ĐẬP TAM HIỆP CÓ NGUY CƠ SỤP ĐỔ

THIÊN SÁT BẮC MAN

BÀI 030: ĐẬP TAM HIỆP CÓ NGUY CƠ SỤP ĐỔ

I- NGUY HIỂM CHO 400 TRIỆU SINH MẠNG Ở HẠ LƯU?
Đài truyền hình NTD hôm 23-6 dẫn lời một nhà thủy văn học nổi tiếng cho rằng đập Tam Hiệp có nguy cơ sụp đổ do chất lượng kém và áp lực trên sông Dương Tử, trong bối cảnh các trận lũ lụt nghiêm trọng đang diễn ra ở miền trung và miền nam Tàu. Đập Tam Hiệp bắt đầu được xây dựng vào năm 1994 và hoàn tất vào năm 2006, trở thành con đập lớn nhất thế giới với vùng hồ chứa tới 42 tỉ tấn nước.

Tuy nhiên, nhà thủy văn học người Đức gốc Hoa, ông Vương Duy Lạc (Wang Weiluo) cho biết công trình khổng lồ này được xây dựng với chất lượng kém và có nguy cơ sụp đổ trước các trận lũ lụt lịch sử tại tàu hiện nay.

Đập Tam Hiệp được xây dựng trên sống Dương Tử và nằm ở tỉnh Hồ Bắc của Tàu. Hiện tại, một nhánh của sông Dương Tử đang gánh chịu một trận lụt lớn chưa từng có trong 80 năm qua. NTD cho biết chính quyền đã sơ tán khoảng 40.000 cư dân địa phương và đưa ra cảnh báo màu vàng về các trận mưa bão. Hôm 20-6, mực nước bên trong hồ chứa đập Tam Hiệp đã tăng cao lên gần 2 mét so với mức cảnh báo. Dù vậy, chính quyền Tàu cam đoan rằng cấu trúc của con đập rất chắc chắn và không có nguy cơ sụp đổ. Liệu lời cam đoan của chính quyền Tàu có đáng tin? Ông Vương Duy Lạc đã đưa ra nhận định trái ngược với tuyên bố của Bắc Kinh về chất lượng của đập tam Hiệp.

II- SAI SÓT TRONG THIẾT KẾ

Ông Vương cho biết sau trận lụt nghiêm trọng năm 1998, Tàu khi đó đã thuê các chuyên gia phương Tây để đánh giá kiểm soát chất lượng của đập Tam Hiệp. NTD cho biết các chuyên gia khi đó kết luận rằng việc hàn nối các thanh thép của con đập đã không đạt chuẩn. Giới chức Tàu không hài lòng, cho rằng lời chê bai của chuyên gia phương Tây là phân biệt chủng tộc. Tuy nhiên, lời chê bai đó đã đến quá muộn. Ông Vương nói: “Việc hàn thép và đổ xi măng ở bờ bên trái của con đập đã hoàn tất. Họ không thể làm lại nó”.

NTD cho biết, đập Tam Hiệp đã không được kiểm tra chất lượng bởi một cơ quan riêng biệt, mà chính đội ngũ thiết kế và xây dựng con đập đã tự làm điều đó. Khi con đập bắt đầu hoạt động, giới truyền thông nhà nước Tàu đã lớn tiếng tuyên bố rằng con đập có thể chịu đựng một trận lụt tồi tệ nhất trong 10.000 năm. Nhiều năm sau, họ đã sửa tuyên bố này thành 1.000 năm, và một năm sau đó, lại sửa đổi thành 100 năm. NTD bình luận, điều đó cho thấy chính các quan chức Tàu cũng đã giảm sút niềm tin vào đập Tam Hiệp.

