Khi thế giới không như ta thấy

 May be an image of text that says 'K FACT A AC T'

 Khi thế giới không như ta thấy

“Mặt trận truyền thông” là khái niệm được dùng để mô tả cuộc chiến thông tin khi mạng xã hội xuất hiện. Với sự bùng nổ của Internet, các nguyên tắc kiểm duyệt thông tin dần dần bị vô hiệu hóa. Nếu như trước đây mặt trận truyền thông là sự phân tranh giữa trắng và đen, thì nay, một màu xam xám lờ mờ đã xuất hiện.

Năm 2016 – 2020, tin giả xuất hiện. Công thức để chế biến tin giả ngày càng trở nên điêu luyện. Dựa trên một bản tin thật người chế biến tin giả có thể lọc lại hình ảnh, sự kiện, diễn biến để lồng ghép vào các diễn biến xã hội. Hình ảnh là thật, nhưng nội dung, bối cảnh lại là giả dẫn tới thông tin đưa ra là không có thật. Một cách chế biến tin giả phổ biến nhất đó là dẫn nguồn tin bi ẩn kiểu “ông chú Viettel” hay “người ẩn danh ở bên trong bộ máy quyền lực”. Loại tin này thỏa mãn tâm lý hiếu kỳ của quần chúng.

Nếu như ở Việt Nam, khi mạng xã hội chưa lên ngôi, mặt trận truyền thông đơn giản thì là cuộc chiến giữa lề đảng và lề dân thì nay mọi thứ không như thế nữa.

Khi người xem, người nghe, người đọc cho mình quyền quyết định thông tin “muốn” tiếp cận, họ sẽ tự lựa chọn tin tức mà họ muốn “thấy”. Nắm bắt tâm lý này, gam màu xám trên mặt trận truyền thông bắt đầu chiếm ưu thế. Tất cả những tin tức không có lợi, không hợp nhãn đều bị gọi là “tin giả”. Cụm từ fake news xuất hiện được lặp đi lặp lại bởi những lãnh tụ có uy quyền khiến một bộ phận người dân từ chối tiếp nhận thông tin theo bản chất mà nó vốn có. Và để chứng minh càng thông tin thật là giả, người ta đưa các tin giả đã được chế biến ra để làm luận điểm cho bản thân mình.

Trong một thế giới mà con người nghi kỵ, bất mãn, chán chường, việc tự nhốt mình với những thông tin mang tính khích lệ, gây hưng phấn tinh thần để có động lực sống khiến người ta ngày càng chuộng tin giả hơn.

Với số đông quần chúng, họ chỉ muốn nghe, muốn thấy đều họ cần, còn thực tế đối chứng, kiểm tra thì chẳng mấy ai có thời gian để thực hiện. Vì vậy, việc quần chúng phó mặc và bị định hướng thông tin là chuyện thường xảy ra ở các quốc gia độc tài, có cơ chế kiểm duyệt thông tin. Và các quốc gia như Nga, Trung Quốc, Iran, Việt Nam sẵn sàng đổ tiền, lên chiến lược, kế sách để phát tán tin giả hòng chứng minh với dân chúng rằng “đừng mơ mộng, hy vọng hão huyền vào các giá trị dân chủ, tự do”. Từng ngày một, chiến lược tin giả khiến quần chúng rơi vào mộng mị. Và khi thế giới không như họ thấy, thì dân chúng ngoan ngoãn, xếp re trở thành những con chiên hiền lành dễ bảo.

Không phải ai cũng có khả năng kiển chứng thông tin nên nạn nhân của tin giả rất đa dạng. Sự thông cảm có thể được giành cho các nạn nhân không có cơ hội tiếp cận nguồn tin đa chiều, nhưng tuyệt đối không thể cảm thông với những người cố tình tiếp tay phát tán tin giả vì muốn quần chúng nhìn thế giới theo cách mà họ muốn.

Vì thế nếu ai đó bảo rằng tôi hãy thông cảm cho những người phát tán tin giả, câu trả lời của tôi là KHÔNG BAO GIỜ. Bởi chính những kẻ phát tán tin giả chính là nguồn cơn hủy hoại niềm tin và các giá trị tự dân chủ và sự thật.

P/s: Sự thật và dối trá đôi khi chỉ xê xích nhau chút xíu. Quan trọng là bạn chọn cách tiếp cận và chấp nhận ra sao mà thôi. Thế giới vốn không như ta thấy, nhất là khi người có thể điều khiển thế giới ấy là những kè độc tài mị dân.

Ảnh minh họa: Internet

Được xem 1 lần, bởi 1 Bạn Đọc trong ngày hôm nay