CÔNG LÝ THIÊN ĐƯỜNG

Image may contain: 2 people, text

Lê Vi

CÔNG LÝ THIÊN ĐƯỜNG

(Chuyện vui gia vị thêm từ ảnh chế trên mạng. Ảnh chỉ mang tính minh họa)

Phiên tòa ở xứ thiên đường.

Hôm nay tòa xử nhanh một lúc hai sự vụ để so sánh và làm án lệ cho các phiên tòa về sau: xử tội trộm vịt của dân và tội ăn cắp tài sản của nhà nước.

Sau khi nghe công tố viên đọc bản luận tội cả 2 thằng, tòa phán:

– Nhân danh công lý, tòa kết án tên trộm vịt 7 năm tù giam, phạt thêm 10 năm không được ăn thịt vịt.

– Nhân danh công lý, tòa kết án tên ăn cắp tài sản của nhà nước 4 năm tù giam. Phạt thêm 3 năm không được cầm tiền trên tay.

Các bị cáo có tâm phục khẩu phục không?

Thằng trộm vịt cảm giác như con vịt bị bóp cổ, nó rướn cổ cãi:

– Thằng ăn cắp của nhà nước đến cả 300 triệu đô mà chỉ 4 năm tù, trong khi tôi trộm con vịt giá chưa tới 100 ngàn đồng thì lại bị phạt tới 7 năm tù. Oan quá! Bất công quá!

Thằng ăn cắp của nhà nước miệng cười tủm tỉm, mắt lim dim:

– A Di Đà Phật. Nhân quả báo ứng công bình chứ không oan. Thí chủ thử tính xem. Cái con vịt đó nếu thí chủ không bắt nó ăn thịt thì một năm nó đẻ ít nhất 360 trứng, nở ra 360 con. Năm thứ hai, 360 con vịt đó đẻ ra 129.600 quả trứng, nở 129.600 con. Năm thứ ba, 129.600 con vịt đó lại đẻ ra 4.665.600 quả trứng, nở 4.665.600 con…. Mười năm tổng đàn vịt sẽ là…

Tòa chặn ngang:

– Hay lắm! Không cần tính nữa. Chỉ bấy nhiêu cũng đủ tử hình vì tội sát sinh hàng tỷ sinh linh.

Thằng trộm vịt nghe vậy thì ngất xĩu. Phải té nước vào mặt mấy lần nó mới lai tỉnh. Để chống chọi với cái chết, nó cố gắng gân cổ cãi với thằng ăn cắp tiền nhà nước:

– Tao ít học nhưng cũng biết tiền đẻ ra tiền. Cứ cái lý của mày thì 300 triệu đô mỗi năm đẻ ra lãi tối thiểu là 10%, lũy tiến 10 năm sau là bao nhiêu tỉ đô? Tội mày có đáng bị tru di ba họ không?

Tòa gật đầu khen thằng trộm vịt:

– Mày vô học mà cũng thông minh ra phết. Thằng ăn cắp đầu trọc kia thấy thế nào?

Thằng ăn cắp đầu trọc đưa tay lên gãi đầu. Nó hơi lúng túng nhưng rồi cũng tìm ra được cái lý để cãi:

– Thiện tai! Thằng trộm vịt có lý với điều kiện là tiền ở trong tay tôi. Không chỉ 10%, nếu tôi đem tiền đó kinh doanh thì còn đẻ ra lãi khủng, 50%, thậm chí 100%. Ngoài tái đầu tư, tôi còn đem tiền lãi ra cúng Phật và làm từ thiện xã hội. Trong khi số tiền đó để trong tay quan thì chỉ trong vòng một năm là chúng chia hết sạch! Vậy tôi có công hay có tội?

Nghe đến đó, tòa gật đầu cái rụp:

– Vậy là hết lý! Tòa nhân đạo, giữ nguyên bản án đối với thằng trộm vịt của dân. Riêng thằng ăn cắp tiền nhà nước có công cúng Phật và làm từ thiện xã hội, chiếu theo đơn đề nghị của 2000 người hưởng lợi từ tiền ăn cắp nhà nước, tòa tuyên tha tội cho nó để nó còn có cơ hội làm tiền.

Vỗ tay! Bãi tòa!

Chu Mộng Long

Cho một người vừa chết, cho một người mỏi mòn

Cho một người vừa chết, cho một người mỏi mòn

Tuấn Khanh (Blog RFA)

Thầy giáo Đào Quang Thực trước tòa án CSVN. (Hình: RFA Việt ngữ)

Đám tang của thầy Đào Quang Thực tại quê nhà của ông, tỉnh Hòa Bình, giống như một lễ dựng mộ gió của người chết mất xác trên biển miền Trung. Gia đình và bạn bè của ông đứng quanh một bàn hương án, có tấm băng-rôn ghi tên và ngày chết của ông, chứ không có thi thể. Ở đâu đó, heo hút và khắc nghiệt của thời tiết và của cả trại giam số 6 Nghệ An, thầy Đào Quang Thực bị vùi ở đó theo luật của nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam, với lý do đơn giản là việc giao thi thể về nhà sẽ gây mất an ninh.

Theo thông báo, ba năm sau khi thầy Thực qua đời (tuổi 59), gia đình mới có thể lên trại giam số 6, Nghệ An để làm đơn xin cải táng.

Nhưng thầy Thực là một đứa con không may mắn trên đất Việt. Từ khi tạm giam, ông đã bị đánh, bị bỏ đói và khi đưa đi cấp cứu, ông cũng bị ngăn không được gặp gia đình. Và rồi, cuối cùng thì ba năm sau, người hoạt động lật đổ chính quyền bằng nụ cười ấy, qua đời trong một trại giam nổi tiếng tàn ác từ trong đến ngoài trại. Tưởng chừng như ông được giải thoát trước 10 năm giam cầm của mình, nhưng không, thầy Thực vẫn phải chịu biệt giam cùng bùn đất nơi bãi chôn của trại giam số 6 Nghệ An thêm ba năm nữa: Điều nhân đạo nhất mà một chế độ có thể làm được.

