TUYẾN ĐƯỜNG SẮT RĂNG CƯA ĐỘC ĐÁO Ở ĐÀ LẠT VÀ CÁI SỰ “LUÔN SÁNG SUỐT” CỦA NHỮNG NGƯỜI CS.

No photo description available.
Image may contain: plant and outdoor
Image may contain: outdoor
Image may contain: 3 people
Image may contain: 1 person, outdoor
Văn Lang

 

TUYẾN ĐƯỜNG SẮT RĂNG CƯA ĐỘC ĐÁO Ở ĐÀ LẠT VÀ CÁI SỰ “LUÔN SÁNG SUỐT” CỦA NHỮNG NGƯỜI CS.

Tối hôm qua 17/06/2020, trên kênh VTV1 chuyên mục VTV travel phát sóng chương trình giới thiệu du lịch Đà Lạt, có nhắc đến tuyến đường sắt nổi tiếng ở đây. Nhắc, nhưng không dám nói hết, nói rõ cho tỏ tường số phận buồn của tuyến đường sắt độc đáo đó sau năm 1975.

Trước năm 1975, ở Việt Nam có một tuyến đường sắt răng cưa Đà Lạt – Tháp Chàm huyền thoại do người Pháp xây dựng từ thời Pháp thuộc, là một trong hai tuyến đường sắt răng cưa leo núi của thế giới: Một của Việt Nam và một của Thụy Sĩ.

Sau năm 1975, chính quyền đã cho tháo dỡ các thanh ray và tà vẹt của tuyến đường sắt răng cưa độc đáo này để sử dụng vào việc sửa chữa tuyến đường sắt Bắc-Nam, mặc cho các chuyên viên kỹ thuật hỏa xa ra sức can ngăn bởi chúng được chế tạo đặc biệt (có lỗ đặt ốc vít để gắn các thanh thép răng cưa), nếu tháo đi thì sau này sẽ không thể tìm đâu ra để lắp lại.

Chưa dừng lại đó, họ còn tháo dỡ các cây cầu để lấy sắt, chỉ còn những mố cầu trơ trụi. Còn các đầu tàu hơi nước cổ chuyên dụng dùng để leo đèo trên đường sắt răng cưa ư? Họ cũng đem bán cho một doanh nghiệp của Thụy Sĩ với giá sắt vụn, chấm dứt mọi hy vọng mỏng manh tái thiết tuyến đường sắt vốn là một kỳ công kỹ thuật độc đáo của người Pháp để lại.

Hai chiếc đầu tàu sau đó đã được người Thụy Sĩ phục hồi và bây giờ vẫn hoạt động đều đặn trên tuyến đường sắt răng cưa leo núi tại Thụy Sĩ (Furka-Bergstrecke).

Tấn bi kịch về công trình kỹ thuật độc đáo của người Pháp ở Việt Nam này là điển hình cho sự phá hoại vô minh sau năm 1975.

(Bài và hình của fb Lê Quang Huy).

Được xem 1 lần, bởi 1 Bạn Đọc trong ngày hôm nay