Năm 2010, truyền thông nhà nước dẫn lời các quan chức Tàu nhấn mạnh rằng người dân có thể dành trọn niềm tin vào khả năng kiểm soát lũ của đập Tam Hiệp. Nhưng năm 2019, các hình ảnh từ vệ tinh cho thấy con đập có dấu hiệu bị biến dạng do áp lực của nước. Bắc Kinh chỉ đơn giản bình luận rằng con đập đang “đàn hồi tốt”. Tuy nhiên, ông Vương chỉ ra rằng con đập bị biến dạng là do sai sót trong thiết kế. Trong một bài báo năm 2019, ông Vương cho biết con đập bao gồm hàng chục khối bê tông độc lập. Ông Vương cho biết: “Những khối này không được kết nối với lớp nền bên dưới, chúng chỉ ngồi lên nó”.

Chuyên gia về thủy văn học nhận định, nếu đập Tam Hiệp sụp đổ, nó sẽ đặt ra nguy hiểm cho hơn 400 triệu sinh mạng sống ở hạ lưu. Từ khúc giữa đến hạ lưu của sông Dương Tử đều là các khu vực có mật độ dân cư đông đúc, trong đó các thành phố lớn như Thượng Hải và Vũ Hán. Truyền thông nhà nước Tàu cho rằng con đập này không có nguy cơ sụp đổ, và chỉ trích điều này chỉ là “tin đồn bị thổi phồng bởi giới truyền thông phương Tây”. Dù vậy, những lời cam đoan của Bắc Kinh tới nay chưa có tác dụng chấn an những lo ngại về tình hình đập Tam Hiệp, trong bối cảnh chính quyền Tàu được biết đến rộng rãi về những tuyên bố sai lệch và che giấu thông tin. Một ví dụ điển hình là tình trạng bưng bít về dịch viêm phổi Vũ Hán, khiến virus corona lây lan ra khắp thế giới trong khi lẽ ra nó đã có thể được khống chế ở địa phương.

III- NGUY CƠ VỠ ĐẬP TAM HIỆP TĂNG CAO

Hiện tại, miền nam Tàu không ngừng xuất hiện mưa lớn và hơn 100 con sông bất ngờ xảy ra lũ lụt, trong đó có đập Tam Hiệp được ví như quả bom hẹn giờ sắp bùng nổ, có thể sẽ nhấn chìm 6 tỉnh thành lưu vực hạ lưu sông Dương Tử. Theo tin tức từ Bộ Quản lý tình trạng khẩn cấp Tàu vào ngày 12-6, trận lụt đã khiến 5,8 triệu người tại 22 tỉnh và khu tự trị ở miền Nam nước này như Giang Tây, Hồ Nam, Quảng Tây … gặp thảm họa, 39 người đã thiệt mạng và mất tích, 400.000 người phải di dời khẩn cấp, 5.200 ngôi nhà bị sập đổ. Tuy nhiên, dư luận quốc tế cho rằng tình hình thảm họa vượt xa những gì do chính quyền Tàu công bố.

Người dân gặp nạn đã đăng lượng lớn video cho thấy nhiều nơi bị lũ lụt bao vây, nhà cửa bị sập, người dân bị lũ cuốn trôi, xe cộ lăn lộn trong dòng nước và cảnh mọi người tháo chạy trốn lũ. Một quan chức của Bộ Tài nguyên nước Tàu trong một cuộc họp báo vào ngày 11-6 cho biết, Giang Nam, phía Nam và Đông Tây Nam có lượng mưa lớn nhất trong năm nay, khoảng 148 con sông xuất hiện lũ lụt, thậm chí vài con sông mực nước vượt quá kỷ lục lịch sử.

Cụ thể, thành phố Trùng Khánh vào ngày 11-6 xuất hiện mưa lớn, trung tâm thành phố trở thành biển nước, đường biến thành sông, nước sâu tận 2 mét và nhiều chiếc ô tô không nhìn thấy đỉnh xe. Vì thành phố Trùng Khánh thuộc thượng nguồn đập Tam Hiệp, sông Dương Tử. Một cư dân mạng đã đăng tải một đoạn video cho biết Hồ chứa Long Đường (khu vực giao giới của Nam Đan, Quảng Tây và Đô Vân), Quý Châu đang gặp nguy hiểm, và đập Tam Hiệp đang gặp nguy hiểm.