Đã đến lúc chúng ta cần nhớ đến những người đã đi qua giam cầm, đi qua những án tù quái lạ và chết nối, linh thiêng vào đời tự do mà họ mơ ước. Tôi nhớ những người như anh Huỳnh Anh Trí, thầy Đinh Đăng Định, ông Trương Văn Sương, tu sĩ Cao Đài Trần Hữu Cảnh, tu sĩ Đoàn Đình Nam, những thầy tu Phật Giáo, những linh mục Công giáo… danh sách thật dài, không kể xiết kể từ 1975 đến nay. Tôi không nghe thấy sự thù hận, chỉ có nỗi buồn và sự cao thượng tỏa lan. Tôi nhớ những giờ phút thầy Đinh Đăng Định yếu lã, lời dặn của ông với những người chung quanh là đừng để hận thù chiếm lấy trái tim, mà hãy tha thứ. Họ nối nhau ra đi, và trở thành những bằng chứng sáng lòa về một đất nước còn đầy những oan nghiệt.

Còn nữa hay không, những người con của nước Việt như vậy sẽ ra đi, chỉ vì ước mơ nhìn thấy một quê hương đổi thay tốt đẹp hơn, ước mơ nhìn thấy một chính quyền thật sự vì tổ quốc và dân tộc?

Danh sách đã dài lắm chưa trong tim bạn?

(Hình: Internet)

Tháng Mười Hai này, gia đình của anh Hồ Đức Hòa đi thăm nuôi về, và lặng đi khi thấy anh Hòa đã mang thêm chứng tê bại, có thể dẫn đến liệt người. Đây là điều dễ thấy nhất, trong số những chứng bệnh về đại tràng, trĩ, huyết áp cao, gan chai… mà anh đã chịu đựng suốt 8 năm qua.

Hồ Đức Hòa là người chịu án nặng nhất trong số những người bị kết án trong vụ 14 thanh niên Công Giáo và Tin Lành vào năm 2013. Trong số đó, có 6 người tuyên bố không nhận tội do tòa án phán quyết, bao gồm Hồ Đức Hòa, Lê Văn Sơn, Đặng Xuân Diệu, Nguyễn Đặng Minh Mẫn, Hồ Văn Oanh, Trần Minh Nhật. Riêng Hồ Đức Hòa bị án nặng nhất là 13 năm tù và 5 năm quản chế, bị coi là người đứng đầu trong nhóm. Con số 13, như định mệnh chung cho cả thầy Thực và anh Hòa.

Sức khỏe của tù nhân Hồ Đức Hòa ngày càng suy sụp. Và lúc này thì càng ngày càng thấy rõ hơn, khi có nghi vấn là anh mắc bệnh ung thư gan thời kỳ đầu. Gia đình của anh Hồ Đức Hòa cho biết, vốn là một người can trường và thường giấu nhẹm tình cảnh khó khăn của mình để mẹ già không lo lắng, nhưng đến nay, anh bật nói ra với người nhà trong lần thăm nuôi mới vừa rồi, cho thấy anh không còn đủ sức chịu đựng như trước.

Từ năm 2016, anh Hồ Đức Hòa không còn được nhận đồ thăm nuôi của gia đình, kể cả những loại thực phẩm trợ giúp cho các chứng bệnh của anh, thậm chí cả thuốc men. Trại giam Ba Sao, lừng danh với sự khắc nghiệt không kém trại 6 Nghệ An, chỉ cho gia đình gửi tiền vào lưu ký trong trại giam, để mua thức ăn hay nhu yếu phẩm của trại bằng giá đắt đỏ nhưng không kiểm soát được phẩm chất. Lý do trừng phạt là anh Hồ Đức Hòa có tư tưởng cải tạo không tốt. Gia đình cũng nhận được thư của trại giam, yêu cầu phải thúc đẩy anh Hòa nhận sự giáo dục tư tưởng của trại.

Tù nhân ở Việt Nam trải qua 2 lần tù như vậy. Sau khi bị kết án và bị gia giữ, họ còn phải bị tra tấn tinh thần suốt thời gian thụ án, bằng cách phải xác nhận ăn năn và ra mặt cầu xin sự khoan hồng của đảng và nhà nước. Tù nhân Hồ Đức Hòa đã đi qua 8 năm với 2 lần tù tinh thần và thể xác như vậy.

Không như thầy Đào Quang Thực phải qua đời trong im lặng. Hay như thầy Đinh Đăng Định, ra đi trong sự chứng kiến đầy bất lực của mọi người chung quanh, anh Hồ Đức Hòa là một thực thể sống và đang mỏi mòn. Vì Hồ Đức Hòa là một hình ảnh rõ nét của ý chí tự do, đầy nhân cách của một người tự do. Anh cần hơn hết sự quan tâm của mọi người, của công luận vào lúc này. Những người tù đã ra đi và được nhớ đến, là lý do để anh Hồ Đức Hòa cần được nhớ nhiều hơn hôm nay.

Đừng để những danh sách đau thương ấy dài hơn, đáng nhớ hơn. Sự sống của mỗi con người bất cứ nơi nào đó trên đất Việt, không phải chỉ để nhớ đến, mà để hành động. (Tuấn Khanh)

Nữ Bí thư huyện ở Bình Phước bị cướp khống chế trói, cướp tài sản

Nữ Bí thư huyện ở Bình Phước bị cướp khống chế trói, cướp tài sản

Nữ Bí thư huyện ở Bình Phước đang chuẩn bị vào nhà thì bị kẻ bịt mặt dùng vật giống súng khống chế, trói vào nhà rồi lấy đi hàng chục triệu đồng và tẩu thoát.

Công an tỉnh Bình Phước tối nay cho biết, đang phối hợp với Công an TP Đồng Xoài điều tra vụ nữ Bí thư huyện ủy Lộc Ninh bị khống chế, cướp tài sản tại nhà riêng.

Nữ Bí thư huyện ở Bình Phước bị cướp khống chế trói, cướp tài sản
Nhà riêng của bà Tuyết tại TP Đồng Xoài, nơi xảy ra vụ cướp tấn công

Bắt tạm giam nguyên Tổng giám đốc Công ty Sông Đà Nha Trang

Lục Tốn is with Nhàn Thanh and 9 others.
Ngân khố cạn lúa nuôi băng đảng. Lũ chuột cắn nhau cướp lúa tơi bời dưới mỹ từ “chống tham nhũng”

THANHNIEN.VN|BY BÁO THANH NIÊN
Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Khánh Hòa lệnh bắt bị can để tạm giam ông Nguyễn Chí Uy, nguyên là Tổng giám đốc Công ty CP Sông Đà Nha Trang, để điều tra về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

CON TÀU ĐẮM và CHÚNG TA SẮP RƠI VÀO VŨNG SÂU NÀO ???

