Cảnh sát Hong Kong đã bắn hơi cay vào người biểu tình

Nguyễn Hữu Vinh
Cảnh sát Hong Kong đã bắn hơi cay vào người biểu tình

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tuyên bố sẽ cho ra luật an ninh quốc gia đối với Hong Kong, nơi các cuộc biểu tình chống chính phủ đang tiếp diễn.

Ông Vương đã tổ chức một cuộc họp báo vào hôm Chủ nhật tại Bắc Kinh bên lề Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc.

Ông đả kích Hoa Kỳ vì phản đối kế hoạch của Trung Quốc nhằm tạo ra luật để duy trì an ninh ở Hong Kong. Luật dự kiến sẽ được thông qua tại Đại hội năm nay.

Ông nói rằng Hoa Kỳ đang can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc và Bắc Kinh không bao giờ dung thứ cho sự can thiệp của nước ngoài.

Ngoại trưởng Trung Quốc cũng nói về điều ông gọi là các hành động “bạo lực và khủng bố” đang leo thang ở Hong Kong, với sự can thiệp bất hợp pháp của nước ngoài, gây ra mối đe dọa cho an ninh quốc gia của Trung Quốc.

Về những lo ngại rằng luật được đề xuất có thể ảnh hưởng đến vai trò của Hong Kong như một trung tâm tài chính, ông Vương nhấn mạnh rằng nó sẽ không ảnh hưởng đến mức độ tự chủ, quyền dân sự và tự do cao của lãnh thổ, hoặc quyền của các nhà đầu tư nước ngoài.

Cảnh sát Hong Kong hôm Chủ nhật đã bắn hơi cay vào người biểu tình tham gia cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ đầu tiên kể từ khi Trung Quốc công bố kế hoạch áp đặt luật an ninh mới trên lãnh thổ.

Hàng trăm người biểu tình đã diễu hành qua trung tâm thành phố hôm Chủ Nhật, sau cuộc tuần hành nhỏ hôm thứ Sáu.

Trước đó, 200 trăm chính trị gia cao cấp từ khắp nơi trên thế giới đã ra tuyên bố chung chỉ trích kế hoạch thông qua luật an ninh của Trung Quốc.

Những người ký tên từ Châu Âu, Châu Á, Bắc Mỹ và Úc gọi luật an ninh Trung Quốc là “cuộc tấn công toàn diện vào quyền tự chủ, luật pháp và các quyền tự do cơ bản” của Hong Kong.

Trung Quốc đang tìm cách thông qua một đạo luật sẽ cấm “phản quốc, ly khai, dụ dỗ và lật đổ” trong lãnh thổ.

Bắc Kinh bác bỏ những lời chỉ trích.

Đầu tuần này, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo lên án kế hoạch mà ông mô tả là “hồi chuông báo tử” cho các quyền tự do của Hong Kong. Vương quốc Anh, Úc và Canada cũng đã bày tỏ “mối quan tâm sâu sắc” của họ.

Các nhà vận động đã kêu gọi biểu tình vào Chủ nhật.

Nội dung bản tuyên bố

Tuyên bố được soạn thảo bởi cựu Thống đốc Hong Kong Christopher Patten và cựu Ngoại trưởng Anh Malcolm Rifkind, được ký bởi 186 nhà hoạch định chính sách và chính trị gia từ 23 quốc gia.

Tuyên bố mô tả các kế hoạch của Bắc Kinh – bao gồm thiết lập các căn cứ tình báo của chính phủ Trung Quốc tại Hong Kong – là một “vi phạm trắng trợn” của Tuyên bố chung Trung-Anh, theo đó Hong Kong trở lại sự cai trị của Trung Quốc vào năm 1997.

“Nếu cộng đồng quốc tế không thể tin tưởng Bắc Kinh sẽ giữ lời khi nói đến Hong Kong, mọi người cũng sẽ ngần ngại tin Bắc Kinh về các vấn đề khác”, bảng tuyên bố viết.

Người ký tên bao gồm 17 thành viên của Quốc hội Hoa Kỳ, trong đó có Thượng nghị sĩ Cộng hòa Marco Rubio, người đang giữ chức Chủ tịch Ủy ban Tình báo, và Thượng nghị sĩ Ted Cruz cũng như Thượng nghị sĩ Dân chủ Bob Menendez, thành viên đảng Dân chủ cao cấp nhất trong Ủy ban Đối ngoại Thượng viện.

