Tha thứ cho người khác, là đang “cởi trói” cho chính mình.

 Tha thứ cho người khác, là đang “cởi trói” cho chính mình.

Khi ta oán giận một ai đó, trong tâm sẽ luôn cảm thấy mệt mỏi, giống như đang mang vác một vật nặng trên thân vậy. Đừng chần chừ, hãy học cách tha thứ, không phải vì người khác, mà thực ra là đang giải thoát cho chính mình.

Sự tha thứ không phải là những điều mà chúng ta làm cho người khác, mà chúng ta làm cho chính chúng ta đấy thôi. 

 

Giấc mơ mang oán hận

 Có một người đàn ông thường xuyên bị đánh thức vào buổi đêm bởi một giấc mơ kỳ lạ, cứ lặp đi lặp lại. Anh ta thấy mình bơi trong một cái hồ, bơi giỏi như một vận động viên. Tuy nhiên, cái hồ rất rộng mà chân tay anh ta thì mỏi, anh ta khó lòng bơi tới được bờ.

Bỗng nhiên, cha anh bơi thuyền đến gần, đưa tay ra, bảo anh ta bám lấy. Anh ta nhớ lại hồi nhỏ thường bị cha mắng mỏ, thậm chí đánh đòn, nên mỉm cười khinh khỉnh và nói: “Cảm ơn bố, cứ kệ con!”.

 Anh ta bơi tiếp, cố hết sức hướng về phía bờ. Rồi anh ta nhìn thấy một người khác bơi thuyền lại gần. Ðó là cô em gái. Cô em gái quăng một chiếc phao về phía anh và bảo: “Anh dùng phao đi!”. Nhưng nhớ lại rất nhiều lần cô em gái hỗn hào ương bướng cãi lời mình, anh ta lắc đầu và xua tay.

 

Sau nhiều nỗ lực, cuối cùng anh ta cũng vào được đến bờ. Anh ta nằm vật ra trên bãi cát, sự mệt mỏi làm đầu óc trở nên mơ hồ, còn chân tay thì không cử động nổi. Một đám đông tụ tập quanh anh ta. Khuôn mặt nào anh ta cũng thấy quen. Ðó là gia đình, họ hàng, bè bạn của anh. Người thì muốn đưa anh vào bệnh viện, người thì muốn đốt lửa, người thì muốn lấy bộ quần áo khô và khăn cho anh lau…

Nhưng cứ khi mọi người định làm gì, anh ta lại nhớ đến những khi bị đối xử không tốt. “Không, cảm ơn”, anh ta lại nói: “Cứ kệ tôi”. Anh gượng mình đứng dậy, quần áo ướt sũng, dính đầy cát, chân tay rã rời, mệt mỏi đi xa khỏi đám đông.

 Hôm nay tôi chọn tha thứ.

 Sau khi liên tục nằm mơ thấy giấc mơ đó trong vòng vài đêm, anh ta liền đi hỏi bà, người duy nhất chưa bao giờ làm gì không tốt với anh, và người mà anh tin tưởng sẽ không bao giờ làm gì xấu với anh cả.

Bà anh nói: “Bà không phải là người biết ý nghĩa của những giấc mơ, nhưng bà nghĩ cháu đang giữ trong đầu quá nhiều bực bội và hằn học”.

“Bực bội ư? Hằn học ư? Không thể thế được!” – Anh ta kêu lên – “Nếu có thì cháu phải cảm thấy chứ!”

 Bà của anh ngồi yên và bình tĩnh đáp :

“Những chuyện xảy ra trong giấc mơ chính là phản ánh suy nghĩ trong tâm trí cháu. Cháu cần sự giúp đỡ, cháu muốn được quan tâm, nhưng cháu thấy không ai đủ tốt cho cháu tin tưởng. Cháu đã bơi được tới bờ một lần, nhưng còn những lần khác thì sao?

 Sự tha thứ không phải là những điều mà chúng ta làm cho người khác, mà chúng ta làm cho chính chúng ta đấy thôi. Vì khi chúng ta không tha thứ, có phải là chúng ta đã xây dựng trong tâm trí mình những bực bội và tức giận ngày càng lớn đó không?”

 Bạn không phải là người hoàn hảo, nên bạn cũng có những sai lầm. Nếu bạn tha thứ những sai lầm của người khác đối với bạn, bạn cũng sẽ được những người khác tha thứ những sai lầm của bạn.

 Bao khoai tây “oán hận”.

 Trong một tiết dạy, thầy giáo yêu cầu mỗi chúng tôi mang theo một túi ni lông sạch và một bao tải khoai tây đến lớp.

Sau đó, thầy bảo rằng hễ chúng tôi không tha thứ lỗi lầm cho người nào đó thì hãy chọn ra một củ khoai tây viết tên người đó và ngày tháng lên rồi bỏ nó vào túi ni lông. Sau vài ngày, có nhiều túi trở nên rất nặng.

Tiếp theo, thầy lại yêu cầu chúng tôi phải luôn mang cái túi theo bên mình dù đi bất cứ đâu, tối ngủ phải để túi bên cạnh, làm việc thì đặt trên bàn. Sự phiền phức khi phải mang vác cái túi khiến chúng tôi cảm nhận rõ ràng gánh nặng tinh thần mà mình đang chịu đựng. Không những thế, chúng tôi còn phải luôn để tâm đến nó, nhớ đến nó và nhiều khi đặt nó ở những chỗ chẳng tế nhị chút nào.

Thời gian trôi qua, khoai tây bắt đầu phân huỷ thành một thứ chất lỏng nhầy nhụa. Đây thật là một ẩn dụ sinh động về cái giá mà chúng ta phải trả cho việc khư khư ôm lấy giận hờn trong lòng.