Ngo Thu

CON TÀU ĐẮM và CHÚNG TA SẮP RƠI VÀO VŨNG SÂU NÀO ???

…..
LS Lương Vĩnh Kim
THAM NHŨNG CẤP CAO:
KỲ 2: BÁO HIỆU SỰ SỤP ĐỔ.

Khi doanh nghiệp của tôi lâm vào tình cảnh đặc biệt khó khăn thì các nhân viên quản lý gần gủi tôi là những người nhận biết đầu tiên. Họ biết hoàn cảnh của tôi. Họ điều hành doanh nghiệp, nắm các số liệu kế toán, biết tình hình khách hàng, nhận ra dấu hiệu phá sản nên họ đã đi trước công nhân trong việc chuẩn bị tìm bến đổ mới. Các dấu hiệu biển thủ, vơ vét bắt đầu xuất hiện và ngày càng nghiêm trọng. Tôi thay quản lý bằng người mới và đưa nhân viên quản lý cũ xuống làm cấp phó để hướng dẫn lại nghiệp vụ cho người mới. Sau thời gian ngắn, cấp trưởng mới này cũng biển thủ tương tự hoặc là bỏ việc để tìm bến đổ mới. Sự phản bội từ bên trong, đặc biệt là từ nhân sự quản lý cấp cao, báo hiệu một sự sụp đổ không thể tránh khỏi. Tôi phải rút lui khỏi thương trường và xóa cờ làm lại.

Từ sự trải nghiệm doanh nhân và nghiên cứu lịch sử, tôi nhìn ra, trên bình diện quốc gia cũng có các dấu hiệu diễn ra tương tự.

Sau hiệp định Pari, Mỹ rút quân. Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu ở vào tình cảnh “buổi hoàng hôn của nền cộng hòa” nên phải đối diện với tình trạng tham nhũng ở cấp cao tăng vọt. Theo hồi ký của Tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng* thì “Vào mùa thu năm 1973, Thiệu tiến hành một loạt cải cách hành chánh bao gồm cách chức ba trong bốn chỉ huy quân đoàn, nhiều tỉnh trưởng và quận trưởng vì tội tham nhũng, nhưng lúc đó nước đã vỡ bờ”. Đến nổi, “Hưng đề nghị Thiệu xem xét việc thay các tướng tham nhũng bằng những người trẻ tuổi, tận tâm” thì Thiệu thở dài và nói: “Ông Hưng, ông hãy đưa tôi tên và bảo đảm hành vi của người nào mà ông muốn chỉ định làm tỉnh trưởng, tôi sẽ chỉ định ngay”. Nhưng Hưng không đề cử được ai và Tổng thống Thiệu đành bất lực. Các tướng lĩnh cao cấp là những người đầu tiên nắm được thông tin về viện trợ Mỹ bị cắt giảm, về đường ống dẫn dầu cùng với các binh đoàn quân chủ lực Bắc Việt đang tiến vào Nam, áp sát các vị trí hiểm yếu. Họ nhanh chóng ra sức vơ vét để chuẩn bị cho một cuộc đào tẩu sớm. Các nhân sự cấp thấp không nắm được tình hình nên ung dung cho đến ngày sụp đổ, bị gom vào các trại cải tạo hoặc phải vượt biên. Thậm chí, có người còn gom tiền và tài sản gửi ngân hàng Quốc Gia Việt Nam trong thời khắc hấp hối của chế độ VNCH. Ở vào tình thế “Buổi hoàng hôn của nền cộng hòa”, Tổng thống Thiệu đã bế tắc trong công cuộc chống tham nhũng.

Ngược dòng lịch sử, buổi hoàng hôn của các triều đại phong kiến Việt Nam cũng đã lâm vào tình trạng tham nhũng ở cấp cao tương tự. Điển hình nhất là tham nhũng khét tiếng của Quốc phó Trương Phúc Loan** đã báo hiệu sự sụp đổ của chúa Nguyễn ở đàng trong.

Trong thế giới tự nhiên*** cũng có những cảnh báo thời tiết, tai họa tương tự như xã hội loài người. Mối hoặc kiến trồi lên khỏi mặt đất là dấu hiệu của lũ lụt lớn.

Hiện nay, ở Việt Nam đang phơi bày tham nhũng ở cấp AVG. Lần đầu tiên, một Bộ trưởng bị đề nghị mức án tử hình vì tham nhũng. Nghĩa là, tham nhũng đã rất trầm trọng và chống tham nhũng cũng đã vào hồi quyết liệt.
Không chỉ Nguyễn Bắc Son. Tham nhũng cấp cao đã lan rộng. Nhìn trên bề nổi, chỉ các vụ thành án hoặc bị khởi tố, khiến chúng ta không khỏi giật mình. An ninh có tướng Trần Việt Tân và Bùi Văn Thành đi với Vũ Nhôm. Hải Quân có khởi tố Đô đốc Nguyễn Văn Hiến. Bộ Chính trị có Đinh La Thăng.
Và hàng loạt các công chức cao cấp dắt díu nhau vào tù, không đếm xuể. Những con người, một thời đã từng thề thốt, “Không lấy cái kim, sợi chỉ của nhân dân” thì nay “lấy nhà, lấy đất của nhân dân” và “ăn của dân không từ thứ gì”. Đây là những dấu hiệu nguy hiểm và rất nghiêm trọng, cảnh báo sự sụp đổ chế độ. Vì vậy, chống tham nhũng đã trở thành vấn đề chính trị lớn nhất, quyết định sự tồn vong của chế độ hiện hành.

Trong bối cảnh tham nhũng cấp cao lan rộng, báo hiệu sự tồn vong của chế độ thì việc đề nghị tử hình Nguyễn Bắc Son là thể hiện sự lo âu và quyết liệt của đảng cầm quyền.

