự kiên nhẫn của người Việt?

VOA

Trà Mi

7-10-2016

Hàng chục ngàn người dân xuống đường phản đối Formosa hôm 2-10-2016

Hàng chục ngàn người hôm 2/10 đã kéo tới trước đại bản doanh của công ty Formosa ở Hà Tĩnh yêu cầu đóng cửa thủ phạm gây ô nhiễm môi trường nguy hại tại miền Trung, một sự biểu thị phẫn nộ dâng trào trong lòng dân Việt trước cách xử lý của nhà cầm quyền Việt Nam trong thảm họa sinh thái báo động này.

Biểu tình tại Việt Nam cho tới nay vẫn bị đặt ngoài vòng pháp luật và cuộc tuần hành quy tụ trên dưới 18 ngàn người bùng nổ trước sự lúng túng đối phó của nhà cầm quyền được xem là một thành công của sức mạnh quần chúng, một bước tiến mới cho xã hội dân sự trong một đất nước còn nhiều hạn chế về nhân quyền, tư pháp, quản trị, và về các quyền tự do căn bản như tự do thông tin và tự do thể hiện quan điểm.

Tạp chí Thanh Niên VOA ghi nhận cảm nghĩ, thông điệp, và nguyện vọng của một số người trẻ tham gia hành động ‘bức phá xiềng xích sợ hãi’ lần này của các cư dân trong vùng trung tâm thảm họa, gồm Trần Xuân Đoàn, cư dân Kỳ Anh, Hà Tĩnh; Nguyễn Kiến Quốc và Kiên Cường tại giáo xứ Đông Yên bên cạnh Formosa, Hà Tĩnh; Hoàng Sơn, công nhân xây dựng ở Nghệ An.

Bấm vào nghe toàn bộ cuộc phỏng vấn:

Kiến Quốc: Hơn 18 ngàn người tham gia, cả lương dân lẫn giáo dân. Nhiều người như thế là vì từ lâu Formosa đã gây nên thảm họa môi trường cho người dân sinh sống quanh đây nhưng công ty không có hành vi nào cụ thể đối với nhân dân Việt Nam, còn chính quyền thì quanh co, không đáp ứng nhu cầu của nhân dân. Dân không thể chịu được nữa, nên đã đứng lên gióng lên tiếng nói của mình.

Hoàng Sơn: Mong muốn là chính quyền đáp ứng nguyện vọng nhân dân, đuổi Formosa ra khỏi Việt Nam.

Kiên Cường: Quan trọng nhất là phải đóng cửa Formosa vĩnh viễn.

Trà Mi: Đuổi Formosa ra khỏi Việt Nam liệu có phải là giải pháp tối ưu trong tình hình hiện nay?

Kiên Cường: Chính phủ phải chịu trách nhiệm việc này vì đã không lường trước, không tính toán được hậu quả Formosa sẽ mang lại. Chính sự điều hành không tốt làm ảnh hưởng đến người dân. Họ phải chịu trách nhiệm. Formosa ở lại Việt Nam, lợi ích không biết thế nào nhưng người dân phải chịu hậu quả hết sức nặng nề. Người ta lo sợ, bất an vì thảm họa này. Ai đến đây mới hiểu được nỗi lòng và khốn khổ của họ.

Trà Mi: Người bên ngoài cần thấy những gì từ hiện trạng trung tâm thảm họa hiện nay?

Kiến Quốc: Chính quyền phải đưa thông tin xác thực về vụ Formosa, đặc biệt về vấn đề môi trường.

Trà Mi: Những gì đăng tải trên báo chí trong nước về thảm họa này chưa xác thực ra sao?

Kiến Quốc: Chính quyền luôn chối bỏ, quanh co về trách nhiệm của họ và của Formosa. Họ không hề nhắc tới từ ‘thảm họa’ mà chỉ nói là ‘sự cố’ trong khi thực sự đây là một thảm họa môi trường rất tệ hại. Giờ có đi đánh cá cũng không còn cá để bắt, có bắt được cũng không ai dám dùng, dám mua.

Trà Mi: Bà con xoay sở mưu sinh thế nào?

Kiến Quốc: Một số người hợp nhau lại đánh bắt ở các tỉnh lân cận như Nghệ An hay Thanh Hóa, nhưng giá cả so với trước đây không bằng 1/3 và sản lượng cũng không có nhiều nữa. Một số tìm cách vào Nam kiếm việc khác để có thu nhập.

Trà Mi: Có tin nói nhà nước cũng có hỗ trợ ngư dân tại trung tâm thảm họa, sự hỗ trợ đó tới nay ra sao?

Xuân Đoàn: Nhà nước chỉ cấp mỗi nhân khẩu mấy yến gạo. Dân trong thị xã Kỳ Anh chúng tôi không còn làm được nghề gì, nghề chính là làm biển và làm muối mà giờ có làm cũng không ai mua. Từ ngày xảy ra thảm họa tới giờ rất khổ.

Trà Mi: Về tỷ lệ bồi thường nhà nước vừa ban hành, phản hồi của ngư dân ra sao?

Kiên Cường: Để đền bù thỏa đáng và đáp ứng được nhu cầu của người dân cần phải thống kê minh bạch thiệt hại của dân, của từng đối tượng. Khi người ta đến thương thảo để đền bù, người ta lại yêu cầu nhận đền bù rồi thì xung quanh khu vực Formosa không được đánh bắt trong vòng 12 hải lý. Phải đi xa hơn thì các ghe thuyền nhỏ làm sao còn cơ hội làm ăn nữa? Formosa đã bị các nước khác xua đuổi. Khi tới Việt Nam, họ quanh co với chính phủ và không muốn đối thoại với nhân dân. Lẽ ra họ phải đối thoại minh bạch, trực tiếp với nhân dân trước khi nói tới chuyện đền bù thiệt hại như thế nào.

Trà Mi: Biểu thị sự phản đối bằng cách xuống đường biểu tình, tại Việt Nam, liệu có là một giải pháp mang đến hiệu quả tốt đẹp như mong đợi?

Hoàng Sơn: Dân tập trung lại với mong muốn chính quyền đứng về phía dân.

Trà Mi: Sau cuộc biểu tình tới nay, phản ứng từ chính phủ có đáp ứng nguyện vọng đó hoặc có hứa hẹn gì không?

Hoàng Sơn: Chưa thấy ai trong chính quyền đứng ra trao đổi với dân.

Kiên Cường: Người dân phải kết hợp nhiều cách thức khác nhau. Một mặt cần phải có một cuộc chiến về pháp lý. Một mặt cần có hành động cụ thể như cuộc biểu tình 2/10 vừa rồi để cho chính quyền thấy dân cần gì, đồng lòng đến mức độ nào.

Trà Mi: Trước cuộc biểu tình này, một đoàn hơn 500 người đã nộp đơn kiện tập thể chống lại Formosa tại tòa án Kỳ Anh. Hơn 600 người cùng đệ đơn kiến nghị Quốc hội lắng nghe dân, giải quyết cho dân. Tất cả những hành động đang được thực hiện cùng lúc đó nói lên điểm khác biệt gì trong nhận thức và vai trò xã hội của công dân?

Kiến Quốc: Cho thấy đã đến lúc người ta cũng dám chấp nhận đấu tranh đòi quyền con người, quyền công dân. Chúng tôi chỉ muốn đấu tranh ôn hòa để nhà nước và lãnh đạo công ty thấy rằng ở đây chúng tôi không muốn đến phá hoại mà chỉ cảnh cáo, muốn được lên tiếng, muốn được quan tâm.

Trà Mi: Mục đích cuối cùng của các hành động này là để được lắng nghe. Trong trường hợp được lắng nghe hoặc không được lắng nghe, dự kiến sẽ có những phản ứng tiếp theo thế nào?

Kiên Cường: Họ sẽ tiếp tục lên tiếng. Không đáp ứng cho họ thì một lúc nào đó cũng có thể xảy ra những chuyện như từng thấy ở Bình Dương năm 2014. Không ai có thể lường trước.

Trà Mi: Tham gia các cuộc biểu tình rồi gặp rắc rối với chính quyền, các bạn nghĩ sao?

Xuân Đoàn: Tất nhiên có lường trước vấn đề này, nhưng điều đó không quan trọng bằng việc bản thân mình giúp ích cho người dân được chừng nào hay chừng đó, giúp họ can đảm dám đứng lên, dám nói chính kiến của mình. Một khi giải quyết được vấn đề của họ cũng là giải quyết được vấn đề cho chính mình.

Kiên Cường: Formosa là một công ty có nhiều mờ ám. Nơi đây không chỉ đơn thuần là một khu kinh tế. Có khả năng còn là một chiến lược quân sự. Họ chỉ mới hoạt động trong giai đoạn 1. Còn giai đoạn 2, 3 còn biết bao nguy hiểm nữa, huống hồ thời gian họ ở đây tới 70 năm. Người dân biết chắc là không thể sống được. Mình muốn sống, mình phải đấu tranh. Bằng mọi giá phải đuổi Formosa ra khỏi Việt Nam. Với cá nhân tôi, một tôi sống, hai Formosa sống. Tôi phải đấu tranh vì đó là quyền của tôi và là tương lai của tôi nữa.

Hoàng Sơn: Em muốn mọi người phải lên tiếng. Đừng sợ đàn áp, hãy đứng lên đấu tranh cho quyền lợi của đồng bào, của chính mình, của tương lai con cháu mình.

Trà Mi: Các bạn muốn nói gì với Formosa và với chính phủ Đài Loan?

Xuân Đoàn: Tôi muốn nói với họ ‘Hãy trả lại môi trường sạch cho đất nước Việt Nam.’ Tôi cũng muốn bạn bè các nước trên 5 châu góp tiếng nói để nhà máy Formosa ngừng hoạt động ngay khỏi đất nước Việt Nam.

Kiên Cường: Mong các đài truyền thông, bạn bè quốc tế, và các bạn trẻ trong-ngoài nước hướng về quê hương, dân tộc và có tiếng nói chung để xây dựng đất nước ngày càng lớn mạnh, đặc biệt phải hướng tới môi trường vì ảnh hưởng môi trường không chỉ tại Kỳ Anh, Hà Tĩnh, mà ảnh hưởng toàn dân tộc, toàn quốc gia, và thậm chí cả trên thế giới. Mong tất cả mọi người hướng về, ủng hộ cuộc đấu tranh của chúng tôi vì đây là cuộc đấu tranh lâu dài và khó khăn, một cuộc đấu tranh bất bạo động. Vì vậy, xin mọi người giúp đỡ chúng tôi.

Trà Mi: Cảm ơn các bạn rất nhiều đã dành thời gian cho đài VOA trong câu chuyện hôm nay.

Tranh chấp đất đai vẫn là vấn đề phức tạp tại Việt Nam

Tranh chấp đất đai vẫn là vấn đề phức tạp tại Việt Nam

Thanh Trúc, RFA
2016-10-07

Người dân thôn Phùng Khoang, phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm ngoại thành Hà Nội biểu tình đòi đất tháng 09/2010.

Người dân thôn Phùng Khoang, phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm ngoại thành Hà Nội biểu tình đòi đất tháng 09/2010.

File photo

Tranh chấp đất đai tại Việt Nam: một vấn đề dai dẳng và phức tạp

 03:44/07:23

Phần âm thanh Tải xuống âm thanh

Theo báo cáo mới nhất của Bộ Tài nguyên Môi trường, Việt Nam có tỷ lệ khiếu kiện đất đai 70% trong tổng số đơn từ khiếu nại nói chung, cán bộ vi phạm về đất đai càng ngày càng nhiều trong lúc người có nhiệm vụ giải quyết thì lại thiếu tinh thần trách nhiệm.