Trong thâm tâm chúng ta thường cho rằng tha thứ là một món quà đối với người được tha thứ, nhưng bạn thấy đấy, đây rõ ràng là món quà cho chính chúng ta.

From: ngocnga_12 & NguyenNThu

“XÓT XA QUỲ TRÊN ĐỐNG TRO TÀN…”

“XÓT XA QUỲ TRÊN ĐỐNG TRO TÀN…”

Dạo mẹ tôi và bác tôi còn sống, đêm nào tôi cũng phải mở điện thoại, phòng khi Chúa gọi các cụ giữa khuya, và thế là trong một thời gian dài, tôi đã bị đánh thức… oan vì những cú điện thoại của người khác. Rồi mẹ tôi mất năm 97 tuổi, bác tôi là một Linh Mục, cũng mất lúc 102 tuổi. Điện thoại không phải online nữa, và hơn một năm nay tôi được ngủ yên…

Thế nhưng mấy ngày vừa qua, tôi lại phải mở điện thoại qua đêm như trước đây, vì những biến động đau lòng tại Vườn Rau Lộc Hưng, Phường 6, Quận Tân Bình. Nhà cầm quyền tung một lực lượng hùng hậu cùng nhiều xe cơ giới đến đập phá san bằng một khu vực rộng trên dưới 4ha của trên 100 gia đình đang sinh sống. Các cuộc tấn công vây ráp như một trận đánh giặc ngay trong thành phố, lực lượng an ninh chìm nổi, các sắc phục bao vây vòng trong vòng ngoài, tiếng loa phóng thanh, tiếng xe cơ giới gầm rú inh ỏi, át tất cả tiếng than khóc kêu la của các nạn nhân…

Tôi đã đến thăm người dân ở đây vào ngày bắt đầu “trận đánh”, lúc 11g30 ngày 4.1.2019, nhưng bị các nhân viên an ninh không sắc phục (sao lại gọi là an ninh nhỉ, có giữ an ninh gì đâu?) chặn xe và gây chuyện, ép tôi phải quay trở lại Tu Viện, không cho tiếp cận người dân oan Vườn Rau. Tôi dùng chữ “trận đánh” vì thực tế đúng là như vậy, các nhân chứng tại chỗ, các hình ảnh và các video cố gắng ghi được hình ảnh và âm thanh của “trận đánh” ấy. Cũng phải nói rõ là bất cứ ai định chụp hoặc quay video đều bị bắt người và tịch thu máy ngay.

Tôi không kể thêm nữa vì những hình ảnh đăng tải tràn ngập trên FB, dù nhà cầm quyền có cố gắng nói cách nào đi nữa thì sự thật qua các phương tiện truyền thông sẽ nói tất cả. Tôi cũng không bình luận gì về tính pháp lý và cả tính đạo lý trong cuộc cưỡng chiếm này vì trên mạng nhiều người đã phân tích, nhận định và chia sẻ suy nghĩ rất mạnh. Tôi chỉ xin chia sẻ cảm nhận của tôi, một Linh Mục, một con người Việt Nam trước sự kiện kinh hoàng đang xảy ra.

 

Tôi nói chuyện mở máy điện thoại qua đêm vì những tin tức của những người thân của tôi ở khu vực Vườn Rau chiếm trọn tâm trí tôi, tôi cần nghe tin tức từ họ và họ cũng cần có sự đồng hành của tôi. Người thân với nhau cả mà, ai cấm được tôi thân ai?

Khoảng 22g00 tôi đang theo dõi thông tin trên mạng, một “con bé” nghịch ngợm vào bậc siêu trong nhóm, nhắn tin cho tôi: “Ngoại ơi, hình như có phép lạ!”, thế là con bé kể một hơi về Thánh Lễ vừa cử hành dành cho giới trẻ mà con bé đang sinh hoạt trong Giáo Xứ, hắn nói cha xứ cho hắn lên chia sẻ với các bạn trẻ đầu lễ, hắn nói về biến cố Vườn Rau, hắn đề nghị thảo luận về biến cố, các bạn trẻ lưu tâm lắng nghe và tham gia.

Cuối lễ Cha xứ gọi cô bé hỏi thêm về nhiều điều, cô bé có dịp nói rõ về những gì cô bé chứng kiến, tiếp xúc và trăn trở, rồi cô bé mạnh dạn xin cha xứ cho phổ biến và tổ chức chung tay hỗ trợ cư dân Vườn Rau vào Lễ giới trẻ Chúa Nhật này, bất ngờ cha xứ quyết định “cả 5 lễ của nhà xứ con ạ”! Hắn nói với tôi: con muốn hét lên vi ngạc nhiên, vì xưa nay cha xứ không lưu ý lắm những chuyện như thế này, thậm chí còn trực tiếp khuyên cô bé không nên tham gia những chuyện như vậy. Cha xứ tiếp tục đưa ra nhận định và hứa cầu nguyện cho bà con Vườn Rau Lộc Hưng, cha nhắn cô bé: con nói với họ cố gắng duy trì không bỏ việc đọc kinh ở đài Đức Mẹ.

Trên mạng xã hội hiện đang lan truyền một phóng sự về đêm kỷ niệm 52 năm Thánh Ca Vào Đời do Nhóm Lửa Hồng tổ chức ở Nhà Thờ Tân Định. Trong đoạn clip ngắn ngủi đó, Linh Mục Thành Tâm đã cám ơn Ban Tổ Chức, đồng thời nói với mọi người về sự hiệp thông với dân oan Thủ Thiêm, đặc biệt bà con Vườn Rau Lộc Hưng. Linh Mục Quang Uy cũng vừa hát lên một “Tiếng kêu oan thở than” như một lời nguyện cầu cho anh chị em đang đau khổ trong cả nước, cách riêng ở Vườn Rau Lộc Hưng.