THAM NHŨNG CẤP CAO
KỲ 1: NHỮNG KẺ SĂN MỒI CHUYÊN NGHIỆP

Phạm Nhật Vũ đưa hối lộ với số tiền lớn nhưng không chuyển khoản qua ngân hàng, mà đưa bằng đô la tiền mặt, ngụy trang trong những giỏ hoa, quà biếu; chứng tỏ ông ta là một cao thủ trong việc đưa hối lộ. Cách làm không để lại dấu vết. Người nhận cũng rất an tâm.

Nếu không có cuộc đấu, mà ở đó, có những con người cao tay ấn hơn thì sẽ không bao giờ phanh phui được vụ AVG. Những gì đã diễn ra cho thấy, AVG là vụ phối hợp săn mồi, tấn công luân phiên, chia chát và che giấu có kế hoạch, rất điển hình.
Trước hết, về nhân sự, Nguyễn Bắc Son là thư ký, rồi sau đó là trợ lý của Chủ tịch nước Lê Đức Anh, được điều chuyển lòng vòng, làm bí thư tỉnh Thái Nguyên, rồi điều về làm Bộ trưởng Bộ 4 Tê (TTTT). Lê Mạnh Hà, con trai chủ tịch nước Lê Đức Anh, đang là Phó Chủ tịch TP.HCM, được điều làm Phó văn phòng chính phủ, để rồi ký công văn xác nhận Thủ tướng thuận mua AVG. Các Bộ Tài chính, Bộ Kế Hoạch Đầu Tư, Bộ Công An cùng chấp thuận và đề xuất thương vụ béo bở này. Đặc biệt, để con mồi được chia trong bóng tối, chúng đóng dấu mật toàn bộ thương vụ AVG. Cho đến khi Thanh tra Chính phủ đưa ra kết luận về sự sai trái, thất thoát trong vụ AVG thì bọn mafia này không hề nao núng. Chúng ra văn bản phản đối kết luận của Thanh tra Chính phủ và huy động báo chí do Bộ 4 Tê quản lý để phản ứng kết luận của Thanh Tra. Như vậy, chúng đã tổ chức săn mồi rất kín kẽ và sẵn sàng phản pháo với bất cứ ai động đến chúng. Mafia Ý phải gọi chúng bằng cụ.
Phạm Nhật Vũ đã “tung” tin giả rằng, đã có đối tác nước ngoài đặt cọc mua AVG với giá 700 triệu đô la nhưng vì an ninh quốc gia trên lĩnh vực truyền thông nên Vũ phải xin ý kiến Bộ 4 Tê. Nguyễn Bắc Son phối hợp “hứng” tin này, rồi thổi qua các bộ khác để hù dọa vì an ninh quốc gia nên phải mua AVG và đóng dấu mật thương vụ này. Rõ ràng, kẻ tung người hứng, rất nhịp nhàng. An ninh quốc gia đã trở thành lá bùa hộ mệnh và là vũ khí bí mật để bọn này trấn lột nhân dân bằng hợp đồng mua bán bí mật.

Những gì chúng làm, mới nhìn trên bề nổi, đã thấy là chúng rất chuyên nghiệp, che chắn rất an toàn, bất khả xâm phạm và chúng chẳng sợ ai. Nhưng chúng bất ngờ. Có thế lực còn mạnh hơn chúng đã sờ gáy chúng. Chúng quen săn mồi trong xứ sở luật rừng và nghĩ rằng chúng là những con thú mạnh nhất, nanh vuốt sắc bén nhất. Nhưng lần này, chúng không ngờ, chúng đã gặp phải đối thủ mạnh hơn với những đồ chơi mạnh hơn.

Luật rừng là vậy và nhân dân là những con mồi.

Khi vụ việc đổ bể, nuốt không trôi, chúng nhả ra, thủ vai làm người tử tế và đã dự liệu các tình huống để chối tội rất chuyên nghiệp. Chính sách hình sự đặc biệt – không có trong bất cứ qui định nào; lần đầu tiên, đã được mớm từ giai đoạn điều tra để áp dụng cho Phạm Nhật Vũ và các đồng phạm. Hơn 2.000 tổ chức, cá nhân cũng đã được huy động ký tên xin bảo lãnh và khoan hồng cho Phạm Nhật Vũ.

Người dân đổi 100 USD thì bị tịch thu và phạt đến 90 triệu đồng, còn Phạm Nhật Vũ đổi đâu ra hơn 6 triệu đô la tiền mặt để làm quà? Chúng không săn mồi chuyên nghiệp và không đưa hối lộ chuyên nghiệp, thì chúng là gì?

Những gì mà bọn chúng đã làm là rất thuần thục. Nghĩa là, chúng đã quen thao tác nhiều lần, có tổ chức, kẻ tung người hứng với những thủ đoạn rất tinh vi và ảo diệu. Không ai làm đĩ lần đầu, ăn cướp lần đầu mà thuần thục như thế. Chúng là những kẻ vồ mồi dày dạn và từng trải. Chúng là những kẻ tham nhũng cấp cao – đã quen săn của dân nhiều lần rồi. Còn lần này, chỉ là một lần xui của chúng.
KỲ 2: THAM NHŨNG CẤP CAO – BÁO HIỆU SỰ SỤP ĐỔ.

https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=2448941712027387&id=100007347465268

Kỳ 3: Tiến thoái lưỡng nan trong cuộc chống tham nhũng.

Thằng ngu nào viết bài này dzị bà con?

Thằng viết bài gọi là “báo” bị tâm thần chưa phân loại! Một dạng tâm thần chưa được biết đến tính cho đến 2019! Há há há!

No photo description available.
No photo description available.
Đặng Vũ Nam Phong

Thằng ngu nào viết bài này dzị bà con ?

Cách đây 1953 năm, một người bình dân ra đời, tên là Giê-su.

Xét theo Kinh Thánh, thì mẹ Người là một cố nông bị địa chủ bóc lột, ức hiếp,…Bà phải ở cữ trong một cái chuồng bò lạnh lùng, hiu quạnh.

Từ bé đến lớn, Người không có tiền của, ruộng nương, chỉ lao động mà sống.

Suốt đời, Người ra sức chống bọn phong kiến địa chủ, tư sản mại bản.

Suốt đời Người bênh vực dân nghèo, đứng hẳn về phía giai cấp lao động.

Suốt đời Người ra sức tuyên truyền yêu Tổ quốc, yêu chính nghĩa, yêu loài người.