Đây là vấn đề mà người quan tâm và am hiểu tình hình trong nước cho là khó có thể giải quyết.

Khiếu nại, tố cáo của dân

Hôm thứ Tư 5/10 vừa qua, Bộ Tài nguyên và Môi trường trình lên Chính phủ và Quốc hội bản báo cáo về công tác giải quyết đơn khiếu nại và tố cáo của dân liên quan đến lãnh vực quản lý và sử dụng đất đai giai đoạn 2012-2016.

Nguyên nhân dẫn tới việc tố cáo và khiếu kiện đất đai của các cấp chính quyền đã được Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội thảo luận tại một phiên hộp trước đó.

Đại biểu Quốc hội Lê Văn Cuông nói với Đài Á Châu Tự Do:

“Quốc hội Việt Nam cũng đã nhiều lần sửa đổi Luật Đất Đai, tuy nhiên do các nhóm lợi ích chi phối nên từ luật pháp đến thực thi có nhiều trở ngại và vướng mắc làm cho người dân bất bình. Chúng tôi theo dõi thấy là sau mỗi lần thay đổi pháp luật thì tình hình khiếu kiện cũng đỡ hơn, hợp lý hơn.

Bây giờ chỉ còn cái là sự vận dụng thực thi pháp luật  của chính quyền các cấp còn những cái bất công, chưa hợp lý, vì thế còn rất nhiều người khiếu kiện.

Với lại cái hướng dẫn thực thi ở Việt Nam thường người ta chỉ dựa vào nghị định hay thông tư để thực hiện mà quốc hội lại không giám sát được các vi phạm pháp luật.

Cho nên chúng tôi nói là họ lợi dụng những sơ hở của pháp luật để thực hiện lợi ích nhóm là chỗ đó.”

Báo cáo của Bộ Tài nguyên Môi trường cho thấy khiếu kiện hành chính về đất đai chiếm tới 70% trong tổng số các đơn khiều nại trên toàn quốc. Trong tỷ lệ 70% này, hết 30 cho đến 40% là đơn khiếu nại việc thu hồi đất và việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

Cán bộ vi phạm ngày càng nhiều

Vẫn theo báo cáo này, so với trước thời điểm Luật Đất Đai 2013 có hiệu lực, những đơn khiếu nại đối với quyết định, trình tự, thủ tục thu hồi đất có giảm đi thế nhưng đơn khiếu nại về giá bồi thường và việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lại tăng lên.

Bên cạnh đó, các đơn khiếu nại còn tập trung vào một số vấn đề như tranh chấp, đòi lại đất cũ.

Tỷ lệ đơn thư người dân tố cáo cán bộ vi phạm pháp luật đất đai đang tăng cao, là điểm đáng lưu ý mà Bộ Tài nguyên Môi trường nêu ra.  Đó là chuyện lợi dụng chức vụ và quyền hạn để chiếm ruộng đất của dân, chuyện ăn chia đất đai, chuyện giao đất hay cho thuê đất không đúng đối tượng, không đúng qui hoạch và không đúng mục đích sử dụng.

Ngày càng phức tạp, gay gắt

Theo thống kê của Bộ Tài nguyên Môi trường, từ 2005-2007 mỗi năm trung bình có 10.000 lượt đơn khiếu nại đất đai được gởi đến bộ. Từ 2008-2011 trung bình 6.000 lượt đơn. Từ 2012 đến nay trung bình mỗi năm là 4.000 lượt đơn.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai, một đảng viên cộng sản, cựu trưởng Ban Dân vận Trung ương, cho rằng mặc dù số lượt đơn khiếu nại tố cáo ngày càng giảm  nhưng đất đai vẫn tiếp tục là vấn đề phức tạp và càng ngày càng gay gắt hơn:

“Bởi vì đường lối và chính sách của đảng cộng sản về đất đai, về chủ quyền, về sở hữu nó dẫn đến những bức xúc và đau đớn cho xã hội, cho dân nhiều chục năm nay. Đây là vấn đề chưa có cách gì giải quyết được

Quan niệm đất đai là công hữu thuộc quản lý nhà nước, do nhà nước đại diện và chủ sở hữu. Nhưng nhà nước là ai, là một nhóm người thay phiên nhau trong bộ máy chính quyền.

Đội ngũ cán bộ công chức ấy họ  qui ra hai tính chất. Tính chất nông nghiệp của đất đai thì  qui thành giá rất bèo, sau đó họ tước đoạt, họ chiếm lấy đất ấy họ biến thanh tính chất công nghiệp để làm đô thị, nhà máy rồi phân lô để bán.

Cũng mảnh đất ấy trong tay người nông dân thì giá thấp, sang tay bọn này thì giá cao lên, tội gì mà không chia chác. Cho nên vấn đế là dân bức xúc, khiếu kiện, thưa đòi vẫn tiếp diễn nếu vẫn giữ nguyên quan điểm đất đai như hiện nay.”

Dưới mắt nhà báo độc lập Trần Ngọc Quang, khiếu kiện hoặc tranh chấp đất đai giữa dân với chính quyền không phải là chuyện có thể coi thường:

“Quyền lợi của dân trong sử dụng  đất là sở hữu cơ bản đầu tiên của tất cả mọi sở hữu khác. Thực ra chế độ cộng sản không có quyền sở hữu ruộng đất. Cho nên mâu thuẫn chính của đời sống xã hội là cái mâu thuẫn về đất đai.

Những thông tin về các vụ khiếu kiện thực chất là khiếu kiện về đất đai thôi, nó là quyền lợi sát sườn, sống còn của mỗi một con người. Mọi sự xáo trộn trong xã hội đều liên quan đến đất đai.

Bởi vì  4 cấp chính quyền cộng sản, từ trung ương đến cấp tỉnh đến thành phố, quận huyện cho đến xã phường thì  từ xã phường đấy các mâu thuẫn xã hội nẩy sinh từ mâu thuẫn đất đai. Chính thể chế chính trị đã sinh ra những mâu thuẫn như thế.”

Cán bộ thiếu trách nhiệm

Bộ Tài nguyên Môi trường còn đề cập đến sự thiếu trách nhiệm của những  cán bộ có nhiệm vụ tiếp dân để giải quyết đơn khiếu nại, rằng những cán bộ này không quan tâm đến quyền và lợi ích chính đáng của dân, hoặc là có chủ ý không trong sáng nên giải quyết vụ việc không được khách quan, chính xác.

Và chính vì  những lẽ đó nên người dân dân đã không hài lòng mà tiếp tục khiếu nại.

Kết  luận của Bộ Tài nguyên Môi trường được nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai nhận xét như sau:

“Bây giờ họ đỗ cho những người thụ lý ở dưới không dám giải quyết, không phải đâu. Vấn đề là có giải quyết cũng không xong là vì cái luật lệ nó nhùng nhằng như thế.

Đây là vấn đề của chế độ chứ không phải là của một nhóm người cấp dưới thụ lý hồ sơ mà không chịu giải quyết.  Cái chính là cả quốc hội này, cả cái ban lãnh đạo đảng không quan niệm đúng cũng không có chính sách đất đai cho nó tử tế đàng hoàng.

Nhà báo tự do Nguyễn Khắc Toàn, cũng là người hoạt động dân chủ, nói rằng đơn khiếu kiện đất đai thì vô số nhưng  được cứu xét giải quyết hay không là một chuyện khác:

“Báo cáo của  Bộ Tài Nguyên Môi Trường, trình lên chính phủ và công luận  mang tính chất lừa mị dân, không  chính xác.

Tôi có thể dẫn chứng là vì các  dự án thu hồi đất của nhà nước để cung cấp cho công nghiệp. Chính sách thì chưa thay đổi, bản thân nhà nước cũng phải thừa nhận có bất cập và chậm so với thực tế cho nên tình hình khiếu kiện tiếp tục gia tăng.

Một  khía cạnh khác là khiếu kiện tập trung đông người về các thành phố như Hà Nội hay Sài Gòn đã ít đi bởi vì những người khiếu kiện lâu năm, thậm chí hàng chục năm, đã mệt mỏi,  nhiều người đã chết trên quãng đường đi kiện.

Thí dụ trường hợp ông Võ Văn Nghệ ở Thanh Hóa hay nhà sư Thích Đàm Bình mới đây, đã khiếu kiện 10 năm, 20 năm và bây giờ bỏ mình trên đường đi tìm công lý mà không được giải quyết.

Điểm thứ hai là nhiều người khiếu kiện đã cạn kiệt tiền bạc,mòn mỏi về sức khỏe, mấy hết kiên nhẫn nên họ cũng bỏ cuộc rất là nhiều.  Cho nên trong báo cáo họ nói giảm là phải hiểu theo nghĩa đó.

Còn hoàn toàn tình trạng dân oan khiếu kiện hiện nay tôi thấy nhà nước cộng sản Việt Nam chưa giải quyết được bao nhiêu cả. Bộ máy nó vẫn ù lì nó vẫn trì trệ như bao năm nay.”

Thống kê của Bộ Tài Nguyên-Môi Trường còn cho thấy số lượng đơn thư của dân để tố cáo cán bộ, tổ chức, cá nhân vi phạm Luật Đất Đai tăng từ 4,43% năm 2012 lên thành 18.26% năm 2015 và 15,97% trong  6 tháng đầu năm 2016.

Bố đẻ Trịnh Xuân Thanh nhìn nhận là chủ biệt phủ triệu đô

Bố đẻ Trịnh Xuân Thanh nhìn nhận là chủ biệt phủ triệu đô

Nguoi-viet.com

Ông Trịnh Xuân Giới nhìn nhận là chủ biệt phủ hoành tráng trên đỉnh Tam Đảo. (Hình: Dân Trí)

HÀ NỘI (NV) – Ông Trịnh Xuân Giới, bố đẻ Trịnh Xuân Thanh, thừa nhận biệt phủ trị giá nhiều triệu đô trên đỉnh núi Tam Đảo là của công ty Mai Phương do ông làm chủ.

Hôm Thứ Sáu, 7 tháng 10, 2016, tờ Dân Trí đưa tin về cuộc nói chuyện giữa báo này với ông Trịnh Xuân Giới qua điện thoại. Ông Giới nhìn nhận căn biệt thự có giá nhiều triệu đô la tọa lạc tại vị trí phong thủy đắc địa của đỉnh núi Tam Đảo hiện đang là tài sản đứng tên công ty Mai Phương.

Ông Giới được dẫn lời nói: “Căn biệt thự này vẫn đứng tên công ty Mai Phương nhưng do người khác điều hành.” Ông từ chối gặp mặt trao đổi trực tiếp với nhà báo mà chỉ nói rằng: “Nếu phóng viên muốn có tư liệu gì thì đến gặp cơ quan điều tra.”

Hiện ông Trịnh Xuân Thanh đang bị nhà cầm quyền CSVN truy nã từ ngày 15 tháng 9, 2016 mà một số tin tức từ Việt Nam nói ông ta đã biến mất khỏi Việt Nam từ ngày 16 tháng 9, 2016. Trong cuộc tiếp xúc với cử tri ở Đà Nẵng mà ông cũng là “đại biểu quốc hội,” ông Đinh Thế Huynh, ủy viên Bộ Chính Trị, Thường Trực Ban Bí Thư Trung Ương của đảng CSVN nói là “Trịnh Xuân Thanh đã bay qua Châu Âu.”