 

Không chỉ Đức Cha Mcae Hoàng Đức Oanh, nguyên Giám Mục Giáo Phận Kontum; Không chỉ Đức Cha Vinh Sơn Nguyễn Văn Long, Giám Mục Parramatta, Chủ Tịch Ủy Ban Công Lý và Hòa Bình Hội Đồng Giám Mục Úc; Không chỉ cha Giuse Lê Quốc Thăng, Thư Ký Ủy Ban Công Lý và Hòa Bình trực thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, lên tiếng mạnh mẽ, nhưng đó đây đã có nhiều anh em Linh Mục bày tỏ ý kiến và sự đồng cảm của mình, mỗi người theo cách riêng của mình, tùy hoàn cảnh, tùy thời điểm. Rồi phải nói là rất đông anh chị em Công Giáo và không Công Giáo đã ân cần chia sẻ trợ giúp. Cư dân Vườn Rau sẽ cảm thấy ấm áp hơn dù đang màn trời chiếu đất, họ đang cảm thấy mạnh mẽ vì ngày càng nhiều người hiểu và đồng hành với họ. Họ vẫn bình tĩnh, từng bước theo Chúa Kitô trên con đường khổ giá, họ biết họ không cô đơn.

Người ta có thể xô đổ tháp chuông nhưng không xô đổ được Sự Thật và Tình Yêu. Rồi một ngày chúng ta “dựng lại tháp chuông… trên kỷ niệm xưa”.

Lm. VĨNH SANG, DCCT, 12.1.2019, theo Ephata 831
Tựa đề trích lời trong tác phẩm “Bóng nhỏ giáo đường”

của cố nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông

Ai tin những trái tim cộng sản thì …

Image may contain: 2 people, people sitting

Pham Doan TrangFollow

Ảnh tư liệu từ 2010: Cụ già mặc áo xanh ngồi phía trái trong hình là cụ Hoàng Thị Minh Hồ (1914-2017), vợ của nhà tư sản Trịnh Văn Bô.

Gia đình ông bà Bô đóng góp hơn 5.000 lượng vàng cho Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong Tuần lễ vàng 1945. Nhà của hai ông bà ở 48 Hàng Ngang (Hà Nội) là nơi Hồ Chí Minh soạn Tuyên ngôn Độc lập. Bà là người đặt may quần áo cho Hồ Chí Minh và các thành viên chính phủ lâm thời trong lễ Độc lập 2/9/1945.

Còn nơi mình đang phỏng vấn bà cụ đây là ngôi nhà của ông bà ở phố Hoàng Diệu (Hà Nội), bị Chính phủ mượn rồi lấy luôn từ năm 1954 cho đến khi cụ Hồ (nữ) “nhảy dù” vào giành lại, năm 2003. Giấy trắng mực đen mà gia đình vẫn giữ ghi rõ là mượn trong thời gian hai năm (1954-1956), tuy vậy, điều đó không ảnh hưởng đến việc Chính phủ điềm nhiên trở thành “chú phỉnh”.

Hồi năm 2003 đó mà bà cụ không quyết tâm “nhảy dù” thì ngôi biệt thự cổ ấy nghiễm nhiên của Chú phỉnh rồi.

Nhắc lại chuyện này vì mình muốn nói rằng: Ai tin những trái tim cộng sản thì nên tìm hiểu lịch sử Việt Nam thế kỷ 20 một cách nghiêm túc hơn.

Các em lại “làm nhục Quốc thể” nữa rồi?

Image may contain: 11 people, text

Thiên Đức

Các em lại “làm nhục Quốc thể” nữa rồi?

– Không ! chúng em và 152 công dân Việt Nam đang “bỏ phiếu bằng chân” ở Đài Loan chỉ là những tờ cáo trạng vạch mặt tập đoàn tà quyền csVN đã làm nhục Quốc thể Việt Nam khắp toàn cầu. Khiến chúng em và mọi người phải cúi đầu trước năm châu thật nhục nhã quý cô bác đồng bào Việt Nam ơi! Trốn tà quyền tránh họa cộng sản thôi!
Thiên Đức

KÝ SỰ HÀI, NHƯNG CƯỜI RA NƯỚC MẮT!!!

Image may contain: phone
Image may contain: phone
Image may contain: shoes

Van H Pha

KÝ SỰ HÀI, NHƯNG CƯỜI RA NƯỚC MẮT!!!
Làm Phóng Viên “Không Giống Ai”! – Ngọc Lan

Điện thoại phòng biên tập reng.
-Cho tôi nói chuyện với cô N.L.
-Dạ, N.L đây. Chú cần giúp gì ạ?
-Chào cô. Tôi là một độc giả lâu năm của báo Người Việt. Gia đình tôi có chuyện này mà tôi nghĩ chỉ có cô mới có thể giúp được. Chúng tôi đã gọi cảnh sát rồi, họ đến nhưng cũng không làm được gì hết. Chỉ có cô mới có thể giúp gia đình tôi…”.

Hơi choáng váng. Chuyện gì mà có cả cảnh sát cũng không xong thì mình dính vào được gì?
-Dạ, chú nói gì nghe nghiêm trọng quá. Con làm được gì hả chú?
-Chuyện này liên quan đến những vụ lừa gạt trên mạng xã hội. Bà vợ tôi bây giờ như bị dính bùa mê của một ông bác sĩ nào đó quen trên Facebook, nói sẽ đến cưới bả, dẫn bả đi. Trong nhà ai cũng biết đó là lừa đảo. Mà không ai khuyên bả nghe hết. Tụi tôi gọi cảnh sát đến, nhưng cảnh sát cũng không biết giải quyết làm sao, chỉ nói rằng bả là người trưởng thành rồi thì giờ bả muốn đi đâu thì đi chứ cảnh sát đâu có quyền gì ngăn cản bả ra khỏi nhà. Giờ gia đình tôi chỉ biết trông cậy vào cô. Cô ráng sắp xếp thời gian đến nhà chúng tôi để nghe câu chuyện này và cho chúng tôi một lời khuyên, một cách giải quyết.

