Bà Sayragul Sauytbay, 43 tuổi, bị đưa đến một trại cải tạo bí mật ở Trung Quốc và buộc phải dạy tiếng TQ ở đó với tư cách là một giáo viên. Bây giờ bà nói một cách công khai về tra tấn, bạo lực tình dục và các thí nghiệm y học trên người dân Ngô Duy Nhĩ , người Kazakhstan và các nhóm thiểu số Hồi giáo khác trong trại tù của Đảng Cộng sản Trung Quốc .
*** Cười và khóc bị cấm trong trại.
Nhiệm vụ chính của tôi là dạy tiếng Trung và theo dõi tất cả những biểu cảm thể hiện trên khuôn mặt cuả các tù nhân. Nếu tôi không làm điều đó, tôi sẽ bị trừng phạt hoặc thậm chí bị giết. Mỗi ngày tôi phải nhìn những ánh mắt bất lực từ những người của mình. Mỗi ngày ở đâu đó giữa cái chết và sự sống, tôi đã sống sót “. Sayragul Sauytbay nói với báo BILD. “ Ví dụ, một lần tôi bị trừng phạt, đánh đập và bỏ đói chỉ vì một người phụ nữ ôm tôi. Một lần khác bị nhốt trong ba hoặc bốn giờ trong một căn phòng hai mươi mét vuông. Có một cái bàn lớn với nhiều dụng cụ tra tấn như thanh kim loại, dùi cui điện và một cái ghế có đinh. Họ thật tàn bạo và vô nhân đạo trong trại. ”
Bà Sauytbay, người sinh ra ở tỉnh Tân Cương, Trung Quốc, học ngành y và làm bác sĩ trong bệnh viện, sống một cuộc sống bình thường với chồng và các con. Khi chính phủ Trung Quốc bắt đầu hành động chống lại người thiểu số Hồi giáo vào năm 2016, chồng bà đã trốn sang Kazakhstan cùng các con. Sauytbay ban đầu không thể đi cùng vì không nhận được visa. Vào tháng 7 năm 2016, chính quyền TQ đã thu hộ chiếu của bà khi bà muốn đi du lịch đến Kazakhstan. Sáu tháng sau, Sauytbay bị gửi đến một trại tù để dạy tiếng Trung , mặc dù bà không muốn. “ “Sai lầm của tôi là đã liên lạc với nước ngoài. Họ đến vào ban đêm và bịt mắt đưa tôi đi. . Tôi đã không nhìn thấy ánh sáng ban ngày trong năm tháng sau đó.“ Sauytbay nói.
*** Chấp nhận cái chết
Bà đã được thả ra sau năm tháng, nhưng tiếp tục bị theo dõi chặt chẽ. “Họ muốn nhốt tôi trong trại một lần nữa và giết tôi. Đó là lý do tại sao tôi nghĩ: Nếu đàng nào cũng chết ở đây, tại sao không cố gắng trốn thoát “ bà Sayragul Sauytbay nói. Tháng 4 năm 2018, bà đã trốn thoát đến Kazakhstan, bị kết án vì nhập cảnh trái phép . Đơn xin tị nạn của bà cũng bị bác.Đến tháng 6 năm 2019, cuối cùng bà đã được tị nạn ở Thụy Điển và sống cùng với các con và chồng. “ “Tôi muốn gặp lại con và gia đình. Đó là lý do tại sao tôi chấp nhận cái chết và mạo hiểm trong cuộc sống của tôi. Tôi thật may mắn vì tôi đã vượt qua đuợc biên giới.“ Sau gần hai năm, người mẹ cuối cùng cũng gặp lại hai đứa con của mình. “ “Hạnh phúc tột cùng cuả tôi là lại được ôm con trong vòng tay. Tôi ngạc nhiên khi thấy chúng đã lớn lên. Một khoảnh khắc như thế là niềm hạnh phúc to lớn với người mẹ.