Ông Trịnh Xuân Thanh đích thực đang ở nước nào, không thấy ai nói, chỉ thấy ông chủ tịch nước Trần Đại Quang, nguyên là bộ trưởng Công An, dọa rằng “có trốn đi đâu, có trốn ra nước ngoài 5-7 năm cũng sẽ bị bắt và đưa ra xét xử.” Ông Trịnh Xuân Thanh bị khởi tố cùng một số người nữa về nghi vấn tham nhũng, thất thoát số tiền khoảng hơn 3,200 tỷ đồng khi ông là chủ tịch Hội Đồng Quản Trị Tổng Công Ty Xây Lắp Dầu Khí (PVC), một công ty thành viên của Tập Đoàn Dầu Khí Việt Nam (Petro Vietnam) thời ông Đinh La Thăng còn là chủ tịch HĐQT tại đây.

Tam Đảo là khu nghỉ mát có từ thời Pháp thuộc với thời tiết khí hậu mát mẻ phù hợp với nghỉ dưỡng và được ví với Đà Lạt ở miền Nam. Còn ông Trịnh Xuân Giới, theo truyền thông tại Việt Nam, từng là cựu ủy viên Trung Ương Đảng, phó Ban Dân Vận Trung Ương của đảng CSVN.

Theo một bài viết trên báo Tiền Phong hôm 18 tháng 9 kể về cuộc gặp gỡ với ông Trịnh Xuân Giới sau khi Trịnh Xuân Thanh bỏ trốn, báo này mô tả ông Trịnh Xuân Giới như một người liêm khiết, giản dị dù đang sống trong một căn biệt thự ở khu dân cư Ciputra Tây Hồ, là vị trí đắc địa nơi quần cư của dân thượng lưu ở Hà Nội.

Trong bài viết có tựa là “Biệt thự tuyệt đẹp trên đỉnh Tam Đảo và bóng dáng Trịnh Xuân Thanh,” báo Dân Trí hôm 6 tháng 10, nói rằng người dân ở thị trấn Tam Đảo hầu như ai cũng biết đến ngôi biệt thự tuyệt đẹp trên đỉnh Tam Đảo mà họ vẫn quen gọi là “tòa nhà dầu khí.” Khi vụ việc về Trịnh Xuân Thanh om sòm trên báo chí, mạng xã hội, nó càng được chú ý hơn bởi, nhiều người đã thấy ông Thanh đã nhiều lần đến nghỉ, đãi tiệc bạn bè ở tòa nhà này.

Vẫn theo báo Dân Trí, căn biệt thự nằm trên một diện tích đất có thể lên tới hàng ngàn mét vuông. Tòa nhà này có thế tựa lưng vào vách núi, phía trước trông xuống thị trấn Tam Đảo và có tầm nhìn rất xa.

“Tòa nhà này gồm 3 tầng, được thiết kế theo phong cách Châu Âu, nhiều cửa sổ rộng, lắp đặt bao quanh bằng những tấm kính lớn, dày, trong suốt. Mặt cầu thang, nền nhà đều được ốp gỗ. Trên tầng 3 có một bể bơi lớn, thiết kế đẹp mắt. Cách không xa là phòng khách rộng rãi, nội thất sang trọng và gần đó, có phòng ngủ, và một phòng lớn là phòng chiếu phim 3D của gia chủ.”

Con “bán” biệt thự cho cha?

Báo Dân Trí dẫn lời ông Trần Quang Thà, phó chủ tịch thị trấn Tam Đảo cho biết, “Trước đây khoảng 6 năm, công ty Cổ Phần Xây Lắp Dầu Khí Kinh Bắc mua lại mảnh đất mà hiện có tòa nhà trên từ công ty Preprimex, sau đó vào năm 2012, công ty này lại bán lại cho công ty TNHH Mai Phương.”

Theo báo Dân Trí, công ty Cổ Phần Xây Lắp Dầu Khí Kinh Bắc (PVC-KB) có trụ sở ở thành phố Bắc Ninh lại là công ty “con” từng trực thuộc Tổng Công Ty Cổ Phần Xây Lắp Dầu Khí (PVC) mà ông Trịnh Xuân Thanh khi đó đang làm chủ tịch Hội Đồng Quản Trị.

Theo lời một giới chức PVC-KB được báo Dân Trí dẫn lời thì vào thời điểm 2012 công ty này đã bán lại cho công ty TNHH Mai Phương.

Ông Trịnh Xuân Giới, bố đẻ ông Trịnh Xuân Thanh. (Hình: Tiền Phong)

Ông Trịnh Xuân Giới, bố đẻ ông Trịnh Xuân Thanh. (Hình: Tiền Phong)

Một điều “bất ngờ,” theo báo Dân Trí, “chủ tịch của công ty TNHH Mai Phương chính là ông Trịnh Xuân Giới, nguyên phó Ban Dân Vận Trung Ương, cha đẻ của ông Trịnh Xuân Thanh, người đã được xác nhận, vượt biên, trốn thoát sang Châu Âu và hiện nay đang bị cơ quan điều tra, Bộ Công An phát lệnh truy nã.”

Về giá tiền bán căn biệt thự này cho công ty Mai Phương, được giới chức PVC-KB cho biết: “Khi đó chúng tôi bán được với giá 28 tỷ đồng, bằng giá lúc trước chúng tôi đã mua. Thực sự chúng tôi rất mừng và đây là phi vụ thành công vì lúc đó thị trường bất động sản đóng băng, việc mua bán rất khó khăn. Ở thời điểm bán, chúng tôi gần như chưa làm được gì ở mảnh đất này (rộng 3,400 m2), chủ yếu mới san gạt mặt bằng tạm thời.”

Vẫn theo báo Dân Trí, “Về thông tin ngôi nhà này từng được rao bán với giá 52 tỷ đồng, ông này cho rằng, mức giá thực tế có thể cao hơn rất nhiều bởi vì khu nhà này có vị trí phong thủy rất đặc biệt, đã được đầu tư lớn, hơn nữa, giá vật liệu, thiết bị vận chuyển lên tận đỉnh Tam Đảo để xây dựng là rất đắt đỏ.”

Báo Dân Trí nói rằng, ông Trịnh Xuân Thanh thường xuyên lên, nghỉ ở đây như với vai trò của chủ nhà. Theo như lời của chủ nhân ngôi nhà nói với khách thì tòa nhà này, được đầu tư lên tới hàng chục tỷ đồng và tổng giá trị của nó (bao gồm cả giá trị tiền sử dụng đất) xấp xỉ 100 tỷ đồng.”

Biệt thự thực sự của ai?

Theo báo Dân Trí, mặc dù tòa nhà trên từng được coi là tài sản của công ty TNHH Mai Phương do ông Trịnh Xuân Giới làm chủ tịch nhưng đã có nghi ngờ đặt ra đó chính là tài sản của ông Trịnh Xuân Thanh, do ông này bỏ tiền ra mua và đầu tư, xây dựng.

Tuy việc xác minh của nhóm phóng viên Dân Trí tại tòa nhà trên, khối tài sản này đang do một người có biệt danh là D.T quản lý, nhưng nhà cầm quyền thị trấn Tam Đảo lại không xác nhận điều này vì trên giấy tờ, nó vẫn thuộc về công ty TNHH Mai Phương do ông Trịnh Xuân Giới là chủ tịch.

Báo Dân Trí dẫn lời các giới chức thị trấn Tam Đảo cho hay, “Hiện cơ quan chức năng yêu cầu chính quyền địa phương không làm thủ tục để cho phép thực hiện giao dịch với tòa nhà, khu đất này, chờ kết luận điều tra.”

Theo báo này thì có nhiều câu hỏi đặt ra. Như tòa nhà trên thực tế có phải là tài sản thực của ông Trịnh Xuân Thanh, nhờ ông Trịnh Xuân Giới đứng tên? Nguồn tiền đầu tư có phải do tham nhũng mà có?

Và rằng “có phải do lường trước khả năng bị khởi tố, ông Trịnh Xuân Thanh cách đây vài tháng đã có dấu hiệu bán tòa nhà này, tẩu tán tài sản để chạy ra nước ngoài?” (KN)

Nam sinh lớp 7 viết đơn xin thôi học vì nhà hết gạo

 Nam sinh lớp 7 viết đơn xin thôi học vì nhà hết gạo

truc-xin-thoi-hoc

 

 

 

 

 

 

 

Vì gia đình quá khó khăn, Trúc phải xin thôi học

“Xa các bạn tôi thấy nhớ lắm”

Trong đơn xin thôi học gửi tới cô Nguyễn Thị Quyên, giáo viên chủ nhiệm lớp 7C, Trường THCS Xuân Khang (xã Xuân Khang, huyện Như Thanh, Thanh Hóa) hôm 29.9, em Quách Văn Trúc trình bày:

“Kính thưa thầy giáo cô giáo và các cán bộ nhân viên chức cùng toàn thể các bạn học sinh. Em tên là Quách Văn Trúc, học sinh lớp 7C, Trường THCS Xuân Khang.

Lý do em viết đơn này là hoàn cảnh khó khăn. Bố em bị phổi, mẹ em bị tụt huyết áp, gạo ăn thì hết, em cũng không muốn bỏ học, nhưng hoàn cảnh nhà em khó khăn nên em phải bỏ học để nuôi bố mẹ em.

Hai nữ sinh trung học bị bạn đánh hội đồng dã man

Hai nữ sinh trung học bị bạn đánh hội đồng dã man

Nguoi-viet.com

Hai nữ sinh cấp 2 bị nhóm bạn đánh hội đồng. (Hình: Báo Người Lao Ðộng cắt từ clip)

NGHỆ AN (NV) – Cho rằng bị xúc phạm, một nhóm nữ sinh trường cấp 2 ở huyện Quỳnh Lưu đã xông vào túm tóc, dùng dép và chân tay đánh hội đồng vào đầu, mặt, và người 2 nữ sinh khác đến đổ máu.

Ngày 5 tháng 10, trên mạng xã hội xuất hiện clip dài hơn 1 phút nhưng đã gây xôn xao dư luận và hàng ngàn bình luận vì hành động đánh đập bạn rất phản cảm của một nhóm nữ sinh.

Nội dung clip ghi cảnh một nhóm nữ sinh Trường Trung Học Cơ Sở Quỳnh Long, huyện Huỳnh Lưu nắm tóc, dùng dép đánh vào mặt và đạp lên 2 bạn nữ sinh khác. Vừa đánh bạn, nhóm nữ sinh này còn liên tục chửi thề, văng tục. Mặc dù bị đánh rất đau, chảy máu mặt nhưng 2 nữ sinh bị đánh không hề chống cự. Trong khi đó, nhiều học sinh khác đứng xung quanh chứng kiến.

Nói với phóng viên Người Lao Ðộng, cùng ngày, ông Trần Hoài Nam, hiệu trưởng Trường Trung Học Cơ Sở Quỳnh Long, xác nhận, vụ việc xảy ra vào chiều ngày 4 tháng 10 tại xã Quỳnh Long. Nhóm học sinh gồm 6 người tham gia đánh bạn là học sinh lớp 9 của trường. Hai nữ sinh bị đánh là học sinh trường trung học cơ sở xã Quỳnh Thuận, cùng huyện.