Nghe một độc giả ngoài 70 tuổi nói vậy không toát mồ hôi cũng lạ. Ai biết làm sao đây trời!
-Dạ, thôi thì chú nói vậy thì mai là ngày con nghỉ con sẽ ghé qua để nghe câu chuyện của cô chú, chứ con không biết là con có giúp được gì không nữa.
-Vậy là tụi tôi mừng quá rồi. Cô cho tôi biết giờ vì ngày mai tôi cũng sẽ mời má vợ tôi đến để tham dự.
Ráng nén tiếng thở mạnh.
– “Dạ, chắc khoảng từ 11 giờ đến 12 giờ trưa nha chú. Chú cho con xin địa chỉ…”

Sáng hôm sau, mê mải ra vườn cắt cây này, tỉa cây kia trong sự thanh thản vì là ngày nghỉ, không phải nhìn giờ đi làm. Chợt nhớ đến cuộc hẹn. Gần 11 giờ rồi. Cũng hơi… làm biếng. Chỉ muốn làm vườn xong thì thả mình xuống sofa coi TV sau một tuần bận rộn với chữ nghĩa.

Bắt phone gọi:
– “Chú ơi, cuộc hẹn trưa nay dời qua Chủ Nhật được không chú?”
– “Dạ, cô cố gắng giúp chúng tôi hôm nay đi cô. Tôi đang ở nhà má vợ tôi, chuẩn bị chở bà qua nhà tôi để gặp cô luôn đây.” Chú độc giả nói.
– “Dạ, vậy lát nữa con tới.” Đành phải đi vậy.
Còn đang loay hoay tìm số nhà thì đã thấy có một ông chú vẫy vẫy tay. Vào nhà thấy có hai người phụ nữ, cũng đoán ngay ra được là ai.

Tất cả đều tỏ cho biết là họ đã biết tôi, nhưng tôi thì lại là lần đầu tiên trong đời gặp họ.

Sau vài câu chào hỏi xã giao, tôi bắt đầu ngồi nghe một câu chuyện gia đình với nhiều hỉ nộ ái ố… lạ lùng.

Theo lời người chồng, rồi qua lời người vợ, tôi nghĩ ngay đúng là những trò lừa tình lừa tiền trên Facebook mà tôi cũng nhiều lần viết bài rồi. Chỉ có điều là theo câu chuyện này thì người vợ chưa bị lừa đồng nào hết. Cũng có thể hiểu thêm rằng thì là vì ông chồng cũng thuộc dạng khó tính, gia trưởng, ít nói lời ngon ngọt với vợ, trong khi người vợ thì suốt ngày quanh quẩn ở nhà, rồi giờ bỗng có cha nội bác sĩ nào đó vào Facebook buông lời dịu ngọt, rồi còn hứa ly dị vợ để cưới bà này… thì bả đâm ra ngơ ngẩn, hồn vía lên mây, đến mức khẳng định dứt khoát“nếu ông bác sĩ đến đây cưới tôi, dẫn tôi đi, dù chỉ một tuần thôi rồi tôi chết, tôi cũng chấp nhận” thì có lẽ cũng không quá khó hiểu.

Người má vợ thì ngoài 85 vẫn cố khuyên con gái trong đau khổ “Phải nghĩ đến hạnh phúc gia đình, đừng tin những lời ngon ngọt, vợ chồng chín bỏ làm mười đi…”

Thêm nữa, như bà vợ nói “Hôm nay có cô, tôi mới được giãi bày tâm sự của mình cho cô nghe. Chứ lâu nay trong nhà này không ai tin tôi hết, ai cũng cho là tôi khùng tôi điên nghĩ tầm bậy, không ai tin là ông bác sĩ đó thương tui thiệt tình…”

À thì ra là từ lúc bắt đầu câu chuyện, người vợ đã “tuyên bố”: “Hôm nay có mặt cô NL ở đây, thì cổ kêu ai nói thì người đó nói, người kia không được xem vô.” Tôi nghe hết hồn, nhưng cũng “dạ, dạ” để cho câu chuyện mau chóng kết thúc. Và quả thật, khi tôi đề nghị từng người nói, ông chồng nói xong thì đến phiên tôi nghe bà vợ. Khi ông chồng sửng cồ lên thì tôi nhắc “dạ, để cô nói xong đi chú” thế là ông chồng xìu xuống “Ừ, bà nói tiếp đi cho cô NL nghe đi, coi bà nghĩ có bình thường như người ta không.”

Sau khi nghe người vợ “tâm sự” chuyện tình yêu trên mạng xong, tôi hỏi “Ông bác sĩ nào đó nói cưới cô, vậy cô gặp mặt ổng bao giờ chưa?” – “Ổng từ New York bay qua đây ở Los chờ tôi ba tháng nay rồi. Ổng chờ thủ tục ly dị vợ là sẽ đến đây cưới tôi ngay.”

Biết là gặp người “trúng bùa” rồi, tôi thử tìm cách giúp theo suy nghĩ của… tôi.
-Hay là vầy nha, cô có số điện thoại của ổng phải không? Nếu có cô gọi hẹn gặp mặt ổng nói chuyện nha. Con chở cô đi. Người ta muốn cưới cô thì ít ra cô cũng phải biết mặt người ta chứ!
-Ờ, đúng rồi đó. Cô NL nói đúng quá! Bà đi với cổ gặp ông bác sĩ của bà đi, coi ổng nói sao, coi có phải là kẻ lừa đảo như cha con tôi nói không! Người chồng hào hứng.
-Ông đừng thách tôi! Để tôi cho cô NL coi tin nhắn của ổng, mấy người này không có tin tôi cô NL ơi! Bà vợ nói.
-Hả? Bà với ông đó nói chuyện điện thoại nhắn tin nữa hả?
-Tôi chỉ cho cô NL coi, ông không được quyền coi!
-Ok, ok. Bà nói chuyện với cô NL đi.