Không may trong 12 cán bộ tin cậy của người đã lọt vào tên Du-đa. Hắn đã tham mấy đồng xu mà bán Người cho bọn phản động; Cũng như bọn Du-đa ngày nay, đội lốt tôn giáo mà phản Chúa phản quốc, làm tay sai cho đế quốc thực dân

Chúa Giê-su đã hy sinh, bị đóng đinh trên giá chữ thập. Song những lời Người dạy về yêu nước, bình đẳng, bác ái,…thì soi sáng muôn đời. Còn loài Du-da, cũ và mới, đều bị nhân dân nguyền rủa, bêu xấu muôn đời.

Đồng bào ta, lương cũng như giáo, đoàn kết kháng chiến, ủng hộ chính sách ruộng đất, người cày có ruộng, tức là làm đúng lời dạy chúa Giê-su, tức là thật thà tôn kính chúa Giê-su.

Nhân ngày kỷ niệm chúa Giáng sinh, chúng ta hoan hô đạo đức, ái quốc, bình đẳng, bác ái của Chúa; và thành kính chúc đồng bào công giáo nhiều phước lành.

(Báo Nhân dân, số 155, 21/12/1953)

Công lý nước Việt qua các mức án!

Trong phiên xử vụ án tham nhũng – Tổng công ty viễn thông Mobifone mua 95% Công ty cổ phần nghe nhìn Toàn Cầu – AVG, Cựu Chủ tịch AVG Phạm Nhật Vũ bị Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hà Nội đề nghị mức án cho tội “Đưa hối lộ” là 3-4 năm tù giam, dù ông này đưa hối lộ cho các quan chức lên đến 6,2 triệu đô la Mỹ.

Tính công minh luật pháp tại Việt Nam!

Mức án cao nhất là tử hình được Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội đề nghị cho Cựu Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son về tội nhận hối lộ 3 triệu đô la Mỹ.

Viện kiểm sát cho rằng số tiền chiếm đoạt ông Son chưa nộp lại, cho nên dù ông có những tình tiết giảm nhẹ nhưng chưa đủ hưởng mức khoan hồng. Do đó, VKSND đề nghị HĐXX tuyên với ông Son là tử hình.

Ông Phạm Nhật Vũ vi phạm pháp luật với số tiền hết sức lớn mà đề nghị mức án như vậy rõ ràng không tương xứng. – LS. Đặng Đình Mạnh

Còn Cựu Chủ tịch MobiFone Lê Nam Trà nhận hối lộ 2.5 triệu USD bị đề nghị 23-25 năm tù cho hai tội danh “nhận hối lộ” và “vi phạm quy định về quản lý & sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng”.

Chỉ trong cùng một phiên xử, nhưng lại có các mức án quá khác biệt như vậy nên nhiều người đặt vấn đề đâu là công lý.

Trao đổi với Đài Á Châu Tự Do, Luật sư Đặng Đình Mạnh cho rằng mức án 3-4 năm tù mà Viện Kiểm sát Nhân dân thành phố Hà Nội đề nghị đối với ông Phạm Nhật Vũ là một thực tế cho thấy rõ ràng luật pháp Việt Nam không đảm bảo nguyên tắc công bằng. Ông giải thích:

“Đối với trường hợp ông Phạm Nhật Vũ, trước đây khi đưa ra thông tin trong xác lập cáo trạng là ông Vũ được áp dụng chính sách hình sự đặc biệt. Điều này khi đưa ra mọi người rất bất ngờ, nhất là giới làm trong pháp luật vì khái niệm hình sự đặc biệt không có trong luật. Theo pháp luật hình sự thì tất cả mọi vấn đề áp dụng thì phải theo Luật Hình sự chứ không được tùy tiện, Việc đưa ra một khái niệm hết sức tùy tiện như vậy không thể chấp nhận được. Nguồn cơn của việc này người ta cho rằng ông Phạm Nhật Vũ có nhiều đóng góp với Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam nên Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam làm văn bản cho ông hình phạt đặc biệt hơn những người khác. Thật ra Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam có thể làm việc này, nhưng dưới khía cạnh pháp lý thì lẽ ra cơ quan pháp luật không nên chấp nhận điều này vì làm việc gì hay chấp nhận điều gì phải căn cứ theo pháp lý mà điều này không có pháp luật nào quy định. Vì vậy cho nên đối với ông Phạm Nhật Vũ vi phạm pháp luật với số tiền hết sức lớn mà đề nghị mức án như vậy rõ ràng không tương xứng.”

Với kinh nghiệm bản thân, bà Cấn Thị Thêu, nhà hoạt động đất đai bị bắt giữ tổng cộng 35 tháng tù giam với cáo buộc ‘chống người thi hành công vụ’ và ‘gây rối trật tự công cộng’ khi bà thực hiện các quyền công dân để bảo vệ đất Dương Nội, cho rằng luật pháp Việt Nam là ‘luật rừng’ nếu chỉ tuyên phạt ông Phạm Nhật Vũ 3-4 năm tù giam. Bà nói:

Luật pháp Việt Nam thật sự do các quan chức cộng sản đặt ra và tự quyết. Thế nên tòa án không phải là tòa án độc lập, mang danh là tòa án nhân dân nhưng lại là tòa án cộng sản. Những người đấu tranh, lên tiếng về những bất công xã hội thì bị họ khoác cho những điều luật mơ hồ như chống đối, tuyên truyền, lật đổ. Hoặc có những án hình sự, có mấy cậu bé chỉ lấy mấy cái bánh mì mà mất hàng bao năm tù. Ngày tôi đi tù, có người lấy trộm đồ vật đáng giá 1 triệu đồng mà hai mẹ con phải đi tù, án hai mẹ con đâu mười mấy năm tù. Cho nên thực sự người dân rất bất bình về những phiên tòa của cộng sản.