“Nhà trường đã mời những phụ huynh của những học sinh tham gia đánh hội đồng 2 nữ sinh lên làm việc,” ông Nam cho biết. (Tr.N)

TIỂU SỬ THÁNH NỮ FAUSTINA

TIỂU SỬ THÁNH NỮ FAUSTINA

Thánh nữ maria faustina kowalska ngày nay được khắp thế giới biết đến với tước hiệu “Tông Đồ Lòng Thương Xót Chúa” là một vị thánh được các nhà thần học kể vào số những nhà thần bí trổi vượt trong Giáo Hội.

thanh-nu-faustina

Chị là người thứ ba trong số mười người con của một gia đình nông dân nghèo khó nhưng đạo đức tại Glogowiec, một làng quê nằm giữa đất nước Ba Lan.  Khi được rửa tội tại nhà thờ giáo xứ Swinice Warckie lân cận, chị đã được nhận tên “Helena.”  Ngay từ thời thơ ấu, Helena đã nổi bật với đời sống đạo hạnh, yêu thích cầu nguyện, chăm chỉ, vâng lời, và hết lòng thương cảm trước nỗi khổ đau của tha nhân.  Helena được đi học trong thời gian chưa đầy ba năm, và đến năm 14 tuổi, chị đã phải rời bỏ mái ấm gia đình để mưu kế sinh nhai, giúp đỡ cha mẹ bằng công việc phụ giúp việc nhà tại thành phố Aleksandrow và Lodz kế cận.

Khi mới lên bảy tuổi (hai năm trước khi rước lễ lần đầu), Helena đã cảm nhận trong tâm hồn lời mời gọi theo đuổi đời sống tu trì.  Sau đó, chị đã ngỏ ý muốn với cha mẹ, nhưng hai vị đều dứt khoát không đồng ý cho chị vào sống trong tu viện.  Trước hoàn cảnh như thế, Helena đã cố bóp nghẹt lời mời gọi trong tâm hồn.  Tuy nhiên, quá xao xuyến vì một thị kiến về Chúa Kitô tử nạn và những lời trách cứ của Người: “Cha còn phải chịu đựng con cho đến bao giờ, con còn phụ rẫy Cha cho đến bao giờ nữa đây?” (NK 9), Helena bắt đầu tìm cách để xin vào một tu viện.  Chị đã gõ cửa không ít tu viện, nhưng không được nơi nào đón nhận.  Cuối cùng, vào ngày 1 tháng 8 năm 1925, Helena đã được bước qua ngưỡng cửa của dòng Đức Mẹ Nhân Lành ở phố Zytnia tại Warsaw.  Trong Nhật Ký, chị có viết: “Dường như tôi đã bước vào cuộc sống thiên đàng.  Một lời kinh đã trào dâng từ tâm hồn tôi, một lời kinh tạ ơn” (NK 17).

Tuy nhiên, vài tuần lễ sau đó, chị bị cám dỗ mãnh liệt, muốn chuyển sang một dòng khác để có nhiều thời giờ hơn cho việc cầu nguyện.  Chính lúc ấy, Chúa Giêsu đã tỏ cho chị thấy các thương tích và thánh nhan tử nạn của Người và phán: “Chính con gây cho Cha nỗi đau đớn này nếu như con rời bỏ tu viện.  Đây là nơi Cha đã gọi con, chứ không phải một nơi nào khác; và Cha đã dọn sẵn nhiều ơn thánh cho con” (NK 19).

Khi vào dòng, Helena được nhận tên Maria Faustina.  Chị đã sống thời kỳ năm tập tại Cracow, và cũng tại đây, trước sự chứng kiến của đức giám mục Stanislaus Rospond, chị đã tuyên lời khấn tạm lần đầu, và năm năm sau, tuyên giữ trọn đời ba lời khấn thanh tịnh, khó nghèo và vâng phục. Chị được cắt cử làm một số công tác tại các tu viện của dòng; hầu hết thời gian là ở Cracow, Plock, và Vilnius, với các công tác làm bếp, làm vườn, và coi cổng.

Tất cả những cái vẻ bên ngoài ấy không làm hiện lộ một cuộc sống thần hiệp phong phú ngoại thường nơi chị dòng Faustina.  Chị sốt sắng chu toàn các phận sự, trung thành giữ trọn luật dòng, sống đời sống nội tâm và giữ thinh lặng, trong khi đó vẫn sống trong sự tự nhiên, vui tươi, đầy nhân ái và yêu thương người chung quanh một cách vô vị lợi.

Tất cả đời sống của chị được tập trung vào việc liên lỉ cố gắng đạt đến một cuộc kết hiệp ngày càng mật thiết hơn với Thiên Chúa và quên mình cộng tác với Chúa Giêsu trong công cuộc cứu rỗi các linh hồn.  Chị đã viết trong Nhật Ký, “Chúa biết ngay từ những năm đầu tiên, con đã muốn trở nên một vị đại thánh; tức là yêu mến Chúa bằng một tình yêu vĩ đại như chưa từng có linh hồn nào đã yêu mến Chúa như thế” (NK 1372).

Chính quyển Nhật Ký của chị đã cho chúng ta thấy được những chiều sâu trong đời sống thiêng liêng của chị.  Những tư liệu này – nếu được đọc chăm chú – sẽ làm hiện lên một bức tranh diễn tả mối thân tình hợp nhất cao độ giữa linh hồn chị với Thiên Chúa: sự khắng khít lạ lùng giữa Thiên Chúa với linh hồn chị, cũng như những nỗ lực và chiến đấu của chị trên con đường hoàn thiện Kitô Giáo.  Chúa đã ban cho chị nhiều hồng ân phi thường: ơn chiêm niệm, ơn hiểu biết sâu xa về mầu nhiệm Lòng Thương Xót Chúa, các thị kiến, mặc khải, những dấu thánh tiềm ẩn, ơn nói tiên tri, ơn đọc được tâm hồn người khác, và ơn quí trọng bậc nhiệm hôn.  Tuy được hoan hưởng những hồng ân ấy rất dồi dào, nhưng chị đã viết: “Không phải các ân sủng, các mặc khải, các lần ngất trí, hoặc các ân huệ làm cho linh hồn nên hoàn hảo, nhưng chính là sự kết hợp mật thiết giữa linh hồn với Thiên Chúa…  Sự thánh thiện và hoàn hảo của tôi hệ ở việc kết hợp mật thiết giữa ý chí tôi với ý chí Thiên Chúa” (NK 1107).

Nếp sống khổ hạnh và những lần chay tịnh đến kiệt sức ngay cả trước khi vào dòng của chị đã làm suy sụp yếu nhược thể trạng của chị, đến nỗi ngay trong thời gian thỉnh tu, chị đã được đưa đi Skolimow gần Warsaw để phục hồi sức khỏe.  Gần cuối năm đầu tiên trong thời kỳ nhà tập, chị còn phải trải qua những kinh nghiệm thần bí đớn đau lạ thường của giai đoạn vẫn được gọi là đêm tối giác quan, và sau đó là các đau khổ tinh thần và luân lý liên quan đến việc hoàn thành sứ mạng mà chị được nhận lãnh từ Chúa Kitô.  Thánh nữ Faustina đã hy hiến cuộc đời cho các tội nhân, vì thế, chị đã chịu đựng những khổ đau tư bề để trợ giúp các linh hồn.  Trong những năm tháng cuối đời của chị thánh, các đau khổ nội tâm của cái gọi là đêm thụ động của linh hồn và những bệnh nạn phần xác càng trở nên dữ dội hơn nữa.  Căn bệnh lao của chị lan dần, tấn công những lá phổi và phần ruột non.  Vì vậy, hai lần chị đã phải trải qua nhiều tháng điều trị ở bệnh viện phố Pradnik tại Cracow.

Tuy kiệt quệ về thể lý, nhưng chị Faustina đã đạt đến mức trưởng thành sung mãn trong đời sống thiêng liêng.  Chị đã từ giã cõi trần khi chưa trọn 33 tuổi đời, giữa tiếng thơm thánh thiện, và được kết hiệp muôn đời với Thiên Chúa vào ngày 5 tháng 10 năm 1938, sau 13 năm trong cuộc sống tu trì.  Thi hài của chị được an nghỉ tại ngôi mộ chung trong nghĩa trang tu viện tại Cracow-Lagiewniki.  Năm 1966, trong khi thủ tục điều tra tôn phong chân phúc đang được xúc tiến, thi hài nữ tu Faustina đã được cải táng vào nhà nguyện của tu viện.

Chúa Giêsu đã ủy thác cho chị nữ tu đơn sơ, kém học, nhưng can trường và tín thác vô hạn này một sứ mạng cao cả là rao truyền sứ điệp Lòng Thương Xót của Chúa cho thế giới, Người đã phán với chị, “Cha sai con đem tình thương của Cha đến cho toàn thế giới.  Cha không muốn đoán phạt, nhưng muốn chữa lành và ghì chặt nhân loại đau thương vào Trái Tim thương xót của Cha” (NK 1588).  “Con là thư ký của Lòng Thương Xót Cha.  Cha đã tuyển dụng con làm nhiệm vụ ấy trên đời này và ở đời sau” (NK 1605)…  “Nhiệm vụ và công tác suốt đời con là tiếp tục làm cho các linh hồn được biết về Lòng Thương Xót lớn lao của Cha dành cho họ, và kêu gọi họ tín thác vào Lòng Thương Xót vô tận của Cha” (NK 1567).

(Trích Nhật Ký Lòng Thương Xót Chúa)

Nguồn: http://www.xuanha.net/

Những hình ảnh “nghẹt thở” về sự đông đúc ở Trung Quốc

Những hình ảnh “nghẹt thở” về sự đông đúc ở Trung Quốc

From: Do Tan Hung

ĐÓ LÀ LÝ DO TỤI TÀU TÌM CÁCH CHIẾM CAĆ NƯỚC KHÁC ĐỂ DI DÂN

 Với 1,3 tỷ dân, nhiều thành phố ở Trung Quốc đang trong tình trạng quá tải vả về giao thông và nhiều vấn đề khác. Dưới đây là những thước ảnh cho thấy sự bùng nổ dân số của Trung Quốc trong 16 năm qua.

han-chau

Cảnh đông đúc, chen lấn tại một lễ mở bán căn hộ tại Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang. (Ảnh: Dailymail)

be-boi-t-q
Một bể bơi đông đúc tại tỉnh Tứ Xuyên tháng 8/2015. (Ảnh: Reuters)

ky-tuc-xa
Ký túc xá sinh viên ở Vũ Hán, Hồ Bắc với dây phơi kín đặc quần áo. (Ảnh: Dailymail)
phing-thi-ngoai-troi

Hơn 1.700 học sinh trung học ở Thiểm Tây làm bài thi ngoài trời do không đủ phòng thi năm 2015. (Ảnh: Dailymail)

le-hoi-thuong-hai
Khung cảnh tại một lễ hội ở Vườn Vũ Nguyên, Thượng Hải. (Ảnh: Getty)
san-bay-hong-kieu

Sân bay quốc tế Hồng Kiều ở Thượng Hải đón lượng khách kỷ lục. (Ảnh: Getty)

xe-dap
Việc tìm xe trong “biển” xe đạp tại một bãi gửi xe cũng không phải dễ dàng. (Ảnh: Dailymail)
hoi-cho-trung-khanh

Hàng nghìn người chen lấn tại một hội chợ việc làm ở Trùng Khánh. (Ảnh: Dailymail)
bai-bien-dai-lien

Bãi biển ở Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh ken đặc khách tắm biển tránh cái nóng của mùa hè 2016. (Ảnh: Reuters)

song-tien-duong
Hàng nghìn người xếp hàng vây quanh khu vực bờ sông Tiền Đường ở Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang năm 2010 để chờ xem thủy triều. (Ảnh: Reuters)

Minh Phương

Theo Dailymail

“Tình đã len trong mầu nắng mới,”


“Tình đã len trong mầu nắng mới,”
Lòng anh buồn vời vợi em ơi
Niềm ái ân rung động trên môi
Tình đâu khôn lựa nên lời thắm tươi.”