Để “bảo vệ” sự riêng tư của người vợ, tôi mời ông chồng và bà má vợ ra ngoài ngồi. Chỉ còn tôi và người vợ trong phòng khách.

Bà mở tủ lấy cái điện thoại ra.
“Giờ tôi nhắn ổng là muốn hẹn gặp ổng hả cô?” – “Dạ, đúng rồi. Cô nhắn ổng, hỏi địa chỉ, thời gian, rồi con đi với cô.”
Bà chuẩn bị bấm, nhưng đưa cái phone khoe trước, “Nè, cô NL coi ổng nhắn tin cho tôi nè. Người ta nói thiệt chứ có phải xạo đâu, vậy mà mấy người ở nhà này không có tin tôi.”

Tôi đưa tay cầm điện thoại, thấy bao nhiêu là tin nhắn màu xanh, toàn chữ in lớn.
Tôi nhìn vô, không đọc được tiếng gì ra tiếng gì hết. Tôi chớp mắt, lắc lắc đầu. Cái gì vậy trời?
-Cô đọc được mấy chữ này không cô? Tôi hỏi.
-Đọc được sao không! Rồi bà cầm lại cái phone và đọc ro ro những câu hò hẹn yêu thương.

Tôi bắt đầu thấy đầu óc mình hơi choáng váng. Một cái gì hơi hoang mang.

-Thôi, cô nhắn tin hỏi ổng địa chỉ và thời gian đi. Tôi nhắn người vợ.
-Tôi nhắn rồi, đang chờ ổng trả lời. Người phụ nữ trả lời tôi, gương mặt trông rất hạnh phúc khi nhìn đắm đuối vào cái cell phone.
Tôi thấy tim mình bắt đầu đập mạnh. Dòng tin nhắn trên cái phone chưa hề bấm “send.”
Người vợ bỗng khều khều tôi, “Nè nè ổng trả lời nè.”
Bà nhấn những phím chữ trên phone. Những con chữ được gợi ý nhảy ra, và với bà, đó chính là những con chữ ông bác sĩ nào đó đang nói với bà!

Trời. Tôi thật sự sửng sốt. Người vợ này nói chuyện một mình trong hoang tưởng! Không có bất kỳ ai “reply” tin nhắn của bà. Chỉ có bà tự nhắn tin, rồi tự cho những con chữ trên phone nhảy lên là “ông người yêu” nào đó nói, rồi tự diễn dịch.

Thảo nào, chằng chịt chữ nghĩa trên đó đều một màu xanh từ người gửi “send” đi, nằm bên phải, chẳng có dòng nào nằm về phía bên trái hết!

Vấn đề đã hoàn toàn khác như tôi nghĩ. Bà này bị tâm thần!
Tôi cố trấn tỉnh tôi, giả vờ, “ok ok khi nào ổng trả lời cô nói con hay nha. Giờ đến phiên con muốn nói chuyện riêng với chú.”

Thế là tới lượt bà vợ ra ngoài. Tôi nói với người chồng biết điều gì đã xảy ra. Không hề có người thứ ba nào hết. Chỉ có bà bị hoang tưởng.
“Giờ thì chú chỉ việc bàn với các con chú thuyết phục cô đi khám bệnh chữa trị thôi.” Tôi kết luận.
“Con tôi nó cũng nói má nó có gì không bình thường. Nói bả đi gặp bác sĩ tâm thần, nhưng bả không chịu nghe. Bả nói bả bình thường, nói tại tụi tui nghi ngờ, nghĩ xấu cho ông bác sĩ nào của bả thôi.” Người chồng giải thích.
-Dạ, chắc cô cũng cần có tình yêu thương và sự dịu ngọt từ chú nữa. Theo con thì giờ chỉ có chú mới có thể giúp cô từ từ tỉnh trí lại thôi.
Ông chồng thở phào, kéo bà má vợ ra riêng giải thích.
Sau khi “gỡ rối” xong từng người, tất cả lại ngồi chung lại. Ai cũng rạng rỡ.

Rồi trước mặt tôi, ông chồng nói với bà vợ: “Từ rày bà muốn gì tôi cũng chìu bà. Tôi không nói bà khùng điên nữa. Tôi hứa với bà là tôi sẽ luôn tốt với bà.”

Bà vợ hớn hở: “Ông hứa có cô NL làm chứng nghen. Khi nào ông bác sĩ đó đến hỏi cưới tôi, ông phải đồng ý cho tôi đi nghe.”
“Tôi hứa. Ai đến dẫn bà đi, tôi để bà đi liền chứ tôi giữ bà làm chi,” ông chồng cười sảng khoái.
“Trời ơi, hôm nay tôi vui quá! Mọi người không tin là tôi nói xạo nữa rồi. Tôi mừng quá cô NL ơi!” Người vợ cười nói hồn nhiên, sung sướng.

Tôi cũng vui quá, vì tôi được “thoát” rồi. Tôi lái xe về. Hơn 4 tiếng đồng hồ “đàm phán” rồi. Buồn vui lẫn lộn.

Tôi vẫn nói vui với bạn bè và đồng nghiệp: cộng đồng người Việt mình ở đây lạ lắm, vừa Việt vừa không phải Việt, vừa Mỹ vừa chẳng là Mỹ. Mà vì nó khác lạ, đặc biệt như thế nên chức năng nhiệm vụ của một nhà báo tiếng Việt ở nơi này cũng chẳng giống ai, ít ra là với cá nhân tôi, với những trải nghiệm qua gần 10 năm lặn lội với công việc này.