IV- ĐẬP TAM HIỆP TRỞ THÀNH KHU VỰC KIỂM SOÁT QUÂN SỰ KHÔNG CHO PHÉP CHỤP KHÔNG ẢNH

Hiện tại, Vũ Hán đã đưa ra cảnh báo đỏ về mưa bão. Việc đập Tam Hiệp xả lũ và lũ do mưa lớn ở hạ lưu sẽ chồng chất lên nhau tạo thành một trận lũ của toàn lưu vực. Học giả kinh tế với nickname 财经冷眼(@caijinglengyan) cho biết đập Tam Hiệp đang bị biến dạng và nứt bê tông, nhiều mối nguy hiểm đang tiềm ẩn. Tuy nhiên, đập Tam Hiệp hiện tại đã trở thành khu vực kiểm soát quân sự của ĐCS Tàu. Hơn nữa, đỉnh của đập Tam Hiệp và các điểm tham quan gần đó bị hạn chế, và không có cơ hội để xác minh. Vào ngày 23-3, nhà kinh tế học độc lập Lãnh Sơn đã đăng tải một video trên Twitter, cho thấy vùng thượng nguồn đập Tam Hiệp xuất hiện hiện tượng sạt lở đất quy mô lớn. Đồng thời ông còn đề cập rằng tình huống này rất có thể sẽ khiến đập Tam Hiệp bị vỡ trong vòng 2 năm (?), và thành phố Vũ Hán sẽ là nơi đầu tiên gặp tai họa.

V- CÁC CHUYÊN GIA DỰ ĐOÁN: “ĐẬP TAM HIỆP CUỐI CÙNG CŨNG VỠ TUNG”

Ông Vương Duy Lạc (Wang Weiluo), cựu chuyên gia quy hoạch và bảo tồn nước, dự đoán đập Tam Hiệp cuối cùng sẽ bị nổ tung. Ông từng nói với tờ The Epoch Times, chất lượng xây dựng Dự án Tam Hiệp rất kém, từ năm 2003 trở đi không được nghiệm thu, và không ai dám đảm bảo chất lượng của nó. Ông cho biết nếu đập Tam Hiệp vỡ, 700.000 người sống ở thành phố Nghi Xương sẽ phải gánh chịu hậu quả, thậm chí hàng trăm triệu người ở giữa và hạ lưu sông Dương Tử sẽ gặp nguy hiểm. Hoàng Vạn Lý (Huang Wanli), cố chuyên gia dự án bảo tồn nước kiêm giáo sư của Bộ Tài nguyên nước tại Đại học Thanh Hoa, đã viết thư cho cựu chủ tịch nước Giang Trạch Dân ba lần phản đối việc xây dựng Dự án đập Tam Hiệp, vì nó sẽ khiến khí hậu thất thường, động đất triền miên và lũ lụt nghiêm trọng ở thượng nguồn, ông cũng dự đoán, cuối cùng đập Tam Hiệp sẽ vỡ. Đầu tháng 9-2013, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã ký Nghị định, quy định phòng thủ cấp 4 về đập Tam Hiệp. Một nhóm gồm 4.600 binh sĩ đã được phái đến Tam Hiệp để bảo vệ đập. Hai năm sau, vào ngày 16-9-2015, ông Lý Khắc Cường tiếp tục ban hành Quy định An toàn Dự án Bảo tồn Nước Tam Hiệp. Theo Wikipedia, Dự án Tam Hiệp gây ra 5 mối nguy hiểm cho Trùng Khánh: Nguy cơ nghèo đói, vấn đề trầm tích phù sa và mực nước dâng cao, vấn đề môi trường sinh thái, vấn đề thiên tai và nguy cơ vỡ đập rất cao.

