MỘT KHÍA CẠNH KHÁC CỦA SỰ KỲ THỊ.

Hoai Linh Ngoc Duong

MỘT KHÍA CẠNH KHÁC CỦA SỰ KỲ THỊ.

Đã có nhiều bài viết về sự kỳ thị của người da trắng với dân châu Á và Dư luận viên của đảng Cộng sản có dịp vỗ tay hoan hô” Không nơi nào bằng tổ quốc Việt Nam” ” Làm thân ăn nhờ ở đậu cũng khổ trăm đường” để từ đó phủ nhận các giá trị dân chủ, tôn vinh độc tài.

Nhưng các bài viết trên chỉ nhìn một phía. Phía khác là để trả lời câu hỏi: “Mình có sao đó người ta mới kỳ thị”. Từ chỗ một số đông với những tập quán tính cách của mình đã làm hoen ố cả cộng đồng và khiến những người tốt, những người hội nhập bị họa lây. Đây không còn là “một con sâu làm rầu nồi canh” mà “cả một bầy sâu làm rầu nồi canh”

Thế giới có 2 loại kỳ thị.

Một loại là kỳ thị ra mặt và một là kỳ thị ngầm. Kỳ thị ra mặt bị cấm bởi pháp luật nhưng kỳ thị ngầm chính là động lực phát triển của xã hội. Kỳ thị ra mặt là sự phân biệt màu da, giới tính, chủng tộc, tôn giáo… để ném đá, chửi bới ,lăng nhục, từ chối phục vụ. Biểu hiện cụ thể cho loại này là những tấm biển đề “Nhà hàng chúng tôi không phục vụ người Nhật,Trung Quốc, da đen, Hồi Giáo…” Những loại kỳ thị này tuyệt đối bị cấm bởi pháp luật tại Hoa Kỳ. Và người Mỹ văn minh không bao giờ làm. Họ không bao giờ dùng cách như Lê Đức Thọ sau khi bắt tay Henry Kissinger ở hội nghị Paris 1973, dùng khăn để lau tay biểu hiện mình cao quý (theo giai thoại). Điều này ở Mỹ sẽ bị xem là kém văn hóa.

Nhưng kỳ thị ngấm ngầm lại là một biểu hiện của văn hóa. Bởi lẻ người ta không khinh vẻ bên ngoài mà là khinh cái tính cách của anh. Đó là khinh cái thói ăn cắp vặt, nói chuyện vô văn hóa, chửi thề, thói quen không xếp hàng, không giữ lịch sự nơi công cộng … cao hơn là thói làm biếng, thích hưởng thụ, trốn thuế, lối sống theo bản năng, nạn cư xử bằng bạo lực, độc hành độc đoán… Tại sao kỳ thị ngấm ngầm là động lực tiến hóa của xã hội. Bởi thói quen về hành vi là cái mà luật pháp không chế tài được. Đó là biểu hiện của văn hóa. Những người ăn không ngồi rồi, trốn trách nhiệm xã hội đôi lúc cũng lợi dụng khe hở của luật pháp để tranh thủ sự nhàn hạ cho mình. Chính sách xã hội đôi lúc vì cái chung cho nên bỏ qua cho những kẻ cơ hội.

Tại sao người Việt nam, Trung Quốc bị thế giới kỳ thị?

Người ta không kỳ thị màu da, quốc tịch của anh mà người ta kỳ thị vì ngón nghề ăn cắp, lừa đảo, văn hóa mất lịch sự của anh nổi tiếng khắp thế giới. Sự kỳ thị này giúp cho dân tộc Việt Nam biết soi lại mình để sống làm sao cho người ta khỏi khinh.

Người ta kỳ thị người châu Á vì những ngón nghề sau đây:

Trốn thuế.

– Gian lận an sinh xã hội.

– Không tham gia vào bỏ phiếu tạo ra nền dân chủ.

– Sùng bái cá nhân chứ chẳng hiểu về thiết chế.

– Không tham gia biểu tình bày tỏ nguyện vọng của cộng đồng.

– Sống trên xứ người với tâm thế ăn nhờ ở đậu chứ không phải tâm thế làm chủ đất nước.Tìm đủ mọi cách mưu lợi cho mình bất kể lợi ích chung.

– Thể hiện nền văn minh lúa nước.

Từ những kỳ thị ngầm này dẫn đến sự kỳ thị lộ liễu của một số kẻ cực đoan, đánh đồng tất cả người châu Á với nhau. Nhưng kỳ thực trong châu Á cũng có một sắc dân khác đẳng cấp không thua kém họ. Đó là người Nhật.

Tất nhiên từ khi Trump nắm chính quyền các nhóm da trắng cực hữu đã trỗi dậy và công khai bộc lộ sự kỳ thị lộ liễu bởi chủ nghĩa dân tộc. Đó là nền tảng dẫn đến chủ nghĩa phát xít.Nhưng người châu Á trước khi phê phán người cũng phải nhìn lại mình.

Dân da trắng không thể nai lưng đóng thuế để người châu Á lợi dụng các khe hở của chính sách để hưởng lợi.

Tự do không hề miễn phí. Người châu Á đến Hoa Kỳ hưởng tự do mà không hề trả phí xương máu của công cuộc đấu tranh chống độc tài của người Mỹ suốt hơn 200 năm nên rất dễ bị khinh thường. Cách tốt nhất để tránh kỳ thị là họ phải góp sức vào sự thịnh vượng chung. Điều đơn giản là khi thấy lá cờ vàng cắm trên tòa nhà quốc hội Mỹ, biểu tượng của dân chủ tự do thì những người da trắng hiểu biết không kỳ thị người Việt Nam mới là chuyện lạ.

Mình có sao đó người ta mới kỳ thị mình.

Được xem 1 lần, bởi 1 Bạn Đọc trong ngày hôm nay