Để từ từ, lại kể cho mọi người nghe những câu chuyện liên quan đến việc làm phóng viên “không giống ai” ở tờ báo Người Việt đặc biệt này.

Ngọc Lan…

GẦN TẾT HÀNG TÀU, HÀNG GỈA, HÀNG NHÁI SẼ TRÀN NGẬP CÁC CHỢ TẠI VN…. BÀ CON NÊN CẢNH GIÁC!!!

GẦN TẾT HÀNG TÀU, HÀNG GỈA, HÀNG NHÁI SẼ TRÀN NGẬP CÁC CHỢ TẠI VN…. BÀ CON NÊN CẢNH GIÁC!!!
Mứt, quả sấy Trung Quốc ‘nhãn hiệu giả’ tràn ngập chợ tết Việt Nam

Bất chấp tâm lý lo ngại của người dân, hàng trăm loại mứt bánh, trái cây sấy khô, hạt từ Trung Quốc được người bán thay đổi xuất xứ bán giá cao “tung hoành” chợ Tết ở Việt Nam.

Người bán người mua trao đổi, ghi hóa đơn, kết thúc các đợt mua bán chóng vánh, không có trả giá, lựa chọn cân nhắc nên mua loại nào hơn loại nào. Bởi vì đa số các loại trái cây sấy giá cực rẻ được bán ngập chợ ở Sài Gòn như chợ Bình Tây (quận 6), chợ An Đông (quận 5) đều là hàng từ Trung Quốc, theo “phút nói thật” của chính người bán.

Báo Thanh Niên ngày 9 Tháng Giêng, 2019, tường thuật tại chợ cùng một thùng chà là sấy, hỏi sạp thứ nhất nói “chà là Ai Cập,” sạp thứ hai lại bảo “chà là Ấn Độ,” với giá bán đều 60,000 đồng (hơn $2.5)/kg. Trong khi đó, nếu đúng chà là Ai Cập, tại một số cửa hàng chuyên bán thực phẩm nhập cảng giá bán đến 380,000 đồng (hơn $16)/kg.

Nho vàng khô cũng vậy, lác đác còn thấy có con ruồi đậu trên thùng nho bày bán trên sạp. Một ông tại quầy số 67… trong chợ Bình Tây dùng tay trần bốc “nho khô Mỹ” được tẩm ngọt màu vàng ươm bán lẻ cho khách giá 90,000 đồng (khoảng $4)/kg, trong khi nho khô Mỹ “xịn” giá bán trên một số trang web online như Sendo, Lazada khoảng từ 200,000 đến 220,000 đồng (hơn $8-$9)/kg.

Hồng sấy dẻo, quả lớn nhìn khá bắt mắt, màu sắc đẹp, cầm vào mềm mát lạnh với vỏ thùng bên ngoài toàn là chữ Trung Quốc nhưng được người bán “bảo đảm đây là hồng sấy Hàn Quốc.” Giá bán lẻ mặt hàng này từ 110,000 đến 130,000 đồng (hơn $4.5-$5.5)/kg tùy quầy, trong khi đó tham khảo một vài địa điểm bán hồng sấy dẻo Nam Hàn có giá bán lên đến khoảng từ 250,000 đến 260,000 đồng (hơn $10.5)/kg.

Ngay cả mặt hàng nhãn nhục và táo đỏ sấy khô có thể dùng làm nước đãi khách uống “đẹp hồng da” rỏ ràng là hàng “made in China” bỏ trong hai thùng giấy khác nhau, được bán đồng giá nhưng khi hỏi nhãn nhục này từ đâu về, thì người bán nói nhanh: “hàng Việt Nam!”

Đáng lưu ý quả “mắc ca Úc” đựng trong bịch nylon không có nhãn mác, bán lẻ 220,000 đến 230,000 đồng (hơn $9.5)/kg, chỉ bằng một nửa giá hàng thật, nhưng miếng thép dùng để mở hạt mắc ca lại khắc chữ Trung Quốc.

Báo này cũng cho hay, liên quan đến hàng thực phẩm nhập lậu từ Trung Quốc, trong mấy ngày đầu năm 2019, nhiều vụ buôn lậu từ Trung Quốc đưa vào Việt Nam đã bị hải quan cửa khẩu, biên phòng khu vực biên giới phía Nam phát hiện bắt giữ.

Cụ thể, hồi đêm 2 Tháng Giêng, 2019, lực lượng hữu trách đã phát hiện xe chở 462 kg hồng sấy khô sản xuất từ Trung Quốc đưa vào Việt Nam tiêu thụ, không có hóa đơn, chứng từ chứng mình nguồn hàng nhập cảng hợp pháp. Tổng giá trị lô hàng trị giá khoảng 20 triệu đồng và người nhập cảng khai nhận đây là hàng nhập tiêu thụ Tết Kỷ Hợi.

Mặt hàng mứt, trái cây sấy Trung Quốc “giả cầy” tẩm đủ thứ hóa chất ngập chợ tết ở Việt Nam không là chuyện lạ bởi chúng đã xảy ra cả chục năm nay. Tuy nhiên, điều đáng nói là tại sao các loại nông sản Việt tương tự được nhà nước CSVN hô hào, chi ngân sách ào ạt để “cải tiến, phát triển” nhưng vẫn vắng bóng hoàn toàn và chìm nghỉm ngay trong chợ Tết cổ truyền của người Việt.

Image may contain: food
Image may contain: food
Image may contain: food

Việt Nam Có Thành Phố Đáng Sống Không ?

Van H Pham is with Mai Đinh.

Việt Nam Có Thành Phố Đáng Sống Không ?