(Nhạc: Phạm Duy/Lời: Lưu Trọng Lư – Thú Đau Thương)

(Rm 5: 2-5)

 Trần Ngọc Mười Hai

Vào lúc bần-đạo ngồi viết những giòng chữ này, thì bên ngoài trời đất rất Sydney đang đi vào những ngày đầu Xuân, tiết trời thật dễ chịu có ánh nắng chan-hoà với không khí nhẹ êm mà lại phải nghe đi nghe lại, dù rất hay, những lời ca về một Thú đau thương” tơi bời dù thật tuyệt ở đêm nhạc “Hát Cho Nhau nghe” ở Sydney hôm 03/7/2016 như sau:


“Ðã héo lắm nụ cười trong mộng

Ðã mờ dần hình bóng thân yêu

Ðã lam tím cả cảnh chiều

Trong hồn lặng đã hiu hiu mộng tàn

Ðể gối chăn nằm yên chốn cũ

Hãy lịm người trong thú đau thương.


Tình đã không một lần nữa tới

Nhìn nhau buồn vời vợi em ơi

Rượu ái ân em cạn trên môi

Lệ anh xin nhỏ nên lời đắng cay.

 

Hãy xếp lại muôn vàn ân ái

Ðừng thương nhau đừng ái ngại nhau

Thuyền yêu không ghé bến sầu

Như đêm thiếu phụ bên lầu không trăng

Thành kiếp sao còn băng mãi mãi

Ðể lòng buồn mãi mãi không thôi.”

(Phạm Duy/Lưu Trọng Lư – bđd)

“Kiếp sau không còn băng mãi mãi, để lòng buồn mãi mãi không thôi” ư? Khiếp! Sao mà buồn đến thế? Phải chăng là, “thú đau thương” vẫn là cái thú rất buồn sầu của đời người, rất nên nỗi?

Vâng. Thú gì thì thú, có đau thương mãi mãi hay “thuyền yêu không ghé bến sầu” đi chăng nữa, vẫn chỉ là những chuyện ở tiểu-thuyết hoặc truyện kể về cuộc đời chứ chẳng phải là cuộc đời chính-hiệu, mãi thế đâu. Không tin ư? Mời bạn và mời tôi, ta cứ ghé mắt nhìn vào Lời Vàng bậc thánh-hiền từng khẳng-định, như sau:

“Nhưng không phải chỉ có thế;

chúng ta còn tự hào khi gặp gian truân, vì biết rằng:

ai gặp gian truân thì quen chịu đựng;

ai quen chịu đựng, thì được kể là người trung kiên;

ai được công nhận là trung kiên, thì có quyền trông cậy.

Trông cậy như thế, chúng ta sẽ không phải thất vọng,

vì Thiên Chúa đã đổ tình yêu của Ngài vào lòng chúng ta,

nhờ Thánh Thần mà Ngài ban cho chúng ta.”

(Rôma 5: 2-5)

Tương-quan ta có đối với nhau, không chỉ là các giao-dịch qua đó ta chuyển-tải cho nhau các sự/việc cùng lợi ích rất tích-cực mà thôi. Nhưng còn là chốn miền trong đó người người hành-xử với nhau và cho nhau rất độ-lượng theo cung-cách cho đi chính con người mình. Và, người người còn đại-độ đến mức-độ tha-thứ cho nhau khi gặp sự xấu mình vẫn áp-đặt vào nhau và cho nhau như thế.

Tương-quan ta có với nhau như thế, sẽ là và vẫn là những gì duy-trì được tình-yêu thương/mẫn cảm của con người đối với con người, trong mọi tình-huống cuộc đời, rất hôm nay.

Có tương-quan là có đời sống chung-đụng giữa người cận thân và cận lân, không phải lúc nào cũng tốt đẹp, hoặc trôi chảy như truyện kể ở bên dưới:

“Tôi đón cha lên thành phố. Nếu nói là đón mẹ lên thì thích hợp với hoàn cảnh hơn. Nhưng mẹ tôi đã xa cõi đời từ lúc tôi lọt lòng. Sự ra đi của mẹ, trong thâm tâm tôi vẫn luôn là một sự đánh đổi quá khắc nghiệt của tạo hóa, mà nỗi đau đớn còn dành lại một vị đắng ở đầu môi. Và người ở lại phải sống tốt cho cả hai phần đời. Tôi đã có thật nhiều cố gắng.


Cha tôi, người đàn ông lam lũ. Cha gầy, gầy lắm, mà không phải chỉ gầy do sức khỏe, mà thời gian đã ngấm dần trong từng thớ thịt cha, già cỗi và yếu ớt. Người đàn ông cô độc ngần ấy tháng năm của tôi.


Bao nhiêu lần ôm cha ngủ. Từ bé, lúc lớn lên đi xa trở về, hay khi tôi đi làm có tiền thường gọi điện cho ông:“cha, lên thành phố với con, con lo được mà”. Ông hỏi dò “có thiệt không đó, cu con, không để tiền cua gái hả?” Rồi ông cười khà khà. Hôm sau đã có mặt ở nhà tôi. Mang nào gà, nào vịt, nào trái cây. Và không quên mang theo một cúc rượu để cha con nhâm nhi.

 Nhưng sao lần này, nằm cạnh ông, nhìn ông ngủ, tôi …tôi không diễn tả nỗi cảm xúc của mình. Nước mắt ở đâu cứ như nước sôi đang đun trào, cứ thế đẩy vung mà ra. Chắc vì tôi mới được làm cha, chắc lẽ thế.


Tôi lấy vợ rất muộn. Vợ là người thành phố, con nhà danh giá. Nhưng với nỗ lực và cố gắng của mình, tôi độc lập về kinh tế, không phải dựa bóng nhà vợ.


Khi mọi người quây quần quanh thằng Mỏ(con trai yêu quý của tôi), nhìn nó kháu khỉnh đáng yêu quá. Nhà vợ rất đông người tới. Ai cũng đòi được bế thằng Mỏ nụng nịu. Bà ngoại thằng Mỏ (là người rất khó tính) nói “ông Nội bế cháu đích tôn một chút này”, cha đưa tay ra định bế thì bà ngoại khựng lại.


“Trời ơi, tay ông nội sao thế, thế thì hỏng da của cháu mất….”. Bà ngoại giữ thằng Mỏ lại trong lòng, vừa nói vừa nhìn bàn tay cha tôi dò xét.


“Ờ….vâng, tôi lỡ…để tôi…đi rửa..”. Cha tôi ấp úng rồi đi ra nhà sau để rửa tay.


“À, chắc ông mới làm than đó má”. Tôi nói đỡ, rồi theo cha ra sau. Mọi người lại xúm lại đòi bế thằng Mỏ. Cha tôi rửa tay, và đúng là ông làm than thật. Tức là ông phơi mớ than củi mang từ quê lên để cho vợ tôi nằm hong, khỏi nhức mỏi đau lưng sau này. Nhưng ông làm xong từ sáng sớm rồi kia mà, lẽ nào cha tôi đã già nên lẫm cẫm rồi, chẳng còn nhớ mà rửa tay nữa. Cha ơi…


Thấy ông đứng cặm cụi rửa tay, khó nhọc. Tôi tiến lại “cha, để con rửa cho cha”.

 “Thôi đi cu con, hồi bé cha rửa tay rửa chân cho mày, giờ học đòi à, nhưng chưa đến lúc đâu….”.
“Đưa con coi nào”, tôi giằng lấy tay ông. Trời ơi, hai bàn tay ông chai sần, những lớp da bị tróc mẻ, nham nhỡ đỏ lừ.


“Cha bị sao thế, cha đừng rửa bằng xà bông nữa”…Tôi nói.

“Ờ, hồi trước, hồi trẻ ấy, cha mày đi xây, bị xi ăn, bị dị ứng. Hôm qua tao thấy trước sân nhà mày có chỗ bị hỏng, tao hòa ít xi gắn lại. Ai ngờ lâu thế mà nó cũng bị lại…”


Ông nói rồi lững thững đi vào. Vừa đi vừa chùi chùi hai bàn tay vào áo, cái dáng còng còng như oặn trĩu bởi yêu thương. Cha bước đi không còn vững nữa rồi, năm tháng ơi.…..


Là trưởng phòng kinh doanh một công ty, tôi đi tối ngày, tranh thủ chạy về lúc trưa, lúc tối muộn. Nên cha làm gì, mọi người làm gì tôi cũng không rõ hết. Nhà tôi ở ngoại ô. Có một khoảng sân nhỏ, trồng một ít cây cối. Trong những tháng ngày này, được làm cha, được sống trong cảnh gia đình sum vầy thế này. Tôi ngỡ cuộc đời như một giấc mơ. Hay đúng hơn là cuộc đời ai rồi cũng đến lúc sống đúng như một giấc mơ, khi đã cố gắng thật nhiều.


Từ chuyện bàn tay, mà cha chưa bế cháu Mỏ một lần nào. Không chỉ vì ánh mắt e dè của bà ngoại thằng Mỏ. Mà có lẽ ông tự ái(bệnh người già mà), ông muốn mọi người được vui. Và hơn hết ông thương thằng Mỏ, như bà ngoại nói “da cháu còn nhạy cảm, như thế là không tốt”. Tôi cũng chỉ im lặng. Vì nghĩ mọi thứ đều hợp lý. Hay tại vì cha là đàn ông(yêu thương để trong lòng), ít ra cha cũng không như bà ngoại, khi một ngày không ẵm thằng Mõ vài lần nũng nịu là ăn cơm không nổi.


Thế là cha tôi, ngày ngày lầm lũi ngoài khoảng sân nhỏ. Ông nấu nước Vằng (một loại lá cho người đẻ uống rất tốt), ông quét sân, thỉnh thoảng qua chỗ mấy ông già cùng khu phố ngồi chơi. Rồi lại thỉnh thoảng về ngắm thằng Mỏ. Vợ tôi còn bảo “ở nhà ông còn giặt cả tả, quần áo cho Mỏ”.

 Mặc dù có bà ngoại, hay mấy cô em vợ tôi, mà họ toàn giặt máy. Nhưng khi chưa kịp bỏ vào máy là ông lại bê đi giặt tay. Bà ngoại cũng không muốn ông phiền lòng, nên cũng đành im lặng. Nhưng tôi biết sau đó bà ngoại lại lén bỏ vào máy giặt lại, may mà bà không để cha biết….


Thời gian cứ thế trôi đi, cuộc sống bình lặng êm đềm. Nhưng tình cảm trong tôi đang dậy sóng, vì từ Cha thiêng liêng, mỗi lúc vợ hay bà ngoại bế thằng Mỏ đều chỉ vào tôi bảo “gọi ba đi, ba ba, ba ba”. Thằng bé chỉ nhìn rồi cười, đáng yêu vô vàn vô tận.


