Chinese virus!

1 hr

Image may contain: 1 person
Image may contain: text

Kimtrong Lam

Chinese virus!
Tác Giả: Trần Trung Đạo -17/03/2020

Đại dịch Xi Jinping
Không phải ai cũng biết Wu Han nằm ở đâu trên bản đồ to lớn của Trung Quốc nên cách dễ nhớ nhất, rõ ràng nhất, đơn giản nhất là gọi ‘Chinese Virus’ như TT Trump ‘tweet’.

Đọc lên mọi người ở đâu trên trái đất cũng biết nguồn gốc của ‘virus’, thay vì phải bỏ công để lý giải cho thuyết âm mưu của Tàu Cộng, lãng phí thời gian để phản biện lý luận cùn của bộ máy tuyên truyền CS hay vòng vo theo ngôn ngữ ngoại giao.
Những ai quen thuộc với chánh sách đối nội của Tập Cận Bình đều biết y đang dùng tới trang cuối cùng của bộ sách tẩy não để cố đánh lạc hướng dư luận không phải quốc tế mà dư luận Trung Quốc khi đổ lỗi nguồn gốc của ‘virus’ cho Mỹ bằng một loại thuyết âm mưu cũ rích chỉ lừa gạt được những ai thiếu hiểu biết.

Tranh luận với Trung Cộng là một cách thừa nhận Trung Cộng đúng phần nào, và như thế là rơi vào chiếc bẫy tuyên truyền của họ.

Cách nói thẳng của TT Trump như một cái tát vào mặt họ Tập mà không cần phải lựa lời là cách phản đòn nhanh chóng và hữu hiệu nhất.

Làn sóng ngầm chống đảng CSTQ đang âm ỉ trong lòng người dân TQ.

Tiếng thét “Chúng tôi muốn tự do phát biểu” trên mạng chính thức của Trung Cộng nằm bên trong bức tường lửa của Weibo ngày 6 tháng 2, 2020 cho thấy con người không còn sợ hãi khi chính bản thân họ, gia đình họ và đồng bào họ bị đe dọa trực tiếp.

Những kẻ đang lo sợ là họ Tập và giới cai trị tại Trung Quốc.
Hai câu văn chống chế độ CSTQ dưới đây giống như trích trong cùng một tuyên cáo.

Câu thứ nhất:

“Vô số người Trung Quốc sẽ trưởng thành sau ngày hôm nay khi họ biết bác sĩ Lý qua đời, rằng thế giới không đẹp như chúng ta hình dung. Bạn nổi giận? Nếu ai trong số chúng ta còn may mắn có cơ hội để nói lên tiếng nói của người dân trong tương lai, xin đừng quên cơn giận tối nay.”
Câu thứ hai:

“Chúng tôi vẫn tin tưởng rằng, sẽ có một ngày khi chúng tôi có thể hát bài hát vui mừng và chiến thắng cho những người đã chết hôm qua, cho những người đang chết hôm nay, và sẽ chết ngày mai, và cho những người gặp nhau đây rồi vĩnh biệt hôm sau.”

Câu trước phát biểu ngày 6 tháng 2, 2020 và câu sau được viết vài hôm sau ngày 4 tháng 6, 1989 trên tường Thiên An Môn chưa khô vết máu.

Thời gian cách nhau 31 năm nhưng cả hai đều thống thiết và phẫn uất.

Nhưng quan trọng hơn, cả hai câu văn có một chữ giống nhau đó là “tương lai”. Điều đó cho thấy, nhiều thế hệ người Trung Quốc vẫn ôm một khát vọng, một ước mơ và một hứa hẹn không bao giờ chết.

Tự do là quyền bẩm sinh của con người dù đó là bác nông dân Việt Nam, người thợ mỏ Nam Phi hay anh chăn cừu Mông Cổ.
Đúng vậy, phong trào Thiên An Môn bùng nổ và đã bị dập tắt nhưng chắc chắn một Thiên An Môn khác đang được hình thành tại Trung Quốc bởi vì khát vọng tự do dân chủ là ngọn lửa thiêng âm thầm cháy trong lòng người dù đang sống ở đâu trên mặt đất này.

Nơi nào có độc tài đảng trị nơi đó sẽ có cách mạng dân chủ. Không ai biết thời điểm nào một cách mạng sẽ diễn ra nhưng không thể phủ nhận hay trốn tránh quy luật xã hội đó.

Trần Trung Đạo

Được xem 1 lần, bởi 1 Bạn Đọc trong ngày hôm nay