Một số vụ mà người dân chịu án nặng khiến cộng đồng bức xúc như vụ hai thiếu niên hồi năm 2016 từng bị đề nghị mức án 3-10 năm tù chỉ vì ăn cắp hai ổ bánh mì trị giá 45.000 đồng. Vụ 3 người ở Lâm Đồng chỉ ăn cắp 3 con vịt bị tù tổng cộng 13 năm tù hồi năm 2009…

Ngày 20/7, TAND quận Thủ Đức, TP.HCM đã xét xử sơ thẩm vụ cướp bánh mì trị giá 45.000 đồng, tuyên phạt Nguyễn Hoàng Tuấn (18 tuổi) 10 tháng tù và Ông Thành Tân (18 tuổi) 8 tháng 20 ngày tù.
Ngày 20/7, TAND quận Thủ Đức, TP.HCM đã xét xử sơ thẩm vụ cướp bánh mì trị giá 45.000 đồng, tuyên phạt Nguyễn Hoàng Tuấn (18 tuổi) 10 tháng tù và Ông Thành Tân (18 tuổi) 8 tháng 20 ngày tù. Courtesy vtc

Vì vậy, mức án 3-4 năm tù giam mà Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội đề nghị đối với ông Phạm Nhật Vũ gây ra nhiều bức xúc trong dư luận.

So sánh mức độ sự việc giữa một số vụ án và khung hình phạt, Luật sư Đặng Đình Mạnh nhận định:

Việc áp dụng luật pháp ở Việt Nam không đảm bảo được nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật. Trong khi trong thực tế luật pháp quy định mọi người dân không phân biệt cán bộ hay dân thường, người lớn tuổi hay trẻ con, người giàu có hay nghèo hèn, tất cả đều bình đẳng trước pháp luật.

Hệ lụy

Vẫn theo Luật sư Mạnh, nếu pháp luật ngày càng nhiều những bản án không có sức thuyết phục người dân như trên sẽ khiến người dân không còn tin tưởng vào pháp luật, không còn tin cậy vào hệ thống tư pháp công lý. Đây là điều nguy hiểm nhất vì chính sự tin cậy vào hệ thống pháp lý thì người ta mới nhờ hệ thống pháp lý can thiệp, bảo vệ quyền lợi của họ.

Cùng suy nghĩ như trên, Luật sư Hà Huy Sơn cũng bày tỏ lo ngại:

Hệ lụy là người dân không còn tin tưởng vào hệ thống pháp luật của nhà nước. Người ta sẽ hành xử theo hướng tiêu cực, nói đơn giản là có tiền có quyền sẽ mua được pháp luật.

Do đó, Luật sư Đặng Đình Mạnh cho rằng khi người dân mất lòng tin thì dẫn đến tình trạng vô trật tự, hỗn loạn, người dân sẽ tìm cách tự ban phát công lý cho mình. Ông diễn giải:

Ví dụ như họ bức xúc vấn đề gì, thay vì nhờ pháp luật, họ sẽ tìm cách tự hành xử. Điều này đưa loài người trở lại thời kỳ hỗn mang giống thời kỳ không có luật pháp, đây là hệ lụy nguy hiểm nhất mà chúng ta phải nghĩ đến, thấy điều đó mà lo sợ.

Giải pháp

Trước những nguy cơ tiềm tàng do những người được giao trọng trách cầm ‘cán cân công lý’ không công tâm có thể gây ra, Luật sư Đặng Đình Mạnh đề ra phương hướng giúp chính quyền khôi phục niềm tin về tính công minh luật pháp cho người dân mà theo ông, trước hết là trách nhiệm của các cơ quan pháp luật.

Luật pháp Việt Nam thật sự do các quan chức cộng sản đặt ra và tự quyết. Thế nên tòa án không phải là tòa án độc lập, mang danh là tòa án nhân dân nhưng lại là tòa án cộng sản. – Cấn Thị Thêu

Luật pháp Việt Nam tuy chưa hoàn hảo nhưng trong chừng mực nào đó chỉ cần áp dụng đúng các quy định đã có thì đã rất đỡ. Ví dụ nguyên tắc bảo đảm mọi người dân đều bình đẳng trước pháp luật chẳng hạn, là một quy định đã có sẵn. Cơ quan pháp luật chỉ cần bảo đảm thực hiện điều đó là đủ, trong trường hợp này cơ quan pháp luật đã không bảo đảm được điều đó, là chuyện rất đáng tiếc.

Còn theo Luật sư Hà Huy Sơn, về cơ bản để có công lý, công bằng trong việc thực thi pháp luật thì vẫn cần có nhà nước pháp quyền phải tôn trọng sự phản biện trong xã hội, các ý kiện đa dạng và sự đối trọng trong quyền lực của các cơ quan nhà nước. Tuy nhiên đây là vấn đề lâu dài, còn trước mắt ông cho rằng giải pháp nằm ở chính ý thức của mỗi người dân:

“Sự bày tỏ, thái độ, phản ứng của họ trước các bản án, sự kiện chính trị, sự kiện trong đời sống nhà nước. Tôi cho rằng không ai có thể thay bằng chính người dân trong nước bằng trách nhiệm và nghĩa vụ công dân hãy bày tỏ thái độ và trong khả năng có thể thì thực hiện những hành vi pháp luật không cấm để đẩy lùi, hạn chế những bất công trong pháp luật hiện nay.

Lâu nay nhiều người tại Việt Nam thường hay nói diễu ‘công lý ở Việt Nam là một anh hề’. Trong thực tế một nghệ sĩ hài ở Hà Nội có tên Công Lý.

RFA.ORG
Trong phiên xử vụ án tham nhũng – Tổng công ty viễn thông Mobifone mua 95% Công ty cổ phần nghe nhìn Toàn Cầu – AVG, Cựu Chủ tịch AVG Phạm Nhật Vũ bị Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hà Nội đề nghị mức án cho tội “Đưa hối lộ” là …

Trình bày sự thật qua mạng xã hội: nỗi lo của đảng!

Trình bày sự thật qua mạng xã hội: nỗi lo của đảng!

RFA
2019-12-23

Ảnh minh họa chụp tại Hà Nội trước đây.

Ảnh minh họa chụp tại Hà Nội trước đây.

 AFP

Ông Võ Văn Phuông, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương khi phát biểu tại hội nghị cho biết, Ban Tuyên giáo đang triển khai Nghị quyết số 35 của Bộ Chính trị “về tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới”.