Cho đến một ngày, khi tôi đang đi công tác tỉnh, vợ gọi điện “chồng, về nhà đi, ông nội vào viện rồi”. Tôi về ngay, về liền. Cha tôi đứng lên chiếc ghế đẩu để phơi tả cho thằng Mỏ, bị trượt ngã. Khi tôi về đến nơi ông đã tỉnh, bác sĩ bảo chỉ bị chấn thương nhẹ, cần điều trị vài ngày là hết. Tôi thở phào. Bà ngoại và vợ nhìn tôi ái ngại.


Tôi về nhà lấy đồ cho cha. Tôi lục túi của ông. Một ít quần áo, một tút thuốc quê đã hút phần nữa (cha tôi nghiện thuốc lá). Và…một cuốn sổ, nhỏ bằng lòng bàn tay, màu nâu cũ kỹ, một chiếc bút được kẹp ở giữa. Tôi tò mò, tôi mở nó ra, mở ngay trang đang kẹp bút. Tôi đọc:


“Vậy là cháu nội tôi đã chào đời được một tuần. Nhìn con trai vui, mới biết mình đã già, đã sống hết phần đời mình mất rồi. Buồn vui lẫn lộn. Khi về bên kia gặp vợ, có thể an lòng. Nhưng mà sao già này buồn quá. Muốn được ôm thằng Mỏ vào lòng quá. Mà….Già này nhớ những tháng ngày xưa, khi vợ bỏ lại hai cha con ra đi, một mình nuôi con trai. Một mình bế nó trên tay, một mình cho nó uống sữa, một mình ru nó ngủ, trong đêm thâu. Ôi mới như hôm qua đây thôi, mà sờ lên mái tóc đã bạc trắng mất rồi. Con trai à, cháu Mỏ à, già này yêu hai cu lắm….Bàn tay chết tiệt này,sao mày lại giở chứng đúng lúc thế….”


Tôi lật tiếp những trang viết đầu, những ngày tháng đầu đời:

“Vợ anh nhớ em, nhớ nhiều…anh không có gì để ví được”….

“Em yên lòng, anh sẽ nuôi con, anh sẽ sống cho cả hai cuộc đời, anh sẽ làm được…”
“Vợ, anh không chịu được nỗi đau này…..”

“Vợ ơi…”


Dài lắm, tôi đọc mãi, đọc mãi, đến lúc những dòng chữ ngoệch ngoạc của cha nhòa đi bởi nước mắt tôi nhỏ xuống. Tôi mới dừng lại. Cha viết nhật ký. Ông giấu tôi kỹ quá, giấu tài quá. Đàn ông như cây Lim cây Táu, mà tâm hồn ông như Liễu như Mai, rũ xuống vì yêu thương, rũ xuống vì tình cảm, rũ xuống vì cô độc. Ôi, cha già của con!


“Anh ơi làm gì lâu thế, làm đưa đồ vào cho nội thay đi, anh còn ngủ ư”. Vợ tôi kêu vọng lên lầu.

“Ờ…anh biết rồi….”. Tôi quẹt nước mắt. Gấp nhật ký của cha, bỏ lại cẩn thận.


Tôi phải lén đi ra, bởi không muốn ai nhìn thấy mình đang khóc, rồi phi ngay xe tới bệnh viện. Cứ tưởng được làm cha, cảm thấu được nổi thương xót khi cha mình đã ở tuổi xế chiều. Nhưng mà, thực sự giờ tôi mới nghiệm ra một điều, là với cha mẹ, dù mình có đi mòn cả lối đời cũng không thể nào thấu hết những tình thương yêu mà họ dành cho con cái. Không thể hết được đâu. Cho nên, dù ở vị trí nào, cũng chỉ biết sống cho tốt, cho thật tốt, thế mà vẫn cảm tưởng như tình cảm mình đáp lại cho mẹ cha cũng chỉ là gáo nước giữa đồng khô nắng cháy mà thôi. Những hình ảnh về cha hiện lên trong đầu, mắt tôi đỏ ngầu hoen lệ, chứa chan.


“Cha…”, tôi mở cửa phòng bệnh viện.

“ Gì đấy cu con, cha đây mà, cha có trốn đi đâu chớ, cái thằng này”. Cha vẫn gọi tôi như thế. Cả phòng bệnh đông lắm. Cha tôi ngồi dựa vào tường, tay đưa gói bánh cho đứa trẻ con ai ở giường bên, cha bụm bụm vào má nhóc con đó.


Tôi chạy lại, mặc kệ ai nhìn, mặc kệ là gì đi nữa, tôi ôm lấy cha. Tôi quay mặt vào tường, cho những giọt nước mắt lăn chảy không ai thấy, tôi nói trong tiếng nấc:


“Cha, xin lỗi cha, con đã quên……”.

Bệnh viện, âm thanh ồn ả vốn dĩ, mà sao tôi nghe yêu thuơng đập đầy nơi tim. …….

 

Đúng thế. Có trở-thành người cha, mới thấu-hiểu được lòng của Ông/Bà như câu truyện ở trên. Về lại với Đạo Chúa, niềm tin chỉ có được cách vững-chãi một khi ta nếm trải và thấy được Thiên-Chúa ngang qua các ẩn-dụ như thể Chúa đang đi cạnh ta, kể truyện và nếm được mùi vị ngọt-ngào của Ngài và ta được tháp-nhập vào với Chúa, như đoạn trích-dẫn dưới đây:

“Rất nhiều lần, ta cứ bị rơi vào bẫy-cạm của ngôn-ngữ nên đã sử-dụng đường lối rất thân quen về những chuyện đại loại như thế. Nhưng, tất cả vẫn là giòng chảy, không đổi thay. Và, ta không thể bắt chụp hoặc giữ chặt nó được. Đó, là thứ không-gian lưng chừng ở ngưỡng cửa phía dưới thấp, tục gọi là Chora (tức chốn miền thị-trấn rất quê nhà). Và khi đó, lại như thể có người đi bên cạnh cứ nói chuyện dụ-ngôn cho mình thưởng-lãm. Đây, là cảm-nghiệm về sử-dụng ngôn-ngữ một cách rất khác hẳn. Kiểu cách này, thường khiến ta bị xúc-động đến độ phải ngồi xuống một chốc lát, chẳng nói gì.

 Thế đó, là phản-ứng “nội-tại”, rất chức-năng. Người kể, lại sử dụng từ-vựng hoặc tuyên ngôn cùng dấu hiệu theo cung-cách riêng-tây của họ. Tức, đã ngưng không còn theo kiểu-cách của người kể hoặc sử-dụng ngữ-pháp theo phương-thức bình-thường nữa, nhưng lại nhìn thẳng mặt vào nữ-thần Medusa để thấy như thể bà ta vẫn chưa chết, nhưng rất đẹp. Và, miệng bà cười rất tươi, như reo vui thật diễm kiều… (x. Helene Cixous,The Laugh of Medusa). Kể truyện dụ-ngôn theo kiểu như thế, sẽ đặt mọi người vào trạng-thái có chút “nếm trải” cũng rất hay.” (X. Lm Kevin O’Shea CSsR, Niềm Tin: Nỗi-Niềm của Con Tim, Chương 2 Phần Iwww.giadinhanphong.com)

Và, nếm trải niềm tin-tưởng như một cảm-nghiệm khác theo nhận-định của đấng bậc trên ghi như sau:

“Các sử-gia xưa nay thường triển-khai ý-nghĩa của “viễn cảnh”. Đó là ảnh-hình mang tính thị-giác bao hàm một luận-cứ rất ưu-việt. Đôi lúc, nó rất xa vời lại không có rào cản nào xuất hiện ở chính giữa. 

Thật ra thì, sử-gia nhà ta lại ưa-thích lối viết đầy ẩn-dụ nhằm nắm-giữ sự vật xa vời qua một chọn-lựa mang sắc-mầu riêng-tư, đầy ẩn-dụ ức. Đó, là thực-tại khác hẳn tầm-nhìn của người ở vị-thế đứng trụ mà quan-sát. Tất cả, đều nhận ra điều này khi xem xét sự-việc theo “viễn cảnh” cũng rất thật. 

Có vị coi đó là chuyện “nếm trải”, tức: sử-dụng thứ ẩn-dụ khác hẳn. Bởi, “nếm trải” chẳng làm sao có được nghĩa đúng-đắn của thứ ngôn ngữ ta thường dùng. Xưa nay, ta vẫn ưa vẫn thích “mùi ngon/vị ngọt”, nhưng không “nếm trải” được gì, nếu không đưa nó vào miệng rồi nuốt ực, ngõ hầu thưởng thức nó cách tận tình. Và khi đó, ta lại sẽ kêu lên: “Ôi chao là ngọt!” hoặc: “Úi chà! Sao mà đắng thế?” Hoặc: “Cay ơi là cay!”… Cũng có thể, chất ta “nếm trải” lại không thuận/hợp với ta; hoặc: ta chẳng ưa thích nó chút nào. Vấn đề là: mùi ngon/vị ngọt ấy, sẽ loại bỏ mọi khoảng cách, để rồi có người lại dõng-dạc tuyên-bố: “Ăn gì, bạn sẽ là người ấy!” 

Thời Trung-cổ, truyền-thống phổ-đại chuyên sử-dụng ngôn-ngữ ẩn-dụ, như từ-vựng “nếm trải” ta nghe/biết về Chúa. Đây, là khía-cạnh phổ-cập cũng rất thường, vào buổi trước; tức: thời, mà con người có “cảm-giác linh-thiêng” như vật-thể hữu-hình, tựa hồ như thế. “Cảm-giác linh-thiêng”, điều-động bằng giác-quan tổng-thể hệt như một giao-hưởng-khúc gồm đủ mọi giác-quan thay cho ẩn-dụ. Chìa khoá chính cho giác-quan tổng-thể này, không là thị-kiến tạo nên vị-giác tổng-hợp, nhưng là thứ vị-giác thiêng-liêng linh-đạo. Xem như thế, ta trở thành bản-vị có đính-kèm vật-thể mà ta lĩnh-hội được theo cung-cách linh-thiêng giống hệt như thế. 

Nói tóm lại, Chúa để lại “mùi ngon/vị ngọt” nơi ta. Chúa có “mùi vị ngon ngọt” của riêng Ngài, ở mọi thời. Truyền-thống nhận định theo giác-quan như thế lại rực-sáng hơn, khi các đan-sĩ khổ-hạnh như người anh em hèn mọn Dòng Xitô lưu ý (đặc biệt là thánh Bernađô thành Clairvaux, đấng thánh hiền lành được biết nhiều dưới danh hiệu là “Tiến-sĩ-Mật” rất nổi cộm mà anh em đồng môn gọi ngài bằng danh-xưng rất gọn như: “Mật Huynh” cho “tiện bề sổ sách”; và truyền thống này, lan tràn sang các nữ-tử dòng Bê-ganh cũng như các tu-sinh dòng nữ ở mạn Bắc nước Đức, rất đặc biệt.” (Nguồn:“Hãy nếm và xem Thiên Chúa ngọt ngào dường bao.”(Tv 33: 9): The flavour of God in the monastic West,Rachel FultonJournal of Religion vol. 86, N.2, p. 169-ff)

Và, thêm một “nếm trải” khác cũng lạ-kỳ không kém, vẫn được đấng bậc ở trên khẳng-định rằng:

“Ẩn-dụ “nếm trải” được diễn-tả như vui thích, thoải mái mang tính-chất rất chữa lành ngõ hầu dẫn đưa người hiệp-thông rước Chúa sẽ được tháp-ghép vào cơ thể Ngài để gắn bó cho chặt. Tin như thế, là hiểu rằng: để được sống còn, ta cần có và cần chọn cảm-giác ngọt ngào, vẫn rất ngon. Ta còn tiến xa nhiều hơn là chỉ “nếm trải” Chúa rất đích thực, đến độ ta trở nên giống như Chúa. Trở nên con cái của Chúa. Bởi, khi có được sự khai sáng ấy, đã thấy nhiều người có được chọn lựa cả về thị giác lẫn vị-giác, tức tập trung không chỉ vào “nhãn quan”, mà thôi. Một khi ta gặp loại hình thực phẩm mới mẻ nào đó và được mời ăn thử, thì cũng sẽ có đổi thay cũng rất mới.