VI- MỰC NƯỚC ĐẬP TAM HIỆP TIẾP TỤC DÂNG CAO, VƯỢT QUÁ GIỚI HẠN KIỂM SOÁT LŨ 2 MÉT

Gần đây mưa bão không ngừng, 24 tỉnh thành bị lũ lụt tàn phá nặng nề, những lời cảnh báo về nguy cơ vỡ đập Tam Hiệp lần nữa được lan truyền rộng rãi. Ngày 21-6, đài truyền hình trung ương Tàu (CCTV) cũng đã thừa nhận rằng, mực nước đập Tam Hiệp tiếp tục dâng cao, hiện đã vượt quá giới hạn phòng lũ. Kênh tài chính của CCTV tối ngày 21-6 đưa tin, ngày 20-6, dòng chảy của đập Tam Hiệp tăng lên đến 26.500 m3/s, tăng 6.000 m3/s so với lưu lượng 20.500 m3/s vào ngày 19-6. Hiện tại, mực nước trong hồ chứa đạt gần 147 mét, vượt quá gần 2 mét so với mực nước giới hạn phòng lũ. Đập Tam Hiệp nhiều lần được Hội ICOLD (Đập lớn Thế giới) liệt kê là “con đập nguy hiểm nhất thế giới”. Thời gian gần đây có những bức ảnh từ xa cho thấy con đập đã có sự dịch chuyển “đáng ngờ”, thậm chí biến dạng.

Chuyên gia nổi tiếng về đập Tam Hiệp Vương Duy Lạc (Wang Weiluo) cho biết trong một cuộc phỏng vấn rằng, so với biến dạng của con đập, vấn đề rò rỉ của đập Tam Hiệp càng nghiêm trọng hơn, đặc biệt là rò rỉ xung quanh âu tàu của con đập là nghiêm trọng nhất. Ông Vương Duy Lạc nói rằng một khi đập Tam Hiệp bị vỡ, trận đại hồng thủy sẽ tấn công toàn bộ khu vực giữa và hạ lưu của sông Dương Tử cho đến Thượng Hải. Việc vỡ đập không chỉ mang lại lũ lụt, hơn nữa còn có 2 đến 3 tỉ mét khối bùn cát, sức tàn phá của bùn cát còn nghiêm trọng hơn cả lũ lụt. Ông đặc biệt nhắc nhở người dân sống ở hạ du của đập Tam Hiệp phải chuẩn bị sẵn tinh thần, hiểu rõ hoàn cảnh địa lý xung quanh mà mình đang sống, đồng thời lên kế hoạch thoát hiểm càng sớm càng tốt, nhất là cần chuẩn bị sẵn phao cứu sinh.

VII- TRÙNG KHÁNH, THƯỢNG NGUỒN ĐẬP TAM HIỆP SẮP CÓ SIÊU LŨ LỊCH SỬ 80 NĂM

Cảnh báo ứng phó lũ khẩn cấp lần đầu tiên được đưa ra kể từ khi thành lập Tổng trạm giám sát thủy văn Trùng Khánh năm 1940 đến nay. Hôm 22-6, thành phố Trùng Khánh xuất hiện mưa lớn, gây ngập lụt trên diện rộng. Chính quyền Trùng Khánh đã đưa ra thông báo khẩn, mực nước sông Kỳ Giang ở Trùng Khánh đã vượt quá giới hạn phòng lũ 4 mét. Trong 8 giờ tới, toàn bộ địa phận Trùng Khánh trên lưu vực sông Kỳ Giang sẽ chứng kiến “trận siêu lũ lịch sử”. Đây sẽ là trận lụt lớn nhất tính từ năm 1940 đến nay. Theo báo cáo của đài truyền hình trung ương Tàu CCTV và trang Tin tức Bắc Kinh, Trạm giám sát thủy văn thành phố Trùng Khánh đã đưa ra cảnh báo khí tượng (cảnh báo màu đỏ) vào lúc 11h50 ngày 22-6, rằng do chịu ảnh hưởng của những đợt mưa lớn và nước sông thượng nguồn dâng cao, toàn bộ khu vực Trùng Khánh nằm trên lưu vực sông Kỳ Giang sẽ xuất hiện “trận siêu lũ lịch sử” trong 8 giờ tới.