Khi Đà Nẵng, thành phố đáng sống của Việt Nam chìm trong bể nước, người ta mới chợt hiểu ta rằng: Ở Việt Nam, chẳng có thành phố nào đáng sống cả.

Sao có thể gọi là đáng sống khi cuộc sống luôn bị đe doạ: nước ngập, cây đổ, điện giật, thức ăn và môi trường ô nhiễm, có thể bị đâm chết vì một cái nhìn, vì một lời nói, bị giật tài sản, bị xe đụng và muôn ngàn lí do khác để có thể bị chấm dứt mạng sống. Người ta cố tạo ra ảo tưởng một cuộc sống hạnh phúc để khuất lấp những việc làm sai trái. Những nguy hiểm đe doạ cuộc sống của người Việt đều do con người mà ra. Lâu nay thiên tai, dịch hoạ là mối lo của con người.

Nhưng thời đại này ở Việt Nam, mối lo lớn nhất là nhân tai. Lãnh đạo từ trên xuống dưới đều nhắm vào đất và tài nguyên mà kiếm chác. Họ lấp biển, lấp sông, họ chặt rừng, phá bỏ các kinh rạch, hồ ao thoát nước để lập ra những dự án hàng nghìn tỷ, xây biệt thự, cao ốc. Họ chặt cây, phá đồi để buôn đất, bán cây. Hỏi làm sao mà nước không ngập, làm sao mà thành phố không biến thành sông. Mượn cớ phát triển thuỷ điện, người ta phá hàng ngàn mẫu rừng. Thế là nước trên nguồn đổ xuống, nước trong hồ chứa tuôn ra, hỏi sao không úng ngập. Mượn cớ quy hoạch, họ cướp trắng của dân hàng trăm, hàng ngàn mẫu đất rồi đem bán thu lợi, xô hàng ngàn con người phải sống màn trời chiếu đất, không có tương lai. Với tầm nhìn thiển cận và lòng tham vô đáy, họ đã mang tai hoạ đến cho toàn xã hội. Họ bỏ mặc lời khuyên của các giới chuyên môn, họ bỏ ngoài tai những lời cảnh giác, tất cả vì đồng tiền, tất cả vì những món lợi khổng lồ. Họ sẵn sàng ký những dự án chắc chắn sẽ mang lại những hiểm nguy và chết chóc, những bế tắc trong cuộc sống của dân, nhưng họ bất chấp và hậu quả đã đưa đến những cảnh đau lòng. Có những thành phố mà cán bộ lãnh đạo chỉ ngồi với nhau bàn chuyện cắt đất, quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch để bán đất. Có nhiều chỗ bộ mặt của địa phương có sự thay đổi nhưng đó cũng là những cuộc đồi chác mà người ta gọi là lấy đất đổi hạ tầng, nhưng đàng sau đó cũng chỉ là một cuộc trao đổi, bán mua để thu lợi vào tay một nhóm người.

Cảnh ngập lụt đang và đã diễn ra trên các thành phố ở Việt Nam là hậu quả của những cuộc quy hoạch chụp giật đó. Nạn nhân vẫn chính là những người dân nghèo. Cuộc sống của họ đang ổn định mấy đời, bỗng một ngày được lệnh dời đi. Có người có được đền bù không tương xứng với giá trị vốn có, có người đi tay không và không biết ngày mai. Người ta mang đất ấy bán lại với giá gấp ngàn lần và bỏ túi tiền chênh lệch. Thử hỏi cuộc sống như thế có gọi là đáng sống? Sao có thể đáng sống khi quanh mình toàn là tai ương rập rình.

Trong hoàn cảnh xã hội như thế, một số lớn người Việt hôm nay cố gắng thu vén cho mình một số vốn rồi tìm cách ra đi. Chưa bao giờ trong lịch sử Việt Nam lại có số người tìm cách bỏ nước đi và số người ước mơ ra đi nhiều như thế. Bởi họ đang muốn tìm một nơi được sống, đáng sống đúng nghĩa. Họ muốn có cuộc sống có tương lai, không lo sợ khi mưa xuống, không sợ hãi khi đêm về, không lo âu khi phải ra đường phố, không lo lắng con cháu mình rồi sẽ ra sao? Theo truyền thống của người Việt từ xưa, rời khỏi làng đã gọi là ly hương và ai phải xa quê là người bất hạnh.

Nhưng bây giờ, họ phải rời xa cả đất nước, rời bỏ tất cả, nhưng họ vẫn chọn lựa làm kẻ ly hương. Có kẻ mãi ra đi và chẳng còn muốn trở về. Họ vẫn có nỗi đau của kẻ dứt áo giã từ, họ vẫn có nỗi khổ của kẻ phải xa gia đình, dòng họ, quê nhà nhưng họ chấp nhận để tìm nơi đáng sống, bởi thế giới bây giờ không còn chật hẹp như xưa. Có thể người ta trách họ là những kẻ ích kỷ, chỉ biết lo cho bản thân và và gia đình mình, không quan tâm đến vận mệnh của đất nước. Nhưng thử hỏi họ làm gì được? Không chỉ có những người có tiền của, có điều kiện mới tìm cách ra đi mà ngay những quan chức có quyền cũng lẩn lượt tìm cách rời bỏ đất nước khi thu vén một gia tài khổng lồ từ tham nhũng và hối lộ. Họ cũng là người luôn to mồm nhất hô khẩu hiệu yêu tổ quốc, yêu nhân dân, viết điều trăn trở trước tình hình đất nước.