 Như thế là, ta có thể tháp-ghép vào chính con người mình những gì khả dĩ giết chết hoặc chữa lành, những gì làm cho ta thêm bệnh hoạn hoặc nuôi ta cho tốt. Có chuyện ngộ nghĩnh là chất đường ngọt ngào lần đầu tiên được sản xuất theo số lượng lớn lao, là vào thế kỷ thứ 19-20 tại Anh quốc và nước Mỹ: cũng vào thời bấy giờ người người đã thấy mất mát đáng kể về tôn-giáo, lẫn niềm tin.

 Ngôn-ngữ sử dụng cho giòng chảy ở dưới mang một chút dáng dấp có hơi Mỹ-quốc, nhưng cũng là lập trường đáng để ta quan tâm.” (X. Lm Kevin O’Shea CSsR, bđd)

Thế đó là những ví-dụ cụ-thể về tương-quan có “nếm trải” ở cuộc đời con người. Tương-quan giữa người với người được diễn-tả bằng những lập-luận về đạo-đức, triết-lý, và cả đến truyện kể ở chốn dân-gian phàm trần nhiều trải-nghiệm. Tương-quan ấy, còn được toả-lan rộng khắp bằng 4 bộ-môn nghệ-thuật như cầm, kỳ, thi, hoạ. Chí ít là, thi-ca và âm-nhạc như ca-từ được dẫn sau đây:

“Tình đã len trong mầu nắng mới,”
Lòng anh buồn vời vợi em ơi.
Niềm ái ân rung động trên môi,
Tình đâu khôn lựa nên lời thắm tươi.

Ðã héo lắm nụ cười trong mộng

Ðã mờ dần hình bóng thân yêu

Ðã lam tím cả cảnh chiều

Trong hồn lặng đã hiu hiu mộng tàn

Ðể gối chăn nằm yên chốn cũ

Hãy lịm người trong thú đau thương.


Tình đã không một lần nữa tới

Nhìn nhau buồn vời vợi em ơi

Rượu ái ân em cạn trên môi

Lệ anh xin nhỏ nên lời đắng cay.

 Hãy xếp lại muôn vàn ân ái

Ðừng thương nhau đừng ái ngại nhau

Thuyền yêu không ghé bến sầu

Như đêm thiếu phụ bên lầu không trăng

Thành kiếp sao còn băng mãi mãi

Ðể lòng buồn mãi mãi không thôi.”

(Phạm Duy/Lưu Trọng Lư – bđd)

 Quyết thế rồi, nay mời bạn/mời tôi, ta cứ thế mà hiên-ngang tiến về phía trước mang theo trong mình những quan-điểm/lập-trường mình sẵn có. Để rồi, sẽ cùng người anh người chị ở thánh-hội Nước Trời mãi mai vui tươi thực-hiện một sống đạo rất tuyệt vời.

Thế đó, là ý/lực xin được gửi tới mỗi người và mọi người thích đọc những giòng chảy rất phiếm, hôm nay và mai ngày, trong cõi thế.

Trần Ngọc Mười Hai

Vẫn chỉ muốn chuyển-tải

Những gì mình tâm-niệm

Bấy lâu nay

Mà thôi.

Hãy quỳ lạy nhìn xem cho sướng đã,

Suy Tư Tin Mừng Tuần thứ 28 thường niên năm C 09/10/2016

Tin Mừng (Lc 17: 11-19)

 Trên đường lên Giêrusalem, Đức Giêsu đi qua biên giới giữa hai miền Samari và Galilê. Lúc Người vào một làng kia, thì có mười người phong hủi đón gặp Ngài. Họ dừng lại đằng xa và kêu lớn tiếng:

Lạy Thầy Giêsu, xin dủ lòng thương chúng tôi!”Thấy vậy, Đức Giêsu bảo họ:

“Hãy đi trình diện với các tư tế.”

Đang khi đi thì họ được sạch. Một người trong bọn, thấy mình được khỏi, liền quay trở lại và lớn tiếng tôn vinh Thiên Chúa. Anh ta sấp mình dưới chân Đức Giêsu mà tạ ơn. Anh ta lại là người Samaritanô. Đức Giêsu mới nói:

“Không phải cả mười người đều được sạch sao? Thế thì chín người kia đâu? Sao không thấy họ trở lại tôn vinh Thiên Chúa, mà chỉ có người ngoại bang này?”

Rồi Ngài nói với anh ta:

“Đứng dậy về đi! Lòng tin của anh đã cứu chữa anh.” 

 * * *

“Hãy quỳ lạy nhìn xem cho sướng đã”,

Không gì tiên cho sánh kịp bường thơ.

Tính chất thanh mà phẩm vật không ngờ,

Rất ưa-chuộng màu nhơn-đức sạch-sẽ.”

(Dẫn từ thơ Hàn Mặc Tử)

Mai Tá lược dịch.

“Nhơn đức sạch sẽ” và “tính chất thanh”, phải chăng nhà thơ nay cũng có tâm-sự của người bệnh-hoạn mà Chúa gặp trên đường làng? Đường làng Chúa đi, Ngài gặp đủ mọi người bệnh. Bệnh thể xác, bệnh tâm-hồn. Gặp cả những người có “nhơn đức sạch-sẽ”  cần “phiêu-diêu trong gió nhẹ”, như trình-thuật mới vừa đây.

Trình-thuật vừa đây, như có muôn vàn lời dạy của Đức Chúa nghe rất quen. Lời dạy Chúa gửi đến với mọi người ở phố chợ lẫn kinh-thành. Lời Chúa dạy hôm nay, cò đính kèm những hỏi-han rất chân-tình: “Không phải mười người đều được sạch cả sao?” (Lc 17: 17)

Theo trình-thuật, có đến những mười người bệnh kêu-cầu được Chúa chữa lành. Ngài làm thế, là để đưa người bệnh trở về lại với xã-hội bình-thường, với cộng-đoàn tình-thương Ngài luôn mến mộ.

Người bệnh ngặt-nghèo hôm nay, là một Samaritanô khác, vẫn người ngoài Đạo. Vì ở ngoài, nên người bệnh hôm nay chẳng thể nào được coi là có “nhơn-đức sạch-sẽ” dưới cặp mắt nhà Đạo. Dù có là Samaritanô, Hy Lạp hay Do-thái được Chúa chữa lành, đã mấy ai biết quay trở về! Quay về, dù chỉ để nhìn-nhận ơn lành đã khỏi bệnh. Hay chỉ để chiêm-ngưỡng dung-nhan Đấng chữa lành cứu vớt mà ngợi-khen.

Có nhìn-nhận đó là ơn lành hay không, vấn-đề đặt ra vẫn là: Chúa nghĩ sao, khi có kẻ quay về cảm-kích, biết ơn như người Samaritanô rất ngoài Đạo? Vâng. Chúa vẫn thường bảo: “Hãy đứng dậy mà đi! Lòng tin của anh đã cứu-chữa anh.”

Lời vàng hôm nay, Chúa kêu gọi người còn bệnh-hoạn hay đã được chữa-lành, là: “Hãy đứng dậy mà đi!”Hãy đi mà lập lại cuộc đời, có đổi mới. Đổi mới, theo đường-hướng Ngài đã chỉ-dẫn. Đổi mới, không chỉ kinh-nghiệm rất thực về thể-lý mà thôi. Nhưng, còn tái-tạo tương-quan tốt với người đồng loại, với Cha, với Chúa.

Tái-tạo tương-quan, là đem hy-vọng đến trên những người đang mang tật bệnh. Bệnh phong, bệnh lở ghẻ theo kiểu Lazarô và các bệnh khác nơi tâm tưởng, như: kỳ-thị, áp-bức, hờn căm. Như: khai-thác/bóc lột kẻ thua kém, sống phè-phỡn, những xa-hoa.

Tật bệnh phong cùi kể ra đây, đâu đáng sợ bằng thái-độ của người tự cho mình “hơn hẳn”. Cho rằng mình thuộc giới quí-phái/đạo-hạnh. Những người vẫn tự-tôn, tự đại, khinh-khi, có thành-kiến. Tật bệnh phong cùi ngày nay, là thái-độ của những người vẫn không chấp-nhận đồng-hành với những ai thấp-kém thua mình. Của những người mà ta vẫn gặp trên đường làng, chạy theo chân Chúa chỉ để bới móc, phân-bua.

Người mắc phong cùi hôm nay, còn là người bệnh mới chớm SIDA, cúm gà, ho lao, ung-bướu, thôi đã thấy bức tường phân-cách, ly-tan như ở Bá-Linh, Gaza , hoặc tường rào cốt sắt, sát biên-giới nước Mexicô nghèo?

Tật bệnh phong cùi hôm nay không chỉ là tật bệnh ngoài da hiếm thấy nơi xã-hội phương Tây, nhưng vẫn là căn bệnh thấm dần nơi tâm-khảm làm con người trở nên chai sạn. Chai đá đầy sạn/sỏi, ngay trong lòng nhà Đạo, dù ngày ngày vẫn cầu mà không nguyện.

Chai sạn bệnh-tật hôm nay, diễn-bày nơi thái-độ của giới cầm-quyền Đạo/đời chỉ biết có luật và lệ, chỉ chú-tâm đến trật-tự lớp lang, hầu giành quyền huy-động, bảo ban. Đó là thứ “cùi phong/ghẻ lở” thấy rất nhiềy ở mọi nơi.

Nhưng vấn-đề đặt ra là: nếu bắt buộc phải ở cạnh hoặc sống chung với những người bệnh nan-y hôm nay, ta có cả gan ra tay nâng-đỡ hoặc ôm hôn họ, hay không? Ôm hôn, nâng đỡ hay vẫn chạy trốn mỗi khi thấy người cùi rung chuông, cảnh-báo?

Người giang tay chực chờ ta đỡ nâng/giùm giúp là nạn-nhân của tật-bệnh quái-đản, tựa phung hủi, SIDA, đồng tính luyến ái, vv.. vẫn cần ta loại bỏ thái-độ chê-bai, kỳ-thị, hoặc lẩn-tránh. Người tật bênh hôm nay, vẫn mong người đời thay-đổi thái-độ đối với chính mình trong giao-tiếp. Thay-đổi tương-quan lạnh nhạt như các luật-sĩ, Pharisêu khi xưa vẫn làm.

