Cách sơ cứu nhồi máu cơ tim – Cơ hội thoát cửa tử

Van Pham

Y TẾ & SỨC KHỎE….

Cách sơ cứu nhồi máu cơ tim – Cơ hội thoát cửa tử

Human heart attack

Bác sĩ Michael Dũng Cao (Source: Flickr)

Nhồi máu cơ tim là bệnh lý nguy hiểm với tỷ lệ tử vong rất cao và bệnh diễn tiến rất nhanh. Vì thế, một vài cách sơ cứu đơn giản sẽ rất hữu ích để phòng tình huống khẩn cấp.

Nhồi máu cơ tim là biến chứng thường gặp của bệnh động mạch vành, căn bệnh có thể xảy ra bất kỳ lúc nào kể cả khi vận động hay nghỉ ngơi, rất đột ngột, khó biết trước, nếu không được phát hiện kịp thời thì sẽ dẫn đến những cái chết không được báo trước.

Bác sĩ Michael Dũng Cao tại Sydney cho biết hàng năm có khoảng 20,000 người Úc qua đời do các bệnh về tim mạch, trong đó nguyên nhân liên quan đến nhồi máu cơ tim chiếm khoảng 15,000 người. Con số này trên thê giới là khoảng 8.7 triệu người.

“Thực sự con số này đã giảm rất nhiều, so với 50 năm trước đã giảm 6 lần. Nguyên nhân có thể do tiến bộ về y khoa cũng như lối sống của con người cũng đã thay đổi, ăn uống lành mạnh hơn và tập luyên nhiều hơn.”

Nguyên nhân của bệnh nhồi máu cơ tim

Thông thường nguyên nhân chủ yếu là do cholesterone (tức mỡ trong máu) bị đóng lại thành mảng. Đến thời điểm khi cholesterone đọng lại quá nhiều sẽ dễ bị vỡ gây nên phản ứng đông kết máu trong mạch, dẫn đến động mạch vành bị tắc nghẽn, làm máu không lưu thông đến cơ tim, khiến cơ tim bị hoại tử chết.

Người lớn tuổi, người có tiểu sử gia đình bị tim mạch, người châu Á và người Thổ dân là các đối tượng dễ bị tim mạch hơn. Phụ nữ sau mãn kinh cũng nguy cơ bệnh tim mạch cao ngang với nam giới.

Ngoài ra các thói quen như hút thuốc, uống rượu, ăn uống nhiều đường nhiều mỡ dẫn đến béo phì hoặc tiểu đường cũng khiến nguy cơ bệnh tim mạch tăng cao.

“Triệu chứng giống như vừa kết thúc cuộc chạy marathon”

Bệnh tim mạch khi phát triệu chứng cũng có 3 mức độ khác nhau

Hội chứng đau ngực: tỷ lệ tử vong 8%

Nhồi máu cơ tim nhưng điện tâm đồ không đổi: tỷ lệ tử vong là 13%

Nhồi máu cơ tim nhưng điện tâm đồ thay đổi: tỷ lệ tử vong là 20%

Một số dấu hiệu cảnh báo bệnh nhồi máu cơ tim như đau nhẹ, tức ngực trong 1-2 ngày đầu và thời gian mỗi lần kéo dài vài phút. Thế nhưng nếu cơn đau không bớt hoặc kéo dài hơn và nặng hơn ở những ngày sau thì đã đến lúc phải vào bệnh viện.

Cơn đau có thể lan tỏa lên cổ hoặc lên xương hàm, hoặc lan xuống tay, xuống bụng.

“Cảm giác giống như quý vị vừa chạy marathon về. Những cơn đau có thể kèm khó thở và đổ mồ hôi lạnh rất nhiều, buồn nôn, và cơ thể sẽ rất mệt,” bác sĩ Dũng giải thích.

Thế nhưng, theo lời bác sĩ Dũng, không phải ai cũng xuất hiện triệu chứng, có những người không hề có triệu chứng (silent attack) khiến bác sĩ rất khó chẩn đoán.

“Lúc đó bác sĩ phải làm một số xét nghiệm để xác định người đó có bị bệnh tim mạch hay không.”

“Có thể kiểm tra tại phòng khác của Bác sĩ gia đình, làm ultrasound tim để xem tim có co bóp bình thường hay không, thực hiện kiểm tra trên máy chụp cắt lớp có thể phát hiện được chỗ nghẽn, để từ đó đi bác sĩ chuyên khoa để điều trị.”

Hai giờ đầu từ lúc có triệu chứng là “khoảng thời gian vàng” để cứu người bệnh

Xây dựng một lối sống lành mạnh là phương pháp tốt nhất để ngăn ngừa bệnh tim mạch xảy ra, như tập luyện thể thao để giảm cân, ăn uống khoa học, thư giãn, không hút thuốc, uống rượu quá độ.

Với người đã bị tổn thương thì không có thuốc đặc trị, nhưng có những loại thuốc bổ trợ như aspirin làm giảm đau thắt (nếu không giảm đau thì phải vào bệnh viện), thuốc giảm cholesterone.

“Bệnh nhân sau khi thông tim cần uống aspirin, thuốc làm chậm nhịp tim, thuốc hạ cholesterone, hạ huyết áp, theo yêu cầu của bác sĩ,” bác sĩ Michael Dũng Cao cho biết.

“Ngoài ra còn có thuốc chống đông kết tiểu cầu, và uống liên tục không được ngưng. Nếu ngưng uống thuốc, máu có thể đông lại nơi thông tim dẫn đến chết người.

Nếu bạn có người thân bị bệnh hoặc nhận thấy ai đó bị nhồi máu cơ tim cấp, 2 giờ đầu kể từ lúc xuất hiện triệu chứng được coi là “khoảng thời gian vàng” để cứu lấy trái tim người bệnh trong cơn nguy kịch. Trong đó, việc cấp cứu tại nhà rất quan trọng, nó quyết định phần lớn tới khả năng hồi phục của người bệnh nhồi máu cơ tim về sau.

Để người bệnh nằm lên một mặt phẳng cứng, quỳ gối phía bên trái. Sau đó chồng 2 bàn tay lên và đặt trước tim, dùng toàn lực ép mạnh và sâu xuống 1/3 lồng ngực rồi nới lỏng tay. Lặp lại động tác này liên tục 60 lần/phút để tăng co bóp tim.

Được xem 1 lần, bởi 1 Bạn Đọc trong ngày hôm nay