Các dân biểu Dân chủ ký tên bao gồm Eliot Engel, người đứng đầu Ủy ban Đối ngoại Hạ viện, và Adam Schiff, Chủ tịch Ủy ban Tình báo của Hạ viện. Khoảng 44 nghị sĩ Anh và tám thành viên của Hạ viện Anh cũng đã ký.

Mối quan hệ giữa Washington và Bắc Kinh đã căng thẳng vì tranh chấp thương mại và đại dịch virus corona.

Hoa Kỳ hiện đang xem xét liệu có nên gia hạn các đặc quyền đầu tư và giao dịch ưu đãi của Hong Honh hay không. Tổng thống Trump cũng đã cân nhắc, nói rằng Hoa Kỳ sẽ phản ứng mạnh mẽ nếu luật an ninh được thông qua – mà không đưa ra chi tiết.

Tại sao Bắc Kinh muốn đưa ra luật?

Hong Kong, một khu vực bán tự trị và một trung tâm kinh tế quan trọng, được yêu cầu phải đưa ra luật an ninh sau khi quyền kiểm soát của Anh được chuyển giao sang cho Trung Quốc cai trị vào năm 1997. Nhưng luật này chưa bao giờ được ban hành – chính phủ đã cố gắng thông qua luật này vào năm 2003 nhưng phải nhượng bộ sau khi 500.000 người Hong Kong xuống đường.

Năm ngoái, Hong Kong đã bị rung chuyển bởi nhiều tháng biểu tình bùng nổ bởi một dự luật cho phép dẫn độ sang Trung Quốc đại lục.

Giờ đây chính phủ Trung Quốc cho rằng cần có luật an ninh để “ngăn ngừa, chặn đứng và trừng phạt” các cuộc biểu tình như vậy trong tương lai.

Bắc Kinh cũng có thể sợ cuộc bầu cử tháng Chín của cơ quan lập pháp của Hong Kong. Nếu thành công năm ngoái cho các đảng cổ súy dân chủ trong các cuộc bầu cử cấp huyện được lặp lại, các dự luật của chính phủ sẽ có khả năng bị chặn.

Nhà lãnh đạo Hong Kong Carrie Lam, người được coi là một phần của cơ sở chính trị thân Bắc Kinh, đã cam kết hỗ trợ đầy đủ cho bộ luật đang được đề xuất và cho biết các quyền tự do của thành phố sẽ không thay đổi.

Chi nhánh Bộ Ngoại giao Trung Quốc tại Hong Kong bác bỏ lo ngại rằng luật an ninh sẽ gây tổn hại cho các nhà đầu tư nước ngoài và đả kích các quốc gia “can thiệp”.

Luật đang được đề xuất quy định gì?

“Dự thảo quyết định” – tên gọi của bản dự thảo trước khi được Quốc hội Nhân dân Trung Quốc chấp thuận – bao gồm một điều khoản nói rằng Hong Kong “phải cải thiện” an ninh quốc gia.

Điều khoản quy định thêm: “Khi cần thiết, các cơ quan an ninh quốc gia của Chính phủ Nhân dân Trung ương sẽ thành lập các cơ quan ở Hong Kong để thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến việc bảo vệ an ninh quốc gia theo quy định của pháp luật.”

Điều đó có nghĩa là Trung Quốc có khả năng có các cơ quan thực thi pháp luật của riêng mình ở Kong Kong, cùng với luật của chính thành phố.

Về cơ bản, Trung Quốc có thể đặt dự thảo luật an ninh vào Phụ lục III của Luật cơ bản, bao gồm các luật quốc gia phải được thực thi tại Hong Kong – theo luật hoặc nghị định.

NPC dự kiến sẽ bỏ phiếu về dự thảo luật vào cuối phiên họp thường niên vào ngày 28/5. Sau đó, nó sẽ được chuyển đến Ủy ban Thường vụ của NPC, cơ quan lập pháp hàng đầu của Trung Quốc, dự kiến sẽ hoàn thiện và ban hành luật vào cuối tháng Sáu.

Ngoại trưởng Trung Quốc nói sự can thiệp bất hợp pháp của nước ngoài gây ra mối đe dọa cho an ninh quốc gia

 

BBC.COM
Ngoại trưởng Trung Quốc nói sự can thiệp bất hợp pháp của nước ngoài gây ra mối đe dọa cho an ninh quốc gia
Được xem 1 lần, bởi 1 Bạn Đọc trong ngày hôm nay