Ban Tuyên giáo cũng nhận định, trong năm 2020, các thế lực thù địch sẽ tiếp tục sử dụng mạng xã hội để gia tăng các hoạt động chống phá, nói xấu, chia rẽ đảng với dân…

Tham nhũng, cậy quyền áp bức dân là chính, cướp bóc của dân, cái đó phải sửa chứ còn gì? Mà ai vào tù, ủy viên bộ chính trị vào tù, ủy viên trung ương đảng vào tù, bộ trưởng đảng viên vào tù… phải sửa chứ còn sợ người ta nói xấu gì?
-Giáo sư Nguyễn Khắc Mai

Trả lời RFA hôm 23/12, Giáo sư Nguyễn Khắc Mai, nguyên Vụ truởng Vụ Nghiên cứu, Ban Dân Vận Trung ương, nhận định:

“Hiện nay đảng đang ngày một xấu đi, đấy là một sự thật, nó xấu cả về lý thuyết, nó xấu cả về chủ trương đường lối, chính sách… đặc biệt nó xấu về hệ thống tổ chức, nhất là cán bộ cầm quyền của đảng càng ngày càng xấu, càng thoái hóa, đồi trụy… Đảng không nên cấm người ta nói xấu mà nên vạch ra cái xấu để đảng thấy mà sửa. Ông Hồ nói như thế, đảng nói học theo Hồ Chí Minh, nhưng chỉ là nói phét, có học hành gì đâu. Tham nhũng, cậy quyền áp bức dân là chính, cướp bóc của dân, cái đó phải sửa chứ còn gì? Mà ai vào tù, ủy viên bộ chính trị vào tù, ủy viên trung ương đảng vào tù, bộ trưởng đảng viên vào tù… phải sửa chứ còn sợ người ta nói xấu gì?”

Đây không phải lần đầu tiên Chính quyền Việt Nam kêu gọi đấu tranh chống âm mưu chống phá đảng trên mạng xã hội. Vào đầu năm 2019, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng lên tiếng kêu gọi đánh bại cái mà người đứng đầu chính phủ Hà Nội cũng như lãnh đạo Việt Nam lâu nay gọi là ‘âm mưu chống phá Đảng, nhà nước’: “Chủ động nắm chắc tình hình, kịp thời đấu tranh ngăn chặn, làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước.”

Hay tại Hội nghị tổng kết công tác tuyên giáo năm ngoái, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng cũng từng lên tiếng cảnh báo cần phải đấu tranh hiệu quả, quyết liệt, mạnh mẽ với tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị của cán bộ đảng viên, nhất là tình trạng viết bài trên mạng xã hội hoặc đưa tài liệu cho người khác viết bài trái với quan điểm của Đảng.

Nhà báo Nguyễn Văn Khánh, nguyên phóng viên Ban Khoa giáo, báo Tiền Phong, khi trao đổi với RFA hôm 23/12, nói:

“Theo quan điểm của tôi, việc ban tuyên giáo hay đảng cộng sản lo ngại thông tin trên mạng xã hội đã có từ lâu, nhất là trong thời đại bây giờ họ không thể nào bưng bít, dối trá người dân được nữa, cho nên những biện pháp họ đưa ra tôi cho là không khả thi.”

Cũng tại  Hội nghị toàn quốc Tổng kết công tác Tuyên giáo năm 2019, triển khai nhiệm vụ năm 2020, Ban Tuyên giáo đã chỉ đạo phải dự báo, phát hiện sớm “điểm nóng” để tổ chức lực lượng, tin, bài đấu tranh phản bác các thông tin, quan điểm xuyên tạc của các thế lực thù địch; ngăn chặn các trang mạng xã hội, blog cá nhân nói xấu đảng, chống phá đảng, bảo vệ quan điểm, đường lối của Đảng…

Trả lời RFA hôm 23/12, Giáo sư Nguyễn Đình Cống, một đảng viên cộng sản cao niên, từng công khai lên tiếng từ bỏ đảng, nói:

“Việc người ngoài có nói xấu đảng hay không? Tại sao đảng lại không công khai để đối thoại trực tiếp? Tôi cho rằng đấy là các nhà hoạt động dân chủ, còn đảng thì cho rằng đấy là thế lực thù địch, tự chuyển biến, tự chuyển hóa nói xấu đảng. Nhưng mà những người phát ngôn thì họ cho rằng, đó là nói sự thật, nhưng sự thật xấu. Nói xấu có nghĩa là người ta không xấu nhưng mình bịa đặt ra, bôi nhọ người ta, nhưng nếu mình xấu thật, mà người ta vạch chuyện xấu của mình ra thì đấy là nói sự thật.”

Nói xấu có nghĩa là người ta không xấu nhưng mình bịa đặt ra, bôi nhọ người ta, nhưng nếu mình xấu thật, mà người ta vạch chuyện xấu của mình ra thì đấy là nói sự thật.
-Giáo sư Nguyễn Đình Cống

Tuy nhiên, Giáo sư Nguyễn Đình Cống lại cho rằng, có những việc sự thật trong lịch sử rõ ràng, nhưng đảng lại nói khác đi, đảng tuyên truyền, nhưng khi có ai nói ra chuyện đấy thì, nhà cầm quyền lại cho rằng là ‘lật sử’, ‘nói ngược với đảng’. Vì vậy, Giáo sư Nguyễn Đình Cống cho rằng, trong chuyện này, đảng đã cố tình, dùng uy lực của mình quy kết người ta, dùng hệ thống tuyên truyền của mình để nói người ta, chứ không dám công khai nói thật.

Cũng tại Hội nghị, Ông Nguyễn Trọng Nghĩa, thượng tướng phó chủ nhiệm Tổng Cục Chính Trị Quân đội cho rằng, các thế lực thù địch luôn muốn xóa bỏ hệ tư tưởng chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, xóa bỏ đường lối của Đảng, thành tựu cách mạng của Đảng, phi chính trị hóa lực lượng công an, quân đội.

Liên quan vấn đề này, Giáo sư Nguyễn Khắc Mai, nhận định:

“Chủ nghĩa Mác Lê-Nin vốn bản thân nó đã sai, chính ông Karl Marx cũng đã thừa nhận ý nghĩ trẻ con, lúc ấu thời ảo tưởng, bây giờ cuối đời thấy sai và bỏ đi, không coi lý tưởng cộng sản là đúng nữa. Chính người sáng lập ra nó đã công nhận là sai, thì bây giờ Việt Nam nói đúng thế nào được. Bây giờ Việt Nam nên thay đổi, đừng bám theo cái sai lầm nữa, đi về với dân đi, để dân người ta bày cho cái chuyện tử tế.”