Hiện tại, mực nước tiếp tục dâng cao, mực nước lũ cao nhất đã vượt qua giới hạn đầu tiên vào khoảng 3 giờ chiều ngày 22-6. Hiện tại, sông Kỳ Giang đã vượt ngưỡng an toàn hơn 4 mét, đường cao tốc dọc theo bờ sông Kỳ Giang đều đã bị ngập. Nước sông tràn khỏi bờ kè, một số nơi xuất hiện lũ quét từ trên núi đổ về.

Theo nguồn tin từ Tân Hoa Xã, từ 8 giờ sáng ngày 21-6 đến 8 giờ sáng ngày 22-6, thành phố Trùng Khánh nhiều nơi xuất hiện mưa to đến rất to. Chín quận gồm Dậu Dương, Tú Sơn, Bành Thủy, Vũ Long … phải hứng chịu những cơn mưa lớn, với lượng mưa lớn nhất trong ngày có thể đạt đến 143 mm.

Đoạn sông Ô Giang (nhánh sông quan trọng của sông Dương Tử) chảy qua nhà ga Vũ Long, lúc 2h55 chiều ngày 21-6 xuất hiện mực nước cao nhất là 191,12 mét, với lưu lượng tương đương 12.600 m3/s. Hiện tại, Ban chỉ huy phòng chống lũ lụt và hạn hán quận Kỳ Giang, Trùng Khánh đã đưa ra cảnh báo ứng phó lũ khẩn cấp.

Đây là lần đầu tiên thành phố Trùng Khánh đưa ra cảnh báo đỏ kể từ khi thành lập Tổng trạm giám sát thủy văn Trùng Khánh năm 1940 đến nay. Dự kiến mực nước cao nhất tại ga Ngũ Xá, quận Giang Tân sẽ vượt quá mực nước giới hạn kiểm soát lũ khoảng 5,7 đến 6,3 mét, biên độ tăng có thể đạt đến khoảng 10 đến 11 mét. Chính quyền địa phương cho biết 40.000 người đã được sơ tán.

Do mưa lũ nghiêm trọng, một phần của đường cao tốc Nam Vạn, tỉnh Trùng Khánh đã bị xói lở, đường xe chạy bị hư hại nặng. Ngoài ra, ở thị trấn Đồng Nhân, Quý Châu cũng có mưa lớn. Đường hầm cao tốc huyện Duyên Hà thuộc trị trấn Đồng Nhân bị gián đoạn do sạt lở núi. Video lan truyền trên mạng cho thấy đường phố bị ngập thành sông, nước sông đổ vào trong nhà, xe ô tô bị ngập và bãi đậu xe ngâm trong nước. Theo thông tin từ Bộ Thủy lợi Tàu, tính đến nay, có 198 con sông ở 16 tỉnh thành trên cả nước phát sinh lũ lụt trên mức báo động, nhiều hơn cùng kỳ năm ngoái. Trong đó có 8 con sông đã vượt quá ngưỡng an toàn và 8 con sông đã phát sinh trận lũ lịch sử. Trong 20 ngày kể từ khi cả nước bước vào chu kỳ lũ định kỳ vào tháng 6, tổng cộng có 171 con sông ở 16 tỉnh thành đã xảy ra lũ lụt trên mức siêu báo động. Sông Tây Giang, sông Bắc Giang ở phía nam và sông Hoàng Hà ở phía bắc đều đã lần lượt xuất hiện trận lũ số 1 trong năm nay.

(Tổng kết)

Image may contain: one or more people, people standing, sky and outdoor
Được xem 1 lần, bởi 1 Bạn Đọc trong ngày hôm nay