Bệnh nhân COVID-19 ‘kinh hãi’ nhận hóa đơn điều trị gần 35.000 USD

Thuy Mavronicles is with Thu Pham.

“Biết thì thưa thốt, không biết dựa cột mà nghe”, đừng dùng ngòi bút mình mà xuyên tạc để hòng đưa mình lên. Xã hội ngày nay với social media, nói láo dễ bị phản ứng ngược.

Người phụ nữ trong câu chuyện không hiểu vì sao không có bảo hiểm, nếu thực tế bà ta nghèo không đủ tiền mua bảo hiểm thì sẽ có trợ cấp đóng bảo hiểm với giá rất thấp (chỉ có những kẻ sống không biết ngày mai mới không mua bảo hiểm mà thôi) chứ không đến nổi không tiền mua, nhất là bà ta bị ung thư? Nghe có gì không đúng lắm! Nếu đã có tiền sử ung thư mà thuộc diện nghèo có thể có medicaid hay medicare, tuỳ tiểu bang, trả hầu hết mọi chi phí y tế (tôi có bị bạn ung thư và tôi biết điều đó là có thật). Trong trường hợp bà ta bị và được điều trị bệnh Covid-19, thì với những chứng từ bà ta có thể xin được hổ trợ trả cái bill đó vì đó là dịch bệnh, và chính phủ đang thông qua dự luật trợ cấp cho dân chúng. Chẳng có gì là sốc cả vì nếu là bệnh thường mà khi được được điều trị và không đủ khả năng sẽ có rất nhiều cách để trả. Thứ nhất có thể thương lượng trả theo khả năng, thứ 2, có thể xin các trung tâm từ thiện và thứ 3, có thể xin chính quyền sở tại (cơ quan an sinh xã hội) giúp đỡ. Điều cốt yếu ở đây là họ trị bệnh cho mình trước vì không có gì quý hơn sinh mạng con người, tiền bạc có thể tính sau.

Thứ hai, tôi là một nhân chứng và đã theo sát để thông dịch cho một chị đi du lịch từ VN qua. Một buổi sáng nọ, tôi nhận được 1 cú điện thoại của một chị bạn cũng là một khách hàng rất dễ thương bảo rằng có một người từ VN đi du lịch qua sắp hết hạn về thì vừa bị đột quỵ phải cấp cứu bằng máy bay trực thăng, và đang mê man trong bệnh viện cần người nói chuyện với bệnh viện. Một tiếng sau chúng tôi có mặt tại bệnh viện ở trung tâm y tế lớn nhất nhì thế giới. Sau một lúc trình bày, bệnh viện nhờ tôi làm cầu nối để nói chuyện với thân nhân chị ấy bên VN vì chị không có ai là thân nhân bên này. Hơn một tháng nằm trong ICU, không biết trãi qua bao nhiêu lần mỗ, chị được xuất viện không những được gia hạn visa du lịch (vì vấn đề nhân đạo, chị còn cần trở lại tái khám), cái bill lên đến cả triệu đô, bệnh viện đã làm việc với các cơ sở thiện nguyện trả giúp tiền viện phí và chị cũng đã ký giấy nợ với bệnh viện(trả lúc nào có tiền).

Đã thế, họ còn giúp chị ấy điền đơn xin giảm hoặc miễn phí hoàn toàn cho một số thuốc. Bây giờ, bệnh cũ tái phát, tiền trước chưa trả, nhưng không vì thế mà họ không tiếp tục điều trị cho chị. Mỗi người có tư duy, hãy nghĩ xem liệu chị ấy có trả nổi không, có ai bỏ chị ấy chết không?

Tóm lại, đừng khoác lác những gì mình không nắm rõ, vì tờ báo này là cơ quan ngôn luận của nhà nước, nó không chỉ là uy tín của 1 một tờ báo mà là của cả một thể chế. Cố tình bỏ qua chi tiếc cần thiết, không những không hạ được người khác xuống mà còn cho thấy cái bản chất đê hèn của mình. Đành rằng Hoa Kỳ đang khủng hoảng vì dịch bệnh (gây ra từ những kẻ bất nhân?!), nhưng nên nhớ, đây chưa phải là ngày tận thế. Hãy lo mà che đậy cái hủ mắm nhà mình!!!

TTO – Chị Danni Askini nhập viện sau khi cảm thấy đau ngực, hụt hơi, đau nửa đầu và sau đó biết mình bị COVID-19. Sau khi ra viện, chị ‘sốc toàn tập’ khi nhận hóa đơn gần 35.000 USD.
Được xem 1 lần, bởi 1 Bạn Đọc trong ngày hôm nay