Có người đặt câu hỏi ra đi hết rồi còn ai? Ừ thì còn dân nghèo, còn những kẻ đã bị hút hết máu xương và tài sản, còn những kẻ muốn ra đi nhưng không có điều kiện để đi. Và như thế đất nước chỉ còn là một khối rỗng không khi đất đã hết, tài nguyên đã cạn, núi đã bị san phẳng, rừng không còn cây, sông suối không còn chảy và biển ngoài kia cũng đã lọt vào tay kẻ cướp. Còn chỗ nào đáng sống không?

Khi con người không còn gắn bó với đất đai, sông núi của tổ quốc mình. Khi con người cảm thấy không yên lòng khi sống trên đất nước mình và ngóng chờ một cuộc sống khác ở một vùng đất khác, đó là dấu hiệu số phận của một dân tộc lưu vong. Đôi khi họ lưu vong ngay chính trên đất nước của mình.

Image may contain: one or more people, car and outdoor
Image may contain: one or more people, outdoor, nature and water
Image may contain: ocean, mountain, sky, outdoor, nature and water
Image may contain: outdoor and nature
Image may contain: outdoor and nature
+2

Người dân tộc thiểu số bản địa chứng minh Đài Loan không phải là của Trung Quốc

Van H Pham

Người dân tộc thiểu số bản địa chứng minh Đài Loan không phải là của Trung Quốc

“Chúng tôi là những người thổ dân Đài Loan, và chúng tôi đã sống ở đây, trên đất mẹ của chúng tôi, hơn 6 ngàn năm qua. Chúng tôi không phải là nhóm dân tộc thiểu số trên đất Trung Quốc.” Những người dân tộc bản địa ở Đài Loan tuyên bố.

Người dân Đài Loan bản địa, bao gồm dân tộc Kanakavavu có 300 dân và dân tộc Amis có dân số hơn 210 ngàn người khẳng định với Tập Cận Bình- vua Trung Quốc đại lục rằng: “Ông Tập Cận Bình, chúng tôi những người thổ dân Đài Loan sẽ không bị đe dọa và không có bất kỳ nhân nhượng nào.”

Những người này yêu cầu tương lai của Đài Loan sẽ được quyết định bởi chính người thổ dân Đài và các sắc dân khác trên tổ quốc của họ. Tập Cận Bình đe dọa Trung Quốc sẽ dùng vũ lực để ép Đài Loan sát nhập vào đại lục. Đáp lại, các sắc dân Đài Loan nói thẳng thừng: “Ông Tập Cận Bình, đừng có gây hại cho người khác, cho dù họ có khác biệt thế nào.”

Trung Quốc không chứng minh được ảnh hưởng của họ đối với Đài Loan về văn hóa. Trái lại, Đài Loan cho rằng họ giống Việt Nam hơn. Giới khoa học gia y-sinh còn khẳng định: Sơ đồ gen của người Đài Loan rất giống với sơ đồ gen của người Việt Nam.

HÌNH: – Dân tộc thiểu số ở Đài Loan chính là dân bản địa, trang phục cho thấy họ là một giống dân khác hoàn toàn với tộc Hán ở Trung Quốc

NGHIEPDOANBAOCHI.ORG
Người dân tộc thiểu số bản địa chứng minh Đài Loan không phải là của Trung Quốc

thấy họ là một giống dân khác hoàn toàn với tộc Hán ở Trung Quốc

NƯỚC MẮT DÂN VIỆT SẼ CHẢY ĐẾN BAO GIỜ..??

Giặc từ miền Bắc vô đây, bàn tay nhuốm máu đồng bào!!!
Giặc từ miền Bắc vô đây, bàn tay giết chóc tanh hôi!!!
***********

NƯỚC MẮT DÂN VIỆT SẼ CHẢY ĐẾN BAO GIỜ..??

Trời về đêm không có chỗ ngủ, Những đứa trẻ và người dân phải trở về nơi chính ngôi nhà mà trước đây họ cười nói vui đùa.

Nhưng mấy hôm nay họ trở về với những hàng nước mắt không nói lên lời.

Những đứa trẻ ngơ ngác bảo mẹ ơi.!! nhà con đâu rồi….??? Có lẽ chẳng có nỗi đau nào hơn khi họ là dân lao động, phải nhịn ăn nhịn mặc để có ngôi nhà che nắng sống qua năm tháng.

Nhưng chính quyền cộng sản đã lấy đi nụ cười, cướp đi ngôi nhà nhỏ mà họ đã vất vã mồ hôi máu để xây nên. Khóc trong cảnh vườn rau Lộc Hưng nhìn về mảnh đất tan hoang ai cũng rơi nước mắt.. ..

Tết cổ truyền của dân tộc sắp đến rồi. Cảnh Bà con Lộc Hưng ngủ khốn khổ ở vườn rau Lộc Hưng trong đêm lạnh, màn trời chiếu đất. 😭😭😭

Nguồn: Đặng Ánh Tuyết

Image may contain: one or more people
Image may contain: one or more people and people sitting
Image may contain: one or more people and fire
Image may contain: outdoor

Đây là văn tự pháp lý về quyền lưu dụng khu đất

Hoa Kim Ngo and 5 others shared a post.
No photo description available.
No photo description available.

Lê Công Định

Đây là văn tự pháp lý về quyền lưu dụng khu đất nay là vườn rau Lộc Hưng, để canh tác và qua lại, của các cư dân sinh sống trong khu vực của Hội Thừa sai Sơn Tây (bản gốc tiếng Pháp và bản dịch tiếng Việt).

Theo luật đất đai của nước CHXHCNVN, văn tự nói trên có giá trị pháp lý chứng minh nguồn gốc khu đất và quá trình sử dụng đất ổn định và lâu dài của các cư dân tại đó trước khi Luật Đất đai 1993 có hiệu lực thi hành vào ngày 15/10/1993.

Ban Tuyên giáo Quận ủy Tân Bình đã đọc và có hiểu văn tự đó là gì không và, quan trọng hơn, có hiểu luật không?