Liên quan đến những lo ngại đảng viên viết bài nói xấu Đảng, đi sai đường lối của Đảng, Ban Tuyên giáo trung ương hôm 23/12 cũng cho biết, sẽ xây dựng Đề án trình Bộ Chính trị “Quy định việc lập và sử dụng các trang web, blog, fanpage, tài khoản mạng xã hội của cán bộ, đảng viên”.

Giáo sư Nguyễn Khắc Mai, nói tiếp:

“Phe nọ chống phe kia thì mới đưa ra cho bàn dân thiên hạ biết, nhưng mà không chỉ như thế, tôi nghĩ trong đảng cũng có người tử tế, và họ muốn vạch trần chuyện ấy cho công luận biết cái xấu ấy để sửa, để mà loại trừ một bầy sâu. Bây giờ không phải chỉ có một con sâu, ông Trương Tấn Sang từng nói là cả một bầy sâu cơ mà. Nói là nội bộ vạch ra, nếu không có cái xấu thì nội bộ nào vạch ra được?”

Theo Giáo sư Nguyễn Khắc Mai, không dám nhìn nhận sự thật, mà chỉ nói loanh quanh thì không thể sửa sai được, thì làm sao có thể tiến bộ được.

Hồng Kông: Đêm Giáng sinh đầy hơi cay và bắt bớ người biểu tình

Đài Á Châu Tự Do
Hồng Kông: Đêm Giáng sinh đầy hơi cay và bắt bớ người biểu tình

Hồng Kông đánh dấu đêm Giáng sinh 24-12-2019 bằng hơi cay và đụng độ tại trung tâm thương mại ở khu vực Tsim Sha Tsui giữa cảnh sát chống bạo động và người biểu tình sau vài tuần im ắng.

Hàng ngàn người biểu tình mặc áo đen, một số đội mũ ông già Noel và đeo gạc của tuần lộc xuống đường ở khu vực thu hút du khách của thành phố.

Theo Hong Kongg Free Press, các cuộc đụng độ diễn ra khi cảnh sát chống bạo động bắn ra nhiều đạn hơi cay để giải tán người biểu tình suốt buổi tối, bao gồm cả bên ngoài khách sạn nổi tiếng Peninsula.

Cảnh sát cáo buộc, một nhóm lớn những người nổi loạn khác đã xây dựng các chướng ngại vật, đập bể đèn giao thông và đào những viên gạch trên đưởng để làm vũ khí.

Trong khi đó, các cuộc biểu tình được tổ chức tại nhiều trung tâm thươngg mại trên khắp trung tâm tài chính, người biểu tình hô vang khẩu hiệu chống chính phủ.

Các hình ảnh của AP ghi lại cho thấy nhiều người đi chơi Giáng sinh đã bị ảnh hưởng bởi hơi cay, một số người biểu tình bị bắt bởi cảnh sát hóa trang và cảnh sát chống bạo động.
___
Bạn nghĩ sao?

Image may contain: 3 people, people standing
Image may contain: one or more people, people standing and indoor
Image may contain: one or more people

Nhân nào quả đó. Chưa hết một kiếp đã gặt luôn…

Image may contain: 2 people, people smiling, ocean, swimming, outdoor, water and nature
Image may contain: 1 person, text and closeup

Le Tu Ngoc

Hôm qua trước Tòa anh Son van xin cho ảnh được sống và trở về . Còn anh Tuấn mực thì nói vụ án như một nhát dao, chém một nhát để lại sẹo tới hết đời ảnh.

Hồi xưa anh Son anh hét ra lửa, anh làm dữ dằn lắm. Anh Tuấn lúc trên đỉnh cao, thượng đội hạ đạp. Anh ra Vũng Áng ăn mực, anh tung hô bố ảnh như thiên thần dù văn vẻ của ổng chả ra cái gì, bao nhiêu nhà báo ảnh tước thẻ, đẩy vô đường cùng không còn hành nghề được nữa, mà phần lớn vì những lỗi không đáng. Tay thì thu nhoay nhoáy toàn tiền tham nhũng mà miệng toàn nói liêm khiết, viết sách chống tự diễn biến tự chuyển hóa dạy người ta.

Thành ra nhân nào quả đó. Chưa hết một kiếp đã gặt luôn. Nay các anh ngã ngựa người ta mới vui mừng hả hê. Vì thấy mấy tên đại gian ác bị dập vùi thê thảm.

Nói thiệt ra 2 ảnh có nạp vô tí tiền, ngồi vài chục năm trong tù hay kể cả có án tử cũng ăn thua gì. Biết bao nhiêu người các anh đã đẩy họ vô cùng đường,tan cửa nát nhà, mất nghề mất nghiệp vì quyết định của các anh. Biết bao tiền thuế dân đã bị các anh ngốn mất. Nhớ lại coi !

– Nguyễn Thị Bích Hậu

TỘI PHẠM TIÊU THỤ 3 CON NGỖNG ĐÃ BỊ BẮT!

Image may contain: 1 person, closeup
Lê Vi

TỘI PHẠM TIÊU THỤ 3 CON NGỖNG ĐÃ BỊ BẮT!

Tòng Văn Huấn (SN 1998, quê Sông Mã, Sơn La) vừa bị công an quận Đống Đa (Hà Nội) bắt khi đang trốn nã về tội ‘tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có’.

Tội của Huấn là vào tháng 3/2019, Huấn mua 3 con ngỗng do Lò Văn Diên (SN 1997, trú tại huyện Sông Mã) trộm cắp. Huấn đã bị công an huyện Sông Mã đã khởi tố sau đó Huấn đã bỏ trốn khỏi nơi cư trú và xuống Hà Nội làm công nhân tại công trường xây dựng. Ngày 22/12, qua quá trình rà soát địa bàn, công an quận Đống Đa đã bắt giữ Huấn sau 9 tháng miệt mài tìm kiếm

Huấn bị tóm là đúng rồi! Ai bảo đi tiêu thụ tài sản trộm cắp những 3 con ngỗng lận!!! Chắc cậu không biết ở cái xứ này những tội như trộm vịt, ngỗng hay bánh mì… toàn là tội nặng cả! Cứ ăn cắp tiền tỷ đi, thậm chí tới ngàn tỷ cũng chả hề hấn gì, lại còn được kiến nghị tha miễn tội nữa ấy chứ!