“ Sauytbay kể về hơn một triệu nạn nhân ở quê nhà. Theo các nhà hoạt động, có hơn 500 trại như vậy ở khu vực tây bắc Tân Cương. Nếu không có những người trốn thoát được như bà, thì không có nhân chứng từ trại. Đó là lý do tại sao bà nhận được Giải thưởng Quốc tế cho Phụ nữ dũng cảm của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ năm 2020. “ “Tôi cảm thấy có nghiã vụ phải lên tiếng chống lại sự hành hạ này”, Sauytbay nói. Bà tiếp tục kể về những ngày tàn khốc trong trại: Những tù nhân bị còng tay và xích chân. Có một ‘phòng tra tấn’ nơi họ bị tra tấn theo nhiều cách khác nhau. ”
*** Thí nghiệm y học
Những người ở đó đã bị hành hạ trong các thí nghiệm y tế, họ bị buộc phải uống thuốc khiến họ hoàn toàn thờ ơ và vô cảm trước mọi thứ. Sauytbay cũng chứng kiến một vụ hãm hiếp tập thể. Phụ nữ đã bị ngược đãi dã man. Họ bị đánh đập, tra tấn và hãm hiếp ngày đêm. Tôi chỉ có thể mô tả nơi này là địa ngục. Đó là một cuộc diệt chủng trong thế kỷ 21. “Các tù nhân bị buộc phải uống thuốc thử , như thuốc phá thai ở phụ nữ và thuốc làm liệt dương ở nam giới.” Trong cuốn sách “Die Kronzeugin” ( tạm dịch: Nhân chứng vương miện ) mới phát hành cuả bà, có nhiều chi tiết cụ thể hơn ở các nhà tù . Nhà báo người Đức, Alexandra Cavelius cũng viết trên cơ sở các cuộc phỏng vấn với bà. Vào thứ ba, cuốn sách đã được ra mắt trong một cuộc họp báo ở Berlin. “Với cuốn sách tôi muốn thông báo về những bí mật đen tối của chính phủ Trung Quốc,” Sauytbay giải thích động lực của bà
***Đức được coi là kẻ thù của nhà nước Trung Quốc.
Sauytbay nói rằng bà đã thấy các tài liệu bí mật liệt kê các nước là kẻ thù của TQ : “Tôi đã thấy một danh sách mà ĐCSTQ liệt kê kẻ thù của nhà nước Trung Quốc. Hoa Kỳ là số một. Đức ở vị trí thứ ba hoặc thứ tư. Bây giờ bà tiếp tục đấu tranh để thu hút sự chú ý cuả dư luận đến số phận của các nhóm thiểu số ở Trung Quốc – và bà nhận được các mối đe dọa thường xuyên từ chính phủ TQ. Họ đã sử dụng mọi cách để gây áp lực, bức hại và theo dõi hòng ngăn chặn các hoạt động nhân quyền của tôi. Tôi thường xuyên nhận được các cuộc gọi đe dọa. Chính phủ Trung Quốc cũng có tay sai ở khắp châu Âu, điều làm tôi sợ, Sauytbay nói.
“ Tôi hy vọng rằng EU và chính phủ liên bang, cùng với Hoa Kỳ, sẽ làm mọi cách để ngăn chặn nạn diệt chủng của phát xít đảng CS TQ chống lại người dân của tôi ở Đông Turkestan ( tên gọi tỉnh Tân Cương cuả những người ly khai) ngay lập tức”, bà hy vọng: “Đức đã trải nghiệm hình thức diệt chủng này trong Thế chiến II, vì vậy tôi hy vọng rằng Đức sẽ giúp chúng tôi.”
Ảnh 1:Sauytbay đã giới thiệu cuốn sách “Nhân chứng vương miện” tại Berlin vào thứ ba
Ảnh khác: Lễ trao giải Quốc tế Phụ nữ dũng cảm 2020
Dịch từ: https://www.bild.de/…/china-lager-insassin-erzaehlt-bei-bil…