Là môn đệ theo chân Chúa lên đường rao-giảng, ta không chỉ thấy cần mỗi việc thăng-tiến con người, mà thôi. Dù, có là thăng-tiến quyền-lợi của những người bị coi là khác văn-hoá, đạo-giáo hoặc tâm-linh, thể-lý. Nhưng, vẫn nghe lời Đức Chúa dặn-dò “Hãy đi mà trình-diện với các tư-tế”. Trình-diện với các tư-tế, để chứng-tỏ là mình được chữa lành, tức: có “nhơn đức sạch sẽ”, đã gột bỏ mọi hãi-sợ. Không còn thái-độ làm ngơ, xa lánh người bệnh nữa; nhưng đã biết khoan-dung. Khoan-dung gột sạch, thể-hiện đúng như lời thánh Phaolô trong thư gửi người đồ-đệ: “Vì Tin Mừng, tôi chịu khổ, tôi phải mang cả xiềng xích!… Bởi vậy, tôi cam chịu mọi sự, để mọi người đạt ơn cứu vớt trong Đức Kitô, hưởng vinh-quang muôn đời.” (2Tm 2: 9-10).

Để mọi người đạt ơn cứu-vớt và chữa lành, là đã tự gột tẩy chính mình để có được “nhơn đức sạch sẽ” hầu “đứng dậy mà đi” thực-hiện Lời Chúa đã khuyên dạy. Thực-hiện Lời Ngài khuyên dạy, sẽ không còn coi rẻ, đào-thải khỏi xã-hội và giáo-hội, những người xưa nay bị chê-bai, nhờm tởm và xa lánh những người bệnh phong cùi, của thời-đại.

Phong cùi thời-đại, đôi khi lại chính là con/cháu, bạn bè hoặc những người mà ta đang chung sống trong cộng-đồng, khác màu da, khác văn-hoá và đạo-hạnh. Những người đang khốn-khổ vì phong-cách ta đối-xử với họ. Giả như, các bé câm điếc bẩm-sinh, các trẻ bị hội-chứng Down, hay người đồng tính luyến ái, bị xã hội ruồng bỏ, có đến gần, ta sẽ xử sự với họ như thế nào? Phải chăng vẫn cứ trách-móc với phân-trần: “Sao Chúa để người của tôi ra như thế này?”

Vâng. Cũng như người Samaritanô bệnh tật, mọi người trong cộng-đoàn ta chung sống, cần được cứu vớt và chữa lành. Chữa lành hoàn-toàn, không còn những gì độc-hại từ hệ-thống tân-kỳ, của ngày hôm nay. Hệ-thống, chuyên bóp méo mọi tương-quan tốt đẹp ta đang có với mọi người chung quanh.

Tham-dự Tiệc Thánh hôm nay, ta cầu mong cho thế-giới sẽ không còn những kẻ bị đào-thải ra khỏi xã-hội và Giáo-hội. Không còn ai bị đối-xử như người phong cùi, phải xa lánh nữa.

Lm Richard Leonard sj biên-soạn –  

Mai Tá lược dịch.

“Nếu chúng ta kiên tâm chịu đựng, chúng ta sẽ cùng thống trị với Đức Kitô”.

“Nếu chúng ta kiên tâm chịu đựng, chúng ta sẽ cùng thống trị với Đức Kitô”.   2 Tm 2, 8-13

Tuyết Mai

Con người trải qua bao nhiêu thời đại, bao nhiêu thế kỷ thì mẫu số chung của con người vẫn là thích sống phục dịch cho cá nhân của mình, cho tấm thân hay chết của mình để rồi Hỏa Ngục là nơi luôn chôn sống linh hồn của con người đời đời kiếp kiếp không có ngày ra.   Bởi thực tế của sự giầu sang, sung sướng, có người hầu kẻ hạ, có nhà cao cửa rộng, có của cải chất đống đầy, có tiền xài phung phí, muốn gì được nấy ngay … Thì thử hỏi ai mà không thích muốn có?.

Từ cái sự giầu của cải thì con người lại muốn có danh vọng, có quyền lực trong tay rồi thì nó gắn liền với sự tham lam, muốn lấy của người làm của mình.   Vâng, khi sự giầu có ấy rất thường làm cho con người ta đi đến sự sa đọa, mất đi nhân tính, mất đi sự bác ái tối thiểu cần phải có ở một con người.   Trở thành người vô cảm, vô đạo đức vì nó đi liền với phá thai và giết hại người để mình được cai trị và thống lãnh đất đai nơi mình làm Chủ.

Chớ có đâu lại ngược ngạo là con người ta đi tìm sự thiếu thốn, đau khổ và cam chịu với số phận không mấy may mắn của mình nhất là bị người đời khinh chê.   Và nhất là không có được cuộc sống thoải mái mà không đổ mồ hôi, nước mắt ra mới có được … Chớ làm sao lại được giầu có sung túc như bao người khác.   Do đó mà chuyện ganh ghét nhau xẩy ra là sự thường tình giữa người giầu có và người nghèo.

Nhưng làm người thì có mấy ai chịu chấp nhận cái thua thiệt, cái thiếu thốn, cái yếu kém hay cái thiếu khả năng của chính mình bao giờ? Mà không là sự cố gắng không ngừng dù sự cố gắng ấy có nguy hiểm đến tánh mạng hay nguy hiểm cho linh hồn sống đời của mình, thưa có phải?.   Ai bảo rằng sự cố gắng kiếm tiền nơi chúng ta không có sự suy nghĩ chín chắn trước khi làm điều gì? Thưa có chứ nhưng sự chọn lựa ấy nếu không có Chúa ở cùng thì nó chỉ dẫn đến Sự Dữ và mất linh hồn mà thôi.

Hiện tại và tương lai của lớp trẻ con người mai hậu có nên tốt lành hay có nên xấu đi hơn thì chúng ta cũng phải thừa nhận là chúng xuất phát từ nơi gia đình của từng người chúng ta mà ra.   Chúng ta không thể đổ thừa cho ai khác cả vì chúng ta thiếu trách nhiệm và bổn phận làm cha mẹ trong gia đình.   Đẩy mọi trách nhiệm cho trường học, cho ông bà, cho người giữ trẻ và cho chính phủ phải gánh vác thì xin thưa càng ngày những người trẻ chúng học từ những người trông coi chúng.

Là thành phần thiếu đạo đức, thiếu sự giáo dục về đức dục trong học đường, thiếu nền tảng đạo đức ngay từ trong gia đình thì làm sao đòi hỏi những đứa trẻ chúng nên tốt cho được? Nói chi chúng bị đẩy ra ngoài xã hội khi chúng đã ở tuổi trưởng thành là khi chúng đã tốt nghiệp đại học.   Trong khi đạo đức là nền tảng cần phải có từ khi chúng ở tuổi còn rất nhỏ.

Chúng cần phải được giáo dục là có Thiên Chúa là Đấng vô cùng quyền năng hằng hữu và vô cùng yêu thương con người.   Chúng cần phải được giáo dục là có Thiên Đàng, Luyện Ngục và Hỏa Ngục từ khi chúng có sự hiểu biết thì khi chúng làm việc gì hay điều gì trái với lương tâm thì chúng cũng tự hỏi lòng là sự việc ấy có giúp ích cho linh hồn của chúng được sống muôn đời ở đời sau hay làm nguy hại cho linh hồn của chúng phải bị tù chung thân nơi Hỏa Ngục đọa đày?.

Vâng, chúng trẻ thời nay hơn bao giờ hết là rất cần được học biết là có Thiên Chúa hiện hữu vì Người là Đấng luôn yêu thương chúng ta.   Người không bao giờ muốn mất chúng ta vào tay quỷ dữ như cha mẹ trần gian không bao giờ muốn điều gì dữ tợn hay vô cùng đau thương mà con cái chúng ta rất yêu thương phải gánh chịu một mình.   Bởi dễ hiểu vì cha mẹ trần gian ai cũng có giới hạn chớ không như Thiên Chúa vô cùng của chúng ta ở trên Trời, Người chỉ luôn muốn ban phát cho tất cả chúng ta mọi điều lành mà thôi.

Nguyện xin Thiên Chúa ở trên tòa cao, xin thương ban cho tất cả chúng con được hằng ngày dùng đủ.   Sống sao cố gắng làm cho Danh Chúa được cả sáng, Nước Cha trị đến, ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên Trời cùng được sống bên Mẹ Maria, Mẹ Chúa Trời và là Mẹ của toàn thể nhân loại chúng con.

Nguyện xin Mẹ Maria gìn giữ xác hồn của chúng con ngày đêm cùng dạy dỗ cho chúng con biết làm điều lành tránh điều dữ để hằng ngày chúng con có được cuộc sống an vui, hạnh phúc vì biết rằng Mẹ và Thiên Chúa luôn yêu thương chúng con hôm nay, ngày mai và mãi mãi ở muôn đời sau.   Amen.

Y Tá của Chúa,

Tuyết Mai

7 tháng 10, 2016

Giờ làm việc, cả phường đóng cửa đi nhậu

 Giờ làm việc, cả phường đóng cửa đi nhậu

Nguoi-viet.com

Ông Trần Văn Hán, chủ tịch phường Đông Sơn, thừa nhận cán bộ phường nghỉ đi liên hoan cán bộ cũ lên chức. (Hình: Người Lao Động)

THANH HÓA (NV) – Mặc dù đang trong giờ làm việc, nhưng tất cả cán bộ phường Đông Sơn, huyện Bỉm Sơn, đã đóng cửa phòng nghỉ làm đi liên hoan mừng “sếp” cũ được chuyển lên thị ủy.

Theo báo Người Lao Động, chiều ngày 6 tháng 10, ông Trần Văn Hán, chủ tịch phường Đông Sơn, thị xã Bỉm Sơn, xác nhận, sáng cùng ngày cơ quan có “nghỉ sớm một chút” để tổ chức liên quan cho lãnh đạo cũ của phường chuyển công tác lên thị ủy.

Trước đó, vào buổi sáng cùng ngày, rất nhiều người dân tới phường Đông Sơn để liên hệ xin giấy tờ, chứng thực…, nhưng hầu hết các phòng làm việc của bí thư, chủ tịch, văn thư… đều đóng cửa mặc dù thời điểm này mới có 9 giờ 30 phút. Dù cửa đóng nhưng nhiều phòng điện vẫn sáng, quạt quay vù vù. Một người dân cho biết, không thấy cán bộ đâu đi hỏi thì được biết họ đi liên hoan mừng phó chủ tịch phường đi nhận chức mới.

Khi người dân phản ánh, phóng viên báo Người Lao Động liền gọi điện thoại cho ông Trần Văn Hán, chủ tịch phường nhưng ông này không bắt máy. Tìm đến hội trường phường, thì thấy ông Hán đang chỉ đạo cán bộ bày hoa quả, nem, bia, rượu để tổ chức liên hoan, đồng thời hẹn phóng viên dịp khác làm việc.

“Ông Lại Thành Tuyên, phó chủ tịch phường đã làm việc ở đây hơn 10 năm giờ chuyển công tác lên làm phó chánh văn phòng thị ủy Bỉm Sơn có nguyện vọng tổ chức bữa liên hoan chia tay đi nhận công tác mới. Do cuộc họp triển khai sản xuất cây vụ đông xong sớm nên cơ quan tổ chức liên hoan cho ông Tuyên,” ông Hán phân bua.

Tiếp tục gọi điện thoại cho ông Bùi Huy Hùng, chủ tịch thị xã Bỉm Sơn, thì ông này chỉ nói: “Hiện tôi đang đi công tác, khi nào có báo cáo cụ thể về sự việc chúng tôi sẽ tiến hành giải quyết theo quy định.” (Tr.N)